Có phải Đức Giáo Hoàng Phanxicô rời Vatican vào ban đêm để giúp đở cho người vô gia cư ?

Có phải Đức Giáo Hoàng Phanxicô rời Vatican vào ban đêm để giúp đở cho người vô gia cư ?

Before Pope, Jorge Mario Bergoglio on streetCourtesy photo – ĐTC khi còn là ĐHY tại Á Căn Đình thường đi thăm viếng người nghèo

Một cuộc phỏng vấn gần đây với Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski , " Công tác xã hội của Đức Thánh Cha, " nâng lên suy đoán rằng Đức Giáo Hoàng tham gia các chuyến đi đêm của mình vào Rome để bố thí cho người nghèo, những tin đồn này có thể là sự thật.

Một nguồn tin tại Rome nói với tờ The Huffington Post rằng " Các vệ binh Thụy Sĩ xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng đã mạo hiểm ra ngoài vào ban đêm, ăn mặc như một linh mục bình thường, để tiếp xúc với những người đàn ông và đàn bà vô gia cư. " và đồng thời phân phát tiền bạc cho những người nghèo.

Krajewski trước đó cho biết : "Khi tôi nói với ĐTC :" Tôi đang đi ra ngoài vào thành phố vào buổi tối này , sẽ có hiểm nguy liên lục khi Ông ta sẽ đến với tôi ", và Ngài chỉ mỉm cười và tránh né câu hỏi khi phóng viên hỏi anh thẳng thừng cho dù Đức Giáo Hoàng cùng đi với ĐTGM đi vào thành phố.

Pope Francis was Cardinal at Agentina on the public bus

                                                                                        Courtesy photo from Reuters

ĐTC không phải duy là Đức Giáo Hoàng lang thang về đêm . Có những câu chuyện của Đức Giáo Hoàng Gioan XIII lén ra để thưởng thức vẻ đẹp của Rome vào buổi tối , và các báo cáo nói của Đức Giáo Hoàng Piô XII mặc quần áo như một tu sĩ Phanxicô trong thế chiến thứ hai để giúp dân Do Thái của Roma đến nơi an toàn . Gần đây, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đi ra không báo trước để thăm một triển lãm nghệ thuật .

Khi Đức Giáo Hoàng Francis là Hồng Y Jorge Bergoglio , ông thường lẻn ra ngoài vào ban đêm để phân phát bánh mì cho người vô gia cư, ngồi chung với họ trên đường phố cùng ăn uống với họ để cho thấy rằng họ cũng được thương yêu.

Và chúng tôi yêu mến Ngài đang làm việc đó trong lúc này.

 

Thái Trọng

Tạp chí TIME bình chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm “Nhân Vật của Năm”

Tạp chí TIME bình chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm "Nhân Vật của Năm"

Pope person of the year - Time magazine

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được tạp chí TIME của Mỹ bình chọn làm "Nhân Vật của Năm" – "Person of the Year" vào thứ tư. "Một người đầu tiên ngoài Âu Châu từ 1.200 năm nay làm Giáo Hoàng đang có sức mạnh để thay đổi thế giới," tạp chí này giải thích sự quyết định của mình.

Tạp chí TIME ca ngợi "Superstar – siêu sao vượt ra ngoài tuổi 70" là "Đức Giáo Hoàng của công chúng" và là người có quyền lực để cải cách Giáo Hội.

"Đức Giáo Hoàng lấy tên của một vị Thánh khiêm tốn là Phanxicô thành Assisi và muốn có một Giáo Hội cứu rỗi," tạp chí TIME cho biết vào thứ tư. Trong danh sách ngắn để chọn cho danh hiệu "Nhân Vật của Năm", ngoài Jorge Mario Bergoglio (tên của ĐGH) còn có nhân viên cũ của tình báo Mỹ đang đào tẩu Edward Snowden, nhà hoạt động 83 tuổi cho quyền đồng tính Edith Windsor, danh ca nhạc Pop của Mỹ Miley Cyrus…

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ mừng sinh nhật thứ 77 vào ngày 17 tháng 12 năm 2013 là người đang có ảnh hưởng nhất toàn cầu về phương diện báo chí được tính từ thời gian 12 tháng qua. Cách sống của Ngài đang làm cho nhiều người trở về với Giáo Hội. Báo TIME nhận định: "Chỉ trong vài tháng ĐGH Phanxicô đã đưa sự phục vụ của Giáo Hội trên con đường thành công." Tất cả mọi nơi khi đi thăm người tỵ nạn, rửa chân cho tù nhân, đến tận khu ổ chuột, ôm người tật nguyền, đón nhận trẻ em… thì những ai đã gặp Ngài đều nhận ra được tình thương sâu thẳm từ trái tim nồng ấm của Giáo Hoàng. Qua truyền thông hàng triệu trái tim theo dõi và cảm nhận ra những cử chỉ nhân từ của người mục tử áo trắng này, kể cả người Công Giáo lẫn người khác tôn giáo.

Từ ngày 13.3.2013 – chỉ trong vòng 9 tháng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trở thành các đề tài toàn cầu nóng bỏng về sự giàu có và nghèo đói, công lý và hòa bình, và từ bỏ sự cám dỗ của quyền lực…

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố Tông Thư "Niềm Vui Phúc Âm" (Evangelii Gaudium) vào cuối tháng 11 như là một chương trình hoạt động của mình cho Giáo Hội trong thế kỷ XXI và cùng lúc Ngài khởi công cải tổ lại giáo triều Vatican. Nhiều người hy vọng cho những cải cách quan trọng của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội Công Giáo.

Phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican, cha Federico Lombardi hoan nghênh quyết định của TIME và cũng bày tỏ sự hài lòng về sự chú ý lớn cho Đức Giáo Hoàng, nhưng không là điều ngạc nhiên đặc biệt. "Đây là một dấu hiệu tích cực vì đó là một trong những giải thưởng uy tín nhất về lĩnh vực báo chí quốc tế, bao gồm về các giá trị tâm linh, tôn giáo và đạo đức trên thế giới cũng như tạo hiệu quả cho hòa bình và công lý", cha Federico Lombardi nói thêm.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là người muốn tự tìm kiếm sự nổi tiếng và thành công cho riêng mình nhưng là phục vụ "cho việc loan báo Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người," cha Lombardi nói. "Nếu điều này làm thu hút cả người nam lẫn nữ và tạo cho họ niềm hy vọng thì Đức Giáo Hoàng hài lòng. Nếu cuộc bình chọn Ngài làm "Nhân Vật của Năm" mà làm cho nhiều người hiểu được ý nghĩa nói trên thì Ngài chắc chắn vui mừng".

Từ năm 1927 Tạp chí TIME đã có truyền thống vào mỗi cuối năm tổ chức một cuộc bình chọn "Nhân Vật của Năm". Đây là dịp nói về những nhân vật đang có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong mười hai tháng qua. Như thế qua cuộc bình chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được trang trọng đăng trên trang bìa nhất của tạp chí TIME của số tới như trước đây họ đã đăng hình của Tống thống Mỹ Barack Obama.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ ba được tạp chí TIME của Mỹ bình chọn làm "Nhân Vật của Năm". Điều kỳ lạ trước đó đã có hai Giáo Hoàng được chọn đều đã được phong Chân Phước là ĐGH Gioan XXIII thành "Nhân Vật của Năm 1962" và ĐGH Gioan Phaolô II thành "Nhân Vật của Năm 1994". Đặc biệt được nhắc thêm, hai vị Chân Phước Giáo Hoàng này sẽ được phong Hiển Thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014 tới đây.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn

Nguồn: Vietcatholic

Đức Giáo Hoàng được đề cử giải Nobel Hòa bình

Đức Giáo Hoàng được đề cử giải Nobel Hòa bình

December 4, 2013 

CNA/EWTN News, Argentina

Hạ viện Argentina thông qua nghị quyết đề cử Đức Giáo hoàng Phanxicô cho giải Nobel Hòa bình vì lời kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Syria của ngài.

Nghị quyết được đa số áp đảo thông qua và đang trình lên Thượng viện phê chuẩn.

Hạ nghị sĩ Oscar Martinez, người bảo trợ nghị quyết, mô tả Đức Giáo hoàng Phanxicô là “người trong suốt năm nay quyết tâm duy trì hòa bình quốc tế thông qua vị thế của ngài đối với xung đột tại Syria.”

Từ khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh cha Phanxicô không ngừng kêu gọi hòa bình cho Syria. Ngài đã gửi thư cho Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20, trong đó kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hành động chấm dứt bạo lực tại Syria và bác bỏ mọi can thiệp quân sự.

Xung đột Syria kéo dài hơn hai năm rưỡi, từ khi các cuộc biểu tình nổ ra trên toàn quốc vào ngày 15 tháng 3 năm 2011 phản đối sự cai trị của Bashar al-Assad, tổng thống và lãnh đạo đảng Ba’ath ở Syria.

Tháng Tư năm cùng năm, quân đội Syria triển khai dập tắt các cuộc nổi dậy, bắn vào người biểu tình. Kể từ đó, bạo lực đã biến thành nội chiến cướp mất hơn 115,000 sinh mạng.

Ít nhất 2.2 triệu người tị nạn Syria ở các nước lân cận, hầu hết trong số họ ở Lebanon, Jordan, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thêm 6.5 triệu người Syria được cho là đã di tản vì chiến tranh.

Nguồn: Catholic News Agency

Gặp Gỡ Đức Giáo Hoàng: Hướng Về Vương Quốc Thiên Chúa

Gặp Gỡ Đức Giáo Hoàng: Hướng Về Vương Quốc Thiên Chúa

VATICAN. Ngày 1-12-2013, Chúa Nhật thứ I mùa Vọng, tiết trời ở Rôma khá lạnh, nhưng các tín hữu hành hương vẫn tề tựu rất đông về quảng trường Thánh Phêrô, để nghe những giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô, đọc kinh Truyền Tin cùng ngài, cũng như nhận phép lành từ ngài.

Đúng 12h, Đức Thánh Cha xuất hiện ở cửa sổ như thường lệ, ngài đưa tay chào tất cả mọi người. Ngài chia sẻ rằng chúng ta đang bước vào “một năm phụng vụ mới, một hành trình mới của Dân Chúa với Đức Giêsu Kitô, mục tử của chúng ta, Đấng hướng dẫn chúng ta qua dòng lịch sử hướng về sự kiện toàn trong Vương Quốc của Thiên Chúa. Vì thế, ngày hôm nay có một sức hút đặc biệt, làm cho chúng ta cảm nếm một cảm giác sâu xa ý nghĩa của lịch sử.” Đức Thánh Cha cũng mời gọi chúng ta hãy cùng nhìn lại hành trình của “Giáo Hội, với ơn gọi và sứ mạng của mình, và toàn thể nhân loại, dân tộc, nền văn minh, văn hóa, tất cả đều đang trong cuộc hành trình qua các chặng đường của thời gian.”

Nhưng Đức Thánh Cha cũng đặt vấn đề “Hành trình về đâu? Có một đích chung nào không? Đích ấy là gì? Thiên Chúa đã trả lời thông qua ngôn sứ Isaia: " Trong tương lai, núi Nhà Ðức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, Nước nước dập dìu kéo nhau đi. Rằng: "Ðến đây, ta cùng lên núi Ðức Chúa, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ." (Is 2,2-3).

Đó là một cuộc hành hương của cả vũ trụ hướng về một cùng đích chung, chính là Giêrusalem của Cựu Ước, nơi có Đền Thờ Đức Chúa, vì từ đó, dung nhan của Thiên Chúa và giới luật của Người sẽ được ban truyền, và "đền thờ của Thiên Chúa" là chính Người, Ngôi Lời đã làm người: Người hướng dẫn và đặt đích đến cho cuộc hành hương của Dân Chúa; và là ánh sáng chiếu rọi dân Người để họ có thể tiến tới một Vương Quốc của công chính và bình an. Tiên Tri Isaia nói: "Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến." (Is 2,4).

Hành trình này vẫn chưa hoàn thành. Cuộc sống của chúng ta luôn cần những sẻ chia, nâng đỡ, khôi phục lại ý nghĩa của đích đến trong cuộc hiện hữu của chúng ta, gia đình nhân loại cũng cần làm mới lại chân trời chung mà chúng ta đang hướng về. Chân trời của hy vọng! Mùa vọng mà chúng ta bắt đầu hôm nay trao ban cho chúng ta chân trời hy vọng, một niềm hy vọng không bao giờ dối gạt vì nó được cắm sâu vào Lời Chúa.”

Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhắc đến một kiểu mẫu của thái độ thiêng liếng là chính Đức Trinh Nữ Maria, một người nữ thôn quê đơn sơ, đã mang trong con tim của mình niềm hy vọng của Thiên Chúa. Trong dạ Mẹ, niềm hy vọng của Thiên Chúa đang mặc lấy xác phàm, làm người và bước vào lịch sử: Đức Giêsu Kitô. Bài ca Tạ Ơn của Mẹ là bài ca của Dân Chúa trong cuộc hành trình, và của tất cả những thiện nam tín nữ, những người đặt hy vọng vào Thiên Chúa, vào sức mạnh lòng thương xót ủa Người. Chúng ta hãy để Mẹ hướng dẫn chúng ta trong mùa chờ đợi và tỉnh thức này.

Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha gợi nhắc mọi người về ngày thế giới chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Chúng ta hãy cùng nhau diễn tả sự gần gũi của chúng ta dành cho những người nhiễm bệnh, đặc biệt là các trẻ em, một sự gần gũi rất cụ thể trong việc dấn thân cách âm thầm của các nhà truyền giáo và nhà hoạt động. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người, cầu nguyện cho các y bác sĩ, các nhà nghiên cứu, sao cho từng bệnh nhân, không loại trừ ai, đều có cơ hội tiếp cận những biện pháp chữa trị mà họ cần.

Sau đó, ngài gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương đang hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô: các gia đình, giáo xứ, đoàn hội, các tín hữu đến từ Madrid, ca đoàn "Florilège" từ Bỉ, nhóm "gia đình cùng nhau" ở Solofra và Hiệp Hội Nghệ Thuật làm việc ở Rôma, các tín hữu từ Bari, Sant' Elpidio và Mare, Polloch và Lump Nevano.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
 

 

Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Giám đốc chủng viện làm Giám mục của Fort Worth, Texas

Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm  Giám đốc chủng viện làm Giám mục của Fort Worth, Texas

Bishop Michael Olson


WASHINGTON – Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Ông. Michael Olson , 47 tuổi, một linh mục của Giáo Phận Fort Worth, Texas và giám đốc của Đại Chủng viện Chúa Ba Ngôi tại Đại học Dallas ở Irving, Texas, lên làm giám mục giáo phận Fort Worth.

Việc bổ nhiệm được công bố tại Washington, ngày 19 tháng 11, bởi Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.

Ông được thay thế Giám Mục Kevin Vann, người được bổ nhiệm làm giám mục của giáo phận Orange, California, ngày 21 tháng 9 năm 2012 .

GM. Michael Olson được sinh ra ngày 29 tháng sáu năm 1966 , tại Park Ridge , tiểu bang Illinois. Ông đã học tại viện thần học Theological College ở Washington và có bằng cử nhân và cao học về triết học của trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ . Ông đã học tại Đại Chủng viện St Mary ở Houston, Texas, nơi ông nhận được bằng cao học (master) văn chương, ngành nghiên cứu thần học và bằng cao học thần học ở Đại học St Thomas, Houston . Ông cũng có bằng tiến sĩ (doctorate) thần học luân lý từ các học viện Alfonsiana, tại Rome .

Đức Tân Giám Mục Olson thụ phong linh mục tại Giáo Phận Fort Worth vào ngày 03 tháng sáu năm 1994 . Ông được bổ nhiệm làm tuyên úy với chức vụ Đức Ông năm 2010.

Những mục vụ sau khi chịu chức từ 1994-1997, LM phụ tá giáo xứ, nhà thờ St Michael, Bedford , Texas ; 1997-2001, theo đuổi học tiến sĩ tại Trung tâm Đại học St Louis về lãnh vực Đạo đức Chăm sóc sức khỏe trong Truyền Thống Công Giáo , giai đoạn 2001-2006, giám đốc đào tạo chủng sinh , Chủng viện St Mary, Houston, 2006-2008, Tổng Quản Trị, Giáo Phận Fort Worth và linh mục quản xứ , Thánh Phêrô Tông Đồ Giáo Hội, Fort Worth và 2008 đến nay, Giám đốc Đại Chủng viện Chúa Ba Ngôi .

Giáo phận Fort Worth bao gồm 23,950 dặm vuông, có 28 quận trong tiểu bang Texas. Dân số 3,356,669 người, với 680,000 người, hoặc 20 phần trăm trong số họ, là Thiên Chúa giáo.

Thái Trong – Nguồn HĐGMHK

Gặp Gỡ Đức Giáo Hoàng

Gặp Gỡ Đức Giáo Hoàng

VATICAN. Vào lúc 12h00, ngày 10 tháng 11, hàng người đã quy tụ tại quảng trường thánh Phêrô để gặp gỡ Đức Thánh Cha và nghe ngài giáo huấn.

Đức Thánh Cha đã dựa vào nội dung đoạn Tin Mừng CN 32TN để ban huấn từ. Ngài nói:

“Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay trình bày cho chúng ta việc Chúa Giêsu tranh luận với những người phái Sa Đốc, những người chối bỏ việc phục sinh. Đây chính là vấn đề mà dựa vào đó họ chất vấn Đức Giêsu, đặt người vào thế khó giải quyết để chế nhạo niềm tin vào việc người chết sẽ sống lại. Họ bắt đầu bằng một tình huống tưởng tượng ra: "Một người phụ nữ có bảy đời chồng, lần lượt chết" và họ hỏi Đức Giêsu: "Người này sẽ là vợ của ai trong ngày kẻ chết sống lại?" Đức Giêsu, luôn hiền lành và kiên nhẫn, trước hết trả lời rằng cuộc sống sau cái chết không dựng vợ gả chồng như cuộc sống đời này. Cuộc sống vĩnh cửu là một cuộc sống khác, thuộc về một chiều kích khác nơi mà, giữa những điều khác, con người không còn lấy vợ lấy chồng nữa,vốn là điều gắn liền với ta ở cuộc sống tại thế này. Đức Giêsu còn nói thêm rằng những người sống lại sẽ giống như các thiên thần và sống ở một tình trạng khác mà bây giờ không thể trải nghiệm và tưởng tượng ra được. Đức Giêsu đã giải thích như thế.”

Sau đó, Đức Thánh Cha nói về mối dây hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa “Người là Chúa của ta”

“…Đức Giêsu tìm thấy bằng chứng về sự phục sinh trong trình thuật Môsê và bụi gai bốc cháy (x.Xh 3,1-6), Thiên Chúa tự mặc khải mình là Thiên Chúa của Abraham, Ixaac và Giacop. Danh xưng của Thiên Chúa có mối ràng buộc với tên của những người nam nữ mà Người dính dáng đến và mối gắn kết này mạnh hơn cả sự chết. Từ đó, Giêsu khẳng định với những người thuộc phái Sa Đốc rằng: "Thiên Chúa không là Thiên Chúa của người chết nhưng là của người sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống" (x. Lc 20,38) Và mối dây quyết định này, sự kết hiệp nền tảng này chính là Giêsu: chính là Sự Hiệp Thông, là Sự Sống và là Sự Phục Sinh, vì với tình yêu hiến tế, Ngài đã chiến thắng sự chết. Trong Giêsu, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, Người ban nó cho tất cả mọi người và tất cả những lời cảm tạ dâng lên Người đều chứa đựng một niềm hy vọng về một cuộc sống mới chân thực hơn cuộc sống này. Sự sống mà Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng ta không là một sự tô điểm cho thực tại này, nhưng nó vượt qua sức tưởng tượng của chúng ta, vì Thiên Chúa luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên bởi tình yêu và lòng thương xót của Người.”

Đức Thánh Cha cũng giải thích thêm về quan niệm của chúng ta về cái chết. Không phải cái chết đón đầu chúng ta, nhưng là một sự sống mới, vĩnh cửu trong Thiên Chúa

“… Không phải từ cuộc sống này mà ta suy luận đến cuộc sống vĩnh cửu, nhưng là cuộc sống vĩnh cửu soi sáng và ban cho chúng ta niềm hy vọng nơi cuộc sống tại thế này. Nếu chúng ta chỉ nhìn bằng cặp mắt con người, chúng ta cũng sẽ nói rằng hành trình của con người đi từ sự sống đến cái chết. Đức Giêsu đã đảo ngược cái nhìn này và nói rằng cuộc hành trình của chúng ta là đi từ cái chết đến sự sống: một sự sống viên mãn! Vì thế, cái chết nằm ở sau, chứ không phải ở trước chúng ta. Phía trước chúng ta là một vị Thiên Chúa của kẻ sống, là một sự chiến thắng chung cuộc tội lỗi và cái chết, là khởi đầu của một kỷ nguyên mới của niềm vui và ánh sáng không bao giờ tàn. Nhưng ngay từ bây giờ, trên trái đất này, trong lời cầu nguyện, bí tích, tình huynh đệ, chúng ta có thể gặp gỡ Đức Giêsu và tình yêu của Người, và như thế chúng ta có thể nếm trước một chút gì đó sự sống phục sinh. Kinh nghiệm mà chúng ta đã có về tình yêu và lòng trung tín của Người sẽ bừng sáng lên như ngọn lửa trong con tim chúng ta và làm cho đức tin của chúng ta lớn lên hơn nữa trong sự phục sinh. Thực ra, nếu Thiên Chúa là Đấng trung tín và yêu thương, thì Người không thể giới hạn sự trung tín và yêu thương ấy trong thời gian được”

Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nhắc đến việc tôn phong chân phước của chị Maria Teresa Bonzel ở Đức. Ngài cho biết, chính Thánh Thể là nguồn mạch đã ban cho chị sức mạnh thiêng liêng để chị có thể dấn thân không mệt mỏi, phục vụ người những người yếu thế.
Ngài cũng bày tỏ sự gần gũi của mình đến nhân dân Philipin và đất nước này. Do ảnh hưởng của cơn bão, nhiều người đã chết và những tổn thất nghiêm trọng khác đi kèm theo. Ngài kêu gọi mọi người cùng cầu nguyện cho họ và giúp đỡ họ cách thiết thực.

Ngài cũng nói về biến cố 75 năm kỷ niệm sự kiện "Đêm thủy tinh" diễn ra vào tối 9 và 10 tháng 11 năm 1938, một cuộc bạo hành chống lại người Do Thái, các hội đường, tư gia, cửa hàng, đánh dấu một thảm kịch của cuộc thảm sát có tên là Holocaust. Ngài mời gọi mọi người cùng nâng đỡ và liên đới với các anh em Do Thái và cầu nguyện cùng Thiên Chúa giúp chúng ta biết nhìn về ký ức trong quá khứ với một sự tỉnh thức chống lại mọi hình thức ghen ghét và bất bao dung

Ngày hôm nay, ở Ý cũng là ngày lễ tạ ơn. Đức Thánh Cha bày tỏ sự hiệp thông với các Giám Mục với thế giới nông nghiệp, đặc biệt là với những người trẻ đã chọn việc lao tác trên đất đai. Ngài khuyến khích họ hãy cố gắng để không còn ai bị đói khát nữa.

Ngài cũng gửi lời chào đến các khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, các gia đình, giáo xứ, hiệp hội khác.

Phêrô Lê Hoàng Nam, SJ

Lần đầu tiên từ 20 năm nay, Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ tại nghĩa trang Verano, Roma

Lần đầu tiên từ 20 năm nay, Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ tại nghĩa trang Verano, Roma

ROMA. Sau 20 năm bị ngắt quãng, truyền thống cử hành thánh lễ tại nghĩa trang Verano ở Roma đã được ĐTC Phanxicô đã tái lập chiều ngày 1 tháng 11-2013.

Đây là nghĩa trang chính của thành Roma rộng 80 hécta và có từ hơn 20 thế kỷ, với các hang toại đạo thánh Ciriaca. Nơi đây có nhiều ngôi mộ được thực hiện như những tác phẩm nghệ thuật với các tượng đài. Vì thế nghĩa trang này cũng được coi như một bảo tàng viện lộ thiên. Tại đây, nhiều dòng tu và tổ chức của Giáo Hội cũng có những khu mộ chung, như khu mộ của Kinh sĩ đoàn Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, nguyên bí thư của ĐGH Gioan Phaolô 2 được an táng; và di hài Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã được an táng tại đây 10 năm, trước khi được di chuyển về nhà thờ hiệu tòa của ngài ở trong thành Roma. Hoặc tại khu mộ của Bộ truyền giáo, cũng có một số LM Việt Nam được an nghỉ, trong đó có Đức Ông Phêrô Trần Văn Hoài thuộc giáo phận Huế.

