Đức Thánh Cha cám ơn các Hiến Binh Italia cạnh Vatican

Đức Thánh Cha cám ơn các Hiến Binh Italia cạnh Vatican

Đức Thánh Cha cám ơn các Hiến Binh Italia cạnh Vatican

VATICAN. Sáng ngày 29-2-2016, ĐTC đã tiếp kiến và cám ơn Đại đội hiến binh Roma San Pietro của Italia và ngài khích lệ họ sống tinh thần Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có Đại Tướng Chỉ huy trưởng Hiến binh Italia và 150 quân nhân thuộc binh chủng này. ĐTC ca ngợi và cám ơn họ vì những hoạt động bảo vệ an ninh quanh khu vực Vatican, giúp các tín hữu hành hương và du khách tôn trọng luật pháp điều hành sự sống chung thanh thản và hòa hợp.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Năm Thánh Lòng thương xót đang mở ra trước mọi người cơ hội được đổi mới, đi từ sự thanh tẩy nội tâm, và phản ánh qua cách cư xử và qua các hoạt động hằng ngày. Chiều kích tinh thần này thúc đẩy mỗi người chúng ta tự hỏi về sự dấn thân thực sự của mình để đáp ứng những đòi hỏi trung thành với Tin Mừng mà Chúa mời gọi chúng ta đi từ bậc sống của mình. Năm Thánh trở thành cơ hội thuận tiện để kiểm chứng đời sống cá nhân và cộng đoàn. Và mô thức để kiểm chứng chính là những công việc từ bi bác ái về thể xác cũng như về tinh thần”.

ĐTC mời gọi các hiến binh Italia hãy để cho giáo huấn của Chúa hướng dẫn mình trong trách vụ bảo vệ trật tự công cộng, thăng tiến tình liên đới trong mọi hoàn cảnh, nhất là đối với những người yếu thế và vô phương tự vệ; bênh vực quyền sống qua sự dấn thân bảo vệ an ninh và sự toàn vẹn của con người. Trong khi thi hành sứ vụ này, anh chị em hãy luôn ý thức rằng mỗi người đều được Thiên Chúa yêu thương, họ là thụ tạo của Chúa và đáng được tiếp đón và tôn trọng” (SD 29-2-2016)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha tiếp kiến 50 ngàn tín hữu hành hương Năm Thánh

Đức Thánh Cha tiếp kiến 50 ngàn tín hữu hành hương Năm Thánh

Đức Thánh Cha tiếp kiến 50 ngàn tín hữu hành hương Năm Thánh

VATICAN. ĐTC mời gọi các tín hữu dấn thân, cam kết sống lòng thương xót của Chúa và thể hiện điều này qua những hành động bác ái từ bi đối với tha nhân.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến chung lúc 10 giờ sáng thứ bẩy 20-2-2016. Đây là buổi tiếp kiến chung ngài thực hiện thêm mỗi tháng một lần vào sáng thứ bẩy trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Trong số 50 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô, có hàng ngàn thành viên của Liên hiệp Italia Hiệp Hội những người hiến máu. Họ đại diện cho 1 triệu 711 ngàn người hiến máu ở Italia.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã nói về đề tài: ”lòng thương xót và sự cam kết, dấn thân”. Ngài nói:

”Năm Thánh Lòng thương xót là cơ hội thực sự thuận tiện để đi sâu vào mầu nhiệm lòng từ nhân và tình yêu thương của Thiên Chúa. Trong mùa chay này, Giáo Hội mời gọi chúng ta ngày càng hiểu biết Chúa Giêsu hơn và sống phù hợp với đức tin bằng một lối sống diễn tả lòng thương xót của Chúa Cha. Đó là một sự cam kết, dấn thân, chúng ta được mời gọi đảm nhận, để mang lại cho những người chúng ta gặp một dấu chỉ cụ thể về sự gần gũi của Thiên Chúa. Cuộc sống, thái độ và cách sống phải nói lên cụ thể Thiên Chúa gần gũi chúng ta. Những cử chỉ nhỏ bé yêu thương, dịu dàng, săn sóc, làm cho người ta nghĩ rằng Chúa ở với chúng ta, gần gũi chúng ta, và như thế cánh cửa lòng thương xót được mở ra”.

ĐTC nhận xét rằng trong cuộc sống thường nhật, chúng ta vẫn thường dấn thân, nghĩa là đặt trọn ý chí tốt lành và sức lực của chúng ta, để cải tiến cuộc sống. Cả Thiên Chúa cũng ”dấn thân” như vậy đối với chúng ta. Sự dấn thân lớn nhất của ngài là trao ban Chúa Giêsu cho chúng ta, và do tình thương ấy, Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta mọi sự chúng ta cần.. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa dấn thân một cách trọn vẹn để tái lập hy vọng cho người nghèo, những người bị tước đoạt mất phẩm giá, người ngoại kiều, bệnh nhân, tù nhân, những người tội lỗi mà Chúa đón nhận với lòng từ nhân. Trong tất cả những điều ấy, Chúa Giêsu là biểu hiện sinh động lòng thương xót của Chúa Cha”.

ĐTC khẳng định rằng ”cả chúng ta cũng phải đáp lại tình thương của Thiên Chúa qua sự dấn thân của chúng ta, nhất là trong những tình cảnh lầm than hơn, có sự khao khát hy vọng nhiều hơn. Tôi nghĩ đến sự dấn thân của chúng ta với những người bị bỏ rơi, những người bị khuyết tật nặng nề, những người bị bệnh nặng, người sắp qua đời, những người không thể biểu lộ lòng biết ơn.. Trong tất cả những thực tại ấy chúng ta mang lòng thương xót của Chúa qua sự dấn thân sống và làm chứng về niềm tin của chúng ta nơi Chúa Kitô”.

Trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương bằng nhiều ngôn ngữ, ĐTC đặc biệt nhắc đến Liên hiệp những người hiến máu, cha mẹ của các trẻ em bị bệnh ung thư.

Khi chào các tín hữu Ba Lan, ĐTC nhắc nhở rằng ”thánh nữ Faustina, trong nhật ký của Người, đã ghi lại những lời này của Chúa Giêsu ”Hỡi con, hãy quan sát trái tim thương xót của Cha và hãy diễn tả lại trong trái tim và qua những hành động của con lòng thương xót của Chúa, để chính con, khi loan báo lòng thương xót của Cha trong trần thế, chính con cũng được nồng cháy lòng thương xót ấy” (n. 1688).

Sau cùng, ĐTC nói đến lễ Kính Tòa Thánh Phêrô mừng vào thứ hai ngày mai, 22-2, với ngày cử hành Năm Thánh dành cho giáo triều Roma và những ngừơi làm việc tại Vatican. Ngài nói: ”Tôi nhắn nhủ anh chị em hãy kiên trì trong việc cầu nguyện cho sứ vụ hoàn vũ của tôi và tôi cám ơn anh chị em vì sự dấn thân hằng ngày xây dựng cộng đồng Giáo Hội” (SD 20-2-2016)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất ở Đài Loan

Đức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất ở Đài Loan

Động đất ở Đài Loan

VATICAN. ĐTC chia buồn với các nạn nhân động đất tại miền nam Đài Loan.

Trận động đất ở mức độ 6,4 theo thước Richer sáng chúa nhật 7-2 vừa qua ở vùng Đài Nam đã làm cho ít nhất 25 người chết và 500 người bị thương.

Trong điện văn, ĐHY Parolin Quốc vụ khanh Tòa Thánh cho biết ”ĐTC rất đau buồn khai hay tin trận động đất đã gây ra đau thương chết chóc tại Đài Nam, làm cho nhiều người chết hoặc bị thương nặng. Ngài chia buồn và cầu nguyện cho các gia đình người quá cố và bị thương, cũng như cho các nhân viên cứu trợ và chính quyền dân sự. ĐTC phó thác linh hồn những người tử nạn cho lòng thương xót dịu hiền của Thiên Chúa và khẩn cầu dồi dào phúc lành an ủi và sức mạnh trên những người đang thương khóc cũng như những người bị tổn thương vì thảm trạng này” (SD 7-2-2016)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Ngày cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người

Ngày cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người

Thánh Nữ Giuseppina Bakhita

VATICAN. 8-2, lễ kính thánh nữ Giuseppina Bakhita, là Ngày cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người

Thánh nữ người Sudan đã bị bắt làm nô lệ, bán đi bán lại qua tay nhiều người chủ, trước khi được đưa tới Italia, được giải phóng, được rửa tội Công Giáo và gia nhập dòng các nữ tu bác ái thánh Canossa.

Các cộng đoàn dòng tu và tại nhiều trường học có tổ chức các buổi cầu nguyện, suy tư và trình bày chứng từ về tệ nạn này.

Chiều thứ bẩy 6-2-2016 đã có buổi canh thức cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường Thánh Tâm ở Roma, tiếp đó là một cuộc hành hương ngắn tới Cửa Năm Thánh ở trung tâm bác ái của Caritas Roma, gần nhà ga trung ương Termini. Đoàn người đã mang Thánh Giá, ảnh thánh Bakhita và một sợi giây xích, tượng trưng sự nô lệ mà Chúa đã hứa phá vỡ, đồng thời nhắc nhớ thảm trạng của bao nhiêu người nam nữ và trẻ vị thành niên nạn nhân của nạn buôn người.

Đức Cha Guerino di Tora, GM phụ tá giáo phận Roma, kiêm chủ tịch tổ chức Migrantes (di dân), giải thích rằng ”Cuộc tuần hành này muốn nói lên cuộc lữ hành của toàn thể nhân loại đang chịu đau khổ, nạn nhân của mọi hình thức buôn người”.

Người ta ước lượng trên thế giới có khoảng 21 triệu người bị coi như ”nô lệ”, nạn nhân của sự cưỡng bách lao động, mại dâm và những hình thức bóc lột khác, một thứ doanh vụ mang lại cho các thủ phạm bất lương lợi nhuận hơn 32 tỷ mỹ kim mỗi năm. Số lợi nhuận này đứng hàng thứ ba sau nạn buôn bán ma túy và buôn bán võ khí.

Riêng tại Italia, số phụ nữ bị khai thác bóc lột về tình dục vào khoảng từ 50 đến 70 ngàn người, phần lớn là người nước ngoài. Con số này tăng gấp 4 trong vòng 2 năm vừa qua.

Cũng nên nhắc lại rằng trong buổi đọc kinh truyền tin trưa chúa nhật 7-2-2016 với 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nhắc nhở rằng:

”Ngày mai (8-2), là Ngày cầu nguyện và suy tư chống lại nạn buôn người, mang lại cơ hội cho mọi người giúp đỡ những người nô lệ mới ngày nay phá vỡ xiềng xích nặng nề của nạn bóc lột để phục hồi tự do và phẩm giá. Tôi đặc biệt nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ, và bao nhiêu trẻ em! Cần phải thực hiện mọi cố gắng để bài trừ tội ác và sự ô nhục không thể dung thứ này.” (RG, SD 7-2-2016)

G. Trần Đức Anh O.P – Vatican Radio

Chương trình bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến

Chương trình bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến

Chương trình bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến

VATICAN. Hơn 4 ngàn tu sĩ nam nữ từ các nơi trên thế giới đang chuẩn bị về Roma để tham dự các sinh hoạt bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến từ ngày 28-1 đến 2-2 tới đây.

Chủ đề các sinh hoạt này là: ”Đời sống thánh hiến trong sự hiệp thông. Nền tảng chung trong các hình thái khác nhau”.

Trong 6 ngày gặp gỡ và sinh hoạt sẽ có những buổi canh thức cầu nguyện, các bài thuyết trình đào sâu mỗi hình thức ơn gọi của đời sống thánh hiến, với cái nhìn hướng về tương lai, những buổi trao đổi kinh nghiệm.

Mục đích cuộc gặp gỡ là để biết rõ hơn về những hình thái đa dạng trong đời sống thánh hiến, sống tình hiểm thông và tái khám phá ơn gọi duy nhất qua các dạng khác nhau như đoàn trinh nữ thánh hiến, đời sống đan tu, các dòng hoạt động tông đồ, các tu hội đời, các dòng mới và những hình thức mới của đời thánh hiến.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót, qua đó những người thánh hiến được mời gọi trở thành khuôn mặt từ bi của Chúa Cha, thành chứng nhân và là những người xây dựng tình huynh đệ được sống thực.   Ngày thứ năm, 28-1, những ngày gặp gỡ được bắt đầu với buổi canh thức tại Đền thờ Thánh Phêrô do Đức TGM José Carballo, Tổng thư ký Bộ các dòng tu, chủ sự, trước sự hiện diện của ĐHY Tổng trưởng João Braz de Avis.

Ngày 29-1, các sinh hoạt diễn ra tại Đại thính đường Phaolô 6, sau đó trong hai ngày 30 và 31-1, tại 5 địa điểm ở Roma theo mỗi hình thái khác nhau của đời thánh hiến. Sau đó ngày 1-2, các tham dự viên sẽ được ĐTC tiếp kiến tại Đại thính đường Phaolô 6, và có phần trình diễn trường ca ”Theo vết vẻ đẹp” (Sulle tracce della Bellezza) do Đức Ông Marco Frisina điều khiển.

Cuộc gặp gỡ sẽ kết thúc với cuộc hành hương Năm Thánh sáng ngày 2-2 và thánh lễ ban chiều do ĐTC Phanxicô chủ sự nhân ngày thế giới về Đời sống Thánh Hiến lần thứ 20 (SD 20-1-2016)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều I lễ Mẹ Thiên Chúa

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều I lễ Mẹ Thiên Chúa

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều I lễ Mẹ Thiên Chúa

VATICAN. Chiều 31-12-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự kinh chiều I lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Thiên Chúa, nhân dịp cuối năm dương lịch. Ngài mời gọi dân thành Roma dấn thân phục hồi các giá trị căn bản.

Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi hát kinh bắt đầu lúc 5 giờ chiều còn có 36 HY, và 80 vị khác gồm các GM và giám chức, và khoảng 8 ngàn tín hữu.

Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC mời gọi các tín hữu cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa vì những hồng ân đã nhận lãnh trong năm kết thúc, đồng thời xét mình và kiểm điểm những gì xảy ra trong năm 2015. Ngài nói:

”Chúng ta được kêu gọi kiểm điểm xem những thế sự có được thực hiện theo ý Thiên Chúa hay là chúng ta chỉ ưu tiên lắng nghe những dự án của con người, nhiều khi đầy những tư lợi, lòng khao khát quyền lực vô độ và bạo lực vô cớ.

”Nhưng ngày hôm nay, chúng ta cần đặc biệt tập trung vào những dấu chỉ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, để cảm nghiệm cụ thể sức mạnh tình yêu thương xót của Chúa. Chúng ta không thể quên bao nhiêu ngày ghi đậm bạo lực, chết chóc, đau thương khôn tả của bao nhiêu người vô tội, những người tị nạn buộc lòng phải rời bỏ quê hương, những con người nam nữ và trẻ em không còn gia cư nhất định, thiếu lương thực và kế sinh nhai. Dầu vậy cũng có bao nhiêu cử chỉ tốt lành, yêu thương và liên đới diễn ra trong những ngày tháng của năm nay, cho dù chúng không được các bản tin tức nói tới! Không thể để cho quyền lực sự ác che khuất những dấu chỉ tình thương ấy. Sự thiện luôn chiến thắng, cho dù có lúc sự thiện xem ra yếu ớt và âm thầm”.

Trong bài giảng, ĐTC cũng chân thành mời gọi mọi người dân ở Roma ”hãy vượt qua những khó khăn hiện tại”. Ngài nói: ”Ước gì quyết tâm phục hồi các giá trị căn bản phục vụ, liêm chính và liên đới giúp vượt qua những tình trạng bấp bênh trầm trọng đè nặng trong năm nay và chúng là dấu chỉ cho thấy có sự thiếu lòng tận tụy đối với công ích. Ước gì không bao giờ thiếu sự đóng góp tích cực của chứng tá Kitô để giúp Roma trở thành người ưu tiên diễn tả đức tin, lòng hiếu khách, tình huynh đệ và hòa bình, theo lịch sử của mình, và với sự phù hộ của Mẹ Maria là Phần Rỗi của dân Roma”.

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, ĐTC đã tiến ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện hang đá lớn tại đây.

Ngày 1 tháng giêng 2016, ĐTC sẽ chủ sự hai thánh lễ:

– Ban sáng lúc 10 giờ tại Đền thờ Thánh Phêrô: lễ Kính Đức Mẹ Thiên Chúa và cũng là Ngày Thế Giới hòa bình lần thứ 49 với chủ đề: ”Chiến thắng sự dửng dưng, và chinh phục hòa bình”.

– Ban chiều là thánh lễ lúc 5 giờ tại Đền thờ Đức Bà Cả với nghi thức mở Cửa Năm Thánh. Đây là Cửa cuối cùng được mở ra trong 4 Đại Vương cung Thánh Đường ở Roma.

Được mời tham dự thánh lễ này, đặc biệt có 350 người vô gia cư ở Roma (SD 1-1-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin lễ Thánh Stephano

Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin lễ Thánh Stephano

Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin lễ Thánh Stephano

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 26-12-2015, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương tha thứ của thánh Stephano tử đạo.

Huấn dụ của ĐTC

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 15 ngàn người, ĐTC nói:

”Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Stephano. Lễ nhớ vị tử đạo đầu tiên tiếp nối liên sau lễ Chúa Giáng Sinh. Hôm qua, chúng ta đã chiêm ngưỡng tình yêu thương xót của Thiên Chúa, Đấng nhập thể làm người vì chúng ta; hôm nay chúng ta thấy lời đáp trả phù hợp của môn đệ Chúa Giêsu, hiến mạng sống mình. Hôm qua, Chúa Cứu Thế đã sinh ra trên trái đất: hôm nay chứng nhân trung tín của Ngài sinh ra trên trời. Hôm qua cũng như hôm nay, bóng đen phủ nhận sự sống xuất hiện, nhưng ánh sáng tình thương chiến thắng oán ghét và khai mào một thế giới mới càng chiếu sáng hơn nữa”.

”Trong trình thuật hôm nay của sách Tông Đồ Công vụ, có một khía cạnh đặc biệt đưa thánh Stephano gần Chúa. Đó là sự tha thứ của thánh nhân trước khi bị ném đá chết. Khi bị đóng đanh trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói: ”Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34). Cũng vậy, thánh Stephano ”quì gối và kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ” (Cv 7,60). Vì thế, thánh Stephano là vị tử đạo, nghĩa là chứng nhân, vì Người làm như Chúa Giêsu; thực vậy, ai cư xử như Chúa, là chứng nhân đích thực: họ là người cầu nguyện, yêu thương, cho đi, và nhất là tha thứ, vì tha thứ, như nghĩa đen của từ này, chính là biểu lộ một sự trao ban cao cả nhất”.

ĐTC giải thích về ích lợi của việc tha thứ và nói: ”Chúng ta tìm được một câu trả lời trong cuộc tử đạo của thánh Stephano. Trong số những người mà thánh nhân cầu xin ơn tha thứ cho họ, có chàng thanh niên tên là Saulo; Saulo bách hại và tìm cách tiêu diệt Giáo Hội (Xc Cv 8,3). Ít lâu sau Saulo trở thành Phaolô, vị đại thánh, Tông đồ của dân ngoại. Người đã nhận ơn tha thứ của thánh Stephano. Chúng ta có thể nói rằng Phaolô đã sinh ra từ ơn thánh Chúa và từ tha thứ của Stephano”.

ĐTC nhận xét rằng ”Cả chúng ta cũng sinh ra từ sự tha thứ của Thiên Chúa. Không những trong bí tích Rửa tội, nhưng mỗi lần chúng ta được tha thứ, trái tim chúng ta cũng được tái sinh, được hồi sinh. Mỗi bước tiến trong đời sống đức tin đều mang dấu tích lòng thương xót của Chúa”.

ĐTC nhìn nhận rằng tha thứ luôn là điều rất khó khăn. Ngài đặt câu hỏi: ”Làm sao chúng ta có thể bắt chước Chúa Giêsu? Bắt đầu từ đâu để tha thứ những xúc phạm lớn nhỏ chúng ta chịu hằng ngày? Thưa trước tiên bằng kinh nguyện, như thánh Stephano đã làm. Bắt đầu từ nội tâm: với kinh nguyện chúng ta có thể đương đầu với sự oán hận chúng ta cảm thấy, phó thác cho lòng thương xót của Chúa những người đã gây hại cho chúng ta. Và rồi chúng ta sẽ khám phá thấy rằng cuộc chiến đấu nội tâm ấy để tha thứ, sẽ thanh tẩy ta khỏi sự ác, và kinh nguyện cũng như tình thương giải thoát chúng ta khỏi những xiềng xích oán hận trong nội tâm. Mỗi ngày chúng ta đều có dịp tập luyện tha thứ, để sống cử chỉ rất cao cả này, đưa con người đến gần Thiên Chúa. Như Cha chúng ta trên trời, cả chúng ta cũng có lòng từ bi thương xót, vì qua sự tha thứ, chúng ta chiến thắng sự ác bằng sự thiện, biến oán ghét thành tình trhương và như thế làm cho thế giới được thanh sạch hơn”.

Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm và cầu chúc an bình cho các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, các phong trào và hội đoàn. Ngài cũng nói:

”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được rầt nhiều thư chúc mừng từ Roma, Italia, va các nơi khác trên thế giới. Vì không thể trả lời cho mỗi người, hôm nay tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành với tất cả, nhất là vì những lời cầu nguyện cho tôi. Tôi thành tâm cám ơn và xin Chúa quảng đại trả công cho anh chị em”. (SD 26-12-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tòa Thánh tăng cường khả năng của các tòa án và hiến binh

Tòa Thánh tăng cường khả năng của các tòa án và hiến binh

VATICAN. Tòa Thánh đón nhận lời mời gọi của Ủy ban Moneyval tăng cường thêm khả năng của các tòa án và của hiến binh Vatican để điều tra quyết liệt hơn về các tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Trên đây là nội dung thông báo của Phòng báo chí Tòa Thánh công bố hôm 15-12-2015, để trả lời cho phúc trình do Ủy ban các chuyên gia thẩm định các biện pháp chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, gọi tắt là Moneyval, công bố hôm 8-12 trước đó.

Ủy ban Moneyval xác nhận rằng trong 2 năm qua, Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thiết định các cơ quan và qui luật để phòng ngừa và chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các cơ quan và qui luật đó thích hợp và đang hoạt động tốt. Các tòa án tại Vatican đã phong tỏa 11 triệu 200 ngàn Euro như kết quả của các cuộc điều tra đang tiến hành.

Về Văn phòng của vị Ủy viên công tố, các cuộc điều tra có tính chất phức tạp về phương diện chuyên môn và đòi phải có một sự phân tích chính xác. Các cuộc điều tra đó có tính chất quốc tế và liên quốc, liên quan tới những tội phạm xảy ra ngoài lãnh thổ Vatican và những người ở ngoài Vatican.

Tòa Thánh đã thiết lập một hệ thống quốc tế giúp cộng tác tích cực với các nước khác trong những trường hợp này, trên bình diện cơ quan điều tra tài chánh AIF cũng như trên bình diện các tòa án. Các thông tin và thống kê trong phúc trình chứng tỏ rõ ràng. Tòa án Vatican đã thỉnh cầu và nhận được sự giúp đỡ tư pháp của các nước khác. Phúc trình của Moneyval chứng tỏ sự trợ giúp tư pháp hỗ tương được sử dụng rộng rãi. (SD 15-12-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày cầu cho Ơn Gọi

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày cầu cho Ơn Gọi

Đức Thánh Cha nhân ngày cầu cho Ơn Gọi

VATICAN. ĐTC mời gọi cộng đoàn Giáo Hội quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng ơn gọi linh mục và tu sĩ.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố sáng 7-12-2015 nhân ngày thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 53 sẽ được cử hành vào chúa nhật thứ tư Phục Sinh, 17-4-2016, với chủ đề ”Giáo Hội là mẹ các ơn gọi”.

ĐTC nhận xét rằng ”mỗi ơn gọi trong Giáo Hội có nguồn gốc trong cái nhìn cảm thương của Chúa Giêsu. Sự hoán cải và ơn gọi là hai mặt của cùng một mềđai và liên tục nhắc nhớ nhau trong trọn cuộc sống của môn đệ thừa sai”.

Ngài cũng nhắc nhớ rằng ”Tiếng gọi của Chúa luôn diễn ra qua trung gian của cộng đoàn. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên thành phần của Giáo Hội, và sau khi đạt tới một sự trưởng thành nào đó trong Giáo Hội, Chúa ban cho chúng ta một ơn gọi đặc thù. Hành trình ơn gọi được thực hiện cùng với anh chị em mà Chúa ban cho chúng ta.. Năng động ơn gọi trong Giáo Hội là một liều thuốc chống lại sự dửng dưng và cá nhân chủ nghĩa”.

Từ những nhận xét tổng quát trên đây, ĐTC nhấn mạnh các đặc tính của ơn gọi trong tương quan với Giáo Hội, đó là: ơn gọi nảy sinh trong Giáo Hội, ơn gọi tăng trưởng trong Giáo Hội, và ơn gọi được Giáo Hội nâng đỡ”. Và ngài kết luận rằng:

”Tất cả mọi tín hữu được kêu gọi ý thức về năng động ơn gọi trong khuôn khổ Giáo Hội, để cộng đoàn các tín hữu, theo gương Đức Trinh Nữ Maria, có thể trở thành một cung lòng người mẹ đón nhận hồng ân của Chúa Thánh Linh (Xc Lc 1,35-38). Tình mẫu tử của Giáo Hội được diễn ta qua việc kiên trì cầu nguyện cho ơn gọi và qua hoạt động giáo dục, tháp tùng những người nhận thấy tiếng gọi của Thiên Chúa. Giáo Hội thi hành đièu đó qua sự tuyển chọn kỹ lưỡng các ứng viên lên lên thừa tác vụ có thánh chức và đời sống thánh hiến. Sau cùng, Giáo Hội là mẹ các ơngọi trong sự liên tục nâng đỡ những người đã hiến dâng cuộc sống để phục vụ tha nhân”.

Sứ điệp của ĐTC kết thúc với lời mọi gọi các tín hữu hãy cầu xin Chúa ban cho tất cả những người đang thực thi hành trình ơn gọi được lòng gắn bó sâu xa đối với Giáo Hội, và xin Chúa Thánh Linh củng cố nơi các vị mục tử và toàn thể các tín hữu tình hiệp thông, sự phân định và tình phụ tử, mẫu tử thiêng liêng. (SD 7-12-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 08

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 08

Ca Dao Việt Nam

 

BatComDay

 

Có nhiều phương cách để học ca dao, trong bài này chúng ta sẽ dùng các mô hình để tìm mối quan hệ giữa sự vật.  Trong các mô hình này, sẽ có cả tiếng Anh cho các em tại hải ngoại dể hiểu nhưng không phải nhằm mục đích chuyển dịch sang Anh ngữ.  Một trong những vấn đề của dịch thuật là rất khó giữ được cái “hồn” của văn chương nguyên thủy.  Phương pháp sử dụng mô hình nhằm trợ giúp để dể hiểu hơn mà thôi.  Khi đã là một mô hình, nó chỉ là một trong những cách để tái tạo lại nhưng không phải duy nhất đúng.

Mục đích quan trọng nhất của học ca dao là rút ra những bài học kinh nghiệm và luân lý được chuyển tải qua những vần thơ dân gian đó.  Chúng rất có thể vẫn có giá trị cho những người đời sau. Trở lại bài ca dao “Bát Cơm Đầy”, để tiếp tục nhận lãnh những bát cơm ngon, chúng ta cần biết trân quý những đóng góp của người khác.  Không biết trân quý công sức của người khác cũng giống như chúng ta nói rằng: “chúng tôi không cần những bát cơm đó nữa.”  Tại sao người ta lại mang những bát cơm ngon đến với chúng ta khi chính ta không cần?   Một bát cơm đầy, dẻo và thơm chính là do công sức khó nhọc của biết bao người. Người nông dân gieo hạt.  Người cấy trồng và người gặt hái thu hoạch vào cuối mùa.  Hạt vừa thu hoạch cũng phải được bảo quản đúng mức, chuyên chở đến nơi được chế biến tại các nông trại.  Sau đó các bao gạo trắng và sạch sẽ được phân phối và bán ở các chợ hay siêu thị.  Đôi khi những bao gạo nhập cảng phải được chuyên chở bằng tàu thủy xuyên qua cả một hay hai đại dương.  Khi hạt gạo về đến nhà cũng phải được mẹ hay chị chúng ta nấu lên đúng cách mới cho ta được một bát cơm ngon miệng.  Cũng giống như thế, chúng ta phải biết nâng niu và quý trọng công sức của những người nuôi sống chúng ta.  Nếu chúng ta suy nghĩ cho cùng, một bát cơm ngon cũng nhờ vào ơn Trời cho gió thuận mưa hòa, cho hạt lúa có thể biến thành cơm, cho sức người đủ khỏe mạnh và khôn ngoan để làm công việc biến hóa đó cho chúng ta.  Có phải rằng, một đời người được nhận lãnh không phải một nhưng hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn bát cơm cho đến hết cõi đời?

Thánh lễ với Đức Thánh Cha: Chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới trường tồn, vĩnh cửu

Thánh lễ với Đức Thánh Cha: Chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới trường tồn, vĩnh cửu

ĐTC Martha 11-13-2015

VATICAN. “Đừng rơi vào một hình thức ‘tôn thờ ngẫu tượng nội tại tính cục bộ’ cũng như những phong tục thói quen cố hữu. Nhưng thay vào đó, chúng ta phải luôn biết nhìn vượt lên trên: vượt ra khỏi nội tại tính cục bộ để vươn tới siêu việt tính; vượt ra khỏi những thói quen, phong tục cố hữu để chạm tới điểm kết tận cùng, đó chính là vinh quang Thiên Chúa.” Đây là điều được Đức Thánh Cha Phanxicô nói đến trong bài giảng thánh lễ sáng hôm nay ngày 13.11, tại nhà nguyện thánh Marta.

Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa là Đấng đẹp đẽ và vinh quang nhất. Đáp Ca trong thánh lễ hôm nay đã nhắc đến điều ấy: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa”.  Tuy nhiên, vấn nạn của con người là thường nghiêng mình bái lạy trước những gì lộng lẫy, huy hoàng. Nhưng sự lộng lẫy đó chỉ phản chiếu vẻ đẹp của Thiên Chúa mà thôi, đến một ngày nào đó chúng sẽ tan biến đi.

Bám víu vào những vinh quang đời tạm

Đức Thánh Cha làm nổi bật hai thứ tôn thờ ngẫu tượng mà ngay cả những người có niềm tin cũng có thể mắc phải. Bài đọc thứ nhất và đáp ca nói về vẻ đẹp của các tạo vật nhưng đồng thời cũng chỉ ra sai lầm của những người khi nhìn vẻ đẹp của thụ tạo mà không biết nhìn vượt lên trên để vươn tới Đấng Siêu Việt. Đức Thánh Cha gọi điều này là: “Tôn thờ ngẫu tượng nội tại tính”. Có nghĩa là, người ta chỉ dừng lại ở vẻ đẹp nơi sự vật mà thôi chứ không biết nhìn lên trên và vượt ra ngoài để thấy vinh quang Thiên Chúa.

“Có những người đã gắn chặt đời mình với việc tôn thờ ngẫu tượng này. Họ bị ấn tượng mạnh bởi những điều kỳ diệu cùng sức mạnh và năng lực của chúng. Họ không nghĩ rằng có Đấng còn siêu việt hơn những điều ấy nữa, vì chính Đấng ấy đã sáng tạo nên mọi loài, đồng thời cũng là nguồn gốc và tác giả của mọi vẻ đẹp và vinh quang. Chỉ nhìn thấy vẻ đẹp của thụ tạo, rồi tôn phong chúng thành thần thánh mà không nghĩ rằng vẻ đẹp đó chỉ là vẻ đẹp của một buổi hoàng hôn, nó sẽ qua đi chứ không tồn tại mãi. Đây chính là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng, gắn bó với những vẻ đẹp sẽ qua đi mà không nhận thấy siêu việt tính. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải điều này, một thứ tôn thờ ngẫu tượng nội tại tính, khi chúng ta tin rằng các thụ tạo này như là các vị thần và sẽ không bao giờ qua đi. Như vậy, chúng ta đã quên đi buổi chiều hoàng hôn rồi.”

Một hình thức tôn thờ ngẫu tượng khác chính là thần thánh hóa những phong tục, thói quen. Chính điều ấy sẽ làm cho con tim và tâm hồn chúng ta bị điếc. Đức Thánh Cha giải thích điều này bằng cách nhắc lại lời của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu đã mô tả về con người trong thời đại của Nô-ê và thời ông Lót: ‘Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng’ mà chẳng để ý lưu tâm đến những chuyện khác, cho đến lúc nạn hồng thủy ấp tới hay mưa diêm sinh từ trời đổ xuống tiêu diệt tất cả.

“Như vậy, mọi chuyện xảy ra là do thói quen, xem mọi chuyện bình thường chẳng có gì đáng để ý. Cuộc sống là như thế, ta cứ tiếp tục sống như mình đã sống, chẳng bao giờ nghĩ đến ‘buổi chiều tà hoàng hôn’ của kiếp sống chúng ta. Đây chính là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng: gắn chặt vào những thói quen cố hữu và không nghĩ rằng mọi chuyện sẽ kết thúc, qua đi. Thật vậy, ngay cả những thói quen, phong tục cũng có thể được suy tôn thành những vị thần. Cuộc sống là như thế nên chúng là cứ vậy mà sống. Nhưng Giáo hội giúp chúng ta nhận ra cái điểm tận cùng của mọi sự. Vẻ đẹp này sẽ kết thúc trong một vẻ đẹp khác; thói quen, phong tục này cũng sẽ kết thúc trong một thói quen, phong tục ‘vĩnh cửu’ khác. Đó chính là Thiên Chúa.”

Hãy chiêm ngắm vẻ đẹp không bao giờ qua đi

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha khuyến khích: “Chúng ta phải luôn biết ngắm nhìn ‘điều siêu việt’, hay ‘đích điểm cuối cùng’. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng duy nhất siêu vượt lên trên cái tận kết của tạo vật. Chúng ta đừng lặp lại  sai lầm chết người là ngoái nhìn lại phía sau giống như vợ ông Lót đã làm; nhưng luôn lao mình về phía trước với một niềm xác tín rằng nếu cuộc sống trần gian này có đẹp và quyến rũ đến thế nào đi nữa, thì cũng chỉ như cái đẹp của một buổi chiều hoàng hôn rồi sẽ phụt tắt.

Chúng ta – những người có đức tin – không là người quay lại đàng sau hay đầu hàng, nhụt chí; nhưng là những người luôn tiến về phía trước. Lao mình về phía trước trong cuộc đời này, biết chiêm ngắm vẻ đẹp và sống với những thói quen vốn có nhưng chúng  ta không thần thánh chúng. Bởi vì, tất cả rồi sẽ qua đi. Tạo vật dù có đẹp đi nữa thì cũng chỉ là cái đẹp nhỏ bé, tạm thời, phản chiếu vẻ đẹp và vinh quang khôn tả của Thiên Chúa. Chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới trường tồn, vĩnh cửu mà thôi. Đó là điều mà chúng ta cần phải chiêm ngắm và xác tín” (SD 13.11.15).

Vũ Đức Anh Phương

 

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 07

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 07

Kể Chuyện theo Tranh

 

Kể chuyện theo tranh là một hình thức học ngôn ngữ rất thông dụng cho trẻ em từ Lớp Vỡ Lòng.  Qua hình ảnh, các em được hướng dẫn để kể những câu chuyện theo trí tưởng tượng.  Các em hãy xem ví dụ đầu tiên về một bức tranh sơn mài – “Dắt Trâu Trở Về” sau đây.

DatTrauTroVe

 

Phương Pháp:

Đây là các bước yêu cầu mà các em cần làm:

1) Quan sát tranh vẽ và liệt kê các danh từ, động từ, cụm danh từ hay cụm động từ có thể về bức tranh.

2) Nối tất cả các danh từ, động từ, cụm danh từ hay cụm động từ thành những họa đồ có ý nghĩa qua trí tưởng tượng của em.

3) Viết lại một đoạn văn hoàn chỉnh dựa trên những họa đồ mà em đã vẽ.

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 04

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 04

Quyền Bính Để Phục Vụ

 

20121022-A-Biblical-Mandate-for-Servant-Leadership

 

Thời Chiến Quốc, Sở Tuyên Vương rất lấy làm lạ là tại sao dân phương Bắc lại quá sợ Đại Tướng Chiêu Hề Tuất của ông, vì thế ông đem chuyện này hỏi các đại thần trong triều. Trong đám quần thần có một người tên là Giang Tất đã dùng một câu chuyện ngụ ngôn để giải thích với Sở Tuyên Vương: “ Có một con cọp bắt được một con chồn. Con chồn mưu mẹo dọa con cọp rằng nó đã được Thiên đế phái xuống để  quản lý trăm thú, nếu cọp ăn thịt nó thì sẽ bị Thiên đế nổi giận; nếu không tin, thì cứ đi theo sau nó, sẽ thấy các dã thú khác sợ phục nó như thế nào cho biết. Cọp nghe lời, bèn đi phía sau chồn để xem có đúng như vậy không. Trên đường đi, những dã thú ở xa xa thoáng thấy chồn quả nhiên đã cao bay xa chạy, không con nào dám bén mảng tới gần. Cọp thấy sự việc như thế, không biết những dã thú kia sợ mình mà tưởng chúng sợ chồn. Hiện giờ, binh quyền của đại vương đang nằm trong tay của Chiêu Hề Tuất; người phương Bắc sợ ông ta chẳng qua là sợ binh của đại vương thôi.”

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 03

Lớp Sáu (2015-2016): Bài Học 03

Hai Bài Quốc Ca

 

Quốc ca là một loại nhạc nhằm khơi dậy lòng yêu nước, đề cao truyền thống văn hóa hay nhắc lại những sự kiện vẻ vang trong lịch sử của một dân tộc.  Một bài quốc ca thông thường được chính phủ của một quốc gia công nhận hoặc được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số công chúng không thông qua chính quyền.  Phần nhạc trong quốc ca thường thích hợp để duyệt binh hoặc có phong cách của Thánh Ca vớt nét uy nghi và trang trọng.

Slide11

          Bản Quốc Ca Hoa Kỳ “The Star-Spangled Banner” (Tấm Phướn Lấp Lánh Sao) được phổ từ bài “Defence of Fort M’Henry” (Bảo Vệ Đồn M’Henry) ra đời năm 1814 của nhà thơ Francis Scott Key.  Bài thơ này phản ánh sự hào hùng của nhân dân Hoa Kỳ khi chống lại người Anh đã tấn công đồn M’Henry vào năm 1812.  Tuy thế, bài Quốc Ca lại lấy nhạc nền từ bản “To Anacreon in Heaven” của tác giả người Anh – John Stafford.

Slide12

          Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa còn được gọi là “Tiếng Gọi Công Dân” được Đài Phát Thanh Sài Gòn chuyển lời từ “Tiếng Gọi Sinh Viên” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào cuối Thập Niên 30.  “Tiếng Gọi Công Dân” là Quốc Ca chính thức của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1956 cho đến 1975.  Sau 1975, “Tiếng Gọi Công Dân” lưu lạc theo những người tị nạn Việt Nam đến nhiều nơi trên Thế Giới.  Mặc dù bản nhạc không còn là một Quốc Ca nhưng lại là bài hát mang tính biểu tượng đặc trưng cho vài triệu người gốc Việt yêu chuộng cuộc sống tự do.  Họ là những người tuy sinh sống bên ngoài Việt Nam nhưng tâm hồn vẫn luôn tưởng nhớ tới mảnh đất mẹ xa xôi và vẫn giữ phong cách riêng qua ngôn ngữ và văn hóa.  Thực vậy, tuy “Tiếng Gọi Công Dân” và Lá Quốc Kỳ không còn thuộc một quốc gia nào, nhưng khi được cất lên và dương cao là người ta biết ngay chúng tượng trưng cho những ai – tức Người Việt Tự Do.

Slide26

Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại khoa học và tôn giáo

Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại khoa học và tôn giáo

Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại khoa học và tôn giáo

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến dành cho Hội nghị các nhà thiên văn sáng ngày 18-9-2015, ĐTC Phanxicô cổ võ sự đối thoại ngày càng sâu rộng giữa khoa học và các tôn giáo.

 

 Hội nghị do Cộng đồng Đài thiên văn Vatican tổ chức. Đài này được Tòa Thánh ủy thác cho các cha dòng Tên điều khiển ngay từ khi mới thành lập cách đây 80 năm và từ 30 năm nay, Cộng đồng này vẫn tổ chức các khóa học cho các nhà thiên văn trẻ.

 

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến trước sự hiện diện của 38 tham dự viên, ĐTC nhắc đến lời thánh Gioan Phaolô 2 Giáo hoàng nói rằng: ”Điều quan trọng là cần phải tiếp tục và đào sâu cuộc đối thoại giữa khoa học và tôn giáo”. Và Người cũng tự hỏi: ”Cộng đồng các tôn giáo trên thế giới, kể cả Giáo Hội Công Giáo, đã sẵn sàng đối thoại ngày càng sâu rộng hơn với cộng đồng khoa học chữa?”

 

ĐTC Phanxicô nhận xét rằng trong bối cảnh đối thoại liên tôn, ngày nay cấp thiết hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu khoa học mang lại một viễn tượng có một không hai, được nhiều tín hữu và cả những người không tín ngưỡng đồng thuận, giúp đạt tới một sự hiểu biết công trình sáng tạo sâu hơn về mặt tôn giáo. Chính trong khuôn khổ đó, các khóa học về khoa vật lý thiên thể do Đài thiên văn Vatican tổ chức từ 3 thập niên qua, là một cơ hội quí giá qua đó các nhà thiên văn trẻ từ các nơi trên thế giới đối thoại và cộng tác với nhau trong việc tìm kiếm sự thật”.

 

Hôm 18-9-2015, ĐTC đã bổ nhiệm cha Guy Joseph Consolmagno, dòng Tên, làm tân giám đốc Đài thiên văn Vatican, kế nhiệm cha José Gabriel Funes SJ vừa mãn nhiệm. Cha Consolmagno là thành viên của Đài này và là chủ tịch Ngân Quỹ Đài Thiên Văn Vatican (SD 18-9-2015)

 

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha kêu gọi: Đừng bao giờ chiến tranh nữa!

Đức Thánh Cha kêu gọi: Đừng bao giờ chiến tranh nữa!

VATICAN. Nhân kỷ niệm 70 năm chấm dứt thế chiến thứ hai tại Á Châu, ĐTC tái khẩn cầu Thiên Chúa ban hòa bình cho nhân loại trước những cuộc chiến tranh đẫm máu ngày nay.

Ngỏ lời với các tín hữu vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng hôm qua 2-9 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:

”Trong những ngày này, ở Viễn Đông cũng kỷ niệm kết thúc Thế Chiến thứ hai. Tôi tái dâng lên vị Chúa Tể của tất cả mọi người lời khẩn nguyện sốt sắng để, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, thế giới ngày nay không còn phải trải qua những kinh khiếp và đau khổ kinh khủng vì những thảm trạng như thế nữa. Nhưng thế giới đang trải qua những đau khổ ấy! Đây cũng là khát vọng trường kỳ của các dân tộc, nhất là những dân tộc đang là nạn nhân của các cuộc xung đột đẫm máu. Các nhóm thiểu số bị bách hại, các Kitô hữu bị bách hại, sự phá hủy điên rồ, và rồi những kẻ chế tạo và buôn bán võ khí, các võ khí đẫm máu của bao nhiêu người vô tội. Không bao giờ chiến tranh nữa! Đó là tiếng kêu thống thiết từ tâm hồn chúng ta và tâm hồn của tất cả mọi người nam nữ thiện chí lên tới Vị Vua Hòa Bình”.

Thế chiến thứ 2 kéo dài 5 năm, bắt đầu từ ngày 1-9 năm 1939 và kết thúc tại Âu Châu ngày 8-5-1945 với sự đầu hàng của Đức, và tại Á châu ngày 2 tháng 9 cùng năm 1945 với sự đầu hàng của Nhật Bản. Đây là cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại với tổng cộng từ 55 đến 60 triệu người chết, trong số này có 50 triệu người thuộc khối đồng minh và 12 triệu người thuộc khối trục gồm Đức, Nhật và Italia. Khối đồng minh có 17 triệu quân nhân bị thiệt mạng và khối trục có 8 triệu binh sĩ tử thương (SD 2-9-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

ĐGH lo âu trước thảm kịch di dân tỵ nạn

ĐGH lo âu trước thảm kịch di dân tỵ nạn

Tàu thuyền nhân

ĐTC Phanxicô rất lo âu theo dõi thảm kịch của những người đang phải bỏ nhà cửa quê hương trốn chạy đi nơi khác.

 

Đây là một cuộc xuất hành vĩ đại với bao nhiêu gia đình lâm vào cảng mất mát mọi của cải nhà cửa, liều mình  ra đi với hai bàn tay trắng mong thoát khỏi chiến tranh, đói khổ và bạo lực đủ kiểu để tìm kiếm tương lai. Trong một tweet, ĐTC kêu gọi mọi người hãy mở con tim cho những ai đang phải đau khổ. Ngài viết: Lạy Chúa, xin hãy giúp chúng con biết tỏ ra quảng đại hơn và luôn gần gũi hơn những gia  đình nghèo khó.

 

Trong khi đó, con số người di dân thiệt mạng ngày càng lên cao. Vài ngày trước đây, thi hài của 71 người bị chết ngạt chồng chất lên nhau, trong đó có cả 8 phụ nữ và 4 trẻ em, đã được khám phá trong một chiếc xe tải nhỏ đậu ven một xa lộ bên Áo. Hôm sau đó, 200 người khác chết trong hai vụ đắm tàu ngoài khơi Lybia. Trong một phóng sự gửi về đài Vatican, ký giả Benedetta Capelli nói: Xác người lềnh bềnh trong nước, tiếng người còn sống van xin cầu cứu, màn đêm dày đặc khiến cho công cuộc cứu vớt gặp nhiều khó khăn. Đó là cảnh tượng người ta phải chứng kiến ngoài khơi duyên hải Zuwara nước Libia hôm qua, khi hai con tàu đầy chật người di dân tỵ nạn bị đắm. Phải ghi thêm con số những người chết này vào danh sách 2.500 người di dân thiệt mạng trên đường vượt Địa Trung Hải vừa được LHQ công bố hôm nay. 10 tên lái tàu đã bị nhận diện và bắt giữ trên con tàu chở 600 người di dân cặp bến Palermo thủ phủ đảo Sicilia Nam Italia, trong đó có 52 người chết ngạt trong hầm tàu. 3 người khác bị chính quyền Áo bắt giam trong vụ khám phá xe tải đầy xác người. Nhiều vụ đụng độ cũng xảy ra tại biên giới Hy Lạp và Macedonia. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, đặc phái viên Nello Scavo của báo Avvenire Tương Lai, tại vùng Pristina Macedonia cho biết “các cuộc kiểm soát của cảnh sát ngày càng trở nên chặt chẽ hơn và thường xuyên hơn. Người tỵ nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgari đến chỉ có được ba ngày để đi qua lãnh thổ Macedonia tìm đường vào Âu châu. Trong những tháng vừa qua đã có trên 100 ngàn người đến đây. Chỉ trong những ngày vừa qua, đã có 4000. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua bức tường mới được chính quyền Orban dựng lên, nhưng không có gì ngăn cản được họ. Sống chết gì thì họ cũng sẽ tìm ra những con đường khác để vào Âu châu.

 

Đặc phái viên báo Tương Lai nhận xét thêm rằng “sự hiện diện của người di dân tỵ nạn đã đẩy mạnh guồng máy của bọn buôn người, vốn đã rất thịnh hành tại đây. Các nhóm tội phạm mafia vùng Kossovo, liên kết với mafia Serbi và macedoni đang tổ chức những lối thoát mới để vượt qua bức tường Hungari, chẳng hạn qua ngõ Rumani hay các nước vùng Balkans vào Sloveni và Croat, rồi từ đó vào Áo hay Italia, tuy với nhiều hiểm nguy hơn, như chúng ta vừa thấy trong vụ chiếc xe tải ở Áo. Nguy hiểm cao hơn, thì giá cả cũng cao hơn và đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho bọn bất lương. Vì thế, tình hình hiện nay rất rắc rối và nhiều khó khăn. Người di dân và tỵ nạn phải chịu bao nhiêu đau khổ vì đường đi và cũng vì thái độ đối xử của các lực lượng cảnh sát, nhất là cảnh sát macedoni. Bù lại, nhiều nơi, họ đã được người dân địa phương tận tình giúp đỡ. Chẳng hạn như tại Veles, gần Skopje, một số dân chúng địa phương, nhất là một phụ nữ, đã tổ chức được một cơ cấu đón tiếp và trợ giúp hơn 50 ngàn người trong vòng 2 năm gần đây mà hoàn toàn không cậy nhờ đến thẩm quyền chức trách địa phương. Và thật là phi thường khi chứng kiến thiện chí và lòng quảng đại của từng cá nhân có thể vượt thắng những chướng ngại mà các chính quyền không muốn đương đầu. (RG 280815)

 

Mai Anh

 

Hành trình đức tin

Hành trình đức tin

Đức tin là một con đường: con đường dẫn ta tới Chúa. Đây là một con đường dài. Vì ta sẽ phải đi suốt cuộc đời mới hết. Đường đức tin có những quãng đầy hoa thơm cỏ lạ và tiếng chim hót véo von. Đó là những khi niềm tin dâng đầy. Ta cảm thấy phấn khởi vì được gặp gỡ Chúa, được Chúa an ủi, mọi sự diễn ra êm xuôi tốt đẹp. Nhưng đức tin sẽ phải trải qua những quãng đường gian nan đầy chông gai sỏi đá. Ta gặp khó khăn thử thách. Ta gặp đau khổ thất bại. Ta không tìm đâu ra lối thoát. Ta như chìm trong đêm tối mênh mông chẳng có ánh sáng nào soi đường dẫn lối. Đó là khi niềm tin bị thử thách, bị nghiêng ngả chao đảo. Ta cảm thấy mệt mỏi chán chường. Ta muốn bỏ cuộc, rẽ sang đường khác. Ta bị cám dỗ tìm con đường dễ dàng hơn, rộng rãi hơn, thoải mái hơn.

Đó là trường hợp của những người Do Thái và một số môn đệ hôm nay.

Khi Đức Giêsu hoá bánh và cá ra nhiều nuôi năm nghìn người, niềm tin của đám đông dâng lên cao vời vợi. Họ phấn khởi mừng vui. Họ tin tuyệt đối rằng Người chính là Đấng Cứu Thế đến cứu dân tộc Do Thái. Niềm tin của họ mạnh mẽ đến nỗi khi Đức Giêsu trốn đi, họ vẫn đuổi theo sát nút với ý định tôn Người lên làm vua cai trị họ.

Thế mà hôm nay, khi Đức Giêsu tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”, đám đông đã bỏ Chúa. Một số môn đệ cũng bỏ Chúa mà đi. Đức tin bồng bột tưởng chừng như không gì dập tắt nổi của những ngày hôm trước nay đã tan tành như mây khói. Sự gắn bó tưởng chừng như không gì chia cắt nổi bỗng trở nên nhạt nhẽo lạnh lùng. Đức tin gặp thử thách và họ đã không đủ mạnh tin để vượt qua thử thách. Họ đã thất vọng bỏ cuộc. Nhưng Đức Giêsu vẫn bình tĩnh chấp nhận sự quay lưng trở gót của những người thân tín. Người không vì thế mà nói những lời nhẹ nhàng hơn. Đức tin phải trải qua thử thách. Lửa thử vàng, gian nan thử lòng trung tín. Chỉ có những người bạn trung thành qua những khó khăn mới là những người bạn đích thực. Chỉ có niềm tin kiên vững bất chấp mọi thử thách mới là niềm tin đúng nghĩa.

Giữa cơn khủng hoảng ấy, thánh Phêrô đã đại diện nhóm 12 tuyên xưng niềm tin sắt đá vào Đức Kitô. Dù chưa hiểu những điều Đức Giêsu nói, nhưng các ông vẫn đặt trọn niềm tin vào Người. Thế mới gọi là tin. Vì chưa thấy nên mới cần tin. Đã thấy rõ, đã biết rõ thì đâu cần tin nữa. Tuy nhiên niềm tin không phải là cái gì vô lý. Sau khi thấy Đức Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều và sau khi chứng kiến Người đi trên mặt nuớc, các ông hoàn toàn có cơ sở để đặt niềm tin nơi Người. Đó là hai khía cạnh trái ngược của niềm tin. Tin là một ngọn đèn soi cho ta bước đi trong đêm tối. Ngọn đèn chỉ sáng đủ cho ta bước đi từng bước nhỏ trong niềm tin. Nhưng màn đêm vẫn tăm tối đủ cho ta nghi ngại. Chính vì thế mà niềm tin mới có giá trị và cần thiết.

Lời tuyên xưng của thánh Phêrô lại càng có giá trị trong lúc mọi người gặp khủng hoảng và bỏ Chúa. Tin tưởng khi thời cơ thuận lợi thì thật dễ dàng. Nhưng vẫn tin tưởng gắn bó với Chúa trong những lúc gặp khó khăn thử thách đó mới thật sự là niềm tin chân chính.

Hành trình đức tin của chúng ta chắc chắn sẽ không khác hành trình đức tin của các Tông đồ. Có những thời gian thuận lợi, ta thấy niềm tin dâng cao mãnh liệt. Khi ấy Lời Chúa là những lời êm ái ngọt ngào làm phấn chấn lòng ta. Lời Chúa mang đến cho ta niềm vui, niềm bình an, niềm hy vọng. Lời Chúa đem đến cả thành công và may mắn nữa.

Nhưng rồi tới những ngày u ám tăm tối, ta cảm thấy niềm tin lung lay chao đảo. Đó là khi ta gặp khó khăn thử thách. Lúc ấy Lời Chúa làm cho cuộc đời ta mất bình an. Lời Chúa gõ vào tính tự ái, tự cao, tự đại của ta. Lời Chúa gõ vào sức khoẻ ta. Lời Chúa gõ vào gia sản ta. Lời Chúa như lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn ta, tạo ra những vết thương sâu thẳm không bao giờ ngưng rỉ máu. Những lúc ấy, ta dễ bị cám dỗ từ bỏ Chúa như những người Do Thái trong bài Tin Mừng hôm nay.

Trong những giờ phút gặp gian nan thử thách như thế, ta hãy nhớ đên những lời tuyên xưng của thánh Phêrô. Niềm tin tuyên xưng trong đau đớn thử thách mới là niềm tin đúng nghĩa. Sự trung tín vượt qua được những cơn khủng hoảng mới minh chứng một tình yêu chân thực.

Trong những giờ phút tăm tối nhất, hãy mạnh dạn thưa với Chúa như thánh Phêrô: “Lạy Thầy, bỏ Thầy con biết đi theo ai. Chỉ có Thầy mới có lời ban sự sống đời đời”. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Đã có khi nào bạn cảm thấy niềm tin chao đảo, lung lay? Bạn đã làm gì để vượt qua những giờ phút khó khăn đó?

2- Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Bạn có xác tín điều đó không?

3- Sau khi những khó khăn qua đi, bạn nhìn thấy tất cả đều là ơn Chúa. Bạn có kinh nghiệm đó không?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Minh xác của Ban Tổ Chức về việc qua Cửa Năm Thánh

Minh xác của Ban Tổ Chức về việc qua Cửa Năm Thánh

Cua Nam Thanh

VATICAN. Ngoại trừ trường hợp Đền thờ Thánh Phêrô, không cần đăng ký trước để đi qua Cửa Năm Thánh ở 3 Đền thờ khác: Thánh Gioan Laterano, Đức Bà Cả và Phaolô ngoại thành.

Trên đây là minh xác của Ban Tổ chức Năm Thánh Lòng Thương Xót, thuộc Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, trong thông cáo ngày 20-8 vừa qua.

Về việc đi qua Cửa Năm Thánh ở Đền Thờ Thánh Phêrô, thông cáo cho biết:

1. Để giúp các tín hữu thực hiện một cuộc hành hương ngắn tiến về Cửa Năm Thánh ở Đền Thờ Thánh Phêrô, Ban tổ chức dự trù một lộ trình đi bộ dành riêng cho các tín hữu lữ hành: bắt đầu từ Lâu Đài Thiên Thần (Castel Sant'Angelo), đi qua đường Hòa Giải, quảng trường Piô 12 và quảng trường Thánh Phêrô để đi vào Cửa Năm Thánh. Vì có đông người nên tín hữu được tha thiết khuyên thông báo việc mình tới Roma và thời gian muốn thực hiện cuộc hành hương như vậy.

2. Để tránh những chờ đợi vô ích và để tạo điều kiện tháp tùng tinh thần khi tiến qua Cửa Năm Thánh, điều quan trọng là các nhóm có tổ chức hãy lo liên lạc với Văn phòng Tổ chức, qua phân bộ ”Registrazione pellegrini” (Đăng ký tín hữu hành hương” ở trang mạng chính thức của Năm Thánh (www.im.va) sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 10-2015.

3. Sau khi đăng ký trên mạng ấy, ngoài việc ghi tên dự các Biến Cố Lớn, có thể chọn ngày giờ phỏng chừng để đi qua Cửa Năm Thánh ở Đền Thờ Thánh Phêrô.

4. Văn phòng tổ chức sẽ xác nhận đơn xin đăng ký và cho biết thời khóa biểu tốt nhất nên trình diện để bắt đầu lộ trình (từ Lâu Đài Thiên Thần) tiến về Cửa Năm Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô. Phương thức này giúp giảm bớt tối đa sự chờ đợi, đồng thời bảo đảm bầu không khí cầu nguyện và tịnh niệm khi hành hương đi bộ tiến về Cửa Năm Thánh.

5. Có thể đăng ký theo nhóm hoặc cá nhân tín hữu hành hương. Nên thực hiện việc đăng ký duy nhất, kể cả cho một nhóm nhỏ không có tổ chức, hoặc một nhóm gia đình, để có thể đi chung với nhau trong cùng một thời điểm.

6. Để có thêm thông tin, và đối với những tín hữu không đăng ký trước trên mạng, thì chúng tôi mời họ đến ”Trung Tâm tiếp đón khách hành hương” ở số 7 đường Hòa Giải (Via della Conciliazione) sắp được mở cửa. Tại đây có những người thiện nguyện giúp thực hiện cuộc hành hương vào lúc thuận tiện nhất.

Tất cả 4 Đền thờ Giáo Hoàng ở Roma đều có một ban cứu cấp, do những người thiện nguyện phục vụ. Ngoài ra có những người thiện nguyện giúp đỡ những người khuyết tật.

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tưởng niệm 10 năm thầy Roger Schutz bị sát hại

Tưởng niệm 10 năm thầy Roger Schutz bị sát hại

TAIZÉ. Chúa nhật 16-8-2015, Tu viện Đại kết đã tưởng niệm 10 năm vị sáng lập là thầy Roger Schutz, bị sát hại tối ngày 16-8 năm 2005 trong buổi cầu nguyện chung.

Một phụ nữ người Rumani bị bệnh tâm trí đã đâm thầy Roger nhiều nhát dao khiến thầy từ trần ngay sau đó.

Lễ tưởng niệm Thầy được cử hành ngoài trời tại Taizé bên Pháp, trước sự tham dự của 7 ngàn bạn trẻ quốc tế, gần 100 tu huynh và khoảng 100 đại diện các Giáo Hội Kitô và tôn giáo khác, trong đó có ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đại diện ĐTC Phanxicô. Ban sáng ngài đã chủ sự thánh lễ Công Giáo tại Nhà thờ Hòa giải ở Taizé và trong buổi lễ tưởng niệm ban chiều do thầy Alois Tu viện trưởng Taizé chủ sự, ĐHY đã đọc thư cám ơn của ĐTC Phanxicô.

Trong số các vị khách khác, có Mục Sư Olav Fykse Tveit, người Na Uy, Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève, Nữ Mục Sư Phó chủ tịch Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu và Đức TGM John Santamu của giáo phận York bên Anh quốc, trong tư cách là Đại diện Liên hiệp Anh giáo.

Lễ tưởng niệm thầy Roger cũng là dịp kỷ niệm 75 năm thầy thành lập Tu viện đại kết Taizé.

– ĐHY Kurt Koch ca ngợi tu viện đại kết Taizé ”như một phòng thí nghiệm, nơi các bạn trẻ có thể dấn thân đối thoại liên tôn”. Ngài nhắc lại lời ĐTC Phanxicô về quan hệ chặt chẽ của ngài với Taizé và ĐHY cũng tái khẳng định sự gần gũi của ngài với tu viện đại kết này, một nơi có linh đạo sâu xa.

– Mục Sư Olav Fykse Tveit cũng đề cao Taizé như một gương mẫu sáng ngời cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Mục sư nói: ”Các cuộc gặp gỡ đều đặn tại Taizé giúp vượt thắng những chia rẽ trong Giáo hội do những đặc tính riêng và các truyền thống của Giáo Hội.. Chúng ta hãy từ bỏ những cách thức tự mãn và coi mình ở trung tâm để đi với đức tin và cuộc sống Kitô. Nhờ Chúa Kitô Giáo Hội là một. Giáo Hội phải trở thành một dấu hiệu ngôn sứ cho thế giới và báo trước vương quốc hòa bình đang tới của Thiên Chúa”.   – ĐHY Reinhard Marx, TGM Munich, Chủ tịch HĐGM Đức, đã công bố một tuyên ngôn tại thành phố Bonn bên Đức, trong đó ngài đề cao linh đạo và chứng tá đức tin của tu viện Taizé. ĐHY viết: ”Chúng tôi biết ơn vì những gì từ Taizé chiếu tỏa ra các nơi trên thế giới trong bao nhiêu năm qua. Kinh nguyện đại kết và chứng tá về Chúa trong xã hội này là điều không thể thiếu được. Đó là điều mà tu viện Taizé đang sống một cách đáng tin cậy qua cộng đoàn của mình”.

ĐHY Marx cũng nhận xét rằng tuy 75 năm trôi qua, nhưng tu viện Taizé vẫn không giảm mất sức thu hút đối với thế hệ trẻ. ”Thật là tốt khi chúng ta có những nơi mà người trẻ có thể chia sẻ đức tin và cảm nghiệm tình hiệp thông trong Chúa Kitô”.

Thành lập cộng đoàn mới tại Cuba

Cũng liên quan đến Taizé, tu viện này sẽ thành lập một huynh đoàn nhỏ đầu tiên với 2 tu huynh kể từ tháng 9 tới đây.

Thầy Alois Loeser, tu viện trưởng, tuyên bố như trên hôm 15-8-2015 vừa qua, với hãng tin Công Giáo Đức. Huynh đoàn này được thành lập theo lời mời của một GM Công Giáo và một chủng viện Tin Lành ở Cuba. Hai tu huynh cho biết chưa thiết lập chương trình hoạt động tại Cuba. Điều đầu tiên là các thầy muốn lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu địa phương.

Thầy Alois kể lại: hồi năm ngoái, có nhiều bạn trẻ nói với thầy là họ cảm thấy bị lẻ loi cô lập và không thấy có viễn tượng tương lai nào nơi quê hương của họ. Trong bối cảnh đó, tu viện Taizé muốn liên hệ với giới trẻ tại Cuba.

Tu viện đại kết Taizé do thầy Roger Schutz, thuộc Giáo Hội Tin Lành cải cách Thụy Sĩ, sáng lập và hiện có khoảng 100 tu huynh thuộc các hệ phái Kitô khác nhau, Công Giáo, Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo… Trong số này có khoảng 1 phần 4 các tu huynh sống trong các huynh đoàn nhỏ ở Á, Phi và Mỹ châu la tinh. Các thầy hoạt động với các trẻ em bụi đời, các tù nhân, người gần qua đời và những người cô đơn. (KNA 15-8-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio