Thổ nhĩ kỳ phản đối Tòa Thánh

Thổ nhĩ kỳ phản đối Tòa Thánh

ANKARA. Chiều ngày 12-4-2015, chính phủ Thổ nhĩ kỳ đã triệu hồi đại sứ cạnh Tòa Thánh để ”tham khảo ý kiến” cũng là để phản đối việc ĐTC dùng từ ”diệt chủng” để gọi cuộc tàn sát gần 1 triệu rưỡi người Arméni do Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ kỳ gây ra cách đây 100 năm.

 

Đầu thánh lễ sáng chúa nhật 12-4-2015 tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm 100 năm cuộc tàn sát người Arméni, ĐTC Phanxicô đã lấy lại thành ngữ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong tuyên ngôn chung năm 2001 với Đức Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội Arméni Tông Truyền, gọi vụ sát hại mà dân tộc Arméni phải chịu cách đây 100 năm là ”cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20”, tiếp đến là các dân tộc khác: Do thái, Kampuchia, Ruanda, Burundi, Bosnia và nhiều nước khác.”

 

Sau việc này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Ankara, là Đức TGM Antonio Lucibello, đến để phản đối và bày tỏ sự phẫn nộ của chính phủ Thổ. Tiếp đến vào ban chiều, chính phủ nước này đã triệu hồi đại sứ Thổ cạnh Tòa Thánh là ông Kenan Gursoy.

 

Thủ tướng Ahmed Davutoglu của Thổ cho rằng với những lời tuyên bố về diệt chủng, ĐGH ”củng cố trào lưu kỳ thị chủng tộc ở Âu châu”, khích động sự oán thù nơi người Arméni”.

 

Từ lâu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng mọi phương thức ngoại giao để ngăn cản các nước khác gọi cuộc thảm sát người Arméni là một ”cuộc diệt chủng”.

 

Hồi năm ngoái, chính phủ Thổ cũng đã triệu hồi đại sứ tại Paris sau khi Pháp tuyên bố nhìn nhận cuộc diệt chủng Arméni. Nhưng ít lâu sau đó vụ này lại êm đi và Đại sứ Thổ trở lại nhiệm sở ở Paris.

 

Nguồn tin từ Tòa Thánh cho biết sự việc đã rõ ràng và không có thông cáo chính thức nào của Tòa Thánh về vấn đề này và hy vọng tình hình sẽ lắng dịu đi. Hồi năm 2001, chính phủ Thổ cũng đã mạnh mẽ phản đối tuyên ngôn chung của ĐGH Gioan Phaolô 2 và Đức Thượng Phụ Karekin II nói đến cuộc diệt chủng (Tổng hợp 12-4-2015)

 

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Lớp Sáu – Bài Học 17 – Nhẫn Nại Đợi Chờ

Bài Học 17 – Nhẫn Nại Đợi Chờ

WheatAndTares

 

Thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao

nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực

đều góp phần chung tay xây dựng!

Nhưng thật đáng tiếc,

rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực

đã tiêu tốn trong việc hủy hoại, tha hóa, nô lệ hóa con người.

Đó là những hạt cỏ xấu do ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt.

Lúa tốt và cỏ lùng lẫn lộn trên cùng ruộng lúa.

Cái tốt, cái xấu đan xen trong cuộc sống hàng ngày,

nhất là trong tâm hồn mỗi người.

Ở đó, hạt mầm sự sống và nọc độc sự chết, cùng sống chung.

 

SuAcBiLoaiBo

Đức Thánh Cha thăm Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 24 tháng 9-2015

Đức Thánh Cha thăm Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 24 tháng 9-2015

VATICAN. ĐTC Phanxicô sẽ phát biểu tại quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 24-9 năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử một vị Giáo Hoàng đọc diễn văn trong một phiên nhóm chung của lưỡng viện quốc hội Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Ông John Boehner, tuyên bố như trên hôm 5-2-2015 và Phòng Báo chí Tòa Thánh xác nhận tin này.

