Hội đồng Giám mục Hàn quốc phát động chiến dịch chống án tử hình

Hội đồng Giám mục Hàn quốc phát động chiến dịch chống án tử hình

co-vo-cham-dut-tu-hinh

Hội đồng Giám mục Hàn quốc tái phản đối án tử hình bằng cách phát động chiến dịch nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các sự kiện giáo dục và văn hóa.

Tiểu ban về Hủy bỏ án tử hình nhóm họp hàng năm, thảo luận cách thức để thúc đẩy hơn nữa quan điểm của giáo hội về án tử hình đối với xã hội Hàn Quốc.

Tiểu ban sẽ phát động chiến dịch chống án tử hình bằng cách xuất bản các op-eds và các bài báo của các nhân vật trong Giáo hội, cũng như các tổ chức. Tiểu ban còn có kế hoạch sẽ phát hành, vào cuối năm nay, các tài liệu giáo dục nhắm đến các học sinh trung học. Một buổi trình diễn đặc biệt cũng được tổ chức nhân ngày Thế giới chống án tử hình vào ngày 30/11.

Ủy ban Giám mục sẽ giúp cho chiến dịch bằng cách tổ chức một buổi thảo luận và hòa nhạc vào ngày 18/12 tại Chucheon, tỉnh Gangwon.

Giáo Hội Công giáo Hàn quốc từ lâu đã cố gắng xóa bỏ án tử hình dù không có vụ xử tử nào tại Hàn quốc từ năm 1997 đến nay. Theo Cornell Law School, đến cuối năm 2014, có ít nhất 61 tù nhân mang án tử hình và cho đến năm 2015 có thêm 1 án. (UCAN 25/11/2016)

Hồng Thủy

Trang web mới của quỹ “đồng tiền thánh Phêrô”

Trang web mới của quỹ “đồng tiền thánh Phêrô”

duc-giao-hoang-chao-nguoi-vo-gia-cu

Vatican – Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã thông báo về một trang web mới dành cho việc quyên góp bác ái của Đức Thánh Cha, quen được gọi là “đồng tiền thánh Phêrô”.

“Đồng tiền thánh Phêrô” là chương trình quyên góp truyền thống vào ngày lễ trọng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô hàng năm. Số tiền quyên góp được cho chương trình “đồng tiền thánh Phêrô” được gửi cho Đức Thánh Cha và ngài sẽ dùng nó để trợ giúp tài chính cho các nhu cầu của Giáo hội hoàn vũ và các hoạt động bác ái dành cho những người nghèo khổ nhất. Từ hôm qua, 21/11, chương trình này đã được mở rộng trên trang web mới www.obolodisanpietro.va

Trang web có thể được truy cập trực tiếp bằng các ngôn ngữ như Ý, Anh và Tây ban nha; trang web cũng sẽ sớm được dịch sang các ngôn ngữ khác.

Trang web cũng được cập nhật với hình ảnh và lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô. Được thực hiện do sáng kiến của Tòa Thánh, trang web là kết quả của sự hợp lực giữa phủ Thống đốc Vatican, Bộ Thông tin và ngân hàng Vatican.

Thông cáo báo chí nói rằng các tín hữu trên toàn thế giới sẽ có cơ hội “suy tư về ý nghĩa của công việc của họ và quyên góp qua mạng internet những đóng góp cụ thể cho công việc của lòng thương xót, bác ái Kitô giáo, hòa bình và trợ giúp Tòa Thánh”. (SD 22/11/2016)

Hồng Thủy

 

Đức Thánh Cha chủ sự Ngày Năm Thánh dành cho người nghèo

Đức Thánh Cha chủ sự Ngày Năm Thánh dành cho người nghèo

ngay-nam-thanh-cho-nhung-nguoi-bi-xa-hoi-gat-bo

VATICAN. Trong Thánh lễ nhân Ngày Năm Thánh cho những người bị xã hội gạt bỏ, ĐTC mời gọi các tín hữu kiên vững tín thác nơi Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và coi người nghèo như kho tàng của Giáo Hội.

 

Thánh lễ ĐTC cử hành lúc gần 10 giờ sáng chúa nhật 13-11-2016 là sinh hoạt cuối cùng trong lịch trình cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót ở Roma. Chúa nhật 13-11 cũng là ngày đóng Cửa Năm Thánh tại 3 đại Vương cung thánh đường ở Roma, và tại các nhà thờ chính tòa, các đền thánh ở các nơi trên thế giới. Riêng tại Đền thờ Thánh Phêrô, nghi thức này sẽ được ĐTC cử hành sáng chúa nhật 20-11 tới đây, Lễ Chúa Kitô Vua.

Trong số 9 ngàn người ngồi chật Đền thờ, có 3,500 người nghèo đăng ký chính thức đến từ 23 quốc gia. Họ được Hiệp hội Fratello (Người Anh em), cũng như các Caritas hoặc cơ quan từ thiện khác của Công Giáo giúp đỡ để có thể đến tham dự những Ngày Năm Thánh này.

Đồng tế với ĐTC có 5 Hồng Y, 10 Giám Mục và hơn 120 linh mục. Đảm nhận phần thánh ca trong thánh lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có ca đoàn cộng đồng gồm 60 ca viên, và ca đoàn Dublin ở thủ đô Ai Len, với 63 ca viên.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa các bài đọc của Chúa nhật thứ 33 thường niên, đặc biệt là bài Tin Mừng theo thánh Luca đoạn 21 (21,5-19) thuật lại sự tích khi Chúa Giêsu ở Jerusalem, dân chúng trầm trồ ca ngợi vẻ đẹp của Đền thờ, nhưng Chúa báo trước cho họ: sẽ có ngày không còn viên đá nào của đền thờ này. Ngài cũng tiên báo những tai ương, xung đột, đói kém, những xáo trộn trên trời dưới đất, những sự đó không phải để làm cho chúng ta khiếp sợ, nhưng để nói với chúng ta rằng tất cả những điều đó sẽ qua đi. Từ những sự kiện trên đây, ĐTC rút ra những bài học về lòng tín thác nơi Thiên Chúa, và ngài đặc biệt nhắn nhủ các tín hữu đừng quên kho tàng quí giá của Giáo Hội là những người nghèo. ĐTC nói:

“Chúa Giêsu quyết liệt mời gọi đừng sợ trước những xáo trộn của mọi thời đại, dù đứng trước những thử thách nặng nề và bất công nhất xảy ra cho các môn đệ. Ngài kêu gọi hãy kiên trì trong sự thiện và hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa, Đấng không làm thất vọng. Chúa Giêsu nói: “Dù một sợi tóc trên đầu các con cũng không bị mất đi” (v.18). Thiên Chúa không quên các tín hữu của Người, gia sản quí giá của Người chính là chúng ta”.

Nhưng Chúa gọi hỏi chúng ta ngày hôm nay về ý nghĩa cuộc sống của chúng ta. Với một hình ảnh, ta có thể nói rằng các bài đọc hôm nay giống như một “cái sàng” cuộc sống của chúng ta chảy qua đó, như nước chảy qua; những có những thực tại quí giá ở lại, như ngọc quí lưu lại trên cái sàng.

ĐTC đặt câu hỏi: ”Điều gì ở lại, điều gì có giá trị trong cuộc sống, đâu là những điều phong phú không bị tan biến? Chắc chắn có hai điều, đó là Chúa và tha nhân. Đây là những điều cao cả nhất cần phải yêu mến. Tất cả những cái khác – trời, đất, những điều đẹp đẽ nhất, cả Vương cung thánh đường này, sẽ qua đi; nhưng chúng ta không được loại Thiên Chúa và tha nhân ra khỏi cuộc sống. Chính ngày hôm nay, khi ta nói về sự loại trừ, gạt bỏ, chúng ta nghĩ ngay đến những con người cụ thể; không phải là những sự vật vô ích, nhưng là những con người quí giá. Con người được Thiên Chúa đặt ở chóp đỉnh công trình sáng tạo, nhưng thường bị gạt bỏ, vì người ta ưa thích hơn những sự vật chóng qua. Và đó là điều không thể chấp nhận được, vì con người là thiện ích quí giá nhất trước mắt Thiên Chúa. Và thật là điều trầm trọng khi người ta quen thuộc với sự loại bỏ như vậy; cần phải lo âu, khi lương tâm bị tê liệt và không còn để ý đến ngừơi anh em đang ở cạnh mình hoặc đứng trước những vấn đề nghiêm trọng của thế giới, khi những vấn đề ấy chỉ được coi như những điệp khúc đã nghe thấy qua các tin tức truyền hình.

ĐTC nói với những người nghèo:

Anh chị em thân mến, hôm nay là Ngày Năm Thánh của anh chị em, và qua sự hiện diện, anh chị em giúp chúng tôi bắt được tần số của Thiên Chúa, nhìn điều mà Chúa nhìn: Chúa không dừng lại ở vẻ bề ngoài (Xc 1 Sm 16,7), nhưng Ngài nhìn ”đến kẻ khiêm hạ và người có tinh thần thống hối” (Is 66,2), Chúa nhìn đến bao nhiêu ông Lazzaro nghèo khổ ngày nay. Thật là điều làm cho chúng ta đau khổ dường nào khi ta không nhận thấy Lazzaro bị loại trừ và gạt bỏ (Xc Lc 16,19-21)! Đó là sự quay mặt đi đối với Thiên Chúa. Đó là triệu chứng bệnh xơ cứng về tinh thần khi người ta chỉ quan tâm tới những sự vật cần sản xuất, thay vì để ý đến những con người cần mến yêu. Và thế là nảy sinh một sự mâu thuẫn bi thảm thời nay: hễ tiến bộ và cơ may càng gia tăng – đó là một điều tốt – thì càng có thêm những người không được hưởng những tiến bộ và cơ may ấy. Đó là một điều bất công to lớn mà chúng ta phải bận tâm hơn cả được biết tận thế sẽ xảy ra khi nào và thế nào. Vì chúng ta không thể an tâm ở trong nhà khi mà Lazzaro nằm trước cửa; không có an bình trong nhà của người sống thoải mái, khi thiếu công lý trong nhà của mọi người.

Đề cập đến việc đóng cửa Năm Thánh, ĐTC nói:

”Ngày hôm nay, tại các nhà thờ chính tòa và đền thánh trên toàn thế giới, có nghi thức đóng Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót. chúng ta hãy cầu xin ơn không nhắm mắt trước Thiên Chúa, Đấng đang nhìn chúng ta, và trước tha nhân đang gọi hỏi chúng ta. Chúng ta hãy mở mắt nhìn Thiên Chúa, thanh tẩy cái nhìn của tâm hồn khỏi những hình ảnh lừa đảo và sợ hãi, khỏi thần quyền lực và trừng phạt, những phóng dội kiêu căng và sợ hãi của con người. Với lòng tín thác chúng ta hãy nhìn lên Thiên Chúa Thương Xót, với xác tín rằng ”đức mến sẽ không bao giờ chấm dứt” (1 Cr 13,8). Chúng ta hãy canh tân niềm hy vọng cuộc sống chân thực mà chúng ta được kêu gọi tiến đến, cuộc sống nãy sẽ không qua đi và chúng ta đang chờ cuộc sống ấy trong sự hiệp thông với Chúa và với tha nhân, trong niềm vui mãi mãi, vô tận. Và chúng ta hãy mở mắt nhìn tha nhân, nhất là người anh em bị lãng quên và loại bỏ. Chính tại đó kính phóng đại của Giáo Hội nhắm tới. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự quay lăng kính ấy về chúng ta. Xin Chúa cất những cạm bẫy làm cho chúng ta chia trí, khỏi những lợi lộc và đặc ân, khỏi những quyến luyến quyền hành và vinh dự, khỏi sự quyến rũ của tinh thần thế gian. Giáo Hội là Mẹ chúng ta đang đặc biệt nhìn đến thành phần của nhân loại đang đau khổ và khóc lóc, vì biết rằng những người ấy thuộc về Giáo Hội theo luật của Tin Mừng” (Phaolô VI, huấn dụ đầu khóa II của Công đồng chung Vatican 2, 29-9-1963). Theo luật cũng như theo nghĩa vụ Tin Mừng, vì nghĩa vụ của chúng ta là chăm sóc tài sản đích thực là những người nghèo. Tôi muốn hôm nay là ”Ngày của người nghèo!” (vỗ tay)

Lưu truyền cổ kính nhắc nhở chúng ta điều đó, lưu truyền về thánh Lorenzo tử đạo ở Roma. Trước khi chịu cuộc tử đạo dữ tợn vì lòng yêu mến Chúa, thánh nhân phân phát tài sản của cộng đoàn cho người nghèo, những người mà thánh nhân gọi là những kho tàng đích thực của Giáo Hội. Xin Chúa ban cho chúng ta được nhìn những gì đáng kể mà không chút sợ hãi, hướng con tim chúng ta về Chúa và về những kho tàng đích thực của chúng ta.

Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã lần lượt cầu xin Chúa cho các dự án hòa bình, cho công lý được triển nở nơi các dân tộc trong sự tôn trọng phẩm giá con người; xin Chúa nâng đỡ những người hoạt động bác ái, xin cho sự tận tụy phục vụ nhưng không của họ luôn phản ánh lòng thương xót của Chúa; xin Chúa cho sự dịu hiền của Ngài khắc phục những con tim cứng cỏi, cho nhân loại được thoát khỏi sự dửng dưng, ích kỷ và oán thù; sau cùng xin Chúa cho mỗi Kitô hữu nhìn nhận thiên đàng là nơi ở đích thực mà không ai có thể tước đoạt khỏi họ.

Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ rưỡi, và đúng 12 giờ, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ căn hộ Giáo Hoàng ở dinh Tông Tòa để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hơn 60 ngàn tín hữu tụ tập Quảng trường thánh Phêrô, tràn ra đường Hòa Giải.

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung Năm Thánh Lòng Thương Xót

Đức Thánh Cha tiếp kiến chung Năm Thánh Lòng Thương Xót

duc-thanh-cha-tiep-kien-chung-nam-thanh-long-thuong-xot

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung sáng 12-11-2016, dành cho hơn hơn 40 ngàn tín hữu hành hương, ĐTC đề cao khía cạnh bao gồm của lòng thương xót, và mời gọi các tín hữu mở rộng vòng tay đón nhận mọi người.

Đây là buổi tiếp kiến chung đặc biệt cuối cùng vào ngày thứ bẩy, mỗi tháng một lần, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã nói về đề tài ”Lòng Thương Xót và sự bao gồm”: Trong ý định yêu thương của Thiên Chúa, Chúa không muốn loại trừ một ai, nhưng muốn bao gồm tất cả. Ví dụ, nhờ bí tích rửa tội, Chúa làm cho chúng ta trở nên con cái trong Chúa Kitô, trở thành những chi thể của thân mình Ngài là Giáo Hội. Và các Kitô hữu chúng ta được mời gọi theo cùng một tiêu chuẩn như vậy: Lòng thương xót chính là cách thức hành động, qua đó chúng ta bao gồm những người khác trong cuộc sống của chúng ta, tránh co cụm vào mình trong những an ninh ích kỷ”.

Giải thích lời Chúa Giêsu mời gọi: ”Hỡi các con là nhưng người mệt mỏi và bị áp bức, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ bổ sức cho các con” (Mt 11,28), ĐTC nói: Không ai bị loại trừ khỏi lời kêu gọi ấy vì sứ mạng của Chúa Giêsu là biểu lộ cho mỗi người tình yêu của Chúa Cha. Chúng ta có nhiệm vụ mở rộng con tim, tín thác nơi Chúa Giêsu và đón nhận sứ điệp yêu thương này, sứ điệp làm cho chúng ta đi vào mầu nhiệm cứu độ”.

ĐTC nhận xét rằng: ”Khía cạnh bao gồm này của lòng thương xót được biểu lộ qua sự mở rộng vòng tay để đón tiếp, không loại trừ, không xếp loại người khác theo giai tầng xã hội, ngôn ngữ, chủng tộc, văn hóa và tôn giáo: trước mặt chúng ta chỉ có những người cần yêu mến như Thiên Chúa đã yêu mến”.

”Bao nhiêu người mệt mỏi và bị đè nén chúng ta đang gặp ngày nay! Trên đường, trong các công sở, nơi các phòng khám bệnh.. Cái nhìn của Chúa Giêsu đặt trên mỗi khuôn mặt ấy, kể cả qua đôi mắt của chúng ta. .. Tin mừng kêu gọi chúng ta hãy nhận ra trong lịch sử nhân loại ý định của Chúa thực hiện một đại công trình bao gồm; công trình này hoàn toàn tôn trọng tự do của mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi dân tộc, kêu gọi tất cả mọi người họp thành một gia đình anh chị em trong sự công chính, trong liên đới, hòa bình, và là thành phần của Giáo Hội, Thân Mình của Chúa Kitô”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Trong sự khiêm tốn và đơn sơ, chúng ta hãy trở nên những dụng cụ lòng thương xót bao gồm của Chúa Cha. Mẹ Giáo Hội nới rộng trong thế giới vòng tay bao la của Chúa Kitô đã chết và sống lại. Cả quảng trường thánh Phêrô này, với những hàng cột cũng biểu lộ vòng tay ấy. Chúng ta hãy để cho mình can dự vào động tác bao gồm tha nhân, để làm chứng về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã và đang đón nhận mỗi người chúng ta”. (SD 12-11-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

Các tín hữu Công giáo Nam hàn có thể phúc âm hóa Á châu không?

Các tín hữu Công giáo Nam hàn có thể phúc âm hóa Á châu không?

KOREACATHOLIC MASSSEOULPHOTO (C) SEAN SPRAGUE 2003

Seoul, Nam hàn – Các tín hữu Công giáo Nam hàn có lập trường truyền giáo duy nhất; đó là nhận định của giáo sư Kirsteen Kim, một giảng viên thần học và thế giới Kitô giáo tại đại học Leeds ở vương quốc Anh.

Giáo sư Kim nói: “Từ những năm 1990, Vatican đã khuyến khích Giáo hội Hàn quốc nhận nhiệm vụ truyền giảng Tin mừng cho phần còn lại của châu Á. Lời khuyến khích này không chỉ đề cập đến phẩm chất của chứng nhân mà cả đến các quan tâm thực tế.”

Có khoảng 200 Linh mục Nam hàn đang truyền giáo tại các quốc gia khác và 400 vị đang phục vụ các cộng đoàn Hàn quốc hải ngoại. Hội Thừa sai Hàn quốc, được thành lập vào năm 1975, cũng đã gửi hơn 70 Linh mục ra nước ngoài truyền giáo. Bên cạnh đó, có khoảng 700 tín hữu Hàn quốc, phần lớn là các nữ tu, đang phục vụ trong các hội dòng truyền giáo ở hải ngoại.

Giáo sư Kim chia sẻ trên báo The Catholic Herald: “Hoạt động truyền giáo của Hàn quốc được thúc đẩy một phần bởi ước muốn chia sẻ tự do tôn giáo và một phần bởi hy vọng về một nền hòa bình thế giới sẽ đưa đến tái hiệp nhất với Bắc hàn.”

Công giáo đến Hàn quốc đầu tiên vào cuối những năm 1700, do các giáo dân chứ không phải các nhà truyền giáo hay Giám mục. Giáo hội đã tồn tại qua cuộc bách hại dữ dội, với 103 vị tử đạo đã được Đức Gioan Phaolô phong hiển thánh vào năm 1984 và 123 vị được Đức Phanxicô phong chân phước vào tháng 8 năm 2014 khi ngài thăm nước này. Lịch sử Giáo hội Công giáo Hàn quốc bao gồm 35 năm chiếm đóng của Nhật và cuộc chiến tranh Hàn quốc. Theo giáo sư Kim, điều này giúp Giáo hội ý thức về sự cần thiết là “một Giáo hội nghèo cho người nghèo. …. Có một chiều kích xã hội sâu đậm trong việc loan báo Tin Mừng. Lịch sử tử đạo đem lại cho Giáo hội Hàn quốc sự đồng hóa với người nghèo và người đau khổ và sẵn sàng hy sinh.”

Hiện nay, Giáo hội Công giáo Nam hàn có khoảng 5 triệu tín hữu, chiếm hơn 10% dân số. Họ ở tầng lớp kinh tế xã hội trên mức trung bình. (CNA 10/11/2016)

Hồng Thủy

 

Đức Thánh Cha chủ sự lễ cầu nguyện cho các Hồng Y, Giám Mục

Đức Thánh Cha chủ sự lễ cầu nguyện cho các Hồng Y, Giám Mục

duc-thanh-cha-chu-su-le-cau-nguyen-cho-cac-hong-y-giam-muc

VATICAN. Trưa ngày 4-11-2016, ĐTC đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho các Hồng Y và GM qua đời trong 12 tháng qua.

Đồng tế với ĐTC có gần 60 Hồng Y và Giám Mục hiện diện ở Roma, trước sự tham dự của gần 1 ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến các hoạt động của các vị chủ chăn đoàn chiên của Chúa Kitô đã tận tụy phục vụ và hy sinh vì phần rối những người đã được ủy thác cho các vị chăm sóc, đã thánh hóa họ nhờ các bí tích và dìu dắt họ trên con đường cứu độ. ”Đầy quyền năng của Chúa Thánh Linh, các vị chủ chăn ấy đã loan báo Tin Mừng, và với tình phụ tử, đã cố gắng thương yêu tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo, người vô phương thế tự về và những người cần được trợ giúp”.

ĐTC cũng nói rằng: ”Qua sứ vụ, các vị chủ chăn ấy đã in vào tâm hồn các tín hữu chân lý đầy sức an ủi, theo đó ”ơn thánh và lòng thương xót của Chúa dành cho những người được Ngài tuyển chọn” (Kn 3,9), Nhân danh Thiên Chúa từ bi và tha thứ, đôi tay các vị đã chúc phúc và xá giải, những lời của các vị đã an ủi và lau khô nước mắt, sự hiện diện của các vị đã làm chứng một cách hùng hồn rằng lòng từ nhân của Thiên Chúa thật là vô tận và lòng thương xót của Chúa thật là vô biên. Một số vị chủ chăn ấy đã được kêu gọi làm chứng tá cho Tin Mừng đến mức độ anh hùng, chịu đựng những u sầu nặng nề”.

Và ĐTC kết luận rằng ”Dưới ánh sáng mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, cái chết của các vị là bước vào cuộc sống sung mãn. Và dưới ánh sáng ấy chúng ta cảm thấy càng được gần gũi với những người anh em quá cố của chúng ta: cái chết có vẻ phân ly chúng ta với các vị, nhưng quyền năng của Chúa Kitô và Thần Khí của Ngài liên kết chúng ta với các vị ấy càng sâu xa hơn nữa. Chúng ta tiếp tục cảm thấy các vị ở cạnh trong sự hiệp thông của các thánh” (SD 4-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đức Hồng Y Filoni thánh hiến nhà thờ chánh tòa Karonga, Malawi

Đức Hồng Y Filoni thánh hiến nhà thờ chánh tòa Karonga, Malawi

nha-tho-chanh-toa-karonga

Karonga, Malawi – “Đây là dịp vui mừng, trong đó chúng ta chiêm ngắm vẻ đẹp và ý nghĩa của đền thờ này, nó cũng đánh dấu một bước quan trọng trong cuộc sống của Giáo hội địa phương”, Đức Hồng Y Filoni, chủ tịch Bộ Loan báo Tin Mừng, đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã nói trong Thánh lễ thánh hiến nhà thờ chánh tòa của Giáo phận Karonga sáng ngày 5/11. Giáo phận Karonga được thành lập cách đây 6 năm để đáp ứng sự phát triển của Giáo hội ở vùng này.

Hiện diện trong Thánh lễ có các Giám mục, Đức khâm sứ Tòa Thánh, các Linh mục, tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân cũng như chính quyền dân sự do tổng thống hướng dẫn.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y nhắc nhở mọi người hiện diện là qua nghi thức thánh hiến, nhà thờ chánh tòa trở thành nhà của Chúa, nơi đặc biệt mà mọi người tụ họp trong đó để tôn thờ Chúa, Đấng đã khiêm nhường đến ở giữa chúng ta. Ngài cũng nhắc nhở rằng mỗi người là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Ở đây anh chị em sẽ nhận lãnh sức mạnh để đi ra xây dựng cộng đoàn các tín hữu, ở bất cứ nơi nào Chúa hướng dẫn anh chị em.

Đức Hồng Y nhắc lại lời Đức Thánh Cha trong lần thăm viếng Uganda vào năm ngoái: Quà tặng của Chúa Thánh Thần là để chia sẻ…. Chúng ta không nhận quà tặng của Chúa Thánh Thần cho chính chúng ta nhưng để xây dựng nhau trong đức tin, trong hy vọng và trong tình yêu… Nếu mỗi ngày chúng ta thôỉ ngọn lửa quà tặng của Chúa Thánh Thần… chắc chắn chúng ta sẽ trở thành môn đệ truyền giáo mà Đức Kitô kêu gọi chúng ta … trong gia đình của chúng ta và cới các bạn bè, nhưng cũng với những người chúng ta không quen biết, đặc biệt những người ít thân thiện hoặc ngay cả thù nghịch với chúng ta.”

Đức Hồng y khuyên các tín hữu hiệp nhất với Đức Thánh Cha, với các Giám mục như Chúa đã thiết lập Giáo hội trên nền tảng thánh Phêrô. Cuối cùng Đức Hồng y cám ơn những người hiện diện vì sự dấn thân không mệt mỏi để xây dựng một xã hội hòa giải, công bằng và hòa bình ở Malawi. (Agenzia Fides 05/11/2016)

Hồng Thủy

 

Đức Thánh Cha dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời

Đức Thánh Cha dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời

thanh-le-tai-nghia-trang-prima-porta-02-11-2016

Ngày mồng 2 tháng 11 toàn thể Giáo hội tưởng nhớ và cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ vào 4h chiều tại Nghĩa trang Prima Porta của Roma, cách Thành Vatican 15km về phía bắc. Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha đăng trên tweet lời mời gọi cầu nguyện ngay cả cho “những người đã qua đời mà không còn ai nhớ tới”.

Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Thánh Cha nói: nhớ về những người quá cố với niềm hy vọng vào sự phục sinh.

Nỗi buồn và niềm hy vọng

Ông Gióp đã đi trong bóng tối khi ông cận kề cái chết. Trong giây phút đau khổ đau đớn, ông tuyên xưng niềm hy vọng: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất! … Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ” (Gióp 19:25.27).

Khi tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố, có hai ý nghĩa. Một là cảm giác buồn bã: nghĩa trang gợi nhớ sự buồn bã, buồn vì những người thân yêu của chúng ta đã ra đi, cũng buồn bã khi nghĩa trang gợi nhắc tương lai về cái chết của mỗi người. Thế nhưng, trong nỗi buồn này, chúng ta mang theo những bó hoa gợi nhắc dấu chỉ niềm hy vọng. Như thế, nỗi buồn và niềm hy vọng đan xen nhau. Và đây là tất cả những gì chúng ta cảm thấy trong ngày hôm nay: một ký ức về những người thân yêu, và hướng tới niềm hy vọng.

Hy vọng vào sự phục sinh

Chúng ta cảm thấy rằng, niềm hy vọng này nâng đỡ chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều phải làm cuộc hành trình này. Tất cả chúng ta sẽ trải qua hành trình này. Kẻ trước người sau, đau buồn ít hay nhiều, nhưng là tất cả mọi người. Thế nhưng chúng ta có bông hoa của niềm hy vọng, niềm hy vọng đặt nơi cái neo của sự phục sinh.

Người đầu tiên đã làm điều này, người đầu tiên đã phục sinh là Chúa Giêsu. Chúng ta bước đi trên con đường mà Người đã đi. Người mở cửa cho chúng ta, và cánh cửa là chính Người. Với Thập giá, Chúa Giêsu mở ra cánh cửa hy vọng cho chúng ta để chúng ta sẽ ở nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất! … Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.”

Hôm nay chúng ta trở về nhà với hai điều khắc ghi: một kí ức về quá khứ về những người thân yêu của chúng ta đã qua đời, và một niềm hy vọng về tương lai về con đường mà chắc chắn chúng ta sẽ đi. Cùng với sự đảm bảo chắc chắn từ lời hứa của Chúa Giêsu: “Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6:40).

Tứ Quyết SJ

Nữ tu Pime ở Bonpara chữa bệnh cho người Hồi giáo, Ấn giáo và Công giáo

Nữ tu Pime ở Bonpara chữa bệnh cho người Hồi giáo, Ấn giáo và Công giáo

huy-hieu-hoi-giao-hoang-truyen-giao-hai-ngoai

Natore, Bangladesh – Từ 50 năm qua, các nữ tu Thừa sai Đức Mẹ Vô nhiễm ở Bonpara, quận Natore, đã chăm sóc cho hàng ngàn người nghèo, phần lớn là Hồi giáo và Ấn giáo.

Các nữ Thừa sai được biết đến với tên gọi “Các nữ tu Pime” (Hội Giáo hoàng truyền giáo hải ngoại) điều hành một cơ sở y tế, bệnh xá và nhà hộ sinh Đức Maria, đón nhận chăm sóc các bệnh nhân thuộc mọi tôn giáo. Trung tâm y tế này được Giáo hội địa phương thành lập từ năm 1966.

Nữ tu Clare Costa, một nhân viên cuả trung tâm chia sẻ: “Mỗi ngày có khoảng 50 bệnh nhân bệnh nặng đến đây. Phục vụ các bệnh nhân là một trong những nhiệm vụ trong sứ vụ của chúng tôi.”

Một bệnh nhân Hồi giáo cho biết từ 40 năm nay, mỗi khi bị bệnh bà lại đến cơ sở y tế này. Các bác sĩ Kitô giáo lịch sự và dành thời gian cho các bệnh nhân.  Còn Muslam Uddin, một bệnh nhân Hồi giáo đã đến chữa trị ở đây từ 10 năm, biết đến trung tâm qua lời giới thiệu của bạn bè Hồi giáo. Ông nhận xét: “Các bác sĩ và nhân viên y tế cho tôi những toa thuốc phù hợp. Họ thăm viếng các bệnh nhân với nụ cười. Tôi ngưỡng mộ cách phục vụ của họ và vì vậy tôi đã đi xa cả 20 km để đến đây dù trong vùng của tôi có những bệnh viện lớn khác.” Một bệnh nhân khác chia sẻ là các bác sĩ không muốn tiền bạc. Họ chỉ lấy một ít tiền thuốc. Họ không muốn thu lợi từ các bệnh nhân nhưng chữa trị cho chúng tôi với tình thương. Họ là các bác sĩ thật sự.

Có 75 nữ tu Pime hoạt động ở Bangladesh trong các môi trường học đường, giáo xứ và bệnh xá. Tại trung tâm này, các nhân viên không chỉ cung cấp thuốc men nhưng cả những lời dạy luân lý như kính trọng người khác, chăm sóc con người, từ chối việc phá thai. Cha Bikash H. Reberio, cha xứ của Bonpara, khẳng định là “các Thừa sai Pime thật sự phục vụ cho các người nghèo trong vùng. Bệnh xá hoạt động nhờ lòng tốt của các chị. Và bởi thế nó thu hút nhiều người.” (Asia News 17/10/2016)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha tiếp dòng Thánh Augustino Nhặt Phép

Đức Thánh Cha tiếp dòng Thánh Augustino Nhặt Phép

duc-thanh-cha-tiep-dong-thanh-augustino-nhat-phep

VATICAN. ĐTC khuyến khích các tu sĩ dòng thánh Augustino Nhặt Phép (Augustinian Recollects) luôn đặt Chúa Giêsu ở trung tâm cuộc sống để có thể đương đầu với các thách đố ngày nay.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 20-10-2016, dành cho 60 tham dự viên tổng tu nghị dòng Thánh Augustino Nhặt phép (O.A.R). Dòng này bắt đầu hồi năm 1588 từ cuộc cải tổ dòng các ẩn sĩ thánh Augustino ở Tây Ban Nha, rồi trở thành một hội dòng (congregazione) tự trị hồi năm 1621, sau đó thành một dòng (ordine) độc lập năm 1921. Theo niên giám năm 2016 của Tòa Thánh, dòng có 1,105 tu sĩ hoạt động tại 183 nhà trên thế giới.

Tổng tu nghị hiện nay của dòng có chủ đề là câu của thánh Augustinô trong cuốn ”Tự Thú”: ”Toàn thể niềm hy vọng của chúng con ở nơi lòng thương xót bao la của Chúa. Xin ban cho chúng con điều Chúa truyền và xin truyền cho chúng con điều Chúa muốn” (Confesiones, 10,29,40).

Trong bài huấn dụ ĐTC đã diễn giải ý nghĩa chủ đề này và ngài đặc biệt nhấn mạnh rằng ”Khi Chúa ở trung tâm đời sống chúng ta, thì tất cả đều có thể: bất kể thất bại hay tai ương nào khác, vì Chúa là Đấng ở trung tâm, và chính Ngài hướng dẫn chúng ta. Trong thời điểm đặc biệt này, Chúa muốn chúng ta trở thành ”những người kiến tạo tình hiệp thông”. Qua sự hiện diện của chúng ta giữa lòng thế giơi, chúng ta được kêu gọi kiến tạo một xã hội có khả năng nhìn nhận phẩm giá của mỗi người và chia sẻ hồng ân cho nhau. Qua chứng tá cộng đoàn sinh động của chúng ta và cởi mở đối với điều Chúa truyền cho chúng ta, qua sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể đáp ứng những nhu cầu của mỗi người với cùng một lòng yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng ta”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Bao nhiêu người đang chờ đợi chúng ta ra đi gặp gỡ họ và chúng ta nhìn họ vời cùng một sự dịu dàng mà chúng ta đã cảm nghiệm và nhận lãnh từ tương quan của chúng ta với Thiên Chúa” (SD 20-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Thực thi các công việc của lòng thương xót mỗi ngày là làm cách mạng

Thực thi các công việc của lòng thương xót mỗi ngày là làm cách mạng

dtc-phanxico-cho-mot-chu-be-lenvxe-dip-voi-ngai-di-chao-tin-huu-trong-buoi-tiep-kien-chung-sang-thu-tu-12-10-2016

Các công việc của lòng thương xót diễn tả các nét trên gương mặt của Chúa Giêsu Kitô, Đấng săn sóc các anh em bé nhỏ nhất để đem tới cho từng người sự dịu hiền và gần gũi của Thiên Chúa. Chúng là kháng tố hũu hiệu nhất giúp chống lại vi khuẩn của sự thờ ơ lan tràn trong thế giới ngày nay. Sẽ là một cuộc cách mạng lớn, nếu mỗi ngày từng người trong chúng ta thực thi một trong các công việc thương xót ấy.

 ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư hôm qua. Trong bài huấn dụ ĐTC bắt đầu giải thích các công việc của lòng thương xót. Ngài nói: trong các bài giáo lý trước đây chúng ta đã tìm hiểu mầu nhiệm lớn lao lòng thương xót của Thiên Chúa qua việc suy tư về hành động của Thiên chúa Cha trong Cựu Ước; rồi qua các trình thuật tin mừng chúng ta đã thấy Chúa Giêsu thể hiện và nhập thể lòng thương xót đó như thế nào qua các lời nói và cử chỉ của Ngài. Ngài đã dậy các môn đệ: “Các con hãy thương xót như Thiên Chúa Cha” (Lc 6,36). Đó là một dấn thân gọi hỏi lương tâm và hoạt động của từng kitô hữu. Thật thế, chỉ sống kinh nghiệm lòng thương xót trong cuộc đời mình thôi không đủ; cần phải trở thành dấu chỉ và dụng cụ của lòng thương xót đối với những người khác nữa. Ngoài ra, lòng thương xót không chỉ được dành riêng cho những thời điểm đặc biệt, mà bao gồm toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Đề cập tới việc làm chứng cho lòng thương xót ĐTC nói:

Như vậy chúng ta có thề là chứng nhân của lòng thương xót thế nào đây? Chúng ta đừng nghĩ rằng nó chỉ là việc chu toàn các cố gắng lớn hay các cử chỉ siêu nhân. Chúa chỉ cho chúng ta một con đường rất đơn sơ, được làm bằng các cử chỉ nhỏ nhặt, nhưng có một giá trị lớn lao trước mắt Ngài, đến độ Ngài đã nói với chúng ra rằng chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên các cử chỉ đó. Một trong những trang đẹp nhất của Phúc Âm thánh Mátthêu ghi lại giáo huấn, mà chúng ta có thể coi như “di chúc của Chúa Giêsu” thánh sử để lại cho chúng ta; ngài là người đã sống kinh nghiệm hoạt động thương xót của Chúa đối với chính mình. Chúa Giêsu nói rằng mỗi khi chúng ta cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho người trần truồng áo quần để mặc, viếng thăm người đau yếu hay bị tù tội là chúng ta làm cho chính Ngài (Mt 25,31-46). Giáo Hội gọi các cử chỉ này là các “việc thương xót phần xác”, vì chúng cứu trợ con người trong các nhu cầu vật chất của họ.

 Tuy nhiên, còn có 7 công việc bác ái tinh thần nữa liên quan tới các đòi hỏi cũng quan trọng như thế, nhất là ngày nay, bởi vì chúng đụng tới phần sâu xa thân thiết của con người và chúng thường khiến cho con người đau khổ nhất. Chúng ta tất cả chắc chắn nhớ một điều mà trong ngôn ngữ chung người nói là “Kiên nhẫn chịu đựng các người sách nhiễu chúng ta”. Và có những người quầy rầy. Có những người sách nhiễu. Xem ra là một điều ít quan trọng, khiến cho chúng ta mỉm cười, trái lại nó chứa đựng một tâm tình bác ái sâu xa; và đối với 6 công việc khác cũng vậy, cần phải nhớ: đó là khuyên bảo kẻ nghi ngờ, dậy đổ kẻ dốt nát, cảnh cáo kẻ có tội, an ủi kẻ sầu khổ, tha thứ cho kẻ xúc phạm đến ta và cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết. Đó là những chuyện xảy ra mỗi ngày. “Tôi buồn sầu… “ “Vậy Thiên Chúa sẽ giúp anh, tôi không có giờ… “ Không! Tôi dừng lại, tôi lắng nghe, tôi mất giờ và an ủi anh ta, đó là một cử chỉ của lòng thương xót, và đó là cử chỉ không phải chỉ làm cho anh ấy, mà là làm cho Chúa Giêsu!

Chúng ta sẽ đề cập đến các công việc này trong các bài giáo lý tới, các công việc mà Giáo Hội giới thiệu với chúng ta như kiểu cụ thể sống lòng thương xót. Dọc dài các thế kỷ đã có biết bao nhiêu người đơn sơ thực thi và nêu gương đức tin tinh tuyền. Đàng khác Giáo Hội trung thành với Chúa đặc biệt yêu thương những người yếu đuối nhất. Thường khi những người gần chúng ta nhất là những người cần sự trợ giúp của chúng ta. Chúng ta không cần phải đi đâu xa để tìm xem phải thực hiện những gì. Và ĐTC khuyên mọi người như sau:

Tốt hơn là bắt đầu với những việc đơn sơ nhất, mà Chúa chỉ cho chúng ta như là các công việc cấp thiết nhất. Rất tiếc trong một thế giới bị nhiễm vi khuẩn của sự thờ ơ, các công việc của lòng thương xót  là kháng tố tốt nhất. Thật vậy chúng giáo dục chúng ta chú ý tới các nhu cầu sơ đẳng nhất  của các “anh chị em bé nhỏ nhất” (Mt 25,40), nơi họ Chúa Giêsu hiện diện. Chúa Giêsu luôn luôn hiện diện ở nơi đâu có một nhu cầu, có một người có một nhu cầu, vật chất cũng như tinh thần, là Chúa Giêsu ở đó.

Nhận biết gương mặt của Ngài nơi gương mặt của người cần được trợ giúp là một thách đố thực sự chống lại sự thờ ơ. Nó cho phép chúng ta luôn luôn tỉnh thức, tránh việc Chúa Kitô đi qua bên cạnh mà chúng ta không nhận ra Ngài. Câu nói của thánh Agostino trở lại trong tâm trí: “Tôi sợ Chúa Giêsu đi ngang qua” (Serm, 88,14,13). “Tôi sợ Chúa đi qua” và tôi không nhận ra Ngài, Chúa đi qua trước mặt tôi nơi một trong các người bé nhỏ, cần sự giúp đỡ và tôi không nhận ra đó là Chúa Giêsu. Tôi sợ Chúa đi ngang qua và không nhận ra Ngài.

Tôi tự hỏi tại sao thánh Agostino lại nói ngài sợ Chúa Giêsu đi ngang qua. Rất tiếc câu trả lời là thường khi chúng ta lo ra, thờ ơ trong cung cách sống của chúng ta, nên khi Chúa đi ngang qua gần chúng ta chúng ta mất đi dịp gặp gỡ Ngài, vì không nhận ra Ngài.

Các công việc của lòng thương xót thức tỉnh nơi chúng ta đòi buộc và khả năng khiến cho đức tin sống và hoạt động với lòng bác ái. Tôi xác tín rằng qua các cử chỉ đơn sơ thường ngày chúng ta có thể chu toàn một cuộc cách mạng văn hóa đích thực, như trong quá khứ. Nếu từng người trong chúng ta mỗi ngày làm một trong các việc của long thương xót, điều này sẽ là một cuộc cách mạng trên thế giới! Nhưng mà phải tất cả! Tùng người trong chúng ta.

Có biết bao nhiều vị Thánh ngày nay còn được nhớ tới không phải vì các công việc to lớn các ngài đã thực hiện được, nhưng bỏi tình bác ái mà các ngài đã biết thông truyền. Chúng ta hãy nhớ tới Mẹ Teresa Calcutta, mới đuợc phong thánh đây: chúng ta không nhớ tới mẹ vì biết bao nhà mẹ đã mở trên thế giới, nhưng bởi vì mẹ đã cúi xuống trên từng người mà mẹ tìm thấy ở ngoài đường và tái trao ban cho họ phẩm giá là người. Mẹ đã ôm trên tay biết bao nhiêu trẻ em bị bỏ rơi, mẹ đã đồng hành với biết bao nhiêu người hấp hối tới ngưỡng cửa của sự vĩnh cửu bằng cách cầm tay họ! Các công việc này của lòng thương xót là các nét trong Gương Mặt của Chúa Giêsu Kitô, Đấng lo lắng cho các anh em bé nhỏ nhất để đem tới cho từng người sự dịu hiền và gần gũi của Thiên Chúa. Ước chi Chúa Thánh Thần trợ giúp chúng ta, ước chi Chúa Thánh Thần đốt lên trong chúng ta ước muốn sống kiếu sống này: ít nhất mỗi ngày làm một trong các công việc của lòng thương xót, ít nhất là một công việc! Chúng ta hãy học thuộc lòng trở lại các công việc của lòng thương xót đối với thân xác và đối với tinh thần, và xin Chúa giúp chúng ta thực thi các công việc đó mỗi ngày, và trong lúc chúng ta trông thấy Chúa Giêsu nơi một người đang cần được giúp đỡ. 

ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương nói tiếng Pháp, trong đó có các tín hữu thuộc các giáo phận Quimper, Le Havre và Cahors do các GM sở tại hướng dẫn; các tín hữu Haiti, Cộng hoà dân chủ Congo và Thụy Sĩ. Ngài cũng chào các nhóm hành hương nói tiếng Anh đến từ Anh quốc, Ai len, Đan Mạch, Ghana, Namibia, Nigeria, Australia, Niu Dilen, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Hoa Kỳ.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương nói tiếng Đức đến từ các giáo phận Koeln, Essen, Muenster và Speyer, do các Giám Mục hướng dẫn, cũng như các chủng sinh giáo phận Mainz, giới trẻ giáo phận Trier và thân nhân bạn bè các tân linh mục trường Germanico Hungarico.

Ngoài các đoàn hành hương Tây Ban Nha ĐTC cũng chào các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha đặc biệt các đoàn hành hương thuộc các giáo phận Cabaneles, Cervaes, Sao Paolo và các thành viên cộng đoàn Shalom. Ngài cũng chào các nhóm Ba Lan, Slovac và Hungarie. ĐTC khích lệ mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ trong tháng 10.

Trong số các đoàn hành hương Italia ĐTC chào tín hữu các giáo phận Cremona, Pescia, Anagni-Alatri và Conversano-Monopoli do các Giám Mục hướng dẫn; các nữ tu thánh Elidabét dang họp tổng tu nghị; các tham dự viên Đại hội các ca đoàn bình dân; các tham dự viên Hội nghị các đài phát thanh công giáo Âu châu; ban tổ chức và các tham dự viên trận đấu túc cầu “cho hoà bình và liên đới” tại thế vận hội Roma chiều thứ tư. Ngài cầu mong việc bước qua Cửa Thánh khích lệ từng người thực thi các công việc của lòng thương xót.

Chào đông đảo giới trẻ các bệnh nhân và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc tới lễ nhớ thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII. Ngài chúc người trẻ noi gương sự hiền dịu và tình yêu hiền phụ của thánh nhân; các người bệnh cầu nguyện với thánh nhân trong những lúc khổ đau, và đương đầu với các khó khăn với sự kiên nhẫn của ngài; các đôi tân hôn biết học nơi thánh nhân nghệ thuật giáo dục con cái với sự hiền dịu và gương sáng.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Sứ thần Tòa Thánh tại Siria phê bình Mỹ và Nga

Sứ thần Tòa Thánh tại Siria phê bình Mỹ và Nga

su-than-toa-thanh-tai-siria-phe-binh-my-va-nga

DAMASCO. ĐHY tân cử, Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Siria, mạnh mẽ phê bình liên minh quốc tế trong cuộc chiến tại Siria.

Tuyên bố với báo ”Người đưa tin chiều” (Corriere della sera) số ra ngày 10-10-2016 ở Italia, ĐHY Zenari nói rằng Nga và Mỹ đều tham gia cuộc chiến ”nhờ người đánh thay” qua những nước mạnh ở địa phương như Arập Sauđi liên minh với Mỹ và Iran liên minh với Nga. Mỗi phe đều lo bảo vệ quyền lợi riêng tư và chiến lược địa lý chính trị. ”Danh xưng chung” của hai phe là những vụ vi phạm các quyền con người qua các vụ pháo kích và dội bom vào các trường học, nhà thương, và chợ búa. Đức Sứ Thần nói: ”Cả chiến tranh cũng có các qui luật của nó, nhưng nay chiến tranh đi quá trớn”.

ĐHY tân cử Zenari kêu gọi cộng đồng quốc tế tái nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho chiến cuộc tại Siria, đây là con đường duy nhất để chấm dứt chiến tranh và để các viện trợ nhân đạo được đưa tới cho các nạn nhân chiến tranh.

Đức Sứ thần Zenari gọi việc ĐTC chọn ngài vào số các Hồng Y mới như một quan tâm của Người đối với dân chúng, các trẻ em, những người vô tội bị giết, dù họ là Kitô hữu hay không Kitô (KNA 10-10-2016)

Dân chúng ở Aleppo kiệt quệ

Đức Cha Antoine Audo, thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê tại thành Aleppo, Siria, cho biết dân chúng tại đây đã kiệt quệ và ngài kêu gọi chấm dứt xung đột.

Khu vực phía đông Aleppo với khoảng 250 ngàn dân cư bị phiến quân chiếm đóng và từ lâu bị không quân Nga và quân đội chính phủ oanh tạc và pháo kích, nguyên trong 2 tuần qua đã có 377 người thiệt mạng. Tổ chức Bác sĩ không biên giới tìm cách chuyển các đồ cứu trợ đến khu vực phía đông, trong khi các chính phủ Tây phương cáo buộc Nga về tội gọi là ”tội ác chống lại nhân loại”. Theo LHQ, các cuộc pháo kích của Nga và quân đội Siria sẽ làm cho hàng ngàn người chết từ đây tới cuối năm.

Chính phủ Nga nói về các mục tiêu chống các lực lượng khủng bố và tăng cường sự hiện diện tại Siria với việc thiết lập một căn cứ hải quân tại cảng Tartus.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức Cha Audo cho biết ngài không biết rõ tình hình khu vực phía đông Aleppo và có bao nhiêu nhóm võ trang tại đó. Nhưng cả tại khu vực phía tây Aleppo cũng không có điện nước và chẳng ai nói về tình hình dân chúng tại đây. Tổng cộng có 2 triệu người còn lại trong toàn bộ thành Aleppo.

Đức Cha Audo cũng là Giám đốc Caritas Siria. Ngài nhìn nhận Caritas không thể hoạt động tại khu vực đông Aleppo vì tình hình rất nguy hiểm do các nhóm võ trang, và nhất là Caritas thuộc Kitô giáo và độc lập.

Đức Cha nói: ”Chúng tôi ở trong tình trạng nguy hiểm liên tục. Sự kiện này tạo nên một bầu không khí lo sợ, và đa số các tín hữu Kitô đã rời bỏ khu vực này. Những người có phương tiện đều ra đi và đây là một đau khổ lớn của chúng tôi” (RG 10-10-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Trở lại Công giáo nhờ mạng lưới “Truyền hình lời vĩnh cửu” của mẹ Angelica

Trở lại Công giáo nhờ mạng lưới “Truyền hình lời vĩnh cửu” của mẹ Angelica

Arne và Barbara Sahlstrom

Ông bà Arne và Barbara Sahlstrom đều sinh trưởng trong các gia đình Tin Lành Luther người Thụy điển, nhưng họ không thực hành đạo. Trước khi trở thành bác sĩ, Arne Sahlstrom đã học văn chương Anh và Pháp. Còn Barbara học về giọng hát tại nhiều thành phố khác nhau của Thụy điển. Khi đến học ở thành phố Upsala, cô đã gặp Arne và hai người đã thành hôn với nhau. Sau đó, Arne đã tiếp tục học chuyên về kỹ thuật giải phẫu còn Barbara trở thành giáo sư về giọng hát và là một thành viên trong dàn hợp xướng.

Năm 1989, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm Thụy điển. Cả hai ông bà đều bị ngạc nhiên ấn tượng về nhân vật này, về con người của ngài. Không lâu sau cuộc viếng thăm này, mẹ của Barbara bị ung thư. Chính lúc đó, Barbara bắt đầu cầu nguyện và cô đã tìm thấy một cuốn Kinh thánh. Dù cho khi còn là một bé gái, từ lúc lên 5 cho đến khi lên 8, Barbara thường đến trường ở nhà thờ Tin lành mỗi Chúa nhật và được nghe đọc Kinh thánh, nhưng vì khi lớn lên, tự cô không bao giờ đọc Kinh thánh, nên cô không thể phân biệt sự khác nhau giữa Cựu ước và Tân ước.

Tháng 7 năm 2001, ông Arne được bổ nhiệm đến làm việc ở Saudi Ả rập, một đất nước hầu hết là dân theo Hồi giáo và được coi là quốc gia của Hồi giáo, nơi các tôn giáo khác không được phép có các sinh hoạt tôn giáo, ngay cả các sách Kinh thánh cũng bị cấm ở nước này. Nhưng chính ở đây, bà Barbara bắt đầu tìm hiểu trên mạng internet về các chương trình tôn giáo. Nhờ đó bà biết được mạng lưới “Truyền hình lời vĩnh cửu” do mẹ Angelica thành lập tại Hoa kỳ. Đây là một mạng lưới truyền hình Công giáo toàn cầu được truyền qua các kênh truyền hình của các Giáo phận của nhiều nước trên thế giới. Mạng lưới truyền hình này truyền chiếu Thánh lễ mỗi ngày, còn có Đàng thánh giá, lần hạt Mân Côi, các sự kiên Công giáo quan trọng tại giáo triều Roma và trên toàn thế giới. Chương trình của mạng lưới truyền hình cũng gồm có chương trình giáo lý dành cho người lớn và trẻ em.

Ngày qua ngày, bà Barbara xem các chương trình nói về đạo Công giáo mà mẹ của bà rất thích và bà cũng xem lại với ông Arne chồng của bà. Khám phá Công giáo là một sự ngạc nhiên lớn lao đối với bà Barbara. Bà chia sẻ: “Chúng tôi chưa bao giờ nghe về lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa, chưa bao giờ được biết tình yêu của một Thiên Chúa, Đấng vô cùng gần gũi với chúng ta: Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Đấng cư ngụ trong linh hồn chúng ta. Cho đến lúc đó,Thiên Chúa được trình bày cho chúng tôi mà chúng tôi biết đến là một Thiên Chúa thật là xa xôi. Giờ đây chúng tôi cũng biết giáo lý về luyện ngục.

Sau đó ông bà Sahlstrom đã quyết định chuyển đến sinh sống ở Bahrain và Dubai. Ở đó họ đã tìm thấy giáo xứ Công giáo thánh Phanxicô, nơi có Thánh lễ được cử hành vào ngày thứ sáu thay vì ngày Chúa nhật, vì thứ 6 là ngày cầu nguyện của người Hồi giáo còn Chúa nhật lại là ngày lao động ở quốc gia này. Cha Eugene Mattioli đã giúp hai vợ chồng học hỏi về Công giáo và đào sâu lịch sử của Giáo hội. Bà Barbara giải thích: “Đây thật là một hành trình thật vui. Mọi thứ thu hút chúng tôi. Điều chúng tôi đặc biệt thích chính là tầm quan trọng Giáo hội Công giáo dành cho mối liên hệ giữa đức tin và lý trí. Khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu làm Giáo hoàng vào năm 2005, ông bà Arne và Barbara đặc biệt vui mừng, vì đối với họ, đây là một chúc lành thật sự. Họ thấy trong kiến thức thần học, phụng vụ, thánh nhạc và nhạc phụng vụ của ngài, cách thức ngài diễn tả, sự khiêm nhường vô cùng và sự đơn giản của ngài, các cuốn sách tuyệt vời của ngài, vv. bàn tay của Thiên Chúa.

Trong năm 2005, ông bà Sahlstrom đã đào sâu kiến thức đức tin và phụng vụ, và cuối cùng họ đã tiến đến bước cuối cùng là hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo. Chính Đức giám mục Anders Arborelius và một số linh mục Opus Dei là những người đã giữ vai trò chính trong việc giúp ông bà tìm thấy con đường của họ.

Sau những tìm tòi khám phá để đến với Giáo hội, ông bà nói rằng Thiên Chúa đã đến gần với họ qua nghệ thuật, âm nhạc, hội họa và kiến trúc. Ông bà chia sẻ: Khi thăm một vài nhà thờ, “dù cho chúng tôi hầu như không hiểu gì, chúng tôi đã dành một thời gian dài để chiêm ngắm các pho tượng, nơi Đức Trinh nữ Maria mỉm cười nhìn bạn. Nhiều lần chúng tôi ngồi xuống cầu nguyện giữa sự thanh vắng và im lặng đó”. (CNA 15/09/2016)

Hồng Thủy

Thiên Chúa là chuyên viên tạo những “cơ hội thứ hai”

Thiên Chúa là chuyên viên tạo những "cơ hội thứ hai"

Thiên Chúa giàu lòng xót thương

Ngày 9 tháng 9 vừa qua (2016), Judy Hehr, một bà mẹ người Mỹ 4 con, đã được mời trình bày kinh nghiệm cá nhân về lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa trong Hội nghị lần thứ 96 của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về phụ nữ Công giáo. Cuộc nói chuyện của Judy kết nối với chủ đề hội nghị của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về phụ nữ Công giáo: ‘Phụ nữ Công giáo – Khí cụ của Lòng thương xót”, đề tài bắt nguồn từ Năm Thánh Lòng thương xót do Đức Giáo hoàng Phanxicô khởi xướng.

Judy Hehr cho biết: ngay khi còn là một bé gái, Judy đã bị lạm dụng tình dục bởi những người mà cô có thể tin tưởng. Rồi khi cô lên trung học, mẹ cô đã đột ngột qua đời sau một cơn đau tim. Việc mất đi người mình thương yêu cậy dựa đã đẩy Judy vào nghiện ngập ma túy và rượu chè, trong khi cô cũng bị chứng rối loạn tiêu hóa dày vò; cô đã phá bỏ mọi giới răn và đã tự tử nhưng không thành công. Nhưng giờ đây cô muốn các thính giả biết rằng Thiên Chúa là chuyên viên trong việc tạo cho chúng ta một cơ hội thứ hai, để giúp chúng ta thay đổi cuộc sống, tìm lại bình an và ý nghĩa của cuộc sống.

Trong buổi nói chuyện đầy cảm xúc này, Judy chia sẻ: “Thiên Chúa đã cho tôi một trái tim mới và người đã biến đống hỗn loạn của cuộc đời tôi thành một sứ điệp. Tôi đã có tôn giáo…. đã có những luật lệ….hàng tấn điều luật. Nhưng tôi đã không có mối liên hệ với Chúa Giêsu”. Dù sinh ra trong một gia đình Công giáo, tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng, nhưng Judy vẫn cảm thấy thiếu một điều gì đó trong cuộc sống của mình. Cô thú nhận là việc bị lạm dụng từ bé bởi những người mà cô có thể tin tưởng đã để lại một vết thương trong lòng cô. Cô đánh mất sự tin tưởng và khó khăn để cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Càng lớn lên cô càng khao khát được biết và biết, khao khát yêu và được yêu. Sau khi mẹ cô, người thật sự hiểu và yêu thương cô, qua đời, cô và năm chị em gái khác đã bỏ Giáo hội.

Khi cô đang quay cuồng bởi sự mất mát khủng khiếp sau cái chết của người mẹ yêu quý, Hehr thấy mình rơi vào trong tình trạng ngày càng nguy hiểm, như bị cuốn vào một "hố sâu" mà dường như không thể thoát ra được. Cô giải thích: “Tôi không hiểu rằng phẩm giá là một điều mà Thiên Chúa đã ban cho tôi và không ai có thể cướp nó khỏi tôi. Khi mẹ tôi qua đời, không có ai nói với tôi ‘cô gái ơi! Thiên Chúa làm mọi điều tốt lành cho những ai yêu mến Người’”.

Sau những năm tự khóc thương mình cũng như tự kết án mình đã khiến Hehr trở nên giam cầm chính mình, không tiếp xúc với ai. Nhưng sau nhiều năm, sau những trị liệu thành công của các chứng nghiện ma túy và rượu chè, sau khi cô dần dần thức tỉnh với tình trạng bi đát của mình và canh tân đức tin của mình, Hehr cho biết, cô đã nhận ra rằng Thiên Chúa có một kế hoạch cho tất cả cuộc sống của cô. Ngay cả mối quan hệ lạnh lùng cứng cỏi của cô với chồng đã được biến đổi nhờ đức tin, thông qua các chương trình Catholic Retrouvaille, một chương trình dành cho các cuộc hôn nhân đang gặp vấn đề khó khăn. Cô nói: “Bây giờ tôi có thể nhìn lại quá khứ và thấy bàn tay của Thiên Chúa trong mỗi biến cố của cuộc đời tôi. Tôi nhận ra những khó khăn của tôi chính là những quà tặng lớn nhất Người ban cho tôi”. Đức tin của Judy cũng sinh hoa trái với nhận biết mới là chính Đức Mẹ Maria đã dẫn mình đến với Chúa Giêsu và cô đã khám phá ra sứ điệp và lòng sùng kính Lòng thương xót Chúa.

Hiện nay Judy Hehr đi diễn thuyết khắp Hoa kỳ. Bà Hehr đã nhìn nhận là các thành viên của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về Phụ nữ Công giáo đang thay đổi thế giới, từng người từng lúc: “Các bạn cống hiến không giới hạn … các bạn cho đi không tính toán. Hãy tiếp tục làm những điều các bạn đang làm”. Năm 1960, tổ chức này đã mời Mẹ Têrêsa, khi ấy còn là một nữ tu chưa được nhiều người biết đến, đến thuyết trình tại Hội nghị tổ chức ở Las Vegas. Sứ điệp của Mẹ có một hiệu quả mạnh mẽ đến nỗi sau buổi nói chuyện của Mẹ, các quà tặng bắt đầu được gửi đến cho sứ vụ của Mẹ ở Ân độ. Đối với bà Jane Schiszik, một thành viên lâu dài của tổ chức, bà đến đây vì những điều tốt đẹp này. Những kinh nghiệm được chia sẻ tại hội nghị  này có thể làm thay đổi cuộc sống. (CNS 07/09/2016)

Hồng  Thủy

Đức Thánh Cha viếng thăm các bệnh nhân

Đức Thánh Cha viếng thăm các bệnh nhân

Đức Thánh Cha viếng thăm các bệnh nhân

 

ROMA. Chiều 16-9 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm 2 nhà thương ở Roma trong chương trình thực thi các việc từ bi thương xót mỗi tháng 1 lần vào ngày thứ sáu.

Trước tiên ngài đến thăm khu cứu cấp và khu trẻ sơ sinh của bệnh viện thánh Gioan không xa Đền thờ Thánh Gioan Laterano. Tại khu này có 12 hài nhi được trị liệu vì những bệnh khác nhau. 5 em bị bệnh nặng và ở trong các lồng chữa trị khẩn trương. Ở tầng trên của khu này có một phòng dành cho các em bệnh nhân khác.

Các nhân viên kinh ngạc khi thấy ĐTC đến thăm. Ngài cũng đeo khẩu trang và mặc áo khử trùng để tôn trọng môi trường vô trùng, dừng lại tại mỗi lồng trẻ em, thăm hỏi, an ủi và khích lệ cha mẹ các em hiện diện.

Sau đó, ĐTC đến thăm Nhà Dưỡng lão ”Biệt Thự Hy vọng” (Villa Speranza) nơi có 30 bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời. Nhà này thuộc bệnh viện Gemelli của Đại Học CG Thánh Tâm, ở đường Pineta Sacchetti.

Đến nơi, sau khi được các vị hữu trách chào đón, ĐTC đã chào từng bệnh nhân trong phòng của họ. Các bệnh nhân và thân nhân rất ngạc nhiên và cảm động vì sự thăm viếng của Ngài.

Qua cuộc viếng thăm Thứ Sáu Thương Xót vừa qua, ĐTC muốn mang lại một dấu chỉ mạnh mẽ về tầm quan trọng của sự sống, từ lúc đầu tiên cho đến lúc chấm dứt tự nhiên. Ngài đã nhiều lần nhấn mạnh về việc tiếp đón sự sống và bảo đảm phẩm giá của con người trong mọi giai đoạn phát triển. (SD 17-9-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Ba đại học công lập Ấn độ theo bước Mẹ Têrêsa

Ba đại học công lập Ấn độ theo bước Mẹ Têrêsa

Mẹ Têrêsa

Guwahati – Ba đại học công lập ở miền Bắc Ấn độ dấn thân làm sống động di sản của Mẹ Têrêsa qua các hoạt động chú trọng đến các vấn đề xã hội và dán thân phục vụ những người nghèo và người túng thiếu. Cha C.M. Paul, nhiều năm phụ trách phân khoa Truyền thông của đại học Don Bosco thuộc bang Assam đã cho hãng tin Fides biết.

Cha Paul nhận xét: “Đây là một sáng kiến đáng khen ngợi. Nó chứng tỏ rằng gần 20 năm sau khi Mẹ Têrêsa qua đời, các giá trị của Mẹ vẫn còn truyền cảm hứng không chỉ cho trí tưởng tượng của những người trẻ tuổi ở trường đại học, mà cả suy nghĩ của các học viện đánh giá cao sự dấn thân  của Mẹ Têrêsa trong việc phục vụ nhân loại ".

Ba đại học Guwahati, Dibrugarhe và Cotton College State của bang Assam có ý định hoạt động theo bước Mẹ Têrêsa, tổ chức các hoạt động phục vụ xã hội.

Hiệu phó của đại học Guwahati chia sẻ là các công việc của Mẹ Têrêsa và các nguyên tắc phục vụ của Mẹ có ảnh hưởng mạnh mẽ trên xã hội và trường đang nghiên cứu các dự án xã hội có sự tham dự của sinh viên.

Kumar Alak Buragohain, hiệu phó của đại học Dibrugarh cho biết là các công việc của Mẹ Têrêsa truyền cảm hứng cho họ. Các học viện đào tạo cần lấy những gợi ý từ Mẹ và có một tiếp cận tương đối với xã hội.

Còn hiệu phó của Cotton College State kết luận: “Cần phải nâng cao nhận thức và cho các sinh viên tham gia trong công tác xã hội và dạy họ cách thế phát triển trong trách nhiệm với xã hội”. (Fides 15/09/2016)

Hồng Thủy 

Hãy sống lòng thương xót để trở thành dụng cụ lòng xót thương

Hãy sống lòng thương xót để trở thành dụng cụ lòng xót thương

ĐTC Phanxicô chào tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 14-9-2016

Trong những lúc mệt mỏi và chán chường, chúng ta hãy nhớ lời Chúa mời gọi chúng ta đến với Ngài để đuợc nghỉ ngơi và vơi nhẹ. Đôi khi sự mệt mỏi của chúng ta phát xuất từ việc tin tưởng nơi các sự vật không phải là điều nòng cốt, và vì chúng ta đã xa rời điều thực sự có giá trị trong cuộc sống.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa đọan Phúc Âm trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Hãy đến với Ta, tất cả các con là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức, Ta sẽ bổ sức cho… Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng và các con sẽ tìm được an nghỉ cho cuộc sống” (Mt 11,28-30). ĐTC nói: lời mời gọi của Chúa gây ngạc nhiên: Ngài mời những kẻ đơn sơ và bị cuộc sống khó khăn đè nặng, Ngài mời gọi những người có biết bao nhu cầu và hứa với họ rằng nơi Ngài họ sẽ tìm được nghỉ ngơi và vơi nhẹ. Lời mời gọi được hướng tới ở thể sai khiến: “Hãy đến với Ta”, “hãy mang lấy ách của Ta” và “hãy học nơi Ta”. Giá mà tất cả mọi vị lãnh đạo trên thế giới có thể nói điều này!

Lời sai khiến thứ nhất “Hãy đến với Ta”. Khi ngỏ lời với những kẻ mệt mỏi và bị áp bức, Chúa Giêsu tự giới thiệu như Người Tôi Tớ của Chúa được miêu tả trong sách ngôn sứ Isaia: “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi của người môn đệ, để tôi biết ngỏ lời với kẻ mất tin tưởng” (Is 50,4). Bên cạnh những người mất tin tưởng này Tin Mừng cũng thường đặt những kẻ nghèo khó (Mt 11,5) và bé mọn (x. Mt 18,6). ĐTC giải thích như sau:

Đây là những người không thể dựa trên các phương tiện riêng của mình, cũng như trên các tình bạn quan trọng. Họ chỉ có thể tin cậy nơi Thiên Chúa. Ý thức được điều kiện khiêm tốn và bần cùng của mình họ biết họ tuỳ thuộc nơi lòng thương xót của Chúa, bằng cách chờ đợi từ Ngài sự trợ giúp duy nhất có thể có. Trong lời mời của Chúa Giêsu,sau cùng chúng ta tìm thấy câu trả lời cho sự chờ mong của họ: khi trở thành môn đệ của Ngài họ nhận được lời hứa tìm thấy sự nghỉ ngơi cho suốt cuộc đời. Một lời hứa vào cuối Tin Mừng được trải dài ra cho tất cả mọi người: “Các con hãy ra đi – Chúa Giêsu nói với các môn đệ – và làm cho tất cả mọi dân tộc trở thành môn đệ Thầy” (Mt 28,19). Khi tiếp nhận lời mời cử hành Năm Thánh ân sủng này, trên toàn thế giới tín hữu hành hương bước qua Cửa Thánh Lòng Thương Xót, đuợc mở trong các nhà thờ chính toà và các đền thánh và trong biết bao nhiêu nhà thờ trên thế giới; trong các nhà thương, trong các nhà tù… Tại sao lại bước qua Cửa của Lòng Thương Xót này? Để tìm Chúa Giêsu, để tìm tình bạn của Chúa Giêsu, để tìm sự bổ sức mà chỉ có Chúa Giêsu trao ban. Con đường này diễn tả sự hoán cải của từng môn đệ bước theo Chúa Giêsu. Và sự hoán cải luôn luôn hệ tại việc khám phá ra lòng thương xót của Chúa. Và lòng thương xót này vô tận và không thể nào cạn: lòng thương xót của  Chúa thật lớn lao. Như vậy khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta tuyên xưng rằng “tình yêu hiện diện trong thế giới và tình yêu đó mạnh hơn mọi thứ sự dữ, trong đó con người, nhân loại, thế giới bị liên lụy” (Gioan Phaolô II, Thiên Chúa giầu lòng thương xót, 7)

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: lệnh truyền thứ hai là “Hãy mang lấy ách của Ta”. Trong bối cảnh của Giao Ước , truyền thống kinh thánh dùng hình ảnh các ách để ám chỉ mối dây chặt chẽ nối liền dân với Thiên Chúa và vì thế sự tùng phục ý muốn của Ngài được diễn tả ra trong Luật Lệ. Tranh luận với các ký lục và các tiến sĩ luật Chúa Giêsu đặt ách của Ngài trên các môn đệ, trong đó Lề Luật tìm được sự thành toàn của nó. Ngài muốn dậy họ rằng họ sẽ khám phá ra ý của Thiên  Chúa qua con người của Ngài: qua Chúa Giêsu, chứ không qua các luật lệ và các quy tắc lạnh lùng mà chính Chúa Giêsu kết án. Chúng ta có thể đọc chương 23 Phúc Âm thánh Mátthêu. Ngài ở trong trung tâm tương quan của họ với Thiên Chúa, ở trong trung tâm của các tương quan giữa các môn đệ và ở trọng tâm cuộc sống của mỗi người. Khi nhận lấy “ách của Chúa Giêsu” như thế mỗi môn đệ bước vào trong sự hiệp thông với Ngài và chia sẻ mầu nhiệm thập giá và số phận cứu rỗi của Ngài.

Kết qủa là lệnh truyền thứ ba: “Hãy học nơi Ta”. Chúa Giêsu vạch ra cho các môn đệ Ngài một con đường hiểu biết và noi gương. Ngài không phải là một vị thầy một cách nghiêm ngặt áp đặt trên người khác các gánh nặng mà Ngài không mang: đây đã là lời tố cáo mà Ngài đưa ra cho các tiến sĩ luật. Ngài hướng tới các người khiêm tốn và bé nhỏ, các người nghèo, các người túng thiếu, bởi vì chính Ngài cũng tự trở thành bé nhỏ và khiêm tốn. Ngài  hiểu biết người nghèo và người đau khổ, bởi vì chính Ngài cũng nghèo nàn và bị  thức thách bởi khổ đau. ĐTC giải thích thêm:

Để cứu rỗi nhân loại Chúa Giêsu đã không đi theo một con đường dễ dàng, trái lại, con đường của Ngài đã là con đường khổ đau và khó khăn. Như viết trong thư gửi tín hữu Philiphê: “Người đã hạ mình bằng cách vâng lời cho đến chết và chết trên thập tự” (Pl 2,8). Ách mà các người nghèo và các người bị áp bức mang cũng chính là ách mà Ngài đã mang trước họ: vì thế nó là một ách nhẹ nhàng. Ngài đã mang trên vai các khổ đau và tội lỗi của toàn nhân loại. Như vậy đối với người môn đệ nhận lấy ách của Chúa Giêsu có nghĩa là  nhận lấy sự mạc khải của Ngài và tiếp đón nó: nơi Ngài lòng thương xót của Thiên Chúa đã lo lắng cho các nghèo khó của con người, và như thế trao ban cho tất cả mọi người khả thể của ơn cứu độ. Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại có khả năng nói các điều này? Bởi vì Ngài đã biến thành tất cả cho mọi người, gần gũi mọi nguời, gần gũi những kẻ nghèo túng! Ngài đã là một mục tử sống giữa dân chúng, sống giữa người nghèo… Ngài đã làm việc suốt ngày với họ. Chúa Giêsu đã không phải là một hoàng tử. Thật là xấu cho Giáo Hội, khi các mục tử trở thành các ông hoàng, sống xa cách dân chúng, xa cách người nghèo: đó không phải là tinh thần của Chúa Giêsu. Ngài quở trách các mục tử này và Chúa Giêsu nói với dân chúng về các mục tử này như sau: “Hãy làm điều họ nói, nhưng đừng làm như họ”

Anh chị em thân mến đối với cả chúng ta nữa cũng có những lúc mệt mỏi và chán nản. Khi đó chúng ta hãy nhớ tới các lời này của  Chúa, trao ban cho chúng ta biết bao an ủi và làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta đang dùng sức lực của mình để phục vụ sự thiện. Thật thế, đôi khi sự mệt nhọc của chúng ta là do đã tin tưởng nơi các điều không phải là nòng cốt, bởi vỉ chúng ta đã xa rời điều thực sự có giá trị trong cuộc sống. Chúa dậy chúng ta đừng sợ hãi theo Ngài, bởi vì niềm hy vọng mà chúng ta đặt nơi Ngài sẽ không bị thất vọng. Như thế chúng ta được mời gọi học nơi Ngài sống lòng thương xót có nghĩa là gì để là dụng cụ của lòng thương xót. Sống lòng thương xót để là dụng cụ của lòng xót thương: sống lòng thương xót có nghĩa là cảm thấy mình cần lòng thương xót của Chúa Giêsu, và khi chúng ta cảm tháay mình cần ơn tha thứ, cần sự ủi an, cần lòng thương xót của Chúa Giêsu, chúng ta học thương xót các người khác.

Giữ cái nhìn trên Con Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu chúng ta còn biết bao đường phải đi; nhưng đồng thời  cũng đổ tràn đầy trên chúng ta niềm vui biết rằng chúng ta đang cùng đi với Ngài và chúng ta không bao giờ cô đơn. Như thế hãy can đảm lên nhé! Can đảm! Chúng ta đừng để lấy mất đi niềm vui là môn đệ của Chúa. “Nhưng mà thưa cha con là kẻ tội lỗi, làm sao con có thể làm được?” Hãy để cho Chúa nhìn bạn, hãy mở con tim bạn ra, hãy cảm nhận trên bạn cái nhìn của Ngài, lòng thương xót của Ngài, và con tim của bạn sẽ được tràn đầy niềm vui, niềm vui của sự tha thứ, nếu bạn đến gần xin ơn tha thứ. Chúng ta đừng để cho mình bị đánh cắp đi niềm hy vọng sống cuộc sống với Ngài và với sức mạnh của sự an ủi của Ngài.

ĐTC đã chào nhiều nhóm hiện diện. Trong số các nhóm nói tiếng Pháo ngài chào tín hữu tổng giáo phận Rouen do ĐGM sở tại hướng dẫn, các chủng sinh giáo phận Lille, cũng như Liên hiệp các cựu học sinh các trường của dòng Tên, các tín hữu Bỉ và Thụy Sĩ.

Ngài cũng chào tín hữu đến từ các nước Anh, Êcốt, Ailen, Bỉ, Australia, Indonesia, Malaysia, Canada, Hoa Kỳ, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croazia, Slovacchia và các nước châu Mỹ Latinh. Ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua là lễ Tôn vinh Thánh Giá, trên đó Con Thiên Chúa đã chết để cứu chuộc nhân loại. Nó là câu trả lời của Thiên Chúa cho sự dữ và tội lỗi của con người. Một câu trả lời của tình yêu, lòng thương xót và ơn tha thứ.

Trong số các nhóm nói tiếng Ý ĐTC chào tín hữu các giáo phận Lugano, Acerta Cento, các nữ tu Clarét thuộc nhiều quốc gia khác nhau về hành hương Năm Thánh, nhóm Biomedia Milano. Ngài cầu mong mọi người có những ngày hành hương hữu ích và tràn đầy ơn thánh.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC chúc các bạn trẻ hăng hái bước vào năm học mới sau kỳ nghỉ hè trong thái độ đối thoại với Chúa; người đau yếu tìm thấy nơi thập gía Chúa niềm an ủi, ánh sáng và bình an; các đôi vợ chồng mới cưới luôn sống trong tương quan với Chúa Kitô chịu đóng đinh để tình yêu của họ luôn được chân thực, phong phú và bền lâu.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

 

Vượt qua sự dửng dưng, xây dựng văn hóa gặp gỡ

Vượt qua sự dửng dưng, xây dựng văn hóa gặp gỡ

Thánh lễ Santa Marta

Chúng ta xây dựng nền văn hóa đích thực của việc gặp gỡ, để vượt thắng kiểu văn hóa dửng dưng. Đó là lời mà Đức Thánh Cha chia sẻ trong Thánh lễ sáng nay tại Nhà nguyện Thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân của Ngài. Đức Thánh Cha cảnh báo về những thói quen xấu, ngay cả trong gia đình, đó là những thói quen làm cho mọi người không còn lắng nghe nhau.

Đức Thánh Cha nói, Lời Chúa làm cho chúng ta nghĩ về những cuộc gặp gỡ ngày nay. Người ta thường đi vượt qua người khác mà không có gặp, nhìn mà không thấy, chỉ nghe mà không lắng nghe.

Cuộc gặp gỡ mà Tin Mừng hôm nay loan báo, là cuộc gặp gỡ giữa người nam và người nữ; giữa người con một còn sống và người con một đã chết; giữa đám đông vui vẻ vì họ gặp Thầy Giêsu và đi theo Người với đám người đang than khóc cùng người phụ nữ mất con; giữa những người đi ra cổng thành và những người đi vào cổng thành.

Chúa Giêsu “chạnh lòng thương” không giống như kiểu chúng ta đi trên đường phố và thấy điều gì đó rồi nói “thật tội nghiệp”. Chúa Giêsu không đứng ngoài cuộc, nhưng Người chạnh lòng thương. Người tiến lại gần người phụ nữ, Người thực sự gặp bà, và sau đó phép lạ xảy ra cho con trai bà.

Cuộc gặp gỡ với Thầy Giêsu giúp vượt thắng sự dửng dưng và làm phục hồi phẩm giá. Chúng ta không chỉ thấy sự dịu hiền mà còn thấy hoa trái của gặp gỡ, vì mọi cuộc gặp gỡ đều phát sinh hoa trái. Chúng ta đã quen với kiểu thờ ơ, nên chúng ta phải hành động và cầu nguyện để xây dựng văn hóa gặp gỡ, để những cuộc gặp gỡ phát sinh hoa trái, là đưa con người trở về với phẩm giá làm con Thiên Chúa. Gặp gỡ. Nếu tôi không nhìn, nếu tôi không dừng lại, nếu tôi không đụng chạm, nếu tôi không nói, thì tôi không thể gặp gỡ, tôi không thể góp phần tạo nên văn hóa gặp gỡ.

Nơi gia đình, chúng ta sống trong cuộc gặp gỡ đích thực, khi mọi người ăn cùng một bàn, lắng nghe nhau. Tại bàn ăn gia đình mỗi tối, chúng ta thường vừa ăn vừa xem tivi vừa nhắn tin trên điện thoại. Mọi người đều thờ ơ với cuộc gặp gỡ. Hạt nhân của tình thân gia đình chính là gặp gỡ. Điều này giúp chúng ta xây dựng văn hóa gặp gỡ như Chúa Giêsu đã làm. Đừng chỉ có nhìn mà hãy ngắm nhìn. Đừng chỉ có nghe mà hãy lắng nghe. Đừng chỉ có đi qua mà hãy biết dừng lại. Đừng chỉ có nói “Khổ thân người nghèo” mà hãy động lòng trắc ẩn. Khi Chúa Giêsu tiến lại gần, chạm tới, và nói với mọi người trong giây phút ấy, Chúa nói bằng ngôn ngữ của con tim: “Đừng khóc nữa”, và Người ban cho anh thanh niên sức sống. (SD 13-9-2016)

Tứ Quyết, SJ

 

Người cùi, người tị nạn ở Orissa tham dự lễ tạ ơn dịp phong thánh Mẹ Têrêsa

Người cùi, người tị nạn ở Orissa tham dự lễ tạ ơn dịp phong thánh Mẹ Têrêsa

các nữ tu Thừa sai bác ái

Bhubaneswar – Trong Thánh lễ cử hành ngày 11/09 tại nhà thờ chánh tòa Thánh Vính sơn ở Bhubaneswar, thủ phủ của bang Orissa, Ấn độ, đã có khoảng 2000 tín hữu đến từ nhiều nơi tham dự; trong đó cũng có các người cùi và tị nạn cư trú tại các cơ sở do các nữ tu Thừa sai bác ái điều hành.

Nữ tu Olivet, phụ trách các nữ tu Thừa sai bác ái miền Orissa, cũng đã nhân danh những người đau bệnh, trẻ mồ côi, những người hấp hối được chăm sóc tại các cơ sở của các nữ tu Thừa sai bác ái, cám ơn cộng đoàn. Chị cho biết là những người nghèo mong muốn tha thiết được hiện diện tại buổi lễ tạ ơn, vì “qua Mẹ Têrêsa mỗi người trong họ nhận ra Thiên Chúa chăm sóc họ”.

Đức Tổng Giám mục John Barwa, chủ sự Thánh lễ đã chia sẻ: “Mẹ thánh Têrêsa là gương mẫu cho mỗi người của thời đại hiện nay. Mẹ đã mang đến cho những người bị bỏ rơi, bị gạt bên lề xã hội, những người không được cứu chữa, không được tôn trọng, không được nhận biết, một nhân phẩm, qua việc phục vụ cách yêu thương, một sự dấn thân hoàn toàn, một sự trung thành và một tinh thần huynh đệ chân thật. Chứng từ của cuộc sống và mẫugương của Mẹ giống như ‘Mẹ của các người nghèo’ nói với tất cả , những người có đức tin cũng như không có đức tin, v có thể thấy cách rõ ràng, như thành phố được xây trên một ngọn núi được ghi lại trong Tin mừng”

Nữ tu Samuela, cũng thuộc dòng Thừa sai bác ái kết luận: “Chúng ta ở đây để tạ ơn Thiên Chúa bởi ánh sáng đã chiếu soi chúng ta và toàn thế giới, qua Mẹ Têrêsa. Người phụ nữ vĩ đại của thời đại chúng ta, sứ giả của Tin Mừng, cuộc sống được đánh dấu sâu đậm bởi tình yêu, và bây giờ là một vị thánh. Chúng ta chiêm ngắm Mẹ như một gương mẫu và một nguồn linh hứng”. (Fides 12/09/2016)

Hồng Thủy 

15 triệu khách hành hương đến Rome trong 9 tháng đầu Năm Thánh Lòng thương xót

15 triệu khách hành hương đến Rome trong 9 tháng đầu Năm Thánh Lòng thương xót

Pilgrim in jubilee year 2016

Hôm 07/09 vừa qua, Hội đồng Tòa Thánh Tái Truyền giảng Tin mừng đã cho biết có hơn 15 triệu khách hành hương đi qua cửa Năm Thánh trong vòng 9 tháng đầu Năm Thánh Lòng thương xót.

Cha Eugene Sylva thuộc Hội đồng chia sẻ với đài Vatican về kinh nghiệm của các khách hành hương trong Năm Thánh Lòng Thương xót. Cha nhận xét là con số khách hành hương trong hai tháng 7 và 8 thật là ngạc nhiên một cách kỳ diệu, vì các du khách thường tránh đến Roma trong  cái nắng thiêu đốt của mùa hè. Theo cha, “đây là bằng chứng lòng thương xót đang chạm đến trái tim của nhiều người trên khắp thế giới và soi sáng cho họ đến và đi qua Cửa Thánh để nhận hồng ân của thời gian không thể tin được này và để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng là điều quan trọng”.

Cha Sylva cũng lưu ý việc  Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ Giáo hội về sứ vụ lòng thương xót trong Năm Thánh và chính trên đó Giáo hộ được thành lập; đó là điều mà trong những cách thế nhỏ nhặt chúng ta có thể thể hiện và chia sẻ lòng thương xót, dù là bị bó buộc trong phòng bệnh hay trong nhà dưỡng lão. Đức Thánh Cha đã làm gương qua thực hành các ngày Thứ Sáu của lòng thương xót. Ngài muốn thực hành cách riêng tư để có kinh nghiệm cá nhân thực sự với một nhóm người. Nhưng qua chúng ta, nhiều người có thể được nhìn thấy việc ngài làm và theo gương ngài, vì các việc thiêng liêng và cụ thể của lòng thương xót rất quan trọng trong Năm thánh này.

Cha nhận định là Năm thánh cũng đưa ra một động lực mới cho việc tái truyền giảng Tin mừng. Cha nói: “Năm thánh này đang thúc đẩy chúng ta cùng với việc tái truyền giảng Tin mừng. Nó giúp chúng ta thấy kế hoạch mục vụ về những nơi kế tiếp sẽ đi và để buộc lại toàn bộ biện chứng của tình yêu và đức tin – và đức tin và tình yêu – đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, là điều rất cần thiết trong việc chúng ta thực hiện cụ thể kế hoạch đó cho việc tái truyền giảng Tin mừng”. (RV 09/09/2016)

Hồng Thủy