Quảng trường và đền thờ thánh Phêrô sẽ đóng từ ngày 10/03

Ngày 10/03, Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo:

“Phối hợp với các biện pháp do chính quyền Ý đưa ra, một số biện pháp khác đã được đưa ra ngày hôm nay để tránh sự lây lan của virus corona.

Kể từ hôm nay, Quảng trường và đền thờ thánh Phêrô sẽ đóng cửa đối với các cuộc thăm viếng có hướng dẫn cũng như đối với khách du lịch. Hiệu thuốc và siêu thị thức ăn và đồ dùng của Vatican vẫn mở, nhưng giới hạn số người vào.

Cũng từ hôm nay, để ngăn ngừa, bưu điện di động tại quảng trường thánh Phêrô, hai tiệm sách của Nhà xuất bản Vatican, Dịch vụ Ảnh của báo Osservatore Romano – Quan sát viên Roma, vẫn sẽ có thể truy cập trực tuyến, và cửa hàng quần áo của Vatican sẽ đóng cửa.

Quán ăn dành cho nhân viên Vatican sẽ đóng cửa từ ngày mai, 11/03, nhưng sẽ có một dịch vụ giao đồ ăn theo yêu cầu của các văn phòng khác nhau của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican.

Các biện pháp này sẽ vẫn có hiệu lực, trừ khi có quy định khác, cho đến ngày 03/04/2020.”

Trước đó, để tránh việc nhiều tín hữu xếp hàng kiểm tra an ninh để vào quảng trường đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha vào trưa Chúa Nhật và dự buổi tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha vào sáng thứ Tư, Đức Thánh Cha đã quyết định không xuất hiện ở cửa sổ Dinh Tông Tòa cũng như trong quảng trường trong hai dịp này. Thay vào đó, ngài sẽ đọc Kinh Truyền Tin và dạy giáo lý từ Thư viện Dinh Tông Tòa, và hai sự kiện này được livestream, chiếu trực tiếp cho các tín hữu hiệp thông.

Cho đến nay, mới chỉ có một trường hợp dương tính với virus corona được phát hiện trong lãnh thổ thành Vatican, liên quan đến một linh mục đến khám bệnh tại phòng khám Vatican. (REI 10/03/2020)

Hồng Thủy – Vatican

HÃY GIEO YÊU THƯƠNG

HÃY GIEO YÊU THƯƠNG

HÃY GIEO YÊU THƯƠNG VÀO NƠI OÁN THÙ.

Mặt đất tràn đầy thiên đàng,

Mọi lùm cây bừng sáng vì Thiên Chúa hiện diện,

Ai thấy Thiên Chúa thì mới cởi giầy ra,

Những người khác chỉ ngồi chung quanh hái quả mâm xôi.

                                                ( Elizabeth Barrett Browning)

Rose heart

Xin xem . . .HÃY GIEO YÊU THƯƠNG

BA NHÂN ĐỨC ĐỂ TẠO DỰNG VÀ GÌN GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH (Thánh Gia Thất 2012)

BA NHÂN ĐỨC ĐỂ TẠO DỰNG VÀ GÌN GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Bạn nghĩ gì và nghĩ sao khi nghe nói đến gia đình Thánh Gia vậy?  Riêng cá nhân tôi, mỗi lần nghe đến Gia Đình Thánh Gia, thì tôi liền liên tưởng ngay đến những sự nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ, nghèo khó và tầm thường. Thật vậy!

  • Làng Na-da-rét, nơi gia đình Thánh Gia định cư, chẳng có gì là đặc biệt cả, cho nên ông Na-tha-na-en mới nói: “Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được?”(Ga 1:46).
  • Thánh Giuse là một con người bình dân, âm thầm và lặng lẽ, cho nên Phúc Âm chỉ nhắc đến tên của ngài vỏn vẹn chỉ có 16 lần.
  • Thánh Giuse làm nghề thợ mộc, vừa vất vả, vừa khó khọc, chỉ vừa đủ ăn mà thôi, cho nên khi Chúa Giêsu đi rao giảng, Chúa Giêsu chẳng có gì đem theo cả: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8:20)!

Giả như bạn và tôi phải sống trong một ngôi làng nhỏ bé, tầm thường, và có cha mẹ là những người chất phác, âm thầm, tầm thường, và sống trong một hoàn hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn như Thánh Gia Thất khi xưa, thì liệu gia đình của chúng mình có được sự bình an và sống trong hạnh phúc được không vậy?  Khó lắm!  Cứ sự thường mà nói, nghèo thường đi liền với khổ, cho nên người ta mới hay nói nghèo khổ là vậy!

Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là hễ ai sống trong sung túc, sống trong lụa là nhung lượt, ăn uống no đủ, tiền dư bạc thừa… thì người ấy sẽ có hạnh phúc và bình an, khôngdám đâu!  Bạn đọc báo, xem TV, đọc trên internet và nhìn những người nổi tiếng là giàu có, là đại gia, là trọc phú … thử đi rồi bạn sẽ thấy, hạnh phúc và bình an là hai món hàng xa sỉ mà họ đang tìm kiếm mà vẫn chưa tìm được đấy!
Như vậy thì làm thế nào để các gia đình tìm được sự hạnh phúc, bình an và ấm êm đây?  Mời bạn cùng với tôi điểm qua ba nhân đức, mà tôi tin rằng, nhờ ba nhân đức này mà Thánh Gia Thất mới có thể kiến tạo, xây dựng, bảo vệ và gìn giữ hạnh phúc cũng như bình an được:
Thứ nhất là sống an phận. Tại sao lại an phận?  Xin thưa là bởi vì thánh Mát-thêu ghi lại rằng thánh Giuse xuất thân từ một dòng tộc vua chúa, ngài là một người quý phái, là hậu duệ của vua Đa-vít chứ không phải là người xuất thân trong một dòng họ tầm thường (Mt1:1-17).  Một người xuất thân từ dòng dõi quý phái mà lại vui vẻ làm thợ mộc, cầm búa, cầm cưa, dùi, đục, khoan, thước… chấp nhận đổ mồ hôi, sôi nước mắt để kiếm cơm như vậy thì không phải là người biết an phận hay sao?  Sống an phận với hoàn cảnh hiện tại chính là bí quyết mà thánh Giuse dùng để tạo nên và gìn giữ hạnh phúc gia đình của ngài.
Thứ hai là nhờ vào sự vâng phục. Phúc Âm ghi lại những sự kiện cho chúng ta thấy cả ba Đấng: thánh Giuse, Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu đều là những tấm gương sáng chói về đức vâng phục.
  • Thánh Giuse đã vâng theo những kế hoạch củaThiên Chúa an bài, không thắc mắc, không than phiền, không phản đối. “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về… [Hãy trỗi] dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập …”(Mt 1:20-21; 2:13).
  • Mẹ Maria đã tuân theo thánh ý của Thiên Chúa hơn là ý riêng của Mẹ: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”(Lc1:38).
  • Chúa Giêsu đã vâng phục cha mẹ của Ngài.  Sau khi cha mẹ tìm được Ngài ở trong đền thờ, thì Ngài đã trở về Na-da-rét và hằng vâng phục [thánh Giuse và MẹMaria] (Lc2:46).
Thứ ba là nhờ vào sự thinh lặng (tức là NÓI ÍT đó!). Khi phát hiện ra con trẻ bị thất lạc, hai ông bà không la ó, không chửi nhau, cũng không đổ lỗi cho nhau nhưng các ngài đã chia nhau đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc (Lc 2:44). Rồi khi tìm được con trẻ, thánh Giuse chẳng nói, cũng chẳng phiền trách hay càm ràm la ó. Còn Mẹ Maria, khi thấy các mục đồng đến thờ lạy và hát mừng, khi chứng kiến cảnh các nhà chiêm tinh lặn lội từ phương xa đến quỳ gối bái lạy, và khi nghe những lời tuyên sấm của ông Simeon về những gian nan khốn khó và đau khổ mà mình phải chịu đựng … Mẹ Maria không nói, không than, không phiền, chẳng trách … nhưng chỉ âm thầm ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng (Lc 2:19, 51).
Bạn thân mến, bạn có tin là nếu mỗi gia đình, bất luận là giàu hay nghèo, trong đó vợ chồng, cha mẹ, con cái chịu khó noi gương bắt chước thánh Giuse, Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu thực hành ba nhân đức AN PHẬN, VÂNG PHỤC & NÓI ÍT, thì gia đình ấy sẽ sống trong hạnh phúc, bình an và sẽ êm ấm thuận hòa không?  Nếu bạn tin như vậy, thì tôi xin có một vài đề nghị nho nhỏ sau đây:
  • Chồng, vợ, con cái hãy noi gương bắt chước thánh Giuse, biết thích ứng với hoàn cảnh chứ đừng nuối tiếc quá khứ, đừng nhớ những dĩ vãng những thời vàng son đã qua.  Quá khứ đã qua, không ai níu kéo lại được, một phút, một giờ trước đây đã trôi vào dĩ vãng rồi, huống hồ chi là mấy chục năm về trước?  Nuối tiếc làm chi cho thêm đau thêm khổ?  Chuyện gì đã qua hãy cho nó trôi vào dĩ vãng, đừng nuối tiếc, đừng xuýt xoa và đừng bao giờ nói “Giá mà hồi đó …”
  • Hãy bằng lòng với những gì mình đang có: nhà cửa, công việc làm, xe cộ, vợ, chồng, con cái … hãy sống an phận, đừng có cái kiểu đứng núi này trông núi nọ, đừng so sánh, cũng đừng bì tị, hoặc ghen tuông với … hàng xóm láng giềng … thuyền to thì sóng lớn, báu bở gì mà cứ mơ với ước của người ta làm chi dzậy?
  • Con cái trong gia đình hãy vâng phục bố mẹ bởi vì các ngài là những người đại diện cho Chúa để chăm sóc, lo lắng và giáo dục mình. Đừng phản đối, đừng chống báng, đừng hỗn hào, và đừng tỏ ra mình khôn ngoan và tài giỏi hơn cha mẹ. Khi vợ tuân phục chồng, khi chồng kính trọng vợ, khi con cái vâng lời và làm theo những sự dạy dỗ của cha mẹ, thì gia đình đó chắc chắn sẽ có hạnh phúc!
  • Khi đối diện với những thử thách, đau khổ, bất hạnh, tai nạn, bệnh tật, bất hòa … hãy tập giữ thinh lặng, đừng nói gì và cũng đừng làm gì cả.  Đừng trách, đừng móc, cũng đừng đổ lỗi cho nhau và chớ nên có cái kiểu giận cá chém thớt, hay quăng mèo ném chó, bạ đâu phang đó … Có khi nào bạn giăng buồm ra khơi khi bão tố nổi lên không?  Khi nóng giận, khi bất bình, khi gặp những thử thách đau khổ, mà bạn còn mở miệng ra nói, còn la, còn hét … thì bảo đảm, con thuyền gia đình của bạn sẽ lật úp ngay cho mà coi, chớ có dại!
Và cuối cùng, ngoài ba nhân đức AN PHẬN, VÂNG PHỤC & NÓI ÍT ra, muốn cho gia đình của bạn được nên giống như gia đình Thánh Gia, thì bạn hãy ghi nhớ, là bạn cần phải có Chúa Giêsu ở với bạn, bởi vì Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa và Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4:8). Và nếu muốn có Chúa Giêsu ở trong bạn thì bạn hãy chịu khó xưng tội, tham dự thánh lễ và rước lễ bởi vì Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6:56).
Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Gia Thất, chúc lành và giúp cho mọi người trong gia đình bạn nhận ra giá trị của ba nhân đức an phận, vâng phục và nói ít, để nhờ vậy gia đình của bạn sẽ sống hạnh phúc y như gia đình Thánh Gia vậy.  Amen.

Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD

Suy Niêm Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Thánh Gia – Năm C – ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH: NHẪN NHỤC, VỊ THA (Lc 2:41-52)

Suy Niêm Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Thánh Gia – Năm C – ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH: NHẪN NHỤC, VỊ THA (Lc 2:41-52)

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được sinh ra trong một gia đình đạo hạnh Pháp Quốc. Chị có một người cha nhân hiền tên Louis Martin và một người mẹ thánh đức tên Zelie Guerin. Tương truyền rằng trước khi cả hai đồng ý thành hôn với nhau, họ đã có một thời gian tập sống thử luyện trong ơn gọi tu trì.

Đúng vậy, ông Louis Martin ban đầu gõ cửa một tu viện với ước mơ tương lai sẽ là một linh mục đạo đức. Tiếc thay, với trình độ tiếng La Tinh quá yếu, cậu được Cha Giám Đốc khuyên nhủ:  Chúa không chọn con làm linh mục được. Hãy nghe Cha mà về nhà sống ơn gọi gia đình”. Không tin vào lời góp ý phũ phàng ấy, cậu liền gặp riêng Cha Linh Hướng, Ngài cũng chung một nhận xét như thế. Nhất định không bỏ cuộc, Louis tiếp tục đến Nhà Dòng khác, xin tu lại. Cha Bề Trên tại đó, cũng từ chối khéo. Buồn bã, cậu mua vé tàu hoả, lên đường trở lại quê nhà.

Đang khi ấy, cô Zelie Guerin, một thiếu nữ sinh sống tại thành phố khác, cũng mơ ước sống đời tu trì. Tuy có đôi mắt bồ câu đẹp như thiên thần nhưng nàng lại muốn dâng hiến cuộc đời mình thuộc về Chúa hoàn toàn. Đến tập tu tại một tu viện dòng Nữ Tữ Bác Ái Vincent de Paul được thời gian ngắn, Mẹ Giám Tỉnh đã mời Zelie đến và phán quyết:  Con đẹp thùy mị và đoan trang, Chúa thích lắm. Song le, Mẹ thấy rõ con không có dấu hiệu thích hợp để Chúa chọn con sống bậc tu trì. Ngài muốn trao cho con một sứ mệnh khác”. Âm thầm vào cầu nguyện với Chúa, nàng đã khấn: nếu phải kết hôn sống đời vợ chồng, chị sẽ dâng hết các con mình cho Giáo Hội. Đoạn, Zelie can đảm xách va li đến nhà ga, đón chuyến xe lửa sớm nhất về lai gia đình.
Có ai ngờ, trên chuyến tàu hoàng hôn ấy, hai tâm trạng thất vọng đó, vô tình ngồi chung một toa xe. Đôi môi cùng chuyện trò, đôi lòng cùng cảm mến, cuối cùng đôi trái tim lại rung một nhịp yêu thương. Họ đã kết hôn sau đó theo luật Công Giáo và sinh được chin người con: hai trai, bảy gái. Chúa rước về trời bốn hoa hồng thơm ngát, để lại cho ông bà 5 cô công chúa: tất cả đều đi Tu nơi dòng Kín và dòng Thăm Viếng, trong số đó có út nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là vị đại thánh, Nữ Tiến Sĩ của Giáo Hội.
Thật là một gia đình đầy ân phúc, được Chúa chúc lành quá đặc biệt. Thậm chí, cách đây vài năm, ngày 19/10/2008, ĐGH Bênêđictô XVI đã chính thức tôn phong hai ông bà Louis và Zelie Martin lên bậc Chân Phước, tôn kính đặc biệt trong toàn thể Giáo Hội. Họ xứng đáng được như thế bởi cả hai là những cha mẹ thánh thiện, đã dùng sự nhẫn nhục khéo léo mà giáo dục con cái, đã lấy tâm tình vị tha để uốn nắn các con nên tốt đẹp từng ngày.
Hôm nay, Lễ Thánh Gia, Giáo Hội cũng muốn chiếu sáng hình ảnh một Gia Đình Thánh ở Nazareth xưa và mời gọi các tín hữu hãy nhìn vào sinh hoạt tốt lành của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse; để từ đó biết xây dựng cho gia đình mình một cách sống đạo tương ứng: thông cảm, nhẫn nhục, yêu mến, vị tha…
A. Đời sống gia đình Thánh: nhẫn nhục, thông hiểu.
Tục lệ hàng năm, dịp Lễ Vượt Qua, người Do Thái có thói quen hành hương về Giêrusalem mừng lễ.  Gia đình Thánh Giuse cũng đồng hành với xóm làng, trẩy hội lên Thánh Đô dự lễ trọng truyền thống.  Bất ngờ, cha Giuse và mẹ Maria lạc mất tin tức con trẻ Giêsu. Cả hai cùng sốt ruột tìm kiếm khắp nơi.  Khi đã tìm thấy, họ nhẫn nhục trách khéo con trẻ nhưng Ngài giải thích lý do “làm công việc của Cha Ngài”(Lc 2:49), “thi hành ý muốn của Đấng đã sai mình” (Ga 4:34) và hoàn tất công trình của Cha.
Hạnh phúc Nazareth lại nở hoa, khi cả hai Giuse và Maria cảm thông chức năng cao qúy của Con yêu. Ta thấy rõ:
  1. Gia đình Nazareth sống nhẫn nhục, thông cảm.
  • Thánh Giuse vui nhận ý Chúa trong việc đón Mẹ Maria Trinh Thai về nhà mình, vâng lời sứ thần đưa trẻ Giêsu và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập, đoạn trở lại Nazareth sau đó. Ngài cần cù lao động ít nói, cảm thông vợ con chân yếu tay mềm, hy sinh chịu đựng.
  • Mẹ Maria xin vâng thuận theo Thánh Ý, chịu sự hiểu lầm nghi kỵ của Giuse, cảm thông trách nhiệm cao qúy của con trẻ Giêsu nơi đền thánh, miệt mài may vá, nấu nướng, giặt gỵa mỗi ngày phụ giúp chồng, con.
  • Trẻ Giêsu dù là Con Thiên Chúa vẫn âm thầm sống ẩn dật làm người, vâng lời hai cha mẹ trần thế (Lc 2:51). Ngày ngày cảm thông những giọt mồ hôi vất vả của các bậc sinh thành, Ngài phụ giúp họ làm thợ mộc, đóng bàn ghế, khiêm nhu lắng nghe và học hỏi.
  1. Gia đình Louis và Zelie Martin sống chịu đựng, cảm thông.
  • Ông Louis Martin kềm chế cá tính nóng nảy giúp gia đình hạnh phúc. Khi người vợ qúi yêu qua đời, ông chấp nhận ở vậy nuôi nấng và giáo dục con, cảm thông lỗi sai phạm thất thường của Têrêsa và khiển trách khôn ngoan. Chịu đựng sự trống trải cô đơn khi sẵn lòng dâng năm người con gái đi tu, làm việc cho Giáo Hội.
  • Bà Zelie Guerin nhẫn nhục trong đau đớn bệnh tật, gắng mỉm cười chịu đựng bao nhức nhối, chia vui với hạnh phúc chồng con. Bà không ngại khiển trách Terêsa nhẹ nhàng các sai lầm, kín đáo dạy con biết thương yêu, làm phúc cho kẻ khó.
  • Trẻ Têrêsa biết mình ưa những nhẽo, giận hờn vô lý, bướng bĩnh khó nghe: nàng đã im lặng đón nhận sự dạy dỗ của cha mẹ, uốn mình nghe các chị hướng dẫn để trưởng thành hơn. Càng lớn, cô càng nhận thức gương sáng tốt lành, thánh thiện của cha mẹ đã làm.
Hãy làm người tốt lành, biết nhẫn nhục và cảm thông, giúp bầu khí sống chung trong gia đình êm đẹp.
Chuyện nực cười xảy ra năm xưa tại Santa Ana, CA. Hai vợ chồng già Wheatland và Sullivan tự dưng ra Toà xin ly dị, chỉ vì một Con Chó yêu dấu. Ông Bà kết hôn đã lâu, nhưng hiếm muộn không con. Dể vui cửa vui nhà, họ mua một cô Cún cưng, hết lòng yêu thương nó. Sáng sớm, ông Wheatland chở nó đến sân Tennis vui chơi với ông và bạn bè. Chiều về, bà tắm rửa, lo cho Cô Chó ăn uống đầy đủ, đoạn ôm ấp nâng niu Chó từng dêm. Từ ngày có Cún cưng xuất hiện, tình cảm hai thân già trở nên hời hợt, ai cũng nghĩ đến con Chó cưng là bạn chung nghĩa, chung tình. Việc ly hôn tất yếu đã xảy ra.
         Toà xử tài sản hai vợ chồng chia đôi dễ dàng, nhưng cái khó nhất là ai sẽ được quyền sở hữu con Chó? Cuối cùng, hai bên đồng ý phán quyết của Toà: mỗi người được giữ Chó một tháng luân phiên. Tháng đầu tiên, Cún Cưng về ở với ông, thình lình đi ăn vụng tình ái hàng xóm, phải mang hậu quả. Tháng kế tiếp, Cô Chó về ở với bà, thấy nó có sự khác thường, bà đổi ý nuôi luôn để chăm lo cẩn thận. Thấy bà Sullivan không trả lại Chó theo phiên qui định, ông khó chịu ra mặt. Bà trả lời “ông có kinh nghiệm gì chăm lo chó đẻ, mà đòi mang về?”. Toà không đồng ý, cứ lý mà thi hành, phải gửi Chó lại cho ông theo đúng phiên. Về ở với ông, bất ngơ Cô Cún sinh được 4 qúi tử, ông lịch sự chia 2 chó con cho bà. Bà cương quyết kháng cáo, vì đàn ông biết gì mà chăm con, nên bà đòi bắt cả 4 chó con.
Chuyện thật khôi hài: thương nhau quá đòi cho được phải kết hôn, không hiểu nhau kỹ lại xin ly hôn. Bây giờ ly hôn rồi, thích bới lông tìm vết, viện ra đủ mọi lý lẽ hại nhau, thiếu nhẫn nhục và cảm thông.
B. Đời sống gia đình Thánh: yêu mến, vị tha.
 
Đức Cha GB. Bùi Tuần đã nói: “Tình yêu mà không có hy sinh, chỉ là tình yêu giả tạo. Hy sinh mà thiếu lòng yêu mén, sẽ là hy sinh thừa thải”. Cuộc sống gia đình cần lòng vị tha và thương mến thật.
  1. Gia Đình Nazareth sống yêu mến, vị tha.
  • Thánh Giuse thành tâm yêu mến Chúa, chọn Thánh Ý Chúa là trên hết. Ngài quãng đại vị tha việc Maria mang thai trước khi chung sống, vẫn đón nàng về nhà làm bạn mình.
  • Mẹ Maria không bảo thủ, luôn lắng nghe Lời Chúa dạy, ghi nhớ, suy niệm trong lòng.  Mẹ yêu mến đôi tân hôn trong tiệc cưới Cana, ôm trọn vào mình mọi khổ nạn của Chúa Giêsu, Con Mẹ, không hờn trách oán than.
  • Trẻ Giêsu yêu mến Cha Mẹ và tuân phục các Ngài, trở về Nazareth thêm tuổi thêm khôn ngoan. Càng sống đời ẩn dật, Ngài càng cao ân đức với Thiên Chúa và xóm làng.
  1. Gia Đình Louis và Zelie Martin luôn yêu thương và cho đi.
  • Người cha hiền Louis có lòng yêu mến Chúa và phụng sự Giáo Hội. Ông quen đọc tư liệu về Các Thánh, dạy con cái biết kính trọng các bà Dòng thánh thiện, đưa con cái đi du lịch Đất Thánh giúp gia tăng lòng mến nơi các con biết hy sinh dâng hiến cho Chúa.
  • Người mẹ gương mẫu Zelie luôn nuôi dưỡng lòng đạo đức, kinh nguyện Phụng Vụ sốt sắng, thu xếp giờ đọc kinh chung gia đình mỗi tối, giúp con cái xét mình xưng tội cùng thôi thúc chúng năng làm phúc cho kẻ khó.
  • Trẻ Têrêsa hấp thụ nơi Cha tâm hồn thánh đức tuyệt vời, biết khao khát sự tốt lành trên trời, tận tình yêu mến và giúp đỡ các chị em, biết dấn thân quãng đại tìm cho mình một con đường nên thánh tuyệt hảo: đường thơ ấu thiêng liêng.
Có một linh hồn được Chúa ban đặc ân trong một phút xuất thần, đi tham quan cả Thiên Đàng và Hoả Ngục. Linh hồn này quan sát trong giờ ăn, cả hai nơi: mỗi người đều có một đôi đũa dài và có chung các thức ăn như nhau. Anh thầm nghĩ: nếu thế, ở Hoả Ngục cũng được, cần gì mơ vào Thiên Đàng, vì đâu có gì “phân biệt khác thường”. Tuy nhiên, một lúc sau đó, anh nhận ra được nét dị biệt rõ ràng: nơi Thiên Đàng, người này cầm đũa dài gắp thức ăn cho người kia lẫn cho nhau, nên ai nấy đều no nê; nhưng nơi Hoả Ngục, ai ai cũng ích kỷ, tranh thủ lấy đũa dài gắp đồ ăn vào miệng mình, khiến thức ăn không vào được bao nhiêu, rớt vương vãi ra ngoài hết, tất cả đói meo, bèn chửi bới nhau.
Thế mới hiểu: đời sống chung, chỉ lo nghĩ cho mình dễ thất bại, và ngược lại, dám hy sinh phục vụ kẻ khác mới thành công.
C. Đời sống gia đình hôm nay: sống Thánh giữa đời.
 
Gia Đình là lò luyện hy sinh, trong đó mỗi thành viên biết chịu đựng vất vả, nhẫn nhục lắng nghe và quan tâm đến nhau, cảm thông và cho đi nhiều hơn: Tình Yêu Thương và Hạnh Phúc mới dâng cao.
Để kiến tạo một gia đình tốt lành như Thánh Gia Nazareth, gia đình phải thực sự sống Thánh giữa đời.
Trong đó, các bậc làm cha mẹ:
  1. Biết đặt Chúa là chủ tể duy nhất, lên trên mọi thần tượng hư ảo khác.
  • Trong nhà phải có bàn thờ Chúa, riêng mỗi phòng nên có một tượng ảnh đạo đức.
  • Khai trương tân gia, mời Linh Mục đến làm phép để thánh hoá ngôi nhà.
  • Tôn trọng ngày của Chúa: nghỉ ngơi và làm việc lành thánh, bác ái.
  1. Biết tuân giữ luật Chúa và Giáo Hội thường xuyên.
  • Đi dâng lễ chung hàng tuần và kinh nguyện chung mỗi tối, khi có thể.
  • Hãm mình ăn chay, kiêng thịt theo Luật buộc, sám hối hoà giải xưng tội thường niên.
  • Đóng góp công sức, của cải vào Giáo xứ địa phương, hỗ trợ chung sinh hoạt tôn giáo.
  1. Biết giải quyết mọi tình huống gia đình theo Thánh Ý Chúa hướng dẫn hơn là theo ý riêng.
  • Vợ chồng con cái sống hoà hợp, nhịn nhục, đoàn kết hợp nhất, vui buồn có nhau.
  • Luôn cầu nguyện tìm ý Chúa soi sáng, khi đối diện khó khăn, hiểu lầm.
  • Xua tan mọi nghi kỵ vô căn cứ, diệt trừ mọi tư duy ghen tị, chia rẽ nhau.
Nói chung, gia đình phải là nôi yêu thương, giúp mọi người sống liên đới và tôn trọng lẫn nhau.
D. Lời Nguyện kết thúc.
 
Lạy Chúa Giêsu Kitô!  Khi nhập thể làm người, Chúa đã âm thầm vui sống trong một gia đình khiêm tốn ở Nazareth.  Xin giúp chúng con biết nhìn vào Gia Đình Thánh của Chúa: sống hiền hoà thánh đức, sống lao động cảm thông, sống tôn trọng yêu thương.. để bắt chước, để xây dựng gia đình mình nên thánh thiện, tốt đẹp giữa thế gian.  AMEN.
Fr. Dominic Dieu Tran, SDD

Lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người

Lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người

Hằng năm chúng ta mừng kính mầu nhiệm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa giáng sinh xuống thế làm người.

Chúng ta tin như vậy. Nhưng biến cố Chúa Giêsu giáng sinh cách đây hơn hai ngàn năm đã xảy ra trong khung cảnh lịch sử của đời sống nhân loại.

Thánh sử Luca viết thuật trong phúc âm về biến cố lịch sử Chúa Giêsu sinh ra như sau: „Thời ấy, hoàng đế Augustus ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ„ ( Lc 2,1) ̣

Những lời này là mốc điểm cho lịch sử ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người. Nhưng thắc mắc đặt ra hoàng đế Augustus là ai? Tại sao Chúa Giêsu giáng sinh vào triều đại hoàng đế này, và có sự gì trùng hợp hay tương đồng không?

1. Hoàng đế Augustus

Augustus sinh ngày 23.09.63 trước Chúa giáng sinh ở Roma với tên Galius Octavius. Mẹ của Augustus, bà Atila, là cháu gái của Vua Caesar và của Octavius. Như thế Augustus là cháu gọi Julius Caesar bằng ông, và trong khế ước thừa tự Ông đã nhận Augustus là con nuôi và là người thừa tự chính gia tài của mình.

Năm 42. trước Chúa giáng sinh Augustus thỏa thuận với Antonius cai trị phần phía Tây, còn Antonius phần phía Đông đế quốc. Nhưng sau đó Augustus lại tranh chấp với Antonius, và sau cùng đánh thắng Antonius cùng nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập năm 31. trước Chúa giáng sinh ở Actium. Từ lúc đó Augustus một mình trở thành người cai trị toàn cõi đế quốc Roma.

Ngày 16.01.27 trước Chúa giáng sinh Thượng viện (Sena) ̣ Roma trao tặng danh hiệu Augustus cho ông, tiếng Hylạp là Sebastos, Vị đáng kính tôn thờ, cũng như nhiều danh dự khác nữa, cùng tước hiệu danh dự về những nhân đức virtus- Can đảm, clementia – nhân từ, iustitia – công chính, và pietas – người có trách nhiệm. Từ lúc đó Ông có tên chính thức: Imperator Caesar divi filius Ausgustus – Hoàng đế Augustus, con của thần linh Caesar.

Ngoài ra Ông còn có danh hiêụ là vị cứu tinh ( Soter) , mà trong bản văn kinh thánh Cựu ước tiếng Hy Lạp danh xưng này chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.

Augustus là vị hoàng đế Roma thứ nhất và cai trị thiên hạ từ năm 27. trước Chúa giáng sinh đến năm 14. sau Chúa giáng sinh.

Năm 12. trước Chúa giáng sinh Augustus được tuyên xưng bầu chọn là Pontifex maximus.

Năm 2. trước Chúa giáng sinh, vào thời điểm năm này Chúa Giêsu giáng sinh làm người, Augustus nhận thêm danh hiệu Pater patriae – người cha dân tộc.

Ngày 19.08. năm 14 sau Chúa giáng sinh Augustus băng hà ở Nola, và được công nhận tuyên dương là Vị Thần linh đất nước.

Tháng thứ 8. trong năm từ năm 8. trước Chúa giáng sinh có tên Augustus đặt theo tên của hoàng đế Augustus, để nhắc nhớ lại vào tháng này Ông trở thành vị Toàn quyền thứ nhất của đế quốc Roma.

2. Khung cảnh lịch sử

„Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần , Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria, và đã làm người.“ (Kinh tin kính.)

Lời tuyên xưng trong kinh Tin Kính của Hội Thánh về Chúa Giêsu, mà chúng ta đọc hằng tuần theo ý nghĩa đạo đức thần học. Nhưng trong lời tuyên xưng đức tin đó còn gói ghém, hay đúng hơn sân khấu lịch sử đời sống, lúc Chúa Giêsu sinh ra làm người trên trần gian, đã diễn ra vào thời điểm lúc đó.

Sân khấu lịch sử đó là đế quốc Roma dưới thời hoàng đế Augustus bao rùm khắp Âu Châu, sang tận miền Tiểu Á Châu, vùng Trung Đông, nơi quê hương Do Thái của Chúa Giêsu.

Hoàng đế Augustus được xưng tụng là vị cứu tinh mang lại hòa bình cho thiên hạ. Và chính ông đã cho lập Ara Pacis Augusti – Bàn thờ hòa bình của Augustus, ở tại Roma, mà ngày nay còn sót lại di tích để khảo cứu.

Rồi ngày sinh ra của Hoàng đế Augustus , ngày 23.09. cũng được cắt nghĩa theo ý nghĩa là người sinh ra để kiến tạo mang hòa bình cho nhân loại. Và ngày sinh ra của hoàng đế Augustus cũng được hiểu là ngày xoay chuyển sang mốc chặng thời gian mới khác. Theo phân chia thay đổi thời tiết thiên nhiên bốn mùa bên xứ lạnh Âu châu, Bắc Mỹ châu, ngày 23.09. hằng năm là ngày mốc điểm từ mùa Hè chuyển sang mùa Thu

Thánh Luca trong phúc âm đã tường thuật biến cố Chúa Giêsu giáng sinh lồng trong khung cảnh lịch sử mọi người trong đế quốc Roma thời đó theo lệnh hoàng đế Roma phải trở về quê quán của mình mà khai tên trong sổ bộ thuế khóa. (Lc 2,) ̣

Đức giáo hoàng Benedicktô XVI. đã có nhận xét về khung cảnh lịch sử Chúa Giêsu giáng sinh: Thánh Luca trong tường thuật đã nói đến hoàng đế Augustus của đế quốc Roma và lời công bố toàn dân trở về quê quaăn cũ của mình khai tên vào sổ bộ mang chiều kích tập hợp đại kết, đồng thời như một khung lịch sử và thần học cho những biến cố được thuật lại. ( Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Prolog, Herder 2012, tr. 73.)

3. Chúa Giêsu sinh ra làm người

Thánh sử Matthêu viết về nguồn gốc gia phả của Chúa Giêsu: Từ tổ phụ Abraham đến vua Đavít là 14 đời. Từ vua Đavít đến thời lưu đày ở Babylon là 14 đời. Và từ thời lưu đày ở Babylon đến Đức Kitô cũng là 14 đời” (Mt 1,1-17).

Ngài sinh ra trong đất nước Do Thái, ở Bethlehem (Lc 2,) ̣Như thế quê hương quốc tịch của Chúa Giêsu là đất nước Do Thái, Ngài là công dân Do Thái.

Chúa Giêsu có tên thật là J.hosua hoặc Jesua hoặc Jesu (nếu là tiếng Aramê). Tên này có nghiã là: “Giavê là sự cứu độ” hay “Giavê ban ơn cứu độ”. Giêsu không phải là một tên gọi đặc biệt và mới lạ của riêng Chúa Giêsu, nhưng là tên gọi khá thông dụng và rất được ưa chuộng vào thời đó.

Về ngày sinh ra cùng năm sinh của Chúa Giêsu không có sử sách nào ghi lại. Chỉ biết trước khi đạo Công giáo truyền sang đế quốc Roma, từ thời xa xưa ở nhiều nền văn hóa dân gian, ngày 25.12. là một ngày đặc biệt, là ngày bản lề chuyển tiếp sang mùa Đông với thời tiết gía lạnh cùng tối tăm. Theo văn hóa người Roma, họ kính thờ Thần Saturn, vị Thần mặt Trời không hề bị chiến thắng vào ngày này.

Những tín hữu Chúa Kitô từ năm 217 sau Chúa Giáng sinh, dưới thời Đức giáo hoàng Hippolytus, Giáo Hội Công giáo thành Roma đã tìm cách lấy ngày này thay vì thờ thần mặt trời theo nghi lễ xã hội của dân ngoại Roma, làm ngày mừng sinh nhật Chúa Giesu sinh xuống làm người trên trần gian.

Hội Thánh Công giáo muốn „rửa tội“ ngày 25.12. theo nghi lễ tôn giáo dân ngoại Roma, thành ngày lễ Chúa Giesu giáng sinh làm người, Đấng là Mặt Trời công chính thay cho Thần mặt trời không hề bị chiến thắng của dân Roma.

Tiến trình cố gắng này kéo dài cùng nhiều thử thách tưởng chừng như thất bại. Nhưng đến thế kỷ thứ 4. khi đạo Công giáo được chính thức công nhận trong toàn đế quốc Roma dưới thời hoàng đế Constantino, cố gắng „rửa tội“ ngày thờ thần mặt trời theo nghi lễ ngoại đạo thành ngày theo nghi lễ đạo Công giáo mới chính thức thành công được công nhận.

Và cho đến thế kỷ thứ 8. sau Chúa Giáng sinh, ngày 25.12. hằng năm là ngày lễ trọng mừng sinh nhật Chúa Giêsu trở thành ngày lễ chung cho Hội Thánh Công giáo trên hoàn cầu.

Căn cứ theo Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu là ánh sáng chân thật đến trong trần gian (Ga 8,9), ̣ và theo sách Tiên tri Maleachi, Chúa Giêsu, Đấng Mặt Trời công chính (3,2). Nên „rửa tội“ lấy ngày 25.12. theo ý nghĩa văn hóa của dân Roma ngày xưa cho trở thành ngày kính thờ Chúa Giêsu, Đấng là Mặt Trời đến trong trần gian là điều rất thuận tiện thích hợp cùng phải lẽ và chính đáng.

Chúa Giêsu sinh ra vào một thời gian nhất định trong khung cảnh lịch sử xã hội thời hoàng đế Roma Augustus ra chiếu chỉ toàn dân về quê quán cũ khai tên tuổi. Và lúc Chúa Giêsu ra giảng đạo loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa cũng vào thời điểm nhất định, năm thứ 15. thời hoàng đế Teberius cai trị đế quốc Roma. (Lc 3,1.) ̣

Chúa Giêsu không phải là một nhân vật thần thoại sinh ra và xuất hiện vào một lúc naầo đó. Ngài là một con người thuộc vào một thời gian chính xác được sử sách ghi chép lại và vào một không gian hình thể địa lý chính xác: điểm hoàn vũ và điểm cụ thể cùng chung hợp gặp gỡ nối kết với nhau.

Nơi Ngài thể hiện Logos ( Ngôi Lời) trong ý nghĩa sáng tạo của mọi sự vật đã đi vào cuộc sống trần gian. Logos muôn thuở đã trở thành người trong mối tương quan không gian và thời gian. ( Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Prolog, Herder 2012, tr. 74.)

4. Giữa hai nhân vật lịch sử

1. Triều đại

Augustus là một vị hoàng đế của đế quốc Roma từ 27. trước Chúa giáng sinh đến năm 14. sau Chúa giáng sinh.

Chúa Giêsu cũng là một vị Vua, như Ngài đã xác nhận về mình: Nước tôi không thuộc về thế gian này. (Ga 18,36). Triều đại của Vua Giêsu là lòng con người không có biên giớ về hình thể địa lý cũng như thời gian và bao trùm hết mọi con người. ̣

2. Sứ mạng

Hoàng đế Augustus ban hành chiếu chỉ sắc lệnh được mệnh danh Eu-Angelion: tin mừng. Cho dù chiếu chỉ sắc lệnh của hoàng đế tốt hay không tốt.

Trong ý ngĩa và mục đích đó, những lời giảng dạy của Chúa Giêsu cũng là Tin mừng ơn cứu độ được loan báo cho muôn dân gian vào mọi thời đại.

3. Đích điểm đạt tới

Hoàng đế Augustus đã thành công trong việc chấm dứt nội chiến trong đế quốc Roma thời đó và mang lại nền hòa bình trong xã hội đế quốc Roma do Ông cai trị, Pax Romana.

Chúa Giêsu cũng là người mang hòa bình đến trong trần gian, như chính Ngài xác nhận: Ngài là sự hòa bình. Nền hòa bình mà trần gian không thể cho được. ( Ga 14, 23-31), Pax Christi.

Hoàng đế Augustus dựa vào quyền lực sức mạnh trần gian.

Còn Chúa Giêsu là vị thủ lãnh dựa trên sức lực quyền uy tinh thần.

4. Người Cha

Hoàng đế Augustus được Senat trao tặng danh hiệu Pater Patriae, người cha tổ quốc.

Chúa Giêsu cũng là một người cha. Ai tin vào Ngài , người đó trở thành con Thiên Chúa. Trong dụ ngôn cỏ lùng ở Phúc âm Thánh Mattheo ( 13, 36-38) ̣ Chúa Giêsu đã gọi những hạt giống tốt trong nước Ngài là con Thiên Chúa.

5.Con Thiên Chúa

Hoàng đế Augustus đã để cho mình được xưng tụng tôn thờ là vị thần linh ở phần phía đông đế quốc Roma.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa sinh xuống trần gian và luôn luôn được xưng tụng là Con Thiên Chúa.

6. Những người cùng đồng hành

Hoàng đế Augustus năm giữ quyền hành như một vị toàn quyền tối cao duy nhất. chung quanh ông có 12 vị quân sư phục vụ quyền bính cho hoàng đế.

Chúa Giêsu trái lại kêu gọi thu tập 12 Môn đệ không phải để phục vụ cho quyền bính của mình, nhưng họ sẽ là những người tiếp tục sứ mạng của Chúa ra đi rao giảng nước Thiên Chúa trong trần gian.

******************

Augustus sinh ra làm vua cai trị dân thiên hạ trong đế quốc Roma dựa trên quyền lực sức mạnh của tiền bạc, luật lệ cùng vũ khí.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh ra trong trần gian không dựa trên sức mạnh thế lực đó, nhưng trên nền tảng sức lực tinh thần yêu mền cùng mang ơn cứu độ cho con người.

Con người là trung tâm điểm sứ vụ rao giảng nước Thiên Chúa. Vì thế, Ngài đã sinh xuống làm người như mọi người.

Ơn cứu độ giải thoát cho con người khỏi hình phạt tội lỗi là sứ mạng chính yếu Thiên Chúa Chúa muốn mang đến. Chính vì thế Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người mang ánh sáng ơn tha thứ hòa bình xuống trần gian.

Trong công trình sáng tạo thiên nhiên của Thiên Chúa, con người là cao điểm của công trình. Chính vì thế Chúa Giêsu là Logos sáng tạo vĩnh cửu của Thiên Chúa đã trở thành người trong công trình sáng tạo này.

Con Thiên Chúa làm người, để con người giữ địa vị làm người của mình.

Chúc mừng lễ Chúa giáng sinh 2012

Lm. Đa-minh Nguyễn Ngọc Long  

Năm Đức Tin: Nguy Cơ Của Tiền Bạc Cho Đời Sống Đức Tin

Năm Đức Tin: Nguy Cơ Của Tiền Bạc Cho Đời Sống Đức Tin

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Sống đức tin Công Giáo cách sâu sắc và tưởng thành không những đòi hỏi phải có can đảm để tuyên xưng đức tin ấy bằng hành động cụ thể bên ngoài qua việc chu toàn những bổn phận thiêng liêng của người tín hữu sống trong Giáo Hội, như siêng năng việc thờ phượng Chúa, học hỏi lời Chúa, năng lãnh nhận các bí tích ban ơn cứu độ như Thánh Thể và hòa giải, và làm nhân chứng cho Chúa Kitô trước mặt người đời -mà hơn nữa- còn phải ý thức sâu xa về những nguy cơ đe dọa đức tin đó nữa.

(Xem tiếp . . . .Năm Đức Tin- Nguy cơ của tiền bạc cho đời sống Đức Tin )

THIÊN CHÚA THẤU SUỐT NHỮNG GÌ KÍN ĐÁO (CHÚA NHẬT XXXII/B)

THIÊN CHÚA THẤU SUỐT NHỮNG GÌ KÍN ĐÁO (CHÚA NHẬT XXXII/B)

LỜI CHÚA: Máccô 12,38-44

Khi ấy, Đức Chúa GIÊSU phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: ”Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà góa: Họ sẽ bị kết án nghiêm nhặt hơn”.. Đức Chúa GIÊSU ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà góa nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: ”Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống”.

SUY NIỆM

Giáo huấn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ nhấn mạnh đến nhân đức Khiêm Nhường và sự kiện Các Việc Lành Phúc Đức – dầu vô cùng nhỏ bé và ẩn kín đến đâu đi nữa – nếu được thực hiện với tấm lòng ngay chính chân thành thì đều cao trọng trước mặt THIÊN CHÚA là CHA, Đấng thấu suốt mọi sự.

Trong quan hệ xã hội và mối giao tế thường ngày, ai ai cũng quý mến người nhũn nhặn khiêm tốn. Người khiêm tốn kính trọng và nhường bước cho tha nhân. Người khiêm tốn yêu thương và mau mắn giúp đỡ mọi người, không phân biệt giai cấp sang hèn. Người khiêm tốn nhìn tha nhân với cặp mắt khoan hòa quảng đại, không kết án cũng không thành kiến. Khiêm tốn là kết quả của một nền giáo dục nhân bản luôn luôn biết quên mình, từ bỏ chính mình. Khiêm tốn là nhân đức vô cùng cao quý giúp con người thực hiện không biết bao nhiêu hành động và cử chỉ anh hùng. Anh hùng ở đây không phải là những hành động vĩ đại diễn ra nơi đám đông và được mọi người ngưỡng mộ hoan hô. Anh hùng như thế tự nó đã được lãnh phần thưởng rồi. Trong khi có những cử chỉ vô cùng nhỏ bé diễn tả nơi âm thầm kín ẩn vẫn được xem là anh hùng, bởi vì, những cử chỉ này đòi hỏi tâm tình khiêm tốn. Người khiêm tốn làm việc lành phúc đức chỉ vì lý do là để mưu ích cho tha nhân. Còn hơn thế nữa, vì đó là các việc đạo đức rất đẹp lòng THIÊN CHÚA. Chỉ duy nhất THIÊN CHÚA trông thấy và chúc lành.

Đi vào bình diện thiêng liêng, người khiêm tốn chấp nhận tất cả và luôn luôn tuân giữ các giới răn của THIÊN CHÚA. Mẫu gương khiêm tốn tuyệt vời trổi vượt trên mọi loài thọ sinh là Đức MARIA, Mẹ THIÊN CHÚA. Trong bài ca Magnificat Đức Mẹ nói: ”Linh Hồn con ngợi khen THIÊN CHÚA, thần trí con hớn hở vui mừng vì THIÊN CHÚA, Đấng cứu độ con. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen con diễm phúc .. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.

Chính Đức Chúa GIÊSU xác nhận: ”Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên” (Mátthêu 23,12). Cũng chính Ngài mời gọi: ”Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Các con hãy mang lấy ách của Thầy, và hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm tốn. Tâm hồn các con sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy êm ái và gánh Thầy nhẹ nhàng” (Mátthêu 11,28-30).

Đức Chúa GIÊSU nhắn nhủ thêm: ”Khi bố thí đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc các con bố thí được kín đáo. Và CHA các con, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho các con .. Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng CHA các con, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và CHA các con, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho các con” (Mátthêu 6,3-4+7).

Như thế, lòng khiêm tốn đi đôi với sự kín đáo. Bí thuật con đường nên thánh hệ tại việc quên mình từ sáng đến tối, luôn sống hy sinh, gạt bỏ cái tôi qua một bên và tự để cho THIÊN CHÚA nhào nắn. Nhận lãnh các ơn do lòng nhân hậu THIÊN CHÚA ban với lòng khiêm tốn sâu xa, vì biết rõ mình bất xứng. Người khiêm tốn luôn sống dưới sự hiện diện của THIÊN CHÚA và làm tất cả mọi sự dưới cái nhìn của THIÊN CHÚA. Người khiêm tốn chỉ xin Chúa làm chứng nhân cho những cố gắng của mình và là phần thưởng duy nhất cho mình. Còn lại tất cả đều không đáng kể. Tóm lại, sự thánh thiện đích thực là mong muốn thuộc về Đức Chúa GIÊSU KITÔ, chỉ sống chỉ thở vì Người và chỉ tìm kiếm vinh quang THIÊN CHÚA mà thôi. Thánh Phaolô tông đồ khuyên nhủ: ”Hãy coi chừng: đừng có ai lấy ác báo ác, nhưng hãy luôn luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau cũng như cho mọi người. Anh chị em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh chị em hãy làm như vậy, đó là điều THIÊN CHÚA muốn, trong Đức KITÔ GIÊSU” (1Thêxalônica 5,15-18).

Lạy Đức Chúa GIÊSU hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Xin Chúa uốn lòng chúng con nên giống như Rất Thánh Trái Tim Chúa.

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
 

 

GIỚI LUẬT CĂN BẢN

 GIỚI LUẬT CĂN BẢN

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM B (04/11/2012)
 [Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34]

Bản chất con người vốn dĩ là thích yêu hơn bị ghét, và nếu có yêu thì chỉ thích yêu mình hơn cả. Còn oái oăm hơn nữa là khi thù ghét người khác thì lại không muốn người ta thù ghét mình. Nếu không vì thế, các bậc thánh hiền đã không mất công truyền dạy “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (己 所 不 欲 勿 施 於 人: Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác – Khổng Tử); “Ái nhân như ái thân” (身 : Yêu người như yêu mình – Nho giáo). Thiên Chúa thì còn hơn thế nữa, tình yêu Người dành cho nhân loại đã lên tới tuyệt đỉnh: Vì tình yêu, Người đã dựng nên loài người có nam có nữ; cũng vì tình yêu, Người đã ban cả Con Một làm giá chuộc muôn người. Và chính Con Một Thiên Chúa – Đức Giê-su Ki-tô – luôn luôn day: "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó" (Mt 7, 12); "Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15,12); "Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13, 15).

Quả  nhiên tình yêu Thiên Chúa dành cho loài người là vô  cùng vô tận. Ngay khi dựng nên vũ trụ, Đấng Sáng Tạo đã  vì tình yêu bao la (tình bác ái) mà dựng nên con người theo hình ảnh Người, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất (St 1, 28). Tuy vậy nhưng Thiên Chúa vẫn không quên con người là vật thụ tạo, để tồn tại và phát triển thì vẫn rất cần đến một thứ tình yêu giới tính (tình ái), và vì thế nên "Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người". Và rồi Thiên Chúa phán với con người có nam có nữ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất" (St 1, 27-28).  

Trong Thông điệp "Thiên Chúa là Tình Yêu", ĐGH Biển Đức XVI đã lý giải rất rõ ràng về Tình Yêu Thiên Chúa. Luận điểm của ĐGH đã đi từ Cựu Ước tới Tân Ước theo "nhãn quan tôn giáo" (thần học – triết lý siêu nhiên) để nhận định và lý giải Tình Yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Tuy nhiên, ngài vẫn không quên "nhãn quan triết học" (triết lý nhân sinh), khi ngài viết: "Chiều kích triết học đáng nêu ra trong hình ảnh Thánh Kinh này, và tầm quan trọng từ quan điểm lịch sử các tôn giáo, là một mặt chúng ta thấy mình đứng trước một hình ảnh rất siêu hình của Thiên Chúa: Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối và là nguồn mạch của mọi loài; nhưng mặt khác, chủ tể tác tạo hoàn vũ này – Logos, Đấng Thượng trí – lại đồng thời là một người biết yêu với tất cả đam mê của một tình yêu thật sự. "Eros" (ái tình: 愛 情) vì thế đã nên tột cùng cao quý, nhưng đồng thời thuần khiết đến độ nên một với "agape" (bác ái: 博愛)." (Tđ "Thiên Chúa là Tình Yêu", số 19).

Thời Cựu Ước, Luật Mô-sê đuợc ban bố cho dân thi hành có tới 613 điều (trong đó có 365 điều xấu cấm làm và 248 điều tốt dạy phải làm). Tuy nhiên, giới luật của Thiên Chúa được ghi trên bia đá và trao cho ngôn sứ Mô-sê trên núi Si-nai (Xh 20, 1-21) chỉ có 10 điều, trong đó bao gồm 3 điều về yêu mến Thiên Chúa và 7 điều còn lại là yêu thương đồng loại. Như vậy, rút gọn lại, chỉ còn 2 điều cơ bản: Mến Chúa + yêu người. Và để tìm ra 2 giới luật căn bản này thì lại thấy ở 2 sách khác nhau trong Cựu Ước: Điều răn đầu trong sách Đệ nhị luật: "Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng, hết dạ, hết sức anh (em)" (Đnl 6, 5); điều răn sau trong sách Lê-vi:“Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 18). Đến thời Tân Ước thì chính Đức Giê-su Ki-tô – hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu – nối kết lại thành một giới răn quan trọng nhất: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó" (Mc 12, 29-31).

Tuy rằng Đức Ki-tô vẫn nói đó là 2 điều răn, nhưng thực chất giới răn này chỉ có một nội dung duy nhất là "Tình Yêu" được thể hiện bằng 2 chiều kích: Mến Chúa + yêu người. Hai chiều kích đó vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau, đan quyện vào nhau, không thể tách rời. Thật vậy, không thể yêu Thiên Chúa cách đích thực mà không yêu tha nhân, và ngược lại, không thể yêu tha nhân mà lại không yêu Thiên Chúa được. Vì thế ngay sau Lời dạy của Đức Ki-tô, thì chính kẻ đã thắc mắc – một kinh sư – cũng phải thốt lên: "Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ." (Mc 12, 32-33); và được Thầy Chí Thánh chúc  phúc: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!" (Mc 12, 34).

Thánh Gio-an đã xác quyết: "Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" (1Ga 4, 20). Và thánh Phao-lô cũng đã viết: "Tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Gl 5, 14); "Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Ki-tô" (Gl 6,2). Ấy là chưa kể chính Đức Ki-tô trong lời dạy về ngày cánh chung cũng khẳng định: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 40). Muốn yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và sức lực, thì phải yêu tha nhân như yêu chính mình. Và chỉ có yêu tha nhân như yêu chính bản thân mình mới là thực sự yêu mến Thiên Chúa.

Ôi! Lạy Chúa! Chúa đã dựng nên con, đã ban cho con một tấm lòng, một trí khôn biết phân biệt thiện ác, biết yêu và ghét, và nhất là đã ban cho con sự tự do tuyệt đối, để con có thể tự quyết định cuộc đời của mình bằng cách lựa chọn một con đường. Con đã sai lầm trong lựa chọn để chỉ biết yêu mình trên hết, co mình vào cái vỏ ốc “ích kỷ” đến độ có thể “hại nhân” (“ích kỷ hại nhân”: lợi mình hại người). Cúi xin Chúa đoái thương, ban cho con một tâm hồn quảng đại, một tấm lòng bao dung độ lượng; xin cho con biết yêu người như yêu chính mình, biết coi tất cả mọi người (kể cả những người thù ghét con) đều là anh em một nhà (“tứ hải giai huynh đệ”), cùng con một Cha trên trời. Ôi! “Lạy Chúa từ nhân. Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người … Lạy Chúa! Xin hãy dạy con tìm yêu mến người hơn được người mến yêu, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết…” (Kinh hoà bình – TCCĐ). Amen.

JM. Lam Thy ĐVD.

Thánh Gioan Thành Avila

Thánh Gioan Thành Avila

Chúa Nhật 7 tháng 10 tới đây, trong khuôn khổ Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, ĐTC sẽ tôn phong hai vị thánh tiến sĩ mới của Giáo Hội: đó là thánh Gioan Avila người Tây ban nha, và thánh nữ Ildegarda di Bingen, người Đức. Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị vài nét nổi bật trong cuộc sống và linh đạo của thánh Gioan Avila. Ngài sẽ là vị Tiến sĩ thứ 34 của Giáo hội. ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ hy vọng rằng "lời nói và gương sáng của vị mục tử xuất sắc này sẽ soi sáng cho tất cả các linh mục, và cho những người mong đến ngày truyền chức linh mục của họ".

Thánh Gioan thành Avila sinh ra ở Campo, Ciudad Real, năm 1500, trong một gia đình khá giả, và Ngài được giáo dục trong đức tin Kitô giáo. Sau khi hoàn tất chương trình luật tại đại học Salamanca trong vòng 4 năm, ngài dự tính sẽ sống một cuộc đời ẩn dật. Tuy nhiên, nghe theo khuyên của một Tu sĩ Dòng Phanxicô, chàng thanh niên này tiếp tục đăng ký vào trường đại học Alcala để học triết học và thần học. Một trong những giáo sư của ngài là thần học gia nổi tiếng Dòng Đa Minh, Domingo de Soto. Trong thời gian học, thân phụ và thân mẫu của ngài đã được Chúa gọi về, và cả hai được mai táng trong một giáo xứ trong địa phương, nơi sau này ngài đã dâng thánh lễ mở tay vào năm 1526. Trong thánh lễ này, thánh nhân đã bán tất cả tài sản của gia đình và phân phát cho người nghèo.

Sau khi chịu chức linh mục, ngài đi đến Seville để chuẩn bị đi truyền giáo ở Châu Mỹ. Trong lúc chờ khởi hành, vị tân linh mục này dấn thân vào việc dạy giáo lý và rao giảng. Quá ấn tượng về ngài, Cha Fernando Contreras đã thúc giục vị tổng Giám mục Seville giữ Gioan lại Tây Ban Nha. Vâng phục đấng bản quyền, Gioan Avila đã bắt đầu dấn thân vào sứ mạng ở miền Nam Tây Ban Nha.

Thành công đến dường như ngay lập tức, nhiều người đã đến và nghe ngài giảng. Nhưng không may, chính sự thành công này dẫn đến những mối ghen tương và hiểu lầm, và Gioan Avila đã bị kết án lạc giáo vào năm 1531. Ngài đã bị tuyên án bởi toà án Truy tà và phải ở tù một năm. Có thể đối với nhiều người đó là một tai hoạ, còn đối với thánh nhân thì đó là một ân phúc của Thiên Chúa. Ngài nói rằng chính thời gian ở trong tù, ngài đã học được nhiều hơn tất cả những gì mà ngài đã học được trước đây. Trong tù, ngài đã viết tác phẩm Audi, filia, một tác phẩm giúp hướng dẫn về đời sống thiêng liêng, Tác phẩm này được viết cho một người phụ nữ trẻ tuổi đang sống đời thánh hiến dưới sự hướng dẫn của ngài. Cũng chính trong tù, Gioan đã nghiên cứu về thư Phaolo và sau này, một linh mục thánh thiện đã nghe ngài giảng đã thốt lên: “Tôi đã nghe Phaolô giải thích về Phaolô.” Sau khi được thả và được minh oan, ngài dấn thân vào sứ mạng rao giảng ở Cordoba vào năm 1535. Ngài là người đã ảnh hưởng nhiều đến các vị thánh như Gioan Thiên Chúa, Phanxico Borgia… Ngài thường được gọi là “thầy dạy”, một tước hiệu mang ý nghĩa học thuật, nhưng với Gioan Avila, khi sử dụng tước hiệu này, người ta thường nhấn mạnh đến chiều kích ơn gọi linh mục, nghĩa là thầy dạy, người dẫn dắt và hướng dẫn các linh hồn.

Gioan Avila mất vào ngày 10 tháng 5 năm 1569, hợp với mong ước của ngài, thánh nhân đã được chôn cất trong nhà thờ Dòng tên tại Montilla. Ngài được phong chân phước vào ngày 15-9-1894 và được tôn phong làm bổn mạng các linh mục giáo phận tại Tây Ban Nha vào ngày 2-7-1946 và được ĐTC Phaolo VI phong thánh vào 31-5-1970.

Là một linh mục giáo phận, nhưng Gioan Avila lại có một đời sống thánh thiện trỗi vượt, mang âm hưởng của một vị ẩn sĩ. Đối với thánh nhân, cầu nguyện là chiều kích quan trọng nhất trong đời sống của mình. Cầu nguyện là một sự đáp trả chính yếu của niềm tin. Chúng ta nhận ra điều này qua nhiều lá thư ngài viết. Khi nhận được những lá thư liên quan đến những vấn đề về thiêng liêng, ngài không vội trả lời ngay không phải vì quá bận rộn hay vì một sự bất cẩn nào đó, đúng hơn ngài cần thời gian để cầu nguyện. Chỉ sau khi đã cầu nguyện và suy xét cẩn thận, ngài mới viết thư trả lời và thường kèm theo đó là một lời xin lỗi vì sự chậm trễ của mình. Đời sống cầu nguyện của ngài không tách khỏi đời sống thường ngày, cầu nguyện luôn dẫn đến hành động và biến đổi.

Là một linh mục giáo phận nhưng thánh nhân lại hết sức yêu mến và sống triệt để tinh thần của 3 lời khuyên phúc âm. Chính sự ôm ấp và yêu mến đời sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục cho phép thánh nhân giúp đỡ và có mối tương giao với nhiều tu sĩ. Chính vì việc trở nên giống Đức ki-tô đã giúp trổ sinh hoa trái nơi những người mà ngài phục vụ. Đời sống của ngài không gì khác là một sự phản ánh tình yêu thương và khao khát dành cho Đức ki-tô bị đóng đinh. Ngài ôm ấp các lời khuyên phúc âm trong một thời đại mà hầu hết các linh mục giáo phận đang làm điều ngược lại.

Thật vậy, theo truyền thống ở TBN, trong thời đại của ngài, một vị tân linh mục sẽ mở một bữa tiệc, mời bạn bè và những người thân của mình đến tham dự. Thay vì làm theo truyền thống, Gioan đã đi ra các đường phố, chọn lấy 12 người nghèo, rửa chân cho họ và xem họ như những vị khách quý. Tình yêu của ngài đối với đời sống nghèo cũng được thể hiện trong đời sống thường ngày. Ngài thường từ chối ở lại các khách sạn hay những nơi ở sang trọng. Thánh nhân nhận thấy nghèo khó là một điều rất cần thiết đối với đời sống linh mục. Đức khiết tịnh được ngài gìn giữ một cách chắc chắn ngang qua tình yêu mạnh mẽ dành cho Thiên Chúa. Tuy nhiên, thánh nhân cũng không bao giờ thiếu đi sự thận trọng cần thiết. Ngài chưa bao giờ gặp gỡ một phụ nữ ở một nơi riêng tư. Đời sống của ngài cũng được ghi dấu mạnh mẽ về sự vâng phục. Ngài đã vâng phục vị linh mục dòng Phanxico để trở nên một người phục vụ Chúa thay vì trở nên một ẩn sĩ như ước muốn ban đầu. Sau khi chịu chức, dù khao khát truyền giáo, nhưng ngài dã vâng phục giám mục để ở lại TBN, nơi có nhiều điều để làm. Thái độ đáp trả không một chút đắn đo thể hiện một sự quy phục mạnh mẽ mà Ngài dành cho Thiên Chúa, một sự tin tưởng tuyệt đối với Chúa Quan Phòng. Như vậy, chính việc giữ đời sống khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục mà đời sống của Gioan Avila được gắn chặt với thập giá của Chúa Kitô. Chính sự thánh hiến liên lỉ này đã gìn giữ đức tin của ngài và làm cho nó trổ sinh hoa trái.

Thánh Gioan Avila cũng được nhắc đến như là một người có những đóng góp quan trọng trong việc đổi mới đời sống của các linh mục. Thánh nhân đã liên kết chức vụ tư tế với bí tích Thánh Thể và xem sự thánh thiện như là một phẩm chất trỗi vượt của một vị linh muc, người đóng vai trò là trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Ngang qua chức vụ tư tế, “bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô, Chúa chúng ta.” Ngài khẳng định rằng không có một sức mạnh nào trên thế gian có thể mạnh hơn sức mạnh của các linh mục, vì “họ có sức mạnh của chính Thiên Chúa”. Vì các linh mục phải là người có phẩm giá trổi vượt như là vị trung gian giữa Thiên Chúa và con người nên ngài phải trở nên thánh thiện. Đức Ki-tô là trung gian duy nhất và là Vị Thượng Tế Tối Cao, nhưng các linh mục cũng được chia sẻ chức vụ này trong Đức Ki-tô và trên bàn thờ, Linh mục là đại diện của Đức Ki-tô khi ngài dâng chính mình lên Chúa Cha. Vì thế, linh mục phải là người kết hợp thân mật với Thiên Chúa và phải trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài. Ngoài ra, chức vụ tư tế cũng là món quà Thiên Chúa trao ban cho Giáo Hội, và không ai có thể lãnh chức vụ này ngoại trừ những người được Thiên Chúa kêu gọi, được Giáo hội phê chuẩn ngang qua vị Giám mục bản quyền.

Thánh Gioan Avila cũng là một người có lòng nhiệt thành và có những đóng góp lớn lao trong việc cải cách Giáo hội. Ngài cho rằng để có thể cải cách Giáo hội, mỗi người phải hoán cải đời sống của mình. Mỗi người trong chức vụ của mình phải hoán cải đời sống không ngừng. Các Giám mục nên đưa những đề tài thảo luận vào đời sống thực tiễn. Thánh nhân mời gọi các Giám mục xem xét đời sống của chính mình và những thái độ nền tảng của họ khi thực thi nhiệm vụ và thái độ mà họ có đối với các linh mục. Họ phải đảm bảo rằng thái độ của họ phải xứng hợp với thái độ của Đức Ki-tô, Đấng mà họ là đại diện. Để có thể thực thi điều đó, các Giám mục phải đồng hành với các linh mục và lấy tình yêu phụ tử mà đối xử với các ngài. Ngài mời gọi các giám mục hãy trở thành những người tôi tớ trong khi đối xử với các linh mục, chứ không như những ông chủ với những người tôi tớ. Nếu các GM khởi đi từ thái độ này, con đường phía trước sẽ trở nên sáng lạng và đó chính là con đường của Đức Ki-tô, Đấng là lớn nhất nhưng đã tự ý trở nên rốt hết.

Để thực hiện một sự đổi mới nới hàng giáo phẩm, thánh Gioan Avila cho rằng các giám mục cần thực thi hai điều: thứ nhất, không chấp nhận những người không phù hợp vào ơn gọi linh mục và thứ hai, phải đổi mới chương trình huấn luyện quá nghèo nàn dành cho các ứng viên linh mục.

Thật vậy, nguyên nhân chính làm hủy hoại hàng giáo phẩm chính là việc một số người ước muốn chọn lựa ơn gọi này vì những tham vọng hết sức trần thế. Do đó, trước hết, thánh nhân đề nghị các linh mục phải cẩn trọng trong việc tuyển lựa các ứng viên. Thánh nhân nhấn mạnh rằng các ứng viên không phù hợp không thể được nhận dưới bất kỳ điều kiện nào.

Phẩm chất qua trọng nhất của ứng sinh phải là khả năng trí thức và thiêng liêng. Thánh nhân nói rằng các ứng sinh phải có khả năng để đạt được những kết quả tốt nhất trong việc học, nhưng điều đó cũng không bỏ qua khía cạnh đồng hành cá nhân, nghĩa là tùy theo khả năng của từng người mà giúp họ dấn thân trọn vẹn vào việc đào luyện tri thức. Khả năng tri thức rất quan trọng nhưng khả năng về thiêng liêng còn quan trọng hơn. Kế đến, thánh nhân đề nghị các giám mục cần phải thiết lập các chương trình huấn luyện và giáo dục chặt chẽ. Chương tình huấn luyện dành cho các linh mục theo khuôn mẫu của ngài đã ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định của Công đồng Trento về đào tạo các linh mục. Chương trình này có ba thành tố chính: Đời sống cộng đoàn, huấn luyện sâu xa thần học và các giáo thuyết, và việc học chuyên môn. Nhiều điểm mà Gioan Avila đã đề nghị trong công đồng Trentô và những bài viết khác của ngài về chức vụ tư tế đã trở nên một phần quan trọng trong đời sống của Giáo hội. Chúng ta mang ơn ngài vì những những đóng góp của ngài cho Công Đồng Trentô, nhưng rõ ràng những tiếng nói của ngài vẫn còn âm vang trong Giáo Hội khi Giáo Hội đang thực hiện một tiến trình đổi mới trong chức vụ tư tế hậu công đồng Vaticano II.

Nhiều người nghĩ rằng việc đọc về hạnh các thánh giống như đọc những câu chuyện cổ tích hay thần thoại vì nó không thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Với họ, những điều mà các vị thánh làm quá phi thường và vượt sức con người. Chỉ có những người được đặc ân mới có thể sống như vậy. Nếu nghĩ như vậy thì sẽ không đúng với trường hợp của thánh Gioan Avila. Thánh Gioan Avila không được phong Tiến Sĩ Hội Thánh vì những việc thực hành đạo đức của ngài như việc đánh tội, ăn chay lâu ngày…Ngài chỉ là một linh mục, sống và thi hành sứ mạng của mình với một tình yêu lớn lao dành cho Đức Ki-tô và cho con người. Đời sống của ngài được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện và tình yêu dành cho Đức Ki-tô. Chính tình yêu này đã làm sống động toàn bộ đời sống của Ngài: cầu nguyện, giảng dạy, hướng dẫn thiêng liêng, và sống những gì mình giảng dạy. Chính tình yêu dành cho Đức Ki-tô và con người đã thúc đẩy ngài dấn thân vào sứ mạng cải cách hàng giáo sĩ. Chân phước Gioan Phaolo II đã nói về thánh nhân rằng: “Thánh Gioan Avila đã làm việc một cách can đảm để các linh mục có thể đáp lại với những dự án đổi mới đầy tham vọng của thời đại với một đời sống nội tâm sâu xa, một nền tảng huấn luyện trí thức vững chắc và một sự trung tín không bao giờ cạn đối với Giáo hội và một khao khát liên lỉ mang Đức Ki-tô đến cho người khác. Trong thời đại mà giáo hội đang bị suy sụp bởi Phong trào cải cách thì Gioan Avila đã dấn thân phục vụ Giáo hội không biết mệt mỏi.”

Augustine Nguyễn Minh Triệu S.J

Tài liệu:

1. La Figura Del Maestro San Giovanni D'avila
2. The Eminent Doctrine of St. John of Avila: A Most Dynamic Priesthood

3. Saint John of Avila and the Reform of the Priesthood

HÀNH TRANG NGƯỜI MÔN ĐỆ

HÀNH TRANG NGƯỜI MÔN ĐỆ

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

 

Ai đi xa cũng phải chuẩn bị hành trang. Chuyến đi càng xa thì hành trang càng nhiều. Chuyến đi càng quan trọng thì hành trang càng phải chọn lựa, tính toán. Hôm nay Đức Giêsu sai các môn đệ đi một chuyến quan trọng: tiếp nối sứ mạng của Người đem Tin Mừng đến khắp các làng mạc xa xôi. Để chuẩn bị cho chuyến đi quan trọng này, Đức Giêsu đã giúp các môn đệ sắp xếp hành trang. Sau khi đã loại bỏ những loại hành trang cồng kềnh không cần thiết, có hại cho nhiệm vụ, Đức Giêsu đã trao cho các môn đệ những hành trang thực sự cần thiết và hữu ích cho sứ vụ Tông đồ.

Hành trang của người môn đệ là sự gắn bó mật thiết với Đức Giêsu.

Các môn đệ chỉ được sai đi sau khi đã có một thời gian sống bên cạnh Người. Thời gian sống bên Đức Giêsu cần thiết để các môn đệ hiểu biết, cảm thông và nhất là yêu mến, gắn bó mật thiết với Người. Đây chính là hành trang quan trọng nhất. Người được sai đi phải gắn bó mật thiết với Đấng đã sai mình. Sự gắn bó mật thiết là nguồn mạch, bảo đảm tính trung thực, là chìa khoá thành công của sứ vụ. Đức Giêsu đã nêu gương về điểm này khi luôn gắn bó mật thiết với Đức Chúa Cha, Đấng đã sai Người. Sự gắn bó ấy giúp Người hoàn toàn kết hiệp với Đức Chúa Cha, trở nên một lòng một ý với Đức Chúa Cha, luôn cầu nguyện, luôn từ bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa Cha. Chính vì thế, sứ vụ của Người đã thành công tốt đẹp.

Hành trang của người môn đệ là tâm hồn đơn sơ phó thác.

Khi chỉ thị cho các môn đệ: “không được mang gì khi đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo”, Đức Giêsu muốn các ông sống trong cảnh nghèo khó để hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Chúa. Tiền của, tiện nghi vật chất dễ tạo ra một thứ an tâm giả tạo, dẫn con người đến chỗ tự mãn, tự kiêu, tự phụ cho rằng mọi thành công là nhờ tài sức riêng mình. Vì thế, dễ tha hoá, làm theo ý mình hơn là làm theo ý Chúa, sắp đặt chương trình cho Chúa hơn là tìm thực hiện chương trình của Chúa. Nghèo khó sẽ giúp người môn đệ ý thức sự nghèo nàn thiếu thốn, sự yếu ớt của mình, ý thức đó sẽ giúp người môn đệ biết khiêm nhường, tin tưởng phó thác cho Chúa. Tôi chỉ là hư vô, là cát bụi. Mọi thành công đều của Chúa, nhờ Chúa. Những thành công do tài sức con người sẽ mau tàn. Chỉ có công trình của Chúa mới bền vững. Vì thế đơn sơ phó thác là một hành trang rất cần thiết cho người môn đệ. Không mang theo gì của loài người, chỉ mang theo niềm tin yêu phó thác vào Thiên Chúa, đó chính là mang theo tất cả.

Hành trang của người môn đệ là tình liên đới.

Đức Giêsu không sai các môn đệ đi riêng lẻ, nhưng sai từng hai người một. Người biết khả năng con người yếu kém, cần có tập thể nâng đỡ mới hoàn thành sứ mạng. Lời chứng của một cá nhân chưa đủ sức thuyết phục. Cần có sự đồng tâm nhất trí của một tập thể lời chứng mới thực sự đáng tin. Hơn nữa, Đức Giêsu không sai các môn đệ đi làm việc với giấy tờ hay đất đai, nhưng sai các ngài đến với con người. Các ngài phải sống giữa mọi người, nhờ mọi người giúp đỡ, chia sẻ cuộc sống với họ. Phải liên đới với con người. Tình liên đới không những cần thiết để giúp các ngài làm việc tông đồ một cách hữu hiệu. Chính qua tình liên đới mà Tin Mừng dễ dàng được đón nhận.

Hành trang của người môn đệ là trái tim biết cảm thương.

Đức Giêsu sai các môn đệ đến với những người đau yếu bệnh tật, hoang đàng tội lỗi, bị quỷ ma hành hạ. Tức là đến với những người kém may mắn ở đời. Những người nghèo hèn yếu đuối. Những người bị xã hội bỏ quên. Để đến với những người anh em bé nhỏ, người môn đệ phải có trái tim biết cảm thương. Các ngài phải mang trái tim của Thiên Chúa luôn chạnh lòng thương khi nhìn thấy đám đông bơ vơ tất tưởi, túng thiếu, đói khát. Phải sẵn sàng băng rừng vượt suối đi tìm một con chiên lạc. Phải mở rộng vòng tay đón nhận đứa con hoang đàng trở về. Phải sẵn sàng tha thứ cho kẻ tội lỗi thật lòng hối cải ăn năn.

Mỗi người chúng ta đều là môn đệ của Chúa. Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội và Thêm sức, Chúa sai chúng ta đi rao giảng Tin Mừng của Người. Tôi thấy anh chị em ở Giáo xứ Cửa Nam rất tích cực trong việc tông đồ. Nhưng có lẽ anh chị em vẫn băn khoăn, không biết làm sao để việc tông đồ có kết quả tốt đẹp. Hôm nay, Đức Giêsu cho ta biết, muốn việc tông đồ có kết quả, ta phải gắn bó mật thiết với Chúa, phó thác mọi sự cho Chúa, đồng thời phải có tình liên đới và nhất là phải biết cảm thương anh chị em đồng loại. Một tay nắm lấy tay Chúa, một tay nắm lấy tay anh em. Một tình yêu anh chị em trong tình yêu mến Chúa. Liên kết mọi người trong tình yêu mến. Với tình yêu mến, chắc chắn việc tông đồ của ta sẽ đi đúng đường hướng của Chúa. Với tình yêu mến, chắc chắn việc tông đồ sẽ có kết quả tốt đẹp.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Chúa sai bạn đi làm tông đồ cho Chúa, bạn có cảm thấy điều đó không?

2- Mỗi khi đi làm việc tông đồ, bạn thường chuẩn bị những loại hành trang nào, những hành trang của bạn quan tâm có giống những hành trang Chúa chuẩn bị cho các môn đệ không?

3- Theo bạn, đâu là phương thế hữu hiệu nhất làm cho những người chung quanh nhận biết Chúa?

4- Đâu là những hành trang cần thiết của người môn đệ của Chúa?

HÒA BÌNH CÔNG LÝ ĐÃ GIAO DUYÊN (THA THỨ)

HÒA BÌNH CÔNG LÝ ĐÃ GIAO DUYÊN (THA THỨ)

”Tha Thứ không được nhắc đến nhiều cũng không xuất hiện bao nhiêu trong ngôn ngữ thông thường. Trong khi đó thì Tha Thứ thật là trọng yếu cho đời sống xã hội như không khí cần cho hơi thở. Không có Tha Thứ thì một nhóm người sẽ rơi vào vòng khốn cùng của trả thù của báo oán giống như một cơn dịch tễ đích thật! Thế nhưng, nguyên sự kiện nhắc đến Tha Thứ cũng đủ khơi lên nhiều phản ứng, chẳng hạn như thắc mắc:
– Có thể nào tha thứ hết được không?

Đối với nhiều người đương thời thì Tha Thứ là dấu hiệu của ngây-ngô, của yếu-nhược hoặc là thiếu công lý! Ngoài ra, đối với số đông thì Tha Thứ thuộc về lãnh vực riêng tư, bởi lẽ không có vấn đề Tha Thứ nơi tòa án, tại sở cảnh sát! Nó cũng không hề được nhắc đến trong luật lệ. Ngay cả khi có người nghĩ rằng cần phải tha thứ đi nữa, thì Tha Thứ vẫn là hành động ngoại thường thuộc về những bậc vĩ nhân, những vị anh hùng như Đức Chúa GIÊSU KITÔ – Đấng Cứu Thế -, ông Mahatma Gandhi (1869-1948) hoặc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II! Còn đại đa số thì vẫn cho rằng Tha Thứ là chuyện không thể làm được, nhất là khi chính chúng ta hoặc những người thân yêu của chúng ta phải hứng chịu bao hành động khủng bố, bao cư xử bất công! Vậy phải làm sao đây?

Trước hết, xin xóa bỏ những hiểu lầm không đúng với Tha Thứ.

Tha Thứ không phải là quên đi. Như thế tôi có thể tha thứ mà vẫn không quên sự dữ tôi từng hứng chịu. Ngoài ra trí nhớ của tôi cũng hoạt động không ngừng. Nó thường khơi lên những chuyện tôi tưởng mình đã quên rồi. Thêm vào đó lương tri nói với tôi rằng nào có hề hấn gì khi tha thứ cho chuyện đã quên rồi, vì như thế, nó đâu còn nữa mà tha với thứ?!

Tha Thứ cũng không phải là phủ nhận điều xúc phạm đã hứng chịu. Cũng không phải là chối bỏ hoặc không nhìn nhận một lầm lỗi. Chẳng hạn như khi nói: ”Không sao hết! Không có gì trầm trọng! Đừng nghĩ đến nó nữa!” Nói như thế thì không làm nổi bật lộ trình của Tha Thứ.

Không có Tha Thứ nếu không có sự thật. Tình huynh đệ không xóa bỏ sự thật huynh đệ. Thánh Vịnh 85 câu 11 nói: ”Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên”.

Tha Thứ cũng không từ khước các quyền lợi của nó. Tha Thứ thật chỉ diễn ra trong công lý. Thánh Vịnh 85 câu 12 nói: ”Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao”. Tình yêu không thế chỗ cho công lý. Công lý tìm cách trả lại quyền cho kẻ bị lường gạt bị lừa dối trong mối quan hệ giữa người với người. Nhưng Tha Thứ thuộc về một trật tự khác. Tha Thứ chính là Tình Yêu!

Như vậy, Tha Thứ vừa là cố gắng của con người vừa là hồng ân đến từ THIÊN CHÚA. Đó là một tiến trình đòi hỏi thời gian và đòi hỏi con người đi từng bước một trên một lộ trình cần nhiều cố gắng, cần nhiều hăng say và nhiệt tình. Nếu các trả-đũa các phục-thù là một loại ”boomerang – là một thứ khí giới hình lưỡi liềm để phóng đi xa, nếu không trúng đích lại trở về chỗ cũ – thì Tha Thứ cho phép thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của oán-thù của bạo-lực!

Tha Thứ luôn luôn là điều rất khó, vì thế, mọi người đều biết rằng, để có thể Tha Thứ, không nên khép kín trong nỗi cô đơn với vết thương. Cần phải gặp gỡ một người đáng tin cậy như Linh Mục, các nhà phân tâm hoặc những ai có nhiệm vụ lắng nghe để giải bày tâm sự để than thở về nỗi niềm đau đớn. Vết thương được chữa lành sẽ giúp dễ dàng hơn tiến đến Tha Thứ.

Ước gì mỗi tín hữu Công Giáo có thể tiến bước trên con đường Tha Thứ, bắt đầu bằng việc van xin THIÊN CHÚA ban cho chúng ta ơn có thể tha thứ cho chính chúng ta!

… Chứng từ của Cha Laurent Lair, Tổng Đại Diện giáo phận Bayeux và Lisieux (Bắc Pháp).

… Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Chúa GIÊSU mà hỏi rằng: ”Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Đc Chúa GIÊSU đáp: ”Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” .. Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: ”Tên đầy tớ ác độc kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lưt ngươi, ngươi không phi thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên Trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mátthêu 18,21-22 / 32-35).

(”Église de Bayeux & Lisieux”, bimensuel diocésain, No 286, 22 Février 2012, trang 3)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NHÀ THỜ SAINT BONIFACE – Anaheim California

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NHÀ THỜ SAINT BONIFACE – Anaheim California

(Xem trọn bộ Hình Ảnh Nhà Thờ Saint Boniface – Anaheim)

  • Print
  • Print
  • Print
  • Print
  • Print

Sưu tầm bởi TVST

Công giáo đã đến Orange county, California vào năm 1776, được thành lập bởi Cha Thừa sai Junipero Serra, Mission San Juan Capistrano. Ngài được Đức Giáo Hoàng Đệ Nhị phong Chân Phước (Beatified) ngày 25 tháng 7 năm 1988.

Vào đầu những năm 1860, các buổi Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại nhà gia đình ông bà Rimpau ở góc đường Palm (nay là Harbor) và đường Broadway.Khu đất này ngày nay là Thư viện thành phố Anaheim.

Trong thời gian 1860 – 1875, vì phương tiện giao thông di chuyển, đường xá còn rất hạn chế. Không thuận lợi cho sức khỏe, và thời gian của các Cha đã phải thường xuyên di chuyển đi lại Anaheim nhiều lần hàng tuần , cùng những nhu cầu phục vụ các Thánh lễ ngày càng gia tăng theo sự phát triển của giáo dân vùng Anaheim.

Vị Linh mục thường trú đầu tiên tại giáo xứ Anaheim là Cha Victor Foran được bổ nhiệm vào năm 1875.

(Xin xem tiếp . . .  SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NHÀ THỜ SAINT BONIFACE Anaheim California )

BÍ TÍCH THÁNH THỂ LIÊN KẾT VÀ HIỆP THÔNG! (LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA (NĂM B))

BÍ TÍCH THÁNH THỂ LIÊN KẾT VÀ HIỆP THÔNG! (LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA (NĂM B))

LỜI CHÚA: Máccô 14,12-16.22-26

Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễt Qua, các môn đ thưa Đức Chúa GIÊSU rằng: ”Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lợt Qua tại đâu?” Người liền sai hai môn đ đi và dặn rằng: ”Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo ngưi đó. H người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: Căn phòng Ta sẽ ăn lợt Qua với các môn đệ ở đâu? Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó”. Hai môn đ ra đi vào thành và thấy mọi sự như Ngưi đã bảo và hai ông dọn lễợt Qua.
Đang khi h ăn, Đức Chúa GIÊSU cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: ”Các con hãy cầm lấy, này là Mình Thầy”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mi ngưi đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Thầy, Máu Tân Ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Thầy bảo thật các con: Thầy sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Thầy sẽ uống rượu mới trong Nước THIÊN CHÚA”.

SUY NIỆM

”Này là Mình Thầy .. Này là Máu Thầy”. Quả thật, bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm Đức Tin. Bánh trở thành Thịt và rượu trở thành Máu. Thịt và Máu trở thành lương thực nuôi dưỡng con người, không phải thể xác mà là đời sống thiêng liêng, đời sống của linh hồn. Linh hồn mới quan trọng, bởi vì, sau khi thể xác chết đi nơi trần gian này, chính linh hồn mới bước vào cuộc sống mai sau. Và cuộc sống đời sau là cuộc sống vĩnh cửu. Thể xác chỉ tạm bợ. Trần gian rồi sẽ qua đi. Nhưng linh hồn mới bất tử, bất diệt và sống mãi mãi đời đời nơi thế giới bên kia. Tín hữu Công Giáo chỉ có thể hiểu và chấp nhận mầu nhiệm Thánh Thể với Đức Tin. Bởi vì, với mắt trần, tín hữu chỉ có thể nhìn thấy Bánh và Rượu. Nhưng Bánh và Rượu – sau khi Linh Mục đọc lời Truyền Phép – trở thành Mình Thánh và Máu Thánh Châu Báu của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ nhân loại.

Bí tích Thánh Thể là kết quả của Tình Yêu. Một Tình Yêu đạt mức tột độ. Bí tích Thánh Thể là kết quả của hy lễ nơi Đồi Can-Vê. Bí Tích Thánh Thể là tuyệt đỉnh của Tình Yêu THIÊN CHÚA. Tình Yêu dâng hiến. Ngôi Hai THIÊN CHÚA nhập thể làm người và trở thành Lương Thực nuôi sống con người.

Tín hữu Công Giáo chỉ có thể hiểu và chấp nhận bí tích Thánh Thể với tình yêu và bằng tình yêu. Nếu không có tình yêu thì con người sẽ không bao giờ hiểu được bí tích Thánh Thể.

Đức Tin và Tình Yêu là hai điều kiện giúp tín hữu tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa với trọn lòng tri ân. Chưa hết. Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể còn ở lại trong Nhà Tạm của mỗi một nhà thờ trên thế giới, để bất cứ lúc nào muốn, tín hữu Công Giáo cũng có thể chạy đến kính viếng, cầu nguyện và thân thưa cùng Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể. Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể khao khát biết bao và chờ đợi chừng nào mối tình tín hữu dâng lên cho Ngài qua bí tích Thánh Thể. Đừng khinh thường một hồng ân trọng đại. Chớ thờ ơ với Tình Yêu bao la hải hà của Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể.

Tình Yêu chỉ có thể đáp lại bằng tình yêu. Bí tích Thánh Thể mời gọi các tín hữu Công Giáo hãy mau mắn tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa. Tham dự Thánh Lễ mỗi ngày khi có thể. Nếu không, ít ra một lần trong tuần vào Chúa Nhật và các Lễ Trọng. Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể chờ đợi con người đến bày tỏ tình yêu với Ngài. Với một tín hữu trang trọng, kính yêu và khao khát bí tích Thánh Thể, hẳn Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể sẽ không từ chối bất cứ ơn nào tín hữu kêu xin cùng Ngài. Bởi vì, Tình Yêu Thánh Thể luôn luôn đáp trả tình yêu của tín hữu và đáp trả cách bội hậu!

Ngoài ra, nếu không được hồng phúc xem lễ và rước lễ hàng ngày, tín hữu Công Giáo vẫn có thể thường xuyên đọc Kinh Rước Lễ Thiêng Liêng:
”Lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa GIÊSU, bởi Chúa hằng muốn kết hiệp cùng con trong phép Thánh Thể, nên lòng con khát khao ưc ao rước Chúa ngự vào lòng con lắm, song bây giờ con chẳng đưc rước thật Mình thánh Máu thánh Chúa, thì ít nữa là xin Chúa hãy ngự vào lòng con cách thiêng liêng. Lạy Chúa xin hãy ngự vào lòng con!”

Sau cùng, lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa là dịp để toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên năm châu biểu lộ Đức Tin và Tình Yêu đối với Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể. Đây đó khắp nơi trên thế giới, các cộng đoàn tín hữu Công Giáo sốt sắng tổ chức các buổi chầu và rước kiệu trọng thể để tôn vinh Thánh Thể. Và từ Chúa Nhật 10-6 đến Chúa Nhật 17-6-2012 diễn ra Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tại Dublin thủ đô nước Ái-nhĩ-lan.

Các biểu dương Đức Tin và Tình Yêu chỉ quy hướng đến chân lý duy nhất: ”Trong bí tích Thánh Thể, Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh hiện diện thật sự!” Chính Tình Yêu vô bờ đã khiến Ngài nghĩ ra phương thế tuyệt hảo để ở lại với con cái loài người trong bí tích Thánh Thể. Thánh Thể là bằng chứng hiển-nhiên tỏ-tường lời Đức Chúa GIÊSU KITÔ phán: ”Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mátthêu 28,20). Ôi ân huệ lớn lao biết là chừng nào! Thánh Thể chính là bí tích liên kết và Hiệp Thông!

Xin kết thúc với 2 câu cuối trong bài Ca Tiếp Liên ”LAUDA, SION”.

Lạy Chúa Giêsu là mục tử tốt lành, là Bánh thực, xin Ngưi thương xót, chăn nuôi và bảo vệ chúng con, xin Người ban cho chúng con nhìn thấy những điều thiện-hảo trong cõi nhân-sinh.
Chúa là Đấng thông biết và có thể làm nên mọi sự, Chúa nuôi dưỡng chúng con trong đời sống tạm gởi này, trên cõi cao xanh, xin cho chúng con được trở nên thực-khách đồng bàn của Chúa, đồng thừa-kế và đồng danh-phận với những công dân thánh của Nước Trời. Amen. Alleluia.

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy

Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy

Năm 1263, một linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ ở nhà thờ kính Thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên, linh mục thấy Mình Thánh không còn là hình bánh, mà đã biến thành Thịt và Máu thực. Những giọt máu loang ra thấm ướt tấm khăn Thánh trên bàn thờ. Linh mục vội gấp khăn lại, nhưng gấp tới đâu, máu thấm ra tới đó, máu thấm qua 25 lần vải. Vị linh mục vừa cảm động vừa sợ hãi đến mức không tiếp tục Thánh Lễ được. Ngài tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và kể lại sự kiện ấy. Đức Giáo Hoàng sai một Giám Mục đến rước Mình Thánh cùng tấm khăn đẫm máu về Tòa Thánh đặt ở nhà thờ chánh tòa cho giáo dân thờ kính. Năm sau, (1264) vào ngày mồng 8 tháng 9, Người ra sắc dụ lập lễ kính Thánh Thể trong toàn Giáo Hội như chúng ta mừng kính hôm nay.

Đã có nhiều phép lạ về Thánh Thể. Chắc Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin của chúng ta vào bí tích này, cho chúng ta hiểu rõ ý định của Người khi lập phép Thánh Thể, đó thực là của nuôi linh hồn chúng ta, cần thiết cho linh hồn cũng như đồ ăn cần cho thân xác. Đó thực là Thịt và Máu của Chúa, dù mắt thường không nhận rõ thực tại này. Trong Thánh Lễ, linh mục làm những cử chỉ Chúa đã làm trong bữa Tiệc ly, cũng đọc những lời Chúa đã đọc: “Các con làm việc này để nhớ đến Thầy”. Làm việc này là việc gì? Là cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng bẻ ra và phân phát cho mọi người.

Bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống Kitô hữu. Trước hết vì ở đây cử hành mầu nhiệm Cứu độ. Chúa Giêsu đã chết để cứu chuộc nhân loại. Người chết vì yêu thương chúng ta. Ngoài việc chết một lần trong lịch sử, Chúa còn dùng Thịt và Máu nuôi dưỡng ta, để biểu lộ Tình yêu của Chúa, để ta thông hiệp với sự sống vô biên của Chúa, của một vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến muôn đời. Những thực tại này được thể hiện trong bí tích Thánh Thể, trong Thánh Lễ. Sống cuộc sống thế trần chúng ta cốt đem sự sống tới cho loài người và bí tích Thánh Thể chính là suối nguồn sự sống. Chúng ta cần năng tiếp xúc với nguồn sống đó, chúng ta mới có sự sống để có thể chuyển thông sự sống ấy cho người khác. Trong Thánh Lễ, chúng ta được đón nhận Lời Chúa và tiếp nhận Mình Chúa vào tâm hồn. Lời Chúa đã thành cụ thể đi vào tâm hồn ta khi ta tiếp nhận Mình Chúa. Chúa đã hiến mạng sống cho mọi người và trao ban chính mình cho chúng ta như là bánh sự sống, vì lẽ đó, tiệc Thánh Thể là nhiệm tích Mình và Máu Đức Kitô, nhiệm tích của sự hiện diện đích thực của Đức Kitô. Chính Thánh Linh đã làm cho Đức Kitô thực sự có mặt và hiến ban trong Bánh và Rượu (Conseil oecuménique năm 1974).

Tiệc Thánh Thể còn là cuộc họp mặt của các tín hữu. Muốn được Ơn Chúa, chúng ta phải hiệp nhất với nhau. Thánh Thể là dấu hiệu hiệp nhất rõ ràng và vững chắc: chỉ có một tấm bánh, một chén rượu chia ra cho mọi người. Trong chúng ta đều lưu hành một của ăn và một thức uống, đều có chung một nguồn sống. Từ Thánh Lễ đi ra, chúng ta ý thức mình là một phần chi thể, là Thịt Máu Đức Kitô, chúng ta mang Đức Kitô trong mình. Trong khi đó, người anh chị em bên cạnh ta cũng là phần chi thể Máu Thịt Đức Kitô như ta. Còn gì gần gũi hơn và thân thiết hơn thế.

Lạy Chúa, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng con được hòa nhập vào sự sống Thánh thiện của Chúa. Nhờ hiến lễ Tạ Ơn, chúng con cũng được tôn vinh Thiên Chúa; nhờ Tiệc Thánh, chúng con được hiệp nhất với nhau trong Ngài. Chúng con xin cảm tạ Ngài.

Noel Quesson

ĐƯỜNG LÊN TRỜI

ĐƯỜNG LÊN TRỜI

CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN NĂM B (20.05.2012)
[Cv 1,1-11; Ep 3,17-23; Mt 16,15-20]

Cây Thánh Giá có hai chiều ngang dọc. Chúa xuống thế theo chiều dọc. Ngài đã đi giữa cuộc đời theo chiều ngang, rồi lại về Trời theo chiều dọc thẳng đứng. Hành trình dương thế của mỗi tín hữu được ghi ấn tín là Thánh Giá Chúa Kitô trên thân mình, trong cuộc đời, hẳn phải bước theo sát dấu chân, theo đúng hành trình Chúa Kitô. Với xác tín ấy, mỗi tín hữu không thể muốn bay lên Trời theo chiều dọc, mà lại không muốn đi ra khỏi lâu đài của mình theo chiều ngang để đến với tha nhân, với cuộc đời.

 (Xem tiếp . . .  ĐƯỜNG LÊN TRỜI)

Huấn dụ của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 dành cho các tu sĩ nam nữ dòng Phanxicô.

Huấn dụ của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 dành cho các tu sĩ nam nữ dòng Phanxicô.

VATICAN. Hôm Chúa nhật, 13-5-2012, ĐTC Biển Đức 16 không gặp được các tu sĩ nam nữ Phanxicô tại La Verna như đã dự định, nhưng ngài để lại huấn dụ đầy ý nghĩa dành cho họ.

 (Xem tiếp . . .  Huấn dụ của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 dành cho các tu sĩ nam nữ dòng Phanxicô)

Đức Thánh Cha tiếp kiến các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo

Đức Thánh Cha tiếp kiến các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các nhà truyền giáo gia tăng lòng tín thác và quan hệ bản thân với Chúa Kitô trong công cuộc truyền giảng Tin Mừng.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-5-2012, dành cho 170 tham dự viên khóa họp thường niên của Hội đồng cấp cao các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, từ 7 đến 12-5, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo. Trong số hàng trăm vị Giám đốc Toàn Quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, cũng có 1 vị người Việt là Cha Ngô Quang Tuyên.

Trong bài huấn dụ, ĐTC khẳng định rằng ”Rong ruổi trên các nẻo đường của thế giới để công bố Tin Mừng cho mọi dân tộc trên trái đất và hướng dẫn họ đến gặp gỡ với Chúa, đòi người loan báo Tin Mừng phải có một quan hệ bản thân và thường nhật với Chúa Kitô, biết Chúa và yêu mến Chúa tận tình”.

ĐTC nói tiếp ”Công cuộc truyền giáo ngày nay đang cần canh tân lòng tín thác nơi hoạt động của Thiên Chúa, cần có một kinh nguyện nồng nhiệt hơn để Nước Chúa được hiện trị, để thánh ý Chúa được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Cần kêu cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Linh, và quyết liệt dấn thân quảng đại để mở ra một thời kỳ mới trong việc loan báo Tin Mừng.. Vì sau 2 ngàn năm, phần lớn gia đình nhân loại vẫn chưa biết Chúa Kitô, và vì tình trạng của Giáo hội và thế giới đang gặp những thách đố đặc biệt về niềm tin” (GP II, Giáo hội tại Á châu, 29).

ĐTC cám ơn Bộ truyền giáo và các Hội Giáo Hoàng truyềngiáo hỗ trợ Năm Đức Tin, với chiến dịch trên toàn thể giới, tháp tùng công cuộc truyền giáo và tái truyền giảng, đào sâu đức tin, bằng những chiến dịch Kinh Mân Côi. Ngài cũng kêu gọi những người rao giảng Tin Mừng đừng nản chí trước bao vấn đề, và cả những bách hại. Sau cùng ngài khuyến khích các Hội Giáo Hoàng truyền giáo tiếp tục linh hoạt và hỗ trợ công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.

Trong lời chào thăm mở đầu bài huấn dụ, ĐTC đặc biệt nhắc nhớ Cha Massimo Cenci, 68 tuổi, thuộc hội thừa sai Pime, Phó Tổng thư ký Bộ truyền giáo, qua đời đột ngột trong đêm 10 rạng ngày 11-5-2012 trong căn hộ của ngài ở trụ sở Bộ truyền giáo.

Cha Cenci từng làm thừa sai nhiều năm ở Mỹ châu la tinh trước khi trở về Vatican, cộng tác với ĐHY Tổng trưởng Crescenzio Sepe từ năm 2001 trong nhiệm vụ Phó Tổng thư ký của Bộ. (SD 11-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên giới trẻ đọc Kinh Mân Côi

Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên giới trẻ đọc Kinh Mân Côi

Kinh nguyện "giản dị" nhưng "hữu hiệu"

ROME, Wednesday, May 9  2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên giới trẻ đọc Kinh Mân Côi, một kinh nguyện "giản dị" nhưng "hữu hiệu

(Xem tiếp . . .  Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên giới trẻ đọc Kinh Mân Côi)

Pakistan: ‘Mẹ Têrêsa của Pakistan’ qua đời

Pakistan: 'Mẹ Têrêsa của Pakistan' qua đời

Faisalabad – Cộng đồng Công Giáo đang khóc thương cái chết của Nữ tu Alessia (ảnh). Được biết đến như là 'Mẹ Têrêsa của Pakistan’, nữ tu chào đời tại một làng nhỏ ở vùng Veneto của Ý, và đã dành 61 năm đời mình làm việc tại đất nước nghèo này của châu Á,

(Xem tiếp . . .  Pakistan 'Mẹ Têrêsa của Pakistan' qua đời)

Ở LẠI TRONG CHÚA

Ở LẠI TRONG CHÚA

Tin Mừng Chúa Nhật thứ năm mùa Phục sinh mở ra cho chúng ta hình ảnh vườn nho. "Chúa Giê-su nói với các môn đệ:'Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho'" (Ga 15,1). Trong Kinh Thánh, rất nhiều lần dân It-ra-en được so sánh với vườn nho sai trái khi trung tín với Thiên Chúa; nhưng một khi họ xa Chúa, sẽ trở thành khô héo, không còn khả năng làm ra "loại rượu làm phấn khởi lòng người", như chúng ta đọc thấy trong Thánh Vịnh 105, câu 15.

  (Xem tiếp . . . Ở lại trong Chúa)