ĐTC tiếp Đại Hội Đồng Hội Hiệp Sĩ Thánh Mộ Jerusalem

ĐTC tiếp Đại Hội Đồng Hội Hiệp Sĩ Thánh Mộ Jerusalem

Trong buổi tiếp kiến sáng 16-11-2018, dành cho Đại Hội đồng Hội hiệp sĩ Thánh Mộ, ĐTC nhiệt liệt cám ơn và khích lệ Hội tiếp tục dấn thân trợ giúp Giáo Hội tại Thánh Địa, cũng như săn sóc giúp đỡ người nghèo.

Đại hội đồng nhóm 5 năm một lần và hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY thủ lãnh Keith Michael O'Brien, Đức TGM Pizzaballa, Giám quản tông tòa Tòa Thượng Phụ Công giáo la tinh ở Jerusalem và khoảng 130 thành viên của Hội, trong đó có hơn 30 thủ lãnh của các chi hội tại hơn 30 nước trên thế giới.

 Cám ơn các hoạt động của hội Hiệp Sĩ

 Lên tiếng trong dịp này ĐTC chúc mừng sự gia tăng các Hiệp sĩ Thánh mộ tại hơn 30 quốc gia và cám ơn Hội tiếp tục hỗ trợ các công tác mục vụ và văn hóa tại Thánh Địa, cũng như quan tâm trợ giúp những ngừơi tị nạn tại miền này. Ngoài ra Hội cũng giúp huấn luyện y tế cho tất cả những nhân viên từ thiện không phân biệt tôn giáo, qua đó Hội dọn đường cho sự nhìn nhận các giá trị Kitô, thăng tiến đối thoại liên tôn và sự tôn trọng cảm thông đối với nhau.

 Quan tậm huấn luyện cho các hội viên

 Ngoài ra, ĐTC nhắc nhở các vị hữu trách của Hội hiệp sĩ quan tâm tăng cường việc huấn luyện về tôn giáo cho các thành viên, để có có quan hệ vững chắc với Chúa Giêsu, nhất là trong kinh nguyện, suy niệm Kinh Thánh và đào sâu đạo lý của Giáo Hội. Ngài nói: ”Điều quan trọng là không nên quên rằng mục tiêu chính của Hội hiệp sĩ Thánh Mộ hệ tại sự tăng trưởng tinh thần của các thành viên. Vì thế, bất cứ sự thành công nào trong các sáng kiến của anh chị em không thể tách rời khỏi các chương trình huấn luyện thích hợp về tôn giáo cho mỗi hiệp sĩ nam nữ”.

 Bênh vực các tín hữu Kitô bị bách hại

 ĐTC không quên nhắc đến tình trạng thê thảm của các tín hữu Kitô bị bách hại và bị giết, con số ngày càng gia tăng. Ngài nói: ”Ngoài cuộc tử đạo của họ bằng máu, cũng có cuộc tử đạo ”trắng” như xảy ra tại các nước dân chủ, khi tự do tôn giáo bị giới hạn. Tôi khuyên nhủ anh chị em, cùng với sự cứu giúp vật chất cho dân chúng bị thử thách cam go, hãy thêm lời cầu nguyện, liên tục cầu xin Đức Mẹ mà anh chị em tôn kính dưới tước hiệu Đức Mẹ Palestine. Người là Mẹ ân cần và là ơn phù trợ các tín hữu Kitô, Mẹ xin được sức mạnh và an ủi trong đau khổ cho các tín hữu ấy” (Rei 16-11-2018)

 ĐTC tiếp kiến Tổng Thống Israel

VATICAN. Tòa Thánh cầu mong chính quyền Israel và các cộng đồng Công Giáo tại nước này đạt được những thỏa thuận thích đáng, đồng thời kêu gọi Israel và Palestine mở lại các cuộc thương thuyết với nhau.

Tòa Thánh bày tỏ lập trường trên đây nhân dịp lần thứ 2 ĐTC tiếp kiến tổng thống Israel, Ông Reuven Rivlin, sáng ngày 15-11 vừa qua tại Vatican.

Thông cáo của Tòa Thánh cho biết sau khi gặp ĐTC, tổng thống đã gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cùng với Đức TGM ngoại trưởng Paul Gallagher.

Quan hệ ngoại giao tích cực Israel và Tòa Thánh

Trong các cuộc hội kiến thân mật, diễn ra nhân dịp sắp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Israel, hai bên nhắc đến quan hệ tích cực giữa Tòa Thánh và Israel, và về chính quyền Israel với cộng đồng Công Giáo địa phương, Tòa Thánh cầu mong hai bên đạt tới những thỏa thuận thích hợp về các vấn đề liên hệ với nhau.

Kêu gọi kiến tạo sự tín nhiệm nhau

Ngoài ra, Tòa Thánh cũng nhắc đến tầm quan trọng của việc kiến tạo sự tín nhiệm nhau hơn để mở lại các cuộc thương thuyết giữa Israel và Palestine hầu đạt tới một hiệp định tôn trọng các khát vọng hợp pháp của hai dân tộc. Tiếp đến, hai bên cũng nói về vấn đề thành Jerusalem trong chiều kích tôn giáo và nhân bản đối với người Do thái, Kitô và Hồi giáo, cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn căn tính và ơn gọi của Thành Hòa bình này.

Kêu gọi đối thoại giữa các tôn giáo

Sau cùng, Tòa Thánh nói về tình trạng chính trị và xã hội trong vùng, vốn chịu nhiều cuộc xung đột và hậu quả là những cuộc khủng hoảng nhân đạo. Trong bối cảnh đó, Tòa Thánh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại giữa các cộng đồng tôn giáo để bảo đảm sự sống chung hòa bình và ổn định. (Rei 15-11-2018)

Tổng thống Israel cám ơn ĐTC

Báo chí Israel cho biết trong cuộc hội kiến, Tổng thống Reuven Rivlin cám ơn ĐTC và Tòa Thánh vì sự hỗ trợ chống lại nạn bài Do thái.

Tổng thống nói với ĐTC: ”Sự quyết liệt lên án của ngài chống những hành vi bài Do thái và việc ngài gọi những hành động đó là phản Kitô chính là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến bài trừ trào lưu ấy”.

Tranh chấp về thuế khóa giữa Giáo Hội và nhà nước địa phương

Tổng thống Israel cũng đề cập đến sự tranh chấp giữa chính quyền thành phố Jerusalem và Giáo Hội về vấn đề thuế địa phương. Ông nói: ”Nhà nước Israel hoàn toàn tôn trọng tự do phụng tự của mọi tôn giáo tại các nơi thánh”.

Hồi tháng 2 năm nay, bất chấp qui luật Status Quo từ trước đến nay, chính quyền thành Jerusalem loan báo ý định đánh thuế các tài sản của các Giáo Hội Kitô không phải là nơi thờ phượng. Cụ thể là chính quyền sẽ bắt đầu thu 650 triệu đồng Shekel tiền thuế đánh trên 887 tài sản của các Giáo Hội. Chính quyền thành Jerusalem đã hoãn lại việc thu thuế này cho đến tháng 2 vì chính quyền quốc gia không cho phép.

Biện pháp trên đây đã bị các Giáo Hội Kitô phản đối và đã quyết định đóng cửa Đền Thờ Mộ Thánh (Jerusalem Post 15-11-2018)

G. Trần Đức Anh OP

Tổng thống Israel sẽ gặp ĐGH lần thứ 2 tại Vatican

Tổng thống Israel sẽ gặp ĐGH lần thứ 2 tại Vatican

Trào lưu bài Do thái đang bành trướng

 Tờ ”Jerusalem Điện Báo” (Jerusalem Post) ra ngày 29-10-2018 đưa tin trên đây, và cho biết trong số những đề tài của các cuộc hội kiến giữa Tổng thống Israel và Tòa Thánh có thể có vấn đề trào lưu bài Do thái đang gia tăng tại Âu Mỹ, Australia và Nam Mỹ. Trong chuyến đi Vatican, Tổng thống Rivlin cũng sẽ gặp Tổng thống Sergio Mattarella của Italia và thủ tướng nước này là Ông Giuseppe Conte.

 Cuộc gặp gỡ hồi năm 2015

 Trong cuộc hội kiến đầu tiên hồi tháng 9 năm 2015 giữa Tổng thống Israel và ĐTC Phanxicô, có bàn đến tình hình chính trị và xã hội tại những vùng sôi bỏng ở Trung Đông cũng như tình trạng các tín hữu Kitô. Cả hai bên đều nhấn mạnh đến sự cấp thiệt cần kiến tạo bầu không khí tín nhiệm nhau giữa người Israel và Palestine và mở lại các cuộc thương thuyết trực tiếp”.

 Quan hệ giữa Tòa Thánh và Israel

 Israel và Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1994. Hiệp định cơ bản đầu tiên giữa hai bên được ký kết hồi tháng 12 năm 1993. 4 năm sau đó có một hiệp định pháp lý được ký kết, nhưng cho đến nay, sau 24 năm, các cuộc thương thảo giữa hai bên về các vấn đề kinh tế và thuế khóa vẫn chưa kết thúc, trong đó có vấn đề miễn thuế địa phương cho các trường, nhà thương và các cơ sở dùng cho công ích, cũng như vấn đề qui chế của các nơi thánh ở 29-10-2018) Israel. (KNA)_

Giuse Trần Đức Anh, OP

Đức Thánh Cha lo âu vì Mỹ công nhận Jerusalem thủ đô Israel

Đức Thánh Cha lo âu vì Mỹ công nhận Jerusalem thủ đô Israel

VATICAN. ĐTC bày tỏ lo âu về việc tổng thống Mỹ Donald Trump dự định di chuyển đại sứ quán về thành Jerusalem, công nhận thành này là thủ đô của Israel, bất chấp công pháp quốc tế và sự phản đối của nhiều nước.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung sáng 6-12-2017, ĐTC nói:

”Giờ đây tôi nghĩ tới Jerusalem. Về vấn đề này, tôi không thể không nói lên sự lo âu sâu xa của tôi về tình trạng diễn ra trong những ngày này, và đồng thời tôi tha thiết kêu gọi dấn thân tôn trọng qui chế hiện tại của thành Jerusalem, phù hợp với các nghị quyết liên hệ của LHQ.

”Jerusalem là thành độc nhất, thánh thiêng đối với người Do thái, Kitô và Hồi giáo, tại đó họ tôn kính các nơi thánh của các tôn giáo liên hệ và có một ơn gọi đặc biệt về hòa bình.

”Tôi cầu xin Chúa để cho căn tính ấy của Jerusalem được bảo tồn và củng cố để mưu ích cho Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới, cầu cho sự khôn ngoan và thận trọng được trổi vượt, để tránh tăng thêm những yếu tố căng thẳng mới trong bối cảnh hoàn cầu đã bị co quắp và ghi đậm bao nhiêu cuộc xung đột tàn ác”.

Nhiều lãnh tụ các nước Hồi giáo và các đồng minh Âu Châu của Mỹ đã kêu gọi Tổng Thống Trump đừng di chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem thay vì để nguyên tại Tel Aviv như hiện nay. Cả Palestine cũng tuyên bố Jerusalem là thủ đô của mình. Tòa Thánh kêu gọi giải quyết vấn đề này bằng đường lối thương thuyết, và đề nghị để Jerusalem là một thành phố chung (Rei 6-12-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Đức TGM Leopoldo Girelli, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel

Đức TGM Leopoldo Girelli, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel

VATICAN. Hôm 13-9-2017, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú tại Việt Nam, làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Palestine.

Cho đến nay, Đức TGM Girelli cũng là Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, và tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Đức TGM Girelli năm nay 64 tuổi, sinh ngày 13-3-1953 tại Bergamo, bắc Italia. Sau thời gian thụ huấn tại Trường Ngoại giao Tòa Thánh, ngài 13-7-1987, Cha Girelli bắt đầu được gửi đi phục vụ tại Tòa Sứ Thần ở Camerun, rồi New Zealand, Bộ ngoại giao Tòa Thánh, sau cùng ngài được gửi đi làm Tham Tán tại tòa Sứ Thần ở Washington, Hoa Kỳ.

Ngày 13-4-2006 ngài được thăng TGM và làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Indonesia, trong thời gian sau đó, ngài kiêm nhiệm thêm các chức vụ Sứ Thần Tòa Thánh tại Đông Timor. Gần 5 năm sau, ngày 13-1-2011, ngài được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, Khâm sứ tại Malaysia, Brunei, và Đại diện không thường trú tại Việt Nam.

Sau khi Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, Đức TGM Girelli, ngưng làm Sứ Thần tại đây và tại Đông Timor, và ngưng làm Khâm Sứ tại Brunei từ ngày 16-1-2013.

Trong nhiệm vụ này, Đức TGM Girelli đã ra vào Việt Nam hơn 70 lần.

Trong bài giảng tại thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc tại La Vang ngày 13-8-2017, Đức TGM Girelli nói rằng: ”Tự do tôn giáo không phải là một cái gì tùy tiện trong tay các nhà chức trách, nhưng tự do tôn giáo là một quyền trong tay của người dân. Nhiều người trên thế giới ước mong rằng quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam phải được tôn trọng hơn, phải được thực thi đầy đủ hơn, và Hội Thánh Công Giáo phải được nhìn nhận như một nguồn thiện tích hơn là một vấn nạn cho đất nước”.

G. Trần Đức Anh OP 

 

Ủy ban Tòa Thánh và Israel tái đối thoại

Ủy ban Tòa Thánh và Israel tái đối thoại

JERUSALEM. Sau nhiều tháng tạm ngưng hoạt động, Ủy ban làm việc song phương thường trực giữa Tòa Thánh và Israel đã nhóm khóa họp toàn thể hôm 18-1-2017 tại Jerusalem.

Thông cáo chung công bố cùng ngày 18-1 cho biết mục đích khóa họp là để tiếp tục thương thuyết dựa trên điều 10 triệt 2 trong hiệp định cơ bản ký kết cách đây 24 năm (1993) giữa Tòa Thánh và Israel.

Hai vị đồng chủ tịch khóa họp là Ông Tzachi Hanegbi, Bộ trưởng cộng tác miền của Israel và Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh. Phái đoàn Tòa Thánh có 11 người, trong đó có 3 GM, phái đoàn Israel có 12 người.

Ủy ban đón nhận những tiến bộ đã đạt được cho đến nay và hài lòng vì những cuộc thương thuyết diễn ra trong bầu không khí suy tư và xây dựng. Ngoài ra, Ủy ban cũng nhìn nhận công việc của Bộ tư pháp Israel liên quan đến việc áp dụng hiệp định song phương năm 1997 về tư cách pháp nhân. Hai bên đã thỏa thuận với nhau về những bước tương lai, để chuẩn bị cho khóa họp toàn thể của Ủy ban, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3 tới đây tại Vatican.

Sau cuộc họp của Ủy ban song phương, Tòa Thánh và Israel đã có một cuộc họp tham khảo ý kiến hai bên tại Bộ ngoại giao Israel, và đã thảo luận về những vấn đề chung và tìm hiểu về những cơ hội cộng tác với nhau (SD 18-1-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa

Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa

ĐTC trong buổi lễ đọc kinh truyền tin

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin cuối thánh lễ phong thánh trưa chúa nhật 18-10-2015, ĐTC bày tỏ lo âu và tái lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Thánh Địa.

Ngài nói: ”Tôi rất lo âu theo dõi tình hình căng thẳng cao độ và bạo lực đang xảy ra tại Thánh Địa. Trong lúc này đây, cần có rất nhiều can đảm và nhiều sức mạnh tâm hồn để từ chối oán thù và thực thi những cử chỉ hòa bình. Vì thế chúng ta hãy cầu xin Chúa củng cố nơi mọi người, chính quyền và công dân, lòng can đảm chống lại bạo lực và thực hiện những bước cụ thể để tạo sự lắng dịu. Trong bối cảnh hiện nay ở Trung Đông, hơn bao giờ hết cần thực hiện hòa bình tại Thánh Địa. Đó là điều chúng ta cầu xin Thiên Chúa và cầu xin thiện ích cho nhân loại”.

Hôm 18-10-2015, 1 binh sĩ Israel và 11 người khác bị thương trong cuộc khủng bố do 1 người Palestine tên là Asam al-Araj gây ra. Người này đã xả súng bắn vào một nhóm người và sau đó đã bị cảnh sát Israel bắn hạ. Cho đến nay, trong cuộc nổi dậy gọi là Intifada bằng dao của người Palestine, từ đầu tháng 10 đến nay, đã có 42 người Palestine và 8 người Israel bị thiệt mạng.

Cùng ngày 18-10, Nhà cầm quyền Israel đã thiết lập một bức tường mới bằng ximăng ngăn cách giữa khu Jabal Mukaber của người Palestine và khu Armon HaNatziv gần đó của người Israel. (Sedoc, AGI 18-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

NIỀM VUI CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA

NIỀM VUI CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA

ĐTC tại nhà nguyện Martha

 “Niềm vui của Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta, nơi Ngài chúng ta tìm thấy được căn tính của mình.” Đây là điểm quan trọng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đến trong bài giảng lễ thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu vào sáng thứ năm ngày 01-10-2015, tại nhà Nguyện Thánh Martha. Là một Kitô hữu, chúng ta không bao giờ được để ngọn lửa khao khát Thiên Chúa lịm tắt. Nếu không, tâm hồn chúng ta chẳng thể vui mừng nhảy múa như trong ngày lễ hội.

 

Khởi đi từ Bài Đọc Một trích sách Nơ-khe-mi-a, Đức Thánh Cha suy từ về dân tộc Israel, một dân tộc sau những năm tháng dài bị lưu đày, cuối cùng đã được quay trở về Giê-ru-sa-lem. Những năm tháng còn ở Babylon, dân tộc Ít-ra-en vẫn nhớ về quê cha đất tổ. Sau rất nhiều năm trời, cuối cùng cũng đến ngày trở về để xây dựng lại Giê-ru-sa-lem. Trong bối cảnh đó, Nơ-khe-mi-a đã xin kinh sư Ét-ra đọc Sách Luật cho toàn dân nghe và họ đã vô cùng hạnh phúc. Họ đã khóc trong vui sướng và cảm nghiệm được Lời của Thiên Chúa.

 

Niềm vui của Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta

 

Chúng ta có thể hiểu điều này như thế nào? Đức Thánh Cha giải thích: Dân tộc Israel vẫn chưa nhìn thấy được thành trì quê hương của họ, nơi mà họ được sinh ra và cũng là thành đô của Đức Chúa. Nhưng khi lắng nghe Sách Luật, họ đã nhận ra căn tính của mình. Vì thế, họ vui mừng và khóc.

 

Họ đã khóc vì vui mừng, vì đã gặp được căn tính đích thực của mình. Trong những năm tháng bị lưu đày, cách này cách khác, căn tính ấy đã phai mờ đi. Nơ-khe-mi-a nói: “Anh em đừng sầu thương khóc lóc vì niềm vui của Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em.” Đây chính là sức mạnh Thiên Chúa ban tặng khi chúng ta khám phá ra mình thực sự là ai, căn tính của mình là gì. Chúng ta đã đánh mất căn tính trong cuộc hành trình dài hoặc khi bị lưu đầy như dân tộc Israel. Chúng ta cũng đánh mất căn tính của mình khi tự lưu đày bản thân bằng cách xây cho mình những “cái tổ” ở chỗ này chỗ kia chứ không chịu cư ngụ trong nhà của Đức Chúa, nơi chúng ta có thể tìm thấy căn tính đích thực của mình.

 

Chỉ trong Thiên Chúa, ta mới biết mình thật sự là ai

 

Nhưng làm sao chúng ta có thể tìm thấy căn tính đích thực của mình? Đức Thánh Cha nói, khi bạn đánh mất cái đã thuộc về bạn, chẳng hạn như một mái ấm gia đình; bạn sẽ có một khao khát cháy bỏng muốn quay trở về nơi đó. Nói khác đi, chính lòng khao khát sẽ đưa bạn về nhà. Dân tộc Israel, với một niềm khao khát cháy bỏng, đã nhận thấy rằng họ từng rất hạnh phúc, và họ khóc cho hạnh phúc này. Họ khao khát muốn quay về nhà. Cuối cùng, khao khát ấy đã giúp họ tìm thấy nhà của họ. Đó thực sự là một hồng ân của Thiên Chúa.

 

Nếu đã được no đầy của ăn, chúng ta sẽ không cảm thấy đói. Nếu đang sống êm ấm, tiện nghi; chúng ta không cảm thấy cần phải đi đâu nữa. Bởi thế, thật hữu ích nếu ngày hôm nay, mỗi người chúng ta cũng hỏi chính mình, một cách thiêng liêng, rằng: Phải chăng tôi cũng đang yên ổn, hạnh phúc và không cần thêm bất cứ một điều gì nữa nơi tâm hồn của tôi? Phải chăng lòng khao khát của tôi đã tắt rồi? Chúng ta hãy nhìn xem dân tộc Israel hạnh phúc như thế nào. Họ là những người đã khóc lóc và vui mừng. Từ đó, ta nhận thấy rằng một trái tim không còn khao khát sẽ không biết đến niềm vui. Niềm vui thực sự là sức mạnh của chúng ta: niềm vui của Thiên Chúa. Một trái tim không biết khao khát là gì sẽ chẳng bao giờ biết hoan hỷ vui mừng.

 

Đừng để lòng khát khao Thiên Chúa tắt lịm nơi con tim của chúng ta

 

Dân tộc Israel hoan hỷ vì họ đã hiểu những lời được công bố cho họ. Họ nhận thấy rằng lòng khao khát nơi trái tim của họ thúc đẩy họ tiến về phía trước. Chúng ta cũng hãy dừng lại trong thinh lặng để hỏi mình rằng: Chúng ta có thật sự hài lòng, có thật sự hạnh phúc như chúng ta muốn không? Hằng ngày, chúng có luôn khao khát để tiến về phía trước không? Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân huệ này: đó là đừng bao giờ để lòng khao khát Thiên Chúa nơi con tim của chúng ta lịm tắt. (SD 1-10-2015)

 

 Anh Phương

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống Do Thái

Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống Do Thái

ĐTC tiếp kiến Tổng Thống Do Thái

VATICAN. Sáng ngày 3-9-2015, ĐTC đã tiếp kiến tổng thống Israel, Ông Reuven Rivlin, lần đầu tiên kể từ khi ông được bầu làm tổng thống hồi tháng 7 năm ngoái (2014).

Sau khi hội kiến riêng với Tổng Thống, ĐTC đã chào thăm phu nhân của ông và 13 người thuộc đoàn tùy tùng, trước khi Tổng thống đến gặp ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: ”trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã đề cập đến tình hình chính trị và xã hội ở Trung Đông, đang phải chịu nhiều xung đột, và đặc biệt để ý đến tình trạng các tín hữu Kitô và các nhóm thiểu số khác. Về vấn đề này, việc đối thoại liên tôn được đặc biệt đề cao, cùng với trách nhiệm của các vị lãnh đạo tôn giáo trong việc thăng tiến hòa giải và hòa bình.

”Tòa Thánh nhấn mạnh sự cấp thiết phải thăng tiến bầu không khí tín nhiệm giữa người Israel và Palestine, và mở lại các cuộc thương thuyết để đạt tới một hiệp định tôn trọng các khát vọng hợp pháp của hai dân tộc, như một đóng góp cơ bản cho hòa bình và sự ổn định trong vùng.

”Ngoài ra, trong cuộc hội kiến, các vị cũng đề cập đến một số vấn đề tương quan giữa Israel và Tòa Thánh, giữa chính quyền quốc gia và các cộng đồng Công Giáo địa phương. Tòa Thánh mong ước sớm ký kết hiệp định song phương đang được soạn thảo và một giải pháp thích hợp cho một số vấn đề chung của hai bên, trong đó có tình trạng các trường Kitô tại Israel”.

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Israel tại Vatican được dư luận chú ý nhiều trong bối cảnh tình trạng các tín hữu Kitô tại Thánh Địa và các vấn đề họ gặp phải, như sự gia tăng các cuộc tấn công của các nhóm Do thái cực đoan chống các cơ sở Công Giáo, như vụ đốt phá đan viện ở Tabgha hồi tháng 6 năm nay, vụ quân đội Israel xây tường ngăn cách tại thung lũng Cremisan chiếm đất của 58 gia đình Công Giáo Palestine, các trường Kitô giáo bị đe dọa đóng cửa vì chính phủ Israel cắt giảm tài trợ, v.v.

Việc thương thảo giữa Israel và Tòa Thánh kéo dài quá lâu, từ sau khi hai bên ký hiệp định cơ bản hồi cuối năm 1993. Sự đình trệ từ phía Israel, nhất là mỗi khi thay đổi chính phủ. (SD 3-9-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Tổng thống Israel gặp Đức Thượng Phụ Fouad Twal

Tổng thống Israel gặp Đức Thượng Phụ Fouad Twal

TABGHA. Hôm 28-8-2015, Tổng thống Israel, Ông Reuven Rivlin, đã gặp Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Công Giáo la tinh tại Đan viện Tabgha nơi đã bị nhóm Do thái cực đoan đốt phá hồi tháng 6 năm nay.

Trang tin trên mạng của Tòa Thượng Phụ Công Giáo Latinh Jerusalem gọi cuộc viếng thăm của tổng thống Rivlin là một dấu hiệu mạnh nói lên tình liên đới với cộng đoàn Kitô tại Tabgha, là nơi ghi nhớ phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều.

Tổng thống Israel đã mạnh mẽ lên án vụ tấn công chống lại nơi thánh của Kitô giáo, lần thứ 2 trong vòng 2 năm. Ông nhấn mạnh rằng cử chỉ tấn công ấy không hề phản ánh tâm tình của người Do thái đối với các tín hữu Kitô.

Hiện nay cảnh sát Israel đã bắt giữ 3 người bị tình nghi thuộc nói Do thái quá khích, nhóm này đã gây ra nhiều vụ tấn công chống Kitô giáo và các thường dân Palestine trong những năm gần đây.

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thượng Phụ Twal đã bày tỏ với Tổng thống Rivlin sự lo lắng của các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa đứng trước làn sóng tôn giáo cực đoan và sự gia tăng những hành vi phá hoại chống Kitô và khẳng định rằng nhiệm vụ của chính quyền Israel là bảo đảm an ninh cho các thánh đường và các nơi thánh.

Tổng thống Rivlin khẳng định rằng Israel là một nước dân chủ, bảo đảm tự do phụng tự cho tất cả mọi người, kể cả các cộng đồng Kitô. Ông cho biết đã nói với ĐGH Phanxicô về vấn đề này trong cuộc viếng thăm của ông tại Vatican hồi tháng 9 năm ngoái.

Đức Thượng Phụ Twal không quên nêu vấn đề thung lũng Cremisan bị Israel chiếm đất, với phép của tối cao pháp viện Israel, để xây tường an ninh, gây hại cho tu viện Don Bosco và 58 gia đình Công Giáo Palestine ở đây. Sau cùng, Đức Thượng Phụ hy vọng tổng thống có thể gặp các GM Chủ tịch HĐGM Âu Châu nhân dịp các vị nhóm đại hội tại Thánh Địa trong tháng 9 tới đây.

Ngày 3-9-2015, Tổng thống Israel sẽ được ĐTC Phanxicô tiếp kiến tại Vatican. Giới báo chí cho rằng vấn đề thung lũng Cremisan có thể sẽ được đề cập đến trong cuộc hội kiến giữa hai vị. (RG 28-8-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Ký kết Hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine

Ký kết Hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine

Buổi ký hiệp định giữa Tòa Thánh và Palestine

VATICAN. Hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Quốc gia Palestine đã được ký kết hôm 26-6 vừa qua tại Vatican.

Hai vị ngoại trưởng, Đức TGM Paul Richard Gallagher của Tòa Thánh và Ông Riad Al-Malki của Palestine, đã ký kết Hiệp định gồm 1 lời tựa, và 32 điều khoản chia làm 8 chương, liên quan đến những khía cạnh thiết yếu trong đời sống và hoạt động của Giáo Hội tại Quốc gia Palestine, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ một giải pháp thương thuyết và ôn hòa cho tình trạng trong vùng.

Hiệp định sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi hai bên thông báo cho nhau trên giấy tờ sự phê chuẩn văn kiện này, đáp ứng những đòi hỏi hiến định hoặc nội bộ của mỗi bên.

Hiệp định Tổng quát này là kết quả các cuộc thương thuyết từ nhiều năm nay qua trung gian Ủy ban song phương, tiếp theo Hiệp định cơ bản được kết giữa Tòa Thánh và tổ chức giải phóng Palestine OLP ngày 15-2 năm 2000.

Trong lời chào mừng tại buổi ký hiệp định, Đức TGM ngoại trưởng Paul Gallagher nhắc đến hành trình mà chính quyền Palestine đã trải qua, với cao điểm là Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ ngày 29-11 năm 2012 nhìn nhận Palestine là một Quốc gia Quan sát viên không phải là thành viên của LHQ.

Đức TGM cầu mong rằng Hiệp định này có thể là một khích lệ để chấm dứt chung kết cuộc xung đột cam go giữa Israel và Palestine, đang tiếp tục gây ra đau thương cho cả hai bên. Ngài cầu mong giải pháp 2 quốc gia sớm trở thành sự thực.

Như người ta có thể dự đoán, việc ký kết hiệp định giữa Tòa Thánh và Palestine không làm cho Israel hài lòng vì qua hiệp định này Tòa Thánh chính thức nhìn nhận chính quyền Israel như một ”Quốc gia”. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Israel nói rằng ”sự nhìn nhận vội vã này gây hại cho viễn tượng đẩy mạnh một hiệp định hòa bình và làm thương tổn nỗ lực của quốc tế thuyết phục chính quyền Palestine trở lại các cuộc thương thuyết trực tiếp với Israel”.

Tòa Thánh và Israel đã ký hiệp định cơ bản với nhau hồi năm 1993 và sau đó thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng cho đến nay 22 năm đã trôi qua, với bao nhiêu đợt thương thuyết, nhưng Israel vẫn chưa chấp nhận ký hiệp định với Tòa Thánh về qui chế pháp lý của Giáo Hội Công Giáo tại Israel, chủ quyền trên các nơi thánh, vấn đề thuế khóa, tài chánh, v.v. (SD 26-6-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Israel buồn, Palestine vui vì Hiệp Định Tòa Thánh – Palestine

Israel buồn, Palestine vui vì Hiệp Định Tòa Thánh – Palestine

JERUSALEM. Một số quan chức Bộ ngoại giao Israel bày tỏ đau buồn trong khi Palestine vui mừng vì hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine sắp được ký kết.

Thông cáo chung công bố hôm 13-5-2015 của Ủy ban song phương giữa Tòa Thánh và Israel cho biết đã hoàn tất Văn bản hiệp định toàn bộ và đệ trình cấp trên để cứu xét và chuẩn bị ký kết. Thông cáo có nói đến giải pháp hai quốc gia cho cuộc xung đột từ lâu giữa Israel và Palestine.

Tuy không có thông cáo chính thức của Bộ ngoại giao Israel, nhưng báo chí Israel ra ngày 14-5-2015 đưa tin một số quan chức của Bộ này tỏ ra bất mãn về việc Tòa Thánh chính thức dùng từ ”Quốc gia Palestine” và cho rằng việc làm của Tòa Thánh không đẩy mạnh tiến trình hòa bình tại Thánh Địa. Tuy nhiên cũng có một quan chức cấp cao khác của Bộ ngoại giao Israel nói rằng người ta không thấy trong văn kiện và thông cáo có đoạn nào nói Tòa Thánh nhìn nhận quốc gia Palestine, và chính phủ Israel chờ đợi Tòa Thánh làm sáng tỏ vấn đề này.

Thực ra, từ cuối năm 2013, Tòa Thánh vẫn nói về ”Quốc gia Palestine”. Tòa Thánh và tổ chức Giải Phóng Palestine, OLP, đã ký hiệp định cơ bản với nhau hồi năm 2000. Năm 2004 một Ủy ban song phương được thành lập để cụ thể hóa hiệp định chi tiết giữa hai bên.

Rabbi David Rosen, Giám đốc Quốc tế của Ủy ban Do thái Hoa Kỳ, nói với tờ New York Thời Báo rằng: Quan hệ giữa Israel và Tòa Thánh rất vững chắc, nên không bị thương tổn vì một từ ngữ hay một cách gọi. ”ĐGH Phanxicô rất quan tâm đến các dân tộc tại Israel và ngài rất muón thấy có một sự hòa giải an bình, nhưng tôi không thấy có thay đổi nào trong chính sách của Tòa Thánh”.

Phản ứng từ Palestine

Cùng ngày 14-5-2015, một lãnh tụ Palestine là Bà Hanan Ashrawi, thuộc Ban chấp hành của tổ chức OLP, chào mừng Hiệp định đã đạt được với Tòa Thánh trong đó có nói đến việc Tòa Thánh chính thức nhìn nhận người Palestine có quyền được một quốc gia. Bà Asharawi bày tỏ ”lòng biết ơn và quí chuộng cao độ đối với ĐGH Phanxicô”.

Trong thông báo, bà viết: ”Nhờ tất cả những người đã làm việc để đạt tới kết quả lịch sử này, việc nhìn nhận Palestine và dân tộc Palestine là một sự đầu tư quan trọng cho hòa bình, an ninh và ổn định trong vùng.. Chúng tôi vui mừng vì sự nhìn nhận này và coi đó là một tiến triển tích cực, không những về phương diện chính trị, nhưng cả về mặt nhân bản và pháp lý. Hiệp định mở đường cho một kỷ nguyên mới trong đó thế giới sẽ coi Palestine là một quốc gia độc lập, một kỷ nguyên trong đó dân tộc Palestine sẽ được quyền tự vệ và ở lại quê hương của mình, phù hợp với công pháp quốc tế”.

Sau cùng bà Asharawi nhắc lại rằng hiệp định ấy đến cùng với một biến cố lớn khác của quốc gia, đó là sự phong thánh cho hai nữ tu người Palestine: Maria Alfonsina Ghattas và Mariam Baouardy vào chúa nhật 17-5-2015. Đây là một biến cố lịch sử quan trọng, đầy ý nghĩa quốc gia, chính trị, tôn giáo và nhân bản, và sẽ để lại một dấu vết rõ ràng trong ký ức của dân tộc Palestine” (Ansa 14-5-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới

Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới

Như chúng tôi đã liên tục đưa tin, trong ba tuần qua chiến cuộc giữa quân đội Israel và lực lựơng Hamas của người Palestine đã khiến cho 1.500 người chết, hơn 5.000 người bị thương và mấy trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa di tản. Từ hơn mười ngày qua quân đội Israel đã cảnh báo người dân Palestine sống tại miền bắc dải Gaza phải mau chóng rời bỏ nhà cừa ruộng vườn, vì họ sẽ bỏ bom và bắn đại bác vào các vùng này, để tiêu diệt các căn cứ của lực lượng Hamas, rải rác trà trộn giữa nhà người dân.

Cho tới nay phía Israel đã phá hủy 50 hầm bí mật, mà lực lượng Hamas đã đào sang đất Israel để mở các cuộc tấn công hay bắn các hỏa tiễn vào làng mạc và thành phố của người do thái, kể cả Tel Aviv, Haipha và Giêrusalem. Đa số các hỏa tiễn này đã bị lực lượng phòng không của Israel phá hủy trên không trung. Tuy không chính xác, nhưng hàng ngàn hỏa tiễn này có tiếng rú rất mạnh khiến cho dân chúng kinh hoàng sợ hãi, vì phải liên tục nghe tiếng còi báo động và sống trong bất an.

Mấy cuộc ngưng bắn do Ai cập đề nghị và làm trung gian, cũng như qua trung gian của ngoại trường Hoa Kỳ John Kerry và ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã chỉ kéo dài vài giờ, vì không được phe Hamas tôn trọng. Phe Hamas đòi chính quyền Israel hủy bỏ lệnh cấm vận Gaza đã kéo dài từ 12 năm qua, khiến cho vùng Gaza hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nhưng đó là điều Israel không muốn. Do đó, chiến tranh vẫn tiếp diễn nên các tổ chức cứu trợ nhân đạo đã không thể trợ giúp các nạn nhân, đa số là người Palestine sống trong dải Gaza.

Tin cuối cùng cho biết hôm 1-8-2014 Israel và lực lượng Hamas đã chấp thuận ngưng bắn 72 giờ đồng hồ, để các tổ chức nhận đạo có thể đem các phẫm vật cứu trợ tới cho người Palestine dang phải chịu cảnh đói khát, không có nước uống và thiếu thực phẩm cũng như mọi thứ cấn thiết. Các nhà thương trong dải Gaza đầy ắp người bị thương và người chết. Từ 5 năm qua đây là lần thứ ba xảy ra xung khắc giữa người Israel và lực lượng Hamas.

Mặc dù các lời kêu gọi liên tục và sáng kiến cầu nguyện cho hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như của nhiều Hội Đồng Giám Mục quốc gia và các giới chức lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, cả hai bên đều ”giả điếc làm ngơ”, không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Và thế là cứ ”hòn đất ném qua, hòn chì ném lại”. Chỉ tội nghiệp cho các thường dân vô tội phải gánh hết mọi hậu quả tiêu cực của chiến tranh: chết chóc, thương đau và tàn phá. Chỉ một quả bom hay một trái đại bác, cả gia tài cơ nghiệp mà họ cố gắng gầy dựng với biết bao nhiêu hy sinh chắt bóp và mồ hôi nước mắt bỗng thành mây khói.

Thật ra, chúng ta đều biết rằng tất cả mọi cuộc chiến trên thế giới hiện nay đều là cách sa thải các vũ khí cũ, và thử nghiệm các vũ khí mới tối tân và tàn sát hữu hiệu và nặng nề hơn. Trong trường hợp tại Thánh Địa các nước A rập trong đó có A rập Sauđi, Iran, Ai Cập và các nước khác trong khối A rập thù nghịch với Israel cung cấp vũ khí cho lực lượng Hamas và người Palestine. Trong khi Hoa Kỳ yểm trợ khí giới cho Israel. Các quốc gia có kỹ nghệ sản suất chế tạo và buôn bán khí giới mạnh nhất vẫn là các cường quốc Hoa Kỳ, Nga, các nước Âu châu như Đức, Anh quốc, Pháp, Italia. Và các nước kỹ nghệ đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Brasil, Nam Phi, Camerun, cũng sản xuất và buôn bán khí giới.

Để có thể tiêu thụ mọi thứ vũ khí ngày càng tối tân, cần phải tạo ra chiến tranh, với tất cả các lý do chính đáng và thường khi là không chính đáng. Và không cần phải tìm tòi và lý luận dài dòng ai cũng biết ngay rằng các quốc gia có kỹ nghệ chế tạo và buôn bán khí giới thường tìm cớ gây ra chiến tranh, xúi dục cho các lực lượng và phe phái khác nhau thù hằn bắn giết nhau, rồi rêu rao là trợ giúp các quốc gia hay các phe lâm chiến ấy, vì muốn bảo vệ các nền dân chủ, hay du nhập nền dân chủ kiểu tây âu vào các xã hội Phi châu, châu Mỹ Latinh và Á châu. Các kho chứa vũ khí đã đầy ứ, vì thế cần phải thải bớt và bán các vũ khí cũ đi, để lấy chỗ cho các khí giới mới tối tân và có sức tàn phá mạnh hơn. Chiến tranh trở thành dịp sa thải các khí giới cũ, đồng thời cũng là dip thử các vũ khí mới tinh vi hơn.

Đó là các lý do ngoại tại của chiến tranh. Các lý do nội tại của chiến tranh thường là các bất công, đàn áp, trong các đường lối chính trị, kinh tế tài chánh và xã hội của một nước, trong đó hàng lãnh đạo có khuynh hướng cai trị độc tài, bưng bít và ngu dân.

Dầu sao đi nữa, trong cái luận lý của kỹ nghệ chế tạo buôn bán vũ khí, chiến tranh cần thiết, vì nó là chợ trời sa thải vũ khí, cũ và là lò thử nghiệm các vũ khí mới tối tân, có khả năng giết người và tàn phá môi sinh mạnh mẽ hữu hiệu hơn. Qua đó chúng ta hiểu tại sao thế giới này lại không có hòa bình.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y CHỦ TỊCH CARITAS QUỐC TẾ CẦU MONG HÒA BÌNH VÀ HÒA GIẢI GIỮA HAI DÂN TỘC DO THÁI VÀ PALESTINE

ĐỨC HỒNG Y CHỦ TỊCH CARITAS QUỐC TẾ CẦU MONG HÒA BÌNH VÀ HÒA GIẢI GIỮA HAI DÂN TỘC DO THÁI VÀ PALESTINE

ROMA: Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, Chủ tịch Caritas Quốc Tế, cầu mong hai dân tộc Do thái và Palestine can đảm chấm dứt chiến tranh thù hận, hòa giải với nhau để chung sống hòa bình và thăng tiến công ích.

Trích lại Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Hồng Y viết trong thông cáo công bố hôm 31-7-2014 như sau: ”Xin Chúa Kitô đốt lên các ước mong của mọi người bẻ gẫy các hàng rào ngăn cách họ với nhau, củng cố các mối dây yêu thương nhau, học hiểu biết nhau và tha thứ cho những ai gây ra sai lầm cho họ”.

Từ đầu tháng 7 tới nay 2 triệu người Palestine sống trong dải Gaza và dân Israel đã bị cuốn hút vào một cuộc chiến tàn hại. Dân chúng không có chỗ an ninh để trú ẩn, khi bom đạn rơi trên các vùng đông dân cư ở Gaza. Ho trông thấy con cái của họ bị tàn sát, nhà cửa của hàng xóm láng giềng bị san bình địa, và mọi hy vọng nơi tương lai bị tan vỡ. Chiến trường là hàng xóm đầy trẻ em, phụ nữ và nam giới. Các nhà thương đầy người bị thương và người chết, và cả trường học là nơi trú ẩn của người dân cũng bị bỏ bom. Caritas chúng tôi đã kêu gọi ngưng chiến, nhưng đây chỉ là bước đầu dẫn đến hòa bình công bằng, dựa trên các cuộc thương thuyết trong toàn vùng. Con đường hòa giải còn dài, nhưng nó bắt đầu với chính chúng ta. Israel và Hamas tại sao enh em vẫn muốn lấy cọng rơm khỏi mắt người anh em, mà lại không thấy cài xà trong mắt mình? Hãy bỏ khí giới xuống, và lấy ống nhòm để nhìn đa số các nạn nhân của anh em là thường dân vô tội.

Đức Hồng Y Maradiaga cũng ghi nhận rằng đây là chiến cuộc thứ ba trong năm năm qua giữa người Do thái và lực lượng Hamas tại Gaza. Trong các năm qua người dân Gaza đã phải sống trong cảnh thiếu nước uống, đa số thực phẩm đến từ các tổ chức trợ giúp nhân đạo, và phẩm giá con người bị hạ nhục vì không tìm ra công ăn việc làm. Tổ chức Caritas đã trợ giúp vật chất và tinh thần cho người dân tại đây trong các thời điểm kkó khăn. Đức Hồng Y kêu gọi thôi cấm vận Gaza và che chở cuộc sống và các phương kế sinh nhai của người dân. Lời Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hai tổng thống Perez và Abbas vẫn còn văng vẳng trong tai mọi người: phải có can đảm để kiến tạo hòa bình, và hành động ngược lạơi nhừng gì đã làm cho tới nay. Caritas chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, cho các gia đình Palestine và Israel đã mất con cái và người thân, cho các trẻ em phải sống trong kinh hoàng và bị chấn thương tinh thần. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các nhân viên Caritas Giêrusalem và công tác cứu trợ của họ. Chúng tôi cầu xin cho các anh chị em Israel và Palestine được tự do tin vào một tương lai công bằng và hòa bình, trong thời điểm chiến tranh và đàn áp kinh khủng này.

Tin cuối cùng cho biết hai bên Israel và Hamas đã chấp thuận ngưng chiến 72 giờ đồng hồ để cho các tổ chức nhân đạo có thể cứu trợ các nạn nhân tại Gaza (SD 31-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y VINCENT NICHOLS KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

ĐỨC HỒNG Y VINCENT NICHOLS KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

LUÂN ĐÔN: Đức Hồng Y Vincent Nichols, Giáo chủ Anh quốc và vùng Galles, đã kêu gọi ngưng chiến ngay tức khắc để kết thúc cảnh tàn sát tại Gaza, và tìm ra giải pháp cho hòa bình giữa hai dân tộc Israel và Palestine.

Đức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thông cáo công bố ngày 31-7-2014 tại Luân Đôn. Trước nạn bạo lực gia tăng đang nuốt trửng người dân sống trong vùng Gaza, Đức Hồng Y nghĩ tới và cầu nguyện cho tất cả những ai đã mất người thân, và cuộc sống bị phá hủy bởi cuộc xung khắc. Các khổ đau lo âu và tuyệt vọng của những người nam nữ và trẻ em kêu lên rằng chiến tranh không phải là câu trả lời cho các vấn đề. Như xung khắc cho thấy bạo lực sinh ra bạo lực. Cùng với bao nhiêu người khác, tôi nài xin qúy vị ngưng cuộc tàn sát tại Gaza, và tìm ra giải pháp cho các vấn đề nòng cốt của cuộc xung đột giữa Israel và Palestin đã tàn phá cuộc sống của mọi dân tộc tại Thánh Địa (SD 31-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới

Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới

Như chúng tôi đã liên tục đưa tin, trong ba tuần qua chiến cuộc giữa quân đội Israel và lực lựơng Hamas của người Palestine đã khiến cho 1,500 người chết, hơn 5,000 người bị thương và mấy trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa di tản. Từ hơn mười ngày qua quân đội Israel đã cảnh báo người dân Palestine sống tại miền bắc dải Gaza phải mau chóng rời bỏ nhà cừa ruộng vườn, vì họ sẽ bỏ bom và bắn đại bác vào các vùng này, để tiêu diệt các căn cứ của lực lượng Hamas, rải rác trà trộn giữa nhà người dân.

Cho tới nay phía Israel đã phá hủy 50 hầm bí mật, mà lực lượng Hamas đã đào sang đất Israel để mở các cuộc tấn công hay bắn các hỏa tiễn vào làng mạc và thành phố của người do thái, kể cả Tel Aviv, Haipha và Giêrusalem. Đa số các hỏa tiễn này đã bị lực lượng phòng không của Israel phá hủy trên không trung. Tuy không chính xác, nhưng hàng ngàn hỏa tiễn này có tiếng rú rất mạnh khiến cho dân chúng kinh hoàng sợ hãi, vì phải liên tục nghe tiếng còi báo động và sống trong bất an.

Mấy cuộc ngưng bắn do Ai cập đề nghị và làm trung gian, cũng như qua trung gian của ngoại trường Hoa Kỳ John Kerry và ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã chỉ kéo dài vài giờ, vì không được phe Hamas tôn trọng. Phe Hamas đòi chính quyền Israel hủy bỏ lệnh cấm vận Gaza đã kéo dài từ 12 năm qua, khiến cho vùng Gaza hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nhưng đó là điều Israel không muốn. Do đó, chiến tranh vẫn tiếp diễn nên các tổ chức cứu trợ nhân đạo đã không thể trợ giúp các nạn nhân, đa số là người Palestine sống trong dải Gaza.

Tin cuối cùng cho biết hôm 1 tháng 8-2014 Israel và lực lượng Hamas đã chấp thuận ngưng bắn 72 giờ đồng hồ, để các tổ chức nhận đạo có thể đem các phẫm vật cứu trợ tới cho người Palestine dang phải chịu cảnh đói khát, không có nước uống và thiếu thực phẩm cũng như mọi thứ cấn thiết. Các nhà thương trong dải Gaza đầy ắp người bị thương và người chết. Từ 5 năm qua đây là lần thứ ba xảy ra xung khắc giữa người Israel và lực lượng Hamas.

Mặc dù các lời kêu gọi liên tục và sáng kiến cầu nguyện cho hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như của nhiều Hội Đồng Giám Mục quốc gia và các giới chức lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, cả hai bên đều ”giả điếc làm ngơ”, không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Và thế là cứ ”hòn đất ném qua, hòn chì ném lại”. Chỉ tội nghiệp cho các thường dân vô tội phải gánh hết mọi hậu quả tiêu cực của chiến tranh: chết chóc, thương đau và tàn phá. Chỉ một quả bom hay một trái đại bác, cả gia tài cơ nghiệp mà họ cố gắng gầy dựng với biết bao nhiêu hy sinh chắt bóp và mồ hôi nước mắt bỗng thành mây khói.

Thật ra, chúng ta đều biết rằng tất cả mọi cuộc chiến trên thế giới hiện nay đều là cách sa thải các vũ khí cũ, và thử nghiệm các vũ khí mới tối tân và tàn sát hữu hiệu và nặng nề hơn. Trong trường hợp tại Thánh Địa các nước A rập trong đó có A rập Sauđi, Iran, Ai Cập và các nước khác trong khối A rập thù nghịch với Israel cung cấp vũ khí cho lực lượng Hamas và người Palestine. Trong khi Hoa Kỳ yểm trợ khí giới cho Israel. Các quốc gia có kỹ nghệ sản suất chế tạo và buôn bán khí giới mạnh nhất vẫn là các cường quốc Hoa Kỳ, Nga, các nước Âu châu như Đức, Anh quốc, Pháp, Italia. Và các nước kỹ nghệ đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Brasil, Nam Phi, Camerun, cũng sản xuất và buôn bán khí giới.

Để có thể tiêu thụ mọi thứ vũ khí ngày càng tối tân, cần phải tạo ra chiến tranh, với tất cả các lý do chính đáng và thường khi là không chính đáng. Và không cần phải tìm tòi và lý luận dài dòng ai cũng biết ngay rằng các quốc gia có kỹ nghệ chế tạo và buôn bán khí giới thường tìm cớ gây ra chiến tranh, xúi dục cho các lực lượng và phe phái khác nhau thù hằn bắn giết nhau, rồi rêu rao là trợ giúp các quốc gia hay các phe lâm chiến ấy, vì muốn bảo vệ các nền dân chủ, hay du nhập nền dân chủ kiểu tây âu vào các xã hội Phi châu, châu Mỹ Latinh và Á châu. Các kho chứa vũ khí đã đầy ứ, vì thế cần phải thải bớt và bán các vũ khí cũ đi, để lấy chỗ cho các khí giới mới tối tân và có sức tàn phá mạnh hơn. Chiến tranh trở thành dịp sa thải các khí giới cũ, đồng thời cũng là dip thử các vũ khí mới tinh vi hơn.

Đó là các lý do ngoại tại của chiến tranh. Các lý do nội tại của chiến tranh thường là các bất công, đàn áp, trong các đường lối chính trị, kinh tế tài chánh và xã hội của một nước, trong đó hàng lãnh đạo có khuynh hướng cai trị độc tài, bưng bít và ngu dân.

Dầu sao đi nữa, trong cái luận lý của kỹ nghệ chế tạo buôn bán vũ khí, chiến tranh cần thiết, vì nó là chợ trời sa thải vũ khí, cũ và là lò thử nghiệm các vũ khí mới tối tân, có khả năng giết người và tàn phá môi sinh mạnh mẽ hữu hiệu hơn. Qua đó chúng ta hiểu tại sao thế giới này lại không có hòa bình.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

TÍN HỮU CÔNG GIÁO TẠI THÁNH ĐỊA ĐAU BUỒN VÌ TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ

TÍN HỮU CÔNG GIÁO TẠI THÁNH ĐỊA ĐAU BUỒN VÌ TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ

GIÊRUSALEM: Tín hữu công giáo tại Thánh Địa rất đau buồn vì tình hình chiến sự tại đây khiến cho bao nhiêu người của cả hai bên phải chết. Trong thánh lễ họ đã cầu nguyện cho mọi người đang phải đau khổ.

Linh Mục Gioele Salvaterra, cha sở giáo xứ Beer Sheva, nam Israel gần dải Gaza, đã cho biết như trên. Cha nói: Điều chúng tôi có thể làm là cầu nguyện để cho bạo lực chấm dứt và các binh sĩ trở về nhà bằng yên. Các vụ bỏ bom, pháo kích và oanh tạc trong hai tuần qua đã khiến cho hơn 800 người chết, 5,000 người bị thương và hơn 200,000 người Palestine phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy trốn chiến tranh. Phía Isarael cũng đã có hàng chục người chết.

Tại Haifa tín hữu công giáo đã thực hiện một video với một bài hát xin hòa bình. Trong khi tại Beer Sheva là nơi bị pháo kích nhiều nhất tín hữu công giáo gốc Do thái đã cùng với dân chúng chia sẻ nỗi khổ đau của những người đã mất thân nhân. Nhiều gia đình là các kitô hữu A rập đến từ Galilea. Sau tuần đầu tiên của chiến cuộc phụ nữ và trẻ em đã bỏ về quê sinh, chỉ còn nam giới ở lại trong thành phố để làm việc.

Cha Gioele cho biết nói chung giới trẻ cần kể lại những gì các em sống với các xúc cảm, sự sợ hãi, hồi hộp phải chạy trốn bom đạn. Cả các trẻ em cũng cảm thấy sự kinh hoàng và khóc thét lên khi nghe tiếng còi báo động. Tại Beer Sheva cũng có các tín hữu gốc Ấn Độ và Philipines làm việc như những người coi giữ người già và các bệnh nhân. Từ nhiều ngày nay tín hữu tụ tập nhau cầu nguyện trong nhà tư, chứ không đến nhà thờ nữa. Họ cầu nguyện cho hòa bình và thiện ích của mọi người dân sống tại Thánh Địa, và mời gọi mọi người tin tưởng nơi hạt giống hòa bình, mà Đức Thánh Cha đã cùng các vị lãnh đạo của hai dân tộc Israel và Palestine đã gieo, đem lại hoa trái (SD 24-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

NEW DEHLI: Hợp tiếng với hàng lãnh đạo tôn giáo xã hội khắp nơi, các Giám Mục Ấn Độ kêu gọi hai phe Palestin và Israel ngưng chiến tại Gaza, để thôi gây ra chết chóc đỗ vỡ thương đau cho thường dân vô tội.

Trong một thông cáo Văn phòng Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ bầy tỏ lo âu sâu xa đối với các phi vụ bỏ bom và oanh kích của không lực Israel trong dải Gaza khiến cho hơn 200 người thiệt mạng, và hàng ngàn người bị thương, đa số là phụ nữ và trẻ em, và đã bắt buộc hàng chục ngàn người phải di tản lánh nạn. Các Giám Mục Ấn độ mạnh mẽ lên án leo thang bạo lực từ cả hai phía và tái khẳng định quyền của cả hai dân tộc được sống trong an ninh và hòa bình mà không phải sợ hãi. Các vị khích lệ hai chính quyền Israel và Palestin ngưng chiến và thăng tiến hòa bình để cứu mạng của dân chúng và tránh gây khổ đau tang tóc cho các gia đình. Các Giám Mục Ấn cũng mời gọi mọi kitô hữu và những người thiện chí tha thiết cầu nguyện cho một nền hòa bình lâu bền tại Thánh Địa.

Đề nghị ngưng chiến của Ai Cập được chính quyền Israel chấp nhận, nhưng bị lực lượng Hamas từ chối. Phe Hamas cùng đòi phía Israel phải ngưng cuộc phong tỏa Gaza bắt đầu từ năm 2005 tới nay và mở lối thông thương Rafah với Ai Cập cũng như trả tự do cho các tù binh palestine bị bắt lại sau khi trao đổi với binh sĩ Gilad Shalit năm 2011 (SD 15-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CHIẾN TRANH BẠO LỰC CHỈ GÂY THÊM CHẾT CHÓC, TÀN PHÁ VÀ HẬN THÙ

CHIẾN TRANH BẠO LỰC CHỈ GÂY THÊM CHẾT CHÓC, TÀN PHÁ VÀ HẬN THÙ

GIÊRUSALEM: Chiến tranh và bạo lực leo thang chỉ gây thêm chết chóc, tàn phá, mất tin tưởng và thù hận giữa người Israel và người Palestine.

Đức Cha William Shomali, Giám Muc phụ tá Giêrusalem đã khẳng định như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng ngày 14-7-2014. Như đã biết trong các ngày qua chiến tranh đã leo thang sau vụ ba nữ sinh Do thái và một thiếu niên Palestin bị bắt cóc và bị sát hại.

Tổ chức OXFAM cho biết tính tới nay không lực Israel đã thi hành 2144 phi vụ bỏ bom và oanh kích vùng Gaza khiến cho gần 200 người thiệt mạng, 1200 người bị thương và hơn 30 ngàn người phải di tản. Phía Hamas đã bắn 1103 hỏa tiễn sang các thành phố và làng mạc của Israel, kể cả Giêrusalem, Tel Aviv và Khaipha, khiến cho 22 người bị thương. Tuy nhiên tình hình chiến cuộc liên lụy với 395 ngàn dân và 18 thành phố và làng mạc Palestine.

Hiện nay tổ chức nhân đạo OXFAM đang chở phẩm vật cứu trợ tới cho 3000 gia đình chạy trốn bom đạn. Người dân miền bắc Gaza bồng bế nhau tới trại tỵ nạn Jabaliya ẩn trú trong các trường học của Liên Hiệp Quốc để tránh bom đạn. Cha sở giáo xứ Gaza đã công bố thư cho biết tình hình vô cùng thê thảm. Trong số các người chết có nhiều trẻ em, phụ nữ và người trẻ. Số người chết và bị thương gia tăng mỗi ngày. Các trẻ em bị chấn thương tâm lý và tinh thần trầm trọng.

Trên bình diện quốc tế ngày 14-7-2014 đại điện của các nước Hoa Kỳ, Anh quốc, Đức và Pháp đã nhóm họp tại Vienne để thảo luận về một cuộc ngưmg chiến. Đề nghị của Ai Cập sẵn sàng làm trung gian hòa đàm giữa Israel và Palestine đã bị nhóm Hamas cương quyết khước tứ.

Đức Cha Shomali cho biết các Giám Mục sẽ đi thăm dân chúng vùng Gaza và đem phẩm vật cứu trợ cho dân chúng. Đức Cha cũng cho biết nước A rập Sauđi sẵn sàng gửi đồ cứu trợ tới dân nghèo và Hồng Thập Tự Gaza (SD 14-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

CARITAS GAZA LÊN ÁN CÁC VỤ DỘI BOM VÀ OANH KÍCH CỦA KHÔNG QUÂN ISRAEL

CARITAS GAZA LÊN ÁN CÁC VỤ DỘI BOM VÀ OANH KÍCH CỦA KHÔNG QUÂN ISRAEL

GAZA; Tổ chức Caritas hiện diện trong dải Gasa đã mạnh mẽ lên án các vụ đội bom và oanh kích của không quân Israel, và khẳng định rằng bạo lực chống lại những người vô tội, nhất là phụ nữ và trẻ em, không đem lại an ninh cho ai hết.

Trong thông cáo gửi hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo, Caritas Gaza cho biết khác với trước đây các vụ bỏ bom và oanh tạc chỉ nhẳm vào các trạm cảnh sát và cơ sở của lực lượng Hamas, lần này không lực Israel tấn công các dinh thự dân sự và cả các trại ty nạn nữa. Ba ngày tấn công của không lực Israel đã khiến cho hơn 80 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tám thường dân dã bị thiệt mạng đang khi theo dõi trấn đàu bán kết giữa Argentina và Hòa Lan trong một quán giải khát. Trong thông cáo Caritas Gaza nhấn mạnh rằng người dân dải Gaza đã phải sống cảnh phong tỏa từ 12 năm nay, và trong 8 năm qua đã gánh chịu 3 cuộc xung đột. Cả hai dân tộc Palestine và Israel đều có quyền sống trong hòa bình và an ninh. Nhưng quyền ấy sẽ không thể bảo đảm bởi bạo lực, tấn công chống lại các người vô tội. Con đường duy nhất giúp đạt hòa bình, an ninh và thoát ra khỏi cảnh chiến tranh, là công bằng và giải quyết chấm dứt xung khắc. Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng cách thừa nhận quyền của dân tộc Palestine sống trong tự do trên đất của mình và cho phép dải Gaza rộng mở cho thế giới.

Caritas Gaza cho biết hiên nay không thể can thiệp, giúp đỡ và cứu trợ người tỵ nạn được, vì không lực Israel vẫn tiếp tục các vụ bỏ hom và bằn phá Gaza (FIDES 10-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Người bạn đồng hành

Người bạn đồng hành

Nói đến những người không nhà không cửa, người ta thường nhắc đến cha Henri Groués quen được gọi tắt là cha Pierre, người đã sáng lập cộng đoàn Emmaus giúp những người bần cùng tự tay xây dựng cuộc sống của họ.

Phong trào Cộng đoàn Emmaus khởi sự bằng một căn nhà đổ nát ở vòng đai của thành phố Paris vào hồi Đệ Nhị Thế Chiến. Những người khách đầu tiên của tổ ấm này là các thanh thiếu niên bụi đời, những người không nhà không cửa, hoặc các tù nhân vừa được phóng thích.

Câu nói đầu tiên của cha Pierre với những người mới đặt chân đến cộng đoàn là: “Bạn không được may mắn, nhưng tôi cần bạn để giúp đỡ những người khác…”. Dù khổ sở đến đâu, ai cũng muốn người khác nhìn nhận giá trị của mình, ai cũng muốn trở thành hữu ích cho người khác. Đó là niềm tin mà cha Pierre luôn khơi dậy nơi những người đã mất tất cả hy vọng.

Cha Pierre đặt tên Emmaus cho cộng đoàn của cha là để nhớ lại câu chuyện hai môn đệ của Chúa Giêsu trong buổi chiều Phục Sinh. Cũng như hai môn đệ này, giữa lúc họ tưởng như mất tất cả, Chúa Giêsu đã hiện đến mang lại niềm tin cho họ. Cũng thế, cha Pierre và những người bạn đầu tiên của ngài đã tìm gặp được hứng khởi, niềm tin yêu giữa những mất mát ê chề của cuộc sống.

“Tạo lại niềm hy vọng vào cuộc sống”, đó là khẩu lệnh của cha Pierre, và xây dựng lại niềm hy vọng đó từ những đổ nát, mất mát. Chính vì thế mà cộng đoàn Emmaus chủ trương đi thu nhặt lại các đồ phế thải, các vật dụng cũ kỹ, giấy rác, ve chai, bao bì nylon, lon hộp… để chế biến và bán lại như một sản phẩm do chính tay mình làm nên.

Hiện nay phong trào Emmaus đã có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới với khoảng 290 cộng đoàn. Tất cả những người trong cộng đoàn đều sống với niềm hy vọng từ những đổ nát và mất mát trong cuộc sống.

Anh chị em thân mến,

Tin Mừng của Thánh Luca hôm nay thuật lại rằng, buổi chiều hôm đó có hai môn đệ của Chúa Giêsu lên đường đi Emmaus trở về làng cũ của họ. Cái chết của Chúa Giêsu là một chấm hết đối với họ: hết mong “công hầu khanh tướng”, hết giấc mơ của một nước Israel thịnh vượng, hết mong hy vọng. Trở về làng cũ tức là trở về với thất vọng ê chề. Nhưng cũng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ, cái chết mang một ý nghĩa mới, mất mát đã trở thành khởi đầu của lợi lộc, thất bại đã trở thành khởi điểm của thành công, buồn phiền đã biến thành vui mừng hân hoan. Ánh sáng Phục Sinh của Chúa Giêsu đã mặc cho mọi biến cố của cuộc sống một ý nghĩa mới. Tin tưởng lạc quan đã trở thành nhân đức cơ bản của đời Kitô.

Ở bất cứ nơi đâu và ở bất kỳ thời đại nào, sau một lần đổ nát, người ta thường hát lên điệp khúc: “Hãy xây dựng lại từ đổ nát!”. Đó là niềm tin mà hơn bất cứ lúc nào chúng ta cần phải bám lấy… Bạn đang sầu khổ vì những mất mát ê chề trong cuộc sống ư? Bạn đang cảm thấy mình ở dưới vực thẳm của tội lỗi ư? Chúa Giêsu của làng Emmaus đang nói với bạn: Đừng thất vọng! Ngài đang đồng hành với bạn, và với Ngài, bạn có thể xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thưa anh chị em,

Nếu ngày xưa, hai môn đệ Emmaus đã nhận ra Chúa khi Ngài ngồi vào bàn ăn bẻ bánh trao lại cho hai ông, thì hôm nay nơi Bàn Tiệc Thánh này, Ngài cũng làm lại cử chỉ đó để chúng ta nhận ra Ngài đang sống và hiện diện giữa chúng ta, với chúng ta, trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Và sau khi vui mừng nhận ra Chúa đã sống lại, hai ông đã vội vã ra đi gặp anh em để thông đạt niềm vui và niềm tin yêu nơi họ. Cũng vậy, sau khi hiệp lễ, chúng ta được sai phái ra đi đem Tin Mừng Chúa sống lại, đem niềm vui Phục Sinh đến các anh em đang đau khổ, buồn sầu, chán nản, thất vọng, để mọi người cùng chia sẻ niềm tin. Thiên Chúa vẫn là người bạn đồng hành của con người, Ngài vẫn cảm thông với những ưu tư, đau khổ của con người, Ngài đang hoạt động với con người. Chỉ có con người không nhận ra Ngài, không biết lắng nghe Lời Ngài và không giữ Ngài ở lại với mình khi ngày đã xế bóng và màn đêm tăm tối đang bao phủ mặt đất, che khuất ánh mặt trời. Vì trong đêm tối, người ta khó tin có mặt trời, nhưng sự thực mặt trời vẫn luôn có đó. Trong đau khổ, người ta khó tin có Thiên Chúa, nhưng sự thực Thiên Chúa vẫn luôn có đó, vì Chúa Kitô đã sống lại và đang sống bên cạnh chúng ta giữa những đêm tối, giữa những khổ đau, mặc dầu chúng ta không trông thấy Ngài.

Anh chị em thân mến,

Hãy nhận ra sự gần gũi thân thương của Chúa Giêsu trong Lời Chúa và Thánh Thể chúng ta chia sẻ cho nhau mỗi lần họp mặt mừng Chúa sống lại. Và cùng với Ngài, chúng ta ra đi đem Tin Mừng Phục Sinh, niềm vui và hy vọng làm nền tảng cho cả cuộc đời của mọi người Kitô hữu.

Veritas Radio