Đại Ayatollah Iran ca tụng các tuyên bố của ĐTC Phanxicô về Hồi giáo

Đại Ayatollah Iran ca tụng các tuyên bố của ĐTC Phanxicô về Hồi giáo

Naser Makarem Shirazi

QOM: Đại Yatollah Iran Naser Makarem Shirazi thành Qom đã ca ngợi các lời tuyên bố sáng suốt của ĐTC Phanxicô từ chối đồng hóa Hồi giáo với khủng bố.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho các nhà báo quốc tế trên chuyến bay từ Cracovia về Roma ngày 31 tháng 7 vừa qua ĐTC Phanxicô đã khẳng định với các nhà báo rằng không thể đồng hoá Hồi giáo với bạo lực khủng bố, mà chỉ có các nhóm nhỏ tín hữu hồi quá khích bạo lực thôi, cũng như có các nhóm tín hữu công giáo bạo lực. Không phải mọi tín hữu hồi đều bạo lực, cũng không phải mọi tín hữu công giáo đều bạo lực. Tôn giáo nào cũng có các nhóm nhỏ cuồng tín. Đại Yatollah viết trong thư gửi cho ĐTC: “Các lời nói khôn ngoan và các nhận xét có luận lý của ngài tách rời tôn giáo khỏi các hành động vô nhân và các tàn bạo do các giáo phái gian ác như lực lượng DAESH chủ mưu, thật đáng ca ngợi.”

Lá thư đã được dịch ra tiếng Anh và đăng trên trang Web chính thức của  Aytatollah Makarem Shirazi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng việc hàng lãnh đạo tôn giáo toàn thế giới đưa ra lập trường rõ ràng chống lại bạo lực và sự man rợ, nhất là khi các hành động man rợ này được thi hành nhân danh tôn giáo.

Ayatollah cũng cực lực lên án vụ sát hại cha Jacques Hamel ngày 26 tháng 7 vừa qua, khi cha đang cử hành thánh lễ trong nhà thờ giáo xứ Saint-Étienne-du- Rouvray. Vụ sát hại này cũng đã bị cộng đồng các nhà nghiên cứu Hồi và đại đa số tín hữu hồi lên án. Ayatollah khẳng định rằng các giáo phái như Daesh diễn tả cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của kỷ nguyên tân tiến, và chúng không thuộc Hồi giáo. Ông viết tiếp trong bức thư gửi ĐTC Phanxicô: “Như ngài đã khẳng định một cách rõ ràng, các hành động mọi rợ ấy không dính dáng gì tới các tôn giáo, và các trường học tư tưởng khác nhau chỉ là hoa trái của một diễn tả duy vật của vài cường lực thối nát không tìm gì khác ngoài các giầu sang bất hợp pháp lớn hơn. Tuy nhiên, rất may là ý thức của dư luận công cộng gia tăng đối với các nhóm quá khích và khủng bố này, và chúng ta hy vọng rằng các hành động này một ngày kia sẽ chấm dứt.”

Hôm Chúa Nhật vừa qua trong diễn văn đọc trên đài truyền hình quốc gia nhân ngày lễ cách mạng của Marốc vua Mohammed VI cũng đã mạnh mẽ lên án các nhóm khủng bố hồi này, và gọi họ là những cá nhân lầm lạc bị kết án xuống hoả ngục. Quốc vương kêu gọi các tín hữu Hồi giáo, Kitô giáo và Do thái giáo cùng nhau chống lại khuynh hướng cuồng tín và thù hận này trong mọi hình thái của nó (SD 23-8-2016)

Linh Tiến Khải

ĐTC gửi sứ điệp cho các tham dự viên Đại hội tình bạn giữa các dân tộc tại Rimini

ĐTC gửi sứ điệp cho các tham dự viên Đại hội tình bạn giữa các dân tộc tại Rimini

Rimini Meeting 2016 logo

VATICAN: ĐTC khích lệ các tham dự viên Đại hội tình bạn giữa các dân tộc tại Rimini  chú ý tới chứng tá cá nhân sáng tạo của con người và ý thức rằng điều thu hút, chính phục và giải thoát khỏi các xiềng xích là sự hiền dịu kiên trì của tình yêu thương xót của Thiên Chúa, chứ không phải sức mạnh của các phương tiện.

ĐTC đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sư điệp do ĐHY Pietro Parolini Quốc Vụ Khanh Toà Thành ký gửi ĐC Francesco Lambiasi, GM Rimini, nơi diễn ra đại hội tình bạn giữa các dân tộc lần thừ 37 trong các ngày từ 19 tới 25 tháng 8 này.

Trong sứ điệp ĐTC ghi nhận rằng quá nhiều khi chúng ta nhượng bộ cám dỗ khép kìn trong chân trời của các lội lộc riêng tư, khiến cho người khác trở thành thừa thãi, hay tệ hơn bị côi nhu một quấy rầy, một chướng ngại. Kinh nghiệm ngày còn bé cho chúng ta thấy vẻ đẹp của tuơng quan giữa con người với nhau, chúng ta học gặp gỡ, tôn trọng thừa nhận nhau như anh em con của cùng một Cha. Nhưng chủ nghĩa cá nhân làm chúng ta xa người khác, chỉ nhận ra các khuyêt điểm và hạn hẹp của họ, làm suy giảm uớc muốn và khả năng sống chung, trong đó mỗi người có thể tự do và hạnh phúc trong sự đồng hành của các người khác và với sự phong phủ của khác biệt. Trước các đe dọa đối với nền hoà bình và an ninh của các dân tộc và các quốc gia cần ý thức rằng không ai có thể tự cứu rỗi một mình với các sức lực riêng. Cần noi gương Chúa Giêsu luôn luôn vun trồng một tư tưởng rộng mở đối với người khác, bất kỳ họ là ai, vì không ai là hoàn toàn hư mất cả. Chúa Giêsu đã nhìn ông thu thuế Giakêu, ông trộm lành như các thụ tạo cần vòng tay ôm cứu rỗi. Cả Giuđa chính trong lục bàn nộp Ngài cũng được gọi là “bạn”. Có môt từ cần luôn luôn lập đi lập lại là từ đôi thoại. Việc rộng mở cho tha nhân khiến cho chúng ta phong phú hơn chứ không làm nghèo nàn đi, vì nó làm cho chúng tra biết sự thật về người khác, kinh nghjệm quan trọng của họ, cả khi chúng ta không chia sẻ các thái độ và các lựa chọn của họ. Tất cả các đảo lộn là một lời mời gọi nhiệm mầu tìm lại các nền tảng của sự hiệp thông giữa con người với nhau cho một bắt đầu mới.

ĐTC xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho kinh nghiệm đức tin và hiệp thông huynh đệ sâu xa này của đại hội và ban phép lành toà thánh cho mọi người tham dự

** Bà Emilia Guarnierri chu tịch tổ chức cho biết sẽ có 106 cuộc gặp gỡ, 18 cuộc triển lãm, 14 buổi hoà nhạc và văn nghệ, 22 cuộc tranh tài thể thao và 271 thuyết trình viên trình bầy về nhiều khiá cạnh khác nhau của đề tài năm nay là “Bạn là hạnh phúc của tôi “. Mục đích là giúp các tham dự viên nhìn vào giá trị của mỗi người  và đối chiếu giữa các khác biệt trong một thời điểm lịch sử khủng hoảng  và mất tin tưởng như hiện nay. Trong nhãn quan của Năm Thánh Lòng Thương Xót kết hiệp Thiên Chúa với con người Đại hội 2016 cống hiến cho các tham dự viên nhiều sinh hoạt khác nhau từ diễn thuyết, tới hội thảo bàn tròn, các chứng từ liên quan tới sự tha thứ, hội nhập, các vấn đề cấp thiết hiện nay, các cuộc triển lãm, các buổi ca vũ nhạc kịch, chiếu phim vv… Mọi người cùng nhau tự hỏi “Có thể nhìn người khác một cách mới mẻ như thế nào, chứ không chỉ khoan nhượng sự khác biệt mà thôi?” (SD 18.19-8-2016)

Linh Tiến Khải

Tài khoản Instagram của ĐGH đạt 3 triệu người theo dõi

Tài khoản Instagram của ĐGH đạt 3 triệu người theo dõi

Tài khoản Instagram của ĐGH trên một điện thoại di động

Sau 20 tuần sử dụng với 143 “post”, bao gồm các video, tài khoản Instagram của Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đạt đến con số hơn 3 triệu người theo dõi (followers).

Trong khi tài khoản Twitter của Đức Giáo hoàng được đăng bằng 9 ngôn ngữ khác nhau, tài khoản Instagram chỉ có một, nhưng mỗi “post” có phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Các followers của tài khoản @franciscus có thể theo dõi các hoạt động của Đức Thánh Cha nhờ các hình chụp các sự kiện chính thức do các thợ chụp hình của báo Osservatore Romano thực hiện.

Vào đầu năm nay, khi tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha bắt đầu hoạt động, Đức ông Dario Viganò, Bộ trưởng bộ Truyền thông cho biết: quyết định mở một tài khoản Instagram xuất phát từ việc Đức Giáo hoàng chắc chắn là các hình chụp có thể bày tỏ nhiều điều mà ngôn ngữ không thể làm được. Mục đích của tài khoản Instagram của Đức Giáo hoàng là kể về lịch sử triều đại Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô qua các hình ảnh. (RV 8/8/2016)

Hồng Thủy Op

Đức Thánh Cha chào thăm các bạn trẻ từ tòa TGM Krakow

Đức Thánh Cha chào thăm các bạn trẻ từ tòa TGM Krakow

Đức Thánh Cha chào thăm các bạn trẻ từ bao lơn tòa TGM Cracovia

Krakow. Tối ngày 28-7-2016, ĐTC Phanxicô đã xuất hiện lần thứ hai tại bao lơn tòa TGM Krakow, và đặc biệt nhắn nhủ các đôi vợ chồng trẻ hãy tế nhị, lịch sử với nhau, cám ơn và xin lỗi nhau.

Ngài nói bằng tiếng Tây Ban Nha: ”Người ta nói với tôi là có nhiều người trong các bạn hiểu tiếng Tây Ban Nha, nên tôi sẽ nói bằng tiếng này. Họ cũng nói rằng hôm nay có một nhóm đông đảo ở quảng trường này là những đôi tân hôn, những đôi vợ chồng trẻ. Khi tôi gặp một người trẻ mới kết hôn, nam hay nữ, tôi nói với họ: ”Đây là những người có can đảm!” lý do vì không dễ lập một gia đình, không dễ dấn thân cam kết trọn đời, cần phải có can đảm. Và tôi chúc mừng họ vì họ có can đảm như vậy.

Nhiều khi họ hỏi tôi làm sao để gia đình luôn tiến bước và vượt qua các khó khăn. Tôi gợi ý cho họ luôn sử dụng 3 từ, 3 lời diễn tả 3 thái độ, có thể giúp các bạn sống đời sống hôn nhân, vì trong đời sống này có những khó khăn. Hôn nhân là cái gì thật đẹp, thật là huy hoàng mà chúng ta cần phải bảo tồn. 3 từ đó là: xin vui lòng, cám ơn, xin lỗi.

– Xin vui lòng. Hãy luôn hỏi người bạn đường của mình – vợ hỏi chồng và chồng hỏi vợ: ”Anh (em) nghĩ sao? Chúng ta là như thế nhé?”. Đừng bao giờ quên nói: xin vui lòng nhé!

– Lời thứ hai là cám ơn. Bao nhiêu lần người chồng phải nói với vợ: Cám ơn em! và bao nhiêu lần người vợ phải nói với chồng: ”Cám ơn anh!” Cám ơn nhau, vì bí tích hôn phối được cả hai ban cho nhau. Và tương quan bí tích này được duy trì nhờ tâm tình biết ơn: ”Cám ơn”.

– Lời thứ ba: xin lỗi! Đó là một lời rất khó nói lên. Trong hôn nhân – giữa vợ và chồng – luôn luôn có vài điều thông cảm thông, không hiểu nhau. Biết nhìn nhận điều đó và xin lỗi. Xin lỗi mưu ích nhiều.

Có nhiều gia đình trẻ, nhiều đôi vợ chồng mới cưới, những người khác sắp sửa cưới; các bạn hãy nhớ ba từ ấy, đã giúp đỡ rất nhiều trong đời sống hôn nhân: xin làm ơn, cám ơn, xin lỗi. Nào tất cả cùng nói to: xin làm ơn, cám ơn, xin lỗi.

Tốt lắm, tất cả những điều này rất đẹp! Thật là đẹp nói điều đó trong đời sống hôn nhân. Nhưng trong đời sống vợ chồng luôn có những vấn đề hoặc những tranh luận. Thường xảy ra là vợ chồng tranh luận với nhau, to tiếng, cãi lẫy và nhiều khi đĩa bay! Nhưng các bạn đừng sợ khi xảy ra như vậy. Tôi cho các bạn một lời khuyên: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Các bạn biết tại sao không? Vì chiến tranh lạnh ngày hôm sau rất nguy hiểm. Có thể có người nào trong các bạn hỏi: “Nhưng thưa cha, làm sao con có thể làm hòa được?”. Không cần phải nói, chỉ cần một cử chỉ […] và an bình được tái lập. Khi có tình yêu thì một cử chỉ cũng dàn xếp được mọi sự.

Trước khi ban phép lành, tôi mời gọi các bạn hãy cầu nguyện cho tất cả các gia đình hiện diện nơi đây, cầu cho các đôi tân hôn, cho những người đã kết hôn từ lâu và biết điều mà tôi vừa nói với các bạn, và cầu cho những người sắp kết hôn. Chúng ta cùng nhau đọc một kinh Kính Mừng, mỗi người trong tiếng của mình.

 [Kính Mừng Maria …]

Sau khi ban phép lành, ĐTC còn nói: ”Các bạn hãy cầu nguyện cho tôi, thực vậy, hãy cầu nguyện cho tôi! Chúc các bạn ngủ ngon và nghỉ ngơi!

G. Trần Đức Anh OP

 

 

Đại hội Giới trẻ: nơi của tình huynh đệ

Đại hội Giới trẻ: nơi của tình huynh đệ

Đại hội Giới trẻ Krakow

Trong khi châu Âu đang co quắp lại bởi những tin tức đáng kinh sợ hàng ngày về các vụ khủng bố bắn giết, nổ bom, đâm chém của những kẻ cực đoan, thì Cracovia đang trở thành bản sao của tình huynh đệ. Từ Đại hội Giới trẻ, hàng chục ngàn bạn trẻ chọn gửi đi cùng một sứ điệp hòa bình, ngay cả khi ngôn ngữ họ dùng khác nhau.

Paola, một bạn trẻ người Colombia chia sẻ: “Mặc dù có sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ nhưng có một tinh thần chung: ước mơ, khao khát tham gia vào Ngày này. Cracovia là một thành phố rất Công giáo và của niềm tin. Ví dụ như trong Thánh lễ ngày Chúa nhật có rất nhiều nhiều bạn trẻ và tôi tin đây là một điều mà Ba Lan muốn dạy cho tất cả chúng ta: cách thức các người trẻ đến gần Thiên Chúa. Tôi tin là nơi đây có một ngọn lửa biến đổi trái tim, như lời kinh chính thức của Đại hội Giới trẻ. Tất cả các bạn trẻ này sẽ đến để thắp sáng tâm hồn và con tim của họ”.

Một bạn trẻ khác đến từ vùng Cuneo nước Italia, tình nguyện viên của ban tổ chức ngày họp mặt ở Cracovia, nhấn mạnh đến sức mạnh của việc tham gia vào ngày Giới trẻ, điều thường thúc đẩy thực hiện những chọn lựa mạnh mẽ của cuộc sống và dấn thân. Cô chia sẻ: “Tôi đã tham gia như một khách hành hương vào ngày Giới trẻ Quốc tế ở Madrid. Đối với tôi đó là một khoảnh khắc đẹp nhất! Đức tin của tôi đã tăng trưởng rất nhiều và tôi đã có cơ hội gặp gỡ những người đến từ khắp nơi trên thế giới… Tôi đã học, nhiều hơn những điều khác, cầu nguyện. Tôi đã bắt đầu dấn thân hơn vào giáo xứ và quyết định phục vụ trong kỳ đại hội Giới trẻ để các bạn trẻ khác có thể sống, nếu không cùng kinh nghiệm của tôi, ít nhất một kinh nghiệm đẹp như tôi đã có. Có một sự thuyết phục ở đây là không có ai thực sự lẻ loi. Nơi đây tất cả chúng tôi ở cùng với nhau, không biết nhau, nhưng chúng tôi đã lớn lên, chúng tôi trở thành một gia đình.”

Một bạn trẻ người Palestin chia sẻ: “Thực tế là tôi đã đến đây để nhìn thấy Đức Giáo hoàng Phanxicô và để tham dự vào Năm Thánh Lòng thương xót và để chia sẻ những giây phút đáng nhớ của đức tin với các bạn trẻ khác”. Được hỏi về sứ điệp mà bạn muốn chuyển đến Đức Thánh Cha, cô nói: “Chủ đề được chọn cho Năm Thánh Lòng Thương xót thực sự rất đẹp: chúng ta thực sự cần lòng thương xót, năm nay, đặc biệt nếu tôi nhìn về quê hương tôi, Palestin, đang chịu đau khổ rất nhiều vì chiến tranh”…. (RV 26/7/2016)

Hồng Thủy Op

 

Đức Cha chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi ngày cầu nguyện toàn quốc

Đức Cha chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi ngày cầu nguyện toàn quốc

Đức Cha Joseph E. Kurtz chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ

Trước những sự kiện bạo lực và căng thẳng chủng tộc vừa qua tại các cộng đồng trên toàn nước Mỹ, Đức Cha chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ mời gọi các Giáo phận trên toàn quốc hợp nhất trong Ngày cầu nguyện và cách rộng lớn hơn, cổ vũ hòa bình và chữa lành trong thời gian những căng thẳng nặng nề trong xã hội dân sự.

Phát biểu về những vụ nổ súng liên quan đến sắc tộc ở Baton Rouge, Minneapolis và Dallas, Đức Tổng Giám mục  Joseph E. Kurtz của Giáo phận Louisville, Kentucky, lưu ý đến việc nhìn vào những cách thức Giáo hội Công giáo có thể đồng hành và giúp những cộng đoàn đang đau khổ này. Ngài nói: “Tôi đã nhấn mạnh đến việc cần thiết tìm thêm những cách thức nuôi dưỡng một cuộc đối thoại cởi mở, chân thật và dân sự về những quan hệ sắc tộc, phục hồi công lý, sức khỏe tâm thần, cơ hội kinh tế và giải quyết những vấn đề bạo lực phổ biến gây nên bởi súng. Ngày Cầu nguyện và Ủy ban đặc nhiệm sẽ giúp chúng ta tiến tới trong chiều hướng đó. Bằng cách bước tới để ôm lấy những người đau khổ, qua sự hiệp nhất, hành động cụ thể được sinh động bởi tình yêu Chúa Kitô, chúng ta hy vọng nuôi dưỡng hòa bình và xây dựng những cầu nối thông tin liên lạc và hỗ trợ lẫn nhau trong chính các cộng đồng của chúng ta”.

Ngày Cầu nguyện cho hòa bình tại các cộng đoàn của chúng ta sẽ được cử hành vào ngày lễ thánh Phêrô Claver, ngày 9/9, và sẽ là một điểm đầu cho hoạt động của Ủy ban đặc nhiệm. Mục đích của Ủy ban đặc nhiệm là giúp các Giám mục tham dự vào các vấn đề thử thách cách trực tiếp bằng những cách thức khác nhau: thu tập và phân phát các nguồn hỗ trợ và “những thực hành tốt nhất”; lắng nghe cách tích cực những quan tâm của các thành viên trong các cộng đồng gặp khó khăn và thực thi pháp luật; xây dựng những mối liên hệ vững mạnh để giúp ngăn ngừa và giải quyết các xung đột. Ủy ban đặc nhiệm sẽ kết thúc công việc của họ với một báo cáo về các hoạt động của và những đề nghị cho hoạt động tương lai cho Đại hội đồng vào tháng 11.

Đức Tổng Giám muc Wilton D. Gregory của Atlanta, nguyên chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, sẽ là chủ tịch của Ủy ban đặc nhiệm. Ngài vinh hạnh nhận trách nhiệm dẫn dắt Ủy ban này; Ủy ban sẽ giúp các Giám mục đồng hành với các cộng đồng đau khổ trên đường tiến tới hòa bình và hòa giải. Ngài nói: “Chúng ta là một thân thể trong Chúa Kitô, vì vậy chúng ta phải bước đi với các anh chị em chúng ta và lập lại sự dấn thân cổ võ việc chữa lành. Người đau khổ không ở nơi nào khác, hay của ai khác; nó chính là của chúng ta và ở trong Giáo phận của chúng ta”.

Các thành viên khác của Ủy ban đặc nhiệm cũng bao gồm các Giám mục khác, các chủ tịch của các Ủy ban của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và có nhiều Giám mục và giáo dân cố vấn. (RV 22/7/2016)

Hồng Thủy Op

Người nghèo là kho tàng của Giáo Hội

Người nghèo là kho tàng của Giáo Hội

ĐTC Phanxicô tiếp phái đoàn người nghèo các giáo phận Pháp hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót ngày 6-7-2016

VATICAN: Anh chị em ở trong tim Giáo Hội và anh chị em cho phép chúng tôi gặp gỡ Chúa Giêsu, vì toàn cuộc sống của anh chị em nói về Ngài.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương 200 người nghèo thuộc các giáo phận Pháp lúc 9 giờ sáng hôm qua (6-7) trong đại thính đường Phaolô VI. ĐTC nói: dù hoàn cảnh, lịch sử và gánh nặng của anh chị em thế nào đi nữa, thì chính Chúa Giêsu tụ họp chúng ta;  Ngài tiếp đón từng người như họ là, và trong Ngài chúng ta tất cả là anh chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa Cha. Với  các vị đồng hành với anh chị em, anh chị em làm chứng cho tình huynh đệ, yêu thương trợ giúp nhau, tạo điều kiện cho nhau đi hành hương, và anh chị em trao ban chính Chúa Giêsu cho họ và cho tôi. Vì Chúa Giêsu đã muốn chia sẻ điều kiện của anh chị em, vì yêu thương, Ngài đã trở thành một người trong anh chị em: bị người khác khinh rẻ, quên lãng, một người không là gì cả. Nhưng Giáo Hội yêu thương và ưa thích điều Chúa Giêsu đã yêu thương và ưa thích.  Giáo Hội sẽ không an lòng cho tới khi nào không tới với tất cả những người  sống kinh nghiệm bị khước từ, loại bỏ và không có giá trị đối với người khác.

ĐTC cũng cám ơn các người đồng hành với đoàn hành hương người nghèo vì tất cả những gì họ đã làm để giúp các anh chị em này về hành hương Roma trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Họ đã trung thành với lý tưởng của cha Giuseppe Wresinski, chia sẻ cụ thể điều kiện sống của dân nghèo, chứ không yêu thương trong lý thuyết. Các lý thuyết trừu tượng dẫn đưa tới các ý thức hệ và các ý thức hệ dẫn đưa chúng ta tới chỗ chối bỏ rằng Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Cuộc sống chia sẻ với người nghèo biến đổi và hoán cải chúng ta. Anh chị em đã bước vào cuộc sống và sự thất vọng của người nghèo và đã dấy lên một cộng đoàn tái trao ban cho họ một cuộc sống, một căn cước, một phẩm giá. Và Năm Thánh Lòng Thương Xót là dịp giúp tái khám phá và sống chiều kích liên đới, huynh đề, trợ giúp và nâng đỡ nhau. Anh chị em hãy duy trì lòng can đảm giữa các âu lo, duy trì niềm vui và hy vọng. Ước chi ngọn lửa ấy đừng tắt ngấm nơi anh chị em.

ĐTC đã phó thác cho các anh chị em nghèo một sứ mạng: đó là cầu nguyện cho ơn hoán cải của tất cả những ai là nguyên nhân tình trạng sống nghèo túng của họ, để xin ơn hoàn cải cho họ; cầu nguyện cho biết bao nhiêu người giầu ăn mặc sang trọng, mở tiệc tưng bừng, nhưng không nhận ra biết bao nhiêu Ladarô nghèo trước cửa nhà thèm một chút thức ăn thừa từ bàn của họ. Cầu nguyện cho các tư tế, các lêvi tránh né và ngoảnh mặt đi qua, không cứu giúp người bị nạn dở sống dở chết. Cầu nguyện cho họ và cho biết bao nhiêu người khác dính líu tới cảnh nghèo túng và khổ đau của ho, mỉm cười với họ từ thâm tâm, cầu mong sự lành cho họ và xin  Chúa Giêsu hoán cải họ. Nếu anh chị em làm điều đó, tôi bảo đảm với anh chị em là sẽ có niềm vui lớn trong Giáo Hội, trong tim anh chị em và trong nước Pháp thân yêu (SD 6-7-2016)

Vatican Radio

Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Đại hội ”Cùng nhau cho Âu Châu”

Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Đại hội ”Cùng nhau cho Âu Châu”

Cùng nhau cho Âu Châu

VATICAN. ĐTC tố giác hiện tượng nhiều loại bức tường được dựng lên tại Âu Châu và ngài kêu gọi can đảm thay đổi, tận dụng gia sản phong phú của mình.

Trên đây là nội dung sứ điệp Video ĐTC gửi các tham dự viên Đại hội ”Cùng nhau cho Âu Châu” lần thứ 4 tiến hành tại thành phố Munich nam Đức từ 30-6 đến 2-7-2016.

Đại Hội này qui tụ nhiều hoạt động của các Cộng đoàn và Phong trào Giáo Hội Công Giáo, và của các tín hữu Kitô khác nhắm bênh vực gia đình, bảo vệ sự sống và thiên nhiên, cổ võ một nền kinh tế công chính, liên đới với người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, hòa giải và hòa bình, thiện ích của các thành thị và tình liên đới tại Âu Châu.

Trong sứ điệp được công bố tại Quảng trường Karlplatz ở trung tâm thành Munich, ĐTC nhận xét rằng: ”Ngoài một số bức tường hữu hình, còn có nhiều bức tường vô hình đang được củng cố thêm, chúng nhắm chia rẽ đại lục Âu Châu này. Những bức tường được dựng lên trong tâm hồn con người. Những bức tường sợ hãi và gây hấn, thiếu cảm thông đối với những người có nguồn gốc và xác tín tôn giáo khác. Những bức tường ích kỷ chính trị và kinh tế, không tôn trọng sự sống và phẩm giá của mỗi người”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Âu châu đang ở trong một thế giới phức tạp và chuyển động mạnh mẽ, ngày càng hoàn cầu hóa nhiều hơn, và vì thế ngày càng bớt qui vào Âu Châu. Nếu chúng ta nhận thực các vấn đề lớn lao ấy, chúng ta phải có can đảm nói: chúng ta đang cần một thay đổi! Âu Châu được kêu gọi suy nghĩ và tự hỏi xem gia sản vô biên của mình, chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, đang thuộc về một viện bảo tàng, hay vẫn còn có khả năng gợi hứng một nền văn hóa và trao tặng kho tàng của mình cho toàn thể nhân loại”.   Trong những ngày hội họp vừa qua, có sự tham dự của nhiều nhân vật như ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, ĐHY Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY LLuis Martinez Sistach, nguyên TGM giáo phận Barcelona Tây Ban Nha, cùng một số HY khác. Đặc biệt cũng có sự hiện diện của Mục Sư Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève, Thụy Sĩ. Ngoài ra có các thủ lãnh và thành viên nhiều Cộng đoàn và Phong trào của Giáo Hội. Có 36 cuộc thảo luận bàn tròn và diễn đàn giúp trao đổi kinh nghiệm và viễn tượng liên quan đến Âu Châu.

ĐTC nói với họ: ”Anh chị em là các cộng đoàn và phong trào Kitô nảy sinh ở Âu Châu, anh chị em mang nhiều đoàn sủng, hồng ân Chúa ban. ”Cùng nhau cho Âu Châu” là một sức mạnh liên kết, với mục tiêu rõ ràng là diễn tả các giá tri căn bản của Kitô giáo thành những câu trả lời cụ thể cho những thách đố mà một đại lục đang khủng hoảng gặp phải.”

”Lối sống của anh chị em dựa trên tình thương yêu nhau, sống với tinh thần quyết liệt của Tin Mừng. Một nền văn hóa hỗ tương có nghĩa là đối chiếu, quí chuộng nhau, đón nhận và nâng đỡ nhau. Nó có nghĩa là đề cao giá trị của những đoàn sủng khác nhau, để qui hướng tất cả vào sự hiệp nhất và làm cho nền văn hóa ấy được phong phú. Sự hiện diện của Chúa Kitô giữa anh chị em, trong sáng và cụ thể, là chứng tá làm cho người khác tin”.

Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Nếu toàn thể Âu Châu muốn là một gia đình các dân nước thì cần đặt con người ở trung tâm, cần cởi mở và có tinh thần hiếu khách, tiếp tục thực hiện những hình thức cộng tác không những về kinh tế, nhưng cả về mặt xã hội và văn hóa nữa” (SD 2-7-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Thánh Cha đề cao sứ mạng chung với Chính Thống

Đức Thánh Cha đề cao sứ mạng chung với Chính Thống

Đức Thánh Cha đề cao sứ mạng chung với Chính Thống

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 28-6-2016 dành cho phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, ĐTC Phanxicô đề cao sứ mạng chung của tất cả các tín hữu Kitô là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa.

Phái đoàn do Đức TGM Metodio, Đồng Chủ tịch Ủy ban đối thoại giữa Chính Thống và Công Giáo tại Hoa Kỳ, hướng dẫn, về Roma dự lễ thánh Phêrô Phaolô bổn mạng của Giáo Hội Roma. ĐTC nhận xét rằng ”cả hai Thánh Tông đồ đều đã từng cảm nghiệm quyền năng lòng thương xót của Thiên Chúa: một vị đã chối Thầy và một vị đã bách hại Giáo Hội sơ khai. ”Noi gương hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và các Tông Đồ khác, Giáo Hội gồm những người tội lỗi được cứu độ nhờ phép rửa, đã tiếp tục loan báo lòng thương xót của Chúa qua dòng lịch sử.

ĐTC nói: ”Vì thế, khi mừng lễ các thánh Tông Đồ, chúng ta hãy tái cảm nghiệm sự tha thứ và ơn thánh liên kết tất cả các tín hữu của Chúa Kitô với nhau.. Nhìn nhận kinh nghiệm về lòng thương xót của Chúa là mối giây liên kết chúng ta bao hàm điều này là chúng ta phải luôn luôn làm cho tiêu chuẩn từ bi thương xót ngày càng trở thành tiêu chuẩn những quan hệ của chúng ta với nhau. Nếu chúng ta, trong tư cách là Công Giáo và Chính Thống, muốn cùng nhau loan báo những kỳ công của lòng thương xót Chúa cho toàn thế giới, chúng ta không thể duy trì những tâm tình và thái độ cạnh tranh, nghi kỵ và oán hận giữa chúng ta với nhau. Chính lòng thương xót giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng của một quá khứ bị ghi đậm những cuộc xung đột và giúp chúng ta cởi mở đối với một tương lai mà Chúa Thánh Linh dẫn chúng ta tới”.

ĐTC cũng nhắc đến khóa họp vào tháng 9 tới đây của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống. Ngài nói: Nhiệm vụ của Ủy ban này rất quí giá, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho công việc của Ủy ban được tiếp tục một với nhiều thành quả.

Sau cùng, ngài cầu mong cho Công đồng liên Chính Thống giáo mới kết thúc tại đảo Creta được Chúa Thánh Linh cho nảy sinh từ đó những hoa trái dồi dào cho thiện ích của Giáo Hội. (SD 28-6-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Lòng thương xót – chủ đề chính của đại hội giới trẻ tỉnh Sabah, Malaysia

Lòng thương xót – chủ đề chính của đại hội giới trẻ tỉnh Sabah, Malaysia

2000 Young catholics at Sabah Malaysia 2016 1

Kota Kinabalu, Malaysia – Hơn 2000 bạn trẻ Công giáo Malaysia đã họp nhau tại tỉnh Sabah nhân ngày Giới trẻ giáo tỉnh Sabah, từ ngày 6-10 tháng 6.  Đây là một cuộc hành hương và kinh nghiệm về chủ đề Lòng Thương xót.

Các bạn trẻ đến từ 34 giáo xứ của 3 giáo phận Sandakan, Keningau và Kota Kinabalu. Trước đó, các bạn trẻ đã trải qua giai đoạn chuẩn bị ở địa phương trước khi về Tawau thuộc giáo phận Kota Kinabalu để họp nhau với chủ đề từ câu Phúc âm: “Phúc cho những ai là kẻ thương xót, vì họ sẽ được xót thương”.

Trong thông tin từ giáo hội địa phương gửi cho hãng tin Fides có viết: Trong Năm Thánh Lòng Thương xót, “các bạn trẻ đã được chạm vào bởi lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, để đến lượt họ có thể trở thành các tông đồ của lòng thương xót bằng hành động, lời nói và lời cầu nguyện trong một thế giới bị tổn thương bởi ích kỷ, thù ghét và thất vọng”.

Các bạn trẻ đã rước Thánh giá và hình ảnh Đức Mẹ thương xót, tham dự các nghi thức phụng vụ, các buổi giáo lý và các việc bác ái theo cách thức của ngày Giới trẻ Thế giới. Phần lớn các bạn trẻ này không thể tham dự sự kiện thế giới này được tổ chức tại Balan vì lý do kinh tế.

Trong số các người hiện diện có Đức Tổng giám mục Joseph Marino, Sứ thần Tòa Thánh tại Malaysia, vị đã chủ sự Thánh lễ khai mạc. Nói với lòng thương xót, ngài mời các bạn trẻ làm chứng cho Chúa Ki-tô, sống đức tin, lòng thương xót và tình yêu. Các bạn trẻ có thể lãnh Bí tích hòa giải và các Linh mục cũng sẵn sàng trò chuyện thiêng liêng.

Được biết đại hội giới trẻ tỉnh Sabah được tổ chức 4 năm một lần và các giáo phận trong tỉnh sẽ thay phiên nhau đăng cai tổ chức. (Agenzia Fides 16/06/2016)

Hồng Thủy OP

Văn kiện mới của Bộ Giáo Lý đức tin: Iuvenescit Ecclesia

Văn kiện mới của Bộ Giáo Lý đức tin: Iuvenescit Ecclesia

Văn kiện mới của Bộ Giáo Lý đức tin  Iuvenescit Ecclesia

VATICAN. Sáng ngày 14-6-2016, Bộ giáo lý đức tin đã công bố văn kiện xác định quan hệ thiết yếu giữa giáo quyền và các cộng đoàn, phong trào mới trong Giáo Hội.

Văn kiện này là thư của Bộ gửi các GM trong Giáo Hội với tựa đề ”Iuvenescit Ecclesia” (Giáo Hội trở nên trẻ trung), về tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và đoàn sủng cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội.

Hiện diện trên bàn chủ tọa trong cuộc họp báo giới thiệu văn kiện của Bộ cũng có ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM, Đức Ông Piero Coda, thành viên Ủy ban thần học quốc tế, và nữ giáo sư María Carmen Aparicio Valls, thuộc phân khoa thần học Đại học Giáo Hoàng Gregoriana ở Roma.

Thư dài 18 trang, được ấn hành bằng các ngôn ngữ chính, và mang chữ ký ngày 15-5-2016 của ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, và vị Tổng thư ký của Bộ là Đức TGM Luis Ladaria. ĐTC đã phê chuẩn và truyền công bố thư này trong buổi tiếp kiến ngày 14-3 năm nay dành cho ĐHY Tổng trưởng.

Văn kiện nhấn mạnh đến tương quan hòa hợp và bổ túc cho nhau giữa định chế của Giáo Hội và các phong trào, cộng đoàn mới: trong sự tham gia phong phú và có trật tự của các đoàn sủng vào cộng đoàn hiệp thông của Giáo Hội, các thực thể mới này không được tránh né không vâng phục hàng giáo phẩm của Hội Thánh, và cũng không được tự ban cho mình quyền được thi hành một sứ vụ tự trị. Vì thế, các đoàn sủng có một tầm quan trọng không thể thiếu được đối với đời sống và sứ mạng của

Giáo Hội; các đoàn sủng chân chính chính có đặc tính cởi mở truyền giáo, vâng phục cần thiết đối với các mục tử, và ở trong Giáo Hội.

Thư của Bộ giáo lý đức tin cảnh giác chống lại chủ trương coi Giáo Hội cơ chế và Giáo Hội bác ái như hai thực thể đối nghịch nhau hoặc chỉ ở cạnh nhau, bởi vì trong Giáo Hội cả các cơ chế thiết yếu cũng có đặc tính đoàn sủng, và các đoàn sủng phải được cơ chế hóa để có một sự thống nhất, trước sau như một, và liên tục. Vì thế, cả hai chiều kích đều cùng nhau góp phần hiện diện hóa mầu nhiệm và hoạt động cứu độ của Chúa Kitô trong thế giới.

Bộ giáo lý đức tin cũng trình bày những tiêu chuẩn để phẩm trật Giáo Hội phân định những đoàn sủng chân chính, theo đó các đoàn sủng phải là dụng cụ nên thánh trong Giáo Hội; dấn thân trong việc truyền bá Tin Mừng; tuyên xưng trọn vẹn đức tin Công Giáo, chứng tỏ tình hiệp thông thực sự với toàn thể Giáo Hội, chân thành đón nhận các giáo huấn đạo lý và mục vụ của Giáo Hội, nhìn nhận và quí chuộng các yếu tố đoàn sủng khác trong Giáo Hội; khiêm tốn chấp nhận những lúc thử thách trong cuộc phân định; có những thành quả thiêng liêng như bác ái, vui mừng, hòa bình, nhân bản; để ý đến chiều kích xã hội trong việc loan báo Tin Mừng, ý thức sự kiện: mối quan tâm đến sự phát triển toàn diện cho những người bị xã hội bỏ rơi nhiều nhất là điều không thể thiếu trong một thực tại Giáo Hội chân chính”.

Thư của Bộ giáo lý đức tin đã trình bày 2 tiêu chuẩn cơ bản để cứu xét hầu nhìn nhận các thực tại mới của Giáo Hội về phương diện pháp lý, theo các hình thức đã được Bộ giáo luật thiết định.

– Tiêu chuẩn thứ I là ”tôn trọng đặc tính đoàn sủng của mỗi phong trào hoặc cộng đoàn ới của Giáo Hội”, vì thế cần tránh những những ”bó buộc hoặc lèo lái về pháp lý, làm giảm bớt sự mới mẻ của các thực tại ấy”.

– Tiêu chuẩn thứ hai liên quan đến sự tôn trọng đường lối cơ bản trong việc cai quản Giáo Hội, tạo điều kiện dễ dàng cho sự hội nhập các hồng ân đoàn sủng trong đời sống Giáo Hội, nhưng cần làm sao để tránh cho các thực thể ấy bị coi như một thực tại song song, không tham chiếu các phẩm trật của Hội Thánh”. (SD 14-6-2016)

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành Cải Cách

Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành Cải Cách

Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành Cải Cách

VATICAN. ĐTC kêu gọi các cộng đồng Công Giáo và Tin Lành cải cách cùng dấn thân đáp ứng sự khao khát tinh thần của con người ngày nay.

 Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-6-2016, dành cho 10 vị thuộc Hội đồng lãnh đạo Liên hiệp các Giáo Hội Tin Lành Cải Cách trên thế giới.

 Trong lời chào mừng, ĐTC nhắc đến cuộc viếng thăm tại Vatican cách đây 10 năm của các vị lãnh đạo Tin Lành cải cách trên hoàn cầu, gặp ĐGH Biển Đức 16. Ngài cũng ca ngợi và cảm tạ những tiến bộ trong quan hệ đại kết giữa các cộng đồng Giáo Hội Tin Lành cải cách với nhau và với Giáo Hội Công Giáo. ĐTC nhận xét rằng: ”Ngày nay chúng ta thường cảm nghiệm ”sự sa mạc hóa tinh thần”, nhất là nơi mà người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các cộng đồng Kitô chúng ta được kêu gọi là những ”vò nước” giải khát với niềm hy vọng, những sự hiện diện có khả năng khơi dậy tình huynh đệ, gặp gỡ, liên đới, yêu thương chân thành và vô vị lợi; các cộng đồng ấy cần đón nhận và khơi dậy ơn thánh của Chúa, để không khép kín vào mình, và cởi mở thi hành sứ mạng. Thực vậy, không thể thông truyền đức tin, nếu ta sống đức tin một cách cô lập hoặc trong những nhóm khép kín và chia cách, trong một thứ tự trị giả tạo và chỉ biết đến cộng đoàn của mình. Làm như thế chúng ta không đáp ứng được lòng khao khát Thiên Chúa, đang gọi hỏi chúng ta và tạo nên nhiều hình thức tôn giáo mới..”

 ĐTC cũng nói rằng: ”Hiện nay có nhu cầu cấp thiết phải có một phong trào đại kết, cùng với nỗ lực thần học để giải quyết những tranh luận đạo lý giữa các tín hữu Kitô. Phong trào đại kết này cổ võ một sứ mạng chung loan báo Tin Mừng và phục vụ. Chắc chắn là đã có nhiều sáng kiến và sự cộng tác tốt đẹp với nhau tại nhiều nơi, nhưng tất cả chúng ta có thể cùng nhau làm hơn nữa, để cống hiến một chứng tá sinh động, cho tất cả những người hỏi chúng ta tại sao có niềm hy vịong nơi chúng ta (Xc 1 Pr 3,15): cần thông tuyền tình yêu thương xót của Chúa Cha mà chúng ta lãnh nhận nhưng không và chúng ta được kêu gọi quảng đại trao ban cho tha nhân” (SD 10-6-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Ngày Năm Thánh của các Phó tế vĩnh viễn

Ngày Năm Thánh của các Phó tế vĩnh viễn

Deacon Bill Reichmuth offers communion at the Carmel Mission Basilica in California

VATICAN: Hàng ngàn phó tế vĩnh viễn và gia đình đã từ nhiều nước trên thế giới tuốn về Roma để cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót trong các ngày 27-29 tháng 5.

Đề tài của ba ngày hành hương là “Phó tế, gương mặt của Lòng Thương Xót cho việc thăng tiến công tác truyền giáo mới”. Các phó tế và gia đình thân nhân cùng nhau cầu nguyện, nghe diễn thuyết, thảo luận và chia sẻ tại nhiều nhà thờ theo các ngôn ngữ khác nhau hay với phần dịch thuật tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Đề tài ngày thứ hai là “Phó tế. Được kêu gọi là người phân phát của tình bác ái trong cộng đoàn kitô”. Các phó tế cũng có dịp lãnh bí tích Hoà Giải, bước qua Cửa Thánh. Cuộc hành hương cử hành Năm Thánh của các Phó tế sẽ kết thúc với thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành sáng Chúa Nhật hôm nay lúc 10 giờ rưỡi trước thềm đền thờ Thánh Phêrô.

Cuộc hành hương được tổ chức nhân dịp mừng 50 năm Công Đồng Chung Vaticăng II tái lập chức Phó tễ vĩnh viễn trong Giáo Hội như được nói tới trong Hiến chế về Giáo Hội Ánh sáng muôn dân số 29. Theo thống kê năm 2013 tổng số các Phó tế trên thế giới là hơn 43,000, tức gia tăng 29% so với năm 2005. Âu châu có 14,000, Mỹ châu 28,000, tức chiếm 97,6% tổng số Phó tế trên thế giới.  Trong các Giáo Hội khác các Phó tế chưa được hiểu biết và đánh giá đúng đắn. Vì thế đậy là dịp giúp đào sâu tầm quan trọng của các Phó tế trong cuộc sống và các sinh hoạt đa diện của Giáo Hội (SD 27-5-2016)

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha tiếp kiến các Vệ Binh Thụy Sĩ

Đức Thánh Cha tiếp kiến các Vệ Binh Thụy Sĩ

Đức Thánh Cha tiếp kiến các Vệ Binh Thụy Sĩ

VATICAN. Sáng 7-5-2016, ĐTC đã tiếp kiến và cám ơn các vệ binh Thụy Sĩ, đặc biệt là 23 tân vệ binh vừa làm lễ tuyên thệ chiều ngày 6-5 trước đó. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có đại diện chính quyền Thụy Sĩ và thân nhân của các tân vệ binh.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắn nh các vệ binh hãy tăng trưởng trong đức tin, coi công việc của mình như một sứ mạng được Chúa ủy thác, tận dụng thời gian ở Roma như một cơ hội để đào sâu bình bạn với Chúa Giêsu, vì thế cần nuôi dưỡng tinh thần của mình bằng kinh nguyện, lắng nghe Lời Chúa, sốt sắng tham dự thánh lễ và vun trồng tình con thảo đối với Mẹ Maria.

ĐTC cũng nhắc đến cơ hội của các vệ binh Thụy sĩ được cảm nghiệm đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội, qua sự hiện diện của các tín hữu từ các nơi về Roma hành hương. Sau cùng ngài đặc biệt nhắn nhủ các vệ binh hãy cảm nghiệm đời sống huynh đệ, quan tâm và nâng đỡ nhau trong công việc thường nhật, biết đề cao đời sống chung, chia sẻ những lui vui mừng và những khó khăn, để ý đến những người lân cận, nhiều khi chỉ cần một cử chỉ khích lệ, một nụ cười và tình thân hữu. Ngài nói: ”Khi có những thái đọ như thế, anh em sẽ được nâng đỡ để chuyên cần và kiên trì chu toàn những công tác lớn nhỏ trong việc phục vụ hằng ngày, chứng tỏ lòng tử tế và tinh thần hiếu khách, vị tha và nhân bản đối với tất cả mọi người”.

23 tân vệ binh Thụy Sĩ đã tuyên thệ sẵn sàng bảo vệ ĐTC, dù có phải hy sinh tính mạng, trong buổi lễ do Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ tọa tại sân Damaso trong nội thành Vatican, và trong số các quan khách hiện diện cũng có tổng thống Liên bang Thụy Sĩ.

Trước đó, vào ban sáng cùng ngày 6-5-2016, các vệ binh Thụy Sĩ đã tham dự thánh lễ do ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng, ĐHY nhắc nhở các vệ binh rằng ”Ơn gọi của mỗi tín hữu được chịu phép rửa là sống như chứng nhân của Chúa Kitô mỗi ngày, trong cuộc sống cụ thể.. Các bạn là những chứng nhân của Chúa Kitô tại Roma này, cũng như tại quê hương Thụy Sĩ và tại bất kỳ nơi nào các bạn đi tới, và trong một thế giới mong ước ánh sáng và sự sống, nhưng nhiều khi người ta không có can đảm đón nhận. Các bạn hãy làm chứng nhân cho Chúa giữa những người đồng lứa tuổi, họ khao khát ý nghĩa và sự sung mãn. Các bạn hãy nói với họ rằng thật là bõ công khi theo đuổi những điều cao cả và tươi đẹp, dù có phải dấn thân vất vả”.

ĐHY Quốc vụ khanh cũng nhắc đến biến cố ngày 6-5 năm 1527, trong vụ Roma bị cướp phá, 147 vệ binh Thụy Sĩ đã hy sinh tính bảng để bảo vệ Đấng Kế Vị Thánh Phêrô. ”Họ thực là những anh hùng cần noi theo không chút do dự”.

Và ĐHY Parolin kết luận rằng: ”Các vệ binh thân mến, các bạn đừng chờ đợi, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, làm chứng tá, qua sự trung thành phục vụ ĐTC, với tình huynh đệ và quan hệ tốt đẹp giữa các bạn với nhau, và với gương sống đức tín của các bạn, trong niềm xác tín Chúa hằng sống và cảm thương, Chúa gần gủi con người và muốn ban cho họ an bình, vui tươi và sự sung mãn đích thực để chữa lành mọi vết thương”.

Đoàn vệ binh Thụy Sĩ ở Vatican có 110 người, các vệ binh thường đăng ký phục vụ 2 năm. (RG 6,7-5-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Giấc mơ cuối cùng của cha Fausto Pops Tentorio

Giấc mơ cuối cùng của cha Fausto Pops Tentorio

Cha Tentorio

Cha Pops sinh năm 1952, trong một làng nhỏ quận Brianza, vùng Lombardia, Italia. Cha đã gia nhập chủng viện Saronno để học làm Linh mục, nhưng năm 1974 cha chuyển sang chủng viện của hội truyền giáo Giáo hoàng hải ngoai, gọi tắt là Pime, để chuẩn bị cho sứ vụ truyền giáo, đến với muôn dân, mà cha cảm thấy mình được mời gọi. Hai năm sau khi được lãnh thánh chức Linh mục, vào năm 1979, cha bắt đầu sứ vụ truyền giáo tại đảo Mindanao, một hòn đảo lớn ở miền nam Phi luật tân, thường được gọi là “miền viễn Tây của Phi luật tân”. Vùng đất cha đến truyền giáo có hàng trăm ngàn héc-ta rừng, đất trồng trái cây, và nhất là các mỏ vàng và đồng. Những cánh đồng phì nhiêu bị các nhóm thực dân chiếm hữu, những kẻ bóc lột chỉ muốn tống khứ nhóm dân sắc tộc “manobo” khỏi lãnh thổ của họ.

Cha Pops được sai đến các nơi khác nhau trong giáo phận Kidapawan, sống và làm việc với những người bị bỏ rơi, đẩy mạnh việc thực thi dân chủ trong bối cảnh của bạo lực của những khu vực này, và cuối cùng cha đến truyền giáo tại Arakan suốt hơn 20 năm, cho đến khi cha bị giết vào ngày 17/10/2011. 

Cha Pops sống trong một căn lều làm bằng tre, lợp mái tôn. Đầu tiên cha tập trung, bắt đầu các công tác mục vụ bình thường của giáo xứ, chiến đấu chống lại các dịch bệnh, chiến tranh. Sau đó cha đã đến với nền văn hóa manobo, đến với tôn giáo thờ kính Manama, hữu thể tối cao, của họ. Cha Pops giúp các cộng đoàn bước ra khỏi sự cô lập bằng cách thành lập hiệp hội các bộ tộc “manobo”, tập họp các bộ tộc lại để cùng cộng tác trong việc nông nghiệp. Cha thuyết phục chính quyền Manila nhìn nhận rằng những vùng đất xa xưa đó là của các bộ tộc manono và ngăn chặn các hoạt động khai thác mỏ.

Những việc làm của cha cản trở hoạt động của những kẻ bất lương nên cha đã bị chúng đe dọa, nhưng cha không vì sợ hãi mà dừng lại. Họ tổ chức phục kích cha nhiều lần nhưng cha đều trốn thóat được. Cha không sợ những hành động đe dọa của họ mà ngay các anh em cùng hội truyền giáo đã nhắc nhở với cha. Ngày 17 tháng 10 năm 2011, khi vừa ra khỏi giáo xứ ở Arakan để đi họp ở giáo phận, cha đã bị một kẻ bịt mặt đi xe motor bắn vào đầu và lưng. Cha đã qua đời trên đường đi cấp cứu. Cha muốn được chôn cất trong một quan tài làm từ gỗ của một cây mà cha đã trồng và được chôn cất ở Kidapawan, trung tâm giáo phận.

“Đó là một người bạn của cha Pops!” Mỗi khi tên của cha Pops được nhắc đến là có một gương mặt lại sáng lên. Dù cha Pops đã qua đời vài năm rồi, và hơn nữa, thung lũng Arakan, nơi cha bị giết vì bảo vệ các bộ tộc, rất xa vùng miền núi Talaingod, nhưng những dấu ấn cha để lại cho cộng đoàn dân chúng ở Talaingod vẫn không hề phai nhạt. Cộng đồng Manobo ở Talaingod vẫn nhớ rất rõ về cha. Đây là một vùng nằm sâu trong vùng rừng rậm của Davao. Để đến được nơi đây, người ta phải đi qua những cánh đồng chuối bát ngát như vô tận cho đến Santo Ninho, rồi đi xe moto trên những con đường lầy lội ngập bùn đến một ngôi làng với các túp lều dựng lên từ gỗ và lá dừa. Cha Pops là Linh mục đầu tiên đến với cộng đồng này và cùng với Hiệp hội các thừa sai nông thôn của Phi luật tân, cha đã kết nối các bộ tộc ở Mindanao, mở rộng hoạt động truyền giáo của cha vượt khỏi ranh giới của giáo phận Kidapawan. Cha đã mở ngôi trường đầu tiên ở Talaingod vì theo cha “giáo dục là con đường đúng đắn để tổ chức các cộng đoàn và giúp họ bảo vệ quyền lợi của mình. Cha đã viết trong di chúc của mình: “Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của tôi, cuộc chiến của bạn cũng là cuộc chiến của tôi. Bạn và tôi, chúng ta là một, cùng liên kết để xây dựng nước Chúa.”

Talaingod ngày nay đã thay đổi, không phải chỉ ở bề mặt bên ngoài, đó là hoa trái của những hy sinh của cha Pops. Ngôi trường ở Dulyan đã trở thành tâm điểm cho nhiều cộng đoàn nhỏ rải rác khắp trong rừng. Ngôi trường mới được các người dân làng chung sức xây dựng lại, những người trước kia là các chiến binh thường gây chiến với nhau và điều này đã làm cho họ bị yếu thế khi phải chống lại những kẻ cướp đất của họ. Họ đã cùng nhau đào xới đất bàng tay chân vì không có dụng cụ, cùng chuyên chở tùng bao xi măng từ cách đó cả giờ đồng hồ. Ngôi trường đang tạo nên sự liên kết giữa họ. Đây là thành quả mà cha Pops mong đợi: các người dân cộng tác với nhau.

Nỗi nhớ cha Pops không dừng lai ở tình cảm nhưng được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Quỹ cha Pops dược thành lập để tiếp tục các chương trình cha đã khởi đầu và cần sự hỗ trợ để phát triển. Nhờ cha Pops, ở làng Talaingod có một máy phát điện hoạt động vài giờ mỗi chiều để chiếu sáng và xạc pin điện thoại, giúp người dân có thể liên lạc và không bị cô lập. Đoàn truyền giáo sức khỏe của quỹ cha Pops mỗi năm gửi đoàn y tế đến để kiểm tra sức khỏe dân làng thay vì các y tá trong các trạm y tế. Trên hết, có một thế hệ trẻ ở đây cũng ước mơ sẽ trở thành các giáo viên hay y tá như các người trẻ lumad đã lớn lên cùng với cha Póps và bây giờ đang sống ở đây cùng với họ. (Mondo Misione 10/2014)

Hồng Thủy OP

Đức Thánh Cha khích lệ sáng kiến ”biến sa mạc thành rừng cây”

Đức Thánh Cha khích lệ sáng kiến ”biến sa mạc thành rừng cây”

Đức Thánh Cha khích lệ sáng kiến biến sa mạc thành rừng cây

ROMA. ĐTC Phanxicô khích lệ sáng kiến ”biến sa mạc thành rừng cây” do Phong trào Focolari (Tổ Ấm), và ”Ngày Trái Đất” (Earth Day) ở Italia đề xướng.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm bất ngờ lúc 5 giờ chiều chúa nhật 24-4-2016 tại Công viên Borghese ở Roma, nơi có ”Làng cho trái đất” do Phong trào Focolari và Earth Day Italia thiết lập trong 4 ngày qua. Ngôi làng đặc biệt này muốn trình bày khuôn mặt âm thầm của Thành Roma, hằng ngày kiến tạo những mạng liên đới, đối thoại liên tôn, cuộc sống chung, ít được các cơ quan truyền thông nói tới, nhưng chủ đích là trở thành những viên gạch nhỏ xây dựng nền văn minh.

Khi đến nơi, ĐTC đã được 3.500 người hiện diện đón tiếp và ban nhạc ”Gen Xanh” của người trẻ Focolari chào mừng, cùng với chị Maria Voce và cha Jesus Morán, Chủ tịch và đồng Chủ tịch Phong trào Focolari.

Lên tiếng trong dịu này, ĐTC cám ơn tất cả những người cộng tác vào sáng kiến này và nói: ”Anh chị em là những người đang hoạt động để sa mạc thành rừng cây, anh chị em dấn thân trên nhiều bình diện trong xã hội: từ sự gần gũi các tù nhân cho đến cuộc chiến chống nạn cờ bạc…

ĐTC đặc biệt đề cao sự nhưng không và nhận xét rằng “Trong thế giới này, dường như nếu bạn không trả tiền thì không thể sống được. Nơi trung tâm của thế giới có thần tiền bạc: ai không đến gần để thờ lạy thần này thì rốt cuộc bị lâm vào nghèo đói, bệnh tật và bị bóc lột”.

ĐTC không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tha thứ. Ngài nói: ”Tâm tình cay đắng, oán hận, làm cho chúng ta xa nhau. Cần luôn luôn xây dựng, với ý thức rằng tất cả chúng ta đều có những điều để tha thứ cho nhau, tất cả chúng ta đều phải làm cộng tác với nhau, tôn trọng nhau, và nhờ đó chúng ta sẽ thấy phép lạ này, đó là một sa mạc trở thành rừng cây”.

Trước đó, Ông Pierluigi Sassi, chủ tịch tổ chức Ngày Trái Đất Italia, đã trình bày về những hoạt động nhắm giáo dục về môi trường, đối thoại liên tôn, giúp đỡ các thiếu niên không có người tháp tùng, và một kinh nghiệm Âu Châu về dự án Erasmus dành cho các sinh viên (RG 24-4-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha kêu gọi Công giáo và Methodist chứng tá bác ái

Đức Thánh Cha kêu gọi Công giáo và Methodist chứng tá bác ái

Đức Thánh Cha kêu gọi Công giáo và Tin Lành Methodist làm chứng tá bác ái

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu Công Giáo và Tin Lành Methodist làm chứng tá chung về bác ái cụ thể, và giúp đỡ lẫn nhau.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 7-4-2016, dành cho phái đoàn Hội đồng Methodist thế giới, Methodist Âu Châu và Anh quốc, dưới sự hướng dẫn của ĐGM Oliveira và Mục Sư Powell. Phái đoàn đến Roma nhân dịp khánh thành Văn phòng Đại kết Methodist tại đây.

Trong lời chào mừng, ĐTC gọi việc thành lập văn phòng này là một dấu chỉ tăng cường quan hệ đại kết giữa Công Giáo và Methodist cũng như ước muốn chung vượt thắng những chướng ngại còn cản trở sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai bên. Ngài cũng nhắc đến công cuộc đối thoại thần học giữa Công Giáo và Methodist trong gần 50 năm qua và văn kiện chung đang được chuẩn bị và sẽ được công bố vào cuối năm nay với tựa đề ”Ơn gọi nên thánh”.

ĐTC nhận xét rằng các tín hữu Công Giáo và Methodist có thể học hỏi nhau nhiều điều về ý nghĩa và cách thức sống sự thánh thiện. ”Tất cả chúng ta phải làm hết sức để các thành phần các giáo xứ của chúng ta gặp gỡ nhau thường xuyên, biết nhau qua những trao đổi đầy khích lệ và khuyến khích nhau trong việc tìm kiếm Thiên Chúa và ơn thánh của Người'.

ĐTC nhắc lại lời Mục Sư John Wesley, người khai sáng Tin Lành Methodist, trong thư gửi tín hữu Công Giáo Roma, viết rằng: các tín hữu Công Giáo và Methodist được kêu gọi giúp đỡ nhau trong bất kỳ điều gì .. dẫn đến Nước Chúa… Tuy chúng ta chưa thể suy nghĩ giống nhau trong mọi sự, nhưng ít là chúng ta có thể yêu thương giống nhau”.

ĐTC nói: ”Đúng vậy, chúng ta chưa thể nghĩ giống nhau trong mọi sự, và về những vấn đề liên quan đến các thừa tác vị thánh chứng và luân lý đạo đức vẫn còn nhiều công việc phải làm. Nhưng không có điều nào trong số những dị biệt ấy là chướng ngại cản trở, không cho chúng ta yêu thương giống nhau và làm chứng tá chung trước mặt thế giới. Đời sống chúng ta trong sự thánh thiện phải luôn bao gồm một việc phục vụ bác ái đối với thế giới; Công Giáo và Methodist phải cùng nhau dấn thân làm chứng vụ thể, trong nhiều lãnh vực, về lòng yêu mến đối với Chúa Kitô. Thực vậy, khi chúng ta cùng nhau phục vụ những người ở trong tình cảnh túng thiếu, thì tình hiệp thông của chúng ta gia tăng”.

Tin Lành Methodist hay cũng gọi là Phong trào Giám Lý do Mục Sư Anh Giáo John Wesley thành lập và tách rời khỏi Anh giáo từ năm 1784 và dần dần lan rộng ra các nơi trên thế giới. Tại Italia, giáo hội này chỉ có 7 ngàn tín đồ và hợp chung với Giáo Hội Tin Lành Valdesi thành một cộng đoàn với tổng cộng 45 ngàn tín hữu.

Hội đồng Methodist thế giới được thành lập năm 1881 qui tụ 80 hệ phái tại 133 quốc gia với khoảng 80 triệu tín đồ (SD 7-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha rửa chân cho 12 người trẻ tị nạn

Đức Thánh Cha rửa chân cho 12 người trẻ tị nạn

Đức Thánh Cha rửa chân cho 12 người trẻ tị nạn

ROMA. Lúc 5 giờ rưỡi chiều thứ 5 tuần thánh 24-3-2016, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ kỷ niệm Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể và ngài rửa chân cho 12 người trẻ tị nạn. Ngài kêu gọi sống tình huynh đệ bất chấp những khác biệt.

Họ thuộc vào số gần 900 người tị nạn đang trú ngụ tại trung tâm tiếp đón ở làng Castelnuovo di Porto, cách Roma 30 cây số về hướng bắc. Làng này hiện có khoảng 9 ngàn dân cư. Trong số người tị nạn tại trung tâm ”Cara” này có 554 người Hồi giáo, 239 Kitô hữu trong đó có rất nhiều người thuộc Chính Thống Copte, 2 thiếu niên Ấn giáo và 98 người theo Tin Lành Pentecostal. Xét về nguyên quán, người tị nạn ở đây thuộc 26 quốc tịch, đông nhất là 281 người trẻ từ Eritrea, 135 từ Mali, 78 từ Sénégal và 92 người từ Nigeria. Số nhân viên phục vụ tại trại này là 114 người.

Trong số 12 người trẻ được ĐTC quì gối rửa chân rồi hôn chân họ, có 4 người Công Giáo Nigeria, 3 phụ nữ người Eritrea thuộc Chính Thống Copte, và 3 người Hồi giáo thuộc các quốc tịch khác nhau và một người Ấn độ theo Ấn giáo.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng ứng khẩu trước nghi thức rửa chân, ĐTC nhấn mạnh tình huynh đệ giữa tất cả mọi người với nhau, mặc dù thuộc các tôn giáo khác biệt. Ngài nói: ”Tất cả chúng ta, người Hồi giáo, Ấn giáo, Công Giáo, Copte, Tin Lành, nhưng chúng ta đều là anh chị em với nhau, con của cùng Thiên Chúa, Đấng muốn chúng ta sống trong an bình, hội nhập”.

ĐTC cũng nhắc đến vụ khủng bố ở Bruxelles bên Bỉ: “Cách đây 3 ngày, một cử chỉ chiến tranh, tàn phá, tại một thành phố của Âu Châu, cử chỉ của những người không muốn sống trong an bình. Nhưng đàng sau cử chỉ đó, cũng như đàng sau Giuđa, có những người khác nữa. Đằng sau Giuda có những người đã cho tiền để Giuđa nộp Chúa Giêsu cho họ. Đàng sau cử chỉ (khủng bố) có những người buôn bán võ khí, họ muốn máu đổ chứ không muốn hòa bình, họ muốn chiến tranh chứ không muốn tình huynh đệ”.

Hai cử chỉ ấy ”Chúa Giêsu rửa chân, Giuđa bán Chúa Giêsu 30 đồng bạc.. Nhưng chỉ có cử chỉ thứ nhất là tình huynh đệ.. Anh chị em, chúng tôi, tất cả, thuộc nhiều tôn giáo và văn hóa khác nhau, nhưng đều là con của cùng một Cha, chúng ta là anh chị em với nhau. Nơi kia, những kẻ ấy mua võ khí để phá hủy tình huynh đẹ. Ngày hôm nay, trong lúc này, khi tôi sắp làm cùng một cử chỉ của Chúa Giêsu, rửa chân cho 12 người trong anh chị em, tất cả chúng ta đang thi hành cử chỉ huynh đệ và tất cả chúng ta nói: ”Chúng ta khác biệt, chúng ta có văn hóa và tôn giáo khác nhau, chúng ta là anh em và chúng ta muốn sống trong an bình”.

Mỗi người có một lịch sử riêng, mỗi người ”có bao nhiêu thập giá và bao nhiêu đau đớn, nhưng cũng có một con tim mở rộng muốn tình huynh đệ.. Mỗi người, trong ngôn ngữ tôn giáo của mình, hãy cầu xin Chúa, để tình huynh đệ này lan rộng trong htế giới, để đừng có tình trạng vì 30 đồng bạc mà giết người anh em, để luôn có tình huynh đệ và lòng từ nhân”.

ĐTC cũng cám ơn tất cả những người cho thấy ”thật là đẹp khi sống với nhau như anh chị em, với những văn hóa, tôn giáo và truyền thống khác nhau.. Tất cả những điều này có một danh xưng: hòa bình và yêu thương” (SD 24-3-2016)

 G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha tái lên án khủng bố tại Bruxelles

Đức Thánh Cha tái lên án khủng bố tại Bruxelles

Đức Thánh Cha tái lên án khủng bố tại Bruxelles

VATICAN. ĐTC tái bày tỏ đau buồn và nghiêm khắc lên án các vụ khủng bố tại Bruxelles hôm 22-3 vừa qua.

Ngỏ lời với hàng chục ngàn tín hữu hành hương vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 23-3-2016, tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:

”Với tâm hồn đau thương tôi theo dõi những tin buồn về những vụ khủng bố xảy ra hôm qua tại Bruxelles, làm cho nhiều người chết và bị thương. Tôi đoan hứa cầu nguyện và bày tỏ sự gần gũi với nhân dân Bỉ quí mến, tới tất cả thân nhân các nạn nhân và mọi người bị thương. Tôi tái kêu gọi tất cả những người thiện chí hãy hiệp nhau đồng thanh lên án những tội ác đáng kinh tởm này chỉ tạo nên chết chóc, sợ hãi và kinh tởm. Tôi xin tất cả mọi người hãy kiên trì trong việc cầu xin Chúa, trong Tuần Thánh Này, ban ơn an ủi cho những tâm hồn sầu muộn và hoán cải con tim của những người mù quáng vì chủ nghĩa cực đoan tàn bạo, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng ta hãy cũng nhau đọc kinh Kính Mừng.. và trong thinh lặng chúng ta cầu nguyện cho những người chết, những người bị thương, thân nhân của họ và toàn thể nhân dân Bỉ”.

Các Giám Mục Bỉ

HĐGM Bỉ cũng ra thông cáo chia sẻ nỗi lo âu của hàng ngàn người du hành và gia đình của họ, các nhân viên hàng không và các toán cứu cấp. Các GM mời gọi cầu nguyện cho các nạn nhân và những người phải sống trong tình trạng bi thảm mới hiện nay.

Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Vương quốc Bỉ, Đức TGM Giacinto Berloco, tuyên bố rằng ”Chúng tôi cảm thấy gần gũi tất cả những người đang chịu đau khổ trong lúc này, các gia đình những người bị thiệt mạng và những người bị thương. Chúng tôi cầu chúc họ có thể vượt thắng thời điểm này. Chúng tôi cảm thấy gần gũi họ cũng như toàn dân Bỉ trong lúc này, đang cảm thấy liên kết với nhau đứng trước thảm trạng kinh khủng này, không những xảy ra cho nước Bỉ, nhưng cho cả nhiều người thuộc các quốc tịch khác ở phi trường… Chúng ta hãy cầu xin Chúa soi sáng tâm trí những người đang theo đuổi dự phóng chống lại con người, và cũng chống lại Thiên Chúa. Ước gì trong tương lai không xảy ra những biến cố như thế này nữa”.

Sau vụ khủng bố trên đây, thánh lễ làm phép dầu dự kiến cử hành tại Nhà thờ chính tòa thánh Micae và Gudula ở thủ đô Bruxelles đã bị bãi bỏ vì lý do an ninh, theo thông cáo của Đức TGM Jozef De Kesel và Đức Cha Phụ Tá Jean Kockerols. Cả hai GM đều bày tỏ kinh hoàng vì cuộc khủng bố và kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho các nạn nhân và thân nhân của họ.

Cha Lombardi

Tại Vatican, Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, định nghĩa khủng bố là ”một hành vi tín ngưỡng trong oán thù”.

Trả lời phỏng vấn trên Đài TV2000 của HĐGM Italia, Cha Lombardi nói: ”Không được đáp trả oán thù bằng những biện pháp phá hủy, trái lại cần tìm cách tái lập những quan hệ cần thiết giữa lòng xã hội.. Mục đích của chủ nghĩa khủng bố là phá hủy mọi sự tín nhiệm lẫn nhau và qua đó làm băng hoại xã hội loài người”. Theo Cha Lombardi, những kẻ khủng bố là những người sống tại Âu Châu nhưng họ không đạt được lý tưởng sống chung, tôn trọng các quyền con người mà ĐGH Phanxicô đã nói đến khi kêu gọi các vị lãnh đạo Nghị viện Âu Châu đề cao ý tưởng tích thực và cao cả mà Âu Châu tượng trưng cho nhân loại”.

LM Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh bày tỏ lập trường trên đây, giữa lúc tại Italia có những tờ báo kêu gọi trục xuất người Hồi giáo ra khỏi Âu Châu” (Apic 22-3-2016, SD 23-3-2016)

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến 3 ngàn sinh viên quốc tế

Đức Thánh Cha tiếp kiến 3 ngàn sinh viên quốc tế

Đức Thánh Cha tiếp kiến 3 ngàn sinh viên quốc tế

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 3 ngàn sinh viên quốc tế sáng ngày 17-3-2016, ĐTC mời gọi họ đặc biệt quan tâm đến dân nghèo, người tị nạn và những người gặp khó khăn.

Các sinh viên quốc tế này tham dự khóa học thường niên di động trong chương trình gọi là ”Havard World Model United Nations”, do Đại Học Havard ở Mỹ cùng với 1 đại học địa phương ở thành phố đón tiếp các sinh viên tham dự khóa học. Hiện nay có hơn 2 ngàn đại học từ trên 70 quốc gia trên thế giới tham gia các khóa học này.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nói: ”Thành quả lớn nhất trong việc tụ họp nhau ở Roma này không hệ tại việc học về ngoại giao, các hệ thống cơ chế và các tổ chức, tuy rằng những điều này là quan trọng và đáng được các bạn học hỏi. Thành quả lớn hơn chính là thời gian các bạn trải qua với nhau, gặp gỡ những người từ mọi nơi trên thế giới, không những họ tượng trưng cho bao nhiêu thách đố hiện nay, nhưng nhất là họ là biểu tượng các tài năng phong phú khác nhau và tiềm năng của gia đình nhân loại”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Trong những ngày này, các bạn học hỏi rất nhiều với nhau và nhắc nhở nhau rằng đằng sau mỗi khó khăn mà thế giới gặp phải, có những người nam nữ, già trẻ, những người như các bạn. Có những gia đình và cá nhân đang phải vật lộn mỗi ngày để sống, họ cố gắng săn sóc con cái và cung cấp cho chúng không những tương lai, nhưng cả những nhu cầu cơ bản của ngày hôm nay.. Nhiều người trong số họ phải chịu những vấn đề trầm trọng của thế giới ngày nay, nạn bạo lực và bất bao dung, họ trở thành những người tị nạn, buộc lòng phải bỏ gia cư, bị tước đoạt đất đai và tự do”.

ĐTC nói: ”Đó là những người đang cần được các bạn giúp đỡ, họ lớn tiếng xin các bạn lắng nghe họ, hơn bao giờ hết họ đang được những cố gắng của các bạn thực hiện công lý, hòa bình và tình liên đới. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng chúng ta phải vui với người vui, và khóc với người khóc” (Xc Rm 12,15).

Sau cùng ĐTC bày tỏ hy vọng các sinh viên quốc tế thấy ”sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo trong việc phục vụ người nghèo và người tị nạn, nâng đỡ các gia đình và các cộng đoàn, bảo vệ phẩm giá bất khả nhượng và các quyền của mỗi phần tử trong gia đình nhân loại”. Ngài nói: ”Các tín hữu Kitô chúng ta tin rằng Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta phục vụ các anh chị em, săn sóc lẫn nhau, bất luận nguyên quán hoặc hoàn cảnh của họ. Nhưng đây không phải chỉ là đặc điểm của các tín hữu Kitô, nhưng là một lời kêu gọi phổ quát, ăn rễ sâu nơi chính nhân tính chung của chúng ta” (SD 17-3-2016)

G. Trần Đức Anh OP