Đức Thánh Cha chúc mừng Đức Tân Thượng Phụ Chính Thống Copte

Đức Thánh Cha chúc mừng Đức Tân Thượng Phụ Chính Thống Copte

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 nồng nhiệt chúc mừng Đức tân Thượng Phụ Anba Tawadros, Giáo Chủ Chính Thống Copte Ai Cập.

Đức Thượng Phụ Tawadros, nguyên là GM phụ tá giáo phận Beheria, đã đắc cử hôm 4 tháng 11-2012, kế nhiệm Đức Thượng Phụ Shenuda III, 88 tuổi, qua đời hồi tháng 3 năm nay, sau 40 năm cai quản Giáo Hội này.

Trong điện văn công bố hôm 5 tháng 11-2012 tại Vatican, ĐTC bày tỏ với Đức tân Thượng Phụ, toàn thể hàng giáo sĩ và tín hữu, những lời cầu chúc tốt đẹp nhất và tình liên đới trong kinh nguyện, xin Chúa tuôn đổ phúc lành trên sứ vụ Đức Thượng Phụ sắp lãnh nhận.

ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Trong thời kỳ có nhiều thách đố hiện nay, điều quan trọng đối với mọi Kitô hữu là làm chứng về tình thương và tình hiệp thông liên kết họ với nhau, nhớ đến lời nguyện của Chúa trong bữa Tiệc Ly: Ước gì chúng được nên một, để thế gian tin (Xc Ga 17,21). Tôi cũng cảm tạ Đấng Tối Cao vì những tiến bộ đã đạt được dưới thời vị tiền nhiệm đáng kính mến của Đức Thượng Phụ, trong quan hệ giữa Giáo Hội Chính Thống Copte và Giáo Hội Công Giáo”.

Sau cùng, ĐTC ”hy vọng và cầu nguyện để tình thân hữu và đối thoại giữa chúng ta, được Thánh Linh hướng dẫn, sẽ mang lại những thành quả, trong tình liên đới chặt chẽ hơn và sự hòa giải lâu bền”.

Lễ nhậm chức của Đức Thượng Phụ Tawadros sẽ được cử hành vào ngày 18-11 tới đây với sự tham dự của Tổng thống Mohammed Mustri cùng với nhiều vị quốc trưởng Âu Châu, các vị đại sứ và nhiều quan chức chính quyền.

Đức tân Thượng Phụ Tawadros năm nay 60 tuổi, nguyên là một dược sĩ trước khi đi tu. Các cơ quan truyền thông Ai Cập đề cao kiến thức thần học cũng như các hoạt động mục vụ của ngài với giới trẻ. Ngài được chọn làm vị Thượng Phụ thứ 118 của Chính Thống Copte theo một thể thức phức tạp, qua nhiều giai đoạn. Và chúa nhật 4 tháng 11 vừa qua, một em bé đã bốc thăm chọn 1 trong 3 ứng viên chung kết. Các tín hữu Chính Thống Copte xác tín rằng Chúa dùng một bàn tay trẻ em thơ ngây để chọn người cai quản Giáo Hội. Hôm đó cũng trùng vào sinh nhật thứ 60 của Đức Tân Thượng Phụ.

Chính phủ Ai Cập và đảng Anh em Hồi giáo đã chúc mừng Đức tân Thượng Phụ Tawadros. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức Cha Barnaba El Soryany, GM giáo phận thánh Giorgio của Chính Thống Copte ở Roma nhận định rằng Đức Thượng Phụ Tawadros là một người rất tích cực đối với toàn dân Copte, đặc biệt là ở Ai cập. Việc ngài được chọn thực là một món quà đối với tất cả mọi người. Đức Tawadros cũng là người rất bình tĩnh và được nhiều người yêu mến. ”Cùng ngài chúng tôi sẽ tiến bước, và Giáo Hội sẽ tiến bước trong cuộc đối thoại: ngài hy vọng nhiều nơi cuộc đối thoại.”

HĐGM Đức đã gửi điện chúc mừng Đức Thượng Phụ Tawadros. Đức TGM Chủ tịch Robert Zollitsch cầu chúc Đức tân Thượng Phụ được Chúa chúc lành trong trách vụ lớn lao và trách nhiệm nặng nề. Đồng thời ngài kêu gọi chính quyền Ai Cập tôn trọng tự do tôn giáo của mọi người dân cũng như cổ võ đối thoại giữa các tôn giáo. Đức TGM Zollitsch ca ngợi sự dấn thân của Giáo Hội Chính Thống Copte trong cuộc đối thoại đại kết đồng thời khẳng định rằng ”Tôi rất vui mừng vì có những tiếp xúc tốt đẹp giữa Giáo Hội Chính Thống Copte với Giáo Hội Công Giáo Copte Ai Cập dưới quyền điều khiển của ĐHY Thượng Phụ Antonios Naguib”.

Giáo Hội Chính Thống Copte là cộng đoàn Kitô đông nhất tại Ai Cập và bắt nguồn từ thánh Marco Thánh Sử. Số tín hữu của Giáo Hội này được ước lượng từ 5 đến 12 triệu trong tổng số 80 triệu dân Ai Cập. Ngoài ra có khoảng nửa triệu tín hữu Copte sinh sống tại nước ngoài. (KNA 5-11-2012)

G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican

LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ

LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ

Người Việt ta từ ngàn năm xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ là loại chữ tượng thanh, ghép những chữ cái thành từ. Chữ Việt có  trước cả chữ Hán hàng ngàn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt nam đã có những khám phá và còn tiếp tục truy tìm. Cùng với các nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học Pháp, Anh, Mỹ, Tiệp và nhất là Trung Hoa (Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu) đều khẳng định người Việt đã có chữ viết riêng từ trước kỷ Công nguyên (BC).

Bộ chữ này lưu lại trong nền văn hóa tiền Việt – Mường. Trên các mặt Trống Đồng và nhiều di vật cổ xưa khác đã được khai quật ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ và rải rác ở vùng cực bắc biên giới Việt Nam, đều có một dạng ký hiệu giống nhau, những hình con nòng nọc là những tự dạng, biểu tượng để ghi chép lại những âm thanh cấu thành từ ngữ. Đó chính là chữ Việt cổ, bộ chữ Việt cổ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt từ ngàn xưa.

(ĐỌC TIẾP XIN VÀO LINK DẪN . . . .lich su chu quoc ngu)

Chỉ luôn muốn sự thiện và nhìn người khác với cái nhìn của Thiên Chúa

Chỉ luôn muốn sự thiện và nhìn người khác với cái nhìn của Thiên Chúa

Từ Thiên Chúa, chúng ta luôn luôn và chỉ học biết muốn sự thiện chứ không bao giờ muốn sự dữ. Chúng ta học biết nhìn người khác với cái nhìn của Chúa Giêsu Kitô: một cái nhìn của tình yêu thương khởi hành từ con tim và không dừng lại ở ngoại diện, nhưng vượt qua các dáng vẻ bề ngoài để tiếp nhận được các chờ mong sâu thẳm của người khác được lắng nghe và được chú ý.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 5 tháng 11-2012 để đọc kinh Truyền Tin với ngài.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Mc 12,28-34) tái đề nghị với chúng ta giáo huấn của Chúa Giêsu liên quan tới giới răn trọng nhất: giới răn của tình yêu thương: mến Chúa, yêu người. Các thánh, mà chúng ta vừa mới cử hành trong cùng một ngày lễ trọng, chính là những người tín thác nơi ơn thánh của Thiên Chúa và tìm sống theo luật nền tảng này. Thật thế, giới răn yêu thương có thể được thực thi một cách tràn đầy bởi người sống tương quan sâu xa với Thiên Chúa, y như đứa bé có khả năng yêu thương từ một tương quan tốt với cha mẹ nó. Thánh Gioan thành Avila, mà tôi mới tuyên bố là Tiến Sĩ Hội Thánh, viết ở đầu ”Khảo luận về tình yệu Thiên Chúa” của người như sau: ”Lý do mạnh nhất thúc đẩy con tim chúng ta yêu mến Thiên Chúa là nhìn lại tình yêu mà Người có đối với chúng ta… Hơn các lợi ích khác, điều này thúc đẩy con tim yêu mến; bởi vì người làm một điều lành cho người khác, thì cho họ cái gì mình có; nhưng người yêu thương, thì trao ban chính mình với tất cả những cái mình có, mà không còn lại gì khác để cho” (s. 1). Trước khi là một giới răn, tình yêu là một ơn, một thực tại, mà Thiên Chúa làm cho chúng ta nhận biết và sống kinh nghiệm, để như một hạt giống, nó có thể nảy mầm cả bên trong chúng ta và phát triển trong cuộc sống chúng ta.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ:

Nếu tình yêu của Thiên Chúa đã đâm rễ sâu trong một người, thì người đó có khả năng yêu thương cả người không đáng được yêu, y như Thiên Chúa yêu thương chúng ta vậy. Cha mẹ không chỉ yêu thương con cái khi chúng xứng đáng thôi, nhưng các ngài luôn luôn yêu thương chúng, dĩ nhiên cả khi các ngài làm cho chúng hiểu khi chúng sai. Chúng ta học được từ Thiên Chúa chỉ luôn luôn muốn sự lành và không bao giờ muốn sự dữ. Chúng ta học nhìn người khác với cái nhìn của Chúa Giêsu Kitô. Một cái nhìn phát xuất từ con tim và không dừng lại ở bề ngoài, nhưng đi xa hơn các dáng vẻ bề ngoài và đón nhận được các chờ mong của người khác: được lắng nghe và chú ý một cách nhưng không; tắt một lời một cái nhìn của tinh yêu thương. Nhưng cũng xảy ra điều ngược lại, đó là khi tôi rộng mở cho người khác như họ là, bằng cách đến gặp gỡ họ, sẵn sàng đối với họ, thì tôi cũng rộng mở cho việc hiểu biết Thiên Chúa, cảm nhận rằng Người hiên hữu và tốt lành. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân không thể tách rời nhau và có tương quan hai chiều với nhau. Đức Giêsu đã không sáng chế ra tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, nhưng Người đã vén mở cho thấy chúng là một giới rằn duy nhất; và Người đã không chỉ vén mở nó bằng lời nói, mà nhất là bằng chứng tá của Người: Chính Con Người của Đức Giêsu và tất cả mầu nhiệm của Người nhập thể sự hiệp nhất của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, như hai cánh dọc và ngang của Thập Giá. Trong Bí tích Thánh Thể Người ban cho chúng ta tình yêu hai chiều ấy bằng cách tự hiến Chính Mình, để được nuôi dưỡng bởi Bánh này, chúng ta cũng yêu nhau như Người đã yêu chúng ta.

Anh chị em thân mến, qua sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy cầu nguyện để mọi kitô hữu biết chứng tỏ đức tin của mình nơi một Thiên Chúa duy nhất với chứng tá trong sáng của tình yêu thương đối với tha nhân.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau đó Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Bằng tiếng Pháp ngài nói: Khi yêu mến Thiên Chúa duy nhất và yêu mến tha nhân như chính mình, chúng ta xây dựng sự hài hòa và bình an trong các gia đình, các cộng đoàn và đất nước của chúng ta. Để hiểu biết giới răn này của Chúa nhiều hơn, mỗi ngày anh chị em hãy tìm ra thời giờ đọc và suy niệm Lời Chúa. Như đối với các thánh, Lời Chúa sẽ là ánh sáng cho chiếu bước đi của anh chị em và là niềm vui cho con tim của anh chị em.

Chào đoàn tín hữu dòng Ba Phanxicô Slovenia Đức Thánh Cha cầu mong chuyến hành hương Roma khích lệ họ luôn là chứng nhân tươi vui của tình yêu Thiên Chúa trong suốt Năm Đức Tin này.

Bằng tiếng Đức ngài cầu chúc ánh sáng tình yêu của Chúa giúp mọi người nhận ra nơi tha nhân hình ảnh của Thiên Chúa và yêu mến họ. Vì đó là dấu chỉ Nước Chúa hiện hiện trong thế giới này.

Linh Tiến Khải – Vietvatican

VIỆC LÀM CỦA ĐỨC TIN LÀ ĐỨC ÁI

 VIỆC LÀM CỦA ĐỨC TIN LÀ ĐỨC ÁI

Trong Do-thái giáo có tất cả 613 điều luật. Học thuộc những điều luật này đã là khó, nói chi đến việc cắt nghĩa cho chính xác và tuân thủ vẹn toàn. Vì thế trong đầu óc một tín hữu Do-thái giáo luôn thấp thoáng câu hỏi: Luật nào là quan trọng nhất? Không có dân tộc nào say mê luật như dân tộc Do-thái. Người Do-thái đặt ra đủ các thứ luật. Họ giữ luật cặn kẽ chi li. Họ học luật ngay từ khi còn nhỏ. Họ đeo cả lề luật trên trán, trên tay. Nhưng vì quá say mê luật nên họ bị luẩn quẩn trong một mớ bòng bong, không còn biết giữ luật thế nào cho đúng, không còn biết đâu là luật quan trọng đâu là luật bình thường. Ðạo Do-thái dựa trên 10 điều răn. Trải qua các thế hệ, họ chú giải thêm thành 613 luật. Trong đó có 248 luật khuyên làm và 365 luật cấm làm. Họ không đồng ý với nhau về điều luật nào trọng nhất, nên trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay, có một luật sĩ đã đến hỏi Chúa Giêsu: "Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?". Người đáp: "Hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn giới răn thứ hai: Hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mc 12,30-31). Giới răn thứ nhất trích trong sách Ðệ Nhị luật 6, 5. Giới răn thứ hai rút trong sách Thứ luật 19,18. Như vậy Chúa Giê-su đã nâng luật yêu người ngang với luật mến Chúa. Người đã kết hợp thành một luật duy nhất: "Mến Chúa yêu người".

1. Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.

Thiên Chúa là chủ tể trời đất. Ngài dựng nên muôn loài muôn vật. Ngài là nguồn mạch sự sống và là cùng đích của muôn loài muôn vật.

Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả con cái.

Vì thế ta phải yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Thiên Chúa là quan trọng nhất của con người.

Còn chúng ta, điều gì quan trọng nhất?

Có người cho đó là tiền: có tiền mua tiên cũng được. Mọi người đều cần tiền. Đồng tiền ảnh hưởng trên mọi sinh hoạt, chi phối mọi sinh hoạt, thậm chí còn là mục đích của mọi sinh hoạt. Điều quan trọng hơn cả là làm sao kiếm được nhiều tiền, càng nhiều càng tốt. Tiền bạc là thước đo sự thành công ở đời.

Có người cho đó là địa vị: làm thế nào để có chỗ đứng trong xã hội, được người khác kính trọng, phục tùng.

Người khác cho đó là tình yêu: chỉ có tình yêu mới làm cho người ta hạnh phúc. Đối với đôi nam nữ đang yêu thì tình yêu là quan trọng nhất.

Nhiều người cho đó là học vấn: đối với học sinh hay sinh viên, đỗ đạt là quan trọng nhất.

Đối với phần đông những người trưởng thành, thì điều quan trọng là vợ con, là gia đình, là nghề nghiệp, là nơi ăn chốn ở.

Thực tế ở đời có rất nhiều điều quan trọng, tuỳ ở hoàn cảnh và tuỳ ở từng người. Nhưng nếu điều gì cũng quan trọng nhất thì cuối cùng chẳng có gì là nhất cả, mọi sự đều tương đối. Mọi sự đều tương đối, nhưng mọi sự đều quan trọng, kể cả niềm tin tôn giáo, kể cả Chúa. Đó là não trạng của con người thời nay, là cám dỗ của thời đại.

Người tin Chúa và theo Chúa, cũng có người nghĩ như vậy: tiền quan trọng, mà Chúa cũng quan trọng. Có những người khá hơn, trên lý thuyết vẫn cho Chúa là quan trọng nhất, nhưng trong thực tế có những lúc tiền bạc, tình yêu và thành công ở đời cũng quan trọng như Chúa.

Nhiều người nghĩ rằng ở thế gian này không có gì là duy nhất, kể cả những điều loài người thường cho là cao quý như là chân thiện mỹ chẳng hạn. Có những điều đối với người này là chân lý, đối với người kia lại là sai lầm; đối với người này là tốt, đối người kia là không; đối với một số người là đẹp, đối với những người khác là xấu. Không có gì tuyệt đối ở trần gian. Cám dỗ tương đối hoá mọi sự là cám dỗ lớn nhất của thời đại chúng ta. Cám dỗ này rất nguy hiểm. Dễ sa ngã vì con người không muốn bị ràng buộc và hướng chiều về hưởng thụ.

Thế gian không có gì là duy nhất, không có gì là tuyệt đối.

Thiên Chúa là Siêu Việt, là Vĩnh Hằng. Mọi sự đều qua đi. Chỉ có Chúa mới là quan trọng nhất, chỉ có Chúa mới là Tuyệt Đối. Do đó chúng ta được mời gọi yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực của mình.

Chúa Giê-su đã lập lại lời kêu gọi đó, khi trả lời cho người thông luật muốn hỏi trong các giới răn điều nào quan trọng nhất. Yêu mến Thiên Chúa là điều quan trọng nhất.

2. Yêu tha nhân như chính mình.

Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa. Còn hơn thế nữa, yêu tha nhân chính là yêu Chúa. Vì Chúa đã tự đồng hóa với con người, với những người bé nhỏ nhất trong xã hội. Điều này chính Chúa Giê-su đã công khai minh định: “Ta bảo thật, mỗi lần các ngươi giúp đỡ một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Thành ra hai giới răn chỉ là một. Đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một giới răn.Thánh Gio-an quả quyết: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là một kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Ðấng mà họ không thấy" (1Ga 4,20); “Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn ở trong bóng tối” (1 Ga 2, 9 ).

Đối với Chúa Giê-su, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.

Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật.

Lề luật của Chúa cô đọng trong một thái độ là yêu mến. Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc nệ luật.Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. Vì "Yêu mến là chu toàn lề luật" (Rm 13,10).

3. Việc làm của Đức tin là Đức ái.

Thánh Gia-cô-bê nói một câu bất hủ: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). “Việc làm” mà Thánh Tông Đồ nói đến là thực hành bác ái. Thánh Phao-lô ca ngợi đức mến: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).

Đức tin và Đức mến liên hệ mật thiết với nhau.

Trong Tông thư “Cánh Cửa Đức Tin”, Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI viết: Năm Đức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái. Thánh Phaolô nhắc nhở: "Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là đức tin, đức cậy và đức mến. Nhưng lớn hơn cả là đức mến” (1 Cr 13,13). Và Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ, với những lời càng mạnh hơn nữa, luôn thúc đẩy các tín hữu Kitô, quả quyết rằng: "Hỡi anh chị em, nếu một người nói mình có đức tin mà lại không có việc làm thì ích gì? Đức tin ấy có thể cứu họ được không? Nếu một người anh em, chị em, không có y phục và lương thực hằng ngày và một người trong anh chị em nói: "Hãy đi bình an, hãy sưởi ấm và ăn no" nhưng lại không cho họ những gì cần thiết cho thân thể họ, thì hỏi có ích gì? Đức tin cũng vậy, nếu không có việc làm đi kèm, thì tự nó là đức tin chết. Trái lại một người có thể nói: "Anh có đức tin và tôi có việc làm; hãy tỏ cho tôi đức tin không có việc làm của anh, và tôi, qua việc làm tôi chứng tỏ cho anh đức tin của tôi" (Gc 2,14-18).

Đức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Đức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Ki-tô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Ki-tô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. "Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy" (Mt 25,40): những lời này là một lời cảnh giác không nên quên, và là một lời mời gọi trường kỳ hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Đó là đức tin giúp nhận ra Chúa Ki-tô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Được đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi "trời mới đất mới, trong đó có công lý cư ngụ" (2 Pr 3,13 ; x. Kh 21,1 – Porta Fidei, Số 14).

Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN nói về mối liên hệ đức tin và đức mến: Cách riêng, trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, đức tin của người Công giáo cần được thể hiện qua việc thực thi bác ái. Đức Tin và Đức Mến cần đến nhau và hỗ trợ cho nhau: “Chính đức Tin giúp chúng ta nhận ra Chúa Ki-tô và chính tình yêu Chúa thôi thúc chúng ta chạy đến phục vụ Chúa mỗi khi Người trở thành người thân cận của chúng ta trên nẻo đường cuộc sống”. Được Lời Chúa soi sáng và tình yêu Chúa thấm nhập trong suy nghĩ cũng như hành động, chúng ta sẽ trở nên những chứng tá đáng tin trong xã hội ngày nay (Số 7).

Năm Đức Tin sống Đức Ái, chúng ta cùng chung tay với Chúa Giê-su thực hiện Năm Hồng Ân của Thiên Chúa (x. Lc 4,19).

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

YÊU MẾN CHÚA HẾT LÒNG VÀ THƯƠNG YÊU NGƯỜI THÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH

 YÊU MẾN CHÚA HẾT LÒNG VÀ THƯƠNG YÊU NGƯỜI THÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH

Đoạn Phúc Âm Thánh Máccô hôm nay thuật lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và một trong các kinh sư, được cấu trúc một cách đơn sơ:
 
– a)  đặt câu hỏi nhập đề: " Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều nào đứng đầu" (Mc 12, 28),
 
– b) tiếp theo là câu trả lời của Chúa Giêsu: " Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực…Yêu mến người thân cận như chính mình" (Mc 12, 29-31).
 
– c)  câu trả lời của Chúa Giêsu được đón nhận một cách thích thú, người đối thoại bày tỏ ý kiến ngưỡng mộ và  lập lại: " Thưa Thầy, Thầy nói rất đúng…Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều qúy hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ" (Mc 12, 33).
 
– d) và đến phiên Chúa Giêsu xác nhận giá trị sự hiểu biết của ông: " Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu " (Mc 12, 34).
 
Câu bình luận cuối cùng của Thánh Marco kết thúc đoạn Phúc Âm và cũng kết thúc chuổi các cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các người đại diện Do Thái giáo được khởi đầu từ những dòng dầu của chương 12 (x. Mc 12, 13): "Sau đó không ai dám chất vấn Người nữa" (Mc 12, 34b).
 
1 – Trong đoạn Phúc Âm Thánh Máccô tuờng thuật lại cuộc hội thoại hôm nay giữa Chúa Giêsu và vị kinh sư, điều nổi bậc làm chúng ta chú ý là thái độ của vị kinh sư đối với Chúa Giêsu. Thái độ của ông khác với cử chỉ của những người Pharisêu hay những người thân tín của vua Hêrôđê cử đến, được Thánh Máccô ghi lại trong các cuộc đối thoại trước đó: "Họ cử mấy người Pharisêu và mấy người thuộc phái Hêrôđê đến cùng Người, để Người phải lỡ lời mà mắc bẫy" (Mc 12, 13).

Hoặc là đối với những người Sa đốc cũng vậy: "Có những người thuộc nhóm Sa đốc đến gặp Chúa Giêsu. Nhóm nầy chủ trương không có sự sống lại" (Mc 12, 18).
 
Thái độ không có gì là thân thiện của những nhóm người vừa kể cũng được Phúc Âm Thánh Mátthêu và Thánh Luca ghi lại: "Khi nghe tin Chúa Giêsu làm cho nhóm người Sa đốc phải câm miệng, những người Pharisêu họp lại với nhau. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Chúa Giêsu để thử Người" (Mt 22, 34-35). "Có mấy người thông thái luật kia đứng lên hỏi Chúa  Giêsu để thử Người " (Lc 10, 25).
 
Trong khi đó thì vị kinh sư  đối thoại với Chúa Giêsu không có gì là ác cảm đối với Người. Ông hỏi Người một cách thành thật và cảm nhận giá trị câu trả lời của Người:
 
"Thưa Thầy, trong mười điều răn, điều nào trọng nhất" (Mc 12, 28).
– "Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm. Thầy nói rất đúng" (Mc 12, 32).
 
Thái độ của vị kinh sư  đối thoại với Chúa Giêsu cho thấy không có gì  là ngụ ý bất chính bên dưới. Và câu cảm nhận giá trị  của ông, một thành viên có thẩm quyền của Do Thái giáo, cho thấy rằng lời giảng dạy của Chúa Giêsu không có gì ngược lại truyền thống tôn giáo của dân chúng Do Thái, đúng hơn là Chúa Giêsu giải thích Lề Luật Moisen theo chân lý, theo ý muốn của Thiên Chúa, đã được mạc khải ra trong Lề Luật: "Thưa Thầy hay lắm, Thầy nói rất đúng! Thiên Chúa là Đấng duy nhứt, ngoài Người ra không có Đấng nào khác" (Mc 12, 32).
 
Và cũng chính vì đó mà  đoạn Phúc Âm được dành không cho ai hơn là  Chúa Giêsu để cảm nhận định giá và  kết thúc: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu" (Mc 12, 34). Điều vừa kể cho thấy ngụ ý của Thánh Máccô muốn nói với vị kinh sư cũng như cho những ai đọc Phúc Âm Ngài: lời giảng dạy của Chúa Giêsu là những  giá trị tuyệt đối, đối với mọi người chúng ta.
 
2 – Câu hỏi dẫn nhập của vị  kinh sư, "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều nào đứng đầu " ( Mc 12, 28) là câu hỏi có liên quan đến bối cảnh bàn cải lúc đó giữa các kinh sư và các thầy thông thái luật Do Thái về tầm mức quan trọng của các giới răn và theo thứ bậc quan trọng nào. Đọc bản dịch Cựu Ước tiếng Hy Lạp, chúng ta thấy dịch giả có cách dịch không xác quyết như: "Điều răn nào là điều răn thứ nhứt trong hết mọi sự?" Nếu đề cập đến Lề  Luật Môsê, câu hỏi trên có ý nghĩa là "là điều răn quan trọng nhất trong các điều răn" hay "điều răn cao cả nhất".
 
Quan trọng nhất hay cao cả nhất, bởi vì bản Lề Luật Môsê là bản văn thể hiện thánh ý Thiên Chúa, được diển tả ra bằng các giới điều luật. Nói cách khác,Thiên Chúa mạc khải thánh ý Ngài qua các điều răn trong Lề Luật. Và câu trả lời của Chúa Giêsu cho vị kinh sư là những gì Người lấy lại tư tưởng được sách Đệ Nhị Luật ghi lại, và chúng ta đã nghe ở bài đọc thứ nhất: "Hãy nghe đây, hởi Israel ! Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhứt. Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em" (Dt 6, 4-5). Thánh Máccô không những chỉ trích lại câu 5, câu nêu lên điều răn: "Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em" (Dt 6, 5), mà còn ghi lại cả câu 4 của sách Đệ Nhị  Luật: " …Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất " (Dt 6, 4).
 
Cách trích lại cả hai câu vừa kể của Thánh Máccô từ sách Đệ Nhị Luật cho thấy ngụ ý của ngài. Không những giới răn đặt mỗi người chúng ta có bổn phận đối với  Thiên Chúa bằng tình thương và trách nhiệm cá nhân, "Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em", mà còn đặt mối tương quan tình thương và  trách nhiệm đó đối với Chúa trong nhãn quang đức tin của cộng đồng, bởi vì Thiên Chúa không phải chỉ là Thiên Chúa riêng rẻ của mỗi cá  nhân, mà còn là Chúa chung của cả cộng đồng nhân loại, "Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất ".
 
Và thương yêu Chúa bằng tình thương và trách nhiệm trong nhãn quang đức tin của cộng đồng là thương yêu Chúa và có trách nhiệm làm cho anh em của mình cũng biết để thương yêu Chúa như mình, vì  Chúa là Thiên Chúa duy nhứt, là nguồn hạnh phúc duy nhứt của cả nhân loại. Bổn phận truyền  giáo, loan báo cho anh em biết và  nhân chứng về Chúa để anh em cũng thương yêu, vâng phục và thờ phượng Người, là bổn phận của mỗi người đã được biết Chúa.
 
Còn nữa, câu (Dt 6, 4) sách Đệ Nhị Luật được Thánh Máccô trích dẫn còn nói lên đặc tính duy nhứt và độc quyền tình thương của con người phải có đối với Chúa: " Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất". Ngoài Thiên Chúa ra, không có một chúa nào khác. Cũng không có bất cứ của cải vật chất hay tinh thần nào khác là Chúa khiến con người phải thờ phượng và thương yêu. Quyền lực, của cải tài sản, trí khôn ngoan thông minh,  sắc đẹp, kể cả tình thương đôi lứa, gia đình không  thể là trung tâm điểm của cuộc sống con người và con người có thể hy sinh, cúng hiến cuộc sống mình cho những thực tại đó.
 
Tư tưởng đó được Chúa Giêsu giải thích để nhấn mạnh trong Phúc Âm Thánh Máccô: "Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi" (Mc 12, 30). Câu giải thích vừa kể hơi khác một chút đối với câu trong sách Đệ Nhị Luật: "Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em" (Dt 6, 5).
 
Tuy nhiên cả hai câu đều có  cùng một ý nghĩa, nói lên tình thương đối với Chúa là tình thương liên hệ, bao gồm đến tất cả mọi khả năng của con người. Không những chỉ thương yêu Chúa bằng tình cảm xôn xao trong tâm hồn, mà là quy động tất cả mọi khả năng con người chúng ta, từ "linh hồn" đến tình cảm "hết lòng", trí khôn , đến cả thân thể và sức lực thể xác " hết trí khôn và hết sức ngươi". Nói tóm lại, tình yêu dành cho Thiên Chúa là tình yêu trọn vẹn, từ thể xác  đến tinh thần, từ tài sản vật chất đến gia sản tâm linh, từ trí khôn đến sức lực thân thể.
 
3 – Đoạn sách Đệ Nhi Luật ở bài đọc thứ nhứt nói cho chúng ta mối tương quan giữa "mến yêu Thiên Chúa" và "tuân giữ mọi lề luật": "Như vậy, anh em cũng như con cháu anh em sẽ kính sợ Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người, mà tôi truyền cho anh em, và anh em sẽ được sống lâu" (Dt 6, 2). Tình yêu nói lên nền tảng sâu xa, phát xuất từ nội tâm sâu thẩm của con người, đối với các động tác của con người, ý thức và  tự do chọn lựa tác động của mình để thực hành.
 
Tuân giữ lề luật mà  không được hướng dẫn bằng xác tín lý trí là  hành động chính đáng, bằng tình thương, chỉ là  động tác máy móc, trống rổng bên ngoài. Mối tương quan giữa " tình yêu " và " tuân giữ mọi lề luật " đó, được Chúa Giêsu lấy lại từ điều răn thứ nhứt, " ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng…" kết hợp với điều răn thứ hai, " yêu mến người thân cận như chính mình", liên tưởng đến tư tưởng trong sách Lêvi: "Các ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu thương người đồng loại như chính mình: Ta là Thiên Chúa" (Lv 19, 18).
 
Theo văn mạch của đoạn văn vừa kể thì "người thân cận" được đề cập đên trong Phúc Âm Thánh Marco là người cùng một " quốc tịch" (những người thuộc về dân ngươi ( Lv 19, 18) hay " đồng bào", nói theo ngôn ngữ Việt chúng ta, dĩ nhiên kể cả " đồng bào Thượng ",như chúng ta thường nói, mặc dầu có lẽ chúng ta không cùng  một chủng tộc. Ý nghĩa vừa kể được đề cập đến trong bản dịch Hy Lạp, được gọi là bản dịch "Bảy Mươi", danh từ "người thân cận" (plesion), ám chỉ những người không cùng quốc tịch Do Thái, nhưng cùng sống chung với dân Do Thái  bên ngoài khuôn viên lãnh thổ đặc thù của họ, cũng phải được xem là "người thân cận", không phân biệt quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, là "người đồng loại " (Lv 19, 18).
 
Và như vậy, dựa vào văn mạch Cựu Ước, thành ngữ "như chính mình" (Mc 12, 31; Lv 19, 18), có nghĩa là cũng phải lo lắng cho họ nhu cầu cần thiết, ước vọng và lợi thú của " người thân cận", như là chính mình đứng ra lo cho mình.
 
4 – Trong câu trả lời của vị  kinh sư, đặt tầm quan trọng của hai điều răn  được đề cập, liên quan đến các nghi thức và  lễ vật tế tự: "Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và yêu người thân cận như chính mình, là điều qúy hơn mọi lể toàn thiêu và hy lễ" (Mc 12, 33).
 
Nhận xét của ông thoát xuất từ  những gì các tiên tri đã dạy bảo trong Cựu Ước:
 
"Ông Samuel nói: Chúa có ưa thích các lễ vật toàn thiêu và hy lễ, như ưa thích người ta vâng lời Chúa không? Nầy, vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu" (1 Sm 15, 22).
 
– "Chúa phán: Ngần  ấy hy lễ của các ngươi, đối với Ta nào có  nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ  bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên Ta chẳng thèm" (Is 1, 11).
 
– "Vì Ta muốn tình yêu chớ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là của lễ toàn thiêu" (Os 6,6).
 
Những đoạn văn vừa trích dẫn các sách tiên tri cho thấy không phải Thiên Chúa lên án hay từ chối của lễ dâng lên Người, cho bằng người đòi buộc con người vâng phục thánh ý Người:
 
* " …vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu" (1 Sm 15, 22).
  
* " …thích được các ngươi nhận biết hơn là của lễ toàn thiêu" (Os 6, 6).
 
Điều vừa kể cho thấy những gì Thiên Chúa đòi buộc nơi con người không thể hay không phải chỉ là những tác động thờ phượng, dâng cúng, tế tự bên ngoài, mà là sự dâng hiến bằng tác động và tâm tình sâu thẩm trong tâm hồn của mình cho Người, "..hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hêt sức lực" (Mc 12, 29). Trong lời bình luận cuối cùng của  đoạn Phúc Âm Thánh Marco hôm nay cho thấy Người nhìn nhận sự hiểu biết chính đáng và tâm hồn ngay thẳng của vị kinh sự đối thoại với Người: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu" (Mc 12, 34).
 
Nói một cách khái quát hơn, ai biết giải thích Thánh Kinh một cách đúng đắn, như vị  kinh sư đang đối thoại với Chúa Giêsu, hiểu được thánh ý Chúa Cha trong Sách Thánh và Lề Luật, sống vâng theo những gì Người muốn, là người sẽ "không còn xa Nước Thiên Chúa đâu". Và chắc chắn ghi lại câu khen ngợi vừa kể của Chúa Giêsu đối với vị kinh sư, Thánh Máccô viết một cách ẩn ý. Ẩn ý đó, chúng ta có thể làm sáng tỏ hơn bằng cách đặt câu hỏi: "Vậy thì vị kinh sư cần làm gì khác hơn, để tới được Nước Thiên Chúa, hội nhập vào và thực sự trọn hưởng được mọi hạnh phúc trong Nước Thiên Chúa?"
 
Câu trả lời được Phúc Âm Thánh Máccô đặt sẵn trước mặt vị kinh sư: Chúa Giêsu đang đứng trước mặt ông! Đó là hội nhập vào Chúa Giêsu, bước theo Người,trở thành môn đệ Người, sống với Người, bởi vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nơi con người Chúa Giêsu Thiên Chúa làm cho vuơng quốc của Người hiện diện: "Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Mt 12, 28).
 
Triều đại Thiên Chúa đang được Chúa Cha mạc khải cho chúng ta nơi con người Chúa Giêsu. Qua những gì suy niệm, đoạn Phúc Âm Thánh Máccô hôm nay là một lời mời gọi mọi tín hữu Chúa Kitô :
 
– sống nhân chứng Phúc Âm, trở thành môn  đệ Chúa Giêsu, sống khắn khít với Chúa Giêsu, yêu thương Chúa Cha với tất cả con người của mình
 
– và yêu thương, lo lắng, tạo mọi tốt đẹp cho anh em như cho chính mình.

Nguyễn Học Tập

GIỚI LUẬT CĂN BẢN

 GIỚI LUẬT CĂN BẢN

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM B (04/11/2012)
 [Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34]

Bản chất con người vốn dĩ là thích yêu hơn bị ghét, và nếu có yêu thì chỉ thích yêu mình hơn cả. Còn oái oăm hơn nữa là khi thù ghét người khác thì lại không muốn người ta thù ghét mình. Nếu không vì thế, các bậc thánh hiền đã không mất công truyền dạy “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (己 所 不 欲 勿 施 於 人: Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác – Khổng Tử); “Ái nhân như ái thân” (身 : Yêu người như yêu mình – Nho giáo). Thiên Chúa thì còn hơn thế nữa, tình yêu Người dành cho nhân loại đã lên tới tuyệt đỉnh: Vì tình yêu, Người đã dựng nên loài người có nam có nữ; cũng vì tình yêu, Người đã ban cả Con Một làm giá chuộc muôn người. Và chính Con Một Thiên Chúa – Đức Giê-su Ki-tô – luôn luôn day: "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó" (Mt 7, 12); "Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15,12); "Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13, 15).

Quả  nhiên tình yêu Thiên Chúa dành cho loài người là vô  cùng vô tận. Ngay khi dựng nên vũ trụ, Đấng Sáng Tạo đã  vì tình yêu bao la (tình bác ái) mà dựng nên con người theo hình ảnh Người, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất (St 1, 28). Tuy vậy nhưng Thiên Chúa vẫn không quên con người là vật thụ tạo, để tồn tại và phát triển thì vẫn rất cần đến một thứ tình yêu giới tính (tình ái), và vì thế nên "Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người". Và rồi Thiên Chúa phán với con người có nam có nữ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất" (St 1, 27-28).  

Trong Thông điệp "Thiên Chúa là Tình Yêu", ĐGH Biển Đức XVI đã lý giải rất rõ ràng về Tình Yêu Thiên Chúa. Luận điểm của ĐGH đã đi từ Cựu Ước tới Tân Ước theo "nhãn quan tôn giáo" (thần học – triết lý siêu nhiên) để nhận định và lý giải Tình Yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Tuy nhiên, ngài vẫn không quên "nhãn quan triết học" (triết lý nhân sinh), khi ngài viết: "Chiều kích triết học đáng nêu ra trong hình ảnh Thánh Kinh này, và tầm quan trọng từ quan điểm lịch sử các tôn giáo, là một mặt chúng ta thấy mình đứng trước một hình ảnh rất siêu hình của Thiên Chúa: Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối và là nguồn mạch của mọi loài; nhưng mặt khác, chủ tể tác tạo hoàn vũ này – Logos, Đấng Thượng trí – lại đồng thời là một người biết yêu với tất cả đam mê của một tình yêu thật sự. "Eros" (ái tình: 愛 情) vì thế đã nên tột cùng cao quý, nhưng đồng thời thuần khiết đến độ nên một với "agape" (bác ái: 博愛)." (Tđ "Thiên Chúa là Tình Yêu", số 19).

Thời Cựu Ước, Luật Mô-sê đuợc ban bố cho dân thi hành có tới 613 điều (trong đó có 365 điều xấu cấm làm và 248 điều tốt dạy phải làm). Tuy nhiên, giới luật của Thiên Chúa được ghi trên bia đá và trao cho ngôn sứ Mô-sê trên núi Si-nai (Xh 20, 1-21) chỉ có 10 điều, trong đó bao gồm 3 điều về yêu mến Thiên Chúa và 7 điều còn lại là yêu thương đồng loại. Như vậy, rút gọn lại, chỉ còn 2 điều cơ bản: Mến Chúa + yêu người. Và để tìm ra 2 giới luật căn bản này thì lại thấy ở 2 sách khác nhau trong Cựu Ước: Điều răn đầu trong sách Đệ nhị luật: "Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng, hết dạ, hết sức anh (em)" (Đnl 6, 5); điều răn sau trong sách Lê-vi:“Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 18). Đến thời Tân Ước thì chính Đức Giê-su Ki-tô – hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu – nối kết lại thành một giới răn quan trọng nhất: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó" (Mc 12, 29-31).

Tuy rằng Đức Ki-tô vẫn nói đó là 2 điều răn, nhưng thực chất giới răn này chỉ có một nội dung duy nhất là "Tình Yêu" được thể hiện bằng 2 chiều kích: Mến Chúa + yêu người. Hai chiều kích đó vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau, đan quyện vào nhau, không thể tách rời. Thật vậy, không thể yêu Thiên Chúa cách đích thực mà không yêu tha nhân, và ngược lại, không thể yêu tha nhân mà lại không yêu Thiên Chúa được. Vì thế ngay sau Lời dạy của Đức Ki-tô, thì chính kẻ đã thắc mắc – một kinh sư – cũng phải thốt lên: "Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ." (Mc 12, 32-33); và được Thầy Chí Thánh chúc  phúc: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!" (Mc 12, 34).

Thánh Gio-an đã xác quyết: "Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" (1Ga 4, 20). Và thánh Phao-lô cũng đã viết: "Tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Gl 5, 14); "Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Ki-tô" (Gl 6,2). Ấy là chưa kể chính Đức Ki-tô trong lời dạy về ngày cánh chung cũng khẳng định: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 40). Muốn yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và sức lực, thì phải yêu tha nhân như yêu chính mình. Và chỉ có yêu tha nhân như yêu chính bản thân mình mới là thực sự yêu mến Thiên Chúa.

Ôi! Lạy Chúa! Chúa đã dựng nên con, đã ban cho con một tấm lòng, một trí khôn biết phân biệt thiện ác, biết yêu và ghét, và nhất là đã ban cho con sự tự do tuyệt đối, để con có thể tự quyết định cuộc đời của mình bằng cách lựa chọn một con đường. Con đã sai lầm trong lựa chọn để chỉ biết yêu mình trên hết, co mình vào cái vỏ ốc “ích kỷ” đến độ có thể “hại nhân” (“ích kỷ hại nhân”: lợi mình hại người). Cúi xin Chúa đoái thương, ban cho con một tâm hồn quảng đại, một tấm lòng bao dung độ lượng; xin cho con biết yêu người như yêu chính mình, biết coi tất cả mọi người (kể cả những người thù ghét con) đều là anh em một nhà (“tứ hải giai huynh đệ”), cùng con một Cha trên trời. Ôi! “Lạy Chúa từ nhân. Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người … Lạy Chúa! Xin hãy dạy con tìm yêu mến người hơn được người mến yêu, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết…” (Kinh hoà bình – TCCĐ). Amen.

JM. Lam Thy ĐVD.

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (Từ 10-29 đến 11-04-2012)

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(Từ 10-29 đến 11-04-2012)

Trích từ Xuân Bích VN

Yêu mến Giáo hội.

ĐHY Burke chỉ trích văn hoá bài luật trong xã hội và Giáo Hội.

Lập luận một chiều về Giáo Luật 1915.

Cặp vợ chồng Công giáo cứu 1,400 cô nhi người Trung Quốc.

Phái đoàn Vatican thăm các nơi sẽ tổ chức Ngày Thế Giới Giới Trẻ 2013

Hồng Kong, nơi tổ chức Diễn Đàn Châu Á về Phụng Vụ sắp tới.

Hai thuyên chuyển thẩm quyền chuyên môn ở Giáo Triều La Mã.

SSPX : Thêm một thời gian nữa để suy nghĩ.

Các GM Áo gợi ý những hạn chế về bất đồng.

Vị LM bất đồng người Ái Nhĩ Lan bị bắt phải im lặng, lên tiếng phàn nàn trên BBC.

Bổ nhiệm mới .

Ở một thời kỳ biến động, Chính Thống Cốp Ai Cập chọn một tân giáo trưởng.

Làn sóng di dân chậm lại.

Hồng y Vatican mở cửa cho các giáo hạt tòng nhân phái Lutheran (Tin Lành).

LM ở Baltimore giảng về sự ủng hộ hôn nhân đồng tính.

Ơn gọi linh mục giáo phận thấp kỷ lục ở Ái Nhĩ Lan.

ĐGM John Onaiyekan nhận giải hoà bình 2012 của Pax Christi.

Bắc Kinh sẽ không đáp lại lời kêu gọi đối thoại của Đức Thánh Cha.

Giáo phận Antigonish dàn xếp các vụ kiện lạm dụng tình dục.

Các tu sĩ Dòng Tên Uruguay lên án sự ủng hộ nạo phá thai của linh mục.

Chương trình Hội nghị khoáng đại các Giám Mục nước Pháp.

Đức Thánh Cha thúc giục tôn trọng các quyền của di dân.

 (Xem chi tiết . . . TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 10-29 đến 11-04-2012 )

Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các Hồng Y và Giám Mục qua cố

Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các Hồng Y và Giám Mục qua cố

VATICAN. Sáng 3 tháng 11-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho 10 HY và 143 GM qua đời trong vòng 12 tháng qua, trong số các GM vừa nói có 2 GM Việt Nam.

Đó là Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc, nguyên GM Kontum, qua đời ngày 17 tháng 11-2011 và Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, nguyên GM Vĩnh Long, qua đời tại Pháp ngày 13 tháng 5-2012.

Đồng tế với ĐTC có 30 hồng y, trước sự hiện diện của hơn 40 GM, và lối 1 ngàn tín hữu.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đề cao niềm tin nơi Thiên Chúa như câu trả lời cho vấn nạn sự chết. Ngài nói: ”Chúng ta trả lời bằng niềm tin nơi Thiên Chúa, bằng một cái nhìn với niềm hy vọng vững chắc dựa trên sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Như thế, sự chết dẫn vào sự sống, đời sống vĩnh cữu, không phải là một bản sao vô tận thời hiện tại, nhưng là một cái gì hoàn toàn mới mẻ. Đức tin nói với chứng ta rằng sự bất tử đích thực mà chúng ta mong ước không phải là một ý tưởng, hay một ý niệm nhưng là một quan hệ hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa hằng sống: đó là ở trong tay Chúa, trong tình thương của Chúa, và trong Ngài chúng ta trở nên một với tất cả các các anh chị em mà Chúa đã tạo dựng và cứu chuộc, đó là một sự hiệp nhất với toàn thể các thụ tạo”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Niềm hy vọng của chúng ta dựa trên tình yêu của Thiên Chúa được chiếu tỏa rạng người trong thập giá của Chúa Kitô và làm vang dội trong tâm hồn lời Chúa Giêsu nói với người trộm lành: ”Ngày hôm nay anh sẽ ở cùng tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43). Đó chính là cuộc sống đạt tới mức viên mãn: là cuộc sống trong Thiên Chúa; một cuộc sống mà giờ đây chúng ta chỉ có thể thấy lờ mờ như khi ta nhận thấy trời thanh quang qua sương mù”.

ĐTC cũng nhắc đến tên 10 vị HY quá cố trong năm qua và nói đến các vị TGM và GM quá cố, đồng thời gợi lại bài Tin Mừng để nói rằng ”Khi nghĩ lại chứng tá của các anh em đáng kính này của chúng ta, chúng ta có thể nhận ra nơi họ những người môn đệ ”hiền lành”, ”từ bi”, ”có tâm hồn khiết tịnh”, hoặc là những người xây dựng hòa bình, mà đoạn Tin Mừng nói đến (Mt 5,1-12): Họ là những người bạn của Thiên Chúa, tín thác vào lời Chúa hứa, trong những khó khăn và cả trong những bách hại, các vị đã bảo tồn niềm vui đức tin, và giờ đây họ đang ở vĩnh viễn trong Nhà Cha, và vui hưởng phần thưởng thiên quốc, tràn đầy hạnh phúc và ân thánh.

”Thực vậy, các vị mục tử mà hôm nay chúng ta tưởng niệm, đã phục vụ Giáo Hội với lòng trung thành và yêu mến, đôi khi phải đương đầu với những thử thách nặng nề, miễn làm đảm bảo cho đoàn chiên được ủy thác cho các vị sự quan tâm và chăm sóc. Trong những năng khiếu và trách vụ khác nhau, các vị đã nêu gương tỉnh thức, khôn ngoan và tận tụy đối với Nước Chúa, và đóng góp phần qúy giá cho mùa hậu Công đồng, là thời kỳ canh tâm trong toàn thể Giáo Hội”.

Chiều tối ngày 2 tháng 11-2012, lễ các linh hồn, ĐTC đã xuống tầng hầm đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho các vị Giáo Hoàng quá cố được an táng tại đây. Ngài nói với những người hiện diện: ”Chúng ta hãy phó thác cho lòng từ bi của Chúa các vị có mộ tại đây và đang chờ ngày thân xác sống lại. Đặc biệt chúng ta cầu cho các vị Giáo Hoàng đã chu toàn công tác chủ chăn của Giáo Hội hoàn vũ để các ngài được tham dự phụng vụ vĩnh cửu trên thiên quốc” (SD 3-11-2012)
G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican

 



 

Thành công lớn nhất trong đời người

Thành công lớn nhất trong đời người

(Suy niệm nhân Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2012)

Thành công lớn nhất trong cuộc đời, có phải:

– Là những công trình khoa học để lại cho nhân loại?

– Là những tác phẩm văn học, nghệ thuật đồ sộ lưu danh tới nghìn thu?

– Là đôi ba toà lâu đài, là dăm bảy công ty, là nơi nào cũng có bất động sản mang tên mình?

– Là tài sản kếch xù cho con cháu tận hưởng?

– Là đã tạo nên cơ ngơi sự nghiệp vững chắc nơi xứ người?

– Là đã khẳng định tên tuổi mình trong danh mục các danh nhân thế giới?

– Là có con làm giám mục, linh mục, làm quan lớn, là cho con cái ăn học đến nơi đến chốn, là lo được cả cho con thành thất thành gia đàng hoàng trọng thể?

– Là đã xây dựng những ngôi nhà thờ đồ sộ, những công trình Giáo Hội thật khang trang, hoặc đã giúp đỡ cả trăm ngàn lượt người khốn khó?

– Là trăm ngàn việc lớn việc nhỏ giúp ích cho đời?

Có thể còn bao nhiêu định nghĩa về sự thành công ở đời này, con người ta theo đó chúc tụng nhau, truyền tụng cho nhau, và rút kinh nghiệm sống sao để được những thành công như thế.

Có vẻ như không có điều gì vô lý, khi nhìn những hoa trái của một đời người mà kết luận người ấy đã thành công, hay thất bại.

Có người còn cho rằng cuộc sống với những thành công như thế là có ý nghĩa, cho mình và cho đời: một cuộc sống thật đáng sống. Và khi con người ta chết đi, thì công trình của họ vẫn sống, vẫn giá trị. Bởi, có ai sống mãi trên thế gian để tận hưởng cái vinh quang cuộc đời, cái thành công của mình đâu. Sự chết vẫn đang rình rập, chờ đợi.

Vì sự chết cố định đó, mà đã có biết bao người lại cho rằng: sự chết là một thất bại chua chát cho con người. Bởi vì sự chết chấm dứt một đời người, sự chết làm dừng lại tất cả, làm tiêu tan tất cả. Sự chết thật tồi tệ!

Mặc nhiên ai cũng phải chấp nhận sự chết là một phần của sự sống con người. Vì tự ngàn xưa đến nay, sự chết không miễn trừ ai.

Vì thế, trước mắt chúng ta, bao nhiêu con người thành công đang nằm nhắm mắt xuôi tay, hư nát, biến tan thành tro bụi, tại  nghĩa trang này, tại nghĩa trang kia, trong lòng biển, trong lòng đất… như một sự thật kinh hoàng. Sự chết sẽ trả lời cho họ, cho chúng ta về sự thành công lớn nhất trong cuộc đời.

Đối với các Kitô hữu Công giáo, thì thiết tưởng:

Thành công lớn nhất trong đời người là được chết trong Chúa Kitô, để được sống lại với Người. Quả thật như thế! Chính vì sự chết là một thất bại của đời người, mà Thiên Chúa sai Con Một của người đến thế gian, loan báo Tin mừng ơn Cứu Rỗi và ban ơn Cứu Rỗi là sự Sống Lại Vĩnh Cửu dành cho những ai TIN vào con của Người.

Như vậy, nếu những con người thành công trên thế gian này, mà không chiếm hữu được sự thành công “được chết và được sống lại” thì rõ ràng là những thành công kia đã trở nên vô ích cho chính họ.

Ngược lại, đối với những con người sống ở đời xem như gặt hái toàn là những đau khổ, thất bại trong đời, mà nếu họ “được chết và sống lại với Chúa Kitô” thì quả là họ đã thành công, và thành công ấy không mất đi, không tiêu tan được.

Biết bao người đang nằm tại nghĩa trang này, trong đó có cả ông bà cha mẹ chúng ta, người thân của chúng ta đã đi qua một cuộc đời trong âm thầm đau khổ, trong chua chát bẻ bàng, có khi chẳng để lại cho đời điều gì tốt đẹp, tưởng như là thất bại ê chề, nhưng không, chúng ta tin là họ đã nắm chắc phần thành công lớn nhất trong cuộc đời vì họ đã ước ao được chết trong Chúa và sống lại với Người.

Tuy nhiên, phàm ai không còn những yếu đuối hư hèn, những lần vấp ngã vì yêu chuộng sự thế gian hơn yêu yêu mến Thiên Chúa. Chúng ta nguyện xin Chúa cho các linh hồn được Chúa thứ tha và đem vào lòng Chúa hưởng Nước Chúa vinh quang muôn đời.

Hôm nay, trước các phần mộ của những người thành công, có cơ hội cho mỗi chúng ta đặt lại vấn đề ưu tiên số một cho những việc cần phải làm trong đời sống trần gian.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con có được thành công lớn nhất trong đời là được chết trong Chúa Chúa Kitô, trong ân nghĩa Thiên Chúa để được sống lại trong Nước Chúa.
Amen.

 

PM Cao Huy Hoàng

CÁC PHƯƠNG THẾ GIÚP ĐỠ CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC

CÁC PHƯƠNG THẾ GIÚP ĐỠ CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC

Bà Maria Simma chào đời ngày 21 tháng 2-1915 tại Sonntag thuộc Grosswalsertal (Vorarlberg) bên nước Áo. Bà là tín hữu Công Giáo thật đạo đức có lòng yêu thương cách riêng Các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội. Do đó Các Đẳng Linh Hồn được THIÊN CHÚA cho phép hiện về xin bà cầu nguyện, đền bù tội lỗi thay cho các ngài để các ngài được sớm hưởng Nhan Thánh Chúa. Sau đây là chứng từ của bà về các phương thế hữu hiệu nhất để giúp đỡ các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình.

1/ Thánh Lễ. Thánh Lễ là hy tế tối cao không gì có thể thay thế được.

2/ Các đau khổ đền bù. Mỗi một đau đớn thể xác hoặc tinh thần vui lòng chấp nhận đều có thể dâng cho Các Đẳng Linh Hồn.

3/ Kinh Mân Côi. Sau Thánh Lễ, kinh Mân Côi là phương thế hữu hiệu nhất để giúp Các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội. Mỗi ngày có số đông Các Đẳng Linh Hồn được giải thoát khỏi Lửa Luyện Hình nhờ Kinh Mân Côi, nếu không chắc hẳn các ngài còn phải chịu đau khổ lâu năm dài đăng đẳng trong Luyện Ngục.

4/ Đàng Thánh Giá. Đi Đàng Thánh Giá cũng giúp ích rất nhiều, làm giảm bớt hình khổ cho các Đẳng Linh Hồn.

5/ Các Ân Xá. Các Đẳng Linh Hồn cho biết là Các Ân Xá có một giá trị lớn lao. Các Ân Xá là của bồi thường thích đáng được Đức Chúa GIÊSU KITÔ dâng lên THIÊN CHÚA là CHA Người. Kẻ nào lúc còn sống lãnh nhiều Ân Xá cho người quá cố thì cũng sẽ nhận được – hơn những người khác – ơn toàn xá trong giờ lâm tử, là ơn được ban cho mỗi tín hữu vào giờ lâm chung ”in articulo mortis”.

Thật bất nhân nếu chúng ta không biết lợi dụng kho tàng ơn thánh của Hội Thánh để giúp ích cho Cắc Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Cứ tưởng tượng rằng chúng ta đang đứng trước một ngọn núi đầy đồng tiền bằng vàng và chúng ta có thể tự do lấy bao nhiêu tùy ý để giúp những người nghèo không thể lấy được, mà chúng ta lại nhẫn tâm không chịu lấy để giúp đỡ người khác, thì hẳn chúng ta ác độc biết biết là chừng nào! Tại rất nhiều nơi người ta thấy việc sử dụng các Kinh hưởng ân xá giảm bớt rất nhiều. Cần phải khuyến khích các tín hữu Công Giáo ở khắp mọi nơi trở lại với việc đạo đức lãnh các Ân Xá và nhường lại cho Các Đẳng Linh Hồn.

6/ Làm việc bố thí và các việc lành phúc đức, đặc biệt là việc dâng cúng tiền của cho công cuộc truyền giáo cũng giúp ích rất nhiều cho Các Đẳng Linh Hồn.

7/ Thắp nến cũng giúp ích cho Các Đẳng Linh Hồn. Lý do là cử chỉ ưu ái này làm giảm nhẹ đau khổ tinh thần của Các Đẳng Linh Hồn. Lý do khác là khi thắp sáng các cây nến đã được làm phép sẽ đẩy lui bóng tối mà Các Đẳng Linh Hồn đang chìm ngập trong Luyện Ngục.

Một hôm có một bé trai 11 tuổi ở Kaiser hiện về xin bà Maria Simma cầu nguyện cho cậu. Cậu bị giam trong Lửa Luyện Ngục bởi vì khi còn sống, vào ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2-11, cậu nghịch ngợm thổi tắt các cây nến được thắp sáng trên các ngôi mộ nơi nghĩa trang. Rồi cậu cũng ăn cắp nến để chơi đùa.

Các cây nến được làm phép có một giá trị rất lớn đối với Các Đẳng Linh Hồn. Vào một Ngày Lễ Nến 2-2 bà Maria Simma phải thắp sáng hai cây nến để cầu cho một Linh Hồn, cùng lúc bà phải chịu các đau khổ để đền bù thay cho Linh Hồn này.

8/ Rảy Nước Thánh có công hiệu làm giảm bớt các đau khổ Các Đẳng Linh Hồn đang phải chịu. Một hôm bà Maria Simma rảy nước thánh cho Các Đẳng Linh Hồn. Bà liền nghe một tiếng nói: ”Xin rảy thêm nữa!”

Tất cả các phương thế không giúp ích cho Các Đẳng Linh Hồn cùng một phương cách như nhau. Nếu khi còn sống, người nào không quý chuộng việc tham dự Thánh Lễ, thì trong Lửa Luyện Ngục cũng không được hưởng bao nhiêu các ơn ích do Thánh Lễ mang lại. Nếu một người khi còn sống có lòng ác độc thì cũng không được giúp đỡ lúc bị giam trong Lửa Luyện Hình. Người nào phạm tội phỉ báng người khác thì phải đền bù cách nghiêm khắc các tội lỗi của họ. Nhưng kẻ nào có lòng tốt khi còn sống thì sẽ nhận được rất nhiều trợ giúp lúc bị giam trong Lửa Luyện Hình.

Một linh hồn lúc còn sống đã sao nhãng việc tham dự Thánh Lễ đã xin cử hành 8 Thánh Lễ để được giải thoát khỏi Lửa Luyện Ngục. Lý do là khi còn sống Linh Hồn này đã xin cử hành 8 Thánh Lễ cho một Linh Hồn khác nơi Lửa Luyện Hình.

… ”Lạy THIÊN CHÚA, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan. Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết. Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỷ, để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng. Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm. Lạy THIÊN CHÚA, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Thánh Vịnh 51(50) 3-14).

(”Le anime del Purgatorio mi hanno detto”, Maria Simma, Edizioni Villadiseriane, Ottava edizione, trang 40-42)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
 



 

KINH LẠY CHA CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN

KINH LẠY CHA CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN

Câu chuyện xảy ra tại đền thánh Đức Mẹ MARIA ở Einsiedeln bên Thụy Sĩ vào ngày Lễ Nến mùng 2 tháng 2 năm 1968. Đền thánh rất được các tín hữu Công Giáo năng lui tới kính viếng, hành hương.

Nhưng ngày mùng 2 tháng 2 năm 1968 là một ngày trong tuần và trời mùa đông thật lạnh. Đền thánh vắng vẻ không một bóng người. Bà Aloisia Lex đến viếng đền thánh cùng với mấy người bà con. Đang quỳ cầu nguyện, bỗng bà đưa mắt nhìn lên bàn thờ chính và trông thấy một Nữ Tu cao tuổi đang đứng đó. Nữ Tu mang y phục đan sĩ nhưng y phục trông thật cổ xưa như thuộc về mấy thế kỷ trước. Bà Aloisia liền tiến về phía Nữ Tu và được Chị trao cho một tờ giấy Kinh. Bà nhận lấy và lơ đãng bỏ vào túi. Cùng lúc ấy, một hiện tượng lạ lùng diễn ra. Cửa nhà thờ bỗng mở toang và bà Aloisia trông thấy một đoàn ngũ tín hữu hành hương, đông vô kể, tiến vào nhà thờ. Các tín hữu ăn mặc thật nghèo nàn, và chân đi lướt trên mặt đất, giống như những bóng ma. Đoàn tín hữu hành hương dài như bất tận cứ tiếp tục nối đuôi nhau tiến vào nhà thờ. Trong nhà thờ, có một vị Linh Mục đang đứng đó và hướng dẫn cho các tín hữu biết phải đi đâu.

Trông thấy đoàn tín hữu đông vô kể bà Aloisia tự hỏi:
– Làm sao đền thánh nhỏ bé lại có thể chứa hết một đoàn người hành hương đông đảo đến như thế?

Vừa thắc mắc tự hỏi bà vừa quay mặt đi hướng khác, trong khoảnh khắc bằng thời gian thắp lên một ngọn nến. Nhưng khi nhìn lui thì bà lại thấy nhà thờ trống trơn, vắng vẻ y như trước!

Lòng đầy kinh ngạc, bà Aloisia Lex chạy đến hỏi những người bà con thì họ cho biết là không trông thấy một ai kể cả vị Nữ Tu cao tuổi! Bà Aloisia bối rối không biết mình mơ hay thật. Nhưng khi cho tay vào túi thì bà lại rút ra tờ giấy Kinh mà vị Nữ Tu đã trao cho bà. Tờ giấy Kinh là bằng chứng bà không mơ! Đây là lời Kinh do chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã dạy thánh nữ Mechtilde đọc, trong một lần Ngài hiện ra với thánh nữ.

Thánh nữ Mechtilde (1241-1299), người Đức, được đặc ân trông thấy Đức Chúa GIÊSU hiện ra nhiều lần. Và một trong những lần hiện ra ấy, Đức Chúa GIÊSU dạy cho chị Kinh LẠY CHA cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục.

Tiếp đó, cứ mỗi lần đọc Kinh LẠY CHA này, thánh nữ Mechtilde lại trông thấy đông đảo các Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục được Chúa rước về Trời. Sau đây là Kinh LẠY CHA cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Hình.

Lạy CHA chúng con ở trên Trời. Con cầu xin CHA, lạy CHA Thiên Quốc, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không yêu mến CHA đủ, cũng không tôn vinh CHA cân xứng, đúng với địa vị của CHA, Đấng vừa là CHÚA vừa là CHA, đã vì lòng nhân lành mà nhận các Linh Hồn làm con của CHA. Trái lại, các Linh Hồn vì phạm tội mà xua đuổi CHA ra khỏi lòng họ, nơi mà CHA vẫn hằng mong muốn ở lại.
Để đền bù các lỗi phạm này, con xin dâng CHA tình yêu và lòng kính trọng mà Con CHA nhập thể, đã bày tỏ cùng CHA, suốt thời gian sống tại thế. Con cũng xin dâng CHA mọi việc hãm mình, mọi đền bù mà Con CHA đã làm và chính nhờ các việc lành này mà Con CHA tẩy xóa và chuộc đền các tội lỗi của loài người. Amen.

Chúng con nguyện danh CHA cả sáng. Con nài van CHA, lạy CHA Chí Lành, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tôn vinh danh thánh CHA cách cân xứng. Các Linh Hồn đã nhiều lần gọi tên CHA cách bất cẩn và đã làm ô danh tên gọi Kitô-hữu bằng đời sống bất xứng của mình.
Để đền bù tội lỗi các Linh Hồn đã phạm, con xin dâng lên CHA mọi danh dự mà Con Chí Ái CHA đã làm cho danh CHA được cả sáng, bằng lời nói và bằng việc làm, suốt trong thời gian tại thế của Con CHA. Amen.

Nước CHA trị đến. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tìm kiếm cũng không hề ước mong cho Nước CHA trị đến, ước mong với lòng nhiệt thành và chú tâm đến Nước CHA, là Nước duy nhất nơi được an nghỉ đến muôn đời.
Để đền bù cho sự hờ hững làm việc lành của các Linh Hồn, con xin dâng lên CHA niềm mong ước dạt dào của Con Chí Thánh CHA, Ngài không ngừng cầu mong cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục được mau mau vào hưởng hạnh phúc trong Nước của Ngài. Amen.

Ý CHA thể hiện dưới đất cũng như trên Trời. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn đặt ý muốn của họ dưới thánh ý của CHA; họ đã không chu toàn thánh ý CHA trong mọi sự và rất thường khi, họ chỉ sống và hành động theo ý muốn của họ mà thôi.
Để đền bù cho sự bất tuân của các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, con xin dâng lên CHA sự thuần thục hoàn hảo của Trái Tim đầy tình yêu của Con Chí Thánh CHA đối với thánh ý CHA và sự tuân phục sâu xa nhất mà Con CHA bày tỏ cùng CHA khi Con CHA vâng phục CHA cho đến chết trên Thánh Giá. Amen.

Xin CHA cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể với lòng ao ước đủ; các Linh Hồn cũng thường nhận lãnh Bí Tích này với sự lo ra chia trí và không có lòng mến, hay đôi lúc còn dám nhận lãnh cách bất xứng, hay tệ hại hơn nữa, đó là chểnh mãng trong việc nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể.
Để đền bù mọi tội lỗi trên đây mà các Linh Hồn đã vấp phạm, con xin dâng lên CHA sự thánh thiện cao cả và sự trầm mặc lớn lao của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Chúa chúng con, Con Chí Thánh CHA, cũng như tình yêu nhiệt thành mà qua đó Đức Chúa GIÊSU đã ban cho chúng con hồng ân khôn sánh này là bí tích Thánh Thể. Amen.

Xin CHA tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục vì đã vấp ngã phạm bảy mối tội đầu, cũng như không muốn yêu thương cũng chẳng tha thứ cho kẻ thù của mình.
Để đền bù cho mọi tội lỗi trên đây, con xin dâng lên CHA lời kinh đượm đầy tình yêu mà Con Chí Thánh CHA đã thân thưa cùng CHA, xin CHA thứ tha cho kẻ thù của Ngài, lúc Ngài bị đóng đinh trên Thánh Giá. Amen.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì, rất thường khi các Linh Hồn đã không chống trả lại các cơn cám dỗ và các dục tình nhưng đã đi theo kẻ thù của điều lành và đã chìu theo các quyến rũ của xác thịt.
Để đền bù cho các tội lỗi trên đây dưới mọi hình thức mà các Linh Hồn nơi Luyện Ngục đã phạm, con xin dâng lên CHA chiến thắng vinh quang mà Đức Chúa GIÊSU KITÔ Chúa chúng con đã chiến thắng trên thế gian này, cũng như đời sống rất thánh thiện, việc làm và những lao cực, sự đau khổ và cái chết nhục nhã của Ngài. Amen.

Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA hãy giải thoát chúng con khỏi mọi biến loạn, nhờ công nghiệp của Con Chí Ái CHA và xin dẫn đưa chúng con, cũng như dẫn đưa các Linh Hồn nơi Luyện Ngục vào trong Nước CHA, Nước của vinh quang vĩnh cửu, giống y như CHA vậy. Amen.

(”STELLA MARIS”, mensuel d'informations religieuses, Novembre/1993, trang 5)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
 



VÙNG TÂY CUBA CẦN NHIỀU NĂM ĐỂ TÁI THIẾT CÁC TÀN PHÁ CỦA BÃO SANDY

VÙNG TÂY CUBA CẦN NHIỀU NĂM ĐỂ TÁI THIẾT CÁC TÀN PHÁ CỦA BÃO SANDY

SANTIAGO DE CUBA: Bà Mariliza Sanchez, tổng thư ký Caritas Cuba, cho biết dân chúng miền tây Cuba phải cần rất nhiều năm mới tái thiết được các tàn phá do trận bão Sandy gây ra trong các ngày qua.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công giáo CNA Hoa Kỳ hôm 29 tháng 10-2012 bà cho biết trận bão đã gây ra nhiều thiệt hại tại các thành phố Holguin, Guantanamo và Santiogo de Cuba. Ngoài hàng ngàn nhà cửa bị sập hay thiệt hại, các cánh đồng trồng cà phê và chuối lá cũng bị hư hại, đường dây điện thoại và các cơ sở hạ tầng khác bị phá hủy. Bà Sanchez cũng cho biết quân đội đang giúp dọn dẹp đường lộ. Cần phải mất nhiều năm mới tái hồi phục được các thiệt hại do trận bão gây ra. 90% các nhà thờ trong tổng giáo phận Santiago cũng như nhiều tu viện và nhà xứ bị hư hại nặng. Tổ chức Caritas cố gắng trợ giúp trong khả năng có thể, nhưng các nhu cầu và các thiệt hại qúa to lớn. Dù vậy Giáo Hội cần làm tất cả những gì có thể để xoa dịu các khổ đau của người dân, và đó là điều phải làm ngay lập tức. Giáo Hội tích cực cộng tác với chính quyền tại những nơi có thể trong công tác cứu trợ. Các linh mục trong các vùng bị thiệt hại nặng nhất đang dành ưu tiên cho các gia đình cần được trợ giúp nhất trong việc phân phát thực phẩm, chăn mền, quần áo và các vật dụng cần thiết do Caritas cung cấp. Trong một vài vùng các cha đã tổ chức bếp để nấu cháo phân phát cho các nạn nhân. Caritas Cuba đã nhận được trợ giúp của Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Đức.

Cho tới nay bão Sandy đã khiến cho 190 người chết, trong đó có 90 người tại Mỹ, một số người bị mất tích, rất nhiều người bị thương và hàng triệu gia đình không có điện (CNA 31-10-2012).

Linh Tiến Khải – Vietvatican

CÁC TỔ CHỨC CÔNG GIÁO BỒ ĐÀO NHA TỐ CÁO TRÌNH TRẠNG NGHÈO TÚNG GIA TĂNG

CÁC TỔ CHỨC CÔNG GIÁO BỒ ĐÀO NHA TỐ CÁO TRÌNH TRẠNG NGHÈO TÚNG GIA TĂNG

LISBOA: Liên đoàn công nhân và phong trào giới trẻ công giáo Bồ Đào Nha tố cáo tình trạng tụt hậu xã hội khiến cho nan nghèo túng, bất an và bạo lực gia tăng trong nước.

Trong một thông cáo chung phổ biến hôm 30 tháng 10-2012, các phong trào Liên hiệp công nhân công giáo, Phong trào công nhân kitô, và Phong trào công nhân trẻ công giáo đã ghi nhận tình trạng thoái hóa xã hội và các giá trị của cuộc sống chung. Việc khinh thường lao động và các quyền của giới công nhân gây thiệt thòi cho các anh chị em nghèo túng nhất. Họ cũng phê bình chính quyền bất lực trong việc chống lại nạn gian tham hối lộ và trốn thuế, nạn lẫn lộn lợi nhuận cá nhân với các phục vụ công cộng. Các tệ nạn này chứng minh cho thấy tinh thần vô trách nhiệm trong việc điều hành tài chánh của giới chức ngân hàng. Và thông cáo kết luận: ”Chúng ta tất cả là giới trẻ, người lớn, người già và trẻ em, chúng ta có bổn phận ý thức về các thực tại này, suy tư trở lại các giá trị mà chúng ta muốn dùng để xây dựng xã hội và hành động một cách đúng đắn” (FIDES 30-10-2012)

Linh Tiến Khải – Vietvatican

VIẾNG THĂM NGHĨA TRANG VÀ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI QÚA CỐ TRÊN MẠNG

VIẾNG THĂM NGHĨA TRANG VÀ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI QÚA CỐ TRÊN MẠNG

MANILA: Tín hữu Philippines, đặc biệt những người sống tại hải ngoại, có thể viếng thăm các nghĩa trang, nghe suy tư và cầu nguyện cho những người đã chết trên mạng trong ngày lễ Các đẳng linh hồn và suốt tháng 11.

Đây là sáng kiến do Văn phòng truyền thông của Hội Đồng Giám Mục đưa ra trong dip lễ Các Thánh và lễ các Đẳng linh hồn mùng 1 và mùng 2 tháng 11. Đức ông Pedro Quintorio, giám đốc văn phòng truyền thông, cho biết sáng kiến này đã nảy sinh từ ý thức có trên 8 triệu người Philipines hiện sống và làm việc tại nước ngoài, và con số này gia tăng mỗi năm. Đa số họ là tín hữu công giáo sốt sắng thực hành đạo, và là một tiềm lực rao truyền Tin Mừng rất lớn đối với các Giáo Hội trong các nước tây âu cũng như trong các nước Arập. Sự kiện không thể viếng thăm các người thân đã qua đời trong các ngày đầu tháng 11 là một đau khổ rất lớn đối với họ. Chính vì thế các Giám Mục Phi đã tìm ra giải pháp thành lập một địa chỉ trên mạng goi là Undas online, có nghĩa là các lễ tháng 11, trong đó các tín hữu Philipines di cư có thể viếng thăm người thân qúa cố tại các nghĩa trang trong toàn nước. Đức ông Quintorio cũng cảnh cáo các chính trị gia không được lợi dụng trưng các biểu ngữ tranh cử năm 2013 gần các nghĩa trang, và diễn thuyết tranh cử trong các nhà thờ (FIDES 31-10-2012).

Linh Tiến Khải – Vietvatican

CÁC TỔ CHỨC BÁC ÁI HOA KỲ HUY ĐỘNG CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO SANDY

CÁC TỔ CHỨC BÁC ÁI HOA KỲ HUY ĐỘNG CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO SANDY

WASHINGTON: Các tổ chức bác ái công giáo Hoa Kỳ đã huy động toàn lực lượng để phối hợp công tác cứu trợ các nạn nhân trận bão Sandy tàn phá nhiều thành phố và làng mạc các bang vùng duyên hải tây bắc bao gồm Washington DC, New York và New Jersey.

Linh Mục Larry Snyder, chủ tịch các tổ chức bác ái công giáo Hoa Kỳ, cho biết kể từ khi có kinh nghiệm với trận bão Katrina các tổ chức bác ái công giáo đã được chuẩn bị đối phó với các tai ương trong tương lai. Vì thế các nhân viên đã hiện diện và hoạt động ngay để trợ giúp các nạn nhân. Ngay trước khi trận bão thổi tới đất liền, các tổ chức bác ái công giáo đã cùng với các cơ quan địa phương dự trữ thực phẩm, thuốc men, lều trại, các vật dụng cần thiết và tiền bạc cho công tác cứu trợ.

Một trong các khó khăn đó là không thể biết trước tầm mức các thiệt hại do trận bão gây ra. Ông Samuel Chambers, phó giám đốc tổ chức cho biết một trong các lỗi lầm lớn nhất của dân chúng là nhiều người khinh thường các lời cảnh báo của Trung tâm khí tượng báo động là trận bão sẽ thổi vào duyên hải phía tây từ New York tới Floriđa. Các tổ chức bác ái Hoa Kỳ đã kêu gọi dân chúng chuẩn bị tiền mặt, nước uống và thực phẩm cần thiết cho nhiều ngày để sẵn sàng di tản.

Tổ chức bác ái giáo phận Camden, New Jersey, quy tụ nhóm cấp cứu ngày 28 tháng 10-2012 để phối hợp công tác trợ giúp các nạn nhân. Trong khi tổ chức bác ái tổng giáo phận Washington thông báo cho biết các trung tâm tiếp đón người vô gia cư mở cửa từ 29 tháng 10 tới 1 tháng 11-2012. Ngoài ra Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã ra thông cáo kêu gọi mọi người cầu nguyện cho dân chúng các vùng bị bão Sandy.

Đức Cha Kevin Farrell, Giám Mục Dallas, dùng Twitter kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân bị bão, kể cả những người bị kẹt trên đường. Đức Cha Charles Chaput, Tổng Giám Mục Philadelphia, xin tín hữu cầu nguyện cho những người bị thương hay phải bỏ nhà cửa chạy bão. Trong thông cáo ra ngày 29-10-2012 Đức Tổng Giám Mục Chaput nêu bật sự kiện trận bão xảy ra trong thời gian bầu cử tuy quan trọng, nhưng không quan trọng bằng an ninh của dân chúng các vùng bị bão.

Đức Cha ca ngợi thống đốc của cả ba tiểu bang bị bão đã mau chóng hành động và cứu trợ dân chúng những vùng cần thiết nhất. Ngài cho biết các cơ quan của Giáo Hội sát cánh với các giới chức địa phương trong việc cứu trợ các nạn nhân.

Cho tới nay trận bão Sandy đã khiến cho 120 người thiệt mạng, trong đó có 50 người Mỹ, phân nửa ở New York, và gây ra nhiều thiệt hại vật chất. (CNA 29-10-2012)

Linh Tiến Khải

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DÀNH THÁNG 11 ĐỂ CẦU CHO LINH HỒN LUYỆN NGỤC

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DÀNH THÁNG 11 ĐỂ CẦU CHO LINH HỒN LUYỆN NGỤC

Năm 1880 Cha Martin Berlioux phổ biến tập sách nhỏ ”Một Tháng với những người bạn của chúng ta Các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục, biết các ngài, cầu nguyện cho các ngài và giải thoát các ngài”. Xin trích dịch Lời Mở Đầu với các lý chứng vững chắc thôi thúc mỗi tín hữu Công Giáo sốt sắng dành trọn tháng 11 để cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời.

An ủi người quá cố và gây ích lợi cho người còn sống là hai mục đích chúng tôi nhắm tới khi soạn tập sách nhỏ này.

Trong giới công giáo ai cũng biết rằng lời cầu nguyện của người còn sống giúp ích cho người đã qua đời, nhưng ít ai biết rằng các kinh nguyện và việc lành phúc đức dành cho người chết cũng mưu lợi ích cho người còn sống.

Vâng, đúng thế! Quyền lực và lòng tri ân của Các Đẳng Linh Hồn ít được biết đến cũng không được đánh giá cao. Do đó người ta không lo lắng bao nhiêu đến chuyện xin Các Đẳng Linh Hồn cầu bầu cùng THIÊN CHÚA cho chúng ta. Trong khi đó thì thế lực của các ngài thật lớn lao đến độ, nếu kinh nghiệm mỗi ngày không có đó để làm chứng, thì người ta khó lòng tin được.

Nói đúng ra thì Các Đẳng Linh Hồn không còn có thể lập công đức vì các ngài không còn ở trong con đường lập công; nhưng các ngài có khả năng làm tăng giá trị các công phúc trước đó của các ngài để giúp chúng ta. Các ngài không còn có thể thu nhận được gì cho chính các ngài, nhưng lời các ngài cầu nguyện cho chúng ta và các đau khổ các ngài chịu gây xúc động lòng THIÊN CHÚA rất nhiều. Và nếu các ngài đã có thể hữu ích cho chúng ta dường ấy khi vẫn còn đang ở trong Lửa Luyện Hình, thì thử hỏi có gì mà các ngài không làm cho chúng ta khi các ngài sẽ được vào chốn trường sinh? Trên Thiên Quốc các ngài sẽ bày tỏ lòng tri ân biết bao đối các vị ân nhân của các ngài!

Phần đông các nhà thần học trong đó có các vị như Thánh Alfonso Maria de' Liguori (1696-1787), Thánh Roberto Francesco Romolo Bellarmino (1542-1621) đều dạy rằng thật là điều hợp pháp và rất hữu ích khi kêu xin Các Đẳng Linh Hồn cầu bầu cùng THIÊN CHÚA cho chúng ta các ơn lành chúng ta cần về phần hồn cũng như phần xác.

Thánh nữ Teresa thành Avila (1515-1582) có thói quen khẳng định rằng tất cả những gì thánh nữ xin cùng THIÊN CHÚA nhờ lời chuyển cầu của các tín hữu đã qua đời thì đều được nhậm lời. Thánh nữ Caterina thành Bologna (1413-1463) quả quyết: ”Khi muốn chắc chắn nhận được một ơn nào, tôi liền chạy đến với Các Đẳng Linh Hồn xin các ngài đệ trình lên THIÊN CHÚA và ơn tôi xin luôn luôn được Chúa nhậm lời”. Thánh nữ còn nhấn mạnh là đã nhận được nhiều ơn qua lời chuyển cầu của Các Đẳng Linh Hồn hơn là qua sự cầu bầu của Các Thánh.

Có một số ân huệ nơi trần gian này có vẻ như thuộc riêng về lãnh vực cầu bầu của Các Đẳng Linh Hồn, ví dụ như: ơn khỏi bệnh nặng, ơn thoát hiểm nguy thể lý, luân lý hay thiêng liêng, ơn lập gia đình và tâm đồng ý hợp nơi mái ấm, ơn tìm được việc làm .. THIÊN CHÚA biết rõ loài người thường bám vào các lợi ích ở hàng thứ yếu, nên đã giao cho Các Đẳng Linh Hồn ưu tiên cầu bầu cho chúng ta, hầu thúc giục chúng ta làm nhiều việc lành phúc đức rồi nhường lại cho Các Đẳng Linh Hồn.

Nói như thế thì có nghĩa là chúng ta được lợi rất nhiều khi trao đổi các lời cầu nguyện của chúng ta với các lời cầu nguyện của các anh chị em quá cố của chúng ta. Thật là hồng ân ưu ái của THIÊN CHÚA Quan Phòng và là mầu nhiệm Các Thánh Thông Công! Khi chúng ta giảm bớt hình khổ của Các Đẳng Linh Hồn bằng lời cầu nguyện của chúng ta và khi chúng ta giải thoát các Linh Hồn khỏi Lửa Luyện Hình, thì cùng lúc, Các Đẳng Linh Hồn cũng dâng lên THIÊN CHÚA các công đức các ngài đã làm khi còn sống để cầu cho chúng ta và như vậy, chúng ta nhận được các phúc lành thiêng liêng và trần thế.

Có không biết bao nhiêu lợi ích và an ủi đủ loại đến từ việc thực thi lòng bác ái đối với các thành phần của Giáo Hội đang đau khổ nơi Lửa Luyện Ngục!

Biết các Đẳng Linh Hồn, cầu nguyện cho Các Đẳng, giải thoát Các Đẳng chính là ba lý do của tập sách nhỏ này.

Ai có thể quả quyết rằng mình không có người thân nào hay bạn hữu nào đang ở trong Lửa Luyện Hình?

… ”Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ. Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xảo trá .. Chúa giúp con người bước đi vững chãi, ưa chuộng đường lối họ dõi theo. Dù họ có vấp cũng không ngã gục, bởi vì đã có Chúa cầm tay. Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả, chưa thấy người công chính bị bỏ rơi, hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ. Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay, dòng giống mai sau hưởng phúc lành. Hãy làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời. Bởi vì Chúa yêu thích điều chính trực, chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung” (Thánh Vịnh 37(36),3-7/23-28).

(Abbé Berlioux, ”Un Mois avec nos amies les Âmes du Purgatoire”, les connaitre, les prier, les délivrer, supplément au bulletin mensuel ”L'Étoile Notre Dame”, 6è édition, trang 3)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
 



 

LỄ CÁC THÁNH GIÚP CHÚ Ý TỚI HAI CHIỀU KÍCH TRẦN THẾ VÀ THIÊN QUỐC CỦA NHÂN LOẠI

LỄ CÁC THÁNH GIÚP CHÚ Ý TỚI HAI CHIỀU KÍCH TRẦN THẾ VÀ THIÊN QUỐC CỦA NHÂN LOẠI

VATICAN: Trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng ngàn tín hữu ngày lễ Các Thánh trưa mùng 1 tháng 11-2012, Đức Thánh Cha nói ngày lễ giúp suy tư về hai chiều kích trần gian và thiên quốc của nhân loại.

Từ ”trái đất” diễn tả con đường lịch sử, từ ”trời” diễn tả sự vĩnh cửu tràn đầy của sự sống trong Thiên Chúa. Ngày lễ khiến chúng ta nghĩ tới hai chiều kích của Giáo Hội: Giáo Hội lữ hành trong thời gian và Giáo Hội cử hành lễ vĩnh cửu trên thành thánh Giêrusalem thiên quốc. Thực tại ấy hiệp nhất trong ”sự hiệp thông” của các Thánh, bắt đầu trên trần gian này và đạt sự thành toàn trên trời. Trên trần gian Giáo Hội khởi đầu mầu nhiệm hiệp thông hiệt nhất toàn nhân loại, một mầu nhiệm tập trung nơi Chúa Giêsu Kitô: Chính Người đã đưa sự năng động mới mẻ này vào nhân loại, một sự di chuyển dẫn đưa nhân loại tới với Thiên Chúa, đồng thời tới sự hiệp nhất và hòa bình sâu thẳm. Phúc Âm thánh Gioan nói Chúa Giêsu chết ”để quy tụ các con cái tản mác của Thiên Chúa” (Ga 11,52), và công trình của Người tiếp tục trong Giáo Hội, ”duy nhất”, ”thánh thiện” và công giáo”. Là kitô hữu, là thành phần của Giáo Hội có nghĩa là rộng mở chính mình cho sự hiệp thông ấy, như hạt giống mở ra trong lòng đất, chết đi và nẩy mầm hướng lên cao, hướng về trời.

Các thánh do Giáo Hội tuyên phong, cũng như tất cả các thánh nam nữ mà chỉ có Thiên Chúa biết và chúng ta cử hành hôm nay, là những người đã sống năng động ấy một cách sâu xa. Trong từng vị Chúa Kitô đã hiện diện nhờ Thần Khí của Người hoạt động qua Lời Người và các Bí Tích. Thật thế, hiệp nhất với Chúa Kitô không hủy bỏ bản vị con người nhưng rộng mở, biến đổi nó với sức mạnh của tình yêu và ban cho nó ngay trên trần gian này một chiều kích vĩnh cửu. Tóm lại là trở thành đồng hình dạng với Con Thiên Chúa (x. Rm 8,29), bằng cách thực hiện chương trình của Thiên Chúa, là Đấng đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh Người. Việc tháp nhập này cũng rộng mở chúng ta cho sự hiệp thông với tất cả mọi thành phần khác của Thân mình mầu nhiệm Chúa là Giáo Hội, một sự hiệp thông hoàn thiện trên quê trời. Trong ngày lễ hôm nay chúng ta nếm hưởng trước vẻ đẹp của cuộc sống hoàn toàn rộng mở cho tình yệu của Thiên Chúa và tha nhân ấy… Xin Mẹ Maria giúp chúng ta tin mạnh mẽ vào cuộc sống vĩnh cửu và cảm nhận đựơc sự hiệp thông đích thật với các người đã qua đời (SD 1-11-2012).

Linh Tiến Khải – Vietvatican

Các bài suy niệm & chia sẻ Lễ các Thánh Nam Nữ

Các bài suy niệm & chia sẻ  Lễ các Thánh Nam Nữ

1. Nên thánh
2. Phúc cho người sống những mối phúc
3. Niềm hy vọng hạnh phúc (ĐTGM. Ngô Quang Kiệt)
4. Các thánh và bổn phận nên thánh
5. Các thánh
6. Các thánh
7. Các Thánh Nam Nữ
8. Ơn gọi Kitô hữu
9. Chiến đấu và chiến thắng (Pm. Cao Huy Hoàng)
10. Lễ các Thánh nam nữ (Lm. Nhân Tài)
11. Giặt áo mình trong Máu Chiên Con (Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
12. Bản hòa tấu (JM. Lam Thy ĐVD.)
13. Giáo Hội khải hoàn (phantien trandinh)
14. Chọn hạnh phúc đời sau (Lm. Jos Tạ Duy Tuyền)
15. Lửa thử vàng, gian nan thử đức (Giêrônimô Nguyễn Văn Nội)

(Xin xem chi tiết . . . Các bài suy niệm & chia sẻ Lễ Các Thánh Nam Nữ )

Lễ các Linh Hồn: Tưởng nhớ người đã ra đi.

 Lễ các Linh Hồn: Tưởng nhớ người đã ra đi.

Khi tưởng nhớ đến người đã qúa cố, tâm tình buồn thương nhớ tiếc khơi dậy nơi những người còn đang sống trên trần gian.

Tâm tình này đạo đức và rất tình người. Tâm tình này cũng dẫn đưa chúng ta đến suy nghĩ về những khác biệt trong đời sống của con người. Nhưng mọi người đều có ngày mở mắt chào đời từ trong cung lòng mẹ đi ra. Và ai cũng có ngày sau cùng của đời sống rồi được bọc trong cỗ áo quan chôn vùi dưới lòng đất.

Những người đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian về thế giới bên kia và những người còn đang sống, trước sau vẫn thuộc về nhau. Tất cả đã cùng chung sống với nhau. Chúng ta và họ đã cùng chia sẻ cuộc sống niềm tin, cuộc sống tình người với nhau.

Họ đã ra đi. Nhưng họ vẫn hằng hiện diện trong trái tim tình yêu mến của chúng ta. Họ vẫn hằng sống động trong tâm tình biết ơn của chúng ta, cùng trong những kỷ niệm ngày đã cùng nhau sống trải qua.

Mỗi khi cùng nhau dâng thánh lễ tưởng nhớ đến người qúa cố, chúng ta muốn nói lên: Không chỉ một mình tôi làm việc này. Nhưng tất cả mọi người trong thánh đường đang cùng dâng thánh lễ cũng tưởng nhớ đến thân nhân của họ đã qúa cố.Vì cuộc đời ai mà không có lần đau buồn chia lìa vĩnh biệt người thân của mình đã qua đời.

Và trong thánh lễ tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô không chỉ chúng ta người còn đang sống, mà cả những người đã qúa cố cùng quây quần bên bàn tiệc thánh lễ: Tôi tin các Thánh cùng thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

Bánh Thánh, Mình Máu Chúa Giêsu nối kết người còn sống và người đã qua đời
lại với nhau trong niềm tin và tình yêu mến.

Với niềm tin và tâm tình yêu mến chúng ta hôm nay:

1. Tưởng nhớ đến Tổ tiên, Ông Bà, cha mẹ đã ra đi về cùng Thiên Chúa.

Họ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta nên người khôn lớn. Họ là những người đã không chỉ nuôi dưỡng chúng ta bằng sữa, bằng cơm ăn áo mặc, lo lắng cho sức khỏe. Nhưng họ đã hy sinh suốt cả cuộc đời làm tròn nhiệm vụ là cha mẹ được Thiên Chúa giao phó, nuôi dạy uốn nắn đời sống đức ,tin tinh thần đạo đức của chúng ta.

Tình yêu đó, công ơn đó xin muôn đời ghi nhớ, và mỗi khi dâng Thánh lễ chúng con đều nhớ đến và mang dâng lên bàn thờ Chúa.

2. Tưởng nhớ đến những người thân yêu ruột thịt trong gia đình đã an giấc ngàn thu: họ là chồng hay vợ; là con cái, cháu chắt, anh chị em, cậu cô chú bác, cô dì.
Với họ chúng ta đã cùng nhau trải qua những chặng đường đời sống vui buồn cay đắng ngọt bùi, đã cùng nhau sống những giờ phút thành công cũngnhư thất bại, hy vọng có lo âu sợ sệt cũng có. Một phần đời sống của ta từ nơi họ và một phần đời sống của họ cũng từ nơi ta.

Ân nghĩa, tình yêu và những kỷ niệm này luôn hằng khắc ghi trong tâm khảm ngươì còn đang sống, và xin dâng lên bàn thánh hợp cùng hy lễ Chúa Giêsu trên thánh gía.

3. Xin tưởng nhớ đến các linh mục, những người được Thiên Chúa và Hội Thánh trao nhiệm vụ săn sóc việc tinh thần đạo đức cho các tín hữu trong các xứ đạo. Sau những năm tháng âm thầm hy sinh làm việc tông đồ, họ đã nghe tiếng Chúa gọi trở về đời sau.

Sự hy sinh và lòng quảng đại sống rao giảng, làm nhân chứng cho niềm tin vào Thiên Chúa trong các xứ đạo của linh mục là ân đức của Chúa ban tặng cho con người.

Người tín hữu Chúa Kitô vui mừng và cảm thấy an ủi vì có linh mục, vị hướng dẫn tinh thần, là người cùng đồng hành với trong cuộc sống niềm tin vào Thiên Chúa.

Linh mục vui và cảm thấy được nâng đỡ vì có Thiên Chúa ở cùng ông trong mọi hoàn cảnh và nhất là được cùng chung sống xây dựng phát triển đời sống niềm tin với mọi người tín hữu.

Các cha nằm nơi nghĩa trang sâu trong lòng đất mẹ. Nhưng những người tín hữu xưa kia đã cùng chung sống trải qua trong xứ đạo không quên ơn các cha. Nơi bàn thánh xưa kia các cha cùng dân Chúa dâng thánh lễ, ngày nay khi dâng thánh lễ họ cùng hợp với của lễ Chúa Giêsu nhớ đến cầu nguyện cho các cha.

4. Xin nhớ đến các Nữ Tu cùng các Thầy Dòng đã chọn đời sống thanh tịnh theo tiếng gọi của Chúa trong Hội Dòng, đã được Thiên Chúa gọi về đời sau .

Xưa kia các Thầy, các chị em Nữ Tu đã nghe tiếng Gọi của Chúa từ trời cao từ bỏ mọi sự có thể có và được phép hưởng dùng, chọn nhận sống đời khiết tịnh nhiệm nhặt, đời phục vụ cho ích chung của nước Chúa và cho con người.

Đời sống từ bỏ hy sinh vác thánh giá và âm thầm cầu nguyện của các Thầy, các chị em Nữ tu là nhân chứng sống động cho tình yêu Thiên Chúa giữa trần gian.

Xin dâng lên bàn thờ Chúa trong các thánh lễ cầu cho các Thầy, các anh chị em Nữ tu.

5. Xin nhớ đến các Bạn Bè người quen thân, các vị ân nhân ngày xưa đã cùng nhau trải qua những giờ phút vui buồn, những kỷ niệm êm đẹp. Giờ đây họ đã thành người thiên cổ.

Xin cám ơn lòng ưu ái tình người chúng ta đã trao cho nhau và xin dâng các Bạn lên bàn thờ Thiên Chúa, Đấng là đời sống và ơn cứu chuộc của con người chúng ta.

6. Xin nhớ đến những nạn nhân đã qua đời vì thiên taibão lụt, hạn hán, chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật và những người mồ côi bơ vơ không có ai nhớ đến.

Họ tất cả cũng là con Chúa và niềm tin dạy chúng ta: Họ cũng được Thiên Chúa cứu độ. Nơi bàn tiệc thánh Chúa Giêsu họ có chỗ ngồi đồng hàng với tất cả mọi người.

Xin cùng với ánh nến tình tương liên đới dâng lên bàn thờ Thiên Chúa nguồn tình yêu thương lời kinh cầu nguyện cho linh hồn họ đã về nơi chín suối ngàn thu.

7. Xin tưởng nhớ đến những thành viên trong Cộng đoàn chúng ta đã được Thiên Chúa gọi trở về đời sau.

Cộng đoàn chúng ta được thành lập cho chúng ta, và do chúng ta cùng chung lưng đấu cật xây dựng nên từ những chục năm qua. Những hy sinh đóng góp của mỗi người trong cộng đoàn là những viên gạch xây dựng nên ngôi nhà cộng đoàn đức tin sống động vào Thiên Chúa Ba ngôi.

Mỗi khi nhớ đến những người xưa kia đã cùng chung vai sát cánh xây dựng nên Cộng đoàn, mà giờ đây họ đã ra đi về với Chúa trước chúng ta, Cộng đoàn chúng ta ngậm ngùi nhớ đến họ với lòng biết ơn và cảm phục.

Xin cùng dâng lời kinh tiếng hát hòa lẫn trong làn hương khói và ánh nến cầu nguyện cho họ trước bàn thờ Thiên Chúa Ba ngôi.

8. Xin nhớ đến các em hài nhi đã qua đời hay bị phá hủy sự sống ngay khi đang còn là thai nhi trong thời kỳ phát triển thành hình nơi cung lòng mẹ.

Các em thai nhi vô tội bị phá hủy hình hài sự sống là những Thiên Thần bé nhỏ tí hon của con người trước tòa Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống và lòng nhân lành.

Xin thắp những ngọn nến hồng nhỏ bé nhớ về các Thiên Thần vô tội. Các Thiên Thần tí hon vô tội là những vị cầu bầu cho chúng ta trước ngai tòa Thiên Chúa tình yêu.

9. Trước nấm mồ chúng ta muốn đọc lại sứ điệp của những người đã ra đi về đời sau nhắn gửi lại:

– Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất, hay đã bị thiêu hủy thành tro bụi. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Đấng sinh thành ra tôi.

– Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ linh hồn tôi và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.

– Tôi bây giờ nằm chôn kín trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi. Vì Ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.

Và tôi tâm niệm rằng:

– Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.

– Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.

– Nhưng những gì ngày xưa tôi cho đi, bây giờ tôi nhận lãnh trở lại.

 

LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Giáo hội khải hoàn: Lễ Các Thánh Nam Nữ

 Giáo hội khải hoàn: Lễ Các Thánh Nam Nữ

Chúa Giêsu đến trần gian không để thiết lập một vương quốc tại thế trần, nhưng để thiết lập một vương quốc vĩnh cửu cho phàm nhân tại một nơi vĩnh cửu. Đó là vương quốc “TÌNH YÊU”, thật vậy để được vào vương quốc nầy, đòi hỏi con người phải có một tấm thẻ thông hành đặc biệt, đó là tấm “THẺ TÌNH YÊU”.

Thật vậy, vương quốc vĩnh cửu phải là một vương quốc không có khổ đau, vương quốc không có khổ đau tất nhiên phải là một vương quốc dựa trên TÌNH YÊU. Vinh quang nơi vương quốc nầy không phải là vinh quang của trần thế, không có chổ đứng, chổ ngồi như trần gian, cũng không có chổ dựa, vì vương quốc ấy không có sự mất thăng bằng, nên không sợ té, sợ ngã.

Vương quốc ấy là một giáo hội viên mãn, còn được gọi là gíao hội chiến thắng,giáo hội ấy đã vượt qua những gian truân và đã trung thành với sứ mạng của mình, một sứ mạng của tình yêu.

Mọi thành phần được vào vương quốc ấy, được gọi là các Thánh, các ngài đủ mọi thành phần nhưng chỉ có hai giới tính là nam và nữ, nên gọi là các Thánh nam nữ.

Các Thánh nam nữ là những Kitô hữu, những người có niềm tin vào Đức Giêsu- Kitô, không phân biệt cấp bậc địa vị, chủng tộc ,sang hèn, lớn nhỏ. Vinh quang của vương quốc ấy không ai biết được, trừ Thiên Chúa và những kẻ mà Thiên Chúa cho biết. Như vậy , các Thánh nam nữ mà Giáo Hội mừng kính trọng thể hôm nay, là những người đang được hưởng phúc vinh quang ấy. Họ là những người đủ mọi dân nước, đủ mọi thành phần, tuổi tác (Kh 7,9-10), quy phục trước ngai vàng và “Con Chiên”. Họ là những người mà thánh Gioan gọi là : “con Thiên Chúa”.Thật vậy, Đức Giêsu- Kitô, Đấng đã cứu chuộc họ, Đấng đã dẫn đầu trong vương quốc sự thật,và tình yêu. Nhưng vương quốc ấy là vương quốc khổ nạn cho đến chết và phục sinh vinh hiển. Có nghĩa là vương quốc của Đức Kitô là vương quốc tử nạn và phục sinh. Không thể có phục sinh nếu như không có tử nạn, cũng vậy, nếu như không có tử nạn thì không có phục sinh , vì hai mầu nhiệm nầy là một đối với Đấng Cứu Thế, vì tử nạn là điều kiện để được phục sinh. Nhưng đồng thời phục sinh cũng là điều kiện để được tử nạn, vì khi đã sống lại là sống cho Thiên Chúa, nên chi tử nạn là chết cho tội lỗi, và chỉ chết một lần

Thật vậy, Thiên Chúa.đã yêu thương và ban cho thế gian một “Người Con” để ai tin vào “Người Con” đó, thì không phải chết nhưng được sống đời đời.( Ga 3, 16).

Quả thật, đây là trọng tâm của vấn đề. Phàm nhân, ai cũng phải chết, không những chết về mặt thể xác, mà còn phải chết về mặt tâm linh nữa, đó là án phạt tội nguyên tổ, nếu như Thiên Chúa không yêu thương và xóa giải bởi “ Một Con Người”, nhưng Người Con ấy chính là một Ngôi Vị của Thiên Chúa, đã mang lấy án phạt của nhân loại là sự chết, Người đã làm Người, trong kiếp phàm nhân, và đã chết cho phàm nhân, nghĩa là Người đã mang lấy cuộc tử nạn của phàm nhân. Và nhờ đó án phạt phải chết được gỡ bỏ, vì Người không chết bởi tội mà Người chết vì tình yêu, vì thế, Người đã phục sinh.

Phục sinh là mầu nhiệm của sự sống. Vì Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, Vì vậy, người đã thiết lập một vương quốc vĩnh cửu cho những ai Tin vào người, gọi là ơn cứu độ.

Ơn cứu độ hay một dòng dõi mới, tinh tuyền không tỳ ố, đó là tiêu chuẩn dành cho những phàm nhân trung tin với Thiên Chúa. Như vậy, tâm linh của những phàm nhân nầy đang sống cùng Thiên Chúa, nhưng về mặt thân xác, họ cũng đang đợi chờ một sự phục sinh trọn vẹn.

Như vậy, Giáo Hội tại thế mới là những con người còn đang sống cả thể xác lẫn tâm linh, giai đoạn nầy đối với giáo hội lữ hành là một ân huệ vô cùng lớn lao của Thiên Chúa. Họ đang sống giữa hiện tại và quá khứ cùng hướng về tương lai.

Như vậy theo giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, thì Giáo Hội có ba thành phần, thành phần giáo hội lữ hành (tại thế), khải hoàn (chiến thắng), thanh luyện (khổ đau).

Do vậy, tháng cuối của năm phụng vụ, giáo hội dành ra để tưởng nhớ những linh hồn đang chịu thanh luyện, họ cũng đủ mọi thành phần như giáo hội lữ hành và giáo hội khải hoàn. Vì giáo hội nói chung chỉ có hai thành phần là giáo sĩ và giáo dân.Nhưng ngày đầu tháng 11 là ngày để mừng kính tất cả những linh hồn đang hiện diện trong vinh quang cuả Thiên Chúa.( dù thân xác chờ ngày khải hoàn).Tức toàn thể các Thánh dù được tuyên hay chưa.

Hội Thánh Công Giáo, là một giáo hội hiệp thông, vì vậy, mọi thành phần dù ở hoàn cảnh nào cũng được xem là duy nhất. Giáo Hội lữ hành là thành phần chủ chốt, vì là thành phần ở giữa, thành phần còn cả hồn và xác, là thành phần có cơ hội lập công, một mặt luôn hướng về Trời, dưới Thiên Chúa là các Thánh, vì vậy cùng với việc phụng thờ Thiên Chúa, phụng vụ của giáo hội cũng hướng tới các Thánh. Vì đây là thành phần ưu tuyển của giáo hội, giáo hội lữ hành luôn hướng tới các ngài vì các ngài là gương sáng,dẫn dắt cho giáo hội trần thế, vì xưa kia các ngài là những thành phần như chúng ta.

Mọi Kitô hữu nói chung được Thánh hóa nhờ ân sũng của Thiên Chúa, họ được nên thánh cách chung nhờ vào Bí Tích Thánh Tẩy, họ được gia nhập và thông phần vào Thiên Tính của Đức Giêsu- Kitô Con Thiên Chúa làm Người. Trở nên một Hội Thánh hữu hình, ở trần gian để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Kitô, nhưng bằng nhiều cách họ đã chiến đấu anh dũng ,hay bại trận là do bởi chính họ, trong quá trình còn hiện hữu trong thân xác, họ có cơ hội để làm chứng cho Tin Mừng.

Vì vậy có vô số các Thánh, là những người đã bước vào đau khổ thân xác, để chịu sự thanh luyện cho linh hồn, và trong thời gian thanh luyện các ngài như vàng trong lửa. Và lửa tình yêu, lửa huyền siêu đã đốt cháy những con tim trần gian của họ để trở nên những con tim Nước Trời rạng ngời ân sũng. Và như thế, là vô số những con người bị thiêu đốt bởi “lửa ấy”, Như trên bàn thờ giáo hội không thể tuyên phong đầy đủ. Vì vậy, hôm nay là ngày tuyên phong chung cho tất cả thành phần giáo hội khải hoàn.

Bên cạnh đó, Hội Thánh không quên những thành phần đang chịu thanh luyện mà cầu nguyện cho họ, vì lửa thanh luyện cũng chính là lửa tình yêu.

Tóm lại ba thành phần của Giáo Hội Công giáo là một, chỉ có mọt con đường duy nhất muốn được vào vương quốc vĩnh cửu của Đức Kitô thì phải bước vào con đường đau khổ cùng với cuộc tử nạn của Người rồi mới được vào vinh quang phục sinh, nếu ai chưa được tử nạn với Đức Kitô, thì họ chưa được vào dự tiệc trong vinh quang của Người.

Tuy ba thành phần, nhưng một nhiệm thể duy nhất, đó là Đức Kitô chịu tử nạn và phục sinh. Vì vậy trần gian là nơi thanh luyện tích cực, khác với nơi thanh luyện bị động đó là nơi thành phần khổ đau đang chịu. Vì vậy, có nhiều định nghĩa về các thánh, nhưng có một định nghĩa dễ hiểu hơn là : Thánh là những người đã chịu thanh luyện ở trần gian. Sự thanh luyện nầy đã được nhìn nhận bởi những công thức của Tin Mừng.

Tiêu biểu là tám mối phúc thật hay còn gọi là Hiến Chương Nước Trời.

– Sự nghèo khó được chúc phúc
– Sự hiền lành được chúc phúc
– Sự khóc lóc, sầu muộn được chúc phúc
– Sự khao khát được chúc phúc
– Sự xót thương được chúc phúc
– Sự trong sạch được chúc phúc
– Sự hòa bình được chúc phúc
– Sự chịu bách hại được chúc phúc.

Tại sao những điều bất hạnh lại được kể là phúc, bởi vì những sự ấy được Thiên Chúa đền bù, sự gì phàm nhân cho là bất hạnh, thì trở nên sự thanh luyện trước Thánh Nhan Thiên Chúa và Thiên Chúa chúc phúc cho những điều ấy.Sự đền bù xứng đáng cũng là sự công bằng của luật tự nhiên cũng như siêu nhiên.

Như vậy, ai thực thi được một trong tám mối phúc, mà can trường chiến đấu, thì họ được thanh luyện và tất nhiên họ được vào nơi được chúc phúc, để hợp cùng Thần Thánh trên Thiên Quốc ngợi ca Thiên Chúa. Vương quốc chịu đau khổ là gồm tóm những mối phúc, chính Chúa Giêsu đã nêu ra và là những ngọn lửa thanh luyện nên những con người được gọi là Thánh, vì họ được nên Thánh nhờ sự gian luyện thánh thiện.

Thiên Chúa là Đấng công minh, không thiên tư tây vị ai, ai yêu mến Thiên Chúa và thực thi Lời dạy của Ngài thì được vào chốn vinh quang, chứ không phải những kẻ kêu : “Lạy Chúa ,lạy Chúa mà được vào Nước Trời… ” ( Mt 7,21).

P. Trần Đình Phan Tiến (Đạo Binh Đức Mẹ)