CẦU NGUYỆN HƯỚNG TỚI PHỤC VỤ

CẦU NGUYỆN HƯỚNG TỚI PHỤC VỤ

Mẹ Têrêxa Calcutta chia sẻ bí quyết: “Nếu chúng ta cầu nguyện thì chúng ta mới tin; nếu chúng ta tin thì chúng ta mới yêu thương; nếu chúng ta yêu thương thì chúng ta mới phục vụ. Bí quyết sống của tôi hết sức đơn sơ. Tôi cầu nguyện. Và trong cầu nguyện, tôi say mê yêu mến Chúa Kitô, và tôi hiểu rằng cầu nguyện với Chúa là yêu mến Chúa, và điều này có nghĩa là chu toàn Lời Chúa dạy. Hãy nhớ những lời của Phúc Âm theo thánh Mathêu:Ta đói và các con đã không cho ta ăn, Ta khát và các con đã không cho ta uống; ta là khách lạ và các con đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các con đã không cho mặc. Ta bệnh hoạn và bị cầm tù, các con đã không đến thăm Ta.

Những người nghèo của tôi ở mức độ tận cùng của xã hội là như Chúa Kitô chịu đau khổ. Nơi họ, Con Thiên Chúa sống và chết, và qua họ Thiên Chúa chỉ cho tôi nhìn thấy dung mạo thật của Ngài. Ðối với tôi, cầu nguyện có nghĩa là sống 24 giờ một ngày hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Chúa Giêsu, là sống nhờ Ngài, trong Ngài và với Ngài.

Nếu chúng ta cầu nguyện, thì chúng ta mới tin; nếu chúng ta tin, thì chúng ta mới yêu thương; nếu chúng ta yêu thương thì chúng ta mới phục vụ. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể đặt tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa trong hành động cụ thể, là phục vụ Chúa Kitô trong dung mạo cùng khổ của nguời nghèo”.

Sách Giáo Lý Công Giáo diễn tả: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (số 2725). Đời sống Kitô hữu đích thực vừa là một hoạt động có chiêm niệm vừa là một chiêm niệm có hoạt động. (Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu, số 23).

Cầu nguyện và hành động đều rất cần thiết cho đời sống Kitô hữu. Cần thực hiện cách quân bình và điều hòa trong cuộc sống hàng ngày.

Tin mừng hôm nay kể chuyện hai chị em Matta và Maria đón tiếp Chúa Giêsu, mỗi người mỗi cách.

Maria ngồi bên chân Chúa với tâm thế lắng nghe. Cô không làm gì, không nói gì, chỉ ngồi nghe. Cô đón tiếp Chúa Giêsu với một phong cách tốt nhất.

Matta lo việc bếp núc, phục vụ ăn uống. Có lẽ Matta ganh tị với em nên khiếu nại với Chúa: “Thưa Thầy, em con để một mình con phục vụ mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay”. Matta trách em, nhưng cũng là một cách kể công và khoe mình quan trọng và có thể coi đó như một lời trách khéo đối với Chúa Giêsu.

Nhưng Chúa nhẹ nhàng đáp lại: “Matta, Matta ơi, con lo lắng bận rộn nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất “. Chúa đã khen Maria biết chọn phần tốt nhất. Chọn phần tốt nhất không phải là chọn làm nhiều, nhưng là biết nghe, hiểu, và làm theo ý Chúa. Việc lắng nghe để nhận ra thánh ý Chúa nhiều khi đòi hỏi người ta phải biết cầu nguyện, phải giữ một tâm hồn thanh tĩnh và phải biết tập trung cao độ để nhận ra được thánh ý Chúa. Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận bị chính quyền Cộng sản bắt khi ngài đang tiến hành những công việc của giáo phận như mở Đại Chủng viện, các dòng tu, các khoá huấn luyện… Ai sẽ là người kế nhiệm để lo công việc mục vụ quan trọng này? Ngài lo lắng ngày này qua ngày khác. Rồi đến một ngày, ngài nhận ra rằng: “Tất cả những gì tôi đang lo lắng là việc của Chúa. Còn lúc này đây, Chúa muốn cho tôi tìm chính ý Chúa. Tôi đang làm việc cho Chúa thì tại sao lại lo lắng những công việc của Chúa. Nếu đã đạt được ý Chúa thì công việc của Chúa khắc có người lo”. Và từ lúc ấy, ngài tìm được bình an. Ngài chỉ tìm ý Chúa, còn công việc của Chúa thì người này lo, người khác lo và Chúa quan phòng luôn tiếp tục. Ngài nhận định “Không phải Maria ngồi yên dưới chân Chúa vì làm biếng. Phúc Âm không phong thánh cho người làm biếng. Maria chọn phần tốt nhất: nghe Chúa nói, để Lời Chúa thấm tận tâm can, lay chuyển mình, làm việc trong mình. Có gì hoạt động bằng sự lột xác, sự biến đổi ấy?” (ĐHV 147).

Người ta thường giải thích câu nói của Chúa Giêsu như một sự đề cao chiêm niệm trên hoạt động. Matta tiêu biểu cho đời sống hoạt động, lo lắng về những nhu cầu vật chất. Maria tiêu biểu cho đời sống chiêm niệm, lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện. Trên thiên đàng người ta chỉ còn chiêm ngắm Thiên Chúa trong niềm hạnh phúc vĩnh cữu. Như thế, Maria đã đạt tới cùng đích của đời sống Kitô hữu. “Phần hơn” của cô là ở chỗ đó. Có Chúa rồi, “chiếm hữu” được Chúa rồi thì còn gì hơn nữa!

Chúa Giêsu đón nhận sự phục vụ ân cần của Matta và đưa ra bậc thang giá trị, cần “chọn phần tốt nhất”. Chọn Lời Chúa và lắng nghe. Đó chính là “phần tốt nhất” như lời Tv 119: “Lạy Chúa, con đã nói, phần của con là tuân giữ Lời Ngài”. Lắng nghe Lời chính là xây dựng nhà mình trên đá (Lc 6,47-49). Lắng nghe Lời giúp tâm hồn trở thành mảnh đất trổ sinh hoa trái (Lc 8,4-15). Hạnh phúc của Đức Maria là “lắng nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 1 1,27-28).

Đối với Chúa Giêsu, cả hai cách phục vụ của Matta và Maria đều cần thiết và bổ túc cho nhau. Ðiều Chúa muốn nhắc cho Matta là: việc cốt yếu đối với người môn đệ là “nghe Lời Chúa và đem ra thực hành”. Nhiều lần, Chúa nói về điều cốt yếu ấy: “Phúc cho ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 11,28); “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21; Mt 12, 46-50; Mc 3, 31-35).

Hoạt động và cầu nguyện là nhịp sống đời Kitô hữu. Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động và hoạt động là kết quả của cầu nguyện. Cầu nguyện làm nền tảng cho mọi hoạt động.Nhờ cầu nguyện nên việc phục vụ tha nhân được tốt hơn. Mẹ Têrêxa Calcutta và các Nữ tu dù bận rộn công việc hằng ngày vẫn luôn dành thời giờ tham dự Thánh lễ, chầu Thánh Thể. Mẹ luôn là gương sáng cho các Nữ tu, cầu nguyện trước khi hoạt động. Mỗi ngày dành một giờ chầu Mình Thánh Chúa, sau đó mới đến các nơi nghèo nàn ở Calcutta để chăm sóc những người nghèo khổ hoặc đi vào trong các căn nhà tồi tàn giúp những người hấp hối được chết lành.

Tham dự Thánh lễ chính là lúc chúng ta như Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu lắng nghe Lời Ngài. Đến với Chúa, xin đừng dè sẻn cò kè thời giờ, đừng lật đật vội vã đến trễ về trước, xin đừng dự lễ “đạo gốc cây”, “đạo vòng vòng” ở ngoài sân nhà thờ. Xin đừng đến với Chúa chỉ vì bắt buộc, miễn cưỡng, sợ tội. Hãy đến với Chúa như một người con thảo, đến để gặp Chúa, lắng nghe Lời Chúa, đến là vì lòng yêu mến Chúa và muốn sống hiếu thảo với Ngài mà thôi.

Thánh lễ cũng chính là lúc Chúa đến thăm và ban ơn sủng cho chúng ta. Hãy quý trọng sự hiện diện của Chúa. Hãy tham dự tích cực, linh động, cầu nguyện sốt mến, thưa chuyện với Chúa. Lời Chúa và Thánh Thể ban thêm cho chúng ta đức tin, tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt huyết tông đồ để chúng ta dấn thân phục vụ anh em.

Lạy Chúa Giêsu,
Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.
Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những lúc được an nghỉ trước nhan Chúa.
Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo, xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe Lời Người.
Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, xin cho con thoát được lên cao nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.
Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con.
Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa
. Amen (Mana).

LM Giuse Nguyễn hữu An

PHỤC VỤ TRONG TRẬT TỰ

PHỤC VỤ TRONG TRẬT TỰ

Thoạt nghe bài Tin mừng hôm nay, có người đã trách móc: Sao Chúa quá mâu thuẫn. Mới tuần trước, Chúa kể truyện người xứ Samaria nhân hậu để dạy phải phục vụ. Vậy mà hôm nay, Chúa lại trách móc, tuy có nhẹ nhàng, nhưng vẫn đau đau, bà Martha đã lăng xăng phục vụ đón tiếp Chúa. Tại sao thế?

Nếu đọc kỹ bài tường thuật hôm nay cũng như toàn bộ Tin mừng, ta sẽ thấy phục vụ tuy được Chúa đề cao, nhưng vẫn phải nằm trong một trật tự toàn bộ của đời sống đạo.

Trật tự thứ nhất: Phục vụ phải biết quên mình

Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến khoe khoang tự mãn. Ta hãy nhớ lại chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện. Ông Biệt phái đứng giữa đền thờ, lớn tiếng kể công: “Lạy Chúa, con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,12). Thái độ khoe mình của ông không được Thiên Chúa chấp nhận vì ông phục vụ mà không biết quên mình.

Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến ganh ghét, dòm ngó, lườm nguýt, loại trừ người khác. Về điểm này, Đức cha Bùi Tuần có đưa ra một hình ảnh rất ý nhị. Trên bàn thờ có ngọn nến và bông hoa. Cả hai cùng phục vụ bàn thờ. Nhưng nếu ngọn nến đốt cháy bông hoa thì thật đau lòng. Phục vụ mà không quên mình sẽ đưa đến loại trừ lẫn nhau. Điều Chúa muốn là phục vụ quên mình. Phục vụ quên mình là phục vụ kín đáo: “Tay trái không biết việc tay phải làm” (Mt 6,3). Phục vụ quên mình chỉ cố ý làm vui lòng Chúa chứ không so sánh hơn thua với anh em. Vì thế phục vụ quên mình sẽ rất khiêm tốn. “Sau khi đã làm tất cả thì hãy nói: Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

Trật tự thứ hai: Phục vụ phải biết lắng nghe

Trước hết phải biết lắng nghe lòng mình xem có đức bác ái không. Nếu không có đức bác ái thì mọi việc phục vụ dù có lớn lao cũng trở thành vô ích như lời thánh Phao-lô nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, nếu tôi không có đức bác ái, cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,3).

Thứ đến phải biết lắng nghe đối tượng phục vụ. Một phục vụ tốt phải đúng lúc, đúng nơi, đúng cách, đúng nhu cầu. Nhưng trên hết phục vụ phải biết lắng nghe Lời Chúa. Việc phục vụ của ta chỉ tốt và có ý nghĩa khi ta làm đúng ý Chúa muốn. Muốn biết ý Chúa, phải lắng nghe tiếng Chúa trong Tin mừng, qua cầu nguyện và tiếp xúc tâm sự với Chúa trong bí tích Thánh Thể. Lời Chúa là đèn soi bước chân ta, là ánh sáng hướng dẫn ta trong mọi hoạt động. Lắng nghe Lời Chúa làm cho hoạt động được vững vàng. Đó là xây nhà trên đá (cf. Lc 6, 47).

Trật tự cuối cùng: Phục vụ phải biết nghỉ ngơi

Cuộc sống văn minh hiện đại ngày càng cuốn con người vào cơn lốc hoạt động đến ngộp thở. Người ta không còn thời giờ cho gia đình, cho bạn bè, và nhất là cho đời sống tâm linh. Tại các nước phương Tây, con người đang biến thành những cỗ máy làm việc, làm việc không ngừng. Đó là một đời sống mất quân bình, rất nguy hiểm.

Trong Phúc âm, Chúa Giêsu nhiều lần nhắc nhở chúng ta: “Đừng quá băn khoăn lo lắng”. Hôm nay Chúa nhắc lại với bà Martha một lần nữa: “Đừng băn khoăn lo lắng quá”. Chúa không chê trách công việc bà làm, nhưng Chúa chê trách thái độ lăng xăng, lo lắng thái quá. Chúa mời gọi bà hãy biết nghỉ ngơi, biết giữ bình an nội tâm trong một đời sống quân bình bằng cách biết cầu nguyện. Cầu nguyện là nghỉ ngơi bên Chúa. Cầu nguyện tạo cho ta một khoảng không gian và thời gian, nhờ đó đời sống tâm linh phát triển. Chính nhờ những giây phút cầu nguyện bên Chúa mà sinh lực ta được phục hồi. Và ta có thể phục vụ tốt hơn.

Lời Chúa kêu gọi bà Martha, Chúa cũng muốn nói với mỗi người chúng ta hôm nay: “Con đừng quá băn khoăn lo lắng cho cuộc sống. Hãy biết đến bên Cha mà nghỉ ngơi. Cha sẽ bổ sức cho con. Hãy chọn lấy phần tốt nhất như Maria. Đó là một kho tàng bền vững mãi mãi”.

Xin cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, hãy đến bên Chúa nghỉ ngơi. Để nhờ Chúa hướng dẫn, việc phục vụ của chúng ta sẽ theo đúng ý Chúa muốn và để đời sống tâm linh ta được phát triển toàn diện trong một nếp sống quân bình. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Cầu nguyện là lắng nghe Chúa nói với mình, là gặp gỡ Chúa trong tình con thảo. Hiện nay bạn cầu nguyện thế nào? Có sốt sắng không? Có nhiều thời gian cầu nguyện không?
2- Bạn đọc kinh nhiều, nhưng bạn có cầm trí không, hay chỉ đọc như máy?
3- Khi phục vụ, bạn có thực sự quên mình, hay phục vụ để được tiếng là người đạo đức, để hơn người?
4- Muốn việc phục vụ thực sự tốt đẹp, ta cần có thái độ nào?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Cầu nguyện & Phục vụ

Cầu nguyện & Phục vụ

Có những lúc quá đau, quá mệt không đọc được một kinh, Tôi nhớ lại chuyện ông già Jim. Cứ mỗi ngày lúc 12 giờ trưa ông ta vào nhà thờ không quá hai phút. Ông từ (giữ nhà thờ) rất thắc mắc theo dõi, rồi một hôm chận ông Jim lại và hỏi:

– Tại sao bác vào đây mỗi ngày?
– Tôi đến cầu nguyện.
– Không thể được! Kinh gì trong hai phút?
– Tôi vừa già, vừa dốt, đọc kinh theo kiểu của tôi.
– Ông nói gì với Chúa?
– Tôi cầu nguyện: “Giêsu, có Jim đây!” rồi tôi về.

Thời gian trôi qua. Jim già yếu, bệnh tật, phải vào bệnh viện, nơi khu vực người già. Sau đó Jim yếu liệt, chuẩn bị đi xa. Linh mục tuyên úy và nữ tu y tá đến bên giường Jim:

– Jim ơi, hãy nói cho chúng tôi biết, tại sao từ ngày ông vào khu vực này, có nhiều điều thay đổi, bệnh nhân vui vẻ hơn, chấp nhận thuốc thang, sống có tình nghĩa hơn?
– Chả biết!… Lúc còn sức tôi đi quanh thăm mọi người, chào hỏi, chuyện trò một chốc; lúc sau liệt giường tôi gọi tên họ, thăm hỏi, làm cho họ cười. Với Jim ai cũng vui.
– Thế tại sao Jim vui, Jim hạnh phúc?
– Khi nào cha và sơ được người ta đến thăm mỗi ngày có vui không?
– Vui chứ! Nhưng có thấy ai thăm Jim đâu?
– Lúc mới vào, tôi có xin hai chiếc ghế, một dành riêng cho cha và sơ, một cho khách quí của tôi, thấy không?
– Khách của ông là ai?
– Là Chúa Giêsu. Trước kia tôi đến thăm Ngài ban trưa, nay đi hết nổi, cứ 12 giờ trưa Ngài đến thăm tôi.
– Ngài nói gì với Jim?
– Ngài bảo: Jim, có Giêsu đây!…

Trước lúc Jim chết, người ta thấy Jim đưa tay chỉ chiếc ghế như thể muốn mời ai ngồi, Jim mỉm cười, nhắm mắt ra đi. Những lúc tôi không còn sức để đọc nổi dù một kinh, tôi lặp đi lặp lại: “Giêsu, có con đây”, tôi cảm thấy như Chúa Giêsu trả lời: “Thuận ơi, có Giêsu đây!” Tôi vui vẻ và bình an.

Các bạn hỏi tôi: “Cha thích đọc kinh nào?” Dĩ nhiên là tôi thích những kinh của Chúa Giêsu dạy, của Hội thánh: kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng, kinh Tin kính.. Tôi thích dùng lời Thánh kinh, lời Chúa để cầu nguyện, khi đọc lên những Thánh vịnh, tôi sung sướng vì biết rằng đây là những kinh chính Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã đọc (ÐHY Fx Nguyễn Văn Thuận, 5 Chiếc Bánh Và 2 Con Cá).

Trích thuật Tin Mừng Thánh Luca hôm nay thật vắn gọn, tường trình tiếp tục cuộc lữ hành đến Giêrusalem. Nhân cuộc đón tiếp chiêu đãi của chị em Marta và Maria, Chúa Giêsu đề cập đến việc cầu nguyện và phục vụ.

Khiêm tốn phục vụ

Chúa Giêsu luôn đề cao việc phục vụ, cũng như luôn xác nhận sứ vụ cao cả của Người: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10, 45)

Cô Marta cũng thật hăng say phục vụ đón tiếp Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Lo lắng làm sao chiêu đãi chu đáo cho trên chục thực khách thật không mấy dễ dàng. Có lẽ cô sợ thất thố, thiếu sót, nên mới cầu cứu Người, cho cô em Maria phụ giúp.

“Lạy Thầy, em con để con một mình phục vụ, mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với.”

Tuy nhiên, trong lời kêu cứu có chút đố kỵ, so bì, thầm trách cô em Maria sao vô tình, thiếu trách nhiệm. Đồng thời cô lấy làm phiền thấy Đức Giêsu có vẻ thiếu quan tâm đến phận mình bận rộn, vất vả.

Nhiều khi hăng say phục vụ cộng đoàn, chúng ta dễ rơi vào ngộ nhận, coi đó là việc của mình, của nhóm mình, của phe mình, nên ai không ủng hộ, không tiếp tay, không hưởng ứng vì bất cứ lý do gì, đều bị coi là những lực cản, thách đố, thù địch, hoặc chống báng. Vô tình, chúng ta biến việc chung thành việc riêng, biến việc phục vụ tha nhân, cộng đoàn thành phục vụ cho danh giá, mưu lợi cho cá nhân hay phe nhóm riêng.

Thay vì phục vụ, lại hóa ra muốn được phục vụ. Muốn thiên hạ khen ngợi, ca tụng, ghi công mình, nhớ ơn mình. Hơn nữa, còn kiêu căng muốn được các đấng đóng ấn công nhận. Nếu vậy, thì còn ích lợi chi? Chỉ “như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các ngươi, họ đã được thưởng rồi.”(Mt, 6, 2)

Hy sinh phục vụ

Với trọn vẹn con tim xả kỷ vị tha, hy sinh quên mình vì tha nhân, tràn đầy tâm tình yêu thương, phục vụ mới có ý nghĩa và chánh đáng theo như lời dạy của Đức Kitô. Phục vụ theo con tim nhạy cảm mới thực sự hữu ích cho tha nhân, mới có thể lắng nghe, mới thấu hiểu, mới đáp ứng nhu cầu cụ thể của tha nhân. Phục vụ theo con tim toàn hiến, con tim Vacare Deo, dốc lòng từ bỏ những gì là nhân khí, tà khí để trọng kính đón mời Thần Khí Thiên Chúa ngự vào tâm hồn, mới có thể đi gieo Tin Mừng đến mọi người, mọi nơi và mọi lúc. Nếu không hy sinh vì đức ái, thì phục vụ mất hết ý nghĩa và lợi ích, trở nên màn kịch vụng về, che đậy những tham vọng tiến thân.

“Con nghĩ rằng con không có gì để hy sinh cho Chúa, nhưng Chúa thấy con bỏ quá nhiều dịp: Tươi cười với một người nói móc họng con; thinh lặng trước một vụ vu cáo bất công; yêu thương một người bạn phản bội; không nói một lời hóc búa trả đũa. Mọi giây phút đếu có dịp hy sinh.” (Đường Hy Vọng, số 153)

Chẳng phải cứ làm những việc to tát, những chương trình, dự án quy mô, lớp lang, bài bản mới là phục vụ tha nhân. Nhưng với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tuy nhỏ bé, tầm thường, với bác ái bị tha, vẫn là phục vụ thật hữu hiệu, như cụ già Jim. “Lúc còn sức tôi đi quanh thăm mọi người, chào hỏi, chuyện trò một chốc; lúc sau liệt giường tôi gọi tên họ, thăm hỏi, làm cho họ cười. Với Jim ai cũng vui.

Cầu nguyện & Phục vụ

Dù phục vụ là hiện thực hóa tình yêu tha nhân, nhưng thiếu kết hợp với cẩu nguyện, thiếu hiệp thông với Lời Chúa và Thánh Thể, thì phục vụ chỉ mới là việc bác ái, từ thiện đơn thuần, hoặc tấm lòng trắc ẩn giúp đỡ tha nhân phù phiếm nhất thời, tùy theo cảm hứng vui buồn.

Mẹ Têrêsa Calcutta mỗi sáng, đều dành ra một giờ Chầu Thánh Thể để nuôi dưỡng tâm linh bằng tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt huyết tông đồ, hầu có thể bắt đầu ngày phục vụ những kẻ hấp hối, bệnh hoạn, những người bị bỏ rơi, sống bên lề xã hội.

Nhiều người quá hăng say phục vụ, không còn thì giờ kinh nguyện, lễ lạc, dần lung lạc Tin Cậy Mến, rồi xa Chúa hồi nào chẳng hay. Đừng viện cớ ít học, ít hiểu biết mà không chịu cầu nguyện. Bởi vì Đức Giêsu luôn quan tâm sâu sắc đến những tâm hồn đơn sơ, chân thành và cởi mở. Cụ Jim cầu nguyện là đến thăm Chúa Thánh Thể chỉ trong hai phút ban trưa mỗi ngày. “Tôi cầu nguyện: “Giêsu, có Jim đây!” rồi tôi về.” Dĩ nhiên, nếu còn biết cảm tạ, ngợi khen và tâm sự với Chúa thì càng tuyệt vời hơn nữa.

Mệt mỏi vì công việc nặng nề và khó khăn, chán chường tình đời đen bạc, buồn vì tình phụ, đau khổ vì bị vu oan giá họa, tức giận vì bị đố kỵ, ganh ghét,…sao không đến thố lộ với Chúa Giêsu Thánh Thể, đang vò võ cô đơn, chờ đợi những tâm hồn tan nát tìm đến. Người sẽ vỗ về an ủi, giúp đỡ can thiệp. Hãy thử một lần, xem bạn có toại nguyện không.

Noi gương các môn đệ hớn hở phục vụ trở về, liền tâm tình ngay với Chúa Giêsu thành quả, lẫn thất bại khi đi gieo hạt giống Tin Mừng, bạn sẽ mau chóng phục sức, mau chóng tìm lại bình an và hạnh phúc sau khi vất vả phục vụ.

Thánh Bênađô Viện phụ (1090-1153) vào dòng Xitô lúc 22 tuổi, và qua đời lúc 63 tuổi. Trong thời gian 41 năm tu trì, ngài đã viết khoảng 15 cuốn sách về thần học, giảng hàng ngàn bài, đọc cho thư ký chép hàng ngàn lá thư, bận rộn đến nỗi không có thời giờ để đọc lại. Ngài theo dõi chi tiết mọi thời sự, rất nhiều người đến thảo luận và xin ngài nâng đỡ tinh thần, chăm sóc cho các thầy ở tu viện dòng Xitô ở Thung Lũng Sáng, giám sát việc lập khoảng 100 dòng mới từ nước Anh đến Sicile, và gần như điều khiển mọi công việc trong Giáo hội.

Ngài hoạt động lạ lùng, không mệt mỏi, đi hàng vạn cây số. Nhưng không phải vì thế mà ngài lơ là với việc cầu nguyện. Người ta cho rằng khi đi đường, ngài chiêm niệm và cầm trí đến nỗi người ta thấy ngài không quan tâm đến con ngựa ngài đang đi là loại ngựa rất sang. Thánh Bênađô là người không ưa thích sự xa hoa phù phiếm, ngài đã nhiều lần lên tiếng phê bình các viện phụ Biển Đức về sự xa xỉ trong đồ dùng, phương tiện, nhà cửa… Nhưng người ta ngạc nhiên nhất về con ngựa sang trọng đang cưỡi của ngài, vì ngài đâu có thời giờ để ý các chi tiết nơi con ngựa. (Luy Gonzaga Maria, CMC, 101 Giai thoại các Thánh)

“Thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới đến hoạt động,” (Đường Hy Vọng, số 119)

Lạy Chúa Giêsu, Người đã phán với Marta: “Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”. Xin luôn nhắc nhủ chúng con luôn gần gũi với Người, qua những lời cầu nguyện, Lời Chúa và Thánh Thể, để lãnh nhận được những hồng ân, dưỡng nuôi chúng con trong đời phục vụ.

Lạy Mẹ Maria, xưa kia Mẹ luôn cùng các Tông Đồ tha thiết cầu nguyện. Xin dạy cho chúng con luôn kết hợp cầu nguyện với phục vụ, hầu vũng mạnh trên đường hy vọng. Amen.

AM Trần Bình An

HIẾU KHÁCH

HIẾU KHÁCH

Thói thường con người luôn tỏ ra niềm nở, ân cần khi tiếp đón khách tới thăm nhà. Đó là lòng hiếu khách. Việt Nam và nói chung là các dân tộc Đông phương thường có lòng hiếu khách cách đặc biệt, nhất là đối với những vị được coi là thượng khách của gia đình. Sự ân cần niềm nở được thể hiện qua cử chỉ và việc làm khi tiếp đãi khách, biểu lộ một tấm lòng yêu mến quý trọng chân thành. Kể ngay từ tổ phụ Ap-ra-ham khi được Thiên Chúa hiện ra, thì đã thấy nào là lấy nước rửa chân, lấy sữa chua, sữa tươi làm thức uống, lấy tinh bột làm bánh, giết bê làm cỗ đãi khách (CN.XVI/TN-C – Bài đọc 1: St 18, 1-10a). Đến như Mac-ta trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 10, 38-42) cũng không ngoại lệ, chị tất bật lo việc phục vụ tiếp đãi Đức Giê-su. Những tấm lòng hiếu khách đó đã được dùng làm lời giáo huấn trong thư gửi tín hữu Do-thái: “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết” (Dt 13, 2).

Cũng cứ theo thường tình mà xét, thì khi tiếp đãi khách – nhất là người khách đặc biệt ấy lại là Thiên Chúa – tổ phụ Ap-ra-ham hay Mác-ta đã làm đúng và chắc chắn sẽ được khách ban thưởng hoặc ít ra thì cũng tỏ lòng khen ngợi vì tính hiếu khách của chủ nhà. Tổ phụ Ap-ra-ham đã được ban thưởng, nhưng Mác-ta thì lại bị nhắc nhở là lo lắng những chuyện không cần thiết. Mác-ta chỉ bị nhắc nhở thôi, chớ không bị khiển trách. Còn Ma-ri-a thì – với con mắt người đời – đã “lươi huyền”, né tránh công việc, để đến nỗi người chị phải nhờ chính vị khách hiện diện (Đức Giê-su Thiên Chúa) nhắc nhở bổn phận của mình. Ấy vậy mà Ma-ri-a lại được Chúa khen là khôn ngoan, biết chọn cho mình phần tốt nhất. Quả thực là câu chuỵên khác thường, nếu không muốn nói là nghịch lý.

Vấn đề đặt ra ở đây là vị khách tới thăm nhà chị em Mác-ta có một quan điểm khác hẳn người đời. Vị khách ấy là Thầy, là Chúa đã không đòi môn đệ rửa chân cho mình thì chớ, lại còn quỳ xuống rửa chân cho đầy tớ của minh, không coi môn đệ là tôi tớ mà là bạn hữu. Vị khách ấy là Vua nhưng “đến không phải để được phục vu mà là phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28). Vị khách ấy là Thiên Chúa nhưng chỉ đến với những kẻ bé mọn, thấp hèn, những kẻ tội lỗi, bệnh tật, nghèo đói. Chung quy, vị khách ấy là Người cứu nhân độ thế, đem Lời Thiên Chúa đến rao giảng cho muôn dân để giải thoát họ khỏi vòng tội lỗi, đem lại sự sống vĩnh cửu cho họ. Tắt một lời, vị khách ấy chính là Lời Thiên Chúa (Ngôi Lời), chính là Thiên Chúa thật. Và vì thế nên “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23).

Đón tiếp vị khách ấy phải lăng xăng lo dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước cho chu đáo – như Mac-ta đã làm – là tốt, là đã hành xử đúng, nhưng như thế vẫn chưa đủ, vẫn chưa hiểu được ý nghĩa cuộc viếng thăm của vị khách đặc biệt ấy. Mục đích của vị khách có một không hai ấy không phải đến để được đãi đằng cơm nuớc tiệc tùng, phục vụ cho đời sống vật chất. Vị khách ấy đến với mục đích là đem lại Lời Hằng Sống cho cuộc sống tinh thần, cho đời sống vĩnh cửu mai sau. Chính vì thế, nếu biết đón nhận, lắng nghe những Lời Hằng Sống từ vị khách đó, mới thực sự biết chọn cho mình phần tốt nhất. Ma-ri-a trong bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình.

Còn nếu chỉ biết vị khách ấy như là một người trần thế (cho dù có là vua quan sang trọng cỡ nào đi chăng nữa), thì sẽ cho những lời nói, cử chỉ, hành động của vị khách ấy là trái thường nghịch lý, là “chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6, 60), thậm chí còn cho đó là “người mất trí” (Mc 3, 21), là “người bị quỷ ám” (Mc 3, 22) nữa. Tuy nhiên, khi đã biết vị khách ấy là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, mà vẫn cố tình phủ nhận như đám người Pha-ri-sêu và kinh sư, thì chắc chắn sẽ nhận được lời khiển trách nặng nề: “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi. Vì thế, trong cuộc Phán Xét, Tia và Xi-đôn sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!” (Lc 10, 13-15).

Hóa cho nên, không thể đem nhãn quan trần tục ra để nhìn và đánh giá hành động của Ma-ri-a, mà phải cầu xin Thần Khí soi sáng để nhận chân được hành dộng khôn ngoan biết chọn cho mình phần tốt nhất. Vâng, hãy khôn ngoan chọn cho mình phần tốt nhất trước mặt Thiên Chúa, nhưng chớ có dựa vào sự khôn ngoan do mình tưởng là mình tự có, vì thực ra thì đó chỉ là sự khôn ngoan của thế gian; mà phải biết cậy dựa vào sự “khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa” như lời Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô : “Thế mà điều chúng tôi giảng dạy cho các tín hữu trưởng thành cũng là một lẽ khôn ngoan, nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian, cũng không phải của các thủ lãnh thế gian này, là những kẻ sớm muộn gì cũng phải diệt vong. Trái lại, chúng tôi giảng dạy lẽ khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đã được giữ bí mật, lẽ khôn ngoan mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển”.(1Cr 2, 6-7). Thực sự, chỉ có như thế thì “đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.” (1Cr 2, 5).

Người Ki-tô hữu hằng ngày đọc kinh, tham dự Thánh Lễ là phần tốt, nhưng chưa phải là “phần tốt nhất” khi chưa thực sự biết lắng nghe, cầu nguỵên và thực hành Lời Chúa trong đời sống đạo của mình. Ôi! Lạy Chúa! Con cũng như bao người khác, nếu có ý định chọn cho mình phần tốt nhất thì cũng chỉ là chọn những thứ thoả mãn được dục vọng nhất thời, chọn những thứ hào nhoáng phù phiềm nhưng rất hấp dẫn lôi cuốn con trong cuộc sống trần thế. Quả thực, nhiều lúc con cứ tưởng là mình khôn ngoan, mà xao lãng, mà quên đi Lời Chúa hằng răn dạy, nhắc nhở con. Ôi ! Lạy Chúa ! “Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong cuộc sống. Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài từng theo bước đời con. Xin cho con biết sẵn sàng chờ đợi và vâng nghe theo Chúa. Xin cho con biết sẵn sàng thực hành Lời Chúa đã truyền ban” (“Lắng nghe Lời Chúa” – Nguyễn Duy). Amen.

JM. Lam Thy ĐVD.

Portland Public Schools considers Vietnamese dual language immersion program

Mang Chương Trình Song Ngữ Anh-Việt vào Học Đường

        12213747-large

        Sau đây là minh họa một nỗ lực cho việc thiết lập chương trình song ngữ Anh-Việt của cộng đồng người Việt tại Portland, Oregon. Bài này được trích từ tờ OrigonLive do nhà báo Nicole Dungca, The Oregonian.

 

CHƯƠNG TRÌNH CHUYẾN TÔNG DU ĐẾN BRAXIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN DỊP NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ 2013

CHƯƠNG TRÌNH CHUYẾN TÔNG DU ĐẾN BRAXIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN DỊP NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ 2013

Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chính thức và đầy đủ của Đức Thánh Cha  Phanxicô đến Rio vào tháng Bảy nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28. Đây là chuyến tông du đầu tiên của ngài và là một chuyến tông du dài ngày (một tuần lễ, từ 22-29/7/2013, tức suốt thời gian diễn ra Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28).

Thứ Hai, 22.7.2013

8g45 : Chuyến bay khởi hành từ phi trường Ciampino đến Rio de Janeiro.

16g00 : Tiếp đón chính thức tại phi trường quốc tế Galeão / Antonio Carlos Jobim de Rio de Janeiro.

17g00 : Nghi thức chào đón trong khu vườn của Điện Guanabara ở Rio de Janeiro. Diễn văn của Đức Thánh Cha.

17g40 : Thăm Tổng thống nước Cộng hòa ở Điện Guanabara , Rio de Janeiro.

Thứ Ba, 23.7.2013

Đức Thánh Cha nghỉ ngơi.

Thứ Tư, 24.7.2013

8g15 : Trực thăng khởi hành đến Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Aparecida.

9g30 : Đến Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Aparecida.

10g00 : Tôn kính ảnh thánh Đức Trinh Nữ trong phòng 12 Tông đồ ở Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm.

10g30 : Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm. Bài giảng.

13g00 : Ăn trưa với phái đoàn của Đức Thánh Cha, các giám mục thuộc giáo tỉnh và các chủng sinh của chủng viện Bon Jesus.

16g10 : Trực thăng khởi hành từ Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm đến Rio de Janeiro.

17g25 : Đến Santos Dumont (III Comar) ở Rio.

18g30 : Viếng thăm bệnh viện São Francisco de Assis NA Providencia – V.O.T. ở Rio de Janeiro. Diễn văn của Đức Thánh Cha.

Thứ Năm, 25.7.2013

7g30 : Thánh lễ riêng tại nhà nghỉ Sumaré, ở Rio de Janeiro.

9g45 : Các chìa khó của thành phố sẽ được trao cho Đức Thánh Cha. Tiếp đến ngài sẽ làm phép các lá cờ Olympique ở Rio de Janeiro.

11g00 : Viếng thăm cộng đoàn Varginha ở Rio. Diễn văn của Đức Thánh Cha.

18g00 : Lễ đón tiếp các bạn trẻ tại bờ biển Copacabana ở Rio de Janeiro. Diễn văn của Đức Thánh Cha.

Thứ Sáu, 26.7.2013

7g30 : Thánh lễ riêng tại nhà nghỉ Sumaré.

10g00 : Giải tội cho một số bạn trẻ ở công viên Quinta da Boa Vista, ở Rio de Janeiro.

11g30 : Tại tòa Tổng giám mục Saint Joaquim ở Rio de Janeiro, Đức Thánh Cha gặp gỡ với các tù nhân trẻ.

12g00 : Kinh Truyền Tin từ ban công của tòa Tổng giám mục.  Diễn văn của Đức Thánh Cha.

12g15 : Chào mừng ủy ban tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ và đến các ân nhân, tại tòa Tổng giám mục Saint Joaquim .

13g00 : Cơm trưa với các bạn trẻ tại đại sảnh của tòa Giám mục.

18g00 : Đàng Thánh Giá với các bạn trẻ trên bờ biển Copacabana. Diễn văn.

Thứ Bảy, 27.7.2013

9g00 : Thánh lễ với các Giám mục của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ và các linh mục, tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ Chánh Tòa Saint Sébastien, ở Rio de Janeiro. Bài giảng của Đức Thánh Cha.

11g30 : Gặp gỡ giới lãnh đạo của Braxin, tại nhà hát thành phố Rio de Janeiro. Diễn văn.

13g30 : Cơm trưa với các Hồng y của Braxin, Chủ tịch HĐGM Braxin, các giám mục trong vùng và phái đoàn tùy tùng của Đức Thánh Cha tại Phòng ăn lớn của Trung Tâm Nghiên Cứu Sumaré ở Rio.

19g30 : Canh thức cầu nguyện với các bạn trẻ tại Campus Fidei, ở Guaratiba. Diễn văn.

Chúa Nhật, 28.7.2013

10g00 : Thánh lễ Ngày Quốc Tế Giới Trẻ ở Campus Fidei. Bài giảng của Đức Thánh Cha. Kinh Truyền Tin ở Campus Fidei. Phát biểu của Đức Thánh Cha.

14g00 : Cơm trưa với phái đoàn tùy tùng ở Trung Tâm Nghiên Cứu Sumaré.

16g00 : Gặp gỡ ủy ban điều phối CELAM ở Trung Tâm Nghiên Cứu Sumaré. Diễn văn.

16g40 : Đức Thánh Cha rời nhà nghỉ Sumaré.

17g30 : Gặp gỡ các tình nguyện viên của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28 tại Sảnh đường 5 ở Rio. Diễn văn.

18g30 : Nghi thức tiễn biệt ở phi trường quốc tế Galeão / Antonio Carlos Jobim de Rio de Janeiro.

19g00 : Máy bay khởi hành về lại Rôma.

 Thứ Hai, 29.7.2013

11g30 : Đến phi trường Ciampino, Rôma.

————-

Tý Linh (Xuân Bích VN)

Theo NEWS.VA

TÍN HỮU VÀ DÂN CHÚNG BRASIL NÔN NÓNG CHỜ ĐỢI ĐỨC THÁNH CHA PHANCIXÔ

TÍN HỮU VÀ DÂN CHÚNG BRASIL NÔN NÓNG CHỜ ĐỢI ĐỨC THÁNH CHA PHANCIXÔ

CAMAZARI: Đức Cha Jao Carlos Petrini, Giám Mục Camazari trong bang Salvador de Bahia cho biết trong các ngày này tín hữu công giáo và tín hữu của cả các tôn giáo khác cùng toàn dân Brasil đều nôn nóng chờ đợi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Cha đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican ngày 17-7-2013. Đức Cha nói sau bốn tháng lên giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ Đức Thánh Cha Phanxicô đang chinh phục con tim của mọi người với cung cách nói năng hành xử bình dân đơn sơ và tràn đầy yêu thương của ngài. Nó đánh động con tim mọi người. Đức Cha hy vọng Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Rio sẽ là một lễ Hiện Xuống mới. Phái đoàn giáo phận của Đức Cha gồm 200 bạn trẻ, do chính ngài hướng dẫn.

Trong tư cách là chủ tịch Ủy ban sự sống và gia đình của Hội Đồng Giám Mục Brasil Đức Cha cho biết tình hình tại Brasil có các khía cạnh mâu thuẫn. Kết qủa một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 98 % những người được phỏng vấn cho rằng gia đình có giá trị lớn hay lớn nhất trong cuộc sống con người.

Nhưng các phương tiện truyền thông và luật pháp không đánh giá cao gia đình như người ta vẫn thường hiểu, tức là tỗ ấm gồm một người nam và một người nữ yêu thương nhau trung thành với nhau và sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái. Mẫu gia đình này bị coi là lỗi thời. Hiện nay trong xã hội Brasil có nhiều gia đình chỉ có người mẹ và một hay hai ba đứa con, nhưng không có cha. Rồi còn có các gia đình được tái xum hợp sau khi đã ly thân ly dị. Và đây lá tình hình rất tế nhị đối với Giáo Hội (RG 17-7-2013).

LINH TIẾN KHẢI – VATICAN RADIO

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHIA BUỒN VỚI CÁC NẠN NHÂN TAI NẠN LƯU THÔNG TRÊN ĐẢO GUYANNA PHÁP

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHIA BUỒN VỚI CÁC NẠN NHÂN TAI NẠN LƯU THÔNG TRÊN ĐẢO GUYANNA PHÁP

VATICAN: Đức Thánh Cha Phanxicô chia buồn với gia đình các nạn nhân của tai nạn xe hơi xảy ra trên đảo Guyanna Pháp. Ngài dâng lời cầu nguyện cho một bạn trẻ đã chết và bầy tỏ thiện cảm với các người bị thương.

Ngày 17-7-2013 trên đường từ Saint Laurent du Maroni tới Kourou bên đảo Guyanna thuộc nước Pháp một chiếc xe cam nhông đã đụng phải chiếc xe buýt chở một nhóm 23 người trẻ đi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio. Tai nạn đã khiến cho một thiếu nữ 21 tuổi tử nạn và 6 người khác bị thương. Tài xế xe cam nhông và một người khác cùng đi bị thương nặng.

Chiều ngày 18-7-2013 Đức Hồng Y André Vingt Trois, Tổng Giám Mục Paris, đã chủ sự buổi canh thức cầu nguyện tại giáo xứ thánh Leon, là giáo xứ của thiếu nữ tử nạn. Trong khi Đức Cha Emmanuel Lafont, Giám Mục sở tại dâng thánh lề cầu cho các nạn nhận trong nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế ở địa phương.

Trong điện tín do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh ký, Đức Thánh Cha Phanxicô bầy tỏ tình liên đới, dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân cùng gia đình họ và gửi phép lành tóa thánh tới mọi người (SD 18-7-2013).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

HỘI ĐỒNG TÒA THÁNH SỰ SỐNG LO NGẠI NẠN PHÁ THAI GIA TĂNG TẠI IRELAND

HỘI ĐỒNG TÒA THÁNH SỰ SỐNG LO NGẠI NẠN PHÁ THAI GIA TĂNG TẠI IRELAND

VATICAN: Luật cho phép phá thai với ý kiến của ba bác sĩ trong trường hợp tính mạng của bà mẹ gặp nguy hiểm chỉ là cớ khiến cho các vụ phá thai ngày càng gia tăng tại Ireland.

Đức Ông Jacques Suaudeau, thuộc Hội Đồng Tòa Thánh về Sự Sống đã phát biểu như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tin công giáo CNA ngày 12 tháng 7-2013. Luật mới được Hạ viện Ireland thông qua hôm 11 tháng 7-2013 với 127 phiếu thuận và 31 phiếu chống, chỉ sau hai ngày thảo luận.

Luật đã được đưa ra sau vụ một phụ nữ gốc Ấn Độ từ chối phá thai bị chết, vì bác sĩ không khám phá ra là bà bị nhiễm trùng Coli. Các người chủ trương phá thai đã chụp lấy cơ hội này để áp lực quốc hội thông qua luật cho phép phá thai, với điều kiện có ý kiến của ba bác sĩ.

Đức Ông Suaudeau, từng là bác sĩ sản khoa trước khi đi tu làm linh mục, cho rằng đây chỉ là bước đầu tiên mở cửa cho các vụ tàn sát trẻ em còn trong lòng mẹ, chứ nó không khiến cho nạn phá thai thuyên giảm. Rất thường khi người ta có thể kiểm soát các bệnh tật, và nếu là trường hợp bị đe dọa người ta có thể cho bào thai sinh sớm. Là người đến từ nước Pháp nơi có luật phá thai Đức Ông nói tôi biết các hậu qủa tai hại của tệ nạn này trong xã hội.

Luật mới tại Ireland cho phép phá thai trong trường hợp sự sống của người mẹ gặp nguy hiểm, hay trong trường hợp bà mẹ có nguy cơ tự tử. Theo Đức Ông luật mới này có thể khiến cho số phụ nữ xin phá thai gia tăng vì các lý do nhẹ dạ phù phiếm không đâu, có khi là chỉ vì bà mẹ muốn đi nghỉ hè.

Tại Âu châu con số phá thai gia tăng mạnh, ngoại trừ tại hai nước Ireland và Malta. Tại Pháp ban đầu chỉ có 1,000 vụ phá thai mỗi năm, nhưng từ khi có luật cho phép phá thai thì hàng năm có 200,000 trẻ em bị giết trong lòng mẹ. Một trong các lý đo là vì giới trẻ vị thành niên không được giáo dục cẩn thận trong lãnh vực này. Thêm vào đó là tâm thức thống trị hiện nay trong các xã hội Tây âu là khuyến khích dùng thuốc ngừa thai thay vì có các cung cách hành xử khác. Và hậu quả là càng dùng thuốc ngừa thai thì phá thai càng nhiều, nó cũng giống như tệ nạn giết người êm dịu hay trợ tử. Giới trẻ vị thành niên cần hiểu biết rằng cử chỉ giao hợp là một cử chỉ nghiêm chỉnh, và khi họ mang thai họ có trách nhiệm đối với bào thai đó, là con của họ. Đây là vấn đề giáo dục và hiện thực gía trị cuộc sống của đứa bé, chứ không phải là vấn đề cấm đoán (CNA 12-7-2013).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CÁC GIÁM MỤC VENEZUELA KÊU GỌI ĐỐI THOẠI QUỐC GIA

CÁC GIÁM MỤC VENEZUELA KÊU GỌI ĐỐI THOẠI QUỐC GIA

CARACAS: Các Giám Mục Venezuela kêu gọi đẩy mạnh cuộc đối thoại quốc gia trong tinh thần dân chủ, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước đang bị chia rẽ trầm trọng hiện nay.

Đây là lời khẳng định của các Giám Mục Venezuela trong thông cáo công bố sau đại hội thường niên lần thứ 100, nhóm tại Caracas từ ngày 8 đến 12 tháng 7-2013. Kỳ họp đã được toàn dân chú ý theo dõi, nhất là trong khuôn khổ những khó khăn của quốc gia này hiện nay. Các Giám Mục Venezuela viết: ”Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm trong việc xây dựng đất nước. Và tất cả chúng ta đều phải góp phần giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của quốc gia như sự mất an ninh hay những gì liên quan đến phẩm giá cuộc sống người dân”. Đề cập đến thực tại đất nước, các Giám Mục Venezuela nói đến cuộc bầu cử tổng thống ngày 14-4-2013 và viết: ”Tiến trình tranh cử mang sắc thái một chiều, chỉ quan tâm đến một đảng phái, và đã cho thấy những thiếu sót trầm trọng trong guồng máy bầu cử của chúng ta. Điều này cũng làm cho sự chia rẽ sâu rộng trong dân tộc chúng ta thành hiển nhiên. Nhưng công ích quốc gia đòi hỏi một giải pháp. Và giải pháp này không thể là quyết định loại trừ những người không có cùng một quan điểm với chúng ta. Trọng tâm tham chiếu của chúng ta phải là Hiến Pháp quốc gia, trong đó, có những giới hạn hoạt động của mọi người, và nó luôn là điểm hiệp nhất đất nước”. (FIDES 13-07-2013).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC THƯỢNG PHỤ MARONIT LIBAN CẢNH GIÁC CÁC LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TÔN GIÁO TÀN PHÁ NƯỚC NHÀ

ĐỨC THƯỢNG PHỤ MARONIT LIBAN CẢNH GIÁC CÁC LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TÔN GIÁO TÀN PHÁ NƯỚC NHÀ

HARISSA: Trong bài giảng thánh lễ Chúa nhật 14 tháng 7-2013 tại Harissa, Đức Thượng Phụ Maronist Liban, Bechara Boutros Rai đã báo động về số phận tương lai quốc gia. Ngài nói: Cần phải liệt vào hàng bất hợp pháp tất cả mọi lực lượng quân sự nào không thuộc chính quyền và có thể đẩy đưa quốc gia vào cảnh luật rừng, gia tăng nạn tội phạm như đang xảy ra hiện nay.

Đức Thượng Phụ Maronit Liban mời gọi các phe liên hệ hãy hòa giải với nhau trong một thỏa ước xã hội đặt nền tảng trên thỏa hiệp quốc gia năm 1943, qua đó, người Kitô và hồi giáo thỏa thuận với nhau về cách thức quản lý quyền bính chính trị và các chức vụ lãnh đạo cơ cấu quốc gia. Theo Đức Thượng Phụ, các tranh chấp căng thẳng trong nước hiện nay đang góp phần tàn phá Libăng.

Đức Cha Francois Eid, đại diện tòa thượng phụ Maronít cạnh Tòa Thánh, giải thích rằng: ”Ngay từ năm 1943, người dân Liban đã quyết định hoàn toàn độc lập với mọi áp lực địa lý chính trị trong vùng. Người Kitô và hồi giáo Liban đã cùng nhau soạn thảo và chấp thuận các tiêu chuẩn quản lý quyền bính chính trị công bằng, sau này được tái khẳng định trong thỏa hiệp Taif thời hậu nội chiến. Nhưng ngày nay, vì biến chuyển dân số, nhiều người đòi phải dẹp bỏ thỏa ước này để bước sang một thỏa hiệp mới, phân chia quyền bính đồng đều giữa ba khối dân là Kitô, hồi giáo Sunnít và hồi giáo Sciít.

Theo Đức Cha Eid, sự kiện Đức Thượng Phụ Bechara Rai ám chỉ đến các lực lượng dân quân vũ trang cũng là một vấn đề nóng bỏng trong hoàn cảnh Liban hiện nay. Các lực lượng Sciít vũ trang Hezbollah của Liban đang tham chiến cạnh chính quyền Siria, trong khi các nhóm dân quân Salafít Liban thì lại chiến đấu bên cạnh nhóm phản động. Liban đang chìm sâu vào trong chiến cuộc tại Siria và điều này có thể trở thành thảm kịch tàn phá quốc gia. (FIDES 15-07-2013).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

NHỮNG CHI TIẾT RÕ RÀNG VỀ PHÉP LẠ THỨ HAI DO SỰ CAN THIỆP CỦA ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II

NHỮNG CHI TIẾT RÕ RÀNG VỀ PHÉP LẠ THỨ HAI DO SỰ CAN THIỆP CỦA ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II

Cô Floribeth Mora Diaz, người hưởng được phép lạ thứ hai do sự can thiệp của Đức Gioan-Phaolô II, đã kể hôm 5/7/2013 về những hoàn cảnh mình được chữa lành.

http://xuanbichvietnam.net/trangchu/wp-content/uploads/2013/07/mora-diaz.jpg

Cô Floribeth Mora , người Costa Rica, bị bệnh Túi phình mạch não, chỉ còn sống trong thời gian ngắn. Bác sĩ của cô, ông Alejandro Vargas, cho biết : « Mạng sống của cô ấy đang nguy hiểm ». Cô cho biết : « Thật rất buồn khi nhìn con cái đang nhìn tôi, đứng bên cạnh giường tôi, với chồng tôi… » Chứng bệnh của cô bắt đầu từ tháng 4/2011.

Cô đã cầu xin chân phước Gioan-Phaolô II, ngày 1/5/2011, tức là ngày ngài được phong chân phước. Trong phòng ngủ của cô, ở thành phố Cartago, Costa Rica, cô nói đã lắng nghe tiếng của ngài : « Con hãy đứng lên ! Đừng sợ ! » Lúc đó cô đứng dậy khỏi giường. Chồng cô hỏi : « Em yêu, em làm gì ở đây ? » Cô đáp : « Em thấy khỏe hơn ».

Cô kể : khi cô nhìn bức hình của Đức Gioan-Phaolô II trong một tờ nhật báo, thì chân phước Gioan-Phaolô II đã bắt đầu nói với cô. « Tôi kinh ngạc. Tôi tiếp tục nhìn tờ tạp chí. Tôi nói : « Vâng, lạy Chúa », và tôi đã đứng lên ». Từ đó, tình trạng sức khỏe của cô đã không còn gây ra cho cô bất cứ sự lo lắng nào nữa.

Bác sĩ Vargas đã xác nhận rằng không có bất cứ giải thích y khoa nào đối với việc chữa lành này. « Đó thực sự là một phép lạ, tôi không thể giải thích được ». Cô Mora đã giữ tờ tạp chí này như là một chứng tích.

Cuộc điều tra y khoa và thần học được thực hiện bởi Bộ phong thánh đã xác nhận tính đích thực của phép lạ.

Phép lạ đầu tiên do Đức Gioan-Phaolô II can thiệp liên quan đến một nữ tu người Pháp bị chứng bệnh Parkinson.

Ngày 5/7/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh cho phép phong thánh chân phước Gioan-Phaolô II và Gioan XXIII. Nghi thức phong thánh có thể sẽ diễn ra trước cuối năm nay.

Tý Linh – Xuân Bích VN

Theo La Croix

Đức Thánh Cha Phanxicô Viếng thăm và Chủ Sự Buổi Đọc Kinh Truyền Tin Lần Đầu Tiên Tại Castel Gandolfo

Đức Thánh Cha Phanxicô Viếng thăm và Chủ Sự Buổi Đọc Kinh Truyền Tin Lần Đầu Tiên Tại Castel Gandolfo

CASTEL GANDOLFO: Vào sáng Chúa Nhật 14 tháng 7 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm và chủ sự buổi đọc Kinh Truyền tin với toàn thể tín hữu hiện diện tại Dinh thự Giáo hoàng tại Castel Gandolfo. Đây mới là lần thứ 2 Đức Thánh Cha Phanxicô tới nơi này. Lần đầu tiên ĐTC đến đây là vào ngày 23 tháng 3 để viếng thăm Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16.

Đức Thánh Cha khởi hành tại Nhà Nguyện Thánh Marta vào 9h00 sáng. Sau khi đến cổng Marino của Dinh thự Giáo hoàng vào lúc 9h30, ngài đã chào thăm Đức Cha Marcello Semerano, Giám mục Giáo Phận Albano sở tại, giám đốc của Dinh thự, bà thị trưởng của thành phố cũng như một số nhân viên làm việc tại Dinh thự này. Trong buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã cảm ơn Giám mục giáo Phận Albano, Giám đốc của Dinh thự và thị trưởng Castel Gandolfo. Ngài nói:

“Hôm nay, tôi đến đây để cùng gặp gỡ với người dân ở Castel Gandolfo, khách hành hương cũng như những người đến đây để thăm viếng… Nhưng, tôi đến đây cũng để diễn tả lòng biết ơn đối với anh chị em, những người làm việc trong Dinh thự này, vì những công việc quý giá của anh chị em. Và cùng với anh chị em, tôi xin chân thành cảm ơn các gia đình, những người mà qua công việc của anh chị em, một cách thức nào đó, đã tham dự vào việc phục vụ Tòa Thánh. Xin Thiên Chúa luôn nâng đỡ anh chị em, xin Ngài nâng đỡ công việc và gia đình của anh chị em. Xin Thiên Chúa đổ đầy trên anh chị em ân sủng của Ngài và với tình yêu phụ tử, xin Ngài đồng hành với tất cả anh chị em.”

Ngỏ lời với vị thị trưởng thành phố, bà Milvia Muniz, Đức Thánh Cha nhắn nhủ như sau:

“Xin gửi đến mọi người lời chào thăm chân thành của tôi, và tôi đảm bảo với anh chị em rằng tôi sẽ luôn nhớ đến mọi người trong lời cầu nguyện. Tôi khuyến khích anh chị em trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng và bình an, luôn lưu tâm đến những cá nhân cũng như gia đình đang gặp khó khăn hơn. Điều này rất quan trọng! Chúng ta phải luôn là dấu chỉ của sự bình an và niềm hy vọng trong thời khắc này. Hãy mở cánh cửa của niềm hy vọng, để niềm hy vọng có thể tiến về phía trước và kiến tạo hòa bình!”

Lúc 12h trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cổng chính của dinh thự Giáo hoàng và đọc Kinh truyền tin với các tín hữu. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nhắn nhủ với các tín hữu như sau.

“Bài Tin Mừng hôm nay, trong chương thứ 10 của Thánh Luca, là một dụ ngôn nổi tiếng về người Samaritanô nhân hậu. Người đàn ông này là ai? Là một người nào đó, đi từ Giêrusalem tới Giêricô trên con đường ngang qua sa mạc Giuđêa. Trước đó ít lâu, trên con đường này, có một người bị bọn cướp tấn công, bị cướp hết mọi thứ, bị đánh đập và bị bỏ mặc nửa sống nửa chết. Trước khi người Samaritanô đi ngang qua, có một thầy Tư tế và Lêvi cũng đi ngang qua, họ là những người tham gia vào việc phụng tự trong đền thờ của Thiên Chúa. Họ cũng thấy người đàn ông tội nghiệp này, nhưng họ đi ngang qua mà không dừng lại. Trong khi đó, người Samaritanô đi ngang qua, ông đã thấy, và “chạnh lòng thương” (Lc 10,33). Ông đến gần và băng bó vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc và trả mọi chi phí cho anh. Vì thế, người này quan tâm chăm sóc anh ta: ông chính là một mẫu gương về tình yêu đối với tha nhân. Nhưng tại sao Đức Giêsu lại chọn người Samaritanô là nhân vật chính của dụ ngôn? Bởi vì những người Samaria là những người bị người Do thái xem thường, vì sự khác biệt về truyền thống tôn giáo. Thế nhưng Đức Giêsu lại chỉ ra rằng, trái tim của người Samaritano đầy tốt lành và quảng đại – không giống như những thầy tư tế và Lêvi – ông đã thực hành ý muốn của Thiên Chúa, vốn ưa thích lòng nhân hơn của lễ (Mc 12,33). Thiên Chúa luôn muốn lòng thương xót và không kết án ai. Ngài muốn lòng thương xót của con tim, vì Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và Ngài hiểu rất rõ những đau khổ, những khó khăn cũng như tội lỗi của chúng ta. Ngài trao cho tất cả chúng ta trái tìm giàu lòng thương xót này! Người Samaritanô đã làm điều này: bắt chước chính lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót hướng đến những ai cần đến.

Một người đã sống trọn đời sống của người Samaritanô nhân hậu trong bài Tin Mừng hôm nay là vị thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay: Thánh Camilo Lellis, Đấng sáng lập Dòng Tôi Tớ Các Bệnh Nhân, vị thánh bổn mạng các bệnh nhân và những người chăm sóc sức khỏe. Thánh Camilo mất vào ngày 14 tháng 7 năm 1614, và hôm nay mở ra thời gian mừng kính 400 năm mà sẽ đạt đến đỉnh cao trong một năm. Tôi xin hết lòng chúc mừng đến những người con thiêng liêng của thánh Camilo, những người sống đặc sủng đức ái của ngài ngang qua các mối tương quan thường nhật với bệnh nhân. Anh chị em hãy trở thành những người Samaritanô nhân hậu! Và với các thầy thuốc, các y tá, và những người làm việc trong các bệnh viện và bệnh xá, tôi hy vọng anh chị em cũng được nuôi dưỡng bởi cùng một tinh thần ấy. Chúng ta cùng tín thác vào lời cầu bầu của Mẹ Maria.”

Tiếp đến, Đức Thánh Cha cũng tín thác Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp tới vào lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Và ngài cũng hiệp ý cầu nguyện với các giám mục và tín hữu đang quây quần bên nhau để dâng thánh lễ trong nhà thờ chính Tòa ở Ukraine nhân dịp kỷ niệm 70 năm thảm kịch Volhynia. Đức Thánh Cha nói rằng, “những hành động như thế, vốn bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh của Chiến tranh thế giới thứ 2, đã gây ra cái chết của hàng chục ngàn người và làm tổn thương tình huynh đệ giữa hai dân tộc Ba lan và Ukraine. Tôi tín thác vào lòng Thương xót Chúa linh hồn các nạn nhân, và vì người dân của mình, tôi mong muốn có một cuộc hòa giải sâu xa và một tương lai hòa bình trong hy vọng và trong sự hợp tác chân thành để xây dựng nước Thiên Chúa.”

Sau đó Đức Thánh Cha đã đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho toàn thể mọi người hiện diện.
Sau khi đọc kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào thăm tất cả các tín hữu, các nhóm, các gia đình và các bạn trẻ. Tiếp đến, ngài gửi lời chúc mừng đến các Nữ tu Dòng Tỷ Muội Thánh Êlizabet (Le Suore di Santa Elisabetta). Ngài ước mong các nữ tu sẽ dấn thân vào một canh tân linh đạo đầy hoa trái. Cuối cùng, Đức Thánh Cha cũng gửi lời chào thăm tới các nữ tu Dòng Tông Đồ Thánh Tâm Chúa Giêsu, các gia đình ở các quốc gia khác nhau; các Nữ Tu Bác Ái Thiên Chúa đang tham gia tổng Công nghị và các bề trên Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ.

Sau Kinh Truyền Tin, ngài dùng bữa với các Linh mục Dòng tên làm việc tại Đài Thiên Văn Vatican có trụ sở tại khu vực dinh thự Giáo Hoàng. Sau đó, ngài trở về Vatican vào buổi chiều ngày Chúa nhật.

Nguyễn Minh Triệu sj – Vatican Radio

Vụ án ĐHY Nguyễn Văn Thuận, cấm Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức xuất cảnh – Chính sách “Ngoại giao ổ khoá”

Vụ án ĐHY Nguyễn Văn Thuận, cấm Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức xuất cảnh – Chính sách “Ngoại giao ổ khoá”

http://www.lamhong.org/wp-content/uploads/2013/07/HYNVT.jpeg

Chính sách “Ngoại giao ổ khoá”

Vào 9 giờ tối ngày 2-7, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội, chặn lại không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Toà Thánh Vatican tham dự lễ “Bế mạc phần điều tra tại địa phương” trong hồ sơ phong chân phước và hiển thánh cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Đức để tìm hiểu thêm vấn đề này.

Cấm xuất cảnh không lý do

Mặc Lâm: Thưa ông, chúng tôi được biết ông vừa bị công an phi trường Nội Bài không cho xuất cảnh sang Vatican. Xin ông vui lòng kể lại câu chuyện này diễn tiến ra sao?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi đến quầy vé của Hãng Hàng không Thái vì tôi được phép transit qua Thái đến Roma. Khi tôi vào quầy thì một cô nhân viên trẻ, ấp úng khi xem tên tôi, rồi một cô có vẻ dáng như là tổ trưởng đến cô ấy nói mời tôi sang gặp công an trước đã. Tôi vào phòng công an đợi mấy phút thì có một anh Thượng tá tên Phạm Tiến Dũng, anh thông báo với tôi là tôi không được phép xuất cảnh. Nếu tôi có kiến nghị hay khiếu nại gì thì về 44 và 46 Trần Phú Cục Quản lý Xuất nhập cảnh để biết thêm. Anh cũng chỉ biết như thế và cũng chỉ thi hành lệnh.

Sau đó, tôi bảo vì là cơ quan nhà nước nên tôi đề nghị phải có văn bản để xác định việc này chứ không thể xác định bằng miệng. Anh ta nói là do anh ta muốn sự việc nhẹ nhàng thì như vậy là được rồi. Nhưng tôi dứt khoát phải đòi giấy tờ. Sau đó thì anh ta có mời một đại uý khác tới và anh đại uý kia là cũng người của Cục Xuất nhập cảnh luôn, anh ta tên là Hoàng Dương. Anh kia viết biên bản và tôi có giữ một bản photo đây: biên bản về việc giữ tôi lại không cho xuất cảnh.

Tôi có hỏi họ lý do vì sao tôi bị cấm xuất cảnh và tôi muốn biết ngay tại đây. Anh ấy trả lời là Cục Xuất nhập cảnh cũng không cho các anh ấy biết lý do.

Mặc Lâm: Như chúng tôi được biết thì chuyến đi này của ông là do Toà Thánh Vatican mời trong khi chuẩn bị hồ sơ phong thánh cho cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Ông có thể cho biết nhân duyên giữa ông và vị Hồng y quá cố này như thế nào để dẫn ông tới cái vinh dự này ạ?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn giáo của Bộ Công an. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức cha mà sau này là Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám mục. Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc.

Trong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội (có nghĩa là không ở tù) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông ông ta nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ qua khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với Cha, để luyện nói trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông Cha. Cụ thể là như thế.

Mặc Lâm: Trong lúc tiếp xúc với Hồng y, ông có cảm nhận ra sao về ngài dưới cái nhìn của một sĩ quan công an và nhất là công an chống phản động như ông vừa cho biết ạ?

Nguyễn Hoàng Đức: Sau khi học tiếng Pháp với ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn, tôi không còn muốn làm công an nữa vì tôi làm ở Cục Chống Phản động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

Sau khi vào Sài Gòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số nhà thờ, Nhà thờ trung tâm Đức Bà, Nhà thờ Kỳ Đồng. Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi nhà thờ và tôi có rửa tội. Đúng đêm tôi rửa tội ở nhà thờ lớn thì Cha Ngân, bây giờ trở thành Giám mục, bảo với Cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải một cái tin và tôi có viết bài “Con đường đức tin qua cây cầu Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận”. Bài này đã gởi qua Toà Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được Cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4 – 5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là đức tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về đức tin.

Mặc Lâm: Thưa, trước khi nhận được giấy mời thì ông có được Vatican dò hỏi về thời gian ông tiếp xúc với ngài bằng các con đường không chính thức hay chính thức, thưa ông?

Nguyễn Hoàng Đức: Ở Giáo hội Việt Nam thì thỉnh thoảng tôi cũng chia sẻ đức tin và đặc biệt là ở nhà thờ Thái Hà vài lần, đi đâu tôi cũng nói chuyện, đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai thì có Cha thỉnh thoảng về hỏi thăm và tôi còn dẫn đến nhà giám quản Đức cha Thuận ở đấy. Cũng có một số người khi ở Việt Nam cũng gặp, nhưng nói chung cũng không nhiều lắm, 3 – 4 lần thôi.

Mặc Lâm: Ông có nghĩ rằng việc sang Vatican của ông có thể gây khó chịu cho Hà Nội vì ông là nhân chứng đối với những hành xử của chính quyền trong thời gian mà Đức Hồng y bị giam giữ đã dẫn đến việc cấm xuất cảnh ngày hôm nay đối với ông?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi tổng kết lại thì có mấy lý do chính. Lý do thứ nhất: việc phong thánh cho Đức cha là không hợp ý với Hà Nội vì Đức cha được phong thánh do công trạng Đức cha bị hệ thống nhà tù của Cộng sản quản lý. Như vậy, việc phong thánh cho Đức cha sẽ có một phản ứng ngược, một cái gương xoay ngược về việc cầm cố người ta, tôi tin là Hà Nội không đồng ý. Điều thứ hai tôi là một người tuy đã ra khỏi ngành lâu rồi nhưng tôi cũng là người ở trong ngành, có thể họ cũng ngại điều gì đấy. Điều thứ ba thì tôi cho đó là lý do khá lớn vì tôi là một cây bút viết khá mạnh. Tôi viết ngắn cũng vừa phải thôi nhưng đặc biệt về phê bình văn học thì tôi viết rất mạnh mẽ và thẳng thắn. Điều thứ tư thì thời kỳ này là thời kỳ nhạy cảm, dường như họ đang làm một cách mạnh mẽ nhất.

Mặc Lâm: Sau khi nhận được tin ông bị cấm xuất cảnh thì Vatican có liên lạc với ông để tìm hiểu vụ việc hay không?

Nguyễn Hoàng Đức: Tôi có mail sang Vatican và một Cha đã từng gặp tôi ở Việt Nam khích lệ tôi hãy chia sẻ sự khó khăn trong nhà nước Cộng sản thì phải chịu đựng và hãy cố lên, hãy hy vọng. Hy vọng vào một dịp khác tôi sẽ được gặp các vị và được viếng Đức Thánh. Ông bảo là hãy hy vọng.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức về thời gian ông dành cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

(RFA)

Chính sách “Ngoại giao ổ khoá”

Vào 9 giờ tối ngày 2-7, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội, chặn lại không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Toà Thánh Vatican tham dự lễ “Bế mạc phần điều tra tại địa phương” trong hồ sơ phong chân phước và hiển thánh cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Đức để tìm hiểu thêm vấn đề này.

– See more at: http://www.lamhong.org/2013/07/13/vu-an-dhy-nguyen-van-thuan-cam-nha-van-nguyen-hoang-duc-xuat-canh-chinh-sach-ngoai-giao-o-khoa/#sthash.U865a0eL.dpuf

Nhớ mang theo trái tim

Nhớ mang theo trái tim

Trường sinh bất tử, muốn được hạnh phúc vĩnh viễn, muốn được sống đời đời, đó là mơ ước muôn đời của mọi người. Hôm nay, một thày thông luật nói lên mơ ước đó khi ông hỏi Chúa “làm cách nào để được hưởng sự sống đời đời”.

Để trả lời ông, Chúa Giêsu kể câu chuyện, một câu chuyện bình thường xảy ra hằng ngày: Một người đi đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị cướp trấn lột, đánh nhừ tử, dở sống dở chết nằm rên rỉ bên vệ đường. Thày tư tế đi ngang thấy thế tránh qua bên kia đường mà đi. Thày Lêvi cũng thế. Nhưng một người xứ Samaria, một người ngoại đạo, đã chạnh lòng thương, dừng lại băng bó cho nạn nhân. Chưa hết, ông còn chở nạn nhân đến quán trọ. Hơn thế nữa, ông gửi tiền để nhờ chủ quán chăm sóc nạn nhân cho đến khi bình phục.

Qua câu chuyện người xứ Samaria nhân hậu, Chúa Giêsu chỉ cho ta con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Đường Giêrikhô tượng trưng cho con đường về Nước Trời. Đó là con đường gập ghềnh khó đi. Đó là con đường nguy hiểm vì có trộm cướp rình rập. Đó là con đường thử thách. Để vượt qua thử thách, vũ khí duy nhất hữu ích là trái tim. Trái tim chiến thắng có những phẩm chất như sau:

Đó phải là một trái tim nhạy bén.

Người xứ Samaria nhân hậu có một trái tim nhạy bén. Dù đang bận việc riêng, dù vó ngựa phi nhanh, ông vẫn nhìn thấy người bị nạn nằm bên vệ đường. Dù tiếng gió vù vù xen lẫn tiếng vó ngựa lộp cộp, ông vẫn nghe được tiếng rên rỉ rất yếu ớt của người bị nạn. Trong khi đó, thầy Tư Tế và Thầy Lêvi chỉ đi bộ lại không thấy, không nghe. Hay nói đúng hơn, các thầy có nghe, có thấy nhưng trái tim các thầy đóng kín, nên các thầy chẳng động lòng. Trái tim các thầy bị đóng kín vì những cánh cửa lề luật: Sợ đụng chạm vào máu, vào người bị thương, sẽ trở thành ô uế không được tới đền thờ dâng lễ vật. Người xứ Samaria không nghe bằng đôi tai, không nhìn bằng đôi mắt, nhưng nghe và nhìn bằng trái tim. Trái tim nhạy bén có đôi tai thính lạ lùng. Có thể nghe rõ tiếng rên rỉ thì thầm tận đáy lòng. Trái tim nhạy bén có đôi mắt sáng lạ lùng. Có thể nhìn thấy cả những nỗi đau âm thầm trong tâm khảm.

Đó phải là một trái tim quan tâm.

Trái tim quan tâm đưa ta đến gần gũi anh em. Trái tim quan tâm biết làm tất cả để phục vụ anh em. Các thầy Tư Tế và Lêvi không có trái tim quan tâm nên khi thấy người bị nạn đã tránh sang bên kia đường mà đi. Người xứ Samaria có một trái tim quan tâm nên ông lập tức đến gần nạn nhân. Vì có trái tim quan tâm nên ông có thể làm tất cả để giúp nạn nhân. Vì quan tâm nên ông đã mang sẵn bên mình nào là dầu, nào là băng vải. Chẳng học nghề thuốc mà ông săn sóc vết thương một cách thành thạo. Chẳng luyện tập mà ông đã lấy dầu xoa bóp rất nhanh, băng bó rất khéo. Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả theo sự hướng dẫn của trái tim. Với trái tim, ông đã làm tất cả với sự chuẩn xác và nhất là với nhiệt tình để cứu nạn nhân.

Đó phải là một trái tim chung thuỷ.

Trái tim chung thuỷ không làm việc nửa vời, nhưng làm đến nơi đến chốn. Trái tim chung thuỷ không mỏi mệt buông xuôi, nhưng theo dõi giúp đỡ cho đến tận cùng. Người xứ Samaria bận rộn công việc, nhưng vẫn lo lắng cho nạn nhân đầy đủ, gửi gắm chủ quán tiếp tục thuốc thang. Và khi xong việc ông sẽ trở lại thăm hỏi để tiếp tục săn sóc cho đến khi khỏi hẳn. Ông làm tất cả với một trái tim chung thuỷ vẹn toàn.

Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy ta hiểu rằng: đường đến sự sống đời đời là con đường mọi người vẫn đang đi. Nhưng chỉ người đi với trái tim mới mong đến đích. Thầy Tư Tế và Thầy Lêvi đã rẽ sang hướng khác vì các thầy không mang theo trái tim. Người xứ Samaria đã đi đến nơi vì ông đi đường với trái tim nhân hậu, trái tim rất nhạy bén, rất quan tâm và rất chung thuỷ. Với trái tim ấy, ông đã yêu người thân cận như chính mình ông. Với trái tim ấy, ông đã mở đường đi đến sự sống đời đời.

Chúa Giêsu dạy tôi bắt chước người xứ Samaria nhân hậu. Hãy lên đường với trái tim. Hãy lắng nghe với trái tim. Hãy hành động với trái tim. Hãy đi trên đường của trái tim. Hãy để trái tim tham dự vào mọi lời nói, mọi cử chỉ, mọi suy nghĩ. Hãy mang theo trái tim theo trên khắp mọi nẻo đường. Con đường đi với trái tim chính là con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Theo ý bạn đâu là những dấu hiệu cho thấy một tình yêu đích thực và đáng tin?
2- Mỗi khi gặp một người cần giúp đỡ, bạn có hăng hái ra tay giúp ngay hay còn chần chờ, viện lý do để thoái thác?
3- Sau khi nghe dụ ngôn “Người xứ Samaria nhân hậu”, bạn có quyết tâm gì?
4- Mang theo trái tim nghĩa là gì?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Ai là anh em của tôi?

Ai là anh em của tôi?

Sáng nay, khi đọc đoạn Phúc âm mà chúng ta vừa chia sẻ với nhau trong thánh lễ này, tôi đã nghĩ đến ngay bài tập viết đầu tiên mà tôi đã phải cố gắng vẽ ngoằn ngoèo trên trang tập đầu tiên mới mua về. Đó là ngày tôi được thầy cho lên lớp bắt đầu tập viết những chữ a, b, c… Trưa về nhà khoe với mẹ, đúng ngay lúc cha tôi đang ngồi tiếp chuyện với một ông cụ nhà nho quen biết trong làng.

Nghe tôi khoe, cha tôi cầm lấy cuốn tập, mấy trang đầu đã đề những chữ a, b, c, rồi nói với ông cụ ngồi đối diện: Xin cụ viết giùm vào trong trang thứ hai này bốn chữ “Kính Chúa Yêu Người”. Cụ nhà nho viết xong, cha tôi đưa sang cho tôi đang đứng bên cạnh và nói: “Đây, con đến ngồi trên ghế cạnh kia rồi đồ lại những chữ này”. Thật là khốn khổ cho tôi lúc đó mới học viết được ba chữ a, b, c, mà bây giờ cha tôi lại bắt viết trọn cả bốn chữ “Kính Chúa Yêu Người”.

Tôi còn nhớ rõ hình ảnh những chữ mà tôi cố gắng vẽ theo mà không hiểu gì cả, chỉ biết rằng đây là bốn chữ nói “Kính Chúa Yêu Người”. Biết được bằng lỗ tai, nghe qua miệng cha tôi nói, chứ lúc đó làm gì mà tôi đã đọc được bốn chữ “Kính chúa Yêu Người”. Và biến cố đã in sâu vào tâm trí tôi, đến nỗi mỗi lần nhớ đến cha tôi là mỗi lần tôi nhớ đến bài học đầu tiên này và cũng là bài học mà giờ đây tôi hiểu là cần phải học mãi suốt đời cũng chưa xong: “Kính Chúa Yêu Người”. Nhìn vào những chữ ngoằn ngoèo mà tôi đã phải viết ra hay nói đúng hơn phải đồ lại cho đầy trang giấy rồi mới được đi chơi, và có thể đây là hình phạt cho tật hay khoe của tôi lúc đó. Cha tôi mỉm cười bảo: “Con phải làm sao để sống được bốn chữ này cho đến chết mới thôi”.

Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và nhà thông luật hôm nay phần nào cũng có thể được ta hiểu theo viễn tượng của kinh nghiệm nhỏ của tuổi thơ tôi ngày xưa. Người luật sĩ đến với Chúa Giêsu để tìm câu trả lời cho thắc mắc quan trọng nhất của cuộc đời: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”. Và đây cũng là thắc mắc của mọi người, không ai có thể dập tắt được câu hỏi này trong tâm hồn họ. Tạm thời, họ có thể dẹp qua một bên câu hỏi này, vì những lo toan cho cuộc sống hoặc vì những mê lợi của lợi danh, của quyền lực… Nhưng rồi vào lúc nào đó con người và mỗi người chúng ta cũng sẽ phải đặt ra cho mình câu hỏi này: “Tôi sống đây để làm gì? Và tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.

Bản tính con người là như vậy, không thể nào chối bỏ được khát vọng hướng về trời cao, đó là khát vọng căn bản sâu xa nhất của con người, của mọi người chúng ta. Chúa Giêsu đã gợi ý cho nhà thông thái trả lời đúng như Kinh Thánh dạy, mà nội dung theo tôi nghĩ không khác xa gì bốn chữ tôi đã học được từ cha tôi ngay từ khi mới bắt đầu đi học: “Kính Chúa Yêu Người”.

Đây không phải là vấn đề về hiểu biết, một người nông dân bình thường không biết chữ như cha tôi cũng biết tóm gọn luật Chúa trong bốn chữ “Kính Chúa Yêu Người” để truyền lại cho tôi. Vấn đề là nơi thực hành là phải biến đổi tâm hồn của chính mình để nhìn nhận mọi người là anh chị em của mình.

Chúa Giêsu đã phải dùng dụ ngôn người Samaritanô nhân lành để soi sáng cho nhà thông thái, để rồi rốt cuộc như thể chính ông cũng khám phá ra được chân lý. Chúa Giêsu không đặt vấn đề như nhà thông thái: “Ai là người thân cận của tôi”, mà Ngài đã đặt lại vấn đề: “Ai đã trở nên người thân cận của người anh em bị nạn kia”, và nhà thông thái đã trả lời đúng: “Thưa là kẻ đã tỏ ra lòng thương đối với người đó”.

Tâm hồn cần có tình thương, nhất là cần được đầy tràn tình thương của Chúa thì mới dễ dàng trở thành tâm hồn thân cận của mọi người, trở thành người anh chị em của mọi người, bất luận người đó là ai. Không phải dễ thực hiện sáu chữ của Chúa Giêsu cho nhà thông thái: “Hãy đi và làm như vậy”.

Chúa Giêsu cũng nói với mỗi người chúng ta hôm nay, chúng con, những đồ đệ của Ta. Chúng con phải có tâm hồn đã biến đổi bởi tình yêu Chúa, để rồi có thể trở thành người anh chị em của mọi người mà thực hiện trọn vẹn giới răn: “Kính Chúa Yêu Người”.

Cử hành Bí tích Thánh Thể, nhất là được thông phần vào Mình và Máu Thánh Chúa, được chia sẻ chính sự sống của Chúa, người Kitô có được sức mạnh mới để thực hiện tình thương trong cuộc sống của mình, trong bất cứ môi trường sinh sống nào.

Chúng ta đây, chúng ta có biết quí trọng việc cử hành Bí tích Thánh Thể trong đời sống chúng ta không? Chúng ta có năng đến với Chúa trong Bí tích Thánh Thể để múc lấy sức mạnh sống tình thương đối với anh chị em hay không? Không đến với Chúa, chúng ta cũng khó đến với anh chị em xung quanh. Xin Chúa thương nhắc nhở chúng ta, củng cố lòng mến nơi chúng ta và nhất là củng cố đức tin nơi mỗi người chúng ta, đức tin mà giờ đây chúng ta cùng nhau tuyên xưng qua kinh tin kính.

Veritas Radio

Ông hoàng hạnh phúc

Ông hoàng hạnh phúc

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: ở một thành phố nọ, có một Ông Hoàng sống một cuộc đời rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một cái bệ cao giữa thành phố và đặt tên là Ông Hoàng Hạnh Phúc, như là biểu tượng may mắn sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi người dân trong thành.

Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng một giọt nước rơi xuống đầu nó. Nó nhìn lên và ngạc nhiên vì đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng. Ông đang khóc. Những giọt nước mắt cứ lăn dài trên đôi má của ông. Chim én ngạc nhiên và hỏi rằng:

– Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà!

– Ông hoàng trả lời: Từ khi đứng trên cao nhìn thấy cảnh sống của dân thành, ta đau lòng quá và không còn hạnh phúc nữa. Ta muốn đi giúp họ lắm, nhưng đôi chân ta bị chôn chặt ở cái bệ này nên không thể nào đi được. Bạn có thể giúp ta không?

– Không được, tôi phải bay đi cho kịp đàn đang bay về phương bắc.

– Hãy làm ơn giúp ta đêm nay đi.

– Chim én ngập ngừng giây lát rồi nói: Thôi được. Bây giờ ông muốn tôi làm gì?

– Trong một túp lều đàng kia có một người mẹ đang khóc vì con bà bị bệnh mà bà không có tiền gọi bác sĩ. Bạn hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem cho bà ấy.

– Chim én dùng mỏ lấy viên ngọc ra và bay đến cho bà mẹ nghèo. Nhờ có tiền, bà đã lo cho con bà khỏi bệnh.

– Hôm sau Ông Hoàng lại xin chim én nán lại một đêm nữa để mang viên ngọc khác đến cho một người nghèo khác. Rồi hôm sau nữa đến giúp một người nghèo khác nữa. Cứ thế hết ngày này đến ngày khác, con chim én lấy các thứ trang sức của Ông Hoàng đem cho người nghèo. Cuối cùng trên mình Ông Hoàng không còn gì quý giá nữa. Khi đó đã là giữa mùa đông, trời đã lạnh rất nhiều.

– Một buổi sáng, người ta thấy xác con chim én đã chết cóng dưới chân pho tượng Ông Hoàng trần trụi. Phía dưới thành phố, mọi người đều hạnh phúc. Họ có biết đâu hạnh phúc của họ là nhờ sự hy sinh của Ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia.

Đôi khi trong cuộc sống chúng ta vẫn vô tâm như vậy. Nhiều người đã được sống hạnh phúc nhưng họ đâu biết rằng hạnh phúc của họ là nhờ sự chắt chiu từng hy sinh âm thầm của biết bao nhiêu người. Có thể đó là sự hy sinh không mệt mỏi của cha, của mẹ từng ngày vất vả trên nương đồng, hay trên công trường. Có thể đó là sự hy sinh nhịn nhục của những người thân chịu thiệt thòi để họ được hạnh phúc. Có thể đó là sự hy sinh nhường nhịn của bạn bè để họ được vui hơn trong cuộc sống. Thế mà, nhiều người vẫn tưởng rằng mình lớn lên không cần ai giúp đỡ. Lối suy nghĩ đó đã dẫn đến một đời sống ích kỷ, hẹp hòi, một lối sống dửng dưng đến xa lạ với đồng loại.

Thực vậy, ở trong cuộc đời này vẫn còn đó biết bao người chắt chiu từng hạt gạo, gom góp từng miếng vải để giúp kẻ cơ hàn. Cuộc đời vẫn còn đó biết bao người hy sinh cả cuộc sống mình để phục vụ các bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân nan y. Vẫn còn đó cả hàng triệu người đang đổ mồ hôi vật vã trên công trường, trên nương đồng để làm ra của cải và sản phẩm cho hàng tỉ người trên trái đất hưởng dùng. Vâng, cuộc đời vẫn còn đó biết bao người biết hy sinh vì tha nhân, biết kiến tạo niềm vui trong những giọt mồ hôi lao nhọc để phục vụ tha nhân. Thế nhưng, giòng đời vẫn còn đó những trái tim khô cằn, những tâm hồn lạnh nhạt đến dửng dưng với nỗi đau của đồng loại. Họ đâu biết rằng cuộc đời của họ đang bị cuốn trôi theo một giòng chảy của trần đời. Họ được đón nhận thì cũng phải biết trao ban. Vì chẳng ai có thể giữ mãi cho mình được điều gì mãi mãi. Tất cả những gì mình có rồi một mai cũng bị cuốn trôi theo thời gian.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết dừng lại để giúp đỡ những ai đang cần đến chúng ta, hãy biết chia sẻ với những khó khăn của tha nhân. Hình ảnh Thầy Tư tế và Lê vi đã bỏ lại đằng sau tiếng kêu cứu của đồng lại diễn tả một thế giới mà con người luôn hối hả bận rộn với giòng chảy cuộc đời. Họ bị giòng đời cuốn trôi đến nỗi đã quên rằng, cuộc sống đích thực là cuộc sống còn có khả năng chia sẻ với tha nhân. Một cuộc đời có ý nghĩa là cuộc đời biết dùng thời giờ để sống với tha nhân trong yêu thương và phục vụ. Và một cuộc đời đã mất khi không còn khả năng để giúp đỡ anh em. Ông Hoàng hạnh phúc đã không còn hạnh phúc khi ông nhận ra mình không còn khả năng để giúp đỡ đồng loại. Ông cảm thấy bất hạnh khi mình không còn khả năng để xoa dịu nỗi đau của đồng loại. Ngược lại, người Samaria nhân hậu, ông đã tìm được niềm vui của cuộc đời phục vụ. Ông đã dừng lại để xoa dịu nỗi đau của kẻ bất hạnh. Cuộc đời ông hạnh phúc biết bao khi ông băng bó nỗi đau của đồng loại. Khi ánh mắt của kẻ chịu ơn đang nhìn ông một cách trìu mến thân thương. Niềm vui của ông càng được nhân lên khi người mà ông giúp đỡ đã coi ông như anh em. Từ một người xa lạ nay trở thành kẻ thân thích. Ông đã biết dùng của cải đời này để mua bạn hữu đời này và cả đời sau. Đó chính là mẫu người mà Chúa đang mời gọi chúng ta hãy làm theo như vậy.

Ước gì trong năm thánh với chủ đề Giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ sẽ là lời nhắc nhở chúng ta về Giáo hội của Chúa, do Chúa sáng lập và hiện diện thì mỗi ky-tô hữu cần phải hiệp nhất với nhau trong Chúa, cần nhìn nhận nhau là anh em và hãy biết sống đời kytô hữu bằng sự dấn thân để phục vụ tha nhân trong yêu thương chân thành. Nguyện xin Chúa là Đấng đã hết lòng yêu thương và phục vụ con người cho đến nỗi bằng lòng chịu chết vì chúng ta, giúp cho chúng ta cũng biết sống yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng ta. Amen.

Lm Jos. Tạ Duy Tuyền

YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI

YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI

Lẽ ở đời hễ ai thương mình, thì mình thương lại, ai ghét mình thì mình ghét lại hoặc nếu không ghét họ, mình cũng chẳng mặn mà gì với người ghét mình.Đối với người Kitô hữu lại khác, họ yêu thương Thiên Chúa như một người Cha và yêu thương kẻ khác như anh em. Tuy nhiên, tình yêu đối với người khác cần phải đi xa tới đâu, cần phải trải rộng tới đâu? Người thông luật trong đoạn Tin Mừng Lc 6, 25-37, hỏi Đức Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?”. Chúa Giêsu không trả lời với Ông trực tiếp câu hỏi Ông nêu nhưng Ngài lấy dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để trả lời cho Ông và cho hết mọi người: “Tình thương đó phải trải rộng đến tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ v.v…”. Điều này cho thấy, giới răn mới, giới răn bác ái yêu thương là giới răn Chúa Giêsu đem lại hoàn toàn mới mẻ cho nhân loại…

Câu chuyện Đức Giêsu đem ra để trả lời cho người thông luật đồng thời Ngài đặt câu hỏi: “Vậy ai là người thân cận của kẻ bị cướp?”. Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót”. Đức Giêsu bảo Ông: “…Hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37). Người Samaritanô nhân hậu đã thực thi đức ái một cách tuyệt vời. Ông đã không chỉ nói đầu môi chóp lưỡi, và đã không chỉ nói cho qua lệ, cho qua loa rồi thôi, nhưng thực tế, Ông đã nói và đã làm. Hành đồng của người Samaritanô nhân hậu hoàn toàn khác với các vị thông luật, Pharisêu, luật sĩ v.v… Các vị này nói mà không làm. Ngôn hành của họ bất nhất.Chắc chắn Đạo Do Thái đã qui định tình yêu thương đối với người khác. Nhưng các vị này vì quá tỉ mỉ, chi li nên đã giới hạn tình yêu thương đối với kẻ khác, cố bóp méo quan niệm về tình yêu thương đó. Chúa Giêsu qua dụ ngôn này đã phá tung rào cản mà những Kinh sư, Luật sĩ, Pharisêu đã núp để khỏi sống theo những đòi hỏi của luật bác ái. Ở đây, chúng ta thấy thầy tư tế và thầy Lêvi “tránh qua bên kia mà đi” khi đối diện với người bị nạn. Sở dĩ hai thầy này có thái độ đó là vì các thầy sợ nhiễm trùng, sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp, sợ phiền hà, liên lụy tới bản thân v.v… Còn người Samaritanô dù không đồng đạo, dù không phải là chức sắc, chức việc tôn giáo, nhưng ông đã biết dừng lại để làm cái điều mà tiếng lương tâm thôi thúc, đòi buộc. Ông đã biết làm một điều mà thầy tư tế và thầy Lêvi, những chức sắc cao cấp của Đạo Do Thái, những người chỉ biết nói trên đầu môi chóp lưỡi, nhưng thực tế lại sống xa đức bác ái, đức thương yêu… Hành động, cử chỉ của người Samaritanô nhân hậu thật cao quí biết bao bởi vì Ông đã vượt qua giới hạn mà các thầy tư tế, các thầy Lêvi phải làm nhưng đã không làm. Vâng, người Samaritanô đã trở nên bạn với người bị nạn. Bởi vì, tất cả đều có thể trở nên anh em với nhau khi người này người kia biết cảm thông, giúp đỡ và yêu thương nhau. Thầy tư tế và thầy Lêvi thực sự đã sống hoàn toàn xa lạ, không trở nên bạn, không trở thành anh em với người khác. Người Samaritanô tốt lành đã trở nên anh em với người bị nạn.

Chính vì thế, chúng ta có thể hiểu được rằng yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là yêu thương với tất cả con tim, biết hy sinh, từ bỏ, cảm thông, tha thứ, quên mình, hiến thân phục vụ tha nhân. Chúa đã làm gương hy sinh, từ bỏ, hiến thân cho nhân loại: “Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” (Ga 15, 13). Con người phải biết hy sinh, từ bỏ và hiến mạng sống, bản thân để phục vụ mới có giá trị. Vì con người càng ích kỷ, hẹp hòi, càng tìm bản thân mình, càng đánh mất chính mình. Nên, con người chỉ là người khi họ dám hy sinh cho người khác. Biết bao gương của các thánh đã minh chứng hy sinh cho người khác sẽ nhận lại được nhiều, càng cho đi càng nhận lãnh. Chân phước Têrêsa Calcutta và các nữ tu bác ái của Mẹ đã hy sinh biết bao cho người khác. Nhiều vị thánh đã hy sinh cả cuộc đời để phục vụ và đem hạnh phúc cho kẻ khác. Do đó, họ cho đi và họ lại nhận lãnh được nhiều.

Người Kitô hữu phải thể hiện cuộc sống của mình theo gương Chúa Giêsu. Đạo Công giáo là Đạo tình thương. Mọi Kitô hữu đều phải sống tình thương bằng những việc làm tỏa sáng, nếu không họ chỉ là những Kitô hữu giả hiệu.Thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Nên, người môn đệ Chúa phải bắt chước Chúa sống tình yêu bằng những việc bác ái, hy sinh.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nêu gương cho chúng con bằng chính sự từ bỏ, bằng chính sự hiến mình trên thập giá.Xin cho chúng con hiểu được rằng Đạo của Chúa thiết lập là Đạo tình thương, cốt lõi của Đạo là tình thương. Xin cho chúng con luôn biết đón nhận, yêu thương mọi người, đừng để chúng con chỉ biết nghĩ đến lợi ích của chúng con mà quên những anh chị em đang sống xung quanh, họ rất cần đến bàn tay góp sức của chúng con. Amen.

LM Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Công viên Công Giáo bị bỏ hoang sẽ được phục hồi

 

Công viên Công Giáo bị bỏ hoang sẽ được phục hồi

Thánh địa tại Mỹ thu hút khách hành hương những thập niên 50 đến 70

Vườn Cây Dầu đã biến mất. Via Dolorosa, bây giờ cỏ mọc um tùm không thể đi vào được. Bức tượng Chúa Kitô với cánh tay dang rộng tại lối vào công viên thiếu mất cái đầu. Mái đền Herod bị sụp đổ.

Thánh địa tại Mỹ này đã từng một thời gây kinh ngạc và tò mò của các tín hữu. Nhưng sau này đã phải chịu sự tàn phá của thiên nhiên và không còn được người ta nhớ tới.

Nơi linh thiêng theo chủ đề Kinh Thánh được xây dựng từ thập niên 1950 có thể tìm lại được cuộc sống mới.

Công viên Công Giáo bị bỏ hoang sẽ được phục hồi thumbnail

Thị trưởng Waterbury, ông Neil O'Leary và ông chủ đại lý xe hơi địa phương Fritz Blasius đã mua 17 mẫu Anh đất đai đã bị huỷ hoại từ Morristown, Học viện Giáo hoàng dành cho Giáo viên Tôn giáo Fillippini có trụ sở tại N.J.

Công viên đóng cửa vào năm 1984, hai năm trước khi nhà sáng lập John Baptist Greco, một người Công giáo sùng đạo qua đời. Ông để lại tài sản cho các nữ tu trông coi. Sau đó công viên dần xuống cấp mà không có một nỗ lực nào để khôi phục lại.

Ông O'Leary nói với tờ Waterbury Observer rằng ông và Blasius sẽ thành lập một tổ chức phi lợi nhuận và gây quỹ  350,000 USD để biến địa điểm Kitô giáo linh thiêng này cho người dân của thành phố có nơi biểu lộ đức tin.

Greco, một sinh viên bỏ học chủng viện và đại học Yale, đã từng xây dựng một bản sao Bethlehem và Jerusalem thu nhỏ được làm từ ván ép, sắt vụn và phế liệu. Những năm làm việc khó nhọc của ông đã biến đỉnh núi cheo leo thành một điểm hấp dẫn thu hút hàng ngàn khách hành hương Kitô giáo trong thập niên 1950, 60 và 70.

Cha Frank Papa, người sống cùng Greco tại Đất Thánh suốt thập niên 1970 và 80 cho biết: "Đất Thánh chính là lời cầu nguyện và sự bày tỏ đức tin Công giáo của Greco”.

Cha Papa nhớ lại Greco hành nghề luật sư vào ban ngày và đục khắc các đoạn Kinh Thánh vào đá vào ban đêm.

Anne Marie Somma cho Washington Post/Religion News Service (UCANEWS)

Hoãn phiên xử nhà hoạt động nhân quyền Công giáo

Hoãn phiên xử nhà hoạt động nhân quyền Công giáo

Việt Nam hoãn phiên tòa xét xử một trong những nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng trong bối cảnh các nhà hoạt động và các tổ chức nhân quyền quốc tế gây sức ép đòi thả tự do cho ông.

Ông Giuse Lê Quốc Quân, một luật sư Công giáo tại Hà Nội, phải ra tòa vào ngày 9 tháng 7 vì bị cáo buộc trốn thuế.

Tuy nhiên, trong thông báo gửi đến luật sư của ông Quân vào hôm thứ hai, toà án nhân dân Hà Nội cho biết phiên tòa bị hoãn lại vì thẩm phán xét xử bị bệnh cúm. Thông báo không cung cấp thông tin thời gian mới cho cuộc xét xử.

Luật sư Quân, 42 tuổi, bị cáo buộc trốn thanh toán khoản thuế 437,500,000 đồng ($20,636 USD), mà theo các tổ chức nhân quyền các cáo buộc này thường được nhà nước sử dụng để tống giam và bịt miệng các nhà chỉ trích chính phủ.

Ông bị bắt vào ngày 27 tháng 12 năm 2012, chín ngày sau khi BBC công bố một bài báo trong đó ông Quân nhận xét về việc sửa đối Hiến pháp của Việt Nam, trong đó đề cập đến sự duy trì tính độc tôn của đảng Cộng sản trong đời sống quốc gia.

Ông Quân có thể đối mặt bản án lên đến bảy năm tù giam và bị phạt nặng nếu bị kết tội.

Việc bắt giữ ông Quân đã làm các nhà hoạt động và tổ chức nhân quyền quốc tế phẫn nộ.

"Ông Lê Quốc Quân bị đưa ra xét xử bởi vì ông là một nhà phê bình nổi bật và hiệu quả", ông Brad Adams, giám đốc châu Á tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết hôm qua trước khi tin hoãn phiên tòa xét xử được công bố.

"Thay vì giải quyết sự bất mãn phổ biến với hệ thống chính trị, thất bại kinh tế, và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, chính quyền Việt Nam chỉ đơn giản bắt giam các nhà phê bình."

Một số nhà hoạt động nói rằng việc trì hoãn là dấu hiệu cho thấy chính phủ đã bắt đầu chịu áp lực dưới sức ép quốc tế.

Bà Anna Trần Thị Hương, một nhà hoạt động cho biết: "Chính phủ hoãn phiên tòa để tránh áp lực từ các nhà hoạt động trong nước và các tổ chức nhân quyền quốc tế."

"Chính phủ cũng lo ngại cuộc biểu tình bên ngoài tòa án có thể vượt khỏi sự kiểm soát. Phiên tòa sẽ thu hút rất nhiều người muốn bày tỏ ủng hộ đối với ông Quân," bà Hương nói.

Hôm qua gia đình Quân đăng tải bức thư trên mạng internet cho rằng phiên tòa là "bất hợp pháp" và gọi ông Quân là một người yêu nước cống hiến hết mình để thúc đẩy các nguyên tắc dân chủ và cố gắng xây dựng một chính phủ của dân và vì dân.

Họ cũng kêu gọi mọi người "hãy đến mà xem" phiên tòa nhằm bỏ tù một người lên tiếng cho công lý, sự thật và hòa bình.

Trong thư mới nhất được đăng trên internet, ông Quân bác bỏ các cáo buộc chống lại ông.

“Tôi chỉ là nạn nhân của các hành động và quyết định chính trị," ông nói.

UCANEWS Vietnam