Thông cáo về việc gặp gỡ giữa phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam

Thông cáo về việc gặp gỡ giữa phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam

VATICAN. Trưa ngày 11-9-2014, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố thông cáo chung về cuộc gặp gỡ lần thứ 5 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà Nội.

Nguyên văn thông cáo chung như sau:

Để thi hành những thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm Việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam, diễn ra tại Vatican hồi tháng 6 năm 2013, cuộc gặp gỡ thứ 5 của Nhóm Làm Việc Chung đã diễn ra tại Hà Nội ngày 10 và 11 tháng 9 năm 2014. Hai vị đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ là Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng Phái Đoàn Việt Nam, và Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức Ông Antoine Camilleri, Trưởng Phái Đoàn Tòa Thánh.

Phái Đoàn Tòa Thánh đã đánh giá cao sự nâng đỡ của các giới chức chính quyền có thẩm quyền ở mọi cấp độ dành cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam để thi hành sứ mạng của mình. Đoàn cũng ghi nhận những tiến triển trong chính sách tôn giáo của Việt Nam, được phản ánh trong Hiến Pháp tu chính năm 2013. Nhà Nước Việt Nam đã tạo điều kiện dễ dàng cho các cuộc viếng thăm công tác của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Không Thường Trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Phái Đoàn Tòa Thánh tái khẳng định mình coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam nói riêng, và với Á châu nói chung, như cuộc viếng thăm mới đây và các cuộc viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng tại Đại lục này làm nổi bật. Tòa Thánh tái khẳng định sự dấn thân tiến tới mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và cùng với Giáo Hội Công Giáo tại nước này, Tòa Thánh muốn góp phần tích cực hơn nữa vào việc phát triển đất nước trong các lãnh vực mà Giáo Hội Công Giáo có những điểm mạnh, như trong lãnh vực y tế, giáo dục, từ thiện và các hoạt động nhân đạo. Phía Việt Nam tái khẳng định chính sách trước sau như một của Nhà Nước và Đảng trong việc tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng của mọi người, và trong việc hỗ trợ Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tích cực tham gia vào việc phát triển đất nước về mặt xã hội và kinh tế.

Hai bên cũng nêu bật những nguyên tắc cơ bản ”sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” và ”người công giáo tốt là người công dân tốt”. Phái Đoàn Tòa Thánh nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm theo dõi những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam và Ngài khích lệ cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam tiếp tục góp phần đẩy mạnh các mục tiêu chính của đất nước.

Hai bên hài lòng ghi nhận những phát triển tích cực trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam được biểu lộ qua sự gia tăng những trao đổi và tiếp xúc ở mọi cấp độ, từ những cuộc gặp gỡ của Nhóm Làm Việc chung cho tới các cuộc viếng thăm công tác của vị Đại diện Không Thường Trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận tiếp tục đối thoại và tiếp xúc, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho sứ vụ của Vị Đại diện Tòa Thánh, vì ngài giúp Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thi hành giáo huấn của Đức Giáo Hoàng.

Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau.

Hại bên đã đồng ý thực hiện cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican. Thời điểm cuộc gặp gỡ sẽ được thiết lập qua đường ngoại giao.

Trong dịp này, Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm Phó Thủ trướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao, Ông Phạm Bình Minh, và gặp Thứ Trưởng Nội vụ kiêm Trưởng Ban tôn giáo của chính phủ, Ông Phạm Dũng. Đoàn cũng nhân cơ hội này viếng thăm vài tổ chức Công Giáo ở Hà Nội và Thành Phố HCM. (SD 11-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP chuyển ý

 

Mẹ Giáo Hội dạy chúng ta sống thương xót là nòng cốt Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô

Mẹ Giáo Hội dạy chúng ta sống thương xót là nòng cốt Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô

Giáo Hội là mẹ dạy chúng ta sống điều nòng cốt trong Tin Mừng của Chúa Giêsu: đó là lòng thương xót, làm các việc lành phúc đức để cải tiến thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 50 chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư hàng tuần 10-9-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Giáo Hội. Giáo Hội là mẹ làm cho chúng ta lớn lên với ánh sáng và sức mạnh của Lời Chúa, chỉ cho chúng ta con đường cứu độ và bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ. Nhưng Giáo Hội cũng là mẹ giáo dục chúng ta làm các việc của lòng thương xót. Một nhà giáo dục tốt chỉ cho thấy điều nòng cốt, không lạc trong các chi tiết, nhưng muốn thông truyền điều thực sự quan trọng để con cái hay học trò tìm ra ý nghĩa và niềm vui sống.

Và điều nòng cốt, theo Phúc Âm, là lòng thương xót. Chính Chúa Giêsu nói một cách rõ ràng, khi tóm tắt giáo huấn của Người cho các môn đệ: ”Các con hãy thương xót, như Cha các con ở trên trời là Đấng xót thương” (Lc 6,36). Có thể là kitô hữu mà không thương xót không? Không. Tín hữu kitô phải là người thương xót, bởi vì đó là trọng tâm của Tin Mừng. Và trung thành với giáo huấn này, Giáo Hội chỉ có thể lập lại cùng điều ấy với con cái mình: ”Các con hãy thương xót”, như Thiên Chúa Cha và như Chúa Giêsu đã thương xót.

Và khi đó Giáo Hội hành xử như Chúa Giêsu. Giáo Hội không cho các bài học lý thuyết về tình yêu thương, về lòng thương xót. Không phổ biến trên thế giới một triết lý, một con đường khôn ngoan… Chắc chắn rồi, Kitô giáo cũng là tất cả những điều này, nhưng như là kết qủa, như là phản ánh. Như Chúa Giêsu mẹ Giáo Hội dậy với gương sáng và các lời nói dùng để minh giải ý nghĩa các cử chỉ của mình.

Mẹ Giáo hội dậy chúng ta cho kẻ đói khát ăn uống, cho người trần truồng quần áo mặc, Và Giáo Hội làm sao? Giáo Hội làm với gương của biết bao nhiêu thánh nam nữ đã thực thi điều đó một cách gương mẫu; Giáo Hội cũng làm với gương sáng của biết bao nhiêu người cha người mẹ, dậy con cái mình rằng điều chúng ta dư thừa là sự cần thiết cho người túng thiếu. Đây là điều quan trọng cần biết. Trong các gia đình kitô đơn sơ nhất luật hiếu khách đã luôn luôn là thánh thiêng: không bao giờ thiếu một đĩa thức ăn và một giường nghỉ cho người cần được giúp đỡ.

Một lần kia, một bà mẹ ở trong giáo phận khác đã kể cho tôi nghe bà đã muốn dậy ba đứa con bà và nói với chúng giúp cho kẻ đói ăn. Một hôm nọ người cha đi làm việc, bà và ba đứa con 7, 5 và 4 tuổi đang ăn trưa, thì nghe tiếng gõ cửa. Có một ông xin ăn. Bà nói ông đợi một chút, rồi vào nói với các con: ”Có một ông xin ăn, chúng ta làm gì bây giờ?” ”Chúng ta cho ông ăn đi mẹ, chúng ta cho ông ăn”. Mỗi đứa bé có một miếng bí tết và khoai tây chiên trong đĩa. ”Chúng ta lấy một nửa thức ăn của mỗi con và chúng ta cho ông phân nửa miếng bí tết của mỗi con”. ”Ồ không mẹ, như vậy đâu có được!”. ”Con phải làm như vậy, và cho đi một nửa của con”. Bà mẹ đã dậy các con cho kẻ đói ăn như vậy. Đây là thí dụ rất đẹp đã giúp tôi rất nhiều. ”Con đâu có thừa gì đâu”. ”Hãy cho phần của con”. Mẹ Giáo Hội cũng dậy chúng ta như vậy đấy. Và các bà, biết bao nhiêu bà mẹ hiện diện ở đây, chị em biết phải làm gì để dậy con cái chị em, để chúng chia sẻ những gì của riêng chúng với người cần được giúp đỡ.

Mẹ Giáo Hội dậy ở gần người đau yếu. Biết bao nhiêu thánh nam nữ đã phục vụ Chúa Giêsu theo kiểu mẫu này! Và biết bao nhiêu người đơn sơ nam nữ mỗi ngày thực hành việc thương xót này trong một phòng nhà thương, hay trong một nhà hưu dưỡng, hoặc trong chính nhà mình, khi giúp đỡ một người đau yếu. Mẹ Giáo Hội dậy chúng ta ở gần người bị tù. ”Ồ thưa cha, anh ta nguy hiểm lắm, anh ta là người xấu”. Nhưng mà mỗi người trong chúng ta có khả năng… Xin anh chị em nghe rõ điều này: mỗi người trong chúng ta đều có khả năng làm cùng điều mà người đàn ông hay người đàn bà đó trong tù đã làm. Tất cả chúng ta đều có khả năng phạm tội và làm cùng điều đó, sai lầm trong cuộc sống. Họ không xấu hơn bạn và tôi đâu!

Lòng thương xót vượt mọi bức tường, mọi rào cản và đưa bạn tới chỗ luôn luôn tìm kiếm gương mặt của con người. Và lòng thương xót thay đổi con tim và cuộc sống có thể làm cho một người tái sinh và cho phép họ tái hội nhập vào xã hội.

Mẹ Giáo Hội dậy chúng ta ở gần ai bị bỏ rơi và chết cô đơn. Đó là điều Chân phước Têrêxa đã làm trên các đường phố tại Calcutta; đó là điều mà biết bao nhiêu kitô hữu đã làm, họ không sợ hãi nắm tay một người đang rời bỏ thế giới này. Và ở đây cũng thế, lòng thương xót trao ban hòa bình cho người ra đi và cho người ở lại, bằng cách làm cho chúng ta cảm thấy rằng Thiên Chúa vĩ đại hơn cái chết, và khi ở trong Người cả sự tách rời cuối cùng cũng là một ”tái ngộ”. Chân phước Têrêxa đã hiểu rõ điều này. Người ta đã nói với mẹ: ”Thưa mẹ, điều này là mất thời giờ”. Tìm người hấp hối trên đường phố, người mà chuột cống đã bắt đầu ăn thịt, nhưng mẹ đem họ về nhà để họ chết trong an bình, được tắm rửa, thanh thản, được vuốt ve. Mẹ đã cho họ tất cả lời ”tạm biệt”. Và có biết bao nhiêu người nam nữ đã làm điều này như mẹ. Và họ chờ mẹ ở trên trời ở cửa để mở cửa Trời cho họ. Giúp con người chết tốt trong an bình.

Anh chị em thân mến, Giáo Hội là mẹ như thế, bằng cách dậy cho con cái mình các việc của lòng xót thương. Giáo Hội đã học được từ Chúa Giêsu con đường ấy, đã học biết rằng đó là điều nòng cốt cho ơn cứu rỗi. Chỉ yêu thương người yêu thương ta thôi, thì không đủ. Để thay đổi thế giới nên tốt lành hơn, cần phải làm điều thiện cho người không có khả năng đáp trả lại chúng ta, như Thiên Chúa Cha đã làm, bằng cách ban cho chúng ta Đức Giêsu. Chúng ta đã trả bao nhiêu cho ơn cứu rỗi của chúng ta? Không có gì hết, tất cả là nhưng không! Làm điều thiện mà không chờ đợi gì đổi lại. Thiên Chúa Cha đã làm như thế với chúng ta, và chúng ta cũng phải làm như vậy. Hãy làm việc thiện và tiến bước! Thật đẹp biết bao sống trong Giáo Hội, trong đó mẹ Giáo hội của chúng ta dậy chúng ta tất cả các điều này mà Chúa Giêsu đã dậy! Chúng ta hãy cám ơn Chúa là Đấng ban cho chúng ta ơn có Giáo Hội là mẹ, một người mẹ dậy chúng ta con đường thương xót, sự sống của sự sống. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa!

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu đến từ Pháp, Thụy Sĩ, và Sénégal, cũng như các tín hữu đến từ Anh quốc, vùng Galles, Êcốt, Phần Lan, Thụy Điển, Cộng hòa Tiệp, Nam Phi, Philippines, Canada, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Mexico, Colombia, Perù, Chilê, Argentina, Brasil và Bồ Đào Nha. Chào các tín hữu đến từ Syria và vùng Trung Đông, Đức Thánh Cha nói: Mẹ Giáo Hội dậy chúng ta đương đầu với thù hận bằng tình yêu thương, đánh bại bạo lực với sự tha thứ, trả lời cho vũ khí với lời cầu nguyện. Xin Chúa ban thưởng cho lòng trung thành của anh chị em, tuôn đổ trên anh chị em lòng can đảm, và mở mắt những người bị mù lòa bởi sự dữ, để họ thấy ánh sáng của sự thật và sám hối các lỗi lầm đã phạm.

Đức Thánh Cha cũng chào một đoàn hành hương Slovac do Đức Cha Rabeck, tổng tuyên úy quân đội, hướng dẫn. Trong số đông đảo các đoàn hành hương của nhiều giáo phận Italia do các Giám Mục hướng dẫn ngài chào tín hữu giáo phận Treviso về Roma hành hương nhân kỷ niệm 100 năm Đức Piô X qua đời, ngài đã là vị Giáo Hoàng có lòng hăng say mục vụ rất lớn; các tín hữu Modena và Reggio Emilia hành hương Roma để cám ơn lễ phong chân phước cho chủng sinh Rolando Rivi chứng nhân anh hùng của lòng trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng; nhóm hiến máu của Hội đồng các bộ trưởng. Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào và cám ơn các sĩ quan và binh sĩ hải quân thuộc toán cứu vớt người tỵ nạn ”Mare nostrum” vì hoạt động đáng khen của họ đối với các anh chị em đi tìm niềm hy vọng. Ngài cầu chúc chuyến viếng thăm mộ hai Thánh Tông Đồ dưỡng nuôi đức tin của họ được biểu lộ ra trong các công tác bác ái cụ thể.

