Những ánh đèn pha hy vọng cho năm 2015 trên thế giới

Những ánh đèn pha hy vọng cho năm 2015 trên thế giới

** Năm 2014 vừa qua đi với biết bao căng thẳng gây ra bởi chiến tranh, xung đột và bạo lực đủ loại, trong đó có thảm cảnh các cuộc nội chiến tại Iraq, Syria và Ukraine, cũng như tại Trung Phi, Somalia, Afghanistan và nhiều nơi khác. Biến cố Hoa Kỳ tái lập ngoại giao với Cuba, mở lại tòa đại sứ và bỏ cấm vận sau 53 năm đoạn tuyệt ngoại giao và thù hận, như được hai quốc trưởng tuyên bố ngày 17 tháng 12 xem ra là tin vui duy nhất của năm 2014. Có ánh sáng hy vọng nào cho năm 2015 vừa mới bắt đầu hay không?

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị một số nhận định của ông Natalino Ronzitti, nguyên giáo sư Luật quốc tế đại học Luiss và cố vấn khoa học Học viện bang giao quốc tế Italia.

Hỏi: Thưa giáo sư Ronzitti, năm 2014 đã có quá nhiều chiến tranh xung khắc gây chết chóc thương đau cho người dân trên thế giới, đặc biệt trong vùng Trung Đông. Không có sự kiện nào tích cực hay sao?

Đáp: Có chứ. Ít nhất có thể nêu bật hai sự kiện: trước hết là việc Hoa Kỳ và Cuba tái lập liên lạc ngoại giao với nhau sau hơn nửa thế kỷ cấm vận. Thứ hai là sự cởi mở của Hoa Kỳ đối với Iran. Khi nào Iran vĩnh viễn từ bỏ ý muốn có vũ khí nguyên tử, thì Hoa Kỳ cũng sẽ bỏ cấm vận đối với Iran.

Thế rồi khi nhìn vào tình hình thế giới, chúng ta cũng thấy có các sự kiện tích cực khác, chẳng hạn như liên quan tới việc chiến đấu chống lại nạn cướp biển, đã có các tiến bộ hữu hiệu khiến cho nạn cướp biển giảm nhiều. Điều này là một thiện ích cho các dịch vụ thương mại quốc tế. Còn có một sự kiện khá quan trọng khác nữa, thường không được biết tới: đó là Thỏa hiệp quốc tế về buôn bán vũ khí đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 vừa qua. Thỏa hiệp này không loại bỏ việc buôn bán khí giới, nhưng điều hợp nó. Đây là một bước tiến tích cực, bởi vì người ta đã thử đưa ra một Hiệp ước tương tự vào thời của Hiệp hội các quốc gia, nhưng nó đã không bao giờ có hiệu lực. Trái lại, lần này Thỏa hiệp đã có hiệu lực, tất cả mọi nước thành viên của Liên Hiệp Âu châu đã phê chuẩn, và người ta hy vọng rằng có sự tuân giữ đại đồng.

Hỏi: Thưa giáo sư, 2015 cũng là năm của Hội nghị tái duyệt xét Thỏa hiệp không để vũ khí hạt nhân lan tràn triệu tập vào mùa xuân bên New York. Có dấu hiệu nào đến từ hội nghị này hay không?

Đáp: Rất tiếc là trong lãnh vực này thì không có nhiều hy vọng. Tuy nhiên, có một sự kiện tích cực đó là ít nhất chương trình nghị sự đã được chấp nhận, và như thế Hội nghị sẽ tiến hành. Sẽ rất ư là nguy hiểm, nếu các hội nghị loại này không được triệu tập.

Hỏi: Trong trường hợp có các dấu hiệu xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Iran, theo giáo sư, nó có tạo ra một hậu quả domino trong vùng hay không?

Đáp: Liên quan tới hiệu quả domino thì khó mà nói, nhưng nó có thể gây ra một hiệu qủa đáng kể đối với việc tái lập hòa bình, đặc biệt trong vùng Vịnh Ba Tư, là vùng đã trải qua các tranh cãi biên giới, tranh cãi đường thủy, và sự kiện các quốc gia thứ ba muốn nhảy vào vùng Vịnh. Vì thế có thể nói nó có một hiệu qủa nào đó. Nhưng nếu quý vị ám chỉ một giải pháp khả thể cho cuộc xung đột gây hậu qủa domino liên quan tới Nhà nước Hồi IS và liên quan tới Siria và Iraq, thì đương nhiên là khó mà nói được. Bởi vì ở đây các xung khắc vẫn đang tiếp diễn, và phong trào khủng bố này đang kiểm soát một vùng rộng lớn. Ngoài chuyện liên quan tới “Bin Laden” thực tế mà nói đây là lần đầu tiên một phong trào nổi loạn mang huy hiệu khủng bố kiểm soát được một vùng đất đáng kể. Theo tôi, trong trường hợp này sẽ không có một hiệu qủa domino, nếu không phải là trong nghĩa tất cả các quốc gia trong vùng cùng liên minh với nhau giúp đánh bại phong trào quốc gia hồi IS này. Nhưng đương nhiên liên quan tới điều này chúng ta không thể nói tới hòa bình, bởi vì nó sẽ bị thua sức mạnh của vũ khí. Và không có phương thế nào khác giúp đánh bại phong trào khủng bố này cả.

** Trong khi đó bên châu Mỹ Latinh có một mặt trận khác, trong đó tiến trình hòa bình tiếp tục được củng cố, mặc dù hiện nay vẫn không thiếu các vụ bạo lực và đó là trường hợp nước Colombia. Sau đây là một vài nhận xét của ông ông Raul Caruso, giáo sư khoa Chính trị kinh tế Đại học Công giáo Milano, kiêm giám đốc mạng lưới âu châu các “Khoa học gia cho hòa bình”.

Hỏi: Thưa giáo sư Caruso, giáo sư nghĩ gì về trường hợp của Colombia, là quốc gia đã có cuộc nội chiến lâu nhất thế giới, kéo dài 60 năm qua?

Đáp: Nước Colombia là một quốc gia đã bị xâu xé bởi một cuộc xung khắc triền miên hết thập niên này sang thập niên khác giữa quân chính phủ và các lực lượng bán quân sự và phiến quân, với những giai đoạn khó khăn và vài lúc gia tăng. Tuy nhiên, cũng đã có các cuộc thương thuyết hòa bình đang tiến hành bên Cuba, và xem ra Cuba trong lúc này là vùng phân chia ranh giới của biết bao nhiêu hy vọng. Rõ ràng là Colombia khiến cho chúng ta cũng nghĩ tới một khía cạnh khác nữa: đó là quốc gia này đang ở trong một tình trạng rất khó khăn về mặt chênh lệch giữa người giầu và người nghèo, bất công xã hội, và đương nhiên là các nút thắt chính của tiến trình hòa bình đi qua việc giải quyết nạn bất công xã hội sâu xa, đã biến thành tinh thể tại Colombia từ nhiều năm qua.

Hỏi: Thưa giáo sư, các cuộc thương thuyết tiếp tục, thực ra chúng đã không bao giờ bị gián đoạn, nhưng mặc dù vậy đã không có đình chiến giữa các phe liên hệ, như vậy là thế nào?

Đáp: Cuộc xung đột tại Colombia rất đặc biệt, bởi vì các cuộc hòa đàm đã bắt đầu từ lâu, nhưng tổng thống Santos và cả các phiến quân đã luôn luôn khẳng định rằng các hoạt động chiến tranh bình thường vẫn tiếp tục. Đã không có cuộc ngưng chiến thực sự nào, chỉ có một cuộc ngưng bắn đơn phương thực sự từ phía các Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia FARC và Quân đội giải phóng quốc gia ELN là tổ chức du kích mác xít, nhân dịp bầu cử tổng thống cách đây vài tháng. Nhưng một cách kỹ thuật đã không có các cuộc thương thuyết hòa bình theo sau một cuộc ngưng bắn đích thực, như chúng ta thường nghĩ. Do đó, khi xảy ra các vụ bạo lực không cần tưởng tượng rằng chúng gây thiệt hại cho các cuộc thương thuyết hòa bình đang diễn tiến.

Hỏi: Đức Thánh Cha Phanxicô đã công du Sri Lanka, là quôc gia cũng đã bị xâu xé bởi cuộc nội chiến trong bao nhiêu năm trời. Trong các thời gian qua xem ra đã có tiến trình hòa giải giữa các lực lượng đối nghịch, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Quốc gia đảo Sri Lanka tuy bé nhỏ, nhưng là một trường hợp rất đặc biệt, bởi vì cuộc nội chiến đã kéo dài tại đây ít nhất 25 năm. Hiện nay tình hình đang trở lại bình thường liên quan tới hòa bình, đến độ tin tức mấy ngày vừa qua cho biết đường xe lửa nối liền Bắc Nam đã được mở trở lại. Như thế tiến trình hòa bình tiếp tục, cả trong viễn tượng tái hội nhập đang thành hình trong xã hội Sri Lanka.

(RG 1-1-2015)
Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, rất hài lòng về chuyến viếng thăm Việt Nam

Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, rất hài lòng về chuyến viếng thăm Việt Nam

ROMA. Sáng ngày 26-1-2015, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đã về đến Roma bằng an sau một tuần lễ viếng thăm khẩn trương tại Việt Nam, từ bắc chí nam.

Tháp tùng Đức Hồng Y trên đường về có Linh Mục Inhaxio Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện Giáo Phận Sàigon.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Roberto Piermarini, Trưởng các ban tin tức của Đài Vatican, Đức Hồng Y Filoni đã bày tỏ sự hài lòng rất lớn về chuyến viếng thăm ngài thực hiện tại Việt Nam.

H. Cuộc viếng thăm ca Đức Hồng Y có âm vang nào từ phía Giáo Hội tại Việt Nam?

Đ. Giáo Hội địa phương không những đón tiếp tôi rất tốt đẹp nhưng còn vượt quá tất cả những mong đợi của tôi. Dĩ nhiên với các Giám Mục tôi đã có một cuộc gặp rỡ rất huynh đệ, cuộc gặp gỡ rất đẹp với các linh mục, các nữ tu, các chủng sinh. Tại Việt Nam chúng ta có một Giáo Hội thật phong phú về ơn gọi – cả nam lẫn nữ – và tôi thấy các linh mục làm việc tốt đẹp và dấn thân trong rất nhiều hoạt động, một số hoạt động ấy tôi có dịp viếng thăm trong các giáo phận khác nhau. Rồi từ phía các tín hữu: tôi nói rằng lòng quí mến của các tín hữu Việt Nam phần nào giống như sóng thần (tsunami). Trước hết họ có một ý thức rất đặc biệt mình là Kitô hữu, một lòng đạo đức thật đáng khen và một lòng quí mến nồng nhiệt mà họ biểu lộ dào dạt một cách tự nhiên. Điều này cũng là nhân cách tiêu biểu của các tín hữu việt Nam, họ cảm thấy rất gần gũi và kính mến các linh mục, các Giám Mục, và hiển nhiên là trong trường hợp này, đối với Tổng trưởng Bộ truyền giào, và nhất là họ có một lòng quí mến sâu đậm đối với Đức Thánh Cha như nhiều lần họ bày tỏ. Vì thế, đó thực là một Giáo Hội hết sức sinh động, dấn thân, ngày qua ngày đáp ứng được những mong đợi, cả về mặt xã hội và nhân bản của đất nước. Tôi phải nói rằng đối với tôi, Việt Nam là một sự khám phá, mặc dù tôi đã có nhiều dịp được biết và đọc. Tôi cũng muốn nói lên một sự đánh giá cao về những gì đã và đang được Giáo Hội tại Việt Nam thực hiện.

H. Thưa Đức Hồng Y, có một sự đáp ứng, những phản ứng nào trong các cuộc nói chuyện ở cấp cao nhất đối với chính quyền Hà Nội hay không?

Đ. Tôi phải nói rằng tất cả các báo chí địa phương, tiếng Việt cũng như tiếng Anh, đã đăng tải, kể cả ở trang nhất, ngoài hình ảnh, cuộc gặp gỡ, và đánh giá cao sự cộng tác hiện có, sự cảm thông tốt đẹp giữa Giáo Hội Công Giáo, Tòa Thánh và dĩ nhiên là chính quyền địa phương. Và rồi tôi đích thân cảm nghiệm thấy điều đó trong các cuộc gặp gỡ mà tôi có dịp thực hiện: ngoài cuộc gặp gỡ ở cấp cao nhất với Ban tôn giáo chính phủ, tôi đã được mời gặp thủ tướng và ông bí thư đảng cộng sản ở Hà Nội. Thậm chí, khi tôi giã từ, Ông Phó trưởng ban tôn giáo đã đến Hà Nội tiễn chào tôi ở sân bay. Vì thế, ở mọi cấp, tôi thấy có sự quan tâm rất nhiều và tôi cũng muốn nói lên sự hài lòng, vì họ rất hài lòng về các cuộc gặp gỡ mà chúng tôi đã có, như vị đại diện Tòa Thánh không thường trú, Đức TGiám Mục Girelli đã có dịp thấy; như Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội đồng Giám Mục đã tháp tùng tôi và các Giám Mục khác hiện diện tại những cuộc gặp gỡ ấy. Vì thế tôi có thể nói rằng cả trên bình diện truyền thông – không kể báo chí – cả truyền hình cũng đã nhiều lần chiếu các cuộc gặp gỡ ấy, như họ đã nói với tôi.

H. Thưa Đức Hồng Y Filoni, xét về những giới hạn mà Giáo Hội Việt Nam còn gặp phải, cuộc viếng thăm mục vụ của Đức Hồng Y mở ra hy vọng nào?

Đ. Những giới hạn không thuộc lãnh vực đức tin và không nhắm chống lại đức tin: – như họ đã nói với tôi -, nhiều khi những giới hạn đó là những vấn đề đặc thù, một cách nào đó cần tìm ra một cuộc đối thoại đúng. Tôi muốn nói rằng những viễn tượng ở đây là viễn tượng truyền giáo: Việt Nam là một xã hội đang thay đổi mau lẹ trên bình diện kinh tế, xã hội, nhưng vẫn còn gắn liền theo truyền thống với những giá trị thuộc thế giới Phật giáo, Khổng giáo, những giá trị truyền thống của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc loan báo Tin Mừng cần tìm ra những hình thức, hội nhập làm sao để Tin Mừng có thể được hiểu và chấp nhận. Cũng có vấn đề các nhóm dân thiểu số, nơi mà chúng tôi có được những điều hài lòng về phương diện truyền giáo: ví dụ trong Giáo phận Hưng Hóa, khi viếng thăm một giáo xứ (Hòa Bình) tôi đã được thấy hơn 200 người chịu phép rửa tội, hầu hết là người dân tộc; và cả trong cuộc gặp gỡ ở Đà Nẵng, kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận, hơn 50 người dân tộc người lớn được rửa tội. Vì thế có một công việc có thể được thực hiện tốt đẹp nơi những người dân tộc. Tôi cũng đã thấy bao nhiêu nữ tu là người dân tộc và đây là điều mới mẻ mà dĩ nhiên trước đó tôi chưa được biết và sự kiện ấy giải thích một cách nào đó hoạt động mục vụ của những người đến từ môi trường những người dân tộc phục vụ cho những người dân tộc. Chúng tôi chưa có các linh mục trong lãnh vực này, nhưng có một sự dấn thân từ phía tất cả mọi người làm sao để có thể tìm ra những ơn gọi linh mục làm việc tốt cả trong môi trường những người dân tộc.

H. Cuộc viếng thăm ca Đức Hồng Y diễn ra sau cuộc viếng thăm lần thứ hai của ĐGH ti Á châu: đâu là những viễn tưng được mở ra cho việc loan báo Tin Mừng tại Á châu, thưa Đức Hồng Y?

Đ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô quan tâm đến việc loan báo Tin Mừng tại Á châu – giống như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 nay là thánh, đã đặc biệt quan tâm, làm sao để ngàn năm này phải được dành cho việc loan báo Tin Mừng tại Á châu, với một quyết tâm xứng với đại lục to lớn này. Vì thế cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, tại Sri Lanka cũng như tại Philippines, nói lên một sự chú ý đặc biệt của ĐGH Phanxicô đối với đại lục này. Do đó chúng tôi hy vọng và cầu mong – chính các tín hữu Công Giáo cũng nói như vậy: bao nhiêu lần họ với với tôi: ”Xin Đức Hồng Y xin Đức Thánh Cha đến thăm chúng con. Không phải ngài chỉ bay trên Việt Nam chúng con, nhưng còn xuống thăm chúng con nữa”. Đây là điều thật đẹp vì hiển nhiên họ cảm thấy rằng Đức Giáo Hoàng mang theo mình một đà tiến truyền giáo mà tôi tin rằng tại đại lục này có thể tìm được một không gian rộng lớn”

G. Trần Đức Anh, O.P, chuyển ý

Đài Vatican phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni

Đài Vatican phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni

TIN VIỆT NAM. Trong chương trình viếng thăm Giáo Hội tại Việt Nam, sáng ngày 21-1-2015, ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đã đến viếng thăm giáo xứ Hòa Bình thuộc giáo phận Hưng Hóa và chủ sự lễ ban bí tích Khai Tâm Kitô giáo cho hàng trăm dự tòng.

Chiều hôm trước đó, 20-1, ĐHY đã gặp Ban tôn giáo chính phủ, rồi được thủ tướng Việt Nam tiếp kiến..

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Roberto Piermarini, trưởng các ban thông tin của Đài Vatican, ĐHY Filoni đã kể lại một số cảm tưởng của ngài:

– Giáo Hội tại Việt Nam là một Giáo Hội rất sinh động. Tôi đã gặp thấy tại Hà Nội này và cả sáng hôm nay (21-1), tại giáo xứ Hòa Bình trong giáo phận Hưng Hóa, một Giáo Hội rất đẹp, rất sinh động, rất khả ái và rất nhiệt thành. Hôm nay trong giáo xứ ấy tôi đã ban phép rửa tội cho hơn 200 tín hữu – người lớn, cả các cha mẹ và trẻ em-. Đó là những tín hữu phần lớn là người dân tộc, sống trong các cộng đoàn ở miền núi. Đó thực là một buổi lễ rất đẹp. Sau khi chịu phép rửa tội, họ được nhận lãnh bi tích Thêm Sức và Thánh Thể. Rồi có một đại lễ cho toàn thể cộng đoàn để đón nhận các anh chị em từ nay là thành phần của Giáo Hội địa phương. Đó là những yếu tố vắn tắt để giải thích vẻ đẹp, sức sinh động của Giáo Hội này và tất cả sự sẵn sàng của họ cùng tiến bước với Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc dấn thân truyền giáo.

H. ĐHY đã được chính quyền Việt Nam tiếp đón như thế nào? Cuộc viếng thăm ca ĐHY có thể là một bước tiến xa hơn nữa trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh hay không?

Đ. Tôi nghĩ và hy vọng là như thế. Với sự ngạc nhiên từ phía tôi, trước tiên tôi đã được Ban tôn giáo chính phủ tiếp kiến, ông trưởng ban và các cộng sự viên của ông, tôi đã gặp Ban tôn giáo chính phủ trong một tiếng đồng hồ, rồi sau đó được thủ tướng Việt Nam tiếp kiến trong 45 phút. Ông là người rất tử tế, ông đã gặp Đức Thánh Cha và vì thế ông có nhắc lại cuộc gặp gỡ với Ngài. Tôi thấy ông là người rất cởi mở, rất sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại đã được khởi sự và dần dần có thể thực hiện những bước tiến. Rồi chiều hôm nay (21-1), tôi cũng có cuộc gặp gỡ hơn 3 khắc đồng hồ với ông bí thư đảng cộng sản ở Hà Nội, và ông cũng là thành viên Ủy ban trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất dễ chịu, về lòng quí mến đối với nhân dân Việt Nam, sự dấn thân từ phía các tín hữu Công Giáo. Tôi tái khẳng định rằng đối thoại là yếu tố cơ bản để cảm thông lẫn nhau, và ở căn bản sự đối thoại cần phải có sự quí chuộng. Và sự quí chuộng mà Tòa Thánh có đối với nhân dân Việt Nam cũng được biểu lộ qua tình yêu thương, đó không phải chỉ là một khía cạnh hoàn toàn là hình thức quí mến, nhưng là một tình yêu sâu xa đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt là đối với cộng đoan Kitô. Vì thế, tôi đón nhận những yếu tố tích cực củng tố cuộc đối thoại đã có và dĩ nhiên chúng tôi hy vọng là có thể tiến triển nữa. Đó là đường hướng mà tôi thấy. Tham dự cuộc đối thoại của tôi cũng có Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Đức TGM Girelli Đại diện Tòa Thánh, Đức TGM Hà Nội: tất cả chúng tôi đều có sự ngạc nhiên ấy và ấn tượng tốt về một quan hệ chắc chắn là sẽ còn có thể tăng trưởng”.

G. Trần Đức Anh OP chuyển ý

Họp báo của Đức Thánh Cha trên máy bay: 19-01-2015

Họp báo của Đức Thánh Cha trên máy bay: 19-01-2015

Trên chuyến bay dài gần 15 tiếng từ Manila về Roma, ĐTC đã mở cuộc họp báo dài hơn 1 tiếng đồng hồ với 76 ký giả tháp tùng, để tổng kết chuyến viếng thăm tại Philippines và ngài cũng đề cập đến nhiều vấn đề thời sự: từ nạn tham nhũng trong các tổ chức dân sự và Giáo Hội đến vấn đề ”thực dân hóa gia đình về ý thức hệ”, từ lý thuyết về giống (Gender theory) cho đến vấn đề ngừa thai. Ngài cũng nói đến một loạt những cuộc tông du có thể thực hiện trong năm nay, 2015.

– Trả lời câu hỏi: ”Dân Philippines đã học được nhiều từ các sứ điệp của ĐTC. Vậy ĐTC đã học đưc điều gì nơi dân Philippines? Ngài đáp:

”Những cử chỉ.. những cử chỉ làm cho tôi cảm động. Không phải những cử chỉ theo nghi thức, nhưng là những cử chỉ xuất phát từ con tim, hầu như những cử chỉ ấy làm rơi lệ (ĐGH rướm lệ). Đức tin, tình yêu, gia đình, tương lai, nơi cử chỉ của những người cha nâng bổng các đứa con của họ.. như thể họ nói: đây là kho báu của tôi, đây là tương lai của tôi và làm việc và chịu đau khổ vì kho báu này thật là điều bõ công”. Một cử chỉ độc đáo, xuất phát từ con tim.

Điều thứ hai làm tôi xúc động nhiều: lòng nhiệt thành không giả bộ, niềm vui, sự hân hoan, khả năng mừng lễ. Dù dưới trời mưa. Một trong những người trong ban nghi lễ phụng vụ nói với tôi là rất cảm động, vì thấy những người giúp lễ ở Tacloban, dưới trời mưa, vẫn không bao giờ mất nụ cười. Một niềm vui không giả dối, không phải là một nụ cười gượng gạo, nhưng đó là một nụ cười đàng sau đó có cuộc sống bình thường, có những đau khổ, các vấn đề. Những người mẹ mang những đứa con bệnh tật.. Bao nhiêu trẻ em tàn tật, với những tật nguyền có thể gây ấn tượng, họ không giấu kín con của họ, họ mang đến để ĐGH chúc lành: đây là con tôi, bé tàn tật như thế, nhưng đó là con tôi. Tất cả những bà mẹ làm điều ấy, nhưng cách họ làm khiến tôi xúc động. Một cử chỉ của tình mẫu tử, phụ tử… Philippines là một dân tộc biết chịu đau khổ và có khả năng trỗi dậy, tiếp tục tiến bước. Hôm qua (18-1-2015), trong cuộc nói chuyện với thân phụ cô Krystel, thiếu nữ thiện nguyện bị thiệt mạng ở Tacloban, tôi cảm thấy được khích lệ vì điều mà ông nói: ”Cháu đã chết trong lúc phục vụ”. Ông tìm những lời để diễn tả sự chấp nhận tình trạng bị mất con như vậy”.

Những cử chỉ đã đánh động sâu xa con tim của ĐGH Phanxicô cũng là những cử chỉ của các nạn nhân sống sót sau cuồng phong ở Tacloban. Ngài nói: ”Khi nhìn thấy toàn thể dân Chúa cầu nguyện sau thiên tai ấy, tôi cảm thấy như bị tiêu diệt, hầu như không nói nên lời nữa”.

– Và thực sự khi gợi lại điều ấy, ĐGH vẫn còn cảm thấy xúc động, nhưng giọng nói của ngài thay đổi khi một ký giả hỏi ngài: đâu là những cuộc viếng thăm ngài d định thực hiện trong những tháng tới đây. Như thói quen, ngài chỉ trả lời lướt qua, và cho biết đây chỉ là những dự án đang ở trong vòng cứu xét:

”Tôi chỉ trả lời như giả thuyết. Chương trình dự tính là đến thăm Cộng hòa Trung Phi và Uganda. Hai nước trong năm nay. Tôi nghĩ là cuộc viếng thăm sẽ diễn ra vào khoảng cuối năm, vì lý do thời tiết, làm sao để thời tiết không bị mưa làm cho cuộc viếng thăm trở nên khó khăn hơn. Cuộc viếng thăm này hơi bị trể, vì có vấn đề bệnh dịch Ebola. Thật là trách nhiệm lớn khi tổp chức các cuộc tập họp lớn vì có nguy cơ bị lây bệnh. Tại hai nước vừa nói không có vấn đề”.

ĐTC cũng cho biết ngài có thể thăm 3 nước Mỹ châu la tinh, dự kiến cho năm nay – vẫn còn ở trong vòng dự định – đó là Ecuador, Bolovia và Paraguay. ”Rồi năm tới (2016), nếu Chúa muốn, tôi muốn thăm Chile, Argentina và Uguray, nhưng chưa dự kiến gì cả.”

Vì lý do thực tiễn trong việc tổ chức (cần thêm 2 ngày), ĐTC loại bỏ giả thuyết ngài sẽ đến California để phong hiển thánh cho chân phước Junipero Serra O.F.M. Lễ tôn phong sẽ diễn ra trong Đền thánh quốc gia ở Washington. Cũng vì lý do tương tự, không có vấn đề từ Mêhicô đi vào Hoa Kỳ, tuy rằng cử chỉ đó có thể có giá trị ”huynh đệ” đối với những người nhập cư. ”Đi vào Hoa Kỳ từ biên giới Mêhicô sẽ là một điều đẹp như một dấu chỉ huynh đệ, nhưng bạn biết rằng đi Mêhicô mà không đến viếng Đức Mẹ (Guadalupe) thì sẽ là một thảm trạng, ”một chiến tranh sẽ bùng nổ!.. Tôi nghĩ tôi sẽ thăm 3 thành phố Hoa Kỳ thôi.”

ĐTC cũng cho biết ngài không đến El Salvador để phong chân phước cho Đức Cha Oscar Romero (TGM San Salvador).

– Trả lời câu hỏi về việc nhiều lần ngài tố giác nạn tham ô hối lộ, ĐTC tái khẳng định rằng đó là một điều ác, một hành động xấu xa có những hậu quả tai hại, đó là một ”vấn đề thế giới” thường ẩn nấp dễ dàng trng các tổ chức, các cơ quan, không kể nơi mỗi cá nhân, và tệ nạn này thường tạo nên nạn nhân nhiều nhất nơi người nghèo. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi những kẻ thối nát thuộc về Giáo Hội và ở trong Giáo Hội. ĐGH Phanxicô kể lại một giai thoại khi ngài còn làm GM ở Buenos Aires, khi hai quan chức chính phủ đến gặp và đề nghị sẽ chuyển một ngân khoản lớn (400.000 USD) cho những ”Villas miserias” (những khu phố nghèo) mà ngài thành lập, với điều kiện là ngài phải lấy một nửa số tiền đó bỏ vào ngân hàng để trao cho họ. Ngài đã nói với họ những lời này:

”Quí vị biết là chúng tôi trong các giáo hạt không có tài khoản ở ngân hàng; quí vị phải gửi tiền ở tòa Giám Mục với giấy chứng nhận”. Họ đáp: ”Ồ chúng con không biết như vậy”. Rồi họ ra đi.. Tham nhũng thật là điều dễ làm. Nhưng chúng ta phải nhớ điều này: tội lỗi thì có, tham nhũng thì không! Không bao giờ được tham nhũng. Chúng ta phải cầu xin ơn tha thứ cho những tín hữu Công Giáo ấy, gây gương mù vì sự tham nhũng của họ. Đó cũng là một tai ương trong Giáo Hội, nhưng cũng có bao nhiêu vị thánh, những vị thánh tội nhân, nhưng không tham nhũng.. Nhưng chúng ta cũng hãy nhìn sang phía bên kia, Giáo Hội Thánh Thiện”.

– Một ký giả Italia đã nhắc đến tấm gương cách đây 40 năm một vị Hồng Y (Léger) đã từ bỏ mọi sự đi đến ở nơi người cùi và phục vụ họ. ĐHY ấy là người duy nhất. Tại sao rất khó noi gương phục vụ người nghèo, kể cả đối với các Hồng Y?

ĐTC đáp: ”Về sự thanh bần, tôi nghĩ là Giáo Hội ngày càng phải nêu gương hơn về vấn đề này, từ khước mọi thứ trần tục. Đối với chúng tôi, những người được thánh hiến, các giám mục, linh mục, nữ tu, giáo dân có lòng tin thực sự, thì sự đe dọa trầm trọng nhất chính là tinh thần trần tục. Thật là điều đau buồn dường nào khi thấy một người thánh hiến, một người của Giáo Hội, một nữ tu, có tinh thần thế gian trần tục như vậy. Thật là xấu! Đó không phải là con đường của Chúa Giêsu, nhưng là của một tổ chức phi chính phủ (ONG) gọi là Giáo Hội. Đó không phải là Giáo Hội của Chúa Giêsu, nhưng là con đường của ONG”.

– Hai ký giả xin ĐGH làm sáng tỏ hai nhận xét mà ngài đã nói trong cuộc họp báo trên đường từ Colombo, Sri Lanka, đến Manila. Một câu hỏi về 'cú đm' cho người dám xúc phạm đến mẹ ngài – như từ vài ngày nay, báo chí vẫn đăng như một tựa đề -, nghĩa là ”đâu là những giới hạn của tự do ngôn luận. ĐGH tái khẳng định rằng ”trên lý thuyết” tất cả đều đồng ý về việc giơ má bên kia trong trường hợp bị khiêu khích, nhưng thực tế chúng ta là những con người và vì thế sự xúc phạm lập đi lập lại có thể tạo nên một phản ứng sai lầm. Vì thế, ĐGH quả quyết, có thái độ thận trọng, đó không phải là một điều xấu.

– Trả lời câu hỏi về thành ngữ mà ĐGH sử dụng, ”thực dân ý thức hệ”, ngài kể lại một sự kiện cách đây 20 năm, một bà bộ trưởng giáo dục đã yêu cầu (các tổ chức quốc tế) cho vay mượn một ngân khoản lớn để thiết lập những trường học cho người nghèo ở vùng nông thôn. Các tổ chức ấy cho mượn tiền với điều kiện là phải du nhập vào trường học một cuốn sách giáo khoa dạy lý thuyết về giống. Bà bộ trưởng ấy cần tiền và đó là điều kiện.. Bà trả lời là đồng ý, nhưng bà cũng ”khôn ngoan”, bà cho soạn một cuốn sách thứ II, có chiều hướng khác, và cho phân phát cùng với cuộc sách thứ I về lý thuyết giống.

ĐTC nhận xét: ”Đó thực là một sự thực dân hóa ý thức hệ: họ đi vào một dân tộc với một ý tưởng chẳng có liên hệ gì với dân chúng; đúng vậy, nó có liên hệ với những nhóm dân, nhưng không phải với nhân dân, và người ta thực dân hóa nhân dân với một ý tưởng thay đổi hoặc muốn thay đổi một não trạng hoặc một cơ cấu (…). Dầu sao đó không phải là điều mới mẻ. Các chế độ độc tài trong thế kỷ trước cũng đã làm như vậy. Họ đề ra các lý thuyết của họ. Các bạn hãy nghĩ đến ”Balilla”, đến giới trẻ Hitler. Họ đã thực dân hóa dân chúng và muốn làm như vậy. Bao nhiêu là đau khổ. Các dân tộc không được đánh mất tự do của mình”.

– Một đề tài khác được đề cập đến trong cuộc họp báo là vấn đề ngừa thai. Ký giả hỏi:

ĐTC đã nói về bao nhiêu trẻ em và niềm vui của ngài, nhưng theo các cuc thăm dò, phần lớn dân Philippines nghĩ rằng sự tăng trưởng quá lớn về dân số là một trong những lý do tạo nên nghèo đói ti nước này. Bình thường một phụ nữ sinh hơn 3 đứa con. Lập trường của Giáo hội về vấn đề ngừa thai là một trong những điều mà nhiều ngưi không đồng ý với Giáo Hội.” ĐTC đáp:

”Tôi nghĩ rằng con số 3 người con cho mỗi gia đình mà bạn nói, theo những điều mà các chuyên gia nói, là con số quan trọng để duy trì dân số. Khi xuống dưới mức đó thì người ta rơi vào thái cực khác, đó là điều đang xảy ra ở Italia, nơi mà tôi nghe nói – không biết có đúng không, – vào năm 2024 sẽ không đủ tiền để trả lương hưu.. Chìa khóa để trả lời – Giáo hội sử dụng và tôi cũng sử dụng – đó là sinh sản có trách nhiệm và mỗi người trong cuộc đối thoại với mục tử của mình tìm cách thực hiện việc làm cha làm mẹ trách nhiệm. Thí dụ mà tôi đã vừa nhắc đến là người phụ nữ đang mang thai đứa con thứ 8 và bà đã có 7 người con sinh bằng giải phẫu (parto cesareo). Làm như thế là vô trách nhiệm. Bà nói: ”Không, nhưng con tin tưởng nơi Thiên Chúa..”. Đúng vậy, Thiên Chúa ban cho bà các phương tiện, nhưng xin lỗi, có người nghĩ rằng để là tín hữu Công Giáo tốt, thì chúng ta phải như ”thỏ”. Phải sinh sản có trách nhiệm: vì thế trong Giáo Hội có những nhóm hôn nhân, những chuyên gia trong vấn đề này, và có các vị mục tử và tôi biết có bao nhiêu lối thoát hợp pháp, giúp trong vấn đề này. Một điều khác: đối với những người nghèo nhất, con cái là một kho tàng, dĩ nhiên là phải thận trọng, nhưng người con chính là một khó tàng. Sinh sản có trách nhiệm, nhưng cũng phải nhìn đến lòng quảng đại của người cha và người mẹ nhìn thấy nơi con cái họ là một kho tàng”.

ĐTC cũng nhắc đến thông điệp ”Humanae vitae” của Đức Phaolô 6, một vị ngôn sứ, chứ không phải là một vị Giáo Hoàng ”khép kín”. Ngài nói:

”Đức Phaolô 6 nhìn chủ thuyết tân Malthus (cho rằng nghèo đói là do dân số quá đông gây ra) đang lan tràn bấy giờ. Chủ thuyết ấy tìm cách kiểm soát nhân loại từ phía các cường quốc.

– Về lời ngài kêu gọi các nước Hồi giáo có lập trường chống lại các nhóm khủng bố, ĐTC nói là ngài tin tưởng rằng với thời gian, nhiều ”người tốt” trong thế giới Hồi giáo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Ngài cũng minh xác về việc không tiếp kiến Đc Đạt Lai Lạt Ma, vì ”thói quen trong nghi thức ngoại giao của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh” không đón tiếp các vị Quốc Trưởng hoặc các vị ở cấp tương đương như vậy, khi các vị ấy đến Roma để tham dự một cuộc gặp gỡ quốc tế. ”Trong những ngày hội nghị thượng đỉnh FAO ở Roma, tôi không tiếp vị quốc trưởng nào. Không phải tôi không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ Trung Quốc. Ngài đã xin được tiếp kiến – và chúng tôi có quan hệ – nhưng lý do ở đây không phải là từ khước một nhân vật hoặc vì sợ Trung Quốc. Chúng tôi cởi mở và muốn có hòa bình với tất cả mọi người. Vậy quan hệ với Trung Quốc thế nào? Chính Phủ Trung Quốc thông thạo và cả chúng tôi cũng thông thạo và chúng tôi tiến hành sự việc từng bước một, cũng như sự việc tiến hành trong lịch sử. Chúng tôi không biết, nhưng họ biết rằng tôi sẵn sàng tiếp kiến hoặc đi tới Trung Quốc. Họ biết điều đó”.

Vào cuối cuộc họp báo, ĐTC đã chúc mừng sinh nhật bà Valentina Alazraki, ký giả truyền hình của Mexico, niên trưởng các ký giả tháp tùng ngài trên các chuyến bay. Ngài tặng quà riêng cho bà và cũng tặng bà và tất cả các ký giả tháp tùng một bánh ngọt lớn để mừng.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio
 

ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI

ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI

Sự kiện Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là gạch nối giữa giai đoạn quan trọng: sống ẩn dật và rao giảng công khai. Sau 30 năm sống âm thầm với gia đình tại Nadarét, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa cũng là gạch nối giữa hai mùa: Giáng sinh và Thường niên. Giáo Hội đã cùng sống với Chúa Giêsu qua các biến cố Giáng Sinh và Hiển Linh. Hôm nay Chúa nhật I thường niên, Giáo Hội sẽ cùng đồng hành với Người qua các biến cố của đời rao giảng.

1. Chúa Giêsu chịu Phép Rửa
 
Khởi đầu cuộc sống công khai, lúc đã 30 tuổi, tức là đã trưởng thành trọn vẹn như người Á Đông vẫn quan niệm “tam thập nhi lập”, Chúa Giêsu tìm đến sông Giođan để xin Gioan Tẩy Giả cử hành phép rửa cho mình. Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” (Mc 1,5) và chịu “phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Chúa Giêsu. Người là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối? Người là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài ” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy? Đây là động thái gây kinh ngạc cho con người thời nay, vì khó hiểu: Đấng không có tội lại đi nhận phép rửa làm gì? Nhưng người ta cũng sớm hiểu ra rằng: phép rửa của Gioan Tẩy Giả chỉ là nghi thức mang tính tẩy trần, nếu có giá trị thì chỉ theo quy định của lề luật thôi, còn chưa có hiệu quả đích thực tôn giáo. Chính Gioan Tẩy Giả đã minh định: “Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và trong lửa”. Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa này, ngoài việc “nhập thế đến cùng”, khiêm tốn xếp hàng đứng chung với các tội nhân đợi chờ đến phiên, Người còn hữu ý qua động thái có một không hai đó, công khai khởi đầu cuộc sống mới: cuộc rao giảng Tin Mừng cho mọi người.

Tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện trong Đức Kitô Giêsu. Để “chu toàn thánh ý Thiên Chúa"(Mt 3,15), Chúa Giêsutự nguyện chịu phép rửa của thánh Gioan, dành cho những người tội lỗi. Cử chỉ này cho thấy Chúa Giêsuđã đi vào mầu nhiệm “tự hạ” (Pl 2,7). Chúa Thánh Thần xưa kia đã bay là là trên mặt nước trong cuộc sáng tạo thứ nhất, nay ngự xuống trên Đức Kitô như khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng sáng tạo mới, và Chúa Cha giới thiệu Chúa Giêsulà “Con Chí Ái” của Ngài (Mt 3,16-17).

Trong cuộc Vượt Qua, Đức Kitô đã khơi nguồn Bí Tích Rửa Tội cho mọi người. Người nói về cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại Giêrusalem như “một Phép Rửa” Người phải lãnh nhận (x. Mc 10,38; Lc 12,50). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người bị đâm thâu trên thập giá (Ga 19,34) tiên trưng cho Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể là những bí tích ban sự sống mới (x.1Ga 5,6-8); từ giây phút ấy, chúng ta có thể “sinh ra nhờ nước và Thánh Thần” để được vào Nước Thiên Chúa (Ga 3,5).

Bí Tích Rửa Tội là cánh cửa phân chia tách bạch đời sống, một đàng là khép lại quá khứ của bóng tối, tội lỗi, chết chóc, và đàng khác là mở ra tương lai của ánh sáng, thánh ân, sự sống. Bí Tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu rỗi, nên bí tích này cũng là khởi đầu cho một sự hiện diện mới: từ kẻ ngoại đạo trở thành người đã tòng giáo; từ một lương dân trở nên tín hữu; từ kẻ xa lạ trở thành người nhà của Thiên Chúa. Quả là một hồng ân vô cùng lớn lao cho những ai đón nhận trong lòng tin.

2. Ân Sủng của Bí Tích Rửa Tội

Khi ban Bí Tích Rửa Tội, Thừa tác viên Giáo Hội đổ nước trên đầu thụ nhân và đọc công thức “Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Đơn giản trong cung cách cử hành, nhưng hiệu quả ơn thánh lại phong phú bội phần. Bằng những hình ảnh do Thánh Kinh gợi ý, người ta trở thành thành viên trong Dân Chúa Cha, chi thể trong Thân Mình Chúa Kitô và viên đá sống động kiến tạo Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Con người mới chính là con cái Thiên Chúa và được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa hằng sống.

Bí Tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, thành chi thể của Đức Kitô, được gia nhập và tham dự sứ mạng của Hội Thánh (GLCG 1213).

Bí Tích Rửa Tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí Tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hoá, nhờ ơn công chính hoá giúp tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận bí tích Rửa tội thuộc về Đức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Đức Kitô (GLCG 263).

Như vậy, có hai hiệu quả chính yếu của Bí Tích Rửa Tội là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,38; Gl 3,5).

a. Được tha thứ tội lỗi
 
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, mọi tội lỗi đều được tha : nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi hình phạt do tội (x. DS 1316). Những người đã được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không còn gì ngăn cản họ, dù là tội Ađam, tội riêng của họ, những hậu quả của tội, kể cả hậu quả trầm trọng nhất là xa lìa Thiên Chúa.

Tuy nhiên, người đã được rửa tội còn phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như : đau khổ, bệnh tật, chết chóc hay những bất toàn trong cuộc sống như tính tình yếu đuối… và một sự hướng chiều về tội mà Truyền Thống quen gọi là vật dục hay nói bóng bẩy là “cái nôi của tội”. “Thiên Chúa để vật dục lại cho chúng ta chiến đấu. Vật dục không có khả năng làm hại những ai không đồng tình mà còn can đảm chống lại nó nhờ ân sủng của Đức Kitô. Hơn nữa, “không đoạt giải nếu không thi đấu theo luật lệ” (2 Tm 2,5) (x. CĐ Trentô: DS 1515).

b. “Trở nên thụ tạo mới”
 
Bí Tích Rửa Tội không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên “một thụ tạo mới” (2 Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô (x.1Cr 6,15; 12,27) và đồng thừa tự với Người (Rm 8,17), thành đền thờ Chúa Thánh Thần (x.1Cr 6,19).

Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa để người đó:

– Có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần.
– Có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân.
– Ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lý.

Toàn bộ đời sống siêu nhiên của người Kitô hữu đều bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội.

Bí Tích Rửa Tội làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Kitô, “bởi thế, chúng ta là phần thân thể của nhau” (Ep 4,25). Bí Tích Rửa Tội tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Dân Thiên Chúa của Giao Ước Mới phát sinh từ giếng rửa tội. Dân này vượt trên mọi ranh giới tự nhiên hay nhân trần, quốc gia, văn hóa, chủng tộc và giới tính. “Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Cr 12,13).

Những người đã được rửa tội trở nên “những viên đá sống động… để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh” (1 Pr 2,5). Nhờ Bí Tích Rửa Tội ,họ tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô, vào sứ mạng ngôn sứ và vương đế của Người: “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công vĩ đại của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền” (2 Pr 2,9).

Bí Tích Rửa Tội cho các tín hữu tham dự vào chức tư tế cộng đồng của Dân Chúa.Người đã được rửa tội trở thành phần tử của Hội Thánh, họ “không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta” (1Cr 6,19). Do đó, họ được mời gọi để phục tùng nhau (x.Ep 5,21;1Cr 16,15-16) và phục vụ nhau (x.Ga 13,12-15) trong tình hiệp thông của Hội Thánh. Họ được mời gọi vâng lời và phục tùng các vị lãnh đạo của Hội Thánh (x.Dt 13,17) với lòng kính trọng và quý mến (x.1Tx 5,12-13). Bí Tích Rửa Tội đã trao cho người lãnh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời cũng cho họ được hưởng những quyền lợi trong lòng Hội Thánh :được lãnh nhận các bí tích, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh nâng đỡ bằng các trợ giúp thiêng liêng. (x.LG 37).

3. Bí Tích Rửa Tội, hồng ân cao đẹp và kỳ diệu

Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân – Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô,vị ngôn sứ của thời kỳ mới.Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này,Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao.Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với cuộc sống công khai, chính thức rao giảng Tin Mừng và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân chúng. Lời Người nói là Lời chân lý khai quang tâm hồn, dẫn người người về đường ngay nẻo chính Nước Trời, và việc Người làm là việc giải thoát đem lại ơn cứu rỗi, đưa toàn thể nhân loại vào trong tình nghĩa thiết ngàn đời với Thiên Chúa tình thương. Chúa Giêsu khai mở kỷ nguyên cứu rỗi.

Thánh Phaolô gọi Bí Tích Rửa Tội là tắm trong Chúa Thánh Thần, để được tái sinh và đổi mới (x. Tt 3,5). Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn phận tuyên xưng trước mặt mọi người đức tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh (x.LG 10), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa (x.LG 17; AG 7,23).

Thánh Giúttinô gọi Bí Tích Rửa Tội là ơn soi sáng, vì những người được đạo lý giáo huấn thì tâm trí được soi sáng. Người chịu phép rửa, vì đón nhận Ngôi Lời là “ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người” (Ga 1,9), nên sau khi “đã được soi sáng” (Dt 10,32), họ trở thành “con cái sự sáng” (1 Tx 5,5) và là “ánh sáng” (Ep 5,8).

“Bí Tích Rửa Tội là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa…Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng, mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả những gì quý giá nhất. Là hồng ân, vì được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, vì được ban cho cả những người có lỗi. Dìm xuống,vì tội lỗi bị nhận chìm trong nước. Xức dầu, vì có tính cách linh thiêng và vương giả (như những người được xức dầu). Soi sáng, vì đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, vì che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, vì làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, vì gìn giữ chúng ta và là dấu chỉ về quyền tối cao của Thiên Chúa” (Thánh Grêriô Nadien, Bài giảng 40,3-4).

Nhờ Bí Tích Rửa Tội, trong tư cách là “Kitô hữu thuộc về Chúa Kitô”, chúng ta được nhắc nhớ về sứ mạng phải làm triển nở sự sống của Chúa Kitô nơi mình và nơi những người lân cận bằng lòng tin và bằng tình yêu chân thành và trung tín.

Trong tư cách “Kitô hữu hướng về Chúa Kitô”, chúng ta cũng được hun đúc để luôn biết sống bằng niềm hy vọng và bằng lời kinh phó thác, nhất là trong lúc gặp thử thách gian truân.

Trong tư cách “Kitô hữu tìm về Chúa Kitô”, chúng ta còn biết sẵn sàng thanh tẩy đời sống qua việc sám hối hòa giải để đón nhận lòng thương xót của Chúa một cách dồi dào hơn.

Trong phép lần hạt Năm Sự Sáng, gẫm thứ nhất, chúng ta vẫn đọc: “Thứ nhất thì ngắm, Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa”. Theo gương Mẹ Maria, chúng ta xin được sống gắn bó với Chúa Giêsu mật thiết hơn, để xứng đáng là những người con yêu dấu của Thiên Chúa.
 
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Các sinh họat năm 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô

Các sinh họat năm 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô

Phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh

Ngày 17 tháng 12 vừa qua phóng viên Sergio Centoganti chương trình Ý ngữ Đài Vaticăng đã phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, về các sinh hoạt của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2014. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn này.

Hỏi: Thưa cha, năm 2014 đã là một năm rất bận rộn của Đức Thánh Cha Phanxicô. Xin cha cho biết tổng kết, bắt đầu từ 5 chuyến công du quốc tế tại Thánh Địa, Nam Hàn, Albania, Quốc hội Âu châu Strasbourg và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đáp: Vâng, có rất nhiều điều để nói. Trước hết tôi muốn nhắc rằng thật là đẹp việc Đức Thánh Cha có thể viếng thăm Thánh Địa như các vị tiền nhiệm của ngài, bởi vì đó luôn luôn là trở về với cội nguồn đức tin của chúng ta, trở về với gốc rễ của Kitô giáo, trở về các nơi của Lich sử cứu độ, và điều này có một sức mạnh biểu tượng và tinh thần tuyệt diệu. Tôi nhớ những lúc trong đó Đức Thánh Cha đã cảm động đứng bên bợ sông Giordan, tại nơi Chúa chịu phép rửa, tại Mộ Thánh vv… Như thế chúng là các điều nền tảng đối với đức tin của chúng ta và thật là đúng đắn khi Đức Thánh Cha nhân danh tất cả chúng ta trờ lại các nơi này để nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta từ đâu đến và nhớ mầu nhiệm cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô với nhân loại. Nhưng cũng có biết bao nhiêu khía cạnh khác nữa mà các chuyến công du đã đụng chạm tới. Tôi muốn nhắc tới khía cạnh đại kết trong cuộc gặp gỡ tại Giêrusalem, cũng như tại Costantinopoli với Đức Thương Phụ Bartolomaios. Nó nói lên tình bạn sâu xa và tương quan cá nhân mà Đức Phanxicô đã thiết lập với vị thứ nhất trong các Thượng Phụ của Giáo Hội chính thống, và nó là dấu chỉ hy vọng cho con đường đại kết tương lai của chúng ta.

Biên giới Á châu cũng rất quan trọng: trong năm nay Đức Thánh Cha đã công du Nam Hàn và trong vài tuần nữa ngài sẽ viếng thăm Sri Lanka và Philippines. Vị tiền nhiệm của ngài đã không thể viếng thăm Á châu. Các chuyến công du lớn này diễn tả sự chú ý mới của Giáo Hội đối với phần nhân loại trội nhất ngày nay cũng như trong tương lại, về phương diện dân số cũng như về phương diện các chiều kích và sức sinh động sự hiện diện gây ấn tượng của nó, và riêng đối với Giáo Hội, thì nó là một cánh đồng truyền giáo mênh mông, một môi trường loan báo Tin Mừng trong các hoàn cảnh văn hóa, xã hôi, chính trị rất khác nhau, thường là khó khăn. Như thế Á châu là một trong những biên giới của Giáo Hội thời nay. Và Đức Thánh Cha chỉ cho chúng ta thấy điều đó với các chuyến công du rất hứng khởi của ngài.

Cũng không nên quên chiều kích âu châu. Đã có chuyến viếng thăm rất ngắn bên Albania, tuy nhiên cũng ý nghĩa vì sự kiện Đức Thánh Cha ước mong khởi hành từ các vùng ngoại biên để đi tới trung tâm của đại lục. Thế nhưng ngài cũng tới Strasbourg: một chuyến viếng thăm rất ngắn nhưng nền tảng, bởi nó đã cho ngài dịp ngỏ lời với Âu châu, với các nước âu châu và lục địa này, một bài diễn văn sâu rộng, một bài diễn văn có cấu trúc hoàn toàn với biết bao nhiều viễn tượng, mà trong một cách thế nào đó đã rất được chờ đợi đối với một vị Giáo Hoàng đến từ ngoài Âu châu. Và giờ đây nó là một điểm tham chiếu cho biết bao nhiêu can thiệp khác mà Đức Thánh Cha có thể làm đối với các dân tộc riêng rẽ hay trong biết bao hoàn cảnh liên quan tới đji lục âu châu của chúng ta. Tôi muốn nhắc đến một đặc điểm nhỏ cùa các chuyến viếng thăm này đó là chiều kích của sự tử đạo, tại Nam Hàn nơi Lịch sử Giáo Hội mang đặc thái của sự tử đạo, cũng như tại Albania, nơi sự tử đạo trong các thời gian mới đây dưới chế độ công sản, đã rất là mạnh mẽ, cũng như trại Viễn Đông nơi sự tử đạo đang là một thực tại với biết bao nhiêu vấn đề xảy ra, Đức Thánh Cha gặp gỡ thực tại này và nhắc cho chúng ta biết tính cách thời suẹ của chiều kích này trong cuộc sống Giáo Hội mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta nữa.

Hỏi: Liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có khía cạnh liên tôn rất quan trọng nữa có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Vâng, đúng thế. Trong số các chiều kích của triều đại giáo hoàng năm nay có chiều kích đối thoại liên tôn cũng quan trọng và tại Thổ Nhĩ Kỳ nó đã tìm ra một sự hành động được tiếp tục thí dụ cả trong chuyến viếng thăm Albania và trong các dịp khác nữa. Xem ra Đức Giáo Hoàng cũng rất ý thức được tình hình của Hối giáo trong thế giới tân tiến ngày nay và tìm các con đường cho một tương quan xây ưụng, cả trong đối thoại, trong nghĩa đầy là điều có thể, dĩ nhiên bằng cách tránh các qúa đáng và lên án mọi quá đáng của việc sử dụng niềm tin tôn giáo một các bạo lực.

Hỏi: Thủa cha chúng ta cũng không thể quên các biến cố lớn của lễ phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II cũng như việc phong Chân phước cho Đúc Phaolô VI…

Đáp: Phải, tôi tin rằng mẫu số chung của các biến cố vĩ đại này là tính cách thời sự của Công Đồng Chung Vaticăng II, là trung tâm cuộc sống của ba vị Giáo Hoàng này. Vì Đức Giaon XXIII đã triêu tập Công Đồng, Dức Phaolô VI đã dẫn đưa nó tói chỗ thành toàn, đã kết thúc và bắt đầu thực hiện nó và Đức Gioan Phaolô II đã dành suốt triều đại của ngài để thực hiện Công Đồng Chung Vaticăng II. Như vậy ba gương mặt Giáo Hoàng này, ngoài giá trị chứng tá kitô và nhân bản ngoại thường của các vị, các vị được gắn liền với biến cố canh tân Giáo Hội trong thời đại chúng ta, với cuộc đối thoại với thời đại và nền văn hóa ngày nay, với việc loan báo Tin Mừng cho thời nay do một Giáo Hội được canh tân theo tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăng II. Nhue vạy, xem ra hai biến cỗ vĩ đại này – lễ phong thánh và phong chân phước – cũng ghi dấu hướng đi trong triều đại của Đức Phanxicô theo dấu vết các vị tiền nhiệm, trong khung cảnh to lớn của Công Đồng Chung Vatcăng và việc thực hiện nó trong thời đại ngày nay.

Hỏi: Năm 2014 cũng có Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, đã dấy lên các tranh luận sống động cả trong thế giới công giáo nữa thưa cha…

Đáp: Vâng. Tôi tin rằng công tác mục vụ lớn của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình với lộ trình được chia thành các chặng khác nhau, từ Hội nghị của các Hồng Y cho tới hội nghị ngoại thường và hội nghị bình thường của các Giám Mục, mà chúng ta còn đang chờ, cho tới việc lôi cuốn cộng đoàn Giáo Hội vào cuộc, công việc này là một trong các công việc mục vụ được Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra. Có lẽ nó chính yếu trong nghĩa nó thực sự đề cập đến cuộc sống của mọi người: cuộc sống của tín hữu cũng như cuộc sống của tất cả mọi người thời dại chúng ta, bởi vì nó là đề tài liên quan tới gia đình, tới việc rao truyền Tin Mừng cho thực tại gia đình; nó là cái gì liên quan tới thiện ích, trung tâm cuộc sống của từng người nam nữ trong thời đại chúng ta. Đây là một cuộc đầu tư rất can đảm, bời vì Đức Giáo Hoàng cũng đã để trên bàn các đề tài khó, và tế nhị, nhưng đó chính là điều thực sự cần thiết. Một cách đúng đắn người ta cũng nhắc nhớ rằng các vị Giáo Hoàng trước cũng thế vào đầu triều đại của các ngài, các đã chọn đề tài gia đình như là đề tài làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục và là đề tài quan trọng trong sứ mệnh mục vụ của các ngài. Như thế, chúng ta thấy rằng việc đi thằng vào trong con tim, vào trong thế giới của cuộc sống để tìm loan báo Tin Mừng và trao ban một con đường tốt cho cuộc sống tinh thần và nhân bản cho con người thời nay, là một cái gì vô cũng cấp bách. Và chúng ta chân thành cầu chúc Đức Thánh Cha Phanxicô thành công dẫn đưa Giáo Hội tới một suy tư về các đề tài thưc sự nền tảng liên quan tới gia đình, mà không bị lo ra bởi các đề tài tuy cũng quan trọng, nhưng có tính cách ngoài lề hay có thể gây ra các tranh cãi mà không tiếp nhận được đâu là các điểm nòng cốt nhất, bởi vì quan trong nhất đối với tất cả mọi người: đề tài về gia đình và sống làm sao như kitô hữu chiều kích nền tảng này của cuộc sống.

Hỏi: Thưa cha, ngoài đề tài gia đình, còn có nhiều đề tài khác nữa mà Đức Thánh Cha Phanxicô hay đề cập đến, chằng hạn như hòa bình, công lý, người nghèo, những người bị khai thác bóc lột, nạn nô lệ, các kitô hữu bị bách hại vv….

Đáp: Ngay từ đầu triều đại của mình Đức Thánh Cha đã nói với chúng ta là ngài muốn nhớ đến người nghèo và các vùng ngoại biên, nhớ đến tất cả những người đau khổ, bỏi vì họ có quyền được chúng ta chú ý, có quyền được hưởng tình liên đới và sự chia sẻ của chúng ta đối với các vấn đề của họ. Và điều này chúng ta nhận thấy la nó trở lại thường xuyên. Năm nay chúng ta có tình trạng thê thảm của vùng Trung Đông, với biết bao nhiêu người – kitô giáo và không kitô giáo – đã phải bỏ nhà cửa trốn chạy và phải sống trong điều kiện của người tỵ nạn với rất nhiều đau khổ; hay bị bách hại và trực tiếp trở thành nạn nhân của bạo lực. Và điều này luôn luôn trở lại trong các lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, trong sự lưu tâm của ngài, cả trong lá thư gửi các kitô hữu vùng Trung Đông ngày 23 tháng 12, hai ngày trước lễ Giáng Sinh. Nhưng cũng có các đề tài khác trở lại thường xuyên và Giáo Hội tập trung nhiều chú ý trên các đề tài đó. Chúng ta hãy lấy các đề tài trong Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi cho ngày hòa bình thế giới năm nay chống lại các tệ nạn nô lệ mới, và đã có nhiều sáng kiến được để ra do Hàn Lâm Viện các Khoa Học của Toà Thánh, do các nữ tu chống lại nạn buôn người, chống lại biết bao nhiêu hình thức bạo lực khác và chống lại nạn nô lệ trong thời đại ngày nay… Đức Thánh Cha đã huy động toàn Giáo Hội và các người thiện chí trên các chiến tuyến này.

Hỏi: Đâu là ý nghĩa cuộc cải tổ mà Đức Thánh Cha muốn thực hiện thưa cha? Chúng ta cũng nghĩ đến diễn văn quan trọng mà ngài đã nói mới đây với các nhân viên trung ương Tòa Thánh.

Đáp: Ngay từ đầu triều đại của ngài Đức Thánh Cha đã đưa ra một dự án cải tổ các co quan Trung Ương Tòa Thánh, cần phải hiểu cho rõ, vì nó chỉ đơn sơ là một phần của một chương trình canh tân Giáo Hội rộng rãi hơn rất nhiều, mà ngài đã trình bầy trong Tông huấn “Niêm Vui Phúc Âm”: chương trình của Giáo Hội đi ra, của Giáo Hội truyên giáo, của toàn Giáo Hội dấn thân rao truyêfn Tin Mừng, mà các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh là người phục vụ, là một dụng cụ giúp Giáo Hội trong sứ mạng của mình. Công việc suy tư về sự cải cách Trung Ương Tòa Thánh này cũng có tính cách cơ cấu, tiếp tục với tính cách đều đặn của nó, với các tiết nhịp dĩ nhiên là khá dài, với việc suy tư và tham khảo ý kiến. Nhưng điều xem ra rất quan trọng cần ghi nhận đó là đối với Đức Thánh Cha trọng tâm của mọi cuộc cải cách là nội tại:: các cuộc canh cải khởi hành từ con tim. Chúng ta cũng hãy nhơ Chúa Giêsu đã nói rằng: “Những diều tốt và những điều xấu phát xuất từ con tim”. Chính đó là nơi phải khởi hành để canh tân và để chữa lành khi có các điều không phù hợp. Khi đó cả các diễn văn Đức Thánh Cha đã nói trước lễ Giáng Sinh, với các nhân viên Trung Ương Tòa Thánh cũng như với các nhân viên Vaticăng, diễn văn kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục cho chúng ta biết ngài cai quản Giáo Hội như thế nào kể cả với sự phân định tinh thần để chữa lành trong chiều sâu các thái độ của chúng ta, dể khiến cho chúng ta trung thành triệt để hơn với Tin Mừng. Và như thế chúng ta có thể thi hành tất cả việc phục vụ của mình một cách tốt đẹp hơn, thực thi sinh hoạt rao truyền Tin Mừng hay phục vụ Giáo Hội một cách tốt đẹp hơn. Đó, cải cách là một đề tài trường cửu trong cuộc sống kitô – đề tài hoán cải của kitô hữu – và nó phải là cái gì sâu xa, không hời hợt bề ngoài, không chỉ có tính cách tổ chức.

Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói rằng các vấn đề trước hết không chỉ có tính cách phối hợp và tổ chức – cả khi các điều này trợ giúp – nhưng cũng là các vấn đề nội tâm và sâu xa hơn. Theo tôi các diễn văn lớn này đã nêu bật một cách rất tốt trong thứ loại, trong định hướng của chúng sự lưu tâm ưu tiên này của Đức Thánh Cha nhằm chữa lành con tim trong chiều sâu. Tất cả các vấn đề hay các bất cập mà chúng ta có thể đang sống, đôi khi không chỉ có một chiều kích có tính cách cơ cấu mà cũng có một chiều kích liên quan tới các thái độ sống nữa, các thái độ thích đáng, có khả năng lắng nghe, có khả năng đối thoại, sẵn sàng phục vụ, thanh tẩy nội tâm… đây là các chiều kích mà Đức Thánh Cha lưu tâm và chúng là các chiều kích mà Đức Thánh Cha thường đề cập đến trong các bài giảng thánh lễ mỗi sáng trong nhà trọ thánh Marta. Trong đó biểu lộ tính cách bậc thầy tu đức của ngài, tính cách là người hướng đạo tinh thần theo truyền thống Linh thao của thánh Ignazio. Như thế tôi tin rằng thật quan trọng hiểu biết điều này: đó là mỗi một hình thái đích thực là vấn đề của trưòng cửu trong cuộc sống giáo hội, phải tìm ra điểm khởi hành thực sự của nó, là chiều sâu của con tim, được canh tân dưới ánh sáng Tin Mừng. Đó là điều Đức Thánh Cha nói với chúng ta và nói thường xuyên.

Hỏi: Sau cùng thưa cha, cha có lời nào định tính các sinh hoạt trong năm 2014 này của Đức Thánh Cha Phanxicô hay không?

Đáp: Các lời Đức Thánh Cha dùng và chúng đánh động thì nhiều lắm, vì thế có thể chọn trong biết bao nhiêu lời. Có một lời mà với thời gian qua đi tôi tin rằng nó ngày càng giúp hiểu biết và trông thấy ý nghĩa nòng cốt của nó hơn đó là nền văn hóa gặp gỡ. Nghĩa là Đức Thánh Cha Phanxicô có một thái độ riêng, một kiểu tương quan với những người khác như là một người gặp gỡ một người dấn thân cuộc sống và con người của ngài một cách sâu đậm đến độ làm cho người khác, người đối thoại cũng dấn thân. Và khi đó người ta có thể gặp gỡ nhau một cách sâu đậm và cũng có thể đưa ra các sáng kiến và các cuộc đối thoại mới, có khi đã bị chặn lại, với một tương quan đã ở trên bình diện hời hợt hay hình thức bề ngoài hơn. Tôi cũng nghĩ tới điều này liên quan một chút tới kiểu tương quan của Đức Thánh Cha với các nhân vật lớn.

Chúng ta đã nhắc tới cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bartolomaios: đó đã là mọt cuộc gặp gỡ cá nhân, một tình bạn đích thật. Và điều này khiến chúng ta nghĩ rằng cả phong trào đại kết cũng có thể có các bước tiến tới trong đó cuộc gặp gỡ cá nhân giữa các con người thúc đầy và giúp tiến tới cả trong chiều kích cần thiết của cuộc đối thoại thần học, của cuộc gặp gỡ các tư tưởng, các nghiên cứu, tuy không hoàn toàn rốt ráo. Cũng cần có cuộg gặp gỡ giữa các con người trong đức tin và trong ý chí muốn tiếp tục con đường dẫn tới sự hiệp nhất của Giáo Hội, theo ý muốn của Chúa Kitô. Và trong một nghĩa nào đó cả dấu chỉ hy vọng mới đây của các tương quan giữa Hoa Kỳ và Cuba, trong đó hai vị lãnh đạo đã cám ơn Đức Thánh Cha về bức thư ngài viết cho họ. Nó nói lên rằng trong chiều kích này của các liên lạc quốc tế với các nhân vật lớn trên thế giới – cả với các vị lãnh đạo không phải chỉ của các tôn giáo, mà của cả các dân tộc nữa – Đức Giáo Hoàng đã có kiểu tiếp cận của ngài rất là cá nhân nhưng lôi cuốn vào cuộc, biểu lộ dặc sủng của ngài, một khả năng đi tới con tim cuả người khác và mời gọi họ bước đi, bước đi cho thiện ích của nhân loại. Đó, đối với tôi xem ra là điều gì đó rất quý báu, rất quan trọng và cũng là đặc điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đàng sau kiểu nói “nền văn hóa gặp gỡ” mà ban đầu tôi đã hơi đánh giá thấp một chút, trái lại tôi tìm thấy dịnh hướng đi tới với người khác trong biết bao nhiêu chiều kích tôn giáo cũng như tu đức, đại kết và chính trị cũng là một chiều kích khác diễn tả một đặc thái của Đức Giao Hoan này

LinhTiến Khải – Vatican Radio

Khiêm nhường đón nhận.

Khiêm nhường đón nhận

Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

Đức Mẹ khiêm nhường trong đời sống bình dị. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp nhà cửa.

Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử. Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Elidabet đã ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban.

Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.

Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa. Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên chúa. Nếu ta hiểu luật lệ khắc nghiệt của người Do thái đối với phụ nữ không chồng mà có con, ta sẽ thấy Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên chúa mãnh liệt đến thế nào.

Vì đã thưa Xin vâng, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên Chúa. Tại sao Con Thiên Chúa phải sinh ra trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn? Tại sao Vua trời đất lại phải chạy trốn như một kẻ yếu hèn? Tại sao Đấng Cứu thế làm nhiều phép lạ đến thế để cứu nhân độ thế lại bị người ta chống đối, hành hạ, giết chết nhục nhã như một tội nhân? Hoàn toàn không hiểu, nhưng Đức Mẹ vẫn khiêm nhường chấp nhận và tin tưởng phó thác. Vì thế Đức Mẹ vẫn kiên trì theo Chúa Giê su trên khắp mọi nẻo đường, cho đến dưới chân thánh giá.

Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc.

Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong được ân huệ dư đầy của Thiên Chúa. Ta hãy noi gương Đức Mẹ, biết khiêm nhường nhận mình tội lỗi yếu hèn, biết khiêm nhường từ bỏ ý riêng để thi hành ý Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm nhường phó thác vân mệnh trong tay Chúa dù không hiểu hết những ý định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn.

Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm nhường để con đi vào chương trình của Thiên Chúa.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Bạn có nhận thấy sự khiêm nhường của Đức Mẹ không?

2) Từ bỏ ý riêng có dễ không?

3) Có khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn bất lực để phó thác trọn vẹn trong tay Chúa chưa?

4) Khi đã hiểu rõ gương khiêm nhường của Đức Mẹ, bạn có muốn bắt chước Đức Mẹ không?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt