Đức Thánh Chủ sự Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng 2-4-2018

Đức Thánh Chủ sự Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng 2-4-2018

VATICAN. Trưa thứ hai Phục Sinh, 2-4-2018, ĐTC đã chủ sự kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hàng chục ngàn tín hữu và ngài kêu gọi các tín hữu sống tình huynh đệ như hoa trái sự phục sinh của Chúa Kitô.

Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC nhận xét rằng ”ngày thứ hai sau Phục Sinh là một ngày lễ mừng, ngày sống chung thường là với gia đình. Sau khi cử hành lễ Phục Sinh, người ta thấy nhu cầu tụ họp với những người thân yêu và bạn hữu để mừng lễ. Vì tình huynh đệ là hoa trái sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng, qua cái chết và sự sống lại của Ngài, đã chiến thắng tội lỗi chia cách con người với Thiên Chúa, con người với chính mình, và con người với anh chị em của mình. Chúa Giêsu đã phá đổ bức tường chia rẽ giữa con người với nhau và tái lập hòa bình, bắt đầu bằng cách tạo nên một mạng tình huynh đệ mới. Vì thế, điều quan trọng là chúng ta, trong mùa phục sinh này, tái khám phá tình huynh đệ, như đã được thực thi trong các cộng đồng Kitô đầu tiên.”

ĐTC nhắc nhở rằng ”không thể có một tình hiệp thông đích thực và dấn thân cho công ích cũng như cho công bằng xã hội, nếu không có tình huynh đệ và chia sẻ. Nếu không có sự chia sẻ huynh đệ thì không thể thực hiện một cộng đồng Giáo Hội hoặc dân sự đích thực, nhưng chỉ có một tập thể các cá nhân bị những tư lợi thúc đẩy”.

”Phục sinh của Chúa Kitô đã làm bùng lên trên thế giới sự mới mẻ trong việc đối thoại và tương quan, sự mới mẻ này, đói với các tín hữu Kitộ, đã trở thành một trách nhiệm. Thực vậy, Chúa Giêsu đã nói: ”Từ dấu này, mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy: nếu các con yêu mến nhau” (Ga 13,35. Vì thế chúng ta không thể khép mình mình trong riêng tư, trong nhóm riêng của mình, nhưng chúng ta được kêu gọi quan tâm đến công ích, chăm sóc anh chị em, nhất là những người yếu thế hơn và bị gạt ra ngoài lề. Chỉ có tình huynh đệ mới có thể bảo đảm một nền hòa bình lâu bền, đánh bại nghèo đói, dập tắt những căng thẳng và chiến tranh, nhổ bỏ tham nhũng và nạn tội phạm.”

Trong phần chào thăm các tín hữu sau khi ban phép lành, ĐTC cho biết ngài đặc biệt cầu nguyện cho Ngày Thế giới gây ý thức về bệnh tự kỷ (autismo), được cử hành hôm qua, 2-4. Ngài cũng mời gọi các tín hữu cầu xin ơn hòa bình cho toàn thế giới, nhất là cho những dân tộc đang chịu đau khổ vì các cuộc xung đột hiện nay, đồng thời tái kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt cóc, để họ sớm được về nhà. (Rei 2-4-2018)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Thánh Cha ra lệnh tối hậu cho các Tu huynh bác ái

Đức Thánh Cha ra lệnh tối hậu cho các Tu huynh bác ái

BRUXELLES. ĐTC ra lệnh tối hậu cho các tỉnh dòng tu huynh bác ái ở Bỉ phải chấm dứt việc trợ tử cho các bệnh nhân tâm trí trong các nhà thương của dòng.

Dòng tu huynh bác ái được LM Peter Joseph Triest thành lập năm 1807 tại thành phố Gent bên Bỉ và án phong chân phước cho cha được khởi sự năm 2001. Đoàn sủng của dòng là phục vụ những người già và các bệnh nhân tâm trí. Ngày nay dòng này được coi là cơ quan lớn nhất cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần tại miền Flammand bên Bỉ, phục vụ 5 ngàn bệnh nhân.

Năm ngoái có khoảng 12 bệnh nhân tâm trí trong các cơ sở của tu huynh bác ái xin được kết liễu mạng sống, và 2 người đã được chuyển đi nơi khác để được chích thuốc cho chết. Hồi tháng 3 năm nay, Ban lãnh đạo các trung tâm săn sóc bệnh nhân tâm trí thuộc dòng các tu huynh bác ái ở Bỉ loan báo chính sách sẽ làm cho các bệnh nhân tâm trí được chết êm dịu, hòa hợp với luật của nhà nước Bỉ ban hành năm 2003. Ban lãnh đạo các trung tâm này quyết định theo chính sách mới sau khi một nhà dưỡng lão Công Giáo ở Diest bên Bỉ bị phạt hơn 6 ngàn Euro vì từ chối không làm cho một phụ nữ 74 tuổi bị ung thư phổi được chết êm dịu.

Tu huynh Rene Stockman, Bề trên tổng quyền dòng tu huynh bác ái ở Roma, đã phản đối việc làm của các tu huynh ở Bỉ và nhiều lần yêu cầu từ bỏ chính sách mới cho phép các bác sĩ kết liễu mạng sống bệnh nhân tâm trí trong các trung tâm trị liệu của dòng, dù các bệnh nhân ấy không ở giai đoạn cuối đời.

Nhóm các tu huynh này cũng bất chấp thông cáo hồi tháng 6 năm nay của các GM Bỉ không chấp nhận việc làm cho chết êm dịu trong các tổ chức y tế Công Giáo. Họ cũng làm ngơ đối với tuyên ngôn của Bộ giáo lý đức tin cấm làm cho chết êm dịu được ĐHY Tổng trương Gerhard Mueller gửi đến các tu huynh bác ái ở Bỉ.

Bộ giáo lý đức tin và Bộ các dòng tu cũng thực hiện một cuộc điều tra về việc làm và chính sách của các tu huynh bác ái ở Bỉ theo lời thỉnh cầu của cha Bề trên tổng quyền. Hai bộ đã đi tới lệnh tối hậu và lệnh này đã được ĐTC phê chuẩn.

Cha Stockman cho biết; các tu huynh thuộc Ban điều hành các trung tâm bệnh nhân tâm thần của dòng cũng phải ký vào một thư chung gửi bề trên tổng quyền của dòng, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo, luôn khẳng định sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối, từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Tu huynh nào từ chối ký vào thư chung, sẽ bị chế tài theo giáo luật. Nhóm điều hành các trung tâm bệnh tâm trí của dòng sẽ bị xử lý và có thể bị trục xuất khỏi Giáo Hội nếu không thay đổi chính sách. Ngoài ra, nhóm này phải xác nhận không còn coi việc làm cho chết êm dịu như một giải pháp cho những đau khổ của con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào. (CNS 8-8-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Bổ nhiệm Giám Mục tại Viên Chăn, Lào

Bổ nhiệm Giám Mục tại Viên Chăn, Lào

VATICAN. Hôm 2-2-2017, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo ĐTC đã nhận đơn từ chức của Đức Cha Jean Khamsé Vithavong, Đại diện Tông tòa giáo phận Viên Chăn, thủ đô Lào.

 

Ngài bổ nhiệm Đức Cha Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, Đại diện Tông Tòa Paksé, kiêm nhiệm Giám quản Tông Tòa Viên Chăn.

 

Đức Cha Khamsé Vithavong năm nay 75 tuổi (1942), thuộc dòng Hiến sĩ Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm, OMI, cai quản giáo phận tông tòa Viên Chăn từ 34 năm nay (1983). Giáo phận này chỉ có hơn 15 ngàn tín hữu CG với 1 LM giáo phận, 7 LM dòng, 7 tu huynh và 19 nữ tu.

 

Đức Cha Louis-Marie Ling năm nay 73 tuổi (1944), thuộc tu hội Thánh Ý Thiên Chúa (Voluntas Dei), cai quản giáo phận tông tòa Paksé từ 17 năm nay (2000). Tại tại đây có gần 13 ngàn tín hữu Công Giáo, với 6 LM giáo phận, 1 LM dòng, 12 chủng sinh, 9 tu huynh và 18 nữ tu.

 

Các GM Lào đã cùng các vị lãnh đạo Công Giáo tại Campuchia về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh trong những ngày qua. Các vị đã được ĐTC tiếp kiến hôm thứ năm, 26-1-2017. (SD 2-2-2017)

 

G. Trần Đức Anh OP

Tưởng niệm 10 năm thầy Roger Schutz bị sát hại

Tưởng niệm 10 năm thầy Roger Schutz bị sát hại

TAIZÉ. Chúa nhật 16-8-2015, Tu viện Đại kết đã tưởng niệm 10 năm vị sáng lập là thầy Roger Schutz, bị sát hại tối ngày 16-8 năm 2005 trong buổi cầu nguyện chung.

Một phụ nữ người Rumani bị bệnh tâm trí đã đâm thầy Roger nhiều nhát dao khiến thầy từ trần ngay sau đó.

Lễ tưởng niệm Thầy được cử hành ngoài trời tại Taizé bên Pháp, trước sự tham dự của 7 ngàn bạn trẻ quốc tế, gần 100 tu huynh và khoảng 100 đại diện các Giáo Hội Kitô và tôn giáo khác, trong đó có ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đại diện ĐTC Phanxicô. Ban sáng ngài đã chủ sự thánh lễ Công Giáo tại Nhà thờ Hòa giải ở Taizé và trong buổi lễ tưởng niệm ban chiều do thầy Alois Tu viện trưởng Taizé chủ sự, ĐHY đã đọc thư cám ơn của ĐTC Phanxicô.

Trong số các vị khách khác, có Mục Sư Olav Fykse Tveit, người Na Uy, Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève, Nữ Mục Sư Phó chủ tịch Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu và Đức TGM John Santamu của giáo phận York bên Anh quốc, trong tư cách là Đại diện Liên hiệp Anh giáo.

Lễ tưởng niệm thầy Roger cũng là dịp kỷ niệm 75 năm thầy thành lập Tu viện đại kết Taizé.

– ĐHY Kurt Koch ca ngợi tu viện đại kết Taizé ”như một phòng thí nghiệm, nơi các bạn trẻ có thể dấn thân đối thoại liên tôn”. Ngài nhắc lại lời ĐTC Phanxicô về quan hệ chặt chẽ của ngài với Taizé và ĐHY cũng tái khẳng định sự gần gũi của ngài với tu viện đại kết này, một nơi có linh đạo sâu xa.

– Mục Sư Olav Fykse Tveit cũng đề cao Taizé như một gương mẫu sáng ngời cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Mục sư nói: ”Các cuộc gặp gỡ đều đặn tại Taizé giúp vượt thắng những chia rẽ trong Giáo hội do những đặc tính riêng và các truyền thống của Giáo Hội.. Chúng ta hãy từ bỏ những cách thức tự mãn và coi mình ở trung tâm để đi với đức tin và cuộc sống Kitô. Nhờ Chúa Kitô Giáo Hội là một. Giáo Hội phải trở thành một dấu hiệu ngôn sứ cho thế giới và báo trước vương quốc hòa bình đang tới của Thiên Chúa”.   – ĐHY Reinhard Marx, TGM Munich, Chủ tịch HĐGM Đức, đã công bố một tuyên ngôn tại thành phố Bonn bên Đức, trong đó ngài đề cao linh đạo và chứng tá đức tin của tu viện Taizé. ĐHY viết: ”Chúng tôi biết ơn vì những gì từ Taizé chiếu tỏa ra các nơi trên thế giới trong bao nhiêu năm qua. Kinh nguyện đại kết và chứng tá về Chúa trong xã hội này là điều không thể thiếu được. Đó là điều mà tu viện Taizé đang sống một cách đáng tin cậy qua cộng đoàn của mình”.

ĐHY Marx cũng nhận xét rằng tuy 75 năm trôi qua, nhưng tu viện Taizé vẫn không giảm mất sức thu hút đối với thế hệ trẻ. ”Thật là tốt khi chúng ta có những nơi mà người trẻ có thể chia sẻ đức tin và cảm nghiệm tình hiệp thông trong Chúa Kitô”.

Thành lập cộng đoàn mới tại Cuba

Cũng liên quan đến Taizé, tu viện này sẽ thành lập một huynh đoàn nhỏ đầu tiên với 2 tu huynh kể từ tháng 9 tới đây.

Thầy Alois Loeser, tu viện trưởng, tuyên bố như trên hôm 15-8-2015 vừa qua, với hãng tin Công Giáo Đức. Huynh đoàn này được thành lập theo lời mời của một GM Công Giáo và một chủng viện Tin Lành ở Cuba. Hai tu huynh cho biết chưa thiết lập chương trình hoạt động tại Cuba. Điều đầu tiên là các thầy muốn lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu địa phương.

Thầy Alois kể lại: hồi năm ngoái, có nhiều bạn trẻ nói với thầy là họ cảm thấy bị lẻ loi cô lập và không thấy có viễn tượng tương lai nào nơi quê hương của họ. Trong bối cảnh đó, tu viện Taizé muốn liên hệ với giới trẻ tại Cuba.

Tu viện đại kết Taizé do thầy Roger Schutz, thuộc Giáo Hội Tin Lành cải cách Thụy Sĩ, sáng lập và hiện có khoảng 100 tu huynh thuộc các hệ phái Kitô khác nhau, Công Giáo, Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo… Trong số này có khoảng 1 phần 4 các tu huynh sống trong các huynh đoàn nhỏ ở Á, Phi và Mỹ châu la tinh. Các thầy hoạt động với các trẻ em bụi đời, các tù nhân, người gần qua đời và những người cô đơn. (KNA 15-8-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha chia sẻ đau khổ của Giáo Hội Chính Thống Siriac

Đức Thánh Cha chia sẻ đau khổ của Giáo Hội Chính Thống Siriac

ĐTC chia sẻ với Giáo Hội Chính Thống Siriac

VATICAN. ĐTC Phanxicô chia sẻ những đau khổ của Giáo Hội Chính Thống Siriac và cầu mong những thử thách đau thương này càng cũng cố mối liên hệ thân hữu và huynh đệ giữa hai Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 19-6-2015, dành cho Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II, và phái đoàn Giáo Hội Chính Thống Siriac đến viếng thăm Tòa Thánh. Giáo Hội này có khoảng 1 triệu 800 ngàn tín hữu trên thế giới.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến tiến trình đối thoại giữa Công Giáo và Chính Thống Siriac từ 44 năm nay tức là từ sau cuộc gặp gỡ giữa ĐGH Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Ignatius Jacob III tại Roma năm 1971. Ngài đặc biệt mô tả ”Giáo Hội Chính Thống Siriac như một Giáo Hội tử đạo, nhất là trong tình trạng Trung Đông ngày nay: Giáo Hội này cùng với các cộng đoàn Kitô và các nhóm thiểu số khác đang phải chịu những đau khổ kinh khủng do chiến tranh, bạo lực và bách hại gây ra! Bao nhiêu đau thương! Bao nhiêu nạn nhân vô tội! Đứng trước tất cả những điều đó, dường như các nước hùng mạnh của thế giới này không có khả năng tìm ra những giải pháp”.

ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Máu các vị tử đạo là hạt giống tạo nên sự hiệp nhất của Giáo Hội và là dụng cụ xây dựng nước Thiên Chúa là nước an bình và công chính. Đức Thượng Phụ và anh em thân mến, trong lúc thử thách cam go và đau thương này, chúng ta hãy củng cố hơn nữa các mối liên hệ thân hữu và huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Siriac. Chúng ta hãy mau tiến bước trên con đường chung, mắt hướng nhìn về ngày mà chúng ta có thể cử hành sự kiện chúng ta cùng thuộc về Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô quây quần quanh cùng một bàn thờ Hy Tế và chúc tụng. Chúng ta hãy trao đổi các kho tàng truyền thống chúng ta như những hồng ân thiêng liêng, vì điều liên kết chúng ta trổi vượt hơn những gì chia rẽ chúng ta” (SD 19-6-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Thông Báo Ghi Danh và Các Sinh Hoạt (5/5/2015)

Thông báo

Trường Việt Ngữ & Văn Hoá Phan Bội Châu

Cộng đoàn Đức Mẹ Mông Triệu- Anaheim


Anaheim, ngày 5 tháng 5 năm 2015 

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ xin thông báo: 

 

Các lớp Việt ngữ vẫn tiếp tục sinh hoạt vào mỗi thứ Bảy các tuần: 16/5/15, 23/5/15, 30/5/15, 6/6/15 & 13/6/15

 

Thời gian học Việt ngữ:  1:15PM – 3:00PM

 

Lễ bế giảng của trường Việt ngữ sẽ vào ngày 13/6/15.

Thời gian: 1:00PM – 3:30PM tại hội trường giáo xứ (Patrick hall)

 

Mong quý phụ huynh cho các em học sinh tham dự đông đủ. 

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu chúc lành cho mọi thiện chí quý vị đã dành cho Chương Trình Việt ngữ.

Cần cấp thiết đem tình huynh đệ vào lòng xã hội ngày nay

Cần cấp thiết đem tình huynh đệ vào lòng xã hội ngày nay

** Khi tương quan huynh đệ bị hư hỏng, thì mở ra con đường các kinh nghiệm đớn đau của xung khắc, phản bội và thù hận…Ngày nay hơn bao giờ hết cần phải đem tình huynh đệ trở lại vào trung tâm xã hội kỹ thuật và bàn giấy rườm rà của chúng ta, khi đó cả sự tự do và bình đẳng cũng sẽ có được giọng điệu đúng đắn của chúng.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 20,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại công trường thánh Phêrô sáng thứ tư 18-2-2015.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý về “anh chị em” trong gia đình. Ngài nói: Anh chị em là các từ Kitô giáo rất ưa thích. Nhờ kinh nghiệm gia đình đó là các từ mà tất cả mọi nền văn hóa và mọi thời đại đều hiểu. ĐTC nêu bật mối dây huynh đệ trong Kitô giáo như sau:

Mối dây huynh đệ có một chỗ đặc biệt trong lịch sử dân Thiên Chúa, nhận được sự mạc khải của Người trong kinh nghiệm nhân bản sống động. Tác giả thánh vịnh ca tụng vẻ đẹp của mối dây huynh đệ như sau: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau!” Tv 132, 1). Chúa Giêsu đã đưa nó tới sự toàn vẹn cả trong kinh nghiệm nhân bản của việc là anh chị em với nhau, bằng cách tiếp nhận nó trong trình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và gia tăng năng lực khiến cho nó vượt mọi mối dây bà con thân thuộc và có thể vượt qua mọi bức tường của sự xa lạ.

** Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: chúng ta biết rằng khi mối dây huynh đệ bị hư hỏng, thì nó mở đường cho các kinh nghiệm đau đớn của xung khắc, phản bội và thù hận. Trình thuật kinh thánh về Cain và Abel là thí dụ điển hình của kết quả tiêu cực đó. Sau khi Cain giết Abel, Thiên Chúa hỏi Cain: “Abel, em ngươi đâu?” (St 4,9a). Đó là câu hỏi mà Chúa tiếp tục hỏi từng thế hệ. Nhưng rất tiếc trong mọi thế hệ cũng không ngừng lập lại câu trả lời thê thảm của Cain: “Con không biết. Con là người giữ em con sao?” (St 4, 9b).

Mối dây huynh đệ được tạo thành trong gia đình giữa các con cái, nếu xảy ra trong một bầu khí giáo dục rộng mở cho tha nhân, thì nó là trường học lớn của sự tự do và hòa bình. Có lẽ chúng ta không ý thức được điều ấy, nhưng chính gia đình đưa tình huynh đệ vào lòng thế giới. Bắt đầu từ kinh nghiệm đầu tiên này về tình huynh đệ, được dưỡng nuôi bằng các trìu mến và nền giáo dục gia đình kiểu sống tình huynh đệ tỏa ra như một lời hứa trên toàn xã hội và trên các tương quan giữa các dân tộc với nhau.

Nơi Đức Giêsu Kitô phước lành của Thiên Chúa đổ xuống trên mối dây huynh đệ này, khiến cho nó nở lớn ra một cách không thể nào tưởng tượng nổi, bằng cách khiến cho nó có khả năng vượt qua mọi khác biệt quốc gia, tiếng nói, văn hóa và cả tôn giáo nữa.

Anh chị em hãy nghĩ coi mối dây giữa con người với nhau trở thành cái gì, khi họ có thể nói với nhau: “Anh ta thật như một người anh em, chị ta thật như là một người chị em đối với tôi”. Ngoài ra lịch sử đã cho thấy đủ rằng nếu không có tình huynh đệ, thì cả sự tự do và sự bình đẳng cũng tràn đầy khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa và xu thời.

Áp dụng vào cuộc sống cụ thể trong gia đình ĐTC nói:
Tình huynh đệ trong gia đình đặc biệt toả sáng, khi chúng ta thấy sự sốt sắng, lòng kiên nhẫn, trìu mến bao bọc người em trai em gái bé nhỏ yếu đuối hơn, đau bệnh hay tàn tật. Có rất nhiều các anh chị em làm điều đó trên toàn thế giới, và có lẽ chúng ta không đánh giá đúng đắn lòng quảng đại của họ. Có được một người anh em, chị em yêu thương chúng ta là một kinh nghiệm mạnh mẽ, không thể nào trả giá được, không thể nào thay thế được. Cùng điều này cũng xảy ra đối với tình huynh đệ kitô. Các anh chị em bé nhỏ nhất, yêu đuối nhất. nghèo nàn nhất phải khiến cho chúng ta mềm lòng: họ có quyền lấy đi linh hồn và con tim của chúng ta. Phải, họ là các anh chị em của chúng ta, và chúng ta phải yêu thương và dối xử với họ như là anh chị em. Khi điều này xảy ra, khi người nghèo cảm thấy thoải mái như ở nhà họ, chính tình huynh đệ kitô của chúng ta hồi sinh. Thật vậy các kitô hữu đi gặp người nghèo và yếu đuối không để vâng lời một chương trình ý thức hệ, nhưng bởi vì lời nói và gương sống của Chúa nói với chúng ta rằng họ là anh chị em của chúng ta. Đây là nguyên tắc tình yêu của Thiên Chúa và của mọi mọi sự công bằng giữa mọi người.

Ngày nay hơn bao giờ hết cần phải đem tình huynh đệ trở lại vào trung tâm xã hội kỹ thuật và bàn giấy rườm rà của chúng ta, khi đó cả sự tự do và bình đẳng cũng sẽ có được giọng điệu đúng đắn của chúng. Vì thế, chúng ta đừng nhẹ dạ, do lụy phục hay vì sợ hãi, lấy mất đi khỏi các gia đình của chúng ta vẻ đẹp của một kinh nghiệm huynh đệ rộng rãi giữa các con cái với nhau. Và chúng ta đừng đánh mất đi sự tin tưởng nơi chân trời rộng rãi mà đức tin có khả năng rút tiả ra từ kinh nghiệm được soi sáng bởi phước lành của Thiên Chúa.

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu cũng như các đoàn hành hương đến từ Nhật Bản, Chile và Argentina. Ngài đã đặc biệt chào các Giám Mục Ucraina về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, và các tín hữu tháp tùng các vị. Ngài nói: anh chị em thân mến, trong số các ý chỉ anh chị em đem tới mộ hai Thánh Tông Đồ, cũng có ý chỉ cầu nguyện cho hòa bình tại Ucraina. Tôi mang trong tim ước mong này và tôi hiệp ý với lời cầu nguyện của anh chị em để hòa bình lâu bền đến trên quê hương của anh chị em.

Ngài cũng chào một nhóm sinh viên học Giáo Luật đến từ Muenchen và Augsburg nam Đức.

Trong số các nhóm Italia ngài đặc biệt chào các bạn trẻ phong trào Canh tân dặc sủng Thánh Linh quốc tế tại nhiều nơi trên thế giới tụ tập nhau chầu Mình Thánh Chúa ngày hôm qua. Ngài hiệp ý với họ và khích lệ sáng kiến hay đẹp này cũng như cầu mong các thế hệ trẻ luôn có thể ngày càng đi đến gặp Chúa Kitô hơn.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết Mùa Chay là thời gian thuận tiện để củng cố đời sống thiêng liêng. Ưóc chi việc thực thi ăn chay giúp người trẻ làm chủ chính mình, trợ lực người đau yếu phó thác các khổ đau cho Chúa và cảm nhận được sự hiện diện yêu thương của Chúa.

Ngài cầu chúc các công việc bác ái thương xót giúp các đôi tân hôn sống đời gia đình và rộng mở cho các nhu cầu của những người nghèo túng.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải  – Vatican Radio

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các chủng sinh Pháp

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các chủng sinh Pháp

VATICAN. ĐTC khích lệ các chủng sinh Pháp vun trồng tình huynh đệ, đời sống cầu nguyện và chuẩn bị thi hành sứ mạng sẽ nhận lãnh.

Ngài đưa ra những lời nhắn nhủ trên đây trong sứ điệp gửi đến hàng trăm chủng sinh Pháp vừa kết thúc cuộc hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức hôm qua, 10-11. Sứ điệp của ĐTC đã được Đức Cha Georges Pontier, TGM Marseille, Chủ tịch HĐGM Pháp, tuyên đọc trong buổi canh thức cầu nguyện khai mạc cuộc hành hương chiều chúa nhật 9-11.

ĐTC khẳng định rằng tình huynh đệ giữa các môn đệ của Chúa là thành phần ơn gọi của họ. Sứ vụ linh mục không thể có tính chất cá nhân và càng không thể có đặc tính cá nhân chủ nghĩa. Vì thế, ngài mời gọi các chủng sinh hết sức hăng say tập luyện sống tình huynh đệ trong thời gian thụ huấn, đây là điều rất hữu ích sau khi chịu chức.

Tiếp đến là kinh nguyện. ĐTC nhắn nhủ các chủng sinh mỗi ngày hãy dành những lúc lâu dài cho kinh nguyện để trở thành người của thiên Chúa, có khả năng dẫn về cùng Chúa Cha những người mà linh mục được sai tới, noi gương Chúa Giêsu, đã đã lui vào nơi thinh lặng và thanh vắng để chìm đắm trong mầu nhiệm Chúa Cha. Ngài cũng mời gọi các chủng sinh đừng sợ sự khô khan bao gồm trong kinh nguyện”.

Sau cùng về sứ mạng, ĐTC nhắc nhở các chủng sinh rằng: ”Tất cả những gì các thầy làm trong thời kỳ thụ huấn đều nhắm một mục đích, đó là trở thành những môn đệ thừa sai khiêm tốn để làm cho những người khác trở thành môn đệ của Chúa”. Ngài khuyến khích các chủng sinh hãy chuẩn bị cho sứ mạng đó, bằng cách tập luyện phản xạ ra khỏi chính mình, để gặp gỡ tha nhân, học biết thế giới mà mình sẽ được sai đến, và dành ưu tiên cho những người ở xa nhất. ĐTC viết: ”Khi đến các nơi ngoại biên, ta cũng động chạm đến trung tâm, vì chính từ đó mà Đấng Phục Sinh đã đi trước các môn đệ” (SD 10-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tiếp 40 Giám Mục bạn của Phong trào Focolari

Đức Thánh Cha tiếp 40 Giám Mục bạn của Phong trào Focolari

VATICAN. Sáng 7-11-2014, ĐTC đã tiếp kiến 40 GM bạn của Phong trào Focolari, Tổ Ấm, và ngài mời gọi các vị tiếp tục làm chứng tá về sự hiệp nhất trước các thách đố trong thế giới ngày nay.

Các GM thuộc 8 cộng đoàn Kitô ở 29 nước, gồm Công Giáo, Chính Thống, Chính Thống Siri, Anh giáo, Tin lành Methodist, Luther, vừa kết thúc khóa họp thường niên thứ 33 kéo dài 4 ngày tại trung tâm Mariapoli, ở Castel Gandolfo, cách Roma khoảng 30 cây số, với chủ đề là ”Thánh Thể, mầu nhiệm hiệp thông”.

ĐTC ghi nhận sự kiện các GM thuộc các cộng đoàn Giáo Hội khác nhau gặp gỡ và chia sẻ huynh đệ là một sự biểu hiện, là kết quả của điều mà lòng yêu mến đối với Lời Chúa tạo nên, và ý chí sống theo Tin Mừng.. Ngài nói: ”Tôi khích lệ anh em hãy bảo tồn kinh nghiệm phong phú này và can đảm tiếp tục như thế, luôn chú ý đến những dấu chỉ thời đời, và cầu xin Chúa ơn lắng nghe nhau, và ngoan ngoãn đối với thánh ý Chúa”.

ĐTC cũng đề cao giá trị chứng tá sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô, quí chuộng và sống huynh đệ với nhau giữa một thế giới đang bị chao đảo. Ngài nói: ”tình huynh đệ này là một dấu chỉ rạng ngời và có sức thu hút về niềm tin của chúng ta nơi Chúa Kitô phục sinh”.

ĐTC nhắc đến tình trạng nhiều quốc gia thiếu tự do công khai biểu lộ tôn giáo và sống công khai theo những đòi hỏi của luân lý Kitô: những cuộc bách hại chống các tín hữu Kitô và các nhóm thiểu số khác, hiện tượng khủng bố đau thương, thảm trạng những người tị nạn vì chiến tranh và vì những lý do khác, thách đố do trào lưu cực đoan và tục hóa thái quá. Tất cả những điều đó đang gọi hỏi lương tâm các tín hữu Kitô và các vị chủ chăn. Ngài nói: “Những thách đố đó càng thúc đẩy chúng ta tái nỗ lực tìm kiếm những con đường dẫn đến sự hiệp nhất, để thế gian tin (Xc Ga 17,21) và để chúng ta là những người đầu tiên có thể được tràn đầy niềm tín thác và can đảm. (SD 7-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio