Baraba và Đức Giêsu

Baraba và Đức Giêsu

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Văn sĩ Fabran Lagerkvist của Thụy Điển đã đoạt giải Nobel văn chương năm 1966 nhờ quyển tiểu thuyết nổi tiếng có tựa đề là “Baraba”. Baraba là một tên cướp được nhắc đến trong vụ án của Chúa Giêsu. Theo các sách Tin Mừng kể lại: Baraba là một tên cướp khét tiếng đã phạm nhiều tội ác và sa lưới pháp luật. Hằng năm vào những ngày lễ lớn, quan Tổng trấn đại diện cho Đế quốc Rôma tại Palestina có thói quen ân xá cho một tội nhân. Năm đó, Tổng trấn Philatô đã đưa Chúa Giêsu và Baraba ra trước mặt dân chúng và hỏi họ nên tha cho ai. Toàn dân đã la lớn: tha cho Baraba và đóng đinh Chúa Giêsu.

Dựa vào sự kiện lịch sử này, văn sĩ Lagerkvist đã tưởng tượng ra quãng đời còn lại của Baraba. Baraba đã trở nên một con người quyền thế được mọi người biết đến. Baraba có được tất cả, bởi vì chính Chúa Giêsu đã chết thay cho ông. Thế nhưng ông không hề muốn nhắc đến Chúa Giêsu và cũng không muốn biết Ngài là ai.

Lý do khiến văn sĩ Lagerkvist được trao giải Nobel văn chương là vì qua nhân vật Baraba, ông đã họa được chân dung đích thực của con người. Baraba chính là con người được cứu độ nhờ Chúa Giêsu, nhưng vẫn không hiểu lý do tại sao. Con người ngày nay không tin vào Chúa Kitô và nhất là muốn loại bỏ Ngài ra khỏi con người thời đại. Với những tiến bộ vượt bực trong khoa học kỹ thuật, con người chẳng khác nào một thứ Baraba trong tác phẩm của Lagerkvist: con người tưởng mình là Đấng cứu độ của chính mình, con người tưởng mình có thể loại bỏ mọi chiều kích siêu việt của cuộc sống, con người tưởng mình có thể sống mà không cần một Đấng cứu độ nào.

Thưa anh chị em,

Dưới cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là hành động tội ác của những người Do Thái và La Mã cách đây hai ngàn năm. Những người Do Thái đã cuồng tín kêu gào đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá. Các binh sĩ La Mã đã đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài trên thập giá.

Nhưng dưới cái nhìn của người có niềm tin, thì cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm bởi vì một cách nào đó, người có niềm tin cũng cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào việc đóng đinh ấy. Chúng ta tuyên xưng rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, nghĩa là do chính tội lỗi của chúng ta ngày nay, cho dù cách xa hai ngàn năm, vẫn là một chối bỏ, một tiếng reo hò, một sỉ vả hoặc chính là một cái đinh đóng vào thân thể Chúa Giêsu.

Thử hỏi nếu tôi là người đương thời có liên quan đến vụ án Chúa Giêsu, tôi sẽ đứng trong nhóm người nào và với thái độ nào? Phải thú nhận rằng tôi không dễ gì làm được như ông Simon thành Syrênê đã vác thập giá đỡ Chúa Giêsu. Nhưng cũng đừng vội vã quả quyết rằng tôi không thể đứng về phía đám quần chúng đả đảo Chúa, không thể là Phêrô chối Chúa, hoặc là nhóm môn đệ trốn chạy, hay là Philatô lên án người vô tội, hoặc là đám quân lính đánh đòn và đóng đinh Chúa. Trái lại, kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy rõ ràng tôi rất yếu đuối, dễ dàng về phe kẻ mạnh thế, không dám can đảm bênh vực công lý và dễ dàng trung thành với Chúa trên môi miệng cũng như khi mọi sự đều xuôi chảy, nhưng lại phản bội Chúa dễ dàng trong hành động cụ thể và khi gặp nghịch cảnh.

Anh chị em thân mến,

Với Chúa Nhật hôm nay, Tuần Thánh đã bắt đầu. Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua đem lại ơn cứu độ cho loài người. Bề ngoài, cuộc tiến vào thủ đô Giêrusalem giữa tiếng tung hô của đám đông nô nức phất cao càch lá “Hoan hô con Vua Đavít” có vẻ một cuộc toàn thắngvang dội. Thực ra đây là một cuộc mở màn thương khó mỉa mai nhất và có lẽ cũng là giai đoạn bi thương nhất của cuộc thương khó. Bởi vì chúa biết rõ trong niềm phấn khởi chóng qua của dân chúng đã chất chứa một sức phản bội sẽ bùng nổ dữ dội trước mặt Tổng trấn Philatô, trong tiếng kêu gào với những bàn tay nắm chặt đưa lên: “Đả đảo! Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá!”

Rước là đi theo Chúa Giêsu trong vài giờ không phải là một điều khó khăn cho lắm. Đi theo Chuá giữa lúc Ngài được tung hô chúc tụng là điều dễ dàng. Nhưng tiếp tục đi theo Ngài khi Ngài đã bị mọi người bỏ rời và lên án, điều đó khó hơn nhiều. Tin Mừng không thấy nói đến một ai dám lên tiếng bênh vực cho Chúa Giêsu vào lúc đó, mà chỉ thấy lên tiếng đòi phóng thích cho tên đạo tặc Baraba. nếu kitô hữu được định nghĩa là người đi theo Chúa kitô thì chắc chắn chúng ta sẽ có lúc nghiệm thấy nỗi khó khăn khi phải đến nơi mà mình không muốn đến. Con đường bước theo Chúa có lúc vui, lúc buốn. Chúng ta phải có mặt ở trong đám đông hoan hô Chúa khi vào thành và cũng không được vắng mặt khi Ngài hấp hối trên thập giá.

Trong những ngày thánh này, chúng ta hãy tìm thời giờ đọc lại chậm rãi chương 14 và chương 15 của Tin Mừng theo Thánh Marcô. Hãy để cho tâm tình, lời nói và hành động của Chúa Giêsu thấm nhuần và biến đổi chúng ta. Trong cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta bắt gặp rất nhiều tình huống tăm tối của đời thường: vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết. Nhưng trên hết, chúng ta bắt gặp một tình yêu. Tình yêu vô cùng lớn của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và nhân loại. Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau có giá trị cứu độ.

Đừng đọc vội vã, hãy ngừng lại khi Chúa có điều muốn nói với chúng ta, đừng ngắt lời Ngài. Chúng ta có thể thấy mình giống với Giuđa, Phêrô hay Philatô. Chúng ta không ai vô tội trước cái chết của Con Thiên Chúa. Ngài vẫn còn hấp hối cho đến tận thế.

Đừng theo Chúa như một người quay vidéo cho đám tang, bởi lẽ mọi sự Ngài chịu là vì chúng ta và cho chúng ta. Sau khi đã suy niệm lâu dài về cuộc khổ nạn, chúng ta sẽ thấy mình yêu Thánh giá của Chúa hơn, yêu thánh giá của mình hơn và trân trọng thánh giá của người khác hơn.

Đức Thánh Cha viếng thăm Pompei và Scampia, Napoli

Đức Thánh Cha viếng thăm Pompei và Scampia, Napoli

VATICAN. Thứ bẩy 21-3-2015, ĐTC Phanxicô đã dành trọn 10 tiếng đồng đồ để viếng thăm mục vụ tại Đền thánh Đức Mẹ Pompei và tổng giáo phận Napoli, nam Italia.

Chặng dừng đầu tiên là Pompei, Đền thánh Đức Mẹ quan trọng nhất ở miền nam Italia và cũng là một giám hạt do Đức TGM Tommaso Caputo coi sóc, với 25 ngàn tín hữu Công Giáo, thuộc 5 giáo xứ, do 44 LM giáo phận và 6 LM dòng săn sóc và 112 nữ tu. Tiếp đến là Napoli một tổng giáo phận có gần 1 triệu 760 ngàn tín hữu Công Giáo, 287 giáo xứ với hơn 1,500 LM.

Cuộc viếng thăm thu hút sự chú ý nhiều của dư luận, trong số 1 ngàn ký giả đăng ký để theo dõi và tường thuệt có 250 ký giả nước ngoài, đặc biệt là từ Argentina và nhiều nước Âu Châu. Theo ban tổ chức hằng triệu người tham dự các sinh hoạt trong ngày viếng thăm của ĐTC. Cả 68 nữ tu dòng kín cũng được phép ra khỏi đan viện để tham dự thánh lễ và các cuộc gặp gỡ với ngài.

Đến Đền Đức Mẹ Pompei lúc 8 giờ sáng sau 1 giờ bay trực thăng từ Roma, ĐTC kính viếng và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ đang trao chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh và thánh nữ Catarina. Đây là ảnh Đức Mẹ làm phép lạ do cha giải tội Alberto Radente tặng cho chân phước Bartolo Longo vào năm 1875.

ĐTC cầu nguyện trong thinh lặng và đọc kinh một kinh ngắn trước ảnh Đức Mẹ Mân Côi do chính chân phước Bartolo Longo soạn, xin Mẹ cứu giúp các tín hữu đang sống trong lầm than, đang trải qua bao nhiêu con đường oán thù và máu đổ, bao nhiêu tình trạng nghèo cũ và mới, nhất là tội lỗi.

Sau khi chào thăm một số bệnh nhân, người khuyết tật và người nghèo, cùng với các tín hữu khác, ĐTC đã đáp trực thăng đến sân thể thao Scampía vào lúc quá 9 giờ và được ĐHY Crescenzio Sepe, TGM Napoli cùng với các giới chức chính quyền địa phương tiếp đón, và ngài gặp gỡ dân chúng tại Quảng trường thánh Gioan Phaolô 2 vẫn thuộc khu vực Scampía. Chính tại nơi đây 25 năm về trước, Đức Thánh Giáo Hoàng cũng đã đến viếng thăm.

Gặp gỡ dân chúng tại khu vực Scampía

Scampía là khu phố ở mạn cực bắc thành Napoli, rất đông dân cư và là nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Italia: từ 50 tới 75% dân chúng ở tuổi làm việc, với bao nhiêu tệ nạn xã hội từ đó mà ra, nhất là tệ nạn tổ chức bất lương Camora.

Ngỏ lời với gần 10 ngàn người, cùng với các giới chức chính quyền địa phương, đại diện những người di dân, tụ tập tại Quảng trường, ĐTC nhắc đến những vấn đề khó khăn của người dân, nhưng cũng nhấn mạnh đến niềm hy vọng. Ngài nói:

”Hành trình thường nhật tại thành phố này, với những khó khăn và cơ cực và nhiều khi bị thử thách cam go, tạo nên một nền văn hóa sự sống luôn giúp đỡ trỗi dậy sau mỗi sa ngã và làm sao để sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng. Đó chính là hy vọng, anh chị em biết rõ niềm hy vọng này là gia sản quí giá, là ”đòn bẩy của tâm hồn”, nhưng nhiều khi nó cũng phải chịu những cuộc tấn công và cướp bóc. Thực vậy ai tự ý đi theo con đường sự ác, thì cũng là người cướp mất một mảnh hy vọng của mình và của mọi người, của bao nhiêu người lương thiện và cần cù, của danh thơm tiếng tốt và nền kinh tế của thành phố này”.

ĐTC cũng nhắc đến tình trạng bao nhiêu người trẻ ở đây thiếu công ăn việc làm, ”đó là một tiếng kêu mạnh mẽ. Vì thất nghiệp họ bị thiếu mất phẩm giá và có nguy cơ phải chịu mọi thứ bóc lột”. Ngài tố giác toan tính muốn biến khu Scampía này thành vùng đất ”không thuộc một ai”, trong đó mọi giá trị bị gạt bỏ, một vùng đất ở trong tay của cái gọi là ”tiểu tội phạm”. ĐTC mạnh mẽ tố giác nạn bóc lột sức lao động như nô lệ, nạn ”làm đen” làm lậu và nạn tham nhũng tại đây. Tất cả những hành động đó hoàn toàn trái ngược với Kitô giáo. Tín hữu Kitô tham nhũng là người ung thối!

Ngài không quên nhắc nhở giới chính trị hãy dấn thân phục vụ và nói rằng ”chính trị tốt là một việc phục vụ con người, chính trị được thi hành trước tiên nơi bình diện địa phương, nơi là gánh nặng của những gì không được hoàn tất, những chậm trễ và thiếu sót đè nặng trực tiếp trên dân chúng và gây đau khổ nhiều nhất. Chính trị tốt là một trong những biểu hiện cao quí nhất của đức bác ái, của việc phục vụ và tình thương”.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha kêu gọi giáo chức Công Giáo Italia

Đức Thánh Cha kêu gọi giáo chức Công Giáo Italia

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 14-3-2015, dành cho 2 ngàn thành viên Hiệp Hội giáo chức Công Giáo Italia, ĐTC mời gọi họ đặc biệt quan tâm đến các học sinh khó khăn.

Hiệp Hội giáo chức Công Giáo Italia, gọi tắt là UCIIM, được giáo sư Gesualdo Nosengo thành lập cách đây 70 năm (1944) nhắm liên kết các giáo chức trung học Công giáo trong lý tưởng giáo dục.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, sau khi đề cao vai trò của nhà giáo dục, ĐTC nhắc đến giới răn cao trọng nhất là mến Chúa yêu người, và đối với các giáo chức, những người ”thân cận” chính là các học sinh của mình và ngài nói thêm rằng ”Nghĩa vụ của một giáo chức tốt, nhất là giáo chức Kitô, chính là yêu thương với một cường độ mạnh mẽ hơn các học sinh khó khăn nhất, yếu nhất và bị thiệt thòi nhiều nhất. Chúa Giêsu đã nói: 'Nếu các con chỉ yêu những học sinh chăm học, có giáo dục tốt, thì các con có công trạng gì? Bất kỳ giáo chức nào cũng cảm thấy thoải mới với các học sinh ấy'. Tôi xin anh chị em hãy yêu nhiều hơn các học sinh ”khó khăn”, những em không muốn học, những em ở trong hoàn cảnh khó khăn, những em khuyết tật và người nước ngoài, đó thực là một thách đố lớn đối với trường học ngày nay”.

ĐTC cũng nhắn nhủ Hiệp hội các giáo chức Công Giáo dấn thân trong các ”khu vực ngoại ô của học đường”, không thể bỏ mặc những cảnh vực này cho tình trạng bị gạt ra ngoài lề, sự dốt nát và cuộc sống bất lương. Trong một xã hội khó tìm được những điểm tham chiếu, điều cần thiết là ngừơi trẻ phải tìm được nơi học đường một điểm tham chiếu tích cực” (SD 14-3-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tòa Thánh kêu gọi lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh giúp Thánh Địa

Tòa Thánh kêu gọi lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh giúp Thánh Địa

VATICAN. ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, đã gửi thư đến các Giám mục giáo phận trên toàn thế giới, kêu gọi tổ chức lạc quyên vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tới đây (3-4-2015), để giúp đỡ các tín hữu Kitô tại Thánh Địa.

 ĐHY Sandri nhắc lại truyền thống lạc quyên này, theo lời mời gọi của các vị Giáo Hoàng, để hỗ trợ cộng đồng các tín hữu và các nơi của Thánh Địa. Sự hỗ trợ này càng cần thiết trong thời điểm bi thảm hiện nay của toàn vùng Trung Đông.

 Sau khi nhắc đến lời nhắn nhủ nồng nhiệt của Thánh Phaolô Tông Đồ về việc lạc quyên nơi các cộng đồng Kitô tiên khởi để giúp đỡ người nghèo ở Thánh Địa (Xc Rm 15,25-26; Gl 2,10, 1 Cr 16, 2 Cr 8-9), ĐHY Sandri viết:

 ”Như thánh Tông Đồ, cả ĐGH Phanxicô cũng đặc biệt quan tâm đến những đau khổ của bao nhiêu anh chị em ở phần đất ấy của thế giới, đã trở nên thánh thiêng nhờ Máu của Con Chiên, và ”tình hình trong những tháng gần đây trở nên trầm trọng vì các cuộc xung đột xâu xé vùng này […]. Nỗi đau khổ ấy kêu thấu tới Thiên Chúa và kêu gọi sự dấn thân của tất cả chúng ta, trong kinh nguyện và mọi loại sáng kiến” (ĐTC Phanxicô, thư gửi các tín hữu Kitô Trung Đông, 21-12-2014).

 ĐHY Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công Giáo Đông phương nhắc đến thảm trạng hiện nay hàng triệu người phải trốn chạy từ Siria và Irak, nơi tiếng súng đạn vẫn chưa yên và con đường đối thoại và hòa hợp dường như hoàn toàn bị sa lầy, trong khi đó có sự trổi vượt oán thù điên rồ của những kẻ giết người và sự tuyệt vọng vô phương tự vệ của những bị mất tất cả sản nghiệp và bị bứng khỏi phần đất của cha ông họ”. Ngài nhận xét rằng ”nếu các tín hữu Kitô ở Thánh Địa được khuyên nhủ hãy hết sức chống lại mọi cám dỗ bỏ chạy, thì các tín hữu trên thế giới cũng được yêu cầu quan tâm đến số phận của các tín hữu tại Thánh Địa..”

 Và ĐHY Sandri kết luận rằng ”Tôi cầu mong cuộc lạc quyên này được sự đón nhận của tất cả các Giáo phận, để gia tăng sự tham gia trong tình liên đới. Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương phối hợp sự tham gia này để bảo đảm cho Thánh Địa sự nâng đỡ cần thiết đố với những nhu cầu của đời sống bình thường của Giáo Hội và mọi nhu cầu cần thiết khác” (SD 10-3-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Hơn 300,000 người nước ngoài đăng ký dự Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Ba Lan

Hơn 300,000 người nước ngoài đăng ký dự Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Ba Lan

CRACOVIA. Cho đến nay đã có hơn 300 ngàn người từ nước ngoài đăng ký tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ tiến hành tại Cracovia, ở miền nam Ba Lan, vào tháng 7 năm 2016.

Tuyên bố hôm 25-2-2015 với giới báo chí, ĐHY Stanislaw Dziwisz, TGM Cracovia, cho biết trong con số vừa nói có 200 ngàn người từ Italia và 80 ngàn từ Pháp, 16 ngàn từ Đức. Thêm vào đó có hơn 10 ngàn người từ Ucraina, Slovak và Hoa Kỳ.

ĐHY Dziwisz cũng nói rằng ngoại trưởng Ba Lan, Ông Grzegorz Schetyna, cho biết sẽ đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực nhập cảnh (visa) cho các bạn trẻ đến tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 23 tại Cracovia từ 25 đến 31-7-2016.

ĐHY cũng xác nhận lễ khai mạc và cuộc gặp gỡ đầu tiên của ĐTC Phanxicô với các bạn trẻ sẽ diễn ra tại công viên Blonia, rộng 48 hécta, trong khi buổi canh thức và thánh lễ bế mạc sẽ diễn ra tại khu vực Brzegi cácH trung tâm thành phố Cracovia 15 cây số. Khu này rộng 200 hécta, đủ để đón tiếp hơn 1 triệu người tham dự thánh lễ. Tuy nhiên chưa có quyết định chung kết về vấn đề này.

Đây là lần thứ hai Ba Lan đón tiếp Ngày Quốc Tế giới trẻ. Lần đầu vào năm 1991 tại Tổng giáo phận Czestochowa, nơi có Đền thánh Đức Mẹ Đen, Nữ Vương Ba Lan.

Ngày Quốc Tế giới trẻ, cấp hoàn vũ, liền trước đây, được cử hành tại thành phố Rio de Janeiro hồi tháng 7-2014 với sự tham dự của 3 triệu 700 ngàn bạn trẻ cùng với ĐTC Phanxicô (KNA 26-2-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha cổ võ tông đồ giáo dân tại thành thị

Đức Thánh Cha cổ võ tông đồ giáo dân tại thành thị

VATICAN. ĐTC cổ võ việc huấn giáo dân để họ có thể dấn thân làm tông đồ trong môi trường thành thị.

Đây là nội dung bài huấn dụ của ngài trong buổi tiếp kiến thứ bẩy 7-2-2015, dành cho các HY, GM, LM và gido aân tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, tiến hành tại Roma từ ngày 5 đến 7-2-2015 về chủ đề ”Gặp gỡ Thiên Chúa giữa lòng thành thị. Những cảnh loan báo Tin Mừng trong Ngàn năm thứ ba”.

Trong số các tham dự viên có 14 HY và GM, cùng với 20 giáo dân nam nữ thành viên của Hội đồng.

Tại buổi tiếp kiến, ĐTC kêu gọi đừng có thái độ bi quan và chủ bại đứng trước tình trạng trong các thành phố người ta sống vội vã và đãng trí, trái lại cần có cái nhìn đức tin về thành thị, một cái nhìn chiêm niệm, ”khám phá Thiên Chúa đang ở trong các gia cư, trên các đường phố, nơi các quảng trường” (E. Gaudium 71)… ”Nhất là các tín hữu giáo dân được kêu gọi đi ra ngoài mà không sợ sệt, để gặp gỡ con người thành thị, trong các hoạt động thường nhật của họ, trong công việc của họ – cá nhân cũng như gia đình, – cùng với giáo xứ hoặc trong các phong trào Giáo Hội mà họ tham gia: trong các môi trường ấy giáo dân có thể phá vỡ bức tường của sự vô danh và dửng dưng, thường thấy trong các thành thị. Vấn đề ở đây là tìm được can đảm, đi bước đầu xích lại gần người khác, để trở thành tông đồ trong khu phố của mình”.

ĐTC nói thêm rằng ”Khi trở thành những người hân hoan loan báo Tin Mừng cho đồng bào của mình, các tín hữu giáo dân khám phá rằng có nhiều tâm hồn mà Chúa Thánh Linh đã chuẩn bị đón nhận chứng tá của họ, sự gần gũi và quan tâm của họ. Trong thành thị thường có một môi trường tông đồ rất phong phú, vượt quá mức tưởng tượng của chúng ta. Vì thế, điều quan trọng là chăm sóc việc huấn luyện giáo dân: giáo dục giúp họ có cái nhìn đức tin, đầy hy vọng, biết nhìn thành thị với đôi mắt của Thiên Chúa, khuyến khích họ sống Tin Mừng, vì biết rằng mỗi cuộc sống theo tinh thần Kitô luôn có một ảnh hưởng lớn trong xã hội. Đồng thời cần nuôi dưỡng nơi giáo dân ước muốn làm chứng ta, để có thể trao tặng những người khác trong tình yêu thương hồng ân đức tin đã nhận lãnh, với lòng quí mến tháp tùng những anh chị em đang chập chững trong đời sống đức tin. Nói tóm lại, giáo dân được mời gọi nắm giữ vai chính trong Giáo Hội với tinh thần khiêm tốn và trở thành men đời sống Kitô cho toàn thể thành thị” (SD 7-2-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Con Người Đến Để Phục Vụ

Con Người Đến Để Phục Vụ

Ở đời người ta thường đua nhau tìm kiếm danh vọng và quyền lực. Danh vọng càng cao, quyền lực càng mạnh, càng có lắm kẻ hầu người hạ, càng có tiền chất kho, chất lẫm. Vì tìm kiếm danh vọng và quyền lực, người ta sẵn sàng đối kháng với nhau, loại trừ lẫn nhau. Người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau để leo lên đỉnh vinh quang. Vì danh vọng, quyền lực người ta sẵn sàng lao vào những cuộc chiến bất khoan dung. Lịch sử đã từng chứng mình điều đó. Hitler đã từng đẩy cả thế giới vào chiến tranh loạn lạc chỉ vì tìm kiếm quyền bính của ông. Polpot đã từng xây dựng quyền bính mình trên hàng triệu mạng người. Thực vậy, quyền lực làm cho nhân loại chia rẽ lẫn nhau. Quyền lực làm cho tình người tan rã. Quyền lực là nguyên nhân cho những đố kỵ, ghen tương và thù hận. Cho dù quyền lực làm cho nhân loại khổ đau nhưng người ta vẫn lao vào tranh giành lẫn nhau. Vì dầu sao đi nữa, quyền lực vẫn đem về cho họ rất nhiều mối lợi cả tinh thần lẫn vật chất.

Năm 1986, sau 20 năm cầm quyền tổng thống Philippines, ông Ferdinand Marcos đã trở về vui thú điền viên với gia tài kếch xù trị giá trên 10 tỷ mỹ kim. Đặc biệt là vợ ông chiếm hữu một lâu đài sang trọng với biết bao đồ vật quý giá như: 3,000 đôi giầy đủ màu đủ kiểu còn mới tinh, 100 chiếc ví da hạng sang đắt tiền, hoá đơn một chiếc áo dạ vũ trị giá 107,000 mỹ kim. Ở Việt Nam ngày nay cũng không thiếu những quan gia có những đồn điền cao su thì mênh mông, có những đồng ruộng thì vô tận, có tài khoản thì bao la và nhà cửa thì vào bậc sang trong nguy nga. Xem ra quyền lực không chỉ mang lại cho con người uy quyền mà còn mang lại cho họ vinh hoa phú quý ở đời này, khiến họ trở thành một giai cấp thượng lưu hơn hẳn đám dân đen thấp cổ bé miệng.

Chúa Giêsu đến để nối kết tình nhân loại. Ngài không tìm quyền bính và danh vọng. Ngài không chạy theo những toan tính vụ lợi cho bản thân. Ngài đển để phục vụ và hiến dâng mạng sống cho người mình yêu được sống và sống dồi dào. Chính đời sống khiêm nhu xoá bỏ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, Ngài đã sống một cuộc đời phục vụ tha nhân một cách không mệt mỏi. Ngài đã phục vụ mọi người bất luận sang hèn, bất luận già trẻ. Ngài đã từng quỳ gối rửa chân cho các môn đệ. Ngài còn rửa chân cho cả Giu-đa kẻ sẽ bán ngài với giá 30 đồng bạc. Ngài đã sống một cuộc đời nghèo khó đến độ "sinh vô gia cư – chết vô địa táng".

Vâng, Chúa Giêsu, Ngài đã thi hành quyền bính của mình là đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Đối tượng được Ngài phục vụ là các bệnh nhân, là những người nam, người nữ đang bị thần ô uế thống trị, là những con người nghèo khổ, bất hạnh đang bị bỏ rơi bởi đời sống thiếu vắng tình người của đồng loại. Tình thương đó đã được thể hiện trên người bệnh nhân bị thần ô uế thâm nhập mà đoạn tin mừng thánh Marco tường thuật lại. Ma quỷ cũng nhìn nhận quyền bính của Ngài nên đã thốt lên: "Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Người đồng hương cũng nhìn nhận Ngài có đầy uy quyền trên môi miệng và nhân cách của Ngài. Họ đã khâm phục ngài vì "giáo lý thì mới mẻ, và người dạy lại có uy quyền".

Người Kitô hữu cũng được tham dự vào vương quyền của Chúa Giêsu qua bí tích Rửa tội. Người Kitô hữu cũng được mời gọi dùng tình yêu để hoán cải lòng người, để hàn gắn những hố sâu ngăn cách của giầu nghèo, của địa vị sang hèn. Dùng tình yêu để phục vụ anh em, để dấn thân quên mình vì hạnh phúc của tha nhân. Sự hiện diện của người Kitô hữu phải là những ngọn nến sáng chịu hao mòn để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc đời. Người Kitô hữu phải là những hạt lúa chịu nghiền nát để dâng hiến cho đời những hương thơm của phục vụ, của bác ái và vị tha. Người Kitô hữu được mời gọi theo gương Thầy Giêsu biết dùng quyền để phục vụ, biết dùng tình yêu để hàn gắn những thương đau của chia rẽ và hận thù, biết lấy đức ái để sống vì lợi ích của tha nhân.

Nguyện xin Chúa Giêsu là Đấng đến để phục vụ, ban cho chúng ta tinh thần xả kỷ hy sinh, biết sống cho tha nhân và vì tha nhân hơn là vun quén cho bản thân. Nguyện xin Chúa là Đấng đến để chữa lành tâm hồn và thể xác con người, xin cũng chữa lành tâm hồn chúng ta khỏi những ràng buộc của tội lỗi, của đam mê nhục dục để biết sống cao đẹp giữa mọi người. Amen.

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

ĐTC Phanxicô kêu gọi tha thiết cầu nguyện và dấn thân cho sự hiệp nhất các kitô hữu

ĐTC Phanxicô kêu gọi tha thiết cầu nguyện và dấn thân cho sự hiệp nhất các kitô hữu

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật hôm qua tại công trường thánh Phêrô ĐTC Phanxicô đã khích lệ mọi người tiếp tục cầu nguyện và dấn thân cho sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các Kitô hữu.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm thánh Marcô kể lại biến cố Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng sau khi Gioan Tẩy Giả bị bắt. Chính trong lúc tiếng nói ngôn sứ của Gioan Tẩy Giả bị vua Hêrốt dập tắt, Chúa Giêsu bắt đầu rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường quê hương của Ngài để đem Tin Mừng của Thiên Chúa đến cho mọi người. Việc loan báo của Chúa Giêsu cũng giống như việc loan báo của thánh Gioan Tẩy Giả chỉ khác một điều là Chúa Giêsu không chỉ cho thấy một đấng khác phải tới nữa, bởi vì chính Ngài là sự thành toàn của các lời hứa, chính Ngài là Tin Mừng cần tin, tiếp nhận và thông truyền cho các người nam nữ thuộc mọi thời đại, để họ cũng tín thác cuộc sống cho Ngài. ĐTC nói:

Chính Chúa Giêsu là hiện thân Lời hằng sống và hoạt dộng trong lịch sử: ai lắng nghe Ngài và theo Ngài là bước vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu là sự thành toàn các lời hứa của Thiên Chúa, bởi vì Ngài là Đấng trao ban cho con người Chúa Thánh Thần, nước hằng sống giải khát con tim bất an của chúng ta, khát sự sống, tình yêu, sự tự do, hòa bình: khát Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta cảm thấy hay đã cảm thấy con tim mình khát! Chính Chúa Giêsu đã vén mở cho người đàn bà xứ Samaria biết điều dó khi gặp bà bên bờ giếng Giacóp và nói với bà: “Xin cho tôi uống” (Ga 4,7). Chính các lời Chúa Giêsu nói với người đàn bà xứ Samaria đã là đề tài của Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu kitô, kết thúc hôm nay. Chiều nay cùng với tín hữu giáo phận Roma và đại diện các Giáo Hội và cộng đoàn giáo hội khác nhau chúng ta sẽ tụ tập nhau trong Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành dể cùng nhau tha thiết cầu xin Chúa để Ngài củng cố nỗ lực của chúng ta cho sự hiệp nhất tất cả những người tin nơi Chúa Kitô. Thật là điều xấu, khi các kitô hữu chia rẽ nhau! Chúa Giêsu muốn chúng ta hiệp nhất: là một thân thể. Các tội lỗi của chúng ta, lịch sử, đã chia rẽ chúng ta, vì thế chúng ta phải cầu nguyện biết bao nhiêu để chính Chúa Thánh Thần tái hiệp nhất chúng ta.

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Khi làm người Thiên Chúa đã lấy cái khát của chúng ta làm cái khát của Người, không phải chỉ khát nước vật chất, mà nhất là cái khát của một cuộc sống tràn đầy, tự do khỏi nô lệ sự dữ và cái chết. Đồng thời, với việc nhập thể Thiên Chúa đã đặt để cái khát đó trong trái tim một người là Đức Giêsu thành Nagiarét. Thiên Chúa khao khát chúng ta, khao khát trái tim của chúng ta, tình yêu của chúng ta và đã đặt sự khát khao đó trong trái tim của Chúa Giêsu. Như vậy, trong con tim của Chúa Kitô cái khát của Thiên Chúa và cái khát của con người gặp nhau. Và ước mong hiệp nhất các môn đệ Ngài thuộc cái khát này. Chúng ta thấy nó được diễn tả trong lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: “Để tất cả nên một” (Ga 17,21). Điều Chúa Giêsu muốn là sự hiệp nhất của tất cả. Ma qủy, chúng ta biết đấy, là cha của các chia rẽ, là một kẻ luôn luôn chia rẽ, luôn luôn gây chiến tranh, làm đau khổ biết bao. Rồi ĐTC cầu mong như sau:

Ước chi cái khát này của Chúa Giêsu cũng luôn luôn trở thành cái khát của chúng ta!Vì thế chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và dấn thấn cho sự hiệp nhất trọn vẹn của các môn đệ Chúa Kitô, trong niềm xác tín rằng chính Chúa ở bên cạnh chúng ta và nâng đỡ chúng ta với sức mạnh của Thần Khí Ngài để cho mục đích đó mau tới gần. Chúng ta hãy phó thác lời cầu này cho sự bầu cử hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội, để Mẹ hiệp nhất tất cả như một bà mẹ tốt lành.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin ĐTC đã kêu gọi hòa bình cho Ucraina. ĐTC nói lo lắng theo dõi các vụ xung đột gia tăng tại miền Đông Ucraina tiếp tục gây ra biết bao nhiêu nạn nhân giữa các thường dân. Trong khi tôi bảo đảm lời cầu nguyện của tôi cho những ai đau khổ, tôi tái kêu gọi các nỗ lực đối thoại để chấm dứt mọi thù nghịch.

Chúa Nhật hôm qua cũng là Ngày quốc tế người phong cùi. ĐTC bày tỏ sự gần gũi với tất cả nhũng người đau khổ vì căn bệnh này, cũng như tất cả những người săn sóc họ và những người hoạt động để loại trừ các lý do lây bệnh, là các điều kiện sống không xứng dáng với con người. Ngài mời gọi dấn thân liên đới với các anh chị em ấy.

ĐTC đã chào cộng đoàn Phi tại Roma. Ngài nói dân tộc Phi thật tuyệt vời vì đức tin mạnh mẽ và tươi vui của họ. Ngài xin Chúa luôn nâng đỡ họ cả khi họ sống xa quê hương. ĐTC nói: Xin cám ơn chứng tá của anh chị em và tất cả những điều thiện ích anh chị em làm tại đây, bỏi vì anh chị em gieo vãi đức tin nơi chúng tôi, anh chị em làm chứng tốt đẹp cho đức tin. Xin cám ơn nhiều lắm.

Trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật hôm qua cũng có sự tham dự của 3.000 trẻ em Công Giáo Tiến Hành Roma cùng với cha mẹ, thầy cô và bạn bè các em thuộc các trường học Roma. Mọi người đã tụ tập nhau trước Lâu Đài Thiên Thần rồi tuần hành dọc đại lộ Hòa Giải với băng rôn để tiến về công trường thánh Phêrô, nơi có ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, đợi để đã ban phép lành cho các em. Năm nay đoàn xe hòa bình có khẩu hiệu “Hòa Bình là Giải Pháp”. Hai em bé một gái một trai là Sara và Matteo đã nhân danh Hiệp hội gửi sứ điệp đến ĐTC, rồi các em đã thả chim bồ câu và bong bóng hòa bình lên trời. Đoàn xe hòa bình ủng hộ chương trình “Hãy ban sự sống cho hòa bình” do Công Giáo Tiến Hành toàn quốc phát động nhằm quyên góp cho chiến dịch cung cấp các may bơm nước gọi là “Volanta” cho các vùng bên Burkina Faso gặp hạn hán.

Sara nói: ĐTC Phanxicô rất thân mến, hôm nay chúng con cùng cha mẹ, thầy cô và bạn bè đến đây để bầy tỏ ước muốn hòa bình, vì trong các thời gian qua thế giới rất cần có hòa bình trong niềm vui của Chúa, cần được hạnh phúc và tươi cười. Năm nay chúng con đang khám phá ra rằng các đức tính duy nhất và độc đáo của chúng con là các dụng cụ quan trọng cần sủ dụng để xây dựng hòa bình. Vì thế lộ trình mà chúng con theo năm nay được lồng khung trong phòng thí nghiệm của các nhá khám phá, trong đó có rất nhiều dụng cụ dấu ẩn các chế tạo mới. Khi một dụng cụ bị sử dụng sai và với ý xấu sẽ đem lại các hậu quả sai lạc. Vì thế chúng con cần có người dậy chúng con dùng chúng đúng đắn. Nhờ cha mẹ, các thầy cô và các lời đạy dỗ khôn ngoan cùa ĐTC, và nhất là nhờ Lời Chúa, chúng con có thể và muốn làm cho chương trình của một nền hòa bình khởi sự từ cuộc sống thường ngày, được làm bởi các điều bé nhỏ nhưng rất quan trọng. Chúng con tất cả là một toán nhà khoa học dấn thân trong một phòng thí nghiệm vĩ đại là thế giới. Chỉ khi biết làm việc với nhau một cách đúng đắn, chúng con mới có thể đưa tới đích các chương trình hòa bình của chúng con và khiến cho chương trình đại đồng mà Chúa đã nghĩ ra cho chúng con trở thành cụ thể. Một trong những sáng chế đặc biệt đó là máy bơm nưóc Volanta mà chúng con đang quyên góp tiền để thực hiện bên Burkina Faso, cho phép nhiều làng trong vùng Sahel có nước lấy từ lòng đất lên để tưới gội các cánh đồng. Chúng con thích chương trình này lắm, vì nó giúp nhiều người dân sống trong vùng có cuộc sống xứng với nhân phẩm hơn. Sẽ là một con chim bồ câu hòa bình hơi đặc biệt đem lên cao biết bao nhiêu sứ điệp hòa bình, với niềm hy vọng nó tới với mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, quốc tịch, chủng tộc hay tôn giáo. Chúng con tin thật rằng Hòa bình chỉ có thể hiện hữu, nếu tất cả chúng ta nhận nhau là anh chị em. Chỉ như thế các xung đột mới có thể chấm dứt. Thưa ĐTC chúng con cầu nguyện cho ĐTC và với ĐTC. Với sự trợ giúp của Chúa chúng con xin ĐTC đem sứ điệp Hoà Bình này tới hết mọi người. Thưa ĐTC chúng con yêu ĐTC nhiều lắm.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC Phanxicô kêu gọi tha thiết cầu nguyện và dấn thân cho sự hiệp nhất các Kitô hữu

ĐTC Phanxicô kêu gọi tha thiết cầu nguyện và dấn thân cho sự hiệp nhất các Kitô hữu

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật hôm qua tại công trường thánh Phêrô ĐTC Phanxicô đã khích lệ mọi người tiếp tục cầu nguyện và dấn thân cho sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các Kitô hữu.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm thánh Marcô kể lại biến cố Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng sau khi Gioan Tẩy Giả bị bắt. Chính trong lúc tiếng nói ngôn sứ của Gioan Tẩy Giả bị vua Hêrốt dập tắt, Chúa Giêsu bắt đầu rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường quê hương của Ngài để đem Tin Mừng của Thiên Chúa đến cho mọi người. Việc loan báo của Chúa Giêsu cũng giống như việc loan báo của thánh Gioan Tẩy Giả chỉ khác một điều là Chúa Giêsu không chỉ cho thấy một đấng khác phải tới nữa, bởi vì chính Ngài là sự thành toàn của các lời hứa, chính Ngài là Tin Mừng cần tin, tiếp nhận và thông truyền cho các người nam nữ thuộc mọi thời đại, để họ cũng tín thác cuộc sống cho Ngài. ĐTC nói:

Chính Chúa Giêsu là hiện thân Lời hằng sống và hoạt dộng trong lịch sử: ai lắng nghe Ngài và theo Ngài là bước vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu là sự thành toàn các lời hứa của Thiên Chúa, bởi vì Ngài là Đấng trao ban cho con người Chúa Thánh Thần, nước hằng sống giải khát con tim bất an của chúng ta, khát sự sống, tình yêu, sự tự do, hòa bình: khát Thiên Chúa. Biết bao lần chúng ta cảm thấy hay đã cảm thấy con tim mình khát! Chính Chúa Giêsu đã vén mở cho người đàn bà xứ Samaria biết điều dó khi gặp bà bên bờ giếng Giacóp và nói với bà: “Xin cho tôi uống” (Ga 4,7). Chính các lời Chúa Giêsu nói với người đàn bà xứ Samaria đã là đề tài của Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu kitô, kết thúc hôm nay. Chiều nay cùng với tín hữu giáo phận Roma và đại diện các Giáo Hội và cộng đoàn giáo hội khác nhau chúng ta sẽ tụ tập nhau trong Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành dể cùng nhau tha thiết cầu xin Chúa để Ngài củng cố nỗ lực của chúng ta cho sự hiệp nhất tất cả những người tin nơi Chúa Kitô. Thật là điều xấu, khi các kitô hữu chia rẽ nhau! Chúa Giêsu muốn chúng ta hiệp nhất: là một thân thể. Các tội lỗi của chúng ta, lịch sử, đã chia rẽ chúng ta, vì thế chúng ta phải cầu nguyện biết bao nhiêu để chính Chúa Thánh Thần tái hiệp nhất chúng ta.

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Khi làm người Thiên Chúa đã lấy cái khát của chúng ta làm cái khát của Người, không phải chỉ khát nước vật chất, mà nhất là cái khát của một cuộc sống tràn đầy, tự do khỏi nô lệ sự dữ và cái chết. Đồng thời, với việc nhập thể Thiên Chúa đã đặt để cái khát đó trong trái tim một người là Đức Giêsu thành Nagiarét. Thiên Chúa khao khát chúng ta, khao khát trái tim của chúng ta, tình yêu của chúng ta và đã đặt sự khát khao đó trong trái tim của Chúa Giêsu. Như vậy, trong con tim của Chúa Kitô cái khát của Thiên Chúa và cái khát của con người gặp nhau. Và ước mong hiệp nhất các môn đệ Ngài thuộc cái khát này. Chúng ta thấy nó được diễn tả trong lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: “Để tất cả nên một” (Ga 17,21). Điều Chúa Giêsu muốn là sự hiệp nhất của tất cả. Ma qủy, chúng ta biết đấy, là cha của các chia rẽ, là một kẻ luôn luôn chia rẽ, luôn luôn gây chiến tranh, làm đau khổ biết bao. Rồi ĐTC cầu mong như sau:

Ước chi cái khát này của Chúa Giêsu cũng luôn luôn trở thành cái khát của chúng ta!Vì thế chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và dấn thấn cho sự hiệp nhất trọn vẹn của các môn đệ Chúa Kitô, trong niềm xác tín rằng chính Chúa ở bên cạnh chúng ta và nâng đỡ chúng ta với sức mạnh của Thần Khí Ngài để cho mục đích đó mau tới gần. Chúng ta hãy phó thác lời cầu này cho sự bầu cử hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội, để Mẹ hiệp nhất tất cả như một bà mẹ tốt lành.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin ĐTC đã kêu gọi hòa bình cho Ucraina. ĐTC nói lo lắng theo dõi các vụ xung đột gia tăng tại miền Đông Ucraina tiếp tục gây ra biết bao nhiêu nạn nhân giữa các thường dân. Trong khi tôi bảo đảm lời cầu nguyện của tôi cho những ai đau khổ, tôi tái kêu gọi các nỗ lực đối thoại để chấm dứt mọi thù nghịch.

Chúa Nhật hôm qua cũng là Ngày quốc tế người phong cùi. ĐTC bày tỏ sự gần gũi với tất cả nhũng người đau khổ vì căn bệnh này, cũng như tất cả những người săn sóc họ và những người hoạt động để loại trừ các lý do lây bệnh, là các điều kiện sống không xứng dáng với con người. Ngài mời gọi dấn thân liên đới với các anh chị em ấy.

ĐTC đã chào cộng đoàn Phi tại Roma. Ngài nói dân tộc Phi thật tuyệt vời vì đức tin mạnh mẽ và tươi vui của họ. Ngài xin Chúa luôn nâng đỡ họ cả khi họ sống xa quê hương. ĐTC nói: Xin cám ơn chứng tá của anh chị em và tất cả những điều thiện ích anh chị em làm tại đây, bỏi vì anh chị em gieo vãi đức tin nơi chúng tôi, anh chị em làm chứng tốt đẹp cho đức tin. Xin cám ơn nhiều lắm.

Trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật hôm qua cũng có sự tham dự của 3,000 trẻ em Công Giáo Tiến Hành Roma cùng với cha mẹ, thầy cô và bạn bè các em thuộc các trường học Roma. Mọi người đã tụ tập nhau trước Lâu Đài Thiên Thần rồi tuần hành dọc đại lộ Hòa Giải với băng rôn để tiến về công trường thánh Phêrô, nơi có ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, đợi để đã ban phép lành cho các em. Năm nay đoàn xe hòa bình có khẩu hiệu “Hòa Bình là Giải Pháp”. Hai em bé một gái một trai là Sara và Matteo đã nhân danh Hiệp hội gửi sứ điệp đến ĐTC, rồi các em đã thả chim bồ câu và bong bóng hòa bình lên trời. Đoàn xe hòa bình ủng hộ chương trình “Hãy ban sự sống cho hòa bình” do Công Giáo Tiến Hành toàn quốc phát động nhằm quyên góp cho chiến dịch cung cấp các may bơm nước gọi là “Volanta” cho các vùng bên Burkina Faso gặp hạn hán.

Sara nói: ĐTC Phanxicô rất thân mến, hôm nay chúng con cùng cha mẹ, thầy cô và bạn bè đến đây để bầy tỏ ước muốn hòa bình, vì trong các thời gian qua thế giới rất cần có hòa bình trong niềm vui của Chúa, cần được hạnh phúc và tươi cười. Năm nay chúng con đang khám phá ra rằng các đức tính duy nhất và độc đáo của chúng con là các dụng cụ quan trọng cần sủ dụng để xây dựng hòa bình. Vì thế lộ trình mà chúng con theo năm nay được lồng khung trong phòng thí nghiệm của các nhá khám phá, trong đó có rất nhiều dụng cụ dấu ẩn các chế tạo mới. Khi một dụng cụ bị sử dụng sai và với ý xấu sẽ đem lại các hậu quả sai lạc. Vì thế chúng con cần có người dậy chúng con dùng chúng đúng đắn. Nhờ cha mẹ, các thầy cô và các lời đạy dỗ khôn ngoan cùa ĐTC, và nhất là nhờ Lời Chúa, chúng con có thể và muốn làm cho chương trình của một nền hòa bình khởi sự từ cuộc sống thường ngày, được làm bởi các điều bé nhỏ nhưng rất quan trọng. Chúng con tất cả là một toán nhà khoa học dấn thân trong một phòng thí nghiệm vĩ đại là thế giới. Chỉ khi biết làm việc với nhau một cách đúng đắn, chúng con mới có thể đưa tới đích các chương trình hòa bình của chúng con và khiến cho chương trình đại đồng mà Chúa đã nghĩ ra cho chúng con trở thành cụ thể. Một trong những sáng chế đặc biệt đó là máy bơm nưóc Volanta mà chúng con đang quyên góp tiền để thực hiện bên Burkina Faso, cho phép nhiều làng trong vùng Sahel có nước lấy từ lòng đất lên để tưới gội các cánh đồng. Chúng con thích chương trình này lắm, vì nó giúp nhiều người dân sống trong vùng có cuộc sống xứng với nhân phẩm hơn. Sẽ là một con chim bồ câu hòa bình hơi đặc biệt đem lên cao biết bao nhiêu sứ điệp hòa bình, với niềm hy vọng nó tới với mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, quốc tịch, chủng tộc hay tôn giáo. Chúng con tin thật rằng Hòa bình chỉ có thể hiện hữu, nếu tất cả chúng ta nhận nhau là anh chị em. Chỉ như thế các xung đột mới có thể chấm dứt. Thưa ĐTC chúng con cầu nguyện cho ĐTC và với ĐTC. Với sự trợ giúp của Chúa chúng con xin ĐTC đem sứ điệp Hoà Bình này tới hết mọi người. Thưa ĐTC chúng con yêu ĐTC nhiều lắm.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha khích lệ các nhà truyền giáo

Đức Thánh Cha khích lệ các nhà truyền giáo

VATICAN. ĐTC Phanxicô khích lệ các nhà truyền giáo Italia hăng say tiếp tục sứ mạng ra đi, mang Tin Mừng hy vọng cho các dân tộc.

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-11-2014, dành cho 700 tham dự viên Hội nghị toàn quốc Italia lần thứ 4 về truyền giáo, nhóm tại Roma về đề tài ”Hãy trỗi dậy, đến Ninive thành phố lớn nơi Tin Mừng được gặp gỡ”. Trong số các tham dự viên có nhiều vị thừa sai Italia hoạt động ở nước ngoài.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC ca ngợi Giáo Hội tại Italia có nhiều LM và giáo dân thuộc diện Fidei donum (Hồng ân đức tin), tự nguyện ra đi tới những vùng ngoại ô của thế giới, nơi những người nghèo và người xa lạ với Giáo Hội, để xây dựng Hội Thánh tại đó. Ngài nói: ”Đây là một hồng ân cho Giáo Hội hoàn vũ và các dân tộc. Tôi nhắn nhủ anh chị em đừng để bị tước đoạt mất niềm hy vọng và ước mơ thay đổi thế giới nhờ Tin Mừng, nhờ men Phúc Âm, bắt đầu từ các khu ngoại ô của con người và cuộc sống”.

ĐTC cũng giải thích lời mời gọi ”hãy ra ngoài” mà ngài thường nói. ”Ra ngoài có nghĩa là vượt thắng cám dỗ nói về mình, giữa chúng ta, mà quên bao nhiêu người đang mong đợi chúng ta một lời từ bi, an ủi, hy vọng. Tin Mừng của Chúa Giêsu được thể hiện trong lịch sử. Chính Chúa Giêsu là một người ngoại ô, thuộc miền Galilea xa cách các trung tâm quyền lực của Đế quốc Roma và xa Jerusalem. Chúa đã gặp gỡ những người nghèo, các bệnh nhân, những người bị quỉ ám, kẻ tội lỗi, các phụ nữ mại dâm, ngài tập họp một số nhỏ các môn đệ và vài phụ nữ quanh mình, họ lắng nghe và giúp đỡ ngài. Lời của Chúa chính là khởi đầu một khúc quanh trong lịch sử, khởi đầu một cuộc cách mạng tinh thần và nhân bản, là tin mừng về một vị Chúa tể chịu chết và sống lại cho chúng ta”. (SD 22-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

Các vị Sứ Thần Tòa Thánh ở Trung Đông nhóm họp tại Vatican

Các vị Sứ Thần Tòa Thánh ở Trung Đông nhóm họp tại Vatican

VATICAN. Trong những ngày từ 2 đến 4-10-2014, các vị Sứ Thần Tòa Thánh tại Trung Đông nhóm họp tại Vatican với các vị lãnh đạo liên hệ tại Tòa Thánh.

Ngoài các vị Sứ Thần tại Ai Cập, Israel, Jerusalem, Palestine, Giordani, Iraq, Iran, Liban, Syria và Thổ nhĩ kỳ còn có ba vị Đại diện Tòa Thánh tại LHQ ở New York, Genève, và Liên hiệp Âu Châu.

Từ phía các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh, đó ĐHY Quốc vụ khanh và 2 vị TGM phụ tá, ĐHY Tổng trưởng Bộ truyền giáo, Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Hiệp nhất các tín hữu Kitô, Công lý và Hòa bình, di dân và Cor Unum.

Thông cáo của cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh công bố trưa ngày 2-4-2014, cho biết cuộc gặp gỡ diễn ra tại Phủ Quốc Vụ khanh Tòa Thánh và có đề tài chính là ”Sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Trung Đông”.

”Cuộc họp là một biểu hiện sự gần gũi và quan tâm của ĐTC đối với vấn đề quan trọng này. Chính ngài đã muốn dẫn nhập khóa họp, ngài cám ơn các tham dự viên đến cầu nguyện và cùng nhau suy tư về những gì cần làm để đáp ứng tình trạng bi thảm các tín hữu Kitô Trung Đông và các tôn giáo và chủng tộc thiểu số đang phải chịu vì bạo lực lan tràn trong toàn vùng. Với những lời rất cảm động, ĐTC đã biểu lộ sự lo âu của ngài về tình hình chiến tranh đang trải qua tại bao nhiêu nơi và hiện tượng khủng bố, coi rẻ sinh mạng con người. Ngài cũng nhắc đến vấn đề buôn bán võ khí là căn cội của bao nhiêu vấn đề, cũng như thảm trạng nhân đạo của nhiều người buộc lòng phải bỏ xứ sở ra đi. ĐTC tái khẳng định tầm quan trọng của lời cầu nguyện và cầu mong có những sáng kiến và hành động ở mọi cấp độ, để bày tỏ tình liên đới của toàn thể Giáo Hội đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông, và làm sao để cộng đồng quốc tế cũng như mọi người thiện chí can dự vào, để đáp ứng các nhu cầu của rất nhiều người đang chịu đau khổ trong Vùng.

Tiếp đến, ĐHY Parolin Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã trình bày ý nghĩa và mục đích của khóa họp. ĐHY Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương đã tường trình tổng quát về tình hình các tín hữu Kitô ở Trung Đông, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề và khơi lên một cuộc đối thoại sinh động với các tham dự viên.

Sau đó, các vị Đại diện Tòa Thánh ở Siria và Irak đã thông báo về tình trạng các tín hữu Kitô tại các nước liên hệ. ĐHY Sarah Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) trình bày về vai trò của Giáo Hội trước cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông. Rồi các tham dự viên trao đổi và kết thúc phiên họp ban sáng.

Bàn chiều có bài tường trình của ĐHY Tauran Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn nói về các viễn tượng đối thoại liên tôn với Hồi giáo và những thách đố đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông. ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, tường trình về cuộc viếng thăm mới đây cảu ngài tại Irak trong tư cách là Đặc Sứ của ĐTC.

Sau khi đối thoại, các tham dự viên nguyện kinh chiều và kết thúc ngày họp đầu tiên. (SD 2-10-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tiếp kiến 2 ngàn tham dự viên cuộc gặp gỡ về dự án Mục Vụ ”Niềm vui Phúc Âm”

Đức Thánh Cha tiếp kiến 2 ngàn tham dự viên cuộc gặp gỡ về dự án Mục Vụ ”Niềm vui Phúc Âm”

VATICAN. Chiều ngày 19-9-2014, ĐTC đã tiếp kiến 2 ngàn tham dự viên cuộc gặp gỡ quốc tế về ”dự án mục vụ 'Niềm vui Phúc Âm”. Ngài mời gọi các nhân viên của Giáo Hội quan tâm đến con người và cuộc gặp gỡ của họ với Thiên Chúa.

Cuộc gặp gỡ do Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng tổ chức dưới sự hướng dẫn của Đức TGM chủ tịch Rino Fisichella tổ chức từ ngày 18 đến 20-9-2014.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, trong đó có khoảng 25 HY, GM và nhiều nữ tu, ĐTC nhận xét rằng “đứng trước bao nhiêu đòi hỏi mục vụ, trước bao nhiêu yêu cầu của con người, chúng ta có nguy cơ kinh hãi và co cụm vào mình trong thái độ sợ hãi và tự vệ. Từ đó nảy sinh cám dỗ tự mãn và duy giáo sĩ, đóng khung đức tin trong những luật lệ và chỉ thị, như những người biệt phái, kinh sư và tiến sĩ Luật thời Chúa Giêsu đã làm. Chúng ta có mọi sự rõ ràng, ngăn nắp, nhưng dân chúng vẫn phải tìm kiếm và tiếp tục đói khát Thiên Chúa”.

ĐTC cũng cảnh giác các nhân viên mục vụ đừng chạy theo sự chiêu dụ mê hoặc, thúc đẩy ta biến việc mục vụ thành một loạt những sáng kiến liên tiếp, mà không lãnh hội được điều thiết yếu trong việc dấn thân loan báo Tin Mừng. Nhiều khi chúng ta quan tâm gia tăng các hoạt động hơn là chú ý đến con người và cuộc gặp gỡ của họ với Thiên Chúa. Một nền mục vụ không có sự chú ý như thế thì dần dần sẽ trở nên vô ích… Một nền mục vụ không có kinh nguyện và chiêm niệm thì không bao giờ đi vào tâm hồn con người. Nó chỉ dừng lại ở bề mặt mà không để cho hạt giống Lời Chúa có thể nảy mầm, tăng trưởng và sinh nhiều hoa trái (Xc Mt 13,1-23). (SD 19-9-2014).

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio


 

253 người sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình

253 người sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình

VATICAN. Hôm 9-9-2014, Văn phòng Tổng Thư Ký Thượng HĐGM đã công bố danh sách 253 người sẽ tham dự Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt thứ 3, từ ngày 5 đến 19-10 tới đây tại Vatican.

Chủ đề khóa họp là ”Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”, với mục đích ”đề nghị cho thế giới ngày nay vẻ đẹp và các giá trị của gia đình, xuất phát từ sự loan báo của Chúa Giêsu Kitô đánh tan sợ hãi và nâng đỡ niềm hy vọng” (ĐHY Lorenzo Baldisseri).

Trong số 253 tham dự viên đến từ 5 châu, có 13 thủ lãnh các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản, 114 vị Chủ tịch HĐGM, 25 vị Tổng trưởng hoặc Chủ tịch các Cơ quan trung ương Tòa Thánh, 9 thành viên Hội đồng Thượng HĐGM, tiếp đến là Đức Hồng Y Tổng thư ký Baldisseri và Đức Cha Phó Tổng thư ký Thượng HĐGM, 3 Bề trên Tổng quyền do Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam bầu lên (Bề trên Tổng Quyền dòng Tên, dòng Capuchino và dòng thanh Giuse (CSI), ngoài ra có 26 nghị phụ do ĐTC bổ nhiệm.

Các tham dự viên khác gồm 8 đại biểu của các Giáo Hội Kitô anh em, 38 dự thính viên trong số này có 13 đôi vợ chồng. Thêm vào đó có 16 chuyên gia.

Người Việt Nam duy nhất tham dự Thượng HĐGM thế giới sắp tới là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh, trong tư cách là Chủ tịch HĐGM Việt Nam.

Trong số 26 nghị phụ do ĐTC bổ nhiệm, có ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn, ĐHY Walter Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY Gioan Thang Hán, GM Hong Kong. Có 3 vị là linh mục, đứng đầu là Cha Francois-Xavier Dumortier SJ, Viện trưởng Giáo hoàng Đại học Gregoriana, Cha Antonio Spadaro SJ, Giám đốc tạp chí La Civiltà Cattolica, và Cha Manuel Jesús Arroba Conda, CMF, giáo sư giáo luật Đại Học Giáo Hoàng Laterano.

Trong số các tham dự viên có 191 nghị phụ có quyền phát biểu và bỏ phiếu.

ĐTC là Chủ tịch của Thượng HĐGM và có 3 Hồng Y Chủ tịch thừa ủy: ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris (Pháp), ĐHY Luis Tagle, TGM Manila (Philippines) và ĐHY Raymundo Damasceno Assis, TGM Aparecida (Brazil).

Công nghị ngoại thường của các GM thế giới sắp tới chỉ kéo dài 2 tuần lễ nhắm thu thập các dữ kiện và ý kiến, sau đó vào tháng 10 năm 2015, sẽ có Thượng HĐGM thế giới thường kỳ, nhắm đưa ra những đề nghị cụ thể cho việc mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng ngày nay.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Bầu khí chờ đợi Đức Thánh Cha Phanxicô và các bạn trẻ Á châu tại Nam Hàn

Bầu khí chờ đợi Đức Thánh Cha Phanxicô và các bạn trẻ Á châu tại Nam Hàn

Lúc 16 giờ chiều thứ tư 13-8-2014 giờ Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô lấy máy bay đi Seoul, bắt đầu chuyến viếng thăm mục vụ tại Nam Hàn kéo dài cho tới ngày 18-8. Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ giới trẻ Á châu và chủ sự lễ phong chân phước cho 124 vị tử đạo Đại Hàn.

Worker setup Cross

Từ nhiều tháng qua hơn 1,000 nhân viên thiện nguyện và 300 công nhân đã làm việc cật lực chuẩn bị từng chi tiết cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Nam Hàn. Đức Cha Basilio Cho Kyu Man, 59 tuổi, Giám Mục phụ tá tổng giáo phận Seoul, cho biết có sự chờ đợi rất lớn. Trong mọi giáo xứ đều có treo các băng rôn lớn chào mừng Đức Thánh Cha, và đã có các buổi canh thức cầu nguyện cho chuyến viếng thăm mang lại nhiều kết qủa mong muốn.

Nhưng không phải chỉ có các tín hữu công giáo náo nức chờ đợi Đức Thánh Cha, mà đại đa số người dân Nam Hàn cũng thế, vì họ coi ngài là một nhân vật rất nổi tiếng. Mọi người dân Nam Hàn đều biết kiểu làm và nói của ngài, kiểu ngài hành động đối với người nghèo và người bệnh tật. Trong các tháng qua đã có nhiều sách của Đức Giáo Hoàng được dịch ra tiếng Đại Hàn.

Trong bản tin gửi ngày 12-8-2014 phóng viên Faccioli Pintozzi của hãng tin Asianews cho biết trong các đường phố chính của thủ đô Seoul đều có treo hình của Đức Phanxicô với hàng chữ ”Chào mừng Đức Giáo Hoàng”. Bên cạnh đó là quốc kỳ Nam Hàn. Chính quyền Nam Hàn đã chuẩn bị tiếp đón vị thượng khách của quốc gia với rất nhiều cẩn trọng. Dĩ nhiên, vấn đề an ninh rất là quan trọng trong công tác chuẩn bị tiếp đón. Chung quanh khu vực trụ sở Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các Giám Mục Nam Hàn chiều ngày hôm nay 14-8, có nhiều cảnh sát và nhân viên công lực canh giữ. Trong khi tiếng máy bay trực thăng lượn vòng trên bầu trời Seoul làm nhạc nền cho mọi sinh hoạt của cuộc sống thường ngày.

Cảnh sát cũng kiểm soát nghiêm ngặt quảng trường Gwanghwamun ”Quang môn” giữa lòng thủ đô Seoul, nơi Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ phong Chân phước cho Linh Mục Phaolô Yun Ji-Chung và 123 bạn tử đạo ngày 16 tháng 8. Quảng trường ”Quang Môn” hay ”các cửa của ánh sáng” nằm gần hoàng cung, biểu tượng cho căn tính của Nam Hàn, được trang hoàng bằng các bức tượng của Đô đốc Yi Sun-Schin, là người hồi thế kỷ thứ XV đã nhiều lần đánh bại hạm đội Nhật Bản, và của vua Sejong Cả, người cải cách nổi tiếng thuộc thế kỷ XV.

Đức Cha Basilio cho biết lúc đầu ban tổ chức tính chọn một khu vực rộng lớn hơn gần bờ sông, nhưng sau đó đã quyết đinh chọn quảng trường ”Quang Môn”, vì nó gần trung tâm và nằm trong thành cổ. Các vị tử đạo đã sống tại nơi này, và vài vị đã chịu tử đạo, bị chém đầu tại quảng trường này. Bên cạnh chỗ đặt bàn thờ có một nhà thờ kính nhớ các vị tử đạo. Xưa kia cũng có trạm cảnh sát, trong đó chắc chắn nhiều vị tử đạo đã bị nhốt trước khi bị hành quyết. Nơi này cũng là trung tâm của thành phố, diễn tả lịch sử của Đại Hàn, và trong vùng của các dịch vụ làm ăn buôn bán, là môi trường cũng cần được loan báo Tin Mừng.

Vùng quảng trường có các hàng rào chứa được 200,000 người, nhưng cả quảng trường có chỗ cho nửa triệu người. Đức Cha Basilio cho biết số tín hữu sẽ không đông đến 1 triệu, như hồi Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Nam Hàn năm 1984. Lý đo vì trời qúa nóng và chi phí di chuyển cũng qúa mắc đối với nhiều giáo dân.

Như đã nói trên đây, vấn đề an ninh là một trong các ưu tư chính của chính quyền Nam Hàn. Lý do là vì sau khi Đức Thánh Cha ra vạ tuyệt thông cho các thành viên tổ chức tội phạm Mafia bên Italia, người ta sợ các tổ chức này tìm cách trả thù cách gián tiếp. Có tin đồn là có sự giằng co giữa các nhân viên an ninh của chính quyền Seoul muốn Đức Thánh Cha dùng xe có kính chắn đạn và các nhân viên an ninh Vaticăng, muốn để cho ngài được tự do tiếp xúc với dân chúng.

Tại quảng trường Quang Môn hiện cũng đang có một nhóm đông người biểu tình đòi ”sự thật và công lý” sau vụ đắm phà tại Sewol ngày 16 tháng 4 năm nay, khiến cho hơn 300 người chết, nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa biết các chi tiết tai nạn xảy ra. Trong số những người ngồi biểu tình cũng có vài linh mục và nữ tu.

Flag welcome Pope

Đối với cuộc gặp gỡ giới trẻ tại Daejeon, thì ít có sự chờ đợi hơn. Đã có 4,000 bạn trẻ Nam Hàn và 2.000 bạn trẻ thuộc 23 nước Á châu tham dự Đại hội giới trẻ. Trong số này cũng có một bạn trẻ Bắc Hàn tỵ nạn tại Nam Hàn. Tuy không phải là tín hữu kitô, nhưng anh cho biết bà nội của anh thỉnh thoảng có nói tới Đức Giáo Hoàng, vì thế anh muốn biết ngài là ai, làm gì. Và đây là dịp may hiếm có, nên anh xin ghi danh tham dự. Trong số 2,000 bạn trẻ thuộc các nước Á châu nhóm đông nhất đến từ Philippines, rồi có các bạn trẻ Nhật Bản, Hồng Kông, Mông Cổ, Việt Nam. Ban tổ chức cũng đã gửi thứ mời các ban trẻ Hoa Lục, nhưng không ai biết họ có được phép tham dự không và sẽ có bao nhiêu người.

Đề tài đai hội là ”Hãy đến và xem”. Trong các ngày đại hội các bạn trẻ sẽ tham dự các cuộc hội thảo, trao đổi và chia sẻ chứng từ về một loạt các đề tài khác nhau, cũng như các buổi trình diễn văn nghệ, ca vũ và hòa nhạc. Ban vũ của Indonesia đặc biệt được chờ đợi. Trọng tâm của đại hội là việc làm chứng tá, tử đạo và ”thức tỉnh” qua sứ điệp của Chúa Kitô. Trong thánh lễ kết thúc đại hội do Đức Thánh Cha chủ sự sáng Chúa Nhật 17-8 sẽ có nghi thức sai các bạn trẻ ra đi rao truyền Tin Mừng.

Một linh mục thuộc ban tổ chức cho biết các bạn trẻ náo nức chờ đươc tham dự thánh lễ kính Đức Mẹ hồn xác lên trời, do Đức Thánh Cha chủ sự, nhưng họ cũng hân hoan vì cơ may gặp gỡ các bạn trẻ khác đến từ nhiều nước Á châu và chia sẻ với họ các kinh nghiệm chứng tá đức tin và các khó khăn của đời kitô trong thế giới ngày nay.

Thánh lễ khai mạc đã do Đức Cha Lazzaro You Heung Sik, Giám Mục Daejeon, khai mạc với thánh lễ do ngài chủ sự vào sáng 13-8 tại đền thánh Solmoe, là quê sinh của linh mục Anrê Kim Taegon, đã được Đức Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh cùng với 102 vi tử đạo khác hồi năm 1984.

Đại hội giới trẻ công giáo Á châu cũng mang sắc thái ơn gọi với sự tham dự của 500 đại chủng sinh. Trưa ngày 15-8-2014 sẽ có 20 bạn trẻ dùng bữa với Đức Thánh Cha. Vào ban chiều họ sẽ cùng các bạn trẻ khác đến Solmoe gần đền các thánh tử đạo, nơi diễn ra đại hội. Vào ban tối sẽ có lễ hội văn hóa với sự tham dự tiết mục của các phái đoàn các nước. Hai bạn trẻ sẽ chia sẻ chứng tá cuộc sống của họ với các bạn trẻ và Đức Thánh Cha, trước khi ngài ban huấn từ.

Theo Đức Cha Lazzaro You Heung Sik, Giám Mục Daejeon, ”trước khi là người Đại Hàn, Trung Quốc hoặc Á châu, người trẻ đến Daejeon đều là anh chị em với nhau và là con cái Thiên Chúa. Quốc tịch, trình độ học vấn hay các khác biệt chính trị không quan trọng: tất cả chúng ta phải cùng nhau luôn luôn gieo vãi tình yêu khắp nơi, để có tình yêu thương giữa chúng ta. Nếu có tình yêu thương giữa chúng ta, thì khi đó chúng ta có thể làm được tất cả mọi sự. Nhưng không có tình yêu thương, thì sẽ không làm được gì cả”.

Để giúp tín hữu và nhân dân Nam Hàn chuẩn bị tinh thần đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicộ, ngày 11-8-2014 đài truyền hình quốc gia đã cho trình chiếu sứ điệp video của ngài, trong đó Đức Thánh Cha nói: ”Anh chị em thân mến! Chỉ còn vài ngày nữa, với ơn Chúa giúp, tôi sẽ ở giữa anh chị em bên Đại Hàn. Ngay từ bây giờ tôi xin cám ơn anh chị em về sự tiếp đón của anh chị em, và tôi mời gọi anh chị em cùng tôi cầu nguyện, để cho chuyến tông du này đem lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội và xã hội Đại Hàn. ”Hãy dứng đậy và hãy bừng sáng” (Is 60,1), với các lời ngôn sứ Isaia đã nói với thành Giêrusalem, tôi xin nói với anh chị em. Chính Chúa mời gọi anh chị em tiếp nhận ánh sáng của Người, tiếp nhận nó trong con tim để suy tư trong một cuộc sống tràn đầy đức tin đức cậy và đức mến, tràn đầy niềm vui của Phúc Âm. Như anh chị em biết, tôi đến nhân dịp Ngày Giới Trẻ Á châu lần thứ 6. Đặc biệt tôi sẽ đem tới cho ngưới trẻ lời Chúa mời gọi: ”Hỡi giới trẻ Á châu, hãy đứng lên! Vinh quang của các vị tử đạo chiếu sáng trên các con”. Ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh chiếu tỏa như trong một tấm gương nơi chứng tá của cha Phaolô Yun Ji-Chung và 123 bạn tử đạo, tất cả là các chứng nhân của đức tin, mà tôi sẽ tuyên phong chân phước ngày 16 tháng 8 tới đây tại Seoul”. Người trẻ là những người đem theo niềm hy vọng và năng lực cho tương lai; nhưng họ cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng luân lý và tinh thần trong thời đại chúng ta. Vì thế tôi ước mong loan báo cho họ và mọi người danh thánh duy nhất, trong đó chúng ta có thể được cứu rỗi: Đức Giêsu là Chúa.”

Đức Thánh Cha nói thêm trong sứ điệp Video gửi tín hữu Đại Hàn: ”Anh chị em Đại Hàn thân mến, niềm tin nơi Chúa Kitô đã đâm rễ sâu trên quê hương của anh chị em và đã đem lại hoa trái dồi dào. Các người cao niên là những người giữ gìn gia tài đó: không có họ giới trẻ sẽ không có ký ức. Sự gặp gỡ giữa người già và người trẻ bảo đảm cho con đường của dân tộc. Và Giáo Hội là đại gia đình, trong đó tất cả mọi người là anh chị em với nhau trong Chúa Kitô. Nhân danh Người tôi đến với anh chị em, trong niềm vui được chia sẻ với anh chị em Tin Mừng tình yêu và niềm hy vọng. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Trinh Nữ Mẹ Người che chở anh chị em”.

Đức Cha You cũng đồng ý với nhận xét của Đức Thánh Cha liên quan tới người trẻ. Đức Cha cho biết thách đố lớn nhất đối với Giáo Hội Đại Hàn hiện nay là chủ thuyết vô thần thực tiễn của một xã hội dựa trên sự ganh đua và thành công, dậy người ta chỉ nghĩ tới tiền bạc và công việc làm, đến độ mhiều người trẻ xem ra không còn thời giờ để sống đức tin nữa. Vì thế Giáo Hội phải đẩy mạnh mục vụ giới trẻ và chứng tá bác ái, là con đường đúng đắn giúp tới gần các thế hệ trẻ. Đức Cha hy vọng chuyến công du này của Đức Thánh Cha Phanxicô khiến cho tâm tình tôn giáo nở hoa, và giúp nhiều người khám phá ra niềm tin công giáo. Khi Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Nam Hàn trong các năm 1984 và 1989, số người xin gia nhập Giáo Hội gia tăng mạnh. Là vị chủ chăn đã khẳng định rằng trong Giáo Hội mọi tín hữu đều là các thừa sai, chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thúc đẩy mọi người các linh mục tu sĩ và giáo dân nam nữ hăng say rao giảng Chúa Kitô cho các anh chị em khác.

(ASIANEWS 27.28.30-6-2014; 12-8-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐẠI HỘI THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 30 TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU LAVANG

ĐẠI HỘI THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 30 TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU LAVANG

LAVANG: Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc lần thứ 30 sẽ diễn ra tại trung tâm thánh mẫu Lavang trong các ngày 13-15 tháng 8 này, với sự tham dự của hàng trăm ngàn tín hữu đến từ khắp nơi trong nước.

Đại hội năm nay tập trung vào việc loan báo Tin Mừng cho cuộc sống gia đình. Trong các ngày đại hội ngoài các thánh lễ đại trào, các buổi thuyết trình, canh thức cầu nguyện, chia sẻ chứng tá cuộc sống tin cậy mến, tín hữu có thể lãnh bí tích Hòa Giải với hàng trăm Linh Mục sẵn sàng ngồi tòa giải tội. Cũng có đêm văn nghệ với sự đóng góp tiết mục của nhiều thành phần và hội đoàn dân Chúa khác nhau.

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, cho biết để chuẩn bị cho Đại hội Thánh Mẫu Lavang, mỗi tuần các cha đều tổ chức các buổi đọc Thánh Kinh và canh thức cầu nguyện với sự tham dự của các gia đình. Có nhiều người lớn ít tham dự thánh lễ và không tới với bí tích Giải Tội nữa, nhưng cha hy vọng họ còn có đức tin trong tim và cộng đoàn cầu nguyện cho họ. Theo các cuộc điều tra của Giáo Hội, các gia đình ngay ở Hà Nội gặp khá nhiều khó khăn. Cảnh thành thị hóa và sự phát triển nhanh chóng buộc mọi người trong gia đình chu toàn các nhiệm vụ khác nhau: làm việc, học hành, dấn thân trong nhiều sinh hoạt đa diện. Con người không còn có thời giờ cho nhau nữa, và người ta quên việc đào tạo giới trẻ. Các phụ huynh phải tái khởi hành từ con cái, là chìa khóa tương lai của cộng đoàn Giáo Hội và xã hội” (SD 1-8-2014).

Linh Tiến Khải -Vatican Radio

SỨ ĐIỆP KẾT THÚC ĐẠI HỘI CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHI CHÂU VÀ MADAGASCAR

SỨ ĐIỆP KẾT THÚC ĐẠI HỘI CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHI CHÂU VÀ MADAGASCAR

LILONGWE: Trong sứ điệp kết thúc Hội nghị nhóm tại Lilongwe bên Malawi, các Giám Mục Phi châu và Madagascar mời gọi tìn hữu toàn đại lục cộng tác vào việc rao giảng Tin Mừng qua chứng tá và các phương tiện truyền thông xã hội, củng cố các giá trị gia đình, tích cực tham gia các sinh hoạt trong cộng đoàn.

Các Giám Mục Phi châu và Magadascar cũng bầy tỏ đau buồn vì các xung khắc tại Sudan, Nam Sudan và Somalia, cũng như tại nhiều vùng khác trên thế giới gây chết chóc, tàn phá, thương đau cho các dân tộc liên hệ. Các vị mời gọi các dân tộc các nước lâm chiến kiếm tìm hòa bình, hòa giải và cùng nhau chung xây đất nước. Ngoài ra, các Giám Mục cũng khích lệ tín hữu toàn đại lục tỏ tình liên đới với các nạn nhân của chiến tranh đang cần được trợ giúp.

Liên quan tới gia đình các Giám Mục Phi châu ghi nhận cuộc khủng hoảng trầm trọng phát xuất bởi nạn cá nhân chủ nghĩa, luân lý suy đồi, nghèo túng và thất nghiệp. Giáo Hội cần củng cố mục vụ gia đình, thăng tiến sự tôn trọng và bảo vệ sự sống. Sứ điệp của các Giám Mục cũng thỉnh cầu các chính quyến toàn đại lục Phi châu tôn trọng các quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Các Giám Muc cũng mạnh mẽ lên án mọi hình thức bạo lực của các phong trào tôn giáo cuồng tín, và xin các vị lãnh đạo tôn giáo theo đuổi con đường đối thoại và tôn trọng nhau. Các Giám Mục đặc biệt tỏ tình liên đới với các nạn nhân tai nạn máy bay hàng hàng không Malaysia bên Ukraine, các nạn nhân chiến tranh bên Palestina và Syria hay bên Irak và Syria.

Hội nghị Liên Hội Đồng Giám Mục Phi châu và Madagascar lần thứ 18 đã diễn ra tại Lilongwe bên Malawi trong các ngày 16-26 tháng 7 năm 2014 về đề tài: ”Tái truyền giảng Tin Mừng qua sự hoán cải và chứng tá cho đức tin kitô”. Tham dự hội nghị đã có các Giám Mục đến từ các nước Eritrea, Etiopia, Malawi, Kenya, Tanzania, Sudan, Nam Sudan, Uganda Zambia và Somalia (SD 27-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN TAI NẠN MÁY BAY TẠI MALI

THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN TAI NẠN MÁY BAY TẠI MALI

OUAGADOUGOU: Ngày 27-7-2014 rất đông tín hữu đã tham dự thánh lễ cầu hồn cho các nạn nhân tai nạn máy bay bên Mali và gia đình họ, trong nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vộ Nhiễm Nguyên Tội tại Ouagadougou, thủ đô Burkina Faso.

Thánh lễ đã do Đức Cha Raphael Dabiré, Giám Mục Diébougou, là giáo phận gốc của một linh mục bị chết trong tai nạn máy bay, chủ sự. Chiếc máy bay thuộc hãng hàng không Algeria đã cất cánh rời phi trường Ouagadougoou lúc không giờ 45 phút để đi Alger, nhưng gần một giờ sau đó đã bị rơi bên Mali khiến cho 116 người thiệt mạng. Tham dự thánh lễ có nhiều Giám Mục và ông đại sử Pháp tại Burkina Faso. Chính Đức Hồng Y Philippe Ouedraogo, Tổng Giám Mục Ouagadougou đã muốn có thánh lễ cầu hồn này và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho gia đình của các nạn nhân nữa. Giảng trong thánh lễ Đức Cha Dabiré đã nhắc tới gương mặt của ông Gióp, là người đã không tìm ra các câu trả lời cho các rủi ro và khổ đau khốn khó xảy ra cho ông, cũng như chúng ta trước các đau khổ không thể giải thích nổi. Chúng là phản ánh của Thiên Chúa mà chúng ta tưởng tượng ra, mà chúng ta ước mong mà quên rằng vì ”Thiên Chúa đã được mạc khải cho chúng ta là sự điên dại và gương mù gương xấu”. Đức Cha mời gọi mọi người sống thời điểm này trong đức tin và xin Chúa ơn khôn ngoan tín thác nơi Chúa (SD 28-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

KHÔNG CHẤP NHẬN CHÍNH TRỊ LOẠI BỎ

KHÔNG CHẤP NHẬN CHÍNH TRỊ LOẠI BỎ

VATICAN: Cần phải đem con người trở lại trung tâm của xã hội, tư tưởng và suy tư, để đừng rơi vào chủ thuyết giản lược nhân chủng học.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên sau bữa ăn trưa với các tham dự viên ngày hội học về ”nền kinh tế bao gồm” do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình cùng tổ chức với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong nội thành Vaticăng ngày thứ bẩy 12-7-2014. Tham dự ngày hội học đã có 70 chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ban trưa các tham dự viên đã dùng bữa với Đức Thánh Cha trong nhà trọ Thánh Marta.

Lấy lại hình ảnh của nho sau khi được chưng cất trở thành rượu mạnh Grappa, Đức Thánh Cha cảnh báo nguy cơ con người đánh mất đi bản chất là người đích thực của mình, vì bị biến thành một dụng cụ. Trở thành một dụng cụ của hệ thống xã hội, kinh tế, một hệ thống trong đó thống trị các mất quân bình cuộc sống. Khi con người mất đi nhân tính, thì cái gì chờ đợi chúng ta? Xảy ra điều mà tôi gọi là một đường lối chính trị, một xã hội học, một thái độ của sự loại bỏ. Người ta loại bỏ cái không cần cho điều này, bởi vì con người không còn ở trung tâm nữa… Người ta loại bỏ trẻ em, bởi vì mức sinh – ít nhất tại Âu châu – thì chúng ta tất cả đều biết rồi. Người ta loại bỏ người già, vì họ không dùng được nữa. Và bây giờ người ta loại bỏ cả một thế hệ người trẻ, và đây là điều vô cùng nghiêm trọng: tôi trông thấy con số 75 triệu người trẻ thất nghiệp, dưới 25 tuổi. Họ là các người trẻ không được học hành và không có công ăn việc làm. Họ không được học hành vì không có khả thể, họ không làm việc vì không có việc. Đó là một gạt bỏ khác. Gạt bỏ tới sẽ là cái gì? Xin cám ơn sự đóng góp của qúy vị cho nỗ lực đưa con người trở lại trung tâm của cuộc sống. Con người là vua của vũ trụ. Đây không phải là thần học và triết lý, mà là một thực tại nhân bản (SD 13-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Hai nhà nhà thần học người Ba Lan và Pháp được trao giải thưởng Ratzinger

Hai nhà nhà thần học người Ba Lan và Pháp được trao giải thưởng Ratzinger

hai-nha-nha-than-hoc-nguoi-ba-lan-va-phap-duoc-trao-giai-thuong-ratzinger

Đài phát thanh Vatican cho biết, hai người chiến thắng giải thưởng Ratzinger năm 2014 đã được công bố hôm thứ Ba tại phòng Báo chí Tòa Thánh. Cả hai người chiến thắng đều là những học giả đã hoạt động tích cực trong cuộc đối thoại Công giáo-Do Thái.

Người đoạt giải thưởng thứ nhất là bà Anne-Marie Pelletier người Pháp. Bà là giảng viên khoa Thánh Kinh và Chú giải tại chủng viện Notre Dame ở Paris. Bà cũng từng dạy Thánh Kinh tại Học viện châu Âu về Khoa học Tôn giáo.

Bên cạnh đó, bà đã có thời gian phục vụ với vai trò là Phó Chủ tịch của Dịch vụ Thông tin, Tài liệu của người Do Thái và Kitô giáo ở Paris. Bà đã từng tham gia một số cuộc hội thảo được Tòa Thánh tài trợ, và là người dự thính tại Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2001 về vai trò của Giám Mục như là tôi tớ của Tin Mừng.

Đức Hồng Y Camillo Ruini, Chủ tịch Ủy ban Khoa học của Quỹ Ratzinger nói: “Giáo sư Pelletier là một nhân cách quan trọng trong Công giáo đương đại của Pháp.”

Người đoạt giải thứ hai là Đức ông Waldemar Chrostowski. Ngài hiện là tổng biên tập của tạp chí Ba Lan Collectanea Theologica, và từng là Chủ tịch của Hiệp hội học giả Kinh Thánh Ba Lan từ năm 2005. Ngài tham dự trong vai trò một chuyên gia tại trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa và sứ mạng của Giáo Hội năm 2008.

Ngài đã viết nhiều bài báo khoa học, với các lĩnh vực ưu tiên là Cựu Ước, đặc biệt là các sánh Tiên tri. Ngoài ra, Đức ông còn là một chuyên gia văn chương Do Thái trong thời điểm giao thời giữa hai giao ướ, tức khoảng thời gian giữa Thánh Kinh Do Thái cho đến Tân Ước, và là chuyên gia về giáo lý Do Thái cũng như mối quan hệ giữa Do Thái và Kitô giáo.

Đức ông Chrostowski phục vụ trong Thần Học Khoa Học viện Warsaw từ năm 1987. Ngài cũng là thành viên lâu năm của Ủy ban của Hội đồng Giám mục Ba Lan về Đối thoại với Do Thái giáo và Hội đồng các Kitô hữu và người Do Thái ở Ba Lan. Ngài là người Ba Lan đầu tiên giành giải thưởng Ratzinger.

Đức Hồng Y Ruini nói về Đức ông như sau, “ngài đã kết hợp chặt chẽ sự học hỏi nghiêm túc với niềm đam mê Lời Chúa, trong việc phục vụ Giáo Hội và mối quan tâm tới việc đối thoại liên tôn.”

Buổi họp báo cũng đã đưa ra một bản cập nhật về việc chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ tư của Quỹ Ratzinger, sẽ diễn ra ngày từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 10 năm 2014, tại Đại học Giáo Hoàng Bolivariana trong Medellín, Colombia. Hội nghị có chủ đề “Tôn trọng sự sống, con đường dẫn tới hòa bình.”

Hoàng Anh

Trích từ Báo Công Giáo