Truyền giáo dưới ánh sáng các giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Truyền giáo dưới ánh sáng các giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Mexico City – Các bề trên Tổng quyền và cố vấn của nhiều hội đoàn tông đồ truyền giáo đã họp nhau tại trụ sở của các Thừa Sai Guadalupe ở thành phố Mexicô từ ngày 5-9 tháng 4  vừa qua. Đây là cuộc họp thường kỳ được tổ chức hai năm một lần. Chủ đề của khóa họp năm nay là Sắc lệnh “Missio ad gentes” (Đến với muôn dân) trong bối cảnh hậu Tông huấn “Evangelii Gaudium” (Niềm Vui Tin Mừng) và Thông điệp “Laudato si”.

 

Đã có 43 nhà truyền giáo của 22 hội đoàn tham dự khóa họp. Họ làm quen với nhau, suy tư về sứ vụ truyền giáo trong thế giới hôm nay, và cùng tìm ra những cách thế để thi hành sứ vụ truyền giáo chung với nhau. Điểu nổi bật và đánh động trong buổi họp này là tính phổ quát của sứ vụ truyền giáo ngày nay, với sự hiện diện của các tham dự viên đến từ khắp 5 châu, trong đó số các thành viên đến từ “vùng truyền giáo” gia tăng hơn trước. Không chỉ có các nhà truyền giáo của các hiệp hội của Âu châu và Mỹ châu đang truyền giáo ở Phi châu và Á châu, nhưng còn có thành viên của các hiệp hội truyền giáo từ Á châu như Ấn độ, Thái lan, Philippin, Nam Hàn và Nigiêria.

 

Cha Jack Lynch thuộc Hội truyền giáo hải ngoại Scaboro đã đưa ra những điểm suy tư liên quan đến những thách đố đối với sứ vụ mà hai tài liệu của Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày, đặc biệt liên quan đến đời sống nội tâm của các hội đoàn truyền giáo, cũng như cách thức thực hành sứ vụ. Cha đặt câu hỏi: Những cách thức sống nào giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta? Chúng ta được mời gọi hoán cải về điều gì khi thực hiện việc truyền giáo? Câu trả lời nằm trong những chọn lựa và thực hành đơn giản nhất như quan tâm bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, khi chúng ta xây nhà cửa, di chuyển con người và vật dụng, sử dụng nước và năng lượng tái chế.

 

Các nhóm đã nghiên cứu để làm thế nào tháp nhập các vấn đề vào việc huấn luyện truyền giáo để phát triển một tu đức truyền giáo liên kết với những giáo huấn này. Việc huấn luyện ở chủng viện cũng là một chủ đề vì điều này cũng ảnh hưởng đến những thử thách mới trong sứ vụ truyền giáo, đặc biệt liên quan đến người nghèo, đến ngôi nhà chung của chúng ta. Các tham dự viên cũng đề nghị những phương thức hợp tác chung giứa các hội đoàn trong việc huấn luyện và sứ vụ.

 

Các ý kiến sẽ được thu thập và gửi đến các hội đoàn để suy tư và quyết định. Một ủy ban thư ký cũng được thành lập để tiếp tục việc suy tư các vấn đề trong 2 năm tới, cho đến kỳ họp sẽ được tổ chức tại trụ sở của các Thừa sai Columban ở Hồng Kông vào tháng 4 năm 2018. (Asia News 10-4-2016)

 

Hồng Thủy OP

 

50 ngàn người dự tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: 9-4-2016

50 ngàn người dự tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: 9-4-2016

Hơn 50 ngàn người dự tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha  9-4-2016

VATICAN. ĐTC kêu gọi các tín hữu quảng đại làm phúc cho người nghèo với lòng yêu mến, và đừng làm phúc để được người đời ca ngợi, ngưỡng mộ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ bẩy, 9-4-2016, dành cho hơn 50 ngàn tín hữu hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đây là buổi tiếp kiến chung ngài thực hiện thêm mỗi tháng 1 lần vào sáng thứ bẩy. nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Trong bài huấn giáo, ĐTC nói về đề tài ”Lòng thương xót và việc làm phúc”. Ngài giải thích rằng trong tiếng Hy Lạp, elemosina có nghĩa là từ bi thương xót. Việc làm phúc bao gồm tất cả sự phong phú của lòng từ bi thương xót. Và cũng như lòng thương xót có hàng ngàn con đường và cách thức khác nhau, việc làm phúc cũng được biểu lộ qua rất nhiều cách thức, để thoa dịu nỗi cơ cực của những người ở trong tình trạng túng quẫn.

ĐTC nhắc đến tầm quan trọng của việc làm phúc trong Kinh Thánh: hy tế và làm phúc là hai nghĩa vụ mà người đạo đức phải làm; như tấm gương của cụ già Tobia, sau khi nhận được một số tiền lớn, đã gọi con đến và dặn dò hãy làm phúc giúp đỡ những người nghèo.

Ngài nói thêm rằng: ”Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một giáo huấn không thể thay thế được về việc làm phúc. Trước tiên, Chúa yêu cầu chúng ta đừng làm phúc để được người đời ca ngợi và ngưỡng mộ lòng quảng đại của chúng ta. Vẻ bề ngoài không đáng kể, nhưng là khả năng dừng lại để nhìn tận mặt người xin giúp đỡ. Vì thế chúng ta không được đồng hóa việc làm phúc với đồng tiền cho đi một cách vội vã, không thèm nhìn người và không dừng lại để nói chuyển, và hiểu rõ điều mà người nghèo thực sự cần. Đồng thời chúng ta phải phân biệt giữa người nghèo và những hình thức hành khất khác nhau không mưu ích cho người nghèo đích thực.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tóm lại làm phúc là một cử chỉ yêu thương đối với những người chúng ta gặp; đó là một cử chỉ chân thành quan tâm đến với những người tới gần chúng ta và xin giúp đỡ. Sự giúp đỡ ấy được thực hiện trong âm thầm, nơi mà chỉ có Thiên Chúa thấy và hiểu giá trị của hành vi đã làm. Vậy chúng ta hãy đón nhận lời thánh Phaolô Tông Đồ: ”Bằng mọi cách tôi đã tỏ cho anh chị em thấy rằng những người yếu cần được giúp đỡ bằng cách làm việc như thế, nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói: Cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận lãnh!” (Cv 20,35; Xc 2 Cr 9,7) (SD 9-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha kêu gọi Công giáo và Methodist chứng tá bác ái

Đức Thánh Cha kêu gọi Công giáo và Methodist chứng tá bác ái

Đức Thánh Cha kêu gọi Công giáo và Tin Lành Methodist làm chứng tá bác ái

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu Công Giáo và Tin Lành Methodist làm chứng tá chung về bác ái cụ thể, và giúp đỡ lẫn nhau.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 7-4-2016, dành cho phái đoàn Hội đồng Methodist thế giới, Methodist Âu Châu và Anh quốc, dưới sự hướng dẫn của ĐGM Oliveira và Mục Sư Powell. Phái đoàn đến Roma nhân dịp khánh thành Văn phòng Đại kết Methodist tại đây.

Trong lời chào mừng, ĐTC gọi việc thành lập văn phòng này là một dấu chỉ tăng cường quan hệ đại kết giữa Công Giáo và Methodist cũng như ước muốn chung vượt thắng những chướng ngại còn cản trở sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai bên. Ngài cũng nhắc đến công cuộc đối thoại thần học giữa Công Giáo và Methodist trong gần 50 năm qua và văn kiện chung đang được chuẩn bị và sẽ được công bố vào cuối năm nay với tựa đề ”Ơn gọi nên thánh”.

ĐTC nhận xét rằng các tín hữu Công Giáo và Methodist có thể học hỏi nhau nhiều điều về ý nghĩa và cách thức sống sự thánh thiện. ”Tất cả chúng ta phải làm hết sức để các thành phần các giáo xứ của chúng ta gặp gỡ nhau thường xuyên, biết nhau qua những trao đổi đầy khích lệ và khuyến khích nhau trong việc tìm kiếm Thiên Chúa và ơn thánh của Người'.

ĐTC nhắc lại lời Mục Sư John Wesley, người khai sáng Tin Lành Methodist, trong thư gửi tín hữu Công Giáo Roma, viết rằng: các tín hữu Công Giáo và Methodist được kêu gọi giúp đỡ nhau trong bất kỳ điều gì .. dẫn đến Nước Chúa… Tuy chúng ta chưa thể suy nghĩ giống nhau trong mọi sự, nhưng ít là chúng ta có thể yêu thương giống nhau”.

ĐTC nói: ”Đúng vậy, chúng ta chưa thể nghĩ giống nhau trong mọi sự, và về những vấn đề liên quan đến các thừa tác vị thánh chứng và luân lý đạo đức vẫn còn nhiều công việc phải làm. Nhưng không có điều nào trong số những dị biệt ấy là chướng ngại cản trở, không cho chúng ta yêu thương giống nhau và làm chứng tá chung trước mặt thế giới. Đời sống chúng ta trong sự thánh thiện phải luôn bao gồm một việc phục vụ bác ái đối với thế giới; Công Giáo và Methodist phải cùng nhau dấn thân làm chứng vụ thể, trong nhiều lãnh vực, về lòng yêu mến đối với Chúa Kitô. Thực vậy, khi chúng ta cùng nhau phục vụ những người ở trong tình cảnh túng thiếu, thì tình hiệp thông của chúng ta gia tăng”.

Tin Lành Methodist hay cũng gọi là Phong trào Giám Lý do Mục Sư Anh Giáo John Wesley thành lập và tách rời khỏi Anh giáo từ năm 1784 và dần dần lan rộng ra các nơi trên thế giới. Tại Italia, giáo hội này chỉ có 7 ngàn tín đồ và hợp chung với Giáo Hội Tin Lành Valdesi thành một cộng đoàn với tổng cộng 45 ngàn tín hữu.

Hội đồng Methodist thế giới được thành lập năm 1881 qui tụ 80 hệ phái tại 133 quốc gia với khoảng 80 triệu tín đồ (SD 7-4-2016)

G. Trần Đức Anh OP

Kitô hữu sống sự hòa hợp của Thần Khí chứ không phải sự yên ổn do thỏa hiệp

Kitô hữu sống sự hòa hợp của Thần Khí chứ không phải sự yên ổn do thỏa hiệp

Thánh lễ sáng thứ ba, 06.04

VATICAN. “Không thể lẫn lộn sự hòa hợp ngự trị trong cộng đoàn Kitô hữu, là hoa trái của Thần Khí, với sự ‘yên ổn’ có được do dàn xếp, thương lượng thường che đậy đi những xung đột và chia rẽ bên trong. Một cộng đoàn được hợp nhất trong Đức Kitô cũng là một cộng đoàn tràn đầy sức mạnh và can đảm.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, ngày 05.04, tại nguyện đường thánh Marta.

Một lòng một ý, không ai phải thiếu thốn, mỗi người được phân phát tùy theo nhu cầu. Đó là bức tranh mà sách Công vụ Tông Đồ miêu tả lại. Từ bức tranh ấy, xuất hiện một từ có thể tổng hợp tất cả những tình cảm và lối sống của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, đó là: hòa hợp.

Tiền bạc – kẻ thù gây chia rẽ

Chúng ta có thể đồng thuận với nhau một tình trạng hòa bình nhất định nào đó. Nhưng sự hòa hợp là một ân sủng nội tâm chỉ có Chúa Thánh Thần mới thực hiện được. Và những cộng đoàn Kitô hữu sơ khai đã sống trong sự hòa hợp đó chứ không phải tình trạng yên ổn do thỏa hiệp. Có hai dấu hiệu của sự hòa hợp: không ai phải thiếu thốn và mọi sự đều là của chung. Điều ấy có nghĩa là gì? Họ sống với nhau chỉ có một lòng một ý, không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Thật sự không ai trong số họ phải thiếu thốn. Sự hòa hợp đích thực của Chúa Thánh Thần lại có một sự liên hệ trái ngược rất mạnh mẽ với tiền bạc: tiền chính là kẻ thù của sự hòa hợp, tiền là sự quy kỷ. Vì thế, dấu hiệu của sự hòa hợp là mọi người biết cho đi tất cả những gì mình có, vì họ không còn thiếu thốn nữa.

Sự yên ổn do thỏa hiệp – một tình trạng mong manh

Sách Công vụ Tông Đồ kể lại rằng ông Banaba đã bán tất cả vườn tược của mình, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Nhưng ngay sau đó, câu chuyện thuật lại một chi tiết khác có phần trái ngược với lúc đầu. Chi tiết này không được nhắc đến trong bài đọc một hôm nay: Có một người tên là Khanania cùng với vợ là Xaphira bán một thửa đất. Hai ông bà giả vờ đã đưa tất cả số tiền cho các Tông Đồ, nhưng thật ra là giữ lại một phần tiền. Chọn lựa này đã khiến họ phải trả một giá rất cay đắng là cái chết. Thiên Chúa và tiền bạc là hai ông chủ mà những người tôi tớ phục vụ không được lẫn lộn. Và như thế, cũng rất có nguy cơ, người ta sẽ nhầm lẫn hòa hợp với sự yên ổn chóng qua do thỏa hiệp.

Một cộng đoàn có thể rất yên ổn, tốt đẹp; mọi sự đều suôn sẻ nhưng không hề có hòa hợp. Thật vậy, có lần tôi đã nghe được từ một vị Giám mục một điều khá lý thú: ‘Trong giáo phận, tình hình rất yên ắng. Nhưng nếu bạn chỉ cần đụng vào vấn đề này; vâng, chỉ cần đụng vào vấn đề này thôi, thì ngay lập tức chiến tranh sẽ bùng nổ.’ Đúng là một sự hòa hợp do thỏa hiệp! Và đó không phải là sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần. Chúng ta gọi đó là sự hòa hợp giả tạo, giống như trường hợp của ông Khanania và vợ là bà Xaphira với tất cả những gì mà họ đã làm.

Thần Khí và ơn can đảm

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng việc mời gọi mọi người cùng đọc lại sách Công vụ Tông Đồ về những Kitô hữu sơ khai và đời sống chung của họ: “Sẽ thật tốt nếu chúng ta biết cách để làm chứng tá trong những môi trường mà chúng ta đang sống. Sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần mang lại cho chúng ta lòng quảng đại để không giữ bất cứ gì làm của riêng, cho dù có thiếu thốn. Sự hòa hợp ấy ban cho chúng ta một thái độ thứ hai: ‘Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng’. Điều này có nghĩa là các ông được ơn can đảm. Khi có sự hòa hợp trong Giáo hội, trong cộng đoàn thì sẽ có sự can đảm, can đảm để làm chứng về Thiên Chúa Phục Sinh.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Kitô hữu sống sự hòa hợp của Thần Khí chứ không phải sự yên ổn do thỏa hiệp

Kitô hữu sống sự hòa hợp của Thần Khí chứ không phải sự yên ổn do thỏa hiệp

Thánh lễ sáng thứ ba, 06.04

VATICAN. “Không thể lẫn lộn sự hòa hợp ngự trị trong cộng đoàn Kitô hữu, là hoa trái của Thần Khí, với sự ‘yên ổn’ có được do dàn xếp, thương lượng thường che đậy đi những xung đột và chia rẽ bên trong. Một cộng đoàn được hợp nhất trong Đức Kitô cũng là một cộng đoàn tràn đầy sức mạnh và can đảm.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, ngày 05 tháng 04, tại nguyện đường thánh Martha.

Một lòng một ý, không ai phải thiếu thốn, mỗi người được phân phát tùy theo nhu cầu. Đó là bức tranh mà sách Công vụ Tông Đồ miêu tả lại. Từ bức tranh ấy, xuất hiện một từ có thể tổng hợp tất cả những tình cảm và lối sống của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, đó là: hòa hợp.

Tiền bạc – kẻ thù gây chia rẽ

Chúng ta có thể đồng thuận với nhau một tình trạng hòa bình nhất định nào đó. Nhưng sự hòa hợp là một ân sủng nội tâm chỉ có Chúa Thánh Thần mới thực hiện được. Và những cộng đoàn Kitô hữu sơ khai đã sống trong sự hòa hợp đó chứ không phải tình trạng yên ổn do thỏa hiệp. Có hai dấu hiệu của sự hòa hợp: không ai phải thiếu thốn và mọi sự đều là của chung. Điều ấy có nghĩa là gì? Họ sống với nhau chỉ có một lòng một ý, không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Thật sự không ai trong số họ phải thiếu thốn. Sự hòa hợp đích thực của Chúa Thánh Thần lại có một sự liên hệ trái ngược rất mạnh mẽ với tiền bạc: tiền chính là kẻ thù của sự hòa hợp, tiền là sự quy kỷ. Vì thế, dấu hiệu của sự hòa hợp là mọi người biết cho đi tất cả những gì mình có, vì họ không còn thiếu thốn nữa.

Sự yên ổn do thỏa hiệp – một tình trạng mong manh

Sách Công vụ Tông Đồ kể lại rằng ông Banaba đã bán tất cả vườn tược của mình, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Nhưng ngay sau đó, câu chuyện thuật lại một chi tiết khác có phần trái ngược với lúc đầu. Chi tiết này không được nhắc đến trong bài đọc một hôm nay: Có một người tên là Khanania cùng với vợ là Xaphira bán một thửa đất. Hai ông bà giả vờ đã đưa tất cả số tiền cho các Tông Đồ, nhưng thật ra là giữ lại một phần tiền. Chọn lựa này đã khiến họ phải trả một giá rất cay đắng là cái chết. Thiên Chúa và tiền bạc là hai ông chủ mà những người tôi tớ phục vụ không được lẫn lộn. Và như thế, cũng rất có nguy cơ, người ta sẽ nhầm lẫn hòa hợp với sự yên ổn chóng qua do thỏa hiệp.

Một cộng đoàn có thể rất yên ổn, tốt đẹp; mọi sự đều suôn sẻ nhưng không hề có hòa hợp. Thật vậy, có lần tôi đã nghe được từ một vị Giám mục một điều khá lý thú: ‘Trong giáo phận, tình hình rất yên ắng. Nhưng nếu bạn chỉ cần đụng vào vấn đề này; vâng, chỉ cần đụng vào vấn đề này thôi, thì ngay lập tức chiến tranh sẽ bùng nổ.’ Đúng là một sự hòa hợp do thỏa hiệp! Và đó không phải là sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần. Chúng ta gọi đó là sự hòa hợp giả tạo, giống như trường hợp của ông Khanania và vợ là bà Xaphira với tất cả những gì mà họ đã làm.

Thần Khí và ơn can đảm

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng việc mời gọi mọi người cùng đọc lại sách Công vụ Tông Đồ về những Kitô hữu sơ khai và đời sống chung của họ: “Sẽ thật tốt nếu chúng ta biết cách để làm chứng tá trong những môi trường mà chúng ta đang sống. Sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần mang lại cho chúng ta lòng quảng đại để không giữ bất cứ gì làm của riêng, cho dù có thiếu thốn. Sự hòa hợp ấy ban cho chúng ta một thái độ thứ hai: ‘Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng’. Điều này có nghĩa là các ông được ơn can đảm. Khi có sự hòa hợp trong Giáo hội, trong cộng đoàn thì sẽ có sự can đảm, can đảm để làm chứng về Thiên Chúa Phục Sinh.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Đức Giáo hoàng nói Giáo hội không cần ‘tiền bẩn’

Đức Giáo hoàng nói Giáo hội không cần ‘tiền bẩn’

Đức Thánh cha Phanxicô giữa đám đông tại Quảng trường Thánh Phêrô

Nói về nạn bóc lột và trả lương không công bằng cho công nhân, Đức Thánh cha Phanxicô bảo các nhà hảo tâm hãy quên chuyện đóng góp tài chính cho Giáo hội đi nếu đồng tiền kiếm được của họ là do lừa gạt người khác.

“Làm ơn kiểm tra và đốt hết những đồng tiền đó đi” – ngài nói trong tiếng vỗ tay hoan hô.

“Dân Chúa – là Giáo hội – không cần đến những đồng tiền dơ bẩn. Họ cần những tấm lòng mở ra đón nhận lòng thương xót của Chúa” – Đức Giáo hoàng nói trong buổi tiếp kiến chung hôm 2 tháng Ba tại Quảng trường Thánh Phêrô, Catholic News Service đưa tin.

Thiên Chúa muốn con người quay lưng với ma quỷ và làm những gì là công bằng, không che đậy tội lỗi bằng những cử chỉ hy sinh, ngài nói.

“Tôi nghĩ đến một số nhà hảo tâm dâng cúng một món quà cho Giáo hội – ngài nói – và đôi khi món quà ấy “là kết quả của nước mắt và máu của nhiều người bị bóc lột, ngược đãi, nô lệ hóa bởi công việc được trả lương ba cọc ba đồng”.

Ngài nói ngài sẽ bảo những nhà tài trợ đó hãy đi đi bởi Thiên Chúa cần những người dù tội lỗi “có bàn tay được thanh tẩy” đã thay đổi lối sống, tránh xa ma quỷ và làm việc vì những điều thiện hảo và công bằng như giúp đỡ người bị áp bức và bảo vệ kẻ yếu hèn.

UCANWES-VN

Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Thượng Phụ Chính Thống Ethiopia

Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Thượng Phụ Chính Thống Ethiopia

Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Thượng Phụ Chính Thống Ethiopia

VATICAN. ĐTC đề cao chứng tá tử đạo của Giáo Hội Chính Thống Ethiopia và kêu gọi các nhà cầm quyền chính trì kinh tế thăng tiến sự sống chung hòa bình.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 29-2-Jerusalem, dành cho Đức Thượng Phụ Chính Thống Ethiopia, Abuna Matthias I, và phái đoàn đến viếng thăm Tòa Thánh.

Sau khi nhắc đến bao nhiêu yếu tố chung giữa Công Giáo và Chính Thống Ethiopia trong đức tin, truyền thống đan tu và phụng vụ, ĐTC nói rằng:

”Giáo Hội anh chị em là một Giáo Hội của các vị tử đạo ngay từ đầu, và ngày nay anh chị em vẫn còn chứng kiến bạo lực tàn phá chống các tín hữu Kitô và các nhóm thiểu số khác tại Trung Đông và một số miền ở Phi châu. Một lần nữa chúng ta không thể không yêu cầu những người nắm vận mạng chính trị và kinh tế thế giới thăng tiến một sự sống chung hòa bình dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hòa giải, trên sự tha thứ và liên đới”.

ĐTC ca ngợi nỗ lực của đất nước Ethiopia đang thực hiện để cải tiến cuộc sống của dân chúng và xây dựng một xã hội ngày càng công bằng hơn, dựa trên chế độ Nhà nước pháp quyền, và trên sự tôn trọng vai trò của phụ nữ. Ngài đặc biệt nhắc đến vấn đề thiếu nước với những hậu quả trầm trọng về mặt xã hội và kinh tế.

Sau cùng ĐTC nói thêm: ”Chúng ta ý thức rằng lịch sử đã để lại một gánh nặng với những hiểu lầm đau thương và nghi kỵ, chúng ta xin Chúa tha thứ và chữa lành. Chúng ta cầu nguyện cho nhau, cầu xin sự phù hộ của các vị tử đạo và của các thánh trên tất cả những tín hữu được ủy thác cho sự chăm sóc mục vụ của chúng ta”

Giáo Hội Chính Thống Ethiopia hiện có khoảng 35 triệu tín hữu, và giao hảo với Giáo Hội Công Giáo từ lâu. (SD 29-2-2016)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Đức Thánh Cha viếng thăm linh cữu bà thư ký

Đức Thánh Cha viếng thăm linh cữu bà thư ký

Pope Francis during the visit to the body of Miriam Wuolou, a receptionist at Santa Marta residence

Vatican – Bà thư ký của Đức Thánh Cha là Miriam Woulou đã tìm thấy chết cách đây mấy hôm trong căn chung cư tại Rome sau khi người anh em của Bà đã gọi điện thoại nhưng không thấy trả lời. Trước khi mất bà có mang thai được 7 tháng đồng thời cũng đang mang chứng bệnh tiểu đường, có thể là sự nguy hiểm và cả bào thai trong bụng cũng thế.

Vatican đã cho tiến hành việc điều tra cái chết của bà thư ký. Cảnh sát đã phỏng vấn người anh em của bà, người chồng trước và người bạn trai đã quen gần đây nhất là một cảnh sát đang làm việc tại Vatican.

Những nhân viên điều tra cũng tiến hành việc khám nghiệm DNA bào thai của bà để xác nghiệm ai là cha của bào thai này.

Căn chung cư của bà cũng được rào kính, nhóm nhân viên pháp y truy lùng những bằng chứng và thâu thập vài món đồ cá nhân có thể giúp trong việc khám nghiệm.

Đám tang cho bà Woulou đã được cử hành vào ngày thứ bảy ngày 27 tháng 2-2016. ĐTC đã đến thăm viếng trước buổi lễ, ĐTC cũng đã đặt vòng hoa tưởng niệm kế bên quan tài của bà và rải nước thánh, sau đó Ngài đã cầu nguyện trong 20 phút.

Thái Trọng

Phỏng dịch từ NY Times

Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Thụy Điển ngày 31-10-2016

Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Thụy Điển ngày 31-10-2016

Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Thụy Điển ngày 31-10-2016

VATICAN. ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm Thụy Điển vào ngày 31-10 năm nay, và cùng chủ tọa buổi tưởng niệm đại kết tại thành phố Lund nhân kỷ niệm 500 năm cuộc cải cách Tin Lành vào năm 2017.

Thông cáo chung của Công Giáo và Liên hiệp Tin Lành Luther công bố hôm 25-1-2016 cho biết buổi tưởng niệm sẽ được ĐTC Phanxicô, Đức GM Munib A. Younan, Chủ tịch Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới, và Mục Sư Martin Junge, Tổng thư ký của liên hiệp này, chủ tọa. Buổi lễ được sự cộng tác của Giáo hội Thụy Điển và giáo phận Công Giáo Stoackholm.

Việc tưởng niệm chung sẽ làm nổi bật những tiến bộ đại kết giữa Công Giáo và Tin Lành Luther, những hồng ân cho nhau xuất phát từ cuộc đối thoại. Biến cố này sẽ bao gồm một buổi lễ chung dựa trên cẩm nang phụng vụ Công Giáo – Luther (Common Prayer) mới xuất bản.

ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, giải thích rằng: ”Cùng nhau tập trung vào đặc tính trọng yếu của vấn đề Thiên Chúa và một lối tiếp cận có trọng tâm là Chúa Kitô, các tín hữu Luther và Công Giáo sẽ có cơ hội cử hành việc tưởng niệm đại kết về cuộc Cải Cách, không phải như một cách thức thực tiễn, nhưng với cảm thức sâu xa về niềm tin nơi Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại”. (SD 25-1-2016)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

ĐTC Phanxicô gặp gỡ 40,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu ngày thứ tư 11-11-2015

ĐTC Phanxicô gặp gỡ 40,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu ngày thứ tư 11-11-2015

Pope tiếp kiến hơn, 40000 tín Hữu

Chung sống chia sẻ là phẩm chất đặc thù của cuộc sống gia đình. Nó là hàn thử biều giúp đo lường các tương quan, và đuợc thể hiện tràn đầy trong Bí Tích Thánh Thể, khi tín hữu chia sẻ với nhau Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, là lương thực dưỡng nuôi tình yêu đích thạt và bền lâu.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với gần 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ ngày thứ tư 11-11-2015. Đa số các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu. Từ Phi châu có phái đoàn Ghana, Từ Á châu có các đoàn hành hương Nam Hàn và Nhật Bản. Trong khi từ Brasil có các đoàn hành hương Aracaju, Divinopolis, Pernambuco và Sao Paolo. Cũng có vài nhóm tín hữu Việt Nam đến từ Đan Mạch và tiểu bang California Hoa Kỳ.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý: tinh thần chung sống chia sẻ trong gia đình. Ngài nói: Đây là một phẩm chất đặc thù của cuộc sống gia đình mà người ta học từ ngay những ngày đầu của cuộc sống. Nó là thái độ chia sẻ các thiện ích của cuộc sống, và người ta hạnh phúc vì có thể làm như vậy. Nhưng chia sẻ và biết chia sẻ  là một nhân đức qúy báu. Biểu tượng của nó, “hình ảnh” của nó là gia đình tụ họp chung quanh bàn ăn. Việc chia sẻ bữa ăn, và vượt ngoài thực phẩm – việc chia sẻ tình yêu thương, các câu chuyện, các biến cố… là một kinh nghiệm quan trọng. Khi có một lễ, một ngày sinh nhật, một ngày kỷ niệm, người ta tìm lại nhau chung quanh một bàn ăn. Trong một vài nền văn hóa người ta cũng có thói quen làm điều này trong dịp tang chế, để gần gũi với người đau khổ vì mất thân nhân. ĐTC khẳng định thêm như sau:

Việc chung sống chia sẻ là một hàn thử biểu chắc chắn giúp đo lường các tương quan: nếu trong gia đình có điều gì đó không ổn, hay một vết thương ẩn kín, thì người ta hiểu ngay tại bàn ăn. Một gia đình mà hầu như không bao giờ ăn chung với nhau, hay tại bàn ăn không nói chuyện với nhau, nhưng nhìn truyền hình hay nhìn điện thoại di động, thì đó là một gia đình “ít có tính cách gia đình”. Khi người ta sử dụng máy vi tính hay điện thoại di động mà không nói chuyện với nhau, thì gia đình ít có tính cách gia đình. Khi con cái gắn chặt với mày vi tính hay điện thoại di động ở bàn ăn, và người ta không lắng nghe nhau, đó không phải là gia đình, đó là một nhà trọ.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta tất cả đều hiết rằng Kitô giáo có một ơn gọi đặc biệt chung sống chia sẻ. Chúa Giêsu thích giảng dậy tại bàn ăn, và đôi khi Ngài trình bầy Nước Thiên Chúa như một bữa tiệc. Chúa Giêsu cũng lựa chọn bàn ăn để trao ban cho các môn đệ sứ điệp tinh thần của Ngài- ngài làm điều đó trong bữa ăn chiều – cô đọng trong cử chỉ tưởng niệm cuộc Hiến Tế của Ngài: trao ban Mình và Máu làm Của Ăn và Của Uống cứu độ, dưỡng nuôi tình yêu đích thật và bền lâu.

Trong viễn tượng này, chúng ta có thể hiểu rằng  trong Thánh Lễ gia đình ở trong nhà mình, chính vì nó đem tới Thánh Thể  kinh nghiệm chung sống chia sẻ và rộng mở cho ơn thánh của việc sống chung chia sẻ đại đồng, của tình yêu của Thiên Chúa đối với thế giới. Khi tham dự bí tích Thánh Thể, gia đình được thanh tẩy khỏi cám dỗ khép kín trong chính mình, được củng cố trong tình yêu, trong lòng trung thành và nới rộng các biên giới của tình huynh đệ theo trái tim của Chúa Kitô.

Nhận xét về thời đại ngày nay ĐTC nói: Trong thời đại ngày nay, bị ghi dấu bởi biết bao nhiêu khép kín và qúa nhiều bức tường ngăn cách, việc chung sống chia sẻ, do gia đình sinh ra và được bí tích Thánh Thể nới rộng, trở thành một cơ may nền tảng. Bí tích Thánh Thể và các gia đình được Thánh Thể nuôi dưỡng có thể chiến thắng các khép kín đó và xây dựng các cây cầu tiếp đón và bác ái. Phải, Bí tích Thánh Thể  của một Giáo Hội tại gia, có khả năng tái trao ban cho cộng đoàn men hoạt động của việc chung sống chia sẻ và sự tiếp đón nhau, là một trường học bao gồm nhân bản không sợ hãi các đối chiếu.

Ký ức về các nhân đức gia đình giúp chúng ta hiểu. Chính chúng ta đã thừa nhận và còn thừa nhận rằng các phép lạ nào có thể xảy ra khi một bà mẹ trông nom chú ý, nuôi nấng và săn sóc con cái của người khác, ngoài con cái của mình.  Cho tới ngày hôm qua đây chỉ cần một bà mẹ là đủ trông nom mọi đứa trẻ trong sân! Còn nữa, chúng ta biết rõ một dân tộc có sức mạnh nào, khi các người cha coi con cái như một thiện ích được chia sẻ, họ hạnh phúc và hãnh  diện che chở con cái họ. Tiếp dến ĐTC ghi nhận các bối cảnh xã hội ngày nay như sau:

Ngày nay nhiều môi trường xã hội đặt ra các chướng ngại cho sự chung sống chia sẻ trong gia đình. Thật thế, ngày nay nó không dễ dàng. Chúng ta phải tìm ra cách thế tái phục hồi nó: nói chuyện với nhau tại bàn ăn, lắng nghe nhau tại bàn ăn. Không thinh lặng, cái thinh lặng ấy không phải là thinh lặng của các nữ đan sĩ, nó là sự thinh lặng của tính ích kỷ: mỗi người có cái của mình hoặc là truyền hình hay máy vi tính… và người ta không nói với nhau nữa. Không, đừng thinh lặng. Hãy thu hồi sự chung sống chia sẻ trong gia đình miễn là bằng cách thích ứng nó với thời đại. Việc chung sống chia sẻ xem ra trở thành một điều mà người ta buôn bán, nhưng như vậy nó trở thành một điều khác. Việc nuôi dưỡng không chỉ luôn luôn là biểu tượng của một sự chia sẻ công bằng các của cải, có khả năng đạt tới những người không có cơm bánh và tình yêu thương. Tại các nước giầu chúng ra bị giản lược vào chỗ tiêu tiền cho việc ăn uống qúa độ, rồi lại sửa chữa việc thái quá ấy. Và dịch vụ vô nghĩa này khiến cho chúng ta không chú ý tới cái đói đích thật của thân xác và của linh hồn. Khi không có sự chung sống chia sẻ, thì có ích kỷ, mỗi người nghĩ tới chính mình. Tệ hơn nữa là việc quảng cáo đã khiến cho nó trở thành một ăn bữa nhỡ buồn chán và một ước muốn ăn bánh ngọt. Trong khi có quá nhiều anh chị em ở bên ngoài bàn ăn. Thật là hơi đáng xấu hổ phải không?

Chúng ta hãy nhìn vào mầu nhiệm Tiệc Bí Tích. Chúa bẻ bánh Mình và đổ Máu Ngài cho tất cả mọi người. Thật thế, không có chia rẽ nào có thể chống lại Hy Lễ hiệp thông này. Chỉ có thái độ giả dối, đồng lõa với sự dữ có thể loại trừ  khỏi nó. Mọi xa cách khác không thể chống lại quyền năng không được che chở  của bánh được bẻ ra và rượu được đổ ra này, là Bí Tích Thân Mình duy nhất của Chúa. Liên minh sống động của các gia đình kitô đi trước, nâng đỡ và bao gồm, trong năng động của tính hiểu khách của nó, các mệt nhọc và niềm vui thường ngày, cộng tác với ơn của Bí Tích Thành Thể, có khả năng tạo dựng sự hiệp thông luôn mới mẻ với sức mạnh bao gồm và cứu rỗi.

Kết thúc bàì huấn dụ ĐTC nói: Như thế gia đình kitô sẽ cho thấy chân trời rộng rãi của nó, là chân trời của Giáo Hội, Mẹ của tất cả mọi người, của tất cả những người bị bỏ rơi và loại trừ, trong tất cả mọi dân tộc. Chúng ta hãy cầu nguyện để sự chung sống chia sẻ này của gia đình có thể lớn lên và chín mùi trong thời gian ơn thánh của Năm Lòng Thương Xót sắp tới.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương và chúc mọi người có các ngày thăm viếng Roma nhiều bổ ích và ơn thánh. Chào các nhóm ba Lan ngài nói hôm qua Ba Lan cử hành ngày lễ độc lập. Trong bối cảnh này tôi xin lập lại lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói tại Varsava ngày mùng 2 tháng 6 năm 1979 rằng: “Không có Chúa Kitô, thì không hiểu được lịch sử của dân nước Ba Lan”. Anh chị em hãy kiên trì trung thành với Tin Mừng và truyền thống của Cha ông trong việc phục vụ quê hương anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Ba lan và từng người trong anh chị em.

Chào các tín hữu Slovac tháp tùng các Giám Mục về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh, đặc biệt là các linh mục, chủng sinh và tu sĩ nam nữ, ĐTC cầu mong chuyến viếng thăm Roma củng cố ý thức tuỳ thuộc Giáo Hội đại đồng của họ. ĐTC xin họ tháp tùng các Giám Mục với lời cầu nguyện sốt sắng và đừng quên cầu nguyện cho ngài. 

Chào các đoàn hành hương nói tiếng Ý ĐTC nhắc cho mọi người biết hôm qua Giáo Hội kình nhớ thánh Martino Giám Mục thành Tours bên Pháp, một gương mặt rất bình dân, đặc biệt tại Âu châu, mẫu gương của việc chia sẻ với người nghèo. Năm tới dịp kỷ niệm 1700 năm thánh nhân sinh ra trùng với Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Ngỏ lời với người trẻ, các anh chị em đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC xin Chúa giúp các bạn trẻ trở thành những người thăng tiến lòng thương xót và sự hòa giải; nâng đỡ các bệnh nhân không mất niềm tin tưởng cả trong  những lúc khổ đau; và ban cho các đôi tân hôn biết tìm ra trong Tin Mừng niềm vui đón nhận mọi sự sống, nhất là sự sống yếu đuối không được bênh đỡ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Tòa Thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải- Vatican Radio

Tiến tới Văn kiện chung kết Thượng Hội đồng Giám Mục

Tiến tới Văn kiện chung kết Thượng Hội đồng Giám Mục

Thượng Hội Đồng Giám Mục ngày 24 tháng 10 2015

VATICAN. Chiều thứ bẩy 24-10 này, các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua bản tường trình chung kết Thượng HĐGM về gia đình để đệ lên ĐTC.

Văn kiện này nhắm góp ý với ĐTC và không trực tiếp gửi đến dân chúng.

Trong cuộc họp báo trưa ngày 23-10-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã cho biết công việc ”chạy nước rút” của Ủy ban soạn dự thảo bản Tường trình chung kết, dầy khoảng 100 trang.

Dự thảo này được ĐHY Peter Erdoe, người Hungari, Tổng tường trình viên, trình bày tổng quát trong phiên khoáng đại thứ 15 trước sự hiện diện của ĐTC từ lúc 4 giờ rưỡi chiều ngày 22-10-2015. Đã có nhiều nghị phụ lên tiếng phát biểu vắn tắt sau đó. Tiếp đến các nghị phụ đã mang dự thảo về nhà để nghiên cứu suy tư thêm.

Trong phiên họp khoáng đại thứ 16 sáng thứ sáu, 23-10-2015, các nghị phụ đã lên tiếng góp ý sửa chữa dự thảo Phúc trình chung kết, tổng cộng có 51 nghị phụ phát biểu, về nhiều khía cạnh khác nhau, từ các trích dẫn Kinh Thánh, cho tới các khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề tương quan giữa lương tâm và luật pháp. Các nghị phụ cũng có thể góp ý trên giấy tờ, để Ủy ban soạn dự thảo cứu xét chiều ngày thứ sáu 23-10-2015.

Ủy ban đã làm việc rất khẩn trương. ĐTC đã đến viếng thăm và ủy lạo các nghị phụ trong lúc làm việc. Tổng cộng các vị đã cứu xét 1.355 đề nghị sửa chữa về 3 phần của Văn kiện. Mọi người đều nhận thấy bản dự thảo Phúc trình chung kết mạch lạc và tốt hơn nhiều so với Tài liệu làm việc.

Trong phiên khoáng đại thứ 17 vào sáng thứ bẩy 24-10 này, các nghị phụ sẽ nghe đọc Phúc trình chung kết rồi sẽ bỏ phiếu trong phiên họp cuối cùng ban chiều cùng ngày. Phúc trình này sẽ được đệ lên ĐTC để ngài quyết định, vì Thượng HĐGM chỉ có chức năng tư vấn.

Sáng chúa nhật 25-10, ĐTC sẽ cùng với các nghị phụ cử hành thánh lễ bế mạc 3 tuần Thượng HĐGM. (SD 23-10-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

ĐTC TIẾP KIẾN CÁC BỘ TRƯỞNG MÔI SINH LIÊN HIỆP ÂU CHÂU

ĐTC TIẾP KIẾN CÁC BỘ TRƯỞNG MÔI SINH LIÊN HIỆP ÂU CHÂU

ĐTC tiếp kiến các bộ trưởng môi sinh

VATICAN: Sáng ngày 16 tháng 9 ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến các Bộ trưởng môi sinh của các nước Liên Hiệp Âu châu. Ngài kêu gọi thực thi ba nguyên tắc: liên đới, công bằng và chia sẻ.

ĐTC khẳng định rằng môi sinh là thiện ích chung và là gia tài của toàn nhân loại. Vì thế mọi người đều có nhiệm vụ cộng tác với nhau để bảo vệ và gìn giữ nó cho thiện ích chung. Nhưng trước các tai ương môi sinh người nghèo phải đau khổ nhất, vì các hậu quả to lớn của chúng.

Tình liên đới đòi buộc phải sử dụng các dụng cụ hữu hiệu, có khả năng hiệp nhất việc chống lại nạn môi sinh đồi tệ với cuộc chiến chống nạn nghèo đói: bằng cách phát triển và di chuyển các kỹ thuật thích hợp, có khả năng sử dụng các tài nguyên nhân bản và thiên nhiên, xã hội và kinh tế, tới các địa phương. Sự công bằng đỏi hỏi các nước giầu miền bắc bán cầu trả “món nợ môi sinh” cho các nước nghèo miền nam bán cầu, đặc biệt vài nước đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên quá độ tạo ra các mất thăng bằng thương mại, để lại các hệ lụy tiêu cực trên môi sinh. Các nước giầu được mời gọi góp phần giải quyết món nợ đó và làm gương hạn chế việc tiêu thụ năng lượng không thể canh tân, đem tài nguyên tới các nước cần được trợ giúp để thăng tiến các đường lối chính trị và chương trình phát triển có thể chịu đựng được, sử dụng các hệ thống quản trị liên quan tới rừng, việc vận chuyển, rác, hiện tượng phung phí thực phẩm, hầu cải tiến kinh tế và khích lệ người dân có các cung cách sống khác có trach nhiệm hơn. Sau cùng là việc tham dự của tất cả các phần tử liên hệ, nhất là những người đã không hề có tiếng nói trong các quyết định liên quan tới thiện ích chung (SD 16-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐTC TIẾP CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÔNG LÝ MÔI SINH VÀ CÁC THAY ĐỔI KHÍ HẬU

ĐTC TIẾP CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÔNG LÝ MÔI SINH VÀ CÁC THAY ĐỔI KHÍ HẬU

ĐTC ký văn bản

VATICAN: ĐTC kêu gọi mọi người, mọi chính quyền và tổ chức toàn thế giới góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng môi sinh và các thay đổi khí hậu.

ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm tham dự viên hội nghị quốc tế về “công lý môi sinh và thay đổi khí hậu”, do Hiệp hội phát triển có thể chịu đựng được tổ chức tại Roma trong các ngày này. Khí hậu là một thiện ích chung ngày nay đang bị đe dọa một cách trầm trọng: bằng chứng là các thay đổi khí hậu, hiện tượng hâm nóng toàn cầu và các tai ương thiên nhiên gia tăng. Đó là các để tài quan trọng cấp thiết lôi kéo sự chú ý của giói truyền thông, dư luận công cộng, các vị lãnh đạo chínht trị và các nhà khoa học. Các thay đổi khí hậu tạo ra các hậu quả tai hại cho xã hội và khiến cho những người nghèo phải thiệt thòi và khổ đau nhiều nhất. Như đề tài của hội nghị nêu bật, vấn đề khí hậu là một vấn đề của sự công bằng và cũng là vấn đề liên đới nữa, hai vấn đề gắn liền nhau. Nó liên quan tới phẩm giá của từng người, như là các dân tộc và như là các người nam nữ.

Khoa học và kỹ thuật đặt trong tay chúng ta một quyền lực chưa từng có, và nhiệm vụ của chúng ta đối vớí toàn nhân loại và đặc biệt đối với người nghèo và các thế hệ tương lại là sử dụng nó cho thiện ích chung. Tuy có nhiều mâu thuẫn nhưng chúng ta có đủ các lý do để dưỡng nuôi hy vọng thành công trong nỗ lực này. Tuy nhiên, mỗi người được mời gọi đáp trả lại lời mời gọi ấy một cách riêng rẽ, trong môi trường gia đình, việc làm, trong lãnh vực kinh tế, nghiên cứu, xã hội dân sự và các cơ cấu. Mọi người đều được mời gọi góp phần để kết qủa là hoa trái của một công việc chung. Trong Thông điệp “Laudato si’” tôi đã đề nghị như con đường duy nhất giúp đương đầu với các vấn đề của thế giới chúng ta và tìm ra các giải pháp thực sự hữu hiệu. Sự hiện diện của các giới chức tôn giáo, chính trị, kinh tế, khoa học trong nhiều lãnh vực và của các tổ chức quốc tế và các tổ chức dấn thân trong cuộc chiến đấu chống nghèo túng trong hội nghị nói lên tầm quan trọng ấy. Tôi xin mời gọi tất cả mọi người cố gắng để trong các bàn hội nghị tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội và môi sinh duy nhất và phức, tạp tiếng nói của những người nghèo nhất được lắng nghe, giữa các quốc gia và các bản vị con người: đây cũng là  một bổn phận của công lý môi sinh.

ĐTC cầu mong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và sư phát triển có thể chịu đựng nổi, nhóm tại Paris vào đầu tháng 12 này đạt được các thỏa hiệp môi sinh toàn cầu thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Cá nhân ngài và toàn Giáo Hội ủng hộ các nỗ lực này bắt đầu với điều không thể thiếu là lời cầu nguyện (SD 11-9-2015)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Đức Thánh Cha cổ võ sống chung hòa bình giữa các tôn giáo

Đức Thánh Cha cổ võ sống chung hòa bình giữa các tôn giáo

Tirane

TIRANA. ĐTC Phanxicô cổ võ sự sống chung hòa bình giữa tín đồ các tôn giáo và kêu gọi hãy xác tín ”hòa bình là điều có thể”.

 

Trên đây là nội dung sứ điệp của ĐTC gửi hơn 400 các vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị quốc tế trong buổi khai mạc cuộc gặp gỡ về hòa bình tại Tirana, thủ đô Albani, chiều chúa nhật 6-9-2015. Ngài khẳng định rằng:

 

”Sự sống chung hòa bình và phong phú giữa con người và các cộng đồng thuộc các tôn giáo khác nhau không những là điều đáng mong ước, nhưng cụ thể còn là điều có thể và khả dĩ thực thi. Thực vậy, sự sống chung hòa bình giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau là một thiện ích vô giá đối với hòa bình và sự phát triển hòa hợp của một dân tộc. Đó là một giá trị cần bảo tồn và phát huy mỗi ngày, qua sự giáo dục về sự tôn trọng những khác biệt và những căn tính đặc thù, cởi mở đối thoạt và cộng tác để mưu công ích cho mọi người..”

 

ĐTC cũng nhận xét rằng ngày nay cần phải tái khẳng định ”Hòa bình luôn luôn là điều có thể”, nhất là vì ngày nay tại một số miền trên thế giới bạo lực, bách hại và những đàn áp chống tự do tôn giáo dường như đang hiển trị cùng với thái độ cam chịu đứng trước những xung đột kéo dài. Chúng ta không được cam chịu chấp nhận chiến tranh! Và chúng ta không thể dửng dưng trước những ngừơi đang chịu đau khổ vì chiến tranh và bạo lực!”.

 

ĐTC tố giác rằng ”Dựng lên những bức tường và hàng rào để ngăn chặn những người tìm kiếm một nơi hòa bình, đó cũng là bạo lực. Xua đuổi những người trốn chạy những hoàn cảnh vô nhân đạo và hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn, đó cũng là bạo lực. Là bạo lực khi gạt bỏ trẻ em và người già ra khỏi xã hội và chính cuộc sống! Gia tăng hố chia cách giữa người phung phú những gì dư thừa và những người thiếu những gì cần thiết, đó là bạo lực”.

 

 Với sứ điệp trên đây, cuộc gặp gỡ quốc tế về hòa bình do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức và kéo dài đến ngày 8-9-2015.

 

Lễ nghi khai mạc diễn ra tại trung tâm hội nghị ở Tirana. Trong số các vị hiện diện và lên tiếng có thủ tướng Albani Ông Edi Rama. Lên tiếng trong dịp này có bộ trưởng tư pháp Italia, Ông Andrea Orlando, Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê bên Irak, Đức TGM giáo chủ Chính Thống Albani, và nhiều vị khác đến từ Á, Âu và Phi châu. Có 27 cuộc trao đổi bàn tròn về nhiều đề tài khác nhau (RG 6-9-2015)

 

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

140 Giám Mục chuẩn bị Công đồng Liên Chính thống giáo

140 Giám Mục chuẩn bị Công đồng Liên Chính thống giáo

Đức Thượng Phụ Bartolomaios

ISTANBUL. Trong những ngày này, từ 29-8 đến 2-9-2015, 140 GM Chính Thống từ các nơi trên thế giới đang nhóm họp tại Istanbul, Thổ nhĩ kỳ, để chuẩn bị cho Công đồng Liên Chính Thống giáo khai mạc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm tới, 2016.

Các GM tựu về đây theo lời mời của Đức Thượng Phụ Bertolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople và cũng là Giáo Chủ danh dự chung của toàn Chính Thống giáo. Ngày 1-9-2015, các GM cử hành ngày cầu nguyện cho việc bảo tồn thiên nhiên, ngày mà Giáo Hội Công Giáo cử hành lần đầu tiên, tại Đền thờ Thánh Phêrô và các nơi khác.

Công đồng Chính Thống vào năm tới sẽ là Công đồng Liên Chính Thống giáo đầu tiên từ hơn 10 thế kỷ. Công đồng chung lần chót với sự tham dự của các GM Đông và Tây là Công đồng Nicea năm 787.

Công đồng Liên Chính Thống giáo đã được đề nghị từ năm 1961, nhưng cho đến nay chưa tiến hành được. Vì nhiều tranh luận không được giải quyết, nên có nhiều người nghi ngờ không biết Công đồng dự kiến vào năm tới có thể tiến hành được không. Cả việc chọn lựa các đề tài cũng là điều gây tranh luận. Giáo Hội Chính Thống Nga cho rằng Công đồng chỉ bàn về những đề tài được tất cả các Giáo Hội Chính Thống quốc gia đồng ý. Một vấn đề gây xung đột trầm trọng là những quan điểm khác nhau về các Giáo Hội Chính Thống ở Cộng hòa Ucraine và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương tại nước này.

Ngoài ra Công đồng sẽ bàn về những vấn đề như lịch phụng vụ, và luật về hôn phối, giá trị bí tích rửa tội của các tín hữu Kitô khác, việc thành lập các Giáo Hội tự quản, xét vì các tín hữu từ những nước có truyền thống Chính Thống kỳ cựu ngày càng di cư sang Tây Phương và các nơi khác (KNA 28-8-2015)

 G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

Khác biệt giữa Đức Biển Đức 16 và Phanxicô về đại kết

Khác biệt giữa Đức Biển Đức 16 và Phanxicô về đại kết

Hai ĐTC

BONN. Trong lãnh vực đại kết Kitô, ĐGH Phanxicô ít chú trọng về đối thoại thần học và nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ thân hữu, huynh đệ và sự cộng tác, nhất là trong lãnh vực xã hội.

Trên đây là nhận định của ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, trong cuộc phỏng vấn dành cho mạng Công Giáo ”katholische.de” truyền đi từ thành phố Bonn hôm 24-8-2015.

ĐHY Koch nói: ”Trong lãnh vực đại kết, ĐGH Phanxicô theo đuổi một lối tiếp cận khác với vị tiền nhiệm. Ngài nhấn mạnh nhiều hơn đến việc cầu nguyện chung, những hoạt động chung và những cuộc gặp gỡ. Qua đó có hàm chứa một nhận định thực tiễn, theo đó trong lãnh vực đại kết, chúng ta không thể chỉ tiến bước với cuộc đối thoại thần học”. Những tương quan huynh đệ là điều kiện phải có trước đó để có thể đi vào những vấn đề thần học khó khăn”.

Đối với ĐGH Phanxicô, điều quan trọng là một Giáo Hội thừa sai, mang Tin Mừng đến cho thế giới. ”Và ĐGH muốn rằng chúng ta làm tất cả những gì có thể làm chung, cả những gì chúng ta đã cộng tác với nhau”.

Các Giáo Hội Kháng Cách

Về các Giáo Hội Kháng Cách (Protestant), ĐHY Koch nhận xét rằng thế giới Tin Lành hiện nay đang có một ”sự phân hóa kinh khủng: càng này càng có những Giáo Hội mới được khai sinh”. Thêm vào đó có sự gia tăng mới mẻ của các phong trào Tin Lành (Evangelical), Phong trào Ngũ Tuần. Hiện nay các Giáo Hội Ngũ Tuần (Pentekostalismus) đứng thứ hai sau Giáo Hội Công Giáo về số tín đồ. Có lẽ người ta phải nói đến một hình thức thứ tư của Giáo Hội: Công Giáo, Chính Thống, Thệ Phản và Pentecostal”. Trong các Phong trào này có những thành kiến kinh khủng chống ĐGH và Giáo Hội Công Giáo. Ở đây ĐGH Phanxicô cũng có những tiếp xúc bản thân.

Trong cuộc đối thoại với các tín hữu Luther, Giáo Hội Công Giáo theo đuổi mục đích đạt tới một lập trường chung về Giáo Hội, về Thánh Thể và chức vụ trong Giáo Hội. ”Tôi hy vọng sẽ có một tuyên ngôn chung, trên bình diện hoàn cầu, giữa Liên hiệp các Giáo Hội Luther thế giới và Giáo Hội Công Giáo”. Đây sẽ là một bước tiến mới và rất lớn, sau tuyên ngôn chung liên quan đến Giáo lý về sự công chính hóa hồi năm 1999”.

Công Giáo và Do thái

ĐHY Koch, 63 tuổi, cũng là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh liên lạc với Do thái giáo. Ngài mô tả quan hệ này ”ổn đỉnh đến độ có thể cùng nhau đáp ứng và giải quyết những đòi hỏi và những vấn đề đang nảy sinh”. Trong số các Rabbi Do thái có một ước muốn mạnh mẽ, không những nói về các vấn đề chính trị và lịch sử, nhưng còn bàn về các vấn đề thần học một cách khẩn trương hơn”.

Quan hệ với Chính Thống giáo

ĐHY Kurt Koch nhận định rằng ”những vấn đề căng thẳng nội bộ của Chính Thống giáo đang chặn đứng cuộc đối thoại đại kết”. ĐHY hy vọng Công đồng Liên Chính Thống giáo dự kiến sẽ bắt đầu họp từ lễ Chúa Thánh Thần 2016 sẽ giúp đào sâu sự hiệp nhất giữa các tín hữu Chính Thống.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

ĐTC tiếp kiến thêm một ngày thứ bẩy trong Năm Lòng Thương Xót

ĐTC tiếp kiến thêm một ngày thứ bẩy trong Năm Lòng Thương Xót

VATICAN: Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, ĐTC sẽ tiếp kiến tín hữu và du khách hành hương các ngày thứ tư trong tuần và thêm một lần ngày thứ bẩy mỗi tháng để đáp ứng nhiều đơn xin của tín hữu.

ĐTGM Georg Gaeswein, Trưỏng ban nghi lễ Tòa Thánh, đã cho biết như trên trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Đức ngữ đài Vaticăng hôm mùng 1 tháng 8 vừa qua. Buổi tiếp kiến ngày thứ bẩy đầu tiên sẽ là ngày 30 tháng giêng năm 2016. ĐC Gaeswein cũng cho biết ngày 28 tháng 8 tới đây là buổi tiếp kiến chung thứ 100 của ĐTC. Kể từ khi ngài làm Giáo Hoàng đến nay đã có 15 triệu tín hữu và du khách hành hương tham dự các buổi tiếp kiến chung, tiếp kiến đặc biệt và đọc Kinh Truyền Tin với ĐTC. Chiều thứ ba 4-8 ĐTC tiếp kiến hàng ngàn trẻ em nam nữ giúp lễ Đức. Thứ tư 5-8  ĐTC  bắt đầu trở lại các buổi tiếp kiến chung hằng tuần. Và thứ sáu  7-8 ĐTC  tiếp kiến các thành viên Phong trào giới trẻ Thánh Thể (SD 1-8-2015)

 

Đợt đối thoại thứ 6 giữa Công Giáo và Pentecostal

Đợt đối thoại thứ 6 giữa Công Giáo và Pentecostal

Công Giáo và Pentecostal

ROMA. Hôm 17-7-2015 đợt đối thoại thứ 6 giữa Công Giáo và Tin Lành Pentecostal đã kết thúc sau 7 ngày tiến hành tại Roma (10-17/7) về đề tài ”Các đoàn sủng trong Giáo Hội: ý nghĩa thiêng liêng, sự phân định và những hệ luận về mục vụ”.

Tham dự khóa họp có các đại diện Công Giáo do Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô bổ nhiệm và một số vị lãnh đạo Giáo Hội Pentecostal. Trong các cuộc gặp gỡ trước đây, hai bên đã bàn đến những chủ đề như: các đoàn sủng, điểm chung của chúng ta (2011), sự chữa lành (2013), và lời ngôn sứ (2014). Hai bên cùng dành khóa họp năm nay để soạn phúc trình chung kết sẽ được công bố vào đầu năm 2016 tới đây.

Mục đích cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Pentecostal, bắt đầu từ năm 1972, là để thăng tiến sự tôn trọng và cảm thông với nhau trong các vấn đề đức tin và thực hành. Sự trao đổi chân thành và thảo luận thẳng thắn về lập trường và thực hành của hai truyền thống là những nguyên tắc hướng dẫn các cuộc đối thoại này, trong đó có những buổi cầu nguyện hằng ngày.

Đồng chủ tịch của cuộc đối thoại về phía Công Giáo là Đức Cha Michael Burbidge, GM giáo phận Raleigh, bang Bắc Carolina Hoa Kỳ, và về phía Pentecostal là Giáo sư Cecil Robeck, thuộc Giáo Hội ”Hội Thánh của Thiên Chúa” (Assemblies of God), giáo sư chủng viện thần học Fuller ở Pasadena, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Trong những khóa họp tại Roma, ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, và vị Tổng thư ký là Đức Cha Brian Farrell, cũng đến gặp gỡ và trao đổi với các tham dự viên.

Pentecostal là một phong trào trong Kitô giáo bắt nguồn từ phong trào thánh thiện trong Giáo Hội Methodist. Các Giáo hội này đặc biệt chú trọng đến phép rửa Thánh Linh. Hiện nay có khoảng 170 hệ phái coi mình là Pentecostal với khoảng 200 triệu người (SD 17-7-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ lòng quyến quyến của cải

Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ lòng quyến quyến của cải

Ngài đưa ra lời cảnh giác trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng ngày 25-5-2015 tại Nguyện đường Nhà trọ thánh Marta ở Nội thành Vatican.

Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng về cuộc gặp gỡ của chàng thanh niên giàu có với Chúa Giêsu. Anh ta chăm chỉ giữ các giới răn nhưng khi Ngài mời gọi anh ta bán của cải để đi theo Ngài, thì anh ta buồn rầu bỏ đi. Trước tình trạng đó, Chúa nói: ”Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời”.

ĐTC nhận xét rằng: ”Thế là niềm vui và hy vọng nơi chàng thanh niên giàu sang ấy tan biến, vì chàng ta không muốn từ bỏ của cải của mình. Sự quyến luyến của cải là khởi đầu mọi thứ hư hỏng, ở mọi người: hư hỏng bản thân, hư hỏng trong kinh doanh, cả thứ hư hỏng cỡ nhỏ trong thương mại, hư hỏng của những người giảm bớt cân lượng đúng đắn, hư hỏng chính trị, hư hỏng trong giáo dục.. Tại sao? Vì những người sống gắn bó với quyền lực, giàu sang của mình thì tưởng mình đang ở trên thiên đàng rồi. Họ khép kín, không có chân trời, không có hy vọng. Rốt cục họ phải rời bỏ tất cả”.

ĐTC nhắc lại một khu phố ngài đã thấy trong thập niên 1970, khu phố của những người giàu sang, họ phải xây hàng rào chung quanh để bảo vệ chống lại trộm cắp… Sống không có chân trời là một cuộc sống son sẻ, sống không có hy vọng là một cuộc sống buồn thảm. Sự quyến luyến với của cải làm cho chúng ta buồn thảm và son sẻ. Tôi nói ”quyến luyến” chứ không nói ”quản trị tốt của cải”, vì của cải là điều để mưu công ích cho mọi người. Nếu Chúa ban của cải cho một người là để họ mưu ích cho tất cả mọi người, chứ không phải cho bản thân họ mà thôi, không phải để họ khép kín của cải trong tâm hồn, để rồi trở nên hư hỏng và buồn sầu”.

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Của cải mà không có lòng quảng đại làm cho chúng ta tưởng mình quyền năng, như Thiên Chúa. Nhưng rốt cục chúng tước đoạt của chúng ta điều tốt đẹp nhất, là niềm hy vọng”

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

 

Đức Thánh Cha chống luật Âu Châu hạn chế tự do tôn giáo

Đức Thánh Cha chống luật Âu Châu hạn chế tự do tôn giáo

VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các Giáo Hội và Cộng đồng Giáo Hội Kitô tại Âu Châu nói một tiếng nói duy nhất trước những thách đố ngày nay, đặc biệt chống các luật hạn chế tự do tôn giáo.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 7-5-2015, dành cho Ủy ban Liên HĐGM Âu Châu và Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu, đang nhóm khóa họp thường niên tại Roma từ ngày 6 đến 8-5-2015 này về đề tài ”Tự do và các quyền tự do”.

Ủy ban gồm 7 thành viên đại diện của 34 HĐGM Công Giáo ở Âu Châu (CCEE) và 7 thành viên khác đại diện cho 125 Giáo Hội Kitô không Công Giáo thuộc Hội đồng các Giáo Hội Kitô Âu Châu (CEC).

Liên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận có tiến bộ trong tiến trình đại kết Kitô nhưng vẫn còn có nhiều chia rẽ, gây gương mù và cản trở chính nghĩa loan báo Tin Mừng. Ngài khuyến khích các nỗ lực và hoạt động chung và nói rằng:

”Ngày nay các Giáo Hội và các Cộng đồng Giáo Hội ở Âu Châu đang phải đương đầu với những thách đố mới mẻ và quan trọng, và chỉ có những câu trả lời hữu hiệu nếu chúng ta nói cùng một tiếng nói. Ví dụ tôi nghĩ đến thách đố được đề ra do những đạo luật nhân dành nguyên tắc bao dung được giải thích sai trái, rốt cuộc những luật lệ ấy cấm cản các công dân không được tự do biểu lộ và thực hành một cách ôn hòa và hợp pháp các xác tín tôn giáo của họ.

”Ngoài ra, đứng trước thái độ của Âu Châu trong việc đương cầu với cuộc di cư nhiều khi bi thảm của hàng ngàn người trốn chạy chiến tranh, bách hại và lầm than, các Giáo Hội và cộng đồng Giáo Hội ở Âu Châu có nghĩa vụ cộng tác với nhau để thăng tiến tìn liên đới và sự đón tiếp. Các tín hữu Kitô tại Âu Châu được kêu gọi cầu nguyện và hoạt động tích cực để mang lại đối thoại và an bình trong các cuộc xung đột hiện nay” (SD 7-5-2015)

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio