Đức Thánh Cha xin tín hữu cầu nguyện cho các giám mục, linh mục và phó tế trong Giáo Hội

Đức Thánh Cha xin tín hữu cầu nguyện cho các giám mục, linh mục và phó tế trong Giáo Hội

Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất cả các vị thừa tác của Giáo Hội Người, một cách đặc biệt cho các vị đang gặp khó khăn và cần thu hồi giá trị và sự tươi mát ơn gọi của các vị. Và chúng ta cũng xin Chúa đừng bao giờ để cho các cộng đoàn của chúng ta thiếu các mục tử đích thật theo lòng Chúa muốn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ thư 26-3-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy giáo lý về Bí tích Truyền Chức. Ngài nói ba Bí tích khai tâm Rửa Tội, Thánh Thể và Thêm Sức làm thành một biến cố ơn thánh lớn duy nhất, làm cho chúng ta tái sinh trong Chúa Kitô và mở ra cho chúng ta ơn cứu rỗi của Người. Đó là ơn gọi nền tảng làm cho tất cả chúng ta giống nhau trong Giáo hội, như là môn đệ của Chúa Giêsu. Thế rồi còn có hai Bí tích tương ứng với hai ơn gọi chuyên biệt: đó là Bí tích Truyền Chức và Bí tích Hôn Phối. Chúng làm thành hai con người qua đó kitô hữu có thể làm cho cuộc sống của mình trở thành một món quà của tình yêu thương, theo gương và nhân danh Chúa Kitô, và như thế cộng tác vào việc xây dựng Giáo Hội. Đức Thánh Cha giải thích Bí tích Truyền Chức như sau:

Bí tích Truyền Chức, được diễn tả trong ba bậc giám mục, linh mục và phó tế, là Bí tích ban quyền thi hành chức thừa tác, do Chúa Giêsu tín thác cho các Tông Đồ, chăn dắt đoàn chiên của Người, trong quyền năng Thần Khí của Người và theo lòng Người muốn. Chăn dắt đoàn chiên của Chúa Giêsu với quyền năng không phải sức mạnh của con người hay quyền năng của riêng mình, nhưng của Thần Khí và theo con tim của Người, con tim của Chúa Giêsu, là một con tim của tình yêu thương. Vị linh mục, giám mục, phó tế phải chăn dắt đàn chiên của Chúa với tình yêu thương. Nếu không làm với tình yêu thương thì không phục vụ. Và trong nghĩa đó, các thừa tác được tuyển chọn và thánh hiến cho việc phục vụ này, kéo dài trong thời gian sự hiện diện và hoạt động của vị Thầy và Chủ Chăn duy nhất đích thật là Chúa Kitô. Giờ đây chúng ta có thể tự hỏi: một cách cụ thể điều này bao gồm cái gì trong cuộc sống của người được truyền chức?

Nó bao gồm ba khía cạnh: trước hết các người được truyền chức được đặt làm đầu cộng đoàn. Ô, tôi làm đầu! Phải, nhưng ”làm đầu” theo Chúa Giêsu có nghĩa là đặt để cuộc sống của mình trong việc phục vụ, như chính Ngài đã cho thấy và dậy các môn đệ với các lời này: ”Anh em biết, thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, mhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 24-28). Một giám mục mà không phục vụ cộng đoàn, thì không làm tốt. Một linh mục mà không phục vụ cộng đoàn của mình, thì không làm tốt, nhưng sai đã rồi.

Có một khía cạnh khác luôn phát xuất từ sự kết hiệp bí tích này với Chúa Kitô: đó là tình yêu say mê đối với Giáo Hội. Chúng ta hãy nghĩ tới đoạn thư thánh Phaolô viết cho tín hữu Êphêxô, trong đó thánh nhân nói rằng Chúa Kitô ”đã yêu thương Giáo Hội và hiến mình cho Giáo Hội, để khiến cho Giáo Hội trở nên thánh thiện, bằng cách thanh tẩy Giáo Hội bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Giáo Hội xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,25-27).

Do sức mạnh của Bí tích Truyền Chức vị thừa tác tận hiến toàn thân cho cộng đoàn của mình và yêu thương cộng đoàn với tất cả con tim: vì đó là gia đình của ngài. Giám mục, linh mục yêu thương Giáo Hội trong cộng đoàn của mình, và yêu thương một cách mạnh mẽ. Như thế nào? Như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội. Thánh Phaolô sẽ nói cùng điều này về Bí tích Hôn Phối: chồng yêu vợ như Chúa Kitô yêu Giáo Hội. Đó là một thừa tác của tình yêu lớn lao, tình yêu của chức thừa tác và tình yêu của hôn nhân, hai bí tích là con đường mà bình thường con người tiến đến với Chúa.

Tuy nhiên, điều này không nhượng bộ cám dỗ coi cộng đoàn như là một gia tài riêng, một sở hữu riêng của mình! Chúa luôn luôn là Phu Quân duy nhất và đích thực, và Giáo Hội tùy thuộc Người và chỉ là một với Người.

Khía cạnh thứ ba: thánh Phaolô đã căn dặn Timôthê môn đệ của ngài là đừng thờ ơ với đặc sủng đang có nơi ông, đặc sủng đã đươc ban cho qua lời các ngôn sứ, và khi hàng kỳ mục đặt tay trên ông (x. 1 Tm 4,14; 2 Tm 1,6). Rồi Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

Khi không dưỡng nuôi chức thừa tác với lời cầu nguyện, chức thừa tác giám mục, chức thừa tác linh mục với lời cầu nguyện, với việc lắng nghe Lời Chúa, cử hành Thánh Thể hằng ngày, và lui tới Bí tích Sám Hối một cách cẩn thận và liên lỉ, rốt cuộc người ta đánh mất đi ý nghĩa đích thực của việc phục vụ và niềm vui phát xuất từ sự hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu.

Vị Giám mục mà không cầu nguyện, vị Giám mục mà không cảm thấy và lắng nghe Lời Chúa, không cử hành Thánh Lễ mỗi ngày, và không đi xưng tội đều đặn, và vị linh mục cũng thế nếu không làm các điều này, thì về lâu về dài mất đi sự hiệp thông với Chúa Giêsu và trở thành tầm thường xoàng xĩnh, không tốt cho Giáo Hội. Vì thế chúng ta phải trợ giúp các giám mục, các linh mục cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa là lương thực hằng ngày, cử hành Thánh Lễ mỗi ngày và đi xưng tội thường xuyên. Và điều này quan trọng biết bao nhiêu, bởi vì nó liên quan tới việc thánh hóa các giám mục và các linh mục.

Tôi cũng muốn kết thúc với một điều dến trong trí tôi: Làm thế nào để trở thành linh mục? Người ta bán vé vào cửa ở đâu? Không, người ta không bán đâu. Đây là một điều do sáng kiến của Chúa. Chúa gọi: gọi từng người muốn trở thành linh mục, và có lẽ có vài bạn trẻ ở đây đã nghe thấy trong con tim tiếng gọi đó. Ước muốn trở thành linh mục, ước muốn phục vụ tha nhân trong những chuyện đến từ Thiên Chúa. Ước muốn là trọn đời phục vụ để dậy giáo lý, rửa tội, cử hành Thánh Thể, săn sóc các bệnh nhân… cả đời như vậy! Nếu có ai trong các con đã cảm thấy trong tim điều này, thì chính Chúa Giêsu đã đặt nó vào trong đó đấy. Hãy săn sóc lời mời ấy và cầu nguyện để nó lớn lên và sinh hoa trái trong toàn Giáo Hội. Cám ơn các con.

Thật thế, vị thừa tác được truyền chức biết mình cần liên tục hoán cải và kiên trì tín thác nơi lòng thương xót Chúa. Và sự tín thác này là sức mạnh và cũng là gương mẫu giá trị mà người có thể cống hiến cho cộng đoàn của mình.

Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta muốn cầu Chúa cho tất cả các vị thừa tác của Giáo Hội Người, một cách đặc biệt cho các vị đang gặp khó khăn và cần thu hồi giá trị và sự tươi mát trong ơn gọi của các vị. Và chúng ta cũng xin Chúa đừng bao giờ để cho các cộng đoàn của chúng ta thiếu các mục tử đích thật theo lòng Chúa muốn. Xin cám ơn lời cầu nguyện của anh chị em.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hiện diện tại quảng trường và chúc mọi người có những ngày hành hương Roma tốt đẹp. Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Mêhicô, Argentina, Brazil, Giordania và Irak.

Ngỏ lời với đông đảo các đoàn hành hương Italia Đức Thánh Cha khen tín hữu can đảm, vì đi tham dự buổi tiếp kiến cả khi trời mưa muốn đuổi họ. Trong các nhóm hiện diện có một nhóm đông các sĩ quan và binh sĩ của Lực lượng biên phòng Salerno, đặc biệt các người đang chuẩn bị tham dự lực lượng bảo hòa bên Libăng vào tháng 10 năm nay. Ngoài ra cũng có nhóm binh sĩ núi Alpes và các bộ binh vùng Toscana. Ngài cầu mong cuộc gặp gỡ với Người Kế Vị Thánh Phêrô dấy lên trong họ canh tân dấn thân cho hòa bình và tình liên đới đối với những người túng thiếu. Nhắc đến lễ Truyền Tin Giáo Hội cử hành ngày 25 tháng 3 vừa qua Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ noi gương Mẹ Maria luôn biết nói lên hai tiếng Xin Vâng với Chúa. Ngài nhắn nhủ các người đau yếu đừng ngã lòng vì Chúa không trao thánh giá nặng hơn sức vác của từng người. Ngài cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới xây dựng cuộc sống hôn nhân trên đá tảng Lời Chúa.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha khuyến khích đối thoại Kitô và Hồi giáo ở Liban

Thánh Cha khuyến khích đối thoại Kitô và Hồi giáo ở Liban

VATICAN. ĐTC Phanxicô ”khuyến khích các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại Liban, cùng nhau hoạt động cho hòa bình và công ích, góp phần phát triển toàn diện con người và xây dựng xã hội”.

Lập trường trên đây của ĐTC được bày tỏ trong sứ điệp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐTC, gửi đến các tham dự viên cuộc gặp gỡ cầu nguyện Kitô giáo và Hồi giáo lần thứ 8 tại Nhà thờ Đức Mẹ Jamhour, do Hội Ái hữu các cựu Học viên Đại học thánh Giuse và Đại Học Đức bà Jambour tổ chức, nhân dịp lễ Đức Mẹ Truyền Tin là lễ nghỉ toàn quốc tại Liban từ 4 năm nay (2010).

Cuộc gặp gỡ được nhiều đài truyền hình ở Liban trực tiếp trình chiếu. Cha Miguel Ángel Ayuso Guixot, người Tây Ban Nha, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cũng tham dự và liên tiếng trong cuộc gặp gỡ. Ngài nhấn mạnh rằng ”đối thoại hệ tại nói và nghe, cho đi và nhận lãnh, để làm cho nhau được phát triển và phong phú.. Đối thoại dựa trên việc làm chứng đức tin của mình và cởi mở đối với tôn giáo của người khác”.

Còn Đức TGM Gabriele Caccia, Sứ thần Tòa Thánh đã đọc sứ điệp của ĐTC với chữ ký của ĐHY Parolin.

ĐHY Quốc vụ khanh cho biết ”ĐTC vui mừng vì được thấy lòng sùng kính chung của các tín hữu Kitô cũng như Hồi giáo đối với Đức Mẹ Maria. Đền thánh Đức Mẹ Liban ở Harissa là nơi được chúc phúc, mà mọi người có thể đến cầu khẩn Đức Mẹ. ĐTC Phanxicô nhác lại lời ĐGH Gioan Phaolô 2, trong cuộc viếng thăm Liban hồi tháng 5 năm 1997, đã phó thác cho Đức Mẹ dân tộc Liban có truyền thống cổ kính nhưng luôn trẻ trung. Ngài xin Đức Trinh nữ cho dân tộc này luôn xứng đáng là người thừa kế lịch sử oai hùng của mình và hăng say xây dựng tương lai trong tinh thần đối thoại với tất cả mọi người, tôn trọng các nhóm khác nhau và hòa hợp huynh đệ.” (SD 25-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Khóa hội học về Tòa Trong

Khóa hội học về Tòa Trong

Phỏng vấn Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải của Tòa Thánh

Trong các ngày 24 đến 28-3-2014 Khóa hội học về Tòa Trong được tổ chức tại Roma với sự tham dự của 500 người, gồm các linh mục và đại chủng sinh sắp được thụ phong linh mục. Khóa học do Tòa Ân Giải của Tòa thánh tổ chức nhằm mục đích giúp các tham dự viên đào sâu Bí tích Hòa Giải. Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải đã khai mạc khóa hội học.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y dành cho phóng viên Roberto Piermarini của đài Vaticăng, về khóa học này.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Piacenza, Giáo Hội hay nói về sự hoán cải và lòng thương xót, và mời gọi tín hữu trở về với Chúa. Đây là đề tài được ưa thích của việc giảng dậy trong Mùa Chay. Làm thế nào để thực hiện điều đó?

Đáp: Giáo Hội không chỉ loan báo sự hoán cải và ơn tha thứ, nhưng đồng thời cũng là dấu chỉ của tất cả những điều này nữa, dấu chỉ đem lại sự hòa giải với Thiên Chúa và với các anh chị em khác. Như vậy chắc chắn nó là một dấu chỉ của hòa bình hữu hiệu trong thế giới. Việc cử hành Bí tích Hòa Giải được lồng khung trong toàn cuộc sống của Giáo Hội, nhất là trong tương quan với mầu nhiệm vượt qua được cử hành trong Bí tích Thánh Thể, và tôi nói rằng một cách chắc chắn khi quy chiếu Bí tích Rửa Tội được sống thực, Bí tích Thêm Sức và các đòi buộc của giới răn bác ái, của tình yêu thương. Nó luôn luôn là một cử hành tươi vui, cử hành tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng trao ban chính mình, bằng cách phá hủy tội lỗi của chúng ta, khi chúng ta sẵn sàng thừa nhận nó với lòng khiêm nhường.