Chào đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt các em mới chịu phép Thêm Sức của giáo phận Chiavari, Đức Thánh Cha nhắc cho biết thứ sáu tới này là lễ nhớ Danh thánh Đức Maria. Ngài khích lệ họ hãy cầu khẩn danh Mẹ để nếm hưởng được sự dịu ngọt tình yêu của Mẹ Thiên Chúa. Ngài xin các anh chị em đau yếu cầu khấn Mẹ trong lúc vác thập giá của bệnh tật và khổ đau. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới nhìn lên Mẹ như mẫu gương con đường hôn nhân tận hiến và trung thành.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CHƯƠNG TRÌNH NGHI LỄ AN TÁNG CHO CỐ GIÁM MỤC CIRILO FLORES

CHƯƠNG TRÌNH NGHI LỄ AN TÁNG CHO CỐ GIÁM MỤC CIRILO FLORES

Cố Giám Mục Cirilo Flores 1948-2014Cố Giám Mục Cirilo Flores 1948-2014

 

Chương trình gồm có:

– Nghi thức đón nhận thi hài của cố Giám Mục Cirilo Flores tại nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) vào lúc 10:00 giờ sáng ngày thứ Ba 16 tháng 9 năm 2014. Địa chỉ của nhà thờ:  1535 Third Avenue, San Diego, California 92101.

– Vào chiều tối thứ Ba cùng ngày, lúc 7:00 giờ tối sẽ có nghi thức lễ cầu nguyện cho cố Giám Mục Cirilo Flores tại nhà thờ Thánh Giuse.

– Lễ an táng cho cố GM sẽ được cử hành tại nhà thờ Thánh Teresa Carmel vào trưa ngày thứ Tư 17 tháng 9 năm 2014. Địa chỉ của nhà thờ: 4355 Del Mar Trials Road, San Diego, CA 92130.

– Sau đó sẽ được an táng tại nghĩa trang Holy Cross, 4470 Hilltop Drive, San Diego, CA

Xin mời tất cả các Kitô hữu hiệp nhất cùng nhau cầu nguyện cho Cố GM Cirilo Flores.

253 người sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình

253 người sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình

VATICAN. Hôm 9-9-2014, Văn phòng Tổng Thư Ký Thượng HĐGM đã công bố danh sách 253 người sẽ tham dự Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt thứ 3, từ ngày 5 đến 19-10 tới đây tại Vatican.

Chủ đề khóa họp là ”Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”, với mục đích ”đề nghị cho thế giới ngày nay vẻ đẹp và các giá trị của gia đình, xuất phát từ sự loan báo của Chúa Giêsu Kitô đánh tan sợ hãi và nâng đỡ niềm hy vọng” (ĐHY Lorenzo Baldisseri).

Trong số 253 tham dự viên đến từ 5 châu, có 13 thủ lãnh các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản, 114 vị Chủ tịch HĐGM, 25 vị Tổng trưởng hoặc Chủ tịch các Cơ quan trung ương Tòa Thánh, 9 thành viên Hội đồng Thượng HĐGM, tiếp đến là Đức Hồng Y Tổng thư ký Baldisseri và Đức Cha Phó Tổng thư ký Thượng HĐGM, 3 Bề trên Tổng quyền do Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam bầu lên (Bề trên Tổng Quyền dòng Tên, dòng Capuchino và dòng thanh Giuse (CSI), ngoài ra có 26 nghị phụ do ĐTC bổ nhiệm.

Các tham dự viên khác gồm 8 đại biểu của các Giáo Hội Kitô anh em, 38 dự thính viên trong số này có 13 đôi vợ chồng. Thêm vào đó có 16 chuyên gia.

Người Việt Nam duy nhất tham dự Thượng HĐGM thế giới sắp tới là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh, trong tư cách là Chủ tịch HĐGM Việt Nam.

Trong số 26 nghị phụ do ĐTC bổ nhiệm, có ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn, ĐHY Walter Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY Gioan Thang Hán, GM Hong Kong. Có 3 vị là linh mục, đứng đầu là Cha Francois-Xavier Dumortier SJ, Viện trưởng Giáo hoàng Đại học Gregoriana, Cha Antonio Spadaro SJ, Giám đốc tạp chí La Civiltà Cattolica, và Cha Manuel Jesús Arroba Conda, CMF, giáo sư giáo luật Đại Học Giáo Hoàng Laterano.

Trong số các tham dự viên có 191 nghị phụ có quyền phát biểu và bỏ phiếu.

ĐTC là Chủ tịch của Thượng HĐGM và có 3 Hồng Y Chủ tịch thừa ủy: ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris (Pháp), ĐHY Luis Tagle, TGM Manila (Philippines) và ĐHY Raymundo Damasceno Assis, TGM Aparecida (Brazil).

Công nghị ngoại thường của các GM thế giới sắp tới chỉ kéo dài 2 tuần lễ nhắm thu thập các dữ kiện và ý kiến, sau đó vào tháng 10 năm 2015, sẽ có Thượng HĐGM thế giới thường kỳ, nhắm đưa ra những đề nghị cụ thể cho việc mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng ngày nay.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Vua vương quốc Bahrain hiến tặng Giáo Hội công giáo một miếng đất để xây nhà thờ chính tòa

Vua vương quốc Bahrain hiến tặng Giáo Hội công giáo một miếng đất để xây nhà thờ chính tòa

Phỏng vấn Đức Cha Camillo Ballin, Giám quản tông tòa vùng bắc A rập

Trong các ngày hạ tuần tháng 8 vừa qua vua Hamad Bin Isa Al Khalifa của vương quốc Bahrain đã hiến tặng Giáo Hội công giáo một khu đất rộng 9,000 mét vuông để xây nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Bà A Rập. Chính Đức Cha Camillo Ballin Giám quản tông tòa vùng bắc A rập đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican ngày 22 tháng 8 vừa qua. Nhà thờ chính tòa sẽ có hình bát giác, giống lều dân Do thái dựng trong sa mạc Sinai xưa kia.

Vùng bắc A rập thuộc quyền giám quản của Đức Cha Ballin bao gồm Bahrain, Kuwait, Qatar và A rập Sauđi.

Vương quốc Bahrain là một quần đảo rộng 750 cây số vuông, có gần 1.3 triệu dân, 80% theo Hồi giáo, 10% theo Kitô giáo và 10% theo các tôn giáo khác. Al Bahrain có nghĩa là ”vương quốc của hai biển”. Hồi đầu thế kỷ 16 nó bị người Bồ Đào Nha chiếm đóng, sang đầu thế kỷ 17 người dân nổi loạn đánh đuổi người Bồ. Bahrain tùy thuộc vương quốc Ba Tư. Vào tiền bán thế kỷ 18 khi triều đại Safavít bên Ba Tư sụp đổ, Bahrain độc lập và do bộ tộc Huwala cai trị. Năm 1735 triều đại mới Cagiari của Ba Tư tái chiếm Bahrain, và năm 1754 các thành phần của triều đại Makhtur trở thành các thống đốc cha truyền con nối dưới sự giám sát của Ba Tư. Năm 1783 dưới sự lãnh đạo của bộ lạc Bani Utub, người dân Bahrain cùng với người dân Qatar nổi lên chống lại triều đại Makhtur và được hoàn toàn độc lập khỏi người Ba Tư. Nhưng nền độc lập không kéo dài vì Bahrain lại bị Sultan Oman đánh chiếm năm 1802. Năm 1822 lại xảy ra một cuộc nổi loạn khác do gia tộc Al Khalifa lãnh đạo, và tái lập nền độc lập.

Trong thời gian này Bahrain ký các hiệp ước với Anh quốc để được Anh quốc bảo vệ khỏi các tấn công từ bên ngoài, nhưng chưa phải là chế độ bảo hộ. Nam 1869 đế quốc Ottoman trải rộng sự thống trị của họ dọc bờ duyên hải A rập của vùng Vịnh Ba Tư, và với sự can thiệp của Anh quốc Bahrain được hưởng quy chế chư hầu. Với sự sụp đổ của đế quốc Ottoman năm 1916 Bahrain trở thành vùng bảo hộ của Anh quốc cho tới năm 1971, rồi được độc lập. Đường hướng cai trị mang tính cách truyền thống hồi giáo giống A Rập Sauđi. Bahrain đã đồng ý cho Hoa Kỳ có căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình để chứng minh cho thấy mình phò Tây phương. Tuy có Hiến pháp năm 1973 nhưng năm 1975 Hiến pháp bị tạm ngưng. Năm 2011 vua Hamad Bin Isa Al Khalifa tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì các đụng độ giữa các nhóm Sciít được Iran ủng hộ và các nhóm Sunni được A rập Sauđi yểm trợ. Các cuộc đụng độ đã khiến cho 3 người chết và 200 người bị thương. Tiến trình cách mạng đang tiếp tục không chỉ có tính cách tôn giáo nhưng cũng có tính cách kinh tế, xã hội nhất là chính trị pháp định và liên quan tới các quyền tự do dân sự.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ballin về tin vui này và về tình hình các kitô hữu vùng Trung Đông.

Hỏi: Thưa Đức Cha Giám quản, tin vui nói trên là một dấu hiệu tích cực. Đức Cha có thể cho biết thêm chi tiết về sự kiện này hay không?

Đáp: Mảnh đất để xây nhà thờ chính tòa do vua Bahrain, Hamad Bin Isa Al Khalifa tặng cho Giáo Hội công giáo rộng 9,000 mét vuông. Nhà vua rất hài lòng và liên tục hỏi tôi tin tức về việc xây cất nhà thờ. Và khi tôi báo cho nhà vua biết nhà thờ sẽ được dâng kính Đức Bà A rập, thì nhà vua rất sung sướng. Nhà thờ Đức Bà A rập là chị em với nhà thờ Đức Bà Fatima và nhà thờ Lộ Đức.

Hỏi: Công việc xây cất đã tới đâu rồi thưa Đức Cha, nó đã đươc khởi sự chưa?

Đáp: Chưa. Các công việc xây cất chưa bắt đầu. Trong lúc này chúng tôi mới đã chỉ tổ chức một cuộc thi để chọn dự án: một kiến trúc sư người Ý đã thắng cuộc thi. Ông đã thực hiện một sơ đồ rất đơn sơ diễn tả chiếc lều của người Do thái trnog thời Xuất Hành. Trong sa mạc Sinai khi người do thái muốn thì họ có thể tới lều để gặp Thiên Chúa. Đó là một nhà thờ hình bát giác, bởi vì số tám là con số diễn tả sự vĩnh cửu. Như thế khi chúng ta đến nhà thờ và gặp gỡ với Thiên Chúa, là chúng ta tham dự vào sự vĩnh cửu mà chúng ta được mời gọi hướng tới. Đây là một nhà thờ có 2,300 chỗ ngồi, bên trái có nhà nguyện đặt Thánh Thể, bên phải là nhà nguyện kính Đức Mẹ A rập, rồi có một nhá nguyện khác nữa dành cho việc giải tội và sau cùng nhà nguyện thứ tư dành cho thang máy, như vậy để tín hữu có thể từ chỗ đậu xe dưới hầm lên nhà thờ.

Hỏi: Nhà thờ cũng có một tháp chuông có thể trông thấy từ xa chứ thưa Đức Cha?

Đáp: Vâng có tháp chuông, nhưng tôi thích không trưng bầy các Thánh Giá hay các dấu chỉ tôn giáo khác. Không phải vì bị cấm hay vì nhà vua không muốn như vậy, nhưng bởi vì tôi không mnốn làm dấy lên các phản ứng có thể có từ phía các người hồi cực đoan.

Hỏi: Là Giám Quản tông tòa Đức Cha cũng đảm trách việc đào tạo các chủng sinh nữa, có đúng thế không?

Đáp: Đúng thế. Trong vùng tôi giám quản có 50 linh mục. Chúng tôi găp gỡ nhau hai lần mỗi năm. Rất tiếc là chúng tôi không có cơ sở tôn giáo nào, vì thế chúng tôi phải họp nhau trong khách sạn. Do đó tôi đã nghĩ tới việc xây một căn nhà có khoảng 60 phòng cho các buổi tĩnh tâm hội họp của các linh mục, giáo dân, các thừa tác viên Thánh Thể. Cần có một chỗ để chúng tôi hội họp và là trung tâm cho tất cả mọi nước của Tòa giám quản, vì thế chúng tôi đã chọn vương quốc Bahrain. Và điều này cho phép tôi di chuyển rất tự do giữa các nước A rập đã được giao phó cho tôi. Ngoài Bahrain Tòa giám quản tông tòa Bắc A Rập còn bao gồm Kuwait, Qatar, và A Rập Sauđi.

Hỏi: Trong những ngày này Vua Bahrain cũng đã gửi điện tín chia buồn với Đức Thánh Cha Phanxicô vì cái chết của người vợ và hai con nhỏ của cháu ruột ngài. Cả điều này nữa cũng là một dấu chỉ quan trọng có đúng thế không?

Đáp: Vâng đúng thế, nhưng không phải chỉ có vậy. Cả cuộc hội kiến giữa nhà vua và Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vaticăng ngày 19 tháng 5 năm nay cũng đã rất tích cực. Tôi xác tín rằng nhà vua đã rất hài lòng. Thật thế, sau chuyến viếng thăm nhà vua đã muốn gặp tôi để cám ơn tôi đã cộng tác sắp xếp tổ chức cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Hỏi: Thưa Đức Cha Pallin, có thể đóng góp cho việc xây cất nhà thờ chính tòa ”Đức Bà A rập” như thế nào? Có thể quyên góp ngân khoản một cách tự phát hay không?

Đáp: Vâng, có thể đóng góp bằng bất cứ cách nào. Chẳng hạn, tôi đã đề nghị các phụ nữ có tên thánh là Maria có thể dâng cúng 10 Euros cho việc xây nhà của Mẹ Maria. Cũng có thể đóng góp bằng cách gửi số tiền dâng cúng vào số trương mục của Dòng Comboni và ghi chú ”cho Đức Cha Pallin”.

Hỏi: Các tín hữu kitô vùng Trung Đông đang phải sống trong một tình trạng vô cùng thê thảm. Nó có gây ra các dư âm nào trong các nước thuộc Tòa giám quản của Đức Cha hay không?

Đáp: Vua Bahrain đã tuyên bố sẵn sàng trợ giúp 200 gia đình kitô Mossul và cũng sẵn sàng đón tiếp họ tại Bahrain. Điều này cho thấy sự quảng đại của nhà vua đối với các kitô hữu. Hiện nay tình trạng thê thảm này chưa lan tràn tới chúng tôi. Phản ứng của các người hồi là chống lại Nhà Nước Hồi ISIS tại Irak và Siria. Tất cả mọi người Hồi đều chống lại các lực lượng ISIS, nhất là các người hồi hòa hoãn. Cả các người hồi cực đoan cũng đã không bầy tỏ ý kiến một cách tích cực, tôi đã không tìm thấy trên báo chí các lời tuyên bố ủng hộ Nhà Nước Hồi ISIS, tại Bahrain cũng như Kuweit và nơi khác. Tôi tin rằng ở nền tảng của nó có một lý do chính trị khiến cho các chính quyền A rập khác chú ý. Nghĩa là: Nhà Nước Hồi giáo này muốn gì? Nó có mục đích gì? Mục đích của nó có thật sự là Hồi giáo không hay có một phong trào chính trị làm nảy sinh ra nó? Và ai là người ủng hộ nó? Việc trở lại với một quốc gia hồi giáo Caliphat là một tưởng tượng thuần túy, vì nó sẽ không bao giờ được bất cứ quốc gia A rập nào chấp thuận.

Hỏi: Đức Cha có muốn đưa ra lời kêu gọi khoan nhượng tôn giáo và bảo vệ các nhóm thiểu số, không phải chỉ có các kitô hữu thôi không?

Đáp: Mọi nhóm thiểu số phải được nâng đỡ, vì mọi người đều là thu tạo của Thiên Chúa, dù là Kitô hữu hay không. Cả các anh em hồi giáo cũng có các nhóm thiểu số. Và mọi nhóm thiểu số đều có quyền hiện hữu, đều có quyền sống, bởi vì mỗi người là một nhân vị, và như thế tại sao họ lại phải chịu các áp bức, bị xử bắn, bị giết ngay tức khắc, bị cướp bóc, bị các áp đặt tôn giáo? Tại sao? Mỗi một người phải đựơc tự do lựa chọn tôn giáo mình muốn, sống theo sự tôn trọng của nhân vị, của xã hội con người, theo các nhân quyền. Mỗi một người đều đã được Thiên Chúa tao dựng nên, và như là thụ tạo của Thiên Chúa, họ có quyền sống cuộc sống nhân bản và tôn giáo của mình, như họ muốn.

(RG 22-8-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Đức Thánh Cha chia buồn về 3 nữ tu thừa sai Italia bị sát hại

Đức Thánh Cha chia buồn về 3 nữ tu thừa sai Italia bị sát hại

VATICAN. ĐTC Phanxicô đã chia buồn với dòng thừa sai Savie và Tổng giáo phận Bujumbura bên Burundi, nơi 3 nữ tu của dòng bị sát hại dã man hôm 7-9-2014.

3 nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu, chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ cắt cổ chiều chúa nhật 7-9 vừa qua trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy. Đại tá Helmegilde Harimenshi, phát ngôn viên của cảnh sát Burundi, cho biết cả 3 nữ tu đều bị kẻ sát nhân hãm hiếp. Một nữ tu không những bị cắt cổ nhưng còn bị thủ phạm dùng đá đánh vào mặt nhiều cú. Cảnh sát bác bỏ tin cho rằng 3 nữ tu là nạn nhân của vụ đánh cướp, vì kẻ sát nhân không lấy tiền bạc hoặc vật dụng gì trong tu viện.

Trong điện văn thứ nhất gửi đến Nữ tu Ines Frizza, Bề trên Tổng quyền dòng thừa sai Savie ở thành phố Parma, bắc Italia, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh TT, cho biết ĐTC xúc động sâu xa vì cái chết thê thảm của các nữ tu thừa sai Savie bị giết ở Burundi, ngài nồng nhiệt chia buồn với toàn dòng vì sự mất mát các nữ tu nhiệt thành như vậy. ĐTC cầu mong máu của các chị đổ ra sẽ trở thành hát giống để xây dựng tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc, đồng thời dâng lời khẩn nguyện sốt sắng để cầu cho các chứng nhân quảng đại của Tin Mừng.

Trong điện văn chia buồn thứ hai gửi đến Đức Cha Evariste Ngoyagoye, TGM Bujumbura, ĐHY Parolin cho biết ĐTC nhắc đến sự phục vụ của 3 nữ tu ở giáo xứ Thánh Guido Maria Conforti ở thủ đô Burundi, và ngài xin Chúa đón nhận 3 nữ tu trung thành và tận tụy này vào nơi an bình và ánh sáng của Chúa. ĐTC bày tỏ sự gần gũi và chia buồn với toàn thể cộng đoàn giáo phận, nhất là những người bị thương tổn vì cái chết đau thương của ba nữ tu. (SD 8-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tái lên án chiến tranh

Đức Thánh Cha tái lên án chiến tranh

ANVERS. ĐTC Phanxicô tái khẳng định rằng ”chiến tranh không bao giờ là phương thế thích đáng để sửa chữa bất công và đạt tới các giải pháp quân bình cho những bất thuận về chính trị và xã hội”.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự viên cuộc gặp gỡ quốc tế về hòa bình, do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức tại thành phố Anvers bên Bỉ từ ngày 7 đến 9 tháng 9-2014 với chủ đề ”Hòa bình là tương lai. Tôn giáo và văn hóa đối thoại. 100 năm sau Thế chiến thứ I”. Trong số gần 350 vị lãnh đạo tôn giáo và nhân vật quốc tế đến từ 60 nước tham dự cuộc gặp gỡ, có nhiều vị Thượng Phụ, Hồng Y, GM và chức sắc của các tôn giáo khác.

Sứ điệp của ĐTC được công bố trong buổi khai mạc cuộc gặp gỡ lúc 5 giờ chiều chúa nhật 7 tháng 9-2014, trong đó ĐTC nhận định rằng: ”Đề tài cuộc gặp gỡ ”Hòa bình là tương lai” nhắc lại sự bùng nổ thê thảm Thế chiến thứ I cách đây 100 năm, và gợi lên một tương lai trong đó sự tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và cộng tác sẽ giúp xua đuổi bóng ma độc ác của cuộc xung đột võ trang.”

ĐTC viết tiếp: ”Trong những ngày nay, nhiều dân tộc trên thế giới đang cần được giúp đỡ để tìm lại con đường hòa bình, dịp kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ I dạy chúng ta rằng chiến tranh không bao giờ là một phương thế thỏa đãng để chữa trị những bất công và đạt tới những giải pháp quân bình cho những bất thuận về chính trị và xã hội. Xét cho cùng, như ĐGH Biển Đức 15 đã khẳng định hồi năm 1917, mỗi cuộc chiến tranh là ”một cuộc tàn sát vô ích”. Chiến tranh lôi kéo các dân tộc vào một cái vòng bạo lực lẩn quẩn, tỏ ra khó kiểm soát được; nó phá hủy những gì mà bao thế hệ đã làm việc để kiến tạo, và nó dọn đường cho những bất công và xung đột tệ hại hơn nữa. Nếu chúng ta nghĩ đến vô số các cuộc xung đột và chiến tranh, có tuyên bố hoặc không tuyên bố, đang làm cho gia đình nhân loại sầu khổ và hủy hoại sinh mạng của người trẻ và người gia, làm ô nhiễm quan hệ sống chung lâu dài giữa các nhóm chủng tộc, tôn giáo khác nhau, và bó buộc bao gia đình và toàn thể cộng đoàn phải lưu vong, hiển nhiên là, cùng với mọi người nam nữ thiện chí, chúng ta không thể thụ động trước bao nhiêu đau khổ và bao cuộc ”tàn sát vô ích ấy”.

Cũng trong sứ điệp gửi các tham dự viên cuộc gặp gỡ quốc tế về hòa bình ở Bỉ, ĐTC đề cao giá trị của các truyền thống tôn giáo, theo tinh thần Assisi, có thể đóng góp cho hòa bình. Ngài viết: ”Chúng ta có thể đóng góp bằng sức mạnh của kinh nguyện. Tất cả chúng ta ý thức rằng kinh nguyện và đối thoại có liên hệ mật thiết với nhau và làm cho nhau thêm phong phú. Tôi hy vọng những ngày cầu nguyện và đối thoại này sẽ giúp nhắc nhớ rằng sự tìm kiếm hòa bình và cảm thông qua kinh nguyện có thể kiến tạo những quan hệ hiệp nhất lâu dài và vượt thắng những đam mê chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ là cần thiết và không thể tránh được. Chúng ta luôn có thể tìm được một khả thể khác, đó là con đường đối thoại, gặp gỡ và chân thành tìm kiếm sự thật”.

Sau cùng, ĐTC cổ võ các tôn giáo cộng tác hữu hiệu với nhau để chữa lành các vết thương, giải quyết các xung đột và tìm kiếm hòa bình. Ngài viết: ”Hòa bình là một dấu hiệu chắc chắn về sự dấn thân cho chính nghĩa Thiên Chúa. Các vị lãnh đạo tôn giáo được kêu gọi trở thành những người hòa bình, có khả năng thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ và hòa bình, khi các giải pháp khác thất bại hoặc lung lay. Chúng ta phải là những người xây dựng hòa bình và các cộng đoàn của chúng ta phải là những trường dạy tôn trọng và đối thoại với những nhóm chủng tộc và tôn giáo, là những nơi trong đó người ta học cách khắc phục những căng thẳng, thăng tiến các quan hệ bình đẳng và hòa bình giữa các dân tộc và các nhóm xã hội, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ sẽ đến”.

Hôm 8-9-2014, ĐHY John Olorunfemi Onaiyekan, TGM Abuja, Chủ tịch HĐGM Nigeria, đã linh hoạt một cuộc hội thảo bàn tròn về các vị tử đạo tân thời. Hiện diện tại cuộc thảo luận này cũng có Đức Thượng Phụ Louis Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê ở Irak và Ông Kamal Muslim, ngoại trưởng vùng Kurdistan, bắc Iraq (SD 7-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

GIÁM MỤC CIRILO FLORES, GIÁO PHẬN SAN DIEGO ĐƯỢC GỌI VỀ NHÀ CHÚA

GIÁM MỤC CIRILO FLORES, GIÁO PHẬN SAN DIEGO ĐƯỢC GỌI VỀ NHÀ CHÚA

 Bishop Cirilo FloresGiám mục Cirilo Flores

Giáo phận San Diego vừa thông báo, Giám Mục Cirilo Flores, người chủ chăn giáo phận San Diego và Imperial  đã qua đời hôm thứ Bảy lúc 2:47 pm tại Nazareth House, San Diego.

GM Flores bị đau ốm từ ngày 17 tháng 4 năm 2014, bốn ngày trước lễ Phục Sinh trong lúc bị tai biến mạch máu não và bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến đã được tìm thấy trong lúc khám nghiệm. Bệnh ung thư phát triển rất nhanh chóng và tấn công vào xương tủy làm sức khỏe của Ngài yếu đi khi trị liệu bằng hóa trị.

Giám Mục Cirilo Flores sanh trưởng tại thành phố Corona, California vào ngày 20 tháng 6 năm 1948, là người con thứ ba trong gia đình, Ngài có 3 người anh em trai và 2 chị em gái, tất cả đều cư ngụ tại California. Thuở nhỏ GM học trường St. Edward Parish School tại Corona và trường trung học Notre Dame tại Riverside.

Ngài tốt nghiệp bằng cử nhân trường đại học Loyola Marymount thành phố Los Angeles và kế đó là tiến sĩ luật tại trường đại học luật khoa Stanford University School of Law. Sau đó Ngài đã ra hành nghề luật 10 năm. Năm 1986 Ngài đã vứt bỏ tất cả để bước vào Chủng Viện St. John’s Seminary tại Camarillo, California.

Ngài đã được phong làm linh mục cho giáo phận Orange County vào ngày 8 tháng 6 năm 1991 by Giám Mục McFarland. Ngài đã phục vụ qua nhiều giáo xứ như St. Barbara (Santa Ana), St. Joachim (Costa Mesa), Our Lady of Mount Carmel (Newport Beach), Our Lady of Guadalupe (La Habra) và năm 2000 là Cha chánh xứ giáo xứ St. Anne Parish năm 2000(Santa Ana), St. Norbert Parish năm 2008 (Orange).

GM Flores sau đó đã được phong làm giám mục (không có nhiều trách nhiệm)   (Titular Bishop) và phụ tá giám mục cho giáo phận Orange vào ngày 5 tháng giêng năm 2009 bởi ĐTC Benedict 16. Giám Mục Tod Brown đã chỉ định Ngài lo về công tác Bác Ái của giáo phận.

Vào ngày 4 tháng giêng, Ngài được chị thị mới, về làm phụ tá thay thế giám mục Robert Brom (về hưu) tại San Diego. Ít lâu sau  ngày 18 tháng 9 Giám Mục Cirilo Flores chánh thức trở thành Giám Mục thứ 5 của Giáo phận San Diego.

