Lớp Sáu – Bài Học Hai – Sử Dụng Các Họa Đồ Trong Hệ Thống Luận (Phần 2)

Xem => Sử Dụng Các Họa Đồ Trong HTL (Phần 2)

Khái Niệm

 

  • Để chỉ mối liên hệ có tính thay đổi hay biến động (dynamic), người ta sử dụng các Họa Đồ Tương Tác (Interaction Maps).
  • Các Họa Đồ Tương Tác (Interaction Maps) giúp chỉ mối liên hệ tương tác qua lại giữa các thành phần trong một tổng thể hay giữa tổng thể với thế giới bên ngòai.
  • Thế giới chung quanh ta luôn biến động. Thế giới biến hóa này đến với tâm trí chúng ta qua nhãn quan của người gốc Việt khi đang sử dụng ngôn ngữ Việt và hấp thu văn hóa Việt.
  • Các Họa Đồ Tương Tác dùng để diễn tả những mối quan hệ phức tạp và luôn biến đổi.
  • Dùng các họa đồ này để hiểu những điều phức tạp đang xảy ra, tại sao chúng xảy ra và dự đoán những điều có thể sắp xảy ra theo cách nhìn của người vẽ nên những họa đồ đó.
  • Các họa đồ này chưa hẳn là những hình vẽ duy nhất đúng như phải hiểu chúng là một cách để mô tả sự vật theo một nhãn quan nào đó.

Các Họa Đồ Tương Tác (Interaction Maps):

 

Trong lớp này, chúng ta sử dụng các Họa Đồ Tương Tác như sau:

 

  • Sơ Đồ Hình Khối (Block Diagram)
  • Họa Đồ Hệ Thống (Systemigram)
  • Họa Đồ Vòng Nhân Quả (Causal Loop Diagram)
  • Họa Đồ Trường Hợp Sử Dụng (Use Case Diagram)

CoCongMaiSat

Lớp Sáu – Bài Học Một – Sử Dụng Các Họa Đồ Trong Hệ Thống Luận (Phần 1)

Xem Sử Dụng Các Họa Đồ Trong Hệ Thống Luận (Phần 1)

Sử Dụng Các Họa Đồ Trong HTL - Phần 1 - V06_Page_1

 

Trả Lời Bài Thi Trắc Nghiệm Lớp Sáu (2014-2015) (ver. 02)

Sử Dụng Hệ Thống Luận Trong Việc Giảng Dạy Việt Ngữ Tại Hải Ngoại

Hệ Thống Luận Là Gì?

               Hệ Thống Luận được dịch từ Anh ngữ – Systems Thinking là một phương pháp nhận biết thế giới xung quanh bằng cách suy xét những mối quan hệ giữa những thành tố và qua đó hiểu được đặc tính của các thành tố cũng như tổng thể của toàn bộ hệ thống.  Hệ thống ở đây là một tập hợp của các thành tố liên hệ qua lại với nhau để đạt tới một mục đích chung nào đó.

               Hệ Thống Luận bao gồm nhiều phương pháp và kỹ thuật dựa trên nền tảng để hiểu được một yếu tố nào đó, cách tốt nhất là hiểu yếu tố đó trong môi trường hay tình huống của nó và cách nó liên hệ thế nào với thế giới xung quanh.

LaHetBayOng

Món Quà Từ Trời (#1)

Lời Tựa:

       Kinh Thánh tiếng Việt từ lâu luôn làm cho các em học Việt ngữ tại hải ngoại ái ngại.  Ngoài lý do là các em tại đây giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt và thêm có rất nhiều các bản Kinh Thánh tiếng Anh cho đủ mọi lứa tuổi khá dễ đọc và dể hiểu.  Tuy thế trong các Thánh Lễ cuối tuần tại nhiều nhà thờ của cộng đồng người Việt tại Quận Cam, Kinh Thánh bằng Việt ngữ vẫn được dùng như sách chính. Các em ở lứa tuổi học sinh được bố mẹ dẫn đến Thánh Lễ bằng tiếng Việt có nhu cầu hiểu được các bài đọc trong buổi lễ. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ giúp các em hiểu được các câu và từ trong Thánh Kinh, Thánh Ca, Thánh Vịnh, Lời Nguyện Giáo Dân hay các kinh nguyện hàng tuần được đọc bằng Việt ngữ?

        Với những ưu tư đó, chúng tôi những người giúp các em học tập Việt ngữ ở hải ngoại cũng cảm thấy có một phần trách nhiệm.  Tuy nhiên, cũng cần nói rõ rằng chúng tôi, với sức có hạn, cố giúp các em hiểu được phần nào trên phương diện ngôn ngữ đơn thuần.  Nói ví dụ, các em cần hiểu các chữ “Cựu” là gì, “Ước” là gì, “Tân” là gì, vân vân và các từ ngữ đó được liên kết với nhau như thế nào. Chúng tôi mượn một phương pháp khá tân tiến hiện nay là Systems Thinking tức Hệ Thống Luận, là một phương cách để các chuyên gia về khoa học và kỹ thuật liên lạc với nhau trên bình diện rộng lớn.  Hệ Thống Luận (Systems Thinking) ở đây gồm những bước trước hết là cách đặt câu hỏi và tra cứu các tài liệu liên hệ (inquiry), sau đến là phân tích (analyze) và cuối cùng là tổng hợp ý tưởng lại với nhau (synthesize).  Trong phần phân tích, ở lứa tuổi của các em, chúng tôi thấy sử dụng Họa Đồ Suy Luận (Thinking Maps) rất thích hợp.  Trong một họa đồ của Thinking Maps tức là Họa Đồ Đa Dòng (Multi-flow Map), các em học sinh cần ít nhiều đầu óc tổng hợp để suy diễn nguyên nhân và hậu quả.  Freemind Diagram cũng là một dụng cụ tốt để phân tích và chúng ta có thể thấy sự tương đương của nó với Brace Map, một họa đồ khác trong Họa Đồ Suy Luận.  Trong bước tổng hợp ý tưởng, các em có thể cần tới Systemigram (Họa Đồ Hệ Thống) và Causal Loop Diagram (Họa Đồ Vòng Nhân Quả) để diển tả những mối liên hệ có tính phức tạp và biến động hơn.

Đề Bài:

     Dựa theo tinh thần đó, chúng ta hãy cùng dùng các họa đồ trong Hệ Thống Luận để tra cứu (inquiry), phân tích (analyze) và tổng hợp (synthesize) những ý nghĩa trong một đoạn Kinh Thánh được cho.  Mục đích của loạt bài này nhằm giúp học sinh trau dồi thêm Việt ngữ qua một kho sách rất giàu về hình ảnh và cô đọng trong ý tưởng.  Việc này xem ra có vẻ hơi khó, nhưng xin mời các bạn thử xem sao và chúng ta sẽ cùng học hỏi Kinh Thánh với nhau nhá.

GiftFromGod

Dắt Trâu Trở Về

Nông thôn Việt Nam có những cảnh lạ và thanh bình trong những thời không chiến tranh. 

Sau đây là đề bài về tả phong cảnh với phương pháp phân tích và tổng hợp bằng hệ thống luận.

Mời các bạn cùng tham gia.

[Xem Dắt Trâu Trở Về]

DatTrauTroVe

[Xem Giải Đáp cho bài “Dắt Trâu Trở Về”]