THA THỨ

THA THỨ

Thỉnh thoảng bạn đọc thấy một câu chuyện khiến bạn tự nhủ, “Đó là câu chuyện mà Chúa Giêsu thường nói đến.” Nó thật nồng ấm và đơn giản đến độ một đứa trẻ cũng có thể hiểu được và nhớ mãi.

Trong cuốn Jesus Make Me Laugh, tác giả David Redding cũng có một câu chuyện tương tự.

David sống trong một nông trại hẻo lánh. Người bạn duy nhất của cậu là con chó Teddy.

Con Teddy thường chờ David về nhà sau khi tan học. Nó ngủ bên cạnh cậu. Khi David huýt gió, Teddy chạy ngay đến dù nó đang ăn. Và rồi Thế Chiến II xảy đến.

David phải xa nhà vào hải quân. Anh không biết phải từ giã con Teddy như thế nào. Anh nói, “Làm thế nào bạn có thể giải thích cho một người thân yêu là bạn phải từ giã họ?”

Sau cùng, giây phút chia ly phải xảy đến. Con Teddy biết David phải xa nhà, nhưng nó không biết bao lâu và tại sao phải như vậy.

Ngày dần trôi, từ tuần sang tháng, từ tháng sang năm. Sau cùng, chiến tranh chấm dứt và David được tự do về nhà.

Chặng xe buýt cuối cùng để David dừng chân thì cách nhà đến 14 dặm. Lúc ấy khoảng nửa đêm và trời đen như mực khi anh rảo bước.

Gần bốn tiếng đồng hồ sau, anh còn cách nhà chừng nửa dặm. Bỗng dưng con Teddy cất tiếng sủa như khi có ai đó đến gần nông trại.

Và rồi anh David huýt gió. Có tiếng kêu ăng ẳng mừng rỡ. Một vài phút sau, con Teddy đã nhẩy vào lòng anh.

David kết thúc câu chuyện bằng nhận xét rằng, khi con Teddy mừng đón anh về nhà, giây phút không thể quên được đó đã nhắc nhở anh về Thiên Chúa. Nếu một con thú như Teddy có thể yêu mến và chào đón anh trở về dù bao năm xa cách, thì lẽ nào Thiên Chúa lại không hành động giống như vậy?

Câu chuyện của con chó Teddy đặc biệt thích hợp với các bài đọc hôm nay.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Thiên Chúa đã ban cho Vua David trong bài đọc một.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu đã ban cho người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu hành xử trong suốt cuộc đời của Người.

Chúa tha thứ cho người đàn ông bị bại liệt. Chúa tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Chúa tha thứ cho tên trộm lành. Chúa tha thứ cho những lý hình tra tấn hành hạ Người.

Những gì Chúa Giêsu sống trong cuộc đời ở trần thế, Người cũng muốn các môn đệ thi hành.

Tha thứ cho những người lỗi phạm đến chúng ta là tâm điểm của rất nhiều dụ ngôn.

Thí dụ, đó là chủ đề của dụ ngôn người mục tử đi tìm con chiên lạc.

Đó là chủ đề của dụ ngôn bà goá đánh mất một đồng bạc và gắng sức đi tìm.

Đó là chủ đề của dụ ngôn người cha nhân hậu đón mừng người con hoang đàng trở về.

Mỗi một dụ ngôn này nói lên cùng một điểm. Cha trên trời thì luôn tha thứ. Bởi đó, chúng ta, là con cái Người, cũng phải biết tha thứ.

Chúng ta cũng không được giới hạn sự tha thứ. Chúa Giêsu nói với ông Phêrô là chúng ta phải tha thứ không chỉ bảy lần, nhưng “bảy mươi lần bảy.” Mt 18:22

Nhưng tha thứ cho người khác không có nghĩa bỏ qua sự công bằng.

Bà Marcia Hootman và Patt Perkin đã nói rõ điểm này trong cuốn sách của họ, How to Forgive Your Ex-Husband (Làm thế nào để tha thứ cho người chồng cũ).

Họ kể ra trường hợp của ĐGH Gioan Phaolô II. Người đã vào nhà tù ở Ý để tha thứ cho Mehmet Ali Agca, tên hung thủ muốn sát hại đức giáo hoàng. “Nhưng,” các bà ấy viết, “bạn có để ý là đức giáo hoàng không xin cho Agca được tại ngoại đâu?”

Tướng James Oglethorpe của Anh có rất nhiều đức tính cao thượng, nhưng ông thú nhận là ông thấy bứt rứt khi phải tha thứ cho người sái quấy với ông.

Người ta nói rằng, ông đã từng nói với John Wesley rằng “Tôi không bao giờ tha thứ.” Và rồi Wesley nói với ông, “Vậy thì thưa ngài, tôi hy vọng là ngài không bao giờ phạm tội.”

Wesley nhắc nhở tướng Oglethorpe về điều Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Nếu anh em không tha thứ cho nhau, thì Cha anh em cũng sẽ không tha thứ cho anh em khi làm điều sái quấy.” Mt. 6:15

Không nơi đâu chúng ta thấy sự tha thứ thật rõ ràng như trong kinh Lậy Cha.

Trong kinh đó, chúng ta xin Cha trên trời “tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Nhận xét về lời cầu xin này, thần học gia Tô Cách Lan là William Barclay nói:

Thật là một ý nghĩ đáng sợ khi người ta xin Thiên Chúa đừng tha thứ cho họ. Tuy nhiên, đó chính là điều mà một người không tha thứ hành động khi họ đọc kinh này.

Để giải thích điều này, Barclay đã đưa ra trường hợp của Robert Louis Stevenson, tác giả cuốn Treasure Island .

Ngày kia, khi đang đọc kinh Lạy Cha với gia đình, Stevenson bước ra khỏi phòng. Vợ ông đi theo, tưởng rằng ông bị đau yếu.

Khi gặp chồng, bà hỏi, “|Anh đau hay sao vậy?” Ông nói, “Không, hôm nay anh không xứng đáng để đọc kinh Lạy Cha.”

Chúng ta hãy kết thúc với tư tưởng của thi sĩ George Herbert:

Ai không thể tha thứ cho người khác thì đã làm đứt cây cầu mà họ phải đi qua nếu muốn đến thiên đường; vì bất cứ ai cũng cần được sự tha thứ.

Cha Mark Link, SJ

Thỉnh thoảng bạn đọc thấy một câu chuyện khiến bạn tự nhủ, “Đó là câu chuyện mà Chúa Giêsu thường nói đến.” Nó thật nồng ấm và đơn giản đến độ một đứa trẻ cũng có thể hiểu được và nhớ mãi.

Trong cuốn Jesus Make Me Laugh, tác giả David Redding cũng có một câu chuyện tương tự.

David sống trong một nông trại hẻo lánh. Người bạn duy nhất của cậu là con chó Teddy.

Con Teddy thường chờ David về nhà sau khi tan học. Nó ngủ bên cạnh cậu. Khi David huýt gió, Teddy chạy ngay đến dù nó đang ăn. Và rồi Thế Chiến II xảy đến.

David phải xa nhà vào hải quân. Anh không biết phải từ giã con Teddy như thế nào. Anh nói, “Làm thế nào bạn có thể giải thích cho một người thân yêu là bạn phải từ giã họ?”

Sau cùng, giây phút chia ly phải xảy đến. Con Teddy biết David phải xa nhà, nhưng nó không biết bao lâu và tại sao phải như vậy.

Ngày dần trôi, từ tuần sang tháng, từ tháng sang năm. Sau cùng, chiến tranh chấm dứt và David được tự do về nhà.

Chặng xe buýt cuối cùng để David dừng chân thì cách nhà đến 14 dặm. Lúc ấy khoảng nửa đêm và trời đen như mực khi anh rảo bước.

Gần bốn tiếng đồng hồ sau, anh còn cách nhà chừng nửa dặm. Bỗng dưng con Teddy cất tiếng sủa như khi có ai đó đến gần nông trại.

Và rồi anh David huýt gió. Có tiếng kêu ăng ẳng mừng rỡ. Một vài phút sau, con Teddy đã nhẩy vào lòng anh.

David kết thúc câu chuyện bằng nhận xét rằng, khi con Teddy mừng đón anh về nhà, giây phút không thể quên được đó đã nhắc nhở anh về Thiên Chúa. Nếu một con thú như Teddy có thể yêu mến và chào đón anh trở về dù bao năm xa cách, thì lẽ nào Thiên Chúa lại không hành động giống như vậy?

Câu chuyện của con chó Teddy đặc biệt thích hợp với các bài đọc hôm nay.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Thiên Chúa đã ban cho Vua David trong bài đọc một.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu đã ban cho người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu hành xử trong suốt cuộc đời của Người.

Chúa tha thứ cho người đàn ông bị bại liệt. Chúa tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Chúa tha thứ cho tên trộm lành. Chúa tha thứ cho những lý hình tra tấn hành hạ Người.

Những gì Chúa Giêsu sống trong cuộc đời ở trần thế, Người cũng muốn các môn đệ thi hành.

Tha thứ cho những người lỗi phạm đến chúng ta là tâm điểm của rất nhiều dụ ngôn.

Thí dụ, đó là chủ đề của dụ ngôn người mục tử đi tìm con chiên lạc.

Đó là chủ đề của dụ ngôn bà goá đánh mất một đồng bạc và gắng sức đi tìm.

Đó là chủ đề của dụ ngôn người cha nhân hậu đón mừng người con hoang đàng trở về.

Mỗi một dụ ngôn này nói lên cùng một điểm. Cha trên trời thì luôn tha thứ. Bởi đó, chúng ta, là con cái Người, cũng phải biết tha thứ.

Chúng ta cũng không được giới hạn sự tha thứ. Chúa Giêsu nói với ông Phêrô là chúng ta phải tha thứ không chỉ bảy lần, nhưng “bảy mươi lần bảy.” Mt 18:22

Nhưng tha thứ cho người khác không có nghĩa bỏ qua sự công bằng.

Bà Marcia Hootman và Patt Perkin đã nói rõ điểm này trong cuốn sách của họ, How to Forgive Your Ex-Husband (Làm thế nào để tha thứ cho người chồng cũ).

Họ kể ra trường hợp của ĐGH Gioan Phaolô II. Người đã vào nhà tù ở Ý để tha thứ cho Mehmet Ali Agca, tên hung thủ muốn sát hại đức giáo hoàng. “Nhưng,” các bà ấy viết, “bạn có để ý là đức giáo hoàng không xin cho Agca được tại ngoại đâu?”

Tướng James Oglethorpe của Anh có rất nhiều đức tính cao thượng, nhưng ông thú nhận là ông thấy bứt rứt khi phải tha thứ cho người sái quấy với ông.

Người ta nói rằng, ông đã từng nói với John Wesley rằng “Tôi không bao giờ tha thứ.” Và rồi Wesley nói với ông, “Vậy thì thưa ngài, tôi hy vọng là ngài không bao giờ phạm tội.”

Wesley nhắc nhở tướng Oglethorpe về điều Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Nếu anh em không tha thứ cho nhau, thì Cha anh em cũng sẽ không tha thứ cho anh em khi làm điều sái quấy.” Mt. 6:15

Không nơi đâu chúng ta thấy sự tha thứ thật rõ ràng như trong kinh Lậy Cha.

Trong kinh đó, chúng ta xin Cha trên trời “tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Nhận xét về lời cầu xin này, thần học gia Tô Cách Lan là William Barclay nói:

Thật là một ý nghĩ đáng sợ khi người ta xin Thiên Chúa đừng tha thứ cho họ. Tuy nhiên, đó chính là điều mà một người không tha thứ hành động khi họ đọc kinh này.

Để giải thích điều này, Barclay đã đưa ra trường hợp của Robert Louis Stevenson, tác giả cuốn Treasure Island .

Ngày kia, khi đang đọc kinh Lậy Cha với gia đình, Stevenson bước ra khỏi phòng. Vợ ông đi theo, tưởng rằng ông bị đau yếu.

Khi gặp chồng, bà hỏi, “|Anh đau hay sao vậy?” Ông nói, “Không, hôm nay anh không xứng đáng để đọc kinh Lậy Cha.”

Chúng ta hãy kết thúc với tư tưởng của thi sĩ George Herbert:

Ai không thể tha thứ cho người khác thì đã làm đứt cây cầu mà họ phải đi qua nếu muốn đến thiên đường; vì bất cứ ai cũng cần được sự tha thứ.

– See more at: http://www.lamhong.org/2013/06/12/chu-giai-va-chia-se-tin-mung-chua-nhat-xi-tn-nam-c/#CN11C_15

Thỉnh thoảng bạn đọc thấy một câu chuyện khiến bạn tự nhủ, “Đó là câu chuyện mà Chúa Giêsu thường nói đến.” Nó thật nồng ấm và đơn giản đến độ một đứa trẻ cũng có thể hiểu được và nhớ mãi.

Trong cuốn Jesus Make Me Laugh, tác giả David Redding cũng có một câu chuyện tương tự.

David sống trong một nông trại hẻo lánh. Người bạn duy nhất của cậu là con chó Teddy.

Con Teddy thường chờ David về nhà sau khi tan học. Nó ngủ bên cạnh cậu. Khi David huýt gió, Teddy chạy ngay đến dù nó đang ăn. Và rồi Thế Chiến II xảy đến.

David phải xa nhà vào hải quân. Anh không biết phải từ giã con Teddy như thế nào. Anh nói, “Làm thế nào bạn có thể giải thích cho một người thân yêu là bạn phải từ giã họ?”

Sau cùng, giây phút chia ly phải xảy đến. Con Teddy biết David phải xa nhà, nhưng nó không biết bao lâu và tại sao phải như vậy.

Ngày dần trôi, từ tuần sang tháng, từ tháng sang năm. Sau cùng, chiến tranh chấm dứt và David được tự do về nhà.

Chặng xe buýt cuối cùng để David dừng chân thì cách nhà đến 14 dặm. Lúc ấy khoảng nửa đêm và trời đen như mực khi anh rảo bước.

Gần bốn tiếng đồng hồ sau, anh còn cách nhà chừng nửa dặm. Bỗng dưng con Teddy cất tiếng sủa như khi có ai đó đến gần nông trại.

Và rồi anh David huýt gió. Có tiếng kêu ăng ẳng mừng rỡ. Một vài phút sau, con Teddy đã nhẩy vào lòng anh.

David kết thúc câu chuyện bằng nhận xét rằng, khi con Teddy mừng đón anh về nhà, giây phút không thể quên được đó đã nhắc nhở anh về Thiên Chúa. Nếu một con thú như Teddy có thể yêu mến và chào đón anh trở về dù bao năm xa cách, thì lẽ nào Thiên Chúa lại không hành động giống như vậy?

Câu chuyện của con chó Teddy đặc biệt thích hợp với các bài đọc hôm nay.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Thiên Chúa đã ban cho Vua David trong bài đọc một.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu đã ban cho người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay.

Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu hành xử trong suốt cuộc đời của Người.

Chúa tha thứ cho người đàn ông bị bại liệt. Chúa tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Chúa tha thứ cho tên trộm lành. Chúa tha thứ cho những lý hình tra tấn hành hạ Người.

Những gì Chúa Giêsu sống trong cuộc đời ở trần thế, Người cũng muốn các môn đệ thi hành.

Tha thứ cho những người lỗi phạm đến chúng ta là tâm điểm của rất nhiều dụ ngôn.

Thí dụ, đó là chủ đề của dụ ngôn người mục tử đi tìm con chiên lạc.

Đó là chủ đề của dụ ngôn bà goá đánh mất một đồng bạc và gắng sức đi tìm.

Đó là chủ đề của dụ ngôn người cha nhân hậu đón mừng người con hoang đàng trở về.

Mỗi một dụ ngôn này nói lên cùng một điểm. Cha trên trời thì luôn tha thứ. Bởi đó, chúng ta, là con cái Người, cũng phải biết tha thứ.

Chúng ta cũng không được giới hạn sự tha thứ. Chúa Giêsu nói với ông Phêrô là chúng ta phải tha thứ không chỉ bảy lần, nhưng “bảy mươi lần bảy.” Mt 18:22

Nhưng tha thứ cho người khác không có nghĩa bỏ qua sự công bằng.

Bà Marcia Hootman và Patt Perkin đã nói rõ điểm này trong cuốn sách của họ, How to Forgive Your Ex-Husband (Làm thế nào để tha thứ cho người chồng cũ).

Họ kể ra trường hợp của ĐGH Gioan Phaolô II. Người đã vào nhà tù ở Ý để tha thứ cho Mehmet Ali Agca, tên hung thủ muốn sát hại đức giáo hoàng. “Nhưng,” các bà ấy viết, “bạn có để ý là đức giáo hoàng không xin cho Agca được tại ngoại đâu?”

Tướng James Oglethorpe của Anh có rất nhiều đức tính cao thượng, nhưng ông thú nhận là ông thấy bứt rứt khi phải tha thứ cho người sái quấy với ông.

Người ta nói rằng, ông đã từng nói với John Wesley rằng “Tôi không bao giờ tha thứ.” Và rồi Wesley nói với ông, “Vậy thì thưa ngài, tôi hy vọng là ngài không bao giờ phạm tội.”

Wesley nhắc nhở tướng Oglethorpe về điều Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Nếu anh em không tha thứ cho nhau, thì Cha anh em cũng sẽ không tha thứ cho anh em khi làm điều sái quấy.” Mt. 6:15

Không nơi đâu chúng ta thấy sự tha thứ thật rõ ràng như trong kinh Lậy Cha.

Trong kinh đó, chúng ta xin Cha trên trời “tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Nhận xét về lời cầu xin này, thần học gia Tô Cách Lan là William Barclay nói:

Thật là một ý nghĩ đáng sợ khi người ta xin Thiên Chúa đừng tha thứ cho họ. Tuy nhiên, đó chính là điều mà một người không tha thứ hành động khi họ đọc kinh này.

Để giải thích điều này, Barclay đã đưa ra trường hợp của Robert Louis Stevenson, tác giả cuốn Treasure Island .

Ngày kia, khi đang đọc kinh Lậy Cha với gia đình, Stevenson bước ra khỏi phòng. Vợ ông đi theo, tưởng rằng ông bị đau yếu.

Khi gặp chồng, bà hỏi, “|Anh đau hay sao vậy?” Ông nói, “Không, hôm nay anh không xứng đáng để đọc kinh Lậy Cha.”

Chúng ta hãy kết thúc với tư tưởng của thi sĩ George Herbert:

Ai không thể tha thứ cho người khác thì đã làm đứt cây cầu mà họ phải đi qua nếu muốn đến thiên đường; vì bất cứ ai cũng cần được sự tha thứ.

– See more at: http://www.lamhong.org/2013/06/12/chu-giai-va-chia-se-tin-mung-chua-nhat-xi-tn-nam-c/#CN11C_15

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố một văn kiện

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố một văn kiện

VATICAN. ĐTC Phanxicô cho biết ngài sẽ viết tiếp văn kiện của Đức Biển Đức 16 về đức tin và sẽ công bố.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 13 tháng 6-2013, dành cho Hội đồng Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, cùng với chức sắc khác tổng cộng 25 vị, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Tổng thư ký Nikola Eterovic, với mục đích giúp ĐTC soạn Tông Huấn đúc kết thành quả của Thượng HĐGM năm ngoái về đề tài ”Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”, đồng thời cũng để giúp ĐTC chọn chủ đề cho Thượng HĐGM kỳ thứ 14.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC Phanxicô đã ứng khẩu tóm tắt bài diễn văn dọn sẵn và loan báo ngài sẽ công bố văn kiện về đức tin đã được ĐGH Biển Đức 16 khởi sự: ”Bây giờ sẽ có một thông điệp 'viết bằng 4 tay' như người ta vẫn nói. Đó là văn kiện ĐGH Biển Đức 16 đã bắt đầu và đã trao cho tôi. Đó là một văn kiện mạnh mẽ và công việc lớn chính Người đã làm và tôi sẽ tiếp tục”.

ĐTC Biển Đức 16 dự định công bố một thông điệp về đức tin nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, nhưng vì tình hình sức khỏe ngài từ chức và Văn kiện chưa được hoàn thành.

ĐTC xác nhận ngài đã nhận được dự thảo Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM thứ 13 nhóm tại Vatican hồi tháng 10-2012, nhưng e rằng việc công bố văn kiện này đồng thời với Thông Điệp về đức tin thì Tông Huấn sẽ bị mất hút. Vì thế ngài này ra ý định công bố một tông huấn về truyền giảng Tin Mừng nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, nhưng trong đó có du nhập những đề nghị của Thượng HĐGM trong một bối cảnh truyền giáo rộng lớn hơn.

ĐTC tiết lộ: ”Tôi đã viết phần nào, nhưng tháng 8 tới đây tôi sẽ ở nhà, công việc yên hàn hơn và tôi sẽ tiếp tục”.
ĐTC đã trao diễn văn soạn sẵn để mọi người đọc sau đó. Trong Văn kiện này ngài nhận xét rằng thành ngữ ”nuova evangelizzazione”, tái truyền giảng Tin Mừng, làm nổi bật ý thức ngày càng rõ ràng rằng cả nơi những quốc gia có truyền thống Kitô kỳ cựu, người ta thấy cần phải canh tân việc rao giảng Tin Mừng, để dẫn đưa con người trở lại gặp gỡ Chúa, Đấng thực sự biến đổi cuộc sống, chứ không hời hợt do thói quen. Điều này có hậu quả trong hoạt động mục vụ, như Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 đã nhân xét: ”Những hoàn cảnh xã hội bó buộc chúng ta phải xét lại các phương pháp, dùng mọi phương thể để tìm cách nghiên cứu xem làm để nào để đưa sứ điệp Kitô cho người tân tiến ngày nay, vì chỉ trong sứ điệp này con người mới có thể tìm được câu trả lời cho những vấn nạn của họ và tìm được sức mạnh để dấn thân liên với với nhân loại” (Diễn văn trước Hồi y đoàn 22-6-1973).

Trong chiều hướng đó, ĐTC viết thêm rằng ”Tôi muốn khích lệ toàn thể cộng đoàn Giáo Hội hãy rao giảng Tin Mừng, đừng sợ ”ra khỏi chính mình” để loan báo, nhất là tín thác nơi sự hiện diện từ bi của Thiên Chúa Đấng hướng dẫn chúng ta. Các kỹ năng tuy quan trọng, nhưng dù những kỹ năng hoàn hảo nhất vẫn không thể thay thế hoạt động âm thần nhưng hiệu quả của Đấng là tác nhân chính của công cuộc rao giảng Tin Mừng, nghĩa là Chúa Thánh Linh (Xc ibid. 75). Cần để mình được Chúa hướng dẫn, dù Ngài dẫn chúng ta đi trên những con người mới; cần phải để Chúa biến đổi chúng ta để việc rao giảng của chúng ta được diễn ra luôn luôn được đi kèm bằng đời sống đơn sơ, tinh thần cầu nguyện và lòng bác ái đối với mọi người, nhất là những người bé nhỏ và nghèo khổ, bằng tinh thần khiêm tốn, từ bỏ chính mình, và bàng đời sống thánh thiện (Xc ibid. 76). Chỉ như thế việc rao giảng mới thực sự có những thành quả phong phú”.

Sau cùng, ĐTC ca ngợi thành quả của các Thượng HĐGM như một trong những kết quả của Cộng đồng chung Vatican 2 và nói thêm rằng ”Cởi mở đối với ơn của Chúa Thánh Linh là linh hồn của Giáo Hội, chúng ta tín thác rằng Thượng HĐGM sẽ được phát triển thêm để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự đối thoại và cộng tác giữa các GM với nhau và với GM Roma”.

Trong cuộc đối thoại với các thành viên Hội đồng của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, ĐTC cho biết có thể là ngài sẽ biến Hội đồng thành một cơ quan thường trực và ngài triệu tập cơ quan này khi cần để hỏi ý kiến.

G. Trần Đức Anh, O.P – Vatican Radio
 

 

Giáo Hội là Dân Thiên Chúa có luật lệ là tình yêu thương đại đồng

Giáo Hội là Dân Thiên Chúa có luật lệ là tình yêu thương đại đồng

Giáo Hội là Dân Thiên Chúa bao gồm mọi dân tộc, có luật lệ là tình yêu thương đại đồng, có sứ mệnh loan báo Chúa Kitô, là dấu chỉ, muối men và áng sáng dẫn đưa mọi người đến với Thiên Chúa và tiến về quê hương thiên quốc.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 90,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 12 tháng 6-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ”Giáo Hội dân của Thiên Chúa”, như Công Đồng Chung Vaticăng II và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo định nghĩa (LG 9; GLGHCG 782). Đức Thánh Cha đã khai triển bài giáo lý bằng các câu hỏi. Trả lời câu hỏi Giáo Hội là gì Đức Thánh Cha nói:

Trước hết nó có nghĩa là Thiên Chúa không thuộc riêng một dân tộc nào; bởi vì chính Người mời gọi chúng ta, triệu tập chúng ta, mời gọi chúng ta là thành phần dân của Người, và lời mời gọi này hướng tới tất cả mọi người, không phân biệt, bời vì lòng thương xót của Thiên Chúa ”muốn ơn cứu rỗi cho mọi người” (q Tm 2,4). Chúa Giêsu không nói với các Tông Đồ và chúng ta làm thành một nhóm độc hữu, một nhóm ưu tú. Chúa Giêsu nói: Hãy đi và lam cho mọi dân tộc trở thành môn đệ (x. Mt 28,19). Thánh Phaolô khẳng định rằng trong dân của Thiên Chúa, trong Giáo Hội ”không còn do thái hy lạp… bởi vì anh em tất cả là một trong Chúa Kitô Giêsu” (Gl 3,28). Tôi cũng muốn nói với người cảm thấy xa Thiên Chúa và Giáo Hội, với người sợ hãi hay thờ ơ, với người nghĩ rằng không còn có thể thay đổi được nữa: Chúa cũng mời gọi bạn là thành phần của dân Người, và Chúa làm điều này với lòng kính trọng lớn và tình yêu thương! Người mời gọi chúng ta làm thành phần của dân này, dân của Thiên Chúa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi thứ hai: Làm thế nào để trở thành chi thể của dân Thiên Chúa? Và ngài trả lời: Không phải qua việc sinh ra thể lý, mà qua một cuộc sống mới. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu nói với ông Nicodemo rằng cần phải sinh ra từ bên trên, từ nước và từ Thần Khí để vào Nước Thiên Chúa (x. Ga 3,3-5). Chính qua bí tích Rửa Tội mà chúng ta được đưa vào dân tộc này, qua niềm tin nơi Chúa Kitô, là ơn Thiên Chúa ban, và nó phải được dưỡng nuôi và làm cho lớn lên bằng toàn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem: tôi làm thế nào để cho đức tin mà tôi đã nhận trong bí tích Rửa Tội được lớn lên? Tôi làm thế nào để đức tin mà tôi đã nhận và dân Chúa được lớn lên? Tôi làm thế nào để cho nó lớn lên? Đó là một câu hỏi khác.

Câu hỏi thứ ba là: Đâu là luật của dân Thiên Chúa? Đức Thánh Cha trả lời:

Đó là luật yêu thương, yên mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân theo giới răn mới Chúa ban cho chúng ta (x. Ga 13,34). Tuy nhiên, một tình yêu không phải là thuyết duy tình cảm cằn cỗi hay là một cái gì mơ hồ, mà là việc nhận biết Thiên Chúa như là Chúa duy nhất của cuộc sống, đồng thời là việc tiếp nhận tha nhân như là người anh em thật, bằng cách thắng vượt các chia rẽ, các tranh đua, các hiểu lầm, các ích kỷ; cả hai đi chung với nhau. Chúng ta còn phải đi biết bao nhiêu đường để sống luật mới này một cách đúng đắn, luật của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động trong chúng ta, luật của tình bác ái, của tình yêu thương! Khi chúng ta nhìn thấy trên báo chí hay truyền hình, chúng ta thấy biết bao nhiêu chiến tranh giữa các tín hữu kitô. Làm sao có thể hiểu được điều này? Nhưng trong các khu phố, trong các nơi làm việc có biết bao nhiêu chiến tranh vì thèm muốn, ghen tương. Cả trong chính gia đình cũng có biết bao nhiêu chiến tranh bên trong. Chúng ta phải xin Chúa làm cho chúng ta hiểu rõ ràng luật của tình yêu này. Thật là tốt lành, xinh đẹp biết bao, khi chúng ta yêu nhau như anh em đích thật. Điều đó thật đẹp biết bao! Hôm nay chúng ta hãy làm một điều: Có lẽ tất cả chúng ta đều có thiện cảm hay không thiện cảm và có lẽ có nhiều người trong chúng ta giận dữ với vài người. Ít nhất chúng ta hãy nói với Chúa: Lậy Chúa, con giận ông này, bà này qúa. Con cầu nguyện cho ông ấy, cho bà ấy. Con xin Chúa”. Cầu nguyện cho những người chúng ta giận. Đó là một bước tiến đẹp trong luật yêu thương này. Hôm nay chúng ta hãy làm điều đó nhé!

Câu hỏi thứ tư liên quan tới dân Chúa. Dân Chúa có sứ mệnh đem niềm hy vọng và ơn cứu độ của Thiên Chúa vào trong thế giới: là dấu chỉ tình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng mời gọi tất cả vào tình bạn với Người; là men làm dậy tất cả bột, là muối trao ban hương vị và giữ cho khỏi hư thối, là ánh sáng chiếu soi.

Chung quanh chúng ta, chỉ cần mở báo ra, tôi đã nói, là chúng ta thấy rằng có sự hiện diện của sự dữ, Qủy hành động. Nhưng tôi muốn nói lớn tiếng rằng: Thiên Chúa mạnh hơn! Anh chị em có tin điều này không? Tin rằng Thiên Chúa mạnh hơn không? Nhưng chúng ta hãy cùng nhau nói điều đó. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau nói điều đó. Thiên Chúa mạnh hơn! Tất cả nào! Và tín hữu tại quảng trưởng, đặc biệt là các trẻ em cùng nói to ” Thiên Chúa mạnh hơn”. Rồi Đức Giáo Hoàng nói tiếp: Và anh chị em có biết tại sao Chúa mạnh hơn không? Bởi vì Người là Chúa, là Chúa duy nhất. Thiên Chúa mạnh hơn. Tốt lắm! Và tôi cũng muốn thêm rằng thực tại đôi khi đen tối, bị ghi dấu bởi sự dữ, nhưng có thể thay đổi, nếu chúng ta là những người đầu tiên đem ánh sáng Phúc Âm vào, nhất là với cuộc sống chúng ta. Nếu trong một sân thế vận, chúng ta hãy nghĩ tới sân thế vận Roma, hay sân thế vận Thánh Lorenzo ở Buenos Aires, trong một đêm tối trời có một người thắp lên một ánh sáng, thì người ta chỉ thấy một chút, nhưng nếu cả 70.000 khán giả mỗi người đều thắp lên ánh sáng của mình, thì sân vận động sáng lên. Chúng ta hãy làm cho cuộc sống của chúng ta là một ánh sáng của Chúa Kitô; cùng nhau chúng ta sẽ mang ánh sáng Phúc Âm vào trong toàn thực tại.

Câu hỏi sau cùng đâu là mục đích của dân Chúa? Mục đích là Nước Thiên Chúa, đã được chính Thiêm Chúa bắt đầu trên trái đất và phải được trải rộng cho tới ngày thành toàn, khi Chúa Kitô, sự sống của chúng ta sẽ tái xuất hiện (LG 9). Khi đó mục đích là sự hiệp thông tràn đầy với Chúa, gia đình cùng với Chúa bước vào trong chính cuộc sống của Thiên Chúa, nơi chúng ta sẽ sống niềm vui tình yêu vô cùng của Người. Niềm vui tràn đầy.

Anh chị em thân mến, là Giáo Hội, là dân của Thiên Chúa, theo chương trình tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa Cha, có nghĩa là men của Thiên Chúa trong nhân loại này, có nghĩa là loan báo và đem ơn cứu rỗi của Thiên Chúa vào trong thế giới này của chúng ta, thường lạc đường, cần đến các câu trả lời khích lệ trao ban hy vọng, trao ban sức mạnh mới cho con đường cuộc sống. Ườc chi Giáo Hội là nơi của lòng thương xót và niềm hy vọng của Thiên Chúa, nơi mỗi người có thể cảm thấy mình được tiếp nhận, yêu thương và khích lệ sống theo cuộc sống tốt lành của Tin Mừng. Và để cảm thấy mình được tiếp đón, yêu thương, tha thứ và khích lệ, các cánh cửa của Giáo Hội phải luôn luôn rộng mở, để mọi người có thể đến và chúng ta phải ra khỏi các cửa ấy và loan báo Tin Mừng.

Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào Ủy Ban quốc tế Hiệp hội thánh Vinh Sơn Phaolô nhân kỷ niệm 200 năm ngáy sinh của người sáng lập là ông Frederic Ozanam. Ngài cũng chào các phái đoán đến từ Nhật Bản, Nam Hàn và Việt Nam cũng như Úc, Argentina, Mexico, Puerto Rico, Costa Ricca, Colombia và Brasil.

Ngài cũng chào nhóm các tân Linh Mục giáo phận Brescia và thân nhân cũng như đoàn hành hương các giáo phận Assisi, Nocera Umbria, Gualdo Tadino, Liên hiệp nông nghiệp và món qùa họ tặng ngài cho các công tác trợ giúp bác ái.

Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Cũng như các lần trước hôm qua Đức Thánh Cha cũng dành ra một giờ rưỡi để chào tín hữu và những người tàn tật. Việc tặng mũ calốt trắng cho ngài đã trở thành mốt, nên hầu như lần nào Đức Thánh Cha cũng có mũ mới và ngài tặng mũ đang đội lại cho tín hữu làm kỷ niệm. Hôm qua có một em gái tàn tật ôm hôn Đức Thánh Cha đến mấy lần. Còn các trẻ em nhớ lời ngài nói trong một buổi tiếp kiến khi Đức Thánh Cha tiến đến chào, các em không gọi tên Francesco nữa, gân cổ lên mà gọi tên Giêsu.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Thánh Tâm Chúa Giêsu là tình yêu tinh tuyền và lòng thương xót thứ tha

Thánh Tâm Chúa Giêsu là tình yêu tinh tuyền và lòng thương xót thứ tha

Thánh Tâm Chúa Giêsu diễn tả tột đỉnh tình yêu và lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa đối với con người. Nó là suối nguồn ơn cứu độ cho toàn thế giới. Chúng ta hãy học biết sống khiêm nhường và thương xót đối với tha nhân.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 80,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 9 tháng 6-2013.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tháng 6 là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, là kiểu loài người diễn tả tột đỉnh tình yêu thương của Thiên Chúa. Ngài nói thật thế, thứ sáu vừa qua chúng ta đã cử hành lễ trọng Thánh Tâm Chúa Kitô, và ngày lễ này trao ban cung điệu cho toàn tháng 6. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa biểu tượng Thánh Tâm Chúa như sau:

Lòng đạo đức bình dân đánh gía rất cao các biểu tượng, và Trái tim Chúa Giêsu là biểu tượng tuyệt diệu lòng thương xót của Thiên Chúa: nhưng nó không là một biểu tượng tưởng tượng, nó là biểu tượng thực sự, diễn tả trung tâm, diễn tả suối nguồn, từ đó vot ra ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.

Trong các Phúc âm chúng ta tìm thấy các quy chiếu khác nhau về Trái Tim Chúa Giêsu, chẳng hạn trong văn bản trong đó Chúa Kitô nói: ”Các con tất cả là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức, hãy đền cùng Thầy, và Thầy sẽ bổ sức cho. Hãy mang lấy ách của Thầy và học nơi Thầy, là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,28-29). Thế rồi nền tảng là trình thuật cái chết của Chúa Kitô theo thánh Gioan. Thật thế, thánh sử làm chứng điều thánh nhân đã trông thấy trên núi Sọ, nghĩa là sự kiện khi Chúa Giêsu đã chết, một người lính lấy đòng đậm cạnh sườn Người và từ vết thương đó máu và nước chảy ra (x. Ga 19,33-34). Thánh Gioan nhận ra trong dấu chỉ ấy, xem ra là tình cờ, việc thành toàn các lời tiên tri: từ tim của Chúa Giêsu, là Chiên Con bị sát tế trên thập giá, nảy sinh ra ơn tha tội và sự sống cho tất cả mọi người. Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dự:

Nhưng lòng thương xót của Chúa Giêsu không chỉ là một tâm tình, còn hơn thế nữa, nó là một sức mạnh trao ban sự sống, làm cho con người sống lại! Tin Mừng hôm nay cũng nói với chúng ta về điều này, trong giai thoại bà góa làng Naim (Lc 7,11-17). Với các môn đệ Chúa Giêsu đang đến Naim, một làng trong vùng Galilea, chính trong lúc diễn ra một đám tang: người ta đem chôn một thanh niên, con trai duy nhất của một bà góa. Cái nhìn của Chúa Giêsu lập tức dán chặt trên bà mẹ đang khóc. Thánh sự Luca nói rằng: ”Khi trông thấy bà, Chúa cảm thấy một sự xót thương lớn đối với bà” (c. 13). Sự xót thương này là tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, là sự thương xót, nghĩa là thái độ của Thiên Chúa tiếp xúc với sự khốn cùng của con người, với sự nghèo nàn của chúng ta, với khổ đau và sự âu lo của chúng ta. Từ xót thương trong Thánh Kinh gợi lại lòng dạ của bà mẹ: thật vậy, người mẹ cảm nhận một phản ứng hoàn toàn là của bà trước nỗi khổ đau của con cái. Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế.

Và đâu là hoa trái của tình yêu thương, của lòng thương xót của Thiên Chúa? Đó là sự sống! Chúa Giêsu nói với bà góa thành Naim: ”Đừng khóc!”, rồi Người gọi thanh niện đã chết, và đàmh thức anh ta dậy như từ một giấc ngủ (x. cc. 13-15). Đức Thánh Cha chú thích cử chỉ này của Chúa Giêsu như sau:

Chúng ta hãy nghĩ tới điều này, thật là đẹp: lòng thương xót của Thiên Chúa trao ban sự sống cho con người, cho nó sống lại từ cái chết. Chúa luôn luôn nhìn chúng ta với lòng thương xót, chúng ta đừng quên điều này, Người luôn luôn nhìn chúng ta với lòng thương xót, Người chờ đợi chúng ta với lòng thương xót. Chúng ta đừng sợ đến gần Người! Người có một con tim thương xót! Nếu chúng ta cho Người thấy các vết thương nội tâm của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta. Người là lòng thương xót tinh tuyền. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu!

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Chúng ta hướng lên Đức Trinh Nữ Maria: con tim vô nhiễm nguyên tội của Mẹ, con tim bà mẹ, đã chia sẻ tột đỉnh lòng thương xót của Thiên Chúa, đặc biệt trong giờ của cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết khiêm nhường và thương xót với các anh chị em khác.

Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin chào các tín hữu Đức Thánh Cha nói hôm nay tại Cracovia có hai nữ tu Ba Lan được tôn phong Chân phước: đó là chị Sofia Czeska Maciejowska, là người hồi tiền bán thế kỷ XVII đã thành lập Dòng các Trinh nữ dâng Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc, và chị Margherita Lucia Szewczyk, là người hồi thế kỷ XIX đã thành lập Dòng các Nữ tử Trinh Nữ Maria Sầu Bi Diễm Phúc. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa với Giáo Hội tại Cracovia.

Tôi xin thân ái chào tất cả các khách hành hương hiện diện hộm nay: các nhóm giáo xứ, các gia đình, các học sinh, các hội đoàn, các phong trào. Tôi xin chào tất cả mọi người. Tôi cũng xin chào một đoàn hành hương đến từ Mombay bên Ấn Độ. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chào các nhóm đến từ nhiều nơi trong nước Italia, Cuối cùng ngài nhắc lại: Hôm nay chúng ta đừng quên tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Chúa Giêsu: Người luôn nhìn chúng ta, yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta. Người là tất cả con tim và lòng thương xót. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu với lòng tin tưởng, Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

HÃY TRỖI DẬY

HÃY TRỖI DẬY

Một số người cho rằng Đức Giê-su đến trần gian chỉ nhằm cứu rỗi phần hồn con người; còn phần xác thì chẳng bận tâm. Thật ra không phải thế, vì ngoài việc loan Tin Mừng và tự hiến đời mình cứu độ nhân loại, cho họ được hưởng hạnh phúc đời sau, Đức Ki-tô còn luôn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người ngay trên cõi đời nầy nữa. Một bằng chứng cụ thể là Người luôn đến với kẻ nghèo hèn, tật bệnh để an ủi và chữa lành cho họ. Khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, Người đã dạy: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.” (Mt 10, 7-8). Và Người đã thực hiện đúng như Lời Người đã giảng dạy. Ấy cũng bởi vì con người là một hữu thể có nhị nguyên tính luôn tồn tại trong nhau: thân xác (vật thể) và tâm hồn (linh thể).

Thật thế, khi dựng nên con người, “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.” (St 2, 7). Điều đó cho thấy, con người là một hữu thể bao gồm cả tâm linh và thân xác. Hiến chế về Mục Vụ (“Gaudium et Spes”, số 14) đã khẳng định: “Con người duy nhất với xác hồn. Xét về thể xác, con người là một tổng hợp những yếu tố thuộc thế giới vật chất… Nhờ có nội giới, con người vượt trên mọi vật… Như vậy, khi nhìn nhận mình có một linh hồn thiêng liêng, bất tử, con người không phải là bị mê hoặc bởi một thứ ảo tưởng phát sinh do những điều kiện vật lý và xã hội. Trái lại, nhìn nhận như thế là con người đã đạt tới chính chân lý sâu xa.” Đức Giê-su Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật, vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại khỏi ách thống trị của tội lỗi, đương nhiên Người không bao giờ chỉ chú trọng tới phần tâm linh, mà còn chú ý tới cả phần thể xác của các tín hữu nữa.

Bài Tin Mừng hôm nay (CN.X/TN-C – Lc 7, 11-17) là một minh hoạ: Trước hoàn cảnh bi thương của một bà goá ở thành Na-in khóc tiễn đứa con trai duy nhất, mặc dù bà mẹ không cầu xin, nhưng Đức Ki-tô vẫn chạnh lòng thương, sờ vào quan tài và phán: “Hãy trỗi dậy!”, tức thì người chết sống lại. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ. Phải chân nhận rằng ngay từ khi bắt đầu khai mạc sứ vụ, Đức Giê-su đã chứng tỏ Người không những chỉ lo cho phần rỗi (tâm linh) của con người, mà Người còn lo cho cả phần xác của họ nữa (câu chuỵên “Tiệc cưới Ca-na” – Ga 2, 1-12). Tương tự như phép lạ cho con trai bà goá ở Na-in được sống lại, Chúa Giê-su đã truyền cho La-da-rô (em của Mac-ta và Maria) chết chôn trong mồ đã 4 ngày được sống lại; nhờ đó, cả gia đình được chan hoà niềm vui (Ga 11, 32-43). Và rất nhiều phép lạ khác Đức Giê-su đã thực hiện như cho người mù được xem thấy, người điếc được nghe, người què đi được, người phong hủi được sạch, người câm được nói, người đói được ăn…

Tất cả những biện giải trên minh hoạ cho Lời dạy của Đức Ki-tô: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4, 4). Nghĩa là con người sống trên đời cần cả cơm bánh (nuôi dưỡng thể xác) và Lời Chúa (dưỡng nuôi tâm hồn). Và vì thế, song song với việc lo cho thể xác những người đi theo, Đức Giê-su còn lo cả về đời sống tâm linh của họ nữa. Người không muốn đem lại cho người đời một niềm vui chóng qua, một thứ hạnh phúc mau tàn; nhưng là một thứ hạnh phúc vững bền đặt trên nền tảng tình yêu (“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” – Ga 13, 34). Như vậy, đem lại niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu cho những người chung quanh là một quan tâm hàng đầu của Chúa Giê-su. Vì thế, Người đã thiết lập bí tích Thánh Thể làm lương thực trường tồn cho mọi tín hữu, cho Giáo Hội lữ hành đang trên đường tiến về quê Trời vĩnh cửu.

Đức Giê-su Ki-tô đã vì tình yêu mà chữa lành thân xác cho những kẻ đui mù câm điếc, phong hủi què quặt, kể cả những thân xác không còn sinh khí (đã chết). Song song với việc chữa lành thân xác cho con người, Người vẫn tiến hành sứ vụ chữa lành chứng bệnh đui mù câm điểc, phong hủi què quặt về đường tâm linh và nhất là sự chết trong tội lỗi của nhân loại. Ấy cũng bởi vì Người chính là hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu, vâng lệnh Chúa Cha xuống thế làm người, dùng chính thân mình làm của lễ toàn thiêu tiêu diệt sự chết, giải thoát con người khỏi vòng nô lệ tội lỗi, đem lại sự sống vĩnh cửu cho nhân loại. Lời Đức Ki-tô gọi con của bà goá ở thành Na-in “Hãy trỗi dậy”, cũng là Lời Chúa gọi từng mỗi người Ki-tô hữu hôm nay.

Vâng, người Ki-tô hữu hôm nay đã được cùng chết với Đức Ki-tô và cùng được trỗi dậy với Người “nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.” (Cl 3, 1-4). Tìm kiếm những gì thuộc thượng giới bằng chính cuộc sống thực hành Lời Chúa nơi hạ giới, ấy mới là những kẻ khôn ngoan. Một cách cụ thể là chúng ta cũng được mời gọi cộng tác với Người để vun đắp niềm vui và hạnh phúc cho những người đang sống quanh ta bằng quyết tâm sống theo luật yêu thương của Người, để nhờ đó, gia đình, thôn xóm và đất nước chúng ta được hạnh phúc an vui.

Tóm lại, Đấng Ban Sự Sống đến trần gian ban cho nhân loại không chỉ sự sống mau qua (như trường hợp con trai bà goá ờ thành Na-in, trường hợp anh La-da-rô hoặc những phép lạ hoá bánh ra nhiều, phép lạ chữa cho những người đui, què, câm, điếc được khỏi…), mà nhất là còn ban cho nhân loại sự sống đời đời. Người luôn kêu gọi con người “Hãy trỗi dậy” từ cõi chết, để được chung hưởng hồng ân Phục Sinh nơi Cõi Phúc Trường Sinh. Nào, xin mời “Hãy trỗi dậy hỡi ai ngủ mê. Hãy trỗi dậy từ cõi chết, Chúa sẽ chiếu ngời ánh quang vinh trên đầu ngươi. TK: Ðã bao năm qua gian trần miệt mài sống trong vòng u tối. Giờ được Chúa dẫn vào nguồn sống, ta hãy bước theo đường quang vinh.” (TCCĐ “Hãy trỗi dậy”). Ước được như vậy. Amen.

JM. Lam Thy ĐVD

NIỀM VUI GÓA PHỤ

NIỀM VUI GÓA PHỤ

“Trông thấy bà, Chúa động lòng thương”.

Ôi, con mắt của Thiên Chúa, cái nhìn thấy của Thiên Chúa có khác con mắt và cái nhìn của con người trần gian.

Trước cái chết của một con người, ai cũng ngậm ngùi thương tiếc người đã ra đi, ai cũng thở than cuộc người sao ngắn ngủi. Có người lại còn suy luận rằng: “Ta rồi cũng phải chết. Thế thì không hưởng thụ cho hết cuộc đời này trước khi chết, thì thật là dại dột”. Họ còn tự cho cái suy luận của mình như thế là có khoa học, là văn minh, là kim chỉ nam cho mình, là chủ trương, là đường lối cho những thuộc hạ mình noi theo! Thật tồi tệ!
 
Trong Tin Mừng hôm nay, trước cái chết của thanh niên, con trai duy nhất của bà góa thành Naim, điều mà Chúa Giê-su thấy trước tiên lại là nỗi đau của người mẹ đã mất chồng, nay lại mất con, nỗi đau của người sẽ cô độc trong đời. Và Chúa động lòng thương bà ấy.

Người đã chết rồi còn đau khổ gì không?
Kẻ góa bụa tan nát lòng, đứt ruột
Một đời yêu trên dương trần cơ cực
Được mấy ngày thực hạnh phúc bên nhau
 
Chút con trai niềm vui sống ngọt ngào
Lấp khoảng trống trước sau căn nhà nhỏ
Tình mẹ con sớm chiều thương bày tỏ
Cũng vội vàng từ  bỏ mẹ mà đi….
(“Chúa  đã viếng thăm” – Ba Chuông)

Không chỉ động lòng thương theo kiểu của người thường là một chút xúc động hời hợt bất thường, một tình cảm tự nhiên chóng qua, Chúa Giê-su còn thể hiện tình thương ấy bằng việc “đưa tay chạm vào quan tài” người thanh niên, một việc mà thời bấy giờ người ta cho là ô uế, nhớp nhúa. Ngay cả thời nay, lúc hãy còn sống, thì thân người ôi thơm tho, người muốn nắm tay người, người muốn hôn lên môi người, người muốn ôm lấy thân người để biểu tỏ tình cảm với người, nhưng khi người đã nhắm mắt xuôi tay, nào ai dám đến gần vuốt mặt, cầm tay….nghĩ cũng đáng buồn cho kiếp người.

Chúa chạm tay vào quan tài, và Lời Chúa tuyên phán: "Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy". Nắp áo quan bỗng mở ra. Một thi hài bất động bỗng ngồi lên cười nói trước mắt mọi người, trước mắt nhóm người theo Chúa và trước mắt nhóm người đi trong đám tang.

“Thanh niên hỡi, hãy chỗi dậy rỡ ràng”
Tấm nắp mở toang, người chết đang ngồi dậy
“Này góa phụ, con trai bà sống lại”
Thật diệu kỳ, mẹ  ôm lấy con yêu
(“Chúa  đã viếng thăm” – Ba Chuông)

Tất cả mọi người sững sờ trước chuyện xưa nay chưa từng có. Có thể họ đã bàn tán xôn xao: Con mắt của Người nhìn thấu tận tâm can, thấu từng nỗi đau mà người đời khó  thấy. Bàn tay của Người thực hiện bao việc lạ lùng. Lòng thương của Người thật vĩ đại. Lời Người thật quyền năng. Thánh Luca ghi rõ tâm trạng của những người chứng kiến việc thanh niên kia sống lại là “sợ hãi và ngợi khen”. Đây hẳn không phải sự sợ hãi trước một sự dữ khủng khiếp kinh hoàng, nhưng là sự nghiêng mình kính phục trước quyền năng và lòng từ ái vô biên của Thiên .

“Mọi người đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người".

Và  khi đã mục kích, đã hết lòng khâm phục, đã yên tâm tin tưởng vào quyền năng và lòng từ ái ấy, họ trở thành chứng nhân cho Thiên Chúa:

“Và việc này đã loan truyền danh tiếng Người trong toàn cõi Giuđêa và khắp vùng lân cận”.

Cho mọi người hiểu biết về Thiên Chúa qua Đức Ki-tô, kính phục tôn thờ mến yêu tin tưởng Thiên Chúa nơi Người, và loan truyền ơn cứu độ của Người khắp cùng thiên hạ, là mục đích của Người qua phép lạ làm cho con trai bà góa thành Naim sống lại.

“Xin ngợi ca lòng nhân Chúa tỏ tường
Vinh hiển Chúa khắp mười phương thiên hạ
Hằng hà sao hằng hà ơn phước cả
Vạn niềm đau, muôn phép lạ lẫy lừng”
(“Chúa đã viếng thăm”  – Ba Chuông)

Qua trang Tin Mừng hôm nay, ước gì mỗi chúng ta được:

– Mặc lấy cái nhìn yêu thương, thông cảm của Chúa, để biết chạnh lòng xót thương những mảnh đời đau khổ.

– Không ngại khiêm cung cúi thấp mình xuống để chạm vào nỗi đau của anh em, không ngại tanh hôi, thối vữa, không ngại những lời chỉ trích phê phán của những kẻ chỉ thích ăn trên, ngồi trước, sống chết mặc ai dưới chân mình.

– Tin tưởng Lời Chúa có sức làm cho chính mình được  ơn Phục Sinh, ơn đổi mới, ơn công chính và cũng dùng chính Lời Chúa làm động lực thi thố lòng thương xót của Chúa đối với tất cả mọi người.

– Tạ ơn Chúa, tôn vinh Chúa trong cuộc sống chúng ta bằng cách sống trọn vẹn ơn công chính để trở thành lời chứng cho Tin Mừng, lời chứng cho danh Thiên Chúa trên khắp vũ hoàn.
 
Lạy Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa Uy Quyền và Giàu Lòng Thương Xót, xin cứu sống linh hồn chúng con, và cho chúng con ca tụng danh Chúa đến muôn đời. A men.

PM. Cao Huy Hoàng

Công bố văn kiện Tòa Thánh về mục vụ người tị nạn và tản cư

Công bố văn kiện Tòa Thánh về mục vụ người tị nạn và tản cư

VATICAN. Hôm 6 tháng 6-2013, Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, đã công bố Văn kiện dài 72 trang với tựa đề ”Đón tiếp Chúa Kitô nơi những người tị nạn và những người bị cưỡng bách di cư. Những đường hướng mục vụ”.

Văn kiện được ĐHY Antonio Mario Vegliò, Chủ tịch Hội đồng mục vụ di dân và người lưu động, cùng với ĐHY Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh, và hai chuyên gia khác.

ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện này được soạn thảo để đáp ứng

những biến chuyển trong bản chất của hiện tượng cưỡng bách di cư những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Hội đồng Tòa Thánh công bố văn kiện hồi năm 1992 với tựa đề ”Những người tị nạn, một thách đố đối với tình liên đới”.

Tiếp đến, cần để ý đến nhiều lý do bó buộc con người phải rời bỏ gia cư của họ. Và đối lại với hiện tượng này là các luật lệ nghiêm ngặt hơn do các chính phủ ban hành để đối phó với làn sóng người tị nạn và di dân. Nhiều khi cả dư luận quần chúng cũng chống lại hiện tượng này.

Vì thế, cần phải có những suy tư mới, cũng vì trong các trong các cuộc thảo luận chính trị trên bình diện quốc gia và quốc tế, càng ngày các chính quyền càng đưa ra những biện pháp làm cho con người sợ mà không dám di cư hoặc tị nạn, thay vì các biện pháp khích lệ mưu an sinh cho con người, bảo vệ nhân phẩm và thăng tiến vị thế trung tâm của con người. Dường như vấn đề ở đây là làm sao để những người tị nạn và di dân đừng bén mảng tới đất nước liên hệ, thay vì tìm hiểm những lý do tại sao họ buộc lòng phải rời bỏ quê hương. Nguyên sự hiện diện của người tị nạn và xuất cư bị coi là như vấn đề. Tất cả những điều đó đe dọa việc bảo vệ họ”.

ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện mới của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động nhấn mạnh sự cấp thiết cần bảo đảm ít là các quyền được liệt kê trong Hiệp Ước quốc tế năm 1951 về người tị nạn, tuy rằng văn kiện quan trọng này chỉ có tính chất tối thiểu, có thể được cải tiến. Vấn đề ở đây là canh tân tinh thần Hiệp Ước năm 1951 để đi tới những chính sách sáng suốt, có thể đáp ứng hoàn toàn các vấn đề ngày nay và những vấn đề manh nha trong tương lai.

Văn kiện cho thấy Giáo Hội cảm thấy nghĩa vụ phải biểu lộ sự gần gũi với những người tị nạn và những người buộc lòng phải rời bỏ quê hương căn cội của mình. Công tác mục vụ của Giáo Hội là biểu hiện cụ thể đức tin của hội Thánh. Chính vì thế, từ cấp giáo xứ và những cơ cấu cơ bản, cho tới những thành phần khác nhau ở cấp miền, đại lục và hoàn vũ, Giáo Hội không sợ dấn thân bênh vực người di dân, tị nạn và tản cư, cũng như những nạn nhân của nạn buôn người trong mọi miền trên thế giới.

Sự dấn thân của Giáo Hội được cụ thể hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói, cứu giúp trực tiếp và trợ giúp vật chất trong những tình trạng khủng hoảng và cấp thời, giúp đỡ trong những nhu cầu thiêng liêng, ban các bí tích va thăng tiến tất cả những gì có thể góp phần chữa lành, củng cố và gây ý thức trách nhiệm cho cá nhân và các gia đình”.

Dàn bài

Văn kiện mới của Tòa Thánh về đường hướng mục vụ người tị nạn và cưỡng bách di cư dài 72 trang gồm 124 đoạn, ngoài phần nhập đề và kết luận, được chia làm 4 phần:
– Phần thứ I nói về ”sứ mạng của Giáo Hội bênh vực những người bị cưỡng bách rời bỏ quê hương”
– Phần thứ II mang tựa đề: ”Những người tị nạn và những người khác bị cưỡng bách rời bỏ quê hương”.
– Phần thứ III bàn về ”những quyền lợi và nghĩa vụ: hướng nhìn về tương lai”
– Phần thứ IV nói về ”việc mục vụ chuyên biệt cho người tị nạn và những người bị cưỡng bách rời quê hương.”

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

CHÂN DUNG THÁNH BONIFACE: GỐC RỄ THIÊN CHÚA GIÁO CHO ÂU CHÂU

CHÂN DUNG THÁNH BONIFACE: GỐC RỄ THIÊN CHÚA GIÁO CHO ÂU CHÂU

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay chúng ta đặc tâm chú ý đến một nhà truyền giáo cao cả của thế kỷ VIII, đã loan truyền Ki Tô giáo cho miền Trung Âu Châu, chính trên quê hương của tôi: đó là Thánh Boniface được lịch sử xem là " vị tông đồ của Nước Đức". Chúng ta có được không ít các tin tức về cuộc đời của ngài nhờ vào lòng chuyên cần các nhà viết tiểu sử về ngài.

Được sinh ra trong một gia đình người Anh ở Wessex khoản năm 675 và được rửa tội với tên là Winfrid.
Lúc còn rất trẻ đã gia nhập tu viện, vì cậu được thu hút bởi lý tưởng của đời sống tu viện.
Nhờ vào có được khả năng trí thức đáng kể, dường như cuộc đời của cậu Winfrid được khởi đầu để tiến đến nghề nghiệp một học giả yên tĩnh và sáng lạn: chàng đã trở thành giáo sư dạy văn phạm La Tinh, viết một vài bản văn và nhiều thi phú bằng La Tinh.

Được truyền chức Linh Mục vào khoảng ba mươi tuổi, Cha Winfrid cảm nhận mình được kêu gọi làm tông đồ giữa các dân ngoại ở lục địa. Lúc đó, nước Anh, quê cha đất tổ của Cha chỉ mới được truyền giáo một trăm năm trước đó, bởi các tu sĩ dòng Biển Đức ( Benedictini) do Thánh Agostino thành lập. Nước Anh cảm thấy mình có được đức tin thật vững chắc và lòng bác ái nồng cháy để gởi các nhà truyền giáo của mình vào Trung Âu để rao giảng Phúc Âm.
Năm 716 Winfrid cùng với một vài bạn đồng hành đến được Frisia ( Hoà Lan hiện nay), nhưng chạm trán phải sự đối kháng của người lãnh đạo địa phương và như vậy ý định rao giảng Phúc Âm ở đó bị thất bại.

Trở về quê hương, nhưng vẫn không nãn chí, hai năm sau Cha Winfrid đến Roma để hầu chuyện với Đức Giáo Hoàng Gregory II và nhận chỉ thị của ngài liên quan đến vấn đề. Đức Giáo Hoàng, theo những gì một tác giả tiểu sử gia thuật lại, đón nhận Cha " bằng khuôn mặt tươi cười và cái nhìn đầy âu yếm", và trong những ngày kế tiếp đã có " những cuộc thảo luận quan trọng với Cha" ( Willibaldo, Vita s. Bonifatii, ed. Levisonl pp. 13-14).
Và sau cùng, sau khi đặt tên cho Cha là Boniface, Đức Giáo Hoàng ủy thác cho Cha với các chứng minh thư chính thức sứ mạng rao giảng Phúc Âm giữa các dân tộc trên nước Đức.

1 – Đươc Đức Thánh Cha trợ lực và nâng đỡ, Boniface dấn thân vào việc rao giảng Phúc Âm trong các vùng vừa kể ( trên lãnh thổ Đức), chống lại các cách phượng tự ngoại giáo và củng cố nền tảng luân lý nhân bản và Ki Tô giáo. Với tinh thần trách nhiệm cao cả, Cha viết ở một trong những lá thư như sau:
" Chúng ta hãy vững mạnh trong việc chiến đấu trong ngày của Chúa, bởi vì các ngày phiền muộn và khốn cùng đã đến…Chúng ta không phải là những con chó câm, cũng không phải là những kẻ bàng quang thinh lặng, hay hạng thương gia trục lợi trốn chạy trước đoàn chó sói ! Trái lại, chúng ta là những Chủ Chăn tỉnh thức canh chừng trên đoàn chiên Chúa Ki Tô, rao giảng cho những nhân vật quan trọng cũng như cho người dân đơn sơ tầm thường, cho người giàu và người nghèo thánh ý Thiên Chúa…trong các thời điểm thuận tiện cũng như bất lợi…" ( Epistulae, 3, 352: MGH).

Với động tác không mệt nhọc ngừng nghỉ của Cha, với tài năng thiên phú để tổ chức, với tính mềm dẻo và dễ thương nhưng vững chắc, Boniface đạt được nhiều kết quả trọng đại.
Bởi đó Đức Thánh Cha " tuyên bố muốn đặt lên Cha địa vị của một Giám Mục, bởi vì như vậy Cha khả năng hơn để quyết định sửa chữa và dẫn dắt các người lầm lạc trở lại trên con đường chân lý, Cha có thể cảm nhận được uy quyền cao cả hơn của phẩm trật tông đồ nâng đở và cũng sẽ được tất cả mọi người chấp nhận trong trách vụ rao giảng, khi thấy được chính vì đó mà ngài được truyền chức vị lãnh đạo tông đồ cho" ( Otloho, Vita s. Bonifatii, ed. Levison, lib. I, p. 127).

Cũng chính Đức Thánh Cha Gregory II truyền chức " Giám Mục Vùng" ( = Tổng Giám Mục), nghĩa là Giám Mục cho cả nước Đức, cho Boniface. Đức Giám Mục Boniface trở về và tiếp tục lại các động tác cực nhọc tông đồ trong các lãnh địa được giao phó cho và kế đến mở rộng hoạt động của mình đến cả Giáo Hội nước Gallia ( nước Pháp): cùng với sự thận trọng và khôn ngoan, Đức Giám Mục Boniface
– tu chính lại quy luật Giáo Hội,
– tổ chức nhiều phiên nhóm Thượng Hội Đồng Giám Mục để bảo đảm cho quyền lực giáo luật,
– tăng cường thêm mối thông hiệp cần thiết với Đức Giáo Hoàng ở Roma: đó là điểm mà Đức Giám Mục Boniface luôn luôn canh cánh trong lòng.
Cả những vị kế nghiệp Đức Giáo Hoàng Gregory II cũng rất qúy trọng Đức Giám Mục Boniface: Đức Gregory III
– bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục cho cả nước Đức,
– gởi áo choàng Giám Mục cho ngài
– và trao cho ngài quyền tổ chức phẩm trật Giáo Hội trong các vùng đó ( cf Epist, 28; S. Bonifatii Epistulae, ed. Tangl, Berolini 1916).
Đức Thánh Cha Zaccaria xác nhận chức vụ đó của ngài và khen ngợi tin thần chuyên cần dấn thân của ngài ( cfr. Epist. 51, 57, 58, 60, 68, 77, 80, 86, 87, 89:op. cit.).
Đức Thánh Cha Stefano III , khi vừa được tuyển chọn, đã nhận được một bức thư của Đức Tổng Giám Mục Boniface, trong đó ngài bày tỏ mối hân hoan con cái của mình đối với Đức Thánh Cha ( cfr Epist. 108, op. cit.).

2 – Đức Tổng Giám Mục Boniface cao cả,
– ngoài việc rao giảng Phúc Âm
– và tổ chức Giáo Hội qua việc thành lập các giáo phận
– và nhóm họp các Thượng Hội Đồng Giám Mục,
– ngài cũng không quên thiết lập các tu viện, nam và nữ, để cho đó là những ngọn đèn pha chiếu toả ánh sáng đức tin, văn hoá con người và văn hoá Ki Tô giáo ra khắp lãnh thổ.
Từ các cộng đồng tu viện Biển Đức ( Benedittini ) trên xứ sở của mình, Đức Tổng Giám Mục Boniface kêu gọi các nam nữ tu sĩ đến trợ lực với ngài bằng động tác vững chắc và qúy báu để
– giúp ngài trong việc rao giảng Phúc Âm
– và phổ biến khoa học nhân loại và nghệ thuật cho dân chúng.
Bởi vì ngài có lý nghĩ rằng việc làm để rao giảng Phúc Âm cũng phải là động tác để truyền bá văn hoá con người.
Nhứt là tu viện ở Fulda , được thiết lập năm 743, là trái tim và là trung tâm từ đó chiếu toả ra cách sống đạo đức thiêng liêng và văn hoá tôn giáo: ở đó, các tu sĩ,
– trong kinh nguyện,
– trong việc làm và trong hoán cải đền tội, tìm cách cố gắng tiến đến sự thánh thiện,
– các vị còn được giáo dục trong các lãnh vực tôn giáo và trần thế, các vị đang chuẩn bị mình để ra đi rao giảng Phúc Âm, để trở thành những nhà truyền giáo.
Nhờ công lao của Đức Tổng Boniface, của các vị tu sĩ nam – nữ của ngài – ngay cả các nữ tu sĩ cũng góp phần quan trọng vào việc rao giảng Phúc Âm – mà việc đâm hoa kết quả cả nền văn hoá nhân loại, là những gì không thể tách rời đức tin và cho thấy vẻ đẹp của đức tin.
Bonifacio cũng viết ra tác phẩm chú giải Ars grammatica ( Nghệ thuật văn phạm), trong đó ngài giải thích
– các biến hoá danh từ ( declinazioni),
– cách chia động từ ( coniugazione),
– lối phân chia mệnh đề ( sintassi)
của tiếng La tinh,
và đó đối với ngài cũng là một dụng cụ để phổ biến đức tin và văn hoá.
Người ta cũng gán cho ngài là tác giả của Ars metrica ( Nghệ thuật phân chia nhịp điệu), nghĩa là phần dẫn nhập làm sao để có thể viết một bài thi phú , và các các sắp xếp các phần cân đối của bài thơ và sau cùng là một loạt thu tóm các bài giảng, gồm 15 bài.

Và mặc dầu đã đến tuổi già – gần 80 tuổi – Đức Tổng Boniface cũng chuẩn bị một sứ mạng truyền bá Phúc Âm mới: với khoản năm mươi tu sĩ, ngài trở lại miền Frisia ( Hoa Lan), nơi ngài đã khởi đầu công trình rao giảng.
Như có linh tính báo trước về cái chết gần kề, khi đề cập đến chuyến hành trình của cuộc sống, ngài đã viết cho người đệ tử và là vị kế nhiệm ngài ở tông toà Magonza ( Wuerburg), Đức Giám Mục Lullo như sau:
" Ta mong ước được hướng dẫn đến lúc kết thúc mục đích của chuyến đi nầy; ta không thể nào khước từ lòng ước muốn khởi hành chuyến đi. Ngày cuối cuộc đời của ta đã gần kề và cái chết của ta đã đến gần; khi xác chết của ta được chôn xuống, ta sẽ lên để lãnh lấy phần thưởng đời đời. Nhưng con, con rất qúy mến của ta, con hãy không ngừng nghỉ kêu gọi dân chúng xa lìa đều sai lạc cứng cỏi của họ, con hãy thực hiện việc xây cất công trình đã khởi sự kiến trúc đại thánh đường Fulda và đặt xác già nua với năm tháng dai dẳng với cuộc sống của ta ở đó" ( Willibaldo,Vita S. Bonifatii, ed. cit., p. 46).

Trong khi ngài sắp cử hành Thánh Lễ ở Dokkum ( ở miền Bắc Hoà Lan hiện nay), ngày 5 tháng 6 năm 754, Thánh Boniface bị một nhóm người ngoại đạo ám sát. Ngài tiến đến trước mặt họ với khuôn mặt tươi tỉnh,
" ngăn cấm các bổn đạo của mình chiến đấu chống lại bằng cách nói: " các con hãy dừng lại, dừng lai, đừng chiến đấu, hãy dẹp bỏ chiến tranh, bởi vì nhân chứng Thánh Kinh cảnh cáo chúng ta đùng lấy sự ác để trả sự ác, nhưng hãy lấy việc thiện trả cho ác. Đây là ngày mà từ lâu ta đang mong đợi, đây là thời điểm cuối cùng của ta đã đến; hãy can đảm trong Thiên Chúa" ( Ibid., pp. 49-50).
Đó là những lời cuối cùng của ngài trước khi ngã gụt xuống dưới trận đánh đập của những kẻ tấn công.
Xác của vị Giám Mục tử đạo được mang vào thánh đường Fulda, nơi mà ngài được chôn cất tương xứng.
Một trong những tác giả viết tiểu sử ngài đã nói về ngài bằng nhận xét như sau:
" Chúng ta có thể nói là Vị Thánh Giám Mục Boniface là cha của mọi người dân Đức, bởi vì ngài là người đầu tiên đã sinh ra họ trong Chúa Ki Tô bằng lời của ngài qua việc giảng dạy, đã làm cho họ trở nên vững chắc bằng gương sống của ngài, và sau cùng, đã hy sinh mạng sống của ngài cho họ, đó là đức bác ái, mà không ai có thể ban cho một đức bác ái nào cao cả hơn được" ( Otloho, Vita S. Bonifatii, ed. cit., lib. I., p.158).

3 – Sau hai thế kỷ, sứ điệp nào chúng ta có thể đón nhận được từ lời giảng dạy và động tác tuyệt diệu của nhà truyền giáo cao cả và tử đạo nầy?

a ) Điều hiển nhiên thứ nhứt mà ai muốn đến gần Thánh Boniface cũng thấy được: lời Chúa là trung tâm điểm, được đem ra thực hiện trong cuộc sống và giải thích trong đức tin của Giáo Hội, đó là Lời mà vị Thánh đã sống, đã giảng dạy và nhân chứng đến việc hy sinh tột độ, hy sinh chính mình trong tử đạo.
Ngài đã say sưa Lời Chúa đến độ cảm thấy khẩn cấp và có bổn phận phải đem đến cho người khác, ngay cả phải chấp nhận nguy hiểm cho chính mình.
Ngài đặt đức tin của mình trên Lời Chúa như là nền tảng, Lời mà ngài đã long trọng tuyên bố dấn thân trong lúc mình được phong chức Giám Mục:
" Con tuyên xưng hoàn toàn tính cách trong sáng của đức tin thánh thiện công giáo và được Chúa giúp đở con muốn được trung thành ở lại hiệp nhứt trong đức tin nầy, trong đó không có gì nghi ngờ, là tất cả sự cứu rỗi của người tín hữu Chúa Ki Tô" ( Epist. 12, in S. Bonifatii Epistolae, ed. cit., p.29).

b) Điều hiển nhiên thứ hai, rất quan trọng, mà chúng ta thấy được trong đời sống của Thánh Boniface là lòng thông hiệp trung thành với Tông Toà.
Đó là một định điểm bất di dịch và là trung tâm điểm động tác truyền giáo của ngài. Ngài luôn luôn giữ vững mối thông hiệp đó như là khuôn thước của động tác truyền giáo mình và đã để lại như là lời di chúc của mình.
Trong một thư gởi cho Đức Thánh Cha Zaccaria, ngài xác quyết:
" Con đừng bao giờ ngừng nghỉ kêu gọi và đặt ho dưới sự vâng lời đối với Tông Toà, những ai muốn trung thành với đức tin công giáo và hợp nhứt với Giáo Hội Roma và cả những ai mà Thiên Chúa đã ban cho con trong cộng cuộc truyền giáo nầy như là những người nghe con giảng dạy và là môn đệ " ( Epist. 50: ibid., p. 81).

Kết quả của cuộc dấn thân chuyên cần nầy là tinh thần vững chắc khắn khít với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô mà Đức Giám Mục Boniface chuyển đến các cộng đồng Giáo Hội trong lãnh thổ truyền giáo của ngài, nối kết Anh Quốc, Đức Quốc, Pháp Quốc với Roma.
Và như vậy ngài góp phần một cách quyết định gây dựng gốc rễ Ki Tô giáo cho Âu Châu, làm cho Âu Châu có khả năng đâm hoa kết quả trong những thế kỷ kế tiếp.

) c ) Về đặc tính thứ ba mà Thánh Boniface muốn nhắc nhở chúng ta nên lưu ý: đó là việc ngài tạo cơ hội cho việc gặp gỡ giữa nền văn hoá Roma – Ki Tô giáo và văn hoá Đức Quốc.
Thật vậy, Thánh Boniface biết rằng trong việc thăng tiến nhân phẩm con người và loan báo Phúc Âm, phổ biến văn hoá là phần chính yếu của sứ mạng của một vị Giám Mục. Trong khi chuyển đạt đến dân chúng kho tàng cổ của các giá trị Ki Tô giáo, Thánh Boniface tháp ghép vào dân chúng Đức một cách sống tôn trọng phẩm giá con người hơn, nhờ đó mà các quyền bất khả nhượng của con người được dễ kính trọng hơn.

Với tư cách là người con chính danh của Thánh Benedett, Thánh Boniface biết liên kết cầu nguyện và làm việc ( việc làm tay chân và làm việc bằng trí óc), bằng ngòi viết và bằng lưỡi cày.

Nhân chứng can đảm của Thánh Boniface là một lời mời gọi đối với tất cả chúng ta biết đón nhận lời Chúa trong cuộc sống của mình, như là định điểm chính yếu cho các động tác,
– mời gọi chúng ta biết tha thiết yêu thương Giáo Hội,
– biết cảm thấy mình cũng có bổn phận đối với tương lai của Giáo Hội,
– tìm cách kết hợp liên kết nhau chung quanh Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.
Đồng thời Thánh Boniface cũng nhắc nhớ chúng ta rằng Ki Tô giáo, bằng cách phát huy việc phổ biến văn hoá, khuyến khích sự tiến bộ con người.
Bây giờ đến lược chúng ta, hãy hành xử tương xứng với một kho tàng cao cả như vậy và làm cho kho tàng đó đâm hoa kết quả ích lợi cho những thế hệ sắp đến.

Tôi luôn luôn cảm thấy thán phục nhiệt tâm nóng bỏng của ngài đối với Phúc Âm:
– lúc bốn mươi tuổi ngài ra đi từ một cuộc sống tót đẹp và đầy kết quả của một dòng tu, từ giả ra đi để lại sau lưng một cuộc sống của vị tu sĩ và của một giáo sư để rao giảng Phúc Âm cho những kẻ tầm thường, cho dân còn có cuộc sống man rợ ( barbari)
– lúc tám mươi tuổi, lại một lần nữa, ngài khởi đầu một cuộc hành trình vào một vùng mà đoán trước rằng mình sẽ phải chịu tử đạo.
Sánh đức tin đầy nhiệt huyết, lòng hăng say của ngài đối với Phúc Âm, so với đức tin nhiều lúc hâm hẩm vậy vậy và đức tin theo thủ tuc bàn giấy của chúng ta, chúng ta hãy tự hỏi
– phải làm gì và phải làm thế nào để cải đổi hoá đức tin,
– để chính chúng ta cũng có thể cống hiến cho thệ hệ chúng ta viên ngọc qúy Phúc Âm.

Phỏng dịch tư nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

PHÉP LẠ THÁNH THỂ

PHÉP LẠ THÁNH THỂ

Trong chuyến hành hương Fatima tháng 4 vừa qua, tôi có đến thăm Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể ở Santarem. Santarem là một thị trấn cách Fatima chừng 60km.

 

http://www.206tours.com/tour37/church-santarem1a.jpg
 

Vào khoảng giữa năm 1225 hay 1247, có  một phụ nữ Công giáo cư ngụ tại Santarem. Bà ta là người quá bất hạnh vì luôn yên trí rằng: người chồng không thương yêu mình và đã thất tín, nên bà ta dùng mọi mánh khoé để lôi kéo chồng, nhưng không thành công. Đau khổ quá, bà ta tìm đến với một mụ phù thủy như giải pháp cuối cùng. Mụ phù thủy hứa sẽ làm cho người chồng quay trở lại yêu thương bà với điều kiện bà mang cho mụ ta một tấm Bánh Thánh với ý đồ xúc phạm Mình Thánh Chúa.

Điều kiện quái gở này đã làm cho người phụ nữ rất lo sợ, vì đây là việc phạm sự thánh. Tuy nhiên, vì quá đau khổ, cuối cùng bà ta liều mình chấp nhận. Bà đi dự lễ và lên rước Mình Thánh Chúa tại Nhà thờ Thánh Stêphanô. Nhưng thay vì nuốt Mình Thánh, bà ta lấy Mình Thánh ra khỏi miệng và gói vào một chiếc khăn, rồi lập tức rời khỏi Nhà thờ để đem giao Mình Thánh Chúa cho mụ phù thủy.  

Dọc đường, Mình Thánh Chúa bắt  đầu rỉ máu. Tuy nhiên, bà ta không hề hay biết, cho đến khi những người qua đường nhìn bà  ta chằm chằm, vì họ tưởng bà bị xuất huyết. Quá hoảng sợ, bà ta vội vã trở  về nhà, bỏ khăn ra và đặt Mình Thánh Chúa vào một đáy rương. Suốt ngày hôm đó cho đến tối, bà chờ đợi chồng trong sự lo sợ. Đến khuya người chồng về nhà nhưng bà ta giấu không hề hé môi nói về chuyện đó, sau cùng cả hai vợ chồng đi ngủ. Cả đêm hôm đó, bà không sao ngủ được, tâm hồn bị dày vò vì tội phạm sự thánh và bà luôn nghĩ rằng, không biết Mình Thánh có còn chảy máu nữa hay không?

Tảng sáng, hai vợ chồng tỉnh giấc, những tia sáng chói loà từ chiếc rương phát ra. Không giấu nổi, bà đành thú tội với chồng về tội phạm sự thánh. Thế rồi cả hai đã quì thờ lạy Thánh Thể Chúa cho tới sáng. Sáng sớm, ánh sáng càng rực rỡ từ chiếc rương đã thu hút bao khách qua đường đến chật ních ngôi nhà của bà. Tất cả mọi người đã chứng kiến phép lạ cách tỏ tường. Thế rồi tin phép lạ Thánh Thể đã đến tai cha xứ. Ngài vội vã đến nơi xảy ra phép lạ và nghe bà trình lại tỉ mỉ sự việc. Sau đó, cha xứ long trọng rước Thánh Thể về Nhà thờ. Ngài đặt Thánh Thể vào trong hộp tráng sáp và để trong Nhà Tạm.

Rồi một phép lạ khác lại xảy ra sau đó. Lần kia, khi cha xứ mở cửa Nhà Tạm, hộp tráng sáp đựng Thánh Thể đã bị vỡ tung thành trăm mảnh. Thế vào đó, ngài đã phải làm một hộp pha lê đựng Mình Thánh Chúa. Hộp đó đã được lưu giữ cẩn thận ở ngôi thánh đường này cho đến ngày nay. Từ đó, ngôi Thánh đường được đổi tên là “Nhà thờ Phép Lạ Thánh Thể”.

Từ ngày phép lạ xảy ra, hằng năm, vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 4, dân địa phương đã diễn lại sự kiện trên, và Phép Lạ Thánh Thể đã được long trọng cung nghinh từ ngôi nhà xảy ra phép lạ về Nhà thờ chính.

Từ năm 1684, căn nhà này đã trở thành nhà nguyện để cho khách thập phương kính viếng. Phép Lạ Thánh Thể Santarem chỉ rời thành phố một lần vào lúc quân đội Napolêon chiếm đóng Bồ Đào Nha vào năm 1810. Vì dân làng lo sợ quân Pháp xúc phạm đến Mình Thánh Chúa, nên Đức Giám Mục Lisbon đã chuyển Thánh Thể đi khỏi Santarem. Ngài đã đặt Thánh Thể để các tín hữu ở Lisbon tôn kính. Có người cho rằng ngài muốn lưu giữ Thánh Thể vĩnh viễn tại Thánh đường Pacao. Dân thành Santarem hay tin đã nổi giận và mở một cuộc biểu tình quá gây cấn. Thế rồi, Phép Lạ Thánh Thể lại được đem về Santarem cách bí mật trong ngày 2-12-1811 và ở lại đó cho đến ngày nay.
 

http://2.bp.blogspot.com/-FOHzl4hBv18/UTnKXEYUeYI/AAAAAAAAC54/NLQF0GMKGXQ/s1600/Hostia-Santarem.jpg
 

Bánh Thánh Thể có hình khác thường với những đường máu chảy từ trên xuống dưới và người ta đã thu được một số lượng máu  ở hộp đựng Bánh Thánh.

Bác sĩ Hoagland ở New Jersey đã đến viếng Bánh Thánh Thể nhiều lần và nhận thấy có nhiều lúc máu có màu như máu tươi. Máu Thánh vẫn còn ở thể lỏng cho tới 750 năm sau khi Phép Lạ xảy ra vào đầu thế kỷ XIII.

Sau khi được sự chuẩn nhận của Giáo quyền, Nhà Thờ Thánh Têphanô ở Santarem được đổi tên là “Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể”. Trong thinh lặng, chúng tôi lần lượt từng người đi theo lối phía sau cung thánh, ngay phía sau Nhà Tạm có 5 bậc tam cấp để bước lên và hôn kính Thánh Thể được đặt trong một mặt nhật bằng vàng. Sau đó chúng tôi đi ra Nhà thờ quỳ gối thờ lạy Chúa Giêsu ngự trong Bánh Thánh Thể.

Giáo hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô.Chúng ta có  Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi Linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà Linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như Linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của Linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy “khoảng cách” giữa Linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên “công hiệu”, làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực.

Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa.Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay “biến thể”. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là Linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo hội thiết tha khẩn cầu trước lúc Linh mục Truyền Phép: “Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II); “Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể III); “Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).

Thánh Thể mầu nhiệm  đức tin. Tất cả bắt đầu từ ước muốn lạ lùng của Đức Giêsu. Ngài muốn nuôi nhân loại bằng chính con người Ngài. Ngài muốn trở thành đồ  ăn thức uống cho nhân loại: "Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy. Các con hãy cầm lấy mà uống, đây là Máu Thầy".

Vì yêu thương nhân loại, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ lùng là lấy chính Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống Chúa Giêsu ban hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài ban chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang lấy xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái thường tình nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.

Vì lý do đó, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nghĩa là đồng hoá với Ngài, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc sống: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu tôi, người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”. Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Từ đó, Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Rước lễ là  gắn bó với một ngôi vị: Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy.

Rước lễ là  gặp gỡ Đức Giêsu đã chết và đã phục sinh : Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy.

Rước lễ là  đón lấy sự sống từ Đấng đang sống, cũng là  sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.

Hôm nay, Đức Giêsu phục sinh có một lối hiện diện mới mẻ. Ngài hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa  đã ban bí tích Thánh Thể, chúng con được rước Mình và Máu Thánh Chúa là lãnh nhận sự sống của Chúa, xin cho chúng con mỗi ngày trở nên giống Chúa nhiều hơn. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

(Trích từ Đạo Binh Đức Mẹ)

60 ngàn tín hữu đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha

60 ngàn tín hữu đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha

VATICAN. 60 ngàn tín hữu đã tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa chúa nhật 2 tháng 6-2013.

Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, theo lịch chung tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngài cũng tái lên tiếng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu kéo dài từ 2 năm nay ở Siria, trả tự do cho những người bị bắt cóc.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, mến chào anh chị em!

”Thứ năm vừa qua, chúng ta đã cử hành lễ kính Mình Thánh Chúa, lễ này tại Italia và các nước khác được dời vào chúa nhật hôm nay. Đây là Lễ Thánh Thể, Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.

”Bài Tin Mừng đề nghị với chúng ta trình thuật phép lạ bánh hóa nhiều (Lc 9,11-17); tôi muốn dừng lại ở một khía cạnh vẫn luôn gây ấn tượng mạnh cho tôi và làm cho tôi suy nghĩ. Chúng ta đang ở bên bờ hồ Galilea, chiều tối đến gần; Chúa Giêsu lo âu vì dân chúng ở với Ngài từ lâu giờ: hàng ngàn người, và họ đang đói. Làm sao đây? Cả các môn đệ cũng đặt vấn đề và nói với Chúa Giêsu: 'Xin Thầy giải tán dân chúng” để họ vào các làng mạc lân cận tìm thức ăn. Trái lại Chúa Giêsu nói: ”Chính các con hãy cho họ ăn đi” (v.13) Các môn đệ ngỡ ngàng và trả lời: ”Chúng ta chỉ có 5 chiếc bánh và hai con cá”, như thể nói: chỉ vừa đủ cho chúng ta.

”Chúa Giêsu biết rõ phải làm sao, nhưng muốn các môn đệ can dự vào, Ngài muốn giáo dục họ. Thái độ của các môn đệ thật là thái độ thường tình của con người, vốn tìm một giải pháp thực tiễn nhất, và không gây quá nhiều vấn đề: đó là giải tán đám đông, mỗi người tự lo liệu lấy, vả lại Thầy đã làm quá nhiều cho họ rồi, Thầy đã giảng giải, đã chữa lành các bệnh nhân.. Xin Thầy hãy giải tán đám đông!

”Thái độ của Chúa Giêsu hoàn toàn khác hẳn, và thái độ ấy do sự kết hiệp của Ngài với Chúa Cha và do sự cảm thông với dân chúng, và cũng do ý chí muốn gửi đến các môn đệ một sứ điệp. Đứng trước 5 chiếc bánh đó, Chúa Giêsu nghĩ: đây thực là điều quan phòng! Từ số lượng bé nhỏ ấy, Thiên Chúa có thể rút ra những gì cần thiết cho mọi người. Chúa Giêsu hoàn toàn tín thác nơi Cha trên trời, Ngài biết rằng đối với Chúa Cha tất cả đều có thể. Vì thế, Chúa Giêsu bảo các môn đệ cho dân chúng ngồi xuống thành từng nhóm 50 người – không phải là tình cờ; điều này có nghĩa là họ không còn là đám đông nữa, nhưng trở thành một cộng đoàn, được nuôi dưỡng bằng bánh của Thiên Chúa. Rồi Chúa cầm lấy những chiếc bánh và những con cá ấy, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng – hiển nhiên đây là sự ám chỉ tới Phép Thánh Thể -, rồi Ngài bẻ ra và bắt đầu phân phát cho các môn đệ, và các môn đệ phân phát … bánh và cá ấy không hết! Đó là phép lạ: đây không phải là sự hóa bánh ra nhiều cho bằng một sự chia sẻ, được đức tin và kinh nguyện linh hoạt. Tất cả đều ăn và vẫn còn thừa: đó là dấu chỉ Chúa Giêsu, bánh của Thiên Chúa cho nhân loại.

”Các môn đệ đã thấy, nhưng họ không lãnh hội rõ sứ điệp. Giống như đám đông, họ phấn khởi vì sự thành công. Một lần nữa họ theo lý luận phàm nhân chứ không phải lý luận của Thiên Chúa, đó là sự phục vụ, yêu thương và tin tưởng. Lễ Mình Thánh Chúa yêu cầu chúng ta trở về với niềm tin nơi sự Quan Phòng của Chúa, biết chia sẻ điều ít ỏi mà chúng ta có và chính bản thân chúng ta, và đừng bao giờ khép kín co cụm trong chính mình. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria của chúng ta giúp đỡ chúng ta trong cuộc hoán cải này, để thực sự theo Chúa Giêsu một cách chân thực hơn, Đấng mà chúng ta thờ lại trong Thánh Thể. Amen

Kêu gọi và chào thăm

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói thêm rằng:

”Anh chị em thân mến, tôi vẫn rất lo âu và đau buồn vì cuộc xung đột kéo dài từ hơn hai năm nay làm cho Siria ở trong tình trạng máu lửa và gây tổn thương đặc biệt cho dân chúng vô phương tự vệ, họ đang khao khát một nền hòa bình trong công lý và cảm thông. Tình trạng chiến tranh đau thương này kéo theo những hậu quả bi thảm: chết chóc, tàn phá, thiệt hại lớn lao về kinh tế và môi sinh, cũng như tệ nạn bắt cóc người. Trong khi lên án những sự kiện đó, tôi muốn cam đoan về kinh nguyện và tình liên đới của tôi đối với những người bị bắt cóc và thân nhân họ, và tôi kêu gọi tình người của những kẻ bắt cóc hãy trả tự do cho các nạn nhân. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho Siria yêu quí”.

Quốc gia này tiếp tục ở trong tình trạng bất an và vô chính phủ do chiến tranh gây ra, nhiều vụ bắt cóc có động lực kinh tế để đòi tiền chuộc mạng, một số vụ bắt cóc khác dường như là do sự trả đũa giữa các nhóm Hồi giáo khác nhau hoặc do trào lưu cực đoan cuồng tín. Trong số những nhân vật được biết đến nhiều nhất giữa những người bị bắt cóc từ hơn một tháng nay có Đức GM Yohanna Ibrahim, thuộc Giáo Hội Chính Thống Siriac ở Aleppo, và Đức GM Boulos Yaziji, TGM giáo phận Chính Thống Hy Lạp cũng tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Siria. Thêm vào đó cũng có 1 ký giả người Italia là ông Domenico Quirico.

ĐTC nói: ”Trên thế giới hiện có bao nhiêu tình trạng xung đột, nhưng cũng có bao nhiêu dấu hiệu hy vọng. Tôi muốn khích lệ những bước tiến gần đây tại nhiều nước Mỹ châu la tinh hướng về sự hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy tháp tùng họ trong kinh nguyện.

Trước khi kết thúc buổi đọc kinh, ĐTC kể lại rằng:

”Sáng hôm nay tôi đã cử hành thánh lễ với một số quân nhân và thân nhân của một số người đã ngã gục trong các sứ vụ hòa bình nhắm thăng tiến sự hòa giải và hòa bình tại những nước đang còn có máu đổ ra giữa những người anh chị em với nhau đang gặp chiến tranh, vốn là điều điên rồ.”

và ĐTC trích dẫn câu nói của ĐGH Piô 12, được Đức Gioan Phaolô 2 lấy lại: ”Với chiến tranh tất cả đều mất mát. Với hòa bình ta được tất cả”. Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho những người tử nạn, những người bị thương và gia đình họ. Và giờ đây, chúng ta cùng nhau cầu nguyện trong thinh lặng, trong tâm hồn chúng ta, một kinh nguyện cho những người đã ngã gục, những người bị thương và gia đình họ”.

Sau một phút thinh lặng cầu nguyện, ĐTC còn ngỏ lời chào thăm tất cả các tín hữu hành hương hiện diện hôm nay: các gia đình, các tín hữu thuộc bao nhiêu giáo xứ Italia và các nước khác, các hội đoàn và phong trào. Ngài nói: ”Tôi đặc biệt chào các tín hữu đến từ Canada, từ Croát và Bosni Erzegovine, cũng như một nhóm thuộc tổ chức Cottolengo nhỏ ở Genova, Hội thánh Orione. Tôi chào tất cả và cầu chúc tất cả chúa nhật tốt đẹp và dùng bữa trưa ngon!

Thánh lễ ĐTC cử hành ở nguyện đường Nhà Trọ thánh Marta lúc 9 giờ rưỡi sáng chúa nhật hôm qua có khoảng 80 người tham dự dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Vincenzo Pelvi, Giám mục giáo hạt quân đội Italia và một số LM tuyên úy quân đội. Trong số các tín hữu hiện diện có 55 thân nhân, đặc biệt là cha mẹ của 24 binh sĩ Italia tử trận trong vòng 4, 5 năm nay, đặc biệt tại Afganistan, và ngoài ra có 13 quân nhân bị thương đã từng tham gia các sứ vụ hòa bình như vậy.

