Giáo hội 2014: Những sự kiện có thể thấy

Giáo hội 2014: Những sự kiện có thể thấy

Sẽ là năm có nhiều biến cố trong lịch sử Giáo hội?

Một năm sau sự kiện lịch sử Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI từ chức và hàng loạt sáng kiến do Đức Phanxicô thực hiện, thật khó tưởng tượng, năm 2014 tại Vatican có thể tràn ngập các biến cố. Dĩ nhiên, những câu chuyện lớn nhất dường như đến từ những vấn đề gây ngạc nhiên, nhưng lúc này, có những tiến triển hiện ra lờ mờ qua những tin tức về Vatican trong năm tới.

– Tân Hồng y: Theo kế hoạch, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ phong chức các tân Hồng y vào ngày 22-2. Thời điểm đó, có 106 thành viên Hồng y đoàn dưới 80 tuổi và đủ điều kiện tham dự bỏ phiếu mật tuyển viện bầu chọn giáo hoàng mới. Theo quy định được Đức Giáo hoàng Phaolô VI ban hành, Hồng y đoàn không vượt quá 120 thành viên, tuy nhiên các vị giáo hoàng kế vị đôi khi tăng số lượng vượt quá con số đó. Đức Giáo hoàng Phanxicô có thể sẽ phong chức ít nhất thêm 14 tân Hồng y.

Việc bầu chọn vị Giáo Hoàng châu Mỹ Latin đầu tiên đã khơi lên nhiều mong đợi từ sự đa dạng địa lý rộng lớn của các ứng viên Hồng y, vì thế việc đề cử mới có thể sẽ có nhiều ứng viên đến từ các vùng chưa có nhiều vị đại diện, đặc biệt là châu Mỹ Latin và châu Phi.

– Cải tổ Vatican: Hội đồng tám Hồng y mà Đức Giáo hoàng Phanxicô thành lập nhằm cố vấn cho ngài trong việc quản trị giáo hội hoàn vũ và cải cách bộ máy hành chính Vatican đã cùng ngài hai lần hội đàm tại Vatican và sẽ tiếp tục trong tháng Hai. Hội đồng đang thực hiện việc cải tổ Giáo triều Rôma lần đầu tiên, cơ quan hành chính trung ương của Vatican từ năm 1988.

Mặc dầu hội đồng chưa thông báo chính thức thời hạn công việc, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thiết lập một kỷ lục hành động nhanh chóng; trong tháng 12, ngài đã phê duyệt ý tưởng cho một ủy ban quốc tế về lạm dụng tình dục trẻ em chỉ trong một ngày sau khi hội đồng đề xuất. Người ta sẽ không ngạc nhiên nếu hội đồng gởi cho ngài dự thảo tái cơ cấu giáo triều trước cuối năm 2014.

– Phong thánh cho hai giáo hoàng: Lễ phong thánh cho Chân phước Gioan XXIII và Chân phước Gioan Phaolô II, dự kiến ​​vào ngày 27- 4, chắc chắn sẽ thu hút một đám đông to lớn hơn 1 triệu người tham dự lễ phong chân phước vào hồi tháng Năm 2011.

Bằng cách công bố sự thánh thiện của hai vị giáo hoàng cùng một ngày, Đức Giáo hoàng Phanxicô có lẽ muốn nhấn mạnh tính nền tảng kế thừa giữa hai vị giáo hoàng được rộng rãi biết đến là một tự do và một bảo thủ, đặc biệt là sự thúc đẩy canh tân Công đồng Vatican II. Chân phước Gioan khai mạc công đồng năm 1962 và chân phước Gioan Phaolô tham dự bốn phiên công đồng trong tư cách giám mục. Lễ phong thánh này là dịp cho Đức Giáo hoàng Phanxicô trình bày chi tiết sự hiểu biết về công đồng Vatican II và di sản của công đồng cho giáo hội.

– Công du đến Đất Thánh: Vatican vẫn chưa công bố thời gian và lịch trình chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến Đất Thánh nhưng không phủ nhận các báo cáo gần đây rằng sẽ diễn ra vào cuối tháng Năm và kéo dài trong ba ngày, với các điểm dừng Israel, Jordan và Palestine. Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết chuyến thăm Đất Thánh sẽ bao gồm cuộc gặp gỡ với Đức Giáo chủ Bartholomew Constantinople, người đứng đầu các giám mục Chính thống giáo.

Đây là chuyến công du thứ hai ngoài nước Ý của Đức Giáo hoàng Phanxicô, sau chuyến thăm Brazil hồi tháng Bảy năm 2013, chuyến công tác đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Các điểm đến sẽ ấn định phù hợp cho vị Giáo Hoàng có quan hệ đặc biệt ấm nồng với người Do Thái và ưu tiên hòa bình Trung Đông trong lịch trình địa chính trị của ngài. Trong khi chuyến viếng thăm ba ngày của Đức Giáo Hoàng sẽ ngắn bất thường đối với một điểm đến nổi bật như vậy, thì điều đó hoàn toàn thích hợp cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, vốn có một chương trình nghị sự cải cách nặng nề tại nhà và sự tinh nhạy của các phương tiện truyền thông giúp ngài tiếp cận thế giới mà không cần rời Vatican.

– Ly dị và tái hôn của người Công giáo: Một phiên họp bất thường của Thượng Hội đồng Giám mục sẽ gặp nhau tại Vatican trong hai tuần vào tháng Mười để thảo luận về “những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh truyền giáo.”

Nguồn: Catholic News Service

Trích từ UCANEWS VN

Comments are closed.