NỖI ĐAU KHỔ CỦA ANH CHỊ EM CHÚNG TA LÀ NƠI GẶP GỠ CHÚA KITÔ

« Để gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống, cần phải ôm lấy cách thắm thiết những thương tích của Chúa Giêsu nơi những anh chị em đói khát, nghèo khổ, bệnh tật, tù tội của chúng ta ». Đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô khi giải thích đoạn Tin Mừng trong thánh lễ kính nhớ thánh Tôma Tông đồ. Trong thánh lễ này có các linh mục và các cộng tác viên của Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn, do ĐHY Tauran  điều hành.

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra cho các Tông đồ, nhưng thánh Tôma không có mặt : « Chúa biết tại sao Ngài thực hiện sự việc. Đối với mỗi người trong chúng ta, ngài cho thời gian mà Ngài nghĩ là thích hợp nhất. Ngài đã ban cho thánh Tôma một tuần ». Chúa Giêsu đã tỏ mình nhờ các vết thương : « Toàn thân Ngài là trong sạch, đẹp đẽ, đầy ánh sáng, nhưng những vết thương đã và luôn luôn có đó » và khi Chúa đến vào lúc tận cùng thời gian, Ngài sẽ cho chúng ta thấy các thương tích của Ngài ». Thánh Tôma muốn đặt tay vào đó để tin.

« Ngài hơi cứng đầu. Nhưng Chúa đã muốn một người cứng đầu để cho chúng ta hiểu điều gì lớn lao hơn. Thánh Tôma đã nhìn thấy Chúa, ngài đã được mời gọi xỏ ngón tay vào lỗ đinh, đặt bàn tay vào cạnh sườn và ngài đã không nói : « Quả thật, Chúa đã phục sinh ». Không ! Ngài đi xa hơn. Ngài đã nói : « Lạy Thiên Chúa ». Đây là một đệ đầu tiên đã tuyên xưng thần tính của Chúa Kitô sau phục sinh. Và ngài đã thờ lạy Người. »

« Và như thế, chúng ta hiểu đâu là ý định của Chúa cho ngài chờ đợi : dùng sự nghi ngờ của ngài và dẫn ngài không phải đến chỗ khẳng định sự phục sinh, nhưng là thần tính của Người. Con đường dẫn đến gặp gỡ Chúa Giêsu-Thiên Chúa, đó là những thương tích của Người. Không có con đường nào khác.»

« Trong lịch sử Giáo Hội, đã có một vài sai lầm trên con đường đến với Thiên Chúa. Một số đã tin rằng Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa của người Kitô hữu, chúng ta có thể tìm thấy Ngài trên con đường suy niệm, và đi xa hơn trong việc suy niệm. Đó là nguy hiểm ! Bao nhiêu người đã lạc mất trên con đường này và không đạt tới đó. Có lẽ họ đạt tới chỗ hiểu biết Thiên Chúa, nhưng không phải sự hiểu biết Chúa Giêsu-Kitô, Con Thiên Chúa, Ngôi Hai Thiên Chúa. Đó là con đường của những người theo thuyết bất khả tri… »

« Một số khác nghĩ rằng để đạt tới Thiên Chúa, chúng ta phải khổ chế, khắc khổ, và họ đã chọn con đường sám hối : chỉ sám hối và ăn chay. Và chính họ cũng không đạt tới Thiên Chúa hằng sống, Chúa Giêsu-Kitô, Thiên Chúa hằng sống. Đó là những người thuộc trường phái Pêlagiô vốn nghĩ rằng họ có thể đạt tới đó nhờ nỗ lực của họ ». Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng cách duy nhất gặp gỡ Ngài là tìm thấy các vết thương của Ngài ».

Tý Linh (Xuân Bích Việt Nam)

Theo Radio Vatican

Comments are closed.