Đức Phanxicô tiếp kiến bà Aung San Suu Kyi

Đức Phanxicô tiếp kiến bà Aung San Suu Kyi

Giacomo Galeazzi cho Vatican Insider/La Stampa

Đức Phanxicô tiếp kiến bà Aung San Suu Kyi thumbnail

Picture Courtesy: Vatican Insider/La Stampa

Cho tới nay và chưa bao giờ thân thiết như thế. Hôm 29-10 Đức Thánh cha Phanxicô tiếp kiến nhà đoạt giải Nobel Hòa bình người Miến Điện bà Aung San Suu Kyi tại thư viện giáo hoàng trong Điện Tông tòa. Trước đó bà đã được vinh danh là công dân danh dự của Rôma trên Đồi Capitoline cổ kính.

Đã có “một cảm xúc tuyệt vời về sự hòa hợp và hài hòa” trong cuộc gặp gỡ của Đức Thánh cha với “nhân vật biểu tượng của thế giới châu Á” này, phát ngôn viên Tòa thánh linh mục Federico Lombardi cho biết.

Cuộc tiếp kiến của Đức Giáo hoàng với nhà lãnh đạo của biểu tượng dân chủ và nhân quyền Miến Điện là một sự kiện lịch sử có thể mang lại – dù không ngay lập tức – những kết quả nghiêm túc về chính trị, tôn giáo và văn hóa. Theo nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện, nếu không có thay đổi về hiến pháp, thì các cuộc bầu cử tổng thống ở Miến Điện năm 2015 sẽ không có dân chủ, công bằng hay mang tính đại diện. Năm 2015, Miến Điện sẽ bỏ phiếu bầu quốc hội và việc bầu cử này sẽ canh tân toàn bộ quốc hội vốn khi đó sẽ bầu ra một nguyên thủ quốc gia.

Quốc gia này đã tổ chức các cuộc bầu cử (có phần nào) tự do đầu tiên của mình trong lịch sử mới đây sau nhiều thập niên dưới chế độ độc tài quân sự, bằng cuộc bầu cử bổ sung năm 2012 đã mở đường cho nhà lãnh đạo Liên minh Dân tộc vì dân chủ – người đã bị quản thúc 15 năm trong suốt 22 năm qua bởi chính quyền quân sự – bước vào quốc hội. Bà Aung San Suu Kyi đã tuyên bố bà muốn ra tranh cử chức vụ lãnh đạo cao nhất ở đất nước này.

Nhưng trước hết hiến pháp cần phải được tu chính bởi hiến pháp hiện nay do chính quyền quân sự thông qua hồi năm 2008 bằng cuộc bỏ phiếu khôi hài trong tình hình khẩn cấp do Bão Nargis gây ra và vẫn còn có một điều khoản ngăn cản nhà lãnh đạo không được công nhận này ra tranh cử một cách dân chủ. Điều khoản đó nói rằng các công dân lập gia đình và có con với người nước ngoài không thể được bầu cử.

Theo Asianews, hai con trai của bà mang quốc tịch Anh cũng như cha của họ là Michael Aris qua đời vì bệnh tật năm 1999 là người Anh. “Mọi quốc gia – chứ không chỉ đất nước tôi – đều cần có hòa bình. Hòa bình xuất phát từ con tim và để có được hòa bình, mọi nguồn cơn của lòng thù hận và sợ hãi phải được xóa bỏ” – bà Aung San Suu Kyi nói trong một tuyên bố.

Nguồn: Vatican Insider/La Stampa

Trích từ UCANEWS VN

Comments are closed.