Cảm Tưởng của Em về Biến Cố 30 Tháng 4 Năm 1975

Em sanh ra và lớn lên ở Mỹ nên em không biết gì về ngày 30 tháng tư năm 1975.Em chỉ nghe ba mẹ kể lại về ngày lịch sử này. Em thường nghe người Việt Nam sống ở Mỹ gọi ngày 30 Tháng tư là ngày Quốc Hận.Mẹ em nói đó là ngày miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay của quân Cộng Sản miền Bắc và chế độ dân chủ cộng hòa của miền Nam Việt Nam bị sụp đổ.

 

Từ đó,người miền Nam sống rất cực khổ không có tự do, dân chủ dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản cho đến ngày nay. Những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì bị đi tù mà người cộng sản gọi là “cải tạo”,gia đình của họ thì bị đuổi đi vùng “Kinh Tế Mới”.Đời sống của người dân lúc đó không đủ gạo ăn.Mẹ em kể,tuy lúc đó mẹ còn rất nhỏ nhưng cũng biết rằng gia đình rất khó khăn vì ông ngoại bị đi tù,bà ngoại phải một mình lo cho cuộc sống,nuôi các con thơ.

 

Ngày 30 Tháng Tư cũng là ngày bắt đầudân Việt Nam bỏ nước ra đi bằng tàu thuyền hoặc đi đường bộ;vì vậy hang triệu người đã phải chết dưới biển hay bỏ xác trong rừng,khe suối. Cũng từ sau biến cố 30 Tháng Tư, Người Việt đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới và cộng đồng Việt Nam đã được thành hình ở những nơi có đông đảo người Việt cư ngụ.Từ đó em biết lý do tại sao em là người Việt Nam lại sanh ra và lớn lên ở Mỹ.Ngày 30 Tháng Tư là ngày đau thương của dân tộc,em ghi nhớ mãi…

 

Nguyễn Thành Long Christopher Lớp 4A-Khóa 30/2011 – Trường Về Nguồn

Tả Quyển Sách

 

Lê Thị Hoàn Thanh

13 Tuổi – Trường Về Nguồn

T Quyn Sách

               Vào ngày 16 tháng 1, năm 2011, em vào lớp 3A và gặp thầy Nam. Thầy Nam phát sách cho mỗi người. Mình cần cuốn sách để học bài.

               Tên của sách là: Trường Việt Ngữ Về Nguồn. Sách màu vàng và bìa vở có một ông lão đang dạy học sinh. Chiều dài của sách là 14 inches và chiều rộng là 8 inches rưỡi. Hình dáng sách là hình chữ nhật và có 64 trang.

                Khi em mở sách ra, trang đầu tiên em thấy là lời tựa. Sau khi em nhìn lời tựa, em lật trang và thấy nội quy. Mấy trang sau nội quy và ráp vần ( cách đọc dấu ), tập đọc, văn phạm, lịch sử, và sau cùng là địa lý.

                Em dùng sách để học và làm bài. Sau khi em đọc bài xong, em đọc ngữ vựng và trả lời câu hỏi. Sau tập đọc, sách gồm 3 phần: Văn Phạm, Lịch Sử và Địa Lý.Văn phạm là việc nghiên cứu cách thức các câu cửa một ngôn ngữ được xây dựng. Lịch sử là các chi nhánh của kiến thức đối phó với các sự kiện trong quá khứ. Lịch sử nói về sự tích của nước Việt, nguồn gốc của Việt Nam. Sau cùng là Địa Lý. Địa Lý là khoa học nghiên cứu sự khác biệt chứa trên bề mặt trái đất, như thể hiện trong việc sắp cếp, nhân vật, và quan hệ đối ứng trên thế giới. Địa Lý nói về hình thể và bờ biển.

                

                Em nghĩ rằng cuốn sách này rất hữa ích. Em thích cuốn sách này vì nó giúp em tìm hiểu thêm về Việt Nam và làm thế nào nhà nước của chúng ta gọi là Việt Nam.

 

Bài Văn Quyển Sách

 

Nguyễn Kiều Trinh Kelly

16 Tuổi – Trường Về Nguồn

Bài Văn Quyn Sách

               Hôm nay là ngày đầu tiên khóa mới của trường Việt Ngữ Về Nguồn. Em đi học tiếng việt tại vì ba mẹ em muốn em học nhiều điều hay và giỏi. Khi em đến trường Việt Ngữ Về Nguồn , em găp thầy Nam. Thầy cho em một cuốn sách để học tiếng việt.

               Cuốn sách của em không có dày quá và cũng không có mỏng. Quyển sách màu vàng nhạt. Chiều dài khoảng 26cm và chiều rộng 17cm. Hình dạng là hình chữ nhật, nhưng không có dài quá. Quyển sách có sáu mươi ba trang. Khi em mở quyển sách, trang thứ hai có những nội quy và pháp luật của trường Việt Ngữ. Trang tiếp theo là nơi mà em ghi thông tin về thầy Nam và bản thân của em. Trang thứ tư cho thấy tất cả hai mươi ba chữ cái, nguyên âm, phụ âm đơn, phụ âm ghép và các dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng. Trang đó cũng có một vài ví dụ về cách ráp vần. Cuốn sách chia ra thành bốn phần tập đọc, văn phạm, lịch sử, và địa lý. Phần tập đọc dạy chúng em những ngữ vựng trong bài  đọc mà quyển sách cung cấp cho chúng em. Thêm vào đó có một số câu hỏi để trả lời chung với bài đọc. Văn phạm giáo dục chúng em về ngữ pháp như danh từ, động từ, và tính từ. Các phần lịch sử nói với chúng em về những sự kiện của Việt Nam. Cuối cùng là địa lý, phần địa lý cho mình thấy hình thể, bờ biển nguồn gốc của mình đang cư ngụ, đó là nơi mình sống ở Việt Nam.

               Em rất vui mừng và cám ơn thầy đã cho em cuốn sách này. Nếu không có cuốn sách này, em nghĩ em không tìm hiểu nhiều được. Nhờ cuốn sách này, em biết rất nhiều về lịch sử Việt Nam, ngữ pháp và từ vựng.

 

Ba Là Người Việt Nam

Ba là người Việt Nam.

Ba lớn lên trong lửa đạn

Gục ngã trong chiến tuyến Điện Biên

Khi con thơ chưa nhớ rõ miệng ba cười

Và ánh mắt thân yêu nhìn con chan chứa.

Ba là người Việt Nam

Oai hùng hiên ngang

Ghì con vào lòng trước giờ ra trận

Rồi Ba không về nữa.

Nước mắt con chan chứa

Ba là người Việt Nam

Ba ân cần Ba nâng đỡ

Ba nói ít ba làm nhiều

Không tiêu tiền cho Ba

Nhưng mua quà cho con.

Ba là người Việt Nam

Trở về sau chiến thắng vinh quang.

Áo Ba còn bay mùi lửa đạn

Con nhớ hoài dáng  Ba hùng tráng

Ba khuyên con: “hãy luôn can đảm,

Vững vàng trong mọi bước gian nan

Hãy nhớ con là người Việt Nam

Vầng trán tỏa hào quang

Đôi ngươi sáng quắc

Sức mạnh ngàn xưa dồn trong huyết quản

Không bao giờ nhụt chí đấu tranh

Ba là người Việt Nam

Ba là nông dân,

Ba là công nhân

 

Ba là công chức

Ba luôn nỗ lực

Ba chịu khổ Ba chịu cực

Lam lũ nuôi con

Từ ngàn xưa nói rằng

“Con có Ba như nhà có nóc”

ôi! Nóc nhà che nắng che mưa,

Cho con có những buổi trưa êm ả

Ba là người Việt Nam.

Ba khổ cực Ba lầm than

Trong trại tù cải tạo

Con gặp lại Ba xương bọc  da

Ba vẫn quên mình cho con tất cả

Cả trái tim Ba đầy ắp tình phụ tử

Chịu mọi gian khổ của quân thù

Che con sống bình yên

Ba là người Việt Nam

Ba vượt biên không kể chi nguy hiểm

Bên xứ người Ba tìm cách tiến thân

Ba nuôi con Săn sóc ân cần

Mong con sẽ thành nhân

Ba là người Việt Nam

Tình phụ tử ngút ngàn

Tình yêu thương bát ngát

Như tuổi xanh mênh mông

Như cánh chim trải rộng

Để đáp lại tình Ba

Con luôn ghi dạ.

Con là người Việt Nam

 

VŨ THUỲ NHÂN

Cho Con Tiếng Việt

 

 

Cho Con Tiếng Việt
Mẹ cha dù khó khăn nào
Chớ quên tiếng Việt trao vào tay con
Gia tài đất nước héo hon
Dân ta chậm tiến nước non hận thù
Một long chia sẻ đắp bù
Chăm lo học tập không lùi trước sau
Tiếng Anh tiếng Việt học mau
Học thong hiểu rộng cùng nhau giúp đời
Bàn tay, khối óc người ơi!
Quyến tâm phục vụ không vơi nhưng đầy
Cộng đông xã hội rat ay
Quê hương xin nhớ đắp xây một lòng.

 

Gương Thầy
Thầy em hiền hậu dễ thương
Giảng bài thong suốt; dáng người tự nhiên
Nơi thầy em học Thánh Hiền
Đại Nhân, Đại Nghĩa Trung Kien chẳng dời
Việc công việc nước chớ vơi
Hy sinh can đảm dù đời chẳng ngay
Than nhân mở rộng đôi tay
Gia đình cha mẹ đong đầy tình thương
Tiền tài danh vọng coi thường
Công minh chính trực là đuờng ta đi
Lời thầy xin mãi khắc ghi
Quyế tâm phục vụ ngại gì người ơi!
Gương thầy em thấy chói ngời
Lòng này mãi mãi đời đời ghi sâu.
3) Chương trình Con Lai của Cộng đồng người Việt
Người Việt Nam lai Mỹ
Tôi đây là người Việt Nam lai Mỹ
Được sinh ra trong chiến cuộc Việt Nam
Một cuộc chiến giữa tự do và cộng sản
Hơn hai mươi năm máu lửa điêu tàn

 

Cha của tôi người chiến binh đất Mỹ
Giúp dân tôi chống cộng diệt xâm lăng
Cha đã chết, bị thương, hay còn sống?
Sao bây giờ tôi chẳng thấy người đâu!

 

Còn mẹ tôi người mẹ Việt yêu dấu
Sống lầm than trong khói lửa chiến tranh
Đời nặng trĩu những táhn ngày sầu khổ
Sinh ra tôi người không dám nhìn tôi

 

Tôi lớn lên bên ngoài lề xã hội
Không học hành không lý tưởng ngươi than
Chính vì thế tim tôi đầy uất hận
Tôi tìm quên trong khói thuốc men nồng

 

Nhưng chưa hết vì tôi người lai Mỹ
Một món hang đổi chác sự tự do
Xã hội Việt nặng luân thường đạo lý
Nhưng sao đầy dối trá lọc lừa

 

Thượng đế ơi! Người là Đấng thương xót
Ban cho tôi đén được đất tự do
Đầy hứa hẹn với tương lai rộng mở
Và bên tôi những người bạn chân tình

 

Cám ơn trời! Cám ơn anh và chị
Ban cho tôi chút hơi ấm cuộc đời
Cho long tôi bớt hận thù cay đắng
Nhìn cuộc đời tươi đ5p kể từ đây.

 

Khuyết Danh

 

 

Sông Hương

(PDF: Sông Hương)

Sông Hương hay Hương Giang là dòng sông chảy qua cố đô Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên ở miền trung Việt Nam.

Từ nguyên

Sông Hương, nghĩa là dòng sông thơm, được đặt tên “Hương” vì vào mùa thu hoa từ vườn ở thượng nguồn rơi vào trong nước mang theo hương thơm tinh khiết.

Nguồn và dòng chảy

Sông Hương dài khoảng 100 km, có hai nguồn, cả hai đều phát xuất từ dãy núi Trường Sơn và hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng.  Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

Dòng sông này sau đó chảy theo hướng Bắc-Nam qua núi Ngọc Trản, đoạn quay về phía tây-bắc, uốn lượn quanh đồng bằng Biểu Nguyệt và Lương Quan.  Sông Hương có màu đậm hơn khi nó lượn dọc theo chân núi Ngọc Trản – quê hương của Điện Hòn Chén – nơi có một vực thẳm rất sâu.

Tiếp đó sông Hương chảy về phía đông-bắc thành phố Huế, ngược về hướng núi Trường Sơn, và qua nơi an nghỉ của các vua nhà Nguyễn. Dòng nước xanh tiếp tục hành trình của nó, đi qua hòn Hến và các làng khác nhau, qua ngã ba Sinh, được biết đến là thủ đô của Châu Hoa cổ xưa, trước khi đổ vào phá Tam Giang.

Từ Bằng Lãng tới cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm vì mực độ sông không cao nhiều so với mực nước biển. Sông uốn éo qua các làng Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, và qua Huế.

Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.

Cuộc sống quanh bờ sông

Ở Huế những người dân địa phương sống bên cạnh con sông thường rất nghèo.  Họ giặt quần áo và tắm ngay trên sông. Ngoài ra, họ kiếm được tiền bằng cách nạo vét lòng sông để lấy cát. Cát này được thu thập và sau đó bán cho các nhà sản xuất xi măng với giá rất rẻ.

Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình cao 105m có hình dáng hùng vĩ và cân xứng.  Ở hai bên Bằng Sơn có hai gò đất nhỏ gọi là Tả Bật Sơn (núi trái) và Hữu Bật Sơn (núi phải).  Có ý kiến cho rằng sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong (màn chắn gió), triều Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành. Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi này làm án thờ phía trước của của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên núi là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một thắng cảnh thiên nhiên ở Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế.  Huế thường được gọi là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.

Cơm hến Sông Hương

Cơm hến Sông Hương (hoặc Cơm hến) là món ăn đặc sản rất đơn giản và rẻ tiền của cố đô Huế.  Cơm hến có hương vị thơm của gạo, hành, mỡ, cũng như vị lạ của chua, cay, mặn, ngọt, đắng, và béo. Bạn phải đến cù lao Hến trên sông Hương để thưởng thức cơm hến thuần túy. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy món ăn này trên một số đường phố ở Huế.  Nấu món cơm hến cần phải có 15 nguyên vật liệu khác nhau bao gồm hến, tóp mỡ, mỡ nước, đậu phọng (đậu lạc), vừng trắng, bánh tráng, thịt thái nhỏ ướp muối, nước lạnh, hoa chuối, thân cây chuối, khế chua (carambola), rau thơm, rau bạc hà, rau sống, v.v.  Cơm hến luôn luôn hấp dẫn đối với nhiều khách hàng vì nó vừa ngon lại rẻ.

 

Sau đây là bài học về cá voi dành cho các em Lớp Sáu và Lớp Bảy trường PBC.  Bài được viết bằng song ngữ để các em tiện so sánh.

 [Xem tiếp Whale2]

Đôi Lời Giới Thiệu về Trường Việt Ngữ PBC

Đôi Lời Giới Thiệu về Trường Việt Ngữ Phan Bội Châu

của Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu Anaheim

Tên Chính Thức:

Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

 

Tôn Chỉ và Đường Hướng:

Hướng dẫn các em học sinh không phân biệt tôn giáo và  tuổi tác biết nghe, nói, đọc viết Tiếng Việt lưu loát.  Đồng thời, trường cũng giúp các em hấp thu những tinh hoa tốt đẹp trong văn hoá Việt Nam. Với sự cộng tác của quý phụ huynh và chính các em,  trường giúp làm nhịp cầu thông hiểu giữa các em và quý phụ huynh.  Với bối cảnh là trong một trường Công Giáo hợp cùng với Ban Giáo Lý và Thiếu Nhi Thánh Thể, trường giúp rèn luyện các em thành những học sinh gương mẫu có phẩm chất đạo đức.

Năm Thành Lập: 1984 

Số học sinh trung bình hàng năm: 140 -180 em

Số thầy cô chính: 15 thầy cô

Số các phụ giáo: 20 phụ giáo

Địa Điểm và Giờ Giấc:

Trường được mở và Thứ Bảy hàng tuần tại:

120 N. Janss Street, Anaheim, CA.  92805

Phone Giáo Xứ: 714-956-3110

Giờ Học: 1:15 PM –  3:00 PM

Sinh hoạt của các thầy cô và trợ giáo:

Các thầy cô và các phụ giáo đều là những thiện nguyện viên mang tinh thần phục vụ cho các em.  Vào mỗi đầu tháng vào lúc 3:00 PM – 4:00 PM, có cuộc họp chung giữa các thầy cô, phụ giáo và ban giám hiệu.  Hàng năm vào Tháng Ba, có cuộc hội thảo và trao đổi kinh nghiệm từ 1:30 PM – 5:00 PM. Năm nay, có thêm một cuộc trao đổi như vậy vào Tháng Mười. Vào mùa hè, khi ngân quỹ cho phép, trường sẽ gửi một số các thầy cô đi học tu nghiệp tại Liên Trường Việt Ngữ Miền Nam California.

Chương trình giảng dạy được dựa theo các sách giáo khoa của Liên Trường Việt Ngữ Công Giáo thuộc Giáo Phận Orange.  Một số các thầy cô biên soạn tài liệu giảng dạy riêng cho lớp của mình tùy theo trình độ của các em.

Ngân quỹ hàng năm của trường sau khi khai giảng đều được ký thác tại văn phòng giáo xứ.  Những chi thu đều thông qua phòng điều hành của nhà thờ Saint Boniface.  Ngoài ra, trường thỉnh thoảng được sự trợ giúp từ các mạnh thường quân như hội phụ huynh học sinh và Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California.

Trường Việt Ngữ PBC hiện nay cần nhiều các thầy cô tham gia giảng dạy. Trường cũng cần các thầy cô chuyên dạy các lớp đặc biệt cho các em trong năm nay và những năm sắp tới.

Trường đang cố gắng không ngừng nâng lên chất lượng học tập của các em cũng như số lượng các thầy cô và học sinh tham gia hàng năm. Hy vọng rằng, đây là nơi thu hút các tài năng trong vùng Anaheim và lân cận trước để phục vụ cho các em là các mần non đang lớn tại hải ngoại.