Đức Thánh Cha tiếp kiến 50 ngàn thành viên phong trào Thánh Linh

Đức Thánh Cha tiếp kiến 50 ngàn thành viên phong trào Thánh Linh

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khuyến khích các thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh tiếp tục làm chứng về niềm vui đức tin và vẻ đẹp được làm môn đệ Chúa Kitô.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 26-5-2012 tại Quảng trường Thánh Phêrô, dành cho 50 ngàn thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập phong trào này tại Italia. Trước khi được ĐTC tiếp kiến, các tín hữu đã tham dự thánh lễ tại Quảng trường do ĐHY Angelo Bagnasco, Chủ tịch HĐGM Italia chủ sự vào lúc quá 10 giờ, cùng với hàng chục GM và LM tuyên úy.

Trong bài huấn dụ, ĐTC ca ngợi hoạt động trong 40 năm qua của Phong trào canh tân trong Thánh Linh tại Italia: đề nghị cho các thế hệ trẻ niềm vui của đời sống mới trong Thánh Linh, qua các công trình huấn luyện rộng rãi, và nhiều hoạt động khác liên quan tới việc tái truyền giảng Tin Mừng và truyền giáo cho dân ngoại. Ngài nói: ”Hoạt động tông đồ của anh chị em đã góp phần làm tăng trưởng đời sống thiêng liêng trong các tầng lớp Giáo hội và xã hội tại Italia, qua hành trình hoán cải, giúp nhiều người được chữa lành trong tình thương sâu đậm của Thiên Chúa, nhiều gia đình vượt thắng được những lúc khủng hoảng.. Các bạn thân mến, hãy tiếp tục làm chứng cho niềm vui đức tin trong Chúa Kitô, vẻ đẹp được làm môn đệ Chúa Giêsu, sức mạnh của tình thương mà Tin Mừng của Chúa làm lan tỏa trong lịch sử cũng như ơn sủng khôn sánh mà mỗi tín hữu có thể cảm nghiệm trong Giáo Hội nhờ việc lãnh nhận các bí tích…”

ĐTC nói thêm rằng: ”Các bạn đừng chiều theo cám dỗ sống tầm thường và theo tập quán! Hãy vun trồng trong tâm hồn những ước muốn cao cả và quảng đại! Hãy biến những tư tưởng, tình cảm và hoạt động của Chúa Giêsu thành của bạn! Đúng vậy, Chúa Giêsu kêu gọi mỗi người trong các bạn trở thành người cộng tác không biết mệt mỏi vào kế hoạch cứu độ của Ngài, một kế hoạch thay đổi con tim, và cũng cần các bạn để biến gia đình, cộng đoàn, thành thị của các bạn thành những nơi đầy tình thương và hy vọng”.

ĐTC mời gọi các thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh góp phần xây dựng tòa nhà cuộc sống và toàn bộ những quan hệ xã hội trên đá tảng vững chắc là Lời Chúa, để cho Huấn quyền của Giáo Hội hướng dẫn, nhất là trong xã hội ngày nay đang ở trong tình trạng bấp bênh, thiếu vững chắc, thiếu những điểm tham chiếu gợi hứng cho cuộc sống của con người”.

Sau cùng, ĐTC bày tỏ hài lòng vì những gì Phong trào canh tân trong Thánh Linh ở Italia đang thực hiện để phổ biến một ”Nền văn hóa lễ Hiện Xuống” trong các môi trường xã hội, linh hoạt về tinh thần với những sáng kính giúp đỡ những người ở trong tình cảnh khó khăn và bị gạt ra ngoài lề xã hội, ví dụ các sáng kiến giúp các tù nhân và cựu tù nhân tái sinh về tinh thần và hồi phục cả về mặt vật chất nước” (SD 26-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP

 

 

Người giúp việc của Đức Thánh Cha bị cáo ăn cắp tài liệu mật

Người giúp việc của Đức Thánh Cha bị cáo ăn cắp tài liệu mật

VATICAN. Người giúp việc thân cận cho ĐTC, ông Paolo Gabriele, bị bắt và điều tra về tội lưu giữ các tài liệu mật gửi cho ĐTC.

Hôm 26-5-2012, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi xác nhận rằng người quản gia của ĐTC, Ông Paolo Gabriele, đã bị hiến binh Vatican bắt giữ chiều thứ tư, 23-5 vừa qua vì người ta tìm thấy trong nhà của ông trên lãnh thổ Vatican nhiều tài liệu mật.

Giai đoạn điều tra sơ khởi đã xong dưới sự hướng dẫn của vị chưởng tín (promotore di giustizia) là giáo sư Nicola Picardi. Nay giai đoạn điều tra bình thường được khởi sự dưới sự hướng dẫn của giáo sư thẩm phán Antonio Bonnet. Bị can đã cử 2 luật sư để bênh đỡ ông. Ông được hưởng mọi bảo đảm pháp lý như đã dự trù trong bộ hình luật và thủ tục hình sự của Quốc gia thành Vatican.

Cuộc điều tra sẽ tiếp tục cho đến khi có một khung cảnh thỏa đáng về đối tượng điều tra và sau đó thẩm phán điều tra sẽ quyết định mang ra xét xử hoặc trả tự do cho bị can.

Ông Gabriele, hơn 40 tuổi, có gia đình và 2 người con, làm ”quản gia” giúp việc cho ĐTC từ năm 2006. Ông giúp việc hằng ngày trong căn hộ của ĐTC và tháp tùng ngày trong các chuyến viếng thăm hoặc các hoạt động công khai. Ông bị cáo là đã lấy nhiều thư tư mật để cho ký giả công bố trên các phương tiện truyền thông.
Cha Lombardi cho biết bị can là công dân Vatican và gia cư của ông ở trên lãnh thổ Vatican.

Tên của hai luật sư chưa được công bố, nhưng chắc chắn họ là những người có tên trong sổ bộ các luật sư được hành nghề và biết cả về giáo luật. Ngoài ra, thời gian điều tra có thể là không ngắn ngủi và nếu có những hành vi khác cần thi hành thì sẽ được thực hiện.

Cha Lombardi cho biết vụ ông Paolo Gabriele bị bắt với lời cáo cuộc nói trên gây kinh hoàng và đau buồn, cũng như cảm thấy thương tâm cho gia đình ông, vốn được nhiều người quí mến. ”Tại Vatican, ai cũng biết ông ta. Tôi cầu chúc cho gia đình ông sớm vượt qua được thử thách này”.

Hôm 19-5-2012, ký giả Gian Luigi Nuzzi đã dùng các tài liệu mật người ta lấy cắp từ Vatican và xuất bản cuốn sách tựa đề ”Sua Santità”. (SD 26-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha cổ võ các Giám Mục Italia giúp tín hữu đào sâu đức tin

Đức Thánh Cha cổ võ các Giám Mục Italia giúp tín hữu đào sâu đức tin

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến HĐGM Italia sáng 24-5-2012, ĐTC mời gọi các GM giúp các tín hữu đẩy mạnh đời sống đức tin với một đà tiến mới để có thể cống hiến những câu trả lời thích hợp cho con người ngày nay.

Các GM thuộc 228 giáo phận Italia nhóm đại hội thường niên tại nội thành Vatican trong những ngày từ 21 đến 24-5-2012 về đề tài tái truyền giảng Tin Mừng.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến trào lưu tục hóa đang lan tràn tại các nước có truyền thống Kitô kỳ cựu, kéo theo sự sa xút thực hành tôn giáo, ít tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích thống hối. Bao nhiêu tín hữu đã chịu phép rửa nhưng bị mất căn tính và không còn ý thức mình thuộc về Giáo Hội: họ không biết nội dung thiết yếu của đức tin hoặc nghĩ rằng mình có thể vun trồng đức tin mà không cần sự trung gian của Giáo Hội. Nhiều người khác ngờ vực các chân lý do Giáo Hội giảng dạy.

Trong bối cảnh đó, ĐTC đặt câu hỏi: ”Làm sao chúng ta có thể gieo vãi Lời Chúa trong niềm tín thác, để mỗi người có thể tìm được sự thật về bản thân, thực chất của mình và niềm hy vọng? Chúng ta biết rằng đạt được những phương pháp mới để loan báo Tin Mừng hoặc hoạt động mục vụ thì vẫn chưa đủ để làm cho đề nghị Kitô giáo có thể được nhiều người đón tiếp và chia sẻ hơn.. Cần phái tái khởi hành từ Chúa Kitô, được cử hành, tuyên xưng và làm chứng. Không phải tình cờ mà Hiến chế đầu tiên mà Công đồng chung Vatican 2 thông qua chính là hiến chế về Phụng Vụ Thánh: việc thờ phượng Thiên Chúa hướng con người về Thành (Città) tương lai và trả lại cho Thiên Chúa quyền tối thượng của Ngài, hình thành Giáo Hội được Lời Chúa triệu tập, và tỏ cho thế giới thấy cuộc gặp gỡ phong phú với Thiên Chúa”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Trong khi chúng ta phải nuôi dưỡng một cái nhìn biết ơn Chúa vì sự tăng trưởng của hạt giống tốt, cả trong một thửa đất nhiều khi khô cằn, chúng ta cảm thấy rằng hoạt động của chúng ta đòi phải có một động lực mới, nhắm tới điều thiết yếu của đức tin và đời sống Kitô. Trong một thời đại trong đó đối người nhiều người Thiên Chúa trở thành vị Xa Lạ và Chúa Giêsu chỉ là một vĩ nhân của quá khứ, chúng ta sẽ không có một đà tiến truyền giáo nếu không canh tân chất lượng đức tin và kinh nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ không thể cống hiến những câu trả lời thích hợp nếu không tái đón nhận hồng ân thánh sủng; chúng ta sẽ không biết chinh phục con người cho Tin Mừng nếu chính chúng ta không phải là những người đầu tiên tái đào sâu kinh nghiệm về Thiên Chúa”.

Sau cùng, ĐTC nhắc lại rằng vì những lý do trên đây ngài đã ấn định Năm Đức Tin sẽ bắt đầu ngày 11-10 năm nay, để giúp tái khám phá và tái đón nhận hồng ân đức tin quí giá, để hiểu biết sâu xa hơn về những chân lý là nhựa sống trong cuộc đời chúng ta, để dẫn đưa con người ngày nay, thường lơ đãng, tiến đến một cuộc gặp gỡ mới mẻ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường, sự thật và là sự sống” (SD 24-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Chim bồ câu hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần

Chim bồ câu hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần
 
Hình ảnh thường được dùng như dấu chỉ diễn tả về một người, về ý nghĩa trong đời sống. Đức Chúa Thánh Thần là một người, Ngôi thứ ba Thiên Chúa. Nhưng không ai biết hình thể của Ngài như thế nào. Nên hình ảnh con chim bồ cầu là một trong những hình ảnh được dùng để chỉ diễn tả về Ngài.

 

Nhưng đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa chim bồ câu cho đời sống tinh thần đạo giáo?

Hình ảnh chim bồ câu xưa nay trong dân gian được dùng là dấu chỉ ẩn chứa ý nghĩa sâuj thẳm dưới nhiều phương diện khía cạnh trong đời sống từ thời xa xưa, và không chỉ riêng giới hạn trong nền văn minh văn hóa Kytô giáo.

Từ thời thượng cổ xa xưa, chim bồ câu được vẽ tạc đứng trên đầu vị thần Ischar như dấu chỉ sự sinh sản phì nhiêu.

Ở bên Hy lạp chim bồ câu được coi như thần thánh hiện thân của thần Aphrodite.

Ở bên Ấn độ chim bồ câu mầu đen là hình ảnh của con chim mang lại bất hạnh, mang đến sự chết chóc.

Bên đạo Hồi giáo trái lại xem chim bồ câu là con chim thánh, vì chim bồ câu gìn giữ che chở Tiên Tri Mahommed trên đường tỵ nạn chạy trốn.

Thời xa xưa, có quan niệm chim bồ câu còn non nhỏ chỉ về người phụ nữ , và người ta thả chim bồ câu cho bay đi lên trời vào ngày lễ cưới. Tập tục này có lẽ cho rằng chim bồ câu sẽ sống chung song đôi với nhau như vợ chồng luôn mãi. Chim bồ câu là hình ảnh của nữ thần tình yêu.

Chim bồ câu còn được gọi là con cừu của loài chim trên thế giới, vì tính tình hiền từ của chúng. Chim bồ cầu xưa nay là loài giữ lòng trung thành với nhau. Hình ảnh thường vễ diễn tả hai chim bồ chuyền qua miệng mỏ đưa chuyền cho nhau giây sợi khi đan tổ xây nhà cho nhau. Hình ảnh này giống như hai người đang yêu thương nhau hôn nhau.

Thời thượng cổ hình chim bồ câu được chạm khắc chung quanh cỗ áo quan người qua đời như dấu chỉ linh hồn người qua đời bay bổng về thiên đàng.

Trong Kytô giáo hình chim bồ câu ngậm cắn triều thiên các Thánh Tử đạo ở mỏ của nó. Và hình ảnh chim bồ câu còn là hình ảnh diễn tả vẽ về Đức Chúa Thánh Thần.

Chím bồ câu được trình bày là hình tượng của Đức Chúa Thánh Thần tạo nguồn thần hứng cho bốn vị Thánh sử viết Phúc âm của Chúa Giêsu, và cho Thánh giáo phụ trong Hội thánh – đôi khi hình chim bồ câu được vẽ tạc đậu trên vai các vị đang khi quay đầu nói rót vào tai các ngài.

Trong tranh ảnh diễn tả cảnh Thiên Thần truyền cho Đức Mẹ hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần như chim bồ câu cũng là hình ảnh bay đậu trên không trung nơi đỉnh đầu Đức Mẹ Maria.

Bức tranh vẽ hinh ảnh Chúa Ba ngôi, hình chim bồ câu là ngôi thứ ba ở giữa Đức Chúa Cha, ngôi thứ nhất và Chúa Giêsu, ngôi thứ hai. Trong bỡ ngỡ ngạc nhiên có thể nói được rằng, hai ngôi bản tính Thiên Chúa của đức Chúa Cha và Đức Chúa con, được trình bày là con người, đang khi ngôi thứ ba, Đức Chúa Thánh Thần, lại là chim bồ câu, một con vật.

Như thế phải hiểu thế nào về Đức Chúa Thánh Thần?

Trong Kinh Thánh diễn tả Đức Chúa Thánh Thần bay lượn trên khoảng không gian còn hỗn độn lúc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ ( St 1,2). Điều này nói lên, Chúa Thánh Thần như một con chim dương cánh bay lượn nhẹ nhàng, chiếu tỏa sự sống động đầy sức năng động, mang đến sự biến chuyển thay đổi cho vụ trụ được thành hình.

Chim bồ câu báo tin cho gia đình Ông Noah cơn lụt đại hồng thủy kéo dài 40 đêm ngày đã chấm dứt. Điều này nói lên chim bồ câu là sứ gỉa của sáng tạo mới. Trong bài tường thuật về sáng tạo thiên nhiên, từ hư không Thiên Chúa đã tão thành vũ trụ. Qua lụt đại hồng thủy nước bao phủ toàn vũ trụ 40 ngày đêm, mọi sự chìm ngập trôi đi trong biển nước. Sau khi nước lụt rút đi, mặt đất khô trồi lên và Thiên Chúa bắt đạo một tạo dựng mới.

Phúc âm thuật lại, khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tội ở sông Giordan, Đức Chúa Thánh Thần như hình con chim bồ câu bay đậu trên Chúa Giêsu ( Lc 3,22). Chim bồ câu được dùng là hình ảnh chỉ về đức Chúa Thánh Thần muốn nói lên sự bén nhạy thiên nhiên đã bẩm sinh nơi con vật này. Cũng vậy, công việc rao giảng phục vụ của Chúa Giêsu được nhấn mạnh ngay từ lúc đầu là sự bén nhậy, cảm thông của Chúa với con người. Không hẳn qua sự chữa lành làm phép lạ của Chúa Giêsu, nhưng còn qua sự dấn thân sẵn sàng hy sinh đời sống mình làm hiến lễ mang lại ơn cứu chuộc cho con người.

Hình ảnh chim bồ câu tượng trưng cho Đức Chúa Thánh Thần bay đậu trên các Thánh Tông đồ và Đức Mẹ Maria ngày lễ Ngũ tuần.

Hình ảnh chim bồ câu bay đậu trên đỉnh đầu Đức Mẹ Maria khi Thiên Thần đến truyền tin cho Maria sẽ thụ thai Giêsu làm người bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Chim bồ câu là hiònh ảnh vẽ diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần.

 

LM. Đaminh Nguyễn ngọc Long

 

Bảy ơn Chúa Thánh Thần

 

Bảy ơn Chúa Thánh Thần
 
Bảy ơn Chúa Thánh Thần là ân huệ của Thiên Chúa phù hộ, trợ sức và bảo vệ chúng ta trên con đường của cuộc sống.
 


Ơn KHÔN NGOAN giúp chúng ta nhìn thấy những sự việc trong cuộc sống qua con mắt của Chúa, theo như Chúa nhìn. Chúa Thánh Thần qua ơn này cho chúng ta khả năng để yêu mến và hiểu biết những sự việc và lời dạy của Chúa.

Ơn THÔNG MINH giúp ta nắm bắt được những gì Chúa mạc khải cách chính xác và mau lẹ. Với ơn thông minh Chúa Thánh Thần giúp chúng ta thấu hiểu cách sâu sắc những gì chúng ta tin vì Thiên Chúa là Đấng đáng tin cậy.

Ơn BIẾT LO LIỆU giúp chúng ta quyết định theo đường hướng ngay thẳng. Qua ơn này, Chúa Thánh Thần soi sáng chúng ta để chúng ta biết lo tránh những cơ hội dẫn đến tội lỗi và chọn những gì không trái với lương tâm, những điều xứng hợp với phẩm giá con người và những gì giúp chúng ta sống đẹp lòng Chúa.

Ơn DŨNG CẢM giúp chúng ta thực hành điều Chúa Thánh Thần đã giúp chúng ta hiểu biết và quyết định ngay cả khi chúng ta gặp trở ngại. Chúa Thánh Thần ban sức mạnh để chúng ta vượt qua mọi khó khăn để thi hành bổn phận của người Kitô hữu cách vui vẻ và phấn khởi.

Ơn HIỂU BIẾT giúp ta nhìn thấy sự thật của cuộc sống trần thế. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhìn thấy sự việc theo cách nhìn của Chúa để chúng ta không bị lừa dối bởi những phù hoa của tội lỗi và yêu mến sự việc của Chúa.

Ơn ĐẠO ĐỨC giúp ta yêu mến những sự thuộc về Chúa và đức tin. Ơn này của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta yêu mến Chúa, Đấng yêu thương chúng ta tột bậc và thờ phượng Ngài và đồng thời cũng giúp chúng ta yêu mến anh em mình vì chúng ta có cùng một Cha trên trời.

Ơn KÍNH SỢ CHÚA giúp ta vâng lời Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận ra sự cao cả, công minh của Chúa để không làm điều gì làm mất tình nghĩa với Chúa. Chúng ta không sợ hãi như kẻ nô lệ, nhưng luôn tôn kính và trông cậy vào tình yêu của Chúa.

 

Trích từ Đạo Binh Đức Mẹ

 

Đức Thánh Cha cổ võ các Giám Mục Italia giúp tín hữu đào sâu đức tin

Đức Thánh Cha cổ võ các Giám Mục Italia giúp tín hữu đào sâu đức tin

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến HĐGM Italia sáng 24-5-2012, ĐTC mời gọi các GM giúp các tín hữu đẩy mạnh đời sống đức tin với một đà tiến mới để có thể cống hiến những câu trả lời thích hợp cho con người ngày nay.

Các GM thuộc 228 giáo phận Italia nhóm đại hội thường niên tại nội thành Vatican trong những ngày từ 21 đến 24-5-2012 về đề tài tái truyền giảng Tin Mừng.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến trào lưu tục hóa đang lan tràn tại các nước có truyền thống Kitô kỳ cựu, kéo theo sự sa xút thực hành tôn giáo, ít tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích thống hối. Bao nhiêu tín hữu đã chịu phép rửa nhưng bị mất căn tính và không còn ý thức mình thuộc về Giáo Hội: họ không biết nội dung thiết yếu của đức tin hoặc nghĩ rằng mình có thể vun trồng đức tin mà không cần sự trung gian của Giáo Hội. Nhiều người khác ngờ vực các chân lý do Giáo Hội giảng dạy.

Trong bối cảnh đó, ĐTC đặt câu hỏi: ”Làm sao chúng ta có thể gieo vãi Lời Chúa trong niềm tín thác, để mỗi người có thể tìm được sự thật về bản thân, thực chất của mình và niềm hy vọng? Chúng ta biết rằng đạt được những phương pháp mới để loan báo Tin Mừng hoặc hoạt động mục vụ thì vẫn chưa đủ để làm cho đề nghị Kitô giáo có thể được nhiều người đón tiếp và chia sẻ hơn.. Cần phái tái khởi hành từ Chúa Kitô, được cử hành, tuyên xưng và làm chứng. Không phải tình cờ mà Hiến chế đầu tiên mà Công đồng chung Vatican 2 thông qua chính là hiến chế về Phụng Vụ Thánh: việc thờ phượng Thiên Chúa hướng con người về Thành (Città) tương lai và trả lại cho Thiên Chúa quyền tối thượng của Ngài, hình thành Giáo Hội được Lời Chúa triệu tập, và tỏ cho thế giới thấy cuộc gặp gỡ phong phú với Thiên Chúa”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Trong khi chúng ta phải nuôi dưỡng một cái nhìn biết ơn Chúa vì sự tăng trưởng của hạt giống tốt, cả trong một thửa đất nhiều khi khô cằn, chúng ta cảm thấy rằng hoạt động của chúng ta đòi phải có một động lực mới, nhắm tới điều thiết yếu của đức tin và đời sống Kitô. Trong một thời đại trong đó đối người nhiều người Thiên Chúa trở thành vị Xa Lạ và Chúa Giêsu chỉ là một vĩ nhân của quá khứ, chúng ta sẽ không có một đà tiến truyền giáo nếu không canh tân chất lượng đức tin và kinh nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ không thể cống hiến những câu trả lời thích hợp nếu không tái đón nhận hồng ân thánh sủng; chúng ta sẽ không biết chinh phục con người cho Tin Mừng nếu chính chúng ta không phải là những người đầu tiên tái đào sâu kinh nghiệm về Thiên Chúa”.

Sau cùng, ĐTC nhắc lại rằng vì những lý do trên đây ngài đã ấn định Năm Đức Tin sẽ bắt đầu ngày 11-10 năm nay, để giúp tái khám phá và tái đón nhận hồng ân đức tin quí giá, để hiểu biết sâu xa hơn về những chân lý là nhựa sống trong cuộc đời chúng ta, để dẫn đưa con người ngày nay, thường lơ đãng, tiến đến một cuộc gặp gỡ mới mẻ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường, sự thật và là sự sống” (SD 24-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP

24-5: NGÀY CẦU NGUYỆN CHO TRUNG QUỐC

24-5: NGÀY CẦU NGUYỆN CHO TRUNG QUỐC

24-5 lễ Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu cũng là ngày Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI chọn làm Ngày Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Trong bức thư đề ngày 27-5-2007 gởi các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ và tín hữu Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Đức Thánh Cha viết:
– Tôi mời gọi anh chị em cử hành ngày này trong tâm tình canh tân mối hiệp thông Đc Tin nơi Đức GIÊSU Chúa chúng ta và lòng trung thành với Giáo Hoàng, và sốt sắng cầu xin cho mối giây hiệp nhất giữa anh chị em được mỗi ngày một sâu xa và hữu hình hơn (số 19).

Trước đó, vào Chúa Nht 1-10-2000, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 120 vị Tử Đạo Trung Hoa lên bậc Hiển Thánh. Các Vị đổ máu đào làm chứng cho Đức Tin Công Giáo trong thời gian từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX dưới 3 triều đại: nhà Nguyên (1281-1367), nhà Minh (1606-1637) và nhà Thanh (1648-1907).

Trong số 120 thánh tử vì đạo có 87 vị người Hoa (gồm 5 Linh Mục, 12 nữ tu và 70 giáo dân). 33 thánh tử vì đạo khác là các Thừa Sai Âu Châu (gồm 6 Giám Mục, 19 Linh Mục, 1 tu huynh và 7 nữ tu Phan-Sinh Thừa Sai Đức Mẹ MARIA).

86 trong số 120 thánh Tử Đạo Trung Hoa chịu chết vì Đạo vào năm 1900.

Năm 1900 mở ra một trang sử hãi hùng cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Các làng mạc Công Giáo bị bọn giặc Quyền-Phỉ (boxer) hay cũng gọi là phiến quân Nghĩa-Hòa-Đoàn nổi lên đốt phá. Các tín hữu Công Giáo bị tàn sát.

Trong những tháng ngày âu lo và sợ hãi ấy, ông trùm một họ đạo quý danh Phaolô Cao Đình Chu – 61 tuổi – luôn miệng khuyến khích các tín hữu trong họ đạo hãy bình tĩnh và trung thành với Đức Tin Công Giáo. Ông khuyến khích bằng lời nói, và cao quý hơn, ông khuyến khích bằng chính cái chết anh dũng, làm chứng cho lòng ông trung kiên cùng THIÊN CHÚA.

Ngày 8-8-1900, bọn giặc tràn vào làng ông Chu. Số tín hữu Công Giáo tại đây rất ít nên trốn thoát cách dễ dàng. Như mọi người, ông Chu cũng tìm lối chạy trốn. Chẳng may trên đường ông chạm phải bọn lính. Biết rằng mình không thể thoát thân, ông Chu lấy hết bình tĩnh và hỏi:
– Mấy ông tìm ai vậy?

Thay vì trả lời, bọn lính hỏi lại:
– Có phải ông là Cao Đình Chu, ông trùm của họ đạo này không?

Ông Chu điềm đạm đáp:
– Phải, chính tôi!

Vừa nghe ông nói, bọn lính nhảy tới, bắt trói ông vào một gốc cây và chuẩn bị cuộc hành quyết. Để yên một lúc, ông Chu bỗng cất tiếng nói:
– Nơi đây không phải ruộng vườn của tôi. Các ông giết tôi làm phiền rộn chủ vườn. Trong khi nhà tôi ở phía Bắc của làng này, nơi đó có đủ thứ cây cối, nếu muốn, các ông có thể treo tôi trên cây mít hay cây xoài, hoặc cây nào khác cũng được!

Bọn lính nghe ông Chu nói có lý bèn làm theo lời ông. Họ gươm giáo đưa ông về nhà. Trên đường, có nhiều người ngoại giáo trong làng nhận ra ông. Họ lên tiếng bênh vực ông. Họ quả quyết ông không còn là tín hữu Công Giáo. Nhưng ông Chu đâu dễ dàng chấp nhận trò chơi! Nhất là, ông không muốn đánh mất dịp may ngàn vàng:
– Được hồng phúc chết vì Đức Tin Công Giáo.

Ông giải thích với người cùng làng có thiện cảm và muốn cứu ông:
– Xin quý cô bác đừng bận tâm. Họ chỉ có thể giết chết thân xác tôi, nhưng hồn thiêng của tôi, họ đâu có thể giết được!

Bọn lính cột ông Chu vào một gốc cây trong vườn nhà ông. Họ tìm cách dụ dỗ ông chối Đạo lần cuối. Nhưng ông Chu cương quyết trả lời:
– Thà tôi chịu mất xác chứ không chịu mất linh hồn!

Nghe vậy bọn lính tức giận lấy gươm xẻo từng miếng thịt và cứ mỗi lần ông trả lời không chịu bỏ Đạo, họ lại cắt đi một phần cơ thể. Ông Phaolô Cao Đình Chu luôn miệng kêu tên cực trọng Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA cho đến khi ông ngã gục xuống và tắt thở. Thân xác ông không còn hình tượng một người nữa!

… Kinh Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI cầu cùng Đức Mẹ Xà-Sơn (Trung Quốc)

Lạy Đức Nữ Trinh Rất Thánh, Mẹ Ngôi Lời nhập thể và là Mẹ chúng con, được tôn kính nơi đn thánh Xà-Sơn dưi tước hiệu ”Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”, Mẹ là Đấng mà toàn thể Giáo Hội tại Trung Quốc ngước nhìn với lòng trìu mến sâu xa, ngày hôm nay chúng con đến trước nhan Mẹ để khẩn cầu ơn che ch đặc biệt của Mẹ. Xin Mẹ ghé mắt nhìn đến dân Chúa với mối quan tâm từ mẫu và dẫn dắt dân Chúa bưc đi trên con đường sự thật và tình yêu, hầu cho trong mọi hoàn cảnh đều có mối chung sống hòa điệu giữa mọi công dân. Nhờ tiếng ”THƯA VÂNG” Mẹ thuần thục đáp lại ở Nazareth mà Con THIÊN CHÚA đã nhập thể làm người trong cung lòng vô nhiễm của Mẹ và khởi đầu công trình cứu chuộc trong lịch sử loài người, công trình mà Mẹ mau mắn hợp tác cách tận tụy khi chấp nhận lưi đòng đau đn đâm thủng hồn Mẹ, cho đến giờ phút tối cao của Thánh Giá, khi, trên đồi Can-Vê, Mẹ đứng bên Thánh Giá Con Mẹ, chịu chết đ cho loài ngưi được sống.

Từ đó, Mẹ trở thành, theo cách thức mới, Người Mẹ của tất cả những ai đón tiếp trong Đc Tin Đức Chúa GIÊSU Con Mẹ và sẵn sàng bước theo Ngài khi chấp nhận vác Thánh Giá trên vai. Lạy Mẹ của niềm Hy Vọng, khi trong đêm đen của Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, với trọn lòng tin tưởng phó thác không lay chuyển, Mẹ đã can đảm tiến bưc cho đến buổi sáng Phục Sinh, xin Mẹ ban cho con cái Mẹ khả năng biết phân biệt trong mọi hoàn cảnh, cho dù đen tối nhất, vẫn nhận ra những dấu chỉ sự hiện diện ưu ái của THIÊN CHÚA.

Lạy Đức Mẹ Xà-Sơn, xin M nâng đỡ sự dấn thân của tất cả mọi người, tại Trung Quốc, giữa những khó khăn hàng ngày, vẫn tiếp tục tin, cậy, mến, hầu cho họ không bao giờ sợ hãi nói về Đức Chúa GIÊSU cho thế giới và nói về thế giới với Đc Chúa GIÊSU. Nơi bc tượng Mẹ đt trong đền thánh, Mẹ giơ cao Con M để giới thiệu cho thế giới với đôi tay giang rộng trong cử điu đy yêu thương. Xin Mẹ hãy giúp các tín hữu Công Giáo được luôn luôn là những chứng nhân đáng tin cậy về tình yêu thương này. Xin Mẹ gìn giữ các tín hữu Công Giáo luôn hiệp nhất với Đá Tng là Phêrô, trên đó được xây dựng Hội Thánh. Lạy Mẹ là Hiền Mẫu của Trung Quốc và của Á Châu, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng con bây giờ và mãi mãi. Amen!

(Celestino Testore, S.I, ”Sangue e Palme e Corone sul Fiume Giallo”, I Beati Martiri Cinesi nella persecuzione della Boxe, Celi Sud-Est 1900, Curia Generalizia della Compagnia di Gesù, 1955)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Trung Quốc ngăn cản tín hữu đi hành hương Đức Mẹ Xà Sơn

Trung Quốc ngăn cản tín hữu đi hành hương Đức Mẹ Xà Sơn

Thượng Hải – Thứ 5 tuần này là ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc, nhưng giáo dân nước này được báo chí khuyên là nên ở nhà thay vì đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn ở thành phố Thượng Hải. Thực tế, báo chí đang đẩy mạnh lời kêu gọi du khách đến thăm vườn bách thú, đài thiên văn Thượng Hải, hoặc là câu lạc bộ Golf.

Người Công Giáo Trung Quốc sẽ cử hành Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu trong hai ngày tại Đền Đức Mẹ Xà Sơn – ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ 19 và đã được cung hiến làm Đền Thánh quốc gia. Đền Đức Mẹ Xà Sơn tọa lạc trên một đỉnh đồi rợp bóng cây xanh quý hiếm, cách thành phố Thượng Hải khoảng 40 cây số về hướng tây nam. Gần đó có một đài quan sát thiên văn do các tu sĩ Dòng Tên xây dựng vào đầu thế kỷ 20, bây giờ do chính phủ quản lý.

Trong nhiều thập niên qua, hàng trăm ngàn người Công Giáo từ khắp Trung Quốc, dù đang ở trong những ngày đen tối nhất của sự đàn áp, đã đến đây cầu nguyện với Đức Mẹ Maria, Nữ Vương của Trung Quốc. Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria đã giữ cho Kitô hữu nước này hiệp nhất chống lại sự cám dỗ ly khai.

Chống lại Đức Giáo Hoàng

Trong lá thư gửi đến người Công Giáo Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thiết lập Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Giáo Hội Tại Trung Quốc, được cử hành vào ngày lễ kính Đức Mẹ Xà Sơn.

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã viết một lời cầu nguyện đặc biệt và đề nghị tất cả người Công Giáo trên thế giới tổ chức những giây phút cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa những người Công Giáo hầm trú và chính thức, tăng cường sự hiệp thông giữa họ với người kế vị Thánh Phêrô. Tương tự, ngài kêu gọi các tín hữu nguyện xin Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh để kiên trì làm chứng nhân cho Đấng Kitô, dù đang trong hoàn cảnh bị đàn áp.

Tuy nhiên, ngay trong năm 2008 – là năm mà ngày này được cử hành lần đầu tiên – các Kitô hữu đã không còn có thể tự do đến Xà Sơn vào ngày 24/5 nữa. Chỉ có người dân Thượng Hải mới được phép đến thăm ngôi đền. Tất cả các khách hành hương nơi khác muốn đến đây đều bị chặn lại ngay trước khi họ bước vào thành phố.

Như thể khu vực này là một mục tiêu có nguy cơ khủng bố, chính quyền đã triển khai cảnh sát mặc sắc phục lẫn thường phục, cài đặt máy dò kim loại và camera, cấm người dân dừng lại hoặc tổ chức những buổi dã ngoại tại ngôi đền. Tất cả điều này đã được thực hiện với vỏ bọc "an ninh" làm lí do. Chính quyền đưa ra nhiều lí do an ninh: hồi năm 2008, Bắc Kinh tổ chức Thế Vận Hội, đến năm 2010, Thượng Hải tổ chức Hội chợ triển lãm, và năm 2011 vừa qua là những căng thẳng về việc tấn phong chức giám mục bất hợp thức. Nhưng tất cả đều dẫn đến một lý do duy nhất, đó là họ muốn ngăn chặn sự vâng phục của các tín hữu đối với Đức Thánh Cha và sự hiệp nhất của Giáo Hội Trung Quốc.

Hành hương tại địa phương

Giống như những năm trước, năm nay chỉ có người Công Giáo thuộc Giáo phận Thượng Hải mới có thể đến thăm ngôi đền vào ngày 24/5. Cha Vương, một linh mục đến từ miền trung Trung Quốc nói: "Bầu khí chính trị ngột ngạt. Căng thẳng chính trị dâng cao".

Thật vậy, tháng 10 năm nay sẽ diễn ra sự thay đổi lãnh đạo đảng và nhà nước. Theo đó, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 5 của đảng cộng sản. Tuy nhiên, các phe phái khác nhau trong đảng đang tham gia vào một cuộc đấu đá quyền lực ngầm, đặc biệt là giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Mao.

Cha Vương cho biết, năm nay giáo phận của ngài và giáo phận lân cận sẽ chỉ tổ chức hành hương đến các đền thờ của địa phương. Cha nói: "Những ai muốn đến Xà Sơn thì đã đi hồi đầu tháng rồi, hoặc sẽ đi sau dịp lễ này. Chắc chắn không phải bây giờ và đặc biệt là không phải vào ngày 24/5. Hơn nữa, người nhiều, đặc biệt là giới trẻ, không đủ khả năng tài chính cho một cuộc hành hương đến đó vì cuộc khủng hoảng kinh tế".

Giáo phận Thượng Hải có thể sẽ tổ chức một cuộc hành hương từ ngôi nhà thờ nhỏ nằm giữa đường dẫn lên đỉnh đồi nơi có đền thánh. Đức Ông Mã Đại Khâm, tổng đại diện, sẽ cử hành Thánh Lễ long trọng tại đền thánh. Mặc dù đã 93 tuổi nhưng Đức Cha Kim Lỗ Hiền của giáo phận Thượng Hải đã cử hành Thánh Lễ vào hôm 1 và 14 tháng 5, khai mạc tháng kính Đức Mẹ.

Cha Vương nói thêm: "Đối với người Công Giáo Thượng Hải, tuần đầu tháng 5 là thời điểm thích hợp để tham quan ngôi đền. Tuy nhiên, ngày 24 là một ngày làm việc và họ không thể nghỉ làm một ngày. Nhưng người Công Giáo từ những nơi khác được khuyến khích đến viếng thăm Xà Sơn vào tháng 5. Tuy nhiên, vài người có thể phải lén đi".

Báo chí cổ vũ đi du lịch

Tờ nhật báo tiếng Anh China Daily của Đảng Cộng sản nói rằng: "Vấn đề an ninh" và "căng thẳng chính trị" không phải là mối quan tâm. Cho nên, trong những ngày gần đây, họ đã xuất bản một loạt các bài viết về du lịch ở Xà Sơn, mời gọi độc giả đến viếng thăm các ngọn đồi để chiêm ngưỡng các loài động vật được bảo vệ như: tê tê, chó racoon cũng như các loài chim hiếm.

Một bài báo tập trung vào đài quan sát thiên văn Xà Sơn, nói rằng sẽ nhận được một kính thiên văn tối tân vào cuối năm nay, có khả năng phát hiện âm thanh và tín hiệu cách xa từ dải Ngân Hà. Cuối cùng, một số bài báo khác thì ca ngợi các món ăn địa phương và thiên đường đánh golf của thành phố. Còn đền Đức Mẹ và khách hành hương thì không mảy may được nhắc đến.

Trong suốt triều đại của Mao Trạch Đông, đọc kinh Lạy Nữ Vương là bị cấm. Người cộng sản không thể chấp nhận khi nghe đọc rằng thế gian này là "nơi khóc lóc than thở".

Một người phụ nữ Công giáo Trung Quốc kể rằng, có lần một bộ đội Hồng Quân Trung Quốc nói với bà y như là đe dọa: "Trung Quốc đi theo chủ tịch Mao thì như ở trên thiên đàng vậy, sao mà bà có thể gọi đây là một "nơi khóc lóc than thở" được kia chứ?".

Thời gian đã thay đổi. Trung Quốc đã trở thành một "thiên đàng dành cho người giàu", nhưng rơi nước mắt tại nơi "khóc lóc than thở" thì vẫn bị cấm, đặc biệt là tại Đền Đức Mẹ Xà Sơn thay vì đi chơi sân golf Xà Sơn. (AsiaNews, 22/5/2012)

Khương Duy Hải

 

Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần dạy chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” khi cầu nguyện

Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần dạy chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” khi cầu nguyện

 

Kitô giáo không phải là một tôn giáo của sự sợ hãi, mà là tôn giáo của lòng tin tưởng và của tình yêu thương đối với Thiên Chúa Cha, là Đấng yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần dạy chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” khi cầu nguyện.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 23-5-2012. Ngoài các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu còn có các đoàn hành hương Á châu như Ấn Độ, Philippines và Nam Hàn. Từ Phi châu có đoàn hành hương đảo Mauritius. Trong khi từ châu Mỹ Latinh có tín hữu các nước Argentina, El Salvador, Mexico và Brasil.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục đề tài lời cầu nguyện theo các thư của thánh Phaolô. Thánh Phaolô là bậc thầy cầu nguyện lớn lao dạy chúng ta hướng tới Thiên Chúa với các từ vựng trìu mến của con cái bằng cách gọi Thiên Chúa là ”Abba, Cha ơi”. Đó đã là điều Chúa Giêsu làm; cả trong lúc thê thảm nhất trong cuộc sống dương thế của Người, Chúa Giêsu đã không bao giờ đánh mất sự tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha, và đã luôn luôn khẩn nài Người với sự thân tình của Con yêu dấu. Trong vườn Giệtsêmani, khi cảm thấy nỗi âu lo của cái chết, lời cầu của Người là ”Abba, Cha ơi! Mọi sự đều có thể, xin cất chén này xa con! Nhưng xin đừng theo ý Con, mà theo ý Cha” (Mc 14,36).

Ngay từ những bước đầu con đường của mình, Giáo Hội tiếp nhận lời khẩn cầu này làm của mình, nhất là trong lời kinh Lạy Cha, trong đó chúng ta nói lên hằng ngày: ”Lạy Cha chúng con… xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,9.10). Trong các thư của thánh Phaolô chúng ta tìm thấy các lời ”Abba, Cha ơi” hai lần. Trong thư gửi tín hữu Galát người viết: ”Để chứng thực anh em là con cái. Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). Ở giữa bài ca chúc tụng Thần Khí là chương 8 thư gửi giáo đoàn Roma, thánh Phaolô khẳng định: ”Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên Abba, Cha ơi!” (Rm 8,15). Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Kitô giáo không phải là một tôn giáo của sự sơ hãi, mà là tôn giáo của lòng tin tưởng và của tình yêu thương đối với Thiên Chúa Cha, là Đấng yêu thương chúng ta. Hai khẳng định sâu xa trên đây nói với chúng ta về việc gửi và nhận lãnh Thánh Thần, ơn của Chúa Phục Sinh, khiến cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa trong Đức Kitô, Con duy nhất, và đặt để chúng ta vào trong một tương quan thân tình con thảo với Thiên Chúa, tương quan của lòng tin tưởng sâu xa, như của các trẻ em; một tương quan giống tương quan của Chúa Giêsu, cả khi có nguồn gốc và bề dầy khác nhau: Chúa Giêsu là Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng đã nhập thể làm người, trái lai chúng ta trở thành con trong Người, trong thời gian, qua đức tin và các Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, nhờ đó chúng ta được nhận chìm vào trong Mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần là ơn qúy báu và cần thiết khiến cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, Đấng thực hiện việc nhận làm nghĩa tử, mà chúng ta tất cả là loài người được mời gọi, như thánh Phaolô khẳng định trong thư gửi tín hữu Ephêxô: ”Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thành nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1,4-5),

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Có lẽ con người ngày nay không nhận thức ra vẻ đẹp, sự cao cả và niềm an ủi sâu xa chứa đựng trong từ ”cha” mà chúng ta dùng để thưa lên với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, bởi vì gương mặt người cha ngày nay thường không hiện diện đủ, và thường không tich cực trong cuộc sống thường ngày. Sự thiếu vắng người cha, vấn đề của một người cha không hiện diện trong cuộc sống của trẻ em là một vấn đề lớn của thời đại chúng ta, vì thế khó mà hiểu được trong sự sâu thẳm của nó Thiên Chúa là Cha có nghĩa là gì đối với chúng ta. Từ chính Chúa Giêsu, từ tương quan con thảo của Người với Thiên Chúa chúng ta có thể học được là cha có nghĩa gì, đâu là bản chất đích thực của Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời… Chúng ta hãy nghĩ tới lời Chúa Giêsu nói trong bài giảng trên núi: ”Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con. Như vậy các con mới được trở nên con cái của Cha các con, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,44-45). Chính tình yêu của Chúa Giêsu, Con duy nhất, Đấng đã tự hiến mình trên thập giá, vén mở cho chúng ta thấy bản tính đích thực của Thiên Chúa Cha. Người là Tình Yêu, và cả chúng ta trong lời cầu nguyện của con cái, chúng ta cũng được bước vào trong qũy đạo tình yêu này của Thiên Chúa, Đấng thanh tẩy các ước mong của chúng ta, thanh tẩy các thái độ bị ghi dấu bởi sự khép kín, tự đủ và ích kỷ của con người cũ.

Đề cập tới hai chiều kích chức làm Cha của Thiên Chúa Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta có thể nói rằng nơi Thiên Chúa việc làm Cha mang hai chiều kích. Trước hết, Thiên Chúa là Cha chúng ta, bởi vì Người là Đấng Tạo Hóa. Mỗi người trong chúng ta, mỗi người nam và người nữ, là một phép lạ của Thiên Chúa, được Người muốn và được Người hiểu biết một cách cá nhân. Trong sách Sáng Thế khi nói rằng con người đã được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,27), là người ta muốn diễn tả chính thực tại này: Thiên Chúa là Cha chúng ta, đối với Người chúng ta không phải là những kẻ vô danh, không bản vị, nhưng chúng ta có một tên gọi. Có một lời trong Thánh Vịnh luôn đánh động tôi, khi tôi cầu nguyện: đó là ”Bàn tay Chúa đã nhào nặn nên con”. Trong các lời này mỗi người trong chúng ta có thể diễn tả tương quan riêng tư cá nhân của mình với Thiên Chúa. Tay Chúa đã nắn con nên hình nên dạng. Chúa đã nghĩ tới con, đã tạo dựng con và muốn có con. Nhưng điều này cũng chưa đủ. Thần Khí của Chúa Kitô còn mở ra cho chúng ta một chiều kích thứ hai trong chức làm Cha của Thiên Chúa nữa, vượt xa hơn sự tạo dựng, bởi vì Chúa Giêsu là ”Con” trong nghĩa tràn đầy, của ”chính bản tính Thiên Chúa Cha”, như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Khi trở thành người như chúng ta, với sự Nhập Thể, Cái Chết và sự Sống Lại, đến phiên Người Chúa Giêsu tiếp nhận chúng ta trong nhân tính của Người và trong chính chức là Con của Người, và như thế chúng ta cũng có thể bước vào trong việc đặc biệt tùy thuộc Thiên Chúa. Chăc chắn việc là con Thiên Chúa của chúng ta không có cùng sự tràn đầy của Chúa Giêsu: chúng ta phải ngày càng trở thành con nhiều hơn, trong suốt con đường cuộc sống kitô của chúng ta, bằng cách lớn lên trong con đường theo Chúa Kitô, trong sự hiệp thông với Người để ngày càng bước sâu một cách thân tình hơn vào trong tương quan tình yêu với Thiên Chúa Cha, là Đấng nâng đỡ cuộc sống chúng ta. Thực tại nền tảng này được mở ra cho chúng ta, khi chúng ta rộng mở chính mình cho Chúa Thánh Thần, và Người khiến cho chúng ta hướng về Thiên Chúa bằng cách thưa với Người ”Abba, Cha ơi!”

Trong thư gửi tín hữu Galát thánh Phaolô khẳng định rằng Thần Khí kêu lên trong chúng ta ”Abba, Cha ơi!”. Còn trong thư gửi giáo đoàn Roma Thần Khí nói rằng chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!”. Qua đó thánh Phaolô muốn làm cho chúng ta hiểu rằng lời cầu kitô không bao giờ xảy ra trong một chiều từ chúng ta tới Thiên Chúa, nó không phải là một hành động của chúng ta, mà diễn tả một tương quan hai chiều, trong đó Thiên Chúa tác động trước: chính Thánh Thần kêu lên trong chúng ta, và chúng ta có thể kêu lên, bởi vì có sự thúc đẩy đến từ Chúa Thánh Thần. Chúng ta không thể cầu nguyện, nếu ước muốn Thiên Chúa, sự kiện là con Thiên Chúa không được viết trong nơi sâu thẳm của trái tim chúng ta. Từ khi con người khôn ngoan hiện hữu nó đã luôn kiếm tìm Thiên Chúa và nói chuyện với Người, bởi vì Thiên Chúa đã khắc ghi chính Người trong tim chúng ta. Như thế sáng kiến đầu tiên là của Thiên Chúa, rồi với phép Thánh Tẩy Thiên Chúa lại tác động trong chúng ta và Thánh Thần hoạt động trong chúng ta và là người đâu tiên cầu nguyện để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Abba, Cha ơi.

Tuy nhiên lời cầu nguyện không chỉ có chiều kich cá nhân, nhưng bao giờ cũng mang chiều kích cộng đồng nữa. Đức Thánh Cha nói:

Khi chúng ta hướng tới Thiên Chúa Cha trong căn phòng nội tâm, trong thinh lặng và cầm trí, chúng ta không bao giờ lẻ loi một mình. Ai nói chuyện với Thiên Chúa không bao giờ lẻ loi. Chúng ta đang ở trong lời cầu nguyện lớn của Giáo Hội, chúng ta là phần của một bản hòa tấu vĩ đại, mà cộng đoàn kitô sống rải rác khắp nơi trên thế giới tấu lên Thiên Chúa. Chắc chắn là các nhạc công và các nhạc cụ khác nhau – và đây là một yếu tố của sự phong phú – nhưng tấu khúc ca tụng là một và trong sự hòa hợp. Như thế mỗi lần chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” là toàn Giáo Hội, toàn sự hiệp thông của các người cầu nguyện nâng đỡ lời khẩn cầu của chúng ta, và lời khẩn cầu của chúng ta là lời khẩn cầu của toàn Giáo Hội.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croat, Tchèques, Slovac, Lituani và Ý. Chào các bạn trẻ người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha ước mong ơn Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần luôn nâng đỡ và dưỡng nuôi cuộc sống đức tin của cộng đoàn kitô. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ luôn đặt để việc kiếm tìm Thiên Chúa và tình yêu đối với Chúa trên hết mọi sự. Ngài xin Chúa Thánh Thần trợ giúp và an ủi các người đau yếu trong những lúc cần thiết nhất và cho sự hiệp nhất giữa các cặp vợ chồng mới cưới ngày càng sâu đậm hơn. Sau cùng ngài cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Luôn cởi mở đối với việc tìm kiếm Thiên Chúa và các giá trị siêu việt

Luôn cởi mở đối với việc tìm kiếm Thiên Chúa và các giá trị siêu việt

Bác sĩ  Rocco Bellantone Viện trưởng Y Khoa và Giải Phẩu

Một số nhận định của bác sĩ Rocco Bellantone, trưởng phân khoa Y khoa và giải phẫu thuộc đại học Công giáo Thánh Tâm Roma, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập.

Ngày 3-5-2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viếng thăm Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli, nhân kỷ niệm 50 thành lập trường Y khoa và giải phẫu thuộc đại học này. Đại học và bệnh viện Genelli mang tên vị sáng lập là cha Agostino Gemelli, dòng Phanxicô. Đại học và bệnh viện nổi tiếng vì đã chữa trị cho Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhiều lần. Cơ sở giáo dục cao đẳng này có hơn 700 nhà nghiên cứu dấn thân hoạt động tại 35 học viện, mỗi năm có hơn 1.500 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng nhất. Có 46 nhà nghiên cứu của Đại học công giáo này được xếp vào số 300 nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất Italia. Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli hiện có 5.000 sinh viên.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã cảnh giác chống lại nền văn hóa duy thực nghiệm, loại bỏ vấn nạn về Thiên Chúa ra khỏi các thảo luận khoa học, và ngài chống lại quan niệm hễ những gì có thể thực hiện được trên bình diện khoa học thì đều hơp lý. Đức Thánh Cha nhắc đến các khám phá ngày càng nhiều và tối tân trong lãnh vực khoa học, nhưng con người ngày nay tuy giầu về phương tiện, nhưng lại không giầu về mục tiêu. Họ thường chịu ảnh hưởng của chủ trương thu hẹp và tương đối hóa, dẫn đưa tới việc đánh mất đi ý nghĩa của sự vật, hầu như bị chóa mắt vì hiệu năng của kỹ thuật, mà quên đi chân trời cơ bản là câu hỏi về ý nghĩa, để rồi gạt bỏ chiều kích siêu việt. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trở nên yếu đuối và lãnh vực luân lý đạo đức trở nên nghèo nàn hơn, che phủ việc tham chiếu các quy luật về giá trị. Căn cội phong phú của nền văn hóa và sự tiến bộ của Âu châu dường như bị quên lãng, trong đó có sự tìm kiếm sự tuyệt đối, tìm kiếm Thiên Chúa.

Đứng trước tình trạng trên đây Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Điều quan trọng là nền văn hóa phải tái khám phá sức mạnh của ý nghĩa và năng động của siêu việt, nói tắt một lời, là quyết liệt cởi mở đối với chân trời của sự tìm kiếm Thiên Chúa.

Trong chiều hướng này, Đức Thánh Cha ca ngợi Đại học Công Giáo Thánh Tâm dấn thân mạnh mẽ trong lãnh việc nghiên cứu. Ngài nói: ”Sự tìm kiếm Thiên Chúa trở nên phong phú đối với trí tuệ, là men của văn hóa, là động cơ thăng tiến một nền nhân bản đích thực, việc nghiên cứu không dừng lại ở bề mặt. Các bạn thân mến, các bạn hãy luôn để cho mình được hướng dẫn nhờ sự khôn ngoan đến từ trên cao, từ một kiến thức được đức tin soi sáng, và nhớ rằng sự khôn ngoan đòi phải có sự hăng say và những vất vả trong việc nghiên cứu…”

Đức Thánh Cha cũng nhận xét thêm rằng: ”Không có tiến bộ nào, nhất là về mặt văn hóa, được nuôi dưỡng bằng sự lập lại suông, nhưng đòi phải có một sự bắt đầu luôn luôn mới mẻ. Ngoài ra, nó cũng đòi phải có thái độ sẵn sàng đối với sự đối chiếu và đối thoại, mở rộng trí tuệ và làm chứng về sự phong phú của gia sản đức tin. Đại học Công Giáo ở Roma ngày nay được kêu gọi trở thành một tổ chức gương mẫu, không thu hẹp việc học hỏi vào sự tìm kiếm thành công về kinh tế, nhưng mở rộng nhãn giới về một dự phóng, trong đó ơn trí tuệ tìm hiểu và phát triển các hồng ân của thế giới được tạo dựng, vượt lên trên một quan niệm duy sản xuất, duy lợi ích về cuộc sống”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bác sĩ Rocco Bellantone, trưởng phân khoa Y khoa và giải phẫu thuộc đại học Công giáo Thánh Tâm Roma, nhân kỷ niệm 50 thành lập, và ”Ngày nghiên cứu” do phân khoa tổ chức lấn đầu tiên về đề tài ”Một đời cho việc nghiên cứu, nghiên cứu cho sự sống”.

Hỏi: Thưa giáo sư Bellantone, chuyến viếng thăm ca Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, một thần học gia một giáo sư đại học, có ý nghĩa gì trong dịp cử hành 50 năm thành lập phân khoa Y khoa và giải phẫu tại Đại học công giáo Thánh Tâm Gemelli?

Đáp: Ngoài các xúc động mà mỗi kitô hữu đều có khi được Đức Thánh Cha đến thăm, sự hiện diện của Đức Thánh Cha nhắc nhớ chúng tôi ý thức được trách nhiệm của phân khoa Y khoa và giải phẫu của đại học Thánh Tâm, được thành lập cách đây 50 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu của người đau khổ hơn là để xóa bỏ các tật bệnh. Và phân khoa phải tiếp tục chứng minh cho thấy rằng không có xung khắc giữa đức tin và lý trí.

Hỏi: Khoa học kiếm tìm sự thật nhưng trong lãnh vực y khoa, có những khó khăn và các nghi ngờ dễ biến thành các vấn đề luân lý sinh học. Việc nghiên cứu y khoa trong một đại học công giáo có tầm quan trọng nào, thưa giáo sư?

Đáp: Khoa học là một dụng cụ hiểu biết các mầu nhiệm của thiên nhiên. Nhưng trách nhiệm mà chúng ta có đối với khoa học là nghiên cứu, nhưng dưới sự hướng dẫn của luân lý đạo đức, coi con người như là một cứu cánh chứ không phải là một phương tiện. Vì thế chúng tôi không nhắm chủ trương duy kỹ thuật bằng mọi giá, mà chú ý tới con người khổ đau, chú ý tới việc bảo vệ sự sống con người trong tất cả mọi hình thái của nó, để cùng nhau tìm chiến thắng các lý do gây ra chết chóc. Là các bác sĩ công giáo có nghĩa là hoạt động với lòng thương xót, mà thánh Toma Aquino cho là đồng cảm với nỗi khổ đau của người khác như là nỗi khổ đau của chính mình. Thực hành y khoa khoa học tiên tiến không đủ: mà phải biết chú ý tới con người đang đau khổ nữa.

Hỏi: Phân khoa Y khoa có lẽ đã bị lu mờ một chút bởi danh tiếng của nhà thương đa khoa Gemelli, một trung tâm tuyệt diệu trong việc săn sóc các bệnh nhân. Một đại học mà có một nhà thương riêng có tầm quan trọng nào thưa giáo sư?

Đáp: Chúng tôi hãnh diện về điều này: mục địch thứ nhất của việc giảng dậy của đại học là lý thuyết, nhưng cũng bao gồm việc thực hành nữa. Các sinh viên của chúng tôi có 1.700 bệnh nhân hằng ngày để họ có thể quan sát và thực hành phần lý thuyết họ đã học. Điều này dẫn đưa tới các kết qủa hiển nhiên trong nhà thương, cả khi có lúc việc nghiên cứu trong phân khoa của chúng tôi có bị ở trong bóng mờ đi nữa. Đây đã là một trong các lý do khiến chúng tôi tổ chức lần đầu tiên ”Ngày nghiên cứu”: để chứng minh và quảng bá cho thấy các kết quả to lớn mà chúng tôi đã đạt được trong việc nghiên cứu. Chỉ cần nghĩ tới sự kiện trong danh sách các nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất Italia đã có 46 người thuộc đại học Thánh Tâm Gemelli. Đại học của chúng tôi đứng hàng thứ hai tại Italia, sau nhà thương San Raffaele của Milano. Tôi cũng xin lưu ý là nhân viên của chúng tôi nắm giữ ba vai trò: chúng tôi có 700 người vừa là bác sĩ, vừa là các nhà nghiên cứu vừa là giáo sư.

Hỏi: Giáo sư có th đơn cử một thí dụ đặc biệt về việc nghiên cứu y khoa như k trên đây hay không?

Đáp: Tôi không đi vào các chi tiết, vì sợ có thể quên ai đó, nhưng chỉ lưu ý rằng chúng tôi nghiên cứu rất nhiều các tế bào gốc. Từ các tế bào máu của cuống rốn và của nhau chúng tôi đã đạt được các kết qủa quan trọng trên bình diện nhà thương cũng như trên bình diện nền tảng. Chúng tôi chống lại việc sát hại phôi thai người để lấy các tế bào gốc – thực ra thì các thí nghiệm loại này đã không bao giờ đạt được kết qủa – nhưng chúng tôi cũng đánh đổ quan niệm cổ xưa cho rằng các bác sĩ công giáo chống lại việc nghiên cứu các tế bào gốc, vì bị ngăn chận bởi tín lý của Giáo Hội. Cũng nên nhớ rằng nhà thương đa khoa Gemelli là nhà thương có nhiều bệnh nhân ung thư nhất, và việc nghiên cứu của chúng tôi rất lưu tâm tới căn bệnh này. Chúng tôi cũng chú ý tới lãnh vực phân tử di truyền: việc cộng tác với tổ chức Telethon, mà chúng tôi đã dành giải thưởng Gioan Phaolô II đầu tiên cho tổ chức này, là một điểm mạnh của nỗ lực nói trên.

Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư là một bác sĩ phẫu thuật, giáo sư nghiêm cứu lãnh vực này như thế nào?

Đáp: Việc nghiên cứu của tôi có các thời gian ngắn hơn, và đa số gắn liền với các kỹ thuật. Đã có một cuộc cách mạng trong ngành giải phẫu trong các thập niên 1920: từ kỹ thuật giải phẫu bằng việc mổ ngực hay mổ bụng người ta đã chuyển sang kỹ thuật nội chẩn, đem lại các kết qủa tốt hơn và giảm các nguy hiểm. Nhưng đây là một nghiên cứu không được báo chí và các phương tiện truyền thông nói tới, mặc dù đã có các kết qủa quan trọng giúp giảm số tử vong đối với một số các cuộc giải phẫu, hay ngày càng cho phép giải phẫu các bệnh nhân lớn tuổi. Có một vài cuộc giải phẫu xưa kia cần phải mổ dài 15 cm, thì ngày nay với phương pháp mới chỉ cần mở hai hay bốn chỗ khoảng 2 cm. Tôi nghĩ tới các bệnh như đau dạ tràng, hay đau tuyến giáp trạng, mà chúng tôi đã có các cuộc giải phẫu đầu tiên và đã có các trường hợp nổi tiếng trên thế giới.

(Avvenire 3-5-2012)

Linh Tiến Khải
 

Một triệu người sẽ tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Milano

Một triệu người sẽ tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Milano

VATICAN. Một triệu người sẽ tham dự thánh lễ với ĐTC Biển Đức 16 nhân dịp bế mạc Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới kỳ 7 tại Milano.

Sáng 22-5-2012, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã mở cuộc họp báo tại Vatican về Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới kỳ 7 sẽ tiến hành tại Milano từ ngày 30-5 đến 3-6 tới đây với chủ đề ”Gia đình: lao động và mừng lễ”.

Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo còn có ĐHY Angelo Scola, TGM giáo phận Milano và giáo sư Pierpaolo Donati, giảng dạy môn xã hội học về gia đình tại đại học Bologna.

ĐHY Antonnelli cho biết một vài con số về Đại hội các gia đình thế giới ở Milano, theo đó có 6.900 người, trong đó có 900 thiếu niên sẽ tham dự Hội nghị thần học mục vụ, với 104 diễn giả đến từ 27 quốc gia. Sau hội nghị đó có lối 300 ngàn người sẽ tham dự buổi sinh hoạt tối thứ bẩy, 2-6 với ĐTC tại phi trường Parco Nord ở mạn bắc Milano, gọi là cuộc gặp gỡ cầu nguyện, chứng từ và lễ hội; sau cùng có khoảng 1 triệu tín hữu sẽ tham dự thánh lễ bế mạc đại hội do ĐTC cử hành cũng tại phi trường du lịch vừa nói. Các gia đình tham dự Đại hội này đến từ hơn 90 quốc gia. Ngoài ra, có 1.500 ký giả Italia và quóc tế đăng ký để theo dõi và tường thuật các sinh hoạt của Đại Hội.
Tin từ Việt Nam cho biết ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGM Sàigòn và Đức Cha Phụ tá Nguyễn Văn Khảm, cùng với một số giáo dân Việt Nam sẽ tham dự 2 sinh hoạt chót của Đại hội: tối thứ bẩy và sáng chúa nhật 3-6-2012. Một số LM, nữ tu và giáo dân Việt Nam sẽ tham dự cả 3 ngày Hội nghị thần học mục vụ trước đó.

ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cũng loan báo việc công bố cuốn Sưu tập (Enchiridion) thu thập các giáo huấn gần đây nhất của Tòa Thánh về gia đình và sự sống con người: cụ thể là những văn kiện giáo huấn về gia đình trong những năm cuối đời và của triều đại ĐTC Biển Đức 16, từ ngày 17-5 năm 2005 đến 31-12 năm 2011. Cuốn Sưu tập này nối tiếp cuốn thuộc loại này về gia đình được công bố năm 2000 và cập nhật năm 2004.
Trong cuộc họp báo, ĐHY Scola đã diễn giải về ý nghĩa đề tài Đại Hội các gia đình Công Giáo thế giới kỳ 7 ”Gia đình: lao động và mừng lễ”.

Ngài cũng cho biết trong 3 ngày Hội nghị thần học mục vụ, gần 1 ngàn thiếu nhi và thiếu niên thuộc các lứa tuổi khác nhau, con cái của các tham dự viên Hội nghị, sẽ đào sâu bằng nhiều cách và dưới nhiều hình thức các chủ đề về thế hệ, căn tính, sự khác biệt, sự hỗ tương và trách nhiệm xã hội.

Sau cùng, giáo sư Pierpaolo Donati, đã giới thiệu cuốn sách mới tựa đề ”Gia đình nguồn tài nguyên của xã hội” (La famiglia risorsa della società, il Mulino, Bologna, 2012). Tác phẩm này nhắm trả lời cho một câu hỏi cơ bản: gia đình còn là một nguồn tài nguyên cho con người và xã hội hay không, hay chỉ là một điều rớt lại từ quá khứ, cản trở sự giải thoát cho cá nhân và việc thực hiện một xã hội tự do, bình đẳng và hạnh phúc hơn”.

Cuốn sách trả lời cho câu hỏi trên đây bằng một cuộc điều tra đặc sắc, về mặt lý thuyết cũng như về thực nghiệm, với các bằng chứng rõ ràng.

Phần thứ nhất trong cuốn sách trình bày những kiến thức hiện nay trên bình diện quốc tế về những vấn nạn vừa nói. Phần thứ hai trình bày kết quả cuộc nghiên cứu khoa học, dựa trên một mẫu đại diện trong dân Italia, tuổi từ 30 đến 55, qua 2.500 cuộc phỏng vấn trong năm 2011.

Cuộc điều nghiên cho thấy sự xa rời gia đình truyền thống, tức là cặp nam nữ ổn định và hiệp nhất bằng mối liên kết công khai và có con cái, không cải tiến cuộc sống của con người, nhưng còn làm cho nó đồi tệ thêm. Người ta cũng nhận thấy rằng các gia đình ổn định với từ hai người con trở lên, là những gia đình hạnh phúc nhất và ủng hộ xã hội nhiều nhất” (SD 22-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Các giá trị tinh thần và tôn giáo trong cuộc sống con người

Các giá trị tinh thần và tôn giáo trong cuộc sống con người

Nhà Triết gia Francesco Torallba Rosellò

Phỏng vấn triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha

Ngày 17-5-2012 đại hội ”Sân của dân ngoại” đối thoại với những người không tin về đề tài ”Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt” đã khai diễn tại Barcelona bên Tây Ban Nha. Đại hội đã do Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa tổ chức với sự tham dự của hàng trăm nghệ sĩ và chuyên gia thuộc nhiều bộ môn khác nhau, kể cả các triết gia và chính trị gia.

Trong số các tham dự viên có triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha, giáo sư đại học Ramon Lluli Barcelona. Giáo sư thuyết trình về đề tài ”Con đường từ vẻ đẹp tới tình yêu”. Giáo sư sinh năm 1967 tại Barcelona, theo học tại đại học Barcelona và Kopenhagen, có bằng tiến sĩ trết học và thần học. Giáo sư là tác giả của hàng chục cuốn sách được độc giả ưa thích, trong đó có các cuốn như: ”Các gương mặt của sự thinh lặng”; ”Một trăm giá trị để sống” (2001); ”Khám phá ý nghĩa thực tại” (2000); ”Giá trị và ý nghĩa hoạt động giáo dục” (2001); ”Luân lý đạo đức của việc săn sóc” (2001); ”Có thể có một thế giới mới không?” (2003); ”Đâu là phẩm giá con người?” (2004); ”Cha mẹ và con cái” (2003); ”Lá thư của một đứa con chưa có tên” (2005); ”Ý nghĩa dân trí toàn cầu giải thích cho các con tôi” (2005); ”Nghệ thuật biết lắng nghe” (2006); Loạt sách về các đề tài: Sự tha thứ, tình bạn, sự thanh thản, lòng trắc ẩn (2008); ”Hòa bình, dấn thân” (2011); ”Nhìn thẳng mặt cái chết” (2008); ”Bình tĩnh trong một thế giới không bình tĩnh” (2009); ”Sự thông minh tinh thần” (2010) Đức Giêsu Kitô” (2011); ”Tình yêu đến từ bên trong” (2011); ”Với Thiên Chúa hay là không Thiên Chúa” (2012). Hai cuốn sách mới được xuất bản tại Tây Ban Nha là ”Cái luận lý của qùa tặng” và “Cuộc sống tinh thần trong xã hội vi tính”. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị bài phỏng vấn giáo sư về đại hội này.

Hỏi: Thưa giáo sư Rosellò, tại sao Barcelona lại đươc chọn làm nơi tổ chức đại hội ”Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt”?

Đáp: Tôi tin rằng đây là một sự lựa chno tốt, đặc biệt bởi vì Barcelona là vùng đất của sự đối thoại, một vùng đất chung sống giữa các hình thái tinh thần tu đức khác nhau, và nhất là nó diễn tả sự đối thoại từ bao thế kỷ nay giữa những người tin và người không tin, nhất là bởi vì đối tượng của công việc làm, vẻ đẹp là một điểm gặp gỡ chung giữa những người tin và những người không tin, một tụ điểm gặp gỡ thực sự, nơi con người có thể suy tư về cái nối kết hai cộng đoàn, nhất là nó liên kết con người lại với nhau, một cách độc lập với diều họ tin.

Hỏi: Như thế, chúng ta có thể nói rằng vẻ đẹp vén mở cho thấy Thiên Chúa hay không, thưa giáo sư?

Đáp: Vẻ đẹp là viễn tượng của những người tin nơi Thiên Chúa. Đối với riêng tôi, thì tôi thấy ”vẻ đẹp của sự tự nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của âm nhạc” đã là một biểu lộ, một mạc khải vẻ đẹp của Thiên Chúa rồi. Nhưng trong viễn tượng ”đời” của những người không tin, thì vẻ đẹp là một lời mời gọi hướng tới siêu việt, hướng tới mầu nhiệm, hướng tới suy tư. Nó như một biểu tượng khiến chúng ta nghĩ tới điều chúng ta là, đâu là ý nghĩa của cuộc sống, đâu là nền tảng cuối cùng của chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta trực tiếp đến với Thiên Chúa, nhưng tôi cũng tin rằng những người không tin trông thấy nơi vẻ đẹp một con đường dẫn đưa tới mầu nhiệm, ít nhất là mầu nhiệm về thế giới.

Hỏi: Theo giáo sư, đâu là ngôn ngữ mà ngày nay tín hữu phải dùng, nếu muốn gặp gỡ những người không tin?

Đáp: Ngôn ngữ mà tín hữu dùng phái là một thứ ngôn ngữ rõ ràng, một thứ ngôn ngữ không kỹ thuật, có thể đến với tất cả mọi người. Ngôn ngữ kỹ thuật hay ngôn ngữ bên trong giáo hội là một thứ ngôn ngữ thường không hiểu nổi đối với những người khác. Nó là một thứ ngôn ngữ có một truyền thống, một sức mạnh biểu tượng, một gia tài tích tụ trong bao thế kỷ, được làm bởi biết bao nhiêu ý niệm khác nhau, mà người ta thường không biết, người ta không biết các văn bản kinh thánh, và thực tế là người ta ”mù chữ biểu tượng”, một người mù không thể đọc hiểu được ý nghĩa của nó. Vì thế ngôn ngữ phải rất rõ ràng. Nó phải là thứ ngôn ngữ đi từ các điều nòng cốt nhất của Đức tin, nghĩa là sứ điệp thực sự phản ánh nòng cốt của kinh Tin Kính. Tôi nghĩ rằng đó là sứ điệp của Chúa Giêsu. Ngôn ngữ của Chúa Giêsu là một thứ ngôn ngữ cho tất cả mọi người. Nhất là trong việc giảng dậy của Người, Chúa Giêsu đã nói qua các dụ ngôn, các biểu tượng, bằng cách tìm tới với tất cả mọi người qua các hình ảnh, kể cả những người không được học hành, không biết đọc biết viết. Ngôn ngữ mà tín hữu dùng phải là thứ ngôn ngữ như vậy, một thứ ngôn ngữ thích hợp với con người ngày nay.

Hỏi: Thưa giáo sư, trong các cuốn sách của mình giáo sư hay chú ý tới các đề tài cuộc sống tinh thần rộng mở cho tất cả mọi ngưi như: sự thinh lặng, xã hội vi tính, qùa tặng vv… Đây là một kiểu nghiên cứu rất gần với tinh thần đối thoại với những người không tin của tổ chức ”Sân của dân ngoại”. Tại sao vây?

Đáp: Việc nghiên cứu triết học của tôi cố gắng rộng mở và có thể thấm nhập đối với mọi người. Tôi cho rằng nhiệm vụ triết gia là thăng tiến tư tưởng và suy tư về các vấn nạn của con người mà mỗi một người đều đặt ra, vượt ngoài các xác tín tinh thần của mình. Nhiệm vụ của tôi là ở ngoài biên giới là nơi sáng tạo, nơi có thể chia sẻ và đối thoại. Theo tôi mỗi người đều có một chiều kích tinh thần có thể được sắp xếp và phát triển theo nhiều cách khác nhau, tùy theo các bối cảnh và tiểu sử.

Hỏi: Thế thì có cái gì chung cho các tín hữu và các nhà nhân văn?

Đáp: Cảm giác nuối tiếc, ước mong hạnh phúc, sự cần thiết đối chiếu và nỗi sợ hãi là các kinh nghiệm hàng ngày của tất cả mọi người, khiến cho chúng ta trở thành anh em với nhau trong cuộc sống. Tôi nghĩ tôn giáo là tương quan vượt cao hơn chính mình, gắn liền con người với một thực tại khác, mà chúng ta gọi là mầu nhiệm tuyệt đối.

Hỏi: Trong cuốn sách nói về sự thinh lặng giáo sư đã trích dẫn nhà tư tưởng Ludwig Wittgenstein nhiều lần, tại sao vây?

Đáp: Wittgenstein là một tư tưởng gia tinh thần rất sâu sắc. Chỉ cần đọc các sách tiểu sử của ông hồi trước đệ nhất thế chiến và cuốn ”Khảo luận luận lý triết học” thì biết. Ông cho thấy các hẹn hẹp của ngôn ngữ khoa học, và hiểu rằng thinh lặng là thái độ tốt nhất đứng trước mầu nhiệm của thực tại. Tôi thấy thái độ thận trọng và chú ý này đối với những gì vượt cao hơn lý lẽ khoa học rất là hay. Học giả Wittgenstein thừa nhận rằng không thể là ”khoa học” về ý nghĩa cuộc sống, nhưng tới lượt nó, câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống lại nghiêm trọng và lôi cuốn xúc động nhất mà một người có thể đưa ra.

Hỏi: Như thế con người tôn giáo có thể khám phá ra ”một cái gì hơn na” nơi mt ngưi không có nó, thưa giáo sư?

Đáp: Chắc chắn rồi. Trong đối thoại tín hữu khám phá ra nhiều yếu tố rất hay. Trước hết họ nhận ra rằng các người không tin làm thành một thế giới rất khác nhau. Có những người thờ ơ, nhưng cũng có những người rời xa, có những người chủ trương vô ngộ nhưng vẫn tìm kiếm hiểu biết, nhưng cũng có những người đầy uất hận, rất hay chỉ trích tôn giáo vì các lý do tiểu sử. Trong cuộc đối thoại với những người không tin, tín hữu bị bắt buộc diễn tả điều nòng cốt và tinh tuyền nhất của lòng tin. Ngoài ra, cần phải làm điều đó một cách rất rõ ràng và khiêm tốn, với các từ vựng đời, vì đó là cách duy nhất tìm ra một môi trường được chia sẻ.

Hỏi: Thưa giáo sư Rosellò, Barcelona là một trong các vùng bị tục hóa nhất Âu châu. Làm thế nào để khiến cho Tin Mừng đáng được tin cậy trên bình diện văn hóa?

Đáp: Tôi nghĩ cần phải tìm ra các đề tài hiện sinh và lý lẽ thực tiễn, mà không quên các lý do có lý sự, để trở thành tín hữu kitô. Việc thuyết phục là điều rất quan trọng, nhưng đề tài tốt nhất là chỉ cho thấy rằng Kitô giáo là một đề nghị đối với niềm hạnh phúc của thế giới, một sự thông truyền sự sống, như triết gia Kirkegaard đã nói: một trình thuật ý nghĩa khi được tháp nhập vào con người, trở thành suối nguồn của sự an bình thanh thản, và trao ban. Tín hữu kitô đáng tin cậy, khi sống tươi vui điều mình đã kinh nghiệm, khi cho thế giới thấy cuộc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa và với vị mà thánh Agostino goi là ”Vị Thầy nội tâm”, biến thành suối nguốn bình an cho linh hồn, và đem lại hòa bình cho thế giới.

Hỏi: ”Sự tự do đích thật nhất là lòng biết ơn”, giáo sư đã viết trong cuốn sách về ”món qùa”. Ngày nay xem ra là điều ngược lại. Đâu là các thí dụ cụ thể của sự tự do này thưa giáo sư?

Đáp: Sự tự do được tìm thấy trong việc giải phóng khỏi cái tôi, bằng cách sống dưới suối nguồn của lòng tốt, hiện diện trong nơi sâu thẳm của từng người. Nó có nghĩa là nộp mình cho tha nhân, mà không tính toán cũng không hy vọng gì cả. Sự trao ban chính mình thực là con đường của niềm hạnh phúc. Hạnh phúc không hệ tại chỗ chiếm hữu, cũng không hệ tại hoạt động tập trung vào chính mình và thực hiện các ước mong của riêng mình: đó là sự phóng đãng chứ không phải tự do. Tự do là người sống mà không có các thành kiến, và mẫu sẵn, không bị thúc đẩy bởi tính toán lợi lộc, nhưng bởi sự trao ban, trao ban lớn hơn là tình yêu thương chia sẻ. Chúa Giêsu là mẫu mực sự tự do của con người tôi, nhưng cả thánh Phanxicô thành Assisi, thánh Massimiliano Kolbe và thánh Edith Stein nữa là những người đã sống theo viễn tượng trao ban tận hiến nhưng không này.

(Avvenire 15-5-2012; RG 16-5-2012)

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha cám ơn Hồng y đoàn trong cuộc chiến chống sự ác

Đc Thánh Cha cám ơn Hng y đoàn trong cuộc chiến chống sự ác

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 cám ơn Hồng y đoàn vì sự hỗ trợ dành cho ngài trong cuộc chiến đấu chống sự ác trên thế giới.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bữa trưa ngày 21-5-2012, khoản đãi Hồng y đoàn, để cám ơn các vị vì những đã chúc mừng ngài nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 85 và 7 năm Giáo Hoàng.

Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng y đoàn, ĐTC nói: ”Ngày nay, thành ngữ ”Ecclesia militans” (Giáo Hội chiến đấu), có phần lỗi thời, nhưng trong thực tế, chúng ta có thể ngày càng hiểu rõ thêm rằng thành ngữ ấy là thực, là rất đúng. Chúng ta đang thấy sự ác muốn thống trị trên thế giới và cần phải chiến đấu chống sự ác. Chúng ta thấy sự ác hành động qua nhiều cách thức, tàn ác, như các hình thức bạo lực khác nhau, nhưng cả dưới hình thức che đậy bằng sự thiện và chính như thế, nó phá hủy nền tảng luân lý của xã hội.”

ĐTC nhắc lại lời thánh Augustino nói rằng ”toàn thể lịch sử là một cuộc chiến đấu giữa hai tình yêu: yêu bản thân đến độ coi rẻ Thiên Chúa, và yêu Thiên Chúa đến độ coi rẻ bản thân trong cuộc tử đạo. Chúng ta ở trong cuộc chiến đấu này và trong cuộc chiến, điều rất quan trọng là có bạn hữu. Và đối với tôi, tôi được các bạn thuộc Hồng y đoàn quây quần, họ là các bạn hữu của tôi và tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà, tôi cảm thấy được an ninh trong cộng đoàn các bạn thân tín ở với tôi và tất cả chúng ta ở với Chúa”.

Trong đó, trong lời chào mừng, ĐHY Sodano nhận rằng ”trong 7 năm Giáo Hoàng, ĐTC không ngừng mời gọi mọi tín hữu hãy tái khám phá nội dung đức tin, một đức tin được tuyên xưng, được cử hành, sống và cầu nguyện, như ĐTC đã nhắc nhở chúng con trong Tông Thư ”Cánh Cửa đức tin”.

”Rồi ĐTC cũng luôn nhắc nhở cho một thế giới đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn rằng sức mạnh duy nhất của sự tiến bộ chính là sức mạnh thay đổi tâm hồn con người, trong niềm trung thành với các giá trị tinh thần không bao giờ tàn lụi.

”Và ngoài ra, như người Samaritano nhân lành trên các nẻo đường thế giới, ĐTC tiếp tục thúc đẩy chúng con phục vụ tha nhân, luôn nhắc nhở chúng con những lời của Chúa Giêsu: ”Điều mà các con làm cho ngừơi bé mọn nhất trong các anh em của Thầy, là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40).

G. Trần Đức Anh OP

30 ngàn tín hữu đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha

30 ngàn tín hữu đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vi Đức Thánh Cha

LM G. Trần đức Anh OP (Vietvatican)

VATICAN. Trưa chúa nhật 20-5-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với hơn 30 ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong số các tín hữu tại Quảng trường, có đông đảo các em chịu phép thêm sức thuộc tổng giáo phận Genova, bắc Italia, và các tín hữu hành hương đến từ nước ngoài.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài diễn giải về ý nghĩa lễ Chúa Lên Trời, rồi đề cập đến Ngày Thế Giới về truyền thông xã hội, trước khi chào thăm các tín hữu Công Giáo Trung Quốc nhân dịp Lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, 24-5 sắp tới cũng là Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Sau cùng ĐTC lên án cuộc khủng bố trước một trường trung học ở Brindisi nam Italia, sáng hôm thứ bẩy vừa qua, và chia buồn với nạn nhân vụ động đất lúc 4 giờ sàng chúa nhật hôm qua tại miền Emilia Romagna. ĐTC nói:

Anh chị em thân mến

Theo sách Tông Đồ Công vụ, 40 ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu lên trời, nghĩa là trở về cùng Chúa Cha, Đấng đã sai Người xuống trần thế. Tại nhiều nước, mầu nhiệm này được cử hành không phải vào ngày thứ năm vừa qua, nhưng là hôm nay, là chúa nhật sau đó. Lễ Chúa Thăng Thiên đánh dấu sự hoàn thành công trình cứu độ đã được khởi sự với việc nhập thể. Sau khi đã dặn dò các môn đệ lần cuối cùng, Chúa Giêsu lên trời (Xc Mc 16,19). Nhưng Người ”không xa lìa thân phận chúng ta” (Xc Kinh Tiền Tụng); thực vậy, trong nhân tính của Người, Người đã đón nhận nhận loại với Người vào trong vòng thân mật với Chúa Cha và qua đó Người tỏ lộ đích điểm sau cùng của cuộc lữ hành trần thế của chúng ta. Cũng như Chúa Giêsu đã từ trời xuống và vì chúng ta Người đã chịu đau khổ, và chịu chết trên thập giá, Người cũng vì chúng ta mà sống lại và lên cùng Chúa Cha, vì thế, Người không còn xa lạ nữa, nhưng là ”Thiên Chúa chúng ta”, là ”Cha chúng ta” (Xc Ga 20,17).

Lễ Thăng Thiên là hành vi cuối cùng trong cuộc giải thoát chúng ta khỏi ách tội lỗi, như thánh Phaolô Tông Đồ đã viết: ”Khi lên trời, Chúa đã mang theo Người các tù nhân” (Ep 4,8). Thánh Lêô Cả giải thích rằng với mầu nhiệm này ”không những sự bất tử của linh hồn được công bố, nhưng cả sự bất tử của thân xác nữa. Thực vậy, ngày hôm nay, không những chúng ta được xác nhận là người sở hữu thiên đàng, nhưng còn được đi sâu vào Chúa Kitô nơi trời cao” (De Ascensione Domini, Tractatus 73, 2.4: CCCL 138 A, 451.453). Vì thế, các môn đệ, khi thấy Thầy mình nâng bổng khỏi mặt đất và đi lên trời cao, họ không buồn bã, nhưng cảm thấy một niềm vui lớn lao và được thúc đẩy công bố chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết (Xc Mc 16,20). Và Chúa phục sinh hoạt động trong họ, ban cho mỗi người một đoàn sủng riêng, để cộng đoàn Kitô, trong toàn bộ, phản ánh sự phong phú hài hòa của Trời Cao. Thánh Phaolô cũng viết: ”Ngài đã ban ơn cho loài người.. người này làm tông đồ, người kia làm ngôn sứ, người khác làm thánh sử tin mừng, và người khác làm mục tử và thầy dạy.. với mục đích xây dựng thân mình Chúa Kitô.. cho đến mức độ viên mãn trong Chúa Kitô” (Ep 4,8.11-13).

Các bạn thân mến, Lễ Thăng Thiên nói với chúng ta rằng trong Chúa Kitô nhân tính của chúng ta được nâng lên cùng Thiên Chúa; vì thế mỗi lần chúng ta cầu nguyện, đất được nối liền với Trời. Và như trầm hương, khi được đốt lên, tỏa lên cao khói hương dịu dàng, cũng vậy khi chúng ta cầu nguyện với Chúa, kinh nguyện sốt sắng và tín thác của chúng ta trong Chúa Kitô, cũng vượt qua trời cao và bay đến trước ngai Thiên Chúa, được Ngài lắng nghe và chấp nhận. Trong tác phẩm nổi tiếng của thánh Gioan Thánh Giá, Lên núi Camêlô, chúng ta đọc thấy rằng ”để thấy những ước muốn của tâm hồn chúng ta được thực hiện, thì không có cách nào tốt hơn là đặt sức mạnh của kinh nguyện chúng ta trong điều làm cho Chúa đẹp lòng nhất. Như thế, Ngài không chỉ ban cho chúng ta điều chúng ta xin, nghĩa là ơn cứu độ, nhưng cả điều mà Ngài thấy là thích hợp và tốt lành cho chúng ta, dù chúng ta không xin Ngài” (Libro III, cap. 44, 2, Roma 1991, 335).

”Vậy chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm những hồng ân trời cao, mà Chúa hứa cho chúng ta, và trở thành những chứng nhân ngày càng đáng tin cậy về đời sống thần linh.

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nhắc đến Ngày Thế giới truyền thông xã hội cử hành chúa nhật hôm qua với chủ đề ”Thinh lặng và Lời nói: hành trình rao giảng Tin Mừng”. Ngài nói: ”Thinh lặng là thành phần của việc truyền thông, là nơi ưu tiên để gặp gỡ với Lời Chúa và anh chị em chúng ta. Tôi mời gọi tất cả hãy cầu nguyện để việc truyền thông, dưới mọi hình thức, ngày càng giúp thiết lập với tha nhân một cuộc đối thoại chân thực, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và chia sẻ”.

ĐTC cũng nói rằng ”Thứ năm, 24-5 tới đây là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, Phù Hộ các tín hữu Kitô, được sùng kính đặc biệt tại Đền Thánh Sà Sơn ở Thượng Hải. Chúng ta hãy hiệp nguyện với tất cả các tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc, để với lòng khiêm tốn và vui mừng, họ loan báo Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại, trung thành với Giáo Hội và Người Kế Vị Thánh Phêrô và sống hằng ngày hợp với đức tin họ tuyên xưng. Xin Mẹ Maria là Đức Trinh Nữ Tín Trung, nâng đỡ hành trình của các tín hữu Công Giáo Trung Hoa, làm cho kinh nguyện của họ ngày càng nồng nhiệt và quí giá trước mắt Chúa và làm gia tăng lòng quí mến và sự tham gia của Giáo Hội hoàn vũ vào hành trình của Giáo Hội tại Trung Quốc”.

Trong phần chào thăm các tín hữu hành hương, ĐTC nhiệt liệt chào mừng hàng ngàn tín hữu thuộc Phong trào bảo vệ sự sống ở Italia, nhóm tại Đại thính đường Phaolô 6. Ngài nói: ”Các bạn thân mến, Phong trào của các bạn ngày càng dấn thân bảo vệ sự sống con người, theo giáo huấn của Giáo Hội. Trong chiều hướng này, anh chị em đã loan báo một sáng kiến mới gọi là ”Một người trong chúng ta” để nâng đỡ phẩm giá và các quyền của mọi người từ lúc mới chịu thai. Tôi khuyến khích anh chị em ngày càng trở thành những chứng nhân và là những người xây dựng nền văn hóa sự sống”.

Trong phần chót của buổi đọc kinh, khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC nhắc đến vụ khủng bố sáng thứ bẩy 19-5 vừa qua trước một trường trung học ở thành phố Brindisi làm cho em nữ học sinh tên là Melissa 16 tuổi bị thiệt mạng và một số em khác bị thương. Ngài gọi họ là ”nạn nhân vô tội của một vụ khủng bố hèn nhát”. ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ. Sau cùng, ngài thân ái nghĩ đến dân chúng tại miền Emilia Romagna bắc Italia mới vị động đất vài giờ trước đó làm cho 4 người chết và nhiều người bị thương, thiệt hại vật chất quan trọng. ĐTC nói: ”Tôi gần gũi trong tinh thần với những người bị thử thách vì tai ương này: chúng ta hãy cầu xin lòng từ bi Chúa cho những người đã qua đời và xin ơn an ủi cho những người bị thương”.

G. Trần Đức Anh OP

 

Tâm tư cuả ĐứcTổng Giám Mục Jose H. Gomez, cuộc tranh luận về hôn nhân đã bỏ quên nhu cầu của trẻ em.

Tâm tư cuả Đức Tổng Giám Mục Gomez, cuộc tranh luận về hôn nhân đã bỏ quên nhu cầu của trẻ em.

(EWTN) Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez nói rằng các cuộc tranh luận đang sôi nổi về hôn nhân đã bỏ quên hai chủ đề là "trẻ em" và "khiá cạnh nhân sinh" của một nền văn minh, và đã sai lạc chỉ tập trung vào một chủ đề là sự ước muốn của những người lớn.

"Mọi xã hội trong mọi thời đại, hôn nhân và gia đình đã luôn luôn chú trọng đến con trẻ. Bởi vì trẻ em là tương lai của xã hội," Vị tổng giám mục cuả Los Angeles đã viết ngày 18 Tháng Năm vừa qua trên cột báo cuả Tổng Giáo Phận.

"Chỉ mới cách đây có một thế hệ thôi, các tổ chức ở Mỹ như nhà trường, phương tiện truyền thông, công tư sở, đều nhất trí về chính sách và bậc thang giá trị của chúng ta là cổ võ các cuộc hôn nhân mạnh mẽ và hỗ trợ các bậc cha mẹ trong những nỗ lực nâng cao sức khỏe, đạo đức cuả con em"
Nhưng nay thì điều ấy đã thay đổi.

Theo sự quan sát cuả Đức Tổng Giám Mục Gomez, những cuộc tranh luận hiện đại "chỉ tập trung vào người lớn và những mong muốn về mối quan hệ của họ."
Nền văn hóa đặt con trẻ làm tâm điểm cuả quá khứ đã bị thay thế bằng "một cá nhân chủ nghĩa quá khích, lấy định nghĩa tự do tình dục là nguồn hạnh phúc duy nhất", Ngài nói.

"Chúng ta không thể cai quản xã hội dựa trên ý thích riêng tư như thế. Là người lớn và là công dân, chúng ta có nghĩa vụ đạo đức phải nhìn xa hơn bản thân mình. Phải suy nghĩ về lợi ích chung của xã hội. Phải suy nghĩ về những thế hệ tương lai ."

Thực tế ngày nay là, trẻ em chỉ còn là một đối tượng cho một cuộc "thí nghiệm xã hội" và chúng sẽ phải gánh chịu hậu quả của các định nghĩa mới về hôn nhân, cha mẹ và gia đình.

Nhưng trẻ em có quyền lớn lên với một người cha và một người mẹ và có quyền "được sinh ra trong một gia đình dựa trên hôn nhân," Đức giám mục giải thích thêm rằng điều này sẽ giúp con trẻ khám phá ra căn tính và phẩm giá đích thực của chúng và cho phép chúng "học sự yêu thích Chân Thiện Mỹ."

Đức Tổng giám mục nói rằng xã hội Mỹ đang trong cơn "lo lắng và bối rối" về ý nghĩa của hôn nhân và mục đích của gia đình.

"Hơn bao giờ hết tôi tin rằng người Công giáo có nhiệm vụ phải lãnh đạo hướng đi của xã hội, bằng những giáo huấn và gương sáng của chúng ta."

Đức Tổng Giám Mục Gomez nhấn mạnh cần phải khôi phục lại ý nghĩa về "hệ nhân sinh" (human ecology), thắt chặt nền tảng cuả gia đình, bắt nguồn từ ý nghiã hôn nhân là "khu bảo tồn tự nhiên của cuộc sống và nền văn minh."

Hôn nhân và gia đình là một phần của "mầu nhiệm sâu xa nhất" của sự sáng tạo của Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người.

"Gia đình nhân loại là một con tàu mà qua đó Thiên Chúa tuôn đổ những ơn lành xuống. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã sinh ra trong tử cung của một người mẹ và đưọc nuôi dưỡng trong một gia đình thánh thiện."

"Những đứa con của chúng ta, chúng không có tiếng nói. Chúng đang phụ thuộc vào chúng ta nói thay cho chúng."

Đức Tổng Giám Mục khuyến khích cầu nguyện cho con trẻ và cho sự thành công của Hội nghị Thế giới về gia đình ở Milan (Ý) từ ngày 30 tháng 5 cho đến ngày 3 tháng 6.

"Chúng ta hãy cần xin Đức Mẹ giúp chúng ta khôi phục lại 'hệ nhân sinh' trong xã hội này – để cho hôn nhân được thiêng liêng và gia đình thành một nơi trú ẩn đích thực của sự sống và là tâm điểm của một nền văn hoá tình yêu", Ngài nói.

Trần Mạnh Trác

Vietcatholic

Bài Tập Đọc: Dế Mèn Phiêu Lưu Ký – Tô Hoài

Tôi sống độc lập từ thủa bé.  Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi.  Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu".  Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em.  Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ hai hôm. Tối hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi đi sau, nửa lo nửa vui theo sau.  Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ…[Xem tiếp]

[Download powerpoint slides…Dế Mèn Phiêu Lưu Ký]

Đức Thánh Cha tiếp kiến 8 ngàn tín hữu thuộc các phong trào

Đức Thánh Cha tiếp kiến 8 ngàn tín hữu thuộc các phong trào

 

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 19-5-2012, dành cho 8 ngàn tín hữu thuộc các Phong trào và tổ chức Kitô, ĐTC khích lệ anh chị em giáo dân dấn thân thực thi tình liên đới và yêu thương theo tinh thần Kitô.

Buổi tiếp kiến diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Phong trào Giáo Hội dấn thân văn hóa, 40 năm thành lập Liên hiệp các tổ chức Kitô phục vụ quốc tế thiện nguyện, và Phong trào công nhân Kitô. Hiện diện tại buổi tiếp kiến tại Đại thính đường Phaolô 6 còn có một số GM Italia và nước ngoài, các LM tuyên úy cũng như giới lãnh đạo các phong trào và tổ chức này.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhận định rằng các dịp kỷ niệm vừa nói là một cơ hội thích hợp để suy nghĩ lại đoàn sủng của mình với lòng biết ơn và có một cái nhìn phê bình, quan tâm đến nguồn gốc lịch sử và những dấu chỉ mới của thời đại. Ngài cũng nói rằng:

”Hoạt động của anh chị em phải được đức bác ái linh hoạt, nghĩa là học cách nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, trao tặng cho tha nhân không phải những điều cần thiết bên ngoài, nhưng còn trao cho họ cái nhìn, cử chỉ yêu thương mà họ đang cần. Điều này nảy sinh từ tình thương đến từ Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta trước, và nảy sinh từ chính cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa”.

ĐTC nhắc nhở cho các thành viên các phong trào Kitô về gia đình là nơi đầu tiên chúng ta cảm nghiệm tình yêu nhưng không, và nếu điều này không xảy ra, thì gia đình sẽ bị biến chất và bị khủng hoảng. Ngài nhấn mạnh rằng ”Điều được sống trong gia đình, sự hiến thân không chút dè dặt để mưu ích cho tha nhân là yếu tố giáo dục cơ bản để học cách sống như Kitô hữu, cả trong tương quan với văn hóa, các hoạt động thiện nguyện và lao động.. Tinh thần liên đới là cảm thấy tất cả mọi người đều có trách nhiệm đối với mọi người, vì thế, tình liên đới này không thể ủy thác cho Nhà Nước.”

Và ĐTC kết luận rằng ”Tôi khuyến khích anh chị em, tôi mời gọi anh chị em hãy kiên trì tiếp tục dấn thân giúp đỡ các anh chị em chúng ta. Trong sự dấn thân này cũng có nghĩa vụ phải nêu rõ những bất công và làm chứng về những giá trị làm nền tảng cho phẩm gia con người, thăng tiến những hình thức liên đới tạo điều kiện dễ dàng cho công ích.” (SD 19-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha tiếp đoàn cuối cùng của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ

Đức Thánh Cha tiếp đoàn cuối cùng của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ

VATICAN. Sáng ngày 18-5-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến đoàn cuối cùng thuộc HĐGM Hoa Kỳ về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.

Nhân dịp này ngài kêu gọi Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ đón nhận và vun trồng các gia sản văn hóa phong phú của nhiều nhóm di dân, đồng thời chống lại những mưu toan chia rẽ Giáo Hội.

Đoàn được ĐTC tiếp kiến gồm GM Công Giáo nghi lễ Đông phương gốc từ Ucraina, Rutheni, Canđê, Maronite, Melkite, v.v.. Cuộc tiếp kiến này kết thúc lịch trình kéo dài 6 tháng qua, tức là từ đầu tháng 11-2011.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nói: ”Ngày nay Giáo Hội tại Hoa Kỳ được kêu gọi đón nhận, tháp nhập và vun trồng gia sản phong phú về đức tin và văn hóa nơi nhiều nhóm di dân ở Mỹ, trong đó không những có các nghi lễ Đông phương của anh em, nhưng cả nơi đông đảo các tín hữu Hispanic, Á châu và Phi châu ngày càng gia tăng. Cần phải coi công tác mục vụ khó khăn thăng tiến sự hiệp thông giữa các nền văn hóa trong các Giáo Hội địa phương của anh em là điều có tầm quan trọng đặc biệt, khi anh em thi hành sứ vụ phục vụ sự hiệp nhất. Sự phục vụ hiệp thông này không những chỉ đòi tôn trọng sự khác biệt ngôn ngữ, thăng tiến các truyền thống lành mạnh và cung cấp các chương trình và dịch vụ xã hội, nhưng còn kêu gọi dấn thân tiếp tục rao giảng, huấn giáo và mục vụ nhắm khơi dậy nơi các tín hữu cảm thức hiệp thông sâu xa với nhau trong đức tin tông truyền và trách nhiệm của họ đối với sứ mạng của Giáo Hội tại Hoa Kỳ”.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Quyết tâm cổ võ sự hiệp nhất trong cộng đoàn Công Giáo không những là điều cần thiết để đáp ứng những thách đố tích cực của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, nhưng còn để chống lại những thế lực làm băng hoại, chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội. Sự chia rẽ này ngày càng trở thành một chướng ngại đối với sứ mạng của Giáo Hội tại Hoa Kỳ”.

ĐTC không quên ca ngợi cố gắng của các GM khuyến khích các tín hữu, một cách riêng rẽ hoặc trong các hội đoàn của Giáo Hội, cùng nhau tiến bước, nói chung một tiếng nói đối với những vấn đề cấp thiết của thời nay”.
Sau cùng, ĐTC đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với tấm gương trung thành và hy sinh của nhiều nữ tu ở Mỹ, và cùng với họ, ngài cầu nguyện để thời điểm phân định hiện nay mang lại hoa trái thiêng liêng dồi dào để hồi sinh và củng cố các cộng đoàn của nữ tu trong sự trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội, cũng như với đoàn sủng của vị sáng lập dòng”

Gần đây, Bộ giáo lý đức tin, với sự chấp thuận của ĐTC, đã yêu cầu cải tổ cơ cấu của Hội đồng lãnh đạo các nữ tu Hoa Kỳ, vì nhiều lần Hội đồng này đưa ra những lập trường không phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh và của các GM tại Hoa Kỳ (SD 18-5-2012)

G. Trần Đức Anh OP (Vietvatican)

ĐƯỜNG LÊN TRỜI

ĐƯỜNG LÊN TRỜI

CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN NĂM B (20.05.2012)
[Cv 1,1-11; Ep 3,17-23; Mt 16,15-20]

Cây Thánh Giá có hai chiều ngang dọc. Chúa xuống thế theo chiều dọc. Ngài đã đi giữa cuộc đời theo chiều ngang, rồi lại về Trời theo chiều dọc thẳng đứng. Hành trình dương thế của mỗi tín hữu được ghi ấn tín là Thánh Giá Chúa Kitô trên thân mình, trong cuộc đời, hẳn phải bước theo sát dấu chân, theo đúng hành trình Chúa Kitô. Với xác tín ấy, mỗi tín hữu không thể muốn bay lên Trời theo chiều dọc, mà lại không muốn đi ra khỏi lâu đài của mình theo chiều ngang để đến với tha nhân, với cuộc đời.

 (Xem tiếp . . .  ĐƯỜNG LÊN TRỜI)