Hỏi: Bí tích Sám Hối có ảnh hưởng nào trong cuộc sống xã hội không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Nó hướng tới sự hòa giải trọn vẹn theo cái luận lý của ”Kinh Lậy Cha”, của Hiến Chương Tám Mối Phúc thật, và của giới răn yêu thương. Nó là một con đường thanh tẩy các tội lỗi, và cũng là một lộ trình hướng tới chỗ trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô. Con đường sám hối này ngày nay vô cùng quan trọng, cũng như nó đã luôn luôn quan trọng trong quá khứ, nó như là nền tảng giúp xây dựng một xã hội sống sự hiệp thông. Cả khi trong kiểu đọc hiểu các chuyện xảy ra trong thế giới này, như các tin tức thường ngày và các tình trạng xã hội phơi bầy trước mắt chúng ta, phải luôn luôn chú ý tới tội tổ tông. Và đó là ảnh hưởng. Việc không muốn chú ý tới sự kiện con người có một bản chất bị thương tích, hướng về sự dữ, gây ra các lầm lạc nghiêm trọng trong lãnh vực giáo dục, trong lãnh vực chính trị vv…

Hỏi: Có phải xưng cả các tội nhẹ, khi lãnh Bí tích Giải Tội không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Khi bước vào trong cái năng động tin mừng của sự tha thứ, thì tầm quan trọng của việc xưng thú cả các tội nhẹ và các bất toàn nữa trở thành điều dễ hiểu. Tại sao vậy? Bởi vì nó làm nảy sinh ra một quyết định tiến tới trong việc noi gương Chúa Kitô, trong việc bước đi theo con đường của Thần Khí, và với ước muốn thực sự biến đổi cuộc đời mình trong việc diễn tả lòng thương xót của Chúa đối với người khác. Trong cách thế này người ta bước vào trong sự tương đồng với các tâm tình của Chúa Kitô, là Đấng duy nhất đã đền tội lỗi cho chúng ta”, như thánh Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Roma, và như thánh Gioan nói trong thư thứ I (Rm 3,25; 1 Ga 2,1-2). Như vậy, chắc chắn là phải xưng thú các tội trọng, các bất toàn và tất cả các tội khác nữa.

Hỏi: Vậy thì việc xưng tội phải như thế nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Việc xưng tội phải rõ ràng, đơn sơ, và xưng trọn vẹn các tội lỗi của mình. Việc hoán cải như là sự trở về với các chương trình của Thiên Chúa Cha, bao gồm sự hối lỗi chân thành, và đây là một đặc thái khác của Bí tích Giải Tội, và vì thế việc cáo tội phải rõ ràng và sẵn sàng đền bù lại cung cách sống của mình. Như thế người ta lại hướng cuộc sống của mình trên con đường tới với Thiên Chúa và tới với tha nhân. Trước Chúa Kitô phục sinh hiện diện trong Bí tích và trong một cách thế nào đó cũng hiện diện nơi vị thừa tác, hối nhân xưng thú các tội lỗi của mình, bầy tỏ sự hối lỗi, và dấn thân sống tương xứng với ơn thánh của Thiên Chúa để có thể sửa mình. Ơn thánh của Bí tích Hoà Giải là ơn tha thứ tới tận gốc rễ của tội đã phạm sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, và nó chữa lành các bất toàn và các lệch lạc, bằng cách trao ban cho tín hữu sức mạnh hoán cải thực sự.

Hỏi: Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các linh mục có lòng thương xót. Điều này có nghĩa là gì thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Thật là điều quan trọng việc linh mục giải tội biết tiếp đón hối nhân. Và việc tiếp rước xa là lời cầu nguyện và việc đền tội mà linh mục phải làm cho tất cả những ai tới xưng tội. Thế rồi cần phải ”ở trong tòa giải tội” nữa, hay phải hiện diện tại tòa giải tội trong các giờ giấc phù hợp với tín hữu, và với con tim nồng cháy tình hiền phụ. Trong khi xưng tội sự trợ giúp hướng tới chỗ giúp tín hữu hiểu biết mình đích thực, dưới ánh sáng của đức tin để có thái độ hối lỗi và dốc quyết hoán cải thường xuyên, sâu thẳm để vượt thắng sự đáp trả không đủ đối với tình yêu thương xót vô bờ của Thiên Chúa. Bác ái mục vụ thúc đẩy vị linh mục giải tội phải hết sức sẵn sàng trong việc tiếp đón các con chiên bị thương tích, còn hơn thế nữa phải đi tới gặp gỡ chúng để dẫn chúng về ràn chiên. Đức Thánh Cha Phanxicô thường hay dùng một kiểu nói gợi hình trong việc trình bày Giáo Hội như là ”một bệnh xá chiến trường”. Kiểu nói rõ ràng này đã gặp may mắn. Vì thế khi dùng cùng một kiểu diễn tả này có thể nói rằng việc xưng tôi giống như khu vực cấp cứu của bệnh xá đó. Vị giải tội là mục tử, là cha, là thầy dậy, là người giáo dục, là thẩm phán đầy lòng thương xót, là bác sĩ phải trợ giúp người bị thương hồi phục hoàn toàn sức khỏe của họ.

Hỏi: Như vậy phải cung cấp cho linh mục giải tội việc đào tạo nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Cần phải cung cấp cho linh mục giải tội một sự đào tạo cẩn thận để thi hành chức thừa tác một cách hữu hiệu. Phải có một sự nhậy cảm tinh thần và mục vụ, một việc chuẩn bị thần học, luân lý, và sư phạm thực sự nghiêm chỉnh hầu có thể hiểu điều hối nhân sống. Vì thế cần hiểu biết hối nhân sống ở đâu, trong khung cảnh xã hội bao quanh họ như thế nào, bối cảnh gia đình họ ra sao… Tất cả những điều đó phải là thành phần không chỉ của việc đào tạo đầu tiên, mà cũng là phần thường hằng của hàng giáo sĩ nữa. Khóa học Tòa Trong mà chúng tôi tổ chức trong những ngày này là một đóng góp bé nhỏ cho việc đào tạo các linh mục giải tội tốt.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, khi nói tới bí tích Hòa Giải người ta cũng nói tới niềm vui nữa. Niềm vui trong nghĩa nào vậy?

Đáp: Vâng, Bí tích Hoà Giải là một ơn rất lớn, cũng là một ơn đối với các linh mục chúng tôi, mặc dù được mời gọi thi hành chức thừa tác này, nhưng chúng tôi cũng có các thiếu sót cần được xin tha thứ, vì thế chúng tôi cũng là các hối nhân và đồng thời là người giải tội. Niềm vui tha thứ và niền vui được tha thứ đi đôi với nhau. Vì vậy trong lãnh vực này tôi cầu chúc tất cả mọi người: các linh mục giải tội cũng như các hối nhân có thể sống kinh nghiệm niềm vui tinh tuyền này. Và đó cũng là lời chúc mừng lễ Phục Sinh của tôi.

Hỏi: Xin Đức Hồng Y cho thính giả biết chi tiết chương trình của khóa học này.

Đáp: Tòa Ân Giải của Tòa Thánh đã tổ chức khóa học về Tòa Trong này từ 25 năm nay rồi để phục vụ các tân linh mục mới thụ phong cũng như các đại chủng sinh sắp làm linh mục. Khóa học được tổ chức tại trụ sở Tòa Ân Giải quảng trường Cancelleria số 1 trong các ngày 24 tới 28 tháng 3. Các tham dự viên ghi danh được khoảng 500, thuộc nhiều châu lục khác nhau. Sau bài thuyết trình khai mạc của Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải về đề tài ”Canh tân cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô” (Niềm Vui Phúc âm, 3), sẽ có các bài thuyết trình của Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Phụng Tự, và các Đức Ông và chuyên viên thuộc bộ Phụng Tự và Tòa Ân Giải về các Bí tích và các đề tài liên hệ. Theo sau các bài thuyết trình là các cuộc thảo luận. Chương trình diễn ra vào ban chiều từ 15:30 giờ trở đi. Trưa ngày thứ sáu 28-3 lúc 12 giờ có buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha dành cho các tham dự viên, cho tất cả các cha giải tội bình thường và ngoại thường của bốn vương cung thánh đường giáo hoàng tại Roma.

Chiều thứ sáu lúc 16:30 giờ sẽ có lễ nghi sám hối do Đức Thánh Cha chủ sự tại Đền thờ thánh Phêrô, trong đó Đức Thánh Cha sẽ giải tội cho vài người hiện diện. Các vị bề trên của Tòa Ân Giải cũng như các cha giải tội bình thường và ngoại thường khoảng 60 vị cũng sẽ ban bí tích Hòa Giải cho những người hiện diện. Nhân dịp này Hội Đồng Tòa Thánh Tái truyền giảng Tin Mừng cũng thăng tiến việc xưng tội, gọi là ”24 giờ cho Chúa. Sự tha thứ của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn tội lỗi”. Vào lúc 20.00 tối các nhà thờ thánh nữ Anê in Agone, Thánh Maria Trastevere, nhà thờ các Dấu Tích Rất Thánh sẽ mở cửa suốt đêm cho tín hữu xưng tội. Thứ bẩy 29 tháng 3 nhà thờ thánh nữ Anê in Agone sẽ mở cửa và các linh mục sẽ giải tội từ lúc 10 giờ sáng cho tới 16.00 chiều. Và vào lúc 17 giờ chiều Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch hội đồng, sẽ chủ sự thánh lễ kết thúc tạ ơn tại nhà thờ Chúa Thánh Thần in Sassia.

Các sáng kiến tương tự cũng được làm trong nhiều giáo phận và giáo xứ Italia và trên thế giới nhằm góp phần vào việc tái truyền giảng Tin Mừng.

(RG 23-3-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Cha Fernández Artime, Tân Bề Trên Tổng quyền dòng Don Bosco

Cha Fernández Artime, Tân Bề Trên Tổng quyền dòng Don Bosco

ROMA. Cha Ángel Fernández Artime, Bề trên tỉnh dòng Argentina, đã được bầu làm tân Bề trên Tổng quyền dòng Salésien Don Bosco. Ngài là người kế vị thứ 10 của thánh sáng lập dòng.

Cha Fernández Artime đã được tổng tu nghị thứ 27 của dòng bầu lên sáng ngày 25-3-2014, ngay trong vòng bỏ hiếu đầu tiên. Cha năm nay 53 tuổi, sinh ngày 21-8 năm 1960 tại Gozón-Luanco, miền Asturias Tây Ban Nha, thụ phong linh mục năm 1987 tại thành phố Léon, rồi đặc trách việc mục vụ giới trẻ, giám đốc trường học Ourense. Cha đậu tiến sĩ thần học mục vụ, cử nhân triết học và sư phạm.

Năm 2009, cha được bổ nhiệm làm Bề trên tỉnh dòng Don Bosco nam Argentina. Trong nhiệm vụ này, đã đã quen biết và đích thân cộng tác với ĐHY Jorge Maria Bergolio, TGM Buenos Aires, nay là ĐGH Phanxicô.

Ngày 23-12 năm 2013, cha Fernández Artime được chỉ định làm Bề trên tỉnh dòng Nam Tây Ban Nha, nhưng hiển nhiên cha không thể thi hành nhiệm vụ này vì nay được bầu làm Bề trên tổng quyền của dòng. Cha kế nhiệm cha Pascual Chávez Villanueva, người Mexico, mãn 2 nhiệm kỳ tổng cộng 12 năm cai quản dòng.

Tổng tu nghị thứ 27 của dòng Salésien Don Bosco đã khai diễn hôm 22-2-2014 tại Torino và rồi tiến hành tại Roma với chủ đề ”Chứng nhân về đặc tính triệt để (radicalità) của Tin Mừng”.

Trong số 220 đại biểu và khách mời thuộc 58 quốc tịch có 3 đại biểu của tỉnh dòng Don Bosco Việt Nam.

Dòng Salésien Don Bosco hiện có hơn 15,570 tu sĩ, nếu kể cả Đại gia đình của dòng thì có hơn 440 ngàn người gồm các LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân hiện diện tại 130 nước trên thế giới. (SD 25-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP  – Vatican Radio

Gặp gỡ như phạm trù chìa khóa huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô

Gặp gỡ như phạm trù chìa khóa huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô

Một số nhận định của linh mục Antonio Spadaro, giám đốc Nguyệt san ”Văn minh công giáo” của dòng Tên

Từ khi lên giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ cách đây một năm, Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên lập đi lập lại ý niệm ”gặp gỡ”, và mời gọi mọi thành phần dân Chúa và cơ cấu giáo hội ra khỏi chính mình, để đi đến gặp gỡ tha nhân trong các vùng ngoại biên của cuộc sống. Ngài cũng hay nói tới ”nền văn hóa gặp gỡ” và đối chọi nó với ”nền văn hóa loại bỏ” trong tâm thức của con người sống trong xã hội tiêu thụ hưởng thụ ngày nay. Có thể nói gặp gỡ là ”phạm trù chìa khóa” trong giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ngay trong phần đầu của chương thứ nhất Tông huấn ”Niềm vui của Tin Mừng” Đức Thánh Cha đã trình bầy hình ảnh một Giáo Hội được mời gọi ra đi, tới nơi Thiên Chúa chỉ cho, như Thiên Chúa đã làm với tổ phụ Abraham, với ông Môshê, với ngôn sứ Giêrêmia. ”Hãy ra đi” cũng là lệnh Chúa Giêsu Kitô đã truyền cho các môn đệ. Nó bao gồm các quang cảnh và các thách đố luôn mới mẻ trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Và chúng ta tất cả đều được mời gọi ra đi loan báo Tin Mừng: ra khỏi các khung cảnh tiện nghi dễ dãi của cuộc sống để can đảm đi đến tất cả các vùng ngoại biên cần ánh sáng của Tin Mừng. Cộng đoàn Giáo Hội được mời gọi ra đi để gặp gỡ mọi người và loan báo Chúa Kitô cho họ.

Để có thể rao truyền Tin Mừng một cách hữu hiệu, mọi tín hữu phải tìm gặp gỡ Chúa Giêsu, sống mối dây thân tình với Người để noi theo gương sống và hành xử của Người: kiểu người gặp gỡ tiếp đón người nghèo, các cử chỉ lời nói và việc làm của Người, sự quảng đại đơn sơ và hoàn toàn tận tụy trong cuộc sống thường ngày của Chúa đối với tất cả mọi người. Kiểu găp gỡ của Chúa Giêsu phải là mẫu gương cho kiểu gặp gỡ của chúng ta với nhau giữa các kitô hữu và với tất cả mọi người khác.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận xét của linh mục Antonio Spadaro, Giám đốc nguyệt san ”Văn minh công giáo” của dòng Tên về điểm này.

Hỏi: Thưa cha Spadaro, tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô hay dùng từ ”gặp gỡ” như vậy: gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ tha nhân, gặp gỡ nhau… ?

Đáp: Đức Thánh Cha Phanxicô có một quan niệm thừa sai về Giáo Hội: ngài đang làm việc và sẽ làm việc cho một sự biến đổi truyền giáo của Giáo Hội. Điều này có nghĩa là Giáo Hội, như ngài thấy, là tuyệt đối hướng tới thế giới, rộng mở cho thế giới, bởi vì Đức Thánh Cha muốn rằng Tin Mừng được loan báo cho tất cả mọi người, cho bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào trong đó tín hữu sinh sống. Như thế, ngôn ngữ của Đức Thánh Cha Phanxicô là một thứ ngôn ngữ tự nhiên, bình thường. Mục đích của ngài là đến với tất cả mọi người.

Hỏi: Sự chú ý tới châu Mỹ Latinh, chiều kích tin mừng mục vụ, cải tổ các cơ quan trung ương của Tòa Thánh, cải tổ các tương quan với các Giáo Hội khác: đó là vài điểm đặc thù trong năm đầu tiên triều đại của ngài. Theo cha, chúng ta có thể thấy trước được một sự thay đổi bước đi trong các lãnh vực nào nữa trong các tháng tới hay không?

Đáp: Chúng ta không biết được. Và có lẽ cả Đức Thánh Cha cũng không biết, trong nghĩa triều đại của ngài không có trong trí các tư tưởng trừu tượng cần áp dụng cho thực tại, bằng cách nhào nặn nó theo quan điểm riêng của mình. Thực ra, Đức Thánh Cha tiến tới từng bước một, bằng cách phân định lịch sử, đồng hành với các tiến trình đang có trong Giáo Hội, đương nhiên là trong tương quan với cuộc sống của thế giới. Điều này có nghĩa là điều quan trọng nhất đối với Đức Thánh Cha là theo dõi những gì xảy ra và duyệt xét tiến trình cải tổ như là một cuộc canh cải từ bên trong. Chắc chắn là có một dữ kiện rất hiển nhiên nơi sự kiện ngày nay trong sự phát triển của nó Giáo Hội rất gắn bó với các Giáo Hội trẻ, và như thế đang có sự thay đổi viễn tượng, sự thay đổi quan niệm. Đó là ơn ngôn sứ hiện diện trong cuộc sống của các Giáo Hội trẻ đang bước vào tràn đầy trong cuộc sống bình thường của Giáo Hội, và như thế cũng qua các vị đại diện của nó trong các cơ cấu ở trung ương nhất.

Hỏi: Có điều gì là của thánh Ignazio và điều gì là của thánh Phanxicô trong triều đại của Đức Bergoglio thưa cha?

Đáp: Đức Bergoglio đã được đào tạo một cách triệt để theo linh đạo của thánh Ignazio ngay từ khi còn trẻ, vì thế kiểu ngài hành xử, nhìn và duyệt xét thực tại một cách triệt để được gắn liền với linh đạo này. Đó là một linh đạo hiển nhiên theo tinh thần Tin Mừng, chú ý rất nhiều tới sự hiện diện của Chúa trong thế giới. Nó không phải là một linh đạo lạc quan – Đức Thánh Cha không thích từ này – nhưng chắc chắn nó là một linh đạo tràn đầy niềm hy vọng. Điều này có nghĩa là đối với Đức Thánh Cha, Chúa đã hành động trong thế giới, vì thế chúng ta luôn luôn tới sau, và chúng ta phải thừa nhận sự hiện diện của Người. Và đó là sự phân định. Như thế, trước hết tôi sẽ nói rằng triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô là một triều đại của sự phân định xem Chúa đang di chuyển trong thế giới như thế nào, trong nghĩa này thì nó theo tinh thần của thánh Iganzio và dòng Tên một cách sâu xa. Và nó cũng theo tinh thần của thánh Phanxicô trong nghĩa Ignazio nhất của từ này, bởi vì linh đạo của thánh Phanxicô được sống bên trong linh đạo của thánh Ignazio. Điều này chắc chắn đưa Đức Thánh Cha tới chỗ rất chú ý đến sự nghèo khó và điều nòng cốt. Tuy nhiên, cũng có một chiều kích khác rất hiện diện nơi thánh Phanxicô đó là chiều kích của sự tái thiết. Chúng ta biết rằng giấc mơ đã ghi đậm dấu trong cuộc đời của thánh Phanxicô đó là giấc mơ tái thiết Giáo Hội, giấc mơ sự hiện diện của các đổ nát trong thế giới. Khi đó hình ảnh ”bệnh xá chiến trường”, hình ảnh của các tình trạng trong đó cần tái thiết, rất hiện diện trong triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Hỏi: Vào tháng tư tới đây sẽ có lễ phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II; rồi tháng 5 có chuyến viếng thăm Thánh Địa và tháng 8 có chuyến công du Nam Hàn, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới Trẻ Á châu lần thứ 6. theo cha có sợi chỉ nào nối liền ba biến cố xem ra khác nhau này không?

Đáp: Gặp gỡ là phạm trù chìa khóa của triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Có sự gặp gỡ với lịch sử, với các gương mặt lớn của qúa khứ mới đây. Ngoài ra cũng thật là hay việc phối hợp hai triều đại giáo hoàng vĩ đại này trong một cách thức rất khác biệt nhau. Thế rồi còn có cuộc gặp gỡ với thực tại của vùng Trung Đông, vô cùng phức tạp; rồi tới cuộc gặp gỡ lớn với Đại Hàn, nghĩa là cuộc gặp gỡ với giới trẻ của đại lục Á châu, ngày nay là đại lục có năng lực rất to lớn, có tiềm năng lớn đối với cả cuộc sống của Giáo Hội nữa.

Hỏi: Theo cha, Đức Thánh Cha Phanxicô có gặp phải vài khó khăn nào trong năm đầu tiên triều đại giáo hoàng của ngài hay không?

Đáp: Chắc hẳn là có biết bao nhiêu là khó khăn chứ; tuy nhiên, điều đánh động tôi và tôi cũng đã nói chuyện với ngài, trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 8 năm ngoái – đó là Đức Thánh Cha ý thức được các vấn đề đó, nhưng ngài sống thái độ nền tảng rất thanh thản. Chính ngài đã nói lên đều này: ngài ăn ngủ ngon, nghĩa là ngài cảm thấy một sự bình an nội tâm rất lớn, khiến cho ngài khỏe mạnh và cũng cho phép ngài đương đầu với các khó khăn với sự rất đơn sơ và ngay lập tức. Có lẽ sự mới mẻ trong kiểu sống của ngài có thể gây vài khó khăn cho vài người, trong khi trái lại ngài muốn là một con số của cuộc sống tin mừng.

Hỏi: Nếu cha có phải phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô ngày mai, thì cha sẽ hỏi ngài cái gì?

Đáp: Tôi không biết, bởi vì phỏng vấn ngài thực sự đã là một kinh nghiêm tinh thần lớn, một kinh nghiệm hoàn toàn cởi mở. Vì vậy tôi sẽ nói rằng tôi đứng trước mặt ngài, và bắt đầu từ điều Đức Thánh Cha muốn nói. Và đối với tôi đó sẽ là điều hay nhất.

(RG 13-3-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Tòa Thánh mục vụ y tế

Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Tòa Thánh mục vụ y tế

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 24-3-2014, dành cho Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, ĐTC đề cao cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu như ”trường học lớn nhất dành cho những ai dấn thân phục vụ anh chị em bệnh nhân và người đau khổ.

80 tham dự viên, gồm các HY, GM, LM và nhiều chuyên gia cố vấn tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế về đề tài ”Làm điều thiện với đau khổ và làm điều thiện cho người đau khổ”, một câu trích tứ Tông thư Salvifici doloris, Khổ đau cứu độ, của Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 (n.30), công bố cách đây 30 năm.

ĐTC Phanxico khẳng định rằng: ”Thực sự là cả trong đau khổ, không ai bị đơn độc, vì Thiên Chúa trong tình yêu thương từ bi của Ngài đối với con người và thế giới đã ấp ủ cả những hoàn cảnh vô nhân đạo nhất, trong đó hình ảnh của Đấng Tạo Hóa hiện diện nơi mỗi người bị lu mờ hoặc biến dạng. Chúa Giêsu cũng chịu như thế trong cuộc khổ nạn. Nơi Chúa, mọi đau khổ, lo âu đau đớn của con người được đón nhận với lòng yêu mến, với ý muốn được gần gũi và ở với chúng ta. Chính nơi đây, trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu, có trường học lớn nhất đối với bất kỳ người nào muốn dấn thân tận tụy phục vụ anh chị em bệnh nhân và ngừơi đau khổ”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Kinh nghiệm về sự chia sẻ huynh đệ với người đau khổ mở cho chúng ta vẻ đẹp đích thực của cuộc sống con người, trong đó có bao gồm cả sự dòn mỏng. Khi bảo vệ và thăng tiến sự sống con người, ở bất kỳ giai đoạn và thân phận nào, chúng ta có thể nhận ra phẩm giá và giá trị của mỗi người, từ lúc mới được thụ thai cho đến lúc chết”. (SD 24-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Gặp gỡ như phạm trù chìa khóa huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô

Gặp gỡ như phạm trù chìa khóa huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô

Một số nhận định của linh mục Antonio Spadaro, giám đốc Nguyệt san ”Văn minh công giáo” của dòng Tên

Từ khi lên giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ cách đây một năm, Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên lập đi lập lại ý niệm ”gặp gỡ”, và mời gọi mọi thành phần dân Chúa và cơ cấu giáo hội ra khỏi chính mình, để đi đến gặp gỡ tha nhân trong các vùng ngoại biên của cuộc sống. Ngài cũng hay nói tới ”nền văn hóa gặp gỡ” và đối chọi nó với ”nền văn hóa loại bỏ” trong tâm thức của con người sống trong xã hội tiêu thụ hưởng thụ ngày nay. Có thể nói gặp gỡ là ”phạm trù chìa khóa” trong giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ngay trong phần đầu của chương thứ nhất Tông huấn ”Niềm vui của Tin Mừng” Đức Thánh Cha đã trình bầy hình ảnh một Giáo Hội được mời gọi ra đi, tới nơi Thiên Chúa chỉ cho, như Thiên Chúa đã làm với tổ phụ Abraham, với ông Môshê, với ngôn sứ Giêrêmia. ”Hãy ra đi” cũng là lệnh Chúa Giêsu Kitô đã truyền cho các môn đệ. Nó bao gồm các quang cảnh và các thách đố luôn mới mẻ trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Và chúng ta tất cả đều được mời gọi ra đi loan báo Tin Mừng: ra khỏi các khung cảnh tiện nghi dễ dãi của cuộc sống để can đảm đi đến tất cả các vùng ngoại biên cần ánh sáng của Tin Mừng. Cộng đoàn Giáo Hội được mời gọi ra đi để gặp gỡ mọi người và loan báo Chúa Kitô cho họ.

Để có thể rao truyền Tin Mừng một cách hữu hiệu, mọi tín hữu phải tìm gặp gỡ Chúa Giêsu, sống mối dây thân tình với Người để noi theo gương sống và hành xử của Người: kiểu người gặp gỡ tiếp đón người nghèo, các cử chỉ lời nói và việc làm của Người, sự quảng đại đơn sơ và hoàn toàn tận tụy trong cuộc sống thường ngày của Chúa đối với tất cả mọi người. Kiểu găp gỡ của Chúa Giêsu phải là mẫu gương cho kiểu gặp gỡ của chúng ta với nhau giữa các kitô hữu và với tất cả mọi người khác.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận xét của linh mục Antonio Spadaro, Giám đốc nguyệt san ”Văn minh công giáo” của dòng Tên về điểm này.

Hỏi: Thưa cha Spadaro, tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô hay dùng từ ”gặp gỡ” như vậy: gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ tha nhân, gặp gỡ nhau… ?

Đáp: Đức Thánh Cha Phanxicô có một quan niệm thừa sai về Giáo Hội: ngài đang làm việc và sẽ làm việc cho một sự biến đổi truyền giáo của Giáo Hội. Điều này có nghĩa là Giáo Hội, như ngài thấy, là tuyệt đối hướng tới thế giới, rộng mở cho thế giới, bởi vì Đức Thánh Cha muốn rằng Tin Mừng được loan báo cho tất cả mọi người, cho bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào trong đó tín hữu sinh sống. Như thế, ngôn ngữ của Đức Thánh Cha Phanxicô là một thứ ngôn ngữ tự nhiên, bình thường. Mục đích của ngài là đến với tất cả mọi người.

Hỏi: Sự chú ý tới châu Mỹ Latinh, chiều kích tin mừng mục vụ, cải tổ các cơ quan trung ương của Tòa Thánh, cải tổ các tương quan với các Giáo Hội khác: đó là vài điểm đặc thù trong năm đầu tiên triều đại của ngài. Theo cha, chúng ta có thể thấy trước được một sự thay đổi bước đi trong các lãnh vực nào nữa trong các tháng tới hay không?

Đáp: Chúng ta không biết được. Và có lẽ cả Đức Thánh Cha cũng không biết, trong nghĩa triều đại của ngài không có trong trí các tư tưởng trừu tượng cần áp dụng cho thực tại, bằng cách nhào nặn nó theo quan điểm riêng của mình. Thực ra, Đức Thánh Cha tiến tới từng bước một, bằng cách phân định lịch sử, đồng hành với các tiến trình đang có trong Giáo Hội, đương nhiên là trong tương quan với cuộc sống của thế giới. Điều này có nghĩa là điều quan trọng nhất đối với Đức Thánh Cha là theo dõi những gì xảy ra và duyệt xét tiến trình cải tổ như là một cuộc canh cải từ bên trong. Chắc chắn là có một dữ kiện rất hiển nhiên nơi sự kiện ngày nay trong sự phát triển của nó Giáo Hội rất gắn bó với các Giáo Hội trẻ, và như thế đang có sự thay đổi viễn tượng, sự thay đổi quan niệm. Đó là ơn ngôn sứ hiện diện trong cuộc sống của các Giáo Hội trẻ đang bước vào tràn đầy trong cuộc sống bình thường của Giáo Hội, và như thế cũng qua các vị đại diện của nó trong các cơ cấu ở trung ương nhất.

