Tôn Chỉ

TonChiTôn Chỉ hay Kim Chỉ Nam của người học sinh là Hấp Thu – Rèn Luyện – Nghĩ Suy và Thực Hành.  Tại sao chúng ta phải hấp thu và chúng ta hấp thu cái gì?  Chúng ta hấp thu những tinh hoa, những điều hay, những lẽ phải, những kiến thức, những kinh nghiệm của thế hệ đi trước.  Khi sinh ra ở đời, ai cũng là những đứa trẻ cả, rất yếu ớt và thiếu kinh nghiệm. Chúng ta phải học ăn, học nói, học gói và học mở.  Nhìn người lớn làm điều gì, chúng ta làm theo điều ấy từ lật, ngồi, bò, đi, ăn, uống cho đến những kỹ năng cao như tưởng tượng hay suy luận. Có những điều chúng ta không học nhưng cũng biết như hít thở không khí, nuốt thức ăn, kêu la khi đau, nhưng có những điều chúng ta phải học ví dụ như đánh đàn, chữa bệnh hay lái máy bay…

Món Quà Từ Trời (#1)

Lời Tựa:

       Kinh Thánh tiếng Việt từ lâu luôn làm cho các em học Việt ngữ tại hải ngoại ái ngại.  Ngoài lý do là các em tại đây giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt và thêm có rất nhiều các bản Kinh Thánh tiếng Anh cho đủ mọi lứa tuổi khá dễ đọc và dể hiểu.  Tuy thế trong các Thánh Lễ cuối tuần tại nhiều nhà thờ của cộng đồng người Việt tại Quận Cam, Kinh Thánh bằng Việt ngữ vẫn được dùng như sách chính. Các em ở lứa tuổi học sinh được bố mẹ dẫn đến Thánh Lễ bằng tiếng Việt có nhu cầu hiểu được các bài đọc trong buổi lễ. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ giúp các em hiểu được các câu và từ trong Thánh Kinh, Thánh Ca, Thánh Vịnh, Lời Nguyện Giáo Dân hay các kinh nguyện hàng tuần được đọc bằng Việt ngữ?

        Với những ưu tư đó, chúng tôi những người giúp các em học tập Việt ngữ ở hải ngoại cũng cảm thấy có một phần trách nhiệm.  Tuy nhiên, cũng cần nói rõ rằng chúng tôi, với sức có hạn, cố giúp các em hiểu được phần nào trên phương diện ngôn ngữ đơn thuần.  Nói ví dụ, các em cần hiểu các chữ “Cựu” là gì, “Ước” là gì, “Tân” là gì, vân vân và các từ ngữ đó được liên kết với nhau như thế nào. Chúng tôi mượn một phương pháp khá tân tiến hiện nay là Systems Thinking tức Hệ Thống Luận, là một phương cách để các chuyên gia về khoa học và kỹ thuật liên lạc với nhau trên bình diện rộng lớn.  Hệ Thống Luận (Systems Thinking) ở đây gồm những bước trước hết là cách đặt câu hỏi và tra cứu các tài liệu liên hệ (inquiry), sau đến là phân tích (analyze) và cuối cùng là tổng hợp ý tưởng lại với nhau (synthesize).  Trong phần phân tích, ở lứa tuổi của các em, chúng tôi thấy sử dụng Họa Đồ Suy Luận (Thinking Maps) rất thích hợp.  Trong một họa đồ của Thinking Maps tức là Họa Đồ Đa Dòng (Multi-flow Map), các em học sinh cần ít nhiều đầu óc tổng hợp để suy diễn nguyên nhân và hậu quả.  Freemind Diagram cũng là một dụng cụ tốt để phân tích và chúng ta có thể thấy sự tương đương của nó với Brace Map, một họa đồ khác trong Họa Đồ Suy Luận.  Trong bước tổng hợp ý tưởng, các em có thể cần tới Systemigram (Họa Đồ Hệ Thống) và Causal Loop Diagram (Họa Đồ Vòng Nhân Quả) để diển tả những mối liên hệ có tính phức tạp và biến động hơn.

Đề Bài:

     Dựa theo tinh thần đó, chúng ta hãy cùng dùng các họa đồ trong Hệ Thống Luận để tra cứu (inquiry), phân tích (analyze) và tổng hợp (synthesize) những ý nghĩa trong một đoạn Kinh Thánh được cho.  Mục đích của loạt bài này nhằm giúp học sinh trau dồi thêm Việt ngữ qua một kho sách rất giàu về hình ảnh và cô đọng trong ý tưởng.  Việc này xem ra có vẻ hơi khó, nhưng xin mời các bạn thử xem sao và chúng ta sẽ cùng học hỏi Kinh Thánh với nhau nhá.

GiftFromGod

Ngày Mai Giúp Đời

Hãy dùng Hoạ Đồ Đơn Dòng và Hoạ Đồ Cầu Nối diễn tả câu đối sau:

"Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời."

NgayMaiGiupDoi.001

 

 

Trên đây là ý nghĩa của câu đối được minh họa bằng Họa Đồ Vòng Nhân Quả (Causal Loop Diagram).

Với những ý tưởng đó, hãy điền vào chổ trống cho hai họa đồ sau:

HoaDoTrong

[Xem giải đáp]

Kinh Lạy Cha

Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
nước Cha trị đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày
và tha nợ chúng con
như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Amen
KinhLayCha-Simplified

 KinhLayCha


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Matthew 6:9-13 and Luke 11:2-4.

  2. Catholic Planet, Our Father, http://www.catholicplanet.com/catholic/our.htm

  3. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tự Điển Công Giáo, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2004

  4. Wikipedia, Kinh Lạy Cha, http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_L%E1%BA%A1y_Cha