ĐỨC THÁNH CHA VIẾT XONG CUỐN SÁCH THỨ III VỀ ĐỨC GIÊSU THÀNH NAGIARÉT

ĐỨC THÁNH CHA VIẾT XONG CUỐN SÁCH THỨ III VỀ ĐỨC GIÊSU THÀNH NAGIARÉT

VATICAN: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viết xong cuốn sách thứ ba về Đức Giêsu thành Nagiarét dành cho Phúc Âm thời thơ ấu. Các bản dịch từ tiếng Đức đang được tiến hành. Và Đức Thánh Cha cũng đang soạn một Thông điệp mới.

Tin trên đây đã do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tiết lộ ngày 1 tháng 8-2012 tại Val d'Aosta nơi Đức Hồng Y đang nghỉ hè.

Thông điệp mới này sẽ là Thông điệp thứ tư sau các Thông điệp ”Deus caritas est” năm 2005, ”Spe salvi” năm 2007 và ”Caritas in veritate” năm 2009. Đức Hồng Y Bertone đã cho biết như trên trong buổi phỏng vấn sau khi dâng thánh lễ tại giáo xứ Introd. Ngài cũng cho biết tuy đang nghỉ hè nhưng ngài cũng xem lại các giấy tờ, tài liệu và các vấn đề cần giải quyết và luôn liên lạc với Đức Thánh Cha cũng như các cộng sự viên.

Giảng trong thánh lễ nhớ thánh Eusebio thành Vercelli, Đức Hồng Y đã đề cập tới nhiệm vụ của người cai trị là phải có ý thức trách nhiệm, khác với người làm thuê. Cai trị có nghĩa là săn sóc và bênh vực những người yếu đuối, những kẻ túng thiếu, theo gương Mục Tử Nhân Lành để dãi tỏa vương quyền của Chúa Kitô. Thánh Eusebio đã đương đầu với các cuộc du hành, các hiểm nguy, hiểu lầm và bắt bớ của kẻ thù, miễn là đem Tin Mừng và ơn cứu độ của Chúa Kitô tới khắp mọi nơi. Đó cũng là mục đích của việc tái truyền giảng Tin Mừng ngày nay. Thiên Chúa cần con tim, trí óc và sức lực của chúng ta, để chương trình sự sống Ngài đã loan báo có thể lôi cuốn thế giới. Mỗi một người đều cần thiết trong việc làm chứng cho đức tin tại môi trường xã hội, trong công ăn việc làm, trong hôn nhân và gia đình, cũng như trong vòng thân thuộc bạn bè. Khi đó chúng ta sẽ hiểu tầm quan trọng lớn lao của Năm Đức Tin sẽ bắt đầu vào tháng 10 tới đây nhân kỷ niệm 50 năm khai mở Công Đồng Chung Vatican II. Ý thức được chúng ta là các cộng sự viên của việc tái truyền giảng Tin Mừng, chúng ta phải vun trồng sự đam mê Thiên Chúa qua việc đào tạo Kitô đích thực và tái khám phá ra các kho tàng của nền văn hóa và đức tin đã tuột khỏi tay của chúng ta và không thể nhận ra được nữa. (RG 2-8-2012).

Linh Tiến Khải (Vietvatican)

KITÔ HỮU ẤN ĐỘ TUẦN HÀNH BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐALÍT

KITÔ HỮU ẤN ĐỘ TUẦN HÀNH BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐALÍT

NEW DEHLI: Ngày mùng 1 tháng 8-2012 hàng chục ngàn tín hữu kitô đã tham dự cuộc tuần hành để bảo vệ các người cùng đinh Đalít theo Kitô giáo và Hồi giáo.

Cuộc tuần hành do Hội đồng cố vấn quốc gia Kitô tổ chức, nhằm mục đích yêu cầu chính quyền xóa bỏ khoản 3 của Hiến pháp chỉ bảo vệ các quyền và lợi lộc của các người cùng đinh Đalít theo Ấn giáo, Phật giáo và đạo Sihk, mà loại trừ các Kitô hữu và tín hữu Hồi.

Thông cáo mang chữ ký của Đức Cha Neethinathan, Chủ tịch Văn phòng đặc trách người Đalít của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, có đoạn viết: ”Trong một quốc gia dân chủ như Ấn Độ, việc tranh đấu cho các quyền của những người yếu đuối nhất là điều quan trọng để bảo đảm các quyền lợi của họ, vì thế chúng tôi yêu cầu quốc hội thảo luận vấn đề này trong phiên họp tới.

Ngoài ra Hội Đồng Giám Mục Ấn nhấn mạnh rằng trách nhiệm của các anh chị em Đalít kitô và Hồi giáo cũng như tất cả những người chống lại sự kỳ thị này là phải lên tiếng và đặt vấn đề với xã hội dân sự và gây áp lực trên chính quyền. Đây cũng là dịp để các anh chị em Đalít Kitô và Hồi giáo đòi hỏi các quyền lợi của mình như được ghi trong hiến pháp quốc gia. Vì thế Đức Cha Neethinathan mời gọi các Tổng Giám Mục, Giám Mục, linh mục tu sĩ và giáo dân tham gia động đảo cuộc tuần hành này. Cuộc tuần hành này chuẩn bị cho các sáng kiến cử hành ngày tang chế chống nạn kỳ thị mùng 10 tháng 8-2012 sẽ được phát động trong mọi tiểu bang trên toàn nước Ấn (SD 31-7-2012)

Linh Tiến Khải

GIÁO HỘI GUATEMALA HUY ĐỘNG GIỚI TRẺ CHỐNG NẠN NGHÈO TÚNG, GIAN THAM HỐI LỘ VÀ BẢO VỆ DÂN CHỦ

GIÁO HỘI GUATEMALA HUY ĐỘNG GIỚI TRẺ CHỐNG NẠN NGHÈO TÚNG, GIAN THAM HỐI LỘ VÀ BẢO VỆ DÂN CHỦ

THÀNH PHỐ GUATEMALA: Giáo Hội Guatemala đang huy động giới trẻ toàn nước tham gia chiến dịch chống nạn nghèo đói, gian tham hối lộ và bảo vệ nền dân chủ.

Linh Mục Leonardo Biancalani, thần học gia người Ý thuộc giáo phận Massa Maritima-Piombino, đặc trách hướng dẫn khóa cập nhật ”Luân lý xã hội” cho các linh mục Guatemala, cho biết ngoài các vấn đề nói trên Giáo Hội Guatemala còn phải đối phó với nạn các giáo phái lan tràn. Các giáo phái này bắt nguồn từ Hoa Kỳ đang lớn mạnh trên đất nước Guatemala.

Giáo Hội đang đẩy mạnh các sinh hoạt bác ái xã hội và việc đào tạo các linh mục trên bình diện tu đức, phụng vụ, và các dấu chỉ phụng vụ. Xã hội Guatemala đã ra khỏi tình trạng chiến tranh đẫm máu 30 năm nay, vì thế nó là một quốc gia còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm dân chủ và đã phải gánh chịu rất nhiều hậu qủa tiêu cực của chiến tranh như: sự chia rẽ giữa các giai tầng xã hội, nạn thất nghiệp, nạn gian tham hối lộ, tổ chức an sinh yếu kém. Nhưng giới trẻ rất hăng say và muốn dấn thân cùng với Giáo Hội đem lại các dấu chỉ hy vọng. Tuy nhiên hiện tượng các giáo phái lan tràn và chiêu dụ tín đồ khiến cho nhiều tín hữu đánh mất đi đức tin của mình, và gia nhập các giáo phái có các nhà thờ và trung tâm sinh hoạt khắp nơi và chiêu dụ tín đồ bằng mọi cách kể cả kinh tế. Cứ ba bốn trăm mét lại có một nhà thờ với các tên gọi khác nhau. Theo cha giáo phái chứng nhân Jehovah và giáo phái Mormon xem ra mạnh hơn cả (RG 30-7-2012)

Linh Tiến Khải

HÀNG CHỤC NGÀN TÍN HỮU HÀNH HƯƠNG LÃNH ƠN TOÀN XÁ TẠI ASSISI

HÀNG CHỤC NGÀN TÍN HỮU HÀNH HƯƠNG LÃNH ƠN TOÀN XÁ TẠI ASSISI

ASSISI: Trong hai ngày 1-2 tháng 8 hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương đã tham dự thánh lễ và lãnh ơn toàn xá tại nhà thớ Đức Thánh Maria các Thiên Thần ở Assisi.

Tín hữu tới kính viếng nhà nguyện Porziuncola, nơi thánh Phanxicô đã lập dòng, để lãnh ơn toàn xá mà năm 1216 Đức Giáo Hoàng đã ban theo lời xin của thánh nhân.

Cha José Rodriguez Carballo, Bề trên tổng quản dòng Anh em hèn mọn, cho biết Thánh Phanxicô đã xin Đức Giáo Hoàng đặc ân này, vì người muốn cho tất cả mọi tín hữu đều lên thiên đàng. Lễ tha tội ở Assisi và ơn toàn xá tại nhà nguyện Porziuncola đã bắt nguồn từ đó. Tín hữu càng ngày đến càng đông nên dòng Phanxicô đã phải xây một vương cung thánh đường lớn như hiện nay, bao trùm nhà nguyện Porziuncola và nơi cạnh đó thánh Phanxicô đã qua đời.

Sứ điệp của ngày lễ này là tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi và cần đựơc ơn tha thứ của Chúa và tha thứ cho tha nhân. Lễ xá giải tại Assisi nói với chúng ta về ơn tha thứ Thiên Chúa cống hiến cho mọi người, nhưng đồng thời cũng dẫn đưa chúng ta tới chỗ tha thứ cho người khác. Vì thế đây là một ngày lễ rất thời sự. Thế giới ngày nay cần sự hòa giải, và điều này chỉ có thể, khi chúng ta cảm thấy mình được yêu thương và tha thứ, khi chúng ta rộng mở tâm trí cho sự tha thứ và lòng thương xót đối với tha nhân.

Theo cha Carballo, việc tái truyền giảng Tin Mừng cho thế giới khước từ Thiên Chúa ngày nay không phải là vấn đề phương pháp hay kỹ thuật, mà là vấn đề chứng tá. Truyền giáo là ý thức được mình là kitô hữu, môn đệ của Chúa Giêsu và làm chứng bằng cuộc sống và lời nói để cho người khác thấy Thiên Chúa. Thảm cảnh của Giáo Hôi ngày nay không phải là số tín hữu kitô ít, nhưng là các tín hữu không sống đức tin kitô và không làm chứng cho Chúa Kitô (RG 1-8-2012)

Linh Tiến Khải

Quốc tế bày tỏ quan ngại về vụ tự thiêu của mẹ blogger Maria Tạ Phong Tần

Quốc tế bày tỏ quan ngại về vụ tự thiêu của mẹ blogger Maria Tạ Phong Tần

Trà Mi – VOA

01.08.2012

Vụ thân mẫu blogger Tạ Phong Tần tự thiêu đánh động sự quan tâm của quốc tế một lần nữa về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên bày tỏ quan ngại trước sự việc, kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền và trả tự do ngay lập tức cho các blogger đang bị giam giữ.

 
Hoa Kỳ ngày 1/8 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng và kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger sắp bị đưa ra xét xử bao gồm Tạ Phong Tần, Điếu Cày, và Anh Ba Sài Gòn.

(Xem thêm chi tiết . . . Quốc tế bày tỏ quan ngại về vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần )

GIÁO HỘI TẠI CỘNG HÒA CONGO TỐ CÁO CHIẾN TRANH QUẶNG MỎ

GIÁO HỘI TẠI CỘNG HÒA CONGO TỐ CÁO CHIẾN TRANH QUẶNG MỎ

KIVU: Linh Mục Peter Balleis, giám đốc quốc tế văn phòng trợ giúp người tị nạn của Dòng Tên, đã mạnh mẽ tố cáo cuộc chiến tranh giành quặng mỏ trong vùng Kivu bên Cộng hòa dân chủ Congo.

Cha Balleis đã đưa ra lời tố cáo trên đây trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vatican ngày 26 tháng 7-2012. Trong tuần qua các cuộc giao tranh lại tái phát trong vùng bắc Kivu ở mạn đông Cộng hòa dân chủ Congo giữa quân đội chính phủ và các lực lượng phiến quân M23. Lực lượng phiến quân M23 là một phong trào gồm các binh sĩ trung thành với tướng Ntaganda, đang bị tòa án quốc tế truy nã vì các tội phạm chiến tranh.

Sau ba thành phố Ngungu, Bisoko là tới phiến Rwaza lọt vào tay phiến quân M23. Hiện nay họ trực chỉ Goma là thủ phủ vùng này. Cha Balleis cho biết đây là một cuộc xung khắc đã cổ xưa, gắn liền với lịch sử của Rwanda,

nhưng với các lãnh tụ mới và các toán phiến quân mới. Trước và sau thập niên 1950 người dân Rwanda bao gồm hai chủng tộc Tutsi và Hutu đã tìm đến định cư tại miền bắc Kivu giữa các vùng núi non hiểm trở và chung sống với ngươi dân địa phương, nhưng vẫn duy trì truyền thống và tiếng nói riêng của mình.

Kivu là vùng có nhiều quặng mỏ, do các nhóm phiến quân kiểm soát. Mỗi nhóm đều bán quặng mỏ để đổi lấy vũ khí đạn được. Quặng mỏ qúy nhất là coltan. Thế là các quặng mỏ nuôi dưỡng chiến tranh và chiến tranh hiện hữu và kéo dài vì các quặng mỏ ở mạn đông Congo. Các vụ đụng độ vũ trang đã khiến cho hàng chục ngàn ngươi phải chạy trốn sang Uganda và Rwanda. Cha Balleis cho biết đã đến thăm 20.000 người Hutu tị nạn trong vùng. Vài trại tị nạn không được Liên Hiệp Quốc thừa nhận nên cũng không nhận được trợ giúp nào cả, và vì thế dân tị nạn phải sống trong cảnh bần cùng khốn khổ (RG 26-7-2012)

Linh Tiến Khải

KHÓA HỘI HỌC BẢO VỆ NHỪNG NGƯỜI YẾU ĐUỐI TRONG XÃ HỘI TẠI SUDAN

KHÓA HỘI HỌC BẢO VỆ NHỪNG NGƯỜI YẾU ĐUỐI TRONG XÃ HỘI TẠI SUDAN

RUMBECK: Trong các ngày vừa qua giáo phậm Rumbeck trong nước Nam Sudan đã tổ chức một khóa hội học gây ý thức cho dân chúng biết bảo vệ quyền lợi của những người yếu đuối nhất trong xã hội.

Trong số các thuyết trình viên có bà Helen Nic An Ri, cộng tác viên nhân đạo của tổ chức phi chính quyền Trocaire Ailen, là tổ chức chuyên thăng tiến công lý và phát triển. Bà đã mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Nam Sudan phê chuẩn Thỏa hiệp quốc tế về các quyền của trẻ em. Sau đó trong buổi nói chuyện trên đài phát thanh Tin Mừng của giáo phận Rumbeck, bà Nic An Ri nêu bật việc cần thiết phải có một đường lối chính trị phù hợp với các thỏa hiệp quốc tế. Bà cầu mong có sự cộng tác với Caritas Rumbeck để tìm ra một khung cảnh pháp lý giúp bảo vệ quyền của các trẻ em, đặc biệt là các trẻ em bụi đời. Linh Mục John Waweru, giám đốc Caritas Rumbeck bảo đảm sẽ huy động toàn cộng đoàn địa phương bao gồm cả các vị lãnh đạo tôn giáo, các cơ cấu chính trị và hành chánh, cũng như các tổ chức phi chính quyền cùng nhau dấn thân hoạt động để bảo vệ các nhóm xã hội yếu đuối và không được bênh đỡ mhất, trong đó có các trẻ em (SD 31-7-2012)

Linh Tiến Khải

LỄ KỶ NIỆM 150 NĂM HIỆN DIỆN CỦA DÒNG TÊN TẠI ĐẢO MAURITIUS

LỄ KỶ NIỆM 150 NĂM HIỆN DIỆN CỦA DÒNG TÊN TẠI ĐẢO MAURITIUS

PORT LOUIS: Hôm 31 tháng 7-2012 kính nhớ thánh Ignazio thành Loyola, vị sáng lập Dòng Tên, Giáo Hội tại đảo Mauritius đã cử hành lễ kỷ niệm 150 năm các tu sĩ dòng Tên hiện diện và hoạt động tại đây.

Thánh lễ đã do Đức Cha Maurice Piat, Giám Mục sở tại, chủ sự tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức trong thủ đô Port Louis với sự tham dự của linh mục Jean Yves Grenet, Bề trên Giám tỉnh của dòng tại Mauritius, và các tu sĩ.

Dòng Tên hiện có khoảng 20.000 tu sĩ sống và hoạt động tại 112 quốc gia trên thế giới. Dòng được chia thành 10 miền với 85 tỉnh dòng, trong đó có tỉnh dòng Việt Nam. Trên phương diện dịa lý đảo Mauritius thuộc Phi châu, nhưng trên bình diện cơ cấu tổ chức của dòng lại thuộc vùng Tây Âu, là vùng các tu sĩ dòng Tên điều khiển 56 trường tiểu và trung học, 2 trường kỹ thuật, 19 đại học và 3 đại chủng viện. Ngoài ra Dòng Tên còn điều hành 26 cơ cấu tông đồ xã hội và 92 nhà thờ, 23 nhà tĩnh tâm và 10 trung tâm tu đức (SD 31-7-2012)

Linh Tiến Khải

Cầu nguyện cần thiết cho ơn cứu độ

Cầu nguyện cần thiết cho ơn cứu độ

Sau ba tuần nghỉ hè, sáng thứ tư 1 tháng 8-2012 Đức Thánh Cha đã bắt đầu mở lại các buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương. Buổi tiếp kiến đã diễn ra tại quảng trường trước nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập đến giáo huấn của thánh Alfonso de Liguori, được Giáo Hội kính nhớ ngày 1 tháng 8. Thánh nhân là Giám Mục, Tiến sĩ Giáo Hội, Đấng sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, bổn mạng của các người nghiên cứu thần học luân lý và các linh mục giải tội. Đức Thánh Cha nói:

Thánh Alfonso là một trong các vị thánh bình dân nhất của thế kỷ XVIII, vì kiểu sống đơn sơ và trực tiếp và vì giáo lý liên quan tới bí tích Sám hối của người. Trong một thời kỳ duy nhiệm nhặt vì ảnh hưởng của Jansen, thánh nhân xin các cha giải tội ban bí tích này bằng cách biểu lộ vòng tay tươi vui của Thiên Chúa Cha, là Đấng không mệt mỏi tiếp đón người con sám hối trong tình thương xót vô bờ của Người.

Ngày lễ hôm nay cống hiến cho chúng ta dịp ngừng lại trên các giáo huấn qúy báu và đầy sâu sắc tinh thần của thánh Alfonso liên quan tới lời cầu nguyện. Khảo luận ”Phương thế lớn lao của lời cầu nguyện”, mà thánh nhân coi là ích lợi nhất trong các bút tích của người, được biên soạn năm 1759. Thật thế, nó miêu tả lời cầu nguyện như ”phương thế cần thiết và chắc chắn để được ơn cứu rỗi và tất cả các ơn thánh mà chúng ta cần có để được cứu độ” (Dẫn nhập). Câu này tóm tắt kiểu thánh nhân hiểu lời cầu nguyện.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: khi nói rằng lời cầu nguyện là một phương thế là nhắc tới mục đích cần đạt tới: Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta vì yêu thương để có thể trao ban cho chúng ta sự sống tràn đầy. Nhưng vì tội lỗi, cuộc sống tràn đầy ấy đã bị xa rời đi, như chúng ta đều biết, và chỉ có ơn thánh của Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta đạt tới nó. Để giúp hiểu sự thật nền tảng này và hiểu ngay lập tức sự kiện con người có nguy cơ đánh mất chính mình như thế nào, thánh Alfonso đã chế ra một câu cách ngôn nổi tiếng, rất sơ đẳng nói rằng: ”Ai cầu nguyện thì được cứu rỗi, ai không cầu nguyện thì bị trầm luân”.

Để bình luận câu nói gọn gàng ấy thánh nhân thêm: ”Việc được cứu rỗi mà không cầu nguyện thì rất khó, hầu như không thể được… nhưng khi cầu nguyện việc được cứu rỗi là điều chắc chắn và rất đễ dàng” (Kết luận). Thánh nhân còn nói thêm: Nếu chúng ta không cầu nguyện, thì không thể bào chữa vì ơn cầu nguyện được ban cho mọi người…. nếu chúng ta không được cứu rỗi, thì đó là hoàn toàn do lỗi của chúng ta, vì chúng ta đã không cầu nguyện”.

Như thế khi nói rằng lời cầu nguyện là một phương thế cần thiết, thánh Alfonso muốn làm cho chúng ta hiểu rằng cần phải cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt trong lúc gặp thử thách và trong các khó khăn. Chúng ta phải luôn luôn gõ cửa nhà Chúa với lòng tin tưởng, vì biết rằng Chúa lo lắng cho con cái Người trong mọi sự. Vì thế, chúng ta được mời gọi đừng sợ hãi chạy đến với Chúa, và tin tưởng trình bầy với Người các lời xin của chúng ta, trong sự xác tín có được điều chúng ta cần.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Các bạn thân mến, đây là vấn đề chính: cái gì thực sự cần thiết cho cuộc sống chúng ta? Tôi xin trả lời với thánh Alfonso: ”Sức khỏe và tất cả mọi ơn thánh mà chúng ta cần có”. Dĩ nhiên là thánh nhân hiểu không phải chỉ có sức khỏe của thân xác, nhưng trước hết là sức khỏe của linh hồn, mà Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta. Hơn tất cả mọi điều khác chúng ta cần sự hiện diện giải phóng của Người, khiến cho sự hiện hữu của chúng ta trở thành thực sự nhân bản hơn và vì thế tràn đầy niềm vui. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Chỉ qua lời cầu nguyện chúng ta mới có thể tiếp nhận Người và Thánh Sủng của Người. Thánh Sủng của Người soi sáng chúng ta trong mọi hoàn cảnh, và làm cho chúng ta phân định sự thiện đích thật; và khi củng cố, nó cũng khiến cho ý chí của chúng ta được hữu hiệu, nghĩa lá khiến cho nó thực thi sự thiện được hiểu biết. Người môn đệ của Chúa biết rằng mình luôn luôn hứng chịu cám đỗ và phải xin Thiên Chúa trợ giúp trong lời cầu nguyện để chiến thắng cám đỗ.

Thánh Alfonso kể lại thí dụ của thánh Philippo Neri, ngay từ khi mới thức dậy ban sáng đã nói với Thiên Chúa: ”Lậy Chúa, hôm nay xin Chúa để tay trên Philippo, bởi nếu không, thì Philippo phản bội Chúa” (III, 3). Chúng ta cũng thế, ý thức được sự yếu đuối của mình, chúng ta phải xin Chúa trợ giúp với lòng khiếm tốn, chỉ tín thác nơi lòng thương xót giầu có của Người.

Thánh Alfonso còn nói trong một đoạn khác rằng: ”Chúng ta nghèo nàn về tất cả, nhưng nếu chúng ta xin, chúng ta không nghèo nữa. Nếu chúng ta nghèo, thì Thiên Chúa giầu có” (II,4). Và theo vết chân thánh Agostino, thánh nhân mời gọi mỗi một kitô hữu đừng sợ kín múc nơi Thiên Chúa, với lời cầu nguyện, sức mạnh mình không có, và cần có để làm việc thiện, trong xác tín rằng Chúa không từ chối sự trợ giúp của Người đối với những ai cầu khấn Người với lòng khiêm tốn (x. III,3).

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, thánh Alfonso nhắc cho chúng ta biết rằng tiếp xúc với Thiên Chúa là điều cốt yếu trong cuộc sống chúng ta. Không có tiếp xúc với Thiên Chúa, thì thiếu tương quan nền tảng, và tương quan với Thiên Chúa được thực hiện trong việc nói chuyện với Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện hằng ngày và với việc tham dự các Bi tích. Và như thế tương quan này có thể lớn lên nơi chúng ta, có thể làm tăng trưởng trong chúng ta sự hiện diện của Thiên Chúa, là Đấng hướng dẫn con đường của chúng ta, soi sáng nó và khiến cho nó được chắc chắn và an bình, cả giữa các khó khăn và hiểm nguy.

Đức Thánh Cha đã tóm tắt ý chính bài huấn dụ và chào tín hữu bằng nhiều thứ tiéng khác nhau. Bằng tiếng Pháp ngài mời gọi tín hữu trong mùa nghì hè này hãy dành thời giờ để cầu nguyện mỗi ngày, vì tương quan với Thiên Chúa là điều nòng cốt trong cuộc sống. Đừng sợ hãi xin Chúa ban cho sức mạnh cần thiết để làm việc thiện.

Bằng tiếng Anh Đức Thánh Cha nói thánh Alfonso dậy cho chúng ta biết vẻ đẹp của lời cầu nguyện, trong đó chúng ta mở tâm trí cho sự hiện diện của Chúa và nhận được ơn thánh giúp sống tốt lành và khôn ngoan.

Trong tiếng Tây Ban Nha Đức Thánh Cha nhắn nhủ tín hữu đừng quên cầu nguyện mỗi ngày và hãy siêng năng lãnh nhận các Bi tích.

Trong tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha chào các nữ tu dòng Thánh Elidabét đang tham dự khóa canh tân tinh thần tại Roma. Ngài khích lệ các chị sống sâu đậm các kỷ niệm và biến cố quan trọng được cử hành trong tháng tám này bên Ba Lan: cuộc vùng dậy của Varsava, Phép lạ sông Vistola, các lễ kính Đức Mẹ và các cuộc hành hương.

Trong tiếng Slovac ngài cầu chúc thời gian tín hữu lưu lại Roma là địp trưởng thành trong đức tin và củng cố họ quảng đại làm chứng cho Chúa.

Trong tiếng Ý Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào các nữ tu dòng Nữ Tử Đức Maria Vô Nhiễm, dòng Nữ tôi tớ rất Thánh Maria Sầu Bi, các nữ tu giáo lý viên Thánh Tâm đang tham dự tổng tu nghị tại Roma. Ngài cũng chào các bạn trẻ vùng Gandino và Bonate Sotto cũng như tín hữu vùng Emilia Romagna và Lombardia bị động đất mới đây. Ngài cũng chào các bạn trẻ, các người đau yếu và các cặp vơ chồng mới cưới và chúc tất cả tươi vui làm chứng cho Chúa Kitô.

Sau cùng Đức Thánh Cha cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải
 

 

TÍN HỮU LEBANON HĂNG SAY CHUẨN BỊ ĐÓN TIẾP ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI

TÍN HỮU LEBANON HĂNG SAY CHUẨN BỊ ĐÓN TIẾP ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI

BEIRUT: Đức Cha Paul Boulos Matar, Tổng Giám Mục Maronit thủ đô Beirut cho biết toàn dân Lebanon, kitô hữu cũng như tín hữu hồi, đang hăng say chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Lebanon trong các ngày 14-16 tháng 9 tới đây.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vatican ngày 30 tháng 7-2012 Đức Cha nói toàn dân Lebanon rất vui sướng vì chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha, vì họ cần được củng cố trong niềm hy vọng hòa bình không chỉ cho Lebanon mà còn cho toàn vùng Trung Đông nữa. Mọi người dân Lebanon đều lo lắng cho tình hình tại Trung Đông và cầu mong các giới chức hữu trách có thể tìm ra các giải pháp. Và Đức Thánh Cha là người có thể trao ban hy vọng cho các dân tộc toàn vùng Trung Đông.

Riêng trong giáo phận của Đức Cha việc chuẩn bị đang được tiến hành trên bình diện vật chất, luân lý cũng như tâm lý. Chính quyền cũng như toàn dân Lebanon đang tìm cách tạo ra bầu khí hòa giải và hiệp nhất trong nước. Vào cuối tháng 8 chương trình chuẩn bị sẽ được phát động trên đài truyền hình. Mọi người đều chờ đợi sứ điệp của Đức Thánh Cha liên quan tới tình bạn giữa các Kitô hữu và tín hữu hồi, cũng như nền hòa bình trong toàn vùng Trung Đông.

Mặt khác, Linh Mục Paul Karam, giám đốc Hiệp hội giáo hoàng truyền giáo Libăng, cầu mong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ đem lại sứ điệp hòa bình cho Siria, và mời gọi tôn trọng tự do tôn giáo trong toàn vùng Trung Đông. Cũng như Đức Gioan Phaolô II đã làm cách đây hơn 10 năm, Đức Thánh Cha Biển Đlức XVI sẽ đem đến một sứ điệp ngôn sứ khước từ chiến tranh bạo lực, và đề nghị các giá trị nền tảng như tự do tôn giáo và các quyền con người. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đi trước ngày khai mở Năm Đức Tin là một dấu chỉ mời gọi kitô hữu toàn vùng Trung Đông dấn thân trong quê hương của mình.

Cha Karam hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đem đến cho dân tộc Syria một sứ điệp hòa binh, đối thoại, khoan nhượng và chấp nhận tha nhân. Các tín hữu Syria lo âu bởi vì họ phải đối diện với bạo lực và dễ bị thương tích. Theo cha chỉ có đối thoại thương thuyết là con đường giúp Syria ra khỏi cuộc nội chiến hiện nay. Trong các tuần qua đã có hơn 45.000 người Syria di cư sang Lebanon lánh nạn chiến tranh (ASIANEWS 27-7-2012; SD 30-7-2012)

Linh Tiến Khải

Phúc Trình Về Tự Do Tôn Giáo Hoàn Cầu

Phúc Trình Về Tự Do Tôn Giáo Hoàn Cầu

Vũ văn An (07-31-2012)

Hôm 30 tháng 7 vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công bố phúc trình hàng năm về tự do tôn giáo. Bộ Trưởng Hillary Clinton đã đưa ra một mô tả “chừng mực” về tình trạng không khả quan của nhân quyền căn bản này: “Hơn một tỷ người hiện đang sống dưới quyền của các chính phủ đàn áp tự do tôn giáo một cách có hệ thống. Các kỹ thuật tân tiến vốn đem lại cho các chính phủ áp chế này thêm nhiều khí cụ để khống chế các phát biểu về tôn giáo. Tín hữu các cộng đoàn tôn giáo từng chịu áp lực nặng nề tường trình rằng các áp lực này đang nặng nề thêm. Ngay các nước đang có những tiến bộ về tự do chính trị cũng đã khựng lại khi đụng tới tự do tôn giáo”.

Bà nói thêm: “khi đụng tới nhân quyền này, vốn là nét chủ yếu của các xã hội ổn định, an ninh và hoà bình, thế giới hình như đang đi thụt lùi”. Nhưng phúc trình cũng cho thấy lý do để hy vọng trong tương lai liên quan tới việc phát triển tự do tôn giáo, kể cả trong một số nơi khá bất ngờ như Miến Điện và Ai Cập. “Một số quốc gia có nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau hiện đang trong diễn trình tiến tới dân chủ. Họ đang suy nghĩ gay go về các vấn đề có nên bảo vệ tự do tôn giáo cho các công dân của mình hay không và nếu có thì bằng cách nào. Diễn trình này đang xẩy ra khắp nơi từ Tunisia tới Miến Điện và nhiều quốc gia khác”.

Bộ Trưởng Clinton cho biết: trong cuộc viếng thăm Ai Cập gần đây, bà đã đích thân có được một “cuộc đối thoại rất xúc động” với các Kitô hữu từng lo lắng về viễn ảnh tương lai. Theo bà, “các quyết định của Ai Cập và của các quốc gia khác sẽ tác động rất lớn đối với cuộc sống của dân chúng họ và sẽ giúp ta rất nhiều trong việc xác định liệu các quốc gia này có khả năng thực hiện được nền dân chủ chân chính hay không”.

Bà Clinton cũng nói rằng: “Bản thân tôi rất tin tưởng điều đó, vì tôi đã được tận mắt thấy tự do tôn giáo đang là yếu tố chủ yếu của nhân phẩm và của xã hội ổn định và thịnh đạt ra sao. Về phương diện thống kê, nó vốn được liên kết với phát triển kinh tế và ổn định dân chủ. Nó cũng đang tạo ra một bầu khí trong đó người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau có thể vượt qua ngờ vực và cùng nhau cộng tác để giải quyết các vấn đề chung của họ”.

Theo bản phúc trình, chính phủ lâm thời của Ai Cập đã bắt đầu đưa ra các biện pháp nhằm đạt được sự bao gồm lớn hơn về tôn giáo, thông qua đạo luật chống kỳ thị, bắt giam và xử án những người bị tố cáo xúi giục nổi loạn phe phái và cho phép hàng chục nhà thờ từng bị đóng cửa trước đây được mở cửa lại. Phúc trình viết thêm: “Tuy thế, trong năm nay, các căng thẳng và bạo động phe nhóm có gia tăng, cùng với sự gia tăng nói chung về bạo động và tội phạm”.

Phúc trình cũng cung cấp nhiều tài liệu cho thấy sự thất bại của chính phủ Ai Cập trong việc dẹp những vụ bạo động càng ngày càng gia tăng chống lại các Kitô hữu Coptic và việc họ can dự vào các cuộc tấn công bạo lực, trong đó, có cuộc tấn công của lực lượng an ninh Ai Cập vào ngày 9 tháng 10 năm 2011, chống lại người biểu tình trước đài truyền thanh và truyền hình ở Cairo, khiến 25 người chết và 350 người bị thương, mà “phần lớn là người Kitô hữu Coptic”. Bản phúc trình ghi nhận rằng cho đến nay, không một viên chức chính phủ nào bị qui trách nhiệm đối với những thô bạo ấy, và “có những dấu chỉ cho thấy sẽ có những cuộc di cư gia tăng của người Coptic vào đầu năm 2012”

Theo bản phúc trình, tại Miến Điện, chính phủ đang tiến hành nhiều bước nhằm vượt qua “di sản đàn áp tôn giáo đã có từ lâu đời”. Họ đã nới rộng nhiều hạn chế đối với việc xây dựng các thánh đường và “nói chung đã cho phép các tín hữu các tôn giáo đăng ký với chính phủ để thờ phượng theo ý muốn”.

Trung Quốc lại một lần nữa bị liệt kê vào danh sách các nước “được đặc biệt quan tâm”. Theo bản phúc trình, Trung Quốc đang trải nghiệm một đà thoái hóa đáng kể về tự do tôn giáo trong năm 2011, trong đó, nhiều đàn áp tôn giáo đã xẩy ra tại “Vùng Tự Trị Tây Tạng” và nhiều hạn chế sâu xa hơn đối với việc thực hành tôn giáo qua các cơ quan tôn giáo”yêu nước” chính thức của nhà nước. Theo bản phúc trình, “sự can thiệp của nhà nước vào việc thực hành các truyền thống tôn giáo của Phật Giáo Tây Tạng đã tạo nên nhiều bất bình sâu xa và góp phần vào hàng loạt các vụ tự thiêu của người Tây Tạng”.

Chính phủ Trung Quốc vào ngày hôm nay, qua thông tấn xã Xinhua, đã đáp ứng bản phúc trình này một cách gay gắt, gọi việc công bố nó hàng năm là “một thực hành xú danh việc trắng trợn can thiệp vào nội bộ các nước khác… nhân danh tôn giáo”. Bắc Kinh bác bỏ bản phúc trình này, coi nó “không là gì cả mà chỉ là khí cụ chính trị được chính phủ Hoa Kỳ sử dụng để gây áp lực” đối với các địch thủ của mình và cho rằng bản phúc trình này không thể tưởng tượng được, vô ích và “đầy thiên kiến, ngang ngược và ngu dốt”.

Bản phúc trình cũng cho thấy sự đàn áp liên tục người Hồi Giáo tại Trung Hoa cũng như những va chạm liên tiếp với người Công Giáo trung thành với Tòa Thánh Vatican. Nhưng nó cũng cho thấy một số phát triển tích cực trong năm 2011, trong đó có việc bổ nhiệm 3 vị giám mục được Vatican thừa nhận. Bản phúc trình cho biết: chính quyền tỉnh Sichuan đã khuyến khích Giáo Hội Công Giáo giúp đỡ bằng cách cung cấp các dịch vụ xã hội, “nhất là tại các khu vực chịu nhiều thiệt hại do cuộc động đất năm 2008”. Nguồn tin của Giáo Hội Sichuan cũng cho biết đang phát triển được nhiều liên hệ gần gũi hơn với các cộng đồng tại Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nam Hàn và đã có thể sử dụng các đóng góp từ các nước này để tài trợ các dự án phát triển tại địa phương, “trong đó có việc xây dựng thánh đường”. Bản phúc trình cũng viết rằng dù các đảng viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị buộc phải vô thần và “nói chung được khuyên không nên tham gia các hoạt động tôn giáo”, nhưng tại Tỉnh Quảng Đông, sự tham dự của họ vào các buổi lễ của Giáo Hội càng ngày càng gia tăng, “vì nhà cầm quyền tỏ ra làm ngơ đối với sự tham dự này”.

Các nước khác trong danh sách “các nước bị quan tâm đặc biệt” vì vi phạm nặng nề vào tự do tôn giáo, ngoài 3 quốc gia Á Châu khác là Miến Điện, Bắc Hàn và Uzbekistan ra, còn có Eritrea, Iran, Saudi Arabia và Sudan. Các quốc gia khác nổi tiếng về tranh chấp tôn giáo là Pakistan và Nigeria, nhưng các nước Âu Châu cũng được phúc trình lưu ý.

Theo phúc trình, các thay đổi nhanh chóng về dân số học tại Âu Châu đang kèm theo “một tâm trạng kỳ thị, bài Do Thái, bài Hồi Giáo, và bất khoan dung đối với những người bị coi là ‘khác’”. Phúc trình cung cấp nhiều tài liệu cho thấy đang có nhiều nước hơn tại Âu Châu, trong đó có Bỉ và Pháp, thông qua các đạo luật hạn chế về trang phục, bất lợi cho người Hồi Giáo và các người khác. Quốc hội Hung Gia Lợi cũng đã thông qua đạo luật liên quan tới việc đăng ký các tổ chức tôn giáo và đòi các tổ chức này nếu muốn được thừa nhận phải được quốc hội bỏ phiếu tán thành. Đạo luật này có hiệu lực bắt đầu từ 1 tây tháng Giêng năm 2012, thực tế đã thu nhỏ con số các nhóm tôn giáo được thừa nhận từ 300 xuống còn 32.

Riêng về Việt Nam, trong phần “Executive Summary”, phúc trình nhắc tới các hạn chế tự do tôn giáo dưới nhiều hình thức. Riêng Kitô hữu đặc biệt bị chính quyền lưu ý. Họ đang giam giữ nhiều tù nhân tôn giáo trong đó có các nhà truyền giảng Ksor Y Du and Kpa Y Ko (Thệ Phản). Hàng trăm “giáo hội” tiếp tục chờ được đăng ký với chính quyền địa phương vùng Tây Bắc Cao Nguyên, và chính phủ hiện ngăn cấm việc in ấn Thánh Kinh bằng tiếng H’mong hiện đại, bất chấp lời yêu cầu nài nỉ. Nhà cầm quyền cũng xách nhiễu nhiều nhóm và cá nhân tôn giáo. Tháng 3, nhà cầm quyền An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ ra lệnh canh chừng các tu sĩ Hòa Hảo không được thừa nhận, và cảnh sát đã phong toả đường xá, xách nhiễu hoặc đe dọa các tín đồ. Cảnh sát đánh đập một tin đồ cách tàn nhẫn. Người Khmer theo Thệ Phản cho biết có sự xách nhiễu, đe dọa, và trong một số trường hợp, thiệt hại về tài sản và đánh đập các tu sĩ tại một số khu vực của Tỉnh Trà Vinh.

Phần Tóm Lược trên không có điểm nào đặc biệt nhắc tới Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, trong chính phần phúc trình, có nhắc tới vụ đóng cửa nghĩa trang tại Giáo Xứ Cồn Dầu, vụ Cha Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Phạm Trung Thành bị cấm xuất ngoại. Có điều là phần này có nhận định sai lầm cho rằng “Chính Phủ không cho thấy một xu hướng nào nhằm cải thiện hay băng hoại đối với việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo” và ngầm cho hiểu các vi phạm tự do tôn giáo chỉ là các lạm dụng của chính quyền địa phương. Nó cũng cho hay: chính phủ đã có nhiều tiến bộ như cho phép các buổi lễ đông đảo với hơn 100,000 tham dự và “chính phủ đã cùng Vatican tiếp diễn những cuộc thương thảo tiến tới bình thường hóa mối liên hệ”. Có lẽ vì vậy, Việt Nam không bị liệt vào danh sách các nước bị theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo? Dù theo phúc trình, chính phủ giữ quyền kiểm soát và giám sát các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức này buộc phải đăng ký chính thức và được thừa nhận. Các nhà cầm quyền thấp hơn có quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm hàng ngũ lãnh đạo, các sinh hoạt và việc thiết lập các chủng viện. Việc bổ nhiệm các linh mục hay các viên chức tôn giáo khác cần được nhà cầm quyền chấp thuận khi có sự can dự của Vatican. Không được dạy huấn giáo tôn giáo tại các học đường. Các tôn giáo cũng không được phép mở trường ngoại trừ vườn trẻ và mẫu giáo. Thành viên tôn giáo bị ghi vào thẻ căn cước và sổ gia đình. Nhiều người sợ không khai, nên được chính phủ ghi là “vô tôn giáo”, một hình thức đàn áp tôn giáo về phương diện thống kê.

Nguồn: VietCatholic

GIÁO HỘI SCOTLAND CẢNH BÁO NGUY CƠ HÔN NHÂN ĐỒNG PHÁI

GIÁO HỘI SCOTLAND CẢNH BÁO NGUY CƠ HÔN NHÂN ĐỒNG PHÁI

GLASGOW: Đức Cha Philip Tartaglia, tân Tổng Giám Mục giáo phận Glasgow bên Anh quốc, đã mạnh mẽ phê bình quyết định của chính quyền Scotland đề ra dự luật chấp nhận hôn nhân đồng phái.

Ngày 26 tháng 7-2012 Phó thủ tướng Sturgeon cho biết đã đề ra dự luật chấp nhận hôn nhân đồng phái bắt đầu từ năm 2015. Cả chính quyền Anh quốc cũng đã hứa hợp thức hóa hôn nhân đồng phái trong năm 2015, mặc dù có sự chống đối của vài thành viên đảng bảo thủ đang nắm quyền. Thủ tướng Cameron còn yêu cầu Giáo Hội thừa nhận các hôn nhân đồng phái, mà ông sẽ mau chóng đưa ra thành luật.

Trong bài phỏng vấn dành cho đài Vatican ngày 26 tháng 7-2012 Đức Cha Philip Tartaglia, tân Tổng Giám Mục Glasgow, cho biết đây là một thách đố lớn khiến cho Giáo Hội phải mạnh mẽ tái đề nghị quan điểm kitô về phẩm giá con người, về gia đình và dự án chung của gia đình. Và đây không phải là điều dễ, vì trong lúc này toàn xã hội chỉ chú ý tới hôn nhân đồng phái, và tương quan giữa Giáo Hội và xã hội cũng khó khăn.

Rất tiếc là đối với các vấn đề dễ gây cảm xúc cao như thế, tiếng nói của Giáo Hội không được lắng nghe, và lời kêu gọi dùng lý trí phán đoán đã không có hiệu qủa, lại còn khiến cho người ta khép kín, không đối thoại nữa. Tuy nhiên, Đức Cha Tartaglia cũng cho biết khi giới truyền thông muốn lắng nghe một ý kiến kitô, thì họ tới với Giáo Hội công giáo. Nói chung điều này cho thấy phần đóng góp của Giáo Hội có uy tín. Mặc dù giới lãnh đạo không muốn lắng nghe, nhưng nó được nhiều người chấp nhận (RG 26-7-2012)

Linh Tiến Khải

GIỚI LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO YÊU CẦU CHẤM DỨT BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

GIỚI LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO YÊU CẦU CHẤM DỨT BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

SANTO DOMINGO: Trong các ngày vừa qua Đức Hồng Y Nicolas de Jesús Lopez Rodriguez, Tổng Giám Mục thủ đô Santo Domingo, và Đức Cha Ramón de la Rosa y Carpio, Tổng Giám Mục Santiago de los Cabelleros, đã kêu gọi chấm dứt nạn bạo lực đối với phụ nữ trong nước.

Các vị đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp tân cám ơn các cơ cấu xã hội khác nhau do Tổng Thống mãn nhiệm Leonel Fernandez tổ chức. Đức Hồng Y Rodriguez và Đức Cha Carpio cũng yêu cầu chính quyền Cộng hòa Dominicana duyệt xét lai các đường lối chính trị để chặn đứng tệ nạn bạo hành phụ nữ. Chính tổng thống cũng coi đây là vấn đề chính của quốc gia, và cho rằng các tội phạm chống lại phụ nữ là một thảm kịch của nhân loại.

Trong hơn hai giờ hội kiến với tổng thống mãn nhiệm hai vị lãnh đạo Giáo Hội đã thảo luận nhiều vấn đề quốc gia và quốc tế.

Giáo Hội công giáo Cộng hòa Dominicana đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề bạo hành phụ nữ. Từ đầu năm 2012 tới nay đã có 100 phụ nữ bị sát hại tại Cộng hòa Dominicana. Vụ cuối cùng đã khiến cho dân chúng phẫn nộ biểu tình trước trụ sở Quốc Hội để yêu cầu chính quyền đưa ra các biện pháp trừng phạt thích đáng các thủ phạm bạo hành nữ giới.

Đức Hồng Y Rodriguez khẳng định rằng tệ nạn bạo hành nữ giới là một gương mù gương xấu quốc tế, vì thế chính quyền phải duyệt xét lại các cơ cấu xã hội và đưa ra các biện pháp trừng phạt các thủ phạm một cách thích đáng để làm gương. Trong các lý do gây ra thảm cảnh này có việc thiếu giáo dục, sự dốt nát và tâm thức duy nam giới đề cao nam giới và khinh thường nữ giới (FIDES 24-7-2012)

Linh Tiến Khải

ĐỨC SỨ THẦN TÒA THÁNH KÊU GỌI GIỚI LÃNH ĐẠO MỌI TÔN GIÁO HIỆP NHẤT CAN THIỆP ĐỂ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH TẠI SYRIA

ĐỨC SỨ THẦN TÒA THÁNH KÊU GỌI GIỚI LÃNH ĐẠO MỌI TÔN GIÁO HIỆP NHẤT CAN THIỆP ĐỂ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH TẠI SYRIA

DAMASCO: Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Damasco tha thiết kêu gọi các giới lãnh đạo Hồi giáo, Kitô và các tôn giáo khác hiệp nhất với nhau nhân danh Thiên Chúa lên tiếng cảnh cáo mọi phe liên hệ ngưng bạo lực, đàn áp và tàn phá đất nước Syria.

Đức Tổng Giám Mục đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vatican ngày 30 tháng 7-2012. Đức Sứ Thần cho biết nhân dân Syria đã đánh giá rất cao và rất biết ơn các lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tìm giải pháp chính trị công bằng cho Syria. Báo chí của chính quyền cũng phản ứng tích cực trước lời kêu gọi của Đức Thánh Cha. Đức Sứ Thần cho biết bệnh ung thư nội chiến đã lan ra khắp nơi trong nước, bầu khí rất nặng nề và dân chúng hoang mang lo sợ cho tương lai của họ. Ngài nghĩ tới bầu khí huynh đệ đại đồng của Thế Vận Hội đang diễn ra tại Luân Đôn và buồn rầu so sánh nó với bầu khí chết chóc và tàn phá tang thương đang xảy ra tại Syria. Chính vì thế Đức Sứ Thần mới gióng lên lời kêu gọi các vị lãnh đạo mọi tôn giáo hiệp nhất lên tiếng kêu gọi các phe lâm chiến ngưng mọi bạo lực, đàn áp và tàn phá đất nước Syria xinh đẹp, và can đảm lập tức chân thành đối thoại với nhau với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, để đi tới một giải pháp chính trị thỏa đáng chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.

Các tin mới nhất cho biết quân đội Syria đang dùng máy bay chiến đấu và trực thăng bỏ bom và oanh kích các khu phố có binh sĩ đối lập chiếm đóng tại Aleppo. Tình hình bất ổn đã khiến cho 200.000 người bỏ nhà cửa di tản lánh nạn chiến tranh. Chính quyền Damasco khẳng quyết rằng phe đối lập sẽ bị đánh bại cả khi chính quyền không dùng vũ khí hóa học (RG 30-7-2012).

Linh Tiến Khải

CHÚA NHẬT CỦA HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TỔNG GIÁO PHẬN SYDNEY

CHÚA NHẬT CỦA HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TỔNG GIÁO PHẬN SYDNEY

SYDNEY: Chúa Nhật 29 tháng 7-2012 Đức Hồng Y George Pell đã chủ sự thánh lễ cho 54 cặp vợ chồng mừng tổng cộng là 1.636 năm cưới nhau, tại nhà thờ chính tòa Thánh Maria ở Sydney.

Đức Hồng Y đã tuyên bố từ nay trở đi Chúa Nhật cuối tháng 7 sẽ là ”Chúa Nhật của hôn nhân và gia đình” được cử hành hằng năm tại Sydney. Tất cả mọi cặp hôn nhân thuộc mọi lứa tuổi đều cử hành ngày này và lập lại lời thề hứa trong tất cả mọi nhà thờ của thành phố.

Bảy cặp mừng 50 năm hôn phối hay hơn nữa trong năm 2012 đã nhận được bằng kỷ niệm.

Ông Chris Meney, giám đốc Trung tâm sự sống, hôn nhân và gia đình của tổng giáo phận Sydney, cho biết thánh lễ này là địp để các cặp vợ chồng dừng lai cảm tạ Thiên Chúa vì ơn hôn nhân và gia đình. Khi một người nam và một người nữ công khai dấn thân với nhau trong hy vọng được chúc phúc bởi con cái, họ cống hiến một dấu chỉ hy vọng tuyệt vời cho tương lai (ZENIT 27-7-2012).

Linh Tiến Khải

ĐỨC HỒNG Y FILONI KHÍCH LỆ CÁC TU SĨ NAM NỮ TRUNG PHI HÃY CANH TÂN ĐỜI THÁNH HIẾN

ĐỨC HỒNG Y FILONI KHÍCH LỆ CÁC TU SĨ NAM NỮ TRUNG PHI HÃY CANH TÂN ĐỜI THÁNH HIẾN

BANGUI. Sau khi viếng thăm mục vụ Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo đã đến viếng thăm Cộng Hòa Trung Phi trong vòng một tuần lễ từ 19 đến 26 tháng 7-2012. Ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm, hôm 25 tháng 7-2012, Đức Hồng Y đã gặp gỡ các Bề Trên Thượng Cấp, các tu sĩ nam nữ Trung Phi tại giáo xứ Chúa Cứu Thế ở thủ đô Bangui.

Ngỏ lời với mọi người hiện diện, trước tiên Đức Hồng Y bày tỏ lòng tri ân vì phần đóng góp của các tu sĩ nam nữ vào công cuộc rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong các hoạt động mục vụ giáo xứ, trong lãnh vực y tế và học đường. Đức Hồng Y Filoni nói: ”Xuyên qua sự hiện diện năng động, anh chị em đã mang lại sự trợ giúp quý giá và cần thiết cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, đồng thời biểu dương bản tính sâu xa của ơn gọi Kitô. Cùng với anh chị em tôi muốn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì công cuộc khai sinh đời thánh hiến trên vùng đất Trung Phi này. Được khởi sự vào năm 1894, công trình rao giảng Tin Mừng 55 năm sau đã trông thấy xuất hiện những ơn gọi nữ giới bản xứ đầu tiên. Kể từ đó, những bông hoa ơn gọi không ngừng tiếp tục nở rộ và tăng mãi cho đến ngày hôm nay”.

Đức Hồng Y Fernando Filoni nhấn mạnh rằng: ”Trong một thế giới không ngừng biến đổi và có những dấu hiệu đôi khi trái ngược nhau, người ta có khuynh hướng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi những chọn lựa nền tảng nhất, các tu sĩ nam nữ cũng có nguy cơ đánh mất căn tính riêng của mình. Vì thế, thật là khẩn cấp, khi các người thánh hiến trở về với nguồn cội là Đức Kitô để tái khởi hành từ Đức Kitô và giăng buồm ra khơi thả lưới. Các sự dữ hiện nay của xã hội chúng ta không thể bị đánh bại, nếu chúng ta không tái khám phá ra các giá trị phúc âm là đức khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Anh chị em được kêu gọi trở nên những mẫu gương. Vì thế tôi mời gọi anh chị em hãy canh tân hồng ân thánh hiến của Thiên Chúa trong anh chị em. Anh chị em nên nhớ rằng chứng tá tốt đẹp nhất mà anh chị em có thể làm cho đời thánh hiến là tình huynh đệ và cuộc sống chung của anh chị em. Cộng đoàn dòng tu của anh chị em phải trở thành những cộng đoàn Kitô đích thật, nơi chiếu tỏa tình yêu, niềm vui, sự chia sẻ, tha thứ và hòa giải. Cuộc sống hiệp thông của anh chị có thể và phải minh chứng rằng ngày nay tại Trung Phi và tại Phi Châu, những ai bước theo Đức Chúa Giêsu Kitô đều tìm được nơi Người cái bí thuật của niềm vui sống chung: đó là tình yêu hỗ tương và tình hiệp thông huynh đệ” (FIDES 26-7-2012).

Linh Tiến Khải

TIỀN BẠC PHỤC VỤ CON NGƯỜI, CHỨ CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ NÔ LỆ CỦA TIỀN BẠC

TIỀN BẠC PHỤC VỤ CON NGƯỜI, CHỨ CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ NÔ LỆ CỦA TIỀN BẠC

BERNE: Nhân ngày lễ quốc khánh mùng 1 tháng 8-2012 Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã công bố thư mục vụ suy tư về cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay và giúp kitô hữu hiểu biết thái độ phải có đối với tiền bạc và lợi nhuận.

Thư mục vụ do Đức Cha Markus Buechel, Giám Mục Fribopurg Saint Gallen, ký thay mặt Hội Đồng Giám Mục, tựa đề ”Tiền bạc phục vụ con người, chứ con người không phải là nô lệ của tiền bạc”. Trong thư các Giám Mục Thụy Sĩ nhận định rằng tiền bạc không phải là mục đích cho chính nó, mà chỉ là phương tiện. Nếu thế giới tài chánh sống cho chính mình, thì nó đánh mất đi lý do hiện hữu.

Ai đầu tư kiếm lời mà không chú ý tới sự bất hạnh của tha nhân, là hành động một cách vô trách nhiệm. Trước các cuộc khủng hoảng tài chánh, tiền tệ và kinh tế thế giới, các chuyên viên quốc tế không còn có thể loại trừ khả thể hệ thống tài chánh suy sụp toàn diện. Các thị trường tài chánh quốc tế có một cuộc sống riêng rẽ, cắt đứt khỏi sự cần thiết của nền kinh thế thực thụ, và không ai, cũng như không nhà băng và chính quyền nào có thể kiểm soát nổi. Trái lại, chính các thị trường quốc tế kiểm soát chúng ta một cách chặt chẽ. Vì thế cần phải cấp thiết tìm ra các phương tiện và lộ trình giúp tái lập tình trạng mất quân bình nguy hiểm này, vì để tình hình như thế không tìm thay đổi nó là vô trách nhiệm.

Các Giám Mục Thụy Sĩ đặc biệt nhắc đến cuộc khủng hoảng bất động sản xảy ra bên Hoa Kỳ và nhấn mạnh rằng dấn thân đầu tư tiền bạc vào các vụ buôn bán qúa nguy hiểm là thái độ vô trách nhiệm. Ngoài ra, vì sự thịnh vượng có các giới hạn của nó và không thể là sản phẩm bất tận, nên không được rơi vào cám dỗ thường xuyên sống qúa các khả thể của mình. Ai sống như thế là rơi vào vòng xoáy nợ nần tệ hại. Do đó các ngân hàng cũng như các cá nhân đều có trách nhiệm trong việc sử dụng tiền bạc. Cần phải bằng lòng với những gì cần thiết, và đây là một nghệ thuật sống mà con người của các nước kỹ nghệ cao của cúng ta cần phải tái khám phá ra, bởi vì ai có nghệ thuật, sẽ khám phá ra các sự giàu có phong phú khác.

Nghĩ đến các người nghèo túng, các Giám Mục Thụy Sĩ nêu bật rằng có một thái độ Kitô đối với tiền bạc có nghĩa là dấn thân thăng tiến sự phân chia tài nguyên kinh tế đồng đều. Và việc này bao gồm dấn thân chính trị, các hoạt động bác ái và việc cộng tác phát triển, mà không giảm thiểu sự trợ giúp các anh chị em túng thiếu, các người không có viễn tượng tương lai, các người thất nghiệp, các người bị gạt bỏ bên lề xã hội. Và các Giám Mục Thụy sĩ kết luận thư mục vụ với khẳng định rằng: Ngày nay hơn bao giờ hết, tiền bạc phải phục vụ con người, chứ con người không phải nô lệ tiền bạc. Chúng ta phải hướng cái nhìn về tương lai với tâm tình tin tưởng sâu xa nơi Thiên Chúa (SD 27-7-22012)

Linh Tiến Khải
 

 

Chuyến viếng thăm Cộng hòa Trung Phi

Chuyến viếng thăm Cộng hòa Trung Phi

Phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trường Bộ Truyền Giáo

Trong các ngày từ 19 đến 26 tháng 7-2012 Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, đã viếng thăm Cộng Hòa Trung Phi.

Chúa Nhật 22 tháng 7-2012, Đức Hồng Y Filoni đã chủ sự Thánh Lễ phong chức cho 4 tân Giám Mục: Đức Cha Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục Bangui, Đức Cha Nestor-Désiré Nongo Aziabgia, Giám Mục Bossaangoa, Đức Cha Dennis Abgenyadzi, Giám Mục Berbérati và Đức Cha Cyr-Nestor Yapaupa, Giám Mục Phụ tá Alindao.

Hôm sau ngày 23 tháng 7-2012 trong buổi gặp gỡ các Giám Mục tại toà Sứ Thần Tòa Thánh trong thủ đô Bangui, Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo đã xin các Giám Mục Trung Phi trở thành những người cổ võ hiệp nhất, tình huynh đệ và hiệp thông giữa mọi thành phần dân Chúa. Ngài cũng lưu ý các Giám Mục Trung Phi về sự cần thiết phải canh tân chương trình mục vụ ơn gọi, việc huấn luyện các giáo dân, là những người rất cần thủ đắc một nền đào tạo Kitô vững chắc và thấm nhuần các giá trị Phúc Âm.

Ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm, hôm 25 tháng 7-2012, Đức Hồng Y đã gặp gỡ các Bề Trên Thượng Cấp, các tu sĩ nam nữ Trung Phi tại giáo xứ Chúa Cứu Thế ở thủ đô Bangui. Ngài tỏ lòng tri ân vì phần đóng góp của các tu sĩ nam nữ vào công cuộc rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong các hoạt động mục vụ giáo xứ cũng như trong lãnh vực y tế và học đường.

Đức Hồng Y Filoni nói: ”Xuyên qua sự hiện diện năng động, anh chị em đã mang lại sự trợ giúp quý giá và cần thiết cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, đồng thời biểu dương bản tính sâu xa của ơn gọi Kitô. Cùng với anh chị em tôi muốn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì công cuộc khai sinh đời thánh hiến trên vùng đất Trung Phi này. Được khởi sự vào năm 1894, công trình rao giảng Tin Mừng 55 năm sau đã trông thấy xuất hiện những ơn gọi nữ giới bản xứ đầu tiên. Kể từ đó, những bông hoa ơn gọi không ngừng tiếp tục nở rộ và tăng mãi cho đến ngày hôm nay”.

Tiếp tục bài nói chuyện với các tu sĩ nam nữ Trung Phi, Đức Hồng Y Filoni nhấn mạnh rằng: ”Trong một thế giới không ngừng biến đổi và có những dấu hiệu đôi khi trái ngược nhau, người ta có khuynh hướng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi những chọn lựa nền tảng nhất, các tu sĩ nam nữ cũng có nguy cơ đánh mất căn tính riêng của mình. Vì thế, thật là khẩn cấp khi các người thánh hiến trở về với nguồn cội là Đức Kitô để tái khởi hành từ Đức Kitô và giăng buồm ra khơi thả lưới”.

Trung Phi rộng gần 623 ngàn cây số vuông có khoảng 4 triệu dân, 60% theo Kitô giáo, 30% thờ vật linh và 9% theo Hồi giáo. Người dân Trung Phi gồm nhiều bộ lạc khác nhau nhưng đều thuộc hai nhóm chủng tộc chính là Bantu và Sudanese.

Vùng đất này đã có người ở từ các thời rất xa xưa. Các vết tích khảo cổ chứng minh cho thấy đã có các nền văn hóa cổ xưa trước cả Đế quốc Ai Cập. Nhiều vương quốc và đế quốc đã nối tiếp nhau cai trị vùng đất này như đế quốc Kanem-Bornu, đế quốc Ouaddai, đế quốc Banguirmi. Các nhóm thuộc chủng tộc Fur sống rải rác cung quanh hồ Cioad và dọc sng Nil Thượng. Sau này các Sultan A Rập thống trị và coi toàn vùng của chủng tộc Ubangi như là vùng đất cung cấp nộ lệ, mà họ chuyên chở và bán lại trong vùng Bắc Phi châu, qua sa mạc Sahara, nhất là tại chợ nô lệ Cairo. Trong các thế kỷ XVIII-XIX các làn sóng di cư đưa nhiều chủng tộc khác đến sống tại Trung Phi như Zande, Banda, và Baya-Mandjia.

Năm 1875 Sultan của Sudan là Rabih az-Zubayr cai trị vùng Oubangui Thượng bao gồm cả cộng hòa Trung Phi hiện nay. Tiếp đến vào năm 1885 người Pháp và người Bỉ đến vùng này và biến nó trở thành thuộc địa của họ từ năm 1903 đến 1960, là năm Trung Phi được độc lập.

Trong các năm 1962 tới 1993 Cộng hòa Trung Phi do các chính quyền quân đội độc tài cai trị. Sau khi thắng đối thủ là Abel Goumba, ông David Dacko lên nắm quyền và theo chế độ độc đảng. Nhưng năm 1965 đại tá Jean Bedel Bokassa đảo chánh lật đổ ông Dacko. Nền kinh tế suy sụp dưới thời tổng thống Dacko ngày càng tồi tệ hơn. Năm 1972 tổng thống Bokassa tuyên bố mình sẽ là tổng thống mãn đời, và năm 1976 ông tự phong làm hoàng đế Bokassa I của Trung Phi. Chính quyền Pháp ủng hộ ông vì muốn duy trì các lợi lộc của mình là có được vùng đất săn bắn dã thú gần với Sudan và mua quặng mỏ Uranium của Trung Phi. Năm 1979 lợi dụng chuyến viếng thăm Libia của hoàng đế Bokassa I, chính quyền Pháp đảo chánh đưa ông Dacko lên nắm quyền. Nhưng năm 1981 tướng André Kolingba đảo chánh lật đổ ông Dacko và thành lập Hội đồng quân nhân cai trị Trung Phi. Năm 1986 ông Kolingba thay đổi hiến pháp, thành lập đảng ”Tập hợp dân chủ Trung Phi”, tổ chức bầu cử quốc hội nhưng loại trừ sự tham dự của hai đảng đối lập đo các ông Abel Goumba và Ange Félix Patassé lãnh đạo.

Trong cuôc bầu cử năm 1993 ông Ange Felix Patassé thắng cử tổng thống, và năm 1999 ông thắng cử nhiệm kỳ hai. Năm 2001 sau vụ đảo chánh hụt, tướng Tổng tư lệnh Abel Abrou và tướng N'Djadder Bedaya bị ám sát, và các toán quân trung thành với ông Patassé đã có các hành động bạo lực chống lại dân chúng, đốt nhà cướp của và ám sát nhiều chính khách đồi lập. Năm 2003 lợi dụng dịp tổng thống Patassé đi ra ngoại quốc, tướng Francois Bozizé đã đảo chánh và lên nắm quyền.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni về chuyến viếng thăm này.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, xin Đức Hồng Y cho biết vài cảm tưởng của Đức Hồng Y về chuyến viếng thăm Trung Phi trong tuần vừa qua.

Đáp: Giáo Hội công giáo Trung Phi là một Giáo Hội đang phải sống trong tình trạng khổ đau, vì đã thiếu tới 4 Giám Mục. Và Bộ Truyền Giáo đã lo liệu cho Giáo Hội có thêm bốn chủ chăn mà Đức Thánh Cha đã chỉ định mới đây. Vì thế sự hiện diện của tôi chính là để tấn phong các tân Giám Mục. Sự tham dự của tất cả mọi tầng lớp dân Chúa, của tất cả các Giám Mục Trung Phi cũng như của tất cả các linh mục và rất nhiều giáo dân, bao gồm cả tổng thống, thủ tướng và các viên chức cao cấp khác, đã là những giờ phút được chờ đợi từ lâu, và đã đem lại niền vui và niềm hy vọng cho toàn cộng đoàn Giáo Hội của đất nước này, của Cộng hòa Trung Phi.

Chung quanh biến cố chính này là các cuộc găp gỡ khác trong chuyên viếng thăm mục vụ của tôi tại Cộng Hòa Trung Phi, bắt đầu với cuộc gặp gỡ các vị giáo sư, các vị đào tạo và các đại chủng sinh tại đại chủng viện, mà chúng tôi đang tổ chức lại cơ cấu đào tạo. Tôi cũng đã gặp gỡ các anh chị em giáo dân; xem ra họ rất sẵn sàng và ước mong trông thấy một chương mới mở ra cho Giáo Hội địa phương. Tôi cũng đã gặp các Giám Mục và nói chuyện chung với các vị, cũng như trao đổi với từng vị. Và sau đó dĩ nhiên là tôi cũng gặp các linh mục, tu sĩ nam nữ. Tôi nghĩ đây đã là cuộc gặp gỡ mà hàng giáo sĩ tu sĩ đã chờ đợi, một cuộc viếng thăm tràn đầy hy vọng và tương lai. Nó đã khiến cho họ rất phấn khởi và đã cho phép đề cập tới nhiều vấn đề và phân tích các vấn đề đặc biệt gắn liền với sự phát triển của Giáo Hội truyền giáo địa phương. Và tôi tin là Giáo Hội Trung Phi được mời gọi tham dự vào tất cả các khía cạnh của sự phát triển truyền giáo.

Hỏi: Chính quyền Cộng hòa Trung Phi đã tiếp đón Đức Hồng Y ra sao?

Đáp: Trước hết tôi đã hội kiến với tổng thống Cộng Hòa Trung Phi, rồi với thủ tướng chính phủ. Tổng thống đã không ngần ngại bầy tỏ lòng biết ơn đối

với công tác truyền giáo của các thừa sai, các linh mục và tu sĩ nam nữ. Đặc biệt ông rất nhậy cảm đối với vấn đề giáo dục: 50% các trường học toàn nước, đặc biệt là các trường tiểu học và trung học là do các giáo xứ đảm trách và điều khiển. Ông cũng nhậy cảm đối với vấn đề sức khỏe. Các trạm phát thuốc và vài nhà thương của Giáo Hội hoạt động rất tốt và hữu hiệu, khiến cho rất nhiều người dân được nhờ và tổng thống đã bầy tỏ sự hài lòng, biết ơn và khích lệ. Và dĩ nhiên là Giáo Hội sẽ tiếp tục làm những gì có thể, và làm tốt hơn nữa để phục vụ dân nước Trung Phi.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, Đức Hồng Y đã có kinh nghiệm nào đối với thực tại bác ái của Giáo Hội Trung Phi?

Đáp: Tại Công hòa Trung Phi, các sinh hoạt bác ái hiện nay vô cùng quan trọng và cần thiết. Có nhiều nghèo túng lắm. Nhưng bên cạnh sự nghèo túng, còn có nhiều bần cùng, chắng hạn như nhiều bệnh nhân Sida, cũng như nhiều căn bệnh địa phương gắn liển với môi trường nhiệt đới. Thế rồi dĩ nhiên, còn có tất cả công việc trợ giúp các trẻ em: có nhiều trẻ em nghèo, bị bỏ rơi; có nhiều cặp vợ chồng vì nghèo qúa nên không thể nuôi dậy và chu cấp cho con cái mình. Tôi đã thăm vài trung tâm mồ côi. Các trung tâm này thật là các ốc đảo nhỏ, trong đó các trẻ em được cơ may có một gia đình. Có những người chăm nom, săn sóc các em, và họ trông nhờ vào tình bác ái liên đới và sự trợ giúp của mọi người. Tôi tìm thấy nơi các em sự nâng đỡ cho chuyến viếng thăm của tôi. Tôi thấy rằng việc bác ái mà chúng ta làm không phải là đối với các em, cho bằng lòng trìu mến mà các em dành cho sự tiếp đón chúng tôi, nó là một món qùa cho tất cả chúng ta, đối với biết bao nhiêu ân nhân thường là vô danh, không ai biết tới, nhưng họ vẫn tiếp tục trợ giúp các công trình tuyệt đối không thể không có này. Nếu không có các ân nhân và các công tác trợ giúp này, thì các em sẽ không thể sống được.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong tháng 7 này Đức Hồng Y đã sống chìm ngập trong thực tại của Giáo Hội tại Phi châu với chuyến viêng thăm hi đầu tháng 7 tại Cộng hòa dân chủ Congo và giờ đây là Cộng hòa Trung Phi. Có các điểm chung giữa hai chuyến viếng thăm hay không?

Đáp: Vâng, có các điểm gặp gỡ giữa hai chuyến viếng thăm. Trước hết là sự kiện cả hai Giáo Hội đều đang phát triển và lớn lên. Tôi đã giải thích cho họ hiểu rằng cách đây 50 năm, khi khai mở Công Đồng Chung Vatican II, Giáo Hội tại Phi châu đã được đại diện bởi đa số các thừa sai từ Tây phương sang truyền giáo bên Phi châu. Ngày nay, chúng ta thấy rằng một cách cụ thể, có tới 90% các Giám Mục và linh mục là người địa phương. Như thế Giáo Hội Phi châu đã thay đổi bộ mặt trong 50 năm qua. Và Giáo Hội tiếp tục đầu tư tất cả tài nguyên của mình, nhất là trong việc đào tạo tôn giáo, luân lý, tinh thần, nhưng song song cũng có việc giáo dục, kể cả cho lãnh vực sức khỏe, với biết bao nhiêu công tác bác ái. Trong cả hai nước tôi đã trông thấy có sự dấn thân rất quảng đại. Dĩ nhiên đứng trước các nhu cầu mênh mông chúng ta được mời gọi làm nhiều hơn nữa; nhưng đây là một dấn thân không chỉ liên quan tới Giáo Hội, mà còn liên quan tới toàn xã hội, cần lưu tâm tới thiện ích của đại lục này. Như Đức Thánh Cha đã nói trong tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II, đây là một đại lục có biết bao hy vọng, mà chúng ta phải tìm cách biến thành cụ thể và hữu hình trong rất nhiều nhu cầu khác nhau của nó.

(FIDEĐ 24.26-7-2012; RG 28-7-2012)

Linh Tiến Khải (Vietvatican)

 

HAI LINH MỤC PHỤC VỤ NHU CẦU TINH THẦN CỦA DU KHÁCH TRONG VIỆN BẢO TÀNG VATICAN

HAI LINH MỤC PHỤC VỤ NHU CẦU TINH THẦN CỦA DU KHÁCH TRONG VIỆN BẢO TÀNG VATICAN

VATICAN: Tòa Thánh đã chỉ định hai linh mục túc trực hiện diện tại viện bảo tàng Vaticăng để phục vụ nhu cầu tinh thần của tín hữu và du khách hành hương viếng thăm.

Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Sciacca, Tổng thư ký Phủ thống đốc quốc gia thành Vaticăng đã cho biết như trên hôm 26 tháng 7-2012. Hai Linh mục bắt đầu làm viêc từ ngày 1 tháng 8-2012 tại hai địa điểm khác nhau trên lộ trình viếng thăm, với một cái bàn và hai cái ghế tiếp khách. Đức Cha cho biết sáng kiến này không có tích cách cơ cấu và không có yêu sách gì đặc biệt.

Viện bảo tàng Vaticăng là một cơ cấu văn hóa duy nhất trong các cơ cấu văn hóa trên thế giới, vì chứa đựng các bộ sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật trứ danh thuộc nhiều thế kỷ, mà các Giáo Hoàng đã để lại như gia tài văn hóa nghệ thuật cho Giáo Hội. Một cách đặc biệt viện bảo tàng giới thiệu con đường, mà Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô Con Người Thiên Chúa, có thể được loan báo cho con người và thế giới ngày nay (ZENIT 26-7-2012)

Linh Tiến Khải (Vietvatican)

Tâm sự với Cha I-nhã

Tâm sự với Cha I-nhã

(Lễ kính 31 tháng 7)

Lm. Antôn-Phaolô, SJ

Du khách đến Rôma không thể nào bỏ qua Thánh đường “Il Gesù” (Chiesa del Gesù, Thánh Danh Chúa Giêsu), nhà thờ “mẹ” của dòng Tên ở Rôma. Nhưng bên cạnh ngôi thánh đường nguy nga xây dựng theo kiểu Baroque là một khu nhà nhỏ, nơi Thánh Inhã và các cộng sự viên tiên khởi của người đã sinh sống và làm việc từ năm 1544, sau khi Dòng Tên được chính thức hoạt động từ năm 1540.

  (Xem tiếp . . .  Tâm sự với Cha I Nhã )