20 ngàn tín hữu đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha

20 ngàn tín hữu đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha

VATICAN. Trưa chúa nhật 17-6-2012, dù trời nắng gắt, đã có lối 20 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường thánh Phêrô để tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với ĐTC.

Trong số những người hiện diện đặc biệt có hàng trăm người thuộc Phong trào Tình Yêu gia đình, tham dự cuộc gặp gỡ tại Roma. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa 2 dụ ngôn trong bài Tin Mừng chúa nhật 11 thường niên năm B, để khích lệ các tín hữu tin tưởng và hy vọng giữa những khó khăn, vất vả và cơ cực. Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Phụng vụ hôm nay đề nghị với chúng ta hai dụ ngôn ngắn của Chúa Giêsu: dụ ngôn hạt giống tự mình tăng trưởng và dụ ngôn hạt cải (Xc Mc 4,26-34). Qua những hình ảnh lấy từ nông nghiệp, Chúa trình bày mầu nhiệm Lời và Nước Thiên Chúa, và nêu lý do tại sao chúng ta hy vọng và dấn thân.

Trong dụ ngôn thứ nhất, sự chú ý được dành cho động thái của việc gieo hạt: hạt giống được gieo xuống đất, dù nông dân ngủ hay thức, hạt giống ấy nẩy mầm và tự tăng trưởng. Người gieo giống tín thác rằng công việc của mình không phải là không có kết quả. Điều nâng đỡ nông dân trong những vất vả hằng ngày chính là niềm tín thác nơi sức mạnh của hạt giống và đất tốt. Dụ ngôn này nhắc nhớ mầu nhiệm sáng tạo và cứu chuộc, công trình phong phú của Thiên Chúa trong lịch sử. Chính Ngài là Chủ Tể của Nước Chúa, con người là cộng tác viên khiêm hạ của Chúa, chiêm ngắm và vui mừng vì hoạt động sáng tạo của Chúa và kiên nhẫn chờ đợi thành quả. Phần cuối trình thuật này làm cho chúng ta nghĩ đến sự can thiệp kết thúc của Thiên Chúa trong ngày tận thế, khi Ngài sẽ thực hiện trọn vẹn Nước của Ngài. Thời gian hiện tại là thời kỳ gieo giống, việc tăng trưởng của hạt giống được Chúa bảo đảm. Vì thế mỗi Kitô hữu biết rõ mình phải làm tất cả những gì có thể, nhưng kết quả chung kết là tùy nơi Thiên Chúa: ý thức này nâng đỡ tín hữu giữa những vất vả thường nhật, nhất là trong những tình trạng khó khăn. Về vấn đề này, thánh Ignatio Loyola đã viết: ”Con hãy hành động như thể mọi sự tùy thuộc nơi con, nhưng đồng thời con cũng biết rằng trong thực tế tất cả đều tùy thuộc vào Thiên Chúa” (Xc Pedro de Ribadeneira, Vita di S. Ignazio di Loyola, Milano, 1998).

Cả dụ ngôn thứ hai cũng dùng hình ảnh việc gieo giống. Nhưng ở đây là một hạt giống đặc thù, hạt cải, được coi là nhỏ nhất trong mọi thứ hạt. Dù nhỏ như vậy, nhưng nó đầy sức sống, từ đó nảy sinh một mầm có thể chui ra khỏi đất, mọc lên dưới ánh sáng mặt trời và tăng trưởng đến độ trở thành một ”cây lớn hơn mọi cây khác trong vườn” (Xc Mc 4,32): sự yếu đuối là sức mạnh của hạt giống, sự kiện nó bị nứt vỡ ra chính là năng lực của nó. Cũng vậy đối với Nước Thiên Chúa: là một thực tại nhỏ bé xét về phương diện con người, bao gồm những người thanh bần trong tâm hồn, những người không tín thác nơi sức riêng của mình, nhưng nơi sức mạnh của tình yêu Chúa, những người không đáng kể trước mặt thế gian; nhưng chính qua họ mà sức mạnh của Chúa Kitô được biểu dương và biến đổi những gì có vẻ không phải quan trọng.

Hình ảnh hạt giống đặc biệt được Chúa Giêsu quí chuộng, vì nó biểu lộ rõ mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Trong hai dụ ngôn hôm nay, hình ảnh ấy tượng trưng sự ”tăng trưởng” và ”tương phản”: sự tăng trưởng diễn ra nhờ năng động ở trong chính hạt giống và sự tương phản hiển hiện giữa sự bé nhỏ của hạt giống và sự to lớn của những gì mà hạt giống tạo nên. Sứ điệp ở đây thật là rõ ràng: Nước Thiên Chúa, tuy đòi sự cộng tác của chúng ta, nhưng trước tiên đó là một hồng ân của Chúa, ân thánh đi trước con người và công trình loài người. Sức mạnh bé nhỏ của chúng ta, bề ngoài có vẻ là bất lực trước những vấn đề của thế giới, nhưng nếu được dìm trong sức mạnh của Thiên Chúa thì không sợ những chướng ngại, vì chiến thắng của Chúa là điều chắc chắn. Đó là phép lạ tình yêu của Thiên Chúa, làm nảy mầm và tăng trưởng mọi hạt giống được gieo vãi rộng rãi trên mặt đất. Và kinh nghiệm về phép lạ tình yêu này làm cho chúng ta lạc quan, mặc dù có những khó khăn, đau khổ và bất hạnh mà chúng ta gặp phải. Hạt giống nảy mầm và tăng trưởng, vì chính tình yêu Chúa làm cho nó lớn lên. Đức Trinh Nữ Maria, như đất tốt, đã đón nhận hạt giống Lời Chúa, xin Mẹ củng cố nơi chúng con niềm tin và niềm hy vọng này.

Chào thăm sau Phép Lành

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nhắc nhở mọi người rằng ”Thứ tư tới đây, 20-6, là Ngày Thế Giới về người tị nạn, do LHQ đề xướng. Ngày này muốn lưu ý cộng đồng thế giới về những hoàn cảnh của bao nhiêu người, nhất là các gia đình, buộc lòng phải rời bỏ quê hương, vì bị đe dọa trước các cuộc xung đột võ trang và những hình thức bạo lực trầm trọng. Tòa Thánh cầu nguyện và liên tục quan tâm tới các anh chị em ấy, đồng thời tôi cầu mong rằng các quyền của người tị nạn luôn được tôn trọng và họ sớm có thể đoàn tụ với những người thân yêu.

ĐTC nói thêm rằng: ”Hôm nay, tại Ai Len, có lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể quốc tế, trong tuần qua Đại hội này đã biến thủ đô Dublin thành ”thành phố của Thánh Thể” nơi mà nhiều người họp nhau cầu nguyện trước sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích bàn thờ. Trong mầu nhiệm Thánh Thể, Chúa Giêsu đã muốn ở lại với chúng ta, để dẫn chúng ta vào cuộc hiệp thông với Ngài và giữa chúng ta với nhau. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria Chí Thánh những thành quả được chín mùi trong những ngày suy tư và cầu nguyện này.

ĐTC không quên nhắc đến lễ phong chân phước chiều chúa nhật hôm qua 17-6 và nói rằng: ”Tôi vui mừng nhắc nhớ rằng chiều hôm nay, tại thành Nepi, trong giáo phận Civita Castellana, sẽ có lễ phong chân phước cho Cecilia Eusepi, qua đời lúc mới được 18 tuổi. Thiếu nữ này đã mong ước trở thành một nữ tu thừa sai, nhưng buộc lòng phải rời bỏ tu viện vì bệnh tật, sống với niềm tin không lay chuyển, chứng tỏ một khả năng hy sinh lớn lao để cứu vớt các linh hồn. Trong những ngày cuối đời, trong sự kết hiệp sâu xa với Chúa Kitô chịu đóng đanh, Cecilia thường lập lại: ”Thật là đẹp dường nào khi hiến thân cho Chúa Giêsu, là Đấng đã tận hiến vì chúng ta”.

ĐTC còn chào thăm các tín hữu hành hương bằng các thứ tiếng chính, kèm theo những lời nhắn nhủ dựa theo bài Tin Mừng chúa nhật. Sau cùng bằng tiếng Ý, ngài đặc biệt nhắc đến các tham dự viên cuộc gặp gỡ do Phong trào Tình Yêu gia đình tổ chức về đề tài “Kinh Lạy Cha và căn cội Kitô của gia đình và xã hội”.

G. Trần Đức Anh OP

VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ NGÀY HIỀN PHỤ

VÀI NÉT LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ

Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

VÀI NÉT LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ

Theo các nhà giáo dục, vấn đề huấn luyện trẻ em trong gia đình chỉ đạt tới mức hoàn hảo, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa tính cương trực quyền uy của người cha cộng với tình thương dịu hiền của người mẹ.

Xem tiếp VÀI-NÉT-LỊCH-SỬ-NGÀY-HIỀN-PHỤ

 

Tin Công Giáo trong tuần từ 06-11 đến 06-17-2012

   TU ES PETRUS,  số 07, 06-11 – 06-17-2012

  TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Dòng Xuân Bích Việt Nam

Đức Thánh Cha “lược bỏ những cành chết” trong bộ máy quan liêu Vatican

Venezuela: “Đối thoại giữa Giáo Hội và nhà nước phải tiếp tục và được củng cố”’

Tổng thống Sri Lanca viếng thăm Vatican

Hai tin dẫn từ CWN 08/06 (Các lãnh đạo Dòng Phan Sinh hậu thuẫn LCWR  & Các linh mục người Đức thách thức luật Giáo Hội về Rước Lễ)

Tối hậu thư đưa ra chống lại các Kitô hữu ở Qusayr

Hàng trăm giáo sĩ hiệp nhất lần chuỗi mân côi cầu cho các linh mục trên thế giới

Bổ nhiệm mới

Hơn 215 triệu trẻ em lao động trên thế giới.

Hội nghị các Bề Trên Thượng Cấp : vì một căn tính mới của Giáo Hội địa phương.

Giáo phận ở Nhật phản đối vụ bắt giữ tại nhà thờ

Giáo Hội Ái Nhĩ Lan trên đường canh tân

Gia đình thấy được chúc phúc do bữa ăn trưa với Đức Giáo Hoàng.

Đức Giám Mục Blair mạnh mẽ bênh vực lời kêu gọi cải tổ LCWR

Các nhà ngoại giao Vatican phải trung thành với Đức Giáo Tông.

Vị trí và các quyền của người khuyết tật trong xã hội và trong Giáo Hội

Đánh giá về tín lý đối với LCWR

Uỷ Ban Toà Thánh – Israel

Chiến dịch tự do tôn giáo của các Giám Mục Hoa Kỳ đang hình thành.

Giáo Phẩm Vatican thăm Azerbaijan, quốc gia có 450 tín hữu Công giáo.

Tế bào gốc tiếp tục sống sau khám nghiệm tử thi.

Vatican tìm kiếm  tên miền Internet “.catholic”

Tín hữu Công giáo chống lại kế hoạch tấn phong tân giám mục bất chấp Roma

Đức Thánh Cha đưa ra lời mời cuồi cùng

Tăng gấp ba lượng gia nhập các Dòng Nữ Tu ở Liên Hiệp Anh

Hiệp ước với Lituanie (còn gọi là Litva.ND)

-Tân giám đốc Tổ Chức Nông Lương (FAO) viếng thăm Vatican

Khoa thần học thần kinh khám phá đức tin trong não bộ

Ba lan : 25 năm chầu Thánh Thể vĩnh viễn

Các nhà khảo cổ xác nhận Kinh Thánh không phải là hư cấu

 

(xem tiép . . .Tin Công Giáo trong tuần từ 06-11 đến 06-17-2012 )

VIỆC LỚN, VIỆC NHỎ

VIỆC LỚN, VIỆC NHỎ

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN NĂM B (17/06/2012)
[Ed 17,22-24; 2 Cr 5,6-10; Mc 4,26-34]

Từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, đâu đâu cũng có những việc lớn việc nhỏ. Ai cũng thích làm việc lớn hơn là những việc nhỏ mặc dù ai cũng hiểu việc nhỏ đã không làm nổi thì đừng mong làm chuyện lớn hơn.

Nếu không có người mẹ với gánh chè xôi nho nhỏ kia, xe cháo lòng dân dã kia… nếu không có sự chắt chiu trân trọng từng đồng tiền nhỏ lẻ kia, hẳn đã không thể mọc lên một căn nhà tươm tất tương đối là mái ấm hoàn mỹ cho gia đình.

Nếu không có người cha đã rong ruổi bán từng cái bong bóng nho nhỏ, từng que cà rem nho nhỏ những năm khó khăn gian khổ kia, hẳn là không thể có những mảnh bằng đại học của con cái hôm nay.

Nếu không có những tiếng ru êm ái, những lời kinh thì thầm, những dặn dò dịu ngọt, những sửa dạy nhẹ nhàng, những nhẫn nhịn chân thành, những hy sinh đơn sơ, những gương sáng đạo đức nho nhỏ của cha mẹ, hẳn đã không thể có những đứa con ngoan ngoãn biết thờ phượng Chúa, biết yêu thương người, biết quí trọng việc làm, biết làm lành lánh dữ, biết quan tâm sẻ chia, và nhất là biết ưa chuộng việc nhỏ, yêu mến đức khiêm nhường.

Nếu không có những việc nhỏ… hẳn không thể kết tinh được những thành quả lớn hơn: một người con của Chúa, một Linh Mục, một Nữ Tu, một người tài đức, một người hữu ích cho xã hội, cho Hội Thánh.

Trong công cuộc truyền giáo cũng vậy, ai cũng thích làm chuyện lớn lao, chuyện nổi danh cho ra ông kia bà nọ, và thường vẫn chê chối những việc nhỏ hơn, chê bai những người làm việc nhỏ, thậm chí còn dè bỉu coi thường những người có khả năng to nhưng đã tận tụy làm những việc nhỏ, những đóng góp nhỏ. Tưởng cũng nên nhắc đến việc ngay cả những người sống đời tận hiến, khi lãnh nhận bài sai phục vụ đoàn chiên của Chúa cũng đã có người phàn nàn trách móc bề trên ngay trong lễ nhận xứ rằng: “Trâu to mà sai cày ruộng nhỏ”… Bỗng trở thành câu nói “nổi tiếng” truyền đi hết nơi này đến nơi kia!

Hội Thánh lớn lên từ hạt cải bé nhỏ, từ tấm lòng khiêm nhượng: Hạt cải bé nhỏ của Đức Giêsu – Tấm lòng khiêm nhượng của Đức Giêsu – Hạt cải khiêm nhượng của những người theo gương Chúa Giêsu.

Nếu không có những đồng tiền của bà góa ở khắp năm châu, những đồng tiền nhỏ của những người hy sinh lớn, chắc gì xây nổi một Thánh Đường, một phòng Giáo Lý, hay một công trình nào đó cho Thiên Chúa.

Nếu không có những lời nguyện âm thầm của những người bệnh hoạn tật nguyền, những lời cầu nguyện nho nhỏ của những người đau khổ, thiếu thốn, đói nghèo ở khắp năm châu thì chắc gì bạn đã được bình yên, được sức khỏe, được thành đạt công việc phục vụ Chúa, phục vụ gia đình bạn, Giáo Xứ bạn và cả Hội Thánh nữa.

Thiết tưởng, mỗi chúng ta nên sống tâm tình này: “Tôi sống nhờ lời cầu nguyện nho nhỏ, nhờ lời kinh rất âm thầm của những người đau khổ mà tôi chưa hề biết tên, biết mặt”. Và từ suy gẫm ấy, mỗi chúng ta cũng phải trở thành người nhỏ bé khiêm nhu tận hiến cho Chúa từng việc nhỏ với lòng yêu mến đơn sơ chân thành và khiêm tốn vì “tất cả cho vinh danh Thiên Chúa”.

Ở một vài giáo xứ, khi có nhiều sinh hoạt các đoàn thể khác nhau, thường có những cái nhìn so sánh phân biệt đoàn thể này giá trị hơn đoàn thể kia, hội này to hơn hội nọ. Thực đáng buồn cho những cái nhìn phân biệt ấy. Tôi vẫn để ý tới những kinh nguyện âm thầm, những bước chân lặng lẽ của những chiến sĩ của Mẹ trong Hội Legio. Họ không làm gì nổi bật cả, cũng không được phép huyênh hoang điều gì cả, càng không được phép tiết lộ công việc của họ với người không liên quan… thế mà, có những mùa gặt Đức Tin bội thu từ những việc nho nhỏ ấy, từ một hội đoàn vẫn thường bị anh em xem thường. Có người còn nặng lời cho rằng hội ấy dành cho người bình dân, thấp bé, ít học. Thật đáng trách cho những người xem mình là lớn lao, thích làm việc to, việc nổi, mà chưa chắc đã sinh ích lợi gì cho mình và cho Hội Thánh.

Hoặc gần đây, cũng có một vài cái nhìn không mấy thiện cảm dành cho những hội viên Lòng Chúa Thương Xót vì cho rằng đó là việc đạo đức của những cụ già, của những người bệnh tật đau yếu, của những người tội lỗi… nhưng thực ra, chính họ đang khẩn cầu lòng Chúa thương xót cho họ, cho mỗi chúng ta và cho toàn thế giới. Còn có những người không chỉ bé nhỏ mà còn vô danh tiểu tốt đang âm thầm làm hạt cải của Thiên Chúa ở khắp nơi giữa chợ đời. Họ vẫn chịu nhiều khinh miệt. Họ không được viếng thăm, cũng chẳng được tiếp rước linh đình nhưng họ đang là bạn chí thân của những người đau khổ, xấu số, bất hạnh. Họ không sinh hoạt đoàn thể nào cả, vì chẳng có thời gian bỏ cái quang gánh thúng bưng, nhưng họ đang sống tốt lành trước mặt Chúa, để Đức Tin trưởng thành và gương sống công bình bác ái của họ nên lời chứng cho Thiên Chúa.

Hạt cải người đi gieo trồng với lòng tín thác vào quyền năng Chúa sẽ được Thiên Chúa cho mọc lên và phát triển. Việc nhỏ mà chúng ta thực hiện cho danh Chúa cả sáng thì chắc hẳn Thiên Chúa sẽ làm cho nên lớn lao trong công cuộc của Ngài.

Chị Marie Paul NTL, năm ấy, vì những thất bại trong cuộc đời, trong chuyện gia đình đã âm thầm tìm ra hải đảo để sinh sống. Chị đã thấy một hải đảo thiếu vắng Tin Mừng. Chị đã nguyện làm một hạt cải trong thánh ý của Thiên Chúa. Sau hơn 15 năm làm hạt cải âm thầm trên hải đảo, Chúa đã cất đi sự tủi hổ, cất đi sự thất bại của cuộc đời chị và đã làm cho hạt cải của chị lớn lên thành một cộng đoàn Giáo Họ Hải Đảo Phú Quý như hôm nay: 157 Giáo Dân trên tổng số 27 ngàn dân hải đảo, một ngôi Thánh Đường sắp mọc lên. Và chúng ta có quyền hy vọng 157 hạt cải mới kia sẽ được Thiên Chúa cho vươn lên thành một cộng đoàn lớn, một công trình cứu rỗi. Chúa đã làm nên bao việc lạ lùng trước mắt chúng ta, bắt đầu từ sự khiêm tốn của chúng ta.

Lạy Chúa, xin cho mỗi chúng con biết rằng ‘quí chuộng và thực hiện việc nhỏ cho vinh danh Thiên Chúa thì có giá trị hơn là quí chuộng và thực hiện những việc lớn lao cho vinh danh mình’. Xin ban cho chúng con lòng khiêm tốn tín thác và chấp nhận để Chúa tác động trong mỗi việc của chúng con. Amen.

PM. Cao Huy Hoàng

Đức Thánh Cha tiếp Chủ tịch Đại Hội đồng thứ 66 của LHQ

Đức Thánh Cha tiếp Chủ tịch Đại Hội đồng thứ 66 của LHQ

VATICAN. Tòa Thánh đề cao vai trò của LHQ trong việc góp phần giải quyết các xung đột trên thế giới.

Lập trường trên đây của Tòa Thánh được trình bày trong buổi tiếp kiến sáng hôm 15-6-2012, của ĐTC dành cho ông Nassir Abdulaziz Al-Nasser, Chủ Tịch Đại hội đồng thứ 66 của Liên hiệp quốc. Sau khi gặp ĐTC, ông đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Bertone và Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti.

Thông cáo do Phòng báo chí Tòa Thánh phổ biến cho biết đề tài chính trong cuộc đối thoại thân mật là vai trò của LHQ, đặc biệt là Đại hội đồng LHQ, trong việc giải quyết các cuộc xung đột, đặc biệt là những xung đột hiện nay tại các vùng trên thế giới, nhất là tại Phi châu và Trung Đông, và tình trạng trầm trọng từ đó gây ra cho con người.
Các vị cũng nói về đóng góp quan trọng của Giáo hội Công Giáo cho nền hòa bình và sự phát triển, cũng sự nêu bật sự cộng tác giữa các tôn giáo và các nền văn hóa (SD 15-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha sẽ di chuyển tới Castel Gandolfo từ ngày 3 tháng 7-2012

Đức Thánh Cha sẽ di chuyển tới Castel Gandolfo từ ngày 3 tháng 7-2012

VATICAN. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho biết ĐTC sẽ di chuyển tới dinh thự mùa hè của ngài ở Castel Gandolfo từ ngày 3 tháng 7 tới đây và ngài sẽ lưu lại đây suốt mùa hè.

Cha Lombardi cũng nói rằng trong tháng 7 này sẽ không có các buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ĐTC mỗi sáng thứ tư, và chỉ có các buổi đọc kinh truyền tin do ngài chủ sự tại Castel Gandolfo vào mỗi trưa chúa nhật.

Ngoài ra, như đã loan báo, chúa nhật 15-7-2012, ĐTC sẽ viếng thăm mục vụ tại giáo phận Frascati gần Roma, và ngài sẽ cử hành thánh lễ tại đây lúc 9 giờ rưỡi sáng. Tiếp đến có hai cuộc hòa nhạc sẽ diễn ra tại Castel Gandolfo: trước tiên vào ngày 11-7 với các bạn trẻ thuộc Ban nhạc Barenboim, và thứ hai vào tháng 8 với các nhạc sĩ từ miền Bavière, quê hương của ĐTC.

LM Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh tái khẳng định cuộc viếng thăm của ĐTC tại Liban sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16-9 năm nay, đồng thời nói rằng ”Không có sự bấp bênh nào trong công cuộc chuẩn bị. Cuộc viếng thăm của ĐTC đã được ấn định và đang được chuẩn bị cho những ngày được xác định. Không có sự bấp bênh nào từ phía Tòa Thánh. Sự bấp bênh là ở trong tình trạng của thế giới”.

Trong những ngày qua, một số báo chí cho rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Beirut, Liban để công bố Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM Trung Đông có thể bị hủy vào phút chót nếu xảy ra cuộc chiến tranh từ Siri tràn sang.
Theo cha Lombardi, cuộc khủng hoảng tại Siri – như chúng ta biết, dường như không thể đặt lại vấn đề cuộc viếng thăm của ĐTC, ít là cho đến lúc này.

Về vụ người cựu giúp việc của ĐTC, ông Paolo Gabriele đang bị điều tra vì tội lấy trộm và giữ tài liệu từ văn phòng ĐTC, Cha Lombardi cho biết tuần này không có cuộc thẩm vấn chính thức, tuần tới cuộc thẩm vấn sẽ được mở lại và ông tiếp tục bị tạm giam.

Thứ năm 21-6, sẽ có cuộc họp báo tại Vatican để trình bày chương trình Năm Đức Tin sẽ khai mạc từ ngày 11-10 năm nay. Tiếp đến, ngày 22-6, giới báo chí đăng ký tại Phòng báo chí Tòa Thánh sẽ viếng thăm Viện Giáo Vụ, quen gọi là Ngân Hàng Vatican để giúp họ hiểu rõ về bản chất, phương pháp hoạt động, mục đích của Viện này.
Sau cùng, cha Lombardi bác bỏ tin do một tờ báo lớn ở Italia truyền đi cho rằng ”một chuyên gia tin học” của ĐGH, một ”tin tặc” đã biến mất. Cha gọi tin này là ”vô căn cứ” và không có gì tương ứng thực tại. Tờ báo La Repubblica đã nhiều lần tung những tin thất thiệt và vị Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh thường phải cải chính. (SD 14-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Thành lập Giáo hạt tòng nhân tại Australia

Thành lập Giáo hạt tòng nhân tại Australia

VATICAN. Hôm 15-6-2012, Bộ giáo lý đức tin đã thành lập Giáo hạt tòng nhân Đức Bà Thánh Giá miền nam (Our Lady the Southern Cross) tại Australia để đón nhận các tín hữu cựu Anh giáo gia nhập Công Giáo.

Đồng thời ĐTC cũng bổ nhiệm vị Bản quyền đầu tiên của Giáo Hạt là Cha Herry Entwistle.

Đây là giáo hạt tòng nhân thứ 3 được Tòa Thánh thiết lập trong Giáo Hội Công Giáo, sau giáo hạt tại Anh quốc và Hoa Kỳ, chiếu theo Tông Hiến Anglicanorum Coetibus, Các Nhóm Anh Giáo, do ĐTC Biển Đức 16 ban hành, để đón nhận các tín hữu cựu Anh giáo, đồng thời cho phép họ được giữ gia sản linh đạo và phụng vụ của Anh giáo.

Vị Bản quyền đầu tiên của giáo hạt tại Australia, Cha Harry Entwistle năm nay 72 tuổi (31-5-1940), gốc Anh, thụ phong Mục Sư anh giáo hồi năm 1964 và từng làm tuyên úy các nhà tù. Năm 1988, cha di cư sang Australia, phục vụ tại giáo phận Perth. Năm 2006 cha gia nhập Cộng đoàn Anh giáo truyền thống và được bổ nhiệm làm GM đặc trách vùng Tây Australia đồng thời làm cha sở giáo xứ Marylands ở thành phố Perth. Sau khi gia nhập Công Giáo, thụ phong phó tế và ngài được thụ phong linh mục ngày 15-6-2012 tại Nhà thờ chính tòa giáo phận Perth. (SD 15-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Chuỗi Mân Côi toàn cầu, cầu nguyện cho hàng linh mục trên toàn thế giới

Chuỗi Mân Côi toàn cầu, cầu nguyện

cho hàng linh mục trên toàn thế giới

 

http://www.ubgmgiadinh.org/uploads/pictures/News/lanhatmancoi2.jpg
 
Năm 2002, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố “Ngày cầu nguyện xin ơn thánh hóa các linh mục” sẽ được cử hành hằng năm vào lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trước đó, vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh mỗi năm ngài đều gửi Thư cho các linh mục. Đến Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, ngài đã cho cử hành một Năm Linh mục từ lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2009 đến lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2010, để giúp các linh mục canh tân chiều sâu nội tâm, trở nên chứng nhân mạnh mẽ và sắc bén hơn cho Tin Mừng trong lòng thế giới hôm nay.
Năm nay lễ Thánh Tâm là ngày 15 tháng Sáu. Vào ngày này, mọi tín hữu đều được mời gọi cầu nguyện cho các linh mục. Trong các phương pháp cầu nguyện, chuỗi Mân Côi là phương pháp đơn giản, phổ biến và rất hữu hiệu.
 
Ông Thomas Mc Kenna, giám đốc điều hành Hội Ái hữu Linh mục Công giáo (Hoa Kỳ), đã chỉ rõ mối liên hệ “không thể thiếu được” giữa chuỗi Mân Côi và hàng linh mục công giáo. Ông khuyến khích tất cả mọi người công giáo nên cầu xin Đức Trinh nữ Maria cho hàng linh mục. Ông cũng ghi nhận: “Từ thánh Đa Minh đến các Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, Giáo hội có truyền thống luôn xin các tín hữu cầu nguyện với Đức Mẹ cho hàng linh mục”.
Từ năm 2010, một chuỗi Mân Côi toàn cầu đã được phát động vào ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu để cầu nguyện cho hàng linh mục trên toàn thế giới. Năm nay, chuỗi Mân Côi toàn cầu lần thứ ba – do tổ chức World Priest (Linh mục Thế giới) bảo trợ – cũng sẽ bao trùm thế giới trong bầu khí cầu nguyện với kinh Mân Côi suốt 24 giờ.
 
Bắt đầu từ Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ vào lúc 0g (giờ GMT) ngày 15 tháng Sáu với năm mầu nhiệm Vui, chuỗi lần hạt Mân Côi sẽ đi vòng quanh trái đất, sau mỗi nửa giờ lại đến một địa điểm khác, lần lượt suy niệm các mầu nhiệm Vui–Thương–Mừng–Sáng. Cuối cùng sẽ kết thúc tại Wisconsin, Hoa Kỳ vào lúc 24g (giờ GMT) bằng năm mầu nhiệm Vui.
 
Trong số các địa điểm tham gia chuỗi Mân Côi này, có: Vatican, Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Ukraina… Nazareth, Trung Quốc, Philippines, Sri Lanka, Ấn Độ, Brunei… Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Brazil, Argentina… Australia, New Zealand v.v… Mọi người có thể hợp ý lần chuỗi với những người trực tiếp lần chuỗi tại 60 đền thờ tham gia chương trình này trên khắp thế giới, cứ mỗi nửa giờ.
 
Ngoài ý cầu nguyện chung cho các giám mục, linh mục và phó tế trong giáo phận, còn có rất nhiều ý nguyện được đề nghị trong chuỗi Mân Côi toàn cầu này, chẳng hạn xin cho các linh mục biết:
 
– lắng nghe và sống lời Chúa;
– đem Chúa Giêsu đến cho người khác;
– loan báo Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu độ;
– có lòng tin sâu xa vào các bí tích;
– chuyên cần cầu nguyện;
– kiên trì chịu đau khổ vì Chúa Kitô;
– trung tín với lời hứa linh mục;
– cảm nghiệm sức mạnh của thập giá;
– yêu mến Đức Mẹ;
– trở thành người đem lại bình an và hòa giải,
– chứng nhân của hy vọng …
 
Tại Vatican, Đức hồng y Raymond L. Burke – Chủ tịch Tối cao Pháp viện Tòa Thánh – người sẽ hướng dẫn lần chuỗi năm sự Thương, nói: “Chắc chắn vào ngày 15 tháng Sáu sắp tới tôi sẽ lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện xin ơn thánh hóa các linh mục. Thánh hóa các linh mục là ý cầu nguyện hằng ngày của tôi và vì thế tôi rất vui mừng tham gia chương trình cầu nguyện toàn cầu này”.
 
Hoàng Anh – WHĐ

Lời cầu nguyện là hơi thở của linh hồn và ốc đảo hòa bình

Lời cầu nguyện là hơi thở của linh hồn và ốc đảo hòa bình

Lời cầu nguyện không chỉ là hơi thở của linh hồn, nhưng cũng còn là ốc đảo hòa bình, nơi chúng ta có th kín múc nưc dưỡng nuôi cuộc sống thiêng liêng và biến đổi sự hiện hữu của chúng ta. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 13-6-2012 trong đại thính đường Phaolo VI.

Mở đầu bài huấn dụ về đề tài lời cầu nguyện trong các thư của thánh Phaolô, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, cuộc gặp gỡ hàng ngày với Chúa và việc lãnh các Bí Tích cho phép rộng mở tâm trí chúng ta cho sự hiện diện, các lời nói và hành động của Chúa. Lời cầu nguyện không chỉ là hơi thở của linh hồn, nhưng để dùng một hình ảnh, nó cũng còn là ốc đảo hòa bình, nơi chúng ta có thể kín múc nước dưỡng nuôi cuộc sống thiêng liêng và biến đổi sự hiện hữu của chúng ta. Và Thiên Chúa lôi kéo chúng ta tới với Người và làm cho chúng ta leo lên núi của sự thánh thiện, để cho chúng ta luôn luôn gần gũi Người hơn, bằng cách cống hiến cho chúng ta các ánh sáng và ủi an trên đường đời. Đây đã là kinh nghiệm sống mà thánh Phaolô kể lại trong chương 12 thư thứ II gửi tín hữu Côrintô. Trước những người phản đối sự hợp pháp trong công tác tông đồ của người thánh nhân không kể tên các cộng đoàn người đã thành lập, hay các cây số người đã rong ruổi, cũng không hạn hẹp trong viêc nhắc lại các khó khăn và các chống đối người đã phải đương đầu để loan báo Tin Mừng, nhưng chỉ cho thấy tương quan của Người với Chúa, một tương quan mạnh mẽ đến mang cả đặc thái của những lúc xuất thần, chiêm ngưỡng sâu xa nữa (x. 2 Cr 12,1). Như thế thánh Phaolô không khoe khoang những điều người đã làm, sức mạnh, các hoạt động và thành công của mình, mà khoe khoang hành động, mà Thiên Chúa đã làm nơi thánh nhân và qua thánh nhân.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: thật vậy, với sự e thẹn lớn thánh Phaolô kể lại kinh nghiệm mà loài người không thể kể lại được: đó là lúc người được sống kinh nghiệm xuất thần, được đưa lên tầng trời thứ ba, bị bắt cóc vào ”vườn” của Thiên Chúa trên thiên đàng. Thánh nhân không nhớ các nội dung của sự mạc khải, nhưng nhớ ngày tháng và các khung cảnh trong đó Chúa đã nắm bắt lấy thánh nhân một cách hoàn toàn, kéo thánh nhân đến với Chúa như đã làm trên đường đến thành Damasco, khi thánh nhân được ơn hoán cải (x. Pl 3,12).

Thánh Phaolô cho biết để không kiêu ngạo về sự cao cả của các mạc khải nhận lãnh, người mang trong mình ”một cái gai” (2 Cr 12,7), một nỗi khổ đau và người khẩn nài Chúa Phục Sinh giải thoát người khỏi cái gai đau đớn trong xác thịt, khỏi tên được Kẻ Dữ sai đến ấy. Ba lần thánh nhân đã xin Chúa cho thử thách đó xa mình, nhưng chính trong tình trạng này, khi chiêm ngưỡng sâu xa Thiên Chúa, trong đó thánh nhân nghe được ”những lời không thể nói được và không được phép nói” (c. 4), thì người nhận được câu trả lời rõ ràng của Chúa Phục Sinh: ”Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ tràn đầy trong sự yếu đuối” (c. 9).

Thánh Phaolô đã hiểu là tông đồ của Tin Mừng có nghĩa là gì, vì thế người mới kêu lên: ”Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (9b-10). Nghĩa là thánh nhân không khoe khoang các hành động của mình, mà khoe khoang sinh hoạt của Chúa Kitô hành động trong sự yếu đuối của thánh nhân… Thái độ khiêm tốn và tin tưởng sâu xa ấy trước sự biểu lộ của Thiên Chúa cũng là nền tảng đối với lời cầu nguyện và cuộc sống của chúng ta, đối với tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và với các yếu đuối của chúng ta.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta không biết ”cái gai” mà thánh Phaolô nói đến là gì, nhưng thái độ của thánh nhân làm cho chúng ta hiểu rằng mọi khó khăn trong việc theo Chúa Kitô và làm chứng cho Tin Mừng có thể được thắng vượt, khi tin tưởng rộng mở cho hoạt động của Chúa. Thánh Phaolô ý thức được người là một ”đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10). – không phải người đã làm các điều trọng đại mà là Chúa – một ”chiếc bình bằng đất” (2 Cr 4,7), mà Chúa đặt để trong đó sự phong phú và quyền năng Thánh Sủng của Ngài. Đề cập tới thái độ của thánh nhân biết sống mọi biến cố, nhất là sự khổ đau, khó khăn và bách hại như thế nào, Đức Thánh Cha nói:

Trong lúc sống kinh nghiệm sự yếu đuối của mình, thì quyền năng của Thiên Chúa được biểu lộ. Thiên Chúa không bỏ rơi, không để một mình, nhưng trở thành sự đỡ nâng và sức mạnh… Điều này cũng đúng đối với chúng ta. Chúa không giải thoát chúng ta khỏi các sự dữ, nhưng trợ giúp chúng ta trưởng thành trong các khổ đau, trong các khốn khó, trong các bách hại. Như thế đức tin nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta ở trong Thiên Chúa, ”cả khi con người bên ngoài của chúng ta có suy sụp, vì có biết bao nhiêu khó khăn, nhưng con người bên trong, trái lại, được canh tân, trưởng thành từng ngày chính trong thử thách” (c.16). Thánh tông đồ thông báo cho tín hữu Côrintô và chúng ta rằng ”gánh nặng mau qua nhẹ nhàng của khốn khó đem lại cho chúng ta biết bao nhiêu vinh quang. Thật thế, một cách nhân loại mà nói gánh nặng của các khó khăn không nhẹ nhưng vô cùng nặng nề; nhưng đối với tình yêu của Thiên Chúa, đối với sự cao cả được Chúa yêu, thì nó nhẹ nhàng, vì biết bao vinh quang được hưởng. Như thế, trong mức độ sự kết hiệp của chúng ta với Chúa gia tăng và lời cầu mạnh mẽ của chúng ta cũng đi vào điều nòng cốt và hiểu rằng không phải sức mạnh của các phương tiện, các nhân đức, các khả năng của chúng ta thực hiện Nước Thiên Chúa, mà chính Thiên Chúa làm những điều kỳ diệu qua sự yếu đuối, qua sự không thích hợp với nhiệm vụ của chúng ta…

Chỉ đức tin, việc tín thác nơi hành động của Thiên Chúa, nơi lòng lành của Thiên Chúa là Đấng không bỏ rơi chúng ta, là bảo đảm để chúng ta không làm việc uổng công. Như thế, Thánh Sủng của Chúa đã là sức mạnh đồng hành với thánh Phaolô trong các mệt nhọc lớn lao của việc loan báo Tin Mừng, và con tim của thánh nhân đã đi vào con tim của Chúa Kitô, và có khả năng dẫn người khác đến với Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta.

Như vậy, trong lời cầu nguyện chúng ta mở rộng tâm hồn cho Chúa để Người đến ở trong sự yếu đuối của chúng ta và biến đổi nó thành sức mạnh cho Tin Mừng. Động từ hy lạp ”episkenoo” cắm lều, mà thánh Phaolô dùng để miêu tả việc Chúa ở trong sự yếu đuối của chúng ta, có ý nghĩa rất mạnh mẽ. Chúa tiếp tục cắm lều ở trong chúng ta, ở giữa chúng ta: đó là Mầu nhiệm của sự Nhập Thể.

Đề cập tới kinh nghiệm chiêm ngưỡng Thiên Chúa của thánh Phaolô cũng như của ba môn đệ trên núi Tabor Đức Thánh Cha nói:

Chiêm ngưỡng Chúa vừa hấp dẫn vừa kinh khủng: hấp dẫn bởi vì Chúa lôi kéo chúng ta đến với Ngài, và bắt cóc con tim của chúng ta lên cao, đem nó tới nơi cao, nơi chúng ta kinh nghiệm sự bình an và vẻ đẹp của tình yêu; nhưng kinh khủng vì nó phơi trần sự yếu đuối nhân loại và sự không thích hợp của chúng ta, cái khó khăn chiến thắng Kẻ Dữ quấy phá cuộc sống chúng ta, cái gai cắm vào thịt xác chúng ta. Nhưng trong việc chiêm ngưỡng Chúa hằng ngày chúng ta nhận đựơc sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa và cảm nghiệm được lời thánh Phaolô nói với tín hữu giáo đoàn Roma: ”Tôi tin chắc rằng cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương qủy lực, hiện tại hay tương lái, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).

Trong một thế giới trong đó chúng ta có nguy cơ chỉ tin tưởng nơi sự hữu hiệu và sức mạnh của các phương thế nhân loại, trong thế giới này chúng ta được mời gọi tái khám phá ra và làm chứng cho quyền năng của Thiên Chúa được thông chuyền qua lời cầu nguyện; với nó chúng ta lớn lên mỗi ngày trong việc biến cuộc sống chúng ta đồng hình dạng với cuộc sống của Chúa Kitô…

Trong thế kỷ trước ông Albert Schweitzer, giải Nobel Hòa Bình, đã khẳng định rằng: ”Thánh Phaolô là một nhà thần bí và không gì khác hơn là một nhà thần bí”, nghĩa là một người si mê Chúa Kitô và kết hiệp với Chúa đến độ có thể nói rằng ”Chúa Kitô sống trong tôi”. Nhưng thánh Phaolô cũng là con người sống cuộc sống cụ thể mỗi ngày. Thần bí không làm cho thánh nhân xa rời thực tại, trái lại đã cho thánh nhân sức mạnh sống mỗi ngày cho Chúa Kitô và xây dựng Giáo Hội cho tới tận cùng của thế giới thời gian. Sự kết hiệp với Thiên Chúa không làm cho xa thế giới, nhưng trao ban cho chúng ta sức mạnh thực sự ở trong thế giới, và làm tất cả những gì phải làm cho thế giới.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tiệp Khắc, Slovac và Ý. Đức Thánh Cha đặc biệt chào một nhóm linh mục Slovac mừng Ngân Khánh chịu chức. Ngài cũng chào một nhóm Linh Mục thuộc giáo phận Treviso và Tortona mừng 40 năm chịu chức. Đức Thánh Cha cầu chúc các vị được nhiều ơn thánh Chúa để trung thành với những cam kết ngày thụ phong.

Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha nói nhiều bạn trẻ đã bắt đầu nghỉ hè, các người khác còn đang phải thi cử. Ngài xin Chúa giúp họ sống thời gian này trong sự thanh thản và được Chúa chở che. Đức Thánh Cha khích lệ các anh chị em đau yếu tin tưởng vì Thiên Chúa tiếp tục công trình cứu độ của Người nhờ các khổ đau của họ. Ngài cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới khám phá ra mầu nhiệm của Thiên Chúa Đấng ban ơn cứu rỗi cho mọi người, để tình yêu của họ luôn ngày càng đích thực, lâu bền và tiếp đón rộng mở hơn.

Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Đại Hội Thánh Thể quốc tế tại Dublin

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Đại Hội Thánh Thể quốc tế tại Dublin

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các tín hữu hiệp ý với các tín hữu Công Giáo Ireland và thế giới để cầu nguyện cho Đại Hội Thánh Thể quốc tế tại Dublin, Ireland.

Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung các tín hữu hành hương sáng 13-6-2012, ĐTC nói:

”Giờ đây tôi thân ái nghĩ đến và chào thăm chúc lành cho Giáo Hội tại Ireland, nơi đang diễn ra, tại Dublin, Đại hội Thánh Thể quốc tế thứ 50, về đề tài ”Thánh Thể: hiệp thông với Chúa Kitô và giữa chúng ta”, trước sự hiện diện của ĐHY Marc Ouellet, Đặc Sứ của tôi. Nhiều GM, LM, những người thánh hiến và tín hữu giáo dân đến từ các đại lục khác nhau đang tham dự biến cố quan trọng này của Giáo Hội”.

”Đây là một cơ hội quí giá để tái khẳng định chỗ đứng trung tâm của Thánh Thể trong đời sống của Giáo Hội. Chúa Giêsu, thực sự hiện diện trong Bí tích Bàn Thờ, qua hy tế yêu thương tột đỉnh trên Thánh Giá, hiến mình cho chúng ta, trở nên lương thực của chúng ta để đồng hóa chúng ta với Ngài, đưa chúng ta vào trong tình hiệp thông với Ngài. Qua sự hiệp thông này, tất cả chúng ta cũng được liên kết với nhau, trở nên một trong Chúa, và là chi thể của nhau”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi muốn mời gọi anh chị em hiệp ý với các tín hữu Kitô tại Ireland và trên thế giới, cầu nguyện cho công việc của Đại hội, để Thánh Thể luôn luôn là con tim sinh động của cuộc sống toàn thể Giáo Hội”.
Đại Hội Thánh Thể quốc tế lần thứ 50 được khai mạc tại Dublin với thánh lễ ngoài trời sáng chúa nhật 10-6-2012 với sự tham dự của 12.500 tín hữu trong đó có hàng ngàn người đến từ hơn 120 quốc gia.

Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam cũng có một phái đoàn 6 người tại Đại hội, do Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, GM Phú Cường, Chủ tịch Ủy ban GM Việt Nam về phụng tự, hướng dẫn. Ngoài ra có 1 LM Việt Nam thuộc Tu Hội Xuân Bích từ Nhật Bản, 2 nữ tu Đa Minh Việt Nam từ Houston, Texas.

Sáng thứ hai, 11-6-2012, lối 50 tín hữu Việt Nam đã tham dự thánh lễ tiếng Việt tại Nhà Dòng các Nữ tu Bác ái (Sisters of Charity) ở Donnybrook, do Đức Cha Phêrô Tứ chủ tế. Trong số các tham dự viên có một số lớn thuộc Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Ireland.

Đại hội Thánh Thể sẽ kết thúc vào chúa nhật 17-6-2012 với Thánh Lễ trọng thể do ĐHY Đặc Sứ Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, chủ tế. ĐTC sẽ gửi sứ điệp truyền hình cho các tham dự viên và trong dịp này, địa điểm cử hành Đại hội Thánh Thể quốc tế thứ 51 vào năm 2016 sẽ được loan báo (SD 13-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

RẤT THÁNH TRÁI TIM CHÚA GIÊSU 15-06

RẤT THÁNH TRÁI TIM CHÚA GIÊSU

Lễ Thánh Tâm Chúa

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu là một trong những ngày lễ trọng kính Chúa trong Năm Phụng vụ. Nhưng Thánh Tâm nghĩa là gì? “Thánh” nghĩa là thánh thiện, tốt lành; còn “tâm” nghĩa là trái tim, hay là lòng. Như vậy, “Thánh Tâm” có nghĩa là trái tim rất thánh, rất tốt lành.
 

Đối với con người thì trái tim là bộ phận vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học cho biết trong quá trình phát triển của bào thai, trái tim được hình thành trước cả bộ não; trong khi bộ não đang hình thành, thì trái tim đã phát triển trọn vẹn. Chức năng của nó là cung cấp máu, tức là cung cấp “sự sống” cho toàn bộ cơ thể. Bao lâu nó còn đập thì bấy lâu cơ thể còn sống. Nếu nó ngưng đập, người ta sẽ đi “đoàn tụ ông bà” ngay. Quan trọng là vì vậy!

Dĩ nhiên, tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu không có nghĩa là tôn kính một phần cơ thể, dù đó là phần quan trọng nhất. Nhưng tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu có nghĩa là tôn kính chính tình yêu của Ngài, vì trái tim là biểu tượng của tình yêu.

Nhưng tại sao lại gọi Trái Tim Chúa Giêsu là Trái Tim Rất Thánh? Nếu xét về phương diện sinh học thì trái tim Chúa Giêsu và trái tim của mỗi người chúng ta chẳng có gì khác nhau. Chẳng khác nhau chút nào! Trái tim Chúa Giêsu cũng có 4 ngăn: tâm thất trái, tâm thất phải; tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải. Trái tim ấy cũng có 2 van: van này đóng thì van kia mở, và ngược lại. Trái tim ấy cũng có 2 dòng máu: dòng máu đen và dòng máu đỏ luân chuyển đều đặn… Nhưng xét về phương diện tình yêu, thì trái tim Chúa Giêsu khác trái tim chúng ta nhiều lắm. Khác thế nào?

Có câu chuyện kể rằng một người mẹ bị chứng đau tim nặng. Bác sĩ cho bà biết nếu không được giải phẫu thay tim ngay thì số ngày sống còn lại của bà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế rồi người ta đề nghị một trong các con của bà hiến tim cho mẹ để cứu lấy sinh mạng của bà.

Người anh cả được mời gọi hiến tim cho mẹ. Dù rất thương mẹ, nhưng anh ta cũng lắc đầu từ chối với lý do: anh là con trai trưởng, là rường cột của gia đình, anh cần sống để chăm sóc đàn em, để nối dõi tông đường… Rồi anh ta đề nghị đứa em gái nên hiến tim cho mẹ thì hợp lý hơn, vì theo anh nghĩ: tim người phụ nữ có lẽ thích hợp cho người phụ nữ hơn!

Đứa em gái nghe vậy giãy nảy lên và quyết liệt từ chối với lý do cô là người con gái duy nhất trong nhà và gia đình nào cũng cần có bàn tay người phụ nữ trông nom sắp xếp. Thiếu cô thì lấy ai đi chợ nấu ăn; lấy ai quét dọn nhà cửa, giặt giũ áo quần… Vậy cô cần phải sống. Có lẽ đứa em trai út vốn hay lêu lổng chơi bời, là người vô tích sự, hiến tim chết thay cho mẹ thì phải lẽ hơn…

Đến lượt mình, đứa em này cũng viện lý do là nó mới chỉ tuổi teen, đang là thiếu nhi ngành nghĩa, chưa hưởng thụ được bao nhiêu, lẽ nào lại từ giã cuộc đời quá sớm! Anh Hai hoặc Chị Ba đã hưởng được nhiều vui thú trên đời rồi, nếu có phải giã từ đời này trước đứa em út, thì cũng không có gì để ân hận… Thôi, Anh Hai hoặc Chị Ba vui lòng hiến tim cho mẹ thì tốt hơn.

Rõ ràng ta thấy rằng dù yêu thương mẹ vô vàn, nhưng không người con nào yêu đến nỗi dám hiến tặng trái tim cho người mẹ yêu quý của mình. Tuy nhiên, có một Đấng vô cùng cao cả và đầy quyền năng, đã tự nguyện hiến dâng không những Trái Tim mà còn cả mạng sống của Người để cứu độ chúng ta. Đấng đó chính là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa.

Như thế, trái tim Chúa Giêsu khác ở chỗ là đã yêu thương đến độ sẵn sàng trao hiến tất cả cho loài người chúng ta. Trong các hình vẽ, người ta vẽ trái tim Chúa Giêsu nằm ngoài lồng ngực, có ý diễn tả điều gì? Diễn tả sự cho đi, sự trao hiến. Hiến trao đến cả giọt máu cuối cùng. Dấu chứng nói lên điều đó là hình ảnh trái tim bị đâm thâu. Trên cánh tay một số bạn trẻ thường vẽ hay xăm hình trái tim có ngọn giáo đâm xuyên qua với dòng chữ đi kèm: “hận đời tuổi trẻ”… chứ không phải là “tình yêu cho đi” hay “tình yêu dâng hiến”.

Chúng ta biết, theo tục lệ người Do Thái, người bị kết án tử hình không được treo xác qua đêm, nhưng phải chôn xác họ ngay trong ngày hôm đó. Ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thập Giá là ngày Thứ Sáu, áp Lễ Vượt Qua, một ngày lễ trọng của người Do Thái. Căn cứ theo luật lệ thời đó, họ đến xem Chúa Giêsu đã chết chưa để cho hạ xác xuống. Dù thấy Chúa Giêsu đã chết, nhưng để cho chắc ăn, một anh lính lấy ngọn giáo đâm vào cạnh sườn bên trái của Chúa. Từ vết thương mở ra đó, máu và nước trong trái tim tuôn chảy.

Trái Tim Chúa đã hết mực yêu thương và khao khát cho tình yêu ấy được bùng cháy lên. Bởi đó ta thấy các bức tranh vẽ hình trái tim Chúa Giêsu thường có ngọn lửa ở trên. Đó là trái tim cháy lửa yêu mến. Trái tim luôn khát khao yêu thương. Ngược lại, một trái tim mà không biết yêu thương, người ta gọi đó là trái tim ngục tù, trái tim mùa đông, trái tim băng giá…

Trái Tim Chúa Giêsu cũng là trái tim rất đỗi hiền lành và khiêm nhường. Khiêm nhường đến nỗi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Hiền lành đến độ, trên thập giá, Chúa Giêsu không những đã nói lời tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài, mà còn cầu xin Chúa Cha tha tội cho họ nữa.

Vậy sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta điều gì? Mời gọi chúng ta 2 điều:

– Về phương diện tích cực: Có lẽ ai trong chúng ta cũng muốn trái tim mình nên giống trái tim của Chúa. Nhưng làm thế nào để nên giống trái tim của Chúa? Rất đơn giản. Nếu ta biết sống hiền lành, khiêm nhường, bác ái, vị tha và yêu thương hết mọi người… là ta đã có trái tim giống Trái Tim Chúa rồi.

– Về phương diện tiêu cực: Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn làm cho Trái Tim Chúa bị thương tổn. Vậy hãy cố gắng xa tránh tội lỗi, bởi vì mỗi một tội ta phạm như là một mũi gai đâm vào Trái Tim Chúa. Và tất nhiên sẽ làm cho Trái Tim Chúa nhói đau. Thực tế ta đã phạm tội nhiều. Số tội có khi đủ kết thành vòng gai lớn và cái nào cái nấy nhọn hoắt quấn vào Trái Tim Chúa.

Chớ gì chúng ta có trái tim ngày càng giống Trái Tim của Chúa, bằng việc luôn sống hiền hậu khiêm cung, bác ái bao dung và yêu thương phục vụ mọi người. Nhất là không bao giờ phạm tội trọng làm cho Trái Tim Chúa bị tổn thương nữa.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Trich từ Đạo Binh Đức Mẹ

Kính Thánh Anthony ở Padua (13 tháng 6)

THÁNH ANTÔN THÀNH PADUA

Thánh Antôn thành Padua

Thánh Anthony đưọc nhiều người ái mộ không phải vì tài diễn thuyết mà chính là những phép lạ. Qua nhiều thế kỷ người ta tin rằng thánh Anthony đã giúp cho những ai bị thất lạc vật gì dù nhỏ dù lớn nếu kêu cầu cùng ngài thì đều được giúp đỡ tìm kiếm lại được.

Xem tiếp Thánh Antôn thành Padua

Đức Thánh Cha tố giác văn hóa dối trá

Đức Thánh Cha tố giác văn hóa dối trá

ROMA. Trong buổi khai mạc Hội nghị giáo phận Roma chiều tối ngày 11-6-2012 tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích về ý nghĩa và các hệ luận của bí tích rửa tội đối với đời sống các tín hữu Kitô, và đặc biệt tố giác nền văn hóa gian dối.

Hiện diện tại Đền thờ, – cũng là Nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma,- có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, các GM Phụ tá và hàng ngàn đại biểu của hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận.

ĐTC đã trình bày một bài suy niệm, lectio divina, trong đó ngài diễn giảng về bí tích rửa tội trong ”Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Ngài nói: ”Rửa tội có nghĩa là được liên kết với Thiên Chúa, chúng ta được thuộc về Thiên Chúa trong một cuộc sống mới duy nhất, chúng ta được chìm đắm trong chính Thiên Chúa”. Điều này đưa tới 3 hệ luận:

– Thứ nhất, Thiên Chúa không còn ở nơi rất xa xăm đối với chúng ta, Chúa không phải là một thực tại để thảo luận xem Người hiện hữu hay không hiện hữu: chúng ta ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong chúng ta.

– Thứ hai, không phải chúng ta tự làm cho mình trở thành Kitô hữu. Việc trở thành Kitô hữu, tuy cũng tùy thuộc quyết định của chúng ta, nhưng trước tiên đó là một hoạt động của Thiên Chúa với chúng ta: 'tôi không tự làm cho mình thành Kitô hữu, nhưng tôi được Thiên Chúa đón nhận, Người cầm lấy tay tôi, và tôi thưa 'xin vâng' đối với Người. Người thực hiện một chiều kích mới trong cuộc sống của tôi. Trở nên Kitô hữu là một hồng ân Chúa ban cho tôi.

– Thứ ba là: vì được chìm đắm trong Thiên Chúa, ta cũng liên kết với anh chị em mình, vì tất cả mọi người khác cũng ở trong Thiên Chúa, nên nếu tôi được ra khỏi sự cô lập của mình và được ngụp lặn trong Thiên Chúa, thì tôi cũng được ngụp lặn trong tình hiệp thông với tha nhân.

ĐTC cũng giải thích về nghi thức rửa tội, trong đó có phần từ bỏ những hào nhoáng, công việc và những cám dỗ của ma quỉ. Ngài nói: ”Từ bỏ những hào nhoáng của ma quỉ, ngày nay điều này có thể có nghĩa là từ bỏ một thứ văn hóa, một lối sống trong đó điều đáng kể không phải là sự thật nhưng là cái vẻ sự thật, người ta không tìm sự thật nhưng tìm công hiệu, những sự giật gân; dưới cái bình phong sự thật, viện cớ là tìm sự thật, trong thực tế người ta hủy hoại con người, người ta muốn phá hủy và chỉ kiến tạo bản thân mình như kẻ chiến thắng. Vì thế, sự từ bỏ này rất là thực tế: đó là sự từ bỏ một thứ văn hóa thực là là phản văn hóa, chống lại Chúa Kitô và chống lại Thiên Chúa”.

ĐTC giải thích rằng: ”Được rửa tội, có nghĩa là được giải thoát khỏi thứ văn hóa như thế. Ngày nay chúng ta cũng biết một thứ văn hóa trong đó sự thật không đáng kể, cho dù người ta có vẻ làm muốn làm cho trọn bộ sự thật được xuất hiện; trong thứ văn hóa này chỉ có sự giật gân và tinh thần vu khống và phá hoại là đáng kể. Thứ văn hóa này không tìm sự thiện, và cái vẻ đề cao luân lý của nó trong thực tế chỉ là một cái mặt nạ, nhắm gây hoang mang, tạo nên sự xáo trộn và phá hủy. Chúng ta chống lại thứ văn hóa như thế, trong đó dối trá được trình bày dưới bộ áo sự thật và thông tin, chúng ta chống lại thứ văn hóa này, nó chỉ tìm lợi lộc vật chất và phủ nhận Thiên Chúa”.

Những lời khẳng định trên đây được nhiều hãng thông tấn nêu bật trong bối cảnh làn sóng mạ lỵ, vu khống, loan tin thất thiệt mà một số cơ quan truyền thông tung ra trong thời gian qua, quanh vụ ”rò rỉ” tin tức từ Vatican, nhắm bôi nhọ Tòa Thánh và các cộng sự viên của ĐTC. (SD 12-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Chức sắc Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ gặp Bộ Giáo lý đức tin

Chức sắc Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ gặp Bộ Giáo lý đức tin

Sister Pat Farrell Chủ tịch LCWR và Sister Janet Mock Giám đốc điều hành

VATICAN. Hôm 12-6-2012, Nữ tu Chủ tịch và Nữ tu Giám đốc điều hành Hội đồng lãnh đạo Nữ tu Hoa Kỳ (LCWR) đã gặp gỡ các vị lãnh đạo của Bộ giáo lý đức tin.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: ”Hiện diện tại cuộc gặp gỡ cũng có Đức Cha Peter Sartain, TGM giáo phận Seattle Hoa Kỳ và là vị Đặc Ủy của Tòa Thánh về việc thẩm định đạo lý của Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ.”

Hội đồng lãnh đạo này, trong thời gian qua, bị Bộ giáo lý đức tin nhận xét có những tuyên ngôn và hoạt động không phù hợp với đạo lý và tình hiệp thông của Giáo Hội, như cổ võ những đề tài thuộc trào lưu nữ quyền cực đoan, ngừa thai nhân tạo, đồng tính luyến ái, truyền chức linh mục cho phụ nữ. Tuy nhiên, Ban chấp hành Hội đồng lãnh đạo nữ tu tỏ ra bất đồng về những nhận định của Tòa Thánh đặc biệt là quyết định giúp cải tổ cơ cấu của Hội đồng.

Cha Lombardi nói thêm rằng: ”Cuộc họp hôm qua 12-6 tại Trụ sở Bộ giáo lý đức tin là cơ hội để Bộ và các chức sắc của hội đồng lãnh đạo nữ tu thảo luận trong bầu không khí cởi mở và thân mật về những vấn đề và những mối quan tâm do việc thẩm định đạo lý gợi lên”.

”Theo Giáo Luật, một Hội đồng các Bề trên cấp cao, như Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ (LCWR), được Tòa Thánh thành lập và ở dưới sự chỉ đạo tối cao của Tòa Thánh, để thăng tiến nỗ lực chung nơi các dòng thành viên, và cộng tác với Tòa Thánh cũng như HĐGM địa phương (GL 708-709). Mục đích bản thẩm định Đạo lý của Tòa thánh là để giúp Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ trong sứ mạng quan trọng này, bằng cách thăng tiến một cái nhìn về tình hiệp thông Gáo Hội dựa trên niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô và giáo huấn của Giáo Hội được trung thành tuyên dạy qua các thế hệ dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền Hội Thánh (SD 12-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Santa Ana, California: Biểu tình đòi hỏi tôn trọng tự do tôn giáo

Santa Ana, California: Biểu tình đòi hỏi tôn trọng tự do tôn giáo

Linh Nguyễn/Người Việt

 

SANTA ANA (NV)Hưởng ứng lời kêu gọi của U4rf, ban tổ chức Ngày Ðứng Lên Ðòi Hỏi Tự Do Tôn Giáo (Stand Up for Religious Freedom Santa Ana), khoảng 300 người thuộc Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange cùng hơn 1,000 người thuộc các cộng đồng Công Giáo bản xứ, tụ họp lúc 12 giờ trưa Thứ Sáu ngày 8 tháng 6 năm 2012 tại Plaza of the Flags, phía sau Tòa Thượng Thẩm California, Santa Ana, để lên tiếng đòi hỏi tôn trọng tự do tôn giáo.
 

Ông Huế Huỳnh, ôm thánh giá tham dự biểu tình. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Theo ban tổ chức, số người tham dự muốn nói lên sự phẫn nộ không chỉ riêng của người Công Giáo trước quyết định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chuẩn bị ra phán quyết cho phép thi hành dự luật Affordable Care Act (mà một số người gọi là Obamacare).

Những người này muốn bày tỏ sự chống đối chính sách của chính quyền Obama bắt buộc chủ nhân các công ty, gồm cả trường học và bệnh viện của tôn giáo, cơ quan tôn giáo từ thiện, và cá nhân tự mua bảo hiểm, đều phải mua bảo hiểm loại có cung cấp thuốc ngừa thai, giải phẫu cột buồng trứng và thuốc trục thai miễn phí, bất kể sự quan tâm về tôn giáo hay đạo đức.

“Hôm nay chúng ta hiện diện nơi đây để phản đối những đạo luật y tế bất công, xâm phạm nặng nề quyền tự do tôn giáo của người dân. Tổ tiên của đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã dầy công xây dựng để lại cho con cháu gia sản vô giá, đó là tự do tôn giáo. Không có tự do tôn giáo thì không thể hình thành một xã hội dân chủ,” ông Nguyễn Văn Liêm, chủ tịch Ban Chấp Hành Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, tuyên bố khi được ban tổ chức mời ông đại diện người Việt Nam đọc diễn văn.
 

Giáo dân Công Giáo Việt Nam tham gia biểu tình phản đối đạo luật cải tổ y tế. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ông nói thêm: “Qua dòng lịch sử, hàng hàng lớp lớp người tị nạn, di dân ước mơ đến Hoa Kỳ vì hai chữ 'tự do', người Mỹ gốc Việt chúng ta là một điển hình. Mọi người đều có bổn phận gìn giữ di sản tự do vô giá này.”

“Nhờ có quyền tự do tôn giáo mà bao tổ chức tôn giáo trong quốc gia này đã góp phần xây dựng một xã hội nhân ái, tốt đẹp như hôm nay,” ông Liêm tiếp. “Ðời sống con người của xã hội Hoa Kỳ là hình ảnh đẹp trong cộng đồng nhân loại. Chúng ta không thể để mất hình ảnh đẹp đẽ này trong lòng con người. Ðạo luật cải tổ y tế đưa ra một định nghĩa hạn hẹp về sinh hoạt mục vụ tôn giáo và buộc các trường cao đẳng, bệnh viện của Công Giáo phải thực hiện việc phá thai, triệt sản. Ðây là sự vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo.”

Ông Liêm khẳng định: “Chúng tôi cực lực phản đối đạo luật bất công này và yêu cầu Bộ Y Tế hãy hủy bỏ nó. Hãy trả lại cho chúng tôi quyền tự do tôn giáo. Hãy để cho tôn giáo thực hiện sứ mạng cao cả của mình như họ đã từng làm từ xưa đến nay trong xã hội chúng ta.”

“Những tưởng rằng chỉ có những chế độ cộng sản và những nhà độc tài trên thế giới bị loài người lên án vì những vi phạm tự do tôn giáo của họ. Không lẽ tại xứ sở này, nơi được gọi là thành trì của thế giới tự do cũng bị lên án như thế vì luật lệ y tế bất công kia sao,” ông Liêm nói giữa tiếng hô “Freedom, freedom” của giáo dân Việt Nam.

Ông kết luận: “Xin những vị dân cử hãy bảo vệ danh dự cho quốc gia Hoa Kỳ là mạnh mẽ bãi bỏ đạo luật y tế xâm phạm tự do tôn giáo của con người.”
 

 

Ông Nguyễn Văn Liêm phát biểu. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Về phía người dân tham dự, đa số đều tỏ ra bất bình về luật cải tổ y tế.

Ông Nguyễn Hoàng Vinh, chủ tịch Cộng Ðoàn Saint Barbara, nói: “Không thể nào ra luật bắt thi hành những gì trái với tín điều của tôn giáo.”

Bà Phạm Oanh, 64 tuổi, cư dân Garden Grove, bày tỏ cảm tưởng: “Là người Công Giáo, tôi rất buồn. Ở xứ này lại có luật lệ như thế.”

Ông Huế Huỳnh, 78 tuổi, đang sống ở Midway City, tay vác thánh giá, nói: “Bày tỏ thái độ như thế này là hợp lý, hợp tình. Không thể có luật như thế được!”

Ông Paolo Nguyễn, 57 tuổi, cư dân Westminster, phẫn nộ nói: “Luật này trái với lương tâm, tại sao lại có việc chính quyền bắt buộc phá thai, trục sản. Khi Tổng Thống Obama sanh ra, nếu chính quyền cũng có luật như thế thì thử hỏi có ông ấy được ra đời không?”

Mọi chi tiết về tổ chức mới thành lập, U4rf (United 4 Religious Freedom), xin vào trang web www.u4rf.org.

Crystal Cathedral (Nhà thờ Pha Lê Quận Cam) được đổi tên thành Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô

Crystal Cathedral (Nhà thờ Pha Lê Quận Cam) được đổi tên thành Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô

Tiền Hô

(VietCatholic)

GARDEN GROVE – Hôm Thứ Bảy, trong thánh lễ truyền chức linh mục cho bốn thầy người Việt Nam tại nhà thờ Thánh Columban, Đức Giám Mục Tod D. Brown của Giáo phận Orange thông báo rằng Nhà thờ Pha Lê (Crystal Cathedral) nổi tiếng thế giới sẽ có tên mới là Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô.
 

Bốn tháng sau khi giáo phận Orange mua lại nhà thờ này với giá 57.5 triệu Mỹ Kim từ một giáo đoàn Tin Lành phá sản, việc đặt tên mới này đánh dấu "nỗ lực quan trọng đầu tiên để xác định rằng địa điểm mang tính biểu tượng này là một trung tâm thờ phượng Công Giáo", Đức Cha Brown nói.

Sự kiện này mang lại một niềm vui mới cho người Công giáo.

Deborah Tracy – một giáo dân Công Giáo thuộc giáo xứ Thánh Cecilia nói: "Chúng tôi rất vui mừng. Chúng tôi cầu nguyện và cầu nguyện cho nhà thờ. Nhà thờ đã được biết đến trên toàn thế giới, và với tên gọi mới này, nó sẽ là cánh cửa mở ra cho tất cả các Kitô hữu".

Patt Gogo – một giáo dân khác thì nói: "Chúng tôi chẳng phải là người thắng đấu giá bằng tiền, nhưng do Thiên Chúa đã ra tay trong việc đó".

Nhưng đối với giáo dân Tin Lành thì đây là một nỗi buồn. Tanya Kirkland – một thành viên hoạt động lâu năm trong đại giáo đoàn Tin Lành Crystal nói: "Tôi sẽ vẫn luôn gọi nó là Nhà thờ Pha Lê".

Nhà thờ Pha Lê do Mục sư Tin Lành Robert H. Schuller xây dựng hơn 50 năm trước đây. Trong tuần này, trên chương trình truyền hình "Hour of Power" (Giờ Thần Lực), giáo đoàn Tin Lành sẽ có thông báo rằng họ sẽ di chuyển ra khỏi nhà thờ Pha Lê để sang khuôn viên trường Thánh Callistus của Giáo Hội Công Giáo. Thời gian họ được lưu trú là một năm, cho đến Tháng Sáu năm 2013. Trong 6 tháng đầu, bên Tin Lành sẽ được miễn phí tiền thuê cơ sở theo một thỏa thuận đã được ký kết với Giáo Hội Công Giáo.

Trong khi đó, Giáo phận Orange cho biết, việc chuyển đổi nhà thờ này sang chức năng thờ phượng Công Giáo sẽ được tiến hành từ Tháng Bảy năm 2013, và dự kiến kéo dài ít nhất là một năm.

Đối với người Công Giáo, việc đặt tên cho một nhà thờ chính tòa là thủ tục chính thức. Tên gọi phải được đệ trình lên Thánh Bộ Giám Mục vì Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến các giám mục và nhà thờ chính tòa của họ. Đức Giám Mục Tod D. Brown của Giáo Phận Orange đã nhận được bản phê chuẩn tên gọi mới của nhà thờ chính tòa vào hôm 26 Tháng Tư.

Đức Cha Brown nói: "Tên gọi Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô là cách tốt nhất để thể hiện căn tính Kitô giáo. Chữ viết tắt CC (Christ Cathedral – Crystal Cathedral) cũng thể hiện một "chiều kích đại kết" với các cộng đoàn Kitô giáo khác".

Đức Cha nói thêm: "Tôi cảm thấy hơi buồn cho họ [giáo đoàn Tin Lành] vì họ đã bị mất đi ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cần một ngôi nhà thờ chính tòa mới, vì nhà thờ hiện tại của chúng tôi quá nhỏ. Ngài Schuller đã từng nói rằng ông ấy muốn chúng tôi là người mua ngôi nhà thờ này, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục thờ phượng Chúa Kitô trong nhà thờ và cả trong khuôn viên. Nếu người khác mua được thì họ sẽ không làm như vậy".

Vẫn còn nhiều giáo dân Tin Lành tranh cãi về việc bán nhà thờ Pha Lê. Một số người vẫn không chấp nhận việc nhà thờ của họ đã bị bán đi, số khác thì muốn bán cho Đại Học Chapman – nhà thầu cạnh tranh với Giáo phận Orange.
 

Đức Cha Brown cũng đã thông báo với 1.500 giáo dân tham dự thánh lễ hôm đó rằng: Cha Christopher H. Smith sẽ là linh mục đại diện coi sóc Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô. Cha Smith sẽ giám sát tất cả các vấn đề hành chính và chính sách đối với nhà thờ và khuôn viên của nó.

Cha Smith là linh mục với hơn 34 năm phục vụ trong các vai trò lãnh đạo khác nhau. Cha sẽ chủ trì việc cải tạo nhà thờ Pha Lê, trong đó có việc đặt bàn thờ, ngai giám mục và nhà tạm cất giữ Mình Thánh Chúa.

Kiến trúc hiện đại của Pha Lê không thích hợp nhiều cho một nơi thờ phượng truyền thống. Tuy nhiên, khi cải tạo, Giáo Phận Orange sẽ xem xét để không phá vỡ kết cấu kiến trúc theo thiết kế ban đầu, gần như là sẽ giữ lại toàn bộ. Giáo phận cũng đánh giá cao về chiếc đại phong cầm – một trong những cái vĩ đại nhất nước Mỹ – và chất lượng của ánh sáng của nhà thờ.

Chị Susana Guzman – một nữ tu Dòng Truyền Giáo Thánh Claire Hèn Mọn nói: "Thật là vinh dự vì có ngôi nhà thờ mới này, bởi vì người 1.2 triệu người Công Giáo ở Quận Cam chưa có một ngôi nhà thờ chính tòa đủ lớn".

Cha Smith cho biết, Nhà thờ Thánh Columban hiện là địa điểm lớn nhất để tổ chức các sự kiện Công Giáo ở Quận Cam, với khoảng một nửa số ghế ngồi như là một nhà thờ chính tòa. Giáo Phận Orange là giáo phận lớn thứ 10 của Hoa Kỳ.

Hồi Tháng Tư vừa qua, trong một cuộc tiếp xúc, Mục sư Schuller nói với Cha Smith rằng: "Tôi xây dựng nhà thờ này để dâng cho Chúa Kitô. Và tôi biết rằng với Giáo Hội Công Giáo, nó cũng sẽ được dâng cho Chúa Kitô". Đáp lại, Cha Smith nói: "Nhà thờ này luôn là nơi để ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. Đây là nhà thờ của Chúa". (The Orange County Register)

Tiền Hô

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh

VATICAN. Hôm 11-6-2012, ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh gia tăng lòng trung thành với Người Kế Vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương mà họ được gửi đến để phục vụ.

ĐTC đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Beniamino Stella, tổng cộng là 40 người.

ĐTC nhắc đến lòng trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước đã ký kết với Dân Người. ”Vì trung tín, Thiên Chúa bảo đảm hoàn tất ý định yêu thương của Ngài và vì thế, Người cũng đáng tin và chân thật”. Chính thái độ đó của Thiên Chúa tạo nên nơi con người khả năng trung tín..

Từ viễn tượng trên đây, ĐTC khuyến khích các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hãy sống liên hệ bản thân với Vị Đại Diện Chúa Kitô như thành phần linh đạo của mình. ĐTC nói: ”Chắc chắn đây là một yếu tố của mỗi tín hữu Công Giáo, và nhất là của mỗi LM. Nhưng đối với những người làm việc tại Tòa Thánh, thì yếu tố này càng có một tính chất đặc biệt, vì họ dành phần lớn năng lực, thời gian và sứ vụ thường nhật của mình để phục vụ Người Kế vị Thánh Phêrô. Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một hồng ân đặc biệt, cần được phát triển thành mối liên hệ yêu mến với ĐGH, tín thác trong nội tâm, một sự đồng cảm tự nhiên với Người”.

Từ sự trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô, ĐTC mời gọi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh như trong tư cách là Đại diện ĐTC, cũng như các cộng sự viên của ngài, hãy trở thành những người diễn tả mối quan tâm ân cần của ngài đối với tất cả các Giáo Hội. ĐTC nói: ”Vì thế, anh em phải nuôi dưỡng một quan hệ quí chuộng sâu xa và từ nhân, thân hữu đích thực, đối với các Giáo Hội và cộng đoàn mà anh em được gửi tới. Anh em cũng có một nghĩa vụ trung thành đối với các Giáo Hội ấy, được cụ thể hóa qua sự tận tụy chăm chỉ đối với công việc thường nhật, trong sự hiện diện nơi các Giáo Hội ấy những lúc vui buồn, và cả những lúc bi thảm của lịch sử, thủ đắc kiến thức sâu xa về nền văn hóa của họ, về hành trình xã hội, và biết quí chuộc những gì mà ơn thánh Chúa đang hoạt động nơi mỗi dân nước.

Trong lời chào mừng ĐTC đầu buổi tiếp kiến, Đức TGM Stella cho biết trong vòng vài ngày tới đây lối 10 LM sinh viên sẽ nhận được bài sai tới các nhiệm sở ngoại giao Tòa Thánh. 15 LM khác, tuổi từ 30 đến 35, sẽ gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh vào tháng 9 tới đây. (SD 11-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 vị tuyên úy phi trường

Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 vị tuyên úy phi trường

VATICAN. ĐTC khích lệ các vị tuyên úy phi trường dân sự tiếp tục chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng trong môi trường đặc biệt này và làm chứng về một vị Thiên Chúa luôn gần gũi con người.

Lối 100 vị tuyên úy các phi trường dân dụng trên thế giới tham dự cuộc hội thảo quốc tế thứ 15 tổ chức tại Roma với chủ đề ”Công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong thế giới hàng không dân dụng”, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ người nhập cư và người du lịch (Migrants and travelers).

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-6-2012, ĐTC kêu gọi quan tâm đến những người ở trong tình trạng khó khăn, đi qua phi trường, như những người lo lắng chờ đợi trong toan tính đi qua hải quan mà không có giấy tờ cần thiết, với tư cách là người di cư hoặc xin tị nạn.. Cuộc khủng hoảng đức tin cũng lan đến cả các cộng đoàn phi trường ngày nay: các nội dung đạo lý Kitô và các giá trị mà đạo lý này tuyên dạy không còn được coi là các điểm tham chiếu nữa, kể cả tại những nước có truyền thống lâu dài về đời sống Giáo hội. Chính trong bối cảnh nhân sự và tinh thần như thế, anh em được mời gọi loan báo Tin Mừng với một sức mạnh được đổi mới, với chứng tá của anh em, với ý thức rằng cả trong những cuộc gặp gỡ qua đường, dân chúng vẫn biết nhận ra người của Thiên Chúa và nhiều khi một hạt giống bé nhỏ được gieo vãi nơi thửa đất thuận lợi cũng có thể nẩy mầm và mang lại hoa trái dồi dào”.

ĐTC nhận xét rằng trong khung cảnh như các phi trường, sự quan tâm nhiều tới hiệu năng và sự sản xuất thường gây thiệt hại cho lòng yêu mến tha nhân và tình liên đới vốn phải là đặc tính của các quan hệ giữa con người với nhau. ĐTC nói: ”Cả trong những tình cảnh như thế, sự hiện diện của anh em vẫn quan trọng và quí giá: đó là chứng tá sinh động về một vị Thiên Chúa gần gũi với con người và lời nhắc nhở đừng dửng dưng đối với những người mình gặp, nhưng đối xử với họ trong thái độ sẵn sàng và yêu thương” (SD 11-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

                         

London Airport Chapel

Họp báo của cha Lombardi về cuộc điều tra người cựu giúp việc Đức Thánh Cha

Họp báo của cha Lombardi về cuộc điu tra người cựu giúp việc Đức Thánh Cha

VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, tiếp tục bác bỏ những tin thất thiệt của một số báo chí lớn ở Italia quanh vụ ”rì rỏ” tin tức tại Vatican.

Ba tờ báo lớn ở Italia ra ngày 11-6-2012 nói rằng người cựu giúp việc của ĐTC, ông Paolo Gabriele chỉ là một ”con dê tế thần”, vì có 2 Hồng Y và 5 giáo dân khác, trong đó có 1 ký giả, thuộc vào số những người bị tình nghi và điều tra về vụ lấy cắp tài liệu, thư từ của ĐTC.

Trong cuộc họp báo sáng ngày 11-6-2012 tại Phòng báo chí Tòa Thánh tái khẳng định rằng hiện thời ông Paolo Gabriele là người duy nhất bị điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Vatican. Các luật sư của đương sự đã đệ đơn xin cho đương sự được quản thúc tại gia, thay vì bị giam như từ 19 ngày nay. Tuy nhiên vị thẩm phán điều tra, Giáo sư Antonio Bonnet, quyết định giữ nguyên tình trạng như hiện nay đối với đương sự.

Cha Lombardi nhìn nhận cuộc điều tra tiến hành ”chậm chạp”, nhưng đó cũng là dấu chỉ một tiến trình điều tra kỹ lưỡng, do ngành công lý Vatican tiến hành. ”Việc mở lại cuộc thẩm vấn chính thức ông Paolo Gabriele là điều chưa được tiến hành ngay. Giới chức điều tra tiếp tục tìm kiếm những yếu tố hữu ích để có một khung cảnh đầy đủ về tình hình, và để các cuộc hỏi cung được hữu hiệu”.

Ông Gabriele vẫn được gặp các luật sư, thân nhân và một linh mục nếu đương sự muốn.
Về việc các chuyên gia luật pháp và tài chánh của Hội đồng Âu Châu, gọi là Moneyval, thẩm định về hệ thống tài chánh của Vatican và các biện pháp chống rửa tiền tại các quốc gia thành viên, cha Lombardi nói rằng thật là điều tích cực vì người ta thấy con đường rõ ràng khi Vatican chịu sự thẩm định như vậy, theo ý muốn của ĐTC, do những chuyên gia cao đẳng về vấn đề này. Đó là một sự đối chiếu thanh thản giữa các tổ chức của Giáo Hội và thế giới đời, hướng đến công ích và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, qua việc chống lại nạn khủng bố và các tổ chức tội phạm.

Sau cùng, cha Lombardi tái khẳng định thái độ luôn sẵn sàng cộng tác của Vatican với ngành tư pháp Italia, trong các cuộc điều tra chống tội phạm.

Trong thời gian gần đây, nhiều cơ quan truyền thông Italia thường đưa nhiều tin thất thiệt và phỏng đoán về Vatican, khiến cho cha Lombardi vẫn phải lên tiếng cải chính. (SD 11-6-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50

Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50

Phỏng vấn Đức Hồng Y Marc Ouellet, đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ sự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tại Dublin,  Ireland

Trong các ngày từ mùng 10 tới 17 tháng 6 Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tiến hành tại Dublin, Ireland. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cử Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, làm đặc sứ chủ sự Đại hội. Thánh lễ khai mạc đại hội đã do Đức Hồng Y cử hành sáng Chúa Nhật 10-6-2012.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y về biến cố quốc tế này.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50, tiến hành tại Dublin trong các ngày từ mùng 10 tới 17 tháng 6 này, có phải là một biến cố ngoại thường của Giáo Hội tại Ireland hay không?

Đáp: Tôi hy vọng rằng Giáo Hội tại Ireland được thực sự củng cố trong căn tính như là sự hiệp thông của Thiên Chúa giữa dân chúng, và qua chứng tá của những người tới viếng thăm và chia sẻ cùng đức tin với nhân dân Ireland. Tôi nghĩ đó là hy vọng đầu tiên của Đại Hội Thánh Thể: củng cố mối dây yêu thương trong Giáo Hội, củng cố đức tin và tình yêu. Vì trong thập niên qua tại Ireland đã có các khó khăn và thảm cảnh của nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, cuộc khủng hoảng xã hội và khủng hoàng kinh tế, vì thế nên thực sự cần hòa giải và tha thứ cũng như đối thoại giữa người dân Ireland, giữa các Giám Mục và giáo dân, giữa các linh mục và tu sĩ. Cần có cuộc đối thoại mới. Chúng ta phải sang trang các thời gian khó khăn, không phải để quên chúng cho bằng giữ chúng trong tâm trí để đừng lập lại các khó khăn đó, và xin Chúa canh tân chúng ta trong tình yêu của Người.

Đa số các tham dự viên Đại Hội đến từ Ireland, đây là điều bình thường thôi, nhưng cũng có nhiều tín hữu đến từ các nơi khác trên thế giới. Đại Hội Thánh Thể là Giáo Hội hoàn vũ hiệp nhất trong một Giáo Hội địa phương, để hướng tới Chúa và xin Chúa ban cho mọi phước lành cần thiết cho con đường cuộc sống của Giáo Hội. Tôi xác tín rằng Đại Hội sẽ là một thời điểm ngoại thường, trong đó Giáo hội tại Ireland bắt đầu một con đường mới, và theo sau đó là các sáng kiến khác thức tỉnh ơn Chúa ban nơi mọi người.

Hỏi: Cách đây bn năm, như là Tổng Giám Mục Québec, Đức Hồng Y đã tiếp đón Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49. Đức Hồng Y đã miêu tả đại hội như là ”khúc r” trong đời sống của Giáo Hội Canada. Đức Hồng Y có thể chia sẻ cho chúng con kinh nghiệm ấy và giải thích tại sao nó lại là một ”khúc rẽ” đối với Giáo Hội tại Canada không?

Đáp: Giáo Hội tại Québec đã sống kinh nghiệm của sự tục hóa trong nhiều thập niên qua, vì thế nó cần một loại ơn thánh của hy vọng và canh tân. Và Đại Hội Thánh Thể đã đem lại nhiều hiệp nhất hơn cho Giáo Hội địa phương, nhiều cộng tác hơn giữa các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Và nó cũng đã góp phần thăng tiến các đặc sủng và củng cố mối dây nối kết với Giáo Hội hoàn vũ. Một cách cụ thể, chúng tôi đã thành lập hai chủng viện sau đó để tiếp nhận các ơn gọi linh mục: một tiểu chủng viện và một đại chủng viện. Chủng viện ”Mẹ Đấng Cứu Độ” này sẽ cung cấp linh mục cho các giáo phận khác tại Canada hay ở nơi khác. Đây đã là hoa trái của Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49. Chính vì thế nên tôi nghĩ nó đã là ”một khúc rẽ”. Chúng tôi đã nghĩ đức tin công giáo đã là cái gì lỗi thời trong xã hội, nhưng nó đã chứng minh cho thấy nó vẫn sống và đầy húa hẹn cho tương lai.

Hỏi: Tại nhiều nước trên thế giới số người tham dự thánh lễ đang gim sút, và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế thất bại trong việc thu hút sự tham dự toàn cầu như các cuộc gặp gỡ khác như Ngày Quốc Tế Giới Trẻ và Ngày Quốc Tế Gia Đình. Đức Hồng Y giải thích như thế nào sự suy giảm ý thức bề ngoài này giữa các tín hữu đối với vị thế trung tâm của bí tích Thánh Thể, là suối nguồn và tuyệt đỉnh của đức tin kitô?

Đáp: Tôi nghĩ chúng ta cần nhìn vào các cuộc gặp gỡ toàn cầu này như là việc bổ túc cho nhau. Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế đã là một chứng tá ngôn sứ của Giáo Hội từ hơn một thế kỷ qua. Và nó đã có được các sắc thái mới với Công Đồng Chung Vatican II. Qua đó chúng ta đã không chỉ củng cố việc tôn thờ Thánh Thể, nhưng cũng củng cố mối dây nối kết giữa các cuộc cử hành bí tích Thánh Thể và Giáo Hội như là sự hiệp thông, và tình huynh đệ nữa. Đây là một phần của sự phát triển mới của các Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế sau Công Đồng Chung Vatican II. Nó rất là tích cực và bao gồm chứng tá của việc thờ lậy Thánh Thể, vì Thánh Thể diễn tả sự hiện diện thật của Chúa Kitô giữa chúng ta, đang dưỡng nuôi Giáo Hội và củng cố Thân Mình Người qua Bánh Sự Sống. Chúng ta phải đặt để các biến cố này chung lại với nhau; Đại hội Thánh Thể là mầu nhiệm nội tại của Giáo Hội, mầu nhiệm thiêng liêng của Giáo Hội. Ngày Quốc Tế Giớ Trẻ và Đại Hội Quốc Tế Gia Đình là chứng tá có mục đích chính là rao truyền Tin Mừng.

Chúng ta phải trao ban đức tin cho các thế hệ mới, như thế Giáo Hội đang trao sứ điệp này cho toàn thế giới, bằng cách mời gọi giới trẻ họp nhau lại để được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể và cũng sống kinh nghiệm Bí tích Hòa Giải. Đây cũng là điều xảy ra đối với Đại Hội Quốc Tế Gia Đình, vì có sự cần thiết ngoại thường canh tân các tương quan trong gia đình. Chúng ta đau khổ vì biết bao nhiêu gẫy gập, chia rẽ và đổ bể thương tâm trong cuộc sống gia đình. Giáo Hội đang kêu gọi các gia đình quy tụ lại với nhau để trao ban chứng tá hy vọng cho thế giới. Và Giáo Hội mời gọi thế giới đừng quên rằng gia đình là tế bào của xã hội và là tế bào đầu tiên của Giáo Hội. Nó là thực tại nền tảng của sự hiệp thông trong cuộc sống con người và trong cuộc sống của Giáo Hội. Cả ba biến cố này đều mang cùng một sứ điệp: đó là chúng ta được dưỡng nuôi bằng sự hiện diện của Chúa Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể, là Đấng còn đang mời gọi người trẻ bước theo Ngài, và Ngài tiếp tục kêu mời các gia đình là Giáo Hội tại gia, là đền thánh thực của Sự Sống Thiên Chúa trong thế giới này.

                   

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai m Công Đng Chung Vatican II. Giáo hội học về sự hiệp thông thưng được tuyên bố là quan điểm của Công Đồng Chung Vatican II. Đây cũng là điu đưc Đại hội thần học nhóm tại Maynooth trước ngày khai mạc Đại Hội Thánh Thể, và Đức Hồng Y cũng là thuyết trình viên. Đức Hồng Y có cảm thấy rằng đề tài hiệp thông, hiệp nhất, trong Giáo Hội đã đưc khám phá đủ từ thời Công Đng Chung Vatican II hay chưa?

Đáp: Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985 đã diễn tả sứ điệp của Công Đồng Chung Vatican II như thế này: nền thần học về sự hiệp thông là linh ứng nền tảng diễn tả Công Đồng Chung Vatican II. Như thế khi nhìn lại năm thập niên qua chúng ta thấy có sự phát triển của sự hiệp thông ngoại thường trong Giáo Hội, không phải chỉ trong việc nối kết lại với nhau trong quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, mà cả trong tính cách giám mục đoàn nữa như sự phát triển của các Thượng Hội Đồng Giám Mục chẳng hạn. Nhưng sự hiệp thông cũng phát triển trên bình diện địa phương, sự phát triển các cơ cấu của việc tham dự, sự phát triển của các hội đồng linh mục trên bình diện giáo phận, và của các hội đồng giáo dân trên bình giáo xứ. Các cơ cấu này trong cuộc sống của Giáo Hội cũng diễn tả nền giáo hội học của sự hiệp thông.

Một trong các phát triển này là sứ điệp của tông huấn về gia đình Familiaris consortio ban hành năm 1981. Nó cho thấy sự phát triển ý thức của Giáo Hội trong gia đình, nơi đức tin được thông truyền và nơi có việc cùng nhau cầu nguyện và có mối dây nối kết với bí tích Thánh Thể trong giáo xứ. Và một cách nền tảng và chủ yếu bí tích Hôn Phối như là mối dây nối kết một người nam và một người nữ, được thánh hiến và làm cho nên thánh bởi ơn của Chúa Thánh Thần, biến đổi tương quan đó, không phải chỉ trở thành tế bào nền tảng của xã hội, mà cũng trở thành tế bào nền tảng của Giáo Hội nữa. Đây cũng là một sự phát triển quan trọng của giáo hội học về sự hiệp thông.

Dĩ nhiên, còn có các khía cạnh khác cần được thảo luận, chẳng hạn trong tương quan đại kết, việc suy tư về bí tích Rửa Tội với các cộng đoàn tin lành cải cách hay suy tư về giáo hội học Thánh Thể với anh em Chính thống. Đã có điều gì đó xảy ra trong 40 năm đối thoại đại kết. Việc đối thoại đại kết cũng diễn tả giáo hội học về sự hiệp thông và đã đem lại các tư tưởng mới, các nhấn mạnh mới, cũng như viễn tượng cho sự cộng tác tốt hơn giữa Giáo triều Roma và các Giáo Hội địa phương, các Hội Đồng Giám Mục vv…

Cánh đồng còn rộng mở cho nhiều suy tư và đối thoại liên quan tới việc làm thế nào để biểu hiệu ơn của Chúa, là ơn của sự Hiệp Thông Ba Ngôi được ban cho nhân loại qua giáo Hội. Chúng ta không bao giờ được đánh mất đi mầu nhiệm này. Giáo Hội không chỉ là một tổ chức xã hội như các tổ chức xã hội khác. Giáo Hội là mầu nhiệm sự hiệp thông của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, được chia sẻ với chúng ta qua đức tin, qua bí tích Rửa Tội và các bí tích. Không thể so sánh Giáo Hội với cuộc sống của thế giới, bởi vì trong Giáo Hội có sự hiện diện của Thiên Chúa, một sự hiện diện có thể sờ mó được, được giao phó cho chúng ta để chia sẻ với các người khác qua việc truyền giáo và đối thoại.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, hình như Đức Hồng Y đã qua Ireland, Đức Hồng Y có cảm tưởng gì?

Đáp: Tôi đã qua Ireland hai lần hồi năm 2001 và năm 2002 để tham dự các cuộc đối thoại đại kết. Tôi nhớ rất rõ mình đã khám phá ra tình trạng chia rẽ thương đau giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Ireland. Và tôi thấy nỗ lực đối thoại và hòa giải tại đây rất là ý nghĩa. Nhưng khi so sánh Ireland với nước Canada của tôi, tôi nhận thấy mức độ tục hóa ở Ireland không cao bằng Canada. Và đó là tin vui. Sự tham dự thánh lễ của các tín hữu Ireland cao hơn Canada, và ở Ireland còn có một ít ơn gọi. Vì thế tôi đã trở về với "ấn tượng" tốt. Đó cũng đã là dịp khám phá ra lịch sử trung thành vinh quang của Giáo Hội Ireland với đức tin công giáo, cũng như phần đóng góp cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội. Đó đã là một lịch sử phi thường, và tín hữu Ireland phải hãnh diện về qúa khứ của mình, một qúa khứ vẫn còn để lại các dấu vết sâu đậm trong hiện tại, và nó đã luôn luôn là một phần của gia tài cần phải được suy tư, và  từ đó các năng lực mới cho việc canh tân Giáo Hội tại Ireland ngày nay.

(SD 5-6-2012)

Linh Tiến Khải