TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 10-15 đến 10-21-2012

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 10-15 đến 10-21-2012

Trích từ Xuân Bích VN

 

Ngày càng thêm chứng cứ sách giấy cói “Vợ Chúa Giêsu” là giả mạo.

-Toà án Ấn Độ : việc cầu nguyện trong các nhà ở là tự do, không cần có phép.

-Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết sẽ không còn đàm phán với SSPX

-Bổ nhiệm mới.

Người đứng đầu các HĐGM chào mừng Giải Nobel cho Liên Minh Châu Âu.

Thêm một thiếu niên Pakistan đối mặt cáo  buộc [tội] báng bổ.

Kitô hữu nên học hỏi tín đồ Hồi giáo về ước ao truyền bá đức tin.

Hai linh mục song sinh được “thuyền nhân người Việt” truyền cảm hứng.

-Rahner và Ratzinger bị phái Lefèbvre quy là “dị giáo” trong thời kỳ CĐ Vatican II.

Vị trí của học thuyết xã hội Giáo Hội.

Đức Thánh Cha tiếp các bậc kỳ cựu của Công Đồng.

Sẽ sớm phong chân phước cho Đức Thánh Cha Phaolô VI.

Video về sự tăng trưởng của Hồi giáo làm bùng lên tranh luận tại Thượng Hội Đồng.

-Chứng cứ bác bỏ những đồn đoán rằng Đức Gioan-Phaolô I bị giết.

Hội Kinh Thánh Mỹ dự tính triển lãm Kinh Thánh lớn chưa từng có ở Vatican.

Linh mục ăn chơi bỏ trốn với 1 triệu Euros và người đàn bà đã kết hôn.

Giám Mục Trung Quốc thách thức những người tham dự Thượng Hội Đồng.

Đức thánh Cha tin tưởng rằng Châu Âu sẽ tìm lại được đức tin.

Hướng tới một ngày Phục Sinh chung cho Công Giáo và Chính Thống.

– Đức Thánh Cha cử phái đoàn gồm 7 vị giáo phẩm đến Damas.

Roma yêu cầu người đứng đầu Đạo Binh Chúa Kitô từ chức.

Quá nhiều tín hữu Công giáo không biết những khái niệm căn bản đức tin.

(Xin xem chi tiết . . . TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 10-15 đến 10-21-2012 )

Đức Tân Giám Mục Kevin Vann của Giáo Phận Orange viếng thăm trường Saint Catherine’s Academy tại Anaheim

Đức Tân Giám Mục Kevin Vann của Giáo Phận Orange viếng thăm trường Saint Catherine's Academy tại Anaheim

Dear St. Catherine’s Families,

Sending you GRATITUDE, GRATITUDE, GRATITUDE!!! for all of your wonderful goodness, presence, volunteering, committee work, and above all support of your son(s)! I have something to share that has, indeed, put extra smiles on all of our faces!

Monday at 1:30 Bishop Kevin Vann – the new Bishop of the Diocese of Orange, surprised St. Catherine's with a visit. He arrived and met with the majority of the Sisters here at St. Catherine's. He was very warm and delightful! He has been educated by the Springfield Dominicans and at the Angelicum in Rome, which is a  Dominican University. When our present Bishop Todd Brown asked him what he would like to see on this first short visit to the Diocese of Orange, he said "You have Dominican Sisters….I want to go there."

He is very personable, talented (he played our new piano in Chapel beautifully!), loves and is a strong supporter of Catholic Education. We shared that we have Eucharist every

Friday with the boys and staff and that priests of the diocese are very good to come and preside. He asked if he could also come!!!! He saw that our first fundraiser is on October 14th, our Fall Brunch, and said he would be in town, even though he is not moving out here from Fort Worth, Texas until December. He graciously accepted our invitation and will our guest at the Fall Brunch!

We gave him a tour of our home at St. Catherine's and he fell in love with our Chapel. He was greeted and welcomed by the boys who shared some of their knowledge of the four

Dominican Pillars and gave him there welcome cards. The whole community gave him the Dominican Blessing. He was only with us for an hour, but it was full of grace and

goodness. We are all just thrilled and ask that you pray for our new Bishop as he begins his relocation to our diocese.

Welcome to Bishop Kevin Vann who came to St. Catherine’s for a visit and tour today. Bishop Vann will follow Bishop Tod Brown as the Bishop of Orange. Our cadets put on a special exhibition before giving our new bishop the Dominican Blessing. (Bishop Vann was also educated by Dominican Sisters in his home-state of Illinois.) We are honored and grateful that Bishop Vann came to see St. Catherine’s just days after being appointed to the Diocese of Orange. We hope this is the first of many visits! – at St. Catherine's Academy.

Source :Saint Catherine's Academy

CHIÊU HỒI NGÔN TỪ

CHIÊU HỒI NGÔN TỪ

Tâm Thanh, Na Uy

Người tỵ nạn ra đi không mang theo hành lý nào ngoài chút di sản tinh thần, trong đó có ngôn ngữ… Người yêu tiếng Việt …sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm, thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng.” Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi…

Chính ta phải tránh những cái sai của người cộng sản, viết và nói một thứ tiếng Việt chuẩn và đẹp. Quảng bá sách vở và tư tưởng truyền thống Việt Nam và thế giới nhân bản. Cho con em học tiếng Việt nơi trường lớp Việt Nam. Tránh xa những sinh hoạt do cơ quan lãnh sự Việt cộng chủ trương (ta không lường được tác hại của một lớp tiếng Việt, một khóa học làm đèn trung thu hay một trại hè do Ðại Sứ Quán Việt cộng tổ chức).

Đọc CHIÊU HỒI NGÔN TỪ

 

Đức Thánh Cha bế mạc Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới

Đức Thánh Cha bế mạc Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới

MILANO. Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới với chủ đề ”Gia đình: lao động và mừng lễ” đã kết thúc tốt đẹp với thánh lễ trọng thể do ĐTC Biển Đức 16 cử hành tại Công viên Bresso, lúc quá 10 giờ sáng chúa nhật 3-6-2012 trước sự hiện diện của hơn 1 triệu tín hữu.

Địa điểm hành lễ cách trung tâm Milano lối 10 cây số, nguyên là một phi trường được sử dụng thời thời sau thế chiến thứ 2, nay là một khu vực rộng 640 hécta xanh tươi, được phân làm nhiều khu. Công viên này tiếp tục được mở rộng về diện tích cũng như về các loại cây được trồng.

ĐTC đã từ tòa TGM Milano đến công viên Bresso lúc 9 giờ rưỡi sáng và ngài dùng xe bọc kính tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu hiện diện. Họ vẫy cờ quốc gia của mình, cờ Tòa Thánh cũng như những biểu ngữ để chào đón ngài. Thỉnh thoảng xe dừng lại để ngài hôn các em bé được các nhân viên an ninh và Đức Ông bí thư nâng lên và trao cho ngài.

Trước lễ đài khổng lồ có mái vòm che mưa nắng, có khoảng 1 ngàn linh mục đồng tế đến từ các nước và cả các giới chức chính quyền, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Mario Monti, cùng với nhiều bộ trưởng trong chính quyền. Một khu vực bên trái lễ đài được dành cho ca đoàn với 500 ca viên. Trên lễ đài, đã có 250 GM Italia và các nước ngồi sẵn, trong khi 60 HY đã đi rước với ĐTC lên bàn thờ.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương cuộc sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa, sống tình yêu thương với nhau và với mọi người, chia sẻ những vui mừng và đau khổ, học cách tha thứ và đón nhận tha thứ, chăm sóc và giáo dục con cái. Ngài cũng mời gọi những người ly dị tái hôn hãy gắn bó với Giáo Hội và mọi thành phần Giáo Hội hãy quan tâm nâng đỡ họ. ĐTC nói:

”Không những Giáo Hội nhưng cả các gia đình, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, cũng được kêu gọi trở thành hình ảnh Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi. Thực vậy từ đầu, ”Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, Ngài tạo dựng họ theo hình ảnh Thiên Chúa: Chúa dựng nên họ có nam có nữ. Thiên Chúa chúc lành cho họ và nói: hãy sinh sản ra nhiều” (St 1,27-28). Thiên Chúa đã tạo dựng con người nam nữ, với phẩm giá bình đẳng, nhưng cũng với những đặc tính riêng bổ túc cho nhau, để cả hai trở thành hồng ân cho nhau, đề cao giá trị của nhau và thực hiện một cộng đồng của tình thương và sự sống. Tình yêu là đIèu làm cho con người thành hình ảnh đích thực của Thiên Chúa. Hỡi các đôi vợ chồng thân mến, khi sống hôn nhân, anh chị không trao cho nhau một vật gì hoặc vài hoạt động nào đó, nhưng trọn cuộc sống. Tình yêu của anh chị em trở nên phong phú trước tiên cho chính anh chị em, vì anh chị em mong ước và thực hiện điều tốt lành cho nhau, cảm nghiệm niềm vui nhận lãnh và cho đi. Rồi tình yêu ấy trở nên phong phú trong việc sinh sản con cái một cách quảng đại và trong tinh thần trách nhiệm, trong sự ân cần chăm sóc con cái, giáo dục chúng trong sự quan tâm và khôn ngoan. Sau cùng, tình yêu của anh chị em phong phú cho xã hội, vì cuộc sống gia đình chính là trường học đầu tiên và không thể thay thế được để dạy các đức tính xã hội, như tôn trọng con người, đặc tính nhưng không, lòng tín nhiệm, tinh thần trách nhiệm, tình liên đới và cộng tác”.

ĐTC nói tiếp: ”Hỡi các đôi vợ chồng quí mến, anh chị em hãy chăm sóc con cái của mình, và trong một thế giới bị kỹ thuật thống trị, hãy thông truyền cho chúng, trong sự thanh thản và tín thác, những lý do để sống, sức mạnh của niềm tin, mở ra cho chúng những mục tiêu cao thượng và nâng đỡ chúng trong sự dòn mỏng yếu đuối. Hỡi những người làm con hãy biết luôn luôn duy trì một quan hệ yêu mến sâu xa và ân cần chăm sóc cha mẹ, và cả những quan hệ giữa anh chị em với nhau cũng phải là những cơ hội để tăng trưởng trong tình yêu.”

Bí tích hôn phối
”Dự phóng của Thiên Chúa về đôi vợ chồng tìm được sự viên mãn trong Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã nâng hôn nhân lên hàng bí tích. Hỡi các đôi vợ chồng thân mến, với một hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Linh, Chúa Kitô đã cho anh chị em được tham dự vào tình yêu phu thê của Ngài, biến anh chị em thành dấu chỉ tình yêu của Ngài đối với Giáo Hội: một tình yêu trung tín và hoàn toàn. Nếu anh chị em biết đón nhận hồng ân này, bằng cách hằng ngày canh tân sự ưng thuận của anh chị em, với lòng tin, với sức mạnh đến từ ơn bí tích hôn phối thì gia đình anh chị em sẽ sống tình yêu Thiên Chúa, theo mẫu gương của Thánh Gia Nazareth. Hỡi các gia đình thân mến, hãy năng khẩn cầu trong kinh nguyện ơn phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria và của thánh Giuse, để các ngài dạy anh chị em đón nhận tình thương của Thiên Chúa như các ngài đã làm. Ơn gọi của anh chị em không phải là điều dễ thực hiện, nhất là ngày nay, nhưng ơn gọi tình yêu ấy là một thực tại tuyệt vời, là sức mạnh duy nhất có thể thực sự biến đổi thế giới. Trước mắt, anh chị em có chứng tá của bao nhiêu gia đình, họ chỉ dẫn những con đường để tăng trưởng trong tình yêu: đó là duy trì quan hệ liên lỷ với Thiên Chúa, tham gia đời sống Giáo Hội, vun trồng cuộc đối thoại, tôn trọng quan điểm của người khác, sẵn sàng phục vụ, kiên nhẫn với những khuyết điểm của người khác, biết tha thứ và xin lỗi, khắc phục một cách khôn ngoan và khiêm tốn những xung đột nếu có, thỏa thuận với nhau về đường hướng giáo dục, cởi mở đối với các gia đình khác, quan tâm tới người nghèo, có tinh thần trách nhiệm trong xã hội dân sự. Đó là tất cả những yếu tố tạo nên gia đình. Anh chị em hãy can đảm sống các yếu tố ấy, với xác tín rằng theo mức độ được ơn thánh Chúa nâng đỡ, anh chị em sẽ sống tình yêu thương đối với nhau và với mọi người, trở thành Tin Mừng sống động, và thành một Giáo Hội tại gia đích thực (Xc Tông huấn Familiaris consortio, 49).“

Những người ly dị tái hôn
”Tôi cũng muốn dành một lời cho các tín hữu, tuy đồng ý với giáo huấn của Giáo Hội về gia đình, nhưng họ đang chịu kinh nghiệm đau thương về sự thất bại của hôn nhân và chia lìa nhau. Anh chị em hãy biết rằng Giáo Hoàng và Giáo hội nâng đỡ anh chị em trong nỗi đau khổ và cơ cực của anh chị em. Tôi khuyến khích anh chị em hãy liên kết với cộng đoàn của mình và đồng thời tôi cầu mong các giáo phận thực hiện những sáng kiến thích hợp để đón nhận và gần gũi anh chị em.”

Trách vụ của vợ chồng
”Trong sách Sáng thế, Thiên Chúa ủy thác cho đôi vợ chồng công trình sáng tạo của Ngài để họ bảo tồn, vun trồng, và qui hướng chúng theo dự phóng của Ngài (Xc 1,27-28; 2,15). Trong chỉ dẫn này của Kinh Thánh, chúng ta có thể đọc thấy nghĩa vụ của người nam và người nữ phải cộng tác với Thiên Chúa để biến đổi thế giới, qua công việc, qua khoa học và kỹ thuật. Người nam và người nữ là hình ảnh của Thiên Chúa cả trong công trình này, công trình mà họ cần chu toàn với cùng một tình yêu của Đấng Tạo Hóa. Chúng ta thấy rằng trong các lý thuyết kinh tế tân thời, quan niệm duy lợi ích về lao động, về sản suất và về thị trường thường được đề cao trổi vượt. Nhưng dự phóng của Thiên Chúa và chính kinh nghiệm cho thấy rằng không phải tiêu chuẩn một chiều về tư lợi và về lợi nhuận tối đa có thể góp phần đạt tới sự phát triển hài hòa, mưu ích cho gia đình và xây dựng một xã hội công bằng hơn, vì nó bao hàm một sự cạnh tranh thái quá, những chênh lệch lớn lao, làm suy thoái môi sinh, chạy đua tiêu thụ, gây ra bao nhiêu khó khăn trong gia đình. Não trạng duy lợi ích có xu hướng lây sang các quan hệ giữa con người với nhau và trong gia đình, biến những quan hệ này thành một sự đồng qui bấp bênh của các lợi lộc cá nhân và đe dọa sự ổn định của xã hội.

Yếu tố sau cùng được ĐTC nhắc đến trong bài giảng là sự nghỉ ngơi và mừng lễ:
”Con người, trong tư cách là hình ảnh Thiên Chúa, cũng được kêu gọi nghỉ ngơi và mừng lễ. Trình thuật sáng tạo kết thúc với những lời này: ”Trong ngày thứ bẩy, Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài đã làm và ngày thứ bẩy Ngài ngưng mọi hoạt động đã làm. Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bẩy và thánh hóa ngày này” (St 2,2-3. Đối với các tín hữu Kitô chúng ta, ngày lễ là Chúa nhật, ngày của Chúa, là lễ Phục sinh hằng tuần. Đó là ngày của Giáo hội, cộng đoàn được Chúa triệu tập quanh bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, như chúng ta đang làm hôm nay, để nuôi sống chúng ta bằng chính Ngài, để đi vào trong tình thương của Ngài và sống bằng tình yêu ấy. Đó là ngày của con người với các giá trị của nó là cuộc sống chung, tình thân hữu, tình liên đới, văn hóa, tiếp xúc với thiên nhiên, chơi đùa, thể thao. Đó là ngày của gia đình, trong đó cùng sống với nhau ý nghĩa ngày lễ, cuộc gặp gỡ, chia sẻ, kể cả qua việc tham dự Thánh Lễ. Hỡi các gia đình thân mến, dù ở trong nhịp sống dồn dập của thời đại chúng ta ngày nay, anh chị em đừng đánh mất ý nghĩa ngày của Chúa! Ngày này giống như một ốc đảo trong đó chúng ta dừng lại để thưởng thức niềm vui gặp gỡ và thỏa mãn khát mong của chúng ta về Thiên Chúa”.
Gia đình, lao động và mừng lễ: 3 hồng ân của Thiên Chúa, 3 chiều kích trong cuộc sống chúng ta phải tìm được sự hòa hợp quân bình. Hòa hợp thời gian làm việc và những đòi hỏi của gia đình, của công việc làm, của chức phận làm mẹ, lao động và mừng lễ, sự hòa hợp như thế là điều quan trọng để xây dựng xã hội với khuôn mặt con người.

Loan báo Đại hội tại Philadelphia
Cuối thánh lễ, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã cám ơn ĐTC, tổng giáo phận Milano và chính quyền đã cộng tác vào việc tổ chức và tiến hành tốt đẹp Đại hội các gia đình này.
Về phần ĐTC, ngài cũng lên tiếng cám ơn các vị trong ban tổ chức đồng thời loan báo: Đại hội kỳ 8 gia đình Công Giáo thế giới sẽ diễn ra tại thành phố Philadelphia, Hoa Kỳ vào năm 2015 tới đây. ĐTC cám ơn Đức Cha Charles Chaput, dòng Capuchino, TGM giáo phận Phila, đã quảng đại đón nhận trách nhiệm này.

Đức TGM Chaput có mặt tại buổi lễ cùng với phái đoàn giáo phận. Ngài đã tiến lên chào Đức Thánh Cha và ĐHY Antonelli.

                 

ĐTC chào thăm các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, và trước khi ngài ban phép lành, Đức Cha De Scalzi, Chủ tịch quỹ Gia đình 2012 ở Milano, loan báo cho mọi người: ĐTC đã dành 500 ngàn Euro từ quĩ bác ái của ngài để giúp các giáo phận bị động đất. Ngân khoản này sẽ được trao cho các GM 5 giáo phận Ferrara, Modena, Mantova, Carpi, Bologna, để giúp các gia đình và những người gặp khó khăn nhiều nhất vì động đất trong giáo phận của các vị.

Sau thánh lễ lúc 12 giờ rưỡi, ĐTC đã về tòa TGM Milano để dùng bữa với các HY, GM và một số đại diện từ 5 châu, trong đó có gia đình người Irak, Mêhicô, Australia, Tây Ban Nha..
Ban chiều, vào lúc 4 giờ rưỡi, ngài chào thăm và cám ơn một số thành viên của Quỹ Gia đình 2012 cũng như ban tổ chức đại hội cũng như cuộc viếng thăm của ngài, trước khi ra phi trường để đáp máy bay trở về Roma vào lúc gần 7 giờ chiều.

G. Trần Đức Anh OP

Phỏng vấn Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh về vụ ăn cắp thư từ của Đức Giáo Hoàng

Phỏng vấn Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh về vụ ăn cp thư từ của Đức Giáo Hoàng

Cay đắng và đau buồn vì những gì xảy ra trong những ngày qua tại Vatican, nhưng cũng quyết tâm và tin tưởng đương đầu với tình thế thực sự là khó khăn. Đó là những tâm tình người ta cảm thấy nơi vị Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức TGM Angelo Becciu, trong cuộc nói chuyện với giáo sư Giovanni Maria Vian, Tổng giám đốc báo ”Quan sát viên Roma” về đề tài thu hút sự chú ý của rất nhiều cơ quan truyền thông trên thế giới, nghĩa là vụ bắt giam ông Paolo Gabriele người giúp việc ĐTC, ngày 23-5-2012, vì ông giữ nhiều tài liệu kín thuộc về ĐGH. Do chức vụ, Đức TGM Becciu làm việc hằng ngày, tiếp xúc chặt chẽ với ĐGH (Đức TGM là nhân vật thứ ba tại Tòa Thánh, sau ĐTC và ĐHY Quốc vụ khanh, và thường được ví như 'bộ trưởng nội vụ' của Tòa thánh). Đức Tổng nói gì đây về tâm tình của người làm việc tại Tòa Thánh? Ngài đáp:

”Với những người gặp nhau trong những giờ này, chúng tôi nhìn nhau trong mắt và chắc chắn tôi đọc được sự ngỡ ngàng và lo âu, nhưng tôi cũng thấy được quyết tâm tiếp tục phục vụ âm thầm và trung thành với ĐGH”.

Một thái độ người ta cảm thấy hằng ngày trong đời sống của các văn phòng tại Tòa Thánh và của thế giới Vatican bé nhỏ, nhưng chắc chắn là không trở thành tin tức trong trận hồng thủy truyền thông bùng lên sau những sự kiện trầm trọng và gây kinh hoàng về nhiều khía cạnh trong những ngày nay. Trong bối cảnh có, Đức TGM Becciu quan tâm cân nhắc lời nói để nhấn mạnh ”kết quả tích cực” của cuộc điều tra, cho dù đó là một kết quả cay đắng. Và rồi, những phản ứng trên thế giới, một đàng có thể biện minh được, đàng khác, chúng gây lo âu và đau buồn về cách thức thông tin, do những sự tưởng tượng, không tương ứng tí nào đối với thực tại”

H. Thưa Đc TGM, người ta có thể phản ứng mau lẹ và đy đ hơn về vụ này hay không?

Đ. Đã đang và sẽ có sự tôn trọng nghiêm túc đối với nhân vị và các thủ tục như luật lệ của Vatican trù định. Vừa khi xác nhận được sự kiện, ngày 25-5, Phòng báo chí Tòa Thánh đã phổ biến tin tức, dù có là một cú ”sốc” đối với mọi người, và sự kiện này gây ngỡ ngàng. Vả lại cuộc điều tra vẫn đang tiến hành.

H. Đức Tổng thấy ĐTC Bin Đức 16 thế nào?

Ngài đau buồn. Vì theo những gì người ta có thể kiểm chứng cho đến nay, kẻ ở gần ngài dường như là thủ phạm của những hành động không thể biện minh được dưới mọi khía cạnh. Dĩ nhiên nơi ĐGH, tâm tình cảm thương đối với người liên hệ vẫn trổi hơn. Nhưng vẫn còn sự kiện là hành vi mà ngài phải chịu thực là tàn bạo: ĐTC Biển Đức 16 đã thấy các thư bị đánh cắp từ nhà của ngài và xuất bản. Những thư ấy không phải chỉ là thư tư riêng tư, nhưng đúng hơn là những thông tin, suy tư, những bày tỏ lương tâm, và cả những bộc lộ mà ngài nhận được với tư cách duy nhất là do sứ vụ của Ngài. Vì thế, ĐGH thực sự đau buồn, cũng vì bạo lực mà tác giả của những thư hoặc bút tích ấy gửi cho ngài phải chịu.

H. Đức Tổng có thể đưa ra mt phán đoán về những gì xảy ra hay không?

Đ. Tôi coi việc xuất bản các thư đánh cắp như thế là một hành vi vô luân trầm trọng chưa từng thấy. Tôi lập lại, nhất là vì đây không phải chỉ là một sự vi phạm – vốn đã rất trầm trọng – sự kín đáo riêng tư mà bất kỳ ai cũng có quyền – nhưng còn là vì đó là một sự xúc phạm hèn nhát đối với một tương quan tín nhiệm giữa ĐTC Biển Đức 16 và những người ngỏ lời với ngài, cho dù là để bày tỏ những sự phản đối trong lương tâm. Chúng ta hãy lý luận: không phải chỉ có thư tư gửi cho ĐTC bị đánh cắp, nhưng những việc làm ấy còn là một sự chà đạp lương tâm của người ngỏ lời với ĐTC trong tư cách ngài là vị Đại diện Chúa Kitô và đó là một sự xúc phạm đối với sứ vụ của người Kế Vị Thánh Phêrô. Trong nhiều tài liệu được xuất bản, người ta thấy chúng ở trong bối cảnh vốn đòi phải có sự tín nhiệm hoàn toàn. Khi một tín hữu Công giáo nói với ĐGH, họ có nghĩa vụ phải cởi mở như là khi đứng trước Thiên Chúa, cũng vì họ cảm thấy được bảo đảm nhờ sự kín đáo tuyệt đối.

H. Người ta muốn biện minh cho việc xuất bản các tài liệu đó dựa theo tiêu chuẩn gọi là thanh tẩy, minh bạch, cải tổ Giáo Hội.

Những lối ngụy biện như thế không đi xa lắm. Cha mẹ tôi không những đã dạy tôi đừng trộm cắp, nhưng còn dạy đừng bao giờ nhận những đồ mà người khác ăn cắp. Tôi thấy đó có những nguyên tắc đơn giản, có lẽ quá đơn giản đối với một số người, nhưng chắc chắn là khi một người không nghĩ tới các nguyên tắc ấy, thì dễ bị lầm lạc và đưa người khác đến sự hư hỏng. Không thể có sự canh tân mà lại chà đạp luật luân lý, có lẽ họ theo nguyên tắc mục đích biện minh cho phương tiện, nhưng đây là nguyên tắc không hợp với tinh thần Kitô giáo.

H. Nhưng Đức Tổng trả lời thế nào cho những ngưi đòi quyền thông tin?

Đ. Tôi nghĩ rằng trong những ngày này, về phía các ký giả, cùng với nghĩa vụ phải trình bày những gì đang xảy ra, còn phải có một sự tôn trọng luân lý đạo đức nữa, nghĩa là phải can đảm minh bạch đừng chiều theo sáng kiến của một đồng nghiệp mà tôi không do dự gọi đó là một sáng kiến tội ác. Một chút sự lương thiện trí thức và tôn trọng luân lý nghề nghiệp tối thiếu, chắc chắn là không gây hại cho thế giới truyền thông.

H. Theo nhiều bình luận, thì những thư t được xuất bản biểu lộ một thế giới nhơ bẩn bên trong Giáo Hội, đặc biệt là Tòa Thánh

Đàng sau một vài bài báo, dường như tôi thấy một sự giả hình sâu xa. Một đàng họ lên án tính chất chuyên chế và quân chủ của cơ quan lãnh đạo trung ương của Giáo Hội, nhưng đàng khác, họ lại cảm thấy như một gương mù vì một vài người viết cho ĐGH để bày tỏ tư tưởng và cả những lời than phiền về chính cơ quan lãnh đạo ấy. Nhiều tài liệu được xuất bản không biểu lộ cuộc đấu tranh hoặc trả thù, nhưng là biểu lộ sự tự do tư tưởng mà người ta trách Giáo Hội không cho phép. Tóm lại, chúng tôi không phải là những xác ướp, và những quan điểm khác nhau, thậm chí những đánh giá lượng định trái nghịch nhau là điều khá bình thường. Nếu ai cảm thấy không được hiểu và cảm thông, thì có quyền nại đến ĐGH. Có gì là gương mù đâu? Vâng phục không có nghĩa là từ bỏ quyền có phán đoán riêng, nhưng biểu lộ một cách chân thành và sâu rộng ý kiến của mình, để rồi tuân hành quyết định của bề trên. Đó không phải là một sự tính toán, nhưng là một sự gắn bó với Giáo hội được được Chúa Kitô muốn. Đó là những yếu tố cơ bản của quan điểm Công Giáo.

H. Những tranh giành, thuốc độc, nghi ngờ: phải chăng Vatican là như thế?

Đ. Tôi không nhận thấy điều đó trong môi trường này và rất tiếc vì người ta có một quan niệm lệch lạc như thế về Vatican. Nhưng điều đó phải làm cho chúng ta suy nghĩ, và kích thích tất cả chúng ta dấn thân hết mình để làm nổi bật một cuộc sống thấm đượm Tin Mừng.

H. Vậy phải nói gì với các tín hữu Công Giáo và những ngưi đang quan tâm nhìn Giáo Hội?

Tôi đã nói về sự đau buồn của ĐTC Biển Đức 16, nhưng tôi phải nói rằng nơi ĐGH không bị suy giảm sự thanh thản giúp ngài cai quản Giáo Hội một cách quyết liệt và sáng suốt. Cuộc gặp gỡ các Gia đình công giáo thế giới sắp khai mạc tại Milano. Đó là những ngày đại lễ trong đó người ta thở hít niềm vui được làm Giáo Hội. Chúng ta hãy đón nhận dụ ngôn Tin Mừng mà ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở chúng ta cách đây vài ngày: bão tố dập vùi trên căn nhà, nhưng nhà không bị sập. Chúa nâng đỡ căn nhà sẽ không bão tố nào có thể phá đổ căn nhà ấy”. (Osservatore Romano, 30-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP chuyển ngữ

Tòa Thánh cải tổ LCWR (Hội Đồng Lãnh Đạo các Nữ Tu Hoa Kỳ)

Tòa Thánh cải tổ LCWR (Hội Đồng Lãnh Đạo các Nữ Tu Hoa Kỳ)

 Theo CNA / EWTN News) – Tòa thánh Vatican vừa công bố bổ nhiệm đức Tổng Giám Mục J. Peter Sartain của Seattle, một vị Giám Mục ăn nói nhẹ nhàng và khiêm nhường, để lãnh đạo những cải tổ cho Hội Đồng Lãnh Đạo các Nữ Tu HK (LCWR:Leadership Conference of Women Religious).

(Xem tiếp . . .Tòa Thánh cải tổ LCWR (Hội Đồng Lãnh Đạo các Nữ Tu Hoa Kỳ))