GIÁO HỘI HÒA LAN PHÁT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH DẬY GIÁO LÝ CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI TRẺ

GIÁO HỘI HÒA LAN PHÁT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH DẬY GIÁO LÝ CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI TRẺ

UTRECHT: Để đương đầu với số ơn gọi linh mục giảm sút, Giáo Hội Hòa Lan đã đưa ra một loạt các sáng kiến mục vụ mới, trong đó có việc soạn các sách giáo lý mới cho trẻ em và người trẻ.

Lộ trình đào tạo này gồm 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 năm, cho tới 19 tuổi. Trong mỗi giai đoạn đều có giáo lý toàn vẹn, tùy theo lứa tuổi của trẻ em liên quan tới: kinh Tin Kính, các Bí tích, Thánh Kinh, Mười Điều Răn và việc cầu nguyện, theo truyền thống giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.

Ông John Marx, đặc trách việc in ấn sách giáo lý ”Ánh sáng trên đường đi của chúng ta” cho biết cuốn sách giáo lý cuối cùng in năm 1967. Việc chuẩn bị cho trẻ em rước lễ lần đầu và lãnh Phép Thêm Sức đã do các trường học đảm trách, nên trong giáo xứ đã không có các lớp giáo lý. Nhưng hiện nay trong bối cảnh xã hội đã hoàn toàn thay đổi, các trường học không thể cống hiến các giờ học giáo lý nữa, vì càng ngày càng có các trẻ em theo đạo Hồi hay vô thần, không theo đạo nào hết. Do đó các giáo xứ phải đảm trách trở lại việc đào tạo kitô và dậy giáo lý cho trẻ em và người trẻ. Phương pháp mới gồm lộ trình bổ túc cho lỗ hổng đào tạo đã có trước và sau khi rước lễ lần đầu và nhận phép Thêm sức (SD 4-8-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y FERNANDO FILONI KÊU GỌI TRỢ GIÚP CÁC KITÔ HỮU IRAQ

ĐỨC HỒNG Y FERNANDO FILONI KÊU GỌI TRỢ GIÚP CÁC KITÔ HỮU IRAQ

BAGDAD: Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, báo động rằng hàng ngàn kitô hữu sống trong các làng thuộc thung lũng Ninive đã bị đuổi ra khỏi nhà đêm mùng 6-8-2014. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế cấp thời trợ giúp họ.

Đức Hồng Y cho biết đang đêm các binh sĩ của Quốc gia Hồi đã đột nhập thung lũng Ninive và đuổi các anh chị em Kitô ra khỏi các làng họ đang trú ẩn. Mọi người ra đi với hai bàn tay trắng, có người còn không kịp mang dép, và các binh sĩ hồi đã hướng họ về vùng Kurdistan. Tình hình của các tín hữu kitô bị đuổi thật thê thảm, vì giới chức thành phố Erbil, thủ phủ vùng Kurdistan, không muốn đón tiếp họ. Lý do vì trong thành phố đã có quá đông người tỵ nạn rồi, nên không biết phải kiếm đâu ra chỗ cho hàng ngàn người mới tới.

Đức Hồng Y Filoni cho biết các tin tức nói trên đã do các nữ tu Canđê dòng ”Nữ tử Đức Maria Vô Nhiễm” cung cấp. Đức Hồng Y Filoni đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Irak nói: Chúng ta đang đứng trước một tình trạng nhân đạo trầm trọng. Các anh chị em kitô này đang đứng trước biên giới đóng kín và không biết phải đi đâu. Đã có 3-4 trẻ em chết. Cần phải can thiệp ngay để cứu họ (FIDES 7-8-2914).

Linh Tiến Khải  – Vatican Radio

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHỐNG LẠI MỌI KỲ THỊ TRONG VIỆC NHẬN CON NUÔI

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHỐNG LẠI MỌI KỲ THỊ TRONG VIỆC NHẬN CON NUÔI

WASHINGTON: Trong các ngày vừa qua ba Giám Mục Hoa Kỳ đã viết thư cho Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ phản đối mọi kỳ thị trong lãnh vưc nhận con nuôi.

Hai thư gửi Hạ viện và Thượng viện mang chữ ký của Đức Cha Salvatore Joseph Cordilione, Tổng Giám Mục San Francisco, Chủ tịch Tiểu ban thăng tiến và bảo vệ gia đình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Cha William Edward Lori, Tổng Giám Mục Baltimore, Chủ tịch Ủy ban bảo vê tự do tôn giáo, và Đức Cha Thomas Gerard Wenski, Tổng Giám Mục Miami, Chủ tịch Ủy ban Công lý và phát triển nhân bản. Các Giám Mục khẳng định rằng: ”Sự tự do đầu tiên và qúy báu nhất là tự do tôn giáo phải được mọi công dân Hoa Kỳ thực thi, kể cả những người lo lắng cho hạnh phúc của các trẻ em. Tuy nhiên, trong vài tiểu bang như Massachusetts, Illinois, Califonia và District of Columbia, vài tu sĩ lo lắng cho hạnh phùc của trẻ em bị loại khỏi các dịch vụ nhận nuôi con, chỉ vì các vị cho rằng cần phải tín thác các em cho các gia đình có một người cha và một người mẹ.

Hai bức thư đã được gửi tới dân biểu Mike Kelly và thượng nghị sĩ Mike Enzi, là hai người đã đưa ra ”Luật Bao gồm” liên quan tới việc tìm cha mẹ nuôi cho các trẻ em. Các Giám Mục ủng hộ luật này, vì nó có thể sửa chữa lại bất công kỳ thị liên quan tới tất cả những ai phục vụ các nhu cầu của các cha mẹ và các trẻ em, một cách trung thực với các xác tín tôn giáo của họ (SD 2-8-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

CÁC GIÁM MỤC ANH QUỐC VÀ VÙNG GALLES KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO KITÔ HỮU IRAQ

CÁC GIÁM MỤC ANH QUỐC VÀ VÙNG GALLES KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO KITÔ HỮU IRAQ

LUÂN ĐÔN: Các Giám Mục Anh quốc và vùng Galles mời gọi tín hữu toàn nước cầu nguyện cho các kitô hữu Irak vào ngày 6-8-2014 lễ Chúa Hiển Dung, thể theo lời yêu cầu của các vị lãnh đạo tôn giáo nước này, và Chúa nhật mùng 10-8-2014 trong toàn Anh quốc và vùng Galles.

Lời kêu gọi mang chữ ký của Đức Cha Declan Lang, Giám Mục Clifton, chủ tịch Văn phòng ngoại vụ của Hội Đồng Giám Mục Anh quốc và vùng Galles. Thông cáo có đoạn viết: Trong vài tuần qua các biến cố xảy ra tại Irak thật là thê thảm, các kitô hữu đã bị đuổi ra khỏi thành phố Mosul. Từ 60,000 tín hữu kitô năm 2003 bây giờ không còn ai nữa. Kể từ 1,600 năm nay đây là lần đầu tiên không có thánh lễ cử hành tại Mosul. Nhiều tín hữu kitô đã chạy trốn sang các vùng chung quanh đồng bằng NInive hay sang Kurdistan, khi các chiến binh của quốc gia Hồi đe dọa những ai không ký nhận ý thức hệ cuồng tín của họ. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc thanh lọc tôn giáo và chủng tộc chống lại các kitô hữu, cũng như nhiều cộng đoàn khác như Suphít, Sabak, Mandean, Yazidi và Turkmen, khi các người cuồng tín đuổi họ ra khỏi các vùng đất đã là quê hương của họ từ hàng ngàn năm nay. Vài nhà thờ đã bị biến thành đền thờ hồi giáo, các đan viện cổ bị bỏ hoang, và các kitô hữu bị ghi dấu hiệu thành mục tiêu cho các người cuồng tín tấn công.

Tôi thỉnh cầu chính quyền Anh quốc và các quốc gia khác cứu các kitô hữu và các cộng đoàn bị bách hại khác tại Irak và cấp thiết cứu trợ họ. Tôi mời gọi anh chị em yểm trợ tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” cũng như các tổ chức bác ái công giáo khác trong công tác trợ giúp các anh chị em Irak trong thời điểm khủng hoảng này. Điều quan trọng nhất là xin anh chị em cầu nguyện xin Chúa thương xót dân tộc Iraq, an ủi những người đang than khóc, băng bó vết thương của họ và chữa lành các con tim tan vỡ trong các vùng đất kinh thánh đã từng là chiếc nôi của nền văn minh này (SD 5-8-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

NGƯNG BẮN KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC GÌ, NỀU CÁC ĐIỀU KIỆN SỐNG TẠI GAZA KHÔNG THAY ĐỔI

NGƯNG BẮN KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC GÌ, NỀU CÁC ĐIỀU KIỆN SỐNG TẠI GAZA KHÔNG THAY ĐỔI

GIÊRUSALEM: ”Ngưng bắn không giải quyết được gì, nếu Gaza vẫn là một nhà tù của tuyệt vọng, bị phong tỏa, nơi chỉ có sự sợ hãi, bị tước đoạt lớn lên, và nuôi dưỡng thù hận khiến cho người trẻ tuyệt vọng và dễ dàng trở thành các kẻ cuồng tín sẵn sàng làm mọi sự.”

Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal đã nói như trên với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo ngày mùng 1-8-2014. Theo Đức Thượng Phụ cần phải lấy đi các điều kiện cơ cấu nuôi dưỡng hận thù, bắt đầu bằng cách hủy bỏ lệnh cấm vận, rộng mở các con đường cho phép dân chúng và hàng hóa di chuyển, cho phép đánh cá ngoài khơi dải Gaza, thì tất cả sẽ di chuyển trên đất liền và sẽ không có ai nghĩ tới việc đào hầm để di chuyển dưới lòng đất. Ý chí tàn ác và mù quáng tiêu diệt kẻ thù đang biến thường dân tại Gaza thành nạn nhân bị sát tế. Chỉ cần nhìn danh sách các nạn nhân thì biết: 70% là phụ nữ và trẻ em. Trong số biết bao nhiêu đường hầm mà lực lượng Hamas xây dưới lòng đất cũng có các hầm là nơi trú ẩn cho dân chúng.

Liên quan tới tình liên đới quốc tế với các tín hữu kitô và dân chúng tại Thánh Địa và vùng Trung Đông, Đức Thượng Phụ Twal cho biết đã nhận được rất nhiều điện thư của các tổ chức và bạn bè từ nhiều đại lục. Đức Cha cám ơn tình liên đới của mọi người, nhưng ngài cũng xin gửi các trợ giúp cụ thể cho dân chúng. Đức Cha cho biết ngài đã đến thăm các người bị thương trong nhà thương Pháp. Gia đình họ cũng cần được giúp đỡ. Tòa Thượng Phụ Giêrusalem đã cùng Caritas làm những gì có thể, nhưng có ít trợ giúp cụ thể hữu hiệu đến từ nước ngoài. Theo Đức Thượng Phụ chỉ gửi điện thư khẳng định ”chúng tôi liên đới với anh chị em” thì không đủ (FIDES 1-8-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Chia sẻ cơm áo

Chia sẻ cơm áo

Chúng ta không cần câu truyện nào khác để dẫn vào đoạn Tin Mừng hôm nay. Các Tông đồ của Chúa lo sợ trước một thách thức không thể vượt qua được trên bình diện con người, đó là 5,000 người đàn ông không kể đàn bà con trẻ đang gặp cảnh đói không có gì ăn, và vào lúc trời sắp tối, có nghĩa là mọi sinh hoạt buôn bán giữa người với người dường như bị đóng lại. Các ông lo sợ và nói theo khuynh hướng tự nhiên là phủi tay chạy trốn trước thách thức khóa khăn ấy, từ đó đổ trách nhiệm cho kẻ khác, và cuối cùng cũng muốn Chúa Giêsu làm như vậy: “Xin Thầy hãy cho họ về, hoặc cho họ vào làng để mua gì ăn, vì trời đã tối và họ có thể kiếm được gì lót dạ qua cơn đói chăng?”.

Thế giới ngày nay có rất nhiều tiến bộ, với những phát minh khoa học kỹ thuật tân tiến, nhưng theo thống kê của cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc cho biết, mỗi ngày có khoảng 400,000,000 người phải đi ngũ với bụng đói không có gì để ăn, và 15,000 người phải chết đói hằng ngày. Điều này không phải vì thế giới thiếu tài nguyên, thiếu lương thực, nhưng vì tài nguyên của quốc gia bị mánh mung, ăn cắp một cách khéo léo bởi một số người không còn lương tâm.

Chúng ta không cần dẫn chứng đâu xa, hãy nhìn vào môi trường trong cuộc sống của chúng ta. Nơi cộng đoàn chúng ta sinh sống, thử hỏi có bao nhiêu người đang đói khổ? Bao nhiêu người trẻ thiếu phương tiện đến trường học? Bao nhiêu người bị bóc lột sức lực và làm việc với đồng lương bất công? Tại Phi Luật Tân 70% dân chúng sinh sống dưới mức phân biệt nghèo túng. Chúng ta đang đứng trước những thách thức bao la và có lẽ cũng muốn bỏ chạy trốn, hoặc đổ trách nhiệm sang cho kẻ khác với những lý do an ủi mình như, nhiều người đói khổ quá làm sao tôi có thể lo cho họ được, sức tôi có hạn làm sao tôi có thể chia sẻ với từng ấy người đang cần đến lương thực để sinh sống.

Thật lạ lùng, một cộng đoàn đông đến 5,000 người đàn ông, không kể đàn bà con trẻ mà không còn chút lương thực, không còn chúng gì để ăn tối, hay là mỗi người đã đem giấu phần thức ăn của mình? Hay có thể vì sợ không đủ cho kẻ khác? Nếu không có năm cái bánh và hai con cá của một em nhỏ nào đó thì làm sao Chúa Giêsu có thể nhân thêm để nuôi sống hàng mấy ngàn người như vậy. Em bé này đáng được khen ngợi, vì tâm hồn rộng lượng của em, một tâm hồn đơn sơ không nghĩ ngợi, dám dâng cho Chúa phần đóng góp nhỏ nhoi của em.

“Chúng con hãy cho họ ăn”. Đó là mệnh lệnh mà Chúa truyền lại cho các Tông đồ xưa và cũng là mệnh lệnh của Chúa cho mỗi người Kitô hữu hôm nay. Chúng con hãy cho họ ăn, chúng con có trách nhiệm không thể chạy trốn được, chúng con không thể phủi tay đổ trách nhiệm cho kẻ khác. Hãy biêt sống chia sẻ, đóng góp những gì mình có thể làm để mưu cầu hạnh phúc cho đồng loại. Mỗi người hãy thắp lên một que diêm để làm cho căn phòng đầy ánh sáng, nhất là khi cùng thắp que diêm đó với Chúa và nhờ Chúa, cộng tác với Chúa để gìn giữ que diêm đó khỏi gió thổi tắt.

Thánh Matthêu mô tả hành động phép lạ của Chúa Giêsu giống như hành động Chúa cử hành bí tích Thánh Thể với các Tông đồ trong bữa tiệc ly: “Chúa cầm lấy bánh, tạ ơn và trao cho các môn đệ để các ngài đem đi phân phát”. Bí tích Thánh Thể được gọi là “Bữa tiệc chia sẻ tình yêu, Agapae: Bữa tiệc bẻ bánh”. Trong thời Giáo Hội sơ khai, bí tích Thánh Thể là phương tiện hữu hiệu nhất để giúp cho các đồ đệ có được sức sống của Ngài, có được tình yêu và sức mạnh của Chúa.

Đừng chạy trốn trước sự mời gọi chia sẻ của anh em. Chúng ta hãy xét lại xem mình đã cử hành Bí Tích Thánh Thể như thế nào? Bí Tích Thánh Thể có tác dụng thế nào trong đời sống chúng ta? Bí Tích Thánh Thể được chúng ta cử hành, chia sẻ trong nhà thờ và chúng ta có kéo dài nó trong cuộc sống bên ngoài nhà thờ hay không?

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được trở nên giống Chúa một ngày một hơn nhờ việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, cũng như qua việc chia sẻ sự sống của Chúa, xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được lớn lên, được trưởng thành trong đức bác ái, sẵn sàng đóng góp phần nhỏ của mình để phục vụ anh em, xin Chúa giúp chúng ta trưởng thành trong Đức tin mà chúng ta chia sẻ qua kinh Tin kính.

Veritas Radio

Chia sẻ cho người nghèo đói

Chia sẻ cho người nghèo đói

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Trại Trung tâm tiếp nhận người sắp chết ở Calcutta, Ấn Độ, một người nằm dài trên giường, xem ra không thể cử động được cánh tay. Người ta hỏi ông:

– Ông muốn ăn không? Vâng, muốn.

– Tên ông là gì? -Dinenraj (Đinh Văn Rao)

– Ông bao nhiêu tuổi? -Tôi chẳng biết.

– Tên ở đây bao lâu rồi?- Bốn hôm.

– Ông từ đâu đến? – Tôi ở ngoài đường phố.

– Ông mắc bệnh gì? – Bao tử tôi hoàn toàn thất bại, vì hoàn toàn trống không.

Người ta đem đến cho ông phần ăn của ngày lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trung tâm, gồm có: cơm gà giò hầm với càri, khoai tây, sữa đặc, chuối và cam. Ông ăn một cách thèm khát và nhai rất kỹ từng muỗng đồ ăn.Ông mở miệng to để người ta cho ông ăn từng muỗng một. Khi ăn hết dĩa phần ăn, ông nằm duỗi tay chân như một đứa bé chuẩn bị ngủ.

Kể từ ngày được thiết lập (22/8/1952) trong 25 năm trung tâm đã tiếp nhận 36.000 người, trong đó 16.000 người “đã chết trong tay Chúa”. Trung tâm của những người hấp hối này điển bình cho nhiều ngôi nhà tương tự được các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa thành Calcutta điều khiển trên khắp thế giới. Các soeurs từng nghiêng mình với lòng kính trọng và yêu thương trên những thân xác gầy gò của những người đàn ông và đàn bà được lượm nhặt ngoài đường phố đưa về. Các soeurs từng mang lại cho những con người bị bỏ rơi này một ý thức nào đó về nhân phẩm, đồng thời truyền đạt cho họ về một thế giới bên kia khả dĩ lau sạch mọi nước mắt, xoa dịu mọi cơn đói, chữa lành những tâm hồn mang nặng nhiều thương tích. Lễ Ngân khánh của Trung tâm này tại Calcutta được tổ chức vào ngày lễ Các Thánh (1/11), là để nhắc nhớ con người về giá trị đời mình là biết qui về Thiên Chúa Tình Yêu.

Mẹ Têrêsa đã mời các bà đích thân đến, mang theo đồ ăn họ đã dọn sẵn ở nhà và tự tay phân phát cho các bệnh nhân nghèo. Mẹ có tài thu hút người thuộc đới trung lưu và thượng lưu không phân biệt tôn giáo tới tham gia công việc mà các nữ tu Thừa Sai Bác Ái vẫn làm hằng ngày là nghiêng mình săn sóc những con người bị xã hội bỏ rơi một cách đáng thương.

Anh chị em thân mến,

Phải chăng việc Mẹ Têrêsa thành Calcutta làm trên đây là việc áp dụng Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay một cách sống động? Nhưng thử hỏi còn biết bao cách áp dụng khác nữa mà bài Tin Mừng này có thể gợi lên cho chúng ta? Các môn đệ xin Chúa giải tán đám đông dân chúng để họ đi mua thức ăn. Nhưng Chúa lại bảo các ông: “Chính anh em phải cho họ ăn”. Rồi Chúa đã cho 5000 người ăn với 5 cái bánh và 2 con cá, còn dư lại 12 thúng bánh vụn. Ngoài con số 5000 người đàn ông, thánh Matthêu con thêm “không kể đàn bà và trẻ em”. Vậy tổng số có thể lên tới hàng chục ngàn người. Như vậy Chúa Giêsu, với phép lạ hóa bánh ra nhiều, đã nuôi một đám đông rất lớn đi theo Chúa Giêsu vào nơi hoang địa. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài để có của ăn nuôi sống mình.

Ngày nay đám đông dân chúng đã phát triển nhanh tới hàng triệu người. Họ không chỉ cảm thấy đói, mà họ chết đói: 100 ngàn người mỗi ngày và 450 triệu người tối đến đi ngủ bụng đói (theo một bản thống kê quốc tế). Ngay ở đất nước chúng ta đây, còn biết bao người thiếu ăn, thiếu mặc, trẻ em thiếu dinh dưỡng. Với chiến dịch “xóa đói giảm nghèo”, nhiều người đã ủng hộ nuôi dưỡng những người đói khổ cùng cực. Nhưng vấn đề quá lớn đối với con người, chắc chắn chúng ta phải làm hết sức, hết khả năng con người. Nhưng chúng ta cần sự trợ giúp của Chúa mới làm được. Nếu để cho các môn đệ, các ông chỉ biết giải tán để dân chúng đi về bụng đói và có khi phải chết đói dọc đường. Nhưng với sự đóng góp của con người, Chúa đã làm nên phép lạ. Nếu cậu bé không trao cho Chúa khẩu phần bánh và cá của cậu đem theo, thì đám đông dân chúng sẽ về bụng đói. Nhưng với 5 cái bánh và 2 con cá của cậu bé, Chúa Giêsu đã nuôi được hàng ngàn người ăn no vả còn dư thừa.

Thưa anh chị em,

Chúa Giêsu không đi quyên góp bánh để phát cho người nghèo. Ngài cũng không khiến bánh tự nhiên từ trời xuống cho họ ăn, nhưng Ngài đã chia sẻ mấy cái bánh mà môn đệ có sẵn trong tay cho tất cả mọi người. Đó là một thách đố: dám nuôi bằng ấy ngàn người với năm chiếc bánh của người nghèo. Năm cái bánh đã được nhân lên bằng tình thương của Chúa Giêsu cộng với niềm tin và lòng vâng phục của các môn đệ. Bài học mọi người. Đó là một thách đố: dám nuôi bằng ấy ngàn người với năm chiếc bánh của người nghèo. Năm cái bánh đã được nhân lên bằng tình thương của Chúa Giêsu cộng với niềm tin và lòng vâng phục của các môn đệ. Bài học của phép lạ hóa bánh ra nhiều là ở chỗ đó: Chúa dạy chúng ta là hãy vâng lời Ngài mà thực hiện điều răn yêu thương. Yêu thương là chia sẻ. Khi chúng ta chia sẻ chính là làm cho tình yêu được nhân lên. Tấm bánh đáng lẽ chỉ nuôi được một vài người, đã có thể nuôi cả ngàn người. Tình yêu có thể làm được chuyện mà đống tiền, đống của không làm được. Người ta thường nghĩ phải có nhiều, có dư thì mới cho. Tình yêu không đợi phải có đủ, có dư mới cho, nhưng còn sẵn sàng cho cả cái chính mình đang thiếu, và thậm chí, cả khi không có gì, vẫn có thể cho, đó là chính mình: công sức, tài năng, thời giờ… bởi vì tình yêu cao cả nhất, trọn vẹn nhất, là dâng hiến chính mình cho người mình yêu (Ga 15,13) và đó là tình yêu của Chúa Giêsu. Chính tình yêu này mới khiến Ngài chạnh lòng thương trước cảnh đói khổ, bệnh tật của dân nghèo và ra tay cứu giúp.

Điều nguy hiểm nhất cho con người là không còn biết chạnh lòng thương xót trước những nỗi khổ đau của người khác. Lòng nhân ái không chỉ làm cho chúng ta “thành người”mà còn là dấu chỉ của người môn đệ Chúa.

Ông Malcolm Muggeridge, một nhân vật nổi tiếng trên đài TV Anh Quốc, đã trở lại đạo Công giáo, điều mà trước đây ông đã thề sẽ không bao giờ làm. Ông nói, ông đã bị cảm kích bởi những việc Mẹ Têrêsa Calcutta đã làm: “Không thể diễn tả bằng lời, tôi đã mắc nợ Mẹ Têrêsa thế nào. Mẹ đã tỏ cho tôi thấy Kitô giáo trong hành động. Mẹ đã tỏ cho tôi thấy sức mạnh của tình yêu có thể làm nổi dậy một ngọn thủy triều tình yêu lan tràn khắp thế giới…”

Trình thuật Chúa hóa bánh ra nhiều được lặp lại trong Tiệc Thánh Thể: “Chúa Giêsu cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ”. Chúa vẫn tái diễn phép lạ ấy hằng ngày để nuôi dưỡng chúng ta và cả thế giới. Tại sao từ bàn Tiệc Thánh này chúng ta lại không biết chia sẻ với người nghèo đói? Thế giới hôm nay còn có những kẻ đói, còn có những dân tộc đói, vì có những cái bánh được giữ riêng cho cá nhân và không hề được bẻ ra chia sẻ. Hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, khi đã lãnh nhận Bánh của chúa thì cũng biết cạnh lòng thương và chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói, để Chúa có thể nuôi sống tất cả anh chị em chúng ta trên thế giới.

ĐỨC HỒNG Y CHỦ TỊCH CARITAS QUỐC TẾ CẦU MONG HÒA BÌNH VÀ HÒA GIẢI GIỮA HAI DÂN TỘC DO THÁI VÀ PALESTINE

ĐỨC HỒNG Y CHỦ TỊCH CARITAS QUỐC TẾ CẦU MONG HÒA BÌNH VÀ HÒA GIẢI GIỮA HAI DÂN TỘC DO THÁI VÀ PALESTINE

ROMA: Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, Chủ tịch Caritas Quốc Tế, cầu mong hai dân tộc Do thái và Palestine can đảm chấm dứt chiến tranh thù hận, hòa giải với nhau để chung sống hòa bình và thăng tiến công ích.

Trích lại Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Hồng Y viết trong thông cáo công bố hôm 31-7-2014 như sau: ”Xin Chúa Kitô đốt lên các ước mong của mọi người bẻ gẫy các hàng rào ngăn cách họ với nhau, củng cố các mối dây yêu thương nhau, học hiểu biết nhau và tha thứ cho những ai gây ra sai lầm cho họ”.

Từ đầu tháng 7 tới nay 2 triệu người Palestine sống trong dải Gaza và dân Israel đã bị cuốn hút vào một cuộc chiến tàn hại. Dân chúng không có chỗ an ninh để trú ẩn, khi bom đạn rơi trên các vùng đông dân cư ở Gaza. Ho trông thấy con cái của họ bị tàn sát, nhà cửa của hàng xóm láng giềng bị san bình địa, và mọi hy vọng nơi tương lai bị tan vỡ. Chiến trường là hàng xóm đầy trẻ em, phụ nữ và nam giới. Các nhà thương đầy người bị thương và người chết, và cả trường học là nơi trú ẩn của người dân cũng bị bỏ bom. Caritas chúng tôi đã kêu gọi ngưng chiến, nhưng đây chỉ là bước đầu dẫn đến hòa bình công bằng, dựa trên các cuộc thương thuyết trong toàn vùng. Con đường hòa giải còn dài, nhưng nó bắt đầu với chính chúng ta. Israel và Hamas tại sao enh em vẫn muốn lấy cọng rơm khỏi mắt người anh em, mà lại không thấy cài xà trong mắt mình? Hãy bỏ khí giới xuống, và lấy ống nhòm để nhìn đa số các nạn nhân của anh em là thường dân vô tội.

Đức Hồng Y Maradiaga cũng ghi nhận rằng đây là chiến cuộc thứ ba trong năm năm qua giữa người Do thái và lực lượng Hamas tại Gaza. Trong các năm qua người dân Gaza đã phải sống trong cảnh thiếu nước uống, đa số thực phẩm đến từ các tổ chức trợ giúp nhân đạo, và phẩm giá con người bị hạ nhục vì không tìm ra công ăn việc làm. Tổ chức Caritas đã trợ giúp vật chất và tinh thần cho người dân tại đây trong các thời điểm kkó khăn. Đức Hồng Y kêu gọi thôi cấm vận Gaza và che chở cuộc sống và các phương kế sinh nhai của người dân. Lời Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hai tổng thống Perez và Abbas vẫn còn văng vẳng trong tai mọi người: phải có can đảm để kiến tạo hòa bình, và hành động ngược lạơi nhừng gì đã làm cho tới nay. Caritas chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, cho các gia đình Palestine và Israel đã mất con cái và người thân, cho các trẻ em phải sống trong kinh hoàng và bị chấn thương tinh thần. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các nhân viên Caritas Giêrusalem và công tác cứu trợ của họ. Chúng tôi cầu xin cho các anh chị em Israel và Palestine được tự do tin vào một tương lai công bằng và hòa bình, trong thời điểm chiến tranh và đàn áp kinh khủng này.

Tin cuối cùng cho biết hai bên Israel và Hamas đã chấp thuận ngưng chiến 72 giờ đồng hồ để cho các tổ chức nhân đạo có thể cứu trợ các nạn nhân tại Gaza (SD 31-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Viết Thư Cho Bạn

Viết Thư Cho Bạn

Lá thư của em MeAnn Nguyển học sinh lớp 7 viết thăm bạn và viết về sự cần thiết, quan trọng và lợi ích khi em học hỏi ngôn ngữ vá văn hóa Việt.

ann nguyen

SỰ SỐNG MỚI- HIỆN DIỆN MỚI.

SỰ SỐNG MỚI- HIỆN DIỆN MỚI.

Có lẽ nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: sao trong bài Phúc Âm lễ Thăng Thiên hôm nay, chẳng thấy nói gì đến trời, đến bay lên? Thắc mắc như vậy là hợp lý. Ta vẫn quen gọi hôm nay là lễ Chúa Giêsu lên trời. Và theo quan niệm bình dân, không gian chia làm ba tầng. Tầng dưới đất là âm ty, địa ngục, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta đang sống là dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm ty. Sống lại, Người trở lại mặt đất. Và hôm nay Người được đưa lên trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha.

Đó chỉ là một lối diễn tả bình dân. Thực ra, trời đâu phải là một nơi chốn. Con người có thân xác, bị giới hạn trong không gian, cần một nơi chốn để cư ngụ. Thiên Chúa không bị giới hạn trong không gian thì đâu còn bên tả bên hữu gì nữa.

Vậy, tại sao ta nói Chúa Giêsu lên trời? Lên trời ở đây có ý nghĩa gì?

Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa sống chan hoà yêu thương. Sự sống của Thiên chúa không giống sự sống của cây cỏ. Cũng không giống như sự sống của động vật hay loài người. Đó là sự sống thần linh. Sự sống vượt không gian, vượt thời gian, không còn bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất. Sự sống không còn bị hao hụt, giảm thiểu bởi đau đớn, bệnh tật, đói khát. Đó là sự sống viên mãn tràn đầy. Được tham dự vào sự sống ấy là một hạnh phúc vô song. Đó chính là thiên đường. Lên trời hay lên thiên đàng như vậy không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi sự sống. Đó là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang sự sống vô hạn của Thiên Chúa. Đó là rời bỏ thế giới hữu hạn của loài người để bước vào thế giới vô hạn của Thiên Chúa. Đức Giêsu lên trời có nghĩa là Đức Giêsu về với Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa, sống cuộc sống Thiên Chúa. Lên trời không phải lên theo chiều cao trong không gian vật lý. Nhưng là lên theo cấp độ sự sống, là sống cao hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn.

Chính vì thế, Chúa Giêsu lên trời không phải giã từ thế giới, để đi vào xa vắng mịt mù. Nhưng Người không đi vào một hiện hữu mới để hiện diện mãnh liệt hơn. Không còn bị kềm chế trong không gian, giờ đây Người hiện diện ở khắp mọi nơi. Không còn bị lệ thuộc vào một thân xác, giờ đây Người có thể hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường về với Thiên Chúa. Người ở đó trong bí tích Thánh Thể huyền diệu để nuôi linh hồn ta, để kết hợp với ta, để giúp ta đủ sức mạnh đi hết con đường trần gian khổ. Người ở đó trong những người anh em đồng tâm nhất trí cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Người ở đó trong những anh em bé nhỏ nghèo hèn đang chờ chúng ta mở rộng trái tim, mở rộng vòng tay nhân ái. Người ở đó trong những người hiến thân phục vụ anh em, trong những người hy sinh bản thân mình cho công bình, cho chân lý, cho một thế giới tươi đẹp hơn. Người có mặt trên khắp mọi nơi nẻo đường, trong tất cả mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Người có mặt trong mọi thời gian đúng như Người đã hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu: Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng trời là Thiên đàng, là chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.

Bây giờ chúng ta đã hiểu lên trời không phải là bay bổng lên không gian. Nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, hay là bước vào sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu, lên trời không phải là vắng mặt, là xa vắng nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời.

Chúa Giêsu là người mở đường cho nhân loại. Người tiến về một thế giới sự sống viên mãn, cao cả để cho ta thêm niềm tin tưởng rằng: vận mệnh của Người cũng sẽ là vận mệnh của ta. Ta cũng sẽ được cùng Người bước vào sự sống thần linh vĩnh cửu, miễn là ta đi vào con đường của Người: con đường khiêm nhường phục vụ. Miễn là ta vâng giữ lời Người truyền dạy: Hãy yêu tha nhân như chính bản thân mình.

Lạy Đức Giêsu, xin hãy nâng lòng con lên khao khát những sự trên trời. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Bạn có cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày?

2) Bạn làm cách nào để mọi người cảm thấy Chúa Giêsu đang hiện diện mãnh liệt trong thế giới?

3) Bạn làm gì để xây dựng Nước Trời?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Thư Mời Lễ Bế Giảng 2013 – 2014

Saint Boniface Catholic Church – Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu – Anaheim

Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

120 N. Janss St., Anaheim, CA. 92805

Anaheim, Ngày 15 Tháng 5 Năm 2014

Thư Mời Lễ Bế Giảng 2013 – 2014

Kính Gửi Quý Phụ Huynh và các em học sinh,

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu trân trọng kính mời quý Phụ Huynh cùng

toàn thể các em học sinh tham dự Lễ Bế Giảng tại Hội Trường Giáo Xứ Saint Boniface – Anaheim.

Lễ Bế Giảng được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 năm 2014 (June 14, 2014), từ lúc 1:00 PM – 3:30 PM.

Chương trình gồm có:

1:00PM – 1:30 PM: Triển lãm bích báo & tập họp học sinh

1:30PM – 1:45 PM: Chào Quốc Kỳ Mỹ-Việt & dâng lời cầu nguyện

1:45PM – 2:00 PM: Đôi lời của quý quan khách

2:00PM – 2:15 PM: Lời chào của trường VN PBC, thầy cô & các em học sinh

2:15PM – 2:45 PM: Lời chia sẻ của quý PHHS- Chương trình đố vui của HS lớp 1& 4

2:45PM – 3:15 PM: Văn nghệ & phát thưởng, tín chỉ cho các em. Lời nguyện kết.

3:15PM – 3:30 PM: Dọn dẹp hội trường

Chúng tôi rất mong sự hiện diện đông đủ của quý phụ huynh và các em học sinh tham dự Lễ Bế Giảng.

Trong dịp này, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời tán tụng và tri ân cho món quà trí hiểu do Thiên Chúa

ban cho con em chúng ta để hấp thụ ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, và tham gia các sinh hoạt lành mạnh trong

môi trường Giáo Dục Công Giáo tại Cộng Đoàn Thánh Boniface, Anaheim. Qua những thành quả các con em

quý vị đã đạt trong năm học qua, đây cũng là dịp chúng ta nên quy tụ để chúc mừng và cổ võ các em. Một lần

nữa, xin kính mời quý phụ huynh cùng con em quý vị tham dự đông đủ trong Lễ Bế Giảng này vào ngày 14

tháng 06, 2014. Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu chúc lành cho mọi thiện chí quý vị đã dành cho chương trình

Việt Ngữ. Chúng tôi chúc quý Phụ Huynh và gia đình một mùa hè vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy hồng ân của

Thiên Chúa.

 

Trân Trọng Kính Mời,

Hiệu Trưởng trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

Trần Ngọc Khuyến

 

Phụ Huynh lưu ý:

*Xin quý vị cho các em học sinh ăn trưa trước ở nhà.

*Quý vị có thể tùy ý đóng góp: snack & bánh ngọt.

*Mọi thắc mắc và đóng góp xin liên lạc: 714-396-1988 https://vn.cddmmtanaheim.org

Thông báo của ban điều hành trường Việt Ngữ PBC – Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể

Các lớp Việt Ngữ & Thiếu Nhi vẫn tiếp tục

vào mỗi thứ Bảy từ 31-05-2014 đến 07-06-2014

 

Thời gian:
  • Việt Ngữ: 1:30PM – 3:30PM
  • Thiếu Nhi: 4:00PM – 6:00PM
 
Lễ bế giảng của trường Việt ngữ sẽ vào ngày 14/6/2014 lúc 1:00pm
 
Mong quý phụ huynh cho các em học sinh tham dự đông đủ. 
Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu chúc lành cho mọi thiện chí quý vị đã dành cho chương trình Việt Ngữ & Thiếu Nhi. 

 

Mọi thắc mắc xin gọi: (714) 396 1988 &  https://vn.cddmmtanaheim.org
 
Đại diện Trường VN PBC và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể,

Trần Khuyến & Trưởng Long

Little Saigon: Cộng Ðồng Công Giáo thắp nến hiệp thông quốc nội

Little Saigon: Cộng Ðồng Công Giáo thắp nến hiệp thông quốc nội

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

SANTA ANA, California (NV) – “Ðiểm chính của đêm thắp nến hôm nay là cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thoát khỏi cảnh Trung Cộng đang xâm chiếm nước Việt Nam. Ðây chỉ là một giáo hội nhỏ ở hải ngoại, đáp lời mời gọi của Ðức Cha Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám Mục Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam kêu gọi tất cả giáo xứ có một đêm thắp nến để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam trước cảnh nguy nan này.”

Đêm thắp nến cầu nguyện tại Trung Tâm Công Giạo-23-2014

Ðó là lời của ông Lâm Kim Bảo, chủ tịch cộng đồng công giáo giáo phận Orange County kiêm trưởng ban tổ chức đêm thắp nến chống Trung Cộng vào chiều Thứ Sáu tại Trung Tâm Công Giáo, Santa Ana.

“Thứ hai, là cầu nguyện cho tất cả những ngư phủ ở Việt Nam, họ cũng là đồng bào ruột thịt của chúng ta đang bị Trung Cộng đánh đập và thương vong khi đang hành nghề kiếm sống tại vùng biển của Việt Nam,” ông Bảo cho biết thêm.

Rất đông đảo đồng hương đến ủng hộ cho đêm thắp nến này. Trên sân khấu tổ chức có một bức tranh thật lớn hình bản đồ Việt Nam và hình giàn khoan dầu Trung Cộng bị gạch chéo. Và một biểu ngữ: “Ðêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho quê hương trong cơn nguy biến.”

Theo ban tổ chức cho biết, Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange County, có hơn 15 cộng đoàn đều đến tham dự. Ngoài ra, còn có các dân cử, quý lãnh đạo tinh thần, những đại diện của nhiều hội đoàn và đoàn thể tại Nam California cùng nhiều đồng hương không phải là người Công Giáo cũng đến để tham dự đêm thắp nến này.

Ðiều hợp chương trình, nữ MC Minh Phượng và Bác Sĩ Trần Việt Cường.

Trước khi chương trình khai mạc, Ðức Cha Dominic Mai Thanh Lương, giám mục phụ tá Giáo Phận Orange County chia sẻ với mọi người: “ Kính thưa quý vị, Ðức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Ðọc đã kêu gọi tất cả những người Việt Nam Công Giáo ở trong quốc nội đóng một chút tiền để giúp cho những anh em nạn nhân ngư phủ bị Trung Cộng hành hạ ở hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên hôm nay chúng ta cũng sẽ có sự lạc quyên đó.”

dem-thap-nen-cau-nguyen-dsc-0724

Trong hình từ trái: Kỹ Sư Nguyễn Mạnh Chí, Đức Giám Mục Mai Thanh Lương và ông Lâm Kim Bảo.

“Ông chủ tịch Lâm Kim Bảo đã cho các em huynh trưởng thiếu nhi lo về việc quyên góp này, và đồng thời các em cũng lo việc thắp nến đêm nay. Còn một điểm nữa, ở bên ngoài có bàn để ghi danh đi bầu cho những ai đã có quốc tịch Hoa Kỳ, chúng ta cố gắng làm công việc này, vì đây là bổn phận và cũng là danh dự mà chúng ta đã biết là lá phiếu ở đây rất quan trọng.” Ðức Cha Lương chia sẻ thêm.

Phần hỗ trợ Thánh ca do Ca Ðoàn Thánh Giuse với sự điều hợp của nhạc sĩ Phạm Thuyên.

Sau nghi thức khai mạc, ông Lâm Kim Bảo chào mừng và cám ơn mọi người đến tham dự và nói về ý nghĩa của đêm thắp nến cầu nguyện.

Ông Bảo nói: “Ðất nước Việt Nam đã thực sự lâm nguy. Chúng tôi xin được nêu lên mục tiêu và ý nghĩa của đêm thắp nến như sau: Cầu nguyện ơn trên phù hộ đất nước của chúng ta, cầu xin anh linh tổ tiên đất nước Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, chúng ta trong trận chiến một mất, một còn. Hôm nay, khẳng định ý chí quyết chiến, quyết thắng chống ngoại xâm và nội thù, bảo vệ chủ quyền đất nước vẹn toàn lãnh thổ, đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở hải ngoại, yểm trợ đồng bào ở trong nước trong cuộc đấu tranh, quyết đem lại nền hòa bình, dân chủ tự do cho dân tộc.”

Ðức Giám Mục Mai Thanh Lương phát biểu: “Ðất nước của chúng ta đã thấm nhuần máu của các Thánh Tử Ðạo. Hôm nay chúng ta đến đây để van nài Ðức Mẹ. Nước nhà đang lâm nguy, nhìn vào bức tranh đây chúng ta thấy, những đảo Hoàng Sa và Trường Sa hầu sư đã bị Trung Quốc chiếm được và họ mang cả giàn khoan sang đấy khoan dầu và đã đánh đập ngư dân dân Việt Nam, tịch thu tài sản của họ và làm cho nhiều người bị thương. Chính vì vậy mà Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi chúng ta.”

Tiếp theo, Ðức Cha Nguyễn Thái Hợp phát biểu. Ông nhắc đến lời hứa của giáo dân với Ðức Mẹ Fatima: “Chúng ta hãy ăn năn sám hối để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.”

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nói: “Theo cái nhìn linh cảm nào đó, thì thấy rằng, giàn khoan HD-981 có lẽ là một cái tát vào mặt của dân tộc ta; là một nỗi đau đối với dân tộc ta; là một hành động xâm lược ngang ngược của Trung Quốc để thực hiện chính sách Ðại Hán của họ. Tuy nhiên, nếu nhìn theo phương diện khác, thì rất có thể giàn khoan này lại là một cơ hội để người Việt trong và ngoài nước đoàn kết.”

Đêm thắp nến cầu nguyện tại Trung Tâm Công Giáo 05-23-2014

Linh mục nói xong, rất nhiều tràng vỗ tay nhiệt tình ủng hộ. Ngài nói tiếp: “Sự hiện diện của giàn khoan đó, như một chứng tích để giúp nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam suy nghĩ lại mối tương quan với nhà nước Trung Quốc, suy nghĩ lại mối tương quan xây dựng ý thức hệ mà quên mất dân tộc; để suy nghĩ lại giá trị đích thực của 16 chữ vàng và gấm vóc, tất cả có ý nghĩa gì khi thực tế đau thương như vậy.”

“Riêng đối với những người có tôn giáo của chúng ta cứ cầu nguyện để giàn khoan đó sẽ đánh dấu một sự kiện rất đặc biệt trong lịch sử của nước Việt Nam. Có thể đất nước của chúng ta sẽ đi đến chỗ diệt vong với bước tiến của giàn khoan này, với chính sách xâm lấn của Ðại Hán như tằm ăn dâu. Nhưng có thể giàn khoan đó cũng là một lý chứng để thức tỉnh lòng yêu nước và chí khí của những người Việt Nam để đoàn kết lại với nhau.”

“Có một số người nói rằng, đã đến lúc cần một Hội Nghị Diên Hồng mới, để nối kết tất cả những người Việt ở trong cũng như ngoài nước. Những người Việt thuộc những tôn giáo có chính kiến khác nhau cùng ngồi lại để cùng đóng góp cho đất nước. Nếu được như vậy, thì dù giàn khoan còn hiện diện ở đấy, đất nước chúng ta sẽ không có nguy cơ diệt vong. Bởi vì, để cứu được đất nước, cần sự đoàn kết của tất cả những người Việt.”

Tiếp theo là phần phát biểu của quan khách tham dự, gồm Hòa thượng Thích Chơn Thành, Viện chủ chùa Liên Hoa và linh mục Mai Khải Hoàn, Bác sĩ Võ Ðình Hữu, hai thị trưởng Tạ Ðức Trí và Michael Võ, ông Nguyễn Thanh Liêm, cựu nghị viên Diệp Miên Trường, 3 chủ tịch cộng đoàn dâng lời nguyện, gồm có: ông Hoàng Xuân Lai – Costa Mesa, Nguyễn Năng Chí – Anaheim và Ðinh Thịnh – Chúa Kitô Cứu Thế, và Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa.

Bài hát: “Nữ Vương Hòa Bình” do ca đoàn Thánh Giuse đồng ca với các giáo dân.

Ban tổ chức trình chiếu những đoạn video clip “Ðồng bào trong nước xuống đường đả đảo Trung cộng xâm lược Việt Nam.”
Mọi người cùng ca đoàn Thánh Giuse đồng ca bài “Hát Kinh Hòa Bình.”

Cuối cùng là phần thắp nến cầu nguyện. Ðức Cha Mai Thanh Lương và Hòa thượng Thích Chơn Thành lên thắp ngọn nến đầu tiên trước bàn thờ tổ quốc.

Mọi người, với ngọn nến trên tay và đồng hát những bài: “Thắp Sáng Trong Con,” “Mẹ Rất Nhân Từ” và “ Bài Ca Hiệp Nhất.”

Hùng ca “Ðêm Mê Linh” kết thúc chương trình.

Người Việt

Nhạc Hội Tiếng Việt Mến Yêu 6

Trường Việt Ngữ và Văn Hóa Phan Bội Châu Tham Gia

Nhạc Hội Tiếng Việt Mến Yêu Kỳ 6

Lời giới thiệu

        Hội Trùng Dương là trường ca của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương nói về ba dòng sông chính của ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.

        Miền Bắc có dòng sông Hồng "gối đầu" từ Lào Cai, chảy xuống Việt Trì, qua Sơn Tây trước khi "thả hồn mơ đến Thái Bình", rồi tản ra Biển Đông.   Sông Hồng thơ mộng xuyên qua miền Thượng Du núi non hùng vỹ, về Trung Châu đem nước cho những nương đồi, rồi xuống đến những đồng ruộng sâu với những “người áo nâu dãi dầu”.

        Miền Trung có dòng sông Hương, dòng sông tiêu biểu của miền đất khắc nghiệt với nhiều thiên tai cũng như là nhân họa.  "Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn". Tiếng hò não ruột quyến rũ ngân xa theo dòng sông qua những thôn vắng đến Cửa Thuận An rồi lan vào biển khơi.

        Vào miền Nam đất rộng dân giàu với dòng Cửu Long ngập phù sa, đầy tôm cá, là mạch sống của Miền Tây,  miền đất mới.  Cửu Long có Tiền Giang đi qua Vĩnh Long về Mỹ Tho, có Hậu Giang từ Châu Đốc xuống Long Xuyên xuôi Cần Thơ.  Về đây để nghe giọng hò dí dỏm của các cô gái miền Lục Tỉnh : “Chẻ tre bện sáo cho dầy, ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp em ."

        Ba sông, như ba chị em, từ nguồn chảy qua các miền rồi hòa nhập vào sóng nước Biển Đông, cùng liên kết lại bằng tình đồng bào ruột thịt của một dân tộc kiêu hùng, tuy trải qua nhiều đau thương vinh nhục nhưng vẫn hướng lòng quyết tâm xây dựng một đất nước có một "Hoa Đời Tự Do" nở rộ.

        Với Hội Trùng Dương, tình yêu đất nước, dân tộc, và gia đình được thể hiện tinh tế qua những dân ca, điệu hò của ba miền. Các địa danh được nhắc tới như một sự khẳng định về chủ quyền và ý chí giữ gìn bờ cõi của người dân Việt. Thầy cô và phụ huynh trường Phan Bội Châu khuyến khích các em học sinh của trường tham gia chương trình Tiếng Việt Mến Yêu để các em có dịp học hỏi thêm về văn hóa, lịch sử, và ngôn ngữ địa phương của dân tộc.  Hy vọng là các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục duy trì và phát triển những tinh hoa văn hóa của cha ông để lại.

        Xin mời quý vị cùng nghe lại Hội Trùng Dương của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Một Buổi Học Theo Nhóm của Lớp Hai – PBC

       Lớp Hai A và B niên khoá 2011-2012 được sự dẫn dắt của cô Mây Bùi, cô Xuân Võ, thầy Hiếu Võ và thầy Hiếu Đỗ.  Các em được giảng dạy theo lối mới đang được ứng dụng tại các trường trung và tiểu học tại Hoa Kỳ.  Phương cách này đòi hỏi sự tham dự trực tiếp của các em hơn như họp nhóm, thảo luận, các bài làm theo những nhóm nhỏ  (đồ án).  Trong lớp, các em cũng phải tham gia tích cực thảo luận và đưa nhiều câu hỏi thắc mắc cũng như ngay tại chỗ được sự trực tiếp trả lời của các thầy cô.  Ngoài ra các thầy cô sử dụng nhiều những dụng cụ nghe nhìn và các trò chơi mang tính giáo dục.  Nói tóm tắt là đưa học và vui chơi làm một và các em sẽ tiếp thu một cách tự nhiên nhưng không nhàm chán.

 

[Xem Video Library]