Khi côn đồ được bảo kê

Khi côn đồ được bảo kê

Công an, an ninh mặc thường phục cùng đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nộicông an, an ninh mặc thường phục cùng đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội,

Vụ giáo dân bị tấn công tại Mỹ Yên đã bước sang một giai đoạn mới khi báo chí lề phải gần như đồng loạt viết bài tấn công giáo xứ này và Tổng giám mục Giáo phận Vinh. Báo chí cho rằng ngài đã bảo vệ những giáo dân tấn công người thi hành công vụ.

Từ câu chuyện công an bắt giam hai ông Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi khi hai ông cùng những gia đình công giáo khác đến Trại Gáo hành hương cách nay hai tháng đã dẫn tới những vụ xô xát khác bởi giáo dân với công an trong ngày 4 tháng 9 khiến hơn 30 giáo dân bị thương phải chở về Phòng khám đa khoa Giáo phận chữa trị.

Ngày 9 tháng 9 vừa qua, công an Nghệ An cho biết sẽ chính thức khởi tố hai ông Hải và Khởi với tội danh "gây rối trật tự công cộng, giữ người trái pháp luật và chống người thi hành công vụ."

Ai ném đá công an?

Theo các bài báo mới xuất hiện trong những ngày gần đây nguyên nhân xuất phát từ giáo dân vì họ đã ném đá vào công an khi lực lượng này tới vãn hồi trật tự. Có báo như VietnamNet lên án rằng không loại trừ khả năng Đảng Việt Tân đứng phía sau giật dây và tổ chức những người giáo dân này, đặc biệt là thân nhân của 14 sinh viên công giáo, những người có mặt trong chuyến hành hương tới Trại Gáo.

Người Công giáo thuộc giáo phận Vinh hình như đang phải đối phó với một chiến dịch rộng lớn chống lại nhà thờ mà người chủ chăn là Giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp.

Trả lời chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn vài ngày trước đây vị giám mục được tiếng là khoan hòa này đã nói lên sự thật phía sau cáo buộc giáo dân tấn công chính quyền bằng cách ném gạch đá vào công an, Giám mục Nguyễn Thái Hợp chia sẻ:

Ở đây đã có sự ngụy tạo dàn cảnh để dẫn người dân vào. Một số người đã ném đá công an, những người đó theo như giáo dân cho biết thì không phải người ở Trại Gáo. Họ nhìn ra không phải mà hình như là một nhóm nào đó được gài vào để ném đá tạo cơ hội cho công an trấn áp giáo dân, đó là điều mà chúng tôi thấy.

Sau vài ngày kể từ khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp trả lời báo chí ngoại quốc, tên của ông xuất hiện dày dặc trên các bài báo chống Mỹ Yên, và người đọc báo cả nước hiện đang bị nguồn thông tin của báo lề đảng dẫn dắt trên con đường do các tờ báo vẽ ra với những hình ảnh tiêu cực, đầy bất lợi cho nhà thờ cũng như giáo xứ Mỹ Yên.

Sự thật việc côn đồ được công an thuê để ném đá vào công an được cư dân dân mạng quay video và tung lên internet cho thấy những người được thuê đã hành động như thế nào và người đứng sau lưng họ chỉ đạo bọn người này ra sao.

Anh Bùi Thanh Hiếu tức blogger Người Buôn Gió cho biết nhận xét của anh sau nhiều lần quan sát sự hoạt động của nhóm côn đồ được thuê này:

Thường thì họ mang loại sắc phục khác nhau, thí dụ như sinh viên thì họ đồng nhất mặc quần bò áo thun bó sát người, đấy là về thanh niên. Về nữ thì họ mặc đồng loạt áo trùm đầu chấm hoa, trùm khăn và đeo khẩu trang. Họ ăn mặc như thế và thống nhất với nhau. Sau đó trà trộn vào trong dân. Công an bên ngoài đã được lệnh những người như thế nên tránh họ ra.

Giám mục lên tiếng

Ngày 6/9, Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã viết thư chung gửi đến giáo dân thuộc giáo phận Vinh, trong đó lên án "cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền".

Lời tuyên bố mạnh mẽ này trái với thông lệ trước đây khi người chủ chăn luôn giữ thái độ im lặng trước mọi đàn áp của nhà cầm quyền đã khiến giáo dân bừng lên một nguồn hy vọng được dẫn dắt. Linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cho biết cảm nhận của ông và giáo dân trước động thái này:

Đó cũng là lần đầu tiên mà Giám mục Địa phận Vinh lên tiếng kêu gọi giáo dân từ những vụ việc xảy ra tại giáo phận Vinh. Từ vụ Con Cuông cho đến bây giờ là Mỹ Yên. Từ bây giờ cho tới những ngày sắp tới sẽ có nhiều nơi thắp nến cầu nguyện và tinh thần giáo dân sẽ mạnh lên hơn khi họ thấy được cha chung của Giáo phận đã lên tiếng phản đối việc làm sai trái của nhà cầm quyền Nghệ An. Họ đã thấy rõ đường lối của ngài và chắc chắn họ sẽ có những việc làm tích cực như cầu nguyện và hợp nhất cũng như ứng xử đối với những sự việc mà chính quyền gây ra. Đây là những dầu hiệu tích cực cho Giáo phận Vinh.

Trước sự tấn công ồ ạt của hệ thống truyền thông, giáo dân chỉ biết cầu nguyện. Hàng chục giáo xứ ngoài Bắc trong Nam theo lời kêu gọi của Giám mục Nguyễn Thái Hợp đồng cử hành các thánh lễ cầu nguyện cho Mỹ Yên trong tinh thần hiệp thông chia sẻ những khó khăn của giáo hội.

Chính quyền vẫn chưa thấy sự kiên nhẫn ấy khi tiếp tục ra lệnh cho báo chí loan tải những câu chuyện vô lý chung quanh giáo xứ Mỹ Yên. Giáo dân khắp nơi, đặc biệt là giáo phận Vinh tuy không trực tiếp tới Mỹ Yên nhưng với hệ thống nhà thờ trên toàn quốc không người công giáo nào lại tin vào sự khích động, bôi bẩn của truyền thông đối người chủ chăn của họ trong hoàn cảnh hết sức nhạy cảm hiện nay.

Điều mà người giáo dân chờ đợi không phải là các cuộc bạo động tiếp theo mà là sự dung hòa giữa hai phía. Khi công an biết được rằng giải pháp dùng côn đồ trấn áp người dân là tàn bạo, phi pháp thì cũng là lúc giáo dân sẽ dẹp bỏ những thành kiến của họ đối với những người thực thi luật pháp nhưng lại dẫn theo sau những kẻ chỉ biết phá hoại và vi phạm pháp luật.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

09-10-2013

Thuyền nhân tại Úc quan ngại cho gia đình ở VN

Thuyền nhân tại Úc quan ngại cho gia đình ở VN

Thuyền nhân VN tại trại Yongah Hill đang tuyệt thựcCác thuyền nhân Việt Nam tại trại Yongah Hill đang tuyệt thực, cầu nghuyện để hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên hôm 5/9/2013.

Như bản tin của đài chúng tôi đã tường trình tuần qua về việc công an CP A18 thuôc cục xuất nhập cảnh Việt Nam vào trại giam giữ tị nạn Yongah Hill điều tra lý lich thuyền nhân gây ra hoang mang và lo sợ cho các trại viên tại đây. Hôm nay chúng tôi tiếp tục gửi đến quý vị những thông tin cập nhật về tình hình thuyền nhân tại đây.

Có lợi cho hồ sơ tị nạn?

Trong ba ngày 21, 22 và 23 tháng 8 vừa qua, 3 công an CP A18 thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam đã vào trại giam giữ di trú Yongah Hill điều tra trên 100 người trong số hơn 300 thuyền nhân Việt Nam đang tạm trú tại đây để chờ thủ tục thanh lọc. Đã có khoảng từ 150-200 người bị trả hồ sơ.Ngoài việc hỏi cung lý lịch, công an còn hỏi lý do ra đi, đường đi, lý do xin tị nạn và bắt thuyền nhân ký vào bản khai. Nhân viên bộ di trú (hai thứ tiếng-bilingual) có mặt tại đó cũng khuyên họ nên ký vì họ nói ký vào đó là có lợi cho hồ sơ, một thuyền nhân kể lại:

“Người của bộ di trú nói là nếu anh ký thì hồ sơ của anh tiến triển tốt đẹp, mà nếu anh không ký thì hồ sơ anh đi theo chiều hướng tiêu cực. Họ khuyên mình ký, em thấy mọi người ký thì em cũng ký.”

Việc này đã gây ra lo lắng, hoang mang cho những người đang xin tị nạn. Đa số thuyền nhân trong trại Yongah Hill là thanh niên công giáo đến từ các giáo xứ bị đàn áp như giáo phận Vinh, giáo xứ Con Cuông, Mỹ Yên… Theo như lời khai của họ, phần lớn họ phải trốn đi vì bị lấy nhà, lấy trường và không chịu nổi sự quấy nhiễu của công an xã, huyện tại đây. Cho nên việc phải gặp lại công an Việt Nam tại trại tị nạn Úc đã gây nên một cơn sốc lớn cho toàn trại. Một thuyền nhân đã tuyệt vọng sau khi 3 ngày liên tục bị ép ký tên nên đã tự tử, nhưng được cứu thoát. Sau đó mọi người đã biểu tình đòi gặp bộ di trú và ban quản lý trại. Một trại viên trong nhóm biểu tình kể lại:

“Khi chúng em đã trốn ra khỏi cái chế độ mà bộ di trú bắt chúng em phải đối diện với chính quyền mà chúng em đang phải trốn chạy. Sau mấy ngày phải làm việc với công an CP A18 đó thì một số người họ biết được chữ ký của họ có thể đưa họ quay trở lại quê hương cho nên một số người không ký. Còn một người bị ép ký 3 ngày liên tục cho nên anh ta lo sợ hoang mang, anh ta không biết từ chối bằng cách nào nên anh ta phải tìm cái chết để giải thoát bản thân. Như lời anh ta nói thì về Việt Nam cũng chết, ở đây cũng chết thì chết ở đây cho nó thanh thản. Và sau đó chúng em có tổ chức một cuộc biểu tình bất bạo động để đòi gặp bộ di trú Úc để giải thích tại sao công an CP A18 lại vào trại làm việc với chúng em vì như em được biết là cái đó ngược lại với công ước tị nạn quốc tế.”

Cuộc biểu tình kéo dài từ 7 giờ tối đến 12 giờ đêm thì nhân viên trong trại yêu cầu chấm dứt biểu tình để không gây hoang mang cho các sắc dân khác và hứa hôm sau sẽ cho gặp bộ di trú và ban quản lý trại. Tuy nhiên lời hứa này không được thực hiện.

Sách nhiễu gia đình

Riêng một thuyền nhân tại trại Villawood, Sydney cho biết bộ di trú đã gọi điện thoại về công an xã để điều tra lý lịch của anh và vì thế, công an xã đã đến gia đình anh hăm doạ, quấy nhiễu bà mẹ già của anh và hiện anh rất lo sợ cho gia đình ở Việt Nam, anh cho biết:

“Mấy người di trú ở bên này gọi về quê nhà em để điều tra lý lịch. Công an nói ở bên này người ta gọi về người ta điều tra lý lịch nọ kia coi con ông nào, bà nào ở đâu thế là công an gây khó dễ ở nhà. Mẹ bảo là công an nó hỏi nọ kia nhiều lắm. Nói chung là mấy người công an ở xã em gây khó dễ cho gia đình em nhiều lần, thí dụ như người ta nói những lời đe dọa nọ kia với gia đình rồi thì đi xin giấy tờ cho cháu đi học hoặc làm giấy chứng minh mà nó gây khó dễ, nó chẳng cho.”

Ngày thứ tư vừa qua, phái đoàn của cộng đồng người Việt tại Perth gồm 6 người đã có cuộc gặp gỡ gần 2 giờ với 10 thuyền nhân trại Yongah Hill. Chị Carina Oanh Hoàng cho biết tình trạng của họ như sau:

“Thứ nhất là họ rất mừng khi có sự quan tâm của cộng đồng người Việt tự do đến thăm. Họ cảm thấy là họ không bị bỏ rơi. Và họ còn có hy vọng là kêu gọi được bên ngoài để giúp họ. Thứ hai nữa họ cho biết là về vấn đề vật chất thì không có gì phải lo hết. Nhìn thì thấy họ rất là khoẻ mạnh, nhưng mà họ rất lo lắng và hoang mang. Họ lo 2 việc: việc thứ nhất là kg biết tương lai của họ sẽ như thế nào? Không biết là có sẽ bị trả về Việt Nam hay không? Và trả về lúc nào? Thứ hai là gia đình của họ ở Việt Nam có bị ảnh hưởng gì hay không sau cuộc gặp gỡ với công an này. Họ lo rồi họ buồn, rồi bắt đầu không ăn uống”

Chị Oanh Hoàng cho biết cộng đồng đã trấn an họ và trong tình đồng hương, cộng đồng sẽ cố gắng giúp họ những gì có thể làm được. Phái đoàn đã cho họ những lời khuyên:

“Chúng tôi có mang một số đơn để trì hoãn hồ sơ hoặc xin khiếu nại hoặc yêu cầu ban kiểm tra xuống kiểm tra thủ tục làm việc của bộ di trú, nhưng khi vào thì tôi biết là không thể phổ biến bất cứ giấy tờ hay văn bản gì cho những người trong trại giam cho nên chúng tôi không đưa. Chúng tôi phải cẩn thận, mình không thể tư vấn họ về luật pháp được nhưng mà anh chủ tịch cộng đồng người Việt Tây Úc có nói với các em là về quyền Human Right thì các em có quyền từ chối không trả lời nếu không có luật sư hoặc có quyền tư vấn luật sư trước khi trả lời hoặc đi gặp ai. Nếu họ gặp mình thì mình cũng được quyền hỏi lý do buổi gặp là về cái gì?

Đó là những cái mà mình có thể giúp cho các em. Mình không hứa là mình sẽ giúp cho cái case của họ được chấp nhận ở lại, nhưng mình cho họ thêm thông tin. Anh Dũng, chủ tịch cộng đồng ở đây thì có nói là mình đã biết hoàn cảnh của họ trong đây rồi thì sẽ có sự thăm viếng và sẽ có một nhóm người ở bên ngoài bằng cách này, cách kia sẽ nỗ lực để giúp họ.”

Ngày 29 tháng 8 vừa qua, ông Võ Trí Dũng, chủ tịch cộng đồng liên bang Úc châu đã gửi thư đến bộ di trú yêu cầu xác nhận việc công an Việt Nam vào trại giam để điều tra truyền nhân. Sau đó, ông Tony Burke, bộ trưởng bộ di trú đã gửi thư xác nhận đã cho phép một nhóm nhỏ nhân viên cục xuất nhập cảnh vào các trại Yongah Hill, Darwin, Villawood. Ông nói, nhân viên cục xuất nhập cảnh không được phép xem xét hồ sơ thuyền nhân khi chưa xác định được họ có quy chế tị nạn hay là không. Nếu chính phủ Úc trả người về thì phải làm việc với chính phú của quốc gia đó. Đây không phải là một thủ tục mới lạ của chính sách Úc và việc các nhân viên cục xuất nhập cảnh vào trại là không vi phạm hiệp định về quyền tị nạn của Liên Hiệp Quốc.

Dù đang rất hoang mang về số phận của mình. Hôm 5 tháng 9 vừa qua, hơn 300 thuyền nhân trong trại cũng đã tổ chức buổi tuyệt thực và cầu nguyện để hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên:

“Tụi em có tổ chức một cuộc biểu tình bất bạo động để mong nói lên một iếng nói cho quê hương, khóc cùng quê hương khi quê hương đang bị đàn áp. Chúng em cầu nguyện từ lúc 1 giờ chiều, đến 3 giờ chiều thì có Cha vào dân thánh lễ và tối này cũng tiếp tục cầu nguyện cho quê hương, cho người thân đang bị cộng sản đàn áp. Những người bị đánh đập, bị đàn áp ở giáo xứ Mỹ Yên, đó là người thân, anh em, Bố Mẹ của những người ở đây. Đang lúc hoang mang vụ CP A18 chưa hết thì lại nghe tin từ quê hương bị đàn áp như thế cho nên họ rất buồn và lo lắng.”

Thuyền nhân trại Yongah Hill cho biết cho đến hôm nay không thấy công an vào điều tra nữa. Họ tự hỏi không biết vì sự phản đối của trại viên hay chính phủ Úc đang bận rộn với cuộc bầu cử thủ tướng ngày 7 tháng 9 sắp tới? Tin mới nhất cho biết đã có 1 số thuyền nhân xin được huỷ bỏ chữ ký trong biên bản mà họ đã ký với công an Việt Nam vì họ nghe nói rằng ký giấy đó là chấp nhận hồi hương.

Tường An, thông tín viên RFA
09-07-2013

CUỘC GỌI CỦA ĐỨC THÁNH CHA ĐÃ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI TÔI

CUỘC GỌI CỦA ĐỨC THÁNH CHA ĐÃ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI TÔI

Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gọi đến một phụ nữ trẻ người Ý đang đối diện với một sự thai nghén khó khăn, ngài hoan hô sự can đảm của cô trong việc chọn lựa sự sống cho đứa con cô ấy và nói sẽ rửa tội cho đứa trẻ.

Anna Romero, một phụ nữ 35 tuổi từ miền trung nước Ý, đang trong kỳ nghỉ khi cô nhận được một cuộc gọi từ Đức Thánh Cha. Đầu mùa Hè cô đã viết cho Đức Thánh Cha một bức thư, nói lên nỗi lo lắng khi khám phá ra mình đã có thai với một người đàn ông -cho đến lúc ấy cô không biết- đã có gia đình.

“Vào tháng sáu tôi nhận ra mình có thai với ông ấy và khi tôi nói về chuyện nầy thay vì vui sướng thì ông đã nói với tôi rẳng ông đã có gia đình, đã có một đứa con và tôi cần phải phá thai”. Romero đã nói, theo nhật báo Daily Mail.

“Tôi bảo ông ấy tôi không thể phá thai và ông hãy đi ra khỏi đời tôi”.

Romero đã diễn tả tình trạng của cô trong một bức thư gửi đến Đức Thánh Cha, chia sẻ rằng cô chưa bao giờ gặp may mắn với đàn ông, và kể lại sau khi lập gia đình khi còn trẻ và ly dị, cô nghĩ rằng mình đã tìm được một người đàn ông hoàn hảo.

Tuy nhiên, sau khi được biết về cuộc hôn nhân hiện tại của người đàn ông, cô cảm thấy “bị xúc phạm và phản bội”, và nói với Đức Thánh Cha rằng cô viết cho ngài bởi vì cô “không có một ai khác để quay về”.

“Tôi ghi địa chỉ đơn giản là đến Đức Thánh Cha Phanxicô, ở Vatican và bỏ vào hòm thư. Tôi đã không gởi ngay cả theo cách ghi nhận thư đã được giao. Tôi thật sự không mong được một sự trả lời, nhưng sau đó tôi rất ngạc nhiên khi đang trong kỳ nghỉ đã nhận được một cuộc gọi của ngài”.

Romero nói rằng khi chuông điện thoại reo, cô biết số điện thoại đến từ Roma nhờ mã số cuộc gọi của thành phố, và cô nhận ra giọng nói của Đức Thánh Cha ngay khi ngài vừa bắt đầu nói.

“Trước đó tôi chỉ nhìn thấy Đức Thánh Cha có một lần, từ quảng trường Thánh Phêrô khi tôi sống ở Roma,” cô ấy nói, “Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng Đức Thánh Cha có thể cầm lấy điện thoại và gọi cho tôi và nói với tôi như thể tôi là một người bạn thân.”

Cô nói thêm “Chúng tôi chỉ nói một vài phút qua điện thoại nhưng lòng tôi ngập tràn niềm vui.”

Trong cuộc gọi Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi cô ấy, nói rằng cô sẽ không bao giờ cô đơn, và rằng một đứa con là “một món quà của Thiên Chúa” và “một dấu chỉ của sự Quan Phòng của Thiên Chúa”, ngài cũng nói rằng cô cần phải “can đảm và mạnh mẽ” cho đứa con chưa sinh ra của mình.

Khi Romeo chia sẻ nổi lo sợ của cô về việc rửa tội cho đứa trẻ bởi vì cô đã ly dị và là một người mẹ đơn thân, Đức Thánh Cha bảo đảm với cô rằng ngài có thể là người cha tinh thần của cô, và ngay cả nói rằng chính ngài sẽ sẵn sàng rửa tội cho đứa trẻ.

Romero đã nói rằng ngay cả khi Đức Thánh Cha chưa thực hiện việc rửa tội, cuộc gọi ấy cũng đã thay đổi cuộc đời của cô.

Cô nói rằng cô hy vọng lá thư của mình “sẽ là một mẫu gương cho những người phụ nữ khác đang cảm thấy mình bị xa cách Giáo Hội đơn giản vì họ đã chọn người đàn ông không đúng, họ đã ly dị hay họ đã ăn ở với người đàn ông không xứng đáng làm cha.”

Cô nói thêm “Tôi không biết giới tính của đứa bé, nhưng nếu Đức Thánh Cha rửa tội cho nó và nó là con trai, tôi không do dự gì về tên của nó: Phanxicô.”

XT (theo CNA) – Xuân Bích VN

Theo Chúa Giêsu là chiến đấu chống lại sự dữ trong mọi hình thái của nó

Theo Chúa Giêsu là chiến đấu chống lại sự dữ trong mọi hình thái của nó

Theo Chúa Giêsu là vác thánh giá mình bao gồm việc nói không với thù hận giết người anh em, nói không với việc xử dụng các dối trá, nói không với bạo lực trong tất cả mọi hình thái của nó, nói không với việc phố biến tràn lan vũ khí và buôn bán vũ khí bất hợp pháp.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn hơn 50,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Truyền Tin chung tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa nhật hôm qua.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về các điều kiện để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu như trình bầy trong Phúc Âm Chúa Nhật. Đó là không đặt để bất cứ thứ gì trước tình yêu Đối với Chúa. Thật thế, có nhiều người đến gần Chúa Giêsu và muốn trở thành môn đệ của Người. Điều nay thường xảy ra sau vài dấu chỉ lạ lùng khiến Chúa được coi như là Đấng Cứu Thế, Vua của Iarael. Nhưng Chúa Giêsu không muốn gây thất vọng cho ai hết. Người biết rất rõ cái gì đang chờ đón Người tại Giêrusalem, và đâu là con đường mà Thiên Chúa Cha xin Người phải đi theo: đó là con đường của thập giá, của hy sinh chính mình để đền bù tội lỗi chúng ta. Và Đức Thánh Cha định nghiã con đường theo Chúa như sau:

Theo Chúa Giêsu không có nghĩa là tham dự vào một đoàn rước chiến thắng! Nó có nghĩa là chia sẻ tình yêu thương xót của Người, bước vào trong công trình thương xót vĩ đại của Người đối với từng người và tất cả mọi người. Công trình của Chúa Giêsu chính là một công trình của lòng thương xót, của sự tha thứ, của tình yêu thương! Chúa Giêsu thương xót biết bao! Chính sự tha thứ đại đồng và lòng thương xót đó đi qua thập giá. Chúa Giêsu không muốn chu toàn công trình đó một mình; Người muốn lôi kéo cả chúng ta vào trong sứ mệnh, mà Thiên Chúa Cha đã trao phó cho Người. Sau phục sinh người sẽ nói với các môn đệ : ”Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con… Các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (Ga 20,21.22). Người môn đệ Chúa Giêsu từ bỏ tất cả mọi của cải, bởi vì họ đã tìm ra nơi Chúa sự Thiện vĩ đại nhất, trong đó mọi sự thiện khác nhận được giá trị tràn đầy và ý nghĩa của chúng: các mối dây gia đình, các tương quan khác, công ăn việc làm, các gia tài văn hóa và kinh tế vv… Kitô hữu tách rời khỏi tất cả và tìm lại được tất cả trong cái luận lý của Tin Mừng, cái luận lý của tình yêu thương và phục vụ.

Tiếp tục bài huán dụ Đức Thánh Cha nói: để giải thích đòi buộc này Chúa Giêsu dùng hai dụ ngộn: dụ ngôn cái tháp phải xây và dụ ngôn nhà vua đi đánh giặc. Dụ ngôn thứ hai này kể như sau: ”Có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lai không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chắng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai xứ đi cầu hòa” (Lc 14,31-32). Ở đây Chúa Giêsu không muốn nói tới đề tài chiến tranh, nó chỉ là một dụ ngôn. Tuy nhiên, trong lúc này chúng ta đang dấn thân manh mẽ cầu nguyện cho hòa bình, lời này của Chúa đánh động chúng ta, và trong nòng cốt nói với chúng ta rằng:

Có một cuộc chiến sâu xa hơn mà chúng ta tất cả phải đánh. Đó là quyết định mạnh mẽ và can đảm khước từ sự dữ, các quyến rũ của nó và lựa chọn sự thiện, sẵn sàng trả giá bằng chính mình: đó là theo Chúa Kitô, đó là vác thập giá của chính mình! Cuộc chiến sâu xa chống lại sự dữ… Chiến tranh để làm gì, biết bao nhiêu chiến tranh, nếu bạn không có khả năng làm một trận chiến sâu xa chống lại sự dữ? Nó không có ích gì cả. Không được làm như vậy… Cuộc chiến chống lại sự dữ này bao gồm việc nói không với thu hận giết người anh em, nói không với các dối trá của người sử dụng nó. Nói không với bạo lưc trong tất cả mọi hình thái của nó. Nói không với việc làm cho vũ khí lan tràn và buôn bán vũ khí bất hợp pháp. Có biết bao nhiêu, có biết bao nhiêu vũ khí! Và luôn luôn có sự nghi ngờ: chiến tranh ở đó, chiến tranh ở kia, khắp mọi nơi có chiến tranh, có thật sự là một cuộc chiến để giải quyết các vấn đề hay là một cuộc chiến thương mại để bán các khí giới này trong việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp? Đó là các kẻ thú phải đánh, hiệp nhất với nhau và với sự trung thực, chứ không chạy theo các lợi nhuận, nếu không phải là các lợi lộc của hòa bình và của thiện ích.

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến ngày hôm nay chúng ta cũng nhớ lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, là ngày lễ đặc biệt thân thiết đối với các Giáo Hội Đông Phương. Và chúng ta tất cả có thể gửi một lời chào đẹp tới các anh chị em giám mục, đan sĩ nam nữ của các Giáo Hội đông phương, chính thống, và cống giáo, một lời chào đẹp… Chúa Giêsu là mặt trời, Mẹ Maria là bình minh loan báo mặt trời mọc lên. Chiều hôm qua chúng ta đã canh thức và phó thác cho sự bầu cử của Mẹ lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới, đặc biệt cho Siria và toàn vùng Trung Đông. Giờ đây chúng ta khẩn nài Mẹ như là Nữ Vương hòa bình. Nữ Vương hòa bình cầu cho chúng con. Nữ Vương hòa bình cầu cho chúng con!

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã cám ơn tất cả mọi người, cách này hay các khác, đã hướng ứng lời ngài kêu gọi ăn chay và canh thức cầu nguyện chiều thứ bẩy. Ngài cám ơn những ai đã dâng hy sinh cầu nguyện cho hòa bình, các giới chức dân sư cũng như các thành viên của cảc cộng đoàn kitô, các tôn giáo khác và tất cả mọi người thiện chí đã sống những lúc cầu nguyện, ăn chay và suy tư.

Nhưng dấn thấn tiếp tục, Đức Thánh Cha nói, chúng ta hãy tiếp tục với lời cầu nguyện và các công việc hòa bình. Tôi xin mời anh chị em tiếp tục cầu nguyện để chấm dứt ngay bạo lực và tàn phá tại Siria, và canh tân dấn thân cho một giải pháp công bằng cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các nước khác trong vùng Trung Đông, đặc biệt cho nước Libăng, để nó tìm ra sự ổn định mong ước và là mô thức cho sự chung sống, cầu nguyện cho Irak để bạo lực phe phái nhường bước cho hòa giải, và cho tiến trình hòa bình giữa ngvời Israel và người Palestin, để nó tiến triển vời sự cương quyết và can đảm. Chúng ta cũng cầu nguyện cho Ai Cập để mọi người dân Ai cập hồi giáo và kitô, cùng nhau dấn thân xây dựng xã hội cho thiện ích của toàn dân. Việc tìm kiếm hòa bình còn dài và đòi hỏi nhẫn nại và kiên trì. Chúng ta hãy tiến tới với lời cầu nguyện.

Đức Thánh Cha đã nhắc tới lễ phong chân phước tại Rovigo cho chị Maria Bolognesi, giáo dân sinh năm 1924 qua đời năm 1980, và đã xả thân sắn sóc các bệnh nhân và người nghèo túng, chiu đựng mọi khổ đau và kết hiệp chúng với cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Ngài cũng chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện và cầu chúc chúc tất cả một ngày Chúa Nhật an bình.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

BỎ VÀ KHÔNG BỎ

BỎ VÀ KHÔNG BỎ

-“Dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em”

 Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta “Ai không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”. (Lc. 14, 25)

Ai mà không yêu mến cha mẹ, vợ con họ hàng thân thích của mình hơn người dưng nước lả. Ấy vậy mới có câu: “Hết trong nhà mới ra người ngoài”. Thế mà, Chúa bảo “dứt bỏ đi”. Thiết tưởng Chúa không có ý dạy con người bất trung với vợ chồng, bất hiếu với cha mẹ, vô trách nhiệm với con cái, nhưng nếu khi chúng ta chỉ tập trung ưu tiên lo cho cái núm ruột của mình thôi, mà bỏ đi, hờ hững, dững dưng với tha nhân không dòng họ, máu mủ, ruột thịt, ấy là lúc chúng ta chưa thực hiện luật từ bỏ của Chúa Giê-su hôm nay. Thánh Matthêu chú thích lời chói tai này rằng: Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10, 37).

Như vậy, lời Chúa muốn dạy chúng ta bỏ đi cái tình cảm tự nhiên theo cảm tính loài người, và mặc lấy cho mình một quả tim mới, một tình cảm mới, tình cảm siêu nhiên của Thiên Chúa. Chúa Giê-su không chỉ nói, chính Ngài đã từng nêu gương đời sống tình cảm siêu nhiên ấy cho chúng ta:

Tin Mừng theo Thánh Marcô: “Dân chúng ngồi chung quanh Ngài, họ thưa Ngài rằng; thưa Thầy, Mẹ và anh em Thầy đứng ngoài kia muốn gặp Thầy. Bấy giờ Chúa Giêsu trả lời cho dân chúng: ai là mẹ Ta ai là anh em Ta? Rồi đưa mắt nhìn những người đang ngồi chung quanh nghe giảng Ngài nói: đây là mẹ Ta và anh em Ta” (Mc 3. 32-35).

Thánh Matthêu thì ghi lại lời quí giá này: “Phải, ai làm theo ý Cha Ta trên trời người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy” (Mt 12.50).

Thánh Luca cũng viết: “Mẹ Ta và anh em Ta là những ai nghe và thực hành Lời Thiên Chúa” (Lc 8.21).

Bởi vậy, khi có người chúc tụng: “Phúc thay lòng dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” Chúa Giêsu đáp lại: “Những ai nghe Lời Thiên Chúa mà thực hành thì còn có phúc hơn!” (Lc 11.27).

Chúa Giê-su đang mở cho chúng ta một “ơn từ bỏ” và một “ơn tiếp nhận”. Vậy khi yêu mến Chúa Giê-su, và thực hiện Lời Chúa, chúng ta không bỏ mặc tha nhân, không dững dưng vô tâm với người dưng nước lã, nhất là những người đang “nghe và giữ Lời Thiên Chúa”, chính là lúc ta đang dứt bỏ cái riêng tư của mình, cái núm ruột dấu yêu của mình, thoát ra cải vỏ của mình, cái ốc đảo của mình mà đến cùng mọi người đúng như tình cảm của Thiên Chúa.

Không bỏ, nhưng giữ cái tương quan tốt lành với người nghèo của Thiên Chúa là đã dứt bỏ được tình cảm tự nhiên có phần ích kỷ đối với họ hàng ruột thịt trần gian của mình.

Không bỏ, nhưng ghi tên những người đau khổ vào danh sách thành viên của mình trong đại gia đình Thiên Chúa, và mến yêu họ, là đã giữ luật từ bỏ trong Tin Mừng hôm nay.

 -“và bỏ cả mạng sống mình nữa” (Lc. 14, 25)

 Theo Chúa mà phải mất mạng! Mạng sống nầy còn phải được hiểu bao gồm cả lý trí, hiểu biết, tài năng, cơ đồ, sự nghiệp…tất cả những gì thuộc về mình trên trần gian này. Mất tất! Điều kiện thật quá khắt khe. Nhưng hãy tin rằng Thiên Chúa luôn ban cho chúng ta điều tốt nhất. Vậy mất mạng là tốt nhất, nếu chúng ta đặt trọn niềm tin vào Chúa.

Không sớm thì muộn, ai rồi cũng phải một lần mất mạng. Và khi mất mạng, mất tất. Ai đã qua một lần nhồi máu cơ tim, đột quỵ nhờ cấp cứu kịp và nhất là may mắn không để lại một di chứng nào, hoặc di chứng nhẹ… hẳn có cái cảm nghiệm rất riêng giữa cái còn cái mất. Tỉnh giấc sau một cơn hôn mê, may mắn còn mở được con mắt nhìn mặt cuộc đời, lúc bấy giờ, mới hiểu ra rằng tất cả hiểu biết, bằng cấp, địa vị, danh vọng, sự nghiệp… và cả người thân yêu nhất cũng phải mất, nếu mình không tỉnh dậy! Nhưng thử hỏi, ai dám chắc mình sẽ còn được vài lần tỉnh dậy, nếu có thêm vài lần đột quỵ nữa?

Chúa không bảo chúng ta chấp nhận cái chết hẳn nhiên, cố định vào một giờ bất định, và dĩ nhiên là nếu không chấp nhận thì cái chết cũng đến và ta cũng đành bỏ tất, mất tất. Nhưng, Chúa muốn chúng ta hãy bỏ tất, hãy mất tất ngay lúc ta còn đang sống. Bỏ mạng cách tích cực. Bỏ mạng vì Chúa. Bỏ mạng vì chân lý. Bỏ mạng vì Hòa bình. Bỏ mạng vì xây dựng tình thương…

Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống vì Thầy thì sẽ tìm lại được”. (Mt 10:39).

Ai có thể bỏ mạng vì Chúa? Bỏ một chút tôi kiêu ngạo, ích kỷ, bỏ một chút khát vọng danh dự, tên tuổi, chức quyền, chức vị,  bỏ một chút thèm được khen ngợi, chúc tụng mà người ta không bỏ nổi, thì huống chi là bỏ mạng?

Tôi nhận được một thư điện tử (email) trước CN tuần 23 TN. Chủ đề thư nhận được là “no subjet” (“không có chủ đề”). Tôi tần ngần, có nên mở không, bởi vì thói quen xấu mà an toàn của tôi trước hiểm họa virus là “delete”, hủy thư ngay. Lần này, tôi quyết định mở là vì tôi biết tác giả bức thư ấy là một linh mục trẻ, chưa thôi nôi. Mở thư, chẳng thấy câu chào chưa: thưa anh, thưa chú mà vào ngay nội dung thư …

Tôi hơi ngạc nghiên là cách đây hơn một năm, khi hãy còn là một ông thầy, thì người hãy còn nhiều phép lịch sự trong thư từ lắm. Hóa ra, bây giờ người đã làm cha, cách ăn cũng khác huống là văn phong.

Chính lúc ta không bỏ một phép lịch sự, lại là lúc ta từ bỏ cái tôi.

Chính lúc ta không bỏ một cử chỉ phục vụ, lại là lúc ta từ bỏ chính mình

…..

 -“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. 

Có ai bỏ mà không đau đớn, không xót xa, may ra chỉ có người môn đệ chính đáng của Chúa Giê-su. Bởi những đau đớn và xót xa ấy đã trở thành Thánh Giá mà người môn đệ ấy bằng lòng vác theo Người.

 Nguyện xin Chúa giúp cho chúng con không bỏ những điều làm vui lòng Chúa, và bỏ dứt những gì làm vui lòng ích kỷ hèn hạ của con.

A men.

 PM. Cao Huy Hoàng, 07 tháng 9-2013

TÔI LÀ NGƯỜI THỨ BA

TÔI LÀ NGƯỜI THỨ BA

Chủ đề: “Trong cuộc đời, chúng ta phải đặt Thiên Chúa lên trên hết và hằng ngày phải sống điều quyết định đó”.

Gale Sayers, là một tuyển thủ của đội banh Chicago Bears hồi thập niên 1960, ông được coi là một cầu thủ nổi tiếng trong lịch sử banh bầu dục. Trên cổ ông đeo một huy chương vàng, trên đó có khắc hàng chữ: Tôi Là Người Thứ Ba.

Hàng chữ này trở thành đầu đề cho cuốn tự truyện bán chạy nhất của ông. Qua cuốn này chúng ta biết tại sao những chữ ấy lại rất có ý nghĩa đối với ông. Đó là khẩu hiệu của huấn luyện viên Bill Easton, người dạy môn chạy đua khi ông Gale còn là sinh viên của Đại Học Kansas.

Huấn luyện viên Easton khắc những chữ ấy trên một tấm thẻ và để trên bàn làm việc. Một ngày kia ông Gale hỏi người huấn luyện về ý nghĩa của những chữ ấy. Ông Easton trả lời, “Trước hết là Thiên Chúa, kế đến là bạn hữu, và tôi là người thứ ba.” Từ ngày đó trở đi, ông Gale coi những chữ này như một triết lý sống của cuộc đời.

Trong năm thứ hai là tuyển thủ của đội Bears, ông Gale muốn đeo trên cổ một điều gì đó có ý nghĩa, như ảnh tượng tôn giáo. Bởi thế ông mua một huy chương vàng và khắc trên đó hàng chữ Tôi Là Người Thứ Ba.

Trong tự truyện, ông Gale cho biết, “Tôi cố sống theo những gì viết trên huy chương ấy. Tôi không luôn luôn thành công, nhưng nhờ những chữ ấy đeo trên cổ mà tôi không lầm lạc quá xa.”

Câu chuyện của ông Gale Sayers cho thấy điều Chúa Giêsu muốn nói đến trong phần đầu của bài phúc âm hôm nay, khi Người nói:

Ai đến với tôi đều không thể là môn đệ của tôi trừ phi họ yêu mến tôi hơn yêu mến cha mẹ...”

Nói cách khác, chúng ta phải dâng hiến các ưu tiên hàng đầu của chúng ta cho Chúa Giêsu và Cha trên trời.

Và điều đó đưa chúng ta đến điểm thứ hai mà Chúa Giêsu đã nói trong phần hai của bài phúc âm hôm nay:

Nếu một trong các người dự định xây cái tháp, trước tiên hắn phải ngồi xuống và suy tính xem tốn phí thế nào và có đủ tiền để hoàn tất công việc hay không.

Nói cách khác, dâng hiến các ưu tiên hàng đầu của chúng ta cho Chúa Giêsu thì chưa đủ. Chúng ta còn phải sống các ưu tiên đó một khi đã quyết định.

Dĩ nhiên, đó là phần khó khăn.

Như ông Gale Sayers đã nói thật rõ ràng: “Đặt Chúa lên hàng đầu là một chuyện. Sống điều đó là một chuyện khác nữa.”

Đó là lý do tại sao ông Gale đeo huy chương đó trên cổ: để nhắc nhở ông phải sống điều tiên quyết ấy. Hãy lập lại lời của ông:

“Tôi cố sống theo những gì viết trên huy chương ấy. Tôi không luôn luôn thành công, nhưng nhờ đeo trên cổ những chữ ấy tôi không sai lạc quá xa.”

Một thời gian trước đây, trong tờ Los Angeles Times phóng viên Dave Smith có kể một câu chuyện cảm động. Đó là về người Kitô Hữu thời đại, giống như ông Sayers, đã đặt Thiên Chúa lên trên hết, kế đến là tha nhân, và thứ ba mới đến chính mình. Tên ông là Charlie DeLeo.

Ông từng là “một đứa trẻ ngỗ nghịch ở vùng Nữu Ước.” Sau khi từ cuộc chiến Việt Nam trở về, ông kiếm được công việc làm là lau chùi bức tượng Nữ Thần Tự Do.

Ông Charlie cho người phóng viên biết một phần của công việc là coi sóc ngọn đuốc trong tay bức tượng và vương miện trên đầu bức tượng.

Ông phải đảm bảo các đèn luôn luôn sáng và 200 cửa kính trên ngọn đuốc và vương miện luôn luôn sạch.

Chỉ tay về ngọn đuốc, ông Charlie hãnh diện nói, “Đó là nguyện đường của tôi và tôi dâng cho Chúa. Khi nghỉ giải lao tôi thường lên đó cầu nguyện.”

Nhưng ông Charlie còn thi hành nhiều điều khác nữa cho Chúa.

Ông nhận được lời khen ngợi của cơ quan Hồng Thập Tự khi ông hiến máu lần thứ 65.

Và sau khi nghe biết về công việc của Mẹ Têrêsa ở Ấn, ông đã tặng $12,000 cho Mẹ và những người tương tự.

Ông Charlie nói khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói chuyện ở công viên Battery, cách nơi bức tượng một dặm rưỡi, ông đứng ở vòng đai quanh ngọn đuốc và nghe Đức Thánh Cha nói. Từ vòng đai đó ông đã cầu nguyện cho chuyến tông du Hoa Kỳ của đức giáo hoàng được thành công.

Ông nói với phóng viên tờ Los Angeles Times:

“Tôi không giao du nhiều, không có quần áo đẹp, nhưng tôi vui. Tôi không đủ tiền để lấy vợ. Tôi không để dành đồng nào. Sau khi kiếm được công việc này, tôi bảo trợ sáu em cô nhi qua một tổ chức bác ái.”

Ông chấm dứt câu chuyện với người phóng viên rằng, ông tự coi mình là “Người Giữ Ngọn Lửa” của tượng Nữ Thần Tự Do. Sau này một người làm việc trong công viên cho phóng viên biết:

“Ai ai cũng biết ông Charlie thì đặc biệt. Khi ông tự cho mình danh hiệu ấy, họ mỉm cười. Nhưng bây giờ tất cả chúng tôi không coi thường điều ấy. Đối với chúng tôi, ông thật đúng với điều ông nói: ‘Người Giữ Ngọn Lửa.’”

Ông Charlie DeLeo khởi sự cuộc đời là một đứa trẻ ngỗ nghịch ở vùng Nữu Ước. Nhưng sau này, giống như ông Gale Sayers, ông quyết định đặt Thiên Chúa lên trên hết, kế đến là tha nhân, và thứ ba mới đến ông.

Quyết định đó đã thay đổi đời ông.

Ông Charlie là một thí dụ sống động về hai điểm mà Chúa Giêsu đã nói trong bài phúc âm hôm nay: quyết định đặt Chúa lên trên hết trong đời, và quyết định sống điều đã lựa chọn.

Ông Charlie còn là một cảm hứng sống động để chúng ta thi hành điều mà ông đã làm: dâng hiến các ưu tiên hàng đầu cho Thiên Chúa và với sự giúp đỡ của Người, chúng ta sống các ưu tiên đó một cách can đảm.

Đây là ý nghĩa của các bài đọc hôm nay. Đây là lời mời gọi của Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta ở bàn tiệc Thánh Thể này.

Hãy kết thúc với lời cầu nguyện mà ông Charlie DeLeo đã viết. Nó tóm lược điều thách đố của các bài đọc hôm nay:

Ôi lạy Chúa, con không dám kỳ vọng một đức tin như của Abraham,

Ôi lạy Chúa, con cũng không dám kỳ vọng tài lãnh đạo của Môsê,

Hoặc sức mạnh của Samson,

hoặc sự gan dạ của Đavít…

hoặc sự khôn ngoan của Sôlômôn…

Nhưng điều con mong đợi, ôi lạy Chúa,

là một ngày nào đó Ngài sẽ gọi con.

Ý Chúa là gì, con sẽ thi hành,

mệnh lệnh của Chúa là gì

đó là niềm vui của con…

Và con sẽ không làm Chúa thất vọng,

vì Ngài là tất cả những gì

con tìm kiếm để phục vụ,”

Cha Mark Link, S.J.

 

“DỨT BỎ” HAY “THƯƠNG ÍT HƠN”?

“DỨT BỎ” HAY “THƯƠNG ÍT HƠN”?

Bài Tin Mừng hôm nay (CN XXIII/TN-C – Lc 14, 25-33) nói về những điều kiện cần có để được theo làm môn  đệ Đức Giê-su Ki-tô. Muốn theo Người, phải "… dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa", đồng thời phải “vác thập giá mình mà đi theo" (Lc 14, 26-27). Người khẳng định chắc nịch: "Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được" (Lc 14, 33). Để minh hoạ cho Lời dạy có vẻ nghịch lý khó thực hiện, Đức Giê-su đưa ra 2 ví dụ (việc "xây một cây tháp" và việc "một ông vua định giao chiến với một ông vua khác"), nhằm chỉ ra cho người nghe hiểu: Muốn làm bất cứ một việc gì thì cũng rất cần phải biết tính toán, sắp đặt, lên kế hoạch, phải tiên liệu được những trở ngại – nhất là những trắc trở chủ quan từ chính chủ thể người thực hiện, rất cần đến sự hy sinh những quyền lợi riêng tư của bản thân – nhiên hậu mới có thể tiến hành thực hiện.

Cũng không phải chỉ một lần này, mà rất nhiều lần Đức Ki-tô kêu gọi mọi người muốn đi theo Người thì phải từ bỏ tất cả, từ bỏ một cách dứt khoát. Với người thanh niên có nhiều của cải muốn đi theo thì “anh hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (Mt 19, 21). Với người muốn về từ biệt gia đình rồi mới đi theo, thì “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa." (Lc 9, 62). Thậm chí một người muốn đi theo nhưng vì cha chết nên xin về chôn cất, thi “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ." (Mt 8, 22).

Trở ngại lớn nhất  đối với việc đi theo Đức Giê-su chính là cái quyết tâm có dám từ bỏ tất cả mọi sự, rồi còn phải vác thập giá mình (những hy sinh, mất mát, đau khổ…) mà đi theo Người, hay không. Từ bỏ ư ? Nếu cần phải tuyên bố như hằng năm trong đêm Vọng Phục Sinh, khi được hỏi 3 lần: ”Có từ bỏ ma quỷ không? Có từ bỏ mọi việc của ma quỷ không? Có từ bỏ mọi sự sang trọng của ma quỷ không?”, thì ai chẳng tuyên bố rất hùng hồn “Thưa, con xin từ bỏ”. Nhưng đến khi đối diện với thực tế, thì lại thấy không ít cảnh tiền hậu bất nhất, lời nói không đi đôi với việc làm. Đó là chuyện ma quỷ với những chiêu thức lừa phình hãm hại con người (cám dỗ, xúi giục con người làm điều tội lỗi, rồi còn hành hạ, khống chế, trói buộc, bắt con người làm nô lệ cho chúng) mà còn khó từ bỏ như thế, huống hồ phải từ bỏ cả “cha mẹ, vợ con, anh em, chị em”, từ bỏ hết những gì mình có, từ bỏ cả chính con người (mạng sống) của mình nữa, thì quả thực là điều khó chấp nhận được, chớ đừng nói là khó thực hiện. Dứt bỏ cả cha mẹ, thậm chí đến việc báo hiếu khi cha mẹ mãn phần (chôn cất cha mẹ) cũng không được ư?

Như vậy thì có mâu thuẫn với giới răn thứ 4 trong 10 điều răn của Thiên Chúa (“Thảo kinh cha mẹ”), có đi ngược lại với Lời dạy của chính Đức Ki-tô là phải yêu thương những người thân cận, bé mọn, thấp hèn, nghèo đói, tật bệnh, tội lỗi… như yêu thương chính mình , thậm chí còn yêu thương cả kẻ thù của mình nữa (Lc 6, 27-35) không? Ấy là chưa kể có lần Đức Giê-su còn dạy: "Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng." (Mt 11, 29-30).

Từ bỏ tất cả, vác thập giá đi theo Người, vậy mà lại êm ái và nhẹ nhàng ư? Tuy nhiên, bình tâm suy niệm, nhất là đọc kỹ phần chú  thich từ “dứt bỏ” ở bài Tin Mừng nêu trên trong “Kinh Thánh trọn bộ – xb 1998” (trang 2397) thì thấy ghi: “Lu-ca 14, 26. Dứt bỏ, ds ghét. Kiểu nói Híp-ri có nghĩa là “thương ít hơn” (x. Lc 9, 57-62 ; 18, 29 ; St 29, 31-33 ; Đnl 21, 15-16 ; Mt 10, 37)”. Đồng thời, coi phần trình thuật cùng chủ đề như bài Tin Mừng hôm nay (Lc 14, 25-33) trong sách Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu, thì thấy viết nhẹ nhàng hơn: "Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10, 37). Nếu chỉ là “thương ít hơn” thì vấn đề sáng tỏ ngay, bởi theo Chúa là phải “yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực”, yêu Chúa trên hết mọi sự, ngoài ra tất cả đều là thứ yếu. Như vậy, Đức Ki-tô muốn dạy người ta phải dứt khoát từ bỏ ma quỷ và những gì liên quan tới chúng (có thể được khoác bằng nhiều hình thức lôi cuốn, hấp dẫn, rất khó phân biệt), phải dứt khoát từ bỏ những gì liên quan đến thế gian, hay nói cách khác, từ bỏ cái tôi cố hữu (từ bỏ chính mình) bởi chính nó là nguyên nhân của tất cả những gì dính dáng đến xác thịt, trần thế, tội lỗi.

Quả thật, đúng như lời Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Cô-lô-sê: “Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình.” (Rm  8, 3). Chung quy, Đức Ki-tô chỉ muốn những ai đi theo Người không nên lưu luyến những gì thuộc về thế gian, về xác thịt nặng nề, bởi “thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tinh thần trĩu xuống” (Kn 9, 15); Lời dạy của Người không có gì là mâu thuẫn, khó hiểu cả. Đến như những người xa lạ gặp trên đường đời, Người còn dạy phải coi họ như những người thân cận mà sẵn sàng giúp đỡ (Lc 10, 27), huống chi những bậc sinh thành ra mình, những người có quan hệ huyết thống ruột thịt với mình.

Rõ ràng dứt bỏ hay từ bỏ là đối với những cám dỗ, những mời mọc hấp dẫn của tính xác thịt trần gian, của ma quỷ và sự dữ chúng đem đến mà thôi. Muốn được dứt khoát từ bỏ thì phải hiểu rằng: “Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn.” (Gl 5, 17), nên phải dốc một lòng cậy trông Đấng đã hứa: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Ðó là THẦN KHÍ sự thật” (Ga 14, 16-27). Vâng, thật sự chỉ có thể nhờ “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.” (Ga 14, 26), mà người tín hữu thấu hiểu được chân lý Cứu Độ, để sẵn sàng từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Đấng Cứu Thế.

Ôi! Lạy Chúa! Ước gì con cảm nghiệm được rằng: trước khi con tập sống cho Chúa và thuộc về Chúa, thì Chúa đã sống cho con và thuộc về con từ lâu. Cúi xin Chúa thương ban Thần Khí cho con, để con đủ sáng suốt và dũng khí từ bỏ những gì thuộc về xác thịt thế gian, mà đến với Chúa và với những người thân cận của con trên khắp năm châu bốn biển. Vâng, Lạy Chúa, “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen”.

JM. Lam Thy ĐVD.   

Làm môn đệ của Chúa

Làm môn đệ của Chúa

Ai trong chúng ta cũng mong ước được làm môn đệ của Chúa. Ai cũng muốn theo chân Chúa. Nhưng ta có thực sự hiểu làm môn đệ Chúa là như thế nào không? Hôm nay Chúa chỉ cho ta thấy rõ điều đó.

Làm môn đệ là một việc làm nghiêm túc. Đây không phải là một cảm tính bồng bột nhất thời. Nhưng là một việc lâu dài. Chúa Giêsu ví việc làm môn đệ theo Chúa với việc “xây dựng một cây tháp” và việc “chiến đấu với kẻ thù”. Xây dựng cây tháp là một việc làm lớn lao. Chiến đấu với kẻ thù là việc làm nghiêm trọng. Vì thế cần phải ngồi xuống suy tính cho cẩn trọng, chi li. Cũng thế việc làm môn đệ của Chúa là một việc làm nghiêm túc, vừa lớn lao như sự nghiệp cả đời, vừa nghiêm trọng vì ảnh hưởng tới cả định mệnh. Vì thế phải ngồi xuống suy tính cho kỹ lưỡng để có thể theo Chúa đến cùng. Phải suy tính kỹ lưỡng vì làm môn đệ là từ bỏ đến tận cùng.

Làm môn đệ là từ bỏ đến tận cùng. Môn đệ không phải là kẻ hiếu kỳ cưỡi ngựa xem hoa. Môn đệ không phải là kẻ tài tử nay làm mai không. Môn đệ là người đi theo thày suốt đời, sống như thày trong mọi sự. Chính vì thế mà phải coi thày là thần tượng duy nhất, không yêu mến thày. Chính vì thế mà phải từ bỏ tất cả, không chỉ người thân mà từ bỏ cả chính bản thân với những ý nghĩ riêng tư. Để không những đi theo thày, sống như thày mà con ăn nói như thày, suy nghĩ như thày nữa. Kitô hữu là người mang Chúa Kitô trong mình. Muốn có Chúa Kitô trong mình, ta phải loại bỏ tất cả những gì không phải Chúa ra khỏi mình. Điều này chắc chắn không dễ dàng. Nhưng ta an tâm, vì Chúa Giêsu không chỉ đòi hỏi ta. Người đã đòi hỏi chính mình trước. Chúa Giêsu không chỉ đòi ta vác thánh giá. Chính Người đã vác thánh giá trước. Ta sẻ cảm thấy dễ dàng vì chỉ việc làm như Chúa Giêsu.

Làm môn đệ là làm như Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu đòi hỏi ta từ bỏ, chính Người đã từ bỏ trước. Người đã từ bỏ trời cao để xuống đất thấp. Người đã từ bỏ địa vị làm Thiên Chúa để xuống thế làm người. Sự từ bỏ được thấy rõ qua việc Chúa tự nguyện sống nghèo khổ, tự nguyện nhận lấy tội lỗi của loài người và tự nguyện chết thay loài người. Khốc liệt nhất là Người đã từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng theo ý Chúa Cha. Cuộc chiến đấu khốc liệt đã thấy trong vườn Giêtsimani, khi nhìn thấy trước cái chết đau đớn tủi nhục sắp tới, Người run sợ muốn lẩn tránh bỏ cuộc, nên đã tha thiết cầu xin Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén đắng này”. Nhưng cuối cùng, Chúa đã từ bỏ ý riêng, vâng theo ý Cha, sẵn sàng ra đi chịu chết: “Nhưng đừng theo ý con, xin vâng ý Cha mà thôi”.

Nhờ hoàn toàn từ bỏ ý riêng, vác thánh giá đi đến cùng, Chúa Giêsu đã hoàn thành công việc của Chúa Cha trao phó, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Người môn đệ, khi hoàn toàn từ bỏ chính mình, sẽ nên một với Chúa Kitô, cộng tác vào công cuộc cứu độ của Chúa.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Làm môn đệ là gì?
2. Chúa Giêsu đã nêu gương từ bỏ thế nào?
3. Tại sao ta phải từ bỏ tất cả?

ĐTGM Ngô Quang Kệt

TRUNG THÀNH THEO CHÚA

TRUNG THÀNH THEO CHÚA

Báo “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” số 10 tháng 8/2013 có bài viết “Lời khuyên máu” của Bác sĩ Nguyễn Lan Hải, kể chuyện cuộc đời Thánh Nữ Gianna Baretta Molla.

Ngày 24 tháng 4-1994, ĐGH Gioan Phaolô II đã tôn phong Bà Gianna lên bậc Chân Phước trong dịp mở đầu Năm Quốc Tế về Gia Đình. Ngày 16 tháng 5-2004, ĐGH Gioan Phaolô II đã long trọng nâng Ngài lên bậc Hiển Thánh.

Bà là một nữ bác sĩ 39 tuổi, đã có chồng và có ba con, và đang mong đón đứa con thứ tư. Nhưng tin vui mau chóng đã trở thành nỗi lo: bà bị khối u phát sinh trong tử cung vào cuối tháng thứ hai của thai kỳ và phải mổ. Trong nghề y, Gianna hiểu rõ giới hạn của khoa học thời đó. Để cứu người mẹ, bệnh viện bắt buộc phải nạo thai và cắt cục bướm. Mổ cắt khối u để cho bào thai phát triển là điều vô cùng nguy hiểm cho tính mạng người mẹ, nhất là giai đoạn cuối khi sinh con, nhưng bà đã quyết định giữ con mình trong niềm tin tưởng phó thác.

Trước ngày sinh, Gianna tâm sự với cha linh hướng: “Con cầu nguyện liên miên trong những ngày này. Với niềm tin và hy vọng, con phó thác mọi sự cho Chúa quan phòng. Con sẵn sàng hiến dâng đời sống để cứu con của con”. Trước khi lên bàn mổ, bác sĩ phẫu thuật hỏi lần cuối: “Tôi phải cứu ai bà hay con bà?” – Gianna trả lời : “Cứu con tôi và đừng lo gì cho tôi”. Vị giáo sư người Do Thái, mặc dầu không đồng ý với Gianna, đã làm theo ý bà, và ông đã thốt lên: “Thật đúng là người mẹ Công Giáo”.

Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1962, Gianna chuyển dạ. Bà nói với một Nữ Tu làm y tá trong nhà thương: “Chị yêu quý, hôm nay tôi biết chắc tôi sẽ chết, nhưng không sao, miễn con tôi được sống”. Đêm Thứ Bảy Tuần Thánh, bác sĩ đã mổ và cứu cô bé an toàn khỏe mạnh, mang tên Emanuela “Chúa ở cùng chúng ta”. Sau ca mổ, Gianna rất đau đớn, nhưng bà vẫn can đảm phó thác, dâng mình cho Chúa như một của lễ hy sinh, với một tâm hồn khiêm tốn tin tưởng. Gianna muốn kết hợp sự đau đớn của mình với sự Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Một tuần lễ sau Phục Sinh, Gianna đã nhắm mắt vĩnh viễn về Trời với Chúa, miệng luôn lẩm bẩm: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu Chúa”.

Trong nghi lễ phong thánh, ÐGH Gioan Phaolô II ca ngợi Thánh Nữ: “Ngài được hồng ân Chúa ban cho một gia đình đầm ấm, một đức tin và tình yêu sung mãn. Ngài là một người mẹ hạnh phúc, nhưng khi thọ thai đứa con thứ tư, ngài đã trải qua cơn thử thách lớn lao. Trong cuộc dằn co giữa hai lựa chọn, hoặc là cứu lấy mạng sống mình, hoặc là bảo toàn sự sống của thai nhi trong bụng mình, ngài đã không ngần ngại tự hy sinh mình. Ngài quả đã cho chúng ta một chứng tá hào hùng, để lại cho chúng ta bài ca tán dương sự sống để chống lại trào lưu suy tư thoái hóa ngày nay đang lan rộng khắp hành tinh này.”. Thánh nữ đã noi gương Chúa Kitô “yêu thương những người thân của mình còn trong thế gian và yêu thương họ cho đến cùng”.

Trang Tin Mừng hôm nay có hai cụm từ rất ý nghĩa, đó là ‘đi theo’ và ‘làm môn đệ’: “Khi ấy có rất đông người ‘đi theo’ Chúa Giêsu. Ngài quay lại bảo họ: Ai không dứt bỏ… thì không thể ‘làm môn đệ’ tôi. Ai không vác thập giá mình mà ‘đi theo’ tôi thì không thể ‘làm môn đệ’ tôi được”.

Quả vậy, có rất đông người “đi theo” Chúa Giêsu, nhưng không phải tất cả đều là “môn đệ” của Ngài; chỉ những ai đi theo mà biết “từ bỏ” và “vác thập giá” thì mới thực sự “là môn đệ” của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu nói những lời rất thẳng thắn và chân thành với “đám đông những người” đang đi theo Ngài : “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”. Người ta đi theo Chúa vì rất nhiều lý do và nhiều động cơ, có khi là những lý do rất trần tục. Chúa Giêsu thấy cần nói thẳng với họ, theo Ngài thì phải từ bỏ, bỏ hết những gì mình tha thiết nhất, kể cả mạng sống, và lại còn phải vác thập giá nữa. Từ bỏ mình và vác thập giá mình luôn là điều không dễ thực hiện chút nào. Thế nhưng có theo Chúa trong tâm thế sẵn sàng chấp nhận như vậy, thì mới xứng đáng làm môn đệ của Ngài.

Cuộc đời Thánh Gianna Beretta là một hành trình đi theo Chúa, làm môn đệ của Chúa. Gianna sinh ở Magenta nước Ý vào ngày 4-10-1922. Cô là con thứ mười trong gia đình mười ba người con, có một người anh làm linh mục. Bố mẹ Gianna rất đạo đức, luôn dạy con cái biết cầu nguyện và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngay từ buổi thiếu niên, Gianna đã lãnh nhận một niềm tin hiến dâng và một nền giáo dục kitô giáo sâu đậm. Nền giáo dục này đã dạy cô coi cuộc sống là sự dâng hiến tuyệt diệu cho Thiên Chúa, tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài và xác tín vào sự cần thiết hiệu nghiệm của lời cầu nguyện. Trong những năm còn học trung và đại học, bên cạnh việc chăm chỉ học hành, Gianna đã diễn tả niềm tin của mình bằng nhiệt tâm dấn thân vào công tác tông đồ cho giới trẻ trong tổ chức ‘Action Catholique’ của Ý. Cô cũng tham gia vào tổ chức từ thiện của Hội Dòng Bác Ái Thánh Vinh Sơn Phaolô, đặc biệt chăm sóc trẻ em, người già cả và người nghèo

Gianna là một thiếu nữ tài giỏi bước ngành y khoa. Năm 1949 cô lấy bằng bác sĩ y khoa và giải phẫu tại Đại Học Pavia. Năm sau, cô mở một dưỡng đường ở Mesero, gần Magenta. Hai năm sau đó, cô có bằng về chuyên khoa nhi đồng của Đại Học Milan. Sau đó, bác sĩ Beretta chuyên chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh, cũng như người già và người nghèo.

Bác sĩ Gianna đảm trách công việc y khoa không vì lý do tài chánh, hay ngay cả lý do từ thiện. Đối với bà, hành nghề y khoa là một “sứ vụ.” Trong những năm theo học, bà đã tình nguyện phục vụ người già, người bệnh tật với tư cách là một thành viên của tổ chức Thánh Vinh Sơn Phaolô. Là một bác sĩ, bà gia tăng sự phục vụ độ lượng dưới một hình thức của “Công Giáo Tiến Hành”: giáo dân tình nguyện làm việc theo nhu cầu và tinh thần của Giáo Hội. Bà là một phụ nữ trẻ hăng say và đầy nhiệt huyết, một người thích leo núi mạo hiểm và trượt tuyết.

Cuộc hôn nhân vào năm 1955 đã đem lại cho Bác Sĩ Gianna một cơ hội để phát triển “sứ vụ” của bà. Ông bà Gianna và Pietro Molla là một đôi vợ chồng vui vẻ. Là một phụ nữ quân bình và có lương tri, bà đã thành công khi hài hòa sự nghiệp của một người mẹ, một người vợ và một bác sĩ.

Khi gặp nghịch cảnh phải phá thai để được sống, bà Gianna phó thác mọi sự cho Chúa quan phòng, sẵn sàng hiến dâng đời sống để cứu con của mình. Sự từ bỏ như thế là cách diễn tả một tình yêu. Ai cũng ngại từ bỏ, nhất là từ bỏ những gì gắn liền với mình nhất, cam go hơn cả là chính con người mình. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả. Sự từ bỏ vì tình yêu là một niềm hạnh phúc. Cha mẹ tần tảo dãi dầu mưa nắng lo cho con cái ăn học. Học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm miệt mài học tập. Nhà khoa học phải bỏ ra nhiều năm nghiên cứu mới có cơ may phát minh và sáng chế… Sự từ bỏ như thế thật đáng trân trọng.

Laura con gái của thánh nữ đã nói về mẹ mình như sau: Mẹ tôi là một người đàn bà hạnh phúc. Mẹ tôi yêu cuộc sống cho đến chết và biết chấp nhận mọi sự Chúa ban, ngay cả đau khổ. Mẹ Gianna đã đón nhận thập giá bằng tình mẫu tử cao quý.

Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui buồn và cười khóc, giữa khoái lạc và đau khổ, giữa ý muốn con người và ý muốn Thiên Chúa. Đặt thanh vui mừng trên thanh đau khổ là cách duy nhất để làm nên một thánh giá.Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng. Ngay khi đối kháng hai ý muốn này tức là đã tạo nên một thập giá. Do đó thập giá là biểu tượng của đau khổ.

Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Đấng là tình yêu đã cho thấy rằng tình yêu có thể biến đau khổ thành niềm vui, để những ai gieo trong nước mắt có thể gặt giữa tiếng cười, những ai khóc lóc có thể được an ủi, những ai đau khổ có thể đồng hiển trị với Người. Tình yêu như là điểm giao thoa giũa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống trong một xác quyết: mọi sự sống đều ngang qua sự chết. Đau khổ là hy sinh không tình yêu đang khi hy sinh là đau khổ kèm theo tình yêu. Tình yêu biến đau khổ thành hy sinh dâng hiến vời niềm vui. Không có tình yêu thì thập giá không là Thánh Giá.

Ba điều kiện: từ bỏ, vác thập giá, bước theo Chúa Giêsu thật không dễ dàng chút nào. Phải phấn đấu thường xuyên, phải chiến đấu từng ngày cho nên bao giờ cũng gây nên đau khổ thể xác và tinh thần. Bằng tình yêu vượt qua đau khổ để nên môn đệ Chúa Giêsu là niềm hạnh phúc và là một vinh dự.

Thánh Gianna là chứng nhân sống đạo thời nay, người có tâm hồn giàu cảm thương đối với những người bệnh tật đau khổ, hy sinh mạng sống vì người mình yêu, phản ánh tình thương trên Thánh Giá của Chúa Giêsu.

Ai là người có thể khẳng định mình đã hoàn toàn theo Chúa Giêsu? Ai muốn đi theo Chúa Giêsu phải đặt sự trung thành với thánh ý Thiên Chúa trên tất cả mọi sự. Ai muốn làm môn đệ Chúa Giêsu phải chấp nhận đau khổ, tủi nhục, thậm chí đến chỗ mất mạng sống mình. Ai muốn làm môn đệ Chúa Giêsu phải đặt tình yêu Chúa lên trên hết mọi thứ tình yêu, hay nói cách khác tình yêu Chúa phải thấm nhuần và hướng dẫn mọi tình yêu: tình yêu gia đình, bạn bè và bản thân mình.Thập giá của Chúa Giêsu là dấu chỉ cụ thể về tình yêu và sự trung thành vô điều kiện của Người đối với thánh ý Chúa Cha.

Mỗi ngày người Kitô hữu theo Chúa phải cố gắng từ bỏ rất nhiều và vác thập giá mỗi ngày. Có tình yêu của Chúa trong mỗi hành vi từ bỏ, người môn đệ có thêm sức mạnh ơn thánh, để mọi thập giá trong đời trở thành Thánh Giá. Từ bỏ để có thêm. Thêm lòng mến Chúa, thêm thánh thiện, thêm niềm vui phục vụ tha nhân.

Xin Chúa giúp mỗi người chúng con được trưởng thành trong đức tin, đức cậy và đức mến, và xin Chúa giúp chúng con được trung thành cho đến cùng là đi trọn con đường tình yêu như Chúa đã đi. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

Công an bao vây, dùng côn đồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng đã được cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của Địa phận Vinh nơi đang xảy ra những vụ đàn áp thô bạo này.

Mặc Lâm: Xin Đức cha cho biết hiện tình của các giáo dân đang đựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ đưa ra về việc công an tiếp tục đàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Gíao hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn can đảm để bênh vực cho những nạn nhân, những người bị đàn áp; Những nạn nhân của bạo quyền cũng như là của thế lực mà dùng quyền lực của mình để đàn áp dân đen.

Công An, côn đồ chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ KhêLực lượng công an, côn đồ đang chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ Khê

Mặc Lâm: Thưa Đức cha, cho tới giờ phút này, dĩ nhiên là giáo phận đã có những lên tiếng cụ thể rồi nhưng về phía chính quyền thì họ có phản hồi nào hay nói chuyện với giáo phận chưa, thưa Đức cha?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Hành động của họ như là tạm cắt đứt đối thoại, đó là hành động mà chúng tôi không thể chấp nhận. Như vậy có lẽ trong vụ kiện vừa rồi, nhiều giáo dân bị tổn thương về thể lý. Có 3 người bị nặng nhất: một em 18 tuổi, học sinh bị tụ máu não, có thể phải đi mổ một thời gian. Gia đình họ đang muốn đưa đi Sài Gòn hay ra Hà Nội. Hai người nữa cũng bị não, sọ não. Những vết tích chứng tỏ là công an đã dùng bạo lực một cách thô bạo để đánh phá những người dân thường đến vì tin vào lời của nhà cầm quyền sẽ có giải pháp. Trước 4 giờ họ đến có sự ngụy tạo, dàn cảnh để dẫn người dân vào. Một số người đã lấy đá và ném công an. Những người đó, theo giáo dân cho biết thì không phải là người công giáo. Họ nhìn ra thì không phải mà hình như là có một nhóm nào đó được gài vào để ném, để tạo cơ hội cho công an trấn áp giáo dân. Đó là điều mà chúng tôi thấy.

Mặc Lâm: Thưa Đức cha, như Đức cha vừa nói là chính quyền đã cắt đứt đối thoại với giáo phận Vinh, vậy Đức cha có được thông tin gì về Hội đồng Gíam mục Việt Nam trước sự việc xảy ra cho giáo phận Vinh hay không, thưa cha?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Các giám mục vẫn hợp thông và rất hiểu hoàn cảnh này nhưng đây là những chuyện nhỏ thì mỗi giám mục cũng có thể giải quyết được, không cần đến Hội đồng Giám mục. Hôm qua  các Đức cha đến thì rất băn khoăn và cảm thông về những gì mà giáo phận Vinh đang phải trải qua.

Mặc Lâm: Vâng con xin được hỏi Đức cha một câu cuối là trước hiện tình như vậy thì Đức cha có thấy một hướng nào đó để giải quyết một cách ổn thỏa: vừa giữ an toàn cho giáo dân và chính quyền bớt đi những chuyện đàn áp. Có một giải pháp nào hiện nay mà Đức cha cho rằng có thể giải quyết được tình trạng này hay không ạ?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi tin là một xã hội càng ngày càng văn minh hơn; Một xã hội càng ngày càng tôn trọng quyền con người hơn; Một xã hội mang tính cách pháp trị hơn; Một xã hội dùng đối thoại chứ không dùng đối thủ hay dùng dùi cui để đàn áp và để đánh đập những con người bị thương tích như vậy. Bài học rút ra trong vụ việc này thì tất cả những người bị thương là giáo dân của công giáo, bị thương nặng. Bây giờ có 4 người bị thương nặng và có 15-16 người bị thương vẫn còn đang nằm điều trị. Gíáo dân bị nỗi đau thể lý, nỗi thất vọng đối với nhà cầm quyền hôm nay.

Không hiểu câu nói “Công an là bạn dân” trong hoàn cảnh này thì công an có là bạn dân không. Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành động của công an là quá bạo tàn đối với người dân không chỉ ở đây mà nhiều chuyện đã xảy ra. Con đường mà mọi người mong đợi là đi đến một nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ, một nhà nước đối thoại, một nhà nước văn minh nhân ái, có lẽ đang bị giật lùi chăng. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất, bị thiệt hại chứ không phải nỗi đau về thể xác của một số nạn nhân đó.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn Đức cha.

 

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
09-05-2013

Các bạn trẻ là niềm hy vọng của Thiên Chúa và của Giáo Hội

Các bạn trẻ là niềm hy vọng của Thiên Chúa và của Giáo Hội

Các bạn trẻ là niềm hy vọng của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Khi sống kết hiệp với Chúa Giêsu, họ xây dựng tình huynh đệ, chia sẻ, các công việc thương xót, họ là một sức mạnh quyền năng khiến cho thế giới trở thành công bằng và xinh đẹp hơn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 4 tháng 9-2013.

Sau hai tháng nghỉ hè, sáng thứ tư hôm qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu trở lại các cuộc tiếp kiến. Quảng trường thánh Phêrô lại sống trở lại bầu khí lễ hội với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu từ khắp nơi tuốn về Roma để gặp vị Giám Mục Roma kiêm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ, và để sống tinh thần huynh đệ đại đồng, là con cái trong đại gia đình của Thiên Chúa. Để khỏi lạc nhau các đoàn hành hương quằng khăn và đội mũ cùng mầu.

Lúc trước 10 giờ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi một vòng giữa các lối tại quảng trường để ngài chào tín hữu. Đây là dịp vui cho các bà mẹ có con nhỏ đưa con cho các cận vệ bế lên để cho Đức Thánh Cha hôn các em. Hôm qua gặp một nhóm trẻ em mới rước lễ lần đầu Đức Thánh Cha bảo xe díp dừng lại để ngài xuống chào mừng và chúc lành cho các em. Nhiều người đã bắt chước sáng kiến một căp vợ chồng mới cưới tặng mũ calốt trắng cho Đức Giáo Hoàng. Ngài lấy đội ngay lên đầu và tặng lại họ chiếc mũ của ngài đang đội. Từ ngày đó đến nay hầu như trong buổi tiếp kiến chung nào Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có mũ mới, đôi khi tới ba bốn cái. Hôm qua đặc biệt có mấy trẻ em tàn tật được các cận vệ bế lên cho Đức Thánh Cha hôn, an ủi và chúc lành cho các em.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã chia sẻ với tín hữu kinh nghiệm Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Rio de Janeiro b)en Brasil hồi hạ tuần tháng 7 vừa qua. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta bắt đầu trở lại các bài giáo lý, nhưng hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về chuyến đi Brasil nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Hơn một tháng đã qua rồi, nhưng tôi thấy thật là quan trọng trở lại với biến cố này, và thời gian xa cách cho phép tiếp nhân ý nghĩa của nó một cách tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha đã tóm tắt cảm tưởng của ngài trong ba từ: tiếp đón, lễ hội đức tin, và sứ mệnh ra đi truyền giáo. Ngài nói:

Trước hết tôi muốn cám ơn Chúa, vì chính Chúa đã hướng dẫn với tất cả sự Quan Phòng của Ngài. Đối với tôi, được đến thăm Mỹ châu là một món qùa đẹp. Vì thế tôi cũng cám ơn Đức Bà Aparecida đã đồng hành với toàn chuyến đi này: tôi đã đến hành hương Đền Thánh quốc gia Brasil, và tượng của Mẹ đã luôn luôn hiện diện trên khán đài của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tôi đã rất hài lòng, vì Đức Bà Aparecida rất quan trọng đối với lịch sử của Giáo Hội Brasil và cả đối với toàn châu Mỹ Latinh nữa. Tại Aparecida các Giám Mục châu mỹ latinh và vùng Caraibi đã sống hội nghị với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: một giai đoạn rất ý nghĩa trên con đường mục vụ trong phần đất này của thế giới, nơi đa số tín hữu của Giáo Hội công giáo sinh sống.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cám ơn các giới chức đạo đời, các thiện nguyện viên, lực lượng an ninh, các cộng đoàn giáo xư Rio de Janeiro và các thành phố khác của Brasil đã tiếp đón các bạn trẻ với tình huynh đệ. Thật thế, ngài nói, sự tiếp đón của các gia đình Brasilđã là một trong các đặc thái đẹp nhất của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Các anh chị em Brasil thật là giỏi! Họ đã có một con tim rất lớn. Việc hành hương luôn bao gồm các khó khăn, nhưng sự tiếp đón giúp thắng vượt chúng, và còn hơn thế nữa biến đổi chúng thành dịp biết ơn và tình bạn. Nó làm nảy sinh ra các mối dây tồn tại, nhất là trong lời cầu nguyện. Và như thế Giáo Hội lớn lên trên toàn thế giới như một mạng lưới tình bạn đích thật trong Chúa Giêsu Kitô, một mạng lưới tóm bắt bạn, nhưng cũng giải thoát bạn. Như vậy từ đầu tiên trong kinh nghiệm của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là sự ”tiếp đón”.

Mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một ”lễ hội”, khi thành phố đầy người trẻ đi ngoài đường phố với cờ của các nước toàn thế giới, chào hỏi nhau, ôm nhau. Đó là một ngày lễ đích thật. Đó là một dấu chỉ cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ riêng đối với tín hữu mà thôi. Nhưng rồi ngày lễ lớn là lễ của đức tin, khi cùng nhau ca tụng Chúa, ca hát và lắng nghe Lời Chúa, im lặng để thờ lậy Chúa: tất cả những điều đó là tột đỉnh của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ; đó là mục đích thật của cuộc hành hương vĩ đại này, và người ta sống nó một cách đặc biệt trong Buổi Canh Thức chiều thứ bẩy và trong Thánh Lễ kết thúc. Đức Thánh Cha định nghĩa Ngày Quốc Tế Giới Trẻ như sau:

Đó, đây là lễ hội lớn, lễ hội của đức tin và của tình huynh đệ, bắt đầu trong thế giới này và sẽ bất tận. Nhưng điều này chỉ có thể với Chúa. Không có tình yêu thương của Thiên Chúa, thì không có lễ hội thật đối với con người!

”Sứ mệnh” là từ thứ ba Đức Thánh Cha dùng để nói lên kinh nghiệm của ngài đối với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Với đề tài ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ” Chúa Kitô Phục Sinh sai các môn đệ Ngài ra khỏi chính mình, ra khỏi mọi khép kín để đem ánh sáng và tình yêu của Tin Mừng đến cho tất cả mọi người, cho tới các vùng ngoại ô của cuộc sống. Đó chính là sứ mệnh mà Chúa Kitô đã trao phó cho các bạn trẻ đông ngút ngàn trên bãi biển Copacabana. Bờ đại dương này là một nơi biểu tượng, khiến nghĩ tới bờ hồ Galilea. Phải, bởi vì cả ngày nay nữa Chúa lập lại: ”Các con hãy ra đi” và ngài nói thêm ”Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày…” Đây là điều nền tảng! Chỉ với Chúa Kitô chúng ta mới có thể đem Tin Mừng đế cho tha nhân. Không có Ngài chúng ta không thể làm gì cả, chính Ngài đã nói như vậy (x, Ga 15,5) Trái lại, với Ngài và hiệp nhất với Ngài chúng ta có thể làm được nhiều lắm. Cả một thanh niên một thiếu nữ, ít quan trọng hay là hư vô trước mắt thế giới, nhưng trước mắt Thiên Chúa họ là một tông đồ của Nước Trời, là một niềm hy vọng đối với Thiên Chúa.

Tiếp đền Đức Thánh Cha hỏi các người trẻ hiện diện tai quảng trường: ”Các con có muốn là một niềm hy vọng của Thiên Chúa không? Các con có muốn là một niềm hy vọng của Giáo Hội không?”. Dĩ nhiên là các bạn trẻ thưa có, nhưng hơi yếu. Đức Thánh Cha lại hỏi lại lần nữa. và lần này thì họ thưa có lớn hơn. Ngài nói: một con tim trẻ trung tiếp nhận tình yêu của Chúa Kitô biến đổi thành niềm hy vọng cho những người khác, là một sức mạnh bao la! Chúng ta hãy nghĩ tới ý nghĩa của đám đông người trẻ đã gặp Chúa Kitô phục sinh tại Rio de Janeiro, và họ đem tình yêu của Chúa vào trong cuộc sống mọi ngày, sống và thông truyền tình yêu ấy. Họ không được đăng trên báo chí, vì không có các hành động bạo lực, không gây gương mù gương xấu, vì thế không phải là tin tức. Đức Thánh Cha nói đến mãnh lực của cuộc sống kết hiệp với Chúa Kitô như sau:

Nhưng nếu họ kết hiệp với Chúa Giêsu, họ xây dựng tình huynh đệ, chia sẻ, các công việc thương xót, họ là một sức mạnh quyền năng khiến cho thế giới trở thành công bằng và xinh đẹp hơn, để biến đổi nó. Bây giở tôi muốn hỏi các bạn trẻ nam nữ: “Các con có can đảm tiếp nhận thách đố này không?”. Các bạn trẻ thưa có. Các con có linh hoạt mình vời sức mạnh của tình yêu nến và lòng xó thương xót có can đảm biến đổi thế giới không? Đức Thánh Cha đã lặp lại câu hỏi, và các ban trẻ thưa có to hơn.

Rồi ngài kết thúc bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, kinh nghiệm Ngày Quốc Tế Giới Trẻ nhắc nhở cho chung ta tin vui vĩ đại của lịch sử, Tin Mừng cả khi nó không xuất hiện trên báo chí và truyèn hình: chúng ta được Thiên Chúa yệu thương, Ngài là Cha chúng ta và Ngài đã gửi Đức Giêsu Con Ngài đến gần gũi từng người trong chúng ta để cứu rỗi chúng ta. Tiếp đón, lễ hội và sứ mạng truyền giáo: đó là ba từ nhắc nhớ điều xảy ra tại Rio, nhưng cũng chúng là linh hồn đời sống của chúng ta và đời sống của các cộng đoàn.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện tại quảng trường đền từ các nước Tây Âu, Nam Hàn, Etiopia, Australia, Colombia, Argentina, Mêhicô, Irak, Giordania và Ai Cập. Chào tín hữu Ba Lan ngài đã nhắc tới Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2016 tại Cracovia. Đức Thánh Cha đã cám ơn các người đồng hương của Chân phước Giáo Hoàmg Gioan Phaolô II, vì đã dấn thân nhận tổ chức ngày này. Ngài phó thác Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Cracovia cho Chúa Kitô thương xót, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Nữ Vương Ba Lan.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời mời mọi người tham dự ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình Siria và trên toàn thế giới 7-9-2013. Buổitiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.


Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Chọn chỗ nơi bàn tiệc

Chọn chỗ nơi bàn tiệc

Một học giả người Mỹ tên là Tom Roberson đã kể về một cầu thang dài ở nơi hành hương bên Trung Quốc. Cầu thang này là giai đoạn cuối cùng của con đường leo lên núi hành hương, vì đã hơn cả 1000 năm dòng người hành hương đã làm những bậc cầu thang bị mòn và thậm chí nguy hiểm.

Trên thực tế, đã có rất nhiều người hành hương bị trợt té và bị tai nạn. Những người ở trong vùng đã đề nghị các vị tăng ni ở đó nên sửa chữa lại những bậc cầu thang, vì e rằng họ có thể bị mất khách hành hương và đó cũng là nguồn trợ cấp cho thiền viện. Nhưng vị sư chủ trì đã từ chối và nói rằng, thật đáng tiếc cho những khách hành hương bị tai nạn, nhưng điều này có thể là vì họ ngẩng đầu quá cao. Tuy nhiên, họ chỉ là số ít trong số những cả triệu người nhận biết rằng, trong cuộc sống người ta phải bước đi cẩn thận. Ngẩng đầu cao nhưng không quá cao không đến nỗi không thấy cái hố cao trước mặt.

Chương 14 Tin Mừng thánh Luca đã đưa vào vài câu chuyện và lời dạy của Chúa Giêsu, đặc biệt trong đoạn văn nói về tiệc cưới. Chúa Giêsu không lạm dụng sự quảng đại của chủ nhà mà lấy lời giảng dạy để chỉ trích họ, nhưng thánh Luca đã biến bữa ăn thành cơ hội để Chúa Giêsu dạy chúng ta phải có thái độ thích hợp đối với bàn tiệc cứu độ của Thiên Chúa mà Ngài đã dọn sẵn cho chúng ta là dân của Ngài.

Như thế, chúng ta phải đón tiếp nước Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta như thế nào? Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn để dạy những người thích chọn chỗ vinh dự nơi bàn tiệc. Không nên làm như vậy, mặc dù mình là nhân vật quan trọng, kẻo phải nhường lại chỗ đã chọn cho những khách đặc biệt khác quan trọng hơn mình, lúc đó mình sẽ bị xấu hổ.

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn này để phá đổ sự kiêu căng lố bịch và dạy một bài học về khiêm tốn. Ngài đã tuyên bố: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Và ngay trong bài đọc I sách Huấn Ca cũng đã khuyên nhủ: “Hỡi con, con hãy thi hành công việc của con cách hiền hòa. Càng làm lớn con càng phải hạ mình khiêm tốn trong mọi sự thì con sẽ được đẹp lòng Chúa”.

Hình như lòng khiêm tốn không còn chỗ đứng trong một xã hội đầy cạnh tranh gay gắt, và xem ra khiêm tốn chỉ là một thứ mặt nạ để người ta chú ý đến mình nhiều hơn. Điều này rất dễ được nhận thấy khi được người ta khen ngợi và ca tụng. Nhưng trái lại, khiêm tốn Kitô hữu đích thực là chân thành nhìn nhận tình trạng thực tế trong thân phận của chính mình trước mặt người khác và trước mặt Thiên Chúa, qua một thân phận yếu kém và bất toàn, một thân phận yếu đuối và cả tội lỗi nữa. Một khi chân thành biết sự giới hạn của mình thì càng trở nên khiêm tốn hơn và đón nhận tình thương của Thiên Chúa nhiều hơn.

Trong câu chuyện hai người vào đền thờ cầu nguyện, một người kể công và khoe khoang những việc mình làm, và một người đứng xa xa chỉ biết đấm ngực xin Chúa thương xót, Chúa đã chiếu cố đến người khiêm tốn này. Khiêm tốn là bài học đầu tiên cho lòng hối cải và sự tha thứ. Khiêm tốn là cửa ngõ để ta bắt đầu bước vào nhìn nhận và thông cảm với anh chị em xung quanh chúng ta. Và khiêm tốn chính là chỗ ngồi trong bàn tiệc cứu độ mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho mỗi người.

Trong tu đức, trái ngược với khiêm tốn là kiêu ngạo và người ta xếp kiêu ngạo vào hàng thứ nhất của bảy mối tội đầu. Thánh Augustinô cũng đã dạy rằng: “Trước tiên con phải có lòng khiêm tốn, nếu không, dù có làm việc đạo đức tốt lành đi nữa thì chính tính kiêu ngạo cũng xen vào làm cho hư mất”.

Chúa Giêsu đã đưa ra cho chúng ta một mẫu gương để noi theo học tập, và sau bài học yêu thương đó là bài học khiêm tốn: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”.

Hãy ngẩng đầu để thấy trời cao đẹp đẽ và đầy hy vọng, nhưng cũng hãy nhìn xuống đất để biết đôi chân của mình đang đi mà vững bước trên đường. Hãy yêu thương để sống quảng đại và hãy khiêm tốn để sống biết đón nhận, đó là thái độ của người Kitô hữu chúng ta. Giờ đây chúng ta cùng tuyên xưng đức tin.

Veritas Radio

VÀO NGỒI CHỖ CUỐI

VÀO NGỒI CHỖ CUỐI

Bữa tiệc của Nước Thiên Chúa

Thánh Luca mở đầu câu chuyện Tin Mừng hôm nay với chi tiết thời gian và không gian “một ngày Sa-bat nọ”, tại “bữa tiệc” của một thủ lãnh nhóm Pharisiêu. Chúa Giêsu được mời tham dự “bữa tiệc trần gian”, của những “con người trần gian” nầy. Bữa tiệc ấy đã phát họa trọn vẹn cái cung cách trần gian của những con người phàm tục- hoặc chưa hiểu gì về con người mới – con người có văn hóa Thiên Chúa, hoặc không tiếp nhận ánh sáng mới của Tin Mừng để thay đổi. Họ vẫn còn cũ rích trong cách suy nghĩ, cách sống… Tất cả cho cái tôi, cái riêng tiềm ẩn trong chính họ, như là một căn bệnh di truyền do tội lỗi của nguyên tổ để lại. Cái tôi khiến người ta tranh giành tư thế độc tôn, tranh giành cho mình mọi sự nhất: được suy tôn nhất, được đề cao được chú ý nhất…

Đức Giêsu đã dùng chính những diễn biến trong bữa tiệc trần gian ấy để rao giảng bài học quí giá cho con người về bữa tiệc trong Nước Thiên Chúa. Những người văn hóa cũ rích và đáng bị lên án kia, cũng đang là chính mỗi chúng ta, những con người của thế kỷ 21, được mang danh là những con người của thời văn minh hiện đại. Ngài đã lên án điều gì, và Ngài đã dạy gì?

Không dành cho người kiêu ngạo

Ngài lên án thói kiêu ngạo: “Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống”.

Quả thật, không phải vô duyên vô cớ mà mối tội đầu Kiêu Ngạo được đưa lên đầu danh sách bảy mối tội, vì theo các nhà tu đức, thì thần dữ kiêu ngạo luôn có những chiêu thức cực kỳ hiểm độc, và có tài điều binh khiển tướng làm cho sáu thần dữ của sáu mối tội kia có sức mạnh đánh đâu thắng đó. Khi đã để cho thần dữ kiêu ngạo hoạt động trong lòng, thì việc hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét, làm biếng là điều quá dễ dàng. Một trong những chiêu thức tài tình nhất của thần dữ kiêu ngạo là tặng cho con người ta sự tự ngộ nhận mình là đạo đức, là thánh thiện, là khiêm nhượng, là từ thiện, là bác ái hơn người, và luôn luôn hơn người, một cách chủ quan. Nhưng thật ra, tất cả những điều ấy đều là sự giả dối, sự tự đánh lừa mình từ trong tận gốc rễ. Cách suy nghĩ ấy, cách sống ấy, của những người Pharisiêu xưa, đã bị Đức Giêsu vạch mặt thần dữ kiêu ngạo trong họ và lên án nghiêm trọng.

Cả chúng ta nữa, lời rao giảng của Đức Giêsu đã hơn hai ngàn năm vẫn chưa thẩm thấu và thay đổi được cái căn tính tồi tệ ấy trong mỗi con người hôm nay. Chiêu thức “cám dỗ làm điều tốt” vẫn luôn luôn được rao bán hoặc biếu không, khuyến mãi khắp nơi trên thế giới và trong cõi lòng thâm sâu của ta. Cái vỏ bọc đạo đức bề ngoài cho thấy, không phải chúng ta không biết thế nào là đạo đức, nhưng chúng ta lại chấp nhận theo cách đạo đức được hướng dẫn bởi thần dữ kiêu ngạo, không phải bởi Thần Khí của Thiên Chúa:

– Tự nhận cho mình trách nhiệm xây dựng Giáo hội theo kiểu của mình là phải chỉ trích, lên án, rêu rao, phản đối… mà chưa kịp suy niệm cho ra những ý định tuyệt vời của Thiên Chúa;

– Tự nhận cho mình một công tác mang tầm vóc tổ chức của Giáo Hội để thành lập uỷ ban nầy, tập thể kia mà không được ủy thác;

– Tự tôn phong cho mình một vai trò quan trọng trong giáo hội ngang tầm với ý định riêng tư của cõi lòng mình… hoặc cụ thể hơn, tôi phải làm cái gì đó, to hơn, lớn hơn người đi trước tôi hoặc hơn những nơi khác; tôi phải làm ông kia bà nọ trong giáo xứ vì mấy người nầy làm chẳng ra chi; phải có tôi, phải có đóng góp của tôi thì việc mới thành công được…

Tất cả, tất cả những suy nghĩ ấy đều có thể bị đánh lừa bởi sự giả dối của thần-dữ-kiêu-ngạo-thật-trong-lòng đang chỉ đạo.

Không hẳn chỉ người có quyền, có tiền, có tài mà sinh ra lòng kiêu ngạo. Thực ra, đôi khi họ chưa kịp kiêu ngạo thì kẻ yếu thế, người nghèo khổ, người kém cỏi đã kiêu ngạo trước họ rồi – kiêu ngạo với lòng bất mãn, ganh tỵ, chống đối, chê bai, chỉ trích. Thần dữ kiêu ngạo không trừ ai, không miễn trừ thành phần nào và cũng không hà tiện một thủ đoạn nào, miễn là nó đạt được mục đích tối hậu là làm cho con người không được tham gia vào bữa tiệc Nước Thiên Chúa.

Chúa Giêsu hôm nay cũng đang cảnh cáo mỗi chúng ta-những con người thích ngồi chỗ nhất, mâm cỗ nhất, thích được đánh bóng, thích được ngụy tạo một chổ đứng một vị trí, thích cho danh mình được cả sáng…

Lời Chúa cho chúng ta cơ hội đặt mình trước mặt Ngài để nhờ ánh sáng Lời Ngài chiếu dọi vào tận cõi lòng mà tìm ra cho được sào huyệt thường trú của thần dữ kiêu ngạo tinh quái.

Nhưng dành cho những ai có lòng khiêm nhượng

“Thứ nhất khiêm nhượng chớ kiêu ngạo” – nhân đức ưu tiên được đề cập đến trong “cải tội bảy mối”, là lời dạy thiết thực của Chúa Giêsu trên trang Tin Mừng hôm nay dành cho những ai muốn bảo đảm một vé mời dự tiệc Nước Thiên Chúa.

“Khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối…”. Chúng ta đã được “mời vào dự tiệc” Nước Thiên Chúa qua các Bí tích, từ việc tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được gọi Thiên Chúa là Cha, được nhận lấy Thần Khí sự sống, được sống bằng chính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu trong tiệc Thánh Thể…, nhưng còn việc “vào ngồi chỗ cuối” thì chắc hẳn phải xem lại.

Chỗ cuối Chúa dạy chúng ta vào ngồi là chỗ của Đức Giêsu,

– Chỗ cuối, chỗ chấp nhận thân phận làm người, và chấp nhận dưới mức tận cùng của kiếp người với lòng khiêm hạ tối đa vì lòng yêu mến và tuân phục Cha, để mọi người được cứu rỗi. Chỗ cuối, chỗ của yêu thương và phục vụ tận tình.

– Chỗ cuối, chỗ của lòng tin tuyệt đối, lòng cậy vững vàng-tín thác hoàn toàn, và chỗ của lòng mến không vụ lợi.

– Chỗ cuối, chỗ nên giống Chúa Giêsu hoàn toàn trong cách suy nghĩ, cách nói, và cách cư xử: kiên quyết loại trừ thần dữ kiêu căng trong lòng trí con người,và mặc lấy tâm tình đơn sơ nhỏ bé phó thác để hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và cho vinh danh Thiên Chúa.

– Lòng khiêm nhượng của Đức Giêsu là từ bỏ chính mình, chính cái rất riêng của mình, lắng nghe và thấu hiểu ý của Cha. Vì vậy, chỗ của Chúa Giêsu, là chỗ khiêm nhượng chân thành nhưng khôn ngoan nhờ việc luôn kết hợp mật Thiết với Thiên Chúa Cha và làm theo ý của Cha qua sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Lời dạy dành cho người mời tiệc “hãy mời những người nghèo khó…” mặc khải cho chúng ta biết ý định của Thiên Chúa Cha về tiêu chuẩn khách được mời vào trong tiệc Nước Thiên Chúa: khiêm nhượng.

Bữa tiệc của Nước Thiên Chúa không dành cho những người kiêu ngạo, nhưng dành cho những người có lòng khiêm nhượng, người chọn vào ngồi chỗ của Đức Giêsu, chỗ rốt cùng vì quảng đại đến cùng cho công cuộc cứu rỗi.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết chỗ của Chúa và vào ngồi chỗ của Chúa trong cuộc đời, trong Giáo Hội và trong Nước Chúa.

LM Cao Huy Hoàng

KHIÊM TỐN

KHIÊM TỐN

1) Nhân một bữa tiệc

Chúa Giêsu được một thủ lãnh nhóm Pharisêu mời dùng bữa. Thời Chúa Giêsu, người Do thái chia thành nhiều nhóm. Có nhóm của Hêrôđê. Có nhóm cách mạng chống đế quốc La-mã. Có nhóm Essenien khắc kỷ. Có nhóm Saduce tư tế. Nhóm Pharisêu gồm các tiến sĩ và luật sĩ chuyên giải thích lề luật. Nhóm này tự cho là mình thông hiểu lề luật, sống đạo đức, là mẫu mực và là thày dạy của dân, nên họ tách biệt khỏi quần chúng. Như thế thủ lãnh của nhóm Pharisêu phải là người có thế lực rất lớn.

Được mời dự bữa tiệc hôm nay, Chúa Giêsu quan sát thấy ai cũng muốn ngồi cỗ nhất. Một phần vì theo thói thường, ai cũng muốn tỏ mình nổi nang, được mọi người kính trọng. Phần khác vì chủ nhà là thủ lãnh nhóm Pharisêu, là một người rất có thế lực, nên ai cũng muốn ngồi gần ông hoặc để gây uy tín, hoặc có dịp nhờ vả ông giúp cho một việc gì.

Vì ai cũng muốn ngồi gần ông chủ ở chỗ nhất nên cỗ nhất thiếu chỗ. Có những bậc vị vọng đành phải xuống cỗ dưới. Có lẽ Chúa Giêsu, vốn không muốn tranh giành, lại coi thường những chức danh phù phiếm, nên đã tự động ngồi vào cỗ chót.

Trong tình huống ấy, chủ nhà buộc lòng phải mời những khách không mấy quan trọng xuống khỏi cỗ nhất. Chủ nhà mời Chúa Giêsu lên cỗ nhất, một phần vì uy tín của Người, nhưng cũng để nghe Người nói mà dò xét, bắt bẻ.

2) Chúa Giêsu đã dạy một chân lý trong đời sống xã hội.

Nhân hoàn cảnh đó, Chúa Giêsu đã lên tiếng dạy ta bài học khiêm tốn.

Kiêu ngạo là thói thường ở đời. Ai cũng muốn mình hơn người khác. Nổi nang hơn, giỏi giang hơn, giàu có hơn, thế lực hơn. Vì muốn nổi hơn người, nhiều người không ngần ngại tìm cách chà đạp người khác.

Kiêu ngạo chống lại kiêu ngạo. Nên không ai ưa người kiêu ngạo. Và nhất là những người kiêu ngạo càng không ưa nhau. Trái lại, người khiêm tốn được mọi người yêu mến. Sách Trang tử thuật chuyện: Dương Chu sang nước Tống vào một trọ nhà kia. Chủ nhà có hai nàng hầu, một đẹp, một xấu. Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quý trọng nàng hầu xấu mà khinh rẻ nàng hầu đẹp. Lấy làm lạ, Dương Chu hỏi thằng bé trong nhà. Chú bé nói: Người thiếu đẹp tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chẳng ai nhìn thấy cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết mình xấu mà quên xấu. Không còn ai nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.

Dương Chu liền gọi học trò đến dặn: Các con nhớ ghi lấy. Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đâu mà chẳng được người ta yêu quý tôn trọng.

Vì thế Chúa Giêsu đã khuyên ta nên biết khiêm nhường. Đi ăn tiệc cứ chọn chỗ cuối cùng mà ngồi. Nếu được chủ nhà mời lên thì thật vinh dự. Tự cho phép mình ngồi chỗ trên hết, lỡ bị chủ nhà mời xuống thì thật xấu hổ.

3) Nhưng nhắm đến thực tại Nước Trời

Lời Chúa Giêsu dạy, không chỉ nhắm sửa đổi một lề thói xã hội, nhưng trên hết, Người nhắm tới những sự thực về Nước Trời.

Trong bàn tiệc Nước Trời, những ai càng khiêm tốn lại càng được nâng lên cao. Vì khiêm tốn là đi vào con đường của Thiên Chúa, là trở nên giống Thiên Chúa.

Hãy nhìn vào gương Chúa Giêsu. Người luôn luôn chọn chỗ cuối cùng. Là Thiên Chúa, nhưng Người không đòi cho mình được ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đã tự huỷ mình, mặc lấy thân phận nô lệ hèn yếu như ta, trừ tội lỗi.

Hãy nhìn vào hình ảnh bữa Tiệc Ly. Trong bàn tiệc ai là người cao trọng nhất? Thưa là Chúa Giêsu. Thế mà Người đã quỳ gối xuống rửa chân cho các môn đệ. Thiên Chúa đã quỳ trước mặt nhân loại. Thực là một sự khiêm tốn thẳm sâu. Trong khi con người kiêu ngạo muôn vươn lên làm Chúa, thì Thiên Chúa lại khiêm tốn hạ mình xuống làm người. Trong khi con người hèn hạ muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác, thì Chúa Trời cao cả lại hạ mình xuống để nâng con người lên. Hạ mình, đó là con đường của Thiên Chúa. Khiêm nhường, đó là khuôn mặt của Thiên Chúa. Vì thế những ai khiêm tốn là trở nên giống Thiên Chúa, xứng đáng ngồi đồng bàn với Thiên Chúa trên Nước Trời. Nói xứng đáng không phải là do công phúc của ta, nhưng là do tình thương của Chúa.

Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì. Ai được người khác nâng lên, giá trị có đó, nhưng rất mong manh. Ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thực cao quý, bền vững. Mà Chúa chỉ nâng cao những người khiêm tốn.

Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là hèn nhát. Trái lại chỉ những ai dũng mạnh, can đảm mới dám hạ mình phục vụ anh em.

Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ. Trái lại khiêm tốn phục vụ là một cử chỉ đầy tình yêu, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý. Khiêm tốn hạ mình phục vụ là thoát khỏi cái tôi chật hẹp ích kỷ để đi vào con đường tự do thênh thang của Thiên Chúa, của Nước Trời.

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết khiêm tốn phục vụ như Chúa đã làm gương. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Có những khiêm nhường giả tạo. Theo ý bạn, khiêm nhường thực sự phải như thế nào?

2) Bạn dễ quan tâm phục vụ người có địa vị chức quyền, hay bạn thường quan tâm đến những người khốn khổ, bị bỏ rơi?

3) Bạn đã bắt đầu tập đi vào con đường khiêm nhường chưa?

4) Chúa Giêsu nêu gương khiêm nhường thế nào?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Đức Thánh Cha kêu gọi tha thiết tìm kiếm Chúa

Đức Thánh Cha kêu gọi tha thiết tìm kiếm Chúa

ROMA. ĐTC Phanxicô kêu gọi tín hữu hãy thao thức liên lỷ tìm Chúa, theo gương thánh Augustino.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ lúc 6 giờ chiều ngày 28-8-2013 tại Vương cung thánh đường thánh Augustino ở Roma, trước sự tham dự của 90 đại biểu Tổng tu nghị dòng thánh Augustino và hàng trăm tín hữu khác. Ngài quảng diễn câu nói thời danh của thánh nhân trong cuốn ”Tự Thú”: ”Chúa dựng nên con vì Chúa và tâm hồn con bất an cho đến khi được an nghỉ trong Chúa” (Le Confessioni, I,1,1).

ĐTC cho biết ngài cầu nguyện cho các tu sĩ dòng thánh Augustino cũng được thao thức liên lỷ trong cuộc tìm kiếm Chúa, mong muốn chia sẻ Tin Mừng và cố gắng chứng tỏ tình yêu thương đối với mỗi người họ gặp. Ngài nhận xét rằng từ ”bất an” mà thánh Augustino sử dụng gây ấn tượng mạnh cho ngài và khiến ngài nghĩ đến 3 lãnh vực cơ bản trong đó mỗi tín hữu Kitô phải cảm thấy ”bất an”, đó là trong đời sống thiêng liêng, trong việc tìm kiếm Chúa và trong tình yêu thương đối với tha nhân.

Augustino đã sống cuộc sống như nhiều người trẻ ngày nay, Thánh nhân đã được bà mẹ Monica giáo dục trong đức tin Kitô mặc dù chưa được rửa tội, nhưng rồi khi lớn lên Augustino đã xa lìa đức tin ấy. Augustino không tìm thấy trong đó câu trả lời cho những vấn nạn, cho ước muốn của tâm hồn, để rồi bị cám dỗ vì những điều khác. Augustino đã học hành, vui chơi, đã trải qua tình yêu nồng nhiệt và bắt đầu sự nghiệp vẻ vang, như một giáo sư dạy môn hùng biện, và được coi là thành đạt.

”Nhưng trong tâm hồn Augustino vẫn có sự bất an, trong cuộc tìm kiếm ý nghĩa sâu xa của cuộc sống. Tâm hồn thánh nhân không yên nghỉ, không bị gây mê vì thành công, vì của cải, vì quyền hành.. Augustino tiếp tục tìm kiếm Chúa, và đã khám phá thấy rằng Thiên Chúa đang chờ đợi và không ngừng tìm kiếm Augustino trước..”
ĐTC nói rằng: các tín hữu Kitô cũng phải nhìn vào tâm hồn mình và tự hỏi phải chăng tâm hồn mình có ao ước những điều cao cả hay là một tâm hồn đang ngái ngủ. Tâm hồn bạn có duy trì một sự bất an hay bị những sự vật bóp nghẹt? Mỗi Kitô hữu cũng phải để cho mình bị bất an vì Chúa, như thánh Augustino, không bao giờ mệt mọi trong việc chia sẻ Tin Mừng tình thương của Thiên Chúa và lời hứa cứu độ với tha nhân là những người đã bị lạc lối như Augustino trước kia.

ĐTC Phanxicô cũng nhận xét rằng chắc hẳn thánh Augustino đã học được từ nơi mẹ Người, thánh nữ Monica, về tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. ”Bao nhiêu dòng lệ người phụ nữ thánh thiện này đã đổ ra cho sự hoán cải người con trai mình. Và bao nhiêu bà mẹ ngày nay đã khóc để con người được trở về cùng Chúa Kitô..Anh chị em đừng đánh mất niềm hy vọng nơi ơn thánh của Chúa! .. Cũng như thánh nữ Monica, các tín hữu Kitô được kêu gọi yêu thương tha nhân đến độ rơi lệ cho an sinh và phần rỗi của họ.”

Và ĐTC cảnh giác rằng quá nhiều khi trong đời sống tu trì, cộng đoàn có nghĩa là tiện nghi thoải mái. ”Nhiều khi người ta sống trong cộng đoàn mà chẳng biết ai sống bên cạnh; hoặc có thể họ sống trong cộng đoàn mà không thực sự biết người anh em của mình: tôi đau khổ nghĩ đến những người thánh hiến không có khả năng sinh sản, họ như những ”trai già”. Sự ”bất an vì yêu thương” luôn thúc đẩy ta đi tẳp tha nhân, không chờ đợi người khác bày tỏ nhu cầu của họ. Sự ”bất an vì tình yêu” mang lại cho chúng ta hồng ân phong phú về mục vụ, và mỗi người chúng ta phải tự hỏi: khả năng sinh sản tinh thần của tôi ra sao? Đâu là khả năng sinh sản của tôi về mục vụ?
Dòng thánh Augustino có khoảng 2.800 tu sĩ. Cha Bề trên Tổng quyền Prevost nói với báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh rằng đề nghị của ĐTC chủ sự thánh lễ khai mạc Tổng tu nghị của dòng thực là một sự chỉ quảng đại lớn lao. Chúng tôi ngạc nhiên sau khi chúng tôi xin được ĐTC tiếp kiến nhân dịp Tổng hội, và được biết ĐTC quyết định cử hành thánh lễ với chúng tôi”. (CNS 28-8-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Phim ăn khách năm tới: Chuyện ông Nô-ê

Phim ăn khách năm tới: Chuyện ông Nô-ê

Sử thi Kinh thánh đầu tiên của Hollywood trong 50 năm qua sẽ do Russell Crowe thủ vai chính.

Russell Crowe as Noah in Darren Aronofsky's biblical epic of the same nameTài tử Russell Crowe

Theo tờ Phóng viên Hollywood, phần đầu tiên trong phim Nô-ê của đạo diễn Darren Aronofsky vừa được chiếu cho người hâm mộ phim Kitô giáo xem tại một hội nghị nhà thờ ở Texas. Câu chuyện về người được chọn thoát khỏi đại hồng thủy cùng với các loài động vật sẽ được công chiếu tại các rạp vào tháng 3-2014.

Trong đoạn video giới thiệu cuốn phim được đưa lên mạng nhưng sau đó bị gỡ xuống, đạo diễn Aronofsky kể bài thơ ông viết về Nô-ê khi ông học lớp bảy (12 hay 13 tuổi) đã được chọn đọc tại Liên hiệp quốc. Những trải nghiệm sau đó đã gợi hứng cho nhà sản xuất phim này theo đuổi sự nghiệp viết lách.

“Nô-ê là vị thánh bảo trợ trong đời sống tôi và dẫn dắt tôi đi tới những hoạt động sáng tạo” – Aronofsky nói với khán giả tại hội nghị nhà thờ Echo, nơi gặp gỡ của các nghệ sĩ, nhà chuyên môn và nhà văn. Aronofsky nói thêm ông hy vọng bộ phim bám sát các từ ngữ trong Kinh thánh.

“Tôi phấn khích vì cuối cùng Hollywood đã đồng ý thực hiện phim sử thi Kinh thánh đầu tiên trong gần 50 năm qua, ông nói. Đã lâu lắm rồi kể từ khi những bộ phim Kinh thánh xuất hiện trên màn hình, và cũng có rất nhiều tiến bộ công nghệ và hiệu ứng đặc biệt, đó là lý do tại sao phim Nô-ê chưa bao giờ được thực hiện trước đây, bởi vì quy mô, mức độ dồn dập và nhiều loài động vật khác nhau… Nhưng cuối cùng, giờ đây với sự hỗ trợ của Hollywood, chúng ta có thể thực sự làm được và đem nó vào cuộc sống”.

Ngôi sao Russell Crowe thủ vai Nô-ê trong phim, cùng với Anthony Hopkins, diễn viên gạo cội vào vai Methuselah, là ông nội sống rất thọ của Nô-ê.

Nguồn: The Guardian

Trích từ UCANEWS

Phỏng vấn linh mục Josè Maria Di Paola, cha sở xóm nghèo ngoại ô Buenos Aires

Phỏng vấn linh mục Josè Maria Di Paola, cha sở xóm nghèo ngoại ô Buenos Aires

Trong các ngày từ 18 đến 24 tháng 8 năm 2013 Đại hội tình bạn các dân tộc lần thứ 34 đã diễn ra tại Rimini, trung Italia, với sự tham dự của 800.000 người đến từ nhiều nước trên thế giới. Đề tài của đại hội lần này lá ”Tình trạng khẩn cấp con người”. Đã có hàng trăm sinh hoạt khác nhau: các buổi cử hành phụng vụ, canh thức cầu nguyện, suy tư, chia sẻ chứng từ, các bài thuyết tình của các chuyên viên chính trị, kinh tế, tài chánh, xã hội, văn hóa và tôn giáo, cũng như các cuộc hội luận bàn tròn về hàng trăm vấn đề khác nhau của con người trên thế giới hiện nay như: các thảm cảnh của chiến tranh, xung khắc, các kỳ thị, bách hại, đàn áp tôn giáo, các chế độ độc tài đảng trị, các chủ thuyết quốc gia qúa khích, các khuynh hướng tôn giáo cuồng tín, các bất công xã hội, cảnh sống nghèo đói, hố sâu ngăn cách giữa thiểu số giầu sụ và đại đa số dân nghèo trong mọi xã hội trên thế giới, các vi phạm trầm trọng quyền con người, đặc biệt là quyền sống, quyền tự do lương tâm, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do di chuyển vv… Ngoài ra cũng có các buổi hòa nhạc, trình diễn văn nghệ, các cuộc triển lãm, các buổi giao lưu văn hóa đặc biệt là giữa các người trẻ vv…

Trong số những người tham dự đại hội tình bạn các dân tộc tại Rimini cũng có linh mục Josè Maria Di Paola, người Argentina, thuộc tổng giáo phận Buenos Aires, và là một trong các linh mục đã được Đức Hồng Y Jorge Bergoglio mạnh mẽ ủng hộ và khích lệ trong công tác tông đồ mục vụ thăng tiến cuộc sống của dân nghèo sống trong các khu xóm ổ chuột vùng ngoại ô thủ đô Buenos Aires.

Sau khi kết thúc đại hội cha đã về Roma thăm vị Tổng Giám Mục cũ của mình là Đức Thánh Cha Phanxicô.

Từ nhiều năm nay cha vẫn hăng say dấn thân lo cho dân nghèo sống trong các khu xóm ổ chuột Buenos Aires, và người dân âu yếm gọi cha là ”Cha Pepe”, cũng như họ đã gọi Đức Hồng Y Tổng Giám Mục là ”Cha Bergoglio”. Pepe hay Pepino là kiểu gọi tắt thân tình của tên gọi Giuseppe hay Giuse. Cha Di Paola là người rất can đảm, vì cha đã mạnh mẽ lên tiếng tố cáo các tổ chức buôn bán ma túy và tội phạm hoạt động trong các khu xóm nghéo ngoại ô Buenos Aires. Các sinh hoạt mục vụ giới trẻ của cha ngăn cản tầm hoạt động và sự hữu hiệu của các tổ chức này, chuyên dụ dỗ người trẻ đi vào con đường nghiện ngập ma túy và gia nhập các băng đảng tội phạm, bụi đời. Chính vì thế cha đã cha bị các tổ chức buốn bán ma túy thù ghét và đe dọa giết nhiều lần.

Hỏi: Thưa cha Pepe, cha đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, cha có cảm tưởng gì, và cha nhận thấy Đức Thánh Cha ra sao?

Đáp: Sự thực đó đã là một cuộc gặp gỡ rất cảm động đối với tôi. Tôi đã không gặp ngài từ khi ngài rời Buenos Aires. Tôi tới, tôi trông thấy ngài như vậy thật lạ lùng qúa, đồng thời tôi cũng rất là cảm động trông thấy ngài như là một Giáo Hoàng. Ngài khỏe mạnh lắm. Tôi thấy ngài đầy nghị lực và rất là mạnh mẽ. Ngài trẻ trở lại. Tôi sẽ trở về Argentina rất hài lòng, bởi vì cho dù trách nhiệm hướng dẫn Giáo Hội có lớn lao, tôi thấy Đức Thánh Cha có đủ sức lực cần thiết để chu toàn nó.

Hỏi: Đức Thánh Cha có nhớ Argentian và Buenos Aires không thưa cha?

Đáp: Tôi tin là không. Tôi tin rằng ngài biết hiện tại của ngài ra sao. Tôi đã đem theo bình thủy và trà mate, và chúng tôi đã uống với nhau. Đức Thánh Cha hài lỏng khi nghe nói tới Buenos Aires và Argentina, nhưng ngài biết là hiện tại của ngài là ở đây, để phục vụ dân chúng. Ngài rất ý thức được điều này, nhưng mà chắc chắn là Đức Thánh Cha không quên nguồn gốc của mình đâu.

Hỏi: Từ Tổng Giám Mục Buenos Aires trở thành Giáo Hoàng, cha thấy Đức Bergoglio có thay đổi gì không?

Đáp: Nói một cách nền tảng thì tôi thấy ngài vẫn vậy. Cả kiểu ngài tiếp chúng tôi cũng thế, bởi vì khi chúng tôi tới tòa tổng giám mục ở Buenos Aires ngài tới gặp chúng tôi một cách rất đơn sơ. Ngài có một bàn viết, ngoài ra không có gì khác, và rồi ngài đích thân tiễn chân chúng tôi và chào chúng tôi. Sự đơn sơ này người ta cũng nhận thấy ở Vaticăng. Ngài tiếp tục là người như trước kia, nghĩa là không phải là một ông hoàng của Giáo Hội, mà một người tôi tớ của Giáo Hội. Đây là đặc thái đã luôn luôn rất hiện diện nơi con người của ngài. Và đây cũng là điều đã luôn luôn khích lệ chúng tôi. Tôi cũng nhận thấy có sự tiếp nối, bởi vì ngài liên lỉ nghĩ tới người khác, đặc biệt là dân nghèo và những người cần được giúp đỡ nhất, và ngài muốn có một tương quan rất gần gũi đối với họ. Đó, nói chung tôi thấy ngài vẫn vậy và với rất nhiều nghị lực, với nhiều ước muốn làm việc. Tôi thấy ngài đã thực sự được tái tiếp sức.

Hỏi: Thưa cha Pepe, cha đã đem theo rất nhiều thứ giáo dân gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Tín hữu Buenos Aires có thương nhớ Đức Thánh Cha Phanxicô không?

Đáp: Vâng, tôi đã đem theo biết bao nhiêu thứ mà không có quảng cáo. Người ta biết tin tôi sẽ thăm Đức Thánh Cha, nên họ cứ thế đưa đến và nói: ”Cái này cho Đức Thánh Cha Phanxicô”. Tôi đã mang cho Đức Thánh Cha nào là các thư của những người đau yếu, sách, trong đó có cuốn mà ”Nhóm phục hồi” của các người nghiện ma túy viết chung với nhau trong ”các biệt thự” do chính Đức Thánh Cha đã thành lập cho người nghiện ma túy tại Buenos Aires cách đây 5 năm. Và cách đây 5 năm ngày Thứ Năm Tuần Thánh Đức Tổng Giám Mục Bergoglio cũng đã cử hành nghi thức rửa chân cho 12 thanh niên nghiệm ma túy tại Buenos Aires. Ngày nay các bạn trẻ đó đã có một cuộc sống mới và họ vô cùng nhớ ơn Đức Thánh Cha. Chính vì thế các bạn trẻ muốn Đức thánh Cha nhận lấy cuốn sách mà chính họ đã cùng viết với nhau, ấn bản thứ nhất vừa mới in xong, vẫn còn thơm mùi mực. Chắc chắn rồi tôi đã mang theo nhiều thứ lắm, và tôi tin rằng chiếc vali của tôi chứa đựng biết bao nhiêu tâm tình của biết bao nhiêu người.

Hỏi: Đức Thánh Cha Phanxicô có tiếp tục theo dõi công việc mà các cha đang làm với giới trẻ trong các vùng ngoại ô của thủ đô Buenos Aires hay không?

Đáp: Ngài muốn chúng tôi tiếp tục công việc ấy. Tôi thực sự tin rằng kiểu phục vụ tốt nhất đối với Đức Giáo Hoàng từ phía chúng tôi là trung thành với công viêc của ngài, như trước đây. Và cũng là để góp phần cùng với người dân của chúng tôi và kinh nghiệm chín mùi với Đức Thánh cha, để khích lệ các linh mục khác sống trong các vùng ngoại ô. Chúng tôi biết rằng có nhiều linh mục làm việc trong các vùng ngoại ộ đó đây trên thế giới, nhưng cần phải khích lệ các vị, bởi vì đó là một chứng tá tin mừng đối với tất cả mọi người. Không phải chỉ cho những người sống ở vùng ngoại ô, mà cả cho những người đi tới đó nữa. Nó có thể là một sự hiệp nhất giữa hai thế giới mà đôi khi chúng bị tách biệt nhau bởi xã hội duy vật và cá nhân chủ nghĩa. Khi còn ở Buenos Aires Đức Bergoglio nhìn thành phố từ các vùng ngoại ô. Cái nhìn này của Đức Bergoglio là phần đóng góp lớn lao cho Giáo Hội tại Buenos Aires.

Hỏi: Thưa cha Pepe, cha cũng đã mang sang cho Đức Thánh Cha một chiếc áo của đội banh Huracàn. Đức Thánh Cha đã phản ứng ra sao, vì đội banh Huracàn là đối thủ của đội banh Thánh Lorenzo được Đức Thánh Cha ủng hộ. Đức Thánh Cha có nhận chiếc áo đó với tinh thần thể thao không?

Đáp: Có, sự quảng đại của ngài cũng đi tới mức này nữa. Đức Thánh Cha đã nhận chiếc áo của đội Huracan, là đội banh đối thủ vĩnh cửu với đội San Lorenzo. Và bên Argentina thì các gà nhà của hai đội banh luôn luôn tranh luận với nhau, không bên nào chịu bên nào: vì họ là đối thủ với nhau mà! Và khi Đức Bergolgio đã trở thành Giáo Hoàng, thì ở đâu cũng có cờ và áo của đội San Lorenzo. Và điều này làm cho tôi hơi khó chịu một chút. Vì thế nên các ông bầu của đội banh Huracàn mới nói với tôi: ”Pepe, cha là gà nhà của đội banh Huracàn, tại sao lại không mang tặng Đức Thánh Cha một cái gì đó của chúng mình, một chiếc áo, một lá thư? Vì thế tôi đã đem cho Đức Thánh Cha chiếc áo của đội banh ”giỏi nhất” là đội banh Huracàn.

Hỏi: Như là nhà thể thao, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là một người am tường về bóng đá, về kỹ thuật và và chiến thuật của túc cầu, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Vâng, đúng thế, và ngài áp dụng nó cho Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng là một giám đốc kỹ thuật giỏi …

(RG 25-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Tưởng niệm 5 năm cuộc bách hại các Kitô hữu trong bang Orissa bên Ấn Độ

Tưởng niệm 5 năm cuộc bách hại các Kitô hữu trong bang Orissa bên Ấn Độ

Một số nhận định của Linh Mục Ajay Kumar Singh, chuyên hoạt động xã hội tranh đấu công lý cho các nạn nhân cuộc bách hại.

Cách đây 5 năm, ngày 25 tháng 8 năm 2008, các nhóm Ấn giáo cuồng tín đã tấn công 450 làng Kitô trong bang Orissa mạn đông Ấn Độ, đặc biệt là trong vùng Kandhamal. Các cuộc bách hại quy mô này đã khiến cho 100 tín hữu Kitô bị giết, hàng ngàn người bị thương, 5,600 nhà bị thiêu hủy, 296 nhà thờ, tu viện, trường học và các cơ sở tôn giáo bị đốt phá, và hơn 50,000 người phải trốn chạy vào rừng. Trong số các người thiệt mạng cũng có một linh mục và có một nữ tu là nạn nhân của các vụ hãm hiếp phụ nữ.

Lý do của chiến dịch bách hại này là vụ ông Laxmanananda, một lãnh tụ ấn giáo địa phương và bốn cận vệ, bị phong trào du kích quân Mao Trạch Đông ám sát ngày 23 tháng 8 trước đó. Ông Laxmanananda và lực lượng của ông chuyên hoạt động trong tỉnh Tumudi Bandh, để bắt các nhóm thiểu số đã bỏ Ấn giáo phải theo đạo trở lại. Mặc dù phong trào du kích quân nói trên đã ra thông cáo nhận trách nhiệm vụ ám sát, nhưng các lực lượng Ấn giáo cuồng tín vẫn vu khống cho các Kitô hữu dính líu trong vụ này. Và thế là trong nhiều ngày liên tiếp họ đã truy lùng và tấn công các Kitô hữu trong toàn bang, đặc biệt tại Kandhamal.

Năm năm đã trôi qua, nhưng các vấn đề của người dân vùng Kandhamal vẫn còn đó: công lý không được giải quyết cho các nạn nhân, việc tái xây cất các nhà thờ và nhà của dân tiến hành rất chậm chạp, các Kitô hữu bị bắt buộc phải sống trong bất an. Đã có hơn 3,000 đơn tố cáo, nhưng cảnh sát đã chỉ nhận phân nửa, và chỉ có 824 đơn kết thúc với việc xử án. Trong số 169 vụ xử các bị can đều được tha bổng, vì có các đe dọa chống lại các nhân chứng chính. Trong 86 vụ xử khác các bị can đã chỉ bị kết án nhẹ, không phải vì các tội phạm cướp của và giết các tín hữu Kitô người như đã kể trên, nhưng chỉ vì các tội thường phạm, và vì thế họ chỉ bị giam tù 2-3 năm. Trong 90 trường hợp khác vẫn còn đang có các cuộc điều tra. Nhưng thời gian càng qua đi, thì khả thể thu góp các chứng cớ không thể chối cãi được càng ít đi. Đây là một tình trạng mà cả Tòa Thượng Thẩm ấn độ cũng không thể chấp nhận được. Hồi mùa thu năm 2012 Tòa Thượng Thẩm Ấn đã gửi một thông tư cho cho chính quyền, cho lực lượng cảnh sát và các văn phòng điều tra trong bang Orissa để hỏi về số các vụ tha bổng qúa cao liên quan tới các tội phạm chống lại các tín hữu Kitô hồi năm 2008. Trên tổng số hơn 500 người đã bị bắt giữ hiện nay chỉ còn có 27 người còn bị giam.

Tình hình an ninh cũng bấp bênh hơn, vì đa số các tay tội phạm đã được trả tự do lại vẫn sẵn sàng tấn công các Kitô hữu, xét vì các bản án qúa nhẹ và họ không sợ bị trừng phạt. Điển hình như trường hợp của ông Manoj Pradhan, dân biểu bang Orissa, thuộc đảng Ấn Giáo Bharatiya Janata, bị tố cáo đã sát hại 9 Kitô hữu, nhưng ông vẫn được tại ngoại và tiếp tục đe dọa các nhân chứng và các người chống đối ông.

Vì các thiên vị như thế chính quyền bang Orissa đã không thành công trong việc tái trao ban tin tưởng cho dân chúng, và cũng bất lực không bảo đảm an ninh cho dân. Nhiều gia đình nạn nhân đã không nhận được trợ giúp nào của chính quyền, và họ bị bó buộc phải di cư ra khỏi biên giới, và phải đương đầu với các nguy hiểm mới.

Theo các cuộc điều tra của các chuyên viên tranh đấu cho các quyền con người, các vụ bách hại nói trên đã được mưu toan từ lâu trước, và đã được tổ chức một cách rất quy mô tỉ mỉ.

Từ năm 2008 đến nay tình hình tại Orissa vẫn chưa được cải tiến bao nhiêu, vì vẫn còn có các vụ tấn kích chống lại các tín hữu Kitô. Mới nhất là vụ xảy ra ngày 18-8-2013 tại Karon, nơi một một nhóm 150 người ấn cuồng tín đã tấn công một linh mục dòng Tên và hai nữ tu.

Cha Kumar Singh cho biết tuy sợ các vụ trả thù, nhưng Kitô hữu vùng Kandhamal vẫn quyết định tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân với cuộc tuần hành có sự tham dự của thành viên các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Nhân dịp này các Kitô hữu cũng trao cho chính quyền lời thỉnh cầu trả lại công lý cho các nạn nhân và bảo đảm an ninh cho các Kitô hữu.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của cha Kumar Singh, là người chuyên hoạt động xã hội tranh đấu công lý cho các nạn nhân cuộc bách hại tín hữu Kitô trong bang Orissa bên Ấn Độ.

Hỏi: Thưa cha tình hình trong bang Orissa hiện nay ra sao?

Đáp: Vào năm tới đây sẽ có các cuộc bầu cử, và lực lượng Sangh Parivar, thuộc gia đình các phong trào Ấn giáo cuồng tín, đang huy động các nhóm của họ. Sự kiện này cũng khiến cho các cộng đoàn Kitô tại Kandhamal bắt đầu lo sợ, không ai biết sẽ có thể xảy ra những gì.

Hỏi: Năm năm sau khi xỷy ra vụ bách hại các Kitô hữu trầm trọng như vậy, có các dấu vết nào còn tồn tại trong các làng Kitô ở bang Orissa hay không?

Đáp: Có khoảng 10,000 người chạy trốn cuộc bách hại vẫn chưa trở về nhà của họ. Trong rất nhiều trường hợp họ đã mất hết nhà cửa cũng như các dung cụ làm việc, và hoàn toàn trắng tay không còn gì cả. Nhưng sự trợ giúp của chính quyền và các tổ chức khác qua ít, và lại không cân xứng với những gì họ đã mất. Số tiền 15-20 ngàn rupie nhận được qúa ít ỏi, và trong rất nhiều trường hợp số tiền trợ giúp này cũng không tới tay những người còn sống sót. Tình hình bất ổn rất cao, vì thế trong nhiều vùng các Kitô hữu cũng không thể vào rừng để kiếm các chất liệu giúp tái thiết nhà cửa. Các phụ nữ và trẻ em cũng không dám đi tới các làng mạc hay các chợ lân cận, nếu họ phải đi qua các vùng có tín hữu Ấn sinh sống.

Hỏi: Giáo Hội địa phương đã làm những gì để giảm bớt các khổ đau của các tín hữu bị bách hại và của những người đòi hỏi công lý, thưa cha?

Đáp: Cuộc bách hại hồi năm 2008 đã là vụ bách hại lớn nhất chống lai các Kitô hữu trong lịch sử của Ấn Độ. Giáo Hội đã bị tấn công bất thình lình, và vì thế việc đáp trả của Giáo Hội cũng đã không tương xứng với các vụ tấn kích. Đã có 415 làng trong quận Kandhamal bị tấn công và đốt phá, cộng thêm hàng chục làng khác trong 13 quận khác nhau của bang Orissa. Điều này cũng giải thích tại sao trong số 3,331 đơn tố cáo người ta đã chỉ ghi nhân 837 vụ, và các đơn tới được tòa án lại còn ít hơn nữa. Tôi thấy rằng các hoạt động pháp luật của Giáo Hội để trả lời cho thảm cảnh này không thích đáng, nhưng cũng là điều khích lệ khi thấy Giáo Hội đã trợ giúp được nhiều cá nhân.

Hỏi: Thưa cha, vậy hiện nay đâu là các viễn tượng đối với những anh chị em Kitô còn sống sót đã phải đau khổ trên thân xác và trong tinh thần như vậy?

Đáp: Thách đố mà các cộng đoàn Kitô đã bị bách hại đang phải đương đầu trước mắt là tìm cách sống còn. Các Kitô hữu vẫn còn tìm cách trở về làng cũ của mình, và ngoại trừ vài trường hợp, họ vẫn tìm cách xây dựng lại nhà cửa. Tuy nhiên, không có các bồi thường các mất mát mùa màng và súc vật, họ phải kiếm sống từng ngày. Công lý đã trở thành một giấc mơ xa vời; thêm vào đó là thiếu chương trình bảo vệ các nhân chứng. Thiểu số Kitô bị cám dỗ chịu nhượng bộ các quyền của họ để đánh đổi lấy một chút bình an. Cả khi họ muốn có công lý đi nữa, họ cũng không thể đương đầu với các khó khăn kinh tế, các đe dọa và sự thờ ơ của guồng máy chính quyền địa phương hiện nay.

Hỏi: Thưa cha, mới đây cha đã nhận được phần thưởng vì dấn thân bênh vực các quyền của các nhóm thiểu số, có đúng thế không?

Đáp: Tôi coi giải thưởng tặng cho tôi như là một khích lệ đối với các tiếng nói đòi hỏi công lý trong nước Ấn này thôi. Tôi chỉ là một trong các tiếng nói đòi công lý đó. Các Kitô hữu vùng Kandhamal than khóc vì các bất công họ phải gánh chịu. Họ than khóc trong thinh lặng vì sự hiểu lầm họ đã phải gánh chịu. Các tòa án đã trả tự do cho đa số các người đã tấn công, cướp bóc tài sản, đốt nhà và giết chết các thân nhân của họ. Nhà nước Ấn từ chối trả bồi thường cho họ, và muốn rằng họ phải bằng lòng với một chút mà Nhà nước cho họ. Điều này khiến cho họ cảm thấy bị tước đoạt, trong khi kỷ niệm về các bạo lực đã phải chịu khiến cho họ sống trong tình trạng bất an.

(Avvenire 22-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Các sinh hoạt cuối trong Năm Đức Tin ở Roma

Các sinh hoạt cuối trong Năm Đức Tin ở Roma

VATICAN. Từ nay cho đến khi kết thúc Năm Đức Tin, có 3 sinh hoạt lớn sẽ tiến hành tại Roma.

1. Hội nghị quốc tế các giáo lý viên
Sẽ tiến hành từ ngày 26 đến 28-9-2013 tại Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican, với sự tham dự của các vị chủ tịch các Ủy ban GM đặc trách về huấn giáo, truyền giáo và những đề tài tương tự; cùng với các vị lãnh đạo các văn phòng giáo lý quốc gia và giáo phận cùng nhiều giáo lý viên khác. Ngoài ra mỗi giáo phận có thể gửi một số giáo lý viên đại diện. Sau cùng là đại diện của các tổ chức giảng huấn dấn thân trong việc suy tư về đề tài huấn giáo.

Trong thông cáo giới thiệu hội nghị này, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng khẳng định rằng:

“Trong số các mục đích của Năm Đức Tin, có nhu cầu phục hồi sự ”thống nhất sâu xa giữa hành vi đức tin và nội dung mà chúng ta chấp nhận tin” (Porta fidei, 10), vì đức tin, trước tiên là một hồng ân của Thiên Chúa và tiếp đến là hành động cảm tạ biến đổi con tim của người tin. Ngoài ra, ”sự hiểu biết về các nội dung cần tin sẽ không đủ nếu tâm hồn, vốn là cung thánh đích thực của mỗi người, không cởi mở đối với ơn thánh, giúp tín hữu có đôi mắt để nhìn sâu và hiểu được loan báo, tức là Lời Chúa” (Porta fidei 10).

”Trong sự mô tả vừa nói có bao hàm con người và vai trò của giáo lý viên. Trong thời đại kiến thức và kinh nghiệm bị phân tán như ngày nay, điều cấp thiết là nâng đỡ, thăng tiến và huấn luyện các giáo lý viên có khả năng đương đầu với những thách đố ngày nay, để cống hiến một chứng tá có khả năng khơi dây nơi cộng đoàn Kitô một năng động giúp trình bày đề nghị của Thiên Chúa với con người ngày nay, qua Đức Giêsu Kitô.
Hội nghị quốc tế về giáo lý muốn trình bày một suy tư về phần đầu trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo và nhắm đến các vị hữu trách về huấn giáo của các Giáo Hội địa phương.

Hội nghị muốn đặt hình ảnh cuộc gặp gỡ của các môn đệ trên đường làng Emmaus với Đấng Phục Sinh như khuôn mẫu lịch sử các tín hữu. Việc huấn giáo và giáo lý viên là những dụng cụ để phong phú hóa cuộc gặp gỡ với Chúa và soi sáng sự chọn lựa bước theo Chúa.

Tiếp nối Hội nghị quốc tế có tính chất lý thuyết và thực hành trên đây, là cuộc hành hương của các Giáo Lý viên trong năm Đức tin, bắt đầu từ thứ bẩy, 28-9.

Theo chương trình, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, là cuộc hành hương tại Mộ Thánh Phêrô: các nhóm giáo lý viên sẽ vào Đền thờ Thánh Phêrô để tuyên xưng đức tin; đồng thời tại các địa điểm gần Đền Thờ này có một số nơi để cử hành bí tích hòa giải và chầu Mình Thánh Chúa.

Lúc 3 giờ chiều, có các buổi huấn giáo tùy theo ngôn ngữ tại một số nhà thờ ở Roma, và tiếp theo đó là thánh lễ.

Sáng chúa nhật 29-9 vào lúc 10 giờ rưỡi, có thánh lễ do ĐTC Phanxicô chủ sự tại Quảng trường thánh Phêrô.

2. Cuộc hành hương của các Hội đoàn Thánh Mẫu
Sinh hoạt này sẽ diễn ra trong hai này 12 và 13-10-2013 với sự tham dự của hàng chục ngàn thành viên các Hội đoàn Thánh Mẫu, chuyên cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ.

Theo chương trình tổng quát: sáng thứ bẩy 12-10, từ 8 đến 12 giờ, các nhóm tín hữu sẽ hành hương tại mộ Thánh Phêrô, trong khi đó từ 9 đến 12 giờ có chầu Thánh Thể và cử hành bí tích hòa giải tại một số nhà thờ gần Quảng trường thánh Phêrô.

Ban chiều vào lúc 7 giờ có cuộc cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima tại Quảng trường thánh Phêrô với sự hiện diện của ĐTC, và có các bài giáo lý về Thánh Mẫu.

Từ 7 giờ tối, Tượng Đức Mẹ Fatima sẽ có mặt tại Đền thánh Đức Mẹ tình yêu Thiên Chúa cách trung tâm Roma 15 cây số. Tại đây giáo phận Roma sẽ tổ chức buổi canh thức cầu nguyện suốt đêm, trong đó có buổi đọc kinh Mân Côi được nối với các Trung Tâm Thánh Mẫu trên thế giới, kế đến là canh thức từ lúc 10 giờ.

Sáng hôm sau, chúa nhật 13-10, tượng Đức Mẹ được đưa trở lại Quảng trường Thánh Phêrô. Tại đây lúc 10 giờ có đọc kinh Mân Côi và nửa tiếng sau đó là thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành.

Đón rưc tưng Đức Mẹ Fatima và thánh hiến cho Đức Mẹ

Hồi đầu tháng 8 năm nay, Ban giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ đào nha, cho biết chính ĐTC Phanxicô đã yêu cầu đưa nguyên bản tượng Đức Mẹ Fatima về Vatican cho dịp cử hành này. Đây sẽ là lần thứ 11 tượng Đức Mẹ Fatima, tạc hồi năm 1920, được đưa khỏi Đền thánh Đức Mẹ. Trong lần thứ 7, cách đây 29 năm (1984), tượng Đức Mẹ được đưa về Vatican trong lễ nghi thánh hiến thế giới cho Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ do ĐTC Gioan Phaolô 2 cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô sáng ngày 25-3-1984.

Sau đó, ngày 8-10 năm thánh 2000, tượng Đức Mẹ Fatima lại được đưa về Vatican và trong dịp đó, Đức Gioan Phaolô 2 đã thánh hiến Ngàn Năm Mới cho Đức Mẹ trước sự hiện diện của 1500 GM đến từ các nơi trên thế giới.

ĐTC Gioan Phaolô 2 có một liên hệ đặc biệt với Đức Mẹ Fatima và ngài xác tín đã được Đức Mẹ gìn giữ trong cuộc mưu sát ngài ngày 13-5-19081 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Về sau ngài đã tặng cho Đức GM Fatima viên đạn mà ngài bị bắn và Đức Cha đã cho gắn viên đạn đó vào triều thiên bằng vàng của tượng Đức Mẹ.

Về phần ĐTC Phanxicô, ngài đã nhắc đến tượng Đức Mẹ Fatima trong buổi đọc kinh truyền tin đầu tiên chúa nhật 17-3 năm nay, tức là 4 ngày sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Ngài nói đến một bản sao tượng Đức Mẹ Fatima được rước đi các nơi trên thế giới và kể lại rằng: ”Tôi còn nhớ hồi năm 1992, khi tôi mới làm Giám Mục, tượng Đức Mẹ Fatima được rước đến thành phố Buenos Aires và đã có một thánh lễ trọng thể được cử hành cho các bệnh nhân. Tôi đã đi giải tội trong dịp thánh lễ ấy. Gần cuối thánh lễ, tôi đứng lên vì phải ban phép thêm sức. Lúc ấy có một bà cụ già, khiêm tốn, rất khiêm tốn, đến gặp tôi, bà cụ đã hơn 80 tuổi, bà xin xưng tội. Và tôi ngạc nhiên vì đức tin đơn sơ nhưng sâu xa của bà. Bà nói: ”Nếu Chúa không tha thứ tất cả, thì thế giới này không hiện hữu được”.

Một tháng sau, ĐHY José Policarpo, Thượng Phụ thành Lisboa, cho biết ĐTC Phanxicô đã hai lần xin ngài phó thác sứ vụ Phêrô của Người cho Đức Mẹ Fatima.” Việc phó thác và dâng hiến ấy đã được ĐHY Policarpo thực hiện ngày 13-5 năm nay và đọc kinh như sau:

”Chúng con, các GM Bồ đào nha cùng với đông đảo các tín hữu hành hương, trong ngày kỷ niệm 96 năm Đức Mẹ hiện ra với các mục đồng, đứng dưới chân Mẹ đây, để thực hiện ước muốn của ĐGH Phanxicô, được bày tỏ rõ ràng, thánh hiến sứ vụ GM Roma và mục tử hoàn vũ của Người cho Mẹ, Đức Trinh Nữ Fatima”.

Cũng nên nhắc lại rằng việc thánh hiến thế giới cho Đức Mẹ Fatima được cử hành lần đầu tiên do ĐGH Piô 12 ngày 30-11 năm 1942 giữa lúc thế chiến thứ 2 đang hoành hành. Ngài nói bằng tiếng Bồ đào nha, qua đài phát thanh, dâng hiến thế giới cho Khiết Tâm Đức Mẹ, và ám chỉ tới cả nước Nga.

Sự kiện ĐGH Phanxicô không gặp vấn đề gì khi công khai bày tỏ lòng gắn bó với Đức Mẹ cũng được biểu lộ qua 5 lần ngài đến viếng thăm cầu nguyện tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Lần đầu vào sáng ngày 14-3 năm nay, tức là chưa đầy 15 tiếng đồng hồ sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Ngài đã đặt vòng hoa trước ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của dân Roma và xin Đức Mẹ phù hộ cho dân thành này… Lần thứ 5 sáng ngày 29-7-2013, khi ĐTC từ phi trường Ciampino về Vatican sau chuyến viếng thăm tại Brazil nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ. Ngài dừng lại tại Đền thờ Đức Bà Cả để cảm tạ Đức Mẹ.

3. Cuộc gặp gỡ các gia đình Công Giáo thế giới

Biến cố chót dịp Năm Đức Tin được cử hành ở Roma là cuộc gặp gỡ các gia đình Công Giáo từ các nơi trên thế giới trong hai ngày 26 và 27 tháng 10 với ĐTC Phanxicô để cử hành ngày đời sống gia đình.

Cuộc hành hương có chủ đề là ”Hỡi gia đình, hãy sống niềm vui đức tin! Cuộc hành hương của các gia đình tại Mộ Thánh Phêrô nhân Năm Đức tin”.

Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng cũng là cơ quan tổ chức biến cố này, cho biết cuộc hành hương là cơ hội chia sẽ vui mừng của các gia đình trên thế giới. Các đôi vợ chồng sẽ được con cái và các ông bà nội ngoại tháp tùng. Họ được mời làm chứng về đức tin trong vui tươi và tín thác tại Mộ Thánh Phêrô. Tầm quan trọng của gia đình như nơi ưu tiên để thông truyền đức tin thúc đẩy chúng ta cầu nguyện và suy tư về gia trị của chính gia đình và làm chứng về đức tin của chúng ta trong toàn thế giới.

Theo chương trình đại cương, các gia đình tại Quảng trường Nhân Dân (Piazza del Popolo) sáng thứ bẩy, 26-10, và lúc 2 giờ họ tuần hành về Quảng trường thánh Phêrô và cầu nguyện tại đây. Lúc 6 giờ chiều, ĐTC Phanxicô sẽ đến gặp gỡ họ.

Sáng chúa nhật 27-10, có buổi đọc kinh Mân Côi, tiếp đến là thánh lễ do ĐTC cử hành lúc 10 giờ cũng tại Quảng trường thánh Phêrô và sau đó là kinh Truyền Tin.

Năm Đức Tin nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, do ĐTC Biển Đức đề xướng và khai mạc ngày 11-10 năm 2012 sẽ kết thúc với thánh lễ trọng thể do ĐTC Phanxicô chủ sự lúc 10 giờ sáng chúa nhật 24-11 tới đây tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong 14 tháng qua, rất nhiều sinh hoạt đã được cử hành tại các Giáo Hội địa phương cũng như tại Roma nhân dịp Năm Đức Tin.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

HỘI ĐỒNG ĐẠI KẾT CÁC GIÁO HỘI KITÔ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH CHỐNG GIAN THAM HỐI LỘ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

HỘI ĐỒNG ĐẠI KẾT CÁC GIÁO HỘI KITÔ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH CHỐNG GIAN THAM HỐI LỘ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

GENÈVE: Ngày 22-8-2013 Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô có trụ sở tại Genève bên Thụy sĩ, đã ra thông cáo kêu gọi tín hữu thuộc hơn 300 giáo hội thành viên phát động chiến dịch chống gian tham hối lộ trên toàn thế giới.

Trong các ngày 14-20 tháng 10 năm 2013 Kitô hữu toàn thế giới được mời gọi mạnh mẽ lên tiếng phản đối nạn gian tham hối lộ, trốn thuế và lừa đảo đang làn tràn khắp nơi, khiến cho cuộc sống của các thành phần yếu đuối nhất trong xã hội phải thiệt thòi.

Sáng kiến này đã do một liên minh các tổ chức Kitô có tên gọi là ”Thách đố Micah” đề xướng. Sẽ có một loạt các hoạt động như các buổi canh thức cầu nguyuện, các cuộc gặp gỡ suy tư, và thu thập chữ ký để gửi đến đại diện các chính quyền sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 năm 2014.

Mục sư Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, cho biết nạn gian tham hối lộ đã đâm rễ sâu và được quảng cáo bởi các cơ cấu kinh tế và nền văn hóa, cũng như các hệ thống giá trị bị lèo lái bởi ước muốn tham lam kiếm tìm lợi nhuận. Đương đầu với nạn gian tham hối lộ có hệ thống là vấn đề bênh vực công lý của Thiên Chúa chống lại bất công kinh tế. Song song chiến dịch cũng nhắm khích lệ các thái độ sống tích cực và liêm chính.

Hồi tháng 9 năm 2009 Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô cũng đã phổ biến một tài liệu nêu bật sự cần thiết phải xậy dựng một trật tự kinh tế tài chánh mới nhằm bảo vệ các người nghèo và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh là cơ may giúp tín hữu Kitô dấn thân hoạt động để chữa lành xã hội đang lún sâu trong cảnh nghèo đói, thất nghiệp và hố sâu ngăn cách giữa thiểu số giầu và đại đa số nghèo. Nạn gian tham hối lộ và bất công xã hội là dấu chỉ mức độ vô luân của một hệ thống chỉ đề cao tiền bạc, quyền bính, tham lam vô độ và vô nhân. Trong các ngày 23-25 tháng 8 cũng có hội nghi quốc tế về nạn gian tham hối lộ và hệ thống kinh tế tài chánh liêm chính (SD 23-80-2013)

Linh Tiến Khải- Vatican Radio