Hôm qua là lần đầu tiên từ 20 năm nay, một vị Giáo Hoàng lại cử hành thánh lễ tại nghĩa trang này vào chiều ngày lễ Các Thánh. Lần chót Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cử hành thánh lễ tại đây 11 lần, lần chót vào năm 1993. ĐGH Biển Đức 16 không giữ thói quen này, nhưng hồi năm 2008, ngài đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ thánh Lorenzo cạnh nghĩa trang, nhân dịp viếng thăm mục vụ tại đây.

Đồng tế với ĐTC Phanxicô có ĐHY Giám quản Roma, Agostino Vallini, Đức TGM Phó Giám quản Filippo Iannone, 6 GM Phụ tá và cha sở giáo xứ thánh Lorenzo ngoại thành, Armando Ambrosi, trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu, trong đó có ông thị trưởng thành Roma, Ông Ignazio Marino. Ông đi xe đạp đến nghĩa trang vài phút trước ĐTC.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã bỏ qua bài giảng dọn sẵn và ứng khẩu nói về giai đoạn cuối đời như một cuộc chờ đợi trong hy vọng, vì ơn cứu độ chúng ta đến từ Thiên Chúa và Chúa muốn cứu thoát chúng ta, chứ không phải vì công nghiệp của chúng ta. Ngài nói:

”Chính Chúa cứu chúng ta, chính Ngài mang chúng ta như người cha cầm tay dẫn chúng ta vào cuối đời lên trời cao, nơi có các tiền nhân của chúng ta. Một trong các cụ già – trong sách Khải Huyền – hỏi: ”Họ là ai, những người mặc áo trăng, những người công chính, những người thánh ở trên trời? Đó là những người đến từ đau khổ lớn lao, và họ đã giặt áo trong máu của Chiên Con, làm cho áo trở nên tinh tuyền”. Chúng ta chỉ có thể về Trời nhờ máu Chiên Con, nhờ máu Chúa Kitô. Chính Máu Chúa làm cho chúng ta trở nên công chính, mở cửa trời cho chúng ta. Và sở dĩ hôm nay chúng ta tưởng niệm những anh chị em đã đi trước chúng ta trong cuộc sống và nay đang ở trên Trời, vì họ đã được máu Chúa Kitô thanh tẩy. Và đó chính là niềm hy vọng của chúng ta, niềm hy vọng nhờ máu của Chúa Kitô. Và niềm hy vọng này không làm ta thất vọng. Nếu chún gta tiến bước với Chúa trong cuộc sống, Ngài sẽ không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng.

ĐTC nói thêm rằng: ”Hôm nay là một ngày hy vọng. Anh chị em chúng ta đang ở trước mặt Thiên Chúa. Cả chúng ta cũng sẽ đưcơ ở đó, nhờ ơn thánh của CHúa, nếu chúng ta tiến bước với Chúa Giêsu. Và thánh Tông Đồ kết luận: ”Ai hy vọng nơi Chúa, thì thanh tẩy chính mình”. Cả niềm hy vọng cũng thay tẩy chúng ta!”

Cuối thánh lễ, trước khi ban phép lành, ĐTC tái mời gọi cầu nguyện cho những người tị nạn bị thiệt mạng trong sa mạc và trên biển cả, và cầu cho những người sống sót đang ở trong các trại tiếp cư sớm được đi định cư tại nơi tốt đẹp hơn.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Giáo hoàng bán đấu giá chiếc mô tô hiệu Harley Davidson để hỗ trợ người vô gia cư

Đức Giáo hoàng bán đấu giá chiếc mô tô hiệu Harley Davidson để hỗ trợ người vô gia cư

Harley Davison Motorcycle

EMTY (20/10/2013, CNA) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng chiếc mô tô hiệu Harley Davidson, sẽ được bán đấu giá, để quyên tiền cho một lưu xá và nhà bếp phục vụ bữa ăn cho người vô gia cư ở Roma.
 
“Đó là một món quà quý giá mà một lần nữa làm cho chúng tôi hạnh phúc vì cảm nhận được sự gần gũi của vị giám mục dành cho người nghèo của Giáo hội Rôma. Chúng tôi vô cùng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về điều này”, Đức ông Enrico Feroci, Giám đốc Caritas Roma, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 12-10.

Việc bán chiếc mô tô là để tài trợ cho việc trùng tu Lưu xá Don Luigi di Liegro của Caritas và nhà bếp phục vụ bữa ăn tại Ga Termini của Roma. Hai dự án này đã hoạt động từ năm 1987 nhằm làm dịu bớt sự đau khổ của khoảng 1,000 người mỗi ngày, theo Caritas Roma.

Đức ông Feroci thay mặt cho những người sẽ được hưởng lợi từ “hành động niềm nở và liên đới này” cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức ông cam đoan với Đức Giáo hoàng rằng người nghèo sẽ tiếp tục cầu nguyện cho “công việc quý giá mà ngài đang làm trong vườn nho của Chúa”.

Công ty Mô tô Harley Davidson đã tặng 2 chiếc mô tô và một chiếc áo khoác đi xe cho Giáo hoàng Phanxicô hồi tháng 6, khi Thành phố Roma tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 110 loại mô tô biểu tượng Mỹ. Vào ngày 16-6 vừa qua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã chúc lành cho khoảng 800 tay đua và cuộc đua xe của họ.

ĐGH Phanxicô đã khuyến khích các giáo sĩ và tu sĩ thể hiện sự khiêm tốn trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển của mình. Hồi tháng 7, ngài nói với một nhóm chủng sinh và tập sinh rằng ngài cảm thấy đau lòng khi thấy một linh mục hay một nữ tu dùng một chiếc xe hơi đời mới.

“Và, nếu bạn muốn có xe đẹp, hãy nghĩ đến biết bao trẻ em đang chết đói”, ngài nói, thúc giục họ lựa chọn phương tiện di chuyển đơn giản hơn.

Khi còn là Hồng Y ở Argentina, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nổi tiếng với việc dùng phương tiện giao thông công cộng.

Hồi tháng 9 vừa qua, Đức Giáo hoàng đã nhận quà tặng từ một linh mục người Ý là chiếc xe hơi Renault 4 đã qua sử dụng với số 186,000 dặm (300,000 km) ghi trên đồng hồ.

 
Nguồn : Mai Trang – Emty

Đức Giáo Hoàng tiếp kiến chung: Giáo Hội là Công Giáo theo nghĩa nào?

Đức Giáo Hoàng tiếp kiến chung: Giáo Hội là Công Giáo theo nghĩa nào?

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 80 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 9-10-2013, ĐTC Phanxicô đã giải thích về đặc tính ”Công Giáo” của Giáo Hội.

Quảng trường Thánh Phêrô như ”một rừng” các ô dù nhiều màu, tràn ra tới nửa đường Hòa Giải. Tuy trời mưa, ĐTC vẫn dành 40 phút đi xe jeep mui trần màu trắng, tiến qua các lối đi ở Quảng trường để chào thăm các tín hữu.

Trong số đông đảo các GM hiện diện cũng có nhiều GM đến từ hai nước Ethiopia và Eritrea bên Phi châu. Trước đó, các vị đã cùng với ĐHY Leoardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, cử hành thánh lễ trước mộ thánh Phêrô Tông Đồ để cầu nguyện cho các thuyền nhân bị thiệt mạng trong vụ vượt biên hôm 3-10 vừa qua gần đảo Lampedusa, cực nam Italia, trong đó có đông đảo người Ethiopie và Eritrea.

Sau phần tôn vinh lời Chúa, ĐTC đã bắt đầu bài giáo lý về đề tài: ”Giáo Hội Công Giáo”, qua đó ngài xác định Giáo Hội là Công Giáo theo nghĩa nào, và ngài cổ võ các tín hữu tăng cường tình hiệp thông và tích cực tham gia vào đời sống của Giáo Hội.

Bài giáo lý của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em.. Nhưng tôi thấy rằng hôm nay, một ngày trời xấu, anh chị em thật can đảm, tôi khen anh chị em!

”Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo…”. Hôm nay chúng ta dừng lại để suy tư về đặc tính này của Giáo Hội: đặc tính Công Giáo. Trước tiên, Công Giáo có nghĩa là gì? Thưa nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp ”kathòlón” có nghĩa là ”theo tất cả”, toàn thể. Vậy đặc tính toàn thể này được áp dụng cho Giáo Hội theo nghĩa nào? Theo nghĩa nào chúng ta nói Giáo Hội là Công Giáo? Tôi muốn trình bày trong 3 ý nghĩa cơ bản.

1. Trước hết. Giáo Hội là Công Giáo vì là không gian, là căn nhà trong đó toàn thể đức tin được loan báo cho chúng ta, trong đó ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang đến cho chúng ta, được trao tặng cho mọi người, Giáo Hội làm cho chúng ta gặp gỡ lòng từ bi của Thiên Chúa Đấng biến đổi chúng ta vì trong Giáo Hội có Chúa Giêsu Kitô hiện diện, Ngài ban cho Giáo Hội được tuyên xưng đức tin chân thực, được cuộc sống sung mãn nhờ các bí tích, thừa tác vụ thánh chức chân chính. Trong Giáo Hội mỗi người chúng ta tìm được những gì cần thiết để tin, để sống như Kitô hữu, để nên thánh, để tiến bước trong mọi nơi và mọi thời.

Như một ví dụ, chúng ta có thể nói rằng giống như trong đời sống gia đình: trong gia đình mỗi người chúng ta nhận được tất cả những gì giúp chúng ta lớn lên, trưởng thành và sống. Ta không thể tự tăng trưởng một mình, không thể tự mình bước đi, tự cô lập, nhưng tiến bước và tăng trưởng trong một cộng đoàn, trong một gia đình. Trong Giáo Hội chúng ta có thể nghe Lời Chúa, tin chắn rằng sứ điệp mà Chúa ban cho chúng ta, trong Giáo Hội chúng ta có thể gặp Chúa trong các bí tích là những cánh cửa mở rộng qua đó ánh sáng Chúa Kitô chiếu dọi cho chúng ta, những dòng suối từ đó chúng ta kín múc chính sự sống của Thiên Chúa; trong Giáo Hội chúng ta học cách sống tình hiệp thông, tình thương đến từ Thiên Chúa. Hôm nay mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: tôi sống thể nào trong Giáo Hội? Khi tôi đi nhà thờ, có giống như tôi đi xem xinê, đi dự một cuộc đấu bóng hay không? Không, không phải vậy! Vậy tôi đi nhà thờ thế nào? Tôi đón nhận thế nào những hồng ân được trao tặng cho tôi, để lớn lên và trưởng thành như Kitô hữu? Tôi có tham dự vào đời sống cộng đoàn hoặc là tôi khép kín trong những vấn đề của tôi, cô lập với người khác? Theo nghĩa đầu tiên này, Giáo Hội là Công Giáo vì là nhà của tất cả mọi người: tất cả đều là con của Giáo Hội và tất cả ở trong nhà này.

2. Ý nghĩa thứ hai: Giáo Hội là Công Giáo vì là phổ quát, và Giáo Hội xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, loan báo Tin Mừng cho mỗi người nam nữ. Giáo Hội không phải là một nhóm những người ưu tú, không phải chỉ liên quan đến vài người. Giáo Hội không bị khép kín, Giáo Hội được gửi tới tất cả mọi người, tới toàn thể nhân loại. Và Giáo Hội duy nhất hiện diện cả trong những phần bé nhỏ nhất của Hội Thánh. Mỗi người có thể nói rằng trong giáo xứ của tôi có Giáo Hội Công Giáo hiện diện, vì giáo xứ của tôi cũng là thành phần của Giáo Hội hoàn vũ, cả giáo xứ này cũng có đầy đủ các hồng ân của Chúa Kitô, đức tin, các bí tích, thừa tác vụ, hiệp thông với ĐGM, Đức Giáo Hoàng và, cởi mở đối với tất cả mọi người, không phân biệt ai. Giáo Hội không phải chỉ ở dưới bóng tháp chuông của chúng ta, nhưng ôm lấy tất cả mọi người, mọi dân tộc tuyên xưng cùng một niềm tin, được nuôi dưỡng bằng cùng bí tích Thánh Thế, được các mục tử phục vụ. Cảm thấy mình được hiệp thông với tất cả các Giáo Hội, với tất cả các cộng đoàn Công Giáo lớn nhỏ trên thế giới! và rồi cảm thấy rằng tất cả mọi người đều ở trong sứ mạng, các cộng đoàn lớn nhỏ, tất cả chúng ta phải mở cửa để ra ngoài loan báo Tin Mừng. Vì thế chúng ta hãy tự hỏi: tôi đang làm gì để thông truyền cho tha nhân niềm vui được gặp gỡ Chúa, niềm vui được thuộc về Giáo Hội? Loan báo và làm chứng đức tin không phải là công việc của vài người, nhưng cũgn liên hệ đến tôi, đến anh chị em, đến mỗi người chúng ta!

3. Tư tưởng thứ ba và sau cùng: Giáo Hội là Công Giáo vì là ”Nhà của sự hòa hợp” trong đó sự hiệp nhất và khác biệt liên kết với nhau để trở thành một sự phong phú. Chúng ta hãy nghĩ đến hình ảnh một bản hợp ca, nghĩa là một sự đồng thuận và hòa hợp, các nhạc khí khác nhau cùng được đánh lên, mỗi nhạc khí giữ nguyên sắc thái riêng của mình và những đặc tính âm thanh riêng, nhưng hòa hợp với nhau về một cái gì chung. Rồi có người nhạc trưởng hướng dẫn. Trong bản hợp ca các sắc thái riêng của mỗi nhạc khí không bị xóa bỏ, đặc tính riêng của mỗi nhạc khí được đề cao giá trị tối đa!

Đó là một hình ảnh thật đẹp nói với chúng ta rằng Giáo Hội giống như một ban đại hợp xướng, trong đó có sự khác biệt: không phải tất cả chúng ta đều giống nhau, và chúng ta không thể giống nhau như vậy. Tất cả chúng ta khác nhau, mỗi người với những phẩm tính riêng, và đây là điều đẹp đẽ của Giáo Hội: mỗi người mang những gì Chúa ban, để làm cho tha nhân được phong phú. Giữa các phần tử của Giáo Hội, có những sắc thái khác nhau giữa các thành phần, nhưng không xung đột với nhau, không đối nghịch nhau; đó là một sự khác biệt để cho mình trở thành một sự hòa hợp nhờ Thánh Linh; chính Chúa là Ca trưởng đích thực, chính Ngài là sự hòa hợp. Và ở đây chúng ta tự hỏi: chúng ta có sống sự hòa hợp trong các cộng đoàn chúng ta hay không hay là chúng ta cãi nhau? Trong giáo xứ của tôi, trong phong trào của tôi, có những vụ nói xấu nhau không? Nếu có như thế thì không có sự hòa hợp, có sự đấu tranh, và như thế không phải là Giáo Hội: Giáo Hội là sự hòa hợp tất cả mọi người. Không bao giờ nói hành nói xấu nhau, không bao giờ cãi nhau. Chúng ta có chấp nhận người khác, chúng nhận có một sự khác biệt chính đáng hoặc chúng ta có xu hướng đồng nhất hóa? Sự đồng nhất hủy hoại sự sống, sự sống của Giáo Hội là sự khác biệt, và khi chúng ta muốn áp đặt sự đồng nhất cho tất cả mọi người, chúng ta giết chết các hồng ân của Chúa Thánh Linh. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Linh là tác giả sự hiệp nhất trong sự khác biệt làm cho chúng ta ngày càng ”Công Giáo” hơn, nghĩa là ở trong Giáo Hội Công Giáo và hoàn vũ!

Chào thăm các đoàn tín hữu

Sau bài giáo lý trên đây, các giám chức tại Tòa Thánh đã lần lượt tóm tắt ý chính bài huấn giáo của ĐTC, cũng như dịch những lời chào của ngài từ tiếng Ý sang các ngôn ngữ chính.

Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC đặc biệt chào thăm các GM thuộc HĐGM miền Bắc Phi và khích lệ các vị hãy củng cố các quan hệ huynh đệ với những người Hồi giáo. Và với tất cả mọi người, ngài nói: 'Anh chị em đừng sợ cầu xin Chúa Thánh Linh, xin Chúa làm cho mỗi ngừơi trở thành một người hiệp thông, luôn sẵn sàng hân hoan loan báo cho mọi người và mọi nơi, Tin Mừng cứu độ!”.

Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC chào thăm các bạn hữu của Học Viện Đức và Hungari đến Roma thể tham dự lễ truyền chức LM và phó tế, cũng như các tham dự viên tuần lễ giới thiệu đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ.

Ngỏ lời với các tín hữu nói tiếng Arập, ngài nhắc lại biến cố cách đây 1 năm, ngài 10-10 năm 2012, sau cuộc viếng thăm tại Liban và trao Tông Huán ”Giáo Hội tại Trung Đông: hiệp thông và chứng tá”, ĐGH Biển Đức 16 đã du nhập tiếng Arập trong các buổi tiếp kiến chung hằng tuần, như các Nghị Phụ thỉnh cầu, để biểu lộ với tất cả các tín hữu Kitô ở Trung Đông sự gần gũi của Giáo Hội Công Giáo với các con cái Đông Phương. Hôm nay khi nói về câu ”Tôi tin Giáo Hội Công Giáo”, tôi xin anh chị em cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông: tại Siria, Irak, Ai Cập, tại Liban và Thánh Địa, nơi vị Vua Hòa Bình, Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra. Chúng ta hãy cầu nguyện để ánh sáng Chúa Kitô đi tới tâm hồn mỗi người và mọi nơi, cho đến tận bờ cõi trái đất.

Sau cùng, khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC chào thăm cách riêng các GM thuộc Giáo Hội Công Giáo theo truyền thống Alessandria ở Ethiopia và Eritrea. Tôi đặc biệt gần gũi các vị trong kinh nguyện và trong đau buồn vì bao nhiêu người con của phần đất này đã bỏ mình trong thảm trạng ở Lampedusa.

ĐTC đã kết thúc buổi tiếp kiến với kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh ban cho mọi người.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Kinh Truyền Tin với Đức Giáo Hoàng tại Quảng Trường Thánh Phêrô

Kinh Truyền Tin với Đức Giáo Hoàng tại Quảng Trường Thánh Phêrô

Chúa Nhật, ngày 6 tháng 10-2013, cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô với các tín hữu hành hương diễn ra vào lúc 12h (giờ Rôma) tại quảng trường thánh Phero diễn ra trong một bầu khí thật nồng ấm. Chưa đến giờ, nhưng các tín hữu từ khắp nơi đã tụ về quảng trường, để chờ diện kiến và nghe những lời giáo huấn của ngài, cũng như cùng ngài cầu nguyện và nhận phép lành từ ngài.

Đúng 12h, từ cánh cửa sổ, vẫn như thường lệ, ngài lớn tiếng chào các khách hành hương.

“Anh chị em thân mến,
Trước hết, tôi muốn dâng lợi tạ ơn Thiên Chúa vì ngày tôi đã trải qua ở Assisi, mới hôm qua thôi. Các bạn biết là đây là lần đầu tiên tôi đến Assisi và đó là một hồng ân to lớn khi làm chuyến hành hương nhân ngày lễ kính Thánh Phanxicô”. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể người dân Assisi vì dự đón tiếp nồng hậu: cảm ơn tất cả.

Sau đó, ngài bắt đầu với nội dung đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay:

“Hôm nay, đoạn Tin Mừng bắt đầu với câu: “Khi ấy, các tông đồ nói với Chúa Giê su: “Xin hãy gia tăng niềm tin cho chúng con! (Lc 17: 5-6). Tôi nghĩ chúng ta có thể lấy câu này thành lời cầu xin của mình, đặc biệt là trong năm đức tin này. Chúng ta cũng giống như các tong đồ, nói với Chúa Giê su: “Xin hãy gia tăng niềm tin cho chúng con.” Vâng, lạy Chúa, đức tin của chúng con nhỏ bé, đức tin của chúng con yếu ớt, mỏng dòn nhưng con dâng lên Chúa đức tin ấy như nó là, vì Ngài sẽ làm cho nó lớn lên. Chúng ta hãy cùng lặp lại với nhau: Lạy Chúa, xin gia tăng niềm tin cho chúng con!

Và Chúa đã trả lời thế nào? Ngài nói: “ Nếu các con có đức tin lớn bằng hạt cải, các con có thể bảo cây dâu này ‘hãy nhổ rễ và xuống biển mà nằm’, nó cũng sẽ vâng lời các con (c 6).” Hạt cải rất nhỏ bé, nhưng Đức Giê su nói rằng nếu các con có đức tin nhỏ như thế thôi, nhưng chân thực, thành thực, thì cũng có thể làm những điều không thể đối với con người, những điều không thể nghĩ tới. Và đó là sự thật! Tất cả chúng ta biết rằng những con người đơn sơ, khiêm tốn nhưng có một đức tin mạnh mẽ thì có thể dời núi chuyển non! Hãy nghĩ đến, ví dụ như, những người cha người mẹ, những người phải đối mặt với những khó khăn rất nặng nề hay những bệnh nhân nào đó, có khi đang rất nặng, nhưng vẫn mang đến cho những ai đến thăm sự thanh thản bình an. Những người đó, nhờ đức tin của họ, đã không tự hào về những gì mình làm, nhưng, như Đức Giê-su nói trong đoạn Tin Mừng, họ nói: “Chúng con chỉ là những người tôi tớ. Chúng con chỉ làm những điều phải làm” (Lc 17,10)” Bao nhiêu người trong chúng ta có được đức tin mạnh mẽ như thế, làm được những điều như thế.

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến ý hướng của tháng 10, tháng cầu nguyện cho việc truyền giáo và tháng kính Đức Mẹ Mân Côi. Ngài khuyên mọi người hãy cầu nguyện vì chỉ có cầu nguyện, ta mới có thể có được sức mạnh để đối diện với những thử thách, để có đức tin vững mạnh.

“Trong tháng 10 này, tháng dành riêng cách đặc biệt cho việc truyền giáo, chúng ta hãy nhớ đến các nhà truyền giáo, cả nam lẫn nữ, những người để có thể mang Tin Mừng đến cho ngườ khác, họ đã phải vượt qua những khó khăn đủ loại, đã thực sự trao ban sự sống, như thánh Phaolo nói với Timotheo: “con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, và cho cha nữa, là tù nhân của Người, nhưng con hãy đồng lao cộng tác với cha vì Tin Mừng, nhờ quyền năng của Thiên Chúa. (2 Tm 1:8) Điều này tác động đến tất cả chúng ta rằng: mỗi người trong chúng ta, trong đời sống hằng ngày của chúng ta, có thể làm chứng cho Chúa, với sức mạnh của Thiên Chúa, sức mạnh của niềm tin. Đức tin của chúng ta nhỏ bé nhưng mạnh mẽ: với sức mạnh đó chúng ta làm chứng cho Đức Giêsu Kitô, là những người Kitô hữu bằng đời sống, bằng chứng ta của chúng ta.

Và làm thế nào để chúng ta có được sức mạnh ấy? Chúng ta có được sức mạnh ấy từ Thiên Chúa trong lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện là hơi thở của đức tin: trong một sự gắn kết với lòng tin tưởng, tình yêu, và cả đối thoại vốn là điều không thể thiếu, và lời cầu nguyện là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Tháng 10 cũng là tháng Mân Côi, và trong Chúa Nhật đầu tiên này, vẫn có truyền thống đọc kinh cầu Đức Mẹ Pompei, Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh Mân Côi. Chúng ta cũng hiệp ý với nhau trong bầu khí thiêng liêng để cùng cử hành hành vi đức tin này với Mẹ chúng ta, và nhận lãnh từ tay Mẹ tràng hoa Mân Côi: đó là trường cầu nguyện, trường đức tin!”

Sau Kinh Truyền Tin

Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói về việc phong chân phước cho một chủng sinh ở Modena và gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương, các nhóm đoàn đã đến đây. Và Ngài ban phép lành cho tất cả.

Anh chị em thân mến,

Hôm qua, ở Modena, có lễ phong chân phước cho Rolando Rivi, một chủng sinh của vùng đất này, Emilia, người đã bị giết vào năm 1945 khi mới 14 tuổi, do người ta đã thù ghét đức tin của anh, cho rằng anh phạm lỗi khi mặc áo dòng trong thời gian người ta có xu hướng bài giáo sĩ. Vị chủng sinh này đã cất cao giọng nói kết án những cuộc tàn sát nhân danh Chúa ngay sau thời chiến. Nhưng đức tin vào Đức Giê su của anh đã vượt qua tinh thần thế gian! Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa vì vị tử đạo trẻ tuổi này, một chứng nhân anh dũng cho Tin Mừng. Và có bao nhiêu bạn trẻ 14 tuổi dám noi gương này. Một người trẻ dũng cảm, biết nơi nào cần, nhận thấy được tình yêu Giesu trong con tim và traoban sự sống cho Ngài, một mẫu gương tuyệt vời cho giới trẻ. Tôi muốn gợi nhớ lại cho tất cả các bạn, những người đã mất mạng ở Lampedusa thứ 5 tuần trước, những người nam nữ, trẻ em… Hãy để con tim của chúng ta than khác. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng.

Một cách nồng nhiệt, tôi gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương, đặc biệt là các gia đình và nhóm giáo xứ. Tôi xin gửi lời chào đến các tín hữu của thành phố Mede, Poggo Rusco, các bạn trẻ ở Zambana và Caserta.

Tôi cũng có một suy nghĩ đặc biệt dành cho cộng đoàn Peruvian ở Roma, đã có cuộc diễu hành ảnh thánh của Senor de los Milagros. Từ đây tôi thấy hình ảnh đó, giữa quảng trường, tôi cũng chào đón các tín hữu từ Chile và nhóm Burgerwache Mengen của Giáo Phận Rottenburg – Stuttgart, Đức.

Tôi xin gửi lời chào đến nhóm các phụ nữ đến từ Gubbio, gọi là “Via Francigena Francescana”; những lãnh đạo của Cộng đoàn Thánh Egidio trong một số nước ở Châu Á. Họ thật tuyệt vời, những người trong cộng đoàn Egidio; những người hiến máu của tổ chức ASFA ở Verona và những người của tổ chức AVIS ở Carpinone; Hội đồng quốc gia AGESCI, nhóm hưu của bệnh viện thánh Anna, ở Como, Học Viện Canossiano ở Brescia và Hiệp Hội Mission Effatà.”

Xin cầu chúc cho mọi người một ngày Chúa Nhật an lành.

Phêrô Lê Hoàng Nam, SJ – Vatican Radio

27-4-2014 tôn phong 2 chân phước Giáo Hoàng lên bậc Hiển Thánh

Ngày 27 tháng 4-2014 sẽ tôn phong 2 chân phước Giáo Hoàng lên bậc Hiển Thánh

VATICAN. Hai vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 sẽ được tôn phong hiển thánh vào ngày, 27-4 năm 2014, Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa.

ĐTC Phanxicô đã tuyên bố quyết định này trong Công nghị Hồng y đầu tiên do ngài triệu tập lúc 10 giờ sáng 30-9-2013, tại Vatican với sự tham dự của các HY thường trú và các HY hiện diện tại Roma trong những ngày này.

Công nghị Hồng y đã bắt đầu với kinh Giờ Ba, và tiếp đó ĐTC đã tuyên bố ngày phong hiển thánh cho hai vị chân phước Giáo Hoàng tiền nhiệm.

Rồi Đức Ông trưởng ban nghi lễ phụng vụ của ĐTC đã yêu cầu tất cả mọi người không phải là Hồng Y ra ngoài phòng họp để ĐTC trao đổi riêng với các vị, trong đó có cả 8 Hồng y thuộc ban cố vấn của ngài.

Cũng ngày 30-9-2013, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố thủ bút của ĐTC về việc thiết lập Hội đồng Hồng Y giúp ngài trong việc cai quản giáo hội hoàn vũ và nghiên cứu dự án duyệt lại Tông huấn Mục Tử Nhân Lành về giáo triều Roma.

Sau công nghị, ĐTC đã tiếp kiến Đức Thượng Phụ Theodoros II, Giáo Chủ Chính Thống Hy Lạp tại Alessandria Ai Cập và toàn Phi châu, cùng với đoàn tùy tùng của Đức Thượng Phụ.

Ngài là thủ lãnh của 350 ngàn tín hữu thuộc 22 tổng giáo phận trong số này có 5 tổng giáo phận tại Ai Cập, và 4 giáo phận tại nơi khác. Giáo Hội này có các tín hữu hiện diện tại 15 nước Phi châu (SD 30-9-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức cử hành thánh lễ với các cựu môn sinh

Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức cử hành thánh lễ với các cựu môn sinh

VATICAN. Sáng chúa nhật 1-9-2013, Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã cử hành thánh lễ lúc 9 giờ rưỡi với khoảng 50 cựu môn sinh của ngài sẽ kết thúc khóa họp thường niên thứ 38 hôm 3-9-2013 tại Castel Gandolfo.

Đồng tế với ngài tại Nhà nguyện Phủ Thống đốc thành Vatican đặc biệt có ĐHY Christoph Schoenborn O.P, TGM giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức TGM Gaenswein, bí thư của Đức nguyên Giáo Hoàng và nhiều LM khác.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Biển Đức 16 đã quảng diễn bài Phúc Âm nói về sự khiêm nhường ”Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Ngài nhấn mạnh rằng: Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, đi xuống để phục vụ chúng ta và đây là điều nói lên yếu tính của Thiên Chúa: Chúa hạ mình xuống với chúng ta.. Chúng ta ở trên con đường đúng, con đường của Chúa Kitô, nếu chúng ta cố gắng trở thành những người 'đi xuống' để phục vụ và mang sự nhưng không của Thiên Chúa, nếu chúng ta 'đi xuống' để bước nào sự cao cả đích thực, sự cao cả của Thiên Chúa là sự cao cả của tình thương”.

Đức Biển Đức cũng nhận xét rằng ”Chúa Giêsu cao cả nhất, đúng vậy, Chúa Giêsu có sự cao cả của Thiên Chúa vì sự cao cả của Thập giá là sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa, sự cao cả từ bỏ bản thân và tận tụy phục vụ tha nhân. Đó chính là chỗ của Thiên Chúa và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn điều ấy, chấp nhận trong tinh thần khiêm tốn mầu nhiệm nâng cao và hạ xuống này, mỗi người theo cách thức của mình”. (SD 1-9-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm nhiều vị trí mới

Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm nhiều vị trí mới

Đức Hồng y Bertone có thể sẽ thôi làm Bộ trưởng ngoại giao Vatican.

Việc bổ nhiệm các vị trí nhỏ gần đây có thể là những báo hiệu của cuộc “cách mạng” cải tổ Giáo triều Rôma của Đức Thánh cha Phanxicô – ngài chỉ muốn giữ lại một ít người xung quanh. Nguồn tin thân cận Phủ quốc vụ khanh Vatican nói với CNA hôm 13 tháng 8 rằng “Một cuộc chuyển giao đã sẵn sàng và Đức Giáo Hoàng có dự tính riêng mà ngài chỉ chia sẻ cho một vài người xung quanh”.

Theo nguồn tin, sự chuyển giao này có thể được nhìn thấy bởi những việc ‘bổ nhiệm phụ”, chẳng hạn như Tổng giám mục Guido Pozzo, Đức ông Konrad Krajewski và Đức ông Francesso Camaldo.

Những bổ nhiệm này dọn đường cho những bổ nhiệm quan trọng của Đức Giáo Hoàng – nguồn tin tiết lộ – và “cuộc cách mạng có thể sẽ bắt đầu bằng việc bổ nhiệm Bộ trưởng ngoại giao Vatican vào tháng 9.”

Bộ trưởng ngoại giao hiện tại là Đức Hồng y Tarcisio Bertone đã được Đức Bênêdictô bổ nhiệm cách đây 7 năm. Đây là vị trí quan trọng thứ hai trong giáo triều Rôma chỉ sau Đức Giáo Hoàng.

Trong số “những bổ nhiệm phụ”, thông báo hôm thứ bảy mồng 3 tháng 8 nói rằng Tổng Giám mục Pozzo sẽ đảm nhận vị trí trước đây của ngài là thư ký Ủy ban Giáo hoàng Eccesia Dei, văn phòng giáo triều phụ trách hoà giải với những người theo Hội Thánh Giáo Hoàng Piô X.

Đồng thời, Đức Ông Krajewski, người dẫn chương trình cho Đức Giáo Hoàng và là linh mục tổng giáo phận Lódz ở Ba Lan, sẽ thay Đức Tổng Giám mục Pozzo làm giám đốc văn phòng từ thiện của Đức Giáo Hoàng. Theo một nguồn tin thân cận Hội Piô X nói với CNA hôm 14 tháng 8 yêu cầu không nêu tên cho biết, việc tái bổ nhiệm Tổng Giám mục Pozzo là thư ký hội có thể “có ý nghĩa nhấn mạnh vai trò của Ecclesia Dei, và điều này có nghĩa là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang suy nghĩ và tìm cách tiếp cận lại sau thất bại hồi tháng Hai”.

Nguồn: Catholic News Agency (Andrea Gagliarducci cho Catholic News Agency, Vatican )

Trích từ UCANEWS

Hơn một triệu bạn trẻ chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Rio

Hơn một triệu bạn trẻ chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Rio

RIO DE JANEIRO. Mặc dù thời tiết xấu, hơn 1 triệu bạn trẻ đã nồng nhiệt tham dự buổi chào đón chính thức ĐTC Phanxicô tại bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro chiều tối ngày 25-7-2013.

Copacabana ở mạn nam thành Rio de Janeiro với bãi biển cát trắng dài 4 cây số. Nơi đây cũng thường diễn ra các buổi lễ mừng và bắn pháo bông vào dịp đầu năm. Lễ khai mạc Ngày Quốc Tế giới trẻ chiều tối ngày 23-7 vừa qua đã được Đức TGM Tempesta sở tại chủ sự tại đây trước sự hiện diện của nửa triệu bạn trẻ.

Lễ đài rộng 4 ngàn mét vuông, có thể chứa được hàng ngàn người, do nghệ sĩ Abel Gomes đề xướng.
ĐTC đã dành 40 phút, đi xe díp có che mái bằng kiếng, tiến chậm qua các lối đi để chào thăm giữa tiếng reo hò vui mừng và phần khởi của hơn một triệu bạn trẻ. Ngài chào thăm, chúc lành, hôm các em bé được bế lên ngài, như ngài vẫn làm ở quảng trường thánh Phêrô Roma. ĐTC cũng đổi mũ chỏm màu trắng với một bạn trẻ. Một người khác dâng tặng ngài nước ”mate” là đồ uống truyền thống của Argentina mà ngài rất thích, ĐTC cũng nhận, uống một ngụm rồi trao lại.

Cuộc gặp gỡ bắt đầu lúc 6 giờ chiều với cuộc trình diễn một màn văn nghệ của 150 bạn trẻ với chủ đề ”Rio Đức tin” nói về cuộc sống thường nhật của thành phố này.

Tiếp đến 5 bạn trẻ nam nữ đại diện 5 châu đã chào mừng ĐTC đến dự Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay. Ngài ôm hôn từng người và tặng cho họ mỗi người một cỗ tràng hạt đặc biệt.

 

Chào thăm các bạn trẻ

Khi ngỏ lời chào thăm các bạn trẻ, ĐTC Phanxicô ám chỉ ngay tới thời tiết xấu trong những ngày này ở Rio và lòng can đảm hăng hái của các bạn trẻ:

”Các bạn đang chứng tỏ rằng đức tin mạnh hơn mưa lạnh… Tôi thấy nơi các bạn vẻ đẹp của khuôn mặt Chúa Kitô và tâm hồn tôi tràn đầy vui mừng. Tôi nhớ lại Ngày Quốc Tế đầu tiên được cử hành trên bình diện hoàn cầu hồi năm 1987 ở Argentina, nơi thành phố Buenos Aires của tôi. Tôi vẫn còn nhớ rõ những lời của Đức Chân phước Gioan Phaolô 2 với các bạn trẻ: ”Cha rất hy vọng nơi các con! Nhất là cha mong ước rằng các con canh tân lòng trung thành của các con vji Chúa Giêsu Kitô và với thánh giá cứu độ của Chúa” (Diễn văn với giới trẻ, 11-4-1987, Insegnamenti X/1, 1987, 1261).

ĐTC không quên mời gọi tất cả mọi người tưởng niệm cô Sophie Marinière người Pháp đã bị tử nạn lưu thông ở Guyane thuộc Pháp trên đường đi dự Ngày Quốc Tế giới trẻ này, và các bạn trẻ khác bị thương trong tai nạn. Ngài nói: ”Tôi mời gọi các bạn hãy giữ 1 phút im lặng và hướng kinh nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa để cầu cho Sophie, cho những người bị thương và thân nhân”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Năm nay, Ngày Quốc tế giới trẻ trở lại, và lần thứ 2 diễn ra tại Mỹ châu la tinh. Và các bạn đã đáp lại lời mời của ĐGH Biển Đức 16, Người đã triệu tập các bạn để cử hành ngày nay. Chúng ta hãy hết lòng cám ơn Người”. ĐTC cũng tiết lộ rằng trước khi đi ngài đã xin ĐGH Biển Đức 16 tháp tùng ngài tới Rio bằng kinh nguyện và Người vui mừng chấp nhận lời yêu cầu ngài và giờ đây Người đang ở trước truyền hình theo dõi biến cố này”. Và ĐTC mời gọi các bạn trẻ vỗ tay thật to để cám ơn ĐGH Biển Đức 16.

Ngài nhận xét rằng các bạn trẻ thật đông đảo, đến từ mọi đại lục, ”các bạn thường ở xa nhau về địa lý, và khác biệt cả về quan điểm nhân sinh, văn hóa, xã hội, nhân bản. Nhưng hôm nay, các bạn ở đây, đúng hơn là chúng ta đang ở đây, hiệp nhất với nhau để chia sẻ đức tin và niềm vui của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, được làm môn đệ của Chúa. Tuần lễ này, Rio trở thành trung tâm của Giáo Hội, trở thành con tim sinh động và trẻ trung, vì các bạn đã có câu trả lời quảng đại và can đảm đối với lời mời mà Chúa Giêsu đã gửi các bạn, ở với Chúa và trở thành bạn hữu của Chúa”.

Trong lời chào thăm các bạn trẻ, ĐTC cũng đặc biệt cám ơn chính quyền, quốc gia, tiểu bang và thành phố Rio, giáo quyền, ĐHY Rylko Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân đã làm việc không biết mệt mỏi để tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ này, cũng vậy Đức TGM Orani João Tempesta của giáo phận Rio địa phương, các GM và LM tham dự viên.

Ngài nhắc đến niềm vui, sự hăng hái và nhiệt thành của giới trẻ và nói rằng các GM nhiều khi có những vấn đề khiến các vị trở nên buồn sầu! ”Một GM buồn bã thì thật là xấu và chính vì để không buồn bã, nên tôi đã đến đây để được lây niềm vui của người trẻ!”

Lúc đó, ảnh Đức Mẹ Aparecida được rước lên lễ đài và đặt trên ngai và cuộc gặp gỡ được tiếp tục với phần phụng vụ Lời Chúa với chủ đề trích từ một câu trong Phúc âm theo thánh Luca: ”Thưa Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm” (9,33).

Huấn dụ

Trong bài huấn dụ ngắn về bài Phúc Âm, ĐTC nói với mọi người rằng:

”Các bạn trẻ thân mến

”Thật là tốt cho chúng con ở đây!”: Thánh Phêrô đã thốt lên như thế sau khi thấy Chúa Giêsu hiển dung, vinh hiển. Chúng ta có muốn lập lại những lời này không? Tôi nghĩ là có, vì đối với tất cả chúng ta hôm nay, thật là tốt vì được họp nhau quanh Chúa Giêsu! Chính Chúa tiếp đón chúng ta và hiện diện giữa chúng ta, tại Rio này. Nhưng trong Tin Mừng, chúng ta đã nghe những lời Chúa Cha phán: ”Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người!” (Lc 9,35). Một đàng nếu Chúa Giêsu đón nhận chúng ta, thì đàng khác, chúng ta cũng phải đón rước Ngài, lắng nghe Lời Ngài vì chính khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể, Thánh Linh biến đổi chúng ta, soi sáng hành trình tương lai và làm tăng trưởng trong chúng ta những đôi cánh hy vọng để vui mừng tiến bước (Xc Thông điệp 'Ánh sáng đức tin', 7).

”Nhưng chúng ta có thể làm được gì? Thưa hãy đặt đức tin vào. Thánh giá Ngày Quốc Tế giới trẻ đã hô lên những lời này suốt trong cuộc thánh du qua Brazil: ”Hãy đặt đức tin vào”: nhưng điều này có nghĩa là gì? Khi ta chuẩn bị một món ăn ngon mà thấy thiếu muối, thì bạn ”bỏ muối” vào; thiếu dầu, thì bỏ dầu vào… Các bạn trẻ thân mến, cũng vậy trong cuộc đời chúng ta, nếu chúng ta muốn thực sự có ý nghĩa và được sung mãn như các bạn mong muốn và đáng được như thế, thì tôi nói với mỗi người trong các bạn: 'Hãy đặt đức tin vào' và cuộc sống của bạn sẽ có một hương vị mới, sẽ có một địa bàn chỉ dẫn hướng đi; ”hãy đặt hy vọng” vào và mỗi ngày của bạn sẽ được soi sáng và chân trời của bạn không còn tối tăm nữa, nhưng sáng ngời; 'hãy đặt tình yêu vào' và cuộc sống của bạn sẽ như một căn nhà được xây trên đá tảng, hành trình của bạn sẽ vui tươi, vì bạn sẽ gặp được bao nhiêu bạn hữu đồng hành với bạn. Hãy đặt đức tin, hy vọng, tình yêu vào cuộc sống các bạn!

”Nhưng ai có thể cho chúng ta tất cả những điều đó? Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe được câu trả lời: thưa đó chính là Chúa Kitô. ”Này là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người!”. Chúa Giêsu là Đấng mang Thiên Chúa đến cho chúng ta và mang chúng ta đến cùng Thiên Chúa, cùng với Ngài toàn thể cuộc sống của chúng ta được biến đổi, canh tân và chúng ta có thể nhìn thực với đôi mới mới, theo quan điểm của Chúa Giêsu, với cùng đôi mắt của Ngài (Xc Thông điệp 'Ánh sáng đức tin' 18). Vì thế hôm nay tôi mạnh mẽ nói với các bạn: 'Hãy đặt Chúa Kitô' vào đời sống của bạn và bạn sẽ tìm được một người bạn luôn có thể tín thác; ”hãy đặt Chúa Kitô” vào và bạn sẽ thấy đôi cánh hy vọng tăng trưởng để vui mừng tiến bước trên con đường tương lai; ”hãy đặt Chúa Kitô vào” và cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy tình thương của ngài, sẽ là một cuộc sống phong phú.

”Hôm nay, tôi muốn rằng tất cả chúng ta thành thực tự hỏi: chúng ta đặt niềm tín thác của mình nơi ai? Nơi bản thân chúng ta, nơi sự vật, hoặc nơi Chúa Giêsu? Chúng ta bị cám dỗ đặt mình ở trung tâm, tưởng rằng chúng ta xây dựng cuộc sống một mình hoặc cuộc sống được hành phúc nhờ sở hữu, nhờ tiền bạc và quyền bính. Nhưng không phải như vậy! Chắc chắn là của cải, tiền bạc và quyền bính có thể mang lại một lúc say sưa, ảo tưởng mình hạnh phúc, nhưng sau cùng, chính chúng chiếm hữu chúng ta và thúc đẩy chúng ta ngày càng phải có nhiều hơn và không bao giờ thỏa mãn. ”Hãy đặt Chúa Kitô vào” cuộc sống của bạn, hãy tín thác nơi Ngài và bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng! Các bạn thân mến, hãy xem đức tin thực hiện trong cuộc sống chúng ta một cuộc cách mạng mà chúng ta có thể gọi là cuộc cách mạng copernic, vì nó đưa chúng ta ra khỏi trung tâm và trả lại vị trí trung tâm cho Thiên Chúa; đức tin làm cho chúng ta được chìm đắm trong tình thương của Chúa, mang cho chúng ta an ninh, sức mạnh, hy vọng. Bề ngoài có vẻ không có gì thay đổi, nhưng trong chiều sâu của chúng ta, mọi sự thay đổi. Trong tâm hồn chúng ta có an bình, sự dịu dàng, hiền dịu, can đảm, thanh thản và vui mừng, cũng là những hoa trái của Thánh Linh (Xc Ga 5,22) và cuộc sống chúng ta được biến đổi, cách thức suy nghĩa và hành động của chúng ta được đổi mới, trở thành cách thức suy nghĩa và hành động của Chúa Giêsu, của Thiên Chúa. Trong Năm Đức Tin, Ngày Quốc Tế giới trẻ này trở thành một hồng ân được ban cho chúng ta để đến gần Chúa hơn, để trở nên những môn đệ và thừa sai của Ngài, để cho Chúa đổi mới cuộc sống chúng ta.

Tiếp tục bài nói chuyện với hàng triệu bạn trẻ tại bãi biển Copacabana, ĐTC nói:
”Hỡi bạn trẻ quí mến: Hãy đặt Chúa Kitô trong cuộc sống của bạn. Trong những ngày này, Chúa đang chờ đợi bạn trong Lời của Ngài: hãy chú ý lắng nghe Ngài và tâm hồn bạn sẽ được sưởi ấm nhờ sự hiện diện của Ngài; ”hãy đặt Chúa Kitô” vào: Ngài sẽ tiếp đón bạn trong bí tích tha thứ, để chữa lành những vết thương tội lỗi của bạn bằng lượng từ bi của Ngài. Bạn đừng sợ xin Thiên Chúa tha thứ. Ngài không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta, như người cha yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là lòng từ bi tinh tuyền! ”Hãy đặt Chúa Kitô” vào: Ngài đang chờ đợi bạn trong cuộc gặp gỡ với Thân Mình Ngài trong Thánh Thể, bí tích sự hiện diện của Ngài, bí tích hy sinh vì tình yêu, trong nhân tính của bao nhiêu bạn trẻ sẽ làm cho bạn được phong phú nhờ tình bạn của họ, họ sẽ khích lệ bạn bằng chứng tá đức tin của họ, sẽ dạy bạn ngôn ngữ bác ái, từ nhân, phục vụ. Cả bạn nữa, bạn cũng có thể trở thành một chứng nhân vui mừng về tình thương của Chúa, một chứng nhân can đảm về Tin Mừng của Chúa để mang đến cho thế giới này một chút ánh sáng.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Ở đây thật là tốt”, đặt Chúa Kitô trong cuộc sống chúng ta, đặt đức tin, hy vọng và tình thương mà Ngài ban cho chúng ta. Các bạn thân mến, trong buổi cử hành này, chúng ta đã đón rước ảnh Đức Mẹ Aparecida. Cùng với Mẹ Maria, chúng ta muốn trở thành môn đệ và thừa sai. Như Mẹ, chúng ta muốn thưa ”xin vâng” đối với Thiên Chúa. Chúng ta hãy xin trái tim từ mẫu của Mẹ chuyển cầu cho húng ta, để con tim của chúng ta sẵn sàng yêu mến Chúa Giêsu và làm cho Ngài được yêu mến. Ngài đang chờ đợi và hy vọng nơi chúng ta! Amen

Buổi chào đón ĐTC kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ và kết thúc với những lời nguyện phổ quát, kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC.

Thay đi nơi canh thức và thánh lễ bế mạc
Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 28 tại Rio de Janeiro đang bước vào giai đoạn kết thúc: tối thứ bẩy, 27-7, sẽ có buổi canh thức của các bạn trẻ quốc tế với ĐTC Phanxicô cũng tại bãi biển Capacabana thay vì tại ”Cánh đồng đức tin” ở Guaratiba như chương trình dự định. Khu vực cách trung tâm thành Rio 40 cây số và có thể chứa được 2 triệu người, và trong thời gian qua đã được chuẩn bị và bố trí với lễ đài, cùng với tất cả các phương tiện khác như 4,500 nhà vệ sinh hóa học, 32 nơi cung cấp thực phẩm, 600 nơi rửa mặt và 500 vòi nước, cùng với các phương tiện chuyên chở. Tuy nhiên, mưa nhiều trong những ngày qua khiến cánh đồng rộng lớn này trở thành những bãi bùn, không thể tiếp đón hàng triệu bạn trẻ được. Ban tổ chức đang ráo riết bố trí các màn hình khổng lồ tại khu vực Copacabana để các bạn trẻ có thể theo dõi những gì diễn ra trên lễ đài, dù đứng xa.

Trong cuộc họp báo hôm 25-7-2013 tại Rio, Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí tòa Thánh cho biết trong cuộc họp liền trước đó, ban tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ đã cứu xét tình hình cánh đồng đức tin Guaritia và quyết định rằng không nên để các bạn trẻ qua đêm tại cánh đồng đầy bùn này. Sau khi được thông báo, ĐGH và ông Gasbarri, đặc trách tổ chức các chuyến viếng thăm của ĐTC tại hải ngoại, đã đồng ý ngay vì cánh đồng quá ẩm ướt không tốt cho sức khỏe của các bạn trẻ.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Giáo Hoàng đi viếng đền thánh Aparecida, hứa sẽ trở lại 4 năm sau.

Đức Giáo Hoàng đi viếng đền thánh Aparecida, hứa sẽ trở lại 4 năm sau.

Vương Cung Thánh Đường tại Aparecida

Sáng ngày 24 tháng 7, Đức Giáo Hoàng đã tới viếng đền thánh Aparecida, là ngôi đền cuả Đức Mẹ lớn nhất thế giới, và giao phó Ngày Giới trẻ Thế Giới dưới sự bảo vệ cuả lòng từ mẫu cuả đức Trinh Nữ Maria.

Ngài cũng kêu gọi các bậc cha mẹ, các linh mục và các giáo dân trưởng thành hãy cung cấp cho các bạn trẻ hai điều mà thế giới không thể cung cấp được cho dù nó giầu có đến đâu, đó là đức tin và các giá trị luân lý.

Đức Thánh Cha đã gợi lại những kỷ niệm năm 2007 khi ngài tới Aparecida như là một thành viên của hội nghị các giám mục châu Mỹ La tinh, CELAM, và vai trò là người đứng đầu ủy ban soạn thảo tài liệu kết thúc của cuộc hội nghị về việc rao giảng Tin Mừng tại lục địa.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết hồi đó các giám mục đã coi sự việc hàng ngàn giáo dân đến đền thờ mỗi ngày để tỏ lòng tôn kính Đức Maria là những nhân chứng sống động cho đức tin và đã giúp các giám mục trên các quyết định cuả hội nghị.

"Văn kiện Aparecida được sinh ra nhờ sự tương tác giữa hai yếu tố, sự lo lắng của các giám mục và đức tin đơn giản của những người hành hương," Ngài nói.

Hàng chục ngàn khách hành hương đã tụ tập trong và ngoài đền thờ, và xếp hàng hai bên đường dẫn tới chủng viện Bom Jesus, hy vọng được nhìn thấy Đức Thánh Cha, mặc dù trời mưa tầm tã.

Ngay sau khi Đức Giáo Hoàng đến, Ngài được cha bề trên Dòng Chúa Cứu Thế và cũng là nhà dòng coi sóc đền thờ cà các nhân viên chào đón, sau đó Ngài đã dúng chiếc xe popemobile để chào đón đám đông.

Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện trước bức linh ảnh Đức Mẹ Aparecida, một bức tượng đất màu đen được 3 ngư phủ lưới lên vào năm 1717. Lịch sử cuả bức tượng và ngôi đền thánh đã được trình bày trong một bài khảo cứu trước .

 

ĐTC cầm tượng Đức Mẹ

Đức Thánh Cha đã xin Đức Mẹ hỗ trợ Ngài trong việc thực hiện trách nhiệm Giáo Hoàng và chính thức giao phó cho Mẹ hàng trăm ngàn người trẻ từ khắp nơi trên thế giới đangtập trung tại Rio cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, trước khi bắt đầu lịch trình dày đặc cuả Ngày Giới trẻ Thế giới, Ngài muốn "gõ cửa ngôi nhà của Mẹ Maria."

Hy vọng là chìa khóa cuả tương lai, Ngài nói, ngay cả khi phải đối mặt với những khó khăn và thực tế của sự ác.

"Luôn luôn ghi nhớ trong lòng rằng Thiên Chúa luôn ở bên ta, Ngài không bao giờ bỏ rơi ta," Đức Thánh Cha nói. "Chúng ta không bao giờ để mất hy vọng. Đừng bao giờ để cho nó chết trong trái tim của chúng ta."

Đề cập đến bài đọc từ Sách Khải Huyền mô tả một con rồng theo đuổi một phụ nữ và muốn ăn tươi nuốt sống đứa con, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, "con rồng, sự ác, hiện diện trong lịch sử, nhưng nó không có thế thượng phong ".

"Người có thế thượng phong là Đức Chúa Trời," ngài nói, "và Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta."

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết tất cả mọi người, kể cả các bạn trẻ, bị thu hút bởi một loạt các "thần tượng sai" đang hứa hẹn hy vọng và hạnh phúc trên "tiền bạc, thành công, sức mạnh, niềm vui."

Chúng ta dễ bị bi quan và lo lắng rằng đức tin không thể có thể cạnh tranh với sự hào nhoáng của thế giới, nhưng, Đức Thánh Cha nói, chúng ta phải tự tin, tin tưởng vào Thiên Chúa và vào sự tốt đẹp nằm trong mỗi trái tim con người.

"Hãy khuyến khích tinh thần hào phóng là điển hình của giới trẻ và giúp họ làm việc tích cực trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn"

"Thanh niên là một đầu máy mạnh mẽ cho Giáo Hội và cho xã hội", Đức Thánh Cha nói. "Họ không chỉ cần vật chất, nhưng trên hết, họ cần lãnh trách nhiệm trên những giá trị phi vật chất, tức là tâm linh của một dân tộc, ký ức của một dân tộc."

Các giá trị cần thiết để họ thấy và hiểu là "tâm linh, lòng quảng đại, tình đoàn kết, sự kiên trì, tình huynh đệ (và) niềm vui."

Như những ngư phủ tìm được tượng Đức Mẹ, và sau đó là một mẻ cá lớn, các Kitô hữu cần phải sẵn sàng để được ngạc nhiên bởi công việc cuả Đức Chúa Trời, Đức Thánh Cha nói. "Ngay cả trong bối cảnh khó khăn, Thiên Chúa hành động và Ngài làm chúng ta ngạc nhiên."

Như câu chuyện tiệc cưới Cana, lúc Chúa Giêsu biến nước thành rượu, Đức Thánh Cha nói, "Thiên Chúa luôn luôn để dành phần tốt nhất cho chúng ta, nhưng Ngài đòi hỏi chúng ta để cho mình được ngạc nhiên bởi tình yêu của Ngài, chấp nhận bất ngờ do Ngài đem đến. Nếu chúng ta đến gần với Ngài, nếu chúng tôi ở lại với Ngài, những gì có vẻ là nước lạnh, khó khăn, tội lỗi, sẽ được biến đổi thành rượu mới."

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói, các Kitô hữu phải là những người của niềm vui, những người chia sẻ hạnh phúc và tự tin với những người khác.

"Kitô hữu phải vui vẻ, không bao giờ ảm đạm," Ngài nói. "Kitô hữu không thể là người bi quan. Họ không giống như một người nào đó đi đám tang liên tục."

Trong nghi thức dâng lễ, những lá cờ cuả từng tiểu bang cuả Brazil đã được rước lên như là một dấu hiệu dâng hiến quốc gia cho Đức Mẹ Aparecida.

Đức Thánh Cha cũng biểu lộ lòng sùng kính đức Mẹ của mình một cách rõ ràng khi ngài nâng một bản sao bức tượng nổi tiếng để ban phước lành cuối lễ và cũng để ban phước lành cho đám đông bên ngoài.

Trong khi mưa vẫn tiếp tục rơi, Ngài xin hàng ngàn người đứng ở bên ngoài cầu nguyện cho ngài, đặc biệt là việc Ngài sẽ có thể quay trở lại Aparecida vào năm 2017 để kỷ niệm năm thứ 300 ngày tìm lại được bức tượng.

Trần Mạnh Trác (Vietcatholic)

Video Thánh  lễ tại Đền Thánh Aparecida

Linh mục người Á Căn Đình được tuyển dụng là thư ký mới cho Đức Giáo Hoàng

Linh mục người Á Căn Đình được tuyển dụng là thư ký mới cho Đức Giáo Hoàng

Đức ông Fabian Pedacchio Leaniz, một linh mục người Á Căn Đình đang làm việc tại Bộ Giám mục, đã bắt đầu làm việc với tư cách thư ký cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Vị giáo sỹ người Á Căn Đình này, người mà được mô tả là giàu nghị lực và có năng lực, đã nói với Thông tấn xã Công Giáo “tôi muốn giữ một số hồ sơ khiêm tốn.” Ngài làm việc cùng với Đức ông Alfred Xuereb, một giáo sỹ người Malta tiếp tục phục vụ làm thư ký cho Đức Giáo Hoàng sau khi đảm nhiệm vai trò tương tự cho Đức Thánh Cha Benedict XVI.

Jos. Tú Nạc, NMS

Đức Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 sắp được phong hiển thánh

Đức Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 sắp được phong hiển thánh

VATICAN. Đức Gioan 23 và ĐGH Gioan Phaolô 2 sắp được phong hiển thánh trong tương lai gần đây.

Trong thông cáo công bố hôm 5 tháng 7-2013, Bộ Phong Thánh cho biết với sự chấp thuận ĐTC Phanxicô, Bộ công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lợi chuyển cầu của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2.

Ngoài ra, ĐTC cũng phê chuẩn ý kiến thuận của Hội đồng HY và GM thành viên Bộ Phong Thánh về việc
phong hiển thánh cho Đức Gioan 23 tuy rằng không có phép lạ thứ hai của ngài.

ĐTC cũng sẽ triệu tập một công nghị Hồng y về việc phong thánh trong đó có 2 vị Giáo Hoàng vừa nói. Trong công nghị đó Ngài sẽ công bố ngày cử hành lễ tôn phong.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh giải thích rằng Đức Gioan 23 sẽ được phong hiển thánh mà không cần phải có phép lạ thứ 2. Ngài đã có 1 phép lạ khi được phong chân phước. Các nhà thần học và giáo luật từ lâu vẫn tranh luận về việc có cần phép lạ thứ hai nữa không để được phong hiển thánh. Dầu sao quyền quyết định vẫn tùy thuộc ĐTC và nay Đức Phanxicô đã chấp thuận ý kiến thuận của các HY và GM thuộc Bộ Phong Thánh.

Cũng ngày 5-7-2013, Bộ Phong Thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận phép lạ của Chúa nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi Tớ Chúa Alvaro del Portillo, GM Bề trên Giám Hạt tòng nhân Opus Dei (1914-1994) người Tây Ban Nha. Một phép lạ khác của Vị Tôi Tớ Chúa Speranze di Gesù, người Tây Ban Nha, sáng lập dòng các Nữ Tỳ Tình yêu thương xót và dòng các Nam Tử Tình Yêu Thương Xót (1893-1983).

Có 5 sắc lệnh khác nhìn nhận các cuộc tử đạo của nhiều vị Tôi Tớ Chúa trong thời nội chiến 1936-1939 ở Tây Ban Nha, sau cùng là 5 sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 5 vị Tôi tớ Chúa.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Vatican: Phong Thánh cho Chân Phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gần kề

Vatican: Phong Thánh cho Chân Phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gần kề

Blessed John Paul II

Rome  – Giáo hội Công giáo đang sắp sửa tuyên bố Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một vị thánh. Một nguồn tin quen thuộc từ Vatican trong quá trình phong thánh  được đưa ra vào ngày thứ Ba 2 tháng 7 năm 2013 vừa qua.

Hội đồng  xem xét các ứng cử viên cho việc phong thánh đã bỏ phiếu vào ngày Thứ Ba cho vị Giáo Hoàng qua đời gần đây nhất với một phép lạ thứ hai. Nguồn tin do một giới chức Vatican không nêu tên cho biết.

Có nhiều phép lạ của Cố Giáo Hoàng được xem xét nhưng chưa biết rõ phép lạ nào sẽ được công nhận ghi chép vào Thánh sử. Đức Thánh Cha Phanxicô phải quyết định và ký nhận để trở thành văn bản chánh thức.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhậm chức từ năm 1978 cho đến khi ông qua đời vào năm 2005, và Ngài là Giáo Hoàng nổi bật  – thu hút số đông trên toàn cầu.

Ngày tang lễ của Chân Phước Gioan Phaolô, hàng ngàn khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô đều hô vang "Santo Subito" nghĩa là “Phong Thánh ngay!”

 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô rất nhanh chóng được phong chân phước khi ông qua đời chỉ trong 6 năm kể từ khi qua đời vào năm 2005, đây là việc phong chân phước nhanh nhất trong thế kỷ.

Có ba giai đoạn cơ bản để trở thành một vị thánh Công giáo sau khi qua đời.

-Đầu tiên, danh hiệu "đáng kính" được chính thức Đức Giáo Hoàng để đánh giá một người nào đó để được thừa nhận các " nhân đức anh hùng."

-Thứ hai: Cần có một phép lạ , hoặc phải hy sinh vì đạo.(trở thành Chân Phước)

-Thứ ba : Phong thánh đòi hỏi một phép lạ thứ hai.

Vào năm 2010, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chấp thuận cho Đức Gioan Phaolô II phép lạ đầu tiên: một nữ tu người Pháp được chữa khỏi bệnh run rẩy tay chân (Parkinson).

Sơ Marie-Simon-Pierre, một nữ tu đã cầu nguyện đến Cố Đức Giáo Hoàng sau khi ông qua đời, sau đó Sơ đã được chữa khỏi bệnh, chứng bệnh này cũng là căn bệnh của Chân Phước Gioan Phaolô khi còn sống.

Phép lạ thứ hai được báo cáo xảy ra ở Costa Rica, nơi một phụ nữ cho biết cô hồi phục từ một chấn thương não nghiêm trọng nhờ sự can thiệp của Đức Gioan Phaolô II, nguồn  tin phát xuất từ Vatican.

Patrick Kelly, giám đốc điều hành John Paul II Đền Thánh tại Washington, giải thích tiến trình điều tra các phép lạ của giáo hội.

"Một nhóm bác sĩ đầu tiên kiểm tra các phép lạ. Thứ hai, nhóm nghiên cứu của các nhà thần học nhìn vào phép lạ và sau đó họ thảo luận với nhau về tính hợp pháp và tất cả các sự kiện xung quanh những điều phép lạ", ông nói:

Kỷ lục về phong thánh nhanh nhất là thời hiện đại là Thánh Jose Maria Escriva, người Tây Ban Nha sáng lập ra dòng tu Công giáo Opus Dei của giáo dân và các thánh được hiến dâng cho việc tìm đến Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Escriva đã được phong thánh 27 năm sau khi ông qua đời.

Riêng Chân Phước Gioan Phaolô II có thể phá vỡ kỷ lục đó.

Theo nguồn tin tại Roma thì rất có thể Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô sẽ tuyên phong hiển thánh cho ĐGH Gioan Phaolô II vào ngày 8 tháng 12 là ngày đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Đồng thời năm nay lễ trùng vào ngày Chúa Nhật, thích hợp cho việc tổ chức lễ phong thánh.

Một nguồn tin khác cũng đang được nói tới tại Roma là theo một giới chức của Vatican, xin được dấu tên, cho biết rất có thể Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng được phong thánh trong cùng ngày với ĐGH Gioan Phaolô II. Nguồn tin trên được hãng thông tấn ANSA xác nhận.

Truớc tin ĐGH Gioan Phaolô II sắp được phong thánh, dân chúng Ba Lan rất vui mừng. Linh Mục Robert Necek, phát ngôn viên của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz tuyên bố với đài truyền thình TVN24 của Ba Lan rằng “ Hồ sơ đã đến chặng đường cuối cùng. Còn lại chỉ là quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô".

Thái Trọng (Phỏng dịch từ CNN và AP)

Đức Thánh Cha tưởng niệm Đức Giáo Hoàng Phaolô 6

Đức Thánh Cha tưởng niệm Đức Giáo Hoàng Phaolô 6

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 5 ngàn tín hữu thuộc giáo phận Brescia hôm 22-6-2013, ĐTC Phanxicô mời gọi họ hãy noi gương Đức Phaolô 6 nồng nhiệt yêu mến Chúa Kitô, Giáo Hội và con người.

5 ngàn tín hữu, dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Luciano Monari GM giáo phận Brescia, là nguyên quán của Đức Phaolô 6, về Roma hành hương nhân dịp kỷ niệm đúng 50 năm Đức Cố Giáo Hoàng được bầu làm Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ hồi năm 1963.

Lúc 10 giờ sáng, các tín hữu đã tham dự thánh lễ kỷ niệm tại Đền thờ thánh Phêrô do Đức Cha Monari chủ tế cùng với 3 GM và hàng trăm LM. ĐHY Giovanni Battista Re, nguyên Tổng trưởng Bộ Giám Mục, gốc giáo phận Brescia, cũng hiện diện.

Cuối thánh lễ, lúc 12 giờ 20 phút trưa, ĐTC Phanxicô đã đến gặp gỡ các tín hữu. Trong bài huấn dụ, ngài nêu bật 3 khía cạnh cơ bản trong chứng tá và giáo huấn của Đức Phaolô 6, đó là lòng yêu mến Chúa Kitô, yêu mến Giáo Hội và yêu người: ”Một tình yêu sâu đậm đối với Chúa Kitô, không phải để chiếm hữu Chúa, nhưng để loan báo Người. Chúng ta nhớ những lời tha thiết của Đức Cố Giáo Hoàng nói tại Manila: ”Chúa Kitô! Đúng vậy, tôi cảm thấy phải loan báo Ngài, tôi không thể im lặng về Ngài!..”

Đức Phaolô 6 có một tình yêu nồng nhiệt, say mê đối với Giáo Hội, một tình yêu trọn cuộc sống của Người, vui tươi và chịu đau khổ, được biểu lộ ngay trong thông điệp đầu tiên của Người ”Ecclesiam suam”. Đức Phaolô 6 đã sống trọn vẹn những sau thương của Giáo Hội sau Công đồng chung Vatican 2, những ánh sáng, hy vọng và căng thẳng. Người ta yêu mến Giáo Hội và xả thân không chút dè dặt cho Giáo Hội”.

Trước tấm gương của Đức Phaolô 6, ĐTC mời gọi tất cả các tín hữu hãy tự hỏi: ”Phải chăng chúng ta thực sự là một Giáo Hội gắn bó, hiệp nhất với Chúa Kitô, để ra đi và loan báo cho mọi người về Chúa, đặc biệt tại những người 'sống bên lề cuộc sống', hoặc chúng ta khép kín nơi mình hay trong những nhóm riêng của mình?”
Sau cùng, về lòng yêu mến con người, ĐTC nhận xét rằng chính lòng hăng say đối với Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta gặp gỡ, tôn trọng và nhìn nhận Chúa nơi con người và phụng sự Ngài…

”Chuyện người Samaritano nhân lành cũng là mẫu mực linh đạo của Công Đồng… Toàn thể sự phong phú đạo lý của Công Đồng đều đi theo một hướng đi duy nhất, đó là phục vụ con người. Con người trong mọi hoàn cảnh, trong mọi yếu đuối và nhu cầu. Giáo Hội hầu như tự tuyên bố là nữ tỳ của nhân loại” (Bài giảng ngày 7-12-1965, AAS 58 [1966], p.57)

Và ĐTC kết luận rằng: ”Chứng tá của ĐGH Phaolô 6 nuôi dưỡng trong chúng ta ngọn lửa yêu mến Chúa Kitô, yêu mến Giáo Hội, và lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho con người ngày nay, với lòng từ bi, kiên nhẫn, can đảm và vui mừng” (SD 22-6-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Tổng thống Italia viếng thăm chính thức Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Tổng thống Italia viếng thăm chính thức Đức Giáo Hoàng Phanxicô

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Tổng thống Giorgio Napolitano của Italia sáng 8 tháng 6-2013, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh nghĩa vụ bênh vực tự do tôn giáo, và kêu gọi giữ vững hy vọng trong nỗ lực vượt thắng các cuộc khủng hoảng hiện nay.

Đây là cuộc viếng thăm chính thức của Tổng thống Napolitano sau lần gặp gỡ ĐTC Phanxicô vào cuối buổi lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ngài. Tháp tùng ông có phu nhân và đoàn tùy tùng gồm 13 người.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC ca ngợi quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Italia cũng như sự cộng tác chặt chẽ giữa hai bên. Ngài nhắc đến sự kiện năm nay là dịp kỷ niệm 1.700 năm, sắc chỉ Milano được Hoàng đế Constantino ban hành năm 313 để tha bách hại Kitô giáo. Nhiều người coi đây là biểu tượng sự khẳng định đầu tiên về nguyên tắc tự do tôn giáo.

ĐTC nói: ”Trong thế giới ngày nay, tự do tôn giáo thường được khẳng định hơn là được thực hiện. Thực vậy, tự do tôn giáo phải chịu nhiều loại đe dọa và nhiều khi bị vi phạm. Những vụ chà đạp trầm trọng quyền tự do cơ bản này là nguồn mạch gây ra lo âu và phải được các nước trên thế giới đồng thuận phản ứng, tái khẳng định phẩm giá bất khả nhượng của con người, chống lại mọi vi phạm. Mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ tự do tôn giáo và thăng tiến tự do này cho mọi người. Trong việc cùng nhau bảo vệ thiện ích luân lý ấy, có một sự bảo đảm cho việc tăng trưởng và phát triển toàn thể cộng đồng”.

ĐTC cũng đề cập đến những cuộc khủng hoảng hiện nay tại Italia cũng như nhiều nước trên thế giới, làm cho các vấn đề kinh tế và xã hội thêm trầm trọng, đè nặng đặc biệt trên các thành phần yếu thế nhất trong xã hội. Nhất là có những hiện tượng đáng lo âu như gia đình và các liên hệ xã hội bị suy yếu, dân số giảm sút, lợi lộc được coi trọng hơn lao công, sự lưu tâm không đủ đối với các thế hệ trẻ và việc huấn luyện cho họ để có một tương lai thanh thản và chắc chắn hơn”.

ĐTC nói: ”Trong thời điểm khủng hoảng như hiện nay, một điều cấp thiết là, trong các nỗ lực chính trị, cần có sự quan tâm nhiều hơn đối với người trẻ, và các tín hữu cũng như những người không tí ngưỡng càn cộng tác với nhau để thăng tiến một xã hội trong đó bất công được khắc phục và mỗi người được đón nhận, cũng như có thẻ góp phần vào công ích theo phẩm giá của mình”.

Sau cùng, ĐTC kêu gọi đừng đánh mất hy vọng và nói rằng: ”Bao nhiêu tấm gương trong chiều hướng này đã được các ông bà chúng ta nêu lên, khi đương đầu với những thử thách cam go trong thời đại các ngài, với lòng can đảm và tinh thần hy sinh. Nhiều lần ĐGH Biển Đức 16 đã lập lại rằng cuộc khủng hoảng hiện nay phải là cơ hội để canh tân các quan hệ nhân bản trong tình huynh đệ. Cả dân tộc Italia, kín múc từ truyền thống Kitô rất phong phú của mình trong tinh thần tín thác và sáng tạo, cũng như từ tấm gương của các vị thánh bổn mạng Phanxicô Assisi và Catarina Siena và nhiều nhân vật đạo đời, từ chứng tá âm thầm của bao nhiêu người nam nữ, Italia có thể và phải khắc phục mọi chia rẽ và tăng trưởng trong công lý và hòa bình, nhờ đó tiếp tục giữ vai trò đặc thù trong bối cảnh Âu Châu và trong gia đình các dân nước”.

Sau khi gặp ĐTC, Tổng thống Napolitano và đoàn tùy tùng đã gặp ĐHY Bertone Quốc vụ khanh, và ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh (SD 8-6-2013)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio