Đức Thánh Cha gặp gỡ Hội đồng Giám Mục Hàn Quốc

Đức Thánh Cha gặp gỡ Hội đồng Giám Mục Hàn Quốc

Pope meets Korea Bishop

VATICAN. Chiều ngày 14-8-2014, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ các GM Hàn Quốc và nhắc nhở các vị về hai khía cạnh trong Sứ vụ Giám Mục: bảo tồn ký ức và bảo tồn hy vọng.

ĐTC đã từ phủ tổng thống Hàn Quốc đến trụ sở HĐGM cách đó 12 cây số vào lúc quá 5 giờ chiều. Tại đây ngài đã được 2 Hồng Y và 33 GM thuộc 16 giáo phận toàn quốc.

Đức Cha Phêrô Khương Vũ Nhất (Kang U-il) GM giáo phận Tể Châu (Cheju), Chủ tịch HĐGM Hàn Quốc, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC.

Và trong huấn dụ bằng tiếng Ý, được dịch ra tiếng Hàn từng đoạn một, ĐTC khai triển nghĩa vụ của các GM là bảo vệ đoàn chiên Chúa và nhấn mạnh đến hai khía cạnh của việc bảo vệ này, đó là bảo tồn ký ức và bảo tồn hy vọng.

– Trước tiên là bảo tồn ký ức. Anh em là con cháu của các vị tử đạo, là những người thừa kế chứng tá đức tin anh dũng của các vị nơi Chúa Kitô. Ngoài ra anh em là người thừa kế truyền thống, ngoại thường, bắt đầu và tăng trưởng phần lớn nhờ lòng trung thành, kiên trì và công việc của các thế hệ giáo dân. Thật là điều đầy ý nghĩa sự kiện lịch sử Giáo Hội tại Hàn Quốc được khởi đầu với một cuộc gặp gỡ trực tiếp với Lời Chúa. Đó là một vẻ đẹp nội tại và sự toàn vẹn của Sứ điệp Kitô, Tin Mừng và lời mời gọi hoán cải, canh tân nội tâm và sống đời bác ái – gây ấn tượng mạnh nơi Ông Lý Bách (Yi Byeok, 1754-1785) và các kỳ lão của thế hệ đầu tiên. Điều này phản ánh qua sức sinh động của các giáo xứ, của các phong trào Giáo Hội, trong sự quan tâm mục vụ đối với giới trẻ và trong các trường Công Giáo, trong các chủng viện và trong các đại học cũng như trong các chương trình giáo lý vững chắc. Giáo Hội tại Hàn Quốc được quí chuộng vì vai trò của mình trong đời sống tinh thần và văn hóa của quốc gia và vì động lực truyền giáo mạnh mẽ.

Là người bảo tồn ký ức không phải chỉ có nghĩa là nhớ lại và bảo tồn những ân phúc quá khứ. Nó cũng có nghĩa là kín múc từ đó những nguồn lực thiêng liêng để đáp ứng một cách sáng suốt và quyết liệt với niềm hy vọng, những lời hứa và thách đố tương lai. Xét cho cùng, đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tại Hàn Quốc không chỉ được đo lường bằng những yếu tố bên ngoài, số lượng và các cơ chế; đúng hơn đời sống và sứ mạng Giáo Hội phải được phán đoán trong ánh sáng minh bạch của Tin Mừng và lời mời gọi hoán cải, trở về cùng Chúa Giêsu Kitô. Bảo tồn ký ức có nghĩa là ý thức rằng sự tăng trưởng đến từ Thiên Chúa (Xc 1 Cr 3,6) và đồng thời là thành quả của sự kiên nhân và bền chí làm việc, trong quá khứ cũng như hiện nay. Ký ức chúng ta về các vị tử đạo và các thế hệ Kitô trước đây phải có tính chất thực tiễn, chứ không lý tưởng hóa hoặc háo thắng. Nhìn lại quá khứ bà mà không lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi hoán cải trong hiện tại thì sẽ không giúp chúng ta tiến bước; trái lại nó sẽ cản trở hoặc thậm chí nó chặn đứng sự tiến triển thiêng liêng của chúng ta.

ĐTC nói tiếp: Thứ hai là bảo tồn hy vọng: niềm hy vọng do Tin Mừng ân sủng và từ bi của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô trao tặng, niềm hy vọng đã soi sáng cho các vị tử đạo. Chúng ta được mời gọi công bố niềm hy vọng ấy cho một thế giới, tuy thịnh vượng về vật chất, nhưng vẫn đang tìm kiếm một cái gì hơn nữa, một cái gì chân thực và sung mãn. Anh em hãy bảo tồn niềm hy vọng này bằng cách duy trì sinh động ngọn lửa thánh thiện, bác ái huynh đệ và lòng nhiệt thành truyền giáo trong niềm hiệp thông của Giáo Hội.

Là một Giáo Hội thừa sai, một Giáo Hội luôn đi ra ngoài, hướng về thế giới, đặc biệt là hướng về các ngoại ô của xã hội hiện đại, đòi phải phát triển một sở thích tinh thần làm cho chúng ta có khả năng đón nhận và đồng hóa với mỗi chi thế của Thân Mình Chúa Kitô (Xc Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 268). Theo nghĩa này, cần chứng tỏ một sự quan tâm đặc biệt trong các cộng đoàn chúng ta đối với các trẻ em và những khát vọng của người trẻ; cũng như quan tâm đến người già, bảo tồn sự khôn ngoan và kinh nghiệm của người già.

Bảo tồn hy vọng cũng bao hàm việc bảo đảm sao cho chứng tá ngôn sứ của Giáo Hội tại Hàn Quốc tiếp tục được biểu lộ qua sự quan tâm đến người nghèo và các chương trình liên đới, nhất là đối với những người tị nạn và di dân, những người sống ngoài lề xã hội; trong sự liên lỷ hoạt động để thăng tiến về mặt xã hội, công ăn việc làm và giáo dục. Chúng ta có thể gặp nguy cơ thu hẹp sự dấn thân của chúng ta cho người túng thiếu vào chiều kích từ thiện mà quên đi nhu cầu của mỗi người cần được tăng trưởng như con người va có thể biểu lộ nhân cách, sự sáng vào và văn hóa của mình trong phẩm giá. Lý tưởng tông đồ của một Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo được diễn tả hùng hồn trong các cộng đồng Kitô tiên khởi tại đất nước anh em. Tôi cầu mong rằng lý tưởng này tiếp tục uốn nắn hành trình của Giáo Hội tại Hàn Quốc trong cuộc lữ hành hướng về tương lai.

Một chứng tá ngôn sứ theo Tin Mừng trình bày một số thách đố đặc biệt đối với Giáo Hội tại Hàn Quốc, xét vì Giáo Hội đang sống và hoạt động giữa một xã hội sung túc nhưng ngày càng bị tục hóa và duy vật. Trong những hoàn cảnh ấy, các nhân viên mục vụ bị cám dỗ muốn sử dụng không những kiểu mẫu quản trị hữu hiệu, những chương trình và tổ chức được thế giới doanh nghiệp thu hút, nhưng cả một lối sống và một não trạng được hướng dẫn bằng những tiêu chuẩn trần tục về sự thành công và thậm chí cả về quyền lực thay vì theo các tiêu chuẩn mà Chúa Giêsu đã nêu lên trong Tin Mừng. ”Khốn cho chúng ta nếu Thập Giá bị tước mất khả năng phán đoán sự khôn ngoan của thế gian này! (Xc 1 Cr 1,17). Tôi khuyên anh em và các linh mục của anh em hãy chống lại cám dỗ này dưới mọi hình thức”.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

————————————————————————————————–

Đây là nguyên văn bài đọc bằng Anh ngữ của ĐTC trong buổi gặp mặt Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn.

Dear Brother Bishops,

I greet all of you with deep affection and I thank Bishop Peter U-il Kang for his words of fraternal welcome on your behalf.  It is a blessing for me to be here and to witness at first hand the vibrant life of the Church in Korea.  As pastors, you are responsible for guarding the Lord’sflock.  You are guardians of the wondrous works which he accomplishes in his people.  Guarding is one of the tasks specifically entrusted to the bishop: looking after God’s people.  Today I would like to reflect with you as a brother bishop on two central aspects of the task of guarding God’s people in this country: to be guardians of memory and guardians of hope.

To be guardians of memory.  The beatification of Paul Yun Ji-chung and his companions is an occasion for us to thank the Lord, who from the seeds sown by the martyrs has brought forth an abundant harvest of grace in this land.  You are the children of the martyrs, heirs to their heroic witness of faith in Christ.  You are also heirs to an impressive tradition which began, and largely grew, through the fidelity, perseverance and work of generations of lay persons.  It is significant that the history of the Church in Korea began with a direct encounter with the word of God.  It was the intrinsic beauty and integrity of the Christian message – the Gospel and its summons to conversion, interior renewal and a life of charity – that spoke to Yi Byeok and the noble elders of the first generation; and it is to that message, in its purity, that the Church in Korea looks, as if in a mirror, to find her truest self.

The fruitfulness of the Gospel on Korean soil, and the great legacy handed down from your forefathers in the faith, can be seen today in the flowering of active parishes and ecclesial movements, in solid programs of catechesis and outreach to young people, and inthe Catholic schools, seminaries and universities.  The Church in Korea is esteemed for its role in the spiritual and cultural life of the nation and its strong missionary impulse.  From being a land of mission, yours has now become a land of missionaries; and the universal Church continues to benefit from the many priests and religious whom you have sent forth.

Being guardians of memory means more than remembering and treasuring the graces of the past; it also means drawing from them the spiritual resources to confront with vision and determination the hopes, the promise and the challenges of the future.  As you yourselves have noted, the life and mission of the Church in Korea are not ultimately measured in external, quantitative and institutional terms; rather, they must be judged in the clear light of the Gospel and its call to conversion to the person of Jesus Christ.  To be guardians of memory means realizing that while the growth is from God (cf. 1 Cor 3:6), it is also the fruit of quiet and persevering labor, past and present.  Our memory of the martyrs and past generations of Christians must be one that is realistic, not idealized or “triumphalistic”.  Looking to the past without hearing God’s call to conversion in the present will not help us move forward; instead, it will only hold us back and even halt our spiritual progress.

In addition to being guardians of memory, dear brothers, you are also called to be guardians of hope: the hope held out by the Gospel of God’s grace and mercy in Jesus Christ, the hope which inspired the martyrs.  It is this hope which we are challenged to proclaim to a world that, for all its material prosperity, is seeking something more, something greater, something authentic and fulfilling.  You and your brother priests offer this hope by your ministry of sanctification, which not only leads the faithful to the sources of grace in the liturgy and the sacraments, but also constantly urges them to press forward in response to the upward call of God (cf. Phil 3:14).  You guard this hope by keeping alive the flame of holiness, fraternal charity and missionary zeal within the Church’s communion.  For this reason, I ask you to remain ever close to your priests, encouraging them in their daily labors, their pursuit of sanctity and their proclamation of the Gospel of salvation.  I ask you to convey to them my affectionate greeting and my gratitude for their dedicated service to God’s people.

If we accept the challenge of being a missionary Church, a Church which constantly goes forth to the world and, especially, to the peripheries of contemporary society, we will need to foster that “spiritual taste” which enables us to embrace and identify with each member of Christ’s body (cf. Evangelii Gaudium, 268).  Here particular care and concern needs to be shown for the children and the elderly in our communities.  How can we be guardians of hope if we neglect the memory, the wisdom and the experience of the elderly, and the aspirations of our young?  In this regard, I would ask you to be concerned in a special way for the education of children, supporting the indispensable mission not only of the universities, but also Catholic schools at every level, beginning with elementary schools, where young minds and hearts are shaped in love for the Lord and his Church, in the good, the true and the beautiful, and where children learn to be good Christians and upright citizens.

Being guardians of hope also entails ensuring that the prophetic witness of the Church in Korea remains evident in its concern for the poor and in its programs of outreach, particularly to refugees and migrants and those living on the margins of society.  This concern should be seen not only in concrete charitable initiatives, which are so necessary, but also in the ongoing work of social, occupational and educational promotion.  We can risk reducing our work with those in need to its institutional dimension alone, while overlooking each individual’s need to grow as a person and to express in a worthy manner his or her own personality, creativity and culture.  Solidarity with the poor has to be seen as an essential element of the Christian life; through preaching and catechesis grounded in the rich patrimony of the Church’s social teaching, it must penetrate the hearts and minds of the faithful and be reflected in every aspect of ecclesial life.  The apostolic ideal of “a Church of and for the poor” found eloquent expression in the first Christian communities of your nation.  I pray that this ideal will continue to shape the pilgrim path of the Church in Korea as she looks to the future.  I am convinced that if the face of the Church is first and foremost a face of love, more and more young people will be drawn to the heart of Jesus ever aflame with divine love in the communion of his mystical body.

Dear brothers, a prophetic witness to the Gospel presents particular challenges to the Church in Korea, since she carries out her life and ministry amid a prosperous, yet increasingly secularized and materialistic society.  In such circumstances it is tempting for pastoral ministers to adopt not only effective models of management, planning and organization drawn from the business world, but also a lifestyle and mentality guided more by worldly criteria of success, and indeed power, than by the criteria which Jesus sets out in the Gospel.  Woe to us if the cross is emptied of its power to judge the wisdom of this world (cf. 1 Cor 1:17)!  I urge you and your brother priests to reject this temptation in all its forms.  May we be saved from that spiritual and pastoral worldliness which stifles the Spirit, replaces conversion by complacency, and, in the process, dissipates all missionary fervor (cf. Evangelii Gaudium, 93-97)!

Dear brother Bishops, with these reflections on your role as guardians of memory and of hope, I want to encourage you in your efforts to build up the faithful in Korea in unity, holiness and zeal.  Memory and hope inspire us and guide us toward the future.  I remember all of you in my prayers and I urge you constantly to trust in the power of God’s grace: “The Lord is faithful; he will strengthen you and guard you from the evil one” (2 Thess 3:3).  May the prayers of Mary, Mother of the Church, bring to full flower in this land the seeds planted by the martyrs, watered by generations of faithful Catholics, and handed down to you as a pledge for the future of your country and of our world.  To you, and to all entrusted to your pastoral careand keeping, I cordially impart my Apostolic Blessing.

 

Comments are closed.