Hỏi: Có điều gì là của thánh Ignazio và điều gì là của thánh Phanxicô trong triều đại của Đức Bergoglio thưa cha?

Đáp: Đức Bergoglio đã được đào tạo một cách triệt để theo linh đạo của thánh Ignazio ngay từ khi còn trẻ, vì thế kiểu ngài hành xử, nhìn và duyệt xét thực tại một cách triệt để được gắn liền với linh đạo này. Đó là một linh đạo hiển nhiên theo tinh thần Tin Mừng, chú ý rất nhiều tới sự hiện diện của Chúa trong thế giới. Nó không phải là một linh đạo lạc quan – Đức Thánh Cha không thích từ này – nhưng chắc chắn nó là một linh đạo tràn đầy niềm hy vọng. Điều này có nghĩa là đối với Đức Thánh Cha, Chúa đã hành động trong thế giới, vì thế chúng ta luôn luôn tới sau, và chúng ta phải thừa nhận sự hiện diện của Người. Và đó là sự phân định. Như thế, trước hết tôi sẽ nói rằng triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô là một triều đại của sự phân định xem Chúa đang di chuyển trong thế giới như thế nào, trong nghĩa này thì nó theo tinh thần của thánh Iganzio và dòng Tên một cách sâu xa. Và nó cũng theo tinh thần của thánh Phanxicô trong nghĩa Ignazio nhất của từ này, bởi vì linh đạo của thánh Phanxicô được sống bên trong linh đạo của thánh Ignazio. Điều này chắc chắn đưa Đức Thánh Cha tới chỗ rất chú ý đến sự nghèo khó và điều nòng cốt. Tuy nhiên, cũng có một chiều kích khác rất hiện diện nơi thánh Phanxicô đó là chiều kích của sự tái thiết. Chúng ta biết rằng giấc mơ đã ghi đậm dấu trong cuộc đời của thánh Phanxicô đó là giấc mơ tái thiết Giáo Hội, giấc mơ sự hiện diện của các đổ nát trong thế giới. Khi đó hình ảnh ”bệnh xá chiến trường”, hình ảnh của các tình trạng trong đó cần tái thiết, rất hiện diện trong triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Hỏi: Vào tháng tư tới đây sẽ có lễ phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II; rồi tháng 5 có chuyến viếng thăm Thánh Địa và tháng 8 có chuyến công du Nam Hàn, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới Trẻ Á châu lần thứ 6. theo cha có sợi chỉ nào nối liền ba biến cố xem ra khác nhau này không?

Đáp: Gặp gỡ là phạm trù chìa khóa của triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Có sự gặp gỡ với lịch sử, với các gương mặt lớn của qúa khứ mới đây. Ngoài ra cũng thật là hay việc phối hợp hai triều đại giáo hoàng vĩ đại này trong một cách thức rất khác biệt nhau. Thế rồi còn có cuộc gặp gỡ với thực tại của vùng Trung Đông, vô cùng phức tạp; rồi tới cuộc gặp gỡ lớn với Đại Hàn, nghĩa là cuộc gặp gỡ với giới trẻ của đại lục Á châu, ngày nay là đại lục có năng lực rất to lớn, có tiềm năng lớn đối với cả cuộc sống của Giáo Hội nữa.

Hỏi: Theo cha, Đức Thánh Cha Phanxicô có gặp phải vài khó khăn nào trong năm đầu tiên triều đại giáo hoàng của ngài hay không?

Đáp: Chắc hẳn là có biết bao nhiêu là khó khăn chứ; tuy nhiên, điều đánh động tôi và tôi cũng đã nói chuyện với ngài, trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 8 năm ngoái – đó là Đức Thánh Cha ý thức được các vấn đề đó, nhưng ngài sống thái độ nền tảng rất thanh thản. Chính ngài đã nói lên đều này: ngài ăn ngủ ngon, nghĩa là ngài cảm thấy một sự bình an nội tâm rất lớn, khiến cho ngài khỏe mạnh và cũng cho phép ngài đương đầu với các khó khăn với sự rất đơn sơ và ngay lập tức. Có lẽ sự mới mẻ trong kiểu sống của ngài có thể gây vài khó khăn cho vài người, trong khi trái lại ngài muốn là một con số của cuộc sống tin mừng.

Hỏi: Nếu cha có phải phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô ngày mai, thì cha sẽ hỏi ngài cái gì?

Đáp: Tôi không biết, bởi vì phỏng vấn ngài thực sự đã là một kinh nghiêm tinh thần lớn, một kinh nghiệm hoàn toàn cởi mở. Vì vậy tôi sẽ nói rằng tôi đứng trước mặt ngài, và bắt đầu từ điều Đức Thánh Cha muốn nói. Và đối với tôi đó sẽ là điều hay nhất.

(RG 13-3-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội đồng Giám mục Guinea Conakry

Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội đồng Giám mục Guinea Conakry

VATICAN. Sáng 24-3-2014, ĐTC đã tiếp kiến 3 GM nước Guinea Conakry và ngài khích lệ Giáo Hội địa phương kiên cường trước công tác truyền giáo mênh mông, đoàn kết và làm chứng tá cho các giá trị Tin Mừng bằng chính cuộc sống.

Guinea Conakry ở miền tây Phi châu, rộng gần bằng 2 phần 3 Việt Nam với gần 250 ngàn cây số vuông. Trong số 10 triệu rưỡi dân cư nước này, có tới 85% là tín hữu Hồi giáo, và chỉ có 250 ngàn tín hữu Công Giáo.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đề cao một người con nổi bật của Giáo Hội Guinea đang phục vụ tại Tòa Thánh là ĐHY Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm. Ngài cũng nói rằng:

”Nhìn dưới con mắt con người, những phương diện truyền giáo của Giáo Hội anh em không có gì đáng kể, nhưng thay vì nản chí anh em không bao giờ được quên rằng việc loan báo Tin Mừng là công trình của chính Chúa Giêsu, vượt lên trên tất cả những gì chúng ta có thể khám phá và hiểu (Xc Evangelii Gaudium, n.12)… Tuy nhiên để Tin Mừng đánh động và hoán cải các tâm hồn trong chiều sâu, chúng ta phải nhớ rằng chỉ khi nào hiệp nhất trong tình yêu thương thì chúng ta mới có thể làm chứng về chân lý của Tin Mừng như lời Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: ”Ước gì chúng nên một để thế gian tin” (Ga 17,21)… Những bất hòa giữa các tín hữu Kitô là chướng ngại lớn nhất cản trở việc loan báo Tin Mừng. Chia rẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của những nhóm lợi dụng sự nghèo đói và dễ tin của dân chúng để đề nghị cho họ những giải pháp dễ dàng, nhưng là ảo tưởng, đối với các vấn đề của họ”.

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Trong một thế giới bị thương tổn vì các cuộc xung đột bộ tộc, chính trị và tôn giáo, các cộng đoàn của chúng ta phải có đặc tính huynh đệ đích thực và được hòa giải, điều này luôn luôn là một ánh sáng thu hút” (Evangelii Gaudium, n.100)… Để việc loan báo Tin Mừng mang lại thành quả, toàn thể cuộc sống của chúng ta phải phù hợp với Tin Mừng mà chúng ta loan báo”.

ĐTC không quên ca ngợi sự sống động trong đời sống của các giáo phận ở Guinea Conakry về nhiều phương diện, đặc biệt là sự dấn thân của các giáo lý viên trong việc mục vụ (SD 24-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu biến đổi cuộc sống và ban cho chúng ta niềm vui

Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu biến đổi cuộc sống và ban cho chúng ta niềm vui

Mùa Chay là thời gian thuận tiện giúp chúng ta nhìn vào bên trong chính mình để làm nổi lên các nhu cầu tinh thần đích thật nhất, và xin sự trợ giúp của Chúa trong lời cầu nguyện. Giống như trường hợp của người đàn bà xứ Samaria, gặp gỡ Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 70,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 23-3-2014.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, hôm nay Phúc Âm trình bầy với chúng ta cuộc găp gỡ của Chúa Giêsu với người đàn bà xứ Samaria, tại Sicar, gần một cái giếng cổ, nơi bà tới kín nước mỗi ngày. Hôm ấy bà tìm thấy Chúa ngồi đó ”mệt mỏi vì đường xa” (Ga 4,6). Người nói ngay với bà: ”Xin cho tôi nước uống” (c. 7). Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa cử chỉ này của Chúa Giêsu như sau:

Trong cách thức này Người thắng vượt các hàng rào thù nghịch đã có giữa người Do thái và người Samaria, và bẻ gẫy các lược đồ thành kiến đối với các phụ nữ. Lời xin đơn sơ của Chúa Giêsu là khởi đầu của một cuộc đối thoại thắng thắn, qua đó với sự tế nhị rất lớn, Chúa Giêsu bước vào trong thế giới nội tâm của một người, mà theo các lược đồ xã hội đáng lý ra Ngài cũng không nên bắt chuyện. Nhưng Chúa Giêsu làm điều đó! Ngài không sợ hãi. Khi trông thấy một người, Chúa Giêsu tiến tới, vì Ngài yêu thương. Ngài yêu thương tất cả chúng ta. Ngài không bao giờ dừng lại trước một người vì các thành kiến. Chúa Giêsu đặt để bà trước tình trạng của bà, bằng cách không phán xử bà, nhưng làm cho bà cảm thấy được trân trọng, thừa nhận, và như thế gợi lên nơi bà ước muốn đi xa hơn cuộc sống nhàm chán thường ngày.

Cái khát của Chúa Giêsu không phải là khát nước, nhưng là khát gặp gỡ một linh hồn đã khô héo. Chúa Giêsu cần gặp người đàm bà xứ Samaria để mở con tim bà ra: Ngài xin bà cho nước uống để minh nhiên cái khát bà có trong chính bà. Người đàn bà bị đánh động bởi cuộc gặp gỡ ấy: bà hỏi Chúa những cầu hỏi sâu xa, mà chúng ta tất cả đều có ở trong lòng, mà thường chúng ta không biết. Cả chúng ta nữa cũng có biết bao nhiêu câu hỏi, nhưng không tìm ra can đảm để hỏi Chúa Giêsu!

Lồng khung sứ điệp cuộc găp gỡ này vào Mùa Chay Đức Thánh Cha nói:

Mùa Chay là thời gian thuận tiện giúp chúng ta nhìn vào bên trong chính mình để làm nổi lên các nhu cầu tinh thần đích thật nhất, và xin sự trợ giúp của Chúa trong lời cầu nguyện. Gương của người đàn bà xứ Samaria mời gọi chúng ta bầy tỏ mình như vầy: ”Xin cho con nước sẽ làm cho con đã khát đời đời.” Phúc Âm nói rằng các môn đệ ngạc nhiên thầy Thầy mình nói chuyện với người phụ nữ đó. Nhưng Chúa vĩ đại hơn các thành kiến, vì thế Người không sợ hãi dừng lại với người đàn bà xứ Samaria: lòng thương xót lớn hơn thành kiến. Đây là điều chúng ta phải học: lòng thương xót lớn hơn thành kiến. Và Chúa Giêsu thì vô cùng thương xót, vô cùng! Kết qủa cuộc gặp gỡ bên bờ giếng là người đàn bà được biến đổi: bà ”bỏ cái vò bà mang tới kín nước lại đó” (c. 28) và chạy vào thành phố kể lại kinh nghiệm ngoại thường của bà. Bà đi kín nước giếng và đã tìm thấy một thứ nước khác, nước hằng sống của lòng thương xót vọt lên từ cuộc sống vĩnh cửu. Bà đã tìm thấy nước, mà bà đã luôn luôn kiếm tìm! Bà chạy vào làng, ngôi làng đã phán xử bà và khước từ bà, và loan báo rằng bà đã gặp Đấng Messia, Đấng Cứu Thế: một người đã thay đội cuộc sống của bà. Bởi vì mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu luôn luôn thay đổi cuộc sống chúng ta. Đó là một bước tiến tới, một bước gần Thiên Chúa hơn. Và như thế mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta. Luôn luôn, luôn luôn là như vậy.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong Phúc Âm này chúng ta cũng tìm thấy sự khích lệ ”để vò nước của chúng ta lại đó”, nó biểu tượng cho tất cả những gì xem ra quan trọng, nhưng mất giá trị trước tình yêu của Thiên Chúa, đã ”được đổ tràn đầy con tim của chúng ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5,5). Chúng ta được mời gọi tái khám phá ra tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc sống kitô, đã bắt đầu với Bí tích Rửa Tội và như người đàn bà xứ Samaria, chúng ta được mời gọi làm chứng cho các anh chị em khác. Làm chứng cho cái gì? Niềm vui! Làm chứng cho niềm vui của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, bởi vì tôi đã nói rằng mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta, và mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta niềm vui, niềm vui đến từ bên trong. Và Chúa là như thế. Và kể lại biết bao điều kỳ diệu mà tình yêu của Người biết làm trong con tim chúng ta, khi chúng ta có can đảm để cái vò của mình ra một bên, và các điều kỳ diệu mà tình yêu của Chúa hoàn thành trong cuộc sống chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha còn dặn mọi người đừng quên tư tưởng này ”Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta. Mỗi một cuộc gặp gở với Chúa Giêsu ban cho chúng ta niềm vui.” Và ngài xin mọi người cùng lập lại với ngài câu đó.

Đức Thánh Cha cũng nhắc cho mọi người biết Thứ hai hôm nay là Ngày Quốc Tế Bệnh Lao Phổi và nói: chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người bị bệnh lao và cho những ai trợ giúp họ bằng nhiều cách khác nhau.

Thứ Sáu và thứ Bảy tới chúng ta sẽ sống một thời điểm sám hối đặc biệt gọi là ”24 giờ cho Chúa”. Nó sẽ bắt đầu với việc cử hành tại đền thờ Thánh Phêrô chiều thứ sáu, rồi sau đó ban đêm vài nhà thờ ở trung tâm thành phố Roma sẽ mở cửa cho việc cầu nguyện và xưng tội. Đó sẽ là một lễ, chúng ta có thể gọi là một lễ của ơn tha thứ. Nó cũng sẽ được cử hành trong nhiều giáo phận và giáo xứ trên thế giới.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện tại quảng trường. Ngài cũng chào đặc biệt 18,000 tham dự viện cuộc chạy đua Marathon mùa xuân tại Roma và chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an lành.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha kêu gọi những người mafia hoán cải

Đức Thánh Cha kêu gọi những người mafia hoán cải

ROMA. Lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày 21-3-2014, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ và cầu nguyện với 700 thân nhân của khoảng 15 ngàn nạn nhân vô tội của tổ chức bất lương mafia ở Italia. Ngài kêu gọi các kẻ bất lương hãy hoán cải.

Hiện diện tại thánh đường thánh Gregorio 7, gần Vatican, ngoài các tín hữu vừa nói, đặc biệt có cha Luigi Ciotti, người sáng lập Tổ chức Libera chuyên phối hợp hoạt động của 1600 hiệp hội, các cơ quan và trường học, các nhóm dấn thân trong cuộc chiến đấu chống mafia, nạn tham ô, nạn cho vay với lãi xuất cao, v.v.

Cuộc gặp gỡ diễn ra vào áp ngày toàn quốc Italia lần thứ 19 tưởng niệm các nạn nhân vô tội do các tổ chức bất lương mafia gây ra. Sáng kiến này cũng do tổ chức Libera đề xướng.

Lời chào của cha Luigi Ciotti
Trong lời chào mừng ĐTC đầu buổi cầu nguyện, Cha Ciotti nhận xét rằng trong danh sách tên của hơn 840 nạn nhân vô tội bị các tổ chức mafia sát hại, có khoảng 80 trẻ em, có em chỉ mới 3 tuổi. ”Có những người tình cờ ở nơi xảy ra cuộc chạm súng. Có bao nhiêu người ”công chính”. Những người ở phía đang tìm kiếm và giúp tìm kiếm sự thật, nhưng người tự do và lương thiện, không để cho mình bị khó khăn khuất phục. Tại Italia, tại Âu Châu và trên thế giới, như sự hiện diện của các thân nhân các nạn nhân từ Mỹ châu la tinh hôm nay ở đây chứng tỏ”.

Cha Ciotti cũng nói rằng 'nạn nhân của mafia cũng là những người ”chết rồi mà đang sống”. Bao nhiêu người bị giết chết trong nội tâm. Bao nhiêu người đã bị mafia tước mất phẩm giá và tự do, những người bị tống tiền hoặc bị áp lực, sợ hãi, nội tâm trống rỗng. Các tổ chức bất lương mafia – tham những, bất hợp pháp – giết chết hy vọng”.

”Vấn đề các băng đảng mafia không phải chỉ là vấn đề tội phạm. Giả sử như thế thì chỉ cần các lực lượng cảnh sát, chỉ cần các quan tòa. Đó là một vấn đề xã hội và văn hóa. Một vấn đề liên hệ tới trách nhiệm công cộng – thường bị thoái hóa thành những quyền lực tư – và trách nhiệm xã hội bị gạt bỏ nhân danh cá nhân chủ nghĩa”.

”Ngày nay hơn bao giờ hết, cần có một bước nhảy cao. Cần có những chính sách xã hội, công ăn việc làm, đầu tư vào học đường. Cần mang lại cho con người hy vọng và phẩm giá. Cần làm sao để chính trị tái phục vụ công ích. Và đặc biệt cần tăng cường việc tịch thu các tài sản của các tổ chức bất lương, sử dụng tài sản nào vào các dịch vụ xã hội, chống lại nạn tội phạm, để hồi sinh về xã hội và văn hóa”.

Tại buổi cầu nguyện, có 45 phút được dành cho việc xướng danh tánh của 842 nạn nhân của các tổ chức bất lương. Và sau bài Tin Mừng về các Mối Phúc Thật, ĐTC đã gửi đến mọi người một số suy tư của ngài. Ngài tha thiết kêu gọi những người thuộc các tổ chức bất lương mafia hãy từ bỏ cuộc sống tội ác để tránh bị lên án đời đời: ”Hỡi những người nam nữ mafia, xin hãy vui lòng thay đổi cuộc sống của anh chị em, hãy trở lại và ngưng làm điều ác. Tôi quì gối xin điều đó và vì thiện ích của chính anh chị em. Cuộc sống mà anh chị em đang làm bây giờ, nó sẽ không mang lại cho anh chị em an lạc, nó không mang cho anh chị em vui mừng, hạnh phúc.. Quyền lực, tiền bạc mà anh chị em có được nhờ bao nhiêu tội ác bẩn thỉu, bao nhiêu tội ác mafia, tiền bạc vấy máu, quyền lực, anh chị em không thể mang những điều đó với mình sang đời sau.. Vẫn còn thời gian để khỏi bị sa hỏa ngục, đang chờ đợi anh chị em nếu anh chị em tiếp tục con đường này. Anh chị em cũng có một người cha, một người mẹ. Hãy nghĩ đến họ, hãy khóc một chút và hoán cải”.

Buổi cầu nguyện kéo dài 1 giờ 30 phút, được xen kẽ giữa những lúc thinh lặng và kinh nguyện được đọc lên, rồi được kết thúc với kinh Lạy Cha và Phép Lành của ĐTC.

Giống như các vị tiền nhiệm, ĐTC Phanxicô cũng đã lên tiếng chống lại các tổ chức bất lương mafia, đặc biệt trong buổi đọc kinh truyền tin trưa ngày 26-3 năm 2013, tức là hôm sau lễ phong chân phước cho cha Giuseppe Puglisi người đã bị mafia sát hại.

Trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhật 26-1-2014, ĐTC đã mạnh mẽ lên án vụ mafia sát hại em bé Coco mới 3 tuổi, xảy ra vài ngày trước đó, trong khuôn khổ những vụ buôn bán ma túy ở miền Calabria, nam Italia.
Ngày 22-3-2014, hàng ngàn người đến từ nhiều nơi trên toàn Italia sẽ tuần hành qua các đường phố ở thành phố Latina, nhân Ngày tưởng niệm các nạn nhân và dấn thân chống mafia lần thứ 19. (SD 21-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức của ĐHY Phạm Minh Mẫn

Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức của ĐHY Phạm Minh Mẫn

VATICAN. Hôm 22-3-2014, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Phanxicô đã nhận đơn từ chức TGM giáo phận Thành Phố Sàigòn  của ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn vì lý do tuổi tác (GL 401,1). Đức TGM Phó Phaolô Bùi Văn Đọc đương nhiên lên kế nhiệm.

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã tròn 80 tuổi ngày 5-3 vừa qua. Ngài thụ phong linh mục ngày 26 tháng 5 năm 1965, thuộc giáo phận Cần Thơ. Ngày 22 tháng 3 năm 1993, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục phó với quyền kế vị tại Giáo phận Mỹ Tho. 5 năm sau đó, ngày 1 tháng 3 năm 1998, Đức Cha Mẫn được bổ nhiệm làm TGM Giáo phận Thành Phố SG, bị trống tòa đã 3 năm, kể từ khi Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình qua đời ngày 1 tháng 7 năm 1995. Ngày 21-10-2003, ngài được ĐGH Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm Hồng Y.

Đức tân TGM chính tòa giáo phận Thành Phố SG, Phaolô Bùi Văn Đọc, năm nay 70 tuổi, sinh ngày 11-11 năm 1944 tại Đà Lạt, thụ phong linh mục năm 1970 và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM Mỹ Tho và nhận chức ngày 27-5 năm 1999. Ngày 28-9 năm 2013, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm TGM Phó với quyền kế vị tại Tổng giáo phận Thành Phố SG, đồng thời làm Giám quản Giáo phận Mỹ Tho. (SD 22-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thanh Cha kêu gọi kiến tạo ”môi sinh” trong lãnh vực truyền thông

Đức Thanh Cha kêu gọi kiến tạo ”môi sinh” trong lãnh vực truyền thông

VATICAN. ĐTC Phanxicô khuyến khích các đài phát thanh và truyền hình Công Giáo Italia giúp kiến tạo một ”hệ thống môi sinh” trong lãnh vực truyền thông xã hội.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 22-3-2014 dành cho 400 thành viên hiệp hội Corallo qui tụ 212 đài phát thanh và 69 đài truyền hình trên toàn nước Italia, một hiệp hội được thành lập hồi năm 1981 với mục đích làm điểm tham chiếu cho các đài phát thanh và truyền hình tư nhân tuyên bố tuân theo các nguyên tắc xã hội của Kitô giáo.

Trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận định rằng: ”Anh chị em là tiếng nói của một Giáo Hội không sợ đi vào những sa mạc của con người, gặp gỡ họ, tìm kiếm họ trong những lo âu, ngỡ ngàng lạc hướng, đối thoại với tất cả mọi người, cả với những người xa lìa cộng đoàn Kitô và cảm thấy xa Chúa vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng thực tế, Thiên Chúa không bao giờ xa cách, Ngài luôn ở gần bên!”.

ĐTC khích lệ giới truyền thông Công Giáo thuộc hội Corallo hãy chú ý đến những đề tài quan trọng của đời sống cá nhân, gia đình xã hội, bàn về những đề tài ấy không phải theo cách thức tìm những gì là ”giật gân”, nhưng trong tinh thần trách nhiệm, chân thành quan tâm đến công ích và sự thật.

ĐTC Phanxicô cũng nói rằng: ”Một đóng góp khác anh chị em có thể thực hiện nhờ chất lượng nhân bản và luân lý đạo đức trong công việc của anh chị emn, đó là kiến tạo một môi trường sinh thái trong lãnh vực truyền thông, nghĩa là một môi trường biết quân bình hóa giữa sự thinh lặng, lời nói, hình ảnh và tiếng nói, như ĐGH Biển Đức 16 đã đề nghị. Ngày nay có nhiều ô nhiễm, và cả bầu không khí ô nhiễm trong lãnh vực truyền thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Dân chúng biết điều đó, nhận thấy thực tại ấy, nhưng rồi họ quen thở hít từ đài phát thanh và truyền hình một thứ không khí bẩn thỉu, gây hại cho con người. Cần truyền đi một bầu không khí trong sạch, mà dân chúng có thể hít thở một cách tự do, mang lại dưỡng khí cho tâm trí và linh hồn”. (SD 22-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức TGM Nguyễn Văn Tốt, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Sri Lanka

Đức TGM Nguyễn Văn Tốt, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Sri Lanka

VATICAN. Ngày 22-3-2014, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, nguyên là Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica, làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Sri Lanka.

Đức Sứ Thần Nguyễn Văn Tốt năm nay 65 tuổi, sinh tại Thủ Dầu Một, Bình Dương ngày 15-4 năm 1949, thụ phong Linh Mục năm 1974. Ngài du học Roma và từng làm Phó Giám đốc trường truyền giáo Urbano, trước khi gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh, tốt nghiệp năm 1985. 17 năm sau đó, ngài được thăng TGM hiệu tòa Rusticiana, Sứ thần Tòa Thánh tại Benin và Togo, được ĐTC Gioan Phaolô 2 truyền chức GM ngày 6 tháng 1 năm 2003 tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Hơn 2 năm sau, vào tháng 8 năm 2005, ngài được chuyển đi làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Tchad và Trung Phi. Trong 6 năm qua, từ ngày 13-5 năm 2008, ngài làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica bên Trung Mỹ.
Giáo Hội Công Giáo tại Sri Lanka hiện có hơn 1 triệu 200 ngàn tín hữu Công Giáo, tương đương với 6.1% dân số thuộc 12 giáo phận toàn quốc. Nước này chỉ rộng 65 ngàn 600 cây số vuông với 21 triệu dân, trong số này 74% là người Singalais và 11.2% là người Tamil.

Trong 26 năm trời, từ 1983 đến 2009, Sri Lanka ở trong tình trạng nội chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân Hổ quân Tamil đòi thành lập một nước Tamil độc lập. Phiến quân bị thất trận hồi tháng 5 năm 2009 (Tổng hợp 22-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Khát vọng vô biên của con người

Khát vọng vô biên của con người

Andre Frossard, một ký giả người Pháp đã cho xuất bản cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cách đây vài năm, là con của một người theo chủ nghĩa Marxit. Chính ông đã từng là một người cộng sản đầy xác tín…

Ngày nọ, ông phải đưa một người bạn đến một tu viện. Trong lúc chờ đợi người bạn, ông tò mò bước vào một nhà nguyện có đặt Mình Thánh Chúa. Ông không bao giờ nghĩ rằng Chúa đang chờ đợi ông. Trong phút chốc, ông bỗng nhận ra một ánh sáng thiêng liêng trong tâm hồn. Bừng dậy sau một cơn mê tăm tối, ông bước ra khỏi nhà nguyện chạy tức tốc đến người bạn và hô lớn: “Thiên Chúa hiện hữu. Đó là một chân lý”.

Ông đã ghi lại kinh nghiệm thiêng liêng ấy trong một quyển sách với tựa đề: “Thiên Chúa hiện hữu, tôi đã gặp Ngài”. Quyển sách đã được liệt kê vào danh sách những tác phẩm bán chạy nhất (best-seller)…

Anh chị em thân mến,

Dù cho chúng ta có chối bỏ Thiên Chúa, Ngài vẫn luôn luôn chờ đợi chúng ta. Tại một góc đường nào đó, trước một ánh nến lung linh nào đó, trong một biến cố đau thương nào đó, Ngài đang chờ đợi chúng ta. Phải, Thiên Chúa như một người tình chung thủy lúc nào cũng chờ đợi chúng ta… Chỉ có sự thất vọng, chán nản mới có thể hủy bỏ mọi hẹn hò của Thiên Chúa. Bao lâu chúng ta còn tìm kiếm, bao lâu chúng ta còn phấn đấu, bao lâu chúng ta còn hy vọng, thì bấy lâu Thiên Chúa vẫn chờ đợi chúng ta…

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng đang chờ đợi người thiếu phụ Samari bên bờ giếng của Tổ phục Giacob giữa ngã ba đường, tại làng Sikar. Từ một lời xin được nước uống, Chúa Giêsu đã khéo léo bắt chuyện và dần dần đưa người thiếu phụ từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: từ chỗ chỉ thấy người đối thoại với mình là một người lữ hành, một người Do Thái kỳ lạ, dám tiếp xúc với một người phụ nữ Samari vốn thù nghịch với mình, đến chỗ coi người lữ hành nầy như một tổ phụ – như Tổ phụ Giacod – còn hơn nữa, như một tiên tri và cuối cùng nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế đã được trông đợi từ lâu. Chị liền vội vàng chạy đi thông báo cho dân thành đến với Đấng Cứu Thế. Chính ngài sẽ ban cho chúng ta “Nước hằng sống”. Bao lâu chưa tìm ra nguồn nước đó, con người sẽ chết đói, chết khát.

Cuộc hẹn bất ngờ đã làm đảo ngược tình huống: Bây giờ người đói, người khát không phải là Chúa Giêsu nữa mà chính là người thiếu phụ Samari. Chính chị là người phải mở miệng xin Chúa cho nước uống, không phải thứ nước từ trong giếng kia, uống vào chỉ đỡ khát trong chốc lát; còn Ngài, Ngài sẽ ban cho thứ nước ban sự sống đời đời, như Ngài nói: “Ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước chảy vọt mang lại sự sống đời đời”.

Thưa anh chị em,

Con người sinh ra trong giới hạn, nhưng lại mang một khát vọng vô hạn. Và để thỏa mãn cơn khát đó, kẻ thì đánh lừa mình bằng cách tạo ra những thần tượng để tôn thờ và họ sẽ thất vọng… Kẻ thì lấp đầy khao khát đó bằng cách lăn xả vào những khoái lạc vật chất. Họ cũng sẽ thấy chán chường, không bao giờ thấy thỏa mãn. Chúa Giêsu đã nói với người thiếu phụ Samari: “Ai uống nước giếng nầy, sẽ vẫn còn khát…”, thứ nước này không giải khát hoàn toàn, nó vừa xoa dịu cơn khát, vừa duy trì và kích thích cơn khát. Ai mà chẳng biết cái chu kỳ quỷ quái của dục vọng, luôn luôn tái phát, chẳng bao giờ no thỏa. Ai lại không cảm thấy nhu cầu được thỏa mãn cứ trào lên vô tận, thúc đẩy mình hưởng thụ cách nào đó: càng khát lại càng uống, càng uống lại càng khát…

Chỉ có Chúa Kitô, phát xuất từ Thiên Chúa vô biên có thể dạy chúng ta ý nghĩa khao khát đó. Ngài dạy chúng ta sống với vô biên, khát cái phải khát, và chỉ có Ngài mới có thể lấp đầy khát vọng vô biên của con người. Chính Đấng Vô Biên đã tạo ra trong lòng chúng ta cái khát vọng vô biên, không sao thỏa mãn, không sao lấp đầy đó. Chỉ khi nào gặp được Đấng Vô Biên trong Đức Kitô, lòng chúng ta mới được thỏa mãn mà thôi.

Thánh Augustinô, sau một khoảng đời đi tìm kiếm danh vọng, địa vị, tiền tài, tình yêu, hạnh phúc, cuối cùng đã chán ngán, ăn năn sám hối trở lại với Chúa và ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, thế mà bấy lâu nay con chỉ mải mê tìm kiếm cái gì khác ở ngoài Chúa. Vì vậy lòng con luôn băn khoăn thao thức mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa. Lạy Chúa, con đã biết Chúa quá muộn! Con đã yêu Chúa muộn quá rồi!”.

Người thiếu phụ Samari hôm nay khi gặp được Đức Giêsu – nguồn mạch nước hằng sống – đã phải thốt lên với mọi người: “Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi mọi việc tối đã làm. Phải chăng ông ấy là Đấng Kitô”. Sau khi dân thành Samari kéo đến gặp Chúa Giêsu và xin Ngài ở lại, họ đã hân hoan tuyên xưng rằng: “Không phải vì lời chị kể lại mà chúng tôi tin. Chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Ngài thật là Đấng Cứu Thế”.

Và cũng như Andre Frossard, một đảng viên cộng sản đầy xác tín đã phải thốt lên: “Thiên Chúa hiện hữu, tôi đã gặp Ngài”. Không phải chỉ thốt lên bằng một lời nói mà bằng cả một tác phẩm ghi lại kinh nghiệm gặp gỡ thiêng liêng ấy, một tác phẩm thuộc loại sách bán chạy nhất.

Anh chị em thân mến,

Chúa Giêsu là niềm khát vọng thầm kín, sâu xa của mọi người và mỗi người chúng ta trong cái khát vọng cơm nước tầm thường hằng ngày của chúng ta, để rồi chúng ta cảm thấy không phải chỉ cần có thứ cơm nước đó mới sống được, không phải chỉ có những thực tại vật chất ấy là đáng kể trong đời sống mà còn có những khát vọng tình yêu và hạnh phúc, độc lập và tự do, công lý và hòa bình…, và lắng sâu trong tâm hồn còn có khát vọng sự sống vĩnh cửu; Nước Hằng Sống.

Chúng ta phải làm sao để cảm thấy Chúa cần thiết cho đời sống của chúng ta, gắn liền với cuộc sống chúng ta như ánh nắng, như khí thở, như cơm ăn, như nước uống hằng ngày: “Ai uống nước Tôi ban cho sẽ không bao giờ khát nữa… và sẽ được sống muôn đời”.

Radio Veritas

“Nước hằng sống” chính là Đức Giêsu

“Nước hằng sống” chính là Đức Giêsu

Trong kiếp nhân sinh của con người, phát sinh từ sự thiếu thốn, thèm muốn, mong mỏi và hy vọng được thỏa mãn, nên người ta thường khao khát một điều gì đó tốt hơn những gì đang sở hữu. Có những khát khao làm cho cuộc sống của con người tốt hơn sau khi đạt được. Nhưng cũng không thiếu gì những thỏa mãn làm cho tình trạng của con người trở nên tồi tệ hơn.

Trình thuật của thánh Gioan mà chúng ta vừa nghe cho thấy có một thứ khát khao mà theo lẽ thường thì ít ai nghĩ tới, đó là khát khao “Nước Hằng Sống”. Một khi đã được thỏa mãn niềm khát khao quan trọng nhất này, thì mọi khát khao khác cũng được trở nên dư đầy.

1. Cuộc gặp gỡ kỳ diệu

Bài Tin Mừng hôm nay gợi lại cho chúng ta cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari. Một cuộc gặp gỡ hiếm có và xem ra rất bất thường, hy hữu và đặc biệt giữa một bên là người Dothái, bên kia là người Samari.

Hy hữu, bất thường, bởi vì từ trước đến nay giữa người Samari và người Dothái không hề có sự liên lạc, giao thương và luôn trong trạng thái nghi kỵ, khinh khi. Ấy vậy mà hôm nay, Đức Giêsu là người Dothái, người phụ nữ là người Samari lại có buổi gặp nhau thân tình. Câu chuyện được khởi đi từ việc Đức Giêsu rời Giuđê để đi Galilê. Trên hành trình đó Ngài đã chọn con đường tắt, nhanh nhất để đi. Con đường đó phải băng qua làng Samari. Chính khi băng qua đây, mà Ngài gặp gỡ người phụ nữ Samari. Đây là cuộc gặp hy hữu và bất thường.

Cuộc gặp gỡ này cũng là một cuộc gặp gỡ đặc biệt vì: ban đầu, Đức Giêsu là người chủ động xin nước nơi chị phụ nữ Samari từ giếng Giacóp, Ngài lên tiếng: “Chị cho tôi xin chút nước uống!” (Ga 4,7). Người phụ nữ quá ngỡ ngàng bởi lẽ giữa người Dothái và Samari đã từ lâu, họ không đội trời chung, và người Samari luôn bị người Dothái khinh miệt, không thèm tiếp xúc… Nhưng Đức Giêsu đã đi bước trước để phá vỡ rào cản mà lâu nay vẫn trói buộc giữa hai bên, bằng việc Ngài bắt chuyện và chủ động xin nước uống. Hành động này của Đức Giêsu làm cho người phụ nữ không khỏi ngạc nhiên, vì thế, chị ta thốt lên: “Ông là người Dothái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?” (Ga 4,9). Nhưng Đức Giêsu đã trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4, 10); và như một sự tiệm tiến, Đức Giêsu đã nói trực tiếp chính Ngài là nguồn mạch nước hằng sống, thứ nước ấy uống vào sẽ không còn khát nữa. Khi nghe thấy thế, Người đàn bà đã tha thiết xin Đức Giêsu: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước” (Ga 4, 15).

Thật vậy, qua cuộc gặp gỡ này, Đức Giêsu đã làm một cuộc cách mạng. Cách mạng về khoảng cách địa lý, về vai vế để đi đến một cuộc cách mạng vĩ đại, đó là cách mạng tâm hồn. Nhờ cuộc cách mạng tâm hồn này, mà từ nay, giữa người Dothái và người Samari được sống và sống dồi dào khi thờ phượng Chúa không chỉ ở trên núi này hay núi nọ, mà ngay tại trong tâm của mình qua Thần Khí và sự thật.

2. Đức Giêsu là Nước Hằng Sống

Khi nói về cuộc cách mạng tâm hồn nơi chị phụ nữ trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay, tưởng cũng nên nhắc lại: trước kia giữa người Dothái và người Samari, họ có chung một nguồn gốc. Nhưng do cuộc sống thay đổi và vì thời cuộc…, nên người Samari có những giao thương với ngoại bang, từ đó người Do thái cho là lai căng, thậm chí là bội giáo, và thường khinh thị, không muốn giao tiếp.

Nhưng hôm nay, Đức Giêsu đã vượt qua ranh giới của cái gọi là “ta và địch”, trong truyền thống để đến với anh chị em của mình. Khi Ngài chủ động đến với chị ta như thế, Đức Giêsu đã làm một cuộc cách mạng nhằm cải hóa tâm hồn chị. Tâm trạng và thái độ của người đàn bà này có thể nói là một cuộc diễn biễn tiệm tiến trong ân sủng và đức tin. Thật vậy, thoạt tiên, sự xuất hiện của Đức Giêsu trước mặt chị chẳng hơn gì một “tên Dothái”. Đây là lối nghĩ miệt thị nhau, vì đã có mâu thuẫn từ nhiều thế hệ. Nhưng sau đó, chị ta đã “thưa ông”. Tiếp theo, khi được Đức Giêsu mặc khải cho biết chị ta đã 5 đời chồng rồi, lúc đó, chị đã gọi Ngài là một vị “ngôn sứ” là Đấng “Mêsia”. Cuối cùng, chị đã tôn vinh Ngài là Đấng Cứu Độ trần gian.

Qua câu chuyện giữa Đức Giêsu và người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, Đức Giêsu đã mặc khải hai điều:

Trước tiên, Đức Giêsu mặc khải cho người phụ nữ biết rằng: Ngài chính là Đấng Kitô, là Mêsia mà muôn dân mong đợi từ lâu. Ngài chính là nguồn mạch phát sinh sự sống, nên gặp được Ngài là gặp được chính nguồn sự sống bất diệt: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa.Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4, 13-14). Như vậy, Đức Giêsu chính là “Nước Hằng Sống”.

Thứ đến, Đức Giêsu mặc khải thêm: đã đến lúc không còn chuyện phân biệt rằng Thiên Chúa của tôi và Thiên Chúa của chị nữa. Không còn chuyện cùng một Thiên Chúa chúng ta thờ, nhưng lại chỉ thờ ở đây mà không thờ chỗ khác. Vì thế, Đức Giêsu cất tiếng nói: “Nhưng giờ đã đến – và chính lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 23).

Như vậy, điều mà Đức Giêsu đã mặc khải cho người phụ nữ khi xưa, cũng chính là điều mà Ngài muốn mặc khải cho chúng ta ngày hôm nay.

3. Sứ điệp Lời Chúa

Chúng ta đang sống trong một xã hội đề cao nhu cầu hưởng thụ. Thượng tôn vật chất… Tuy nhiên, vẫn còn đó những thiếu thốn khi trong nhà có nhiều tiền. Vẫn còn đó sự bất an, khi quyền lực có trong tay. Và, vẫn còn đó, một khoảng cách giữa người với người ngay trong cùng một căn nhà…

Vì thế, trong cuộc sống hiện thời, con người luôn khắc khoải và có những khát vọng như:

Khát vọng chân lý, công bằng khi phải đối diện với sự gian dối, bất công. Hoặc sống trong cảnh thù hận, ích kỷ…người ta khao khát tình thương, lòng bao dung, sự tha thứ. Còn sống trong chiến tranh, loạn lạc, đau khổ và bất an, thì người ta mong muốn có hòa bình, hạnh phúc và an vui…

Như vậy, con người vẫn luôn mong được hạnh phúc. Nhưng có biết bao người càng tìm càng mất. Tại sao vậy? Thưa, vì họ tìm và gắn bó vào những thực tại trần thế như: quyền, tiền, danh vọng, nhục dục… nên không bao giờ họ được khỏa lấp nỗi khát vọng trong sâu thẳm tâm hồn của mình. Tình trạng của người Phụ nữ bên bờ giếng là một minh họa. Chị ta ngồi ngay bên miệng giếng, nhưng tâm hồn vẫn khát. Chị ta cứ ngỡ rằng khi lao mình vào những thú vui nhục dục… thì sẽ được hạnh phúc. Không phải thế! Chị ta đã lầm khi đặt lý tưởng, mục đích của cuộc đời chị sai chỗ, nhầm đối tượng. Chỉ khi gặp được Đức Giêsu, chị ta mới hết khát và thỏa mãn. Thật vậy: “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2). Hay như thánh Augustinô cũng phải thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, linh hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”.

Thật vậy, theo bản năng của con người, ai trong đời mà lại không mong muốn đạt được chân, thiện, mỹ. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta cũng không khác gì Dân Itrael khi xưa. Luôn đi tìm những thứ nhất thời, mau qua. Họ được Chúa cứu và giải thoát ra khỏi cảnh nô lệ bên Aicập, nhưng không bao lâu, người ta lên tiếng trách mọc Chúa và nhớ những củ hành củ tỏi bên Aicập. Họ đã lầm! Đang có Chúa ở bên, nhưng vẫn không nhận ra.

Cũng vậy, khi chưa cảm nhận được Chúa thực sự, con người luôn sống hình thức và phụ thuộc vào những chuyện bên ngoài. Vì thế, vẫn còn đó những anh chị em sốt sắng đi lễ nhà thờ, nhưng sẵn sàng cãi vã to tiếng với những người sống chung quanh chỉ vì con chó, con mèo, hay mấy đứa trẻ chơi với nhau… Cũng vẫn còn đó khi làng này và làng bên kia có những khúc mắc từ lâu, nên hôm nay có lễ ở làng bên thì bên này làng tỏ vẻ ngần ngại không muốn đi, chỉ vì sự nghi kỵ trước kia lại nổi lên.

Mong sao, với sứ điệp Lời Chúa hôm nay, mỗi người chúng ta sẽ khao khát đi tìm chân lý, sự sống. Đi tìm chính Chúa và sống với Ngài. Đồng thời, chúng ta cũng bỏ qua khoảng cách kỳ thị để đến được với nhau. Bởi vì Chúa là Chúa của mọi người chứ không chỉ riêng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết vượt lên trên những rào cản của kỳ thị, ghét ghen, để xây dựng sự hiệp nhất. Luôn biết mở lòng ra để đón nhận chính Chúa vào trong cuộc đời, hầu chúng con đáng được hưởng hạnh phúc viên mãn. Amen.

Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển

Thờ lạy trong tinh thần và chân lý

Thờ lạy trong tinh thần và chân lý

Với vẻ tò mò, người phụ nữ Samaria tiến tới phía người đàn ông đang ngồi trên thành giếng. Bởi vì Chúa Giêsu đang sống, bởi vì mỗi bài suy niệm này là một cuộc gặp gỡ tình yêu với Chúa Giêsu hằng sống, tại sao không nghĩ rằng Ngài đang chờ tôi? Chính Ngài nói với tôi: “Hãy cho Ta uống nước”

Nhưng Ngài khẳng định ngay: “Nếu ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban: chính ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban; chính ngươi sẽ xin và ngươi sẽ được uống nước hằng sống”.

Hai nỗi khát khao làm hoang mang. Chúa Giêsu nói: “Hãy cho Ta”, rồi: “Hãy xin Ta”. Và xa hơn một chút: “Chúa Cha đang cần những người tôn thờ Ngài thực sự”. Chúng ta đang ở trên đỉnh cao của sự mạc khải. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta hết khát, nhưng không có bài Phúc Âm này thì ai dám nghĩ rằng Thiên Chúa khao khát chúng ta?

Cách duy nhất để có thể xứng đáng với sự khao khát này chính là khao khát Ngài. Sự ước muốn và tình yêu có qua có lại: tình yêu vì tình yêu. Chính là phải xin nước của Ngài là nước sẽ làm cho chúng ta ước ao Chúa: “Hãy xin Ta nước hằng sống và nơi ngươi sẽ phát sinh nguồn mạch tình yêu. Ngươi có thể là một trong những người tôn thờ mà Cha tìm kiếm”.

Người tôn thờ sao? Những hình ảnh phiền nhiễu nổi lên, những người sấp mình trước một ngẫu tượng. Cho nên Thiên Chúa của chúng ta là gì nếu Ngài muốn người ta sấp mình trước mặt Ngài?

Ngài là Thiên Chúa. Không có gì có thể thay đổi được cứ liệu này trong quan hệ của chúng ta: Ngài là Thiên Chúa. Ngài không tìm kiếm những kẻ thờ lạy, Ngài tìm kiếm những kẻ thờ lạy thực sự. Sự chính xác có một tầm quan trọng lớn lao. Chỉ những kẻ tôn thờ thực sự mới đáp lại tình yêu của Ngài, không ngừng xem Ngài là Thiên Chúa. Nếu không, mối quan hệ bị sai lệch, tình yêu của chúng ta không đạt tới Thiên Chuá, chúng ta hoàn toàn ở trong sự ảo tưởng.

Tôi vừa đặt tình yêu vào chỗ tôn thờ, bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta yêu thương Ngài. Nhưng để không lầm lẫn về mối tình kỳ lạ có thể nối kết con người với Thiên Chúa này, phải đào sâu ý tưởng thờ lạy. Đây hoàn toàn không phải thờ lay một ngẫu tượng nhưng là biết yêu mến Chúa mà vẫn luôn luôn cảm nhận sự uy nghiêm của Ngài. Tôi ngần ngại trước khi viết “sự uy nghiêm”, và sự ngần ngại này chứng tỏ cho tôi thấy rằng không dễ gì tìm được ngôn từ đúng đắn cho tình yêu tôn thờ này. Do đó ngày nay có một cách nói của Phúc Âm trở nên nổi tiếng bởi vì nó xác định đầy đủ sự tôn thờ thực sự: “Phải thờ lạy Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý”.

Khi thánh Gioan nối kết hai từ tinh thần với chân lý bằng từ và, từ quan trọng nhất thường là từ thứ hai (chẳng hạn “Ông ta thấy và ông ta tin”). Do đó, ở đây phải chú trọng đến chân lý. Vẫn đối với Gioan, chân lý làm ta nghĩ ngay đến Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ta là chân lý”. Trong khi mạc khải chân lý về Chúa Cha, về chính mình và về quan hệ giữa Ngài với Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta thờ lạy “trong chân lý”. Điều đó có nghĩa là: yêu Cha như Chúa Giêsu yêu thương Ngài.

Nhưng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể ban cho chúng ta những tâm tình như Chúa Giêsu. Thờ lạy “trong tinh thần” có nghĩa là được Thánh Thần linh ứng khi chúng ta muốn yêu thương Cha theo cách của Chúa Giêsu.

Bạn chắc chắn cảm thấy tôn thờ thực sự tức là tôn thờ Ba Ngôi. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu ở giếng Giacob mang lại cho chúng ta ba màu sắc của sự tôn thờ: Sự tôn thờ này hướng đến Chúa Cha, trong khi, dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, sự tôn thờ này được nuôi dưỡng bằng mọi chân lý đến từ Chúa Giêsu.

André Sevè

Cơn khát đam mê

Cơn khát đam mê

Người ta kể rằng: có một người thợ đào vàng chết và lên thiên đàng. Ngay ở cổng thiên đàng, thánh Phê rô hỏi:

– Ở trần gian con làm nghề gì?

– Anh ta thưa: Con làm nghề đào vàng.

– Thánh Phê rô nói: Trên thiên đàng đã có quá nhiều thợ đào vàng rồi.

– Anh ta đáp: Thưa ngài, xin cứ cho con vô, để con cai trị bọn nó, kẻo chúng tham lam mà gây náo loạn thiên cung, làm sao dẹp loạn.

– Nhờ dẻo miệng anh ta cũng được thánh Phê rô cho vào thiên đàng. Anh ta đảo một vòng thiên đàng thì quả thật có rất nhiều tay thợ đào vàng đang ở thiên đàng. Anh ta liền rỉ tai rằng: ở hoả ngục vừa phát hiện ra một mỏ vàng mới. Các anh mau xuống đó mà đào. Thế là một thoáng qua đi, các tay đào vàng đã bỏ thiên đàng, vác cuốc, vác xẻng nhảy bổ xuống hoả ngục tìm vàng. Nhìn quanh nhìn quẩn chỉ còn lại một mình, anh cũng cảm thấy đứng ngồi không yên. Anh liền xin phép thánh Phê rô cho anh xuống tham quan một vòng hoả ngục xem sao. Thánh Phê rô mới bảo anh: đừng có mà ảo tưởng. Chẳng có mỏ vàng nào ở hoả ngục đâu! Chỉ có sự chết mà thôi! Nhưng anh ta nói: thưa ngài, chính con là người phao tin đồn đó, nhưng biết đâu ở đó lại có vàng thật thì sao? Vì bọn kia đã ra đi mãi mà chẳng thấy đứa nào quay trở lại. Chắc là có vàng thật! Nói xong, anh liền nhảy luôn xuống hoả ngục. Thế là cả đống, cả chùm ở dưới hoả ngục. Lòng tham của con người thật khôn cùng, sẵn sàng hy sinh cả hạnh phúc đời đời để thoả mãn cái khát vọng thấp hèn trần gian mau qua.

Có thể nói, đói khát vàng bạc, giầu sang chỉ là một trong muôn vàn cơn đói khát đang hành hạ và giết chết hàng vạn người. Có biết bao cơn khát của đam mê lầm lạc, của thú vui xác thịt, của tiền tài danh vọng đã đẩy bao người vào hố sâu của vực thẳm. Càng ngụp lặn trong vực thẳm, càng làm cho họ trở nên điên rồ đánh mất nhân cách, đánh mất tính người. Họ đã lầm. Vì tất cả những thứ đó không bao giờ làm thoả mãn cơn khát trong lòng họ. Vì được voi đòi tiên. Vì lòng tham vô đáy. Họ chỉ bắt được bóng chứ không bắt được mồi. Giếng sâu của lòng tham chỉ làm cho con người thất vọng, chán chường. Con người vẫn khao khát một điều gì đó vượt lên những ảo ảnh trần gian.

Người thiếu phụ bên bờ giếng Giacob hôm nay cũng thế. Mỗi ngày, chị phải ra giếng kín nước. Nhưng uống nước này là tự đầy đoạ mình. Dù chưa nhận ra, nhưng chị vẫn thao thức và bị dày vò vì một cơn khát nào đó mà những mối tình trần tục đã không giải khát nổi, đã không làm dịu đi sự thèm khát chút nào, càng đi sâu vào biển tình, chị càng thấy thiếu thốn.

Thánh Gioan đã nói "vì chị đã có 5 đời chồng". Nói 5 đời chồng không có nghĩa là một mình thiếu phụ đã đi lập gia đình năm đời chồng liên tiếp. Nhưng có lẽ là 5 mối tình bất chính. Và cả người thứ sáu cũng không thực sự là chồng. Như vậy, chị đã quan hệ bất chính một lúc với sáu người đàn ông nhưng không ai thực sự là chồng của chị. Chị là một phụ nữ trắc nết, bị xóm ngõ khinh miệt, loại trừ, chị phải đi kín nước vào giữa trưa hè nắng thay vì ban sáng hay chiều hôm như bao phụ nữ khác. Chị đi vào giờ này là để tránh gặp hàng xóm láng giềng. Nhưng không ngờ chị lại gặp Chúa Giê su. Lần gặp này đã thay đổi vận mạng cuộc đời của chị. Chúa Giê su đã mở lối thoát cho chị thật nhẹ nhàng, khi Chúa nói: "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị cho tôi xin nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống. Ai uống nước này sẽ không còn khát nữa".

Chúa Giê su đã dẫn dắt chị đi từ ý niệm cụ thể vật chất đến siêu nhiên. Từ việc chính Chúa khát nước giữa trưa hè nắng đổ lửa đến một sự khát bỏng của tâm hồn khô cạn ơn thánh. Người thiếu phụ này hằng khao khát hạnh phúc và chị đã tìm sự thoả mãn trong lạc thú với nhiều người đàn ông một lúc, thế nhưng vẫn không thoả mãn cơn khát trong lòng chị.

Cuộc đời của thiếu phụ này là một thất bại dài đầy nghiệt ngã thất vọng. Cho đến khi gặp được Đấng Ky tô, chị ta mới nhận ra. "Còn ai uống nước tôi ban sẽ không bao giờ khát nữa". Nước Chúa ban là nước trường sinh. Nước này không có cặn bã của tham lam bất chính, của dục vọng đen tối, của đam mê lầm lạc. Nguồn nước ân thánh tinh khiết có khả năng chữa lành các thương tích của tâm hồn và làm hồi sinh những tâm hồn đang chết trong đam mê tội lỗi. Người ta nói trong thất bại thường có sự may mắn. Chị là người may mắn đầu tiên được lãnh nhận nguồn nước ân thánh đó. Thế là tâm hồn chị được tha thứ, được rửa sạch và đã khát, chị chẳng cần đến giếng Giacob và nước nữa, chị thoăn thoắt chạy vào thành báo tin cho dân làng biết có thứ nước hằng sống, nước trường sinh mà mọi người đang khao khát, đó là Đấng Ky tô là Thiên Chúa cứu độ, là Đấng Messia họ đang mong đợi. Vì chính Đấng ấy đã nói với chị: "Chính tôi là Đấng đang nói với chị đây".

Hôm nay Chúa viếng thăm người thiếu phụ Samaria và bà đã được tỉnh ngộ. Bà đã làm lại cuộc đời. Hằng ngày Chúa cũng đến thăm chúng ta qua thánh lễ, qua Lời Chúa và các bí tích, nhưng liệu chúng ta đã tìm được nguồn suối ân sủng của Ngài hay ta vẫn còn loay hoay ngụp lặn trong những ảo ảnh trần gian?

Mùa chay mời gọi chúng ta hãy tự kiểm điểm lại đời sống của mình: tôi đang khao khát những gì? Tôi đã tim được chúng chưa? Tôi thường tìm thoả mãn về những điều gì? Điều đó có giúp ta nên thánh hay đang huỷ hoại mình trong những cơn đói khát bất chính?

Lời Chúa vẫn mời gọi chúng ta: "ai uống nước này sẽ không còn khát nữa", chúng ta có tin và sống như thế hay không? Hay chúng ta vẫn đói khát của cải danh vọng, quyền thế để khi không được, chúng ta lại trách Chúa như dân Do Thái hồi ở Masa trong sa mạc năm xưa?

LM Tạ Duy Tuyền

Nữ tu làm ngạc nhiên ban giám khảo trong chương trình ‘ The Voice of Italy’ của nước Ý với bài hát ‘ No One ‘ của Alicia Key.

Nữ tu làm ngạc nhiên ban giám khảo trong chương trình ' The Voice of Italy' của nước Ý  với bài hát ' No One ' của Alicia Key.

Một nữ tu trình bày một nhạc phẩm gây sửng sốt cho ban giám khảo trong chương trình thi giọng ca tài năng “The Voice of Italy”, đó là Sơ Cristina Scuccia 25 tuổi.

 

Theo luật của chương trình, ban giám khảo không được nhìn thấy người trình diễn, cho tới khi đồng ý thì họ quay ghế lại. Tuy nhiên, họ đã ngay lập tức bị lôi cuốn vào những lời ca của Sơ khi hát bài " No One " của Alicia Key, các khán giả tại đó cũng reo hò ủng hộ Sơ.

Bài hát "No One" là một bài ca diễm tình đang thịnh hành, diễn tả tâm sự hoàn toàn tín thác với người yêu như: "Anh và Em, chúng ta ở cùng nhau ngày đêm. Em không lo sợ bởi vì mọi sự sẽ trở thành tốt đẹp, người ta có thể nói gì thì nói, nhưng em chỉ biết rằng mọi sự sẽ tốt đẹp"

Khi các giám khảo quay lại nhìn thấy Sơ , họ đã vô cùng kinh ngạc khi thấy Sơ mặc bộ đồ tu, trình diễn như một ca sĩ chuyên nghiệp.

Cô nói với các giám khảo rằng, "Tôi có một món quà và tôi muốn chia sẻ cho bạn. Tôi đến đây để rao giảng tin mừng ".

Ca sĩ J-Ax nói: "Nếu tôi tìm thấy bạn trong Thánh Lễ tôi sẽ luôn luôn được trong nhà thờ ", " Bạn và tôi cũng giống như ma quỷ và nước thánh . " Các giám khảo khác là Noemi , Piero Pelù và Raffaella Carra .

Được biết, năm vừa qua Sơ Cristina đã nhận được giải âm nhạc công giáo, là một phần của Lễ Hội nhạc Công Giáo. Sơ có nói rằng, Sơ đã được ơn trên kêu gọi sau khi trình diễn vai Sơ bằng âm nhạc.

Chỉ trong vòng 1 tuần, đã có hơn 32 triệu lượt người xem video trên Youtube.

Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, hôm Thứ năm, đã lên tiếng khen thưởng Sơ Cristina về việc chia sẻ tài năng của mình với những người khác, Ngài nhắc tới lời khuyên cuả thánh Phêrô trong thơ thứ nhất: "Mỗi bạn nên sử dụng bất cứ món quà gì mà bạn đã nhận được để phục vụ cho người khác (1 Peter 4: 10) ".

Thái Trọng

Đức Thánh Cha chống nạn thất nghiệp

Đức Thánh Cha chống nạn thất nghiệp

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 7 ngàn người, trong đó có 1,700 công nhân và cựu công nhân thuộc hãng thép ở thành phố Terni sáng 20-3-2014, ĐTC Phanxicô mạnh mẽ phê bình hệ thống kinh tế ngày nay không còn khả năng kiến tạo công ăn việc làm nữa.

Buổi tiếp kiến diễn ra nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập xưởng thép ở thành phố Terni, cách Roma khoảng 110 cây số về hướng bắc. Tháp tùng các công nhân viên cũng có Đức GM và chính quyền địa phương. Hãng này đang bị đe dọa đóng cửa làm cho hàng ngàn người mất công ăn việc làm.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Đứng trước sự phát triển kinh tế hiện nay và những khó khăn về công ăn việc làm, cần phải tái khẳng định rằng lao công là một thực tại thiết yếu đối với xã hội, gia đình và mỗi cá nhân. Thực vậy, lao công có liên hệ trực tiếp tới con người, tới cuộc sống, tự do và hạnh phúc của họ. Giá trị trước tiên của con người là thiện ích của con người.. Lao công không những có mục tiêu kinh tế và lợi nhuận, nhưng còn có một mục tiêu liên hệ tới con người và nhân phẩm. Nếu thiếu công ăn việc làm thì phẩm giá con người bị thương tổn!”

ĐTC nhận định rằng: ”Ai bị thất nghiệp hoặc không đủ việc làm thì có nguy cơ bị đặt ra ngoài lề xã hội, trở thành nạn nhân bị gạt ra ngoài xã hội. Bao nhiêu lần xảy ra là những ngừơi không có việc làm – đặc biệt là những người trẻ thất nghiệp ngày nay – họ lâm vào tình trạng nản chí trường kỳ hoặc vô cảm”.

ĐTC đặt câu hỏi: ”Chúng ta có thể làm được gì đứng trước tình trạng thất nghiệp rất trầm trọng tại nhiều nước Âu Châu? Đó là hậu quả của một chế độ kinh tế không còn khả năng kiến tạo việc làm, vì đặt nơi trung tâm một thần tượng mà người ta gọi là tiền bạc! Vì thế, các nhân vật chính trị, xã hội, kinh tế được kêu gọi tạo điều kiện để thiết định kinh tế một cách khác, dựa trên công bằng, và tình liên đới để đảm bảo cho mọi người cơ may được có công ăn việc làm xứng đáng.

”Lao công là một thiện ích của tất cả mọi người, và vì thế lao công cũng phải là điều mà mọi người có thể đạt được. Cần phải đối phó với giai đoạn khó khăn nặng nề và thất nghiệp trầm trọng bằng những phương thế có tính chất sáng tạo và liên đới. Óc sáng tạo của các chủ xí nghiệp và các nhà thủ công can đảm, hướng nhìn về tương lai trong sự tín thác và hy vọng. Chính sự liên đới giữa mọi thành phần xã hội, biết từ bỏ một cái gì đó, chấp nhận lối sống điều độ thanh đạm hơn, để giúp những người ở trong tình trạng túng thiếu và khó khăn”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, đừng bao giờ ngừng hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn. Đừng để mình bị cuốn vào cơn lốc bi quan! Nếu mỗi người thi hành phận sự của mình, nếu tất cả đặt con người ở trung tâm, với phẩm giá của họ, nếu thái độ liên đới và chia sẻ huynh đệ được củng cố theo tinh thần Tin Mừng, thì người ta có thể ra khỏi cánh đồng lầy của tình trạng kinh tế và lao công cơ cực và khó khăn” (SD 20-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Thánh Giuse là mẫu gương của mọi nhà giáo dục và mọi người cha gia đình

Thánh Giuse là mẫu gương của mọi nhà giáo dục và mọi người cha gia đình

Thánh Giuse không chỉ là người giữ gìn Chúa Kitô, mà còn là vị đồng hành và giáo dục Chúa lớn lên trên bình diện tâm thể lý, sự khôn ngoan và ơn thánh nữa. Vì thế thánh nhân là mẫu gương của mọi nhà giáo dục, đặc biệt của mọi người cha gia đình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 80,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 19-3-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô. 19-3 cũng là ngày kỷ niệm đúng một năm Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu sứ vụ Phêrô của ngài.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: hôm nay ngày 19 tháng 3 lễ kính thánh Giuse, Phu Quân Đức Maria, và Bổn Mạng của Giáo Hội hoàn vũ. Vì thế chúng ta dành bài giáo lý hôm nay cho Người, là Đấng đáng cho chúng ta biết ơn và sùng kính, vì đã biết giữ gìn Đức Thánh Trinh Nữ và Con là Đức Giêsu. Gìn gĩư đã là đặc điểm cuộc đời của thánh Giuse trong sứ mệnh cao cả của Người, mà tôi đã nhắc tới cách đây một năm. Hôm nay tôi muốn lấy lại đề tài ấy nhưng trong viễn tượng giáo dục. Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta hãy nhìn vào thánh Giuse như mẫu gương của nhà giáo dục, người giữ gìn và đồng hành với Chúa Giêsu trên con đường của Người là lớn lên “trong khôn ngoan, tuổi tác và ơn thánh”, như ghi trong Phúc Âm thánh Luca (Lc 2,52). Ngài không phải là cha của Đức Giêsu: Cha của Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng ngài đã làm cha, giữ nhiệm vụ làm cha để giúp Đức Giêsu lớn lên.

Hãy bắt đầu với tuổi tác là chiều kích tự nhiên nhất, là sự lớn lên trong thể lý và tâm lý. Cùng với Mẹ Maria thánh Giuse lo lắng cho Chúa Giêsu trước hết từ quan điểm này, nghĩa là ngài đã ”nuôi dưỡng” Chúa, lo lắng để Người không thiếu những gì cần thiết cho sự phát triển lành mạnh. Chúng ta đừng quên rằng việc lo lắng giữ gìn sư sống của Con Trẻ đã bao gồm cả việc chay trốn sang Ai Cập, kinh nghiệm cam go của cuộc sống tị nạn. Thánh Giuse là người tị nạn cùng với Mẹ Maria và Chúa Giêsu, để trốn chạy sự đe dọa của vua Hêrôđê. Thế rồi một khi đã trở về quê hương và định cư tại Nagiarét, có tất cả giai đoạn cuộc sống của Chúa Giêsu trong gia đình Người. Và trong các năm đó thánh Giuse cũng đã dậy Đức Giêsu công việc của mình, và Chúa Giêsu đã tập nghề thợ mộc như Giuse cha Người.

Nói tiếp trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đề cập tới chiều kích thứ hai của việc giáo dục Chúa Giêsu: đó là chiều kích của sự ”khôn ngoan”.

Thánh Giuse đã là gương mẫu và là thầy của sự khôn ngoan được dưỡng nuôi bằng Lời của Thiên Chúa. Chúng ta có thể nghĩ tới việc thánh nhân đã giáo dục Bé Giêsu lắng nghe Thánh Kinh, nhất là ngày thứ bẩy dẫn Người tới hội đường Nagiarét. Và thánh Giuse đã đồng hành để Chúa Giêsu lắng nghe Lời Chúa trong hội đường.

Và sau cùng là chiều kích của ”ơn thánh”. Liên quan tới Chúa Giêsu Thánh Luca nói: ”Ơn thánh Chúa ở với Người” (Lc 2,40). Ở đây chắc chắn phần dành cho thánh Giuse bị hạn chế hơn, so với các lãnh vực của tuổi tác và sự khôn ngoan. Nhưng sẽ là một sai lầm lớn, nếu nghĩ rằng một người cha và một người mẹ không thể làm gì để giáo dục con cái lớn lên trong ơn thánh Chúa. Lớn lên trong tuổi tác, lớn lên trong sự khôn ngoan, lớn lên trong ơn thánh: đó là công việc mà thánh Giuse đã làm với Chúa Giêsu, làm cho Người lớn lên trong ba chiều kích này, giúp Người lớn lên.

Anh chị em thên mến, sứ mệnh của thánh Giuse chắc chắn là duy nhất và không thể lập lại được, bởi vì Chúa Giêsu là tuyệt đối duy nhất. Tuy nhiên trong việc giữ gìn Đức Giêsu bằng cách giáo dục Người lớn lên trong tuổi tác, sự khôn ngoan và ơn thánh, thánh nhân là mẫu gương của mọi nhà giáo dục, đặc biệt của mọi người cha. Thánh Giuse là mẫu gương của người giáo dục, của ba, của cha. Vì thế tôi phó thác cho sự che chở của Người mọi cha mẹ, các linh mục là những người cha, và những người có nhiệm vụ giáo dục trong Giáo Hội và trong xã hôi. Một cách đặc biệt hôm nay là lễ Hiền phụ, tôi muốn chào tất cả các bậc cha mẹ, tất cả các người cha. Tôi xin chào với tất cả con tim. Chúng ta hãy xem nào: tại quảng trường này có vài người cha nào không? Xin các người cha hãy giơ tay lên! Thật nhiều qúa! Xin chúc mừng, xin chúc mừng ngày lễ của quý vị! Tôi xin cho anh em ơn luôn luôn gần gũi với con cái của anh em, để cho chúng lớn lên, gần gũi, gần gũi với chúng! Chúng cần anh em, cần sự hiện diện của anh em, cần sự gần gũi và cần tình yêu của anh em. Hãy giống như thánh Giuse đối với chúng: là những người giữ gìn sự trưởng thành của chúng trong tuổi tác, sự khôn ngoan và ơn thánh. Những người giữ gìn con đường của chúng; là những nhà giáo dục và đồng hành với chúng. Với sự gần gũi này anh em sẽ là những nhà giáo dục đích thật. Xin cám ơn vì tất cả những gì anh em làm cho con cái anh em. Xin cám ơn. Xin chúc mừng anh em tất cả. Mừng lễ hiền phụ, mừng lễ tất cả các người cha hiện diện nơi đây! Xin thánh Giuse chúc lành cho anh em và đồng hành với anh em. Và vài người trong chúng ta đã mất cha, cha đã qua đời rồi. Chúa đã gọi cha về với Ngài rồi. Có biết bao nhiêu người tại quảng trường này cũng không còn cha nữa. Chúng ta có thể cầu nguyện cho mọi người cha trên thế giới, cho những người cha còn sống cũng như cho những người cha đã qua đời, và cho cha của riêng từng người chúng ta, và chúng ta cùng nhau cầu nguyện. Mỗi người hãy nhớ tới cha của mình nếu còn sống và nếu đã chết. Và chúng ta cầu xin Người Cha vĩ đại của tất cả chúng ta. Một Kinh Lậy Cha cho tất cả mọi người cha của chúng ta. Đức Thánh Cha đã cùng tín hữu đọc Kinh Lậy Cha. Rồi ngài nói: xin chúc mừng các người cha nhé!

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương hiện diện, trong đó có các đoàn hành hương đến từ Á châu như Indonesia và Nhật Bản. Cũng có các đoàn hành hương đến từ châu Mỹ Latinh như Mêhicô, Ecuador, Argentina và Brasil.

Trong số các nhóm hành hương tiếng Ý có phái đoàn ”đuốc hòa bình Biển Đức” do Đức Cha Renato Boccardo Tổng Giám Mục Spoletto Morcia hướng dẫn, Linh Mục Augusto Ricci Giám quản Montecassino, và đức viện phụ Mauro Meacci, viện phụ đan viện Subiaco. Đức Thánh Cha cầu mong sáng kiến này tạo thuận tiện cho hòa bình trong con tim, mà chỉ có Chúa Kitô biết ban cho con người. Ngài cũng chào một nhóm hàng trăm sĩ quan quân đội Italia.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ thánh Giuse Bổn Mạng Giáo Hội hoàn vũ. Ngài khuyên các bạn trẻ nhìn lên thánh nhân như mẫu gương của cuộc sống khiêm nhường và kín đáo. Đức Thánh Cha khích lệ các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân thuộc ”Trung tâm tiếp đón Aldo Moro”, do Đức Cha Ceccobelli Giám Mục Gubbio tháp tùng, các bệnh nhân Macerata, Tolentino và các bạn trẻ thuộc tổ chức ”Giấc mơ của Giuse”, biết học vác thánh giá của bệnh tật với thái độ thinh lặng và cầu nguyện của thánh Giuse cha nuôi Chúa Giêsu. Sau cùng ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng gia đình trên tình yêu thương gắn bó với Mẹ Maria và với thánh Giuse.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio