NGƯỜI QUẢN LÝ TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN

NGƯỜI QUẢN LÝ TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN

Trong một thời gian ngắn các nước Á Châu đã phải chứng kiến sự ra đi của nhiều lãnh tụ. Trước hết là việc chạy trốn của ông Fujimori. Ông Fujimori đã làm tổng thống nước Peru đến nhiệm kỳ thứ 2. Nhưng vì tham nhũng, ông đã phải trốn chạy về Nhật. Tiếp đến là ông Estrada, tổng thống nước Philippin. Ông đã thắng cử với số phiếu áp đảo. Nhưng cuối cùng phải từ chức cũng vì tội tham nhũng. Gần đây là ông Wahid, tổng thống Inđônêsia. Ông đã sang Mỹ tị nạn cũng vì tham nhũng. Tất cả chỉ vì họ đã làm sai nhiệm vụ. Họ chỉ là quản lý chứ không làm chủ đất nước. Dân mới làm chủ. Nhưng họ đã không làm tốt nhiệm vụ quản lý. Nên họ đã bị sa thải.

Chúng ta cũng là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì ta là, đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội họa, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngông ngữ Trịnh Công Sơn tất cả những thứ đó chỉ “ở trọ” nơi ta.

Con chim ở trọ cành tre,
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn…
Môi xinh ở trọ người xinh,
Duyên dáng ở trọ đôi chân Thuý Kiều…
Tôi nay ở trọ trần gian
Mai sau về chốn xa xăm với Người.

Một ngày kia Chúa sẽ đòi ta tính sổ. Lúc đó ta phải nộp cho Chúa cả vốn lẫn lãi.

Là người quản lý, ta phải có những đức tính nào? Thưa, Chúa muốn ta là người quản lý trung tín và khôn ngoan.

Là quản lý trung tín, ta phải biết sinh lợi những tài sản Chúa trao. Phải biết phát triển sao cho thân xác ngày càng khoẻ mạnh, trí thông minh ngày càng sáng suốt, những tài năng ngày càng đạt đến mức tinh vi hoàn hảo.

Là quản lý trung tín, ta phải biết chia sẻ. Chúa ban sức lực, tài năng không phải để ta ích kỷ vun quén cho bản thân, nhưng để ta dùng mà phục vụ. Người có của mắc nợ người nghèo. Người có tài mắc nợ xã hội. Nghệ sĩ mắc nợ khán giả. Giám đốc mắc nợ công nhân. Bác sĩ mắc nợ bệnh nhân. Linh mục mắc nợ giáo dân. Cha mẹ mắc nợ con cái.

Là quản lý trung tín, ta không được phải bội. Không được dùng những ơn Chúa ban để chống lại Chúa. Đừng dùng sức mạnh mà áp bức người khác. Đừng dùng tài năng phục vụ lợi nhuận riêng mình. Đừng dùng trí thông minh gieo rắc nọc độc tư tưởng. Đừng biến thân xác thành món hàng mua bán. Nhưng dùng tất cả để phục vụ Chúa. Dùng tất cả để làm cho Chúa được yêu mến, được vinh danh hơn.

Là quản lý không ngoan, ta phải biết nhìn xa. Sự sống, tài năng, sức lực, trí thông mình chỉ ở trọ nơi ta một thời gian. Phải làm cho chúng biến thành vĩnh cửu. Nhiều lần Chúa Giêsu đã dạy ta: “Hãy dùng tiền của chóng qua ở đời này mà mua lấy bạn hữu. Để sau này họ sẽ đón rước ngươi vào chốn đời đời”. Hôm nay Người dạy ta: “Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt, là kho tàng ở trên trời, nơi không có trộm cắp bén mảng, cũng không có mối mọt đục phá”. Lạ lùng hơn nữa, cách gây dựng kho tàng trên trời khác hẳn với cách gây dựng kho tàng trần gian. Để gây dựng kho tàng trần gian, ta phải hà tiện, ích kỷ, thu tích cho mình. Trái lại, để gây dựng kho tàng trên trời, ta phải biết cho đi. Càng cho đi lại càng giàu có. Càng phân phát lại càng dư thừa. Càng ban tặng lại càng phong phú.

Là quản lý khôn ngoan, ta phải tỉnh thức. Cuộc đời ở trọ mau qua. Chúa lại hay đến bất ngờ. Nên ta phải tỉnh thức đợi chờ. Đợi chờ không phải là thụ động ngồi đó khoanh tay. Đợi chờ là phải tích cực làm việc. Thắt lưng vào, thắp đèn lên để làm việc cho minh chính như giữa ban ngày. Để phục vụ không bao giờ ngừng. Dù Chúa có đến lúc nào, Chúa cũng thấy ta đang mặc quần áo công nhân phục vụ. Dù có bất ngờ như kẻ trộm, Chúa cũng thấy quản lý đang phục vụ anh em, phân phát lúa thóc cho họ.

Lạy Chúa, xin nhắc cho con luôn luôn nhớ rằng con là người quản lý của Chúa, để dù ở đâu, dù làm gì, con cũng luôn làm cho Chúa, luôn tỉnh thức sống dưới ánh mắt của Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Bạn có lần nào nghĩ rằng thân xác cùng với những gì bạn có thực sự không phải là của bạn không?
2- Trong quá khứ bạn đã là người quản lý trung tín và khôn ngoan của Chúa chưa?
3- Phải làm thế nào để trở thành người quản lý trung tín và khôn ngoan?
4- Làm sao để biến những gì ta đang có thành vĩnh cửu?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Sống là chuẩn bị chết

Sống là chuẩn bị chết

Có người bi quan bảo rằng: “sống là chuẩn bị chết”. Mỗi ngày sống là một nhịp cầu tiến gần đến cái chết hơn nữa. Cái chết nó đến cũng thật bất ngờ. Bất ngờ như tên trộm đột nhập vào nhà và lấy đi sự sống của chúng ta. Cái chết nó cũng không chờ đợi lứa tuổi để mà có thể sống theo tuần tự: sinh – bệnh – lão – tử. Cái chết đến với người già cũng như người trẻ ngang nhau. Có người chết trẻ. Có người chết già. Có người chết bất thình lình. Có người chết từng giờ vì cơn bệnh nan y.

Vào ngày 10/04/2010 cả thế giới cũng ngỡ ngàng trước sự ra đi đột ngột của vợ chồng tổng thống Ba Lan cùng đoàn tuỳ tùng gần 200 người. Họ đã tử nạn trong một chuyến bay đến Nga để dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày khoảng 22,000 binh sĩ Ba Lan bị sát hại. Chiếc máy bay đã không đưa họ đến nơi dự định mà đã đưa họ về với trời cao vào lúc 11g00 trưa cùng ngày. Họ đã kết thúc cuộc đời vào lúc mà họ không ngờ, và chắc chắn họ vẫn chưa chuẩn bị cho chuyến đi định mệnh một cách vĩnh viễn này.

Mỗi ngày chúng ta cũng chứng kiến biết bao cái chết tức tưởi bởi đột quỵ hay bởi tai nạn giao thông. Trung bình ở Việt Nam mỗi ngày có hơn 32 người chết bởi tai nạn giao thông. Mỗi năm thiên tai lũ lụt cũng gây nên biết bao cái chết oan khiên đắng cay. Pakistan mới trải qua cơn lũ kinh hoàng đã cướp đi hơn 1500 sinh mạng. Sự chết dường như không kiêng nể ai. Sự chết có thể đến với bất cứ ai và ở mọi nơi, mọi lúc.

Xem ra sự sống và sự chết không nằm trong những toan tính dự định của chúng ta. Chúng ta không có quyền chọn lựa để tiếp tục sống hay chết. Không có quyền chọn lựa về cách chết. Và càng không có quyền chọn lựa thời gian để chết. Sự chết dường như vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Sự chết sẽ chấm dứt mọi sự nơi dương gian của chúng ta. Công danh, sự nghiệp. Giầu có hay khó nghèo cũng kết thúc như nhau với nấm mồ nhỏ bé bốn tấc đất như nhau.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức. Tỉnh thức để chờ đợi chủ trở về. Sự chờ đợi khôn ngoan là chăm chỉ làm việc bổn phận của mình. Sự chờ đợi tích cực là tích luỹ kho tàng không bao giờ bị hao hụt hay mối mọt phá hoại là những việc lành phúc đức. Sự chờ đợi trong kiên nhẫn, dầu là lúc đêm khuya hay lúc bình minh sắp ló rạng vẫn luôn tỉnh thức vì không biết chủ về vào lúc nào. Chủ về với hàm ý chính Thiên Chúa sẽ đến viếng thăm mỗi người chúng ta qua các ơn lành, qua các bí tích… Chủ về cũng có nghĩa là ngày Chúa đến để đưa linh hồn chúng ta ra khỏi thế gian. Chủ về cũng có nghĩa là ngày cánh chung, ngày đó sẽ khép lại toàn bộ lịch sử của nhân loại. Chủ sẽ vui mừng thấy chúng ta tỉnh thức hay chủ sẽ giận dữ thấy chúng ta đang u mê lười biếng. Chủ sẽ thưởng công hay luận phạt tuỳ theo thái độ sống của chúng ta.

Thế nên, sự khôn ngoan mời gọi chúng ta hãy sống giây phút hiện tại một cách tích cực. Hãy sử dụng thời gian một cách hợp lý. Đừng dùng giây phút hiện tại để phạm tội. Đừng lao vào những đam mê mù quáng. Hãy sống tích đức để mua lấy Nước Trời mai sau. Nhưng đáng tiếc cho nhân loại hôm nay vẫn còn đó những người sống thiếu tỉnh thức bằng đời sống lười biếng và thiếu trách nhiệm trong bổn phận của mình, vẫn còn đó những người sống ngụp lặn trong đam mê tội lỗi, vẫn còn đó những người sống tham lam bất chính hơn là tích đức cho đời sau. Họ sẽ mất cơ hội tham dự tiệc của tình yêu mà chính Thiên Chúa sẽ thiết đãi họ.

Ước gì mỗi người chúng ta hãy sống giây phút hiện tại như là giây phút cuối cùng của đời mình để chúng ta sống có trách nhiệm hơn, sống tỉnh thức hơn. Ước gì mỗi người chúng ta cùng được chủ vui mừng đón tiếp trong bữa tiệc vĩnh cửu nơi quê hương trên trời. Amen.

LM Giuse Tạ Duy Tuyền

TRUNG TÍN VÀ TỈNH THỨC

TRUNG TÍN VÀ TỈNH THỨC

Ngày nay, “Mạnh Thường Quân” là một cụm từ khái niệm hóa, hiểu như một danh từ chung để chỉ một mẫu người hào phóng và nhân ái.

Mạnh Thường Quân tên thật là Điền Văn, người nước Tề thời Chiến Quốc. Ông là một người giàu sang, có lòng nghĩa hiệp, thích chiêu hiền đãi sĩ, văn cũng như võ trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn tân khách. Tiếng tốt đồn vang khắp các nước chư hầu thời bấy giờ.

Một hôm Mạnh Thường Quân nhìn vào sổ nợ, biết dân đất Tiết, một nước nhỏ bị Tề diệt, vua Tề tặng Mạnh Thường Quân làm phong ấp (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) còn nợ mình nhiều, thuộc loại “nợ xấu khó đòi” nhưng nhất thiết chỉ dãn mà không cho xóa. Ông sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Huyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Huyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đó nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Huyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”.

Phùng Huyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Huyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua khó khăn, được ơn nghĩa với dân chúng.

1. Trung tín

Trong bài Phúc Âm hôm nay nói đến dụ ngôn người quản lý “trung tín” và “khôn ngoan”, khác với người quản lý “bất lương” trong dụ ngôn sau này (16,1-10).

Người quản lý được giao hai trách nhiệm: coi sóc gia nhân và tài sản.

Trung tín từ việc nhỏ trước khi đến việc lớn, trung tín với của cải riêng trước khi đến của cải người khác. Người quản lý ở đây được giao cho chăm sóc gia nhân của chủ, và ông sẽ được cắt đặt coi sóc tải sản khi chủ thấy người này đã trung tín với việc trước.

Khôn ngoan, người quản lý sẽ được tuyên bố là “có phúc” và được cắt đặt coi sóc gia sản của chủ nếu chủ về và gặp thấy đang làm như vậy.

Người quản lý bất trung với hai khía cạnh tiêu biểu là đánh đập tớ trai tớ gái thay vì coi sóc họ cách chu đáo, và ăn uống say sưa hay vì phân phát phần thực phẩm cho gia nhân. Người quản lý này bị chủ cho nghỉ việc vì đã không làm đúng chức năng quản lý mà chủ đã giao cho anh.

Khi khen người quản lý khôn khéo, Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người chỉ khen ngợi sự thông minh nhạy bén của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời.

Chúng ta chỉ là những người quản lý của Thiên Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng thôi. Mọi sự chúng ta có đều do nhận lãnh. Chúng ta nhận lãnh từ nơi vòng tay yêu thương của cha mẹ rồi công lao dưỡng dục mỗi ngày “chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm”. Lớn lên, tiếp tục nhận được từ nơi nhà trường và xã hội một vốn tri thức của nhân loại đã được tích góp từ hàng ngàn năm qua bao thế hệ. Và còn nhận được một gia sản đức tin từ bao thế hệ cha anh trong Giáo Hội để lại cho chúng ta.Tất cả những điều đó, cho thấy tất cả những gì chúng ta có đều do người khác trao ban.

Hai đức tính quý ở người quản lý là trung thành và khôn ngoan.Người quản lý trung thành gìn giữ nguyên vẹn tài sản của chủ. Không phung phí, không làm mất mát hao hụt. Người quản lý khôn ngoan sẽ tìm cách sinh lợi cho chủ, làm cho tài sản ngày càng gia tăng.

2. Tỉnh thức

Chúa Giêsu lưu ý về của cải đích thực các môn đệ cần thu tích. Đó là của cải “chẳng bao giờ cũ rách” và “chẳng thể hao hụt”. Của cải trên trời, kho tàng trên trời hoàn toàn khác với của cải nơi trần gian. Của cải trần thế càng nhiều, lòng người càng nặng trĩu. Nặng trĩu lo âu. Kho tàng trên trời càng nhiều, lòng người càng thanh thoát. Bởi kho tàng trên trời là chính Chúa. Càng đến gần Chúa, được Chúa ở cùng, con người càng thoát khỏi những trói buộc của trần gian,trở nên nhẹ bổng, tự do.Tạo lập gia sản trên trời khác với tạo lập gia sản nơi trần gian. Gia sản nơi trần gian được tạo lập bằng tích lũy. Gia sản trên trời được tạo lập bằng cho đi. Để tích lũy tài sản nơi trần gian, ta phải tiện tặt, chắt bóp, nghĩ đến lợi nhuận của bản thân hơn đến người khác. Để tích lũy gia sản trên trời, ta phải rộng rãi, hào phóng nghĩ đến người khác hơn bản thân mình. Càng cho đi ở đời này, ta càng giàu có ở trên trời. Càng nuôi lòng khao khát, lòng dạ hướng về kho tàng của Chúa nên tâm hồn phong phú bởi chính của cải tràn trề chất đầy kho tàng. Đó là của cải tình yêu như Chúa đã nói: “Kho tàng anh em em ở đâu, lòng anh em cũng ở đó”.

Để luôn hướng lòng về Chúa là kho tàng đích thực, con người phải tỉnh thức luôn. Chúa Giêsu kể dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về. Người tôi tớ đợi chủ đi ăn cưới về không thể biết đích xác giờ phút của chủ. Thời giờ hoàn toàn tùy thuộc chủ. Tôi tớ không can dự việc riêng của chủ. Phận tôi tớ là làm theo ý chủ. Người chủ muốn tôi tớ trung thành. Lòng trung thành thể hiện qua sự trung tín trong mọi việc được chủ trao phó. Trung thành chờ đợi giờ phút chủ trở về nên luôn tỉnh thức và sẵn sàng.

Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.

Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cữu của mình. Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn. Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.

Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.

Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.

Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.

Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.

Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.

Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.

Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Amen./.

LM Nguyễn Hữu An

ĐỨC HỒNG Y SCHOENBORN ĐẾN BOGOTÀ THAM DỰ CUỘC HỌP THỨ 3 TIỀN ĐẠI HỘI TÔNG ĐỒ THẾ GIỚI VỀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

ĐỨC HỒNG Y SCHOENBORN ĐẾN BOGOTÀ THAM DỰ CUỘC HỌP THỨ 3 TIỀN ĐẠI HỘI TÔNG ĐỒ THẾ GIỚI VỀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

BOGOTÀ: Đức Hồng Y Christoph Schoenborn, Tổng Giám Mục Vienne thủ đô nước Áo và đồng thời là chủ tịch Hội đồng thế giới về lòng thương xót Chúa, đến Colombia để tham dự kỳ họp chuẩn bị Đại hội tông đồ thế giới về lòng thương xót Chúa diễn ra tại đây trong các ngày 5-7 tháng 8 năm 2013 ở Bogotà.

Theo một thông cáo được Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Colombia gửi đến hãng thông tấn Fides, thì đây sẽ là lần đầu tiên đại hội được tổ chức tại châu Mỹ La tinh, dự định vào năm 2014. Lòng Chúa nhân từ là một từ chìa khóa của triều đại Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II, người đã đưa lễ kính lòng Chúa thương xót vào lịch phụng vụ, cử hành vào Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh.

Tham dự kỳ họp chuẩn bị vừa qua tại Bogotà, có cha Patrice Chocholski, tổng thư ký Đại hội tông đồ thế giới về lòng thương xót Chúa, các điều hợp viên quốc gia và quốc tế cùng Đức Cha Julio Hernando García Peláez, Giám Mục Istmina, đại diện Hội Đồng Giám Mục Colombia kiêm trưởng ban tổ chức.

Trong những ngày họp, các tham dự viên đã bàn thảo về nền thần học thương xót, chia sẻ kinh nghiệm của các tham dự viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, lập chương trình chuẩn bị đại hội thế giới 2014. Kỳ họp chuẩn bị kết thúc với cuộc hội thảo bàn tròn dưới sự điều hợp của Đức Hồng Y Schoenborn về linh đạo lòng Chúa xót thương và với buổi tôn kính thánh tích của thánh nữ Kowalska và của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. (FIDES 060813)

Mai Anh – Vatican Radio

CÔNG BỐ SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2013

CÔNG BỐ SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2013

VATICAN: Trong sứ điệp gửi Ngày Thế Giới Truyềm Giáo lần thứ 87 công bố ngày 6 tháng 8-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ mọi thành phần Dân Chúa hăng say rao truyền Chúa Giêsu Kitô qua chứng tá cuộc sống thường ngày.

Trong sứ điệp Đức Thánh Cha khẳng định rằng đức tin là ơn qúy báu Thiên Chúa ban cho tín hữu giúp mở rộng tâm trí để họ có thể hiểu biết và yêu thương và rao truyền tình thương của Chúa cho tha nhân. Khi chỉ giữ Tin Mừng cho chính mình, thì tín hữu trở thành cô lập, cằn cỗi và bệnh hoạn. Năm Đức Tin kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vaticăng II phải kích thích toàn Giáo Hội canh tân ý thức sự hiện diện và sứ mệnh của mình giữa lòng thế giới và các dân nước, và gia tăng nhiệm vụ truyền giáo. Truyền giáo không phải là áp đặt, nhưng là đề nghị Chúa Kitô và sự thật Tin Mừng với các anh chị em chưa biết Chúa, trong thái độ tôn trọng và tinh thần đối thoại rộng mở.

Trong một thời đại, trong đó con người di chuyển và truyền thông dễ dàng với các thay đổi có thể khiến cho nhiều Kitô hữu xa rời Giáo Hội và lơ là với đức tin, việc tái rao truyền Tin Mừng trở thành cấp thiết. Ngoài ra cuộc khủng hoảng toàn cầu liên quan tới nhiều lãnh vực cuộc sống: từ kinh tế tài chánh, tới an ninh thực phẩm, môi trường, ý nghĩa cuộc sống và các giá trị nền tảng, càng khiến cho việc loan báo Tin Mừng hy vọng, tươi vui, hòa giải và hiệp thông cần thiết hơn nữa. Và đó là sứ mệnh của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha cũng đặc biệt cám ơn các thừa sai nam nữ, các linh mục hồng ân đức tin, các tu sĩ và giáo dân nam nữ truyền giáo đang dấn thân chu toàn sứ mệnh của Giáo Hội. Ngài khích lệ các bạn trẻ đáp lại tiếng Chúa gọi làm thừa sai, tươi vui đem Tin Mừng cứu độ tới cho mọi người. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt nhớ tới các Kitô hữu bị bách hại vì đức tin tại nhiều nơi trên thế giới, nhưng vẫn kiên trung làm chứng cho Chúa Kitô và sống Tin Mừng của Người. Ngài cầu mong Năm Đức Tin giúp tín hữu củng cố tương quan thân tình với Chúa Kitô để làm chứng cho Chúa một cách hữu hiệu và xác tín hơn (SD 6-8-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CÁC THỪA SAI COMBONI TẠI KENYA CỐ GẮNG PHỤC HỒI NHỮNG KẺ SỐNG BÊN LỀ XÃ HỘI

CÁC THỪA SAI COMBONI TẠI KENYA CỐ GẮNG PHỤC HỒI NHỮNG KẺ SỐNG BÊN LỀ XÃ HỘI

VATICAN: Các thừa sai Comboni tại Kibìko, cách thủ đô Nairobi của Kenya vài cây số, đang nỗ lực phục hồi và tái hội nhập vào xã hội những kẻ đang phải sống bên lề xã hội, nhất là tại khu xóm ổ chuột Korogocho.

Chương trình tái phục hồi người nghiện ngập này có khẩu hiệu là ”Chúng tôi muốn sống”. Theo cha Stefano Giudici, thừa sai dòng Comboni, từ khu xóm ổ chuột Korogocho, nhiều thanh thiếu niên và người lớn tìm đến Kibìko xin giúp đỡ. Trong số này, rất nhiều người nghiện ngập rượu chè hay ma túy, không phải là rượu bia bình thường, nhưng là những thứ tổng hợp pha chế hóa học, đem lại những hậu quả đáng kinh hoàng trên thể xác người dùng chỉ sau một thời gian ngắn. Nhiều người tìm đến xóm Korogocho chỉ để dùng rượu hay ma túy, mặc dù Kenya cấm bán rượu. Tại Kibìko, các thừa sai cùng các nhân viên trợ tá xã hội cố gắng mời những người nghiện đến một trung tâm phục hồi theo một khóa chữa trị khởi đầu, thường là một buổi chiều. Khi thấy người nghiện tỏ ý quan tâm, muốn đổi đời, thì sẽ bắt đầu giai đoạn 2, kéo dài 3 hay 4 tháng tùy trường hợp, giúp người nghiện ra khỏi tình trạng nghiện ngập của mình. Giai đoạn 3 là hậu chữa trị, theo dõi những người đã được chữa lành, và phòng ngừa để họ đừng rơi vào bẫy sập lần nữa. Trong số các nhân viên trợ tá xã hội đang làm việc tại Kibìko hiện nay, có một người được xem là thành quả của chương trình phục hồi này vì đã đi qua tất cả ba giai đoạn kể trên. Chương trình tái phục hồi này cũng là một phần của công cuộc truyền giáo, đem lại cho người nghèo ở khu xóm ổ chuột Korogocho tin vui là Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương con người cho dù con người đã từng lầm lỗi. (RG 30-07-2013)

Mai Anh – Vatican Radio

BÀ TỔNG THỐNG BRASIL KÝ LUẬT CHO PHÉP PHÁ THAI

BÀ TỔNG THỐNG BRASIL KÝ LUẬT CHO PHÉP PHÁ THAI

RIO DE JANEIRO: Ngày mùng 1 tháng 8-2013 bà tổng thống Brasil Dilma Roussef, đã ký luật cho phép phá thai, bốn ngày sau chuyên viêng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Luật mới cho phép phụ nữ bị hãm hiếp dùng “viên thuốc sáng hôm sau” trong vòng 72 giờ sau khi biến cố xảy ra. Bà Eleonora Menicucci, Chánh văn phòng thư ký chính trị về phụ nữ, biện minh cho luật mới và nói rằng nó sẽ có hiệu qủa tích cực vì giúp ngăn ngừa phá thai nơi các phụ nữ bị hãm hiếp, và giảm thiểu chấn thương nơi các nạn nhân. Trong khi ông Gilberto Carvalho, cố vấn của bà tổng thống Dilma thì nói rằng luật mới cống hiến trợ giúp nhân đạo cho các phụ nữ.

Hồi cuối tháng 7 năm 2013, hai mươi tổ chức bảo vệ sự sống tại châu Mỹ Latinh đã ra thông cáo kêu gọi nhân dân Brasil đừng thất vọng và làm tất cả những gì có thể làm được để ngăn ngừa luật mới. Trong các năm qua các tổ chức phò phá thai hoạt động rất mạnh để phổ biến viên thuốc phá thai này và cung cấp các cố vấn qua mạng hay qua điện thoại di động.

Ám chỉ luật cho phép phá thai sẽ được bà tổng thống ký nhận, ngày 26-7-2013, ông Carlos Polo, giám đốc học viện nghiên cứu dân số Brasil tuyên bố rằng: ”Bàn tay sẽ bắt tay Đức Giáo Hoàng không được ký nhận luật cho phép giết trẻ em chưa sinh ra”. Trong buổi dậy giáo lý cho giới trẻ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ cùng ngày, Đức Cha Celso Antonio Marchiori, Giám Mục giáo phận Apucarana Brasil, cảnh báo tín hữu trước luật phá thai trong nước. Và Đức Cha Juan Antonio Reig Pla Giám Mục giáo phận Alacala de Henares bên Tây Ban Nha, hiện diện trong buổi giảng giáo lý cho người trẻ, cũng tuyên bố: ”Chúng ta cần phải báo động chống lại sự đe dọa của nền văn hóa chết chóc này” (CNA 2-8-2013).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Sự giầu có đích thực là tình yêu của Thiên Chúa được chia sẻ cho tha nhân

Sự giầu có đích thực là tình yêu của Thiên Chúa được chia sẻ cho tha nhân

Sư giầu có đích thực là tình yêu của Thiên Chúa được chia sẻ với các enh chị em khác. Ai sống kinh nghiệm này thì không sợ cái chết và nhận được niềm an bình của con tim.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với 40 ngàn tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật hôm qua.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại rio de Janeiro và nói:

Chúa Nhật vừa qua tôi đã ở bên Rio de Janeiro, để kết thúc Thánh Lễ và Ngày Quốc TẾ Giới Trẻ. tôi nghĩ chúng ta tẤt cả phải cùng nhau cảm tạ Chúa vì ơn lớn lao là biến có này đối với dân nước Brasil, đối với châu Mỹ Latinh và toàn thế giới. Đó đã là một chặng mới trong cuộc hành hương của người trẻ qua các đại lục với Thập Giá Chúa Kitô. Chúng ta không được quên rằng các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ không phải là ”các buổi đốt pháo bông”, các lúc hứng khởi cho chính nó; các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là các chặng của một lộ trình dài, bắt đầu từ năm 1985, do sáng kiếncủa Đức Giao Hoàng Gioan Phaolô II. Người đã tín thác cho giới trẻ Thập Giá và nói: Các con hãy ra đi, và cha sẽ đến với các con! Đã xảy ra như thế, và cuộc hành hương của người trẻ đã tiếp tục với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, và cảm tạ Thiên Chúa tôi cũng đã có thể sống chặng đường tuyệt vời này bên Brasil. Để mọi người đừng hiểu lầm Đức Thánh Cha nhắc nhở như sau:

Chúng ta hãy luôn luôn nhớ rằng người trẻ không theo Đức Giáo Hoàng, họ theo Chúa Giêsu Kitô, bằng cách vác Thập Giá của Người. Và Đức Giáo Hoàng hướng dẫn họ và đồng hành với họ trên con đường đức tin và đức cậy. Vì thế tôi cảm ơn tất cạ mọi người trẻ đã tham dự, cả với các hy sinh lớn. Và tôi cũng cảm tạ Chúa vì các cuộc gặp gỡ mà tôi đã có với các Chủ Chăn và nhân dân của quốc gia to lớn là nước Brasil, cũng như các giới chức chính quyền và các người thiện nguyện. Xin Chúa thưởng công cho tất cả những người đã lám việc cho lễ Hội đức tin vĩ đại này. Tôi cũng muốn nêu bật lời cám ơn của tôi. Xin cám ơn anh chị em Brasil. Người Brasil giỏi lắm, một dân tộc có con tim vĩ đại. Tôi không quên sự tiếp đón nồng hậu, các lời chào, cái nhìn và biết bao nhiêu tươi vui; một dân tộc quảng đại. Tôi xin Chúa chúc lành thật nhiều cho dân tộc Brasil.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Tôi muốn xin anh chị em cùng tôi cầu nguyện cho ý chỉ này: để cho các người trẻ đã tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ có thể diễn tả kinh nghiệm này trong con đường cuộc sống thường ngày của họ, trong các thái độ hành xử mỗi ngày, và để họ có thể diễn tả nó ra trong các lựa chọn quan trọng của đời sống, bằng cách đáp trả lời kêu mời riêng rẽ của Chúa.

Đề cập tới bài đọc thứ nhất trong phụng vụ trích từ sách Giảng Viên, Đức Thánh Cha nói các lời của ông Qohelet khiêu khích chúng ta: ”Phù vân của các phu vân… tất cả là phù vân” (1,2). Người trẻ đặc biệt nhậy cảm đối với sự trống rỗng ý nghĩa và các giá trị thường vây quanh họ. Và rất tiếc họ phải trả giá cho các hậu qủa của nó. Nhưng việc gặp gỡ Chúa Giêsu thì không như thế. Đưc Thánh Cha giải thích:

Trái lại, việc gặp gỡ Chúa Giêsu hàng sống, trong đại gia đình của Người là Giáo Hội, làm cho con tim tràn đầy niềm vui, bởi vì nó làm tràn đầy con tim sự sống đích thực, một thiện ích sâu xa, không qua đi và không hư nát: chúng ta đã trông thấy trên gương mặt của các bạn trẻ tại Rio. Nhưng kinh nghiệm này phải đương đầu với sự phù vân thường ngày, thuốc độc của sự trống rỗng len lỏi vào trong các xã hội chúng ta dựa trên lợi nhuận và chiến hữu của cải, gây thất vọng cho người trẻ với chủ thuyết tiêu thụ. Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở cho chúng ta biết cái vô lý của việc cậy dựa trên của cải. Người giầu nói với chính mình: ”Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm rồi. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” Nhưng Thiên Chúa nói với ông: ”Đồ ngốc! nội đêm nay, mgười ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ thuộc về ai?” (x. Lc 12,19-20). Sư giầu có đích thực là tình yêu của Thiên Chúa được chia sẻ với các enh chị em khác. Tình yêu đến từ Thiên Chúa và khiến cho chúngta chia sẻ nó giữa chúng ta và giúp đỡ nhau.

Ai sống kinh nghiệm này thì không sợ cái chết và nhận được niềm an bình của con tim. Chúng ta hãy tín thác ý chỉ muốn nhận lãnh tình yêu của Thiên Chúa và chia sẻ nó với tha nhân cho lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau. Ngài cám ơn tín hữu vì trời mùa hè Roma nóng gần 40 độ mà họ vẫn đến tham dự buổi đọc kinh chung với ngài đông đảo. Đức Thánh Cha nói: hôm nay tại quảng trường này cũng có đông đảo người trẻ: xem ra nó là Rio de Janeiro!

Ngài đặc biệt chào tất cả các cha sở và các linh mục trên toàn thế giới, bởi vì mùng 4-8 hôm qua là lễ thánh Gioan Maria Vianney, Bổn Mạng của các cha sở. Đức Thánh Cha nói: Anh em thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất trong lời cầu nguyện và trong tình bác ái mục vụ. Nhắc đến ngày mùng 5 tháng 8 la lễ Đức Bà xuống tuyết Đức Thánh Cha nói: Ngày mai người Roma chúng tôi nhớ Mẹ chúng tôi, là ”Ơn cứu rỗi của dân thành Roma”, chúng ta hãy xin Mẹ giữ gìn chúng ta. Rồi ngài mời nọi người cũng ngài đọc một kinh Kính Mừng và cùng ngài vỗ tay chào và hoan hô Đức Mẹ.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại ngày lễ Chúa Hiển Dung mùng 6 tháng 8 cũng là ngày kỷ niệm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời vào ban chiều cách đây 35 năm.

Sau cùng ngài chúc tất cả mọi người một này Chúa Nhật tươi vui và tháng 8 tốt lành.

Linh Tiến Khải Vatican Radio

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Từ khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới ít chú ý đến chính trị. Mọi nỗ lực đều tập trung vào phát triển kinh tế. Xưa kia, nước mạnh dùng sức mạnh quân sự để áp chế những nước yếu. Ngày nay những nước giàu dùng sức mạnh kinh tế để chèn ép những nước nghèo. Kinh tế trở thành một sức mạnh. Tiền bạc trở thành một vũ khí lợi hại. Chính vì thế ai cũng mong làm ăn phát đạt để trở nên giàu có. Thế mà Lời Chúa trong các bài đọc hôm nay dường như đi ngược chiều với xã hội. Phải chăng Chúa chống lại sự phát triển, sự sung túc thịnh vượng của xã hội?

Nếu đọc kỹ Lời Chúa và quan sát đời sống của Chúa Giêsu, ta sẽ thấy.

1) Chúa Giêsu xuống trần gian không nhằm giải quyết vấn đề kinh tế

Khi người thanh niên đến xin Người phân xử vụ chia gia tài, Người đã trả lời: “Ai đặt ta làm quan án cho các ngươi?” Người đến không phải để giải quyết các vấn đề kinh tế. Việc phân chia tài sản là việc giữa con người với nhau.

Sau khi chứng kiến phép lạ bánh hoá ra nhiều, dân chúng muốn tôn Đức Giêsu lên làm vua. Nhưng Người đã lánh đi nơi khác. Người muốn cho con người thoát ra khỏi lãnh vực vật chất trong cuộc sống.

2) Chúa Giêsu muốn nâng cao chất lượng cuộc sống

Tuy không quan tâm đến vấn đề kinh tế, nhưng Chúa Giêsu không chống lại việc làm giàu, tích lũy của cải. Người chỉ muốn cho việc tích lũy của cải có một ý nghĩa.

Khi nói với đám đông: “Anh em phải coi chừng, phải tránh xa mọi thứ tham lam, vì dẫu có dư giả thì mạng sống con người cũng không nhờ của cải mà được bảo đảm đâu”, Chúa Giêsu muốn cho ta hiểu: đời sống đâu chỉ gói gọn trong vấn đề cơm, áo, gạo, tiền. Đời sống còn là cái gì cao hơn thế, đẹp hơn thế.

Triết học phân chia con người ra hai phạm trù: “avoir” (có) và “être” (là). Tôi có gì thuộc phạm vi khối lượng. Tôi là gì thuộc phạm vi chất lượng. Những gì tôi có như của cải, quần áo, chỉ là những gì ở ngoài, không làm thành giá trị con người. Những gì tôi là mới tạo thành bản thân tôi, gắn bó thân thiết với tôi, tạo thành giá trị đời tôi.

Khối lượng không quí hơn chất lượng. Đừng lầm tưởng rằng ý nghĩa cuộc đời sẽ tăng theo khối lượng của cải. Chúa Giêsu muốn đời nghèo khổ, không của cải, nhưng không phải vì thế mà cuộc sống của Người không có giá trị. Giuđa chết khi túi đầy tiền bạc, nhưng không phải vì thế mà ông có giá trị hơn người khác.

Truyện kể: xưa có nhà hiền triết sống rất đơn sơ. Ông không cần quần áo, nhà cửa. Nhà của ông là một chiếc thùng phuy. Một hôm, vị hoàng đế đến thăm hỏi xem ông có cần gì không. Ông trả lời: “Tôi chỉ cần nhà vua đứng tránh ra, kẻo che mất ánh mặt trời của tôi”. Trong hai người ấy, ai cao quý hơn, ai đáng kính trọng hơn?

Chất lượng cuộc sống làm con người sống nên người hơn, cao quý hơn, sung mãn nhân cách hơn. Của cải chỉ có ý nghĩa khi giúp con người đạt được chất lượng cuộc sống. Của cải chỉ là phương tiện. Đừng biến phương tiện thành mục đích.

3) Chúa Giêsu mở tầm nhìn vô biên

Ông phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay đã coi của cải là mục đích. Có được của cải rồi, ông không còn biết làm gì hơn là hưởng thụ. Tầm nhìn của ông quá hạn hẹp. Chỉ biết có vật chất. Chỉ nhìn thấy đời này. Lời Chúa phán: “Hỡi đồ ngốc! Nội đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sửa đó sẽ về tay ai” đã mở tầm nhìn ra vô biên. Người ta đâu sống mãi mà hưởng thụ. Khi chết thì của cải dù nhiều cũng tan theo mây khói.

Nhưng chưa hết, chết rồi người ta còn phải ra trước toà Chúa mà chịu phán xét. Chúa không đánh con người theo khối lượng những gì họ có, nhưng đánh giá theo chất lượng của đời sống. Theo cách đánh giá của Chúa, những gì ta thu tích cho bản thân sẽ hết, sẽ qua đi. Nhưng những gì ta cho đi sẽ tồn tại.

Lời Chúa hôm nay dạy ta đừng hạ thấp đời sống con người trong một tầm nhìn hạn hẹp vào việc thu tích của cải cho riêng mình. Nhưng hay nâng cao cuộc sống, mở rộng tầm nhìn để biết tích trữ những kho tàng nơi Thiên Chúa, kho tàng ấy sẽ không bao giờ mất được.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Tiền bạc cần thiết cho cuộc sống, nhưng tiền bạc cũng nguy hiểm. Theo bạn đâu là những nguy hiểm do tiền bạc?
2- Tham nhũng, hối lộ đang trở thành phổ biến, người tín hữu phải có thái độ nào đối với tiền bạc?
3- Bạn nghĩ gì về Lời Chúa: “Hãy dùng tiền của phi nghĩa mà mua lấy bạn hữu trên trời”?
4- Tiền bạc có phải là tất cả? Hay đời sống con người còn cần nhiều thứ khác cao quý hơn?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

THAM THÌ THÂM

THAM THÌ THÂM

Truyện cổ “Tham thì thâm” kể rằng: Có một phú hộ cỡ bự, một hôm kêu đầy tớ đến bảo: “Ta sẽ cho ngươi ruộng đất của ta như lòng mong mỏi của ngươi. Vậy sáng mai lúc mặt trời mọc, ngươi sẽ chạy khoanh vùng cho tới khi mặt trời lặn. Ngươi chạy khoanh được bao nhiêu thì bấy nhiêu ruộng đất sẽ thuộc về ngươi. Nhớ điều này: Nếu ngươi trở về khởi điểm sau khi mặt trời lặn, ngươi sẽ chẳng được gì, dù một tấc đất”. Người đầy tớ sung sướng vô cùng nghĩ bụng: “Chỉ trong vòng ngày mai thôi, với sức khoẻ thế này, ta sẽ có trong tay bao nhiêu ruộng đất và trở thành ông chủ chẳng kém gì ông chủ hiện thời”. Ngày hôm sau, khi mặt trời vừa ló dạng, anh ta đã cắm đầu cắm cổ chạy, chạy không kịp thở, chạy không biết mệt. Đến đúng ngọ, thay vì phải chạy vòng trở về, nhưng nhìn đồng ruộng xanh tươi bạt ngàn trước mắt, anh ta còn muốn có thêm ruộng đất nên vẫn cắm cúi chạy tới miết. Cho đến khi trời xế chiều, anh ta mới giật mình chạy vòng trở về khởi điểm. Nhưng thấy đường còn xa, tên đầy tớ lo sợ không về kịp lúc mặt trời lặn, nên càng gắng sức “vắt giò lên cổ” chạy nhanh hơn, trong khi thân thể đã mỏi mệt rã rời. Về tới nơi thì mặt trời cũng vừa lặn, nhưng tên đầy tớ kiệt sức, ngã gục và chết ngay dưới chân chủ. Chủ vẫn giữ lời hứa, nhưng anh đầy tớ giờ đây chỉ cần “ba tấc đất gửi nắm xương tàn” đã là quá đủ. Thế đấy! Tham giàu đến thiệt mạng! Quả đúng là “tham thì thâm”!

Không sai, “Tham thì thâm cổ nhân dạy thế,/ Lấy chuyện gà ra để răn đời./ Đem câu bịa đặt kể chơi,/ Một hôm gà nọ đẻ rơi trứng vàng./ Chủ ngỡ có bảo tàng trong bụng,/ Mổ phăng ra chắc cũng mau giàu./ Nào ngờ có cóc gì đâu,/ Gà thường cũng vậy khác nhau chút nào./ Chủ biết dại kêu gào tiếc của,/ Làm gương soi cho đứa tham tâm,/ Rõ thật là ‘bé cái lầm’,/ Được mười lại muốn ngay trăm ngay nghìn./ Trơ ra hết nhẵn ngồi nhìn.” (“Gà đẻ trứng vàng” – Thơ ngụ ngôn La Fontaine). Phải, tham thì thâm, nhưng khốn nỗi gà mà đẻ ra trứng vàng thì ai chẳng ham. Chàng đầy tớ trong truyện cổ “Tham thì thâm”, người chủ nuôi con gà “đẻ trứng vàng” thật chẳng khác chàng phú hộ trong dụ ngôn “Người phú hộ tham lam” sau đây:

Trong bài Tin Mừng CN XVIII/TN-C (Lc 12, 13-21), Thánh sử Lu-ca trình thuật câu chuyện có một người trong đám đông đi theo Đức Ki-tô, nói với Người: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi.” Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.” Sau đó Người kể một dụ ngôn về người phú hộ lo thu tích của cải. Nếu nói về lòng tham thì chàng phú hộ này cũng chẳng khác gì chàng đầy tớ trong truyện cổ “Tham thì thâm”. Nhưng chàng phú hộ may mắn hơn anh đầy tớ nhiều, vì còn được Thiên Chúa nhắc nhở: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.” (Lc 12, 20-21). Và đây chính là dịp cho anh chàng phú hộ mở mắt. Thật đúng là “Giấc nam kha khéo bất bình, Bừng con mắt dậy thấy mình tay không.” (“Cung Oán Ngâm Khúc” – Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều).

Anh chàng phú hộ trong dụ ngôn có được dịp mở mắt, “bừng con mắt dậy” để “thấy mình tay không”, ngộ ra được cuộc sống trăm năm với biết bao của cải vật chất cũng chỉ là “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1, 2). Còn chàng đầy tớ, tiếc thay, lại tắt thở vào đúng thời điểm thu tích của cải! Anh không còn dịp để “bừng con mắt dậy”, nhưng sang thế giới bên kia anh cũng chỉ có “tay không” mà thôi. Giàu có đến như vua Ngô mà khi trở về bụi đất cũng chẳng mang được gì, huống hồ! (“Vua Ngô ba mươi sáu cái tàn vàng, Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì” – ca dao VN). Nguyễn Gia Thiều thật chí lý, quả thật con người trên đời nếu có dịp “bừng con mắt dậy” mới thấy của cải cũng chỉ là “phù phiếm” (浮泛), “phù vân” (浮 雲), nhan sắc cũng chỉ là “phù dung” (浮 容) sớm nở tối tàn, danh tiếng cũng chỉ là “phù danh” (浮 名), danh hờ, danh hão. Và cuộc đời rốt lại cũng chỉ là “phù sinh” (浮生) mà thôi. Vâng, cuộc “phù thế nhân sinh” (浮 世人 生) ba vạn sáu ngàn ngày chẳng qua cũng chỉ như một “giấc mộng kê vàng” (đặt một nồi cháo kê, ngủ thiếp đi và chìm trong một giấc mộng trải qua một đời lên xe xuống ngựa, công hầu khanh tướng; đến lúc giật mình tỉnh giấc, nồi kê vẫn chưa chín). Vậy đó! “Trăm năm nào nghĩa gì đâu, Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!” (Nguyễn Gia Thiều) cũng là phải thôi!

Người tín hữu hàng ngày cầu nguyện “Xin cho chúng con lương thực hàng ngày” với mục đích “ăn để mà sống chớ không sống để mà ăn”, thì chẳng có gì đáng nói, bởi “anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở ra cho”. Nhưng khốn nỗi, tâm lý chung của con người có 1 lại đòi 2, có 2 lại đòi 3, đòi 4, chưa có ăn thì chỉ cầu cho có bữa ăn, đến lúc có bữa ăn rồi thì lại muốn có “bữa ăn, bữa để” (tục ngữ VN), rồi thì thu tích đầy hết kho lẫm vẫn chưa thoả mãn, lại muốn xây thêm kho lẫm thật hoành tráng, nguy nga, để chứa cho vừa lòng tham. Mà lòng tham con người vốn dĩ không có đáy, biết thế nào cho vừa, biết làm sao cho đủ, cho đầy. Như vậy thì phải chăng đã tít mắt vì cái bả vinh hoa, mà quên mất “bóng câu cửa sổ”, “cuộc đời ngắn chẳng tày gang”? “Phải, đối với con người ấy, trọn cuộc đời chỉ là đau khổ, bao công khó chỉ đem lại ưu phiền! Ngay cả ban đêm, nó cũng không được yên lòng yên trí. Điều ấy cũng chỉ là phù vân!” (Gv 1, 23). Nên chi, cần phải có một khoảnh khắc nào đó “bừng con mắt dậy”, mà lắng nghe trong thẳm sâu tiềm thức Lời nhắc nhở “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được.” (Lc 16, 13).

Vâng, mà muốn có được khoảnh khắc “bừng con mắt dậy” ấy, thì cần phải biết sử dụng cái vũ khí sắc bén nhất, đắc lực nhất, đó là “cầu nguyện”. Cầu nguyện xin ơn soi sáng để ý thức được “Nguyên lý của đời sống mới: kết hợp với Đức Ki-tô phục sinh” như lời Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-lô-sê: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang” (Cl 3, 1-4).

Chỉ tới khi ấy, chỉ tới khi thấm thía được tất cả chỉ là “phù vân”, là “phù dung”, là “phù thế”, “phù sinh”, anh mới không còn lo sợ “thấy mình tay không” nữa, vì anh đã chiếm hữu được kho tàng không bao giờ hư nát, kho tàng vĩnh cửu: Nước Trời. Được coi là bạn của Người nghèo đến độ “không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20), người Ki-tô hữu đừng bao giờ “tham phú phụ bần” (ham giàu chê nghèo), mà cần phải tỉnh thức mở mắt ra “nhìn linh thị” (Ds 24, 16) trong cầu nguyện, lắng nghe Lời Thầy Chí Thánh, hy vọng có dịp “bừng con mắt dậy” trước khi bước tới “một nấm cỏ khâu xanh rì”. Còn nếu có tham giàu, thì hãy lo thu tích của cải Nước Trời mà “làm giàu trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12, 21). Ước được như vậy. Amen.

JM. Lam Thy ĐVD.

“HÃY MẶC LẤY ĐỨC KITÔ”

“HÃY MẶC LẤY ĐỨC KITÔ”

Đêm Cầu Nguyện 25-7-2013, tại bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với giới trẻ rằng: “Hôm nay, cha muốn mỗi người chúng ta chân thành tự hỏi: Chúng ta đặt niềm tin của mình vào ai? Vào chính mình, vào vật chất, hoặc vào Chúa Giêsu? Tất cả chúng ta bị cám dỗ đặt mình ở trung tâm, nghĩ rằng mình là cái rốn của vũ trụ, tin rằng một mình mình, tự mình có thể xây dựng cuộc đời mình, hay nghĩ rằng đời sống mình chỉ có thể hạnh phúc nếu được xây dựng trên của cải, tiền bạc hay quyền lực. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng không phải như thế! Chắc chắn rằng của cải, tiền bạc và quyền lực có thể cung cấp cho chúng một cảm giác sung sướng nhất thời, một ảo tưởng được hạnh phúc, nhưng chúng cuối cùng sẽ sở hữu chúng ta và làm cho chúng ta luôn luôn muốn có nhiều hơn, không bao giờ thỏa mãn. Cuối cùng, chúng ta được “đổ đầy” mà không bao giờ được nuôi dưỡng, và thật rất đáng buồn khi thấy những người trẻ “được đổ đầy” mà yếu đuối. Tuổi trẻ phải mạnh mẽ, phải được nuôi dưỡng bằng đức tin chứ không phải được đổ đầy bằng những thứ khác”.

Của cải, tiền bạc và quyền lực không phải là cùng đích của đời người. Tin Mừng hôm nay nói về dụ ngôn ông phú hộ dại khờ. Ông phú hộ nghĩ rằng: tiền bạc, của cải là tài sản có giá trị tuyệt đối. Với tài sản đồ sộ, ông tưởng rằng bản thân mình từ nay sẽ được sung sướng, được an toàn mạng sống. Ông tưởng mình đã tính toán khôn ngoan, nhưng ông không ngờ cái chết đến lúc đêm khuya, hay có thể có biết bao rủi ro khác xảy đến. Ông chợt nhận ra mình phải bỏ lại tất cả. Tài sản không níu được ông, cũng không vững như ông nghĩ. Những gì ông thu tích như giọt nước lọt qua kẽ tay. “Đồ ngốc! ngay đêm nay, người ta sẽ đòi ngươi trả lại hồn ngươi, mọi điều ngươi đã soạn kia sẽ về tay ai?”. Tiền bạc, của cải, quyền lực, danh vọng, cuối cùng vẫn chỉ là phù vân (Gv 1,2), chẳng có nghĩa lý gì hết, nếu người ta không biết sử dụng nó. “Vì không phải dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).

Nhưng những dự định ông phú hộ cho là khôn ngoan thì Chúa Giêsu lại bảo đó dại khờ.

Nhà phú hộ dại khờ vì không phân định đâu là tài sản đích thực và đâu là tài sản tạm thời chóng qua, mau hư nát. Dại khờ vì ông nghĩ rằng có thể xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng của cải nhưng nó chỉ là những thứ chóng tàn phai, nay còn mai mất. Dại khờ vì ông chỉ nghĩ đến của cải vất chất mà quên mất Thiên Chúa.

Kết thúc dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy: Hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa.

Làm giàu trước mặt Thiên Chúa là trở nên giàu có như Chúa Giêsu, luôn “yêu thương, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng” (Cl 3,12) và “trên tất cả là lòng mến, giềng mối của mọi trọn lành”. (Cl 3,14).

Lắm của cải đâu quý bằng danh thơm tiếng tốt, vàng với bạc nào trọng bằng được mến được thương” (Cn 22,1). Trong cuộc đời này, có biết bao người giàu tình thương, chăm lo cho bệnh nhân, chăm sóc trẻ em tật nguyền, tiếp đón người khổ đau bất hạnh, ưu tư lo lắng cho người sầu khổ, dấn thân phục vụ cho các hoạt động xã hội, bác ái và thăng tiến con người…

Có thể nói được là không ai giàu có, tự do, và mạnh mẽ hơn ‘người giàu trước mặt Chúa”, người mà niềm tin vào Chúa giúp họ vượt lên trên mọi tài sản trần gian, vì đã có “Chúa là nơi họ ẩn náu”(Tv 13,6). Vì thế, mối phúc đầu tiên được dành cho người nghèo, người “đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân” (Gr 17,7). Người giàu trước mặt Chúa không phải là người có nhiều tài sản, mà là người tài sản chỉ đủ dùng nhưng biết lo tìm kiếm Nước Trời : “chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ” (1Tm 6,7-8).

Phải biết coi trọng con người hơn tiền bạc. Tình người đáng giá hơn giàu sang phú quý. Tiền bạc rồi sẽ hết. Chẳng ai mang theo gia tài khi chết. Có chăng là tình yêu thương đã chia sẻ với tha nhân nơi trần thế này để trở nên “giàu có trước mặt Thiên Chúa” trên Thiên Quốc. Hãy sống quảng đại, mở rộng quả tim, mở rộng bàn tay để chia sẻ và cảm thông với mọi người, như thánh Phaolô khuyên dạy : “Hãy làm ơn làm nghĩa, hãy giàu có việc lành, hãy hào phóng, rộng rãi chia sẻ để tích trữ vốn liếng cho cuộc đời mai sau”.

Để “giàu có trước mặt Thiên Chúa“, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ đến với Đức Kitô, để sống đức tin, hy vọng và tình yêu.

Hãy mặc lấy đức tin” và cuộc sống của các con sẽ có một hương vị mới, nó sẽ có một la bàn để chỉ đường cho các con.

Hãy mặc lấy hy vọng” và mỗi ngày của các con sẽ được soi sáng và chân trời của các con sẽ không còn tăm tối, nhưng sáng sủa.

Hãy mặc lấy tình yêu” và cuộc đời của các con sẽ như một căn nhà được xây trên đá, cuộc hành trình của các con sẽ là cuộc hành trình vui mừng, bởi vì các con sẽ gặp nhiều bạn bè để cùng hành trình với các con.

Nhưng ai có thể ban cho chúng ta tất cả những điều ấy? Đó chính là Chúa Giêsu, Đấng mang Thiên Chúa đến với chúng ta và mang chúng ta đến với Thiên Chúa. Với Người, toàn thể cuộc đời của chúng ta được biến đổi, đổi mới, và chúng ta có thể nhìn thực tại với cái nhìn mới, từ quan điểm của Chúa Giêsu, với đôi mắt của Người (x.TĐ Lumen Fidei,18).

Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con, và các con sẽ tìm thấy một người bạn mà nơi Người các con luôn luôn có thể tin tưởng.

Hãy mặc lấy Đức Kitô” và các con sẽ thấy đôi cánh hy vọng giang ra để các con hành trình với niềm vui hướng về tương lai.

Hãy mặc lấy Đức Kitô” và cuộc đời các con sẽ tràn đầy tình yêu của Người; nó sẽ là một cuộc đời sinh đầy hoa trái. Vì tất cả chúng ta đều muốn một cuộc đời sinh hoa trái, một cuộc đời nói về sự sống với những người khác!

Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con. Trong những ngày này, Người đang chờ các con: hãy cẩn thận lắng nghe Người và sự hiện diện của Người sẽ làm cho tâm hồn các con được hăng say.

Hãy mặc lấy Đức Kitô”: Người đang chờ các con trong Bí Tích Hòa Giải, để lòng thương xót của Người chữa lành tất cả mọi vết thương gây ra bởi tội lỗi. Đừng sợ cầu xin ơn tha thứ của Thiên Chúa! Ngài không bao giờ biết mệt khi tha thứ cho chúng ta, như một người cha yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là lòng thương xót tinh tuyền! “Hãy mặc lấy Đức Kitô”: Người đang chờ các con trong Thánh Thể, Bí Tích của sự hiện diện, và của sự hy sinh vì tình yêu của Người, và Người cũng chờ đợi các con trong lòng nhân đạo của nhiều người trẻ là những người sẽ phong phú hóa các con với tình bằng hữu của họ, khuyến khích các con bằng việc làm chứng cho đức tin của họ, và dạy các con ngôn ngữ của đức ái, sự tốt lành và phục vụ. Các người trẻ thân mến, các con cũng có thể làm những chứng nhân vui vẻ của tình yêu của Người, chứng nhân can đảm của Tin Mừng của Người, để mang đến trong thế giới này một chút ánh sáng của Người. Hãy để cho mình được Chúa Giêsu yêu thương, Người là người bạn không bao giờ lừa dối. (x.Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi Cầu Nguyện ở Copacabana).

Giáo huấn của Thánh Phaolô trong bài đọc 2 gởi tín hữu Côlôsê là: anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá. Đấng Tạo Hoá là Chân Thiện Mỹ. Hướng về Chân Thiện Mỹ, mọi người đều được nâng cao, trở nên con người đúng nghĩa hơn, trọn vẹn hơn, gần với Thiên Chúa hơn, giống Chúa Giêsu hơn.

LM Giuse Nguyễn hữu An

Giáo dân Cồn Dầu sống trong lo sợ

Giáo dân Cồn Dầu sống trong lo sợ

Chúng tôi được tin giáo dân Cồn Dầu tiếp tục bị cảnh cưỡng chế khiến họ vốn bất an lại càng lo sợ thêm; và một nhóm vừa ra Hà Nội “kêu cứu”.

Dân sợ bị đập nhà

Chính quyền quận Cẩm Lệ thuộc TP Đà Nẵng, sau khi gởi thêm giấy cưỡng chế nhà đất đến 20 gia đình của giáo dân Cồn Dầu, thì tiến hành đập phá một nhà trong số này vào hôm thứ Ba ngày 23 tháng Bảy vừa rồi trong khi chủ nhà là ông Lê Văn Tâm đang ra Hà Nội kêu oan. Ông Lê Văn Tâm kể lại:

Tôi đi ngày thứ Hai thì thứ ba họ đập nhà tôi, không cho gia đình tôi ở nữa. Họ cho biết trong 19 nhà còn lại đã nhận giấy cưỡng chế thì 26 tháng Bảy mới đập phá. Nhưng tôi không hiểu sao sau khi đập nhà tôi thì họ ngưng lại và gởi giấy tới hầu hết các gia đình này cho biết là không cưỡng chế nữa. Chính quyền thích thì họ làm. Thí dụ như khu phía bên vòng đai họ không làm mà lại tự nhiên xông vô nhà tôi đập phá. Chuyện đó tôi không hiểu được. Chính quyền thích làm thì họ làm, họ có quyền mà. Tôi không hiểu vì sao họ đập nhà tôi trong khi tôi chưa nhận tiền gì cả. Tôi đang sống yên ổn, buôn bán nuôi vợ nuôi con, sống một cuộc sống yên bình thì tự nhiên người ta vô đưa lệnh cưỡng chế rồi đập phá nhà. Tôi không hiểu vì lý do gì cả.

Vợ ông Lê Văn Tâm là bà Ngô Thị Ngọc Liên cho biết thêm về tình cảnh gia đình bà, và lo ngại cho những ngày sắp tới không nơi nương tựa:

Họ không nói lý do gì, chỉ tới đập ngang nhiên vậy đó. Tiền đền bù thì chúng tôi chưa nhận được. Họ chỉ bảo phải trả mặt bằng cho công ty. Hiện bây giờ, gia đình tôi không có nhà ở. Chị ở gần đó cho ở nhờ. Nhưng nhà chị ấy cũng bị giấy cưỡng chế. Thời gian tới không biết khi nào họ cưỡng chế nhà chị ấy thì chúng tôi lại đi tiếp, không biết sẽ ở nơi đâu. Hiện bà con bị oan, phẫn uất, lo sợ họ đập hết xóm thì không còn chỗ nào ở. Thí dụ giới cầm quyền đập 1-2 nhà thì chúng tôi nương náu nhà xung quanh, chứ nếu đập tiếp, đập tiếp thì chúng tôi không biết ở đâu và sống ra sao nữa, nhất là mùa mưa gió tới nơi rồi.

Những giấy báo cưỡng chế ấy khiến 20 hộ giáo dân vừa nói – và cả số gia đình còn lại ở Cồn Dầu – bất an, nên một nhóm gồm 9 giáo dân lại ra Hà Nội khiếu nại sau khi chính quyền quận Cẩm Lệ và TP Đà Nẵng đã không giải quyết gì cả theo đề nghị của chính quyền trung ương cách đây một tháng khi dân oan Cồn Dầu ra Hà Nội khiếu kiện. Ông Lê Văn Tâm cho biết về tình hình này:

Hiện mọi người lo âu, sợ lắm. Vừa rồi trong số 9 người ra đi kêu cứu ở Hà Nội thì chỉ có một mình tôi là nhà bị cưỡng chế. Còn lại những người khác có giấy cưỡng chế thì họ vì sợ quá phải ra đi kêu cứu, sợ nhà bị đập thì không có nơi ăn chốn ở, người già trẻ con phải ra ngoài đường. 9 người chúng tôi kêu cứu thì được trả lời chung chung vậy thôi. Họ nói họ không can thiệp vào việc cưỡng chế. Mà vấn đề cưỡng chế là do chính quyền địa phương chứ họ không can thiệp vô được.

Chính quyền nói một đằng làm một nẻo

Cụ Nguyễn Phu thuộc trong 9 giáo dân đi khiếu kiện ở Hà Nội tuần rồi mô tả:

Khi nhận được quyết định cưỡng chế và thu hồi đất nhà tôi, tôi sợ mất nhà mất đất nên có gởi đơn lên chính quyền địa phương ở Cẩm Lệ, nhưng họ không giải quyết. Tôi sợ bị đập nhà cửa nên tôi ra Hà Nội để kêu nài – ở chỗ Thủ tướng cũng như Thanh tra chính phủ. Họ nói rằng việc chính quyền thu hồi đất, nhà cửa của tôi là sai trái, không đúng với luật đất đai, cũng như trên vấn đề dân chúng đang cư nghụ tại sao làm như thế. Bây giờ ở Hà Nội họ công nhận việc làm đó là sai. Tôi về Cồn Dầu này mới 1-2 ngày thôi. Họ nói để gởi giấy tờ về chính quyền Đà Nẵng để Đà Nẵng trực tiếp gọi tôi tới, hoặc là tôi ra hỏi. Nhưng hiện chưa có giải quyết.

Trong số những người khiếu kiện ấy có bà Nguyễn Thị Loan, cho chúng tôi biết thêm diễn biến sự việc như sau:

Người ta tiếp đón mình vui vẻ. Nhưng thoạt đầu họ bảo mình về địa phương giải quyết chứ họ không giải quyết. Nhưng chúng tôi tranh đấu thì họ cũng giải quyết cho chúng tôi khi về thành phố địa phương.

Thanh Quang: Cụ thể là giải quyết như thế nào ?

Bà Nguyễn Thị Loan: Giải quyết cho chúng tôi theo đơn là yêu cầu đừng cưỡng chế, mà cho chúng tôi được tái định cư trên đất của chúng tôi.

Thanh Quang: Thế họ có văn bản xác nhận nội dung này không ?

Bà Nguyễn Thị Loan: Văn bản của họ là yêu cầu giải quyết cho công dân theo luật đất đai hiện hành, chứ họ không nói chi rõ lắm.

Thanh Quang: Văn bản đó có chuyển về chính quyền địa phương chưa ?

Bà Nguyễn Thị Loan: Có đem về rồi. Ngoài Hà Nội người ta nói chúng tôi không cần phải báo với địa phương, mà họ sẽ đưa về cho địa phương.

Thanh Quang: Như vậy thì địa phương có đáp ứng gì chưa?

Bà Nguyễn Thị Loan: Chúng tôi từ Hà Nội mới về Cồn Dầu này hồi sáng nên chưa nghe ai nói gì hết.

Thanh Quang: Như vậy giáo dân Cồn Dầu nói chung có hy vọng gì không ?

Bà Nguyễn Thị Loan: Cũng chẳng biết. Đã bao nhiêu lần rồi, dân ra Hà Nội kêu khóc rồi về thì thấy địa phương cũng đập phá nhà cửa, làm cho người ta đau khổ quá sức. Như trường hợp anh Lê Văn Tâm vừa rồi nhận giấy cưỡng chế nên sợ quá theo chúng tôi ra Hà Nội khiếu nại. Nhưng cũng không kịp. Khi anh ấy đang ở ngoài đó thì trong này họ đập nhà ảnh rồi.

Thanh Quang: Trong khi cụ Nguyễn Phu không sao hiểu nổi rằng đất của giáo dân Cồn Dầu sinh sống từ rất lâu sao nhà cầm quyền lại đuổi gia đình họ đi để cho người khác đến chiếm cứ khiến họ thấy hết sức oan ức, bất công nên phải ra trung ương kêu nài, thì giáo dân Nguyễn Thị Loan vừa nói lưu ý rằng dân oan Cồn Dầu đã kêu cứu rất nhiều rồi. Nhưng lần này, họ ra tận thủ đô Hà Nội thì thấy quan chức ở đó, cũng như lần trước, cũng nói quan tâm tình cảnh của người Cồn Dầu, nhưng khi dân oan này trở về thì nhà cầm quyền địa phương lại “làm một nẻo”. Theo bà Nguyễn Thị Loan thì hình như cái địa phương này mạnh hơn thủ đô hay sao đó.

Và nhân tiện, dân oan Cồn Dầu cho biết là mong mỏi thế giới, mọi người hãy giúp họ “như thế nào đó” chứ nếu như hoàn cảnh hiện nay cứ tiếp diễn thì giáo dân Cồn Dầu sẽ “đau khổ vô lường!”.

Thanh Quang – RFA

Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các nhà báo trên chuyến bay từ Rio de Janeiro về Roma (2/2)

Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các nhà báo trên chuyến bay từ Rio de Janeiro về Roma (2/2)

Chúng tôi đã gửi tới qúy vị và các bạn phần đầu bài phỏng vấn dài Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế tháp tùng ngài trên chuyến bay từ Rio de Janeiro về Roma ngày 29-7-2013. Sau đây là phần hai của bài phỏng vấn này.

Cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, kiêm Tổng giám đốc đài phát thanh Vaticăng, là người điều hợp giới thiệu các nhà báo với Đức Thánh Cha. Tới phiên anh Marcio Campos nhà báo người Brasil.

Anh hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, cùng với các nhà báo Brasil của tờ Diaro, Estado và đài truyền hình Globo con muốn cám ơn Đức Thánh Cha. Đồng hành với Đức Thánh Cha thật là khó, rất khó. Chúng con tất cả đều mệt nhoài, Đức Thánh Cha thì khỏe, còn chúng con thì mệt quá… Tại Brasil trong các năm qua Giáo Hội công giáo đã mất giáo dân. Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh có phải là một khả thể giúp tránh cảnh các tín hữu công giáo đi theo Giáo Hội Pentecotist hay các Giáo hội Pentecostal khác hay không. Xin cám ơn sự hiện diện của Đức Thánh Cha giữa chúng con.

Đáp: Rất đúng điều mà anh nói liên quan tới số tín hữu giảm sút: đúng thế, đúng thế. Nhưng có các thống kê. Chúng tôi đã nói chuyện với các Giám Mục Brasil về vấn đề này, trong một cuộc họp ngày hôm qua. Anh hỏi về Phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh, nhưng tôi xin nói với các anh các chị một điều. Vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 tôi đã có thể trông thấy các tín hữu này. Có một lần tôi đã nói về họ như sau: ”Các người này lẫn lộn một buổi cử hành phụng vụ với một trường dạy nhảy samba!” Tôi đã nói vậy. Và tôi đã hối hận. Rồi tôi đã hiểu biết hơn. Cũng đúng là phong trào đã đi trên con đường tốt với các phục tùng tốt. Và giờ đây nói chung tôi tin rằng phong trào đã đem lại nhiều thiện ích cho Giáo Hội. Tại Buenos Aires tôi đã thường họp họ lại, và mỗi năm một lần tôi dâng thánh lễ với tất cả mọi người trong nhà thờ chính tòa. Tôi đã luôn luôn tạo thuận tiện cho họ, khi chính tôi đã được hoán cải vì trông thấy điều thiện họ làm. Bởi vì trong lúc này – ở đây tôi xin mở rộng câu trả lời một chút – tôi tin rằng các phong trào cần thiết. Các phong trào là một ơn của Chúa Thánh Thần. Nhưng mà làm sao có thể điều hành một ”phong trào tự do” như vậy. Cả Giáo Hội cũng tự do. Chúa Thánh Thần làm điều Ngài muốn. Người làm công việc của sự hài hòa, nhưng tôi tin rằng các phong trào là một ơn; các phong trào ấy có tinh thần của Giáo Hội. Vì thế tôi tin rằng phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh không chỉ giúp vài tín hữu tránh gia nhập các nhóm pentecostal mà thôi, nhưng phục vụ chính Giáo Hội! Nó canh tân chúng ta. Và mỗi người tìm phong trào của mình theo đặc sủng riêng như Chúa Thánh Thần dẫn đưa họ.

Tiếp theo đó cha Lombardi giới thiệu ông Jean Marie Guénois, phóng viên của nhật báo Pháp Le Figaro Người thợ cạo.

Ông hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, cùng với phóng viên tờ La Croix con xin có câu hỏi: Đức Thánh Cha đã nói rằng không có phụ nữ, Giáo Hội mất đi sức phong phú của mình. Vậy Đức Thánh Cha sẽ có các biện pháp cụ thể nào? Chẳng hạn như cho phép nữ giới làm phó tế, hay đặt để nột phụ nữ làm đầu một Bộ của Tòa Thánh? Và thêm một câu hỏi kỹ thuật rất nhỏ: Đức Thánh Cha nói là ngài mệt. Đức Thánh Cha có một trang bị đặc biệt nào cho chuyến bay trở về không? Xin cám ơn Đức Thánh Cha.

Đáp: Chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi cuối cùng. Chiếc máy bay này không có các trang bị đặc biệt. Tôi ngồi ở phía trước trong một chiếc ghế lớn, nhưng là loại thông thường thôi, như mọi người. Tôi đã viết một lá thư và gọi điện thoại để nói rằng tôi không muốn các trang bị đặc biệt trên máy bay. Đã rõ chưa? Thứ hai, phụ nữ. Một Giáo Hội không có các phụ nữ, thì giống như Đoàn Tông Đồ không có Mẹ Maria. Vai trò của nữ giới trong Giáo Hội không chỉ là chức làm mẹ, mẹ gia đình, mà còn mạnh mẽ hơn nữa: họ chính là hình ảnh của Đức Trinh Nữ, của Đức Mẹ, là Đấng giúp Giáo Hội lớn lên. Qúy vị hãy nghĩ coi, Đức Mẹ thì quan trọng hơn các Tông Đồ chứ. Mẹ quan trọng hơn. Giáo Hội là nữ giới: là Giáo Hội, là hiền thê, là Mẹ. Nhưng mà nữ giới trong Giáo Hội không phải chỉ là… tôi không biết phải nói trong tiếng Ý làm sao… vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội không phải chỉ là mẹ, là người làm việc, bị hạn hẹp… Không! Nó là một chuyện khác… Các Giáo Hoàng, Đức Phaolô VI đã viết một điều rất hay đẹp về các phụ nữ, nhưng tôi tin là phải đi xa hơn trong việc trình bầy rõ ràng vai trò này và đặc sủng của nữ giới. Không thể hiểu một Giáo Hội không có phụ nữ, nhưng mà phụ nữ hoạt động trong Giáo Hội, với chân dung của họ, họ làm cho Giáo Hội tiến lên. Tôi nghĩ tới một thì dụ không liên quan gì tới Giáo Hội, nhưng là một thí dụ lịch sử ở bên châu Mỹ Latinh, tại Paraguay. Đối với tôi phụ nữ Paraguay là phụ nữ vinh danh nhất châu Mỹ Latinh. Bạn có phải người Paraguay không? Sau chiến tranh, cứ bẩy phụ nữ mới có một người đàn ông, và các phụ nữ đó đã làm một quyết định hơi khó khăn: họ chọn có con để cứu vãn tổ quốc, nền văn hóa, đức tin và tiếng nói. Trong Giáo Hội phải nghĩ tới nữ giới trong viễn tượng này: lựa chọn liều lĩnh nhưng như là phụ nữ. Điều này cần được giải thích tốt hơn. Tôi tin rằng chúng ta đã chưa có một nền thần học sâu sắc về nữ giới trong Giáo Hội. Cho tới nay phụ nữ đã chỉ làm cái này cái nọ: giúp lễ, đọc sách, chủ tịch hội Caritas … Nhưng mà còn có điều hơn nữa! Cần phải đưa ra một nền thấn học về nữ giới. Đó là điều tôi nghĩ.

Nhóm Tây Ban Nha có một nhà báo khác là anh Pablo Ordas phóng viên của nhật báo El Pais nêu lên câu hỏi: Con xin chào Đức Thánh Cha, chúng con muốn biết đâu là tương quan làm việc của Đức Thánh Cha, chứ không phải chỉ là tương quan tình bạn và cộng tác với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Từ trước tới nay chưa bao giờ có tình huống như hiện tại… Đức Thánh Cha có các tiếp xúc thường xuyên với với Đức Biển Đức XVI hay không? Ngài có giúp Đức Thánh Cha trong công việc giáo hoàng hay không?

Đáp: Tôi tin rằng lần cuối cùng khi có hai hay ba Giáo Hoàng thì các vị đã không nói chuyện với nhau, vì đang cãi nhau xem ai là Giáo Hoàng thật… và các vị đã đi tới cuộc Ly giáo của Tây Phương. Có một cái gì đó định tính tương quan của tôi với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: đó là tôi rất yêu mến ngài. Tôi đã luôn luôn yêu mến ngài. Đối với tôi ngài là một người của Thiên Chúa, một người khiêm nhường, một người cầu nguyện… Tôi đã rất hạnh phúc, khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Cả khi ngài đã từ chức, ngài đã là một gương sáng đối với tôi…. một vĩ nhân! Một vĩ nhân. Chỉ có vĩ nhân mới làm điều đó thôi. Một người của Thiên Chúa, một người của cầu nguyện. Bây giờ ngài ở trong nội thành Vaticăng, và có vài người hỏi tôi: làm sao lại có thể xảy ra điều ấy, hai Giáo Hoàng trong Vaticăng… Người không chắn lối ngài hay sao? Người không làm cách mạng chống lại ngài hay sao? Họ nói tất cả những điều ấy đấy. Nhưng tôi đã tìm ra một câu để nói điều này: ”Nó giống như có Ông Nội trong nhà vậy”, nhưng là một Ông Nội khôn ngoan. Khi trong một gia đình có Ông Nội trong nhà, thì người được tôn kính, yêu mến và lắng nghe. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là một người của sự thận trọng, người không xen mình vào, tôi đã thưa người biết bao nhiêu lần rằng: ”Thưa Đức Thánh Cha, xin hãy sống cuộc sống của ngài, xin đến với chúng con…” Và người đã đến để khánh thành và làm phép tượng Tổng Lãnh thiên thần Micae…

Đó, câu nói đó diễn tả tất cả rồi. Đối với tôi thì như là có Ông Nội trong nhà: người là thân phụ của tôi. Nếu găp khó khăn hay có việc gì không hiểu tôi sẽ điện thoại hỏi người: ”Xin nói cho con biết, con có thể làm việc đó không?” Và khi tôi đến gặp người để nói về chuyện Vatileaks, người đã kể cho tôi hết mọi sự với một sự đơn sơ… phục vụ. Đây là một điều mà tôi không hiểu các bạn có biết không, tôi tin là có nhưng không chắc chắn: đó là khi người nói với chúng tôi trong diễn văn từ biệt ngày 28 tháng hai, người đã nói: ”Giữa anh em có vị Giáo Hoàng tương lai: tôi hứa vâng phục người”. Thật là một vĩ nhân: Đó là một vĩ nhân!

Tiếp đến tới phiên một nhà báo người Brasil là chị Ana Fereira. Chị hỏi: Con xin chào Đức Thánh Cha. Con muốn nói lên tiếng cám ơn rất nhiều lần: cám ơn Đức Thánh Cha đã đem biết bao niềm vui tới Brasil và cũng cám ơn ngài trả lời các câu hỏi của chúng con. Con muốn biết tại sao hôm qua Đức Thánh Cha lại nói với các Giám Mục Brasil về việc tham dự của nữ giới trong Giáo Hội Brasil. Con muốn hiểu rõ hơn: sự tham dự này của chúng con là nữ giới trong Giáo Hội phải như thế nào? Đức Thánh Cha nghĩ gì về việc truyến chức Linh Mục cho phụ nữ? Thế đứng của nữ giới chúng con trong Giáo Hội phải như thế nào?

Đáp: Tôi muốn giải thích một chút về việc tham dự của các phụ nữ trong Giáo Hội: Nó không thể chỉ hạn chế trong việc giúp lễ, hay chủ tịch Caritas hoặc là giáo lý viên… vai trò đó phải nhiều hơn nữa, và một cách sâu xa hơn nữa, và tôi nói về nền thần học phụ nữ là vì vậy. Liên quan tới việc truyền chức Linh Mục cho phụ nữ thì Giáo Hội đã nói là ”không” rồi. Đức Gioan Phaolô II đã nói điều ấy, và với một công thức định đoạt. Cánh cửa đó đã đóng rồi, nhưng về chuyện này thì tôi muốn nói một điều. Tôi đã nói, nhưng tôi xin lập lại. Đức Mẹ Maria đã quan trọng hơn các Tông Đồ Giám Mục và các phó tế linh mục. Trong Giáo Hội, phụ nữ quan trọng hơn các Giám Mục và các linh mục; như thế nào thì đó là điều mà chúng ta phải tìm giải thích cho tốt hơn, bởi vì tôi tin rằng thiếu một giải thích thần học về điều này.

Cha Lombardi giới thiệu ông Gianguido Vecchi, phóng viên của báo Corriere della Sera Người đưa tin chiều. Ông hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, cả trong chuyến đi này nữa Đức Thánh Cha đã hơn một lần nói về lòng thương xót. Liên quan tới việc lãnh các Bí Tích của các người đã ly dị và tái hôn, có khả thể thay đổi điều gì trong luật lệ của Giáo Hội hay không? Các Bí tích này có là một dịp đến gần con người, hay chúng lại là một rào cản chia rẽ họ với các tín hữu khác?

Đáp: Đây là đề tài người ta luôn luôn hỏi. Lòng thương xót lớn lao hơn là trường hợp mà anh nói tới. Tôi tin rằng đây là thời gian của lòng thương xót. Sự thay đổi của thời đại và cũng là của biết bao nhiêu vấn đề trong Giáo Hội – như một chứng tá không tốt của vài linh mục, nhưng cũng có các vần đề gian tham trong Giáo Hội – kể cả vấn đề duy giáo sĩ, chẳng hạn, nó đã để lại biết bao nhiêu người bị thương. Nhưng Giáo Hội là Mẹ phải ra đi chữa lành các người bị thương với lòng thương xót. Nếu Chúa không mệt mỏi tha thứ, thì chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài lựa chọn này: trước hết là săn sóc những người bị thương. Giáo Hội là Mẹ và phải đi trên con đường này của lòng thương xót. Và tìm ra một lòng thương xót đối với tất cả mọi người. Nhưng tôi nghĩ rằng, khi người con hoang đàng trở về nhà, người cha đã không nói: ”Mày, hãy ngồi xuống nghe tao đây, mày đã làm gì với tiền của rồi?” Không, ông tổ chức lễ mừng. Thế rồi có lẽ khi người con muốn nói, anh ta đã nói. Giáo Hội cũng phải làm như thế. Khi có ai đó… nhưng mà không phải chỉ chờ đợi họ, mà là ra đi tìm kiếm họ. Đó là lòng thương xót. Và tôi tin rằng đây là thời điểm của lòng thương xót. Chính Đức Gioan Phaolô II đã có trực giác này khi đã bắt đầu Lòng Thương Xót Chúa với thánh nữ Faustina Kowalska… Người đã trực giác rằng đây là một sự cần thiết của thời nay.

Liên quan tới việc rước lễ của những người đã ly dị mà tái hôn – bởi vì những người đã ly dị có thể rước lễ mà không có vấn đề. Nhưng khi họ tái hôn họ lại không thể rước lễ, tôi tin rằng phải nhìn nó trong tổng thể mục vụ hôn nhân. Và đó là một vấn đề. Nhưng tôi cũng xin mở ngoặc: các anh em chính thống có một thực hành khác. Họ theo nền thần học họ goi là thần học của nhiệm cục cứu độ, và họ cho một khả thể thứ hai, họ cho phép điều đó. Nhưng tôi tin rằng vần đề này, tôi xin đóng ngoặc, phải được nghiên cứu trong bối cảnh của mục vụ hôn nhân. Và điều này cần có hai chuyện: thứ nhất, một trong các đề tài mà 8 vị của Hội Đồng Hồng Y phải đề cập tới trong cuộc họp mà chúng tôi sẽ nhóm trong các ngày 1-3 tháng 10 tới đây, như là đi trước trong mục vụ hôn nhân. Thứ hai, cách đây 15 ngày vị Thư ký của văn phòng Thượng Hội Đồng Giám Mục đã gặp tôi để thảo luận về đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục tới. Đây là một đề tài nhân chủng học, nhưng khi nói lui nói tới, đi tới đi lui, chúng tôi đã thấy rằng đề tài nhân chủng học này – đức tin giúp chương trình hóa con người như thề nào – trong gia đình cũng dẫn tới muc vụ hôn nhân. Chúng ta đang đi tới một mục vụ hôn nhân sâu hơn một chút. Và đây là vấn đề của tất cả mọi người, bởi vì có rất nhiều người ở trong hoàn cảnh đó. Tôi chỉ xin đơn cử một thí dụ thôi. Đức Hồng Y Quarracino, vị tiền nhiệm của tôi đã nói rằng đối với ngài phân nửa các cuộc hôn nhân là bất thành sự. Tại sao ngài lại nói như vậy? Bởi vì người ta lấy nhau mà không trưởng thành, lấy nhau mà không nhận ra rằng nó kéo dài suốt đời, hay lấy nhau vì phải lấy nhau một cách xã hội… Và điều này cũng thuộc lãnh vực mục vụ hôn nhân… Cả vấn đề pháp lý hủy bỏ hôn nhân nữa, cần phải coi lại, bởi vì các Tòa án Giáo Hội không đủ để giải quyết vấn đề. Mục vụ hôn nhân phức tạp lắm!

Bà Carolina Pigozzi thuộc tuần san Paris Match, thì muốn biết từ khi làm Giáo Hoàng Đức Thánh Cha có cảm thấy mình là tu sĩ dòng Tên không. Ngài trả lời:

Đáp: Đây là một câu hỏi thần học, bời vì các tu sĩ dòng Tên khấn vâng lời Đức Giáo Hoàng. Mà nếu Giáo Hoàng là tu sĩ dòng Tên, thì phải khấn vâng lời cha Bề trên tổng quyền dòng Tên. Tôi không biết phải giải quyết vấn đề này ra sao… Không, tôi cảm thấy mình là tu sĩ dòng Tên trong nền tu đức của tôi, trong nền tu đức của linh đạo mà tôi có trong tim. Trong ba ngày nữa tôi sẽ đi mừng lễ thánh Ignazio với các tu sĩ dòng Tên, tôi sẽ dâng thánh lễ sáng. Tôi đã không thay đổi linh đạo. Tên tôi là Phanxicô nhưng tôi không phải là tu sĩ Phan Sinh. Tôi cảm thấy mình là tu sĩ dòng Tên, và tôi suy nghĩ như tu sĩ dòng Tên, thực sự chứ không phải một cách giả hình.

Tới đây cha Lombardi hỏi Đức Thánh Cha có còn sức chịu đựng nữa không, vì còn có vài câu hỏi nữa. Tới phiên chị Nicole Winfield, phóng viên của hãng thông tấn AP. Chị hỏi: Thưa Đức Thánh Cha con xin cám ơn Đức Thánh Cha đã đến giữa ”đám sư tử” là các nhà báo. Con muốn xin Đức Thánh Cha đúc kết thành qủa bốn tháng làm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha. Ngài có thể cho chúng con biết điều tốt nhất và điều tệ hại nhất khi là Giáo Hoàng không, và cái gì đã khiến cho Đức Thánh Cha ngạc nhiên nhất trong thời gian này. Đức Thánh Cha trả lời:

Đáp: Tôi thật sự không biết trả lời câu hỏi này ra sao. Đã không có những điều to lớn. Nhưng mà những điều đẹp thì có. Thí dụ cuộc găp gỡ với các Giám Mục Italia đã rất là đẹp, rất đẹp. Như là Giám Mục của thủ đô Italia tôi cảm thấy mình ở trong nhà cùng các vị. Đó đã là điều đẹp, nhưng tôi không biết có phải là điều tốt nhất hay không. Nhưng cũng có một chuyện đau lòng lọt vào tim tôi, đó là chuyến viếng thăm Lampedusa. Nó đã khiến tôi phải khóc, nhưng đã đem lại thiện ích cho tôi. Khi các thuyền của người tị nạn tới, họ để chúng xa bờ hàng mấy hải lý trườc bãi biển và họ phải tìm cách vào bờ một mình. Điều này khiến cho tôi đau khổ, vì tôi nghĩ họ là các nạn nhân của một hệ thống xã hội kinh tế toàn cầu. Nhưng điều tệ hại nhất xảy ra với tôi – xin lỗi- đó là tôi đã bị đau thần kinh tọa trong tháng đầu tiên, vì để trả lời các cuộc phỏng vấn tôi đã ngồi trong một chiếc ghế bành, và nó đã khiến cho tôi đau một chút. Thần kinh tọa đã rất là đau. Ước chi đừng có ai bị như vậy! Rồi nói chuyện với người ta… Cuộc gặp gỡ với các chủng sinh và nữ tu cũng đã rất đẹp, đẹp lắm. cả cuộc gặp gỡ với học sinh các trường dòng Tên cũng đã rất là đẹp. Đó là những điếu tốt lành.

Hỏi: Vậy điều gì đã khiến cho Đức Thánh Cha ngạc nhiên nhất?

Đáp: Những bản vị con người, những người tốt mà tôi đã gặp đươc. Tôi đã tìm thấy biết bao nhiều ngừơi tốt trong Vaticăng này. Tôi đã nghĩ phải nói gì. Tôi trả lại công bằng khi nói điều này: có biết bao nhiêu người tốt, biết bao nhiêu người tốt, tốt, tốt, tốt.

Chị Elisabetta Piqué, phóng viên nhật báo La Nacion, mà Đức Thánh Cha quen biết nói: Thưa Đức Thánh Cha, nhân danh 50 ngàn bạn trẻ Argentina mà con đã gặp tại Rio. Họ đã nói với con ”Chị sẽ đi cùng chuyến bay với Đức Thánh Cha hả? Xin chị làm ơn nói với ngài là ngài thật là tuyệt diệu, hết sẩy, và xin chị hỏi ngài xem bao giờ ngài đến Argentina. Nhưng con đã nói với họ là Đức Thánh Cha sẽ không đi Argentina đâu… Nhưng con xin hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi khó … Đức Thánh Cha có hoảng sợ khi nhận được tin vụ Vatileaks hay không?

Đáp: Không, tôi muốn kể cho chị nghe một giai thoại liên quan tới vụ Vatileaks. Khi tôi đến gặp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trước hết chúng tôi cầu nguyện trong nhà nguyện, rồi đi về phòng làm việc của ngài. Ở đó tôi trông thấy một chiếc hộp lớn bên trên có một phong bì… Đức Thánh Cha Biển Đức đã nói với tôi: Trong cái hộp lớn này có tất các lời tuyên bố, các điều mà các chứng nhân đã nói, tất cả ở trong đó. Nhưng bản tóm tắt và phán quyết cuối cùng thì ở trong phong bì này. Và tới đó thì ngài nói ta-ta-ta …. Ngài có tất cả trong đầu! Thật là thông minh! Mọi sự thuộc lòng, tất cả mọi sự. Nhưng không, tôi đã không hoảng sợ, Tôi đã không hoảng sợ, không. Không, không. Nó là một vấn đế lớn nhưng tôi đã không hoảng sợ.

Một nhà báo khác Ông Sergio Rubín hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, con xin hỏi hai điều thôi: Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh nhiều trên việc chấm dứt việc mất các tín hữu. Tại Brasil việc mất mát này đã rất là lớn… Đức Thánh Cha có hy vọng rằng chuyến viếng thăm vừa qua sẽ góp phần vào việc lôi kéo tín hữu trở lại, và khiến cho họ cảm thấy gần gũi hơn hay không. Câu hỏi thứ hai có tính cách gia đình hơn: Đức Thánh Cha thích Argentina lắm, và ngài đã sống ở trung tâm Buenos Aires. Người dân Argentina tự hỏi không biết sự kiện không ở Buenos Aires nữa không đi xe bus, các phương tiện công cộng và đị bộ giữa đừơng phố nữa có lạ lùng đối với ĐTC không?

Đáp: Tôi tin rằng một chuyến du hành giáo hoàng luôn luôn đem lại thiện ích. Và tôi tin rằng tại Brasil điều này cũng sẽ đem lại thiện ích, nhưng không phải chỉ có sự hiện diện của Giáo Hoàng, mà điều này thì tôi đã nói trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ rồi. Người trẻ đã tự huy động và sẽ làm tốt, có lẽ họ sẽ giúp Giáo Hội biết bao nhiêu. Các tín hữu đã bỏ ra đi, và biết bao nhiêu người không hạnh phúc, bởi vì họ cảm thấy thuộc Giáo Hội. Tôi tin rằng điều này là tích cực, nhưng không chỉ đối với chuyến viếng thăm, mà nhất là đối với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ: nó đã là một biến cố tuyệt vời.

Và dĩ nhiên tôi nhớ Buenos Aires lắm chứ. Nhưng đó là một sự thiếu thốn thanh thản, một sự thiếu thốn thanh thản. Nhưng tôi tin rằng anh biết nhiều hơn tôi và những người khác. Anh có thể trả lời câu hỏi này, với cuốn sách mà anh đã viết.

Cha Lombardi nói bây giờ đến lượt tiếng Nga và rồi sau cùng là Valentina, niên trưởng đoàn ký giả muốn kết thúc buổi phỏng vấn này.

HỎI: Con kính chào Đức Thánh Cha. Thưa Đức Thánh Cha, trở lại vấn đề đại kết. Hôm nay, Chính thống giáo mừng kỷ niệm 1025 năm nước Nga theo Kitô giáo, với rất nhiều nghi lễ long trọng tại nhiều thủ đô. Con rất sung sướng, nếu Đức Thánh Cha nói vài lời về sự kiện này. Cám ơn Đức Thánh Cha.

ĐÁP: Trong các Giáo Hội Chính Thống vẫn còn bảo tồn được nghi lễ phụng vụ đầu tiên, đúng không. Đó là một điều thật là đẹp. Chúng ta đã đánh mất ít nhiều ý nghĩa thờ kính, còn họ thì họ vẫn giữ gìn ý nghĩa này, họ ca ngợi Thiên Chúa, họ thờ lạy Người, họ ca hát, thời giờ không quan trọng đối với họ. Trung tâm điểm là Thiên Chúa, và đây là một sự phong phú mà tôi muốn nói đến trong dịp nêu câu hỏi trên đây. Một lần, khi nói với Giáo Hội Tây phương, thuộc Tây Âu, nhất là Giáo Hội trưởng thành hơn đúng không, người ta nói với tôi câu này: ”Lux ex oriente, et occidente luxus”, ánh sáng thì từ phương Đông, và từ phương Tây là xa hoa.” Chủ thuyết tiêu thụ, sự phúc lợi đã làm hại chúng ta biết bao nhiêu. Trái lại, bên quý vị đã biết bảo toàn nét đẹp của Thiên Chúa làm tâm điểm, đúng không, làm điểm quy chiếu… Khi đọc nhà văn Dostoevskij, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta phải đọc đi đọc lại tác giả này vì ông có một sự khôn ngoan trời biển… Người ta cảm nhận được đâu là linh hồn Nga, linh hồn đông phương. Đây là điều thật tốt lành cho cả chúng ta nữa. Chúng ta cũng cần sự canh tân này, cần làn khí mát mẻ đến từ phương đông, cần ánh sáng này của phương Đông. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết như thế trong Tông Thư của Ngài, phải không. Nhưng đã bao lần sự xa hoa của Tây phương đã làm cho chúng ta mất hướng chân trời. Tôi không biết, trong lúc này đây là điều tôi có thể nói. Xin cám ơn.

Cha Lombardi nói bây giờ chúng ta kết thúc với Valentina, người đã khởi đầu trên chuyến bay đi và bây giờ, kết thúc trên chuyến bay về.

HỎI: Kính thưa Đức Thánh Cha, cám ơn Đức Thánh Cha đã giữ lời hứa trả lời các câu hỏi của chúng con trên đường về…..

ĐÁP: Tôi đã làm trễ bữa tối của mọi người…..

HỎI: Không sao cả, không sao cả. Câu hỏi của con, từ phía tất cả mọi người Mêhicô, là bao giờ Đức Thánh Cha đi Guadalupe?…. Đó là câu hỏi của người Mêhicô. Còn câu hỏi của con nghiêm chỉnh hơn: Đức Thánh Cha sẽ chủ sự lễ phong thánh cho hai vị đại Giáo Hoàng, Đức Gioan 23 và Đức Gioan Phaolô II. Con muốn biết, theo Đức Thánh Cha, đâu là mẫu gương nên thánh phát xuất từ hai vị này và đâu là tác động ảnh hưởng mà hai vị đã có trên Giáo Hội và trên Đức Thánh Cha?

ĐÁP: Đức Gioan 23 là một chút hình ảnh của vị ”linh mục làng quê”, vị linh mục yêu thương từng tín hữu một, biết chăm sóc mọi tín hữu và ngài đã làm điều này trong nhiệm vụ Giám Mục, trong nhiệm vụ sứ thần. Có bao nhiêu chứng tá về các vụ Rửa Tội giả ngài đã làm bên Thổ Nhĩ Kỳ để cứu người do thái. Ngài là một người can đảm, một ông cha nhà quê tốt lành, với một tâm thức hài hước hóm hỉnh thật lớn, thật vĩ đại và một sự thánh thiện vô cùng. Khi ngài là Sứ Thần, tại Tòa Thánh Vatican có một số người không ưa ngài. Vì thế, khi ngài đến trình giấy tờ hay hỏi han ý kiến tại một số văn phòng, thì người ta bắt ngài phải chờ. Không bao giờ ngài than vãn một lời, ngài lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện, ngài đọc sách Thần Vụ chứ không bao giờ than vãn…. Một con người hiền lành, khiêm hạ và cũng là một người lo lắng săn sóc cho người nghèo. Khi gặp Đức Cha Casaroli trở về sau một sứ vụ, tôi nghĩ là tại Hungari hay là tại Tiệp Khắc hồi đó tôi không còn nhớ rõ là tại nước nào trong hai quốc gia này, Đức Cha đã xin hội kiến với Đức Gioan 23 để trình bày về sứ vụ này trong thời buổi ngoại giao ”từng bước nhỏ” ấy. Cuộc hội kiến đã diễn ra – 20 ngày sau đó, Đức Gioan 23 qua đời – và khi Đức Cha Casaroli kiếu từ, Đức Gioan 23 gọi giật lại ”À thế Đức Hồng Y, không không phải Đức Hồng Y, thế Đức Cha vẫn tiếp tục đi thăm những người trẻ ấy chứ?” Bởi vì Đức Cha Casaroli thường hay đến nhà giam thiếu niên Casal De Marmo của thành phố Roma để thăm viếng chơi đùa với các tù nhân tại đó. Đức Cha Casaroli đáp: ”Dạ còn, dạ còn”. ”Đừng bao giờ bỏ rơi họ nhé”. Đó là với một nhà ngoại giao, vừa về sau một sứ vụ ngoại giao, chuyến đi vất vả khó khăn, Đức Gioan 23 nhắc nhở ”Đừng bao giờ bỏ rơi bọn trẻ”. Thật là một người vĩ đại, thật vĩ đại. Rồi còn Công Đồng Chung: ngài là người ngoan ngoãn nghe theo tiếng nói của Thiên Chúa, phát xuất qua Chúa Thánh Thần, đến với Ngài và Ngài đã nghe theo. Đức Pio XII đã nghĩ phải triệu tập Công Đồng chung, nhưng hoàn cảnh lúc ấy không thuận lợi, chưa chín mùi để thực hiện điều này. Tôi tin rằng Đức Gioan 23 đã không nghĩ đến hoàn cảnh, ngài nghe thấy tiếng gọi và đã thực hiện thánh ý Chúa ngay. Ngài là người biết để cho Thiên Chúa hướng dẫn. Còn về Đức Gioan Phaolô II thì tôi nghĩ Ngài là một nhà truyền giáo lớn của Giáo Hội, ngài là nhà truyền giáo, là vị thừa sai, là người đã mang Tin Mừng đến mọi nơi, quý vị biết rõ hơn tôi nhiều về điểm này. Mà bà đã đi bao nhiêu chuyến rồi? Bà thường đi chứ? Đức Gioan Phaolô II cảm thấy bị nung nấu bởi ngọn lửa thúc đẩy rao giảng Lời Chúa, đúng không. Ngài là một Phaolô mới, một thánh Phaolô, một người như thế, đối với tôi là một vĩ nhân. Và thực hiện nghi lễ tôn phong hiển thánh chung cho cả hai vị, theo tôi, là một sứ điệp gửi đến toàn thể Giáo Hội: Hai vị là những người tốt lành, thật tốt lành, rất tốt lành. Nhưng mà cũng còn tiến trình phong chân phước cho cả Đức Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Luciani nữa nhé, hai hồ sơ này đang được tiến hành.

Nhưng còn một điều nữa mà tôi nghĩ rằng tôi đã nói đến, không rõ là ở đây hay ở một nơi khác: ngày tôn phong hiển thánh mà người ta nói là ngày 8 tháng 12 năm nay. Nhưng có một vấn đề lớn, những tín hữu đến từ Ba Lan, những người nghèo chứ không phải người giàu, người có phương tiện thì họ đi máy bay, còn người nghèo thì phải đi xe ca và vào tháng 12, đường xá đã đóng băng đá rồi. Tôi nghĩ rằng phải dời lại ngày giờ. Tôi đã nói chuyện với Đức Hồng Y Dziwisz và ngài đề nghị hai thời điểm có thể: một là lễ Chúa Kitô Vua năm nay, hai là Chúa Nhật kính lòng thương xót Chúa năm tới. Tôi nghĩ rằng còn quá ít thời giờ cho lễ Chúa Kitô Vua năm nay, bởi vì giữa mật nghị phong thánh ngày 30 tháng 9 và cuối tháng 10 còn quá ít thời giờ, không biết, để xem, tôi còn phải nói chuyện với Đức Hồng Y Amato về vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ rằng không thể làm vào ngày 8 tháng 12 được.

HỎI: Nhưng hai vị sẽ được tôn phong hiển thánh một lần?

ĐÁP: Cả hai vị chung một lần, đúng thế.

Cha Lombardi nói ”Cám ơn Đức Thánh Cha, Bây giờ còn ai nữa. Ilse à? Sau đó, là hết mọi người phải không? Cả những người không có ghi danh trước nữa…

HỎI: Con xin phép được hỏi một câu hơi tế nhị: có một hình ảnh khác cũng đang đi vòng quanh thế giới, đó là hình ảnh của Đức Ông Ricca và những tin tức về liên hệ sâu kín của vị này. Con muốn biết là Đức Thánh Cha sẽ làm gì cho vấn đề này? Đức Thánh Cha sẽ giải quyết vấn đề này thế nào và làm sao để giải quyết vấn đề lobby đồng tính?

ĐÁP: Vấn đề Đức Ông Ricca: tôi đã làm điều mà bộ Giáo Luật buộc phải làm tức là investigatio previa, điều tra trước đó. Và từ cuộc điều tra này, không có gì liên quan đến những lời buộc tội mới đây, chúng tôi không tìm thấy gì cả. Đây là câu trả lời. Nhưng tôi còn muốn nói thêm một điều nữa về điểm này: quá nhiều khi trong Giáo Hội, tôi thấy, ngoài trường hợp này và cả trong trường hợp này nữa, người ta hay đi tìm những dấu vết tội lỗi thời tuổi trẻ, chẳng hạn, đúng không, và rồi công bố chúng ra. Không phải là tội phạm nghe. Tội phạm là chuyện khác. Lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên là một tội phạm. Không, đây là tội lỗi thôi. Nhưng nếu một người, dù là giáo dân hay linh mục hoặc nữ tu, đã phạm tội và hối cải, thì Thiên Chúa tha thứ, và khi Thiên Chúa đã tha thứ, thì Thiên Chúa quên đi và điều này thật quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta đi xưng tội và chúng ta thật lòng thưa ”Con đã phạm tội này”, Thiên Chúa quên đi tội lỗi của chúng ta và thế là chúng ta không có quyền không quên, bởi vì chúng ta có thể gặp nguy cơ Thiên Chúa cũng không quên tội lỗi của chúng ta nữa. Đây là một mối nguy có thực đấy. Điều này rất quan trọng: là thần học về tội lỗi đấy. Nhiều lần tôi nghĩ đến Thánh Phêrô: thánh nhân đã phạm một trong những tội trọng nhất, là tội chối Chúa, và rồi với tội lỗi này, thánh nhân được gọi làm Giáo Hoàng. Chúng ta phải suy nghĩ nhiều về việc này. Trở lại câu hỏi nêu lên, trong trường hợp này, tôi đã cho điều tra trước và chúng tôi đã không tìm ra gì cả. Đó là câu hỏi đầu tiên.

Rồi đến câu về Lobby đồng tính. Người ta nói quá nhiều về cái gọi là lobby đồng tính này. Tôi chưa tìm thấy một ai trình thẻ căn cước có ghi là người đồng tính trong Vatican. Người ta nói là có nhiều mà. Tôi thì tôi nghĩ rằng nếu tìm thấy một người như thế, thì phải phân biệt sự kiện một người đồng tính với sự kiện một lobby, bởi vì tất cả các lobby không phải là điều tốt. Đó là điều xấu. Nếu một người là người đồng tính và đang kiếm tìm Thiên Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà tự cho mình quyền phán xét người ấy? Sách Giáo Lý của Giáo Hội công giáo giải thích thật hay điều này nói là… đợi chút nhé, nói là …”không được cô lập những người này vì thế, nhưng phải hội nhập họ vào trong xã hội cách toàn vẹn. Vấn đề không phải ở chỗ họ có khuynh hướng đồng phái, tất cả chúng ta phải là anh chị em với nhau, vấn đề là cái khác, là ở chỗ làm thành lobby, lobby những người có khuynh hướng này, hay lobby người keo kiệt, lobby các nhà chính trị, lobby tam điểm. Đây mới là vấn đề trầm trọng hơn nhiều, đối với tôi. Và tôi cám ơn quý vị rất nhiều đã đặt câu hỏi này cho tôi. Xin cám ơn nhiều.

Cha Lombardi đã cám ơn tất cả và khẳng định rằng không thể làm hơn thế được. Chúng ta đã lợi dụng Đức Thánh Cha quá nhiều dù Ngài đã nói là hơi mệt. Và bây giờ chúng ta chúc ngài nghỉ ngơi một chút.

Đức Thánh Cha: Cám ơn tất cả quý vị, chúc quý vị ngủ ngon.

(SD 29-7-2013)

Linh Tiến Khải – Mai Anh (Vatican Radio)

ĐỨC THÁNH CHA CHỦ SỰ THÁNH LỄ CHO CÁC TU SĨ DÒNG TÊN TẠI NHÀ THỜ CHÚA GIÊSU

THÁNH LỄ CHO CÁC TU SĨ DÒNG TÊN TẠI NHÀ THỜ CHÚA GIÊSU

ROMA: Lúc 8 giờ 15 sáng 31-7-2013 lễ thánh Ignazio thành Loyola, tổ phụ dòng Tên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại nhà thờ Chúa Giêsu ở Roma.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Cha Luis Ladara Thư ký Bộ Giáo Lý Đức Tin và cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng Quyền dòng Tên. Tham dự thánh lễ có các tu sĩ và một số cộng sự viên và bạn bè của Dòng.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc, lồng khung trong cuộc đời của thánh tổ dòng Tên và đề cập tới ba điểm: đặt Chúa Kitô và Giáo Hội vào trung tâm cuộc sống, để cho Chúa chinh phục hầu phục vụ, và cảm thấy xấu hổ về những hạn hẹp và tội lỗi của mình để sống khiêm nhường trước mặt Chúa và các anh em khác.

Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước bàn thờ thánh Ignazio và thánh Phanxicô Xavie, nhà nguyện Đức Mẹ Đường Phố và trên mộ cha Pedro Arupe. Sau khi gặp cha bề trên tổng quyền và các tu sĩ Đức Thánh Cha đã trở về Vaticăng vào lúc 10 giờ (SD 31-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các nhà báo trên chuyến bay từ Rio de Janeiro trở về Roma (1/2)

Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các nhà báo trên chuyến bay từ Rio de Janeiro trở về Roma (1/2)

Pope made conference on airplane 07-29-13

Ngày 29-7-2013 trong chuyến bay từ Rio de Janeiro về Roma Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho các phóng viên thuộc nhiều nước khác nhau một cuộc phỏng vấn dài 80 phút, liên quan tới nhiều vấn đề của thế giới và Giáo Hội. Người điều hợp buổi họp báo này là Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí của Tòa Thánh, kiêm Tổng giám đốc Đài phát thanh Vaticăng.

Mở đầu cha Lombardi bầy tỏ niềm vui vì có Đức Thánh Cha cùng bay chung chuyến về Roma, và đặc biệt vì ngài sẵn sàng dành thời giờ rộng rãi để trả lời các câu hỏi của các nhà báo thuộc nhiều ngôn ngữ và quốc tịch khác nhau. Trước hết là vài lời mở đầu của của Đức Thánh Cha. Nhận Micro từ tay cha Lombardi Đức Thánh Cha nói:

Chào các bạn và xin cám ơn các bạn rất nhiều. Tôi hài lòng. Đây đã là một chuyến du hành đẹp đem lại thiện ích cho tôi trong tinh thần. Tôi hơi mệt, nhưng với con tim tươi vui và tôi khỏe, chuyến đi đã đem lại thiện ích cho tôi trên bình diện tinh thần. Đi đến với dân chúng đem lại thiện ích, bởi vì Chúa hoạt động nơi mỗi một người trong chúng ta, Ngài làm việc trong con tim chúng ta, và sự phong phú của Chúa thì nhiều lắm, và chúng ta luôn luôn nhận được biết bao nhiêu điều tốt đẹp từ các người khác. Điều này tạo thiện ích cho tôi. Đó là tổng kết đầu tiên.

Thế rồi còn có lòng tốt, con tim vĩ đại của người dân Brasil nữa, đúng thế, con tim vĩ đại. Họ là một dân tộc rất dễ thương, một dân tộc yêu thích lễ hội, và cả trong dau khổ vẫn luôn luôn tìm ra một con đường để kiếm thiện ích từ mọi phía. Điều này tốt: đó là một dân tộc tươi vui, một dân tộc đã đau khổ biết bao nhiêu! Niềm tươi vui của người dân Brasil hay lây lan! Dân tộc này có con tim vĩ đại.

Rồi tới những người tổ chức, từ phía chúng tôi cũng như phía người Brasil. Tôi cảm thấy mình ở cạnh một máy vi tính, máy vi tính nhập thể. Đúng vậy, tất cả đều đã được căn từng phút! Thật là đẹp! Chúng tôi đã có các vấn đề với giả thuyết an ninh: mà an ninh ở đây, an ninh ở kia: trong các ngay qua đã chẳng có gì xảy ra trong toàn thành phố Rio de Janeiro, và tất cả đều đã tự phát. Với ít an ninh hơn tôi đã có thể ở với dân chúng, ôm họ, chào họ, mà không có các xe bọc sắt… An ninh là tin tưởng nơi một dân tộc; có đúng thật là luôn luôn có nguy cơ có một người điên, phải không, vâng có một người điên làm một cái gì đó, nhưng mà cũng có Chúa nữa chứ có phải không nào? Nhưng tạo ra một khoảng không bọc sắt giữa Giám Mục và dân chúng là một điên loạn, và tôi thích cái điên loạn này hơn: đó là ở bên ngoài và có nguy cơ gặp phải cái điên loạn kia. Cái điên loạn này: ở bên ngoài. Sự gần gũi khiến cho mọi người được thiện ích.

Tiếp đến Đức Thánh Cha nhắc tới việc tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, không phải ngày chính xác này, mà tất cả: phần nghệ thuật, phần tôn giáo, phần dậy giáo lý, phần phụng vụ đã rất là đẹp! Các bạn trẻ đã có một khả năng diễn tả trong nghệ thuật, đúng thế không? Chẳng hạn ngày hôm qua, ho đã làm những điều rất đẹp, rất đẹp! Thế rồi còn có Aparecida nữa: đối với tôi Aparecida đã là một kinh nghiệm tôn giáo mạnh mẽ. Tôi nhớ hồi nhóm hội nghị Celam lần thứ V, tôi đã ở đó để cầu nguyện. Tôi đã muốn đi một mình như thể là lén út, nhưng đã có một đám đông gây ấn tượng. Nhưng mà thật là điều không thể được, tôi đã biết điều đó trước khi tới nơi. Và chúng tôi đã cầu nguyện. Tôi không biết… có một điều… nhưng mà về phía các bạn cũng thế có phải không? Người ta nói với tôi rằng công việc của các bạn tốt, tốt lắm – tôi đã không đọc báo trong các ngày này vì không có giờ, tôi đã không coi truyền hình, không có gì hết – và xin cám ơn, xin cám ơn sự cộng tác mà các bạn đã dành cho tôi.

Thế rồi số người, số người trẻ tham dự. Tôi không thể tin được, nhưng hôm nay ông thống đốc đã nói là tới 3 triệu người. Tôi không thể tin được. Nhưng từ bàn thờ, tôi thấy toàn bãi biển đầy kín người cho tới khúc cong, dài hơn 4 cây số. Có biết bao nhiêu, biết bao nhiêu người trẻ. Và người ta nói, Đức Cha Tempesta đã nói là họ thuộc 178 quốc gia, 178 quốc gia. Cả Phó tổng thống cũng đã nói với tôi như vậy. Đây là điều chắc chắn. Và đó là điều quan trọng. Thật là tuyệt vời!

Sau một số cảm tưởng đúc kết của Đức Thánh Cha, cha Lombardi bắt đầu nhường lời cho các nhà báo theo thứ tự như trong danh sách ghi tên. Bắt đầu là câu hỏi của ông Juan de Lara, phóng viên của hãng thông tấn Tay Ban Nha EFE.

Ông nói: Con xin chào Đức Thánh Cha. Nhân danh tất cả mọi nhà báo con xin cám ơn Đức Thánh Cha vì những ngày này mà Đức Thánh Cha đã ban tặng cho chúng con tại Rio de Janeiro, vì công việc Đức Thánh Cha đã làm và cố gắng Ngài đã đặt để vào đó. Và cũng nhân danh tất cả các nhà báo Tây Ban Nha chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho các nạn nhân của tai nạn xe lửa ở Santiago de Compostella. Xin cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều. Câu đầu tiên con muốn hỏi không liên quan nhiều tới chuyến đi này, nhưng con muốn lợi dụng dịp may này để hỏi Đức Thánh Cha: trong bốn tháng này của triều đại Giáo Hoàng chúng con đã thấy rằng Đức Thánh Cha đã thành lập nhiều Ủy ban khác nhau để cải tổ các Cơ quan trung ương Tòa Thánh. Con muốn hỏi Đức Thánh Cha có trong trí loại cải tổ nào, Đức Thánh Cha đang suy nghĩ khả thể dẹp bỏ Viện tôn giáo vụ, được biết như là Nhà băng Vaticăng, có phải thế không? Con xin cám ơn Đức Thánh Cha.

Đáp: Các bước đi mà tôi đang thi hành trong bốn tháng rưỡi này đến từ hai khía cạnh: nội dung điều mà chúng tôi tất cả phải làm đến từ Phiên hội toàn thể của các Hồng Y. Đây là một điều mà các Hồng Y chúng tôi đã xin người sẽ là vị Tân Giáo Hoàng làm. Tôi nhớ là các Hồng Y đã thỉnh cầu rất nhiều điều… Chúng tôi xin chẳng hạn như thành lập Ủy ban 8 Hồng Y: có sự cố vấn từ bên ngoài là điều quan trọng, không phải kiểu hỏi ý mà người ta làm, nhưng mà hỏi từ bên ngoài. Điều này ở trong đường nét mà tôi coi như là một sự trừu tượng – nhưng khi nghĩ và giải thích – thì nó đi trong đường hướng của tương quan chín mùi giữa thượng hội đồng giám mục tính và quyền tối thượng của Giáo Hoàng, mỗi khi có. Nếu 8 Hồng Y này tạo thuận tiện cho hội đồng giám mục tính thì sẽ giúp các Hội Đồng Giám Mục khác nhau trên thế giới, được diễn tả ra trong chính việc cai quản của Giáo Hội. Đã có rất nhiều đề nghị được đưa ra và chúng phải được thực hành như việc cải tổ văn phòng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, trong phương pháp làm việc; như Ủy ban hậu thượng hội đồng Giám Mục có tính cách cố vấn thường xuyên; như các Mật nghị Hồng Y, với các dề tài không hình thức – như trong việc phong hiển thánh… Yếu tố nội dung phát xuất từ đây.

Khía cạnh thứ hai là cơ may. Tôi thú thật là tháng đầu tiên của Triều đại Giáo Hoàng đã không vất vả đối với tôi: tổ chức Ủy ban 8 Hồng Y là một chuyện… còn phần kinh tế tôi đã nghĩ là cứu xét vào năm tới, bởi vì nó không phải là vấn đề quan trọng nhất mà tôi phải đương đầu. Nhưng chương trìmh làm việc đã thay đổi, vì các trạng huống mà qúy vị biết và chúng thuộc lãnh vực công cộng và sẽ minh nhiên một vấn đề phải được đương đầu. Trước hết là vấn đề của tổ chức IOR Viện tôn giáo vụ hay nhà băng Vaticăng: làm thế nào để nó tiến bước, làm thế nào để định hướng cho nó, làm thế nào để cải tổ nó, làm thế nào để lành mạnh hóa điều cần phải lành mạnh hóa. Ở đây có Ủy ban tường trình đầu tiên, đó là tên gọi của nó… Cần phải có bản văn viết tay… Chúng tôi đã có phiên họp 15 Hồng Y đặc trách các khía cạnh kinh tế của Tòa Thánh: các vị đến từ mọi miền trên thế giới. Khi chuẩn bị phiên họp này được minh nhiên sự cần thiết thành lập một Ủy ban tường trình về tất cả mọi vấn đề kinh tế của Tòa Thánh. Vấn đề kinh tế ngoài chương trình cũng đã được bàn thảo, nhưng các điều này xảy ra trong văn phòng của Phủ thống đốc… Đời sống là như thế, và điều này cũng là nét đẹp của cuộc sống thôi. Tôi xin lập lại câu hỏi của qúy vị về Viện tôn giáo vụ IOR, xin lỗi tôi đang nói tiếng Tây Ban Nha. Câu trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha, xin qúy vị tha lỗi cho…

Sau khi nhận ra ngài đang trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha xin lỗi các nhà báo và chuyển qua tiếng Ý. Ngài nói: liên quan lới câu hỏi qúy vị đặt cho tôi về tổ chức IOR: tôi không biết tổ chức IOR sẽ kết thúc như thế nào. Có vài người nói rằng có lẽ tốt hơn nên để nó thành một nhà băng, người khác cho rằng để nó là một ngân qũy trợ giúp; người khác nữa thì nói nên đóng cửa nó. Người ta nghe các tiếng nói này. Tôi không biết. Tôi tin tưởng nơi công việc của các nhân viên tổ chức IOR, đang làm việc về điều này, cả Ủy ban nữa. Vị chủ tịch tổ chức ở lại như trước đây; trái lại vị giám đốc và phó giám đốc đã từ chức. Nhưng tôi không biết nói với qúy vị là câu chuyện này sẽ kết thúc ra sao. Và cả điều này nữa cũng đẹp, bởi vì chúng ta tìm thấy, chúng ta tìm kiếm: chúng ta là người trong điều này; chúng ta phải tìm ra điều tốt đẹp nhất. Phải, điều tốt đẹp nhất thì phải tìm. Nhưng các đặc thái của tổ chức IOR là nhà băng, là ngân qũy trợ giúp, hay bất cứ cái gì khác phải là sự trong sáng và liêm chính. Nó phải là như thế. Xin cám ơn qúy vị.

Cha Lombardi cám ơn Đức Thánh Cha và giới thiệu một đại diện của các nhà báo Italia, mà Đức thánh Cha biết rõ, đó là ông Andrea Tornielli.

Ông hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, con có một câu hỏi có lẽ không kín đáo: hình Đức Thánh Cha leo lên thang máy bay với cái cặp đen trên tay đã chu du khắp thế giới. Có các bài báo khắp thế giới đã bình luận về sự mới mẻ này: vâng, việc Đức Thánh Cha lên máy bay… với hành lý trên tay là chuyện đã xảy ra bao giờ đâu. Vì thế cũng đã có các giả thiết liên quan tới những gì có trong chiếc cặp đen ấy. Các câu hỏi của con là: thứ nhất, tại sao Đức Thánh Cha lại mang cái cặp đen ấy như vậy, mà không để cho một vị cộng tác của Đức Thánh Cha mang nó, và thứ hai, Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết trong đó có những gì không? Xin cám ơn Đức Thánh Cha.

Đáp: Không có chìa khóa bom nguyên tử đâu! Nhưng tôi mang nó bởi vì tôi đã luôn luôn làm như thế: khi tôi du hành, tôi mang nó… Và ở trong đó có cái gì? Có dạo cạo râu nè, có sách Thần vụ nè, có sổ tay làm việc nè, có một cuốn sách để đọc – tôi đã mang theo một cuốn sách về Thánh Nữ Têrxêxa Hài Đồng Giêsu, mà tôi rất sùng kính… Tôi đã luôn luôn du hành với cái cặp ấy: đó là điều bình thường thôi. Và chúng ta phải là những người bình thường… tôi không biết, nó hơi lạ đối với tôi điều qúy vị nói là cái hình ấy đã đi vòng quanh thế giới? Nhưng chúng ta phải làm quen với việc là người bình thường, đúng thế không? Sự bình thường của cuộc sống. Tôi không biết. Andrea, tôi đã trả lời cho câu hỏi của anh chưa?

Tiếp tục bài phỏng vấn cha Lombardi giới thiệu chị Aura Miguel thuộc đài phát thanh Renascenza, đại diện cho các nhà báo nói tiếng Bồ Đào Nha.

Chi hỏi: Thưa Đức Thánh Cha con muốn hỏi tại sao Đức Thánh Cha lại xin tín hữu cầu nguyện cho mình một cách tha thiết như vậy? Không phải là điều bình thường nghe thấy một vị Giáo Hoàng lại xin người ta cầu nguyện cho mình nhiều như vậy…

Đáp: Tôi đã luôn luôn xin điều này: khi tôi là linh mục tôi đã xin tín hữu cầu nguyện cho tôi, nhưng không phải một cách thường xuyên như vậy. Tôi đã bắt đầu xin một cách thường xuyên hơn trong công việc của Giám Mục, bởi vì tôi cảm thấy rằng nếu Chúa không trợ giúp trong công việc giúp đỡ dân Chúa tiến tới, tôi một người không thể làm được… Thật vậy, tôi cảm thấy mình có bao nhiêu hạn hẹp, với biết bao nhiêu vấn đề, cả là kẻ tội lỗi nữa: qúy vị biết đấy! Và tôi phải xin điều đó. Nhưng nó đến từ bên trong. Cả việc xin Đức Mẹ nữa. Tôi xin Đức Mẹ cầu Chúa cho tôi. Đây là một thói quen, nhưng là một thói quen đến từ con tim và cả từ sự cần thiết mà tôi có đối với công việc của tôi. Tôi cảm thấy rằng mình phải xin… tôi không biết. Nhưng nó là như vậy.

Tiếp đến cha Lombardi giới thiệu một nhà báo thuộc hãng thông tấn Reuter, đại diện cho nhóm các nhà báo nói tiếng Anh.

Ông hỏi: Con xin nhân danh nhóm nhà báo nói tiếng Anh cám ơn Đức Thánh Cha vì sự sẵn sàng của ngài. Nhà báo De Lara đã hỏi câu mà chúng con muốn hỏi, vì thế con cũng theo đường nét ấy một chút thôi. Trong cố gắng đưa ra những thay đổi này, con nhớ là Đức Thánh Cha đã nói với một nhóm châu Mỹ Latinh rằng có biết bao nhiêu người thánh làm việc trong Vaticăng, nhưng cũng có những người ít thánh hơn, có đúng thế không ạ? Đức Thánh Cha có gặp phải sự kháng cự lại ước mong của Đức Thánh Cha thay đổi các sự việc tại Vaticăng hay không? Đức Thánh Cha có tìm thấy sự kháng cự không? Câu hỏi thứ hai: Đức Thánh Cha sống một cách rất khắc khổ, đã ở lại trong nhà trọ thánh Marta vv…. Ngài muốn rằng các cộng sự viên của mình, kể cả các Hồng Y, theo gương này, hay có lẽ các vị sống trong cộng đoàn, hay đó chỉ là chuyện của Đức Thánh Cha thôi?

Đáp: Các thay đổi, các thay đỗi cũng đến từ hai phía: điều mà các Hồng Y chúng tôi đã yêu cầu, và điều đến từ con người của tôi. Qúy vị nhắc tới sự kiện tôi ở lại trong nhà trọ thánh Marta, nhưng mà tôi không thể sống một mình trong Dinh Tông Tòa, và nó không sang trọng đâu nhé! Căn hộ giáo hoàng không sang trọng lắm đâu! Nó rộng, nó lớn, nhưng không sang trọng. Nhưng tôi không thể sống một mình, hay với một nhóm nhỏ! Tôi cần người ta, tôi cần tìm người ta, nói chuyên với họ … Chính vì thế các thiếu niên các trường dòng Tên đã hỏi tôi: ”Tại sao vậy Ngài? vì khổ hạnh, vì nghèo khó, vì tất cả…?” Không, không phải thế, nhưng vì các lý do tâm thần, một cách đơn sơ thôi, bởi vì tôi không thể sống như thế trên bình diện tâm thần.

Mỗi người phải đem cuộc sống của mình tiến tới, với kiểu sống, kiểu là của mình. Các Hồng Y làm việc trong Trung Ương Tòa Thánh, nhưng các vị không sống như những người giầu hay xa hoa đâu; các vị sống trong một căn hộ, các vị khắc khổ, các vị sống khắc khổ. Những vị mà tôi quen biết, các căn hộ này tổ chức APSA cấp cho các Hồng Y. Rồi xem ra có một điều khác nữa mà tôi muốn nói… Mỗi người phải sống như Chúa xin họ sống. Nhưng sự khắc khổ, một sự khắc khổ tổng quát thì tôi tin là nó cần thiết cho tất cả mọi người làm việc phục vụ Giáo Hội. Có biết bao nhiêu sắc thái liên quan tới sự khắc khổ… mỗi người phải tìm ra con đường của mình. Đối với các thánh thì điều này là thật, phải không? Có các thánh: các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, nữ tu giáo dân. Những người cầu nguyện, những người làm việc nhiều biết bao nhiêu, và cũng có người đi tới với người nghèo nữa… một cách lén lút. Tôi biết có vài vị lo lắng cho người nghèo ăn, hay khi có giờ rảnh các vị đi thi hành sứ vụ trong một nhà thờ này hay một nhà thờ kia… Các vị là linh mục. Có các thánh trong Các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Và cũng có người không thánh bao nhiêu đúng không? Và những người này là những người gây ồn ào nhất: qúy vị biết là một cây đổ thì ồn ào hơn là cả một cánh rừng đang lớn lên. Và điều này làm cho tôi đau đớn, khi có những chuyện như vậy. Có vài người gây gương mù gương xấu: có vài người. Chúng tôi có Đức Ông ở trong tù, tôi tin là còn tiếp tục ở tù. Ngài không đi tù vì giống nữ chân phước Imelda một cách chính xác nhé, ngài đã không phải là một chân phước. Đó là các vụ xì căng đan làm hại. Có một điều mà tôi đã không bao giờ nói, nhưng tôi đã nhận ra: tôi tin rằng Trung Ương Tòa Thánh đã rơi xuống thấp hơn mức độ một thời đã có được, của các vị lão thành làm việc trong các Cơ quan trung ương Tòa Thánh… chân dung của người làm việc trong giáo triều xưa kia, trung thành làm công việc của mình … Chúng ta cần những người này. Tôi tin là có những người như vậy, nhưng không nhiều như trước kia. Chân dung của nhân viên Tòa Thánh xưa kia: tôi xin nói như thế. Chân dung ấy chúng ta phải có nhiều hơn, cần nhiều người như thế hơn. Tôi có tìm thấy sự kháng cự hay không? Nếu có sự kháng cự không, thì tôi chưa trông thấy. Có thật là tôi đã không làm nhiều điều, nhưng có thể nói rằng tôi đã tìm ra sự trợ giúp, và tôi cũng đã tìm thấy những người liêm chính. Chẳng hạn tôi thích khi một người nói với tôi rằng: ”Tôi không đồng ý”, và điều này thì tôi đã tìm thấy. Khi một người nói: ”Nhưng điều này tôi không thấy nó, tôi không đồng ý, tôi nói lên điều đó, ngài cứ làm”. Đó là một cộng sự viên đích thật, đúng không? Và tôi đã tìm thấy điều này trong các Cơ quan trung ương của Tòa Thánh. Nó là điều tốt. Nhưng khi có những người nói: ”A đẹp qúa, đẹp qúa, đẹp qúa”, rồi phía khác lại nói ngược lại, thì tôi chưa nhận ra. Có lẻ có, có vài người, nhưng tôi đã không nhận ra. Sự kháng cự, trong bốn tháng qua không thể tìm ra nhiều lắm…

Tiếp tục danh sách cha Lombardi giới thiệu chị Patricia Zorzan người Brasil đặt câu hỏi nhân danh các nhà báo Brasil.

Chị hỏi: Thưa Đức Thánh Cha xã hội đã thay đổi, người trẻ đã thay đổi và tại Brasil chúng con có rất nhiều người trẻ… Thế mà Đức Thánh Cha đã không đề cập tới phá thai, hôn nhân đồng phái. Tại Brasil luật phá thai đã được nới rộng và hôn nhân đồng phái cũng đã được phép… Tại sao Đức Thánh Cha lại đã không đề cập tới các vấn đề này?

Đáp: Giáo Hội đã bầy tỏ một cách toàn vẹn về các vấn đề này. Không cần phải trở lại nữa. Cũng như tôi đã không nói tới nạn lừa đảo, dối trá, hay các điều khác mà Giáo Hội đã có một giáo lý rõ ràng rồi.

Hỏi: Nhưng mà người trẻ chú ý tới các vấn đề này thưa Đức Thánh Cha.

Đáp: Vâng, nhưng không cần đề cập tới vấn đề này, nếu không phải là những chuyện tích cực làm cho người trẻ bước đi. Ngoài ra, giới trẻ biết đâu là lập trường của Giáo Hội cách hoàn hảo.

Hỏi: Vậy thì đâu là lập trường của Đức Thánh Cha, ngài có thể nói cho chúng con biết không?

Đáp: Đó là lập trường của Giáo Hội. Tôi là con của Giáo Hội.

Tiếp đến Cha Lombardi giới thiệu ông Antoine Marie Izoard đại diện cho các nhà báo nói tiếng Pháp.

Ông hỏi: Con xin chào Đức Thánh Cha. Đại điện cho các nhà báo nói tiếng Pháp, chúng con là 9 người hết thảy trên chuyến bay này, con xin thưa rằng đối với một vị Giáo Hoàng không muốn được phỏng vấn, thì quả thật chúng con rất biết ơn Đức Thánh Cha. Từ ngày 13 tháng 3 Đức Thánh Cha đã tự giới thiệu như là ”Giám Mục Roma”, với sự một tha thiết rất lớn và rất mạnh mẽ. Vì thế, chúng con muốn hiểu ý nghĩa sâu xa của việc nhấn mạnh này, nếu tình cờ người ta nói tới phong trào đại kết thay vì Giám Mục đoàn, hay tình cờ là ”người thứ nhất giữa các vị bằng nhau” cảu Giáo Hội? Xin cám ơn Đức Thánh Cha.

Đáp: Vâng điều này không được đi trước hơn điều người ta nói. Giáo Hoàng là Giám Mục, Giám Mục của Roma, và bởi vì là Giám Mục Roma nên là Người kế vị thánh Phêrô, Đại diện Chúa Kitô có phải không nào? Có các tước hiệu khác phải không, nhưng tước hiệu thứ nhất là ”Giám Mục Roma” và tất cả đến từ đó. Nói rằng, suy tư rằng đều này muốn nói là ”người đầu tiên giữa các người bằng nhau” thì không, nó không phải là hiệu qủa của việc này đâu. Một cách đơn sơ nó là tước hiệu đầu tiên của Giáo Hoàng đúng không? Giám Mục Roma. Nhưng cũng có những tước hiệu khác nữa… Tôi tin rằng anh đã nói tới phong trào đại kết: tôi tin rằng điều này tạo ra một chút thuận tiện cho phong trào đại kết. Nhưng chỉ như thế thôi…

Tiếp đến là câu hỏi của anh Dario Menor Torres người Tây Ban Nha

Anh hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, cách đây mấy tuần có một em bé hỏi Đức Thánh Cha cảm thấy gì, làm Giáo Hoàng thì làm sao, và em có thể hy vọng trở thành Giáo Hoàng không, Đức Thánh Cha đã trả lời phải là người điên. Sau kinh nghiệm khác biệt như vậy, các ngày ở Rio de Janeiro này đã ra sao, và Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết ngài cảm thấy gì khi là Giáo Hoàng: đó là một việc cam go, Đức Thánh Cha có hạnh phúc không, và nếu có thì trong kiểu nào đức tin của ngài đã được gia tăng hay trái lại, Đức Thánh Cha đã có vài nghi ngờ?

Đáp: Làm việc của Giám Mục là một điều đẹp, rất đẹp. Vấn đề là khi một người tìm công việc ấy và cái đó thì không đẹp lắm đâu, nó không phải là của Chúa. Nhưng khi Chúa kêu gọi một Linh Mục trở thành Giám Mục, thì điều đó đẹp. Luôn luôn có nguy cơ nghĩ mình cao hơn người khác một chút, không như những người khác, là ”ông hoảng” một chút. Chúng là các nguy hiểm và là tội có đúng không? Nhưng công việc của Giám Mục thì đẹp chứ, bởi vì giúp các anh em khác tiến tới. Vị Giám Mục đi trước giáo dân để ghi dấu con đường; vị Giám Mục ở giữa giáo dân để giúp sự thông truyền; và vị Giám Mục ở trong tín hữu, bởi vì biết bao nhiêu lần tín hữu đánh hơi đường đi giỏi hơn; vị Giám Mục phải là như vậy. Anh hỏi tôi có thích không. Tôi thích làm Giám Mục, tôi thích chứ. Tại Buenos Aires tôi đã hạnh phúc biết bao, hạnh phúc biết chừng nao! Thật vậy, tôi đã hạnh phúc biết bao! Chúa đã trợ giúp tôi trong chức vụ đó. Nhưng như là Linh Mục tôi cũng đã hạnh phúc rồi, và như là Giám Mục tôi đã hạnh phúc. Trong nghĩa này tôi nói rằng tôi thích chứ!

Hỏi: Thế còn làm Giáo Hoàng thì sao?

Đáp: Cũng thế, cũng thế! Khi Chúa đặt để bạn ở đó, nếu bạn làm điều Chúa muốn, thì bạn hạnh phúc. Nhưng đó là tâm tình của tôi, là điều tôi cảm thấy.

Cha Lombardi giới thiệu một nhà báo khác thuộc nhóm Italia là Salvatore Mazza của nhật báo Tương Lai cơ quan ngôn luận chinh thức của Hội Đồng Giám Mục Italia.

Ông hỏi: Con xin lỗi Đức Thánh Cha, con không thể đứng lên được vì các dây nhợ dưới chân con. Trong các ngày qua chúng con đã thấy Đức Thánh Cha tràn đầy năng lực cả khi lúc chiều muộn. Bây giờ chúng con trông thấy Đức Thánh Cha với máy bay giống như vậy mà vẫn đứng im không một chút do dự. Chúng con muốn hỏi rằng người ta nói tới các chuyến viếng thăm sắp tới: bên Á châu, tại Giêrusalem, bên Argentina… Đức Thánh Cha đã có lịch trình xác định ít nhiều cho năm tới chưa hay là còn cần phải xem đã?

Đáp: Xác dịnh, xác xịnh, chả có gì hết. Nhưng tôi có thể nói cho anh biết về điều mà tôi đang nghĩ tới. Xin lỗi, đã xác định là ngày 22 tháng 9 đi thăm Cagliari. Rồi ngày mùng 4 tháng 10 đi thăm Assisi. Trong trí, tại Italia này thì tôi muốn đi thăm thân nhân của tôi một ngày; đi máy bay ban sáng và trở về ban chiều, vì những người thân của tôi nghèo, họ điện thoạị cho tôi và chúng tôi giữ liên lạc tốt với nhau. Nhưng chỉ trong một ngày thôi.

Ngoài Italia thì Đức Thượng Phụ Bartolomaios I muốn có một cuôc gặp gỡ để kỷ niệm 50 năm Đức Athenagora và Đức Phaolô VI gặp nhau tại Giêrusalem. Cả chính quyền Israel cũng đã đặc biệt mời tôi viến thăm Giêrusalem. Tôi tin rằng chính quyền Palestine cũng đã làm như thế. Điều này thì tôi còn đang nghĩ: chưa biết rõ là có đi hay không đi.. Thế rồi tại châu Mỹ Latinh tôi tin rằng không có khả thể trở lại, bởi vì Giáo Hoàng là người Mỹ châu Latinh, chuyến công du đầu tiên tại Mỹ chêu Latinh… Nói là hẹn gặp lại nhau! Nhưng cũng phải đợi một chút chứ! Tôi tin là có thể đi Á châu, nhưng điều này còn ở trong không khí. Tôi đã có lời mời từ Sri Lanka và cả Philippines nữa… Nhưng cần phải đi thăm Á châu. Bởi vì Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chưa có giờ đi Á châu. Đây là điều quan trọng. Ngài đã đi Úc châu rồi Âu châu và châu Mỹ Latinh, nhưng Á châu thì chưa… Đi Argentina, trong lúc này tôi tin rằng có thể chờ một chút, bởi vì tất cả các chuyến đi có một thứ tự ưu tiên nào đó. Tôi đã muốn đi Costantinopoli ngày 30 tháng 9, để thăm Đức Thượng Phụ Bartolomaios I nhưng không thể được đối với lịch trình làm việc của tôi. Nếu chúng tôi gặp nhau thì sẽ gặp nhau tại Giêrusalem.

Có nhà báo hỏi: Thế còn Fatima, Đức Thánh Cha trả lời: cũng có lời mời từ Fatima, vâng đúng thế, đúng thế. Có lời mời đi Fatima.

Một người khác ở xa hỏi Thưa Đức Thánh Cha, 30 tháng 9 hay 30 tháng 11? Đức Thánh Cha trả lời: Tháng 11, tháng 11, dịp lễ thánh Anrê.

Cha Lombardi nói bây giờ chúng ta vòng lại Hoa Kỳ và nhường lời cho chị Ada Messia của phát thanh truyền hình CNN.

Chị hỏi: Con xin chào Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha đứng vững hơn con trên máy bay. Câu hỏi của con là khi gặp giới trẻ Argentina, Đức Thánh Cha đã nói đùa, nhưng có lẽ cũng hơi nghiêm chỉnh rằng đôi khi Đức Thánh Cha cũng cảm thấy bị nhốt trong chuồng. Chúng con muốn biết Đức Thánh Cha ám chỉ một cách chính xác điều gì?

Đáp: Chị biết là đôi khi tôi đã muốn đi ra ngoài đường phố Roma… Bởi vì tại Buenos Aires tôi thích đi ra đường phố, tôi thích lắm! Trong nghĩa này tôi cảm thấy như bị nhốt trong lồng. Nhưng tôi phải nói điều này, bởi vì các cảnh binh Vaticăng rất là tốt, tốt, tốt lăm, và tôi rất biết ơn họ. Bây giờ họ để cho tôi làm một cái gì hơn nữa, tôi tin thế… nhưng mà nhiệm vụ của họ là giữ gìn an ninh mà. Bị nhốt trong lồng là theo nghĩa đó. Tôi thì tôi thích đi ra ngoai đường phố, nhưng tôi hiểu là không thể được, tôi hiểu chứ. Tôi đã nói điều ấy trong nghĩa này. Bởi vì thói quen của tôi – như chúng tôi quen nói tại Buenos Aires – tôi đã là một linh mục đường phố.

Khi cha Lombardi mời một nhà báo người Brasil là Marcio Campos lên đặt câu hỏi thì Đức Thánh Cha nói: Tôi đã hỏi giờ, bởi vì họ phải dọn bữa ăn tối. Mà các anh các chị không đói à? Mọi người nhao nhao thưa: Không ạ, không ạ.

Ngày mai chúng tôi sẽ tường thuật cùng qúy vị và các bạn phần hai của bài phỏng vấn dài hấp dẫn này của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cho tới nay chưa có vị Giáo Hoàng nào để cho các nhà báo phỏng vấn nhiều và dài như vậy.

(SD 29-7-2013)

Linh Tiến Khải -Vatican Radio

Các câu trả lời của Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên đường từ Rio trở về Rôma

Các câu trả lời của Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên đường từ Rio trở về Rôma

Ký giả Andrea Tornielli, người tháp tùng Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Rio trở về Rôma, cho hay trong chuyến bay này, Đức Giáo Hoàng đã trả lời khoảng 12 câu hỏi, một số câu liên quan tới bản thân ngài, một số câu liên quan tới các vấn đề nhậy cảm và nóng bỏng về Vatican.

Các ký giả thi nhau “bắn” những câu hỏi tự phát vào Đức Thánh Cha trong 1 giờ 20 phút. Ngài bằng lòng tổ chức cuộc họp báo ngay sau khi máy bay vừa cất cánh, dù rất mệt sau một tuần Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đầy biến cố tại Ba Tây. Đức Phanxicô làm ngạc nhiên các ký giả vì việc ngài sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi do họ đặt ra với ngài, dù là những câu đụng tới các vấn đề thực sự gai góc như cuộc cải tổ Ngân Hàng Vatican, vụ Ricca, vụ vận động đồng tính, Vatileaks và ngay cả nội dung chiếc cặp da mà ngài mang lên máy bay đưa ngài tới Ba Tây vào tuần trước.

Bài này tóm tắt một số điều được đề cập trên chuyến bay trở lại Rôma, một cuộc đàm đạo cho thấy Đức Phanxicô thoải mái ra sao đối với các nhà báo. Rõ ràng là ngay từ đầu, ngài đã quyết định tổ chức cuộc họp báo trên chuyến trở về chứ không phải trên chuyến ra đi, để các nhận định của ngài không làm lu mờ các biến cố của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đây cũng là một điều nữa xác nhận khả năng truyền thông của Đức Phanxicô và cho thấy ngài không cần bất cứ bác sĩ “thẩm mỹ” nào để tăng tiến hình ảnh của ngài cả.

Ngân hàng Vatican cần cải tổ

“Các Hồng Y đã khởi sự công việc cần phải làm ngay trong các cuộc họp toàn thể trước Mật Nghị Viện bầu giáo hoàng rồi. Triết lý hành động hiện đang được thực hiện bởi một ủy ban gồm 8 Hồng Y; điều quan trọng là các ngài là những người từ bên ngoài. Công việc của ủy ban là khai triển mối liên hệ giữa tính hợp đoàn và tính tối thượng. Các đề nghị cải tổ thì nhiều lắm và các đề nghị này liên quan tới Phủ Quốc Vụ Khanh và dĩ nhiên Viện Các Công Trình Tôn Giáo (IOR). Tôi dự tính sẽ giải quyết vấn đề này vào năm tới nhưng kế hoạch này nay đã bị thay đổi vì các vấn nạn mà qúy bạn đã biết rồi. Chúng ta cải tổ và sửa cho đúng điều cần phải đúng ra sao? Tôi đã cho lập một ủy ban “cố vấn”. Tôi không biết điều gì sẽ xẩy ra cho IOR: người thì cho rằng tốt hơn nên có một ngân hàng, người lại bảo nên đóng cửa nó.Tôi thì tôi tin tưởng ở công trình đang được thực hiện bởi những người được tuyển dụng làm việc tại IOR và ủy ban. Tôi không biết thành quả sẽ ra sao: ta cần phải thử để thấy điều gì xuôi chẩy. Nhưng bất cứ điều gì xẩy ra với IOR, điều cần thiết chắc chắn phải là trong sáng và trung thực”.

Nội dung chiếc cặp da nhỏ

“Tôi mang theo chiếc cặp lên chuyến bay với tôi vì tôi luôn làm thế. Cái gì trong đó ư? Chiếc dao cạo râu của tôi, sách nguyện của tôi, cuốn nhật ký của tôi và một cuốn sách để đọc. Cuốn sách này viết về Thánh Nữ Têrêxa đệ Lisieux, vị mà tôi rất sùng kính. Mang cặp là chuyện bình thường, ta cần phải bình thường, ta cần làm quen với chuyện sống bình thường, bởi thế, tôi rất ngỡ ngàng khi người ta chú ý tới chiếc cặp. Dù sao, cũng không có chìa khóa bom nguyên tử trong đó…”

Tại sao Đức Phanxicô luôn xin người ta cầu nguyện cho ngài

“Tôi luôn xin người ta ‘cầu nguyện cho tôi’. Khi còn là một linh mục, tôi không xin điều này thường lắm. Tôi bắt đầu xin điều ấy thường hơn khi tôi trở thành giám mục. Tôi cảm thấy mình có nhiều yếu điểm và vấn đề, còn là một người tội lỗi nữa. Lời xin này là điều xuất phát từ nội tâm. Tôi cũng xin Đức Mẹ cầu nguyện cho tôi nữa. Đây là một thói quen phát xuất từ trái tim. Đây là điều tôi cảm thấy cần phải xin”.

Các thay đổi và chống đối trong Giáo Triều

“Các Hồng Y từng yêu cầu phải có thay đổi ngay cả trước Cơ Mật Viện và đó cũng là nguyện vọng của chính tôi. Thí dụ, tôi không thể sống một mình trong Tông Điện được. Tông Điện dành cho giáo hoàng lớn nhưng đâu có hoang phí gì. Tuy nhiên, tôi không thể sống một mình với chỉ một nhóm người nhỏ. Tôi muốn sống với và gặp gỡ nhiều người. Chính vì thế tôi bảo tôi không thể (sống trong Tông Điện) vì lý do “phân tâm học”: tôi không thích hợp với nó vì “tâm thần” và ai cũng cần phải trung thực với chính mình. Căn hộ của các Hồng Y khiêm tốn hơn, ít là những căn tôi thấy. Tất cả chúng ta phải sống như Chúa yêu cầu ta sống. Nhưng mọi người phục vụ Giáo Hội nên sống một đời sống khiêm tốn nói chung. Trong Giáo Triều, có nhiều vị thánh, nhiều giám mục, linh mục, giáo dân chịu là những người làm việc. Nhiều người trong số này âm thầm kín đáo đi thăm người nghèo hay thi hành thừa tác vụ tại nhà thờ này hay nhà thờ nọ trong các giờ rảnh. Nhưng cũng có những người không được thánh thiện như thế và những trường hợp này đang gây ồn ào vì một cây đổ gây ồn ào hơn cả cánh rừng đang mọc. Tôi cảm thấy bị thương tổn khi những điều như thế xẩy ra.Ta có một đức ông (Nunzio Scarano, kế toán gia cao cấp tại Cơ Quan Quản Trị Gia Tài Của Tòa Thánh, tắt là APSA) đang ngồi tù. Ngài không vào tù vì giống Chân Phúc Imelda (một kiểu nói của Á Căn Đình có nghĩa là không phải thánh nhân). Tôi nghĩ Giáo Triều hơi đi xuống một chút. Trước đây vốn có một số thành viên kỳ cựu của Giáo Triều trung thành và chịu làm việc. Đó là điều Giáo Triều cần có. Nếu có chống đối nào thì chắc chắn tôi chưa được thấy. Chắc chắn tôi chưa thực hiện được nhiều nhưng tôi đã tìm được trợ lực; tôi đã thấy một số người trung thành. Tôi muốn người ta cho tôi hay họ bất đồng điều gì. Những người này là những người thực sự trung thành. Rồi có những người nói họ đồng ý nhưng sau lưng qúy bạn lại nói ngược lại. Tôi chưa gặp ai như vậy cả”.

Tại sao Đức Phanxicô không nói bất cứ điều gì về phá thai và hôn nhân đồng tính lúc ở Ba Tây?

“Giáo Hội đã nói về các vấn đề này và chủ trương của Giáo Hội đã rõ ràng. Tôi cần dóng lên chủ trương tích cực trong chuyến viếng thăm Ba Tây của tôi”

Tại sao tự gọi là Giám Mục Rôma mà lại không có nghĩa là “đứng đầu những người ngang hàng” (primus inter pares)?

“Qúy bạn không cần đoán mò. Giáo hoàng là một giám mục; ngài là Giám Mục Rôma, vốn là trung tâm mọi sự. Đây là tước hiệu tối cao từ đó mà có các tước hiệu khác. Nhưng dùng tước hiệu này để chỉ rằng Người Kế Vị Phêrô là ‘người đứng đầu những người ngang hàng’ có nghĩa phải đi xa hơn thế. Nhấn mạnh trên tước hiệu số một, tức Giám Mục Rôma, là để phát huy đại kết”.

Công việc của một giám mục và công việc của giáo hoàng

“Làm giám mục là việc lớn. Nhưng khi người ta cố gắng trở nên một giám mục, thì đó là vấn đề và không hẳn tốt đẹp gì. Luôn có nguy cơ này: giám mục dám coi mình cao hơn những người khác; ngài dám cảm thấy mình như một ông hoàng. Nhưng việc giám mục làm thì hết sức kỳ diệu: ngài có nhiệm vụ dẫn dắt tín hữu, ở giữa họ và ở đàng sau họ. Trước đây, tôi sung sướng được làm giám mục Buenos Aires. Tôi sung sướng lắm. Nay tôi cũng sung sướng được làm giáo hoàng. Khi Chúa đặt qúy bạn ở đâu và bạn đồng ý làm điều gì đó do Người yêu cầu, qúy bạn sẽ sung sướng”.

Về những chuyến đi tương lai

“Chưa có gì được quyết định chắc chắn cả. Tôi hy vọng đi thăm các thân nhân Ý của tôi tại Piemonte. Tôi muốn đi bằng máy bay, chỉ một ngày thôi. Thượng Phụ Bartholomew đã mời tôi tới Giêrusalem để kỷ niệm năm thứ 50 ngày Đức Phaolô VI gặp Thượng Phụ Athenagoras ở đó. Tôi đã nhận được lời mời của chính phủ Do Thái và của Nhà Cầm Quyền Palestine. Tôi sẽ không đi Châu Mỹ La Tinh vào lúc này: dù sao tôi cũng vừa ở đó xong. Hiện nay, Á Căn Đình phải chờ thôi. Tôi cần thăm Á Châu, điều mà Đức Bênêđíctô XVI chưa có cơ may thực hiện. Vào ngày 30 tháng Mười Một, tôi rất hy vọng được đi Constantinople dự lễ Thánh André nhưng lịch trình của tôi không cho phép. Tôi cũng đã nhận được lời mời đi Fatima”.

Câu nhận định của Đức Giáo Hoàng “tôi cảm thấy như đang ở trong lồng”

“Qúy bạn biết có biết bao lần tôi muốn được tản bộ qua các phố phường Rôma đến là chừng nào! Tôi rất yêu nó. Tôi là một 'linh mục của đường phố'. Nhưng cảnh sát Vatican thực sự tốt với tôi; họ dành cho tôi nhiều tự do hơn”.

Vấn đề an ninh ở Ba Tây

“Dù ai cũng nói tới việc thiếu an ninh ở Rio, nhưng nào có tai nạn nào trong tuần lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới đâu. Mọi sự đều tự phát. Ít an ninh có nghĩa là tôi được ở gần dân chúng hơn. Tôi muốn tin tưởng nơi dân chúng. Dĩ nhiên, vẫn có nguy cơ có một người điên nào đó ở giữa họ nhưng Chúa cũng ở đó luôn. Tôi không muốn xe chống đạn vì qúy bạn đâu có đặt khiên mộc giữa giám mục và dân chúng. Tôi thích tính điên loạn của việc gần gũi này. Nó tốt cho mọi người”.

Về Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng

“Vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, tôi không thể gặp họ. Có lần tôi còn nói rằng họ làm lộn xộn việc cử hành phụng vụ với những bài học về nhạc Samba! Rồi tôi biết họ hơn và bị họ chinh phục. Tôi thấy việc họ làm và cử hành Thánh Lễ hàng năm cho họ tại Buenos Aires. Tôi nghĩ các phong trào đều cần thiết; họ là ơn phúc của Chúa Thánh Thần. Giáo Hội tự do; Chúa Thánh Thần làm bất cứ điều gì Người muốn”.

Về những sắp xếp đặc biệt thường dành cho các chuyến bay của Đức Giáo Hoàng

“Trên chuyến máy bay này, không có sắp xếp nào đặc biệt cho tôi cả; không có giường. Tôi đã gửi thư hoặc gọi điện thoại để bảo họ tôi không yêu cầu bất cứ điều gì”.

Vai trò nữ giới trong Giáo Hội

“Giáo Hội không có nữ giới giống như Đoàn Tông Đồ mà không có Đức Maria. Vai trò của nữ giới phản ảnh vai trò của Trinh Nữ Maria. Và Trinh Nữ Maria vốn là một tông đồ quan trọng nhất trong số mọi tông đồ. Giáo Hội là nữ giới vì Giáo Hội vốn là một người vợ và là một người mẹ. Giáo Hội không thể hiểu được nếu không có nữ giới phục vụ. Đây là một thí dụ không hẳn ăn nhằm chi với Giáo Hội: tôi thấy các phụ nữ Paraguay là những con người đáng tôn vinh. Sau chiến tranh (giữa Paraguay và Ba Tây trong các năm 1864 và 1870), mỗi tám phụ nữ mới có một người đàn ông. Nhưng các bà đều muốn có con, cứu quê hương, văn hóa và đức tin của họ. Đây là cách ta phải quan niệm phụ nữ trong Giáo Hội. Ta vẫn chưa có một nền thần học về phụ nữ. Ta cần tạo ra nó. Giáo Hội từng thảo luận việc phong chức giám mục cho nữ giới nhưng rồi đã quyết định chống lại. Đức Gioan Phaolô II đã đưa ra câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này để chấm dứt nó. Nhưng ta nên nhớ rằng Đức Maria còn quan trọng hơn các giám mục tông đồ, nên phụ nữ trong Giáo Hội quan trọng hơn các giám mục và linh mục”.

Mối liên hệ của Đức Phanxicô với “ông nội” Bênêđíctô XVI

“Lần cuối cùng có hai hay ba giáo hoàng tại Vatican, các ngài đâu có nói chuyện với nhau, họ chỉ đấu tranh xem ai là giáo hoàng thực sự. Tôi thì tôi rất quan tâm tới Đức Bênêđíctô XVI, ngài là người của Thiên Chúa, một người khiêm nhường, một người cầu nguyện. Tôi vốn sung sướng khi ngài được bầu làm giáo hoàng và rồi quyết định từ nhiệm… Tôi nghĩ ngài quả là một điều gì đó. Nay khi ngài sống tại Vatican, có người hỏi tôi: há ngài không đang cản đường Đức Thánh Cha đó sao? Ngài không là một cản trở đó sao? Không, với tôi, như là có được một người ông khôn ngoan sống với mình. Trong gia đình, người ông luôn được kính trọng và lắng nghe. Đức Bênêđíctô XVI không hề pha mình (vào việc gì). Với tôi, giống như có người ông quanh mình; ngài là khuôn mạo người cha đối với tôi. Có vấn đề gì tôi đều có thể đi nói chuyện với ngài, như đã từng thực hiện với vụ Vatileaks đầy nghiêm trọng… Khi gặp các Hồng Y vào ngày 28 tháng Hai để nói lời từ biệt, ngài nói rằng ‘giáo hoàng mới đang ở giữa qúy huynh, với ngài tôi xin đoan hứa vâng lời vô điều kiện’. Ngài quả là người phi thường!”

Về việc cho các cặp ly dị tái hôn được chịu các bí tích

“Đây là một vấn đề đang diễn tiến. Tôi nghĩ đến lúc phải tỏ lòng nhân từ. Thời thế đã thay đổi và Giáo Hội đang phải đương đầu với nhiều vấn đề, một phần vì những chứng cớ tiêu cực của một số linh mục. Chủ nghĩa giáo sĩ trị đã gây ra nhiều thương tích và những thương tích này cần được chữa lành bằng lòng nhân từ. Giáo Hội là một người mẹ và trong Giáo Hội, ta cần nhân từ đối với mọi người. Ta không nên chỉ ngồi chờ người bị thương đến với ta, ta cần ra ngoài tìm kiếm họ. Tôi nghĩ lúc tỏ lòng nhân từ đã đến như Đức Gioan Phaolô II từng tiên đoán khi dẫn nhập Lễ Lòng Thương Xót Chúa. Người ly dị có thể rước lễ, chỉ những ai ly dị rồi tái hôn mới không thể rước lễ. Ở đây, tôi phải nói thêm rằng Chính Thống Giáo theo thần học nhiệm cục và cho phép tái hôn. Khi ủy ban 8 Hồng Y họp vào đầu tháng Mười, chúng tôi sẽ thảo luận phải tiến hành ra sao. Giáo Hội đang xem sét cẩn thận các sáng kiến mục vụ về hôn nhân. Vị tiền nhiệm ở Buenos Aires của tôi, Đức Hồng Y Quarracino, quen nói: ‘tôi coi phân nửa các cuộc hôn nhân ngày nay là vô hiệu vì người ta lấy nhau mà chẳng hiểu điều này có nghĩa vĩnh viễn. Họ cưới nhau chỉ vì thuận tiện xã hội…’ Vấn đề vô hiệu cũng cần được xem sét”.

Tôi vẫn cảm thấy mình là một tu sĩ Dòng Tên

“Các tu sĩ Dòng Tên phải vâng lời giáo hoàng nhưng nếu giáo hoàng là một tu sĩ Dòng Tên, thì ngài vâng lời ai? Cha bề trên cả chăng? Tôi cảm thấy tôi là một tu sĩ Dòng Tên theo nghĩa thiêng liêng; tôi nghĩ về tôi như một tu sĩ Dòng Tên và suy nghĩ như một tu sĩ Dòng Tên, nhưng không giả hình”.

Những điều tốt xấu trong mấy tháng qua

“Một điều tốt là được gặp gỡ các giám mục Ý. Cuộc du hành tới Lampudesa của tôi là một kinh nghiệm đau lòng nhưng có ích cho tôi. Nó làm tôi đau lòng khi nghĩ tới những người chết trước khi tới bờ và những người trở thành nạn nhân của hệ thống kinh tế xã hội hoàn cầu. Nhưng điều tệ nhất xẩy ra cho tôi là cái chứng đau thần kinh tọa tôi bị ngay tháng đầu triều giáo hoàng của tôi vì cái ghế tôi ngồi để tiếp người ta. Nó làm tôi rất đau đớn; tôi không muốn ngồi lên nó nữa! Tôi rất ngạc niên sao nhiều người ở Vatican đến thế”.

Vụ tai tiếng Vatileaks

“Khi đi thăm Đức Bênêđíctô XVI tại Castel Gandolfo, tôi thấy một chiếc hộp và một chiếc phong bì trên một chiếc bàn. Đức Bênêđíctô XVI bảo tôi chiếc hộp đựng mọi chứng từ được thu thập từ uỷ ban 3 Hồng Y có nhiệm vụ xem sét vụ tai tiếng Vatileaks, còn chiếc phong bì thì đựng các kết luận của các ngài. Đức Bênêđíctô XVI đã thuộc lòng tất cả. Đây là vấn đề lớn nhưng không làm tôi hoảng sợ”.

Các Giáo Hội Chính Thống

“Các Giáo Hội Chính Thống đã duy trì được một nền phụng vụ hết sức đẹp đẽ. Chúng ta có hơi lơ là ý nghĩa của việc thờ phượng. Họ thờ phượng Thiên Chúa và họ ca hát việc này; thì giờ không đáng kể đối với họ. Một ngày kia nhân nói đến Tây Âu, họ bảo “ex Oriente lux”, “ex Oriente luxus”, nghĩa là ánh sáng phát xuất từ Phương Đông, xa hoa (thứ gây nhiều tai hại) phát xuất từ Phương Tây. Giáo Hội Chính Thống duy trì được cái đẹp của việc Thiên Chúa ở tâm điểm mọi sự. Khi qúy bạn đọc Dostoevsky, các bạn thực sự cảm nhận được tinh thần Nga và tinh thần Phương Đông. Ta rất cần được hít thở không khí tươi mát này, ánh sáng từ Phương Đông này”.

Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II được chấp thuận phong thánh

“Đức Gioan XXIII giống một linh mục miền quê yêu thương từng mỗi con chiên của ngài và ngài tiếp tục làm thế khi làm giám mục và làm sứ thần. Tôi nghĩ tới tất cả những giấy rửa tội giả ngài từng tạo ra để cứu người Do Thái lúc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài có khiếu ưa khôi hài. Khi làm sứ thần, có những người ở Vatican không ưa ngài và bắt ngài phải chờ đợi lâu lắc mỗi lần phải tới Rôma. Ngài chưa bao giờ thở than một lần; ngài chỉ lần chuỗi mân côi và đọc sách nguyện. Ngài quả là người hiền hậu. Hai mươi lăm ngày trước khi Đức Gioan XXIII qua đời, Đức Cha Agostino Casaroli tới trình ngài về một sứ mệnh tại một trong các nước Đông Âu, Tiệp Khắc hay Hung Gia Lợi gì đó, tôi không nhớ rõ. Trước khi Đức Cha quay gót, Đức Gioan XXIII hỏi: “Đức Cha có còn đi thăm người trẻ ở trong tù không?”. Đức Cha Casaroli đáp ngài đã đi. “Đừng bao giờ bỏ rơi họ!”. Ngài nói như thế với một nhà ngoại giao tới nói với ngài về sứ mệnh của mình. Đức Gioan XXIII là và vốn là một vĩ nhân. Ngài triệu tập Công Đồng Vatican II. Đức Piô XII trước đó cũng có ý định này rồi nhưng thời gian chín mùi chưa tới. Đức Gioan không nghĩ tới chuyện thời gian có chín mùi hay không, ngài chỉ theo Chúa Thánh Thần . Đức Gioan Phaolô II là một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất của Giáo Hội, ngài ra đi và cảm nhận ngọn lửa cháy bùng này; ngài giống Thánh Phaolô. Đó là lý do tại sao tôi coi ngài là vĩ nhân. Phong thánh cho các ngài cùng một lúc là cách gửi tới Giáo Hội sứ điệp này: các ngài là những vĩ nhân, quả các ngài là những vĩ nhân… Ngày nguyên thủy để phong thánh cho các ngài là ngày 8 tháng 12 nhưng những nghèo không đủ khả năng mua vé máy bay phải từ Ba Lan tới bằng xe buýt mà đường xá vào tháng 12 thì lạnh giá. Nên ta cần nghĩ tới một ngày khác. Ta có thể tổ chức vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua năm nay nhưng lại hơi khó khăn ở chỗ quá sớm vì cơ mật viện cho việc phong thánh chỉ diễn ra vào ngày 30 tháng 9. Một ngày khác có thể tổ chức được là Lễ Lòng Thương Xót Chúa vào năm tới”.

Các tố cáo chống vị giáo phẩm của Viện Các Công Trình Tôn Giáo

“Về trường hợp Đức Ông Ricca (vị giáo phẩm ngay khi được bổ nhiệm đã bị tố cáo có những tác phong xấu xa cách đây 13 năm lúc còn phục vụ tại Tòa Sứ Thần ở Paraguay), tôi đã hành động phù hợp với giáo luật và truyền khởi sự một cuộc điều tra. Không một lời tố cáo nào chống lại ngài là thật cả. Chúng ta không kiếm được bất cứ điều gì (sai) cả!Trong Giáo Hội, đôi khi cũng có trường hợp người ta cố bới móc tội lỗi người khác phạm lúc còn trẻ rồi cho công bố các tội lỗi này lên. Ta không nói tới các tội ác hay các vi phạm như lạm dụng trẻ em là những vấn đề hoàn toàn khác, ta nói về tội lỗi (sins). Nếu một giáo dân, một linh mục hay một nữ tu phạm một tội lỗi nào đó rồi ăn năn hối tội và xưng tội, thì Chúa tha thứ và quên hết. Phần chúng ta, chúng ta có quyền gì mà lại không quên, vì nếu thế ta sẽ liều mình bị Chúa không quên chính tội lỗi ta. Tôi thường nghĩ tới Thánh Phêrô, người đã phạm tội lớn nhất trong các tội, là chối Chúa Giêsu. Ấy thế mà ngài vẫn được cử nhiệm làm giáo hoàng. Nhưng tôi xin lặp lại, chúng tôi không tìm được chứng cớ nào chống lại Đức Ông Ricca cả”.

Nhóm vận động đồng tính

“Người ta đã viết nhiều về nhóm vận động đồng tính. Tôi chưa gặp ai ở Vatican mang chữ ‘đồng tính’ trên thẻ căn cước của họ cả. Có sự phân biệt giữa việc đồng tính, có khuynh hướng này và việc vận động (cho nó). Vận động là điều không tốt. Nếu người đồng tính nào đó thực tình đi tìm kiếm Thiên Chúa, thì tôi là ai mà dám phê phán họ? Giáo Hội Công Giáo dạy rằng ta không được kỳ thị người đồng tính; trái lại phải làm cho họ cảm thấy được chào đón. Là người đồng tính không có vấn đề gì cả, vận động mới là vấn đề và điều này đúng cho bất cứ loại vạn động hậu trường nào, vận động hậu trường về kinh doanh, về chính trị hay vận động hậu trường Tam Điểm”.

LM Vũ văn An

Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho đài truyền hình Brasil Globo sau khi kết thúc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro

Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho đài truyền hình Brasil Globo sau khi kết thúc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro

Chuyến viếng thăm Brasil của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro đã kết thúc rất tốt đẹp. Trước khi rời Brasil để trở về Roma Đức Thánh Cha đã dành cho đài truyền hình Brasil Globo một buổi phỏng vấn dài. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn nội dung bài phỏng vấn này.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha đã được tiếp đón ra sao tại Brasil?

Đáp: Tôi đã được tiếp đón với lòng trìu mến mà tôi đã không biết đến, một cách rất nồng nhiệt. Người dân Brasil có một trái tim rất lớn. Liên quan tới sự cạnh tranh giữa Brasil và Argentina, thì tôi tin là nó đã được vượt thắng rồi. Chúng tôi đã làm một áp phe với nhau: Đức Thánh Cha là người Argentina, nhưng mà Thiên Chúa là người Brasil.

Hỏi: Tại Brasil này Đức Thánh Cha đã dùng một chiếc xe rất đơn sơ. Thế rồi ngài lại còn ở nhà trọ thánh Marta nữa. Sự đơn sơ này có phải là một chỉ dẫn mới cho các Linh Mục, Giám Mục và các Hồng Y không?

Đáp: Đó là những điều khác nhau. Cần phải phân biệt và giải thích chúng. Chiếc xe mà tôi dùng bên Brasil này rất giống chiếc xe tôi dùng ở Roma, một chiếc xe Ford Focus mầu xanh. Đó là một chiếc xe đơn sơ, ai đó có thể mua được. Trong điều này tôi tin rằng chúng tôi phải làm chứng cho sự đơn sơ, cả cho sự nghèo túng nữa. Người dân của chúng ta đòi hỏi sự nghèo nàn nơi các Linh Mục của họ. Họ đòi buộc trong nghĩa tốt, chứ họ không xin chúng tôi điều đó. Người dân cảm thấy con tim bị thương tích, khi trông thấy các người sống đời thánh hiến bám víu vào tiền bạc. Và đó là điều xấu. Thế rồi không phải là gương tốt để theo, khi một Linh Mục có một chiếc xe mốt mới nhất. Tôi tin rằng… tôi đã luôn luôn nói với các cha xứ ở Buenos Aires: linh mục cần một chiếc xe, đó là điều cần thiết. Trong giáo xứ có hàng ngàn việc phải làm, các di chuyển là điều cần thiết. Nhưng nó phải là một chiếc xe khiêm tốn. Đó là liên quan tới xe.

Về việc quyết định sống tại nhà trọ thánh Marta, tôi đã không quyết định vì sự đơn sơ, bởi vì căn hộ của Giáo Hoàng lớn, nhưng không sang trọng. Nó đẹp, nhưng không có sự sang trọng như trong thư viện của các tầng bên dưới, nơi chúng tôi tiếp khách. Có rất nhiều tác phẩm tuyệt tác, rất đẹp, nhưng căn hộ thì đơn sơ. Tuy nhiên, quyết định ở lại trong nhà trọ thánh Marta liên quan tới tôi, như tôi được tạo dựng nên như vây. Tôi không sống một mình được. Tôi không thể sống đóng kín. Tôi cần sự hiện diện của người ta. Vì thế tôi quyết định giải thích nó như thế này: tôi quyết định ở lại trong nhà trọ thánh Marta, bởi vì nhà phân tâm học khuyên tôi như thế.

Để không phải sống một sự cô đơn không tốt cho tôi. Và cũng là để tiết kiệm nữa, nếu không thì tôi phải tiêu nhiều tiền cho các nhà phân tâm, và như thế thì không tốt. Tôi sống ở đây để ớ với người ta. Nhà trọ thánh Marta là một nhà tiếp đón, trong đó có 40 Giám Mục và Linh Mục làm việc trong Tòa Thánh. Có trên dưới 130 phòng, có các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y và giáo dân ở trong đó. Tôi dùng bữa với tất cả mọi người, ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Chúng tôi luôn gặp những người khác, và tôi thích điều này. Đó là các lý do chính. Bây giờ tôi xin qua luật tổng quát: tôi tin rằng Thiên Chúa xin chúng ta sống đơn sơ hơn trong lúc này đây. Nó là một cái gì đến từ bên trong, làm tâm trí vui sướng. Công Đồng đã lôi kéo sự chú ý tới điều này: một cuộc sống đơn sơ hơn, nghèo hơn. Tôi không biết đã trả lời cho các câu hỏi liên quan tới xe và nhà trọ thánh Marta, và các luật lệ tổng quát hay chưa.

Hỏi: Đức Thánh Cha đã nhắc cho con biết việc tôn phong Hiển thánh cho Đức Gioan XXIII. Đây có phải là một mẫu gương mà Đức Thánh Cha muốn lấy lại hay không?

Đáp: Tôi tin rằng hai vị Giáo Hoàng sẽ được phong Hiển thánh trong cùng một lễ nghi là hai gương mẫu bổ túc cho nhau trong Giáo Hội. Cả hai vị đã làm chứng cho việc canh tân Giáo Hội và đồng thời, cũng đã biết duy trì truyền thống của Giáo Hội. Cả hai vị đã mở các cánh cửa cho tương lai. Đức Gioan XXIII đã mở cửa của Công Đồng cho tới ngày nay còn linh hứng cho chúng ta, nhưng vẫn chưa được thực hành. Đem ra thực hành các quyết định của Công Đồng không phải là dễ, cần phải chờ đợi. Để thực thi các quyết định của một Công Đồng trung bình phải cần tới 100 năm. Như thế chúng ta mới đi được nửa đường thôi. Và Đức Gioan Phaolô II đã cầm vali và đi đó đây trên thế giới. Ngài đã là một thừa sai, ngài đã đi phổ biến sứ điệp của Giáo Hội. Một thừa sai. Đó là hai vĩ nhân đối với Giáo Hội ngày nay. Vì thế đối với tôi sẽ là một niềm vui lớn trông thấy cả hai vị được tôn phong Hiển thánh trong cùng một ngày, trong cùng một buổi cử hành.

Hỏi: Khi Đức Thánh Cha tới Brasil, việc giữ an ninh đã không được đúng đắn. Với xe chở ngài bị dừng lại ở đó giữa đám đông, Đức Thánh Cha Phanxicô có sợ hãi không? Đức Thánh Cha đã cảm thấy gì trong lúc đó?

Đáp: Tôi không sợ hãi. Tôi vô ý thức, nhưng tôi không sợ hãi. Tôi biết là không có ai chết trong Kinh Chiều. Khi tới, thì điều Thiên Chúa muốn sẽ đến. Nhưng trước chuyến du hành, tôi đã đi coi chiếc xe sẽ phải gửi qua Brasil. Nó hoàn toàn bọc kính, kín mít. Nếu chúng ta muốn ở với những người chúng ta yêu mến, với các bạn bè, chúng ta muốn thông truyền với nhau, thì đừng du hành với một căn nhà bằng kính. Không, tôi sẽ không thể nào đến đây để trông thấy dân chúng có con tim vĩ đại như thế, mà bị đóng kín trong một cái hộp bằng kính được. Và khi tôi ở trong xe, dọc đường tôi quay kính xuống. Để có thể giơ tay chào dân chúng. Tôi muốn nói rằng: hoặc là tất cả hoặc là không gì hết. Hoặc là du hành như phải làm, hay là không du hành.

Việc thông truyền một nửa là điều không tốt. Tôi xin cám ơn lực lượng an ninh Vaticăng về cung cách tổ chức chuyến viếng thăm và sự chú ý mà họ luôn luôn có. Về điểm này tôi phải rất là rõ ràng. Và tôi cũng xin cám ơn lực lượng an ninh Brasil rất nhiều, thật vậy. Bởi vì ở đây họ lo lắng cho tôi để không xảy ra điều gì đáng tiếc. Điều gì đó có thể xảy ra, một người nào đó có thể đánh tôi… có thể xảy ra. Tất cả các lực lượng an ninh đã làm việc rất tốt. Tuy nhiên, họ biết tôi thiếu kỷ luật trong nghĩa này. Không phải vì tôi hành động như là một đứa bé vô kỷ luật. Không, nhưng bởi vì tôi đã tới thăm dân chúng và tôi muốn đụng vào họ.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Claudio Hummes, là bạn thân của Đức Thánh Cha, đã đề cập tới nỗi lo lắng về sự kiện tín hữu công giáo tại châu Mỹ Latinh hướng tới các tôn giáo khác, nhất là các giáo phái tin lành. Vậy con xin hỏi Đức Thánh Cha: tại sao lại xảy ra chuyện vậy này, và có thể làm gì bây giờ?

Đáp: Tôi không biết các lý do và cũng không biết con số. Tôi đã nghe nói về đề tài này trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục. Năm 2001, là điều chắc chắn, rồi trong một Thượng Hội Đồng Giám Mục khác nữa, đã có nỗi âu lo đối với cuộc xuất hành của các tín hữu khỏi Giáo Hội công giáo. Tôi không biết cuộc sống Brasil, để có thể đưa ra một câu trả lời. Tôi tin có lẽ Đức Hồng Y Hummes nói về điều này, nhưng tôi không chắc chắn, nhưng nếu qúy vị nói với tôi là bởi vì qúy vị biết. Tôi không biết giải thích hiện tượng này. Tôi xin đưa ra một giả thiết: đối với tôi việc gần gữi với Giáo Hội là điều nền tảng, bởi vì Giáo Hội là mẹ, và chúng ta không biết một bà mẹ qua liên lạc từ xa. Mẹ nâng niu chúng ta, đụng chạm tới chúng ta, hôn chúng ta và yêu thương chúng ta. Khi Giáo Hội dấn thân trong hàng ngàn việc, lơ là sự gần gũi này, lơ là điều đó, và chỉ thông truyền với các tài liệu, thì giống như một bà mẹ liên lạc với con cái qua thư từ. Tôi không biết đó có phải là điều xảy ra tại Brasil này hay không, nhưng tôi biết là nó đã xảy ra trong một vài vùng bên Argentina: Giáo Hội thiếu sự gần gũi. Thiếu các Linh Mục. Thiếu các Linh Mục, vì thế vài vùng bị bỏ trống. Và người dân tìm kiếm, họ cần đến Tin Mừng.

Có một Linh Mục kể lại với tôi rằng cha đã đi làm việc thừa sai tại một vùng ở niền nam nước Argentina, nơi từ 20 năm qua đã không có một Linh Mục nào. Đương nhiên là dân chúng lắng nghe vị mục sư, vì họ cần lắng nghe Lời Chúa. Khi cha đến nơi, thì có một bà rất là thông thái nói với cha rằng: ”Con giận lắm, vì Giáo Hội đã bỏ rơi chúng con. Bây giờ mỗi Chúa Nhật con đi nghe mục sư giảng, bởi vì chính ông ta đã dưỡng nuôi đức tin của chúng con trong một thời gian dài”. Đã thiếu sự gần gũi. Họ đã đề cập tới vấn đề này, và vị linh mục đã lắng nghe bà, và khi cha sắp từ giã bà, thì bà nói: ”Xin cha chờ một chút, xin cha tới đây.” Rồi bà đến gần cái tủ, nơi bà cất giữ ảnh Đức Trinh Nữ. Bà nói với vị linh mục: ”Con đã giấu Đức Mẹ ở đây để cho mục sư không thấy được”. Người đàn bà này đến với mục sư, kính trọng ông, vì ông nói với bà về Lời Chúa và bà chấp nhận ông ta, bởi vì bà đã không có linh mục. Nhưng bà đã duy trì gốc rễ đức tin của mình và cất giấu nó trong một cái tủ. Đối với tôi đây là vấn đề nghiêm trọng nhất. Giai thoại này chứng minh cho thấy rất rõ ràng thảm cảnh của hiện tượng tín hữu trốn khỏi Giáo Hội, thảm cảnh của sự thay đổi này. Thiếu sự gần gũi. Tôi xin lập lại hình ảnh của bà mẹ lo lắng, hôn hít, nâng niu và dưỡng nuôi đứa con của mình, không phải bằng thư tín.

Hỏi: Như thế là chúng ta phải sống gần gũi, có phải thế không ạ?

Đáp: Vâng, sống gần gũi. Đó là một trong những chỉ dẫn cho Giáo Hội ngày nay: tôi muốn một Giáo Hội gần gũi với dân chúng.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, khi ngài đã được bầu trong Mật Nghị Hồng Y, các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh đã bị các Hồng Y phê bình nhiều. Tâm tình mà con cảm thấy bây giờ sau khi nói chuyện với vài vị Hồng Y, là tâm tình của sự thay đổi. Có đúng như vậy không?
Đáp: Tôi xin mở một dấu ngoặc, một lúc. Khi tôi được bầu, tôi đã có bên cạnh người bạn của tôi là Đức Hồng Y Hummes. Bởi vì chúng tôi ngồi cạnh nhau. Chính ngài đã nói với tôi một câu khiến cho tôi hạnh phúc: ”Đừng quên người nghèo”. Thật là đẹp. Về điểm này thì các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh đã luôn luôn bị chỉ trích, ít nhiều như thế. Trung Ương Tòa thánh phải giải quyết nhiều việc. Có vài điều tôi thích, các điều khác thì ít hơn, vài cung cách làm việc có nền tảng vững chắc, các cung cách khác có lửa sai lầm, cũng như tất cả mọi tổ chức. Tôi thì tôi sẽ nói như thế này: trong các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh có nhiều vị thánh: có các Hồng Y thánh, Giám Mục thánh, Linh Mục, tu sĩ và giáo dân… Người của Thiên Chúa yêu mến Giáo Hội. Điều này thì người ta ít thấy. Một cây đổ thì gây nhiều tiếng động hơn là cả một cánh rừng đang lớn lên. Người ta nghe tiếng của các vụ xì căng đan. Chính trong lúc này đây chúng ta có một vụ: đó là việc chuyển ngân 10, 20 triệu mỹ kim của một Đức Ông. Thật là một đặc ân đẹp vị ấy làm cho Giáo Hội, đúng không? Chúng tôi thừa nhận rằng vị ấy đã hành xử xấu, Giáo Hội phải trừng phạt vị ấy trong hình thức đúng đắn, bởi vì Đức Ông ấy hành động xấu. Có những trường hợp thuộc loại này. Trước Mật Nghị Hồng Y, các Hồng Y chúng tôi đã có một tuần hội họp với nhau gọi là các phiên nhóm khoáng đại hay toàn thể. Chúng tôi đã đề cập tới mọi vấn đề. Bởi vì chỉ có chúng tôi với nhau và thảo luận với mục đích hiểu biết các thực tại và vạch ra một chân dung của vị Giáo Hoàng mới. Và từ các phiên nhóm đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề mà qúy vị cũng đã biết rồi: Vatileaks vv… Cũng có vấn đề các vụ xì căng đan. Nhưng mà cũng có các thánh. Những người này đã tận hiến cuộc sống để làm việc cho Giáo Hội trong thinh lặng trong Hội Đồng Tông Tòa. Chúng tôi cũng đã nói tới việc cải tổ các guồng máy cần thiết. Có đúng thật là như vậy. Các Hồng Y đã yêu cầu vị Giáo Hoàng mới thành lập một Ủy ban từ bên ngoài, để nghiên cứu các vấn đề tổ chức Cơ quan trung ương Tòa Thánh. Một tháng sau khi tôi đựơc bầu, tôi đã chỉ định Ủy ban tám Hồng Y, mỗi đại lục một vị, với châu Mỹ hai vị: một vị Bắc Mỹ một vị Nam Mỹ, với một vị điều hợp cũng là người Mỹ châu Latinh và một thư ký người Italia. Ủy ban này đã bắt đầu làm việc, thu thập ý kiến của các Giám Mục, của Các Hội Đồng Giám Mục, liên quan tới các cải tổ trong năng động của các Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Đã có nhiều tài liệu được gửi đến. Chúng tôi sẽ có một phiên họp chính thức vào tháng 10 tới đây. Chúng tôi sẽ thảo luận các đường nét hướng dẫn. Tôi không tin rằng chúng tôi sẽ đạt đươc điều gì định đoạt, bởi vì việc cải cách các cơ quan Trung Ương của Tòa Thánh là điều rất nghiêm chỉnh, các đề nghị cũng là điều nghiêm trọng cần phải được chín mùi. Tôi dự kiến hai hay ba cuộc họp khác nữa trước khi có bất cứ cải tổ định đoạt nào.

Đàng khác, các thầm học gia nói bằng tiếng la tinh rằng, tôi không biết có phải ngay từ thời Trung Cổ hay không: ”Giáo Hội phải luôn luôn được cải tổ”. Để không ở lại đàng sau đuôi. Có các điều ích lợi trong các thế kỷ qúa khứ, trong các thời đại khác, có các quan điểm khác, mà bây giờ không còn cần nữa và phải được tổ chức trở lại. Giáo Hội là năng động và trả lời cho các chuyện của cuộc sống. Và tất cả những điều đó đã được yêu cầu trong các phiên họp của các Hồng Y, trước Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng. Chúng đã được nói lên một cách rất rõ ràng, các đề nghị cũng rất là rõ ràng và súc tích. Chúng tôi theo đường hướng này. Không biết tôi đã trả lời cho câu hỏi của qúy vị chưa.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, đâu là sứ điệp của Đức Thánh Cha cho người trẻ? Cả những người trẻ đang phản đối tại các quảng trường…

Đáp: Trước hết tôi muốn nói rõ là tôi không biết các lý do khiến các bạn trẻ ấy phản đối. Vì vậy nếu tôi nói điều gì về một vấn đề mà tôi không biết rõ, thì tôi làm sai, tôi có thể gây hại cho tất cả mọi người vì đây sẽ là một phán xét vô căn cứ. Tôi xin thẳng thắn nói là tôi không biết rõ tại sao các bạn trẻ kia đang phản đối. Đây là điểm đầu tiên. Điểm thứ hai: tôi không thích một người trẻ không phản đối gì cả. Bởi vì người trẻ luôn mơ mộng đến điều không tưởng, và không phải điều không tưởng nào cũng tiêu cực. Không tưởng là hít thở và nhìn về tương lai. Người trẻ thường không mạch lạc, không có nhiều kinh nghiệm sống cụ thể, điều ấy đúng. Nhưng nhiều khi chính những kinh nghiệm sống ấy lại ngăn cản chúng ta. Và rồi người trẻ có nhiều năng lực hơn để bảo vệ lý tưởng của họ. Người trẻ cốt yếu là người ngược đời, đây là điều rất tốt, là điều hầu như là chung cho mọi người trẻ. Vì thế chúng ta phải lắng nghe người trẻ, phải cung cấp cho người trẻ phương tiện để họ phát biểu tư tưởng, và phải bảo vệ làm sao để người trẻ không bị lèo lái lợi dụng. Biết bao nhiêu người đang bị lạm dụng – với nạn bóc lột sức lao động chẳng hạn – biết bao nhiêu hình thức lợi dụng… Tôi có thể nói rằng có biết bao nhiêu người đang tìm cách lợi dụng giới trẻ, bằng cách lèo lái mộng mơ của họ, lèo lái khát vọng đi ngược đời của người trẻ để rồi phá tan cuộc đời người trẻ. Bởi thế, cần phải đề phòng những mưu toan lèo lái người trẻ. Chúng ta phải luôn luôn lắng nghe người trẻ. Phải thận trọng. Nếu trong một gia đình, các bậc cha mẹ không lắng nghe người con nhỏ, thì rốt cuộc sẽ cô lập con, sẽ gieo rắc buồn đau trong tâm lòng nó, và sẽ không tạo ra được sự trao đổi phong phú, mặc dù nó thiếu kinh nghiệm sống. Cần phải lắng nghe người trẻ và bảo vệ người trẻ trước những âm mưu lèo lái ý thức hệ hay xã hội luân lý. Con đường duy nhất là lắng nghe người trẻ, cho họ quyền lên tiếng phát biểu tư tưởng. Điều này khiến tôi đi đến một vấn đề khác, một vấn đề mà một cách nào đó, tôi đã nêu lên trong cuộc gặp gỡ các bạn trẻ người Argentina tại nhà thờ chính tòa hôm nay.

Trong một buổi tiếp các tân đại sứ đến trình ủy nhiệm thư, tôi có nói rằng thế giới chúng ta đang sống ngày nay đã rơi vào tình trạng tuyệt đối tôn thờ tiền bạc, và ngay cả chính trường thế giới cũng bị cuốn hút chạy theo thần tượng bạc tiền. Tiền bạc nắm quyền chỉ huy tối cao ngày nay. Điều này đưa đến một nền chính trị duy kinh tế, không còn chịu bất cứ một kiểm soát luân lý đạo đức nào nữa, một chủ thuyết duy kinh tế tự đủ, chia xã hội ra thành từng nhóm tùy theo căn bản lợi nhuận. Điều gì sẽ xảy ra lúc ấy? Khi thế giới bị ngự trị bởi thần tượng tuyệt đối là tiền bạc, thế giới sẽ chỉ chú trọng đến trung tâm điểm và mọi thái cực khác của xã hội sẽ bị lãng quên hờ hững bỏ rơi. Cho đến lúc này, chúng ta đã thấy rõ là người già đã bị gạt bỏ ra bên lề xã hội thế nào. Có cả một triết thuyết để gạt bỏ người già ngày nay. Người già vô dụng. Người già đâu còn sản xuất gì được nữa. Cả người trẻ cũng không sản xuất được gì nhiều. Họ cần phải được huấn luyện. Điều mà chứng ta đang chứng kiến ngày nay là người trẻ cũng đang sắp bị loại trừ. Tình trạng thất nghiệp tại Âu châu hiện rất đáng lo âu. Tôi không nói rõ là nước nào, nhưng tôi chỉ xin đan cử hai quốc gia châu Âu giàu có làm thí dụ. Một nước có tỷ lệ thất nghiệp là 25%, và trong số này tỷ lệ người trẻ thất nghiệp là 44%. Tại quốc gia thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp là 30% và số người trẻ thất nghiệp lên tới quá 50%. Đó là hiện tượng người trẻ bị gạt ra ngoài lề. Như thế, để bảo trợ cho kiểu mẫu chính trị duy kinh tế toàn cầu này, chúng ta đang gạt bỏ các thái cực ra ngoài lề xã hội, các thái cực vốn là hứa hẹn tương lai. Bởi vì người trẻ là nền tảng tương lai của chúng ta, người trẻ sẽ phải tiến bước xây dựng tương lai, còn người già là những người truyền dạy kinh nghiệm cho giới trẻ. Nếu chúng ta gạt bỏ cả hai ra ngoài lề, thì thế giới sẽ sụp đổ. Không biết là tôi có giải thích rõ chưa.

Vấn đề chung của toàn thế giới hiện nay là thiếu một nền tảng luân lý nhân bản, mỗi địa phương dưới một khía cạnh khác. Tôi xin nói thêm một điều về vấn đề này. Vào thế kỷ thứ XII, tôi nhớ tới Thánh Toma Aquino, vào thế kỷ thứ XII có một Rabbi thông thái, hay viết lách. Rabbi viết chuyện cho cộng đoàn của mình, đề cập đến những vấn đề đạo đức luân lý xuất hiện trong vài trình thuật Thánh Kinh. Một lần, Rabbi giải thích vấn đề tháp Babel. Vị Rabbi thời trung cổ, vào thế kỷ XII giải thích thế này: Đâu là vấn đề của tháp Babel? Tại sao lại có việc Thiên Chúa trừng phạt như thế? Để xây tháp, người ta phải đúc gạch. Người ta phải moi đất sét, nhồi với rơm rạ, phải nén, cắt, đúc gạch, phải phơi khô, nung gạch cho chín trong lò, rồi mới khuân lên cao để tiếp tục xây tường. Nếu một hòn gạch rơi xuống bể nát, thì thật là một tai họa cho cả dân tộc. Nhưng nếu một người thợ xảy chân té xuống, thì chẳng sao cả. Ngày nay, có những bé con không có gì để ăn, những trẻ thơ chết vì đói nghèo, vì thiếu dinh dưỡng. Chỉ cần nhìn những bức ảnh đến từ một số quốc gia là đủ biết. Có bao nhiêu người nam nữ không có gia cư và phải chết thảm trong những ngày đông giá. Có những trẻ em không được giáo dục học hành. Nhưng những điều này không làm nên tin tức. Thế nhưng khi thị trường chứng khoán tụt mất 3 hay 4 điểm, thì đây là một tai họa lớn, là một thảm kịch. Bạn hiểu chứ? Đây là thảm kịch của thuyết nhân bản vô nhân, mà chúng ta đang sống ngày nay. Vì thế, chúng ta phải hồi phục hai thái cực người trẻ và người già. Và khômg được rơi vào sự hoàn vũ hóa thái độ dửng dưng đối với hai thái cực này, vì người trẻ và người già là tương lai của xã hội. Tôi xin lỗi đã quá dài dòng, nhưng tôi phải nói thế để quảng diễn cho đúng quan điểm của tôi. Điều gì đang xảy ra cho các bạn trẻ Brasil, tôi không biết rõ. Nhưng tôi chỉ xin đừng lèo lái họ, mà hãy lắng nghe họ, bởi vì đây là hiện tượng chung của thế giới, chứ không chỉ giới hạn tại Brasil mà thôi.

Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thánh Cha để lại sứ điệp nào cho người công giáo Brasil và cho cả những người ngoài công giáo? Đức Thánh Cha muốn để lại sứ điệp nào cho một quốc gia như Brasil?

Đáp: Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ trên toàn thế giới, như thế để mỗi người cảm thấy nhu cầu cống hiến cho thế giới những giá trị luân lý đạo đức cần thiết cho toàn nhân loại. Và bảo vệ thực tại nhân loại. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là mọi người chúng ta nên hoạt động phục vụ tha nhân, giảm bớt sự ích kỷ. Công cuộc phục vụ tha nhân này phải đặt nền tảng trên các giá trị của Đức Tin cá nhân. Mỗi tín ngưỡng có một Đức Tin riêng, nhưng mọi người cần phục vụ tha nhân trong những giá trị lòng tin của mình. Và công cuộc phục vụ tha nhân này phải là điểm đồng quy, là nơi gặp gỡ chung. Nếu còn có một trẻ thơ đói ăn, không được học hành, chúng ta phải hoạt động để trẻ thơ ấy không còn bị đói hay bị vô học nữa.

Còn việc giáo dục trẻ thơ ấy do người công giáo hay chính thống, tin lành hay do thái làm, điều này không quan trọng. Điều quan trọng là trẻ thơ ấy được đủ ăn và được học hành. Đây là điểm mà chúng ta phải đạt đến thỏa thuận. Ngày nay tình trạng đã khẩn trương đến độ chúng ta không thể tiếp tục bàn cãi giữa chúng ta, làm ngơ trước sự đau khổ của người khác nữa, nhưng phải cấp thiết ra tay hành động cho tha nhân, rồi sau đó, đối thoại giữa chúng ta một cách rộng rãi, không quên Đức Tin của mình, nhưng trong bầu khí tôn trọng lẫn nhau. Vấn đề quan trọng hiện nay là thái độ đối với tha nhân. Chúng ta phải ra khỏi chính mình để tìm cách giải quyết các vấn đề lớn của thế giới. Tôi nghĩ rằng các tôn giáo khác nhau trên toàn trái đất không thể nào ngủ yên giấc, khi còn một trẻ em không được học hành hay không có đủ ăn, khi còn một người trẻ hay một cụ già không được săn sóc sức khỏe. Dĩ nhiên, hoạt động của các tôn giáo không phải là thiện nguyện. Điều đó đúng, nhưng chúng ta là người công giáo, cũng như các giáo hội Kitô khác, chúng ta sẽ bị phán xét trên những hoạt động bác ái này. Và bàn luận về thần học sẽ chẳng có nghĩa lý gì, nếu chúng ta không có khả năng ra khỏi chính mình để giúp đỡ tha nhân, nhất là trong thế giới hiện nay, đang có những người rơi khỏi tháp mà không ai nói gì cả.

(SD 29-7-2013)

Linh Tiến Khải – Mai Anh (Vatican Radio)

Buổi canh thức của Đức Thánh Cha với các bạn trẻ tại Rio de Janeiro

Buổi canh thức của Đức Thánh Cha với các bạn trẻ tại Rio de Janeiro

RIO DE JANEIRO. 2 triệu bạn trẻ đã tham dự buổi canh thức với ĐTC Phanxicô tại bãi biển Copacabana. Ngài mời gọi đón nhận Lời Chúa, tăng đường đời sống kết hiệp với Chúa, và góp phần xây dựng Giáo Hội.

Lẽ ra buổi canh thức này, cũng như thánh lễ bế mạc 28-7-2013, diễn ra tại cánh đồng đức tin ở Guaritiba cách trung tâm thành Rio 40 cây số, nhưng mưa nhiều trong những ngày trước đây khiến khu vực này thành bãi bùn vĩ đại, không thể sử dụng được, vì thế ban tổ chức đã quyết định dời địa điểm cử hành về bãi biển Copacabana dài 4 cây số, mặc dù có những khó khăn về phương diện hậu cần. Ban đầu chính quyền thành phố dự định không cho các bạn trẻ cắm lều qua đêm tại đây, nhưng ngay từ sáng thứ bẩy, các bạn trẻ đã đến ”cắm lều” đông đảo tại đây, đặt chính quyền ở trong tình trạng sự đã rồi và họ đành cho phép.

ĐTC đã đáp trực thăng từ trung tâm Sumaré, nơi ngài qua đêm, đến bãi biển Copacabana lúc quá 6 giờ rưỡi chiều tối thứ bẩy và trong khi ngài đi xe díp có mái che tiến qua các lối đi để chào thăm các bạn trẻ phấn khởi reo hò, thì thánh giá Ngày Quốc Tế giới trẻ được rước lên lễ đài, và một nhóm thanh niên linh hoạt mọi người, ca hát với những cử điệu theo tiếng nhạc. Hàng trăm GM quốc tế trên lễ đài cũng nhập cuộc, giơ tay làm giống như các bạn trẻ.

Buổi canh thức của ĐTC với các bạn trẻ dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa diễn ra qua 2 giai đoạn: trước tiên là cuộc đối thoại của ĐTC với các bạn trẻ, có kèm theo phần trình bày chứng từ; tiếp đến là cuộc rước kiệu và chầu Mình Thánh Chúa.

 

Chứng từ

Mở đầu các bạn trẻ đã kể lại chứng từ về sự giải thoát khỏi ma túy và rượu, kinh nghiệm về sự tha thứ, những khó khăn trong việc truyền giáo, sự chấp nhận sự khuyết tật. Xen lẫn những chứng từ đó, một toán đông đảo các bạn trẻ, trong đó có nhiều người mặc áo dòng như các tu sĩ Phanxicô, lần lượt kiến thiết tượng trưng một ngôi thánh đường bằng gỗ.

Trong số các chứng từ được trình bày, đặc biệt có cô Ana Vitória Vidal người Brazil, năm nay 21 tuổi. Cô kể lại thời niên thiếu của cô sống trong sự nổi loạn, bênh vực tội lỗi và những hành động dâm ô, và chuyên môn chửi thề, thích coi tử vi và những chuyện phù thủy, dù mỗi chúa nhật đều đi nhà thờ.

Nhưng năm lên 12 tuổi, một hôm cô nghe Radio và tình cờ nghe được một bài thánh ca có câu nói: ”Khi bạn đứng trước biển khơi và bạn không qua được, thì hãy tin tưởng gọi một người, chỉ có người ấy mới mở được biển cả”. Qua bài nhạc ấy, cô cảm thấy sức mạnh lớn lao của Thiên Chúa trên đời cô và tất cả những gì hiện hữu. Cuộc hoán cải của cô bắt đầu từ đó và cảm thấy yêu mến một vị Thiên Chúa để ta gặp gỡ được, và đặt trong tâm hồn chúng ta ước muốn tìm kiếm và yêu mến người, nhờ đó ta có thể yêu mến người khác.

Cô Ana có một bà mẹ bệnh tật, trước kia bà cảm thấy mình mập, nên nhịn ăn để được gầy bớt và rồi bị mắc bệnh biếng ăn. Về phương diện thiêng liêng, bà cũng không tốt. Bà cấm cô Ana chịu phép thêm sức nhưng cô đã lén chịu bí thức này. Cô nói:

”Con thưa với Chúa rằng con không chịu nổi nữa khi thấy mẹ con co quắp đau đớn. Con xin Chúa chữa lành mẹ con. Chẳng lẽ mẹ phải chịu như vậy mãi sao? Và Chúa đã chữa mẹ con khi bà không thể bước đi, không cảm thấy chân mình nữa, và mẹ không còn tin gì. Khi chúng con không biết làm sao nữa, thì có một bà chỉ cho chúng con Nhà thờ Thánh Ana, nơi có những cuộc gặp gỡ chữa bệnh và giải thoát của cha Nelson.

Khi chúng con trở về nhà, con thấy mẹ con là một phụ nữ khác, mẹ con bước đi được. Con chỉ khóc và cảm tạ Chúa. Đó thực là một cảnh tượng rất đẹp. Trong kinh nguyện, Chúa nói với tâm hồn con rằng mẹ con sẽ không phải chịu những cơn co quắp nữa, và đúng như vậy.

Ngày nay cô Ana là một nhân viên kỹ thuật hành chánh trong phòng nhân viên của một tòa thị chính và theo học lớp kinh tế quản trị tại đại học. Cô cũng điều hợp việc mục vụ giới trẻ ở giáo hạt phía bắc của giáo phận.

Bài huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ tại buổi canh thức, trước tiên ĐTC nhắc đến sự kiện thánh Phanxicô Assisi nghe thấy tiếng Chúa Giêsu từ tượng Thánh Giá nói: ”Phanxicô, con hãy đi và sửa chữa lại nhà Ta”. Chàng thanh niên Phanxicô mau lẹ tuân hành, sửa chữa lại ngôi nhà thờ hoang tàn, nhưng dần dần Phanxicô mới ý thức rằng đây không phải là sửa chữa ngôi nhà bằng đá, mà là góp phần cho đời sống của Giáo Hội, đặt mình phụng sự Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội và làm việc để trong Giáo Hội ngày càng phản ánh Tôn Nhan Chúa Kitô.

ĐTC nói với các bạn trẻ:

”Ngày nay, Chúa cũng tiếp tục cần các bạn là những người trẻ cho Giáo Hội của Ngài. Ngày nay Chúa cũng đang kêu gọi mỗi người trong các bạn đi theo Ngài trong Giáo Hội và trở thành thừa sai. Nhưng bằng cách nào?
ĐTC đã đi từ hình ảnh cánh đồng đức tin là nơi ban đầu được ban tổ chức chọn làm nơi diễn ra buổi canh thức, để giải thích cho các bạn trẻ thế nào là trở thành môn đệ và thừa sai của Chúa: trước tiên cánh đồng nơi người ta gieo hạt; tiếp đến cánh đồng là nơi tập luyện, và sau cùng cánh đồng là nơi kiến tạo.

ĐTC nhắc lại dụ ngôn của Chúa Giêsu về người ra đi gieo hạt giống trong ruộng: hạt rơi bên vệ đường giữa sỏi đá, hạt rơi vào bụi gai nên không phát triển được, những có những hạt khác nơi vào đất tốt và sinh ra nhiều bông hạt (Xc Mt 13.1-9). Chính Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa dụ ngôn: hạt giống là Lời Chúa được gieo vào tâm hồn chúng ta (Xc Mt 13,18-23). ĐTC nói:

– ”Các bạn trẻ thân mến, điều này có nghĩa là cánh đồng đức tin đích thực chính là tâm hồn mỗi người chúng ta, là cuộc sống chúng ta. Chính trong cuộc sống chúng ta mà Chúa Giêsu yêu cầu để cho Lời Ngài đi vào để có thể nẩy mầm và tăng trưởng! Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng những hạt rơi bên vệ đường hoặc giữa sỏi đá, gai góc không mang lại hoa trái. Chúng ta đang hoặc muốn là thửa đất nào? Có lẽ nhiều lần chúng ta như con đường: chúng ta nghe Chúa, nhưng không có gì thay đổi trong cuộc đời chúng ta, vì chúng ta để cho mình bị choáng váng vì bao nhiêu tiếng gọi hời hợt mà chúng ta nghe, hoặc như thửa đất sỏi đá: Chúng ta hăng hái đón nhận Chúa Giêsu, nhưng chúng ta bất nhất và đứng trước những khó khăn, chúng ta không có can đảm đi ngược dòng, hoặc chúng ta như thửa đất gai góc: những sự vật, những đam mê tiêu cực bóp nghẹt Lời Chúa trong chúng ta (Mt 13,18-22). Nhưng ngày nay, chắc chắn là các bạn muốn là hạt giống rơi vào đất tốt, các bạn không muốn là các tín hữu Kitô bán thời gian, chỉ có vẻ bên ngoài, nhưng là những Kitô hữu chân chính. Tôi chắc chắn rằng các bạn không muốn sống trong ảo tưởng một thứ tự do để cho mình bị lôi kéo theo thời đại và những điều thịnh hành nhất thời. Tôi biết rằng các bạn nhắm cao hơn, nhắm đến những chọn lựa chung kết mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống. Chúa Giêsu có khả năng cống hiến điều ấy cho các bạn. Ngài là ”đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Chúng ta hãy tín thác nơi Ngài. Chúng ta hãy để cho Ngài hướng dẫn.

– ĐTC quảng diễn ý tưởng thứ hai: ”cánh đồng là nơi luyện tập. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta theo Ngài trọn cuộc sống, ngài yêu cầu chúng ta trở thành môn đệ của Ngài, cùng chơi trong toán của Ngài. Tôi nghĩ rằng phần lớn các bạn đều thích thể thao. Và tại Brazil này, cũng như các nước khác, bóng đá là sự say mê của cả nước. Vậy mà khi một cầu thủ được chọn tham gia một đội banh, anh ta làm gì? Thưa anh phải tập luyện, luyện tập rất nhiều! Cũng vậy trong cuộc sống của chúng ta như môn đệ của Chúa. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng: ”Mỗi vận động viên phải theo kỷ luật trong mọi sự, họ làm điều đó để được triều thiên chóng qua; trái lại chúng ta luyện tập để đạt được triều thiên kéo dài mãi mãi” (1 Cr 9,25). Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta một cái gì cao cả hơn là Cúp Thế giới! Ngài cho chúng ta khả năng đạt tới một cuộc sống phong phú và hạnh phúc và tặng chúng ta một tương lai với Ngài, không bao giờ tận, cuộc sống vĩnh cửu. Nhưng Chúa yêu cầu chúng ta luyện tập để đủ khả năng, để đương đầu không chút sợ hãi đối với tất cả những hoàn cảnh trong cuộc sống, làm chứng về niềm tin của chúng ta.
”Nhưng bằng cách nào? Thưa bằng cuộc đối thoại với Chúa: cầu nguyện là nói chuyện hằng ngày với Chúa, Đấng luôn lắng nghe chúng ta. Qua các bí tích, làm tăng trưởng trong chúng ta sự hiện diện của Chúa và làm cho chúng ta được trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô. Qua tình yêu thương huynh đệ, biết lắng nghe, cảm thông, tha thứ, đón nhận, giúp đỡ tha nhân, giúp đỡ mỗi người, không tránh nữ, không gạt ai ra ngoài lề. Các bạn trẻ thân mến, các bạn là những lực sĩ đích thực của Chúa Kitô!”.

Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC đề cập đến khía cạnh thứ ba:

– Cánh đồng như một công xưởng. Khi tâm hồn chúng ta là một thửa đất tốt đón nhận Lời Chúa, khi ta vất vả cố gắng sống như Kitô hữu, chúng ta cảm nghiệm được một cái gì cao cả: chúng ta không bao giờ lẻ loi, chúng ta là thành phần của một gia đình những anh chị em cùng tiến bước, chúng ta là thành phần của Giáo Hội; đúng hơn, chúng ta trở nên những người xây dựng Giáo Hội và giữ vai chính trong lịch sử. Thánh Phêrô đã nói với chúng ta rằng chúng ta là những viên đá sinh động họp thành một tòa nhà tinh thần (Xc 1 Pr 2,5). Trong Giáo Hội của Chúa Giêsu, chúng ta là những viên đá sống động, và Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Giáo Hội của Ngài; và không phải như một nhà nguyện nhỏ chỉ chứa được một nhóm nhỏ. Ngài yêu cầu chúng ta làm sao để Giáo Hội sinh động của Ngài thật rộng lớn để có thể đón nhận toàn thể nhân loại, trở thành nhà của tất cả mọi người! Chúa nói với tôi, với bạn, với mỗi người rằng: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước thành môn đệ!”. Tối hôm nay chúng ta hãy thưa với Ngài: ”Vâng, con cũng muốn là một viên đá sinh động, cùng nhau chúng con muốn xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu! Chúng ta cùng nhau nói: tôi muốn ra đi và trở thành người xây dựng Giáo Hội của Chúa Kitô!

ĐTC nói thêm rằng: ”Trong con tim trẻ trung của các bạn có ước muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tôi đã chú ý theo dõi những tin tức về bao nhiêu người trẻ ở các nơi trên thế giới, họ xuống đường để bày tỏ ước muốn một nền văn minh công chính và huynh đệ hơn. Nhưng vẫn còn câu hỏi là: bắt đầu từ đâu, theo tiêu chuẩn nào để xây dựng một xã hội công chính hơn? Khi tôi hỏi Mẹ Têrêxa Calcutta xem phải làm gì để thay đổi trong Giáo Hội, Mẹ trả lời: cha và con!

Các bạn thân mến, các bạn đừng quên rằng các bạn là cánh đồng đức tin! Các bạn là những lực sĩ của Chúa Kitô! Các bạn là những người xây dựng một Giáo Hội tươi đẹp và một thế giới đẹp đẽ hơn. Chúng ta hãy hướng nhìn về Đức Mẹ. Mẹ giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, Mẹ nêu gương cho chúng ta với lời thưa xin vâng Thiên Chúa. ”Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin xảy ra cho tôi theo lời ngài!” (Lc 1,38). Chúng ta cũng hãy cùng với Mẹ Maria nói với Chúa điều đó: Xin xảy ra cho con theo Lời Chúa. Amen!

Chầu Mình Thánh Chúa

Sau bài huấn dụ của ĐTC, các bạn trẻ đã tháo gỡ ngôi nhà thờ tượng trưng họ kiến tạo trên lễ đài và mang các mảnh ra đi 4 phương hướng, phản ánh chủ đề của Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay là ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân nước thành môn đệ”.

Buổi canh thức tiến sang phần thứ hai: ĐTC tiến vào nhà mặc áo để mặc phẩm phục phụng vụ và một thầy phó tế, có đoàn giúp lễ tháp tùng, rước Mặt Nhật Mình Thánh Chúa, tiến lên lễ đài và đặt trên bàn thờ để mọi người thờ lạy trong thinh lặng.

Trong buổi chầu, các ý nguyện được xướng lên bằng 7 thứ tiếng, trước khi ĐTC ban phép lành Mình Thánh Chúa cho tất cả mọi người. Buổi canh thức kết thúc với bài ca Lạy Nữ Vương. Bấy giờ là quá 9 giờ tối, giờ địa phương. Nhiều bạn trẻ đã ngủ lại ngay tại bãi biển.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tường thuật ngày thứ 6 chuyến Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Brasil

Tường thuật ngày thứ 6 chuyến Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Brasil

Chúa Nhật 28-7-2013 là ngày cuối cùng trong chuyến Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Brasil một tuần để chủ sự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28 tại Rio de Janeiro. Sau khi chủ sự thánh lễ bế mạc cho 2 triệu người trẻ, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ Ủy ban điều hợp Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu La tinh. Tiếp đến ngài gặp gỡ hàng chục ngàn nhân viên thiện nguyện trước khi từ biệt Brasil để trở về Roma.

Sau đây chúng tôi kính mời qúy vị theo dõi buổi đi đàng Thánh Giá với giới trẻ tối thứ sáu 26-7-2013 tại bãi biển Copacabana, và thánh lễ với các Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong nhà thờ chính tòa Rio sáng thứ bẩy 27-7-2013.

Các chặng đàng Thánh Giá gợi lại nỗi khổ đau của Chúa Giêsu được diễn tả ra nơi người trẻ ngày nay. Lộ trình vác Thánh Giá của Chúa Giêsu được dựng lại tại Copacabana dọc bãi biển với 14 chặng, trong đó 13 chặng diễn ra trên đường Atlantico dài 900 mét. Chặng cuối cùng diễn ra trên khán đài nơi có ghế của Đức Thánh Cha Phanxicô. Buổi đi đàng Thánh Giá kéo dài 1 giờ 15 phút với sự tham dự của 260 nghệ sĩ và bạn trẻ thiện nguyện thuộc các nước Brasil, Porto Rico, Mêhicô, Argentina, Đức và Hoa Kỳ. Mỗi một chặng khai triển một đề tài trực tiếp liên quan tới giới trẻ ngày nay: truyền giáo, hoán cải, cộng đoàn, người trẻ là mẹ, chủng sinh, tôn giáo bảo vệ sự sống, nữ giới khổ đau, sinh viên, mạng lưới xã hội, người trẻ bị tù và mục vụ nhà tù, bệnh cuối đời, cái chết của người trẻ, và người trẻ trên toàn thế giới. Các văn bản suy niệm do hai cha Zezinho và Joãozinho dòng Dehoniani biên soạn. Hai cha chuyên làm mục vụ cho giới trẻ.


Ngỏ lời với các bạn trẻ sau buổi đi đàng Thánh Giá Đức Thánh Cha nhắc lại sự kiện vào cuối Năm Thánh Cứu Độ 1984, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã muốn tín thác Thập Giá Chúa cho người trẻ và nói: ”Các con hãy đem Thánh Giá vào trong thế giới như dấu chỉ tình yêu thương của Chúa Giêsu đối với nhân loại, và loan báo cho tất cả mọi người rằng chỉ nơi Chúa Kitô chết và phục sinh mới có sự cứu rỗi và ơn cứu độ” (22-4-1984 Insegnamenti VII,1 (1984) 1105). Kể từ đó Thập Giá đã rong ruổi qua mọi đại lục, và đi qua các thế giới khác nhau nhất của cuộc sống con người, hầu như được thấm nhập bởi các tình trạng sống của biết bao nhiêu người trẻ đã trông thấy và đã mang Thập Giá đó. Không có ai đụng tới Thập Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính mình, và không đem một cái gì đó của Thập Giá Chúa Giêsu vào trong cuộc sống của mình.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đưa ra cho các bạn trẻ ba câu hỏi: Các bạn trẻ Brasil thân mến, trong hai năm Thập Giá đã đi qua đất nước rộng mênh mông của các con, các con đã để lại trên Thập Giá điều gì? Thập giá đã để lại nơi từng người trong các con điều gì? Và sau cùng Thập Giá đó đã dậy điều gì cho cuộc sống của các con?

Một truyền thống cổ xưa của Giáo Hội Roma kể rằng trong thời hoàng đế Neron bắt đạo, Tông Đồ Phêrô trốn khỏi thành, nhưng thấy Chúa Giêsu đi vào thành Roma nên ngac nhiện hỏi: ”Lậy Chúa, Chúa đi đâu?” Chúa Giêsu trả lời: ”Thầy đi vào Roma để chịu đóng đinh trở lại”. Trong lúc đó Phêrô hiểu rằng cần phải can đảm theo Chúa cho tới cùng, nhưng nhất là thánh nhân hiểu rằng mình không bao giờ cô đơn trên đường đời; cùng người đã có Chúa Giêsu Đấng đã yêu thương thánh nhân cho tới chết trên thập giá. Áp dụng vào hoàn cảnh ngày nay Đức Thánh Cha nói:

Đó, với thập giá của Người Chúa Giêsu đi trên các con đường của chúng ta để nhận lấy trên mình các lo sợ, các vấn đề, các khổ đau, kể cả những khổ đau sâu thẳm nhất của chúng ta. Với Thập Giá Chúa Giêsu hiệp nhất với sự thinh lặng của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể kêu la nữa, nhất là các người vô tội và không được bênh đỡ. Với thập giá Chúa Giêsu hiệp nhất với các gia đình gặp khó khăn đang thương khóc con cái mình, hay đau khổ trông thấy chúng là mồi ngon cho các thiên đường giả tạo như ma túy. Với thập giá Chúa Giêsu hiệp nhất với tất cả mọi người khổ đau vì đói khát trong một thế giới mỗi ngày phung phí hàng bao tấn thực phẩm. Với thập giá Chúa Giêsu hiệp nhất với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tư tưởng, hay một cách đơn sơ chỉ vì mầu da của họ. Trong thập giá Chúa Giêsu hiệp nhất với tất cả các bạn trẻ đã mất tin tưởng nơi các cơ cấu chính trị, bởi vì họ trông thấy ích kỷ và gian tham hối lộ, hay đã mất niềm tin nơi Giáo Hội và cả nơi Thiên Chúa nữa, vì cách sống không trung thực của các Kitô hữu hay các thừa tác viên của Tin Mừng. Trong Thập Giá của Chúa Kitô có nỗi khổ đau, tội lỗi của con người, cả tội lỗi của chúng ta nữa, và Chúa Kitô tiếp nhận tất cả với đôi tay rộng mở, Ngài mang trên vai mình các thập giá của chúng ta và nói với chúng ta rằng: ”Hãy can đảm lên! Con không vác các thập gia một mình! Cha vác chung với con và Cha đã chiến thắng cái chết và Cha đến để trao ban hy vọng và sự sống cho con” (x Ga 3,16).

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha trả lời cho câu hỏi thứ hai: Thập giá đã để lại gì nơi những người đã thấy và đụng vào nó, và ngài nói:

Thập giá để lại một thiện ích mà không ai có thể cho chúng ta: đó là sự chắc chăn về tình yêu không thể lay chuyển của Thiên Chúa đối với chúng ta. Một tình yêu lớn lao tới độ bước vào trong tội lỗi của chúng ta, tha thứ cho nó, bước vào trong nỗi khổ đau của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng nó, bước vào trong cả cái chết để chiến thắng nó và cứu rỗi chúng ta. Trong Thập Giá Chúa Kitô có tất cả tình yêu của Thiên Chúa và lòng thương xót vô biên của Người. Và đó là tình yêu mà chúng ta có thể tín thác, nơi đó chúng ta có thể tin tưởng. Các ban trẻ thân mến, chúng ta hãy tin tưởng nơi Chúa Giêsu, hãy hoàn toàn tín thác nơi Người (Lumen fidei, 16). Chỉ nơi Chúa Kitô chết và sống lại chúng ta mới tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ. Với Người, sự dữ, khổ đau và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Người trao ban cho chúng ta hy vọng và sự sống: Người đã biến đổi thập giá từ dụng cụ của thù hận, thất bại và chết chóc trở thành dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và sự sống.

Tên gọi đầu tiên người ta đặt cho Brasil là ”Đất của Thánh giá”. Thập Giá Chúa Kitô đã không chỉ được trồng trên bãi biển cách đây hơn 5 thế kỷ, nhưng cũng được trồng trong lịch sử, trong con tim và cuộc sống của người dân Brasil nữa, mà không chỉ có thế. Chúa Kitô khổ đau chúng ta cảm thấy Người gần gũi, là một người trong chúng ta, chia sẻ con đường của chúng ta cho tới cùng. Không có thập giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống chúng ta, mà Chúa lại không chia sẻ với chúng ta.

Trả lời cho câu hỏi Thập Giá Chúa dậy chúng ta điều gì Đức Thánh Cha nói:

Nhưng Thập Giá Chúa Kitô cũng mời gọi chúng ta để cho mình bị lây nhiễm bởi tình yêu đó, và khi đó dậy chúng ta luôn nhìn tha nhân với lòng thương xót và tình yêu thương, nhất là những ai đau khổ, những ai cần được trợ giúp, những ai chờ đợi một lời nói, một cử chỉ; và ra khỏi chính chúng ta để đến với họ gặp gỡ và giơ tay ra cho họ. Biết bao nhiêu gương mặt đã theo Chúa Giêsu trên con đường hướng tới núi Sọ: Philatô, người Cirene, Mẹ Maria, các phụ nữ… Cả chúng ta nữa trước các người khác chúng ta cũng có thể như ông Philatô không có can đảm đi ngược dòng để cứu mạng sống của Chúa Giêsu, và ông đã rửa tay. Các bạn thân mến, Thập Giá Chúa Kitô dậy cho chúng ta biết là người Cirene, giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng, như Mẹ Maria và các phụ nữ không sợ đồng hành với Chúa Giêsu cho đến cùng, với tình yêu thương, với sự hiền dịu. Còn bạn thì thế nào? Như Philatô, như người Cirene, như Mẹ Maria?

Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy đem các niềm vui, khổ sau, thất bại của chúng ta tới Thập Giá Chúa Kitô; chúng ta sẽ tìm thấy một Con tim rộng mở hiểu biết chúng ta, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và xin chúng ta vác chính tình yêu đó trong cuộc sống, yêu thương mọi anh chị em khác với chính tình yêu này. Ước gì được như vậy!

Sau buổi đi đàng Thánh Giá với các bạn trẻ Đức Thánh Cha đã đi xe về trung tâm Sumaré cách đó 9 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm kết thúc ngày thứ 6 chuyến viếng thăm Brasil.

Lúc 8 giờ sáng thứ bẩy 27-7-2013 Đức Thánh Cha đã đi xe từ Sumaré đến nhà thờ chính tòa Rio để chủ sự thánh lễ với các Giám Mục tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ và các Linh Mục với sự tham dự của hàng ngàn tu sĩ nam nữ và chủng sinh.

Nhà thờ chính tòa thánh Sebastiano của tổng giáo phận Rio de Janerio được xây trên một khu đất do chính phủ liên bang Guanabara hiến tặng Giáo Hội. Đức Hồng Y Jaime B. Câmara đã bắt đầu công trình xây cất năm 1964, và Đức Hồng Y Eugênio de Araújo Sales đã thánh hiến năm 1979. Nhà thờ có hình cái tháp của dân tộc Maya, để ghi nhớ các dân tộc châu Mỹ Latinh đã nhận lãnh đức tin từ các thừa sai. Nền nhà thờ hình vuông rộng và vòm cao 80 mét hình tròn, có kính mầu hình Thánh Giá ở giữa ”lôi kéo mọi người đến với Chúa”. Các cánh Thánh Giá kéo dài dọc tường cho tới lúc chạm mặt đất, qua khối 4 kính mầu thẳng đứng, tác phẩm của ông Lorenz Hailmar, minh giải 4 đặc tính của Giáo Hội: Duy Nhất (kính nổi nhất mầu xanh lá mạ), Thánh Thiện (mầu đỏ), Công Giáo (mầu xanh da trời) và Tông Truyền (mầu vàng).

Đàng sau bàn thờ chính là đồi Canvê cao 6 mét có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh, Mẹ Maria và thánh Gioan tông đồ. Nhà thờ chính tòa được dâng kính các thánh Bổn Mạng của tổng giáo phận là Sebastiano và Anna, có 5.000 chỗ ngồi. Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm nhà thờ 3 lần và tham dự hội nghị của Liên HĐGM châu Mỹ Latinh ngày mùng 2 tháng 7 năm 1980.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã được linh mục giám quản và kinh sĩ đoàn tiếp đón tại cửa và hướng dẫn vào phòng mặc áo.

Thánh lễ đã bắt đầu lúc 9 giờ sáng giờ địa phương. Trong bối cảnh Năm Đức Tin các bài đọc được lấy từ thánh lễ Truyền Giáo. Phần thánh ca do ca đoàn đại chủng viện thánh Giuse và ca đoàn trẻ của tổng giáo phận phụ trách.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã khai triển ba điểm: được Thiên Chúa kêu gọi, được kêu gọi để loan báo Tin Mừng và được kêu gọi để thăng tiến nền văn minh gặp gỡ. Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói: khi nhìn thấy nhà thờ chính tòa đầy các Giám Mục, Linh Mục, chủng sinh và nam nữ tu sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới, ngài nghĩ tới các lời Thánh vịnh trong thánh lễ: ”Ước chi mọi dân tộc chúc tụng Ngài, lậy Thiên Chúa” (Tv 66). Phải, chúng ta ở đây để chúc tụng Chúa, và chúng ta làm điều đó bằng cách tái khẳng định ý muốn của chúng ta là các dụng cụ của Người, để tất cả mọi dân tộc chúc tụng Chúa chứ không phải chỉ vài dân tộc mà thôi. Chúng ta cũng hãy loan báo Tin Mừng cho người trẻ với cùng sự hăng say của hai thánh Phaolô và Barnaba, để cho họ gặp gỡ Chúa Kitô soi sáng con đường đời họ, và để họ trở thành các người xây dựng một thế giới huynh đệ hơn.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khích lệ mọi người hiện diện phải trở về nguồn ơn gọi của mình, và làm sống dậy thực tại là những người được Chúa Giêsu tuyển chọn, mời gọi và sai đi rao giảng Tin Mừng: ”Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn các con” (Ga 15,16). Chúng ta đã được mời gọi để ở lại với Chúa Giêsu (x. Mc 3,14), kết hiệp với Người một cách sâu xa đến độ có thể nói với thánh Phaolô: ”Không còn là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Việc sống trong Chúa Kitô đó trong thực tế ghi dấu tất cả những gì chúng ta là và những gì chúng ta làm. ”Cuộc sống này trong Chúa Kitô” chính là điều bảo đảm cho sự hữu hiệu tông đồ và sự phong phú công việc phục vụ của chúng ta: ”Thầy đã cắt cử các con để các con ra đi mang nhiều hoa trái và hoa trái của các con tồn tại” (Ga 15,16). Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

Không phải óc sáng tạo mục vụ, không phải các cuộc gặp gỡ hay các phương án bảo đảm cho hoa trái, mà là việc trung thành với Chúa Giêsu, Đấng đã nhấn mạnh với chúng ta rằng: ”Các con hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong các con” (Ga 15,4). Và chúng ta biết rõ nó có nghĩa là gì: chiêm ngắm Chúa, thờ lậy Chúa và ôm lấy Chúa, đặc biệt qua sự trung thành của chúng ta với lời cầu nguyện hằng ngày, trong cuộc gặp gỡ mỗi ngày với Người hiện diện trong Thánh Thể, và trong những người cần được trợ giúp. Việc ở lại với Chúa Kitô không phải là tự cô lập hóa, nhưng là ở lại để ra đi gặp gỡ các người khác. Tôi nhớ tới những lời của Chân phước Mẹ Têrêxa Calcutta: ”Chúng ta phải rất hãnh diện về ơn gọi của chúng ta đã cho chúng ta cơ may phục vụ Chúa Kitô nơi người nghèo. Phải đi tìm và phục vụ Chúa Kitô chính trong các khu xóm ổ chuột, trong các khu xóm của sự bần cùng”. Chúng ta phải đi tới với họ như là linh mục bước lên bàn thờ, với niềm vui” (Giáo huấn của Mẹ, I, 80). Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành là kho tàng đích thật của chúng ta, con tim chúng ta hãy luôn tìm dán chặt vào Người (x. Lc 12,34).

Về điểm thứ hai là được mời gọi để loan báo Tin Mừng, Đức Thánh Cha nói: Các Giám Mục và linh mục rất thân mến, nhiều người trong anh em, nếu không phải là tất cả, đã đồng hành với các người trẻ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Cả họ nữa cũng đã lắng nghe các lời sai đi của Chúa Giêsu: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ” (x. Mt 28,19). Dấn thân của chúng ta đó là phải trợ giúp họ làm cháy lên trong con tim ước muốn là các môn đệ thừa sai của Chúa Giêsu. Chắc chắn trước lời mời gọi này có người có thể cảm thấy hoảng sợ một chút, vì nghĩ rằng là thừa sai có nghĩa là cần phải bỏ quê hương, gia đình và bạn bè. Tôi còn nhớ giấc mộng của tôi hồi còn trẻ là làm thừa sai bên Nhật Bản xa xôi. Nhưng Thiên Chúa đã chỉ cho tôi thấy rằng vùng đất truyền giáo của tôi gần hơn nhiều: đó là chính quê hương tôi. Và Đức Thánh Cha khích lệ mọi người như sau:

Chúng ta hãy giúp đỡ người trẻ ý thức rằng là môn đệ thừa sai là một hiệu qủa của việc được rửa tội, là phần nòng cốt của sự kiện là Kitô hữu, và nơi rao truyền Tin Mừng đầu tiên là chính nhà mình, môi trường học hành hay làm việc, gia đình và bạn bè của mình.

Chúng ta đừng tiết kiệm sức lực trong việc đào tạo người trẻ! Thánh Phaolô dùng một kiểu nói mà thánh nhân đã khiến trở thành một thực tại trong cuộc đời ngài, khi nói với các tín hữu: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa để cho Đức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gl 4,19). Cả chúng ta nữa cũng hãy làm cho nó trở thành thực tại trong sứ vụ của chúng ta! Chúng ta hãy giúp giới trẻ tái khám phá ra lòng can đảm và niềm vui của đức tin, niềm vui được yêu thương một cách riêng rẽ bởi Thiên Chúa, là Đấng đã trao ban Đức Giêsu Con của Người cho ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta hãy giáo dục họ cho sứ mệnh truyền giáo, ra ngoài và ra đi. Chúa Giêsu cũng đã làm như thế với các môn đệ Người: Người đã không giữ họ dính chặt vào mình như một gà mái làm với gà con, nhưng đã gửi các vị ra đi. Chúng ta không thể đóng kín trong giáo xứ, trong các cộng đoàn của mình, khi biết bao nhiêu người đang chờ đợi Tin Mừng! Đây không chỉ đơn sơ là mở cửa để tiếp đón, mà là ra khỏi cửa để tìm kiếm và gặp gỡ! Với lòng can đảm chúng ta hãy nghĩ tới mục vụ khởi đầu từ các vùng ngoại ô, bắt đầu từ những người ở xa nhất, từ những người thường không lui tới giáo xứ, cả họ nữa cũng được mời gọi vào bàn ăn của Chúa.

Điểm thứ ba là được mời gọi để thăng tiến nền văn hóa của sự gặp gỡ. Rất tiếc trong nhiều môi trường có một ”nền văn hóa của loại trừ”, một ”nền văn hóa của vứt bỏ” đang bước vào. Không có chỗ cho người già, cũng không có cho cho đứa con không được muốn; không có thời giờ để dừng lại với người nghèo đứng ở lề đường. Nhiều khi đối với vài người các tương quan con người được hướng dẫn bởi hai ”tín điều tân tiến”: là sự hữu hiệu và chủ trương thực tế. Đức Thánh Cha đưa ra lời mời gọi như sau:

Các Giám Mục linh mục, tu sĩ và cả các chủng sinh thân mến, là những người đang chuẩn bị cho sứ vụ, hãy có can đảm đi ngược dòng đời. Chúng ta không khước từ ơn này của Thiên Chúa: đó là gia đình duy nhất các con của Người. Việc gặp gỡ và tiếp đón tất cả mọi người, tình liến đới và huynh đệ là những yếu tố khiến cho nền văn minh của chúng ta thực sự nhân bản.

Là những người phục vụ sự hiệp thông và nền văn hóa gặp gỡ! Xin để cho tôi nói rằng chúng ta cần phải hầu như là bị ám ảnh trong nghĩa này. Chúng ta không muốn yêu sách bằng cách áp đặt ”các chân lý của chúng ta”. Điều hướng dẫn chúng ta là sự chắc chắn khiêm tốn và hạnh phúc của người đã được tìm thấy, đạt tới và được biến đổi bởi Chân Lý là Chúa Kitô. và không thể không loan báo Người (x. Lc 24,13-35).

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài giảng như sau: Anh chị em thân mến, chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để loan báo Tin Mừng và thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ với lòng can đảm. Ước chi Đức Trinh Nữ Maria là gương mẫu của chúng ta. Trong cuộc đời mình Mẹ đã nêu gương tình yêu mẫu tử, và tình yêu ấy cũng phải linh hứng cho tất cả những người cộng tác trong sứ mệnh tông đồ mà Giáo Hội có là tái sinh con người” (LG 65). Xin Mẹ là Ngôi Sao chắc chắn hướng dẫn các bước chân của chúng ta đi gặp Chúa. Amen.

Sau khi từ giã mọi người hiện diện Đức Thánh Cha đã đi xe tới Nhà hát thành phố để gặp hàng lãnh đạo chính trị, dân sự, ngoại giao, doanh thương, văn hóa và đại diện các tôn giáo tại Brasil.

Rạp hát thành phố đã được khánh thành năm 1909 và được tu sửa nhân dip kỷ niệm 100 năm thành lập hồi năm 2009. Nó là thí dụ điển hình của nghệ thuật kiến trúc thuộc thế kỷ XIX, với mặt tiền xây theo kiểu phục hưng dùng các chất liệu như cẩm thạch, mạ vàng, kính mầu và thủy tinh. Các cuộc trình diễn đầu tiên là sản phẩm nước ngoài như Pháp và Italia. Vào thập niên 1930 mới thành lập đoàn hát có dàn nhạc, ca đoàn và các vũ công hoạt động từ đó tới nay.
Đức Thánh Cha đã được bà chủ tịch rạp hát và bà bộ trưởng văn hóa tiếp đón. Ngỏ lời với hàng lãnh đạo chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo Brasil Đức Thánh Cha đã trích lời của tư tưởng gia Alceu Amoroso Lima nói rằng các người có vai trò lãnh đạo trong một quốc gia được mời gọi đương đầu tương lai ”với cái nhìn thanh thản của người biết trông thấy chân lý” (Il nostro tempo, in la vita sopranaturale e il mondo moderno, Rio de Janeiro 1956, p.106). Cái nhìn thanh thản và khôn ngoan ấy bao gồm 3 khía cạnh: thứ nhất là nét độc đáo của một truyền thống văn hóa, thứ hai là tinh thần trách nhiệm liên đới để xây dựng tương lai, và thứ ba là cuộc đối thoại xây dựng để đương đầu với hiện tại.

Đức Thánh Cha nói: cần đánh gía cao sự độc đáo năng động của nền văn hóa Brasil, có khả năng hội nhập các yếu tố khác nhau. Cảm quan của một dân tộc, các nền tảng tư tưởng và óc sáng tạo của nó, các nguyên tắc nền tảng của cuộc sống, các tiêu chuẩn phán xử có các ưu tiên, luật lệ hành động dựa trên một quan điểm toàn vẹn về bản vị con người. Quan niệm về con người và về cuộc sống đó của dân tộc Brasil đã nhận được nhựa sống từ Tin Mừng qua Giáo Hội công giáo, trước hết là niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô và tình huynh dệ đối với tha nhân. Cần phải đánh giá cao sự phong phú của nhựa sống đó. Nó có thể phong phú hóa một tiến trình văn hóa trung thành với căn tính Brasil và giúp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Để lớn lên việc nhân bản hóa toàn vẹn và nền văn hóa của sự gặp gỡ và tương quan là kiểu Kitô thăng tiến thiện ích chung và niềm vui sống. Chính ở đây quy tụ đức tin và lý trí, chiều kích tôn giáo với các khía cạnh của nền văn hóa nhân bản: nghệ thuật, khoa học, lao động, văn chương… Kitô giáo hiệp nhất siêu việt và nhập thể; luôn luôn hồi sinh tư tưởng và sự sống trước nỗi thất vọng và vỡ mộng xâm chiếm các con tim và lan rộng trên đường đời.

Tiếp tục diễn văn Đức Thánh Cha khẳng định rằng tinh thần trách nhiệm xã hội đòi buộc chúng ta đào tạo các thế hệ mới, có khả năng trong lãnh vực kinh tế, chính trị, và vững mạnh trong các giá trị luân lý đạo đức. Tương lai đòi buộc chúng ta phải có một quan niệm nhân bản về kinh tế và một đường lối chính trị luôn thực hiện việc tham gia của dân chúng nhiều hơn và tốt hơn, tránh các chủ trương ưu việt và phải nhổ tận gốc rễ sự nghèo đói. Ước gì không có ai bị lấy mất đi những gì cần thiết cho cuộc sống của họ, và ưởc chi mọi người đều được bảo đảm phẩm giá, tình huynh đệ và liên đới: đây là con đường phải theo…

Ai nắm giữ vai trò lãnh đạo, thì phải có các mục tiêu rất cụ thể và tìm kiếm các phương thức chuyên biệt để đạt các mục tiêu đó, nhưng cũng có nguy cơ của sự thất vọng, cay đắng và thờ ơ, khi các khát vọng không thành sự thật. Đức hy vọng năng động thúc đẩy chúng ta luôn tiến xa hơn, và dồn toàn lực và khả năng cho những người mà chúng ta hoạt động cho, chấp nhận các kết qủa và tạo ra các điều kiện để khám phá ra các lộ trình mới, tận hiến chính mình, cả khi không trông thấy các kết qủa, nhưng luôn duy trì niềm hy vọng.

Lãnh đạo phải biết có các lựa chọn đúng đắn nhất, sau khi đã cân nhắc chúng khởi đầu từ trách nhiệm riêng và từ thiện ích chung. Đây là hình thức giúp đi vào trong các tệ nạn của một xã hội và chiến thăng chúng với các hành động can đảm liều lĩnh và tự do… Ai hành động một cách có trách nhiệm, thì đặt để hành động của mình trước các quyền lợi của người khác và trước sự phán xử của Thiên Chúa. Ý thức luân lý đạo đức này, ngày nay, là một thách đố lịch sử chưa từng có. Ngoài sự hữu lý khoa học và kỹ thuật, trong tình trạng hiện nay cần có mối dây rằng buộc luân lý với một tinh thần trách nhiệm xã hội và liên đới sâu xa.

Sau cùng là tinh thần đối thoại xây dựng. Giữa sự thờ ơ ích kỷ và sự phản đối bạo lực luôn luôn có một lưạ chọn khác có thể: đó là đối thoại. Đối thoại giữa các thế hê, đối thoại với người dân, khả năng cho và nhận, rộng mở cho sự thật. Một đất nước lớn lên, khi có sự đối thoại một cách xây dựng giữa các phong phú văn hóa: văn hóa bình dân, văn hóa đại học, văn hóa giới trẻ, văn hóa nghệ thuật và kỹ thuật, văn hóa kinh tế, văn hóa gia đình và văn hóa truyền thông. Không thể tưởng tượng ra một tương lai cho xã hội, mà không có sự cộng tác mạnh mẽ của các năng lực luân lý trong một nền dân chủ, có nguy cơ đóng kín trong cái luận lý đại diện cho các lợi lộc cơ cấu. Nền tảng là phần đóng góp của các truyền thống tôn giáo lớn, nắm giữ vai trò là men của cuộc sống xã hội và linh hoạt nền dân chủ. Tính cách đời của nhà nước, không có thái độ tôn giáo nào, nhưng tôn trọng và trân qúy sự hiện diện của yếu tố tôn giáo trong xã hội, tạo thuận lợi cho sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo khác nhau, và cho các diễn tả cụ thể của chúng.

Khi các vị lãnh đạo thuộc nhiều lãnh vực khác nhau xin tôi một lời khuyên, câu trả lời của tôi luôn luôn là: đối thoại, đối thoại, đối thoại. Đó là cách thức duy nhất giúp con người, gia đình và xã hội lớn lên. Cách thức duy nhất giúp cuộc sống của các dân tộc tiến triển là nền văn hóa gặp gỡ, một nền văn hóa trong đó tất cả mọi người đều có cái gì tốt để cho đi, và tất cả mọi người đều có thể nhận lại được điều gì tốt lành. Tha nhân luôn có cái gì đó để cho, nếu chúng ta biết tới gần họ với thái độ cởi mở và sẵn sàng, không thành kiến. Chỉ như thế mới có sự thuận thảo giữa các nền văn hóa và các tôn giáo, sự trân qúy nhau và tôn trọng quyền của mỗi tôn giáo.

Diễn văn của Đức Thánh Cha đã bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay cảu cử tọa. Sau đó giàn nhạc và ca đoàn của rạp hát đã trình tấu một số bài thánh ca như: Đâu có tình yêu thương ở đấy có Chúa Trời. Trong khi đó mấy chục bé gái tiến đến ngồi quanh ghế của Đức Thánh Chaa và một em bé hai tuổi được chị nó dẫn đến tặng hoa cho Đức Thánh Cha. Sau đó các em đã ríu rít vây quanh Đức Thánh Cha để được ngài hôn và vuốt ve. Trong số những người đại diện các thành phần lên chào Đức Thánh Cha cũng có vài thổ dân trong sắc phục của họ. Một thổ dân đa tặng Đức Thánh Cha cái mũ lông của ông. Ngài đã đội lên đầu giữa tiếng vỗ tay của mọi người.

Sau khi từ giã cử tọa Đức Thánh Cha trở về tòa tổng giám mục Rio gặp các Hồng Y, ban chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục Brasil. Sau đó vào ban chiều Đức Thánh Cha đến chủ sự buổi canh thức với giới trẻ tại bãi biểm Copacabana, thay vì tại Cánh đồng đức tin Guaratiba, vì mấy ngày qua trời mưa, cánh đồng đầy nước và bùn.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

 

CẦU NGUYỆN (2)

CẦU NGUYỆN (2)

Hãy cầu nguyện luôn, hãy cầu nguyện với hết lòng tin tưởng vào tình yêu thương quan phòng của Chúa, đặc biệt cầu nguyện với lời kinh Lạy Cha mà Chúa đã dạy các đồ đệ: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Lời kinh Lạy Cha mà chúng ta thường dùng để cầu nguyện là một tập hợp chung lại của hai bản văn Phúc âm theo thánh Luca và theo thánh Matthêu. Bản văn của thánh Luca ngắn gọn hơn và chỉ có bảy lời cầu: “Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.

Như vừa đọc trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ lời cầu nguyện này theo lời yêu cầu của các ông và sau khi đã nhìn thấy Chúa cầu nguyện. Trong cuộc đời rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhiều lần tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu đã cầu nguyện như thế nào? Thật khó mà đoán hết nội dung lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, nhưng căn cứ vào những lời Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ chúng ta có thể nói rằng, lời cầu nguyện Ngài dạy cho các tông đồ phản chiếu phần nào lời cầu nguyện của chính Ngài với Thiên Chúa Cha.

Chúa Giêsu nêu gương cho các đồ đệ trong mọi sự. Chắc chắn trong việc cầu nguyện cũng thế, Ngài muốn cho các đồ đệ của Ngài cầu nguyện và sống lời cầu nguyện như chính Ngài đã làm gương. Trước hết, lời cầu nguyện hướng về Thiên Chúa là Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Hơn ai hết, Chúa Giêsu ý thức mối tương quan mật thiết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, giữa Ngài và Thiên Chúa Cha. Ngài là Con Một Thiên Chúa, Ngài luôn luôn đối thoại và sống kết hiệp với Thiên Chúa Cha. Khi dạy các tông đồ cầu nguyện: “Lạy Cha”, Ngài chia sẻ tình phụ tử, hay đúng hơn Ngài đưa các đồ đệ, đưa con người vào trong tình phụ tử với Thiên Chúa Cha. Sứ mạng cứu chuộc của Ngài là hòa giải con người với Thiên Chúa, làm cho con người được phục hồi phẩm giá làm con cái Thiên Chúa.

Đọc lời kinh Lạy Cha, mỗi người chúng ta hôm nay hãy mặc lấy tâm tình của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha. Từ ngữ mặc lấy không diễn tả hết thực tại mới mẻ mà người Kitô lãnh nhận được trong Bí tích Rửa tội. Từ ngữ mặc lấy có thể gợi lên trong chúng ta hình ảnh hời hợt trùm lên bên ngoài mà bên trong chẳng có gì thay đổi cả. Thật sự đối với người Kitô không phải như vậy, thực thể người Kitô đã được ơn Chúa biến đổi trong Bí tích Rửa tội. Thực tại con người đã được biến đổi trở nên con người mới, một thực tại mới, được ân sủng Thiên Chúa tái tạo, biến đổi. Thực tại mới này không phải do công trạng của con người, của mỗi người chúng ta, nhưng đó là ân ban của Thiên Chúa nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô.

Chúng ta được làm con Thiên Chúa trong Con Một Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Vậy khi cầu nguyện với lời kinh Lạy Cha, mỗi người Kitô chúng ta cần phải ý thức rằng, mình cần phải trở nên Chúa Kitô hơn, cần phải được biến đổi để trở nên giống Chúa Giêsu Kitô để có thể bước vào trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa Cha, như Chúa Kitô đã nêu gương và muốn chúng ta thực hiện như vậy. Do đó, một kết luận thực hành cho đời sống đạo của chúng ta là chúng ta không thể nào cầu nguyện thực sự lời kinh Lạy Cha, nếu tâm hồn chúng ta không được biến đổi trở nên giống Chúa Giêsu. Khi tâm hồn chúng ta không biến đổi, khi cuộc sống chúng ta không trở thành Kitô đích thực thì lời kinh chúng ta đọc: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” chỉ là một lời hời hợt bên ngoài trên môi trên miệng mà thôi.

Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện ơn cứu rỗi cho con người. Mỗi người Kitô chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội đã được ơn Chúa biến đổi để có thể cầu nguyện kinh Lạy Cha thật sự. Nhưng sự biến đổi đó chưa hoàn toàn kết thúc, vì bao lâu chúng ta còn sống trên trần gian này thì bấy lâu con người chúng ta còn phải chiến đấu với những tật xấu, những khuynh hướng tội lỗi nơi bản thân. Mỗi ngày chúng ta đều được mời gọi cộng tác với ơn Chúa để thanh tẩy, để trở nên giống Chúa Giêsu Kitô mỗi ngày một hơn, để cầu nguyện kinh Lạy Cha mỗi ngày một xứng đáng hơn.

Lời kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện nói lên thực thể căn bản của người Kitô là con cái Thiên Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô. Lời kinh Lạy Cha còn là lời kinh gia tăng sức mạnh để giúp mỗi người chúng ta hằng ngày trở nên con cái Thiên Chúa Cha nhiều hơn nhờ ơn Chúa Giêsu Kitô.

Nguyện xin Chúa ban ơn cho mỗi người chúng ta càng ngày càng trở nên xứng đáng hơn để cầu nguyện lời kinh Lạy Cha như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Amen

Sưu tầm