ĐỨC GIÁM MỤC CHÍNH THỐNG KÊU GỌI ĐỪNG XUYÊN TẠC TIN TỨC VỀ HAI VỊ GIÁM MỤC BỊ BẮT CÓC TẠI SYRIA

ĐỨC GIÁM MỤC CHÍNH THỐNG KÊU GỌI ĐỪNG XUYÊN TẠC TIN TỨC VỀ HAI VỊ GIÁM MỤC BỊ BẮT CÓC TẠI SYRIA

DAMASCO: Đức Cha Timotheus Matta Fadil Alkhouri, Giám Mục chính thống Siro phụ tá Tòa Thượng Phụ Antiochia, kêu gọi đừng xuyên tạc tin tức về hai vị Giám Mục bị bắt cóc tại Siria từ gần 4 tháng nay.

Đức Cha nói với hãng thông tấn Fides như sau: Cứ mỗi tuần, vài chính trị gia hoặc nhà báo lại lôi ra vài chuyện về hai vị Giám Mục bị bắt cóc, nhưng toàn là chuyện bịa đặt, không thể kiểm chứng được. Trên thực tế, vấn đề là đã gần 4 tháng trôi qua kể từ ngày hai vị bị bắt cóc, nhưng chúng tôi vẫn không biết hai vị bị nhóm nào bắt và số phận bây giờ ra sao. Hai Giám Mục bị bắt cóc là Đức Cha Mar Gregorios Yohanna Ibrahim, thuộc giáo hội chính thống Siro và Đức Cha Boulos al Yazigi, thuộc giáo hội chính thống Hy Lạp. Một nguồn tin mới đây cho rằng hai Đức Cha bị bắt cóc để tạo áp lực buộc tòa thượng phụ chính thống Siro Antiochia phải dời từ thủ đô Damasco của Siria sang Thổ Nhĩ Kỳ, và đồng thời gây ảnh hưởng trong việc chọn người kế vị Đức Thượng Phụ Mar Ignatius Zakka I Iwas, năm nay đã 80 tuổi. Chính vì nguồn tin này mà vài ngày trước đây Tòa Thượng Phụ Antiochia đã công bố thông cáo khẳng định rằng tòa thượng phụ sẽ không chuyển dời ra khỏi Damasco, và mạnh mẽ bác bỏ tin tức xuyên tạc cho rằng hai vị Giám Mục bị bắt cóc vì những lý do tranh chấp liên giáo hội. Đức Giám Mục Matta Alkhouri, phụ tá Tòa Thượng Phụ Antiochia nói: Sự thật là cho đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn không biết lý do vì sao hai Đức Giám Mục giáo phận Aleppo lại bị bắt cóc và ai là người bắt cóc các vị. Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện xin Thiên Chúa che chở hai vị, chúng tôi không có một dấu chỉ nào cho thấy số phận của hai vị, nhưng cũng không có gì dập tắt hy vọng là các vị còn sống và vẫn mạnh khỏe. Chúng tôi chỉ muốn thiết lập những quan hệ nghiêm chỉnh và thực tế với những người có tin tức xác thực và có thể giúp giải thoát các vị. Đức Cha Matta Alkhouri cũng cho biết là có nghe tin cha Dall'Oglio, dòng Tên bị mất tích trong khi tìm cách bắt liên lạc với nhóm bắt cóc hai Đức Cha chính thống, nhưng không rõ việc gì đã xảy ra. (FIDES 10.08.13)

Mai Anh – Vatican Radio

QUYỀN CỦA THỔ DÂN GUARANÌ ĐƯỢC ĐẶT LÀM TRỌNG TÂM NGÀY THẾ GIỚI THỔ DÂN

QUYỀN CỦA THỔ DÂN GUARANÌ ĐƯỢC ĐẶT LÀM TRỌNG TÂM NGÀY THẾ GIỚI THỔ DÂN

DOURADOS: Ngày 7 tháng 8-2013, một đoàn đại biểu của tổ chức Ân Xá Quốc tế, đã viếng thăm các bộ lạc thổ dân Guaranì Kaiowá trong vùng Dourados bên Brazil.

Đoàn đại biểu tổ chức Ân Xá quốc tế do ông Salil Shetty, người Ấn Độ và là tổng thư ký tổ chức này dẫn đầu. Trong cuộc gặp gỡ, các vị lãnh đạo thổ dân đã tố giác sự chậm trễ trong việc hoạch định ranh giới đất đai của thổ dân, hay những kỳ thị bạo hành mà thổ dân phải hứng chịu khi ra khỏi hay khi ở sát biên giới lãnh thổ của mình. Thổ dân Guaranì thường bị cô lập trong những khu vực riêng biệt. Một thông cáo của Hội đồng truyền giáo thổ dân gửi đến hãng thông tấn Fides cho biết tổng thư ký Ân Xá quốc tế đã viếng thăm 16 gia đình Kaiowá từ 10 năm nay, đang sống trong những túp lều dọc quốc lộ BR 163, nơi mà các chuyến xe vận tải chở đậu nành và mía chạy suốt ngày. Chính tại đây, 5 thổ dân đã bị thiệt mạng vì xe cán và một người chết vì ngộ độc thuốc diệt trùng được xử dụng trong các nông trại vùng này.

Ông Salil Shetty, tổng thư ký Ân Xá quốc tế tuyên bố với các thổ dân: Chúng ta đang ở giữa năm 2013, và không thể đơn giản muốn làm gì thì làm với đất đai của thổ dân. Tôi đã gặp những bà mẹ mất con nhỏ và những người già khóc con lớn. Những điều này xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật mà không có cuộc điều tra nào cả. Thủ phạm các vụ giết người này vẫn tự do. Đây là một hổ nhục lớn cho toàn nước Brazil.(FIDES 090813)

Mai Anh – Vatican Radio

GIÁO PHẬN VERAPAZ COBAN BÊN GUATEMALA CỨU TRỢ 4 LÀNG BỊ LŨ LỤT

GIÁO PHẬN VERAPAZ COBAN BÊN GUATEMALA CỨU TRỢ 4 LÀNG BỊ LŨ LỤT

SAN PEDRO CARCHÁ: Theo lời kêu gọi của ĐC Rodolfo Velenzuela, Giám Mục giáo phận Verapaz Coban bên Guatemala, tín hữu đã quảng đại tham gia công tác cứu trợ nạn nhân của 4 làng vị lũ lụt trong vùng Santa Catalina La Tinta.

Cứ điểm truyền giáo tại Alta Verapaz, do các tu sĩ dòng Salesien điều hành, đã lập tức cứu trợ các gia đình nạn nhân thiên tai, vì họ đã mất tất cả mọi sự, nhà cửa, của cải, súc vật và mùa màng trôi theo nước lũ. Vùng này có tới 250 ngàn dân cư. Công tác cứu trợ đã rất khó khăn vì đường đi đã bị đất lở lấp kín. Chỉ sau 4 giờ đi xe và 3 giờ đi bộ các toán cứu trợ mới tới được với dân hai làng Kaqiha' và Samiha. Dân chúng các làng này thuộc thổ dân Qe'qchi, thường là nạn nhân của các hoàn cảnh sống khó khăn và các vấn đề xã hội (FIDES 8-8-2013).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

CÁC GIÁM MỤC MARONÍT LIBĂNG KÊU GỌI DUY TRÌ TÍNH TRUNG LẬP CỦA ĐẤT NƯỚC

CÁC GIÁM MỤC MARONITE LEBANON KÊU GỌI DUY TRÌ TÍNH TRUNG LẬP CỦA ĐẤT NƯỚC

DIMANE: Trong thông cáo công bố sau phiên họp nhóm tại Dimane ngày mùng 7 tháng 8-2013, các Giám Mục Libăng kêu gọi chính quyền và mọi lực lượng chính trị xã hội duy trì đất nước trong tình trạng trung lập, không để bị lôi cuốn vào trong chiến tranh xung khắc và bạo lực.

Phiên họp hàng tháng đã do Đức Hồng Y Bechara Butros Rai, Thượng Phụ Maronít Lebanon chủ tọa. Trong thông cáo các Giám Mục Lebanon cũng thẳng thắn phê bình hai khối chính trị chống đối nhau: khối ”14 tháng 3” và khối ”mùng 8 tháng ba”, vì đã gây tê liệt cho cơ cấu quốc gia đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng. Các Giám Mục Lebanon bầy tỏ âu lo của toàn dân trước các chia rẽ triệt để của giới lãnh đạo chính trị, chia thành hai nhóm đối đầu nhau, muốn độc quyền cai trị đất nước, và áp đặt lập trường của mình trên những người khác. Các Giám Mục nhấn mạnh rằng các chia rẽ đó xem ra đâm rễ sâu trong các luận lý lợi nhuận riêng tư và nạn gian tham hối lộ lan tràn. Tình trạng suy đồi này cho thấy cần phải cấp thiết có một chính quyền hữu hiệu có khả năng bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và an ninh. Ngoài ra cũng cần phải có một hệ thống bầu cử cho phép tái hồi sinh nền dân chủ, và canh tân giai tầng chính trị ưu việt đích thật qua sự đại diện của tất cả mọi đảng phái tại Lebanon, dựa trên sự bình đẳng theo tinh thần của Hiến pháp quốc gia.

Liên quan tới vấn đề của người tị nạn tại Syria, các Giám Mục Maronite Lebanon lập lại lời kêu gọi liên đới với các anh chị em này. Nó là một bổn phận quốc gia, nhưng rất tiếc là thiếu việc tổ chức tiếp đón và phối hợp. Sự kiện các người di cư sẽ phải lưu lại lâu trên đất Lebanon có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực và nguy hại cho thế quân bình của xã hội Lebanon. Ngoài ra các Giám Mục cũng tỏ tình liên đới với các lực lượng quân đội Lebanon mới bị không lực Syria tấn kích trên vùng biến giới (FIDES 8-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

TỔNG GIÁO PHẬN PARIS TỔ CHỨC RƯỚC KIỆU KÍNH ĐỨC MẸ TRÊN SÔNG SEINE

TỔNG GIÁO PHẬN PARIS TỔ CHỨC RƯỚC KIỆU KÍNH ĐỨC MẸ TRÊN SÔNG SEINE

PARIS: Trong các ngày 14 và 15 tháng 8 nhân lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời tổng giáo phận Paris tổ chức buổi rước kiệu ban đêm kính Đức Mẹ trên sông Seine.

Năm nay sẽ có 4,500 tín hữu tham dự cuộc rước kiệu ban chiều với 15 con tầu trên sông Seine. Trong khi chiều ngày 15 tháng 8 sẽ có cuộc rước kiệu đi bộ với sự tham dự của hơn 10,000 người. Các buổi lễ sẽ do Đức Hồng Y André Vingt Trois, Tổng Giám Mục Paris chủ sự trong khuôn khổ mừng kỷ niệm 850 năm nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris. Năm nay nhà thờ chính tòa cũng tiếp đón 150,000 tín hữu thăm viếng và hành hương. Thánh lễ đại trào ngày 15 tháng 8 sẽ được đài truyền hình 2 của Pháp trình chiếu trực tiếp trên hệ thống truyền hình Âu châu. Đức Hồng Y cũng sẽ khánh thành cuộc triển lãm 4 bức thảm thêu thuộc thế kỷ XVII, tả lại cuộc đời Đức Mẹ Maria. Các công trình nghệ thuật này đã được vua Louis XIII cho làm để tặng nhà thờ chính tòa Paris khi nhà vua thánh hiến nước Pháp cho Đức Trinh Nữ Maria năm 1638 (SD 8-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CÁC GIÁM MỤC GUATEMALA KHÍCH LỆ TÍN HỮU RAO TRUYỀN TIN MỪNG

CÁC GIÁM MỤC GUATEMALA KHÍCH LỆ TÍN HỮU RAO TRUYỀN TIN MỪNG

THÀNH PHỐ GUATEMALA: Trong thư mục vụ công bố nhân Năm Đức Tin các Giám Mục Guatemala khích lệ tín hữu ý thức được sự cấp thiết phải loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người chưa biết Chúa mà không có thành kiến hay óc phe phái.

Trong thư các Giám Mục khẳng định rằng tín hữu không tin cho chính mính, để có thể là tín hữu cần phải thông truyền, phố biến và làm chứng niềm vui của đức tin. Năm Đức Tin không phải là năm tưởng niệm, nhưng là một thời gian canh tân, lấy đà tạo dựng để dấn thân rao truyền Tin Mừng trong các tình trạng mới của thế giới ngày nay. Việc thông truyền đức tin là phần của cuộc sống Kitô. Trong xã hội và nền văn hóa ngày nay có ba lãnh vực cần phải gieo vãi và thông truyền đức tin và để cho quyền năng biến đổi của Tin Mừng hoạt động: đó là gia đình, nơi làm việc và cộng đoàn.

Tiếp tục thư mục vụ các Giám Mục Guatemala nhấn mạnh rằng các tương quan nhân bản không chỉ được xây dựng trên công lý và sự bình đẳng, mà cũng được ghi dấu bởi sự nhưng không thúc đẩy tình liên đới và sự hòa giải. Các Giám Mục cũng ôn lại lịch sử truyền giáo tại Guatemala từ các nạn bạo lực của thời thuộc địa, tới chứng tá của những người bênh vực các thổ dân, từ các xung đột vũ trang thời nay tới các hy sinh của biết bao nhiêu thừa sai nam nữ bị sát hại vì bênh vực phẩm giá và sự tự do, từ các công tác bác ái trợ giúp xã hội giáo dục do Giáo Hội điều khiển cho tới các thách đố của xã hội ngày nay muốn loại bỏ Thiên Chúa và tầm thường hóa đức tin. Các Giám Mục mời gọi tín hữu chú ý tới các năng động văn hóa ngăn cản con người đặt ra các vấn nạn nền tảng của cuộc sống, và biến họ thành nạn nhân của các quan niệm phiếm diện hời hợt giản lược vào các lợi nhuận cá nhân. Việc khước từ một quy chiếu luân lý đạo đức đại đồng trong tất cả mọi bình diện xã hội được diễn tả ra trong sự gian tham hối lộ, giải tán cơ chế gia đình, không tôn trọng sự sống, gạt bỏ ngoài lề và bất bình đẳng xã hội.

Các Giám Mục cũng tố cáo nạn các hình thái tôn giáo lan tràn lèo lái con người và làm thương mại tôn giáo. Sau cùng các Giám Mục mời gọi hàng giáo sĩ tu sĩ canh tân việc gặp gỡ Chúa Giêsu để loại trừ sự vô cảm, lối sống sang trọng và các tư tưởng mục vụ thần học mau tàn phai, và đẩy mạnh việc thông truyền Lời Chúa và lời cầu nguyện. Các Giám Mục cũng khuyến khích giáo dân lãnh trách nhiệm trong gia đình, tại nơi làm việc, chia sẻ các sinh hoạt xã hội khác nhau và làm chứng cho Chúa Kitô (SD 9-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BRASIL PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH THĂNG TIẾN SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BRASIL PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH THĂNG TIẾN SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI

BRASILIA: Hôm mùng 10 tháng 8-2013 Hội Đồng Giám Mục Brasil đã phát động chiến dịch săn sóc sức khỏe cho tất cả mọi người với khẩu hiệu ”Sức khỏe là một quyền của tất cả mọi con cái Chúa”.

Mục đích của chiến dịch này là yêu cầu chính quyền dành 10% lợi tức quốc gia cho việc thăng tiến sức khỏe cho người dân. Việc lơ là với các săn sóc y tế cho dân đã là một trong các lý do của các cuộc xuống đường biểu tình phản đối của dân chúng trong các tháng qua tại Brasil. Đức Cha Ulrich Steiner, Giám Mục phụ tá tổng giáo phận Brasilia, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Brasil, cho biết Giáo Hội công giáo đã thu thập được 865,118 chữ ký ủng hộ chiến dịch công khai này. Danh sách này có thể hiệp nhất với danh sách do các tổ chức giáo dân phát động như là thành phần của phong trào rộng lớn hơn có tên gọi là ”Ủy ban sức khỏe cộng 10”. Đây là phong trào thăng tiến một dự luật do các sáng kiến của người dân nhằm gây áp lực để chính quyền ban hành một đạo luật liên quan tới việc săn sóc sức khỏe cho mọi người dân trong nước. Tham dự phong trào này có khoảng 100 tổ chức trong đó có Trung tâm nghiên cứu sức khỏe Brasil, Tổ chức các trạng sư Brasil, Hội đồng liên bang y khoa và hội đồng lập hiến bang Minas Gerais.

Từ tháng ba năm nay các tổ chức thuộc phong trào nói trên đã bắt đầu huy động dư luận quần chúng để đạt mục đích này. Đức Cha Steiner nói mục đích chiến dịch là chứg minh cho thấy rằng sức khỏe là một quyền của tất cả mọi người là con cái của Thiên Chúa, đặc biệt tại những vùng thiếu thốn nhất. Các đại diện của phong trào đã trình lên quốc hội Brasil một danh sách hơn 1 triệu 800 ngàn chữ ký. Chúng tôi kêu gọi quốc hội lắng nghe các nhu cầu của người dân. Các Giám Mục Brasil cho rằng cần phải bảo đảm việc săn sóc sức khoẻ cho cả các thổ dân. Ông Ronald Fereira, chủ tịch Liên hiệp dược sĩ Brasil nói rằng ở đây chúng ta thấy chính người dân ý thức được trách nhiệm đối với lịch sử cuộc sống của họ. Đã từ lâu các Giám Mục Brasil dành rất nhiều chỗ cho mục vụ sức khỏe và việc bảo vệ và săn sóc sức khỏe cho người dân trên toàn nước, và đề tài thăng tiến sức khỏe cũng đã được chọn cho chiến dịch huynh đệ bắt đầu từ tháng 2 năm ngoái 2012 (SD 10-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Tình yêu của Thiên Chúa là kho tàng đích thật của chúng ta. Nó trao ban ý nghĩa cho mọi thực tại cuộc sống

Tình yêu của Thiên Chúa là kho tàng đích thật của chúng ta. Nó trao ban ý nghĩa cho mọi thực tại cuộc sống

Tình yêu của Thiên Chúa là kho tàng đích thật của chúng ta. Đó là một tình yêu trao ban giá trị và vẻ đẹp cho tất cả mọi sự, một tình yêu trao ban sức mạnh cho gia đình, công việc làm ăn, học hành, tình bạn, nghệ thuật và mọi sinh hhoạt của con người. Nó cũng trao ban ý nghĩa cho cả các kinh nghiệm tiêu cực và tội lỗi của chúng ta nữa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trện với mấy chục ngàn tín hữu và du khàch hanh hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật hôm qua.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Lc 12,32-48) nói với chúng ta về cuộc gặp gỡ cuối cùng với Chúa Kitô, một ước mong làm cho chúng ta luôn luôn sẵn sàng với tâm trí tỉnh thức, bởi vì chúng ta chờ đợi cuộc gặp gỡ đó với tất cả con tim, với tất cả chính mình. Đây là một khía cạnh nền tảng của cuộc sống. Có một ước mong rõ ràng hay dấu kín, mà tất cả chung ta đều có trong tim. Tất cả chúng ta đều có trong tim ước mong đó.

Thật là quan trọng nhìn giáo huấn này của Chúa Giêsu trong bối cảnh cụ thể, hiện sinh, trong đó Người đã truyền lại nó. Trong trường hợp này thánh sử Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đang cùng với các môn đệ đi về Giêrusalem, đi về lễ Vượt Qua cái chết và sự sống lại của Người, và trên con đường đó Người giáo dục các ông, bằng cách thổ lộ cho các ông biết điều Người mang trong tim, các thái độ sâu thẳm của tâm hồn Người. Trong các thái độ đó có sự tách rời khỏi của cải trần gian, tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa Cha, và tỉnh thức nội tâm, hoạt động chờ đợi Nước Thiên Chúa. Đối với Chúa Giêsu đó là sự chờ đợi việc trở về nhà Cha. Đối với chúng ta thì đó là chờ đợi chính Chúa Kitô, Đấng sẽ đến đem chúng ta vào lễ hội vô tận, như Người đã làm với Mẹ Maria Rất Thánh, đem Mẹ về Trời với Người.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Tin Mừng này muốn nói với chúng ta rằng kitô hữu là một người mang trong con tim một ước mong vĩ đại, một ước mong sâu thẳm: ước mong gặp gỡ Chúa của mình, cùng với các anh chị em khác, bạn đường của mình. Tất cả những điều này Chúa Giêsu nói với chúng ta qua một câu nổi tiếng của Người: ”Kho tàng của các con ở đâu thì lòng các con cũng ở đó” (Lc 12,34). Tất cả chúng ta đều có một ước mong. Thật là đáng thương người không có ước mong! Ước mong tiến tới, tiến về chân trời đối với kitô hữu chúng ta là sự gặp gỡ với Chúa Giêsu, là sự sống và niềm vui khiến cho chúng ta hạnh phúc. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đưa ra hai câu hỏi: thứ nhất: tất cả anh chị em, anh chị em có một con tim ước mong không? Hãy suy nghĩ và trả lời trong thinh lặng. Và Đức Thánh Cha hỏi lại:

Bạn có một con tim ước mong hay một con tim khép kín, một con tim say ngủ, một con tim bị thuốc mê đối với các điều xinh đẹp trong đời? Ước mong tiến tới gặp gỡ Chúa Giêsu… Và câu hỏi thứ hai là kho tàng mà bạn ước mong ở đâu? Đối với bạn thực tại nào quan trọng nhất, qúy báu nhất, thu hút bạn như một nam châm? cái gì lôi kéo con tim bạn? Tôi có thể nói đó là tình yêu Thiên Chúa không? Đó là ước muốn làm sự lành cho người khác? Sống cho Chúa và cho các anh chị em khác? Tôi có thể nói điều đó không? Mỗi người hãy trả lời trong con tim của mình. Nhưng mà có người có thể nói với tôi rằng: Thưa cha, con là một người làm việc, có gia đình, đối với con thực tại quan trọng nhất là lo cho gia đình tiến tới, là công việc làm… Chắc chắn là đúng rồi, nó quan trọng, nhưng mà đâu là sức mạnh giữ cho gia đình hiệp nhất? Đó chính là tình yêu và ai gieo tình yêu vào con tim chúng ta? Thiên Chùa. Tình yêu của Thiên Chúa. Và Đức Thánh Cha quảng diễn thêm như sau:

Chính tình yêu của Thiên Chúa trao ban ý nghĩa cho các dấn thân bé nhỏ thường ngày và giúp đương đầu với các thử thách lớn lao. Đó là kho tàng đích thật của con người. Tiến tới trong cuộc sống với tình yêu, với tình yêu mà Chúa đã gieo vào lòng, với tình yêu của Thiên Chúa. Và đó là kho tàng đích thưc. Nhưng mà tình yêu của Thiên Chúa là gì?. Nó không phải là cái gì mơ hồ, một tâm tình tổng quát; tình yêu của Thiên Chúa có một tên gọi và một gương mặt: đó là Đức Giêsu Kitô. Chúa Giêsu. Tình yêu của Thiên Chúa tự biểu lộ ra nơi Chúa Giêsu, bởi vì chúng ta không thể yêu không khí… Không, chúng ta không thể. Chúng ta yêu các con người, và người mà chúng ta yêu là Chúa Giêsu, ơn của Thiên Chúa Cha giữa chúng ta. Đó là một tình yêu trao ban giá trị và vẻ đẹp cho tất cả mọi sự còn lại, một tình yêu trao ban sức mạnh cho gia đình, công việc làm, học hành, tình bạn, nghệ thuật và mọi sinh hoạt của con người. Và nó cũng trao ban ý nghĩa cho cả các kinh nghiệm tiêu cực nữa, bởi vì tình yêu đó cho phép chúng ta đi xa hơn các kinh nghiệm, đi xa hơn và không là tù nhận của sự dữ, nhưng khiến cho chúng ta vượt xa hơn, luôn mở ra cho chúng ta niềm hy vọng. Đó, tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu luôn luôn mở chúng ta ra cho niềm hy vọng, cho chân trời của niềm hy vọng, cho chân trời cuối cùng của cuộc hành hương. Như thế cả các mệt nhọc, các ngã qụy cũng có một ý nghĩa. Cả các tội lỗi của chúng ta cũng tìm ra một ý nghĩa trong tình yêu của Thiên Chúa, bởi vì tình yêu đó của Thiên chúa nơi Đức Giêsu Kitô luôn luôn tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta đến độ luôn luôn tha thứ cho chúng ta.

Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, hôm nay trong Giáo Hội chúng ta nhớ thánh nữ Chiara thành Assisi, là người đã theo gót thánh Phanxicô bỏ tất cả để thánh hiến mình cho Chúa Kitô trong sự nghèo khó. Thánh nữ Chiara cho chúng ta một chứng tá rất đẹp về Tin Mừng hôm nay: xin thánh nữ giúp chúng ta cùng với Đức Trinh Nữ Maria cũng sống Tin Mừng ấy, mỗi người theo ơn gọi riêng của mình.

Rồi Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người:

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết thứ năm tới đây là lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời. Chúng ta hãy nghĩ tới Mẹ chúng ta đã về Trời với Chúa Giêsu và trong ngày đó chúng ta hãy mừng lễ Mẹ. Tôi cững muốn gửi một lời chào tới các tín hữu hồi, anh em của chúng ta, trên toàn thế giới, vừa mới kết thúc tháng chay tịnh Ramadan, dành đặc biệt cho việc ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí. Như tôi đã viết trong Sứ điệp của tôi cho dịp này, tôi cầu chúc rằng các tín hữu kitô và hồi giáo dấn thân thăng tiến sự tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt qua việc giáo dục các thế hệ mới. Tiếp đến Đức Thánh đã chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau và chúc mọi người những ngày hè bổ ích.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y PETER TURKSON KÊU GỌI CỘNG TÁC XÂY DỰNG HÒA BÌNH

ĐỨC HỒNG Y PETER TURKSON KÊU GỌI CỘNG TÁC XÂY DỰNG HÒA BÌNH

NAGASAKI: Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình kêu gọi cộng tác xây dựng hòa bình qua lời cầu nguyện và noi gương yêu thương tha thứ của Chúa Kitô.

Đức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân bom nguyên tử, cử hành tại Nagasaki sáng ngày mùng 9 tháng 8-2013. Cùng đồng tế với Đức Hồng Y có các Giám Mục Nhật bản. Giảng trong thánh lễ Đức Hồng Y đã nêu bật hòa bình là ơn Thiên Chúa ban, nhưng nó cũng là hoa trái sự cộng tác của nhân loại với Thiên Chúa. Loài người phải kiên trì làm việc để vun trồng hòa bình với tình yêu thương và sự tha thứ. Chúa Giêsu đã dậy cho các môn đệ biết rằng hòa bình và hạnh phúc đích thực được tình yêu của Thiên Chúa rộng ban cho con người, nhưng chúng vượt xa hơn lãnh vực thời gian. Con người cần tìm kiếm hòa bình bằng lời cầu nguyện và kiên trì noi gương sống của Chúa Kitô.

Chiều mùng 8 tháng 8-2013 Đức Hồng Y đã tham dự buổi lễ liên tôn tại đài tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử trong công viên Nagasaki. Trong lời nguyện dâng lên Thiên Chúa từ nhân, Đức Hồng Y Turkson đã nhắc tới biết bao nhiêu triệu người phải khổ đau bởi chiến tranh, xung khắc tàn bạo vô lý, bởi nạn nghèo đói, bởi thiên tai, bởi cung cách sống tàn ác với nhau, cũng như bởi thái độ thờ ơ lan tràn trên thế giới. Đức Hồng Y ước mong một ngày kia thế giới có thể sống trong hòa bình, không còn bạo lực, không còn khổ đau và nước mắt nữa. Ngài xin Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa bình, giúp con người hiểu rằng hòa bình đầu tiên cần đạt tới là hòa bình của một con tim tự do khỏi tội lỗi.

Đức Hồng Y Turkson đã viếng thăm Nhật Bản theo lời mời của Hội Đồng Giám Mục nước này, nhân chiến dịch ”Mười ngày cho hòa bình” do các Giám Mục Nhật phát động, để tưởng niệm các nạn nhân của hai trái bom nguyên tử nổ ngày mùng 6 tháng 8 năm 1945 tại Hiroshiama và ngày mùng 9 tại Nagasaki, khiến cho 300.000 người chết tức khắc, và hàng trăm ngàn người khác chết vì chất phóng xạ những tháng năm sau đó (SD 8.9-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

GIÁO HỘI CZECH DÀNH ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO NGƯỜI DU MỤC

GIÁO HỘI CZECH DÀNH ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO NGƯỜI DU MỤC

PRAHA: Đức Hồng Y Dominik Duka, Tổng Giám Mục Praha kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Czech, cho biết Giáo Hội tại đây dành ưu tiên mục vụ cho các người du mục Rom.

Đức Hồng Y đã cho biết như trên trong cuộc hội kiến với bà Monike Shimunková, ủy viên chính quyền đặc trách về các quyền con người. Trong cuôc hội kiến hai bên cũng đã đề cập tới tình trạng khó khăn trong một vài vùng có đông người Rom sinh sống, đặc biệt là mạn tây bắc và mạn nam vùng Boemia. 80% những người được hưởng các trợ giúp của Caritas Czech về vật chất kinh tế và cả giáo dục là người Rom. Đức Hồng Y Duka đã ca ngợi các tu sĩ Salesien thành công trong việc đưa vấn đề ra trước dư luận quốc gia trong các cuộc thảo luận công khai trên đài truyền hình. Bà Monike cho biết nhà nước Czech sẽ soạn thảo một dự án liên quan tới việc trợ giúp các người du mục (SD 8-8-2013)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

1 TRIỆU NGƯỜI NGA HÀNH HƯƠNG THỜ KÍNH THẬP GIÁ THÁNH ANRÊ

1 TRIỆU NGƯỜI NGA HÀNH HƯƠNG THỜ KÍNH THẬP GIÁ THÁNH ANRÊ

MOSCOW: Hơn 1 triệu người Nga đã hành hương kính viếng thập giá Thánh Anrê, được trưng bày nhân dịp kỷ niện 1025 năm nước Nga chịu phép Rửa Tội.

Tục truyền, thánh Anrê đã bị đóng đinh trên thập giá này. Thập giá thánh Anrê đã được trưng bày suốt 23 ngày tại Nga, Ucraine và Bielorussia cho tín hữu kính viếng từ 11 tháng 7 đến mùng 2 tháng 8. Nhiều người đã phải xếp hàng chờ đợi từ 30 phút đến 9 tiếng đồng hồ để được vào bái quỳ cầu nguyện trước thánh tích này. Trong nhiều trường hợp, nhà thờ đã phải mở cửa suốt đêm để thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng của các tín hữu.

Thánh tích thập giá thánh Anrê đã được quỹ ”Anrê, người được gọi đầu tiên” đưa từ Patrasso bên Hy Lạp, nơi truyền thống cho rằng thánh Anrê bị đóng đinh hồi năm 62, đến San Petersburg ngày 11 tháng 7. Hồi năm 2011, quỹ này cũng đã đưa thánh tích giải thắt lưng của Đức Mẹ thánh du nước Nga, và đã có hơn 3 triệu tín hữu viếng thăm thánh tích này. Giải thắt lưng của Đức Mẹ vẫn được giữ gìn tại núi Athos bên Hy Lạp. (CSD 7-8-2013)

Mai Anh – Vatican Radio

CARITAS CONGO CỨU TRỢ MỘT TRIỆU NGƯỜI TỴ NẠN TẠI GOMA

CARITAS CONGO CỨU TRỢ MỘT TRIỆU NGƯỜI TỴ NẠN TẠI GOMA

KINSHASA: Khoảng 1 triệu người Congo đang được đón tiếp và phân phối trong 30 trại tỵ nạn ở Goma, thủ phủ vùng Bắc Kivu, nằm về mạn Đông nước cộng hòa dân chủ Congo, nơi có các cuộc giao tranh khốc liệt giữa quân đội chính quy Congo và các nhóm du kích, trong đó có lực lượng M23.

Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang mạng của tổ chức bác ái Secours Catholique của Pháp, ông Francois Soulage, chủ tịch tổ chức, đã cho biết như trên. Ông vừa trở về sau một chuyến viếng thăm Goma. Ông nói thêm là những người tỵ nạn phải đốn cây lấy củi để sưởi ấm. Họ không có nguồn lợi tức nào và hoàn toàn tùy thuộc vào chương trình lương thực thế giới, gọi tắt là PAM. Tổ chức Caritas địa phương cộng tác chặt chẽ với PAM để bảo đảm việc phân phát thực phẩm cho người tỵ nạn.

Bắc Kivu là một lãnh thổ rộng lớn phì nhiêu, đủ sức để nuôi sống người dân trong vùng. Tuy nhiên, vì chiến tranh, vì nạn quân du kích cướp bóc súc vật chăn nuôi, các nông dân không có vật dụng cần thiết để trồng cấy cày bừa và phải bỏ hoang ruộng vườn chạy lên tỉnh thành tỵ nạn. Để đối phó với tình trạng này, Caritas địa phương đã cộng tác với Secours Catholique thành lập những hệ thống dẫn nước nhỏ và nhất là thành lập những cộng đoàn giáo hội sống động. Đây là những tế bào hoạt động mạnh trong cơ cấu giáo xứ, với khoảng 30 hộ gia đình dưới sự lãnh đạo của một thành viên Caritas địa phương, chia sẻ một phần lợi tức để hỗ trợ những người khó khăn thiếu thốn nhất trong nhóm. Ông chủ tịch tổ chức Secours Catholique Pháp nhận định: Hiện nay, Giáo Hội công giáo Congo thay thế chỗ của một chính quyền đang bị phá sản. Chỉ có điều khác là Giáo Hội không có những phương tiện của chính quyền. Quả thật Giáo Hội Công Giáo tại Cộng hòa dân chủ Congo là một yếu tố phát triển vì các cộng đoàn cơ bản tại đây rất đa điện và uyển chuyển trong hoạt động của mình. (FIDES 6-8-2013)

Mai Anh – Vatican Radio

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỘT XUẤT THĂM KHU VỰC KỸ NGHỆ CỦA THẢNH VATICAN

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỘT XUẤT THĂM KHU VỰC KỸ NGHỆ CỦA THẢNH VATICAN

VATICAN: Sáng thứ sáu 9 tháng 8-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất thình lình đến thăm khu vực kỹ nghệ trong nội thảnh Vaticăng, trước sự ngỡ ngàng vui sướng của các nhân viên. Ngài chào thăm và nói chuyện với các nhân viên của xưởng mộc, nhà máy điện, phòng thí nghiệm thủy điện lực và một kho chứa hàng.

Đức Thánh Cha đã đến khu vực này lúc sau 9 giờ, ngài vào các xưởng máy và chào nhân viên. Chuyến viếng thăm kéo dài 20 phút. Đức Thánh Cha đã chăm chú lắng nghe lời giải thích của một nhân viên trung tâm nhiệt năng và bắt tay ba nhân viên khác đang làm việc tại đây. Nghe tin Đức Thánh Cha đến thăm, các nhân viên toàn khu vực kỹ nghệ đã chạy ra chào và Đức Thánh Cha đã bắt tay từng người và chúc họ làm việc tốt. Sau đó ngài lên chiếc xe C1 nhỏ của ông quản gia Sandro Mariotti rồi trở về nhà trọ Thánh Martha.

Chuyến viếng thăm ngắn gọn, nhưng đủ cho Đức Thánh Cha có ý niệm về sinh hoạt của các nhân viện một khu vực ít người để ý trong nội thành Vatican có từ thời Đức Giáo Hoàng Pio XI. Và chắc chắn đây chưa phải là chuyến viếng thăm đột xuất cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các nhân viên làm việc trong Quốc gia thành phố Vatican (SD 9-8-2013).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

NỖI NHỚ

NỖI NHỚ

Lúc không biết, giờ không ngờ….

Nhờ khoa học, vốn học, thời nay, con người ta đang biết quá nhiều chuyện trên đời, kể cả những điều bí mật nhất trong vũ trụ, trong thiên nhiên. Tiếc là, chỉ còn một điều mà cả triệu năm rồi chưa ai dám nói mình biết: giờ chết. Giờ chết của chính mình thì không biết đã đành, giờ chết của người thân đang nằm hấp hối trước mắt mình kia, đôi khi cũng đoán non đoán già mà không chính xác nổi. Đúng là sự chết thì cố định, giờ chết thì bất ngờ.

Đã không biết giờ chết, đôi khi chúng ta lại còn không muốn biết, không dám biết, không cần biết, chẳng quan tâm đến sự chết… vì muốn cho cuộc sống mình cứ thoải mái khỏi bị ám ảnh về một lần từ biệt, một lần chỉ đi từ nhà ra tới nghĩa trang thôi mà là chuyến đi xa muôn trùng:

Tưởng gần mà lại hóa xa

Ấy lần từ biệt căn nhà trần gian

Bao nhiêu đưa tiễn bàng hoàng

Tưởng người bất động trong quan tài buồn

(Hồ Giang A)

Nếu các Ki-tô Hữu Công Giáo hiểu rằng sự chết cố định, giờ chết bất ngờ, ý nghĩa của sự chết là một cuộc trở về quê hương mới, hẳn không cần bận tâm tới giờ chết nữa, nhưng điều đáng bận tâm là việc chuẩn bị cho sự chết thế nào, để biến cố ấy kết thúc một hành trình quý giá, và mở ra một cuộc sống mới với Thiên Chúa, một cuộc sống mới của thần linh. Chúng ta vẫn nghe, vẫn hát: “Cuộc sống này chỉ thay đổi mà không mất đi” (Kinh Tiền Tụng lễ cầu hồn – Bài hát Sự Sống Thay Đổi, Ns. Phanxicô). Thay đổi như thế nào?  Nếu chỉ dừng lại ở điểm “thay đổi” thôi, thì vẫn còn mơ hồ lắm. Có nhiều người vẫn ước gì thay đổi có nghĩa là mình sẽ lại tiếp tục làm người, nhưng là người tốt lành thánh thiện. Sao không xác tín cách mạnh mẽ rằng: việc thay đổi ấy là thay đổi tình trạng sống tạm bợ thành tình trạng sống vĩnh cửu, thay đổi từ tình trạng “người” sang tình trạng “thần linh”?

 

Chuẩn bị là sống mật thiết với Chúa Giê-su

Như vậy, việc chuẩn bị cho sự chết phải là việc sống thiết thân với Chúa Giê-su, trở thành bạn hữu của Chúa Giê-su trong cõi sống trần gian này, để được sống, được là bạn hữu của Thiên Chúa trong cõi sống muôn đời.

Không! Người đang hát lời thương

Hân hoan về với quê hương muôn đời

Bởi trong suốt cuộc làm người

Đã nên bạn hữu của Người, Giê-su

(Hồ Giang A)

Chuẩn bị bằng việc sống thiết thân với Chúa Giê-su là nghe và thực hiện Lời Người đã dạy, đi con đường Ngài đã đi, yêu như Ngài đã yêu, sống như Ngài đã sống, đồng hình đồng dạng, đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng bàn với Ngài trong mọi tình huống cuộc đời.  Và cuối cùng, cùng chết với Ngài để hoàn tất lời xin vâng tuyệt đối, để được cùng sống lại với Ngài, để làm vinh danh Thiên Chúa Cha, trở về với Cha. Việc chuẩn bị ấy, Chúa Giê-su gọi là biết “thắt lưng, thắp đèn, tỉnh thức” đón chờ Chúa đến. Cụ thể hơn, kết hiệp với Thánh Thể Chúa Giê-su. Tôi nhớ lần thăm anh bạn bịnh ung thư nằm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Sau mấy lời thăm, anh cảm ơn, rồi nắm lấy tay tôi và nói: “Anh Hoàng ơi! Tôi tạ ơn Chúa.  Ung thư, đau đớn lắm, nhưng để mình có thời gian chuẩn bị đón Chúa đến, trở về với Chúa. Có các Sơ đem Của Ăn Đàng cho tôi anh à. Mừng lắm”. Sau sáu tháng kiên trì, chờ đợi, Anh đã được Chúa gọi về ngay hôm lễ Chúa Lên Trời 2013.

 

Trong khi đó, ma quỷ không muốn cho con người hiểu rằng chết là hạnh phúc, là cuộc trở về với sự sống ngàn thu, nhờ tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh. Bởi vì, chính Chúa Giê-su đã chiến thắng sự chết do tội lỗi và mở lối cho con người vào sự sống muôn đời của Thiên Chúa. Ma quỷ không muốn cho ai được cứu rỗi. Vì thế, chúng vẫn luôn luôn vẽ ra cho con người về sự kinh khủng của cái chết, cho con người tiếc nuối về sự sống với bao nhiêu khoái lạc ở trần gian, cho con người tìm đủ cách để kéo dài sự sống tạm bợ này.

Ma quỷ rất sợ chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su để chuẩn bị đàng hoàng cho chuộc gặp gỡ ấy. Vì thế, chúng luôn tìm cách tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Giê-su. Đã vậy, đối với những con người chưa tin vào Thiên Chúa, chúng gieo trong lòng họ tư tưởng rằng ‘chẳng có Thiên Chúa đâu, chết là hết, nên chi phải hưởng thụ đời này cho no say, cho bưa, cho đã’. Với các Ki-tô hữu, chúng lại gieo tư tưởng nguy hiểm nhất rằng: chưa chết đâu, còn lâu mới chết! “Em rất khỏe, trẻ, đẹp, giàu, sang, hiền lành, phúc hậu, đạo đức, nết na… và nhất là “em chưa chết đâu em, em hãy còn sống lâu, đẹp mãi”. Cơn cám dỗ ấy thật dễ nghe, dễ chịu. Từ đó, con người ta ra công lo cho cái trẻ, cái đẹp, cái giàu sang hưởng thụ ở sự sống đời này, mà quên hẳn đi chuẩn bị cần thiết cho giờ Chúa đến. Khi các Ki-tô hữu Công Giáo quên hẳn đi việc kết hiệp với Chúa Giê-su, lao mình vào các cuộc ăn chơi hưởng thụ vật chất đời này, ấy là lúc ma quỷ ăn mừng thành công vĩ đại của nó. Chúng nó còn mừng vui hơn nữa khi thấy những người mắc bẫy của chúng là những người đáng lý ra phải làm gương sáng về việc chuẩn bị.

 

Nhớ đến Chúa Giê-su

Thiết tưởng, trong cuộc đời, mỗi chúng ta có trăm ngàn chuyện nhớ, nỗi nhớ. Mà nỗi nhớ quan trọng nhất cho đời sau là nhớ đến Chúa Giê-su, Đấng Cứu Chuộc ta, thì chúng ta lại quên.

Những người tình nhớ nhau, nhớ quay quắt, nhớ điên dại, nhớ hình dáng, tiếng nói, nhớ cái nắm tay, nhớ nụ hôn nồng, nhớ kỷ niệm bềnh bồng lãng du lãng mạn…Sao chúng ta lại không thể nhớ đến Chúa Giê-su với một chút nồng nàn như ta nhớ đến chuyện tình, tiền trên gian trần này? Câu trả lời rất đơn giản vì ta đang yêu Chúa Giê-su quá ít!

Xin mượn mấy câu thơ của Hương Nam, trong bài “Ước Gì, Nỗi Nhớ…”

Ước gì nỗi nhớ Thiên Đàng

Gấp đôi nỗi nhớ trần gian hư phù

Mỗi ngày nhớ Chúa Giê-su

May ra hiểu cõi thiên thu thế nào…

 

Lạy Chúa, xin cho chúng con yêu Chúa Giê-su thật nhiều, và nhớ Chúa Giê-su nhiều hơn nhớ đến chuyện sống chết và giờ nào con phải chết. A men.

 

PM. Cao Huy Hoàng, 09 tháng 8-2013

Các con hãy sẵn sàng

Các con hãy sẵn sàng

Bài Tin Mừng theo thánh Luca Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe Chúa Giêsu nhắc nhở là đừng quá lo lắng thu tích của cải vật chất, nhưng phải làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Bài tin mừng theo thánh Luca Chúa Nhật tuần này Chúa Giêsu lại nói đến “Hãy tỉnh thức và sẵn sàng”. Xem ra Chúa Giêsu cho chúng ta đi dần đến viễn cảnh đích thực của đời sống Kitô hữu, đó là Nước Trời vĩnh cửu mai sau.

Mặc dầu đời này là cuộc lữ hành để ta tiến đến nước trời vĩnh cửu đó, nhưng là một cuộc đời đã được chúc phúc và đầy ân sủng. Vì đã được Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đến ở cùng chúng ta và đồng hành với chúng ta, một cuộc đời đẹp đẽ biết bao, đáng sống biết bao. Tuy nhiên, nó chỉ là cuộc lữ hành, chúng ta cần phải nhắm tới phía trước và thẳng tiến.

Tỉnh thức và sẵn sàng, đó là thái độ tích cực để mỗi người hoàn tất cái hiện tại tiến đến tương lai trong bình an. Dụ ngôn trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay vừa nói đến giờ Chúa đến bất ngờ, vừa nói sự thưởng phạt công minh. Ai cũng thấy ngờ ngợ lo lắng và chúng ta cũng có ít là một lần kinh nghiệm bàng hoàng khi nghe tin một người thân qua đời đột ngột

Tôi cũng vậy, cách đây khoảng một tháng tôi nghe tin người quen đã từng lái xe chở tôi đi đây đó đã bị bắn chết mới 24 tuổi; thật không ngờ. Cách đây hai tuần, một em theo mẹ đi lễ, tung tăng vui vẻ cuối nhà thờ, gặp tôi em còn lễ phép cúi chào, vậy mà tối về đã trượt cầu thang, té từ trên lầu xuống, bị chấn thương sọ não và đã chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu, em mới có 5 tuổi; thật không ngờ. Và cách đây mấy ngày, một cha già mới viết thư cho tôi vào lễ thánh Đaminh (mồng 8 tháng 8) thì ngày hôm sau (9.8) tôi đã nghe tin ngài qua đời đột ngột vì một cơn nhồi máu cơ tim, thọ 74 tuổi; thật không ngờ.

Những cái không ngờ đó giúp chúng ta sống tỉnh thức hơn, nhưng cuộc sống của chúng ta không phải là bi quan, thụ động để ngồi chờ cái chết. Chắc chắn không ai muốn điều đó, nhưng cũng không phải vô tư để hưởng thụ cho tận kiệt cái sống đời này, mặc kệ tương lai.

Trái lại, chúng ta ý thức cuộc sống là một hồng ân Chúa ban, nên nó thật quí giá, thật đáng sống. Vì thế chúng ta sống và hưởng dùng như một người quản lý trung tín và khôn ngoan. Chúng ta sống trọn ý nghĩa đời này là một con người, con người Kitô hữu có niềm tin và hy vọng.

Lời của một bài hát nào đó cách đây 20 năm mà bất cứ một người trẻ thanh niên xung phong nào cũng biết, đó là: “Đời ta chỉ sống có một lần thôi, cho nên cuộc sống quí giá vô cùng. Phải sống sao cho xứng để chết đi không còn oán than gì. Chỉ thấy sung sướng khi đời mình cống hiến cho anh em”. Lời nhạc đã nói lên một thái độ biết sống, sống tích cực và sống khôn ngoan.

Tỉnh thức và sẵn sàng mà bài tin Mừng đề cập đã được làm rõ nghĩa khi bài đọc I sách Khôn Ngoan nói đến đến mà Thiên Chúa thực hiện lời hứa của Ngài đối với dân Do Thái. Và càng làm rõ nghĩa hơn nữa trong bài đọc II thư Do Thái khi nói một kinh nghiệm hành trình đức tin của tổ phụ Abraham, đó cũng chính là cuộc hành trình của một đời chúng ta đang sống hiện tại và đang tiến về tương lại.

Cuộc hành trình trong đức tin Kitô hữu, một hành trình mà mỗi người chúng ta đang tiến về, nhưng đức tin sẽ không cứu sống chúng ta, nếu chúng ta không sống đức tin đó. Thánh Giacôbê đã chứng minh điều này trong thơ của ngài khi nói đến đức tin phải có hành động, nếu không chỉ là đức tin chết và ngài còn nói rõ chính tổ phụ Abraham đã trở nên công chính là vì đức tin của ông có hành động. Vì thế, nhờ Đức tin cho phép chúng ta sống tích cực hơn, sống yêu đời hơn, đồng thời cũng nhờ đức tin chúng ta sống có hy vọng hơn vào cuộc sống vĩnh cửu mai sau. Chính đức tin đó mà giờ đây mỗi người chúng ta cùng nhau tuyên xưng.

Veritas Radio

 

NGƯỜI QUẢN LÝ TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN

NGƯỜI QUẢN LÝ TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN

Trong một thời gian ngắn các nước Á Châu đã phải chứng kiến sự ra đi của nhiều lãnh tụ. Trước hết là việc chạy trốn của ông Fujimori. Ông Fujimori đã làm tổng thống nước Peru đến nhiệm kỳ thứ 2. Nhưng vì tham nhũng, ông đã phải trốn chạy về Nhật. Tiếp đến là ông Estrada, tổng thống nước Philippin. Ông đã thắng cử với số phiếu áp đảo. Nhưng cuối cùng phải từ chức cũng vì tội tham nhũng. Gần đây là ông Wahid, tổng thống Inđônêsia. Ông đã sang Mỹ tị nạn cũng vì tham nhũng. Tất cả chỉ vì họ đã làm sai nhiệm vụ. Họ chỉ là quản lý chứ không làm chủ đất nước. Dân mới làm chủ. Nhưng họ đã không làm tốt nhiệm vụ quản lý. Nên họ đã bị sa thải.

Chúng ta cũng là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì ta là, đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội họa, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngông ngữ Trịnh Công Sơn tất cả những thứ đó chỉ “ở trọ” nơi ta.

Con chim ở trọ cành tre,
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn…
Môi xinh ở trọ người xinh,
Duyên dáng ở trọ đôi chân Thuý Kiều…
Tôi nay ở trọ trần gian
Mai sau về chốn xa xăm với Người.

Một ngày kia Chúa sẽ đòi ta tính sổ. Lúc đó ta phải nộp cho Chúa cả vốn lẫn lãi.

Là người quản lý, ta phải có những đức tính nào? Thưa, Chúa muốn ta là người quản lý trung tín và khôn ngoan.

Là quản lý trung tín, ta phải biết sinh lợi những tài sản Chúa trao. Phải biết phát triển sao cho thân xác ngày càng khoẻ mạnh, trí thông minh ngày càng sáng suốt, những tài năng ngày càng đạt đến mức tinh vi hoàn hảo.

Là quản lý trung tín, ta phải biết chia sẻ. Chúa ban sức lực, tài năng không phải để ta ích kỷ vun quén cho bản thân, nhưng để ta dùng mà phục vụ. Người có của mắc nợ người nghèo. Người có tài mắc nợ xã hội. Nghệ sĩ mắc nợ khán giả. Giám đốc mắc nợ công nhân. Bác sĩ mắc nợ bệnh nhân. Linh mục mắc nợ giáo dân. Cha mẹ mắc nợ con cái.

Là quản lý trung tín, ta không được phải bội. Không được dùng những ơn Chúa ban để chống lại Chúa. Đừng dùng sức mạnh mà áp bức người khác. Đừng dùng tài năng phục vụ lợi nhuận riêng mình. Đừng dùng trí thông minh gieo rắc nọc độc tư tưởng. Đừng biến thân xác thành món hàng mua bán. Nhưng dùng tất cả để phục vụ Chúa. Dùng tất cả để làm cho Chúa được yêu mến, được vinh danh hơn.

Là quản lý không ngoan, ta phải biết nhìn xa. Sự sống, tài năng, sức lực, trí thông mình chỉ ở trọ nơi ta một thời gian. Phải làm cho chúng biến thành vĩnh cửu. Nhiều lần Chúa Giêsu đã dạy ta: “Hãy dùng tiền của chóng qua ở đời này mà mua lấy bạn hữu. Để sau này họ sẽ đón rước ngươi vào chốn đời đời”. Hôm nay Người dạy ta: “Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt, là kho tàng ở trên trời, nơi không có trộm cắp bén mảng, cũng không có mối mọt đục phá”. Lạ lùng hơn nữa, cách gây dựng kho tàng trên trời khác hẳn với cách gây dựng kho tàng trần gian. Để gây dựng kho tàng trần gian, ta phải hà tiện, ích kỷ, thu tích cho mình. Trái lại, để gây dựng kho tàng trên trời, ta phải biết cho đi. Càng cho đi lại càng giàu có. Càng phân phát lại càng dư thừa. Càng ban tặng lại càng phong phú.

Là quản lý khôn ngoan, ta phải tỉnh thức. Cuộc đời ở trọ mau qua. Chúa lại hay đến bất ngờ. Nên ta phải tỉnh thức đợi chờ. Đợi chờ không phải là thụ động ngồi đó khoanh tay. Đợi chờ là phải tích cực làm việc. Thắt lưng vào, thắp đèn lên để làm việc cho minh chính như giữa ban ngày. Để phục vụ không bao giờ ngừng. Dù Chúa có đến lúc nào, Chúa cũng thấy ta đang mặc quần áo công nhân phục vụ. Dù có bất ngờ như kẻ trộm, Chúa cũng thấy quản lý đang phục vụ anh em, phân phát lúa thóc cho họ.

Lạy Chúa, xin nhắc cho con luôn luôn nhớ rằng con là người quản lý của Chúa, để dù ở đâu, dù làm gì, con cũng luôn làm cho Chúa, luôn tỉnh thức sống dưới ánh mắt của Chúa. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Bạn có lần nào nghĩ rằng thân xác cùng với những gì bạn có thực sự không phải là của bạn không?
2- Trong quá khứ bạn đã là người quản lý trung tín và khôn ngoan của Chúa chưa?
3- Phải làm thế nào để trở thành người quản lý trung tín và khôn ngoan?
4- Làm sao để biến những gì ta đang có thành vĩnh cửu?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Sống là chuẩn bị chết

Sống là chuẩn bị chết

Có người bi quan bảo rằng: “sống là chuẩn bị chết”. Mỗi ngày sống là một nhịp cầu tiến gần đến cái chết hơn nữa. Cái chết nó đến cũng thật bất ngờ. Bất ngờ như tên trộm đột nhập vào nhà và lấy đi sự sống của chúng ta. Cái chết nó cũng không chờ đợi lứa tuổi để mà có thể sống theo tuần tự: sinh – bệnh – lão – tử. Cái chết đến với người già cũng như người trẻ ngang nhau. Có người chết trẻ. Có người chết già. Có người chết bất thình lình. Có người chết từng giờ vì cơn bệnh nan y.

Vào ngày 10/04/2010 cả thế giới cũng ngỡ ngàng trước sự ra đi đột ngột của vợ chồng tổng thống Ba Lan cùng đoàn tuỳ tùng gần 200 người. Họ đã tử nạn trong một chuyến bay đến Nga để dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày khoảng 22,000 binh sĩ Ba Lan bị sát hại. Chiếc máy bay đã không đưa họ đến nơi dự định mà đã đưa họ về với trời cao vào lúc 11g00 trưa cùng ngày. Họ đã kết thúc cuộc đời vào lúc mà họ không ngờ, và chắc chắn họ vẫn chưa chuẩn bị cho chuyến đi định mệnh một cách vĩnh viễn này.

Mỗi ngày chúng ta cũng chứng kiến biết bao cái chết tức tưởi bởi đột quỵ hay bởi tai nạn giao thông. Trung bình ở Việt Nam mỗi ngày có hơn 32 người chết bởi tai nạn giao thông. Mỗi năm thiên tai lũ lụt cũng gây nên biết bao cái chết oan khiên đắng cay. Pakistan mới trải qua cơn lũ kinh hoàng đã cướp đi hơn 1500 sinh mạng. Sự chết dường như không kiêng nể ai. Sự chết có thể đến với bất cứ ai và ở mọi nơi, mọi lúc.

Xem ra sự sống và sự chết không nằm trong những toan tính dự định của chúng ta. Chúng ta không có quyền chọn lựa để tiếp tục sống hay chết. Không có quyền chọn lựa về cách chết. Và càng không có quyền chọn lựa thời gian để chết. Sự chết dường như vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Sự chết sẽ chấm dứt mọi sự nơi dương gian của chúng ta. Công danh, sự nghiệp. Giầu có hay khó nghèo cũng kết thúc như nhau với nấm mồ nhỏ bé bốn tấc đất như nhau.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức. Tỉnh thức để chờ đợi chủ trở về. Sự chờ đợi khôn ngoan là chăm chỉ làm việc bổn phận của mình. Sự chờ đợi tích cực là tích luỹ kho tàng không bao giờ bị hao hụt hay mối mọt phá hoại là những việc lành phúc đức. Sự chờ đợi trong kiên nhẫn, dầu là lúc đêm khuya hay lúc bình minh sắp ló rạng vẫn luôn tỉnh thức vì không biết chủ về vào lúc nào. Chủ về với hàm ý chính Thiên Chúa sẽ đến viếng thăm mỗi người chúng ta qua các ơn lành, qua các bí tích… Chủ về cũng có nghĩa là ngày Chúa đến để đưa linh hồn chúng ta ra khỏi thế gian. Chủ về cũng có nghĩa là ngày cánh chung, ngày đó sẽ khép lại toàn bộ lịch sử của nhân loại. Chủ sẽ vui mừng thấy chúng ta tỉnh thức hay chủ sẽ giận dữ thấy chúng ta đang u mê lười biếng. Chủ sẽ thưởng công hay luận phạt tuỳ theo thái độ sống của chúng ta.

Thế nên, sự khôn ngoan mời gọi chúng ta hãy sống giây phút hiện tại một cách tích cực. Hãy sử dụng thời gian một cách hợp lý. Đừng dùng giây phút hiện tại để phạm tội. Đừng lao vào những đam mê mù quáng. Hãy sống tích đức để mua lấy Nước Trời mai sau. Nhưng đáng tiếc cho nhân loại hôm nay vẫn còn đó những người sống thiếu tỉnh thức bằng đời sống lười biếng và thiếu trách nhiệm trong bổn phận của mình, vẫn còn đó những người sống ngụp lặn trong đam mê tội lỗi, vẫn còn đó những người sống tham lam bất chính hơn là tích đức cho đời sau. Họ sẽ mất cơ hội tham dự tiệc của tình yêu mà chính Thiên Chúa sẽ thiết đãi họ.

Ước gì mỗi người chúng ta hãy sống giây phút hiện tại như là giây phút cuối cùng của đời mình để chúng ta sống có trách nhiệm hơn, sống tỉnh thức hơn. Ước gì mỗi người chúng ta cùng được chủ vui mừng đón tiếp trong bữa tiệc vĩnh cửu nơi quê hương trên trời. Amen.

LM Giuse Tạ Duy Tuyền

TRUNG TÍN VÀ TỈNH THỨC

TRUNG TÍN VÀ TỈNH THỨC

Ngày nay, “Mạnh Thường Quân” là một cụm từ khái niệm hóa, hiểu như một danh từ chung để chỉ một mẫu người hào phóng và nhân ái.

Mạnh Thường Quân tên thật là Điền Văn, người nước Tề thời Chiến Quốc. Ông là một người giàu sang, có lòng nghĩa hiệp, thích chiêu hiền đãi sĩ, văn cũng như võ trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn tân khách. Tiếng tốt đồn vang khắp các nước chư hầu thời bấy giờ.

Một hôm Mạnh Thường Quân nhìn vào sổ nợ, biết dân đất Tiết, một nước nhỏ bị Tề diệt, vua Tề tặng Mạnh Thường Quân làm phong ấp (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) còn nợ mình nhiều, thuộc loại “nợ xấu khó đòi” nhưng nhất thiết chỉ dãn mà không cho xóa. Ông sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Huyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Huyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đó nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Huyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”.

Phùng Huyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Huyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua khó khăn, được ơn nghĩa với dân chúng.

1. Trung tín

Trong bài Phúc Âm hôm nay nói đến dụ ngôn người quản lý “trung tín” và “khôn ngoan”, khác với người quản lý “bất lương” trong dụ ngôn sau này (16,1-10).

Người quản lý được giao hai trách nhiệm: coi sóc gia nhân và tài sản.

Trung tín từ việc nhỏ trước khi đến việc lớn, trung tín với của cải riêng trước khi đến của cải người khác. Người quản lý ở đây được giao cho chăm sóc gia nhân của chủ, và ông sẽ được cắt đặt coi sóc tải sản khi chủ thấy người này đã trung tín với việc trước.

Khôn ngoan, người quản lý sẽ được tuyên bố là “có phúc” và được cắt đặt coi sóc gia sản của chủ nếu chủ về và gặp thấy đang làm như vậy.

Người quản lý bất trung với hai khía cạnh tiêu biểu là đánh đập tớ trai tớ gái thay vì coi sóc họ cách chu đáo, và ăn uống say sưa hay vì phân phát phần thực phẩm cho gia nhân. Người quản lý này bị chủ cho nghỉ việc vì đã không làm đúng chức năng quản lý mà chủ đã giao cho anh.

Khi khen người quản lý khôn khéo, Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người chỉ khen ngợi sự thông minh nhạy bén của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời.

Chúng ta chỉ là những người quản lý của Thiên Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng thôi. Mọi sự chúng ta có đều do nhận lãnh. Chúng ta nhận lãnh từ nơi vòng tay yêu thương của cha mẹ rồi công lao dưỡng dục mỗi ngày “chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm”. Lớn lên, tiếp tục nhận được từ nơi nhà trường và xã hội một vốn tri thức của nhân loại đã được tích góp từ hàng ngàn năm qua bao thế hệ. Và còn nhận được một gia sản đức tin từ bao thế hệ cha anh trong Giáo Hội để lại cho chúng ta.Tất cả những điều đó, cho thấy tất cả những gì chúng ta có đều do người khác trao ban.

Hai đức tính quý ở người quản lý là trung thành và khôn ngoan.Người quản lý trung thành gìn giữ nguyên vẹn tài sản của chủ. Không phung phí, không làm mất mát hao hụt. Người quản lý khôn ngoan sẽ tìm cách sinh lợi cho chủ, làm cho tài sản ngày càng gia tăng.

2. Tỉnh thức

Chúa Giêsu lưu ý về của cải đích thực các môn đệ cần thu tích. Đó là của cải “chẳng bao giờ cũ rách” và “chẳng thể hao hụt”. Của cải trên trời, kho tàng trên trời hoàn toàn khác với của cải nơi trần gian. Của cải trần thế càng nhiều, lòng người càng nặng trĩu. Nặng trĩu lo âu. Kho tàng trên trời càng nhiều, lòng người càng thanh thoát. Bởi kho tàng trên trời là chính Chúa. Càng đến gần Chúa, được Chúa ở cùng, con người càng thoát khỏi những trói buộc của trần gian,trở nên nhẹ bổng, tự do.Tạo lập gia sản trên trời khác với tạo lập gia sản nơi trần gian. Gia sản nơi trần gian được tạo lập bằng tích lũy. Gia sản trên trời được tạo lập bằng cho đi. Để tích lũy tài sản nơi trần gian, ta phải tiện tặt, chắt bóp, nghĩ đến lợi nhuận của bản thân hơn đến người khác. Để tích lũy gia sản trên trời, ta phải rộng rãi, hào phóng nghĩ đến người khác hơn bản thân mình. Càng cho đi ở đời này, ta càng giàu có ở trên trời. Càng nuôi lòng khao khát, lòng dạ hướng về kho tàng của Chúa nên tâm hồn phong phú bởi chính của cải tràn trề chất đầy kho tàng. Đó là của cải tình yêu như Chúa đã nói: “Kho tàng anh em em ở đâu, lòng anh em cũng ở đó”.

Để luôn hướng lòng về Chúa là kho tàng đích thực, con người phải tỉnh thức luôn. Chúa Giêsu kể dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về. Người tôi tớ đợi chủ đi ăn cưới về không thể biết đích xác giờ phút của chủ. Thời giờ hoàn toàn tùy thuộc chủ. Tôi tớ không can dự việc riêng của chủ. Phận tôi tớ là làm theo ý chủ. Người chủ muốn tôi tớ trung thành. Lòng trung thành thể hiện qua sự trung tín trong mọi việc được chủ trao phó. Trung thành chờ đợi giờ phút chủ trở về nên luôn tỉnh thức và sẵn sàng.

Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.

Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cữu của mình. Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn. Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.

Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.

Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.

Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.

Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.

Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.

Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.

Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Amen./.

LM Nguyễn Hữu An

DÒNG TÊN TRUNG ĐÔNG RẤT LO ÂU VỀ SỐ PHẬN CỦA HAI TU SĨ CHA PAOLO DALL’OGLIO VÀ CHA FRANS VAN DEL LUGT

DÒNG TÊN TRUNG ĐÔNG RẤT LO ÂU VỀ SỐ PHẬN CỦA HAI TU SĨ CHA PAOLO DALL'OGLIO VÀ CHA FRANS VAN DEL LUGT

BEIRUT: Cha Victor Assouad, bề trên tỉnh dòng Tên vùng Trung Đông, bày tỏ sự lo âu sâu xa đối với số phận của vài anh em đồng dòng giữa chiến cuộc tại Syria.

Thông cáo của cha Assouad muốn nói đến cha Paolo Dall'Oglio, vị linh mục dòng Tên bị mất tích từ hơn một tuần nay tại miền Bắc Syria. Có thể cha bị các nhóm hồi giáo hoạt động mạnh tại đây bắt cóc. Cha Dall'Oglio là người đã canh tân và hồi phục đan viện Deir Mar Musa cổ kính của Siria, và là người nổi tiếng vì đã đề ra nhiều sáng kiến đối thoại giữa Kitô và Hồi giáo. Cha đã bị chính quyền Syria tuyên bố là người không được ưa chuộng.

Theo tin tức thu thập được thì cha Dall'Oglio đã đến thành phố Raqqa, nằm dưới quyền kiểm soát của phe nổi loạn, ngày 27-7-2013 rồi từ đó, đến một nơi khác để gặp gỡ Abu Bakral Baghdadi, lãnh đạo khối hồi giáo mặt trận Al Nusra, lực lượng hồi giáo chính trong cuộc nổi dậy ở Syria. Mục đích của cha là để thương thảo giải thoát một số con tin và đạt đến một cuộc ngưng chiến giữa dân quân hồi giáo và dân quân người Curde trong vùng. Cho đến nay, người ta không có tin tức gì của cha Dall'Oglio.

Hôm thứ bảy 3 tháng 8-2013 Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng bộ các Giáo Hội Đông Phương đã ra thông cáo bầy tỏ sự gần gũi qua lời cầu nguyện với Cha Bề Trên Tổng Quyền và tất cả các tu sĩ dòng Tên trước số phận mập mờ của cha Dall'Oglio. Trong thông cáo, Đức Hồng Y cũng nhắc đến hai vị Giám Mục và 2 linh mục bị bắt cóc từ nhiều tháng qua, cũng như của bao nhiêu người khác trong vùng.

Ngoài ra, thông cáo của tỉnh dòng Tên vùng Trung Đông còn muốn đề cập đến tình hình thê thảm của dòng ở Boustan Diwan, trung tâm thành phố Hom. Nơi đây có cha Frans Van Der Lugt và nhiều người khác sinh sống. Nguồn tin UNICEF cho biết tại Hom, hơn 400 ngàn dân lành, hầu hết là phụ nữ trẻ em và người già đang bị cô lập trong thành phố này vì các cuộc phản công của quân đội chính quyền nhằm đánh bật các lực lượng nổi loạn ra ngoài.

Cha Assouad, bề trên tỉnh dòng Tên kêu gọi các phe tham chiến làm mọi cách để bảo vệ dân lành vô tội, trong đó có những người sống ở nhà Boustan Diwan. Trong thảm kịch kéo dài của cuộc nội chiến Syria, cha bề trên tỉnh dòng Tên tái khẳng định tình liên đới của toàn thể dòng Tên với nỗi khổ đau của dân tộc Syria, đồng thời dòng Tên cũng cam đoan tiếp tục hoạt động nhân đạo nhắm đến chỗ xây dựng hòa bình và hòa giải lâu bền tại Syria.

Cũng liên quan đến cha Sall'Oglio, sáng 6 tháng 8-2013, bộ trưởng ngoại giao Italia bà Emma Bonino tiết lộ là rất có thể cha Dall'Oglio bị một lực lượng khủng bố Syria, tương tự như Al Queda bắt cóc. Bà cho biết chính cha nhắn rằng nếu cha không trở về trong vòng 72 tiếng đồng hồ, thì phải lo lắng. Nhưng người ta phải lần mò điều tra trong bóng đêm vì tình hình căng thẳng và quá rắc rối tại Syria hiện nay. (FIDES 5-8-2013) AFP 06-08-2013)

Mai Anh – Vatican Radio

ĐỨC CHA RINO FISICHELLA NHẮN NHỦ CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH TÂY BAN NHA: HÃY TRỞ NÊN GIỐNG MỘT GIÁO XỨ TRONG NỖ LỰC TRUYỀN GIÁO

ĐỨC CHA RINO FISICHELLA NHẮN NHỦ CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH TÂY BAN NHA: HÃY TRỞ NÊN GIỐNG MỘT GIÁO XỨ TRONG NỖ LỰC TRUYỀN GIÁO

MADRID: Từ 1 đến 4 tháng 8 năm 2013, phong trào công giáo tiến hành đã nhóm hội nghị khoáng đại lần thứ 2 tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha.

Đã có khoảng 600 người đại diện cho các ngành thiếu nhi, thiếu niên, người lớn và huấn luyện viên đến từ tất cả 44 giáo phận nước này tham dự hội nghị có đề tài trích từ Phúc Âm thánh Gioan, câu 21, đoạn 20: ”Được mời gọi và gửi đi truyền giáo… cũng thế, Ta gửi các con đi.” Đã có nhiều

nhân vật nổi tiếng thuyết trình trong đại hội, đặc biệt đáng chú ý là diễn văn của Đức Cha Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền gảng Tin Mứng, trong đó Đức Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tái đề nghị với con người thời nay tính cách cấp tiến của Đức Tin, tập trung cái nhìn và con tim vào các giá trị cốt yếu của sự sống, và đặt Đức Giêsu Kitô làm trung tâm đời sống chúng ta. Đặc điểm của công giáo tiến hành là có cơ cấu tổ chức quy tụ người lớn, trẻ em, nam cũng như nữ như là một gia đình hay một giáo xứ. Chính vì thế, Công giáo tiến hành phải gắn bó hoạt động vào trong khuôn khổ giáo xứ, làm sao để biến giáo xứ thành một cộng đoàn sống động và nêu cao sự kiện giáo xứ sống động vì giáo xứ là truyền giáo và là thừa sai loan báo Tin Mừng.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella kết luận: Tôi tin tưởng nơi khả năng của Phong trào Công giáo Tiến hành, có thể chu toàn bổn phận của đoàn giáo dân công giáo dấn thân. Còn Đức Ông Antonio Munoz Varo, đặc trách phân bộ người lớn của Công giáo tiến hành Tây Ban Nha, đã minh nhiên nhu cầu của Giáo Hội và của thế giới được có những thừa sai là chứng nhân đích thực của Chúa Kitô, với đời sống ăn rễ sâu trong sự tươi vui của Đức Tin để có thể thông truyền cho tha nhân. Trong nghĩa này, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cũng có thể trở thành cơ hội để rộng mở tâm hồn cho hoạt động của Chúa Thánh Thần.

Trong kỳ đại hội này, phong trào công giáo tiến hành Tây Ban Nha đã đề ra những điểm ưu tiên cho chu kỳ 4 năm tới đây. Đó là nuôi dưỡng linh đạo tông đồ với trọng tâm là Chúa Kitô, lựa chọn phục vụ người nghèo và người đau khổ; thăng tiến cuộc gặp gỡ cá nhân và cộng đoàn với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện và các bí tích, đẩy mạnh nỗ lực truyền giáo trong mọi môi trường xã hội….(CSD 5-8-2013)

Mai Anh -Vatican Radio