ĐTC Phanxicô: Đánh bại bóng tối của nghiện ngập

ĐTC Phanxicô: Đánh bại bóng tối của nghiện ngập

Tin Vatican Radio – Chiều nay (ngày 24 tháng 7, năm 2013), sau khi thăm viếng Đền Thờ Đức Mẹ Aparecida, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Bệnh Viện Thánh Phanxicô Assisi tạo quận Tijuca tồi tàn ở phía bắc Rio de Janeiro. Bệnh viện này được điều hành bởi các anh chị em trẻ thuộc Dòng Ba Phanxicô Thống Hối.
 

* * *

Đức Tổng Giám Mục Tempesta thân mến, Thưa các huynh đệ Giám mục,
Thưa quý vị Hữu Trách,
Thưa các thành viên Đáng Kính của Dòng Ba Thánh Phanxicô Thống Hối,
Thưa các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế,
Các người trẻ và các phần tử của gia đình thân mến,

Thiên Chúa muốn rằng cuộc hành trình của tôi, sau Đền Đức Mẹ Aparecida, phải đưa tôi đến một đền đặc biệt của sự đau khổ của con người – Bệnh viện Thánh Phanxicô Assisi. Việc hoán cải của vị thánh quan thầy của anh chị em được rất nhiều người biết đến: Chàng thanh niên Phanxicô từ bỏ sự giàu sang và tiện nghi của thế gian để trở thành một người nghèo giữa những người nghèo. Ngài hiểu rằng niềm vui và sự giàu sang đích thực không đến từ các thần tượng của thế gian này – những thứ vật chất và việc sở hữu của chúng – nhưng chỉ được tìm thấy trong việc theo Đức Kitô và phục vụ người khác. Có lẽ điều ít được biết đến là giây phút mà sự hiểu biết này được hình thành cách cụ thể trong chính cuộc sống của ngài. Đó là khi Phanxicô ôm hôn một người phong cùi. Người huynh đệ này, đau khổ và bị bỏ rơi, là "trung gian mang ánh sáng … đến cho Thánh Phanxicô Assisi" (Lumen Fidei, 57), bởi vì trong mỗi người anh em chị em đau khổ mà chúng ta ôm hôn, chúng ta ôm hôn thân thể đau đớn của Đức Kitô. Hôm nay, ở chỗ này, nơi mà mọi người đang vật lộn với tật nghiện ma túy, tôi muốn ôm hôn từng người và mọi người trong anh chị em, những người là nhục thể của Đức Kitô, và xin Thiên Chúa đổi mới cuộc hành trình của anh chị em, và cũng của tôi, với mục đích và hy vọng vững chắc.

Để ôm hôn – tất cả chúng ta phải học ôm hôn những người túng thiếu, như Thánh Phanxicô đã làm. Có rất nhiều tình trạng ở Ba Tây, và trên toàn thế giới, đòi hỏi phải có sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu, như cuộc chiến chống nghiện ngập. Thay vào đó, thường thì chính sự ích kỷ đang chiếm ưu thế trong xã hội của chúng ta. Có bao nhiêu "đại lý của thần chết" đang chạy theo luận lý của quyền lực và tiền bạc bằng mọi giá! Tai họa của nạn buôn bán ma túy, là điều ủng hộ bạo lực và gieo rắc những hạt giống đau khổ và chết chóc, đòi phải có một hành động can đảm của xã hội như một tổng thể. Việc giảm thiểu sự lan tràn và ảnh hưởng của việc nghiện ma túy sẽ không thể đạt được bằng cách cho tự do sử dụng ma túy, như hiện đang được đề nghị ở những vùng khác nhau của châu Mỹ La Tinh. Thay vào đó, cần phải đương đầu với những vấn đề cơ bản của việc sử dụng những loại thuốc này, bằng cách cổ võ một công lý cao hơn, bằng cách giáo dục những người trẻ về các giá trị có thể xây dựng đời sống trong xã hội, đồng hành với những người đang gặp khó khăn và đem đến cho họ niềm hy vọng cho tương lai. Tất cả chúng ta cần phải nhìn nhau với cặp mắt yêu thương của Đức Kitô, và phải học cách ôm lấy những người nghèo khổ, để cho họ thấy sự gần gũi, cảm tình và lòng yêu thương của chúng ta.

Tuy nhiên, ôm hôn một người nào đó chưa đủ, chúng ta phải cầm tay của người túng thiếu, của người rơi vào bóng tối của việc lệ thuộc mà có lẽ thậm chí không biết làm sao, và chúng ta phải nói với người ấy: Bạn có thể dứng dậy, bạn có thể đứng lên. Điều ấy thật khó, nhưng có thể nếu bạn muốn. Các bạn thân mến, tôi muốn nói với mỗi người trong các bạn, nhưng đặc biệt là với tất cả những người khác đã không có can đảm dấn thân vào cuộc hành trình của chúng ta: Các bạn phải muốn đứng lên, đây là điều kiện không thể thiếu được! Các bạn sẽ tìm thấy một bàn tay dang ra sẵn sàng giúp đỡ các bạn, nhưng không ai có thể thay thế cho các bạn. Nhưng các bạn không bao giờ cô độc! Hội Thánh và rất nhiều người đang ở gần các bạn. Hãy tự tin nhìn về phía trước. Cuộc hành trính của các bạn dài và khó khăn, nhưng hãy nhìn về phía trước, có “một tương lai vững chắc, nằm trong một viễn cảnh khác với những đề nghị hão huyền của các thần tượng của thế gian, cung cấp một động lực mới và sức mạnh cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta." (Lumen Fidei, 57). Với tất cả các bạn, tôi lặp lại: Đừng để mình bị người ta cướp mất hy vọng! Và không chỉ có thế, nhưng tôi nói với tất cả chúng ta: chúng ta không được cướp mất hy vọng người khác, chúng ta hãy trở thành những người mang hy vọng!

Trong Tin Mừng, chúng ta đọc dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, nói về một người bị kẻ cướp tấn công và bỏ nửa sống nửa chết bên đường. Người ta đi ngang qua anh và nhìn anh. Nhưng họ không ngừng lại, mà chỉ tiếp tục cuộc hành trình của họ, không quan tâm đến anh: đây không phải là việc của họ! Chỉ có một người Samaritanô, một người ngoại quốc, nhìn thấy anh, ngừng lại, nâng anh lên, bồng anh trên tay, và chăm sóc cho anh (x. Lc 10:29-35). Các bạn thân mến, tôi tin rằng ở đây, trong bệnh viện này, dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu đang được thể hiện rõ ràng. Ở đây không có sự thờ ơ, nhưng chỉ có quan tâm. Không có sự lãnh đạm, nhưng có tình yêu. Hiệp Hội Thánh Phanxicô và Mạng Lưới Điều Trị Nghiện Ma Túy cho thấy cách thức tiếp cận những người trong hoàn cảnh khó khăn vì trong họ, chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Đức Kitô, vì trong những người ấy, chúng ta thấy thân xác của Đức Kitô chịu đau khổ. Chúng ta phải cảm ơn tất cả các chuyên gia y tế và cộng sự viên của họ đang làm việc ở đây. Việc phục vụ của anh chị em thật quý giá; luôn luôn được thực hiện với tình yêu. Đó là phục vụ chính Đức Kitô hiện diện trong anh chị em của chúng ta. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Khi con làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất trong các anh em của Thầy, là con làm cho chính Thầy" (Mt 25:40).

Và tôi muốn lặp lại cho tất cả những người đang vật lộn với tật nghiền ma túy, và các phần tử của gia đình đang chia sẻ sự khó khăn của các bạn: Hội Thánh không xa lánh những phiền toái của các bạn, nhưng đồng hành với các bạn bằng tình thương. Chúa đang ở gần các bạn và Người sẽ cầm tay các bạn. Hãy nhìn vào Người trong những giây phút khó khăn nhất của các bạn và Người sẽ ban cho các bạn sự an ủi và niềm hy vọng. Và hãy tin tưởng vào tình yêu từ mẫu của Mẹ Người là Đức Mẹ Maria. Sáng nay, trong Đền Thờ Aparecida, tôi đã dâng mỗi người trong các bạn cho Trái Tim Mẹ. Nơi có Thánh Giá để vác, thì Mẹ, Mẹ của chúng ta, cũng luôn luôn ở đó với chúng ta. Tôi xin trao các bạn trong tay Mẹ, và chúc lành cho tất cả các bạn với một lòng rất trìu mến.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển dịch (VietCatholic)

 

 

Please find below the full text of Pope Francis' address to staff and patients at the St Francis of Assisi hospital in Rio de Janeiro

Dear Archbishop Tempesta, brother Bishops,
Distinguished Authorities,
Members of the Venerable Third Order of Saint Francis of Penance,
Doctors, Nurses, and Health Care Workers,
Dear Young People and Family Members,

God has willed that my journey, after the Shrine of Our Lady of Aparecida, should take me to a particular shrine of human suffering – the Saint Francis of Assisi Hospital. The conversion of your patron saint is well known: the young Francis abandoned the riches and comfort of the world in order to become a poor man among the poor. He understood that true joy and riches do not come from the idols of this world – material things and the possession of them – but are to be found only in following Christ and serving others. Less well known, perhaps, is the moment when this understanding took concrete form in his own life. It was when Francis embraced a leper. This brother, suffering and an outcast, was the “mediator of light … for Saint Francis of Assisi” (Lumen Fidei, 57), because in every suffering brother and sister that we embrace, we embrace the suffering Body of Christ. Today, in this place where people struggle with drug addiction, I wish to embrace each and every one of you, who are the flesh of Christ, and to ask God to renew your journey, and also mine, with purpose and steadfast hope.

To embrace – we all have to learn to embrace the one in need, as Saint Francis did. There are so many situations in Brazil, and throughout the world, that require attention, care and love, like the fight against chemical dependency. Often, instead, it is selfishness that prevails in our society. How many “dealers of death” there are that follow the logic of power and money at any cost! The scourge of drug-trafficking, that favours violence and sows the seeds of suffering and death, requires of society as a whole an act of courage. A reduction in the spread and influence of drug addiction will not be achieved by a liberalization of drug use, as is currently being proposed in various parts of Latin America. Rather, it is necessary to confront the problems underlying the use of these drugs, by promoting greater justice, educating young people in the values that build up life in society, accompanying those in difficulty and giving them hope for the future. We all need to look upon one another with the loving eyes of Christ, and to learn to embrace those in need, in order to show our closeness, affection and love.

To embrace someone is not enough, however. We must hold the hand of the one in need, of the one who has fallen into the darkness of dependency perhaps without even knowing how, and we must say to him or her: You can get up, you can stand up. It is difficult, but it is possible if you want to. Dear friends, I wish to say to each of you, but especially to all those others who have not had the courage to embark on our journey: You have to want to stand up; this is the indispensible condition! You will find an outstretched hand ready to help you, but no one is able to stand up in your place. But you are never alone! The Church and so many people are close to you. Look ahead with confidence. Yours is a long and difficult journey, but look ahead, there is “a sure future, set against a different horizon with regard to the illusory enticements of the idols of this world, yet granting new momentum and strength to our daily lives” (Lumen Fidei, 57). To all of you, I repeat: Do not let yourselves be robbed of hope! And not only that, but I say to us all: let us not rob others of hope, let us become bearers of hope!

In the Gospel, we read the parable of the Good Samaritan, that speaks of a man assaulted by robbers and left half dead at the side of the road. People pass by him and look at him. But they do not stop, they just continue on their journey, indifferent to him: it is none of their business! Only a Samaritan, a stranger, sees him, stops, lifts him up, takes him by the hand, and cares for him (cf. Lk 10:29-35). Dear friends, I believe that here, in this hospital, the parable of the Good Samaritan is made tangible. Here there is no indifference, but concern. There is no apathy, but love. The Saint Francis Association and the Network for the Treatment of Drug Addiction show how to reach out to those in difficulty because in them we see the face of Christ, because in these persons, the flesh of Christ suffers. Thanks are due to all the medical professionals and their associates who work here. Your service is precious; undertake it always with love. It is a service given to Christ present in our brothers and sisters. As Jesus says to us: “As you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me” (Mt 25:40).

And I wish to repeat to all of you who struggle against drug addiction, and to those family members who share in your difficulties: the Church is not distant from your troubles, but accompanies you with affection. The Lord is near you and he takes you by the hand. Look to him in your most difficult moments and he will give you consolation and hope. And trust in the maternal love of his Mother Mary. This morning, in the Shrine of Aparecida, I entrusted each of you to her heart. Where there is a cross to carry, she, our Mother, is always there with us. I leave you in her hands, while with great affection I bless all of you.

 

 

 

Comments are closed.