Hôm 2 tháng 6-2013 cũng là lễ Cộng hòa của Italia, nên vào cuối lễ có đọc kinh cầu nguyện cho Italia do Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 soạn hồi năm 1994. Sau thánh lễ, ĐTC đã thân ái chào thăm từng người tham dự.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ

Dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ

Trong ngày lễ kính Mình Máu Chúa Kitô, Giáo Hội cho chúng ta nghe đoạn Tin Mừng về phép lạ bánh hóa nhiều. Đây là phép lạ duy nhất được cả bốn Phúc Âm thuật lại. Đây cũng là một phép lạ công khai trước mặt một số đông người. Năm chiếc bánh và hai con cá trở thành lương thực nuôi khoảng năm ngàn người mà vẫn còn dư mười hai thúng miếng vụn. Thánh sử Luca nhấn mạnh đến vai trò của nhóm Mười Hai trong phép lạ này. Chính họ đã chủ động xin Chúa Giêsu giải tán đám đông để những người này tìm chỗ ăn, chỗ ở. Và Chúa Giêsu dường như muốn đưa ra một thách đố cho nhóm Mười Hai: “Chính các con hãy cho họ ăn”. Hãy lo cho họ sau khi đã được nghe giảng về Nước Thiên Chúa, được chữa lành khỏi mọi tật bệnh. Các môn đệ thấy mình bất lực trước nhiệm vụ này dù mới đây họ đã được sai đi rao giảng và chữa bệnh vàđã thành công. Điều duy nhất họ có trong tay là năm chiếc bánh và hai con cá, nhưng chừng ấy thấm vào đâu so với nhu cầu của dân chúng: “Ở nơi thanh vắng này, dù có tiền cũng không mua được đủ bánh”. Chúa cần các môn đệ nhìn nhận sự bất lực của họ, để rồi Ngài mời gọi họ cộng tác vào việc nuôi sống dân chúng. Các môn đệ, theo lệnh của Chúa Giêsu, đã chia đám đông thành từng nhóm nhỏ. Chính các ông đã trao bánh và cá cho Chúa Giêsu để rồi nhận lại từ tay Ngài và trao cho đám đông. Phép lạ đã xảy ra trên bánh này khi Chúa Giêsu chúc tụng và bẻ ra. Chúng ta không tưởng tượng nổi số lượng khổng lồ bánh và cá đã phát sinh từ hành vi bẻ ra này. Bẻ ra và trao đi trở thành phép lạ nhân lên không ngừng.

Có thể hôm nay chúng ta cũng thấy mình đứng trước những nhu cầu lớn lao của con người. Nhân loại vẫn ở trong tình trạng đói về nhiều mặt. Hàng giờ có biết bao trẻ em chết đói trên thế giới này. Trong tay chúng ta chỉ vỏn vẹn vài tấm bánh nhỏ, chúng ta lúng túng và thấy mình bất lực. Nếu chúng ta dám trao cho Chúa Giêsu tất cả những gì chúng ta có; nếu chúng ta để cho Ngài thánh hóa những cố gắng nhỏ bé của mình; nếu chúng ta chỉ coi mình là người cộng tac của Thầy Giêsu đến phục vụ con người, thì phép lạ vẫn có thể xảy ra hôm nay. Chúng ta vẫn có thể nuôi cả thế giới no nê và dư dật, nếu chúng ta biết cộng tác với Chúa.

Chúng ta đọc lại câu 16 đoạn Tin Mừng trên: “Chúa Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông dọn ra cho đm đông”. Khi kể lại cử chỉ của Chúa Giêsu làm lúc lập bí tích Thánh Thể, thánh Maccô cũng sử dụng bốn động từ trên đây. Và trong biến cố hai môn đệ về Emaus, chúng ta cũng thấy thánh Luca dùng lại bốn động từ này: “Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ”. Cử chỉ quen thuộc này đã làm cho hai môn đệ nhận ra Chúa Giêsu. Giáo Hội thời khai sinh hẳn đã thấy sự liên hệ giữa phép lạ bánh hóa nhiều và bí tích Thánh Thể. Trong cả hai trường hợp, Chúa Giêsu đều dùng một cử chỉ mà mời người khác ăn tấm bánh Ngài trao cho. Rất có thể ý định lập bí tích Thánh Thể được khơi mào từ sau phép lạ bánh hóa nhiều. Những chiếc bánh vật chất như đã giảm cơn đói cho một số người nhất định trong một thời gian nhất định. Mana ngày xưa trong sa mạc cũng không cho người ta sự sống sau cái chết.

Bữa tiệc ly không phải là một hành vi đột xuất không suy nghĩ trước. Trái lại, Chúa Giêsu đã phải bận tâm với mơ ước nuôi cả nhân loại, nuôi họ bằng chính bản thân Ngài và ban cho họ sự sống vĩnh cửu: “Này là mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con. Này là chén máu Thầy, sẽ đổ ra cho các con”. Chúa Giêsu mời chúng ta ăn tấm bánh và uống chén rượu đã được thánh hiến để có dịp tham dự vào cái chết và sự phục sinh của Ngài; vào chính bản thân Ngài. Bí tích Thánh Thể là sáng kiến của một tình yêu biết tìm kiếm.

Cựu ước đã hứa rằng trong những ngày sắp đến, Thiên Chúa sẽ nuôi dân Người dư dật. Chúa Giêsu đã làm trọn lời hứa đó phần nào qua phép lạ bánh hóa nhiều. Nhưng đó cũng chỉ là hình bóng của bí tích Thánh Thể mà Ngài sẽ thiết lập sau này. Khi thông hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh với hình bánh và hình rượu, chúng ta còn cần đến đức tin, chúng ta mong chờ ngày được tham dự bữa tiệc ở Nước Trời, nơi chúng ta thông hiệp trọn vẹn với Ngài, không qua bức màn đức tin nữa nhưng diện đối diện. Chúa Giêsu đã bẻ bánh nhiều lần trong cuộc đời của Ngài. Đời Ngài được kết tinh trong hành vi bẻ bánh. Tấm bánh trong bữa tiệc ly đã trở thành tấm thân Ngài được bẻ ra và trao cho con người qua cái chết trên thập giá: “Hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”. Giáo Hội thời khai sinh đã không quên mệnh lệnh đó, họ tiếp tục cử hành bí tích Thánh Thể mà họ gọi là lễ bẻ bánh tại các nhà riêng của tín hữu. Bẻ bánh trở thành nét đặc trưng của cộng đoàn Kitô sơ khai. Nghi thức này thường được cử hành vào ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần.

Xin Chúa giúp chúng ta gặp Ngài trong lễ bẻ bánh.

Radio Veritas

Mình Máu Chúa Kitô

Mình Máu Chúa Kitô

Đức Giêsu đã làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để thêm sức cho những người đã theo và nghe Ngài giảng dạy. Phép lạ hoá bánh ra nhiều, là dấu chỉ của bí tích Thánh Thể sau này.

Đức Giêsu như gương mẫu

Các tông đồ nhắc nhở Đức Giêsu: “xin Thầy cho dân chúng về để họ tìm chỗ trọ quanh đây và kiếm thức ăn vì ngày đã tàn”. Dường như dân chúng ham mê nghe Đức Giêsu giảng, và chính Đức Giêsu cũng rất thích giảng dạy dân chúng đến quên cả thời gian.

Điều các tông đồ có thể làm được, là nhắc nhở Đức Giêsu về nhu cầu thể lý của con người. Và Đức Giêsu nói: “Anh em hãy cho họ ăn”. Cho dân chúng ăn, đâu phải là nhiệm vụ của các tông đồ, và cũng vượt khả năng của chính các ông: “chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá”. Hãy bảo họ ngồi thành nhóm khoảng năm mươi người. Và Đức Giêsu đã cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời tạ ơn rồi bẻ ra trao cho các môn đệ, để họ phân phát cho dân chúng. Đức Giêsu không chỉ quan tâm đến khát vọng thiêng liêng của dân chúng, nhưng Ngài còn thông cảm và để ý đến cả nhu cầu thể xác của con người nữa.

Đức Giêsu: “cầm lấy, ngước mắt lên trời, dâng lời tạ ơn…”. Những việc bình thường hằng ngày, ngay cả như “ăn uống”, Đức Giêsu cũng vẫn làm với ý thức sâu xa về Thiên Chúa. Và cũng chính thói quen này giúp hai môn đệ Emmau nhận ra Đức Giêsu. Đây là điều mỗi người cần học nơi Đức Giêsu: đối diện với thực tại, hướng lên Thiên Chúa, chúc tụng và xin Ngài giúp để biết phải làm gì và làm như thế nào trong mọi hoàn cảnh.

Đức Giêsu nuôi dưỡng con người bằng chính Mình Máu Ngài

Đức Giêsu trong đêm Ngài bị bắt, Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: này là mình thầy, hiến tế vì anh em. Đức Giêsu đã bị trao nộp và bị giết vì tội con người, Ngài trở nên của ăn của uống cho con người của mọi thời đại.

Ngày xưa dân Do Thái đi trong hoang địa được nuôi bằng manna, người thời Đức Giêsu được Ngài hoá bánh ra nhiều để nuôi họ, còn ngày nay Ngài nuôi con người bằng chính thịt máu Ngài. Con người ngày nay còn hạnh phúc hơn cả con người ngày xưa và ngay cả con người thời Đức Giêsu nữa. Tuy vậy, mấy ai nhận ra diễm phúc này?

Qua bí tích Thánh Thể, con người nhận ra tình yêu vô cùng của chính Đức Giêsu đối với con người. Ngài sẵn sàng trở thành của nuôi con người, để được tan biến trong con người, để làm con người được thần hoá, được thông phần bản tính Thiên Chúa. Của ăn vật chất con người dùng, trở thành thịt máu con người; còn bí tích Thánh Thể con người dùng, làm con người được “trở nên thịt máu Đức Giêsu”, được “thánh hoá”, được thần hoá, được trở nên con Thiên Chúa.

Dâng hiến chính mình

Đức Giêsu đã dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa và cho con người qua cái chết trên thập giá và được thể hiện trước cách bí tích qua bí tích Thánh Thể. Và qua điều này Ngài mời gọi con người của mọi thời đại trở nên giống Ngài: yêu thương đến quên mình, đến dâng hiến chính mình cho con người.

Trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều người đã anh dũng dâng hiến chính mạng sống để làm chứng cho Chúa. Ở Việt Nam đã có cả hơn một trăm ngàn người dám chết để làm chứng cho đức tin, cho Thiên Chúa. Các thánh và chân phước tử đạo là nhân chứng hùng hồn cho tình yêu Thiên Chúa và con người.

Những người dâng mình cho Chúa, cũng là những dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Ơn gọi không khởi đầu với con người và cũng không được kết thúc bởi con người. Chính Thiên Chúa là sáng kiến của mọi ơn gọi và đặc biệt của ơn gọi dâng hiến; cũng chính Thiên Chúa là Đấng bảo vệ và phát triển ơn gọi dâng hiến. Ơn gọi dâng hiến là ơn gọi của tình yêu, yêu Chúa và yêu người. Tình yêu không triển nở, sẽ bị chết. Mỗi người sống đời dâng hiến hãy luôn cầu xin, để tình yêu của họ với Thiên Chúa và con người luôn phát triển. “Xin Chúa làm cho con yêu Chúa và yêu con người”.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ:

1. Bí tích và phép lạ khác nhau như thế nào?
2. Bạn có năng lãnh nhận bí tích Thánh Thể không? Tại sao?
3. Xin bạn chia sẻ tâm tình và kinh nghiệm thiêng liêng của bạn với Đức Giêsu nơi bí tích Thánh Thể.

LM Phạm thanh Liêm

Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa

Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa

ROMA. Lúc 7 giờ chiều thứ năm 30-5-2013, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ đầu tiên kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano và sau đó là cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó tiến về Đền thờ Đức Bà Cả.

Tham dự thánh lễ, có gần 20 HY, đông đảo các GM, cùng với các vị Giám Chức, LM và hàng ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt quảng diễn câu Chúa Giêsu nói với các môn đệ khi thấy đám đông dân chúng không có gì để ăn: ”Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Lc 9,13). Ngài nhận xét rằng:

”Đứng trước nhu cầu của đám đông, giải pháp của các môn đệ là mỗi người hãy nghĩ đến mình; giải tán dân chúng! Bao nhiêu lần các tín hữu Kitô chúng ta cũng bị cám dỗ như thế! Chúng ta không đảm trách những nhu cầu của người khác, để họ ra đi với câu nói đạo đức: ”Xin Chúa giúp đỡ bạn!”. Nhưng giải pháp của Chúa Giêsu đi theo một hướng đi khác, một hướng đi làm cho các môn đệ ngạc nhiên: 'chính các con hãy cho họ ăn đi”.

ĐTC giải thích rằng ”Lời mời gọi của Chúa Giêsu gửi đến các môn đệ là ”chính các con hãy cho, hãy chia sẻ.”. Và họ đã chia sẻ 5 chiếc bánh và hai con cá. Nhưng chính những chiếc bánh và cá ấy, trong tay Chúa, đã làm cho đám đông được ăn no nê… Điều này có nghĩa là trong Giáo Hội, và cả trong xã hội, lời chủ yếu là chúng ta không được sợ hãi, nhưng hãy ”liên đới”, biết đặt những gì chúng ta có để Chúa sử dụng, đặt những khả năng khiêm hạ của chúng ta, vì chỉ trong sự chia sẻ, trao ban, cuộc sống chúng ta mới được phong phú, và mang lại nhiều hoa trái”.
Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quãng đường Merulana dài hơn 1 cây số, hướng về Đền thờ Đức Bà Cả. Đi đầu đoàn rước là thánh giá nến cao, rồi tới các huynh đoàn, Hiệp sĩ Thánh Mộ Jerusalem và Hiệp sĩ Malta, các nữ tu, tu sĩ, các Phó tế, LM, các giám chức, kinh sĩ Đền thờ Gioan Laterano GM, Hồng Y, các em bé mới rước lễ lần đầu, đoàn giúp lễ rồi tới chiếc xe có mặt nhật Mình Thánh Chúa với hai thầy Phó Tế quì chầu. ĐTC đầu trần, đi bộ theo sau cùng với hàng ngàn tín hữu, mặc dù trời gió lạnh.

Dọc đường, ca đoàn đảm trách các bài thánh ca, xen lẫn những lời cầu nguyện. Đoàn rước tiến hành trong 45 phút tới Đền thờ Đức Bà Cả. Tại đây, ĐTC và mọi người đã hát kinh Tantum ergo và ngài ban Phép lành Mình Thánh Chúa cho các tín hữu. Trước khi rời lễ đài, ĐTC còn quì cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma.

Sau công đồng Vatican 2, thói quen rước kiệu Mình Thánh Chúa bị nhiều nơi bỏ qua vì chỉ muốn tập trung vào Thánh Lễ và coi nhẹ việc sùng kính Mình Thánh Chúa ngoài Thánh Lễ. Đức Gioan Phaolô 2 đã tái lập ở Roma việc rước kiệu Mình Thánh Chúa nhân lễ kính Mình Máu Thánh Chúa và các vị kế nhiệm ngài vẫn tiếp tục. (SD 30-5-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thờ trên toàn thế giới sẽ cùng chầu Thánh Thể với Đức Giáo hoàng

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thờ trên toàn thế giới sẽ cùng chầu Thánh Thể với Đức Giáo hoàng

EMTY (Vatican City, 28-5-2013, AsiaNews) – “Hàng ngàn ngàn” nhà thờ chính toà, giáo xứ và dòng tu khắp các châu lục trên toàn thế giới “lần đầu tiên trong lịch sử” sẽ cùng lúc tham dự giờ chầu Thánh Thể với ĐGH Phanxicô vào chiều Chúa Nhật 2-6 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Giờ chầu sẽ bắt đầu lúc 5 giờ chiều giờ Roma, tức 5 giờ sáng tại quần đảo Cook, Samoa và Honolulu; 3 giờ chiều tại Reykiavik, Iceland; 10 giờ đêm tại Việt Nam; nửa đêm tại Hàn Quốc; rạng sáng ngày 3-6 tại Papua New Guinea, quần đảo Solomon, Agana in Guam của Châu Đại Dương…

“Đây sẽ là một giờ cầu nguyện dành cho mọi thành phần và nâng đỡ niềm tin cho tất cả mọi người”, một “Giờ chầu Thánh Thể Toàn cầu” cho Năm Đức Tin, theo Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella và Đức Tổng Giám mục José Octavio Ruiz Arenas, là Chủ tịch và Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Tái Truyền giảng Tin Mừng, khi các ngài giới thiệu sự kiện này hôm 28-5 tại Vatican.

Hai vị giám chức cũng giới thiệu một sự kiện thứ hai, “Ngày Cử hành Tin Mừng Sự Sống”, với tiêu đề “Tin tưởng có thể giúp họ có được sự sống” (Believing May They Have Life), tập trung vào việc thăng tiến, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá sự sống con người.

Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ ý cầu nguyện cho giờ chầu này. Đó là:

1. Cầu cho Giáo Hội trên toàn thế giới và đang hiệp nhất ngày hôm nay trong giờ chầu Thánh Thể này như là dấu chỉ của sự hiệp nhất. Xin Chúa giúp Giáo Hội biết vâng phục lắng nghe hơn bao giờ hết Lời của Ngài để có thể đứng trước thế giới bằng vẻ đẹp chưa từng có, không vết nhơ hay tì vết, nhưng là sự thánh thiện và không vương tội lỗi. Để qua sự loan báo trung thành của Giáo Hội, Lời Chúa vẫn có thể tạo âm vang như người mang lòng thương xót và có thể làm gia tăng tình yêu để mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho sự đau đớn và khổ cực, mang lại niềm vui và sự thanh thản.

2. Cầu cho những người trên thế giới đang sống trong cảnh nô lệ và là nạn nhân của chiến tranh, nạn buôn người, ma tuý và lao động nô lệ. Cầu cho những trẻ em và phụ nữ đang phải chịu tất cả các loại bạo lực. Xin cho tiếng kêu cứu trong câm lặng của họ có thể được nghe thấu bởi một Giáo Hội bén nhạy, để đang lúc trông lên Chúa Kitô chịu đóng đinh, Giáo Hội không quên những anh chị em bị bỏ rơi dưới sức nặng của bạo lực. Đồng thời, xin cho tất cả những ai đang gặp những tình huống bất ổn về kinh tế, nhất là những người thất nghiệp, già yếu, di dân, người vô gia cư, các tù nhân và những người bị gạt ra bên lề xã hội. Để lời cầu nguyện và sự quan tâm của Giáo Hội có thể làm họ được an ủi và nâng đỡ trong niềm hy vọng, sức mạnh và lòng can đảm khi bảo vệ phẩm giá con người.”

Tương tự, các sự kiện khác nhau liên quan đến Năm Đức Tin, cho đến nay “đã thu hút 4,3 triệu người hành hương”, bao gồm một “hội nghị về Tin Mừng Sự Sống” trong 2 ngày 15 và 16-6. Vào Chúa Nhật ngày 16-6, ĐGH Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ lúc 10:30 sáng với tất cả “những người của sự sống”.

Hội nghị sẽ cung cấp, cùng với sự kiện khác, bài giáo lý tại các nhà thờ khác nhau của Roma vào sáng thứ bảy với sự tham dự của những người thuộc 15 nhóm ngôn ngữ khác nhau.

Vào lúc 8:30 tối cùng ngày, một “cuộc rước nến trong thinh lặng sẽ được tổ chức tại Via della Conciliazione về vấn đề sự sống con người và giá trị vô hình của nó. Cuộc rước sẽ kết thúc tại Quảng trường Thánh Phêrô cùng với những chứng từ quan trọng. Cho đến nay, các nhóm quan trọng đã cam kết tham gia, đến từ Ý, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Hungary, Romania, Tây Ban Nha, Pháp, Canada, New Zealand, Argentina, Anh, Bỉ, Slovakia, Costa Rica, Bồ Đào Nha và Úc.

Sẽ có các gia đình, các hội đồng giám mục, các giáo phận, các giáo xứ, các dòng tu, các chủng sinh, các tổ chức nhân đạo và các tổ chức y tế như Dòng Malta, các phong trào Giáo Hội, các nhóm sinh viên của các trường đại học, các hiệp hội khác nhau, từ Unitalsi cho đến Hội Chữ Thập Đỏ, các nhóm phò sự sống cũng như nhiều người quan tâm đến việc thăng tiến và bảo vệ sự sống không liên kết với bất cứ tổ chức cụ thể hoặc tôn giáo nào.”

Mai Trang

Giáo Hội là đại gia đình của Thiên Chúa, trong đó tín hữu sống kinh nghiệm tình yêu và lòng xót thương tha thứ của Thiên Chúa

Giáo Hội là đại gia đình của Thiên Chúa, trong đó tín hữu sống kinh nghiệm tình yêu và lòng xót thương tha thứ của Thiên Chúa

Giáo Hội là đại gia đình của Thiên Chúa, trong đó tín hữu sống kinh nghiệm tình yêu và lòng xót thương và luôn luôn tha thứ của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với hơn 100,000 tín hữu v du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 29 tháng 5-2013.

Như thường lệ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi một vòng qua các lối đi giữa quảng trường để ngài chào tín hữu và du khách. Sau khi làm dấu thánh giá Đức Thánh Cha đã khen ngợi mọi người can đảm đương đầu với trời mưa. Tuy nhiên sau đó trời từ từ sáng hơn và có nắng. Trong số các nhóm tín hữu cũng một vài tín hữu Việt Nam đến từ Hoa Kỳ, Pháp và Thụy Sĩ, trong đó có cả các anh chị em không công giáo. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về sứ vụ của Giáo hội, là mầu nhiệm mà chúng ta tất cả sống mỗi ngày và chúng ta là thành phần. Trước hết Giáo Hội như là gia đình của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói: Trong các tháng qua, hơn một lần tôi đã quy chiếu dụ ngôn người con hoang đàng, hay đúng hơn người cha thương xót (x. Lc 15,11-32). Người con thứ bỏ nhà cha, và phung phí tất cả rồi quyết định trở về, bởi vì anh nhận ra rằng mình đã sai lầm, nhưng anh không coi mình xứng đáng là con nữa và nghĩ rằng mình chỉ có thể được tiếp nhận như là tôi tớ thôi. Người cha, trái lại, chạy ra gặp anh, ôm hôn anh và trả lại cho anh phẩm giá là con và làm lễ mừng anh trở về. Giống như các dụ ngôn khác của Phúc Âm, dụ ngôn này chỉ cho chúng ta thấy rõ dự định của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi và giải thích dự án đó như sau: Dự án đó của Thiên Chúa là gì? Đó là làm cho chúng ta tất cả trở thành con cái của Ngài trong một gia đình duy nhất, trong đó từng người trong chúng ta cảm thấy Ngài gần gũi và được Ngài yêu thương, như trong dụ ngôn của Phúc Âm, cảm thấy hơi ấm gia đình của Thiên Chúa. Trong chương trình vĩ đại này chúng ta tìm thấy nguồn gốc của Giáo Hội. Giáo Hội không phải là một tổ chức nảy sinh từ sự thỏa thuận của vài người, nhưng – như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhắc lại nhiều lần – Giáo Hội là công trình của Thiên Chúa, nảy sinh từ chính chương trình tình yêu đó và được thực hiện từ từ trong dòng lịch sử. Giáo hội nảy sinh từ ước muốn của Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người bước vào sự hiệp thông với Người, bước vào tình bạn của Người, còn hơn thế nữa tham dự vào chính sự sống thiên linh của Người như là con cái Người. Chính từ ”Giáo Hội” tiếng Hy lạp là ”ekklesia” có nghĩa là ”triệu mời”. Thiên Chúa triệu vời chúng ta, thúc đẩy chúng ta ra khỏi khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa, ra khỏi khuynh hướng khép kín trong chính mình, và Người mời gọi chúng ta là thành phần gia đình của Người. Việc mời gọi ấy có nguồn gốc trong chính sự tạo dựng. Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta để chúng ta sống trong một tương quan tình bạn sâu xa với Người, và cả khi tội lỗi đã bẻ gẫy tương quan đó với Người, với tha nhân và với các thụ tạo, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Đức Thánh Cha định nghĩa lịch sử cứu độ như sau: Toàn lịch sử cứu độ là lịch sử của Thiên Chúa đi kiếm tìm con người, cống hiến cho con người tinh yêu của Ngài và tiếp nhận con người. Thiên Chúa đã kêu gọi ông Abraham là cha của một đám đông, Người đã chọn dân Israel để ký kết một giao ước bao gồm tất cả mọi người, và đến thời viên mãn đã gửi Con của Người đến để chương trình tình yêu thương va ơn cứu độ của Người được thực hiên trong một giao ước mới và vĩnh cửu với toàn nhân loại. Khi đọc các sách Phúc Âm, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu quy tụ chung quanh Người một cộng đoàn nhỏ tiếp đón lời Người, theo Người, chia sẻ con đường của Người, trở thành gia đình của Người, và với cộng đoàn ấy Người chuẩn bị và xây dựng Giáo Hội Người. Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha hỏi tiếp: Như thế Giáo Hội nảy sinh ở đâu? Giáo Hội nảy sinh từ cử chỉ tột đỉnh tình yêu thương của Thập Giá, từ cạnh sườn rộng mở của Chúa Giêsu, từ đó máu và nước chảy ra, biểu tượng cho các Bí Tích Thánh Thể và Rửa Tội. Trong gia đình của Thiên Chúa, trong Giáo Hội nhựa sống là tình yêu thương của Thiên Chúa, được cụ thể hóa trong việc mến Chúa và yêu người, yêu tất cả mọi người không phân biệt và đong đếm. Giáo Hội là gia đình trong đó người ta yêu thương nhau và được yêu thương. Khi nào Giáo Hội được biểu lộ ra? Chúng ta đã cử hành cách đây hai Chúa Nhật rồi: Giáo Hội được biểu lộ ra, khi ơn Chúa Thánh Thần tràn đầy con tim của các Tông Đồ và thúc đẩy các vị đi ra khỏi Nhà Tiệc Ly và bắt đầu con đường loan báo Tin Mừng, phổ biến tình yêu của Thiên Chúa. Gợi lại sự kiện nhiều người ngày nay chấp nhận Chúa Kitô nhưng lại không muốn chấp nhận Giáo Hội, Đức Thánh Cha nói: Cả ngày nay nữa cũng còn có người nói: ”Chúa Kitô thì được, nhưng Giáo Hội thì không”. Cũng như những người nói ”Tôi tin Thiên Chúa nhưng không tin các linh mục”. Nhưng mà chính Giáo Hội đem chúng ta tới với Chúa Kitô, và Chúa Kitô đưa chúng ta tới với Thiên Chúa; Giáo Hội là đại gia đình các con cái của Thiên Chúa. Chắc chắn cả Giáo Hôi cũng có các khía cạnh nhân loại: nơi những người tạo thành Giáo Hội, các Chủ chăn và các giáo dân có các khuyết điểm, bất toàn, tội lỗi. Cả Đức Giáo Hoàng cũng có các tội lỗi và biết bao nhiêu tội lỗi, nhưng điều xinh đẹp đó là khi chúng ta nhận ra mình là những người tội lỗi, thì chúng ta tìm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng luôn tha thứ. Chúng ta đừng quên điều đó: Thiên Chúa luôn luôn tha thứ và tiếp nhận chúng ta trong tình yêu tha thứ và xót thương của Người. Có người nói rằng tội lỗi là việc xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng cũng là một cơ may khiêm nhường để nhận ra một điều xinh đẹp khác nữa: đó là lòng xót thương của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghĩ tới điều đó. Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Ngày nay chúng ta hãy tự vấn: tôi yêu Giáo Hội bao nhiêu rồi ? Tôi có cầu nguyện cho Giáo Hội không? Tôi có cảm thấy mình là thành phần của gia đình Giáo Hội không? Tôi làm gì để cho cộng đồng, trong đó mỗi người cảm thấy được tiếp đón và hiểu biết, cảm thấy lòng xót thương và tình yêu của Thiên Chúa canh tân cuộc sống? Đức tin là một ơn và là một hành động liên quan tới chúng ta một cách riêng rẽ, nhưng Thiên Chúa mời gọi chúng ta cùng nhau sống đức tin ấy như gia đình, như Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa một cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này để cho các cộng đòàn của chúng ta, để toàn thể giáo Hội, luôn ngày càng là các gia đình đích thật sống và đem hơi ấm của Thiên Chúa đến cho mọi người. Chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp Đức Thánh Cha khuyến khích họ yêu mến Giáo Hội như Chúa Giêsu đã yêu thương, hiến mạng sống cho Giáo Hội, thông truyền tình yêu của Người cho Giáo Hội, và đừng ngần ngại bênh vực Giáo Hội, xả thân cho Giáo Hội, phục vụ Giáo Hội và khiến cho Giáo Hội trở thành huynh đệ và biết tiếp đón hơn. Với các tín hữu nói tiếng Anh ngài cầu chúc họ luôn lớn lên trong tình yêu đối với Chúa Kitô và đại gia đình của Người là Giáo Hội. Với các tín hữu Ba Lan Đức Thánh Cha đặc biệt chào các bạn trẻ tham dự buổi canh thức tại trại hè Lednica ngày mùng 1 tháng 6 này về đề tài tình hiền phụ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là mẫu gương của mọi tình hiền phụ trần gian. Đức Thánh Cha khuyến khích người trẻ cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho mình một người cha trần thế sinh ra, dưỡng dục, nuôi nấng, yêu thương mình, vì thế phải cầu nguyện cho các vị, cả khi các tương quan giữa cha con không đựơc tốt đẹp. Đặc biệt Đức Thánh Cha nhắn nhủ các bạn trẻ đừng sợ hãi là cha gia đình, sinh con cái, và cũng là cha tinh thần cho các anh chị em khác. Vì ngày thứ năm là lễ kính Mình Màu Thánh Chúa Giêsu Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tham dự thánh lễ ngài cử hành lúc 7 giờ chiều tại thềm đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thớ chính tòa của giáo phận Roma, và cuộc kiệu và chầu Thánh Thể sau đó tại đền thờ Đức Bà Cả. Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người. Trong số các Hồng Y và Giám Mục lên chào Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Paolo Romeo Tổng Giám Mục Palermo. Đức Hồng Y đã tặng Đức Thánh Cha một mặt nhật có thánh tích của tân Chân phưởc Linh Mục Giuseppe Puglisi mới được tôn phong ngày 25 tháng 5 vừa qua. Linh Tiến Khải- Vatican Radio

XÓA BỎ « CÁC TRẠM HẢI QUAN MỤC VỤ »

XÓA BỎ « CÁC TRẠM HẢI QUAN MỤC VỤ »

Xảy ra điều gì nếu một bà mẹ độc thân muốn xin rửa tội cho con mình ? Không tính đến những phí tổn của các nghi thức, cung cấp giấy tờ : nhiều ngăn trở, tệ hơn, nhiều « trạm hải quan » mục vụ, Đức Thánh Cha đã lấy làm tiếc như thế trong thánh lễ hôm 25 tháng 5/2013. Đối với ngài, Kitô hữu không được là « người kiểm soát đức tin », nhưng là « người tạo điều kiện dễ dàng » cho đức tin.

Đức Thánh Cha đã giải thích đoạn Tin Mừng của ngày, trong đó các môn đệ ngăn không cho các trẻ em đến với Chúa. Các ông muốn « một sự chúc lành chung chung và rồi xin mọi người ra ngoài ». Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã bực mình : « Hãy để các trẻ nhỏ đến với Thầy. Đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng ».

Trạm hải quan mục vụ

Các Tông đồ không làm điều đó « do tính hung dữ » : họ chỉ muốn giúp Chúa Giêsu, như ở Giêricô họ đã tìm cách làm cho người mù im miệng. Thái độ của họ có nghĩa : « nghi thức lễ tân không cho phép điều đó : đây là Ngôi Hai của Ba Ngôi Thiên Chúa ! » Đối với Đức Thánh Cha, « nhiều Kitô hữu » đã hành động như thế.

Đức Thánh Cha đã đưa ra ví dụ về đôi bạn sắp cưới đến trình diện ở văn phong thư ký của một giáo xứ để xin kết hôn và, thay vì « sự nâng đỡ hay lời chúc mừng », họ lại nghe nói đến « phí tổn của nghi thức » hay « giấy tờ ».

Cũng thế, một người mẹ độc thân đến một giáo xứ, xin rửa tội cho con mình và rồi được nghe câu trả lời từ « một người Kitô hữu » : không, « bà không thể, ba phải kết hôn ».

« Hãy nhìn người phụ nữ trẻ này đã can đảm đi đến cùng việc mang thai của mình… Chị ta gặp được gì ? Một cánh cửa khép kín ». Đối với Đức Thánh Cha, « đó không phải là một nhiệt thành mục vụ tốt. Nó làm xa rời Chúa, điều đó không mở ra những cánh cửa ».

« Chúa Giêsu đã thiết lập bảy phép Bí Tích » và bằng thái độ này, người Kitô hữu « thiết lập bí tích thứ tám, bí tích hải quan mục vụ ».

Đức Thánh Cha lấy làm tiếc vì nhiều khi người Kitô hữu trở nên « người kiểm soát đức tin thay vì trở thành người tạo điều kiện dễ dàng cho đức tin của người khác ». Đó là « cám dỗ chiếm hữu Chúa », một cám dỗ đã bắt đầu từ thời Chúa Giêsu, với các Tông đồ.

Đối với Đức Thánh Cha, thái độ hải quan mục vụ này « không giúp ích cho người ta, cho dân Chúa ». Trái lại, thái độ tốt lành, đó là phục vụ đức tin : « tạo điều kiện dễ dàng cho đức tin, làm nó lớn lên, giúp nó tăng trưởng ».

Đức tin của dân Chúa là « một đức tin đơn sơ » : có lẽ họ không biết giải thích Đức Maria là ai, « điều này cần hỏi thần học gia ». Nhưng ai muốn « biết làm thế nào yêu mến Đức Maria », thì chính « dân Chúa » sẽ dạy cho biết điều đó « cách tốt nhất và đẹp nhất ».

Dân Chúa « luôn biết đến gần để xin Chúa Giêsu điều gì đó ». Đức Thánh Cha kể câu chuyện về một người phụ nữ Argentina đến gặp một linh mục và xin chúc lành. Linh mục nói : bà hãy đi lễ ! Và ngài đã giải thích cho bà tất cả thần học về phép lành trong thánh lễ. Bà đáp : « À, cám ơn cha, vâng, thưa cha ». Nhưng khi vị linh mục đó đi rồi, thì bà ta đến  gặp một linh mục khác : Xin cha  chúc lành cho con ». « Tất cả những lời này đã không đi vào lòng của bà, vì bà có một sự cần thiết khác, sự cần thiết được Chúa chạm đến ».

Tý Linh (Xuân Bích VN)

Theo ZENIT

Đức Thánh Cha phê bình nền văn hóa chỉ tìm an sinh thoải mái

Đức Thánh Cha phê bình nền văn hóa chỉ tìm an sinh thoải mái

VATICAN. Trong thánh lễ sáng thứ hai, 27-5-2013 tại Vatican, ĐTC Phanxicô phê bình thứ văn hóa chỉ tìm kiếm an sinh thoải mái và bị thu hút vì những gì làm tạm thời.

Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ tại Nguyện đường nhà trọ Thánh Marta có ĐHY Philippe Barbarin, TGM giáo phận Lyon bên Pháp và Đức TGM Zygmunt Zimowski, người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, với sự tham dự của các nhân viên Hội đồng này và sở kinh tế của Phủ Thống đốc Vatican.

ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm nói về chàng thanh niên giàu có không muốn bỏ mọi sự giàu sang để đi theo Chúa Giêsu, và ngài nhận định rằng sự giàu sang và của cải là một cản trở, làm cho hành trình tiến về nước Thiên Chúa trở nên khó khăn. Mỗi người chúng ta cũng có những thứ giàu sang, của cải ngăn trở chúng ta đến gần Chúa Giêsu trên đường đời. Vì thế chúng ta phải xét mình xem đâu là những thứ giàu sang ấy. ĐTC đặc biệt nói đến hai thứ ”giàu sang văn hóa”, trước tiên là thứ văn hóa tìm kiếm an sinh thoải mái, làm cho chúng ta bớt can đảm, trở nên lười biếng và ích kỷ hơn. Sự an sinh thoải mái này là một thứ ‘thuốc mê’. Trong não trạng đó, người ta không muốn có hơn 1 đứa con vì sợ không thể đi nghỉ hè, không thể đi nơi này nơi kia, hoặc không mua được nhà cửa hay tìm kiếm các thứ tiện nghi khác. Tiếp đến là sự thu hút của những gì là tạm bợ, tránh né những dấn thân chung kết. Người ta thích những gì là tạm bợ và không thích những đề nghị chung kết mà Chúa Giêsu đề ra. ĐTC nói: ”Tôi đã nghe có người muốn làm linh mục, nhưng không muốn kéo dài quá 10 năm.. Hoặc nhiều cặp kết hôn, tuy không nói ra, nhưng họ chỉ muốn kết hôn bao lâu tình yêu còn kéo dài, rồi sẽ tính sau”. Hai thứ giàu sang đó cản trở chúng ta tiến bước..Tôi nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ đã bỏ quê hương của họ để đi làm thừa sai trọn đời: đó là một điều chung kết.. Nhưng tôi cũng nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ đã bỏ nhà mình để kết hôn trọn đời; đây cũng là sự theo Chúa Giêsu cận kề! Đó là một điều chung kết!”. (SD 27-5-2013) G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha phê bình nền văn hóa chỉ tìm an sinh thoải mái

Đức Thánh Cha phê bình nền văn hóa chỉ tìm an sinh thoải mái

VATICAN. Trong thánh lễ sáng thứ hai, 27-5-2013 tại Vatican, ĐTC Phanxicô phê bình thứ văn hóa chỉ tìm kiếm an sinh thoải mái và bị thu hút vì những gì làm tạm thời.

Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ tại Nguyện đường nhà trọ Thánh Marta có ĐHY Philippe Barbarin, TGM giáo phận Lyon bên Pháp và Đức TGM Zygmunt Zimowski, người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, với sự tham dự của các nhân viên Hội đồng này và sở kinh tế của Phủ Thống đốc Vatican.

ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm nói về chàng thanh niên giàu có không muốn bỏ mọi sự giàu sang để đi theo Chúa Giêsu, và ngài nhận định rằng sự giàu sang và của cải là một cản trở, làm cho hành trình tiến về nước Thiên Chúa trở nên khó khăn. Mỗi người chúng ta cũng có những thứ giàu sang, của cải ngăn trở chúng ta đến gần Chúa Giêsu trên đường đời. Vì thế chúng ta phải xét mình xem đâu là những thứ giàu sang ấy.

ĐTC đặc biệt nói đến hai thứ ”giàu sang văn hóa”, trước tiên là thứ văn hóa tìm kiếm an sinh thoải mái, làm cho chúng ta bớt can đảm, trở nên lười biếng và ích kỷ hơn. Sự an sinh thoải mái này là một thứ ‘thuốc mê’. Trong não trạng đó, người ta không muốn có hơn 1 đứa con vì sợ không thể đi nghỉ hè, không thể đi nơi này nơi kia, hoặc không mua được nhà cửa hay tìm kiếm các thứ tiện nghi khác.

Tiếp đến là sự thu hút của những gì là tạm bợ, tránh né những dấn thân chung kết. Người ta thích những gì là tạm bợ và không thích những đề nghị chung kết mà Chúa Giêsu đề ra. ĐTC nói: ”Tôi đã nghe có người muốn làm linh mục, nhưng không muốn kéo dài quá 10 năm.. Hoặc nhiều cặp kết hôn, tuy không nói ra, nhưng họ chỉ muốn kết hôn bao lâu tình yêu còn kéo dài, rồi sẽ tính sau”. Hai thứ giàu sang đó cản trở chúng ta tiến bước..Tôi nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ đã bỏ quê hương của họ để đi làm thừa sai trọn đời: đó là một điều chung kết.. Nhưng tôi cũng nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ đã bỏ nhà mình để kết hôn trọn đời; đây cũng là sự theo Chúa Giêsu cận kề! Đó là một điều chung kết!”. (SD 27-5-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha Phanxicô Viếng Thăm và Dâng Thánh lễ Tại Một Giáo xứ Thuộc Giáo Phận Rôma

Đức Thánh Cha Phanxicô Viếng Thăm và Dâng Thánh lễ Tại Một Giáo xứ Thuộc Giáo Phận Rôma

VATICAN: Hôm qua, ngày 26 tháng 05, nhân ngày Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm và dâng thánh lễ đầu tiên tại một giáo xứ thuộc giáo phận Rôma. Giáo xứ được Đức Thánh Cha viếng thăm là Giáo xứ mang tên thánh Elisabeth và Dacaria. Cuộc viếng thăm này thể hiện tình yêu và sự gần gũi của người mục tử đối với đàn chiên của mình, một sự gần gũi trong tình yêu thương giúp vị chủ chăn hiểu và chia sẻ những khó khăn của đàn chiên được giao phó cho ngài dẫn dắt.

Đức Thánh Cha đến giáo xứ vào lúc 8h45. Sau đó, ngài gặp gỡ và chào hỏi các gia đình và trẻ em được lãnh nhận Phép rửa trong năm nay cũng như các bệnh nhân phải ngồi xe lăn. Thánh lễ bắt đầu vào lúc 9h30, trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã tự mình trao Mình thánh Chúa cho một số trẻ em và người lớn. Cuối thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ và chào mừng các cộng tác viên dấn thân cho các công việc của Giáo xứ.

Trong bài giảng lễ, nhắc lại lời của vị linh mục quản xứ, Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng của mình bằng những lời tán dương Đức mẹ. Ngài nói:

“Anh chị em thân mến,

Những lời của Linh mục quản xứ nhắc nhớ tôi một điều tuyệt đẹp về Đức Mẹ. Khi Đức Mẹ đón nhận lời loan báo sẽ là mẹ của Đức Giêsu, và đồng thời Mẹ cũng được loan báo rằng, người chị của mình là Elizabeth cũng đang mang thai – như Tin Mừng thuật lại – Mẹ liền vội vã lên đường, không trì hoãn. Mẹ không nói: “Nhưng giờ tôi cũng đang mang thai, tôi phải quan tâm đến sức khỏe của mình. Chị của tôi có nhiều người bạn và họ sẽ chăm sóc cho chị”. Mẹ cảm thấy một điều gì đó và mẹ liền “vội vã lên đường”. Và đây là một điều tuyệt đẹp về Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, Ngài luôn vội vã lên đường, bởi vì Mẹ mang điều này trong mình: giúp đỡ. Lên đường để giúp đỡ, không phải đi đến để khoe khoang và nói với người chị họ rằng: “Nghe này, giờ em là người ra lệnh, vì em là Mẹ Thiên Chúa!”. Không, Mẹ không làm như vậy. Mẹ đến để giúp đỡ! Mẹ luôn là vậy! Mẹ của chúng ta luôn vội vã lên đường đến với chúng ta khi chúng ta cần đến Mẹ.

Thật dễ thương nếu chúng ta thêm vào Kinh Cầu Đức Mẹ một lời kinh như thế này: “Lạy Nữ Vương, Đấng luôn vội vã lên đường, cầu cho chúng con!” Điều này thật đẹp phải không anh chị em? Bởi vì Mẹ luôn vội vã lên đường, Mẹ không bao giờ quên con cái mình. Và khi những người con gặp khó khăn, họ cần và cầu xin, Mẹ liền vội vã lên đường. Điều này trao ban cho chúng ta một sự chắc chắn, chúng ta thấy an toàn vì biết Mẹ ở gần, Mẹ luôn ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta sẽ bước đi, thực hiện hành trình cuộc sống của mình tốt hơn khi chúng ta có mẹ ở bên. Chúng ta hãy nghĩ về ân sủng này của Mẹ, ân sủng Mẹ trao cho chúng ta: đó là sự gần gũi, không để cho chúng ta phải chờ đợi. Chúng ta có thể tin tưởng vào điều này: Mẹ luôn trợ giúp chúng ta. Đối với chúng ta, Mẹ luôn sẵn sàng vội vã lên đường.”

Sau đó, với một lối diễn tả đơn sơ và gần gũi, Đức Thánh Cha diễn giải về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi cho các tín hữu và đặc biệt là các trẻ em tham dự thánh lễ. Đức Thánh Cha nói:

“Mẹ cũng giúp chúng ta hiểu hơn về Thiên Chúa, Đức Giêsu, một sự hiểu biết rõ ràng về đời sống của Đức Giêsu, là sự sống của Thiên Chúa, hiểu Thiên Chúa là gì, Ngài như thế nào và Ngài là ai. Đối với các con, các em bé, cha hỏi các con: “Ai trong các con biết Thiên Chúa là ai”. Nào, các con hãy giơ tay lên, hãy nói cho cha biết! Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất. Và có bao nhiêu Chúa, phải một không các con? Nhưng có người nói với cha rằng, Thiên Chúa là ba: Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần! Làm sao để giải thích điều này? Có một nhưng lại là ba? Và làm sao có thể giải thích rằng, một Đấng là Chúa Cha, Đấng khác là Chúa Con, và Đấng khác nữa là Chúa Thánh Thần? Điều này thật đẹp. Ba là một, Ba Ngôi trong một.

Và Chúa Cha làm gì? Chúa Cha là Nguyên lý, là Đấng tạo thành mọi sự, Đấng tạo dựng nên chúng ta. Chúa con làm gì? Chúa Giêsu làm gì? Ai biết Chúa Giêsu làm gì? Yêu thương chúng ta phải không? Và rồi còn gì nữa? Ngài là Đấng mang lời Thiên Chúa! Ngài đã dạy cho chúng ta Lời của Thiên Chúa. Điều này đẹp quá! Còn gì nữa không? Đức Giêsu đã làm cái gì cho thế giới? Ngài đã cứu độ chúng ta! Và Ngài đã đến để trao ban sự sống cho chúng ta. Chúa Cha đã tạo dựng thế giới, Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta. Và Chúa Thánh Thần làm gì cho chúng ta? Ngài yêu thương chúng ta! Ngài trao cho bạn tình yêu! Tất cả các con hãy cùng nói nào: Chúa cha tạo dựng mọi sự, tạo dựng thế giới.

Chúa Giêsu cứu chuộc chúng ta, và Chúa Thánh Thần? Ngài yêu thương chúng ta. Đây chính là đời sống Kitô hữu: nói với Chúa Cha, với Chúa Con và nói với Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, nhưng Ngài cũng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống, điều này đúng không? Và đồng hành như thế nào? Ngài đã làm gì khi đồng hành với chúng ta? Trước hết, Ngài trợ giúp chúng ta. Hướng dẫn chúng ta! Hay quá! Đồng hành với chúng ta, trợ giúp chúng ta, hướng dẫn chúng ta và dạy chúng ta biết tiến về phía trước.

Và Chúa Giêsu cũng trao cho chúng ta sức mạnh để bước đi. Điều này đúng không, Ngài gìn giữ chúng ta? Trong khó khăn, đúng không? Kể cả trong những bài tập ở trường! Ngài gìn giữ chúng ta, trợ giúp và hướng dẫn chúng ta. Đó! Đó chính là điều Đức Giêsu thường làm cho chúng ta. Trong Thánh Thể, Ngài trao cho chúng ta sức mạnh, chính Ngài trợ giúp chúng ta với sức mạnh. Ngài đến với chúng ta. Mà khi chúng ta nói “Ngài trao cho chúng ta Thánh Thể”, một miếng bánh mà Ngài trao cho bạn nhiều sức mạnh sao? Không phải là một tấm bánh sao? Đó chính là bánh, nhưng bánh trên bàn thờ có phải là bánh hay không phải là bánh? Dường như vẫn là bánh! Nhưng không phải là chính thứ bánh ấy? Vậy là gì? Chính là Thân Mình Chúa Kitô. Đức Giêsu đã đến trong trái tim của chúng ta. Tất cả chúng ta hãy nghĩ về điều này: Chúa Cha đã trao cho chúng ta sự sống. Đức Giêsu đã trao cho chúng ta ơn cứu độ. Ngài đồng hành, hướng dẫn, gìn giữ và dạy dỗ chúng ta; còn Chúa Thánh Thần? Ngài trao cho chúng ta điều gì? Ngài yêu mến chúng ta. Ngài trao cho chúng ta tình yêu. Chúng ta hãy nghĩ về một Vị Thiên Chúa như vậy và chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, Đấng luôn vội vã lên đường để trợ giúp chúng ta, xin mẹ dạy cho chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa là Đấng tốt lành dường bao: Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần.”

Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha cảm ơn và xin mọi người cầu nguyện cho ngài. Ngài nói:

“Cảm ơn anh chị em vì sự đón tiếp này. Tôi rất hạnh phúc vì được nhìn thấy một giáo xứ sống động, với nhiều trẻ em dễ thương như thế! Đó là một phúc lành, hãy tiếp tục tiến về phía trước, gìn giữ giáo xứ và hãy cầu nguyện cho tôi. Đừng bao giờ quên cầu nguyện cho tôi. Hẹn gặp lại, và bây giờ chúng ta sẽ gặp nhau tại buổi đọc Kinh truyền tin!”

Sau đó, Đức Thánh Cha đã lên đường trở về Vatican. Tại quảng trường thánh Phêrô, dưới trời nắng đẹp, rất nhiều tín hữu và khách hành hương đã đến và chờ đợi sự xuất hiện của Đức Thánh Cha Phaxicô. Đúng 12h, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ, sau khi nhắc lại chuyến viếng thăm mà ngài vừa thực hiện, ĐTC đã diễn giải về ý nghĩa của Lễ Chúa Ba Ngôi như sau:

“Hôm nay là Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi. Hàng năm, ánh sáng của thời gian vượt qua và Lễ hiện xuống làm mới lại trong chúng ta niềm vui và sự tuyệt diệu của đức tin: vì chúng ta tái học biết rằng Thiên Chúa không phải là một điều gì mơ hồ và trừu tượng, nhưng Ngài mang một cái tên: “Thiên Chúa là tình yêu”. Không phải là một tình yêu cảm tính và cảm xúc nhưng là tình yêu của Cha, Đấng là nguồn cội của mọi sự sống, là tình yêu của Chúa Con, Đấng đã chết trên Thập giá và đã sống lại, và là tình yêu của Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới con người và thế giới.

Ba Ngôi Cực Thánh không phải là sản phẩm của lý trí con người, nhưng là một khuôn mặt, nơi Thiên Chúa mạc khải chính mình, không phải nơi đỉnh cao của một ngai tòa, nhưng bằng cách bước đi với con người, trong lịch sử dân Israel và trên hết là nơi Đức Giêsu Nagiaret. Đức Giêsu là Chúa Con, Đấng tỏ cho chúng ta biết Chúa Cha đầy lòng thương xót, Đấng đã mang “lửa” vào mặt đất, Lửa ấy chính là Chúa Thánh Thần.

Hôm nay, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa không phải vì một mầu nhiệm cụ thể, nhưng là tạ ơn chính Ngài, “vì vinh quang bao la của Ngài”. Chúng ta tạ ơn và cảm ơn Thiên Chúa vì Ngài là Tình yêu, bởi vì Ngài đã kêu gọi chúng ta đi vào vòng tay hiệp thông của Ngài, chính là sự sống đời đời. Chúng ta phó thác lời tạ ơn của chúng ta vào bàn tay của Đức Trinh Nữ Maria.”

Sau đó Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền tin với toàn thể các tín hữu và khách hành hương hiện diện và Ngài đã ban phép lành cho toàn thể mọi người.

Sau Kinh Truyền tin, Đức thánh Cha đã nhắn nhủ với mọi người hiện diện rằng: “Hôm qua, tại Palermo, đã công bố Phong chân Phước cho Don Puglisi, linh mục tử đạo, đã bị mafia giết vào năm 1993. Don Puglisi là một linh mục đầy gương mẫu; ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha chào mừng toàn thể mọi người hiện diện, các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ đến từ Ý, Pháp, Tây Ban Nha, đặc biệt là các hội đoàn.

Nguyễn Minh Triệu sj – Vatican Radio  

Đức Thánh Cha kêu gọi giải quyết nạn thất nghiệp ngày càng lan tràn

Đức Thánh Cha kêu gọi giải quyết nạn thất nghiệp ngày càng lan tràn

VATICAN. ĐTC Phanxicô tố giác nạn thất nghiệp đang lan tràn và kêu gọi dùng toàn lực để bài trừ tai ương này.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 25 tháng 5-2013 dành cho 500 tham dự viên Hội nghị quốc tế do Quỹ ”Năm thứ 100 Phò Giáo Hoàng” (Centesimus Annus pro Pontifice) tổ chức tại Roma về chủ đề ”Nghĩ lại tình liên đới về công ăn việc làm: những thách đố của thế kỷ 21”. Trong số các tham dự viên cũng có một số HY và GM.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc lại sự kiện Quỹ Năm Thứ 100 do Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 thành lập cách đây 20 năm và mang tên thông điệp Người ban hành nhân dịp kỷ niệm 100 năm công bố thông điệp Rerum novarum, Tân Sự.

ĐTC đề cập đến chủ đích của Hội nghị là ”Nghĩ lại tình liên đới” có nghĩa là phối hợp giáo huấn của hội Thánh với sự tiến hóa liên tục và mau lẹ của xã hội và kinh tế, mở ra những khía cạnh ngày càng mới mẻ; tiếp đến là đào sâu, suy tư thêm để làm nổi bật giá trị của tình liên đới. Ngài nói: ”Cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội hiện nay càng khiến chúng ta phải ”nghĩ lại” và làm nổi bật sự thật và tính chất thời sự của Giáo huấn như trong thông điệp ”nhờ lao động” (Laborum exercens) trước sự kiện có bao nhiêu tài nguyên của thiên nhiên không được sử dụng, trong khi biết bao nhiêu người không có hoặc không đủ công ăn việc làm, và vô số người bị đói. Điều này chứng tỏ có cái gì không ổn (n.18). Hiện tượng thiếu công ăn việc làm đang lan tràn như vết dầu loang, nới rộng biên cương của sự nghèo đói. Và không có sự nghèo đói vật chất nào tệ hại hơn sự nghèo đói không để người ta có kế sinh ngai và tước mất của con người phẩm giá của lao công”.

ĐTC giải thích rằng: ”Như thế nhu cầu phải nghĩ lại tình liên đới không còn là một sự trợ giúp từ thiện đối với những người nghèo nhất, nhưng là xét lại toàn diện hệ thống, để tìm ra những con đường cải tổ và sửa chữa hệ thống ấy, làm cho nó phù hợp các với các quyền bản của con người, của tất cả mọi người”.

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC khẳng định rằng ”Cuộc khủng hoảng hiện nay không phải chỉ là khủng hoảng về kinh tế và tài chánh mà thôi, nhưng có căn cội sâu xa nơi cuộc khủng hoảng về luân lý đạo đức và về con người. Theo đuổi các thần tượng quyền bính, lợi lộc, tiền bạc, vượt lên trên giá trị nhân vị con người, nay đã trở thành qui luật cơ bản cho mọi sự điều hành và thành tiêu chuẩn quyết định trong việc tổ chức. Người ta đã và đang quên rằng bên trên các doanh vụ, tiêu chuẩn và mẫu mực thị trường còn có con người và có một cái gì đó thuộc về con người, trong tư cách họ là người, do phẩm giá sâu xa của họ: nghĩa là cống hiến cho họ cơ hội sống xứng đáng và tích cực tham gia vào công ích”. (SD 25-5-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio