Đức Giáo hoàng gửi thông điệp ban phép lành trên Twitter

 

Đức Giáo hoàng gửi thông điệp ban phép lành trên Twitter

Đức Giáo hoàng Benedicto thứ 16 đã khai trương tài khoản Twitter của Ngài bằng một tin nhắn ban phép lành cho hàng triệu người « follower », nhân buổi lễ lớn hôm nay 12/12/2012. Như vậy Giáo hội đã vượt qua thử thách của các mạng xã hội, nơi mà Vatican thường bị các cư dân mạng trẻ tuổi chỉ trích.

Trong “tweet” đầu tiên của tài khoản @pontifex, Đức Giáo hoàng viết: “Các bạn thân mến, tôi vui mừng gặp gỡ được các bạn thông qua Twitter. Xin cảm ơn sự đáp ứng nồng nhiệt của các bạn. Tôi xin ban phép lành cho các bạn với cả trái tim”.

Trước khi được gởi đi, tài khoản của Đức Thánh Cha đã có hơn một triệu “follower”, và chỉ trong vòng 40 phút sau, bản tiếng Anh của tin này đã được chuyền lại 15.600 lần. Tin Twitter đầu tiên của Đức Giáo hoàng còn được phổ biến bằng bảy thứ tiếng khác: Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Pháp, Ả Rập và Ba Lan.

Tin Twitter thứ hai, trả lời một câu hỏi về cách sống tốt nhất trong “Năm đức tin”, Đức Giáo hoàng Benedicto thứ 16 đưa ra ba lời khuyên ngắn gọn theo kiểu đặc thù của loại hình mạng xã hội này: “Đối thoại với Chúa Giêsu trong cầu nguyện, nghe lời Chúa nói với các con trong Kinh Thánh, gặp gỡ Đức Giêsu đang hiện diện trong những ai đang cần giúp đỡ”.

Hôm nay Đức Giáo hoàng sẽ trả lời thêm hai câu hỏi nữa, trong số hàng ngàn câu hỏi được gởi đến từ khi tài khoản của Ngài được mở cách đây một tuần.

Sau khi ban phép lành cho 4.500 tín đồ đến từ khắp nơi trên thế giới tập trung tại gian Phaolô đệ lục trong buổi lễ lớn hàng tuần, Đức Thánh Cha, 85 tuổi, đã gởi đi “tweet” đầu tiên từ chiếc máy tính bảng được, Hội đồng truyền thông xã hội, thanh niên của Đức Giáo hoàng và người phụ trách về Twitter, Claire Diaz-Ortiz, mang lại đặt trên chiếc bàn phủ vải đỏ. Đức Giáo hoàng Benedicto 16 tươi cười nhấn vào phím để gởi đi “tweet” đầu tiên của một Đức Giáo hoàng trong lịch sử.

Do nguyên tắc, Đức Giáo hoàng không “theo chân” ai trên Twitter cả

Từ khi tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha được mở, hàng ngàn người đã gởi đến Ngài các câu hỏi. Có những câu nghiêm túc, nhưng cũng có những câu hỏi mỉa mai, chỉ trích, chống đối. Người đứng đầu Giáo hội hy vọng rằng sự hiện diện của Ngài trên Twitter sẽ giúp truyền bá Phúc âm đến nhiều nơi trên thế giới.

Trong bài xã luận hàng tuần trên Radio Vatican, phát ngôn viên của Tòa Thánh là Cha Federico Lombardi nhấn mạnh sự quan trọng của thử thách này, bằng một câu phỏng theo Phúc âm: “Một tweet có thể được đón nhận với sự nhiệt tình hay chối bỏ, hạt giống rơi xuống mặt đất đầy đá sỏi hay trên các quả dại của định kiến cũng sẽ bị héo đi. Hạt giống cũng có thể rơi xuống một vùng đất màu mỡ và tự do, sẽ trở thành quả ngọt và sinh sôi nảy nở”. Cha Lombardi nhận xét: “Số 140 từ có hơi ít, nhưng đa số các đoạn trong Phúc âm còn ngắn hơn. Súc tích một chút vẫn tốt”.

Trà Mi – Đạo Binh Dức Mẹ

Đức Thánh Cha kêu gọi các nước bảo vệ và thăng tiến giáo dục

 

Đức Thánh Cha kêu gọi các nước bảo vệ và thăng tiến giáo dục

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 6 tân Đại sứ cạnh Tòa Thánh, sáng ngày 13 tháng 12-2012, ĐTC Biển Đức 16 đề cao vai trò của giáo dục và kêu gọi các chính phủ đẩy mạnh việc giáo dục cho người trẻ, trong sự tôn trọng sự thật về con người. 6 vị đại sứ đến trình thư ủy nhiệm là Cộng hòa Guinée, tiểu quốc Saint Vincent và Grenadines, nước Niger, Zambia, Thái Lan và Sri Lanka. Hiện nay có 178 quốc gia lớn nhỏ có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trên cấp bậc Sứ thần về phía Tòa Thánh, và đại sứ về phía các nước liên hệ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 80 vị đại sứ thường trúc ở Roma, phần còn lại, gần 100 vị kiêm nhiệm chức vụ đại sứ ở một nước Âu Châu và thường trú tại đó, ví dụ Đại sứ Ibrahima Sory Sow của Cộng hòa Guinée cũng là đại sứ tại Đức và thường trú tại Berlin. Các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh, thường trú ở Roma, khi trình thư ủy nhiệm, thì được ĐTC tiếp kiến riêng, còn các vị Đại sứ không thường trú, thì được ngài tiếp kiến chung như sáng 13-12-2012. Trước đây, mỗi khi ĐTC tiếp kiến vị đại sứ mới, đều có sự trao đổi diễn văn giữa hai bên, và cả khi ngài tiếp kiến chung các vị tân đại sứ, ngoài diễn văn chào mừng chung, đều có diễn văn riêng được trao đổi giữa hai bên. Tuy nhiên, thói quen này đã được bãi bỏ từ khoảng 2 năm nay, và Tòa Thánh cũng theo thông lệ như các nước khác nghĩa là không có trao đổi diễn văn riêng. Diễn văn ca ĐTC Trong bài diễn văn bằng tiếng Pháp, ĐTC đặc biệt đề cao tầm quan trọng của vấn đề giáo dục người trẻ, và khích lệ chính phủ các nước đặc biệt quan tâm đẩy mạnh một nền giáo dục quân bình và toàn diện. Ngài nói: ”Khi kiểm điểm nhiều thách đố thời nay, chúng ta có thể nhận thấy rằng giáo dục chiếm một cố đứng hàng đầu. Ngày nay giáo dục diễn ra trong bối cảnh trong đó sự biến chuyển của lối sống và kiến thức tạo nên những rạn nứt về mặt con người, văn hóa, xã hội và tinh thần chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Những mạng xã hội, là một điều mới mẻ, chúng có xu hướng thay thế môi trường tự nhiên của xã hội và của việc đả thông, và thường trở thành điểm tham chiếu duy nhất về thông tin và kiến thức. Gia đình và học đường dường như không còn là thửa đất màu mỡ đầu tiên và tự nhiên trong đó người trẻ có thể kín múc nhựa sống cho cuộc đời. Đàng khác, trong lãnh vực học đường và đại học, quyền bính của giáo viên và giáo sư bị đặt lại vấn đề, và đáng tiếc là khả năng của một số giáo chức ấy không tránh khỏi những thiên lệch về tri thức và thiếu sót về nhân sinh quan, loại bỏ hoặc hạ giá chân lý về con ngừơi. Con người là một hữu thể toàn diện và không phải là một mớ các yếu tố mà ngừơi ta có thể phân cách và lèo lái theo ý muốn. Trường học và đại học dường như không có khả năng đề ra những dự phóng sáng tạo mang trong mình một viễn tượng hướng đích siêu việt, có khả năng thu hút người trẻ trong bản chất sâu xa của họ, vì thế người trẻ, lo âu về tương lai, thường bị cám dỗ ít cố gắng càng ít càng tốt, hài lòng với cái tối thiểu và tìm sự thành công dễ dàng, đôi khi bằng những phương thế không thích hợp, và lợi dụng những khả thể do kỹ thuật ngày nay cống hiến. Nhiều người trẻ muốn thành công mau lẹ và sớm đạt được một vị thế xã hội và nghề nghiệp quan trọng, nhưng đồng thời lại ít quan tâm đến việc huấn luyện, thủ đắc khả năng chuyên môn và kinh nghiệm cần phải có. Phải chăng thế giới hiện nay và ngừơi lớn hữu trách không biết mang lại cho người trẻ những tham chiếu cần thiết. Hoạt động không đúng của một số tổ chức và dịch vụ công lập và tư nhân chẳng phải là do giáo dục thiếu sót sao? ĐTC nói thêm rằng: ”Lập lại điều mà vị tiền nhiệm của tôi, ĐGH Lêô 13 đã nói, tôi xác tín ”phẩm giá đích thực và sự trổi vượt của con người ở tại phong hóa của họ, nghĩa là trong nhân đức của họ; nhân đức là gia sản chung của con ngừơi, vừa tầm tay mọi người, nhỏ cũng như lớn, nghèo cũng như giầu” (Rerum novarum, 20). Vì thế, tôi mời gọi chính phủ của quí vị can đảm góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại bằng cách cổ võ việc giáo dục các thế hệ trẻ, qua sự thăng tiến một nền nhân loại học lành mạnh, là điều căn bản không thể thiếu được đối với mọi nền giáo dục chân chính và phù hợp với gia sản tự nhiên của con ngừơi. Trách vụ này có thể tiến hành với sự suy tư nghiêm túc về những vấn đề khác nhau tại các quốc gia liên hệ của quí vị, trong đó một số chọn lựa chính trị hoặc kinh tế có thể âm thầm làm hao mòn gia sản nhân loại học và tinh thần của quí vị. Những gia sản này đã được gạn lọc qua bao thế kỷ và được kiên nhẫn hình thành trên những nền tảng là sự tôn trọng yếu tính của con người trong thực tại phức tạp nhưng đồng thời hòa hợp với toàn thể vũ trụ. Tôi cũng mời gọi chính quyền của quí vị can đảm làm việc để củng cố uy tín luân lý, được hiểu như một tiếng gọi sống hợp với nguyên tắc, là điều cần thiết để có một nền giáo dục đích thực và lành mạnh cho các thế hệ trẻ. ĐTC cũng nói rằng: ”Quyền có một nền giáo dục với những giá trị đúng đắn không bao giờ được phủ nhẫn hoặc quên lãng. Nghĩa vụ giáo dục về các giá trị ấy không bao giờ được bãi bỏ hoặc làm suy yếu vì bất kỳ lợi lộc chính trị quốc gia hay siêu quốc gia. Vì thế, cần giáo dục trong sự thật và về sự thật. Nhưng ”sự thật là gì?” (Ga 18,38), Philatô vốn là một nhà cai trị đã từng hỏi như thế. Ngày nay, nói điều thật thì bị nghi ngờ, muốn sống trong sự thật, dường như bị coi là người lỗi thời, và thăng tiến sự thật dường như là nỗ lực vô ích. Thế nhưng tương lai nhân loại ở trong tương quan của các trẻ em và người trẻ với sự thật: sự thật về con người, sự thật về thiên nhiên, về các tổ chức, cơ chế, v.v. Với việc giáo dục về tâm hồn và tư tưởng ngay chính, ngày nay hơn bao giờ hết, người trẻ cũng cần được giáo dục về ý nghĩa cố gắng và kiên trì trong những khó khăn. Cần phải dạy cho người trẻ biết rằngmọi hành động của con người phải có trách nhiệm và phù hợp với ước muốn vô biên,và hành viđó tháp tùng sự tăng trưởng của người để để huấnluyện về một tình nhân đạo ngày càng huynh đệ hơn và được giải thoát khỏi mọi cám dỗ cá nhân chủ nghĩa và duy vật. Và ĐTC kết luận rằng: ”Qua trung gian của quí vị, tôi xin gửi lời chào thăm các GM và các tín hữu thuộc các cộng đoàn Công Giáo tại đất nước của quí vị. Giáo Hội chu toàn sứ mạng của mình trong niềm trung thành với Chúa và với ước muốn nồng nhiệt đóng góp đặc thù cho sự thăng tiến toàn diện đồng bào của quí vị, nhất là qua việc giáo dục các trẻ em và người trẻ. Hằng ngày Giáo Hội tham gia vào những cố gắng chung để làm cho mọi người được triển nở về tinh thần và nhân bản, qua những cơ cấu giáo dục, từ thiện và y tế của Giáo Hội, luôn quan tâm tới thức tỉnh lương tâm con người tôn trọng lẫn nhau và có tinh thần trách nhiệm. Theo nghĩa đó, tôi khuyến khích chính quyền của quí vị tiếp tục để cho Giáo Hội tự do hoạt động trong các lãnh vực truyền thống, như quí vị đã biết, những hoạt động ngày góp phần vào sự phát triển đất nước và công ích của quí vị. Quí vị đại sứ thân mến, trong lúc quí vị chính thức bắt đầu sứ vụ cạnh Tòa Thánh, tôi cầu chúc quí vị những điều tốt đẹp nhất, bảo đảm với quí vị về sự nâng đỡ của các cơ quan Tòa Thánh dành cho quí vị để thi hành phận sự. Với mục đích ấy, tôi cũng cầu xin Chúa ban dồi dào Phúc lành cho quí vị, và gia đình, cũng như các cộng sự viên của quí vị. Các vị đại sứ Ngoài diễn văn trên đây, Phòng báo chí Tòa Thánh cũng công bố lý lịch của 6 vị đại sứ mới, trong đó có một phụ nữ là bà Aminatou Batouré Gaoh, 51 tuổi, đại sứ của nước Niger ở Berlin, thủ đô Cộng hòa Liên bang Đức. Tân đại sứ Thái Lan là Ông Chalermpol Thanchitt, năm nay 57 tuổi, tốt nghiệp tiếng Nga và chuyên về Xô Viết tại đại học Surrey bên Anh quốc. Ông đã từng làm Tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ chí Minh từ năm 2000 đến 2002, rồi lần lượt làm đại sứ tại Singapore, Bangladesh, Liên bang Nga, trước khi được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Thụy Sĩ, nơi ông thường trú hiện nay. Tân đại sứ của Sri Lanka cạnh Tòa Thánh là Ông Ravinatha Pandukabhaya Ary Asinha, năm nay 52 tuổi, tốt nghiệp ngành chính trị học, triết học và kinh tế ở Sri Lanka và hoạt động trong ngành ngoại giao từ 32 năm nay. Ông từng làm Tổng giám đốc và phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Sri Lanka, trước khi làm đại sứ tại Bỉ, và tại LHQ ở Genève Thụy Sĩ, nơi ông đang cư ngụ. G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican

Tin là tưởng niệm hành động của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại

Tin là tưởng niệm hành động của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại

Mùa Vọng mời gọi chúng ta đi lại con đường sự hiện diện của Thiên Chúa trong dòng lịch sử nhân loại và luôn nhớ rằng Thiên Chúa không vắng bóng hay bỏ rơi chúng ta; trái lại Người đến gặp gỡ chúng ta trong nhiều cách thế khác nhau, mà chúng ta phải học biết phân định.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 4.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư hôm qua. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài sự hiện diện và các can thiệp của Thiên Chúa trong dòng lịch sử. Thiên Chúa đã tự mạc khải cho con người và sự mạc khải đó được tháp nhập vào thời gian và trong lịch sử con người: lịch sử trở thành nơi trong đó chúng ta có thể nhận ra hành động của Thiên Chúa đối với nhân loại. Thiên Chúa đến với chúng ta trong những gì thân thuộc nhất với chúng ta và dễ kiểm thực, bởi vì nó làm thành bối cảnh thường ngày cúa chúng ta, mà nếu không có nó chúng ta sẽ không thể hiểu chính mình (Gioan Phaolô II, Fides et ratio, 12). Thánh sử Mạccô tóm tắt các lúc đầu công cuộc rao giảng của Đức Giêsu bằng các từ rõ ràng như sau: ”Thời gian đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần” (Mc 1,15). Điều chiếu sáng và trao ban ý nghĩa tràn đầy cho lịch sử thế giới và con người bắt đầu chiếu sáng trong hang đá Bếtlêhem. Đức Thánh Cha giải thích như sau: Nơi Đức Giêsu thành Nadarét Thiên Chúa biểu lộ gương mặt của Người và xin con người quyết định thừa nhận Người và theo Người. Việc tự mạc khải của Thiên Chúa trong lịch sử để bước vào tương quan đối thoại yêu thương với con người trao ban một ý nghĩa mới cho toàn lộ trình nhận loại. Lịch sử không chỉ là một tiếp nối các thế kỷ, năm tháng và ngày, nhưng là thời gian của một sự hiện diện trao ban ý nghĩa và mở nó ra cho một niềm hy vọng vững vàng. Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói chúng ta có thể đọc được các giai đoạn của sự mạc khải ấy trong Thánh Kinh, là nơi đặc tuyển giúp khám phá ra các biến cố của lộ trình ấy. Và trong Năm Đức Tin này, một lần nữa tôi mời gọi tất cả mọi người hãy cầm lấy sách Thánh Kinh thường xuyên hơn để đọc, suy niệm và chú ý hơn tới các bài đọc Thánh lễ Chúa Nhật; tất cả những điều này là một lương thực qúy báu cho đức tin. Khi đọc Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta có thể thấy rằng các can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử dân Người đã chọn và ký kết giao ước không là những sự kiện đã qua và rơi vào quên lãng, nhưng chúng trở thành ”lịch sử thánh”, được duy trì sống động trong ký ức của dân Israel qua việc cử hành các biến cố cứu độ. Trong sách Xuất Hành Thiên Chúa chỉ cho ông Môchê cử hành lúc giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập, là lễ Vượt Qua, với các lời này: ”Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, các ngươi sẽ cử hành như là lễ của Chúa, từ đời này sang đời kia các ngươi sẽ cử hành nó như một nghi lễ muôn đời” (Xh 2,14). Đối với toàn đân Iarael nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm trở thánh một loại lệnh truyền thường xuyên để cho sự qua đi của thời gian được ghi dấu bởi ký ức sống động của các biến cố đã qua. Trong sách Đệ Nhị Luật ông Môshê nói với dân: ”Ngươi hãy coi chừng đừng quên các điều mắt đã thấy và đừng để chúng vuột khỏi con tim trong suốt cuộc đời: ngươi sẽ dậy cho con cái và cháu chắt ngươi” (Đnl 4,9). Đức tin được nuôi dưỡng bởi việc khám phá và ký ức về Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn trung thành, là Đấng hướng dẫn lịch sử và làm thành nền tảng chắc chắn và ổn định cho cuộc sống. Cả thánh thi Magnificat, mà Đức Maria dâng lên Thiên Chúa, cũng là một thí dụ rất cao của lịch sử cứu độ. Mẹ Maria chúc tụng hành động của Thiên Chúa trên lộ trình cụ thể của dân Người, sự trung thành với các lời hứa của giao ước với tổ phụ Abraham và con cháu người. Và tất cả điều này là ký ức sống động về sự hiện diện không suy giảm của Thiên Chúa (x. Lc 1,46-55). Đối với Israel xuất hành là biến cố lịch sử chính yếu, trong đó Thiên Chúa mạc khải hành động quyền năng của Người. Thiên Chúa giải phóng người Israel khỏi nô lệ Ai Cập, để họ có thể trở về Đất Hứa và thờ phượng Người như là Chúa thật duy nhất. Israel không lên đường để là một dân tộc như các dân tộc khác, nhưng để phục vụ Thiên Chúa trong phụng tự và trong cuộc sống và làm chứng cho Người giữa các dân tộc khác. Và việc cử hành biến cố này khiến cho nó hiện diện và thời sự, bởi vì công trình của Thiên Chúa không giảm sút. Người trung thành với chương trình giải phóng và tiếp tục theo đuổi nó, để cho con người có thể nhận biết và phục vụ Chúa mình và đáp trả lại hành động của Thiên Chúa với đức tin và tình yêu thương. Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Như thế Thiên Chúa mạc khải chính mình không phải chỉ trong hành động nguyên thủy của việc tạo dựng, nhưng bằng cách bước vào trong lịch sử của chúng ta, lịch sử của một dân tộc bé nhỏ, không phải một dân đông nhất, cũng không phải mạnh nhất. Và Mạc Khải nay của Thiên Chúa đạt tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô: Thiên Chúa, Logos, Lời tạo dựng ở nơi nguồn gốc của thế giới, đã nhập thể nơi Đức Giêsu và cho thấy gương mặt thật của Thiên Chúa. Nơi Đức Giêsu mọi lời hứa được thành toàn, nơi Người lịch sử của Thiên Chúa với nhân loại đạt tột đỉnh. Khi chúng ta đọc trình thuật hai môn đệ trên đường về làng Emmaus do thánh Luca kể, chúng ta thấy nổi lên một cách rõ ràng con người của Chúa Kitô soi sáng Cưu Ước và toàn lịch sử cứu độ, và cho thấy chương trình hiệp nhất lớn lao của Cựu Ước và Tân Ước. Thật vậy Đức Giêsu giải thích cho hai khách bộ hành lạc lõng và vỡ mộng hiểu Người là sự thành toàn của mọi lời hứa: ”Rồi bắt đầu từ ông Môshê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24,27). Thánh sử cũng ghi lại lời hai môn đệ kêu lên sau khi đã nhận ra người bạn đường ấy là Chúa: ”Dọc đường khi Người nói chuyên và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,32). Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo tóm tắt các chặng sự Mạc khải của Thiên Chúa bằng cách cho thấy một cách tổng quát sự phát triển của nó (x. cs 54-64). Ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã mời gọi con người bước vào sự hiệp thông thân tính với Người, và cả khi con người vì bất tuân phục đã đánh mất đi tình bạn của Người, Thiên Chúa đã không bỏ rơi con người cho quyến lực của cái chết, nhưng nhiều lần đã cống hiến cho con người giao ước của Người (x. Sách lễ Roma, Lời nguyện Thánh thể IV). Sách Giáo Lý duyệt lại lộ trình của Thiên Chúa với con người, từ giao ước với ông Noe sau Lụt Hồng Thủy, cho tới việc mời gọi tổ phụ Abraham ra khỏi quê hương để làm cho ông trở thành cha của đông đảo các dân tộc. Thiên Chúa thành lập Israel như dân Người qua biến cố Xuất Hành, giao ước núi Sinai và ơn Lề Luật qua ông Môshê để được nhận biết và phục vụ như Thiên Chúa duy nhất hằng sống và đích thật. Với các ngôn sứ Thiên Chúa hướng dẫn dân Người trong niềm hy vọng của ơn cứu rỗi, trong việc chờ đợi một Giao Ước mới và vĩnh cửu được dành để cho tất cả mọi người, được hiện thực nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người, tột đỉnh của sự Mạc Khải và chương trình lòng lành của Thiên Chúa. Đó là chương trình cứu độ duy nhất được hướng tới toàn thể nhân loại, được mạc khải từ từ và thực hiện bởi quyền năng của Thiên Chúa. Đây là điều nền tảng đối với lộ trình đức tin. Chúng ta đang ở trong Mùa Vọng chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Từ ”vọng” có nghĩa là ”đến”, ”hiện diện” và xưa kia ám chỉ việc đến của một vì vua hay của hoàng đế trong một tỉnh của đế quốc. Đối với chúng ta là các kitô hữu nó ám chỉ một thực tại tuyệt vời và đảo lộn: Thiên Chúa đã vượt qua Trời của Người và cúi xuống trên con người; Người đã ký kết giao ước với nó bằng cách bước vào trong lịch sử của một dân tộc. Người là vua đã xuống trong tỉnh nghèo nàn này là trái đất và đã ban tặng cho chúng ta sự sống của Người bằng cách nhận lấy thịt xác chúng ta, bằng cách trở thành người như chúng ta. Mùa Vọng mời gọi chúng ta đi lại con đường của sự hiện diện đó, và nó luôn nhắc lại cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không tự ra khỏi thế giới, không vắng mặt, không để chúng ta một mình, nhưng đến gặp gỡ chúng ta trong nhiều cách thế, mà chúng ta phải học biết phân định. Cả chúng ta nữa, với đức tin đức cậy và đức mến chúng ta được mời gọi ý thức và làm chứng mỗi ngày cho sự hiện diện này của Chúa, trong một thế giới thường khi hời hợt và lo ra, và làm rạng ngời lên trong cuộc sống chúng ta ánh sáng đã chiếu soi hang đá Bếtlêhem. Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, A rập, Ba Lan, Lituani và Ý. Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết hôm qua là lễ Đức Mẹ Guadalupe, Bổn Mạng Châu Mỹ và Ngôi Sao của việc truyền giáo mới. Ngài cầu chúc các bạn trẻ học yêu mến và hy vọng trong trường của Mẹ Maria. Đức Thánh Cha xin Mẹ đồng hành với các người đau yếu và củng cố họ trong khổ đau. Ngài khích lệ các cặp vợ chồng mới cưới phó thác con đường hôn nhân của họ cho Thân Mẫu Chúa Giêsu. Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người. Linh Tiến Khải – Vietvatican

HỘI NGHỊ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU LẦN X BẮT ĐẦU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM

HỘI NGHỊ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU LẦN X BẮT ĐẦU DIỄN RA TẠI VIỆT NAM

Chiều 10 tháng 12-2012 đã khai mạc Hội nghị khoáng đại của Liên HĐGM Á Châu, diễn ra tại Xuân Lộc. Hội nghị sẽ kết thúc với thánh lễ bế mạc tại nhà thờ chánh Tòa Đức Bà, Sài Gòn, vào sáng Chúa Nhật 16 tháng 12-2012, lúc 9 giờ. Trang web HĐGM Việt Nam cho biết các tham dự viên của Hội nghị đã đến phi trường Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cho cuộc Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam này. Riêng các ĐHY Oswald Gracias, Tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Á châu, cùng ĐHY Gaudencio Borbon Rosales (Đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị lần này), Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli  và Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn ra Hà Nội; sau đó cùng với Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (Chủ tịch HĐGMVN) đến thăm xã giao Chính quyền Việt Nam trước khi khai mạc Đại hội.

Radio Vatican nhận định Đại Hội diễn ra tại Việt Nam như là “dấu cởi mở rụt rè nhưng chắc chắn” tại Việt Nam. Trong quá khứ, Liên Hội Đồng đã từng đề nghị tổ chức tại Việt Nam, nhưng lúc đó câu trả lời nhận được là “chúng tôi chưa hội đủ những điều kiện cần thiết để tiếp đón”.

Các chủ đề chính của Đại Hội lần này là những thách đố mà các Giáo Hội Á Châu đang gặp phải. Đó là cơ hội để các Giáo Hội Á Châu nhìn lại cuộc sống và sứ mạng của mình và đồng thời đưa ra những định hướng mới cho tương lai gần.

Dưới đây là những chủ đề cụ thể:

+ Ngày thứ nhất: “Nhìn lại quá khứ và tạ ơn Chúa”;

+ Ngày thứ hai: “Phân định các dấu chỉ thời đại và cầu xin ơn khôn ngoan”;

+ Ngày thứ ba: “Suy niệm trong đức tin về hoàn cảnh mục vụ, cầu xin ơn lãnh đạo tinh thần”;

+ Ngày thứ tư: “Trả lời cho những thách đố mục vụ, cầu xin ơn can đảm và quảng đại”;

+ Ngày thứ năm: “Một lần nữa dấn thân trong sứ mạng của Giáo Hội tại Á Châu”;

+ Ngày thứ sáu: “cử hành kỷ niệm 40 năm (1972-2012)” thành lập Liên Hội Đồng.

Cầu xin cho Đại Hội được những hoa trái tốt đẹp của Chúa Thánh Thần.

Tý Linh

10 sự kiện Mùa Vọng

10 sự kiện Mùa Vọng

Khắp nơi trên thế giới bắt đầu vang lên các bài hát Giáng sinh và mọi người sẵn sáng nói về mùa Giáng sinh – nhưng chưa phải lễ Giáng sinh. Mùa Vọng là mùa chuẩn bị cho lễ Giáng sinh.

Vậy mùa Vọng là gì và tại sao lại quan trọng? Mùa vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giêsu đến. Mùa Vọng có chủ đề hầu như là sám hối (quasi-penitential theme), và điều này có thể là “thuốc giải độc” mạnh đối với việc bảo vệ quyền lợi của đất nước và thời gian của chúng ta.

Đây là 10 sự kiện quan trọng về mùa Vọng:

1. Việc “chuẩn bị lễ Giáng sinh” được tìm thấy trong sách ghi chép về Công nghị Saragossa (Synod of Saragossa), ở Tây ban nha năm 380 (sau CN). Công hội này tuyên bố các Kitô hữu đã rửa tội nên có mặt ở nhà thờ từ 17/12 đến 25/12, 8 ngày trước lễ Giáng sinh – không là mùa Vọng trọn vẹn nhưng là một sự khởi đầu.

2. Thánh Caesarius thành Arles (502-542) được coi là người có những bài giảng đầu tiên về mùa Vọng.

3. Công hội Macon ở Gaul (ngày nay là Pháp) năm 581 (sau CN) là nhân chứng hùng hồn về những gì chúng ta có thể gọi là mùa Vọng. Công hội này nói rằng các quy tắc phụng vụ đối với mùa Chay được duy trì từ 11/11 tới 24/12 (khoảng 40 ngày). Việc nối kết giữa mùa Vọng và mùa Chay phản ánh lý do tại sao màu tím sám hối lại phổ biến đối với cả mùa Vọng và mùa Chay.

4. Chúng ta cũng có bài giảng của Thánh GH Gregôriô Cả (590-604) về Chúa nhật thứ II mùa Vọng.

5. Thế kỷ thứ VII, mùa Vọng được cử hành ở Tây ban nha với 5 Chúa nhật! Sách bí tích Gelasia (Gelasian Sacramentary) cũng đưa ra phụng vụ đúng đối với “năm Chúa nhật mùa Vọng”.

6. Các Giáo hội Đông phương bắt đầu cử hành mùa Vọng từ thế kỷ thứ VIII như thời gian ăn chay nghiêm nhặt và kiêng khem – việc thực hành vẫn phổ biến trong Chính thống giáo Đông phương (Eastern Orthodoxy). Việc thực hành này cũgn phản ánh tính tương tự với mùa Chay. Một cách ngẫu nhiên, màu đỏ là màu phụng vụ phổ biến nhất đối với mùa Vọng trong các Giáo hội Đông phương.

7. Thánh GH Gregoriô VII (1073-85) đã giảm số Chúa nhật mùa Vọng từ 5 xuống còn 4 như hiện nay.

8. Chúa nhật thứ III mùa Vọng được gọi là Chúa nhật vui mừng (Gaudete Sunday) và được đánh dấu bằng lễ phục hồng và treo màn. Gaudete nghĩa là vui mừng vì Chúa nhật thứ III là đi được nửa chặng đường mùa Vọng. Việc này hợp với lễ phục hồng được dùng vào Chúa nhật thứ IV mùa Chay (Laetare Sunday), cũng đi được nửa chặng đường mùa Chay.

9. Vòng hoa mùa Vọng, xuất hiện trong nhiều gia đình Công giáo, đó là một cách sáng tạo mới. Nó được bắt nguồn từ một thói quen của người Đức hối thế kỷ thứ XIX, nguồn gốc từ những người theo thuyết Luti (Lutheranism). Việc thực hành này mau chóng được người Công giáo Bavaria theo và phát triển ra khắp thế giới.

10. Phụng vụ mùa Vọng đề cập lần đến thứ hai của Đức Kitô trong khi vẫn nhớ lần đến thứ nhất của Đức Kitô trong lễ Giáng sinh. Như vậy, mùa Vọng được cử hành hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử qua Đức Giêsu Kitô. Mùa Vọng là bước ngoặt của lịch sử Kitô giáo.

Tôi hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Hãy gởi thông điệp này cho bạn bè và gia đình, đồng thời tận hưởng mùa Vọng thánh thiện. Chúc mọi người sống mùa Vọng hạnh phúc và thánh thiện để xứng đáng đón nhận Hồng ân của Chúa Hài Đồng.

TAYLOR  MARSHALL

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Canterbury Tales)

Mùa Vọng – mùa của những khao khát

 Mùa Vọng – mùa của những khao khát


 

Đối với người Công giáo, Mùa Vọng là khởi điểm cho một Năm Phụng vụ mới, khởi đầu lại cho chúng ta một hành trình mới của đời người. Đồng thời, cũng là dịp mỗi người nhìn lại đời sống Kitô hữu của mình trong năm qua, để có những thay đổi và cũng cố về đức Tin – Cậy – Mến trên bước đường làm con Chúa trong Năm Phụng vụ mới.

Đối với mọi người đây là tháng cuối cùng của một năm, kết thúc những hoạt động trong một năm và có những định hướng cho năm mới, cho nên ai cũng luôn ấm ủ hy vọng lớn về những điều tốt đẹp, khao khát những điều may mắn trong những ngày còn lại của năm cũ này. Để bước vào năm mới với một động lực mạnh mẽ trong niềm vui của sự hào hứng.

Những người làm ăn kinh tế thì họ hy vọng những điều may mắn tốt đẹp cho công việc làm ăn để khởi đầu một năm mới với nhiều thuận lợi. Những học sinh, sinh viên thì hy vọng những bài kiểm tra, những môn thi cuối kỳ của học kỳ thứ nhất đạt kế quả tốt đẹp, để bước vào kỳ học mới với động lực mạnh mẽ và cố gắng hơn… Nhưng đặc biệt hơn, đối với người Kitô hữu, họ đang có một hy vọng lớn lao, khao khát đích thực đó là mong đợi Con Thiên Chúa giáng trần – Hài Nhi Giêsu. Người đến trần gian, mặc lấy thân phận con người, chuộc tội cho chúng ta để chúng ta được sống trong ân nghĩa làm con Thiên Chúa.

Những ngày này, chúng ta đang sống sự trông mong, đợi chờ con Thiên Chúa xuống thế làm người. Vậy, chúng ta hy vọng gì, khao khát gì nơi Con Thiên Chúa khi Người đến?

Khao khát sự thật, công lý và hòa bình

Hơn lúc nào hết, Con người ngày nay đang sống trong nhiều nỗi bất an, vô lương tâm và đầy rẫy gian dối. Vì những mối lợi cá nhân, vì đồng tiền đã khiến con người lừa đảo lẫn nhau, gian manh với cả anh em mình. Con người “dẫm đạp” lên nhau để sống, lừa lọc trong làm ăn hòng vun vén thật nhiều tiền của. Vì mối lợi của một tổ chức, cơ quan, con người ta có thể bịt miệng những ai dám nói lên sự thật, đè nén và đối xử bất công những ai dám đi ngược lại sự gian dối, ác tâm của họ. Ngay bên cuộc sống, trong xã hội chúng ta, đang thiếu tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của con người. Đạo đức đang xuống cấp một cách trầm trọng, các tệ nạn chém giết, cước bóc, hiếp dâm, phá thai, đánh nhau… nhan nhản trên các tờ báo hằng ngày.

Có vẻ xã hội đang được thu nhỏ dưới bốn câu thơ sau: “Nhân phẩm từ đây giảm giá rồi, chỉ còn lương thực tăng giá thôi, lương tâm bán rẻ hơn lương thực, chân lý – chân giò một giá thôi!”. Cho nên con người hôm nay luôn cảm thấy lo lắng về cuộc sống, bất an về tinh thần. Từ đó họ luôn khao khát sự thật, mong cho chân lý được hiển trị để cuộc sống có hòa bình đích thực. Nhưng có lẽ điều họ đang mãi kiếm tìm chính là điều mang đến cho họ sự bất an. Sự thật mà họ đang chứng minh là sự thật giả tạo. Chân lý họ đang bám víu là cái lý “không có chân”! Bởi tất cả những điều con người đang kiếm tìm thiếu vắng Thiên Chúa vì “chính Ngài là con đường, là sự thật và là sự sống (Ga 14,6).

Khao khát tình yêu

Một thế giới “thượng vàng hạ cám” đã làm lệch đi rất nhiều những giá trị cuộc sống. Một thế giới xem ra những nghĩa cử yêu thương thật hiếm hoi. Con người ngày nay đang dần trở nên vô cảm với nhau. Tình yêu, tình thương đã được công nghiệp hóa? Lối sống ích kỷ, thờ ơ đang ngày một ăn sâu vào mỗi chúng ta. Con người ngày nay đang thiếu thốn những tình cảm chân thành, thiếu tình thương đích thực. Trái lại, họ đang trao cho nhau nhưng thứ tình cảm vì lợi lộc, đến với nhau bằng thứ tình thương lợi dụng, và dùng tình yêu như một thứ mua bán nhằm đạt được điều mình muốn. Quả vậy, thế giới hôm nay đang bị băng hoại tình người, thiếu vắng tình thương và đang trở nên vô tâm, vô cảm với nhau. Thiết nghĩ, nguyên nhân sâu xa dẫn đến điều đó là cuộc sống của họ đang loại trừ Thiên Chúa nên vắng bóng tình yêu. Vì thánh Gioan đã khẳng định “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8).

Khao khát ơn cứu độ

Chính thánh Gioan Tẩy giả đã khẳng định: “Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 6). Chúa giáng sinh làm người để cứu độ chúng ta, chuộc mọi tội lỗi của con người để chúng ta được sống trong ân nghĩa làm con cái Chúa. Những trái lại, đã hơn 2000 năm Con Thiên Chúa giáng trần nhưng nhiều người vẫn chứa thấy ơn cứu độ. Không đâu xa, ở Việt Nam, đã gần 500 năm từ ngày Tin Mừng được gieo vãi trên mảnh đất này, nhưng số người được rửa tội chỉ vào khoảng 1/10 dân số. Đó là con số rửa tội, còn con số “thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” thì không ai thống kê được! Chúa đã ban cho con người sự tự do để họ chọn lựa, tự do kiếm tìm điều tốt nhất cho mình, nhưng họ lại chỉ lo tích trữ cho mình nhiều tiền bạc, tìm địa vị chức quyền, đam mê những thú vui trần thế… Vì thế, sự tự do đã dần đưa họ đến sự mất tự do, xa dần ơn cứu độ và dẫn đến sự diệt vong. Cho nên, con người vẫn luôn đi tìm và khao khát ơn cứu độ nhưng vẫn không tìm được vì họ đã không chọn “phần tốt nhất” cho mình, đó chính là “ơn cứu độ của Thiên Chúa” chúng ta.

Khi cuộc sống còn vắng bóng sự thật, thiếu thốn tình yêu, xa rời chân lý thì làm sao con người thấy được ơn cứu độ mà Thiên Chúa dành tặng cho mình? Thiên Chúa đã ban cho con người Người Con duy nhất của mình là Đức Giêsu. Chúng ta đang mong đợi, đang khao khát Người Con đến để chúng ta được sống trong yêu thương, được hòa bình đích thực và được hưởng ơn cứu độ. Nhưng thử hỏi chúng ta đã làm gì khi Ngài đến?

Đã bao dịp Giáng ginh trôi qua, đã bao lần “nửa đêm khấn hứa”, không ít lần “quỳ bên hang sâu” nhưng chúng ta đã làm gì, đã sống như thế nào để cho những khao khát đó phần nào trở thành hiện thực? Hay chúng ta mong đợi Chúa đến chỉ là để được vui chơi, được ngắm những cảnh đẹp Noel lung linh, huyền ảo, hay xem đó là cơ hội để chúng ta tâm sự, tỏ tình cùng ai, hoặc là dịp để mở tiệc, liên hoan rầm rộ…

Hy vọng trong thời gian đợi chờ Chúa đến, mỗi chúng ta hãy thắp lên ngọn lửa của yêu thương, để sưởi ấm cho những ai đang cô đơn, thất vọng vì thiếu vắng tình thương, sự cảm thông và nâng đỡ của anh em. Giữa một thế giới đang bán rẻ lương tri, chúng ta biết sống tôn trọng lẫn nhau, biết sống cho tình người cao quý, loại bỏ những của cải vật chất tầm thường. Giữa một xã hội mà chân lý bị vùi giập, chúng ta dám sống cho sự thật, làm chứng cho chân lý cho dẫu có bị nghi kỵ, hiểu lầm và kết án bất công. Chúng ta hãy sống theo gương Hài nhi Giêsu, làm chứng cho sự thật, dám yêu đến hy sinh cả mạng sống, dám sống hết mình vì mọi người, và dám trở nên mọi sự cho mọi người để cho sự thật được tôn trọng, công lý được hiển trị, tình thương được lan tỏa và cho mọi người “thấy được ơn cứu độ của Thiên Chúa”.

Ước mong trong Năm Đức Tin này, cách riêng trong Mùa Vọng này, với những khao khát còn đó, chúng ta hãy sống chứng nhân Tin Mừng giữa cuộc sống này để đón chờ Chúa đến và cho những khao khát và hy vọng chân chính trở thành hiện thực. Nhờ đó, chúng ta có một ngày Lễ Giáng Sinh vui vẻ, ý nghĩa, an lành và một Mùa Giáng Sinh chứa chan ân sủng của Hài Nhi Giêsu.

J.B. Lê Đình Nam Đạo Binh Đức Mẹ

Giáng Sinh là lễ của Con Thiên Chúa đến đem an bình, sự sống và niềm vui cho con người.

Giáng Sinh là lễ của Con Thiên Chúa đến đem an bình, sự sống và niềm vui cho con người.

Thánh Gioan Tẩy Gỉa mời gọi chúng ta lắng nghe, tiếp nhận Lời Chúa và sống nòng cốt thế nào để lễ Giáng Sinh không chỉ như là một lễ bề ngoài, mà là lễ của Con Thiên Chúa đến để đem an bình, sự sống và niềm vui đích thật cho con người.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 12-2012. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Trong Mùa Vọng phung vụ đặc biệt nêu bật
hai gương mặt chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến: đó là Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan Tẩy Giả. Hôm nay thánh Luca giới thiệu với chúng ta Gioan Tẩy Giả, và giới thiệu người với các sắc thái khác với các Thánh sử khác. “Tất cả bốn Phúc Âm đặt để gương mặt của Gioan Tẩy Giả vào đầu sinh họat của Đức Giêsu và giới thiệu ông như là vị tiền hô. Thánh Luca đã để vào đàng sau việc nối liền hai gương mặt ấy và sứ mệnh của các vị… Trong việc thụ thai và sinh ra, Đức Giêsu và Gioan đã được đặt trong tương quan với nhau” (Thời thơ ấu của Chúa Giêsu, 23). Việc sắp xếp này giúp hiểu rằng Gioan, như là con của ông Dakharia và bà Êlidabét, cả hai đều thuộc gia đình tư tế, không chỉ là vị ngôn sứ cuối cùng, mà cũng diễn tả toàn chức tư tế của Cựu Ước, và vì thế chuẩn bị con người cho việc phụng tự tinh thần của Tân Ước, được Chúa Giêsu khai mào (x. ibid, 27-28). Ngoài ra, thánh Luca đánh đổ mọi kiểu đọc huyền thoại, mà người ta thường làm đối với các Phúc Âm, và đặt để cuộc sống của vị Tẩy Giả vào trong lỊch sử khi viết: “Vào năm thứ mười lăm thời hoàng đế Tibêrio, trong khi Ponzio Pilatô làm tổng trấn… dười thời các thượng tế Anna và Caipha” (Lc 3,1-2). Bên trong khung cảnh lịch sử này được đặt để biến cố vĩ đại đích thực, là việc sinh ra của Chúa Kitô, mà các người thời đó đã không nhận ra. Đối với Thiên Chúa, các kẻ lớn lao của lịch sử làm khung cho các người bé nhỏ.

Đức Thánh Cha nói về thánh Gioan Tẩy Giả như sau:

Thánh Gioan Tẩy Giả tự định nghĩa mình như là “tiếng kêu trong sa mạc: Hãy dọn đường cho Chúa, hãy uốn thẳng các lối đi của Người” (Lc 3,4). Tiếng loan báo lời, nhưng trong trường hợp này, Lời của Thiên Chúa đi trước, trong nghĩa chính nó xuống trên Gioan, con của Dakharia, trong sa mạc (x. Lc 3,2). Như thế, ông có một vai trò lớn, nhưng luôn luôn để phục vụ Chúa Kitô. Thánh Agostino chú giải rằng: “Gioan là tiếng. Nhưng về Chúa trái lại người ta nói: “Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời” (Ga 1,1). Gioan là tiếng nói qua đi, Chúa Kitô là Lời vĩnh cửu đã có từ ban đầu. Nếu lấy đi lời khỏi tiếng, thì còn lại cái gì? Một tiếng mơ hồ. Tiếng không lời đánh động thính giác, nhưng không xây dựng con tim” (Diễn văn 293,3; PL 38,1328). Chúng ta có bổn phận lắng nghe tiếng nói ấy để dành chỗ trong con tim cho Chúa Giêsu và đón tiếp Người là Lời cứu rỗi chúng ta. Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy chuẩn bị để nhìn thấy, với con mắt đức tin, ơn cứu độ của Thiên Chúa trong Hang Đá nghèo hèn Bếtlêhem (x. Lc 3,6). Trong xã hội tiêu thụ, trong đó người ta thử tìm niềm vui trong các sự vật, vị Tẩy Giả dạy cho chúng ta biết sống một cách nòng cốt, để Giáng Sinh không chỉ là một lễ bề ngoài, nhưng như lễ của Con Thiên Chúa đến để đem tới cho nhân loại an bình, sự sống và niềm vui đích thực.

Chúng ta hãy phó thác con đường đến gặp Chúa của chúng ta cho sự bầu cử hiền mẫu của Mẹ Maria, Đức Nữ Trinh của Mùa Vọng, để sẵn sàng đón tiếp trong tim và trong toàn cuộc sống Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Bằng tiếng Pháp ngài mời gọi mọi người quảng đại tiếp đón các anh chị em di dân phải bỏ quê hương vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có chiến tranh và nghèo đói, và phải sống trong cảnh tạm bợ, ít được hiểu biết. Ước chi họ được tiếp đón với tình liên đới huynh đệ, được trợ giúp trong các nhu cầu của họ và có cuộc sống xứng đáng.

Bằng tiếng Anh ngài nói trong Phúc Âm hôm nay thánh Gioan Tẩy Giả nhắc cho chúng ta biết sự cần thiết của việc sám hối và thanh tẩy để dọn đường cho Chúa và chờ đợi Người đến trong vinh quang.

Trong tiếng Đức ngài nói qua lời thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi hoán cải và hòa giải với Chúa, chúng ta cũng được kêu mời đón nhận ơn tha thứ trong bí tích Hòa Giải, qua đó Thiên Chúa tha tội cho chúng ta, chữa lành các thương tích và làm cho mọi sự trở nên tốt đẹp.

Chào các tín hữu Ba Lan ngài ghi nhận rằng ngày nay, tuy được mời gọi, nhưng có nhiều người không tin. Trong Năm Đức Tin này, cũng như thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta được kêu mời là các sứ giả Tin Mừng và là chứng nhân trung thành của Chúa Kitô.

Sau cùng Đức Thánh Cha chúc tất cả một ngày Chúa Nhật tươi vui an bình.

Linh Tiến Khải – Vietvatican

 

 

ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI VÌ ĐẶC ÂN CỦA THIÊN CHÚA

ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI VÌ ĐẶC ÂN CỦA THIÊN CHÚA



VATICAN: Trưa 8 tháng 12-2012 lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đọc kinh Truyền Tin với hàng ngàn tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài nói: Nhờ đặc ân của Thiên Chúa Đức Mẹ không mắc tội tổ tông truyền. Nơi Mẹ, nhân loại và lịch sử rộng mở cho Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã tìm thấy nơi Mẹ sự lắng nghe, tiếp nhận, đáp trả và tiếng “có” sẵn sàng công tác hoàn toàn, cho phép Ngôi Lời nhập thể và đến ở giữa chúng ta. Mẹ Maria đại diện cho dân Israel mới, mà Thánh Kinh Cựu Ưóc miêu tả với biểu tượng hiền thê. Trong thư gửi tín hữu Êphêxô thánh Phaolô nói về hôn nhân và khẳng định rằng: “ Chúa Kitô đã yêu Giáo Hội và hiến mình cho Giáo Hội để làm cho Giáo Hội trở thành thánh thiện, bằng cách thanh tẩy Giáo Hội bằng nước và lời hằng sống, để giới thiệu với chính Người Giáo Hội hoàn toàn vinh quang, không tì ố, không vết nhăn hoặc bất cứ khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,25-27).

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Các Giáo Phụ đã khai triển hình ảnh này và giáo thuyết của Mẹ Vô Nhiễm đã nảy sinh, trưóc hết quy chiếu về Giáo Hội đồng trinh – me và sau đó quy chiếu về Mẹ Maria. Vì thế giáo phụ Efrem ngưới Siri mới viết một cách thi vị như sau: “Như chính các thân xác đã phạm tội và chết và, đất mẹ của chúng, bị chúc dữ (x, St 3,17-19), thì nhờ thân xác này là Giáo Hội không thể hủy hoại, đất của nó đã được chúc lành ngay từ đầu. Đất đó là thân xác Đức Maria, đền thờ trong đó một hạt giống đã được đặt vào” (Diatesaron 4,15: SC 121,102).

Ánh sáng dãi tỏa từ gương mặt của Đức Maria giúp chúng ta hiểu ý nghĩa đích thật của tội tổ tông. Thật vâỵ, nơi Mẹ Maria sống và hoạt động một cách tràn đầy tương quan với Thiên Chúa mà tội lỗi đã bẻ gẫy. Nơi Mẹ không có sự đối nghịch nào giữa Thiên Chúa và con người Mẹ, mà có sự hiệp thông tràn đầy mạnh mẽ. Có một tiếng “có” hai chiều của Thiên Chúa đối với Mẹ và của Mẹ đối với Thiên Chúa. Mẹ Maria khỏi tội lỗi vì Mẹ hoàn toàn là của Thiên Chúa, hoàn toàn thuộc về Người. Mẹ tràn đầy Thánh Sủng và Tinh Yêu của Thiên Chúa.

Kết luận, giáo lý vế sự Vô Nhiễm Thai của Mẹ Maria diễn tả sư chắc chắn của niềm tin rằng các lời hứa của Thiên Chúa đã được thực hiện: rằng giao ước của Người không thất bại, nhưng đã sinh ra một gốc rễ thánh thiện, từ đó nảy mầm Qủa Phúc của toàn vũ trụ, là Đức Giêsu Đấng Cứu Thế. Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội chứng minh cho thấy rằng Thánh Sủng có khả năng dấy lên một câu trả lời, rằng sự trung thành của Thiên Chúa biết sinh ra một đức tin đích thực và tốt lành.

** Sau Kinh Truyền Tin ĐTC đã bày tỏ tình liên đới với các anh chị em nạn nhân bão lụt tại Philippines. Ngài cầu nguyện cho các nạn nhân, cho gia đình họ và các người phải di tản. ĐTC cầu mong đức tin và tình bác ái huynh đệ là sức mạnh giúp đối phó với thử thách khó khăn này.

Vào bốn giờ chiều, theo một thói quen đã có từ nhiều thập niên qua, Đức Thánh Cha đã đến quảng trường Tây Ban Nha để kình viếng tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm và dâng hoa cho Đức Mẹ. Ngỏ lời trong dịp này ngài nói việc sùng kính Đức Mẹ hiệp nhất mọi người, đặc biệt trong Năm Đức Tin này.

Biến cố Thiên Chúa nhập thể làm người và cuộc gặp gỡ của sứ thần với Trinh Nữ Vô Nhiễm đã xảy ra trong sự thinh lặng hoàn toàn. Điều thật sự quan trọng thường đi qua trong thầm lặng, không ai trông thấy và nhận ra. Và sự trầm lắng đó phong phú hơn nhịp điệu ồn ào của các thành phố của chúng ta ngày nay. Khuynh hưóng hiếu động khiến cho chúng ta không có khả năng dừng lại, yên tĩnh, lắng nghe sự thinh lặng, trong đó Thiên Chúa cho nghe được tiếng nói kín đáo của Người. Trong ngày truyền tin Đức Maria hoàn toàn cầm trí và rộng mở cho việc lắng nghe Thiên Chúa. Nơi Mẹ không có gì ngăn che, cản trở và xa cách với Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa cuộc sống vô nhiễm nguyên tội của Mẹ.

Con tim của Mẹ ở trong tim Thiên Chúa một cách toàn vẹn, không phân cách, không có bóng dáng sự ích kỷ, nhưng hoàn toàn đồng điệu vỏi Thiên Chúa.

Nơi đây, Mẹ Vô Nhiễm nhắc cho chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa nói với chúng ta trong thinh lặng. Để nhận ra chương trình của Người đối với cuộc sống cá nhân và xã hội, cần phải xuống một mức sâu xa hơn nữa, nơi các sức mạnh luân lý và tinh thần hoạt động, chứ không phải các sức mạnh kinh tế chính trị. Mẹ mời chúng ta xuông đó để đồng điệu với hoạt động của Thiên Chúa.

Điều thứ hai Đức Mẹ Vô Nhiễm nói với chúng ta: đó là ơn cứu rỗi không phải là công trình của con người, khoa học, kỹ thuật và ý thức hệ, nhưng đến từ Ơn Thánh. Ơn Thánh có nghĩa là Tinh Yêu trong sự tinh tuyền và xinh đẹp của nó, là chính Thiên Chúa như được Thanh Kinh kể trong lích sử cứu rỗi và thánh toàn nơi Đức Giêsu Kitô.

Mẹ Maria được gọi là Đấng “đầy ơn phước”. Căn cưóc này của Mẹ nhắc cho chúng ta nhớ tới quyền tối thượng của Thiên Chúa trong cuộc sông chúng ta và trong lich sử thế giới. Nó nhắc chúng ta nhớ rằng quyền năng tinh yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và có thể lấp đầy các trống rỗng, mà sự ích kỷ gây ra trong lịch sử của con người, của các gia đình, các quốc gia và của thế giới. Các trống rỗng ấy có thể trở thành các hoả ngục, nơi cuộc sống con người bị kéo xuống thấp và sự hư vô, mất đi ý nghĩa và ánh sáng. Các phương thuốc gỉa mà thế giớí đề để lấp đầy các trống rỗng ấy – biểu tượng là ma túy – thật ra chỉ đào rộng thêm hố sâu. Chỉ có tình yêu chứa đựng sự trong sạch của Ơn Thánh mới có thể cứu con người khỏi sư sa ngã này, tình yêu của Thiên Chúa biến đổi và canh tân, trao ban dưỡng khí mới, khí trọng lành và năng lực mới cho các lá phổi bị nhiễm độc. Mẹ Maria nói với chúng ta rằng cho dù con người có rơi xuống sâu tới đâu đi nữa nó cũng không bao giờ quá sâu đối với Thiên Chúa là Đấng đã xuống các vực sâu. Cho dù trái tim con người có sai lạc tới dsâu đi nữa, Thiên Chúa “vẫn luôn luôn lớn lao hơn trái tim của chúng ta” (1 Ga 3,20).Hơi thở dịu dàng của Thánh Sủng có thể đánh tan các đám mây đen tối nhất, và cả trong các tinh trạng vô nhân nhất nó cũng có thể khiến cho cuộc sống lại xinh đẹp và phong phú.

Điểm thứ ba Mẹ Maria Vô Nhiễm nói với chúng ta đó là niềm vui đích thật tỏa lan trong con tim khỏi tội lỗi. Tội lỗi đem theo trong chính nó một nỗi buồn tiêu cực khiến cho con người tự khép kín trong chính mình.

Ơn Thánh đem lại niềm vui thật, niềm vui không tùy thuộc nơi sự chiếm hữu vật chất, mà đâm rễ trong nơi sâu thẳm của con người, mà không có gì và không ai có thể lấy mất được. Kitô giáo, một cách nòng cốt, là một “tin mừng”, “tin vui”.

Kitô giáo loan báo chiến thắng của Ơn Thánh trên tội lỗi, của sự sống trên cái chết. Nếu nó bao gồm các khước từ, một kỷ luật của tâm trí và hành động là bởi vì nơi con người có gốc rễ độc hại của ích kỷ gây đau đớn cho chính mình và cho người khác. Vì thế cần phài học biết nói không với ích kỷ và nói có với tình yêu đích thật. Niềm vui của Mẹ Maria tràn đầy, bởi vì trong tim Mẹ không có bóng dáng tội lỗi. Niềm vui ấy trùng hợp với sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc sống của Mẹ… Trong Mùa Vọng này xin Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội dậy cho chúng ta biết lắng nghe tiếng Thiên Chúa nói trong thinh lặng và tiếp nhận Ơn Thánh của Chúa, giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và mọi ích kỷ, để hưởng nếm niêm vui đích thật. Xin Mẹ Maria đầy ơn phúc cầu cho chúng ta (SD 8-12-2012)

Linh Tiến Khải

Thiên Chúa mời gọi chúng ta đem chương trình tình yêu cứu độ của Người vào lòng thế giới

Thiên Chúa mời gọi chúng ta đem chương trình tình yêu cứu độ của Người vào lòng thế giới



Thiên Chúa mời gọi chúng ta đem chương trình tình yêu cứu độ của Người vào lòng thế giới. Mùa vọng đặt để chúng ta trước mầu nhiệm sáng láng biến cố Con Thiên Chúa đến, trước dự định tốt lành, thương xót và tình yêu, qua đó Người muốn lôi kéo chúng ta đến với Người để sống trong sự hiệp thông trọn vẹn của niềm vui và sự an bình với Người.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với gần 7.000 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 5 tháng 12-2012.

Trong bài huấn dụ ngài đã giải thích ý nghĩa bài thánh ca mở đầu thư thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêxô, chúc tụng chương trình tình yêu xót thương của Thiên Chúa đối với con người. Thánh Phaolô dâng lên Thiên Chúa lời chúc tụng này từ tận đáy con tim, bởi vì thánh nhân nhìn vào hành động của Thiên Chúa trong lịch sử đạt tột đỉnh với sự nhập thể, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu; và thánh nhân chiêm ngưỡng việc Thiên Chúa Cha đã chọn lựa chúng ta từ thuở tạo dựng thế giới, cho chúng ta trở thành nghĩa tử của Người, trong Người Con duy nhất của Người là Đức Giêsu Kitô (x. Rm 8,14 tt; Gl 4,4 tt.) Ngay từ đời đời chúng ta đã hiện hữu trong trí của Thiên Chúa, trong một chương trình, mà Thiên Chúa Cha đã giữ gìn trong chính Người và đã quyết định thực hiện và mạc khải khi đến thời viên mãn (x. Ep 1,10). Như thế thánh Phaolô làm cho chúng ta hiểu rằng toàn thụ tạo, và đặc biệt người nam và người nữ, không phải là hoa trái ngẫu nhiên, nhưng trả lời cho một dự án tốt lành trong lý lẽ vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng tạo thành thế giới với quyến năng tạo dựng và cứu độ của Lời Người. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Khẳng định đầu tiên này nhắc cho chúng ta biết rằng ơn gọi của chúng ta không chỉ đơn thuần là sống trong thế giới, được tháp nhập vào một lịch sử, cũng không phải chỉ là các thụ tạo của Thiên Chúa; nó là cái gì cao cả hơn: đó là được Thiên Chúa tuyển chọn, trước cả khi tạo thành vũ trụ, trong Đức Giêsu Kitô Con của Người. Trong Người chúng ta hiện hữu từ luôn mãi. Thiên Chúa chiêm ngưỡng chúng ta trong Đức Kitô, như nghĩa tử. Chương trình tốt lành của Thiên Chúa, mà thánh Tông Đồ cũng định tính như là ”chương trình tình yêu” (Ep 1,5), được định nghĩa là ”mầu nhiệm” ý muốn cửa Thiên Chúa (c. 9), đã bị dấu ẩn, nhưng giờ đây được biểu lộ nơi Con Người và công trính của Đức Kitô. Sáng kiến của Thiên Chúa đi trước mọi đáp trả của con người: đó là một ơn nhưng không của tình yêu của Thiên Chúa bao bọc và biến đổi chúng ta.

Mục đích cuối cùng, trọng tâm của chương trình mầu nhiệm này là ”dẫn đưa mọi sự tới với Đức Kitô là thủ lãnh duy nhất” (c. 10). Trong các kiểu nói này chúng ta tìm thấy một trong các công thức chính yếu của Tân Ước, giúp hiểu chương trình cứu độ của Thiên Chúa, giúp hiểu dự án tình yêu của Người đối với nhân loại, một công thức mà thánh Ireneo thành Lyon chọn như trung tâm nền Kitô học của người: “thâu tóm” toàn thực tại trong Đức Kitô. Đây là công thức Đức Giáo Hoàng Pio X đã dùng để thánh hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu: ”tái lập mọi sự trong Chúa Kitô”, là kiểu nói của thánh Phaolô và cũng là khẩu hiệu của Đức Pio X. Nhưng Đức Thánh Cha minh xác thêm như sau:

Tuy nhiên, một cách chính xác hơn, thánh Tông Đồ nói tới việc thâu tóm vũ trụ nơi Đức Kitô, và điều này có nghĩa là trong chương trình của việc tạo dựng cao cả và của lịch sử, Chúa Kitô đứng lên như trung tâm toàn lộ trình của thế giới, như trục đỡ nâng tất cả, lôi kéo toàn thực tại tới với Người, để thắng vượt sự phân tán và hạn chế và dẫn đưa tất cả tới sự viên mãn như Thiên Chúa đã muốn (x. Ep 1,33).

Chương trình tốt lành này đã không ở trong sự thinh lặng của Thiên Chúa, ở trên trời cao, mà Người đã làm cho nó được biết tới, khi bước vào trong tương quan với con người, mà Thiên Chúa tự mạc khải cho. Người đã không chỉ thông truyền đơn thuần một mớ sự thật, mà tự thông truyền chính Người cho chúng ta, cho tới chỗ nhập thể làm người. Công Đồng Chung Vaticăng II đã khẳng định trong Hiến chế về Mạc Khải như sau: ”Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mặc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết bí tích Thánh Ý Ngài. Nhờ đó loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô Ngôi Lời nhập thể, trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa” (s.2). Thiên Chúa vém mở chương trình tình yêu cao cả của Người bằng cách bước vào trong tương quan với con người, tới gần nó cho tới chỗ trở thành một người.

”Thiên Chúa vô hình trong chương trình tình yêu cao cả của Người nói với con người như bạn hữu (x. Xh 33,11; Ga 15,14-15) và sống giữa họ (x. Br 3,38), để mời goi họ và chấp nhận họ vào sự hiệp thông với Người” (ibidem). Chỉ với trí thông minh và các khả năng của mình con người đã không thể đạt sự mạc khải sáng láng như vậy của tình yêu Thiên Chúa; chính Thiên Chúa đã mở cửa Trời và cúi xuống hướng dẫn con người trong vực thẳm tình yêu của Người.

Thánh Phaolô còn viết cho tín hữu giáo đoàn Côrintô như sau: ”Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho cho những ai mến yêu Người” (1 Cr 2,9-10). Và trong một trang chú giải nối tiếng đầu thư gửi tín hữu Êphêxô thánh Gioan Kim Khẩu mời gọi nếm hưởng vẻ đẹp của ”chương trình lòng lành” ấy của Thiên Chúa đã được mạc khải nơi Chúa Kitô, với các lời sau đây: ”Bạn thiếu cái gì? Bạn đã trở thành bất tử, bạn đã trở thành tự do, bạn đã trở thành con, bạn đã trở thành công chính, bạn đã trở thành em, bạn đã trở thành người đồng thừa tự, với Chúa Kitô bạn cai trị, với Chúa Kitô bạn được vinh hiển. Mọi sự đã được ban cho chúng ta, và như đã viết, làm sao Thiên Chúa lại sẽ không ban mọi sự cho chúng ta với Người?” (Rm 8,32. Của lễ đầu mùa của bạn (x. 1 Cr 15,20.23) được các thiên thần trang điểm… vậy bạn thiếu cái gì?” (PG 62,11).

Sự hiệp thông trong Chúa Kitô bởi Chúa Thánh Thần, được Thiên Chúa cống hiến cho tất cả mọi người với ánh sáng của sự Mạc Khải, không phải là cái gì được chồng lên trên nhân tính của chúng ta, mà là sự thành toàn các khát vọng sâu thẳm nhất, ước muốn vô tận và tràn đầy nằm sâu trong con người, và mở nó ra cho một niềm hạnh phúc không phải tạm thời và có giới hạn, nhưng vĩnh cửu. Nói về việc Thiên Chúa tự mạc khải và nói với chúng ta qua Thánh Kinh để dẫn chúng ta tới với Người thánh Bonaventura thành Bagnoregio khẳng định: ”Thánh Kinh là… cuốn sách trong đó chúng ta sẽ thấy, sẽ yêu và tất cả các ước muốn của chúng ta sẽ được thực hiện” (Breviloquium, Prol.; Opera Omnia V,201 s.). Ngoài ra, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn nhắc nhở rằng: ”sự Mạc Khải đặt để vào trong lịch sử một điểm tham chiếu mà con người không thể tách rời được, nếu muốn đi tới chỗ chiêm ngưỡng mầu nhiệm cuộc sống của mình; nhưng đàng khác sự hiểu biết này lại liên tục quy chiếu về mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà trí tuệ không thể làm cạn kiệt, mà chỉ có thể tiếp nhận trong đức tin” (Enc. Fides et ratio, 14).

Trong viễn tượng đó Đức Thánh Cha định nghĩa đức tin như sau:

Nó là câu trả lời của con người cho sự Mạc Khải của Thiên Chúa, là Đấng tự làm cho mình được hiểu biết, là Đấng biểu lộ chương trình lòng lành của Người đối với nhân loại. Để dùng một kiểu nói của thánh Agostino, tin là để cho mình bị nắm bắt bởi Chân Lý là Thiên Chúa, một Chân Lý là Tình Yêu. Vì thế thánh Phaolô nhấn mạnh sự vâng lời của đức tin đối với Thiên Chúa, là Đấng đã vén mở mầu nhiệm của Người (Rm 16,26; x. 1,5; 2 Cr 10,5-6). Sự vâng lời của đức tin, như Công Đồng Chung Vaticăng II nói, là thái độ qua đó con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa bằng cách tự do dâng lên Thiên Chúa mặc khải sự quy phục hoàn toàn của lý trí và ý chí” (Dei Verbum, 5).

Tất cả những điều này đưa tới một sự thay đổi nền tảng và toàn diện kiểu tương quan với toàn thực tại; đây là một sự ”hoán cải” đích thực, một sự ”thay đổi tâm thức”, bởi vì Thiên Chúa, Đấng đã tự mặc khải nơi Đức Kitô và đã cho chúng ta biết chương trình tình yêu cứu độ của Người, nắm bắt chúng ta, lôi kéo chúng ta tới với Người, trở thành ý nghĩa nâng đỡ cuộc sống, đá tảng trên đó nó có thể tìm thấy sự ổn định. Trong Thánh Kinh Cựu Ước chúng ta tìm thấy một kiểu nói súc tích về đức tin, mà Thiên Chúa đã tín thác cho ngôn sứ Isaia để ông thông truyền cho Achaz, vua Giuđa. Thiên Chúa khẳng định rằng: ”Nếu các ngươi không tin, nghĩa là nếu các ngươi không trung thành với Thiên Chúa, các ngươi sẽ không đứng vững” (Is 7,9b).

Như thế có một mối dây giữa ”ở” và ”hiểu” diễn tả đúng đức tin là một tiếp nhận trong cuộc sống quan điểm của Thiên Chúa về thực tại, để cho Thiên Chúa hướng dẫn với Lời Người và các Bí Tích trong việc hiểu điều gì chúng ta phải làm, con đường nào chúng ta phải đi. Nhưng đồng thời chính là hiểu theo Thiên Chúa, theo ý muốn của Người, nhìn với đôi mắt của Người, là Đấng khiến cho cuộc sống được vững vàng, là Đấng cho phép chúng ta ”đứng vững”, không ngã.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chào giới trẻ, các anh chị em đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nói Mùa Vọng mới bắt đầu trong các ngày này nhận được ánh sáng từ gương sống rạng ngời của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm. Xin Mẹ thúc đẩy các bạn trẻ trên con đường tin nơi Chúa Kitô. Xin Mẹ nâng đỡ các anh chị em đau yếu canh tân niềm hy vọng. Và xin Mẹ hướng dẫn các đôi tân hôn trong việc xây dựng gia đình.

Sau cùng ngài cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vietvatican

LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU CHÚA GIỮA LÒNG THẾ GIỚI

LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU CHÚA GIỮA LÒNG THẾ GIỚI

VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu trưa Chúa nhật 2 tháng -12-2012, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa và sống tình yêu thương của Ngài giữa một thế giới đầy xáo trộn và bị bao phủ bởi thái độ dửng dưng và chủ nghĩa vật chất.

Trong bầu khí thiêng liêng của Chúa Nhật I Mùa Vọng, hàng ngàn tín hữu hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài giải thích về ý nghĩa của Mùa Vọng, đó là một thái độ sẵn sàng chờ Chúa đến. Ngoài ra, ngài cũng diễn giải về ý nghĩa bài Tin Mừng Chúa nhật I Mùa vọng hôm qua. ĐTC nói:

Anh chị em thân mến!

Hôm nay Giáo Hội chính thức bước vào một Năm Phụng Vụ mới, một hành trình mới được làm giầu liên tục với Năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Chung Va-ti-ca-nô II. Mùa đầu tiên của Năm Phụng Vụ chính là Mùa Vọng. Theo Nghi Lễ Rôma, Mùa Vọng kéo dài suốt 04 tuần trước Lễ Chúa Giáng Sinh, là mầu nhiệm Nhập Thể Con Thiên Chúa làm người. Từ ngữ “vọng” (Advent) có nghĩa là “đang đến” hoặc “hiện diện”. Trong thế giới thời cổ, tiếng “Advent” dùng để chỉ về cuộc kinh lý của vị vua hoặc vị hoàng đế đến một tỉnh, hoặc vùng nào đó trong vương quốc của mình.

Trong ngôn ngữ Kitô giáo, từ “Advent” đề cập đến việc Chúa đến, và sự hiện diện của Ngài giữa lòng thế giới. Đó là một mầu nhiệm bao trùm toàn thể vũ trụ và lịch sử, mà cũng là một mầu nhiệm với hai khoảnh khắc nổi bật được biết đến, đó là cuộc giáng trần lần thứ nhất và cuộc quang lâm, nghĩa là cuộc ngự đến lần thứ hai của Chúa Giê-su. Cuộc ngự đến lần thứ nhất đích thực nói đến Mầu Nhiệm Nhập Thể, cuộc ngự đến lần thứ hai chính là cuộc trở lại trong vinh quang vào thời thế mạc. Hai khoảnh khắc này cách biệt nhau theo trật tự thời gian mà giữa chúng cách nhau bao lâu thì chúng ta không được biết. Tự nơi thẳm sâu hai khoảnh khắc ấy chạm vào nhau, bởi lẽ với cuộc tử nạn và phục sinh, Chúa Giê-su đã thực thi cuộc biến đổi ấy cho con người, và cho vũ trụ này. Cuộc biến đổi ấy chính là cùng đích tối hậu của tạo vật. Nhưng trước khi đạt đến điểm chung cuộc ấy, thì cần hoàn tất việc Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Đức Ki-tô (x. 1 Cr 15, 25 ; Tv 110, 1). Kế hoạch cứu độ này của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn hành động, đòi hỏi sự dấn thân vô vị lợi và sự cộng tác của con người cách liên tục. Ví như vị hôn thê của Chiên Thiên Chúa, Đấng đã bị đóng đinh và đã sống lại (x. Kh 21, 9), Giáo Hội đang sống trong nỗi nhớ Chúa và trong niềm mong chờ cuộc trở lại của Ngài, một cuộc mong chờ với niềm hy vọng tỉnh thức và hoạt động.

Tiếp theo, khi diễn giải về Lời Chúa được đọc trong Chúa Nhật I Mùa Vọng, Ngài nhắc nhở các tín hữu thái độ cần phải có trong Mùa Vọng. Ngài nói:Lời Chúa hôm nay vạch ra cho chúng ta thái độ cần phải có để sẵn sàng đón chờ Chúa đến. Trong Tin Mừng Luca, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, …Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn" (Lc 21,34.36). Do đó, hãy sống tiết độ và hãy cầu nguyện luôn! Thánh Phaolô tông đồ cũng ước mong cho “tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết” để “anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách” (xem 1Tx 3,12-13). Dẫu sống trong một thế giới với nhiều biến động, hay giữa những sa mạc của sự dửng dưng và chủ nghĩa vật chất, các Ki-tô hữu được mời gọi để lãnh nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa và làm chứng cho Ngài ngang qua đời sống của mình, như một thành phố xin đẹp sừng sững trên một ngọn núi cao. Như ngôn sứ Giê-rê-mi-a công bố: “Trong những ngày ấy, Giu-đa sẽ được cứu thoát, Giê-ru-sa-lem sẽ an cư lạc nghiệp. Ðây là tên người ta sẽ đặt cho thành: "Ðức Chúa là-sự-công-chính-của-chúng-ta!" (Gr 33,16). Cộng đoàn các Ki-tô hữu là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, của sự công bình vốn đã hiện diện trong dòng lịch sử dù chưa được nhận ra một cách trọn vẹn, và vì thế luôn mong chờ, cầu khẩn, tìm kiếm với lòng kiên nhẫn và can đảm.
Đức Trinh Nữ Maria chính là mẫu gương trọn hảo về việc sống tinh thần Mùa Vọng. Mẹ đã lắng nghe lời Thiên Chúa, với một khao khát sâu thẳm thực thi thánh ý Ngài và Mẹ cũng phục vụ tha nhân trong vui tươi.

Sau bài Angelus, Đức Thánh Cha cũng gửi lời thăm hỏi đến các thành phần tham dự, ngài nói:

Anh chị em thân mến!

Hôm nay, tại Kotta ở Ấn Độ, chúng ta vui mừng vì có thêm một vị Chân phước mới, anh Devasahayam Pillai, một tín hữu đã sống vào thế kỷ 18 và đã chịu tử đạo. Chúng ta cùng chia vui với Giáo hội Ấn Độ và cầu nguyện cùng vị tân chân phước này, xin ngài gìn giữ các Ki-tô hữu tại đất nước rộng lớn này.

Gửi lời đến Ngày Quốc Tế người khuyết tật diễn ra vào ngày hôm nay, ngài nói: Mỗi người, bất chấp những giới hạn về thể lý và tâm lý vẫn mang nơi mình một giá trị không thể thay thế. Tôi khích lệ các cộng đoàn Giáo hội hãy đón nhận những anh chị em này. Đồng thời tôi ước mong những nhà làm luật và các chính phủ hãy bảo vệ những anh chị em này và giúp họ tham dự một cách trọn vẹn vào đời sống cộng đồng.

Cuối cùng, trong tiếng Anh, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng cầu nguyện. “Tôi đặc biệt gửi lời chúc mừng đến những người dân ở vùng Kottar đang mừng lễ phong chân phước cho anh Devasahayam Pillai hôm nay. Đời sống chứng tá của anh về Đức Ki-tô là một mẫu gương sống động nhắc nhớ chúng ta về thái độ tỉnh thức chờ Chúa, một thái độ được nhắc đến trong thánh lễ Chúa Nhật I Mùa Vọng hôm nay. Ước mong thời gian thánh này sẽ giúp chúng ta gắn bó với Đức Kitô nhiều hơn.

Nguyện xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.

Nguyễn Minh Triệu sj

 

 

 

VỊ VUA CHẤP NHẬN CHẾT, ĐỂ CON DÂN ĐƯỢC SỐNG

VỊ VUA CHẤP NHẬN CHẾT, ĐỂ CON DÂN ĐƯỢC SỐNG

Nói đến Vua, người ta nghĩ ngay đến quyền lực, đến sự thống trị. Có những người được tôn lên làm vua  theo kiểu cha truyền con nối “Con vua lại được làm vua”. Cũng có người do công trạng, được dân tín nhiệm. Lại cũng có người tự xưng mình là vua.  Nhưng trong lịch sử, cũng không thiếu những kẻ cướp ngôi vua dành quyền cai trị đất nước bằng cách bất chính hoặc bằng muôn hình vạn trạng quỷ kế trên trường chính trị. Có thể có những điểm khác biệt về cách làm vua, cách cai trị dân nước… nhưng có một điểm chung là không có triều đại nào, chế độ nào “muôn năm” cả.

Thử nhìn lại lịch sử thế giới, có thể thấy, ở nước nào cũng thế, hết triều đại này đến triều đại khác, hết chế độ nầy, đến chế độ khác, không có triều đại nào, không có chế độ nào bền vững- vì triều đại nào, chế độ nào, cũng đầy dẫy những bất toàn ngay ở giai đoạn đầu và có khi thối nát ở giai đoạn cuối. Ai cũng muốn cho triều đại, cho chế độ của mình “muôn năm”, nhưng đó chỉ là một ảo vọng! Hai từ muôn năm bỗng đồng nghĩa với vài chục năm trong khi cơn khát khao, nỗi thèm thuồng quyền lực vẫn còn cháy rực trong lòng. Vì thế, triều đại nào, chế độ nào cũng muốn củng cố quyền lực của mình bằng đủ mọi cách có thể, kể cả những cách vô luân thường, vô đạo lý, vô kỷ luật… không sợ mất lòng dân, chỉ sợ mất quyền cai trị, không sợ dân chết, chỉ sợ mình chết. Và khi đã đến lúc ngọn đèn sắp tắt, thì không ngại gì mà nó không phực lên để chứng tỏ cái sinh khí cuối cùng trong thân thể rệu rã của nó.

Khác với những vị vua ở trần thế, hôm nay, chúng ta Suy Tôn Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, “Người là vua trên hết các Vua, Người là Chúa trên hết các Chúa”, vì người thống trị cả vũ hoàn không phải chỉ dựa vào quyền lực toàn năng của Thiên Chúa Tạo Thành, nhưng còn nhờ Lòng Thương Xót vô cùng của Thiên Chúa Cứu Chuộc.

Ngài vâng lời Thiên Chúa Cha để đến trần gian cho trần gian được yêu thương, được cứu rỗi, được giải thoát khỏi sự chết muôn đời, được đoàn tụ trong vương quốc của Ngài đến muôn đời. Ngài được suy tôn là Vua, Ngài làm Vua, không giống cách làm vua của những vua chúa, hay những nhà cầm quyền thế gian, nhưng cách làm Vua của Ngài là “vâng lời cho đến chết” như Thánh Phaolô xác quyết:  “Chúa Kitô vì chúng ta đã vâng lời cho đến chết, và chết trên Thập Giá. Vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên muôn danh hiệu” (Phil 2, 8-9).

Câu chuyện Tin Mừng thánh Gioan hôm nay kể việc Chúa Giêsu có trát của Philato đòi. Chắc chắn có quân lính áp giải, có dùi cui, có súng ống gậy gộc, nhưng không thấy thánh Gioan nói đến việc Chúa Giêsu bị bịt miệng, nên Ngài đã đứng trước vành móng ngựa và khẳng khái xác nhận: “Vâng, quan nói đúng, Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian nầy là để làm chứng cho sự thật. Ai yêu chuộng sự thật thì nghe Tôi.” (Ga 18,37)

Vâng, đó là thân phận và trách nhiệm của  Con Một Thiên Chúa đầy quyền năng và đầy lòng thương xót đến để  khởi đầu một Triều Đại của Thiên Chúa giữa dân Ngài, triều đại của Chân Lý: Có Thiên Chúa uy quyền và đầy lòng xót thương.  Con Thiên Chúa không đàn áp, bóc lộc dân Ngài, nhưng Ngài để dân đàn áp bóc lộc Ngài như cối chày giã nát những hạt thóc, rồi xay nghiền hạt gạo thành bột thành bánh thơm ngon. Ngài cũng không lừa đảo, cũng không quy hoạch chiếm đoạt đất đai tài sản, nhưng Ngài để dân Ngài chiếm đoạt Ngài làm gia sản muôn đời. Ngài nhường  lầu vàng gác tía, biệt thự nguy nga có then cài cổng khóa cho dân Ngài, còn  Ngài “không có nơi gối đầu qua đêm” (Lc 9,58). Ngài không bắt bớ bỏ tù dân Ngài, nhưng ngài chịu bắt bớ, chịu bỏ tù cho dân Ngài được  tự do! Và cuối cùng, Ngài không muốn cho dân Ngài phải chết để Ngài được sống, nhưng Ngài đã chết cho dân Ngài được sống, và sống muôn đời. Ngài là vị vua yêu thương và phục vụ dân đến cùng. Ngài chết cho con dân của Ngài được sống.

Đã có biết bao thể chế cũng biết tận dụng đường lối yêu thương và phục vụ “chết cho dân được sống” của Chúa Giêsu vào đường lối cai trị của mình, bằng khẩu hiệu “đầy tớ của nhân dân”, nhưng đó là khẩu hiệu mỵ dân, vì họ nói mà không làm. Họ không sống trong tinh thần sự thật. Họ còn giả vờ không biết sự thật, vì sự thật không đem lại lợi ích phàm tục nào cho họ. Câu hỏi  “sự thật là chi?” (Ga 18,38) , chẳng khác nghĩa với câu “sự thật có ích gì?”, “Thiên Chúa có ích gì?”.

Thiết tưởng, các Kitô Hữu Công Giáo Việt Nam, đặc biệt là những người đang sống trong GH tại địa phương, họ là những người được Thiên Chúa yêu thương cách riêng, như dân riêng của Chúa giữa lòng Châu Á, được sống trong một đất nước gần như là luôn luôn phải tử đạo, từ khi hạt giống đức tin được gieo trồng cho đến nay. Họ đã đọc những trang sử oai hùng của Giáo Hội thời các vua chúa quan quyền bức bách đạo, và họ cũng  đang nghe tận tai những khẩu hiệu gian dối, phĩnh lừa, họ chứng kiến tận mắt thời đại của những người vô thần cai trị đất nước. Họ có đủ chứng từ đối chiếu cách làm vua và cách cai trị của Vua thế gian và Vua Giêsu Kitô để xác nhận được Vua nào là Vua Muôn Đời, chế độ nào là muôn năm. Vì thế, không có một thế lực nào có thể lay chuyển niềm tin của họ, nếu  không phải là một thế lực “sống, học tập và làm việc theo gương Đức Giêsu Kitô, Vua vĩ đại”.

“Vâng, quan nói đúng, Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian nầy là để làm chứng cho sự thật. Ai yêu chuộng sự thật thì nghe Tôi.” (Ga 18,37)

Năm Đức Tin sẽ là một cơ hội ngàn vàng để Dân Chúa, một lần nữa, sẽ khẳng định Vua Đích Thực, Vua Muôn Đời của chúng ta là ai. Chắc chắn và mãi mãi là Vua Giêsu Kitô, Người đã đến “là để làm chứng cho sự thật”. “Sự Thật” vô cùng cao quí ấy là sự thật “có Thiên Chúa”.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là tấm gương anh dũng soi chiếu cho dân Chúa tại Việt Nam về việc làm chứng cho sự thật. Vì nếu không tin nhận Thiên Chúa, không tin nhận Đức Giêsu là Vua Muôn Đời trong Nước Vinh Quang muôn đời của Ngài, thì đã chẳng có ai dám liều mình hy sinh mạng sống cách oan uổng.  Hơn nữa, tình yêu Chúa Kitô thúc bách các Ngài cùng Chúa Kitô  nói với những người không tin Thiên Chúa rằng “nước tôi không thuộc về thế gian này”.

Mừng lễ Chúa Kitô Vua, noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam Tôn Vinh Chúa Giêsu là Vua,  mọi thành phần trong giáo hội sẽ làm chứng cho sự thật:

– dứt khoát nói không với cơn cám dỗ đàn áp bóc lộc lẫn nhau, nhưng bảo bọc che chở cho nhau trong tình huynh đệ, trong chân lý;

– dứt khoát nói không với chia rẽ, tỵ hiềm, bôi nhọ để yêu thương, chân thành, hiệp nhất;

– dứt khoát nói nói không với đồng lõa, nói không với thỏa hiệp cùng gian tà để quyết tâm sống ngay chính theo đường sự thật của Chúa Giêsu;

– dứt khoát nói không với tất cả những gì chống lại Thiên Chúa, chống lại công lý, sự thật, để quyết tâm sống đời sống của Thiên Chúa giữa một xã hội “không tin có Thiên Chúa” hay là chưa muốn tin một Đấng Thiêng Liêng hằng có đời đời.

Một vài nơi vẫn có lệ mời các cấp chính quyền tham dự lễ Đặt Viên Đá, lễ Giáng Sinh, lễ mở tay…. Ước gì họ được mời tham dự một thánh lễ Mừng Trọng Thể Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, để họ được biết cách làm vua, cách cai trị của một Vị Vua trên hết các Vua, một vị Vua Muôn Đời:  “Vị vua chấp nhận chết để con dân được sống”.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ, Vua của lòng con, Chúa đã chấp nhận cái chết để con dân được sống. Chúng con suy tôn Chúa là Vua Muôn đời. Xin cho chúng con cũng biết chấp nhận  hy sinh mỗi ngày để làm chứng cho Nước Thiên Chúa giữa trần gian, và nhất là trên quê hương thân yêu của chúng con. A men.

PM. Cao Huy Hoàng

LỄ CHÚA KITÔ VUA

LỄ CHÚA KITÔ VUA

Vào mỗi buổi sáng sau khi cải trang thành người dân bình dị, đức vua âm thầm rời cung điện vi hành đến với người hành khất đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Trước lạ, sau quen, để rồi họ cùng tâm sự, cùng chia sẻ với nhau những vui, buồn và cả những gì mà những khách qua đường dừng chân bố thí. Ngày qua ngày đức vua và người hành khất trở thành người bạn tâm giao khi đức vua nói với người hành khất:

– Anh là người bạn tốt nhất trong những người bạn mà tôi từng gặp gỡ.

Người hành khất mỉm cười. Ông đâu biết người thường xuyên đến tâm sự với ông là đức vua, người đang cai quản vương quốc mà ông là thần dân. 

Như mọi ngày, người hành khất trông chờ người bạn. Đức vua đã đến, nhưng hôm nay trông ông hơi khác hơn, lạ hơn từ cử điệu cho đến giọng nói. Sau những lời chào hỏi, đức vua ôn tồn nói:

– Này anh bạn! Tôi nói điều này chắc anh sẽ ngạc nhiên, nhưng không sao, mãi mãi anh vẫn là người bạn thân nhất và tốt nhất của tôi.

Người hành khất sững sờ khi biết được người vẫn thường xuyên tâm sự với mình là đức vua, không những thế đức vua còn hứa rằng: nếu ông muốn gì đức vua cũng ban tặng. Sau giây phút nửa mừng, nửa lo, người hành khất cất tiếng:

– Thưa đức vua! Đối với hạ thần, không món quà nào lớn hơn món quà mà đức vua ban cho thần, đó là được làm bạn với đức vua.

Nghe người hành khất nói như thế đức vua rất cảm kích và ban tặng cho ông nhiều bổng lộc giúp ông thoát cảnh màn trời, chiếu đất.

Vâng! Một chút gì đó làm ta cảm kích cách sống, hành xử của đức vua lẫn người hành khất trong câu chuyện trên, vì để trở thành bạn với nhau, họ tạm quên danh phận, quên đi tất cả những cung vàng điện ngọc, quên đi những nhọc nhằn, tủi hổ của kiếp ăn mày. Để rồi ngày qua ngày họ cùng nhau giãi bày, tâm sự và lắng nghe nhau, chia sớt cho nhau những gì họ có….

Hôm nay, bước vào những tuần đầu của năm thánh Đức Tin, tuần lễ cuối cùng của năm phụng vụ 2012. Giáo Hội mời gọi ta chiêm ngắm, suy tôn một Đức Vua. Ngài là Đấng đã tác dựng nên vũ trụ, vạn vật, tác dựng nên con người nhân loại, trong đó có cả đức vua và người hành khất trong câu chuyện trên. Đức Vua ấy chính là Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, Vua Tình Yêu.

Cùng với toàn thể Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô Vua, ta cảm thấy phấn khích, hân hoan khi ca đoàn nơi các thánh đường cất lên giai điệu trầm bổng qua những nhạc phẩm: Ôi Giêsu (Huyền – Linh), lạy Chúa là Vua (Duy Thiên), Giêsu Vua Tình Yêu (Dominic)..Ta phấn khích, ta hân hoan đó, thế nhưng, có bao giờ ta dừng lại trong cõi lặng để suy tư, chiêm ngắm dung mạo thực của Vua Giêsu Kitô, Đấng vì một chữ yêu đã từ bỏ trời cao, bước xuống cõi phàm trần như lời quả quyết của thánh Phaolô: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” (Pl.2, 6-7).

Vâng! Đức Giêsu Kitô, Ngài là một vị Vua vô tiền khoáng hậu, một vị Vua không giống những vị vua trần thế như Ngài đã minh định: “Tôi là Vua, nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này…” (Ga18, 33-38). Chính vì nước của Vua Giêsu Kitô không theo cách nghĩ của thế gian và không thuộc về thế gian mà Ngài đã sinh ra nơi hang đá tanh hôi giữa cái lạnh, cái thiếu thốn cơ cực; giữa những ganh ghét của người đời qua hình ảnh của Hêrôđê bạo chúa khi ông ta tìm cách sát hại Ngài sau khi được ba nhà Đạo Sỹ cho biết qua câu hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên Phương Đông…” (Mt.2, 1-18). Vì nước của Vua Giêsu Kitô không theo và không thuộc về thế gian, nên ngai vàng của Ngài là Thập giá, vương niệm của Ngài là mũ gai, Ngài đăng quang vào buổi chiều ngày thứ sáu trên đỉnh đồi Canvê. Quả là ngược đời!?

Điều ngược đời và khó hiểu nhất của Vua Giêsu Kitô, đó là Ngài cai quản, chăm sóc và gìn giữ thần dân của mình không bằng binh hùng, tướng mạnh, không bằng những đạo luật khắt khe, nhưng bằng một Trái Tim Nhân Ái, bằng sự hiến thân, phục vụ và cho đi. Hiến pháp và luật pháp của Ngài là “Mười Điều Răn” và “Tám Mối Phúc” đời đời không thay đổi, cả hai được gói gọn trong một từ “Yêu”. Thần dân của Vua Giêsu Kitô bao gồm tất cả con người nhân loại, không phân biệt tuổi tác, giới tính, ngôn ngữ, màu da, chủng tộc. Vương Quốc của Ngài không biên giới. Tình Yêu của Vua Giêsu Kitô dành cho thần dân qua việc Ngài hiến giá máu của Ngài để nên của lễ đền tội, Ngài hiến chính thịt máu của Ngài làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn và thân xác, không chỉ một ngày, nhưng mọi ngày và mọi thời.

Quả thật! Trên thế gian này không ngôn ngữ, không ý thơ hay dòng nhạc nào có thể diễn tả một cách trọn vẹn hình ảnh và tình yêu của Đức Vua Giêsu Kitô. Hình ảnh và tình yêu của Đức Vua Giê su Ki tô là một mầu nhiệm, đã là mầu nhiệm thì ta không thể cảm và hiểu thấu bằng trí óc thấp hèn, ta chỉ có thể cảm và hiểu được dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần nơi Kinh Thánh và qua lăng kính Đức Tin. Đây là món quà vô giá mà Thiên Chúa ban tặng nhưng không cho ta ngang qua Đức Vua Giêsu Kitô.

Mừng lễ Chúa Kitô Vua hôm nay, trước tiên ta cảm tạ Thiên Chúa đã mời gọi và cho ta trở thành thần dân của Vua Giêsu Kitô, ta cảm tạ Thiên Chúa đã tuôn đổ muôn phúc lành xuống trên ta và gia đình, cộng đoàn và Giáo Hội trong suốt một năm phụng vụ; ta xin lỗi Chúa vì những thiếu xót trong bổn phận của một con dân trong Vương Quốc của Ngài; kế đến ta được mời gọi qua Giáo Hội nhìn lại cung cách tuyên xưng, sống và làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Vua Giêsu Kitô, đặc biệt trong Năm Thánh Đức Tin.

Trên bước đường lữ hành trần thế, còn đó những ông vua thế gian: “Danh-Lợi-Thú…” luôn mời gọi, lôi kéo ta trở thành thần dân, trở thành nô lệ cho chúng bằng những lời hoa mỹ, ngọt ngào, nếu ta không tỉnh thức nhờ ơn Chúa, ta dễ dàng quên mình đã là thần dân của Vua Giêsu mà cất bước đi theo, để rồi sau khi cất bước đi theo, ta sa chân vào cõi chết. Giữa xã hội ngày hôm nay, còn đó những ông vua qua nhiều danh xưng: Tổng Thống, Chủ Tịch… “Coi Trời bằng vung”, cách hành xử và cai quản thần dân của những ông vua này theo chủ nghĩa “Sống chết mặc bay, tiền thầy đút túi”…!

Để giúp ta không sa chân vào cạm bẫy, ngã quỵ trước những lời mời gọi ngọt ngào của những ông vua “Danh-Lợi-Thú”, để có những ông vua cai quản và chăm sóc thần dân của mình theo gương Đức Vua Giêsu, trước tiên ta phải cầu nguyện cùng Đức Vua Giêsu, nhờ ơn của Ngài giúp, ta dần trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh của Đức Vua Giêsu qua cách sống đạo đức, thánh thiện, bác ái và vị tha….Qua cách sống như lòng Chúa ước mong mà nhiều người, nhất là những người chưa tin, đón nhận Đức Vua Giê su là Vua, là Cứu Chúa của mình.

 Lạy Đức Giêsu là Vua cua lòng con! Con xin chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa đã đón nhận con vào Vương Quốc của Chúa, xin uốn nắn lòng con để con thực sự trở thành thần dân của Chúa như lòng Chúa ước mong. Amen.

Antôn Lương Văn Liêm

ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ CHÂN LÝ

 ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ CHÂN LÝ

Hình như đang có báo động đỏ về một trần gian đang suy thoái vì sự giả trá lan tràn. Sự giả trá từ  trong tâm hồn mỗi người, trong gia đình, rồi lan ra đến cộng đồng, kể cả cộng đoàn Công Giáo.

Ảnh hưởng của tội nguyên tổ sao mà dai dẳng thế?!? Có phải vì con người đầu tiên đã chui vào bụi rậm trốn ánh nhìn của Thiên Chúa mà bây giờ tâm hồn con cháu loài người vẫn cứ thích hướng lòng về những ém nhẹm, những giấu kín, những che đậy, ẩn nấp đâu đó từ tư tưởng đến hành động. Cả tôi, cả bạn, nếu lắng lòng sâu thẳm và thành tâm xét mình, có lẽ một ngày đời của chúng mình không biết bao nhiêu lần gian dối, bao nhiêu ý định không ngay thẳng, bao nhiêu lời nói việc làm gian tà… Cứ tưởng như là không ai có thể biết được điều ta đã giấu kín.

Biết đâu là chân lý? Con cái đã không nhìn thấy cách sống chân thành nơi cha mẹ của chúng, lại còn chứng kiến hằng ngày những gian dối trong nhà.  Ánh mắt nhìn của cha chưa hẳn là ánh mắt của thủy chung, bao dung, quảng đại. Nụ cười dịu dàng của mẹ ngày nay chưa hẳn là nụ cười của tình yêu trung tín, của hiến dâng trọn vẹn, của hy sinh ví tựa biển thái bình.

Biết đâu là chân lý? Con dân trong một  đất nước cũng chẳng biết đâu là chân lý  khi cả một khối lãnh đạo đất nước nói một đường làm một nẻo, hoặc mỗi ngày lại có thêm một bại lộ về những gian tà tham nhũng, phanh phui dần những trò nham hiểm thanh trừng lẫn nhau trên sân khấu chính trị…

Biết đâu là chân lý? Ở đâu cũng thấy bóng dáng của sự gian dối. Ở đâu người ta cũng không sống chân thành với nhau. Và khi không sống chân thành với nhau bằng tình thương của con người, thì ở đó, không có bóng dáng của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, chính khi sống gian tà là lúc chúng ta loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống.

Với các Kitô hữu cũng vậy, tuyên xưng “Tôi tin vào Thiên Chúa” mà vẫn cứ ẩn mình trong sự gian dối, thì lời tuyên xưng kia lại chính là sự nói dối lộ liễu của một con người quá thấp hèn trước Thiên Chúa uy quyền, cao cả, mà  không hề sợ hãi phép công thẳng của Ngài.

Đức Giêsu Kitô đã đến và mạc khải cho trần gian biết những sự thật quan trọng: Có Thiên Chúa là Cha toàn năng, Thiên Chúa yêu thương con người, Thiên Chúa ban Sự Sống vĩnh cửu cho con người.

Đức Giêsu Kitô đã làm chứng về những điều đã mạc khải bằng chính cuộc sống của Ngài: rao giảng Nước Thiên Chúa, loan truyền sứ điệp tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, và mời gọi mọi người biết yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu, như Con Thiên Chúa đã yêu: hiến mạng sống mình vì người mình yêu, để người mình yêu được sống và sống dồi dào ở đời này, phục sinh ở đời sau.

Trong khi nhân loại cứ vật vờ  trong cách sống gian dối mà Satan dạy dỗ, hướng dẫn cho cách lẩn tránh Thiên Chúa, thì chính Đức Giêsu Kitô đã khai mở một con đường mới cho nhân loại: sống công chính trước mặt Thiên Chúa. Sự công chính ấy bắt nguồn từ việc: Tin vào Đức Giêsu Kitô và sống theo Lời Ngài. Câu hỏi “Biết đâu là chân lý?” đã được giải đáp thỏa đáng ngay tại tòa tổng trấn Philatô: “Ai thuộc về Chân Lý thì nghe tiếng Tôi”.

“Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi” hay nói cách khác, những người chọn Chúa Kitô làm thần tượng cho mình, chọn Lời Chúa Kitô làm kim chỉ nam cho đời mình, những người chấp nhận thuộc về Chúa Kitô, là những người đã biết được đâu là chân lý, sống trong chân lý, và làm chứng cho chân lý.

Trong cùng một Đức Giêsu Kitô, họ trở nên con dân trong Nước Thiên Chúa mà  chính Người làm Vua của họ. Một đất nước của Chân Lý, quyền bính là Tình Thương, không thuộc về thế gian này:  

"Quan nói đúng. Tôi là  Vua !”

"Nước tôi không thuộc về  thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế  gian này, thì những người của tôi đã chiến  đấu để tôi không bị nộp cho người Do Thái, nhưng mà Nước tôi không thuộc chốn này".

Sống trong Sự Thật là sống Niềm Tin có Thiên Chúa, và sống chân thành yêu thương trước mặt Thiên Chúa. Chắc chắn chúng ta được  “Chúa Giêsu Kitô, là chứng tá trung thành, là  trưởng tử kẻ chết, là thủ lãnh các vua trần thế, là Đấng đã yêu thương ban ơn bình an và ân sủng” khi Người đã dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người”.

Giáo Hội kết thúc Năm Phụng Vụ  với Lễ suy tôn Chúa Giêsu Kitô là Vua, Vua vũ  trụ, Vua muôn loài, và là Vua của những kẻ đã Tin vào Ngài và sống theo Lời Ngài dạy. Giáo Hội cũng muốn nhắc nhở mỗi chúng ta về việc mỗi tín hữu phải kết thúc hành trình đời người và hành trình Đức Tin trong Chúa Giêsu Kitô để xứng đáng hưởng phần gia nghiệp muôn đời mà Thiên Chúa đã sắm sẵn nhờ máu cứu độ của Con Ngài: Nước Thiên Chúa.

Khi kết thúc hành trình đời người, dẫu chỉ còn hai nắm tay không trước mặt Thiên Chúa, con người vẫn là một thụ tạo xinh đẹp, nếu thụ tạo ấy sống và làm chứng cho sự thật là Thiên Chúa và Tình Yêu. Và ngược lại, con người có xiêm y lụa là xinh đẹp trước mặt trần gian mà sống trong sự gian dối, bất tín thì đáng tiếc thay, họ không được niềm vui vĩnh cửu trong Nước Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô Vua.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nghe lời Chúa Giêsu, biết sống tin yêu chân thành như Chúa Giêsu, để chúng con xứng đáng được kết thúc hành trình đời người trong Nước Thiên Chúa, dưới vương quyền Vua Giêsu Kitô mà suốt đời con đã kính tin, tôn thờ, yêu mến.

PM. Cao Huy Hoàng

Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà giam chu toàn chức năng cải huấn

Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà giam chu toàn chức năng cải huấn

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi giới lãnh đạo các nhà tù chu toàn chức năng cải huấn tù nhân trong niềm tôn trọng phẩm giá của họ.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 22 tháng 11-2012 dành cho 200 tham dự viên Hội nghị lần thứ 17 các vị giám đốc các trung tâm cải huấn thuộc Hội đồng Âu Châu.

ĐTC lấy làm tiếc vì tại nhiều nước, chức năng cải huấn của các nhà giam phần lớn vẫn chưa được thực hành đầy đủ. Ngài nói: ”Cần phải dấn thân một cách cụ thể, chứ không phải chỉ khẳng định trên nguyên tắc, để đạt tới sự cải huấn con người một cách hữu hiệu, theo đòi hỏi của phẩm giá con người, cũng như để giúp họ tái hội nhập vào xã hội.”

ĐTC nói thêm rằng ”Để công lý nhân trần có thể noi theo và được công lý của Chúa hướng dẫn, cần làm sao để chức năng cải huấn khi áp dụng hình phạt, không bị coi như một khía cạnh phụ thuộc trong hệ thống hình pháp, trái lại, phải coi chức năng này như cao điểm của hệ thống ấy. Nghĩa là để thi hành công lý, không phải chỉ lo áp dụng hình phạt một cách đúng đắn, nhưng cần làm tất cả những gì có thể để sửa chữa và cải tiến con người, khi trừng phạt họ. Nếu điều ấy không xảy ra, thì công lý không được thực thi đúng nghĩa. Trong mọi trường hợp, cần dấn thân để tránh cho việc giam cầm bị thất bại trong chức năng cải huấn, để rồi trở thành một hình phạt phản giáo dục, vì tình trạng này sẽ gia tăng thay vì chống lại xu hướng phạm phạm và làm cho các tù nhân ấy sau này càng nguy hiểm hơn đối với xã hội”. (SD 22-11-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Xuất bản cuốn sách ”Thời thơ ấu của Đức Giêsu” do Đức Thánh Cha biên soạn

Xuất bản cuốn sách ”Thời thơ ấu của Đức Giêsu” do Đức Thánh Cha biên soạn

VATICAN. Hôm 20 tháng 11-2012, cuốn thứ 3 trong bộ sách ba cuốn của ĐTC Biển Đức 16 về Đức Giêsu thành Nazareth đã được giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.

Ấn bản tiếng Ý dầy 172 trang với tựa đề ”Thời thơ ấu của Đức Giêsu” được hai nhà xuất bản Vatican và Rizzoli đồng xuất bản tại Italia. Sách này được phổ biến tại các tiệm sách từ ngày 21 tháng 11-2012 bằng 9 thứ tiếng tại 50 quốc gia: Ý, Brazil, Croát, Pháp, Anh, Bồ đào nha, Tây Ban Nha, Ba Lan và Đức. Tổng cộng ấn bản đầu tiên được ơn hơn 1 triệu cuốn.

Trong vòng vài tháng tới đây, sách sẽ được dịch ra 20 thứ tiếng và ấn hành tại 72 quốc gia.
ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa và vốn là một học giả Kinh Thánh nổi tiếng, đã giới thiệu sách mới của ĐTC với giới báo chí. Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo, còn có nữ giáo sư Maria Clara Bingemer, giảng dạy thần học tại Đại học Giáo Hoàng Công Giáo Rio de Janeiro, Brazil, Cha giám đốc nhà xuất bản Vatican và vị chủ tịch Hội đồng quản trị nhà xuất bản Rizzoli.

Cuốn ”Thời thơ ấu của Đức Giêsu”, ngoài phần nhập đề và lời kết, được chia làm 4 chương:

Chương I nói về gia phả Chúa Cứu Thế trong các sách Tin Mừng Mathêu và Luca: tuy rất khác nhau, nhưng cả hai gia phả đều có cùng một ý nghĩa thần học biểu tượng: đó là vị trí của Đức Giêsu trong lịch sử, và nguồn gốc đích thực của Ngài như sự khởi đầu mới trong lịch sử thế giới.

– Chủ đề của chương II là việc loan báo sự sinh ra của thánh Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu. Đọc lại cuộc đối thoại giữa Mẹ Maria và Tổng lãnh thiên thần Gabriel theo Tin Mừng thánh Luca, ĐTC giải thích rằng qua một người nữ, Thiên Chúa tìm kiếm ”một lối vào mới trong thế giới”. Thánh Bênađô Viện Phụ Clairvaux đã viết: ”Để giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi, Thiên Chúa cần sự vâng phục tự nguyện, Ngài trở nên lệ thuộc con người. Quyền năng của Ngài gắn liền với lời ”xin vâng” tự nguyện của một người”. Và như thế, chỉ nhờ sự ưng thuận của Mẹ Maria, lịch sử cứu độ mới có thể bắt đầu.

– Nơi trọng tâm Chương III, chúng ta thấy biến cố Bethlehem và bối cảnh lịch sử cuộc giáng sinh của Đức Giêsu, đế quốc La Mã, – dưới thời Hoàng đế Augusto, trải dài từ Đông sang Tây, và với chiều kích hoàn cầu ấy, – để cho Đấng mang ơn cứu độ phổ quát đi vào thế giới; ”khi thời gian sung mãn”. Mỗi yếu tố trong trình thuật giáng sinh đều cô đọng nhiều ý nghĩa: Tình trạng nghèo hèn trong đó, Vị Trưởng Tử đích thực của vũ trụ đã chọn để tỏ mình ra, và do đó, ”sự huy hoàng của vũ trụ” bao phủ máng cỏ; tình thương đặc biệt của Thiên Chúa dành cho người nghèo, được biểu lộ qua việc loan báo tin vui cho những người chăn đoàn vật; và câu Gloria, Vinh Danh, đối tượng của các bản dịch trái ngược nhau.

Chương thứ IV nói về các đạo sĩ đã thấy ngôi sao của vua người Do thái xuất hiện và đã đến thờ lạy Ngài, tiếp đến là cuộc tị nạn sang Ai Cập. Trong chương này, hình ảnh các đạo sĩ được tái tạo qua một loạt các thông tin lịch sử, ngôn ngữ và khoa học, được mô tả như biểu tượng sự thao thức tìm kiếm và mong đợi nội tâm trong tinh thần con người.

Sau cùng, trong Lời Kết của cuốn sách, ĐTC bàn về giai thoại cuộc hành hương của Thánh gia thất lên Jerusalem vào dịp lễ Vượt Qua, và lúc trở về Đức Giêsu 12 tuổi đã lại Đền thờ và thảo luận với các nhà thông thái. Sau khi về nhà, Ngài tăng trưởng trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân phúc, qua đó, Ngài được biểu lộ trong mầu nhiệm bản tính Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật, Ngài đã suy tư và học hỏi như một người”.

Nhận định của ĐHY Ravasi

Trong cuộc họp báo, ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, đề cao sự sáng sủa và khiêm tốn của ĐTC: qua các trang sách, người ta cảm kích trước tư tưởng sáng sủa và sự khiêm tốn của tác giả. Cuốn thứ 3 trong bộ sách ”Đức Giêsu thành Nazareth” không chứa đựng điều mà người ta thấy trong nhiều sách khác, nghĩa là một sự tự tham chiếu huyền bí, những trang khó hiểu đối với những người không có kiến thức về Kinh Thánh… Sự khiêm tốn này là cần thiết vì chính một hài nhi ở trung tâm cuốn sách này”.

Tuy nhiên, ĐHY Ravasi kêu gọi các độc giả đừng nghĩ cuốn sách này là một tác phẩm dành cho các trẻ em. Ngài cũng muốn nêu bật một trong những khía cạnh chính của cuốn sách, đó là 2 khía cạnh lịch sử và đức tin, mà ĐGH tìm cách làm cho chúng tác động lẫn nhau. Toàn thể cuốn sách mang sắc thái của một nghiên cứu lịch sử. Vì thế, sự giáng sinh của Chúa Giêsu không được trình bày như một huyền thoại, đó là một biến cố có thể xác định rõ ngày và địa điểm.

Cũng trong cuộc họp báo, cha Lombardi SJ, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cũng như cha Giuseppe Costa, SDB, Giám đốc nhà xuất bản Vatican, đã gợi lại lai lịch bộ sách ”Đức Giêsu thành Nazareth” (SD 20-11-2012)

G. Trần Đức Anh OP
 

 

Chúa dẫn con đi

Chúa dẫn con đi

Nhân dịp viếng thăm California, Hoa Kỳ, tôi đã đến thăm ngôi Nhà thờ Kính, theo tên gọi bình dân của người Việt, nhưng tên chính thức là Crystal Cathedral. Nghe nói nhà thờ này vừa được Cộng đoàn Tin Lành bán cho giáo phận Orange County và đang được tu bổ cho hợp với phụng vụ công giáo, hy vọng sẽ chính thức sử dụng vào giữa năm tới. Đây là một ngôi nhà thờ mang kiến trúc hiện đại, được hoàn thành vào năm 1981 và có đủ ghế ngồi cho 2.736 người. Sau khi mua, giáo phận Orange County đã đổi tên nhà thờ thành “nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô” (Christ Cathedral).

Bên cạnh nhà thờ, có một khu nghĩa trang rất rộng, được trình bày như một công viên tươi mát, phủ kín cỏ và cây xanh. Khi bước vào nghĩa trang, du khách đều có thể nhìn thấy một bức tranh bằng đá màu rất đẹp. Bức tranh diễn tả hai bàn tay: một bàn tay lớn, chắc là bàn tay phải, từ trên cao đưa xuống; một bàn tay nhỏ, bụ bẫm như một bàn tay trẻ thơ, từ dưới vươn lên. Vì bàn tay trẻ thơ quá nhỏ, nên cố hết sức cũng chỉ nắm trọn được ngón cái của bàn tay lớn. Chắc hẳn bức tranh này được đặt ở lối vào nghĩa trang muốn diễn tả câu Thánh vịnh: “Chúa là Mục tử dẫn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì” (Tv 22,1). Bức tranh rất đơn sơ mà mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, vì nó diễn tả sự quan phòng yêu thương của Chúa, luôn dắt dìu lối bước của con người. Bức tranh vừa diễn tả tình Chúa, vừa nói lên tình người: Chúa từ trời cao cúi xuống; con người từ đất thấp vươn lên. Chúa với ta gặp gỡ nhau, như Cha gặp con. Chúa rất mạnh mẽ, con người lại bé nhỏ. Cuộc hội ngộ thật thân tình, tràn ngập yêu thương. Hình ảnh ấy làm cho sự chết bớt vẻ bi quan đen tối, nhưng bừng lên niềm hy vọng ủi an. Bức tranh diễn tả hai bàn tay nói với chúng ta rằng, những người đang bước đi trong cuộc lữ hành dương gian cũng như những người đã nằm xuống, đều được Chúa dẫn đưa bằng cánh tay quyền năng và yêu thương của Ngài.

Lời Thánh vịnh rất quen thuộc trên đây thường được hát hoặc đọc trong thánh lễ cầu cho người qua đời. Lời hát hé mở con đường hy vọng đối với người nằm xuống, đồng thời sưởi ấm tâm hồn đối với người ở lại trong lúc biệt ly. Cánh tay của Chúa thật mạnh mẽ, từ cao vươn xuống để nắm lấy tay con người; cánh tay con người thật nhỏ bé, cố gắng vươn lên để được Chúa dẫn dắt. Trong cuộc đời này, có chỗ dựa nào đáng tin cậy hơn là chỗ dựa của người cha? Có tình yêu nào bao la và nồng ấm hơn tình yêu của người mẹ? Chúa vừa là Cha nâng đỡ dìu dắt ta qua những phong ba cuộc đời. Ngài cũng vừa là Mẹ, luôn che chở bao bọc ta trong tình yêu thương ấp ủ.

“Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ

Trong con hồn lặng lẽ an vui

Cậy vào Chúa, Israen ơi

Từ nay đến mãi muôn đời muôn năm” (Tv 130,1-3).

Khi xác tín Chúa là Đấng hướng dẫn đời tôi, tôi cảm thấy an bình thư thái, mặc dù luôn phải đối diện với phong ba bão táp. Tiếc rằng có những lúc trong đời, tôi không nhận ra điều đó. Phải chăng vì thế mà tôi vẫn lo lắng băn khoăn, sợ hãi trước những khó khăn thử thách trong đời?

Ý thức Chúa đang dẫn dắt tôi đi, tôi sẽ nhận ra Ngài hiện diện mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống này. Điều đó cũng giúp tôi từng bước nên hoàn thiện. Bởi lẽ nếu Chúa ở gần tôi và dẫn dắt tôi, có lẽ nào tôi còn hận thù, mưu mô, thủ đoạn, dối trá và rắp tâm làm hại người anh em tôi? Có lẽ nào tôi còn buồn sầu chán nản và than vãn ưu phiền, vì có Chúa đang cùng tôi bước đi trong cuộc sống?

Có một câu chuyện rất quen thuộc mang tựa đề “Dấu chân trên cát”. Câu chuyện này đã minh họa cho ta thấy: vào lúc ta gặp giông tố của cuộc đời lại chính là lúc Chúa gần ta hơn cả, vì Ngài bồng ta trên cánh tay của Ngài. Cũng như con cái có những lúc ngộ nhận về cha mẹ mình trước những lời dạy khuyên của cha mẹ mà mình chưa hiểu nổi, nhiều lúc tôi đã băn khoăn, thậm chí phàn nàn kêu trách Chúa, vì dường như Ngài bỏ rơi tôi. Chúa không buồn về điều ấy, vì Ngài hiểu sự yếu đuối và lòng dạ hay thay đổi của tôi. Cũng như cha mẹ chẳng ai nỡ giận con mình mãi mãi, Chúa cũng sẵn sàng tha thứ và nâng tôi dậy. Mỗi khi sa ngã và được Chúa nâng dậy, tôi càng cảm thấy Ngài gần tôi hơn bao giờ hết. Thất vọng sẽ biến thành hy vọng. Đau khổ sẽ biến thành niềm vui. Nước mắt sẽ biến thành nụ cười. Sức mạnh chữa lành của đức tin diệu kỳ là thế.

Tôi vẫn thường cầu nguyện với Chúa: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, nhưng hình ảnh của tôi về Chúa nhiều khi lại chẳng phải là một người Cha. Thế nên, lời cầu nguyện vẫn chỉ là những công thức trên môi miệng, chứ chưa thực sự đem lại cho tôi sự an bình đích thực. “Nguyên nhân tâm hồn chúng ta chưa được hoàn toàn thanh thản là vì chúng ta đi tìm sự thanh thản ở những sự vật tự chúng không có hay chỉ có ít sự thanh thản, trong khi chúng ta lại không quan tâm đến Thiên Chúa, Đấng là Toàn Năng, Toàn Trí, Toàn Thiện, và là sự thanh thản đích thực duy nhất” (Chân phúc Julian Norwich). Vì yếu đuối và bất toàn, tôi cần cầu xin Chúa chỉ cho tôi đâu là con đường đến gặp Ngài, là con đường dẫn tới cội nguồn của Chân Thiện Mỹ:

“Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa;

xin dạy bảo con về lối bước của Ngài.

Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con,

vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con,

và con luôn luôn cậy trông vào Chúa” (Tv 24,4).

Năm Đức Tin đã khởi đầu. Đức tin giúp chúng ta nhận ra cánh tay của Chúa đang yêu thương dẫn dắt và ấp ủ chúng ta trên mọi nẻo đường đời. Nhận ra Chúa, chúng ta sẽ thấy cuộc đời bớt cô quạnh.

Cánh tay Chúa to lớn và mạnh mẽ, bàn tay tôi nhỏ bé yếu hèn. Khi bàn tay tôi chạm vào bàn tay Chúa, tôi được tiếp thêm nghị lực siêu nhiên. Khi dang tay cầu nguyện là tôi cố gắng chạm tới bàn tay Chúa. Khi phó thác cậy trông là tôi muốn làm cho trái tim tôi được chạm đến trái tim Ngài, để Ngài thông chuyển cho tôi sức mạnh.

Có Chúa dẫn đưa, đời tôi sẽ tìm được bến bờ hạnh phúc. Cũng như chẳng có người cha nào lại không muốn cho con mình được sung sướng, Chúa luôn mong muốn cho tôi được hưởng niềm vui bất tận. Hình ảnh được Chúa dẫn dắt làm tôi nhớ lại cuộc sống thần tiên ở vườn Địa đàng vào thuở bình minh của lịch sử. Trước khi con người phạm tội, Chúa vẫn đi dạo với họ trong làn gió thổi của buổi chiều hôm (x. St 3,8). Ôi một khung cảnh thật an bình. Khi tay tôi nắm lấy tay Chúa, tôi tìm được niềm vui và hạnh phúc của vườn Địa đàng năm xưa.

Cùng đi với Chúa, tôi sẽ tìm được niềm vui, vì tôi không còn đơn lẻ trong cuộc đời. Trong Chúa, tôi cũng gặp gỡ anh chị em tôi, vì tôi với họ có cùng một Cha trên trời. Cùng với họ, tôi đang từng bước tiến về Nhà Chúa, để hưởng trọn niềm vui Ngài dành cho những ai yêu mến Ngài.

Cùng đi với Chúa, tôi chắc chắn an tâm vì hướng tôi đã chọn là hướng tốt cho tôi trong hiện tại và tương lai. Có thể tôi sẽ bị thiệt thòi về vật chất, về danh dự, nhưng tôi không hối tiếc, vì chính Chúa đã giúp tôi chọn “phần tốt nhất”, là phần không ai có thể chiếm đoạt được.

Khi xác tín Chúa đang đi với tôi trên đường đời, tôi sẽ thường xuyên “dốc bầu tâm sự” với Ngài qua tâm tình cầu nguyện. Những lời yêu thương của đôi tình nhân chẳng bao giờ nhàm chán. Những dòng tâm sự của lòng hiếu thảo chẳng bao giờ cạn vơi. Những giãi bày nỗi niềm của tôi với Chúa nói mãi mà chẳng hết, vì “Tâm hồn con khắc khoải khôn nguôi, cho đến khi nào được nghỉ yên trong Chúa” (Thánh Agustinnô).

Vâng, mỗi ngày khởi sự đối với tôi là một chặng đường mới có Chúa đi cùng. Tin vào sự dẫn dắt của Chúa sẽ đem lại cho tôi niềm vui, an bình và hạnh phúc.

 

Hải Phòng, những ngày cuối tháng 11-2012

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Hội nghị quốc tế về Tông Đồ dân biển

Hội nghị quốc tế về Tông Đồ dân biển

VATICAN. Trong những ngày này, từ 19 đến 23 tháng 11-2012, Hội nghị quốc tế lần thứ 23 về tông đồ dân biển đang tiến hành tại Vatican, với sự tham dự của hơn 400 đại biểu đến từ 70 quốc gia, trong đó có cha Nguyễn Văn Ty, SDB, Phó Chủ tịch Ủy ban GM Việt Nam về mục vụ di dân.

Hội nghị này diễn ra 5 năm một lần, và do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động tổ chức. Hội nghị trước đây hồi năm 2007 diễn ra tại thành phố Gdynia bên Ba Lan.

Trong diễn văn khai mạc sáng hôm 19 tháng 11-2012, ĐHY Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch của Hội đồng vừa nói kêu gọi đẩy mạnh việc rao giảng Tin Mừng nơi những người làm nghề biển. Ngài nói: ”Mặc dù có bao nhiêu khó khăn, thế giới hàng hải vẫn là một môi trường phì nhiêu để loan báo Tin Mừng. Thực vậy, các tàu hải hành trên 7 đại dương của thế giới, đậu lại từ cảng này đến cảng khác, không những chuyên chở hàng hóa nhưng cả thủy thủ đoàn thuộc các nền văn hóa, truyền thống và tôn giáo khác nhau, tạo nên cơ hội gặp gỡ và quí chuộng những khác biệt giữa những người thuộc các chủng tộc khác nhau. Thủ thủy đoàn gồm nhiều quốc tịch sống và làm việc trong không gian rất chật chội của các con tàu, xa cách gia đình và cộng đoàn Kitô nhiều tháng trời, không được lương thực cho đức tin, giống như ”ánh lửa ngút khói”.

Trước tình trạng đó, ĐHY Vegliò nhắc nhở rằng ”công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng và Năm Đức Tin mời gọi mời vị tuyên úy và người thiện nguyện trong ngành Tông đồ Biển Khơi hãy đào sâu đức tin của mình, tin nơi sứ điệp Tin Mừng và tiến bước để loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết và khơi dậy ánh lửa nghi ngún khói ấy bằng chứng tá Kitô”.

Trong buổi khai mạc, Đức Cha Joseph Kalathiparambil, người Ấn độ, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và lưu động, đã giới thiệu chương trình:

Trong 5 ngày họp, mỗi sáng có bài thuyết trình gợi ý về một chủ đề, và sau đó là một cuộc thảo luận bàn tròn nhắm trao đổi kinh nguyện mục vụ cụ thể về chủ đề trong ngày, và gợi ra những đường hướng hoạt động và kích thích cuộc thảo luận của mọi đại biểu.

Chiều thứ ba và thứ năm, có những nhóm nghiên cứu học hỏi để phân tích các kinh ngihệm bản thân, trình bày các ý tưởng và dự phóng cần khai triển, những thành công và khó khăn, để thu thập một loạt các đề nghị và gợi ý hữu ích cho việc đề ra chương trình hoạt độpng những năm tới đây.

Các tham dự viên sẽ được ĐTC tiếp kiến vào sáng thứ sáu, 23-11 tới đây (SD 19-11-2012)

Mọi sự sẽ qua đi, nhưng Lời Chúa sẽ tồn tại mãi mãi

Mọi sự sẽ qua đi, nhưng Lời Chúa sẽ tồn tại mãi mãi

Mọi sự sẽ qua đi, nhưng Lời Chúa sẽ tồn tại mãi mãi. Trong thời đại của chúng ta không thiếu các tai ương thiên nhiên, chiến tranh và bạo lực. Nhưng Lời Chúa là nền tảng ổn định cho cuộc sống chúng ta.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khặng định như trên trước hơn 15.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin với ngài tại quảng trường thánh Phêrô, trưa Chúa Nhật 18 tháng 11-2012.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích Phúc Âm Chúa Nhật hôm qua. Ngài nói: Anh chị em thân mến, trong ngày Chúa Nhật áp chót của năm phụng vụ, được công bố một phần diễn văn của Chúa Giêsu về thời sau hết trong trình thuật của thánh sử Marcô, trong từ chuyên môn gọi là thời ”cánh chung” (x Mr 13,24-32). Chúng ta cũng tìm thấy diễn văn này trong Phúc Âm thánh Mátthêu và Phúc Âm thánh Luca, và chắc hẳn nó là văn bản khó nhất trong các Phúc Âm. Đức Thánh Cha giải thích lý do như sau:

Sự khó khăn này bắt nguồn từ nội dung cũng như từ ngôn ngữ: thật thế, người ta nói tới một tương lai vượt qúa các phạm trù của chúng ta, và vì thế Đức Giêsu dùng các hình ảnh và từ vựng lấy từ Thánh Kinh Cựu Ước, và nhất là đưa vào đó một trung tâm mới, là chính Người, mầu nhiệm con người, cái chết và sự phục sinh của Người. Văn bản hôm nay cũng bắt đầu với vài hình ảnh vũ trụ loại khải huyền: ”Mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ không chiếu sáng nữa, các tinh tú sẽ từ trời rơi xuống, và các quyền lực trên trời sẽ bị đảo lộn” (cc. 24-25), nhưng yếu tố này bị tương đối hóa bởi những gì theo sau: ”Khi đó Con Người sẽ đến trên mây trời với quyền lực lớn lao và vinh quang” (c. 26). ”Con Người” là chính Chúa Giêsu, nối liền hiện tại với tương lai; các lời tiên tri xưa kia sau cùng đã tìm thấy một trung tâm nơi con người của Đấng Cứu Thế người Nagiarét: chính Người là biến cố đích thật, là điểm chắc chắn và ổn định giữa các chao đảo của thế giới.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Có một kiểu nói khác của Phúc Âm hôm nay xác nhận điều này. Chúa Giêsu khẳng định: ”Trời đất sẽ qua đi, nhưng các lời của Ta sẽ không qua đi” (c. 31). Thật thế, chúng ta biết rằng trong Thánh Kinh Lời Chúa là nguồn gốc của việc tạo dựng; mọi tạo vật, bắt đầu từ các yếu tố vũ trụ – mặt trời, mặt trăng, bầu trời – đều vâng phục Lời Thiên Chúa, hiện hữu trong tư cách ”được gọi” bởi Lời Chúa. Quyền năng tạo dựng đó của Lời Chúa đã được tập trung nơi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, và cũng qua các lời nói là người của Ngài mà ”bầu trời” đích thật hướng dẫn tư tưởng và lộ trình của con người trên trái đất này. Vì thế, Đức Giêsu không miêu tả ngày tận thế, và khi dùng các hình ảnh khải huyền, Người không hành xử như là một ”thị nhân”. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Trái lại, Người muốn lấy đi khỏi các môn đệ Người thuộc mọi thời đại, sự tò mò đối với các thời điểm, các dự kiến, và muốn ban cho họ một chìa khóa giúp đọc hiểu một cách sâu xa nòng cốt, và nhất là chỉ cho họ con đường đúng đắn để theo, hôm nay và ngày mai, hầu bước vào cuộc sống vĩnh cửu. Chúa nhắc cho chúng ta biết mọi sự đều qua đi, nhưng Lời Chúa không thay đổi. Và trước Lời Chúa mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm đối với cung cách hành xử của mình. Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên đó.

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: Anh chị em thân mến, cả trong thời đại của chúng ta nữa cũng không thiếu các tai ương thiên nhiên, và rất tiếc cả chiến tranh và bạo lực nữa. Cả ngày nay nữa chúng ta cần có một nền tảng ổn định cho cuộc sống và niềm hy vọng của chúng ta, nhất là vì chủ nghĩa tương đối trong đó chúng ta bị chìm ngập. Xin Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp chúng ta tiếp nhận trung tâm này trong Con Người của Chúa Kitô và trong Lời Ngài.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài đã nhắc tới lễ phong Chân phước cho nữ tu Maria Crescencia Pérez, Dòng Nữ tử Đức Maria Rất Thánh Orto, tại Pergamino bên Argentina ngày thứ bẫy 17-11. Nữ Chân phước sống vào tiền bán thế kỷ XX và là mẫu gương của sự hiền dịu được đức tin linh hoạt. Đức Thánh Cha mời mọi người chúc tụng Chúa vì chứng tá của chị.

Trong tiếng Pháp ngài kêu mời tín hữu thường xuyên tham dự thánh lễ Chúa Nhật, rất cần thiết cho một kitô hữu. Qua đức tin chúng ta hiệp thông vào chương trình tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại và từng người trong chúng ta.

Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nói các bài đọc phụng vụ cuối năm mời gọi chúng ta luôn nhớ tới các sự cuối cùng: cái chết, sự phán xét, hỏa ngục và Thiên Đàng. Thời gian có một đích điểm, và chúng ta muốn tìm thấy đích điểm thật ấy.

Trong tiếng Ba Lan ngài nói khi được soi chiếu bởi ánh sáng của Chúa, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời cho các vấn nạn liên quan tới cuộc sống; và mọi hành động và tư tưởng của chúng ta sẽ bị xét xử.

Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào các thành viên Ngân hàng thực phẩm. Ngài khích lệ mọi sáng kiến giáo dục sự chia sẻ như giải đáp cho các khó khăn chật vật của biết bao nhiêu gia đình nghèo.

Linh Tiến Khải  Vietvatican

Đức Thánh Cha tiếp kiến 39 Giám Mục Pháp

Đức Thánh Cha tiếp kiến 39 Giám Mục Pháp

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 17-11-2012 dành cho 39 GM Pháp, ĐTC Biển Đức 16 bênh vực quyền của Giáo Hội được lên tiếng trong xã hội.

Các GM Pháp thuộc đoàn thứ 2 trong 3 đoàn về Roma viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh. Đoàn hiện nay do ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, Chủ tịch HĐGM hướng dẫn.

Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ, ĐTC ám chỉ tới việc HĐGM Pháp đã tích cực lên tiếng phê bình dự luật công nhân hôn nhân đồng phái, làm cho chết êm dịu và một số vấn đề khác. Ngài nói:

”Trong các cuộc thảo luận quan trọng của xã hội, tiếng nói của Giáo Hội phải được không ngừng và quyết liệt gióng lên. Giáo Hội làm điều này trong niềm tôn trọng truyền thống của nước Pháp về vấn đề phân biệt giữa những lãnh vực thuộc thẩm quyền của Giáo Hội và những lãnh vực thuộc Nhà Nước.”

ĐTC ám chỉ với sự kiện các GM Pháp bênh vực hôn nhân giữa một người nam và một người nữ không những như một điều thuộc về giáo lý Công Giáo, nhưng còn là điều hợp với lý trí. Ngài nói: ”Trong bối cảnh đó, sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí mang lại cho anh em một bảo đảm đặc biệt: Sứ điệp của Chúa Kitô và của Giáo Hội không phải chỉ mang một căn tính tôn giáo đòi phải được tôn trọng, nhưng còn chứa đựng một sự khôn ngoan giúp cứu xét một cách ngay thẳng những câu trả lời cụ thể cho các vấn đề cấp thiết, nhiều khi làm cho người ta lo âu trong thời đại ngày nay. Khi tiếp tục thi hành chiều kích ngôn sứ của sứ vụ GM như anh em đang làm, tức là anh em mang vào các cuộc thảo luận một lời sự thật không thể thiếu được, có sức giải thoát và mở rộng tâm hồn cho niềm hy vọng”.

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC khích lệ các GM Pháp quý chuộng và săn sóc đời sống tu trì, đặc biệt là các cộng đồng đan tu. Ngoài ra, cần chăm sóc việc cử hành phụng vụ. Ngài nói: ”Nhân loại đang cần chứng tá về tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, cần bằng chứng cho thấy cuộc sống con người có một ý nghĩa và ơn gọi tham gia vào cuộc sống vinh hiển của Chúa Ba Ngôi. Qua các buổi cử hành phụng vụ, nhân loại cần nhận thấy rằng Giáo Hội có Thiên Chúa là chúa tể, và phẩm giá con người… Tôi khuyến khích anh em hãy vun trồng nghệ thuật cử hành phụng vụ, giúp các LM của anh em trong hướng đó, và không ngừng huấn luyện các chủng sinh và tín hữu theo chiều hướng này. Sự tôn trọng các qui luật phụng vụ biểu lộ lòng yêu mến và trung thành với đức tin của Giáo Hội, với kho tàng ân sủng mà Giáo Hội bảo tồn và thông truyền”.

Sau cùng, với các tín hữu Công Giáo Pháp dấn thân trong đời sống công cộng, ĐTC khuyến khích họ, cùng với các GM, hãy quan tâm đến những dự luật dân sự có thể làm thương tổn việc bảo vệ hôn nhân giữa người nam và ngươi nữ, bảo vệ sự sống từ khi mới thụ thai cho đến lúc chết, tuân theo những hướng đi đúng về đạo đức sinh học trong niềm trung thành với các văn kiện giáo huấn của Hội Thánh. Một điều cần thiết hơn bao giờ hết, đó là làm sao có nhiều tín hữu Kitô theo đuổi con đường phục vụ công ích, bằng cách đặc biệt đào sâu đạo lý xã hội của Hội Thánh” (SD 17-11-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha tiếp kiến 3 ngàn tham dự viên Hội nghị về y tế

Đức Thánh Cha tiếp kiến 3 ngàn tham dự viên Hội nghị về y tế

VATICAN. Sáng 17 tháng 11-2012, ĐTC đã tiếp kiến 3 ngàn tham dự viên Hội nghị quốc tế do Hội đồng Tòa Thánh về các nhân viên y tế tổ chức. Ngài kêu gọi các nhà thương và cơ cấu y tế làm sao để sức khỏe không trở thành một món hàng tùy thuộc luật lệ thị trường.

Hội nghị đã tiến hành từ ngày 15 đến 17 tháng 11-2012 tại Vatican về chủ đề ”Nhà thương, nơi loan báo Tin Mừng: sứ mạng nhân bản và tinh thần”.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc nhở các nhân viên y tế Công Giáo, ngoài những kiến thức và khả năng nghề nghiệp chuyên môn, còn cần có một ”khoa học Kitô về đau khổ”, là sự thật duy nhất có khả năng đáp lại mầu nhiệm đau khổ và mang lại cho người bệnh một sự an ủi không ảo tưởng”… Anh chị em hãy trở thành những chuyên gia uy tín trong khoa học Kitô về đau khổ.. Đây là một sự dấn thân tái truyền giảng Tin Mừng cả trong thời buổi khủng hoảng kinh tế đang cắt giảm các tài nguyên dành cho việc bảo vệ sức khỏe”.

ĐTC nhấn mạnh thêm rằng: ”Chính trong bối cảnh đó, các nhà thương và các cơ cấu trợ giúp phải nghĩ lại vai trò của mình để tránh cho sức khỏe, thay vì là một thiện ích phổ quát phải đảm bảo và bảo vệ thì lại trở thành một món hàng tùy thuộc luật lệ thị trường và là một thiện ích dành cho một thiểu số người. Không bao giờ được quên sự quan tâm đặc biệt đối với phẩm giá người đau khổ, áp dụng nguyện tắc phụ đới và liên đới cả trong lãnh vực những chính sách y tế”.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhận xét rằng: ”Ngày nay, một đàng do những tiến bộ trong lãnh vực khoa học kỹ thuật, người ta gia tăng khả năng chữa trị các bệnh nhân về thể lý, nhưng đàng khác, dường như lại giảm bớt khả năng chăm sóc người đau khổ xét một cách toàn diện và trong đặc tính có một không hai của họ. Dường như chân trời luân lý đạo đức của y khoa bị lu mờ, và người ta có nguy cơ quên rằng ơn gọi của y khoa là phục vụ mỗi người và trọn con người, trong mọi giai đoạn của cuộc sống. Một điều đáng mong ước là ngôn ngữ ”khoa học Kitô về đau khổ, trong đó có sự cảm thương, tình liên đới, chia sẻ, từ bỏ, nhưng không, xả kỷ, trở thành một từ vựng khổ quát của tất cả những người hoạt động trong lãnh vực trợ giúp y khoa. Đó là ngôn ngữ của người Samaritano nhân lành trong dụ ngôn Phúc Âm.. Trong viễn tượng đó, các nhà thương cần được coi như nơi ưu tiên để loan báo Tin Mừng, vì nơi mà Giáo Hội chứng tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa, thì đồng thời cũng trở thành một dụng cụ để nhân bản hóa con người và thế giới một cách thực sự (Bộ giáo lý đức tin. Văn kiện về một số khía cạnh của công cuộc loan báo Tin Mừng, 9).

Và ĐTC kết luận rằng: ”Ngày nay hơn bao giờ hết, xã hội chúng ta đang cần những người Samaritano nhân lành, với con tim quảng đại và vòng tay mở rộng cho tất cả mọi người, với ý thức rằng ”Mức độ tình nhân đạo chủ yếu được xác định trong tương quan với sự đau khổ và người đau khổ” (Thông điệp Spe salvi, 38) (SD 17-11-2012).

G. Trần Đức Anh OP