Cầu nguyện

Cầu nguyện

Người Hồi giáo nói về sự sốt sắng cầu nguyện bằng một câu chuyện như sau:

Có một ông vua vào rừng săn bắn. Chiều xuống, khi tới giờ cầu nguyện, ông trải tấm thảm trên mặt đất, rồi hướng về phía tây và phủ phục cầu nguyện theo cung cách của người Hồi giáo.

Giữa lúc ông đang chìm đắm trong sự cầu nguyện, thì có một người đàn bà hối hả chạy vào rừng. Số là chồng bà đã ra đi từ sáng sớm mà đến giờ này vẫn chưa thấy trở về. Bà ta sợ có điều chi không lành xảy đến cho chồng nên vội chạy vào rừng để tìm kiếm. Trong cơn hốt hoảng, bà ta không nhìn thấy có người đang phủ phục cầu nguyện. Bà bước qua người ấy mà không hề hối hận để nói lên lời xin lỗi.

Nhà vua cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, nhưng ông cũng gắng gượng để tiếp tục cầu nguyện theo đúng luật dạy. Khi ông cầu nguyện xong thì người đàn bà cũng trở lại chỗ cũ, cười nói vui vẻ bên cạnh ông chồng. Bà cuống quýt khi nhận ra rằng người mà bà đã bước qua trong cơn hốt hoảng chính là nhà vua. Nhà vua cho gọi người đàn bà đến và ra lệnh trị tội vì đã tỏ ra bất kính đối với ông.

Thế nhưng, không một chút sợ hãi, bà đã nói như sau:

– Tâu bệ hạ, thần bị cuốn hút trong sự suy nghĩ về người chồng đến độ đã không nhìn thấy bệ hạ, nên đã bước qua. Hạ thần nghĩ rằng, bệ hạ đang cầu nguyện, thì tâm trí của bệ hạ cũng phải cuốn hút trong sự suy nghĩ về Thượng đế, lẽ nào bệ hạ còn lòng trí biết đến hạ thần và những cử chỉ nhỏ nhoi của hạ thần.

Nhà vua lấy làm xấu hổ vì sự việc xảy ra. Ông nhìn nhận rằng: Tuy không phải là một bậc thầy trong đạo, nhưng người đàn bà này đã dạy cho ông về sự chuyên tâm trong việc cầu nguyện.

Trong giây phút này, khi đến nhà thờ cầu nguyện và dâng thánh lễ, có lẽ chúng ta cũng hành động như ông vua, có nghĩa là chúng ta chưa cuốn hút vào trong tâm tình cầu nguyện. Xác chúng ta ở trong nhà thờ, nhưng tâm hồn chúng ta còn phiêu bạt tận đâu đâu. Một tiếng động nhỏ ở bên ngoài cũng đủ làm cho chúng ta chia trí. Rồi thì trong đầu óc, chúng ta mơ tưởng, chúng ta nghĩ đến hết chuyện này tới chuyện kia. Ấy là tôi chưa nói tới những người cố tình nói chuyện, chọc phá, nô giỡn, chẳng để tâm vào sự cầu nguyện một chút nào.

Giả sử như có một vị khách quí tới thăm nhà. Thế nhưng mọi người trong nhà đều bận rộn chuyện này chuyện kia, chẳng ai nói được một lời với vị khách quí ấy? Chúng ta nghĩ thế nào về thái độ này. Theo tôi, thì đó là một thái độ thiếu tế nhị, thiếu lịch sự, và chắc chắn sẽ làm cho vị khách quí buồn lòng.

Thế nhưng đối với Chúa, chúng ta lại thường xuyên cư xử như thế. Chúng ta tham dự thánh lễ, hay đọc kinh cầu nguyện cho qua lần đoạn lượt, mà chẳng có một chút tâm tình bên trong. Chính vì thế, chúng ta hãy xin lỗi Chúa vì sự khô khan nguội lạnh, vì sự thờ ơ sao lãng của chúng ta.

Đồng thời, như các môn đệ hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa dạy cho chúng ta biết cầu nguyện và nhất là xin Chúa dạy cho chúng ta biết cầu nguyện một cách chuyên tâm và sốt sắng.

 

Hoạt động của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng ngày 26-7-2013

Hoạt động của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng ngày 26-7-2013

Confession 3

RIO DE JANEIRO. Sáng thứ sáu 26-7-2013, là ngày thứ 5 trong tuần lễ ĐTC viếng thăm Brazil, ngài cũng có một chương trình khá dầy đặc với việc giải tội cho một số bạn trẻ tại Công viên Quinta da Boa Vista từ lúc 10 giờ sáng, rồi trở về tòa TGM giáo phận Rio để gặp một số đại diện các tù nhân trẻ.
Đúng giữa trưa ngài chủ sự kinh Truyền Tin với các tín hữu từ bao lơn Tòa TGM, chào thăm ban tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ và cám ơn các ân nhân trước khi dùng bữa với 12 bạn trẻ thuộc các quốc tịch khác nhau.

Giải tội


 

  1. Lúc 7 giờ rưỡi sáng, ĐTC đã cử hành thánh lễ riêng tại Nhà Nguyện của trung tâm Sumaré của giáo phận Rio, có 10 LM dòng Tên địa phương cũng hiện diện, rồi hơn 2 tiếng sau đó, ngài lên đường đến Công viên Quinta da Boa Vista cách đó 19 cây số. Nguyên thủy đây là khu rừng của các cha dòng Tên hồi thế kỷ 16 và 17. Sau khi dòng này bị trục xuất khỏi Brazil, khu rừng này được chia sẻ cho nhiều tư nhân. Sau đó trở thành nơi ở của hoàng gia dưới thời vương quốc Brazil.


  2.  



Ngày nay, Quinta da Boa Vista là công viên của thành phố, trong đó có nhiều khu vực khác nhau, trong đó có bảo tàng viện quốc gia do Đại học liên bang Rio quản trị.
Trong những ngày Quốc Tế giới trẻ, 50 tòa giải tội được bố trí trong công viên này và có tới hàng chục ngàn bạn trẻ lãnh nhận bí tích hòa giải tại đây trong những ngày qua. ĐGH Biển Đức 16 đã giải tội trong Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Madrid, Tây Ban Nha, và Đức đương kim Giáo Hoàng cũng tiếp nối truyền thống này.

Tại công viên, cũng có những quầy ơn gọi của các dòng tu giới thiệu cho các bạn trẻ về dòng của mình.
Khi đến công viên vào lúc 10 giờ, ĐTC đã chúc lành cho một phụ nữ có thai và những người khuyết tật chờ đợi ngài tại đó rồi đến một lều lớn, nơi Mình Thánh Chúa được thờ lạy liên tục trong Ngày Quốc Quốc Tế giới trẻ do 15 nữ tu của Mẹ Têrêxa Calcutta linh hoạt. Tại đây có 5 người trẻ chờ đợi được xưng tội với ĐTC: 3 người Brazil, 1 thiếu nữ người Ý, và một phụ nữ người Venezuela. Họ được chọn bằng cách bốc thăm.

ĐTC đã cầu nguyện trong thinh lặng rồi ngồi vào tòa giải tội dưới lều. Tòa này cũng giống như hằng trăm tòa khác được dùng trong Ngày Quốc Tế giới trẻ. Người đầu tiên xưng tội với ĐTC theo phương thức truyền thống, nghĩa là quì trước ngài và xưng tội qua chấn song. Tổng cộng thời gian ngài dành cho việc giải tội 5 người là 25 phút. Sau đó ĐTC chào thăm 5 bạn trẻ và các nữ tu Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa. Các chị tiếp tục chầu trong lúc các cha giải tội.

Gặp gỡ các tù nhân

  1. Rời công viên, ĐTC đã về tòa TGM giáo phận Rio de Janeiro cách đó 12 cây số. Gần đến nơi, ngài dùng xe díp có kiếng che nắng mưa để chào rất nhiều bạn trẻ đứng hai bên đường.


  2.  



Tại tòa TGM lúc 11 giờ, ĐTC đã gặp gỡ 8 bạn trẻ tù nhân, tất cả đều là vị thành niên, gồm 6 nam và 2 nữ thuộc 4 nhà tù thiếu niên ở Rio. Họ ngồi thành vòng cung quanh ĐTC. Hiện diện trong dịp này cũng có Đức TGM Tempesta sở tại, LM đặc trách mục vụ nhà tù, một thẩm phán trẻ vị thành niên và một người thiện nguyện mục vụ tù nhân. Cả ĐHY Eusebio Scheid, nguyên TGM Rio cũng có mặt.
Vị thẩm phán đã bày tỏ lòng biết ơn vì sự dấn thân của Giáo Hội trong việc mục vụ các tù nhân và nói thêm rằng đối với một vài tù nhân hiện diện, tuần tới đây sẽ có tin mừng, nhưng ông không nói thêm tin mừng ấy là gì.

Bầu không khí rất thanh thản và thân mật. Các tù nhân trẻ có thể bày tỏ và phát biểu nhất là thiếu nữ trẻ nhất đã nói nhiều và rất xúc động. Các nam tù nhân ngồi gần ĐTC và trao cho ngài những đồ vật họ xin ngài làm phép, họ cũng xin chữ ký của ngài trên những tấm hình mà họ mang theo.

Thiếu nữ tù nhân cũng đã hát tặng ĐTC một bài mà cô đã sáng tác cho ngài, nói về sứ vụ của ngài và đọc một thư dài cô đã viết nhân danh các bạn đồng tù. Lúc cảm động nhất là khi họ mang đến ĐTC một bao chứa đựng một cỗ tràng hạt rất lớn được làm với thánh giá và những hạt lớn bằng chất nhựa xốp. Trên thánh giá có ghi hàng chữ ”Candelaria nunca mais” (Candalaria là nơi cách đây 20 năm nhiều trẻ bụi đời đã bị sát hại, họ muốn biến cố này không bao giờ xảy ra nữa). Trên mỗi hạt bằng nhựa xốp, có ghi tên của mỗi thiếu niên bị giết. Lúc ấy ĐTC cầu nguyện và nhiều lần nói: ”không bao giờ bạo lựa nữa, chỉ có tình yêu, Candelaria nunca mas”.

ĐTC mời mọi người đọc kinh Lạy Cha cầu cho tất cả các nạn nhân bạo lực.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói rằng đó là một cuộc gặp gỡ rất cảm động chứng tỏ mối quan tâm của ĐTC đối với thế giới nhà tù. Hôm 25-7-2013 ĐTC cho cha Lombardi biết ngài lại điện thoại về Argentina cho một nhóm tù nhân mà ngài liên lạc từ lâu. Cha nói: ”ĐGH Phanxicô tin rằng Ngày Quốc Tế giới trẻ cũng phải có liên hệ tới tất cả những ngừơi đau khổ, như những tù nhân. Tất cả những tù nhân trẻ hiện diện đều mang áo T-Shirt Ngày Quốc Tế giới trẻ như mọi người trẻ đồng lứa tuổi tại Rio.

Kinh Truyền tin
Đúng 12 giờ trưa, ĐTC đã lên bao ơn tòa TGM giáo phận Rio để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin kính Đức Mẹ với hàng ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường và những con đường gần tòa TGM.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã giải thích ý nghĩa thói quen đọc kinh Truyền Tin và lễ kính thánh Gioakim và Anna, cũng như vai trò của các ông bà nội ngoại. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,

Tôi cảm tạ Chúa Quang Phòng vì đã hướng dẫn những bước chân của tôi đến đây, tại thành phố São Sebastião do Rio de Janeiro này. Tôi chân thành cám ơn Đức Cha Orani và cả anh chị em nữa vì sự tiếp đón nồng nhiệt, qua đó anh chị em bày tỏ lòng quí mến đối với người Kế Vị Thánh Phêrô. Tôi muốn rằng việc tôi đi qua thành phố Rio này canh tân nơi mọi người tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, niềm vui được kết hiệp với Chúa và thuộc về Giáo Hội, và quyết tâm sống và làm chứng đức tin.

Một sự biểu lộ đức tin bình dân rất đẹp đó là Kinh Truyền Tin, ở Brazil gọi là ”Giờ của Mẹ Maria”. Đây là một kinh nguyện đơn sơ cần đọc trong 3 lúc đặc biệt trong ngày, đánh dấu nhịp hoạt động thường nhật của chúng ta: sáng, trưa, chiều tàn. Nhưng đó là một kinh nguyện quan trọng; tôi mời gọi tất cả mọi người đọc kinh này với kinh Kính Mừng. Kinh này nhắc nhớ chúng ta một biến cố sáng ngời đã biến đổi lịch sử: đó là Sự Nhập Thể, Con Thiên Chúa làm người trong Đức Giêsu thành Nazareth.

Hôm nay, Giáo hội mừng kính song thân của Đức Trinh Nữ Maria, là ông bà ngoại của Chúa Giêsu: thánh Gioakim và Anna. Nơi nhà các ngài Mẹ Maria đã ra chào đời, mang theo mình mầu nhiệm ngoại thường: vô nhiễm nguyên tội; trong nhà của các ngài Mẹ Maria đã lớn lên và được tình thương, niềm tien của song thân tháp tùng; trong nhà các ngài, Mẹ Maria đã học cách lắng nghe Chúa và theo thánh ý Chúa. Thánh Gioakim và Anna là thành phần của một chuỗi dài thông truyền tình yêu Thiên Chúa, trong sự nồng ấm của gia đình, cho đến Đức Maria, người đã đón nhận Con Thiên Chúa trong cung lòng mình và trao ban cho thế giới, trao ban Chúa cho chúng ta. Giá trị quí giá của gia đình như một nơi ưu tiên để thông truyền đức tin! Khi nhìn đến bối cảnh gia đình, tôi muốn nhấn mạnh một điều: ngày nay, trong lễ kính thánh Gioakim và Anna này tại Brazil cũng như tại các nước khác, có cử hành lễ các ông bà nội ngoại. Ông bà quan trọng dường nào trong đời sống gia đình để thông truyền gia sản tình người và đức tin vốn là điều thiết yếu đối với mỗi xã hội! Thật là điều quan trọng dường nào cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa các thế hệ, nhất là trong gia đình. Văn kiện Aparecida nhắc nhở chúng ta điều đó khi khẳng định rằng: ”Các trẻ em và người già kiến tạo tương lai của các dân tộc; các trẻ em có thể tiếp nối lịch sử, người già trhông truyền kinh nghiệm và sự khôn ngoan cuộc sống của họ” (n.447). Tương quan, cuộc đối thoại này giữa các thế hệ là một kho tàng cần được bảo tồn và nuôi dưỡng! Trong Ngày Quốc Tế giới trẻ này, những người trẻ muốn kính chào các ông bà nội ngoại. Họ chào kính với lòng yêu mến và các ơn ông bà về chứng tá sự khôn ngoan luôn trao tặng cho họ.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Giờ đây, tại quảng trường này và trên những con đường lân cận, trong những nhà cùng sống với chúng ta giờ phút cầu nguyện này, chúng ta hãy cảm thấy mình như một đại gia đình và chúng ta hãy thân thưa với Mẹ Maria, xin Mẹ giữ gìn các gia đình chúng ta, biến các gia tình thành những tổ ấm đức tin và tình thương trong đó chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Giêsu Con của Mẹ.”

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC đã trở vào trong tòa TGM Rio để tiếp kiến 20 thành viên Ban Tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ và 10 vị đại ân nhân của Ngày này.

Dùng bữa trưa với 12 bạn trẻ

Vào lúc 1 giờ trưa, ĐTC đã dùng bữa với Đức TGM Tempesta và 12 bạn trẻ: mỗi đại lục có 1 thanh niên và một thiếu nữ đại diện, cộng thêm với hai người nam nữ Brazil. Có 2 bạn trẻ từ Sri Lanka và Nga đại diện cho Á châu, một Argentina và một Colombia đại diện cho Mỹ châu La tinh, 2 tù Mêhicô và 1 từ Mỹ đại diện cho bắc Mỹ, một thiếu nữ Pháp và một từ Bồ đào nha, 2 thanh niên từ Brazil.
Bữa trưa kéo dài 40 phút. Một thiếu nữ trong số 12 người là Paola người Colombia đã làm thông dịch viên.

Trong bữa ăn, các bạn trẻ căng thẳng nên ĐGH hỏi: ”tại sao các bạn căng thẳng như thế? Họ trả lời: ”vì không phải ngày nào chúng con cũng được dùng bữa với ĐTC”!. Với mỗi người ngài đã hỏi xem quan điểm của họ về Giáo Hội và mời gọi họ đừng mất hy vọng. ”Các bạn kông phải là những hòn đảo, nhưng sống trong cộng đoàn, và hãy đi ra ngoại biên!”

ĐTC cũng nói là có một thế giới duy kinh tế, cần phải phục hồi quan niệm nhân bản về thực tại. Ngài khuyên các bạn trẻ mỗi người hãy có một vị linh hướng và nói rằng: ”Cả tôi cũng có một cha giải tội biết rõ tâm hồn và tháp tùng tôi trên con đường cuộc sống. Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng tình thương đặc biệt nhưng Chúa cũng ủy thác cho tất cả chúng ta sứ mạng yêu mến người khác. Những câu hỏi mà các bạn phải tự hỏi là: tại sao tôi ở Ngày Quốc Tế giới trẻ này? Tại sao con người đau khổ? tại sao họ chết đói?”

ĐTC và các bạn trẻ cùng đọc một kinh kết thúc và ngài tặng cho mỗi người một món quà. Sau bữa trưa, ĐTC đã trở lại trung tâm Sumaré để nghỉ ngơi cho đến 5 giờ chiều, ngài đáp trực thăng trở lại bãi biển Copacabana để tham dự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể với các bạn trẻ.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Hơn một triệu bạn trẻ chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Rio

Hơn một triệu bạn trẻ chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Rio

RIO DE JANEIRO. Mặc dù thời tiết xấu, hơn 1 triệu bạn trẻ đã nồng nhiệt tham dự buổi chào đón chính thức ĐTC Phanxicô tại bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro chiều tối ngày 25-7-2013.

Copacabana ở mạn nam thành Rio de Janeiro với bãi biển cát trắng dài 4 cây số. Nơi đây cũng thường diễn ra các buổi lễ mừng và bắn pháo bông vào dịp đầu năm. Lễ khai mạc Ngày Quốc Tế giới trẻ chiều tối ngày 23-7 vừa qua đã được Đức TGM Tempesta sở tại chủ sự tại đây trước sự hiện diện của nửa triệu bạn trẻ.

Lễ đài rộng 4 ngàn mét vuông, có thể chứa được hàng ngàn người, do nghệ sĩ Abel Gomes đề xướng.
ĐTC đã dành 40 phút, đi xe díp có che mái bằng kiếng, tiến chậm qua các lối đi để chào thăm giữa tiếng reo hò vui mừng và phần khởi của hơn một triệu bạn trẻ. Ngài chào thăm, chúc lành, hôm các em bé được bế lên ngài, như ngài vẫn làm ở quảng trường thánh Phêrô Roma. ĐTC cũng đổi mũ chỏm màu trắng với một bạn trẻ. Một người khác dâng tặng ngài nước ”mate” là đồ uống truyền thống của Argentina mà ngài rất thích, ĐTC cũng nhận, uống một ngụm rồi trao lại.

Cuộc gặp gỡ bắt đầu lúc 6 giờ chiều với cuộc trình diễn một màn văn nghệ của 150 bạn trẻ với chủ đề ”Rio Đức tin” nói về cuộc sống thường nhật của thành phố này.

Tiếp đến 5 bạn trẻ nam nữ đại diện 5 châu đã chào mừng ĐTC đến dự Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay. Ngài ôm hôn từng người và tặng cho họ mỗi người một cỗ tràng hạt đặc biệt.

 

Chào thăm các bạn trẻ

Khi ngỏ lời chào thăm các bạn trẻ, ĐTC Phanxicô ám chỉ ngay tới thời tiết xấu trong những ngày này ở Rio và lòng can đảm hăng hái của các bạn trẻ:

”Các bạn đang chứng tỏ rằng đức tin mạnh hơn mưa lạnh… Tôi thấy nơi các bạn vẻ đẹp của khuôn mặt Chúa Kitô và tâm hồn tôi tràn đầy vui mừng. Tôi nhớ lại Ngày Quốc Tế đầu tiên được cử hành trên bình diện hoàn cầu hồi năm 1987 ở Argentina, nơi thành phố Buenos Aires của tôi. Tôi vẫn còn nhớ rõ những lời của Đức Chân phước Gioan Phaolô 2 với các bạn trẻ: ”Cha rất hy vọng nơi các con! Nhất là cha mong ước rằng các con canh tân lòng trung thành của các con vji Chúa Giêsu Kitô và với thánh giá cứu độ của Chúa” (Diễn văn với giới trẻ, 11-4-1987, Insegnamenti X/1, 1987, 1261).

ĐTC không quên mời gọi tất cả mọi người tưởng niệm cô Sophie Marinière người Pháp đã bị tử nạn lưu thông ở Guyane thuộc Pháp trên đường đi dự Ngày Quốc Tế giới trẻ này, và các bạn trẻ khác bị thương trong tai nạn. Ngài nói: ”Tôi mời gọi các bạn hãy giữ 1 phút im lặng và hướng kinh nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa để cầu cho Sophie, cho những người bị thương và thân nhân”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Năm nay, Ngày Quốc tế giới trẻ trở lại, và lần thứ 2 diễn ra tại Mỹ châu la tinh. Và các bạn đã đáp lại lời mời của ĐGH Biển Đức 16, Người đã triệu tập các bạn để cử hành ngày nay. Chúng ta hãy hết lòng cám ơn Người”. ĐTC cũng tiết lộ rằng trước khi đi ngài đã xin ĐGH Biển Đức 16 tháp tùng ngài tới Rio bằng kinh nguyện và Người vui mừng chấp nhận lời yêu cầu ngài và giờ đây Người đang ở trước truyền hình theo dõi biến cố này”. Và ĐTC mời gọi các bạn trẻ vỗ tay thật to để cám ơn ĐGH Biển Đức 16.

Ngài nhận xét rằng các bạn trẻ thật đông đảo, đến từ mọi đại lục, ”các bạn thường ở xa nhau về địa lý, và khác biệt cả về quan điểm nhân sinh, văn hóa, xã hội, nhân bản. Nhưng hôm nay, các bạn ở đây, đúng hơn là chúng ta đang ở đây, hiệp nhất với nhau để chia sẻ đức tin và niềm vui của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, được làm môn đệ của Chúa. Tuần lễ này, Rio trở thành trung tâm của Giáo Hội, trở thành con tim sinh động và trẻ trung, vì các bạn đã có câu trả lời quảng đại và can đảm đối với lời mời mà Chúa Giêsu đã gửi các bạn, ở với Chúa và trở thành bạn hữu của Chúa”.

Trong lời chào thăm các bạn trẻ, ĐTC cũng đặc biệt cám ơn chính quyền, quốc gia, tiểu bang và thành phố Rio, giáo quyền, ĐHY Rylko Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân đã làm việc không biết mệt mỏi để tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ này, cũng vậy Đức TGM Orani João Tempesta của giáo phận Rio địa phương, các GM và LM tham dự viên.

Ngài nhắc đến niềm vui, sự hăng hái và nhiệt thành của giới trẻ và nói rằng các GM nhiều khi có những vấn đề khiến các vị trở nên buồn sầu! ”Một GM buồn bã thì thật là xấu và chính vì để không buồn bã, nên tôi đã đến đây để được lây niềm vui của người trẻ!”

Lúc đó, ảnh Đức Mẹ Aparecida được rước lên lễ đài và đặt trên ngai và cuộc gặp gỡ được tiếp tục với phần phụng vụ Lời Chúa với chủ đề trích từ một câu trong Phúc âm theo thánh Luca: ”Thưa Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm” (9,33).

Huấn dụ

Trong bài huấn dụ ngắn về bài Phúc Âm, ĐTC nói với mọi người rằng:

”Các bạn trẻ thân mến

”Thật là tốt cho chúng con ở đây!”: Thánh Phêrô đã thốt lên như thế sau khi thấy Chúa Giêsu hiển dung, vinh hiển. Chúng ta có muốn lập lại những lời này không? Tôi nghĩ là có, vì đối với tất cả chúng ta hôm nay, thật là tốt vì được họp nhau quanh Chúa Giêsu! Chính Chúa tiếp đón chúng ta và hiện diện giữa chúng ta, tại Rio này. Nhưng trong Tin Mừng, chúng ta đã nghe những lời Chúa Cha phán: ”Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người!” (Lc 9,35). Một đàng nếu Chúa Giêsu đón nhận chúng ta, thì đàng khác, chúng ta cũng phải đón rước Ngài, lắng nghe Lời Ngài vì chính khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể, Thánh Linh biến đổi chúng ta, soi sáng hành trình tương lai và làm tăng trưởng trong chúng ta những đôi cánh hy vọng để vui mừng tiến bước (Xc Thông điệp 'Ánh sáng đức tin', 7).

”Nhưng chúng ta có thể làm được gì? Thưa hãy đặt đức tin vào. Thánh giá Ngày Quốc Tế giới trẻ đã hô lên những lời này suốt trong cuộc thánh du qua Brazil: ”Hãy đặt đức tin vào”: nhưng điều này có nghĩa là gì? Khi ta chuẩn bị một món ăn ngon mà thấy thiếu muối, thì bạn ”bỏ muối” vào; thiếu dầu, thì bỏ dầu vào… Các bạn trẻ thân mến, cũng vậy trong cuộc đời chúng ta, nếu chúng ta muốn thực sự có ý nghĩa và được sung mãn như các bạn mong muốn và đáng được như thế, thì tôi nói với mỗi người trong các bạn: 'Hãy đặt đức tin vào' và cuộc sống của bạn sẽ có một hương vị mới, sẽ có một địa bàn chỉ dẫn hướng đi; ”hãy đặt hy vọng” vào và mỗi ngày của bạn sẽ được soi sáng và chân trời của bạn không còn tối tăm nữa, nhưng sáng ngời; 'hãy đặt tình yêu vào' và cuộc sống của bạn sẽ như một căn nhà được xây trên đá tảng, hành trình của bạn sẽ vui tươi, vì bạn sẽ gặp được bao nhiêu bạn hữu đồng hành với bạn. Hãy đặt đức tin, hy vọng, tình yêu vào cuộc sống các bạn!

”Nhưng ai có thể cho chúng ta tất cả những điều đó? Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe được câu trả lời: thưa đó chính là Chúa Kitô. ”Này là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người!”. Chúa Giêsu là Đấng mang Thiên Chúa đến cho chúng ta và mang chúng ta đến cùng Thiên Chúa, cùng với Ngài toàn thể cuộc sống của chúng ta được biến đổi, canh tân và chúng ta có thể nhìn thực với đôi mới mới, theo quan điểm của Chúa Giêsu, với cùng đôi mắt của Ngài (Xc Thông điệp 'Ánh sáng đức tin' 18). Vì thế hôm nay tôi mạnh mẽ nói với các bạn: 'Hãy đặt Chúa Kitô' vào đời sống của bạn và bạn sẽ tìm được một người bạn luôn có thể tín thác; ”hãy đặt Chúa Kitô” vào và bạn sẽ thấy đôi cánh hy vọng tăng trưởng để vui mừng tiến bước trên con đường tương lai; ”hãy đặt Chúa Kitô vào” và cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy tình thương của ngài, sẽ là một cuộc sống phong phú.

”Hôm nay, tôi muốn rằng tất cả chúng ta thành thực tự hỏi: chúng ta đặt niềm tín thác của mình nơi ai? Nơi bản thân chúng ta, nơi sự vật, hoặc nơi Chúa Giêsu? Chúng ta bị cám dỗ đặt mình ở trung tâm, tưởng rằng chúng ta xây dựng cuộc sống một mình hoặc cuộc sống được hành phúc nhờ sở hữu, nhờ tiền bạc và quyền bính. Nhưng không phải như vậy! Chắc chắn là của cải, tiền bạc và quyền bính có thể mang lại một lúc say sưa, ảo tưởng mình hạnh phúc, nhưng sau cùng, chính chúng chiếm hữu chúng ta và thúc đẩy chúng ta ngày càng phải có nhiều hơn và không bao giờ thỏa mãn. ”Hãy đặt Chúa Kitô vào” cuộc sống của bạn, hãy tín thác nơi Ngài và bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng! Các bạn thân mến, hãy xem đức tin thực hiện trong cuộc sống chúng ta một cuộc cách mạng mà chúng ta có thể gọi là cuộc cách mạng copernic, vì nó đưa chúng ta ra khỏi trung tâm và trả lại vị trí trung tâm cho Thiên Chúa; đức tin làm cho chúng ta được chìm đắm trong tình thương của Chúa, mang cho chúng ta an ninh, sức mạnh, hy vọng. Bề ngoài có vẻ không có gì thay đổi, nhưng trong chiều sâu của chúng ta, mọi sự thay đổi. Trong tâm hồn chúng ta có an bình, sự dịu dàng, hiền dịu, can đảm, thanh thản và vui mừng, cũng là những hoa trái của Thánh Linh (Xc Ga 5,22) và cuộc sống chúng ta được biến đổi, cách thức suy nghĩa và hành động của chúng ta được đổi mới, trở thành cách thức suy nghĩa và hành động của Chúa Giêsu, của Thiên Chúa. Trong Năm Đức Tin, Ngày Quốc Tế giới trẻ này trở thành một hồng ân được ban cho chúng ta để đến gần Chúa hơn, để trở nên những môn đệ và thừa sai của Ngài, để cho Chúa đổi mới cuộc sống chúng ta.

Tiếp tục bài nói chuyện với hàng triệu bạn trẻ tại bãi biển Copacabana, ĐTC nói:
”Hỡi bạn trẻ quí mến: Hãy đặt Chúa Kitô trong cuộc sống của bạn. Trong những ngày này, Chúa đang chờ đợi bạn trong Lời của Ngài: hãy chú ý lắng nghe Ngài và tâm hồn bạn sẽ được sưởi ấm nhờ sự hiện diện của Ngài; ”hãy đặt Chúa Kitô” vào: Ngài sẽ tiếp đón bạn trong bí tích tha thứ, để chữa lành những vết thương tội lỗi của bạn bằng lượng từ bi của Ngài. Bạn đừng sợ xin Thiên Chúa tha thứ. Ngài không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta, như người cha yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là lòng từ bi tinh tuyền! ”Hãy đặt Chúa Kitô” vào: Ngài đang chờ đợi bạn trong cuộc gặp gỡ với Thân Mình Ngài trong Thánh Thể, bí tích sự hiện diện của Ngài, bí tích hy sinh vì tình yêu, trong nhân tính của bao nhiêu bạn trẻ sẽ làm cho bạn được phong phú nhờ tình bạn của họ, họ sẽ khích lệ bạn bằng chứng tá đức tin của họ, sẽ dạy bạn ngôn ngữ bác ái, từ nhân, phục vụ. Cả bạn nữa, bạn cũng có thể trở thành một chứng nhân vui mừng về tình thương của Chúa, một chứng nhân can đảm về Tin Mừng của Chúa để mang đến cho thế giới này một chút ánh sáng.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Ở đây thật là tốt”, đặt Chúa Kitô trong cuộc sống chúng ta, đặt đức tin, hy vọng và tình thương mà Ngài ban cho chúng ta. Các bạn thân mến, trong buổi cử hành này, chúng ta đã đón rước ảnh Đức Mẹ Aparecida. Cùng với Mẹ Maria, chúng ta muốn trở thành môn đệ và thừa sai. Như Mẹ, chúng ta muốn thưa ”xin vâng” đối với Thiên Chúa. Chúng ta hãy xin trái tim từ mẫu của Mẹ chuyển cầu cho húng ta, để con tim của chúng ta sẵn sàng yêu mến Chúa Giêsu và làm cho Ngài được yêu mến. Ngài đang chờ đợi và hy vọng nơi chúng ta! Amen

Buổi chào đón ĐTC kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ và kết thúc với những lời nguyện phổ quát, kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC.

Thay đi nơi canh thức và thánh lễ bế mạc
Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 28 tại Rio de Janeiro đang bước vào giai đoạn kết thúc: tối thứ bẩy, 27-7, sẽ có buổi canh thức của các bạn trẻ quốc tế với ĐTC Phanxicô cũng tại bãi biển Capacabana thay vì tại ”Cánh đồng đức tin” ở Guaratiba như chương trình dự định. Khu vực cách trung tâm thành Rio 40 cây số và có thể chứa được 2 triệu người, và trong thời gian qua đã được chuẩn bị và bố trí với lễ đài, cùng với tất cả các phương tiện khác như 4,500 nhà vệ sinh hóa học, 32 nơi cung cấp thực phẩm, 600 nơi rửa mặt và 500 vòi nước, cùng với các phương tiện chuyên chở. Tuy nhiên, mưa nhiều trong những ngày qua khiến cánh đồng rộng lớn này trở thành những bãi bùn, không thể tiếp đón hàng triệu bạn trẻ được. Ban tổ chức đang ráo riết bố trí các màn hình khổng lồ tại khu vực Copacabana để các bạn trẻ có thể theo dõi những gì diễn ra trên lễ đài, dù đứng xa.

Trong cuộc họp báo hôm 25-7-2013 tại Rio, Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí tòa Thánh cho biết trong cuộc họp liền trước đó, ban tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ đã cứu xét tình hình cánh đồng đức tin Guaritia và quyết định rằng không nên để các bạn trẻ qua đêm tại cánh đồng đầy bùn này. Sau khi được thông báo, ĐGH và ông Gasbarri, đặc trách tổ chức các chuyến viếng thăm của ĐTC tại hải ngoại, đã đồng ý ngay vì cánh đồng quá ẩm ướt không tốt cho sức khỏe của các bạn trẻ.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Nhà Thương thánh Phanxicô Assisi tại Rio de Janeiro

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Nhà Thương thánh Phanxicô Assisi tại Rio de Janeiro

RIO DE JANEIRO. Chiều ngày 24-7-2013, ngày thứ 3 trong chuyến viếng thăm tại Brazil, ĐTC Phanxicô đã đến thăm bệnh viện thánh Phanxicô Assisi, gặp gỡ nhân viên y tế và đặc biệt là các bệnh nhân đang được chữa trị bệnh nghiện ngập.

Nhà thương thánh Phanxicô Assisi Chúa Quan Phòng có 500 giường, trong đó có một khu chuyên chữa trị những người nghiện ngập ma túy và rượu. Bệnh viện này cũng chữa trị miễn phí cho các bệnh nhân nghèo. Một hiệp hội thánh Phanxicô quản trị nhà thương này còn Tu huynh Francisco Belloti, người sáng lập và giám đốc bệnh viện, trực tiếp điều hành các trung tâm cai nghiện và liên kết chúng thành một mạng bao gồm nhiều cộng đồng trị liệu.

Khi đến Nhà thương vào lúc 6 giờ 20 phút, ĐTC đã được đông đảo các bệnh nhân và gia đình họ cùng với các nhân viên bệnh viện nồng nhiệt tại khuôn viên. Bầu không khí thật phấn khởi mặc dù trời mưa. ĐTC đã tiến qua các lối đi để chào thăm, bắt tay nhiều người, và lắng nghe nhiều bài diễn văn chào mừng trong đó có chứng từ của hai bệnh nhân trẻ đang cai nghiện.

Huấn dụ của ĐTC

Ngỏ lời với mọi người trong dịp này, ĐTC mạnh mẽ lên án những tổ chức buôn bán ma túy, đồng thời khích lệ các bệnh nhân và xác quyết sự gần gũi chăm sóc của Giáo Hội dành cho họ. Ngài nói:

”Thiên Chúa đã muốn rằng những bước chân của tôi, sau Đền thánh Đức Mẹ Aparecida, đi tới một đền thánh đặc biệt nói lên sự đau khổ của con người, đó là Bệnh viện thánh Phanxicô Assisi. Ai cũng biết cuộc hoán cải của vị Thánh Bổn mạng của anh chị em: chàng trai Phanxicô từ bỏ giàu sang và sung túc của thế gian để trở nên người nghèo giữa người nghèo, Người hiểu rằng không phải của cải, tiền bạc, các thần tượng của thế gian này là sự giàu sang thực và mang lại niềm vui chân chính, nhưng chính là sự theo Chúa Kitô và phục vụ tha nhân; nhưng có lẽ người ta ít biết đến lúc tất cả những điều này trở thành cụ thể trong cuộc sống của thánh nhân: đó là lúc ngài ôm hôn người cùi. Người anh em đau khổ bị gạt ra ngoài lề ấy đã là ”người trung gian ánh sáng [..] cho thánh Phanxicô Assisi” (Thông điệp 'Ánh sáng đức tin', 57), vì nơi mỗi người anh chị em gặp khó khăn, chúng ta ôm lấy thân mình đau khổ của Chúa Kitô. Ngày hôm nay, tại đây, nơi chiến đấu chống lại sự nghiện nghập, tôi muốn ôm lấy mỗi người trong anh chị em, anh chị em là thân mình của Chúa Kitô, và tôi muốn cầu xin Chúa làm cho con đường của anh chị em và của tôi được tràn đầy ý nghĩa và và niềm hy vọng vững chắc”.

Ôm lấy. Tất cả chúng ta đầu cần học ôm lấy người đang ở trong tình trạng cần thiết, như thánh Phanxicô. Có bao nhiêu tình trạng ở Brazil và trên thế giới, đang cần được quan tâm, săn sóc, yêu thương, như cuộc chiến chống lại sự nghiện ngập ma túy. Nhưng thường trong các xã hội chúng ta, điều thịnh hành hơn, chính là sự ích kỷ. Bao nhiêu kẻ buôn bán chết chóc theo đuổi quyền bính và tiền bạc bằng mọi giá! Tệ nạn buôn bán ma túy, tạo điều kiện cho bạo lực và gieo rắc đau thương và chết chóc, đang đòi toàn thể xã hội phải có một hành vi can đảm. Không phải bằng cách cho tự do sử dụng ma túy, như người ta đang tranh luận tại nhiều nơi ở Mỹ châu la tinh, mà người ta có thể giảm bớt sự lan tràn và ảnh hưởng của sự nghiện ngập ma túy. Cần đương đầu với các vấn đề ở căn cội của việc sử dụng ma túy, bằng cách thăng tiến công bằng nhiều hơn, giáo dục người trẻ về những giá trị kiến tạo đời sống chung, tháp tùng những người đang gặp khó khăn và mang lại cho họ niềm hy vọng vào tương lai. Tất cả chúng ta đều cần nhìn tha nhân với đôi mắt yêu thương của Chúa Kitô, học cách ôm lấy người đang ở trong tình trạng cần thiết, để biểu lộ sự gần gũi, quí mến và yêu thương.

ĐTC nói thêm rằng:

”Nhưng ôm lấy mà thôi thì vẫn chưa đủ. Giơ tay ra cho người đang gặp khó khăn, cho người bị ngã vào bóng đêm của sự nghiện ngập, tuy không biết làm cách nào, và chúng ta hãy nói với họ: bạn có thể đứng lên, bạn có thể trỗi dậy, tuy khó khăn vất vả, nhưng nếu bạn muốn, thì bạn có thể. Các bạn thân mến, tôi muốn nói với mỗi người trong các bạn, và nhất là với bao nhiêu người đã có can đảm đi vào con đường như các bạn: Bạn chính là người giữ vai chính trong sự trỗi dậy, đi lên của bạn; đó là điều kiện không thể thiếu được! Bạn sẽ tìm được bàn tay giơ ra của người muốn giúp đỡ bạn, nhưng không ai có thể leo lên thay bạn. Dầu sao các bạn không bao giờ lẻ loi! Giáo Hội và bao nhiêu người khác đang gần gũi các bạn. Hãy tin tưởng hướng nhìn về đằng trước, hành trình của các bạn vừa dài vừa cam go, nhưng hãy nhìn về đằng trước, có ”một tương lai chắc chắn, ở trong một viễn tượng khác với những đề nghị ảo tưởng của các thần tượng thế gian này, nhưng viễn tượng ấy mang lại một đà tiến mới và một sức mạnh mới để sống hằng ngày” (Thông điệp ”Ánh sáng đức tin', 57). Tôi muốn lập lại với tất cả các bạn rằng: các bạn đừng để cho niềm hy vọng của mình bị tước đoạt mất! Nhưng tôi cũng nói: chúng ta tước mất hy vọng, trái lại tất cả chúng ta trở thành những người mang hy vọng!

Trong Phúc Âm, chúng ta đọc dụ ngôn Người Samaritano nhân lành, kể lại một người bị cướp tấn công và bỏ mặc bên vệ đường. Dân chúng đi qua, nhìn và không dừng lại, họ tiếp tục hành trình của họ trong thái độ lãnh đạm, vì không phải là việc của họ! Chỉ có người Samaritano, một người xa lạ, nhìn thấy, dừg lại, nâng người bị thương lên, giơ tay cho người bị thương và săn sóc họ (Xc Lc 10,29-35). Các bạn thân mến, tôi tin rằng ở đây, nơi bệnh viện này, dụ ngôn người Samaritano nhân lành đang được cụ thể hóa. Ở đây không có sự dửng dưng, nhưng có sự quan tâm; không có sự lãnh đạm, nhưng có tình thường. Hiệp hội thánh Phanxicô và hệ thống chữa trị nghiện ngập ma túy đang dạy cách cúi mình trên người đang gặp khó khăn vì nơi người ấy, họ nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô, vì nơi người ấy chính là thân mình của Chúa Kitô đang chịu đau khổ. Xin cám ơn tất cả các nhân viên đang dấn thân phục vụ ở đây, các bác sĩ và y tá; việc phục vụ của anh chị em thật là quí giá, anh chị em hãy luôn làm điều ấy với lòng yêu thương; đó là một việc phục vụ dành cho Chúa Kitô hiện diện nơi những người anh chị; Chúa Giêsu nói với chúng ta: ”Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé nhỏ của Thầy đây, là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40).

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi muốn lập lại với tất cả anh chị em là những người đang chiến đấu chống lại nạn nghiện ngập, với các thân nhân rằng anh chị em có một công tác không luôn luôn dễ dàng: Giáo Hội không xa lạ với những vất vả của anh chị em, nhưng thân thương tháp tùng anh chị em. Chúa gần gũi và dìu dắt anh chị em. Anh chị em hãy nhìn lên Chúa trong những lúc cơ cực nhất và Ngài sẽ ban cho anh chị em ơn an ủi và hy vọng. Và anh chị em cũng hãy tín thác nơi tình yêu thương từ mẫu của Mẹ Maria, Mẹ của Chúa. Sáng nay tại Đền thánh Đức Mẹ Aparecida, tôi đã phó thác mỗi người trong anh chị em cho trái tim Mẹ. Nơi nào có thánh giá phải vác, nơi đó luôn có Mẹ đứng cạnh chúng ta. Tôi phó thác anh chị em trong tay Đức Mẹ trong khi tôi thân ái chúc lành cho tất cả anh chị em.

Sau khi đọc kinh Lạy Cha với mọi người và ban phép lành, ĐTC đã làm phép bảng lưu niệm cho khu vực mới gồm 4 lầu của nhà thương chuyên giúp cai nghiện những người trẻ đang được hoàn thành với sự tài trợ của HĐGM Italia. Theo tổ chức Sức khỏe thế giới, những người nghiện ngập chiếm tới 3% dân số Brazil, và nguyên tại Rio có 6 ngàn người nghiện ma túy crack.

Tu Huynh Belotti cho biết chính ĐTC Phanxicô đã muốn đến nhà thương này, khi ngài nghe tên thánh Phanxicô Assisi. Công việc săn sóc những người bệnh nghiện ngập cũng là điều mà ngài đặc biệt quan tâm. Tại Brazil, cứ 25 người nghiện, thì chỉ có 1 người tìm được một chỗ chữa trị tại nhà thương.

Trước khi rời Nhà thương, ĐTC còn nói bằng tiếng Ý chào thăm đông đảo các bạn trẻ người Ý đang cùng với những người trẻ Brazil gốc Ý sinh hoạt chung tại Maracanhazinho cùng với các GM, suy tư về Chúa Giêsu và câu trả lời với Chúa. Ngài khích lệ họ hãy tín thác, lắng nghe và theo vết chân Chúa. ”Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, cả trong những lúc đen tối tất trong cuộc sống. Ngài chính là niềm hy vọng của chúng ta”.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

ĐTC Phanxicô: Đánh bại bóng tối của nghiện ngập

ĐTC Phanxicô: Đánh bại bóng tối của nghiện ngập

Tin Vatican Radio – Chiều nay (ngày 24 tháng 7, năm 2013), sau khi thăm viếng Đền Thờ Đức Mẹ Aparecida, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Bệnh Viện Thánh Phanxicô Assisi tạo quận Tijuca tồi tàn ở phía bắc Rio de Janeiro. Bệnh viện này được điều hành bởi các anh chị em trẻ thuộc Dòng Ba Phanxicô Thống Hối.
 

* * *

Đức Tổng Giám Mục Tempesta thân mến, Thưa các huynh đệ Giám mục,
Thưa quý vị Hữu Trách,
Thưa các thành viên Đáng Kính của Dòng Ba Thánh Phanxicô Thống Hối,
Thưa các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế,
Các người trẻ và các phần tử của gia đình thân mến,

Thiên Chúa muốn rằng cuộc hành trình của tôi, sau Đền Đức Mẹ Aparecida, phải đưa tôi đến một đền đặc biệt của sự đau khổ của con người – Bệnh viện Thánh Phanxicô Assisi. Việc hoán cải của vị thánh quan thầy của anh chị em được rất nhiều người biết đến: Chàng thanh niên Phanxicô từ bỏ sự giàu sang và tiện nghi của thế gian để trở thành một người nghèo giữa những người nghèo. Ngài hiểu rằng niềm vui và sự giàu sang đích thực không đến từ các thần tượng của thế gian này – những thứ vật chất và việc sở hữu của chúng – nhưng chỉ được tìm thấy trong việc theo Đức Kitô và phục vụ người khác. Có lẽ điều ít được biết đến là giây phút mà sự hiểu biết này được hình thành cách cụ thể trong chính cuộc sống của ngài. Đó là khi Phanxicô ôm hôn một người phong cùi. Người huynh đệ này, đau khổ và bị bỏ rơi, là "trung gian mang ánh sáng … đến cho Thánh Phanxicô Assisi" (Lumen Fidei, 57), bởi vì trong mỗi người anh em chị em đau khổ mà chúng ta ôm hôn, chúng ta ôm hôn thân thể đau đớn của Đức Kitô. Hôm nay, ở chỗ này, nơi mà mọi người đang vật lộn với tật nghiện ma túy, tôi muốn ôm hôn từng người và mọi người trong anh chị em, những người là nhục thể của Đức Kitô, và xin Thiên Chúa đổi mới cuộc hành trình của anh chị em, và cũng của tôi, với mục đích và hy vọng vững chắc.

Để ôm hôn – tất cả chúng ta phải học ôm hôn những người túng thiếu, như Thánh Phanxicô đã làm. Có rất nhiều tình trạng ở Ba Tây, và trên toàn thế giới, đòi hỏi phải có sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu, như cuộc chiến chống nghiện ngập. Thay vào đó, thường thì chính sự ích kỷ đang chiếm ưu thế trong xã hội của chúng ta. Có bao nhiêu "đại lý của thần chết" đang chạy theo luận lý của quyền lực và tiền bạc bằng mọi giá! Tai họa của nạn buôn bán ma túy, là điều ủng hộ bạo lực và gieo rắc những hạt giống đau khổ và chết chóc, đòi phải có một hành động can đảm của xã hội như một tổng thể. Việc giảm thiểu sự lan tràn và ảnh hưởng của việc nghiện ma túy sẽ không thể đạt được bằng cách cho tự do sử dụng ma túy, như hiện đang được đề nghị ở những vùng khác nhau của châu Mỹ La Tinh. Thay vào đó, cần phải đương đầu với những vấn đề cơ bản của việc sử dụng những loại thuốc này, bằng cách cổ võ một công lý cao hơn, bằng cách giáo dục những người trẻ về các giá trị có thể xây dựng đời sống trong xã hội, đồng hành với những người đang gặp khó khăn và đem đến cho họ niềm hy vọng cho tương lai. Tất cả chúng ta cần phải nhìn nhau với cặp mắt yêu thương của Đức Kitô, và phải học cách ôm lấy những người nghèo khổ, để cho họ thấy sự gần gũi, cảm tình và lòng yêu thương của chúng ta.

Tuy nhiên, ôm hôn một người nào đó chưa đủ, chúng ta phải cầm tay của người túng thiếu, của người rơi vào bóng tối của việc lệ thuộc mà có lẽ thậm chí không biết làm sao, và chúng ta phải nói với người ấy: Bạn có thể dứng dậy, bạn có thể đứng lên. Điều ấy thật khó, nhưng có thể nếu bạn muốn. Các bạn thân mến, tôi muốn nói với mỗi người trong các bạn, nhưng đặc biệt là với tất cả những người khác đã không có can đảm dấn thân vào cuộc hành trình của chúng ta: Các bạn phải muốn đứng lên, đây là điều kiện không thể thiếu được! Các bạn sẽ tìm thấy một bàn tay dang ra sẵn sàng giúp đỡ các bạn, nhưng không ai có thể thay thế cho các bạn. Nhưng các bạn không bao giờ cô độc! Hội Thánh và rất nhiều người đang ở gần các bạn. Hãy tự tin nhìn về phía trước. Cuộc hành trính của các bạn dài và khó khăn, nhưng hãy nhìn về phía trước, có “một tương lai vững chắc, nằm trong một viễn cảnh khác với những đề nghị hão huyền của các thần tượng của thế gian, cung cấp một động lực mới và sức mạnh cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta." (Lumen Fidei, 57). Với tất cả các bạn, tôi lặp lại: Đừng để mình bị người ta cướp mất hy vọng! Và không chỉ có thế, nhưng tôi nói với tất cả chúng ta: chúng ta không được cướp mất hy vọng người khác, chúng ta hãy trở thành những người mang hy vọng!

Trong Tin Mừng, chúng ta đọc dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, nói về một người bị kẻ cướp tấn công và bỏ nửa sống nửa chết bên đường. Người ta đi ngang qua anh và nhìn anh. Nhưng họ không ngừng lại, mà chỉ tiếp tục cuộc hành trình của họ, không quan tâm đến anh: đây không phải là việc của họ! Chỉ có một người Samaritanô, một người ngoại quốc, nhìn thấy anh, ngừng lại, nâng anh lên, bồng anh trên tay, và chăm sóc cho anh (x. Lc 10:29-35). Các bạn thân mến, tôi tin rằng ở đây, trong bệnh viện này, dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu đang được thể hiện rõ ràng. Ở đây không có sự thờ ơ, nhưng chỉ có quan tâm. Không có sự lãnh đạm, nhưng có tình yêu. Hiệp Hội Thánh Phanxicô và Mạng Lưới Điều Trị Nghiện Ma Túy cho thấy cách thức tiếp cận những người trong hoàn cảnh khó khăn vì trong họ, chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Đức Kitô, vì trong những người ấy, chúng ta thấy thân xác của Đức Kitô chịu đau khổ. Chúng ta phải cảm ơn tất cả các chuyên gia y tế và cộng sự viên của họ đang làm việc ở đây. Việc phục vụ của anh chị em thật quý giá; luôn luôn được thực hiện với tình yêu. Đó là phục vụ chính Đức Kitô hiện diện trong anh chị em của chúng ta. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Khi con làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất trong các anh em của Thầy, là con làm cho chính Thầy" (Mt 25:40).

Và tôi muốn lặp lại cho tất cả những người đang vật lộn với tật nghiền ma túy, và các phần tử của gia đình đang chia sẻ sự khó khăn của các bạn: Hội Thánh không xa lánh những phiền toái của các bạn, nhưng đồng hành với các bạn bằng tình thương. Chúa đang ở gần các bạn và Người sẽ cầm tay các bạn. Hãy nhìn vào Người trong những giây phút khó khăn nhất của các bạn và Người sẽ ban cho các bạn sự an ủi và niềm hy vọng. Và hãy tin tưởng vào tình yêu từ mẫu của Mẹ Người là Đức Mẹ Maria. Sáng nay, trong Đền Thờ Aparecida, tôi đã dâng mỗi người trong các bạn cho Trái Tim Mẹ. Nơi có Thánh Giá để vác, thì Mẹ, Mẹ của chúng ta, cũng luôn luôn ở đó với chúng ta. Tôi xin trao các bạn trong tay Mẹ, và chúc lành cho tất cả các bạn với một lòng rất trìu mến.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển dịch (VietCatholic)

 

 

Please find below the full text of Pope Francis' address to staff and patients at the St Francis of Assisi hospital in Rio de Janeiro

Dear Archbishop Tempesta, brother Bishops,
Distinguished Authorities,
Members of the Venerable Third Order of Saint Francis of Penance,
Doctors, Nurses, and Health Care Workers,
Dear Young People and Family Members,

God has willed that my journey, after the Shrine of Our Lady of Aparecida, should take me to a particular shrine of human suffering – the Saint Francis of Assisi Hospital. The conversion of your patron saint is well known: the young Francis abandoned the riches and comfort of the world in order to become a poor man among the poor. He understood that true joy and riches do not come from the idols of this world – material things and the possession of them – but are to be found only in following Christ and serving others. Less well known, perhaps, is the moment when this understanding took concrete form in his own life. It was when Francis embraced a leper. This brother, suffering and an outcast, was the “mediator of light … for Saint Francis of Assisi” (Lumen Fidei, 57), because in every suffering brother and sister that we embrace, we embrace the suffering Body of Christ. Today, in this place where people struggle with drug addiction, I wish to embrace each and every one of you, who are the flesh of Christ, and to ask God to renew your journey, and also mine, with purpose and steadfast hope.

To embrace – we all have to learn to embrace the one in need, as Saint Francis did. There are so many situations in Brazil, and throughout the world, that require attention, care and love, like the fight against chemical dependency. Often, instead, it is selfishness that prevails in our society. How many “dealers of death” there are that follow the logic of power and money at any cost! The scourge of drug-trafficking, that favours violence and sows the seeds of suffering and death, requires of society as a whole an act of courage. A reduction in the spread and influence of drug addiction will not be achieved by a liberalization of drug use, as is currently being proposed in various parts of Latin America. Rather, it is necessary to confront the problems underlying the use of these drugs, by promoting greater justice, educating young people in the values that build up life in society, accompanying those in difficulty and giving them hope for the future. We all need to look upon one another with the loving eyes of Christ, and to learn to embrace those in need, in order to show our closeness, affection and love.

To embrace someone is not enough, however. We must hold the hand of the one in need, of the one who has fallen into the darkness of dependency perhaps without even knowing how, and we must say to him or her: You can get up, you can stand up. It is difficult, but it is possible if you want to. Dear friends, I wish to say to each of you, but especially to all those others who have not had the courage to embark on our journey: You have to want to stand up; this is the indispensible condition! You will find an outstretched hand ready to help you, but no one is able to stand up in your place. But you are never alone! The Church and so many people are close to you. Look ahead with confidence. Yours is a long and difficult journey, but look ahead, there is “a sure future, set against a different horizon with regard to the illusory enticements of the idols of this world, yet granting new momentum and strength to our daily lives” (Lumen Fidei, 57). To all of you, I repeat: Do not let yourselves be robbed of hope! And not only that, but I say to us all: let us not rob others of hope, let us become bearers of hope!

In the Gospel, we read the parable of the Good Samaritan, that speaks of a man assaulted by robbers and left half dead at the side of the road. People pass by him and look at him. But they do not stop, they just continue on their journey, indifferent to him: it is none of their business! Only a Samaritan, a stranger, sees him, stops, lifts him up, takes him by the hand, and cares for him (cf. Lk 10:29-35). Dear friends, I believe that here, in this hospital, the parable of the Good Samaritan is made tangible. Here there is no indifference, but concern. There is no apathy, but love. The Saint Francis Association and the Network for the Treatment of Drug Addiction show how to reach out to those in difficulty because in them we see the face of Christ, because in these persons, the flesh of Christ suffers. Thanks are due to all the medical professionals and their associates who work here. Your service is precious; undertake it always with love. It is a service given to Christ present in our brothers and sisters. As Jesus says to us: “As you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me” (Mt 25:40).

And I wish to repeat to all of you who struggle against drug addiction, and to those family members who share in your difficulties: the Church is not distant from your troubles, but accompanies you with affection. The Lord is near you and he takes you by the hand. Look to him in your most difficult moments and he will give you consolation and hope. And trust in the maternal love of his Mother Mary. This morning, in the Shrine of Aparecida, I entrusted each of you to her heart. Where there is a cross to carry, she, our Mother, is always there with us. I leave you in her hands, while with great affection I bless all of you.

 

 

 

Đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Brazil

Đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Brazil

Pope visit BrazilCourtesy photo

RIO DE JANEIRO. ĐTC Phanxicô đã được đón tiếp nồng nhiệt khi ngài đến Rio de Janeiro chiều ngày 22-7-2013, tuy nhiên, lần đầu tiên trong lịch sử, đoàn xe của ĐGH bị kẹt và dân chúng xáp lại để chào ngài khiến các nhân viên an ninh lo sợ.

Chiếc Airbus A330 của hãng Alitalia chở ĐTC, đoàn tùy tùng và hơn 70 ký giả quốc tế đáp xuống phi trường thành phố Rio lúc 3 giờ 43 phút chiều ngày 22-7, giờ địa phương, tức là sớm hơn dự định hơn 15 phút. Nhưng 18 phút sau đó, ngài mới xuất hiện giữa tiếng reo hò của mọi người.

Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được bà tổng thống Dilma Roussef nồng nhiệt tiếp đón, trước khi được 2 em bé trao tặng hoa, trong khi đó ca đoàn 120 em học sinh hát mừng vị chủ chăn của Giáo Hội. ĐTC cũng dành 15 phút để chào thăm các quan chức chính quyền Brazil và một số HY GM, trước khi lên chiếc xe nhỏ hiệu Fiat Idea của Italia nhưng chế tạo tại Brazil, để tiến về trung tâm thành phố. Xe chở ĐTC được các xe an ninh hộ tống và các trực thăng bay bên trên canh chừng.

Khi đoàn xe của ĐTC càng tiến gần trung tâm thành phố, số người đứng hai bên đường càng đông đảo, nhiều người tiến sát lại xe chở ngài, nhất là khi đoàn xe bị kẹt vì lưu thông. Các nhân viên an ninh lo sợ và hết sức bảo vệ Ngài trước sự chen lấn của dân chúng, tuy nhiên, ĐTC vẫn bình thản, chào thăm mọi người bao nhiêu có thể.
Khi đến nhà thờ chính tòa Rio, ĐTC đã đổi sang xe bọc kính để có thể chào thăm dân chúng dễ dàng hơn. Vì trễ giờ và kẹt đường, trong khi chính quyền đang chờ đợi ĐTC tại dinh Guanabara, nên người ta đã phải dùng trực thăng quân sự chở ngài và đoàn tùy tùng tới dinh này, nơi diễn ra lễ nghi tiếp đón chính thức với quốc thiều Vatican và Brazil, và hàng trăm quan khách chính quyền và ngoại giao đoàn.

Trong lời chào mừng ĐTC, bà tổng thống Roussef của Brazil nói rằng: ”Sự hiện diện của ngài tại Brazil mang lại cho chúng ta cơ hội chia sẻ một cuộc đối thoại về những đề tài mà chúng ta cùng chia sẻ, như các quyền con người và nạn nghèo đói.. Chúng tôi biết rằng chúng tôi đang có ở đây một vị lãnh đạo tôn giáo nhạy cảm đối với công bằng xã hội và chúng ta chiến đấu chống lại một kẻ thù chung, đó là sự chênh lệch trong mọi hình thức”.

Diễn văn ca ĐTC

Về phần ĐTC, trong lời đáp từ, ngài đặc biệt đề cao tầm quan trọng của giới trẻ, như ”con ngươi trong đôi mắt” cần được chăm sóc để có thể nhìn thấy và tiến bước. Ngài nói:

”Trong sự quan phòng yêu thương, Thiên Chúa đã muốn cuộc công du quốc tế đầu tiên trong triều đại Giáo Hoàng của tôi cho tôi cơ hội được trở về Mỹ châu la tinh yêu quí, cụ thể là tại Brazil, quốc gia vốn tự hào về những quan hệ lâu dài với Tông Tòa, và những tâm tình đức tin sâu xa và thân hữu vẫn luôn nối kết quốc gia này một cách đặc biệt với Người Kế Vị Thánh Phêrô. Tôi cảm tạ vì lòng từ ái này của Thiên Chúa.

Tôi được biết rằng, để đến với dân tộc Brazil, cần đi vào cánh cửa tâm hồn bao la của họ; vì thế lúc này đây, tôi mạn phép nhẹ nhàng gõ vào cánh cửa ấy. Tôi xin phép được vào và lưu lại một tuần lễ với anh chị em. Tôi không có vàng bạc, nhưng tôi mang điều quí giá nhất được ban cho tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô! Tôi đến nhân danh Ngài để nuôi dưỡng ngọn lửa tình yêu thương huynh đệ đang nung nấu trong mỗi tâm hồn và tôi mong ước gửi đến tất cả và từng người lời chào của tôi: ”Bình an của Chúa Kitô ở cùng anh chị em!”

Tôi kính chào bà Tổng Thống, và các vị quan chức trong chính quyền của Bà. Tôi cám ơn Bà vị sự tiếp đón quảng đại và những lời qua đó Bà muốn biểu lộ niềm vui của dân Brazil vì sự hiện diện của tôi tại quốc gia này. Tôi cũng chào Ông thống đốc tiểu bang này, đã đón tiếp tôi tại dinh chính phủ, và chào ông thị trưởng thành Rio de Janeiro, cũng như quí vị thuộc ngoại giao đoàn cạnh chính phủ Brazil, các vị khác trong chính quyền và tất cả những người đã tận tụy làm cho cuộc viếng thăm của tôi trở thành thực tại.

Tôi muốn gửi đến các anh em GM của tôi lời chào thân ái, những vị đang mang trọng trách hướng dẫn đoàn chiên Chúa tại đất nước bao la này, và các giáo phận quí mến của các vị. Qua cuộc viếng thăm này, tôi muốn tiếp tục sứ mạng mục tử của GM Roma là củng cố các anh em trong niềm tin nơi Chúa Kitô, khích lệ họ trong việc làm chứng về những lý do hy vọng nảy sinh từ Chúa Kitô và khuyến khích họ cống hiến cho tất cả mọi người sự phong phú vô tận của tình yêu Chúa Kitô.

”Như đã biết, lý do chính sự hiện diện của tôi tại Brazil vượt lên trên mọi biên cương. Thực vậy, tôi đến đây nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ. Tôi đến để gặp những ngừơi trẻ đến từ mọi nơi trên thế giới, được thu hút vì vòng tay mở rộng của Chúa Kitô Cứu Thế. Họ muốn tìm được nơi nương náu trong vòng tay của Chúa, gần con tim của Chúa, nghe lại tiếng gọi mạnh mẽ và rõ ràng của Chúa: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ”.
Những người trẻ ấy đến từ các đại lục, nói những ngôn ngữ khác nhau, họ mang những văn hóa khác nhau, nhưng họ tìm được nơi Chúa Kitô những câu trả lời cho những khát vọng cao thượng và chung cho mọi người và có thể thỏa mãn niềm khao khát chân lý trong sáng và tình thương chân thực liên kết họ với nhau vượt ra ngoài mọi sự khác biệt.

Chúa Kitô cống hiến cho họ không gian, Ngài biết rằng không thể có năng lực mạnh mẽ hơn năng lực bộc phát từ con tim ngươi trẻ khi họ cảm nghiệm được sự chinh phục của tình bạn với Ngài. Chúa Kitô tín nhiệm người trẻ và ủy thác cho họ tương lai sứ mạng của Ngài: ”Các con hãy ra đi, làm cho mọi dân tộc thành môn đệ”, các con hãy ra đi ngoài những biên cương của những gì có thể đối với con người và kiến tạo một thế giới của những người anh em. Nhưng cả những người trẻ cũng tín thác nơi Chúa Kitô: họ không sợ liều mạng với Chúa, vì họ biết là sẽ không bị thất vọng.

Khi bắt đầu cuộc viếng thăm của tôi tại Brazil, tôi biết rõ rằng, khi ngỏ lời với người trẻ, tôi cũng nói với gia đình họ, với cộng đoàn Giáo Hội và quốc gia nguyên quán của họ, với những xã hội trong đó họ hội nhập, những người nam nữ mà phần lớn tương lai của các thế hệ trẻ này tùy thuộc.

Quí vị thường nghe các bậc cha mẹ nói: ”Con cái là con ngươi trong mắt chúng ta”. Thật là một câu nói khôn ngoan của Brazil khi áp dụng cho người trẻ hình ảnh con ngươi trong mắt, là cửa sổ qua đó ánh sáng đi vào chúng ta, mang lại cho chúng ta phép lạ của nhãn giới! và chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta không săn sóc con mắt của chúng ta? Làm sao chúng ta có thể tiến bước? Mong ước của tôi là trong tuần lễ này, mỗi người chúng ta để cho câu hỏi thách thức này chất vấn.

Giới trẻ là cửa sổ qua đó tương lai đi vào thế giới và vì thế giới trẻ đề ra cho chúng ta những thách đố lớn. Thế hệ chúng ta có tỏ ra xứng với lời hứa nơi mỗi người trẻ khi biết mang lại cho họ không gian, bảo vệ những điều kiện vật chất và tinh thần để họ phát triển; mang lại cho họ những nền tảng vững chắc để có thể xây dựng cuộc sống, bảo đảm cho họ an ninh và nền giáo dục để họ trở thành điều họ có thể; thông truyền cho họ những giá trị bền vững đáng tranh đấu để sống; bảo đảm cho họ một chân trời siêu việt cho khát vọng hạnh phúc chân chính của họ và óc sáng tạo của họ trong sự thiện; phó thác cho họ gia sản một thế giới tương ứng với mẫu mực cuộc sống con người; thức tỉnh nơi họ tiềm năng tốt đẹp nhất để trở thành người nắm vai chính về tương lai của họ và đồng trách nhiệm về vận mệnh của tất cả mọi người.

Để kết luận, tôi xin tất cả mọi người đặc biệt quan tâm, và nếu có thể tỏ ra thiện cảm cần thiết để thiết lập một cuộc đối thoại giữa những người bạn. Lúc này đây, vòng tay của tôi mở rộng để ôm lấy toàn thể quốc dân Brazil, trong sự phong phú của mình về mặt nhân sự, văn hóa và tôn giáo. Từ miền Amazzonia đến miền Pampa, từ những vùng khô cằn cho tới Pantanal, từ những làng nhỏ cho đến những thành thị lớn, ước gì không ai cảm thấy bị loại trừ khỏi lòng quí mến của tôi.

Thứ tư 24-7 này, nếu Chúa muốn, tôi nhắc nhớ đến tất cả anh chị em với Đức Mẹ Aparecida, khẩn cầu sự bảo vệ từ mẫu của Người trên các gia cư và gia đình của anh chị em. Ngay từ bây giờ tôi chúc lành cho tất cả anh chị em. Cám ơn anh chị em đã tiếp đón tôi!

Sau diễn văn chào mừng của Bà tổng thống Rousself và diễn từ của ĐTC, và giới thiệu thành phần của hai phái đoàn, ĐTC và bà Tổng thống đã hội kiến riêng trong 20 phút, trước khi gặp gỡ gia đình bà, trao đổi quà tặng, rồi ngài gặp ông thống đốc bang Rio và thị trưởng thành phố cùng tên.

Bà Dilma Roussef năm nay 66 tuổi (1947) là tổng thống thứ 36 của Brazil, con của một người Bulgari di dân và nguyên là một giáo sư. Sau khi tốt nghiệp kinh tế tại đại học liên bang Minas Gerais, bà bắt đầu tham gia đấu tranh chính trị chống lại chế độc độc tài quân phiệt ở Brazil (1964-1985), từng bị bắt và cầm tù 3 năm. Mãn tù bà cộng tác vào việc thành lập đảng dân chủ lao động. Dưới thời tổng thống Lula bà làm bộ trưởng quặng mỏ, năng lượng và giao thông. Cách đây 3 năm, bà Roussef được bầu làm nữ tổng thống đầu tiên của Brazil.

Giã từ dinh Guanabara sau các cuộc hội kiến với các nhân vật chính quyền, ĐTC về trung tâm Sumaré của Tổng giáo phận Rio de Janeiro, cách đó hơn 7 cây số để dùng bữa và nghỉ đêm. Trung tâm này là nhà ở của Đức TGM Rio de Janeiro tọa lạc trong một khu vực xanh tươi cao 400 mét. Tại đây cũng có một trung tâm học vấn rộng lớn, dành cho các cuộc gặp gỡ văn hóa, các khóa huấn luyện và các cuộc tĩnh tâm.

Vụ đoàn xe chở ĐTC bị kẹt và vấn đề an ninh

Vụ đoàn xe chở ĐTC và đoàn tùy tùng bị kẹt đường mất 12 phút mới đi được 500 mét, và tính chung mất 44 phút để qua quãng đường 20 cây số, và nhiều đám đông nhào tới quanh chiếc xe nhỏ để chào ngài chiều ngày 22-7 vừa qua đã gây tranh luận trong dư luận Brazil về vấn đề giữ an ninh cho ĐGH.

Ông Gilberto Carvalho, chánh văn phòng phủ tổng thống Brazil, nói với giới báo chí địa phương rằng có một sai lầm khi chọn lộ trình cho đoàn xe của ĐTC, tuy rằng người ta chưa rõ ai là người trách nhiệm về sai lầm này. Nhưng dầu sao người ta cũng ”thở phào nhẹ nhõm” vì không xảy ra điều gì.

Sau khi ĐTC rời dinh Guanabara nơi diễn ra cuộc tiếp đón chính thức, đã có một cuộc biểu tình của khoảng 1.500 người chống chính quyền bang và thành phố Rio về phí tổn cuộc viếng thăm của ĐGH, mặc dù trước đó, Giáo Hội Công Giáo Brazil đã xác quyết là phí tổn của cuộc viếng thăm này là do Giáo Hội trang trải.

Đoàn biểu tình định tiến về dinh chính phủ, nhưng bị cảnh sát chặn lại kể cả bằng lựu đạn cay. Có 1 nhân viên an ninh bị thương vì bị trúng một bom xăng do đám đông ném vào. 6 người biểu tình bạo động đã bị bắt giữ.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết ĐGH Phanxicô rất hài lòng vì sự tiếp đón nồng nhiệt dành cho ngài khi đến Rio. Truyền hình cho thấy đoàn xe chở ĐTC đi lầm vào con đường bị đóng lại, nhưng từ phía ĐGH không có lo lắng gì về vấn đề an ninh.. Đức ông bí thư của ĐGH, Alfred Xuereb thì rất lo lắng, nhưng ĐGH thì không.

Cha Lombardi cũng tiết lộ rằng chính phủ Brazil đã quyết định dùng trực thăng quân sự để chở ĐTC và các vị tháp tùng để tới dinh thự Guanabara, để tránh cho đoàn xe phải đi qua khu vực có đoàn người biểu tình gần dinh này.. Về tin các nhân viên an ninh đã tìm thấy một quả bom nội hóa trong nhà vệ sinh gần Đền thánh Aparecida nơi ĐTC sẽ viếng thăm vào sáng thứ tư hôm nay, 24-7, cũng không phải là lý do để lo lắng. Đó chỉ là một chút chất nổ đặt tại đó nhưng không có chủ ý cho nổ. Theo cảnh sát, sự hiện diện của gói chất nổ này có lẽ không có liên hệ gì tới cuộc viếng thăm của ĐGH”.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Giáo quyền công nhận phép lạ thứ 69 tại Lộ Đức

Giáo quyền công nhận phép lạ thứ 69 tại Lộ Đức

LỘ ĐỨC. Giáo quyền liên hệ đã nhìn nhận một cuộc khỏi bệnh là phép lạ thứ 69 tại Lộ Đức.

Đó là Bà Danila Castelli, sinh ngày 16-1-1946 tại làng Bereguardo ở miền Bắc Italia. Bà sống bình thường như một người vợ và người mẹ gia đình cho đến năm 34 tuổi, và rồi bà bắt đầu bị bệnh huyết áp cao với những cơn trầm trọng và thường xảy xa. Năm 1982, các cuộc khám nghiệm bằng X quang và siêu âm cho thấy rõ bà bị khối cận tử cung (une masse para-utérine) và một u xơ ở tử cung (un utérus fibromateux). Nhiều cuộc giải phẫu được thực hiện cho đến năm 1988, nhất là với hy vọng loại bỏ những điểm tạo ra những cơn căng động mạch, nhưng không có kết quả.

Ngày 4-5-1989, trong một cuộc hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, bà Danila Castelli được tắm ở nước suối tại Đền thánh và khi ra khỏi hồ, bà cảm thấy đặc biệt khỏe khoắn. Bà tuyên bố với Văn phòng y khoa Lộ Đức là bà khỏi bệnh. Lúc đó bà được 43 tuổi.

Sau 5 lần nhóm họp vào những năm 1989, 1992, 1994, 1997 và 2010, Văn phòng đồng thanh xác nhận ”Bà Castelli đã được khỏi bệnh hoàn toàn và lâu dài, từ sau cuộc hành hương tại Lộ Đức năm 1989, khỏi những hiệu chứng mà bà phải chịu từ 21 năm, điều này không có liên hệ gì tới những cuộc can thiệp và chữa trị y khoa”.

Trong phiên nhóm ngày 19-11-2011 tại Paris, Ủy ban y khoa quốc tế về Lộ Đức chứng thực rằng ”Cách thức khỏi bệnh của bà Castelli là điều không giải thích được trong tình trạng kiến thức hiện nay của y khoa”.

Ngày 20-6-2013, Đức Cha Giovanni Giudici, GM giáo phận Pavia, bắc Italia, nơi bà Castelli sinh sống, đã tuyên bố nhìn nhận ”tính chất lạ thường – phép lạ” và ”giá trị dấu lạ” của việc khỏi bệnh này.

Tin tức về phép lạ trên đây được Đức Cha Giudici chính thức thông báo ngày 19-7-2013 và có đăng trên Web của Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức: fr.lourdes-france.org (Apic 22-7-2013).

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Chỉ có một việc cần mà thôi

Chỉ có một việc cần mà thôi

Có một câu chuyện vui kể rằng, trên một chiếc phi cơ du lịch loại nhỏ có bốn người và một phi công, một thương gia, một linh mục nhà truyền giáo và một hướng đạo sinh. Phi cơ đang bay, bỗng một động cơ bị trục trặc, ngưng hoạt động, viên phi công cố gắng mãi mà động cơ vẫn không hồi phục và cũng không thể đáp khẩn cấp ở đâu được. Cuối cùng, ông phải tuyên bố một giải pháp là nhảy dù để thoát hiểm.

Ông mang ra ba cái dù và nói: Tôi là phi công, tôi còn có vợ và ba đứa con, nên tôi cần phải sống. Thế là ông ta đeo một chiếc dù rồi nhảy xuống. Liền sau đó vị thương gia tuyên bố: Tôi là một kỹ sư và là một thương gia, hiện thân của trí tuệ và giàu có của nhân loại nên tôi cần phải sống, rồi ông vội vã khoác tay vào dây đeo, lao đầu ra cửa nhảy xuống. Vị linh mục hốt hoảng nhìn chàng hướng đạo sinh và nói: Này con, con còn trẻ, tương lai đầy hứa hẹn, con cần phải sống và để giúp ích mọi người, con hãy mang cái dù còn lại mà thoát hiểm đi. Nhưng chàng hướng đạo sinh thưa với vị linh mục: “Tất nhiên ai cũng cần sống, cha hãy bình tĩnh lúc này hãy còn một cái dù cho cha và một cái cho con. Vì ông thương gia hiện thân của trí tuệ và giàu có của nhân loại đã đeo cái ba lô của con nhảy xuống mất rồi”.

Ai cũng cần phải sống, đó là lẽ tự nhiên, nhưng điều quan trọng hơn hết là biết cách làm thế nào để sống. Trong bài Tin Mừng hôm nay, chị em Mattha và Maria đón tiếp Đức Giêsu vào nhà, Mattha tất bật lo phục vụ, cô bận rộn đến nổi cáu kỉnh như vẻ trách cô em Maria không biết chia sẻ gánh nặng và thầm trách Đức Giêsu chưa quan tâm đủ đến sự tất bật của mình.

Nhiệt tình đón tiếp vị khách, nhất là khách quí như Chúa Giêsu, đó là lẽ thường tình, nhưng Đức Giêsu lại nói với Mattha: “Chị băn khoăn và lo lắng nhiều chuyện quá, chỉ có một điều cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất”.

Có người xem ra đồng tình với Mattha và phản kháng Đức Giêsu khi đưa ra câu nói: “Có thực mới vực được đạo”. Đúng! Có thực mới vực được đạo, nhưng đáng tiếc có người chỉ hiểu được có một nửa của câu nói. Họ không biết rằng bên cạnh cái thực còn có đạo; bên cạnh của ăn vật chất còn có của ăn thiêng liêng. Ngoài cuộc sống đời này còn có cuộc sống đời sau, và người ta còn nói: “Sống không phải để ăn, nhưng ăn để sống”. Cho nên trong khi lo lắng kiếm cái thực, cái ăn để sống thì cũng phải biết lo lắng cho cái đạo để sống cho ra sống và để sống được trọn vẹn.

Đức Giêsu không phủ nhận giá trị công việc phục vụ của Mattha cũng như không từ chối sự đón tiếp của gia đình cô, nhưng Ngài đề cao việc Maria nghe lời Người. Đức Giêsu đã chẳng từng quan tâm đến những sinh hoạt đời thường và chia sẻ những khổ đau bệnh tật của dân chúng sao? Ngài đã từng làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng, đã từng hóa nước thành rượu để niềm vui tiệc cưới được trọn vẹn. Ngài đã từng chăm sóc cứu chữa các bệnh nhân, cho người què đi được, người điếc được nghe, người mù được thấy, người chết sống lại, nhưng Ngài vẫn nhắm đến điều cần thiết hơn hết là cho mọi người được nghe, được lãnh nhận Lời Hằng Sống.

Có lần Người tuyên bố: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh mà còn bởi Lời của Thiên Chúa”. Con người sống không phải chỉ có vật chất, chỉ lo bơn chải những vấn đề cơm bánh mà còn phải có đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng nữa.

Đây chính là điều cần thiết hơn hết mà Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Đây cũng chính là điều chúng ta cần phải sống và sống hạnh phúc. Tất nhiên, Lời Chúa không phải là cái dù, chỉ cần đến khi nguy biến để thoát hiểm, nhưng chính Lời Thiên Chúa, Lời Chân Lý hằng sống làm cho những sinh hoạt hàng ngày của chúng ta có hiệu quả và có ý nghĩa hơn.

Thật khó hiểu khi một người cho mình là Kitô hữu mà không bao giờ biết lắng nghe và đón nhận Lời Thiên Chúa. Càng khó hiểu hơn khi một người làm việc tông đồ mà không được Lời Chúa nuôi dưỡng và hướng dẫn.

Thánh Phêrô và các tông đồ đã cho chúng ta một cái nhìn khi thưa với Đức Giêsu: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy mới có Lời ban sự sống đời đời”. Và có một lần khi Đức Giêsu đang giảng trong hội đường thì giữa đám đông có một phụ nữ lên tiếng thưa với Người: “Phúc thay dạ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm. Nhưng Đức Giêsu đáp lại, đúng hơn phải nói rằng, phúc thay kẻ đã lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa”.

Ước gì mỗi người chúng ta ý thức rằng, mình đã được mời gọi để sống hạnh phúc và luôn sẵn sàng đón nhận Lời ban sự sống. Lời của Thiên Chúa chính là điều tôi cần phải sống. Giờ đây mỗi người chúng ta cùng tuyên xưng đức tin.

Veritas Radio

HIẾU KHÁCH

HIẾU KHÁCH

Thói thường con người luôn tỏ ra niềm nở, ân cần khi tiếp đón khách tới thăm nhà. Đó là lòng hiếu khách. Việt Nam và nói chung là các dân tộc Đông phương thường có lòng hiếu khách cách đặc biệt, nhất là đối với những vị được coi là thượng khách của gia đình. Sự ân cần niềm nở được thể hiện qua cử chỉ và việc làm khi tiếp đãi khách, biểu lộ một tấm lòng yêu mến quý trọng chân thành. Kể ngay từ tổ phụ Ap-ra-ham khi được Thiên Chúa hiện ra, thì đã thấy nào là lấy nước rửa chân, lấy sữa chua, sữa tươi làm thức uống, lấy tinh bột làm bánh, giết bê làm cỗ đãi khách (CN.XVI/TN-C – Bài đọc 1: St 18, 1-10a). Đến như Mac-ta trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 10, 38-42) cũng không ngoại lệ, chị tất bật lo việc phục vụ tiếp đãi Đức Giê-su. Những tấm lòng hiếu khách đó đã được dùng làm lời giáo huấn trong thư gửi tín hữu Do-thái: “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết” (Dt 13, 2).

Cũng cứ theo thường tình mà xét, thì khi tiếp đãi khách – nhất là người khách đặc biệt ấy lại là Thiên Chúa – tổ phụ Ap-ra-ham hay Mác-ta đã làm đúng và chắc chắn sẽ được khách ban thưởng hoặc ít ra thì cũng tỏ lòng khen ngợi vì tính hiếu khách của chủ nhà. Tổ phụ Ap-ra-ham đã được ban thưởng, nhưng Mác-ta thì lại bị nhắc nhở là lo lắng những chuyện không cần thiết. Mác-ta chỉ bị nhắc nhở thôi, chớ không bị khiển trách. Còn Ma-ri-a thì – với con mắt người đời – đã “lươi huyền”, né tránh công việc, để đến nỗi người chị phải nhờ chính vị khách hiện diện (Đức Giê-su Thiên Chúa) nhắc nhở bổn phận của mình. Ấy vậy mà Ma-ri-a lại được Chúa khen là khôn ngoan, biết chọn cho mình phần tốt nhất. Quả thực là câu chuỵên khác thường, nếu không muốn nói là nghịch lý.

Vấn đề đặt ra ở đây là vị khách tới thăm nhà chị em Mác-ta có một quan điểm khác hẳn người đời. Vị khách ấy là Thầy, là Chúa đã không đòi môn đệ rửa chân cho mình thì chớ, lại còn quỳ xuống rửa chân cho đầy tớ của minh, không coi môn đệ là tôi tớ mà là bạn hữu. Vị khách ấy là Vua nhưng “đến không phải để được phục vu mà là phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28). Vị khách ấy là Thiên Chúa nhưng chỉ đến với những kẻ bé mọn, thấp hèn, những kẻ tội lỗi, bệnh tật, nghèo đói. Chung quy, vị khách ấy là Người cứu nhân độ thế, đem Lời Thiên Chúa đến rao giảng cho muôn dân để giải thoát họ khỏi vòng tội lỗi, đem lại sự sống vĩnh cửu cho họ. Tắt một lời, vị khách ấy chính là Lời Thiên Chúa (Ngôi Lời), chính là Thiên Chúa thật. Và vì thế nên “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23).

Đón tiếp vị khách ấy phải lăng xăng lo dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước cho chu đáo – như Mac-ta đã làm – là tốt, là đã hành xử đúng, nhưng như thế vẫn chưa đủ, vẫn chưa hiểu được ý nghĩa cuộc viếng thăm của vị khách đặc biệt ấy. Mục đích của vị khách có một không hai ấy không phải đến để được đãi đằng cơm nuớc tiệc tùng, phục vụ cho đời sống vật chất. Vị khách ấy đến với mục đích là đem lại Lời Hằng Sống cho cuộc sống tinh thần, cho đời sống vĩnh cửu mai sau. Chính vì thế, nếu biết đón nhận, lắng nghe những Lời Hằng Sống từ vị khách đó, mới thực sự biết chọn cho mình phần tốt nhất. Ma-ri-a trong bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình.

Còn nếu chỉ biết vị khách ấy như là một người trần thế (cho dù có là vua quan sang trọng cỡ nào đi chăng nữa), thì sẽ cho những lời nói, cử chỉ, hành động của vị khách ấy là trái thường nghịch lý, là “chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6, 60), thậm chí còn cho đó là “người mất trí” (Mc 3, 21), là “người bị quỷ ám” (Mc 3, 22) nữa. Tuy nhiên, khi đã biết vị khách ấy là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, mà vẫn cố tình phủ nhận như đám người Pha-ri-sêu và kinh sư, thì chắc chắn sẽ nhận được lời khiển trách nặng nề: “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi. Vì thế, trong cuộc Phán Xét, Tia và Xi-đôn sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!” (Lc 10, 13-15).

Hóa cho nên, không thể đem nhãn quan trần tục ra để nhìn và đánh giá hành động của Ma-ri-a, mà phải cầu xin Thần Khí soi sáng để nhận chân được hành dộng khôn ngoan biết chọn cho mình phần tốt nhất. Vâng, hãy khôn ngoan chọn cho mình phần tốt nhất trước mặt Thiên Chúa, nhưng chớ có dựa vào sự khôn ngoan do mình tưởng là mình tự có, vì thực ra thì đó chỉ là sự khôn ngoan của thế gian; mà phải biết cậy dựa vào sự “khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa” như lời Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô : “Thế mà điều chúng tôi giảng dạy cho các tín hữu trưởng thành cũng là một lẽ khôn ngoan, nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian, cũng không phải của các thủ lãnh thế gian này, là những kẻ sớm muộn gì cũng phải diệt vong. Trái lại, chúng tôi giảng dạy lẽ khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đã được giữ bí mật, lẽ khôn ngoan mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển”.(1Cr 2, 6-7). Thực sự, chỉ có như thế thì “đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.” (1Cr 2, 5).

Người Ki-tô hữu hằng ngày đọc kinh, tham dự Thánh Lễ là phần tốt, nhưng chưa phải là “phần tốt nhất” khi chưa thực sự biết lắng nghe, cầu nguỵên và thực hành Lời Chúa trong đời sống đạo của mình. Ôi! Lạy Chúa! Con cũng như bao người khác, nếu có ý định chọn cho mình phần tốt nhất thì cũng chỉ là chọn những thứ thoả mãn được dục vọng nhất thời, chọn những thứ hào nhoáng phù phiềm nhưng rất hấp dẫn lôi cuốn con trong cuộc sống trần thế. Quả thực, nhiều lúc con cứ tưởng là mình khôn ngoan, mà xao lãng, mà quên đi Lời Chúa hằng răn dạy, nhắc nhở con. Ôi ! Lạy Chúa ! “Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong cuộc sống. Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài từng theo bước đời con. Xin cho con biết sẵn sàng chờ đợi và vâng nghe theo Chúa. Xin cho con biết sẵn sàng thực hành Lời Chúa đã truyền ban” (“Lắng nghe Lời Chúa” – Nguyễn Duy). Amen.

JM. Lam Thy ĐVD.

NHỮNG CHI TIẾT RÕ RÀNG VỀ PHÉP LẠ THỨ HAI DO SỰ CAN THIỆP CỦA ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II

NHỮNG CHI TIẾT RÕ RÀNG VỀ PHÉP LẠ THỨ HAI DO SỰ CAN THIỆP CỦA ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II

Cô Floribeth Mora Diaz, người hưởng được phép lạ thứ hai do sự can thiệp của Đức Gioan-Phaolô II, đã kể hôm 5/7/2013 về những hoàn cảnh mình được chữa lành.

http://xuanbichvietnam.net/trangchu/wp-content/uploads/2013/07/mora-diaz.jpg

Cô Floribeth Mora , người Costa Rica, bị bệnh Túi phình mạch não, chỉ còn sống trong thời gian ngắn. Bác sĩ của cô, ông Alejandro Vargas, cho biết : « Mạng sống của cô ấy đang nguy hiểm ». Cô cho biết : « Thật rất buồn khi nhìn con cái đang nhìn tôi, đứng bên cạnh giường tôi, với chồng tôi… » Chứng bệnh của cô bắt đầu từ tháng 4/2011.

Cô đã cầu xin chân phước Gioan-Phaolô II, ngày 1/5/2011, tức là ngày ngài được phong chân phước. Trong phòng ngủ của cô, ở thành phố Cartago, Costa Rica, cô nói đã lắng nghe tiếng của ngài : « Con hãy đứng lên ! Đừng sợ ! » Lúc đó cô đứng dậy khỏi giường. Chồng cô hỏi : « Em yêu, em làm gì ở đây ? » Cô đáp : « Em thấy khỏe hơn ».

Cô kể : khi cô nhìn bức hình của Đức Gioan-Phaolô II trong một tờ nhật báo, thì chân phước Gioan-Phaolô II đã bắt đầu nói với cô. « Tôi kinh ngạc. Tôi tiếp tục nhìn tờ tạp chí. Tôi nói : « Vâng, lạy Chúa », và tôi đã đứng lên ». Từ đó, tình trạng sức khỏe của cô đã không còn gây ra cho cô bất cứ sự lo lắng nào nữa.

Bác sĩ Vargas đã xác nhận rằng không có bất cứ giải thích y khoa nào đối với việc chữa lành này. « Đó thực sự là một phép lạ, tôi không thể giải thích được ». Cô Mora đã giữ tờ tạp chí này như là một chứng tích.

Cuộc điều tra y khoa và thần học được thực hiện bởi Bộ phong thánh đã xác nhận tính đích thực của phép lạ.

Phép lạ đầu tiên do Đức Gioan-Phaolô II can thiệp liên quan đến một nữ tu người Pháp bị chứng bệnh Parkinson.

Ngày 5/7/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh cho phép phong thánh chân phước Gioan-Phaolô II và Gioan XXIII. Nghi thức phong thánh có thể sẽ diễn ra trước cuối năm nay.

Tý Linh – Xuân Bích VN

Theo La Croix

Vụ án ĐHY Nguyễn Văn Thuận, cấm Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức xuất cảnh – Chính sách “Ngoại giao ổ khoá”

Vụ án ĐHY Nguyễn Văn Thuận, cấm Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức xuất cảnh – Chính sách “Ngoại giao ổ khoá”

http://www.lamhong.org/wp-content/uploads/2013/07/HYNVT.jpeg

Chính sách “Ngoại giao ổ khoá”

Vào 9 giờ tối ngày 2-7, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội, chặn lại không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Toà Thánh Vatican tham dự lễ “Bế mạc phần điều tra tại địa phương” trong hồ sơ phong chân phước và hiển thánh cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Đức để tìm hiểu thêm vấn đề này.

Cấm xuất cảnh không lý do

Mặc Lâm: Thưa ông, chúng tôi được biết ông vừa bị công an phi trường Nội Bài không cho xuất cảnh sang Vatican. Xin ông vui lòng kể lại câu chuyện này diễn tiến ra sao?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi đến quầy vé của Hãng Hàng không Thái vì tôi được phép transit qua Thái đến Roma. Khi tôi vào quầy thì một cô nhân viên trẻ, ấp úng khi xem tên tôi, rồi một cô có vẻ dáng như là tổ trưởng đến cô ấy nói mời tôi sang gặp công an trước đã. Tôi vào phòng công an đợi mấy phút thì có một anh Thượng tá tên Phạm Tiến Dũng, anh thông báo với tôi là tôi không được phép xuất cảnh. Nếu tôi có kiến nghị hay khiếu nại gì thì về 44 và 46 Trần Phú Cục Quản lý Xuất nhập cảnh để biết thêm. Anh cũng chỉ biết như thế và cũng chỉ thi hành lệnh.

Sau đó, tôi bảo vì là cơ quan nhà nước nên tôi đề nghị phải có văn bản để xác định việc này chứ không thể xác định bằng miệng. Anh ta nói là do anh ta muốn sự việc nhẹ nhàng thì như vậy là được rồi. Nhưng tôi dứt khoát phải đòi giấy tờ. Sau đó thì anh ta có mời một đại uý khác tới và anh đại uý kia là cũng người của Cục Xuất nhập cảnh luôn, anh ta tên là Hoàng Dương. Anh kia viết biên bản và tôi có giữ một bản photo đây: biên bản về việc giữ tôi lại không cho xuất cảnh.

Tôi có hỏi họ lý do vì sao tôi bị cấm xuất cảnh và tôi muốn biết ngay tại đây. Anh ấy trả lời là Cục Xuất nhập cảnh cũng không cho các anh ấy biết lý do.

Mặc Lâm: Như chúng tôi được biết thì chuyến đi này của ông là do Toà Thánh Vatican mời trong khi chuẩn bị hồ sơ phong thánh cho cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Ông có thể cho biết nhân duyên giữa ông và vị Hồng y quá cố này như thế nào để dẫn ông tới cái vinh dự này ạ?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn giáo của Bộ Công an. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức cha mà sau này là Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám mục. Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc.

Trong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội (có nghĩa là không ở tù) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông ông ta nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ qua khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với Cha, để luyện nói trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông Cha. Cụ thể là như thế.

Mặc Lâm: Trong lúc tiếp xúc với Hồng y, ông có cảm nhận ra sao về ngài dưới cái nhìn của một sĩ quan công an và nhất là công an chống phản động như ông vừa cho biết ạ?

Nguyễn Hoàng Đức: Sau khi học tiếng Pháp với ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn, tôi không còn muốn làm công an nữa vì tôi làm ở Cục Chống Phản động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

Sau khi vào Sài Gòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số nhà thờ, Nhà thờ trung tâm Đức Bà, Nhà thờ Kỳ Đồng. Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi nhà thờ và tôi có rửa tội. Đúng đêm tôi rửa tội ở nhà thờ lớn thì Cha Ngân, bây giờ trở thành Giám mục, bảo với Cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải một cái tin và tôi có viết bài “Con đường đức tin qua cây cầu Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận”. Bài này đã gởi qua Toà Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được Cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4 – 5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là đức tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về đức tin.

Mặc Lâm: Thưa, trước khi nhận được giấy mời thì ông có được Vatican dò hỏi về thời gian ông tiếp xúc với ngài bằng các con đường không chính thức hay chính thức, thưa ông?

Nguyễn Hoàng Đức: Ở Giáo hội Việt Nam thì thỉnh thoảng tôi cũng chia sẻ đức tin và đặc biệt là ở nhà thờ Thái Hà vài lần, đi đâu tôi cũng nói chuyện, đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai thì có Cha thỉnh thoảng về hỏi thăm và tôi còn dẫn đến nhà giám quản Đức cha Thuận ở đấy. Cũng có một số người khi ở Việt Nam cũng gặp, nhưng nói chung cũng không nhiều lắm, 3 – 4 lần thôi.

Mặc Lâm: Ông có nghĩ rằng việc sang Vatican của ông có thể gây khó chịu cho Hà Nội vì ông là nhân chứng đối với những hành xử của chính quyền trong thời gian mà Đức Hồng y bị giam giữ đã dẫn đến việc cấm xuất cảnh ngày hôm nay đối với ông?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi tổng kết lại thì có mấy lý do chính. Lý do thứ nhất: việc phong thánh cho Đức cha là không hợp ý với Hà Nội vì Đức cha được phong thánh do công trạng Đức cha bị hệ thống nhà tù của Cộng sản quản lý. Như vậy, việc phong thánh cho Đức cha sẽ có một phản ứng ngược, một cái gương xoay ngược về việc cầm cố người ta, tôi tin là Hà Nội không đồng ý. Điều thứ hai tôi là một người tuy đã ra khỏi ngành lâu rồi nhưng tôi cũng là người ở trong ngành, có thể họ cũng ngại điều gì đấy. Điều thứ ba thì tôi cho đó là lý do khá lớn vì tôi là một cây bút viết khá mạnh. Tôi viết ngắn cũng vừa phải thôi nhưng đặc biệt về phê bình văn học thì tôi viết rất mạnh mẽ và thẳng thắn. Điều thứ tư thì thời kỳ này là thời kỳ nhạy cảm, dường như họ đang làm một cách mạnh mẽ nhất.

Mặc Lâm: Sau khi nhận được tin ông bị cấm xuất cảnh thì Vatican có liên lạc với ông để tìm hiểu vụ việc hay không?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi có mail sang Vatican và một Cha đã từng gặp tôi ở Việt Nam khích lệ tôi hãy chia sẻ sự khó khăn trong nhà nước Cộng sản thì phải chịu đựng và hãy cố lên, hãy hy vọng. Hy vọng vào một dịp khác tôi sẽ được gặp các vị và được viếng Đức Thánh. Ông bảo là hãy hy vọng.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức về thời gian ông dành cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

(RFA)

Chính sách “Ngoại giao ổ khoá”

Vào 9 giờ tối ngày 2-7, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội, chặn lại không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Toà Thánh Vatican tham dự lễ “Bế mạc phần điều tra tại địa phương” trong hồ sơ phong chân phước và hiển thánh cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Đức để tìm hiểu thêm vấn đề này.

– See more at: http://www.lamhong.org/2013/07/13/vu-an-dhy-nguyen-van-thuan-cam-nha-van-nguyen-hoang-duc-xuat-canh-chinh-sach-ngoai-giao-o-khoa/#sthash.U865a0eL.dpuf

Nhớ mang theo trái tim

Nhớ mang theo trái tim

Trường sinh bất tử, muốn được hạnh phúc vĩnh viễn, muốn được sống đời đời, đó là mơ ước muôn đời của mọi người. Hôm nay, một thày thông luật nói lên mơ ước đó khi ông hỏi Chúa “làm cách nào để được hưởng sự sống đời đời”.

Để trả lời ông, Chúa Giêsu kể câu chuyện, một câu chuyện bình thường xảy ra hằng ngày: Một người đi đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị cướp trấn lột, đánh nhừ tử, dở sống dở chết nằm rên rỉ bên vệ đường. Thày tư tế đi ngang thấy thế tránh qua bên kia đường mà đi. Thày Lêvi cũng thế. Nhưng một người xứ Samaria, một người ngoại đạo, đã chạnh lòng thương, dừng lại băng bó cho nạn nhân. Chưa hết, ông còn chở nạn nhân đến quán trọ. Hơn thế nữa, ông gửi tiền để nhờ chủ quán chăm sóc nạn nhân cho đến khi bình phục.

Qua câu chuyện người xứ Samaria nhân hậu, Chúa Giêsu chỉ cho ta con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Đường Giêrikhô tượng trưng cho con đường về Nước Trời. Đó là con đường gập ghềnh khó đi. Đó là con đường nguy hiểm vì có trộm cướp rình rập. Đó là con đường thử thách. Để vượt qua thử thách, vũ khí duy nhất hữu ích là trái tim. Trái tim chiến thắng có những phẩm chất như sau:

Đó phải là một trái tim nhạy bén.

Người xứ Samaria nhân hậu có một trái tim nhạy bén. Dù đang bận việc riêng, dù vó ngựa phi nhanh, ông vẫn nhìn thấy người bị nạn nằm bên vệ đường. Dù tiếng gió vù vù xen lẫn tiếng vó ngựa lộp cộp, ông vẫn nghe được tiếng rên rỉ rất yếu ớt của người bị nạn. Trong khi đó, thầy Tư Tế và Thầy Lêvi chỉ đi bộ lại không thấy, không nghe. Hay nói đúng hơn, các thầy có nghe, có thấy nhưng trái tim các thầy đóng kín, nên các thầy chẳng động lòng. Trái tim các thầy bị đóng kín vì những cánh cửa lề luật: Sợ đụng chạm vào máu, vào người bị thương, sẽ trở thành ô uế không được tới đền thờ dâng lễ vật. Người xứ Samaria không nghe bằng đôi tai, không nhìn bằng đôi mắt, nhưng nghe và nhìn bằng trái tim. Trái tim nhạy bén có đôi tai thính lạ lùng. Có thể nghe rõ tiếng rên rỉ thì thầm tận đáy lòng. Trái tim nhạy bén có đôi mắt sáng lạ lùng. Có thể nhìn thấy cả những nỗi đau âm thầm trong tâm khảm.

Đó phải là một trái tim quan tâm.

Trái tim quan tâm đưa ta đến gần gũi anh em. Trái tim quan tâm biết làm tất cả để phục vụ anh em. Các thầy Tư Tế và Lêvi không có trái tim quan tâm nên khi thấy người bị nạn đã tránh sang bên kia đường mà đi. Người xứ Samaria có một trái tim quan tâm nên ông lập tức đến gần nạn nhân. Vì có trái tim quan tâm nên ông có thể làm tất cả để giúp nạn nhân. Vì quan tâm nên ông đã mang sẵn bên mình nào là dầu, nào là băng vải. Chẳng học nghề thuốc mà ông săn sóc vết thương một cách thành thạo. Chẳng luyện tập mà ông đã lấy dầu xoa bóp rất nhanh, băng bó rất khéo. Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả theo sự hướng dẫn của trái tim. Với trái tim, ông đã làm tất cả với sự chuẩn xác và nhất là với nhiệt tình để cứu nạn nhân.

Đó phải là một trái tim chung thuỷ.

Trái tim chung thuỷ không làm việc nửa vời, nhưng làm đến nơi đến chốn. Trái tim chung thuỷ không mỏi mệt buông xuôi, nhưng theo dõi giúp đỡ cho đến tận cùng. Người xứ Samaria bận rộn công việc, nhưng vẫn lo lắng cho nạn nhân đầy đủ, gửi gắm chủ quán tiếp tục thuốc thang. Và khi xong việc ông sẽ trở lại thăm hỏi để tiếp tục săn sóc cho đến khi khỏi hẳn. Ông làm tất cả với một trái tim chung thuỷ vẹn toàn.

Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy ta hiểu rằng: đường đến sự sống đời đời là con đường mọi người vẫn đang đi. Nhưng chỉ người đi với trái tim mới mong đến đích. Thầy Tư Tế và Thầy Lêvi đã rẽ sang hướng khác vì các thầy không mang theo trái tim. Người xứ Samaria đã đi đến nơi vì ông đi đường với trái tim nhân hậu, trái tim rất nhạy bén, rất quan tâm và rất chung thuỷ. Với trái tim ấy, ông đã yêu người thân cận như chính mình ông. Với trái tim ấy, ông đã mở đường đi đến sự sống đời đời.

Chúa Giêsu dạy tôi bắt chước người xứ Samaria nhân hậu. Hãy lên đường với trái tim. Hãy lắng nghe với trái tim. Hãy hành động với trái tim. Hãy đi trên đường của trái tim. Hãy để trái tim tham dự vào mọi lời nói, mọi cử chỉ, mọi suy nghĩ. Hãy mang theo trái tim theo trên khắp mọi nẻo đường. Con đường đi với trái tim chính là con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Theo ý bạn đâu là những dấu hiệu cho thấy một tình yêu đích thực và đáng tin?
2- Mỗi khi gặp một người cần giúp đỡ, bạn có hăng hái ra tay giúp ngay hay còn chần chờ, viện lý do để thoái thác?
3- Sau khi nghe dụ ngôn “Người xứ Samaria nhân hậu”, bạn có quyết tâm gì?
4- Mang theo trái tim nghĩa là gì?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Ai là anh em của tôi?

Ai là anh em của tôi?

Sáng nay, khi đọc đoạn Phúc âm mà chúng ta vừa chia sẻ với nhau trong thánh lễ này, tôi đã nghĩ đến ngay bài tập viết đầu tiên mà tôi đã phải cố gắng vẽ ngoằn ngoèo trên trang tập đầu tiên mới mua về. Đó là ngày tôi được thầy cho lên lớp bắt đầu tập viết những chữ a, b, c… Trưa về nhà khoe với mẹ, đúng ngay lúc cha tôi đang ngồi tiếp chuyện với một ông cụ nhà nho quen biết trong làng.

Nghe tôi khoe, cha tôi cầm lấy cuốn tập, mấy trang đầu đã đề những chữ a, b, c, rồi nói với ông cụ ngồi đối diện: Xin cụ viết giùm vào trong trang thứ hai này bốn chữ “Kính Chúa Yêu Người”. Cụ nhà nho viết xong, cha tôi đưa sang cho tôi đang đứng bên cạnh và nói: “Đây, con đến ngồi trên ghế cạnh kia rồi đồ lại những chữ này”. Thật là khốn khổ cho tôi lúc đó mới học viết được ba chữ a, b, c, mà bây giờ cha tôi lại bắt viết trọn cả bốn chữ “Kính Chúa Yêu Người”.

Tôi còn nhớ rõ hình ảnh những chữ mà tôi cố gắng vẽ theo mà không hiểu gì cả, chỉ biết rằng đây là bốn chữ nói “Kính Chúa Yêu Người”. Biết được bằng lỗ tai, nghe qua miệng cha tôi nói, chứ lúc đó làm gì mà tôi đã đọc được bốn chữ “Kính chúa Yêu Người”. Và biến cố đã in sâu vào tâm trí tôi, đến nỗi mỗi lần nhớ đến cha tôi là mỗi lần tôi nhớ đến bài học đầu tiên này và cũng là bài học mà giờ đây tôi hiểu là cần phải học mãi suốt đời cũng chưa xong: “Kính Chúa Yêu Người”. Nhìn vào những chữ ngoằn ngoèo mà tôi đã phải viết ra hay nói đúng hơn phải đồ lại cho đầy trang giấy rồi mới được đi chơi, và có thể đây là hình phạt cho tật hay khoe của tôi lúc đó. Cha tôi mỉm cười bảo: “Con phải làm sao để sống được bốn chữ này cho đến chết mới thôi”.

Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và nhà thông luật hôm nay phần nào cũng có thể được ta hiểu theo viễn tượng của kinh nghiệm nhỏ của tuổi thơ tôi ngày xưa. Người luật sĩ đến với Chúa Giêsu để tìm câu trả lời cho thắc mắc quan trọng nhất của cuộc đời: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”. Và đây cũng là thắc mắc của mọi người, không ai có thể dập tắt được câu hỏi này trong tâm hồn họ. Tạm thời, họ có thể dẹp qua một bên câu hỏi này, vì những lo toan cho cuộc sống hoặc vì những mê lợi của lợi danh, của quyền lực… Nhưng rồi vào lúc nào đó con người và mỗi người chúng ta cũng sẽ phải đặt ra cho mình câu hỏi này: “Tôi sống đây để làm gì? Và tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.

Bản tính con người là như vậy, không thể nào chối bỏ được khát vọng hướng về trời cao, đó là khát vọng căn bản sâu xa nhất của con người, của mọi người chúng ta. Chúa Giêsu đã gợi ý cho nhà thông thái trả lời đúng như Kinh Thánh dạy, mà nội dung theo tôi nghĩ không khác xa gì bốn chữ tôi đã học được từ cha tôi ngay từ khi mới bắt đầu đi học: “Kính Chúa Yêu Người”.

Đây không phải là vấn đề về hiểu biết, một người nông dân bình thường không biết chữ như cha tôi cũng biết tóm gọn luật Chúa trong bốn chữ “Kính Chúa Yêu Người” để truyền lại cho tôi. Vấn đề là nơi thực hành là phải biến đổi tâm hồn của chính mình để nhìn nhận mọi người là anh chị em của mình.

Chúa Giêsu đã phải dùng dụ ngôn người Samaritanô nhân lành để soi sáng cho nhà thông thái, để rồi rốt cuộc như thể chính ông cũng khám phá ra được chân lý. Chúa Giêsu không đặt vấn đề như nhà thông thái: “Ai là người thân cận của tôi”, mà Ngài đã đặt lại vấn đề: “Ai đã trở nên người thân cận của người anh em bị nạn kia”, và nhà thông thái đã trả lời đúng: “Thưa là kẻ đã tỏ ra lòng thương đối với người đó”.

Tâm hồn cần có tình thương, nhất là cần được đầy tràn tình thương của Chúa thì mới dễ dàng trở thành tâm hồn thân cận của mọi người, trở thành người anh chị em của mọi người, bất luận người đó là ai. Không phải dễ thực hiện sáu chữ của Chúa Giêsu cho nhà thông thái: “Hãy đi và làm như vậy”.

Chúa Giêsu cũng nói với mỗi người chúng ta hôm nay, chúng con, những đồ đệ của Ta. Chúng con phải có tâm hồn đã biến đổi bởi tình yêu Chúa, để rồi có thể trở thành người anh chị em của mọi người mà thực hiện trọn vẹn giới răn: “Kính Chúa Yêu Người”.

Cử hành Bí tích Thánh Thể, nhất là được thông phần vào Mình và Máu Thánh Chúa, được chia sẻ chính sự sống của Chúa, người Kitô có được sức mạnh mới để thực hiện tình thương trong cuộc sống của mình, trong bất cứ môi trường sinh sống nào.

Chúng ta đây, chúng ta có biết quí trọng việc cử hành Bí tích Thánh Thể trong đời sống chúng ta không? Chúng ta có năng đến với Chúa trong Bí tích Thánh Thể để múc lấy sức mạnh sống tình thương đối với anh chị em hay không? Không đến với Chúa, chúng ta cũng khó đến với anh chị em xung quanh. Xin Chúa thương nhắc nhở chúng ta, củng cố lòng mến nơi chúng ta và nhất là củng cố đức tin nơi mỗi người chúng ta, đức tin mà giờ đây chúng ta cùng nhau tuyên xưng qua kinh tin kính.

Veritas Radio

Tòa Thánh kêu gọi ngành du lịch cộng tác bảo vệ nước uống

Tòa Thánh kêu gọi ngành du lịch cộng tác bảo vệ nước uống

VATICAN. Tòa Thánh kêu gọi những người hoạt động trong ngành du lịch và các du khách cộng tác để quản lý và bảo vệ nước uống như một thiện ích quí giá của nhân loại.

Trên đây là nội dung sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, công bố hôm 11-7-2013 nhân dịp Ngày Thế giới về du lịch, sẽ được cử hành vào ngày 27-9 tới đây với chủ đề ”Ngành du lịch và nước: bảo vệ tương lai chung của chúng ta”.

Trong sứ điệp, Hội đồng Tòa Thánh nhắc đến vai trò quan trọng của ngành du lịch trong việc bảo vệ môi sinh: ngành này có thể là một đại đồng minh nhưng cũng có thể là một kẻ thù khốc liệt chống lại môi sinh, vì để tìm kiếm lợi lộc kinh tế dễ dàng và mau lẹ, người ta có thể để cho kỹ nghệ du lịch làm ô nhiễm thiên nhiên.
Đề cập đến vai trò sinh tử của nước, Hội đồng Tòa Thánh về di dân tái xác quyết nước như chìa khóa của sự phát triển: nếu không có nước thì cũng chẳng có sự sống. ”Nhưng năm này qua năm khác, sức ép trên nước ngày càng gia tăng. Cứ 3 người trên thế giới thì có một người sống tại một quốc gia với nguồn nước ít gỏi, và vào năm 2013, có thể tới một nửa dân số thế giới lâm vào tình trạng này vì nhu cầu nước vượt quá khả năng cung cấp nước tới 40%.

Trong bối cảnh trên đây, Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh nêu rõ: ”Điều quan trọng là tái khẳng định rằng tất cả những người can dự đến hiện tượng du lịch đều có một trách nhiệm nặng nề trong việc quản lý nước, làm sao để lãnh vực này thực sự là nguồn mạch sự phong phú trên bình diện xã hội, môi sinh, văn hóa và kinh tế. Trong khi phải hoạt động để sửa chữa những thiệt hại đã gây ra, chúng ta cũng phải tạo điều kiện để nước được sử dụng một cách hợp lý, giảm bớt hết sức những thiệt hại ấy, bằng cách cổ võ những chính sách thích hợp, cung cấp những phương thế hữu hiệu giúp bảo vệ tương lai chung của chúng ta. Thái độ của chúng ta đối với thiên nhiên và sự quản lý kém mà chúng ta có thể gây ra cho các nguồn nước, không thể đè nặng trên người khác và càng không thể gây hại cho các thế hệ tương lai”.

Sau cùng, Hội đồng Tòa Thánh mời gọi tất cả mọi người hãy đón nhận ước mong của ĐTC là ”dấn thân nghiêm tục tôn trọng và bảo tồn thiên nhiên, quan tâm đến mỗi người, chống lại nền văn hóa phung phí và vứt bỏ, để thăng tiến một nền văn hóa liên đới và gặp gỡ” (SD 11-7-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lời cầu nguyện và cuộc sống kết hiệp với Chúa Kitô bảo đảm sự phong phú của sứ mệnh rao truyền Tin Mừng

Lời cầu nguyện và cuộc sống kết hiệp với Chúa Kitô bảo đảm sự phong phú của sứ mệnh rao truyền Tin Mừng

Các bạn hãy là những người của đời cầu nguyện. Hãy vun trồng chiều kích chiệm niệm cả trong cơn lốc của các dấn thân cấp bách nhất. Việc phổ biến Tin Mừng không được bảo đảm bởi số người, hay uy tín của cơ cấu, hoặc phẫm chất các tài nguyên có được, nhưng bởi sự thấm nhập và kết hiệp sâu thẳm với Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ cử hành lúc 9 giờ rưỡi sáng hôm qua trong đền thờ thánh Phêrô, nhân ngày cử hành hương Năm Đức Tin của 6,000 chủng sinh, tập sinh và thỉnh sinh đến từ khắp nơi trên thế giới kể cả các nước xa như Trung Quốc, Việt Nam, Papua Tân Guinea, Quần đảo Salomon, Zimbabwe và Chile.

Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có hàng chục Hồng Y, Giám Mục và gần 400 Linh Mục với sự tham dự của hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương.

Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha đã nói lên niềm vui được cử hành đức tin đặc biệt trong thánh lễ cùng với các chủng sinh tập sinh và thỉnh sinh là sự tươi trẻ của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội là Hiền Thê của Chúa Kitô, thì trong một nghĩa nào đó, họ diễn tả sự đính hôn, mùa xuân của ơn gọi, của sự khám phá, kiểm thực và đào tạo.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc phụng vụ Chúa Nhật thứ 14 thường niên năm C nói về sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, niềm vui an ủi, thập giá và lời cầu nguyện. Bài đọc thứ nhất trích tư sách ngôn sứ Isaia nói tới niềm vui của sự an ủi. Ngôn sứ nói với một dân tộc đã trải qua một thời kỳ đen tối của kiếp lưu đầy, bị thử thách cam go, nhưng giờ đây đã tới thời ủi an cho Giêrusalem; sự buồn sầu và nỗi sợ hãi phải nhường chỗ cho niềm vui (Is 66,10). Lý do là vì Chúa sẽ đổ tràn đầy trên Thành Thánh và dân cư của nó một ”thác” của sự ủi an, tràn đầy ủi an, mốt thác của hiền dịu mẫu tử:” Các ngươi sẽ được bồng ẵm trên tay và được vuốt ve trên đầu gối. Như bà mẹ để con thơ trên đầu gối và vuốt ve nó, Thiên Chúa cũng sẽ làm như vậy với chúng ta (Is 66,12-13). Áp dụng vào cuộc sống tín hữu và các người được mời gọi sống đời thánh hiến Đức Thánh Cha nói:

Mỗi tín hữu kitô, nhất là chúng ta, chúng ta được mời gọi đem sứ điệp hy vọng trao ban sự thanh thản và niềm vui: sự ủi an của Thiên Chúa và sự hiền dịu của Người cho tất cả mọi người. Nhưng chúng ta sẽ chỉ là những người đem tin vui, nếu trước tiên sống niềm vui được Chúa an ủi và được Ngài yêu thương. Đây là điều quan trọng để cho sứ mệnh của chúng ta được phong phú: cảm nghiệm sự an ủi của Thiên Chúa và thông truyền nó. Đôi khi tôi thấy vài người sống đời thánh hiến sợ hãi sự ủi an của Thiên Chúa, và thật tội nghiệp, họ hành hạ chính mình, vì họ sợ sự hiền dịu của Thiên Chúa. Nhưng mà anh chị em đừng sơ, đừng sợ! Chúa là Chúa của sự ủi an, Chủa của tình hiền dịu. Chúa là Cha, và Người nói với chúng ta rằng Người sẽ làm với chúng ta như một bà mẹ làm với con nhỏ của mình,, với lòng hiền dịu. Anh chị em đừng sợ hãi sự ủi an của Thiên Chúa. Lời ngôn sứ Isaia mời gọi phải vang lên trong con tim chúng ta: ”Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta” (Is 40,1) và trở thành sứ mệnh. Tìm ra Chúa là Đấng ủi an và ra đi an ủi dân của Thiên Chúa. Đó là sứ mệnh của chúng ta. Con người ngày nay chắc chắn cần lời nói, nhưng nhất là cần chúng ta làm chứng cho lòng thương xót, sự hiền dịu của Chúa suởi ấm con tim, thức tỉnh niềm hy vọng và lôi kéo tới sự thiện. Niềm vui đem sự ủi an của Thiên Cháu đến cho con người!

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khai triển ý nghĩa bài đọc thứ hai trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát, trong đó thánh nhân khẳng định rằng: ”Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!” (Gl 6,14). Và thánh nhân nói tới các dấu tích, nghĩa là các vết thương của Chúa Giêsu Bị Đóng Đanh như là dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của người là Tông Đồ của Tin Mừng. Trong sử vụ của mình thánh Phaolô đã sống kinh nghiệm khổ đau, yếu đuối và thất bại, nhưng cũng sống kinh nghiệm niềm vui và sự an ủi. Đây là mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu: mầu chiệm của cái chết và sự sống lại. Chính việc để cho mình trở nên đồng hình dạng với cái chết của Chúa Giêsu khiến cho thánh Phaolô đã tham dự vào sự phục sinh và chiến thắng của Chúa. Trong giờ phút của đen tối và thử thách bình minh của ánh sáng và sự cứu rỗi đã hiện diện và hoạt động. Mầu nhiệm vượt qua là con tim phập phồng của Giáo Hội! Và nếu chúng ta ở trong mầu nhiệm đó, chúng ta được che chở khỏi một quan niệm trần thế và duy khải hoàn của sứ mệnh truyền giáo, cũng như khỏi sự chán nản ngã lòng có thể nảy sinh trước các thử thách và thất bại. Đức Thánh Cha giải thích sự phong phú của việc loan báo Tin Mừng như sau:

Sự phong phú của việc loan báo Tin Mừng không tới từ sự thành công cũng không tới sự việc thất bại theo các tiêu chuẩn của con người, nhưng từ việc trở thành đồng hình dạng với cái luận lý của Thập Giá Chúa Giêsu là luận lý của việc ra khỏi chính mình để tự cho đi, cái luận lý của tình yêu thương. Chính Thập giá – luôn luôn là Thập giá với Chúa Kitô – bảo đảm cho sự phong phú của sứ mệnh loan báo Tin Mừng của chúng ta. Và chính từ Thập Giá, cử chị tuyệt đỉnh của lòng thương xót và tình yêu thương mà chúng ta đươc tái sinh như thụ tạo mới (Gl 6,15).

Yếu tố thứ ba bảo đảm cho sứ mệnh loan truyền Tin Mừng của Giáo Hội là lời cầu nguyện. Chúng ta đã nghe Chúa nói trong Phúc Âm: ”Các con hãy cầu xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10,2). Các người thợ đã không được chọn qua các chiến dịch quảng cáo hay kêu gọi phục vụ quảng đại, nhưng được Thiên Chúa ”chọn” và ”sai đi”. Chính Người tuyển chọn, chính Người sai đi, chính Người ban sứ mệnh. Vì thế cầu nguyện quan trọng. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại với chúng ta rằng: Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta, những người được thánh hiến, chúng ra nghĩ rằng nó là của chúng ta, phải không? Chúng ta làm… cái gì đến trong trí… Nhưng mà Giáo Hội không phải của chúng ta, mà là của Thiên Chúa; cánh đồng trồng tỉa là của Người. Như thế sứ mệnh truyền giáo là ơn thánh. Và nếu việc tông đồ là hoa trái của lời cầu nguyện, thì nó sẽ tìm thấy trong đó sức mạnh cho hoạt động của nó. Thật thế, sứ mệnh của chúng ta không phong phú, còn hơn thế nữa tắt lịm, chính trong lúc chúng ta ngưng việc tiếp nối với suối nguồn, với Chúa. Một trong các người đào tạo các bạn hôm trước có nói với tôi rằng ”việc truyền giáo phải làm trên đầu gối”. Hãy nghe rõ: ”việc truyền giáo phải làm trên đầu gối.” Rồi Đức Thánh Cha mời gọi các chúng sinh, tập sinh, thỉnh sinh và mọi người như sau:

Anh chị em hãy luôn luôn là những người của lời cầu nguyện. Không có tương quan liên lỉ này với Thiên Chúa sứ mệnh trở thành một nghề. Nhưng mà bạn làm việc như là ai, là thợ may, đầu bếp, linh mục, làm việc như linh mục, như nữ tu? Không. Nó không phải là một nghề, nó là một cái gì khác. Nguy cơ của việc duy hoạt động, tin tưởng qúa nơi các cơ cấu luôn luôn rình rập chúng ta. Nếu nhìn Chúa Giêsu, chúng ta thấy trước mỗi quyết định hay biến cố quan trọng Người cầm trí cầu nguyện sâu xa và lâu giờ. Chúng ta hãy vun trồng chiều kích chiêm niệm, cả trong cơn lốc của các dấn thân cấp bách nhất. Sứ mệnh càng mời gọi các bạn đi ra vùng ngoại ô cuộc đời bao nhiêu, thì con tim các bạn lại càng phải kết hiệp với con tim tràn đầy thương xót và tình yêu của Chúa Giêsu bấy nhiêu. Đó chính là bí mật của sự phong phú mục tử, của sự phong phú của một môn đệ Chúa.

Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi ”không giỏ, không bị, không dép” (Lc 10.4). Việc phổ biến Tin Mừng không được bảo đảm bởi số người, hay uy tín của cơ cấu, hoặc phẩm chất các tài nguyên có được. Điều đáng kể là được thấm nhuần tình yêu của Chúa Kitô, để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, và tháp nhập cuộc sống mình vào cây sự sống là thập giá Chúa.

Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ dinh tông tòa để đọc kinh Truyền Tin với 50,000 tín hữu và du khách hành hương. Trong bài huấn dụ ngắn ngài mời gọi tất cả mọi người hăng say rao truyền Tin Mừng đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã không muốn hành động một mình. Người đến trong thế giới là để đem tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho con người và muốn phổ biến nó với kiểu cách của sự hiệp thông, của tình huynh đệ. Vì thế Người thành lập ngay một cộng đoàn môn đệ, một cộng đoàn truyền giáo với mục đích cấp bách là loan báo Tin Mừng. Không có thời giờ để bép xép, không cần chờ đợi sự đồng thuận của mọi người, phải ra đi loan báo Tin Mừng, đem hòa bình của Chúa Kitô tới cho mọi người; và nếu người ta không chấp nhận thì cứ tiến bước; đồng thời chữa lành người đau yếu vì Thiên Chúa muốn chữa lành con người khỏi mọi sự dữ. Cộng đoàn truyền giáo đó gồm Mười Hai Tông Đồ diễn tả các Giám Mục thừa kế các vị; còn 72 môn đệ diễn tả các thừa tác viên có chức thánh các linh mục và phó tế; nhưng trong một nghĩa rộng nào đó có thể nghĩ tới các thừa tác viên khác trong Giáo Hội, các giáo lý viên, các giáo dân dấn thân trong các giáo xứ, làm việc với các bệnh nhân và nhiều hình thức khó khăn và bị gạt ra bên lề khác nhau, nhưng luôn luôn là các thừa sai của Tin Mừng.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào 1,500 bạn trẻ Roma chuẩn bị đi Rio de Janeiro tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28 và Đức Thánh Cha nói ngài cũng đang chuẩn bị cho lễ hội đức tin này.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

HÀNH TRANG TÔNG ĐỒ

HÀNH TRANG TÔNG ĐỒ

Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai. Ngài cho các ông sống bên cạnh mình. Ngài trực tiếp huấn luyện bằng cách cho các ông được nghe những lời Ngài giảng, được xem những việc Ngài làm. Sau đó, Ngài sai các Tông đồ ra đi thực tập truyền giáo. Chúa Giêsu còn chọn thêm nhiều môn đệ nữa. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy 72 môn đệ được sai phái thêm sau chuyến sai đi Nhóm Mười Hai (Lc 9,1-6) vì “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” (Lc 10,2). Thánh Luca muốn nhấn mạnh rằng không riêng gì các Tông đồ, mà tất cả mọi người đều được Chúa Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng. Hai động từ “gọi, sai đi” diễn tả rõ rệt ơn gọi của các Tông đồ. Trước khi các học trò lên đường, Chúa Giêsu căn dặn nhiều điều như là hành trang cần thiết cho sứ vụ tông đồ. M. Quesnel ví những lời đó như “một loại thủ bản, một cẩm nang cho một nhà truyền giáo hoàn hảo”1.

1. Hành trang Tông đồ

Hành trang đi đường chỉ là: cây gậy, đôi dép, không mang hai áo. Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát, không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.

Chuyến đi nào cũng cần đến những hành trang. Hành trang cồng kềnh bước đi sẽ chậm. Hành trang gọn nhẹ bước tới sẽ nhanh. Hàng trang càng được tinh giản chỉ còn lại những gì thiết yếu nhất thì bước chân cũng sẽ thanh thoát khai lối cho mùa sứ vụ.

Hành trang của những kẻ lên đường xem ra chẳng có gì. “Gậy và dép” như gợi lại buổi Xuất hành. Nhẹ nhàng quá! Bận vướng với của cải đất đai sản nghiệp đùm đề làm sao có đủ tự do để bứt ra mà dứt khoát lên đường?

Hành trang của những kẻ lên đường xem ra chẳng có gì. “Không bánh, không bị, không tiền, không hai áo”. Nghèo khó quá! Chả bù cho con người ngày nay luôn biết tích lũy lo xa, có của ăn chưa đủ, còn có của để dành nữa. Nhưng cái nghèo về tài sản lại cho thấy cái giàu về đức hạnh. Không lo chiếm hữu hoặc gắn bó với của cải vật chất, người tông đồ trở nên thanh thản lên đường bất cứ lúc nào. Không bận vướng những thứ lỉnh kỉnh làm nặng bước đi hoặc làm chùn bước tới, người Tông đồ học sống tinh thần phó thác để chỉ biết đợi chờ tất cả nơi một mình Thiên Chúa.

Xem ra chẳng có gì. Mà thực ra lại có tất cả. Bởi hành trang đích thực của họ chính là Chúa, Đấng đã nên sản nghiệp cho những kẻ được sai đi 2.

Hành trang ấy còn có ý nghĩa đặc biệt nữa. Đó là các môn đệ được tham dự vào ba chức năng tư tế, tiên tri và vương đế của Chúa Giêsu. Cây gậy của vương đế, đôi dép của tiên tri, và tấm áo của tư tế.

– Cây gậy

Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban: công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ.

– Đôi dép

Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường. Truyền giáo là ra đi. Đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân. Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em“.

– Tấm áo

Người ra đi mang áo là mặc lấy tâm tình Chúa Giêsu. Nhờ đó, các môn đệ làm cho cuộc đời mình trở nên của lễ hiến dâng hợp với hiến lễ Chúa Kitô.

Chúa Giêsu còn trao cho các môn đệ những quyền năng của Ngài: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ.

Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa.

2. Phương thức hoạt động Tông đồ

Sứ vụ loan báo Tin mừng không phải là việc của một cá nhân riêng lẻ, mà là việc của cộng đoàn, không phải là độc quyền của riêng ai, nhưng phải liên đới và liên kết với nhiều người khác. Khi sai đi “từng hai người một“, Chúa Giêsu mong các ông hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau khi gặp khó khăn “Hai người có giá trị hơn một, nếu họ ngã, người này đỡ người kia dậy” (Gv 4,9). Hai người làm việc chung, nâng đỡ nhau biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ của Chúa (x. Ga 13,35). Dấu chỉ này là một chứng từ sống động và lôi cuốn người khác.

Trong Công vụ Tông đồ, các nhà truyền giáo thường lên đường với nhau “từng hai người một”: Phêrô đi với Gioan (Cv 3,1; 4,13); Phaolô với Banabê (Cv 1 3,2); Giuđa và Sila (Cv 15,22)… Hoạt động tông đồ luôn là tạo thành nhóm. Nếp sống huynh đệ là một bài giảng về tình yêu. Chứng tá về tính hiệp nhất khi gắn bó với Đấng đã sai mình, chứng tá về tình huynh đệ khi nhận ra mình được sai đi “từng hai người một”. Chứng tá Kitô hữu phải nhắm đến một hình thức cộng đoàn trong Giáo Hội. Cuộc sống yêu thương trong cộng đoàn vừa là dấu hiệu của người môn đệ Chúa Giêsu, vừa là lời rao giảng sống động, hùng hồn nhất về Tin Mừng.

Chúa Giêsu gọi các môn đệ và sai đi truyền giáo. Giáo hội tiếp nối sứ vụ được sai đi, đến với muôn dân. Ra đi là dấn thân đi đến gặp gỡ mọi người với tinh thần đơn sơ, từ bỏ và tự do, để loan báo tin vui và mang đến cho họ ơn cứu độ.

Như thế, Tông đồ là người lên đường chứ không phải xuống đường. Lên đường là một tinh thần nhạy cảm của Tin Mừng được thể hiện qua lối sống gắn bó với sứ vụ. Nhạy cảm với những thao thức của thời đại để tìm đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhìn, nới rộng kiến thức, mong diễn đạt Tin Mừng sát với ngôn ngữ hiện tại. Nhạy cảm với nhu cầu của tha nhân bằng muôn ngàn cách thể hiện lòng nhân ái vốn là điểm sáng của giới luật yêu thương, đồng thời là dấu hiệu dễ nhận ra nhất của Tin Mừng cứu độ. Nhạy cảm với Giáo Hội để tìm hiệp nhất. Nhạy cảm với đồng nghiệp để tìm huynh đệ nâng đỡ cộng tác. Nhất là, nhạy cảm với Chúa để tìm thuộc về Ngài mỗi ngày một hơn. Và dọc dài sứ vụ, tư thế lên đường sẽ làm nên hình ảnh chứng nhân 3.

3. Sứ vụ Tông đồ là sống chứng nhân

Trao “Sứ vụ” cho các môn đệ, Chúa Giêsu không bảo các ông “phải giảng điều gì”. Ngài chỉ căn dặn các ông những chi tiết “phải sống”. Đối với Chúa Giêsu, ra đi làm chứng tá bằng cuộc sống quan trọng hơn chứng tá bằng lời nói.

Trong Tông huấn “Loan báo Tin Mừng”, Đức Thánh Cha Phaolô VI quả quyết ít nhất hai lần rằng, phương thức thứ nhất để rao truyền Phúc Âm chính là làm chứng bằng một cuộc sống Kitô hữu đích thực (x. số 21 và 41).

Có ba cách làm chứng: nói, làm và sống. Hiệu năng nhất là cách thứ hai và thứ ba. Ai cũng biết nói thì dễ, làm khó hơn, và sống như mình nói lại càng khó hơn nữa. Chính việc làm và đời sống làm cho lời mình nói đáng tin hơn. Nhưng cả khi người ta chưa nói hay không thể nói, chưa làm hay không thể làm một số điều nào đó, thì người ta đã có thể sống điều mình xác tin và muốn chia sẽ.

Theo Đức Phaolô VI, làm chứng bằng cuộc sống, bằng hành động cụ thể là một cách rao giảng thầm lặng, không nghe được, nhưng thấy được và rất hữu hiệu, nhất là đối với con người thời nay vì hai lý do: một là vì thời nay (thời của khoa học thực nghiệm và của óc thực tiễn), người ta nhạy cảm với việc làm và dị ứng với lời nói và các học thuyết, hai là vì trong thế giới trần tục hoá ngày nay, như ở Việt Nam chẳng hạn, tôn giáo bị đẩy ra bên lề như chuyện riêng tư, thế nên không phải bất kỳ ở đâu và lúc nào người ta cũng có thể, hay nên trực tiếp rao giảng Tin Mừng. Năm 1937, Mahatma Gandhi, vị anh hùng dân tộc Ấn Độ nói với các nhà truyền giáo: “Hãy để cho đời sống các ngài nói với chúng tôi như đoá hoa hồng không cần ngôn ngữ, mà chỉ đơn sơ để cho hương thơm của mình toả lan. Cả người mù không nhìn thấy hoa hồng vẫn nhận ra được mùi thơm của nó. Hãy để chúng tôi nghĩ tới sự cao cả của nhân dân của các ngài khi họ toả hương thơm đời sống. Đối với tôi, đó là tiêu chuẩn duy nhất. Tất cả những gì tôi muốn họ làm là sống đời Kitô hữu chứ không phải chú giải nó”.

Vậy để loan báo Tin Mừng thuyết phục, người Kitô hữu phải sống thế nào cho cuộc đời mình trở thành đáng tin. Đới sống đáng tin thì tự nhiên lời nói cũng đáng tin. Làm tông đồ, rao giảng Phúc Âm đặc biệt thích hợp cho ngày nay là làm cho đời sống Kitô hữu đáng tin. Như vậy toàn bộ cuộc sống ta đều phải “làm chứng”: lời ăn tiếng nói, cách cư xử, giao tiếp, trong gia đình, ngoài xã hội, khi làm việc, khi vui chơi giải trí… Đối với người có ý thức truyền giáo thì nhất nhất việc gì, khía cạnh nào của đời sống họ cũng có thể là lời loan báo. Lời trách nặng nề nhất của người chưa biết Chúa đối với tín hữu Công giáo có lẽ là: Người Công giáo các anh (các chị) không mấy đáng tin; các anh (các chị) nói một đường làm một nẻo. Đức tin, giáo lý nghe thì thật hay nhưng không thấy đem lại cho xã hội một cái gì thật sự tốt đẹp và mới mẻ. Lời phê bình đó có lẽ là quá đáng nhưng thiết tưởng ta chẳng cần cãi lý làm gì, hãy coi đó như một lời nhắc nhở để chúng ta nhìn lại cuộc sống “chứng tá” của mình. Xã hội này đang suy thoái trầm trọng về đạo đức: tham nhũng, thối nát, dối trá, bất công, xì ke ma túy, sa đoạ … Ta có còn là men, là muối, là ánh sáng nữa không? 4.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu,xin sai chúng con lên đường nhẹ nhàng và thanh thoát,không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ,chữa lành những người ốm đau. Xin cho chúng con biết nói Tin Mừng với niềm vui,như người tìm được viên ngọc…. quý,biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân. Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác tinh thần.

Lạy Chúa Giêsu,thế giới thật bao la mà vòng tay chúng con quá nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau mà tin tưởng lên đường, nhẹ nhàng và thanh thoát. Amen.(Mana).

1. “Comment lire un évangile?”, Seuil, trang 103.

2. “Với cả tâm tình”, trang 117-120, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống.

3. “Với cả tâm tình”, trang 121.

4. “Đạo trong đời”, trang 252-255, Lm Nguyễn Hồng Giáo.

LM. Giuse Nguyễn Hữu An

AI LÀ THỢ GẶT?

AI LÀ THỢ GẶT?

Trong khi “đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền, Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9, 35-38). Và vì thế, Người tiếp tục sai 72 môn đệ đi rao giảng Tin Mừng (CN XIV/TN-C – Lc 10, 1-12.17-20). Trước đó, Người đã sai 12 môn đệ đi giảng dạy (Lc 6, 12-15), và vì là 12 môn đệ đầu tiên chính thức được sai đi, nên các Thánh sử nêu tên đầy đủ; nhưng lần này là con số đông gấp 6 lần. Sự kiện này mang ý nghĩa gì? Điều này cho thấy ngay từ giai đoạn khởi đầu cho sứ vụ cứu độ nhân loại, Đức Giê-su Ki-tô đã trao sứ vụ cho tất cả những ai tin và đi theo Người, được Người coi là bạn hữu (“Anh em là Bạn Hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.” – Ga 15, 14). Như vậy là đã rõ, tất cả mọi Ki-tô hữu đều được coi là thợ gặt trên cánh đồng lúa chín Truyền Giáo.

Đức Giê-su Ki-tô – Đầu của Giáo Hội – đã chỉ thị rõ ràng như vậy, nhưng tiếc một điều là sau đó, Giáo Hội lại chỉ dành cho Giám mục đặc quyền giảng dạy Lời Chúa. Đến Linh mục, Tu sĩ cũng không được phép, chớ đừng nói là giáo dân. Mãi đến thế kỷ XII, XIII, có những nhóm giáo dân tự phát chia sẻ Lời Chúa (như nhóm “Các bà mẹ khoác áo choàng” chẳng hạn). Một số Linh mục trong những dòng tu (Dòng Phan-sinh, Dòng Đa Minh) nhận chân được vấn đề, nên đứng ra trình bày với Toà Thánh để xin phép và được Đức Giáo Hoàng châu phê, cho giáo dân được chính thức tham dự vào công cuộc loan báo Tin Mừng (Dòng Phan Sinh cũng như Dòng Đa Minh từ đó có thêm Dòng Ba dành cho giáo dân, ngoài 2 Dòng Nhất và Nhì dành cho Linh mục, Tu sĩ, Đan sĩ). Kể từ đó, giáo dân mới được quyền rao giảng Tin Mừng và phải chờ đến thế kỷ XX, với Công đồng Va-ti-ca-nô II (1962-1965), người giáo dân mới chính thức được công nhận có quyền và có bổn phận loan báo Tin Mừng, chia sẻ Lời Chúa.

Sở dĩ như vậy, cũng một phần do cách hiểu Tin Mừng ở giai đoạn đầu của Giáo Hội. Tuy nhiên, cho đến ngày nay vẫn còn rải rác những tư tưởng cho rằng chỉ có hàng Giáo sĩ, Giáo phẩm (Giám mục, Linh mục, Phó tế) mới có quyền làm “thợ gặt” và trong những giờ chầu Thánh Thể, khi hát bài “Lời nguyện Truyền Giáo” (“Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt…”), đa phần đều cầu nguyện xin Chúa ban thêm nhiều linh mục. Thật ra, làm “thợ gặt” không nhất thiết cứ phải là linh mục. Và cũng không phải hễ cứ là linh mục thì sẽ là “thợ gặt” đích thực. Điều cần thế là phải cầu xin Thiên Chúa ban cho có những “thợ gặt” đích thực, nghĩa là những “thợ gặt” lành nghề, chịu khó, có tinh thần và lương tâm tông đồ, chứ không phải là những thợ gặt “ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được chào hỏi ở những nơi công cộng, ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc.” (Lc 20, 46).

Còn nếu cứ thích hiểu “thợ gặt” là linh mục, thì xin đọc kỹ Tông huấn Ki-tô Hữu Giáo Dân (số 14): “Thánh Phê-rô Tông đồ đã dạy khi gọi những người đã chịu phép rửa tội “là dòng giống được lựa chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, là dân tộc thuộc về Thiên Chúa” (1 Pr 2, 9). Và cũng vì nó bắt nguồn từ sự thông hiệp trong Giáo Hội nên việc tham dự của các tín hữu giáo dân vào ba chức vụ của Đức Ki-tô đòi hỏi phải sống và thực hiện trong sự thông hiệp, và để cho sự thông hiệp ngày càng tăng trưởng. Thánh Au-gus-ti-nô viết: “Cũng như chúng ta tất cả được gọi là Kitô-hữu (Christiani) vì đã được xức dầu (Chrisma) một cách thiêng liêng, do đó tất cả được gọi là linh mục, bởi vì chúng ta là thành phần thân thể của Linh Mục duy nhât.”

Linh Mục duy nhất đó chính là Đức Ki-tô – vị Linh Mục Thượng Phẩm (Tư Tế Thượng Phẩm), Đấng là Đầu, là người chăn dắt các chiên linh mục. Tuy rằng tất cả những tín hữu đã lãnh nhận Phép Rửa đều được coi là linh mục, nhưng những người được đón nhận Ơn Gọi Tu Trì (Ơn Thiên Triệu) mới chính thức là người thừa kế công việc (thừa tác vụ) của Linh Mục Duy Nhất là Đức Giê-su, thông qua bí tích Truyền Chức (nên được gọi là Tư tế thừa tác). Số đông còn lại chỉ là những linh mục tự chăn dắt chính con chiên bản thân và đóng góp sức mình vào sứ vụ chung của cả đoàn chiên (nên được gọi là Tư tế cộng đồng). Rõ ràng các chiên linh mục được Linh Mục duy nhất Giê-su chăn dắt bao gồm cả Tư tế thừa tác và Tư tế cộng đồng.

Nhìn vào nhu cầu loan báo Tin Mừng cho thế giới, Đức Giê-su nhận thấy số người đi loan báo so với số người cần được loan báo quả thật còn quá ít. Vì thế, điều Người yêu cầu là “hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. Nghĩa là Người yêu cầu các tín hữu hãy cầu xin Thiên Chúa làm cho số “thợ gặt” đông lên. Điều lý thú ở đây là Người chưa yêu cầu các môn đệ làm “thợ gặt” chính hiệu, mà hãy cầu nguyện cho có nhiều “thợ gặt” đã. Khi thành tâm cầu nguyện như thế, ắt Ông Chủ sẽ thoả mãn nhu cầu, vì “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7, 7). Và khi lời cầu xin ấy đạt hiệu quả tốt đẹp, thì những người cầu nguyện ấy đã đương nhiên là những “thợ gặt” chính hiệu rồi vậy.

72 “thợ gặt” được sai đi loan báo triều đại Thiên Chúa đã đến gần, đó là một sứ mệnh cao trọng và vô cùng khẩn thiết trong một thế giới chứa đầy hận thù gian ác. Một cách cụ thể thì đó là sứ mệnh hòa giải đem lại an bình cho nhân loại như chính Đức Giê-su đã đến và mời gọi cộng tác với Người trong sứ vụ cao trọng đó. Những tưởng sứ vụ hoà bình thì chỉ là đi vào một cánh đồng mênh mông bát ngát những bông lúa chín vàng để thoải mái gặt, ai dè lại được Người Sai Đi báo trước: “Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói” (Lc 10, 3). Chiên con mà đi vào giữa bầy sói thì không dễ dàng gì mà thực hiện nổi sứ vụ đi ngược lại với dục vọng của sói dữ.

Tuy nhiên, nếu chiên con tin tưởng mãnh liệt vào Người Thầy đã sai mình đi, thì sẽ được “Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em.” (Lc 10:19), và sẽ hoàn tất được sứ mệnh. Chỉ đến khi nào “Sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ, bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau” (Is 11, 6), “Sói với chiên con sẽ cùng nhau ăn cỏ, sư tử cũng ăn rơm như bò” (Is 65, 25); thì lúc ấy các thợ gặt sẽ hoan hỉ báo công và được Ông Chủ “sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.” (Mt 25, 33-34).

Còn biểu tượng nào diễn tả cảnh hòa bình cho bằng cảnh chiên con nằm chung với chó sói (Is 11, 6; 65, 25). Đó là hình ảnh tuyệt vời đến siêu thực. Đó cũng là sứ mệnh hòa giải khó khăn nhất mà người môn đệ phải thực hiện trên bước đường truyền giáo. Đức Giê-su đã biết trước tất cả những nguy hiểm đó vì chính Người cũng đã phải đối mặt với khổ đau và cái chết. Người môn đệ cũng phải chia sẻ cùng một thân phận, nên cần phải nhận chân được sự khổ đau và cái chết chính là thành quả gặt hái được của những “thơ gặt” chính hiệu trên cánh đồng Truyền Giáo. Hãy vững tin và kiên trì cầu nguỵên cho mình có đủ can đảm và dũng khí chấp nhận khổ đau và nhất là cái chết vì Tình Yêu như Chiên Thiên Chúa Giê-su Ki-tô, thì sẽ được trở nên đồng hình đồng dạng với Người. Vâng, “Vấn đề là được biết chính Đức Ki-tô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết.” (Pl 3, 10-11).

Ôi! Lạy Chúa! Cúi xin Chúa thương ban cho nhân loại thật nhiều “thợ gặt” là những Tông đồ đích thực, thiện nghệ, có tình yêu thật sự đối với Thiên Chúa và tha nhân, để họ dám hy sinh cho vinh quang của Chúa và hạnh phúc của mọi “người thân cận” trên khắp năm châu bốn biển. Nhờ đó, Nước Chúa sẽ được thực hiện ngay trên trần gian này. Ôi! “Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt. Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành, để Nước Chúa rộng lan khắp nơi. Xin Chúa ban cho đoàn chúng con nên Tông đồ thiện toàn mở Nước Chúa Trời”. Amen.

JM. Lam Thy ĐVD.

Chúa sai tôi đi

Chúa sai tôi đi

Ta thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.

Chúa Giêsu cho ta thấy truyền giáo là công việc của mọi người khi Người sai 72 môn đệ lên đường. Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng. Đó là thành phần ưu tuyển. Đó là các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ. Còn 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng. Đó là một đám đông không xác định. Đó là tất cả mọi người giáo dân. Khi sai 72 môn đệ, Chúa Giêsu muốn huy động tất cả mọi người thuộc đủ mọi thành phần tham gia vào việc truyền giáo.

Giáo dân tham gia vào việc truyền giáo bằng cách nào? Trước hết phải ý thức sự cấp thiết của việc truyền giáo: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Lúa đã chín vàng, phải nhanh chóng gặt về không được chậm trễ, nếu không lúa sẽ hư hỏng. Biết bao anh em đang chờ đợi được nghe Lời Chúa. Biết bao anh em đang tìm kiếm Chúa. Biết bao tâm hồn đang mở cửa đón Chúa. Ta phải mau mắn để khỏi lở mất cơ hội.

Thứ đến ta phải cầu nguyện. Sau khi đã chỉ cho thấy đồng lúa chín vàng, Chúa Giêsu không bảo lên đường ngay, nhưng Người dạy phải cầu nguyện trước. Cầu nguyện là nền tảng của việc truyền giáo. Vì truyền giáo phát xuất từ ý định của Thiên chúa. Ơn hoán cải tâm hồn là ơn Chúa ban. Nên cầu nguyện chính là truyền giáo và kết quả của việc truyền giáo bằng cầu nguyện sẽ rất sâu xa. Ta hãy noi gươngThánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu. Vị Thánh sống âm thầm, suốt đời chôn vùi trong 4 bức tường Dòng Kín. Thế mà nhờ lời cầu nguyện, Thánh nữ đã đem được nhiều linh hồn về với Chúa không kém thánh Phanxicô Xaviê, người suốt đời bôn ba khắp nơi để rao giảng Lời Chúa.

Khi đi truyền giáo, hãy trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chúa dạy ta: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép” để ta biết sống khó nghèo. Để ta đừng cậy dựa vào tài sức riêng mình. Để ta đừng cậy dựa vào những phương tiện vật chất. Biết mình nghèo hèn yếu kém, biết những phương tiện vật chất chỉ có giá trị tương đối, ta sẽ biết trông cậy vào sức mạnh của Chúa. Chính Chúa sẽ làm cho việc truyền giáo có kết quả.

Sau cùng, truyền giáo là đem bình an đến cho mọi người. Niềm bình an đến từ thái độ quên mình, sống chan hoà với những người chung quanh. Niềm bình an đến từ sự hiệp thông, có cho đi, có nhận lãnh. Và nhất là, niềm bình an vì được làm con cái Chúa, luôn sống dưới ánh mắt yêu thương của Chúa.

Như thế việc truyền giáo hoàn toàn nằm trong tầm tay của mọi người giáo dân. Mọi người đều có thể ý thức việc truyền giáo. Mọi người đều có thể cầu nguyện. Mọi người đều có thể trông cậy vào Thiên chúa. Và mọi người đều có khả năng cho đi, nhận lãnh, sống chan hoà với người khác

Như thế mọi người, từ người già tới em bé, từ người bình dân ít học đến những bậc trí thức tài cao học rộng, từ người khoẻ mạnh đến những người đau yếu bệnh tật, tất cả đều có thể làm việc truyền giáo theo ý Chúa muốn.

Hôm nay, Chúa đang than thở với mọi người chúng ta: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Chúng ta hãy bắt chước tiên tri Isaia thưa với Chúa: “Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con đi”.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Bạn có thấy việc truyền giáo là cấp thiết không?
2- Theo ý bạn, muốn truyền giáo thành công trong vùng này, người tông đồ cần có những đức tính nào?
3- Bạn có bao giờ cầu nguyện cho việc truyền giáo, cho người làm việc truyền giáo, cho những người chưa biết Chúa ở chung quanh bạn không?
4- Bạn đã bao giờ tham gia vào việc truyền giáo trong Giáo xứ, trong Giáo phận chưa?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO

GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO

Suy niệm Tin Mừng CN 14 TN C hôm nay, trong bài: “CHÚA SAI TÔI ĐI”, ĐTGM. Ngô Quang Kiệt nói: “Ta thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay”.

          Cha JM. Lam Thy, trong bài suy niệm: “AI LÀ THỢ GẶT”, cắt nghĩa rõ hơn: “Trước đó, Người đã sai 12 môn đệ đi giảng dạy (Lc 6, 12-15), và vì là 12 môn đệ đầu tiên chính thức được sai đi, nên các Thánh sử nêu tên đầy đủ; nhưng lần này là con số đông gấp 6 lần. Sự kiện này mang ý nghĩa gì? Điều này cho thấy ngay từ giai đoạn khởi đầu cho sứ vụ cứu độ nhân loại, Đức Giê-su Ki-tô đã trao sứ vụ cho tất cả những ai tin và đi theo Người, được Người coi là bạn hữu . “Anh em là Bạn Hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.” – Ga 15, 14. Như vậy là đã rõ, tất cả mọi Ki-tô hữu đều được coi là thợ gặt trên cánh đồng lúa chín Truyền Giáo”.

Cha JM. Lam Thy còn nói đến việc Hội Thánh qua các thời kỳ đã nhìn vai trò giáo dân rất thấp bé, mãi cho đến Công đồng Va-ti-ca-nô II (1962-1965), người giáo dân mới chính thức được công nhận có quyền và có bổn phận loan báo Tin Mừng, chia sẻ Lời Chúa.

 Thế nhưng, cho đến ngày nay có vẻ như quan niệm sai lầm ấy vẫn còn tồn tại nơi não trạng của cả các giáo sĩ và giáo dân. Một số giáo sĩ hoặc muốn ôm đồm công việc truyền giáo cho mình, hoặc chưa dám tin về ý thức truyền giáo của giáo dân. Vì vậy, nếu có một số nào đó đã ý thức và dấn thân vào việc truyền giáo trong mọi lĩnh vực cuộc sống, thì lại bị kết án là “không có bằng cấp”, “không đủ tư cách”, làm việc “bao đồng”,  hoặc “không có bài sai”. Có phải vì não trạng ấy của các Giáo Sĩ đã khiến cho đa số giáo dân bỗng trở nên ươn lười, không mạnh dạn dấn thân, cầu an, tránh sự phật lòng các đấng làm thầy “chính danh”.

Ước gì tình trạng ấy đang chỉ là số ít.

Và thiết tưởng cần nhân lên nhiều hơn nữa những mô hình truyền giáo mới trong các cộng đoàn

-bắt đầu từ việc các đấng làm thầy khiêm tốn nhìn nhận sứ vụ truyền giáo của tất cả những người đã được rửa tội, của giáo dân

-họ cần được huấn giáo qua các bài giảng lễ, qua những cuộc tĩnh huấn, học hỏi.

-mở ra cụ thể cho họ những chương trình chứng nhân giữa đời thường, để chính khi họ sống đời sống công giáo công chính, là họ đã truyền giáo vậy.

-tránh xem thường những nhiệt tình của giáo dân, nhưng cần hướng dẫn, nâng đỡ, khích lệ họ để họ đi đúng đường hướng của Hội Thánh.

 Đã đến lúc cả giáo sĩ lẫn giáo dân cần hỗ trợ cho nhau cách xứng hợp để cả hai chu toàn sứ vụ truyền giáo. Xin đừng xem thường nhau nữa. Và cũng xin đừng làm gương xấu về việc xem thường nhau trong việc truyền giáo, nhất là gương xấu nơi các giáo sĩ. Một cha sở xem thường cha phó, xem thường các cha khác; vị đương nhiệm chê bai vị tiền nhiệm; một cha tỏ vẻ vâng mà không phục đức giám mục của mình… thì giáo dân là gì trong mắt cha, nếu không phải là một đám chiên dốt nát, ít học, biết gì mà truyền giáo!

Nhìn lại một chặng đường Công Giáo Việt Nam sau năm 1975, chúng ta có thể thấy được một toàn cảnh Hội Thánh mà vai trò của Giáo Dân Việt Nam thực là đáng kể. Trong lúc các giám mục, linh mục gặp nhiều khó khăn khi thi hành tác vụ, thì chính giáo dân là những người giữ lại nhà thờ, giữ sinh hoạt tôn giáo giữa làn tên mũi đạn. Cũng chính giáo dân trong những cụm “cộng đồng cơ bản” (grassroots community, communauté de base) giữ và trao cho nhau ngọn lửa đức tin, đức cậy, đức mến. Hơn thế nữa, đời sống Tin, Cậy, Mến của họ cũng làm chứng cho mọi người chưa nhận biết Chúa về một Thiên Chúa đáng tôn thờ, và tôn thờ tuyệt đối.

Thưở ấy, có những việc mà linh mục khó làm, nhưng giáo dân làm được. Có những nơi linh mục không thể đến được, nhưng giáo dân thì vào tận bên trong. Có những chuyện nhạy cảm linh mục không dám đương đầu, nhưng giáo dân thì sẵn sàng vì chân lý. Có những sẻ chia mà linh mục không thể sẻ chia được, nhưng giáo dân thì cụ thể sống với nhau bằng đức ái, chia nhau cái củ nần, chén bắp chà vôi qua bữa…

Năm 2000, một cha được chuyển về giáo xứ nọ. Trong buổi họp khẩn cấp với Hội Đồng Giáo Xứ và các ban ngành đoàn thể, cha nói ngay câu đầu tiên: “Phải hạ bức tượng ông thánh Tử Đạo Việt Nam xuống ngay”. Ông chủ tịch từ tốn: “Thưa cha, ông thánh của chúng con linh lắm. Không hạ được đâu. Một ông Nông Hội xã đề nghị đem xe ủi mà ủi tượng đi. Tức thì hai hôm sau, chính ông ấy chết ngay dưới bánh xe ủi trước nhà thờ kia”. Cả hội trường đồng thanh xin cha đừng hạ tượng. Cha nói: “Đúng là tôi đến với anh chị em như chiên con vào giữa đám sói rừng”. Cả giáo xứ buồn man mác. Nghĩ mà thương các cụ Toma L, Phao-lô T…, Sơ cụ M (MTG QN), Sơ cụ A, M, L  (St Paul ĐN) đã kiên trì gìn giữ GX từ sau 1975 có giờ kinh, giờ phụng vụ…. Nghĩ mà thương cha tiền nhiệm chịu thương chịu khó với Giáo Xứ 18 năm, từ những năm 1982 với ngôi nhà thờ tranh tre đổ nát…. Bảo vệ Đức Tin là sói sao? Không sao! Nhờ kiên quyết của giáo dân mà sau 5 năm quản xứ, cha không thể thực hiện ý hạ tượng, lại hiểu và thương giáo dân hơn.

 Ngay lúc này, tại Việt Nam, lời kêu gọi “Lúa chín đầy đồng, mà thiếu thợ gặt. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến” vẫn còn đang khẩn thiết lắm. Chỉ có một, hai giáo phận đã có đủ linh mục phục vụ Hội Thánh Người. Đủ linh mục không có nghĩa là đủ thợ gặt. Thợ gặt vẫn còn thiếu. Huống chi đa số giáo phận còn thiếu linh mục trầm trọng thì thợ gặt còn thiếu tới đâu.

Xin chủ ruộng sai thợ gặt đến ngay trong nhà mình, để cha truyền giáo cho con trai, mẹ truyền giáo cho con gái bằng chính đời sống đạo đức của mình. Xin chủ ruộng sai thợ gặt đến ngay trong khu phố của mình, để đời sống của những người có đạo trở nên lời chứng hùng hồn cho Triều Đại Thiên Chúa đã đến. Xin chủ ruộng sai chính mình vào cánh đồng truyền giáo, là xin cho chính mình sống đúng lời Chúa dạy, đi đúng đường Chúa đi, sống công chính giữa một xã hội bất công chằng chịt, sống trong sạch giữa một thế giới nhơ uế, sống đơn sơ nghèo hèn giữa những con người tham hưởng thụ danh lợi dục…. để trở nên họa ảnh tuyệt đẹp của một Thiên Chúa hiền lành, khiêm nhượng, giàu lòng khoan dung, hằng sống….

Đừng trách người ta lì lợm không tin vào Thiên Chúa, nhưng hãy ngộ ra điều này: người ta không theo đạo không phải vì Đạo không tốt, nhưng một phần, vì người có đạo sống không tốt hơn họ. Đôi khi còn tồi tệ hơn họ. Tại một giáo xứ được kể là lớn nhất nhì Giáo Phận, xảy ra chuyện người có đạo cầm hung khí bất thần đến đánh đập người có đạo ngay trong bữa cơm tối. Máu đổ, cơm đổ trộn lẫn vào nhau. Cả nhà 5 con người ta, cha mẹ và 3 con, đều phải nhập viện trong một đêm. Cha Mẹ bị nặng nhất, phải nằm viện hơn một tháng trời. Người mẹ ra viện, trong tình trạng nửa khùng nửa điên! Đạo nào dạy người có đạo làm như thế. Người chưa có đạo thấy cách hành xử của người có đạo mà ớn lạnh! Truyền giáo cho ai?

Trân trọng đón nhận Lời Chúa hôm nay, mỗi giáo dân vui mừng tạ ơn Chúa vì bài sai quý giá và những chỉ dẫn cụ thể:

-Hãy biết nâng đỡ nhau sống đạo tốt để truyền giáo: “hai người một”

-Hãy hiền lành, khiêm nhượng như “chiên con vào giữa sói rừng”.

-Đừng quá bận tâm đến tiền bạc phương tiện. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép”.

-Đừng lo ra chia trí vì những chuyện bên lề, hình thức bên ngoài, nhưng hãy nhắm đến nội dung sống đạo tốt. “Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”.

-Trước tiên là phải “mang bình an đến cho người”, bình an của Chúa được thể hiện trong yêu thương phục vụ.

Lạy Chúa, xin giúp con ý thức và sống đời sống công giáo tốt trong nhà, trong giáo hội, ngoài xã hội, để mọi người nhìn thấy việc chúng con làm mà ngợi khen Cha chúng con trên trời.

A men

PM. Cao Huy Hoàng, 04-7-2013

Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô: ”Lumen Fidei”

Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô: ”Lumen Fidei”

VATICAN. Thông điệp đầu tiên của ĐTC Phanxicô đã được công bố sáng ngày 5 tháng 7-2013 với tựa đề ”Lumen Fidei” (Ánh sáng Đức Tin).

Thông điệp được công bố bằng 6 thứ tiếng: Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ đào nha và được giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo tại phòng báo chí Tòa Thánh, do ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM, Đức TGM Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin và Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

Văn kiện này được gửi đến các GM, LM, Phó Tế, các tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân. Như chính ĐTC Phanxicô giải thích: văn kiện này hầu như đã được ĐGH Biển Đức 16 hoàn thành và ngài chỉ đóng góp thêm mà thôi. Mục đích của Thông Điệp là phục hồi đặc tính ánh sáng của chính đức tin, có thể soi sáng cho toàn thể cuộc sống con người.

Ngoài phần nhập đề (1-7) và kết luận (58-60), Thông Điệp ”Ánh Sáng Đức Tin” gồm 4 chương:

I. Chúng tôi đã tin nơi tình yêu (1 Ga4,6) (8-22)
II. Nếu các ngươi không tin, thì sẽ không hiểu (Is 7,9) (23-36)
III. Tôi truyền lại cho anh chị em điều tôi đã nhận lãnh (1 Cr 15,3) (37-49)
IV. Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một thành thị (Dt 11,16) (50-60)

Nội dung tổng quát của Thông Điệp

– Ai tin thì thấy. Ai tin thì không bao giờ lẻ loi vì đức tin là một thiện ích cho tất cả mọi người, một công ích giúp phân biệt thiện và ác, xây dựng xã hội chúng ta, mang lại hy vọng. Nội dung nòng cốt của Thông điệp “Ánh sáng đức tin” là ý tưởng này: đức tin không tách rời con người ra khỏi thực tại, nhưng giúp con người đón nhận ý nghĩa sâu xa nhất của thực tại. ĐGH nhận xét rằng: Trong một thời tại như thời nay, trong đó người ta coi việc tin tưởng là điều trái ngược với sự tìm kiếm và nghiên cứu, đức tin bị người ta coi là một ảo tưởng, một thái độ nhảy vào khoảng không, ngăn cản tự do của con người, điều quan trọng là tin tưởng và tín thác vào tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa với lòng khiêm tốn và can đảm, vì Thiên Chúa chữa lành mọi quanh co sai trái trong lịch sử chúng ta.

– Chứng nhân đáng tin cậy về đức tin chính là Chúa Giêsu, qua Ngài Thiên Chúa thực sự hoạt động trong lịch sử. Ai tin tưởng nơi Chúa Giêsu thì không những nhìn lên Ngài, nhưng còn nhìn với quan điểm của Ngài nữa. Và cũng như trong đời sống thường nhật, chúng ta tín nhiệm kiến trúc sư, dược sĩ, trạng sư, vì họ là những người biết rõ hơn chúng ta, cũng vậy đức tin làm cho chúng ta tín thác nơi Chúa Giêsu, là chuyên gia trong những điều thuộc về Thiên Chúa, Đấng giải thích cho chúng ta về Thiên Chúa.
ĐGH cũng nhấn mạnh rằng đức tin không phải là một sự kiện riêng tư, vì chúng ta tuyên xưng đức tin giữa lòng Giáo Hội, như một cộng đồng hiệp thông cụ thể của các tín hữu. Và theo thể thức đó, cuộc sống của tín hữu cũng trở thành cuộc sống của Giáo Hội.

-Tiếp đến, ĐGH chứng tỏ mối liên hệ chặt chẽ giữa đức tin, sự thật và tình thương, là những điều đáng tin cậy của Thiên Chúa. Đức tin mà không có sự thật thì không cứu thoát. Nó chỉ là một chuyện ngụ ngôn hay đẹp, nhất là ngày nay người ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng sự thật vì một nền văn hóa chỉ tin tưởng nơi kỹ thuật hoặc những chân lý của mỗi người, có lợi cho cá nhân chứ không có lợi cho công ích. Sự quên sót lớn lao của thế giới hiện tại là từ chối chân lý cao cả, là quên đi câu hỏi về Thiên Chúa, vì người ta lo sợ thái độ cuồng tín và ưa thích thái độ duy tương đối hơn.

-Trái lại, đức tin không phải là điều cố chấp, tín hữu không phải là người kiêu căng, vì chân lý xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa không phải là điều bị áp đặt bằng bạo lực và không đè bẹp mỗi người. Vì thế, có thể có cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí: trước tiên vì đức tin thức tỉnh cảm thức phê bình và mở rộng chân trời của lý trí; tiếp đến vì Thiên Chúa là ánh sáng rạng ngời và cả những người không tin cũng có thể tìm thấy Chúa khi họ tìm kiếm Ngài với con tim chân thành. Ai lên đường để thực thi điều thiện thì họ là người đã đến gần Thiên Chúa rồi.

-Một điểm thiết yếu khác của Thông điệp 'Ánh sáng đức tin' là việc rao giảng Tin Mừng. ĐGH viết: Ai cởi mở đối với tình thương của Thiên Chúa thì không thể giữ riêng hồng ân này cho mình. Như ngọn lửa được một ngọn lửa khác khơi lên, ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu sáng trên khuôn mặt các tín hữu Kitô và thông truyền từ đời này sang đời khác, qua những chứng nhân đức tin. Vì thế, có một liên hệ chặt chẽ giữa đức tin và ký ức, vì tình thương của Thiên Chúa liên kết mọi thời đại và làm cho chúng ta trở thành những người đồng thời với Chúa Giêsu.

-Nhưng có một phương thế đặc biệt nhờ đó đức tin có thể được thông truyền, đó là các bí tích. Trước tiên là bí tích rửa tội nhắc nhở chúng ta rằng đức tin phải được lãnh nhận, trong niềm hiệp thông với Giáo Hội, vì không ai tự rửa tội cho mình; và phép rửa tội làm nổi bật sự hợp lực giữa Giáo Hội và gia đình trong việc thông truyền đức tin. Tiếp đến, là bí tích Thánh Thể, lương thực quí giá nuôi dưỡng đức tin, dạy cho chúng ta nhìn thấy chiều sâu của thực tại. Và việc tuyên xưng đức tin qua kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha làm cho tín hữu can dự vào những chân lý mà họ tuyên xưng và cho họ thấy bằng đôi mắt của Chúa Kitô. Sau cùng là 10 giới răn: đây không phải là những giới luật tiêu cực, chỉ có tính chất cấm đoán, nhưng là những chỉ dẫn cụ thể để đi vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa. ĐGH nhấn mạnh rằng đức tin là duy nhất và sự hiệp nhất đức tin chính là sự hiệp nhất của Giáo Hội.

-Đức tin cũng soi sáng cho cả thiên nhiên, giúp chúng ta ta tôn trọng thiên nhiên, ”tìm thấy những kiểu mẫu phát triển không phải chỉ dựa trên sự hữu ích hoặc lợi lộc, nhưng coi thiên nhiên như một hồng ân”, đức tin dạy chúng ta tìm ra những hình thức cai trị đúng đắn, trong đó quyền bính đến từ thiên Chúa và để phục vụ công ích; đức tin giúp chúng ta khả năng tha thứ, giúp khắc phục những cuộc xung đột. ĐTC viết: ”Khi đức tin bị suy yếu và thiếu sót, thì người ta gặp nguy cơ là cả những nền tảng của cuộc sống sẽ bị thiếu sót. Vì thế, chúng ta đừng xấu hổ khi công khai tuyên xưng Thiên Chúa, xét vì đức tin soi sáng cho toàn thể cuộc sống xã hội.

-ĐGH cũng khẳng định rằng cả đau khổ và sự chết cũng nhận được một ý nghĩa nhờ sự tín thác nơi Thiên Chúa: với những ngừơi đau khổ, Chúa ban cho họ một lý do giải thích tất cả, nhưng ngài cũng trao tặng sự hiện diện của Ngài tháp tùng họ. Theo nghĩa đó, đức tin đi chung với niềm hy vọng. Và tại đây, ĐGH đưa ra một lời kêu gọi: ”Chúng ta đừng để mình bị cướp mất niềm hy vọng, chứng ta đừng để cho niềm hy vọng bị tan biến với những giải pháp và đề nghị tức khắc, ngăn cản hành trình của chúng ta”.
Và thông điệp kết thúc với một lời kinh dâng lên Đức Mẹ Maria là hình ảnh tuyệt vời của đức tin, xin Mẹ dạy chúng ta biết nhìn với đôi mắt của Chúa Giêsu.

-Trong chương cuối cùng của Thông điệp ”Ánh sáng đức tin” ĐGH giải thích liên hệ giữa việc tin và xây dựng công ích: đức tin nảy sinh từ tình yêu Thiên Chúa, làm cho những liên hệ giữa con người được vững chắc và đặt mình phục vụ công lý, công pháp, hòa bình. Đức tin không làm cho người ta xa lìa thế giới, trái lại: nếu loại bỏ đức tin ra khỏi xã hội chúng ta, thì chúng ta không còn tín nhiệm nhau và chúng ta chỉ liên kết với nhau vì sợ hãi hoặc vì quyền lợi mà thôi. Trái lại có bao nhiêu lãnh vực được đức tin soi sáng như gia đình dựa trên hôn nhân, được hiểu như một sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ; tiếp đến là thế giới của những người trẻ mong ước một cuộc sống cao cả, và cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô mang lại cho họ niềm hy vọng vững chắc, không đánh lừa. 'Đức tin không phải là một nơi nương náu cho những người thiếu can đảm” và trong lãnh vực này những Ngày Quốc Tế giới trẻ giúp các bạn trẻ chứng tỏ niềm vui đức tin và dấn thân sống đức tin một cách kiên cường và quảng đại.

Đức tin cũng soi sáng cho cả thiên nhiên, giúp chúng ta ta tôn trọng thiên nhiên, ”tìm thấy những kiểu mẫu phát triển không phải chỉ dựa trên sự hữu ích hoặc lợi lộc, nhưng coi thiên nhiên như một hồng ân”, đức tin dạy chúng ta tìm ra những hình thức cai trị đúng đắn, trong đó quyền bính đến từ thiên Chúa và để phục vụ công ích; đức tin giúp chúng ta khả năng tha thứ, giúp khắc phục những cuộc xung đột. ĐTC viết: ”Khi đức tin bị suy yếu và thiếu sót, thì người ta gặp nguy cơ là cả những nền tảng của cuộc sống sẽ bị thiếu sót. Vì thế, chúng ta đừng xấu hổ khi công khai tuyên xưng Thiên Chúa, xét vì đức tin soi sáng cho toàn thể cuộc sống xã hội.

ĐGH cũng khẳng định rằng cả đau khổ và sự chết cũng nhận được một ý nghĩa nhờ sự tín thác nơi Thiên Chúa: với những ngừơi đau khổ, Chúa ban cho họ một lý do giải thích tất cả, nhưng ngài cũng trao tặng sự hiện diện của Ngài tháp tùng họ. Theo nghĩa đó, đức tin đi chung với niềm hy vọng. Và tại đây, ĐGH đưa ra một lời kêu gọi: ”Chúng ta đừng để mình bị cướp mất niềm hy vọng, chứng ta đừng để cho niềm hy vọng bị tan biến với những giải pháp và đề nghị tức khắc, ngăn cản hành trình của chúng ta”.

Và thông điệp kết thúc với một lời kinh dâng lên Đức Mẹ Maria là hình ảnh tuyệt vời của đức tin, xin Mẹ dạy chúng ta biết nhìn với đôi mắt của Chúa Giêsu.

G. Trần Đức Anh OP