Đức Thánh Cha Phanxicô bài trừ xu hướng tìm thăng quan tiến chức trong Giáo Hội

Đức Thánh Cha Phanxicô bài trừ xu hướng tìm thăng quan tiến chức trong Giáo Hội

VATICAN. Mạng thông tin trực tuyến ”Vatican Insider” đưa tin: thêm một biện pháp mới của ĐTC nhắm bài trừ xu hướng tìm kiếm ”thăng quan tiến chức” trong Giáo Hội.

Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã gửi thư cho các tòa Sứ Thần và Khâm Sứ Tòa Thánh trên toàn thế giới để yêu cầu thông báo cho tất cả các GM tại quốc gia liên hệ về quyết định của ĐTC bãi bỏ việc trao tặng tước hiệu Đức Ông (Monsignore) cấp III (”tuyên úy của ĐTC” – (Cappelano di Sua Santità) cho các linh mục triều dưới 65 tuổi. Hai tước hiệu ”Đức Ông” cấp 2 (Prelato di Sua Santità) và cấp 1 (Protonotario apostolico) từ nay bị bãi bỏ. Các tước hiệu này vốn không được cấp cho các linh mục đan sĩ hoặc tu sĩ dòng.

Đức TGM Antonio Mennini, Sứ Thần Tòa Thánh tại Anh quốc, đã gửi thư cho tất cả các GM tại nước này để thông báo quyết định trên đây của ĐTC, tuy nhiên quyết định này không có tính chất hồi tố, nghĩa là ai đã có tước ”Đức ông” rồi thì không bị mất vì quyết định mới của ĐTC.

Mạng Vatican Insider nhận định rằng khi đưa ra quyết định trên đây, ĐTC Phanxicô lấy hứng từ các cuộc cải tổ do ĐGH Phaolô 6 đưa ra hồi năm 1968 theo tinh thần Công đồng Vatican 2. Trước đó có 14 cấp ”Đức Ông”. ĐGH Phaolô 6 quyết định giảm xuống còn 3 cấp: cấp I: Công chứng viên tông tòa (Protonotario Apostolico), cấp II: Giám chức danh dự của ĐTC (Prelato d'onore di Sua Santità) và cấp III: tuyên úy của ĐTC (Cappellano di Sua Santità). 3 tước hiệu này được ĐGH ban theo đề nghị của Giám Mục địa phương, cho những linh mục thi hành một dịch vụ quí giá đối với Giáo Hội. Tuy nhiên nhiều GM có xu hướng dùng tước hiệu này để thưởng công cho những linh mục trung thành với mình. Cũng có nơi Đức Giám Mục xin tước hiệu này cho những linh mục có nhiều đóng góp nào đó cho giáo phận. Nay với quyết định của ĐGH Phanxicô, sự việc thay đổi (Vatican Insider 5-1-2014).

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha kêu gọi noi gương Ba Đạo Sĩ Phương Đông

Đức Thánh Cha kêu gọi noi gương Ba Đạo Sĩ Phương Đông

VATICAN. ĐTC mời gọi các tín hữu hãy noi gương các Đạo Sĩ, hướng thượng, đừng hài lòng với cuộc sống tầm thường.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong bài giảng lễ Chúa Hiển Linh sáng 6-1-2014, tại Đền thờ Thánh Phêrô. Đây cũng là ngày lễ nghỉ tại Italia.

Đồng tế với ĐTC có khoảng 24 Hồng Y và hơn 20 GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và hàng chục linh mục, trước sự tham dự của 8 ngàn tín hữu. Phần giúp lễ do các chủng sinh thuộc trường Truyền giáo đảm trách, đặc biệt một trong hai thầy Phó Tế giúp ĐTC là Thầy Giuse Trần Văn Đồng, thuộc giáo phận Vinh.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn về thái độ của các Đạo sĩ Phương Đông ”trung thành theo ánh sáng tràn ngập nội tâm các ngài và đã gặp Chúa. Hành trình này của các Đạo sĩ Phương Đông tượng trưng vận mệnh của mỗi người: đời sống chúng ta là một hành trình, được soi sáng nhờ ánh sáng soi đường, để tìm được chân lý và tình yêu sung mãn, mà các Kitô hữu chúng ta nhận ra nơi Chúa Giêsu, là Ánh sáng thế gian. Và mỗi người, như các Đạo Sĩ, có 2 ”cuốn sách” lớn từ đó họ rút ra những dấu hiệu để hướng dẫn mình trong cuộc lữ hành: cuốn sách thiên nhiên do Thiên Chúa sáng tạo và cuốn Kinh Thánh. Điều quan trọn glà chú ý, tỉnh thức, lắng nghe Chúa nói với chúng ta. Như Thánh Vịnh, khi nói về Luật Chúa, đã khẳng định: ”Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 9,05). Đặc biệt lắng nghe Tin Mừng, đọc, suy gẫm và biến Tin Mừng thành lương thực thiêng liêng giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu hằng sống, cảm nghiệm chính Ngài và tình thương của Ngài”.

ĐTC cũng ca ngợi các Đạo Sĩ đã tinh khôn, vượt thắng lúc nguy hiểm tối tăm nơi dinh vua Hêrôđê, đã biết tránh thoát được sự lê liệt của đêm tối trần gian, và tìm lại được con đường dẫn đến Bethlehem.

Ngài mời gọi các tín hữu hãy noi gương các Đạo Sĩ hướng mắt nhìn ngôi sao và bước theo những ước muốn cao thượng trong tâm hồn. ĐTC nói: ”các Đạo Sĩ dạy chúng ta đừng hài lòng với một cuộc sống tầm thường, ”những chắp vá nhỏ bé”, nhưng luôn để cho mình được chân, thiện, mỹ, thu hút, để Thiên Chúa lôi kéo, Ngài là Đấng tuyệt đối cao cả trong tất cả những điều ấy! Các Đạo Sĩ dạy chúng ta đừng để mình bị những vẻ bề ngoài lừa đảo, những gì là cao cả, khôn ngoan, và hùng mạnh đối với thế gian. Chúng ta đừng hài lòng với cái vẻ bề ngoài, cần đi xa hơn nữa, tiến về Bethlehem, nơi mà trong căn nhà đơn sơ ở ngoại ô, giữa một người mẹ và người cha đầy tin yêu, chiếu tỏa rạng người Mặt Trời xuất hiện từ trên cao, là Vua Vũ Trụ. Noi gương các Đạo Sĩ, với những ánh sáng bé nhỏ của chúng ta, chúng ta tìm kiếm Đấng là Ánh Sáng”.

Kinh Truyền Tin

Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ rưỡi. Sau đó, lúc 12 giờ, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với 60 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp.

Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC nhấn mạnh rằng lễ Hiển Linh làm nổi bật sự cởi mở đại đồng của ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Phụng vụ ngày lễ hôm nay tung hô: ”Lạy Chúa, mọi dân tộc trên trái đất sẽ tôn thờ Chúa”.. Chúa Giêsu là epifania, là sự biểu hiện tình thương của Thiên Chúa. Giáo Hội ở trong sự chuyển động của Thiên Chúa tiến về thế giới: niềm vui của Giáo Hội là Tin Mừng, là phản ảnh ánh sáng của Chúa Kitô. Giáo Hội là dân tộc gồm những người đã cảm thấy sự thu hút của Chúa và mang trong mình sự thu hút ấy, trong con tim và trong cuộc sống. ”Tôi muốn nói với những người cảm thấy xa lìa Thiên CHúa và Giáo Hội, những người sợ hãi và dửng dưng rằng: Chúa cũng kêu gọi bạn hãy trở nên thành phần của dân ngài và Ngài làm điều ấy trong niềm tôn trọng và yêu thương!”

Sau cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy cầu xin Chúa ban cho toàn thể Giáo hội niềm vui loan báo Tin Mừng, vì ”Giáo hội được Chúa Kitô sai đi để bày tỏ và thông truyền tình thương của Thiên chúa cho mọi dân tộc”.

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC đã ngỏ lời chúc mừng các Giáo Hội Đông Phương mừng lễ Giáng sinh vào ngày 7-1-2014. Ngài nói: ”Ước gì an bình mà Thiên Chúa ban cho nhân loại qua sự giáng sinh của Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, củng cố tất cả mọi người trong đức tin, cậy, mến, và mang an ủi cho các cộng đoàn Kitô đang chịu thử thách”. (SD 6-1-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha loan báo sẽ hành hương Thánh Địa

Đức Thánh Cha loan báo sẽ hành hương Thánh Địa

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 5-1-2014, ĐTC Phanxicô chính thức loan báo ngài sẽ hành hương 3 ngày tại Thánh Địa từ 24 đến 26-5 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử tại Jerusalem giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, Athenagoras.

Ban sáng chúa nhật, trời mưa tầm tã, nhưng may mắn vào ban trưa, trời tạnh, hơn 50 ngàn tín hữu đã đến tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin cùng với ĐTC Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Huấn dụ của ĐTC trưc khi đọc kinh

”Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

”Phụng vụ chúa nhật hôm nay tái đề nghị với chúng ta, qua Lời Tựa Tin Mừng theo thánh Gioan, ý nghĩa sâu xa nhất của biến cố Chúa Giêsu giáng sinh. Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người và đã ”cắm lều”, nơi ở của Ngài giữa loài người. Thánh Sử Tin Mừng viết: ”Ngôi Lời đã làm người và đến ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Trong những lời này, không bao giờ ngừng làm cho chúng ta ngạc nhiên, có toàn thể Kitô giáo! Thiên Chúa đã trở nên người hữu tử, dòn mỏng như chúng ta, đã chia sẻ thân phận làm người của chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, Ngài đi vào lịch sử chúng ta, hoàn toàn trở thành Thiên Chúa-ở-cùng chúng ta!

Vì thế, sự giáng sinh của Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã muốn kết hiệp với mỗi người nam nữ, mỗi người chúng ta, để thông ban cho chúng ta sự sống và niềm vui của Ngài.

”Vì thế, lễ Giáng Sinh tỏ cho chúng ta tình thương bao la của Thiên Chúa đối với nhân loại. Từ đó cũng nảy sinh lòng nhiệt thành, niềm hy vọng của các Kitô hữu chúng ta, trong sự nghèo hèn của mình, chúng ta biết mình được Thiên Chúa yêu mến, viếng thăm và tháp tùng; và chúng ta nhìn thế giới và lịch sử như một nơi trong đó chúng ta đồng hành với Thiên Chúa và giữa chúng ta hướng về trời mới và đất mới. Với sự giáng sinh của Chúa Giêsu, không những một thế giới mới được khai sinh, nhưng cả một thế giới cũng có thể luôn được đổi mới. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện để khơi dậy những người mới, thanh tẩy thế giới khỏi tội lỗi vốn làm cho nó già nua và hư hỏng. Vì thế, dù lịch sử nhân loại và lịch sử bản thân của mỗi người chúng ta có thể gặp những khó khăn và yếu đuối, nhưng niềm tin nơi sự nhập thể nói với chúng ta rằng Thiên Chúa liên đới với con người và lịch sử loài người. Sự gần gũi này của Thiên Chúa với con người, với mỗi người, là một hồng ân không bao giờ tàn lụi! Đây là Tin Mừng của lễ Giáng Sinh: ánh sáng của Thiên Chúa làm tràn đầy tâm hồn của Đức Trinh Nữ Maria và thánh Giuse, hướng dẫn bước chân của các mục tử và đạo sĩ, ngày nay cũng chiếu sáng cho chúng ta.

Trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, cũng có một khía cạnh gắn liền với tự do của con người, tự do của mỗi người chúng ta. Thực vậy, Ngôi Lời Thiên Chúa đã cắm lều giữa chúng ta là những người tội lỗi và cần lòng từ bi. Và tất cả chúng ta lẽ ra phải mau mắn lãnh nhận ơn thánh mà Chúa trao tặng chúng ta. Nhưng trái lại, Tin Mừng theo thánh Gioan viết tiếp, ”các gia nhân của Ngài không đón nhận Ngài” (v.11). Cả chúng ta đã bao nhiêu lần từ chối Chúa, chúng ta thích ở lại trong cái khung kín của những lỗi lầm chúng ta và trong lo âu do tội lỗi của chúng ta gây ra. Nhưng Chúa Giêsu không ngừng trao tặng bản thân và ơn thánh cứu độ của Ngài cho chúng ta! Đó là một sứ điệp cứu độ, cổ kính và luôn mới mẻ. Và chúng ta được mời gọi hân hoan làm chứng về sứ điệp Tin Mừng sự sống và ánh sáng, hy vọng và yêu thương này.

Xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ dịu dàng của chúng ta, luôn nâng đỡ chúng ta, để chúng ta tiếp tục trung thành với ơn gọi Kitô và có thể thực hiện những ước muốn công lý và hòa bình, mà chúng ta mang trong tâm hồn vào đầu năm mới này.

Loan báo và chào thăm

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói với mọi người:

”Trong bầu không khi vui mừng, đặc điểm của mùa giáng sinh này, tôi muốn loan báo rằng từ ngày 24 đến 26-5 tới đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ thực hiện cuộc hành hương tại Thánh Địa. Mục đích chính là tưởng niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras, diễn ra cách đây vào ngày 5-1 như hôm nay, cách đây đúng 50 năm. Có 3 giai đoạn của cuộc hành hương này là: Amman, Bethlehem và Jerusalem. Tại Đền thờ Mộ Thánh chúng tôi sẽ cử hành cuộc gặp gỡ đại kết với tất cả đại diện của các Giáo Hội Kitô ở Jerusalem, cùng với Đức Thượng Phụ Bartolomeo thành Constantinople. Ngay từ bây giờ tôi xin anh chị em cầu nguyện cho cuộc hành hương này, một cuộc hành hương cầu nguyện.

”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được từ các nơi trên thế giới bao nhiêu sứ điệp chúc mừng nhân lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Vì không thể nào trả lời tất cả mọi người được, nên tôi muốn chân thành cám ơn trước tiên là các em bé, những hình vẽ rất đẹp của các em, những người trẻ và người già, các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, các hội đoàn và phong trào cũng như các nhóm khác nhau đã muốn bày tỏ với tôi lòng quí mến và sự gần gũi. Tôi xin tất cả mọi người tiếp tục cầu nguyện cho tôi và công việc phục vụ của tôi dành cho Giáo Hội. Tôi rất cần. Cám ơn anh chị em.

”Và giờ đây tôi thân ái chào thăm anh chị em, là những tín hữu hành hương hiện diện nơi đây, đặc biệt là hiệp hội các nhà giáo Công Giáo Italia: tôi khuyến khích anh chị em trong công tác giáo dục của anh chị em, rất là quan trọng!

ĐTC cũng nêu đích danh một số nhóm và giáo phận của các tín hữu hành hương, đặc biết cá nhóm ở thành Crema và Mantova chuyên săn sóc những người khuyết tật. Ngài cũng chào một nhóm đông đảo các thủy thủ người Brazil. Với tất cả mọi người, ngài cầu chúc một chúa nhật tốt đẹp và bữa ăn trưa ngon.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Ánh sáng từ Bêlem

Ánh sáng từ Bêlem

Lễ HIển linh có thể gọi là lễ ánh sáng. Từ ngàn xưa Isaia đã loan báo ánh sáng của Chúa sẽ chiếu tỏa: “Đứng lên, bừng sáng lên, Giêrusalem hỡi, vì ánh sáng của ngươi đến rồi.Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi”.

Bài Tin mừng cho thấy lời tiên tri đã ứng nghiệm. Ngôi sao xuất hiện trên bầu trời soi lối. Ba Vua từ phương đông đã tiến về Belem như Isaia đã báo trước: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”.

Ánh sáng đó chính từ Thiên Chúa phát ra: “Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi”.

Chúa Giêsu đã chiếu lên làn ánh sáng nào để Ba Vua nhận biết và tuân phục Người? Ba loại lễ vật nói lên ba làn ánh sáng Chúa Giêsu chiếu tỏa.

1. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng hi vọng. Ba Vua dâng vàng để tôn vinh Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa lại tự hạ làm loài người. Làm một em bé nhỏ sơ sinh, nghèo hèn. Con người cao ngạo muốn làm Thiên Chúa nến đã gieo bóng tối lầm lạc. Khi muốn làm Thiên Chúa, con người trở thành nô lệ cho cao vọng của mình. Khi phủ nhận Thiên Chúa con người lâm vào bế tắc. Khi loại bỏ Thiên Chúa, thế giới không có tương lai. Đó là một bóng tối tuyệt vọng dầy đặc. Để phá tan bóng tối đó, Thiên Chúa làm người chiếu lên ánh sáng hi vọng. Vì khi Thiên Chúa tự hạ làm người thân phận con người thay đổi. Phẩm giá được nâng cao. Được yêu thương kính trọng. Và có một tương lai tươi sáng.

2. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng hạnh phúc. Ba Vua dâng trầm hương để tôn vinh chức vụ tư tế của Chúa. Chúa Giêsu là tư tế muôn đời. Người không dâng một lễ vật nào đó. Người dâng chính thân mình làm của lễ. Bêlem nghĩa là “nhà bánh”. Sinh trong “nhà bánh”, Chúa Giêsu trở thành tấm bánh nuôi sống con người. Nằm trong máng cỏ, Chúa Giêsu trở thành của ăn của uống nuôi đàn chiên. Thế giới chìm trong bóng tối áp bức. Cá lớn nuốt cá bé. Người mạnh hiếp người yếu. Người ta làm giầu trên người nghèo. Người ta chiếm đoạt của người nghèo. Người ta xây hạnh phúc trên khổ đau của người khác. Khi tự hiến thân mình, Chúa Giêsu chiếu lên ánh sáng hạnh phúc phá tan bóng tối đau khổ. Người chịu nghèo khổ để ta được giầu có. Người trở thành bé nhỏ để ta được tôn vinh. Người chịu đau khổ để ta được hạnh phúc.

3. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng sự sống. Ba Vua dâng mộc dược để ướp xác Chúa. Đó là tôn vinh Chúa chịu chết cho nhân loại. Nhân loại chìm trong bóng tối chết chóc. Chiến tranh, hận thù, hưởng thụ đã làm tiêu hao bao sinh mạng. Người ta giết người khác để được sống. Giết người để được tự do hưởng thụ. Giết người để bảo vệ địa vị quyền lợi. Đó là thứ bóng tối hủy diệt thế giới. Khi chịu chết cho nhân loại, Chúa Giêsu chiếu lên ánh sáng sự sống phá tan bóng tối chết chóc đang vây phủ thế giới. Chúa chịu chết để xây dựng hòa bình. Chúa chịu chết để nhân loại được sống.

Đó là những làn ánh sáng cứu độ thế giới. Là giải pháp cho một thế giới đang bế tắc. Là ánh sáng cho một nhân loại đang đi trong tăm tối. Là hi vọng cho những ai tuyệt vọng. Là hạnh phúc cho những người đau khổ. Là sự sống hứa hẹn tương lai.

Ngày hôm nay thế giới vẫn chìm trong bóng tối. Vẫn còn những bóng tối lầm lạc, bóng tối áp bức bất công, bóng tối chiến tranh hận thù. Thế giới đang mong chờ những làn ánh sáng từ hang đá Bêlem tiếp tục chiếu tỏa.

Không lạ gì khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã được tạp chí Time bầu làm nhân vật của năm 2013. Và mới 9 tháng trong cương vị Giáo hoàng, ngài đã đem đến niềm vui tươi phấn khởi cho Giáo hội và cho mọi người. Số người đi lễ trên thế giới tăng lên 20%. Số người tín nhiệm và yêu mến Giáo hội là 85%. Vì Đức Thánh Cha cũng đang tỏa sáng.

Noi gương Chúa Giêsu, ngài đã chiếu lên làn ánh sáng hi vọng khi  tự hạ mình xuống. Không xưng mình là Giáo hoàng, nhưng ngài tự xưng mình là Giám mục Rôma. Không ở trong dinh Tông Tòa, nhưng ở trong nhà khách Thánh Mácta. Không để cho người khác khiêng vác, nhưng ngài tự tay mang hành lý.

Ngài đã chiếu lên làn ánh sáng hạnh phúc khi tự hiến thân mình. Dành thời giờ tiếp đón mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ bệnh tật. Ngài đi thăm người tị nạn, thăm trại tù, rửa chân cho tù nhân. Ngài sẵn lòng gọi điện thoại thăm hỏi và an ủi những người đau khổ, bất hạnh.

Ngài đã chiếu lên làn ánh sáng sự sống. Chống lại quyết định của tổng thống Obama khi  khi cầu nguyện và cổ võ cho hòa bình tại Syria. Lên án các chế độ chính trị kinh tế lấy tiền bạc làm trung tâm bóc lột người nghèo.

Ta hãy noi gương Chúa Giêsu, cùng với Đức Thánh Cha: sống hạ mình, sống tự hiến và sống hi sinh quên mình, để góp phần chiếu tỏa ánh sáng của Chúa.  Đó chính là sống tích cực tinh thần Tân Phúc-âm-hóa.

Lạy Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Xin cho con luôn đi trong ánh sáng của Chúa. Amen.

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Đức Thánh Cha cho duyệt lại qui luật về tương quan giữa các Giám Mục và dòng tu

Đức Thánh Cha cho duyệt lại qui luật về tương quan giữa các Giám Mục và dòng tu

VATICAN. ĐTC Phanxicô đã truyền duyệt lại qui luật về tương quan giữa các dòng tu và giám mục địa phương để thăng tiến sự quí chuộng hơn đối với đoàn sủng của mỗi dòng.

Các qui luật vừa nói ở trong văn kiện tựa đề ”Mutuae relationes”, (Những quan hệ hỗ tương), do Bộ các dòng tu ban hành ngày 14-5-1978. Văn kiện khẳng định rằng các dòng tu là thành phần của Giáo Hội địa phương, tuy các dòng có tổ chức nội bộ riêng và có quyền tự trị, nhưng không bao giờ được coi là độc lập với Giáo Hội địa phương.

ĐTC thông báo quyết định trên đây trong cuộc gặp gỡ 120 Bề trên Tổng quyền các dòng nam ngày 29-11 năm 2013, và văn bản cuộc nói chuyện này đã được tạp chí ”La Civiltà Cattolica” (Văn Minh Công Giáo), đăng tải ngày 3-1-2014 ở Roma. Ngài nói với các Bề trên rằng: ”Văn kiện 'tương quan hỗ tương' hồi đó là hữu ích, nhưng nay đã lỗi thời rồi. Các đoàn sủng của các dòng tu khác nhau cần được tôn trọng và thăng tiến, vì các dòng là những thực tại cần thiết trong các giáo phận”.

Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng hồi tháng 3 năm 2013, ĐTC Phanxicô là TGM giáo phận Buenos Aires, và trước đó ngài là Giám tỉnh dòng Tên tại Argentina. Ngài nói với các Bề trên trong cuộc gặp gỡ rằng: ”Do kinh nghiệm, tôi biết những vấn đề có thể nảy sinh giữa một Giám Mục và các cộng đồng dòng tu. Ví dụ, nếu một hôm, một dòng quyết định rút khỏi công việc vì thiếu nhân sự, GM thường cảm thấy mình bất ngờ ”bị một củ khoai nóng trong tay!”. Tôi cũng biết rằng các GM không luôn luôn biết rõ những đoàn sủng và công việc của các tu sĩ. Các GM chúng tôi cần hiểu rằng những người thánh hiến không phải là những công chức, nhưng là những món quà làm cho giáo phận được phong phú”.

ĐTC cũng nhận định rằng: ”Sự can dự của các cộng đoàn dòng tu trong giáo phận là điều quan trọng. Cần phải duy trì sự đối thoại giữa GM và các tu sĩ, để các GM đừng coi các tu sĩ như những dụng cụ hữu ích chỉ vì các GM thiếu hiểu biết về các đoàn sủng của các tu sĩ”.

Trong cuộc gặp gỡ ngày 29-11-2013, ĐTC cũng yêu cầu các Bề trên Tổng quyền các dòng nam hãy hoàn thành văn kiện đang được soạn thảo về các tu huynh không linh mục. Ngài nhìn nhận có cuộc khủng hoảng ơn gọi nơi các tu huynh, nhưng xác tín rằng các tu huynh vẫn có một vai trò trong đời sống tu trì.

Bài báo dài 15 trang của cha Antonio Spadaro, Chủ nhiệm báo ”Văn Minh Công Giáo”, đã trưng dẫn rất nhiều nhận định của ĐTC Phanxicô tại cuộc gặp gỡ dài 3 tiếng đồng hồ về các vấn đề khác nhau, trong đó ngài không muốn đọc một bài diễn văn dọn sẵn, nhưng muốn đó là một cuộc nói chuyện thẳng thắn và tự do, ngài trả lời các câu hỏi do các Bề trên nêu lên.

ĐTC nhìn nhận các dòng tu tăng trưởng tại Á Phi, nhưng ngài cũng nói đến những thách đố đối với công việc loan báo Tin Mừng tại các đại lúc đó, kể cả việc thích ứng đúng đắn giáo huấn Công Giáo vào các nền văn hóa địa phương; ngài cảnh giác chống những toan tính bóc lột các xã hội nghèo như một nguồn cung cấp ơn gọi.

ĐGH cho biết: các GM Philippines đã than phiền về một số dòng tu đang thực hiện một thứ ”buôn tập sinh” tại đất nước của các vị. Ngài nói: ”Chúng ta cần cảnh giác trước những tình trạng như vậy”.

Về vấn đề đào tạo, ĐTC nói rằng ”các vị giám tập và giám học phải tỏ ra nhạy cảm đối với các nhu cầu của tập sinh và tu sinh, khuyến khích họ đối thoại chân thành và thẳng thắn với các vị đào tạo. Huấn luyện là một nghệ thuật chứ không phải là một công việc của công an, cảnh sát. Chúng ta phải huấn luyện tâm hồn của họ, chẳng vậy chúng ta sẽ tạo nên những quái vật nhỏ và những quái vật này sẽ nhào nặn dân Chúa. Điều này làm cho tôi thực sự nổi da gà! Chỉ cần nghĩ đến những tu sĩ có tâm hồn ”chua như giấm”: họ không được tạo nên để phục vụ dân. Xét cho cùng, chúng ta không được đào tạo những nhân viên hành chánh, giám đốc, nhưng đào tạo các linh mục, tu huynh, những người đồng hành”.

ĐTC Phanxicô không quên ca ngợi những cố gắng của ĐGH Biển Đức 16 trong việc ngăn chặn nạn giáo sĩ, tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn lọc các ứng viên vào đời sống tu trì, để loại bỏ những người với những lầm lỗi không thể chữa trị được. Ngài nói: ”Tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, nhưng không phải tất cả chúng ta đều là những người ung thối hư hỏng. Người tội lỗi được chấp nhận, nhưng không thể chấp nhận những người ung thối, hư hỏng”. (CNS 3-1-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra

Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra

Các bài đọc của lễ Hiển Linh đều hướng về một chủ đề chính: “Chúa Kitô là ánh sáng chiếu soi muôn dân”. Nơi bài đọc I được trích từ sách tiên tri Isaia: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra” (Is 60,1-6).

Đó là lời tiên tri Isaia loan báo về tương lai huy hoàng của Giêrusalem. Giêrusalem có được như vậy, được trở thành trung tâm của muôn dân đổ dồn về đó là vì nhờ Giêrusalem có Thiên Chúa hiện diện ở giữa. Không có Thiên Chúa hiện diện thì Giêrusalem vẫn chỉ như bao thành khác. Ánh sáng mà Giêrusalem nhận được từ Chúa đã chiếu soi muôn người, ánh sáng đó lôi kéo tất cả mọi người, không trừ một ai đến với Chúa. Giêrusalem ngày xưa là hình ảnh của Giáo Hội, vì Giáo Hội là nơi qui tụ tất cả mọi dân tộc.

Lời tiên tri Isaia loan báo về tương lai huy hoàng cho Giêrusalem được ứng nghiệm trong biến cố các vua từ Phương Đông tìm đến Vua dân Do Thái mới sinh đã được thánh sử Luca ghi lại (x.Lc 2,1-12).

Gặp được Chúa Giêsu và thờ lạy Ngài, đó là mục đích cuối cùng của đời người chúng ta, và đó cũng là trung tâm của bài Tin Mừng Lễ Hiển Linh hôm nay. Các mục tiêu cuối cùng trên, chúng ta thấy có những nhân vật nổi bật như vua Hêrôđê, các trưởng tế và luật sĩ tại Giêrusalem, các đạo sĩ từ Phương Đông. Mỗi một người trong hoàn cảnh riêng của họ đều được Chúa mạc khải cho, được Chúa mời gọi đến với Ngài bằng những con đường khác nhau. Các đạo sĩ nhờ ngôi sao sáng của thiên nhiên trong vũ trụ, một kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa. Các trưởng tế và luật sĩ thì qua con đường mạc khải của Kinh Thánh, qua lời dạy của các tiên tri mà họ biết nằm lòng. Vua Hêrôđê thì qua chứng tá của những kẻ qua con đường gặp Chúa, qua chứng tá của các đạo sĩ và các trưởng tế, luật sĩ tại Giêrusalem. Nhưng rồi chỉ có các đạo sĩ là đi đến cùng con đường, là gặp được Chúa Giêsu và thờ lạy Ngài.

Chúa ban cho mỗi người, cho mọi người con đường để gặp Ngài, nhưng chỉ có những ai thành tâm thiện chí và can đảm đi đến cùng, đi trọn con đường thì mới thành công trong việc gặp gỡ được Chúa.

Trong ngày Lễ Ba Vua hay Lễ Hiển Linh hôm nay, chúng ta trước nhất vui mừng vì thấy rõ hành động Thiên Chúa không dành riêng ân sủng của Ngài cho một nhóm người nào, nhưng Ngài kêu gọi tất cả mọi người đến với Ngài, đồng thời chúng ta cần tự vấn chính mình về thái độ trước Chúa Kitô, chúng ta đã thực sự gặp Chúa và tôn thờ Ngài hay chúng ta cũng có thái độ giống như vua Hêrôđê xem Chúa như là kẻ thù, như là người cản trở sự thành đạt của mình, vì đó mà hành động ngấm ngầm chống lại Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con được bắt chước thái độ của các đạo sĩ ngày xưa muốn ra đi khỏi nơi an toàn tự nhiên của mình để gặp Chúa và tôn thờ Chúa tại nơi mà Chúa muốn dùng để mạc khải cho chúng con về Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con được gặp Chúa và tôn thờ Chúa là Đấng cứu rỗi duy nhất đời con. Amen.

Veritas Radio

VỊ TỔNG THỐNG NHẢY MÚA

VỊ TỔNG THỐNG NHẢY MÚA

Một ngày nóng bức tháng bảy năm 1969 trên boong tàu một chiếc hàng không mẫu hạm ở Thái Bình Dương, các thuỷ thủ đang đưa ống dòm tìm kiếm trong vùng bầu trời phía trên chíêc mẫu hạm. Bỗng nhiên họ kêu lên. Có ba chiếc dù màu cam và trắng nở xoè ra trên bầu trời xanh thẳm, đong đưa phía dưới là vật giống như một trái banh. Ðó chính là đầu chiếc phi thuyền Apollo 11. Vài phút sau, chiếc phi thuyền đâm sâu vào dòng nước ấm áp của Thái Bình Dương. Nước biển tung toé lên đánh dấu sự kết thúc thành công của chuyến du hành mang ba người lên mặt trăng.

Khi các phi hành gia mỉm cười trồi lên từ chiếc phi thuyền nhỏ, Tổng Thống Nixon nhảy tung tăng trên boong chiếc mẫu hạm. Ông đã bay nửa vòng trái đất đến đây để chứng kiến giây phút làm nên lịch sử này. Tổng thống nói rằng vệt nước tung toé của chiếc phi thuyền đã đánh dấu sự kết thúc tuần lễ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại kể từ cuộc tạo dựng.

Trong những tháng đầy phấn khích sau đó, ba phi hành gia đã thực hiện chuyến du lịch thiện chí vòng quanh thế giới. Họ đã thăm viếng 23 quốc gia trong vòng 45 ngày. Phi hành gia Ed Aldrin nói rằng: “Một trong những thời gian phấn khích nhất” của chuyến đi là cuộc thăm viếng Vatican. Các phi hành gia đặc bịêt xúc động khi nhận được những quà tặng khác thường của Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI. Ed Aldrin viết trong quyển sách của mình tựa đề: Return to Earth (trở lại trái đất) như sau:

Ðức Thánh Cha mở lớp vải gói ba bức tượng ba nhà đạo sĩ làm bằng sứ tuyệt đẹp. Ngài nói rằng ba vị đạo sĩ đã đến được với Chúa Giêsu Hài Ðồng là nhờ nhìn lên những vì sao, còn chúng tôi đã đạt đến đích của mình cũng là nhờ nhìn xem các vị sao như vậy”.

Khi chiêm ngắm các bức tượng bằng sứ tượng trưng cho ba nhà thông thái, ba phi hành gia liền nghĩ ngay đến câu chuyện họ đọc được trong bài Phúc âm hôm nay. Và chắc chắn, giống như chúng ta, họ cũng suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa hơn ẩn giấu trong câu chuyện này.

Dĩ nhiên tất cả các học sinh đều biết được ý nghĩa câu chuyện này rồi. Ðây là việc Chúa Giêsu tự biểu lộ mình ra cho dân ngoại. Cho thế giới ngoài Do Thái Giáo. Chính vì thế, chúng ta gọi lễ này là lễ “Hiển Linh” (Epiphany). Từ ngữ Hiển Linh có nghĩa là “Thiên Chúa biểu lộ ra”.

Bởi vì Hiển Linh mừng kính việc Chúa Giêsu tự biểu lộ mình cho thế giới dân ngoại, nên một số quốc gia mừng lễ này còn trọng thể hơn lễ Giáng Sinh. Thực thế, Lễ Hiển Linh là lễ Giáng Sinh dành cho dân ngoại.

Ba nhà thông thái hay ba chiêm tinh gia từ phương Ðông đến ấy đã nhìn Chúa Giêsu thế nào? Họ nghĩ gì về Hài Nhi được hạ sinh trong trường hợp đặc biệt như thế?

Thánh Mathêu hình như cũng mang trong tâm trí câu hỏi khi ngài liệt kê những tặng vật mà các vị thông thái này dâng lên Chúa Giêsu. Thánh Matthêu viết: “Khi bước vào nhà và nhìn thấy hài nhi cùng Ðức Maria Mẹ Ngài, họ liền quỳ gối xuống tôn thờ Hài Nhi đoạn mang các tặng vật ra gồm vàng, nhũ hương và mộc dược dâng lên Ngài”.

Người xưa thường coi vàng là vua của mọi thứ kim loại. Vì thế, vàng là tặng vật lý tưởng cho một vị vua. Vì thế các Kitô hữu cắt nghĩa tặng vật vàng tượng trưng cho vương quyền của Chúa Giêsu. Về vương quyền của Chúa Giêsu, Thánh Phaolô có viết trong thư gởi tín hữu Ephêsô như sau: “Chúa Cha đã Phục Sinh Ðức Kitô từ cõi chết và đặt Ðức Kitô bên hữu Ngài trên Thiên Quốc. Ðức Kitô cai trị trên vạn vật… Thiên Chúa đã đặt mọi sự dưới chân Ðức Kitô”. (Ep 1: 20- 22)

Từ đó, chúng ta đề cập đến tặng vật thứ hai là nhũ hương. Người xưa thường dùng nhũ hương trong việc thờ phụng. Hương và khói bay lên trời biểu tượng những lời ca tụng và cầu nguyện dâng lên các thần linh. Các Kitô hữu cắt nghĩa tặng vật nhũ hương tượng trưng cho thiên tính của Ðức Giêsu. Khi nói về thiên tính Chúa Giêsu; thư gởi tín hữu Do Thái đã diễn tả như sau: “Chúa Giêsu phản chiếu sự chói lọi vinh quang của Thiên Chúa và là hình bóng bản thể của Thiên Chúa. Ngài lấy lời quyền phép của mình để nâng đỡ vạn vật” (Dt 1:3)

Ðiều này dẫn chúng ta đến tặng vật cuối cùng là mộc dược. Người xưa thường dùng mộc dược để ướp xác người chết trước khi an táng. Hãy nhớ lại các phụ nữ đã từng đem mộc dược đến mộ Chúa Giêsu. Vì chết là thân phận của con người, nên các Kitô hữu thường cắt nghĩa mộc dược tượng trưng cho nhân tính Chúa Giêsu. Bàn về nhân tính Chúa Giêsu, Thánh Phaolô đã viết trong thư gởi tín hữu Philipphê như sau: “Chúa Giêsu dù luôn mang bản tính Thiên Chúa, nhưng Ngài đã trở nên… như một con người… Ngài hạ mình vâng phục đến nỗi chịu chết chết trên Thập Giá” (Pl 2: 6-8)

Hơn mười lăm thế kỷ trước, Thánh Peter Chrysologus đã nói về lễ hôm nay như sau: “Ngày hôm nay, các vị đạo sĩ đã ngạc nhiên sâu sa trước điều họ chiêm ngắm: đó là trời ở trên đất, đất ở trong trời, con người trong Thượng Ðế, Thượng Ðế trong con người, Ðấng mà cả vũ trụ không thể chứa nổi giờ đang đựơc bó gọn trong một thân xác bé xíu. Khi ngắm nhìn họ đã tin và không hề thắc mắc, vì những tặng vật đầy tính tượng trưng của họ đã làm chứng điều ấy. Nhũ hương để tặng Thiên Chúa, vàng để tặng Vua và mộc dược để tặng cho một người sẽ phải chết.

Nói một cách thực tế, tất cả điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta hiện đang có mặt trong giáo đường nay?

Nó có nghĩa như sau:

Chúng ta phải tiếp tục những gì Chúa Giêsu đã khởi sự khi Ngài còn ở dương thế. Nếu mọi dân tộc nhận biết được sứ điệp của Chúa Giêsu thì đó là nhờ chính nổ lực của chúng ta. Chúng ta phải chia sẻ với họ “tin mừng” là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã mang lấy nhục thể và đã sống giữa chúng ta. Chúng ta phải chia xẻ cho họ “tin mừng” là Chúa Giêsu đã đi vào lịch sử, không chỉ cho riêng dân Do Thái mà là cho tất cả mọi người. Chúng ta phải chia xẻ với họ “tin mừng” là Chúa Giêsu đã đến khánh thành vương quốc Thiên Chúa. Ngài đến để thiết lập nên một trật tự thế giới mới. Một trật tự trong đó sẽ không còn khổ đau phiền muộn, một trật tự trong đó kẻ túng thiếu sẽ tìm được bạn bè thân thương thay vì chỉ tìm thấy những kẻ xa lạ trong đêm tối.

Ðó là “Tin Mừng” mà chúng ta phải mang đến cho thế gian… Ðó là sứ điệp thực tế của Lễ Hiển Linh. Ðó là sứ điệp mời gọi mỗi Kitô hữu chúng ta dấn thân vào hành động.

Chúng ta hãy kết thúc với những lời do một Kitô hữu vô danh viết ra để tóm tắt sứ điệp thực tế của Lễ Hiển Linh bằng một hình ảnh tuyệt đẹp như sau:

Khi khúc hát các vị thiên sứ lặng yên,
khi sao trời lịm tắt,
Khi vua chúa, hoàng tử trở về nhà,
Khi mục đồng cùng bầy gia súc về đến chuồng,
thì việc Gíang Sinh bắt đầu khởi sự:
là cho kẻ đói ăn
Thả kẻ tù tội
Dựng xây các dân tộc
Mang hoà bình đến giữa mọi người
và reo ca bằng tâm hồn mình
“.

Cha Mark Link S.J.

Ánh sao đạo đức

Ánh sao đạo đức

Hôm nay, Ba Vua trên đường tìm đến thờ lạy Chúa Cứu Thế Giáng Sinh. Ba Vua là những người phương xa, không có đạo. Các Ngài tìm đến Chúa theo ánh sáng của ngôi sao lạ. Theo ngôi sao, các Ngài đến được Giêrusalem và được nghe giải nghĩa Thánh Kinh. Theo ngôi sao đưa đường dẫn lối các Ngài đã gặp được Chúa. Ánh sao đã chiếu sáng bầu trời đen tối, giúp các Ngài nhận định được hướng đi. Lời Thánh Kinh là một ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp họ sáng lên niềm tin. Nhưng chính Đức Giêsu mới là ngôi sao mai dẫn họ đi vào một con đường mới, con đường chói ngời ngọn lửa đức mến.

Ngày nay có nhiều người đang tìm kiếm Chúa. Nhiều người muốn biết Chúa để theo Chúa. Nhưng họ không biết đường biết hướng. Cũng như Ba Vua, họ cần có những ánh sao soi đường dẫn lối.

Tìm đâu ra ngôi sao xưa đã soi đường cho Ba Vua? Ngày nay, Chúa không dùng ngôi sao xuất hiện trên trời, nhưng muốn mỗi người chúng ta trở thành một vì sao soi dẫn mọi người đến với Chúa.

Là ngôi sao có nghĩa là phải có ánh sáng. Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi chính bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của họ mang ánh sáng, phản chiếu ánh sáng nhận tự nơi Thiên Chúa.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng hy vọng. Niềm hy vọng vào ơn cứu độ của Chúa giúp ta vừng bước trên đường lý tưởng. Niềm hy vọng vào một trời mới đất mới cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Niềm hy vọng vào hạnh phúc thiên đàng giúp ta đánh gía đúng mức của cải vật chất đời này. Hy vọng là ánh sáng làm tươi đẹp con người và cuộc đời.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng tin yêu. Tin yêu Chúa và tin yêu người. Tin yêu để xây dựng một cuộc sống chan hoà tình người. Tin yêu đẻ tha thứ hoà giải. Tin yêu để vượt qua mọi bóng tối thù hận, chia rẽ, bất hoà. Tin yêu là làn ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi, con người trở nên thân thiện, cuộc đời trở thành đáng yêu đáng mến.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng công bình, bác ái. Niềm hy vọng, niềm tin yêu được chứng minh bằng đời sống công bình, bác ái. Tin Chúa được biểu lộ qua sự công bình trong đời sống. Yêu Chúa được thể hiện qua tình bác ái với tha nhân.

Tất cả những làn ánh sáng nói trên góp lại thành ánh sáng đạo đức. Đắm chìm vào vật chất sẽ khiến con người rơi vào bóng tối tuyệt vọng, không lối thoát. Nghi ngờ con người sẽ khiến cuộc đời chìm vào bóng tối cô đơn. Thiếu công bình bác ái sẽ phủ lên thế giới mới một bóng tối phi nhân, tàn nhẫn. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới đủ sức phá tan những bóng tối ấy. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới làm cho thế giới thành vui tươi hạnh phúc.

Thế giới đang mong chờ ánh sao dẫn đường. Chúa đang mời gọi chúng ta trở thành một ngôi sao chiếu lên làn ánh sáng đạo đức. Chính qua làn ánh sáng ấy, mọi người sẽ nhận biết và yêu mến Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp con sống xứng đáng là người con của Chúa sự sáng. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Bạn nghĩ gì về cuộc tìm kiếm của Ba Vua? Bạn có kiên trì tìm Chúa như Ba Vua không?
2. Bạn nghĩ gì về bổn phận làm chứng cho Chúa? Bạn có mong ước trở thành ngôi sao dẫn đưa mọi người đến với Chúa không?
3. Đâu là những ánh sáng người Kitô hữu phải có để dẫn người khác tới Chúa? Trong năm mới này, bạn sẽ làm gì để làm chứng cho Chúa?

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

NGÔI SAO DẪN ĐƯỜNG

NGÔI SAO DẪN ĐƯỜNG

Trên YouTube, có gần 2 tỉ lượt vào xem ca khúc “Gangnam Style” của ca sỹ Psy, người Hàn Quốc. Với điệu nhảy phi ngựa và giai điệu vui nhộn, Psy trở nên nổi tiếng khắp nơi trên thế giới.Tên thật của anh ta là Park Jae-Sang (Psy), anh được yêu mến với tư cách là rapper đa tính cách với nhiều video và lối diễn độc đáo. Nhờ ca khúc “Gangnam Style” mà Psy được bộ văn hóa Hàn Quốc trao tặng huân chương Okgwan vì anh đã đưa văn hóa Hàn giới thiệu đến với bạn bè quốc tế. Psy trở thành ngôi sao âm nhạc thế giới và là thần tượng của giới trẻ.

Trong đời sống xã hội hôm nay, có rất nhiều ngôi sao trên bầu trời nghệ thuật, đủ mọi lãnh vực. Ngôi sao nhạc rock, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao bóng đá… đủ các loại sao!

Cách đây hơn 2000 năm, Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân qua sự dẫn dắt của một ngôi sao lạ: “Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem miền Giuđê thời Vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem và hỏi: Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2,1-2). Các nhà chiêm tinh Đông phương nhìn thấy ngôi sao xuất hiện và lên đường tìm kiếm. Họ đã tìm ra Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ hang lừa. Đó chính là vị Cứu tinh mà Israel từ lâu mong đợi. Vị Cứu tinh chào đời tại Bêlem như lời Ngôn sứ Mikha đã loan báo “Phần ngươi, hỡi Bêlem Epratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị lãnh tụ chăn dắt dân Israel” (Mk 5,1). Các nhà chiêm tinh vui mừng tôn kính dâng lễ vật bái thờ Người.

Ngôi sao xuất hiện ở phương Đông được ông Bilơam tiên báo: “Một Vì Sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng trỗi dậy từ Israel” (Ds 24,17). Các nhà chiêm tinh đến từ vùng đất phương Đông, quê hương của Bilơam. Ngôi sao họ nhìn thấy vốn là dấu hiệu chỉ vương quyền. Ngôi sao nhắc lại lời sấm chúc phúc của Bilơam thuở xưa nói về triều đại Đavít và về chính Đấng Mêsia.

Một ngôi sao lạ ở phương Đông xuất hiện trên bầu trời đầy sao.Các nhà chiêm tinh nhận ra ngôi sao lạ. Họ tin rằng có một vị vua mới sinh ra ở đất Do thái. Họ lập tức khởi hành, lên đường tìm kiếm. Con đường đi của họ dẫn qua sa mạc, bụi bặm, nóng bức và giá lạnh. Ðó là một con đường đầy chông gai khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Họ luôn nhìn lên ngôi sao dẫn đường và tiến bước. Khi đến thủ đô Giêrusalem, các nhà chiêm tinh dò hỏi tông tích của vị tân vuơng. Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối liền triệu tập các thượng tế và kinh sư lại hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Vua phái các vị ấy đi và dặn: “xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi để tôi cùng đến bái lạy Người”. Họ ra đi “Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại”. Họ mừng rỡ vô cùng. Họ gặp Hài Nhi, liền sấp mình bái lạy, với lòng thành họ dâng tiến lễ vật vàng, nhũ hương và mộc dược.

Câu chuyện Phúc âm tuyệt đẹp. Ba nhà chiêm tinh đi tìm Đấng Cứu Thế theo ánh sao lạ. Nếu Thiên Chúa đã dùng cột mây lửa để dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về Đất hứa thì Người cũng có thể dùng ngôi sao lạ để dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh.

Nhưng sự thật vô cùng trớ trêu là khi vị Cứu tinh xuất hiện sau bao thế kỷ chờ đợi thì dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm. Các thượng tế, các kinh sư có thái độ dửng dưng thụ động. Họ rành rẽ Kinh Thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế nhưng họ chẳng cất bước đến Bêlem. Còn Hêrôđê thì hốt hoảng bối rối, sợ ngai vàng bị lung lay nên tìm cách loại trừ với mưu mô cạm bẫy.

Tấn bi kịch cuộc đời Hài Nhi bắt đầu, bị người đồng hương từ khước, bị tẩy chay, bị giết chết. Chỉ có các nhà chiêm tinh hăng hái lên đường lao vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Họ đã làm tất cả miễn sao gặp được Đấng Cứu Tinh. Cho dù Đấng ấy chẳng uy nghi ngự trong lâu đài điện ngọc nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quý giá với cả tấm lòng thành.

Phụng vụ đọc câu chuyện tuyệt đẹp này trong ngày Lễ Hiển Linh “Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại”. Các nhà chiêm tinh là dân ngoại, họ đại diện cho mọi dân tộc, họ khao khát tìm kiếm ơn cứu độ. Sau này Chúa Giêsu đã xác định: “từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ Abraham, Isaac, Giacop trong nước trời” (Mt 8,11).

Các thượng tế và các kinh sư thông hiểu Thánh Kinh, họ giảng giải thật hay cho Hêrôđê, nhưng chỉ là lý thuyết. Họ tìm Đấng Cứu Thế trong sách vở nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ. Những người chuyên nghiên cứu sách vở đầy sự uyên bác thông thái, nếu không lên đường, không thao thức tìm kiếm thì chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa.Trái lại, những tâm hồn đơn sơ, khó nghèo như các mục đồng, hay cởi mở và khao khát chân lý như các nhà chiêm tinh lại được diễm phúc gặp gỡ Người vì họ đã dám mạo hiểm lên đường tìm kiếm, bước đi theo các dấu chỉ.

Thiên Chúa vẫn luôn tỏ mình ra cho nhân loại qua những dấu chỉ tự nhiên của trời đất, qua từng biến cố lịch sử, qua Lời Người trong Thánh Kinh, qua sự hiện diện của Dân Chúa là Giáo Hội, qua các bí tích. Muốn gặp được Thiên Chúa, nhất thiết phải nổ lực tìm kiếm. Cho dầu có những thử thách, cam go, những hiểm nguy cạm bẫy, vẫn luôn kiên trì trong đức tin, bền đổ trong lòng mến.

Hôm nay, không có ngôi sao Đông phương nào xuất hiện trên bầu trời để soi đường cho chúng ta đi tìm Chúa. Chúng ta có một ánh sáng khác rực rỡ hơn giúp tìm gặp Người. Đó là ánh sáng của Lời Chúa: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”. Bước đi trong ánh sáng Lời Chúa, chúng ta sẽ trở nên ngôi sao dẫn đường cho nhiều người tìm đến Thiên Chúa. Thánh Phaolô mời gọi : “Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15).

Tại sao các Kitô hữu được gọi là các vì sao ? Thánh Gioan giải thích : “Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta” (1Ga 4,12). Nói cách khác, Thiên Chúa của chúng ta là một vị “Thiên Chúa ẩn mình”, nhưng Người muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác nữa, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,18). Cho nên cách sống yêu thương của người Kitô hữu làm cho người ta nhìn thấy và nhận biết được Thiên Chúa tình yêu. Chính vì thế mà thánh Phaolô đã so sánh thế gian như vòm trời tăm tối, và khuyến khích các Kitô hữu hãy sống yêu thương để có thể thành những vì sao chiếu sáng trên vòm trời ấy.

Thời nay, Mẹ Têrêxa Calcutta với tấm lòng yêu thương bao lao là một vì sao chiếu sáng trên vòm trời. Chúa muốn chúng ta là ánh sáng chiếu tỏa cho mọi người chung quanh: “Các con là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Kitô hữu trở nên ánh sao tình yêu, ánh sao tha thứ, ánh sao hy vọng, ánh sao công bình, ánh sao bác ái, ánh sao đạo đức, góp phần dẫn đường cho người khác đến với Chúa.

Ngôi sao Đông phương dẫn các nhà chiêm tinh đến gặp Chúa Hài Nhi rồi tiến dâng lễ vật. Chúng ta nhờ ánh sáng Lời Chúa soi dẫn trên hành trình cuộc đời. Lời Chúa là ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp chúng ta sáng lên niềm tin. “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa” (Lc,11,28), Chúa Giêsu chỉ cho thấy sự cao cả đích thực của Đức Maria, như thế mở ra cho mỗi người chúng ta khả năng sống mối phúc phát sinh từ Lời được lắng nghe và đem ra thực hành (x.Verbum Domini, số 124).

Chính Chúa Giêsu là ngôi sao mai dẫn chúng ta đi vào một con đường mới, con đường chói ngời ngọn lửa đức mến. Người Kitô hữu tiếp nhận ánh sáng từ Chúa Giêsu để chiếu lên làn ánh sáng hy vọng, ánh sáng tin yêu, ánh sáng công bình bác ái. Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Phúc Âm chính là những ánh sao cụ thể soi đường truyền giáo.

LM Giuse Nguyễn Hữu An

Ánh sáng và bóng tối

Ánh sáng và bóng tối

Nhà đại thiên văn Kepler khám phá ra rằng vào năm Chúa Giáng Sinh, có một hiện tượng bất bình thường xảy ra giữa các vì sao. Ông nói về hai ngôi sao Jupiter và Saturn rằng, bình thường chúng vẫn quay cách đều nhau, năm đó chúng sáp lại gần nhau đến độ ánh sáng của ngôi sao này cộng hưởng với ánh sáng của ngôi sao kia, tạo ra một luồng sáng khác thường và kéo dài đến cả mấy tháng.

Phải chăng đó chính là ngôi sao lạ đã dẫn đường cho Ba Vua tìm ra Chúa Hài Nhi?

“Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông” (Mt 2,2). Người xưa cho rằng ngày ra đời của các vĩ nhân thường được báo hiệu bằng sự xuất hiện của các ngôi sao lớn. Các chiêm tinh gia thường nghiên cứu chuyển động của các vì tinh tú để đoán biết định mệnh con người. Vì thế, khi nhìn thấy ngôi sao lạ, các đạo sĩ đã nhận ra sự sinh hạ của Đấng Cứu Thế, Vua dân Do thái.

Quả thật, người Do thái đã trông đợi Đấng Cứu Tinh từ bao thế kỷ, Đấng ấy được ví như một vì sao từ Giacóp, như có lời trong Kinh Thánh: “một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24,17). Tiên tri Mikha cũng đã tiên báo: “Hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ítraen” (Mk 5,1)

Nếu Thiên Chúa đã dùng cột mây cột lửa để hướng dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về đất hứa, thì Người cũng có thể dùng ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh.

Nhưng có một sự thật vô cùng trớ trêu: là khi vị Cứu Tinh xuất hiện sau bao thế kỷ đợi chờ, dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm, các thượng tế và kinh sư thì dửng dưng thụ động, cho dù họ thông thạo Kinh Thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế. Hêrôđê lại còn hoảng hốt vì sợ ngai vàng của mình bị lung lay. Chỉ có các đạo sĩ đại diện cho lương dân lại hăng hái lên đường, hăm hở tìm kiếm, cho dù cuộc kiếm tìm đầy phiêu lưu trắc trở. Và khi tìm được rồi, Đấng Cứu Thế cũng chẳng có vẻ gì là một vị quân vương, không uy nghi trong cung điện đền vàng, nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quý giá với tất cả tấm lòng thành.

Sau này, Chúa Giêsu đã phải thốt lên: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài” (Mt 8,11-12)

Lễ Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình cho dân ngoại, nhắc chúng ta đến việc truyền giáo.

Nhờ ngôi sao lạ mà các đạo sĩ đã tìm ra Đấng Cứu Thế; chúng ta cũng hãy là những ánh sao sáng thu hút những tâm hồn đang khao khát tìm kiếm Chúa.

Nếu con người đang đi trong bóng tối của gian dối, hận thù; chúng ta hãy là những ánh sao của chân thành, phục vụ và yêu thương.

Nếu thế giới đang chìm đắm trong bóng tối của buồn phiền, thất vọng; chúng ta hãy là những ánh sao của niềm vui, an bình và hy vọng.

Nếu Chúa đã gọi: “Chúng con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14), thì đó là một vinh dự vô cùng lớn lao, nhưng cũng là một trách nhiệm nặng nề.

Chúng ta đừng chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng hãy dấn thân thắp lên những ngọn nến sáng: Nến sáng của tin yêu và hy vọng, của bác ái và vị tha, để cả trái đất này tràn ngập ánh sáng tình yêu Chúa.

Thiên Phúc

Đức Thánh Cha cử hành lễ tạ ơn phong thánh Phêrô Favre SJ

Đức Thánh Cha cử hành lễ tạ ơn phong thánh Phêrô Favre SJ

ROMA. Lúc 9 giờ sáng 3 tháng 1-2014, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tạ ơn tại Nhà Thờ Chúa Giêsu ở Roma, nhân dịp phong hiển thánh mới đây cho cha Phêrô Favre (1506-1546).

Thánh nhân là một trong những bạn đồng hành đầu tiên của thánh Ignatio Loyola, vị sáng lập Tổ dòng Tên. Sau một thời gian dạy học ở Roma, cha Favre thi hành sứ mạng tại nhiều nước Âu Châu, giảng thuyết giải tội, hướng dẫn linh thao, và cũng dạy thần học, tham gia các cuộc thảo luận nhắm thăng tiến sự hiệp nhất và cải tổ Giáo Hội.

Tháng 4 năm 1546, cha Favre khởi hành từ Madrid để đi dự công đồng chung Trento, ở miền đông bắc Italia, vì cha được chính ĐGH chỉ định làm thần học gia của Công đồng. Nhưng trong chuyến đi, cha bị sốt và lâm bệnh nặng, và trong lúc dừng lại ở Roma, cha từ trần ngày 1-8-1546 lúc mới được 40 tuổi. Cha được Đức Piô 9 tôn phong chân phước năm 1872.

Hôm 17-12 năm 2013, ĐTC Phanxicô đã truyền ghi tên thánh nhân vào sổ bộ các vị hiển thánh của Giáo Hội và nới rộng tôn kính thánh nhân trên toàn thế giới. Đây là quyết định phong thánh theo thể thức ”tương đương”, không cần phải có phép lạ hoặc lễ nghi tôn phong chính thức.

Đồng tế với ĐTC hôm 3-1-2014, có ĐHY Vallini, Giám quản Roma, ĐHY Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Cha Yves Boivineau, GM giáo phận Annecy bên Pháp, nơi thánh Favre đã sinh ra, Cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng Quyền, 6 LM đại diện của 6 Hội đồng Giám Tỉnh dòng Tên, và hơn 350 LM cùng, phần lớn ở Roma, trước sự tham dự của hàng trăm tín hữu. Các bài đọc trong thánh lễ rút từ lễ kính Thánh Danh Chúa Giêsu, cũng là lễ của dòng Tên.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC mời gọi các tu sĩ dòng Tên noi gương thánh Phêrô Favre luôn thao thức, khao khát Chúa, thông truyền Chúa cho tha nhân, loan báo Tin Mừng với sự dịu dàng, với tình huynh đệ và yêu thương.

ĐTC nói: ”Các tu sĩ dòng Tên chúng ta muốn được ghi dấu bằng tên Chúa Giêsu, là chiến binh dưới lá cờ Thánh Giá của Chúa, và điều này có nghĩa là: có cùng tâm tình của Chúa Kitô, suy nghĩ như Chúa, muốn điều thiện như Chúa, nhìn như Chúa, bước đi như Chúa; có nghĩa là làm điều Chúa đã làm, với cùng tâm tình của Chúa, với những tâm tình của Con Tim Chúa… Mỗi người chúng ta, tu sĩ dòng Tên, theo Chúa Giêsu, phải sẵn sàng làm cho mình được trống rỗng. Chúng ta được kêu gọi hạ mình xuống: là những người ”trống rỗng”. Chúng ta là những người không được sống qui trọng tâm vào mình, vì trung tâm của dòng là Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.”

ĐTC cũng nhấn mạnh đến sự thao thức tìm Chúa mà mọi tu sĩ dòng Tên phải có: ”Cần phải tìm kiếm Chúa để thấy Chúa, và tìm thấy Chúa rồi để tìm Chúa nữa và luôn luôn. Chỉ có sự thao thức ấy mới mang lại an bình cho con tim của một tu sĩ dòng Tên, đó cũng là một sự thao thức tông đồ, không được làm chúng ta mệt mỏi trong việc loan báo Kerygma, loan báo nội dung nòng cốt của Tin Mừng, với lòng can đảm. Chính sự thao thức ấy chuẩn bị chúng ta đón nhận hồng ân tông đồ phong phú. Nếu không có sự thao thức ấy, chúng ta sẽ trở thành những người son sẻ.”

Từ những điều trên đây, ĐTC nói đến tấm gương của thánh Phêrô Favre, một người có những ước muốn nồng nhiệt. ”Cha Favre là một người khiêm tốn, nhạy cảm, có đời sống nội tâm sâu xa và có năng khiếu tao những quan hệ thân hữu với đủ mọi loại người” (Biển Đức 16, Diễn văn cho các tu sĩ dòng Tên, 22-4-2006). Tuy nhiên, thánh nhân cũng là một người có tinh thần thao thức, bất định, không bao giờ mãn nguyện. Dưới sự hướng dẫn của thánh Ignatio, Cha Favre đã học cách liên kết sự nhạy cảm thao thức và dịu dàng tuyệt hảo, với khả năng đề ra những quyết định. Thánh nhân là một người có những ước muốn nồng nhiệt.. Đối với thánh Favre, chính khi người ta đề nghị những điều khó khăn, lúc ấy tinh thần chân thực thúc đẩy tiến đến hành động xuất hiện (Xc Memoriale, 301). Một đức tin chân chính luôn bao hàm một ước muốn sâu xa thay đổi thế giới”.

Trước tấm gương của thánh Phêrô Favre, ĐTC mời gọi các tu sĩ dòng Tên hãy tự hỏi: “Chúng ta có những viễn tượng và đà tiến lớn lao không? Chúng ta có táo bạo không? Chúng ta có ước mơ bay lên cao không? .. Hay chúng ta tầm thường và hài lòng với những chương trình tông đồ trong phòng thí nghiệm? Chúng ta hãy luôn luôn nhớ rằng sức mạnh của Giáo Hội không ở trong chính mình, trong khả năng tổ chức của Giáo Hội, nhưng tiềm ẩn trong nước sâu của Thiên Chúa. Và nước này đánh động ước muốn của chúng ta và những ước muốn nới rộng con tim, như thánh Augustino vậy. ”Cầu nguyện để mong ước và mong ước để mở rộng con tim”. Chính trong những ước muốn mà Cha Favre đã có thể phân định được tiếng Chúa.. Cha có ước muốn chân thực và sâu xa 'được nở ra trong Thiên Chúa”: hoàn toàn quy hướng về Chúa, và chính vì thế, cha có thể ra đi trong tinh thần vâng phục, nhiều khi đi bộ, tới khắp nơi ở Âu Châu, đối thoại với tất cả mọi người, với sự dịu dàng, và để loan báo Tin Mừng.”

ĐTC cho biết ngài ”nghĩ đến cám dỗ mà có lẽ cả chúng ta và bao nhiêu người khác cũng gặp phải, đó là liên kết việc loan báo Tin Mừng với những sự trừng phạt của pháp tòa điều tra, lên án. Không phải vậy, Tin Mừng cần được loan báo với sự dịu dàng, với tình huynh đệ và tình thương!”

Cám ơn

Cuối thánh lễ, Cha Bề trên Tổng quyền Adolfo Nicolas, người Tây Ban Nha, đã đại diện toàn dòng cám ơn ĐTC vì đã phong thánh cho cha Favre. Cha kể lại chính ĐTC đã điện thoại cho cha để báo tin: ”Tôi vừa ký sắc lệnh” phong thánh cho cha Favre!”. Cha nói: ”Niềm vui này cũng là thành phần niềm vui của chúng ta hôm nay!”.

Dòng cũng dâng tặng ĐTC một thư thánh tích của thánh Favre, được đóng trong một khung kính.

Trước khi trở về Vatican, ĐTC còn dừng lại chào thăm các tu sĩ cùng dòng hiện diện trong thánh lễ (SD 3-1-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Đức Giáo Hoàng dâng thánh lễ hằng ngày với giáo dân Rôma

Đức Giáo Hoàng dâng thánh lễ hằng ngày với giáo dân Rôma

Josephine McKenna cho the Telegraph

Sau khi tiếp cận với 1.2 tỷ người Công giáo trên toàn thế giới trong dịp Lễ Giáng Sinh, giờ đây Đức Thánh cha Phanxicô muốn có tương quan gần gũi hơn với các tín hữu là những người đang sống gần nơi ngài ở.

Kể từ đầu năm 2014, một số giáo dân Rôma sẽ được mời tham dự thánh lễ sáng với Đức Thánh Cha ở trong Vatican.

Vị Giáo Hoàng 77 tuổi này đã trở nên nổi tiếng với việc ôm choàng lấy người trẻ, người già và người tàn tật khi họ quy tụ trong quảng trường thánh Phêrô, hay gọi điện thăm hỏi những cá nhân hoặc các gia đình những người bị nạn.

Đức Giáo Hoàng cũng được nhìn nhận như là một giám mục chính thức của Rôma, vì thế ngài sẽ có dịp làm quen với những người công giáo ở những vùng xung quanh.

Vào ngày 1 tháng giêng 2014, mỗi ngày khoảng 30 người sẽ được chọn từ các giáo xứ ở Rôma thay phiên nhau tham dự thánh lễ trong một nhà nguyện ấm cúng ở trong nhà khách Santa Marta nơi Đức Giáo Hoàng đang sống – cạnh Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô .

Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ ở đó vào mỗi sáng nhưng đây là lần đầu tiên các giáo dân bên ngoài sẽ được mời để tham dự thánh lễ hằng ngày với Ngài một cách thường xuyên.

Các giáo xứ ở Ý đã cho biết con số giáo hữu trở lại với Giáo hội gia tăng kể từ khi Đức Giáo Hoàng người Argentina này được bầu chọn vào tháng 3 vừa qua, mặc dù Đức Phanxicô chỉ mới hai lần thăm các giáo xứ địa phương trong thủ đô này của Ý.

Phát ngôn viên báo chí Tòa Thánh cha Federico Lombardi đã phát biểu trong tờ báo Điện Tín ngày Thứ Năm vừa qua rằng, Đức Thánh Cha đã dự định sẽ thăm một giáo xứ khác ở Rôma vào đầu năm tới và ngài sẽ tham dự những việc phục vụ ở Vương Cung Thánh Đường Chính Tòa, Thánh Phaolô Ngoại Thành, trong tuần lễ hiệp nhất các Kitô hữu vào ngày 25 tháng Giêng tới, nhưng nội dung cụ thể về việc này đang được xác định.

Nguồn: Telegraph

Trích từ UCANEWS VN

Vatican muốn canh tân lòng nhiệt thành trong các trường Công giáo

Vatican muốn canh tân lòng nhiệt thành trong các trường Công giáo

Kerri Lennartowick cho Catholic News Agency

Một tài liệu Vatican công bố gần đây kêu gọi một sự dấn thân mới mẻ nhằm khẳng định căn tính Công giáo trong hệ thống giáo dục ngày càng thế tục hóa.

Tại cuộc họp báo tổ chức ngày 19-12, Đức Hồng y Zenon Grocholewski, Tổng Trưởng Thánh bộ Giáo dục Công giáo cho biết, “bản sắc Công giáo của trường học là nền tảng cơ bản.”

Ghi nhận nhiều thách thức các trường Công giáo phải đối mặt, Đức Hồng y nói thêm: “một trong những vấn đề lớn nhất hôm nay là các tổ chức lớn muốn áp đặt tư tưởng.”

“Ngày nay, do sự tiến bộ của chủ nghĩa thế tục, các trường Công giáo phải nhận ra sứ mạng truyền giáo của mình, ngay cả ở các nước có truyền thống Kitô giáo từ lâu đời,” trích từ tài liệu “Giáo dục hướng đến Đối thoại liên Văn hoá trong các trường Công Giáo.”

“Trách nhiệm chính của các trường Công giáo là làm chứng. Trong những tình huống khác nhau được tạo ra bởi nền văn hóa khác nhau, sự hiện diện Kitô giáo phải được thể hiện và thực hành rõ ràng, có nghĩa là, nó phải được nhìn thấy, hữu hình và có ý thức”, tài liệu tiếp tục.

“Các trường Công giáo có trong Chúa Giêsu Kitô một nền tảng nhân loại học và sư phạm; họ phải thực hành ‘ngôn ngữ đối thoại,’ không phải là cách thức mang tính kỹ thuật, nhưng là liên hệ đến con người một cách sâu xa. Các trường Công giáo phải suy nghĩ về bản sắc riêng của mình, vì họ chỉ có thể cho đi những gì họ thực sự có.”

Đức Hồng y Grocholewski tái khẳng định tầm nhìn này tại cuộc họp báo. “Các trường Công Giáo là tốt nhất không chỉ vì họ đào tạo kiến thức và năng lực, nhưng vì họ quan tâm đến con người vì sự thiện hảo,” ngài nói.

Theo số liệu tổ chức Thống kê Giáo hội Thường niên đưa ra tại buổi họp báo, số lượng sinh viên tại các trường Công giáo đã tăng từ gần 55 triệu trong năm 2008 lên khoảng 58 triệu vào năm 2011.

Tuy nhiên, tài liệu này ghi nhận, “các trường Công giáo đang nhìn thấy một sự hiện diện ngày càng phát triển của sinh viên có quốc tịch và niềm tin tôn giáo khác nhau. Ở nhiều nước trên thế giới, hầu hết sinh viên tự nhận là ngoài Công giáo và chủ đề các cuộc đối thoại liên tôn giáo là không thể tránh khỏi.”

Đức Tổng Giám mục Angelo Vincenzo Zani, thư ký Thánh bộ Giáo dục Công giáo, hôm nay cho biết rằng “sự khác biệt giữa các nền văn hóa không phải là trở ngại, nhưng là cơ hội.”

Nguồn: Catholic News Agency

Trích từ UCANEWS VN

Giáo hội 2014: Những sự kiện có thể thấy

Giáo hội 2014: Những sự kiện có thể thấy

Sẽ là năm có nhiều biến cố trong lịch sử Giáo hội?

Một năm sau sự kiện lịch sử Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI từ chức và hàng loạt sáng kiến do Đức Phanxicô thực hiện, thật khó tưởng tượng, năm 2014 tại Vatican có thể tràn ngập các biến cố. Dĩ nhiên, những câu chuyện lớn nhất dường như đến từ những vấn đề gây ngạc nhiên, nhưng lúc này, có những tiến triển hiện ra lờ mờ qua những tin tức về Vatican trong năm tới.

– Tân Hồng y: Theo kế hoạch, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ phong chức các tân Hồng y vào ngày 22-2. Thời điểm đó, có 106 thành viên Hồng y đoàn dưới 80 tuổi và đủ điều kiện tham dự bỏ phiếu mật tuyển viện bầu chọn giáo hoàng mới. Theo quy định được Đức Giáo hoàng Phaolô VI ban hành, Hồng y đoàn không vượt quá 120 thành viên, tuy nhiên các vị giáo hoàng kế vị đôi khi tăng số lượng vượt quá con số đó. Đức Giáo hoàng Phanxicô có thể sẽ phong chức ít nhất thêm 14 tân Hồng y.

Việc bầu chọn vị Giáo Hoàng châu Mỹ Latin đầu tiên đã khơi lên nhiều mong đợi từ sự đa dạng địa lý rộng lớn của các ứng viên Hồng y, vì thế việc đề cử mới có thể sẽ có nhiều ứng viên đến từ các vùng chưa có nhiều vị đại diện, đặc biệt là châu Mỹ Latin và châu Phi.

– Cải tổ Vatican: Hội đồng tám Hồng y mà Đức Giáo hoàng Phanxicô thành lập nhằm cố vấn cho ngài trong việc quản trị giáo hội hoàn vũ và cải cách bộ máy hành chính Vatican đã cùng ngài hai lần hội đàm tại Vatican và sẽ tiếp tục trong tháng Hai. Hội đồng đang thực hiện việc cải tổ Giáo triều Rôma lần đầu tiên, cơ quan hành chính trung ương của Vatican từ năm 1988.

Mặc dầu hội đồng chưa thông báo chính thức thời hạn công việc, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thiết lập một kỷ lục hành động nhanh chóng; trong tháng 12, ngài đã phê duyệt ý tưởng cho một ủy ban quốc tế về lạm dụng tình dục trẻ em chỉ trong một ngày sau khi hội đồng đề xuất. Người ta sẽ không ngạc nhiên nếu hội đồng gởi cho ngài dự thảo tái cơ cấu giáo triều trước cuối năm 2014.

– Phong thánh cho hai giáo hoàng: Lễ phong thánh cho Chân phước Gioan XXIII và Chân phước Gioan Phaolô II, dự kiến ​​vào ngày 27- 4, chắc chắn sẽ thu hút một đám đông to lớn hơn 1 triệu người tham dự lễ phong chân phước vào hồi tháng Năm 2011.

Bằng cách công bố sự thánh thiện của hai vị giáo hoàng cùng một ngày, Đức Giáo hoàng Phanxicô có lẽ muốn nhấn mạnh tính nền tảng kế thừa giữa hai vị giáo hoàng được rộng rãi biết đến là một tự do và một bảo thủ, đặc biệt là sự thúc đẩy canh tân Công đồng Vatican II. Chân phước Gioan khai mạc công đồng năm 1962 và chân phước Gioan Phaolô tham dự bốn phiên công đồng trong tư cách giám mục. Lễ phong thánh này là dịp cho Đức Giáo hoàng Phanxicô trình bày chi tiết sự hiểu biết về công đồng Vatican II và di sản của công đồng cho giáo hội.

– Công du đến Đất Thánh: Vatican vẫn chưa công bố thời gian và lịch trình chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến Đất Thánh nhưng không phủ nhận các báo cáo gần đây rằng sẽ diễn ra vào cuối tháng Năm và kéo dài trong ba ngày, với các điểm dừng Israel, Jordan và Palestine. Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết chuyến thăm Đất Thánh sẽ bao gồm cuộc gặp gỡ với Đức Giáo chủ Bartholomew Constantinople, người đứng đầu các giám mục Chính thống giáo.

Đây là chuyến công du thứ hai ngoài nước Ý của Đức Giáo hoàng Phanxicô, sau chuyến thăm Brazil hồi tháng Bảy năm 2013, chuyến công tác đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Các điểm đến sẽ ấn định phù hợp cho vị Giáo Hoàng có quan hệ đặc biệt ấm nồng với người Do Thái và ưu tiên hòa bình Trung Đông trong lịch trình địa chính trị của ngài. Trong khi chuyến viếng thăm ba ngày của Đức Giáo Hoàng sẽ ngắn bất thường đối với một điểm đến nổi bật như vậy, thì điều đó hoàn toàn thích hợp cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, vốn có một chương trình nghị sự cải cách nặng nề tại nhà và sự tinh nhạy của các phương tiện truyền thông giúp ngài tiếp cận thế giới mà không cần rời Vatican.

– Ly dị và tái hôn của người Công giáo: Một phiên họp bất thường của Thượng Hội đồng Giám mục sẽ gặp nhau tại Vatican trong hai tuần vào tháng Mười để thảo luận về “những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh truyền giáo.”

Nguồn: Catholic News Service

Trích từ UCANEWS VN

Thẩm Phán Sonia Sotomayor ngăn chận một phần của luật chăm sóc sức khỏe

Thẩm Phán Sonia Sotomayor ngăn chận một phần của luật chăm sóc sức khỏe

Sonia Sotomayor

Washington – Một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện  đã ngăn  chận một số phần về luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Barack Obama bắt buộc một số tổ chức cơ sở tôn giáo phải cung cấp bảo hiểm y tế cho công nhân viên bao gồm kiểm soát sinh đẻ.

Quyết định của thẩm phán Sonia Sotomayor được đưa ra đêm thứ Ba ngày 31 tháng 12 năm 2013, một giờ trước khi đón giao thừa 2014, sau khi một nỗ lực khác nhau của các nhóm cơ sở Công giáo trực thuộc từ khắp nơi trên nướcHoa Kỳ. Các nhóm hội đoàn cùng nhau đến tòa án liên bang để ngăn chặn sự bắt đầu vào ngày thứ Tư của đạo luật Obamacare.

Sotomayor hành động theo yêu cầu của một dòng của các nữ tu Công giáo ở Colorado, mà đã bị từ chối bởi các tòa án thấp hơn trước đây.

Sotomayor cho chính phủ thời hạn đến sáng thứ Sáu để trả lời quyết định của mình.

Các tổ chức cơ sở Công giáo đã cố gắng thực hiện một nỗ lực cuối cùng phút ngày thứ ba để có được Tối Cao Pháp Viện ngăn chặn một vài phần của luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Barack Obama là phải cung cấp bảo hiểm y tế cho sinh viên và công nhân viên bao gồm kiểm soát sinh đẻ.

Một số tổ chức , bao gồm cả Tòa Tổng Giám Mục Washington , Giáo phận Công giáo của Nashville , Đại học Công giáo và Hội nghị Công giáo Michigan, yêu cầu các thẩm phán ngăn chặn pháp luật cho đến các yêu cầu của họ được lắng nghe . Các phần khác của Đạo Luật Chăm sóc sức khỏe Giá cả phải chăng sẽ có hiệu lực vào ngày thứ Tư đầu năm 2014.

Bắt đầu vào ngày đầu năm, " luật quy định sẽ phạt nặng nề nhiều tổ chức Công giáo, trừ khi họ từ bỏ niềm tin tôn giáo của họ và có phải có hành động để tạo điều kiện dễ dàng cho việc dùng  thuốc phá thai , ngừa thai và triệt sản cho nhân viên và học sinh của mình ", Đây là lời của luật sư Noel J. Francisco nói và kháng cáo cho thẩm phán John Roberts và Elena Kagan.

Luật pháp yêu các chủ hãng, người mướn công nhân viên phải cung cấp bảo hiểm, bao gồm các dịch vụ chăm sóc dự phòng, miễn phí , bao gồm cả biện pháp ngừa thai. Nhưng Giáo Hội Công Giáo cấm việc sử dụng biện pháp ngừa thai.

Vào năm 2012, Tối Cao Pháp Viện duy trì tính hợp hiến của của Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng , nói rằng bảo hiểm là bắt buộc và sẽ bị phạt trên tiền thuế mà mức thuế đó sẽ do quốc hội áp đặt.

Chính quyền Obama tạo nên một sự thỏa hiệp, hoặc sự thích nghi, mà đã cố gắng để tạo ra một gạch nối cho các bệnh viện theo tôn giáo , các trường đại học và các nhóm dịch vụ xã hội phản đối ngừa thai. Luật pháp yêu cầu công ty bảo hiểm bên ngoài chương trình y tế trả cho bảo hiểm ngừa thai và sẽ tìm ra một cách khác để hoàn trả lại.

Nếu như các tổ chức, cơ sở  Công Giáo không tuân thủ theo đạo luật , có thể bị phạt  tiền $ 100.00 một ngày cho mỗi người, và nếu bỏ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe của mình, họ sẽ phải chịu tiền phạt hàng năm là $ 2,000 cho nhân viên làm toàn thời gian sau 30 nhân viên đầu tiên , và / hoặc phải đối mặt với những hậu quả tai hại sau đó.

Thái Trọng

Mọi người đều có bổn phận xây dựng một thế giới hòa bình công bằng và liên đới hơn

Mọi người đều có bổn phận xây dựng một thế giới hòa bình công bằng và liên đới hơn

Mẹ Maria đồng hành với chúng ta trên con đường lòng tin và liên tục củng cố đức tin ơn gọi và sứ mệnh kitô của chúng ta. Là con cai Chúa và anh chị em với nhau trong gia đình nhân loại, mọi người đều có bổn phận hoạt động để xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng, huynh đệ và liên đới hơn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ và bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin chung với 140,000 tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật mùng 1 tháng Giêng đầu năm dương lịch 2014.

Lúc 10 giờ sáng thứ tư hôm qua, mùng 1 tháng giêng đầu năm dương lịch 2014 cũng là Ngày hòa bình thế giới lần thứ 47, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong đền thờ Thánh Phêrô. Cùng đồng tế thánh lễ có hàng chục Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, và hàng trăm linh mục, trong đó có 70 vị giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa. Tham dự thánh lễ có hàng trăm linh mục tu sĩ nam nữ, ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và gần 10,000 tín hữu. Đứng hai bên Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hồi Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, và Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh. Hai bài Sách Thánh đã được tuyên đọc bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý và Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Latinh. Phần thánh ca đã do ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và ca đoàn hỗn hợp gồm 370 ca viên đảm trách.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Bài đọc thứ nhất tái đề nghị với chúng ta lời chúc lành cổ xưa mà Thiên Chúa đã gợi ý cho ông Môshê để ông dậy cho ông Aharon và con cái ông: ”Xin Chúa chúc lành cho anh em và gìn giữ anh em. Xin Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em. Xin Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (Ds 6,24-26). Thật là ý nghĩa, khi nghe lại các lời chúc lành này vào đầu năm mới: chúng sẽ đồng hành với lộ trình của thời gian mở ra trước mặt chúng ta. Chúng là các lời của sức mạnh, lòng can đảm và niềm hy vọng. Không phải một niềm hy vọng hão huyền, dựa trên các lời hứa của con người; cũng không phải một niềm hy vọng ngây thơ tưởng tượng ra một tương lai tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng này có lý do của nó chính trong phúc lành của Thiên Chúa, một phúc lành chừa đựng lời cầu chúc lớn nhất, lời cầu chúc của Giáo Hội gửi đến từng người trong chúng ta, tràn đầy tất cả sự chở che yêu thương của Chúa và sự trợ giúp quan phòng của Ngài.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: Lời cầu chúc chứa đựng trong phúc lành này đã đựơc thực hiện một cách tràn đầy nơi một phu nữ là Đức Maria, như là người đã được chỉ định trở thành Mẹ của Thiên Chúa, và đã được thực hiện nơi Mẹ trước mọi thụ tạo.

Mẹ Thiên Chúa! Đây là tước hiệu chình và nòng cốt của Đức Mẹ. Đây là một phẩm tính, một vai trò, mà đức tin của dân kitô đã luôn luôn nhận thức được trong lòng sùng mộ dịu hiền và tinh tuyền đối với người mẹ thiên quốc. Chúng ta nhớ lại thời điểm lớn lao trong lịch sử Giáo Hội xưa kia là Công Đồng Chung Ệphêxô, trong đó chức là Mẹ Thiên Chúa của Đức Trinh Nữ đã được định nghĩa một cách uy quyền. Chân lý về chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria tìm thấy sự vang vọng tại Roma, nơi ít lâu sau đó đã được xây Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, là đền thánh đầu tiên tại Roma và trong toàn Tây Phương, nơi tôn kính ảnh Mẹ Thiên Chúa Theotokos – với tước hiệu ”Sự cứu rỗi của dân Roma”. Người ta kể rằng trong Công Đồng dân chúng thành Êphêxô tụ họp hai bên cửa vương cung thánh đường nơi các Giám Mục đang nhóm họp và kêu lên: ”Mẹ Thiên Chúa!”. Khi xin định nghĩa một cách chính thức tước hiệu này của Đức Mẹ, tín hữu chứng minh cho thấy họ nhìn nhận chức làm Mẹ Thiên Chúa của Người. Đó là thái độ tự phát và chân thành của con cái nhận biết rõ Mẹ mình, bởi vì họ yêu Mẹ với tình yêu hiền dịu vô biên.

Mẹ Maria đã luôn luôn hiện diện trong con tim, trong lòng mộ mến và nhất là trên con đường đức tin của dân kitô. ”Giáo Hội bước đi trong thời gian… và trên con đường này Giáo Hội tiến bước theo lộ trình Đức Trinh Nữ Maria đã đi” (Gioan Phaolô II, Redemtoris Mater, 2). Lộ trình lòng tin của chúng ta giống lộ trình của Đức Maria, vì thế chúng ta cảm thấy Mẹ đặc biệt gần gũi với chúng ta!. Đức Thánh Cha giải thích thêm con đường đức tin của Mẹ Maria như sau:

Liên quan tới đức tin, là cột trụ của cuộc sống kitô, Mẹ Thiên Chúa đã chia sẻ điều kiện của chúng ta, Mẹ đã phải bước đi trên cùng các nẻo đường chúng ta đi, đôi khi khó khăn và tăm tối, Mẹ đã phải tiến tới trong ”cuộc hành hương đức tin” (LG, 58).

Con đường đức tin của chúng ta được gắn liền với Đức Maria một cách không thể hủy bỏ được, kể từ khi Chúa Giêsu hấp hối thập giá đã ban Người cho chúng ta làm Mẹ khi nói: ”Này là Mẹ con” (Ga 19,27). Các lời này có giá trị của một di chúc và ban cho thế giới một Bà Mẹ. Từ khi đó Mẹ Thiên Chúa cũng trở thành Mẹ chúng ta! Trong giờ phút, trong đó đức tin của các môn đệ bị nghiêng ngả bởi biết bao khó khăn và bất ổn, Chúa Giêsu đã tín thác các vị cho Đấng là người đầu tiên đã tin, và niềm tin của Người đã không bao giớ suy giảm. Và ”người đàn bà” trở thành Mẹ chúng ta trong lúc Người mất Con Thiên Chúa. Trái tim của Mẹ nở rộng để có chỗ cho tất cả mọi người, tốt cũng như xấu, và Mẹ yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu thương họ. Mẹ là Người đàn bà mà trong đám cưới làng Cana vùng Galilea đã trao ban sự cộng tác đức tin để biểu lộ các việc kỳ diệu của Thiên Chúa trong thế giới; trên núi Sọ Người giữ cho ngọn lửa đức tin nơi sự phục sinh của Con được cháy sáng, và Người thông truyền nó cho người khác với tình mẫu tử. Như thế Đức Maria trở thành suối nguồn hy vọng và niềm vui đích thật!.

Mẹ Đấng Cứu Thế đi trước chúng ta và liên tục củng cố chúng ta trong đức tin, trong ơn gọi và sứ mệnh. Với gương mẫu sự khiêm nhường và sẵn sàng của Mẹ đối với ý muốn của Thiên Chúa, Mẹ trợ giúp chúng ta diễn tả đức tin của chúng ta thành lời loan báo Tin Mừng tươi vui và vô biên giới. Như thế sứ mệnh của chúng ta sẽ phong phú, bởi vì được nhào nặn theo chức làm mẹ của Đức Maria. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ lộ trình đức tin của chúng ta, các ước mong trong con tim chúng ta, các nhu cầu của chúng ta và các nhu cầu của toàn thế giới, đặc biệt nỗi đói khát công lý và hòa bình, và chúng ta hãy cùng nhau tất cả khẩn nài Mẹ: lậy Mẹ Thiên Chúa!

Các lời nguyện giáo dân đã được đọc trong các thứ tiếng Ý, Hoa, Tây Ban Nha, A rập và Bồ Đào Nha. Xin Chúa Giêsu Con Thiên Chúa quy tụ mọi con cái Thiên Chúa tản mát khắp nơi về trong sự hiệp thông đích thật của Tin Mừng và các Bí tích; Xin Chúa Giêsu là Hoàng Tử Hòa Bình chiến thắng mọi chia rẽ, thù hận, báo oán, và xin cho mọi dân tộc được sống kinh nghiệm hòa bình; Xin Chúa Giêsu đã nhập thể trong cung lòng trinh nữ Maria, chúc lành cho tất cả mọi phụ nữ và bà mẹ được mời gọi sinh con, giữ gìn và thăng tiến sự sống; Xin Chúa Giêsu đã xuất hiện ở chân trời của nhân loại khi tới thời viên mãn, giáo dục mọi người biết hoạt động trong lịch sử, nhưng luôn hướng tới cuộc sống vĩnh cửu; Xin Chúa Giêsu Con Thiên Chúa làm người giúp mọi tín hữu đã được rủa tội ý thức và tươi vui sống điều kiện là con Thiên Chúa và được tái sinh trong Ơn thánh.

Trong phần dâng lễ vật có ba em bé thuộc nhóm các trẻ em Đức và Áo trong mùa Giáng Sinh đi hát thánh ca quyên tiền giúp các trẻ em nghèo trên thế giới.

Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ dinh Tông Tòa để đọc kinh Truyền Tin với 140,000 tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, trong đó có hàng trăm nhóm tham dự cuộc tuần hành cho hòa bình do cộng đoàn thánh Egidio, các hiệp hội và phong trào kitô và hòa bình tổ chức ngày mùng 1 tháng Giêng hàng năm. Năm nay cuộc tuần hành cho hòa bình đã được tổ chức trong 700 thành phố trên toàn thế giới.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã chúc mọi người được hòa bình và mọi điều thiện hảo trong năm mới 2014, Ngài nói: Lời chúc này của Giáo Hội đựa trên biến cố chính của lịch sử: Đức Giêsu Kitô nhập thể làm người chết và sống lại. Nó có một đích điểm là Nước Của Thiên Chúa, nước của hòa bình, công lý và tự do trong tình yêu. Nó có một sức mạnh là Chúa Thánh Thần làm cho nó hướng tới đích điểm ấy.

Nhắc tới đề tài sứ điệp hòa bình năm nay là ”Tình huynh đệ, nền tảng và con đường của hòa bình” Đức Thánh Cha khẳng định rằng: nền tảng của hòa bình là xác tín chúng ta tất cả đều là con của một Thiên Chúa Cha duy nhất trên trời, là thành phần của cùng một gia đình nhân loại và cùng chia sẻ một số phận. Từ đây phát xuất ra trách nhiệm của từng người phải hoạt động để thế giới trở thành một cộng đoàn anh em tôn trong nhau, chấp nhận nhau trong các khác biệt và lo lắng cho nhau. Chúng ta cũng được mời gọi tính sổ về các bạo lực và bất công hiện có trong biết bao nhơiêu phần đất của thế giới này, và không thể thờ ơ bất động trước các bất công ấy: mọi người đều phải dấn thân xây dựng một xã hội thật sự công bằng và liên đới hơn. Hộm qua tôi có nhận được một bức thư của một người, cỏ thể là của một người trong anh chị em ở đây, kể lại một thảm cảnh gia đình. Sau đó liệt kê ra một chuỗi các chuyện buồn thương: chiến tranh, bạo lực, thù hận, tàn phá, giết chóc thương đau và đặt cậu hỏi: Chuyện gì đang xảy ra trong trái tim con người? Chuyện gì đang xảy ra trong con tim của nhân loại? Đã đến lúc phải dừng lại. Tôi cũng xin lấy lại lời của người ấy: phải, đã đến lúc chúng ta phải dừng lại. Rồi Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:

Từ mọi góc của trái đất ngày hôm nay các tín hữu dâng lên lời cầu xin Chúa ơn hòa bình và khả năng đem nó tới mọi môi trường sống. Trong ngày đầu năm này xin Chúa giúp chúng ta, cùng với tất cả mọi người, cương quyết hơn bước đi trên các con đường của công lý và hòa bình. Xin Chúa Thánh Thần hoạt động trong các con tim, đánh tan các khép kín, các cứng cỏi và ban cho chúng ta biết trở thành hiền dịu trước sự yếu đuối của Hài Nhi Giêsu. Thật thế, hòa bình đòi có sức mạnh của sự hiền dịu, sức mạnh không bạo lực của sự thật và tình yêu thương. Chúng ta hãy đặt để trong tay Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế, các niềm hy vọng của chúng ta với tình con thảo. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ, là Đấng trải dài tình mẫu tử trên tất cả mọi người, tiếng kêu gào hòa bình của các dân tộc bị áp bức bởi chiến tranh và bạo lực, để lòng can đảm đối thoại và hòa giải thắng vượt các cám dỗ báo thù, độc tài và gian tham hối lộ. Chúng ta xin Mẹ cho Tin Mừng của tình huynh đệ được Giáo Hội loan báo và lám chứng có thể nói với mọi lương tâm, và triệt hạ các bức tường ngăn cản các người thù nghịch nhận nhau là anh em.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành đầu năm cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã cám ơn Tổng Thống Italia ông Napolitano về các lời cầu chúc trong sứ điệp cuối năm. Ngài xin Chúa tuôn đổ phúc lành trên tổng thống và toàn dân Italia, để với phần đóng góp có trách nhiệm và liên tđới của mọi người đất nước Italia có thể nhìn tương lai với sự tin tưởng và niềm hy vọng. Ngài cũng cám ơn tất cả các sáng kiến dấn thân cho hòa bình tại khắp nơi trên thé giới trong ngày Hòa Bình thế giới, đặc biệt là cuộc tuần hành toàn quốc tại Campobasso do Hội Đồng Giám Muc Italia cùng phát động chiều ngày 31 tháng 12 cùng với tổ chức Caritas và Hòa Bình Chúa Kitô; cũng như các cuộc biểu tình ”Hòa bình trong mọi vùng đất” do cộng đoàn thánh Egidio tổ chức tại Roma và nhiều nơi khác trên thế giới. Đức Thánh Cha cũng cám ơn các gia đình thuộc phong trào ”Tình yêu gia đình” đã tổ chức buổi canh thức cầu nguyện cuối năm tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài cũng không quên chào tất cả mọi du khách hành hương hiện diện tại quảng trường, và đặc biệt cám ơn các ”Ca viên của Ngôi Sao” Sternsinger, tức các trẻ em Đức và Áo đi hát thánh ca trong mùa Giáng sinh để quyên tiền giúp các trẻ em nghèo. Sau cùng ngài cầu chúc mọi người một năm mới an bình trong ơn thánh Chúa và sự che chở hiền mẫu của Mẹ Maria.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Thánh Lễ An Táng Nhạc Sĩ Việt Dzũng

Thánh Lễ An Táng Nhạc Sĩ Việt Dzũng

Thanh Phong/Viễn Đông
 

Thánh Lễ An Táng ca nhạc sĩ Việt Dzũng diễn ra tại Nhà Thờ Thánh Linh (Holy Spirit Catholic Church) thuộc thành phố Fountain Valley vào sáng ngày thứ Hai 30 tháng 12, 2013. (Hình:Hồ Đăng / Viễn Đông)
 

FOUNTAIN VALLEY – “Xin vĩnh biệt mọi người – Tôi ra đi lần cuối, Không bao giờ trở lại – Hẹn nhau trong nước Trời.”

Ca đoàn giáo xứ Thánh Linh đã hát bản thánh ca với những lời như trên trong khi kết thúc thánh lễ an táng ca nhạc sĩ Việt Dzũng, được tổ chức long trọng tại thánh đường Holy Spirit, giáo xứ Thánh Linh, ở địa chỉ 17270 Ward St, Fountain Valley, Nam California vào lúc 10 giờ 30 sáng thứ Hai 30.12.2013.
 
Tin Việt Dzũng qua đời đã được tất cả các cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Nam Cali loan tải đến đồng hương khắp nơi trên thế giới. Trung Tâm Asia, đài truyền hình SBTN và SET đã tổ chức lễ truy điệu và vinh danh anh với hàng ngàn người tham dự. Rất nhiều các cơ quan truyền thông, các tôn giáo, hội đoàn, đoàn thể, chính quyền địa phương, các vị dân cử Việt, Mỹ cũng như nhiều cá nhân yêu mến Việt Dzũng đã đến nhà quàn Peek Family để thăm viếng, đọc kinh, cầu nguyện cho anh,
 
Và ngày cuối cùng, trước khi thân xác được chôn vào lòng đất, anh đã được đưa vào thánh đường dự thánh lễ cuối cùng, Thánh Lễ An Táng anh.
 
Ngoài Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương chủ tế còn có hơn 20 Linh mục và ba Thầy Phó Tế đồng tế Thánh lễ.

 


Linh mục Hoàng Quang Đức đang cử hành nghi thức Tiễn Biệt linh hồn Gioakim Việt Dzũng trước sự chứng kiến của Đức Giám Mục, quý Linh Mục, quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Tăng, Ni và đồng hương. (Hình: Thanh Phong / Viễn Đông)
 

Tham dự thánh lễ an táng Việt Dzũng có phái đoàn Hội Đồng Liên Tôn cùng đông đảo quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức và một số Tăng, Ni Phật Giáo cũng như phái đoàn đại diện Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Thánh đường Thánh Linh quá nhỏ bé không đủ chỗ cho hàng ngàn đồng hương tham dự nên một số khá đông đã dự thánh lễ trong hội trường kế bên nhà thờ qua màn ảnh rộng.
 

Linh cữu ca nhạc sĩ Việt Dzũng được đưa từ Peek Family Funeral Home đến thánh đường vào lúc 9 giờ 30. Tại đây đã có rất đông người đến chờ đón từ lúc 8 giờ sáng theo thông báo của Lille Saigon TV.
 
Đúng 10 giờ 30 Thánh lễ được cử hành. Dù số lượng người quá đông nhưng thánh lễ diễn tiến rất trang nghiêm, sốt sắng.
 
Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương trong bài giảng, có đoạn ngài nói: “Lời của Chúa hôm nay trong Sách Khôn Ngoan nói rằng ‘Chúa thử thách những người công chính như thử vàng trong lửa.’ Chúng ta nhìn vào cuộc đời Việt Dzũng, chúng ta thấy lời đó áp dụng cho anh rất là rõ ràng. Từ lúc sinh ra anh đã bệnh tật, hết bệnh này đến bệnh khác. Chúng ta thấy anh đi bằng nạng suốt cả cuộc đời nhưng lúc nào anh cũng vui vẻ, có đúng như lời Sách Khôn Ngoan nói hôm nay không?
 
“Điểm thứ hai là Bài Đọc thư gửi tín hữu Roma nói về sự chết không phải là cùng đích mà là khởi sự cho một cuộc sống mới. Ca dao, tục ngữ Việt Nam nói Sinh ký tử quy. Nghĩa là chúng ta sinh ra là chúng ta gửi thân xác ở đời này; khi chúng ta qua khỏi cái đời khổ ải này, chúng ta về (quy) thế giới bên kia, lúc đó mới là quê hương đích thực.
 
“Cho nên Việt Dzũng đã sống trên cuộc đời đó. Lời Phúc Âm của Thánh Phaolo gửi tín hữu Roma áp dụng đúng vào trường hợp Việt Dzũng, và điểm sau cùng, chúng ta nghe Tin Mừng của Thánh Mát Thêu nói về ‘Tám Mối Phúc Thật’ mà trong đó có ba mối mà tôi thấy áp dụng rất đúng với đời sống Việt Dzũng, nhất là ‘Phúc cho những người công chính vì họ bị bách hại, vì Nước Trời là của họ.’
 
“Cho nên ngày hôm nay tất cả chúng ta đến đây, các Linh mục cùng với tôi, các nam nữ tu sĩ, các Thầy Sáu, các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, các vị lãnh đạo Đạo, Đời. Tất cả chúng ta đến đây để cùng hiệp dâng Thánh lễ. Chúng ta có thể mừng vì cuộc sống vắn vỏi của Việt Dzũng nhưng đầy đủ ý nghĩa và những thách đố mà Việt Dũng để lại cho chúng ta; đó là điểm thứ ba mà tôi muốn chia sẻ với anh chị em.”
 
Cuối thánh lễ, đại diện cho Cộng Đoàn giáo xứ Thánh Linh lên cám ơn quý Đức Cha, quý Cha và tang quyền đã chọn thánh đường giáo xứ Thánh Linh để cử hành thánh lễ an táng cho anh Việt Dzũng, người đã từng sinh hoạt, gắn bó với cộng đoàn và thay mặt giáo dân, vị đại diện ngỏ lời chia buồn cùng táng quyến anh Việt Dzũng.
 
Đại diện tang gia cũng lên cám ơn quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ , quý vị lãnh đạo các tôn giáo bạn, quý vị chính quyền, dân cử, các cơ quan truyền thông và tất cả đồng hương không phân biệt tôn giáo đã đến thăm viếng, chia buồn, phúng viếng và tham dự thánh lễ cũng như tiễn đưa cố ca, nhạc sĩ Việt Dzũng đến nơi an nghỉ .
 
Linh mục Hoàng Quang Đức, Phó xứ Thánh Linh đã cử hành nghi thức Tiễn Biệt trước khi linh cữu được di chuyển ra khỏi nhà thờ và một đoàn xe rất dài đã đưa tiễn anh đến nghĩa trang Chúa Chiên Lành, Việt Dzũng đã được an nghỉ vào lòng đất lúc 12 giờ 30 trưa thứ Hai 30-12-2013 trong sự xúc động, nghẹn ngào thương tiếc của mọi người.
 
Viendongdaily

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều Lễ Mẹ Thiên Chúa

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều Lễ Mẹ Thiên Chúa

VATICAN. Chiều 31-12-2013, ĐTC Phanxicô đã chủ sự kinh chiều I lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và kinh Te Deum, Tạ Ơn Thiên Chúa, nhân dịp cuối năm dương lịch. Ngài mời gọi mỗi người dân thành Roma cộng tác để thành này trở nên tốt đẹp hơn trong năm mới.

Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi hát kinh bắt đầu lúc 5 giờ chiều còn có 30 HY, đặc biệt là ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, 7 GM phụ tá và 40 GM khác, đông đảo các cha sở và khoảng 9 ngàn tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma.

Đảm nhận phần thánh ca trong buổi hát kinh có nhiều ca đoàn, tổng cộng 360 ca viên, cùng với ca đoàn Sistian của tòa Thánh do Đức Ông Massimo Palombella điều khiển.

Trong bài giảng, ĐTC mời gọi mọi người hãy xét mình xem mình đã sử dụng thế nào thời gian Chúa ban: ”Phải chăng chúng ta đã dùng thời gian đó chủ yếu cho bản thân, cho những tư lợi hay cũng sử dụng nó cho tha nhân, cho Thiên Chúa? Bao nhiêu thời gian chúng ta đã dành để 'ở với Chúa', trong kinh nguyện, trong thinh lặng?”
”Năm nay, chúng ta có góp phần, trong sự 'nhỏ bé' của mình để làm cho thành Roma này có thể sống được, có trật tự và hiếu khách không?”

ĐTC cũng nhận xét về thành Roma với bao nhiêu vẻ đẹp có một không hai, là gia sản tinh thần và văn hóa đặc biệt, nhưng tại đây vẫn có bao nhiêu người phải chịu lầm than về vật chất và tinh thần, những người nghèo khổ, bất hạnh, đau khổ đang gọi hỏi lương tâm không những của nhà cầm quyền, nhưng của mỗi công dân nữa. Tại Roma có lẽ chúng ta cảm thấy mạnh mẽ hơn sự đối nghịch giữa môi trường hoành tráng, và đầy vẻ đẹp nghệ thuật, và tình trạng xã hội khó khăn mà nhiều người phải chịu. Roma là thành phố đầy du khách nhưng cũng đầy người tị nạn; Roma đầy những người làm việc, nhưng cũng có những người không tìm được công ăn việc làm, hoặc phải làm những việc với đồng lương kém, nhiều khi không xứng đáng; tất cả đều có quyền được đối xử với thái độ đón tiếp và công bằng, vì mỗi người đều có phẩm giá con người”.

Từ những nhận định trên đây, ĐTC kêu gọi mỗi người cộng tác để Roma trở nên tốt đẹp hơn trong năm tới: ”Roma sẽ tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta quan tâm và quảng đại đối với những người gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cộng tác trong tinh thần xây dựng và liên đới, cho công ích của mọi người. Roma trong năm mới sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta không phải là những người chỉ nhìn nó từ xa, nhìn cuộc sống của thành này từ bao lơn, mà không dấn thân vào bao nhiêu vấn đề của con người tại đây.. Trong viễn tượng này Giáo hội tại Roma cảm thấy dấn thân đóng góp phần của mình cho cuộc sống và tương lai thành này, linh hoạt nó bằng men Tin Mừng, trở thành dấu chỉ và dụng cụ lòng từ bi của Thiên Chúa”.

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, ĐTC đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện hang đá lớn tại đây.

Ngoài ra tối 31-12-2013, có buổi canh thức tại Quảng trường thánh Phêrô để cầu nguyện cho sự hiệp nhất và hòa bình trong các gia đình và giữa các dân nước. Đây là lần thứ 11, Phong trào tình yêu gia đình tổ chức và cổ võ buổi canh thức thuộc loại này. Đức Cha Matteo Zuppi, GM phụ tá Roma, đã khai mạc buổi cầu nguyện này từ lúc 23 giờ 15 phút (SD 31-12-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Biết xin phép, cám ơn và xin lỗi là các thái độ sống đem lại an bình và niềm vui trong cuộc sống gia đình

Biết xin phép, cám ơn và xin lỗi là các thái độ sống đem lại an bình và niềm vui trong cuộc sống gia đình

Muốn có an bình và niềm vui trong gia đình, chúng ta hãy biết sống ba từ chìa khóa sau đây: xin phép, cám ơn và xin lỗi. Khi trong một gia đình người ta không xâm lần nhau, nhưng biết xin phép. Khi trong một gia đình người ta không ích kỷ, nhưng tập nói tiếng cám ơn. Khi trong một gia đình một người nhận ra mình đã làm điều xấu và biết xin lỗi, thì trong gia đình ấy có an bình và niềm vui.

Kính thưa qúy vị thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100,000 tín hữu và du khàch hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường Thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ Đức thánh Cha nói phụng vụ Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Giáng Sinh mời gọi chúng ta cử hành lễ Thánh Gia Nagiarét. Thật thế, mọi hang đá đều cho chúng ta thấy Chúa Giêsu Đức Mẹ và Thánh Giuse trong hang đá Bếtlêhem. Thiên Chúa đã muốn sinh ra trong một gia đình nhân loại, đã muốn có một người mẹ và một người cha. Phúc Âm hôm nay giới thiệu với chúng ta Thánh Gia trên đường đầy ải đau đớn kiếm tìm nơi trú ẩn bên Ai Cập. Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đã sống kinh nghiệm điều kiện thê thảm của những người tị nạn, ghi dấu bởi sự sơ hãi, bất an và các khó khăn (x. Mt 2,13-15.19-23). Áp dụng vào thảm cảnh của người di cư tị nạn ngày nay Đức Thánh Cha nói:

Rất tiếc ngày nay có hàng triệu gia đình có thể nhận ra mình trong thực tại buồn thương này. Hầu như mỗi ngày đài truyền hình và báo chí đưa tin các người di cư trốn chay đói khát, chiến tranh, và các hiểm nguy trầm trọng khác để tìm an ninh và một cuộc sống xứng đáng hơn cho mình và cho gia đình mình.

Trong các vùng đất xa xôi, cả khi tìm thấy công ăn việc làm, các người tị nạn và di cư không luôn luôn gặp được sự tiếp đón đích thật, lòng tôn trong và việc đánh gia cao các giá trị họ đem theo. Các chờ mong hợp pháp của họ thường gặp các tình trạng phức tạp và các khó khăn xem ra không thể vượt thắng được. Tuy nhiên, trong khi gắn chặt cái nhìn vào Thánh Gia Nagiarét phải bó buộc tị nạn, chúng ta nghĩ tới thảm cảnh của các người di cư ti nạn, nạn nhân của khước từ và khai thác bóc lột. Nhưng chúng ta cũng nghĩ tới ”những người bị đầy ải” trong chính các gia đình: chẳng hạn các người già cả, đôi khi bị đối xử như là những sự hiện diện kềnh càng ngăn cản. Rất nhiều lần tôi nghĩ rằng có một dấu chỉ giúp nhận biết một gia đính ra sao, đó là nhìn xem trong đó các trẻ em và người già được đối xử như thế nào.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Chúa Giêsu đã muốn thuộc về một gia đình đã sống kinh nghiệm càc khó khằn này, để không ai cảm thấy bị loại bỏ khỏi sự gần gũi yêu thương của Thiên Chúa. Rồi Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa cuộc trốn chạy sang Ai Cập của Thánh Gia như sau:

Việc chay trốn sang Ai Cập vì các đe dọa của vua Hếrốt cho thấy Thiên Chúa ở nơi đâu con người gặp nguy hiểm, ở nơi đâu con người khổ đau, ở nơi đâu con người trốn chạy, ở nơi đâu nó sống kinh nghiệm sự khước từ và bỏ rơi. Nhưng Thiên Chúa cũng hiện diện ở nơi đâu con người mơ ước, hy vọng trở về quệ hương trong tự do, dự phóng và lựa chọn cho sự sống và phẩm giá của mình và của nhưng người trong gia đình mình.

Hôm nay cái nhìn của chúng ta trên Thánh Gia cũng được lôi kéo bởi sự đơn sơ của cuộc sống tại Nagiarét. Đó là một thí dụ ích lợi cho các gia đình của chúng ta, giúp chúng luôn ngày càng trở thành cộng đoàn hiệp thông của tình yêu và sự hòa giải, trong đó người ta sống kinh nghiệm sự hiền dịu, tương trợ lẫn nhau, tha thứ cho nhau.

Muốn có an bình và niềm vui trong gia đình, chúng ta hãy biết sống ba từ chìa khóa sau đây: xin phép, cám ơn và xin lỗi. Khi trong một gia đình người ta không xâm lần nhau, nhưng biết xin phép. Khi trong một gia đình người ta khô sống ng ích kỷ, nhưng tập nói tiếng cám ơn. Khi trong một gia đình một người nhận ra mình đã làm điều xấu và biết xin lỗi, thì trong gia đình ấy có an bình và niềm vui.

Tôi cũng muốn khích lệ các gia đình ý thức được tầm quan trọng của mình trong Giáo Hội và trong xã hội. Thật thế, lời loan báo Tin Mừng trước hết đi qua các gia đình, rồi tới với các môi trường khác nhau của cuộc sống thường ngày.

Chúng ta hãy sốt sắng khẩn nài Mẹ Maria Rất Thánh, Mẹ Chúa Giêsu và là Mẹ chúng ta, hướng dẫn từng gia đình trên thế giới, để nó có thể chu toàn sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó với phẩm giá và sự thanh thản.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã nhắc cho mọi người biết Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới sẽ thảo luận về đề tài Gia đình, và giai đoạn chuẩn bị đã bắt đầu rồi. Vì thế Đức Thánh Cha nói: hôm nay lễ Thánh Gia tôi muốn phó thác cho Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục này, bằng cách cầu xin cho các gia đình trên toàn thế giới. Tôi xin mời anh chị em hiệp nhất với tôi trong tinh thần trong lời cầu mà tôi đọc bây giờ:

”Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse, Nơi các Ngài chúng con chiêm ngưỡng ánh quang của tình yêu đích thật, chúng con hướng lên các Ngài với lòng tin tưởng.

Hỡi Thánh Gia Nagiarét, xin cũng hãy làm cho các gia đình chúng con trở thành nơi hiệp thông và nhà tiệc ly cầu nguyện, các trường đích thật của Phúc Âm và các Giáo Hội tại gia nhỏ.

Lạy Thánh Gia Nagiarét, xin đừng bao giờ để xảy ra kinh nghiệm bạo lực, khép kín và chia rẽ trong các gia đình nữa: xin cho bất cứ ai đã bị thương tích hay gương mù gương xấu mau biết đến hòa giải và chữa lành.

Lạy Thánh Gia Nagiarét, ước chi Thượng Hội Đồng tới đây của các Giám có thể tái lập nơi tất cả mọi người ý thức về tính cách thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình và vẻ đẹp của nó trong chương trình của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse, xin hãy lắng nghe và nhận lời khẩn nài của chúng con. Amen.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đặc biệt gửi lời chào tới các tín hữu theo dõi buổi đọc Kinh Truyền Tin trên kênh truyền hình nối với Nagiarét, trong Vương cung thánh đường Truyền Tin, nơi có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục; với vương cung thánh đường Thánh Gia bên Barcelona Tây Ban Nha, nơi có sự hiện diện của Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình; với Vương cung thánh đường Nhà Thánh của Đức Mẹ tại Loreto. Ngài cũng gửi lời chào tín hữu các nơi cử hành lễ các Gia đình như bên Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Ngoài ra ngài cũng chào các bạn trẻ thuộc nhiều giáo phận Italia, cách riêng các thành viên phong trào Tổ Ấm từ nhều nước trên thế giới hành hương Roma.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ Taizé

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ Taizé

\Taize

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các bạn trẻ Kitô Âu Châu góp phần giúp đại lục này vượt thắng những lúc khó khăn.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp do Đức TGM Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐTC gửi tới 30 ngàn bạn trẻ Kitô Âu Châu, gồm Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Anh giáo, đang tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ 36 do Tu viện Đại kết Taizé tổ chức tại Thành phố Strasbourg bên Pháp, từ ngày 28-12 đến 1-1 tới đây.

Đức TGM Parolin cho biết: ĐTC bày tỏ sự gần gũi với các bạn trẻ và nhắc lại kỷ niệm cuộc gặp gỡ của họ tại Roma hồi cuối năm ngoái. Ngài nhận định rằng: ”Miền Alsace và Ortenau đón tiếp cuộc gặp gỡ của các bạn năm nay, tuy đã trải qua những cuộc xung đột xâu xé, nhưng được biến thành biểu tượng hy vọng vì đã đón nhận nơi sinh của gia đình Âu Châu. Thật là một biểu tượng ý nghĩa vì cuộc gặp gỡ năm nay diễn ra đồng thời tại hai nước khác nhau, Pháp và Đức. Âu Châu đang cần sự dấn thân, lòng can đảm và đức tin của các bạn để vượt thắng những lúc khó khăn vẫn còn mạnh mẽ.”

ĐTC khẳng định rằng: ”Sứ mạng mà các bạn ấn định cho mình trong toàn năm 2014 là tìm kiếm sự hiệp thông hữu hình giữa tất cả những người yêu mến Chúa Kitô. Các bạn ý thức sự chia rẽ giữa các tín hữu Kitô là một chướng ngại lớn ngăn cản sứ mạng được ủy thác cho Giáo Hội; sứ điệp Kitô sẽ đáng tín nhiệm hơn nếu các Kitô hữu khắc phục được những chia rẽ.”

ĐTC cũng cho biết ngài chia sẻ xác tín của các bạn trẻ theo đó có thể học được lẫn nhau rất nhiều điều, xét vì những thực liên kết chúng ta với nhau thì nhiều hơn.

Sau cùng, ĐTC chúc lành cho các bạn trẻ, các vị mục tử cũng như tất cả các gia đình đón thiếp họ. Ngài cầu mong rằng nhờ chứng tá của mình, các bạn trẻ có thể phổ biến tinh thần hòa bình và hòa giải theo tinh thần Phúc Âm nơi những người đồng thời”.

Cuộc gặp gỡ tại Strasbourg nằm trong khuôn khổ ”cuộc lữ hành tin tưởng” do Cộng đoàn Taizé linh hoạt vào dịp cuối năm, và năm nay có chủ đề là “tìm kiếm hiệp thông hữu hình giữa tất cả những người yêu mến Chúa Kitô”.
Trong số các bạn trẻ tham dự, có 4.500 người Ba Lan, 1.400 người Ý, 1.200 người Croát, và 1 ngàn người Bạch Nga, cùng với đông đảo các bạn trẻ người Pháp thuộc vùng Alsace, cũng như các bạn trẻ người Đức thuộc miền Ortenau.

Khi đến Strasbourg, các bạn trẻ nhận được lá thư của thầy Alois, Tu viện trưởng Taizé trong đó có 4 mệnh đề cho năm 2014, đó là: ”Những người yêu mến Chúa Kitô trên toàn trái đất họp thành một đại cộng đồng bằng hữu. Họ có một đóng góp cần trao tặng để chữa lành những vết thương của nhân loại: không hề muốn áp đặt, họ có thể tạo điều kiện cho sự hoàn cầu hóa tình liên đới, không loại trừ dân tộc nào, hoặc một ai”.

Các bạn trẻ được đón tiếp trong các gia đình và các giáo xứ Công Giáo cũng như Tin Lành trong vùng. Mỗi sáng họ tụ họp tại hơn 200 xứ đạo ở hai bên sông Rhin, Pháp và Đức, để cầu nguyện và chia sẻ. Ban chiều hai ngày 29 và 30-12, chương trình cuộc gặp gỡ có khoảng 20 đề tài các bạn trẻ có thể chọn để tham dự, ví dụ: ”cuộc khủng hoảng, nạn thất nghiệp, công ăn việc làm bấp bênh.. phải chăng cần phát minh một kiểu mẫu kinh tế mới?”; hoặc ”Công lý và nhân quyền; những suy tư cá nhân về thách đố làm tín hữu Kitô”; ”Đối thoại đại kết: để sống chung yên hàn hay để cho mình được biến đổi nhờ gặp gỡ?”; ”Chúng ta có cần Giáo Hội hay không? Suy tư Kinh Thánh và sự hiệp thông trong Chúa Kitô”; ”Âu châu; miền đất di dân tuyệt hảo: làm thế nào để sống chung với nhau?”

Trong cuộc gặp gỡ, các bạn trẻ tụ họp nhau ban trưa và ban tối để cầu nguyện chung. Các buổi cầu nguyện này diễn ra đồng thời tại 3 nơi là các hội trường tại Wacken, tức là khu vực triển lãm của thành Strasbourg; thứ hai tại Nhà thờ chính tòa của Công Giáo tại Strasbourg và nhà thờ Thánh Phaolô của Tin Lành. Các bài suy niệm do thầy Alois trình bày với các bạn trẻ. (SD 28-12-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio