Buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới

Buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới

Ngày 25 tháng 12-2012 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chủ sự buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới. Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ thánh Phêrô giữa tiếng vỗ tay của gần 100 ngàn tín hữu và du khách hành hương.

Trước thềm đền thờ Thánh Phêrô có đội Cận vệ Thủy Sĩ và đại diện các binh chủng Italia dàn hàng chào danh dự. Ban quân nhạc đã cử hành quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Italia.

Mở đầu sứ điệp Đức Thánh Cha nói: ”Veritas de terra orta est! Chân lý đã nẩy mầm từ trái đất” (Tv 85,12). Anh chị em của thành Roma và toàn thế giới thân mến, xin chúc tất cả anh chị em và gia đình anh chị em lễ Giáng Sinh tốt lành.

Trong Năm Đức Tin này tôi diễn tả lời chúc mừng Giáng Sinh của tôi với các lời này, trích từ một Thánh vịnh: ”Chân lý đã nảy mầm từ trái đất”. Trong văn bản thánh vịnh chúng ta thấy nó ở thể tương lai: ”Tình yêu và chân lý sẽ gặp nhau, công lý và hòa bình sẽ hôn nhau. Chân lý sẽ nẩy mầm từ trái đất và công lý sẽ nhìn xuống tự trời cao. Vâng chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc và đất chúng ta sẽ trổ sinh hoa trái; công lý đi tiền phong trước mặt Người: mở lối cho Người đặt bước chân” (Tv 85,11-14.

Hôm nay lời tiên tri này đã hiện thực! Nơi Đức Giêsu được sinh ra tại Bếtlêhem bởi Trinh Nữ Maria, thực sự tình yêu và chân lý đã hội ngộ, công lý và hòa bình đã giao duyên; chân lý đã mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao. Trích lời giải thích của thánh Agostino Đức Thánh Cha nói ”Chân lý ở trong cung lòng Thiên Chúa Cha đã mọc ra từ đất để ở cả trong cung lòng của một người mẹ. Chân lý đỡ nâng toàn thế giới đã mọc ra từ đất để được đỡ nâng bởi bàn tay phụ nữ… Chân lý mà các tầng trời không chứa nổi đã mọc lên từ đất để được đặt nằm trong một máng cỏ. Lợi lộc gì cho ai, khi một vì Thiên Chúa tự hạ mình đến thế? Chắc chắn là không phải cho chính Người, mà là lợi lộc lớn cho chúng ta, nếu chúng ta tin” (Sermones 185,1).

Tiếp tục sứ điệp Giáng Sinh 2012 Đức Thánh Cha nói: ”Nếu chúng ta tin” Đó là quyền năng của đức tin! Thiên Chúa đã làm ra tất cả, đã làm điều không thể được: đã trở thành thịt xác. Quyền năng tình yêu thương của Người đã thực hiện điều vượt qúa sự hiểu biết của con người: Đấng Vô Tận đã trở thành trẻ thơ, đã bước vào nhân loại. Thế nhưng vì Thiên Chúa ấy không thể bước vào trong tim tôi, nếu tôi không mở cửa cho Người. Cửa đức tin! Chúng ta có thể hoảng sợ trước sự toàn năng đảo ngược này. Quyền của con người tự khép kín chính mình đối với Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta sợ hãi. Nhưng này đây thực tại xua đuổi tư tưởng tối tăn mày, niềm hy vọng chiến thắng sự sỡ hãi: chân lý đã nẩy mầm! Thiên Chúa đã sinh ra! ”Trái đất đã trổ sinh hoa trái” (Tv 67,7). Phải, có một thửa đất tốt, một thửa đất thánh thiện, tự do khỏi mọi ích kỷ và khép kín. Trong thế giới có một vùng đất mà Thiên Chúa đã chuẩn bị đến ở giữa loài người. Một nơi ở cho sự hiện diện của Người trên thế giới. Vùng đất này hiện hữu, cả ngày nay, trong năm 2012 này, từ vừng đất này đã nảy sinh ra chân lý! Vì thế có hy vọng trong thế giới, một niềm hy vọng đáng tin cậy, cả trong những lúc và trong các hoàn cảnh khó khăn nhất. Chân lý đã nẩy mầm đem theo tình yêu, công lý và hòa bình.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình cho các nước Siria, Thánh Địa, các nước Bắc Phi, Á châu, Mali, Nigeria, Congo, Kenya và các nước châu Mỹ Latinh. Ngài nói:

Phải, ước chi hòa bình mọc lên cho nhân dân Siria đang bị thương tích sâu đậm và chia rẽ vì một cuộc xung khắc không tha cho cả những người không phương thế tự vệ và gây chết chóc cho các nạn nhân vô tội. Một lần nữa tôi kêu gọi ngưng đổ máu, tạo dễ dãi cho việc trợ giứp các nggời tị nạn tản cư, và qua đối thoại tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.

Ước chi hòa bìmh nẩy mầm trên vùng đất nơi Đấng Cứu Thế đã sinh ra, và xin Người ban cho người Israel và người Palestin sự can đảm chấm dứt qúa nhiều năm chiến đấu và chia rẽ, và cương quyết bắt đầu con đường thương thuyết.

Tại các nước Bác Phi đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp sâu xa kiếm tìm một tương lai mới – đặc hiệt là tại Ai Cậo, miền đất được yêu thương và chúc phúc bởi thời thơ ấu của Chúa Giêsu – ước chi người dân cùng nhau xậy dựng các xã hội dựa trên công lý, tôn trọng tự do và phẫm gía của mọi người.

Rồi Đức Thánh Cha cầu chúc hòa bình cho Á châu như sau: Ước chi hòa bình nảy mầm trong Lục địa Á châu rộng lớn. Xin Chúa Giêsu Hài Đồng thương nhìn nhiều dân tộc sống trong các vùng đất này, và một cách đặc biệt những kẻ tin nơi Người. Ngoài ra, xin Vua Hòa Bình đưa mắt nhìn các vị tân lãnh đạo của Cộng hòa nhân dân Trung quốc vì nhiệm vụ cao cả đang chờ đợi họ. Tôi cầu chúc đại lục Á châu đánh giá cao phần đóng góp của các tôn giáo trong việc tôn trọng từng tôn giáo, và các tôn giáo góp phần vào việc xây dựng một xã hội liên đới, mưu ích cho dân tộc Trung Quốc cao qúy và toàn thế giới.

Ước chi lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô tạo thuận tiện cho hòa bình trở lại với nước Mali và cho sự hòa hợp của nước Nigeria, nơi các vụ khủng bố tiếp tục gậy chết chóc cho các nạn nhân, đặc biệt giữa các kitô hữu. Xin Đấng Cứu Thế trợ giúp và an ủi các người tị nạn miền Đông Cộng hòa dân chủ Congo, và ban hòa bình cho Kenya nơi có các vụ khủng bố đẫm máu chống lại dân chùng và các nơi thờ tự.

Xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúc lành cho đông đảo tín hữu cử hành Chúa bên châu Mỹ Latinh. Xin Người gia tăng nơi họ các nhân đức nhân bản và kitô, nâng đỡ những người bị bắt buộc phải bỏ gia đình và quê hương di cư, xin Người củng cố hàng lãnh đạo trong dấn thân phát triển và chống lại nạn tội phạm.

Anh em chị em thân mến, Tình yêu và chân lý, công lý và hòa bình đã gặp nhau và đã nhập thể nơi Con Người sinh ra bởi Đức Maria tại Bếtlêhem. Con Người ấy là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa hiện ra trong lịch sử. Việc sinh ra của Người là một mầm giống sự sống mới cho toàn thể nhân loại. Ước chi mọi vùng đất đều trở nên một vùng đất tốt, tiếp nhận và nảy mầm tình yêu, công lý và hòa bình. Xin kính chúc tất cả mọi người một lễ Giáng Sinh tốt lành.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chúc mừng Giáng Sinh bằng 65 thứ tiếng khác nhau, đầu tiên là tiếng Ý và sau cùng là tiếng Latinh. Ngoài các thứ tiếng Tây Ây và Đông Âu, cón có các thứ tiếng Slave và nhiều thứ tiếng khác kể cả tiếng Mông Cổ Maori và Guarani. Riêng vùng Á châu, ngoài các thứ tiếng Tagalog của Philippines, Thái Lan, Indonesia và Campuchia, Đức Thánh Cha đã chúc mừng lễ bằng các thứ tiếng Tầu, Nhật Bản, Đại Hàn, và Việt Nam.

Tiếp đến Đức Đức Hồng Y trưởng đẳng Phó tế tuyên bố Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành toàn xá cho các tín hữu hiện diện cũng như theo dõi trên đài phát thanh và truyền hình. Rồi Đức Thánh Cha đã đọc các lời nguyện và công thức ban ơn toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới:

Chiều 24 tháng 12 đã có lễ nghi khai mạc hang đá tại quảng trường thánh Phêrô do Đức Hồng Y Angelo Comastri, Linh mục trưởng đền thờ Thánh Phêrô chủ sự, với sự tham gia của ca đoàn thiếu nhi và ca đoàn người lớn. Hang đá năm nay do vùng Basilicata tặng, gồm 100 bức tượng bằng đất sắt nung cao từ 22 tới 28 cm, được lồng khung trong phong cảnh nhà cửa lằm bằng chất liệu đặc thù của vùng này.

Vào lúc 6 giờ chiều Đức Thánh Cha đã thắp lên ”ngọn đèn hòa bình” và đặt ngoài cửa sổ phòng làm việc của ngài. Lửa được lấy từ ngọn đèn thằp từ lửa của ngọn đèn cháy trong Hang Đá Bếtlêhem, và được chuyền đến nhiều nước Âu châu.

Vào lúc sau 10 giờ tối đã có buổi hát Kinh thần vụ. Sau đó là thánh lễ đo Đức Thánh Cha chủ sự có sự tham dự của nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ và 10 ngàn tìn hữu. Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã nêu bật tầm quan trọng của việc nhận ra Chúa Giêsu nơi các anh chị em di cư, tị nạn. Ngài cũng mời gọi tín hữu ”tỉnh thức” chống lại việc lạm dụng tôn giáo cho các mục đích nhân loại. Đức Thánh Cha nói: Vẻ dẹp luôn mới mẻ của thực tại Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa nhập thể làm người mời gọi tín hữu nhận ra Người để yêu thương và tiếp đón Người nơi các anh chị em đang cần được trợ giúp như các người di cư và tị nạn. Chúa đến gõ cửa tâm trí và cuộc sống chúng ta, nhưng thường khi chúng ta từ chối mở cửa và tiếp đón Người. Chúng ta thường đầy chính mình và không dành chỗ cho người khác, cho các trẻ em, cho người gnhèo túng, cho người khổ đau, các người ngoại kiều và những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Nhưng nơi đâu Thiên Chúa bị lãng quên, khước từ và hất hủi, thì nơi đó không có hòa bình.

Thật lầm lẫn chững trào lưu cho rằng tôn giáo là lý do của bạo lực, chiến tranh và bất khoan nhượng. Một tôn giao có thể bị bệnh và đưa tứi chỗ chống lại bản chất sâu xa nhất của nó, khi con người sử dụng dụng lèo lái tôn giáo các ý tưởng sai lầm của mình. Vì thế tín hữu phải tỉnh thức để ánh sáng của Thiên Chúa không bị tắt đi, vì nếu nó tắt đi, thì phẩm giá của con người cũng bị tắt ngấm. Đức Thánh Cha đã cầu xin cho ánh sáng đức tin chiếu soi trong đêm tối của tội lỗi và bạo lực. Xin Chúa cho con người ngày nay biết rèn gươm giáo thành lưỡi hái lưỡi cầy, cho sự trợ giúp các người hkổ đau thay thế các vũ khí chiến tranh. Xin Chúa soi sáng cho những người tin rằng phải thi hành bạo lực nhân danh Chúa, để họ hiểu ra sự vô lý của bạo lực và nhận biết gương mặt thật của Chúa. Lậy Chúa, xin giúp chúng con tái trở thành người theo hình ảnh của Chúa và như thế trở thành người của hòa bình.

Linh Tiến Khải – Vietvatican  

ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI MỌI NGƯỜI TRỞ THÀNH CÁC CHỨNG NHÂN CAN ĐẢM VÀ XÁC TÍN CỦA CHÚA

ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI MỌI NGƯỜI TRỞ THÀNH CÁC CHỨNG NHÂN CAN ĐẢM VÀ XÁC TÍN CỦA CHÚA

VATICAN: Trưa 26 tháng 12-2012 lễ kính thánh Stêphanô tử đạo, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài mời gọi mọi người hãy noi gương thánh nhân trở thành các chứng nhân can đảm và xác tín của Chúa Giêsu Kitô.

Đức Thánh Cha nói: Phó tế Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên, đã là người tràn đầy ơn thánh. Được Chúa Thánh Thần linh hoạt, người đã hoạt động, ăn nói và chết làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa cho tới hiến tế cao độ. Thánh nhân đã thực hiện tràn đầy lời Chúa Giêsu hứa sẽ không bỏ rơi các tín hữu làm chứng cho Người trong các hoàn cảnh nguy hiểm khó khăn. Cuộc đời thánh nhân đã hoàn toàn được nhào nặn và đồng hình dạng với Chúa Kitô, và như Người thánh nhân biết tha thứ cho các kẻ thù của mình, đến độ xin Chúa đừng chấp tội họ.

Để cho Chúa Kitô lôi kéo như thánh Stêphanô đã làm, có nghĩa là rộng mở cuộc sống cho ánh sáng mời gọi, hướng dẫn và đi theo con đường sự thiện, con đường của một nhân loại theo chương trình tình yêu của Thiên Chúa. Thánh Stêphanô là mẫu gương của tất cả những ai muốn phục vụ công tác tái tryyền giảng Tin Mừng. Người chứng minh cho thấy sự mới mẻ của việc loan báo trước hết không hệ tại việc dùng các phương pháp và kỹ thuật độc đáo chắc chắn là hữu ích, nhưng là sự kiện được tràn đầy Chúa Thánh Thần và để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sự mới mẻ của việc loan báo là chìm sâu trong mầu nhiệm của Chúa Kitô và nghiền gẫm Lời Người. Tóm lại, người loan báo Tin Mừng trở thành người có khả năng đem Chúa Kitô đến cho tha nhân một cách hữu hiệu, khi sống nhờ Chúa Kitô, khi sự mới mẻ của Tin Mừng được biểu lộ ra trong chính cuộc sóng của mình. Chúng ta hãy cầu nguyện để trong Năm Đức Tin này Giáo Hội trông thấy có nhiều người giống thánh Stêphanô biết làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô một cách can đảm và xác tín (RG 26-12-2012) Linh Tiến Khải – Vietvatican

Lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người

Lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người

Hằng năm chúng ta mừng kính mầu nhiệm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa giáng sinh xuống thế làm người.

Chúng ta tin như vậy. Nhưng biến cố Chúa Giêsu giáng sinh cách đây hơn hai ngàn năm đã xảy ra trong khung cảnh lịch sử của đời sống nhân loại.

Thánh sử Luca viết thuật trong phúc âm về biến cố lịch sử Chúa Giêsu sinh ra như sau: „Thời ấy, hoàng đế Augustus ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ„ ( Lc 2,1) ̣

Những lời này là mốc điểm cho lịch sử ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh làm người. Nhưng thắc mắc đặt ra hoàng đế Augustus là ai? Tại sao Chúa Giêsu giáng sinh vào triều đại hoàng đế này, và có sự gì trùng hợp hay tương đồng không?

1. Hoàng đế Augustus

Augustus sinh ngày 23.09.63 trước Chúa giáng sinh ở Roma với tên Galius Octavius. Mẹ của Augustus, bà Atila, là cháu gái của Vua Caesar và của Octavius. Như thế Augustus là cháu gọi Julius Caesar bằng ông, và trong khế ước thừa tự Ông đã nhận Augustus là con nuôi và là người thừa tự chính gia tài của mình.

Năm 42. trước Chúa giáng sinh Augustus thỏa thuận với Antonius cai trị phần phía Tây, còn Antonius phần phía Đông đế quốc. Nhưng sau đó Augustus lại tranh chấp với Antonius, và sau cùng đánh thắng Antonius cùng nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập năm 31. trước Chúa giáng sinh ở Actium. Từ lúc đó Augustus một mình trở thành người cai trị toàn cõi đế quốc Roma.

