Chúa Nhật 2 Mùa Chay

Chúa Nhật 2 Mùa Chay

Kính thưa qúi ông bà anh chị em, tình yêu cần được  biểu lộ ra bên ngoài bằng một hành động nào đó; càng yêu nhiều bao nhiêu, người ta càng tìm đủ mọi cách để cho người mình yêu được sung sướng hạnh phúc bấy nhiêu. Yêu là đi bước trước và có những sáng kiến đẹp đẽ dành cho người mình yêu. Đó phải chăng là tư tưởng của bài đọc 1 sách Sáng Thế mà chúng ta nghe trong Chúa Nhật tuần thứ hai mùa chay năm C.

     Thiên Chúa hứa với tổ phụ Áp-ra-ham, ông sẽ có một miêu duệ, con cháu đông vô số kể và có được miền đất chảy sữa và mật. Lời hứa của Chúa được kèm theo một giao ước với lễ vật mà Thiên Chúa chỉ cho Áp-ra-ham làm. Giao ước thường là hai bên đưa ra những điều kiện và sau khi đã thỏa thuận thì cả hai bên phải tuân giữ; thế mà, ta thấy trong giao ước này sáng kiến là do Chúa đưa ra và chỉ có phía bên Thiên Chúa thực hiện giao ước: phía bên Thiên Chúa là lời hứa với tổ phụ Apraham với một miêu duệ con cháu và đất đai để cư ngụ, còn bên phía Áp-ra-ham không phải tuân giữ các điều khoản nào trong giao ước. Ôi ! Quả thật, một tình yêu bao la bao giờ cũng gánh lấy tất cả mọi khó khăn khổ cực thiệt thòi về phần mình để cho người mình yêu được mọi sự nhẹ nhàng vui sướng hạnh phúc.

     Thánh Phaolo trong bài đọc 2, ngài luôn mong ước cho mọi người có được đời sống tốt đẹp của Thiên Chúa, nên chi thánh nhân mời gọi mọi người noi gương bắt chước cuộc sống của ngài; vì thánh Phaolô luôn sống theo lời dạy của Đức Ki-tô. Để rồi thánh Phaolo đã phải ứa lệ quặn đau khi nhìn thấy nhiều người đã sống tương phản với lời Tin Mừng, vì chúa của họ là cái bụng, nghĩa là họ chỉ có biết việc ăn uống và những danh vọng ở trần gian này mà thôi.
 
     Qua bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ 2 mùa chay này, cho ta thấy cảnh uy nghi sáng láng của việc Chúa biến hình, hay nói cách khác, Chúa tỏ ra cho ba môn đệ một chút về Thiên Tính của Chúa, đến nỗi Phêrô phải thốt lên: “Lạy thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm; chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisê và một cho Êlia” (Lc, 9,33 ).
 
     Mục đích Chúa biến hình cho ba môn đệ xem thấy để làm gì? Để biểu diễn phô trương chăng? Không phải. Thế thì để làm gì, nếu không phải vì yêu thương các môn đệ, nên không muốn các ông té ngã thất vọng khi thấy Chúa Giêsu chịu khổ hình và chịu chết thảm thương. Sự biến hình này là biểu lộ một chút Thiên Tính nằm trong nhân tính của Chúa Giêsu, để nói cho các môn đệ rằng, dù sau này người ta có làm gì đi chăng nữa qua con người của Chúa Kitô, nhưng họ không thể làm gì được trên Thiên Tính của Ngài, cho dù bất cứ  quyền lực nào, và ngay cả cái chết cũng không làm được gì Ngài. Vậy các con hãy yên tâm và tin tưởng tuyệt đối vào Thầy để đi cho trọn con đường Thầy đi và các con cũng sẽ đi con đường như thế.
 
     Tuy là thế, nhưng với bản tính mỏng dòn yếu đuối của con người bao giờ cũng lo sợ trước bao đau khổ bởi cái đói khổ, bệnh tật hay sự bắt bớ, đòn vọt, tù đày và nhất là cái chết. Sao lại sợ như thế nếu không phải là sợ cái chết đời đời đó sao, chết là cắt đứt tất cả với những người thân quen cùng với mọi cảnh vật. Đó là lý do phải sợ, nhưng với nguyên lý mà Chúa Giêsu đã mang lại cho tất cả mọi ngưòi là: qua đau khổ mới đến vinh quang, có chết đi mới được phục sinh vinh hiển, điều này thuộc chiều kích Thần tính của Thiên Chúa.
 
     Vậy thì trong mỗi một người đều có hai chiều kích; chiều kích về con người thuần túy, xác đất- vật hèn, nhưng cũng chính trong con người này đang ẩn tàng con người thần tính, tức là sự sống siêu nhiên, đây mới là sự sống bất diệt mà không một sự gì thuộc trần thế này dập tắt được. Điều này, Chúa Giêsu đã chẳng nói thế này sao: “Các con đừng sợ kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn. Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục” (Mt 10,28).
 
     Biết là thế, nhưng khi đối diện với thực tế, ta phải cần một sức mạnh của Chúa tác động trong ta. Mười hai môn đệ được Chúa huấn luyện, trong đó có ba môn đệ thân tín được Chúa cho chứng kiến sự biến hình của Chúa, thế nhưng sau này khi đối diện với cuộc khổ nạn của Chúa thì các ông cũng bỏ chạy hết; thậm chí lại còn chối Chúa nữa mới đau chứ. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là sự hoán cải trở lại. Nhưng làm sao hoán cải trở lại được nếu không có sự tác động của Chúa. Phêrô nhờ cái nhìn trìu mến của Chúa, Gioan, Giacôbê và tất cả các Tông Đồ đều được tình yêu của Chúa lôi kéo, cảm hoá và hun đúc, nhất là sau sự phục sinh của Chúa thì tất cả đã được biến đổi; biến đổi như thể Chúa đã từng biến đổi trên núi cho các ông thấy, thì giờ đây các ông cũng biến đổi từ con người nhút nhát trở nên con người mạnh mẽ không một chút sợ hãi bất cứ một quyền lực nào, và cũng chẳng ai ngăn cản được sự xác tín vào Thầy Chí Thánh Giêsu đã chết theo bản tính con người, nhưng đã phục sinh vinh hiển theo bản tính Thiên Chúa. Với sự xác tín này mà tất cả cũng đã chịu mọi cực hình đau khổ, đổ máu ra để giống phần nào Người đã yêu mình và đã chết cho mình. Với một sự xác tín và chết như vậy thì phần thưởng phục sinh vinh hiển của Chúa Giêsu cũng cho các tông đồ và bất cứ ai có một niềm tin tưởng và sống theo lời dạy của Ngài thì cũng được tháp nhập vào sự phục sinh vinh hiển của Chúa Giêsu như vậy.
 
     Bây giờ đến lượt chúng ta ngày hôm nay thì sao?  Cái nghịch lý của những người theo Chúa là phải trải qua đau khổ rồi mới đến vinh quang. Đau khổ ở đây phải hiểu theo nghĩa thiêng liêng, nghĩa là đau khổ để tôi luyện, thánh hóa bản thân hay để đem lại lợi ích cho người khác. Chúa Giêsu chịu đau khổ hầu mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Người cha, người mẹ, chịu đau khổ để mang lại cho con cái miếng cơm, manh áo, việc học hành. Người chồng người vợ hy sinh, đau khổ vì để cho tình yêu được lên ngôi, gia đình được hạnh phúc.
 
     Kính thưa qúi ông bà anh chị em, thật là thích hợp cho chúng ta trong mùa chay, khi chiêm ngắm Đức Giêsu, con người luôn cầu nguyện. Và chính nhờ sự cầu nguyện như thế mà Chúa Giêsu luôn vâng theo ý Chúa Cha, để chu toàn sứ mệnh mà Chúa Cha đã trao phó, mà tột đỉnh là cuộc khổ nạn, để qua cuộc khổ nạn mới có sự phục sinh vinh hiển. Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta hãy năng cầu nguyện, nhất là trong mùa chay này. Cầu nguyện để ta được nối kết với Chúa. Cầu nguyện để ta biết rõ mình là người yếu đuối tội lỗi để ăn năn sám hối, hầu cho ân sủng của Thiên Chúa tuôn đổ cho ta, để ta trở nên con người đầy ân sủng duyên dáng trước mặt Chúa.
 
     Hôm nay khi chiêm ngắm việc Chúa Giêsu biến đổi dung nhan sáng láng, Chúa cũng muốn mỗi người chúng ta cũng phải biến đổi từ con người xấu xa, tội lỗi trở thành con người tốt đẹp, lành thánh. Với sự biến đổi như thế chắc chắn chúng ta sẽ có đời sống tốt đẹp như cảnh Chúa biến hình vậy, và khi ta có được đời sống như thế thì ta đang hưởng được cảnh thiên đàng ngay tại thế đẹp đẽ rực rỡ như cảnh núi Taborê xưa vậy. Amen.

Linh mục Phaolo Cao Thế Bình, SDD

Tân Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh

Tân Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh

VATICAN. Hôm 22 tháng 2-2013, ĐTC đã bổ nhiệm Đức Ông Antoine Camilleri người Malta làm tân thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, kế nhiệm Đức Ông Ettore Balestrero được thăng TGM và làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Colombia.

Đức Ông Camilleri năm nay 48 tuổi, sinh năm 1965 tại đảo Malta, tiến sĩ dân luật và giáo luật, phục vụ trong ngành ngoại giao Tòa Thánh từ 14 năm nay và làm việc tại các Sứ quán Tòa Thánh tại Papua tân Guinea, Uganda, Cuba, rồi tại Bộ ngoại giao Tòa Thánh, làm bí thư của Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti. Ngài biết 7 thứ tiếng là Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ đào nha, Rumani và Nga.

Đức tân TGM Ettore Balestrero năm nay 47 tuổi (1966). Tháng 8 năm 2009, ngài được bổ nhiệm làm thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, kế nhiệm Đức Ông Parolin được thăng TGM Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela.

Trong tư cách là Thứ trưởng ngoại giao, Đức Ông Balestrero đã hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh sang thăm Việt Nam và làm việc với Phái đoàn của chính phủ Việt Nam về những vấn đề có liên quan tới Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam (SD 22-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

Tòa Thánh và Nam Sudan lập quan hệ ngoại giao

Tòa Thánh và Nam Sudan lập quan hệ ngoại giao

VATICAN. Ngày 22 tháng 2-2013, Tòa Thánh và Cộng hòa Nam Sudan đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau trên cấp Sứ Thần về phía Tòa Thánh, và Đại Sứ về phía Nam Sudan.

Nam Sudan độc lập từ ngày 9 tháng 7 năm 2011, tách rời khỏi nước Sudan ở miền bắc, sau một cuộc trưng cầu dân ý. Sau nhiều thập niên nội chiến, hai miền nam bắc đã ký hiệp định hòa bình hồi năm 2005. Trong cuộc trưng cầu dân ý, 98,83% dân chúng đã đồng ý thiết lập cộng hòa Nam Sudan độc lập.

Nam Sudan có diện tích gần 620 ngàn cây số vuông, nhưng chỉ có khoảng 8,5 triệu dân cư, đa số theo Kitô giáo và đạo thờ vật linh. Giáo Hội Công Giáo có khoảng 2 triệu 500 ngàn tín hữu, gồm 7 giáo phận, họp thành một giáo tỉnh.

Nam Sudan là quốc gia thứ 179 có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trên cấp đại sứ và Sứ thần (SD 22-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

Họp báo của Cha Lombardi về chương trình của Đức Thánh Cha

Họp báo của Cha Lombardi về chương trình của Đức Thánh Cha

VATICAN. Sáng thứ năm, 28 tháng 2-2013, ĐTC Biển Đức 16 sẽ tiếp Tổng thống Italia, ông Giorgio Napolitano, rồi ngài tiếp Hồng y đoàn.

ĐTC sẽ gặp gỡ các Hồng y hiện diện ở Roma, bắt tay chào giã từ từng vị, nhưng không có diễn văn.
Trong cuộc họp báo trưa ngày 21-2-2013, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết đây là cuộc tiếp kiến giã từ trong ngày cuối cùng của triều đại Giáo Hoàng.

Hôm trước đó, thứ tư 27-2-2013, sẽ là buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ĐTC, và sinh hoạt này diễn ra bình thường: ĐTC sẽ đi xe một vòng tại quảng trường để chào các tín hữu, rồi ngài bắt đầu bài huấn giáo bằng tiếng Ý, tiếp đến các bài tóm tắt ngắn kèm theo lời chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng. Bầu không khí chắc chắn là cảm động.

Lúc 5 giờ chiều ngày 28-2, ĐTC giã từ Vatican. ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Bertone, sẽ chào từ biệt ngài tại sân Damaso, rồi tại sân bay trực thăng ở góc thành Vatican, có ĐHY Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn hiện diện. Khi đến Castel Gandolfo, ngài sẽ được ĐHY Bertello, Chủ tịch và Đức Cha Sciacca, Tổng thư ký Phủ Thống đốc Vatican, cùng với thị trưởng và cha sở Castel Gandolfo đón tiếp. Sau đó, ngài sẽ lên bao lơn Dinh Tông Tòa để chào các tín hữu tụ tập tại Quảng trường vào khoảng 6 giờ chiều.

Chưa có ngày bt đầu mật nghị bầu Giáo Hoàng

Cha Lombardi bác bỏ tin của một số báo chí cho rằng ngày bắt đầu mật nghị bầu Giáo Hoàng là 11-3-2013. Cha nói: việc ấn định ngày này là điều thuộc thẩm quyền của Hồng y đoàn. Người ta cũng chưa biết trong phiên họp ngày nào các Hồng y sẽ ấn định.

Ngoài ra, cha Lombardi cũng chỉ có thể nói ĐTC cứu xét dự thảo Tự Sắc xác định vài điểm trong Tông Hiến về việc bầu Giáo Hoàng mới. ĐTC chưa ký và chưa công bố thì chưa thể nói gì được về nội dung của những quyết định này.

Vấn đ Huynh đoàn thánh Piô 10

Cha Lombardi bác bỏ tin của báo chí cho rằng vấn đề Huynh đoàn thánh Piô 10 (nhóm Công Giáo thủ cựu, đồ đệ của Đức TGM Lefebvre) kết thúc và được giải quyết trong tiến trình trở về hiệp nhất với Tòa Thánh. Tuy nhiên, vấn đề này được nhường lại cho trách nhiệm của ĐGH mới. Vì thế, không nên chờ đợi trong những ngày tới việc xác định quan hệ giữa Tòa Thánh và Huynh đoàn này.

Cha Lombardi cũng cảnh giác giới báo chí về nhiều tin tưởng tượng và bịa đặt được loan đi trên một số báo chí những ngày này. Cha cũng nhận xét rằng trong những ngày này có nhiều bình luận, nhận xét nhắm tạo sức ép. Phần lớn đến từ những quan điểm hoàn toàn xa lạ với những điều mà ĐGH và Giáo Hội mời gọi chúng ta về vấn đề bầu Giáo Hoáng.

”Các tín hữu được mời gọi cầu nguyện, suy tư và tháp tùng các Hồng Y trong một thời điểm suy tư sâu xa, cùng tìm hiểu về mặt thiêng liêng xem đâu là thiện ích đích thực của Giáo Hội và việc phục vụ của Giáo Hội dành cho nhân loại.

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

Quyết định từ nhiệm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Quyết định từ nhiệm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Một số nhận định của Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia

Vào cuối Công nghị Hồng Y sáng ngày 11 tháng 2-2013, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã báo tin cho các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục hiện diện ngài quyết định từ chức Giáo Hoàng. Tin này đã khiến cho mọi người hiện diện và toàn thế giới kinh ngạc. Thế là sau gần 8 năm làm Chủ Chăn Giáo Hội công giáo hoàn vũ, bắt đầu từ 20 giờ ngày 28 tháng 2 năm 2013 Ngai tòa Thánh Phêrô sẽ trống ngôi.

Trên nguyên tắc, trong các ngày 15-20 tháng Ba, Hồng Y Đoàn sẽ nhóm Mật Nghị đề bầu người kế vị. Hiện nay Hồng Y Đoàn còn 117 vị, trong đó có 60 vị Âu châu, 19 vị châu Mỹ Latinh, 14 vị Bắc Mỹ, 12 vị Phi châu, 11 vị Á châu và 1 vị Đại Dương châu.

Trong số các nước có nhiều Hồng Y nhất đứng đầu là Italia gồm 28 vị, thứ hai là Hoa Kỳ gồm 11 vị, thứ ba là Đức gồm 6 vị. Tiếp đến là các nước Brasil, Ấn Độ, và Tây Ban Nha mỗi nước 5 vị. Pháp và Ba Lan mỗi nước có 4 vị. Hai nước Canada và Mexico mỗi nước có 3 vị. Các nước Argentina, Nigeria và Bồ Đào Nha mỗi nước 2 vị.

Từ ngày 11 tháng 2-2013 hàng chục đài truyền hình quốc tế đã gửi các phóng viên đến Roma để theo dõi tin tức và tường trình các biến cố, nhất là Mật Nghị Hồng Y Đoàn để bầu vị Tân Giáo Hoàng.

Giảng trong thánh lễ Ngày Quốc Tế các Bệnh Nhân cử hành tại khuôn viên đại học Sinh học y khoa Roma, Đức Cha Mariano Crociata, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Italia, nói việc Đức Thánh Cha Biển Đửc XVI từ nhiệm là một dấu chỉ của tình yêu thương đối với Giáo Hội và thiện ích của Giáo Hội. Cử chỉ của Đức Thánh Cha diễn tả một sự tư do lớn lao và tôn trọng đối với chính ngài. Đức Cha Crociata đã nêu bật lòng trìu mến của ngài đối với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô. Ngài nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và cho Giáo Hội bằng cách canh tân lòng tin tưởng nơi sự kiện cả trong những lúc khó khăn này chính Thiên Chúa hoạt động và hướng dẫn lịch sử”.

Trong thông cáo công bố sau đó Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, bầy tỏ rằng quyết định của Đức Thánh Cha để lại cho tâm hồn mọi người nỗi đớn đau và tiếc nuối. Và ngài bảo đảm với Đức Thánh Cha lòng biết ơn và sự gần gữi trìu mến của các Giám Mục Italia, vì sự chú ý liên tục của Đức Thánh Cha đối với dân nước Italia, và vì sự hướng dẫn chắc chắn và khiêm tốn qua đó Đức Thánh Cha đã lèo lái con thuyền Giáo Hội.

Từ đầu tháng Giêng tới phiên các Giám Mục Italia về Roma viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolô và thăm Toà Thánh theo Giáo Luật. Đã có 14 nhóm được Đức Thánh Cha tiếp đón, còn lại 16 nhóm nữa. Cho tới ngày 28 tháng Hai khi Đức Thánh Cha chính thức thôi chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ ngài còn tiếp kiến các Giám Mục vùng Liguria và Lombardia. Như thế Đức Thánh Cha đã gặp các Giám Mục các vùng Abruzzo-Molise, Basilicata, Calabria, Campania, Emilia-Romagna và Lazio. Còn lại các Giám Mục các vùng Piemonte, Puglia, Sardaigna, Sicilia, Toscana, Triveneto và Umbria, dự kiến vào đầu tháng Ba, phải đợi Đức Tân Giáo Hoàng.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, về quyết định từ nhiệm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Bài phỏng vấn Đức Hồng Y dành cho phóng viên Francesco Ognibene của nhật báo Tương Lai, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia, số ra ngày 12-2-2013.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y có thể nói gì liên quan tới biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm, trong công nghị sáng ngày 11 tháng 2 vừa qua?

Đáp: Công nghị đã tiến hành như dự kiến, nhưng trước khi ban phép lành Đức Thánh Cha đã đọc một văn bản của ngài bằng tiếng Latinh, ngắn gọn, trong đó ngài đã báo cho biết ý định kết thúc việc phục vụ của ngài trên ngai tòa Phêrô ngày 28 tháng Hai. Đã có sự chú ý thinh lặng lớn trong khi Đức Thánh Cha nói, nhưng sau các lời đó sự thinh lặng lại còn có thể sờ mó được hơn nữa, trộn lẫn với sự ngạc nhiên, bối rối và tiếc nuối rất lớn. Thế rồi khi Đức Thánh Cha đã đi ra, sau một lúc đã không có ai nói gì, sau đó chúng tôi mới nhút nhát trao đổi các tâm tình và khám phá ra rằng chúng giống nhau.

Hỏi: Sự lựa chọn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã được đón nhận như thế nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Chúng tÔi tất cả đã rất xúc động, nhưng chúng tôi phải đặt để biến cố này vào trong chân trời của đức tin: Chúa Kitô là Mục Tử của các mục tử, Giáo Hội vững vàng trong tay của Chúa Giêsu, là Đấng dùng các người đã được Người tuyển chọn. Cùng với sự bối rối lúc đầu, còn lưu lại trong con tim, nổi lên một vòng tay rất lớn ôm ấp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, từ phía các tín hữu, vì bóng dáng của con người mà Chúa đã ban cho chúng ta trong 8 năm trời, đứng thẳng khiêm tốn hơn, vì huấn quyền sâu sắc mà ngài đã cống hiến cho chúng ta với tâm hồn và cách thức dịu dàng, tôn trọng, khiêm tốn mà ai cũng thừa nhận, đặc biệt là trong các giờ phút này.

Hỏi: Vậy chúng ta có thể đọc được những gì trong các lời của từ nhiệm của Đức Thánh Cha?

Đáp: Quyết định này nảy sinh từ một nhận thức linh hồn gia tăng trong các năm qua, khiêm tốn một cách sâu thẳm, đầy đức tin và trong sự tự do của con tim, không tự khẳng định chính mình, nhưng biết rằng chỉ phải loan báo Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Tất cả những gì ngài đã làm: các cử chỉ, lời nói, lựa chọn, ngài đã chỉ sống cho điều đó. Năm Đức Tin cũng chứng minh cho thấy sự lo lắng, mà ngài đã loan báo ngay từ đầu triều đại của ngài: vấn đề chính của Giáo Hội ngày nay là đức tin. Đức Giáo Hoàng không chú ý đến việc thích ứng với ý kiến thống trị, bởi vì ngài là một người tự do và vì thế can đảm. Quyết định mà ngài vừa mới loan báo nằm trong bản chất ấy của tâm hồn ngài, là hơi thở thường ngày đã khiến cho ngài lượng định tuổi tác của ngài như Đức Thánh Cha nói, trong tương quan với các nhu cầu gia tăng của Giáo Hội ngày nay.

Hỏi: Có lời nào trong các lời Đức Thánh Cha nói có thể giúp chúng ta đọc được các tâm tình và các chủ ý của ngài không?

Đáp: Tôi không suy đoán mình hiểu biết Đức Thánh Cha một cách sâu xa, nhưng trong việc tiếp xúc với ngài trong các năm qua và cả trong những lúc rất khó khăn và đau khổ – như trong lúc bùng nổ các trường hợp giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ em – tôi đã có ấn tượng rất mạnh về sự thanh thản và tin tưởng của ngài. Tôi đem theo trong mình ấn tượng rất mạnh về một người sống tất cả những điều xảy ra với cái nhìn đức tin. Ngài là thí dụ cho thấy phải sống kitô giáo như thế nào: đó là nhìn các sự vật với con mắt của Chúa. Giáo huấn của ngài trong các năm qua, cùng với con người của ngài, là một lời kêu mời, một gương sáng và một lời rao giảng đức tin có trung tâm là Chúa Giêsu Kitô.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y tâm trạng của rất nhiều người khi nghe tin Đức Thánh Cha từ nhiệm là ngạc nhiên và đau buồn, có lẽ có nhiều người nghĩ tới sự kiện Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phục vụ cho tới cùng. Tại sao lại có sự khác biệt giữa hai Giáo Hoàng như vậy?

Đáp: Các tình trạng khác nhau cũng như các nhân vật khác nhau. Mỗi người đã lượng định trước mặt Chúa, trong lời cầu nguyện, tình trạng riêng của mình và của Giáo Hội, mà mình được thánh hiến như là tôi tớ. Tôi nghĩ rằng không có bổn phận và không thể thể đưa ra các so sánh tế nhị như vậy, bởi vì chúng liên quan tới cung thánh của lương tâm cá nhân.

Hỏi: Có người nói rằng quyết định này cho thấy một Giáo Hội giòn mỏng hơn, và được phơi bầy ra cho người muốn nó khác với điều Giáo Hội là, có phải thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Trái lại, sự ”bất lực” mà Đức Thánh Cha nói tới ở đây không liên quan tới khả năng luân lý hay ít can đảm, ít chú ý hoặc muốn rút lui về một cuộc sống ít nặng nề hơn. Các lượng định của Đức Thánh Cha liên quan tới sức khỏe vật lý và tuổi già, với sự mòn mỏi mà trong các tháng qua người ta cũng có thể trông thấy. Chắc chắn là người ta không thể nói rằng đây là một vị Giáo Hoàng không can đảm. Nếu có người nghĩ rằng đây là một sự trốn chạy, thì phải tự hỏi tại sao ngài đã không từ nhiệm giữa bão tố của các vụ giáo sĩ tu sĩ làm dụng tính dục trẻ em.

Hỏi: Biến cố không thể thấy trước này có liên quan tới Năm Đức Tin không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Có thể coi đó như là một lời loan báo quyền tối thượng của đức tin và tính cách trung tâm điểm của Chúa Kitô. Là người chúng ta là dụng cụ và là tôi tớ, dĩ nhiện bằng cách dấn thân một cách thông minh và có tinh thần trách nhiệm, nhưng người lèo lái vĩ đại là Chúa Kitô. Nếu đó là đức tin của chúng ta, thì việc lựa chọn có lương tâm mà Đức Thánh Cha đã làm, trở thành một lời loan báo cuối cùng và hữu hình có Chúa Kitô ở trung tâm có nghĩa là gì.

Hỏi: Tức nó giống như một lần nữa Đức Thánh Cha chỉ cho chúng ta thấy Chúa Kitô…

Đáp: Vâng, đúng thế. Xét cho cùng một lần nữa, là người rất tránh né, với cử chỉ từ nhiệm này xem ra Đức Thánh Cha di chuyển sự chú ý từ ngài sang Chúa.

Hỏi: Còn có một tâm tình khác nữa, thưa Đức Hồng Y: đó là nhiều người có cảm tưởng họ mất đi một người cha. Làm thế nào để đương đầu với tình trạng này của tâm hồn?

Đáp: Trước hết chúng ta cảm tạ Chúa, bởi vì thật là đẹp cảm thấy rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đi vào trái tim con người một cách rõ ràng và phổ quát như vậy. Người không chỉ là thần học gia mà còn là người cha nữa. Chúa Giêsu đã thành lập Giáo Hội như là kiểu diễn tả tình yêu của Người đối với thế giới và Người cũng diễn tả nó ra qua các chủ chăn của Giáo hội, trước hết là qua nền tảng hữu hình là Đấng Kế Vị Thánh Phêrô. Giờ đây cần phải tin tưởng vững mạnh, bởi vì Chúa Giêsu mới là Đấng vĩ đại điều khiển Giáo Hội. Người không bao giờ bỏ rơi Giáo Hội. Chúng ta có ý thức lớn lao thương mến, gần gũi và biết ơn Đức Thánh Cha trong các năm qua đã diễn tả tình phụ tử của Thiên Chúa một cách vừa mạnh mẽ vừa hiền dịu như vậy. Nhưng chúng ta cũng phải rất thanh thản: bởi vì có sự quan phòng của Thiên Chúa. Lịch sử Giáo Hội dậy cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa trông thấy và định liệu.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y nhận ra tình hiền phụ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đối với Giáo Hội Italia như thế nào, vì trong các tuần này các Giám Mục Italia đang về Roma viếng mộ hai Thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, theo xác định của Giáo Luật cứ năm năm một lần?

Đáp: Các Giám Mục vùng Liguria chúng tôi đang được Đức Thánh Cha chờ đợi. Đây là một dịp để bầy tỏ lòng biết ơn và lòng qúy mến đối với ngài. Tôi đã sờ mó được bằng tay sự chú ý của Đức Thánh Cha đối với Giáo hội Italia trong tất cả mọi buổi tiếp kiến mà ngài đã dành cho tôi trong tư cách là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia. Ngài đã sắp đặt để tôi có thể gặp ngài trước mỗi cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Italia, và như thế là bốn năm lần mỗi năm.

Đối với tôi đây đã là một món qùa và là một đặc ân rất lớn. Các buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha đã là một ơn củng cố đức tin và hướng dẫn đối với Giáo Hội Italia. Đức Thánh Cha đã luôn luôn lắng nghe với sự rất mực chú ý và kín đáo, bằng cách gợi ý và khuyến khích, và cho thấy ngài rất qúy mến Hội Đồng Giám Mục và dân nước Italia. Cuộc gặp gỡ mới đây nhất là hồi cuối tháng Giêng vừa qua. Nó đã đặc biệt kéo dài tới một giờ. Với lời nói và cái nhìn của ngài Đức Thánh Cha đã hỏi thăm tin tức với một sự chăm chú đặc biệt. Tôi đã kể lại kinh nghiệm này với các anh em Giám Mục trong Ban Thường Vụ, vì tôi thấy xem ra đó là một đặc ân rất lớn.

Hỏi: Trong các lời nói trong Công nghị hôm 11 tháng Hai vừa qua, Đức Thánh Cha cũng đã chỉ cho các chủ chăn một kiểu hướng dẫn Giáo Hội, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Vâng. Đức Thánh Cha đã nhắc lại ý thức rằng sứ mệnh Thiên Chúa đã trao phó cho các chủ chăn và trước hết là cho Người Kế Vị Thánh Phêrô, lớn lao hơn đôi vai của con người. Nhưng chính từ đó nổi bật lên sự hiện diện và cao cả của Thiên Chúa, là Đấng hướng dẫn Giáo Hội qua các nghèo nàn của chúng tôi. Ơn thánh phải thắng thế chứ không phải các khả năng của con người. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha nói rằng ”chức vụ thừa tác được chu toàn ”bằng cách chịu khổ đau và cầu nguyện” là hai yếu tố cai quản của Giáo Hội mà chính ngài đã sống – cũng như Đức Gioan Phaolô II đã sống.

Hỏi: Đức Thánh Cha cũng cho biết rằng ngài ”ở lại với chúng ta” trong lời cầu nguyện, bằng cách chỉ cho thấy chiều kích mới trong cuộc sống của ngài. Đức Hồng Y nghĩ gì về lời nói này của Đức Thánh Cha?

Đáp: Lời cầu nguyện diễn tả đức tin nơi Chúa. Trong tông thư ”Cánh cửa đức tin” Đức Thánh Cha nói rằng tin là quyết định ở lại với Chúa Giêsu để sống với Người. Lời cầu nguyện được đặt để ở đây: tin là quyết định ở lại với Chúa, và trong điều này có tình gia đình và sự đồng hành với Chúa mà chúng ta gọi là con đường thiêng liêng. Một cách chuyên biệt con đường ấy mặc lấy hình thức của lời cầu nguyện. Sự kiện Đức Thánh Cha ở lại với chúng ta trong lời cầu nguyện nhắc nhớ cho chúng ta biết nòng cốt của đức tin kitô: đó là ”ở lại với Chúa Giêsu” trong thế gian mà không thuộc về thế gian.

Hỏi: Sự kiện Đức Thánh Cha chọn chính ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức, một ngày lễ được dân chúng yêu mến, để báo tin từ nhiệm của ngài, có ý nghĩa gì thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Chắc chắn đây không phải là trường hợp ngẫu nhiên. Sự lựa chọn xác đáng, còn hơn thế nữa nó như là một cử chỉ sùng kính Đức Mẹ. Trong các chuyến công du của ngài Đức Thánh Cha đã luôn luôn viếng thăm các trung tâm thánh mẫu. Tại Lộ Đức lòng sùng kính Đức Mẹ được diễn tả như là tình yêu thương xót, chữa lành thân xác, khi Thiên Chúa muốn và các linh hồn muốn. Tình yêu thương của Thiên Chúa tại Lộ Đức trở thành lòng thương xót đối với các khổ đau khốn khó của thế giới chúng ta. Đối với tôi xem ra đây là việc nêu bật rất hay đẹp và quan trọng đối với nhân loại ngày nay, đang tuyệt đối cần cảm thấy mình được yêu thương. Nếu thế giới đôi khi bạo lực như vậy, là có lẽ bởi vì nó không biết rằng nó được yêu trong lòng thương xót.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, đây chưa phải là lúc đưa ra các tổng kết, nhưng có yếu tố nào mà Đức Hồng Y đã nhận thấy thay đổi một cách sâu xa nhất dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hay không?

Đáp: Có nhiều yếu tố khác nhau và còn qúa sớm để lượng định chúng. Nhưng đối với tôi xem ra Đức Thánh Cha nhấn mạnh trên tính cách trung tâm của đức tin, và như thế tức là đặt để Chúa Giêsu Kitô vào trung tâm cuộc sống. Và trong các năm qua Đức Thánh Cha đã lôi kéo sự chú ý của mọi người trên điều mà Công Đồng Chung Vatican II đã chỉ cho thấy, nghĩa là sự ưu tiên cho phụng vụ, là nơi và là không gian của mầu nhiệm, trong đó con người gặp gỡ Thiên Chúa, và trong sự tự do của nó để cho mình được nắm bắt bởi mầu nhiệm của Thiên Chúa, và được Thiên Chúa biến đổi. Ngay từ đầu triều đại của ngài Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tính cách trung tâm của phụng vụ Thánh Thể như suối nguồn và tột đỉnh của toàn thể cuộc sống kitô và sứ mệnh của Giáo Hội. Ngài đã liên tục nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Bí tích Thánh Thể sinh ra dân Chúa. Và xem ra việc nêu bật này đã đi vào trong cuộc sống của các cộng đoàn và lương tâm của dân kitô.

Hỏi: Làm thế nào để đương đầu với thời gian chưa từng có này trước Mật Nghị Hồng Y bầu Đức Tân Giáo Hoàng, thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Với một thái độ tin tưởng lớn lao và sự thanh thản. Sự tiếc nuối và bối rối ban đầu là dấu chỉ cho thấy Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đi vào trong con tim của chúng ta như thế nào, khi đem Chúa Giêsu đến cho chúng ta với con người của ngài, với ánh sáng lời ngài, và sự nồng ấm hiền dịu của ngài. Nhưng các tâm tình này phải được sống bên trong một chân trời rộng lớn hơn: đó là sự thanh thản đâm rễ sâu trong đức tin. Chúng ta hãy bỏ ra ngoài biết bao nhiêu diễn văn và lời nói: tín hữu tin tưởng nơi Chúa Kitô. Chúng ta đừng chạy theo các giả thiết, các phỏng đoàn, và các mê sảng mà người ta sẽ làm trong những ngày này. Chúng ta hãy cầu nguyện, với cái nhìn gắn chặt vào Chúa Giêsu, để Giáo Hội tiếp tục lịch sử của mình trong sự trung thành với Chúa Kitô và với con người. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và cho Người Kế Vị tương lai của Thánh Phêrô.

(Avvenire 12-2-2013)

Linh Tiến Khải– Radio Vatican

Đức Thánh Cha có thể ban hành Tự Sắc minh định luật bầu Giáo Hoàng

Đức Thánh Cha có thể ban hành Tự Sắc minh định luật bầu Giáo Hoàng

VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết ĐTC Biển Đức 16 cứu xét việc ban hành một Tự Sắc xác định một số điểm trong qui luật bầu Giáo Hoàng.

Theo luật hiện hành, trong Tông Hiến ”Mục tử của toàn thể đoàn chiên Chúa”, các Hồng y có mặt tại Roma phải đợi các Hồng Y khác trọn 15 ngày thì mới có thể bắt đầu mật nghị bầu Giáo Hoàng.

Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện nay khác hẳn, vì ĐTC Biển Đức 16 tuyên bố trước (17 ngày) sự bắt đầu có hiệu lực việc từ nhiệm và ngoài ra, lần này không có 9 ngày chuẩn bị lễ an táng Đức Giáo Hoàng. Vì thế, trong thời gian qua, nhiều Hồng y đã nêu ý kiến về việc nên để cho các Hồng Y có thể bắt đầu mật nghị sớm hơn.

Cha Lombardi nói với giới báo chí sáng 20 tháng 2-2013 rằng: ”ĐGH đang cứu xét việc công bố một tự sắc, trong những ngày tới đây, dĩ nhiên là trước khi Tòa Thánh trống tòa, để làm sáng tỏ một vài điểm đặc thù trong Tông Hiến về mật nghị Hồng Y. Tôi không biết ĐGH có thấy tự sắc ấy là điều cần thiết hoặc thích hợp để xác định vấn đề bắt đầu mật nghị hay không.. Việc nghiên cứu này cũng làm sao để hòa hợp với văn kiện về nghi thức mật nghị bầu Giáo Hoàng. Dầu sao thì quyết định chung kết tùy thuộc ĐTC. Và nếu có văn kiện này, thì nó sẽ được công bố một cách thích hợp”.

Mặt khác, hôm 19 tháng 2-2013, ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, đã ra thông báo mời gọi tất cả các tín hữu trong giáo phận đến tham dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ĐTC Biển Đức 16 tại quảng trường thánh Phêrô vào lúc 10 giờ rưỡi sáng thứ tư 27 tháng 2 tới đây.

ĐHY viết: ”Cộng đoàn giáo phận chúng ta trong những năm qua đã nhiều lần cảm nghiệm sự gần gũi hiền phụ của ĐTC Biển Đức 16, Ngài không bao giờ thiếu những lời soi sáng để hướng dẫn chúng ta trên hành trình thiêng liêng và mục vụ. Các cuộc viếng thăm ngài thực hiện trong các giáo xứ và các thực tại khác đã cho nhiều người trong chúng ta được cảm thấy sự hiền dịu và tâm hồn tế nhị của ngài.”

”Vì thế, tôi muốn mời gọi tất cả anh chị em hãy tham dự thời điểm đầy ý nghĩa này trong đời sống Giáo Hội và giáo phận chúng ta để một lần nữa biểu lộ lòng kính mến của chúng ta đối với ĐTC và khẩn nguyện Chúa Giêsu vị Mục Tử Đời Đời của Giáo Hội với ngài, cho ngài.

Để vào Quảng trường Thánh Phêrô dự tiếp kiến ngày 27 tháng 2-2013 của ĐTC, không cần phải có vé (SD 19-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

 

 

 

TRỐNG TÒA, XƯỚNG TÊN ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI TRONG KINH NGUYỆN THÁNH THỂ ?

TRỐNG TÒA, XƯỚNG TÊN ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI TRONG KINH NGUYỆN THÁNH THỂ ?

Câu trả lời của cha Edward McNamara

Một độc giả của ZENIT đã hỏi cha E. McNamara, L.C., giáo sư thần học và là cha linh hướng, câu hỏi sau :

Sau ngày 28/02 và trước khi bầu chọn vị Giáo Tông mới, ta phải tiếp tục xướng tên của Đức Giáo Tông Bênêđíctô XVI trong Kinh Nguyện Thánh Thể không ? Tôi, tôi nghĩ là không, cần phải xử sự như khi một vị Giáo Tông qua đời, tức là không đọc tên ngài, nhưng Giám mục địa phương nói phải  đọc. – E.R., Keimoes, Nam Phi.

Ý kiến của độc giả của chúng tôi là đúng. Cho dầu – ơn Chúa – Đức Bênêđictô XVI sẽ vẫn còn sống giữa chúng ta, nhưng Tông Tòa sẽ vẫn trống tòa kể từ ngày thứ Năm 28/02 lúc 20g (giờ Rôma, ở New York sẽ là 14g và ở Sydney sẽ là 4 giờ sáng thứ Sáu 01/03/2013 ; ở Việt Nam sẽ là 2 giờ sáng thứ Sáu 01/03/2013).

Liên quan đến việc xướng tên Đức Giáo Tông trong Kinh Nguyện Thánh Thể, các thủ bản phụng vụ gần đây hơn không đi vào chi tiết nhưng ta vẫn tìm thấy những thủ bản trước Công đồng Vatican II nói đến các khía cạnh kín ẩn nhất của Phụng Vụ.

Trong trường hợp này, tên của Đức Thánh Cha, và toàn bộ câu quy chiếu đến Đức Thánh Cha, phải được rút khỏi Kinh Nguyện Thánh Thể trong suốt toàn bộ thời gian Trống Tòa. Chỉ phải để lại giám mục địa phương và hàng giáo sĩ, theo hình thức văn chương của mỗi Kinh nguyện.

Chẳng hạn, Kinh Nguyện Thánh Thể sẽ nói : « trong sự hiệp thông với… Đức Giám Mục ‘N’ của chúng con và toàn thể hàng giáo sĩ ».

Trong giáo phận Rôma : « trong sự hiệp thông với…toàn thể hàng giáo sĩ ». Cho dầu Đức Hồng y Đại diện giáo phận Rôma và các giám mục phụ tá vẫn còn tiếp tục chức vụ của mình, những việc đề cập tập thể đến các ngài là tùy ý/không bắt buộc.

Cùng một thể thức như thế được áp dụng trong mỗi giáo phận sau cái chết hay việc từ chức của giám mục địa phương. Trong suốt thời gian trống tòa giám mục, câu « Đức Giám Mục ‘N’ của chúng con » cũng được bỏ đi. Ngược lại, ta đọc tên của vị giám quản tông tòa nhưng không đọc tên của vị giám quản giáo phận tạm thời.

Trong trường hợp giáo phận và giáo phận Tòa Thánh trống tòa, các linh mục áp dụng cùng thể thức như trong giáo phận Rôma, tức là bỏ đi hai tên.

Tý Linh chuyển ngữ (Xuân Bích VN)

 

Tuần tĩnh tâm mùa chay của Đức Thánh Cha

Tuần tĩnh tâm mùa chay của Đức Thánh Cha

VATICAN. Từ chiều chúa nhật 17 tháng 2 vừa qua, ĐTC và các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đang tham dự tuần tĩnh tâm mùa chay cho đến sáng thứ bẩy 23 tháng 2 tới đây.

Cuộc tĩnh tâm khai mạc lúc 6 giờ chiều với nghi thức đặt Mình Thánh Chúa, hát Kinh Chiều, kể đến là bài suy niệm mở đầu của ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, rồi chầu và phép lành Mình Thánh Chúa kết thúc.

Trong bài suy niệm dẫn nhập, ĐHY Ravasi đã ám chỉ tới việc ĐTC Biển Đức 16 sẽ lui về Đan viện Mẹ Giáo Hội ở nội thành Vatican để sống trong ẩn dật, cầu nguyện, và ĐHY ví ngài như Ông Môise trong cuộc chiến đấu giữa Israel và quân binh của Amelek. Như Ông Môisê, nhờ lời cầu nguyện trên núi mà củng cố đoàn quân Israel, chức năng chính của ĐTC Biển Đức 16 sẽ là cầu nguyện cho Giáo Hội. ĐHY nói:

”Chúng ta ở lại thung lũng nơi có Amalek, nơi có bụi mù, lo âu, với những điều kinh khủng, nhưng cũng có những giấc mơ và hy vọng. Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta biết rằng trên núi có người chuyển cầu cho chúng ta”.
ĐHY Ravasi cũng nói có sẽ thỉnh thoảng sẽ có những vị trong giáo triều leo lên núi ấy để nâng đỡ cánh tay của ngài giang ra trong lúc cầu nguyện. Theo chương 17 trong sách Xuất Hành, bao lâu Môisê giang tay cầu nguyện, thì Israel chiếm ưu thế so với quân đội của Amalek. Và nếu cánh tay của Ông hạ xuống, thì Israel cũng bị yếu thế”.
ĐHY Ravasi mô tả cuộc tĩnh tâm của giáo triều Roma hiện nay giống như để ”giải thoát tâm hồn khỏi bụi bặm của sự đời, khỏi bùn nhơ của tội lỗi và cát bụi của sự tầm thường, khỏi những chuyện tầm phào mà tai chúng ta liên lỷ phải nghe trong những ngày nay”.

Vị Giảng tĩnh tâm mời gọi mọi người hãy tạo nên sự thinh lặng trong tâm hồn, giải thoát mình khỏi bao nhiêu tiếng ồn ào của đời sống thường nhật. Trong đức tin cũng như trong đức ái, sự thinh lặng thường hùng hồn hơn lời nói”.

ĐHY Ravasi năm nay 70 tuổi, là một học giả Kinh Thánh nổi tiếng, tác giả của rất nhiều sách báo, được ĐTC bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa hồi tháng 9 năm 2007. Ngài cũng là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về tiếng latinh. Cũng năm đó ngài được ủy thác nhiệm vụ soạn các bài suy niệm cho buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể do ĐTC chủ sự tối thứ sáu Tuần Thánh tại hí trường Colosseo ở Roma.

Đề tài tổng quát của tuần tĩnh tâm hiện nay là ”Nghệ thuật cầu nguyện, nghệ thuật tin. Tôn nhan Thiên Chúa và khuôn mặt con người trong kinh nguyện thánh vịnh”.

Mỗi ngày có 3 bài suy niệm của ĐHY giảng thuyết lần lượt sau Kinh Ngợi Khen lúc 9 giờ sáng, kinh Giờ Ba lúc 10 giờ 15, và lúc 5 giờ chiều được nối tiếp với Kinh Chiều và Chầu Mình Thánh Chúa. (SD 18-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

Buổi đọc kinh Truyền Tin áp chót của Đức Thánh Cha

Buổi đọc kinh Truyền Tin áp chót của Đức Thánh Cha

VATICAN. Hơn 50 ngàn tín hữu đã đến tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin của ĐTC Biển Đức 16 trưa chúa nhật 17 tháng 2-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Đây là buổi đọc kinh áp chót của ngài trước khi giã từ sứ vụ Phêrô vào chiều tối ngày 28 tháng 2 tới đây. Vì thế, rất nhiều tín hữu trong giáo phận Roma cùng với các tín hữu hành hương đã kéo đến để giã từ vị Chủ Chăn của mình. Nhiều biểu ngữ đã được trương lên để biểu lộ lòng quí mến. Đặc biệt chính quyền thành phố Roma, dưới sự hướng dẫn của Ông Đô trưởng Gianni Alemano cũng có mặt cùng với cờ hiệu chính thức của thành phố.

Đúng 12 giờ trưa, ĐTC xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài trông xuống quảng trường, giữa tiếng reo vui mừng của các tín hữu. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Ngài đã quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng chúa nhật thứ I mùa chay kể lại việc Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ trong hoang địa.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến

Thứ tư vừa qua, với nghi thức truyền thống xức tro, chúng ta đã bước vào Mùa Chay là thời kỳ hoán cải và thống hối chuẩn bị Lễ Phục sinh. Giáo Hội là mẹ và là thầy, kêu gọi tất cả các phần tử của mình hãy canh tân tinh thần, quyết liệt tái qui hướng về Thiên Chúa, từ bỏ lòng kiêu ngạo và ích kỷ để sống trong tình yêu. Trong Năm Đức Tin này, Mùa Chay là một mùa thuận tiện để tái khám phá niềm tin nơi Thiên Chúa, như tiêu chuẩn căn bản của đời sống chúng ta và đời sống của Giáo Hội. Điều này luôn bao hàm một cuộc chiến đấu, một trận chiến tinh thần, vì hiển nhiên là ác thần luôn chống lại sự nên thánh của chúng ta và tìm cách kéo chúng ta ra khỏi con đường của Thiên Chúa. Vì thế, trong chúa nhật thứ nhất mùa chay, hằng năm đều công bố Phúc Âm về cuộc cám dỗ Chúa Giêsu trong hoang địa.

Thực vậy, sau khi được ”tấn phong” như một Đấng Messia, được Thánh Linh xức dầu khi chịu phép rửa tại sông Giordan, Chúa Giêsu được Chúa Thánh Linh đưa vào hoang địa để chịu ma quỉ cám dỗ. Lúc khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã phải vạch trần và đẩy lui những hình ảnh giả trá về Đức Messia mà tên cám dỗ đề nghị với Ngài. Nhưng những cám dỗ này cũng là những hình ảnh giả trá về con người, trong mọi thời đại, những hình ảnh ấy vây bủa lương tâm con người, ngụy tạo bằng những đề nghị thích hợp và hữu hiệu, thậm chí là tốt nữa. Các thánh sử Tin Mừng Mathêu và Luca đều trình bày 3 cuộc cám dỗ Chúa Giêsu, chỉ khác nhau phần nào về thứ tự. Nòng cốt của các cám dỗ ấy là sự lợi dụng Thiên Chúa để phục vụ cho tư lợi, coi thành công hoặc những của cải vật chất là điều quan trọng hơn. Tên cám dỗ thật tinh quái: hắn không trực tiếp xô đẩy hướng về sự ác, nhưng hướng về sự thiện giả tạo, làm cho người ta tin rằng những thực tại đích thực là quyền bính và điều thỏa mãn những nhu cầu đầu tiên. Như thế, Thiên Chúa trở thành điều phụ thuộc, bị biến thành một phương tiện, và xét cho cùng, Ngài trở thành điều không thực, không còn đáng kể nữa và tan biến. Phân tích kỹ lưỡng ta thấy trong các cuộc cám dỗ, điều bị lâm nguy là chính đức tin, liên hệ tới Thiên Chúa. Trong những lúc quyết định của cuộc sống, nói đúng ra là trong mọi lúc, chúng ta đứng trước một ngã ba đường: chúng ta muốn theo cái tôi của mình hay là theo Chúa? theo tư lợi hay là Sự Thiện đích thực, điều thực sự là tốt?

”Như các Giáo Phụ đã dạy chúng ta, những cám dỗ thuộc về sự ”hạ cố” của Chúa Giêsu xuống thân phận phàm nhân của con người, xuống vực thẳm tội lỗi và những hậu quả của nó. Một sự ”hạ cố” mà Chúa Giêsu đã đi đến cùng, đến độ chịu chết trên thập giá và xuống vực thẳm của sự xa cách tột cùng đối với Thiên Chúa. Qua cách thức đó, Ngài là bàn tay mà Thiên Chúa giơ ra cho con người, cho con chiên lạc, để cứu thoát họ. Như thánh Augustino đã dạy, Chúa Giêsu đã chịu những cám dỗ từ phía chúng ta, để ban cho chúng ta chiến thắng của Ngài. Vì thế chúng ta không sợ phải đương đầu với cuộc chiến chống lại ác thần: điều quan trọng là chúng ta cùng chiến đấu với Ngài, cùng với Chúa Kitô, với Đấng Chiến Thắng. Và để ở với Chúa, chúng ta hãy hướng về Mẹ của Ngài, Mẹ Maria: với lòng tín thác chúng ta hãy kêu cầu Mẹ trong giờ thử thách, và Mẹ sẽ giúp chúng ta cảm thấy sự hiện diện toàn năng của Chúa Con, để đẩy lui những cám dỗ bằng Lời Chúa Kitô, và như thế để tái đặt Thiên Chúa ở trung tâm đời sống chúng ta.

Chào thăm và cám ơn

Sau khi ban phép lành, như thường lệ, ĐTC đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng khác nhau kèm theo những lời nhắn nhủ. Bằng tiếng Pháp ngài nói:

”Mùa chay vừa bắt đầu là một lời mời gọi hãy dành nhiều thời giờ hơn cho Thiên Chúa, trong kinh nguyện, đọc Lời Chúa và lãnh nhận các bí tích. Qua việc chay tịnh chúng ta học cách đừng lơ là với lương thực đích thực, là lương thực thiêng liêng, để chống lại những cám dỗ của sự dửng dưng, bỏ mặc, ích kỷ và kiêu ngạo, tiền bạc và quyền hành. Chúng ta hãy suy niệm cách thức Chúa Giêsu đã vượt thắng những cám dỗ và xin Chúa ban sức mạnh để chiến đấu chống lại sự ác. Ước gì mùa chay này đối với mỗi người là con đường hoán cải chân thực trở về cùng Thiên Chúa và thời kỳ chia sẻ khẩn trương niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô! Tôi cám ơn anh chị em đã cầu nguyện và tôi xin anh chị em tháp tùng tôi trong tinh thần qua cuộc tĩnh tâm bắt đầu tối hôm nay.
Bằng tiếng Đức, ĐTC cám ơn các tín hữu vì nhiều dấu hiệu hiệp thông và cầu nguyện trong những ngày khó khăn này đối với ngài.

Bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC xin các tín hữu tiếp tục cầu nguyện cho ngài và cho vị Giáo Hoàng sắp tới, cũng như cho cuộc tĩnh tâm của ngài với giáo triều Roma.

Sau cùng bằng tiếng Ý, ĐTC nói: ”Cám ơn anh chị em đã đến đây đông đảo như thế! Sự hiện diện của anh chị em là một dấu chỉ lòng quí mến và sự gần gũi tinh thần mà anh chị em đã bày tỏ với tôi trong những ngày này. Tôi hết lòng biết ơn anh chị em. Tôi đặc biệt chào thăm chính quyền thủ đô Roma, do ông đô trưởng hướng dẫn, và cùng với ông, tôi chào thăm và cám ơn tất cả dân chúng tại thành phố Roma yêu quí này.. Chiều nay tôi bắt đầu tuần tĩnh tâm: chúng ta hiệp nhất trong kinh nguyện và tôi cầu chúc tất cả anh chị em một tuần lễ tốt đẹp”.
Tuần tĩnh tâm mùa chay mà ĐTC cùng các vị lãnh đạo của các cơ quan trung ương Tòa Thánh tham dự, bắt đầu từ 6 giờ chiều hôm qua, và kéo dài đến sáng thứ bẩy 23 tháng 2 tới đây. Vị giảng tĩnh tâm là ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa từ năm 2007. ĐHY năm nay 70 tuổi, là một học giả Kinh Thánh nổi tiếng, tác giả của rất nhiều sách báo. Ngài cũng là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về tiếng latinh. Cũng năm 2007 ngài được ủy thác nhiệm vụ soạn các bài suy niệm cho buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể do ĐTC chủ sự tối thứ sáu Tuần Thánh tại hí trường Colosseo ở Roma.

Đề tài tuần tĩnh tâm là ”nghệ thuật cầu nguyện, nghệ thuật tin” (Ars orandi, Ars credendi), đặc biệt chú ý đến tôn nhan Chúa và khuôn mặt của con người trong kinh nguyện Thánh Vịnh.

G. Trần Đức Anh OP-Radiovatican
 

VƯỢT QUA THỬ THÁCH

VƯỢT QUA THỬ THÁCH

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 4,1-13

2. Ý CHÍNH: CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ

Tin mừng thuật lại việc Thánh Thần hướng dẫn Đức Giê-su vào sa mạc ăn chay cầu nguyện bốn mươi ngày, sau đó Người đã dùng Lời Thánh Kinh chiến thắng ba cơn cám dỗ của ma quỷ như sau:

– Một là về thú vui nhục dục.

– Hai là về quyền lực lợi lộc.

– Ba là về danh vọng thế gian.

3. CHÚ THÍCH:

C 1-2: + Được Thánh Thần dẫn đi vào hoang địa: Thánh Lu-ca hay nói tới tác động của Thánh Thần trong cuộc đời Đức Giê-su (x. Lc 1,35 ; 3,16.22). Hoang địa là vùng sa mạc Giu-đa, một giải đất rộng nằm giữa vùng núi gần thành Giê-ri-cô. + Bốn mươi ngày: Con số bốn mươi này gợi lại bốn mươi năm dân Ít-ra-en đi trong sa mạc. + Chịu quỷ cám dỗ: Trong tiếng Do thái, cám dỗ nghĩa là thử thách, giống như một cuộc thi cử. Đứng trước cơn cám dỗ, ta phải lựa chọn giữa sự thiện và sự ác, ánh sáng và bóng tối, sự sống và sự chết. + Người không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó thì Người thấy đói: Nhịn ăn là một trong những hình thức chay tịnh của dân Do thái.

C 3-4: + “Nếu ông là Con Thiên Chúa”: Quỷ đã nhắc lại lời Chúa Cha phán sau khi Đức Giê-su chịu phép Rửa: “Này là Con Ta yêu dấu” (x Lc 3,22). + Truyền cho hòn đá này hóa bánh đi!: Đây là cơn cám dỗ về của ăn. Quỷ đã nhận ra điểm yếu của Đức Giê-su là bị cơn đói sau thời gian dài ăn chay, nên nó xúi Người làm phép lạ biến đá thành bánh thỏa mãn nhu cầu của bản thân! Đây là sự cám dỗ chiều theo các đam mê lạc thú thể xác. + “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”: Đức Giê-su dùng câu nói của Mô-sê dạy dỗ dân Ít-ra-en xưa để chống trả cơn cám dỗ này của ma quỷ (x. Đnl 8,3).

C 5-8: + Quỷ đem Đức Giê-su lên cao: Có lẽ đây là một vị trí cao hơn mặt đất, như thường ghi trong các Khải huyền Do thái. + Trong giây lát, chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ: Câu này cho thấy cơn cám dỗ chỉ xảy ra trong tâm trí của Đức Giê-su. + Nó nói với Người: “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này.”..: Ma quỷ đề nghị chia sẻ quyền cai trị để biến Đức Giê-su thành vị Mê-si-a trần thế theo kiểu vua Đa-vít ngày xưa.

Người sẽ liên kết với nhóm Do thái cực đoan để chiếm lại quyền hành và vinh quang, đánh đuổi quân Rô-ma đang cai trị ra khỏi đất nước (x. Gio-an 6,15). Điều mong ước này không nằm trong chương trình cứu độ và không phải là sứ vụ của Đức Giê-su (x. Lc 10,22). + Đã có lời chép: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”: Bái lạy là thái độ của loài thụ tạo phục tùng Đấng Tạo Hóa (x. Mt 2,5 ; 8,2). Dân Do thái khi xưa đã sa ngã phạm tội khi tôn thờ bò vàng, nên đã bị phạt (x. Xh 32,1.31-35). Còn nay Đức Giê-su nhắc lại điều luật Mô-sê truyền cho dân Do thái chỉ được tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi (x. Đnl 6,13).

C 9-13: + Quỷ đem Đức Giê-su đến Giê-ru-sa-lem: Lu-ca kết thúc bản tường thuật các cơn cám dỗ tại Giê-ru-sa-lem. + Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng dậy mà gieo mình xuống đi”: Sau này trong cuộc khổ nạn tại Giê-ru-sa-lem, các đầu mục Do thái, bọn lính canh và tên gian phi cũng lặp lại cơn cám dỗ này: “Hãy bước xuống khỏi thập giá để chúng ta thấy mà tin” (x. Mt 27,42b-44). + “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”: Thử thách Thiên Chúa có hai nghĩa: một là như xưa ma quỷ đã cám dỗ dân Do thái lẩm bẩm kêu trách và phản đối Đức Chúa, Đấng đã giải phóng họ thoát khỏi ách nô lệ cho dân Ai cập, đang khi lẽ ra họ phải tạ ơn và phó thác cậy trông nơi Người. Hai là quỷ cám dỗ Đức Giê-su lợi dụng lòng tốt của Thiên Chúa để tìm kiếm lợi lộc cho bản thân. Tội này cũng giống tội “trông cậy quá lẽ”, nghĩa là đòi Chúa phải làm phép lạ để thỏa mãn đòi hỏi theo ý riêng mình. + Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi chờ đợi thời cơ: Thời cơ là cuộc thương khó của Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem (x. Lc 22,3). Trong vườn cây Dầu, Người đã bị ma quỷ cám dỗ từ chối uống chén đắng đau khổ, nhưng Người đã chiến thắng cơn cám dỗ đó bằng lời cầu xin với Chúa Cha: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,42). Trên cây thập giá, Người bị ma quỷ cám dỗ nghĩ mình đã bị Chúa Cha bỏ rơi! (x. Mt 27,46), nhưng Người đã chiến thắng nó qua lời cầu nguyện phó thác hòan tòan vào sự quan phòng của Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

4. CÂU HỎI: 1) Cám dỗ là gì? Khi chỉ bị ma quỷ cám dỗ làm điều xấu trong tâm trí thì đã có tôi chưa? 2) Đức Giê-su đã dùng phương thế nào để chống lại ma quỷ khi bị chúng cám dỗ? 3) Tội “thử thách Thiên Chúa” có đồng nghĩa với tội “trông cậy quá lẽ” không? Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể để minh họa về tội “trông cậy quá lẽ” hay tội “thử thách Thiên Chúa”.

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Đức Giê-su được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày và chịu quỷ cám dỗ” (Lc 4,1b).

2. CÂU CHUYỆN: SA CHƯỚC CÁM DỖ

Ngày xưa có một thanh niên tính tình hiền lành, luôn ăn ở hiếu thảo với cha mẹ, và rất yêu thương vợ mình. Một hôm, một con quỷ đã hiện ra và cám dỗ anh ta phạm tội. Quỷ cho anh được quyền chọn làm một trong ba điều xấu: Một là chửi mắng cha mẹ. Hai là giết chết cô vợ thân yêu. Ba là uống rượu. Bấy giờ chàng thanh niên liền suy nghĩ như sau: Chửi mắng cha mẹ là bất hiếu, nên ta quyết không làm. Giết chết người vợ thân ỵêu là bất nghĩa, ta cũng không thể làm được. Chỉ có uống rượu là ta có thể làm được thôi, vì uống rượu đâu phải là điều quá xấu xa! Thế là anh ta chọn uống rượu. Quỷ liền sai người cung cấp cho anh ta đủ các thứ rượu ngon trên đời. Lúc đầu chàng thanh niên còn uống hạn chế mỗi bữa một ly nhỏ, nên không có điều gì xảy ra. Nhưng dần dần việc uống rượu trở thành thói quen, mỗi bữa anh ta phải tăng “đô” lên và uống gấp nhiều lần mới thấy “phê”. Cuối cùng, anh đã trở thành một tên bợm nhậu: lúc nào cũng say xỉn! Một hôm, anh ta say đến nỗi không biết trời trăng gì nữa. Trong cơn say, anh ta đập bể tất cả chén bát và vất mọi thứ đồ đạc trong nhà ra đường. Bị cha mẹ ngăn cản rầy la, anh ta liền to tiếng cãi lại và buông ra những lời thô tục xúc phạm đến cha mẹ. Cô vợ thấy chồng vô lễ và bất hiếu như vậy liền chạy tới khuyên can liền bị anh đâm một nhát dao khiến cô ngã lăn ra chết. Thế là từ việc uống rượu tưởng chừng vô hại lúc đầu, về sau đã trở nên nguyên nhân dẫn đến hai tội ác lớn lao là bất hiếu xúc phạm cha mẹ, và bất nghĩa giết người vợ thân yêu của mình.

3. SUY NIỆM:

– Con người “nhân vô thập toàn” và dễ sa ngã phạm tội là do hậu quả của tội tổ tông truyền lại, như thánh Phao-lô đã có lần thú nhận: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,19). Ngoài ra con người còn bị ma quỷ cám dỗ xúi giục phạm tội như nó đã cám dỗ con cháu No-e phạm nhiều tội đáng bị trừng phạt. Dân Ít-ra-en tuy đã được Đức Chúa cứu khỏi ách nô lệ cho dân Ai cập, thế mà cuối cùng cũng đã nghe theo ma quỷ cám dỗ để nói lời xúc phạm đến Đức Chúa và tỏ thái độ vô ơn đối với Mô-sê.

– Nhưng may thay, loài người có Đức Giê-su, Đấng đã nêu gương chiến thắng ma quỷ khi bị nó cám dỗ trong sa mạc. Sự chiến thắng của Người là nguồn động viên và khích lệ các tín hữu chúng ta trong việc chiến đấu và chiến thắng ma quỷ cám dỗ. Trong Mùa Chay này, noi gương Đức Giê-su, chúng ta hãy vâng theo ơn Thánh Thần hướng dẫn đi vào sa mạc tâm hồn. Hãy cùng với Đức Giê-su giữ sự thinh lặng, siêng năng cầu nguyện và hãm mình chay tịnh, để dễ nhận biết các cơn cám dỗ của ma quỷ. Rồi nhờ việc chuyên cần học sống lời Chúa và ơn Thánh Thần trợ giúp, chúng ta sẽ chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ.

– Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta về ba phương diện là: THÚ VUI, LỢI LỘC và DANH VỌNG như sau:

* Về THÚ VUI: Ma quỷ xúi giục Đức Giê-su thỏa mãn cơn đói khát cơm bánh vật chất và ham mê các đam mê lạc thú bất chính. Ngày nay chúng ta cũng thường cảm thấy cồn cào ruột gan và thèm muốn được “ngồi bên nồi thịt và được ăn bánh thỏa thuê”…. như dân Ít-ra-en trong sa mạc khi xưa (x. Xh 16,2tt). Nhưng Đức Giê-su đã chiến thắng cơn cám dỗ này. Người không phủ nhận sự cần thiết của cơm bánh vật chất khi nói: “Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh”, mà còn khẳng định: Lời Chúa cũng cần thiết không kém để nuôi dưỡng đức tin. người tín hữu không được vì lợi nhuận tiền tài vật chất mà bỏ rơi bổn phận ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, và phó thác nhu cầu cuộc sống trong tay Chúa quan phòng (x. Mt 6,33).

* Về LỢI LỘC: Ma quỷ hứa ban lợi lộc và quyền lực vinh quang cho Đức Giê-su nếu Người chịu tôn thờ nó. Có nhiều người nhẹ dạ đã tin vào lời hứa hão huyền của ma quỷ và đã bán linh hồn mình cho ma quỷ để làm tay sai cho nó. Trong lịch sử thế giới, bao nhà độc tài quyền thế, bao đế quốc hùng mạnh đã xuất hiện và đã lần lượt bị diệt vong. Còn Đức Giê-su chỉ nhận quyền lực từ nơi Chúa Cha (x. Lc 1,32b). Chỉ công nhận một mình Chúa Cha là Thiên Chúa duy nhất đáng tôn thờ (x. Lc 4,8). Chỉ Chúa Cha mới ban quyền cai trị cho Chúa Con là Đức Giê-su, và quyền lực ấy sẽ kéo dài mãi mãi, như lời sứ thần Gáp-ri-en: “Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,33).

* Về DANH VỌNG: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su tìm kiếm hư danh, bằng cách xúi Người nhảy từ nóc Đền thờ xuống, vì chắc Thiên Chúa sẽ can thiệp kịp thời cứu Người khỏi té ngã (x. Lc 4,10-11). Đó chính là tội “trông cậy quá lẽ”, tội “thử thách Thiên Chúa” do mê tín dị đòan. Đây là tội tự đặt mình vào tình huống hiểm nghèo và buộc Thiên Chúa phải ra tay can thiệp làm phép lạ để cứu mình khỏi chết. Đức Giê-su đã không chấp nhận thái độ thử thách quyền năng Thiên Chúa như thế khi trưng dẫn lời Kinh thánh: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (x Đnl 6,16). Người muốn chúng ta phải có một đức tin đơn sơ phó thác, như đứa con thơ nép mình trong vòng tay cha mẹ và không bao giờ nghi ngờ và đòi hỏi cha mẹ phải chứng minh tình thương ấy.

4. THẢO LUẬN: 1) Ma quỷ đã tấn công vào chỗ yếu của Đức Giê-su là bị đói sau khi nhịn ăn bốn mươi ngày. Còn chỗ yếu của bạn hiện nay là gì? 2) Để chống lại cơn cám dỗ của ma quỷ cách hữu hiệu, bạn cần sử dụng các phương thế nào noi gương Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay?

5. NGUYỆN CẦU:

– LẠY CHÚA GIÊ-SU. Bị cám dỗ là thân phận của con người. Nhưng chúng con chỉ thắng được cơn cám dỗ khi biết cậy nhờ vào ơn trợ giúp của Chúa. Cuộc sống hôm nay cho chúng con bao điều cám dỗ ngọt ngào, làm khuấy động những dục vọng thầm kín trong chúng con như: Muốn chiếm đoạt của cải người khác cách bất chính và muốn thống trị tha nhân, muốn được sống buông thả theo tính xác thịt tự nhiên. Cám dỗ nào cũng hứa cho chúng con được hoan lạc hạnh phúc đang khi thực ra chúng chỉ mang lại những âu sầu thất vọng.

LẠY CHÚA. Xin cho chúng con chiến thắng được các cơn cám dỗ của ma quỷ nhờ ơn Thánh Thần, nhờ biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn, nhờ sự chay tịnh và luôn làm chủ bản thân. Xin cho chúng con dám lội ngược dòng để đi con đường hẹp và leo dốc của Chúa: Con đường nghèo khó khiêm nhu và hy sinh phục vu tha nhân noi gương Chúa xưạ. Ước gì sau những lần chiến đấu vất vả cam go, chúng con sẽ được lớn lên trong tình yêu Chúa. Và ngay cả khi chúng con lỡ sa ngã phạm tội, xin cho chúng con biết trỗi dậy cậy trông vào lòng khoan dung của Chúa và mau mắn quay về làm hòa với Chúa nhờ bí tích giải tội.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A

Đ) XIN CHÚA NHẬN LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH

CHỐNG LẠI CƠN CÁM DỖ

CHỐNG LẠI CƠN CÁM DỖ

A. DẪN NHẬP

Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa chay thánh. Thứ Tư vừa qua, Giáo hội mời gọi chúng ta đi vào một cuộc hành trình, hành trình Mùa chay, đó là một cuộc hành trình hướng tới lễ Phục sinh. Chúng ta là những người đã được chịu phép rửa tội, nhưng chưa hoàn toàn sống đời sống của một Kitô hữu. Mùa Chay mời gọi chúng ta thay đổi tâm hồn, và sống Tin mừng một cách trọn vẹn.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca cho chúng ta biết, khi nhập thể vào trần gian với thân phận con người, Đức Kitô cũng từng trải qua nhiều thử thách cam go, chịu ma quỉ cám dỗ trong thời gian 40 ngày chay tịnh trong sa mạc. Ma quỉ cám dỗ Ngài xoay quanh ba chủ đề : thú, lợi, danh… Nhưng Ngài đã vượt thắng tất cả nhờ sức mạnh của Lời Chúa.

Chúa cũng để cho ma quỉ cám dỗ chúng ta, không phải để làm hại ta mà là để cho chúng ta trưởng thành hơn và tỏ lòng trung thành đối với Chúa. Con người yếu đuối không thể vượt qua được những mưu chước của ma quỉ, nhưng chúng ta đã có ơn Chúa trợ lực, Ngài sẽ nâng đỡ chúng ta, Ngài không để chúng ta bị cám dỗ quá sức chúng ta. Hãy cầu nguyện để múc lấy sức mạnh nơi Chúa : “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Và với ơn Chúa chúng ta sẽ chiến thắng như thánh Phaolô đã nói: “Omnia possum in eo qui me confortat”(Pl 4,13) : Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Đnl 26,4-10.

Dâng của lễ đầu mùa trước kia là một nghi lễ của dân ngoại, trong đó con người nhìn nhận mình không nắm giữ các bí ẩn của thiên nhiên và của sức sống vạn vật. Vì vậy, con người cầu xin các thần chiếu cố ban ơn.

Tuy nhiên, trong bài đọc 1 hôm nay, ông Maisen dạy cho dân chúng : khi dâng của lễ đầu mùa phải có tâm tình gì : đó là tinh thần biết ơn. Bởi vì, nhìn ngược dòng lịch sử, tổ tiên của dân Do thái ban đầu chỉ là những kẻ phiêu bạt nơi người Ai cập, phải làm nô lệ cho họ. Thiên Chúa đã dùng quyền năng Ngài mà giải thoát họ và xây dựng họ thành một dân tộc hùng mạnh. Vì thế, hằng năm họ phải biết ơn Ngài và lấy một phần hoa lợi của mình mà dâng lên Ngài.

+ Bài đọc 2 : Rm 10,8-13.

Luật đạo cũ xưa tỏ ra quá tỉ mỉ và rắc rối. Thánh Phaolô đem đối chiếu với luật xưa, để người tín hữu thấy rằng lòng tin ở Đức Kitô Phục sinh thì đơn giản như thế nào. Ơn cứu độ chỉ có được bởi lòng tin : Ai tuyên xưng trong lòng và tuyên xưng ra rằng Đức Giêsu Kitô đã sống lại và đang làm Chúa tể, thì sẽ được cứu độ.

Một khi đã có một niềm tin như thế, một niềm tin duy nhất, thì khi đó không còn phân biệt Do thái với dân ngoại. Tất cả đều có một Chúa. Đây là điểm tựa duy nhất cho đời sống đạo của chúng ta.

+ Bài Tin mừng : Lc 4,1-13.

Đoạn trình thuật của thánh Luca về các cám dỗ cũng giống như đoạn trình thuật của thánh Matthêu. Tuy nhiên thánh Luca để ý hơn đến việc chứng tỏ Đức Giêsu chiến thắng các cám dỗ với tư cách người đứng đầu một nhân loại thực sự, một dân Israel mới. Trên bước đường đi về Đất Hứa, dân Israel đã gặp nhiều cám dỗ :

– Cám dỗ trở lại Ai cập để có bánh ăn.

– Cám dỗ thờ tượng con bê vàng.

– Cám dỗ thử thách Thiên Chúa.

Họ đã sa ngã vào những cám dỗ đó. Nay Đức Giêsu chính là Israel mới, Ngài cũng sống trong sa mạc thời gian dài (40 ngày), cũng bị những loại cám dỗ dân Israel ngày xưa, nhưng Ngài đã chiến thắng tất cả. Được như thế, Đức Giêsu đã tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa. Đó là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Vật lộn với ma quỉ

I. ĐỨC GIÊU BỊ MA QUỈ CÁM DỖ

1. Đức Giêsu vào trong sa mạc.

Đừng ai tưởng rằng Đức Giêsu không thể bị cám dỗ vì Ngài là Thiên Chúa. Mặc dầu có bản chất thần thánh, Ngài cũng có một bản chất con người. Ngoài ra, tự thân chước cám dỗ không phải là một tội lỗi. Không có một công trình lớn lao nào của con người, hay cuộc sống thiêng liêng thực sự nào, mà không cần thời gian suy nghĩ, cô tịch và im lặng nội tâm.

Đức Giêsu đã trải qua 40 ngày trong sa mạc, trong sự suy niệm và cầu nguyện. Sa mạc có thể là một nơi khắc nghiệt, nhưng đó lại là một nơi lý tưởng để suy niệm và cầu nguyện. Và trong thời gian suy nghĩ cầu nguyện đó, ma quỉ có thể thực sự hiện ra để cám dỗ Ngài không ? Chúng ta không biết. Điều chính yếu là những chước cám dỗ của Ngài đều có thật, giống như chúng ta vậy, mặc dầu quỉ sứ không hiện ra với chúng ta với hình dáng của một con người. Ngài đã bị cám dỗ về ba phương diện : thú, lợi, danh.

2. Ý nghĩa của chữ “Cám dỗ

Trong tiếng Do thái, chữ “Cám dỗ” có nghĩa là “thử thách”, “thử tài”, giống như chữ “đi thi” của chúng ta ngày nay. Cám dỗ là đi thi : ai thắng cám dỗ là thi đậu, ai sa ngã là thi rớt. Bởi thế cám dỗ là dịp tốt để ta “lấy bằng cấp”. Tuy nhiên ta đừng khinh địch, hãy nhớ lời Đức Giêsu căn dặn : “Thứ quỉ này chỉ có thể thắng nhờ ăn chay và cầu nguyện”. Nhớ lời trong kinh Lạy Cha “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, và nhớ Đức Giêsu trong bài Tin mừng này đã chiến thắng được nhờ sự trợ giúp và che chở của Thiên Chúa (Carôlô).

3. Ba chước cám dỗ.

Theo thánh Luca, Đức Giêsu bị 3 chước cám dỗ thử thách :

Cơn cám dỗ thứ nhất : Đức Giêsu ăn chay trong sa mạc. Ngài đói, nên cám dỗ đầu tiên của ma quỉ là tìm kiếm của ăn để nuôi dưỡng thân xác : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá này biến thành bánh đi”(Lc 4,3).

Cơn cám dỗ thứ hai : Ma quỉ đề nghị Đức Giêsu dùng quyền lực của Ngài để thỏa mãn những ước muốn ái quốc của quần chúng. Dân Israel hy vọng rằng Đấng Thiên Sai sẽ đến như một người chiến thắng, và Ngài sẽ giải thoát dân Israel bằng gươm giáo. Đức Giêsu có nên dùng quyến lực của Ngài để thực hiện giấc mơ ấy không ?

Cơn cám dỗ thứ ba : Ma quỉ đề nghị : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, Chúa sẽ truyền cho các thiên thần gìn giữ ông ! các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá” (Lc 4,10). Đây là cám dỗ đòi kiểm chứng, đòi xem những dấu lạ điềm thiêng của người Do thái xưa (Xh 17), đòi thấy những cú nhảy đẹp mắt, những pha ngoạn mục : đó là cơn cám dỗ trên nóc Đền thờ Giêrusalem…

Ba chước cám dỗ này qui về ba chữ : THÚ, LỢI, DANH.

a) Về THÚ : Ma quỉ xúi giục Đức Giêsu thỏa mãn sự đói khát cơm bánh vật chất và các đam mê lạc thú. Nhưng Đức Giêsu đã thắng cám dỗ này. Ngài không phủ nhận sự cần thiết của cơm bánh vật chất, nhưng khẳng định:”Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh, nhưng còn sống bằng những lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.

b) Về LỢI : Ma quỉ ban lợi lộc và quyền lực vinh quang cho Đức Giêsu nếu Ngài chịu tôn thờ nó. Nhưng Đức Giêsu chỉ nhận quyền lực từ Thiên Chúa (x. Lc 1,32b; 10,22; 22,29), chỉ công nhận một mình Chúa Cha là Thiên Chúa duy nhất đáng tôn thờ (x. Lc 4,8; Đnl 6,13).

c) Về DANH : Ma quỉ cám dỗ Đức Giêsu tìm kiếm hư danh bằng cách xúi giục Ngài nhảy từ nóc Đền thờ vì sẽ được sự can thiệp kịp thời của Thiên Chúa (x. Lc 4,10-11; Tv 91,11-12). Đức Giêsu đã không chấp nhận thái độ thử thách quyền năng Thiên Chúa đó qua lời Kinh thánh:”Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”(Đnl 6,16).

Cuối cùng cả ba chước cám dỗ đều qui về một điều : đặt những thứ vật chất và vinh quang bản thân lên trước hết, kế đó, mới đến các điều thiêng liêng và Thiên Chúa. Nói chúng, đây là những chước cám dỗ chủ yếâu trong Giáo hội của Ngài, và nơi mỗi người chúng ta là các thành viên trong Giáo hội. Chúng ta phải luôn hướng mắt về Đấng khước từ biến những hòn đá thành bánh, tự gieo mình xuống khỏi nóc Đền thờ, và cai trị bằng quyền lực.

II. CHÚNG TA CŨNG BỊ CÁM DỖ

Suy nghĩ một chút, chúng ta thấy chuyện dân Israel bị cám dỗ 40 năm và Đức Giêsu bị cám dỗ 40 ngày xem ra chỉ là chuyện đời xưa, chẳng liên quan gì đến chúng ta ngày nay. Thực ra ngày nay chúng ta cũng gặp những cám dỗ ấy, nhưng dưới những hình thức khác thôi :

– Phải chăng chúng ta cũng bận tâm quá đáng đến việc ăn uống, sinh nhai ?

– Phải chăng chúng ta ham chuộng danh vọng trần thế ?

– Phải chăng chúng ta không chịu vận dụng hết khả năng của mình mà cứ để Thiên Chúa làm phép lạ cho mình ?

1. Sự khôn ngoan của ma quỉ

Ma quỉ rất tinh quái, nó biết rõ những nhu cầu của con người từ nhu cầu ăn uống cần cho thể xác, đến nhu cầu ham mê danh vọng, địa vị, chức quyền và sau cùng là kiêu ngạo. Cái khôn của ma quỉ làø làm cho cám dỗ mang một dáng vẻ hấp dẫn, hợp với sở thích và ý muốn của con người, nên mới có sức thuyết phục mạnh mẽ để ta ưng theo. Do cái vỏ quyến rũ, mỹ miều bên ngoài của nó như vậy nên mới dễ đánh lừa ta, khiến ta thường bị sa lầy, mắc bẫy.

Truyện : Mua cái bóng cây

Ngày xưa, có một người giầu có xây nhà bên đường. Trước nhà ông có một cây to, rợp bóng rộng mát. Mùa hè, khi mọi nhà phải chịu nóng bức, ngột ngạt thì ông nhà giầu cứ mặc nhiên ngả lưng dưới bóng cây, hưởng gió mát. Một hôm có anh nhà nghèo đi qua, thấy bóng cây mát liền ngồi nghỉ và thiếp đi lúc nào không biết.

– Ê, ông nhà giầu quát, Ai cho phép mày nằm nghỉ ở đây ? Xéo ngay.

– Vì sao lại thế ? anh nhà nghèo hỏi.

– Cái cây này là của tao, vì vậy cái bóng của nó cũng là của tao, ông nhà giầu lý luận.

– Nếu vậy, ông hãy bán cho tôi cái bóng. Tôi sẽ trả tiền ông đàng hoàng. Xin ông đừng lo.

Nghe nói đến tiền, ông nhà giầu bán ngay cái bóng ấy cho anh nhà nghèo. Từ hôm ấy, hễ trời trở nóng, anh nhà nghèo lại ra ngồi dưới bóng cây nghỉ mát. Khi bóng cây ngả vào sân ông chủ, anh nhà nghèo cũng vào sân nghỉ; khi bóng cây ngả vào bếp hoặc vào phòng tiếp khách, anh nhà nghèo cũng theo vào những nơi đó. Chẳng những thế, anh còn cao hứng rủ rê bạn bè đến nghỉ. Ông nhà giầu tức lắm nhưng đành bấm bụng chịu.

Một hôm ông nhà giầu có khách. Khi bóng cây ngả vào phòng khách, anh nhà nghèo cùng đám bạn bè kéo luôn vào phòng khách nằm, khiến khách rất ngạc nhiên. Hỏi nguyên cớ thì ông nhà giầu cắn môi im lặng, anh nhà nghèo giải thích : “Cái bóng cây này là của tôi. Ôâng chủ đây đã đồng ý bán cho tôi rồi ! Tôi có quyền nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào”. Đám khách cười nhạo ông chủ nhà, rồi bỏ ra về. Ít ngày sau, ông nhà giầu bị cả làng chửi bới, còn lũ trẻ con hễ gặp ông ở đâu là bỉu môi chế giễu :”Đồ tham lam, bán cả cái bóng cây” ! Bị bẽ mặt, ông nhà giầu đành bỏ làng đi ở nơi khác. Thế là anh nhà nghèo không những được cái bóng cây mà còn được cả cái cây cùng ngôi nhà của ông nhà giầu nữa. (Nguyễn văn Thái, Sống lời Chúa giữa dòng đời, năm C, tr 107-108)

Qua sự cám dỗ về lòng tham lam tiền bạc, ông nhà giầu đã đưa kẻ thù vào ở trong nhà mình. Một cách nào đó, qua những cám dỗ, chúng ta cũng mở cửa tâm hồn cho ma quỉ vào xâm chiếm linh hồn mình. Tất cả những mưu thâm chước độc của ma quỉ thì thiên hình vạn trạng khiến con người khó mà đứng vững nếu chúng ta không cảnh giác đề phòng, không biết cầu cứu với Chúa, không năng nhận những phương thế hỗ trợ thiêng liêng.

2. Những cám dỗ của chúng ta

Ngày xưa ma quỉ cám dỗ Đức Giêsu thế nào thì ngày nay chúng vẫn cám dỗ chúng ta như vậy, mà còn nhiều trò nguy hiểm hơn nữa. Tất cả những chước cám dỗ ấy cũng qui về ba mối : thú, lợi và danh.

a) Về thú vui

Tiền nhân dạy rằng: “Nhân sinh tại thế dĩ thực vi tiên” nghĩa là con người sinh ra ở đời, thì việc ăn uống là ưu tiên và cần thiết.

Nói lên câu đó, tiền nhân có ý bảo rằng : con người sinh ra thì phải ăn uống. Có ăn có uống thì mới sống được. Có sống thì mới làm việc được, do đó mới có câu: “Có thực mới vực được đạo”. Song le, vì ma quỉ nó dốt CHỮ NHO, nên mới cắt nghĩa quẹo đi: “Con người sinh ra chỉ để ăn uống”, nên thiên hạ đâu đâu cũng thuộc giáo điều của nó: “Không ăn cũng thiệt, không chơi cũng hoài”.

Thánh Phêrô đã khuyên : “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỉ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,6). Con người có khuynh hướng thỏa mãn xác thịt, muốn làm cho thân xác được béo tốt, được thưởng thức mọi thú vui không biết ngừng lại. Nhưng người ta có biết rằng “Cực lạc sinh bi ai” ? Cái gì thái quá cũng sinh tai hại. Mùa chay này nhắc lại cho chúng ta lời Đức Giêsu nói với ma quỉ: “Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh”.

b) Về lợi lộc.

Ma quỉ hứa ban lợi lộc và quyền lực vinh quang cho con người nếu chịu tôn thờ nó. Có nhiều người nhẹ dạ đã tin vào lời hứa hão huyền này và đã bán linh hồn cho ma quỉ, trở thành tay sai của nó. Trong lịch sử thế giới, bao nhà độc tài đầy quyền thế, bao đế quốc hùng mạnh đã xuất hiện và lần lượt đều đã bị diệt vong. Ma quỉ cũng cám dỗ Đức Giêsu trở nên giầu có và quyền thế như các vua chúa trên trần gian, nhưng Ngài đã khước từ, Ngài chấp nhận “yếu đuối” (1Cr 1,27). Cơn cám dỗ về quyền hành, về giầu sang phú quí cũng là cơn cám dỗ của chúng ta.

Ngoài ra, danh vọng và giầu sang phú quí chưa hẳn là hạnh phúc vì danh vọng và giầu sang là con dao hai lưỡi : nó có thể phục vụ ta, biến nó thành tôi tớ trung thành của ta, mà nó cũng có thể ức chế ta, biến ta thành nô lệ của nó, sai khiến ta làm đủ mọi điều gian ác.

Truyện : Ca sĩ Elvis Presley

Chắc nhiều người trong chúng ta, nhất là các người trẻ, biết tên chàng ca sĩ nổi tiếng thế giới là Elvis Presley.

Chàng rất giầu có : một mình có 8 chiếc xe hơi, 6 xe gắn máy, 2 máy bay, 16 máy truyền hình, một ngôi biệt thự rất rộng và nhiều tài khoản ngân hàng. Trên tất cả những thứ đó, còn có biết bao đạo quân những người hâm mộ coi chàng là thần tượng.

Thế nhưng Elvis Presley không cảm thấy hạnh phúc. Có lần chàng thú nhận: “Càng nhiều tiền thì càng nhức đầu”. Mẹ chàng thì không mong gì hơn là con trai mình có giờ về thăm gia đình. Nhưng mong ước đơn giản như thế mà cũng không được.

Elvis Presley là một bằng chứng cho lời Đức Giêsu nói : “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”.

c) Về DANH

Nếu ông là Con Thiên Chúa thì đứng dậy, mà gieo mình xuống đi ! Vì có lời chép rằng Thiên Chúa sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá” (Tv 91,11-12). Đó là cám dỗ lớn và liên tục mà người ta đặt ra trước Đức Giêsu suốt đời công khai của Ngài : Hãy làm phép lạ đi – Hãy cho chúng tôi một dấu chỉ trên trời… Hãy chứng minh ông là Thiên Chúa… Hãy biểu lộ quyền hành của ông, chứng minh rằng ông là Đấng Cứu Thế chúng tôi đang mong đợi…

Đức Giêsu đã không nhận những thách thức ấy mặc dầu Ngài có thể làm được tất cả. Thực ra, những thách thức đó chỉ làm cho Đức Giêsu lìa xa con đường mà Chúa Cha đã vạch ra cho Ngài : Ngài phải chết. “Lạy Cha, nếu có thể được, xin tha cho con khỏi uống chén này” (Lc 22,42). Chính nhờ thái độ vâng phục tuyệt đối Chúa Cha, đến nỗi có cảm tưởng bị “Chúa Cha bỏ rơi” (Mt 27,46), mà chứng tỏ mình là Con Một của Cha…

Đức Giêsu lánh xa khuynh hướng khoe khoang, Ngài chịu thất bại trước những thử thách ấy để đạt được mục đích. Còn chúng ta thì luôn có khuynh hướng khoe khoang, mà quỉ lại nhằm vào khuynh hướng thích khoe khoang, nhất là sự khoe khoang đó lại không đúng sự thật. Nhiều khi chỉ cần một câu nói thách thức hay chạm tự ái là người ta làm theo thách thức đó. Một số bạn trẻ rơi vào xì ke ma túy cũng chỉ vì một lời thách thức hay khiêu khích gì đó.

Khuynh hướng khoe khoang đó cũng là tính kiêu ngạo ẩn náu trong con người. Trong bất cứ hoàn cảnh nào tính kiêu ngạo cũng muốn bùng ra làm cho con người quên đi tình trạng thật của mình mà chỉ muốn vươn lên trên mọi người. Ma quỉ cũng chỉ là các thiên thần đã quên đi bản tính của mình mà đòi bằng Thiên Chúa và đã bị Tổng Lãnh Thiên thần tống nó xuống hỏa ngục làm quỉ vương. Ngộ Không cũng thế, là khỉ mà đòi lên trời làm Tề Thiên Đại Thánh là bằng Trời, nên đã bị tướng nhà Trời tống xuống trần gian, bị núi đá đè con khỉ suốt 500 năm.

2. Hãy tỉnh thức và đề phòng

Ma quỉ rất khôn ngoan, chúng có những cách lừa đảo rất tinh vi giống như những hàng giả bây giờ. Đàng sau những cám dỗ chúng gây ra sự ảo tưởng để đánh lừa người ta, để đưa người ta vào bẫy và lúc đó không còn thể ra được. Cám dỗ nào cũng ngọt ngào hấp dẫn, thử thách nào cũng đòi hỏi phải lựa chọn. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra cái đắng đót chua cay trong cái vỏ ngọt ngào hấp dẫn ấy không ?

Để nhận thức đúng đâu là cơn cám dỗ và sự nguy hiểm của nó như thế nào, ta phải hiểu nội dung của cơn cám dỗ gồm có ba thành phần : người bị cám dỗ là chúng ta, kẻ cám dỗ là ma quỉ, trung gian môi giới cám dỗ có thể là người khác hoặc một sự vật hoặc một cơ hội. Do đó, diễn tiến của một cơn cám dỗ dù đột ngột hay dai dẳng đều được chuẩn bị, hành động rất khéo léo với mục đích xúi dục con người đi đến chỗ phạm tội lỗi.

Phương cách dụ dỗ của ma quỉ rất xảo quyệt vì nó không bao giờ xui ta phạm tội ngay, mà ban đầu chỉ những chiều theo đôi chút, không bao giờ dụ dỗ con người phạm ngay tội nặng, mà chỉ xúi giục phạm những tôi nhẹ, không bao giờ cám dỗ một lần rồi bỏ qua, mà là nhiều lần, lặp đi lặp lại cho đến khi ta chiều theo ý nó.

Ông Richard Wumbrand đã diễn tả điều này rất đúng bằng hình ảnh như sau: chúng ta như những cô gái vừa đến độ xuân thì. Người yêu cô thật lòng, muốn chia sẻ cuộc đời với cô, và kẻ sở khanh lừa phỉnh, chỉ muốn qua đêm để hại đời cô, cùng dùng chung một ngôn ngữ, cùng chia chung một động từ, đó là “Anh yêu em”. Nếu chỉ để ý đến những cái hào nhoáng bên ngoài hay những lời nói ngon ngọt và không có sự tỉnh táo cần thiết để phân biệt thì chắc chắn thảm họa sẽ xẩy đến.

Truyện : Bà Evà bị cám dỗ

Tại Anh quốc, trong viện bảo tàng nghệ thuật Manchester Art Gallery có một bức tranh của họa sĩ Spencer Stanhop mang tựa đề là “Eve”. Bức tranh vẽ hình một con rắn đang thì thầm những tư tưởng vào tai bà Evà. Nhìn vào nét mặt sung sướng của bà Evà, bạn phải nói rằng bà rất thích những điều đang nghe. Bà đang bị mê hoặc bởi những tư tưởng đó. Bà không nhìn thấy con rắn, nhưng con rắn đang vươn tới quấn quít sau lưng bà, từ cành cây mang đầy hoa trái, nó cong mình cúi xuống thật thấp để khi bà Evà chấp nhận những tư tưởng này thì một trái táo đỏ chói rơi ngay vào bàn tay của bà đang mở ra đón nhận.

Mặc dù trong hình vẽ bà Evà chưa cắn trái táo, tuy nhiên qua nét mặt của bà, độc giả biết rằng bà đã vượt qua giới hạn cho phép. Sự kết hợp của những tư tưởng trong tâm trí bà và trái táo đỏ chói trong lòng bàn tay mở rộng quá quyến rũ đối với bà, vườn địa đàng đã bị mất. Sự cô đơn hiu hắt và mối ác cảm với Thiên Chúa đã bắt đầu. Một cách chính xác, người họa sĩ đã bắt gặp được giây phút của sự thật, đã nhận ra được chân lý qua điều được gọi là “cám dỗ” trong cuộc đời của bạn, và của tôi .

3. Phương thế chống cám dỗ.

Chúa Giêsu đã nói với thánh Phêrô: “Phêrô ơi, ma quỉ nó sàng con như sàng gạo ấy” (Lc 22,31). Những chước cám dỗ không phải là cách làm hại ta mà chỉ là cách thử thách ta xem ta có trung thành với Chúa không, nên Chúa để cho ma quỉ cám dỗ ta. Sức con người yếu đuối không thể thắng được các chước cám dỗ nếu không có sự hỗ trợ của Chúa. Thánh Phaolô đã nói rất đúng “Omnia possum in eo qu me confortat” (Pl 4,13) : tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.

Trong kinh Lạy Cha chúng ta cầu nguyện: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, có nghĩa là “đừng cho phép chúng con bước vào” hay “đừng để chúng con ngã gục trước sự cám dỗ” (Giáo lý Công giáo số 2846). Đây là một lời cầu xin “trung thành” với Thiên Chúa và tuân giữ những điều răn của Ngài (2Tm 3,14; Mt 19,17; Ga 14, 23-24). Nó đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa và quyết định. Nó mang lại những giằng co nội tâm mà chính Đức Giêsu đã trải qua trong 40 đêm ngày bị thử thách (x. Lc 4,1-13).

Sau khi đã dựa vào ơn Chúa, để chiến thắng ma quỉ thời nay, không có cách nào khác là phải chiến đấu anh dũng và kiên cường, chống lại những dụ dỗ, phỉnh gạt lừa lọc của chúng. Chiến đấu bằng chính võ khí mà Đức Giêsu đã xử dụng : đó là tinh thần tuyệt đối vâng phục đường lối và thánh ý của Thiên Chúa ; đó là cách sống khiêm tốn, siêu thoát, coi rẻ của cải vật chất và danh vọng thế gian; đó còn là biết đánh giá cũng như hưởng thụ cuộc đời trong chừng mực mà Tạo hóa đã ấn định cho loài người : ăn chay là sống siêu thoát, từ bỏ, tiết độ; cầu nguyện là sống gắn bó mật thiết với Chúa.

Lm Giuse Đinh Lập Liễm

CÁM DỖ

CÁM DỖ

Cám dỗ là chuyện xưa như trái đất. Từ khi có con người, đã có cám dỗ. Hẳn ta không thể quên chuyện hai ông bà nguyên tổ sa chước cám dỗ của ma quỷ. Dân Do Thái, khi bị nô lệ dưới ách người Ai cập thì muốn được tự do. Nhưng khi lang thang 40 năm trong sa mạc, phải chịu đói khát, lại bị cám dỗ quay trở lại Ai cập để được no ấm. Nhưng có thể nói, 3 cơn cám dỗ mà Đức Giêsu phải đương đầu hôm nay gồm tóm tất cả mọi thứ cám dỗ mà ta thường gặp.

Cơn cám dỗ thứ nhất: thoả mãn tức khắc mọi nhu cầu

Sau khi Đức Giêsu ăn chay 40 đêm ngày. Ma quỷ đề nghị Người biến đá thành bánh mà ăn. Thật là một đề nghị hợp lý. Đói thì phải ăn. Muốn ăn thì phải có bánh. Nhưng có bánh bằng cách nào mới là vấn đề. Không phải cứ có nhu cầu là phải thoả mãn ngay. Và nhất là không được dùng những cách không hợp đạo lý để thoả mãn những nhu cầu của mình. Cơm bánh tượng trưng cho những nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu cầu của con người thì có nhiều và có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Vì thế cơn cám dỗ thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn.

Cơn cám dỗ thứ hai: muốn có quyền lực thống trị

Ma quỷ biết Đức Giêsu muốn cứu độ loài người, nên đề nghị tặng Người tất cả các nước trên trần gian. Có lẽ nhiều người nghĩ rằng đề nghị của ma quỷ là hợp lý. Cứ có quyền thống trị trên hết mọi dân nước rồi nói gì người ta chẳng nghe. Chúa sẽ không phải mất công chịu đau khổ chịu chết. Chỉ cần quỳ xuống thờ lạy ma quỷ, vua quan dân chúng các nước sẽ răm rắp tuân theo. Thật là tiện lợi. Quyền lực là một cơn cám dỗ muôn đời của nhân loại. Từ ngàn xưa, vua chúa các nước đã không ngừng gây chiến để tranh giành quyền lực. Ngày nay, trong các cuộc chiến mới, người ta không còn giết nhau bằng gươm đao, súng đạn, nhưng bằng quyền lực kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Tuy êm đềm nhưng cuộc chiến vô cùng khốc liệt. Cơn cám dỗ về quyền lực thống trị không những không suy giảm mà còn mãnh liệt hơn.

Cơn cám dỗ thứ ba: tìm những điều kỳ lạ

Muốn những chuyện thần kỳ. Muốn làm được những việc kinh thiên động địa. Muốn có những thành công lẫy lừng. Cơn cám dỗ này thúc đẩy người ta đổ xô đi tìm phép lạ. Cơn cám dỗ xây tháp Ba ben từ ngàn xưa vẫn còn tiếp diễn.

Xuyên qua những cơn cám dỗ ấy ta thấy ma quỷ thật vô cùng tinh khôn và hiểm độc.

Với cơn cám dỗ thứ nhất, ma quỷ muốn xô đẩy con người làm nô lệ cho dục vọng. Xúi giục con người chỉ tìm thoả mãn những bản năng thấp hèn. Giới hạn con người vào sự sống xác thịt. Đức Giêsu đã vạch trần âm mưu của ma quỷ khi Người cho biết con người không chỉ có đời sống thể lý mà còn có đời sống tâm linh. Người nâng cao phẩm giá con người khi quyết tâm chống lại cơn cám dỗ thoả mãn những nhu cầu thân xác để chăm lo cho sự sống tâm linh.

Với cơn cám dỗ thứ hai, ma quỷ muốn biến con người thành nô lệ cho tham vọng, nô lệ cho ma quỷ. Vì ham hố chức quyền, vì mưu cầu danh vọng mà đánh mất tự do của mình, cam tâm làm nô lệ cho ma quỷ. Vì tham vọng mà đánh mất chính mình. Đức Giêsu vạch trần âm mưu đen tối của ma quỷ khi cương quyết chối từ danh vọng quyền thế. Người còn chỉ cho ta con đường duy nhất phải theo đó là thờ phượng Thiên Chúa. Chỉ có thờ phượng Thiên Chúa mới đem đến cho con người tự do đích thực, tự do trong tâm hồn, không bị nô lệ một tham vọng nào.

Với cơn cám dỗ thứ ba, ma quỷ đẩy con người vào nô lệ cho cuồng vọng. Điên cuồng đến chống lại Thiên Chúa. Dùng Thiên Chúa để phục vụ cho những ước vọng ngông cuồng của mình. Không đến với Chúa trong tâm tình của người con thảo đối với Cha hiền. Đức Giêsu đã vạch trần âm mưu của ma quỷ. Người chỉ cho ta con đường của người con hiếu thảo. Người con hiếu thảo tin cậy phó thác và luôn làm theo ý Cha, chứ không bao giờ dám thách thức Cha. Người con hiếu thảo vâng lệnh Cha sai bảo chứ không bao giờ dám sai bảo Cha.

Cám dỗ của ma quỷ hiểm độc vì nó tiến từng bước: Từ hạ thấp phẩm giá con người khi khiến con người làm nô lệ cho dục vọng đến cướp mất tự do của con người khi xúi giục con người nô lệ cho ma quỷ. Và sau cùng đi đến chỗ tận cùng là chối bỏ Thiên Chúa, không coi Thiên Chúa là cha. Cám dỗ càng hiểm độc vì ma quỷ đã khéo léo học những âm mưu thâm hiểm trong lớp vỏ nhung lụa, êm ái, hợp lý và đầy quyến rũ của những nhu cầu, quyền lực và uy tín.

Ngày nay, những cơn cám dỗ của ma quỷ vẫn như những chiếc bẫy giăng ra để trói buộc con người trong vòng nô lệ. Cám dỗ càng ngày càng tinh vi và càng ngọt ngào hơn nên càng hiểm độc hơn. Muốn chống trả được những cơn cám dỗ, ta phải bắt chước Đức Giêsu dùng những vũ khí sắc bén, đó là ăn chay cầu nguyện, thấm nhuần Lời Chúa và luôn sống tâm tình của người con thảo đối với Chúa.

Lạy Chúa, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Bạn đã gặp nhiều cơn cám dỗ, bạn đã chống trả những cơn cám dỗ như thế nào?

2. Có những việc lúc đầu bạn thấy là tốt. Mãi sau này bạn mới biết là xấu. Bạn có nghĩ đó là âm mưu của ma quỷ không?

3. Bạn có ý thức rằng ma quỷ vẫn đang hoạt động mạnh mẽ trong thế giới ngày nay không?

4. Mùa Chay này, bạn sẽ làm gì để phòng chống âm mưu ma quỷ?

TGM Ngô Quang Kiệt

Chúa Nhật 1 Mùa Chay Năm C – 2013

 Chúa Nhật 1 Mùa Chay Năm C – 2013

Kính thưa quí ông bà anh chị em, con người cóhai phần; tinh thần và thể xác. Tinh thần, ta không thấy được bằng con mắt xác thịt. Trái lại, xác thể ta cảm nhận được qua cử chỉ hành động. Hồn và xác là hai lãnh vực khác nhau, nhưng nó lại có một sự liên đới với nhau; chẳng hạn,  tư tưởng được diễn tả ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ chân tay, thân mình. Hiểu như thế thì khi con người nhận thức được ân huệ là quà tặng từ một ai đó, thì từ sâu thẳm trong lòng người có một sự thúc đẩy nào đó của sự biết ơn, và sự biết ơn này được biểu lộ ra bên ngoài như nói lời cám ơn hay bằng một hành động cụ thể như bái phục, dâng lễ vật. Điều này ta thấy rất rõ qua bài đọc 1, sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê nhắn nhủ mọi con cái Ít-ra-en hãy dâng của lễ tạ ơn lên Đức Chúa bằng các hiện vật do tay mình làm nên, đưa cho tư tế và tư tế dâng lên Thiên Chúa. Lý do là, vì họ được giải thoát khỏi cảnh lầm than khổ cực ở bên Ai Cập.

     Hiểu như thế thì lời kêu gọi của Môsê xưa kia vẫn rất thiết thực cho ngày hôm nay; vì đã là con người thì ai cũng phải nhận ơn; ơn phần hồn, ơn phần xác. Ơn Thiên Chúa đến với ta qua nhiều hình thức khác nhau: có thể đến từ người này, người kia. Ý thức được điều này để con người tạ ơn Thiên Chúa hay cám ơn con người, qua nhiều hình thức cùng với một hành động cụ thể; chẳng hạn nói: cám ơn hay lời cám ơn được kiềm theo một hiện vật. Và điều quan trọng ởđây là phải bắt nguồn từ tấm lòng biết ơn, mộ mến, kính phục, thờ lạy suy tôn. Để rồi có một cung cách và thái độ khi đối diện với người ta chịu ơn. Điều này ta thấy rất rõ qua việc ông Môsê hướng dẫn dân chúng khi  dâng của lễ tạ ơn như thế nào. Ta hãy đọc lại điều này: “ Và bây giờ, lạy Đức Chúa, này con xin dâng sản phẩm đầu mùa của đất đai mà Ngài đã ban cho con. Anh em hãy đặt lễ vật trước tôn nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anhem, rồi anh em phủ phục trước tôn nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em” (Đnl 26, 10).

     Như thế thì, ngày hôm nay bất cứ ai, chẳng lẽ chưa từng một lần nhận ơn Chúa, ơn đời, ơn người sao! Mànói cho cùng, từng giây từng phút ta hằng nhận ơn của Chúa, như sự sống, hơi thở… Thế thì, thử hỏi ta đã làm gì để đền đáp bao ơn Chúa đã ban cho ta. Mỗi người hãy tự vấn lương tâm.
 
     Quả thật! cuộc sống của chúng ta luôn đón nhận ơn của Chúa, vàta cần phải nương tựa vào Chúa, đó là sức mạnh cho chúng ta, là vũ khí giúp chúng ta chiến đấu và chiến thắng các mưu thâm, chước độc của ma qủi xưa cũng như nay đang tung hoành khắp mọi nơi. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải tỉnh thức để chống lại kẻ thù đang vây quanh chúng ta. Ta hãy đứng về phía Chúa Giêsu, noi gương Ngài mà chiến đấu với những cơn cám dỗ thật khủng khiếp, như xưa kia trong sa mạc, Chúa Giêsu đã từng bị ma quỉ cám dỗ. Ma quỉ cám dỗ những gì?
 
     Thứ nhất là cơm bánh. Cơm bánh là điều không thể thiếu được đối với cuộc sống thể xác con người, đây là một nhu cầu cần thiết và chính đáng, nhưng nó không phải là lương thực trường sinh, thế mà cơm bánh nó điều khiển con người và làm cho con người thay đổ không thể tưởng nổi từ một người oai phong, minh mẫn, phong cách trở thành một người không còn tính người nữa, cứ nhìn vào xã hội ngày hôm nay, chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta, biết bao nhiêu người, vì đồng tiền, miếng ăn, hay muốn được quyền cao chức trọng, giàu sang, nên người ta gian tham,xảo trá, độc ác, đánh mất cảlương tri, nhắm mắt trước những chân lý, lẽ phải.
 
     Chúa Giêsu cũng đã trải qua cơn đói khủng khiếp; vì sau thời gian dài không ăn không uống, lợi dụng thời điểm thuận tiện này, tên dụ dỗ bày ra miếng ăn để đánh bại Chúa Giêsu. Nó tưởng đánh bại Chúa Giêsu một cách dễ dàng như nóđã từng đánh bại haiông bà nguyên tổ hay nhưdân Do thái xưa kia trong sa mạc.Ởđây ma quỉ thật lầm to, vì Chúa Giêsu đã dùng Kinh Thánh đánh bại tên cám dỗ một cách dễ dàng: “ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” mà còn có thứ quý trọng hơn nhiều, đó là Lời Chúa.
 
     Cơn cám dỗ thứ hai là cám dỗ về danh vọng địa vị, vinh quang phú qu. Cũng vì những điều này mà đã biết bao người chết vì nó, rồi không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, chém giết cũng vì tranh dành quyền thế, địa vị, giàu sang. Những thứđó là một sức mạnh khiến bao nhiêu người qụy lụy thờ lạy nó, để xin một chút ân huệ, tiền bạc, địa vị.Ma quỷ cũng cám dỗChúa Giêsu về những thứ này, nhưng Chúa Giêsu đâu có màng gì đến những bã vinh hoa phú quý đó. Ngài đã dùng lời Kinh Thánh để chống lại và chỉ cho nó biết phải thờ lạy ai: “Ngươi phải bái thờ Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi và phải thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi” (Lc 4,8).
 
     Cơn cám dỗ thứ ba cũng không thua kém hai cơn cám dỗ trên; đó là biểu dương sức mạnh, tính phô trương, khoe khoang, muốn làm được những chuyện phi thường, biểu diễn phép lạ ngoạn mục. Chúa Giêsu cũng bị ma quỷ giăng racạm bẫy này, thế nhưng Ngài đã khẳng định cho tên cám dỗ rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”(Lc 4,12).
 
     Qua ba cơn cám dỗ ma quỷ bày ra cho Chúa Giêsu.Chúng ta thấy ma quỷ, qủa là kẻ siêu đẳng, vì nó đánh đúng trọng điểm của con người một cách thật tinh vi và thâm độc, cho nên đã biết bao nhiêu người quỵ ngã nặng nề; đánh mất lương tâm, phẩm giá làm người không còn, hoặc đánh mất ơn gọi căn bản của người Ki-tô hữu hay ơn gọi tu sĩ, như ngày nay ta đang chứng kiến chủ nghĩa hưởng thụ vì chủ nghĩa này làm người ta lơ là việc đạo nghĩa, xa nhà thờ, xa các bí tích, xa Chúa. Hay nói khác đi chúa của họ là quyền hành, tiền bạc, hưởng thụ. Quả thật lànguy hiểm, biết rằng là nguy hiểm, nhưng chúng ta đã có Chúa Giêsu đi tiên phong qua việc Ngài đãđán bại những thứ cám dỗ của tên ma vương bày ra. Ngài đã mở lối tiên phong để những ai dõi bước theo Ngài đều chiến thắng mọi mưu thâm, chước độc của ác thần. Vậy chúng ta hãy mặc lấy Đức Ki-tô bước vào trận chiến thiêng thiêng để ta chiến đấu và chiến thắng sự dữ, có như thế ta sẽ được sống trong thế giới lành thánh an vui, hạnh phúc với Chúa.
 
     Xin Chúa cho chúng con mùa chay Thánh này, biết tìm về nương ẩn bên Chúa, để có Chúa cùng đi, cùng chiến đấu, chúng con đâu sợ gì. Hãy cùng với Chúa Giêsu, mỗi người hãy vào sa mạc cuộc đời, nhất là trong thời gian 40 ngày chay tĩnh này, chúng ta hãy sánh bước với Chúa, sống với Chúa, cầu nguyện với Chúa để được ơn hiệp nhất với Chúa trong mùa chay này, và sự hợp nhất với Chúa mãi muôn đời.  Amen.

Linh mục Phaolô Cao Thế Bình, S.D.D.

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO từ 02-11 đến 02-17-2013

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

từ 02-11 đến 02-17-2013

Trích từ Xuân Bích VN

  • Tổng Tu Nghị lần thứ 200 Dòng Phan Sinh Viện Tu

  • Kế hoạch “thuốc giết sơ sinh” giá rẻ bị chỉ trích mạnh mẽ.

  • Tân uỷ viên công tố Vatican ca ngợi các phương tiện truyền thông.

  • Linh mục người Việt ủng hộ nhân quyền được đề cử Nobel Hoà Bình.

  • Hội nghị Hội Đồng Giáo Hoàng khai mạc với phần biểu diễn nhạc Rock.

  • Huân Chương Giáo Hoàng cho Tướng Peter Cosgrove.

  • Bắc Triều Tiên: Cuộc sống của Kitô hữu hết sức khó khăn.

  • ĐHY Burke: Các chính trị gia ủng hộ nạo phá thai không được rước lễ.

  • Đức Hồng Y người Đức bị lừa dối hiểu sai về tác dụng của “viên sáng hôm sau”.

  • CICAD và phản ứng của Đức Gíam Mục Morerod với SSPX.

  • Lời biện hộ của Ngài về quyền của đồng tính nam bị hiểu sai.

  • Thành phần Cơ Mật Viện.

  • Quy trình phong Chân Phước cho Cha Ricci tiến triển.

  • Sau khi từ nhiệm, Đức Thánh Cha rút lui vào tu viện.

  • BỔ NHIỆM MỚI.

  • Phản ứng của thế giới trước thông báo từ nhiệm vủa Đức Biển Đức XVI.

  • Những vị người Phi Châu và Nam Mỹ trong số các Vị kế nhiệm ?

  • Một tác phẩm lịch sử về Đức Piô XII.

  • “Là Kitô hữu nghĩa là sống nghịch trào lưu”.

  • Những cuộc tôn vinh hiển thánh sắp tới.

  • Lần đầu tiên, Đức Giáo Hoàng xuất hiện trước tín hữu, từ khi Ngài tuyên bố thoái nhiệm.

  • Những người Đức vô thần bất ngờ kính trọng Đức Thánh Cha.

  • Một thánh đường mới dâng kính Đức Bà Ả Rập ở Bahrein.

  • Những bài diễn văn cuối cùng của Đức Thánh Cha.

  • Tác giả nhìn thấy sự sẵn sàng xét lại về mặt văn hoá cuộc cách mạng tình dục.

  • ĐGM Ganswein vẫn là thư ký của Đức Thánh Cha.

Xem chi tiết . . .TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO 02-11 đến 02-17-2013

Hoạt động của Đức Thánh Cha áp tuần tĩnh tâm

Hoạt động của Đức Thánh Cha áp tuần tĩnh tâm

VATICAN. Thứ bẩy 16 tháng 2-2013, ĐTC Biển Đức 16 đã hoạt động theo chương trình bình thường.

Lúc 11 giờ ngài đã tiếp tổng thống nước Guatemala Ông Otto Fernando Pérez Molina, rồi tiếp 13 GM thuộc 10 giáo phận vùng Lombardia, bắc Italia, do ĐHY Angelo Scola, TGM giáo phận Milano, hướng dẫn, về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết sau khi hội kiến với ĐTC, Tổng thống đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Bertone và Đức TGM Ngoại trưởng Mamberti.

Trong các cuộc thảo luận, các vị bày tỏ hài lòng vì quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Guatemala. Chính Phủ nước này đánh giá cao đóng góp của Giáo Hội cho sự phát triển đất nước, đặt biệt trong lãnh vực giáo dục, thăng tiến các giá trị nhân bản và tinh thần, các hoạt động từ thiện và xã hội, trong đó có việc cứu trợ các nạn nhân bị động đất mới đây. Ngoài ra, hai bên đồng ý cần tiếp tục cộng tác để giải quyết thảm trạng nghèo đói, nạn buôn bán ma túy và nạn tội phạm có tổ chức cũng như vấn đề di cư. Sau cùng, Tòa Thánh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sự sống con người, từ lúc mới thụ thai.

Lúc 6 giờ chiều cùng ngày hôm qua, ĐTC đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Mario Monti, đến giã từ ngài.

Ngoài ra, hôm qua ĐTC đã tái bổ nhiệm 5 vị thành viên Hội đồng Hồng Y giám sát viện Giáo Vụ, tức là Ngân Hàng Vatican, với nhiệm kỳ 5 năm, đứng đầu là ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Sau cùng, ĐTC đã tiến hành 3 bổ nhiệm: trước tiên là GM phụ tá tổng giáo phận Dar-es-Salam thủ đô Tanzania, và Đức tân GM giáo phận Churchill-Baie Hudson ở miền bắc Canada, một địa phận rộng mênh mông với 2 triệu 300 ngàn cây số vuông, gần bằng 8 lần Việt Nam, nhưng chỉ có 32 ngàn dân, trong số này có 8.570 tín hữu Công giáo với 10 LM phục vụ 16 giáo xứ. Sau cùng ngài thuyên chuyển vị Sứ thần Tòa Thánh tại Colombia về nước Malta. (SD 16-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

Xã luận và thông tin của Cha Lombardi

Xã luận và thông tin của Cha Lombardi

VATICAN. Trong bài xã luận công bố hôm 16 tháng 2-2013, Cha Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh kiêm Tổng Giám đốc đài Vatican, nhận định rằng việc ĐTC Biển Đức 16 tuyên bố từ nhiệm hôm 11-2 vừa qua đã gây chấn động trên thế giới, vì đó là điều bất ngờ và bất thường trong và ngoài Giáo Hội cũng như tại Vatican…

”Tuy nhiên, thành thật mà nói, quyết định của ĐTC gây ngạc nhiên nhiều cho những người không biết ngài, hơn là cho những người biết rõ và quan tâm theo ngài. Ngài đã nói rõ ràng về việc có thể từ chức trong cuốn sách phỏng vấn tựa đề ”Ánh sáng thế gian”; ngài luôn kín đáo và thận trọng khi nói về những công tác tương lai trong triều đại Giáo Hoàng của ngài; và tuyệt đối rõ ràng là ngài đang thi hành một sứ mạng đã nhận lãnh chứ không phải là thi hành một quyền bính được sở hữu.

Theo cha Lombardi, ”không phải là một sự khiêm tốn giả tạo khi bắt đầu triều đại Giáo Hoàng, ĐTC Biển Đức 16 tự mô tả mình là ”một người thợ khiêm hạ trong vườn nho của Chúa”, luôn chú ý sử dụng một cách khôn ngoan sức lực thể lý không dồi dào của ngài, để có thể thi hành tốt đẹp nhất nghĩa vụ bao la được ủy thác cho ngài một cách bất ngờ, khi tuổi ngài đã khá cao”.

Cha Lombardi gọi việc ĐTC từ nhiệm là ”Một hành vi lớn trong việc cai quản Giáo Hội, không phải như một số người nghĩ là vì ĐGH Biển Đức không còn sức lực để điều khiển giáo triều Roma nữa, nhưng đúng hơn là vì: để đương đầu với những vấn đề lớn của Giáo Hội và thế giới ngày nay mà ngài biết rất rõ, cần phải có năng lực mạnh mẽ và một thời gian cai quản tương ứng với công trình mục vụ lâu dài, chứ không ngắn hạn”.

Và cha Lombardi kết luận rằng: ”ĐTC Biển Đức không bỏ rơi chúng ta trong thời kỳ khó khăn, với lòng tín thác ngài mời gọi Giáo Hội hãy tin tưởng nơi Chúa Thánh Linh và nơi Người Kế Vị Thánh Phêrô mới. Trong những ngày này ngài đã nói là cảm thấy mạnh mẽ và cụ thể sự nồng nhiệt của lời cầu nguyện và lòng quí mến mà các tín hữu dành cho ngài. Về phần chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy sự nồng nhiệt đặc biệt lời cầu nguyện và lòng quí mến của ngài đối với Người Kế Nhiệm và đối với chúng ta. Có lẽ quan hệ thiêng liêng này càng sâu xa và mạnh mẽ hơn trước. Đó là một sự hiệp thông nồng nhiệt trong một tự do tuyệt đối”.

Trong họp báo trưa ngày 16 tháng 2-2013, Cha Lombardi cho biết chưa có sự chắc chắn về ngày khởi đầu Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng. Một số Hồng y cho rằng theo Tông Hiến ”Mục tử toàn thể đoàn chiên Chúa” về thời kỳ Tông Tòa trống vị, hạn định 15 ngày sau khi Tông Tòa bắt đầu trống vị là để các Hồng y có thể về họp cho kịp. Trong trường hợp sắp tới, vì các Hồng y đã được báo trước 17 ngày trước khi ĐTC từ nhiệm, nên có thể tất cả các Hồng y sẽ về họp trước hạn định, nên có thể ngày khởi sự Mật Nghị Hồng y có thể bắt đầu sớm hơn. ĐHY Bertone, Hồng y nhiếp chính, và các vị phụ tá đang bắt đầu làm việc để thực hiện những gì cần thiết khi Tông tòa trống ngôi. Trong những ngày tới đây có thể có tin tức về vấn đề này.

Cha Lombardi cho biết theo Giám đốc dinh thự Castel Gandolfo, ĐTC Biển Đức sẽ ở trong dinh Giáo Hoàng tại đó và thời gian lưu ngụ dự trù là 2 tháng, trước khi di chuyển về Đan Viện ”Mẹ Giáo Hội” ở Nội thành Vatican.

Cha Sapienza, Phó Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, cho biết đã có 35 ngàn người đăng ký xin vé dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ĐTC thứ tư 27-2-2013. (SD 16-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

Cuộc từ nhiệm của Đức Thánh Cha không liên hệ tới vụ Vatileaks

Cuộc từ nhiệm của Đức Thánh Cha không liên hệ tới vụ Vatileaks

BERLIN. Ký giả Peter Seewald, người đã phỏng vấn ĐTC Biển Đức 16, cho biết việc ĐTC từ nhiệm không liên hệ gì tới vụ Vatileaks, thất thoát tài liệu mật tại Vatican.

Ký giả Seewald người Đức, đang soạn một cuốn tiểu sử ĐTC Biển Đức 16. Cuốn sách phỏng vấn trước đây được xuất bản hồi tháng 11 năm 2010, trong đó ĐTC đã nói về vấn đề ngài có thể từ chức. Ông đã có 2 cuộc nói chuyện với ĐTC, để viết tiểu sử của ngài, lần cuối dài 1 tiếng rưỡi cách đây 2 tháng rưỡi tại Castel Gandolfo.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo Focus ở Đức (số ra ngày 20 tháng 2-2013 này) và một phần được thông báo trước cho báo chí, Ông Seewald nói về vụ Vatileaks và cho biết ĐTC nói: ”Tôi không rơi vào một tình trạng như thể tuyệt vọng hoặc đau đớn khôn tả; tôi chỉ không thể hiểu được sự kiện này.. Tôi không hiểu nổi những lý do khiến cho Paolo Gabriele lấy trộm các tài liệu như vậy.. Tôi không hiểu nổi tâm lý của anh ta”.

Ông Seewald cũng nói rằng ĐTC cho biết ngài tôn trọng sự độc lập của ngành công lý của Vatican và không can thiệp vào vụ xét xử người hầu của ngài.

Trả lời câu hỏi của ký giả: người ta còn có thể mong đợi gì nơi triều đại Giáo Hoàng của ngài, ĐTC Biển Đức đáp: ”Từ tôi hả? Không bao nhiêu. Tôi là một người già và sức lực đang tàn lụi. Tôi nghĩ rằng điều tôi đã làm là đủ rồi”.
Ông Seewald tiết lộ rằng ”Chưa bao giờ ông thấy ĐGH sức khỏe suy yếu như vậy, đến độ ngài đã phải dốc toàn lực để hoàn thành cuốn thứ ba trong bộ sách ”Đức Giêsu thành Nazareth”. Có lần ngài đã nói với ký giả: ”Đây là cuốn sách cuối cùng của tôi” (AGI, AFP 16-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

Đức Thánh Cha tiếp Hội ”Trợ giúp Tòa Thánh Phêrô”

Đức Thánh Cha tiếp Hội ”Trợ giúp Tòa Thánh Phêrô”

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khuyến khích các tín hữu không ngừng khám phá và đào sâu đức tin, đồng thời thể hiện đức tin qua các hoạt động bác ái, nhất là trong năm Đức Tin hiện nay.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15 tháng 2-2013, dành cho phái đoàn 45 thành viên Hội Pro Petri Sede (Trợ giúp Tòa Thánh Phêrô), từ Bỉ về Roma hành hương và trao cho ĐTC số tiền họ quyên góp được hàng năm để ngài dùng vào các việc bác ái.

Ngỏ lời trong dịp này, sau khi cám ơn lòng quảng đại và cảm thức hiệp thông Giáo Hội của các Hội viên, ĐTC nhắc đến ý nghĩa Năm Đức Tin và khẳng định rằng: ”Đức tin là một thực tại sinh động cần luôn luôn khám phá và đào sâu để đức tin có thể tăng trưởng. Chính đức tin phải hướng dẫn cái nhìn và hoạt động của Kitô hữu. Vì đức tin là một tiêu chuẩn mới để hiểu và hành động, thay đổi toàn thể cuộc sống con người”.

ĐTC cũng nhấn mạnh một mục tiêu của Năm Đức Tin là để tăng cường chứng tá Kitô về bác ái. Ngài nói: ”Đức tin mà không có đức bác ái thì không mang lại hoa quả và đức bác ái không có đức tin thì chỉ là một tình cảm luôn bị ảnh hưởng của nghi ngờ. Đức tin và đức ái cần có nhau, đến độ đức này giúc đức kia thực hiện được hành trình của mình” (Porta fidei, n.4)

Sau cùng, ĐTC nhắc nhở rằng: ”Để sống chứng tá đức ái như thế, không thể thiếu cuộc gặp gỡ với Chúa, một cuộc gặp biến đổi con tim và cái nhìn của con người. Thực vậy, chính chứng tá về tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người anh chị em chúng ta mang lại ý nghĩa đích thực cho đức bác ái Kitô. Nhân đức này không thể bị thu hẹp vào một thứ lòng nhân đạo hoặc một hoạt động thăng tiến conngười. Sự trợ giúp vật chất, dù cần thiết thế nào đi nữa, vẫn không phải là trọn vẹn đức bác ái, vốn là một sự tham phần vào tình yêu của Chúa Kitô được lãnh nhận và chia sẻ. Vì thế tất cả công trình bác ái chân chính là một sự biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với con người và qua đó nó trở thành lời loan báo Tin Mừng.”

ĐTC kết luận rằng ”Trong Mùa Chay này, ước gì những cử chỉ bác ái được thực hiện một cách quảng đại (Xc Mt 6,,3), giúp mỗi người tiến bước đến gần Chúa Kitô, là Đấng không ngừng đến gặp gỡ con người”

Buổi tiếp kiến dành cho Hội Trợ giúp Tòa Thánh Phêrô diễn ra sau khi ĐTC tiếp Tổng thống Traian Basescu của Rumani cùng với Phu nhân và đoàn tùy tùng, rồi cuộc tiếp kiến của ngài dành cho các GM thuộc 7 giáo phận miền Liguria, bắc Italia, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova và cũng là Chủ tịch HĐGM Italia.
(SD 15-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP-Radio Vatican

Đức Thánh Cha giã từ hàng giáo sĩ Roma

Đức Thánh Cha giã từ hàng giáo sĩ Roma

VATICAN. Sáng 15 tháng 2-2013, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ lần cuối và từ giã hàng giáo sĩ của giáo phận Roma.
Hàng năm, vào ngày thứ năm sau lễ tro, ĐTC vẫn gặp gỡ và trao đổi với hàng giáo sĩ Roma, nhưng lần này có một sắc thái đặc biệt vì là lần chót. Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô 6 lúc 11.45 có ĐHY Giám quản Agosto Vallini, 7 GM phụ tá và lối 1.500 linh mục.

Các LM đã nồng nhiệt vỗ tay chào đón ĐTC khi ngài tiến vào thính đường.

Trong lời chào ĐTC, ĐHY Vallini đã gợi lại sự tích các kỳ lão tại thành Ephêsô được thánh Phaolô gọi tới Mileto để nghe những lời từ giã của thánh nhân trước khi ngài đi Jerusalem. ”Anh em biết tôi đã cư xử thế nào.. Tôi đã phụng sự Chúa với tất cả lòng khiêm tốn, trong nước mắt và thử thách..; tôi đã không bao giờ thối lui trước những gì có thể là hữu ích, để rao giảng và giáo huấn anh em.. làm chứng về sự trở về cùng Thiên Chúa và niềm tin nơi Đức Giêsu Chúa chúng ta.. Mọi người đã bật khóc và bá cổ thánh Phaolô và hôn” (Cv 20,18-20).
ĐHY Giám quản nói: ”Kính thưa ĐTC, chúng con không giấu rằng trong tâm hồn chúng con nhiều tâm tình: buồn rầu và tôn kính, ngưỡng mộ và nuối tiếc, yêu mến và hãnh diện. Trong tất cả những điều đó chúng con tôn thờ Thánh Ý Chúa và đón nhận từ ĐTC giáo huấn về cách thức yêu mến và phụng sự Chúa Kitô và Giáo Hội. Chúng con mãi mãi gắn bó với gương sống dịu hiền và mạnh mẽ của Ngài”.

Bài nói chuyện của ĐTC

Mở đầu bài nói chuyện dài 45 phút, ĐTC cho biết ngài không còn sức để ”làm một bài diễn văn lớn”, nhưng trong thực tế ngài đã chứng tỏ tâm trí rất sáng suốt và minh mẫn, ứng khẩu kể lại kinh nghiệm của ngài về công đồng chung Vatican 2, từ khi làm thư ký của ĐHY Frings TGM giáo phận Koeln, và sau đó được bổ nhiệm làm chuyên gia chính thức của Công đồng. Ngài nói:

”Tôi bắt đầu bằng một giai thoại: năm 1959 tôi được bổ nhiệm làm giáo sư ở Đại học Bonn, nơi có các sinh viên, chủng sinh của giáo phận Koeln và các giáo phận lân cận theo học. Vì thế tôi được dịp tiếp xúc với ĐHY Frings. Hồi năm 1961, ĐHY Siri, TGM giáo phận Genova, đã tổ chức một loạt các bài thuyết trình về Công đồng, với các thuyết trình viên là một số Hồng y Âu Châu. ĐHY Siri cũng mời ĐHY TGM Koeln thuyết trình về đề tài “Công đồng và thế giới của tư tưởng tân thời”. ĐHY Frings đã mời tôi là giáo sư trẻ nhất soạn cho ngài dự thảo bài thuyết trình, và ĐHY đã trình bày cho dân chúng ở Genova bài thuyết trình mà tôi đã viết. Ít lâu sau ĐHY Gioan 23 mời ĐHY Frings đến gặp. ĐHY rất lo sợ vì e rằng mình đã nói điều gì không đúng hoặc sai trái, và bị ĐGH gọi để khiển trách, và có lẽ để tước bỏ mũ hồng y (các LM cười rộ!). Đúng vậy, khi cha thư ký của ĐHY giúp ngài mặc áo để vào chầu ĐGH, ngài nói: ”Có lẽ bây giờ tôi mặc chiếc áo HY này lần chót!”.

Nhưng khi ĐHY Frings vào gặp ĐGH Gioan 23, ĐGH tiến đến gặp và ôm lấy ĐHY và nói: ”Cám ơn ĐHY vì đã nói điều mà tôi muốn nói, nhưng tôi không tìm được lời để nói cho đúng” (các cha sở lại cười rộ và vỗ tay). Thế là ĐHY Frings biết mình đang đi đúng đường và ĐHY đã mời tôi đi công đồng với ngài, trước tiên như một chuyên gia riêng, rồi trong giai đoạn đầu tiên, có lẽ vào tháng 11-1962, tôi cũng được bổ nhiệm làm chuyên gia chính thức của Công đồng”.

ĐTC đã nói đến tiến trình soạn thảo các văn kiện, việc bầu cử các Ủy ban, sự phong phú của các văn kiện.
ĐTC cũng nhận xét về hai nhận thức về Công đồng: một công đồng trong thực tại và một công đồng do giới báo chí trình bày, nhiều khi dưới nhãn giới chính trị, một cuộc tranh đấu quyền bính, dân chủ hóa, quyền bính thuộc về giai cấp hạ tầng. Họ nói nhiều đến sự tản quyền trong Giáo Hội, quyền bính dành cho các GM, qua lời của Dân Chúa, quyền bính của nhân dân, của giáo dân.

Về phụng vụ, thứ công đồng của giới báo chí không quan tâm đến phụng vụ như một hành vi đức tin, nhưng như một thứ trong đó người ta làm những điều có thể hiểu được, một thứ hoạt động của cộng đồng, một điều trần thục.

ĐTC nhận xét rằng thứ công đồng của giới truyền thông như thế, hay công đồng tiềm thể, đi tới mọi người, và có hiệu năng hơn, nhưng nó tạo nên bao nhiêu thảm hại, bao nhiêu vấn đề và lầm than trong thực tế: các tu viện, học viện chủng viện bị đóng cửa, phụng vụ bị tầm thường hóa, và công đồng đích thực gặp gó khăn trong việc cụ thể hóa, và trong việc thực hiện. Công đồng tiềm thể của giới truyền thông mạnh mẽ hơn công đồng thực sự.
ĐTC kết luận rằng tôi thấy 50 năm sau Công đồng, thứ công đồng tiềm thể ấy bị tan vỡ, bị mất đi, và xuất hiện công đồng đích thực với tất cả sức mạnh tinh thần, và nghĩa vụ chúng ta trong năm Đức tin này là làm việc để côgn đồng đích thực, với sức mạnh của Thánh Linh, được thể hiện và Giáo Hội được canh tân đích thực”.

ĐTC cũng nói rằng ”cho dù tôi rút lui vào đời sống đầu nguyện, nhưng tôi luôn luôn gần gũi anh em và tôi chắc chắn rằng anh em cũng gần gũi tôi, cho dù đối với thế giới, tôi ở ẩn”. (SD 14-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican

Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cuối cùng trong tư cách là Giáo Hoàng

Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cuối cùng trong tư cách là Giáo Hoàng

ĐTC cử hánh thánh lễ cuối cùng với tư cách là Giáo Hoàng

VATICAN. Lúc 5 giờ chiều 13 tháng 2-2013, ĐTC Biển Đức 16 đã cử hành lễ tro và cũng là thánh lễ cuối cùng trước sự hiện diện của đông đảo tín hữu, trong tư cách là Giáo Hoàng.

Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ có lối 60 Hồng y và GM, trước sự hiện diện của các tín hữu ngồi chật thánh đường, cùng với nhiều vị trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.

Buổi lễ bắt đầu với cuộc rước thống hối do ĐTC chủ sự, đi từ cuối đền thờ tiến lên bàn thờ chính với sự tham dự của các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh cùng với các HY, GM đồng tế.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC nhắc đến truyền thống rất cổ kính cử hành chặng thứ I của mùa chay trong Vương cung thánh đường thánh Sabina trên đồi Avventino. Nhưng do hoàn cảnh đặc biệt, để nhiều người có thể tham dự, ”lễ này được cử hành tại Đền thờ Vatican chiều hôm nay, quanh mộ thánh Phêrô Tông Đồ, cũng với mục đích cầu xin sự chuyển cầu của thánh nhân cho hành trình của Giáo Hội trong lúc đặc biệt này, canh tân niềm tin của chúng ta nơi Vị Mục Tử Tối Cao là Chúa Kitô”. ĐTC nói:

”Đối với tôi, đây là cơ hội thuận tiện để cám ơn tất cả mọi người, nhất là các tín hữu thuộc giáo phận Roma, trong lúc tôi sắp kết thúc sứ vụ Phêrô, và tôi xin mọi người đặc biệt nhớ đến tôi trong kinh nguyện”.

Tiếp đến, ĐTC đã quảng diễn các bài đọc của thứ tư lễ tro, nhất là lời mời gọi hoán cải. ”Sự trở về cùng Chúa là điều có thể thực hiện được như 'ân thánh', vì đó là công trình của Thiên Chúa và là hoa quả của đức tin mà chúng ta đặt nơi lòng từ bi Chúa. Nhưng sự trở về cùng Chúa chỉ trở thành thực tại cụ thể trong đời sống chúng ta khi ơn thánh thấu nhập vào nội tâm sâu thẳm và đánh động tâm hồn, ban cho chúng ta sức mạnh của của sự ”xé lòng”. Ngôn sứ cũng làm vang dội những lời này của Thiên Chúa: 'Hãy xé lòng chứ đừng xé áo” (v.13). Thực vậy, cả ngày nay, nhiều người sẵn sàng xé áo trước những xìcăngđan và bất công, – dĩ nhiên là do người khác phạm – nhưng ít người dường như sẵn sàng hành động trên chính con tim, trên lương tâm, trên những ý hướng của mình, để cho Chúa biến cải, đổi mới và hoán cải”.

ĐTC nhắc nhở rằng lời kêu gọi hoán cải ấy không phải chỉ với tư cách cá nhân, nhưng cả với tư cách cộng đoàn. ”Chiều kích cộng đoàn là một yếu tố thiết yếu trong đức tin và trong đời sống Kitô. Chúa Kitô đã đến để ”tập họp những con cái Thiên Chúa bị tản mác” (Xc Ga 11,52)..”

ĐTC cũng nhấn mạnh lời ngôn sứ Gioel ”Xin Chúa thương xót dân Chúa, đừng để cho gia nghiệp Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó. Tại sao thiên hạ dám nói rằng: Chúa của chúng ở đâu?” (v.17). Ngài giải thích rằng: Lời cầu nguyện này làm cho chúng ta suy nghĩ về tầm quan trọng của chứng tá đức tin và đời sống Kitô của mỗi người chúng ta và các cộng đoàn của chúng ta để biểu lộ khuôn mặt của Giáo Hội và khuôn mặt này nhiều khi bị tủi hổ. Tôi đặc biệt nghĩ đến những tội chống lại sự hiệp nhất của Giáo Hội, những chia rẽ trong thân mình Hội Thánh. Sống mùa chay trong tình hiệp thông nồng nhiệt và hiển nhiên hơn của Giáo Hội, vượt thắng những thái độ cá nhân chủ nghĩa và cạnh tranh, đó là một dấu hiệu khiêm tốn và quí giá đối với những người xa lìa đức tin hoặc dửng dưng”.

ĐTC quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Mathêu về việc làm phúc bố thí, cầu nguyện và ăn chay để đáp lại lời mời gọi hãy hết lòng trở về cùng Chúa. Ngài nói:

”Chúa Giêsu nhấn mạnh đặc tính chân thực của mỗi hành vi tôn giáo như là chất lượng và sự chân thật trong tương quan với Thiên Chúa. Vì thế, Chúa tố giác thái độ tôn giáo giả hình, thái độ muốn xuất hiện, những thái độ tìm kiếm sự hoan hô và ủng hộ. Môn đệ chân chính không phục vụ bản thân hoặc ”công chúng”, nhưng là phục vụ Chúa, trong sự đơn sơ và quảng đại. ”Và Cha con, Đấng nhìn thấy trong nơi bí nhiệm, sẽ thưởng cho con” (Mt 6,4,6.18).

Và ĐTC kết luận rằng: ”Như thế chứng tá của chúng ta càng có ảnh hưởng quyết định hơn nếu chúng ta càng ít tìm kiếm vinh danh cho chúng ta và nếu chúng ta ý thức rằng phần thưởng của người công chính là chính Thiên Chúa, là được kết hiệp với Chúa, đời này trong hành trình đức tin, và vào cuối đời, trong an bình và trong ánh sáng cuộc gặp gỡ diện đối diện với Chúa mãi mãi” (Xc Cr 13,12).

Sau bài giảng là nghi thức làm phép và xức tro. DHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêro đã bỏ tro trên đầu ĐTC trước khi Ngài xức tro cho một số hồng y và một số linh mục tu sĩ dòng Đaminh và Biển Đức cùng với một số tín hữu.

Lời chào của ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh

Cuối thánh lễ, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã đại diện tất cả mọi người chào mừng ĐTC và nhắc đến quyết định giã từ sứ vụ GM Roma và Kế Vị Thánh Phêrô Tông Đồ:

”Kính thưa Đức Thánh Cha,

Với tâm tình rất xúc động và rất kính trọng, không những Giáo Hội nhưng cả thế giới đã hay tin về quyết định của ĐTC rời bỏ sứ vụ GM Roma và Người Kế Vị Thánh Phêrô.

”Thưa ĐTC, chúng con sẽ không thành thực nếu chúng con không nói với ĐTC rằng chiều hôm nay có một màn buồn sầu bao phủ tâm hồn chúng con. Trong những năm qua, Giáo Huấn của ĐTC là một cánh cửa sổ mở ra cho Giáo Hội và thế giới, để cho những tia sáng sự thật và tình thương của Thiên Chúa chiếu rọi vào, để mang ánh sáng và sức nóng cho hành trình của chúng con, nhất là trong những lúc mây đen dầy đặc che phủ”.
”Tất cả chúng con đã hiểu rằng chính lòng yêu mến sâu đậm của ĐTC đối với Thiên Chúa và Giáo Hội đã thúc đẩy ĐTC đi tới hành động từ nhiệm ấy, biểu lộ một tâm hồn thanh khiết, đức tin vững mạnh, sức mạnh của sự khiêm tốn và dịu hiền cùng với lòng can đảm mạnh mẽ, nổi bật trong mỗi bước tiến trong cuộc đời và sứ vụ của ĐTC, và chúng chỉ có thể đến từ sự ở với Chúa, ở dưới ánh sáng Lời Chúa, liên tục lên núi gặp gỡ Chúa để rồi trở xuống nơi xã hội con người.

“Kính thưa Đức Thánh Cha, cách đây vài ngài, ĐTC đã nói với các chủng sinh của Giáo Hội Roma rằng là Kitô hữu, chúng ta biết tương lai là của chúng ta, tương lai là của Thiên Chúa, và cây Giáo Hội luôn tiếp tục tăng trưởng. Giáo Hội luôn đổi mới, luôn tái sinh. Phục vụ Giáo Hội với ý thức mạnh mẽ Giáo Hội không phải là của chúng ta nhưng là của Thiên chúa, và không phải chúng ta xây dựng Giáo Hội, nhưng là Thiên Chúa, để có thể lên sự thật: ”Chúng ta là những đầy tớ vô dụng. Chúng ta chỉ làm điều chúng ta phải làm” (Lc 17,10), hoàn toàn tín thác nơi Chúa, đó là đại giáo huấn mà ĐTC, qua quyết định đau thương này, không những dành cho chúng con là những Mục tử của Giáo Hội, nhưng còn cho toàn thể Dân Chúa. ”Thánh Lễ là cảm tạ Thiên Chúa. Chiều hôm nay chúng con muốn cảm tạ Chúa vì hành trình mà toàn thể Giáo Hội đã thực hiện dưới sự hướng dẫn của ĐTC và chúng con muốn nói với ĐTC tự thâm tâm chúng con, với tất cả lòng quí mến, xúc động và ngưỡng mộ rằng: Cám ơn ĐTC vì đã cho chúng con tấm gương rạng người về người thợ đơn sơ và khiêm tốn trong vườn nho của Chúa, nhưng là một người thợ đã muốn thực hiện trong mọi lúc điều quan trọng nhất để mang Chúa đến cho con người và đưa con người về cùng Thiên Chúa”.

Giuse. Trần Đức Anh OP – Radio Vatican