Tổng giáo phận thủ đô Washington cũng ra thông cáo bày tỏ ”niềm vinh dự và vui mừng rất lớn được đón tiếp ĐTC Phanxicô tại Tổng giáo phận này, trong chương trình viếng thăm của ngài tại Hoa Kỳ vào tháng 9-2015.

”Chúng tôi vui mừng vì lời loan báo hôm nay (5-2-2015) của Chủ tịch Hạ nghị viện Hoa Kỳ, Ông John Boehner, cho biết ĐGH Phanxicô sẽ phát biểu trong phiên nhóm chung của Quốc hội, ngày 24-9-2015. Biến cố lịch sử này sẽ là một thời điểm ân phúc cho tất cả chúng ta. Chúng tôi cũng chờ đợi loan báo chính thức với nhiều chi tiết hơn về cuộc viếng thăm”

Cuộc viếng thăm của ĐTC tại trụ sở quốc hội Hoa Kỳ diễn ra trong khuôn khổ cuộc viếng thăm của ngài tại nước này, nhân dịp Đại hội các Gia đình Công Giáo thế giới lần thứ 8, diễn ra tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania từ ngày 22 đến 25-9-2015.

Tuy chưa có chương trình chính thức, nhưng giới báo chí cho rằng ĐTC cũng sẽ viếng thăm và phát biểu tại trụ sở LHQ ở New York, viếng thăm giáo phận địa phương, và tại Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington, ngài sẽ chủ lễ phong Hiển thánh cho chân phước Junipero Serra OFM, trước khi đến Đại hội gia đình Công giáo thế giới ở Philadelphia (SD 6-2-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha cổ võ Tin Lành và Công Giáo cộng tác với nhau

Đức Thánh Cha cổ võ Tin Lành và Công Giáo cộng tác với nhau

VATICAN. ĐTC Phanxicô cổ võ sự cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo và Tin Lành Luther trong việc làm chứng về lòng từ bi của Thiên Chúa trong xã hội ngày nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây sáng ngày 22-1-2015 trong buổi tiếp kiến dành cho phái đoàn Tin Lành Luther và Công Giáo Phần Lan về Roma hành hương thường niên nhân dịp lễ kính thánh Henrico bổn mạng nước này, dưới sự hướng dẫn của ĐGM Tin Lành Vikstroem và ĐGM Công Giáo Temu Sippo.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC ghi nhận cuộc viếng thăm của Phái đoàn diễn ra trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô với chủ đề là lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ xứ Samaria: ”Bà hãy cho tôi uống” (Ga 4,7).

Ngài nói: ”Tuần cầu nguyện này nhắc nhở chúng ta rằng nguồn mạch mọi ơn thánh chính là Chúa và các hồng ân của Chúa biến đổi những người lãnh nhận, làm cho họ trở thành chứng nhân về sự sống đích thực đến từ một mình Chúa Kitô. Như Tin Mừng kể lại cho chúng ta, nhiều người xứ Samaria tin nơi Chúa Giêsu nhờ chứng từ của người phụ nữ (Xc Ga 4,39). Và như Đức GM Vikstrom đã nhận xét, các tín hữu Công Giáo và Luther có thể cộng tác nhiều với nhau để làm chứng về lòng từ bi của Chúa trong xã hội chúng ta.”

ĐTC nhận xét rằng ”Chứng tá chung của các tín hữu Kitô là điều đặc biệt cần thiết ngày nay đứng trước sự nghi kỵ, bất an, những vụ bách hại và đau khổ mà bao nhiêu người đang phải chịu trên thế giới ngày nay. Chứng tá chung này có thể được nâng đỡ và khích lệ nhờ những tiến bộ trong việc đối thoại thần học giữa các Giáo Hội. Tuyên ngôn chung về đạo lý công chính hóa, do Liên hiệp các Giáo Hội Tin Lành Luther thế giới và Giáo Hội Công Giáo, ký kết cách đây 15 năm, có thể tiếp tục mang lại những thành quả hòa giải và cộng tác giữa hai bên.”

Trong số 5,2 triệu dân Phần lan hiện nay, có 78,4% là tín hữu Tin Lành Luther, 1,1% là tín hữu Chính Thống. Công giáo chỉ có khoảng 8 ngàn tín hữu họp thành một giáo phận (Helsinki) (SD 22-1-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Lớp Sáu – Bài Học 12 – Từ Ngũ Phúc đến Bát Phúc

Xem: Bài Học 12 – Từ Ngũ Phúc đến Bát Phúc

NguPhuc

Ngũ phúc gồm năm điều sau: 1.Trường thọ là không bị chết yểu, chết non. 2. Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị cao quý. 3. Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn. 4. Hiền đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh. 5. Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian.

Ngẫm lại, cả năm điều đại phúc đó đều đẹp như mơ. Tuy nhiên nguyên trong ngũ phúc đã hàm chứa mâu thuẫn khó dung hòa, nên rất khó thành hiện thực cho một người. Chẳng hạn như phú quý thì khó mà khang ninh, phú quý thì chẳng dễ dàng hiền đức, phú quý thì cũng chẳng dễ thiện chung. Bới chưng tam độc tham sân si sẽ theo phú quý mà khuấy động lòng dạ, sẽ chẳng thể bình an, ổn thỏa thể xác lẫn tinh thân, sẽ chẳng thể nhường nhịn, lương thiện với đời, cũng hiếm họa thanh thỏa lìa trần. Phúc thành ra họa lúc nào chẳng hay.

Như thế, họa phúc khôn lường, tưởng là phúc hóa ra họa, hay ngược lại, như chuyện tái ông thất mã. Chung quy, ngũ phúc chỉ nhằm phục vụ cái bản ngã, cái tôi vị kỷ hẹp hòi, sở đắc sự ưu ái của Trời ban cho. Ngũ phúc chỉ toàn điều lợi lộc dành riêng cho cá nhân, chứ không hề dính dáng, có tương quan chi với tha nhân, người khác.

ĐTC TIẾP KIẾN PHÁI ĐOÀN CỦA GIÁO HỘI LUTHER ĐỨC

ĐTC TIẾP KIẾN PHÁI ĐOÀN CỦA GIÁO HỘI LUTHER ĐỨC

VATICAN: ĐTC khích lệ tiếp tục dấn thân trên con đường đại kết giữa Giáo Hội công giáo và Giáo Hội Luther.

Ngài đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp phái đoàn Luther và Ủy ban đối thoại đại kết của Hội Đồng Giám Mục Đức tại Vaticăng sáng hôm qua (18-12). Nhắc tới các tiến bộ đạt được sau 50 năm đối thoại làm nền vững chắc cho tình bạn chân thành được sống trong đức in và tinh thần tu đức, ĐTC ghi nhận còn có nhiều khó khăn thần học liên quan tới đức tin liên quan tới các giải thích khác biệt về Giáo Hội và sự hiệp nhất, nhưng có sự cộng tác và chung sống huynh đệ giữa hai Giáo Hội. Tài liệu “Ut unum sint” của Đức Gioan Phaolô II cũng như “Tuyên ngôn chung về giáo lý của sự công chính hóa” ký kết giữa Liên hiệp Luther thế giới và Hội đồng Tòa Thánh thăng tiến hiệp nhất các tín hữu kitô, tại Augsburg cách đây 15 năm là các mốc quan trọng trên con đường đại kết giúp tin tưởng tiếp tục lộ trình đối thoại, và tập trung vào các bước sắp tới. ĐTC chúc mừng Ủy ban đối thoại song phương của HĐGM và Giáo Hội Luther Đức đã kế thúc tài liệu về “Thiên Chúa và phẩm giá con người”. Các vấn đề liên quan tới phẩm giá con người từ lúc bắt đầu cho tới lúc chết tự nhiên, cũng như các vấn đề liên quan tới gia đình, hôn nhân, tính dục đều rất thời sự và cần được nói đến. ĐTC cầu mong dịp mừng kỷ niệm chung 500 năm cải cách 2017 sẽ là dịp cầu nguyện chung xin Chúa Giêsu tha thứ cho các lỗi lầm đã có đối với nhau và khích lệ hai Giáo Hội có các bước tiếp theo tiến về hiệp nhất (SD 18-12-2014).
Linh Tiến Khải

BUỔI HỌP BÁO GIỚI THIỆU BẢN TƯỜNG TRÌNH CHUNG KẾT CUỘC THANH TRA TÔNG TÒA CÁC DÒNG NỮ HOA KỲ

BUỔI HỌP BÁO GIỚI THIỆU BẢN TƯỜNG TRÌNH CHUNG KẾT CUỘC THANH TRA TÔNG TÒA CÁC DÒNG NỮ HOA KỲ

VATICAN: Sáng 16-12 ĐHY Jão Bras de Avis, Tổng trưởng Bộ các Dòng tu và Tu hội tông đồ, và ĐTGM José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký, đã chủ sự buổi họp báo giới thiệu bản tường trình chung kết cuộc thanh tra tông tòa các dòng nữ Hoa Kỳ.

Tháng 12 năm 2008 Hiệp hội các Dòng nữ Hoa Kỳ quyết định lựa chọn một Cuộc thanh tra tông tòa các dòng nữ hoạt động trên toàn nước. Lý do là vì các dòng đang phải đối phó với nhiều thách đố và khó khăn nghiêm trọng đe dọa phẩm chất đời tu và chính sự sống còn của các dòng. Cuộc thanh tra đã đươc thực hiện từ năm 2009 tới 2012 bao gồm 4 giai đoạn, liên quan tới 341 dòng tu giáo phận cũng như quyền toà thánh, 405 cơ sở và 50.000 nữ tu. Mẹ Mary Clare Millea, dòng Tông đồ Thánh Tâm Chúa Giêsu, đã được Bộ chỉ định làm Vị Thanh tra tông toà. Mẹ đã chọn một ban nữ tu cộng tác giúp mẹ trong việc này để đi thăm các dòng tu và thu thập các dũ kiện cần thiết. Trong giai đoạn đầu các bề trên tổng quyền đuợc mời gọi nói chuyện hay viết cho Vị thanh tra để chia sẻ các hy vọng và vấn đề liên quan tới dòng của minh. Tiếp đó trong giai đoạn hai một bản câu hỏi được gửi tới các dòng nhằm thu thập mọi dữ kiện phẩm lượng liên quan tới cuộc sống thiêng liêng, cộng đoàn và các công tác của dòng. Sau khi nghiên cứu kỹ các dữ kiện, Vị thanh tra và các cộng sự viên đích thân viếng thăm 90 dòng tu bao gồm phân nửa số nữ tu toàn Hoa Kỳ. Giai đoạn cuối cùng là soạn thảo bản tường trình chung kết và gửi về Bộ.

ĐHY Tổng trưởng chân thành cám ơn Mẹ Mary Clare Millea và bầy tỏ lòng biết ơn sự hiện diện của các nữ tu tại Hoa Kỳ và phần đóng góp rất to lởn và qúy báu của các chị cho sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội. Ngay từ đầu lịch sử Giáo Hội tại Hoa Kỳ các nữ tu đã can đảm xả thân lo lắng cho các nhu cầu tinh thân, luân lý, giáo dục, thể lý của biết bao nhiêu người, đặc biệt là những người nghèo và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Công tác giáo dục của các nữ tu trong các trường công giáo cũng đã thăng tiến phát triển cá nhân và dưõng nuôi đức tin của biết bao thế hệ trẻ, và khiên cho cuộc sống của Giáo Hội Mỹ nở hoa. Đa số các cơ sở của hệ thống y tế công giáo tại Hoa Kỳ phục vụ bao nhiêu triệu người đều đã do các dòng nữ thành lập và điều khiển. Để đáp ứng các nhu cầu thời đại các dòng nữ đã trải rộng hoạt động tông đồ trong nhiều lãnh vực khác và theo đuổi việc đào tạo thần học và nghề nghiệp chuyên môn, hầu có thể phục vụ Giáo Hội và xã hội một cách hữu hiệu hơn.

Bản tường trình cho biết con số các nữ tu tại Hoa Kỳ từ 125.000 trong giữa thập niên 1960 dần dần giảm xuống chỉ còn 50,000 như hiện nay. Tuy nhiên nói chung các nũ tu rất ý thức đuợc đặc sủng và căn tính của dòng, cũng như thách đố thăng tiến ơn gọi và đào tạo trong đời tu, sự cần thiết củng cố đời cầu nguyện, cuộc sống thiêng liêng và sinh hoạt phụng vụ cộng đoàn, tập trung mục đích cuộc sống nơi Chúa Kitô, thực thi quyền bính và quản trị trong tinh thần phục vụ và ý thức trưởng thành, cộng tác nhiều hơn vào sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội, đặc biệt đối với người nghèo, cũng như sống tinh thần đối thoại và tình hiệp thông trong Giáo Hội (SD 16-12-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2015

Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2015

VATICAN. Hôm 10-12-2014, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của ĐTC nhân ngày Hòa bình thế giới lần thứ 48, sẽ được cử hành ngày 1-1-2015 tới đây về đề tài: ”Không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh em”.

Đề tài này là một câu trích từ thư thán Phaolô gửi ông Philomeno (1,15-16). Sứ điệp gồm 2 phần: Phần đầu ĐTC nói về bao nhiêu khía cạnh của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi ”hiện tượng đáng kinh tởm”.

Phần thứ I mang tựa đề ”những khuôn mặt và nguyên nhân của nạn nô lệ”, trong đó ĐTC nhận xét rằng mặc dù tệ nạn nô lệ đã được chính thức bãi bỏ trên thế giới, và quyền của mỗi người không bị giữ trong tình trạng nô lệ cũng được công nhận, nhưng ngày nay hằng triệu người vẫn còn phải sống trong những điều kiện giống như nô lệ. ĐTC nhắc đến nhiều ví dụ bi thảm như những người phải làm việc như nô lệ, người di dân bị tước đoạt tự do và của cải, bị lạm dụng thể lý, bị giam cầm vô nhân đạo, bị chủ nhân lợi dụng tình trạng pháp lý bấp bênh, không có giấy tờ hợp pháp, để ép họ làm việc như nô lệ; có những người nô lệ tình dục, đặc biệt là phụ nữ phải hành nghệ mại dâm, nhiều trẻ vị thành niên trở thành nạn nhân những vụ lấy cơ phận để buôn bán, các em cũng bị xung vào quân ngũ, bị em bán ma túy, vv..

Trong số các nguyên do của tệ này nạn, có nạn nghèo đói, không được giáo dục, không tìm được công ăn việc làm, nạn tham những nơi các nhân viên an ninh và công lực..

Phần thứ II của Sứ điệp có tựa đề: Bài trừ nạn nô lệ như một sự dấn thân chung và hoàn cầu hóa tình huynh đệ.

ĐTC nhận xét rằng nạn buôn người, buôn bán người di dân và bao nhiêu hình thức khác của nạn nô lệ diễn ra trong sự dửng dưng của bao nhiêu người, nhưng cũng có nhiều người làm việc âm thầm chống lại tệ nạn này và cứu giúp các nạn nhân, như nhiều dòng tu, nhất là các dòng nữ, đang làm; họ tìm cách phá vỡ xiềng xích vô hình liên kết giữa những kẻ bóc lột và các nạn nhân. Với sự kiên nhẫn, can đảm và kiên trì, các dòng tu đặt mình các nạn nhân bằng cách cứu giúp họ, phục hồi họ về tâm lý và giúp họ tái hội nhập vào xã hội.

ĐTC nhấn mạnh tới 3 nỗ lực cần thực hiện trong lãnh vực này, đó là phòng ngừa các tội ác bắt người làm nô lệ, bảo vệ các nạn nhân và truy tố những kẻ phạm pháp. Để bài trừ nạn nô lệ, cần có một hoạt động chung và hoàn cầu từ phía toàn thể xã hội. Các Nhà Nước cần canh chừng để luật lệ về di trú, lao động, nhận con nuôi, và di chuyển các xí nghiệp được thực thi trong sự tôn trọng phẩm giá con người. Cần có những đạo luật đúng đắn, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, và cần có những cơ chế kiểm soát hữu hiệu, không để kẽ hở cho sự tham những và phạm pháp mà không bị luật pháp trừng trị. (SD 10-12-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Công bố tài liệu đề cương Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới kỳ 14

Công bố tài liệu đề cương Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới kỳ 14

ROMA. Hôm 9 tháng 12-2014, tài liệu đề cương (Lineamenta) của Thượng HĐGM thế giới khóa 14 đã được công bố.
Công nghị GM này sẽ tiến hành từ ngày 4 đến 25 tháng 10 năm 2015 về chủ đề ”Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay”.

Nội dung Tài liệu đề cương lần này là bản tường trình chung kết của Thượng HĐGM khóa đặc biệt thứ 3, được các nghị phụ bỏ phiếu thông qua ngày 18-10-2014 sau 2 tuần nhóm họp tại Vatican.

Văn kiện gồm 3 phần, chia làm 62 đoạn: trước tiên là lắng nghe: nói về bối cảnh và những thách đố về gia đình ngày nay; phần II là cái nhìn về Chúa Kitô: trình bày Tin Mừng về gia đình; phần III là đối chiếu trình bày những viễn tượng mục vụ.

Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM giải thích rằng Thượng HĐGM năm tới là một sự tiếp nối công nghị GM ngoại thường đã tiến hành hồi tháng 10 năm nay. Khoảng thời gian giữa hai công nghị là thời gian suy tư và đào sâu. Với mục đích ấy, Văn phòng đã gửi đến các HĐGM, các Hội đồng công nghị của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản (sui juris), Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền các dòng nam, và các cơ quan trung ương Tòa Thánh một văn kiện để đào sâu các vấn đề đã được nêu bật trong bản Tường trình chung kết công nghị GM vừa qua, và thực tế đây là tài liệu đề cương, chuẩn bị cho Thượng HĐGM năm tới.

Kèm theo tài liệu đề cương là một bản 64 câu hỏi để tham khảo ý kiến các Giáo Hội địa phương, các cơ quan trung ương Tòa Thánh và một số cơ quan khác. Những câu hỏi đó đề cập tới các khía cạnh của đời sống hôn nhân và gia đình và cả những người có xu hướng đồng tính luyến ái, vấn đề hôn nhân hỗn hợp và khác đạo, mục vụ bí tích đối với những người ly dị tái hôn dân sự, việc nhìn nhận những trường hợp hôn phối vô hiệu, giá trị của hôn phối bất khả phân lý, phân định đúng đắn về những cặp chỉ kết hôn dân sự, hoặc sống chung mà không kết hôn; nạn phá thai, đối thoại với các khoa học và kỹ thuật sinh học để sinh con, chính sách xã hội và kinh tế hỗ trợ gia đình, sự cộng tác với các tổ chức xã hội và chính trị, sự đa nguyên và thuyết duy tương đối văn hóa, sự tục hóa xã hội, hậu quả của nhữgn thay đổi về dân số, suy giảm số sinh, chiều kích tội lỗi và tha thứ, những giá trị chứa đựng trong giáo huấn Kinh Thánh, việc đào tạo linh mục, ngôn ngữ truyền thông mục vụ, giáo huấn của Giáo Hội, sứ mạng giáo dục của cha mẹ, thông truyền đức tin Kitô, v.v.

Các bản trả lời góp ý được yêu cầu gửi về Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới trước này 15-4 năm 2015, và dựa vào các câu trả lời, một tài liệu làm việc sẽ được soạn thảo và công bố trước mùa hè năm tới. (SD 9-12-2014)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio