Lớp Sáu – Bài Học Hai – Sử Dụng Các Họa Đồ Trong Hệ Thống Luận (Phần 2)

Xem => Sử Dụng Các Họa Đồ Trong HTL (Phần 2)

Khái Niệm

 

  • Để chỉ mối liên hệ có tính thay đổi hay biến động (dynamic), người ta sử dụng các Họa Đồ Tương Tác (Interaction Maps).
  • Các Họa Đồ Tương Tác (Interaction Maps) giúp chỉ mối liên hệ tương tác qua lại giữa các thành phần trong một tổng thể hay giữa tổng thể với thế giới bên ngòai.
  • Thế giới chung quanh ta luôn biến động. Thế giới biến hóa này đến với tâm trí chúng ta qua nhãn quan của người gốc Việt khi đang sử dụng ngôn ngữ Việt và hấp thu văn hóa Việt.
  • Các Họa Đồ Tương Tác dùng để diễn tả những mối quan hệ phức tạp và luôn biến đổi.
  • Dùng các họa đồ này để hiểu những điều phức tạp đang xảy ra, tại sao chúng xảy ra và dự đoán những điều có thể sắp xảy ra theo cách nhìn của người vẽ nên những họa đồ đó.
  • Các họa đồ này chưa hẳn là những hình vẽ duy nhất đúng như phải hiểu chúng là một cách để mô tả sự vật theo một nhãn quan nào đó.

Các Họa Đồ Tương Tác (Interaction Maps):

 

Trong lớp này, chúng ta sử dụng các Họa Đồ Tương Tác như sau:

 

  • Sơ Đồ Hình Khối (Block Diagram)
  • Họa Đồ Hệ Thống (Systemigram)
  • Họa Đồ Vòng Nhân Quả (Causal Loop Diagram)
  • Họa Đồ Trường Hợp Sử Dụng (Use Case Diagram)

CoCongMaiSat

Comments are closed.