Giám Mục Flores đồng thời phục vụ trong tiểu ban về người Mỹ Latinh (Nam Mỹ) của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Tại tiểu bang California, trong Hội Đồng Giám Mục California, cũng là Chủ tịch về Tự Do Tôn Giáo và liên kết công giáo Espiscopal (RECOPS).

Lễ an táng của Giám Mục sẽ được thông báo trong một vài ngày.

Thái Trọng

Sửa lỗi cho nhau là một phục vụ, nhưng phải tế nhị, khiêm tốn và tránh các lời nói gây thương tích và giết chết tha nhân

Sửa lỗi cho nhau là một phục vụ, nhưng phải tế nhị, khiêm tốn và tránh các lời nói gây thương tích và giết chết tha nhân

Sửa lỗi cho nhau là một phục vụ, nhưng phải tế nhị, khiêm tốn và tránh các lời nói gây thương tích và giết chết tha nhân

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7-9-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm Chúa Nhật và nói: Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay giới thiệu đề tài sửa lỗi huynh đệ trong cộng đoàn tín hữu: nghĩa là tôi phải sửa lỗi một kitô hữu khác như thế nào, khi anh ta làm một điều không tốt. Chúa Giêsu dậy chúng ta rằng nếu người anh em kitô của tôi pham một lỗi chống lại tôi, xúc phạm đến tôi, tôi phải dùng lòng bác ái đối với người đó, và trước hết nói chuyện với họ một cách cá nhân, bằng cách giải thích cho họ rằng điều họ đã nói hay đã làm không tốt. Và nếu người anh em đó không nghe tôi thì sao? Chúa Giêsu gợi ý một sự can thiệp tiệm tiến: trước hết trở lại nói chuyện với họ với hai hay ba người, để họ ý thức hơn về lỗi lầm họ đã làm. Nếu mặc dù thế họ không đón nhận lời khích lệ, thì phải nói với cộng đoàn; nếu người ấy cũng không nghe cả cộng đoàn nữa, thì phải làm cho họ nhận thức được sự bẻ gẫy và xa cách, mà chính họ đã gây ra, khiến cho sự hiệp thông với các anh em khác trong đức tin bị giảm thiểu đi. Các chặng của lộ trình này cho thấy Chúa xin cộng đoàn của Người đồng hành với kẻ lầm lỗi để họ đừng hư mất. Trước hết cần phải tránh sự ồn ào của tin tức và sự bép xép của cộng đoàn – đó là điều đầu tiên phải tránh – ”Hãy đi và sửa lỗi người anh em, con với nó mà thôi” (c. 15). Thái độ là sự tế nhị, cẩn trọng, khiêm tốn, chú ý đối với người đã phạm một lỗi, bằng cách tránh các lời nói có thể gây thương tích và giết chết người anh em. Bởi vì anh chị em biết, các lời nói có thể giết người! Đức Thánh Cha minh giải điều này như sau:

Khi tôi nói xấu nói hành, khi tôi có một lời chỉ trích bất công, khi tôi ”lột da” một người anh em với cái lưỡi của tôi, đó là giết chết danh dự của người khác. Chúng ta phải để ý tới điều này. Đồng thời sư kín đáo nói chuyện với người đó một mình không có mục đích làm nhục người có tội một cách vô ích. Nói chuyện giữa hai người, không ai nhận thấy và tất cả kết thúc. Chính dưới ánh sáng của đòi buộc này mà chúng ta cũng hiểu được các loạt can thiệp tiếp theo, dự kiến sự tham dự của vài chứng nhân, và rồi cả cộng đoàn nữa. Mục đích là giúp người anh em ý thức được điều họ đã làm, và với lỗi lầm của họ, họ đã không chỉ xúc phạm tới một người khác, mà xúc phạm tới tất cả mọi người. Nhưng cũng là để giúp chúng ta giải thoát mình khỏi sự giận dữ hay oán hận, chỉ gây đau đớn; nỗi cay đắng của con tim đem lại sự giận dữ và đau xót, và khiến cho chúng ta chửi rủa và gây hấn. Thật rất xấu, thấy ra khỏi miệng một kitô hữu một lời chửi rủa hay một gây hấn. Thật là xấu! Hiểu chưa? Không có chửi rủa nhé! Chửi rủa không phải là kitô. Anh chị em hiểu chưa?

Tiếp tực bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Thật ra, trước mặt Thiên Chúa chúng ta tất cả là những người tội lỗi cần được tha thứ. Tất cả. Thật vậy Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng xét đoán. Việc sửa lỗi huynh đệ là một khía cạnh của tình yêu thương và sự hiệp thông, phải ngự trị trong cộng đoàn kitô; nó là một phục vụ mà chúng ta có thể và phải làm cho nhau. Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Sửa lỗi người anh em là một phục vụ, và nó chỉ có thể và hữu hiệu, nếu mỗi người thừa nhận mình là kẻ có tội, cần được ơn tha thứ của Chúa. Cùng ý thức đó giúp tôi nhận biết sai lầm của người khác, nhưng trước đó nữa nó nhắc cho tôi biết rằng rằng tôi đã sai sai lầm, và sai lầm biết bao nhiêu lần. Chính vì thế vào đầu mỗi Thánh Lễ chúng ta được mời gọi thừa nhận trước mặt Chúa chúng ta là kẻ có tội, bằng cách diễn tả ra bằng các lời nói và các cử chỉ sự thống hối chân thành của con tim. Và chúng ta nói: ”Xin thương xót con, lậy Chúa. Con là kẻ có tội! Lậy Thiên Chúa Toàn Năng, con xưng thú các tội lỗi của con”. Chứ chúng ta không nói: ”Lậy Chúa xin thương xót cái ông bện cạnh con đây, hay cái bà kia, là những kẻ tội lỗi”. Không. ”Xin thương xót con!” Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi và cần sự tha thứ của Chúa. Chính Chúa Thánh Thần nói với thần trí chúng ta, và làm cho chúng ta nhận biết các lỗi lầm của chúng ta dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và cũng chính Chúa Giêsu mới gọi chúng ta tất cả, thánh thiện và tội lỗi, đếm bàn tiệc của Ngài, bằng cách quy tụ chúng ta từ mọi ngã tư đường, từ các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống (x. Mt 22,9-10). Và trong số các điều kiện chung cho các người tham dự buổi cử hành thánh thể, có hai điều nền tảng, hai điều kiện để đi tham dự Thánh Lễ: chúng ta tất cả là người tội lỗi, và Thiên Chúa ban lòng thương xót của Ngài cho tất cả mọi người. Đó là hai điều kiện mở toang cửa cho chung ta vào dự Thánh Lễ cách tốt đẹp. Chúng ta phải luôn nhớ điều ấy trước khi đi sửa lỗi người anh em. Chúng ta hãy xin tất cả những điều này qua sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, mà ngày mai chúng ta mừng sinh nhật của Mẹ.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho cuộc ngương chiến và đối thoại liên quan tới Ucraina, trong cái luận lý của sự gặp gỡ, có thể tiếp tục và đem lại nhiều hoa trái, mặc dù có các tin tức đau buồn. Ngài cầu mong cuộc ngưng chiến có thể thoa dịu nỗi khổ đau của dân chúng và góp phần mang lại hòa bình lâu bền. Ngài cũng hiệp ý với các Giám Mục Lesotho lên án mọi hành động bạo lưc và kêu gọi tái lập hòa bình trong công lý và tình huynh đệ cho vùng đất này.

Đức Thánh Cha cũng khích lệ 30 thiện nguyện viện của Hội Hồng Thập Tự Italia sang trợ giúp người tỵ nạn tại Dohuk gần Erbil bên Iraq. Ngài chúc lành cho họ và tất cả những ai tìm cách trợ giúp một cách cụ thể các anh chị em bị bách hại và đàn áp này.

Sau khi chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau Đức Thánh Cha nhắc lại cho mọi người biết thứ hai hôm nay là lễ Sinh Nhật Đức Mẹ. Khi có mẹ mừng lễ sinh nhật, thì con cái chào và chúc mừng mẹ. Ngay từ sáng nay ngài xin mọi người chào và chúc mừng Mẹ Maria và đoc một Kinh Kính Mừng với trọn con tim. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài nữa.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Vẽ chân dung

Vẽ chân dung

(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)

Lời Chúa hôm nay dạy các môn đệ của Ngài, dạy cho dân chúng cũng như dạy cho tất cả chúng ta một việc rất quan trọng trong đời sống hằng ngày, đó là tinh thần bác ái trong việc xét đoán, phê bình người khác. Chúng ta cùng nhau chia sẻ một vài ý tưởng qua bài Phúc Âm theo thánh Mátthêu (x. Mt 18,15-20).

Khi đọc lại đoạn Tin Mừng trên, hẳn mỗi người chúng ta đều bật cười và lẩm bẩm rằng: Chúa Giêsu dạy thật có lý, vì rõ ràng đức bác ái dạy rất phù hợp với đạo tự nhiên của con người, bằng chứng là lúc chưa được may mắn nghe Tin Mừng của Chúa, mọi người chúng ta đã từng dạy con cháu trong đạo xử thế: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng lặp lại cùng một tư tưởng đó nhưng với kiểu văn châm biếm: "Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt ngươi trước đã thì ngươi sẽ thấy rõ để lấy hạt bụi ra khỏi mắt anh em ngươi". Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, trong cái triết lý đời sống nơi trần gian này cũng như của đời sống vĩnh cửu, chúng ta phải tôn trọng vì theo nguyên tắc: "Muốn cho đi thì phải có trước đã, vì không ai có thể cho cái mình không có bao giờ". Cũng như muốn làm việc gì, chúng ta phải biết mình có khả năng hay không. Và trong lời dạy của Chúa Giêsu bao giờ cũng tiềm tàng đức bác ái và tinh thần khiêm nhượng trong đó. Trong việc giúp đỡ người khác là anh em thì tôi phải kính trọng họ, tôi phải nhận thấy rõ chính tôi cũng là người tội lỗi yếu đuối như bao người khác trước mặt Thiên Chúa chí tôn chí thánh.

Trong đời sống thực hành hằng ngày, cụ thể qua việc sửa sai cho nhau, phải thực sự là một việc giúp đỡ chứ không phải là cuộc xét xử, chỉ trích, lên án nhau. Để được như thế, mỗi người chúng ta phải hiểu rằng, con người được Chúa dựng nên không phải để xét xử, chỉ trích, lên án anh chị em mình, nhưng để sống đời sống làm con Thiên Chúa và để giúp đỡ anh chị em khác trở thành con Chúa và cùng chung sống đời sống gia đình mà có Thiên Chúa là Cha. Đó chính là đức bác ái Công Giáo mà Chúa Giêsu đã dạy trong Tin Mừng.

Hôm nay trong tinh thần bác ái của Chúa dạy, chúng ta hãy xin lỗi Chúa vì những lời phê bình, kết án, xét đoán, chỉ trích, thiếu bác ái. Xin Chúa giúp chúng con biết sống tinh thần tha thứ cho anh em trong cùng một Cha trên trời là Đấng luôn ban cho người công chính cũng như cho những kẻ lầm đường lạc lối. Chính vì thế mà trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kêu gọi tất cả con cái của Giáo Hội hãy làm một cuộc tự vấn lương tâm và sám hối về những lầm lỗi của mình trong quá khứ. Giáo Hội đã nhận ra rằng, trong quá khứ con cái của mình đã có những hành động thiếu khoan nhượng trong khi loan báo Tin Mừng. Chúng ta không thể quên được những cuộc thập tự viễn chinh để triệt hạ người Hồi Giáo, các tòa điều tra để thiêu sống những người bị xem là lạc giáo trong thời Trung Cổ, những cuộc chiến tranh giữa Công Giáo và Tin Lành hồi thế kỷ XVII. Chúng ta cũng khó quên được những hoạt động truyền giáo, vì nhiệt tình loan báo Chúa Kitô, các tín hữu đã không ngần ngại dùng võ lực và nhiều sức ép khác để bóp nghẹt niềm tin và tư tưởng của người khác.

Lịch sử đã sang trang, ngày nay Giáo Hội thấy cần phải sám hối và quay trở lại gần với Tin Mừng của Chúa hơn. Tin Mừng của Chúa thiết yếu là chính con người của Chúa Giêsu, Đấng đã đồng bàn ngồi với những người bị xã hội gạt ra bên lề, cảm thông tha thứ không ngừng cho những người tội lỗi. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy cư xử như Ngài. Từ sáng chói nhất mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe trong Tin Mừng hôm nay phải là hai chữ "Anh Em". Khi người anh em lỗi phạm thì ngươi hãy đến với nó, chuyện vãn với nó, khuyến dụ nó, dù tội lỗi đốn mạt xấu xa đến đâu thì tha nhân vẫn là người anh em của chúng ta. Chúa dạy ta hãy đến với người anh em không phải với thái độ miệt thị, loại trừ, mà bằng sự cảm thông tha thứ.

Tựu trung đi bước trước để gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại, cảm thông tha thứ, đó là cách cư xử giữa những người anh em con cùng một Cha trên trời. Mỗi ngày Chúa Nhật chúng ta đến gặp gỡ trong tình anh em ấy, Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Nếu ngươi đến dâng của lễ nơi Bàn Thờ mà chợt nhớ có điều bất bình với người anh em, hãy bỏ của lễ mà đi làm hòa với người anh em trước đã, rồi hãy đến dâng của lễ" (Mt 5,23-24).

Nguyện xin Chúa tha thứ và ban ơn giúp sức cho chúng ta, để mỗi ngày Chúa Nhật, sau khi ra khỏi nhà thờ chúng ta cảm thấy được bổ sức hơn, hầu sống và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa một cách tốt đẹp hơn.

Veritas Radio

Sửa lỗi anh em

Sửa lỗi anh em

Con người ai cũng có lầm lỗi. Vậy mà thái độ ứng xử trước lầm lỗi của người khác lại không giản đơn. Đối với lỗi lầm của người khác, ta thường có hai thái độ, hoặc quá khắc nghiệt loại trừ, hoặc quá thờ ơ lãnh đạm. Cả hai thái độ đó đều thiếu xây dựng. Quá khắc nghiệt loại trừ sẽ khiến ta can thiệp thô bạo vào đời tư, sẽ gây ra bất mãn, đổ vỡ. Quá thờ ơ lãnh đạm sẽ buông thả mặc cho sự xấu tràn lan, sẽ làm cho xã hội suy thoái.

Giáo Hội là một cộng đoàn những con người. Lầm lỗi là không thể tránh khỏi. Vì thế muốn cộng đoàn phát triển, việc sửa lỗi là cần thiết, nhất là đối với những lầm lỗi công khai ảnh hưởng đến đời sống cộng đoàn.

Tuy nhiên sửa lỗi là việc khó. Không khéo thì lợi bất cập hại. Lời Chúa hôm nay đưa ra những hướng dẫn cần thiết giúp việc sửa lỗi có kết quả.

Muốn sửa lỗi phải quan tâm. Chúa nói: Khi anh em ngươi sai lỗi. Vâng, người sai lỗi đó không phải ai xa lạ. Đó là anh em tôi, là người nhà của tôi, là một thành phần của đời tôi. Nếu lầm lỗi giống như một cơn bệnh, làm sao tôi không lo lắng chạy chữa cho người thân, nhất là cho chính bản thân khi bị mắc bệnh? Nếu lầm lỗi giống như mất mát người thân, làm sao tôi không đau xót lên đường đi tìm ngay tức khắc?

Muốn sửa lỗi cần can đảm. Càng ngày người ta càng muốn tránh đụng chạm, mích lòng. Dại gì nói những chuyện không vui để mua thù chuốc oán vào thân. Vì thế, để sửa lỗi, cần phải can đảm. Can đảm đến với người lầm lỗi. Can đảm nói sự thật về lỗi lầm của họ. Can đảm chấp nhận những rủi ro do việc sửa lỗi đưa đến như sự giận ghét, sự công kích, chấp nhận bị phê bình ngược lại.

Muốn sửa lỗi phải trân trọng. Trân trọng vì người lầm lỗi đó là người anh em tôi, là đáng quí trọng đối với tôi. Trân trọng vì người anh em tuy có lầm lỗi, vẫn có khả năng sửa đổi. Sửa lỗi là tin vào thiện chí, vào mầm mống tốt đẹp Chúa gieo vào lương tâm mỗi người. Sự khinh miệt, lên mặt kẻ cả sẽ chỉ chuốc lấy thất bại.

Muốn sửa lỗi phải rất tế nhị. Tâm hồn người lầm lỗi rất mong manh. Vừa đầy tự ái vừa đầy mặc cảm. Một lời nói không khéo sẽ dẫn đến đổ vỡ. Một thái độ vô tình sẽ càng khơi thêm hố ngăn cách. Vì thế Chúa dạy tôi phải rất tế nhị khi sửa lỗi. Thoạt tiên chỉ gặp riêng một mình. Gặp riêng là một thái độ tế nhị. Sự tế nhị tạo nên cảm giác an toàn, kính trọng và yêu thương. Sự tế nhị tạo ra một bầu khí tín nhiệm thuận lợi cho việc cởi mở tâm tình, khai thông bế tắc. Sự tế nhị sẽ trở thành chiếc cầu đưa người lầm lỗi trở về cộng đoàn.

Sau cùng, muốn sửa lỗi phải kiên trì. Việc sửa lỗi không giản đơn. Không phải làm một lần là thành công ngay. Vì thế phải rất kiên trì và có nhiều phương án. Kiên trì để vẫn tiếp tục dù đã một lần thất bại. Có nhiều phương án để cương quyết đi đến thành công. Hôm nay Chúa đưa ra cho ta ba phương án để chinh phục người anh em: Gặp riêng, gặp có người làm chứng và sau cùng mới đưa ra cộng đoàn.

Như thế, việc sửa lỗi hoàn toàn là một việc làm được thúc đẩy do tình yêu. Chính bầu khí tin yêu đó sẽ khiến cộng đoàn phát triển. Ai cũng mong được sống trong một cộng đoàn yêu thương như thế. Vì khi lầm lỡ ta biết mình không bị loại trừ nhưng sẽ được quan tâm giúp đỡ, một sự giúp đỡ chân thành, tế nhị và đầy yêu thương.

Lạy Chúa, xin ban cho con tâm hồn bác ái đầy tế nhị của Chúa.

GỢI Ý CHIA SẺ

1/ Sửa lỗi anh em, góp ý phê bình, dễ hay khó?

2/ Khi biết anh em lầm lỗi, bạn làm gì? Vạch mặt chỉ tên hay giả điếc làm ngơ?

3/ Trong gia đình, trong xứ đạo bạn, đã có sự góp ý tốt đẹp chưa?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Nghệ thuật sửa lỗi

Nghệ thuật sửa lỗi

Tuân Tử, một hiền triết Trung hoa đã nói rằng: Kẻ khen ta mà khen thật mới chỉ là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta là những kẻ chỉ làm hại ta mà thôi.

Chê mà chê thật là sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Là con người ai mà chẳng lầm lỗi. Không ai trên trần thế có thể tự hào mình vô tội. Chính Thánh Gioan đã quả quyết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8). Thú nhận mình tội lỗi không có nghĩa là chấp nhận thất vọng. Ngược lại ý thức được sự yếu đuối của mình sẽ giúp con người mạnh tin hơn. Thánh Gioan cũng viết: “Nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính” (1Ga 2,1b). Sửa lỗi huynh đệ là cần thiết để giúp nhau thăng tiến và trưởng thành. Vì thế sửa lỗi cho nhau là một nghệ thuật đòi hỏi người ta phải tuân theo một số kỹ thuật.

Trang Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy nghệ thuật từng bước sửa lỗi cho anh em và mời gọi hãy cùng nhau cầu nguyện.

1. Sửa lỗi cho nhau:

– Bước 1: “Nếu anh em ngươi phạm tội hãy đi sửa lỗi một mình ngươi với nó”. Một mình với anh em là rất kín đáo. Sửa lỗi cá nhân, tôn trọng và giữ thể diện, biểu lộ sự tin tưởng giữa hai người không để người thứ ba đựoc biết. Đây là cuộc nói chuyện riêng tư, không phải hạ nhục người có lỗi nhưng là giúp người ấy nhận ra lỗi lầm của mình. Phải nói sự thật, nhưng có những sự thật không nên nói hết.

Sự góp ý huynh đệ này đòi hỏi phải tế nhị, xây dựng:

+ Người góp ý: Nhẹ nhàng, nói đúng lúc, đúng chỗ, khôn khéo, thiện chí, nếu không sẽ phản tác dụng, khi đó góp ý chỉ là chỉ trích, phê phán.

+ Người được góp ý: Khiêm nhường nhận lời khuyên, không nóng nảy tự ái, sẵn sàng đón nhận, nhận ra sai lầm, không cố chấp cứng đầu, can đảm sửa đổi. Có như thế việc sửa đổi cho nhau mới có kết quả.

– Bước 2: “Nếu nó không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai người nữa để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba nhân chứng”. Như thế, nếu bước một không đem lại kết quả mong đợi, sẽ đến bước hai là gặp gỡ có hai hoặc ba nhân chứng. Đây không phải là gây áp lực. Sự hiện diện của các chứng nhân bảo đảm cho tính khách quan và cộng đoàn. Luật Môsê dạy: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ tội lỗi nào, phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15). Tuy nhiên chỉ thị của Chúa Giêsu nói đây không phải là nhân chứng buộc tội nhưng là những người trợ lực có uy tín để giúp tội nhân dễ dàng sữa lỗi. Cần kiên nhẫn đối vơi người cố chấp.

+ Người sửa lỗi chú ý hình thức xây dựng và bác ái. Có nhiều khuyết điểm có thể tự nhiên được sửa chữa qua tính trung gian, nhất là những khuyết điểm nhỏ.

+ Người được sửa lỗi chú ý nội dung được góp ý.

– Bước 3: “Nếu nó không chịu nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh”. Hai bước không đạt kết quả, đưa ra trước cộng đoàn Hội Thánh địa phương vì Hội Thánh được Chúa ban cho quyền cầm buộc tháo cởi (x. Mt 18,18). Đưa ra Hội Thánh không phải để bị xét xử nhưng để tỏ lòng sám hối và sẽ được ân xá. Nhưng nếu kẻ đó vẫn cố chấp không chịu sữa lỗi thì tự loại mình ra khỏi Hội Thánh không còn thuộc về cộng đoàn.

– Bước 4: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại”. Cộng đoàn mà không chịu nghe thì phải chấp nhận thái độ tự cô lập của họ. Họ cố chấp không muốn ở trong Hội Thánh thì họ sống trong lầm lạc về đức tin và luân lý. Hội Thánh không còn trách nhiệm trực tiếp phải lo cho họ nữa, chỉ còn phó thác họ cho lòng nhân từ của Chúa mà thôi.

2. Hiệp lời cầu nguyện:

Nếu nhìn cách sửa lỗi anh em của Chúa Giêsu là một cách diễn tả tình yêu thì hiệp thông trong lời cầu nguyện lại là một diễn tả khác của tình yêu “Khi hai hoặc ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở giữa họ”.

Khi yêu ai, chúng ta không dửng dưng để mặc người ấy lún sâu vào sự dữ. Ta sẽ tìm dịp cảnh tỉnh, nhắc nhở, khuyên bảo, không “makeno”, không “đèn nhà ai nấy sáng”. Tương quan bác ái huynh đệ này rất cần trong cộng đoàn, trong Giáo xứ. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến mục đích của việc sửa lỗi. Đó là chinh phục, cứu lấy anh em để nó đừng hư mất, liên đới trách nhiệm sữa lỗi cho nhau để nhờ đó cộng đoàn “lợi thêm một người anh em”. Thánh Giacôbê nhấn mạnh tới tình bác ái đáng khen của việc sửa sai huynh đệ “Ai đưa một người tội lỗi ra khỏi sai lầm của họ là đã cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và đã bù đắp được vô số tội lỗi”.

Chúa Giêsu còn xác định rằng: “Thầy bảo thật các con: nếu ở dưới đất hai người trong anh em hiệp ý cầu xin bất cứ sự gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho họ”. Đây không đơn thuần là một giải quyết giữa anh em loài người, nhưng là cùng nhau đến trước tình yêu Thiên Chúa. Sự hiện diện của Chúa sẽ xóa giải mọi bất hòa giữa anh em. Chúng ta tin và can đảm sống điều đó “Vì ở đâu có có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”.

Trong Đạo Phật người ta thường nói “Phật tại tâm”. Trong Đạo Thiền, người ta sống cuộc sống con người cách đơn sơ thanh thản, không chấp mê, sống tự nhiên như bông hoa nở, như dòng suối chảy, như áng mây bay, như làn gió thổi. Sống an bình với chính mình an hoà với tha nhân, là “phá chấp ngã” nghĩa là không chấp, không chấp cả cái không chấp.

Đạo lý Chúa Kitô tự bản chất sâu xa là Đạo nhân, Đạo của lòng nhân ái, Đạo của tình thương. Tình thương không phải là một tư tưởng, cũng chẳng phải là một học thuyết. Tình thương là con đường ta phải đi, một tình yêu để ta sống, để chia sẻ với người khác.

Đức Kitô đã làm người để chia sẻ tình yêu của Chúa Cha cho chúng ta. Người mời gọi chúng ta chia sẻ lại tình yêu ấy cho anh em. Tất cả đạo lý Chúa Kitô nằm gọn trong chân lý đó. Trong điều mà Người gọi là điều răn mới: “Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn can đảm để con nhận sự sửa lỗi của anh em, và ban cho con ơn khôn ngoan để con biết chân thành sửa lỗi cho nhau, nhờ đó con xứng đáng nhận được lòng nhân từ Chúa xót thương.

Lạy Chúa Giêsu, trước khi sửa lỗi ai, xin Chúa nhắc con nhớ rằng con cũng là tội nhân, cũng yếu đuối và hay lầm lỗi, có khi còn nặng nề hơn họ. Nếu vì bổn phận, con phải sưả lỗi cho người khác, xin cho con biết lấy tinh thần bác ái và tôn trọng nhân vị mà cư xử, nâng đỡ hơn là chỉ trích thoá mạ anh em. Xin cho cúng con luôn biết rộng lượng, bao dung với người khác vì con biết chắc rằng Chúa vẫn tha thứ cho con từng ngày. Amen.

LM Giuse Nguyễn Hữu An

Trách nhiệm về người anh em

Trách nhiệm về người anh em

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Trong quyển sách về truyền thống của các vị ẩn tu có thuật lại câu chuyện sau đây:

Ngày kia khi Đức Giám Mục Amolas đến thăm mục vụ một làng nọ, dân chúng đã bày tỏ với Ngài lòng bất mãn tột độ của họ đối với một vị ẩn tu trên núi, vì ông ta đem theo một phụ nữ để chung sống.

Từ dạo ấy, vị ẩn tu không ngớt là đối tượng để dân làng đàm tiếu, chỉ trích và lên án. Thấy Giám Mục Amôlas đến, họ xúm lại vây quanh Ngài và nói: hôm nay Ngài đã đến đây thì Ngài phải chấm dứt ngay lập tức tình trạng sa đọa bê bối gây nhiều gương mù gương xấu của vị ẩn tu trên núi kia.

Sau khi nghe những lời kết án gây gắt của dân làng, Giám Mục Amôlas quyết định leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt nối gót theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông kéo đến túp lều của mình, ông ta hoảng sợ và cấp tốc bảo người phụ nữ chui vào trốn trong một cái thùng gỗ rỗng.

Đức Giám Mục là người đầu tiên đến trước túp lều, và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình tình. Ung dung, Ngài đi thẳng đến chỗ ngồi ngay trên chiếc thùng gỗ để nghỉ chân, nơi người phụ nữ ẩn trốn. Rồi bình thản khoát tay gọi dân làng vào và bảo:

– Vào đây, các người hãy vào mà lục xét túp lều để tìm người phụ nữ. Khi họ không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà, Đức Giám Mục mới nói:

– Bây giờ các ngươi phải quỳ xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ.

Nhưng sau đó, khi mọi người đã lục tục kéo nhau xuống núi, Đức Giám Mục Amôlas tiến gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rãi nói:

– Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy!

Anh chị em thân mến, hai thái độ khác nhau giữa dân làng và Giám Mục Amôlas đối với một người lầm lỗi, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn giáo huấn của Chúa Giêsu về việc sửa chữa lỗi lầm của anh em. Ngược lại với phản ứng của dân làng, Đức Giám Mục Amôlas đã cố gắng áp dụng lời khuyên của Chúa Giêsu: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi”. Trong một tình trạng khó xử, Ngài đã tìm cách đem vấn đề đã được mọi người bàn tán trở thành một vấn đề cá nhân để có dịp thuận tiện nói chuyện diện đối diện với vị ẩn tu. Tiếp đến, Ngài đã không sửa lỗi ông như một người có thẩm quyền. Trái lại, Ngài đã dùng thẩm quyền của mình bảo vệ cho vị ẩn tu, để sau đó có thể khuyên nhủ ông như một người anh em. Và sau cùng, dù không cấu kết với đám đông để khinh thường và lên án vị ẩn tu đang vấp phạm, cũng như nêu mối nguy hiểm của lỗi lầm này với phần rỗi của đương sự, qua một lời khuyên nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn”.

Thưa anh chị em, Giáo Hội là một cộng đoàn huynh đệ, trong đó mọi người là anh em với nhau vì đã được làm con cùng một Cha trên trời trong Đức Giêsu Kitô. Vì thế, mỗi Kitô hữu đều có trách nhiệm nâng đỡ nhau, sửa lỗi nhau để sống xứng đáng là con cái của Chúa trong đại gia đình của Ngài. “Chị ngã, em nâng”; “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó”. Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta trách nhiệm đó. Ở đây không có ý nói về việc ai đó xía vô đời tư của người khác, nhưng có ý nói về một người anh em ý thức trách nhiệm phải giúp đỡ người anh em khác sống tốt hơn, vì ích chung của Giáo Hội.

Đây là một việc làm tế nhị, khó khăn, đòi hỏi phải nhẫn nại, bởi vì người ta làm việc trên sự tự do và nhân vị của mỗi con người. Chúa Giêsu đề ra ba giai đoạn: Trước hết cá nhân đối diện với cá nhân. Nếu người phạm lỗi không chịu nghe nhưng lời góp ý để sửa chữa lỗi lầm, người ta sẽ đem theo một hoặc hai người nữa cho việc góp ý được thấu lý đạt tình và có sức mạnh hoán cải hơn. Nếu người mắc lỗi ngoan cố thì sự việc sẽ được đưa ra trước cộng đoàn, tức là một thứ Giáo Hội địa phương và nếu người mắc lỗi cũng không chịu nghe cộng đoàn, lúc đó người ta mới kể nó như người ngoài cộng đoàn, như người ngoại giáo.

Đó quả là một biện pháp khôn ngoan. Nó làm cho người có trách nhiệm sửa lỗi luôn luôn giữ được sự bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời thể hiện tấm lòng từ bi và thái độ tôn trọng nhân vị, tự do của người phạm tội có dịp hồi tâm, phản tỉnh để nhận ra sự sai quấy của mình. Lúc đó, không một tội nhân nào còn có lý do để quy trách nhiệm về tội mình, về cách xử lý mình cho anh em, sau khi đã đối diện với anh em qua ba giai đoạn ấy.

Tóm lại, tất cả đều phải nhắm đến sự sống của cộng đoàn, phải thi hành với tình yêu huynh đệ. Giáo Hội chỉ giúp cho cá nhân và xã hội được tốt lành, hoàn thiện khi đóng đúng vai trò người giữ gìn, bảo vệ nơi nào chân chính và điều thiện có thể bị tấn công, bị phá hủy, đồng thời đẩy lui những điều ác, điều xấu làm tổn thương, sứt mẻ mối tương quan của con người với chính mình, với cộng đoàn và với quyền bính hợp pháp.

Khi chúng ta cùng cộng đoàn hay Giáo Hội lên án những bất công và tệ đoan xã hội cũng như sự suy thoái đạo đức… chính là lúc chúng ta thực thi trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm của nhau, cho mình và cho xã hội. Trách nhiệm này, Chúa đã trao cho chúng ta trong tư cách là người con cái của Chúa và Giáo Hội.

Anh chị em thân mến, chúng ta họp nhau đây nhân danh Chúa Giêsu Kitô, để cầu nguyện, để gặp gỡ Thiên Chúa và anh em. Chúa Giêsu đang sống và ở giữa chúng ta. Ngài soi sáng cho chúng ta biết sự thật về chính mình và tình liên đới với nhau, để chúng ta trả cho nhau món nợ duy nhất, đó là món nợ tình yêu thương nhau, món nợ không bao giờ trả được.

Đức Thánh Cha tiếp kiến 31 Giám Mục Cameroon

Đức Thánh Cha tiếp kiến 31 Giám Mục Cameroon

VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các GM Cameroon đặc biệt quan tâm săn sóc các gia đình, và ngài kêu gọi cảnh giác trong việc phân định và tháp tùng các ơn gọi LM.

ĐTC đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 6-9-2014, dành cho 31 GM thuộc 25 giáo phận ở Cameroon, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Ngài nói: ”Gia đình phải tiếp tục được anh em quan tâm săn sóc, nhất là vì ngày nay gia đình đang phải chịu cơ cực nặng nề, nghèo đói, phải tản cư, thiếu an ninh, cám dỗ muốn trở lại những thói tục cổ truyền không thể dung hợp với đức tin Kitô, hoặc những lối sống mới do thế giới bị tục hóa”.

Về hàng giáo sĩ, ĐTC khẳng định rằng: ”Điều cốt yếu là hàng giáo sĩ làm chứng tá về một cuộc sống có Chúa ngự trị trong đó, phù hợp với những đòi hỏi và các nguyên tắc của Tin Mừng. Tôi muốn cám ơn tất cả các linh mục vì lòng nhiệt thành tông đồ, thường trong những hoàn cảnh khó khăn và bấp bênh, tôi hứa gần gũi với họ trong kinh nguyện. Nhưng cũng nên cảnh giác trong việc phân định và tháp tùng các ơn gọi linh mục đông đảo ở Cameroon. Và cũng cần hỗ trợ việc thường huấn cũng như đời sống thiêng liêng của các linh mục, giữa lúc có nhiều cám dỗ của thế gian, nhất là những cám dỗ quyền bính, danh vọng và tiền bạc. Đặc biệt về điểm này, những gương mù có thể xảy ra vì sự quản lý xấu các của cải, làm giàu cho cá nhân mình, hoặc phung phí, đó là những gương mù, nhất là trong một vùng có nhiều người còn thiếu thốn những điều tối thiểu.”

ĐTC không quên nhắc nhở hàng giáo sĩ Cameroon gia tăng tình đoàn kết với nhau và hiệp nhất với các GM. Cần kiến tạo sự hiệp nhất trong linh mục đoàn, vượt lên trên mọi thành kiến, nhất là những thành kiến chủng tộc.

Trước đó, trong phần đầu bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến hiệp định cơ bản đã được ký kết giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Cameroon. Ngài mời gọi các GM thi hành hiệp định này một cách cụ thể, vì sự nhìn nhận pháp lý nhiều tổ chức của Giáo Hội sẽ giúp cho các tổ chức này triển ở hơn, mưu ích không những cho Giáo Hội nhưng còn cho toàn thể xã hội Cameroon.

Cameroon hiện có gần 20 triệu rưỡi dân sống trên diện tích 475 ngàn cây số vuông. Các tín hữu Kitô chiếm khoảng 1 nửa dân số trong số này 27% tức là 5 triệu 530 ngàn người là tín hữu Công Giáo. Ngoài ra có 30% dân số theo các tôn giáo cổ truyền Phi châu và khoảng 4 triệu người là tín hữu Hồi giáo, tương đương với 21% dân số. (SD 6-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tòa Thánh kêu gọi cầu nguyện cho Thượng HĐGM thế giới sắp tới

Tòa Thánh kêu gọi cầu nguyện cho Thượng HĐGM thế giới sắp tới

VATICAN. Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM mời gọi toàn Giáo Hội dành chúa nhật 28-9 tới đây làm Ngày Cầu nguyện cho Thượng HĐGM khóa đặc biệt thứ 3.

Khóa họp sẽ tiến hành tại Vatican từ ngày 5 đến 19-9-2014 về đề tài ”Những thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”.

Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM mời gọi các giáo phận, giáo xứ, dòng tu, hội đoàn và phong trào cầu nguyện trong các thánh lễ và các buổi cử hành khác cho công việc của Thượng HĐGM trong những ngày trước và trong khi tiến hành Công nghị GM thế giới.

Tại Roma, mỗi ngày sẽ buổi cầu nguyện tại Nhà Nguyện Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma ở Đền thờ Đức Bà Cả. Các tín hữu có thể hiệp ý cầu nguyện cho ý nguyện đó, nhất là trong gia đình. Các tín hữu cũng được khuyên đọc kinh Mân Côi cầu cho Thượng HĐGM.

Trong những ngày tới đây Văn Phòng Tổng thư ký sẽ công bố một tài liệu ngắn bằng nhiều thứ tiếng, với kinh nguyện do chính ĐTC Phanxicô soạn, và một số ý chỉ lời nguyện giáo dân (SD 6-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Đức Thánh Cha tiếp kiến cựu Tổng thống Israel và Hoàng thân Giordani

Đức Thánh Cha tiếp kiến cựu Tổng thống Israel và Hoàng thân Giordani

VATICAN. Sáng 4-9-2014, ĐTC đã tiếp kiến cựu tổng thống Israel, Ông Shimon Peres, và sau đó ngài tiếp Hoàng thân nước Giordani, El Hassan bin Talal.

ĐTC đã nói chuyện với Ông Peres hơn 45 phút và 30 phút với Hoàng thân El Hassan, là chú ruột và cố vấn của Quốc vương Abdullah II nước Giordani, đặc trách về các quan hệ liên tôn.

Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho biết Ông Peres đã xin gặp ĐTC để thông báo về hoạt động và những dự án hoặc sáng kiến bênh vực hòa bình, trong thời kỳ ông rời bỏ chính trị trực tiếp. ĐTC đã tiếp ông lâu giờ vì vốn có lòng quí trọng và quan tâm đến Ông, một người nổi tiếng là ”con người hòa bình, nhìn xa trông rộng và có những chân trời lớn”. Ngài đặc biệt chú ý đến sáng kiến của ông, và cho biết các cơ quan trung ương Tòa Thánh cũng đặc biệt dấn thân trong lãnh vực này, nhất là Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Hội đồng Công lý và hòa bình, với ĐHY Tauran và ĐHY Turkson”.

Trong những ngày trước đây, Ông Peres đã tuyên bố với tuần báo Famiglia Cristiana ở Italia rằng ông đề nghị thành lập một ”LHQ các tôn giáo” với ĐGH là chủ tịch, với mục đích tìm phương thế chống lại những kẻ khủng bố sát nhân nhân danh tín ngưỡng.

Cha Lombardi cho biết cuộc tiếp kiến của ĐTC dành cho Hoàng thân El Hassan cũng diễn ra tương tự: Hoàng thân đến trình bày cho ĐTC hoạt động của Viện đối thoại liên tôn mà Ông đã thành lập và điều khiển với mục đích xây dựng hòa bình, dân thân liên tôn, đặc biệt trong bối cảnh bạo lực ngày nay, dấn thân giúp đỡ người nghèo trong thời đại hoàn cầu hóa, giáo dục người trẻ về tình huynh đệ, nhấn mạnh đến sự tôn trọng phẩm giá con người.
Hôm 3-9-2014, Hoàng thân El Hassan đã đích thân đến Trung Tâm Đức Bà Hòa bình ở thủ đô Amman, và gặp gỡ một số tín hữu Kitô tị nạn từ thành phố Mossul bên Irak được Caritas Giordani đón tiếp và trợ giúp trong những tuần qua.

Tháp tùng hoàng thân trong cuộc viếng thăm có Đức TGM Giorgio Lingua, Sứ Thần Tòa Thánh tại Giordani và Irak, Đức Cha Maroun Lahhan, Đại diện Đức Thượng Phụ đặc trách miền Giordani. (Apic 4-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

ĐHY Quốc vụ khanh Parolin cổ võ giải pháp chính trị cho Iraq

ĐHY Quốc vụ khanh Parolin cổ võ giải pháp chính trị cho Iraq

ROMA. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cổ võ giải pháp chính trị cho Irak, chứ không dùng các giải pháp quân sự bạo lực cho vấn đề này.

Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí bên lề Hội nghị toàn quốc Italia các cố vấn tôn giáo của tổ chức Coldiretti, hôm 3-9-2014, ở Roma, ĐHY Parolin nói: ”Cần chấm dứt những tình trạng khủng hoảng bằng ý chí chính trị của tất cả các phe liên hệ trong cuộc xung đột, và với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế.. Đây là con đường duy nhất để tránh cho các cuộc xung đột kéo dài và bị quên lãng, như trường hợp cuộc xung đột ở Siria”.

Về tình hình ở Irak, trong những trước đây, ĐHY Parolin đã kêu gọi đừng đơn giản hóa vấn đề và đừng coi những gì đang xảy ra như một đụng độ giữa Hồi giáo và Kitô giáo. Hôm 3-9-2014 ngài nói thêm rằng: ”Những xung đột hiện nay tại nước này cần những giải pháp chính trị, chứ không phải những giải pháp quân sự bạo lực'.

ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng nhắc đến thảm trạng nhân đạo tại Irak cũng như cuộc bách hại các tín hữu Kitô và khẳng định rằng trước tiên cần làm sao để các tín hữu Kitô nhận được trợ giúp nhân đạo, rồi làm sao để họ có thể trở về gia cư làng mạc của họ trong an ninh.

Về tình hình xung đột tại Ucraina, ĐHY Parolin cho biết ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, ngành ngoại giao Tòa Thánh đã dấn thân hoạt động. Đã có cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Tổng thống Vladimir Putin, cũng như thủ tướng Ucraine, rồi sau đó vẫn có những tiếp xúc, Tòa Thánh vẫn đang tìm cách giúp tái lập hòa bình tại miền đông Ucraina. (Vat. Ins. 4-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Giáo Hội là mẹ sinh chúng ta vào cuộc sống trong Chúa Kitô và dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời Chúa và các Bí Tích

Giáo Hội là mẹ sinh chúng ta vào cuộc sống trong Chúa Kitô và dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời Chúa và các Bí Tích

Giáo Hội là mẹ sinh chúng ta vào cuộc sống trong Chúa Kitô và dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời Chúa và các Bí Tích. Giáo Hội không phải là các linh mục hay các giám mục, mà là tất cả chúng ta. Chúng ta tất cả là con cái Giáo Hội nhưng chúng ta tất cả cũng là mẹ của các kitô hữu khác. Biết bao nhiêu lần trong cuộc sống chúng ta đã không làm chứng tá cho chức làm mẹ này của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hơn 50,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 3-9-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý chức làm mẹ của Giáo Hội. Ngài nói: chúng ta không tự mình trở thành tín hữu kitô với sức riêng của mình, một cách độc lập, cũng không trở thành kitô hữu trong phòng thí nghiệm, nhưng được sinh ra và làm cho lớn lên trong đức tin bên trong thân mình vĩ đại là Giáo Hội, mẹ chúng ta, một bà mẹ trao ban cho chúng ta sự sống trong Chúa Kitô và làm cho chúng ta sống với tất cả các anh chị em khác trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.

Trong chức làm mẹ của mình Giáo Hội có Đức Trinh Nữ Maria là mẫu gương xinh đẹp và cao cả nhất. Đó là điều các cộng đoàn kitô tiên khởi đã đưa ra ánh sáng, và Công Đồng Chung Vaticăng II đã trình bầy một cách đáng ca ngợi (LG 63-64). Chức làm mẹ của Đức Maria chắc chắn là duy nhất, riêng biệt và được thành toàn, khi thời gian tới hồi viên mãn, lúc Đức Trinh Nữ cho chào đời Con Thiên Chúa, được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Giáo Hội tiếp nối và kéo dài chức làm mẹ ấy của Đức Maria trong dòng lịch sử. Trong sự phong phú của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tiếp tục sinh ra các người con mới trong Chúa Kitô, luôn luôn lắng nghe Lời Chúa và ngoan ngoãn với chương trình tình yêu của Người. Thật thế, biến cố Chúa Giêsu sinh ra trong lòng Đức Maria báo trước việc sinh ra của mỗi kitô hữu trong lòng Giáo Hội, từ lúc Chúa Kitô là trưởng tử của đoàn em đông đúc (Rm 8,29), và Chúa Giêsu Người Anh thứ nhất của chúng ta đã sinh ra từ Đức Maria, là mẫu gương, và tất cả chúng ta được sinh ra trong Giáo Hội. Khi đó chúng ta hiểu tương quan kết hiệp Đức Maria và Giáo Hội sâu đậm chừng nào. Khi nhìn Giáo Hội, chúng ta nhận ra các đường nét siêu việt của Đức Maria. Chúng ta không mồ côi, chúng ta có một người mẹ, Giáo Hội là mẹ chúng ta, Đức Maria là Mẹ chúng ta.

Giáo Hội là mẹ chúng ta, bởi vì đã sinh ra chúng ta trong bí tích Rửa Tội. Mỗi lần chúng ta rửa tội cho một em bé, nó trở thành con của Giáo Hội và vào trong Giáo Hội. Và từ ngày đó như là bà mẹ sốt sắng, Giáo Hội làm cho chúng ta lớn lên trong đức tin và với sức mạnh Lời Chúa chỉ cho chúng ta con đường cứu rỗi, bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ. Giáo Hội đã nhận được từ Chúa Giêsu kho tàng qúy báu của Tin Mừng không phải để giữ nó cho mình, nhưng để quảng đại trao ban nó cho người khác, như một bà mẹ làm. Trong việc phục vụ rao truyền Tin Mừng này tỏ hiện một cách đặc biệt chức làm mẹ của Giáo Hội, như một bà mẹ dấn thân cống hiến cho con cái mình của ăn tinh thần dưỡng nuôi và làm cho cuộc sống kitô sinh hoa trái. Vì thế chúng ta tất cả được mời gọi tiếp nhận với tâm trí rộng mở Lời Chúa, mà hàng ngày Giáo Hội phân phát cho chúng ta, bởi vì Lời này có khả năng biến đổi chúng ta từ bên trong. Chỉ có Lời Chúa có khả năng thay đổi chúng ta từ bên trong, từ các gốc rễ sâu thẳm nhất của chúng ta. Và ai là người ban Lời Chúa cho chúng ta? Mẹ Giáo Hội. Với lời đó Giáo Hội cho chúng ta bú, với lời đó Giáo Hội dưỡng nuôi toàn cuộc sống chúng ta. Đây thật là điều cao cả! Chính Mẹ Giáo Hội thay đổi chúng ta từ bên trong với Lời Chúa. Lời Chúa, mà Giáo Hội ban cho chúng ta, biến đổi chúng ta khiến cho nhân bản tính của chúng ta không đập nhịp theo tính trần gian của xác thịt, nhưng theo Thần Khí.

Trong sự lo lắng hiền mẫu của mình Giáo Hội cố gắng chỉ cho tín hữu con đường phải theo để sống một cuộc đời phong phú niềm vui và hòa bình.

Được soi lối bởi ánh sáng Tin Mừng và trợ giúp bởi ơn thánh của các Bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể hướng các lựa chọn của chúng ta tới sự thiện và trải qua các lúc tối tăm và các con đường ngoằn nghèo trong cuộc sống với lòng can đảm và niềm hy vọng. Con đường cứu rỗi, qua đó Giáo Hội hướng dẫn chúng ta và đồng hành cùng chúng ta với sức mạnh của Tin Mừng và sự trợ lực của các Bí Tích, cho chúng ta khả năng bảo vệ mình khỏi sự dữ.

Giáo Hội có lòng can đảm của một bà mẹ và biết phải bênh vực con cái mình khỏi các hiểm nguy phát xuất từ sự hiện diện của Satan trong thế giới như thế nào, để đem chúng ta tới gặp gỡ Chúa Giêsu. Một bà mẹ luôn luôn bênh vực con cái mình. Sự bênh vực ấy cũng tỏ lộ ra trong việc khích lệ tỉnh thức: tỉnh thức chống lại sự lừa dối và cám dỗ của kẻ dữ. Bởi vì nếu Thiên Chúa đã chiến thắng Satan, thì nó cũng luôn trở lại với các cám dỗ của nó – chúng ta biết điều đó – tất cả chúng ta đều đã bị cám dỗ và đang bị cám dỗ, ”như sư tử rảo quanh tìm mồi để cắn xé” (1 Pr 5,8). Và chính chúng ta phải đừng khờ khạo, Satan đến ”như sư tử gầm gừ”. Tông Đồ Phêrô nói như thế. Chúng ta không được khờ khạo, nhưng phải tỉnh thức và vững vàng kháng cự trong đức tin. Kháng cự với các lời khuyên của mẹ, kháng cự với sự trợ giúp của mẹ Giáo Hội, như một bà mẹ tốt lành luôn luôn đồng hành với các con cái mình trong những lúc khó khăn.

Các bạn thân mến, đó là Giáo Hội, đó là Giáo Hội mà chúng ta yêu mến, đó là Giáo Hội mà tôi yêu mến: một bà mẹ lưu tâm tới hạnh phúc của con cái mình và có khả năng trao ban sự sống cho con cái mình. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng Giáo Hội không phải là các linh mục hay các giám mục, không, Giáo Hội là chúng ta tất cả! Giáo Hội là tất cả chúng ta! Có đồng ý không? Và chúng ta là con nhưng cũng là mẹ của các kitô hữu khác, chúng ta tất cả. Tất cả mọi người đã được rửa tội, nam giới nữ giới, chúng ta cùng là Giáo Hội. Biết bao lần trong cuộc sống chúng ta không làm chứng cho chức làm mẹ của Giáo Hội, cho lòng can đảm hiền mẫu của Giáo Hội? Biết bao lần chúng ta hèn nhát, phải không? Không, không được như vậy!

Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria, bởi vì như là mẹ của Người Anh Cả, của Trưởng Tử Giêsu, Mẹ dậy chúng ta có cùng tinh thần hiền mẫu của mẹ đối với các anh chị em khác, với khả năng chân thành tiếp nhận, tha thứ, trao ban sức mạnh và thông chuyền sự tin tưởng và niềm hy vọng. Đó là điều mà một bà mẹ làm.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu đến từ Pháp, Đức, Senegal, Mozambic, Nam Phi, Anh quốc, Ailen, Malta, Canada, Hoa Kỳ, Sri Lanka, Tây Ban Nha, Mêhicô, Cuba, Costa Rica, Guatemala, Colombia và Argentina. Bồ Đào Nha, Brasil.

Chào các tín hữu nói tiếng Arập, đặc biệt các tín hữu Iraq, Đức Thánh Cha nói: Giáo Hội săn sóc con cái mình và bảo vệ các đứa con không được bênh đỡ và bị bách hại. Tôi muốn bảo đảm với các anh chị em bị bách hại sự gần gũi. Anh chị em ở trong tim của Giáo Hội, Giáo Hội đau khổ với anh chị em và hãnh diện vì anh chị em; anh chị em là sức mạnh của Giáo Hội và là chứng tá cụ thể đích thực của sứ điệp cứu độ, tha thứ và tình yêu thương của Giáo Hội. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em và che chở anh chị em!

Đức Thánh Cha cũng hợp tiếng với Đức Giám Mục giáo phận Terni-Narni-Amelia bầy tỏ lo âu về tình trạng nghiêm trọng vì các dự án của hãng Thyssenkrupp. Ngài kêu gọi đừng để cho cái luận lý của lợi nhuận chiến thắng, nhưng là tình liên đới và công bằng; con người và nhân phẩm phải là trung tâm của mọi lãnh vực, kể cả việc làm.

Chào các bạn trẻ, đặc biệt là các trẻ em mới chịu phép Thêm Sức, ngài nhắn nhủ người trẻ sau kỳ hè giờ đây trở lại với sinh hoạt thường ngày biết tiếp tục đối thoại với Chúa và dãi tỏa ánh sáng ra chúng quanh mình.

Ngài mong các anh chị em bệnh nhân tìm được điểm tựa nơi Chúa Giêsu và cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa. Đức Thánh Cha nhắc nhở các cặp vợ chồng mới cưới duy trì sự tiếp cận với Chúa để tình yêu của họ được lâu bền và đích thực.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Các khổ đau của Kitô hữu và các nhóm thiểu số bên Iraq

Các khổ đau của Kitô hữu và các nhóm thiểu số bên Iraq

Phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo về chuyến viếng thăm Iraq

Sau một tuần viếng thăm Iraq trong tư cách là đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đã về tới Roma ngày 20-8-2914. Ngày hôm sau 21-8-2014 Đức Hồng Y đã vào gặp Đức Thánh Cha để tường trình về chuyến viếng thăm của ngài liên quan tới hơn 100 ngàn kitô hữu đã phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn tài sản di cư sang lánh nạn bên vùng Kurdistan, sau khi các lực lương hồi cuồng tín ISIS đánh chiếm thành phố Mossul. Đức Hồng Y đã đem theo một bức thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tổng thống Fouad Masum của Iraq, trong đó Đức Thánh Cha bầy tỏ đau buồn vì các khổ đau đo bạo lực tàn ác gây ra cho các kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số ở Iraq. Đức Thánh Cha cầu mong các giới chức chính trị xã hội sử dụng mọi phương thế để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tai Iraq, để mọi thành phần thiểu số được là những công dân bình đẳng với mọi người khác. Đức Hồng Y Filoni cũng chuyển số tiền 1 triệu mỹ kim Đức Thánh Cha trợ giúp các người tỵ nạn Iraq.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y về chuyến viếng thăm nói trên.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y đã là chuyến viếng thăm tình trạng cứu trợ cấp thiết nhân đạo liên quan tới các kitô hữu và dân chúng sống tại miền bắc Iraq. Đức Hồng Y đã trông thấy những gì?

Đáp: Đây đã là một sứ mệnh được thực hiện trong đau đớn giữa các Kitô hữu chạy trốn khỏi thành phố Mossul và khỏi đồng bằng Ninive. Họ bị bứng khỏi nhà cửa, và cuộc sống đơn sơ thường ngày của họ, để rơi vào một hoàn cảnh sống không thể nào đoán trước được là hoàn cảnh một sớm một chiều không nhà cửa, không quần áo, không có những điều tối thiểu tự nhiên cho cuộc sống, với hai bàn tay trắng, hoàn toàn không có gì hết. Chẳng hạn như không có nước để tắm rửa, với nhiệt độ 47 độ C, hay ngủ ngoài đường hay trong các công viên, dưới một bóng cây hay dưới một tấm nylon. Với các phụ nữ có thói quen làm việc trong nhà bây giờ xem ra ngơ ngác mất hướng. Hầu như chỉ có các trẻ em là những người duy nhất không cảm nhận được thảm cảnh của tình hình, vẫn chạy qua chạy lại. Với các người già bị ném vào một xó và người bệnh không biết có một bác sĩ hay thuốc men cho mình hay không.

Hỏi: Có giai thoại nào đặc biệt đánh động cho Đức Hồng Y không?

Đáp: Có một bà mẹ chỉ cho tôi xem một bé gái mới ba tháng và nói rằng khi họ trốn khỏi Mossul, thì người ta muốn lấy cả các vòng đeo tai mạ vàng của cháu bé. Chúng là các vật không có giá trị gì, nhưng cái bạo lực mà họ đã phải chịu cho thấy sự khinh rẻ đối với cả các trẻ em bé bỏng nhất. Tôi đã nói với bà mẹ đó: Họ đã lấy mất các vòng đeo tai, nhưng các điều qúy báu nhất vẫn còn với bà: đó là cháu bé và phẩm giá. Phẩm giá bị thương tích mà đã không có ai có thể lấy mất được. Dân chúng đã hài lòng và họ đã vỗ tay.

Hỏi: Đức Hồng Y đã được đón tiếp như thế nào bên Iraq?

Đáp: Đức Thánh Cha đã không thể đích thân hiện diện bên Iraq nên ngài đã lập tức gửi một vị đặc sứ – không phải một vị đại diện ngoại giao, nhưng một vị đại diện cá nhân – Nó đã là một dấu chỉ hùng hồn là ngài muốn chia sẻ tất cả với họ. Và tôi đã sống các ngày này giữa họ. Tôi cảm thấy mình là một người được đặc quyền so sánh với họ, bởi sự kiện tôi có một phòng nhỏ để ngủ, một chút nước để rửa tay. Nhưng tôi đã chia sẻ với họ mọi sự. Tôi không đại diện cho chính mình nhưng đại diện cho Đức Thánh Cha, và việc tôi chia sẻ mọi sự với họ là một dấu chỉ sự gần gũi của Đức Thánh Cha. Tôi đã viếng thăm các làng của người Kitô và người Yazidi. Và tôi cũng đã tham dự cuộc sồng của Giáo Hội địa phương. Cả các giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ cũng đã phải chạy trốn, và các vị cũng đã phải tìm một chỗ để ngủ. Qua vị đặc sứ Đức Thánh Cha đã muốn khích lệ tất cả mọi người và nói với tất cả mọi người rằng họ không bị quên lãng.

Hỏi: Trong cuộc họp báo trên đường từ Seoul trở về Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận rằng kiểu ngăn chặn kẻ gây hấn bất công phải do Liên Hiệp Quốc tìm ra, Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Như là Giáo Hội, Giáo Hội đang và sẽ luôn luôn chống lại chiến tranh. Nhưng các người dân đáng thương này có quyền được bảo vệ. Họ không có vũ khí, họ đã bị đuổi khỏi nhà vửa của họ một cách hèn hạ, họ đã không dấn thân trong cuộc chiến đấu nào. Làm sao bảo đảm cho những người dân này được sống trong nhà cửa của họ một cách xứng đáng? Chắc chắn không phải là bằng cách nhường chỗ cho bạo lực, và duy trì nó bằng mọi cách. Nhưng chúng ta không thể không lắng nghe tiếng khóc của họ đang xin chúng ta cứu giúp và bảo vệ họ.

Hỏi: Để thực hiện điều này lại không phải là điều ích lợi, nếu biết trước được ai cung cấp khí giới và tiền bạc cho các lực lượng thánh chiến hồi này và tìm cách ngăn chặn các cung cấp hay sao thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Họ là các nhóm cho thấy được cung cấp vũ khí và tiền bạc, và người ta tự hỏi làm sao các vũ khì và tài nguyên này lại thoát khỏi sự kiểm soát của những người có bổn phận kiểm soát chúng và ngăn ngừa các phát triển thê thảm như thế. Câu hỏi mà tôi đã nghe nhiều người đưa ra là câu hỏi liên quan tới việc ”kiểm soát từ xa”, liên quan tới những người điều động các sự việc từ xa. Nhưng tôi tin rằng hiện nay khó mà đưa ra một câu trả lời.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Irak dưới thời Saddam Hussein. Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể được gằn liền với các sự kiện của năm 2003, và kiểu người ta chấm dứt chế độ của ông ta hay không?

Đáp: Có và không. Một đàng, đã xảy ra một sự xáo trộn trong nước Iraq làm nảy sinh ra biết bao nhiêu là tình hình nguy kịch và khổ đau, cả khi cần hiểu rằng trước đó cũng đã không có một tình trạng yên lành và lý tưởng. Đàng khác, hơn mười năm đã trôi qua. Càng cách xa các biến cố đó bao nhiêu, lại càng có quyền hỏi điều đang xảy ra hiện nay chỉ là lỗi của người khác và của các sự kiện của qúa khứ hay còn có các trách nhiệm khác nữa. Và cần phải hỏi điều gì đã được làm trong thời gian qua và đáng lý ra đã có thể làm được những gì.

Hỏi: Cả Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các nạn nhân của những gì đang xảy ra bên Iraq không chỉ là các Kitô hữu, nhưng là tất cả các nhóm thiểu số. Sự nhấn mạnh này gợi ý điều gì thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Đương nhiên là tình hình của các kitô hữu được biết tới bên Tây Phương. Nhưng chẳng hạn các tín hữu hồi Yazidi đã cầu cứu chúng tôi vì họ đã nói với tôi: ”Chúng tôi là một dân tộc không có tiếng nói và không ai nói tới chúng tôi”. Các tình trạng thê thảm mà tôi đã trông thấy và họ đang sống khiến cho họ trở thành các nạn nhân đầu tiên. Nhưng cũng có những làng Shiite phải chạy trốn cả làng. Thế rồi còn có các người Mandei và tất cả các nhóm khác nữa.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đá nói chuyện với các vị lãnh đạo chính trị có ảnh hưởng trong vùng Kurdistan cũng như các vi lãnh đạo tại Baghdad. Họ có còn đồng thuận với một viễn tượng hiệp nhất đối với tương lai của Iraq hay các thúc đẩy rời xa trung tâm không còn có thể ngừng được nữa?

Đáp: Iraq là một quốc gia hỗn hợp. Một diễn tả chính trị địa lý nảy sinh từ năm 1920 trở về sau, nơi thực thể quốc gia không đựơc nhận thức như là một sự đồng nhất nhưng như là sự đa diện. Các giới chức chính quyền và cả các Giám Mục nói tới một bức đồ khảm sự hiện diện của các nền văn hóa và các tôn giáo. Dĩ nhiên nếu bức khảm đá mầu này được duy trì nguyên vẹn, thì nó có vẻ đẹp của nó và một tương lai. Nhưng nếu người ta bắt đầu lấy đi các viên đá, thì trước sau gì mọi sự có thể bị tan rã. Sự hiệp nhất quốc gia được bảo đảm bởi Hiến Pháp, nhưng phải được thực hiện trong cuộc sống quốc gia và điều này khó, bởi vì mỗi nhóm đều mang theo các chấn thương, các khổ đau, các bách hại rất dài, các bất công phải chịu. Giờ đây Iraq là một nước cần tái thiết và chỉ có thể hiệp nhất, nếu trong sự hiệp nhất ấy người ta tìm thấy khoảng trống và sự tôn trọng phải có đối với các căn tính khác nhau.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, bên Tây phương có vài người lợi dụng các chuyện xảy ra tại Iraq để tái đề nghị sự chống đối giữa Kitô giáo và Hồi giáo, Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Có một dữ kiện, như tôi đã nói, đó là các tấn kích hướng tới các kitô hữu, các người Yazidi, các người Shiite, nhưng cũng chống lại các người Sunni nữa. Như thế vấn đề không thể được đặt ra như một sự đối chọi giữa Hồi giáo và Kitô giáo. Đàng khác, những kẻ đang thực thi các hành động kinh khủng này chống lại các nhóm thiểu số họ làm điều đó nhân danh một ý thức hệ chính trị tôn giáo bất khoan nhượng. Và đây là một khía cạnh cần làm cho chúng ta suy nghĩ.

(FIDES 21-8-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha mở lại các cuộc tiếp kiến

Đức Thánh Cha mở lại các cuộc tiếp kiến

VATICAN. Sáng ngày 1-9-2014, ĐTC Phanxicô mở lại các cuộc tiếp kiến, đặc biệt ngài gặp gỡ hơn 15 GM nước Camerun bên Phi châu, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.

Camerun hiện có gần 20 triệu rưỡi dân sống trên diện tích 475 ngàn cây số vuông. Các tín hữu Kitô chiếm khoảng 1 nửa dân số trong số này 27% tức là 5 triệu 530 ngàn người là tín hữu Công Giáo. Ngoài ra có 30% dân số theo các tôn giáo cổ truyền Phi châu và khoảng 4 triệu người là tín hữu Hồi giáo, tương đương với 21% dân số. Giáo Hội Công Giáo tại Camerun gồm 5 giáo tỉnh và 20 giáo phận với hơn 30 GM.

Gặp giới thể thao

Lúc 4 giờ chiều cùng ngày 1-9-2014, tại Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican, ĐTC đã tiếp kiến 250 người gồm các nhà thể thao, các cầu thủ bóng đá thuộc các tôn giáo khác nhau và những người tổ chức cuộc đấu bóng liên tôn vì hòa bình, diễn ra lúc 8 giờ 40 tối qua tại sân bóng đá Olimpic ở Roma. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có nhiều cầu thủ quốc tế trên buổi. Chính ĐTC là người đã khởi xướng ý tưởng tổ chức trận bóng đá này, qua tổ chức giáo dục Công Giáo tên là ”Scholas Occurrentes, cùng với hiệp hội ”Pupi onlus” do cựu cầu thủ bóng đá Javier Zanetti người Argentina thành lập”.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC đã nhiệt liệt cám ơn mọi người đã mau lẹ đón nhận đề nghị của ngài về trận đấu bóng liên tôn, thuộc nhiều nước khác nhau, để nói lên tình huynh đệ và thân hữu. Ngài nói:

”Trận đấu bóng tối nay chắc chắn cũng là dịp quyên góp để hỗ trợ các dự án liên đới, nhưng nhất là để suy tư về những giá trị phổ quát mà bóng đá và thể thao nói chung có thể tạo điều kiện dễ dàng để phát triển, đó là sự lương thiện, chia sẻ, hiếu khách, đối thoại, tín nhiệm người khác. Đó là những giá trị mà mỗi người đều có thể có bất luận thuộc chủng tộc, văn hóa và tín ngưỡng nào. Đúng hơn, biến cố thể thao tối nay là một cử chỉ tượng trưng cao độ để giúp hiễu rằng có thể kiến tạo một nền văn hóa gặp gỡ và một thế giới hòa bình, trong đó tín đồ các tôn giáo khác nhau, có thể sống trong hòa hợp và tôn trọng nhau, và vẫn bảo tồn căn tính của mình.”

ĐTC đặc biệt nói với các cầu thủ bóng đá, thường được nhiều người, nhất là người trẻ ngưỡng mộ vì khả năng thể thao: ”Điều quan trọng là nêu gương tốt ở sân banh cũng như ở ngoài. Trong các cuộc tranh tài thể thao, anh em được kêu gọi chứng tỏ rằng thể thao là niềm vui sống, là trò chơi, là lễ hội và với tư cách đó, thể thao phải được đề cao giá trị qua việc phục hồi tính chất nhưng không của nó, khả năng tạo nhữngmối thân hữu và cởi mở đối với tha nhân. Và cả với những thái độ thường nhật, đầu đức tin và linh đạo, đầy tình người và vị tha, anh em có thể làm chứng về những lý tưởng sống chung hóa bình dân sự và xã hội, để kiến tạo một nền văn minh dựa trên tình thương, tình liên đới và hòa bình”.

Sau bài diễn văn, ĐTC còn dừng lại rất lâu để bắt tay chào thăm các cầu thủ và nhiều người.

Thánh lễ ban sáng

Ngoài các cuộc tiếp kiến, ĐTC cũng mở lại thánh lễ lúc 7 giờ sáng 1-9-2014 tại nguyện đường Nhà Trọ thánh Martha ở nội thành Vatican, với sự tham dự của các tín hữu thuộc 1 giáo xứ ở Roma và một số người khác.

Trong bài giảng, ĐTC quảng diễn việc Chúa Giêsu giảng ở Hội đường Nazareth. Ban đầu dân chúng lắng nghe và ngưỡng mộ, nhưng rồi sau đó họ giận giữ và tìm cách giết Chúa. Họ đổi thái độ như thế vì Lời Chúa khác, so với lời con người. Thiên Chúa nói với chúng ta trong Con của Ngài, nghĩa là Lời Thiên Chúa chính là Chúa Giêsu và Chúa Giêsu là cớ vấp phạm đối với những người Do thái ấy. Thập giá Chúa Kitô gây vấp phạm..

ĐTC đặc biệt mời gọi các tín hữu đón nhận Lời Chúa với con tim mở rộng, với lòng khiêm tốn, với thần thần của các mối phúc thật. Vì Chúa Giêsu đến với chúng ta trong sự khiêm tốn, trong sự nghèo hèn!

ĐTC tái khuyên nhủ các tín hữu siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa, mua một cuốn sách Phúc Âm, mang trong túi, trong sắc, để đọc trong ngày, để tìm được Chúa Giêsu trong đó. (SD 1-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio