Thư Mời Lễ Bế Giảng 2013 – 2014

Saint Boniface Catholic Church – Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu – Anaheim

Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

120 N. Janss St., Anaheim, CA. 92805

Anaheim, Ngày 15 Tháng 5 Năm 2014

Thư Mời Lễ Bế Giảng 2013 – 2014

Kính Gửi Quý Phụ Huynh và các em học sinh,

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu trân trọng kính mời quý Phụ Huynh cùng

toàn thể các em học sinh tham dự Lễ Bế Giảng tại Hội Trường Giáo Xứ Saint Boniface – Anaheim.

Lễ Bế Giảng được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 năm 2014 (June 14, 2014), từ lúc 1:00 PM – 3:30 PM.

Chương trình gồm có:

1:00PM – 1:30 PM: Triển lãm bích báo & tập họp học sinh

1:30PM – 1:45 PM: Chào Quốc Kỳ Mỹ-Việt & dâng lời cầu nguyện

1:45PM – 2:00 PM: Đôi lời của quý quan khách

2:00PM – 2:15 PM: Lời chào của trường VN PBC, thầy cô & các em học sinh

2:15PM – 2:45 PM: Lời chia sẻ của quý PHHS- Chương trình đố vui của HS lớp 1& 4

2:45PM – 3:15 PM: Văn nghệ & phát thưởng, tín chỉ cho các em. Lời nguyện kết.

3:15PM – 3:30 PM: Dọn dẹp hội trường

Chúng tôi rất mong sự hiện diện đông đủ của quý phụ huynh và các em học sinh tham dự Lễ Bế Giảng.

Trong dịp này, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời tán tụng và tri ân cho món quà trí hiểu do Thiên Chúa

ban cho con em chúng ta để hấp thụ ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, và tham gia các sinh hoạt lành mạnh trong

môi trường Giáo Dục Công Giáo tại Cộng Đoàn Thánh Boniface, Anaheim. Qua những thành quả các con em

quý vị đã đạt trong năm học qua, đây cũng là dịp chúng ta nên quy tụ để chúc mừng và cổ võ các em. Một lần

nữa, xin kính mời quý phụ huynh cùng con em quý vị tham dự đông đủ trong Lễ Bế Giảng này vào ngày 14

tháng 06, 2014. Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu chúc lành cho mọi thiện chí quý vị đã dành cho chương trình

Việt Ngữ. Chúng tôi chúc quý Phụ Huynh và gia đình một mùa hè vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy hồng ân của

Thiên Chúa.

 

Trân Trọng Kính Mời,

Hiệu Trưởng trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

Trần Ngọc Khuyến

 

Phụ Huynh lưu ý:

*Xin quý vị cho các em học sinh ăn trưa trước ở nhà.

*Quý vị có thể tùy ý đóng góp: snack & bánh ngọt.

*Mọi thắc mắc và đóng góp xin liên lạc: 714-396-1988 https://vn.cddmmtanaheim.org

Buổi cầu nguyện đại kết tại Đền Thờ Mộ Thánh

Buổi cầu nguyện đại kết tại Đền Thờ Mộ Thánh

Pope Francis, Bartholomew I

JERUSALEM. Lần đầu tiên trong lịch sử, ĐTC Phanxicô và các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác đã cầu nguyện chung tại Đền Thờ Mộ Thánh ở Jerusalem chiều chúa nhật 25-5-2014.

Trong cuộc viếng thăm 3 ngày tại Thánh Địa, chiều ngày 25-5-2014 ĐTC đã từ Bethlehem bay đến Tel Aviv. Tại đây sau nghi thức tiếp đón với sự hiện diện của tổng thống Shimon Peres và thủ tướng Netanyahu, ĐTC đã đáp trực thăng về Jerusalem. Nơi đây, ngài đã gặp và hội kiến riêng với Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, tại tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, giống như vị tiền nhiệm của ngài là Đức Phaolô 6 đã gặp Đức Thượng Phụ Athenagoras 50 năm về trước. Trong cuộc gặp gỡ này, hai vị đã ký vào một tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm tiếp tục hành trình tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn, tiếp tục công việc của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống.

Tiếp đến, vào lúc 7 giờ tối, hai vị đến Đền Thờ Mộ Thánh để cử hành buổi cử hành đại kết với sự tham dự của các đại diện Công Giáo, Chính Thống, Amérni, Tin Lành và Anh giáo, các vị Tổng lãnh sự của 5 nước bảo đảm qui luật statu quo của Thánh Địa là Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp, cùng với đông đảo khách mời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một buổi cầu nguyện đại kết được cử hành tại nơi an táng Chúa Cứu Thế.

Sau khi tiến vào Đền thờ Mộ Thánh từ hai cửa khác nhau, ĐTC và Đức Thượng Phụ ôm chào nhau rồi hai vị cùng tiến vào nơi cử hành buổi cầu nguyện giữa tiếng hát của ca đoàn Hy Lạp.

Sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp của thành Jerusalem, mọi người đã nghe đọc hai đoạn Tin Mừng phục sinh bằng tiếng Hy Lạp (Ga 20,1-9) và La Tinh (Mt 28,1-10), và bài ngỏ lời của Đức Thượng Phụ Bartolomaios, đến lượt ĐTC lên tiếng.

Church-of-the-Holy-Sepulchre 1

Đền thờ Mộ Thánh (Holy Sepulchre)

Diễn văn ca ĐTC

Ngài nhắc đến cuộc gặp gỡ lịch sử cách đây 50 năm giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras, đồng thời chào thăm và cám ơn các vị lãnh đạo Kitô hiện diện. ĐTC nói đến điểm nòng cốt chung của tất cả các tín hữu Kitô, và khích lệ mọi cố gắng tìm về hiệp nhất:

”Thật là một ân phúc đặc biệt được họp nhau cầu nguyện nơi đây. Ngôi mộ trống, ngôi mộ mới ở trong vườn nơi mà Ông Giuse d'Arimatea đã kính cẩn an táng xác Chúa Giêsu, là nơi từ đó đã xuất phát lời loan báo Phục Sinh: ”Các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu chịu đóng đanh. Ngài không ở đây. Ngài đã sống lại như đã nói trước. Vậy các bà hãy đến, hãy nhìn nơi Ngài đã được an táng. Mau lên hãy đi nói với các môn đệ: ”Ngài đã sống lại từ cõi chết” (Mt 28,5-7).

”Lời loan báo này, được củng cố nhờ chứng tá của những người được Chúa Phục Sinh hiện ra, chính là trọng tâm sứ điệp Kitô, được trung thành truyền lại từ đời này sang đời khác, như ngay từ đầu thánh Phaolô Tông Đồ làm chứng (..1 Cr 15,3-4)… Đó là nền tảng đức tin liên kết chúng ta, nhờ đó chúng ta cùng nhau tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô, Con duy nhất của Chúa Cha và là Chúa duy nhất của chúng ta, ”đã chịu khổ nạn dưới thời Quan Phongxiô Philato, chịu đóng đanh, chịu chết và mai táng; xuống ngục tổ tông; ngày thứ ba Người sống lại từ cõi chết” (Kinh Tin Kính). Mỗi người chúng ta, mỗi tín hữu đã chịu phép rửa trong Chúa Kitô, đều sống lại một cách thiêng liêng từ ngôi mộ này, vì trong phép rửa, tất cả chúng ta thực sự được tháp nhập vào Vị Trưởng Tử của toàn thể công trình sáng tạo, được mai táng với Ngài, để cùng Ngài được sống lại và có thể bước đi trong một đời sống mới (Xc Rm 6,4).

”Chúng ta hãy đón nhận ân phúc đặc biệt trong lúc này. Chúng ta hãy sốt sắng mặc niệm cạnh ngôi mộ trống, để tái khám phá ơn gọi Kitô cao cả của chúng ta: chúng ta là những người của sự phục sinh, chứ không phải của sự chết. Từ nơi này, chúng ta hãy học sống cuộc sống của chúng ta, những cơ cực của các Giáo Hội chúng ta và toàn thế giới dưới ánh sáng buổi sáng Phục Sinh. Mỗi vết thương, mỗi đau khổ, mỗi đớn đau, đều được chất trên vai của vị Mục Tử Nhân Lành, Ngài đã hiến mạng sống mình và qua hy sinh của Ngài, Ngài đã mở đường dẫn đến đời sống vĩnh cửu. Những vết thương mở rộng là những cánh cửa qua đó dòng từ bi của Chúa đổ tràn trên thế giới. Chúng ta đừng để nền tảng niềm hy vọng của chúng ta bị cướp mất! Chúng ta đừng để thế giới bị thiếu Tin Mừng Phục Sinh! Và chúng ta đừng điếc trước tiếng gọi mạnh mẽ hiệp nhất vang dội chính từ nơi này, qua những lời của Đấng Phục Sinh đã gọi tất cả chúng ta là anh em của Ngài” (Xc Mt 28,10; Ga 20,17).

ĐTC nhận xét rằng ”Chắc chắn là chúng ta không thể phủ nhận những chia rẽ vẫn còn giữa chúng ta, là những môn đệ của Chúa Giêsu: nơi thánh này càng làm cho chúng ta đau đớn cảm thấy thảm trạng đó. Tuy nhiên, 50 năm sau vòng tay ôm của hai Người Cha đáng kính của chúng ta, với lòng biết ơn và kinh ngạc, chúng ta hãy nhìn nhận rằng do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể thực hiện những bước tiến thật quan trọng tiến về hiệp nhất. Chúng ta ý thức rằng còn phải tiến trên những con đường khác để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn, sự hiệp thông có thể được biểu lộ qua sự chia sẻ cùng bàn tiệc Thánh Thể mà chúng ta nồng nhiệt ao ước; nhưng những khác biệt không được làm cho chúng ta khiếp sợ hoặc làm tê liệt hành trình của chúng ta. Chúng ta phải tin rằng cũng như có thể lật ngược tảng đá chắn mộ, thì cũng có thể loại bỏ mọi chướng ngại vẫn còn ngăn cản sự hiệp nhất trọn vẹn giữa chúng ta. Thật là một ân thánh phục sinh mà chúng ta có thể nếm hưởng trước. Mỗi lần chúng ta xin lỗi nhau vì những tội đã phạm đối với các tín hữu Kitô khác và mỗi lần chúng ta có can đảm trao ban và nhận sự tha thứ ấy, chúng ta cảm nghiệm sự phục sinh! Mỗi lần chúng ta khắc phục những thành kiến cũ, và có can đảm thăng tiến những quan hệ huynh đệ mới, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Kitô thực sự sống lại! Mỗi lần chúng ta suy nghĩ tương lai của Giáo Hội từ ơn gọi hiệp nhất của Hội Thánh, thì ánh sáng của ban mai Phục Sinh bừng sáng! Về điểm này tôi muốn lập lại mong ước đã được các vị tiền nhiệm của tôi bày tỏ, đó là duy trì một cuộc đối thoại với tất cả mọi anh em trong Chúa Kitô để tìm ra một hình thức thực thi sứ vụ của Giám Mục Roma, phù hợp với sứ mạng của mình, mở ra một tình trạng mới và có thể trong bối cảnh hiện nay làmột sự phục vụ yêu thương và hiệp thông được tất cả mọi người công nhận (Xc Gioan Phaolô 2, Thông điệp Ut unum sint, 95-96).

Tiếp tục bài diễn văn tại buổi cầu nguyện đại kết ở Đền Thờ Mộ Thánh, ĐTC Phanxicô nói:

”Trong khi chúng ta dừng lại tại nơi thánh này như những người hành hương, chúng ta cũng nhớ đến trong kinh nguyện đến toàn vùng Trung Đông, vẫn còn bị bạo lực và xung đột. Và trong kinh nguyện, chúng ta không quên bao nhiêu người nam nữ, tại các nơi khác trên thế giới, đang chịu đau khổ vì chiến tranh, nghèo đói; cũng như nhiều tín hữu Kitô bị bách hại vì đức tin nơi Chúa Phục Sinh. Khi các tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau cùng chịu đau khổ, cạnh nhau, và trợ giúp nhau trong tình bác ái huynh đệ, thì một phong trào đại kết đau khổ, đại kết bằng máu được thực hiện và có hiệu năng đặc biệt không những trong bối cảnh các cuộc bách hại ấy xảy ra, nhưng do sức mạnh của sự thông công giữa các thánh, cho toàn thể Giáo Hội nữa.

”Kính thưa Đức Thượng Phụ, người anh em yêu quí, toàn thể anh chị em quí mến, chúng ta hãy bỏ qua một bên những do dự mà chúng ta thừa hưởng từ quá khứ, và cởi mở tâm hồn cho Thánh Linh tác động, Thánh Thần Tình Thương (Xc Rm 5,5) và Chân Lý (Xc Ga 16,13) để cùng nhau mau lẹ tiến bước hướng về ngày hồng phúc là sự hiệp thông trọn vẹn được tái lập. Trong hành trình đó chúng ta được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu, tại thành này, hôm áp ngày chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại, dâng lên Chúa Cha cho các môn đệ và chúng ta không ngừng khiêm tốn nhắc lại như kinh nguyện của chúng ta: ”Xin cho chúng được nên một.. để thế gian tin” (Ga 17,21).

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Little Saigon: Cộng Ðồng Công Giáo thắp nến hiệp thông quốc nội

Little Saigon: Cộng Ðồng Công Giáo thắp nến hiệp thông quốc nội

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

SANTA ANA, California (NV) – “Ðiểm chính của đêm thắp nến hôm nay là cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thoát khỏi cảnh Trung Cộng đang xâm chiếm nước Việt Nam. Ðây chỉ là một giáo hội nhỏ ở hải ngoại, đáp lời mời gọi của Ðức Cha Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám Mục Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam kêu gọi tất cả giáo xứ có một đêm thắp nến để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam trước cảnh nguy nan này.”

Đêm thắp nến cầu nguyện tại Trung Tâm Công Giạo-23-2014

Ðó là lời của ông Lâm Kim Bảo, chủ tịch cộng đồng công giáo giáo phận Orange County kiêm trưởng ban tổ chức đêm thắp nến chống Trung Cộng vào chiều Thứ Sáu tại Trung Tâm Công Giáo, Santa Ana.

“Thứ hai, là cầu nguyện cho tất cả những ngư phủ ở Việt Nam, họ cũng là đồng bào ruột thịt của chúng ta đang bị Trung Cộng đánh đập và thương vong khi đang hành nghề kiếm sống tại vùng biển của Việt Nam,” ông Bảo cho biết thêm.

Rất đông đảo đồng hương đến ủng hộ cho đêm thắp nến này. Trên sân khấu tổ chức có một bức tranh thật lớn hình bản đồ Việt Nam và hình giàn khoan dầu Trung Cộng bị gạch chéo. Và một biểu ngữ: “Ðêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho quê hương trong cơn nguy biến.”

Theo ban tổ chức cho biết, Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange County, có hơn 15 cộng đoàn đều đến tham dự. Ngoài ra, còn có các dân cử, quý lãnh đạo tinh thần, những đại diện của nhiều hội đoàn và đoàn thể tại Nam California cùng nhiều đồng hương không phải là người Công Giáo cũng đến để tham dự đêm thắp nến này.

Ðiều hợp chương trình, nữ MC Minh Phượng và Bác Sĩ Trần Việt Cường.

Trước khi chương trình khai mạc, Ðức Cha Dominic Mai Thanh Lương, giám mục phụ tá Giáo Phận Orange County chia sẻ với mọi người: “ Kính thưa quý vị, Ðức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Ðọc đã kêu gọi tất cả những người Việt Nam Công Giáo ở trong quốc nội đóng một chút tiền để giúp cho những anh em nạn nhân ngư phủ bị Trung Cộng hành hạ ở hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên hôm nay chúng ta cũng sẽ có sự lạc quyên đó.”

dem-thap-nen-cau-nguyen-dsc-0724

Trong hình từ trái: Kỹ Sư Nguyễn Mạnh Chí, Đức Giám Mục Mai Thanh Lương và ông Lâm Kim Bảo.

“Ông chủ tịch Lâm Kim Bảo đã cho các em huynh trưởng thiếu nhi lo về việc quyên góp này, và đồng thời các em cũng lo việc thắp nến đêm nay. Còn một điểm nữa, ở bên ngoài có bàn để ghi danh đi bầu cho những ai đã có quốc tịch Hoa Kỳ, chúng ta cố gắng làm công việc này, vì đây là bổn phận và cũng là danh dự mà chúng ta đã biết là lá phiếu ở đây rất quan trọng.” Ðức Cha Lương chia sẻ thêm.

Phần hỗ trợ Thánh ca do Ca Ðoàn Thánh Giuse với sự điều hợp của nhạc sĩ Phạm Thuyên.

Sau nghi thức khai mạc, ông Lâm Kim Bảo chào mừng và cám ơn mọi người đến tham dự và nói về ý nghĩa của đêm thắp nến cầu nguyện.

Ông Bảo nói: “Ðất nước Việt Nam đã thực sự lâm nguy. Chúng tôi xin được nêu lên mục tiêu và ý nghĩa của đêm thắp nến như sau: Cầu nguyện ơn trên phù hộ đất nước của chúng ta, cầu xin anh linh tổ tiên đất nước Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, chúng ta trong trận chiến một mất, một còn. Hôm nay, khẳng định ý chí quyết chiến, quyết thắng chống ngoại xâm và nội thù, bảo vệ chủ quyền đất nước vẹn toàn lãnh thổ, đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở hải ngoại, yểm trợ đồng bào ở trong nước trong cuộc đấu tranh, quyết đem lại nền hòa bình, dân chủ tự do cho dân tộc.”

Ðức Giám Mục Mai Thanh Lương phát biểu: “Ðất nước của chúng ta đã thấm nhuần máu của các Thánh Tử Ðạo. Hôm nay chúng ta đến đây để van nài Ðức Mẹ. Nước nhà đang lâm nguy, nhìn vào bức tranh đây chúng ta thấy, những đảo Hoàng Sa và Trường Sa hầu sư đã bị Trung Quốc chiếm được và họ mang cả giàn khoan sang đấy khoan dầu và đã đánh đập ngư dân dân Việt Nam, tịch thu tài sản của họ và làm cho nhiều người bị thương. Chính vì vậy mà Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi chúng ta.”

Tiếp theo, Ðức Cha Nguyễn Thái Hợp phát biểu. Ông nhắc đến lời hứa của giáo dân với Ðức Mẹ Fatima: “Chúng ta hãy ăn năn sám hối để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.”

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nói: “Theo cái nhìn linh cảm nào đó, thì thấy rằng, giàn khoan HD-981 có lẽ là một cái tát vào mặt của dân tộc ta; là một nỗi đau đối với dân tộc ta; là một hành động xâm lược ngang ngược của Trung Quốc để thực hiện chính sách Ðại Hán của họ. Tuy nhiên, nếu nhìn theo phương diện khác, thì rất có thể giàn khoan này lại là một cơ hội để người Việt trong và ngoài nước đoàn kết.”

Đêm thắp nến cầu nguyện tại Trung Tâm Công Giáo 05-23-2014

Linh mục nói xong, rất nhiều tràng vỗ tay nhiệt tình ủng hộ. Ngài nói tiếp: “Sự hiện diện của giàn khoan đó, như một chứng tích để giúp nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam suy nghĩ lại mối tương quan với nhà nước Trung Quốc, suy nghĩ lại mối tương quan xây dựng ý thức hệ mà quên mất dân tộc; để suy nghĩ lại giá trị đích thực của 16 chữ vàng và gấm vóc, tất cả có ý nghĩa gì khi thực tế đau thương như vậy.”

“Riêng đối với những người có tôn giáo của chúng ta cứ cầu nguyện để giàn khoan đó sẽ đánh dấu một sự kiện rất đặc biệt trong lịch sử của nước Việt Nam. Có thể đất nước của chúng ta sẽ đi đến chỗ diệt vong với bước tiến của giàn khoan này, với chính sách xâm lấn của Ðại Hán như tằm ăn dâu. Nhưng có thể giàn khoan đó cũng là một lý chứng để thức tỉnh lòng yêu nước và chí khí của những người Việt Nam để đoàn kết lại với nhau.”

“Có một số người nói rằng, đã đến lúc cần một Hội Nghị Diên Hồng mới, để nối kết tất cả những người Việt ở trong cũng như ngoài nước. Những người Việt thuộc những tôn giáo có chính kiến khác nhau cùng ngồi lại để cùng đóng góp cho đất nước. Nếu được như vậy, thì dù giàn khoan còn hiện diện ở đấy, đất nước chúng ta sẽ không có nguy cơ diệt vong. Bởi vì, để cứu được đất nước, cần sự đoàn kết của tất cả những người Việt.”

Tiếp theo là phần phát biểu của quan khách tham dự, gồm Hòa thượng Thích Chơn Thành, Viện chủ chùa Liên Hoa và linh mục Mai Khải Hoàn, Bác sĩ Võ Ðình Hữu, hai thị trưởng Tạ Ðức Trí và Michael Võ, ông Nguyễn Thanh Liêm, cựu nghị viên Diệp Miên Trường, 3 chủ tịch cộng đoàn dâng lời nguyện, gồm có: ông Hoàng Xuân Lai – Costa Mesa, Nguyễn Năng Chí – Anaheim và Ðinh Thịnh – Chúa Kitô Cứu Thế, và Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa.

Bài hát: “Nữ Vương Hòa Bình” do ca đoàn Thánh Giuse đồng ca với các giáo dân.

Ban tổ chức trình chiếu những đoạn video clip “Ðồng bào trong nước xuống đường đả đảo Trung cộng xâm lược Việt Nam.”
Mọi người cùng ca đoàn Thánh Giuse đồng ca bài “Hát Kinh Hòa Bình.”

Cuối cùng là phần thắp nến cầu nguyện. Ðức Cha Mai Thanh Lương và Hòa thượng Thích Chơn Thành lên thắp ngọn nến đầu tiên trước bàn thờ tổ quốc.

Mọi người, với ngọn nến trên tay và đồng hát những bài: “Thắp Sáng Trong Con,” “Mẹ Rất Nhân Từ” và “ Bài Ca Hiệp Nhất.”

Hùng ca “Ðêm Mê Linh” kết thúc chương trình.

Người Việt

Sự sống mới

Sự sống mới

Nếu các Tin mừng Matthêu, Marcô và Luca mời gọi ta vào Vương quốc Thiên Chúa, thì Tin Mừng Gioan mời gọi ta vào tình yêu Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan là người sống sau cùng. Sau khi đã nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, thánh nhân nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, là sống sự sống của Thiên Chúa.

Tình yêu đó không phải là thứ tình yêu mơ mộng lãng mạn nhưng là một tình yêu sàng suốt của lý trí.Tình yêu đó không phải là chuyện đuổi bướm, hái hoa, rung động, xúc cảm, nhưng là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy.

Đó chính là bí quyết Chúa Giêsu truyền lại cho các môn đệ, trước khi người giã từ các ông để đi vào thế giới đức tin. Từ nay để gặp gỡ Người, để yêu mến Người, để sống với Người, cần phải có đức tin và tình yêu.

Tin và Yêu là đôi mắt giúp ta nhìn thấy những sự thực siêu nhiên. Người không tin và không yêu sẽ không nhìn thấy như lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho anh em Thần chân lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận được vì thế gian không thấy và không biết Người”. Cũng như kiến thức ý khoa là khả năng chuyên môn giúp người bác sĩ nhận dạng được các loại vi trùng, định đúng được bệnh trạng của bệnh nhân; hoặc như kiến thức về thảo mộc củanhà thực vật học giúp họ nhận dạng phân loại và biết rõ đặc tính của những loải cây cỏ, tin và yêu cũng phải là khả năng chuyên môn giúp người môn đệ Chúa nhận ra những sự thực siêu nhiên, nhìn thấy, nhận biết và đón nhận Thiên Chúa.

Tin và Yêu, như vậy, là con đường dẫn đưa ta tới gặp gỡ Thiên Chúa.

Với đức tin và tình yêu, người môn đệ Chúa không còn thấy Thiên Chúa là một Đấng xa vời, mơ hồ, nhưng là một Đấng gần gũi, rất thật. Với đức tin và tình yêu ta sẽ gặp được Đức Chúa Cha, Đấng thương yêu, luôn chăm sóc cho ta, luôn mời gọi ta, luôn muốn ấp ủ ta, luôn muốn tha thứ cho ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ gặp được Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, trong Sách Thánh, trong những lời giáo huấn của Giáo hội và trong những anh em sống quanh ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi Người đốt lên trong tim ta ngọn lửa yêu mến, khi Người thúc đẩy ta dẫn thân phục vụ, khi Người soi sáng cho ta những sáng kiến trong những hoạt động mới.

Nhưng quan trọng nhất là: Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như lời Chúa Giêsu nói: “Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến”.

Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta. Ở trong người nào tức là được người ấy yêu thương. Hiệp thông trong yêu thương là một thái độ cởi mở: mở tâm hồn ra để cho đi và nhận lãnh sự sống. Nhờ Tin và Yêu, ta mở lòng ra đón nhận Thiên Chúa, sự sống mới, sự sống sung mãn, sự sống vĩnh cửu.

Đúng như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Ai nhắm mắt đức tin, sẽ không nhìn thấy Chúa, sẽ trở thành mồ côi. Ai đóng cửa tình yêu, sẽ không gặp được Chúa, sẽ sống trong cô độc. Nhưng người môn đệ Chúa, nhờ có đức tin và tình yêu sẽ gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi. Và như thế việc ta đi của Chúa Giêsu không những không thiệt hại mà còn ích lợi cho ta. Sự ra đi của Người dẫn ta đi đến kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự sung mãn, sự sống dồi dào.

Nhưng để đạt tới điều Chúa Giêsu đã hứa, ta hãy nhớ lại một lần nữa lời Người căn dặn: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ các giới răn của Thầy”. Đức tin được thể hiện bằng tình yêu. Tình yêu được chứng minh qua hành động. Đó là chìa khoá của đời sống Kitô hữu.

GỢI Ý CHIA SẺ

1- Theo bạn, tình yêu mến Chúa là những tình cảm bồng bột hay những việc làm cụ thể theo lý trí?

2- Có bao giờ bạn cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống không?

3- Bạn có cố gắng làm chứng cho người khác về sự hiện diện của Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện và bác ái của bạn không?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Thư Mục Vụ và Thông báo của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo VN Giáo Phận Orange: Tổ chức đêm thắp nến

THƯ MỤC VỤ CHÚA NHẬT V MÙA PHỤC SINH

Kính gửi tín hữu Công Giáo và Cộng đồng Việt Nam Nam Cali:

Trong ba ngày qua, các cơ quan truyền thông cho chúng ta biết là Trung Cộng đã ngang nhiên đưa tầu bè đến giàn khoan HD-981 ở Biển Đông, với tầu chiến và võ khí nhằm chiếm các mỏ dầu tại Biển Đông. Dưới đây là nguyên văn bức thư của Đức Tổng Phaolô Bùi văn Đọc, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:

. . . trước tình hình nguy hiểm và căng thẳng, HĐGMVN với trách nhiệm của mình, xin nêu lên những quan điểm dưới đây:

1. Giáo Hội Công Giáo luôn kiên trì lập trường xây dựng hòa bình … Hòa bình không tách rời ra khỏi công lý nhưng nuôi dưỡng bởi hy sinh và tình yêu (cf Thông Điệp Hòa Bình 1975)

2. Chính phủ Việt Nam phải kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột.

3. Với người Việt Công Giáo, đây là lúc chúng ta cần biểu lộ lòng ái quốc theo lời của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI “ là người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt “

4. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xin các giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho quê hương, tiết giảm chi tiêu ăn uống, mua sắm để góp phần nâng đỡ các ngư dân, nạn nhân của tầu Trung Quốc.

Trong lúc cha linh hướng và phối trí Cộng Đồng vắng mặt, tôi đã đại diện thư cho ông Lâm Kim Bảo thông báo cho toàn lời kêu gọi của HĐGMVN tổ chức một tối thắp nến cầu nguyện cho quê hương tại Trung Tâm Công Giáo càng sớm càng tốt.

Xin mọi người tích cực tham gia và cổ động cho buổi cầu nguyện này, một khi đã biết rõ thời giờ và chi tiết. Nguyện xin các chư thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Mẹ La Vang phù giúp chúng ta.

ĐC Mai Thanh Lương

 

THÔNG CÁO VÀ THƯ MỜI CỦA BAN CHẤP HÀNH CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM: TỔ CHỨC ĐÊM THẮP NẾN HIỆP THÔNG TRONG NỔ LỰC CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LĂNG

Ý  thức bổn phận của người Công Giáo gốc Việt đối với quốc gia dân tộc trước tình hình nghiêm trọng hiện nay: Tung Cộng càng ngày càng tỏ rõ ý đồ xâm lăng, gần đây nhất là hành động đặt giàn khoan dầu trên Biển Đông, đồng thời liên tục giết hại, gây thương vong cho ngư dân hành nghề trên hải phận nhà. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền cộng sản lại còn cấu kết trong âm mưu bán nước, đàn áp người yêu nước . . .

– Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “ xin các giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho quê hương Việt Nam “

Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, với sự khích lệ và yểm trợ của Đức Cha Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, Cha Linh Hướng Nguyễn Thái, sẽ tổ chức buổi thắp nến để liên đới, hiệp thông, và cầu nguyện cho quê hương và đồng bào trong công cuộc chống ngoại xâm, đồng thời cho những ngư phủ nạn nhân của cuộc xâm lăng này.

Xin trân trọng kính mời: Quý Đức Ông, quý Linh Mục, quý Tu Sĩ nam nữ, toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa và quý đồng hương hải ngoại, không phân biệt tôn giáo, cùng toàn thể những người đang đáu tranh cổ vũ tự do và công lý trên quê hương Việt Nam; vui lòng thu xếp thời giờ đến tham dự buổi thắp nến và cầu nguyện cho quê hương sớm thoát cảnh phá hoại xâm lăng từ Trung Quốc, và dân tộc sớm được hưởng một nền dân chủ, tự do trong công lý và hòa bình chân thực.

         Địa điểm: Trung Tâm Công Giáo

         Thời gian: 7:00 pm, tối thứ Sáu ngày 23 tháng 5 năm 2014

Xin trân trọng kính mời,

Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến:

Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange

 

Niềm tin vào đời sau

Niềm tin vào đời sau

Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Thầy đi trước để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”. Đây là một lời hứa thật đẹp. Đẹp vì nó mở ra cho chúng ta một khung trời hy vọng vì ngày mai tốt đẹp hơn. Đẹp vì cuộc sống của chúng ta không đi vào ngõ cụt. Cuộc sống của chúng ta từ nay đã có một lối đi về. Cuộc sống của chúng ta không dừng lại ở cái chết là hết một kiếp người. Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Cuộc sống được nối dài vĩnh viễn trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa là Cha, là cội nguồn sự sống.

Người ta kể rằng: Có một gia đình kia. Chồng là người ngoại đạo. Ông không tin vào Chúa. Ông còn luôn miệng nhạo báng, khinh miệt những hành vi thờ phượng kính mến Chúa. Ngược lại, bà vợ thì rất sùng đạo, luôn dạy con giữ đạo sốt sắng. Ngày nào bà cũng dắt con đi lễ cầu nguyện. Dù sống giữa hai niềm tin trái ngược nhau, nhưng đứa con trai duy nhất của họ vẫn hiếu thảo với cha mẹ. Cho tới một hôm, em lâm bệnh hiểm nghèo. Em biết rằng mình chẳng còn sống được bao lâu ở dương gian. Em đã mạnh dạn hỏi bố rằng: “Bố ơi, trong ít ngày nữa con sẽ không còn sống ở dương gian nữa! Con xin bố hãy dạy cho con biết, con phải tin theo ai? Theo bố hay theo mẹ? Tin theo bố thì chẳng có thiên đàng để tiếp tục sự sống, chẳng có Chúa hay có Mẹ để yêu thương và bảo vệ cho con được hạnh phúc đời đời? Còn tin theo mẹ, thì có Thiên Chúa là cha nhân lành sẽ ban thưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu và có Mẹ Maria luôn bầu cử chở che.

Ông bố nghe mà tái tê lòng. Ông ôm con vào lòng và nói: “Con hãy tin theo mẹ”. Đứa bé lại nói tiếp: “Nhưng nếu bố không tin theo mẹ, thì làm sao con có thể chờ đợi bố ở trên thiên đàng được?” Trước lời nói đơn sơ và chân thành của em bé, ông bố đã không kiềm nổi những giọt nước mắt ứ tràn nơi khoé mắt, và để mặc cho nó tuôn tràn trên gò má già nua của ông. Kể từ ngày đó, ông đã đổi đời, ông chọn Chúa là lẽ sống và là cùng đích của đời mình.

Vâng câu nói: “Con hãy tin theo Mẹ” của người cha là câu nói hay nhất trong cuộc đời của ông. Câu này đã giúp cho con ông cảm thấy thanh thản khi bước vào đời sau. Câu này cũng giúp ông thay đổi đời sống mà từ trước tới nay ông đã cố tình không sống theo. Ông biết rằng phải có đời sau. Ông biết rằng là người thì hơn muôn loài muôn vật, vì con người có sự sống thần linh, con người có hồn thiêng bất tử. Thế nhưng, vì lười biếng và cố chấp ông đã không dám nhìn nhận sự thật từ trong sâu thẳm lòng mình là tin có Trời, có thần thánh, có hồn thiêng và cả đời sau. Ông lừa đối chính mình và lừa dối tha nhân. Hôm nay, ông đã phải nuốt những giọt nước mắt mặn đắng để nói lên sự thật của lòng mình trước mặt đứa con yêu dấu, sắp sửa từ giã ông tiến vào đời sau.

Thực vậy, là người ai cũng tin có đời sau. Là người ai cũng tin có quả phúc. Có thưởng có phạt đời sau. Từ trong sâu thẳm tâm hồn luôn có tiếng nói của Thượng Đế nhắc nhở con người phải sống ngay lành, sống thánh thiện như tình trạng ban đầu là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Sống đúng theo lề luật tối thượng của Thượng Đế, con người mới được bình an và hạnh phúc. Người khôn ngoan phải biết sống thuận theo ý trời mới được trời chúc phúc cho cuộc sống an khang hạnh phúc. Đạo lý đó đã được cha ông ta gom lại thành đạo lý tam tài: “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”.

Chúa Giêsu trong tư cách là một con người. Ngài đã luôn tìm kiếm ý Cha trên trời để thực thi. Cuộc sống của Ngài luôn mang hai chiều kích: hướng về Thiên Chúa và hướng về tha nhân. Ngài phục vụ tha nhân để tôn vinh Thiên Chúa. Ngài phụng sự Thiên Chúa qua việc phục vụ nhân loại theo thánh ý Chúa Cha. Có thể nói, Ngài đã sống cả cuộc đời vì yêu thương nhân loại và tôn vinh Chúa Cha. Vì Chúa Cha mà Ngài đã nhập thể làm người. Vì Chúa Cha mà Ngài đã hy sinh chịu chết cho con người được sống dồi dào.

Là người kytô hữu, chúng ta được mời gọi bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi. Đó là con đường đi tìm thánh ý Chúa và thực thi đến hơi thở cuối cùng. Đó không phải là con đường trải thảm rộng thênh thang mà là con đường hẹp, đầy chông gai giăng kín hành trình. Đó là con đường từ bỏ, đường thập giá, đường hiến tế đẫm máu trên đỉnh đồi Calve. Đó là con đường của tình yêu, tận hiến và hy sinh như thầy Chí Thánh Giêsu. Và như thế, đó chính là con đường duy nhất để chúng ta tiến vào nhà Cha, nơi đó, Chúa đã đi trước để dọn chỗ cho chúng ta.

Nguyện xin Chúa Giêsu Phục Sinh luôn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Xin Người nâng đỡ những yếu đuối của chúng ta. Xin Người chỉ đường dẫn lối để chúng ta luôn tiến bước về nhà Cha trong an bình và thanh thoát với những bận rộn của cuộc sống bon chen hôm nay. Amen.

LM Giuse Tạ Duy Tuyền

Niềm tin

Niềm tin

Có năm anh mù sờ vào một con voi. Anh thứ nhất sờ vào cái bụng thì bảo con voi giống như một bức tường lớn. Anh thứ hai sờ vào chiếc ngà thì bảo con voi giống như một thanh gươm cùn. Anh thứ ba sờ vào cái vòi thì bảo con voi giống như một con đỉa khổng lồ. Anh thứ thứ tư sờ vào cái tai thì bảo con voi giống như một chiếc quạt nan. Anh thứ năm sờ vào cái đuôi thì bảo con voi giống như một sợi dây thừng.

Câu trả lời của mỗi người đều đúng theo quan điểm riêng của mìnnh. Chỉ nhờ đối thoại chung với nhau, họ mới có được một cái nhìn sáng suốt và một hình ảnh đầy đủ để hiểu biết con voi thực sự là như thế nào mà thôi.

Đối với Thiên Chúa cũng vậy. Người Do Thái có một cách hiểu về Ngài. Người theo Hồi giáo có cách hiểu thứ hai. Người theo Phật giáo có cách hiểu thứ ba. Người theo Ấn độ giáo có cách hiểu thứ tư. Và các Kitô hữu có cách hiểu thứ năm.

Như vậy, phải nhờ đến đối thoại chung với nhau, người ta mới có thể đạt được một cái nhìn đầy đủ hơn về Thiên Chúa.

Thế nhưng, tại sao các Kitô hữu lại dám xác quyết rằng mình có một cái chính xác về Thiên Chúa hơn bất kỳ một tôn giáo nào?

Câu trả lời dĩ nhiên phải được đặt nền tảng trên đức tin. Thực vậy, Chúa Giêsu đã tuyên bố: Ngài biết Thiên Chúa bằng một cách thức tuyệt vời mà không vị lãnh đạo tôn giáo nào dám mơ tưởng đến.

Hơn thế nữa, Ngài còn đồng hóa mình với Thiên Chúa. Điều này không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào dám làm.

Chẳng hạn qua đoạn Tin mừng hôm nay, Ngài đã xác quyết với Philipphê:

– Ai thấy Ta là thấy Cha.

Nơi khác Ngài cũng nói:

– Cha Ta và Ta là một.

Nếu quả thực đúng như vậy, thì chúng ta, những người Kitô hữu đã có được một cái nhìn thật chính xác về Thiên Chúa hơn bất kỳ một tôn giáo nào khác trên mặt đất này.

Thực vậy, chỉ mình Chúa Giêsu mới dám nói:

– Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám bảo:

– Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Ta.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám xác quyết:

– Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ có ánh sáng ban sự sống…Ai theo Ta, sẽ không bao giờ phải bước đi trong tăm tối.

Chỉ mình Chúa Giêsu mới dám công bố:

– Ai tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết, nhưng sẽ có sự sống đời đời… Và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại ngày sau hết.

Vậy Đức Kitô là ai?

Đây cũng là vấn đề mà chính Ngài đã đưa ra cho các môn đệ:

– Người ta bảo Thày là ai?

Các ông thưa:

– Người thì bảo là Gioan tiền hô, là Elia, là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó.

Và Chúa Giêsu đã đặt một câu hỏi cân não, đòi buộc các ông phải dứt khoát lập trường và tuyên xưng đức tin của mình:

– Còn các con, các con bảo Thày là ai?

Thánh Phêrô đã thay mặt cho nhóm mười hai đã dứt khoát lập trường và tuyên xưng đức tin của mình:

– Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.

Và Chúa Giêsu liền tỏ cho Phêrô được hay:

– Phúc cho con, không phải do xác thịt hay máu huyết, nhưng do Cha Thầy, Đấng ngự ở trên trời đã tỏ cho con biết.

Lời xác quyết này có nghĩa là chân lý này đến với thánh Phêrô không phải từ bất cứ ai, mà từ chính Chúa Cha, Đấng đã trực tiếp mạc khải cho thánh Phêrô.

Là người Kitô hữu, là người môn đệ của Chúa, ngay từ hồi còn tấm bé, chúng ta đã xác tín Ngài là Con Thiên Chúa và chúng ta cũng đã tin vào Ngài.

Thế nhưng, điều quan trọng hơn, đó là chúng ta phải biến niềm tin thành việc làm, biến xác tín thành cuộc sống, bằng cách tuân giữ những điều Ngài truyền dạy, nhờ đó chúng ta thực sự tuyên xưng Ngài trong thẳm sâu cõi lòng cũng như làm chứng về Ngài trong lòng cuộc đời chúng ta đang sống.

Sưu tầm

Bản Kêu gọi chung của Hội nghị Kitô giáo–Hồi giáo tại Amman

Bản Kêu gọi chung của Hội nghị Kitô giáo–Hồi giáo tại Amman

WHĐ (16.05.2014) – Một Hội nghị các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo ở thủ đô của Jordan đã bế mạc hôm thứ Tư 14-05 với một Bản kêu gọi chung, yêu cầu trả tự do cho các nữ sinh Nigeria bị bắt cóc. Các tham dự viên tại Hội nghị chuyên đề –diễn ra ngay trước chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng Phanxicô đến quốc gia này– cũng kêu gọi cần phải liên đới hơn nữa và có một nền giáo dục tôn giáo tốt hơn cho trẻ em và giới trẻ.
 
Hội nghị hai ngày được tổ chức dưới sự đồng bảo trợ của Hoàng tử Jordan El Hassan bin Talal, người sáng lập và là Giám đốc Học viện Hoàng gia về Liên tôn; và Đức hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn. Trong một tuyên bố kết thúc, Hội nghị cũng đề nghị một Bản “Thập điều Văn hoá” dành cho tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, để thúc đẩy việc thông truyền các giá trị tôn giáo và đạo đức cho các thế hệ trẻ.
 
Bản kêu gọi chung về sự  liên đới hơn nữa trên thế giới
 
Dưới sự đồng bảo trợ của Hoàng tử El Hassan bin Talal và Đức hồng y Jean-Louis Tauran, Học viện Hoàng gia về Liên tôn (Amman, Jordan) và Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn (Vatican) đã tổ chức Hội nghị lần thứ ba tại Amman từ ngày 13 đến 14-05-2014, với chủ đề “Đáp ứng những thách đố hiện nay nhờ Giáo dục”. Hội nghị diễn ra ngay trước chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng Phanxicô – chuyến viếng thăm này là nguồn hy vọng cho mọi dân tộc tại Thánh Địa và toàn khu vực.
 
Hội nghị khai mạc với những phút cầu nguyện trong thinh lặng, xin Thiên Chúa trợ giúp và chúc lành.
 
Các tham dự viên đã mạnh mẽ lên án tất cả các hình thức bạo lực –mà gần đây nhất là vụ bắt cóc các nữ sinh Nigeria– và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các em, để các em có thể trở về với gia đình và trường học. Các tham dự viên cũng ủng hộ các giải pháp hoà bình đối với tất cả các cuộc xung đột đang diễn ra.
 
Cuộc hội thảo đã diễn ra trong bầu khí thân ái và hữu nghị. Các tham dự viên đồng thuận về những điều sau đây:
 
– Các cơ chế nền tảng để giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên là gia đình và nhà trường;
 
– Việc giáo dục tôn giáo cách thích hợp thật là quan trọng, đặc biệt trong việc thông truyền các giá trị tôn giáo và đạo đức;
 
– Việc nhìn nhận phẩm giá của con người là cần thiết, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục;
 
– Tuân thủ các quy định quốc tế nhằm đảm bảo tôn trọng cách hiệu quả các quyền căn bản của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo;
 
– Những thách đố cấp bách nhất phải đáp ứng bao gồm: việc giải quyết các cuộc xung đột hiện nay một cách hoà bình, xóa đói giảm nghèo và cổ vũ chiều kích tâm linh và đạo đức của cuộc sống;
 
– Tin rằng tôn giáo không phải là nguyên nhân gây ra xung đột, mà sự vô nhân đạo và sự thiếu hiểu biết mới là nguyên nhân của các xung đột; do đó việc giáo dục toàn diện là thiết yếu;
 
– Các tôn giáo, khi được hiểu và được thực hành cách đúng đắn, không phải là nguyên nhân gây chia rẽ và xung đột, nhưng đúng hơn là một yếu tố cần thiết cho hoà giải và hòa bình.
 
Là những tín hữu, chúng tôi hy vọng rằng sự khôn ngoan của con người sẽ luôn gặp được sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
 
Cuối cùng, vì tương lai nhân loại ở trong tay các thế hệ trẻ, chúng tôi đề nghị với tất cả những ai đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Bản Thập điều Văn hóa sau đây:
 
1) Không bao giờ từ bỏ sự tò mò tri thức;
 
2) Can đảm chứ không hèn nhát về phương diện trí thức;
 
3) Khiêm tốn chứ không kiêu căng về sự  hiểu biết.
 
4) Thực hành đồng cảm về tri thức thay vì mang một tinh thần khép kín;
 
5) Tuân giữ tính toàn vẹn của tri thức;
 
6) Giữ sự độc lập về tri thức;
 
7) Kiên trì đối với sự thiếu hiểu biết chung quanh mình;
 
8) Tin vào lý trí;
 
9) Công minh, không thiên vị chứ không bất công về mặt tri thức;
 
10) Nhìn nhận sự đa dạng là phong phú, chứ không phải là mối đe dọa.
 
Nếu Thiên Chúa muốn, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đối thoại sinh nhiều hoa trái này qua các Hội nghị và các sáng kiến ​​khác trong tương lai.
 
Amman, ngày 14 tháng 5 năm 2014

 (Vatican Radio)

 Huy Hoàng chuyển ngữ

Trích từ HộI Đồng Giám Mục VN

Biển Đông và Giáo hội Công giáo: Phỏng vấn Đức cha Nguyễn Thái Hợp

Biển Đông và Giáo hội Công giáo: Phỏng vấn Đức cha Nguyễn Thái Hợp

Đức Cha Nguyễn Thái Hợp ra mắt sách tại Philadelphia 05-11-2014

 

Đức Giám mục giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đang có chuyến làm việc tại Hoa Kỳ. Ngày 11/5 ông giới thiệu quyển sách Công lý và Hòa bình trên biển Đông tại thành phố Philadelphia. Kính Hòa có cuộc trao đổi với ông về đề tài biển Đông và Giáo hội Công giáo Việt nam.

Hòa bình và Công lý ở Biển Đông

Kính Hòa: Dạ thưa kính chào đức cha, đầu tiên KH xin cảm ơn Đức Cha đã giành cho Đài ACTD buổi phỏng vấn này.

Câu hỏi đầu tiên: Trong tình hình hiện thời như Đức Cha cũng biết là đang có những biến chuyển mới ở Biển Đông, và Đức Cha đã có cho ra mắt quyển sách HBVCL ở Biển Đông, thưa Đức Cha xin Đức Cha cho biết làm  thế nào để có được cả hai điều hòa bình và công lý ở Biển Đông?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Xin chân thành cảm ơn anh KH và các thính giả của ĐACTD, tôi rất vui mừng là có sự trùng hợp đặc biệt mà tôi có mặt ở đây để nói chuyện về đề tài bức xúc đối với người dân VN. Nói về quyển sách HBVCL. Đó là kết quả cuộc tọa đàm dự định tổ chức năm 2011, nhưng ở thời điểm đó chúng tôi cũng như tất cả những người băn khoăn với đề tài Biển Đông gặp khó khăn, khó khăn từ phía nhà cầm quyền đối với những người cộng tác, đối với những người chủ trương. Tuy nhiên sau đó theo yêu cầu của nhiều anh em, chúng tôi đã phát hành cuốn sách đó, lưu hành nội bộ, tức là chỉ phát hành rất ít cho một số anh em để họ sử dụng; và từ năm ngoái một số anh em trong phong trào giáo dân đã muốn cho phát hành cuốn sách đó ở bình diện rộng lớn hơn, ở Hoa Kỳ này; do đó hôm nay tôi đến HK để tham dự lễ hội Đức mẹ La vang ở Houston, sau đó tôi sang đây để phát hành cuốn sách đó tại Houston, DC, Philadelphia và một số nơi k hác…

Đề tài của cuốn sách là nói lên tham vọng của TQ đối với Biển Đông, chủ trương đường lưỡi bò của TQ, chủ trương bị rất nhiều người phản đối, nhưng TQ với thâm mưu và ý đồ vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương đó theo tính cách tằm ăn giông, theo kiểu vết dầu loang và theo nhiều chuyên viên mà anh cũng đã nhận  thấy đó, thì TQ đã lựa chọn một thời điểm rất là thích hợp khi mà VN đang hồ hởi mừng chiến thắng ĐB, rồi mừng 30/04 và khi mà HK cũng đang vướng bận với những dễn biến tại Ukraina, thì TQ đã cho giàn khoan 981 vào Biển Đông, vào vùng lãnh thổ VN. Sự kiện đó đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho nhà cầm quyền VN và đặc biệt là cho người VN trong và ngoài nước.

Kính Hòa: Thưa Đức Cha, trong quyển sách đó Đức Cha đưa ra những gợi ý nào, có chuyên chở những ý kiến gì cho người đọc trong vấn đề công lý và hòa bình?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Cuốn sách đó đã viết cách đây 3 năm, 3-4 năm, và chúng tôi đã bắt đầu thảo luận vấn đề Biển Đông từ năm 2008-2009. Năm 2009 là lần đầu tiên câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình tổ chức tọa đàm về Biển Đông và hải đảo VN thì cũng đã nghĩ tới vấn đề Biển Đông, vì đã nghĩ tới vấn đề lãnh thổ VN theo công ước quốc tế về luật biển. Cũng như trong bối cảnh hôm nay thì lãnh thổ VN không chỉ tính trên đất liền, và nói chung nó có thể lớn gấp ba lần lãnh thổ mà chúng ta….. và trước áp lực “đường lưỡi bò” thì lãnh thổ VN sẽ bị giới hạn, và hôm nay chúng ta đang thấy điều lo sợ đó đang trở thành hiện thực.

Và một trong những ý tưởng mà anh em trao đổi là cần phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, chứ không thể tiếp tục đối thoại song phương với TQ. Chính cái kiểu đối thoại song phương của 2 nhà nước đã đưa VN vào thế bí  như hiện nay, và thảm họa mất nước, mất dần lãnh thổ là điều chúng ta đang nhìn thấy trước mắt. Vì nghĩ như vậy nên chúng tôi cho rằng cần phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, VN cần phải đưa vấn đề Biển Đông, đưa câu chuyện giàn khoan, câu chuyện Hoàng sa-Trường Sa, chuyện “đường lưỡi bò”… ra trước quốc tế và LHQ như Philippines đã làm, để nhờ trọng tài quốc tế phân xử.

Kính Hòa: Thế thì trong biến chuyển vừa qua, như Đức Cha cũng biết, cách đây vài tiếng đồng hồ là ông TT VN NTD đã lên tiếng rất mạnh mẽ tại HNTĐ ASEAN tại Miến Điện, vậy thì theo Đức Cha đây có phải là bước đầu tiên mà VN đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế không ạ?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi hy vọng rằng sự kiện giàn khoan 981 sẽ giúp chính quyền VN nhìn lại chính sách của họ trong thời gian qua. Nhân dịp này cũng xin cảm ơn các bộ đội biên phòng, cảnh sát biển trong phạm vi khả năng và quyền hạn của họ đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ; nhưng cũng mong rằng chính quyền nên có một chính sách nhất quán hơn mới có thể cứu vãn được biên giới và lãnh thổ VN. Trước đây Thủ tướng NTD cũng có những tuyên bố về vấn đề Biển Đông, chúng tôi đã có trích dẫn những tuyên bố đó đưa vào quyển sách; những tuyên bố đó cũng được nhiều người hoan nghênh.

Nhưng rồi cũng đâu lại vào đó, và cuối cùng chúng ta phải đối đầu với một thực trạng là nhà nước vẫn có một chính sách quá ôn hòa mà một số người đã gọi là “hèn” đối với TQ; trong khi đó bạo lực và quá bạo lực đối với dân, nhất là đối với những người đã lên tiếng phản đối TQ. Tại sao lại làm như vậy?! Hy vọng vụ giàn khoan 981 sẽ là một thực tế, một thực tế đau lòng, nhưng hy vọng là thực tế ấy sẽ giúp chính quyền nhìn ra sự thật, để không còn tin tưởng vào nơi 16 chữ vàng để đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái và ý thức hệ; ngõ hầu tạo được miền tin nơi những ngưới VN trong và ngoài nước.

Tôi không phải là chính trị gia, nhưng tôi nghĩ rằng để đưa được người VN, dân tộc VN ra khỏi bước ngoặt quan trọng và thê thảm hiện nay thì cần phải có sự đoàn kết của  những người VN trong cũng như ngoài nước, những người VN thuộc những chính  kiến, đảng phái và tôn giáo khác nhau. Đã có người gọi đó là một Hội nghị Diên Hồng mới.

Tình hình sinh hoạt tôn giáo trong nước

 

Kính Hòa: Xin cám ơn Đức Cha trong phần nói chuyện về đề tài Biển Đông. Xin Đức Cha giành cho chúng tôi thêm vài phút để chuyển qua một đề tài khác. Và cũng như mọi người VN trên thế giới đã theo dõi thời sự đều biết đến câu chuyện xảy ra năm ngoái ở giáo xứ Mỹ Yên, đều biết rằng Đức Cha là người đứng đầu sóng ngọn gió. Thế thì gần một năm sau thì Đức Cha có thể cho biết tình hình sinh hoạt tôn giáo nói chung, và ở giáo xứ Vinh giáo phận mà Đức Cha phụ trách hiện nay như thế nào?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Cách đây ít lâu có người đặt câu hỏi cho chúng tôi là tình hình giáo hội công giáo ở VN như thế nào: là xấu, tốt, hay trung bình.

Thật là khó lòng diễn tả một tình hình phức tạp chỉ với một trong ba chữ là xấu tốt hay trung bình, nhưng nếu phải lựa chọn, hay nếu phải xếp hạng thì đúng hơn, thì tôi nghĩ là trung bình, hay đúng hơn là trung bình thấp, tùy theo cái nhìn, tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi.

Riêng đối với giáo phận chúng tôi thì tôi có đặt câu hỏi với một số quan chức VN là tại sao có xảy ra vụ Mỹ Yên, hay nếu hỏi một cách da diết hơn thì câu hỏi là anh có ý đồ gì khi đưa ra vụ Mỹ Yên thì tại sao phải huy dộng đến  hơn 1 ngàn cảnh sát cơ động có trang bị hơi cay và chó nghiệp vụ, tại sao huy động cả quân đội có vũ trang để đến đó là cuối cùng chỉ thực sự đối diện với mấy chục người dân tay không chứ cũng chả có gậy gộc súng ống gì cả. Cái đó là do nghe nói giáo dân Mỹ Yên đã chuẩn bị vũ trang để khởi nghĩa… cuối cùng thành ra cũng chỉ như đánh nhau với gió. Tôi cũng đã băn khoăn đặt câu hỏi tại sao.

Từ ngày đó đến hôm nay chúng tôi vẫn đối thoại, hai bên vẫn có những cuộc gặp gỡ và cuối cùng cũng có hai người giáo dân Mỹ Yên được trả tự do trước thời hạn, tức là được về mừng lễ giáng sinh với gia đình. Có một quan chức đã bảo tôi xin giám mục làm sao để dân chúng đừng có lên đón họ như những chiến sĩ vinh quang trở về, mà cứ để cho họ về âm thầm thôi, thì tôi cũng thấy là không cần thiết phải làm như vậy, nên hai người đó đã được về nhà một cách âm thầm. Nhưng sau đó bà con đã tổ chức lễ hội ba ngày liền để mừng họ. Ước mong rằng trong tương lai sẽ không có những chuyện như vậy xảy ra nữa, trong thế kỷ 21.

Kính Hòa: Thưa Đức Cha theo cách đánh giá của Đức Cha thì hiện nay tình hình hoạt động của giáo hội công giáo VN là ở mức trung bình, hay thấp hơn trung bình một chút. Vậy theo Đức Cha thì trong tương lai có thể làm gì để cho tình hình nó khá hơn ạ?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Vấn đề đó không phải chỉ lệ thuộc vài giáo hội mà thôi, mà điều đó thì nhà cầm quyền cũng phải nghĩ đến tiến trình đó, để thực hiện những quyền con người, những hiệp ước mà nhà cầm quyền đã từng ký, mà mới đây như anh cũng biết là VN đã được đề nghị đưa vào Hội dồng Nhân quyền LHQ. Đó là một vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm, làm sao để người ta có thể tin tưởng là VN là thành viên, và có ứng xử đúng tư cách là thành viên, chứ như trong  thười gian qua thì VN đã có quá nhiều chuyện xảy ra, và có lẽ công an có quá nhiều  quyền như trong thời gian vừa qua thì có lẽ đó là điều lệ thuộc rất nhiều vào chính quyền, vào những quyết định và ứng xử của họ.

Chúng tôi cầu mong đất nước được an bình hơn, người Việt sẽ đoàn kết với nhau hơnđể có thể đối phó với ngoại xâm, nạn ngoại xâm mà VN đã phải đối đầu suốt chiều dài lịch sử là nước phương Bắc, do cái tham vọng ngàn đời của họ, tham vọng Đại Hán. Để như vậy cần phải động viên tất cả năng lực, đoàn kết, nhất trí của mọi người.

Kính Hòa: Dạ thưa Đức Cha vừa nhắc tới chuyện là tình hình sắp tới nếu muốn tốt hơn thì có phần lệ thuộc vào chính quyền thì có vẻ như là chính quyền VN hiện nay vẫn e ngại những tổ chức giáo hội nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Làm thế nào để họ không e ngại điều đó nữa?

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi cũng không thể trả lời anh câu hỏi đó vì xưa nay chúng tôi vẫn luôn mơ tới điều mà ĐGH Biển Đức 16 đã nói, đó là người công giáo tốt cũng là  người công dân tốt. Tất cả tín hữu công giáo VN đang cố gắng làm người giáo dân tốt, và là người công dân tốt. Người công dân tốt là người bận rộn và lo lắng cho vận mệnh đất nước, chính vì vậy trong một số bài viết chúng tôi có nêu rõ chúng tôi không đồng ý với quan điểm đồng hóa đất nước với một chế độ chính trị, cũng không thể nói yêu nước là yêu CNXH.

Bởi vì nhìn lại lịch sử dân tộc qua các triều đại, từ đời Ngô, đời Đinh, đời Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… cho tới chế độ hiện tại, thì tất cả các triều đại đó, chế độ đó cũng phải tới lúc chuyển giao cho triều đại khác, chế độ khác. Nhưng mà đất nước chúng ta vẫn còn đấy, và không ai có quyền đồng hóa một chiều dài lịch sử của dân tộc với một thể chế chính trị…. và chúng tôi đều mong muốn giáo dân tốt cũng là công dân tốt, nên vì vậy Hội đồng Giám mục VN trong văn thư vừa rồi đã thể hiện sự băn khoăn trước tình hình Biển Đông và dân  tộc đã yêu cầu nhà cầm quyền đừng đồng hóa đất nước với chế độ, và yêu cầu nhà cầm quyền nên xét lại mối tương quan giữa VN với TQ vì mối tương quan đó đang gây tác hại cho đất nước trong giai đoạn hiệntại.

Kính Hòa: Xin chân thành cảm ơn Đức Cha đã dành cho ĐACTD cuộc nói chuyện này.

ĐGM Nguyễn Thái Hợp: Tôi xin cảm ơn anh KH, cảm ơn Ban Giám Đốc ĐACTD, và cảm ơn quý bạn nghe đài.

Trích từ RFA

Các chứng nhân can đảm bảo vệ phẩm giá và quyền của người tỵ nạn tại Mexico

Các chứng nhân can đảm bảo vệ phẩm giá và quyền của người tỵ nạn tại Mexico

Từ nhiều thập niên qua Mexico là trạm dừng chân của dân nghèo các nước châu Mỹ Latinh tìm đường qua Hoa Kỳ. Số người này là cả một đạo binh ngày càng gia tăng, mà không ai biết chính xác là bao nhiêu, vì đã không bao giờ có các thống kê chính thức. Và người ta cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện làm thống kê. Rất thường khi những con người khốn khổ này không biết và không ý thức được các hiểm nguy luôn rình chờ họ trên con đường tìm thoát cảnh bần cùng đi tìm một chân trời sống tốt đẹp hơn.

Dọc con đường đi tìm cuộc sống mới này có các băng đảng tội phạm, buôn bán ma túy, buôn người, buôn cơ phận người, khai thác tình dục, buôn bán mại dân và khai thác lao động. Trên con đường đi tìm đất hứa Hoa Kỳ hàng ngàn người dân các nước Châu Mỹ La tinh, nam giới, phụ nữ, người trẻ và trẻ em đã trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm này. Chúng bắt cóc để đòi tiền chuộc, hay đòi các số tiển khổng lồ để đưa họ từ đất nước quê hương họ sang Hoa Kỳ. Hàng năm số tiền làm ăn được trên mạng sống và da thịt của những người di cư này lên tới 50 triệu mỹ kim. Mọi thành phần tham dự đều kiếm chác được ít nhiều từ đám di cư béo bở đó, kể cả các giới chức chính quyền Mêhicô đồng lõa với các tổ chức tội phạm. Và con số các nạn nhân bị chết hay mất tích lên tới hàng ngàn hay hàng chục ngàn, không ai biết rõ được, và cũng không thể cung cấp con số chính xác.

Tuy nhiên, bên cạnh các anh chị em khốn khổ này cũng có những người can đảm đương đầu với các đe dọa, kể cả cái chết, để bênh vực phẩm giá cũng như các quyền lợi của họ và trợ giúp họ. Cách thức thông thường nhất là các nhà trọ và trung tâm tiếp đón. Các anh chị em này cũng biết các nguy hiểm chờ đón mình, nhưng không có gì có thể ngăn cản họ trợ giúp tha nhân.

Ngày mùng 1-4-2014, noi gương Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm người tị nan tại đảo Lampedusa, các Giám Mục Hoa Kỳ đã hành hương tới Nogales trong bang Arizona giáp giới với Mexico, để dâng thánh lễ tưởng niệm tất cả các nạn nhân di cư bị chết từ năm 1998 đến nay, và để nhấn mạnh sự cần thiết cải tổ hệ thống di cư tại Hoa Kỳ.

Nogales là vùng bị cắt làm hai bởi bức tường biên giới giữa Hoa Kỳ và Mêhicô. Một phần của vùng này nằm bên Arizona, phần kia nằm trong vùng Sonora của Mêhicô. Chính từ đây mỗi ngày có hàng chục người Mêhicô tìm cách lén lút sang Hoa Kỳ. Thánh lễ nhằm tưởng niệm hơn 6,000 người di cư Honduras, El Salvador, Guatemala và Mêhicô đã chết trong sa mạc vì muốn vượt biên qua Hoa Kỳ để trốn chạy cuộc sống nghèo khó và bạo lực trên quê hương họ. Các Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ tố cáo sự thờ ơ đối với tệ nạn này. Các vị khẳng định rằng không biết tới nỗi khổ đau và các người di cư bị chết là một sự xấu hổ cho cả nước.

Buổi lễ tưởng niệm này nhắm mục đích lôi kéo sự chú ý của mọi người đối với các hậu qủa nhân bản của một hệ thống di cư suy sụp như hệ thống hiện nay của Hoa Kỳ, cũng như nhấn mạnh sự kiện cần phải thông qua dự luật cải tổ về di cư của tổng thống Obama, cho phép hợp thức hóa khoảng 11 triệu người di cư bất hợp pháp hiện đang sống trên đất Hoa Kỳ. Luật này vẫn bị ngăn chặn bởi phe chống đối thuộc đảng Cộng hòa trong Quốc hội, và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hơn một lần bầy tỏ lập trường.

Làn sóng di cư vẫn tiếp tục, vì các anh chị em đến từ Châu Mỹ Latinh trốn chạy các tình trạng bạo lực tột độ, và đối với họ các bạo lực mà họ gặp phải tại Mêhicô cũng như các nguy hiểm tìm thấy trong việc vượt qua bức tường biên giới không là gì cả. Họ không có lý do nào để trở lại đàng sau. Trong rất nhiều trường hợp, bên cạnh tình trạng bạo lực là cảnh nghèo nàn tuyệt đối, nhất là đối với những người đến từ Honduras, là nước có một tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ đặc biệt sau vụ đảo chánh.

Tại Nogales cũng như tại nhiều nơi khác mỗi ngày người ta đều tìm thấy tử thi của các người di cư, và càng ngày càng có nhiều trẻ em vị thành niên. Con số các trẻ em vị thành niên di cư không có người lớn đi kèm cũng ngày càng gia tăng trong vùng biên giới. Con số này đang gia tăng tại miền bắc Mêhicô và các em đến từ các nước Trung Mỹ Latinh. Nghiêm trọng hơn nữa là sự kiện các em đến một mình không có các tay buôn người dẫn dắt. Các em đi từng nhóm ba bốn em và mới chỉ có 9-10 tuổi cho tới 16-17 tuổi. Và đương nhiên là trên đường đi các em tìm thấy các hiểm nguy y như các hiểm nguy của người lớn vậy, nghĩa là bị bắt cóc, bị tra tấn, đối với các bé gái thì có nguy cơ bị lọt vào trong mạng lưới khai thác tình dục. Thế rồi còn các có trẻ em bị bắt ở lại trong các trại được thành lập cho mục đích này, trong khi cha mẹ các em bị gửi trả về nước. Và thế là các em bị tách rời khỏi gia đình, và gia đình các em không biết các em ở đâu và những gì xảy ra cho các em.

Bà Valentina Valfrè, thuộc tổ chức phi chính quyền ”Soleterre”, là tổ chức đi tiên phong trong việc bênh vực các quyền của người di cư bên Mêhicô cho biết, hằng năm có 400,000 người thuộc nhiều nước châu Mỹ Latinh vượt biên giới Mêhicô để sang Hoa Kỳ. Thêm vào đó là hàng chục ngàn người Mêhicô đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn bên Mỹ. Có nhiều yếu tố khiến cho các chuyên viên lo ngại cho an ninh của họ: trước hết là hoạt động của các tổ chức tội phạm. Càng ngày chúng càng bắt cóc người di cư một cách chớp nhoáng, trong một ngày hoặc nhiều ngày, có khi là từ 50 tới 70 người.

Trong các lần bị bắt cóc như thế, họ phải chịu mọi vi phạm: các phụ nữ bị hãm hiếp, nam giới bị tra tấn và chúng tìm cách làm tiền, bằng cách bắt buộc họ gọi điện thoại cho thân nhân gửi tiền chuộc để được trả tự do. Điều tệ hại nhất là có sự đồng lõa của chính quyền địa phương, bắt đầu từ chính những nhân viên của văn phòng di cư, cho tới các cảnh sát và các binh sĩ có trách nhiệm trong các vụ bắt cóc, vì họ đồng ý và ăn chia với các tổ chức tội phạm. Các nhân viên này báo cho các nhóm tội phạm biết sự hiện diện của người di cư để chúng có thể bắt cóc họ.

Trong số những người liều mình bênh vực và trợ giúp người di cư có tu huynh Tomàs Gonzàles Castillo, dòng Phanxicô. Thầy hoạt động trong vùng Tenosique gần biến giới Guatemala và được gọi là ”Thầy Bão tố”. Đây là một trong những vùng nguy hiểm nhất và là trạm dừng chân đầu tiên tại Mêhicô đối với các anh chị em thuộc các nước nam và trung châu Mỹ Latinh hướng tới Hoa Kỳ. Đây là một lộ trình do tổ chức ”Zetas” kiểm soát. Từ nhiều năm nay thầy Tomàs đã mạnh mẽ tố cáo các vụ bắt cóc, tống tiền, buôn người và đã bị dọa giết nhiếu lần, nhưng thầy vẫn tiếp tục trợ giúp các anh chị em di cư.

Thầy cho biết con số người di cư không giảm bớt, trái lại còn gia tăng trong toàn vùng. Hiện nay có nhiều người tới từ các nước vùng Trung châu Mỹ Latinh như Honduras và El Salvador. Họ xin tỵ nạn bên Mexico, vì tình hình bạo lực rất mạnh trên quê hương của họ. Có các trẻ em trai gái và người trẻ ra đi một mình, và con số trẻ vị thành niên gia tăng rất nhiều. Có cả các phụ nữ nữa. Và đương nhiên họ là các nạn nhân dễ bị thương tích nhất của bạo lực tại Mêhicô. Một phu nữ có thể bị hãm hiếp nhiều lần trong suốt lộ trình di cư. Nếu là trẻ em vị thành niên nhất là bé gái, thì có thể trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bắt làm việc, hay trở thành nô lệ tình dục hay bị khai thác cho bất cứ công việc nào khác.

Nữ tu Leticia Gutierrez, dòng Scalabrini, cũng đã trở thành điểm tham chiếu cho các người di cư và là người bênh vực các quyền của họ. Chị đã dấn thân xây được 66 nơi trú ẩn mới cho họ. Mỗi cố gắng của chị đều nhằm tạo ra và củng cố một mạng lưới của những người bênh vực các quyền con người, của người di cư bên Mêhicô. Theo chị có giải pháp cho vấn đề này. Trước hết các chính quyền phải đương đầu với vấn đề của người di cư trong cách thế khác nhau. Nếu có một sự di chuyển hàng hóa tự do trong thương mại, thì cũng có một sự di chuyển tự do đối với con người. Điều này có thể được vì các người di cư phải bỏ quê hương do nghèo đói, bần cùng và ít cơ may phát triển đối với tương lai. Các chính quyền phải lo lắng cho vấn đề di cư một cách khác nhau. Không thể tiếp tục giết người di cư được và mang trên vai gánh nặng lương tâm liên quan tới cái chết của họ ngày càng nhiều hơn. Mỗi ngày đều có người chết vì chính sách hạn chế nhận người di cư.

Hiện nay có sự đàn áp trong các đường lối chính trị liên quan tới di cư trên bình diện toàn cầu. Chúng ta trông thấy điều này bên Âu châu, tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn có hai điều kiện của việc cải tổ di cư bên Hoa Kỳ: thứ nhất là nới rộng bừc tường an ninh do chính phủ Hoa Kỳ xây dọc biên giới giữa Mêhicô và Hoa Kỳ; thứ hai gia tăng hàng ngàn cảnh sát biên phòng. Nhưng đây là một sự thụt lùi. Cần có một giải pháp toàn diện rõ ràng. Chị Leticia cho biết đã bị các tổ chức tội phạm đe dọa giết nhiều lần, giống như thầy Tomàs. Những người bảo vệ quyền của các anh chị em di cư không phải là các anh hùng hay siêu nhân, mà chỉ là người bình thường thực tế đã quyết định hiến dâng đời mình cho việc bênh vực những nạn nhân yếu đuối cần được trợ giúp, vì trông thấy nơi họ Chúa Giêsu đau khổ và để không phản bội nhân loại. Do đó họ tiến tới và muốn hiến mạng sống cho các anh chị em di cư. Chị nói: dĩ nhiên đó là việc khó khăn và chúng tôi cũng sợ hãi, vì là người. Có mệt nhọc, khóc than, nước mắt và máu, nhưng chúng tôi phải tiến tới vì Chúa Kitô và vì tình bác ái. Chúng tôi tiến tới vì muốn sự công bằng. Chúng tôi muốn truy nã những kẻ đang gây ra thiệt hại trong chính quyền và những kẻ cho phép các bất công và khổ đau này xảy ra.

Khi nhìn thấy người khác bị ám sát chúng tôi không để bạn khoanh tay làm ngơ. Tất cả nhừng người dấn thân bênh vực và che chở các người di cư hành động vì đức tin và tình huynh đệ. Chúng tôi không thể để cho các anh chị em di cư bị giết và để cho mình bị bịt miệng. Chúng tôi không thể tiếp tục chịu đựng họ giết nhân loại nơi các anh chị em di cư này.

(RG 23-3-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

TÀI KHOẢN VÔ GIÁ

Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn 86.400 USD.
Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác.
Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.
Bạn sẽ phải làm gì ?
Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên!  Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy

Tên ngân hàng là THỜI GIAN. 

Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây.
Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất, thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt.
Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản.
Cũng không cho phép bạn bội chi.
Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn.
Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày.
Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày, người bị mất chính là bạn.
Không có chuyện quay lại ngày hôm qua.
Không có chuyện tiêu trước cho "ngày mai"
Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay.
Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó, để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !
Đồng hồ vẫn đang chạy.
Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay.

Để biết được giá trị của MỘT NĂM, hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.

Để biết được giá trị của MỘT THÁNG, hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.

Để biết được giá trị của MỘT TUẦN, hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.

Để biết được giá trị của MỘT GIỜ, hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.

Để biết được giá trị của MỘT PHÚT, hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.

Để biết được giá trị của MỘT GIÂY, hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn. 

Để biết được giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY, hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic. Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có !
Và hãy nên quý thời gian hơn nữa bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn, đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn.
Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả.
Ngày hôm qua đã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn.
Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là PRESENT! (có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG).
 

Đôi Lời Giới Thiệu về Trường Việt Ngữ PBC

Đôi Lời Giới Thiệu về Trường Việt Ngữ Phan Bội Châu

của Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu Anaheim

Tên Chính Thức:

Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

 

Tôn Chỉ và Đường Hướng:

Hướng dẫn các em học sinh không phân biệt tôn giáo và  tuổi tác biết nghe, nói, đọc viết Tiếng Việt lưu loát.  Đồng thời, trường cũng giúp các em hấp thu những tinh hoa tốt đẹp trong văn hoá Việt Nam. Với sự cộng tác của quý phụ huynh và chính các em,  trường giúp làm nhịp cầu thông hiểu giữa các em và quý phụ huynh.  Với bối cảnh là trong một trường Công Giáo hợp cùng với Ban Giáo Lý và Thiếu Nhi Thánh Thể, trường giúp rèn luyện các em thành những học sinh gương mẫu có phẩm chất đạo đức.

Năm Thành Lập: 1984 

Số học sinh trung bình hàng năm: 140 -180 em

Số thầy cô chính: 15 thầy cô

Số các phụ giáo: 20 phụ giáo

Địa Điểm và Giờ Giấc:

Trường được mở và Thứ Bảy hàng tuần tại:

120 N. Janss Street, Anaheim, CA.  92805

Phone Giáo Xứ: 714-956-3110

Giờ Học: 1:15 PM –  3:00 PM

Sinh hoạt của các thầy cô và trợ giáo:

Các thầy cô và các phụ giáo đều là những thiện nguyện viên mang tinh thần phục vụ cho các em.  Vào mỗi đầu tháng vào lúc 3:00 PM – 4:00 PM, có cuộc họp chung giữa các thầy cô, phụ giáo và ban giám hiệu.  Hàng năm vào Tháng Ba, có cuộc hội thảo và trao đổi kinh nghiệm từ 1:30 PM – 5:00 PM. Năm nay, có thêm một cuộc trao đổi như vậy vào Tháng Mười. Vào mùa hè, khi ngân quỹ cho phép, trường sẽ gửi một số các thầy cô đi học tu nghiệp tại Liên Trường Việt Ngữ Miền Nam California.

Chương trình giảng dạy được dựa theo các sách giáo khoa của Liên Trường Việt Ngữ Công Giáo thuộc Giáo Phận Orange.  Một số các thầy cô biên soạn tài liệu giảng dạy riêng cho lớp của mình tùy theo trình độ của các em.

Ngân quỹ hàng năm của trường sau khi khai giảng đều được ký thác tại văn phòng giáo xứ.  Những chi thu đều thông qua phòng điều hành của nhà thờ Saint Boniface.  Ngoài ra, trường thỉnh thoảng được sự trợ giúp từ các mạnh thường quân như hội phụ huynh học sinh và Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California.

Trường Việt Ngữ PBC hiện nay cần nhiều các thầy cô tham gia giảng dạy. Trường cũng cần các thầy cô chuyên dạy các lớp đặc biệt cho các em trong năm nay và những năm sắp tới.

Trường đang cố gắng không ngừng nâng lên chất lượng học tập của các em cũng như số lượng các thầy cô và học sinh tham gia hàng năm. Hy vọng rằng, đây là nơi thu hút các tài năng trong vùng Anaheim và lân cận trước để phục vụ cho các em là các mần non đang lớn tại hải ngoại.