Ký kết hiệp định giữa Tòa Thánh và Đông Timor

Ký kết hiệp định giữa Tòa Thánh và Đông Timor

Ký hiệp định giữa Tòa Thánh và Đông Timor

DILI. Hôm 14-8-2015, Tòa Thánh và Cộng hòa Dân Chủ Đông Timor đã ký hiệp định với nhau.

ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh kiêm Đặc sứ của ĐTC, và Thủ tướng Rui Maria de Araújo của Đông Timor đã ký vào văn bản hiệp định.

Hiện diện tại buổi lễ ở Dinh Chính Phủ Đông Timor, về phía Tòa Thánh có Đức Sứ Thần tại địa phương Đức TGM Joseph Marino, Đức Cha Baslilio do Nasciemento, GM Baucau, Chủ tịch HĐGM Đông Timor, Đức GM Norberto de Amaral, GM Mariana, Đức TGM Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore và ASEAN, Đức Ông Phanxicô Cao Minh Dung, Tham thán Sứ Thần tại Bộ ngoại giao Tòa Thánh, Đức ông Ionut Paul Strejac, Tham tán Sứ Thần tại Đông Timor.

Về phía Đông Timor có nhiều quan chức chính phủ như các vị Bộ trưởng tại phủ thủ tướng, Bộ trưởng giáo dục, kinh tế, canh nông và ngư nghiệp, Bộ trưởng ngoại giao và tài chánh, v.v..

Hiệp định nhìn nhận vai trò lịch sử của Giáo Hội Công Giáo trong đời sống quốc gia Đông Timor và sự phát triển con người, đồng thời xác định và bảo đảm qui chế pháp lý của Giáo Hội Công Giáo, đề ra những qui luật điều hành các lãnh vực khác nhau, từ hôn nhân theo phép đạo, đến các nơi thờ phượng, các cơ sở giáo dục của Công Giáo, việc dạy môn tôn giáo tại học đường, hoạt động từ thiện bác ái của Giáo hội, tuyên úy quân đội, nhà tù, nhà thương và chế độ thuế khóa và tài sản.

Hiệp định gồm một Lời Tựa và 26 điều khoản, sẽ bắt đầu có giá trị với việc trao đổi văn kiện phê chuẩn.

Trong diễn văn tại buổi ký hiệp định, trước sự hiện diện của Tổng thống Taur Matan Ruak của Đông Timor và các quan chức chính phủ nước này, cùng với chủ tịch quốc hội và ngoại giao đoàn, ĐHY Parolin khẳng định rằng toàn thể hiệp định nhắm đến một mục tiêu cơ bản là làm sao trợ giúp nhân dân Đông Timor, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện về mặt vật chất và tinh thần.

Cả Giáo Hội lẫn Nhà Nước hiện diện là để phục vụ dân chúng, và qua Hiệp định này hai bên quyết tâm ”cộng tác với nhau cho sự phát triển toàn diện của nhân dân trong công lý, hòa bình và công ích”, như điều 1 khẳng định.

”Kinh nghiệm luôn cho thấy con người được phục vụ tốt đẹp nhất khi có sự cộng tác và đối thoại giữa mọi thành phần xã hội và khi một nền văn hóa gặp gỡ được thiết lập vững chãi nơi những người lãnh đạo”.

ĐHY Quốc vụ khanh Parolin cũng khẳng định rằng ”việc ký kết hiệp định này hôm nay mở ra một chương mới trong lịch sử dài quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước. Thực vậy, trong khuôn khổ quốc tế này nhiều khả thể mới được mở ra trong đó quan hệ này sẽ được đào sâu và củng cố để mưu ích cho nhân dân Timor”. (SD 14-8-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Ngày Hòa Bình thế giới 2016: thắng dửng dưng và đạt hòa bình

Ngày Hòa Bình thế giới 2016: thắng dửng dưng và đạt hòa bình

Trong thông cáo công bố hôm 11-8-2015, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình giải thích rằng:

”Đây là sứ điệp thứ 3 của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Hòa Bình thế giới. Sự dửng dưng lãnh đạm đối với những tai ương ngày nay là một trong những lý do chính làm cho thiếu hòa bình trên thế giới. Sự dửng dưng ngày nay thường gắn liền với nhiều hình thức cá nhân chủ nghĩa, tạo nên sự cô lập, u mê, ích kỷ, và do đó không dấn thân. Sự gia tăng thông tin tự nó không có nghĩa là gia tăng sự chú ý đối với các vấn đề, nếu không kèm theo một sự cởi mở của lương tâm con người theo chiều hướng liên đới; và với mục đích ấy, điều tối cần thiết là sự đóng góp của các giáo chức, các nhà đào tạo, các nhân viên văn hóa và truyền thông, các nhà trí thức và các nghệ sĩ, có thể dành cho các gia đình. Ta chỉ có thể khắc phục sự dửng dưng bằng cách cùng nhau đương đầu với thách đố này.”

”Hòa bình cần phải được chinh phục: đó không phải là một thiện ích người ta có thể đạt được mà không cần cố gắng, không cần hoán cải, không có tinh thần sáng tạo và trao đổi. Vấn đề ở đây là gây ý thức và huấn luyện về ý thức trách nhiệm đối với những vấn đề rất trầm trọng đang đè nặng trên gia đình nhân loại, như trào lưu cực đoan và các cuộc thảm sát do nó gây ra, những cuộc bách hại vì tín ngưỡng và chủng tộc, những vi phạm tự do và các quyền của các dân tộc, sự bóc lột và nô lệ hóa con người, nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức, chiến tranh và thảm trạng người tị nạn và cưỡng bách di dân. Đồng thời công trình gây ý thức và huấn luyện như thế cũng liên quan tới những cơ hội và những dịp bài trừ các tai ương ấy: phát triển một nền văn hóa tôn trọng luật pháp và giáo dục về đối thoại và cộng tác là những hình thức cơ bản về phản ứng xây dựng trong bối cảnh này.

”Một lãnh vực trong đó hòa bình có thể được xây dựng ngày qua ngày bằng cách vượt thắng sự dửng dưng, đó là lãnh vực những hình thức nô lệ trên thế giới ngày nay, cũng là đề tài sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2015 ”Không còn là nô lệ nhưng là anh chị em”. Cần tiếp tục sự dấn thân này, với ý thức và gia tăng cộng tác.

”Hòa bình là điều có thể tại nơi nào quyền của mỗi người được nhìn nhận và tôn trọng, theo tự do và công lý. Sứ điệp năm 2016 muốn là một văn kiện từ đó khởi hành để tất cả mọi người thiện chí, đặc biệt là những người làm việc trong ngành giáo dục, văn hóa và trong các phương tiện truyền thông, hành động – mỗi người theo khẳ năng và khát vọng tốt đẹp nhất của mình – cùng nhau kiến tạo một thế giới ý thức và từ bi hơn, và nhờ đó xây dựng một thế giới tự do và công chính hơn”.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Ngày Hòa Bình thế giới 2016: thắng dửng dưng và đạt hòa bình

Ngày Hòa Bình thế giới 2016: thắng dửng dưng và đạt hòa bình

Trong thông cáo công bố hôm 11-8-2015, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình giải thích rằng:

”Đây là sứ điệp thứ 3 của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Hòa Bình thế giới. Sự dửng dưng lãnh đạm đối với những tai ương ngày nay là một trong những lý do chính làm cho thiếu hòa bình trên thế giới. Sự dửng dưng ngày nay thường gắn liền với nhiều hình thức cá nhân chủ nghĩa, tạo nên sự cô lập, u mê, ích kỷ, và do đó không dấn thân. Sự gia tăng thông tin tự nó không có nghĩa là gia tăng sự chú ý đối với các vấn đề, nếu không kèm theo một sự cởi mở của lương tâm con người theo chiều hướng liên đới; và với mục đích ấy, điều tối cần thiết là sự đóng góp của các giáo chức, các nhà đào tạo, các nhân viên văn hóa và truyền thông, các nhà trí thức và các nghệ sĩ, có thể dành cho các gia đình. Ta chỉ có thể khắc phục sự dửng dưng bằng cách cùng nhau đương đầu với thách đố này.”

”Hòa bình cần phải được chinh phục: đó không phải là một thiện ích người ta có thể đạt được mà không cần cố gắng, không cần hoán cải, không có tinh thần sáng tạo và trao đổi. Vấn đề ở đây là gây ý thức và huấn luyện về ý thức trách nhiệm đối với những vấn đề rất trầm trọng đang đè nặng trên gia đình nhân loại, như trào lưu cực đoan và các cuộc thảm sát do nó gây ra, những cuộc bách hại vì tín ngưỡng và chủng tộc, những vi phạm tự do và các quyền của các dân tộc, sự bóc lột và nô lệ hóa con người, nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức, chiến tranh và thảm trạng người tị nạn và cưỡng bách di dân. Đồng thời công trình gây ý thức và huấn luyện như thế cũng liên quan tới những cơ hội và những dịp bài trừ các tai ương ấy: phát triển một nền văn hóa tôn trọng luật pháp và giáo dục về đối thoại và cộng tác là những hình thức cơ bản về phản ứng xây dựng trong bối cảnh này.

”Một lãnh vực trong đó hòa bình có thể được xây dựng ngày qua ngày bằng cách vượt thắng sự dửng dưng, đó là lãnh vực những hình thức nô lệ trên thế giới ngày nay, cũng là đề tài sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2015 ”Không còn là nô lệ nhưng là anh chị em”. Cần tiếp tục sự dấn thân này, với ý thức và gia tăng cộng tác.

”Hòa bình là điều có thể tại nơi nào quyền của mỗi người được nhìn nhận và tôn trọng, theo tự do và công lý. Sứ điệp năm 2016 muốn là một văn kiện từ đó khởi hành để tất cả mọi người thiện chí, đặc biệt là những người làm việc trong ngành giáo dục, văn hóa và trong các phương tiện truyền thông, hành động – mỗi người theo khẳ năng và khát vọng tốt đẹp nhất của mình – cùng nhau kiến tạo một thế giới ý thức và từ bi hơn, và nhờ đó xây dựng một thế giới tự do và công chính hơn”.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Puerto Rico

Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Puerto Rico

ĐTC tiếp kiến các GM Peurto Rico

VATICAN. ĐTC mời gọi các GM Puerto Rico tăng cường sự tín nhiệm và cộng tác với nhau để đương đầu với nhiều thách đố đang được đề ra cho Giáo Hội tại đây.

7 GM Puerto Rico về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh trong những ngày này. Trong bài huấn dụ trao cho các GM tại buổi tiếp kiến sáng ngày 8-6-2015, ĐTC khẳng định rằng:

”Sự tín nhiệm nhau và cảm thông chân thành giữa anh em sẽ giúp hàng giáo sĩ và giáo dân nhận ra sự hiệp nhất đích thực như Chúa Kitô yêu cầu. Hơn nữa, đứng trước bao nhiêu vấn đề lớn lao, GM không những cần lời cầu nguyện, nhưng còn cần tình thân hữu và trợ giúp huynh đệ của các anh em khác trong hàng GM. Đừng phí phạm năng lực trong những chia rẽ và đụng độ, nhưng xây dựng và cộng tác. Anh em đã biết rằng ”Hễ tình hiệp thông càng nồng nhiệt, thì sứ mạng truyền giáo càng được đẩy mạnh” (Past. gregis, 22). Hãy biết tránh mọi ý thức hệ hoặc xu hướng chính trị làm cho anh em mất thời giờ và lòng hăng say đích thực đối với Nước Thiên Chúa”.

ĐTC cũng nhắc nhở các GM nêu gương cho các LM của mình và khích lệ họ luôn canh tân tinh thần và tái khám phá niềm vui chăm sóc đoàn chiên của mình trong đại gia đình Giáo Hội”.

Ngài cổ võ các GM Puerto Rico tăng cường việc mục vụ gia đình đứng trước những vấn đề trầm trọng của xã hội như tình trang kinh tế khó khăn, nạn xuất cư, bạo lực trong gia đình, thất nghiệp, buôn bán ma túy, tham nhũng.

ĐTC không quên tố giác cái gọi là ý thức hệ về giống (gender) muốn xóa bỏ sự bổ túc cho nhau giữa người nam và người nữ, nhân danh một xã hội tự do và công bằng hơn. Những khác biệt giữa người nam và người nữ không phải để hai phái chống đối hay phải tùng phục nhau, nhưng là để hiệp thông và sinh sản, luôn theo hình ảnh giống Thiên Chúa. Nếu không có sự tận tụy đối với nhau, thì không ai trong hai phái có thể tự hiểu mình sâu xa được (Bài Tiếp kiến chung 15-4-2015)

Đảo Puerto Rico chỉ rộng 9 ngàn cây số vuông, thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ, với 3 triệu 600 ngàn dân cư trong đó 78,46% là tín hữu Công Giáo thuộc 6 giáo phận họp thành một giáo tỉnh (SD 8-6-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

“Này là Máu Ta”

“Này là Máu Ta”

Máu cần thiết cho sự sống. Thiếu máu nhiều bệnh nhân sẽ khó sống. Hiến máu đã cứu được nhiều người thoát chết. Hiến máu là tặng ban sự sống. Đó là hình ảnh cuộc hiến mình của Đức Kitô trên thập giá. Trong bữa tiệc ly, Đức Kitô cho biết Người sẽ đổ máu ra để cứu thế giới khi Người cầm chén rượu và nói: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống. Này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội”. Máu để cứu sống, máu để thiết lập giao ước, máu để tha tội, tất cả những ý nghĩa này đã được tiên báo trong Cựu ước.

Máu để cứu sống được diễn tả bằng hình ảnh con Chiên Vượt Qua. Để cứu dân Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Chúa truyền cho người Do Thái giết một con chiên còn trong sạch, lấy máu bôi lên cửa. Đêm hôm ấy, thiên thần Chúa đến trừng phạt người Ai Cập, nhà nào có máu chiên bôi trên cửa sẽ được cứu thoát. Để tưởng niệm việc được cứu sống và được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, từ đó, hằng năm vào đúng ngày ấy, người Do Thái vẫn giữ tập tục giết chiên mừng lễ. Lễ đó gọi là lễ Vượt Qua. Con chiên bị giết gọi là con chiên Vượt qua. Khi hiến mình đúng vào dịp lễ Vượt Qua, Đức Giêsu trở thành Chiên Vượt Qua mới. Máu Người đổ ra cứu linh hồn ta khỏi nô lệ tội lỗi và khỏi chết. Các thánh Giáo phụ cắt nghĩa rằng: Miệng ta là cửa linh hồn. Người rước Mình Máu Thánh Chúa vào miệng cũng như bôi máu chiên lên cửa nhà, sẽ được cứu sống và được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi.

Máu giao ước được diễn tả qua nghi lễ ông Môsê cử hành dưới chân núi Sinai. Bài đọc thứ nhất hôm nay thuật lại: “Ông Môsê sai các thanh niên trong dân Israel tiến dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò tơ làm lễ hiệp thông tế Chúa. Ông lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ. Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: Tất cả những gì Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và sẽ tuân theo. Bấy giờ, ông Môsê lấy máu rảy trên dân và nói: Đây là máu giao ước Chúa đã lập với anh em”. Đó là giao ước cũ hay là Cựu ước.

Tại Việt Nam cũng như tại các nước Á Đông có tục “uống máu ăn thề”. Khi muốn giao kết với nhau, mỗi người lấy một chút máu của mình hòa chung vào một chén rượu. Sau đó mọi người chia nhau cạn chén. Việc uống máu ăn thề nói lên sự đồng tâm nhất trí. Những người cùng uống chung chén rượu pha máu trở nên ruột thịt với nhau, cùng sống cùng chết với nhau. Đức Giêsu đổ máu ra để lập một giao ước mới giữa loài người với Thiên Chúa. Máu Đức Giêsu giao hòa con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Máu giao ước đó làm cho con người trở thành con cái ruột thịt của Thiên Chúa và trở nên anh em ruột thịt với nhau. Đó là máu giao ước.

Máu để tha tội được dùng nhiều trong Cựu ước. Khi dâng lễ đền tội, người ta cũng xả thịt một con vật dâng cho Thiên Chúa. Thày cả lấy máu con vật vảy lên tội nhân để ban ơn tha tội. Khi ta rước Mình Máu Thánh Chúa, ta cũng được tha tội vì Máu Chúa không vảy lên thân xác, nhưng vảy vào linh hồn ta.

Những ý nghĩa mà máu súc vật trong Cựu ước tượng trưng nay được hoàn thành viên mãn trong Máu Đức Kitô.

Nhân loại đang rên xiết trong ách nô lệ đã được Người giải thoát. Nhân loại đang xa lìa Thiên Chúa và bất hòa với nhau đã được Người giao hòa thành một gia đình thương yêu thuận hòa, sống chết có nhau. Nhân loại đang sống trong tội lỗi được Máu Người tẩy sạch mọi vết nhơ.

Chúng ta được ân phúc dường ấy là nhờ Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Dòng Máu Người đổ ra đến đâu đem lại sự sống đến đấy. Dòng Máu Người lan tới đâu thì ban ơn tha tội đến đấy.

Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy cảm tạ tình yêu vô biên của Người đã hiến mình, đổ máu để cứu chuộc ta.

Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy đáp lại tình yêu của Người bằng cách siêng năng đến lãnh nhận và siêng năng đến thờ lạy Đức Giêsu ngự trong phép Thánh Thể.

Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy noi gương Người, biết quên mình, hiến thân phục vụ đồng loại.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Bạn có tham dự Thánh lễ và chịu lễ sốt sắng không?

2) Mỗi khi chịu lễ, bạn có cảm nghiệm được Đức Giêsu ngự trong bạn không?

3) Yêu mến Chúa trong phép Thánh Thể, bạn có muốn nên giống Người, biết hiến thân phục vụ đồng loại không?

4) Trong Kinh Thánh, máu có những ý nghĩa nào?

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

 

Đính hôn là thời gian tìm hiểu, học biết và đào sâu tình yêu

Đính hôn là thời gian tìm hiểu, học biết và đào sâu tình yêu

Đính hôn là thời gian, trong đó hai người nam nữ được mời gọi dấn thân học biết, tìm hiểu nhau, cùng nhau chia sẻ một dự án, đào sâu tình yêu và nghiêm chỉnh chuẩn bị trước khi thành hôn. Giáo Hội phân biệt giữa việc đính hôn với hôn nhân. Chúng ta đừng nhẹ dạ khinh rẻ giáo huấn khôn ngoan này của Giáo Hội.

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô dã nói như trên với hơn 60,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua. Trong bài huấn dụ ngài đã khai triển đề tài giáo lý việc đính hôn. ĐTC nói: Đính hôn, fidanzamento là từ có liên hệ với sự tin tưởng, sự tự tin, sự tin cậy. Tự tin với ơn gọi Thiên Chúa ban, bởi vì hôn nhân trước hết là việc khám phá ra một tiếng gọi của Thiên Chúa. Dĩ nhiên thật là một điều xinh đẹp, ngày nay người trẻ có thể lựa chọn lấy nhau trên nền tảng của một tình yêu đối với nhau. Nhưng chính sự tự do của việc ràng buộc đòi hỏi một sự hài hòa quyết định có ý thức, chứ không phải chỉ là một sự thoả thuận đơn sơ của sự hấp dẫn hay của tình cảm, của một lúc, của một thời gian ngắn… nó đòi hỏi một lộ trình. ĐTC định nghĩa việc đính hôn như sau:

Đính hôn, nói cách khác, là thời gian trong đó hai người đuợc mời gọi làm một công việc  đẹp trên tình yêu, một công việc được tham gia và chia sẻ và đi vào chiều sâu.  Người ta từ từ khám phá nhau, nghĩa là người nam “học biết” người nữ, bằng cách học biết người đàn bà này, người đính hôn của mình; và người nữ “học biết” người nam bằng cách học biết người đàn ông này, người đính hôn với mình. Chúng ta đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc học hiểu này: nó là một dấn thân đẹp, và chính tình yêu đòi hỏi điều đó, bởi vì nó không phải chỉ là một hạnh phúc vô tư, một cảm xúc thần tiên… Trình thuật kinh thánh nói tới toàn việc tạo dựng như là một công việc tình yêu xinh đẹp của Thiên Chúa. Sách Sáng Thế nói rằng: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra qủa là rất tốt” (St 1,31). Chỉ sau cùng Thiên Chúa mới “nghỉ ngơi”. Từ hình ảnh này chúng ta hiểu rằng tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng đã khai sinh ra thế giới, đã không phải là một quyết định ngẫu hứng.  Không! Nó đã là một công việc xinh đẹp. Tình yêu của Thiên Chúa tạo dựng các điều kiện cụ thể của một giao ước không thể bãi bỏ, vững chắc, được chỉ định kéo dài.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Giao ước tình yêu giữa người nam và người nữ, giao ước suốt đời không được ngẫu hứng, người ta không làm nó trong một sớm một chiều. Không có hôn nhân tốc hành: cần phải làm việc trên tình yêu, cần phải bước đi. Giao ước tình yêu của người nam và người nữ được học hỏi và gạn lọc. Tôi xin phép được nói rằng nó là một giao ước tiểu công nghệ.

Làm cho hai cuộc sống trở thành một, đó cũng hầu như là một phép lạ, một phép lạ   của sự tự do và của con tim tín thác cho lòng tin. Có lẽ chúng ta phải dấn thân hơn nữa trên điểm này, bởi vì các “tọa độ tình cảm” của chúng ta đã hơi bị lẫn lộn rồi. Ai yêu sách muốn tất cả và ngay lập tức, thì rồi cũng nhượng bộ tất cả và ngay lập tức trước khó khăn đầu tiên hay vào dịp đầu tiên. Không có hy vọng cho sự tin tưởng và lòng trung thành của việc cho đi chính mình, nếu thói quen tiêu thụ tình yêu như một loại điều hòa sự thoải mái tâm thể lý thắng thế. Đó không phải là tình yêu! Việc đính hôn thử lửa ý chí cùng nhau giữ gìn cái gì đó mà sẽ không được mua hay bán, phản bội hay bỏ rơi, cho dù việc cống hiến có hấp dẫn tới đâu đi nữa. Nhưng cả Thiên Chúa nữa, khi nói về giao ước với dân Ngài, đôi khi Ngài làm với các từ đính hôn. Trong sách ngôn sứ Giêrêmia, khi nói với dân rằng họ đã xa rời Ngài, Thiên Chúa nhắc cho dân biết khi họ đã là “người đã đính hôn” của Thiên Chúa và nói: “Ta nhớ đến ngươi, đến tình thương yêu tuổi thanh xuân của ngươi, đến tình yêu thời đính hôn của ngươi” (Gr 2,2). Và Thiên Chúa đã làm lộ trình đính hôn này, rồi Ngài cũng đã ban một lời hứa, như chúng ta đã nghe đầu buổi tiếp kiến, trong sách Hosea: “Ta sẽ làm cho ngươi thành hôn thê của ta luôn mãi, Ta sẽ làm cho ngươi là hôn thê của Ta trong công minh và chính trực, trong ân tình và thương xót. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành và ngươi sẽ biết Ta là Chúa” (Hs 2,21-23). Đó là một con đường dài mà Chúa đi với dân Ngài trong lộ trình đính hôn. Sau cùng Thiên Chúa thành hôn với dân Ngài trong Đức Giêsu Kitô: hôn thê nơi Đức Giêsu là Giáo Hội. Dân Chúa là hôn thê của Đức Giêsu. Đường dài biết bao! Và hỡi anh chị em người Ý, trong nền văn chương của anh chị em có tác phẩm “Các chồng vợ được hứa” Các người trẻ cần biết tác phẩm này và  đọc nó. Đó là một tuyệt tác, trong đó kể lại lịch sử của hai người đã đính hôn phải chịu biết bao đau khổ, đã đi một con đường với biết bao khó khăn cho đến khi tới đích là hôn nhân. Anh chị em đừng bỏ môt bên tuyệt tác này về việc đính hôn, mà nền văn chương Italia đã cống hiến. Hãy tiến tới, hãy đọc nó và anh chị em sẽ thấy vẻ đẹp, nỗi khổ đau, nhưng cũng thấy hạnh phúc của hai người đính hôn.

Nói thêm trong bài huấn dụ ĐTC trình bầy quan điểm của Giáo Hội đối với việc đính hôn như sau:

Trong sự khôn ngoan của mình Giáo Hội giữ gìn sự phân biệt giữa việc đính hôn và hôn nhân – nó không phải như nhau – chính vì sự tế nhị và sâu xa của việc kiểm thực ấy. Chúng ta hãy chú ý đừng nhẹ dạ khinh rẻ giáo huấn khôn ngoan này của Giáo Hội, cũng được nuôi nấng bởi kinh nghiệm tình yêu hôn nhân được sống hạnh phúc. Các biểu tượng mạnh mẽ của thân xác nắm giữ các chìa khóa của linh hồn: chúng ta không thể coi nhẹ các mối dây ràng buộc của thịt xác, mà không mở ra vài vết thương lâu khỏi trong tinh thần (1 Cr 6,15-20).

Dĩ nhiên, nền văn hóa và xã hội ngày nay đã trở nên thờ ơ đối với sự tế nhị và nghiêm chỉnh của việc buớc qua này. Đàng khác, không thể nói rằng nền văn hóa và xã hội  quảng đại đối với người trẻ nghiêm chỉnh muốn xây dựng gia đình và sinh con cái! Trái lại chúng thường tạo ra hàng ngàn chướng ngại tâm thần và cụ thể.

Việc đính hôn là một lộ trình cuộc sống phải chín mùi như một trái cây, nó là một con đường trưởng thành trong tình yêu, cho tới lúc trở thành hôn nhân.

Các khóa chuẩn bị hôn nhân là một diễn tả đặc biệt của việc chuẩn bị này. Và chúng ta thấy biết bao nhiều cặp, đôi khi tới tham dự với một ít không muốn, họ nói: “Mà các linh mục này bắt chúng ta phải theo một khóa học. Tại sao? Chúng ta biết rồi mà!” Và họ đến mà không muốn. Nhưng sau đó họ hài lòng và cám ơn, bởi vì thực sự họ đã tìm thấy ở đó dịp thường khi là duy nhất, giúp suy tư về kinh nghiệm của họ không phải trong các phạm trù tầm thường. Phải, nhiều cặp ở cùng nhau biết bao lâu, có khi cả trong sự thân tình, đôi khi sống chung với nhau, nhưng không hiểu biết nhau thực sự. Xem ra lạ, nhưng kinh nghiệm chứng minh cho thấy nó là như thế. Vì vậy cần đánh giá trở lại việc đính hôn như thời gian của sự hiểu biết nhau, chia sẻ một dự án.

Con đường chuẩn bị cho hôn nhân được định hướng trong viễn tượng này, bằng cách cũng hưởng nhờ kinh nghiệm đơn sơ nhưng sâu đậm của các vợ chồng kitô. Và cũng bằng cách chỉ cho thấy ở đây điều nòng cốt: Thánh Kinh cần cùng nhau tái khám phá một cách có ý thức; lời cầu nguyện, trong chiều kích phụng vụ của nó, cũng như cần sống việc cầu nguyện trong gia đình; bí tích Hòa Giải, trong đó Chúa đến chứng minh nơi các người đính hôn và chuẩn bị họ tiếp nhận nhau một cách đích thật với “ơn thánh của Chúa Kitô”; và tình huynh đệ với người nghèo và người cần trợ giúp, thách thức chúng ta sống thanh đạm và chia sẻ.

Các người đính hôn mà dấn thân trong điều này, thì cả hai đều lớn lên và tất cả những điều này đưa tới chỗ chuẩn bị cử hành đẹp Hôn Nhân một cách khác, không phải hôn nhân đời nhưng là hôn nhân kiểu kitô! Chúng ta hãy nghĩ tới các lời của Thiên Chúa, mà chúng ta đã nghe khi Ngài nói với dân Ngài như một người nam đính hôn nói với một người nữ đính hôn: “Ta sẽ làm cho ngươi thánh hôn thê của Ta luôn mãi, Ta sẽ làm cho nguơi thành hôn thê của Ta trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ làm cho ngươi thành hôn thê của Ta trong trung thành, và ngươi sẽ biết Ta là Chúa” (Hs 2,21-23). Mỗi cặp đính hôn hãy nghĩ tới điều này và nói với nhau: “Anh sẽ khiến cho em trở thành hiền thê của anh. Em sẽ khiến cho anh trở thành hôn phu của em”. Chờ đợi lúc đó; đó là một lúc, một lộ trình từ từ tiến tới, nhưng là một lộ trình trưởng thành. Không được đốt giai đọan các chặng của lộ trình này. Sự trưởng thành được làm từng bước một.

Thời gian đính hôn có thể thực sự trở thành một thời gian khai tâm, cho cái gì? Cho sự kinh ngạc. Cho sự kinh ngạc của các ơn thiêng liêng mà Chúa, qua Giáo Hội, làm giầu chân trời của gia đình mới sẵn sàng sống trong phước lành của Ngài. Bây giờ tôi xin mời anh chị em cầu xin Thánh Gia Nagiarét: cầu nguyện với Chúa Giêsu, cha thánh Giuse và Mẹ Maria. Cầu nguyện để gia đình làm lộ trình chuẩn bị này; cầu nguyện cho các người đính hôn. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ, tất cả cũng nhau đọc một Kinh Kính Mừng cho các người đính hôn, để họ hiểu vẻ đẹp của con đường hướng về Hôn Nhân.

ĐTC đã cũng mọi người đọc một kinh Kính Mừng. Rồi ngài nói: “Xin chúc các cặp đính hôn hiện diện tại quảng trường lộ trình đính hôn tốt lành.”

Sau khi chào các đoàn hành hương và chúc họ được nhiều niêm vui và ơn ích ĐTC dã cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Tình yêu hôn nhân là công trình tuyệt diệu của xã hội

Tình yêu hôn nhân là công trình tuyệt diệu của xã hội

Tuyệt tác công trình sáng tạo của Thiên Chúa là con người. Sự kiện người nam và người nữ yêu thương nhau trong hôn nhân khiến cho gia đình là tuyệt tác của xã hội. Kitô hữu không lập gia đình cho chính mình, nhưng khi lấy nhau trong Chúa, họ được biến đổi thành dấu chỉ hữu hiệu tình yêu của Thiên Chúa và sinh lợi cho toàn cộng đoàn, cho toàn xã hội.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 50,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói sau khi duyệt xét hai văn bản sách Sáng Thế liên quan tới chương trình ban đầu của Thiên Chúa đối với cặp vợ chồng giờ đây chúng ta trực tiếp hướng tới Chúa Giêsu. Ở phần đầu Phúc Âm của người thánh sử Gioan kể lại câu chuyện đám cưới làng Cana, trong đó có sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đầu tiên của Người (x. Ga 2,1-11). ĐTC giải thích sự hiện diện của Chúa Giêsu trong tiệc cưới tại làng Cana như sau:

Chúa Giêsu không chỉ tham dự đám cưới đó, nhưng “cứu vãn buổi lễ” với phép lạ hóa nước thành rượu. Như thế, một trong các dấu lạ đầu tiên, qua đó Chúa Giêsu vén mở vinh quang của mình, Người đã làm trong bối cảnh của một hôn nhân, và đó đã là một cử chỉ thiện cảm lớn đối với gia đình đang nảy sinh, nhờ sự can thiệp sốt sắng ân cần hiền mẫu của Mẹ Maria. Và điều này khiến chúng ta nhớ tới sách Sáng Thế, khi Thiên  Chúa kết thúc công trình sáng tạo và làm ra tuyệt tác của Người, tuyệt tác người nam và người nữ. Và chính ở đây Chúa Giêsu bắt đầu các phép lạ của Người với tuyệt tác này, trong một hôn nhân, trong một lễ cưới: một người nam và một người nữ. Như thế Chúa Giêsu dậy cho chúng ta biết rằng tuyệt tác của xã hội là gia đình: người nam và người nữ yêu thương nhau. Đó là tuyệt tác!

Từ thời đám cưới tại làng Cana, biết bao nhiêu điều đã thay đổi, nhưng “dấu chỉ” ấy của Chúa Kitô chứa đựng một sứ điệp luôn luôn có giá trị. Ngày nay khó mà nói tới hôn nhân như là một ngày lễ, được canh tân trong thời gian trong các mùa khác nhau của toàn cuộc sống của các đôi vợ chồng. Có một sự kiện đó là càng ngày người ta càng ít lấy nhau. Đây là một sự kiện: người trẻ không muốn lấy nhau. Trong nhiều quốc gia trái lại,  số ly thân gia tăng trong khi số sinh giảm sút. Sự khó khăn sống với nhau như là vợ chồng, như là gia đình đưa tới chỗ bẻ gẫy các mối dây ngày càng thường xuyên và mau chóng hơn, và chính con cái là những người đầu tiên phải gánh chịu các hậu quả của nó. Chúng ta hãy nghĩ rằng các nạn nhân đầu tiên, các nạn nhân quan trọng nhất, các nạn nhân đau khổ nhất trong một cuộc ly thân là con cái.

Nếu ngay từ khi còn bé người ta sống kinh nghiệm hôn nhân là một mối dây “ràng buộc một thời gian” xác định, thì trong tiềm thức nó sẽ là như thế đối với bạn. Thật thế, nhiều người trẻ bị dẫn đưa tới chỗ khước từ chính dự án của một mối dây cột buộc không thể hủy bỏ và một gia đình lâu bền. Tôi tin rằng chúng  ta phải suy tư nghiêm chỉnh về lý do tại sao biết bao nhiêu người trẻ không cảm thấy phải lấy nhau. Có một nền văn hóa tạm bợ… tất cả là tạm thời, xem ra không có cái gì là vĩnh viễn cả.

Người trẻ không muốn lấy nhau: đây là một trong các lo âu nổi bật ngày nay: tại sao người trẻ không lập gia đình? Tại sao họ thường thích việc sống chung và biết bao lần “có trách nhiệm hạn chế”? Tại sao cả các tín hữu đã được rửa tội,  ít tin tưởng nơi hôn nhân và gia đình? Thật là quan trọng tìm hiểu điều này, nếu chúng ta muốn rằng giới trẻ có thể tìm ra con đường đúng đắn để đi theo. Tại sao họ không tin tưởng nơi gia đình?

Các khó khăn không có tính cách kinh tế, mặc dù chúng nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng sự thay đổi xảy ra trong các thập niên qua là do sự thoát ly của nữ giới gây ra. Nhưng lý do này cũng không có giá trị. Đó là một hình thức duy nam giới. Nhưng mà điều này cũng là một bất công. Không, không đúng như vậy! Nó là một hình thức của khuynh hướng duy nam giới, luôn muốn thống trị phụ nữ. Chúng ta xấu mặt như Ađam đã xấu mặt, khi Thiên  Chúa hỏi: “Mà tại sao con lại ăn trái ấy?”, và ông trả lời: “Bà ấy đã đưa cho con”. Và lỗi là của đàn bà. Tội nghiệp đàn bà chưa! Chúng ta phải bệnh vực phụ nữ chứ!

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Thật ra hầu như mọi người nam và người nữ đều muốn có một sự an ninh tình yêu ổn định, một hôn nhân vững chắc và một gia đình hạnh phúc. ĐTC giải thích thêm điểm này như sau:

Gia đình đứng hàng đầu tất cả các dấu chỉ ưa thích của người trẻ, nhưng vì sợ sai lầm, nhiều người cũng không muốn nghĩ tới nó. Tuy là các tín hữu kitô họ không nghĩ tới hôn nhân bí tích, dấu chỉ duy nhất và không lập lại được  của giao ước, trở thành chứng tá đức tin. Có lẽ sự sợ hãi thất bại này là chướng ngại lớn lao nhất đối với việc tiếp nhận lời Chúa Kitô hứa ban ơn thánh của Người cho sự kết hiệp hôn nhân và gia đình.

Chứng tá thuyết phục nhất  của việc làm phép hôn nhân kitô là cuộc sống tốt lành của các cặp vợ chồng kitô và gia đình. Không có cách thức nào tốt hơn để nói lên vẻ đẹp của bí tích. Hôn nhân được Thiên Chúa thánh hiến giữ gìn mối dây ràng buộc đó giữa người nam và người nữ mà Thiên Chúa đã chúc lành ngay từ khi tạo dựng thế giới. Nó là suối nguồn của bình an và thiện ích cho toàn cuộc sống hôn nhân và gia đình. Thí dụ vào các thời gian đầu của Kitô giáo, phẩm giá lớn lao này của mối dây nối kết người nam và người nữ đã đánh bại một lạm dụng hồi đó được coi như bình thường, hay quyền của các người chồng rẫy vợ, kể cả với các lý do viện cớ và hạ nhục nhất. Phúc Âm của gia đình, Phúc Âm loan báo chính bí tích này đã đánh bại nền văn hóa quen rẫy vợ ấy.

Hạt giống kitô của sự bình đẳng giữa chồng vợ ngày nay phải đem lại các hoa trái mới. Chứng tá phẩm giá xã hội của hôn nhân sẽ thuyết phục chính nhờ con đường này, con đường của chứng tá lôi cuốn, con đường của sự tương giao giữa họ, của sự bổ túc giữa họ.

Vì thế, như là kitô hữu chúng ta phải đòi hỏi hơn đối với điều đó. Chẳng hạn như cương quyết nâng đỡ quyền thù lao bình đẳng đối với công việc làm như nhau. Tại sao người ta lại coi là chuyện đương nhiên sự kiện chị em phụ nữ bị trả lương ít hơn nam giới? Không! Phải cùng quyền lợi như nhau. Sự bất bình đẳng là một gương mù gương xấu! Đồng thời phải nhìn nhận chức làm mẹ của nữ giới và chức cha của nam giới, nhất là vì lợi ích của con cái. Cũng thế, nhân đức hiếu khách của các gia đình kitô ngày nay có tầm quan trọng định đoạt, đặc biệt trong các hoàn cảnh nghèo túng, tồi tệ và bạo lực gia đình.

Rồi ĐTC kết thúc bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, chúng ta không được sợ hãi mời Chúa Giêsu đến dự lễ cưới. Và chúng ta đừng sợ mời Chúa Giêsu vào nhà chúng ta, để Người ở với chúng ta và giữ gìn gia đình chúng ta. Và hãy mời cả Mẹ Maria Mẹ Người nữa! Khi lấy nhau trong Chúa, các kitô hữu được biến đổi thành một dấu chỉ hữu hiệu tình yêu của Thiên Chúa. Kitô hữu không lập gia đình cho chính mình nhưng lấy nhau trong Chúa và sinh lợi cho toàn cộng đoàn, cho toàn xã hội. Vẻ đẹp này của hôn nhân chúng ta sẽ đề cập đến trong lần tới.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada, cũng như các đoàn hành hương đến từ các nước Âu châu như Pháp, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Áo, Ai Len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước Bắc Âu như Thụy Điển. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Phi châu hay Á châu như Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Philippines, hoặc từ xa hơn như Australia và các nước châu Mỹ Latinh như Argentina, Mêhicô, Costa Rica, Nicaragua, Uruguay, Chile và Brasil.

Chào các nhóm Ba Lan ĐTC khích lệ mọi người cảm tạ Chúa vì chứng tá của biết bao nhiêu cặp vợ chồng tín thác nơi ơn Chúa ở lại trong bí tích hôn phối. Ngài xin mọi người hỗ trợ các cặp đính hôn bằng lời cầu nguyện, lời khuyên nhủ và sự trợ giúp, để họ có can đảm liều lĩnh tạo dựng một sự kết hiệp bất khả phân ly và xây dụng các gia đình hạnh phúc với phước lành của Chúa.

Ngài cũng chào đoàn hành hương Croat gồm tín hữu, các học sinh và giáo viên trường công giáo Sebenico do ĐC Ante Vas, GM sở tại hướng dẫn. Ngài xin họ hãy là các chứng nhân tươi vui của Chúa Giêsu.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương Slovenia.

Chào các đoàn hành hương Italia ĐTC nhắc cho mọi người biết hôm qua là lễ kính thánh nữ Catarina thành Siena Tiến Sĩ Hội Thánh, Bổn Mạng Italia và Âu châu. Ngài mời mọi người vỗ tay mừng thánh Bổn Mạng. Ngài xin thánh nữ giúp người trẻ hiểu ý nghĩa cuộc sống cho Thiên  Chúa; và cầu mong đức tin kiên cường của thánh nữ giúp các anh chị em đau yếu biết tín thác nơi Chúa trong những lúc khổ đau; và sức mạnh của thánh nữ đối với các kẻ quyền thế chỉ cho các đôi tân hôn các giá trị thật sự quan trọng trong cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Tình hình hỗn loạn tại Lybia. Mùa thu của các mùa xuân Á rập

Tình hình hỗn loạn tại Lybia. Mùa thu của các mùa xuân Á rập

Tình hình hỗn loạn tại Lybia, “Mùa thu của các mùa xuân Á rập”.

Phỏng vấn ông Roberto Tottoli, giáo sư Đại học Đông Phương Napoli, nam Italia 

Sáng ngày mùng 8 tháng 4 vừa qua tướng Khalifa Haftar, tổng chỉ huy các lực lượng quân đội Lybia của chính quyền Tobruk đã bị thương trong một vụ mưu sát. Người ta chưa được  biết các chi tiết vụ và nơi chốn vụ mưu sát, nhưng có vài nguồn tin cho rằng các kẻ chủ mưu thuộc thành phần quân đội, nhất là đại tá Faraj Barasi, có nhiều quan điểm khác biệt với tướng Haftar. Tin trên đây khiến cho nhiều người âu lo, vì trong tình hình hỗn loạn hiện nay tại Libia tướng Haftar là người dại diện cho chính quyền được cộng đồng quốc tế thừa nhận và chính quyền Ai Cập ủng hộ.  Sự biến mất của ông sẽ tạo ra một sự bất ổn và hỗn loạn chính trị trầm trọng hơn nữa đối với tương lai của Lybia, vì Libia đang tìm thành lập một chính quyền hợp nhất quốc gia, trong khi đó lại có nhiều lực lượng chống lại nỗ lực này.

Tin tức trong những ngày qua cũng cho biết rằng lực lượng Ansar al-Sharia, là nhóm thánh chiến hồi mạnh nhất kiểm soát tỉnh Bengasi, đã thề trung thành với Nhà Nước Hồi. Hôm Chúa Nhật mùng 5 tháng 4 lãnh tụ tinh thần và quân sự của nhóm này là Abu Abdullah al-Libi, đã phổ biến một video quảng bá sứ điệp, theo đó ông đã lý thuyết hóa giá trị pháp lý của Nhà Nước Hồi giáo bên Iraq và Siria gọi tắt là ISIS.

Trong khi đó ba nước Italia, Ai Cập và Algeria đã đồng ý trao đổi tin tức và củng cố các nỗ lực chung nhằm chống lại các lực lượng khủng bố gia tăng tại Libia, và ủng hộ đề nghị của Liên Hiệp Quốc thành lập một chính quyền hiệp nhất quốc gia. Tại Roma đã có cuộc hội kiến của ngoại trưởng  Italia ông Gentiloni với ngoại trưởng Sameh Shoukri của Ai Cập và ông Abdelkader Messahel, bộ truởng của Algeria về các vấn đề ngoại giao với các nước Phi châu vùng Magreb.

Ngoại trưởng Gentiloni cũng đã hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Lybia là ông Ageela Saleh Gwaider, đại diện cho chính quyền Tobruk hay các cơ cấu được cộng đồng quốc tế thừa nhận, mặc dù thủ đô Tripoli nằm trong tay liên minh Alba Libica, gồm nhiều nhóm hồi không thừa nhận quốc hội đang lánh nạn tại Tobruk cũng như chính quyền có trụ sở tại Beida.

Tin ngày mùng 8 tháng 4 cũng cho biết vài lãnh tụ quan trọng của liên minh Alba Libica  là Adbel Hakim Belhaj và Wissam bin Hamid đã bỏ trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ trước tin các binh sĩ quân đội quốc gia của tướng Khalifa Haftar đang tiến về thủ đô Tripoli, sau khi bắt đầu cuộc tổng tấn công hồi tháng 3 vừa qua. Ngoài ra cũng có tin là 1500 chiến binh hồi giáo người Tunisi đã được huấn luyện trong các trại binh của lực lượng Anwar al Sharia bên Libia sẵn sàng tham chiến. Libia bị chia thành ba vùng khác nhau: các nhóm hồi thuộc liên minh Alba Libica chiếm cứ thủ dô Tripoli từ tháng 8 năm ngoái, quốc hội được cộng đồng quốc tế thừa nhận tại Tobruk và các lực lượng hồi quá khích muốn tự trị tại Bengasi.

Sau đây chúng tôi xin giử tới quý vị một số nhận định của ông Roberto Tottoli, giáo sư Đại học Đông Phương Napoli, nam Italia, tác giả cuốn sách tựa đề “Mùa thu của các mũa xuân A Rập”, về hiện tình của Libia.

Hỏi: Thưa giáo sư Tottoli, tình hình tại Libia hiện nay ra sao?

Đáp:  Theo tôi, Lybia đang ở trong một điều kiện quyền bính quốc gia bị giải tán hoàn toàn giống như bên Siria và Iraq. Từ khi ông Gheddaffi bị lật đổ tới nay thì Lybia trên thực tế đã hướng tới chỗ bộ tộc hóa và chia rẽ nội bộ trầm trọng. Do đó không thể không trông thấy một cuộc khủng hoảng từ từ và một tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Hỏi: Tuy nhiên, người ta đang soạn thảo một Hiến pháp mới và đặc sứ của Liên Hiệp Quốc ông Bernarrdino Léon, đang tìm cách thành lập một chính quyền hiệp nhất quốc gia. Dấn thân của Liên Hiệp Âu châu cũng rất là mạnh trong hướng này. Đó chỉ là các lời nói hay có các hy vọng thực sự, thưa giáo sư?

Đáp: Nói thực ra thì trong tình hình hiện nay của Lybia không có một khung cảnh rõ ràng. Chúng tôi tập trung sự chú ý vào vấn đề đã do luật Sharia tạo ra liên quan tới các nhóm ngày càng phát xuất từ các lực lượng hồi thánh chiến được nhận ra trong các thực thể khác. Chúng ta không được quên rằng tình hình Lybia ghi đậm dấu vết của sự chia rẽ giữa các bộ lạc và vùng miền khác nhau một cách rất sâu đậm, mà có lẽ chỉ có Yemen là có thể so sánh được mà thôi. Thêm vào đó là các phân tán mỏng khác nữa. Tôi tin là có thể nhìn Lybia vào khả thể dẫn đến một sự hiệp nhất của nước Libia với niềm hy vọng, nhưng ngày nay với một sự bi quan nào đó, bởi vì tình hình xem ra bùng nổ và tiếp tục trở thành tồi tệ hơn.

Hỏi: Như vậy, theo giáo sư trong tình trạng hiện nay thật rất khó mà có thể ghép lại với nhau các mảnh phân rẽ đó giữa ba vùng Cirenaica, Tripolitania và Fez?

Đáp: Vâng, đúng thế. Nhưng điều này không chỉ có giá trị đối với Lybia, nhưng còn có giá trị đối với tất cả mọi quốc gia Á rập nữa, là những nước đã trông thấy thực thể quốc gia sụp đổ. Cùng với Lybia, Yemen, Syria, Iraq tất cả đều là các thực thể rất là phân tán, được cầm giữ lại với nhau bởi các chế độ độc tài với bàn tay sắt. Vì thế sau hàng chục năm trời quang cảnh chính trị lại đã mở ra và có một khoảng trống tự do, không còn bị kiểm soát nữa, không còn bị bạo lực từ phía các thực thể quốc gia nữa: và thế là tất cả những điều đó đã chỉ có thể làm nảy sinh ra một tình trạng vô cũng hỗn loạn, như chúng ta hiện đang chứng kiến.

Hỏi: Trong tình trạng như thế, các lực lượng dân vệ của cái gọi là Nhà nước Hồi đã tiến tới vùng Misurata: khi nào thì Nhà nước Hồi có thể chiếm trọn Libia thưa giáo sư?

Đáp: Ngoài các khẩu hiệu truyên truyền ra, tôi không tin rằng hiện nay có các nguy cơ đích thực. Bởi vì các lực lượng đang kiểm soát vùng này hiện nay còn nhỏ bé, chưa mạnh lắm. Dĩ nhiên, trong một thực tại rất là khó khăn và bất ổn toàn diện như tại Libia hiện nay, chúng ta sẽ không được lấy làm lạ khi có vài nhóm khác phát xuất từ lực lượng hồi thánh chiến, cũng tự nhận rằng họ ở chung dưới một lá cờ với các nhóm này. Một ít nào đó cũng giống như phong trào Al Qaeda đã là một nhãn hiệu lớn được dùng bởi nhiều nhóm hồi thánh chiến đó đây trên khắp thế giới, các nhóm này không thuộc Nhà nước Hồi một cách có cơ cấu, nhưng nhiều khi họ tuyên bố một sự trung thành nào đó với Nhà nước Hồi  và dùng nhãn hiệu này của Nhà nước Hồi. Và về lâu về dài với sự tồn tại của Nhà nước Hồi chắc chắn nó sẽ là một vấn đề cho Libia.

Hỏi: Vậy theo giáo sư, có thể tái hiệp nhất sự phân tán tại Lybia như thế nào?

Đáp: Trong một cách thức nào đó cần phải buông khí giới, và mời tất cả mọi nhóm ngồi vào bàn hội nghị thảo luận hòa bình. Ngoài các lực lượng tôn giáo như là các sức mạnh đích thực, cũng không được quên các lực lượng bộ lạc hiện hữu trong nước Libia. Chìa khóa cho vấn đề là ở đó, cũng như cũng chià khóa này liên quan tới vài vùng của Iraq vv… Cái xem ra là sự phân tán của các lực lượng hồi thánh chiến dấu ẩn một loạt các vấn đề khác nhau, như sự cạnh tranh giữa chúng, các vấn đề mà với chế độ độc tài ông Gheddafi đã thành công trong việc dìm chúng xuống, nhưng bây giờ chúng lại tái nổi lên trong một tình hình hỗn loạn. Vì thế cần phải thành công trong việc nhận diện ra các tác nhân mạnh hơn một tí, và thành công trong một cách thức nào đó khiến cho chúng lý luận trong các phạm trù của sự hiệp nhất quốc gia.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

Thư Đức Thánh Cha kỷ niệm 500 năm sinh nhật Thánh Têrêsa Avila

Thư Đức Thánh Cha kỷ niệm 500 năm sinh nhật Thánh Têrêsa Avila

VATICAN. ĐTC Phanxicô đề cao mẫu gương của thánh Têrêsa Chúa Giêsu về đời sống cầu nguyện, tinh thần tông đồ và đời sống cộng đoàn.

Ngài trình bày lập trường trên đây trong thư gửi đến Cha Saverio Cannistrà, Bề trên Tổng quyền dòng Camêlô Nhặt Phép (OCD) nhân dịp kỷ niệm 500 năm sinh nhật của Thánh Nữ Têrêsa Chúa Giêsu ở thành Avila, Tây Ban Nha, mừng vào ngày 28 tháng 3-2015.

ĐTC khẳng định rằng ”thánh nữ thành Avila sáng ngời như một vị hướng đạo chắc chắn và như mẫu gương đầy sức thu hút và sự tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa.”

– Trước tiên, ”thánh nữ Têrêsa nổi bật như bậc thầy về sự cầu nguyện. Việc cầu nguyện này không bị đóng khung trong một không gian và thời gian nào trong ngày, nhưng cũng bộc phát trong những cơ hội rất khác nhau. Và ĐTC xác quyết rằng: ”Để canh tân đời sống thánh hiến ngày nay, Thánh Têrêsa đã để lại cho chúng ta một kho tàng lớn, đầy những đề nghị cụ thể, những con đường và phương pháp cầu nguyện, không làm cho chúng ta khép kín vào mình hoặc chỉ dẫn đưa chúng ta tới một sự quân bình nội tâm, nhưng làm cho chúng ta luôn tái khởi hành từ Chúa Giêsu. Những đề nghị ấy là một trường đích thực để tăng trưởng trong lòng mến Chúa yêu người”.

– Tiếp đến, ĐTC nhận xét rằng ”từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, Thánh Nữ Têrêsa trở thành một người thông truyền Tin Mừng không biết mệt mỏi… Giống như thánh nữ đã làm thời ấy, ngày nay, Người cũng mở cho chúng ta những chân trời mới, triệu tập chúng ta để thi hành một công trình lớn, để nhìn thế giới với đôi mắt của Chúa Kitô, để tìm kiếm điều mà Chúa tìm và yêu mến như Chúa mến yêu.”

– Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh rằng ”thánh nữ Têrêsa biết rõ cả kinh nguyện cũng như sứ vụ không thể đứng vững nếu không có đời sống cộng đoàn đích thực. Vì thế nền tảng thánh nữ đề ra cho các Đan viện của Người là tình huynh đệ: ”Ở đây tất cả phải yêu mến nhau, yêu thương nhau tận tình và giúp đỡ lẫn nhau” (Cammino 4,7).

Thánh Nữ Têrêsa rất quan tâm cảnh giác các nữ tu của Người về nguy cơ ”tự tham chiếu” mình trong đời sống huynh đệ. Người nhắn nhủ các chị thực hành nhân đức khiêm nhường, tránh thói tật ”ngồi lê đôi mách”, ghen tương, phê bình chỉ trích, làm thương tổn trầm trọng quan hệ với người khác. Tinh thần khiêm nhường theo thánh nữ Têrêsa là chấp nhận mình, ý thức về phẩm giá của mình, có tinh thần truyền giáo táo bạo, biết ơn và tín thác cho Chúa.”

Và ĐTC kết luận rằng:

”Với những căn cội cao thượng ấy, các cộng đoàn Têrêsa ngày nay đang được kêu gọi trở thành những nhà hiệp thông, có khả năng làm chứng về tình huynh đệ và tình mẫu tử của Giáo Hội, trình bày cho Chúa những nhu cầu của thế giới, đang bị xâu xé vì chia rẽ và chiến tranh”. (SD 28-3-2015)

Theo niên giám 2014 của Tòa Thánh, dòng Camêlô (Cát Minh) nhặt phép hiện có 3964 tu sĩ thuộc 624 tu viện và trong số này có 2864 Linh mục.

Các nữ Đan sĩ Camêlô nhặt phép theo hiến pháp năm 1991 gồm 8.988 chị thuộc 706 đan viện. Còn các chị theo hiến pháp năm 1990 gồm 1,783 chị sống trong 124 Đan viện.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lập trường của Tòa Thánh trước cuộc leo thang bạo lực tại Ukraine

Lập trường của Tòa Thánh trước cuộc leo thang bạo lực tại Ukraine

VATICAN. Tòa Thánh bày tỏ quan tâm trước tình trạng leo thang bạo lực tại Ucraina, làm cho gần 5,400 người chết và có nguy cơ trầm trọng thêm.

Trong tuyên ngôn công bố hôm 10-2-2015, LM Federico Lombardi, SJ, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh nói:

”Tòa Thánh chú tâm theo dõi tình hình cuộc khủng hoảng ở các nơi trên thế giới, trong đó có tình hình ở miền Đông Ucraina. Đứng trước sự leo thang xung đột đốn ngã nhiều nạn nhân vô tội, ĐTC Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi hòa bình. Với những lời can thiệp ấy, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho những người chết và bị thương vì bạo lực, đồng thời ngài nhấn mạnh sự cấp thiết mở lại các cuộc thương thuyết, là con đường duy nhất có thể theo để ra khỏi tình trạng gia tăng những lời cáo buộc và phản ứng.

”Đứng trước những giải thích khác nhau người ta đưa ra về những lời của ĐGH, nhất là những lời ngài nói ngày 4-2-2015 vừa qua, tôi thấy nên minh xác rằng ĐTC muốn có ý ngỏ lời với tất cả những phe liên hệ, tin tưởng nơi cố gắng chân thành của mỗi phe trong việc áp dụng những thỏa hiệp đã cùng nhau đạt tới và ngài nhắc nhở nguyên tắc về công pháp quốc tế, mà Tòa Thánh đã nhiều lần tham chiếu từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này. Như Thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng đã nhiều lần lập lại, nhân loại phải tìm được can đảm thay thế luật sức mạnh bằng sức mạnh của luật.

”ĐTC vui mừng chờ đợi cuộc hành hương của hàng Giám Mục Ukraine về viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô từ ngày 16 đến 21-2 tới đây. Biến cố này sẽ thêm một cơ hội để gặp gỡ các anh em Giám Mục, để được thông tin trực tiếp về tình hình của đất nước Ukraine yêu quí, để an ủi Giáo Hội tại Ukraine cũng như tất cả những người đang đau khổ và để cùng nhau cứu xét những con đường hòa giải và hòa bình”

LM Lombardi đưa ra lời tuyên bố trên đây giữa lúc Đức và Pháp đề ra sáng kiến và kế hoạch thương thảo với Nga, gia tăng sức ép nhưng không đồng ý cung cấp khí giới cho chính phủ Ukraine để chống lại các lực lượng thân Nga đòi ly khai ở miền Đông Ucraina. Hoa Kỳ dọa sẽ cung cấp khí giới cho Ukraine nếu sáng kiến hòa bình của Đức và Pháp thất bại. Nga tuyên bố: nếu Mỹ cung cấp khí giới cho Ukraine thì chỉ càng làm xung đột leo thang hơn.

G. Trần Đức Anh OP  – Vatican Radio

Đức Thánh Cha tái liên đới với các tín hữu Kitô Trung Đông

Đức Thánh Cha tái liên đới với các tín hữu Kitô Trung Đông

VATICAN. Sáng ngày 30-1-2015, ĐTC Phanxicô tái liên tiếng bày tỏ tình liên đới và kêu gọi cầu nguyện cho các tín hữu Kitô bị bách hại tại Trung Đông, nhất là tại Syria và Iraq.

Ngài trình bày lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến 30 thành viên Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương nhóm họp tại Roma trong một tuần qua. ĐTC nói:

”Trong lúc này, chúng ta đặc biệt chia sẻ nỗi kinh hoàng và đau khổ vì những gì xảy ra tại Trung Đông, đặc biệt tại Irak và Siria. Tôi nhớ đến tất cả mọi người dân trong vùng, trong đó có các anh chị em Kitô chúng ta và nhiều nhóm thiểu số, đang phải chịu những hậu quả của cuộc xung đột cam go. Cùng với anh em, tôi cầu nguyện hằng ngày để sớm có một giải pháp thương thuyết, và khẩn cầu lòng từ nhân thương xót của Thiên Chúa đối với những người bị thương tổn vì thảm trạng bao la này.”

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Tất cả các tín hữu Kitô đều được mời gọi cộng tác với nhau trong sự chấp nhận và tín nhiệm nhau để phục vụ chính nghĩa hòa bình và công lý. Ước gì nhờ lời chuyển cầu và tấm gương của nhiều vị tử đạo và các thánh, đã can đảm làm chứng tá cho Chúa Kitô trong tất cả các Giáo Hội chúng ta, nâng đỡ và củng cố anh em cùng với các cộng đoàn của anh em”.

Trước đó trong phần đầu bài diễn văn, ĐTC nhắc đến quá trình hoạt động từ năm 2003 của Ủy ban hỗn hợp đối thoại gồm đại diện của Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất Kitô và các Giáo Hội Chính Thống Đông phương. Trong 10 năm đầu, Ủy ban đã nhìn lại quá khứ và cứu xét sự hiệp thông của các Giáo Hội với nhau trong những thế kỷ đầu tiên, và trong cuộc gặp gỡ lần này, Ủy ban đã nghiên cứu sâu rộng về bạn chất của các bí tích, nhất là bí tích Rửa Tội.

ĐTC nói: ”Tôi cầu mong công việc mà anh em đã khởi sự có thể mang lại thành quả dồi dào cho việc nghiên cứu chung về thần học và giúp chúng ta ngày càng sống tình thân hữu huynh đệ sâu xa hơn”.

Trong Ủy ban hỗn hợp đối thoại thần học này, ngoài Công Giáo còn có đại diện của 7 Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, như Giáo Hội Copte Ai Cập, Giáo Hội Arméni Tông truyền (Arméni, Liban), Giáo Hội Chính Thống Ethiopia, Eritrea, Siro Malankara (Ấn độ).

Ngoài ra cũng có Ủy Ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và 14 Giáo Hội Chính Thống, đông đảo hơn với gần 60 thành viên (SD 30-1-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều bế mặc Tuần Hiệp Nhất Kitô

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều bế mặc Tuần Hiệp Nhất Kitô

ROMA. Lúc 5 giờ rưỡi chiều chúa nhật 25-1-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Tuần này đã tiến hành từ 18 đến 25-1 vừa qua với chủ đề là câu Chúa Giêsu nói với người phụ nữ xứ Samaria: ”Bà hãy cho tôi uống nước” (Xc Ga 4,7)

Hiện diện tại buổi cầu nguyện, có gần 20 HY, các GM, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Roma, nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là TGM Genadios Zervos, Đại diện tòa Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo, đặc trách các tín hữu Chính Thống tại Italia, Malta và miền nam Âu Châu, ĐGM David Moxon, đại diện Đức Giáo Chủ Anh giáo, v.v.

Trong bài giảng, ĐTC nhận xét rằng ”bao nhiêu tranh luận giữa các tín hữu Kitô do quá khứ để lại có thể được vượt thắng nếu chúng ta loại bỏ thái độ tranh cãi hoặc hộ giáo, đồng thời cùng nhau tìm cách đón nhận trong chiều sâu những gì liên kết chúng ta, nghĩa là ơn gọi tham dự vào mầu nhiệm tình thương của Chúa Cha được Chúa Con biểu lộ cho chúng ta nhờ Chúa Thánh Linh”.

ĐTC cũng cảnh giác rằng ”Sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô không phải là kết quả của những tranh luận lý thuyết tinh vi trong đó mỗi người tìm cách thuyết phục người khác về nền tảng vững chắc ý kiến của mình. Con Người sẽ đến và sẽ thấy chúng ta còn tranh luận như thế. Chúng ta phải nhìn nhận rằng để đạt đến chiều sâu mầu nhiệm Thiên Chúa, chúng ta cần nhau, gặp gỡ nhau và đối chiếu với nhau dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh là Đấng làm cho những khác biệt được hòa hợp và vượt thắng các xung đột”.

Nhắc đến chủ đề tuần hiệp nhất năm nay, ĐTC ghi nhận rằng Chúa Giêsu, trên đường từ Giuđea tiến về Galilea, đã không ngại xin người phụ nữ xứ Samaria nước uống. Cái khát ấy không phải chỉ là cái khát thể lý, nhưng cũng là sự ước mong gặp gỡ để có thể cống hiến cho người phụ nữ ấy một hành trình hoán cải nội tâm.. Cũng vậy, ngày nay có rất nhiều người nam nữ đang mệt mỏi và khát, xin các tín hữu Kitô chúng ta cho họ uống. Đó là một yêu cầu mà chúng ta không thể tránh né”.

Từ đó, ĐTC khẳng định rằng ”Trong ơn gọi trở thành những người loan báo Tin Mừng, tất cả các Giáo Hội và các Cộng đồng Giáo Hội tìm được một lãnh vực thiết yếu để cộng tác với nhau chặt chẽ hơn. Để có thể chu toàn hữu hiệu công tác ấy, cần tránh khép mình trong thái độ cục bộ và loại bỏ người khác, cũng như cần tránh áp đặt những hình thức đồng nhất theo những kế hoạch hoàn toàn là phàm nhân”.

Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng việc tìm kiếm sự hiệp nhất Kitô không phải là công việc riêng của một ít người. Tất cả chúng ta đều phục vụ cùng một Tin Mừng duy nhất. Vì Tin Mừng ấy, bao nhiêu Kitô hữu bị bách hại và tàn sát.. Đó chính là phong trào đại kết bằng máu”.

Cuối kinh chiều, ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện cám ơn ĐTC đã đến chủ sự Kinh Chiều này. (SD 25-1-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha cổ võ các cộng đoàn dòng tu dấn thân đại kết

Đức Thánh Cha cổ võ các cộng đoàn dòng tu dấn thân đại kết

VATICAN. ĐTC Phanxicô cổ võ các cộng đoàn dòng tu dấn thân cầu nguyện và hoạt động cho chính nghĩa đại kết các tín hữu Kitô.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-1-2015 dành cho 50 tham dự viên cuộc hội thảo đại kết các tu sĩ nam nữ, do Bộ các dòng tu tổ chức từ ngày 22 đến 25-1 này trong khuôn khổ tuần hiệp nhất và Năm Đời Sống Thánh Hiến. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Tổng trưởng João Braz de Aviz, các chức sắc của Bộ cùng với nhiều đan sĩ và tu sĩ Công Giáo, Chính Thống, Anh giáo và Tin Lành.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao tầm quan trọng của phong trào đại kết tu đức, cũng như của đời sống thánh hiến đối với sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Đời tu trì có một ơn gọi đặc thù trong việc thăng tiến sự hiệp nhất ấy. Hiện nay có nhiều cộng đoàn dòng tu hăng say dấn thân cho đối tượng ấy và cũng là những nơi ưu tiên gặp gỡ giữa các tín hữu Kitô thuộc các truyền thống khác nhau, như tu viện đại kết Taizé bên Pháp và Đan viện Bose ở bắc Italia.

ĐTC khẳng định rằng: ”không có hiệp nhất nếu không có sự hoán cải, kinh nguyện, đời sống thánh thiện. Đời sống thánh hiến là môi trường rất thuận tiện để thăng tiến 3 yếu tố vừa nói và vì thế có thể góp phần rất lớn cho chính nghĩa đại kết Kitô. Một trong những người tiên phong trong phong trào đại kết Kitô và là người cổ võ tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là Cha Paul Couturier. Cha đã ví tất cả những người cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô, cũng như phong trào đại kết nói chung, như ”một đan viện vô hình” liên kết các Kitô hữu thuộc các Giáo Hội, các nước và đại lục khác nhau.

Và ĐTC nói: ”Anh chị em chính là những người linh hoạt đầu tiên của ”Đan viện vô hình này”. Tôi khích lệ anh chị em cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô và diễn đạt kinh nguyện này qua các thái độ và cử chỉ thường nhật” (SD 24-1-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức TGM Tomasi: Mỹ – Nga không làm gì cho các Kitô hữu bị bách hại

Đức TGM Tomasi: Mỹ – Nga không làm gì cho các Kitô hữu bị bách hại

GENÈVE. Đức TGM Silvato Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ ở Genève, than phiền rằng Hoa Kỳ và Liên bang Nga ”chỉ nói miệng” mà không làm gì trong thực tế để bảo vệ các tín hữu Kitô bị bách hại ở Trung Đông.

Đức TGM Tomasi, người Mỹ, năm nay 75 tuổi, thuộc dòng thừa sai Thánh Carlo Borromeo. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 3-1-2014, ngài nói: ”Cả Mỹ lẫn Nga đều nói về hòa bình và ủng hộ các tín hữu Kitô ở lại Trung Đông, nhưng cho đến nay không có bước tiến cụ thể nào. Trong lãnh vực này ai cũng biết chỉ có sự can thiệp của quốc tế mới có thể tái lập an ninh và trật tự tại Irak và Siria. Nhưng sự dấn thân của quốc tế bị chặn đứng vì những quyền lợi đối nghịch nhau giữa Mỹ và Nga. Thêm vào đó có những xung đột trong nội bộ Hồi giáo giữa người Shiite và Sunnit cũng như những đối nghịch chính trị nội bộ tại Syria và Iraq”.

Đức TGM Tomasi cũng cho biết Tòa Thánh muốn tìm cách đưa những phe đối tác khác nhau tới chỗ đối thoại với nhau. Ngài nói: ”Nếu chúng ta không làm gì để tìm giải pháp hòa bình cho Trung Đông, thì chúng ta sẽ đồng chịu trách nhiệm về sự cáo chung sự hiện diện của Kitô giáo tại Iraq và Syria”.

Theo Đức TGM Tomasi, Tòa Thánh có thể có những dự án làm trung gian trong năm mới này. Gần đây, Tòa Thánh đã góp phần tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba, và đã đạt được một thành công ngoạn mục về mặt ngoại giao.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức TGM cũng khẳng định rằng ”Chúng ta cần phải từ bỏ não trạng theo đó nếu có những khó khăn và vấn đề thì phải dùng con đường xung đột bạo lực để giải quyết chúng. Thực tế có những phương thế khác, cần kiến tạo sự tín nhiệm, để có thể nói chuyện với nhau và tìm những thỏa hiệp có thể được mọi phe chấp nhận” (KNA 3-1-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lớp Sáu – Bài Học 11 – Hiền Lành

Xem Bài Học 11 – Hiền Lành

Người hiền lành là người làm chủ được chính mình, chiến thắng được chính mình, tức là thắng được cái tôi kiêu hãnh, ganh tị, giận hờn, tự ái, nóng nảy, tham lam của mình. Trong mỗi người có hai phần: phần thượng là ơn thánh, lý trí và ý chí. Còn phần hạ là cái dục vọng. Chiến thắng được chính mình là biết dùng ơn Chúa, dùng lý trí và ý chí điều khiển các dục vọng của mình, không để ngoại cảnh hoặc người khác chi phối, không phản ứng theo niềm vui nỗi buồn để đưa mình lên hay hạ người khác xuống.

HienLanh

Cũng thế, người hiền lành thì kiên nhẫn, chịu đựng mọi hoàn cảnh bất trắc hay những điều ngoài ý muốn của mình. Không tự mãn hay phóng đại công việc của mình, khoe mã, cầu danh, tự hào về những chuyện nhỏ nhen, bắt bẻ hay bực tức về chuyện sơ suất của người khác. Chúng ta mỗi người mỗi tính, mỗi người mỗi sở thích, và có những khả năng, tài năng khác nhau, không ai giống ai. Chúng ta sống với nhau, chúng ta phải biết kiên nhẫn, chịu đựng để hòa hợp với nhau, chia sẻ cho nhau. Vì thế, đòi hỏi chúng ta phải biết chịu đựng nhau, chấp nhận nhau. Chịu đựng chấp nhận cái hay cái tốt của người khác thì dễ nhưng chấp nhận chịu đựng cái xấu cái dở của người khác mới khó và đó mới là nhân đức. Có những trường hợp chúng ta phải chịu đựng, chấp nhận không phải một hai lần mà rất nhiều lần. Chấp nhận và chịu đựng được mới thực sự là người hiền lành.

NguoiCongDanTot

Lại nữa, bao lâu còn là người, chúng ta còn lỗi lầm, còn cần được sửa sai, còn cần được tha thứ, và tha thứ mãi. Tha thứ nhiều là dấu chúng ta chịu đựng nhiều. Tha thứ nhiều sẽ chứng tỏ được tấm lòng quảng đại bao dung làm cho thêm bạn bớt thù. Tha thứ không phải là yếu thế hơn người được tha thứ, nhưng chính là tấm lòng rộng lớn hơn họ. Càng tha thứ sẽ làm cho đối phương nhận ra lỗi lầm của họ và họ sẽ thấy cần được tha thứ hơn. Cho nên, người nào muốn tập đức tính hiền lành là phải tập tha thứ.

ViSaoSongHienLanh

LẦM LỖI VÀ SÁM HỐI

LẦM LỖI VÀ SÁM HỐI

Con người thường có những lỗi lầm. Lỗi lầm khiến con người trở nên xấu xa. Lỗi lầm càng nhiều thì xấu xa càng ghê sợ hơn. Thế nên, con người thường có khuynh hướng che giấu tội lỗi của mình. Đôi khi còn đóng kịch để che đậy bản tính xấu xa của mình. Sống giả dạng người tốt để đánh lừa anh em.

–Có đôi vợ chồng nọ, mới cưới nhau về được khoảng một tuần, anh nói với vợ rằng,

–Xin em hứa với anh là đừng bao giờ mở cái hộp này ra, bao lâu anh đang còn sống.
–Người vợ gật gù đồng ý.

–Sau bốn mươi năm sống chung, gia đình rất hạnh phúc. Một hôm ông đi vắng, bà ở nhà một mình, tò mò lấy cái hộp từ dưới chân giường ra, không hiểu là ông đã giấu cái gì trong hộp. Người vợ nghĩ rằng đã sống với nhau bốn mươi năm, cái gì cũng biết hết rồi, ngoài trừ cái hộp này.

–Bà liền mở hộp ra xem, và trong hộp có năm vỏ bia, và một trăm hai mươi lăm đồng, năm chục xu. Bà nghĩ rằng chỉ có vậy thôi mà sao ông bí mật thế.

–Khi Ông đi làm về, bà liền đến tự thú với ông. Và bà hỏi ông rằng, tại sao trong hộp lại có năm vỏ bia? Ông trả lời, năm vỏ bia là tượng trưng cho mỗi lần tôi làm lỗi với bà, thì tôi uống một lon. Người vợ thấy vậy cũng vui vui, vì nghĩ rằng, sống với nhau bốn mươi năm, mà ông chỉ làm lỗi với mình chỉ có năm lần, kể cũng qúa ít.

–Bà tiếp, vậy còn một trăm hai mươi lăm đồng, và năm chục xu thì sao?

–Ông đáp, "thì là tiền bán vỏ lon bia chứ gì. "

–Bà………."ố trời ơi!!!!!"

Hóa ra tình yêu vẫn có những phản bội. Phản bội vì yếu đuối. Phản bội vì nông cạn. Phản bội có thể xảy đến khi mình thiếu tự chủ, mất kiểm soát tình cảm dễ dẫn đến phản bội với nhau. Nhưng nếu phản bội mãi mà không nhận ra sai lỗi của mình thì thật bất hạnh cho mình và cho gia đình. Điều quan yếu là biết sám hối và đứng dậy sau những lần vấp ngã. Dẫu có muộn màng vẫn hơn. Dẫu có tái phạm vẫn còn sửa chữa vì không cố tình ở lỳ trong tội lỗi.

Thánh Gioan B là sứ giả của Thiên Chúa. Ông đến để sửa lại lỗi lầm cho con người. Ông đi trước Chúa để uốn lại lòng dân. Ông dọn lại những gồ ghề trong tâm hồn con người bởi những tham sân si. Ông đưa ra phương án sửa lại lỗi lẫm bằng việc sám hối ăn năn.

Sám là thú nhận lỗi lầm, Hối là hứa từ nay không tái phạm.  Sám Hối là thú nhận lỗi lầm, và hứa không tái phạm. Sám hối là hành động của bản thân biết nhìn ra tội lỗi của mình mà sửa đổi, mà canh tân. Không có sám hối sẽ không có những cuộc canh tân làm thay đổi đời sống và môi trường sống. Chính nhờ sám hối và bản thân được thăng tiến, mỗi trường cũng được đổi thay thêm xinh đẹp hơn.

Sám hối là động lực giúp con người hoàn chỉnh bản thân mình. Nhờ sám hối mà ta chỉnh tu lại con người mình thêm xinh đẹp hơn. Madalena đã từng sám hối để từ bỏ con người trắc nết mà biến đổi trở thành người đi theo Chúa. Augutino đã từng sám hối để bỏ đường rộng thênh thang chiều theo tính xác thịt mà biến đổi trờ thành một đại thánh cho Giáo hội. Có rất nhiều những con người đã đổi đời nhờ sám hối mà chỉnh tu lại lối đi của mình theo đường lối Thiên Chúa.

Xin Chúa giúp chúng ta biết nhìn lại những yếu đuối của bản thân mà sám hối ăn năn. Xin giúp chúng ta can đảm thực hiện hành vi sám hối bằng việc thú nhận tội lỗi của mình và tuyên hứa từ nay không tái phạm. Xin Chúa nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta và giúp chúng ta hoàn chỉnh mình mỗi ngày thêm giống Chúa hơn nhờ cuộc canh tâm sám hối từng ngày. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Đức Thánh Cha ký tuyên ngôn chung chống nạn nô lệ mới

Đức Thánh Cha ký tuyên ngôn chung chống nạn nô lệ mới

VATICAN. Sáng ngày 2-12-2014, ĐTC Phanxicô đã cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo khác, ký tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm cộng tác loại bỏ vĩnh viễn hình thức nô lệ mới trước năm 2020.

Cùng ký vào tuyên ngôn còn có Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo Justin Welby, các vị lãnh đạo Chính Thống, Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo đến từ nhiều quốc gia. Sáng kiến lịch sử này do tổ chức gọi là Global Freedom Network (Mạng tự do trên thế giới), đề xướng. Tổ chức này nhắm loại trừ nạn buôn người và các hình thức nô lệ mới trên thế giới ngày nay. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cũng được mời tham dự nhưng bị đột quỵ nên Ni Sư đệ tử là Thích Nữ Chân Không, 76 tuổi, đã đi dự thay.

Lễ nghi ký tuyên ngôn chung diễn ra lúc 11 giờ 15 sáng tại trụ sở của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học ở Nội thành Vatican.

Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo và những người hiện diện, ĐTC khẳng định rằng: ”Được sự tuyên xưng tín ngưỡng soi sáng, chúng ta họp nhau nơi đây do một sáng kiến lịch sử và để thực hiện một hành động cụ thể: tuyên bố chúng ta sẽ cộng tác với nhau để loại trừ tai ương kinh khủng là sự nô lệ tân thời dưới tất cả mọi hình thức của nó.

”Sự bóc lột thể lý, kinh tế, tính dục và tâm lý người nam, người nữ, trẻ em nam nữ, hiện đang xiềng xích hàng triệu ngừơi trong tình trạng vô nhân đạo và tủi nhục. Mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình thương và tự do, Đấng hiến thân trong cac quan hệ giữa con người với nhau… Bất kỳ quan hệ kỳ thị nào đều không tôn trọng xác tín cơ bản theo đó người khác cũng là người như chúng ta, và hành động đó là một tội ác. Và bao nhiêu lần có những tội ác kinh khủng!

ĐTC nói thêm rằng “Vì thế chúng ta tuyên bố nhân danh tất cả và từng người rằng nạn nô lệ tân thời, trong tuương quan với nạn buôn người, cưỡng bách lao động, mại dâm và buôn bán cơ phận, là tội ác xúc phạm đến nhân loại. Các nạn nhân thuộc mọi giai tầng, nhưng nhất là những người nghèo khổ và dễ tổn thương nhất trong các anh chị em của chúng ta.

”Nhân danh họ chúng ta kêu gọi các cộng đoàn của chúng ta hãy hành động, để hoàn toàn loại bỏ mọi sự tước đoạt tự do của cá nhân với mục đích bóc lột con người và thương mai; nhân danh họ chúng ta đưa ra tuyên ngôn này.

ĐTC ghi nhận rằng mặc dù có những cố gắng lớn của nhiều người, tệ nạn nô lệ tân thời tiếp tục là một tai ương kinh khủng trên thế giới, kể cả dưới hình thức du lịch.. Tội ác này nấp sau những thói quen bề ngoài và được chấp nhận, nhưng trong thực tế, các nạn nhân của chúng ở trong tình trạng mại dân, buôn người, cưỡng bách lao động, làm việc như nô lệ, cắt chặt cơ phận, bán cơ phẩn và tiêu thụ ma túy, bắt trẻ em làm việc. Nó nấp sau cánh cửa thánh đường, nhưng nơi đặc biệt, trên các đường phố, trong xe cộ, xưởng thợ, đồng quê, thuyền cánh cá và nhiều nơi khác..

ĐTC kết luận rằng: Chúng tôi kêu gọi tất cả những người có tín ngưỡng, các vị lãnh đạo, chính quyền, xí nghiệp, mọi người nam nữ thiện chí, hãy quyết liệt hỗ trợ và tham gia các phong trào chống nạn nô lệ tân thời dưới mọi hình thức”

”Được sự nâng đỡ của các lý tưởng trong tín ngưỡng và các giá trị nhân bản chung, tất cả chúng ta có thể và phải giơ cao ngọn cờ các giá trị tinh thần. .. Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta ngày hôm nay ơn được hoán cải chính mình thành tha nhân của mỗi người không phân biệt ai, luôn tích cực giúp đỡ những người chúng ta gặp trên đường. (SD 2-12-2014)

G. Trần Đức Anh OP

Vatican Radio

Cuộc hop báo của Đức Thánh Cha trên máy bay từ Thổ nhĩ kỳ về Roma

Cuộc hop báo của Đức Thánh Cha trên máy bay từ Thổ nhĩ kỳ về Roma

VATICAN. Trong cuộc họp báo trên máy bay chiều ngày 30-11-2014 ĐTC đã trả lời nhiều câu hỏi của giới báo chí và minh định ý nghĩa một số cử chỉ của ngài tại Thổ nhĩ kỳ.

Trong chuyến bay dài 2 giờ 40 phút từ Istanbul về Roma, như thường lệ ĐTC đã mở cuộc họp báo với sự tham dự của 65 ký giả quốc tế tháp tùng ngài.

– Trả lời câu hỏi của một nữ ký giả đài truyền hình Thổ nhĩ kỳ: tổng thống Erdogan đã nói nhiều về sự ghét bỏ Hồi giáo hiện nay còn ĐGH nói về sự ghét bỏ Kitô giáo ở Trung Đông, các nhóm thiểu số. Và ĐGH thường nhắc về việc đối thoại liên tôn, người ta có thể làm gì hơn nữa không? Theo ĐGH các vị lãnh đạo thế giới phải làm gì?

Trong phần trả lời, trước tiên ĐTC nói về sự ghét bỏ hồi giáo và nói rằng:

”Đúng vậy, đứng trước những vụ khủng bố, không những ở vùng Trung Đông, nhưng cả tại Phi châu nữa, người ta phản ứng và nói: ”Hồi giáo không phải như vậy!” Bao nhiêu tín hữu Hồi giáo cảm thấy bị xúc phạm vì những hành vi khủng bố nhân danh Hồi giáo như thế! Coran là một cuốn sách hòa bình, là một sách ngôn sứ hòa bình. Những vụ khủng bố không phải là Hồi giáo. Tôi tin như thế, và người ta phải nói thành thực rằng không phải mọi tín hữu đạo Hồi là những kẻ khủng bố, cũng như không thể nói mọi Kitô hữu là những người cực đoan, vì trong Kitô giáo cũng có những người cực đoan. Trong mọi tôn giáo đều có những nhóm nhỏ như vậy! Tôi đã nói với Tổng thống Erdogan: ”Thật là điều tốt đẹp nếu tất cả các vị lãnh đạo Hồi giáo – dù là lãnh đạo chính trị, tôn giáo hay các học giả – đều nói rõ ràng và lên án những vụ khủng bố với danh nghĩa Hồi giáo, vì việc nói rõ ràng như thế và lên án những hành vi khủng bố sẽ giúp đại đa số dân Hồi giáo.. Tất cả chúng ta đều cần một sự lên án của toàn thế giới, cả những người Hồi giáo nữa, chống lại những hành vi khủng bố”.

Về điều gọi là ghét bỏ Kitô hữu, Cristianofobia, tôi không muốn dùng cái từ có vẻ bọc đường như thế. Các tín hữu Kitô bị trục xuất khỏi Trung Đông. Đôi lần chúng ta đã thấy ở Irak, ở vùng Mossul, họ phải ra đi, bỏ lại mọi sự, phải trả thuế để được bảo vệ nhưng vô ích.. Và có khi họ bị trục xuất một cách khéo léo hơn, với những găng tay trắng như tại một số nước.

Sau cùng về vấn đề đối thoại liên tôn, có lẽ tôi đã có một cuộc nói chuyện rất đẹp theo nghĩa đó với Ông chủ tịch tôn giáo vụ Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Ban của ông. Cả khi vị đại sứ mới của Thổ Nhĩ kỳ cạnh Tòa Thánh đến trình ủy nhiệm thư tại Vatican cách đây một tháng. Tôi đã thấy ông là một người ngoại thường, một người có lòng đạo đức sâu xa. Cả ông chủ tịch Tôn giáo vụ cũng cùng một trường phái. Cả hai đều nói: cuộc đối thoại liên tôn dường như đến đường cùng rồi, chúng ta phải tăng chất lượng, chúng ta phải đối thoại giữa những người tôn giáo thuộc các nguồn gốc khác nhau.

– Một nữ ký giả khác cũng người Thổ nhĩ kỳ thuộc hãng thông tấn của nước này, đã hỏi ĐGH về ý nghĩa sự kiện ngài giữ thinh lặng cầu nguyện 2 phút đồng hồ khi viếng Đền thờ Xanh của hồi giáo sáng thứ bẩy 29-11. Đó có phải là cách thức ngài ngỏ lời với Thiên Chúa không?

ĐTC đáp: ”Tôi đến Thổ Nhĩ kỳ như một người hành hương, chứ không phải như một du khách. Tôi đến đó với lý do chính là mừng lễ thánh Anrê Tông đồ và chia sẻ với Đức Thượng Phụ Bartolomeo. Nhưng khi tôi đến Đền thờ Hồi giáo, tôi không thể nào tự nhủ: ”A, bây giờ tôi là du khách!”. Tôi đã viếng Đền thờ tuyệt vời, và khi vị Mufti giải thích cho tôi nhiều điều, một cách rất dịu dàng, cả kinh Coran, cũng nói về Mẹ Maria và Gioan Tẩy Giả, ông giải thích cho tôi mọi điều, chính lúc ấy tôi cảm thấy cần cầu nguyện. Và tôi nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện một chút! và ông cũng đồng ý. Tôi đã cầu nguyện cho Thổ nhĩ kỳ, cho hòa bình, cho vị Mufti, cho tất cả, và cho cả tôi nữa vì tôi đang cần. Cầu nguyện cho hòa bình, xin Chúa chấm dứt chiến tranh.. Đó thực là một lúc cầu nguyện chân thành!

– Trong số giới báo chí tháp tùng ĐTC có một ký giả kỳ cựu người Nga là ông Alexey Bukalov, tín hữu Chính Thống: ông hỏi ĐTC xem sau cuộc viếng thăm này, sau cuộc gặp gỡ đặc biệt với Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, có viễn tượng nào với những cuộc tiếp xúc của Tòa Thượng phụ Chính Thống Mascơva hay không?

ĐTC kể rằng trong dịp Thượng HĐGM thế giới hồi tháng 10 vừa qua, có Đức TGM Hilarion đến Roma như đại biểu của Đức Thượng Phụ Kirill. Đức TGM đã muốn nói với tôi không phải với tư cách là đại biểu một Giáo Hội Kitô anh em tại Thượng HĐGM, nhưng với tư cách là Chủ tịch Ủy ban đối thoại Chính Thống và Công Giáo.

Trước tiên tôi muốn nói về quan hệ giữa Công Giáo với Chính Thống nói chung. Tôi tin rằng chúng tôi đang đồng hành với Chính Thống giáo. Các Giáo Hội này cũng có các bí tích và sự kế nghiệp các tông đồ, như Công Giáo, chúng ta đang đồng hành. Nhưng chúng ta phải đợi cái gì? Đợi cho các nhà thần học đồng ý với nhau sao? Tôi nghĩ là ngày đó sẽ không bao giờ tới. Tôi nghi ngờ về điều này. Các nhà thần học làm việc rất tốt, nhưng tôi nhớ điều mà Đức Thượng Phụ Athenagoras đã nói với Đức Phaolô 6: ”Chúng ta cứ tiến bước riêng, và chúng ta đặt tất cả các nhà thần học trên một hòn đảo!”. Tôi tưởng câu nói đó không phải là điều thật, nhưng Đức Bartolomeo nói với tôi: Không, đúng là Đức Athenagoras đã nói như vậy. Ta không thể chờ đợi điều ấy. Hiệp nhất là một hành trình. Đó là phong trào đại kết linh đạo: cầu nguyện với nhau, làm việc với nhau.. các công tác bác ái, giảng dạy chung với nhau… Và rồi cũng có phong trào đại kết bằng máu. Bao nhiêu là Kitô hữu đã bị giết, bao nhiêu là vị tử đạo, bắt đầu từ Uganda, cách đây hơn kém 50 năm, có lễ phong hiển thánh ở Uganda, một nửa là tín hữu Anh giáo và một nửa là Công Giáo. Các vị tử đạo của chúng ta đang nhìn chúng ta và kêu kêu: ”Chúng ta là một!”… Tôi tin rằng chúng ta phải tiến bước theo chiều hướng đó; chia sẻ các ghế giáo sư đại học chẳng hạn.
Về vấn đề quan hệ với Chính Thống Nga, ĐTC đáp: ”Tôi nói điều này, có lẽ có người không hiểu được, đó là các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ đông phương có quyền được hiện hữu.!”

”Với Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Mascơva có lần tôi đã tỏ cho Đức Thượng Phụ biết ước muốn muốn gặp ngài và ngài cũng đồng ý. Tôi nói: ”Tôi đến nơi nào Đức Thượng Phụ muốn. Đức Thượng Phụ gọi tôi và tôi sẽ đi đến đó”. Cả Đức Thượng Phụ cũng ước muốn như thế. Nhưng trong thời gian gần đây có vấn đề chiến tranh. Tôi nghiệp ngài có bao nhiêu vấn đề tại Ucraina, và việc du hành và gặp gỡ với Giáo Hoàng bị liệt xuống hàng thứ yếu. Nhưng cả hai chúng tôi đều muốn gặp nhau và tiến bước. Đức TGM Hilarion đề nghị một cuộc họp nghiên cứu với ủy ban do Đức TGM ấy làm chủ tịch và bàn về vấn đề quyền tối thượng của Giáo Hoàng, vì cần tiếp tục yêu cầu mà Đức Gioan Phaolô 2 đã đưa ra: Xin hãy giúp tôi tim ra một hình thức quyền tối thượng mà chún gta có thể chấp nhận được”.

– Nữ ký giả của báo El Mundo, Tây Ban Nha, hỏi ĐTC về cử chỉ lịch sử ngài cúi đầu trước Đức Thượng Phụ Bartolomeo để xin chúc lành. ĐGH nghĩ gì về những lời phê bình của những người không hiểu cử chỉ cởi mở của ngài như vậy, nhất là những người bảo thủ vẫn nhìn cử chỉ ấy với thái độ nghi ngờ…

ĐGH đáp: Tôi muốn nói đây không phải chỉ là vấn đề từ phía Công Giáo chúng ta nhưng từ phía Chính Thống nữa. Trong Chính Thống giáo cũng có một số đan sĩ, đan viện đi theo chiều hướng đó. Ví dụ một vấn đề người ta đã thảo luận từ thời chân phước Phaolô 6 về ngày lễ Phục Sinh và cho đến nay giữa các Giáo Hội Kitô vẫn chưa có sự đồng thuận vì lễ Phục sinh là ngày trăng đầu tiên sau ngày 14 tháng Nissan, và điều này có nguy cơ là với thời gian, gần này chúng ta sẽ cử hành lễ Phục sinh vào tháng 8. Đức Chân phước Phaolô 6 đề nghị mừng lễ phục sinh vào 1 ngày nhất định, thí dụ một chúa nhật tháng 4. Đức Thượng Phụ Bartolomeo cũng can đảm đi theo chiều hướng này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận.

– Trong phần còn lại của cuộc họp báo, ĐTC đã trả lời những câu hỏi liên quan một số đề tài khác như ý định viếng thăm Irak. Ngài tái khẳng định ý muốn đến viếng thăm nước này nhưng bây giờ không thể vì cuộc viếng thăm này sẽ tạo ra vấn đề an ninh cho chính quyền.

ĐTC cũng tái xác nhận nhận xét của ngài, theo đó nhân loại đang sống chiến tranh thứ ba từng mảnh. Có những lý do thù nghịch nhưng cũng có những lý do kinh tế, thần tiền bạc được đặt ở trong trung tâm các vấn đề đó chứ không phải con người. Sự buôn bán võ khí thật là kinh khủng và ngày nay là công nghệ thịnh hành nhất. Ai đã bán võ khí cho Siria có lẽ chính là những kẻ bây giờ tố cáo Siria sở hữu các võ khí đó. Và về các loại võ khí hạt nhân, tôi đã nói rằng nhân loại vẫn chưa học bài học.

Về việc kỷ niệm 100 năm cuộc diệt chủng Arméni sắp được cử hành trong năm 2015, ĐTC nhắc đến lá thư mà tổng thống Erdogan đã viết về vấn đề này: một số người đã phê bình ông vì đã chưa nhìn nhận những gì đã xảy ra, nhưng vẫn luôn có những bước tiến tích cực, những cử chỉ nhỏ xích lại gần. Chúng ta phải cầu nguyện cho sự hòa giải các dân tộc và ngài cầu mong biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Arméni được mở ra.

Ký giả của hãng tin AP Hoa Kỳ hỏi ĐTC về Thượng HĐGM vừa qua và những đoạn trong tài liệu chung kết cởi mở đối với những người đồng tính luyến ái.. ngài nhắc lại rằng: Thượng HĐHM là một hành trình, nói không phải là một nghị viện, nhưng là một không gian được bảo vệ để Chúa Thánh Linh có thể nói. Cả bản tường trình chung kết cũng không chấm dứt hành trình đó. Phúc trình chung kết cũng chỉ là một tường trình tạm thời, vì nó sẽ trở thành tài liệu Lineamenta, tài liệu đề cương, cho Thượng HĐGM vào tháng 10 năm tới. Tài liệu này được gửi tới các HĐGM để thảo luận và gửi những đề nghị thay đổi, và dựa vào đó để soạn một tài liệu làm việc khác, và Thượng HĐGM năm tới sẽ thảo luận. Không thể lấy ý kiến của một người, hoặc một dự thảo. Cần phải nhìn Thượng HĐGM trong toàn bộ.

G. Trần Đức Anh OP –  Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha viếng thăm Tổ chức Lương Nông quốc tế

Đức Thánh Cha viếng thăm Tổ chức Lương Nông quốc tế

ROMA. Trong cuộc viếng thăm tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO) sáng 20-11-2014, ĐTC kêu gọi các tổ chức quốc tế và các chính quyền đặt con người ở trung tâm mọi nỗ lực và đừng lấy lợi lộc và tiền bạc làm tiêu chuẩn quyết định mọi chính sách của mình.

ĐTC phát biểu tại Hội nghị quốc tế kỳ 2 về dinh dưỡng, diễn ra tại trụ sở của Tổ chức Lương nông quốc tế ở Roma, từ ngày 19 đến 21-11-2014 về đề tài ”Một sự dinh dưỡng tốt hơn, đó là một chất lượng tốt hơn cho cuộc sống”.

FAO là một cơ quan của LHQ và cũng là một tổ chức liên chính phủ được thành lập cách đây 69 năm, ngày 16-10-1945 tại thành phố Québec, Canada, và 6 năm sau, 1951, được di chuyển từ Washington Hoa Kỳ, về Roma. FAO hiện có 194 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia đóng góp tùy theo khả năng của mình. Với các ngân khoản này, FAO hoạt động cho các nước thành viên. Một số quốc gia đóng góp thêm để nâng đỡ các dự án tại chỗ.

Sứ mạng của tổ chức FAO là làm việc để bảo đảm cho mọi người trên thế giới có đầy đủ lương thực, được an ninh về lương thực và tiến tới ngày mà không ai còn phải lo lắng vì nạn đói và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, FAO cũng làm việc để ngăn cản sự phá hủy môi sinh nơi chúng ta sinh sống.

Vị Tổng giám đốc của tổ chức FAO hiện nay là Ông Jose Graziano da Silva, 65 tuổi, một nhà canh nông học người Brazil sinh tại Mỹ. Ông đảm nhận chức vụ này từ đầu tháng giêng năm 2012 và là người Mỹ la tinh đầu tiên làm Tổng giám đốc FAO.

Theo ông Tổng Giám đốc tổ chức Fao, José Graziano da Silva, trên thế giới hiện có hơn 840 triệu người suy dinh dưỡng, và tình trạng thiếu ăn như thế là nguyên nhân dân ra khoảng một nửa tất cả những vụ trẻ em chết yểu trước 5 tuổi, tức là mỗi năm có 3 triệu trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Trong cùng thời gian đó, có 500 triệu người trên thế giới bị bệnh mập phì.

GH Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 viếng thăm tổ chức Fao. Vị đầu tiên là Đức Chân phước Giáo hoàng Phaolô 6 ngày 16-11 năm 1970 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức quốc tế này. ĐGH Biển Đức 16 đã đến thăm tổ chức Fao hồi tháng 11 năm 2012 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lương thực.

Diễn văn ca ĐTC

Trong bài diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC Phanxicô cho biết Giáo Hội luôn quan tâm và ân cần đối với tất cả những gì có liên quan đến an sinh tinh thần và vật chất của con người, nhất là những người sống ngoài lề và bị loại trừ, để mọi người được bảo đảm an ninh và phẩm giả. Ngài cũng nói rằng:

1. Vận mệnh của mỗi quốc gia hơn bao giờ hết đang gắn liền với nhau, như các phần tử của cùng một gia đình, lệ thuộc nhau. Nhưng chúng ta đang sống trong một thời đại trong đó các quan hệ giữa các dân nước quá nhiều khi bị hư hỏng vì nghi kỵ lẫn nhau, đôi khi biến thành những hình thức gây hấn chiến tranh và kinh tế, làm thương tổn tình thân hữu giữa anh em, phủ nhận hoặc gạt bỏ những người đã bị loại trừ rồi. Những người thiếu cơm bánh thường nhật và công ăn việc làm xứng đáng biết rõ điều đó. Đó là khung cảnh của thế giới trong đó người ta phải nhìn nhận giới hạn của những xếp đặt dựa trên chủ quyền của mỗi quốc gia, được hiểu như một điều tuyệt đối, và trên những lợi lộc quốc gia, thường bị ảnh hưởng của những nhóm nhỏ nắm quyền lực. Chương trình nghị sự của quí vị giải thích rõ điều đó, một chương trình nhắm đề ra những qui luật mới và những cam kết mạnh mẽ hơn để nuôi sống thế giới. Trong viễn tượng này, tôi hy vọng rằng khi đề ra những cam kết dấn thân như thế, các quốc gia sẽ lấy hứng từ xác tín rằng quyền có lương thực chỉ được bảo đảm nếu chúng ta quan tâm đến chủ thể thực sự của quyền ấy, nghĩa là con người đang chịu những hậu quả của tình trạng đói và suy dinh dưỡng.

Ngày nay, người ta nói nhiều về các quyền, nhưng lại hay quên các nghĩa vụ; có lẽ chúng ta quá ít quan tâm đến những người đang bị đói. Ngoài ra thật là đau lòng khi nhận thấy rằng cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng bị cản trở vì ”ưu tiên thị trường”, và vì ”việc kiếm lợi nhuận chiếm ưu thế”, biến lương thực thành một thứ hàng hóa nào đó, bị đầu cơ, kể cả về mặt tài chánh. Và trong khi người ta nói về các quyền mới, thì người đói đứng đó ở góc đường, và xin quyền được là công dân, quyền được coi trọng trong thân phận của họ, quyền được lương thực cơ bản lành mạnh. Họ xin chúng ta phẩm giá, chứ không xin của bố thí.

2. Những tiêu chuẩn ấy không thể ở trong bóng tối của lý thuyết. Các cá nhân và các dân tộc đang yêu cầu thực thi công lý; không những công lý về mặt luật pháp, nhưng cả công lý trong việc đóng góp và phân phối. Vì thế, các kế hoạch phát triển và công việc của các tổ chức quốc tế phải để ý đến ước muốn rất thông thường của người dân, mong được thấy các quyền cơ bản của con người được tôn trọng trong mọi trường hợp, và trong trường hợp chúng ta ở đây, đó là các quyền cơ bản của người bị đói. Khi điều ấy xảy ra, thì cả những can thiệp nhân đạo, những chiến dịch cứu trợ và phát triển khẩn cấp, sự phát triển thực sự toàn diện, sẽ được đẩy mạnh nhiều hơn và mang lại những thành quả mong muốn.

3. Sự quan tâm đến việc sản xuất, có lương thực sẵn sàng và sự đạt được lương thực ấy, sự thay đổi khí hậu, việc buôn bán nông sản chắc chắn phải theo những qui luật và những biện pháp kỹ thuật chuyên môn, nhưng quan tâm đầu tiên phải là chính con người, những người đang thiếu lương thực hằng ngày và không còn nghĩ đến cuộc sống, các quan hệ gia đình và xã hội, mà chỉ chiến đấu để sống còn. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, tại hội trường này, khi khai mạc Hội nghị quốc tế đầu tiên về dinh dưỡng hồi năm 1992, đã cảnh giác cộng đồng quốc tế hãy chống lại nguy cơ ”mâu thuẫn của sự sung túc”: đó là lương thực có đủ cho tất cả mọi người, không không phải tất cả mọi người đều có thể được ăn uống, trong khi sự phung phí, sự gạt bỏ, tiêu thụ thái quá và sử dụng lương thực vào những mục tiêu khác đang diễn ra trước mắt chúng ta. Rất tiếc là điều ”mâu thuẫn” ấy tiếp tục là điều thời sự. Ít có những đề tài người ta áp dụng bao nhiêu thứ ngụy biện như đề tài nạn đói; trong những ngụy biện ấy, người ta lèo ái những dữ kiện và những con số thống kê, theo đòi hỏi của an ninh quốc gia, hoặc vì tham ô hay làm bộ nại đến lý do khủng hoảng. Đó là thách đố đầu tiên cần vượt qua.

Thách đố thứ hai cần phải đương đầu là tình trạng thiếu liên đới. Các xã hội chúng ta có đặc tính là ngày càng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và chia rẽ; và điều này rốt cục làm cho những người yếu thế nhất không được một cuộc sống xứng đáng và tạo nên sự nổi loạn chống lại các tổ chức công quyền. Khi thiếu tình liên đới trong một nước, thì tất cả mọi người đều cảm thấy. Thực vậy, tình liên đới là thái độ làm cho con người có khả năng đi gặp người khác và thiết lập các quan hệ của mình trên tâm tình huynh đệ, vượt lên trên những khác biệt và giới hạn, thúc đẩy tìm kiếm công ích.

Con người, theo mức độ họ ý thức mình là thành phần trách nhiệm trong kế hoạch tạo dựng, thì có khả năng tôn trọng nhau, thay vì đánh nhau, gây thiệt hại là làm cho trái đất trở nên nghèo nàn. Cả các quốc gia, cũng như các cá nhân và các dân tộc, đều được yêu cầu hành động đồng thuận với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau qua những nguyên tắc và qui luật của công pháp quốc tế. Một nguồn mạch vô tận soi sáng chính là luật tự nhiên, được ghi khắc trong tâm hồn con người, nói một thứ ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu, đó là tình thương, công lý, hòa bình, những yếu tố không thể tách rời nhau. Trong tư cách là những con người, cả các Quốc gia và các tổ chức quốc tế được kêu gọi đón nhận và vun trồng các giá trị ấy, trong tinh thần đối thoại và lắng nghe nhau. Như thế, mục tiêu nuôi dưỡng gia đình nhân loại trở thành điều có thể đạt tới được.

4. Mỗi người nam, nữ, trẻ em, người già ở các nơi phải được lương thực đúng đắn. Và nghĩa vụ của mỗi Nhà Nước là quan tâm đến an sinh của các công dân, chấp nhận các bảo đảm đó và quan tâm áp dụng chúng. Điều này đòi phải có sự kiên trì và nâng đỡ. Trong lãnh vực này, Giáo Hội Công Giáo cũng cố gắng công hiến phần của mình, qua sự liên lỷ chú ý đến đời sống của người nghèo ở các nơi trên thế giới; theo cùng đường hướng đó Tòa Thánh dấn thân hoạt động trong các tổ chức quốc tế và qua nhiều văn kiện và tuyên ngôn của mình. Qua đó Tòa Thánh muốn góp phần xác định và chấp nhận các tiêu chuẩn phải thực hiện sự phát huy một hệ thống quốc tế công chính. Đó là những tiêu chuẩn, trên bình diện luân lý đạo đức, dựa trên những cột trụ như sự thật, tự do, công lý và liên đới, đồng thời trong lãnh vực pháp lý, chính những tiêu chuẩn ấy bao gồm quan hệ giữa quyền được lương thực và quyền sống, và một cuộc sống xứng đáng, quyền được luật pháp bảo vệ, không luôn luôn gần thực tại của người đang chịu đói, và nghĩa vụ luân lý chia sẻ sự phong phú kinh tế của thế giới. Nếu ta tin nơi nguyên tắc gia đình nhân loại là một, dựa trên tình phụ tử của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, và tình huynh đệ của con người, thì không ta không thể chấp nhận để cho việc có lương thực phải chịu những điều kiện về chính trị và kinh tế. Hơn nữa, không chế độ kỳ thị nào, – về mặt thực tế hoặc trên pháp luật, – trong việc đặt tới thị trường lương thực, có thể được được coi như kiểu mẫu trong việc thay đổi các qui luật quốc tế nhắm loại trừ nạn đói trên thế giới.

Trong khi chia sẻ những suy tư này với quí vị, tôi cầu xin Đấng Toàn Năng, Thiên Chúa giàu lòng xót thương, chúc lành cho tất cả những người, với trách nhiệm khác nhau đang phục vụ những người bị đói và biết giúp đỡ họ bằng những cử chỉ gần gũi cụ thể. Tôi cũng cầu nguyện để cộng đồng quốc tế biết lắng nghe lời kêu gọi của Hội nghị này và coi đó như một diễn đạt ý thức chung của nhân loại: cho kẻ đói ăn để cứu vãn đời sống của trái đất.

Khích lệ các nhân viên FAO

Sau bài diễn văn, ĐTC đã tiến sang một phòng nhỏ hơn để ký sổ vàng và chào thăm một số vị khách được mời, rồi ngài tiến vào một hội trường khác để chào thăm các nhân viên của tổ chức Fao.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng: qua công việc âm thầm nhưng quí giá, anh chị em tiếp xúc với nhưng biến cố khác nhau, thường nhật và ngoại thường, nhắm thăng tiếng các chính sách sản xuất trong lãnh vực nông nghiệp và chiến đấu chống nạn suy dinh dưỡng. Đặc biệt anh chị em có thể đến gần những vấn đề và những đau khổ của các dân tộc có quyền được thấy điều kiện sống của họ được cải tiến.

ĐTC cũng mời gọi các nhân viên của FAO hãy ân cần và liên đới với những người yếu thế nhất, theo gương Chúa Giêsu đã gánh lấy những đau khổ và tai ương của nhân loại. Ngài xin họ đứng nản chí đứng trước những khó khăn, và luôn sẵn sàng nâng đỡ nhau, hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng.

G. Trần Đức Anh OP – ROMA. Trong cuộc viếng thăm tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO) sáng 20-11-2014, ĐTC kêu gọi các tổ chức quốc tế và các chính quyền đặt con người ở trung tâm mọi nỗ lực và đừng lấy lợi lộc và tiền bạc làm tiêu chuẩn quyết định mọi chính sách của mình.

ĐTC phát biểu tại Hội nghị quốc tế kỳ 2 về dinh dưỡng, diễn ra tại trụ sở của Tổ chức Lương nông quốc tế ở Roma, từ ngày 19 đến 21-11-2014 về đề tài ”Một sự dinh dưỡng tốt hơn, đó là một chất lượng tốt hơn cho cuộc sống”.

FAO là một cơ quan của LHQ và cũng là một tổ chức liên chính phủ được thành lập cách đây 69 năm, ngày 16-10-1945 tại thành phố Québec, Canada, và 6 năm sau, 1951, được di chuyển từ Washington Hoa Kỳ, về Roma. FAO hiện có 194 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia đóng góp tùy theo khả năng của mình. Với các ngân khoản này, FAO hoạt động cho các nước thành viên. Một số quốc gia đóng góp thêm để nâng đỡ các dự án tại chỗ.

Sứ mạng của tổ chức FAO là làm việc để bảo đảm cho mọi người trên thế giới có đầy đủ lương thực, được an ninh về lương thực và tiến tới ngày mà không ai còn phải lo lắng vì nạn đói và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, FAO cũng làm việc để ngăn cản sự phá hủy môi sinh nơi chúng ta sinh sống.

Vị Tổng giám đốc của tổ chức FAO hiện nay là Ông Jose Graziano da Silva, 65 tuổi, một nhà canh nông học người Brazil sinh tại Mỹ. Ông đảm nhận chức vụ này từ đầu tháng giêng năm 2012 và là người Mỹ la tinh đầu tiên làm Tổng giám đốc FAO.

Theo ông Tổng Giám đốc tổ chức Fao, José Graziano da Silva, trên thế giới hiện có hơn 840 triệu người suy dinh dưỡng, và tình trạng thiếu ăn như thế là nguyên nhân dân ra khoảng một nửa tất cả những vụ trẻ em chết yểu trước 5 tuổi, tức là mỗi năm có 3 triệu trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Trong cùng thời gian đó, có 500 triệu người trên thế giới bị bệnh mập phì.

GH Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 viếng thăm tổ chức Fao. Vị đầu tiên là Đức Chân phước Giáo hoàng Phaolô 6 ngày 16-11 năm 1970 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức quốc tế này. ĐGH Biển Đức 16 đã đến thăm tổ chức Fao hồi tháng 11 năm 2012 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lương thực.

Diễn văn ca ĐTC

Trong bài diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC Phanxicô cho biết Giáo Hội luôn quan tâm và ân cần đối với tất cả những gì có liên quan đến an sinh tinh thần và vật chất của con người, nhất là những người sống ngoài lề và bị loại trừ, để mọi người được bảo đảm an ninh và phẩm giả. Ngài cũng nói rằng:

1. Vận mệnh của mỗi quốc gia hơn bao giờ hết đang gắn liền với nhau, như các phần tử của cùng một gia đình, lệ thuộc nhau. Nhưng chúng ta đang sống trong một thời đại trong đó các quan hệ giữa các dân nước quá nhiều khi bị hư hỏng vì nghi kỵ lẫn nhau, đôi khi biến thành những hình thức gây hấn chiến tranh và kinh tế, làm thương tổn tình thân hữu giữa anh em, phủ nhận hoặc gạt bỏ những người đã bị loại trừ rồi. Những người thiếu cơm bánh thường nhật và công ăn việc làm xứng đáng biết rõ điều đó. Đó là khung cảnh của thế giới trong đó người ta phải nhìn nhận giới hạn của những xếp đặt dựa trên chủ quyền của mỗi quốc gia, được hiểu như một điều tuyệt đối, và trên những lợi lộc quốc gia, thường bị ảnh hưởng của những nhóm nhỏ nắm quyền lực. Chương trình nghị sự của quí vị giải thích rõ điều đó, một chương trình nhắm đề ra những qui luật mới và những cam kết mạnh mẽ hơn để nuôi sống thế giới. Trong viễn tượng này, tôi hy vọng rằng khi đề ra những cam kết dấn thân như thế, các quốc gia sẽ lấy hứng từ xác tín rằng quyền có lương thực chỉ được bảo đảm nếu chúng ta quan tâm đến chủ thể thực sự của quyền ấy, nghĩa là con người đang chịu những hậu quả của tình trạng đói và suy dinh dưỡng.

Ngày nay, người ta nói nhiều về các quyền, nhưng lại hay quên các nghĩa vụ; có lẽ chúng ta quá ít quan tâm đến những người đang bị đói. Ngoài ra thật là đau lòng khi nhận thấy rằng cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng bị cản trở vì ”ưu tiên thị trường”, và vì ”việc kiếm lợi nhuận chiếm ưu thế”, biến lương thực thành một thứ hàng hóa nào đó, bị đầu cơ, kể cả về mặt tài chánh. Và trong khi người ta nói về các quyền mới, thì người đói đứng đó ở góc đường, và xin quyền được là công dân, quyền được coi trọng trong thân phận của họ, quyền được lương thực cơ bản lành mạnh. Họ xin chúng ta phẩm giá, chứ không xin của bố thí.

2. Những tiêu chuẩn ấy không thể ở trong bóng tối của lý thuyết. Các cá nhân và các dân tộc đang yêu cầu thực thi công lý; không những công lý về mặt luật pháp, nhưng cả công lý trong việc đóng góp và phân phối. Vì thế, các kế hoạch phát triển và công việc của các tổ chức quốc tế phải để ý đến ước muốn rất thông thường của người dân, mong được thấy các quyền cơ bản của con người được tôn trọng trong mọi trường hợp, và trong trường hợp chúng ta ở đây, đó là các quyền cơ bản của người bị đói. Khi điều ấy xảy ra, thì cả những can thiệp nhân đạo, những chiến dịch cứu trợ và phát triển khẩn cấp, sự phát triển thực sự toàn diện, sẽ được đẩy mạnh nhiều hơn và mang lại những thành quả mong muốn.

3. Sự quan tâm đến việc sản xuất, có lương thực sẵn sàng và sự đạt được lương thực ấy, sự thay đổi khí hậu, việc buôn bán nông sản chắc chắn phải theo những qui luật và những biện pháp kỹ thuật chuyên môn, nhưng quan tâm đầu tiên phải là chính con người, những người đang thiếu lương thực hằng ngày và không còn nghĩ đến cuộc sống, các quan hệ gia đình và xã hội, mà chỉ chiến đấu để sống còn. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, tại hội trường này, khi khai mạc Hội nghị quốc tế đầu tiên về dinh dưỡng hồi năm 1992, đã cảnh giác cộng đồng quốc tế hãy chống lại nguy cơ ”mâu thuẫn của sự sung túc”: đó là lương thực có đủ cho tất cả mọi người, không không phải tất cả mọi người đều có thể được ăn uống, trong khi sự phung phí, sự gạt bỏ, tiêu thụ thái quá và sử dụng lương thực vào những mục tiêu khác đang diễn ra trước mắt chúng ta. Rất tiếc là điều ”mâu thuẫn” ấy tiếp tục là điều thời sự. Ít có những đề tài người ta áp dụng bao nhiêu thứ ngụy biện như đề tài nạn đói; trong những ngụy biện ấy, người ta lèo ái những dữ kiện và những con số thống kê, theo đòi hỏi của an ninh quốc gia, hoặc vì tham ô hay làm bộ nại đến lý do khủng hoảng. Đó là thách đố đầu tiên cần vượt qua.

Thách đố thứ hai cần phải đương đầu là tình trạng thiếu liên đới. Các xã hội chúng ta có đặc tính là ngày càng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và chia rẽ; và điều này rốt cục làm cho những người yếu thế nhất không được một cuộc sống xứng đáng và tạo nên sự nổi loạn chống lại các tổ chức công quyền. Khi thiếu tình liên đới trong một nước, thì tất cả mọi người đều cảm thấy. Thực vậy, tình liên đới là thái độ làm cho con người có khả năng đi gặp người khác và thiết lập các quan hệ của mình trên tâm tình huynh đệ, vượt lên trên những khác biệt và giới hạn, thúc đẩy tìm kiếm công ích.

Con người, theo mức độ họ ý thức mình là thành phần trách nhiệm trong kế hoạch tạo dựng, thì có khả năng tôn trọng nhau, thay vì đánh nhau, gây thiệt hại là làm cho trái đất trở nên nghèo nàn. Cả các quốc gia, cũng như các cá nhân và các dân tộc, đều được yêu cầu hành động đồng thuận với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau qua những nguyên tắc và qui luật của công pháp quốc tế. Một nguồn mạch vô tận soi sáng chính là luật tự nhiên, được ghi khắc trong tâm hồn con người, nói một thứ ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu, đó là tình thương, công lý, hòa bình, những yếu tố không thể tách rời nhau. Trong tư cách là những con người, cả các Quốc gia và các tổ chức quốc tế được kêu gọi đón nhận và vun trồng các giá trị ấy, trong tinh thần đối thoại và lắng nghe nhau. Như thế, mục tiêu nuôi dưỡng gia đình nhân loại trở thành điều có thể đạt tới được.

4. Mỗi người nam, nữ, trẻ em, người già ở các nơi phải được lương thực đúng đắn. Và nghĩa vụ của mỗi Nhà Nước là quan tâm đến an sinh của các công dân, chấp nhận các bảo đảm đó và quan tâm áp dụng chúng. Điều này đòi phải có sự kiên trì và nâng đỡ. Trong lãnh vực này, Giáo Hội Công Giáo cũng cố gắng công hiến phần của mình, qua sự liên lỷ chú ý đến đời sống của người nghèo ở các nơi trên thế giới; theo cùng đường hướng đó Tòa Thánh dấn thân hoạt động trong các tổ chức quốc tế và qua nhiều văn kiện và tuyên ngôn của mình. Qua đó Tòa Thánh muốn góp phần xác định và chấp nhận các tiêu chuẩn phải thực hiện sự phát huy một hệ thống quốc tế công chính. Đó là những tiêu chuẩn, trên bình diện luân lý đạo đức, dựa trên những cột trụ như sự thật, tự do, công lý và liên đới, đồng thời trong lãnh vực pháp lý, chính những tiêu chuẩn ấy bao gồm quan hệ giữa quyền được lương thực và quyền sống, và một cuộc sống xứng đáng, quyền được luật pháp bảo vệ, không luôn luôn gần thực tại của người đang chịu đói, và nghĩa vụ luân lý chia sẻ sự phong phú kinh tế của thế giới. Nếu ta tin nơi nguyên tắc gia đình nhân loại là một, dựa trên tình phụ tử của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, và tình huynh đệ của con người, thì không ta không thể chấp nhận để cho việc có lương thực phải chịu những điều kiện về chính trị và kinh tế. Hơn nữa, không chế độ kỳ thị nào, – về mặt thực tế hoặc trên pháp luật, – trong việc đặt tới thị trường lương thực, có thể được được coi như kiểu mẫu trong việc thay đổi các qui luật quốc tế nhắm loại trừ nạn đói trên thế giới.
Trong khi chia sẻ những suy tư này với quí vị, tôi cầu xin Đấng Toàn Năng, Thiên Chúa giàu lòng xót thương, chúc lành cho tất cả những người, với trách nhiệm khác nhau đang phục vụ những người bị đói và biết giúp đỡ họ bằng những cử chỉ gần gũi cụ thể. Tôi cũng cầu nguyện để cộng đồng quốc tế biết lắng nghe lời kêu gọi của Hội nghị này và coi đó như một diễn đạt ý thức chung của nhân loại: cho kẻ đói ăn để cứu vãn đời sống của trái đất.

Khích lệ các nhân viên FAO

Sau bài diễn văn, ĐTC đã tiến sang một phòng nhỏ hơn để ký sổ vàng và chào thăm một số vị khách được mời, rồi ngài tiến vào một hội trường khác để chào thăm các nhân viên của tổ chức Fao.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng: qua công việc âm thầm nhưng quí giá, anh chị em tiếp xúc với nhưng biến cố khác nhau, thường nhật và ngoại thường, nhắm thăng tiếng các chính sách sản xuất trong lãnh vực nông nghiệp và chiến đấu chống nạn suy dinh dưỡng. Đặc biệt anh chị em có thể đến gần những vấn đề và những đau khổ của các dân tộc có quyền được thấy điều kiện sống của họ được cải tiến.

ĐTC cũng mời gọi các nhân viên của FAO hãy ân cần và liên đới với những người yếu thế nhất, theo gương Chúa Giêsu đã gánh lấu những đau khổ và tai ương của nhân loại. Ngài xin họ đứng nản chí đứng trước những khó khăn, và luôn sẵn sàng nâng đỡ nhau, hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha tiếp 40 Giám Mục bạn của Phong trào Focolari

Đức Thánh Cha tiếp 40 Giám Mục bạn của Phong trào Focolari

VATICAN. Sáng 7-11-2014, ĐTC đã tiếp kiến 40 GM bạn của Phong trào Focolari, Tổ Ấm, và ngài mời gọi các vị tiếp tục làm chứng tá về sự hiệp nhất trước các thách đố trong thế giới ngày nay.

Các GM thuộc 8 cộng đoàn Kitô ở 29 nước, gồm Công Giáo, Chính Thống, Chính Thống Siri, Anh giáo, Tin lành Methodist, Luther, vừa kết thúc khóa họp thường niên thứ 33 kéo dài 4 ngày tại trung tâm Mariapoli, ở Castel Gandolfo, cách Roma khoảng 30 cây số, với chủ đề là ”Thánh Thể, mầu nhiệm hiệp thông”.

ĐTC ghi nhận sự kiện các GM thuộc các cộng đoàn Giáo Hội khác nhau gặp gỡ và chia sẻ huynh đệ là một sự biểu hiện, là kết quả của điều mà lòng yêu mến đối với Lời Chúa tạo nên, và ý chí sống theo Tin Mừng.. Ngài nói: ”Tôi khích lệ anh em hãy bảo tồn kinh nghiệm phong phú này và can đảm tiếp tục như thế, luôn chú ý đến những dấu chỉ thời đời, và cầu xin Chúa ơn lắng nghe nhau, và ngoan ngoãn đối với thánh ý Chúa”.

ĐTC cũng đề cao giá trị chứng tá sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô, quí chuộng và sống huynh đệ với nhau giữa một thế giới đang bị chao đảo. Ngài nói: ”tình huynh đệ này là một dấu chỉ rạng ngời và có sức thu hút về niềm tin của chúng ta nơi Chúa Kitô phục sinh”.

ĐTC nhắc đến tình trạng nhiều quốc gia thiếu tự do công khai biểu lộ tôn giáo và sống công khai theo những đòi hỏi của luân lý Kitô: những cuộc bách hại chống các tín hữu Kitô và các nhóm thiểu số khác, hiện tượng khủng bố đau thương, thảm trạng những người tị nạn vì chiến tranh và vì những lý do khác, thách đố do trào lưu cực đoan và tục hóa thái quá. Tất cả những điều đó đang gọi hỏi lương tâm các tín hữu Kitô và các vị chủ chăn. Ngài nói: “Những thách đố đó càng thúc đẩy chúng ta tái nỗ lực tìm kiếm những con đường dẫn đến sự hiệp nhất, để thế gian tin (Xc Ga 17,21) và để chúng ta là những người đầu tiên có thể được tràn đầy niềm tín thác và can đảm. (SD 7-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio