CHIẾN DỊCH ”MỘT LÚC THINH LẶNG CHO HÒA BÌNH” TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

CHIẾN DỊCH ”MỘT LÚC THINH LẶNG CHO HÒA BÌNH” TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

VATICAN: Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa phát động chiến dịch ”một lúc thinh lặng cho hòa bình” trong trận đấu chung kết cảu giải túc cầu quốc tế 2014, để cầu nguyện cho hòa bình tại nhiều miền trên thế giới và vùng Trung Đông.

Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi đã phát động chiến dịch trên địa chỉ Twitter và qua thông cáo công bố sámg 11 tháng 7 vừa qua. ”Có ai đó ước mong một lúc thinh lặng trong trận đấu. Tất cả ước mong thôi đổ máu trong nhiều miền của trái đất đang là sân khấu của các xung đột trong những ngày này”.

Đức ông Melchor Sanchez de Toca y Alameda, phó thư ký của Hội Đồng đã giải thích sáng kiến này, và cho biết ngay từ thời các vận hội Olympic người Hy lạp đã có thói quen này. Các cuộc tranh tài thể theo nảy sinh trong bối cảnh của việc biểu lộ tôn giáo. Các biến cố thể thao đã là các thời điểm của hòa bình, khi người ta ngưng chiến tranh để tham dự các cuộc tranh tài thể thao. Vì thế tại sao chúng ta lại không làm đối với Giải túc cầu quốc tế, để dành một chút thinh lặng cho hòa bình? (ZENIT 11-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

SỨ ĐIỆP CHO NGÀY QUỐC TẾ DU LỊCH 27-9

SỨ ĐIỆP CHO NGÀY QUỐC TẾ DU LỊCH 27-9

VATICAN: Hôm qua (11-7) Tòa Thánh đã công bố sứ điệp cho Ngày Quốc Tế Du Lịch 27 tháng 9, và khẳng định rằng ngành du lịch phải mưu ích cho các cộng đoàn địa phương trên bình diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần.

Sứ điệp mang chữ hý của Đức Hồng Y Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hồi Đồng Tòa Thánh cho người di cư và lưu động, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch trong thế giới toàn cầu hiện nay. Giáo Hội muốn đồng hành với các sinh hoạt này trong giới hạn của mình, vì đây cũng là dịp tốt để rao truyền Tin Mừng. Trong Bộ luật luân lý đạo đức quốc tế, tổ chức Du lịch quốc tế nhấn mạnh rằng du lịch phải là một sinh hoạt đem lại lợi ích cho các cộng đoàn đia phương, với sự tham dự tích cực của các dân tộc vào các thiện ích kinh tế, xã hội và văn hóa một cách công bằng cũng như tạo công ăn việc làm cho dân. Điều này có nghĩa là phải có tương quan hai chiều làm giầu cho nhau. Ý niệm phát triển cộng đoàn cũng là phần của giáo huấn xã hội của Hội Thánh liên quan tới sự phát triển con người toàn diện. Trong Thông diệp ”Phát triển các dân tôc” Đức Phaolô VI minh xác rằng ”sự phát triển đích thật phải toàn diện, nghĩa là nhắm tới việc thămg tiến con người và toàn con người”.

Sứ điệp nêu bật rằng du lịch có thể góp phần vào việc phát triển con người toàn diện, khi nó chú ý tới lãnh vực kinh tế, môi sinh, xã hội và văn hóa. Các thống kê cho thấy lợi nhuận du lịch chiếm 3-5% tổng sản lượng quốc gia, 7-8% công ăn việc làm, và 30% các dịch vụ xuất cảng. Trong tình hình hiện nay mọi nơi trên trái đất đều có thể trở thành một mục tiêu có tiềm năng du lịch. Vì thế kỹ nghệ du lịch là một trong các lựa chọn có thể thực hiện được, giúp giảm cảnh nghèo túng trong những vùng chậm tiến nhất. Nếu được phát triển một cách thích hợp, nó có thể trở thành một dụng cụ phát triển qúy báu, tạo công ăn việc làm, phát triển các cơ cấu hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong tình trạng thất nghiệp gia tăng trầm trọng hiện nay trên thế giới. Trong viễn tượng đó đu lịch là sinh hoạt giúp thăng tiến cuộc sống của các giai tầng xã hội thường bi thiệt thòi nhiều nhất như phụ nữ, giới trẻ và các nhóm thiểu số.

Tuy nhiên , việc sử dụng các tài nguyện và nhân lực địa phương cho các sinh hoạt khác nhau cần tôn trọng các tiêu chuẩn luân lý đạo đức đối với các cá nhân cũng như với các cộng đoàn địa phương, với mục đích thăng tiến cuộc sống và thiện ích của người dân trong công bằng, chứ không phải để mưu lợi ích kỷ. Ngoài ra du lịch cũng cần chú ý tới nhiều khía cạnh quan trọng khác nữa như: sự phong phú văn hóa, cơ may gặp gỡ nhân bản, việc xây dựng các tương quan thiện ích, phát huy sư tôn trọng lẫn nhau, sự khoan nhượng và cộng tác giữa các hiệp hội, tổ chức và cơ cấu nhằm củng cố các tiềm năng xã hội và thăng tiến các điều kiện kinh tế xã hội, đào tạo nghề nghiệp cho giới trẻ v.v..

Giáo huấn xã hội của Hội Thánh và cái nhìn đức tin kitô có thể góp phần tích cực cho việc phát triển toàn vẹn con người và cộng đoàn trong tất cả mọi chiều kích sinh hoạt của ngành du lịch (SD 11-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

GIÁO HỘI BOLIVIA KÊU GỌI CÁC ỬNG CỬ VIÊN TRÁNH CÁC LĂNG MẠ VÀ BÔI NHỌ NHAU TRONG CUỘC TRANH CỬ

GIÁO HỘI BOLIVIA KÊU GỌI CÁC ỬNG CỬ VIÊN TRÁNH CÁC LĂNG MẠ VÀ BÔI NHỌ NHAU TRONG CUỘC TRANH CỬ

SUCRE: Trong các ngày vừa qua các Giám Mục Bolivia đã mạnh mẽ kêu gọi các ứng cử viên tránh lăng mạ và bôi nhọ nhau trong cuộc tranh cử bầu tổng thống và quốc hội sẽ diễn ra ngày 12 tháng 10 tới đây.

Đức Cha Jesus Juarez Páraga, Tổng Giám Mục Sucre, nói với giới báo chí rằng các lời lăng mạ nhau giữa các nhà chính trị đi ngược lại luật cấm mọi hình thức kỳ thị. Thay vì nói xấu nhau, các ứng cử viên và các đảng phai chính trị nên trinh bầy cho cử tri biết chương trình hành động của mình khi đắc cử. Chửi bới bôi nhọ nhau không đưa tới tiến bộ nào cho nền dân chủ.

Tuần qua tổng thống mãn nhiệm Evo Morales đã từ chối cuộc hội thoại với ứng cử viên Samuel Soria Medina thuộc đảng đối lập ”Dân chủ thống nhất” và khuyên ông này về ”nói chuyện với bà ngoại của ông ta.” Ngày mùng 8 tháng 7 trong buổi lễ kỷ niệm 115 năm tỉnh Campero Cochabamba, Phó tổng thống Alvaro Garcia tuyên bố ”Đất nước Bolivia bị chia đôi giữa những người yêu nước và những kẻ bán nước”.

Chính trong cảnh lời qua tiếng lại này giữa các chính khách, Đức Cha Juarez đã mời gọi cac giới chức chính trị đừng rơi vào cuộc chiến chửi bới nhau, nhưng hãy khích lệ nhau lo cho công ích, phẩm giá và các quyền con người, là những điều Giáo Hội công giáo luôn cổ võ. Dư luận Bolivia rất cay đắng vì thiếu các tin tức liên quan tới các cuộc bầu cử, trong khi đã có 10 đảng phái chính trị ghi danh tham dự cuộc tổng tuyển cử và đã bắt đầu cuộc tranh cử.

Bolivia có 11 triệu dân gồm hàng chục bộ lạc khác nhau, trong đó có bốn nhóm đông nhất là Quechua, Aymara, Chiquitano và Guarani chiếm 55% tổng số dân, 30% là người lai giữa các thổ dân và da trắng, 15% là người da trắng. 78% dân Bolivia theo Công giáo, 19% theo Tin Lành và 3% thuộc các cộng đoàn Kitô khác (FIDES 10-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CARITAS GAZA LÊN ÁN CÁC VỤ DỘI BOM VÀ OANH KÍCH CỦA KHÔNG QUÂN ISRAEL

CARITAS GAZA LÊN ÁN CÁC VỤ DỘI BOM VÀ OANH KÍCH CỦA KHÔNG QUÂN ISRAEL

GAZA; Tổ chức Caritas hiện diện trong dải Gasa đã mạnh mẽ lên án các vụ đội bom và oanh kích của không quân Israel, và khẳng định rằng bạo lực chống lại những người vô tội, nhất là phụ nữ và trẻ em, không đem lại an ninh cho ai hết.

Trong thông cáo gửi hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo, Caritas Gaza cho biết khác với trước đây các vụ bỏ bom và oanh tạc chỉ nhẳm vào các trạm cảnh sát và cơ sở của lực lượng Hamas, lần này không lực Israel tấn công các dinh thự dân sự và cả các trại ty nạn nữa. Ba ngày tấn công của không lực Israel đã khiến cho hơn 80 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tám thường dân dã bị thiệt mạng đang khi theo dõi trấn đàu bán kết giữa Argentina và Hòa Lan trong một quán giải khát. Trong thông cáo Caritas Gaza nhấn mạnh rằng người dân dải Gaza đã phải sống cảnh phong tỏa từ 12 năm nay, và trong 8 năm qua đã gánh chịu 3 cuộc xung đột. Cả hai dân tộc Palestine và Israel đều có quyền sống trong hòa bình và an ninh. Nhưng quyền ấy sẽ không thể bảo đảm bởi bạo lực, tấn công chống lại các người vô tội. Con đường duy nhất giúp đạt hòa bình, an ninh và thoát ra khỏi cảnh chiến tranh, là công bằng và giải quyết chấm dứt xung khắc. Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng cách thừa nhận quyền của dân tộc Palestine sống trong tự do trên đất của mình và cho phép dải Gaza rộng mở cho thế giới.

Caritas Gaza cho biết hiên nay không thể can thiệp, giúp đỡ và cứu trợ người tỵ nạn được, vì không lực Israel vẫn tiếp tục các vụ bỏ hom và bằn phá Gaza (FIDES 10-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Ngân sách Tòa thánh năm 2013 bị thiếu hụt gần 24.5 triệu Euro

Ngân sách Tòa thánh năm 2013 bị thiếu hụt gần 24.5 triệu Euro

VATICAN. Trong năm 2013, ngân sách của Tòa Thánh bị thiếu hụt gần 24 triệu 500 ngàn Euro (24,470,549), trong khi ngân sách năm 2012 trước đó dư được 2 triệu 100 ngàn Euro.

Theo thông cáo công bố hôm 8-7-2014, phần lớn số chi của Tòa Thánh, gồm 125 triệu Euro, là để trả lương có 2,886 nhân viên, tính đến ngày 31-12-2013.

Tuy nhiên, ngân sách năm ngoái của Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican dư được hơn 33 triệu Euro (33,040,583), tức là tăng khoảng 10 triệu so với năm 2012 trước đó. Tính đến ngày cuối năm ngoái, Phủ Thống đốc có 1,951 nhân viên.

Số tiền Giáo Hội hoàn vũ đóng góp cho Tòa Thánh, chiếu theo khoản giáo luật số 1271, hầu như không thay đổi tức là 22 triệu 400 ngàn Euro, tức là chỉ tăng thêm 100 ngàn so với năm 2012.

Viện Giáo vụ (IOR), tức là ngân hàng Vatican, đóng góp cho Tòa Thánh 50 triệu Euro trong tài khóa 2013.
Hội đồng kinh tế của Tòa Thánh đã phê chuẩn kết toán ngân sách trên đây và mời gọi Văn phòng Tòa Thánh về Kinh Tế tiếp tục thích ứng các nguyên tắc kế toán của Vatican với các tiêu chuẩn quốc tế.

Viện Giáo Vụ tiến qua giai đoạn 2 trong tiến trình cải tổ

Mặt khác, Viện giáo vụ bắt đầu tiến qua giai đoạn thứ hai trong tiến trình cải tổ.

Trong thông cáo công bố ngày 8-7-2014, Viện giáo vụ cho biết trong năm 2013, lợi tức của Viện này suy giảm rất nhiều từ 86 triệu 600 ngàn Euro trong năm 2012 xuống còn 2 triệu 900 ngàn Euro. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm nay, lợi tức được phục hồi đáng kể với 57 triệu 400 ngàn Euro.

Gia sản vốn (patrimonio netto) của Viện Giáo Vụ tính đến ngày 30-6 vừa qua là 775 triệu 400 ngàn Euro. Ngân khoản được khách hàng tín thác và các trái khoán của Viện này hiện nay là 6 tỷ Euro. Trong tiến trình kiểm soát các tài khoản, tính đến ngày 30-6-2014, Viện Giáo Vụ đã chấm dứt quan hệ với 3 ngàn khách hàng, trong đó có khoảng 2.600 tài khoản từ lâu không còn hoạt động. Ngoài ra có 396 khách hàng bị chấm dứt quan hệ do duyết định của Hội đồng giám sát Viện này ngày 4-7 năm 2013, nhắm thu hẹp con số khách hàng của Viện Giáo Vụ.

Do quyết định đó, Viện Giáo Vụ hiện nay chỉ cho phép các tổ chức Công Giáo, cơ quan Giáo Hội, nhân viên và cựu nhân viên Vatican, các đại sứ quán và nhân viên ngoại giao cạnh Tòa Thánh được mở tài quản trong Ngân hàng ngày.

Viện Giáo Vụ xác nhận sắp có ban lãnh đạo mới, làm việc trong một cơ cấu quản trị mới. (SD 8-7-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Mạc khải cho kẻ bé mọn

Mạc khải cho kẻ bé mọn

(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)

Bài Phúc Âm của Chúa nhật XIV Mùa thường niên hôm nay được trích trong một đoạn văn hay nhất của thánh Matthêu, người ta gọi đoạn văn này là “Hạt Ngọc Quý Nhất” của Thánh Matthêu. Dòng tư tưởng của đoạn Phúc Âm này thật cao siêu và êm dịu, chúng ta thấy ngay về sự bay bổng và suy tư về Nước Trời. Có lẽ lời cầu nguyện này được thốt ra khi Chúa Giêsu nghe các Tông đồ đi truyền giáo trở về và kể lại cho Chúa các điều họ đã thực hiện, các mối liên lạc giữa Chúa và Chúa Cha về sứ mệnh cứu rỗi làm trung gian, và mời gọi mọi người đến với Ngài. Điều ấy là các mầu nhiệm Nước Trời.

Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được mạc khải này cho chính mình và cho các Tông đồ: “Hết thảy những ai khó nhọc và gánh nặng…” Theo mạch văn và ý muốn của Chúa mà chúng ta hiểu, đây là những người Do thái đang bị đè nặng bởi lề luật và các truyền thống của những biệt phái. Chúa Giêsu đã giải thoát họ khỏi ách lề luật và đem họ đến chỗ thảnh thơi. Vì từ nay những ai đến với Chúa phải đến với tất cả tâm hồn, phải được ghi khắc lề luật mới là luật của Thánh Thần ở bên trong và tự nguyện.

Đoạn văn này rất súc tích tư tưởng, không bao giờ khám phá ra hết, song ít ra chúng ta có thể nhận thấy chính những tư tưởng sau:

Trước hết là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chúc tụng Cha Ngài trên trời vì đã mạc khải những điều này cho các trẻ nhỏ, mà lại không cho những kẻ thông thái và quân tử biết. Những nhà thông thái tự cao tự đại thường cho rằng mình biết tất cả. Lòng tự ái tự cao làm cho họ không nhận ra Lời Chúa, còn những bậc quân tử thì lại tự mãn về lối sống của mình, tự cho mình là chân chính và không cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa, không cần ơn cứu rỗi của Ngài. Trái lại những kẻ bé mọn lại biết rằng mình dốt nát trước sự cao cả của Thiên Chúa, họ thấy mình bé nhỏ khốn nạn, và sẵn sàng đón nhận với lòng biết ơn về những hồng ân của Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận ơn cứu rỗi, cảm thấy cần Chúa: “Chúa hạ người quyền hành xuống khỏi vị cao và nâng người hèn mọn lên”.

Chúa Giêsu tự mạc khải Ngài: “Sự thực đã được Cha trao phó cho Ta và không ai biết Cha trừ ra Ta, và cũng không ai biết Ta trừ ra Cha” (Mt 11,27). Lời đó mạc khải về Chúa Giêsu, Ngài đồng bản tính với Thiên Chúa Cha. Một mình Cha biết đầy đủ về Con, vì Cha đã sinh ra Con trong trí và do sự hoàn toàn sung mãn của Ngài. Và chỉ có Con mới biết đầy đủ về Cha và hình ảnh của Con là sự trung thực nhất, là tư tưởng, ý nghĩ của Cha. Chỉ có Thiên Chúa mới hiểu biết Thiên Chúa, chỉ có Thiên Chúa mới hiểu biết đầy đủ về Thiên Chúa. Đây là một mạc khải vô cùng quí báu cho chúng ta. Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, song không phải hoàn toàn như chúng ta: “Mọi sự đã được Chúa Cha trao, không ai biết Con trừ ra Cha, và kẻ nào Con muốn mạc khải cho”.

Một tư tưởng nữa của Phúc Âm hôm nay đó là lời kêu gọi những kẻ đói khát, những ai mệt nhọc hãy đến với Ngài: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những kẻ khó nhọc gánh nặng, Ta sẽ bổ sức lại cho”.

Lời kêu gọi đầy lòng nhân hậu và giàu lòng thương xót mà Chúa hứa cho những ai đói khát, những ai mệt nhọc, Chúa sẽ nâng đỡ và Chúa luôn luôn trung thành giữ lời hứa của Ngài. Qua mọi thời đại, tất cả những ai đói khát công chính đều no nê, những ai nặng trĩu tội lỗi đến với Ngài đều được nhẹ nhõm, được bổ sức và được tha thứ. Chỉ có Chúa Giêsu mới nói được: “Tội con đã được tha thứ” (Mt 9,2), và chỉ có Chúa Giêsu mới nói được: “Đừng sợ, Ta đã thắng thế gian”, (Ga 16,33) và “Ách Ta thì êm ái, gánh Ta thì nhẹ nhàng”, (Mt 11,30).

Chúng ta hết thảy đều phải mang gánh nặng và vất vả, nhưng ở đây chúng ta không có ý nói đến những gánh nặng bên ngoài đè trên vai của mình. Như khốn nỗi, chính trong lãnh vực của tâem linh, thường thì chúng ta cũng phải vất vả nặng nề, xác thịt đè nặng, các ham muốn của tình dục, nhiều tật xấu nào đó kìm hãm tinh thần con người, và sức nặng nào đó đã cản trở con người cũ, không chịu buông tha cuộc đời chúng ta để chúng ta được đi theo Chúa một cách an vui.

Hôm nay Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy đến với Ngài, Ngài muốn cất gánh nặng đi cho chúng ta. Đúng hơn, Ngài muốn đặt trên vai chúng ta một ách khác êm ái hơn, Ngài đến để phục hồi con người vất vả của chúng ta. Chính Ngài đã nói: “Hãy mang lấy ách của Ta và hãy thụ giáo với Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và các ngươi sẽ tìm ra được sự nghỉ ngơi cho tâm hồn”. (Mt 11, 29-30).

Vậy chúng ta hãy năng chạy đến với Chúa, để tìm được nguồn an vui và sự bình an trong tâm hồn. Amen.


Veritas Radio

Khiêm nhường

Khiêm nhường

Chúng ta thường tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, phép tắc vô cùng. Khi tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, ta thường nghĩ đến một Thiên Chúa oai nghi bệ vệ, cao sang quyền thế, xa cách. Ta không nghĩ hay không dám nghĩ rằng Thiên Chúa thật rất khiêm nhường. Thực sự Thiên Chúa rất khiêm nhường.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa ẩn mình trong vô hình. Ở đời, một người quyền thế chiếm rất nhiều không gian của người khác. Người quyền thế ở nhà lớn, ngồi ghế rộng. Sự hiện diện của họ khiến mọi người khép nép, nói năng mất tự nhiên, đi đứng phải nhìn trước nhìn sau. Nếu bây giờ Thiên Chúa hiện hình đứng giữa chúng ta. Chắc hẳn chúng ta chẳng thể ngồi thoải mái như bây giờ. Trái lại chúng ta sẽ quì sụp xuống, gục đầu, đấm ngực ăn năn. Nhưng Thiên Chúa đã che giấu dung nhan. Người ẩn mình trong vô hình để cho ta được tự do. Người nhường không gian cho con người. Người tự trở nên một Đấng nghèo hèn, bé nhỏ đến độ bị người đời quên lãng.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa im lặng. Trong xã hội, người uy quyền thường nói nhiều. Người nhỏ phải nghe người lớn, người nhỏ có muốn nói cũng bị tiếng người lớn át đi. Thiên Chúa đã tự trở nên bé nhỏ. Người im lặng nhường lời cho con người. Người lắng nghe con người cả khi họ chỉ trích, chống đối, lên án Người. Người trở nên một Đấng bé nhỏ nghèo hèn, khép nép, im lặng trong thế giới ồn ào của loài người.

Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa đã cúi xuống thân phận con người. Con người chẳng là gì mà Chúa vẫn thương. Người còn cúi xuống sâu hơn nữa trước những kẻ tội lỗi để nâng họ lên. Khi người ta cúi xuống trước một kẻ cao trọng, sự khiêm nhường ấy đáng nghi ngờ. Nhưng khi người ta cúi xuống trước một thân phận tội lỗi, nghèo hèn, sự khiêm nhường ấy rất chân thực.

Chính sự khiêm nhường thẳm sâu làm chứng quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Thông thường ở đời, quyền năng là để chiến thắng, để chế ngự, để đè bẹp. Ai chống lại quyền lực, quyền lực sẽ nghiền nát người ấy. Trái lại, nơi Thiên Chúa, quyền năng là để chịu thua, để yêu thương, để tha thứ. Sức mạnh không ở nơi quyền lực. Quyền lực bộc phát là quyền lực không tự kiềm chế được. Trái lại, khiêm nhường là chế ngự được sức mạnh của mình. Đó mới chính là quyền năng thực sự mạnh mẽ.

Thiên Chúa vô hình. Có lẽ ta sẽ khó mà hiểu biết sự khiêm nhường của Thiên Chúa, nếu ta không nhìn thấy sự khiêm nhường của Chúa Giêsu.

Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời khiêm nhường. Vì khiêm nhường nên Ngài không ngừng đi xuống. Từ trời cao Người đã hạ mình xuống thế. Từ thân phận là Thiên Chúa Người đã hạ mình xuống làm một người bình thường. Là Thiên Chúa cao sang, Người đã tự nguyện xuống làm một người dân dã nghèo hèn. Là thánh thiện vô cùng, Người đã tự nhận lấy thân phận tội đồ. Là Đấng hằng sống, Người đã tự nguyện chết đi. Suốt cuộc đời, Người đã không ngừng cúi xuống những thân phận tăm tối, nghèo hèn, tội lỗi, bị loại trừ. Và một cử chỉ không thể nào quên là trong bữa tiệc ly, Người đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Người đã hạ mình xuống tận cùng, không còn có thể xuống hơn được nữa.

Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống, nên những ai kiêu căng tìm nâng mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Người. Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường nhỏ bé mới gặp được Người.

Hôm nay Chúa Giêsu tha thiết mời gọi: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Hãy ghi danh vào học trường Chúa Giêsu. Hãy học bài học khiêm nhường. Hãy học bài học Giêsu. Hãy học với Thầy Giêsu. Hãy bước theo Thầy Giêsu xuống những bậc thang khiêm nhường thẳm sâu. Ở bậc thang cuối cùng, Thiên Chúa đang chờ đợi ta, ta sẽ gặp được Người. Ta sẽ kết hiệp với Người. Ta sẽ rũ sạch mọi vất vả lo âu. Ta sẽ được bình an.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng con nên giống như trái tim Chúa. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1. Những dấu nào cho thấy sự khiêm nhường của Chúa?

2. Có quyền ăn nói, nhưng im lặng nhường lời cho người khác. Có vị thế cao, nhưng ẩn mình nhường chỗ cho người khác. Có dễ không?

3. Sức mạnh bùng nổ trên người khác. Và sức mạnh chế ngự chính mình. Đàng nào mạnh hơn?

4. Thiên Chúa tuyệt đối khiêm nhường. Khám phá này có tác động gì trên bạn không?


ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Bài trừ nạn tra tấn để bảo vệ sự tự do và phẩm giá của con người

Bài trừ nạn tra tấn để bảo vệ sự tự do và phẩm giá của con người

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Genève

Trong hai ngày 5-6 tháng 5 năm 2014 khóa họp thứ 52 của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Hiệp ước chống tra tấn, gọi tắt là CAT, đã diễn ra tại Genève bên Thụy Sĩ. Tham dự khóa họp có phái đoàn của Tòa Thánh do Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc, hướng dẫn. Thuộc thành phần phái đoàn có Đức Ông Christophe El-Kassis, giáo sư Vincenzo Buonomo, và Đức Ông Richard Gyhra.

Trong hai ngày họp phái đoàn Tòa Thánh đã điều trần theo lượt trước Ủy ban này, giống như trường hợp nhiều nước khác. Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi dã nhấn mạnh rằng Tòa Thánh dấn thân chống lại tra tấn với ý muốn đầu tiên là bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của bản vị con người”. Tòa Thánh coi ”Hiệp ước chống tra tấn” là một dụng cụ có giá trị để chống lại các hành động xúc phạm nặng nề tới phẩm giá con người, và đánh giá cao Hiệp ước mà quốc gia thành Vaticăng đã phê chuẩn năm 2002. Hiệp ước cũng được áp dụng cho quốc gia Thành Vaticăng, nhưng thật là sai lầm, khi nghĩ rằng Tòa Thánh có quyền tài phán trên mọi thành phần của Giáo Hội Công Giáo, sống rải rác trong nhiều nước trên thế giới.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã bác bỏ những phê bình của một số thành viên Ủy ban Liên Hiệp quốc chống nạn tra tấn. Các thành viên này cho rằng Tòa Thánh đã không có hành động xử lý những vụ tra tấn liên quan đến lạm dụng tính dục trẻ em tại một số nơi trong Giáo Hội công giáo; hoặc có thành viên cho rằng khi chủ trương cấm phá thai là Giáo Hội Công Giáo góp phần tạo ra sự ”tra tấn” đối với những người cảm thấy cần phải phá thai.

Đức Tổng Giám Mục cho biết cần phải phân biệt Tòa Thánh, Giáo Hội Công Giáo và Quốc gia Thành Vatican. Tòa Thánh ký và phê chuẩn Hiệp ước chống tra tấn nhân danh quốc gia Thành Vatican và muốn là một uy tín tinh thần để cổ võ việc chống tra tấn trên thế giới. Tuy nhiên, Tòa Thánh không có quyền tài phán trên các tín hữu công giáo là công dân của một quốc gia.

Nếu một tín hữu công giáo vi phạm luật cấm tra tấn, thì thẩm quyền xét xử và trừng phạt thuộc về quốc gia nơi đương sự là công dân. Chính quyền các nước có bổn phận phải bảo vệ, và khi cần, truy nã các người sống dưới quyền tài phán của mình. Chính quyền mỗi nước có thẩm quyền hợp pháp hành động như chủ thể có trách nhiệm công lý đối với các tội phạm và các lạm dụng do các người dưới quyền tài phán của mình vấp phạm. Mỗi cá nhân, bất kể tùy thuộc một cơ cấu công giáo nào, thuộc quyền đặc biệt của quốc gia nơi họ sinh sống.

Tòa Thánh cũng thực thi quyền bính đó trên những ai sống trong quốc gia thành Vaticăng theo các luật lệ riêng của mình. Tòa thánh tôn trọng các nguyên tắc về sự độc lập và chủ quyền của mỗi nước.

Tòa Thánh cầu mong rằng trong việc áp dụng Hiệp ước vào trong tất cả mọi hoàn cảnh mới các hoàn cảnh đó ở trong lãnh vực chuyên biệt của Hiệp ước. Cần phải chú ý tới điều này vì đưa các đề tài khác mà Hiệp ước không đề cập tới giảm thiểu mục đích ban đầu của Hiệp ước, và gây nguy hiểm cho các tình trạng của những người bị lạm dụng và tra tấn. Từ đó có nguy cơ công việc của Ủy ban chẳng những vô hiệu, mà còn gây thiệt hại nữa. Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng nhắc tới nhiều lập trường của các giới chức cấp cao của Giáo Hội chống lại tra tấn, đặc biệt là giáo huấn của các Giáo Hoàng sau thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tòa Thánh đã và sẽ tiếp tục là tiếng nói tinh thần mạnh mẽ nhất trên thế giới bênh vực các quyền con người.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, về vấn đề này.

Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Tòa Thánh đã ký nhận Thỏa hiệp chống tra tấn này trong tư cách là quốc gia thành Vaticăng. Như vậy Tòa Thánh có thái độ nào trước các phản bác hay các tố cáo không thể tránh được tìm cách đưa vấn đề vào trong bình diện tổng quát hơn của Giáo Hội công giáo?

Đáp: Trách nhiệm của Tòa Thánh được thi hành theo hai thể thức khác nhau. Thứ nhất là qua thẩm quyền triệt để tư pháp – hợp pháp mà Tòa Thánh có trên lãnh thổ của Quốc gia thành Vaticăng và nó được thực thi giống y như mọi chính quyền khác. Thứ hai là việc thực thi thẩm quyền có tính cách tinh thần của mình với một hình thức quyền bính dựa trên sứ mệnh chuyên biệt của Giáo Hội và lôi cuốn sự gằn bó tự nguyện của tín hữu với các nguyên tắc đức tin công giáo. Các quốc gia duy trì quyền tài phán riêng và triệt để trên các công dân của mình theo công giáo, chẳng hạn trong trường hợp các người này phạm tội. Đối với nhiều người thật là khó hiểu sự kiện việc thực thi quyền bính tinh thần có các phương thế và nguyên tắc khác với việc thi hành quyền bính chính trị và pháp luật. Vì Đức Thánh Cha có quyền trên toàn Giáo Hội người ta nghĩ rằng ngài có thể quyết định trên các cung cách hành xử và các trừng phạt mà các thành phần của Giáo Hội đáng bị. Quyền chìa khóa của Phêrô không giống như quyền bính đời. Các thành phần của Giáo hội sống rải rác trên toàn thế giới gồm các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ, nhưng họ không phải là công dân của quốc gia thành phố Vaticăng, mà là công dân của các quốc gia trong đó họ sinh sống, vì thế họ có các quyền lợi và các bổn phận công dân của các nước đó.

Hỏi: Ngày mùng 5 tháng hai năm nay Tòa Thánh đã kinh ngạc khi nhận được bản tường trình của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về quyền của các trẻ vị thành niên tại Genève liên quan tới Tòa Thánh: đây là một hành vi tố cáo gay gắt các vụ làm dụng tính dục trẻ vị thành niên từ phía một số nhân viên của Giáo Hội, mà theo Đức Cha, nó đã được viết ra trước khi Đức Cha phát biểu hồi tháng giêng năm 2014. Đức Cha có tin rằng kiểu đọc hiểu phiến diện này về Giáo Hội Công Giáo có thể vẫn còn đè năng trên việc tiếp nhận bản tường trình của Đức Cha hay không?

Đáp: Trong hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng 5 Tòa Thánh trình bầy bản báo cáo của mình trong phiên họp thứ 52 của Ủy ban Liên Hiệp Quốc y như các nước khác. Đây là một tiến trình nhằm áp dụng Hiệp Ước một cách tôt đẹp hơn. Tuy nhiên, từ việc duyệt xét ngắn gọn ”Các nhận xét kết luận” mà Ủy ban Liên Hiệp Quốc đưa ra đối với các bản tường trình của các nước trong hai năm qua, đã nảy sinh một loạt các đề tài chỉ liên quan một cách gián tiếp, qua một sinh hoạt giải thích rất là nới rộng, đối với văn bản và các chủ ý của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Hiệp ước chống tra tấn. Thí dụ đưa vào trong Ủy ban CAT thảo luận về việc lạm dụng tính dục trẻ em thì thật là rườm rà, vì nó đã được Hiệp ước về các quyền của Trẻ em đề cập tới rồi. Điều này đặc biệt đúng vì bản văn chính và ý nghĩa của nó không bao gồm các từ liên quam tới tội phạm này. Các đọc hiểu khác về Hiệp ước rất có thể có.

Trong bối cảnh quốc tế của Liên Hiệp Quốc và của nền văn hóa công cộng quốc tế chúng ta đang ở trên hai mặt khác nhau liên quan tới các giá trị nền tảng phải hướng dẫn cuộc sống chung xã hội, chẳng hạn việc bảo vệ quyền sống và sự chú ý tới các nhóm yếu đuối dễ bị thương tích hơn của xã hội. Đặc biệt trên điểm này sự đối nghịch của hai nền văn hóa khác nhau thật là hiển nhiên. Chắc chắn là các trẻ em bị để cho chết chịu một hình thức tra tấn rõ ràng. Chẳng hạn, bên Canada giữa các năm 2000 và 2011 đã có 622 trẻ còn sống sau khi phá thai, nhưng bị để cho chết, cũng như 66 trẻ em bên Anh quốc năm 2005. Một vài phương pháp phá thai chậm trễ cũng là một tra tấn, đặc biệt trong trường hợp gọi là ”giãn nở và rút ra”: bào thai bị cắt chặt thành từng mảnh, rồi bị kéo ra khỏi tử cung. Đương nhiên là Tòa Thánh sẽ ủng hộ quan niệm về bản vị con người phát xuất từ truyền thống kitô và từ khuynh hướng thực tế gắn liền với quyền tự nhiên.

Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Tòa Thánh đã phê chuẩn hiệp ước chống tra tấn ngày 22 tháng 6 năm 2002, nhưng bản tường trình đầu tiên đã chỉ được đưa ra vào năm nay 2014, tức hơn mười năm sau khi ký kết. Tại sao lại có sự chậm trễ như thế?

Đáp: Tòa Thánh tham dự vào cuộc sống của cộng đồng quốc tế một cách tích cực. Tòa Thánh góp phần mình như tiếng nói của lương tâm. Tòa Thánh không có các quyền lực to lớn và các lợi lộc kinh tế và quân sự, nhưng muốn bênh vực con người và các giá trị nền tảng nâng đỡ phẩm gía của nó như: quyền tự do tín ngưỡng, tự do phát biểu ý kiến, quyền liên đới, chống lại nghèo dói và các lạm dụng quyền bính. Tòa Thánh làm điều đó cho quốc gia thành Vaticăng như dấu chỉ, nhất là như dấu chỉ của việc khước từ mọi hình thái bạo lực hạ nhục bản vị con người. Việc chậm trễ soạn thảo bản tường trình cho Ủy ban của Hiệp ước cũng một phần dễ hiểu, bởi vì không phải là một bí mật gì sự kiện Tòa Thánh tiếp tục bênh vực các nguyên tắc và kiểu hành xử mà Hiệp Ước thừa nhận. Dầu sao đi nữa giờ đây Tòa Thánh chu toàn bổn phận này và không phải chỉ một cách hình thức, nhưng như là một gặp gỡ xây dựng với các chuyên viên của Ủy ban để thăng tiến sứ điệp của Hiệp ước, mà một cách lịch sử nó đã được thương lượng trong kỷ niệm các kinh hoàng của Đệ Nhị Thế Chiến và trong ước mong che chở các tù nhân khỏi bị tra khảo và các đối xử tàn tệ vi phạm mọi hình thái phẩm giá và quyền tự do của con người.

(RG 3-5-2014; KNA 5-5-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô

Biến cố xảy ra gần thành Xêsarê thật quan trọng, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm thêm một lần nữa nhân dịp Lễ Kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ hôm nay. Đây không phải chỉ có một lời tuyên xưng của Phêrô mà thôi, nhưng là hai lời tuyên xưng, đó là của Phêrô và của Chúa Giêsu.

Lời tuyên xưng thứ nhất của Phêrô: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Thiên Chúa yêu thương con người đến độ sai Con Một Người xuống thế để cứu rỗi nhân loại. Lời tuyên xưng của Phêrô nhìn nhận chương trình của Thiên Chúa đang diễn ra trong lịch sử con người: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống”.

Đáp lại lời tuyên xưng này, có thể nói dựa vào lời tuyên xưng Chúa Giêsu tuyên bố vinh hạnh của Phêrô, đồng thời cũng là vinh hạnh của con người, của tất cả mọi người được qui tụ trong đại gia đình của Thiên Chúa, trong một cộng đoàn con cái Thiên Chúa: “Này Simon Phêrô, trên tảng đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”.

Phêrô tuyên xưng vinh quang của Thiên Chúa, Chúa Giêsu tuyên xưng vinh quang của Phêrô. Phêrô được chọn làm đá tảng và sự lựa chọn đó bền vững muôn đời, cho dù Phêrô có thế nào đi nữa thì Thiên Chúa vẫn không thay đổi chương trình, không hủy bỏ sự lựa chọn: “Phêrô con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”. Vinh quang của Phêrô được Chúa Giêsu tuyên bố ra đây không phải là để Phêrô khoe khoang vinh quang hay hưởng thụ quyền lực và danh vọng, mà là vinh quang của thập giá, của hy sinh chiến đấu, của sự từ bỏ mọi sự cho đến cả mạng sống mình, và chúng ta biết rõ con đường vinh quang thập giá mà Phêrô đã trải qua.

Phêrô vừa mới tuyên xưng một sự thật: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống”, tiếp đó Chúa Giêsu tuyên bố một sự thật khác:”Trên đá tảng là chính con đây, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”. Phêrô mới nhìn nhận mầu nhiệm Con Thiên Chúa nơi chính con người Giêsu thành Nazareth đang đứng trước mặt mình, thì Chúa Giêsu liền mạc khải thêm mầu nhiệm Nhập Thể thường hằng mãi mãi trong lịch sử, không phải cho một người mà cho nhiều người được qui tụ lại làm con Thiên Chúa trong một cộng đoàn, một Giáo Hội của Người. Giáo Hội là một mầu nhiệm nhập thể kéo dài mãi mãi của Con Thiên Chúa, đó là Giáo Hội mà chúng ta đang là phần tử và đó cũng chính là Giáo Hội mà Chúa Giêsu muốn thiết lập.

Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với Ngài trong Giáo Hội, để chúng ta được biến đổi thành con cái Thiên Chúa, sống trong sự hiệp thông với Chúa và với nhau. Tất cả mọi sinh hoạt của người đồ đệ Chúa đều được diễn ra trong Giáo Hội của Ngài, và mọi Kitô hữu đều được qui tụ lại với nhau trong Chúa, trong một thân thể huyền nhiệm của Chúa. Đây là Giáo Hội của Thầy, trên tảng đá Phêrô, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và cửa hỏa ngục sẽ không thắng được.

Giáo Hội yếu hèn vì gồm những con người tội lỗi, nhưng Giáo Hội cũng rất thánh thiện, tràn đầy thánh sủng của Chúa và được gìn giữ đến tận cùng: “Con là Phêrô nghĩa là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và cửa hỏa ngục sẽ không thắng được”. Lời công bố long trọng của Chúa Giêsu đã trấn an các Tông Đồ, đồng thời mạc khải tính cách thường hằng mãi mãi. Giáo Hội sẽ hiện diện mãi mãi trong lịch sử cho đến tận thế, dù cửa hỏa ngục, tức quyền lực của hỏa ngục tấn công vào Giáo Hội, nhưng hỏa ngục sẽ không thắng được. Chúng ta hãy tin tưởng vào Giáo Hội cho đến cùng, chúng ta hãy chiến đấu với chính sự dữ nằm trong bản thân để giúp Giáo Hội chiến thắng trên mọi sự dữ.

Lạy Chúa, xin hướng dẫn con trên đường về cùng Chúa, xin tăng triển nơi con tình yêu thương và tin tưởng vào Giáo Hội, xin củng cố đức tin và củng cố sự hiệp nhất giữa chúng con trong Chúa và trong Giáo Hội của Chúa. Amen.

Veritas Radio

CHIA SẺ VÀ CẢM NGHIỆM – CHUNG MỘT TẤM LÒNG

CHIA SẺ VÀ CẢM NGHIỆM – CHUNG MỘT TẤM LÒNG

Ngày 29 tháng 06 hằng năm Giáo Hội long trọng mừng kính chung hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài là nền tảng kiên cố của toà nhà Hội Thánh. Các ngài là hai vị thánh lớn đã có nhiều cống hiến cho Giáo Hội thời sơ khai. Vì Chúa biến đổi con người hai ngài cho nên xứng đáng với sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ. Ơn Chúa thật sự hoạt động trong cuộc đời của các ngài. Chính Chúa liên kết hai con người có nhiều điểm khác nhau trong cùng một lòng mến. Cho nên điểm hẹn cuối cùng và cũng là điểm hẹn quan trọng nhất của cả đời các ngài là cái chết làm chứng cho Ðức Kitô Phục Sinh.

Thánh Phêrô là người xuất thân từ nghề đánh cá, ít học, tính khí nóng nảy thẳng thắn và năng nổ. Một đặc điểm trong cả cuộc đời của Thánh Phêrô là luôn sống chân thật. Ðiều này thật đáng quý mà con người thời này khó có thể sống được. Chỉ có Thánh Phêrô dám nói thẳng ra những gì ngài suy nghĩ trong lòng mà không “rào trước đón sau”. Chính vì thế trong Tin Mừng chúng ta thấy rải rác những lời phát biểu đơn sơ của ngài. Chỉ có Thánh nhân mới dám nói lên ý định cản ngăn không cho Ðức Giêsu lên Giêrusalem chịu chết. Và lời nói tệ nhất trong cuộc đời thánh nhân là lời phủ nhận mình là môn đệ của Ðức Giêsu. Có thể Thánh Phêrô là người có nhiều sai phạm hơn so với các bạn đồng môn, thậm chí những lỗi lầm đó rất nặng đến độ đáng phải bị trừng phạt. Song Chúa Giêsu vẫn yêu thương ngài. Chúa không từ bỏ ý định đặt thánh Phêrô làm đầu Hội Thánh.

Ðiều đó cho thấy Thiên Chúa trước sau như một, Ngài không bao giờ thất vọng vì con người, ngay cả với những người tội lỗi, Chúa hằng ngày đợi chờ những người lầm lỗi, sám hối trở về với ngài. Ðối với Chúa, dù có lỗi nặng hay lỗi nhẹ, nhiều hay ít không là gì cả. Chỉ có một tấm lòng sám hối chân thành và biết sửa đổi đời sống mới xoá bỏ mọi lầm lỗi. Vì Thiên Chúa luôn tha thứ cho mọi lầm lỗi của chúng ta. Khi trao cho Thánh Phêrô vị trí đứng đầu Giáo Hội, Chúa đã hết lòng tin tưởng ở ngài. Còn về phía thánh nhân, từ sự khóc lóc sám hối vì mình đã chối Chúa, thánh nhân đã thay đổi hoàn toàn đời sống. Thánh nhân cũng đặt hết tin tưởng ở Thiên Chúa. Như thế suốt cuộc đời ngài như là một lời tuyên xưng niềm tin vào Ðức Kitô: “Thầy là Ðức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”. Vì Chúa thánh nhân có thể mạnh dạn bước vào con đường thập giá mà không một chút sợ sệt. Với một lòng yêu mến Chúa, ngài có thể làm tất cả mọi sự mà không sợ bị bách hại và sợ bị giết chết.

Cuộc đời thánh Phaolô cũng được tình thương Chúa chở che. Trước tiên Chúa đã yêu thương kêu gọi thánh Phaolô làm tông đồ dân ngoại. Dựa vào tài năng, trí thông minh, vốn liếng kiến thức được học hành và nhất là tâm huyết ngài có thể đem rất nhiều người trở về với Chúa. Ngài có khả năng giảng dạy giáo lý một cách mạch lạc và dễ hiểu đối với mọi người. Kể từ biến cố “té ngựa” trên đường đi Ða-mát đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời thánh Phêrô. Từ một người bắt bớ các Kitô hữu ngài đã trở thành người rao giảng Tin Mừng cứu độ. Ngài sẵn sàng quên mình để đi đến với những người ngoài Do-thái giáo và tiếp xúc với họ. Dù được biết Chúa muộn hơn nhưng những đóng góp của ngài cho Giáo Hội thì không thua kém ai. Lòng yêu mến Chúa chân thành là động lực thúc đẩy ngài đi đến với dân ngoại. Thánh nhân đã ý thức được sự hoạt động của Chúa khi ngài nói; “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi “. Giáo Hội mà ngài xây dựng là cộng đoàn phổ quát gồm nhiều người thuộc nhiều quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hoá, nhưng chung một niềm tin và lòng mến vào Chúa Kitô.

Mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô chúng ta cảm phục Thiên Chúa đã thực hiện một sự kết hợp kỳ diệu giữa hai con người. Chúa lập nên Giáo Hội từ những sự khác biệt nhưng có thể hợp tác bổ túc cho nhau.

Mỗi người trong Hội Thánh dù khác nhau về trình độ, giai cấp, tính tình nhưng luôn có chung một tấm lòng. Ðó là tấm lòng yêu mến Chúa và yêu mến Giáo Hội. Vì khi biết đồng tâm hiệp lực với nhau làm việc người ta sẽ có thể vượt qua được mọi khó khăn gian khổ. Chung một tấm lòng để cùng nhau làm việc người ta sẽ làm được những điều kỳ diệu vượt quá sức tưởng tượng. Tình yêu Chúa đối với chúng ta phải là động lực mạnh mẽ nhất giúp chúng ta phục vụ Hội Thánh.

Ngày nay Chúa đang mời gọi mỗi người Kitô hữu đáp lại tình thương của Chúa bằng việc phục vụ Hội Thánh. Chúng ta có thể phục vụ Giáo Hội khi biết tham gia vào những sinh hoạt của cộng đoàn giáo xứ nơi mình đang sống. Những công việc đó dù bị người ta xem là “việc bao đồng” nhưng thực chất là trách nhiệm của mỗi người Kitô hữu.

Lạy Chúa, khi biểu dương gương sáng đời sống của hai thánh Phêrô và Phaolô Chúa muốn dạy chúng con về tinh thần phục vụ Hội Thánh. Chúng con nhiều khi phải mất thời gian giàn xếp những lộn xộn nội bộ vì không biết cộng tác với nhau để làm việc cho Chúa. Xin cho chúng con tuy nhiều người nhưng chỉ có một tấm lòng chung đó là lòng yêu mến Chúa nồng nàn. Amen.

 

 

Cần tôn trọng tự do tôn giáo

Cần tôn trọng tự do tôn giáo

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Genève

Hồi trung tuần tháng 5 năm 2014, bà Meriam Yahya Ibrabim Ishaq, nữ bác sĩ 27 tuổi người Sudan có thai 8 tháng, đã bị tòa án Hồi giáo kết án tử hình treo cổ vì đã bỏ Hồi giáo để theo Kitô giáo. Bác sĩ Meriam đã bị bắt ngày 17-2-2014 năm nay và bị bỏ tù, sau khi bị một người bà con tố cáo là bỏ Hồi giáo theo Kitô giáo. Trong tù bà bị xích và cùng đứa con trai 20 tháng đợi một đứa con khác chào đời. Ngày 27-5-2014 bà Meriam đã sinh con gái trong phòng phát thuốc của nhà tù và đặt tên con là Maya.

Tin bác sĩ Meriam bị kết án tử hình treo cổ đã khiến cho dư luận thế giới phẫn nộ. Quan tòa Abbas Mohammed Al-Khalifa ở thủ đô Khartum phán quyết rằng bà Ibrahim đã bỏ Hồi giáo vì thân phụ của bà là một tín hữu Hồi. Bà bị phạt đánh đòn 100 roi về tội gọi là ngoại tình, vì đã thành hôn với một tín hữu Kitô trong một hôn phối không được luật Sharia của Hồi giáo coi là hữu hiệu.

Trước đó quan toà đã yêu cầu bà Ibrahim bỏ Kitô giáo để trở về với Hồi giáo. Ông nói: ”Tôi đã cho bà thời hạn ba ngày để bỏ đạo Kitô, nhưng bà vẫn cố tình không muốn trở về với Hồi giáo. Vì thế tôi đã kết án treo cổ bà”. Bà Meriam Ibrahim nói với quan tòa: ”Tôi là tín hữu Kitô và tôi đã không hề phạm tội bỏ đạo Hồi”.

Tổ chức Quốc Tế Tương Trợ Kitô cho biết thân phụ bà Ibrahim là một người hồi giáo, nhưng mẹ bà là một tín hữu chính thống Etiopi. Mẹ bà bị chồng bỏ rơi khi Ibrahim được 6 tuổi, và cô bé lớn lên trong Kitô giáo. Nhưng vì thân phụ là tín hữu hồi nên luật Sudan tự động coi bà là tín hữu hồi, khiến cho hôn phối của bà với một kitô hữu trở nên vô hiệu.

Hiện nay Giáo Hội đia phương, các tổ chức phi chính quyền và các giới chức ngoại giao đang tranh đấu cho bà Meriam được tự do. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố rằng: ”Thật là một điều kinh tởm, khi lên án tử hình một người vì tín ngường hoặc đánh đòn họ vì họ kết hôn với một người khác đạo… Chúng ta đang đứng trước các vụ vi phạm trắng trợn Công Pháp Quốc Tế về các quyền con người.” Có lẽ nhờ các tranh đấu mạnh mẽ trên đây tin giờ chót cho biết ngày 24 tháng 6 Toà Thượng Thẩm Khartum đã quyết định hủy bỏ án tử hình của bà Meriam và trả tự do cho bà.

Các đại sứ quán Hoa Kỳ, Anh, Canada, Hòa Lan ở thủ đô Khartum đã yêu cầu chính phủ Sudan tôn trọng quyền tự do tôn giáo, kể cả quyền của mỗi người được tự do thay đổi tín ngưỡng, là một quyền được Công pháp quốc tế và cả Hiến pháp Sudan năm 2005 công nhận.

Việc thi hành án tử được hoãn lại trong vòng hai năm vì bà có con gái mới sinh. Ngoài ra, cũng còn có thể có các vụ xử khác có thể loại trừ án tử. Nhưng trong các ngày qua bà Meriam cũng đã bị các áp lực bắt phải bỏ Kitô giáo đề theo Hồi giáo.

Đây không phải là trường hợp bất công duy nhất xảy ra trong các nước hồi giáo. Vì trên thế giới, đặc biệt là tại Pakistan, đã xảy ra nhiều trường hợp các kitô hữu bị vu khống là nói phạm thượng chống ngôn sứ Mohammed và xúc phạm tới Kinh Coran của Hồi giáo, bị bỏ tù và bị kết án tử hình. Thí dụ như trường hợp của bà Asia Bibi bị tòa án quận Nankana trong tỉnh PunJab bên Pakistan, kết án tử hình vì tội gọi là đã xúc phạm tới ngôn sứ Mohammed. Câu chuyện bắt đầu hồi năm 2009 khi bà Asia Bibi, một nông dân kitô, được yêu cầu đi kín nước. Khi đó một mhóm phụ nữ Hồi từ chối không cho bà đụng vào bình lấy nước, vì bà là tín hữu kitô và họ tố cáo với chính quyền và vu khống bà tội nói phạm thương chống lại ngôn sứ Mahomed. Bà bị nhốt trong một phòng hẹp, bị đánh đập và hãm hiếp. Vài ngày sau đó bà bị bắt tại làng Ittawalai. Bà đã phản bác các lời cáo buộc xúc phạm tới Hồi giáo, và trả lời là bà bị bách hại và kỳ thị chỉ vì là tín hữu kitô. Ngày 18 tháng 11 năm 2010 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã yêu cầu chính quyền Pakisatan trả tự do cho bà Asia Bibi.

Năm 2011 một đoàn đại biểu của tổ chức Masihi phi chính quyền chuyên trợ giúp về pháp luật và vật chất đã thăm bà Asia Bibi trong tù. Bà cho biết bà đã tha thứ cho kẻ vu khống bà là ông Qari Salam. Ông này sau đó đã tỏ ra hối hận vì đã vu khống bà đựa trên các thành kiến cá nhân và các cảm xúc tôn giáo qúa khích của nhóm phụ nữ hồi qúa khích.

Trường hợp của bà Asia Bibi đã khiến cho nhiều tổ chức Kitô và các nhóm bảo vệ nhân quyền trên thế giới phản đối và yêu cầu chính quyền Pakistan duyệt xét lại luật chống phạm thượng. Lý do vì nó thường bị các cá nhân lạm dụng để thanh toán các mối tư thù hay giải quyết các vấn đề ghen tương cá nhân, khiến cho hàng trăm kitô hữu bị bỏ tù và kết án tử hình oan. Trong số những người ủng hộ lập trường hủy bỏ luật chống phạm thượng này có ông Salmann Tasseer, thống đốc bang Punjab. Ông đã đến thăm bà Asia Bibi trong tù. Cũng vì thế ngày mùng 4 tháng Giêng năm 2011 ông đã bị một cận vệ của mình ám sát tại Islamabad. Tiếp đến con trai ông bị các nhóm hồi cuồng tín bắt cóc, trong âm mưu đánh đổi tự do cho người đã giết ông. Hai tháng sau đó ngày ông Shahbaz Bhatti, người công giáo, Bộ trưởng các nhóm thiểu số, cũng đã bị các nhóm hồi cuồng tín sát hại, vì đã tranh đấu trả tự do cho bà Asia Bibi và mạnh mẽ bảo vệ các quyền tự do của các nhóm thiểu số. Cả hai người đều biết các nguy hiểm rình rập họ, vì đã bị đe dọa giết nhiều lần, nhưng họ vẫn can đảm tranh đấu cho công bằng và sự thật.

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức quốc tế ở Genève bên Thụy Sĩ, về vấn đề này.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Tomasi, Đức Tổng nghĩ gì về vụ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ tại Sudan?

Đáp: Đây là một trường hợp có ý nghĩa và chúng ta phải đặt để nó vào trong bối cảnh rộng rãi hơn của các trường hợp khác, như trường hợp bà Asia Bibi bên Pakistan hay trường hợp của các người khác bị tố cáo và bị nhốt tù vì tội gọi là phạm thượng hay các loại vi phạm hoặc cho là vi phạm luật hồi giáo Sharia khác. Vấn đề nền tảng đó là làm sao tôn trọng các nhân quyền nền tảng của những người này trước vài truyền thống hay tình hình chính trị, nơi vì các lý do lịch sử và nền văn hóa công cộng, khó có sự tôn trọng các quyền căn bản của con người.

Hỏi: Thưa Đức Cha, trong trường hợp cụ thể của nữ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ bên Sudan, thì phải có câu trả lời như thế nào?

Đáp: Trước hết, xem ra cần phải tôn trọng nguyên tắc tự do tôn giáo, là một quyền nền tảng của con người: là quyền cho phép không phải chỉ thực hành một tôn giáo, mà cũng còn cho phép thay đổi tôn giáo nữa. Đây là điều cũng được Hiến pháp Sudan năm 2005 thừa nhận. Tuy nó là Hiến Pháp tạm thời, nhưng nó là Hiến pháp có hiệu lực. Điều này nói với chúng ta rằng, trong trường hợp của bà Meriam Ibrahim, hệ thống tư pháp hoạt động dưới áp lực của các tình huống địa phương, hơn là theo đường lối của một nền tư pháp phải tôn trọng Công pháp quốc tế, cũng đã được nước Sudan thừa nhận, liên quan tới quyền tự do phụng tự, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Thế rồi cần phải coi xem phụ nữ được đối xử như thế nào trong xã hội nữa.

Hỏi: Đức Cha nói lên diều này trong nghĩa nào?

Đáp: Thí dụ, một phụ nữ, nếu là tín hữu hồi, có quyền tự do lấy một người hồi khác, nhưng lại không được lấy một người khác đạo, trong khi một người đàn ông hồi lại có quyền lấy một phụ nữ theo đạo khác với đạo Hồi mà không bị phạt theo luật Sharia hay các dụng cụ tư pháp khác. Vì thế chúng ta phải suy nghĩ về tình trạng này một cách tổng quát hơn, xem làm sao có thể trợ giúp và thăng tiến các quyền tự do căn bản này của con người: tự do tôn giáo, tự do lương tâm và quyền tự do thay đổi tôn giáo, một sự khách quan trong hệ thống tư pháp xét xử, việc tôn trọng nữ giới y như nam giới trong các quyền hôn nhân, quyền hưởng gia tài hay tham dự vào cuộc sống công cộng. Khởi hành từ các dữ kiện này để tìm tạo ra một bầu khí đối thoại, cảm thông, giáo dục đào tạo, và nhất là giúp mọi người hiểu rằng con đường tiến về tương lai là con đường của việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người.

Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Giáo Hội địa phương cũng như các tổ chức phi chính quyền và giới chức ngoai giao trên thế giới đã mạnh mẽ kêu gọi chính quyền Sudan trả tự do cho bà Meriam Ibrahim. Sự huy động quốc tế này có sức nặng nào không?

Đáp: Tạo ra một dư luận quốc tế trình bày với chính quyền Sudam và hệ thống tư pháp nước này các quyền con người chắc chắn là có ích lợi nhiều chứ, bởi vì sự chú ý tới các tình trạng này có thể dẫn đưa tới chỗ đối thoại và suy tư về sự thắng thế của công pháp quốc tế trên quyền địa phương, và nhất là liên quan tới các quyền căn bản của con người cần phải được tất cả mọi người trên toàn thế giới tôn trọng. Đó là con đường cho tương lai sống chung của con người. Chúng ta tất cả phải cùng nhau làm việc trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, nơi các khác biệt gia tăng, nơi chúng ta sống sự đa nguyên tôn giáo, đa nguyên văn hóa và đa nguyên kiểu sống ở khắp mọi nơi. Thực tại này phải dẫn đưa chúng ta tới chỗ tìm ra một kiểu chung sống hòa bình khởi sự từ việc tôn trọng các quyền nền tảng của con người và phẩm giá của nó.

(RG 28-5-2014; Vatican insider 16-5-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Hai nhà nhà thần học người Ba Lan và Pháp được trao giải thưởng Ratzinger

Hai nhà nhà thần học người Ba Lan và Pháp được trao giải thưởng Ratzinger

hai-nha-nha-than-hoc-nguoi-ba-lan-va-phap-duoc-trao-giai-thuong-ratzinger

Đài phát thanh Vatican cho biết, hai người chiến thắng giải thưởng Ratzinger năm 2014 đã được công bố hôm thứ Ba tại phòng Báo chí Tòa Thánh. Cả hai người chiến thắng đều là những học giả đã hoạt động tích cực trong cuộc đối thoại Công giáo-Do Thái.

Người đoạt giải thưởng thứ nhất là bà Anne-Marie Pelletier người Pháp. Bà là giảng viên khoa Thánh Kinh và Chú giải tại chủng viện Notre Dame ở Paris. Bà cũng từng dạy Thánh Kinh tại Học viện châu Âu về Khoa học Tôn giáo.

Bên cạnh đó, bà đã có thời gian phục vụ với vai trò là Phó Chủ tịch của Dịch vụ Thông tin, Tài liệu của người Do Thái và Kitô giáo ở Paris. Bà đã từng tham gia một số cuộc hội thảo được Tòa Thánh tài trợ, và là người dự thính tại Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2001 về vai trò của Giám Mục như là tôi tớ của Tin Mừng.

Đức Hồng Y Camillo Ruini, Chủ tịch Ủy ban Khoa học của Quỹ Ratzinger nói: “Giáo sư Pelletier là một nhân cách quan trọng trong Công giáo đương đại của Pháp.”

Người đoạt giải thứ hai là Đức ông Waldemar Chrostowski. Ngài hiện là tổng biên tập của tạp chí Ba Lan Collectanea Theologica, và từng là Chủ tịch của Hiệp hội học giả Kinh Thánh Ba Lan từ năm 2005. Ngài tham dự trong vai trò một chuyên gia tại trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa và sứ mạng của Giáo Hội năm 2008.

Ngài đã viết nhiều bài báo khoa học, với các lĩnh vực ưu tiên là Cựu Ước, đặc biệt là các sánh Tiên tri. Ngoài ra, Đức ông còn là một chuyên gia văn chương Do Thái trong thời điểm giao thời giữa hai giao ướ, tức khoảng thời gian giữa Thánh Kinh Do Thái cho đến Tân Ước, và là chuyên gia về giáo lý Do Thái cũng như mối quan hệ giữa Do Thái và Kitô giáo.

Đức ông Chrostowski phục vụ trong Thần Học Khoa Học viện Warsaw từ năm 1987. Ngài cũng là thành viên lâu năm của Ủy ban của Hội đồng Giám mục Ba Lan về Đối thoại với Do Thái giáo và Hội đồng các Kitô hữu và người Do Thái ở Ba Lan. Ngài là người Ba Lan đầu tiên giành giải thưởng Ratzinger.

Đức Hồng Y Ruini nói về Đức ông như sau, “ngài đã kết hợp chặt chẽ sự học hỏi nghiêm túc với niềm đam mê Lời Chúa, trong việc phục vụ Giáo Hội và mối quan tâm tới việc đối thoại liên tôn.”

Buổi họp báo cũng đã đưa ra một bản cập nhật về việc chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ tư của Quỹ Ratzinger, sẽ diễn ra ngày từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 10 năm 2014, tại Đại học Giáo Hoàng Bolivariana trong Medellín, Colombia. Hội nghị có chủ đề “Tôn trọng sự sống, con đường dẫn tới hòa bình.”

Hoàng Anh

Trích từ Báo Công Giáo

Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần

Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần

Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa.

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới. Đây là Một trong những mầu nhiệm cao cả nhất của đức tin chúng ta. Mục đích của Giáo hội muốn rằng, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống chúng ta phải đi loan báo Thiên Chúa thật cho mọi người, không kể là Do thái hay dân ngoại, cho họ biết Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất trong Tình Yêu và ca lên: “Chúc tụng Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, vì Người hằng thương xót chúng ta” ( Ca nhập lễ).

Một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn là mầu nhiệm Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.

Thánh Augustinô viết: “Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được”.

Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm… Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.

Dấu Thánh Giá là dấu kẻ có Đạo.

Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta là những người “kitô hữu”, nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.

Trong năm Phụng vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.

– Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.

– Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.

Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được “vẽ” và “ghi” dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.

Hành động Đức Tin

Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công giáo.

1- Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.

2- Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.

3- Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Chúng ta khẳng định mầu định Thiên Chúa Ba Ngôi.

Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.

Hành động của Đức Cậy.

Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời.Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời.Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Ngài đã mở cửa Trời cho chúng ta.

Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.

Hành động Đức Mến.

Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với “tha nhân”.

Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang: ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được “nâng đỡ” bởi tình yêu Thiên Chúa.

Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái: “yêu tha nhân là yêu chính Chúa”.

Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?

Hai điều cần thiết: là mến Chúa và yêu người”. Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Giáo Hội sắp có thêm 6 vị Hiển Thánh mới

Giáo Hội sắp có thêm 6 vị Hiển Thánh mới

VATICAN. Sáng 12-6-2014, ĐTC đã nhóm Công nghị Hồng Y và quyết định sẽ tôn phong hiển thánh cho 6 vị chân phước vào ngày 23-11 năm nay, Lễ Chúa Kitô Vua.

Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina (1803-1888) GM giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm.

Tiếp đến là chân phước LM Kuriakose Elias Chavara (1805-1871), đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này.

Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria (1814-1885), LM thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth.

Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi (1649-1709), tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi).

Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm (1877-1952), người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.

Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi.

Xét về quốc tịch có 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.

Công nghị Hồng y diễn ra lúc 10 giờ và bắt đầu với kinh giờ Ba (SD 12-6-2014).

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Buổi cầu nguyện cho hòa bình do ĐTC Phanxicô triệu tập tại Vatican

Buổi cầu nguyện cho hòa bình do ĐTC Phanxicô triệu tập tại Vatican

Pope host Shimon Peres, Abbas

VATICAN. Chiều chúa nhật 8-6-2014 là một ngày lịch sử trong hơn 60 năm chiến tranh giữa người Israel và Palestine: lần đầu tiên hai vị tổng thống của hai dân tộc này gặp gỡ nhau trong một buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, Trung Đông và thế giới.

Cuộc gặp gỡ cầu nguyện hòa bình này diễn ra theo lời mời của ĐTC Phanxicô ngày 25-5 năm nay trong cuộc viếng thăm của ngài tại Bethlehem của Palestine và tại Tel Aviv của Israel.

Hai tổng thống Shimon Peres và Mahmoud Abbas, cũng gọi là Abu Mazen, đã nhận lời mời và ĐTC cũng mời Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantiple bên Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là đứng đầu của các vị Thượng Phụ Chính Thống.

Đức Thượng Phụ Bartolomaios có mặt tại Vatican từ chiều thứ bẩy 7-6, còn hai vị Tổng thống đã đến Vatican chiều chúa nhật và được ĐTC tiếp và hội kiến riêng tại Nhà Trọ thánh Marta nơi ngài cư ngụ. Lúc gần 7 giờ, Đức Thượng Phụ đến chào hai vị Tổng thống và cả 4 vị cùng đi xe minibus ra sân cỏ hình tam giác trong vườn Vatican cạnh Trụ sở Hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh và Bảo tàng viện Vatican. Sân cỏ có hai hàng cây cao ở hai bên.

Tại đây đã có 3 phái đoàn của 2 vị Tổng thống và của ĐTC chờ sẵn, mỗi đoàn gồm từ 15 đến 20 vị. Trong 20 vị thuộc đoàn của ĐTC, ngoài Đức Thượng Phụ Bartolomaios là khách mời, còn có ĐHY quốc vụ khanh Parolin, các vị HY chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đối thoại liên tôn, hiệp nhất các tín hữu Kitô, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công Giáo Đông Phương, cha Pizzaballah, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa và cũng là người phối hợp chính của buổi cầu nguyện này. Ngoài ra, còn có một ban nhạc gồm 5 người, một số là người Do thái, chơi các nhạc khí giúp suy niệm giữa các bài đọc và các lời khẩn cầu hòa bình.

Chương trình cầu nguyện diễn ra lần lượt theo thứ tự: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, với phần âm nhạc, kinh nguyện, suy tư và khẩn cầu hòa bình. Cả ba đều theo cùng một cơ cấu: trước tiên là ca ngợi Thiên Chúa Đấng sáng tạo và ban cho con người công trình tạo dựng của ngài, tất cả chúng ta là con cái Thiên Chúa, tiếp đến là lời khẩn cầu ơn tha thứ vì những tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân, đã không cư xử với nhau như anh chị em con của cùng một cha, và sau cùng là khẩn cầu Thiên Chúa ban bình an cho Thánh Địa, cho Trung Đông và thế giới.

PHÁT BIỂU
Trong phần cuối, hai vị Tổng thống lần lượt lên tiếng và nói lên những lời nguyện cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình. Tổng thống Shimon Peres gọi việc ĐTC Phanxicô mời gọi thực hiện buổi khẩn cầu hòa bình này là một lời mời đặc biệt và ông nói với ĐTC: ”Trong cuộc viếng thăm lịch sử của ngài tại Thánh Địa, ngài đã làm cho chúng tôi cảm động vì tâm hồn nồng nhiệt, các ý hướng chân thành, sự khiêm tốn và nhã nhặn. Ngài đã đánh động tâm hồn dân chúng, không phân biệt tín ngưỡng và quốc tịch. Ngài như một người xây dựng những nhịp cầu huynh đệ và hòa bình. Tất cả chúng tôi đều cần những gợi hứng của ngài”. Và tổng thống nói thêm rằng; ”Khi tôi còn là một thiếu niên 9 tuổi, tôi đã nhớ đến chiến tranh! Không bao giờ nữa, không bao giờ nữa!”

Tổng thống Abu Mazen, trong lời phát biểu cũng cám ơn ĐTC vì lời mời và cuộc viếng thăm mới đây của ngài tại Thánh Địa, đặc biệt là tại thành thánh Jerusalem và Bethlehem của chúng tôi, và Tổng Thống dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện: xin cho sự thật, hòa bình và công lý được thể hiện tại quê hương Palestine của con, trong vùng và trên toàn thế giới. Lạy Chúa con khẩn cầu, xin Chúa làm cho tương lai dân tộc chúng con được thịnh vượng và đầy hứa hẹn, với tự do của một quốc gia có chủ quyền và độc lập. Lạy Chúa, xin ban cho vùng chúng con và dân tộc trong vùng này được an ninh, được cứu thoát và được ổn định. Xin Chúa cứu thành thánh Jerusalem được chúc phúc của chúng con”. Tổng thống cũng nhắc lại lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2: ”Nếu hòa bình được thực hiện tại Jerusalem thì hòa bình cũng sẽ được chứng thực trên toàn thế giới”.

PHÁT BIỂU VÀ KINH NGUYỆN CỦA ĐTC

Về phần ĐTC, trong bài phát biểu và kinh nguyện, ngài nói:

Kính thưa hai vị Tổng Thống, Đức Thượng Phụ và anh chị em!

Tôi rất vui mừng chào quí vị và tôi đáp lại quí vị cũng như các phái đoàn tháp tùng quí vị sự tiếp đón nồng nhiệt mà quí vị đã dành cho tôi trong cuộc hành hương mới đây tại Thánh Địa.

”Tôi thành tâm cám ơn quí vị đã nhận lời mời đến đây để cùng nhau khẩn cầu Thiên Chúa hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng cuộc gặp gỡ này là một con đường tìm kiếm những gì nối kết, để vượt thắng những gì gây chia rẽ.

Và tôi cám ơn Đức Thượng Phụ, Bartolomeo, người Anh đáng kính đã đến đây để cùng với tôi đón tiếp các vị khách quí này. Sự tham dự của Đức Thượng Phụ là một món quà lớn, một sự nâng đỡ quí giá và là chứng tá về con đường mà chúng ta đang thực hiện với tư cách là Kitô hữu để tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn.

Thưa nhị vị Tổng Thống, sự hiện diện của quí vị là một dấu chỉ lớn nói lên tình huynh đệ quí vị đang thực thi trong tư cách là con cháu Abraham, và biểu lộ cụ thể lòng tín thác nơi Thiên Chúa, là Chủ Tể của lịch sử, ngày hôm nay Cúa đang nhìn chúng ta như anh em với nhau và ước muốn dẫn đưa chúng trên những con đường của Ngài.

Cuộc gặp gỡ này của chúng ta, khẩn cầu hòa bình cho Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới được tháp tùng bằng lời cầu nguyện của rất nhiều người, thuộc các nền văn hóa, tổ quốc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau: những ngừơi đã cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này và giờ đây họ liên kết với chúng ta trong cùng một lời khẩn cầu. Đây là một cuộc gặp gỡ đáp ứng ước muốn nồng nhiệt của bao nhiêu người đang khao khát hòa bình và mơ ước một thế giới trong đó mọi người nam nữ có thể sống như anh chị em với nhau chứ không phải như đối thủ hoặc kẻ thù.

Thưa nhị vị Tổng Thống, thế giới là một gia sản mà chúng ta đã nhận lãnh từ tiền nhân: đúng vậy, nhưng đó cũng là một của mượn của con cháu chúng ta: những ngừơi con đã mỏi mệt và kiệt lực vì những cuộc xung đột và mong ước đạt tới bình minh hòa bình; những ngừơi con đang yêu cầu chúng ta phá đổ những bức tường thù hận và tiến bước trên con đường đối thoại và hòa bình để tình thương và tình thân hữu chiến thắng.

Nhiều người, rất tiếc là quá nhiều người con ấy đã ngã gục như nạn nhân vô tội của chiến tranh và bạo lực, họ như những cây đầy sức sống bị nhổ bỏ. Nghĩa vụ của chúng ta là làm sao để sự hy sinh của họ không vô ích. Việc tưởng niệm họ đổ tràn trong chúng ta lòng can đảm hòa bình, sức mạnh kiên trì trong đối thoại với bất kỳ giá nào, sự kiên nhẫn kết dệt mỗi ngày những đường chỉ ngày càng vững mạnh để dệt lên một cuộc sống chung hòa bình trong sự tôn trọng nhau và an bình, để làm vinh danh Thiên CHúa và mưu ích cho mọi người.

Lịch sử dạy chúng ta rằng sức riêng của chúng ta vẫn không đủ. Hơn một lần chúng ta đến gần hòa bình, nhưng ma quỉ bằng nhiều phương thế, đã ngăn cản được hòa bình. Vì thế, chúng ta ở đây, là vì chúng ta biết và tin rằng chúng ta cần ơn phù trợ của Thiên Chúa, Chúng ta không từ khước trách nhiệm của mình, nhưng chúng ta cầu khẩn Thiên Chúa như một hành vi trách nhiệm tối cao, đứng trước lương tâm chúng ta và trước dân tộc chúng ta. Chúng ta đã nghe một lời kêu gọi, và chúng ta phải đáp lại: lời kêu gọi phá vỡ cái vòng lẩn quẩn bạo lực và oán thù, phá vỡ nó bằng một lời duy nhất, đó là ”người anh em”. Nhưng để nói lời này, tất cả chúng ta phải hướng cái nhìn lên Trời, nhìn nhận mình là con cái của người Cha duy nhất.

Trong Thánh Linh của Chúa Giêsu Kitô, tôi dâng lên Chúa Cha, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, người con của Thánh Địa và là Mẹ chúng ta.

Và ĐTC dâng lời khẩn nguyện:

”Lạy Thiên Chúa hòa bình, xin lắng nghe lời khẩn nguyện của chúng con!

”Bao nhiêu lần và trong bao nhiêu năm, chúng con đã cố gắng giải quyết các cuộc xung đột bằng sức riêng của chúng con và kể cả bằng võ khí: bao nhiêu thời điểm đố kỵ và tăm tối: bao nhiêu máu đã đổ ra; bao nhiêu sinh mạng bị đốn ngã; bao nhiêu hy vọng bị chôn vùi.. Nhưng những nỗ lực của chúng con vô ích. Giờ đây, lạy Chúa, xin giúp chúng con! Xin ban hòa bình cho chúng con, xin dạy chúng con hòa bình, xin Chúa hướng dẫn chúng con tiến về hòa bình. Xin mở mắt và tâm trí chúng con và ban cho chúng con niềm can đảm nói rằng: ”Không bao giờ chiến tranh nữa!”; với chiến tranh tất cả bị hủy hoại!” Xin đổ tràn trong chúng con lòng can đảm thực thi những cử chỉ cụ thể để kiến tạo hòa bình, lạy Chúa, là Thiên Chúa của Abraham và của các Ngôn Sứ, Thiên Chúa Tình Thương Đấng đã tạo dựng chúng con và kêu gọi chúng con sống với nhau như anh em, xin ban cho chúng con khả năng từ nhân nhìn mọi anh chị em chúng con gặp trên đường. Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu của các công dân chúng con, yêu cầu chúng con biết các võ khí của mình thành những dụng cụ hòa bình, biến sự sợ hải thành tín nhiệm và những căng thẳng của chúng con thành tha thứ. Xin giữ cho ngọn lửa hy vọng trong chúng con được luôn cháy sáng để kiên nhẫn bền chí thực hiện những chọn lựa đối thoại và hòa giải để hòa bình sau cùng được chiến thắng. Và từ tâm lòng mỗi người, ước gì những lời này bị khai trừ: chia rẽ, oán thù, chiến tranh! Lạy Chúa, xin giải giáo miệng lưỡi và đôi tay chúng con, xin đổi mới tâm trí chúng con để lời làm cho chúng con gặp gỡ nhau luôn luôn là lời ”anh em” và lối sống của chúng con trở thành: shalom, hòa bình, salam! Amen.

Cuối buổi cử hành dài 1 tiếng rưỡi, ĐTC, 2 Tổng Thống và Đức Thượng Phụ đứng cạnh nhau và các phái đoàn tiến qua để chào các vị.

Bốn vị cũng cùng nhau trồng một cây Olive để lưu niệm, trước khi tiến vào trụ sở Hàn lâm viện khoa học Tòa Thánh cạnh đó, để gặp gỡ riêng.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Chết hóc vì khúc xương bò khổng lồ dài ngàn dặm

Chết hóc vì khúc xương bò khổng lồ dài ngàn dặm

Trong các tuần qua biến cố Trung Cộng đặt dàn khoan Hải Dương 981 trong lãnh hải của Việt Nam, để thăm dò khoan dầu, khinh thường công pháp quốc tế về Biển, đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối trong và mgoài nước. Cùng với dàn khoan di động khổng lồ là 80 tầu vũ trang, tầu quân sự và máy bay hộ tống vào vùng biển của Việt Nam.

china_vietnam_sprat

Vụ này cũng đã khiến cho nhiều nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ cùng các giới chức chính trị các quốc gia trong vùng Đông Nam Á tố cáo Trung Quốc có các hành động khiêu khích và nguy hiểm. Còn chính quyền Bắc Kinh và báo chí Tầu cộng thì cũng gân cổ lên cãi là Biển Đông thuộc Trung Quốc và tố cáo Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản có các hành động khiêu khích gây căng thẳng. Bắc Kinh đặc biệt cay cú với Nhật Bản, vì thủ tướng Shinzo Abe đã lập đi lập lại nhiều lần rằng tất cả mọi quốc gia phải tôn trọng Luật Biển quốc tế liên quan tới các vùng lãnh thổ. Trong bài phát biểu tại hội nghị đối thoại về an ninh Á châu Shangri-la 13, nhóm tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản đã tuyên chiến pháp lý và thách thức Trung Quốc đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế. Trong khi Philippines thì đã đệ đơn kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế liên quan tới vụ Trung Quốc chiếm bãi Scarbourough ngay sát bờ biển Philippines. Thủ tướng Abe cũng tuyên bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tầu tuần tra phục vụ ở Biển Đông, cho Indonesia 3 tầu và thúc đẩy việc cung cấp tầu tuần tra cho Việt Nam. Điều này có nghĩa là Nhật Bản đang hình thành liên minh pháp lý để chống lại thái độ hung hăng xấc xược bất chấp công pháp quốc tế của Trung Quốc.

Trong Hội nghị Shangri-la thường niên lần thứ 13 nhóm tại Singapore về An ninh khu vực Á châu ngày 31-5-2014 Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã mạnh mẽ cáo buộc Trung Quốc có những vi phạm, đặc biệt chống lại Philippines và Việt Nam. Ông cho biết Hoa Kỳ sẽ không ngồi im nhìn Bắc Kinh gây bất ổn ở Biển Đông và hiếp đáp Việt Nam và Philippines. Ông Vương Quản Trung, trưởng phái đoàn Trung Quốc, lên án Nhật Bản và Hoa Kỳ khiêu kích Trung Quốc.

Trước đó ngày mùng 9-5-2014 ông Benjamin Cardin đã cùng 5 Thượng nghị sĩ Mỹ của Ủy ban đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ ra tuyên ngôn chung khẳng định rằng việc Trung Quốc mang dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền của Việt Nam là thực tại đáng lo ngại. Ngày 28-5-2014 trong buổi tiềp thượng nghị sĩ Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đông Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng Viện Mỹ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cám ơn Hoa Kỳ lên tiếng phản đối hành động ngang ngược phi pháp của Trung Quốc. Ông cho biết Việt Nam muốn cùng Mỹ tiếp tục nỗ lực phát triển sâu rộng hơn nữa các quan hệ hơp tác trên các lãnh vực, vì lợi ích thiết thực và vì sự phát triển chung của cả hai nước. Việt Nam sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với Hoa Kỳ về các lãnh vực hợp tác cũng như những vần đề mà cả hai bên cùng quan tâm.

Thượng nghị sĩ Cardin cho rằng hành động của Trung Quốc vi phạm trắng trợn nặng nề luật pháp quốc tế, Công Ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển 1982, gây bất ổn và đe dọa trực tiếp nền hòa bình, sự ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Bô trưởng quốc phòng Úc David Johnston cũng ủng hộ lập trường của Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Cảnh lời qua tiếng lại với Trung Quốc và tình hình căng thẳng tại Biển Đông lên cao có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến, mà không ai biết kết qủa sẽ ra sao.

Nhật báo Arirang của Hàn quốc số ra ngày 23-5-2014 cho biết Trung Cộng đã đem 300,000 quân tới gần biên giới Việt Nam. Tờ Thời báo Đài Loan thì cho biết tỉnh Quảng Đông đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự với Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam cũng đã tăng cường và chuyển quân tới gần biên giới Trung Quốc.

Biển Đông nổi sóng chỉ vì mỏ dầu lửa và khí đốt khổng lồ nằm bên dưới và do vị trí chiến lược của nó nằm giữa Ấn Độ dương và Thái Bình Dương.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, chuyên viên Tổng cục địa chất Việt Nam, khu vực Biển Đông là một trong các tuyến hàng hải quan trọng và đông tàu bè qua lại nhất thế giới. Hàng năm hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyện bằng tầu biển của thế giới tiếp tục hành trình qua Biển Đông, sau khi đã vượt các eo biển Malacca, Sunda và Lombok. Lượng tầu chở dầu đi qua eo biển Malacca để vào Biển Đông nhiều hơn 3 lần số tàu chở dầu qua kênh đào Suez, và hơn 5 lần số tầu chở dầu qua kênh đào Panama.

Riêng về số lượng dầu và khí đốt dự trữ tại Biển Đông Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho rằng chỉ có 2.5 tỷ thùng. Nhưng đây là con số Trung tâm khảo cứu địa chất Hoa Kỳ ước tính dựa trên các khảo sát gần ven biển của các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi đó Bộ tài nguyên địa chất Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ ở Biến Đông vào khoảng 17.7 tỷ tấn, so với 13 tỷ của Kuweit. Vì thế Trung Quốc gọi Biển Đông là ”Vịnh Ba Tư thứ hai”.

Tổng trữ lượng dự báo địa chất dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 3 tỷ tấn và trữ lượng khí đốt khoảng 1,000 tỷ mét khối. Ngoài ra, vẫn theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Biển Đông rộng 1,460,000 cây số vuông còn có nguồn lợi thủy sản khổng lồ nữa. Có hơn 2,000 loại cá trong đó có 130 loại có giá trị kinh tế rất cao. Tất cả là các lý do khiến cho Trung Quốc dang rất thèm khát tài nguyên đã vẽ bản đồ Lưỡi Bò bất chấp công pháp quốc tế, và quyết ăn cướp cho bằng được kho tàng khổng lổ này. Nhưng trước các phản kháng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các quốc gia Đông Nam Á cái lưỡi bò ấy đang trở thành ”khúc xương khổng lồ dài ngàn dặm”, mà miệng Trung Quốc cho dù có gian giảo và to đến mấy đi nữa, cũng sẽ không thể nào nuốt trôi được. Trái lại có nguy cơ chết hóc nữa là đàng khác.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Nữ tu Cristina thắng giải chung kết của “giọng ca của Ý”

Nữ tu Cristina thắng giải chung kết của “giọng ca của Ý”

Sister Cristina wins the voice of ItalySoeur Cám ơn Chúa cho thắng giải

Một nữ tu trẻ, những người đã trở thành một nổi bật trên Internet sau khi xuất hiện trên chương trình The Voice of Italy, đã giành được giải nhất của cuộc thi tài năng trên truyền hình với số phiếu 62 %.

Soeur Cristina Scuccia, trong bộ đồ tu màu đen và với một cây thánh giá trên cổ, đã cảm tạ Thiên Chúa vì ban sự chiến thắng đến cho soeur.

Hồi tháng Ba vừa qua, với bài hát No One của Alicia Keys mà soeur trình bày, tính đến nay nhận được hơn 50 triệu lượt xem trên YouTube.

Soeur Cristina, 25 tuổi cho biết soeur tin rằng bài hát của thể hiện "vẻ đẹp của Thiên Chúa".

"Sự hiện diện của tôi ở đây không phải là với tôi, đó là nhờ vào mọi người ngồi chung quanh trên các bậc thang!" đây là lời nói của Soeur sau khi được tuyên bố thắng giải của chương trình.

"Tôi không ở đây để bắt đầu một sự nghiệp nhưng vì tôi muốn truyền đạt một thông điệp."

Soeur Cristina nói thêm rằng, tiếp theo lời gọi của Đức Giáo Hoàng Francis, Giáo Hội Công Giáo phải gần gũi hơn với tất cả mọi người bình thường. Sau đó Sr. đọc kinh Lạy Cha trên sân khấu.

Phát biểu trước giải chung kết trực tiếp hôm thứ Năm, Soeur xin dành đến cho  "khao khát niềm vui, tình yêu, cho một thông điệp đó là tốt đẹp và tinh khiết".

Soeur Cristina, hiện tu tại một dòng tại thành phố Milan, Soeur cho biết rất hạnh phúc sẽ trở lại ca hát với các trẻ em trong nhà nguyện.

Đầu tiên Soeur gây được sự chú ý cho ban giám khảo trong một buổi thử giọng mù trong giai đoạn đầu của cuộc thi vào tháng Ba.

Khi họ phát hiện ra lựa chọn đáng ngạc nhiên của họ, Soeur nói: "Tôi có một món quà và tôi đưa nó cho bạn."

Không biết những giải thưởng sau này là gì, một hợp đồng thu âm của công ty Universal, điều này có thể bị ảnh hưởng đến đời sống tu hành của Soeur. Nhưng Soeur đã cho biết “bất cứ nơi nào Chúa muốn” thì Soeur vẫn tiếp tục hát.

Trích từ AFP – Thái Trọng

 

Soeur Cristina tuyên bố thắng giải

 

Bài ca Soeur Cristina trình bày trong ngày thi chung kết

Đón nhận

Đón nhận

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Các bài đọc thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống xoay quanh hai chủ đề chính: Thứ nhất tường thuật biến cố lịch sử việc Chúa Thánh Thần Hiện xuống trên các tông đồ như lời Chúa Giêsu đã hứa biến đổi con người yếu đuối của các ngài thành những kẻ hiểu biết và phân phát mầu nhiệm Thiên Chúa. Và ý nghĩa thứ hai là ý nghĩa thiêng liêng đi liền với biến cố lịch sử, một biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Chúa Thánh Thần là linh hồn của đời sống Kitô hữu trong nhiệm thể duy nhất của Chúa Kitô.

Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống vào ngày lễ Ngũ tuần của người Do thái, 50 ngày sau lễ Vượt qua. Người Do thái mừng lễ Giao ước, nhắc lai giao ước Thiên Chúa đã ký kết với dân Thiên Chúa đã chọn, và mỗi thành phần của dân Chúa chọn cam kết sống trung thành với giao ước này. Chúa Giêsu đến để thiết lập giao ước mới bằng chính Máu của Ngài trên thập giá, và qua việc chọn ngày lễ Ngũ tuần để thực hiện biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống trên các tông đồ, Chúa Giêsu muốn cho các ngài hiểu rằng, từ nay, Giáo Hội được khai sinh và cũng từ Giao ước mới này mỗi tín hữu được mời gọi sống đời sống mới, một cuộc sống làm chứng cho Chúa Kitô.

Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, mỗi người chúng ta được mời gọi dấn thân thực hành và nhớ lại Giao ước mới đã được Chúa Giêsu Kitô thực hiện cho mỗi người chúng ta. Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo Hội, hướng dẫn Giáo Hội trải qua các thời đại vẫn phát triển, vẫn trung thành, mặc dù đôi khi còn những sa ngã, những sai lầm, những tội lỗi làm cho một số người xa lìa Giao ước mới.

Biến cố lịch sử Chúa Thánh Thần Hiện xuống trên các tông đồ không những chỉ có chiều kích thiêng liêng canh tân cá nhân mà thôi, nhưng còn mang chiều kích Giáo Hội nữa. Đó là liên kết mọi kẻ tin Chúa mà lãnh nhận Thánh Thần trong một cộng đoàn, một thân thể, sống liên đới với nhau như bài đọc II nhắc lại cho chúng ta, nhưng đồng thời cũng là một cộng đoàn có tổ chức, có người lãnh đạo, chịu trách nhiệm thừa hành quyền lãnh nhận từ Chúa, như được nhấn mạnh nơi bài Phúc âm: Chúa Giêsu đến ban bình an, đổi mới các tông đồ rồi trao quyền cho họ: “Chúng con hãy nhận lãnh Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì tội người đó được tha, chúng con cầm tội ai thì tội người đó bị cầm buộc”.

Các tông đồ lãnh nhận Chúa Thánh Thần và đồng thời chia sẻ quyền bính tha tội của Chúa, sống bên cạnh Chúa, thực hiện những phép lạ để chứng minh quyền tha tội của Ngài, nên khi nghe lời Chúa phán, các tông đồ hiểu rõ hơn ai hết những lời này có nghĩa gì? Các ngài được biến đổi để trở thành những kẻ tiếp tục sứ mạng của Chúa: “Hãy ra đi rao giảng cho mọi dân nước những gì Thầy đã truyền cho chúng con, dạy họ tuân giữ những gì Thầy truyền và rửa tội cho họ”.

Mỗi thành phần trong Giáo Hội đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, nhưng trong những cấp bậc khác nhau qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức, Bí tích Truyền Chức thánh trở thành thừa tác viên thánh của Chúa. Mỗi người chúng ta đều đã được canh tân, được biến đổi để chu toàn những trách vụ khác nhau nhưng cùng một Thánh Thần.

Ước chi ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống mời gọi mỗi người chúng ta trở về với ơn gọi nguyên thủy của mình, trở về với sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, canh tân đời sống cá nhân và chu toàn sứ mạng trong sự hiệp nhất và hiệp thông với Nhiệm thể Chúa Kitô. Xin Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và hướng dẫn cuộc đời chúng ta, để giúp chúng ta thực hiện thánh ý Chúa một cách trọn vẹn và tốt đẹp hơn.

Veritas Radio

Những ích lợi và quan trọng về việc học ngôn ngữ và văn hóa Việt ở Hải Ngoại

Những quan trọng và ích lợi về việc học ngôn ngữ và văn hóa Việt ở Hải Ngoại

Bài thi học kỳ hai viết về sự quan trọng và những lợi ích trong việc trau dồi học hỏi vể ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam ở Hải Ngoại  của em Anges Vũ học lớp 7.

anges vu

SỰ SỐNG MỚI- HIỆN DIỆN MỚI.

SỰ SỐNG MỚI- HIỆN DIỆN MỚI.

Có lẽ nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: sao trong bài Phúc Âm lễ Thăng Thiên hôm nay, chẳng thấy nói gì đến trời, đến bay lên? Thắc mắc như vậy là hợp lý. Ta vẫn quen gọi hôm nay là lễ Chúa Giêsu lên trời. Và theo quan niệm bình dân, không gian chia làm ba tầng. Tầng dưới đất là âm ty, địa ngục, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta đang sống là dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm ty. Sống lại, Người trở lại mặt đất. Và hôm nay Người được đưa lên trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha.

Đó chỉ là một lối diễn tả bình dân. Thực ra, trời đâu phải là một nơi chốn. Con người có thân xác, bị giới hạn trong không gian, cần một nơi chốn để cư ngụ. Thiên Chúa không bị giới hạn trong không gian thì đâu còn bên tả bên hữu gì nữa.

Vậy, tại sao ta nói Chúa Giêsu lên trời? Lên trời ở đây có ý nghĩa gì?

Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa sống chan hoà yêu thương. Sự sống của Thiên chúa không giống sự sống của cây cỏ. Cũng không giống như sự sống của động vật hay loài người. Đó là sự sống thần linh. Sự sống vượt không gian, vượt thời gian, không còn bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất. Sự sống không còn bị hao hụt, giảm thiểu bởi đau đớn, bệnh tật, đói khát. Đó là sự sống viên mãn tràn đầy. Được tham dự vào sự sống ấy là một hạnh phúc vô song. Đó chính là thiên đường. Lên trời hay lên thiên đàng như vậy không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi sự sống. Đó là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang sự sống vô hạn của Thiên Chúa. Đó là rời bỏ thế giới hữu hạn của loài người để bước vào thế giới vô hạn của Thiên Chúa. Đức Giêsu lên trời có nghĩa là Đức Giêsu về với Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa, sống cuộc sống Thiên Chúa. Lên trời không phải lên theo chiều cao trong không gian vật lý. Nhưng là lên theo cấp độ sự sống, là sống cao hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn.

Chính vì thế, Chúa Giêsu lên trời không phải giã từ thế giới, để đi vào xa vắng mịt mù. Nhưng Người không đi vào một hiện hữu mới để hiện diện mãnh liệt hơn. Không còn bị kềm chế trong không gian, giờ đây Người hiện diện ở khắp mọi nơi. Không còn bị lệ thuộc vào một thân xác, giờ đây Người có thể hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường về với Thiên Chúa. Người ở đó trong bí tích Thánh Thể huyền diệu để nuôi linh hồn ta, để kết hợp với ta, để giúp ta đủ sức mạnh đi hết con đường trần gian khổ. Người ở đó trong những người anh em đồng tâm nhất trí cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Người ở đó trong những anh em bé nhỏ nghèo hèn đang chờ chúng ta mở rộng trái tim, mở rộng vòng tay nhân ái. Người ở đó trong những người hiến thân phục vụ anh em, trong những người hy sinh bản thân mình cho công bình, cho chân lý, cho một thế giới tươi đẹp hơn. Người có mặt trên khắp mọi nơi nẻo đường, trong tất cả mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Người có mặt trong mọi thời gian đúng như Người đã hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu: Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng trời là Thiên đàng, là chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.

Bây giờ chúng ta đã hiểu lên trời không phải là bay bổng lên không gian. Nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, hay là bước vào sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu, lên trời không phải là vắng mặt, là xa vắng nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời.

Chúa Giêsu là người mở đường cho nhân loại. Người tiến về một thế giới sự sống viên mãn, cao cả để cho ta thêm niềm tin tưởng rằng: vận mệnh của Người cũng sẽ là vận mệnh của ta. Ta cũng sẽ được cùng Người bước vào sự sống thần linh vĩnh cửu, miễn là ta đi vào con đường của Người: con đường khiêm nhường phục vụ. Miễn là ta vâng giữ lời Người truyền dạy: Hãy yêu tha nhân như chính bản thân mình.

Lạy Đức Giêsu, xin hãy nâng lòng con lên khao khát những sự trên trời. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Bạn có cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày?

2) Bạn làm cách nào để mọi người cảm thấy Chúa Giêsu đang hiện diện mãnh liệt trong thế giới?

3) Bạn làm gì để xây dựng Nước Trời?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt