Chúa nhật 3 thường niên năm C (Nkm 8,2-4.5-6.8-10;1Cr 12, 12-30; Lc 1,1-4;4,14-21)

  Chúa nhật 3 thường niên năm C (Nkm 8,2-4.5-6.8-10;1Cr 12, 12-30; Lc 1,1-4;4,14-21)

Kính thưa quý ông bà anh chị em, các bạn trẻ thân mến. Mỗi một Chúa Nhật về, ai là người Kitô hữu thì tới nhà nhờ để tham dự thánh lễ hay nói đúng hơn là để cùng nhau dâng thánh lễ; Thánh lễ là một lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa Cha, qua Đức Kitô hiến tế trong thánh lễ. Trong thánh lễ chúng ta cùng chung lời catiếng hát với nhau, cùng nhau nghe Lời Chúa. Rồi ta có những cử chỉ như đứng lên, ngồi xuống, quỳ gối; phủ phục. Phải chăng đây là những điều đã có trong thời Cựu Ước, như sách Nơ-khe-mi-a chúng ta vừa mới nghe. Thầy thơ ký Esdras mở sách luật ra đọc, toàn dân đứng, khi nghe xong họ đáp.Amen! Amen! Rồi cúi mình phủ phục sát xuống đất.

     Trong thánh lễ chúng ta dâng, trung tâm và cao điểm làkhi linh mục đọc lời truyền phép. Qua lời truyền phép; bánh trở nên Mình Thánh Chúa và rượu trở nên Máu Thánh Chúa đích thực, không một chút hồ nghi. Nếu ngày xưa khi nghe đọc Sách Luật mà dân chúng còn cúi rạp xuống đất tỏ lòng cung kính, thì phương chi bây giờ, khi linh mục cầm Mình Thánh và Chén Máu Thánh Chúa đưa lên cao cho mọi người chiêm ngưỡng lẽ nào ta lại có thái độ nghênh ngang, coi thường. Thế mà, trong thực tế có những người vẫn nghênh ngang coi như không có gì là linh thiêng, là đáng suy tôn, kính thờ.

     Trong bài đọc 2, Thánh Phaolo đã tài tình khéo léo áp dụng những hình ảnh cụ thể qua các bộ phận nơi thân thể  con người. Trong một thân thể, có nhiều chi thể khác nhau, mỗi chi thể có một chức năng khác nhau; khác nhau nhưng không chống đối nhau; trái lại, mỗi chi thể có một sự tương quan chặt chẽ với nhau không thể tách rời nhau, và cũng không có chuyện loại trừ nhau. Bởi đó, một chi thể đau thì các chi thể khác cũng đau, và ngược lại một chi thể được vinh, thì những chi thể khác cũng được hưởng nhờ. Qua hình ảnh đó, thánh nhân muốn cho ta thấy mỗi một người như là một chi thể trong thân mình của Đức kitô. Cho nên, để thân mình Đức Kitô là Giáo Hội Mẹ được lớn mạnh, không tì ố, không vết nhăn nheo thì, mọi thành phần, mọi đoàn thể, mọi  giáo xứ, mọi Giáo Hội địa phương cần phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau, hổ trợ cho nhau, có như thế thì thân thể là Giáo Hội Mẹ mới được khoẻ mạnh. Đây là bài học rất thiết thực cho mọi người, mọi gia đình và mọi hội đoàn, đoàn thể trong giáo xứ chúng ta, nếu áp dụng được bài học các chi thể trong một thân thể thì phúc cho mỗi người, phúc cho mỗi gia đình và phúc cho các hội đoàn và cho cả giáo xứ.
 
     Còn bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu trở về quê hương để ban bố hồng ân của Thiên Chúa nơi quê hương của Ngài. Với bài giảng đầu tiên ở quê nhà tại hội đường, Ngài lấy lại đoạn Kinh Thánh trích từ sách tiên tri Isaia chương 61,1-2: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng”. Với đoạn Kinh Thánh này, các luật sĩ, các thầy tư tế đọc cho dân chúng nghe không biết bao nhiêu lần; nhưng hôm nay Chúa Giêsu cũng đọc lại đoạn sách này. Đọc xong, với cửcủa Chúa Giêsu là: gấp sách lại- đưa cho người giúp việc- rồi Người ngồi xuống- mọi người chăm chú nhìn Người- Người bắt đầu nói: Hôm nay đãứng nghiệm lời kinh thánh quí vị vừa nghe”. Chỉ thế thôi, thế mà: “Mọi người thán phục những lời hay ýđẹp thốt ra từ miệng Người” (Lc 4,22). Tại sao vậy, nếu không phải là Ngài giảng dạy như Đấng có quyền chứ không như các luật sĩ.Chúa Giêsu muốn xác minh cho mọi người biết là đoạn Kinh Thánh này ứng nghiệm vào Ngài, chứ không phải ở một một nào khác. Chúa Giêsu biết Ngài công bố sự thật này, người ta sẽ không chấp nhận, nhất là tại nơi quê hương của Ngài. Quả thật, người đồng hương của Ngài tuy là khâm phục, khen ngợi nhưng liền sau đó họ chống đối, nên Chúa Giêsu phải lên tiếng một cách thật đau lòng: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. Lẽ ra, quê hương của Ngài sẽđược nhận các ân huệ của Thiên Chúa nhiều hơn bất cứ nơi nào.Nhưng, tiếc thay họ lại không được, bởi họ nhìn Chúa Giêsu qua lăng kính chỉ là một con người bình thường như bao người khác.Họ tưởng rằng họ đã nắm bắt được tông tích lai lịch của Chúa Giêsu, nên không cần phải hiểu thêm gì về Ngài nữa.
 
     Kính thưa qúi ông bà anh chị em, cơn bệnh nơi con người xưa cũng như nay là, một khi đãcó định kiến về một ai đó thì suốt đời người đó chẳng có gì hay đối với kẻ định kiến; trong khi những người khác khâm phục, kính nể. Rồi một cơn bệnh nữa cũng nguy hiểm, đó là bệnh lầm tưởng, nghĩa là, khi cho rằng mình nắm bắt được tất cả rồi, nên chẳng cần tìm hiểu gì nữa. Chẳng hạn, khi ta học thuộc giáo lý xưng tội rước lễ, thêm sức hay biết được một vài đoạn Kinh Thánh và cho thế là nắm bắt được toàn bộ về Chúa rồi, thành thử không cần phải tìm hiểu,đào sâu thêm; cho nên không lạ gì, ngày này qua ngày nọ, năm này tới năm kia ta đọc biết bao nhiêu lần kinh, nghe đi nghe lại cũng đoạn Kinh Thánh đó, nhưng lòng ta vẫn không biến chuyển, không có chút rung cảm, nên nhàm chán, không thiết tha, không muốn tìm hiểu thêm, và như thế, ta không bao giờ tiến thêm được về đường thiêng liêng, về sự khao khát yêu mến Lời của Chúa. Bởi đó, chúng ta khó lòng mà có đời sống say mê Đức Kitô, kết hiệp với Đức Kitô từng giây phút trong cuộc sống của chúng ta như các Thánh được. Nên không lạ gì, khi có việc xẩy ra không vừa ý, thì có những thái độ như người Do-thái xưa; hồ hởi, phấn khởi đó, nhưng ngay sau đó là sự chống đối vàmuốn tiêu diệt.
 
     Vậy hôm nay qua lời của Chúa mà chúng ta đã chia s với nhau, ước mong mỗi người có sự tha thiết và cung kính lời của Chúa như thái độ của dân Israel trong bài đọc 1 diễn tả. Rồi ta lại ý thức được mỗi một người đều có một sự liên đới với nhau chặt chẽ như các chi thể trong một cơ thể mà ta nghe trong bài đọc 2. Khi ta hiểu và sống những điều trên là ta đang sống mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội, mầu nhiệm tháp nhập chặt chẽ với Đức Kitô. Xin Chúa giúp chúng con sống được mầu nhiệm này. Amen.

Lm Phaolô Cao Thế Bình,SDD

Comments are closed.