Tòa Thánh cổ võ sự cộng tác giữa Kitô và Ấn giáo về môi sinh

Tòa Thánh cổ võ sự cộng tác giữa Kitô và Ấn giáo về môi sinh

Tòa Thánh cổ võ sự cộng tác giữa Kitô và Ấn giáo về môi sinh

VATICAN. Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cổ võ sự cộng tác giữa các tín hữu Kitô và Ấn giáo để thăng tiến một ”nền sinh thái học nhân bản”.

Trong sứ điệp công bố hôm 6-11-2015, nhân dịp đại lễ Diwali của Ấn giáo, ĐHY Jean Louis Tauran Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, chúc mừng các tín hữu Ấn giáo trong dịp Đại lễ Ánh Sáng này, đồng thời nhận xét rằng trong khi Ấn giáo nhấn mạnh về sự hiệp nhất giữa thiên nhiên, con người và thần linh, Kitô giáo dạy rằng trái đất là món quà của Thiên Chúa trao tặng tất cả mọi người..Và trong tư cách là những người gìn giữ công trình sáng tạo, tất cả chúng ta có sứ mạng cương quyết bảo tồn thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm”.

Và ĐHY Tauran mời gọi các tín hữu Ấn giáo cùng với các Kitô hữu hợp tiếng với những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác cũng như những người thiện chí để nỗ lực thăng tiến một nền văn hóa hòa hợp trong chính chúng ta, với tha nhân, với thiên nhiên và với Thượng Đế” (Apic 6-11-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa

Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa

ĐTC trong buổi lễ đọc kinh truyền tin

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin cuối thánh lễ phong thánh trưa chúa nhật 18-10-2015, ĐTC bày tỏ lo âu và tái lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Thánh Địa.

Ngài nói: ”Tôi rất lo âu theo dõi tình hình căng thẳng cao độ và bạo lực đang xảy ra tại Thánh Địa. Trong lúc này đây, cần có rất nhiều can đảm và nhiều sức mạnh tâm hồn để từ chối oán thù và thực thi những cử chỉ hòa bình. Vì thế chúng ta hãy cầu xin Chúa củng cố nơi mọi người, chính quyền và công dân, lòng can đảm chống lại bạo lực và thực hiện những bước cụ thể để tạo sự lắng dịu. Trong bối cảnh hiện nay ở Trung Đông, hơn bao giờ hết cần thực hiện hòa bình tại Thánh Địa. Đó là điều chúng ta cầu xin Thiên Chúa và cầu xin thiện ích cho nhân loại”.

Hôm 18-10-2015, 1 binh sĩ Israel và 11 người khác bị thương trong cuộc khủng bố do 1 người Palestine tên là Asam al-Araj gây ra. Người này đã xả súng bắn vào một nhóm người và sau đó đã bị cảnh sát Israel bắn hạ. Cho đến nay, trong cuộc nổi dậy gọi là Intifada bằng dao của người Palestine, từ đầu tháng 10 đến nay, đã có 42 người Palestine và 8 người Israel bị thiệt mạng.

Cùng ngày 18-10, Nhà cầm quyền Israel đã thiết lập một bức tường mới bằng ximăng ngăn cách giữa khu Jabal Mukaber của người Palestine và khu Armon HaNatziv gần đó của người Israel. (Sedoc, AGI 18-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Phỏng vấn ĐHY Parolin về chuyến công du của ĐTC tại Cuba và Hoa Kỳ

Phỏng vấn ĐHY Parolin về chuyến công du của ĐTC tại Cuba và Hoa Kỳ

ĐHY Pietro Parolin 1

VATICAN: Vẫn liên quan tới chuyến công du Cuba và Hoa Ký, ngày 17-9 ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh,  đã dành cho đài truyền hình Vaticăng một cuộc phỏng vấn liên quan tới hai quốc gia này.

Ngài cho biết Tòa Thánh đã luôn luôn chống lại quyết định cấm vận của chính quyền Hoa Kỳ dối với Cuba, vì nó chỉ gây ra các khó khăn và đau khổ cho người dân Cuba. Trong các đại hội của Liên Hiệp Quốc Toà Thánh đã luôn luôn ủng hộ việc yêu cầu Hoa Kỳ thu hồi lệnh cấm vận Cuba. Giờ đây hy vọng việc bỏ cấm vận cũng đem lại tiến triển kinh tế và việc rộng mở lơn hơn cho sự tự do và các quyền con người và sự triển nở cho các khía cạnh nền tảng trong cuộc sống của người dân Cuba và các dân tộc.

Việc viếng thăm đền thánh Đức Bà Bác Ái Mỏ Đồng có tầm quan trọng lớn, vì lòng sùng kính của các dân tộc châu Mỹ Latinh đối với Đức Mẹ nói chúng, và đối với người dân Cuba nói riêng. Vì Đức Mẹ đã đồng hành với tín hữu Cuba trong mọi thăng trầm cuộc sống, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn gian khổ nhất. Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng đã trở thành biểu tượng của lịch sử dân nước Cuba.

Sự kiện ĐTC từ Cuba vào Hoa Kỳ nhắc nhớ cho toàn dân Mỹ biết họ cũng đã là những người di cư và Hoa Kỳ là một quốc gia của người di cư với một truyền thống dài của sự quảng đại, tiếp đón, liên đới huynh đệ và hội nhập. Đây là một nền tảng tốt giúp tìm ra các giải pháp cho hiện tượng di cư tỵ nạn trên thế giới hiện nay.

Lễ phong thánh cho chân phước Junipero Serra, một trong những vị sáng lập ra đất nước Hoa Kỳ, thừa sai và bổn mạng của ngưòi Mỹ nói tiếng Tây Bn Nha,  sẽ là dịp để ĐTC đề cập tới sứ mệnh rao truyền và làm chứng cho Tin Mừng và phần đóng góp quan trọng của các anh chị em gốc Mỹ Latinh cho quốc gia này.

Việc phát biểu trước Quốc Hội Mỹ sẽ là dịp ĐTC đề cập đến vấn đề môi sinh, bản chất siêu việt của con người, từ đó nảy sinh ra phẩm giá và các  quyền căn bản của con người, nhất là quyền sống và tự do tôn giáo. Và chắc chắn ĐTC sẽ kêu gọi thay đổi kiểu sống để là những người bảo vệ thiên nhiên,  chứ không phải là những người thống trị và tấn công thụ tạo.

Khi tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế của các gia đình DTC chắc chắn sẽ nêu bật vẻ đẹp và sứ mệnh cao quý của gia đình, cũng như các khó khăn và thách đố mà gia đình phải đương đầu trên thế giới hiện nay và mời gọi toàn Giáo Hội loan báo Tin Mừng của gia đình và trợ giúp các gia đình chu toàn nhiệm vụ quan trọng không thể thay thế được này (SD 17-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC KÊU GỌI CỦNG CỐ SỰ CỘNG TÁC GIỮA CÁC KITÔ HỮU VÀ CÁC TỔ CHỨC NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ TRONG VIỆC CỨU GIÚP NẠN NHÂN IRAQ VÀ SYRIA

ĐTC KÊU GỌI CỦNG CỐ SỰ CỘNG TÁC GIỮA CÁC KITÔ HỮU VÀ CÁC TỔ CHỨC NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ TRONG VIỆC CỨU GIÚP NẠN NHÂN IRAQ VÀ SYRIA

ĐTC kêu gọi CỨU GIÚP NẠN NHÂN IRAQ VÀ SIRIA

VATICAN: ĐTC kêu gọi củng cố sự cộng tác bên trong Giáo Hội Công Giáo với các Giáo Hội Kitô khác, và các tổ chức nhân đạo quốc tế trong việc cứu trợ các nạn nhân chiến tranh Iraq và Syria.

 

ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến các thành viên đại hội do Hội Đồng Toà Thánh Cor Unum tổ chức về “cuộc khủng hoảng nhân đạo Siria và Iraq”. Tham dự đại hội đã có các Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc các tổ chức bác ái hoạt động trong vùng Trung Đông. Đề cập tới thảm cảnh của toàn vùng ĐTC nói: một trong các thảm cảnh nhân đạo nặng nề nhất trong các thập niên qua là các hậu qủa của các xung đột bên Syria và Iraq, đè nặng trên các thường dân cũng như gia tài văn hóa của hai nước này. Hàng triệu người đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn lo âu, bị bó buộc bỏ nhà cửa quê hương chạy trốn chiến tranh. Các nưóc Lebanon, Giordania và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang mang gánh nặng của hàng triệu người tỵ nạn, mà họ đã quảng đại tiếp đón. Cộng đoàn quốc tế xem ra không có khả năng tìm ra các câu trả lời thích đáng cho quang cảnh chiến tranh xung khắc này, trong khi các kẻ buôn vũ khí tiếp tục kiếm lời.

 

Tuy nhiên, ngày nay khác với qúa khứ, các xung khắc này bao gồm các tàn ác và vi phạm nhân quyền chưa từng có, đuợc các phương tiện truyền thông phổ biến tức thì cho toàn thế giới chứng kiến. Không ai có thể giả bộ không trông thấy. Tất cả mọi người đều ý thức rằng cuộc chiến này ngày càng không thể hịu đựng đuợc trên vai của dân nghèo. Cần phải tìm ra giải pháp, không phải giải pháp bạo lực, vì bạo lực chỉ tạo ra thêm các vết thương mà thôi.

 

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Tôi khích lệ anh chị em đặc biệt chú ý tới các nhu cầu vật chất và tinh thần của những người yếu đuối và không đuợc bệnh đỡ nhất: tôi đặc biệt nghĩ tới các gia đình, người già, người bệnh và các trẻ em. Các trẻ em và người trẻ, hy vọng của tương lai, bị lấy mất đi các quyền căn bản là được lớn lên trong thanh bình của gia đình, được yêu thương săn sóc, chơi đùa và học hành. Với chiến cuộc tiếp diễn, hàng triệu trẻ em mất đi quyền được giáo dục, và hậu qủa là tương lại mờ mịt của chúng. Anh chị em đừng thiếu dấn thân trong lãnh vực sinh tử này.

 

Có biết bao nhiêu là nạn nhân của xung khắc: tôi nghĩ tới tất cả và cầu nguyện cho tất cả. Nhưng tôi không thể im lặng trước sự thiệt hại nặng nề, mà các cộng đoàn kitô bên Siria và Iraq phải gánh chịu, nơi nhiều anh chị em  bị xúc phạm vì đức tin của họ, bị đuổi khỏi đất đai nhà cửa, bị cầm tù hay cả bị giết.  Trong bao nhiêu thế kỷ các cộng đoàn kitô và các cộng đoàn hồi giáo đã sống chung trong các vùng đất này, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Nhưng ngày nay, cả tính cách hợp pháp sự hiện diện của các kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số cũng bị chối bỏ, nhân danh một chủ trương cuồng tín bạo lực đòi có gốc rễ tôn giáo. Nhưng Giáo Hội đáp trả lại bao nhiêu tấn kích và bách hại phải chịu tại các nước này, bằng cách can đảm làm chứng cho  Chúa Kitô, qua sự hiện diện khiêm tốn và sốt mến của mình, qua việc đối thoại chân thành và phục vụ quảng đại mọi người không phân biệt ai.

 

Bên Siria và Iraq đang có sự phá hủy các dinh thự và cơ cấu hạ tầng, nhưng nhất là phá hủy lương tâm con người. Nhân danh Chúa Giêsu đã tới trần gian để chữa lành các vết thương của nhân loại, Giáo Hội đáp trả lại sự dữ với sự thiện, bằng cách thăng tiến sự phát triển toàn vẹn của con người và lo lắng cho mọi người. Để đáp lại lời mời gọi khó khăn này, các tín hữu công giáo cần củng cố sự cộng tác với nhau, với các Giáo Hội kitô khác, cũng như với các tổ chức nhân dạo quốc tế và mọi người thiện chí. Tôi khích lệ anh chị em hãy tiếp tục bước đi trên con đường cộng tác và chia sẻ đó. Xin đừng bỏ rơi các nạn nhân của cuộc khủng hoảng này, cả khi thế giới có giảm sự lưu tâm tới họ đi nữa (SD 17-9-2015)

 

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

ĐTC KHÍCH LỆ CÁC HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ ĐƯỜNG PHỐ

ĐTC KHÍCH LỆ CÁC HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ ĐƯỜNG PHỐ

ĐTC KHÍCH LỆ CÁC HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ ĐƯỜNG PHỐ

VATICAN: ĐTC khích lệ mọi nhân viên hoạt dộng trong lãnh vực mục vụ đường phố kiên trì trong sứ mệnh trợ giúp các phụ nữ và trẻ em phải sống trên đường phố và bị khai thác bóc lột.

Ngài đã đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến các tham dự viên đại hội quốc tế mục vụ đường phố, do Hội Đồng Toà Thánh về Mục vụ cho người di cư và lưu động tổ chức tại Roma trong các ngày vừa qua. ĐTC nói: các thực tại nhiều khi rất buồn thương, mà anh chị em gặp, bị gây ra bởi sự thờ ơ, nạn nghèo túng, bạo lực gia đình và xã hội, và nạn buôn người. Thêm vào đó là nỗi đớn đau của các  chia lìa hôn nhân, việc sinh con ngoài hôn nhân, khiến cho trẻ em và người trẻ phải sống lang thang. Các phụ nữ và trẻ em đường phố là các bản vị có tên tuổi, gương mặt, và một căn tính, do Thiên Chúa ban cho từng người.

Không có trẻ em nào tự lựa chọn sống trên đường phố. Rất tiếc cả trong thế giới tân tiến và toàn cầu, cũng có biết bao nhiêu trẻ em bị cướp mất tuổi thơ, quyền lợi và tương lai. Việc thiếu các luật lệ và các cơ cấu thích hợp khiến cho tình trạng sống thiếu thốn của các em trầm trọng hơn. Mỗi một trẻ em bị bỏ rơi hay bị bó buộc sống trên đường phố trở thành mồi của các tổ chức tội phạm, là một tiếng kêu lên tới Thiên Chúa, là Đấng đã tạo dựng người nam và người nữ giống hình ảnh Ngài; là một tiếng kêu tố cáo hệ thống xã hội, mà chúng ta chỉ trích nhiều thập niên qua, nhưng   vất vả trong việc thay đổi nó theo các tiêu chuẩn của công lý.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói thật đáng lo âu, khi thấy gia tăng số các thanh thiếu niên và phụ nữ bị bó buộc kiếm sống trên đường phố, bằng cách bán thân xác mình, bị khai thác bởi các tổ chức tội phạm, và đôi khi bởi chính cha mẹ và người thân. Thực tại ấy là một hổ nhục cho các xã hội của chúng ta, khoe khoang là tân tiến và đã đạt các mức độ văn hóa và phát triển cao. Nạn gian tham hối lộ lan tràn  và việc tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách lấy mất đi của các người vô tội và không phương thế tự vệ khả thể có một cuộc sống xứng với nhân phẩm, dưỡng nuôi nạn tội phạm buôn người và các bất công khác đè nặng trên vai họ. Không ai có thể bất động trước sự cấp thiết cứu vớt phẩm giá của phụ nữ, bị đe đọa bởi các yếu tố văn hóa và kinh tế.

Tôi xin anh chị em đừng đầu hàng trước các thách đố khó khăn gọi hỏi xác tín của anh chị em, được dưỡng nuôi bởi niềm tin nơi Chúa Kitô, là Đấng đã chứng minh cho tới tột đỉnh với cái chết trên thập giá, tình yêu ưu tiên Thiên Chúa Cha dành cho những người yếu đuối và bị gạt bỏ ngoài lề nhất. Giáo Hội không thể im lặng, các cơ cấu của Giáo Hội  không thể nhắm mắt trước hiện tượng xấu xa trẻ em và phụ nữ đường phố. Cần huy động các thành phần khác nhau của cộng đoàn kitô trong các nước để loại bỏ các lý do bắt buộc trẻ em và phụ nữ phải sống trên đường phố…

Tôi cầu chúc anh chị em có một sứ mệnh phong phú trên quê hương của anh chị em trong mục vụ đường phố và việc giải thoát những người giòn mỏng và yếu đuối nhất, một sứ mệnh phong phú trong nỗ lực thăng tiến và cứu vớt căn tính và phẩm giá của họ (SD 117-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

BUỔI CANH THỨC CỦA CÁC TU SĨ TRẺ VỂ ROMA THAM DỰ NĂM ĐỜI THÁNH HIẾN

BUỔI CANH THỨC CỦA CÁC TU SĨ TRẺ VỂ ROMA THAM DỰ NĂM ĐỜI THÁNH HIẾN

CÁC TU SĨ TRẺ VỂ ROMA THAM DỰ NĂM ĐỜI THÁNH HIẾN

VATICAN: Lúc 8 giờ rưỡi tối ngày 15 tháng 9 vừa qua hàng ngàn tu sĩ nam nữ, đại diện các dòng tu trên toàn thế giới, đã tham dự buổi canh thức mở đầu cuộc hành hương Roma trong Năm Đời Thánh Hiến.

Cuộc hành hương đã do Bộ Tu Sĩ tổ chức và bảo trợ. Ngỏ lời chào các tham dự viên, trong đó cũng có nhiều nam nữ tu sĩ Việt Nam, ĐHY João Braz de Aviz, Tổng trưởng đã cám ơn các tu sĩ quảng đại đáp lại lời  ĐTC Phanxicô mời gọi về hành hương Roma, nơi có mộ của hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô. Mục đích cuộc gặp gỡ này của các nam nữ tu sĩ thuộc nhiều dòng và tu hội khác nhau, là cùng nhau sống kinh nghiệm đến với Chúa Giêsu. ĐHY mời gọi các tu sĩ quây quần chung quanh Mẹ Maria,, Mẹ  Giáo Hội và là người đã được thánh hiến như các tu sĩ, để lắng nghe Lời Chúa soi sáng, và nhất là để sống Lời Chúa trong suốt cuộc đời. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi đổ tràn đầy các phước lành của Ngài trên con cái của biết bao nhiêu đặc sủng đã được ban cho Giáo Hội qua Chúa Thánh Thần và các vị sáng lập.

Giảng sau phần lắng nghe Lời Chúa ĐTGM José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký Bộ Tu Sĩ và các Hiệp Hội Tông Đồ, đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc với ba câu tiêu đề: “Hỡi tâm hồn, hãy mạnh mẽ”, “Hãy kiên trì, hãy trung thành”, và “Hãy sinh hoa trái, hãy đánh thức thế giới”.

Ngài khuyên các tu sĩ hãy quảng đại với Chúa, đừng trở thành nạn nhân của ươn lười, dẫn đưa tới chỗ lựa chọn con đường dễ dãi, thoái mái. Trái lại, hãy mau mắn lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, và đáp trả tức khắc, không lần lữa, chần chừ, toan tính thiệt hơn, nhưng quảng đại dấn thân liều lĩnh, không hà tiện với Chúa. Khi đã quảng đại dấn thân rồi, thì hãy can đảm kiên trì và trung thành với cuộc đời tận hiến cho Chúa, cho Giáo Hội và cho tha nhân. Trung thành trong những điều nhỏ nhặt nhất, vì các bất trung nho nhỏ sẽ dẫn đưa tới các bất trung lớn hơn và trầm trọng hơn. Để trung tín cần liên lỉ thắp sáng trở lại ngọn lửa tình yêu  đối với Chúa Kitô, canh tân sự hiến dâng trọn vẹn của mình, và luôn ở lại với Chúa, mà không sợ hãi. Sau cùng hãy sinh hoa trái tốt lành của đời thánh hiến, bằng cách hoàn toàn trút bỏ chính mình như Chúa Kitô, và sống theo cái luận lý của ba lời khấn thánh: tự do theo tinh thần tin mừng trong vâng lời, hoàn toàn trút bỏ và thanh thoát trong khó nghèo, và với con tim không chia rẽ trong đời khiết tịnh. Luôn luôn có con tim dành cho Chúa Giêsu, một trái tim tràn đầy Thiên Chúa để trao ban Chúa cho mọi người (SD 15-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican  Radio

ĐTC TIẾP KIẾN CÁC BỘ TRƯỞNG MÔI SINH LIÊN HIỆP ÂU CHÂU

ĐTC TIẾP KIẾN CÁC BỘ TRƯỞNG MÔI SINH LIÊN HIỆP ÂU CHÂU

ĐTC tiếp kiến các bộ trưởng môi sinh

VATICAN: Sáng ngày 16 tháng 9 ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến các Bộ trưởng môi sinh của các nước Liên Hiệp Âu châu. Ngài kêu gọi thực thi ba nguyên tắc: liên đới, công bằng và chia sẻ.

ĐTC khẳng định rằng môi sinh là thiện ích chung và là gia tài của toàn nhân loại. Vì thế mọi người đều có nhiệm vụ cộng tác với nhau để bảo vệ và gìn giữ nó cho thiện ích chung. Nhưng trước các tai ương môi sinh người nghèo phải đau khổ nhất, vì các hậu quả to lớn của chúng.

Tình liên đới đòi buộc phải sử dụng các dụng cụ hữu hiệu, có khả năng hiệp nhất việc chống lại nạn môi sinh đồi tệ với cuộc chiến chống nạn nghèo đói: bằng cách phát triển và di chuyển các kỹ thuật thích hợp, có khả năng sử dụng các tài nguyên nhân bản và thiên nhiên, xã hội và kinh tế, tới các địa phương. Sự công bằng đỏi hỏi các nước giầu miền bắc bán cầu trả “món nợ môi sinh” cho các nước nghèo miền nam bán cầu, đặc biệt vài nước đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên quá độ tạo ra các mất thăng bằng thương mại, để lại các hệ lụy tiêu cực trên môi sinh. Các nước giầu được mời gọi góp phần giải quyết món nợ đó và làm gương hạn chế việc tiêu thụ năng lượng không thể canh tân, đem tài nguyên tới các nước cần được trợ giúp để thăng tiến các đường lối chính trị và chương trình phát triển có thể chịu đựng được, sử dụng các hệ thống quản trị liên quan tới rừng, việc vận chuyển, rác, hiện tượng phung phí thực phẩm, hầu cải tiến kinh tế và khích lệ người dân có các cung cách sống khác có trach nhiệm hơn. Sau cùng là việc tham dự của tất cả các phần tử liên hệ, nhất là những người đã không hề có tiếng nói trong các quyết định liên quan tới thiện ích chung (SD 16-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC LƯU TÂM TỚI GIỚI TRẺ VÀ VIỆC DẠY GIÁO LÝ

ĐTC LƯU TÂM TỚI GIỚI TRẺ VÀ VIỆC DẠY GIÁO LÝ

VATICAN: Trong buổi tiếp kiến dành cho các Giám Mục Bồ Đào Nha những ngày vừa qua ĐTC Phanxicô đã chia sẻ với các vị âu lo của ngài đối với giới trẻ và việc dậy giáo lý cho họ.

ĐTC đã cho biết như trên trong buổi phỏng vấn dài dành cho nữ phóng viên Aura Miguel của Radio Renascenza Bồ Đào Nha. Ngài khẳng định rằng cần phải làm cho người trẻ lớn lên và đồng hành với họ, với sự thận trọng đối thoại với họ và làm sao để việc dậy giáo lý cho họ không chỉ thuần lý thuyết. Giáo lý phải có ba ngôn ngữ: ngôn ngữ của cái đầu, của con tim và của đôi tay. Làm sao để người trẻ biết đức tin là cái gì, cảm nghiệm nó trong trái tim và dùng nó để làm các việc cụ thể: nghĩa là “suy nghĩ điều mình cảm thấy và làm, cảm thấy điều mình suy nghĩ và làm, và làm điều mình cảm thấy và suy nghĩ”.

Trả lời câu hỏi có viếng thăm Bồ Đào Nha nhân dịp mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima hay không, ĐTC bầy tỏ uớc mong đến Fatima. Ngài nói: “Đức  Mẹ xin chúng ta luôn luôn cầu nguyện, lo lắng cho gia đình và tuân giữ các giới răn của Chúa, và sống đơn sơ như các trẻ em. Đức Bà là Mẹ tự tỏ hiện ra cho các trẻ em, và luôn luôn tìm kiếm các linh hồn đơn sơ.”

Liên quan tới hiện tượng di cư tỵ nạn khiến cho Âu châu lo lắng, ĐTC nói đó chỉ là một chỏm nhỏ của tảng băng khổng lồ. Thế giới đang chứng kiến các người tỵ nạn trốn chạy chiến tranh, đói khổ, nhưng lý do nền tảng là một hệ thống xã hội kinh tế xấu xa và bất công. Đề cập đến vấn đề môi sinh ngài nhấn mạnh rằng con người phải là tâm điểm của xã hội kinh tế và chính trị, bởi vì hệ thống kinh tế thống trị ngày nay đã loại bỏ con người ra ngoài lề và để tiền bạc vào trung tâm. Nó là thần tượng thời thượng hiện nay. Cần phải đi tới các lý do. Ở dâu lý do là đói khổ thì phải tạo ra công ăn việc làm. Ở đâu lý do là chiến tranh thì phài tìm kiếm hoà bình và làm việc cho hoà bình. Ngày nay thế giới gây chiến với chính mình. Cần phải tiếp đón các anh chị em di cư tỵ nạn như họ là, và tìm cách cho họ một nơi cư ngụ va giúp họ hội nhập xã hội.

ĐTC cũng tố cáo nền văn hóa thoải mái dẫn đến tình trạng số sinh giảm sút quá thấp trong vài quốc gia âu châu như Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Trong khi đó thì số người già gia tăng. Khi có chỗ trống, khi không sinh con, thì người di cư tới chiếm chỗ của chúng. Theo ĐTC thách đố lớn nhất của Âu châu là phải trở thành mẹ trở lại chứ không phải là bà Âu châu. Âu châu có một nền văn hóa đặc biệt phải tái chiếm khả năng lãnh đạo, chỉ đường. Âu châu chưa chết, chỉ hơi là bà một chút thôi, nhưng có thể trở thành mẹ. Có đúng thật là Âu châu đã sai lầm, khi chối bỏ các gốc rễ kitô của minh. Trong đời ai cũng lầm lỡ, nhưng Âu châu còn kịp giờ để trở thành Âu châu mẹ biết lo lắng cho giới trẻ, nhất là người  trẻ thất nghiệp. Các dòng tu có đặc sủng giáo dục, các giáo dân giáo chức hãy tạo ra các trường học cấp thiết để giúp ngưởi trẻ học nghề giúp họ tìim ra công ăn việc làm, như hệ thống giáo dục của dòng Don Bosco.

Liên quan tới làn sóng của chủ nghĩa cá nhân khiến cho người ta nghĩ rằng tự do là làm điều mình muốn, và gieo vào đầu trẻ em ý niệm hạnh phúc là không có vấn đề, ĐTC nói một cuộc sống không vấn đề là một cuộc sống nhàm chán. Nhu cầu đương đầu và giải quyết các vấn để là bẩm sinh nơi con người. Cần phải giáo dục cho người trẻ biết các quyền lợi và nghĩa vụ của họ, và biết liều lĩnh. Để giáo dục cần dùng cả hai chân: một chân dựa vững vàng trên mặt đất, chân kia giơ lên và bước tới, rồi tìm điểm tựa cho vững và cứ thế tiếp tục. Liều lĩnh. Tại sao? Vì tôi có thể vấp ngã. Nhưng hãy đứng lên và tiếp tục bước tới! Trong nghĩa này Giáo Hội cũng phải đi ra, phải liều lĩnh. Nếu một giáo hội, một giáo xứ, một giáo phận, môt dòng tu sống khép kín trong chính mình, thì sẽ đau yếu, và chúng ta có một giáo hội teo quắt, với các điều luật cứng nhắc, không có óc sáng tạo, được bảo đảm nhưng không chắc chắn. Trái lại một giáo hội, một giáo xứ  xuất hành và truyền giáo có thể gặp một tai nạn như xảy ra cho bất cứ ai đi ra. Nhưng giữa một Giáo Hội đau yếu và môt Giáo Hội bị tai nạn, tôi thích Giáo Hội bị tai nạn hơn, vì ít nhất nó đã đi ra. Trả lời câu hỏi có phải vì thế mà ngài được bầu làm Giáo Hoàng không, ĐTC cuời trả lời nhà báo: “Điều đó chị phải hỏi Chúa Thánh Thần”.

Về các chờ mong đối với Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC nói ngài ước mong mọi người đều tới để cảm nghiệm tình yêu và ơn tha thứ của Chúa. ĐTC cho biết thư gửi cho ĐTGM Fisichella và Tự Sắc khiến cho các tiến trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu nhằm đơn giản hóa và tạo dễ dàng cho đức tin của giáo dân để họ cảm thấy Giáo Hội là mẹ (SD 14-92015).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

SỨ ĐIỆP ĐHY KURT KOCH GỬI HỘI NGHỊ ĐẠI KẾT QUỐC TẾ VỀ NỀN TU ĐỨC CHÍNH THỐNG TẠI BOSE

SỨ ĐIỆP ĐHY KURT KOCH GỬI HỘI NGHỊ ĐẠI KẾT QUỐC TẾ VỀ NỀN TU ĐỨC CHÍNH THỐNG TẠI BOSE

ĐHY Kurt Koch

VATICAN: Tha thứ là trọng tâm của phong trào hiệp nhất các Kitô hữu.

ĐHY Kurt Koch. Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã khẳng định như trên trong sứ điệp gửi hội nghị đại kết quốc tế ngày mùng 9 tháng 9 vùa qua. Hội nghị được tổ chức trong cộng đoàn đại kết Bose miền bắc Italia trong các ngày 9-13 tháng 9.

Trong sứ điệp ĐHY Koch nhấn mạnh rằng phong trào đại kết sẽ không hiện hữu và phát triển, nếu không có xác tín rằng các kitô hữu phải xin ơn tha thứ của Thiên Chúa và xin tha thứ cho nhau vì các chia rẽ họ đã gây ra trong Thân Mình Chúa Kitô. Giáo Hội công giáo đã chính thức dấn thân trong phông trào đại kết ngay từ đầu với lộ rình tha thứ. Đức Chân phước Phaolô VI đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên trong thời đại mới đã xin Thiên Chúa và người đương thời tha thứ cho Giáo Hội. Ngài đax làm điều này trong diễn văn khai mạc khóa hai của Công Đồng Chung Vaticăng II ngày 29 tháng 9 năm 1963.

Lời xin lỗi này liên quan tới sự chia rẽ giữa các kitô hữu. Ngài nói: “Nếu phải thú nhận vài lỗi lẫm nơi chúng ta vì sự chia rẽ này, thì với lời van nài khiêm tốn chúng tôi xin lỗi Thiên Chúa và chúng tôi xin lỗi các Anh em cho rằng họ đã bị chúng tôi xúc phạm. Riêng phần chúng tôi chúng tôi sẵn sàng hết lòng tha thứ cho các xúc phạm đến Giáo Hội công giáo và quên đi nỗi đớn đau gaay thương tích vì các cuộc tranh cãi và chia rẽ kéo dài” (6.6). Các lời can đảm chưa từng có này đã được các nghị Phụ lầy lại trong sắc lệnh Unitatis redingratio về đại kết: “Với lời cầu khiêm tốn, chúng tôi xin lỗi Thiên Chúa và xin lỗi các anh em chia rẽ, cũng như chúng tôi tha lỗi cho những kẻ nợ chúng tôi” (s. 7). Đôi khi chúng ta quên, nhưng đây là văn bản duy nhất của Công Đồng Chúng Vaticăng II trong đó các nghị Phụ xin lỗi công khai rõ ràng, cả khi các văn bản khác cũng nhắc tới các trách nhiệm của các kitô hữu trong các vấn đề liên quan tới các tương quan giữ khoa học và đức tin (GS, 36), việc nảy sinh ra chủ thuyết vô thần (s. 19) hay phong trào bài Do thái (s. 4).

Một năm sau, trong những ngày cuối cùng của Công Đồng, một cách chính xác là ngày mùng 7 tháng 12 năm 1965, việc xin lỗi này đã trở thành cụ thể trong cử chỉ chính thức của Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Attenagora, xóa bỏ vạ tuyệt thông cho nhau có từ năm 1954. Đây là một cử chỉ “của sự công bằng và tha thứ cho nhau”, theo lời của tuyên ngôn chung của hai thủ lãnh Giáo Hội. Và trong dịp kỷ niệm 10 năm ký tuyên ngôn chung ấy ngày 14 tháng 12 năm 1975 Đức Phaolô VI sẽ dùng lần đầu tiên kiểu nói “thanh tẩy ký ức”, sẽ xuất hiện trong huấn quyền của Giáo Hội công giáo (AAS 68,1976,tr. 121). Chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ kỷ niệm 50 năm biến cố lịch sử này là một trong các cử chỉ xây nền cho dấn thân đại kết của Giáo Hội công giáo. Tôi vui mừng vì dịp kỷ niệm này sẽ được cử hành vào đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Năm 2014 Hội nghị đại kết quốc tế về nền tu đức chính thống đã có đề tài là “Lòng thương xót và tha thứ”. Ban tổ chức đã không biết rằng chỉ ít tháng sau đó ĐTC Phanxicô công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót. Khi lựa chọn đề tài này Cộng đoàn đại kết Bose đã chứng minh cho thấy sự sắc sảo tinh thần và khả năng đọc hiểu các dấu chỉ thời đại của mình, là một ơn thật quan trọng ngày nay.

Tha thứ là một thành phần nòng cốt của phong trào hiệp nhất  các kitô hữu. Dấn thân đại kết thúc đẩy các cộng đoàn kitô hoán cải con tim: việc tìm kiếm hiệp nhất chắc chắn là một trong các kích thích mạnh mẽ nhất đối với lòng thương xót (SD 9-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC TIẾP 400 THÀNH VIÊN PHONG TRÀO TU ĐỨC GIA ĐÌNH EQUIPES NOTRE DAME

ĐTC TIẾP 400 THÀNH VIÊN PHONG TRÀO TU ĐỨC GIA ĐÌNH EQUIPES NOTRE DAME

ĐTC tiếp GIA ĐÌNH EQUIPES NOTRE DAME

VATICAN: ĐTC khích lệ các gia đinh kitô dấn thân trợ giúp và thương xót các gia đình bị thương tích, hay bị thất bại trong hôn nhân, cũng như mạnh mẽ chống lại các thực dân ý thức hệ.

ĐTC đã nhắn nhủ như trên trong buổi tiếp kiến 400 thành viên phong trao tu đức gia đình “Équipes Notre Dame” sáng ngày mùng 10 tháng 9 vùa qua. Ngài khẳng định rằng các cặp vợ chồng và các gia đình kitô thường ở trong các điều kiện tốt hơn để loan báo Chúa Giêsu Kitô cho các gia đình khác, để nâng đỡ, củng cố và khích lệ các gia đình khác. Đó cũng là lý do của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình sẽ khai diễn tại Roma trong vài tuần nữa. Mục đích là để Giáo Hội suy tư với nhiều chú ý hơn về cuộc sống của các gia đình, là các tế bào nòng cốt của xã hội và của Giáo Hội, và chúng bị đe dọa trong bối cảnh văn hóa khó khăn ngày nay. ĐTC đã mời gọi các gia đình của phong trào chủ động trong công tác truyền giáo, bằng cách làm chứng, loan báo, thông truyền, điều mà Chúa làm cho họ sống trong sự thân tình của tổ ấm gia đình, với các vui buồn và khổ đau trong sự phong phú nhân bản và tinh thần, để lôi kéo người khác bước đi trên cùng con đường ấy. Sứ mệnh này đặc biệt quan trọng vì hình ảnh của gia đình như Chúa muốn, bao gồm một người nam và một người nữ cho thiện ích của hai người và của việc sinh con cái và giáo dục chúng, nhưng bị méo mó do các dự án quyền lực được nâng đỡ bởi các thực dân ý thức hệ. Chính vì thế cần có các hành động cụ thể và óc sáng tạo luôn canh tân để tiếp đón, đào tạo và đồng hành với các cặp vợ chồng trẻ, trước và sau khi cưới nhau. Đặc biệt cần gần gữi các gia đình bị thương tích vì nhiều lý do: thiếu công ăn việc làm, nghèo túng, vấn đề sức khỏe, tang chế, lo lắng vì con cái, mất quân bình vì xa cách hay vắng mặt, bầu khí bạo lực vv… Chúng ta phải có can đảm tiếp xúc với các gia đình đó một cách kín đáo nhưng quảng đại trên bình diện vật chất cũng như nhân bản và tinh thần trong các hoàn cảnh bị thương tích của chúng. Chúng ta hãy là dụng cụ lòng thương xót của Chúa và của Giáo Hội đối với người thất bại trong hôn nhân. Một cặp vợ chồng hiệp nhất và hạnh phúc có thể hiểu hơn bất cứ ai khác, từ bên trong, vết thương và nỗi khổ đau gây ra bởi một sự bỏ rơi, phản bội hay một thất bại của tình yêu. Ngoài ra cũng không được quên nỗi khổ đau không thể tả được của các trẻ em phải sống các hoàn cảnh gia đình đớn đau này và trợ giúp chúng (RG 10-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC TIẾP CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÔNG LÝ MÔI SINH VÀ CÁC THAY ĐỔI KHÍ HẬU

ĐTC TIẾP CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÔNG LÝ MÔI SINH VÀ CÁC THAY ĐỔI KHÍ HẬU

ĐTC ký văn bản

VATICAN: ĐTC kêu gọi mọi người, mọi chính quyền và tổ chức toàn thế giới góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng môi sinh và các thay đổi khí hậu.

ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm tham dự viên hội nghị quốc tế về “công lý môi sinh và thay đổi khí hậu”, do Hiệp hội phát triển có thể chịu đựng được tổ chức tại Roma trong các ngày này. Khí hậu là một thiện ích chung ngày nay đang bị đe dọa một cách trầm trọng: bằng chứng là các thay đổi khí hậu, hiện tượng hâm nóng toàn cầu và các tai ương thiên nhiên gia tăng. Đó là các để tài quan trọng cấp thiết lôi kéo sự chú ý của giói truyền thông, dư luận công cộng, các vị lãnh đạo chínht trị và các nhà khoa học. Các thay đổi khí hậu tạo ra các hậu quả tai hại cho xã hội và khiến cho những người nghèo phải thiệt thòi và khổ đau nhiều nhất. Như đề tài của hội nghị nêu bật, vấn đề khí hậu là một vấn đề của sự công bằng và cũng là vấn đề liên đới nữa, hai vấn đề gắn liền nhau. Nó liên quan tới phẩm giá của từng người, như là các dân tộc và như là các người nam nữ.

Khoa học và kỹ thuật đặt trong tay chúng ta một quyền lực chưa từng có, và nhiệm vụ của chúng ta đối vớí toàn nhân loại và đặc biệt đối với người nghèo và các thế hệ tương lại là sử dụng nó cho thiện ích chung. Tuy có nhiều mâu thuẫn nhưng chúng ta có đủ các lý do để dưỡng nuôi hy vọng thành công trong nỗ lực này. Tuy nhiên, mỗi người được mời gọi đáp trả lại lời mời gọi ấy một cách riêng rẽ, trong môi trường gia đình, việc làm, trong lãnh vực kinh tế, nghiên cứu, xã hội dân sự và các cơ cấu. Mọi người đều được mời gọi góp phần để kết qủa là hoa trái của một công việc chung. Trong Thông điệp “Laudato si’” tôi đã đề nghị như con đường duy nhất giúp đương đầu với các vấn đề của thế giới chúng ta và tìm ra các giải pháp thực sự hữu hiệu. Sự hiện diện của các giới chức tôn giáo, chính trị, kinh tế, khoa học trong nhiều lãnh vực và của các tổ chức quốc tế và các tổ chức dấn thân trong cuộc chiến đấu chống nghèo túng trong hội nghị nói lên tầm quan trọng ấy. Tôi xin mời gọi tất cả mọi người cố gắng để trong các bàn hội nghị tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội và môi sinh duy nhất và phức, tạp tiếng nói của những người nghèo nhất được lắng nghe, giữa các quốc gia và các bản vị con người: đây cũng là  một bổn phận của công lý môi sinh.

ĐTC cầu mong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và sư phát triển có thể chịu đựng nổi, nhóm tại Paris vào đầu tháng 12 này đạt được các thỏa hiệp môi sinh toàn cầu thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Cá nhân ngài và toàn Giáo Hội ủng hộ các nỗ lực này bắt đầu với điều không thể thiếu là lời cầu nguyện (SD 11-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC TIẾP CÁC TÂN GIÁM MỤC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG NĂM NAY 2015

ĐTC TIẾP CÁC TÂN GIÁM MỤC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG NĂM NAY 2015

ĐTC gặp các tân giám mục 2015

VATICAN: Sáng hôm 10-9 ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến các tân Giám Mục được chỉ định trong năm nay 2015.

Ngài khuyến khích các vị hãy là các chủ chăn rao giảng Chúa Kitô phục sinh, là nhà sư phạm, hướng đạo tinh thần, giáo lý viên, chuyên viên dẫn tín hữu bước vào các mầu nhiệm và là nhà truyền giáo. Các Giám Mục là những người kế vị các Tông Đồ, và cũng như các Tông Đồ, đã sống kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh và ơn của Chúa Thánh Thần biến đổi cuộc đời mình, cho dù có các khước từ, bỏ trốn, và phản bội trong đời sống. Trước con người thời nay hay quên lãng cuộc sống vĩnh cửu các Giám Mục phải luôn luôn khiêm tốn can đảm rao giảng Chúa Kitô phục sinh nhắc nhở cho con người biết số phận cao cả của con người được mời gọi sống yêu thương. ĐTC nói ngài không muốn làm cho các Giám Mục hoảng sợ vì các vị đang sống tuần trăng mật với Chúa, sau khi được chỉ định làm chủ chăn. Nhưng cũng không nên quên rằng thế giới ngày nay đầy các thách đố cam go và thê thảm như: hiện tượng toàn cầu hóa gia tăng cách biệt giữa con người; làn sóng di cư tỵ nạn ồ ạt; môi sinh bị de dọa vì bị khai thác một cách tàn bạo; phẩm giá con người bị xúc phạm, tương lai công ăn việc làm bấp bênh, nạn sa mạc hóa các tương quan, tinh thần vô trách nhiệm lớn mạnh, sự thờ ơ đối với ngày mai, thái độ khép kín sợ hãi, sự lạc hướng của biết bao nhiêu người trẻ và nỗi cô đơn của người già, và biết bao nhiêu vấn đề khác nữa…

Tuy nhiên ĐTC chỉ muốn trao cho từng tân Giám Mục Niềm Vui Tin Mừng và xin các vị hãy là các mục tử sống chết vì đoàn chiên hao mòn vì săn sóc lo lắng cho Giáo Hội địa phương. Không có lãnh vực nào của cuộc sống con người bị loại trừ không được con tim mục tử chú ý. Trái lại phải lưu tâm tới mọi thực tại của đoàn chiên, gặp gỡ, rao giảng Lời Chúa và mời gọi mọi người truyền giáo. Các Giám Mục phải là các nhà sư phạm, các vị hướng đạo tinh thần và các giáo lý viên cừ khôi có khả năng cầm tay tín hữu và dẫn họ lên núi Tabor gặp Chúa và bước vào mầu nhiệm đức tin, chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa, xả thân đồng hành với họ lên núi, không để họ ở dưới đồng bằng và tế nhị giứp họ thanh tẩy đôi mắt để trông thấy Chúa. Niềm vui của vị mục tử lôi cuốn, gây hứng khởi và làm cho ngất ngây. Không có niềm vui Kitô giáo tàn lụi trong mệt nhọc. Các chủ chăn cũng phải săn sóc các linh mục của mình thế nào để các vị cũng lôi cuốn, thức tỉnh và giúp tín hữu và con người say mê Chúa. Nhiều người xa Chúa vì thất vọng bởi các lời hứa của niềm tin, hay con đường đạt đến xem ra quá đòi hỏi. Không ít người đóng sầm cửa lại vì các yếu đuối của các chủ chăn khiến họ kiếm tìm các niêm hy vọng ở nơi khác. Các chủ chăn phải bắt được lộ trình của họ, không coi các khổ đau và thất vọng của họ là gương mù gương xấu, nhưng soi sáng cho họ với ngọn lửa khiêm tốn của đức tin nhưng có sức dãi toả, dành thời giở để gạp gỡ, nói chuyện và giảng giải cho họ như Chúa Giêsu làm với hai môn đệ trên đường về làng Emmaus, giúp họ nhận ra Chúa, để họ có sức mạnh trở về Gierusalem. Các Giám Mục cũng phải là những nhà truyên giáo, kiếm tìm những ai chưa biết Chúa Giêsu, đi theo họ, ngước nhìn họ, và mời họ xuống như Chúa Giêsu đã làm với ông Giakêu và biết lo lắng cho thiện ích và hạnh phúc đích thật của các anh chị em ở xa (SD 10-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa vì Cộng đoàn Taizé

Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa vì Cộng đoàn Taizé

Cong Doan Taize

VATICAN. ĐTC Phanxicô cảm tạ Thiên Chúa vì Cộng đoàn Taizé và biểu lộ lòng quí mến đối với mọi thành viên Cộng đoàn này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong thư gửi đến Thầy Alois Tu viện trưởng và Cộng đoàn Taizé nhân dịp kỷ niệm 3 biến cố: 75 năm thành lập, 100 năm sinh nhật của thầy Roger và 10 năm thầy qua đời.

Thư của ĐTC được ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, tuyên đọc trong buổi lễ kỷ niệm ở Taizé ngày 16-8-2015 và được công bố tại Vatican hôm 19-8-2015. Lá thư có đoạn viết:

”Như ĐGH Biển Đức 16 đã nói với các bạn trẻ nhân dịp cuộc gặp gỡ Âu Châu do Cộng đoàn Taizé tổ chức tại Roma năm 2012, Thầy Roger là một 'chứng nhân không biết mệt mỏi của Tin Mừng hòa bình và hòa giải, được ngọn lửa đại kết thánh thiện linh hoạt' (Diễn văn 29-12-2012).

”Chính ngọn lửa ấy đã thúc đẩy Thầy thành lập một cộng đoàn có thể coi như một ”dụ ngôn đích thực về tình hiệp thông”, cho đến nay đã giữ một vai trò quan trọng để bắc những cây cầu huynh đệ giữa các tín hữu Kitô.

”Thầy Roger hăng say tìm kiếm sự hiệp nhất của Giáo Hội, Thân Mình của Chúa Kitô, Thầy cởi mở đối với những kho tàng được gìn giữ trong các truyền thống Kitô khác nhau, nhưng không vì thế mà cắt đứt quan hệ với nguồn gốc Tin Lành của Thầy. Do sự kiên trì đã chứng tỏ trong cuộc sống lâu dài, Thầy đã góp phần thay đổi những quan hệ giữa các tín hữu Kitô còn bị chia rẽ, vạch ra cho nhiều người một con đường hòa giải.

“Được nuôi dưỡng bằng Kinh Thánh, Thầy Roger cũng tham chiếu giáo huấn của các Thánh Giáo Phụ, Thầy kín múc nơi các nguồn mạch Kitô giáo và biết hiện tại hóa các nguồn ấy cho nơi giới trẻ”.

”Thầy Roger yêu mến người nghèo, những người kém may mắn, những người có vẻ không có gì đáng kể. Trong cuộc sống của Thầy và của các tu huynh, Thầy đã chứng tỏ rằng kinh nguyện đi song đối với tình liên đới giữa con người.

”Tôi cảm tạ Thiên Chúa, là Cha, Con và Thánh Linh, vì cuộc sống dâng hiến của Thầy Roger, cho đến cái chết vì bạo lực của Thầy. Ước gì Cộng đoàn Taizé luôn duy trì nồng nhiệt chứng tá mà Thầy đã làm cho Chúa Kitô phục sinh và lời kêu gọi Thầy không ngừng lập lại ”hãy chọn lựa yêu thương”

Vatican ngày 16 tháng 8 năm 2015

Phanxicô

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Nạn nhân diệt chủng thời Ottoman sắp được phong chân phước

Nạn nhân diệt chủng thời Ottoman sắp được phong chân phước

VATICAN. Đức Cha Flaviano Michele Melki, tử đạo dưới thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, sắp được phong chân phước.

Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Đức Cha Melki đã được công bố hôm 8-8-2015 tại Vatican sau khi được ĐTC Phanxicô cho phép trong buổi tiếp kiến trước đó dành cho ĐHY Angelo Amato, SDB, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.

Đức Cha Melki tục danh là Giacôbê, sinh năm 1858 ở Kalaat Mara (Thổ nhĩ kỳ) thuộc Huynh đoàn thánh Ephrem của Giáo Hội Công Giáo Siriac, bị sát hại vì đức tin cách đây 100 năm, ngày 29-8-1915, tại Djézireh nơi ngài làm giám mục – nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ -, trong cuộc bách hại dưới thời đế quốc Ottoman.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican ngày 8-8-2015, Cha Rami Al Kabala, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Cha Melki, cho biết Đức Cha đã giữ một vai trò chủ yếu trong việc khuyến khích các tín hữu bảo tồn đức tin của mình trong hoàn cảnh khó khăn và bị bách hại thời ấy. Ngài sống rất thanh bần, bán cả các áo lễ của ngài để giúp đỡ người nghèo thoát khỏi tình trạng lầm than. Gia đình ngài trước kia thuộc Giáo Hội Chính Thống Siriac, nhưng ngài đã trở lại Công Giáo rồi được thụ phong linh mục.

Với những kẻ tìm cách dụ dỗ ngài theo Hồi giáo, Đức Cha Melki trả lời rằng: ”Tôi bảo vệ đức tin của tôi cho đến độ đổ máu đào!”.

Cha Al Kabala nhận xét rằng: ”100 năm sau Đức Cha Melki, các tín hữu Kitô Trung Đông đang phải chịu cuộc bách hại tương tự tuy rằng với những cách thực khác. Vì thế, cuộc tử đạo của Đức Cha Melki khích lệ các tín hữu Kitô Đông phương ngày nay bảo vệ đức tin và sống đức tin không chút sợ hãi, dù gặp khó khăn. Việc phong chân phước cho Đức Cha Melki có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh ngày nay. Hinh ảnh vì tử đạo không chết, nhưng tiếp tục sốn gtrong Giáo Hội, trong ký ức của các tín hữu”. (RG 8-8-2015)

G. Trần Đức Anh OP -Vatican Radio

 

Các đại học công giáo phải đào tạo các người mạnh mẽ của Thiên Chúa

Các đại học công giáo phải đào tạo các người mạnh mẽ của Thiên Chúa

VATICAN: ĐTC bầy tỏ ước mong các đại học công giáo đào tạo những người bạn mạnh mẽ của Thiên Chúa rất cần thiết cho thời đại khó khăn ngày nay.

ĐTC đã bầy tỏ ước muốn trên đây trong sứ điệp, do ĐHY Petro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký ngày mùng 1 tháng 8, gửi đại hội liên đại học triệu tập tại Avila trong những ngày này nhân kỷ niệm 500 năm thánh nữ Têrexa thành Avila sinh ra. Tham dự đại hội về đề tài “Thánh nữ Têrêxa thành Avila, bậc thầy của đời sống”có 450 người đến từ 26 nước trên thế giới. Hiện diện trong đahi hội cũng có ông Jorge Fernandez Diaz, Bộ trưởng nội vụ Tây Ban Nha.

Sứ điệp đã được ĐC Jesús García Burillo, GM Avila, đọc trong buổi khai mạc đại hội. Trong sứ điệp ĐTC cầu chúc việc tái khám phá ra gương mặt thánh thiện và giáo huấn phong phú của nữ Tiến Sĩ Giáo Hội, dẫn đưa mọi người tới chỗ gặp gỡ Chúa Giêsu nhân lành. Ngài cũng khích lệ mọi người tái khám phá nơi việc chiêm niệm và suy gẫm của thánh nữ, bậc thầy của đời cầu nguyện, suối nguồn của khoa học đích thực và các giá trị làm nảy sinh ra sự sống. Gương sống và các giáo huấn của thánh nữ thời sự hơn bao giờ hết (SD 2-8-2015).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

LỊCH TRÌNH CÁC BUỔI CỬ HÀNH NĂM LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

LỊCH TRÌNH CÁC BUỔI CỬ HÀNH NĂM LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Misericordes Sicut Pater

VATICAN: Sáng ngày 30 tháng 7 vừa qua Tòa Thánh đã công bố lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Mùng 8 tháng 12 năm 2015 ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự lễ mở cửa Năm Thánh đền thờ thánh Phêrô. Ngày 13 tháng 12 lễ mở cửa Năm Thánh đền thờ thánh Gioan Laterano, đền thờ  thánh Phaolô ngoại thành và các nhà thờ chính tòa trên toàn thế giới. Ngày mùng 1 tháng giêng năm 2016 lễ mở cửa Thánh đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Trong các ngày 19-21 tháng giêng là Năm Thánh của của các nhân viên làm việc trong lãnh vực hành hương. Ngày 25 tháng giêng lễ nghi đại kết trong đền thờ thánh Phaolô ngoại thành.

Mùng 2 tháng 2 ngày cho những người sống đời thánh hiến và kết thúc Năm Đời Thánh Hiến. Mùng 10 tháng 2 lễ nghi gửi các Thừa Sai của Lòng Thương Xót trong đền thờ thánh Phêrô. Ngày 22 tháng 2 ngày của các nhân viên cơ quan trung ương Tòa Thánh, quốc gia thành Vaticăng và các cơ cấu liên hệ.

Ngày mùng 4-5 tháng 3: “24 giờ cho Chúa” với lễ nghi sám hối tại đền thờ thánh Phêrô. Ngày 20 tháng 3 ngày giới trẻ giáo phận Roma.

Mùng 3 tháng 4 dành cho những ai sống linh đạo Lòng Chúa Thương Xót. Ngày 24 tháng 4 dành cho các thanh thiếu niên tuổi từ 13-16: Tuyên xưng đức tin và xây dựng một nền văn hóa của lòng thương xót.

Các ngày 27-29 tháng 5: ngày của các Phó Tế.

Mùng 3 tháng 6: ngày của các Linh Mục. Ngày 12 tháng 6: dành cho các bệnh nhân và người tàn tật.

Các ngày 26-31 tháng 7: dành cho giới trẻ.

Mùng 4 tháng 9 dành cho các người làm việc và các thiện nguyện viên Lòng Thương Xót. 

Ngày 25 tháng 9 dành cho các giáo lý viên. 

Các ngày 8-9 tháng 10 kính Đức Mẹ.

Mùng 1 tháng 11 lễ cầu cho những người đã qua đời.

Mùng 6 tháng 11 ngày cho các tù nhân.

Ngày 13 tháng 11 lễ đóng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại các đền thờ Roma và trong các giáo phận trên thế giới.

Ngày 20 tháng 11 lễ đóng cửa Năm Thánh tại đền thờ thánh Phêrô kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót (SD 30-7-2015) 

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

ĐTC KHÍCH LỆ GIỚI TRẺ ĐỪNG SỢ HÃI LẬP GIA ĐÌNH

ĐTC KHÍCH LỆ GIỚI TRẺ ĐỪNG SỢ HÃI LẬP GIA ĐÌNH

VATICAN: ĐTC Phanxicô khích lệ người trẻ toàn thế giới đừng sợ hãi lập gia đình, vì vớí ơn thánh Chúa ban họ sẽ kết hiệp với Chúa và với nhau.

ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trên địa chỉ Twitter của ngài hôm 28-7 vừa qua. ĐTGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, cho biết có 22 triệu người trên toàn thế giới theo dõi Twitter của ĐTC mỗi ngày. Rất tiếc là ngày nay người trẻ sợ hãi lập gia đình, không phải vì họ xấu hơn người trẻ trước kia, nhưng có một nền văn hóa đẩy đưa họ tới sự sợ hãi, nhất là đối với các lựa chọn vĩnh viễn trong cuộc đời. Trong Thánh Kinh người ta tìm thấy lời khuyên “Đừng sợ hãi” 365 lần. Nó phải là điệp khúc cần được vang lên trong tâm trí ngưòi trẻ mỗi ngày, bởi vì nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu, thì hôn nhân, thì sự kết hiệp luôn mãi sẽ có được sự ổn định, mà xã hội qúa lỏng lẻo ngày nay ngăn cản.

ĐTGM Paglia ca ngợi ĐTC Phanxicô đã ra khỏi các lược đồ trang trọng, lựa chọn các phương tiện truyền thông của người trẻ để  thông truyền tư tưởng và các lời khích lệ có thể đánh động con tim người trẻ. Giáo Hội có một kho tàng tinh thần nhân bản vô cùng phong phú cần được chia sẻ, thông truyền bằng mọi cách. Trong bầu khí xã hội hiện nay cần tái đề nghị hôn nhân và gia đình, không phải chỉ như là lựa chọn cho riêng mình, nhưng như kiểu giúp thay đổi thế giới. Hôn nhân không phải là một lựa chọn khép kín trong vòng tròn yêu thương của riêng mình, nhưng là một lựa chọn cho xã hội, cho thế giới (SD 28-7-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

SỨ ĐIỆP ĐHY STANISLAW RYLKO GỬI NGÀY QUỒC TẾ GIỚI TRẺ CRACOVIA

SỨ ĐIỆP ĐHY STANISLAW RYLKO GỬI NGÀY QUỒC TẾ GIỚI TRẺ CRACOVIA

VATICAN: ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh về Giáo Dân, kêu gọi người trẻ toàn thế giới suy tư về đề tài lòng thương xót Chúa để chuẩn bị tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia.

ĐHY đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố ngày 27 tháng 7 vừa qua, trong đó ĐHY nhắc lại rằng đây là lần thứ hai ngày này được tổ chức tại Ba Lan, sau Ngày Quốc Tế Giói Trẻ tại Czétochowa hồi năm 1991. Tại Rio de Janeiro ĐTC Phanxicô đã nói với người trẻ: “Nếu bạn muốn biết phải làm gì một cách cụ thể, hãy đọc Phúc Âm thánh Mattrhêu chương 25, là công thức theo đó chúng ta sẽ bị phán xử. Các bạn sẽ có Chương Trình Hành Động với hai điều này: Tám Mối Phúc Thật và chương 25 Phúc Âm thánh Matthêu. Không cần phải đọc thứ gì khác…” (Buổi gặp gỡ giới trẻ Argentina 25-7-2013). Và trong Các Mối Phúc Thật không phải vô tình mà ĐTC Phanxicô đã chọn mối phúc thương xót cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia “Phúc cho những ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7). Trong Huấn quyền của ngài đây là đề tài ưu tiên. ĐTC giải thích như sau: “Ở đây có tất cả Tin Mừng! Ở đây, ở đây có tất cả Tin Mừng, có toàn Kitô giáo! Nhưng xin các bạn hãy coi: đây không phải là tình cảm, cũng không phải là “duy lòng tốt! Trái lại, lòng thương xót  là sức mạnh thực sự có thể cứu thoát con người và thế giới khỏi bệnh “ung thư” là tội lỗi, sự dữ luân lý, sự dữ tinh thần. Chỉ tình yêu mới lấp đầy các trống rỗng, các vực thẳm tiêu cực mà sự dữ mở ra trong trái tim và trong lịch sử. Chúa Giêsu là tất cả lòng thương xót,  Chúa Giêsu là tất cả tình yêu… “( Kinh Truyền Tin 15-9-2013).

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Cracovia sẽ là Năm Thánh của người trẻ toàn thế giới. Các bạn trẻ sẽ đuợc mời gọi tái khám  phá ra gương mặt xót thương của Thiên Chúa, được biểu lộ nơi gương mặt của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa chết và sống lại vì chúng ta. Từ Cracovia họ phải phổ biến trên toàn thế giới sứ điệp tràn đầy hy vọng và tình yêu thương xót của Thiên Chúa đối với mỗi người trên trái đất này.

Trung tâm của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 31 sẽ là đền thánh Lòng Thương Xót Chúa và thánh nữ Faustina Kowalska, Tông đồ Lòng Thương Xót Chúa, đã được Thánh Gioan Phaolô II khánh thành năm 2002. Tại đây người trẻ có thể theo dõi một chương trình đặc biệt bao gồm việc suy niệm các dụ ngôn phúc âm về lòng thương xót Chúa và lần hạt kính Lòng Thương Xót Chúa. Sau cùng họ có thể bước qua Cửa Thánh để lãnh ơn toàn xá.

Cũng giống như Năm Thánh 2000 tại Tor Vergata ở Roma, tại Cánh đồng Lòng Thương Xót ở Cracovia sẽ có một Cổng Thánh. ĐTC Phanxicô sẽ cùng vài bạn trẻ bước qua Cổng Thánh đó trước khi bắt đầu buổi canh thức và chầu Thánh Thể. Sáng Chúa Nhật 31 tháng 7 2016 sau Thánh lễ ĐTC sẽ trao cho 5 cặp bạn trẻ thuộc 5 châu lục các ngọn đèn thắp sáng biểu tượng cho ngọn lửa lòng thương xót mà Chúa Kitô đã đem đến cho nhân loại. Và ĐTC sẽ gửi các bạn trẻ ra đi khắp nơi như chứng nhân và thừa sai của Lòng Thương Xót Chúa (SD 27-7-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

ĐTC KHÍCH LỆ BÊNH VỰC SỰ SỐNG TRONG MỌI GIAI ĐOẠN

ĐTC KHÍCH LỆ BÊNH VỰC SỰ SỐNG TRONG MỌI GIAI ĐOẠN

VATICAN: Mức tiến bộ của một nền văn minh được đo lường bởi khả năng giữ gìn và bênh vực sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên, và đặc biệt trong những giai đọan giòn mỏng nhất.

ĐTC đã khẳng định như trên trong sứ điệp gửi “Ngày sự sống” bênh Anh quốc được cử hành vào ngày Chúa Nhật 26 tháng 7 này về đề tài: “Vun trồng sự sống, chấp nhận cái chết”. Ngày này nằm trong chiến dịch do HĐGM Anh quốc và vùng Galles phát động nhân dịp Quốc Hội Anh thảo luận về dự luật cho phép trợ tử vào ngày 11 tháng 9 tới đây. Dự luật này cho phép những người trưởng thành bị bệnh vào thời kỳ cuối lựa chọn kết thúc sự sống bằng việc trợ tử.

ĐTC Phanxicô đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề “làm cho chết êm dịu lén lút” của biết bao nhiêu người già và người yếu đuối. Ngài khẳng định rằng “Mỗi một người già, cả khi tàn tật hay ở trong những ngày cuối đời, đều mang nơi mình gương mặt của Chúa Kitô. Sư sống luôn luôn bất khả xâm phạm. Không có một cuộc sống có  phẩm giá ý nghĩa hơn một cuộc sống khác. Không có các sự sống cần gạt bỏ. Tư tưởng thống trị đôi khi đề nghị  một sự “cảm thưởng giả dối” cho rằng trợ tử là một cử chỉ bảo vệ phẩm giá con người. Trái lại, cần phải săn sóc con người, nhất là khi nó khổ đau, giòn mỏng và không được bệnh đỡ.

ĐTC nhắc lại rằng Giáo Hội luôn luôn lựa chọn bênh đỡ những người rốt hết, những người mà xã hội gạt bỏ và vứt đi. Trong số đó có cả các thai nhi, là những người không được bảo vệ và vô tội nhất, mà ngày nay người ta muốn khưóc từ phẩm giá là người để có thể sử dụng như người ta muốn, bằng cách lấy mất đi sự sống của chúng và thăng tiến các luật lệ để không ai có thể ngăn cản việc giết người ấy. ĐTC mạnh mẽ khẳng định rằng: yêu sách giải quyết các vấn đề bằng cách loại bỏ một sự sống con người không phải là tiến bộ. Đó là thái độ của các tay “tội phạm mafia”: “Có một vấn đề, chúng ta hãy loại bỏ tên này…” Và nó cũng không phải là một chinh phục khoa học “sản xuất” một đứa con được coi như một quyền, thay vì tiếp đón nó như mọt món quà; hay sử dụng các mạng sống như vật thí nghiệm để cứu sống những người khác. Lòng trung thành với Tin Mừng sự sống đôi khi đòi hỏi các lựa chọn can đảm đi ngược dòng, mà trong các tình huống đặc biệt, có thể dẫn tới chỗ phản kháng vì lý do lương tâm. Đây không phải là một vấn đề tôn giáo như vài người tưỏng nghĩ, nó là một vấn đề khoa học, bởi vì ở trong đó có sự sống con người. Nó cũng không phải là một vấn đề của sự tân tiến, bởi vì trong tư tưởng cũ hay trong tư tưởng tân tiến từ “giết người” vẫn mang cùng một ý nghĩa.

Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh rằng mức độ tiến bộ của một nền văn minh được đo lường bởi khả năng giữ gìn sự sống, nhất là trong các giai đoạn giòn mỏng nhất, và chiến đấu chống lại các mưu sát sự sống trong tất cả mọi khiá cạnh của nó. Nạn phá thai là mưu sát sự sống. Để cho các anh chị em của chúng ta chết trên các con thuyền trong kênh Sicilia là mưu sát sự sống. Chết trong khi làm việc vì không có sự tôn trọng các điều kiện an ninh tối thiểu là mưu sát sự sống. Chết vì thiếu dinh dưỡng là mưu sát sự sống. Khủng bố phá hoại, chiến tranh, bạo lực là mưu sát sự sống, nhưng làm cho chết êm dịu cũng là mưu sát sự sống. Yêu sự sống là luôn luôn săn sóc tha nhân, muốn cho họ được hạnh phúc, vun trồng và tôn trọng phẩm giá siêu việt của họ (RG 23-7-2015).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

TUYÊN NGÔN CỦA THỊ TRƯỞNG CÁC THÀNH PHỐ LỚN DẤN THÂN BẢO VỆ MÔI SINH

TUYÊN NGÔN CỦA THỊ TRƯỞNG CÁC THÀNH PHỐ LỚN DẤN THÂN BẢO VỆ MÔI SINH

VATICAN: Chiều 21 tháng 7 vùa qua hàng trăm thị trưởng các thành phố lớn toàn thế giới đã cùng ĐTC ký vào tuyên ngôn chung, cam kết dấn thân bảo vệ môi sinh, loại trừ các lạm dụng, khai thác, buôn bán người và mọi hình thức nô lệ mới.

ĐTC viết trong bản tuyên ngôn tiếng Tây Ban Nha: “Tôi đánh giá cao tuyên ngôn này. Tôi ước mong nó đem lại nhiều tốt đẹp”.

Các thị trưởng và giới chức dân sự thuộc nhiều nền văn hóa và điều kiện xã hội khác nhau đã tham dự đại hội do Hàn lâm viện các khoa học và Khoa học xã hội của Tòa Thánh tổ chức để thảo luận về hai đề tài cấp thiết: đó là các thay đổi khí hậu do con người gây ra, và việc bị gạt bỏ bên lề xã hội qua nạn nghèo đói cùng cực, nô lệ mới và buôn người. Tuyên ngôn khẳng định rằng các thay đổi khí hậu do con người gây ra là một thực tại khoa học, và việc giới hạn chúng là một bổn phận luân lý đối với nhân loại. Các nền văn hóa đều khẳng định phẩm giá nội tại của mỗi bản vị con nguời gắn liền với công ích của toàn thể nhân loại. Chúng nêu bật vẻ đẹp, sự kỳ diệu và bản chất tốt lành nội tại của thế giới, là món quà quý báu được giao phó cho loài người săn sóc. Tôn trọng chứ không tàn phá nó là bổn phận luân lý của con người.

Các người nghèo, tuy không gây ra nạn khí hậu thay đổi, nhưng lại là những thành phần chịu các đe dọa kinh khủng nhất của tệ nạn này do con người gây ra như: hạn hán ngày càng thường xuyên hơn, các trận bão ngày càng tàn phá hơn, các đợt nóng và mực nước biển dâng cao. Ngày nay nhân loại có các hiểu biết kỹ thuật và phương tiện tài chánh để xoay chiều các thay đổi khí hậu đó, đồng thời chấm dứt nạn nghèo túng cùng cực, qua các giải pháp phát triển có thể chịu đựng được, trong đó có các hệ thống năng lượng ít thải thán khí vào không trung hơn, và sư yểm trợ kỹ thuật của việc thông tin và truyền thông. Các tiến bộ kỹ thuật có thể giúp sản xuất các nguồn năng  lượng có thể canh tân, thải ít thán khí hơn. Việc liên lỉ kiếm tìm hoà bình cho phép sử dụng các ngân khoản quân sự cho các đầu tư cấp thiết cho việc phát triển. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào cuối năm nay có thể là dịp may cuối cùng cho các thỏa hiệp ấn định việc sức nóng gia tăng dưới 2 độ C. Nếu không thì lộ trình đi theo cho tới nay có thể khiến cho sức nóng trên thế giới lên tới quá 4 độ C với các hậu quả tàn phá nghiêm trọng.

Các vị lãnh đạo chính trị và mọi nước thành viên Liên Hiệp Quốc dặc biệt có trách nhiệm đối với thoả hiệp này về khí hậu, để bảo đảm mức an ninh cho toàn nhân loại và che chở các dân tộc nghèo và dễ bị tổn thương nhất trước nạn thay đổi khí hậu. Các quốc gia giầu phải tài trợ cho các nước nghèo như đã hứa để giảm bớt các hậu qủa tai hại này. Các thay đổi cần thiết phải được thực thi trong bối cảnh các mục đích phát triển có thể chịu đựng được và đi song song với việc chống lại nạn nghèo túng cùng cực, thăng tiến việc săn sóc y tế cho mọi người, gia tăng phẩm chất giáo dục, cung cấp nước trong lành và năng lượng có thể chịu đựng được, cũng như chấm dứt nạn buôn người và mọi hình thức nô lệ mới.

Như là các thị trưởng, chúng tôi dấn thân trong các thành phố của mình, để giải thoát dân nghèo và những người có điều kiện sống dễ bị tổn thương, giảm thiểu các nguy cơ phát xuất từ các tồi tệ môi sinh, kinh tế hay xã hội tạo ra vùng đất mầu mỡ cho nạn buôn người và cưỡng bách di cư. Đồng thời chúng tôi cũng dấn thân chấm dứt các lạm dụng, khai thác, buôn người, và mọi hình thức nô lệ mới. Các tội phạm chống lại nhân loại này bao gồm cả việc cưỡng bách lao động, mại dâm, buôn cơ phận người, và làm việc như nô lệ trong các gia đình. Chúng tôi cũng dấn thân phát triển các chương trình tái hội nhập và hội nhập xã hội trên bình diện quốc gia để tránh việc cưỡng bách hồi hương các nạn nhân của việc buôn người (SD 22-7-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio