Lễ an táng ĐHY Tucci, cựu Giám đốc Radio Vatican

Lễ an táng ĐHY Tucci, cựu Giám đốc Radio Vatican

Cardinal Tucci

Thánh lễ cầu nguyện cho ĐHY Roberto Tucci diễn ra hôm thứ sáu tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Ngài là Giám Đốc Đài Phát Thanh Vatican từ 1973 đến 1985, đã mất hôm 15/4 thọ 93 tuổi. Chúa nhật 19/4 sẽ là ngày tròn 94 tuổi nếu ngài còn sống.

Sinh tại Napoli (nước Ý), HY Tucci đã gia nhập Dòng Tên lúc còn rất trẻ, thụ phong linh mục năm 1950 và được biết đến nhiều nhất trong vai trò là người tổ chức các chuyến viếng thăm vượt đại dương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Chủ tế thánh lễ án táng ngài là ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng y đoàn. Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y Sodano lấy cảm hứng từ Sách Khải Huyền, tường thuật cảnh thánh Gioan Tông đồ đã nghe tiếng từ trời nói rằng “Phúc thay những người đã chết, mà được chết trong Chúa”. Ngài nói những lời Kinh Thánh này diễn tả kết quả của những ai đã sống trong Chúa, Đấng là đường, là sụ thật và sự sống của chúng ta.

Trích dẫn những lời chia buồn của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Sodano nói cố Hồng y Tucci “lưu lại nơi chúng ta hình ảnh một cuộc sống bận rộn và năng động , trung tín và nhiệt thành với ơn gọi tu sĩ và linh mục của mình, luôn quan tâm tới nhu cầu của người khác và trung thành với Tin Mừng. ” Đây là di sản ngài để lại cho chúng ta.

Sau thánh lễ, ĐTC Phanxicô chủ sự nghi thức tiễn biệt.

Vatican News

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn thành viên Bộ Truyền giáo

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn thành viên Bộ Truyền giáo

ĐHY Nguyễn văn Nhơn

VATICAN. Hôm 13-4-2015, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm Đức tân Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, làm thành viên của Bộ Truyền giáo và Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.

 Cùng được bổ nhiệm trong dịp này, có 14 tân Hồng Y khác đã được ĐTC phong ngày 14 tháng 2 vừa qua. Hôm 13-4-2015, trung bình mỗi Hồng Y mới được bổ nhiệm làm thành viên của hai cơ quan trung ương Tòa Thánh và nhiệm kỳ là 5 năm.

 Bộ truyền giáo có khoảng 30 HY và 8 GM thành viên, nhóm đại hội 3 năm một lần, còn Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình có khoảng 10 HY, 8 GM và 10 giáo dân thành viên (SD 13-4-2015).

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Lớp Sáu – Bài Học 18 – Hai Bài Quốc Ca

Bài Học 18: Hai Bài Quốc Ca

Quốc Ca Hoa Kỳ


Ồ! Hãy nói lên rằng bạn có nhìn thấy
Bằng ánh sáng mới chớm lúc bình minh
Chúng tôi tự hào hô to điều gì vào lúc tinh sương
(lúc chạng vạng với tia sáng cuối cùng)?


Kìa lá cờ của ai với những sọc rộng và các ngôi sao chói lọi,
Suốt chận chiến đầy nguy hiểm,
Bên trên những tường thành chúng tôi quan sát thấy
Đang tung bay ngạo nghễ (chảy một cách rất can đảm)?


Và ánh lửa đỏ rực của hỏa tiễn,
Và những trái bom nổ tung trên không trung
Minh chứng rằng xuyên suốt đêm
Lá cờ của chúng ta vẫn còn đó.


Ồ hãy nói lên đi, có phải Lá Cờ Hoa Kỳ vẫn tung bay
Trên mảnh đất của những người tự do
Và trên những ngôi nhà của các người can đảm?

 

YNghiCuaHatQuocCaVNCH

Đức Thánh Cha ca ngợi Đức Thượng Phụ Mar Dinkha IV

Đức Thánh Cha ca ngợi Đức Thượng Phụ Mar Dinkha IV

VATICAN. ĐTC Phanxicô ca ngợi những đóng góp của Đức Thượng Phụ Mar Dinkha IV giúp cải tiến quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Assiri Đông phương.

Trên đây là nội dung điện văn chia buồn của ĐTC về sự qua đi của Đức Thượng Phụ Mar Dinkha, Giáo Chủ Giáo Hội Assiri Đông Phương, gửi đến Đức Thượng Phụ nhiếp chính Mar Aprem. Đức Cố Thượng Phụ Dinkha IV qua đời hôm 26-3 vừa qua tại Chicago, Hoa Kỳ, hưởng thọ 80 tuổi sau gần 40 năm cai quản Giáo Hội này và sẽ được an táng ngày 8-4-2015 tới đây.

Trong điện văn, ĐTC viết: ”Thế giới Kitô giáo đã mất một vị lãnh đạo tinh thần quan trọng, một vị chủ chăn can đảm và khôn ngoan, trung thành phục vụ cộng đoàn của ngài trong những thời đại có rất nhiều thách đố. Đức Thượng Phụ Mar Dinkha đã đau khổ rất nhiều vì tình trạng bi thảm ở Trung Đông, nhất là ở Irak và Siria, Ngài quyết liệt lưu ý về số phận của các anh chị em Kitô hữu chúng ta và các nhóm tôn giáo thiểu số khác phải chịu bách hại hằng ngày. Tôi nhớ lại Đức Thượng Phụ đã nói nhiều về vấn đề này trong cuộc viếng thăm gần đây của Ngài tại Roma. Tôi thành tâm cảm tạ Thiên Chúa tối cao vì sự dấn thân lâu dài của Đức Thượng Phụ nhắm cải tiến các quan hệ giữa các tín hữu Kitô và đặc biệt là giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Assiri Đông Phương. Xin Chúa đón nhận Đức Thượng Phụ vào vương quốc của Chúa và ban cho Ngài ơn an nghĩ đời đời và ước gì ký ức về sự phục vụ lâu dài và tận tụy của Ngài dành cho Giáo Hội vẫn sinh động như một thách đố và là một sự gợi hứng cho tất cả chúng ta”.

Đức Thượng Phụ Maar Dinkha IV sinh tại Irak hồi năm 1935 và được bầu làm Thượng Phụ năm 1976 sau khi vị tiền nhiệm là Đức Thượng Phụ Mar Eshai Shimun XXIII bị ám sát tại California.

Các tín hữu Kitô Assiri chia làm 3 ngành: Giáo Hội Assiri Đông phương, Giáo Hội Canđê Babylone và Giáo Hội Chính Thống Siriac. Theo truyền thống, Giáo Hội này do thánh Tôma Tông Đồ thiết lập. Giáo Hội Assiri Đông Phương hiện có khoảng từ 400 đến 500 ngàn tín hữu tại nhiều nước trên thế giới, nhất là Trung Đông.

Đức Mar Dinkha IV nhiều lần gặp gỡ các vị Giáo Hoàng tại Vatican. Tại thành phố Chicago bang Illinois nơi có trụ sở trung ương của Đức Thượng Phụ, Giáo Hội này không có trường học, cũng chẳng có chủng viện, hay đan viện, và hệ thống giáo xứ không đủ để đảm bảo sự sống còn về tinh thần cảu 100 ngàn giáo hữu ở Chicago và vùng phụ cận (RG 28-3-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Ngã rẽ cuộc đời

Ngã rẽ cuộc đời

Thánh lễ hôm nay rất ý nghĩa cho giới trẻ. Trong ngày Lễ Lá, biết bao thanh thiếu niên ra đón mừng Chúa. Cả một bầu khí trẻ trung, hăng say, kính mến. Sự trẻ trung bột phát qua việc cầm cành lá, qua lời tung hô đón chào Chúa. Thật là một bầu khí cuồng nhiệt. Giới trẻ Do thái lúc ấy biểu lộ lòng kính mến thật hồn nhiên, thật dễ thương. Không khác gì giới trẻ chúng ta hôm nay.

Nhưng thánh lễ hôm nay cũng khiến ta phải suy nghĩ không ít vì những biến cố quá trái ngược. Chúa vừa vinh hiển vào thành chưa được bao lâu đã phải tủi nhục chết trên thập giá. Tại cổng thành có biết bao người ra chào đón tung hô, nhưng trên Núi Sọ chẳng còn mấy người theo Chúa. Từ chúa nhật Lễ Lá đến thứ Sáu tuần thánh thời gian không dài, nhưng biết bao người đã thay lòng đổi dạ. Từ cổng thành đến Núi Sọ đường đất không xa, nhưng biết bao người đã rẽ đường, đi ngang, về tắt. Tại sao thế? Ta hãy lần theo dấu vết của những người bỏ cuộc để nhận diện những ngã rẽ cuộc đời. Có ba ngã rẽ tiêu biểu.

Ngã rẽ của Giuđa. Giuđa là môn đệ trung tín theo Chúa trong suốt 3 năm Chúa đi rao giảng. Ông còn được Chúa tin cẩn trao phó cho công việc quan trọng: nắm giữ tài chánh. Ngày Lễ Lá chắc chắn ông có mặt. Nhưng khi Chúa chịu chết thì ông vắng mặt. Ông đã rẽ sang lối khác. Lối rẽ đuổi theo tiền bạc vật chất. Theo tiếng gọi của tiền bạc, ông đã đưa chân đi những bước xa lạ. Ông đi vào con đường khác. Ông trở thành con người khác. Ông bỏ Chúa vì tiền. Tệ hơn nữa ông bán Chúa để lấy tiền.

Ngã rẽ của Phêrô. Phêrô là môn đệ rất thân thiết của Chúa. Là người đứng đầu tông đồ đoàn. Ông thề rằng dù mọi người có bỏ Chúa thì ông vẫn trung thành với Chúa. Ngày Lễ Lá chắc chắn ông ở bên Chúa. Nhưng ngày thứ sáu tuần thánh, không thấy ông đâu. Ông đã rẽ sang lối khác: lối rẽ lười biếng và hưởng thụ. Lười biếng vì khi vào vườn Giêtsimani, Chúa kêu gọi ông hãy thức cầu nguyện với Chúa, vậy mà ông cứ ngủ. Hưởng thụ vì trong sân tòa án, thay vì theo dõi cuộc xét xử Chúa thì ông lại vào tìm hơi ấm nơi đống lửa giữa sân. An nhàn hưởng thụ đã kéo ông xa Chúa. An nhàn hưởng thụ đã đẩy ông đến chỗ chối Chúa.

Ngã rẽ của đám đông. Hàng vạn người đã theo Chúa, mê mệt nghe đến mấy ngày quên ăn, quên về. Biết bao người reo mừng nghênh đón Chúa ngày long trọng vào thành. Thế mà trên Núi Sọ chỉ thấy những người đến sỉ vả, chê bai, nhạo cười. Đám đông đã rẽ sang lối nào? Thưa họ rẽ sang lối dư luận. Thiếu lập trường, chạy theo đám đông. Thấy người ta đi nghe Chúa thì cũng đi. Thấy người ta nhạo cười Chúa thì cũng cười nhạo. Thấy người ta kết án Chúa thì cũng kết án.

Để tự nhiên, chắc chắn không ai nỡ nhẫn tâm bán Chúa, chối Chúa, lên án Chúa. Nhưng người ta thay lòng đổi dạ do tác động của tiền bạc, của hưởng thụ, của dư luận. Đó là những ngã rẽ nguy hiểm.

Những gì đã xảy ra cho Giuđa, cho Phêrô và cho đám đông năm xưa vẫn có thể xảy ra cho ta hôm nay. Làm sao để ta luôn đi trên đường theo Chúa và trung thành với Chúa? Thưa hãy Sống Lời Chúa. Năm nay (2005), Hội đồng Giám mục Việt nam đề nghị chúng ta hãy lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam. Trong thư chung năm 2005, HĐGM đã nhắn nhủ riêng các bạn trẻ:

“Các bạn trẻ sẽ là chủ nhân của tương lai, là niềm hy vọng của Giáo Hội. Trước bao nhiêu khuynh hướng, trào lưu và thần tượng của thời đại, các bạn không được phép sai lầm khi lựa chọn tiêu chuẩn hướng dẫn hành động. Lời Chúa là Ánh Sáng duy nhất giúp các bạn trong sự lựa chọn có tính quyết định này” (Thư chung 2005, 9).

Thật là trùng hợp. Ngay lúc này đây, khi giới trẻ Hà nội đang họp nhau tại Nhà thờ Lớn này, thì tại quảng trường thánh Phêrô, Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđíchtô cũng đang gặp gỡ giới trẻ Rôma, Italia. Và Đức Thánh Cha cũng khuyên nhủ các bạn trẻ hãy siêng năng đọc, học hỏi, suy niệm Lời Chúa để thực hành trong đời sống. Lời Chúa sẽ hướng dẫn các bạn biết sáng suốt trước những chọn lựa trong đời sống. Lời Chúa sẽ soi sáng cho các bạn trong những lúc bóng tối vây phủ. Lời Chúa sẽ ban sức mạnh khi các bạn cảm thấy yếu mệt. Lời Chúa sẽ hướng dẫn các bạn biết lối quay về nếu lỡ lạc đường. Lời Chúa sẽ biến các bạn trở thành chứng nhân cho Chúa trong xã hội hôm nay. Vì Lời Chúa sẽ ấp ủ, nuôi dưỡng để các bạn lớn lên trong tình thương yêu. Cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa, các bạn sẽ biết đáp lại. Và sẽ trung thành với Chúa cho đến cùng.

Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con trong tình thương của Chúa. Amen.

CÂU HỎI GỢI Ý CHIA SẺ

1- Trong ba loại ngã rẽ, bạn thấy ngã nào nguy hiểm nhất?

2- Bản thân bạn có kinh nghiệm gì với những cám dỗ này? Bạn đã chống trả ra sao? Bạn đã thành công hay thất bại trong cuộc chiến đấu chống những cơn cám dỗ kể trên?

3- Đối với bạn, Kinh Thánh có quan trọng không?

4- Câu nào trong Kinh Thánh đánh động bạn nhất?

5- Phải đọc Kinh Thánh thế nào mới có kết quả?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Đức Thánh Cha tiếp kiến 500 thành viên Hội ”Hãy Theo Thầy

Đức Thánh Cha tiếp kiến 500 thành viên Hội ”Hãy Theo Thầy

VATICAN. Sáng ngày 14-3-2015, ĐTC đã tiếp kiến 500 thành viên hiệp hội giáo dân ”Hãy theo Thầy” (Seguimi), nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập. Hiện diện tại buổi tiếp kiến, có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, nơi có trụ sở chính của Hội. Trong bài huấn dụ, ĐTC khích lệ các thành viên mỗi ngày sống theo tôn chỉ của hội, đó là ”Chúa Giêsu Kitô hằng sống ở trong tâm Hiệp hội 'Hãy theo Thầy'. Ngài nói:

”Chương trình này thật là đẹp. Tôi khuyến khích chị em ngày qua ngày quyết tâm sống chương trình ấy, nghĩa là trở thành những người không qui trọng tâm vào mình, nhưng đặt trung tâm sinh tử của mình nơi Con Người sinh động của Chúa Giêsu. Đôi khi, cả trong Giáo Hội, chúng ta tưởng mình là Kitô hữu tốt vì chúng ta làm những công tác xã hội và bác ái có tổ chức qui củ. Đó thực là những điều tốt, nhưng chúng ta không được quên rằng nhựa sống mang lại sinh lực và biến đổi con tim chính là Chúa Thánh Thần, Thánh Linh của Chúa Kitô. Chị em hãy để cho Chúa chiếm chỗ đứng trung tâm trong tâm hồn và hoạt động của chỉ em. Chính khi kết hiệp mật thiết với Chúa, như cành nho gắn vào gốc nho (Ga 15,1-9), chị em có thể đi tới những khu vực ngoại ô của thế giới”.

ĐTC cũng nhắc đến lòng trung thành mà các thành viên Hiệp hội ”Hãy theo Thầy” cam kết thi hành, đó là lòng trung thành với hoạt động của Chúa Thánh Linh, Đấng là tình yêu và tự do, trung thành với giao ước ơn gọi giữa các thành viên của nhóm. Lòng trung thành trong hội 'Hãy theo Thầy' được hiểu như một giá trị luân lý tự nhiên cao cả nhất, các Hội viên tự buộc mình theo lương tâm để đáp lại tiếng gọi của Chúa, mà không cầnnhững ràng buộc pháp lý khác do con người thiết định.” (SD 14-3-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Ngày thứ hai của Công nghị ngoại thường Hồng Y đoàn

Ngày thứ hai của Công nghị ngoại thường Hồng Y đoàn

VATICAN. Chiều ngày 13-2-2015, Công nghị ngoại thường của Hồng y đoàn đã kết thúc sau hai ngày nhóm họp dưới quyền chủ tọa của ĐTC và với sự tham dự của 164 Hồng Y, kể cả 20 Hồng Y tân cử.

Trong cuộc họp báo trưa ngày 13-2-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong ngày đầu tiên 12-2, sau bài tường trình của vị điều hợp và tổng thư ký Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn của ĐTC, đã có 40 Hồng Y – 12 vị ban sáng và 28 vị ban chiều, lên tiếng phát biểu về các vấn đề khác nhau liên quan đến dự án cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh, đặc biệt là tương quan giữa Tòa Thánh và các Giáo hội địa phương.

Một số HY kêu gọi đẩy mạnh tiến trình tản quyền về địa phương, những gì giáo phận và HĐGM có thể làm được thì nên tản quyền về địa phương theo nguyên tắc phụ đới. Nhưng cũng có một số HY khác đề cao vai trò của Tòa Thánh, nâng đỡ các Giáo hội địa phương yếu, để các Giáo Hội này đỡ chịu sức ép từ các phía khác, kể cả từ các Giáo Hội ”giầu mạnh”.

Một số ý kiến kêu gọi tăng cường sự hiệp thông và cộng tác giữa các cơ quan trung ương Tòa Thánh với nhau. Vai trò của Phủ Quốc vụ khanh cũng được đề cập tới, đặc biệt là trong các quan hệ của Tòa Thánh với quốc tế, và Phủ quốc vụ khanh giúp duy trì sự thống nhất lập trường và đường lối của Tòa Thánh trong các quan hệ quốc tế.

Một số phát biểu khác nói về trách nhiệm của giáo dân và vai trò, chỗ đứng của phụ nữ, kể cả ở các vị trí trách niệm trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Trong phiên họp sáng ngày 13-2-2015 có sự hiện diện của 164 Hồng Y (so với 165 vị ngày 12-2). Vấn đề được bàn tới nhiều là kinh tế và các cơ quan kinh tế của Tòa Thánh.

ĐHY Georg Pell, Chủ tịch Văn phòng kinh tế mới được ĐTC thành lập, đã lên tiếng giới thiệu hoạt động của cơ quan này, và tiếp đến là giáo sư Zara người Malta, Phó điều hợp viên Hội đồng kinh tế gồm 8 HY và 7 giáo dân chuyên gia. Trước đó, ĐHY Reinhard Marx, TGM giáo phận Munich bên Đức, Chủ tịch của Hội đồng này cũng trình bày cho Hồng Y đoàn về chức năng và hoạt động của Hội đồng.

Chủ tịch Viện giáo vụ (quen gọi là Ngân Hàng Vatican, IOR) đã trình bày về hiện tình cơ quan này và viễn tượng tương lai.

Các bài tường trình đó chiều phần lớn thời giờ của khóa họp ban sáng. Sau đó 18 Hồng y đã lên tiếng yêu cầu giải thích làm sáng tỏ hơn một số điểm. Nhiều Hồng y đã đánh giá tích cực hoạt động của các cơ quan được trình bày.

Trong phiên họp ban chiều ngày 13-2, ĐHY Sean O'Malley, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ các trẻ em, đã tường trình cho các Hồng y về hoạt động của cơ quan này. Ủy ban đã nhóm phiên đầu tiên từ ngày 6 đến 8-2 vừa qua tại Vatican, và cho biết đã trình lên một số đề nghị để tăng cường chính sách bảo vệ trẻ em chống nạn lạm dụng tính dục trong môi trường Giáo Hội ở các nơi trên thế giới.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Chứng nhân ánh sáng trung thực

Chứng nhân ánh sáng trung thực

Gioan Tẩy Giả, có lẽ, là vị Thánh Công Giáo đi vào hội họa nhiều nhất. Có vô số tranh vẽ về ông với đề tài khá đa dạng, hướng đến những giá trị tư tưởng khác nhau. Gần như hầu hết các họa sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật Công giáo, từ Leonardo da Vinci, Titian, Caravaggio đến Rubens…đều tìm thấy trong cuộc đời của ông một chi tiết nào đó làm nguồn cảm hứng sáng tác cho mình. Riêng Caravaggio, đã vẽ đến hàng chục tác phẩm về Gioan Tẩy giả…

Không chỉ nhiều, Gioan Tẩy Giả có lẽ cũng là vị Thánh đi vào hội họa sớm nhất.

Icon thể hiện hình ảnh Thánh lâu đời nhất được tìm thấy, là icon về Gioan Tẩy Giả, được vẽ vào khoảng cuối thế kỷ thứ V đầu thế kỷ thứ VI, có nguồn gốc Palestine. Dưới đây là ảnh tác phẩm. Bức tranh đã bị hư hại nhiều, không thể nhận biết hai hàng chữ viết hai bên chuyển tải thông điệp gì. Ở trên cùng, dễ nhận biết, bên trái, là hình ảnh Chúa Giêsu, và bên phải, là hình ảnh Đức Mẹ Maria.

Giữa vô số tranh vẽ Thánh Gioan tẩy giả, chiếm số lượng nhiều nhất, và có nhiều tác phẩm xuất sắc nhất, là ở mảng chủ đề: "Thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết".

Dưới đây là icon thể hiện chủ đề "Thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết" được cho là lâu đời nhất được vẽ vào khoảng đầu thế kỷ thứ VII, thuộc truyền thống Byzantium.

Đứng chính giữa, là Thánh Gioan Tẩy Giả. Ông đang nói: "Tôi không phải là ánh sáng, nhưng tôi đến để làm chứng cho ánh sáng". Phía sau là dòng sông, nơi ông thực hiện phép Rửa cho Chúa Giêsu. Bên trái, là đầu của ông, đã bị chặt lìa, nhưng vẫn như đang hướng nhìn về phía chúng ta. Bên phải: ở dưới là con chiên tượng trưng cho Dân Chúa như đang suy ngẫm về những gì Thánh Gioan Tẩy giả nói trong sự tôn kính, và bên trên là cây tượng trưng cho sự sống.

Bức tranh như vậy, theo một số học giả, là sự khái quát trọn vẹn cuộc đời và sứ mệnh của Thánh Gioan Tẩy Giả: “là nhà tiên tri cuối cùng, là người dọn đường cho sự ra đời của Chúa”. (Nguyên Hưng).

1. Chứng nhân ánh sáng trung thực

Khởi đầu Phúc Âm Thánh Gioan đã viết: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.” (Ga 1,6-7).Thánh Gioan là chứng nhân của Đức Kitô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng chính cuộc đời trong sáng của mình. Ngài là chứng nhân ánh sáng của sự trung thực.

Chúa Giêsu đã nói về Gioan: “Đây còn hơn cả ngôn sứ nữa” (Mt 11, 9). Và Chúa còn nói thêm về Gioan: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy giả” (Mt 11,11). Nhưng so sánh với Chúa Giêsu, Gioan nhận ra mình thật nhỏ bé. Thấp kém đến nỗi “không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người”. Gioan trung thực nói lên một sự thật. Đó là mình kém xa vì Gioan chỉ là một thụ tạo yếu đuối mỏng dòn.Trong khi đó, Đức Kitô là Thiên Chúa, là Chúa của Gioan và là chủ tể của mọi loài. So sánh với Chúa Giêsu, Gioan chỉ là một giọt nước giữa lòng biển cả mênh mông, chỉ là một cây nhỏ trong đại ngàn trùng điệp, chỉ là một hạt cát giữa sa mạc bao la.

Khi thấy Gioan xuất hiện, rao giảng phép rửa thống hối, dân chúng tự hỏi xem có phải ông là Đấng Cứu Thế không? Gioan phủ nhận địa vị mà họ gán cho ông (Ga 1,20; Cv 13,25). Gioan tự xóa mình trước Đức Kitô. Ông chẳng sợ mất uy tín trước bao nhiêu người ngưỡng mộ. Ông nhìn nhận phép rửa của ông chỉ nhằm chuẩn bị cho một phép rửa lớn hơn trong Thánh Thần.Gioan trung thực trong những lời nói về chính mình. Ngài không dám nhận những vinh quang người đời tưởng lầm ngài có. Gioan chỉ nhận những sự thực rất khiêm nhường, rất bé nhỏ của mình mà thôi.

Trung thực với lòng mình, nên Gioan sống một cuộc sống khổ hạnh, không phô trương, không giả dối. Trung thực trong sứ vụ nên Gioan chẳng nể vì kiêng cữ ai. Những luật sĩ thông thái phái Pharisiêu, những bậc vị vọng có nhiều ảnh hưởng lớn trong xã hội thuộc phái Sađucêô, những thầy cả tư tế đạo cao chức trọng, tất cả đều bị Gioan cảnh cáo nặng lời. Gioan gọi họ là loài “rắn độc” (Mt 3,7). Ngay cả vua Hêrôđê, Gioan cũng thẳng thắn cảnh cáo vì vua muốn chiếm vợ của anh mình (Mt 14, 3-12). Vua Hêrôđê vẫn nể sợ Gioan vì biết ông là người công chính, thánh thiện (Mc 6,20). Chính vì trung thực trong sứ mạng ngôn sứ mà Gioan phải trả giá bằng ngục tù và bị chém đầu. Nhưng sự trung thực ấy đã làm sáng lên cuộc đời chứng nhân. Ánh sáng trung thực khiến cho lời chứng của Gioan càng có sức thuyết phục.

Gioan đã làm chứng nhân ánh sáng trung thực nên đã sống một cuộc đời thật đẹp và đã chết hào hùng.

2. Thánh Gioan sống rất đẹp

Gioan sống đẹp vì dám từ bỏ đời sống dễ dãi tiện nghi của gia đình và xã hội, rút vào trong sa mạc hoang vắng để sống gắn bó với Thiên Chúa, lắng nghe và thực hiện ý Ngài.

Gioan sống đẹp khi có được một số môn đệ theo mình, nhưng ngài cũng không ngần ngại giới thiệu Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa cho họ (Ga 1,36) để họ trở thành môn đệ Chúa Giêsu, một bậc Thầy cao cả hơn.

Gioan sống đẹp khi ngài thu phục được đám đông dân chúng, được dân chúng ngưỡng mộ, xem ngài như một tiên tri cao cả, nhưng Gioan lại chỉ cho họ biết có Đấng cao cả hơn đang đến, Đấng mà ngài không đáng cởi quai dép cho Người (Ga 1,27) để cho dân chúng thôi ngưỡng mộ mình mà quay sang ngưỡng mộ Chúa Giêsu.

Gioan sống đẹp khi chủ trương rằng: “Chúa Giêsu phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi”.(Ga 3,30)

3. Thánh Gioan chết cũng rất đẹp, rất hào hùng.

Là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương,bị đế quốc Roma cai trị hà khắc,nhiều phe nhóm trong dân nổi loạn,dân chúng lầm than. Gioan mang nặng những ưu tư, những trăn trở yêu nước thương dân.

Vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân. Lương tâm ngôn sứ thúc đẩy, Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua, kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay.Vì thế, Gioan đã bị vua chém đầu. Cái đầu vị ngôn sứ đổi bằng bữa tiệc và điệu múa vũ nữ. Hêrôđê tàn bạo, Hêrôđiađê lăng loàn và thủ đoạn. Cái chết của Gioan cao đẹp và hào hùng vô cùng.

Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ngài không hoàn thành,bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù. Ngôn sứ, chứng nhân của sự thật thời nào cũng phải trả giá. Điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống.Thái độ sống của Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.

Người theo Đạo Hồi giáo Islam sùng kính Thánh Gioan Tiền Hô ở giáo đường bên Syria. Theo sự tin tưởng và tương truyền, trong ngôi đền thờ Hồi giáo Omajjden bên Syria có nấm mộ chôn đầu bị chém của Thánh Gioan Tiền Hô. Người Hồi giáo Syria gọi thánh nhân bằng tên Yaya Ben Zakariyah. Năm 2001, Đức Chân Phước Gioan Phaolo II đã đến hành hương kính viếng cầu nguyện trước ngôi mộ Thánh nhân tại ngôi đền thờ này với mọi người Hồi giáo tại đó. Một vị Thánh sống tôn trọng và rao giảng sự trung thực, sự ăn năn sám hối. Từ đó cho tới nay, người Hồi giáo vẫn luôn luôn sùng kính mộ mến thủ cấp của vị ngôn sứ chứng nhân sự thật.

4. Theo gương Thánh Gioan, sống chứng nhân trung thực

Nói sự thật có thể bất lợi cho mình hoặc cho người khác. Gioan đã dám nói sự thật, dù phải chết. Gioan không sợ quyền lực, không hùa theo kẻ có quyền lực. Trước điều sai trái, ngài không im lặng để được an toàn bản thân, để được xã hội ưu đãi. Gioan lên tiếng làm chứng cho lẽ phải, ngài không thể nói ngược lại lương tâm mình. Không thể nói điều sai trái là đúng, hay nói điều đúng là sai trái.

Có lẽ chưa bao giờ người dân Việt Nam lại ngao ngán trước những tiêu cực, tệ nạn, bất công, gian dối đầy dẫy trong xã hội như ngày hôm nay. Người dân phải chấp nhận sống chung với gian dối, tiêu cực, tệ nạn như người miền Tây, miền Trung được khuyên tập sống chung với lũ vậy.Ông Trần Quốc Thuận, văn phòng Quốc Hội Việt Nam tuyên bố: “Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lập lại nhiều lần thành ‘đạo đức’, mà cái ‘đạo đức’ đó là mất đạo đức.”. Gian dối trở thành tập quán xã hội, một bản tính thứ hai, một nền “đạo đức” của con người, như vậy thì tương lai của dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu?

Giáo sư Hoàng Tụy nhận định: Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng, đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc… Trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối mà minh chứng rõ nhất là tiền lương công chức. Chẳng ai sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả. (x.Báo Khuyến học & Dân trí, Thứ sáu, 28/11/2008).

Lm Nguyễn Hồng Giáo nhận định: Xã hội ta thì xưa nay đã quá quen với việc làm dối, nói dối, báo cáo láo đến nỗi dường như không còn coi đó là một điều xấu nữa. Chúng ta còn nhớ một khẩu hiệu được tung ra thời đầu đổi mới là "Nói thẳng, nói thật". Có chủ trương như thế là vì có tình trạng quanh co, gian dối. Một bài thơ châm biếm đăng trên Sài Gòn Giải phóng ngày 18. 5. 1990 có nhan đề đáng để ý.

Thôi xài chữ giả

Chữ nghĩa du di chả mấy hồi

Đói không nói đói, "thiếu ăn" thôi!

Học hành "hạn chế": y chang dốt

Báo cáo "tuy nhiên": ắt hẳn… tồi.

"Vượt mức chỉ tiêu"? Nên bớt nửa,

"Có phần sơ sót"? Hãy nhân đôi…

Mực đen gấy trắng đòi trung thực

Chữ giả xài lâu hỏng lắm rồi. (Long Vân)

Các nhà nghiên cứu đã phân tích và nêu lên nhiều nguyên nhân của tình trạng thiếu trung thực tràn lan. Nhưng tôi thiển nghĩ rằng, ta còn có thể nghĩ tới một nguyên nhân sâu xa mà hình như chưa ai đề cập tới cách thẳng thắn. Đó là liệu tình trạng này có liên quan cách nào đó chăng tới nhân sinh quan chính thức của xã hội ta hay ít nhất là tới một cách làm, cách nghĩ lâu đời đã ăn quá sâu vào trong tâm thức của giới cầm quyền và nhân dân? Tôi không dám khẳng định mà chỉ nêu câu hỏi như một "giả thuyết làm việc", như người ta quen nói trong phạm vi nghiên cứu khoa học (hypothèse de travail)… Tôi thiển nghĩ, muốn cải tổ giáo dục theo chiều hướng trung thực, cần phải có một sự cải tổ sâu hơn về não trạng và về quan niệm đạo đức, tựu trung là về nhân sinh quan. (x. Giả dối lan tràn, tại sao? Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM).

Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Trung Tín (1 Tx 5,24). Ngài là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Ngài đã tin tưởng và gọi chúng ta là môn đệ của Ngài (Mt 25,22), và trao cho chúng ta những trách nhiệm lớn (Mt 25,21; Mt 28,19). Vì thế, chúng ta phải là chứng nhân trung thực của sự thật và trung tín giữa một xã hội mà sự gian dối đã trở thành “đạo đức”.

Thiết nghĩ, bài học về lòng trung thực phải là bài học đầu đời cho các bộ óc trẻ trung đang còn trong trắng tuổi học sinh.

Theo gương Thánh Gioan chứng nhân ánh sáng trung thực, với tư cách ngôn sứ, chúng ta cần sống chứng nhân cho chân lý và tình yêu. Sống chân chính ngay thẳng theo lương tâm Kitô giáo, chúng ta góp phần mở đường dọn lối cho Chúa đến.

LM Giuse Nguyễn Hữu An

GIÁO HỘI PERÙ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH CHỐNG ÍCH KỶ, THÁO THỨ TÍNH DỤC VÀ TƯƠNG ĐỐI HÓA LUÂN LÝ

GIÁO HỘI PERÙ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH CHỐNG ÍCH KỶ, THÁO THỨ TÍNH DỤC VÀ TƯƠNG ĐỐI HÓA LUÂN LÝ

LIMA: Trong những ngày vừa qua Hội Đồng Giám Mục Perù đã phát động trong toàn nước chiến dịch chống lại chủ trương ích kỷ, tháo thứ tính dục và tương đối hóa luân lý.

Trong sứ điệp gửi tín hữu toàn nước Đức Cha Salvador Pigneiro, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Perù, khẳng định rằng các tệ nạn này giảm thiếu căn tính công dân Perù, phá phá vỡ hình ảnh tự nhiên và kinh thánh của gia đình, là tế bào nòng cốt của xã hội và là hoa trái của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, và chúng cũng chống lại sự sống của những người vô tội không được bênh đỡ là các trẻ em còn trong lòng mẹ.

Các vị anh hùng vĩ đại của chúng ta không phải là những người chỉ anh hùng trong một lúc, nhưng anh hùng mỗi ngày bằng cách trung thành đáp trả lại lương tâm của mình, bênh vực các giá trị bất khả nhượng của con người, ủng hộ cơ cấu xã hội, bắt đầu là gia đình, là điều kiện cần thiết, nếu không xã hội sẽ giòn mỏng và nghèo nàn đi.

Nhắc tới nhiều thách đố mà chính quyền và đất nước Perù đang phải đương đầu hiện nay, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Perù minh xác rằng dân nước Perù có thể thắng vượt được chúng nếu biết đoàn kết, tránh mọi kỳ thị, trân trọng các truyền thống lành mạnh, và cố dấn thân sống liêm chính, trong sáng, thăng tiến công lý và hòa bình. Sau cùng ngài cầu xin Chúa qua lời bầu cử của Đức Bà Mercede, các thánh Perù, thánh Rosa thành Lima và thánh Martino de Porres, chúc lành cho quốc gia và toàn dân Perù sống ở trong cũng như ngoài nước (ACI 27-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y FRANCESCO MARCHISANO QUA ĐỜI

ĐỨC HỒNG Y FRANCESCO MARCHISANO QUA ĐỜI

Cardinal FRANCESCO MARCHISANO

VATICAN: Sáng ngày 27-7-2014 Đức Hồng Y Francesco Marchisano, nguyên Linh Mục trưởng đền thờ thánh Phêrô đã qua đời, thọ 85 tuổi.

Đức Hồng Y Marchisano đã được thăng Hồng Y ngày 21 tháng 10 năm 2003 và đã từng là Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách các Gia tài văn hóa của Giáo Hội và Hội Đồng Tòa Thánh Khảo cổ thánh. Ngài cũng từng là Tổng Giám quản Quốc gia thành Vaticăng, chủ tịch Xưởng thánh Phêrô và Chủ tịch Văn phòng lao động của Tòa Thánh.

Thánh lễ an táng Đức Hồng Y Marchisano sẽ diễn ra trong Đền Thờ thánh Phêrô sáng ngày 30-7-2014. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lễ nghi tiễn biệt. Với sự qua đi của Đức Hồng Y Marchisano Hồng Y Đoàn còn 212 vị, trong đó có 118 vị còn quyền bầu Giáo Hoàng (SD 27-7-2014)

Trong điện tín gửi Đức Cha Cesare Nosiglia, Tổng Giám Mục Torino, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia buồn với Đức Tổng Giám Mục, linh mục đoàn giáo phận và thân nhân bạn bè của Đức cố Hồng Y. Ngài thân ái nghĩ tới gương mặt của vị chủ chăn đã cộng tác rất nhiều với Tòa Thánh trong Bộ giáo dục và nhiều chức vụ khác nhau, với chứng tá quảng đại trung thành với ơn gọi linh mục và giám mục, và cuộc đời xả thân cho tín hữu, nhậy cảm với nghệ thuật và văn hóa. Đức Thánh Cha cầu xin Chúa đón nhận người tôi trung vào trong niềm vui và an bình vĩnh cửu và ban phép lành tòa thánh cho những ai đang khóc thương Đức Cố Hồng Y (SD 28-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Cuộc đối thoại đại kết và các tương quan với Do thái giáo

Cuộc đối thoại đại kết và các tương quan với Do thái giáo


Phỏng vấn linh mục Hur Young-Up, phát ngôn viên Tổng giáo phận Seoul

Trong các ngày từ 13 tới 18 tháng 8 tới đây Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ Nam Hàn để chủ sự ngày Giới Trẻ Á châu và lễ phong hiển Thánh cho 124 vị tử đạo Đại Hàn.

Lúc 16 giờ chiều ngày 13 tháng 8 máy bay chở Đức Thánh Cha cất cánh từ phi trường Fiumicino và sẽ đến phi trướng quốc tế Seoul lúc 10 giờ rưỡi sáng 14-8. Sau đó lúc 12 giờ Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ riêng tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Lễ nghi tiếp đón sẽ diễn ra vào lúc 15 giờ 45 tại ”Tòa nhà xanh”. Sau đó lúc 16 giờ 30 ngài gặp gỡ hàng lãnh đạo Nam Hàn trong phong khánh tiết Chungmu. Lúc 17 giờ 30 ngài gặp gỡ càc Giám Mục Nam Hàn tại trụ sở của Hội Đồng Giám Mục.

Thứ sáu 15-8 lúc 8 giờ 45 phút sáng Đức Thánh Cha đi trực thăng tới Daejeon, và lúc 10 giờ 30 ngài chủ sự thánh lễ kính Đức Mẹ hồn xác lên trời và đọc Kinh Truyền Tin tại vận động trường quốc tế thành phố. 13 giờ 30 ngài dùng bữa với giới trẻ tại đại chủng viện Daejeon. Ban chiều lúc 16 giờ 30 ngài đi trực thăng đến Đền thánh Solmoe để gặp gỡ giới trẻ Á châu gần đền thánh. Lúc 19 giờ 15 ngài đi trực thăng trở về Seoul.

Ngày 17-8 lúc 8 giờ 55 phút Đức Thánh Cha viếng thăm Đền thánh tử đạo Seo So mun và lúc 10 giờ ngài chủ tế thánh lễ phong hiển Thánh cho Paul Yun-Ji Chung và 123 vị tử đạo tại cửa Gwanghwamun ở Seoul. Vào ban chiều Đức Thánh Cha viếng thăm Trung tâm phục hồi người tàn tật tại ”Nhà hy vọng” ở Kkhotongnae. Tiếp đến lúc 18 giờ 30 ngài găp gỡ giới lãnh đạo Tông đồ giáo dân tại Trung tâm tu đức Kkhotongnae, sau đó Đức Thánh Cha trở về Seoul.

Chúa Nhật 17-8 lúc 10 giờ sáng Đức Thánh Cha đi trực thăng tới đền thánh Haemi và chủ sự thánh lễ bế mạc Ngày giới trẻ Á châu lần thứ sáu trong lâu đài Haemi.

Ngày thứ hai 18-8 lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha gẵp gỡ giới lãnh đạo các tôn giáo trong dinh cũ của tòa Tổng Giám Mục Seoul. Sau đó lúc 9 giờ 45 ngài chủ sư thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải trong nhà thờ chính tòa Myeong Dong trong thủ đô Seoul. Lúc 12 giờ 45 là lễ tiễn biệt tại phi trường Seoul. Máy bay rời phi trường Seoul lúc 12 giờ và dự kiến về tới phi trường Ciampino của Roma Roma lúc 17 giờ 45.

Nam Hàn rộng 99.268 cây số vuông, có hơn 5 triệu tín hữu công giáo trên tổng số 43 triệu dân. Giáo Hội công giáo có 16 giáo phận, 1.673 giáo xứ và 843 trung tâm mục vụ. Nhân lực của Giáo Hội gồm 35 Giám Mục, 3.606 linh mục triều, 655 linh mục dòng, 10 Phó tế trọn đời, 516 tu huynh, 9.016 nữ tu, 56 giáo dân tận hiến, 123 giáo dân thừa sai và 14.195 giáo lý viên. Tính trung bình mỗi linh mục trông coi 1.266 tín hữu. Ngoài ra, Giáo Hội còn có 395 tiểu chủng sinh và 1.489 đại chủng sinh. Giáo hội công giáo Nam Hàn hiện đảm trách 235 trường tiểu học với gần 30 ngàn học sinh, 59 trường trung học với hơn 35 ngàn học sinh, và 34 trường cao học và đại học với hơn 156 ngàn sinh viên. Bên cạnh đó Giáo Hội cũng điều hiển 40 nhà thương, 4 trạm xá, 9 trại phong cùi, 513 nhà hưu dưỡng cho người già, người tàn tật và người bệnh tâm thần, 513 nhà mồ côi, 277 vườn trẻ, 83 trung tâm gia đình và trung tâm bảo vệ sự sống, 49 trung tâm giáo dục chuyên biệt hay cải huấn xã hội và 200 trung tâm thuộc các loại khác.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phong vấn linh mục Hur Young-Up phát ngôn viên tổng giáo phận Seoul.

Hỏi: Thưa cha, cha có cảm nghĩ gì về chuyến công du sắp tới của ĐTC tại Nam Hàn?

Đáp: Giáo Hội Đại Hàn là Giáo Hội đầu tiện tại Á châu được Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm. Qua biến cố ý nghĩa này Giáo Hội Đại Hàn trở thành cánh cửa rao giảng Tin Mừng tại Á chậu. Đức Thánh Cha đến Nam Hàn như là một chủ chăn để gặp gỡ dân chúng và gặp gỡ giới trẻ Á châu. Chúng ta có thể nói rằng Đại Hàn là quốc gia biểu tượng cho các nhu cầu của hòa bình và hòa giải. Vì thế, chuyên viếng thăm của Đức Thánh Cha có thể mang lại một sứ điệp quan trọng của niềm hy vọng và hoa bình cho đất nước chúng tôi.

Hỏi: Người dân Đại Hàn nghĩ gì về Đức Thánh Cha Phanxicô, thưa cha?

Đáp: Không phải chỉ có các tín hữu công giao mà tất cả mọi người dân Đại Hàn đều thích Đức Thánh Cha Phanxicô. Chúng tôi qúy trọng các kiểu cách thân thiện và sự đơn sơ của ngài, chúng tôi đanh giá cao kiểu ngài lo lắng cho cho người mghèo và những người bị gạt bỏ bên lề xã hội. Toàn dân Đại Hàn nóng lòng chờ được gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô.

Hỏi: Việc chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha tiến hành như thế nào thưa cha?

Đáp: Cùng với Giáo Hội chính quyền của chúng tội cũng ủng hộ việc chuẩn bị cho chuyên công du mục vu này của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vì thế tôi tin rằng các chuẩn bị bên ngoài cũng như bên trong đều quan trọng. Chuyến viếng thăm của Đức Thnah Cha không chỉ là một dịp đặc biệt cho Giáo Hội, mà cũng là một cơ may quan trọng cho các cuộc cải cách nội bộ và công tác rao truyền Tin Mừng nữa.

Hỏi: Thưa cha, cách đây 25 năm, hồi năm 1989, Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm Nam Hàn lần thứ hai. Đâu là các hoa trái của chuyến viếng thăm đó?

Đáp: Chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II đã đem lại các kết qủa tích cực cho Giáo Hội Đại Hàn. Giáo Hội đã được biết tới nhiều hơn trong xã hội và đã gây được ấn tượng tốt nơi người dân.

Hỏi: Tiến trình tục hóa liện quan tới Nam Hàn cũng giống như tại tất cả mọi quốc gia kỹ nghệ. Giáo Hội Nam Hàn đã trả lời ra sao?

Đáp: Ngày nay đất nước chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề của ý thức hệ chủ thuyết duy vật, cá nhân chủ nghĩa, tục hóa, và vô cảm tôn giáo. Bên trong Giáo Hội cũng có cùng vấn đề đó. Vì thế thật là điều quan trọng, khi Giáo Hội tìm ra các con đường mới và các phương thức mới để đương đầu với các vấn đề như thế. Tôi tin rằng đó là một nhiệm vụ quan trọng và là một mục tiêu đói với việc rao giảng Tin Mừng.

Hỏi: Các tín hữu Nam Hàn có sẵn sàng đương đầu với thách đố của công tác rao truyền Tin Mừng mới hay không?

Đáp: Tái truyền giảng Tin Mừng là một phương pháp mới giúp chúng ta canh tân đức tin của mình trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Thật là quan trọng việc chính Giáo hội thay đổi trước để đi ra hướng về thế giới, và phổ biến Tin Mừng qua các phương tiện mới và với các kết qủa mới. Con đường Giáo Hội Đại Hàn phải đi còn dài, nhưng chúng tôi đang làm tốt chừng nào có thể để biến đổi việc rao giảng Tin Mừng thành hành động.

Hỏi: Chúng ta nhớ là Tin Mừng đã được phổ biến tại Đại Hàn năm 1700, có phải thế không thưa cha?

Đáp: Vâng, đạo Công giáo đã được đem vào trong đất nước chúng tôi sau khi các sách công giáo được dịch ra tiếng Đại Hàn, và các học sinh đại hàn bắt đầu học. Tiếp theo đó các tín hữu thành lập các cộng đoàn công giáo và rao giảng đức tin của họ cho các người khác. Như thế điều đặc biệt nhất của Giáo Hội Đại Hàn là nó đã bắt đầu qua các giáo dân, chứ không qua các thừa sai. Giáo Hội Đại Hàn đã chịu nhiều bách hại ngay lập tức. Nhưng cha ông chúng tôi đã duy trì được đức tin của họ, và tiếp tục phổ biến tin vui của Chúa Giêsu Kitô.

Hỏi: Thưa cha, đâu là dấn thân của Giáo Hội cho việc thống nhất đất nước?

Đáp: Đây là sứ mệnh của Giáo Hội Đại Hàn: làm việc cho hòa giải và thống nhất đất nước chúng tôi. Tôi tin rằng việc yểm trợ nhân đạo và các cuộc đối thoại chân thành là điều cần thiết nhất. Giáo Hội đã tiếp tục yểm trợ nhân đạo cả khi tương quan giữa Bắc và Nam Hàn căng thẳng.

Hỏi: Liên quan tới việc tái thống nhất đất nước việc đối thoại liên tôn có tầm quan trọng nào giúp đạt mục đích này không?

Đáp: Đối thoại liên tôn là một vấn đề quan trọng, nhưng không liên quan gì tới các mục tiêu chính trị. Tôi nghĩ rằng thật là một điều hay đẹp, khi con người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau hiểu biết nhau và trân trọng vẻ đẹp mà mội tôn giáo đã đem đến cho con người.

(RG 16-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Tất cả là hồng ân

Tất cả là hồng ân

Dụ ngôn cỏ lùng là một trong những dụ ngôn hiếm hoi được chính Chúa giải thích rõ ràng. Giải thích của Chúa giúp ta có những hiểu biết hữu ích cho đời sống đạo.

Dụ ngôn nhắc nhớ ta về sư hiện diện của ma quỷ. Ma qui hiện hữu. Chúng luôn có mặt để gieo rắc sự xấu. Chúa đã chuần bị những thửa ruộng tốt. Những thửa ruộng đó là thế giới, là Giáo hội, là tâm hồn mỗi người. Chúa đã gieo những hạt giống tốt. Hạt giống đó là Lời Chúa, là ơn Chúa, là những thiện chí, những ý hướng cao đẹp trong tâm hồn con người. Nhưng ma quỷ lén gieo vào những hạt cỏ xấu.

Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hoà bình. Đẹp biết bao nếu mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người. Nhưng buồn thay, cánh đồng hoà bình tươi xanh đã bị những ngọn cỏ tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố. Lịch sự thế giới được ghi bằng những trang buồn vì không ngày nào không có chiến tranh.

Thế giới sẽ đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần xây dựng. Nhưng buồn thay, rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc huỷ hoại, tha hoá, nô lệ hoá con người.

Ngay trong bản thân mỗi người, không thiếu những sáng kiến, những hoạt động ban đầu xem ra tốt đẹp, nhưng dần dà vị vẩn đục vì những biến tướng nặng mùi trần tục như khoe khoang, tìm hư danh, tìm lợi lộc.

Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt.

Tuy nhiên, dụ ngôn cho thấy sự kiên nhẫn và lòng bao dung của Chúa. Chúa đợi cho đến ngày tận thế mới thu lúa cùng với cỏ lùng. Chúa kiên nhẫn đợi chờ vì hi vọng những người tội lỗi ăn năn sám hối. Chúa bao dung tha thứ không nỡ phạt người tội lỗi tức khắc. Chúa yêu thương, tin tưởng người xấu sẽ có ngày nên tốt. Nếu phạt ngay nhưng người tội lỗi thì ta đâu còn cơ may được chiêm ngưỡng ông thánh trộm lành. Nếu Chúa thẳng tay thì ta đâu có thánh nữ Madalêna, Tông đồ của các Tông đồ, thánh Augustinô, Tiến sĩ lừng danh, thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại. Nếu Chúa chấp tội thì bản thân ta sẽ là người bị phạt đầu tiên, vì trong ta cũng đầy những tội lỗi, những sự xấu. Trong tâm hồn ta cỏ lùng vẫn mọc xen với lúa tốt.

Sau cùng, dụ ngôn cho ta hiểu tất cả là hồng ân của Chúa. Có sự lành để ta hiểu biết và yêu mến sự tốt lành của Thiên Chúa. Có sự dữ để ta gớm ghét tránh xa và càng thêm gắn bó với sự lành. Có sự lành để ta được hưởng niềm an ủi ngọt ngào của Chúa. Có sự dữ để ta phấn đấu vượt qua, chứng minh lòng trung tín của ta với Chúa. Có thuận lợi tiến bước trên đường thánh thiện. Có khó khăn để ta rèn luyện thêm đức.

Mọi sự đều nên tốt cho kẻ lành. Thật vậy, việc cấm đạo là sự dữ. Nhưng nhờ đó mà Giáo hội có được những chứng nhân anh hùng. Đau khổ và bệnh tật là những khiếm khuyết trong cuộc sống, nhưng lại giúp con người được thông phần đau khổ với Chúa. Thánh Nữ Têrêsa đã nhìn thấy tất cả là hồng ân của Chúa. Sự lành cũng như sự dữ. Hạnh phúc cũng như đau khổ. Thành công cũng như thất bại. Tất cả đều góp phần rèn luyện, vun đắp và thăng tiến người lành.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Khi gặp những người xấu trong xứ đạo, trong hội đoàn, bạn có muốn khai trừ người đó ngay tức khắc không?

2) Trong con người bạn có những khuyết điểm, những bệnh tật, bạn có phấn đấu khắc phục những khuyết điểm, vượt qua bệnh tật để thăng tiến bản thân không?

3) Chúa đã khoan dung, kiên nhẫn đợi chờ bạn ăn năn hối cải. Bạn có biết kiên nhẫn với người khác?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

KHÔNG CHẤP NHẬN CHÍNH TRỊ LOẠI BỎ

KHÔNG CHẤP NHẬN CHÍNH TRỊ LOẠI BỎ

VATICAN: Cần phải đem con người trở lại trung tâm của xã hội, tư tưởng và suy tư, để đừng rơi vào chủ thuyết giản lược nhân chủng học.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên sau bữa ăn trưa với các tham dự viên ngày hội học về ”nền kinh tế bao gồm” do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình cùng tổ chức với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong nội thành Vaticăng ngày thứ bẩy 12-7-2014. Tham dự ngày hội học đã có 70 chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ban trưa các tham dự viên đã dùng bữa với Đức Thánh Cha trong nhà trọ Thánh Marta.

Lấy lại hình ảnh của nho sau khi được chưng cất trở thành rượu mạnh Grappa, Đức Thánh Cha cảnh báo nguy cơ con người đánh mất đi bản chất là người đích thực của mình, vì bị biến thành một dụng cụ. Trở thành một dụng cụ của hệ thống xã hội, kinh tế, một hệ thống trong đó thống trị các mất quân bình cuộc sống. Khi con người mất đi nhân tính, thì cái gì chờ đợi chúng ta? Xảy ra điều mà tôi gọi là một đường lối chính trị, một xã hội học, một thái độ của sự loại bỏ. Người ta loại bỏ cái không cần cho điều này, bởi vì con người không còn ở trung tâm nữa… Người ta loại bỏ trẻ em, bởi vì mức sinh – ít nhất tại Âu châu – thì chúng ta tất cả đều biết rồi. Người ta loại bỏ người già, vì họ không dùng được nữa. Và bây giờ người ta loại bỏ cả một thế hệ người trẻ, và đây là điều vô cùng nghiêm trọng: tôi trông thấy con số 75 triệu người trẻ thất nghiệp, dưới 25 tuổi. Họ là các người trẻ không được học hành và không có công ăn việc làm. Họ không được học hành vì không có khả thể, họ không làm việc vì không có việc. Đó là một gạt bỏ khác. Gạt bỏ tới sẽ là cái gì? Xin cám ơn sự đóng góp của qúy vị cho nỗ lực đưa con người trở lại trung tâm của cuộc sống. Con người là vua của vũ trụ. Đây không phải là thần học và triết lý, mà là một thực tại nhân bản (SD 13-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Mạc khải cho kẻ bé mọn

Mạc khải cho kẻ bé mọn

(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)

Bài Phúc Âm của Chúa nhật XIV Mùa thường niên hôm nay được trích trong một đoạn văn hay nhất của thánh Matthêu, người ta gọi đoạn văn này là “Hạt Ngọc Quý Nhất” của Thánh Matthêu. Dòng tư tưởng của đoạn Phúc Âm này thật cao siêu và êm dịu, chúng ta thấy ngay về sự bay bổng và suy tư về Nước Trời. Có lẽ lời cầu nguyện này được thốt ra khi Chúa Giêsu nghe các Tông đồ đi truyền giáo trở về và kể lại cho Chúa các điều họ đã thực hiện, các mối liên lạc giữa Chúa và Chúa Cha về sứ mệnh cứu rỗi làm trung gian, và mời gọi mọi người đến với Ngài. Điều ấy là các mầu nhiệm Nước Trời.

Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được mạc khải này cho chính mình và cho các Tông đồ: “Hết thảy những ai khó nhọc và gánh nặng…” Theo mạch văn và ý muốn của Chúa mà chúng ta hiểu, đây là những người Do thái đang bị đè nặng bởi lề luật và các truyền thống của những biệt phái. Chúa Giêsu đã giải thoát họ khỏi ách lề luật và đem họ đến chỗ thảnh thơi. Vì từ nay những ai đến với Chúa phải đến với tất cả tâm hồn, phải được ghi khắc lề luật mới là luật của Thánh Thần ở bên trong và tự nguyện.

Đoạn văn này rất súc tích tư tưởng, không bao giờ khám phá ra hết, song ít ra chúng ta có thể nhận thấy chính những tư tưởng sau:

Trước hết là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chúc tụng Cha Ngài trên trời vì đã mạc khải những điều này cho các trẻ nhỏ, mà lại không cho những kẻ thông thái và quân tử biết. Những nhà thông thái tự cao tự đại thường cho rằng mình biết tất cả. Lòng tự ái tự cao làm cho họ không nhận ra Lời Chúa, còn những bậc quân tử thì lại tự mãn về lối sống của mình, tự cho mình là chân chính và không cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa, không cần ơn cứu rỗi của Ngài. Trái lại những kẻ bé mọn lại biết rằng mình dốt nát trước sự cao cả của Thiên Chúa, họ thấy mình bé nhỏ khốn nạn, và sẵn sàng đón nhận với lòng biết ơn về những hồng ân của Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận ơn cứu rỗi, cảm thấy cần Chúa: “Chúa hạ người quyền hành xuống khỏi vị cao và nâng người hèn mọn lên”.

Chúa Giêsu tự mạc khải Ngài: “Sự thực đã được Cha trao phó cho Ta và không ai biết Cha trừ ra Ta, và cũng không ai biết Ta trừ ra Cha” (Mt 11,27). Lời đó mạc khải về Chúa Giêsu, Ngài đồng bản tính với Thiên Chúa Cha. Một mình Cha biết đầy đủ về Con, vì Cha đã sinh ra Con trong trí và do sự hoàn toàn sung mãn của Ngài. Và chỉ có Con mới biết đầy đủ về Cha và hình ảnh của Con là sự trung thực nhất, là tư tưởng, ý nghĩ của Cha. Chỉ có Thiên Chúa mới hiểu biết Thiên Chúa, chỉ có Thiên Chúa mới hiểu biết đầy đủ về Thiên Chúa. Đây là một mạc khải vô cùng quí báu cho chúng ta. Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, song không phải hoàn toàn như chúng ta: “Mọi sự đã được Chúa Cha trao, không ai biết Con trừ ra Cha, và kẻ nào Con muốn mạc khải cho”.

Một tư tưởng nữa của Phúc Âm hôm nay đó là lời kêu gọi những kẻ đói khát, những ai mệt nhọc hãy đến với Ngài: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những kẻ khó nhọc gánh nặng, Ta sẽ bổ sức lại cho”.

Lời kêu gọi đầy lòng nhân hậu và giàu lòng thương xót mà Chúa hứa cho những ai đói khát, những ai mệt nhọc, Chúa sẽ nâng đỡ và Chúa luôn luôn trung thành giữ lời hứa của Ngài. Qua mọi thời đại, tất cả những ai đói khát công chính đều no nê, những ai nặng trĩu tội lỗi đến với Ngài đều được nhẹ nhõm, được bổ sức và được tha thứ. Chỉ có Chúa Giêsu mới nói được: “Tội con đã được tha thứ” (Mt 9,2), và chỉ có Chúa Giêsu mới nói được: “Đừng sợ, Ta đã thắng thế gian”, (Ga 16,33) và “Ách Ta thì êm ái, gánh Ta thì nhẹ nhàng”, (Mt 11,30).

Chúng ta hết thảy đều phải mang gánh nặng và vất vả, nhưng ở đây chúng ta không có ý nói đến những gánh nặng bên ngoài đè trên vai của mình. Như khốn nỗi, chính trong lãnh vực của tâem linh, thường thì chúng ta cũng phải vất vả nặng nề, xác thịt đè nặng, các ham muốn của tình dục, nhiều tật xấu nào đó kìm hãm tinh thần con người, và sức nặng nào đó đã cản trở con người cũ, không chịu buông tha cuộc đời chúng ta để chúng ta được đi theo Chúa một cách an vui.

Hôm nay Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy đến với Ngài, Ngài muốn cất gánh nặng đi cho chúng ta. Đúng hơn, Ngài muốn đặt trên vai chúng ta một ách khác êm ái hơn, Ngài đến để phục hồi con người vất vả của chúng ta. Chính Ngài đã nói: “Hãy mang lấy ách của Ta và hãy thụ giáo với Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và các ngươi sẽ tìm ra được sự nghỉ ngơi cho tâm hồn”. (Mt 11, 29-30).

Vậy chúng ta hãy năng chạy đến với Chúa, để tìm được nguồn an vui và sự bình an trong tâm hồn. Amen.


Veritas Radio

Đón nhận

Đón nhận

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Các bài đọc thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống xoay quanh hai chủ đề chính: Thứ nhất tường thuật biến cố lịch sử việc Chúa Thánh Thần Hiện xuống trên các tông đồ như lời Chúa Giêsu đã hứa biến đổi con người yếu đuối của các ngài thành những kẻ hiểu biết và phân phát mầu nhiệm Thiên Chúa. Và ý nghĩa thứ hai là ý nghĩa thiêng liêng đi liền với biến cố lịch sử, một biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Chúa Thánh Thần là linh hồn của đời sống Kitô hữu trong nhiệm thể duy nhất của Chúa Kitô.

Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống vào ngày lễ Ngũ tuần của người Do thái, 50 ngày sau lễ Vượt qua. Người Do thái mừng lễ Giao ước, nhắc lai giao ước Thiên Chúa đã ký kết với dân Thiên Chúa đã chọn, và mỗi thành phần của dân Chúa chọn cam kết sống trung thành với giao ước này. Chúa Giêsu đến để thiết lập giao ước mới bằng chính Máu của Ngài trên thập giá, và qua việc chọn ngày lễ Ngũ tuần để thực hiện biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống trên các tông đồ, Chúa Giêsu muốn cho các ngài hiểu rằng, từ nay, Giáo Hội được khai sinh và cũng từ Giao ước mới này mỗi tín hữu được mời gọi sống đời sống mới, một cuộc sống làm chứng cho Chúa Kitô.

Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, mỗi người chúng ta được mời gọi dấn thân thực hành và nhớ lại Giao ước mới đã được Chúa Giêsu Kitô thực hiện cho mỗi người chúng ta. Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo Hội, hướng dẫn Giáo Hội trải qua các thời đại vẫn phát triển, vẫn trung thành, mặc dù đôi khi còn những sa ngã, những sai lầm, những tội lỗi làm cho một số người xa lìa Giao ước mới.

Biến cố lịch sử Chúa Thánh Thần Hiện xuống trên các tông đồ không những chỉ có chiều kích thiêng liêng canh tân cá nhân mà thôi, nhưng còn mang chiều kích Giáo Hội nữa. Đó là liên kết mọi kẻ tin Chúa mà lãnh nhận Thánh Thần trong một cộng đoàn, một thân thể, sống liên đới với nhau như bài đọc II nhắc lại cho chúng ta, nhưng đồng thời cũng là một cộng đoàn có tổ chức, có người lãnh đạo, chịu trách nhiệm thừa hành quyền lãnh nhận từ Chúa, như được nhấn mạnh nơi bài Phúc âm: Chúa Giêsu đến ban bình an, đổi mới các tông đồ rồi trao quyền cho họ: “Chúng con hãy nhận lãnh Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì tội người đó được tha, chúng con cầm tội ai thì tội người đó bị cầm buộc”.

Các tông đồ lãnh nhận Chúa Thánh Thần và đồng thời chia sẻ quyền bính tha tội của Chúa, sống bên cạnh Chúa, thực hiện những phép lạ để chứng minh quyền tha tội của Ngài, nên khi nghe lời Chúa phán, các tông đồ hiểu rõ hơn ai hết những lời này có nghĩa gì? Các ngài được biến đổi để trở thành những kẻ tiếp tục sứ mạng của Chúa: “Hãy ra đi rao giảng cho mọi dân nước những gì Thầy đã truyền cho chúng con, dạy họ tuân giữ những gì Thầy truyền và rửa tội cho họ”.

Mỗi thành phần trong Giáo Hội đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, nhưng trong những cấp bậc khác nhau qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức, Bí tích Truyền Chức thánh trở thành thừa tác viên thánh của Chúa. Mỗi người chúng ta đều đã được canh tân, được biến đổi để chu toàn những trách vụ khác nhau nhưng cùng một Thánh Thần.

Ước chi ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống mời gọi mỗi người chúng ta trở về với ơn gọi nguyên thủy của mình, trở về với sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, canh tân đời sống cá nhân và chu toàn sứ mạng trong sự hiệp nhất và hiệp thông với Nhiệm thể Chúa Kitô. Xin Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và hướng dẫn cuộc đời chúng ta, để giúp chúng ta thực hiện thánh ý Chúa một cách trọn vẹn và tốt đẹp hơn.

Veritas Radio

Buổi cầu nguyện đại kết tại Đền Thờ Mộ Thánh

Buổi cầu nguyện đại kết tại Đền Thờ Mộ Thánh

Pope Francis, Bartholomew I

JERUSALEM. Lần đầu tiên trong lịch sử, ĐTC Phanxicô và các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác đã cầu nguyện chung tại Đền Thờ Mộ Thánh ở Jerusalem chiều chúa nhật 25-5-2014.

Trong cuộc viếng thăm 3 ngày tại Thánh Địa, chiều ngày 25-5-2014 ĐTC đã từ Bethlehem bay đến Tel Aviv. Tại đây sau nghi thức tiếp đón với sự hiện diện của tổng thống Shimon Peres và thủ tướng Netanyahu, ĐTC đã đáp trực thăng về Jerusalem. Nơi đây, ngài đã gặp và hội kiến riêng với Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, tại tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, giống như vị tiền nhiệm của ngài là Đức Phaolô 6 đã gặp Đức Thượng Phụ Athenagoras 50 năm về trước. Trong cuộc gặp gỡ này, hai vị đã ký vào một tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm tiếp tục hành trình tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn, tiếp tục công việc của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống.

Tiếp đến, vào lúc 7 giờ tối, hai vị đến Đền Thờ Mộ Thánh để cử hành buổi cử hành đại kết với sự tham dự của các đại diện Công Giáo, Chính Thống, Amérni, Tin Lành và Anh giáo, các vị Tổng lãnh sự của 5 nước bảo đảm qui luật statu quo của Thánh Địa là Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp, cùng với đông đảo khách mời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một buổi cầu nguyện đại kết được cử hành tại nơi an táng Chúa Cứu Thế.

Sau khi tiến vào Đền thờ Mộ Thánh từ hai cửa khác nhau, ĐTC và Đức Thượng Phụ ôm chào nhau rồi hai vị cùng tiến vào nơi cử hành buổi cầu nguyện giữa tiếng hát của ca đoàn Hy Lạp.

Sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp của thành Jerusalem, mọi người đã nghe đọc hai đoạn Tin Mừng phục sinh bằng tiếng Hy Lạp (Ga 20,1-9) và La Tinh (Mt 28,1-10), và bài ngỏ lời của Đức Thượng Phụ Bartolomaios, đến lượt ĐTC lên tiếng.

Church-of-the-Holy-Sepulchre 1

Đền thờ Mộ Thánh (Holy Sepulchre)

Diễn văn ca ĐTC

Ngài nhắc đến cuộc gặp gỡ lịch sử cách đây 50 năm giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras, đồng thời chào thăm và cám ơn các vị lãnh đạo Kitô hiện diện. ĐTC nói đến điểm nòng cốt chung của tất cả các tín hữu Kitô, và khích lệ mọi cố gắng tìm về hiệp nhất:

”Thật là một ân phúc đặc biệt được họp nhau cầu nguyện nơi đây. Ngôi mộ trống, ngôi mộ mới ở trong vườn nơi mà Ông Giuse d'Arimatea đã kính cẩn an táng xác Chúa Giêsu, là nơi từ đó đã xuất phát lời loan báo Phục Sinh: ”Các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu chịu đóng đanh. Ngài không ở đây. Ngài đã sống lại như đã nói trước. Vậy các bà hãy đến, hãy nhìn nơi Ngài đã được an táng. Mau lên hãy đi nói với các môn đệ: ”Ngài đã sống lại từ cõi chết” (Mt 28,5-7).

”Lời loan báo này, được củng cố nhờ chứng tá của những người được Chúa Phục Sinh hiện ra, chính là trọng tâm sứ điệp Kitô, được trung thành truyền lại từ đời này sang đời khác, như ngay từ đầu thánh Phaolô Tông Đồ làm chứng (..1 Cr 15,3-4)… Đó là nền tảng đức tin liên kết chúng ta, nhờ đó chúng ta cùng nhau tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô, Con duy nhất của Chúa Cha và là Chúa duy nhất của chúng ta, ”đã chịu khổ nạn dưới thời Quan Phongxiô Philato, chịu đóng đanh, chịu chết và mai táng; xuống ngục tổ tông; ngày thứ ba Người sống lại từ cõi chết” (Kinh Tin Kính). Mỗi người chúng ta, mỗi tín hữu đã chịu phép rửa trong Chúa Kitô, đều sống lại một cách thiêng liêng từ ngôi mộ này, vì trong phép rửa, tất cả chúng ta thực sự được tháp nhập vào Vị Trưởng Tử của toàn thể công trình sáng tạo, được mai táng với Ngài, để cùng Ngài được sống lại và có thể bước đi trong một đời sống mới (Xc Rm 6,4).

”Chúng ta hãy đón nhận ân phúc đặc biệt trong lúc này. Chúng ta hãy sốt sắng mặc niệm cạnh ngôi mộ trống, để tái khám phá ơn gọi Kitô cao cả của chúng ta: chúng ta là những người của sự phục sinh, chứ không phải của sự chết. Từ nơi này, chúng ta hãy học sống cuộc sống của chúng ta, những cơ cực của các Giáo Hội chúng ta và toàn thế giới dưới ánh sáng buổi sáng Phục Sinh. Mỗi vết thương, mỗi đau khổ, mỗi đớn đau, đều được chất trên vai của vị Mục Tử Nhân Lành, Ngài đã hiến mạng sống mình và qua hy sinh của Ngài, Ngài đã mở đường dẫn đến đời sống vĩnh cửu. Những vết thương mở rộng là những cánh cửa qua đó dòng từ bi của Chúa đổ tràn trên thế giới. Chúng ta đừng để nền tảng niềm hy vọng của chúng ta bị cướp mất! Chúng ta đừng để thế giới bị thiếu Tin Mừng Phục Sinh! Và chúng ta đừng điếc trước tiếng gọi mạnh mẽ hiệp nhất vang dội chính từ nơi này, qua những lời của Đấng Phục Sinh đã gọi tất cả chúng ta là anh em của Ngài” (Xc Mt 28,10; Ga 20,17).

ĐTC nhận xét rằng ”Chắc chắn là chúng ta không thể phủ nhận những chia rẽ vẫn còn giữa chúng ta, là những môn đệ của Chúa Giêsu: nơi thánh này càng làm cho chúng ta đau đớn cảm thấy thảm trạng đó. Tuy nhiên, 50 năm sau vòng tay ôm của hai Người Cha đáng kính của chúng ta, với lòng biết ơn và kinh ngạc, chúng ta hãy nhìn nhận rằng do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể thực hiện những bước tiến thật quan trọng tiến về hiệp nhất. Chúng ta ý thức rằng còn phải tiến trên những con đường khác để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn, sự hiệp thông có thể được biểu lộ qua sự chia sẻ cùng bàn tiệc Thánh Thể mà chúng ta nồng nhiệt ao ước; nhưng những khác biệt không được làm cho chúng ta khiếp sợ hoặc làm tê liệt hành trình của chúng ta. Chúng ta phải tin rằng cũng như có thể lật ngược tảng đá chắn mộ, thì cũng có thể loại bỏ mọi chướng ngại vẫn còn ngăn cản sự hiệp nhất trọn vẹn giữa chúng ta. Thật là một ân thánh phục sinh mà chúng ta có thể nếm hưởng trước. Mỗi lần chúng ta xin lỗi nhau vì những tội đã phạm đối với các tín hữu Kitô khác và mỗi lần chúng ta có can đảm trao ban và nhận sự tha thứ ấy, chúng ta cảm nghiệm sự phục sinh! Mỗi lần chúng ta khắc phục những thành kiến cũ, và có can đảm thăng tiến những quan hệ huynh đệ mới, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Kitô thực sự sống lại! Mỗi lần chúng ta suy nghĩ tương lai của Giáo Hội từ ơn gọi hiệp nhất của Hội Thánh, thì ánh sáng của ban mai Phục Sinh bừng sáng! Về điểm này tôi muốn lập lại mong ước đã được các vị tiền nhiệm của tôi bày tỏ, đó là duy trì một cuộc đối thoại với tất cả mọi anh em trong Chúa Kitô để tìm ra một hình thức thực thi sứ vụ của Giám Mục Roma, phù hợp với sứ mạng của mình, mở ra một tình trạng mới và có thể trong bối cảnh hiện nay làmột sự phục vụ yêu thương và hiệp thông được tất cả mọi người công nhận (Xc Gioan Phaolô 2, Thông điệp Ut unum sint, 95-96).

Tiếp tục bài diễn văn tại buổi cầu nguyện đại kết ở Đền Thờ Mộ Thánh, ĐTC Phanxicô nói:

”Trong khi chúng ta dừng lại tại nơi thánh này như những người hành hương, chúng ta cũng nhớ đến trong kinh nguyện đến toàn vùng Trung Đông, vẫn còn bị bạo lực và xung đột. Và trong kinh nguyện, chúng ta không quên bao nhiêu người nam nữ, tại các nơi khác trên thế giới, đang chịu đau khổ vì chiến tranh, nghèo đói; cũng như nhiều tín hữu Kitô bị bách hại vì đức tin nơi Chúa Phục Sinh. Khi các tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau cùng chịu đau khổ, cạnh nhau, và trợ giúp nhau trong tình bác ái huynh đệ, thì một phong trào đại kết đau khổ, đại kết bằng máu được thực hiện và có hiệu năng đặc biệt không những trong bối cảnh các cuộc bách hại ấy xảy ra, nhưng do sức mạnh của sự thông công giữa các thánh, cho toàn thể Giáo Hội nữa.

”Kính thưa Đức Thượng Phụ, người anh em yêu quí, toàn thể anh chị em quí mến, chúng ta hãy bỏ qua một bên những do dự mà chúng ta thừa hưởng từ quá khứ, và cởi mở tâm hồn cho Thánh Linh tác động, Thánh Thần Tình Thương (Xc Rm 5,5) và Chân Lý (Xc Ga 16,13) để cùng nhau mau lẹ tiến bước hướng về ngày hồng phúc là sự hiệp thông trọn vẹn được tái lập. Trong hành trình đó chúng ta được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu, tại thành này, hôm áp ngày chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại, dâng lên Chúa Cha cho các môn đệ và chúng ta không ngừng khiêm tốn nhắc lại như kinh nguyện của chúng ta: ”Xin cho chúng được nên một.. để thế gian tin” (Ga 17,21).

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Một Buổi Học Theo Nhóm của Lớp Hai – PBC

       Lớp Hai A và B niên khoá 2011-2012 được sự dẫn dắt của cô Mây Bùi, cô Xuân Võ, thầy Hiếu Võ và thầy Hiếu Đỗ.  Các em được giảng dạy theo lối mới đang được ứng dụng tại các trường trung và tiểu học tại Hoa Kỳ.  Phương cách này đòi hỏi sự tham dự trực tiếp của các em hơn như họp nhóm, thảo luận, các bài làm theo những nhóm nhỏ  (đồ án).  Trong lớp, các em cũng phải tham gia tích cực thảo luận và đưa nhiều câu hỏi thắc mắc cũng như ngay tại chỗ được sự trực tiếp trả lời của các thầy cô.  Ngoài ra các thầy cô sử dụng nhiều những dụng cụ nghe nhìn và các trò chơi mang tính giáo dục.  Nói tóm tắt là đưa học và vui chơi làm một và các em sẽ tiếp thu một cách tự nhiên nhưng không nhàm chán.

 

[Xem Video Library]