ĐHY Peter Turkson kêu gọi bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của các công nhân biển

ĐHY Peter Turkson kêu gọi bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của các công nhân biển

VATICAN: Trong sứ điệp gửi nhân Ngày Chúa Nhật của Biển mùng 9 tháng 7, ĐHY Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ phục vụ phát triển con người toàn diện, kêu gọi bảo vệ quyền lợi và thăng tiến cuộc sống của những người sống về nghề biển.

ĐHY viết trong sứ điệp gửi các linh mục tuyên uý, các thiện nguyện viên, thân hữu và những người ủng hộ Tông Đồ Biển như sau: Chúa Nhật của Biển mời gọi chúng ta thừa nhận và bầy tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với lực lượng to lớn gồm 1,5 triệu công nhân làm việc trong lãnh vực này, đa số thuộc các nước đang trên đường phát triển. Nhờ công việc nặng nhọc cam go và các hy sinh của họ cuộc sống của chúng ta được tiện nghi hơn. Vì họ chuyên chở 90% mọi loại hàng hoá và sản phẩm từ nước này sang nước khác. Mặc dù phần đóng góp nòng cốt của họ cho nền kinh tế thế giới, các công nhân này gặp nhiều khó khăn và phải đương đầu với các thách đố ảnh hưởng nghiêm trọng trên cuộc sống của họ và gia đình họ.

Tuy có nhiều tiến bộ kỹ thuật giúp cải tiến sự thông truyền giữa các công nhân nghề biển, nhưng họ phải sống xa gia đình nhiều tháng trời. Đây là hy sinh thường âm hưởng trên cuộc sống gia đình của họ. Các bà mẹ phải sống và giáo dục dưỡng nuôi con cái một mình, vì người cha luôn luôn vắng mặt. Trong công tác mục vụ chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các gia đình của các công nhân này và hỗ trợ họ bằng cách thành lập các nhóm các bà vợ để họ nâng đỡ trợ giúp nhau.

** Việc sử dụng các phương tiện truyền thông tân tiến giúp các công nhân nghề biển liên lạc với bạn bè khắp nơi trên thế giới, nhưng giữa họ với nhau lại có nguy cơ cô đơn, mỗi người sống trong thế giới ảo của mình. Nhiệm vụ của các tông đồ biển khi thăm viếng họ trên tầu là tìm tạo ra sự kết nối nhân bản, củng cố truyền thông nhân bản để tránh sự cô lập, đơn độc và trầm cảm, là các lý do dẫn đến chỗ tự tử của các công nhân.

Ngoài ra nạn khủng bố đe dọa khắp nơi đòi hỏi phải có các biện pháp an ninh giới hạn không cho các thuỷ thủ lên đất liền tại các hải cảng. Phải làm sao bảo đảm cho các công nhân không bị kỳ thị vì bất cứ lý do chủng tộc tôn giáo nào. Cần bảo đảm cho họ được săn sóc sức khoẻ trên đất liền. Tuy có các luật lệ quốc tế bắt đầu có hiệu lục từ tháng 8 năm 2013 vẫn còn có nhiều công nhân bị lừa đảo tiền lương, bị khai thác bóc lột  và lạm dụng tại nơi làm việc, bị kỳ thị và kết tội một cách bất công vì các tại nạn biển và bị bỏ rơi trong các hải cảng xa lạ. ĐHY Turkson yêu cầu các giới chức hữu trách chú ý tới thực tại này để phòng ngừa hay sửa chữa các bất công đó.

Ngoài ra còn có nạn cướp biển vũ trang hoành hành khiến cho mạng sống của các công nhân gặp nguy hiểm. Cần gia tăng các biện pháp bảo vệ an ninh cho họ.

Sứ điệp đặc biệt nhắc tới các ngư phủ, là những người cũng sống ngoài biển nhiều tháng trời. Nghề đánh cá là một trong các nghề nguy hiểm nhất, nhưng lương của các ngư phủ thường thấp hơn lương của các thuỷ thủ. Lãnh vực đánh cá cũng bị ảnh hưởng vì các vụ buôn người và lao động cưỡng bách, hay đánh cá bất hợp pháp. Tất cả các vấn để của họ sẽ được thảo luận trong đại hội  quốc tế lần thứ 24 nhóm tại Cao Hùng bên Đài Loan vào tháng 10 tới đây. ĐHY Turkson mời các chuyên viên, các linh mục tuyên uý và thiện nguyện viên tham dự đại hội và góp phần cải tiến cuộc sống của các công nhân biển và các ngư phủ. Trong dịp này Bộ cũng sẽ củng cố sự cộng tác giữa tổ chức Tông đồ Biển của các quốc gia, góp chung các kinh nghiệm cụ thể và các tài lực nhằm phát triển các chuyên môn đặc biệc trong lãnh vực đánh cá (REI 9-7-29017)

Linh Tiến Khải

 

Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ La Tinh đối phó với nạn xuất cư

Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ La Tinh đối phó với nạn xuất cư

VATICAN. ĐTC kêu gọi các nước Mỹ châu la tinh hiệp sức với nhau để đối phó với hiện tượng xuất cư ngày càng gia tăng tại đại lục này.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-6-2017 dành cho 200 thành viên Hội quốc tế Italia – Mỹ la tinh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hội này với mục đích tương trợ giữa các nước thành viên.

Trong số các vấn đề được ĐTC đề cập đến trong bài diễn văn, ngài đặc biệt nói rằng ”Mỹ châu la tinh cần hiệp sức để đối phó với hiện tượng xuất cư; phần lớn các nguyên nhân gây nên hiện tượng này lẽ ra phải được đương đầu từ lâu, nhưng không bao giờ quá trễ. Xuất cư là điều vẫn có, nhưng trong những năm gần đây nó gia tăng chưa từng thấy. Vì nhu cầu, dân chúng bị thúc đẩy ra đi tìm những ”ốc đảo mới”, nơi mà họ có thể đạt được sự ổn định hơn và một công ăn việc làm đảm bảo cuộc sống xứng đáng hơn”.

ĐTC nhận xét rằng ”trong sự tìm kiếm ấy, nhiều người bị vi phạm các quyền của mình, nhiều trẻ em và người trẻ trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bóc lột hoặc rơi vào mạng lưới của các tổ chức bất lương và bạo lực. Xuất cư cũng làm thảm trạng làm gia đình bị phân tán: con cái xa cách cha mẹ, họ xa lìa nguyên quán, và cả các chính phủ và các nước cũng chia rẽ đứng trước thực tại này. Cần có một chính sách chung, cộng tác với nhau để đối phó với hiện tượng này. Vấn đề ở đây không phải làm tìm kiếm những người có tội và tránh trách nhiệm, nhưng tất cả đều được kêu gọi làm việc có phối hợp và chung với nhau” (SD 30-6-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Ý chỉ truyền giáo tháng 7 năm 2017

Ý chỉ truyền giáo tháng 7 năm 2017

Trong tháng 7 này ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta hiệp ý cầu xin cho các anh chị em đã xa rời đức tin có thể tái khám phá ra sự gần gũi của Chúa thương xót và vẻ đẹp của cuộc sống kitô, nhờ lời cầu nguyện và chứng tá tin mừng của chúng ta.

Từ nhiều thập niên qua các Giáo Hội Kitô Âu châu đang trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin trầm trọng, hay đúng hơn đang đánh mất đi niềm tin kitô của mình. Nếu trong bao thế kỷ trước đây Kitô giáo đã từng là quốc giáo, thì ngày nay Kitô giáo bị gạt bỏ dần dần khỏi cuộc sống công cộng, đến độ Hiến Pháp của Liên Hiệp Âu châu cũng không muốn nhắc đến căn cội kitô nữa. Trong khi đó các nước cựu kitô lần lượt đưa ra các đạo luật trái với luân lý kitô như cho phép tự do phá thai, giết người êm dịu, hôn nhân đồng phái vv… Số kitô hữu sống và thực hành đạo ngày càng giảm sút. Có ít tín hữu tham dự các thánh lễ Chúa Nhật và lễ trọng. Đa số chỉ là người già, còn người lớn, giới trẻ và trẻ em hầu như hoàn toàn vắng bóng. Cách đây 40 năm các quốc gia Âu châu cựu kitô đã bị tục hóa rất mạnh mẽ. Tiến trình tục hoá đã giảm bớt nhưng tình hình không đảo ngược. Chỉ cần nhìn vào con số các vụ thành hôn trong nhà thờ, số trẻ em được rửa tội, số người tuyên bố mình tin vào Thiên Chúa và nhất là số người đi tham dự thánh lễ thì đủ nhận ra  hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng này.

Italia, Ba Lan, Ailen, đảo Malta và Slovacchia có tới hơn 30% kitô tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Hy Lạp, đảo Malta, đảo Chypre và Slovenia có từ 15 tới 30 % tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Trong khi Anh, Bỉ, Tchèques, Hungaria, Lituania, Slovenia, Hoà Lan có từ 10 tới 15% tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Tại các nước Pháp, Luxembourg, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Estonia, Latvia, Đan Mạch có duới 10% tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Nói chung các nước cựu cộng sản Đông Âu tuy phải sống dưới chế độ vô thần trong nhiều thập niên nhưng số kitô hữu thực hành đạo đôi khi vẫn cao hơn các nước Tây Âu bị tục hóa và các nước Bắc Âu.

Nói chung chỉ có 22% tín hữu thường xuyên tham dự thánh lễ một hay nhiều lần mỗi tuần. Trong khi có 10,5% tham dự mỗi tháng một lần; 36,2% chỉ tham dự các ngày lễ trọng, hay mỗi năm một lần; và 31,3% không thực hành đạo. Liên quan tơi việc cầu nguyện có 37,3% cầu nguyện hằng ngày hay nhiều lần trong tuần; 6,3% cầu nguyện mỗi tuần một lần; 24,7% không thường xuyên; 29,3% không cầu nguyện bao giờ và 2,4% không trả lời.

Cũng có kitô hữu chỉ vào nhà thờ có 3 lần trong đời: khi được rửa tội, khi thành lập gia đình và khi chết. Hai lần do người  khác đem vào nhà thờ, một lần tự ý, nhưng thường khi là vì  vợ hay vì chồng. Tính tỷ lệ trung bình cứ ba cặp lấy nhau thì có một cặp ly dị hay ly thân. Và số  người trẻ kitô không làm đám cưới trong nhà thờ ngày càng nhiều.

Tại các quốc gia nói tiếng Đức, có hiện  tượng kitô hữu rời bỏ Giáo Hội để khỏi phải đóng thuế tôn giáo theo luật quốc gia, khiến cho hàng chục ngàn người làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội.

Trong các đại lục khác,  hiện tượng tục hoá và kiểu sống duy vật vô thần thực tiễn tuy không mạnh bằng các nước tây âu, nhưng cũng bắt đầu ảnh hưởng trên cuộc sống của nhiều người, nhất là giới trẻ. Bên châu Mỹ Latinh hiện tượng tín hữu công giáo rời bỏ Giáo Hội để gia nhập các giáo phái tin lành khiến cho các HĐGM âu lo. Có hàng trăm ngàn tín hữu xa rời Giáo Hội để theo các giáo phái kitô khác, và họ được các giáo phái tiếp đón rất niềm nở và trợ giúp tận tình, cả trên bình diện vật chất.

Sự kiện này bắt buộc Giáo Hội công giáo đặt lại vấn đề liên quan tới cung cách dậy giáo lý, giáo dục đức tin cũng như các hoạt động mục vụ khác của mình, trong đó có mục vụ hôn nhân, gia đình và giới trẻ. Làm thế nào để giúp tín hữu hiểu biết giáo lý sâu rộng, xác tín và sống đạo trưởng thành hơn? Đâu là thứ ngôn ngữ thích hợp trong một xã hội thay đổi nhanh chóng như xã hội công nghệ điện tử ngày nay? Song song là các kỹ thuật và phương pháp mới trong việc rao giảng Tin Mừng, các sáng kiến mới mẻ trong nghệ thuật truyền thông sứ điệp tin mừng cho con người thời đại. Tất cả đều liên quan tới việc rao truyền Chúa Giêsu Kitô cho con người thời nay. Nhưng mọi phương pháp và kỹ thuật dù có tân tiến tới đâu cũng không thể thay thế chứng tá sống động cụ thể của từng kitô hữu trong cung cách hành xử thường ngày, mỗi người trong cương vị, nhiệm vụ và môi trường sống của mình. Không thể rao giảng Chúa Kitô yêu thương, từ bi thương xót quảng đại thứ tha và tiếp đón, nếu kitô sống ngược lại những giá trị ấy. Ngoài ra cần có lời cầu nguyện chân thành tha thiết đi kèm mọi tư tưởng lời nói và hành động của kitô hữu nữa.

Chính vì thế trong tháng 7 tới đây hiệp ý với ĐTC và tín hữu công giáo toàn thế giới, chúng ta hãy hiệp ý cầu xin cho các anh chị em đã xa rời đức tin có thể tái khám phá ra sự gần gũi của Chúa thương xót và vẻ đẹp của cuộc sống kitô, nhờ lời cầu nguyện và chứng tá tin mừng của chúng ta.

Linh Tiến Khải

Đức Thượng phụ Rai sẽ thánh hiến Libăng và Trung đông cho Trái tim Mẹ Maria

Đức Thượng phụ Rai sẽ thánh hiến Lebanon và Trung đông cho Trái tim Mẹ Maria

Beirut – Đức Thượng phụ Công giáo Maronite Bechara Boutros Rai sẽ đến đền thánh Đức Mẹ Fatima, Bồ đào nha, để thánh hiến Libăng và toàn vùng Trung đông cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria.

Nguồn tin của tòa thượng phụ cho biết, việc thánh hiến sẽ được cử hành trong Thánh lễ do vị đứng đầu Giáo hội Maronite chủ tế vào ngày 25/06.

Cử hành phụng vụ vào Chúa nhật này sẽ là cao điểm và kết thúc “ngày Libăng ở Fatima”. Ngày này sẽ được bắt đầu từ thứ bảy, 24/06, với việc lần hạt Mân Côi và cuộc rước nến của các tín hữu.

Từ 4 năm qua, vào tháng 6, Đức Thượng phụ Rai đã chủ sự các nghi thức phụng vụ tại đền thánh Đức Mẹ ở Harissa, để thánh hiến Libăng – đất nước của các cây bách hương – và toàn miền Trung đông cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria. Trong những lần này, trong nghi thức trọng thể thánh hiến, Đức Thượng phụ Rai đã cầu nguyện để tất cả các dân tộc trong vùng được thoát khỏi tai ương chiến tranh và bạo lực.

Vào tháng 06/2013, Đức Thượng phụ Rai cũng đã mời các tín hữu Hồi giáo tham dự nghi thức thánh hiến và nhắc nhớ rằng Libăng là quốc gia duy nhất mà ngày lễ Truyền tin vào ngày 25/03 được cử hành chung giữa  các Kitô hữu và người Hồi giáo như ngày lễ quốc gia. (Agenzia Fides 21/6/2017).

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha khai mạc Hội nghị Giáo Phận Roma

Đức Thánh Cha khai mạc Hội nghị Giáo Phận Roma

ROMA. ĐTC Phanxicô cảnh giác các gia đình Roma trước hiện tượng dần dần mất gốc nơi giới trẻ và ngài kêu gọi đặc biệt nâng đỡ các thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng của họ.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong diễn văn chiều tối ngày 19-6-2017, để khai mạc hội nghị của giáo phận Roma tại Đền thờ thánh Gioan Laterano cũng là nhà thờ chính tòa của giáo phận này.

Hiện diện trong buổi khai mạc, có ĐHY Vallini, Giám quản mãn nhiệm của giáo phận, và Đức TGM Angelo De Donatis, người kế nhiệm, cùng với 6 vị GM phụ tá, các LM, tu sĩ và hàng trăm đại diện giáo dân đến từ các môi trường khác nhau trong giáo phận Roma.

Bài huấn dụ của ĐTC có tính cách dẫn nhập và hướng dẫn về chủ đề: ”Chúng ta đừng để họ đơn độc. Đồng hành với các cha mẹ trong việc giáo dục con cái ở tuổi thiếu niên”.

Ngài nói đến hiện tượng mất gốc đang gia tăng trong xã hội. Các thành phần trong gia đình dần dần mất liên hệ với nhau. Cần để ý đến bầu không khí này, vì ”một nền văn hóa mất gốc, một gia đình bị mất gốc là một gia đình không có lịch sử, không có ký ức, không có căn cội”.

ĐTC cũng nhận xét rằng nhiều khi các gia đình đòi hỏi con cái một sự huấn luyện thái quá trong một số lãnh vực mà chúng ta coi là quan trọng cho tương lai của chúng, nhưng chúng ta ít coi trọng sự kiện con cái cần biết gốc gác và căn cội của chúng. Trong chiều hướng này, ngài mời gọi các gia đình đừng gạt các ông bà nội ngoại ra ngoài lề gia đình và ra khỏi việc giáo dục con cái.

ĐTC nhìn nhận tuổi niên thiếu là một giai đoạn khó khăn trong đời sống và sự tăng trưởng của con cái, nhưng cần nhớ rằng tuổi thiếu niên không phải là một thứ bệnh cần phải chữa trị hoặc bài trừ. Nó là thành phần của sự tăng trưởng bình thường trong đời sống con cái.

ĐTC nói: ”Chúng ta hãy kích thích tất cả những gì có thể giúp con cái biến giấc mơ của chúng thành dự án… Chúng ta hãy đề nghị với chúng những mục tiêu rộng rãi, những thách đố lớn và giúp chúng thực hiện những thách đố và mục tiêu ấy”. Ngài không quên cảnh giác chống lại xu hướng duy tiêu thụ: ”Cần giáo dục con cái về sự cần kiệm và khổ hạnh, đó là một sự phong phú khôn sánh. Hãy thức tỉnh năng khiếu và óc sáng tạo của con cái, đặc biệt cởi mở đối với hoạt động trong nhóm, trong tinh thần liên đới với tha nhân”.

ĐTC đặc biệt cám ơn ĐHY Agostino Vallini, sẽ từ giã nhiệm vụ Giám quản Roma vào ngày 29-6 sắp tới và Đức TGM Angelo De Donatis sẽ kế nhiệm. Ngài nói: ”Trong những năm qua, ĐHY Vallini đã giữ cho chân tôi được đứng trên mặt đất”.

Thứ ba 20-6-2017, Hội nghị giáo phận đào sâu 6 vấn đề trong các cuộc hội thảo nhóm của 36 giáo hạt Roma, đó là ”Nhà ở và cuộc sống trong gia đình”, ”Học đường và việc học”, ”tương quan giữa các thế hệ”, ”cuộc sống bấp bênh: nghèo đói, đau khổ, cái chết”, ”Vượt thắng tình trạng cô lập của các gia đình”. Hội nghị này kết thúc năm mục vụ của giáo phận Roma, tuy nhiên kết quả Hội nghị này chỉ được công bố trong Hội nghị lần tới vào ngày 18-9 tới đây cũng tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano, để đề ra những viễn tượng hoạt động cho năm mục vụ mới của giáo phận. (RG 19-6-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha viếng thăm chính thức Tổng Thống Italia

Đức Thánh Cha viếng thăm chính thức Tổng Thống Italia

VATICAN. ĐTC cầu mong mọi thành phần ở Italia hợp lực để giải quyết tình trạng thất nghiệp của giới trẻ và ngài cám ơn sự cộng tác, giúp đỡ của Italia để người kế vị Thánh Phêrô có thể phục vụ Giáo hội hoàn vũ.

ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong diễn văn tại Phủ Tổng thống Italia sáng hôm 10-6-2017 nhân cuộc viếng thăm chính thức tại đây. Ngài viếng thăm đáp lễ cuộc viếng thăm của Tổng thống Italia, Ông Sergio Mattarella, tại Vatican ngày 18 tháng 4 năm 2015, sau khi ông mới được bầu làm tổng thống.

Đến điện Quirinale vào lúc 10 giờ 45, sau nghi thức tiếp đón, ĐTC đã hội kiến với tổng thống Matarella và trao đổi quà tặng. Ngài cũng dừng lại tại Nhà Nguyện Đức Mẹ truyền tin ở trong dinh Tổng Thống, rồi sau đó có phần trao đổi diễn văn.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những thách đố mà Italia, cũng như nhiều nước Âu Châu đang phải đương đầu, như nạn khủng bố quốc tế, được nuôi dưỡng bằng trào lưu cực đoan, hiện tượng di dân gia tăng với chiến tranh và những chênh lệch xã hội và kinh tế tại nhiều miền trên thế giới, nhiều thế hệ trẻ khó tìm được công ăn việc làm xứng đáng, và tình trạng này không tạo điều kiện cho việc thành lập các gia đình mới và có con cái.

ĐTC nhận xét rằng: ”Italia, qua hoạt động quảng đại của các công dân và sự dấn thân của các tổ chức, đang tận dụng tài nguyên tinh thần dồi dào của mình để biến những thách đố vừa nói thành những cơ hội để tăng trưởng và có những cơ may mới.”

ĐTC đặc biệt ca ngợi nỗ lực của Italia trong việc đón tiếp và giú đỡ người di dân và tị nạn, cũng như trợ giúp dân chúng tại những vùng bị động đất.

Riêng về vấn đề kiến tạo công ăn việc làm, ĐTC nhận xét rằng: ”Cần có một sự hợp lực và những sáng kiến để các nguồn tài chánh được dùng để phục vụ cho đối tượng rộng lớn và có giá trị xã hội, thay vì để chúng bị lấy mất và phân tán trong những cuộc đầu tư chủ yếu là cầu cơ, tạo nên một sự thiếu dự phóng dài hạn, thiếu quan tâm đến vai trò thực sự của những người kinh doanh, và xét cho cùng, có là một sự yếu đuối, một bản năng chạy trốn trước những thách đố của thời đại chúng ta”.

Sau cùng ĐTC đề cao sự cộng tác của Giáo Hội và Nhà Nước Italia, chiếu theo hiệp định Laterano được ký kết giữa Tòa Thánh và Italia. Đặc biệt hình thức của đặc tính đời (laicità) tại đây không có nghĩa là đố kỵ và xung đột giữa Giáo Hội và nhà nước, nhưng có đặc tính thân hữu và cộng tác, trong sự phân biệt nghiêm túc về thẩm quyền.

Giữa Giáo Hội và Nhà Nước Italia có sự cộng tác rất tốt, mang lại lợi ích cho cá nhân và toàn thể cộng đồng quốc gia.

Vào cuối cuộc viếng thăm của ĐTC, tại khuôn viên điện Quirinale, ngài và tổng thống Mattarella đã chào thăm khoảng 200 thiếu nhi được mời. Các em từ những vùng bị động đất ở miền trung Italia. (SD 8-6-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Tuổi thơ bị đánh cắp

Tuổi thơ bị đánh cắp

Ngày 01.06 vừa qua, thế giới đã cử hành ngày quốc tế trẻ em. Nhân dịp này, tổ chức thiện nguyện Save The Children, cứu trẻ em, đã công bố bản chỉ tiêu hoàn vũ đầu tiên về tuổi thơ bị chối bỏ trên khắp trái đất, mang tựa đề Tuổi thơ bị đánh cắp.

Tài liệu phác họa thảm cảnh của nhiều trẻ em ở 172 quốc gia toàn thế giới, theo đó, 263 triệu trẻ em, tức 1/6 tổng số thiếu nhi hoàn vũ, không được cắp sách đi học; 168 triệu em, tức là nhiều hơn tổng số trẻ em đang sống ở Châu Âu, phải lao động trong nhiều lãnh vực nghề nghiệp khác nhau để kiếm sống, trong đó có nhiều môi trường đe dọa trầm trọng sức khỏe các em cả về mặt thể xác cũng như về mặt tinh thần. 6 triệu em phải chịu chết trước khi đầy 5 tuổi mỗi năm vì những chứng bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng như sưng phổi, tiêu chảy và sốt rét, trong khi 156 triệu em dưới 5 tuổi bị thiếu dinh dưỡng nặng đến độ đe dọa sức lớn mạnh của các em.

Tài liệu chỉ tiêu của tổ chức Cứu Trẻ em cho biết thêm là khoảng 28 triệu em, tức cứ 1 trên 80 em, phải bỏ nhà cửa trốn chạy đi nơi khác vì chiến tranh loạn lạc hay bị bách hại. Chỉ trong năm 2015, trên toàn thế giới có ít nhất 75 ngàn trẻ thơ hay thiếu niên dưới 20 tuổi bị thảm sát, bình quân là hơn 200 em mỗi ngày. 15 triệu trẻ nữ lập gia đình khi chưa đủ 18 tuổi, thường là với những người chồng lớn hơn nhiều vì bị gia đìình ép buộc. Trong số này, 4 triệu em chưa đầy 15 tuổi, với bao nhiêu hệ lụy thê thảm cho tương lai các em.

Cứ mỗi 2 giây đồng hồ, trên thế giới, có một thiếu nữ dưới 19 tuổi sinh con, tức trong một năm có khoảng 17 triệu sản phụ còn là trẻ con. Nước Niger bên Phi Châu đứng đầu trong danh sách trẻ nữ bị tảo hôn này, với 60% tổng số thiếu nữ từ 15 đến 19 tuổi có gia đình. Hiện tượng này gây ra nhiều hậu quả tai hại cho các em, trước hết là các em phải từ bỏ khả thể được giáo dục hầu xây dựng một tương lai vững chắc và tươi đẹp hơn, kế đến các bà vợ bà mẹ còn trong tuổi con nít này phải đối diện với nguy hiểm bị nhiễm các chứng bệnh tình dục, bị bạo hành trong bốn bức tường gia đình hay bị đe dọa tính mạng khi sinh nở. Thai sản là nguyên do thứ 2 gây ra cái chết cho các thiếu nữ tuổi từ 15 đến 19 trên toàn thế giới.

Ngoài ra, nạn nghèo khổ và thiếu học của các bà mẹ cũng ảnh hưởng rất tiêu cực trên tỷ lệ trẻ em chết yểu. Chẳng hạn tại Indonesia, Philippine và Senegal, các em chào đời trong cảnh khó nghèo có khả thể chết sớm hơn các trẻ giàu có hơn gấp 3 lần. Tại Nigeria, các trẻ em có mẹ thiếu học có khả năng chết sớm hơn gấp 3 lần so với con cái của các phụ nữ có học thức bậc trung học cấp 2.

Về mặt giáo dục, Nam Sudan với 67% là quốc gia đứng đầu thế giới về con số trẻ em không được cắp sách đi học; tiếp đến là Eritrea với 63%; Gibuti 60% và Niger 55%. Trái lại, Pháp là quốc gia có ít trẻ em không đi học nhất thế giới, chỉ 0,3%, kế đó là Tây Ban Nha và Anh quốc với 0,7%. Con em các gia đình phải tản cư tỵ nạn có nguy cơ phải bỏ học nhiều hơn là các trẻ em khác. Nạn bạo lực người trẻ cũng là một yếu tố đáng chú ý. Theo tài liệu của tổ chức Cứu trẻ em mới công bố, mỗi ngày trên thế giới có trên 200 trẻ em hay thiếu niên chết thảm vì bạo lực băng đảng, đứng đầu là các nước Nam Mỹ và quần đảo Caraibi.

(Tổng hợp: Adn/Ansa/Agi 01.06.2017)

Mai Anh

Một chủng sinh liều mạng sống cứu Mình Thánh Chúa khỏi bị khủng bố xúc phạm

Một chủng sinh liều mạng sống cứu Mình Thánh Chúa khỏi bị khủng bố xúc phạm

Khi Martin Baani 24 tuổi, chủng sinh này đã liều mạng sống cứu Mình Thánh Chúa khỏi cuộc xâm chiếm của bọn khủng bố Hồi giáo ở thành phố quê nhà. Hiện nay. Baani đã trở thành linh mục và quay về làng quê để sẵn sàng phục vụ dân chúng qua Thánh lễ.

Ngày 6 tháng 8 năm 2014, một người bạn gọi cho thầy Baani và báo là ngôi làng bên cạnh đã rơi vào tay quân khủng bố ISIS và thị trấn Karamlesh có lẽ sẽ là điểm kế tiếp bị ISIS chiếm đóng. Thầy Baani ngay lập tức chạy đến nhà thờ San Addai và mang Mình Thánh Chúa đi, để phòng hờ các chiến binh sẽ xúc phạm Mình Thánh. Thầy Baani đã cùng với cha sở và ba linh mục khác chạy lánh nạn bằng xe hơi. Thầy Baani là người cuối cùng rời Karamlesh, với Mình Thánh Chúa trong tay.

Dù những đe dọa từ ISIS, thầy Baani chọn ở lại Iraq thayv ì chạy sang Hoa kỳ với gia đình. Thầy tiếp tục học ở chủng viện thánh Phêrô ở Erbil, thủ phủ của người Kurd Iraq. Tháng 9 năm 2016, thầy Baani được thụ phong linh mục với 6 thầy khác.

Vài tháng trước khi chịu chức linh mục, thầy Baani nói với tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ: “mỗi ngày tôi đi đến trại tị nạn để đồng hành với các gia đình. Chúng tôi là những Kitô hữu tị nạn. Bọn ISIS muốn loại trừ Kitô giáo khỏi Iraq nhưng tôi đã quyết định ở lại. Tôi yêu Chúa Giêsu và tôi không muốn lịch sử của chúng tôi biến mất.”

Gần 1 năm sau, sau khi các làng ở bình nguyên Ninivê được giải phóng, cha Baani khẳng định quyết định ở lại Iraq để “phục vụ dân của tôi và Giáo hội của tôi.” Cha nói: “Bây giờ tôi hạnh phúc cử hành Thánh lễ ở Iraq. (CAN 24/05/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị ‘Năm thứ 100’

Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị 'Năm thứ 100'

VATICAN. ĐTC khuyến khích mọi cố gắng nhắm giải quyết nạn thất nghiệp đang gia tăng nhiều tại các nước phát triển cũng như các nước đang trên đường phát triển.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 20-5-2017, dành cho 250 tham dự viên Hội nghị do Quỹ Centesimus Annus, Năm Thứ 100 – Phò Giáo Hoàng, tổ chức.

Ngỏ lời trong dịp này ĐTC ca ngợi chủ trương của Ngân Quỹ này là tìm kiếm những cách thức khác để hiểu về nên kinh tế, sự phát triển và thương mại, để đáp ứng những thách đố luân lý đạo đức do những kiểu mẫu và hình thức mới xuất phát từ kỹ thuật, từ nền văn hóa phí phạm và lối sống không biết tới người nghèo và coi rẻ người yếu thế gây ra. ”Ngân quỹ của quí vị cũng đóng góp quí giá trong việc cứu xét các hoạt động thương mại và tài chánh dưới ánh sáng truyền thống phong phú giáo huấn xã hội của Hội Thánh và sự tìm kiếm những phương thức khác để xây dựng”.

ĐTC đặc biệt bày tỏ hài lòng vì trong những ngày họp lần này, các tham dự viên Hội nghị của Ngân Quỹ năm thứ 100 bàn về vấn đề chủ yếu là kiến tạo công ăn việc làm trong bối cảnh cuộc cách mạng mới về kỹ thuật hiện nay. ĐTC nói: ”Làm sao chúng ta có thể không lo âu vì vấn đề trầm trọng là nạn thất nghiệp của người trẻ và người lớn không có các phương thế để thăng tiến bản thân. Đó là một vấn đề đang gia tăng tới mức độ bi thảm tại các nước đã phát triển và các nước đang trên đường phát triển và đòi phải được giải quyết với cảm thức về công lý giữa cac thế hệ và ý thức trách nhiệm đối với tương lai” (SD 20-5-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh cha viếng thăm và làm phép nhà giáo dân

Đức Thánh cha viếng thăm và làm phép nhà giáo dân

VATICAN. Chiều thứ sáu 19-5-2017, ĐTC Phanxicô đã đến thăm và làm phép nhà cho một số gia đình ở vùng bờ biển Ostia, cách Roma khoảng 30 cây số.

Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong tháng 5 này, ĐTC muốn tiếp tục truyền thống ”Thứ sáu lòng thương xót”: cuộc viếng thăm của ngài tại Ostia như một dấu chỉ sự gần gũi với những gia đình ở ngoại ô Roma. Ngài đi làm phép từng gia đình như thói quen của các cha sở trong mùa Phục Sinh.

Cách đây 2 ngày, LM Plinio Poncina, cha sở ở Ostia, đã yết thị thông cáo như thói quen tại chung cư, báo trước cho các gia đình là ngài sẽ đến thăm để làm phép nhà trong mùa Phục Sinh.

Thật là một ngạc nhiên lớn cho các gia đình, khi chuông cửa nhà họ reo và khi mở cửa, họ thấy ĐGH Phanxicô thay vì cha sở của họ. Ngài đơn sơ chuyện vãn với các thành phần trong gia đình và làm phép khoảng 12 căn hộ trong chung cơ ở Quảng trường Francesco Conteduca số 1, rồi để lại xâu chuỗi mân côi cho mỗi gia đình.

Vùng Ostia có khoảng 100 ngàn dân cư và tại đây có một cộng đoàn tín hữu sinh động, chia sẻ thực tại khó khăn của những người sống ở vùng ngoại ô (RG 19-5-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha chống kỳ thị và cô lập các bệnh nhân Huntington

Đức Thánh Cha chống kỳ thị và cô lập các bệnh nhân Huntington

VATICAN. ĐTC kêu gọi các tín hữu noi gương Chúa Giêsu, phá đổ những bức tường kỳ thị và cô lập các bệnh nhân, đặc biệt là những người bị bệnh Huntington.

Ngài đưa ra lời kêu trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 18-5-2017 dành cho 1500 người tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các chuyên gia, các thân nhân và bệnh nhân Huntington đến từ nhiều nước trên thế igới.

Huntington là bệnh thoái hóa tiến triển, có tính chất di truyền, nguyên nhân là do tế bào thần kinh trong não bị mất đi. Kết quả có thể là sự chuyển động của bệnh nhân không kiểm soát được, rối loạn cảm xúc và suy sụp tinh thần. Trên thế giới có khoảng 1 triệu người bị bệnh này. Nhiều bệnh nhân buộc lòng phải giấu kín bệnh của mình vì sợ dư luận quần chúng và thái độ kỳ thị từ đó mà ra. Bệnh Huntington thường xảy ra trong các gia đình ở Nam Mỹ với mức độ 500 hoặc 1 ngàn lần nhiều hơn so các vùng khác trên thế giới.

Cuộc gặp gỡ với ĐTC thuộc sáng kiến gọi là ”Không giấu kín nữa” – Hidden No More – liên kết những người ủng hộ và đại diện của các bệnh nhân bị Huntington.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhiệt liệt tuyên bố hỗ trợ sáng kiến ”không giấu kín nữa” và ngài nói:

”Đây không phải chỉ là một khẩu hiệu, nhưng là một sự quyết tâm trong đó mọi người phải giữ vai chính. ”Sức mạnh và xác tín khi chúng ta nói lên những lời này xuất phát từ những điều mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Trong sứ vụ của Ngài, Chúa Giêsu đã gặp bao nhiêu bệnh nhân, đảm trách những đau khổ của họ, Ngài đã phá đổ những bức tường lên án và gạt ra ngoài lề, căn cản bao nhiêu bệnh nhân không cho họ cảm thấy được tôn trọng và yêu mến. Đối với Chúa Giêsu, bệnh tật không bao giờ là chướng ngại cản trở gặp gỡ con người, trái lại là đàng khác. Chúa đã dạy chúng ta rằng nhân vị con người luôn luôn là điều quí giá, luôn có một phẩm giá mà không điều gì và không một ai có thể xóa bỏ, dù là bệnh tật.

ĐTC lần lượt khuyến khích các bác sĩ và nhân viên y tế, các người thiện nguyện chăm sóc các bệnh nhân Huntington, trong số này có các chuyên gia thuộc Bệnh Viện Nhà thoa dịu đau khổ ở miền nam Italia đã được cha thánh Piô thành lập và tặng cho Tòa Thánh.

ĐTC đặc biệt khích lệ các nhà di truyền học và khoa học gia từ lâu nay đã tận tụy nghiên cứu và tìm kiếm phương pháp chữa trị bệnh Huntingon. Ngài nói: hy vọng có thể tìm được con đường chữa chị hoàn toàn bệnh này tùy thuộc những cố gắng của anh chị em, cả việc cải tiến điều kiện sống của các anh chị em chúng ta bị bệnh này cũng vậy. Xin Chúa chúc lành cho dự dấn thân của anh chị em.” (SD 18-5-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Đường lưu vong của Thánh gia ở Ai cập trở thành di sản thế giới

Đường lưu vong của Thánh gia ở Ai cập trở thành di sản thế giới

“Con đường Thánh gia”, con đường mà theo truyền thống, Đức Mẹ và thánh Giuse đã đưa Chúa Giêsu trốn sang Ai cập khi chạy trốn vua Herôđê, sẽ được định vị trên bản đồ các địa điểm di sản quốc tế của tổ chức Unesco.

Quyết định của Unesco sẽ đem lại mối lợi cho ngành du lịch của Ai cập, nơi có số lượng du khách giảm sút vì lý do khủng bố và bất an trong vùng. Theo Nhật báo Ai cập, từ 2015-2016, các chuyến bay đến nước này giảm khoảng 40%.

Trong những năm gần đây, Bộ du lịch Ai cập đã khởi xướng các chuyến hành hương theo hành trình của Thánh gia, dựa trên Tin mừng và truyền thống Kitô giáo. Chuyến viếng thăm Ai cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô được xem như là một cơ hội mở ra ngành du lịch cho các tín hữu hành hương.

Hôm 09/05, không đầy hai tuần sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, Bộ trưởng du lịch Ai cập, ông Yahiya Rashid đã đến Vatican để quảng bá chương trình “Hành trình của Thánh gia”.

Các địa điểm dọc “Con đường Thánh gia” được Giáo hội Chính thống và Đức Thượng phụ Tawadros II chỉ định và chấp thuận.

Theo Nhật báo Ai cập, các tín hữu hành hương sẽ viếng thăm các điểm khảo cổ:

– Giai đoạn I bao gồm nhà thờ thánh Sergio và vùng lân cận ở miền Ai cập cổ, các đan viện của Wadi El-Natrun thuộc tỉnh Beheira, Cây Trinh nữ ở Matariya, đan viện Gabal El Teir ở Minya, và tất cả các nơi khảo cổ ở Assiut.

Hành trinh bất đầu từ miền Ai cập cổ, được biết như thành trì Babylon, nơi Thánh gia đã sống trong một hang hiện nằm trong nhà thờ thánh Sergio.

Hành trình sẽ bao gồm Nhà thờ Treo và sẽ dẫn đến Maadi để thăm nhà thờ Đức Trinh nữ Maria ở miền nam Cairo, rồi đi đến Wadi El-Natrun trên bờ tây của sông Nile, nơi có rất nhiều đan viện và nhà thờ.

Hành trình sẽ tiếp đến đan viện Gabal El Teir ở Minya và đến đan viện  Muharraq ở Assiut, nơi Thánh gia sống 6 tháng trong hang của đan viện.

Cuối cùng là núi Dronka; trên núi này có một hang cổ xưa, là nơi Thánh gia cư trú trước khi trở về quê hương. (Aleteia 18/05/2017)

Hồng Thủy

Linh mục dòng Cát minh đầu tiên ở Kandhamal , Orissa, Ấn độ

Linh mục dòng Cát minh đầu tiên ở Kandhamal , Orissa, Ấn độ

Bhubaneshwar, Orissa, Ấn độ – Ngày 22/04 tới, quận Kandhamal, thuộc bang Orissa, nơi đã xảy ra vụ tàn sát dã man các Kitô hữu vào năm 2008, làm cho 100 người chết và 65 ngàn phải chạy trốn khỏi làng quê của họ, sẽ có vị linh mục đầu tiên dòng Cát minh.

Thầy sáu Johnson Digal, 29 tuổi, dòng Cát minh, sẽ được thụ phong  Linh mục tại nhà thờ thánh Vinh sơn ở Bhubaneshwar.

Johnson Digal sinh năm 1987,tại làng Lujuramunda, thuộc giáo xứ Lujuramunda, quận Kandhamal. Năm 2007, Johnson gia nhập dòng Cát minh, được huấn luyện và học triết học tại Kerala, và học thần học tại đại học giáo hoàng Lateranum ở Roma.

Ngôi làng sinh quán của Johnson có 20 gia đình, với khoảng 400 thành viên, phần lớn theo Ấn giáo. Chỉ có 2 gia đình Công giáo ở làng này, tính cả gia đình của Johnson. Trong cuộc tàn sát vào năm 2008, ngôi nhà của gia đình thầy Johnson cũng bị đốt cháy và họ phải sống trong trại tị nạn của chính phủ.

Thầy sáu Johnson chia sẻ với hãng tin Á châu: “giống như khi còn là chủng sinh, sứ vụ của thầy khi trở thành Linh mục là giúp cho dân làng của thầy có thêm nhận thức, cách hành xử và hiểu biết đúng đắn và thân thiện của đức tin Công giáo.” Thầy cho biết là phần lớn dân chúng địa phương cũng như một số người thân của thầy không hiểu nhiều về Công giáo và giá trị của Linh mục. Thầy hy vọng sẽ thay đổi điều này qua sự hội nhập của thầy và quan hệ con cháu đối với họ.

Trước đây thầy cũng đã thường thăm các gia đình trong làng và giải thích với họ về đức tin Công giáo và giá trị của độc thân. Thầy đã nhận thấy người dân đang thay đổi từ từ cách hành xử tiêu cực của họ đối với giáo hội Công giáo.

Sau khi được thụ phong Linh mục, Johnson sẽ đào tạo các chủng sinh trẻ của giáo phận Jhansi, ở Uttar Pradesh.

Từ kinh nghiệm về bạo lực mà chính mình đã chứng kiến, Johnson nhắm xây dựng các mối liên hệ thân hữu giữa các cộng đoàn tôn giáo và để các tín hữu Ấn giáo có thái độ tích cực đối với Công giáo. Cha cũng cho biết ở Kandhamal, đang có sự hòa giải từ từ giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau, dù còn nhiều điều cần làm trong tiến trình hòa bình này. (Asia News 08/04/2017)

Hồng Thủy

Ý nghĩa của logo của chuyến viếng thăm Ai cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô

Ý nghĩa của logo của chuyến viếng thăm Ai cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô

Cairo – Đức Giáo Hoàng của hòa bình ở Ai cập hòa bình. Đây là dòng chữ xuất hiện trên logo của chuyến viếng thăm Ai cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào cuối tháng 4.

Ai cập, hoà bình và Đức Giáo hoàng Phanxicô là 3 yếu tố cấu thành logo của chuyến viếng thăm, có tên gọi ý nghĩa: Đức Giáo hoàng của hòa bình ở quốc gia hòa bình.

Trên hết, Ai cập được biểu tượng với sông Nile vĩnh hằng. Sông Nile là biểu tượng của sự sống, nhưng cũng là sự tiếp đón các tôn giáo độc thần. Ai cập chìm đắm trong lịch sử của nền văn minh và điều này được thể hiện bởi sự hiện diện của các kim tự tháp và sự vững chắc của nhân sư.

Có một thánh giá và một nửa vầng trăng ôm choàng nhau, biểu tượng cho sự chung sống giữa các thành phần dân chúng Ai cập. Cuộc đối thoại Hồi giáo và Kitô giáo – phần quan trọng của chuyến viếng thăm, với cuộc thăm viếng đại học Al Azhar.

Tiếp đến, là hòa bình, được biểu trưng bởi con chim bồ câu đang nhìn đến điều được mô tả như “đất nước của hòa bình.”

Cuối cùng, Đức Giáo hoàng đến. Chim bồ câu đi trước Đức Giáo hoàng, loan báo “Giáo hoàng của hòa bình” đến “quốc gia của hòa bình.”

Logo nói lên điều người ta mong đợi ở chuyến viếng thăm: niềm hy vọng của một hòa bình được tái lập, được xây dựng cũng nhờ vào chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhưng được xây dựng trên hết, ngày qua ngày, ngay cả khi mà những ồn ào bởi các phương tiện truyền thông về chuyến thăm chấm dứt. (ACI 30/03/0217)

Hồng Thủy

 

Thư Đức Thánh Cha về Đại Hội kỳ 9 các Gia đình Công Giáo

Thư Đức Thánh Cha về Đại Hội kỳ 9 các Gia đình Công Giáo

VATICAN. ĐTC kêu gọi đào sâu suy tư và chia sẻ về nội dung Tông Huấn ”Amoris laetitia” (Niềm vui yêu thương), trong dịp chuẩn bị và tiến hành Đại Hội kỳ 9 các gia đình Công Giáo thế giới.

Đại Hội sẽ tiến hành từ ngày 21 đến 26-8 năm 2018, tại Dublin thủ đô Cộng hòa Ailen, về đề tài: ”Tin Mừng gia đình, niềm vui cho thế giới”.

ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thư gửi các gia đình Công Giáo thế giới được công bố trong cuộc họp báo sáng hôm 30-3-2017, của ĐHY Kevin Joseph Farrell, người Ai Len, Tổng trưởng Bộ giáo dân, gia đình và sự sống, cùng với Đức Cha Diarmuid Martin, TGM giáo phận Dublin.

ĐTC viết: ”Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tin Mừng có tiếp tục là niềm vui cho thế giới hay không? Gia đình có tiếp tục là Tin Mừng cho thế giới ngày nay hay không?”. Ngài xác quyết là có và khẳng định rằng ”Gia đình chính là sự khẳng định của Thiên Chúa là Tình Yêu. Chỉ đi từ tình yêu gia đình mới có thể biểu lộ, phổ biến và tái tạo tình thương của Thiên Chúa trong thế giới. Nếu không có tình yêu thì không thể sống như con cái Thiên Chúa, như vợ chồng, như cha mẹ và anh chị em”.

Cụ thể hơn, ĐTC giải thích rằng ”các gia đình cần phải tự hỏi xem mình có thường sống bởi tình yêu, cho tình yêu và trong tình yêu hay không. Điều này có nghĩa là hiến thân, tha thứ, không dạy đời, ân cần săn sóc và tôn trọng người bạn đường của mình. Đời sống gia đình sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi ngày họ sống 3 lời đơn sơ: xin làm ơn, cám ơn, và xin lỗi. Mỗi ngày chúng ta cảm nghiệm sự dòn mỏng và yếu đuối, vì thế tất cả chúng ta, các gia đình và các mục tử, cần có sự tái khiêm tốn để ước muốn học hỏi, và được giáo dục, giúp đỡ và được giúp đỡ, đồng hành, phân định và hội nhập tất cả những người thiện chí”.

ĐTC tái bày tỏ mong ước một ”Giáo Hội đi ra ngoài, không tự tham chiếu, một Giáo Hội không rời xa những vết thương của con người, nhưng là một Giáo hội từ bi thương xót, loan báo trọng tâm mạc khải của Thiên Chúa Tình Thương chính là Lòng Thương Xót. Chính lòng thương xót này đổi mới chúng ta trong tình yêu.. Chúng ta biết có bao nhiêu gia đình Kitô là nơi sống và là chứng nhân về lòng thương xót. Sau năm thánh lòng thương xót họ càng thương xót hơn và cuộc gặp gỡ tại Dublin cò thể cống hiến những dấu chỉ cụ thể về lòng thương xót”.

Sau cùng, ĐTC ủy thác cho ĐHY Farrell và các cộng sự viên nhiệm vụ xác định một cách đặc thù giáo huấn của Tông Huấn Niềm vui Yêu thương qua đó, Giáo Hội muốn rằng các gia đình luôn tiến hành, trong cuộc lữ hành nội tâm là một sự biểu hiện cuộc sống đích thực”.

Họp báo

Trong cuộc họp báo, Đức TGM Diarmuid Martin cho biết chương 8 của Tông Huấn ”Amoris laetitia” bàn về các gia đình mong manh hơn (ly dị, ly thân, tái hôn dân sự, vv..) không thể chiếm vị trí trung tâm trong việc chuẩn bị Đại hội gia đình thế giới ở Dublin. ”Phải nói về các gia đình bị tấn công, chúng ta không thể có một lối tiếp cận ý thức hệ, nhưng ta phải tự hỏi làm sao đương đầu với các thách đố? Làm sao gia đình có thể sống trong xã hội này? Nhất là tại một số vùng nghèo, người ta hãnh diện vì có con cái, là gia đình, điều này xảy ra ở Ai Len, nhưng không phải chỉ ở nước này mà thôi, cả ở Roma nữa, và Giáo Hội phải để ý đến điều đó.. Dầu sao điều đầu tiên không phải là nhiều giáo lý về gia đình, nhưng là tình yêu đối với con cái, như Chúa Giêsu đã nói”.

ĐHY Farrell nhận xét rằng ”nhiều khi người ta chỉ nói về một khía cạnh của Tông huấn ”Amoris laetitia” (ngài ám chỉ đến chương 8), mà ít để ý đến giáo huấn của toàn văn kiện, nhất là chương 2, 3 và 4 cũng rất quan trọng. Trong Giáo Hội, có những gia đình ở nhiều nơi với các não trạng khác nhau, điều quan trọng là giái thích đời sống hôn nhân; chúng ta cần đồng hành với các gia đình trong giai đoạn tiền hôn nhân và rồi trong toàn thể đời sống hôn nhân.. Chúng ta phải luôn đồng hành và hiểu, chúng ta là Giáo Hội. Nhiều gia đình không đi nhà thờ, xa lìa Giáo Hội và việc chuẩn bị cho Đại hội ở Dublin cũng phải để ý đến những điều đó” (SD, Ansa 30-3-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem có nguy cơ bị sụp đổ

Đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem có nguy cơ bị sụp đổ

Giêrusalem – Nhóm các nhà khảo cổ và chuyên viên vừa kết thúc việc tu sửa Edicola/Edicule – nhà nguyện bên trong đền thờ Mộ Thánh, trên mộ Chúa Giêsu, lên tiếng báo động rằng nếu không có những can thiệp thích đáng để gia cố nền móng không chắc chắn của đền thờ Mộ Thánh thì nó có nguy cơ bị sụp đổ.

Nhà khảo cổ người Hy lạp Antonia Moropoulou, giáo sư trường kỹ thuật quốc gia Athen và điều phối viên kỹ thuật của chương trình tu bổ Edicola mới hoàn tất khẳng định rằng toàn bộ kiến trúc của Nhà thờ Mộ Thánh có thể bị đe dọa bởi sự sụp lún đáng kể của tòa nhà. Và nếu khả năng này trở thành hiện thực thì nó không phải là một quá trình hư hỏng từ từ, nhưng sẽ sụp đổ đột ngột.

Các giả thuyết báo động được đưa ra khi các nghiên cứu và khảo sát được thực hiện trên Mộ Thánh bởi đội ngũ chuyên gia chịu trách nhiệm phục hồi Edicola.

Các nghiên cứu cho thấy toàn bộ tòa nhà được xây dựng trên khu đổ nát còn sót lại của những nhà thờ trước đó. Mặt đất bên dưới nền móng hiện tại bao gồm các đống đổ nát, đan xen bởi các đường hầm cổ xưa.

Việc gia cố đền thờ Mộ Thánh có chi phí được ước tính khoảng 6 triệu euro (6,5 triệu đô la); nó cũng khó khăn phức tạp vì tầm quan trọng khảo cổ của vật liệu bên dưới tòa nhà hiện thời. Tòa Thánh đã cam kết tài trợ 500 ngàn đô la cho dự án.

Đền thờ Mộ Thánh được hoàng đế Costantino xây dựng trên nền của một đền thờ thời đế quốc Roma, bị tàn phá phần nào bởi những người Ba tư vào thế kỷ thứ VII, rồi bởi người Fatimidi vào năm 1009. Nhà thờ được xây dựng lại vào giữa thế kỷ XI. (Fides 24/03/2017)

Hồng Thủy

Ngày Giáo hội Italia tưởng niệm các thừa sai tử đạo

Ngày Giáo hội Italia tưởng niệm các thừa sai tử đạo

Từ năm 1990-2016, có 1.112 vị mục tử cũng như các nhà truyền giáo Công giáo bị giết. Trong năm 2016, có 28 vị; tăng 6 vị so với năm 2015. Năm nay là năm thứ 8 liên tiếp, số vị tử đạo tại Mỹ châu chiếm đa số (12 vị). Bên cạnh đó, số nữ tu bị giết hại cũng gia tăng, gấp đôi so với năm 2015.

Trong năm 2016, có 14 Linh mục, 9 nữ tu, 1 chủng sinh, và 4 giáo dân bị sát hại. Ở châu Phi có 8 vị, châu Á 7 vị, châu Âu 1 linh mục.

Các vị bị giết năm 2016 được công chúng châu Âu biết đên nhiều là cha Jacques Hamel, 84 tuổi, bị giết khi đang dâng Thánh lễ ở Paris vào ngày 27/07/2016; 4 nữ tu dòng Thừa sai bác ái bị giết ở Yemen bởi một người vũ trang tấn công nhà dưỡng lão và khuyết tật của các sơ.

Tất cả 28 vị được tưởng nhớ trong Ngày tưởng nhớ các thừa sai tử đạo lần thứ XXV của Giáo hội Italia. Ngày này được cử hành vào ngày 24/03 hàng năm.

Ngày 24/03 được chọn để tưởng nhớ các vị tử đạo cũng là ngày chân phước Oscar Arnulfo Romero, Tổng giám mục San Salvador bị giết khi đang cử hành Thánh lễ tại nhà thờ chánh tòa (năm 1980). Đề tài của ngày cử hành năm nay là “Các con đừng sợ!”

Phần lớn các vị bị sát hại do hậu quả các vụ trộm cắp hoặc cướp bóc, trong bối cảnh bạo lực và nghèo khổ về kinh tế và văn hóa. Các vị thường bi giết hại bởi chính những người các vị giúp đỡ, như cha René Wayne Robert, 71 tuổi, bị giết tại Mỹ ngày 10/04/2016, bởi một thanh niên có vấn đề về tâm lý. 20 năm trước đó, cha đã viết trong di chúc: “Đừng kết án tử hình thủ phạm giết tôi”; cha Joao Paulo Nolli, người Brazil, bị 3 thanh niên nghiện ngập mà cha cho đi nhờ xe giết hại sau khi đã cướp tất cả mọi thứ.

Đôi khi các vị bị sát hại vì dấn thân cho công lý và nhân quyền. Cha Vincent Machozi, dòng Đức Mẹ lên trời, bị binh lính giết tại Congo vì đã lên án các nhóm vũ trang tham gia buôn bán trái phép khoáng sản coltan.

Có vị bị giết vì đòi tiền chuộc như cha John Adeyi, tổng đại diện giáo phận Otukpo, Nigeria, xác của ngài được tìm thấy ngày 22/06, 2 tháng sau khi bị bắt cóc, dù gia đình ngài đã trả số tiền bọn bắt cóc yêu cầu.

9 nữ tu bị giết là những nhà hoạt động bác ái. Sơ Isabel Solá Matas, 51 tuổi, người Tây ban nha, truyền giáo ở Haiti từ nhiều năm, kẻ cướp đã giết sơ khi sơ đang lái xe chỉ để cướp giỏ xách của sơ. Sơ Margaret Held và sơ Paula Merril, cả hai đều 68 tuổi, bị đâm chết tại nhà ở Durant, bang Mississipi. Sơ Veronica Rackova, 58 tuổi, người Slovak, nhận được cuộc gội cấp cứu từ trung tâm ý tế mà sơ điều hành ở Nam Sudan. Khi trở về, sơ đã bị các quân lính sát hại. Elias Abiad chết dưới làn bom đạn ở Aleppo, Syria. Một kế toán và một tài xế chuyên chở tiền lương cho các giáo viên đã bị giết ở Congo. (SIR 24/03/2017)

Hồng Thủy

Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho Kitô hữu và dân châu Âu

Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho Kitô hữu và dân châu Âu

Roma – Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho châu Âu sẽ được cử hành hôm nay, 24/03, tại đền thờ 12 thánh Tông đồ ở Roma, nhân dịp 60 năm các Hiệp ước Roma về hòa bình và cộng tác giữa các dân tộc châu Âu được ký kết.

Buổi canh thức được phát động bởi mạng lưới “Insieme per l’Europa” (cùng nhau vì châu Âu), một mạng lưới có sự tham gia của hơn 300 Cộng đồng và Phong trào giáo hội được thành lập gần đây, thuộc các Giáo hội Kitô khác nhau.

Buổi canh thức là sự đóng góp của các Kitô hữu, liên kết trong lời cầu nguyện, cho châu Âu và ghi nhớ 500 năm cuộc cải cách của Martin Luther.

Thông cáo của phong trào Focolari có đoạn viết: “Mục đích của buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho châu Âu ở Roma, thành phố chứng kiến buổi ký kết các Hiệp ước đầu tiên vào ngày 25/03/1957, là làm chứng rằng sự hiệp thông, hòa giải và hiệp nhất thì có thể và với mục đích ủng hộ tiến trình hội nhập châu Âu, đang tiến hành cách khó khăn vì những chướng ngại và chống đối trong sự đa dạng của các quốc gia và ngay cả trong sự chia rẽ của chính các Kitô hữu.”

Buổi canh thức vào lúc 19.30 chiều 24/03 sẽ có sự tham dự của ĐHY Kurt Koch – chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Cổ võ hiệp nhất các Kitô hữu, Đức ông Nunzio Galantino – tổng thư ký Hội đồng Giám mục Italia, Đức giám mục Tin lành Heinrich Bedford-Strohm – chủ tịch EKD. Cũng có chứng từ của Andrea Riccardi – vị sáng lập Cộng đoàn thánh Egidio và Gerhard Pross – phụ trách điều hành của CVJM/YMCA.

Thủ đô Brussels và các thành phố khác của châu Âu sẽ theo sự kiện ở Roma bằng các buổi canh thức tại chính các thành phố, các cách diễn tả của một mạng lưới sống động, niềm hy vọng cho tương lai.

Các nguyên thủ của các quốc gia và chính quyền của Liên hiệp châu Âu sẽ về Roma để họp nhau và sẽ được Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp vào lúc 6 giờ chiều 24/03. (ACI 23/04/2017)

Hồng Thủy

Giáo xứ Bernadette phục vụ người bản xứ, người khiếm thính, vô gia cư

Giáo xứ Bernadette phục vụ người bản xứ, người khiếm thính, vô gia cư

Sau 18 năm từ khi được thành lập vào năm 1947, giáo xứ thánh Bernadette, giáo xứ Công giáo tiên khởi ở Lakewood, tiểu bang Colorado, đã phải nới rộng diện tích nơi thờ phượng của mình để đáp ứng số giáo dân ngày thêm đông. Ngày nay, ngôi nhà thờ xây từ nửa thế kỷ vẫn có đủ chỗ cho giáo dân, nhưng cần được nâng cấp để có thể phục vụ tốt hơn cộng đoàn giáo xứ đa của nó. Mùa xuân này, giáo xứ thánh Bernadette sẽ bắt đầu chiến dịch 3 năm, nhắm quyên góp 1.5 triệu đôla, cho các việc cải thiện cần thiết, và làm cho giáo xứ thánh Bernadette trở thành nơi đẹp đẽ, hữu hiệu và ấm áp đón tiếp cho cộng đoàn đa dạng của giáo xứ.

Bên cạnh việc phục vụ các tín hữu ở vùng trung tâm của Lakewood, giáo xứ Bernadette còn phụ trách Ủy ban người khiếm thính Công giáo ở Colorado, là nơi sinh hoạt của cộng đoàn thánh Kateri của người Mỹ bản xứ (thường được gọi là người da đỏ), điều hành một trường học và sắp tới sẽ là nơi đặt trụ sở Marisol Home – nơi cung cấp nhà ở tạm thời cho các phụ nữ vô gia cư và con cái của họ. Cha xứ Tom Coyte nói: “Một giáo xứ Công giáo, thánh thiện và tông truyền là sự miêu tả rất tốt về giáo xứ của chúng tôi.” Julie Plouffe, phụ tá mục vụ nói thêm: “Công giáo có nghĩa là phổ quát, hoàn vũ, và có rất nhiều sự khác biệt hiện diện ở nơi thờ phượng này: người điếc, người Mỹ bản xứ, phục vụ cho người nghèo và người vô gia cư và trường học của chúng tôi.”

Trước hết là việc phục vụ người khiếm thính. Cách đây 2 năm rưỡi, khi cha Coyte được bổ nhiệm làm cha xứ giáo xứ thánh Bernadette, cộng đoàn người điếc mà cha đã hướng dẫn trong 45 năm cũng đến xứ này với cha. Cha nhanh chóng nhận ra rằng ngôi nhà thờ đẹp đẽ của giáo xứ cần được sửa chữa và trùng tu, từ những nhu cầu như hệ thống sưởi, máy lạnh, đèn điện, cho đến cải thiện thánh đường trở nên tiện dụng và hiếu khách. Cha muốn mọi giáo dân, kể cả người khiếm thính, có thể tham dự hoàn toàn và chủ động vào phụng vụ.

Để cho người khiếm thính có thể nhìn thấy các cử chỉ thông dịch, giáo xứ đã có kế hoạch nâng bậc bàn thờ. Điều này cũng giúp cộng đoàn, cũng như các trẻ em của trường học khi tham dự phụng vụ, có thể nhìn thấy rõ hơn. Ủy ban người khiếm thính giúp những người có vấn đề về thính giác có thể phục vụ như những thừa tác viên đọc sách, những người xếp chỗ và các thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa. Ủy ban còn có dịch vụ thông dịch cho các đám cưới, đám tang và các lớp giáo lý và tổ chức các buổi tĩnh tâm. Cha Coyte chia sẻ: “Sứ vụ cho người khiếm thính là sự đi ra, là lời mời gọi của giáo phận, đến với tất cả người khiếm thính và gia đình của họ để họ tham dự hoàn toàn vào đời sống của giáo xứ và giáo hội.” Cha cho biết sứ vụ này cũng hoạt động ở các tiểu bang khác của nước Mỹ.

Còn cộng đoàn thánh Kateri dành cho người Mỹ bản xứ, hay còn gọi là người da đỏ, có khoảng 60 người đến từ khắp giáo phận, đại diện cho khoảng 10 bộ lạc người bản xứ, cử hành Thánh lễ trong tuần với các truyền thống của người da đỏ, đã hiện diện ở giáo xứ thánh Bernadette từ năm 1985. Cha Coyte cho biết giáo xứ đã tiếp đón những người thổ dân và cha nhận định rằng họ có một linh đạo rất đẹp. Cộng đoàn Kateri có mặt để loan báo Tin mừng và phục vụ cộng đoàn người Mỹ bản xứ, cũng như cung cấp nền giáo dục tôn giáo và xây dựng cộng đồng.

Mùa thu vừa rồi, cộng đoàn Kateri đã biến một tu viện cũ của giáo xứ thành nhà nguyện và chuyển đến đó để cử hành Thánh lễ trong tuần. Tổ chức bác ái Công giáo đang cho thuê và biến ngôi nhà trước đây của cộng đồng Kateri thành nhà cho các bà mẹ đơn thân với con của họ. Marisol Home, dự định mở cửa năm nay, sẽ có thể cung cấp nơi trú ngụ cho 18 gia đình cùng lúc. Giáo xứ thánh Bernadette sẽ cung cấp, trợ giúp các bữa ăn cũng như làm tình nguyện nhiều giờ. Phục vụ người nghèo và người vô gia cư từ lâu đã là hoạt động yêu thích của giáo xứ, với hoạt động này, hầu như mỗi ngày, giáo xứ giúp thực phẩm, trợ giúp thuê nhà và công việc cho nhiều người nghèo khổ từ. Cha Coyte cho biết là giáo xứ cũng đến với nhiều gia đình nghèo khổ trong trường học của họ. (CNS 01/03/2017)

Hồng Thủy

Cảnh sát Philippines mời các Linh mục tham gia hoạt động bạo lực chống ma túy

Cảnh sát Philippines mời các Linh mục tham gia hoạt động bạo lực chống ma túy

Manila – Tướng Ronald "Bato" Dela Rosa, giám đốc cảnh sát quốc gia Philippines nhắc lại lời mời gọi Giáo hội Công giáo liên kết với chính quyền trong chiến dịch bạo lực chống ma túy của Tổng thống Duterte.

Trong quá khứ, các giám mục đã từ chối lời mời của tướng Dela Rosa; các ngài chống lại nền văn hóa chết chóc của chính sách đã gây ra cái chết của hơn 7000 người trong 8 tháng.

Hội đồng Giám mục Philippines đã từ chối đề nghị của tướng Dela Rosa về hoạt động chung giữa cảnh sát và Giáo hội. Các ngài khẳng định rằng các Linh mục không được yêu cầu tỏ sự ủng hộ của họ trong cuộc chiến chống ma túy khi tham gia vào các hoạt động mới của cảnh sát.

Cha Jerome Secillano, giám đốc Ủy ban đối ngoại của Hội đồng Giám mục khẳng định: “Giáo hội hỗ trợ bất kỳ chiến lược vào (trong cuộc chiến chống ma túy) miễn là điều này không đưa đến các vụ giết người, tham nhũng và bất công.”

Tướng Dela Rosa tin là sự hiện diện của các chức sắc Giáo hội trong các hoạt động làm cho những kẻ tình nghi dịu lại và thúc đẩy họ đầu hàng chính quyền theo cách hòa bình, thay vì chống đối cách bạo lực.

Dionardo Carlos, phát ngôn viên của cảnh sát quốc gia khẳng định là cuộc chiến chống ma túy là để cứu mạng của 1.18 triệu người nghiện tại quốc gia này. Phó tổng thống Leni Robredo thì tuyên bố rằng cuộc chiến do tổng thống tiến hành làm cho người dân Philippines “trở nên vô vọng và bất lực”.

Từ khi tổng thống Duterte nhậm chức vào cuối tháng 6, cảnh sát cho biết khoảng 2500 người bị giết trong các hoạt động chống ma túy mà phần lớn là các trường hợp tự vệ chính đáng của các nhân viên cảnh sát. Trong khi đó, 4500 người khác bị chết trong các trường hợp không thể giải thích. Các nhà chức trách gán cho các xung đột cạnh tranh giữa các băng nhóm tội phạm là nguyên nhân của các cái chết này. (Asia News 16/03/2017)

Hồng Thủy