Các Giám Mục Mỹ thỉnh cầu chính phủ nhận thêm người tị nạn

Các Giám Mục Mỹ thỉnh cầu chính phủ nhận thêm người tị nạn

WASHINGTON. Chủ tịch Ủy ban GM Mỹ về di dân, Đức Cha Joe Vásquez, thỉnh cầu chính phủ Mỹ nâng con số tối đa người tị nạn được nhận vào Mỹ lên 75 ngàn người.

 Theo mức được tổng thống Mỹ ấn định hồi tháng 3 năm nay, con số tối đa người tị nạn được nhận vào trong năm 2017 là 50 ngàn người, và mức tối đa này đã đạt được trong tuần lễ trước đây.

 Nhân danh HĐGM Mỹ, hôm Đức Cha Vásquez, cũng là GM giáo phận Austin, Texas, đã gửi thư hôm 15-7-2017 cho tổng thống Mỹ để bày tỏ quan tâm về những hậu quả thảm hại vì sự giới hạn số người tị nạn và những ảnh hưởng tiêu cực trên những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất, như các trẻ không có người đi kèm, người già và người bệnh, cũng như những người thuộc tôn giáo thiểu số.

 Các GM Mỹ cũng nhận xét rằng con số tối đa 50 ngàn người tị nạn được nhận vào Mỹ không tương ứng với những nhu cầu thực sự của việc tiếp đón, xét vì trên thế giới có khoảng 22 triệu người tị nạn, và đồng thời cũng không phản ánh lòng thương xót và khả năng của đất nước chúng ta. Chúng tôi xác tín rằng Hoa Kỳ có thiện chí, có khả năng đi hàng đầu và tài nguyên để giúp đỡ nhiều hơn những người dễ bị tổn thương nhất và đang tìm kiếm sự bảo vệ. Về phần mình, Giáo Hội sẽ tiếp tục đồng hành và đón tiếp những người tị nạn đến Mỹ và bảo đảm cho họ những dịch vụ cần thiết”. (REI 17-7-2017)

 G. Trần Đức Anh OP

ĐHY WILLIAM WAKEFIELD BAUM QUA ĐỜI

ĐHY WILLIAM WAKEFIELD BAUM QUA ĐỜI

ĐHY William Wakefield

WASHINGTON: ĐHY William Wakefield Baum, nguyên TGM Washington đã qua đời ngày 23 tháng 7 vừa qua thọ 89 tuổi.

ĐHY William Baum sinh năm 1926 tại Dallas, thụ phong Linh Mục năm 1951, du học Roma trong các năm 1956-1958, được Đức Phaolo VI chỉ định làm Giám Mục Springfield-Cape Girarrdeau năm 1970. Năm 1973 ngài được chỉ định làm TGM Washington, kiêm chủ tịch Ủy ban đại kết của HHDGM Hoa Kỳ và giữ chức vụ này cho tới năm 1980.

Đức Gioan Phaolô II đã triệu ngài về Roma làm Tổng trưởng Bộ giáo dục công giáo từ năm 1980 cho tới năm 1990, khi được chỉ định làm Chánh án tòa Ân giải tối cao của Toà Thánh, rồi về hưu năm 2001.

Với sự qua đi của ĐHY William Baum, Hồng Y đoàn còn lại 220 vị, trong đó có 120 vị có quyền bầu Giáo Hoàng (SD 24-7-2015)

Linh Tiến Khải

GIÁO HỘI HOA KỲ CƯƠNG QUYẾT CHỐNG LẠI ÁN TỬ HÌNH

GIÁO HỘI HOA KỲ CƯƠNG QUYẾT CHỐNG LẠI ÁN TỬ HÌNH

WASHINGTON: Giáo Hội công giáo Hoa Ký cương quyết chống lại án tử hình và thăng tiến nền văn hóa sự sống.

ĐHY Sean O’Malley TGM Boston, chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình và ĐC Thomas Wenski, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ sự sống của HĐGM Hoa Kỳ đã khẳng định như trên trong thông cáo công bố các ngày vừa qua, nhân kỷ niệm 10 năm chiến dịch chống án tử hình do HĐGM Hoa Kỳ phát động năm 2005. Các GM Mỹ cầu mong rằng tại Hoa Kỳ người ta bắt đầu dậy dỗ các công dân đừng giết người, bởi vì án từ hình tạo ra một cài vòng bao lực luẩn quẩn làm giảm thiểu nhân tính con người. ĐHY O’ Malley và ĐTGM Wenski ghi nhận đã có nhiều tiểu bang hủy bỏ  luật từ hình, vài bang khác lại đưa ra thực hành, nhưng số các vụ hành quyết đã giảm như  chưa từng thấy tại Mỹ. Tuy nhiên còn rất nhiều việc phải làm. Trích thư của ĐTC Phanxicô gửi ngày 20 tháng 3 năm nay hai vị nhắc lại rằng án tử hình là điều không thể chấp nhận được,   và nó là một tội chống lại tính cách không bất khả xâm phạm sự sống và phẩm giá con người. Đức tin công giáo cống hiến một viễn tượng duy nhất về tội phạm và sự trừng phạt, một viễn tượng dựa trên lòng thương xót và ơn cứu rỗi, chứ không dựa trên việc kết án. Vì thế, tội này đáng ghét vì nó biện minh cho việc kết liễu mạng sống của một người. Nếu xã hội có khả năng tự bảo vệ mình, thì phải làm, bởi vì ngày nay nó có khả năng này. Án từ hình chống lại sức mạnh cứu rỗi của Thập Giá, loại trừ mọi viễn tượng biến đổi tâm hồn người bị kết án thành một người khác. Việc chống lại án tử hình của các tín hữu công giáo đâm rễ trong lòng thương xót và cống hiến mọi cơ may hoán cải,cả cho người tội lỗi cứng lòng nhất.

Sau khi bày tỏ sự gần gũi với các nạn nhân án tử hình ĐHY O’ Malley và ĐTGM Wenski yêu cầu thừa nhận phẩm giá của những người đã phạm tội sát nhân, vì cả khi họ phải trả nợ xã hội, họ cũng phải nhận được sự cảm thương và lòng thương xót. Chống lại án từ hình không có nghĩa là thờ ơ với nạn tội phạm và các tấn kích sự sống con người. Nhưng là khẳng định sự thánh thiêng của cuộc sống, của cả  những ai đã phạm các tội tệ hại nhất.

Thông cáo của các GM Hoa Kỳ đề nghị cầu nguyện cho các nạn nhân của tội phạm, các người bị kết án tử cũng như các nhân viên toà án; gần gũi gia đình các nạn nhân, đem đến cho họ tình yêu và lòng cảm thương của Chúa Kitô; học hiểu các giáo huấn xã hội của Hội Thánh về án tử hình và phổ biến cho những người khác biết; yêu cầu chinh quyền có các đường lối chính trị thích hợp để bảo vệ xã hội và chấm dứt án tử hình. Như là tín hữu công giáo chúng ta được mời gọi chống lại nền văn hóa sự chết, làm chứng cho cái gì đó cao quý và hoàn thiện hơn: đó là Tin Mừng của sự sống, niềm hy vọng và lòng thương xót (ZENIT 18-7-2015)

Linh Tiến Khải

 

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHỐNG LẠI MỌI KỲ THỊ TRONG VIỆC NHẬN CON NUÔI

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHỐNG LẠI MỌI KỲ THỊ TRONG VIỆC NHẬN CON NUÔI

WASHINGTON: Trong các ngày vừa qua ba Giám Mục Hoa Kỳ đã viết thư cho Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ phản đối mọi kỳ thị trong lãnh vưc nhận con nuôi.

Hai thư gửi Hạ viện và Thượng viện mang chữ ký của Đức Cha Salvatore Joseph Cordilione, Tổng Giám Mục San Francisco, Chủ tịch Tiểu ban thăng tiến và bảo vệ gia đình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Cha William Edward Lori, Tổng Giám Mục Baltimore, Chủ tịch Ủy ban bảo vê tự do tôn giáo, và Đức Cha Thomas Gerard Wenski, Tổng Giám Mục Miami, Chủ tịch Ủy ban Công lý và phát triển nhân bản. Các Giám Mục khẳng định rằng: ”Sự tự do đầu tiên và qúy báu nhất là tự do tôn giáo phải được mọi công dân Hoa Kỳ thực thi, kể cả những người lo lắng cho hạnh phúc của các trẻ em. Tuy nhiên, trong vài tiểu bang như Massachusetts, Illinois, Califonia và District of Columbia, vài tu sĩ lo lắng cho hạnh phùc của trẻ em bị loại khỏi các dịch vụ nhận nuôi con, chỉ vì các vị cho rằng cần phải tín thác các em cho các gia đình có một người cha và một người mẹ.

Hai bức thư đã được gửi tới dân biểu Mike Kelly và thượng nghị sĩ Mike Enzi, là hai người đã đưa ra ”Luật Bao gồm” liên quan tới việc tìm cha mẹ nuôi cho các trẻ em. Các Giám Mục ủng hộ luật này, vì nó có thể sửa chữa lại bất công kỳ thị liên quan tới tất cả những ai phục vụ các nhu cầu của các cha mẹ và các trẻ em, một cách trung thực với các xác tín tôn giáo của họ (SD 2-8-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio