Chúa Nhật 1 Mùa Chay Năm C – 2013

 Chúa Nhật 1 Mùa Chay Năm C – 2013

Kính thưa quí ông bà anh chị em, con người cóhai phần; tinh thần và thể xác. Tinh thần, ta không thấy được bằng con mắt xác thịt. Trái lại, xác thể ta cảm nhận được qua cử chỉ hành động. Hồn và xác là hai lãnh vực khác nhau, nhưng nó lại có một sự liên đới với nhau; chẳng hạn,  tư tưởng được diễn tả ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ chân tay, thân mình. Hiểu như thế thì khi con người nhận thức được ân huệ là quà tặng từ một ai đó, thì từ sâu thẳm trong lòng người có một sự thúc đẩy nào đó của sự biết ơn, và sự biết ơn này được biểu lộ ra bên ngoài như nói lời cám ơn hay bằng một hành động cụ thể như bái phục, dâng lễ vật. Điều này ta thấy rất rõ qua bài đọc 1, sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê nhắn nhủ mọi con cái Ít-ra-en hãy dâng của lễ tạ ơn lên Đức Chúa bằng các hiện vật do tay mình làm nên, đưa cho tư tế và tư tế dâng lên Thiên Chúa. Lý do là, vì họ được giải thoát khỏi cảnh lầm than khổ cực ở bên Ai Cập.

     Hiểu như thế thì lời kêu gọi của Môsê xưa kia vẫn rất thiết thực cho ngày hôm nay; vì đã là con người thì ai cũng phải nhận ơn; ơn phần hồn, ơn phần xác. Ơn Thiên Chúa đến với ta qua nhiều hình thức khác nhau: có thể đến từ người này, người kia. Ý thức được điều này để con người tạ ơn Thiên Chúa hay cám ơn con người, qua nhiều hình thức cùng với một hành động cụ thể; chẳng hạn nói: cám ơn hay lời cám ơn được kiềm theo một hiện vật. Và điều quan trọng ởđây là phải bắt nguồn từ tấm lòng biết ơn, mộ mến, kính phục, thờ lạy suy tôn. Để rồi có một cung cách và thái độ khi đối diện với người ta chịu ơn. Điều này ta thấy rất rõ qua việc ông Môsê hướng dẫn dân chúng khi  dâng của lễ tạ ơn như thế nào. Ta hãy đọc lại điều này: “ Và bây giờ, lạy Đức Chúa, này con xin dâng sản phẩm đầu mùa của đất đai mà Ngài đã ban cho con. Anh em hãy đặt lễ vật trước tôn nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anhem, rồi anh em phủ phục trước tôn nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em” (Đnl 26, 10).

     Như thế thì, ngày hôm nay bất cứ ai, chẳng lẽ chưa từng một lần nhận ơn Chúa, ơn đời, ơn người sao! Mànói cho cùng, từng giây từng phút ta hằng nhận ơn của Chúa, như sự sống, hơi thở… Thế thì, thử hỏi ta đã làm gì để đền đáp bao ơn Chúa đã ban cho ta. Mỗi người hãy tự vấn lương tâm.
 
     Quả thật! cuộc sống của chúng ta luôn đón nhận ơn của Chúa, vàta cần phải nương tựa vào Chúa, đó là sức mạnh cho chúng ta, là vũ khí giúp chúng ta chiến đấu và chiến thắng các mưu thâm, chước độc của ma qủi xưa cũng như nay đang tung hoành khắp mọi nơi. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải tỉnh thức để chống lại kẻ thù đang vây quanh chúng ta. Ta hãy đứng về phía Chúa Giêsu, noi gương Ngài mà chiến đấu với những cơn cám dỗ thật khủng khiếp, như xưa kia trong sa mạc, Chúa Giêsu đã từng bị ma quỉ cám dỗ. Ma quỉ cám dỗ những gì?
 
     Thứ nhất là cơm bánh. Cơm bánh là điều không thể thiếu được đối với cuộc sống thể xác con người, đây là một nhu cầu cần thiết và chính đáng, nhưng nó không phải là lương thực trường sinh, thế mà cơm bánh nó điều khiển con người và làm cho con người thay đổ không thể tưởng nổi từ một người oai phong, minh mẫn, phong cách trở thành một người không còn tính người nữa, cứ nhìn vào xã hội ngày hôm nay, chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta, biết bao nhiêu người, vì đồng tiền, miếng ăn, hay muốn được quyền cao chức trọng, giàu sang, nên người ta gian tham,xảo trá, độc ác, đánh mất cảlương tri, nhắm mắt trước những chân lý, lẽ phải.
 
     Chúa Giêsu cũng đã trải qua cơn đói khủng khiếp; vì sau thời gian dài không ăn không uống, lợi dụng thời điểm thuận tiện này, tên dụ dỗ bày ra miếng ăn để đánh bại Chúa Giêsu. Nó tưởng đánh bại Chúa Giêsu một cách dễ dàng như nóđã từng đánh bại haiông bà nguyên tổ hay nhưdân Do thái xưa kia trong sa mạc.Ởđây ma quỉ thật lầm to, vì Chúa Giêsu đã dùng Kinh Thánh đánh bại tên cám dỗ một cách dễ dàng: “ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” mà còn có thứ quý trọng hơn nhiều, đó là Lời Chúa.
 
     Cơn cám dỗ thứ hai là cám dỗ về danh vọng địa vị, vinh quang phú qu. Cũng vì những điều này mà đã biết bao người chết vì nó, rồi không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, chém giết cũng vì tranh dành quyền thế, địa vị, giàu sang. Những thứđó là một sức mạnh khiến bao nhiêu người qụy lụy thờ lạy nó, để xin một chút ân huệ, tiền bạc, địa vị.Ma quỷ cũng cám dỗChúa Giêsu về những thứ này, nhưng Chúa Giêsu đâu có màng gì đến những bã vinh hoa phú quý đó. Ngài đã dùng lời Kinh Thánh để chống lại và chỉ cho nó biết phải thờ lạy ai: “Ngươi phải bái thờ Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi và phải thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi” (Lc 4,8).
 
     Cơn cám dỗ thứ ba cũng không thua kém hai cơn cám dỗ trên; đó là biểu dương sức mạnh, tính phô trương, khoe khoang, muốn làm được những chuyện phi thường, biểu diễn phép lạ ngoạn mục. Chúa Giêsu cũng bị ma quỷ giăng racạm bẫy này, thế nhưng Ngài đã khẳng định cho tên cám dỗ rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”(Lc 4,12).
 
     Qua ba cơn cám dỗ ma quỷ bày ra cho Chúa Giêsu.Chúng ta thấy ma quỷ, qủa là kẻ siêu đẳng, vì nó đánh đúng trọng điểm của con người một cách thật tinh vi và thâm độc, cho nên đã biết bao nhiêu người quỵ ngã nặng nề; đánh mất lương tâm, phẩm giá làm người không còn, hoặc đánh mất ơn gọi căn bản của người Ki-tô hữu hay ơn gọi tu sĩ, như ngày nay ta đang chứng kiến chủ nghĩa hưởng thụ vì chủ nghĩa này làm người ta lơ là việc đạo nghĩa, xa nhà thờ, xa các bí tích, xa Chúa. Hay nói khác đi chúa của họ là quyền hành, tiền bạc, hưởng thụ. Quả thật lànguy hiểm, biết rằng là nguy hiểm, nhưng chúng ta đã có Chúa Giêsu đi tiên phong qua việc Ngài đãđán bại những thứ cám dỗ của tên ma vương bày ra. Ngài đã mở lối tiên phong để những ai dõi bước theo Ngài đều chiến thắng mọi mưu thâm, chước độc của ác thần. Vậy chúng ta hãy mặc lấy Đức Ki-tô bước vào trận chiến thiêng thiêng để ta chiến đấu và chiến thắng sự dữ, có như thế ta sẽ được sống trong thế giới lành thánh an vui, hạnh phúc với Chúa.
 
     Xin Chúa cho chúng con mùa chay Thánh này, biết tìm về nương ẩn bên Chúa, để có Chúa cùng đi, cùng chiến đấu, chúng con đâu sợ gì. Hãy cùng với Chúa Giêsu, mỗi người hãy vào sa mạc cuộc đời, nhất là trong thời gian 40 ngày chay tĩnh này, chúng ta hãy sánh bước với Chúa, sống với Chúa, cầu nguyện với Chúa để được ơn hiệp nhất với Chúa trong mùa chay này, và sự hợp nhất với Chúa mãi muôn đời.  Amen.

Linh mục Phaolô Cao Thế Bình, S.D.D.

Comments are closed.