Đức Thánh Cha nhắn nhủ các gia đình sống tinh thần tha thứ

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các gia đình sống tinh thần tha thứ

ĐTC Vẩy tay chào phái đoàn người VN và cờ vàng 3 sọc đỏ

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung hơn 20 ngàn tín hữu hành hành hương sáng ngày 4-11-2015, ĐTC đã mời gọi mọi người thực hành sự tha thứ theo tinh thần kinh Lạy Cha.

Trong số những người hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô trong buổi tiếp kiến, có hơn 10 GM, gần 200 thành viên tổng tu nghị dòng Nữ Hiến Sinh Thánh Tâm Chúa Giêsu, 50 nữ tu tổng tu nghị dòng thánh nữ Dorotea và 45 sư huynh La San đến từ nhiều nước. Ngoài ra có đoàn 72 người Việt Nam, gồm các nhân viên Đài ”Hành trình Đức Tin” ở Little Saigon, bang California Hoa Kỳ và thân nhân của họ.

ĐTC tiến vào quảng trường lúc 9 giờ rưỡi sáng và dành gần 20 phút tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Lên tới lễ đài, ngài bắt tay chào thăm gần 10 LM thông dịch viên các thứ tiêng, trước khi bắt đầu buổi tiếp kiến với phần tôn vinh Lời Chúa là Kinh Lạy Cha được xướng lên bằng 5 thứ tiếng.

Bài huấn giáo của ĐTC

Trong bài huấn dụ tiếp đó, ĐTC đã nói về chủ đề là ”Xin tha nợ”. Đây là bài thứ 31 trong loạt bài giáo lý về gia đình. Ngài nói:

”Thượng HĐGM mới kết thúc đã suy tư sâu rộng về ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong đời sống Giáo Hội và xã hội ngày nay. Đó là một biến cố ơn thánh. Vào cuối khóa họp, các nghị phụ đã trao cho tôi văn bản những kết luận của các vị. Tôi đã muốn cho văn bản này được công bố, để tất cả được tham phần vào công việc mà họ cùng can dự trong 2 năm. Đây không phải là lúc cứu xét các kết luận ấy, những kết luận mà chính tôi cần phải suy tư. Nhưng trong khi chờ đợi, cuộc sống không dừng lại, đặc biệt cuộc sống của các gia đình vẫn tiếp tục! Các gia đình quí mến, anh chị em luôn tiến bước. Và anh chị em tiếp tục viết lên trong những trang cuộc sống cụ thể vẻ đẹp của Tin Mừng về gia đình. Trong một thế giới nhiều khi trở nên khô cằn sức sống và tình yêu, mỗi ngày anh chị em nói về hồng ân cao cả là hôn nhân và gia đình.

Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh khía cạnh này: gia đình là một thao trường lớn để tập luyện sự trao ban và tha thứ cho nhau, chẳng vậy không có tình yêu nào có thể trường tồn. Trong kinh nguyện mà chính Ngài đã dạy chúng ta, kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta thưa với Chúa Cha: ”Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Vào cuối kinh, Chúa bình luận: ”Thực vậy, nếu các con tha thứ những lỗi lầm của người khác, thì Cha các con trên trời cũng tha thứ cho các con; nhưng nếu các con không tha thứ cho tha nhân, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ những lỗi lầm của các con” (Mt 6,12.14-15). Ta không thể sống mà không tha thứ, hoặc ít là không thể sống tốt đẹp, nhất là trong gia đình. Mỗi ngày chúng ta làm những điều lầm lỗi đối với nhau. Chúng ta phải để ý đến những sai lầm ấy, do sự yếu đuối và ích kỷ của chúng ta. Nhưng điều mà chúng ta được yêu cầu là chữa lành ngay những vết thương chúng ta gây ra cho nhau, nối lại tức khắc những mối dây đã bị đứt đoạn. Nếu chúng ta chờ đợi quá lâu, thì tất cả trở nên khó khăn hơn. Và có một bí quyết đơn giản để chữa lành những vết thương và giải tỏa những lời cáo buộc, đó là đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không xin lỗi, không làm hòa giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em, giữa mẹ chồng và nàng dâu! Nếu chúng ta học cách xin lỗi và tha thứ ngay cho nhau, thì chúng ta chữa lành những vết thương và hôn nhân được củng cố, gia đình trở thành căn nhà vững chắc hơn, chống lại được những chấn động do những thói xấu lớn nhỏ của chúng ta gây ra.

Nếu chúng ta học cách sống như thế trong gia đình, thì chúng ta cũng làm như vậy ở bên ngoài, bất kỳ nơi nào chúng ta sống. Nghi ngờ về điều này là điều dễ dàng. Nhiều người, kể cả các tín hữu Kitô nghĩ rằng đó là một điều thái quá. Họ nói: nói thì dễ, thì đẹp, nhưng không thể thực hành được. Nhưng cám ơn Chúa, không phải như vậy. Thực thế, chính khi lãnh nhận ơn tha thứ từ Chúa, mà chúng ta có khả năng tha thứ cho người khác. Vì thế, Chúa Giêsu đã yêu cầu lập lại những lời này mỗi khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha, nghĩa là mỗi ngày. Và điều không thể thiếu được, đó là một một xã hội nhiều khi tàn ác, có những nơi, như gia đình, trong đó chúng ta phải học tha thứ cho nhau.

ĐTC nói thêm rằng:

”Thượng HĐGM cũng khơi dậy niềm hy vọng của chúng ta về điều này: khả năng tha thứ và tha thứ cho nhau là điều thuộc về ơn gọi và sứ mạng của gia đình. Việc thực hành tha thứ không phải chỉ cứu vãn gia đình khỏi chia rẽ, nhưng còn làm cho nó có khả năng giúp xã hội bớt gian ác xấu xa hơn. Đúng vậy, mỗi cử chỉ tha thứ chữa căn nhà khỏi những rạn nứt và củng cố các tường nhà. Hỡi các gia đình quí mến, Giáo Hội luôn ở cạnh để giúp đỡ anh chị em xây dựng căn nhà của anh chị em trên đá tảng như Chúa Giêsu đã nói. Chúng ta đừng quên những lời liền trước dụ ngôn về căn nhà: ”Không phải hễ ai nói Lạy Chúa, Lạy Chúa, mà được vào nước Trời, nhưng là người thi hành ý Cha Thầy”. Và Ngài nói thêm: ”Nhiều người sẽ nói trong ngày ấy: Lạy Chúa, Lạy Chúa, chúng con đã thẳng nói tiên tri và trừ quỉ nhân danh Chúa đó sao? Nhưng Ta sẽ tuyên bố với họ: ”Ta chẳng hề biết các ngươi là ai” (Xc Mt 7,21-23). Chắc chắn đó là một lời nghiêm khắc, có mục đích đánh động và kêu gọi chúng ta hoán cải.

Các gia đình Kitô thân mến, tôi đoan chắc với anh chị em rằng anh chị em ó khả năng ngày càng quyết liệt tiến bước trên con đường Các MỐi Phúc thật, bằng cách học hỏi và dạy tha thứ cho nhau, trong toàn thể đại gia đình Giáo Hội sẽ tăng trưởng khả năng làm chứng về sức mạnh đổi mới trong sự tha thứ cảu Thiên Chúa. Chẳng vậy, chúng ta sẽ làm những bài giảng rất hay rất đẹp và có khi xua đuổi cả ma quỉ, nhưng rốt cuộc Chúa không nhận ra chúng ta là môn đệ của Ngài!

Quả thực các gia đình Kitô phải làm nhiều cho xã hội ngày nay và cho cả Giáo Hội nữa. Vì thế tôi mong muốn rằng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, các gia đình tái khám phá kho tàng sự tha thứ cho nhau. Chúng ta hãy cầu xin cho các gia đình ngày càng có khả năng sống và xây dững những con đường hòa giải cụ thể, trong đó không ai cảm thấy bị bỏ mặc cho gánh nặng những nợ nần của mình.   Với ý hướng đó, chúng ta cùng nhau thưa: ”Lạy Cha chúng con, xin tha nợ chúng con như cũng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

Chào thăm

Sau khi ĐTC kết thúc bài giáo lý dài bằng tiếng Ý, các LM đã tóm lược bài này bằng nhiều sinh ngữ khác kèm theo những lời chào thăm của ĐTC.

Ngài đặc biệt nói với các tín hữu Ba Lan rằng: ”Chúa nhật tới đây, 8-11, trong Giáo Hội tại Ba Lan sẽ cử hành Ngày Liên đới với Giáo Hội bị bách hại, do Tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” cùng với HĐGM Ba Lan đề đướng. Năm nay sự trợ giúp tinh thần và vật chất được dành đặc biệt để mang lại sự an ủi và nâng đỡ các anh chị em đang chịu đau khổ vì Chúa Kitô tại Trung Đông và trên toàn thế giới!

Bằng tiếng Ý, ĐTC chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới. Hôm qua, 3-11, chúng ta đã kính nhớ thánh Martino de Porres. Ước gì lòng bác ái quảng đại của thánh nhân là mẫu gương cho những ngừơi trẻ các con, để sống cuộc sống như một sự hiến thân; và hỡi các bệnh nhân thân mến, ước gì sự phó thác cho Chúa Kitô Cứu Thế nâng đỡ anh chị em; sau cùng hỡi các đôi tân hôn, ước gì sức mạnh tinh thần của Chúa mang lại sức mạnh cho anh chị em trong cuộc sống vợ chồng.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha dâng lễ cầu cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời

Đức Thánh Cha dâng lễ cầu cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời

Đức Thánh Cha dâng lễ cầu cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời

VATICAN. Sáng ngày 3-11-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho 12 Hồng Y, 1 Thượng Phụ và 99 GM qua đời trong vòng 12 tháng qua.

Trong số các vị có một người Việt Nam là Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, nguyên GM giáo phận Phan Thiết, qua đời ngày 6 tháng 5 năm nay, hưởng thọ 88 tuổi, sau 62 năm làm Linh mục và 41 năm làm Giám Mục.

Trong số 12 Hồng Y qua đời, có 3 vị thuộc dòng Tên, đặc biệt là ĐHY Roberto Tucci, nguyên là Tổng giám đốc đài Vatican.

Đồng tế với ĐTC có 40 Hồng Y và 30 GM trước sự hiện diện của khoảng 1 ngàn tín hữu.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC đã mời gọi mọi người noi gương phục vụ yêu thương của Chúa Giêsu. Ngài nói với các HY, GM rằng:

”Thiên Chúa đã phục vụ chúng ta trước. Thừa tác viên của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (Xc Mc 10,45), chỉ có thể là mục tử sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Ai phục vụ và trao ban, dường như là kẻ bị mất mát trước mắt thế giới. Nhưng trong thực tế, chính khi mất mạng sống, là lúc tìm lại được nó. Vì một cuộc sống cởi bỏ chính mình, mất mạng trong tình yêu thương, là một cuộc sống noi gương Chúa Kitô: chiến thắng sự chết và mang lại sự sống cho trần thế. Ai phục vụ, thì cứu thoát. Trái lại, ai không sống để phục vụ, thì sống chẳng ích gì”.

ĐTC nhắc đến bài Tin Mừng trong đó Chúa Kitô được ví như con rắn được treo lên trong sa mạc, theo hình ảnh con rắn đồng được ông Môisê, theo lệnh của Chúa, treo lên để những ai bị rắn độc cắn, nhìn lên con rắn đồng thì được chữa lành. ĐTC nói: ”Một con rắn cứu thoát khỏi các con rắn. Cùng lý luận đó ở trong thập giá Chúa Giêsu ám chỉ đến khi nói với ông Nicôđêmô. Cái chết của Ngài cứu chúng ta khỏi cái chết của chúng ta”.

ĐTC nhận xét rằng ”Cách thức này của Thiên Chúa, cứu chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta và tự hủy mình, có nhiều điều để dạy chúng ta. Chúng ta chờ đợi một chiến thắng huy hoàng của Thiên Chúa; trái lại Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một chiến thắng rất khiêm hạ. Khi bị treo trên thập giá, Chúa để cho sự ác và sự chết hăng say chống lại Ngài trong khi Ngài tiếp tục yêu thương. Đối với chúng ta, thật là khó chấp nhận thực tại này. Đó là một một nhiệm, nhưng bí quyết của mầu nhiệm này, của sự khiêm hạ lạ thường ấy hoàn toàn hệ tại sức mạnh của tình thương..

ĐTC giải thích rằng ”Chúa Giêsu đã biến thập giá thành một chiếc cầu dẫn đến sự sống. Cả chúng ta cũng có thể chiến thắng với Ngài, nếu chúng ta chọn lựa tình thương phục vụ và khiêm tốn, chiến thắng vĩnh cửu. Đó là một tình thương không khiển trách và áp đặt, nhưng biết tín thác và kiên nhẫn chờ đợi, vì như sách Ai Ca đã nhắc nhở chúng ta, thật là tốt ”khi chờ đợi ơn cứu độ của Chúa trong thinh lặng” (3,26). (SD 3-11-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha dâng lễ tại nghĩa trang Verano: Nên thánh là một hành trình lội ngược dòng

Đức Thánh Cha dâng lễ tại nghĩa trang Verano: Nên thánh là một hành trình lội ngược dòng

ĐTC cử hành thánh lễ tại nghĩa trang Verano

ROMA. “Con đường nên thánh là một con đường vui tươi, hạnh phúc. Chính Đức Giêsu đã bước đi trên con đường ấy và ai theo Ngài sẽ được tiến vào sự sống trường sinh.” Chiều Chúa Nhật, ngày 01.11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ trọng thể mừng kính các thánh nam nữ tại nghĩa trang Verano, Roma. Giữa sự hiện diện đông đảo của các tín hữu, có quận trưởng Francesco Paolo Tronca, Tân Ủy Viên Hội Đồng Roma. Đức Thánh Cha đã đặt đóa bạch hồng trên mộ phần một gia đình như dấu chỉ cho lòng kính nhớ những người đã khuất trong Giáo phận.

Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ:

“Anh chị em thân mến,

Trong bài Phúc Âm, chúng ta đã nghe Đức Giêsu dạy dỗ các môn đệ và đám đông dân chúng đang tụ họp trên núi bên bờ hồ Galilê. Và ngày hôm nay, Lời Chúa cũng chỉ cho mỗi người chúng ta con đường để đạt được hạnh phúc thật sự, con đường dẫn về Thiên Quốc. Đây là hành trình gian nan vất vả, vì là một hành trình lội ngược dòng. Nhưng Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta rằng ai tiến bước trên con đường ấy sẽ hạnh phúc, hay sớm muộn gì cũng được hạnh phúc.

‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.’ Có lẽ, chúng ta tự hỏi rằng một người có tâm hồn nghèo khó, gia tài duy nhất là Nước Trời, mà lại có phúc là như thế nào. Câu trả lời có thể là: Khi một người có trái tim trong sạch và tự do khỏi những ràng buộc thế trần, người ấy không còn ‘xa’ Nước Trời nữa.

‘Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.’ Một người sầu khổ làm sao lại có phúc được? Quả thực, nếu một người chưa bao giờ cảm thấy buồn khổ, dằn vặt, đau đớn sẽ chẳng biết được sức mạnh của sự ủi an. Do đó, người hạnh phúc là người có khả năng cảm thương, có khả năng lắng nghe bằng cả con tim tiếng gào thét khổ đau trong cuộc sống của chính mình cũng như của nhân loại. Họ sẽ là những người hạnh phúc, vì đôi tay êm ái và hiền từ của Thiên Chúa sẽ vỗ về an ủi họ.

‘Phúc thay ai hiền lành.’ Các thánh không giống chúng ta, vì rất nhiều lần chúng ta đã mất kiên nhẫn, nóng nảy và luôn sẵn sàng mở miệng kêu than trách móc. Với người khác, chúng ta hay càm ràm, chỉ trích. Nhưng khi người ta hơi đụng chạm tới chúng ta một chút, ta liền xửng cổ lên chửi bới như thể chúng ta chúa tể trên đời này. Trong khi thực tế, mọi người ngang bằng nhau vì đều là con Thiên Chúa. Chúng ta cũng nghĩ tới những bậc cha mẹ, những người rất mực kiên nhẫn với con cái mình mà đôi khi những người làm con lại khiến cha mẹ phải ‘điên tiết’. Đường lối của Thiên Chúa là đường lối của sự hiền lành và nhẫn nại. Và Đức Giêsu đã chọn con đường ấy. Ngay khi còn thơ ấu, Ngài đã chịu cảnh bắt bớ và lưu lạc nơi đất khách quê người. Khi trưởng thành, Ngài lại bị vu khống, cáo gian, bị cài bẫy trước tòa án. Nhưng Ngài chấp nhận tất cả với sự hiền lành và khiêm nhường. Ngài đã chấp nhận và chịu đựng, ngay cả sẵn sàng vác lấy thánh giá chỉ vì yêu thương chúng ta quá đỗi.

‘Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.’ Đúng vậy, những ai đang khao khát sự công chính không chỉ cho người khác mà trước hết cho chính bản thân mình, sẽ được thỏa lòng; vì họ đã sẵn sàng để đón nhận một sự công chính lớn lao hơn, cao cả hơn mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban tặng được.

Tiếp đến, ‘phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.’ Phúc thay những người biết thứ tha, có lòng xót thương người khác và chẳng hề phán xét ai hay điều gì bao giờ, nhưng lại cố gắng để đặt mình vào trong hoàn cảnh của tha nhân. Tha thứ là điều mà tất cả chúng ta đều cần, chẳng trừ một ai. Chính vì điều đó nên khi bắt đầu thánh lễ, chúng ta đã nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Đó không phải là một công thức thú tội để đọc cho xong nhưng là một hành động ăn năn đích thực: ‘Xin Chúa, thương xót chúng con.’ Và nếu chúng ta biết tha thứ cho người khác như chúng ta đã được thứ tha, chúng ta sẽ là những người được chúc phúc: ‘Xin Cha tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.’

‘Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Chúng ta thử quan sát gương mặt của những người chỉ biết đi khắp nơi để gieo rắc cỏ lùng, là những điều xấu xa, tội lỗi; họ có hạnh phúc, có vui tươi hay không? Không, họ chẳng thể bình an hạnh phúc được. Trái lại, những người ngày ngày cố gắng chăm chỉ gieo trồng hòa bình, họ lại trở thành những người thợ kiến tạo bình an và hòa giải. Họ là những người được chúc phúc, vì họ thực sự là con của Cha trên trời, Đấng luôn gieo vãi bình an. Và quả thực, Ngài đã gieo vào trần gian chính Người Con Một như là hạt giống an bình cho nhân loại.

Anh chị em rất thân mến, Tám Mối Phúc là con đường nên thánh và cũng là con đường của niềm vui, hạnh phúc. Đức Giêsu đã chọn bước đi trên con đường ấy và chính Ngài cũng là Con Đường. Ai bước đi với Ngài và nhờ Ngài sẽ tiến vào sự sống, sự sống vĩnh cửu. Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn được đơn sơ, khiêm nhượng; ơn biết khóc thương, ơn được trở nên hiền lành, ơn biết lao tác xây dựng công lý và hòa bình, và trên hết, ơn được Thiên Chúa thứ tha ngõ hầu chúng ta có thể trở nên những khí cụ để diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa cho tha nhân.

Các thánh, những người đã đi trước chúng ta mà vào quê trời Thiên Quốc, đã sống và làm như thế. Nhưng các ngài vẫn còn đồng hành với chúng ta trong cuộc hành hương thế trần và không ngừng khuyến khích chúng ta biết lao mình về phía trước. Nhờ lời bầu cử của các thánh, xin Chúa giúp chúng ta biết bước đi trên con đường của Đức Giêsu, và cũng nguyện cầu cho những anh chị em đã khuất của chúng ta nhận lãnh được niềm hoan lạc vĩnh cửu trong Nước Trời.”

Vũ Đức Anh Phương – Vatican Radio

 

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 01-11-2015

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 01-11-2015

ĐTC đọc kinh Truyền tin 11-01-2015

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 01-11-2015, lễ các thánh nam nữ, với vài chục ngàn khách hành hương; ĐTC kêu gọi mọi người chú ý cách đặc biệt đến các vị thánh ‘gần ngay bên cửa’. Họ là những người sống sát bên chúng ta và là những gương mẫu sống động để ta noi gương bắt chước. ĐTC cũng kêu gọi sự hòa bình ở Trung Phi khi một làn sóng bạo lực mới lại xảy ra giữa các sắc tộc và giữa các tôn giáo tại đây.

Sau đây là nội dung bài huấn dụ của ĐTC:

“Anh chị em thân mến, chào anh chị em và mừng lễ với anh chị em!

Trong phụng vụ ngày hôm nay, lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta cảm thấy cách đặc biệt sống động về thực tại mầu nhiệm các thánh thông công, một gia đình rộng lớn, được kết dệt nên từ tất cả mọi thành viên trong Giáo Hội, bao gồm cả những người người đang còn lữ thứ hành hương trên thế trần và cả những ai – số này đông hơn – đã qua đời và đang tiến bước về Thiên Quốc. Tất cả chúng ta, tất cả, tất cả. Điều này được gọi là “mầu nhiệm các thánh thông công”, một cộng đoàn của tất cả những ai đã được rửa tội.

Bài trích sách Khải huyền gợi nhắc cho chúng ta một đặc tính thiết yếu của các thánh như sau: Họ là những người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Họ được mô tả là một đoàn người đông đảo đã được ‘tuyển chọn’, mình mặc áo trắng và trên trán được đóng ‘ấn của Thiên Chúa’ (Kh 7, 2-4.9-14). Ngang qua những chi tiết đặc biệt này và với ngôn ngữ loại suy, tác giả sách Khải huyền muốn nhấn mạnh rằng các thánh là những người thuộc về Thiên Chúa cách hoàn toàn và độc nhất. Họ thuộc quyền sở hữu và là gia sản của Thiên Chúa. Vậy dấu ấn của Thiên Chúa trên cuộc đời của một người hay trên chính người đó có nghĩa là gì? Thánh Gioan Tông đồ của giải thích: Điều ấy có ý nghĩa là trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta thực sự được trở nên con cái của Thiên Chúa (1 Ga 3, 1-3).

Nhưng chúng ta có ý thức về hồng ân lớn lao là được làm con cái của Thiên Chúa không? Trong Bí Tích Rửa Tội, chúng ta có nhớ là đã được ‘đóng ấn’ của Cha trên trời và chúng ta trở thành con của Ngài không? Nói cách đơn giản, chúng ta được mang họ của Thiên Chúa. Tên họ của chúng ta là Thiên Chúa, vì chúng ta là con của Ngài. Chính điều này cho thấy gốc rễ của ơn gọi nên thánh. Các thánh chúng ta kính nhớ ngày hôm nay chính là những người đã sống trong ân sủng của Bí Tích Thánh Tẩy, đã gìn giữ hoàn toàn nguyên vẹn ‘dấu ấn’ khi biết hành xử và sống như con cái của Thiên Chúa, đồng thời cố gắng noi gương bắt chước Đức Giêsu; và bây giờ các ngài đã đi đến đích, vì cuối cùng ‘Thiên Chúa như thế nào, các ngài đã được chiêm ngưỡng Người như vậy.’

Đặc tính thứ hai, các thánh là những gương mẫu để chúng ta noi theo. Hãy cẩn thận, không chỉ những vị đã được phong thánh; nhưng các thánh còn là tất cả những người, với ơn Chúa giúp, đã cố gắng thực hành Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày. Trong số đó, có những người chẳng hề được phong thánh. Nhưng họ là những vị thánh ‘gần ngay bên cửa nhà’ chúng ta. Và trong số đó, có những người chúng ra đã gặp gỡ, có những người còn là thành viên trong gia đình của chúng ta, là bạn bè hoặc là những người ta quen biết. Chúng ta phải biết ơn họ, và trên hết chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa là Đấng đã ban họ cho chúng ta, đã cho chúng ta có cơ hội được ở gần, được gặp gỡ như là những mẫu gương sống động, và chúng ta đã được thấm nhiễm bởi cách sống và cái chết của họ trong niềm tin tưởng vào Đức Giêsu Kitô và vào Tin Mừng. Có bao nhiêu người tốt lành chúng ta biết trong cuộc đời mà khi gặp gỡ hay trò truyện, chúng ta đã thốt lên: ‘Ôi, người này quả thật là thánh.’Vâng! Chúng ta thốt ra điều ấy hết sức tự nhiên và bộc phát, vì quả thật, có những vị thánh sát bên chúng ta, sống gần gũi với chúng ta mà không nhất thiết phải được tuyên thánh.

Việc noi gương bắt chước những cử chỉ yêu thương và nhân ái của các vị thánh cũng giống như là để  kéo dài mãi sự hiện diện của họ trên thế giới này. Và thật sự, những cử chỉ Tin Mừng ấy là thứ duy nhất để chống lại sự hủy diệt của cái chết: một hành động dễ thương, một sự giúp đỡ quảng đại, bỏ thời gian để ân cần lắng nghe, đi thăm viếng, một lời nói tốt lành, một nụ cười dễ mến…v.v. Trong mắt của chúng ta, những cử chỉ này dường như chẳng có gì quan trọng; nhưng trong mắt Thiên Chúa, chúng lại trường tồn, vĩnh cửu, vì tình yêu và lòng thương xót mạnh hơn sự chết.

Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các thánh, giúp chúng ta tin tưởng hơn vào ân sủng của Thiên Chúa để chúng ta bước đi với lòng nhiệt huyết trên con đường nên thánh. Chúng ta hãy phó thác nơi Mẹ những cố gắng dấn thân hằng ngày của chúng ta. Với Mẹ, chúng ta cũng cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, trong niềm hy vọng một ngày kia tất cả chúng ta được gặp lại nhau trong sự  hiệp thông vinh quang vĩnh cửu trên thiên quốc."

Kết thúc bài giảng, ĐTC nói: “Anh chị em thân mến, những biến cố đau thương trong những ngày gần đây làm cho tình hình ở nước cộng hòa trung phi trở nên căng thẳng hơn và làm dấy lên trong tôi một sự quan tâm lớn. Tôi tha thiết kêu gọi các bên liên quan chấm dứt tình trạng bạo lực đang diễn ra tại đây. Tôi đặc biệt hiệp thông cách thiêng liêng với các cha Dòng Thánh Comboni thuộc giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở Bangui, đã chấp nhận một số lượng lớn những người tị nạn. Tôi muốn diễn tả tình hữu nghị đoàn kết của tôi đối với Giáo Hội, với các tôn giáo khác và tất cả moi người ở Trung Phi. Chúng ta hãy cố gắng hết sức để vượt qua sự chia cắt và quay trở về con đường hòa bình. Và để diễn tả sự liên đới thân mật của toàn thể Giáo Hội với Cộng hòa Trung phi, chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong đất nước ấy, tuy đang chịu những đau đớn, khổ cực của chiến tranh bao lực; nhưng luôn cố gắng trở nên chứng tá của lòng thương xót và sự hòa giải. Chúa Nhật ngày 29 tháng 11, tôi dự định sẽ mở Cửa Thánh của thánh đường ở Bangui, và tôi hy vọng sẽ thực hiện được điều đó trong cuộc viếng thăm mục vụ sắp tới ở Trung Phi."

Sau kinh Truyền Tin, ĐTC gợi nhắc: “Ngày hôm qua ở Frascati, Giáo Hội đã phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Casini, vị sáng lập Dòng Nữ Tu Tận Hiến Thánh Tâm Chúa Giêsu. Mẹ là người của chiêm niệm và truyền giáo, đã dành cả cuộc đời và những việc hy sinh bác để cầu nguyện cho các linh mục. Chúng ta tạ ơn Chúa vì những chứng tá tốt đẹp của Mẹ." Sau đó, ĐTC chào thăm nồng nhiệt các phái đoàn hành hương, đến từ Italia và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là từ Malaysia và Valencia (Tây Ban Nha). ĐTC cũng chào mừng những người tham gia cuộc chay đua marathon trong ngày lễ các thánh được tài trợ bởi tổ chức “Don Bosco thế giới” và hiệp hội ‘Giáo Hội gia đình nhỏ’. Cuối cùng, ĐTC thông báo rằng chiều nay ngài sẽ đến nghĩa trang Verano và dâng thánh lễ tại đó để cầu nguyện cho những người đã qua đời.

Vũ Đức Anh Phương – Vatican Radio

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 05

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 05

Học Việt Ngữ Để Làm Gì?

 

Là những người gốc Việt đang sinh sống bên ngoài Việt Nam, các em học sinh tại hải ngoại không bắt buộc phải hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa Việt.  Thực sự, có nhiều người gốc Việt không sử dụng được tiếng nói này một cách lưu loát.  Điều đó cũng dể hiểu vì đây không phải là ngôn ngữ chính và đòi hỏi tại các học đường và ngoài xã hội.  Tuy thế, hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa Việt có thể mang đến nhiều mối lợi cho các em học sinh về lâu và về dài.

 

IchLoiHocTiengViet

Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn 500 tín hữu El Salvador

Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn 500 tín hữu El Salvador

ĐTC tiếp phái đoàn 500 người El Salvador

VATICAN. ĐTC Phanxicô cầu mong cho tấm gương của chân phước Oscar Romero khích lệ nhân dân El Salvdor canh tân sự loan báo Tin Mừng.

Ngài bày tỏ mong ước trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 30-10-2015, dành cho phái đoàn 500 tín hữu El Salvador về Roma hành hương và cám ơn ĐTC vì đã cho phép tiến hành lễ phong chân phước cho Đức cố TGM Oscar Romero tử đạo, ngày 23-5 năm nay tại thủ đô San Salvdor, nơi vị chân phước là chủ chăn và đã bị sát hại ngày 24-3 năm 1980 trong lúc cử hành thánh lễ. Phái đoàn do các GM El Salvador hướng dẫn, cùng với nhiều LM, tu sĩ.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc nhở mọi người về vai trò của vị tử đạo: ”Vị tử đạo không phải là người ở lại trong quá khứ, một hình ảnh đẹp chúng ta trang trí ở các đền thờ, và chúng ta tưởng nhớ một cách nào đó. Không phải vậy, vị tử đạo là một người anh, người chị tiếp tục tháp tùng chúng ta trong mầu nhiệm hiệp thông các thánh, và hiệp với Chúa Kitô, cảm thông cuộc lữ hành của chúng ta trên mặt đất, những đau khổ và lo âu của chúng ta”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Chỉ còn vài tuần nữa là khai mạc Năm Thánh đặc biệt lòng Chúa Thương Xót, ước gì tấm gương của Đức TGM Romealo là một khích lệ cho đất nước El Salvador yêu quí để canh tân việc loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, loan truyền Tin Mừng ấy để mọi người nhận biết, để tình yêu thương xót của Chúa Cứu Thế tràn đầy mọi tâm hồn và cuộc sống của những người dân tốt lành”.

ĐTC cũng nói rằng ngài đón nhận những tâm tình của chân phước TGM Romero làm của ngài, mong ước cho El Salvador sớm được thấy thời điểm hạnh phúc trong đó không còn thảm trạng đau khổ kinh khủng của nhiều anh chị em chúng ta vì oán thù, bạo lực và bất công. Xin Chúa đổ tràn lòng thương xót và từ nhân, cùng với dòng ơn thánh, biến đổi con tim của mọi người và đất nước tươi đẹp của anh chị em…”

Đức Cha José Luis Escovar Ales, TGM San Salvador, Chủ tịch HĐGM El Salvador, cho biết ngài cùng với tất cả các GM và ngoại trưởng Hugo Martinez của El Salvador hướng dẫn phái đoàn 500 tín hữu về Roma hành hương, đồng thời bày tỏ ước nguyện được ĐTC đến viếng thăm El Salvodar và phong hiển thánh cho chân phước Oscar Romero.

Theo giáo luật, để vị chân phước được phong hiển thánh, cần phải có một phép lạ được chứng thực. Giáo quyền El Salvador đã gửi về Bộ phong thánh ở Roma hồ sơ 3 vụ khỏi bệnh lạ lùng, để xin cứu xét và công nhận đó là phép lạ nhờ lời chuyển cầu của chân phước Romero.

Đức TGM Escobar gọi Đức Cha Romero là ”vị tử đạo của Mỹ Châu”, Đức TGM đã bị đạo quân tử thần sát hại trong lúc dâng thánh lễ tại nhà nguyện của một nhà thương dành cho các bệnh nhân ung thư ở vùng thủ đô San Salvador. Tội ác ấy mở đầu cuộc nội chiến dài 12 năm làm cho 75 ngàn người chết, hơn 12 ngàn người bị mất tích (SD 30-12-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thiên Chúa chỉ yêu thương chứ không hề kết án

Thiên Chúa chỉ yêu thương chứ không hề kết án

ĐTC 10-29-2015 Martha

Giảng trong thánh lễ sáng hôm nay, ngày 29-10 tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ: “Thiên Chúa chỉ biết yêu thương chứ không hề kết án. Tình yêu thương chính là ‘điểm yếu’ của Ngài và là sự chiến thắng của chúng ta.”

Sự chiến thắng của chúng ta là tình yêu thương khôn tả của Thiên Chúa

Khởi đi từ thư của thánh Phao-lô Tông đồ gởi giáo đoàn Rôma, Đức Thánh Cha diễn giải rằng: “Kitô hữu là những người chiến thắng vì nếu có ‘Thiên Chúa bên đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?’. Nếu Thiên Chúa cứu độ chúng ta, ai còn dám kết án chúng ta? Dường như sức mạnh của sự vinh thắng này là ân ban mà mỗi tín hữu nắm trong tay như một tài sản quý giá. Bởi thế, hầu như mỗi Kitô hữu đều có thể thốt lên: ‘Chiến thắng. Chúng ta đã toàn thắng. Chúng ta là những nhà vô địch.’ Tuy nhiên, sự chiến thắng này cũng mang một nghĩa khác. Chúng ta chiến thắng không phải vì chúng ta có thể chiếm hữu được sự chiến thắng nhưng bởi một lý do khác. Chính lý do khác ấy khiến chúng ta chiến thắng, hay ít là nếu chúng ta không muốn chối từ, chúng ta sẽ luôn luôn chiến thắng. Đây chính là điều mà thánh Phao-lô tuyên bố: ‘Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô, Chúa chúng ta.’

Như vậy, ý nghĩa thứ hai: không phải là chúng ta toàn thắng trên kẻ thù hay trên tội lỗi nhưng là chúng ta được gắn chặt vào tình yêu của Thiên Chúa đến nỗi không một ai, không một sức mạnh nào và không điều gì có thể tách chúng ra ra khỏi tình yêu này. Thánh Phao-lô đã nhìn thấy trong ân sủng của sự vinh thắng ấy một điều hết sức sâu xa: đó chính là hồng ân được tạo dựng lại, hồng ân được tái sinh trong Đức Giêsu Kitô. Như thế, thánh Phao-lô đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu khôn tả.

Điều ‘không thể’ của Thiên Chúa là Ngài không thể không yêu thương

Đức Thánh Cha nói: “Con người có thể chối từ ân ban vì thói hư danh, kiêu căng ngạo mạn hay vì tội lỗi của mình. Nhưng ân ban chính là tình yêu của Thiên Chúa, một Thiên Chúa không thể tách rời khỏi con người. Và đây chính là điều ‘không thể’ của Thiên Chúa. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa toàn năng, có thể làm được mọi sự. Nhưng ít là có một chuyện Ngài không làm được, đó là xa lìa, bỏ rơi chúng ta. Trong bài Tin Mừng, hình ảnh Đức Giêsu khóc thương cho thành Giê-ru-sa-lem giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khóc. Ngài khóc thương thành Giê-ru-sa-lem và việc thương khóc này biểu lộ trọn vẹn sự ‘không thể’ của Thiên Chúa: Thiên Chúa không thể không yêu thương, Ngài không thể bỏ rơi chúng ta.”

Bảo đảm của chúng ta: Thiên Chúa chỉ yêu thương chứ không hề kết án

Đức Thánh Cha tiếp tục triển khai: “Đức Giêsu khóc thương Giê-ru-sa-lem vì họ đã giết các ngôn sứ rao giảng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa ngỏ lời với thành Giê-ru-sa-lem và với mỗi người chúng ta: ‘Đã bao lần ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu.’ Đây thực sự là một hình ảnh hết sức dịu dàng dễ thương: ‘Đã bao lần ta muốn trao cho các ngươi sự êm ái và tình yêu ngọt ngào của Ta, giống như gà mẹ ấp ủ đàn con, nhưng các ngươi đã từ chối.’ Khi hiểu và cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa, thánh Phao-lô đã nói: ‘Tôi tin chắc rằng cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.’

Thiên Chúa không thể không yêu thương! Và đây là một sự bảo đảm chắc chắn cho chúng ta. Chúng ta có thể chối từ tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta có thể từ chối giống như người trộm lành chối từ tình yêu của Thiên Chúa cho đến tận những giây phút cuối đời. Nhưng trên thánh giá, Thiên Chúa vẫn kiên trì chờ đợi anh với một tình yêu thương tha thứ. Ngay cả một người có tội lỗi nhất, có ngạo mạn hay ăn nói phạm thượng nhất, Thiên Chúa vẫn yêu thương bằng một sự dịu dàng và nhân hậu của người cha. Tình yêu ấy giống như thánh Phao-lo đã xác tín, như Tin mừng đã thuật lại và như Đức Giêsu đã nói: ‘như gà mẹ ấp ủ đàn con’. Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, là Tạo Hóa có thể làm được mọi sự nhưng Ngài lại khóc. Sự khóc thương của Đức Giêsu đối với thành Giê-ru-sa-lem, trong những giọt nước mắt ấy, chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa khóc thương chúng ta khi chúng ta lạc xa đường lối Ngài; Thiên Chúa khóc thương mỗi người chúng ta; Thiên Chúa khóc thương những kẻ tội lỗi đã làm ra bao nhiêu chuyện gian ác, xấu xa cho người khác…Đứng trước tất cả những điều ấy, Thiên Chúa không hề kết án nhưng Ngài chỉ khóc và chờ đợi. Ngài đã khóc vì yêu thương!" (SD 29-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Đức Thánh Cha liên đới với các nạn nhân động đất Pakistan

Đức Thánh Cha liên đới với các nạn nhân động đất Pakistan

ĐTC liên đới  việc động đất tại Pakistan

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 40 ngàn tín hữu hành hương, sáng ngày 28-10-2015, ĐTC đã bày tỏ sự gần gũi với các nạn nhân động đất ở Pakistan và Afghanistan và nói:

 

”Chúng ta gần gũi với nhân dân Pakistan và Afghanistan bị động đất nặng nề, làm cho nhiều trở thành nạn nhân và thiệt hại lớn lao. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người quá cố và thân nhân cảu họ, cho tất cả những người bị thương và không còn nhà cửa, khẩn cầu Thiên Chúa ơn an ủi cho những người đang chịu đau khổ và ban ơn can đảm trong nghịch cảnh. Ước gì không thiếu tình liên đới cụ thể của chúng ta với các anh chị em ấy.”

 

Hôm trước đó, 27-10-2015, trong điện văn nhân danh ĐTC gửi đến Đức TGM Ghaleb Bader, Sứ thần Tòa Thánh tại Pakistan, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết ĐTC Phanxicô bày tỏ tình liên đới sâu xa với tất cả những người bị thương tổn vì thiên tai này và ngài cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng, bị thương và những người mất tích. ĐTC cũng chúc lành cho thân nhân các nạn nhân, chính quyền dân sự và những người tham gia việc cứu cấp.

 

Trận động đất xảy ra hôm thứ hai, 26-10-2015, thống kê sơ khởi cho biết có hơn 300 người chết. Tổ chức Caritas Italia tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động cứu trợ của Caritas Pakistan và Ấn độ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất. Tại Afghanistan, Caritas Italia liên kết với các tổ chức quốc tế và dân sự đã cộng tác từ lâu, để tiến hành công tác cứu trợ.

 

Tình trạng trầm trọng. Động đất xảy ra ở độ 7.5 theo thước Richter. Đó là vùng núi và rất khó lưu tới, khí hậu lạnh và và có nguy cơ đất lở. Dầu vậy các vị hữu trách của Caritas Pakistan và các nhóm địa phương khác đã liên kết với nhau trong công tác cứu trợ.

 

Cách đây 10 năm, vào tháng 10 năm 2005, miền bắc Pakistan cũng bị động đất dữ dội, thiên tai này trải dài qua miền Trung Á, từ Kabul cho đến Ấn độ, làm cho 73 nbgàn người chết và cả một vùng bị tàn phá khiến cho 3 triệu người không còn gia cư (SD 28-10-2015)

 

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 ngàn người du mục

Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 ngàn người du mục

ĐTC tiếp kiến 7 ngàn người dân du mục

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi loại trừ mọi thành kiến và nghị kỵ đối với những người dân du mục.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-10-2015 dành cho 7 ngàn người du mục, từ các nước về Roma tham dự cuộc hành hương quốc tế từ ngày 23 đến 26 tháng 10 nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc chuyến viếng thăm của Đức Phaolo 6 tại một trại tạm trú dành cho người du mục ở Pomezia, mạn nam Roma ngày 26.10.1965. Cuộc hành hương này do Hội đồng Tòa Thánh đặc trách mục vụ người di dân và lưu động tổ chức.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận ơn gọi linh mục và tu sĩ gia tăng nơi các cộng đồng người du mục trên thế giới, và hiện diện trong dịp này có Đức Cha Devprasa Ganava bên Ấn độ, và nhiều linh mục, nữ tu cũng là dân du mục. Ngài nói:

”Tôi cầu mong cho dân tộc anh chị em bắt đầu một trang sử mới. Nay đã đến lúc nhổ bỏ mọi thành kiến ngàn đời, những thiên kiến và sự nghi kỵ lẫn nhau, thường đưa tới sự đối xử phân biệt, kỳ thị chủng tộc và bài người nước ngoài. Không ai phải cảm thấy mình bị cô lập và không ai được phép chà đạp phẩm giá và các quyền của người khác.. Chúng ta hãy để cho Tin Mừng từ bi đánh động lương tâm chúng ta và cởi mở tâm hồn và đôi tay của chúng ta cho những người túng thiếu nhất, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, bắt đầu từ những người ở cạnh chúng ta”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Các bạn thân mến, các bạn đừng tạo dịp cho các cơ quan truyền thông và dư luận nói xấu về các bạn. Chính các bạn hữu giữ vai chính trong hiện tại và tương lai của các bạn. Giống như mọi công dân, các bạn hãy góp phần vào an sinh và sự tiến bộ của xã hội bằng cách tôn trọng luật pháp, chu toàn các nghĩa vụ của các bạn và hội nhập qua sự dấn thân của các thế hệ trẻ”.

ĐTC không quên cổ võ anh chị em du mục quan tâm và đẩy mạnh việc giáo dục và phát triển người trẻ. Ngài nói: ”Việc học vấn chắc chắn là nền tảng để có một sự phát triển lành mạnh cho con người. Ai cũng biết trình độ học vấn thấp nơi nhiều người trẻ của anh chị em ngày nay là một trở ngại chính cản trở sự gia nhập thế giới công ăn việc làm. Điều quan trọng là gia đình, các cha mẹ và ông bà thúc đẩy con cháu đạt tới một nền học vấn cao hơn”.

Đầu buổi tiếp kiến, ĐHY Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ người di dân và lưu động đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và cho biết hiện có 1 GM và hàng trăm LM, tu sĩ nam nữ đang góp phần làm việc mục vụ cho các cộng đoàn người du mục ở các nước trên thế giới (SD 26-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới

Thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới

Thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục 10-25-2015

VATICAN. Trong thánh lễ bế mạc Thượng HĐGM thế giới về gia đình, ĐTC mời gọi toàn Giáo Hội tiếp tục tiến bước noi gương lòng cảm thương của Thiên Chúa.

Sau 3 tuần làm việc khẩn trương, Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 14 về ”ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo hội và trong thế giới ngày nay” đã kết thúc với thánh lễ 10 giờ sáng chúa nhật 25-10-2015, tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Có 314 vị đồng tế với ĐTC, gồm các nghị phụ và các linh mục dự thính viên và cộng tác viên, trong số này có 71 Hồng Y, 7 vị Thượng Phụ, 4 vị Tổng Giám Mục trưởng của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương, và 174 Giám Mục, trước sự hiện diện của 8 ngàn tín hữu. Có nhiều người khác tham dự thánh lễ qua các màn hình lớn đặt tại quảng trường thánh Phêrô.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC nói:

”Tất cả 3 bài đọc của Chúa nhật này đều trình bày cho chúng ta lòng cảm thương của Thiên Chúa, tình phụ tử của Chúa, được biểu lộ chung kết trong Đức Giêsu.

Ngôn sứ Gêrêmia, giữa thảm họa của đất nước, loan báo Chúa đã cứu dân Ngài, phần còn lại của dân Israel (31,7).. Đoạn thư gửi tín hữu Do thái cũng trình bày cho chúng ta lòng cảm thương của Chúa Giêsu. Chúa mặc lấy những yếu đuối của chúng ta để cảm thương những người ở trong sự u mê, lầm lạc..

ĐTC diễn giải nhiều về bài Tin Mừng kể lại Chúa Giêsu chữa lành người mù Bartimeo. Ngài nói:

”Có một chi tiết đặc biệt hay. Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ của Ngài đi gọi Bartimeo. Các môn đệ nói với người mù bằng hai kiểu nói mà Chúa Giêsu sử dụng trong phần còn lại của bài Tin Mừng. Trước hết các môn đệ nói với người mù: ”Hãy can đảm lên!”, một từ có nghĩa đen là ”hãy tin tưởng, hãy phấn khởi!”. Thực vậy, chỉ có cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu mới mang lại cho con người sức mạnh để đương đầu với những tình cảnh trầm trọng nhất. Thành ngữ thứ hai là: ”Hãy đứng lên!” giống như Chúa Giêsu nói với bao nhiêu bệnh nhân, cầm tay họ và chữa lành họ. Các môn đệ của Ngài không làm gì khác hơn là lập lại những lời khích lệ và có sức giải thoát của Chúa Giêsu, dẫn người mù đến thẳng với Chúa, mà không giảng giải gì. Cả các môn đệ Chúa Giêsu ngày nay cũng được kêu gọi làm như vậy, nhất là ngày nay: nghĩa là đặt con người tiếp xúc với lòng Thương Xót cảm thương cứu độ. Khi tiếng kêu của nhân loại trở nên mạnh mẽ hơn, như nơi ông Bartimeo, không có câu trả lời nào khác ngoài những lời nói của Chúa Giêsu mà chúng ta nhận làm của mình và nhất là noi theo tâm hồn của Chúa. Những tình trạng lầm than và xung đột, đối với Thiên Chúa, là những dịp thực hành lòng thương xót. Ngày nay là thời kỳ của lòng thương xót!

Nhưng có một số cám dỗ đối với những người theo Chúa Giêsu. Tin Mừng làm nổi bật ít là 2 cám dỗ. Không có môn đệ nào dừng lại như Chúa Giêsu đã làm. Họ tiếp tục tiến bước, tiến hành như thể không có gì xảy ra. Nếu ông Bartimeo là người mù, thì họ là những người điếc: vấn đề của ông không phải là vấn đề của họ. Tình trạng này cũng có thể là nguy cơ của chúng ta; đứng trước những vấn đề liên lỉ, tốt hơn nên tiếp tục tiến bước, không để cho mình bị phiền toái. Theo cách thức ấy, giống như các môn đệ, chúng ta ở với Chúa Giêsu, nhưng không suy nghĩ như Chúa. Ta ở trong nhóm của Ngài, nhưng nếu ta không cởi mở tâm hồn, thì sẽ mất đi lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn và lòng nhiệt thành, và có nguy cơ trở thành những người quen thuộc với ơn thánh. Chúng ta có thể nói về Chúa, làm việc với Chúa, nhưng sống xa tâm hồn của Chúa, một tâm hồn hướng về ngừơi bị thương. Đó là một cám dỗ: một thứ linh đạo ảo ảnh: chúng ta có thể tiến qua sa mạc của nhân loại mà không thấy điều thực sự hiện hữu, nhưng chỉ thấy điều chúng ta muốn thấy; chúng ta có khả năng kiến tạo những quan niệm về thế giới, nhưng chúng ta không chấp nhận điều mà Chúa đặt trước mắt chúng ta. Một niềm tin không biết ăn rễ trong đời sống của dân chúng thì nó khô cằn, và thay vì là một ốc đảo xanh tươi, thì lại tạo nên những sa mạc khác.

ĐTC nói tiếp:

”Có một cám dỗ thứ hai, đó là rơi vào một đức tin đã hoạch định. Chúng ta có thể tiến bước với dân Chúa, nhưng chúng ta đã có lịch trình tiến hành, qui định trước tất cả: chúng ta biết đi đâu và cần bao nhiêu thời gian; tất cả đều phải tôn trọng nhịp độ của chúng ta, và mọi điều bất tiện đều làm phiền chúng ta. Chúng ta có nguy cơ trở thành những người trong Tin Mừng mất kiên nhẫn và khiển trách ông Bartimeo. Trước đó họ đã khiển trách các trẻ em (Xc 10,13), nay họ trách người hành khất mù: ai gây phiền toái hoặc không thích hợp thì bị loại bỏ. Trái lại Chúa Giêsu muốn bao gồm, nhất là những người bị gạt ra ngoài lề và kêu lên Ngài. Những người, như Bartimeo, có đức tin, vì biết mình cần ơn cứu độ là cách thức tốt nhất để gặp Chúa Kitô.

Và sau cùng, Bartimeo lên đường theo Chúa Giêsu (Xc v.52). Không những ông ta phục hồi được thị giác, nhưng còn hiệp với cộng đoàn những người đồng hành với Chúa Giêsu.

Anh chị em tham dự Thượng Hội đồng thân mến, chúng ta đã đồng hành với nhau. Tôi cám ơn anh chị em vì con đường chúng ta đã đi chung với cái nhìn hướng về Chúa và anh chị em, trong sự tìm kiếm những con đường mà Tin Mừng chỉ cho thời đại chúng ta ngày nay để loan báo mầu nhiệm tình yêu gia đình. Chúng ta hãy tiếp tục con đường mà Chúa muốn. Chúng ta hãy xin Chúa một cái nhìn được chữa lành và cứu độ, biết loan truyền ánh sáng, vì nhắc nhớ vẻ huy hoàng đã soi chiếu. Không bị lu mờ vì sự bi quan và tội lỗi, chúng ta hãy tìm kiếm và thấy vinh quang của Thiến Chúa, chiếu tỏa trong con người đang sống”.

Trong phần lời nguyện giáo dân bằng các thứ tiếng: Hoa, Pháp, Ba Lan, Anh và Hindi, cộng đoàn lần lượt cầu nguyện cho ĐTC và các GM, cho các gia đình Kitô, các vị lãnh đạo chính quyền, kinh tế và công nghệ, những người nghèo, người đau khổ và cô đơn, sau cùng là cho các thừa sai.

Sau thánh lễ, ĐTC đã lên lầu 3 của dinh Giáo Hoàng để đọc kinh truyền Tin lúc 12 giờ trưa với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài nhắc đến Thượng HĐGM thế giới về gia đình vừa kết thúc và cũng gợi lại bài Tin Mừng, nói lên sự quan tâm và lòng thương xót của Chúa đối với dân của Người.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tuyên ngôn của Thượng HĐGM về Trung Đông, Phi châu và Ukraine

Tuyên ngôn của Thượng HĐGM về Trung Đông, Phi châu và Ukraine

Tuyên ngôn của Thượng HĐGM về Trung Đông, Phi C

VATICAN. Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 14 lên án thảm trạng tại Trung Đông, Phi châu và Ukraine, đồng thời liên đới với dân chúng, các tín hữu và các nạn nhân tại những vùng này.

Tuyên ngôn được thông qua và công bố hôm 24-10, ngày họp cuối cùng của Thượng HĐGM thế giới về gia đình. Văn kiện có đoạn viết:

”Từ nhiều năm nay, vì các cuộc xung đột đẫm máu hiện nay, các gia đình tại Trung Đông đang là nạn nhân của những tàn bạo chưa từng có. Hoàn cảnh sống của họ càng trầm trọng hơn trong những tháng và tuần lễ gần đây.

Việc sử dụng các võ khí tàn sát hàng loạt, sự giết hại bừa bãi, những vụ chặt đầu, bắt cóc người, buôn bán phụ nữ, cưỡng bách trẻ em xung vào quân ngũ, bách hại vì lý do tín ngưỡng, bộ tộc, tàn phá các nơi thờ phượng, phá hủy gia sản văn hóa và vô số những hành động tàn ác khác đã bó buộc hàng ngàn gia đình phải rời bỏ gia cư, trốn chạy và tìm nơi tị nạn nơi khác, thường là trong những hoàn cảnh cực kỳ bấp bênh. Hiện nay họ bị cấm cảm không được trở về nhà và thi hành quyền của họ được sống trong phẩm giá và an ninh trên lãnh thổ của họ, góp phần vào việc tái thiết và an ninh vật chất cũng như tinh thần của đất nước họ.

Trong bối cảnh bi thảm đó, có sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản của phẩm giá con người và sự sống chung hòa bình và hòa hợp giữa con người và các dân tộc, các quyền sơ đẳng nhất trong đó có quyền sống và quyền tự do tôn giáo, và công pháp quốc tế về nhân đạo.

Vì thế, chúng tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với các vị Thượng Phụ, GM, LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân, cũng như với tất cả dân chúng tại Trung Đông, biểu lộ tình liên đới với họ và cam đoan cầu nguyện. Chúng tôi nghĩ đến tất cả những người bị bắt cóc và yêu cầu trả tự do cho họ. Tiếng nói của chúng tôi hiệp với tiếng kêu của bao nhiêu người vô tội: đừng bạo lực nữa, đừng khủng bố, phá hoại, bách hại nữa! Hãy chấm dứt tức khắc những sự thù địch và việc buôn bán võ khí! Hòa bình tại Trung Đông cần được tìm kiếm không phải bằng những chọn lựa áp đặt bằng võ lực, nhưng bằng những quyết định chính trị tôn trọng các đặc tính riêng về văn hóa và tôn giáo của mỗi quốc gia và những thực tại khác nhau cấu thành miền này.

Trong khi chúng tôi đặc biệt biết ơn nước Giordani, Liban, Thổ nhĩ kỳ và nhiều nước Âu Châu vì sự tiếp đón dành cho những người tị nạn, chúng tôi tái kêu gọi Cộng đồng quốc tế, gạt qua một bên những tư lợi, hãy tín nhiệm những phương tiện ngoại giao, đối thoại, công pháp quốc tế trong việc tìm kiếm các giải pháp.

Chúng tôi nhắc nhớ lời ĐTC Phanxicô gửi tất cả những cá nhân và cộng đoàn nhìn nhận mình trong tổ phụ Abraham: ”chúng ta hãy tôn trọng và yêu mến nhau như anh chị em với nhau! Chúng ta hãy học cách hiểu đau khổ của người khác! Đừng ai lạm dụng danh Thiên Chúa để thi hành bạo lực! Chúng ta hãy cộng tác với nhau cho công lý và hòa bình”! (Diễn văn tại trụ sở Đại Hội Đồng về quảng trường Đền thờ Hồi giáo, Jerusalem, 26-5-2014).

Chúng tôi xác tín rằng hòa bình là điều có thể và có thể chặn đứng những bạo lực tại Siria, Irak, Jerusalem và toàn Thánh Địa, ngày càng gây hệ lụy cho nhiều gia đình và các thường dân vô tội, và làm cho cuộc khủng hoảng nhân đạo càng trầm trọng thêm. Sự hòa giải là thành quả của tình huynh đệ, công lý, tôn trọng và tha thứ. Ước muốn duy nhất của chúng tôi, cũng như của những người thiện chí họp thành đại gia đình nhân loại, là có thể được sống trong an bình. Ước gì ”người Do thái, Kitô và Hồi giáo có thể nhận ra nơi tín hữu khác một người anh em cần tôn trọng, và cần yêu mến để nêu chứng tá thật đẹp trước tiên nơi lãnh chổ của họ về sự thanh thẩn và sự sống chung giữa các con cái của Tổ Phụ Abraham” (Ecclesia in Medio Oriente, 19).

Tư tưởng và lời cầu nguyện của chúng tôi, với cùng nỗi âu lo, ân cần quan tâm và yêu thương, được nới rộng tới tất cả các gia đình đang bị kẹt trong những tình cảnh tương tự tại các nơi khác trên thế giới, nhất là Phi châu và Ucraina. Chúng tôi đặc biệt nghĩ đến các gia đình ấy trong khi nhóm họp Thượng HĐGM này, cũng như các gia đình ở Trung Đông, chúng tôi cũng mạnh mẽ yêu cầu cho họ được trả về với một cuộc sống xứng đáng và yên hàn.

Chúng tôi phó thác các ý nguyện của chúng tôi cho Thánh Gia của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, đã từng chịu đau khổ, để thế giới sớm trở thành một gia đình duy nhất gồm các anh chị em!

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tiến tới Văn kiện chung kết Thượng Hội đồng Giám Mục

Tiến tới Văn kiện chung kết Thượng Hội đồng Giám Mục

Thượng Hội Đồng Giám Mục ngày 24 tháng 10 2015

VATICAN. Chiều thứ bẩy 24-10 này, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua bản tường trình chung kết Thượng HĐGM về gia đình để đệ lên ĐTC.

Văn kiện này nhắm góp ý với ĐTC và không trực tiếp gửi đến dân chúng.

Trong cuộc họp báo trưa ngày 23-10-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã cho biết công việc ”chạy nước rút” của Ủy ban soạn dự thảo bản Tường trình chung kết, dầy khoảng 100 trang.

Dự thảo này được ĐHY Peter Erdoe, người Hungari, Tổng tường trình viên, trình bày tổng quát trong phiên khoáng đại thứ 15 trước sự hiện diện của ĐTC từ lúc 4 giờ rưỡi chiều ngày 22-10-2015. Đã có nhiều nghị phụ lên tiếng phát biểu vắn tắt sau đó. Tiếp đến các nghị phụ đã mang dự thảo về nhà để nghiên cứu suy tư thêm.

Trong phiên họp khoáng đại thứ 16 sáng thứ sáu, 23-10-2015, các nghị phụ đã lên tiếng góp ý sửa chữa dự thảo Phúc trình chung kết, tổng cộng có 51 nghị phụ phát biểu, về nhiều khía cạnh khác nhau, từ các trích dẫn Kinh Thánh, cho tới các khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề tương quan giữa lương tâm và luật pháp. Các nghị phụ cũng có thể góp ý trên giấy tờ, để Ủy ban soạn dự thảo cứu xét chiều ngày thứ sáu 23-10-2015.

Ủy ban đã làm việc rất khẩn trương. ĐTC đã đến viếng thăm và ủy lạo các nghị phụ trong lúc làm việc. Tổng cộng các vị đã cứu xét 1.355 đề nghị sửa chữa về 3 phần của Văn kiện. Mọi người đều nhận thấy bản dự thảo Phúc trình chung kết mạch lạc và tốt hơn nhiều so với Tài liệu làm việc.

Trong phiên khoáng đại thứ 17 vào sáng thứ bẩy 24-10 này, các nghị phụ sẽ nghe đọc Phúc trình chung kết rồi sẽ bỏ phiếu trong phiên họp cuối cùng ban chiều cùng ngày. Phúc trình này sẽ được đệ lên ĐTC để ngài quyết định, vì Thượng HĐGM chỉ có chức năng tư vấn.

Sáng chúa nhật 25-10, ĐTC sẽ cùng với các nghị phụ cử hành thánh lễ bế mạc 3 tuần Thượng HĐGM. (SD 23-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Dấu chỉ thời đại

Dấu chỉ thời đại

Thánh lễ tại nhà nguyện Martha 23 tháng 10 2015

Giảng trong thánh lễ sáng hôm nay (23-10) tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ: “Thời đại đổi thay, mỗi Kitô hữu cũng phải không ngừng đổi mới. Điều này mời gọi mỗi người chúng ta – với một sự tự do và khồng hề sợ hãi – hãy vượt thoái khỏi một thứ chủ nghĩa an tâm (cho rằng chỉ cần làm theo những gì luật dạy là đủ) và một định kiến (chỉ biết kiên vững tin tưởng vào Đức Giêsu và chân lý của Tin Mừng), để biết uyển chuyển không ngừng mà nhận xét những dấu chỉ của thời đại.

Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng với những suy tư về các bài đọc, đặc biệt là bài trích thư Rôma. Đức Thánh Cha nói: “Thánh Phao-lô đã rao giảng cách rất hùng hồn rằng chúng ta đã được nhận lãnh ân sủng của sự tự do nơi Đức Giêsu. Đó là ân sủng được giải thoát khỏi tội lỗi, được tự do, được trở nên con cái của Thiên Chúa như Đức Giêsu. Chính ân sủng của sự tự do này khiến chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa: ‘Cha ơi!’ Vì có tự do nên chúng ta phải mở lòng ra trước quyền năng của Thánh Thần và phải thấu hiểu những gì đang xảy ra trong nội tâm cũng như xung quanh bên ngoài chúng ta. Nếu như trước đây, chúng ta đã ‘nhìn vào trong’ để phân định những chuyển động nội tâm như: đâu là thần lành và điều gì đến từ sự thôi thúc của vị thần lành ấy; ngày hôm nay với đoạn Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta được mời gọi hãy ‘nhìn ra ngoài’ để biết nhận xét những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta.”

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng: “Mỗi người chúng ta đều có tự do để phân định. Nhưng để có thể phân định được, chúng ta phải biết rõ điều gì đang diễn ra.” Rồi ngài đặt vấn đề: “Vậy chúng ta có thể thực hiện việc phân định này như thế nào? Chúng ta có thể phân định điều mà Giáo Hội gọi là ‘nhận biết những dấu chỉ thời đại’ ra sao? Quả thật, thời đại thực sự đang đổi thay. Và một Kitô hữu khôn ngoan là người biết nhận xét những thay đổi này, biết nhận ra những khác biệt của thời đại và biết đọc ý nghĩa của những dấu chỉ trong thời đại ấy. Điều này có nghĩa là gì, hàm ý của điều kia thật sự ra sao? Chúng ta hãy luôn phân định như thế với một sự tự do, chứ đừng sợ hãi, run rẩy.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng ý thức rằng đây không phải là một chuyện dễ dàng, vì có quá nhiêu yếu tố ngoại cảnh tác động và thậm chí những yếu tố ấy đã đưa lối khiến nhiều người rơi vào trạng thái dễ dãi, chấp nhận, không muốn phân định. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta thường có thói quen bằng lòng với những điều người ta nói; với những điều mà ta đã nghe, đã đọc… Chúng ta cảm thấy thỏa mãn và dừng lại với những điều ấy. Tuy nhiên, chúng ta có tự do. Chúng ta có quyền để nhận xét, để phận định. Chúng ta phải hỏi chính mình rằng: Đâu là sự thật? Đâu mới là thông điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta ngang qua những dấu chỉ của thời đại này?

Với những câu hỏi ấy, Đức Thánh Cha cũng đề xuất một gợi ý rất thực tế: “Để hiểu những dấu chỉ thời đại, điều cần thiết trước hết là phải biết thinh lặng: hãy thinh lặng và quan sát. Sau đó, hãy suy tư và phản tỉnh. Ví dụ, tại sao ngày hôm nay chiến tranh lại xảy ra liên miên như vậy? Đâu là lý do khiến một điều gì đó diễn ra? Tiếp đến, chúng ta hãy cầu nguyện. Như vậy, có ba bước trong việc phân định: tĩnh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện. Chỉ khi làm như thế, chúng ta mới có thể hiểu được những dấu chỉ của thời đại. Dấu chỉ đó cũng chính là điều mà Đức Giêsu muốn ngỏ cùng chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sẽ bị cám dỗ mà lí luận rằng: ‘Làm sao tôi có thể phân định được, vì tôi đâu có được học hành nhiều. Tôi đâu có được đến trường, đâu có được học đại học…’ Nhưng việc phân định hay hiểu ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại không phải là công việc dành riêng cho những người ưu tuyển hay những người học cao biết rộng. Không hề có một ngoại lệ nào cả. Thật vậy, Đức Giêsu đã không nói: ‘Kìa, hãy nhìn xem những sinh viên đại học, những tiến sỹ, những bậc trí thức đang phân định như thế nào mà học tập’. Nhưng trái lại, Ngài nói: ‘Hãy xem những người nông dân chân chất. Tuy họ đơn sơ mộc mạc nhưng lại có thể biết khi nào mưa đến, khi nào cây mọc. Họ có thể phân biệt được cỏ dại với lúa đồng’. Như vậy, với sự đơn sơ, chân thành cộng với việc thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện; chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại. Thời đại thay đổi và chúng ta, những Kitô hữu, cũng phải không ngừng đổi mới. Chúng ta đừng chỉ mãi nhắc lại điệp khúc “phải kiên vững vào niềm tin nơi Đức Giêsu, phải xác tín vào chân lý Tin Mừng’ nhưng chúng ta còn phải có đôi mắt rộng mở và một thái độ luôn biết uyển chuyển theo những dấu chỉ của thời đại. Nói khác đi, chúng ta đừng lấy lý do là phải ‘tin tưởng vào Đức Giêsu và phải xác tín vào chân lý Tin Mừng’ mà quên đi việc nhận xét, phân định những biến chuyển của thời đại.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha lập lại ý tưởng mà ngài đã triển khai lúc ban đầu: “Chúng ta tự do. Chúng ta tự do vì chính Đức Giêsu đã trao ban cho chúng ta ân sủng của sự tự do. Bởi thế, chúng ta không chỉ nhìn xem xét những chuyển động bên trong chúng ta. Chúng ta không chỉ phân định những suy nghĩ, tình cảm nội tâm nhưng còn biết phân định tất cả những gì đang diễn ra xung quanh, biết phân định cả những dấu chỉ của thời đại. Chúng ta có thể làm được điều đó bằng sự thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện” (SD 23-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Cha Lombardi bác bỏ tin Đức Thánh Cha bị ung thư não

Cha Lombardi bác bỏ tin Đức Thánh Cha bị ung thư não

Tuyên bố của Cha Lomberdi về bệnh của ĐTC là không có

VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh mạnh mẽ bác bỏ tin do một tờ báo Italia (Quotidiano Nazionale) tung ra nói rằng ĐTC bị ung thư não bộ ”nhẹ”.

 

Tuyên bố sáng ngày 20-10-2015, Cha Lombardi nói: ”Việc phổ biến tin tức hoàn toàn vô căn cứ về sức khỏe của ĐTC do một tờ báo Italia là điều vô trách nhiệm trầm trọng và không đáng để ý. Ngoài ra, cũng như tất cả đều thấy, ĐGH luôn thi hành không gián đoạn hoạt động rất khẩn trương của ngài một cách hoàn toàn bình thường”.

 

Hôm 21-10-2015, hãng tin ADNkronos của Italia lại nói rằng một bác sĩ chuyên khoa ung thư não là ông Takanori Fukushima, hồi tháng giêng năm nay, đã bay trực thăng từ Pisa về Roma để khám bệnh cho ĐGH. Bác sĩ này đã xin bệnh viện San Rossore, mà ông là tư vấn từ lâu, cho phép dùng máy bay trực thăng ấy vì ông cần di chuyển mau lẹ. Ngoài Nhật bản, Ông cũng hoạt động tại Hoa Kỳ. Ông được coi là một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất về ung thư và các bệnh về nào”.

 

Tuy nhiên trong cuộc họp báo trưa ngày 21-10-2015 tại Vatican, Cha Lombardi xác quyết không có bác sĩ nào người Nhật đến Vatican để khám bệnh cho ĐGH, và cũng chẳng có cuộc khám như tờ báo đã nói. Cha cho biết đã tham khảo các nguồn tin liên hệ ở Vatican, kể cả ĐTC Phanxicô, để kiểm chứng.

 

Cha Lombardi cũng kể rằng bên cạnh tin nói là ĐGH bị ung thư, tờ báo nói trên còn đăng bài phỏng vấn 1 bác sĩ Italiam giáo sư Maira, đang ở New York, Hoa Kỳ, về bệnh ung thư óc, mà không hề nói gì về tin ĐGH. Sáng ngày 21-10-2015 bác sĩ đó đã tự ý điện thoại cho cha Lombardi bày tỏ sự kinh ngạc vì bị lôi kéo vào vụ ”tin vịt” này và nói rằng ký giả tờ báo đó điện thoại xin phỏng vấn ông về bệnh ung thư óc một cách tổng quát, ông không ngờ những câu trả lời phỏng vấn của ông được đăng liền với tin nói ĐGH bị ung thư óc như thể để minh chứng cho cái tin này. Bác sĩ Maira nói rằng mình bị ”ký giả đánh lừa”.

 

Cha Lombardi kể lại sự kiện trên đây để cho thấy bối cảnh tin đó được tạo nên thế nào (Tổng hợp 21-10-2015)

 

G. Trần Đức Anh, O.P – Vatican Radio

 

Có ít nghị phụ kêu gọi cho người ly dị tái hôn rước lễ

Có ít nghị phụ kêu gọi cho người ly dị tái hôn rước lễ

Thượng Hội Đồng Giám Mục về vấn đề gia đình ly dị tái hôn

VATICAN. Trong cuộc họp báo hôm 19-10-2015 tại Phòng báo chí Tòa Thánh, Đức Cha Mark Benedict Coleridge, cho biết có ít nghị phụ ủng hộ cho người ly dị tái hôn rước lễ nói chung.

 Đức Cha Coleridge là TGM giáo phận Brisbane, Australia. Ngài nói: ”Tôi không nhớ có bài phát biểu nào trong đó một nghị phụ minh thị yêu cầu Giáo Hội cho những người ly dị tái hôn được rước lễ, nhưng có một số nghị phụ thỉnh cầu ĐTC có một cử chỉ thương xót trong Năm Thánh”.

 Đức TGM Coleridge cũng thú nhận rằng ngài biết có bao nhiêu phần trăm các nghị phụ ủng hộ hay chống việc cho các cặp ly dị tái hôn rước lễ, nhưng ý tưởng chấp nhận tổng quát cho các cặp này rước lễ có lẽ đang suy giảm, trái lại nảy sinh đề nghị xin ĐTC can thiệp về vấn đề này trong Năm Thánh”.

 Trong khi đó, hôm 19-10-2015, ĐHY Walter Kasper, người Đức, nguyên chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, tuyên bố rằng ”Tôi hy vọng một sự cởi mở của đa số các nghị phụ ủng hộ việc cho các cặp ly dị tái hôn được rước lễ, kèm theo một tiến trình hội nhập trong các giáo xứ và Giáo Hội”.

 Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của HĐGM Italia, ĐHY nói: ”Những người ly dị tái hôn cũng là con cái Thiên Chúa, họ cũng cần được bánh sự sống.. Thánh Thể không phải dành cho những người tuyệt hảo, nhưng là cho người có tội và tất cả chúng ta đều là người tội lỗi” (Apic 19-10-2015)

 Mặt khác, ĐHY George Pell, Chủ tịch sở kinh tế của Tòa Thánh, chống lại chủ trương để cho mỗi HĐGM quyết định về việc cho những cặp ly dị tái hôn được rước lễ.

 Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Le Figaro (Người thợ cạo) số ra ngày 19-10-2015 tại Pháp, ĐHY Pell người Australia nói: ”Giáo Hội không thể nói với 2 người ở trong cùng một hoàn cảnh: với người ở Ba Lan thì nói rằng người ly dị tái hôn mà rước lễ thì mắc tội phạm thánh, còn với người ở Đức thì nói: rước lễ như thế là một nguồn ơn thánh. Nước Đức và Ba Lan là hai nước láng giềng”. Quả thực có 2 thứ thần học khác nhau, nhưng chỉ có một đạo lý duy nhất.

 Nhiều nghị phụ tại Thượng HĐGM hiện nay kêu gọi dành cho HĐGM địa phương nhiều thẩm quyền hơn và ĐTC Phanxicô cũng tuyên bố theo chiều hướng này hôm thứ bẩy 17-10-2015 trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng HĐGM. Tuy nhiên, biện pháp cụ thể trong vấn đề này thế nào, người ta không biết.

 Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Pell cũng cho biết đề nghị cho người ly dị tái hôn được rước lễ trong từng trường hợp cũng không được đa số các nghị phụ ủng hộ. Trong số 248 nghị phụ đăng ký phát biểu trong Thượng HĐGM, chỉ có 20 vị ủng hộ giải pháp vừa nói.

 Ngoài ra, ĐHY Pell hy vọng từ Thượng HĐGM sẽ có một sự minh bạch hơn về thần học. Ngài nói: ”Chúng tôi chứng kiến một khuynh hướng thần học thứ 3 giữa hai chiều hướng của các vị người Đức: một quan điểm theo ĐHY Kasper, và một quan điểm theo Đức Ratzinger. Tôi hy vọng vào cuối Thượng HĐGM này sẽ có một sự minh bạch hơn (KNA 19-10-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thiên Chúa không dừng lại. Ngài luôn bước ra để tìm kiếm chúng ta và Ngài yêu chúng ra bằng một tình yêu không biên giới

Thiên Chúa không dừng lại. Ngài luôn bước ra để tìm kiếm chúng ta và Ngài yêu chúng ra bằng một tình yêu không biên giới

ĐTC rao giảng trong thánh lễ ngày 16 tháng 10 2015

“Thiên Chúa luôn ban cho con người ân sủng dồi dào, nhưng con người lại có thói quen cân đong, tính toán trong mọi hoàn cảnh. Bởi vậy, để hiểu được sự đầy tràn, chan chứa trong tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn cần đến hoa trái của ân sủng.” Đây là nội dung của bài giảng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã triển khai trong thánh lễ, được cử hành tại nhà nguyện thánh Marta vào sáng hôm nay 20-10-2015.

Sự dồi dào, chan chứa

Đức Thánh Cha nói: “Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người là như thế. Nhưng dường như con người lại không thể hiểu thấu tình yêu quảng đại này và thường chần chừ, do dự khi quyết định trao tặng một điều gì đó cho người khác trong khả năng của mình. Ân sủng của Thiên Chúa được ban tặng nhờ Đức Giêsu, Đấng đã vượt thắng sự sa ngã của Adam, là một minh chứng cho việc trao ban cách quảng đại. Ân sủng này chính là tình bằng hữu giữa con người với Thiên Chúa.

Như đã trao tặng tình bằng hữu, phải chăng Thiên Chúa cũng ban cho con người cả hồng ân cứu độ? Thiên Chúa sẽ ban khi con người biết làm việc thiện: ‘Người sẽ đong cho anh em đấu hảo hạng đã dằn, đã lắc và đầy tràn.’ Điều này cho thấy sự dồi dào của ân sủng, và chính từ “dồi dào’ cũng được lặp lại đến ba lần trong Bài Đọc Một. Đứng trước ân sủng chứa chan ấy, thánh Phao-lô đã thốt lên: ‘Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội.’ Vâng, ân sủng chứa chan. Đây chính là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu không thể đo lường được.”

Một vị Thiên Chúa luôn bước ra ngoài

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói: “Sự vô tận hay không thể đo lường trong tình yêu của Thiên Chúa giống như tình yêu của người cha nhân hậu trong bài Tin Mừng dành cho đứa con của mình. Ngày ngày ông vẫn dõi mắt về phía chân trời xa mà trông chờ người con quay trở về. Trái tim của Thiên Chúa không bao giờ đóng lại nhưng luôn rộng mở. Và khi chúng ta quay trở về như người con thứ, Thiên Chúa sẽ chạy lại ôm chầm lấy chúng ta, hôn lấy hôn để và sai mở tiệc ăn mừng.

Thiên Chúa không hề nhỏ nhen, ích kỷ. Ngài không hề biết đến những suy tính nhỏ mọn. Nhưng Ngài trao ban tất cả. Thiên Chúa không bao giờ dừng lại. Ngài luôn mong ngóng, chờ đợi chúng ta hoán cải. Ngài là vị Thiên Chúa luôn bước ra ngoài, bước ra để tìm kiếm và để tìm kiếm mỗi người chúng ta, không sót một ai. Mỗi ngày, Ngài đang kiếm tìm chúng ta và sẽ tìm kiếm chúng ta luôn mãi. Đây cũng là ý nghĩa của dụ ngôn con chiên lạc và đồng tiền bị đánh mất: luôn luôn kiếm tìm.”

Cái ôm không biên giới

Đức Thánh Cha nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Chúng ta biết rằng, Đức Giêsu đã từng nói: ‘Trên trời, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.’ Tuy nhiên, với tiêu chuẩn phàm nhân – nhỏ bé và giới hạn – thật khó để chúng ta có thể hiểu được tình yêu của Thiên Chúa. Chỉ với ân sủng, người ta mới có thể hiểu được điều này.” Để minh họa, Đức Thánh Cha kể một câu chuyện. Ngài nói: “Trước đây, có một nữ tu trong giáo phận của tôi. Vị nữ tu ấy đã 84 tuổi nhưng hằng ngày vẫn không ngừng đi lại giữa những lối đi của bệnh viện để chào thăm và trò truyện với các bệnh nhân bằng một nụ cười luôn tươi nở trên môi. Đó chính là nụ cười của tình yêu Thiên Chúa. Quả thật, vị nữ tu ấy đã được ban tặng ơn để hiểu mầu nhiệm tình yêu dồi dào, chan chứa của Thiên Chúa, điều mà phần lớn người không hiểu được.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: “Đúng là chúng ta có thói quen hay cân đong đo đếm trong mọi tình huống. Nhưng chính những thứ chúng ta hay đo đếm và ngay cả cách đo lường của chúng ra cũng thật nhỏ bé, giới hạn. Bởi thế, tốt hơn hết là chúng ta hãy nài xin ân sủng của Thần Khí và nguyện cầu cùng Chúa Thánh Linh giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu của Thiên Chúa, đồng thời giúp chúng ta biết khao khát ơn được Thiên Chúa ‘ôm chầm lấy, hôn lấy hôn để’ bằng một tình yêu không biên giới” (SD 20-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Bao nhiêu và như thế nào

Bao nhiêu và như thế nào

Thánh lễ tại nhà trọ Martha

“Tham lam là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng. Nó làm suy giảm khả năng chia sẻ và trao ban của con người với tha nhân. Đức Giêsu không kết án sự giàu có nhưng nếu quá gắn bó với của cải sẽ gây ra những chia rẽ trong gia đình và là nguyên nhân làm phát sinh chiến tranh.” Mối liên hệ phức tạp này giữa con người và của cải chính điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn truyền tải tới mọi người đang hiện diện trong thánh lễ ngày 19-10, tại nhà nguyện thánh Marta.

Khi suy niệm về những bài đọc trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói: “Việc quá gắn bó với sự giàu sang, tiền của cũng giống như thờ ngẫu tượng. Không ai có thể làm tôi hai chủ. Hoặc là phục vụ Thiên Chúa hoặc là làm tôi tớ cho tiền của. Chúng ta cần biết rằng Chúa Giêsu không hề lên án của cải chỉ vì của cải. Nhưng Ngài khuyến cáo chúng ta trước thái độ đặt sự an toàn của bản thân vào tiền của và biến tôn giáo thành một thứ ‘công ty bảo hiểm’. Tức là, một mặt ta chỉ lo tìm kiếm tiền bạc để bảo đảm an toàn cho cuộc sống, nhưng mặt khác ta chạy đến với tôn giáo để khỏi phải sa hỏa ngục. Điều này là không thể được.

Thêm vào đó, việc gắn bó với của cải gây ra chia rẽ. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy hai anh em ruột thịt đã tranh cãi với nhau về việc chia gia tài. Đây cũng chính là điều vẫn thường xảy ra trong xã hội ngày hôm nay. Thử nghĩ xem chúng ta đã gặp biết bao gia đình: Họ cãi vã, tranh chấp, thậm chí ghét bỏ và không thèm nhìn mặt nhau chỉ vì gia tài, của cải. Điều ấy cho thấy rằng tình yêu trong gia đình không còn quan trọng nữa. Tình yêu của con cái đối với cha mẹ, của anh chị em đối với nhau và của cha mẹ dành cho con cái không còn quan trọng bằng sức mạnh của đồng tiền. Đây là một sự hủy hoại. Tất cả chúng ta, ít là một lần trong đời, đã bắt gặp những gia đình rơi vào thảm trạng bi thương như thế.

Sự tham lam của cải còn dẫn đến chiến tranh. Người ta thường bắt đầu với một lý tưởng cao đẹp, nhưng đằng sau lý tưởng ấy lại là tiền bạc: tiền của những kẻ buôn bán vũ khí, tiền của những kẻ thu lợi nhuận từ chiến tranh. Bởi vậy, Đức Giêsu đã nói rất rõ ràng: ‘Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi sự tham lam.’ Tham lam thực sự rất nguy hiểm. Không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu. Tiền của chỉ mang đến cho chúng ta một sự bảo đảm tạm bợ. Nếu chúng ta vừa đi đến nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện vừa mang trong mình một con tim quá gắn bó với của cải; chắc chắn, chúng ta sẽ không có một kết cục tốt đẹp.”

Quay trở lại câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha mô tả hình ảnh của một người phú hộ giàu có: “Ông phú hộ là người rất giỏi làm ăn, kiếm tiền. Ông biết cách làm sao để ruộng nương sinh nhiều hoa lợi. Những kho lẫm của ông được tích trữ đầy ứ hoa mầu và của cải. Thay vì suy nghĩ: ‘À, hoa màu nhiều như vậy, ta nên chia sẻ chúng với những người làm công cho ta. Nhờ vậy, họ có thêm chút thu nhập để chăm lo cho gia đình của họ’. Nhưng ông lại tự nhủ: ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu để tích trữ hoa mầu! À, mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó.’ Chúng ta nhận thấy rằng, luôn luôn có chữ ‘hơn’. Thật vậy, sự gắn bó với của cải chẳng bao giờ có giới hạn. Một khi đã gắn bó với của cải; mặc dù đã có dư thừa rồi, chúng ta lại cứ muốn hơn nữa, hơn nữa và hơn nữa. Thế nên, của cải chính là chúa tể của những ai có lòng gắn bó với giàu sang, tiền bạc.

Đức Giêsu đã mời gọi mỗi người chúng ta phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam. Và, thật ngạc nhiên khi Ngài giới thiệu cho chúng ta con đường cứu độ chính là con đường của Tám mối Phúc. Mối Phúc đầu tiên: ‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ’. Điều này có nghĩa là đừng để lòng mình gắn bó với của cải vật chất. Nếu có nhiều của cải, ta hãy biến chúng thành phương tiện để phục vụ người khác, để chia sẻ và để đến với tha nhân.”

Đức Thánh Cha nói thêm: “Có người sẽ hỏi rằng: ‘Vậy bây giờ chúng con phải làm gì? Đâu là dấu chỉ cho biết chúng con không tôn thờ ngẫu tượng, không bị gắn bó với của cải vật chất?’ Câu trả lời rất đơn giản và ở ngay trong Tin Mừng. Thật vậy, ngay từ hồi Giáo Hội sơ khai đã có dấu chỉ này, đó là hãy làm việc bố thí. Như thế, dấu chỉ cho biết chúng ta không ‘tôn thờ ngẫu tượng’ là khi chúng ta biết bố thí, biết chia sẻ với những người đang túng thiếu. Không phải chỉ sẻ chia những của dư thừa mà còn tất cả những gì khiến chúng ta phải trả ‘một cái giá thật đắt’. Tức là chia sẻ cả những gì đang rất cần thiết đối với chúng ta. Đó là một dấu chỉ hết sức đẹp. Dấu chỉ ấy có nghĩa là: Tình yêu của Thiên Chúa vĩ đại hơn việc gắn bó với của cải vật chất.”

Và để đúc kết, Đức Thánh Cha nói: “Có ba câu hỏi chúng ta cần phải tra vấn mình. Câu hỏi trước hết: Tôi có dám sẻ chia không? Câu hỏi thứ hai: Tôi chia sẻ bao nhiêu? Và câu hỏi thứ ba: Tôi chia sẻ như thế nào? Giống như Đức Giêsu, tôi sẻ chia cho người khác bằng lòng quan tâm và tình yêu mến hay tôi chỉ thực hiện hành vi ấy giống như một người làm công ăn lương? Khi giúp đỡ người khác, tôi có nhìn vào đôi mắt của họ? Tôi có dám tiếp chạm vào đôi tay của họ không? Họ chính là thân xác của Đức Kitô, là anh em của tôi, là chị em của tôi. Trong giờ khắc tuyệt vời của sự sẻ chia chân thành, chúng ta thực sự được trở nên giống Thiên Chúa Cha, Đấng chẳng hề bỏ rơi và luôn ban phát của ăn nuôi dưỡng chim trời. Đấy chính là tình yêu trao ban của Thiên Chúa.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự tôn thờ ngẫu tượng; đó chính là lòng gắn bó với tiền tài, của cải. Chúng ta cũng xin ơn để biết chiêm ngắm Thiên Chúa, Đấng rất mực giàu có nơi con tim, trong sự quảng đại và trong tình xót thương. Chúng ta xin ơn để biết giúp đỡ tha nhân bằng việc thực hành bố thí như chính Chúa đã làm. Nhưng có người sẽ nói: ‘Thưa cha, khi Thiên Chúa trao ban cho chúng ta, Ngài chẳng mất mát gì cả…’. Thực ra, Đức Giêsu Kitô, Đấng có địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, đã ban tặng cho chúng ta tất cả. Ngài đã tự hạ mình xuống, đã hủy mình đi để trao cho chúng ta trọn vẹn con người của Ngài” (SD 19-10-2015).

Vũ Đức Anh Phương

Giáo Hội có thêm 4 vị Hiển Thánh mới

Giáo Hội có thêm 4 vị Hiển Thánh mới

Lễ phong 4 tân hiễn thánh ngày 18 tháng 10 2015 tại Rome

VATICAN. Chúa nhật 18-10-2015, Giáo hội đã có thêm 4 vị hiển thánh mới, được ĐTC Phanxicô tôn phong đầu thánh lễ trọng thể tại Quảng trường thánh Phêrô, trong khuôn khổ Thượng HĐGM thế giới về gia đình.

Đứng đầu danh sách là cha Vincenzo Grossi, người Italia, vị sáng lập dòng các nữ tử Oratorio, tiếp đến là Thánh Nữ Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm, người Tây Ban Nha, mẫu gương bác ái; sau cùng là Ông Bà Louis Martin và Zélie Guérin, song thân của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Cha Vincenzo Grossi (1845-1917) sinh trưởng trong một gia đình có 10 người con tại tỉnh Cremona. Năm 1864, 19 tuổi, Vincenzo đậu bằng tú tài rồi ngày 04.11 cùng năm ấy, được nhận vào chủng viện Cremona, và thụ phong linh mục năm 1869. Năm 1885, cha thành lập dòng các nữ tử Oratorio cùng với Maria Caccialanza, chuyên chăm sóc các thiếu nữ nghèo khổ về tinh thần lẫn vật chất. Cha qua đời năm 1917 tại Vicobellignano. Năm Thánh 1975, cha được Đức Giáo hoàng Phaolo 6 tôn phong lên bậc chân phước.

Vị thánh thứ hai là Nữ tu Maria Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, Bề trên tổng quyền dòng các nữ tu Thánh Giá (1926-1998) ở Sevilla, Tây Ban Nha. Nữ tu qua đời năm 1998, thọ 72 tuổi, và được phong chân phước tại Sevilla ngày 18-9 năm 2010 trong buổi lễ do ĐHY Angelo Amato, SDB, đại diện ĐTC Biển Đức 16 chủ sự, trước sự tham dự của 45 ngàn người tại sân vận động thế vận thuộc thành phố Sevilla. Chỉ 5 năm sau, Mẹ Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm được phong hiển thánh.

Louis Martin và Zéli Guérin, song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Đây là lần đầu tiên một đôi vợ chồng được phong thánh trong cùng một buổi lễ.

Lúc 10 giờ 15 phút, đã có hơn 50 ngàn tín hữu hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô dưới bầu trời nắng thu. Đồng tế với ĐTC có các HY và GM thuộc ban lãnh đạo cũng như các nghị phụ Thượng HĐGM, cùng với các HY, GM và LM liên hệ với 4 vị thánh được tôn phong, trong số này có 80 LM cùng với 100 cha thuộc dòng Đạo Binh Chúa Kitô đảm nhận việc cho các tín hữu rước lễ. Tổng cộng có 90 Hồny y hiện diện trong thánh lễ.

Đầu thánh lễ, sau lời chào phụng vụ của ĐTC, cộng đoàn đã hát kinh cầu xin Chúa Thánh Thần, và nghi thức phong hiển thánh bắt đầu: ĐHY Angelo Amato, dòng Don Bosco, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, nhân danh toàn thể Giáo Hội xin ĐTC ghi tên 4 chân phước Vincenzo Grossi, Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Louis Martin và Marie Azélie Guérin, đôi vợ chồng, vào sổ bộ các thánh. Rồi ĐHY trình bày vắn tắt tiểu sử 4 vị, trước khi ĐTC mời gọi toàn thể các tín hữu cầu xin ơn phù trợ của các thánh qua kinh cầu:

Tiếp đến, ĐTC đã long trọng tuyên đọc công thức phong thánh:

”Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Vincenzo Grossi, Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm, Louis Martin và Marie Zélie Guérin là hiển thánh và chúng tôi truyền ghi tên các ngài vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần

ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 4 vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.

 Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng sau bài đọc Tin Mừng bằng tiếng la tinh và hy lạp, ĐTC đã quảng diễn các bài đọc, nhất là bài Tin Mừng nói về quyền bính như một sự phục vụ. Ngài cũng nhấn mạnh tấm gương khiêm tốn phục vụ của 4 vị thánh mới.

”Chúa Giêsu là Tôi Tớ của Chúa: cuộc sống và cái chết của Người hoàn toàn diễn ra dưới hình thức phục vụ (Xv Pl 2,7), là nguyên nhân mang lại ơn cứu độ và hòa giải nhân loại với Thiên Chúa. Việc loan báo, trọng tâm của Tin Mừng, làm chứng rằng trong cái chết và sự sống lại của Người những lời tiên tri về Người Tôi Tớ Chúa được viên mãn. Trình thuật của thánh Marco mô tả cảnh tượng Chúa Giêsu ”đụng độ” lần đầu tiên các môn đệ Giacôbê và Gioan: hai ông được bà mẹ hỗ trợ, và muốn ngồi bên hữu và bên tả của Người trong nước Thiên Chúa (Xc Mc 10,37), đòi những chỗ danh dự, theo cái nhìn của họ về phẩm trật Nước Chúa. Viễn tượng theo đó họ hành động càng bị ô nhiễm vì ước mơ những thành đạt trần thế. Bấy giờ Chúa Giêsu ”giáng” cú đầu tiên vào những xác tín ấy của các môn đệ, Người nhắc lại con đường của Người trên trần thế này: ”Chén mà Thầy uống, cả các con cũng sẽ uống, nhưng còn việc ngồi bên tả hay bên hữu Thầy, không phải Thầy ban điều ấy; điều ấy dành cho những người được chỉ định (vv.39-40). Với hình ảnh chén ấy, Chúa cam đoan với hai môn đệ là họ có thể tham gia số phận đau khổ của Người, nhưng không bảo đảm những chỗ danh dự mà họ mong muốn. Câu trả lời của Chúa là một lời mời gọi hãy theo Người trên con đường yêu thương và phục vụ, loại trừ cám dỗ trần tục muốn ngồi chỗ nhất và điều khiển người khác.

Đứng trước những người xoay sở ”mánh mung” để đạt được quyền bính và thành công, các môn đệ được kêu gọi hãy làm ngược lại. Vì thế, Chúa cảnh giác họ: Các con biết rằng những kẻ được coi là người cai trị các dân nước thống trị trên dân và các thủ lãnh ấy áp bức dân. Nhưng nơi các con không được như vậy; ai muốn trở nên kẻ lớn trong các con thì hãy trở thành người phục vụ các con” (vv.42-44). Với những lời ấy Chúa chỉ việc phục vụ như cách thức thực thi quyền bính trong cộng đoàn Kitô. Ai phục vụ người khác và không nuôi ảo tưởng, là người thực sự thi hành quyền bính trong Giáo Hội. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy thay đổi não trạng và đi từ sự ham hố quyền hành đến niềm vui được ẩn mình và phục vụ; loại trừ bản năng thống trị người khác và thực thi nhân đức khiêm tốn.

Và sau khi trình bày một kiểu cách không nên bắt chước, Chúa Giêsu cống hiến bản thân như lý tưởng cần tham chiếu. Trong thái độ của Thầy, cộng đoàn tìm được động lực cho viễn tượng mới trong cuộc sống của mình: ”thực vậy cả Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (v. 45). Trong truyền thống Kinh Thánh, Con Người là vị lãnh nhận từ Thiên Chúa ”quyền bính, vinh quang và vương quốc” (Dn 7,14). Chúa Giêsu làm cho hình ảnh ấy được tràn đầy ý nghĩa mới và xác định rằng Người có quyền bính trong tư cách là người tôi tớ, được vinh quang trong tư cách là người có thể hạ mình xuống, và được vương quyền vì sẵn sàng hoàn toàn hiến mạng sống mình. Thực vậy, với cuộc khổ nạn và cái chết, Người chiếm được chỗ cuối cùng, đạt tới mức độ phục vụ cao cả nhất, và trao tặng cho Giáo Hội của Ngừơi.

ĐTC nói thêm rằng: ”có một sự không thể dung hợp giữa cách thức quan niệm quyền bính theo các tiêu chuẩn trần thế và sự khiêm tốn phục vụ phải là đặc tính của quyền hành theo giáo huấn và tấm gương của Chúa Giêsu. Không thể dung hợp giữa những tham vọng, ước muốn thành đạt với sự theo Chúa Kitô; không thể dung hợp giữa những vinh dự, thành công, danh tiếng, những chiến thắng trần tục, với tiêu chuẩn của Chúa Kitô chịu đóng đanh. Trái lại có sự dung hợp giữa Chúa Giêsu ”chuyên chịu đau khổ và sự đau khổ của chúng ta. Thư gửi tín hữu Do Thái nhắc nhớ cho chúng ta điều đó, thư này trình bày Chúa Kitô như vị Thượng Tế chia sẻ thân phận làm người của chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi: ”Chúng ta không có một vị thượng tế không biết tham phần vào những yếu đuối của chúng ta: chính Ngài đã bị thử thách trong mọi sự như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi” (4,5). Chúa Giêsu chủ yếu thi hành một chức linh mục thương xót và cảm thông. Người đã trải qua kinh nghiệm trực tiếp về những khó khăn của chúng ta, Người biết từ bên trong thân phận phàm nhân của chúng ta; sự kiện Người không cảm nghiệm tội lỗi không ngăn cản Người hiểu các tội nhân. Vinh quang của Người không phải là là thứ vinh quang tham vọng hoặc khao khát thống trị, nhưng là vinh quang được yêu mến con người, đảm nhận và chia sẻ yếu đuối của họ và ban cho họ ơn thánh chữa lành, tháp tùng hành trình sầu muộn của họ với lòng dịu dàng vô biên.

Mỗi người chúng ta, trong tư cách đã được chịu phép rửa, đều tham phần vào chức linh mục của Chúa Kitô; các tín hữu giáo dân tham gia chức linh mục chung, các LM tham gia chức LM thừa tác,. Vì thế tất cả chúng ta đều có thể lãnh nhận tình thương xuất phát từ con tim rộng mở của Chúa, cho bản thân chúng ta cũng như cho tha nhân: chúng ta trở thành những máng chuyển tình thương, sự cảm thông, đặc biệt là đối với những người đang đau khổ, lo âu, thất vọng và cô đơn.

Tiếp tục bài giảng, ĐTC đề cập đến 4 vị thánh mới:

”Những vị được tôn phong hiển thánh hôm nay, đã liên tục khiêm tốn phục vụ anh chị em mình với lòng khiêm tốn và bác ái đặc biệt, qua đó các vị noi gương Thầy Chí Thánh. Thánh Vincenzo Grossi là cha sở nhiệt thành, luôn quan tâm đến các nhu cầu của dân, nhất là tình trạng dòn mỏng của giới trẻ. Thánh nhân nhiệt thành bẻ bánh Lời Chúa cho mọi người và trở thành người Samaritano nhân lành cho những người túng thiếu nhất.

Thánh nữ Maria Đức Mẹ Vô Nhiễm đã đích thân sống sự phục vụ những người rốt hết với lòng khiêm tốn sâu xa, với sự quan tâm đặc biệt đến những con cái của những người nghèo và người bệnh.

Hai vị thánh phối ngẫu Louis Martin và Marie Azélie Guérin đã sống việc phục vụ Kitô trong gia đình, ngày qua ngày kiến tạo một môi trường đầy tin yêu, và trong bầu không khí đó đã này mầm những ơn gọi của cac con, trong đó có thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Ước gì chứng tá rạng ngời của các vị thánh mới này thúc đẩy chúng ta kiên trì trên con đường phục vụ vui tươi dành cho anh chị em chúng ta, tín thác nơi ơn phù trợ của Thiên Chúa và sự bảo vệ hiền mẫu của Mẹ Maria. Từ trời cao, giờ đây xin các ngài canh giữ và nâng đỡ chúng ta qua lời chuyển cầu quyền năng của các ngài.

Trong phần lời nguyện giáo dân, bằng các thứ tiếng Anh, Bồ đào nha, Ý, Hoa, và Tây Ban Nha, cộng đoàn đã lần lượt cầu cho Giáo Hội, cho Thượng Hội đồng GM, các quốc hội lập pháp, cho các tín hữu Kitô bị bách hại và cho những người trẻ đang tìm kiếm ơn gọi.

Cuối thánh lễ, trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC tái lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Thánh Địa. Ngài nói: Tôi rất lo âu theo dõi tình hình rất căng thẳng và bạo lực đang xảy ra tại Thánh Địa. Trong lúc này cần có can đảm rất nhiều và nhiều sức mạnh tâm hồn để từ chối oán thù và thực thi những cử chỉ hòa bình. Chúng ta hãy cầu xin Chúa củng cố nơi mọi người, chính quyền và công dân lòng can cảm chống lại bạo lực và thực hiện những bước cụ thể để tạo sự lắng dịu.”

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 03

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 03

Hai Bài Quốc Ca

 

Quốc ca là một loại nhạc nhằm khơi dậy lòng yêu nước, đề cao truyền thống văn hóa hay nhắc lại những sự kiện vẻ vang trong lịch sử của một dân tộc.  Một bài quốc ca thông thường được chính phủ của một quốc gia công nhận hoặc được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số công chúng không thông qua chính quyền.  Phần nhạc trong quốc ca thường thích hợp để duyệt binh hoặc có phong cách của Thánh Ca vớt nét uy nghi và trang trọng.

Slide11

          Bản Quốc Ca Hoa Kỳ “The Star-Spangled Banner” (Tấm Phướn Lấp Lánh Sao) được phổ từ bài “Defence of Fort M’Henry” (Bảo Vệ Đồn M’Henry) ra đời năm 1814 của nhà thơ Francis Scott Key.  Bài thơ này phản ánh sự hào hùng của nhân dân Hoa Kỳ khi chống lại người Anh đã tấn công đồn M’Henry vào năm 1812.  Tuy thế, bài Quốc Ca lại lấy nhạc nền từ bản “To Anacreon in Heaven” của tác giả người Anh – John Stafford.

Slide12

          Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa còn được gọi là “Tiếng Gọi Công Dân” được Đài Phát Thanh Sài Gòn chuyển lời từ “Tiếng Gọi Sinh Viên” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào cuối Thập Niên 30.  “Tiếng Gọi Công Dân” là Quốc Ca chính thức của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1956 cho đến 1975.  Sau 1975, “Tiếng Gọi Công Dân” lưu lạc theo những người tị nạn Việt Nam đến nhiều nơi trên Thế Giới.  Mặc dù bản nhạc không còn là một Quốc Ca nhưng lại là bài hát mang tính biểu tượng đặc trưng cho vài triệu người gốc Việt yêu chuộng cuộc sống tự do.  Họ là những người tuy sinh sống bên ngoài Việt Nam nhưng tâm hồn vẫn luôn tưởng nhớ tới mảnh đất mẹ xa xôi và vẫn giữ phong cách riêng qua ngôn ngữ và văn hóa.  Thực vậy, tuy “Tiếng Gọi Công Dân” và Lá Quốc Kỳ không còn thuộc một quốc gia nào, nhưng khi được cất lên và dương cao là người ta biết ngay chúng tượng trưng cho những ai – tức Người Việt Tự Do.

Slide26

Thượng Hội Đồng Giám Mục và vấn đề những người ly dị tái hôn

Thượng Hội Đồng Giám Mục và vấn đề những người ly dị tái hôn

Thượng Hội Đồng Giám Mục về vấn đề gia đình ly dị tái hôn

VATICAN. Trong các phiên khoáng đại vừa qua của Thượng HĐGM thứ 14 về gia đình, vấn đề cho những người ly dị tái hôn lãnh nhận các bí tích chiếm một phần lớn các bài phát biểu của các nghị phụ.

 Ví dụ trong phiên khoáng đại thứ 9, chiều ngày 14-10-2015, có những nghị phụ nói rằng trong một số trường hợp có thể cho những người ly dị tái hôn được lãnh các bí tích, cụ thể là xưng tội rước lễ, nếu họ ý thức mình sống trong tội lỗi và có ý chí không phạm tội nữa. Nhưng điều này có thể tiến hành theo 3 tiêu chuẩn: trước tiên là phân định từng trường hợp, thứ hai là cặp ly dị tái hôn phải có cung cách hành xử gương mẫu; sau cùng là chỉ lãnh nhận các bí tích trong những buổi cử hành đặc biệt quan trọng.

 Một số nghị phụ khác tái khẳng định rằng Giáo Hội không loại trừ một ai và Chúa Kitô không đến để chữa người lành, nhưng là người bệnh: vì thế những người ly dị tái hôn cần được tháp tùng, yêu thương và tha thứ, vì họ là thành phần của Giáo Hội và chi thể của Chúa Kitô, vì thế hậu quả dĩ nhiên là họ có thể lãnh nhận Thánh Thể.

 Một số vị khác đề nghị đừng giải thích giáo luật một cách cứng nhắc thái quá, đồng thời yêu cầu những người ly dị tái hôn đừng gây gương mù gương xấu. Vì nhiều khi người ta quên rằng ”Thánh Thể trước tiên có giá trị cứu độ cho linh hồn con người”. Từ đó các nghị phụ mong ước có một nền mục vụ thích hợp, có khả năng củng cố chứ không làm suy yếu đạo lý, khởi hành từ tiền đề chân lý là cuộc gặp gỡ với Con người Chúa Kitô và nếu nói về các bí tích như phương tiện duy nhất để lãnh nhận ân thánh thì sẽ khó đến gần những người đã cảm nghiệm một sự thất bại hoặc với người không tin. Nhưng điều quan trọng là Giáo Hội đừng tạo nên những ảo tưởng.

 Trong cuộc họp báo trưa ngày 15-10-2015, Cha Manuel Dorantes, cộng tác viên tiếng Tây Ban Nha, của cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, kể lại một sự kiện cảm động: một em bé lên rước lễ lần đầu, đã cầm Mình Thánh Chúa bẻ ra làm đôi và chia cho ba của em, lý do vì ông không được rước lễ vì là người ly dị tái hôn.

 Đức TGM Stanislaw Gadecki, TGM giáo phận Poznan, Chủ tịch HĐGM Ba Lan, nói rằng HĐGM Ba Lan tái khẳng định giả thuyết cho những người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ, nếu họ tiếp tục sống trong tình trạng này, chiếu theo tông huấn Familiaris consortio về gia đình do Đức Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1984. Đức TGM nói rằng ”Những người ly dị tái khôn không bị vạ tuyệt thông, và có nhiều cách thức tham gia vào đời sống Giáo hội. Ngài nhìn nhận rằng nhiều khi họ là những người có ước muốn được rước lễ, mạnh hơn những ai có thể rước lễ”.

 Về phần một nghị phụ người Mêhicô, ngài cho biết Thượng HĐGM không bao giờ có ý đi tới những quyết định về vấn đề cho những người ly dị tái hôn được rước lễ, nhưng chỉ đệ trình ĐTC những suy tư và quan điểm của mình để ngài quyết định.

 Các vấn đề khác

 Có những nghị phụ nói về sự cần thiết phải chuẩn bị hôn nhân một cách thích hợp cho những người trẻ, đặc biệt để ý tới đức tin của họ, vì sự thiếu đức tin cho thế làm cho hôn phối vô hiệu. Sự huấn luyện thích hợp về hôn phối sẽ tránh được nạn ly dị đang thịnh hành.

 Trong phiên họp khoáng đại thứ 8 vào ban sáng ngày 14-10-2015, trước sự hiện diện của 264 nghị phụ, một vài vị cũng đã đề cập đến sự thiếu đức tin có thể là nguyên nhân làm cho việc kết hôn bất thành.

 Có nghị phụ yêu cầu rằng trong việc tháp tùng những người trẻ chuẩn bị kết hôn, cần tránh những ngôn ngữ học đường như ”những khóa học tiền hôn nhân”. Nên thay tế bằng một sự đồng hành liên tục trong thời gian, theo dõi các gia đình trong mỗi giai đoạn, kể cả sau khi đã kết hôn.

 Trong bối cảnh này, các nghị phụ cũng nói về sự dòn mỏng của các gia đình, nhất là những gia đình bị sức ép chứ không tự ý chọn lựa. Ngoài ra không nên chỉ nói về sự phù hợp với đạo lý nhưng tháp tùng các gia đình bị thương hướng về tương lai, không nghiêm khắc phán đoán nhưng gì đã xảy ra trong quá khứ. Trong thực hành, cần có cái nhìn của người Samaritano nhân dành, trông thấy, đón tiếp, chữa lành và hội nhập, tiến hành không phải bằng cách áp đặt, nhưng bằng sự thu hút, nghĩa là qua chứng tá một cuộc sống khiêm tốn, đơn sơ, với kinh nguyện. Xét cho cùng, viễn tượng dịu dàng có thể là giải pháp cho bao nhiêu tình trạng lo âu.

 Giáo dục người trẻ

 Trong phiên khoáng đại thứ 11, chiều thứ năm, 15-10-2015, có sự hiện diện của ĐTC và 249 nghị phụ.

 Các bài phát biểu trong dịp này đề cập đến sự chuẩn bị thích hợp cho những người sắp kết hôn, hiểu như một hành trình đức tin dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Tiến trình này cũng phải bao gồm việc giáo dục về tính dục, ngày nay có nhiều thiếu sót. Thực vậy, tại các trường công lập, trong việc giáo dục về tình dục có hiện tượng tầm thường hóa các hoạt động này, và thu hẹp vào việc sử dụng các phương tiện ngừa thai.

 Theo các nghị phụ, nền giáo dục tính dục tại nhiều nơi thiếu một quan niệm Kitô về tính dục và tình yêu, và không sợ nói về sự khiết tịnh và giá trị của đức tính này.

 Một số bài phát biểu khác đề cập đến việc nhận con nuôi và nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ phẩm giá của trẻ vị thành niên và các quyền của cha mẹ tự nhiên, đồng thời khích lệ nền văn hóa tiếp đón và hội nhập.

 Về vấn đề sinh sản, các nghị phụ lưu ý về những thuốc phá thai và những nguy hiểm của chúng, nhiều khi ít được biết đến, cũng như những kỹ năng thụ thai nhân tạo, thường được đề nghị với mục đích kinh tế hơn là trị liệu. Trong lãnh vực này có nhiều sự thông tin sai trái không những cho các cặp vợ chồng nhưng cả nơi các linh mục. Vì thế Giáo Hội cần trở thành điểm tham chiếu vững chắc về luân lý, và có thể nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia đa ngành, biết rõ vấn đề son sẻ của các đôi vợ chồng theo luân lý Công Giáo. (SD 16-10-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio