Hồi giáo cực đoan biểu tình chống xây nhà thờ Công giáo ở Bekasi, Indonesia

Hồi giáo cực đoan biểu tình chống xây nhà thờ Công giáo ở Bekasi, Indonesia

Hôm thứ 6, 24/03, cảnh sát Indonesia đã xịt hơi cay để giải tán những người Hồi giáo cực đoan phản đối việc xây dựng một nhà thờ Công giáo tại một thành phố vệ tinh của thủ đô Jakarta.

Hàng trăm người biểu tình hợp thành nhóm gọi là Forum for Bekasi Muslim Friendship (Diễn đàn tình thân hữu Hồi giáo Bekasi) đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ trước nhà thờ thánh Clara ở Kaliabang, một khu phố của thành phố Bekasi, sau buổi cầu nguyện ngày thứ sáu.

Các người biểu tình đã cố mở lối vào nhà thờ đang được xây dựng từ tháng 11. Một số người còn ném đá và chai lọ vào nhà thờ đang xây.

Hồi giáo Indonesia nhìn nhận 6 tôn giáo, nhưng nhóm quân nhân Hồi giáo thường chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số và cảnh sát thường phải can thiệp. Thành viên của các tôn giáo thiểu số không được nhìn nhận ở Indonesia thường gặp phải sự phân biệt đối xứ dữ dội.

Ismail Ibrahim, một giáo sĩ Hồi giáo và người tổ chức cuộc biểu tình nói rằng họ sẽ không giải tán cho đến khi chính quyền hủy bỏ phép xây nhà thờ.

Giáo hội ở miền bắc của Bekasi là mục tiêu của các cuộc chống đối của Hồi giáo cực đoan từ khi Giáo hội được phép xây nhà thờ vào tháng 06/2015. Một số người tố cáo các lãnh đạo Giáo hội dùng các chứng minh thư giả để được cấp phép xây dựng.

Khoảng 12 ngàn tín hữu Công giáo ở miền Bekasi họp nhau ở các mặt tiền các cửa hàng hay các mặt bằng kinh doanh, những nơi được sử dụng như nơi thờ phượng không chính thức. (Catholic Herald 24/03/2017)

Hồng Thủy

Trong lúc bị căng thẳng, Đức Phanxicô viết tin nhắn cho thánh Giuse

Trong lúc bị căng thẳng, Đức Phanxicô viết tin nhắn cho thánh Giuse

Trong tạp chí số 4000 của nguyệt san “Văn minh Công giáo” của dòng Tên ra ngày 09/02/2017, có đăng bài nói chuyện của Đức Giáo hoàng Phanxicô với các Bề trên cao cấp các dòng nam vào cuối tháng 11/2016. Trong bài nói chuyện, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chia sẻ kinh nghiệm vượt qua những căng thẳng của ngài.

Một vị bề trên hỏi Đức Giáo hoàng làm sao để có thể giữ được cảm giác bình an, ngài đã đùa rằng ngài không uống thuốc an thần. Ngài nói: “Người Italia có một bài học hay – để sống trong bình an bạn cần một thái độ lành mạnh “không thể quan tâm ít hơn”. Tôi không ngại chia sẻ với các bề trên rằng tôi đang có một kinh nghiệm hoàn toàn mới. Ở Buenos Aires, tôi lo lắng nhiều hơn. Tôi thú nhận điều này. Tôi cảm thấy căng thẳng và lo lắng hơn. Căn bản là tôi không được như bây giờ. Từ giây phút tôi được chọn tôi đã có một cảm giác bình an sâu thẳm. Và điều đó chưa bao giờ lìa bỏ tôi. Tôi bình an. Tôi không biết diễn giải nó thế nào.”

Đức Giáo hoàng nói thêm rằng khi có một vấn đề xảy đến, ngài viết nó lên một mảnh giấy và đặt nó dưới tượng của thánh Giuse đang ngủ mà ngài có ở trong phòng ngài. Đức Giáo hoàng nói: “Bây giờ thánh Giuse ngủ trên một tấm nệm của những mảnh giấy” mà Đức Giáo hoàng đã nhét vào. Ngài giải thích đó là lý do “tôi ngủ ngon: đó là ơn Chúa.”

Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng chỉ ra sức mạnh của lời cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, “bình an lớn lên trong tôi … bình an của tôi là quà tặng từ Thiên Chúa.” (Catholic Herald 10/02/2017)

Hồng Thủy

Kitô hữu Iraq quyết định trở về quê nhà

Kitô hữu Iraq quyết định trở về quê nhà

duc-tong-bashar-warda

Đức Tổng giám mục Bashar Warda của Erbil cho biết là 100 ngàn người Iraq tản cư đã bắt đầu chuẩn bị trở về các tình thành cổ kính ở bình nguyên Ninivê. Tuy thế Đức cha Warda nhấn mạnh đến tình trạng khó khăn của các Kitô hữu khi trở về các vùng gần Mosul, nơi lực lượng nhà nước Hồi giáo vẫn chiếm giữ và ngài cho biết các tín hữu quê quán tại đây vẫn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ có thể trở về.

Trả lời phỏng vấn của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ, Đức cha cho biết dân chúng vẫn chưa trở về Ninivê bởi vì các hoạt động an ninh ở Mosul và kế hoạch tái thiết. Nhưng chắc chắn họ sẽ trở về khi tình hình an ninh. Dân chúng đang chuẩn bị. Họ đã cử hành các nghi lễ và cầu nguyện Một số Linh mục đi đến các vùng được giải phóng. Dân làng và các Linh mục hát các bài thánh ca vinh danh Thánh giá.

Đức cha cũng nhìn nhận có nhiều khó khăn cản trở cần vượt qua trước khi dân di tản ở Erbilvà các nơi có thể thực sự trở về quê quán ở Ninivê.

Đức cha lo ngại cho tình hình khó khăn của Mosul nơi cần có sự an ninh, gỡ bỏ các dụng cụ gây nổ và tái thiết lại khu vực.

Đức cha cám ơn Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ đã cung cấp thực phẩm, thuốc men, nơi cư trú và trường học từ khi dân chúng rời bỏ Ninivê và Mosul vào hè năm 2014. Ngài cũng kêu gọi trợ giúp việc xây dựng lại trường học, nhà cửa cho các gia đình Công giáo và các nhà thờ ở bình nguyên Ninivê đã bị các cuộc không kích phá hủy. (Catholic Herald 02/11/2011)

Hồng Thủy

Đại học Công giáo Đức Maria thành lập trung tâm Biển Đức XVI

Đại học Công giáo Đức Maria thành lập trung tâm Biển Đức XVI

Đức Giáo Hoàng Biển Đức

Trường đại học Đức Maria ở Luân đôn, đại học Công giáo lớn nhất của Anh quốc vừa thành lập một trung tâm nghiên cứu mới, với tên gọi “Trung tâm Biển Đức XVI”. Đại học này được thành lập năm 1850 như là một trong những hoạt động của hàng giáo phẩm Công giáo mới được phục hồi; là đại học Công giáo duy nhất ở London.

Nguyên tổng thư ký giáo dục của đại học đã phát biểu trong buổi khánh thành rằng bà tin rằng trung tâm này sẽ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống công chúng. Bà cũng nói là trung tâm sẽ có một căn tính Công giáo mạnh mẽ cùng với một chương trình nghiên cứu chuyên về chính trị, kinh tế và khoa học xã hội.

Trung tâm được đề xuất lần đầu tiên sau cuộc viếng thăm nước Anh của Đức nguyên giáo hoàng Biển Đức XVI, khi ngài đến thăm đại học Đức Maria. Trong cuộc viếng thăm, Đức nguyên giáo hoàng đã nói về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa đức tin và lý trí, và sự cần thiết của một cuộc đối thoại giữa tôn giáo và chính trị.

Stephen Bullivant, giám đốc trung tâm, cũng là một biên tập viên của Catholic Herald, đã nêu bật những nguyên tắc này trong bài phát biểu ở buổi khai mạc. Ông nói rằng trung tâm sẽ mang những sự phong phú của truyền thống Công giáo, của tư tưởng xã hội của Công giáo, sự phong phú của giáo huấn Công giáo về đức tin và lý trí vào trong cuộc đối thoại quốc gia.

Hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm một diễn đàn nghiên cứu Công giáo, cung cấp nghiên cứu thực nghiệm nghiêm túc hữu ích về muc vụ để phục vụ Giáo hội. Nó được các giám mục Anh và xứ Wales ủy quyền để nghiên cứu dân số không theo tôn giáo của Vương quốc Anh.

Dự án cấp thời khác bao gồm việc nghiên cứu thông điệp Humanae Vitae của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và hệ quả của nó – một dự án có đỉnh điểm là một tài liệu được soạn thảo cho lễ kỷ niệm lần thứ 50 của thông điệp vào năm 2018; một loạt hội thảo về Tư tưởng xã hội Công giáo, Chính trị và Xã hội, được hướng dẫn bởi Giáo sư Philip Booth, mà sẽ mang giáo huấn của Giáo Hội với các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội hiện nay gần lại với nhau; và một dự án nghiên cứu về niềm tin phi tôn giáo, được tài trợ bởi Quỹ Templeton và được thực hiện với sự hợp tác của Trường Đại học Coventry và London College
Trung tâm cũng sẽ  nghiên cứu lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về một “sân chơi” của dân ngoại – một nơi mà các tín hữu có thể nói chuyện với người không tin.  Khai mạc của sự kiện được dự định vào cuối năm nay.

Cha Friedrich, điều phối viên quốc tế của Bộ giáo dục Công giáo của Vatican cho biết là cha đã thưa với Đức nguyên giáo hoàng Biển Đức về trung tâm này và ngài đã chúc lành cho trung tâm. Cha cũng cho là việc đăt tên của trung tâm theo tên Đức nguyên giáo hoàng Biển Đức là thích hợp. Đức nguyên giáo hoàng Biển Đức đã không sợ sự thật, nhưng khuyến khích các tín hữu Công giáo đón nhận sự thật dù nó đến từ bất cứ nơi đâu vì không có sự thật nào trái ngược với Tin Mừng. (Catholic Herald 6/5/2016)

Hồng Thủy OP