Ngày 16.01.27 trước Chúa giáng sinh Thượng viện (Sena) ̣ Roma trao tặng danh hiệu Augustus cho ông, tiếng Hylạp là Sebastos, Vị đáng kính tôn thờ, cũng như nhiều danh dự khác nữa, cùng tước hiệu danh dự về những nhân đức virtus- Can đảm, clementia – nhân từ, iustitia – công chính, và pietas – người có trách nhiệm. Từ lúc đó Ông có tên chính thức: Imperator Caesar divi filius Ausgustus – Hoàng đế Augustus, con của thần linh Caesar.

Ngoài ra Ông còn có danh hiêụ là vị cứu tinh ( Soter) , mà trong bản văn kinh thánh Cựu ước tiếng Hy Lạp danh xưng này chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.

Augustus là vị hoàng đế Roma thứ nhất và cai trị thiên hạ từ năm 27. trước Chúa giáng sinh đến năm 14. sau Chúa giáng sinh.

Năm 12. trước Chúa giáng sinh Augustus được tuyên xưng bầu chọn là Pontifex maximus.

Năm 2. trước Chúa giáng sinh, vào thời điểm năm này Chúa Giêsu giáng sinh làm người, Augustus nhận thêm danh hiệu Pater patriae – người cha dân tộc.

Ngày 19.08. năm 14 sau Chúa giáng sinh Augustus băng hà ở Nola, và được công nhận tuyên dương là Vị Thần linh đất nước.

Tháng thứ 8. trong năm từ năm 8. trước Chúa giáng sinh có tên Augustus đặt theo tên của hoàng đế Augustus, để nhắc nhớ lại vào tháng này Ông trở thành vị Toàn quyền thứ nhất của đế quốc Roma.

2. Khung cảnh lịch sử

„Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần , Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria, và đã làm người.“ (Kinh tin kính.)

Lời tuyên xưng trong kinh Tin Kính của Hội Thánh về Chúa Giêsu, mà chúng ta đọc hằng tuần theo ý nghĩa đạo đức thần học. Nhưng trong lời tuyên xưng đức tin đó còn gói ghém, hay đúng hơn sân khấu lịch sử đời sống, lúc Chúa Giêsu sinh ra làm người trên trần gian, đã diễn ra vào thời điểm lúc đó.

Sân khấu lịch sử đó là đế quốc Roma dưới thời hoàng đế Augustus bao rùm khắp Âu Châu, sang tận miền Tiểu Á Châu, vùng Trung Đông, nơi quê hương Do Thái của Chúa Giêsu.

Hoàng đế Augustus được xưng tụng là vị cứu tinh mang lại hòa bình cho thiên hạ. Và chính ông đã cho lập Ara Pacis Augusti – Bàn thờ hòa bình của Augustus, ở tại Roma, mà ngày nay còn sót lại di tích để khảo cứu.

Rồi ngày sinh ra của Hoàng đế Augustus , ngày 23.09. cũng được cắt nghĩa theo ý nghĩa là người sinh ra để kiến tạo mang hòa bình cho nhân loại. Và ngày sinh ra của hoàng đế Augustus cũng được hiểu là ngày xoay chuyển sang mốc chặng thời gian mới khác. Theo phân chia thay đổi thời tiết thiên nhiên bốn mùa bên xứ lạnh Âu châu, Bắc Mỹ châu, ngày 23.09. hằng năm là ngày mốc điểm từ mùa Hè chuyển sang mùa Thu

Thánh Luca trong phúc âm đã tường thuật biến cố Chúa Giêsu giáng sinh lồng trong khung cảnh lịch sử mọi người trong đế quốc Roma thời đó theo lệnh hoàng đế Roma phải trở về quê quán của mình mà khai tên trong sổ bộ thuế khóa. (Lc 2,) ̣

Đức giáo hoàng Benedicktô XVI. đã có nhận xét về khung cảnh lịch sử Chúa Giêsu giáng sinh: Thánh Luca trong tường thuật đã nói đến hoàng đế Augustus của đế quốc Roma và lời công bố toàn dân trở về quê quaăn cũ của mình khai tên vào sổ bộ mang chiều kích tập hợp đại kết, đồng thời như một khung lịch sử và thần học cho những biến cố được thuật lại. ( Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Prolog, Herder 2012, tr. 73.)

3. Chúa Giêsu sinh ra làm người

Thánh sử Matthêu viết về nguồn gốc gia phả của Chúa Giêsu: Từ tổ phụ Abraham đến vua Đavít là 14 đời. Từ vua Đavít đến thời lưu đày ở Babylon là 14 đời. Và từ thời lưu đày ở Babylon đến Đức Kitô cũng là 14 đời” (Mt 1,1-17).

Ngài sinh ra trong đất nước Do Thái, ở Bethlehem (Lc 2,) ̣Như thế quê hương quốc tịch của Chúa Giêsu là đất nước Do Thái, Ngài là công dân Do Thái.

Chúa Giêsu có tên thật là J.hosua hoặc Jesua hoặc Jesu (nếu là tiếng Aramê). Tên này có nghiã là: “Giavê là sự cứu độ” hay “Giavê ban ơn cứu độ”. Giêsu không phải là một tên gọi đặc biệt và mới lạ của riêng Chúa Giêsu, nhưng là tên gọi khá thông dụng và rất được ưa chuộng vào thời đó.

Về ngày sinh ra cùng năm sinh của Chúa Giêsu không có sử sách nào ghi lại. Chỉ biết trước khi đạo Công giáo truyền sang đế quốc Roma, từ thời xa xưa ở nhiều nền văn hóa dân gian, ngày 25.12. là một ngày đặc biệt, là ngày bản lề chuyển tiếp sang mùa Đông với thời tiết gía lạnh cùng tối tăm. Theo văn hóa người Roma, họ kính thờ Thần Saturn, vị Thần mặt Trời không hề bị chiến thắng vào ngày này.

Những tín hữu Chúa Kitô từ năm 217 sau Chúa Giáng sinh, dưới thời Đức giáo hoàng Hippolytus, Giáo Hội Công giáo thành Roma đã tìm cách lấy ngày này thay vì thờ thần mặt trời theo nghi lễ xã hội của dân ngoại Roma, làm ngày mừng sinh nhật Chúa Giesu sinh xuống làm người trên trần gian.

Hội Thánh Công giáo muốn „rửa tội“ ngày 25.12. theo nghi lễ tôn giáo dân ngoại Roma, thành ngày lễ Chúa Giesu giáng sinh làm người, Đấng là Mặt Trời công chính thay cho Thần mặt trời không hề bị chiến thắng của dân Roma.

Tiến trình cố gắng này kéo dài cùng nhiều thử thách tưởng chừng như thất bại. Nhưng đến thế kỷ thứ 4. khi đạo Công giáo được chính thức công nhận trong toàn đế quốc Roma dưới thời hoàng đế Constantino, cố gắng „rửa tội“ ngày thờ thần mặt trời theo nghi lễ ngoại đạo thành ngày theo nghi lễ đạo Công giáo mới chính thức thành công được công nhận.

Và cho đến thế kỷ thứ 8. sau Chúa Giáng sinh, ngày 25.12. hằng năm là ngày lễ trọng mừng sinh nhật Chúa Giêsu trở thành ngày lễ chung cho Hội Thánh Công giáo trên hoàn cầu.

Căn cứ theo Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu là ánh sáng chân thật đến trong trần gian (Ga 8,9), ̣ và theo sách Tiên tri Maleachi, Chúa Giêsu, Đấng Mặt Trời công chính (3,2). Nên „rửa tội“ lấy ngày 25.12. theo ý nghĩa văn hóa của dân Roma ngày xưa cho trở thành ngày kính thờ Chúa Giêsu, Đấng là Mặt Trời đến trong trần gian là điều rất thuận tiện thích hợp cùng phải lẽ và chính đáng.

Chúa Giêsu sinh ra vào một thời gian nhất định trong khung cảnh lịch sử xã hội thời hoàng đế Roma Augustus ra chiếu chỉ toàn dân về quê quán cũ khai tên tuổi. Và lúc Chúa Giêsu ra giảng đạo loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa cũng vào thời điểm nhất định, năm thứ 15. thời hoàng đế Teberius cai trị đế quốc Roma. (Lc 3,1.) ̣

Chúa Giêsu không phải là một nhân vật thần thoại sinh ra và xuất hiện vào một lúc naầo đó. Ngài là một con người thuộc vào một thời gian chính xác được sử sách ghi chép lại và vào một không gian hình thể địa lý chính xác: điểm hoàn vũ và điểm cụ thể cùng chung hợp gặp gỡ nối kết với nhau.

Nơi Ngài thể hiện Logos ( Ngôi Lời) trong ý nghĩa sáng tạo của mọi sự vật đã đi vào cuộc sống trần gian. Logos muôn thuở đã trở thành người trong mối tương quan không gian và thời gian. ( Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Prolog, Herder 2012, tr. 74.)

4. Giữa hai nhân vật lịch sử

1. Triều đại

Augustus là một vị hoàng đế của đế quốc Roma từ 27. trước Chúa giáng sinh đến năm 14. sau Chúa giáng sinh.

Chúa Giêsu cũng là một vị Vua, như Ngài đã xác nhận về mình: Nước tôi không thuộc về thế gian này. (Ga 18,36). Triều đại của Vua Giêsu là lòng con người không có biên giớ về hình thể địa lý cũng như thời gian và bao trùm hết mọi con người. ̣

2. Sứ mạng

Hoàng đế Augustus ban hành chiếu chỉ sắc lệnh được mệnh danh Eu-Angelion: tin mừng. Cho dù chiếu chỉ sắc lệnh của hoàng đế tốt hay không tốt.

Trong ý ngĩa và mục đích đó, những lời giảng dạy của Chúa Giêsu cũng là Tin mừng ơn cứu độ được loan báo cho muôn dân gian vào mọi thời đại.

3. Đích điểm đạt tới

Hoàng đế Augustus đã thành công trong việc chấm dứt nội chiến trong đế quốc Roma thời đó và mang lại nền hòa bình trong xã hội đế quốc Roma do Ông cai trị, Pax Romana.

Chúa Giêsu cũng là người mang hòa bình đến trong trần gian, như chính Ngài xác nhận: Ngài là sự hòa bình. Nền hòa bình mà trần gian không thể cho được. ( Ga 14, 23-31), Pax Christi.

Hoàng đế Augustus dựa vào quyền lực sức mạnh trần gian.

Còn Chúa Giêsu là vị thủ lãnh dựa trên sức lực quyền uy tinh thần.

4. Người Cha

Hoàng đế Augustus được Senat trao tặng danh hiệu Pater Patriae, người cha tổ quốc.

Chúa Giêsu cũng là một người cha. Ai tin vào Ngài , người đó trở thành con Thiên Chúa. Trong dụ ngôn cỏ lùng ở Phúc âm Thánh Mattheo ( 13, 36-38) ̣ Chúa Giêsu đã gọi những hạt giống tốt trong nước Ngài là con Thiên Chúa.

5.Con Thiên Chúa

Hoàng đế Augustus đã để cho mình được xưng tụng tôn thờ là vị thần linh ở phần phía đông đế quốc Roma.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa sinh xuống trần gian và luôn luôn được xưng tụng là Con Thiên Chúa.

6. Những người cùng đồng hành

Hoàng đế Augustus năm giữ quyền hành như một vị toàn quyền tối cao duy nhất. chung quanh ông có 12 vị quân sư phục vụ quyền bính cho hoàng đế.

Chúa Giêsu trái lại kêu gọi thu tập 12 Môn đệ không phải để phục vụ cho quyền bính của mình, nhưng họ sẽ là những người tiếp tục sứ mạng của Chúa ra đi rao giảng nước Thiên Chúa trong trần gian.

******************

Augustus sinh ra làm vua cai trị dân thiên hạ trong đế quốc Roma dựa trên quyền lực sức mạnh của tiền bạc, luật lệ cùng vũ khí.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh ra trong trần gian không dựa trên sức mạnh thế lực đó, nhưng trên nền tảng sức lực tinh thần yêu mền cùng mang ơn cứu độ cho con người.

Con người là trung tâm điểm sứ vụ rao giảng nước Thiên Chúa. Vì thế, Ngài đã sinh xuống làm người như mọi người.

Ơn cứu độ giải thoát cho con người khỏi hình phạt tội lỗi là sứ mạng chính yếu Thiên Chúa Chúa muốn mang đến. Chính vì thế Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người mang ánh sáng ơn tha thứ hòa bình xuống trần gian.

Trong công trình sáng tạo thiên nhiên của Thiên Chúa, con người là cao điểm của công trình. Chính vì thế Chúa Giêsu là Logos sáng tạo vĩnh cửu của Thiên Chúa đã trở thành người trong công trình sáng tạo này.

Con Thiên Chúa làm người, để con người giữ địa vị làm người của mình.

Chúc mừng lễ Chúa giáng sinh 2012

Lm. Đa-minh Nguyễn Ngọc Long  

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 12-17 đến 12-22-2012

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 12-17 đến 12-22-2012

Trích từ Xuân Bích VN

Ca ngợi phán quyết của quan toà về sắc lệnh HHS và phê bình tờ New York Times.Nổi giận trước sự thụ động trong các đàm phán của LHQ về khí hậu.11 nữ tu Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo thông qua Giáo Hạt Tòng Nhân.Chính phủ Pháp thông báo điều tra SSPX.Giai đoạn mới trong tiến trình phong Chân phước cho Đức Phaolô VI . –Thủ lĩnh Hồi giáo Si-ai phát động fatwa: Kitô hữu Iraq hoặc cải đạo hoặc chết. –Lần đầu tiên truyền chức cho một linh mục khiếm thính ở Canada.Sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Các Ơn Gọi. –Vận động chống lại các chính trị gia ủng hộ dự luật Sức khoẻ Sinh Sản (RH).Mời gọi các chủng sinh hãy là những con người của cầu nguyện khiết tịnh. –BỔ NHIỆM MỚI.Tổng thống Palestine thăm Vatican.Hiệp ước Toà Thánh – Cộng Hoà Trung Hoa (Đài Loan).Những người tham gia chiến dịch quyền đồng tính phản đối tại Vatican.Chống lại nỗ lực công nhận hôn nhân đồng tính của chính phủ Anh.Dân Số thế giới : 32% Kitô giáo; 23% Hồi giáo.Duy trì lệnh cấm hiến máu đối với những người đồng tính.Ái Nhĩ Lan : dự án luật cho phép phá thai với một số điều kiện nhất định.Linh mục người Ấn đối mặt với cáo buộc buôn người.Khuyến khích tín hữu Công giáo hết lòng đón nhận Giáo hạt Tòng Nhân Anh giáo.Toà thượng thẩm chỉ thị chính quyền Obama viết lại sắc lệnh HHS.Nguyên tắc chỉ đạo cho hôn nhân Kitô giáo – Hồi giáo ở Anh.Các sắc lệnh của Thánh Bộ Phong Thánh. (Xem chi tiết . . . TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO 12-17 đến 12-22-2012 ) –

Hãy viếng thăm các người đau yếu, các tù nhân, người già và trẻ em

Hãy viếng thăm các người đau yếu, các tù nhân, người già và trẻ em

Trong mùa Giáng Sinh nay chúng ta hãy noi gương Mẹ Maria thăm viếng những ai sống trong cảnh khó khăn, cách riêng các anh chị em đau yếu, các tù nhân, người già và trẻ em.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khuyến khích như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng ngàn tín hữu tu tập quanh hang đá khổng lồ tại quảng trường thánh Phêrộ trưa Chúa Nhật 23 tháng 12-2010.

Trong bài huấn dụ ngài đã giải thích ý nghĩa Phúc Âm Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng, kể lại biến cố Đức Maria viếng người bà con là bà Elidabét, đang mang thai thánh Gioan Tẩy Giả. Đức Thánh Cha nói: giai thoại này không chỉ diễn tả một cử chỉ lễ phép đơn sơ, nhưng biểu thị một cách rất đơn sơ sự gặp gỡ giữa Cựu Ước và Tân Ước. Thật thế, cả hai phụ nữ đều mang thai nhập thể sự chờ mong và Đấng được trông đợi. Đức Thánh Cha giải thích cảnh này như sau:

Bà Elidabét cao niên biểu tượng cho dân Israel đang trông chờ Đấng Cứu Thế, trong khi Đức Maria trẻ tuổi mang trong mình việc thành toàn của sự chờ mong ấy lợi ích cho toàn nhân loại. Nơi hai phụ nữ gặp nhau và nhận biết nhau trước hết các hoa trái lòng họ, là thánh Gioan và Đức Kitô. Pudenzio, thi sĩ kitô, chú giải rằng: ”Qua miệng của thân mẫu mình trẻ thơ trong cung lòng già nua chào mừng Chúa Con của Đức Trinh Nữ” (Apotheosis 590: PL 59,970). Nỗi sướng vui của Gioan trong lòng bà Elidabét là dấu chỉ việc thành toàn của sự trông đợi: Thiên Chúa sắp viếng thăm dân Người. Trong biến cố Truyền Tin tổng lãnh thiên thần Gabriel đã nói với Đức Maria về việc bà Elidabét mang thai (x. Lc 1,36) như là bằng chứng quyền năng của Thiên Chúa: sự hiếm muộn, mặc dù ở tuổi đã cao, đã biến thành sự phong phú.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: khi đón tiếp Đức Maria, bà Elidabét nhận ra rằng lời Thiên Chúa hứa với nhân loại đang được hiện thực và bà kêu lên: ”Em được chúc phúc hơn mọi phụ nữ, và người con em đang mang trong lòng cũng được chúc phúc! Bởi đâu tôi đựơc Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này?” (Lc 1,42-43). Tầm nguyên lời chào này của bà Elidabét Đức Thánh Cha nói:

Trong Thánh Kinh Cựu Ước kiểu nói ”Em có phúc hơn mọi phụ nữ” được quy chiếu cho bà Giaele (Tl 5,24) và bà Giuđíchtha (Gđ 13,1), là hai phụ nữ chiến sĩ, dấn thân cứu dân Israel. Giờ đây trái lại, nó được hướng tới Đức Maria, là thiếu nữ hòa bình sắp sinh hạ Đấng Cửu Thế của thế giới. Như vậy sự nhảy mừng của Gioan (x. Lc 1,44) nhắc nhớ vũ điệu vua Đavít đã múa, khi hộ tống Hòm Bia Giao Ước vào thành Giêrusalem (x. 1 Sb 15,29). Hòm Bia chứa đựng Lề Luật, bánh manna và cây gậy của Aharon (x. Dt 9,4), đã là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người. Trẻ Gioan sẽ sinh ra nhảy mừng trước Đức Maria, Hòm Bia của Giáo ước mới, Đấng mang trong lòng Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người.

Đức Thánh Cha giải thích thêm ý nghĩa cảnh Đức Maria viếng thăm bà Elidabét: Cảnh viếng thăm cũng diễn tả vẻ đẹp của sự tiếp đón: ở đâu có sự tiếp đón nhau, lắng nghe nhau, và dành chỗ cho người khác, thì ở đó có Thiên Chúa và niềm vui đến từ Thiên Chúa. Chúng ta hãy noi gương Mẹ Maria trong mùa Giáng Sinh này, bằng cách viếng thăm những người đang sống cảnh khó khăn, cách riêng các anh chị em đau yếu, các tù nhân, người già và trẻ em. Và chúng ta cũng hãy bắt chước bà Elidabét tiếp đón khách trọ như tiếp đón chính Thiên Chúa: không ước ao Người chúng ta sẽ không bao giờ nhận biết Chúa, không chờ đợi Chúa chúng ta sẽ không bao giờ gặp gỡ Người, không kiếm tìm Chúa chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy Người. Với cùng niềm vui của Mẹ Maria vội vã đi thăm bà Elidabét (x. Lc 1,39), cả chúng ta nữa cũng hãy đi gặp Chúa đến. Chúng ta hãy cầu nguyện để cho tất cả mọi người tìm kiếm Thiên Chúa, bằng cách khám phá ra rằng chính Thiên Chúa đến thăm chúng ta trước. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria, Hòm Bia của Giáo Ước Mới và Vĩnh Cửu, trái tim chúng ta để Mẹ làm cho nó trở nên xứng đáng hơn tiếp đón sự viếng thăm của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Giáng Sinh.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài đã chúc mọi người một lễ Giáng Sinh thánh thiện, an bình và hạnh phúc. Bằng tiếng Pháp Đức Thánh Cha nhắn nhủ tín hữu vượt xa hơn các chuẩn bị bề ngoài và khía cạnh hời hợt, để đi theo Mẹ Maria trong sự cầm trí thinh lặng.

Trong tiếng Anh ngài mời gọi mọi người dành chỗ trong con tim cho Thiên Chúa. Trong tiếng Tây Ban Nha ngài kêu gọi chia sẻ niềm vui Giáng Sinh cho nhau.

Bằng tiếng Ba Lan ngài đặc biệt hướng tới các anh chị em cô đơn, đau yếu hay phải đương đầu với các khó khăn của cuộc sống và cầu chúc họ được an bình, hơi ấm và tình thương. Với tất cả ngài cầu chúc niềm hy vọng, sự tha thứ và hòa giải.

Linh Tiến Khải

XIN CHÚA CỨ LÀM CHO TÔI NHƯ LỜI SỨ THẦN NÓI

XIN CHÚA CỨ LÀM CHO TÔI NHƯ LỜI SỨ THẦN NÓI

Mọi tín hữu Công Giáo đều tha thiết với kinh Kính Mừng, được chúng ta đọc hằng ngày  để lần chuổi Mân Côi. Phần đầu của kinh Kính Mừng được tạo ra bằng cách tháp ghép lời chào mừng của sứ thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Mẹ Maria:

– ” Mừng vui lên , hởi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà ” ( Lc 1, 28)

và lời chúc tụng của bà  Elisabeth, khi Đức Mẹ Maria đến thăm bà:

– ” Em được chúc phúc hơn mọi phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” ( Lc 1, 42).

Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay tường thuật lại cho chúng ta biến cố vừa kể, biến cố  Đức Mẹ Maria đến viếng thăm người chị họ là bà Elisabeth, khi Đức Mẹ vừa được thiên sứ truyền tin Mẹ sẽ mang thai Chúa Giêsu.

Để nói lên  tính cách long trọng của biến cố Chúa Giêsu đến trong cung lòng Mẹ Maria, để nhập thể làm người, Thánh Luca diễn tả các chi tiết về thời điểm  liên quan đến biến cố, như Ngài đã làm đối với ơn gọi và sứ mạng của Thánh Gioan Tẩy Giả, mà chúng ta đã có dịp suy niệm cách đây hai Chúa Nhật. Để diễn tả biến cố truyền tin cho Đức Mẹ, Thánh Luca ghi lại thời điểm và nơi chốn:

– ” Khi bà Elisabeth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilea, gọi là Nazareth, gặp một Trinh Nữ đã hứa hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua David, Trinh nữ ấy tên là Maria” ( Lc 1, 26-27).

Và để diễn tả bối cảnh bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, Đức Mẹ đến viêng thăm người chị  bà con Elisabeth, Thánh Luca ghi lại:

– ” Hồi ấy bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuda. Bà vào nhà ông Zaccaria chào hỏi bà Elisabeth” ( Lc 1, 39-40).

Theo bước chân của Mẹ Maria, chúng ta cũng đến chào bà Elisabeth và nghe được phản ứng của bà:

– ” Bà Elisabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy mừng, bà được tràn đầy Chúa Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: Em được phúc hơn mọi người nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” ( Lc 1, 41-43).

Chúng ta tự hỏi làm sao chỉ qua một lời chào hỏi đơn sơ của Mẹ Maria, bà Elisabeth đã cảm nhận được chúc phúc và tràn đầy Chúa Thánh Thần. Câu trả lời có lẽ chúng ta tìm được  ở đoạn Phúc Âm trước đó, khi thiên sứ  Gabriel truyền tin cho Mẹ Maria. Với câu nói của  Đức Mẹ:

– ” Vâng , tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38),

Mẹ Maria được Thiên Chúa  ở với Mẹ, Mẹ được tràn đầy ơn Thiên Chúa và quyền năng Thiên Chúa che chở Mẹ:

– ” Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà…” ( Lc 1, 35).

Hiểu được trạng thái đầy ân sủng của Mẹ Maria, chúng ta hiểu được tại sao bà Elisabeth cảm nhận được Chúa chúc phúc qua lời chào của Mẹ và Thánh Gioan cũng vui sướng nhảy mừng trong bụng mẹ. Cách hành xử của Mẹ Maria cho chúng ta mẫu gương để suy niệm.

A – Trước hết vừa khi được thiên sứ báo tin Mẹ sẽ thụ thai Chúa Giêsu, tràn đầyân sủng của Thiên Chúa, “và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà”, như vừa kể, Mẹ Maria liền

– ” vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuda “

để thăm người chị bà con Elisabeth, vì sứ thần đã báo cho Mẹ:

– ” Bà hãy xem bà Elisabeth, người họ hàng với bà, tuy tuổi đã già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai ” ( Lc 1, 36).

Mẹ Maria đến thăm người chị bà con để được tận mắt chứng kiến những gì ân sủng Thiên Chúa đang thực hiện nơi bà Elisabeth. Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng phải  biết nhìn ân sủng Chúa ban cho nơi người khác, nơi anh chị em chúng ta để cảm tạ và cùng với họ cảm tạ những kỳ công mà Thiên Chúa không ngừng ban xuống cho anh chị em nhân loại chúng ta.

Kế đến thái độ ” vội vã lên đường ” của Mẹ Maria cũng là mẫu gương cho chúng ta suy niệm. Mỗi người Kitô hữu chúng ta được ơn gọi biết Chúa, sống trong ân sủng của Chúa, được sống thân tình với Chúa Giêsu trong Thánh Thể và được hiểu biết Chúa qua lời Người giảng dạy.

Tất cả những điều đó, cuộc sống Ki Tô hữu của chúng ta, là những nén bạc Chúa giao cho. Chúng ta không nên ” điềm nhiên toạ thị”, dững dưng, sống như không có một người nào khác trong xã hội, đem nén bạc chôn giấu như người đầy tớ bất trung, mà là làm cho nén bạc sinh lợi ( Lc 19, 12-27)

Nói cách khác, mỗi người Ki Tô hữu, mỗi cuộc sống Ki Tô hữu là một ơn gọi truyền giáo, chúng ta đã nhận được ngay từ lúc chúng ta nhận phép Rửa Tội. Hãy biết ” vội vã lên đường “,  đem Tin Mừng ơn cứu rỗi của Chúa Giêsu đến cho anh em, làm cho anh em cũng được ” tràn đầy Chúa Thánh Thần” như Đức Mẹ đã làm cho bà Elisabeth. Tư cách đó của Mẹ Maria một lần nữa được thể hiện rõ rệt trong lời nguyện Magnificat, Mẹ dâng lên để cảm tạ Chúa, trong chiều hướng hướng thượng để tỏ lòng biết ơn:

– ” Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi. Phận tỳ nữ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay muôn đời sẽ ngợi khen tôi diễm phúc” ( Lc 1, 47-48).

Nhưng đồng thời Mẹ Maria cũng báo cho mọi người biết phúc đức mà Thiên Chúa ban cho Mẹ, do tình thương bao la đại lượng của Người. Người ban nhưng không cho Mẹ cũng như ơn cứu rỗi Người đem đến nhưng không cho chúng ta, để tất cả chúng ta cùng Mẹ Maria cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa:

– ” Phận tỳ nữ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới ” ( Lc 1, 48).

Mỗi người chúng ta được Chúa gọi trở thành Ki Tô hữu một cách nhưng không, chúng ta hãy bắt chước Mẹ Maria biết khiêm tốn cảm tạ Chúa và trở thành ngôn sứ, đem ân sủng đó cho tất cả anh em.

B – Kế đến Mẹ Maria là mẫu gương cho cuộc sống đức tin.

Sau một vài câu nói nghi ngờ, trước sự xuất hiện bất thần của thiên sứ Gabriel, Mẹ Maria cúi đầu vâng phục, tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào ý muốn của Thiên Chúa:

– ” Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên sứ nói ” ( Lc 1, 38).

Mẹ Maria tin cậy và phó  thác hoàn toàn con người của mình vào bàn tay quyền năng và tình Cha con của Thiên Chúa, để Ngài xử dụng Mẹ trong chương trình của Ngài. Lòng tin đó không phải là sự  cuồng tín mù quáng, mà là tin vào lời của Chúa hứa như những gì Người đã làm trong Cựu  Ước và được thiên sứ lập lại:

– ” Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” ( Lc 1, 37).

Chính lòng tin cậy, phó thác và  cộng tác của con người mới làm cho ý muốn và  quyền năng của Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử  của chúng ta, lịch sử của từng người một cũng như lịch sử của xã hội nhân loại. Một vị thánh tiến sĩ Giáo Hội, Thánh Toma dAquino đã nói:

– ” Thiên Chúa sinh ra chúng ta không cần có chúng ta, nhưng Thiên Chúa không thể cứu chúng ta, nếu không có chúng ta “.

Muốn chúng ta được cứu rỗi và  đem ơn cứu rỗi đó đến cho anh em, Thiên Chúa cần có chúng ta.

Mẹ Maria được Thiên Chúa chúc phúc, có Thiên Chúa ở với Mẹ như  lời thiên sứ Gabriel chào mừng:

– ” Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” ( Lc 1, 28).

Nhưng phúc đức của Mẹ không những vì Thiên Chúa dành cho Mẹ nhiều ân sủng, so với các phụ nữ khác , mà vì Mẹ biết tin cậy, phó thác và cộng tác tích cực với ý muốn của Thiên Chúa:

– ” Vâng , tôi đây tỳ nữ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên sứ nói “.

Và ” vội vã lên đường ” đem  Tin Mừng và hồng ân của Chúa đến cho anh em. Đó là cách hành xử chứng tá  đức tin của Mẹ Maria. Cách hành xử đó làm cho Mẹ  còn trổi vượt hơn, phúc đức hơn  cả những đặc ân Thiên Chúa dành cho Mẹ từ lúc đầu. Đó là những gì Chúa Giêsu sẽ xác nhận sau nầy, khi một phụ nữ nghe lời giảng khôn ngoan của Ngài, lên tiếng ngợi khen Mẹ Ngài:

– ” Khi Chúa Giêsu đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một phụ nữ lên tiếng thưa với Người: Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm “. – ” Đúng hơn phải nói rằng, Chúa Giêsu đáp lại, phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” ( Lc 11, 27-28).

Và đó là những gì Giáo Hội dạy chúng ta một cách ngắn gọn trong những lời  đầu của Kinh Tin Kính bằng La Ngữ:

– “Credo in Unum Deum Patrem Omnipotentem” (Con tin cậy và phó thác vào: Credo in…) một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng…

Ước gì mỗi lần đọc Kinh Tin Kính, chúng ta nhớ đến gương tin cậy và phó thác đi liền với sự nỗ lực cộng tác  của Mẹ Maria.

Nguyễn Học Tập

HỘI HIỆP SĨ COLOMBO NEWTOWN PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH LẦN HẠT MÂN CÔI CẦU NGUYỆN CHO GIA ĐÌNH CÁC NẠN NHÂN VỤ THẢM SÁT

HỘI HIỆP SĨ COLOMBO NEWTOWN PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH LẦN HẠT MÂN CÔI CẦU NGUYỆN CHO GIA ĐÌNH CÁC NẠN NHÂN VỤ THẢM SÁT

NEWTOWN CONECTICUT: Trong những ngày vừa qua Hội Hiệp Sĩ Colombo giáo xứ thánh Rosa thành Lima tỉnh Newtown đã phát động chiến dịch toàn Hoa Kỳ lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân vụ thảm sát tại trường tiểu học ngày 14 tháng 12-2012.

Ông Tim Haas, đại hiệp sĩ, cho biết đây là cách thức tưởng niệm các vị thánh vô tội đã bị sát hại: 12 bé gái và 8 bé trai. Cần phải cầu nguyện nhiều cho gia đình các em thắng vượt giai đoạn khó khăn hiện nay. Hội Hiệp Sĩ Colombo xin mỗi người tham gia chiến dịch cầu nguyện đọc ba kinh Kính Mừng cầu cho ba ý chỉ: thứ nhất cho các nạn nhân và gia đình họ, thứ hai cho các giáo viên và thứ ba cho người dân thành phố có can đảm chịu đựng cái tang đau đớn này và dấn thân làm cho thế giới này trở nên tốt lành hơn. Ông nói Kinh Mân Côi có sức mạnh củng cố đức tin của chúng ta. Ngày 19 tháng 12-2012 chỉ nội trong 24 giờ đã có hơn 60,000 kinh Kính Mừng được đọc theo các ý chỉ này.

Bà chị của cha Luke, linh mục chánh xứ giáo xức thánh nữ Rosa thành Lima Newtown thì xin mọi người cũng nhớ cầu nguyện cho em của bà và các linh mục khác trong tỉnh Newtown. Trong mấy ngày qua mỗi ngày cha Luke phải cử hành hai đám táng. Trong tuần vừa qua đã có 8 đám táng. Ông Haas cho biết trong đám táng các bà mẹ các em đã làm chứng cho tình yêu thương của họ đối với con cái họ, và tuy đau đớn nhưng họ thông truyền cho mọi người tình yêu thương đó. Nỗi đớn đau mất con của họ cũng giống nỗi đớn đau của Mẹ Maria nất Chúa Giêsu.

Theo ông kinh Kính Mừng là câu trả lời tốt nhất cho sự dữ. Khi trở thành hiệp sĩ Colombo mỗi thành viên cũng nhận được tràng hạt Mân Côi và ít nhất mỗi tuần phải lần hạt một lần. Ông nói: lần hạt Mân Côi, tham dự thánh lễ, rước Mình Thánh Chúa và xưng tội là các món qùa giúp chúng ta đương đầu với các tình trạng đau buồn như hiện nay.

Ngày 21 tháng 12-2012 lại xảy ra một vụ giết người khác tại Pensylvania làm cho 4 người thiệt mạng kể cả thủ phạm. Trong các ngày qua đã có hơn 400 ngàn người ký thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ hạn chế bán các loại vũ khí chiến tranh (CNA 21-12-2012). Linh Tiến Khải – Vietvatican

ĐỨC THÁNH CHA ÂN XÁ CHO ÔNG PAOLO GABRIELE

ĐỨC THÁNH CHA ÂN XÁ CHO ÔNG PAOLO GABRIELE

VATICAN: Trong buổi họp báo sáng ngày 22-12-2012 Cha Federico Lombardi giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ân xá cho ông Paolo Gabriele cựu quản gia.

Cha Lombardi nói với các nhà báo rằng: ”Sáng nay Đức Thánh Cha Biển Đừc XVI đã vào tù thăm ông Paolo Gabriele, cựu quản gia của ngài để xác định với ông rằng ngài đã tha thứ cho ông và đích thân báo cho ông biết ngài đã chấp thuận lời xin của ông và ân xá cho ông. Đây là một cử chỉ hiền phụ đối với một người mà Đức Thánh Cha đã chia sẻ vài năm sống tình gia đình mỗi ngày. Tiếp theo đó ông Paolo Gabriele đã được ra khỏi tù và trở về nhà. Mặc dù không được tiếp tục làm việc, nhưng ông được trú ngụ trong nội thành Vaticăng. Tin tưởng nơi sự chân thành xét lại của ông Tòa Thánh cống hiến cho ông khả thể tiếp tục cuộc sống với gia đình trong sự thanh thản”.

Như đã biết ông Gabriele đã bị bắt hồi tháng 5 năm 2012 vì tội đánh cắp nhiều tài liệu mật của Tòa Thánh, một thỏi vàng và một ngân phiếu 100.000 mỹ kim của Đức Thánh Cha. Ông đã bị kết án ba năm tù ngày mùng 6 tháng 10 vừa qua, và được giảm còn một năm rưỡi (SD 22-12-2012)

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha Kiểm Điểm Sinh Hoạt Tòa Thánh năm 2012

Đức Thánh Cha Kiểm Điểm Sinh Hoạt Tòa Thánh năm 2012

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến các Hồng Y và các chức sắc Tòa Thánh đến chúc mừng ngài sáng ngày 21 tháng 12-2012 nhân dịp Giáng Sinh và Năm Mới, ĐTC Biển Đức 16 đã kiểm điểm sinh hoạt của Tòa Thánh trong năm 2012.

Ngỏ lời với mọi người sau lời chúc mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn, ĐTC cũng nhắc nhở mọi người hiện diện rằng, với tư cách là một gia đình, tất cả đang được mời gọi để đón mừng Hài Nhi Giêsu tại hang đá Belem, Đấng là Thiên Chúa nhưng đã đến gần con người và trở thành một người như chúng ta. Tiếp đến Ngài cũng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người, đặc biệt là các vị Sứ Thần Tòa Thánh trên toàn thế giới. Cuối cùng, Đức Thánh Cha điểm lại những sự kiện quan trọng trong năm, bao gồm 3 cuộc công du, Đại Hội Các Gia Đình Thế Giới Tại Milan, Thượng Hội Đồng Thế Giới Lần Thứ 13 và cuối cùng là Năm Đức Tin. Trước hết, Đức Thánh Cha trình bày ngắn gọn những chia sẻ của ngài về ba cuộc công du trong năm vừa qua, ngài nói:

“Cuối năm nay chúng ta lại chứng kiến biết bao nhiêu cảnh huống khó khăn, những vấn đề và những thách đố lớn lao, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng nhìn thấy những dấu chỉ của niềm hy vọng, trong Giáo hội cũng như trong thế giới. Hôm nay tôi muốn đề cập đến một vài yếu tố quan trong liên quan đến đời sống Giáo hội cũng như phận vụ Giáo Hoàng của tôi. Trước hết là những chuyến công du tới Mê-xi-cô và Cuba, những cuộc gặp gỡ với sức mạnh của đức tin không thể nào quên, một đức tin được bén rễ sâu trong trái tim con người ở đây; và họ thể hiện một đời sống vui tươi phát xuất từ đức tin. Trong các cuộc viếng thăm nơi vùng đất này, tôi nhớ có biết bao nhiêu đoàn người đông đảo nối tiếp nhau trong niềm vui và hạnh phúc. Nhiều bạn trẻ đã quỳ gối bên đường để đón nhận phép lành của Đấng kế vị thánh Phêrô. Tôi cũng nhớ những buổi cử hành phụng vụ hết sức long trọng bên tượng Chúa Kitô Vua làm cho Vương quyền của Người hiện diện giữa chúng ta, nhờ đó chúng ta cảm nhận được bình an, sự công chính và chân lý của Ngài. Tất cả sự kiện này diễn ra tại các quốc gia mà nơi đó đang phải đối diện với những vấn nạn khác nhau, những hình thức bạo lực cũng như những khó khăn về kinh tế. Trong khi những vấn nạn này không thể giải quyết bằng lòng nhiệt thành tôn giáo, thì nó cũng không thể nào giải quyết được nếu thiếu một sự thanh luyện của con tim xuất phát từ sức mạnh của đức tin, và từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô. Tại Cuba, tôi cũng được tham dự những cử hành phụng vụ long trọng, với những tiếng hát, lời kinh và cả sự thinh lặng làm cho sự hiện diện của Đức Kitô thực sự trở nên hữu hình giữa một đất nước mà chính quyền lâu nay đã nỗ lực để loại bỏ Ngài. Một sự tìm kiếm sự cân bằng giữa trách nhiệm và tự do ở đất nước này không thể thành công nếu bỏ qua điểm tham chiếu nền tảng mà con người đã khám phá ra ngang qua cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa.”

Tiếp đến, Đức Thánh Cha cũng nói về cuộc thăm viếng Lebanon và Đại Hội Gia Đình Quốc Tế ở Milan. Dù có nhiều chủ đề và nhiều sự kiện được bàn thảo trong năm nay, tuy nhiên Đức Thánh Cha muốn tập trung vào ba chủ đề chính yếu, đó là: gia đình, phục vụ hòa bình trong thế giới và đối thoại giữa các tôn giáo và cuối cùng là cuộc công bố sứ điệp của Đức Kitô trong thế giới ngày nay cho những người chưa biết Chúa Kitô hay cho những người dầu đã gặp gỡ Ngài nhưng chưa nhận ra Ngài.

Về chủ đề gia đình, Đức Thánh Cha nói như sau:

“Trước hết, những niềm vui lớn lao mà ngày họp mặt ở Milan mang lại cho thấy, giữa bao khó khăn và thách đố, gia đình vẫn mạnh mẽ và sống động trong thế giới ngày nay. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta không thừa nhận cuộc khủng hoảng đang đe dọa nền tảng của gia đình, đặc biệt là trong thế giới Tây Phương. Chúng ta cần lưu ý rằng, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của gia đình như là một bối cảnh đích thực mà nơi đó chuyển giao kế hoạch của cuộc sống con người. Nơi gia đình chúng ta học để biết sống cho và sống với người khác. Vì thế, vấn nạn về gia đình không chỉ đơn thuần là một vấn nạn của một cấu trúc xã hội cụ thể, nhưng còn là vấn vạn về chính con người, về bản chất của con người và về con đường con người phải theo để trở nên người đích thực. Thách đố này bao gồm nhiều mặt. Trước hết là câu hỏi về khả năng của con người để thực hiện một cuộc cam kết hay là lẩn tránh sự cam kết đó. Một người có thể tự ràng buộc mình suốt cuộc đời không? Điều này có tương hợp với bản chất con người không? Điều này có đi ngược với tự do và mục đích tự thành toàn của bản thân không? Con người có thể trở nên là người đích thực khi chỉ sống cho riêng mình và chỉ đi vào mối tương quan với người khác khi thấy có thể phá vỡ mối tương quan này bất kỳ khi nào muốn không? Một sự cam kết suốt cuộc đời có đi ngược với tự do không? Một sự khước từ làm bất kỳ cuộc dấn thân nào cho thấy con người vẫn còn đóng kín với chính mình và giữ cái “Tôi” cho riêng mình và không thực sự vượt lên trên nó. Nhưng chỉ trong sự trao ban, con người mới thực sự tìm thấy chính mình. Và chỉ ngang qua việc mở ra với cái khác, người khác, với con cái, với gia đình, và để cho mình được biến đổi ngang qua những đau khổ, con người mới thực sự khám phá ra sự rộng lớn của bản tính nhân loại. Khi một sự dấn thân như thế bị loại trừ, hình ảnh về con người đích thực cũng biến mất: người cha, người mẹ, con cái – những yếu tố thiết yếu về kinh nghiệm hiện hữu của con người cũng biến mất.”

Nói về bản chất gia đình, Đức Thánh Cha nhắc nhở về bản chất của con người được sáng tạo như là những người nam và người nữ. Đó chính là công trình của Thiên Chúa, chứ không phải là sản phẩm của con người. Ngài nói:

“Thế giới ngày nay người ta từ chối bản chất của mình, và cho rằng, bản chất con người không phải là một điều gì được định sẵn nhưng họ có thể tự quyết định cho bản thân. Theo tường thuật sáng tạo của Thánh Kinh, con người được sáng tạo như những người nam và người nữ chính là bản chất của con người. Tính hai mặt này là một khía cạnh thiết yếu của con người. Tính hai mặt này là một điều được trao ban, nhưng giờ đây người ta đang tranh luận về nó. Giờ đây, Thiên Chúa không còn sáng tạo ra người nam và người nữ, thay vào đó là xã hội, và chính con người tự quyết định cho chính mình.” Đứng trước vấn nạn trên, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng, khi người ta chọn lựa để tự sáng tạo cho chính mình, thì họ cũng khước từ Đấng Tạo Hóa, và khi ấy phẩm giá con người cũng biến mất. Và do đó, bất cứ ai chống lại Thiên Chúa, thì cũng đang chống lại con người.

Liên quan đến vấn đề đối thoại, Đức Thánh Cha nói rằng:

“Hiện nay, Giáo hội của chúng ta đang đối diện với ba lĩnh vực đối thoại chính yếu, ngang qua những cuộc đối thoại này, Giáo hội muốn hiện diện trong công cuộc đấu tranh cho con người và cho nhân tính của con người. Đối thoại với các quốc gia, với xã hội – bao gồm đối thoại với các nền văn hóa và khoa học – và cuối cùng là đối thoại với các tôn giáo. Trong các cuộc đối thoại này, tiếng nói của Giáo hội được đặt nền tảng trên ánh sáng của Đức Tin. Dầu vậy, Giáo hội cũng hợp tác với ký ức của nhân loại, vốn là những kinh nghiệm ngay từ giai đoạn đầu của lịch sử. Nơi đó, Giáo hội đã học về những điều kiện của con người, Giáo Hội kinh nghiệm về những giới hạn cũng như sự vĩ đại của nó, những cơ hội và những thách đố. Văn hóa nhân loại, mà Giáo hội là một sự đảm bảo, phát triển ngang qua cuộc gặp gỡ giữa mạc khải của Thiên Chúa và cuộc sống con người. Giáo hội đại diện cho ký ức về cái gì có ý nghĩa là trở thành người đích thực trong khi đối diện với nền văn minh hay lãng quên, và do đó chỉ biết đến nó và những tiêu chuẩn của nó. Một cá nhân không có trí nhớ sẽ đánh mất căn tính của mình thế nào, thì con người không có ký ức cũng sẽ đánh mất căn tính của họ như vậy. Điều mà Giáo hội đã học được từ cuộc gặp gỡ giữa mạc khải và kinh nghiệm của con người thực sự vượt ra khỏi lãnh vực của lý trí nhưng nó cũng không thuộc về một thế giới xa lạ vốn không liên hệ gì đến những người không tin. Ngang qua việc đi vào tư tưởng và sự hiểu biết của con người, tri thức này là một sự mở rộng địa hạt của lý trí, và do đó, nó cũng nói cho những người không chia sẻ Đức Tin trong Giáo hội. Trong cuộc đối thoại với các quốc gia và xã hội, dĩ nhiên là Giáo hội không có sẵn các câu trả lời cho những câu hỏi riêng biệt. Cùng với những thể chế khác trong xã hội, Giáo hội cũng phải vật lộn với những câu trả lời để đáp trả một cách tốt nhất cho chân lý tồn tại của con người. Những giá trị mà Giáo hội nhận thấy là nền tảng và không thể thay thế cho sự tồn tại của con người, Giáo hội phải công bố nó một cách rõ ràng và minh bạch. Giáo hội làm tất cả để có thể thuyết phục mọi người, vì thế điều này có thể đụng chạm đến các thể chế chính trị.”

Tiếp đến, về vấn đề đối thoại tôn giáo, Đức Thánh Cha cho nói rằng:

“Trong tình huống hiện tại của con người, cuộc đối thoại tôn giáo là một điều kiện cần thiết cho nền hòa bình trên thế giới và đó là nhiệm vụ của các Kitô Hữu cũng như các cộng đoàn tôn giáo khác. Cuộc đối thoại này mang những chiều kích khác nhau. Trước hết, đó đơn giản chỉ là một cuộc đối thoại về cuộc sống, đối thoại để sống cùng với nhau. Vì thế cuộc đối thoại này không hệ tại ở việc thảo luận những chủ đề của đức tin, nhưng về những vấn đề cụ thể của việc sống chung và chia sẻ trách nhiệm đối với xã hội, đối với đất nước và con người. Trong tiến trình này, điều cần thiết là phải học để biết chấp nhận người khác trong sự khác biệt của họ và cả trong sự khác biệt về suy nghĩ nơi họ. Để làm được điều này, sự chia sẻ trách nhiệm về công lý và hòa bình phải trở nên những nguyên lý hướng dẫn của cuộc đối thoại.”

Sau đó, Đức Thánh Cha chia sẻ một cách vắn tắt về chủ đề truyền giảng Tin Mừng, hay công cuộc Phúc Âm Hóa. Đức Thánh Cha nói rằng, những yếu tố nền tảng của tiếng trình Phúc Âm Hóa xuất hiện trong trình thuật của Thánh Gioan về việc kêu gọi hai môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả, những người mà sẽ trở nên môn đệ của Đức ki-tô (Ga 1,35-39).

“Trước hết, chúng ta có một hành động công bố rất đơn sơ. Ông Gioan chỉ về phía Đức Giêsu và nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa!” Một hành động tương tự được tường thuật trong một vài câu sau đó. Lần này, chính Anrê đã nói với em trai của mình rằng: “Tôi đã thấy Đấng Mesia” (1,41). Yếu tố đầu tiên và nền tảng nhất là một sự công bố chân thật, một Kerygma, vốn có sức lôi cuốn nhờ vào sự xác tín nội tâm sâu xa của người công bố. Trong trình thuật về các môn đệ đầu tiên, đoạn tiếp theo trình bày về việc lắng nghe và đi theo Đức Giê-su, chưa phải với tư cách là người môn đệ nhưng chỉ vì sự tò mò thánh thiêng, một khoảng khắc của sự tìm kiếm. Cả hai môn đệ này đều là những con người đang tìm kiếm. Họ đặt khát vọng mong chờ Thiên Chúa lên trên, và vượt qua những vấn đề thường ngày. Và khi đươc khích lệ bởi lời công bố, cuộc tìm kiếm của họ trở nên cụ thể. Họ muốn đến để biết rõ hơn về con người được Thánh Gioan Tẩy Giả mô tả là Chiên Thiên Chúa. Cảnh thứ ba bắt đầu khi Đức Giêsu quay qua, bắt gặp họ và hỏi: “Các con đang tìm gì?” Họ đáp lại bằng một câu hỏi xa hơn, minh chứng sự mở ra đối với sự mong chờ của mình, sự sẵn sàng của họ để bước những chặng đường tiếp theo. Họ hỏi: “Thưa thầy, Thầy ở đâu?” Câu trả lời “Hãy đến mà xem” của Đức Giê-su là một lời mời gọi bước đi với Ngài, và ngang qua đó, đôi mắt của họ mở ra để nhìn thấy Ngài. Lời công bố chỉ hiệu quả trong những tình huống nơi đó người lắng nghe sẵn sàng cho Chúa đến gần họ, nơi đó con người đang tìm kiếm và đang trên đường hướng đến Thiên Chúa. Trái tim của họ được đụng chạm khi Đức Giê-su hướng đến họ, và như vậy cuộc gặp gỡ với lời công bố trở nên một sự tò mò linh thánh giúp người ta biết đến Thiên Chúa sâu xa hơn. Khi họ bước đi với Đức Giêsu, họ được dẫn tới nơi Ngài sống, đó chính là cộng đoàn Giáo hội, và cũng chính là Thân Thể của Ngài. Điều đó có nghĩa là họ đang đi vào cộng đoàn của những người dự tòng, một cộng đoàn vừa học hỏi vừa sống đạo, nơi mà ánh mắt chúng ta sẽ được mở ra khi chúng ta bước đi.

“Hãy đến mà xem”, câu nói mà Đức Giêsu đã nói với hai người môn đệ đi tìm kiếm Ngài khi xưa, thì Ngài cũng nói với những con người đang trên đường tìm kiếm trong thế giới hôm nay. Vào thời điểm cuối năm này, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho Giáo hội để, bất chấp những giới hạn của mình, người ta vẫn không ngừng nhận ra nơi đó chính là nơi Thiên Chúa cư ngụ. Xin Ngài cũng mở mắt cho chúng ta khi chúng ta bước đi trên hành trình trở về nhà Ngài, để chúng ta có thể thấy rõ hơn và xác tín hơn: “Chúng tôi đã gặp Ngài, Ngài chính là Đấng mà toàn thể thế giới đang chờ đợi, là Đức Giê-su, là con Thiên Chúa Thật và là người thật.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha chúc mừng Giáng sinh tới mọi người hiện diện và toàn thể các tín hữu trên toàn thế giới, ngài nói:

“Với những tâm tình này, từ thâu thẳm trái tim tôi, tôi ước mong mọi người có một lễ Giáng Sinh an lành và một Năm Mới Hạnh Phúc.”

Nguyễn Minh Triệu sj

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các trẻ em tìm Chúa

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các trẻ em tìm Chúa

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến dành cho phái đoàn Thiếu nhi Công Giáo tiến hành Italia, sáng ngày 20 tháng 12-2012, ĐTC nhắn nhủ các em tìm Chúa Giêsu như tác giả sự sống, niềm vui, tình thương và an bình.

50 em thiếu nhi đại diện cho hàng chục ngàn thiếu nhi Công Giáo tiến hành Italia, cùng với giáo sư Franco Miano Chủ tịch Phong trào, và Đức Cha Tổng Tuyên úy Domenico Sigalini, đến chúc mừng ĐTC nhân dịp lễ Giáng Sinh. Lên tiếng trong dịp này, ngài nhắc đến chủ đề hoạt động của các thiếu nhi Công Giáo tiến hành Italia là ”đi tìm kiếm tác giả”. ĐTC giải thích cho các em: tác giả sự sống, tác giả niềm vui và tác giả tình thương đối với các em chính là Chúa Giêsu.

ĐTC nói: ”Có bao nhiêu người làm cho các con được hạnh phúc, nhưng có một Người Bạn lớn nhất là Tác giả niềm vui của mọi người và với Tác giả ấy, tâm hồn các con được tràn đầy một niềm vui vượt lên trên mọi niềm vui khác, và kéo dài trọn đời: đó chính là Chúa Giêsu. Các con hãy nhớ rằng hễ các con càng học biết Chúa và đối thoại với Chúa, thì các con càng cảm thấy hài lòng trong tâm hồn và có khả năng vượt thắng những sầu muộn bé nhỏ nhiều khi xảy ra trong tâm hồn các con”.

Về việc tìm kiếm tác giả tình thương, ĐTC nhận xét rằng: ”Tất cả chúng ta đều cần yêu mến và cảm thấy có người chấp nhận và yêu mến chúng ta. Cảm thấy được yêu chính là điều cần thiết để sống, nhưng một điều không kém phần quan trọng, có là có khả năng yêu mến người khác, để làm cho cuộc sống của mọi người được tươi đẹp, cả cuộc sống của những người bạn đồng lứa tuổi với các con đang ở trong tình cảnh khó khăn. Vì thế, cha hài lòng vì sáng kiến của các con trong tháng giêng hỗ trợ một sự án tại Ai Cập nhắm giúp đỡ cụ thể cho các trẻ em bụi đời”. (SD 20-12-2012)

G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican

Đức Thánh Cha kêu gọi suy tư và xét mình nhân lễ Giáng Sinh

Đức Thánh Cha kêu gọi suy tư và xét mình nhân lễ Giáng Sinh

LUÂN ĐÔN. ĐTC mời gọi các tín hữu và mọi người thiện chí suy tư và xét mình nhân dịp lễ Giáng Sinh, lấy hứng từ Tin Mừng.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong một bài bình luận về lễ Giáng Sinh đăng trên tờ Finance Times (Tài Chánh Thời Báo), xuất bản tại Luân Đôn ngày 20 tháng 12-2012, theo lời thỉnh cầu của ban chủ nhiệm báo này.

Sau khi diễn giải ý nghĩa câu Chúa Giêsu trả lời cho những người muốn bắt bẻ Chúa ”Hãy trả cho Cesar những gì thuộc về Cesar, và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”, ĐTC viết:

”Sự giáng sinh của Chúa Kitô thách thức chúng ta hãy kiểm điểm lại những ưu tiên, giá trị và chính lối sống của chúng ta. Trong khi Lễ Giáng Sinh chắc chắn là một thời điểm đầy vui mừng, nhưng đây cũng là cơ hội để suy tư sâu xa, và xét mình. Vào cuối một năm cam go về kinh tế đối với nhiều người, chúng ta có thể học hỏi được điều gì từ sự khiêm hạ, nghèo khó, đơn sơ của cảnh tượng hang đá máng cỏ?

”Lễ Giáng Sinh có thể là một thời điểm trong đó chúng ta học cách đọc Tin Mừng, để biết Chúa Giêsu, không những như một hài nhi trong máng cỏ, nhưng còn như một Đấng qua đó chúng ta nhận ra Thiên Chúa làm Người. ĐTC xác quyết rằng: ”Chính trong Tin Mừng mà các tín hữu Kitô tìm được nguồn hứng cho cuộc sống thường nhất và dấn thân trong thế sự – dù là tại Quốc hội hay tại Thị trường chứng khoán-. Các tín hữu Kitô không được tránh né trần thế; họ phải dấn thân với trần thế. Nhưng sự dấn thân của họ trong chính trị và kinh tế phải vượt lên trên mọi hình thức ý thức hệ”.

ĐTC cũng khẳng định rằng ”Các tín hữu Kitô chiến đấu chống nghèo đói vì họ nhìn nhận phẩm giá tối cao của mỗi người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và nhắm đến cuộc sống vĩnh cửu. Các tín hữu Kitô hoạt động để có sự chia sẻ quân bình hơn các tài nguyên trái đất, vì họ xác tín rằng, trong tư cách là những người quản lý công trình sáng tạo của Thiên Chúa, chúng ta có nghĩa vụ phải chăm sóc những người yếu thế và dễ tổn thương nhất. Các Kitô hữu chống lại sự ham hố và bóc lột vì xác tín rằng lòng quảng đại và tình yêu thương vị tha, như Chúa Giêsu thành Nazareth đã dạy và sống, chính là con đường dẫn đến cuộc sống sung mãn. Niềm tin của Kitô hữu nơi vận mệnh siêu việt của mỗi người cho thấy cần cấp thiết hoạt động để thăng tiến hòa bình và công lý cho mọi người.”

ĐTC cũng cổ võ sự cộng tác của các tín hữu Kitô với những người khác. Kitô hữu trả cho Cesar những gì thuộc về Cesar chứ không phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Nhiều khi trong lịch sử, Kitô hữu đã không thể chiều theo những yêu cầu của Cesar. Từ việc tôn thờ hoàng đế trong đế quốc La Mã xưa kia cho đến các chế độ độc tài trong thế kỷ vừa qua, Cesar đã tìm cách chiếm chỗ của Thiên Chúa. Khi các tín hữu Kitô từ chối cúi mình trước các thần tượng giả dối được đề ra ngày nay, họ không theo một vũ trụ quan lỗi thời. Đúng ra là vì họ tự do đối với những cưỡng bách của ý thức hệ, họ được soi sáng nhờ nhân sinh quan cao quí về vận mệnh của con người, nên họ không thể thỏa hiệp với nhưng gì hạ giá quan niệm ấy.”

Sau cùng, ĐTC viết: ”Tại Italia, nhiều cảnh tượng hang đá diễn tả ở hậu trường cảnh điêu tàn của những dinh thực thời La Mã. Điều này cho thấy sự giáng sinh của Hài Nhi Giêsu đánh dấu sự cáo chung của trật tự cũ, của thế giới ngoại giáo, trong đó không ai dám chống lại những đòi hỏi của Cesar. Nay có một vị vua mới, Ngài không dựa vào sức mạnh của võ khí, nhưng dựa trên sức mạnh của tình thương. Ngài mang hy vọng cho tất cả những người, như Ngài, sống bên lề xã hội. Ngài mang hy vọng cho tất cả những người bị tổn thương vì những thay đổi của cải trong một thế giới bấp bênh. Từ máng cỏ, Chúa Kitô kêu gọi chúng ta sống như những công dân của nước trời, một nước mà mỗi người thiện chí có thể giúp xây dựng trên trái đất này” (SD 20-12-2012)

G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican

Công bố 24 sắc lệnh án phong chân phước và hiển thánh

Công bố 24 sắc lệnh án phong chân phước và hiển thánh

VATICAN. Sáng 20 tháng 12-2012, ĐTC đã cho phép Bộ Phong thánh công bố 24 sắc lệnh liên quan đến các án phong chân phước và hiển thánh, trong đó có sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô 6. Đứng đầu danh sách là sắc lệnh nhìn nhận phép lạ của chân phước Antonio Primaldo và hơn 800 vị tử đạo tại thành phố Otranto, nam Italia. Các vị bị người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo giết hại vào ngày 13-8 năm 1480. Hai sắc lệnh khác nhìn nhận phép lạ của hai nữ chân phước Laura di Santa Caterina, người Colombia, sáng lập dòng các nữ tu thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Nữ Catarina, qua đời năm 1949 tại Belencito-Medellín, thọ 75 tuổi. Tiếp đến là nữ chân phước Maria Guadalupe đồng sáng lập dòng các nữ tu thánh nữ Margarita Maria và người nghèo. Qua đời năm 1963 thọ 85 tuổi. Có 5 sắc lệnh nhìn nhận phép lạ và 3 sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của các vị tôi tớ Chúa thuộc nhiều nước như Italia, Argentina, Tây Ban Nha, Ba Lan, Ucraine, Croát, trong đó có nhiều vị bị giết vì đức tin trong thời nội chiến ở Tây Ban Nha. Sau cùng 10 sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của các vị tôi tớ Chúa, đứng đầu là Đức Giáo Hoàng Phaolô 6, qua đời năm 1978 thọ 81 tuổi. Nhóm hơn 800 chân phước tử đạo ở Otranto có lẽ là nhóm đông đảo nhất được nhìn nhận phép lạ và sẽ được tôn phong hiển thánh. Cuộc tử đạo của các vị diễn ra cách đây 532 năm, sau khi quân Thổ Nhĩ kỳ của Pascià Acmet vây thành Otranto nam Italia từ ngày 28 tháng 7 đến 11 tháng 8 năm 1480. Họ chiếm được thành và tụ tập 813 người còn sống sót, và đưa lên ngòn đồi Minerva gần đó, buộc phải chối bỏ Chúa Kitô, nếu không sẽ bị giết chết. Vị tử đạo đầu tiên là Antonio Primaldo, lần lượt tất cả đều bị chém chết. Ngày 14 tháng 12 năm 1771, ĐGH Clemente 14 công bố sắc lệnh nhìn nhận các vị tử đạo là chân phước. (SD 20-12-2012) G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican

Noi gương Mẹ Maria khiêm nhường vâng phục tiếp đón Chúa Giêsu Kitô

Noi gương Mẹ Maria khiêm nhường vâng phục tiếp đón Chúa Giêsu Kitô

Lễ Chúa Giáng Sinh mời gọi chúng ta noi gương Mẹ Maria sống khiêm nhường, vâng phục tiếp đón Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người, và luôn tin tưởng trong mọi hoàn cảnh vui buồn và đêm đen của cuộc sống. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 7,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19 tháng 12-2012 tại đại thính đường Phaolô VI. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã suy tư về đức tin của Mẹ Maria trong mầu nhiệm Tryền Tin. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:

Anh chị em thân mến, trên lộ trình Mùa vọng Trinh Nữ Maria chiếm một chỗ đặc biệt như là Đấng trong một cách thế duy nhất đã chờ đợi việc hiện thực các lời hứa của Thiên Chúa, bằng cách tiếp đón trong đức tin và thịt xác Đức Giêsu Con Thiên Chúa, trong sự vâng phục hoàn toàn thánh ý Chúa.

”Khaire kekharitomene, ho Kyrios meta sou” ”Hãy vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Chúa ở cùng tôn nương” (Lc 1,28). Đó là các lời tổng lãnh thiên thần Gabriel chào Mẹ Maria. Thoạt tiên từ ”khaire” hãy vui lên xem ra là một lời chào thông thường trong môi trường Hy lạp, nhưng nếu được đọc trong bối cảnh của truyền thống kinh thánh, nó có một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Từ này hiện diện bốn lần trong Thánh Kinh Cựu Ước tiếng Hy lạp, và luôn luôn loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đến (x. Sp 3,14; Ge 2,21; Dcr 9,9; Ac 4,21). Như thế lời sứ thần chào Đức Maria là một lời mời gọi vui lên, một nièm vui sâu xa, loan báo chấm dứt buồn thương hiện diện trong thế giới trước cái hạn hẹp của cuộc sống, trước khổ đau, cái chết, sự gian ác, bóng tối của sự dữ xem ra làm lu mờ ánh sáng lòng lành của Thiên Chúa. Đó là một lời chào ghi dấu sự khởi đầu của Phúc Âm, của Tin Mừng.

Nhưng tại sao Đức Maria lại được kêu mời vui lên như thế? Câu trả lời ở trong phần hai của lời chào: ”Chúa ở cùng tôn nương”. Cả ở đây nữa để hiểu rõ ý nghĩa của kiểu nói chúng ta phải quay về Thánh Kinh Cựu Ước. Chúng ta tìm thấy kiểu nói này trong sách ngôn sứ Sôphônia: ”Hãy vui lên hỡi con gái Sion… Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi… Thiên Chúa của ngươi ở giữa ngươi là một đấng cứu độ quyền năng” (Sp 3,14-17). Trong các lời này có một lời hứa kép cho dân, cho con gái Sion: Thiên Chúa sẽ đến như đấng cứu tinh của Israel và sẽ ngự giữa dân Người, trong cung lòng con gái Sion.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trong cuộc đối thoại giữa thiên thần và Đức Maria lời hứa đó được hiện thực: Đức Maria được đồng hóa với dân tộc được Thiên Chúa cưới, Người đích thực là con gái Sion; nơi Người thành toàn sự đợi trông Thiên Chúa đến vĩnh viễn, nơi Người Thiên Chúa sống động đến ở.

Trong lời chào của sứ thần, Đức Maria được gọi là ”Đấng đầy ân sủng”; trong tiếng Hy lạp từ ”ân sủng” Kharis có cùng gốc với từ ”niềm vui”. Cả trong kiểu nói này nữa nguồn gốc niềm vui của Đức Maria cũng được minh giải: niềm vui đến từ ân sủng, nghĩa là đến từ sự hiệp thông với Thiên Chúa, đến từ sự gắn liền sống động với Người, đến từ chỗ là nơi ở của Chúa Thánh Thần, hoàn toàn được nhào nặn bởi hoạt động của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Đức Maria là thụ tạo trong một cách thế duy nhất đã mở toang các cánh cửa cho Đấng Tạo Hóa, tự đặt mình trong tay Người, không giới hạn. Mẹ hoàn toàn sống nhờ và trong tương quan với Chúa; trong thái độ lắng nghe, chú ý tiếp nhận các dấu chỉ của Thiên Chúa trên lộ trình của dân Người; Mẹ được tháp nhập vào trong một lịch sử đức tin và hy vọng nơi các lời hứa của Thiên Chúa, làm thành mô cuộc sống của Mẹ. Và Mẹ tự do quy phục lời đã nhận được, quy phục ý muốn của Thiên Chúa trong sự vâng phục của đức tin.

Và Thánh sử Luca trình thuật câu chuyện của Đức Maria qua sự song song với câu chuyện của tổ phụ Abraham. Cũng như tổ phụ Abraham là cha của các kẻ tin, người đã đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi ra khỏi miền đất ông đã sống, ra khỏi các an ninh của mình để bắt đầu lộ trình hướng tới một vùng đất không được biết và chỉ được chiếm hữu trong lời Thiên Chúa hứa, Đức Maria hoàn toàn tín thác nơi lời sứ thần của Thiên Chúa nói và trở thành mẫu gương và Mẹ của mọi kẻ tin.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng khác trong thái độ sống của Mẹ Maria: đó là sự rộng mở tâm hồn cho Thiên Chúa và cho hoạt động của Người trong đức tin bao gồm cả yếu tố của sự tăm tối nữa. Tương quan của con người với Thiên Chúa không xóa bỏ khoảng cách giữa Đấng Tạo Hóa và thụ tạo, không loại trừ điều tông đồ Phaolô khẳng định trước sự khôn ngoan sâu thẳm của Thiên Chúa: ”Các phán quyết của Người ai dò cho thấu, các đường lối của Người ai theo dõi được” (Rm 11.33). Nhưng chính người, mà như Đức Maria, hoàn toàn rộng mở cho Thiên Chúa, đạt tới việc chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, cả khi nó nhiệm mầu và thường không trùng hợp với ý muốn riêng, và là một lưỡi gươm đâu thâu linh hồn, như cụ già Simeon sẽ nói tiên tri cho Đức Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ (x. Lc 2,35). Con đường đức tin của tổ phụ Abraham bao gồm lúc vui sướng vì ơn có con là Igiaác, nhưng cũng bao gồm lúc đen tối, khi ông phải lên núi Moria để hoàn thành một cử chỉ mâu thuẫn: Thiên Chúa đòi ông hiến tế đứa con mà Người vừa mới ban cho ông. Trên núi thiên thần truyền lệnh cho ông: ”Đừng giơ tay chống lại con trẻ, và đừng làm gì nó cả! Giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Thiên Chúa và đã không từ chối đứa con duy nhất của ngươi đối với Ta” (St 22,12). Sự tín thác hoàn toàn của Abraham nơi Thiên Chúa, tín trung với các lời hứa, đã không suy giảm, cả khi lời Người bí nhiệm và khó chấp nhận. Đối với Đức Maria cũng thế, đức tin của Mẹ sống niềm vui của việc Truyền Tin, nhưng cũng đi ngang qua việc đóng đinh của Con Mẹ, để sau cùng đạt tới ánh sáng của sự Phục Sinh. Áp dụng vào cuộc sống của kitô hữu Đức Thánh Cha nói:

Cả đối với con đường đức tin của từng người trong chúng ta cũng không khác: nó gặp các lúc có ánh sáng, nhưng cũng gặp các chặng trong đó Thiên Chúa xem ra vắng bóng, sự thinh lặng của Người đè nặng trên con tim chúng ta và ý muốn của Người không hợp với điều chúng ta muốn. Nhưng chúng ta càng rộng mở cho Thiên Chúa, đón nhận ơn đức tin, hoàn toàn đặt tin tưởng nơi Người như tổ phụ Abraham và như Đức Maria bao nhiêu, thì với sự hiện diện của Người Thiên Chúa lại càng khiến cho chúng ta có khả năng sống mọi hoàn cảnh cuộc đời trong an bình và chắc chắn về sự trung thành và tình yêu của Người bấy nhiêu. Tuy nhiên điều này có nghĩa là phải ra khỏi chính mình và các dự án riêng của mình, bởi vì Lời Chúa là ngọn đèn hướng dẫn các tư tưởng và hành động của chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã tìm hiểu thêm một khía cạnh khác trong các trình thuật thời thơ ấu của Đức Giêsu, khi thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Hài Nhi trong Đền Thờ theo luật Môshê: ”Mọi con đầu lòng phải dâng cho Chúa” (X Lc 2,22-24). Cử chỉ này của Thánh Gia Nagiaret còn có một ý nghĩa sâu xa hơn nữa, nếu chúng ta đọc trình thuật dưới ánh sáng khoa học tin mừng của Chúa Giêsu 12 tuổi, được tìm thấy trong Đền Thờ đang thảo luận giữa các bậc thầy, sau ba ngày tìm kiếm. Đáp lại các lời âu lo của Đức Mẹ và thánh Giuse: ”Con ơi tại sao Con đã làm cho cha mẹ điều này? Này cha và mẹ đã lo lắng tìm Con”, là câu trả lời bí ẩn của Chúa Giêsu ”Tại sao cha mẹ lại tìm Con? Cha mẹ lại không biết là Con phải lo các việc của Cha Con sao?” (Lc 2,48-49). Đức Maria phải canh tân đức tin sâu xa, với nó Mẹ đã nói ”có” trong biến cố Truyền Tin; Mẹ phải chấp nhận quyền ưu tiên của Người Cha thật của Đức Giêsu; phải biết để cho Người Con mà Mẹ đã sinh ra ấy được tự do đi theo sứ mệnh của Người. Và tiếng ”có” của Mẹ Maria đối với ý muốn của Thiên Chúa trong sự vâng phục của đức tin, lập lại dọc dài trong suốt cuộc sống của Mẹ, cho tới lúc khó khăn nhất là lúc của Thập Giá.

Mẹ Maria đã có thể sống con đường này bên cạnh Con Mẹ với đức tin vững vàng, cả trong đêm đen cũng không mất niềm trông cậy. Trong ngày Truyền Tin Mẹ bối rối khi nghe các lời của sứ thần. Đó là sự kính sợ mà con người cảm thấy trước sự gần gũi của Thiên Chúa, chứ không phải thái độ của người sợ hãi điều Thiên Chúa có thể xin. Mẹ Maria suy nghĩ về ý nghĩa lời chào của sứ thần. Trong tiếng Hy lạp được Phúc âm dùng để định nghĩa sự suy nghĩ ”dielogizeto” nhắc tới gốc của từ ”đối thoại”. Điều này có nghĩa là Mẹ Maria bước vào trong sự đối thoại thân tình với Lời Chúa đã được loan báo cho Mẹ, không coi nó một cách hời hợt mà dừng lại để cho nó thấm vào trong tâm trí, hầu hiểu điều Chúa muốn nơi Mẹ, hiểu ý nghĩa của lời loan báo.

Mẹ Maria còn có một thái độ nội tâm khác trước hành động của Thiên Chúa: đó là ”gìn giữ mọi sự trong lòng và suy gẫm” như kể trong trình thuật Chúa Giêsu sinh ra. (Lc 2,19). Có thể nói Mẹ ”giữ chung”, ”để chung” trong tim tất cả mọi biến cố đang xảy ra cho Mẹ, đặt để từng yếu tố, từng lời nói, từng sự kiện vào trong cái toàn thể và đối chiếu, duy trì, bằng cách thừa nhận rằng tất cả đến từ thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ biết nhìn vào chiều sâu để cho các biến cố gọi hỏi, soạn thảo chúng, phân định chúng, và chiếm hữu được sự hiểu biết, mà chỉ có đức tin mới bảo đảm được thôi. Đó là sự khiêm tốn thẳm sâu của đức tin vâng lời của Mẹ Maria, tiếp nhận cả những diều Mẹ không hiểu trong hành động của Thiên Chúa, bằng cách để cho Chúa rộng mở tâm trí của Mẹ.

Lễ trọng Giáng Sinh mà chúng ta sắp cử hành mời gọi chúng ta sống sự khiêm tốn và vâng phục này của đức tin. Vinh quang của Thiên Chúa không biểu lộ trong chiến thắng và quyền bính của một vì vua, không rạng ngời trong một thành phố danh tiếng hay trong một dinh thự sang trọng, nhưng đến ở trong cung lòng của một trinh nữ và tự mạc khải trong sự nghèo nàn của một trẻ thơ. Cả trong cuộc sống của chúng ta nữa, sự toàn năng của Thiên Chúa thường hành động trong thinh lặng với sức mạnh của chân lý và tình yêu. Đức tin nói với chúng ta rằng sau cùng quyền năng không tự vệ của Trẻ Thơ đó sẽ chiến thắng tiếng ồn ào của các quyền lực trần gian.

Chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã chúc tất cả một lễ Giáng Sinh tươi vui an bình. Sau cùng ngài cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vietvatican

Chính quyền Ai Cập muốn hồi giáo hóa đất nước

Chính quyền Ai Cập muốn hồi giáo hóa đất nước

Phỏng vấn Cha Samir Khalil Samir, dòng Tên

Từ hơn 3 tuần qua Ai Cập lại rơi vào tình hình căng thẳng với các cuộc xuống đường biểu tình rầm rộ của hằng trăm ngàn người tại quảng trường Tahrir và nhiều nơi khác trong thủ đô Cairo, cũng như trong nhiều thành phố lớn toàn nước. Các cuộc biểu tình đã do các nhóm đối lập tổ chức.

Nhưng lần này tình hình căng thẳng hơn vì các đoàn biều tình gồm hai nhóm chống và phò tổng thống Mohamed Morsi. Lý do là vì ngày 22 tháng 11-2012 tổng thống tân cử Mohamed Morsi đã ban hành sắc lệnh, tự cho mình các quyền hành hầu như vô giới hạn, và quyết định trưng cầu dân ý tân Hiến Pháp lấy Luật Sharia làm nền tảng. Ông El Baradei lãnh tụ đảng đối lập định nghĩa các quyết định của tống thống Morsi là một cuộc đảo chánh chống lai nền dân chủ và phản bội các ước vọng của nhân dân Ai Cập.

Các đoàn người biểu tình đã yêu cầu tổng thống thu hồi sắc lệnh và sửa đổi văn bản Hiến Pháp, trước khi cho trưng cầu dân ý, dự trù vào ngày 15 tháng 12. Các đoàn biểu tình phát xuất từ 4 vùng thủ đô và họ đã tràn tới trước dinh tổng thống. Bầu khí đã căng thẩng đến độ tổng thống Morsi đã phải rời khỏi dinh qua một ngõ bí mật. Các vụ đụng độ giữa hai phe chống và phò đã khiến cho hàng chục người chết và hằng trăm người bị thương. Sau cùng tổng thống Morsi đã phải nhượng bộ thu hồi sắc lệnh, nhưng vẫn duy trì cuộc trưng cầu dân ý với văn bản tân Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Samir Khalil Samir, dòng Tên, và giáo sư Claudio Lo Jacono, giám đốc nguyệt san Đông Phương tân tiến, về mưu toan của chính quyền Ai Cập muốn áp đặt luật Sharia trên toàn nước.

Hỏi: Thưa cha Samir, mục đích chính quyền của tổng thống Morsi nhắm tới là biến luật Sharia của Hồi giáo trở thành nền tảng các luật lệ của Ai Cập. Cha nghĩ sao về vấn đề này? Đáp: Đây đã luôn luôn là dự án của đảng ”Các anh em hồi giáo”, của nhóm Salafít và tất cả khuynh hướng hồi. Nó khá mạnh tại Ai Cập; đàng khác nó được trợ giúp tài chánh, và trong một số trường hợp cả trợ giúp quân sự, bởi các nước A rập giầu, đặc biệt là A Rập Sauđi và Qatar. Dự án này là điều không thể chấp nhận được, không chỉ từ phía các người không hồi giáo, nghĩa là các Kitô hữu và một vài nhóm thiểu số khác, mà cũng còn từ phía một số đông các tín hữu hồi muốn phân biệt niềm tin nói với con người rằng một điều là sự dữ thì không được phép làm, với xã hội chính trị nói rằng một điều sẽ bị trừng phạt.

Hỏi: Luật Sharia đã nảy sinh trong bối cảnh nào thưa cha? Đáp: Luật Hồi giáo Sharia đã được thiết lập trong nhiều hình thái khác nhau, ít nhất là trong bốn trường phải Sunnít và một trường phái Sciít trong các thế kỷ thứ IX-X, dựa trên vài câu trong Kinh Coran, nhưng không luôn luôn đúng như vậy. Tôi xin đơn cử một thí dụ rõ ràng và nghiêm trọng nhất. Luật Sharia nói: người bỏ đạo phải bị giết: ai đã là tín hữu hồi mà bỏ Hồi giáo để theo một tôn giáo khác hay để trở thành người vô thần và tuyên bố mình là như vậy, thì phải bị giết. Và tôi thách bất cứ ai tìm ra được trong Kinh Coran một câu nói như vậy. Câu này không hề có trong Kinh Coran. Và vì thế, một cách rất chính đáng, cả các tín hữu hồi nữa cũng rất thường khước từ luật Sharia, bởi vì nó không tương ứng với nền văn hóa hiện nay của người Hồi, mà tương ứng với nền văn minh thời Trung Cổ, trong đó luật Sharia đã được soạn thảo mà không tương ứng với mạc khải của Hồi giáo.

Hỏi: Trong hiện tình của đất nước Ai Cập ngày nay, cha đọc hiểu quyết định thừa nhận các nguyên tắc của luật Sharia như thế nào? Đáp: Điều đã được làm hiện nay là một mưu mẹo. Họ đang lạm dụng sự kiện Quốc hội tạm thời có đa số dân biểu là người hồi để bỏ phiếu. Và chính vì thế mà sự kiện tổng thống Morsi tự cho mình có mọi quyền hành là điều không thể chấp nhận được. Bây giờ kể cả thẩm phán đoàn cũng không thể kết án ông ta. Và tất cả tình hình này đều không thể chấp nhận đựơc, vì tự nó là bất hợp pháp.

Hỏi: Khoản này của Hiến Pháp quy chiếu các nguyên tắc của luật Sharia. Từ quan niệm pháp lý xem ra nó là bước đầu tiên. Thế thì người ta muốn đi tới đâu thưa cha? Đáp: Người ta muốn đi tới chỗ áp dụng tất cả các chi tiết của luật hồi giáo, chứ không phải chỉ áp dụng các nguyên tắc của nó mà thôi. Các nguyên tắc là các hướng dẫn tổng quát. Họ muốn nói một cách cụ thể rằng: chặt tay ai làm điều này, xử tử ai làm điều kia vv… Thi hành tất cả mọi chi tiết của luật Sharia là bước thứ hai. Nhưng một khi đã bỏ phiếu bước thứ nhất, thì bước thứ hai có nguy cơ sẽ tới. Nhưng vấn đề là ở đâu? Đó là sự kiện luật Hồi giáo trái nghịch với tư tưởng hiện nay của người Hồi trong một nước như Ai Cập. Như đã thấy cách đây ít ngày, dân chúng đã biểu tình rất mạnh mẽ với hàng ngàn người trẻ nói rằng chính quyến đã phản bội cuộc cách mạng tháng giêng năm 2011.

Hỏi: Người ta thấy rất nhiều tín hữu kitô và hồi giáo hiệp nhất với nhau trong việc bảo vệ các quyền con người, có đúng vậy không thưa cha?

Đáp: Đúng thế. Các kitô hữu tranh đấu cho điều đó, không phải chỉ vì họ là kitô hữu và đối với họ điều này bất công, mà bởi vì đó là một bất công chống lại nhân loại, một cách đặc biệt chống lại nữ giới, chống lại tất cả các nhóm thiểu số, chống lại những ngưới vô thần, những người đồng tính sẽ phải vào tù.

Đây là một quyết định của những người hồi cuồng tín muốn áp đặt trên các tín hữu hồi, trên các tín hữu kitô và những người khác một quan niệm tôn giáo không phải là quan niệm của tất cả mọi người hồi. Họ muốn áp đặt một thứ đạo Hồi thời Trung Cổ. Và đây là một nguy hiểm rất lớn đối với xã hội Ai Cập và nó có thể trở thành một nguy hiểm rất lớn đối với các xã hội hồi khác.

*** Sau đây là một số nhận định của giáo sư Claudio Lo Jacono, giám đốc nguyệt san ”Đông phương tân tiến” Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư nghĩ gì về Hiến Pháp mà tổng thống Morsi muốn cho trưng cầu dân ý trong hai ngày khác nhau?

Đáp: Có sự gia tăng việc quy chiếu luật Sharia, bao gồm các điều luật của Kinh Coran và các điều luật của truyền thống quy chiếu trước nhất về Mahomed cũng như vài người sau ông. Việc quy chiếu này đã có trong Hiến pháp Ai Cập ngay từ thời tổng thống Mubarak, nghĩa là của một Ai Cập đời hơn là Ai Cập mà chúng ta thấy hiện nay với chiến thắng của các Anh em hồi giáo và của tổng thống Morsi. Việc gia tăng chắc chắn là sẽ có, nhưng cần phải xem luật Sharia sẽ được áp dụng trong các lãnh vực nào, bởi vì chúng ta có thể tưởng tượng những điều kinh khủng như ném đá người phạm tội ngoại tình hay bỏ đạo, nhưng cũng có thể nghĩ tới một loạt các điều lệ hữu lý hơn trong luật Sharia, tương ứng một chút với các tâm tình của công lý đại đồng. Luật Sharia và kinh Coran cũng nói tới các điều rất cao thượng.

Hỏi: Có sự xa cách lớn giữa đường lối chính trị tiến hành với sắc lệnh của tổng thống Morsi và văn bản của Hiến pháp và cảm thức của người dân, có đúng thế không thưa ông? Đáp: Chắc chắn rồi, nếu điều này vô hiệu hóa một loạt các chinh phục mà Ai Cập đã thực hiện được trong qúa khứ, ngay từ thời tổng thống Sadat. Thí dụ như đối với điều kiện của nữ giới đã có một luật lệ rất là tiến bộ đối với hầu như toàn phần còn lại của thế giới hồi giáo. Như vậy nếu người ta lại đặt vấn đề đối với một vài giá trị mà chúng ta định nghĩa là văn minh, thì nó sẽ chỉ khơi dậy một phản ứng mạnh mẽ từ mọi phía tại Ai Cập, tuy là hồi giáo nhưng không còn thừa nhận các giá trị qúa khích của thứ Hồi giáo chính trị, như thứ Hồi giáo của đảng các Anh em Hồi giáo nữa.

Hỏi: Thưa giáo sư, ở đây chúng ta nói tới nữ giới, nhưng mà nó cũng liên quan tới các nhóm thiếu số nữa chứ… Đáp: Vâng, tất cả những điều này cũng liên quan tới các nhóm thiếu số. Chẳng hạn như các tín hữu chính thống Copte. Thiểu số chỉ là một kiểu nói, bởi vì đã không bao giờ có kiểm kê, vì người ta sợ vén mở cho thấy đâu là các sức mạnh của Giáo Hội Copte Ai Cập. Người ta nói rằng Giáo Hội này có hơn 10 triệu tín hữu. Nó đã không bao giờ là một thiểu số trong việc tranh luận cũng như trong vai trò chính trị tại Ai Cập. Cần nhớ rằng từ thời Mehmet ‘Ali là một người hồi, đã luôn luôn có các nhân vật kitô trong guồng máy chính quyền: phó tổng thống rồi các thủ tướng. Chính cuộc cách mạng năm 1919 là một trong những cuộc cách mạng cao qúy nhất của lịch sử Ai Cập, đã trông thấy các tín hữu hồi và các tín hữu kitô cùng cộng tác với nhau. Trong một nghĩa nào đó người ta cũng thấy như thế trong ”Mùa xuân” Ai Cập: nghĩa là có các dấu hiệu của công việc chung phải làm với nhau.

Hỏi: Dầu sao đi nữa thì việc bỏ phiếu Hiến pháp cũng là điều quan trọng, vì có một sự trống rỗng trong lúc này tại Ai Cập liên quan tới Hiến pháp. Có phải thế không thưa giáo sư? Đáp: Vâng. Một Quốc hội đã bị giải tán, một Quốc hội khác còn tiến tới một chút và sẽ phải lấp đầy khoảng trống này trong một cách thế nào đó. Trong lúc này đây thì Quốc hội lập hiến đang nắm giữ một vai trò mà tất cả những người đã biểu tình chống ông Mubarack đã dấn thân cho nó. Đây là một Hiến pháp mới, trong một quốc gia đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp dài. Và sự chuyển tiếp này sẽ không kết thúc với việc tái tổ chức các cơ cấu hiến pháp với một Hiến pháp mới có hình thức ”hơi hồi giáo hơn một chút”.

Cần phải xem cái ”hơi hồi giáo hơn một chút” đó có đụng chạm tới các giá trị không thể tách rời được khỏi nền văn minh đại đồng, chứ không phải chỉ là một phần của thế giới. Chẳng hạn như các giá trị liên quan tới sự bình đẳng giữa các phái tính trên bình diện pháp lý chính trị. Ai Cập hiện đang ở trong một giai đoạn không ổn định, một giai đoạn biến đổi. Nó có thể đi tới chỗ tốt đẹp hơn, nhưng cũng có thể đi tới chỗ đồi tệ hơn. Nhưng chỉ có thời gian mới có thể cho biết được nó sẽ như thế nào mà thôi.

Linh Tiến Khải – Vietvatican  

Giáo hội Việt Nam hãy nêu gương đức tin cho châu Á

Giáo hội Việt Nam hãy nêu gương đức tin cho châu Á

Chủ tịch FABC mời gọi người Công giáo Việt Nam sống đức tin làm gương cho Giáo hội Á châu

December 17, 2012

Giáo hội Việt Nam hãy nêu gương đức tin cho châu Á thumbnail

Đức Hồng y Oswald Gracias dâng Thánh lễ tại nhà thờ Đaminh Ba Chuông

Hôm 15 tháng 12, sau khi kết thúc đại hội khoáng đại Liên hội đồng Giám mục Á châu (FABC) lần thứ X tại Tòa giám mục Xuân Lộc, các tham dự viên đã chia thành 15 nhóm đến thăm Tổng giáo phận TP.HCM.

78 hồng y, tổng giám mục và giám mục cùng hàng trăm linh mục đã hiệp dâng Thánh lễ tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn và 14 giáo xứ thuộc 14 giáo hạt của Tổng giáo phận TP.HCM.

Tại giáo xứ Đaminh Ba Chuông, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức Hồng y Oswald Gracias, Đức cha Paul Tan và Philip Banchong đã đồng tế Thánh lễ có sự tham dự của hơn 1.000 người gồm các linh mục trong giáo hạt và dòng Đa Minh, đại diện tu sĩ và bề trên các dòng.

“Tôi muốn nói với anh chị em rằng có rất nhiều điều chúng tôi cần phải học hỏi nơi cộng đoàn giáo dân Việt Nam và chúng tôi rất hãnh diện về điều đó. Tôi mong rằng tinh thần hăng say, đạo đức của anh chị em sẽ trở nên tiên phong cho các giáo hội tại Á châu” – Đức Hồng y Oswald Gracias – chủ tịch FABC – nói với cộng đoàn bằng tiếng Anh và được một linh mục dịch sang tiếng Việt.

Vị Tổng Giám mục của giáo phận Mumbai, Ấn Độ còn nhấn mạnh rằng “Tôi rất ấn tượng về tinh thần đạo đức của giáo dân Việt Nam. Những gì tôi đã thấy chứng tỏ Giáo hội Việt Nam là một Giáo hội rất sống động”.

“Vấn đề là chúng ta giữ làm sao cho đức tin đó luôn sống động và phát triển để thông truyền đức tin đó cho người khác? Làm sao để Lời Chúa đi vào đời sống chúng ta và trở thành trung tâm đời sống của mỗi người để rồi chúng ta chia sẻ nó cho người khác, cho thế giới” – vị hồng y lưu ý.

Và ngài mời gọi tất cả linh mục, tu sĩ “hãy cộng tác với nhau để đem Tin Mừng đến cho người khác và để làm được điều đó thì các cha và nữ tu trước tiên phải loan báo Tin Mừng cho bản thân bằng việc học hỏi Lời Chúa. Vì chỉ khi nào Đức Kitô ngự trị trong bản thân mình thì mình mới có thể chia sẻ Ngài cho người khác được”.

“Chúng ta phải học hỏi Lời Chúa và truyền bá cho mọi người giá trị mà Tin Mừng mang đến trong đời sống”.

Ngài nói rằng Lời Chúa phải được thực thi trong đời sống hằng ngày qua việc sống bác ái yêu thương và công bằng đối với mọi người.

“Chúa đã ban rất nhiều đặc ân cho các linh mục tu sĩ, vậy xin các vị hãy cố gắng tận dụng các đặc ân đó, phát triển các đặc ân đó nhiều hơn nữa” – ngài nhắn nhủ.

“Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho giáo dân Việt Nam và xin mọi người hãy cầu nguyện cho chúng tôi – các vị giám mục Á châu”.

Tiếng vỗ tay vang rền khi Đức Hồng y Oswald Gracias ngỏ lời chúc mừng Lễ Giáng sinh đến cộng đoàn và cảm ơn những bài thánh ca được hát bằng tiếng Latinh trong Thánh lễ đã khiến ngài rất xúc động.

Đáp lại mời gọi trên, cha Giuse Trần Hòa Hưng – Chủ tịch Liên hiệp các bề trên thượng cấp Việt Nam – nói rằng “Chúng con tin tưởng cuộc gặp gỡ trong Thánh lễ này sẽ củng cố thêm sức mạnh đức tin, thắt chặt mối dây hiệp thông huynh đệ đồng thời mở ra niềm hy vọng mới cho tất cả tín hữu trong toàn giáo phận”.

Vị linh mục đồng thời là giám tỉnh dòng Don Bosco còn cam kết rằng “trong Năm Đức Tin này, toàn thể gia đình giáo phận, các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân cố gắng xây dựng cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương và nhiệt thành loan báo Tin Mừng”.

Tổng giáo phận TP.HCM hiện có hơn 200 giáo xứ với 700,000 giáo dân do hai giám mục, 700 linh mục và 5.764 tu sĩ coi sóc.

Sáng ngày 16 tháng 12, các đại biểu FABC đã dâng Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn. Sau Thánh lễ, Đức Hồng y Oswald Gracias công bố sứ điệp của Đại hội với chín điểm trọng tâm: gặp gỡ Đức Kitô, nhiệt thành loan báo Tin Mừng, tập chú vào Nước Trời, dấn thân xây dựng sự hiệp thông, đối thoại, khiêm tốn, nhất tâm bảo vệ phẩm giá con người, liên đới với các nạn nhân trong xã hội, và can đảm thể hiện đức tin bằng sự hy sinh.

Đại hội FABC bốn năm một lần được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam có chủ đề “40 năm FABC: Đáp ứng những thách đố tại Á châu” từ ngày 10-16/12.

UCANEWS VIETNAM

Tang lễ vị Đại diện giáo hoàng

Tang lễ vị Đại diện giáo hoàng

                                                                     Francis Rodrigues từ Mangalore India 
Tang lễ vị Đại diện giáo hoàng thumbnail
Đại diện Bờ Biển Ngà tham dự tang lễ của Đức cha Dr Ambrose Madtha

Đức Tổng giám mục đại diện Đức Thánh cha Ambrose Madtha được mai táng tại quê nhà Beltanghady, miền nam Ấn Độ, vào thứ Bảy qua đời do bị tai nạn xe. Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 8-12 tại Bờ Biển Ngà, nơi ngài được bổ nhiệm làm đại diện Tòa Thánh gần đây nhất.

Đức cha Madtha qua đời ở tuổi 57, làm sứ thần Tòa Thánh tại 6 quốc gia trong đó có Đài Loan, Albania và Bờ Biển Ngà.

Khoảng 3.500 người tham dự tang lễ của ngài tại nhà thờ giáo xứ Chúa Cứu Thế ở Beltanghady, bang Karnataka, trong đó có một phái đoàn đến từ Bờ Biển Ngà.

Đức cha Madtha được xem là người kiến tạo hòa bình đáng tin cậy tại nhiều nơi ngài được bổ nhiệm.

Lãnh đạo Hồi giáo, Dosso có mặt trong phái đoàn Bờ Biển Ngà, nói Đức cha Madtha đã xây dựng cầu nối giữa các tín ngưỡng, hồi tưởng lại việc ngài in và phát 120 bản sao kinh Qu’ran sau khi một Kitô hữu đốt sách thánh của Hồi giáo, khơi lên phản đối kịch liệt.

“Đó là cử chỉ vĩ đại … nhằm duy trì hòa bình và thân ái. Và là lý do tôi đến tham dự tang lễ”, Dosso nói.

Vào cuối năm 2010, ngài đóng vai trò người trung gian trong hậu trường khi cựu tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo cố tình nắm giữ quyền lực sau khi tranh cử thất bại.

Tại Đài Loan – nơi ngài được bổ nhiệm đầu tiên – Đức cha Madtha lúc đó đã thu xếp cho tổng thống Trần Thủy Biển tham dự tang lễ của Đức Gioan Phaolô II. Chưa từng có lãnh đạo nào của quốc đảo bị cô lập ngoại giao này viếng thăm Vatican trước đó.

UCANEWS VIETNAM

Toàn Văn Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Nhân Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi

Toàn Văn Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Nhân Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi

 

Anh chị em thân mến,

Nhân dịp lần thứ 50 ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi, được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 2013, Ngày Chúa Nhật Thứ 4 Phục Sinh, tôi muốn mời gọi các bạn phản tỉnh về chủ đề: Ơn gọi, dấu chỉ hy vọng đặt nền tảng trên đức tin, được diễn ra trong năm Đức Tin cùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc công Đồng Vaticano II. Trong khi Công Đồng đang họp, Tôi tớ Chúa, Đức Phaolô VI, đã thiết lập ngày toàn thể Giáo hội cầu nguyện cho ơn gọi. Vào ngày này, mọi người được mời gọi để cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha, xin Ngài tiếp tục sai các thợ gặt đến với Giáo Hội (Mt 9,38). Tại thời điểm đó, Ngài nói rằng: “Vấn đề có đủ số lượng các linh mục có một ảnh hưởng trực tiếp đến mọi tín hữu, không chỉ vì linh mục là nền tảng của xã hội Kitô giáo trong tương lai, nhưng hơn thế, việc có đủ số linh mục là một dấu chỉ rõ ràng của sức sống đức tin và là dấu chỉ tình yêu thương của mỗi giáo xứ cũng như các cộng đoàn giáo phận, đồng thời nó cũng là dấu chỉ rõ ràng về một đời sống luân lý lành mạnh nơi các gia đình Kitô hữu. Nơi đâu ta càng thấy có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, nơi đó người ta đang sống Tin Mừng với sự quảng đại lớn lao (Đức Phaolô VI, Sứ Điệp Radio, 11 tháng 4 năm 1964).

Trong suốt nhiều thế kỷ qua, các cộng đoàn Kitô hữu khác nhau từ khắp nơi trên thế giới quây quần bên nhau vào ngày Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh và cùng nhau cầu nguyện để xin Thiên Chúa những món quà ơn gọi linh thánh, đồng thời gợi ý cho mọi người tiếp tục phản tỉnh về nhu cần khẩn thiết trong việc đáp trả lời mời gọi linh thánh. Thực vậy, hàng năm sự kiện quan trọng này đã giúp các Kitô hữu thấy được tầm quan trọng của ơn gọi linh mục và tu sĩ, và nhờ đó giúp họ ý thức về điều này trong đời sống thiêng liêng, cầu nguyện và tông đồ của mình.

Hy vọng là một sự trông mong về một điều gì đó tích cực trong tương lai, nhưng mặt khác nó cũng nuôi dưỡng hiện tại thường bị ghi dấu bởi những bất mãn và thất bại. Vậy, đâu là nền tảng niềm hy vọng của chúng ta? Nhìn vào lịch sử của dân tộc Do thái, được tường thuật lại trong Cựu Ước, chúng ta thấy một yếu tố luôn xuất hiện, đặc biệt là trong những thời điểm khó nhăn như thời Lưu Đày, một yếu tố được tìm thấy đặc biệt nơi các bài viết của các Ngôn Sứ, đó là việc Thiên Chúa luôn luôn trung thành với lời Ngài đã hứa với các Tổ Phụ: Một sự ghi nhớ mời gọi chúng ta bắt chước mẫu gương sáng chói của Tổ Phụ Abraham, ngài “mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc, như lời Thiên Chúa phán: “Dòng dõi người sẽ đông đảo như thế” (Rm 4,18). Một chân lý đầy an ủi và có tính soi sáng luôn hiển lộ trong toàn bộ lịch sử cứu độ, đó chính là sự trung tín của Thiên Chúa đối với Giao Ước. Ngài luôn đi vào Giao Ước và đổi mới nó, bất chấp con người đã phá vỡ nó khi bất trung và phạm tội, từ thời lụt hồng thủy (St 8,21-22) đến lúc xuất hành và ngang qua cuộc hành trình qua sa mạc (x. Dt 9,7).

Sự trung tín đó khiến cho Thiên Chúa tiếp tục ký kết một giao ước mới, giao ước vĩnh cửu với con người, nhờ vào máu của Người Con, Đấng đã chết và sống lại để cứu độ chúng ta. Trong mỗi giây phút, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, sự trung tín của Thiên Chúa luôn là nguồn sức mạnh đích thực của lịch sử cứu độ. Sức mạnh này khơi nên trong trái tim của những người nam và người nữ một niềm xác tín vững chắc vào niềm hy vọng rằng một ngày họ sẽ đạt đến “Đất Hứa”. Đây chính là nơi chúng ta tìm thấy nền tảng chắc chắn của mọi hy vọng: Thiên Chúa chưa bao giờ từ bỏ chúng ta và Ngài vẫn luôn trung tín với Lời của mình. Vì lý do đó, trong mọi hoàn cảnh, thuận lợi hay khó khăn, chúng ta vẫn có thể nuôi dưỡng một niềm hy vọng chắc chắn và cầu nguyện với Thánh Vịnh: “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, này hồn tôi hãy nghỉ ngơi yên hàn. Vì hy vọng của tôi bởi Người mà đến (Tv 62, 6).

Như thế, để có hy vọng, chúng ta cần tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng tín trung, Ngài luôn giữ lời hứa đã giao ước. Vì thế, đức tin và hy vọng có mối liên hệ mật thiết với nhau. “Thực ra, “Hy vọng” là một từ chủ yếu trong Thánh Kinh – đến mức trong nhiều đoạn những từ “đức tin” và “hy vọng” dường như có thể hoán chuyển cho nhau. Vì thế Thư Do Thái liên kết chặt chẽ “sự viên mãn của đức tin” (10:22) với “sự tuyên xưng cách quả quyết niềm hy vọng của chúng ta” (10:23). Cũng thế, trong thư Thứ Nhất, khi Thánh Phêrô khích lệ các Kitô hữu hãy luôn luôn sẵn sàng đưa ra câu trả lời liên quan đến logos – ý nghĩa và lý do –cho niềm hy vọng của họ (x. 3:15), thì từ “hy vọng” là tương đương với từ “đức tin” (Spe Salvi, 2).

Anh chị em thân mến, Chính xác thì sự trung tín của Thiên Chúa là gì mà chúng ta có thể đặt để niềm hy vọng của mình? Thưa, đó chính là tình yêu của Ngài. Ngang qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa là Đấng đã đổ tràn tình yêu vào nơi sâu thẳm nhất trong mỗi chúng ta (xem Rm 5,5). Và tình yêu này, được biểu lộ trọn vẹn nơi Đức Kitô, đã thấm sâu vào tâm khảm mỗi chúng ta và đòi hỏi một lời đáp trả ngang qua cách thức mà mỗi cá nhân muốn chọn lựa cách sống cho riêng mình. Tình yêu Thiên Chúa đôi lúc dẫn người ta tới nơi mà mình chưa bao giờ tưởng tượng, nhưng tình yêu này cũng luôn dẫn ta đến với những con người mà ta muốn tìm gặp. Như thế, hy vọng được dưỡng nuôi bởi sự xác tín này: “Còn chúng ta, chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó” (1 Ga 4,16).

Tình yêu sâu xa và mang tính đòi hỏi này đã thấm sâu vào chúng ta và trao ban cho chúng ta một niềm can đảm. Tình yêu này cũng trao cho ta niềm hy vọng vào cuộc hành trình của mình, vào lịch sử và tương lai. Cách riêng, cha muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ, cha muốn nhắc lại rằng: “Sự sống của các con sẽ là gì nếu thiếu tình yêu này? Thiên Chúa chăm sóc mọi người nam và người nữ từ khi tạo dựng đến khi thời gian tới hồi viên mãn, khi Ngài hoàn tất kế hoạch cứu độ của mình. Nơi Thiên Chúa Phục Sinh, chúng ta có một niềm hy vọng chắc chắn” (Bài Huấn Dụ Dành Cho Các Bạn Trẻ Thuộc Giáo phận Sang Marino – Montefeltro, 19 tháng 6 năm 2011). Như xưa Đức Giêsu đã sống cuộc đời dương thế như thế nào, thì hôm nay Đức Giêsu Phục sinh cũng đồng hành trong cuộc sống của chúng ta như vậy. Ngài dìm mình vào hành động của chúng ta, với tất cả khao khát và nhu cầu của ta. Giữa mọi hoàn cảnh, Đức Giêsu tiếp tục nói với chúng ta; Ngài mời gọi chúng ta sống với Ngài, vì chỉ duy Ngài là Đấng có thể thỏa đáp được mọi khát vọng nơi ta. Giờ đây, Đức Giêsu hiện diện giữa cộng đoàn các môn đệ chính là Giáo Hội, và Ngài vẫn mời gọi mọi người bước theo mình. Lời mời gọi này có thể đến bất kỳ lúc nào. Hôm nay, Đức Giêsu tiếp tục cất lời: “Hãy đến và theo tôi” (Mc 10,21). Chấp nhận lời mời gọi này nghĩa là không còn chọn lựa con đường của riêng mình nữa. Theo Ngài nghĩa là đặt để ý muốn của chúng ta nơi Ý muốn của Đức Giêsu, trao ban cho Ngài chính mình, đặt Ngài vào vị trí trổi vượt trong mọi lĩnh vực của đời sống: gia đình, công việc, sở thích riêng và chính bản thân mình. Theo Đức Giêsu cũng có nghĩa là giao nộp chính chúng ta cho Ngài, sống trong tình thân mật với Ngài, và nhờ Ngài đi vào sự hiệp thông với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, và cũng là với anh chị em chúng ta. Sự hiệp thông đời sống với Đức Giêsu là một “tình trạng” đặc ân, nơi đó chúng ta có thể kinh nghiệm được niềm hy vọng và nơi đó đời sống chúng ta trở nên tròn đầy và tự do.

Ơn gọi linh mục và tu sĩ được nảy sinh từ kinh nghiệm gặp gỡ cá vị với Đức Kitô, từ một cuộc đối thoại chân thành và đầy tin tưởng với Ngài, nhờ đó đi vào trong ý muốn của Ngài. Do đó, điều cần thiết là phải lớn lên trong kinh nghiệm về đức tin, được hiểu như là một mối liên hệ sâu xa với Đức Giêsu, như là một sự lắng nghe nội tâm đối với tiếng nói của Ngài vốn âm vang trong sâu thẳm cõi lòng chúng ta. Tiến trình này, một tiến trình mà ngang qua đó chúng ta đáp trả một cách tích cực đối với lời mời gọi của Thiên Chúa, chỉ khả thi nơi những cộng đoàn Kitô hữu sống đức tin một cách mạnh mẽ và quảng đại làm chứng cho Tin Mừng, nơi có một cảm thức truyền giáo mạnh mẽ đến nỗi thúc đẩy người ta hiến mình cho Nước Thiên Chúa. Tiến trình này được nuôi dưỡng bởi các bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và ngang qua một đời sống cầu nguyện liên lỉ. Đời sống cầu nguyện, “một đàng là cái gì đó rất riêng tư, là một cuộc gặp gỡ giữa thâm sâu của chính tôi với Chúa, Thiên Chúa hằng sống. Đàng khác, lời cầu ấy phải luôn được hướng dẫn và soi sáng bởi những kinh nguyện quý giá của Giáo Hội và của các thánh, và bởi lời cầu phụng vụ, trong đó Chúa dạy đi dạy lại chúng ta làm thế nào cầu nguyện cho xứng hợp” (Spe Salvi, 34).

Đời sống cầu nguyện sâu xa và bền bỉ giúp tăng trưởng đức tin nơi cộng đoàn Kitô hữu. Đồng thời đời sống cầu nguyện cũng giúp đổi mới không ngừng niềm xác tín rằng Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ dân Ngài và luôn nuôi dưỡng họ bằng cách trao ban những ơn gọi đặc biệt – ơn gọi linh mục và tu sĩ – để họ có thể là dấu chỉ hy vọng cho thế giới. Thực vậy, linh mục và tu sĩ được mời gọi để trao ban chính mình một cách vô điều kiện cho Dân Thiên Chúa, trong một sự phục vụ yêu thương cho Tin Mừng và Giáo hội, với niềm xác tín vào niềm hy vọng vốn chỉ có thể đến từ một sự mở ra đối với Thiên Chúa. Do đó, ngang qua những chứng tá về đức tin và lòng nhiệt thành tông đồ, họ có thể thông truyền, đặc biệt với các thế hệ trẻ, một khao khát mạnh mẽ để quảng đại và mau mắn đáp lại lời mời gọi của Đức Kitô, Đấng mời gọi họ bước theo Ngài một cách gần gũi hơn. Khi một người môn đệ của Đức Giêsu chấp nhận lời mời gọi thần linh để dâng hiến chính mình trong đời sống linh mục hay tu trì, chúng ta chứng kiến một hoa trái chín mùi nhất của cộng đoàn Kitô hữu, giúp chúng ta nhìn vào tương lai của Giáo Hội và sứ mạng rao giảng Phúc Âm của Giáo Hội trong niềm tin tưởng và hy vọng. Điều này đòi hỏi cần có những người thợ gặt mới để công bố Tin Mừng, để cử hành Thánh Lễ và bí Tích Hòa Giải. Vì thế, không thể thiếu những linh mục nhiệt thành, những người luôn ở bên người trẻ với tư cách là “những người bạn đồng hành”, giúp đỡ họ, trong bước đường đời đầy khó khăn và cam go, nhận ra Đức Ki-tô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (xem Ga 14,6). Các linh mục cũng là người nói cho người trẻ về lòng can đảm của Tin Mừng, về vẻ đẹp của việc phục vụ Thiên Chúa, cộng đoàn Kitô hữu và anh chị em của mình! Các linh mục là hiện thân của hoa trái phát sinh từ một sự dấn thân nhiệt thành vốn trao ban ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống của họ, vì đời sống này được đặt nền tảng trên niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta trước ( x. Ga 4,19).

Các bạn trẻ thân mến, dẫu các con đang phải đối diện với biết bao nhiêu lựa chọn hời hợt và chóng qua, cha hy vọng các con vẫn có thể nuôi dưỡng khao khát về điều gì có giá trị đích thực với những mục đích cao cả, những lựa chọn triệt để trong việc phục vụ tha nhân và bắt chước Đức Kitô.

Các con đừng sợ bước theo Đức Giêsu và bước đi trên con đường đức ái đầy đòi hỏi và sự can đảm này. Trên hành trình này, các con sẽ hạnh phúc để phục vụ và làm chứng về một niềm vui mà thế giới không thể trao ban; các con sẽ là những ngọn lửa sống động về một tình yêu vô hạn và vĩnh cửu; và các con sẽ học để sẵn sàng đưa ra một câu trả lời cho niềm hy vọng nơi các con” (Pr 3,15).

Nguyễn Minh Triệu sj Chuyển ngữ – Vietvatican

Đức Thánh Cha tiếp Chủ tịch chính quyền Palestine

Đức Thánh Cha tiếp Chủ tịch chính quyền Palestine

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 17 tháng 12-2013 dành cho Chủ tịch Chính quyền Palestine, Ông Mahmoud Abbas, ĐTC tái kêu các vị lãnh đạo liên hệ can đảm thực hiện hòa giải và hòa bình.

Theo thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh, sau khi gặp ĐTC, Ông Mahmoud Abbas đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Bertone và Đức TGM ngoại trưởng Mamberti.

Trong các cuộc nói chuyện thân mật, các vị nhắc đến nghị quyết mới được Đại hội đồng LHQ thông qua, nhìn nhận Palestine như một quốc gia Quan sát viên không thành viên. Tòa Thánh cầu mong rằng sáng kiến này khích lệ nỗ lực của Cộng đồng quốc tế tìm một giải pháp công chính và lâu bền cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, hòa bình này chỉ có thể đạt được nhờ việc mở lại cuộc thương thuyết giữa các phe liên hệ, trong sự ngay tình, và tôn trọng quyền lợi của mọi người.

Các vị cũng nói đến sự đóng góp của các cộng đồng Kitô cho công ích của xã hội tại lãnh thổ của người Palestine và trong toàn vùng Trung Đông.

Đây là lần thứ 6 chủ tịch chính quyền Palestine gặp ĐGH. Tháp tùng ông Mahmoud Abbas, có 8 người. Ông đã tặng ĐTC một bức tranh khảm diễn tả Đền thờ thánh mộ Jerusalem. Ngài tặng lại cho ông một bức tranh với hình các phông-ten trong Vườn Vatican. (SD 17-12-2012)

G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican

Năm Đức Tin: Nguy Cơ Của Tiền Bạc Cho Đời Sống Đức Tin

Năm Đức Tin: Nguy Cơ Của Tiền Bạc Cho Đời Sống Đức Tin

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Sống đức tin Công Giáo cách sâu sắc và tưởng thành không những đòi hỏi phải có can đảm để tuyên xưng đức tin ấy bằng hành động cụ thể bên ngoài qua việc chu toàn những bổn phận thiêng liêng của người tín hữu sống trong Giáo Hội, như siêng năng việc thờ phượng Chúa, học hỏi lời Chúa, năng lãnh nhận các bí tích ban ơn cứu độ như Thánh Thể và hòa giải, và làm nhân chứng cho Chúa Kitô trước mặt người đời -mà hơn nữa- còn phải ý thức sâu xa về những nguy cơ đe dọa đức tin đó nữa.

(Xem tiếp . . . .Năm Đức Tin- Nguy cơ của tiền bạc cho đời sống Đức Tin )

Đức Thánh Cha đề cao gia trị của thể thao

Đức Thánh Cha đề cao gia trị của thể thao

VATICAN. Sáng 17 tháng 12-2012, trong buổi tiếp kiến phái đoàn của Ủy ban quốc gia Italia về Olympic, ĐTC đề cao vai trò của thể thao và mời gọi các vận động viên trong hoạt động này luôn phục vụ con người.

Trong số 200 người thuộc phái đoàn có nhiều vận động viên đã tham dự các cuộc tranh tài thế vận Olympic ở Luân đôn, Anh quốc, mùa hè năm nay đã đạt được 28 huy chương, trong đó có 8 huy chương vàng.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC khẳng định rằng ”Mỗi hoạt động thể thao, dù là ”chơi tài tử” hay chuyên nghiệp để tranh giải, đều đòi phải có sự lương thiện trong cuộc thi đua, tôn trọng thân xác của mình, ý thức liên đới, vị tha và cả niềm vui, sự mãn nguyện và mừng lễ. Tất cả những điều đó đòi phải có một hành trình trưởng thành về nhân bản thực sự, với những sự từ bỏ, kiên trì, nhẫn nại, và nhất là khiêm tốn. Đức tính này không được hoan nghênh nhưng nó chính là bí quyết chiến thắng”.

ĐTC cũnh nhận định rằng điều quan trọng trong thể thao, không những là tôn trọng qui luật, nhưng còn phải có một nhân sinh quan, đồng thời người thực hành thể thao cần có một nền giáo dục, linh đạo, và các giá trị siêu việt. Thực vậy, thể thao là một thiện ích về giáo dục và văn hóa, có khả năng biểu lộ cho con người chính bản thân và giúp họ hiểu giá trị sâu xa của cuộc sống”.

ĐTC đề cao sứ mạng của các vận động viên, như những người chiếm giải vô địch và chứng nhân. Ngài nói: ”Đối với những người ngưỡng mộ, các bạn có thể là những mẫu gương giá trị mà họ muốn noi theo.”

Nhắc đến Năm Đức Tin, ĐTC nói thêm rằng: ”Tôi muốn nhấn mạnh điều này là hoạt động thể thao có thể giáo dục con người trong việc thi đua về đàng thiêng liêng, nghĩa là sống mỗi ngày, nỗ lực làm cho sự thiện chiến thắng sự ác, sự thật thắng gian dối, tình yêu thắng hận thù, và điều này cần diễn ra nơi chính bản thân mình. Và khi nghĩ đến công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, cả thế giới thể thao cũng có thể được coi là một ”tiền đường dân ngoại” thời nay, nghĩa là một cơ hội quí giá để gặp gỡ, cởi mở đối với mọi người, dù họ có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, trong đó người ta cảm nghiệm niềm vui, và các những vất vả khi đối chiếu mình với những người thuộc các văn hóa, ngôn ngữ, và hướng đi tôn giáo khác”. (SD 17-12-2012)

G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican