Hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại Nigeria

Hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại Nigeria

Phỏng vấn Đức Cha Matthew Hassan Kukah, Giám Mục Sokoto

Ngày 6 tháng 8-2012 một toán người vũ trang đã đột nhập nhà thờ của cộng đoàn ”Cuộc sống Thánh kinh sâu xa hơn” tại Otite, bang Kogi, và bắn loạn xạ vào tín hữu đang tụ tập nhau cầu nguyên, khiến cho 15 phụ nữ và 10 đàn ông bị chết.

Đã không có nhóm nào nhận là tác giả cuộc thảm sát, nhưng đây là kiểu tổ chức Boko Haram khủng bố các tín hữu kitô trong các năm qua. Trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình tiếng Anh đài Vaticăng sau đó Đức Cha Ignatius A. Kaigama Tổng Giám Mục Jos, đã mạnh mẽ lên án các nhóm hồi cuồng tín và gọi vụ tấn công là ”vô hồi giáo”. Ngài nói rằng điều quan trọng là các kitô hữu và tín hữu hồi thường sống chung trong hòa bình với nhau. Đức Cha Kaigama cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để chấm dứt các hành động bạo lực này.

Hai mươi bốn giờ sau đó các toán võ trang lại tấn công đền thờ hồi giáo chính tại Okene trong cùng bang Kogi, khiến cho bốn người bị thiệt mạng, kể cả hai lính canh gác đền thờ. Đức Cha John Olorunfemi Onaiyekan, Tổng Giám Mục Jos, đã mạnh mẽ lên án vụ khủng bố này và nói rằng mọi người cần biết rõ đây là hành động của các nhóm tội phạm, mà người dân Nigeria chúng ta tất cả, tín hữu kitô cũng như tín hữu hồi, phải cùng nhau đối phó.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Matthew HassanKukah, Giám Mục Sokoto, về hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại Nigeria.

Hỏi: Thưa Đc Cha, xin Đức Cha giúp thính giả hiểu bối cảnh Nigeria hơn mt chút, vưt ngoài nhưng gì mà giới truyền thông tường thuật.

Đáp: Có nhiếu người thích có các câu trả lời nhanh để hiểu bối cảnh và giải thích tình hình tại Nigeria. Sau khi Nigeria được độc lập quân đội đã nắm quyền, không để cho các chính trị gia cai trị và thành lập nền dân chủ trong nước. Một vấn đề lớn khác nữa của Nigeria là các mỏ dầu hỏa, tạo ra các xung khắc giữa những người muốn kiểm soát các tài nguyên này và tạo lợi nhuận cho họ.

Hỏi: Giới báo chí thường trình bầy tình hình Nigeria như là một cuộc xung đt tôn giáo. Đức Cha có ý kiến gì không?

Đáp: Đây là điều quan trọng cần phải hiểu rõ: các vấn đề của Nigeria, trên hết là bạo lực kinh hoàng, không dính dáng gì tới tôn giáo. Vấn đề ở đây là việc quản trị yếu kém các tài nguyên của quốc gia, và sự bất lực của chính quyền trong việc kiểm soát tình hình. Mỗi một cuộc khủng hoảng tại Nigeria đều bị gắn liền với các tôn giáo, nhưng chúng tôi đã không bao giờ có cuộc khủng hoảng tôn giáo hay bất cứ cuộc khủng hoảng nào khiến cho tín hữu kitô và tín hữu hồi đánh nhau vì lý do tôn giáo. Lý do thật nằm đàng sau cuộc khủng hoảng này là lý do chính trị và kinh tế. Vì thế trình bầy các vấn đề ngày nay như là cuộc xung đột tôn giáo là không đúng.

Hỏi: Vậy thì tình trạng bạo lực này đã bắt đầu khi nào? Và cái gì đã khiến cho nó bùng nổ, thưa Đức Cha?

Đáp: Thật là một sai lầm, khi nghĩ rắng đây là một cái gì đã chỉ bắt đầu từ vài năm nay. Điều chúng ta đang chứng kiến là việc biểu lộ sự thối nát của đất nước Nigeria. Trước khi có phong trào Boko Haram thì chúng tôi đã có một hiện tượng tương tự trong vùng Niger Delta. Và trước đó nữa thì chúng tôi đã chịu cùng cảnh bạo lực trong vùng Tây Nam và cảnh này đã theo chúng tôi trong suốt hai mươi năm qua. Có đúng thật là kiểu bạo lực và bối cảnh thay đổi. Nói cho cùng, chúng tôi đã sống dưới chế độ quân phiệt trong thời gian rất lâu, và hậu qủa là chúng tôi phải sống trong bạo lực cùng với lịch sử của nạn gian tham hối lộ tại Nigeria. Và theo tôi nghĩ nếu sự việc không thay đổi và nếu chính quyền và các cơ cấu dân sự tiếp tục với việc quản lý sai trái các tài nguyên quốc gia, thì ho sẽ không có quyền bính luân lý để trừng phạt các tay tội phạm. Bạn có thể chấm dứt tình trạng này hôm nay và ngày mai, nhưng nó sẽ lại xuất hiện tại một nơi khác. Như thế sau cùng sự khác biệt sẽ chỉ là vấn đề thời gian và địa lý thôi.

Hỏi: Thưa Đức Cha, lực lượng Boko Haram xem ra là một yếu tố mới nguy hiểm cho cuộc sống của Nigeria. Đức cha nghĩ gì về hiện tượng này?

Đáp: Boko Haram là một hiện tượng mới và ngoại lai. Nó không dính dáng gì tới tôn giáo, tới tín hữu kitô và tín hữu Hồi. Sự kiện nó tấn công các nhà thờ với bạo lực ngoại thường khiến cho giới truyền thông kết luận rằng nó chống lại các kitô hữu, nhưng điều này không đúng. Vì nó cũng giết cả phụ nữ và trẻ em hồi nữa. Nó gồm những tay tội phạm tấn công các nhà thớ, các trung tâm truyền thông, các trạm cảnh sát, chợ búa. Chúng không phân biệt gì hết… Chính quyền phải kiểm soát và chặn đứng bạo lực của tổ chức này. Chúng tôi cần sự can thiệp mạnh mẽ để chặn đứng các tay khủng bố phá hoại này.

Không chối cãi là tổ chức Boko Haram đã quảng cáo như thế và đang dùng ngôn ngữ tôn giáo. Nhưng chỉ dùng từ ngữ tôn giáo không khiến cho tính cách tội phạm của nó trở thành tôn giáo trong bất cứ nghĩa nào. Thật ra, chúng đã tấn công các giới lãnh đạo hồi và các cơ cấu hồi và sát hại hàng ngàn người hồi, nhiều hơn là sát hại các kitô hữu rất nhiều, nếu chúng ta có thể dùng kiểu nói này. Trong đa số các trường hợp khi các nhà thờ bị tấn công, thì cũng có nhiều người hồi và thường dân bị chết. Điều quan trọng đối với chúng ta là hiểu rằng khuynh hướng tôn giáo cực đoan, cho dù là ở trong Kitô giáo hay Hồi giáo, đều gây ra các nạn nhân trong chính mình, trước khi lan ra ngoài.

Hỏi: Hành động bạo lực này có tạo ra chia rẽ trong xã hội hay không. Nó có tạo ra ước muốn báo thù nhau hay không thưa Đức Cha?

Đáp: Điều tạo ra chia rẽ đó là phản ứng chậm chạp và sự bất lực của các cơ quan an ninh trong việc kết thúc các điều tra và đưa các thủ phạm ra tòa. Đây là điều tạo ra cảm tưởng bất lực và dẫn đưa người dân tới một nền văn hóa tự vệ như một lựa chọn. Nếu chính quyền hành động một cách cương quyết, thì người ta sẽ học được bài học chứ.

Hỏi: Có ai được lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng này không thưa Đức Cha?

Đáp: Tuyệt đối là có rồi. Các kẻ đỡ đầu ở địa phương và các kẻ lèo lái tiến trình đang thu được các món tiền kếch xù từ hải ngoại và vài nước A rập. Thật là điều quan trọng, khi nhấn mạnh rằng ngày từ thập niên 1960 người Hồi A rập đã tài trợ cho các nỗ lực của người Hồi lôi kéo người khác theo đạo dưới dự án Dawah. Đại tá Gheddafi đã là một nhà tài trợ lớn và nuôi ảo tưởng rằng trong một cách thế nào đó Nigeria là điểm chiến thuật tốt nhất cho việc củng cố sự thống trị của Hồi giáo tại Phi châu.

Trên bình diện của các cơ quan an ninh tại Nigeria họ ”béo mập” là nhờ đó. Đây đã là trường hợp ngay từ thời có cuôc khủng hoảng Niger Delta, nó đã được giải quyết với một đống tiền. Chỉ nội trong các năm đó không thôi chính quyền liên bang bỏ ra ngân khoản 3.000 tỷ naira cho an ninh. Số tiền này bằng ngân sách quốc gia cách đây hai năm. Vâng, như thế cuộc khủng hoảng này trở thành ”vé ăn”, và nó thật nguy hiểm cho chúng tôi.

Hỏi: Thế thưa Đc Cha, có đưng ra nào không và đó là cái gì?

Đáp: Đôi khi, lối ra không phải là sự lựa chọn tốt nhất, nếu các lựa chọn không được cân nhắc kỹ lưỡng. Trong ngắn hạn, tôi nghĩ chính quyền liên bang phải bỏ rơi tư tưởng về một giải pháp quân đội, bằng cách bắt đầu triệt thoái binh sĩ khỏi các đường phố. Giới chính trị phải được khích lệ tìm ra một giải pháp cho điều rõ ràng là vấn đề chính trị, chứ không phải là vấn đề tôn giáo. Các vị lãnh đạo cộng đoàn không nhất thiết phải là các vị lãnh đạo tôn giáo, họ phải được khích lệ lãnh lấy trách nhiệm của mình, bằng cách đưa ra các sáng kiến làm cho các cộng đoàn xích lại gần nhau.

Nếu điều này xảy ra, thì có thể xây dựng sự tin tưởng của dân chúng, bởi vì sẽ không bao giờ là một giải pháp quân đội, khi sự hiện diện của họ chỉ vinh danh bạo lực. Từ từ họ trở thành một đạo binh xâm lăng và ảnh hưởng của họ sẽ dần dần tàn lụi. Sau cùng, chính quyền liên bang phải bắt tay vào việc phục hồi và tái thiết các dinh thự bị tàn phá. Điều này sẽ tạo ra sự tin tưởng và giảm thiểu các cảm tưởng bị tước đoạt và nỗi cay đắng chất chứa trong lòng người dân.

Hỏi: Cuộc sống thường ngày trong giáo phận của Đức Cha và cuộc sống của các tín hữu ra sao trong bối cảnh bạo lực này?

Đáp: Xem ra là điều lạ, nhưng giáo phận Sokoto rất là yên tĩnh. Đã không có tai nạn nào xảy ra cho chúng tôi. Tôi đã khích lệ dân chúng tỉnh thức đề phòng, nhưng chúng tôi đã quyết định không thay đổi lối sống, không thay đổi thời biểu thánh lễ và các buổi cầu nguyện vì sợ hãi. Tôi đã nói với tín hữu rằng từ sợ hãi không có trong từ vựng của bất cứ kitô hữu nào. Và như thế chúng tôi đã tiếp tục các bổn phận và cuộc sống của chúng tôi.

Hỏi: Đức Cha có cảm thấy sự sống của Đức Cha lâm nguy không?

Đáp: Tôi đã không bao giờ có cảm tưởng sợ hãi, bởi vì tôi tin rằng mỗi ngày hay bất cứ chỗ nào cũng đều là ngày hay là chỗ tốt để chết cả. Không có phần đất nào của thế giới này là cô lập với các đe dọa chống lại sự sống. Đối với chúng tôi ở đây có thể là bạo lực của tổ chức Boko Haram, nhưng vài nơi khác tại Hoa Kỳ là bão tố, đối với vài phần khác nữa trên thế giới có thể là nạn sóng thần Tsunami vv… Như thế, cuộc sống của chúng ta là ở trong tay Thiên Chúa, chứ không phải trong sự an ninh của loài người.

Hỏi: Đc Cha Kaigama đã tố cáo sự vắng bóng của nhà nước trong tình hình này, việc thiếu sự che chở của quân đi đối với dân chúng và các làng mạc bị tấn công một cách có hệ thống bởi các nhóm bạo lực. Đc Cha có đồng ý như thế không?

Đáp: Vâng Đức Cha Kaigama có lý, nhưng như tôi đã nói, có lẽ trong một vài tình trạng có qúa nhiều sự hiện diện của nhà nước với các dụng cụ bạo lực của nó. Điều này khiến cho dân chúng lo lắng, nhưng nói chung thì Đức Cha Kaigama có lý.

Hỏi: Theo Đức Cha thì ai là người có trách nhiệm thật sự đối với tình hình hiện nay của Nigeria?

Đáp: Nếu tôi hay ai đó mà biết được điều này, thì chúng tôi đã không ở đây.

(SD 1-8-2012)

Linh Tiến Khai

RỜI TÒA GIÁM QUẢN TÔNG TÒA KUWAIT VỀ BAHRAIN

RỜI TÒA GIÁM QUẢN TÔNG TÒA KUWAIT VỀ BAHRAIN

BAHRAIN: Hôm 10 tháng 8-2012, Đức Cha Camillo Ballin, Giám quản tông tòa miền bắc A Rập, cho biết đã rời trụ sở từ Kuwait về Bahrain, để có thể tới với các kitô hữu toàn vùng dễ dàng hơn.

Giám quản tông tòa miền bắc A Rập bao gồm bốn nước Kuwait, Bahrain, Qatar, Arập Sauđi và có 2 triệu tín hữu công giáo, hầu hết là những người di cư. Lý do thứ nhất là vì Bahrain ở trung tâm, từ đó dễ dàng đến với các tín hữu hơn. Lý do thứ hai vì Bahrain là quốc gia dễ ra vào hơn cho các cuộc họp các linh mục, các giáo lý viên và thủ lãnh giáo dân.

Đức Cha Ballin cho biết vùng giám quản tông tòa của ngài rộng gấp bốn lần Italia, tương đương với 4 lần nước Việt Nam. Các tín hữu đến từ các nước Philippines, Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka. Tại Kuwait, số tín hữu công giáo được khoảng 350.000 người; tại Qatar cũng thế; tại Bahrain có khoảng 100 đến 140 ngàn; và tại A rập Sauđi có 1,5 triệu.

Thách đố lớn nhất là sự khác biệt quốc tịch, ngôn ngữ và văn hóa. Thánh lễ trong nhà thờ chính tòa Kuwait được cử hành bằng 12 thứ tiếng khác nhau và theo 5 lễ nghi khác nhau là latinh, Malabar, Malankara, Marônít, và Copte. Chính việc phối hợp các sinh hoạt phụng vụ bằng 12 thứ tiếng khác nhau theo 5 lễ nghi đôi khi gây ra các căng thẳng. Nhưng vấn đề chính trong toàn vùng là các nơi phụng tự đều chật hẹp. Điều này cũng tạo các khó khăn giữa các nhóm. Còn một thách đố khác nữa đó là làm sao khiến cho các cộng đoàn khác nhau này làm thành một Giáo Hội công giáo, chứ không phải nhiều Giáo Hội công giáo. Nhưng Đức Cha cho biết có tin vui: đó là chính quyền Bahrain mới cho Giáo Hội một miếng đất rộng 9 ngàn mét vuông để xây một nhà thờ mới. Trong thủ đô đã có một nhà thờ, nhưng chỉ chứa được 1.000 người. Theo Đức Cha Ballin, đây là dấu chỉ của một sự rộng mở tích cực, có thể nêu gương cho các nước khác (RG 10-8-2010)

Linh Tiến Khải

DẸP BỎ THIÊN CHÚA KHÔNG GIÚP CON NGƯỜI SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

DẸP BỎ THIÊN CHÚA KHÔNG GIÚP CON NGƯỜI SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

CHATSWOOD: Dẹp bỏ Thiên Chúa không khiến cho xã hội được tốt đẹp hơn. Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã nói như trên trong đại hội “Loan báo 2010” tổ chức tại Chatswood bên Australia.

Thuyết trình về đề tài ”Tái truyền giảng Tin Mừng là gì” tại đại hội Đức Cha Fisichella nhấn mạnh rằng: ”Con người ngày nay gặp khủng hoảng, vì nó đã quên đi điều nòng cốt: đó là nhu cầu về Thiên Chúa, nằm sâu trong tâm hồn. Không phải khi bắt buộc ước muốn về Thiên Chúa phải im lặng, con người có thể đạt được sự tự lập của mình. Con người gặp khủng hoảng, nhưng không phải bằng cách gạt bỏ Kitô giáo ra ngoài lề, mà có thể có một xã hội tốt lành hơn. Ai muốn tự do sống như thể là Thiên chúa không hiện hữu, có thể làm điều đó, nhưng phải biết mình sẽ gặp cái gì. Con người ngày nay đề cao sự độc lập và trách nhiệm cá nhân đối với kiểu sống của mình, nhưng không phải loại bỏ Thiên Chúa khỏi cuộc sống mà thế giới này tốt lành hơn.

Các tín hữu công giáo sẽ không bao giờ chấp nhận bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, và sẽ tiếp tục đem Tin Mừng của Chúa Giêsu đến cho thế giới. Nhưng họ không loan báo với thái độ kiêu căng ngạo mạn, hay với mặc cảm tự tôn coi mình hơn người khác, mà với sự hiền dịu, tôn trọng và lương tâm ngay thẳng. Công tác tái truyền giảng Tin Mừng của mọi thành phần Giáo Hội: các chủ chăn, các linh mục tu sĩ và giáo dân nam nữ là ở đó. Nó không khác với nội dung sứ điệp cứu rỗi trong qúa khứ, nhưng khác trong phương cách chuyển tải Tin Mừng, với các hình thức mới, ngôn ngữ mới, khả năng thích ứng mới, và nhất là qua chứng tá sống động, cụ thể trong cuộc sống thường ngày. Không phải các chiến thuật có thể cứu thoát chúng ta và Kitô giáo, nhưng là một đức tin được tái suy tư và sống một cách mới mẻ, qua đó Chúa Kitô và Thiên Chúa hằng sống bước vào lòng thế giới.

Dựa trên Lời Chúa và noi gương Chúa Giêsu Kitô, kitô hữu dành ưu tiên cho tất cả những gì mà thế giới khước từ vì coi đó là vô ích và không hữu hiệu: người đau yếu, người hấp hối, người bị gạt bỏ bên lề cuộc sống, người tàn tật và tất cả những gì thế gian coi là không có hy vọng và khônig có tương lai. Và đó là chứng tá sống động của Tin Mừng (SD 9-8-2012)

Linh Tiến Khải

CÁC BÁCH HẠI KHÔNG THỂ NGĂN CHẶN KITÔ HỮU LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA

CÁC BÁCH HẠI KHÔNG THỂ NGĂN CHẶN KITÔ HỮU LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA

VATICAN: Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình khẳng định rằng các tấn kích và bắt bớ chống lại các kitô hữu sẽ không ngăn cản được việc làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa.

Đức Hồng Y đã đưa ra lời khẳng định trên đây trong bài phỏng vấn dành cho báo Quan Sát Viên Roma số ra ngày mùng 7 tháng 8-2012, nhân xảy ra các vụ khủng bố sát hại tín hữu Kitô bên Nigeria. Đức Hồng Y cho biết có nhiều nhóm chính trị lèo lái và lạm dụng tôn giáo cho các mục tiêu và lợi lộc chính trị của họ.

Bên cạnh các bạo lực thể lý còn có các bạo lực tâm lý với các hậu qủa không kém trầm trọng. Và điều này xảy ra cả trong các nước tây âu, nơi các dấu chỉ tôn giáo bị coi là lỗi thời, và các lập trường của Giáo Hội bị coi là phản tân tiến. Nhưng vấn đề không phải là tân tiến hay không tân tiến, mà là tuân theo ý muốn của Thiên Chúa.

Quyền tự do tôn giáo là quyền căn bản của tất cả mọi người. Vì thế mọi tôn giáo phải cảm thấy được tự do. Cũng như đối với quyền tự do lương tâm, mỗi người phải được thừa nhận có tất cả các quyền lợi và tất cả các bổn phận điều hành cuộc sống chung. Vì thế mọi người đều phải được tự do sống niềm tin của mình. Việc khẳng định tự do tôn giáo riêng của mình không được dẫn tới chỗ khước từ tự do tôn giáo của người khác, và nhất là không thể khiêu động bách hại tôn giáo. Đây chỉ đơn sơ là việc chấp nhận cho người khác điều được chấp nhận cho chính chúng ta. Kitô giáo cống hiến cho mọi người quan niệm luân lý đạo đức của mình, giúp sống tình liên đới và sự nhưng không. Phải hiểu rằng tình huynh đệ giữa con người với nhau là một thực tại cần thực hành. Nó thuộc bản chất của con người, mà không có gì có thể hủy bỏ được. Hành động trong lãnh vực kinh tế tài chánh chỉ nhắm lợi nhuận mà không coi con người có ý nghĩa gì, là điều sai trái. Giáo Hội có quyền và có bổn phận phải lên tiếng và Giáo Hội có nhiều điều để nói với con người và các cơ cấu xã hội ngày nay (SD 7-8-2012).

Linh Tiến Khải
 

ĐỨC THÁNH CHA KHÍCH LỆ HỘI HIỆP SĨ COLOMBO HOA KỲ TIẾP TỤC DẤN THÂN BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

ĐỨC THÁNH CHA KHÍCH LỆ HỘI HIỆP SĨ COLOMBO HOA KỲ TIẾP TỤC DẤN THÂN BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

VATICAN: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ Hội Hiệp sĩ Colombo Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân bảo vệ công lý và quyền tự do tôn giáo của mọi tín hữu, đặc biệt trước các đe dọa mới trong xã hội tục hóa ngày nay.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp, do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký, gửi ông Carl Albert Anderson, Hiệp sĩ tối cao, nhân hội nghị tối cao lần thứ 130 diễn ra trong các ngày 7-9 tháng 8 này tại Anaheim trong tiểu bang California.

Nhắc tới đề tài của hội nghị năm nay là ”Loan báo tự do qua toàn xứ”, Đức Thánh Cha nói nó gợi lại các lý tưởng kinh thánh lớn lao về tự do và công lý, làm thành nền tảng của Hoa Kỳ, cũng như trách nhiệm của mỗi thế hệ mới phải duy trì, bảo vệ và thăng tiến các lý tưởng ấy trong cuộc sống của mình. Trong một thời gian có các nỗ lực định nghĩa trở lại và thu hẹp việc thực thi quyền tự do tôn giáo, Hội hiệp sĩ Colombo đã không mỏi mệt làm việc để giúp cộng đoàn công giáo nhận ra và trả lời cho các đe dọa nghiêm trọng chưa từng có chống lại sự tự do của Giáo Hội và chứng tá luân lý công cộng. Khi bảo vệ quyền của tín hữu mọi tôn giáo, như là công dân và như là các cơ cấu của họ, làm việc một cách có trách nhiệm để hình thành một xã hội dân chủ trước linh hứng bởi các niềm tin, giá trị và ước vọng sâu thẳm nhất của họ, Hội Hiệp sĩ Colombo đã biểu dương các nguyên tắc tôn giáo và yêu nước cao qúy gợi hứng cho việc thành lập nó.

Đức Thánh Cha viết tiếp trong sứ điệp: Các thách đố hiện nay nhắc nhớ cho biết tầm quan trọng của giáo dân công giáo đối với sự tiến triển sứ mệnh của Giáo Hội trong bối cảnh xã hội thay đổi ngày nay. Như là một hiệp hội huynh đệ giúp nhau sống trung thành với Hội Thánh, hội Hiệp sĩ Colombo đi tiên phong trong công tác tông đồ giáo dân tân tiến ngày nay.

Như các Giám Mục Mỹ đã nhấn mạnh hồi đầu năm nay, các đòi hỏi của việc truyền giáo mới và bảo vệ tự do của Giáo Hội cần có các giáo dân được đào tạo cẩn thận, có óc phê bình bén nhạy đối với nền văn hóa thống trị và có lòng can đảm đối đầu với chủ trương tục hóa, muốn loại bỏ sự tham dự của Giáo Hội vào trong cuộc thảo luận các vấn đề định đoạt cho tương lai của xã hội Hoa Kỳ.

Đức Thánh Cha ca ngợi và khích lệ các chương trình đào tạo giáo lý và tu đức của hội. Năm Đức Tin sắp khai mở nhằm mục đích giúp đào sâu ý thức trách nhiệm và sứ mệnh của toàn dân Chúa. Đức Thánh Cha cầu mong nó cũng là năm các hiệp sĩ canh tân tinh thần tông đồ của mình.

Ngài cũng cám ơn họ về bó hoa thiêng liêng dâng tặng ngài nhân kỷ niệm 35 năm Giám Mục, và cầu chúc hội nghị đem lại các kết quả phong phú (SD 6-8-2012)

Linh Tiến Khải
 

Tìm kiếm và tin vào Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống

Tìm kiếm và tin vào Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống

Hãy tìm kiếm Chúa Giêsu, hãy gia tăng tương quan của chúng ta với Người và củng cố đức tin của chúng ta nơi Đấng là ”bánh sự sống”, Đấng làm tràn đầy ước mong chân lý và tình yêu của chúng ta. Đức Thành Cha đã nhằn nhủ tín hữu như trên trong buổi độc kinh Truyền Tin tại sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 5 tháng 8-2012.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích bài Tin Mừng, trích từ chương 6 Phúc âm thánh Gioan, kể lại biến cố Chúa Giêsu giảng dạy về bánh hằng sống trong hội đường làng Capharnaum, sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng đi theo nghe Người giảng dạy. Dân chúng đã tìm cách tôn Người làm vua, nhưng Chúa Giêsu đã rút lui trước hết là lên núi với Thiên Chúa Cha, rồi về làng Capharnaum. Khi không thấy Người, họ lên thuyền sang bờ hồ bên kia và sau cùng đã tìm thấy Người. Nhưng Chúa Giêsu biết rõ lý do của sự hăng hái ấy trong việc theo Người và Người nói rõ lên điều đó: các ngươi tìm Ta không phải vì đã trông thấy các dấu lạ gây "ấn tượng" cho con tim, nhưng bởi vì đã được ăn bánh no nê”. Đức Thánh Cha giải thích ý tưởng của Chúa Giêsu như sau:

Chúa Giêsu muốn giúp người ta đi xa hơn việc thỏa mãn tức khắc các nhu cầu vật chất, dù chúng quan trọng. Người muốn mở ra một chân trời của sự hiện hữu, không phải chỉ đơn thuần là chân trời của các lo lắng thường ngày cho việc ăn, mặc và chức tước. Chúa Giêsu nói tới một lương thực không hư nát, quan trọng, cần phải tìm kiếm và tiếp nhận. Người khẳng định: ”Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ngươi” (Ga 6,27).

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Đám đông không hiểu, họ tin rằng Chúa Giêsu đòi họ tuân giữ các điều luật để có thể tiếp tục có phép lạ, nên hỏi Người: ”Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” (c. 28). Câu trả lời của Chúa Giêsu rõ ràng: ”Việc Thiên Chúa muốn cho các ngươi làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến” (c.29). Trung tâm cuộc sống, điều trao ban ý nghĩa và hy vọng vững vàng cho con đường thường khó khăn của cuộc sống là niềm tin nơi Đức Giêsu, là việc gặp gỡ Chúa Kitô. Cả chúng ta nữa chúng ta cũng hỏi: ”Chúng con phải làm gì để có sự sống đời đời?” Và Chúa Giêsu nói: ”Hãy tin vào Ta”. Đức tin là điều nền tảng. Ở đây không phải là theo một ý tưởng, một dự án, mà là gặp gỡ Chúa Giêsu như một Người sống động, để cho mình hoàn toàn bị Người và Tin Mừng của Người lôi cuốn. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta không đừng lại ở chân trời thuần túy nhân loại, nhưng mở rộng cho chân trời của Thiên Chúa, chân trời của niềm tin. Người chỉ đòi hỏi một công việc duy nhất: tiếp nhận chương trình của Thiên Chúa, nghĩa là ”tin nơi Đấng Thiên Chúa đã sai đến” (c. 29). Ông Môshê đã cho dân Israel bánh manna, bánh từ trời, qua đó chính Thiên Chúa đã nuôi dân Người. Đức Thánh Cha minh xác điểm mày như sau:

Chúa Giêsu không cho đi cái gì, nhưng cho đi chính Người: chính Người là bánh thật, từ trời xuống”, chính Người là Lời hằng sống của Thiên Chúa Cha. Khi gặp gỡ Người là chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống.

”Chúng tôi phải làm gì để thực hiện các công việc của Thiên Chúa? (c. 28) dận chúng hỏi và sẵn sàng hành động, để cho phép lạ hóa bánh ra nhiều tiếp tục. Nhưng Chúa Giêsu, bánh thật của sự sống thỏa mãn cái đói ý nghĩa, đói sự thật của chúng ta, mà không thể ”có được” với việc làm của con người, chỉ đến với chúng ta như là ơn tình yêu thương của Thiên Chúa, như là công việc của Thiên Chúa, cần cầu xin và tiếp nhận.

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: ”Các bạn thân mến, trong các ngày đầy bận rộn và vấn đề, cũng như trong các ngày nghỉ ngơi giản xã này, Chúa mời gọi chúng ta đừng quên rằng: nếu cần phải lo lắng cho bánh vật chất và củng cố sức lực, thì lại càng nền tảng hơn làm cho tương quan của chúng ta với Người gia tăng, củng cố đức tin của chúng ta nơi Đấng là ”bánh sự sống”, Đấng làm tràn đầy ước mong chân lý và tình yêu của chúng ta. Xin Đức Trinh Nữ Maria, mà hôm nay chúng ta kính nhớ lễ thánh hiến Vương cung thánh đường Đức Bà Cả ở Roma, nâng đỡ chúng ta trên con đường lòng tin.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyển Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người,

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Trong tiếng Pháp ngài xin Mẹ Maria giúp tín hữu biết tiếp nhận ơn thánh của Thiên Chúa, và để cho mình được biến đổi, như các Tông Đồ trong ngày Hiển Dung đươc biến đổi bởi gương mặt rạng ngời của Chúa Kitô phục sinh.

Trong tiếng Đức Đức Thánh Cha đã đăc biệt chào các trẻ em giúp lễ của giáo phận Augsburg, nam Đức. Ngài nhắn nhủ tín hữu tín thác nơi Chúa Giêsu, trở thành một cộng đoàn với Chúa Kitô, rồi giãi tỏa ánh sáng tình yêu của Chúa cho tha nhân.

Trong tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha cầu mong các tín hữu, trong lúc kính viếng các nhà thờ nhà nguyện, biết dừng lại thờ lậy và chúc tụng Chúa Kitô là bánh hằng sống trao ban ý nghĩa cho cuộc đời con người.

Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha đã chào các nhóm giáo xứ, gia đình và người trẻ, đặc biệt là nhóm hướng đạo sinh giáo xứ Đức Maria rất thánh hằng cứu giúp tỉnh Palermo, trên đảo Sicilia, nam Italia. Ngài chúc tất cả một ngày Chúa Nhật và một tuần tuơi vui.

Linh Tiến Khải

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ TIẾP TỰC PHẢN ĐỐI LUẬT SỨC KHỎE CỦA CHÍNH QUYỀN

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ TIẾP TỰC PHẢN ĐỐI LUẬT SỨC KHỎE CỦA CHÍNH QUYỀN

WASHINGTON: Các Giám Mục Hoa Kỳ tiếp tục phản đối luật mới về sức khỏe của chính quyền Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày mùng 1 tháng 8-2012, đòi buộc các cơ quan cho việc phải cung cấp cả thuốc phá thai và các cuộc giải phẫu làm tuyệt đường sinh sản cho các nhân viên của mình.

Trong vòng một năm các cơ cấu và tổ chức tôn giáo không bị bó buôc phải thi hành luật này, để có giờ tìm ra một sự trung gian thích hợp.

Theo chính quyền đây là chính sách tạo thuận lợi cho các nữ nhân viên được săn sóc và phòng ngừa trong lãnh vực sức khỏe, nhưng thực ra theo các Giám Mục công giáo, nó khiến cho người ta phá thai và làm tuyệt đường sinh sản một cách dễ dàng hơn.

Đức Cha Timothy Michael Dolan, Tổng Giám Mục New York, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra thông cáo nhấn mạnh rằng ”chính quyền đang nói rằng chúng ta có một năm để tìm ra cách thức vi phạm lương tâm của mình”.

Luật y tế mới của chính quyền Hoa Kỳ đã gây ra rất nhiều tranh luận trong thời gian qua. Giám đốc tổ chức ”Lý do lương tâm”, một tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho việc tôn trọng tự do tôn giáo, tuyên bố rằng: ”Nhiều người cho việc đứng trước một sự lựa chọn không thể tưởng tượng nổi: hoặc là từ chối các xác tín luân lý và tôn giáo của mình, hay là trả số tiền phạt rất lớn”. Còn ông Matt Smith, chủ tịch Trạng sư đoàn công giáo, một tổ chức khuyến khích tín hữu công giáo trung thánh với giáo huấn của Giáo Hội, qua dấn thân xã hội và chính trị, thì nói: ”Ngày mùng 1 tháng 8 sẽ được ghi nhớ như ngày, trong đó sự tự do qúy báu nhất của chúng ta là tự do tôn giáo, đã bị vứt bỏ. Chính quyền sẽ không bao giờ có thể sửa chữa lại các vấn đề lương tâm họ đã tạo ra cho người dân cho tới khi nào chấm dứt các luật lệ đó”.

Trong số các cơ cấu bị liên lụy cũng có các đại học, vì các chương trình bảo hiểm liên quan tới các sinh viên. Vài đại học như Đại học Đức Bà và Đại học công giáo Hoa Kỳ đang tìm cách sử dụng các phương tiện pháp lý chống lại quyết định này của chính quyền Mỹ.

Trong các ngày vừa qua một tòa án trong tiểu bang Colorado đã thiết định rằng một hãng xưởng do một gia đình điều hành, trong trường hợp liên quan tới các xác tín công giáo, thì không thể bị bắt buộc vi phạm các xác tín luân lý và tôn giáo của họ liên quan tới các chương trình bảo hiểm tư cho các nhân viên của mình. Chính hãng Hercules Industries đã kiện ra tòa chống lại các chỉ thị mới của chính quyền Mỹ.

Ông Andy Newland, phó giám đốc hãng Hercules Industries nói rằng ”các luật nới của chính quyền xem ra ”trái nghịch với ý tưởng về một nước Hoa Kỳ như là quốc gia được tạo dựng cho tự do tôn giáo” (SD 1-8-2012)

Linh Tiến Khải

ĂN ĐỂ SỐNG…ĐỜI ĐỜI

ĂN ĐỂ SỐNG…ĐỜI ĐỜI

Suy niệm Tin Mừng CN 18 TN B Ga 6, 24-35

 Người không tin vào quyền năng Thiên Chúa, không hiểu biết về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa vẫn thường nhìn người theo đạo Công Giáo với cái nhìn rất con người: theo đạo gạo, theo đạo vợ, theo đạo thời cơ, theo đạo trợ cấp, thậm chí theo đạo để được chôn cất đàng hoàng.

Họ không hiểu rằng Đức Tin vào Thiên Chúa là một ơn huệ nhưng không, và tuyệt đối, Đức Tin càng không phải là sáng kiến, hay thành quả của lý trí, của trình độ, của trí thức, của học vị. Họ đang “suy bụng ta ra bụng người” chăng? Vì giả sử theo đạo mà được Chúa ban cho quyền bính, cho chức vụ, cho lương bỗng, cho gạo cho tiền, thì hết thảy họ cũng đã bỏ mọi thứ mà theo Đạo của Chúa cả rồi. Họ lầm tưởng  người công giáo cũng giống như họ là bảo vệ, tôn vinh, sùng kính một đảng phái, một chế độ, một lãnh tụ thế gian vì sợ mất chén cơm, một chỗ đứng, một chỗ ở, một bống lộc để sinh tồn sao?

Hai ngàn năm sau Thiên Chúa Giáng Sinh rồi, mà con người ta vẫn còn chưa nhận ra chân giá trị vĩnh cửu của Con Thiên Chúa làm người. Và cũng chưa nhận ra giá trị tạm thời của của cải vật chất chóng vánh. Họ nghĩ mình chỉ có một sự sống và một lần sống là sự sống ở đời này mà thôi và không thể chấp nhận có một sự sống đời sau trong Thiên Chúa. Bởi thế, ai cũng quá chú trọng đến cái ăn phần xác, tranh thủ hưởng thụ ở đời này, tranh thủ quyền lợi thế gian, và nhất là sống cho thỏa mãn cái phần xác kẻo chết đi mà tiếc nuối.

Cụ thể nhất là trường phái Lôkayata, trường phái triết học duy vật và vô thần triệt để nhất ở Ấn Độ cổ phủ nhận kiếp trước, kiếp sau và đề cao cuộc sống con người nơi trần thế. Họ tuyên bố: “Hãy để cho những kẻ ngu ngốc ngồi nhấm nháp hương vị của kiếp trước, kiếp sau, của thiên đường, địa ngục…còn chúng ta những người duy vật thì chỉ có một cuộc đời thực trên trần thế này, đời người chỉ sống có một lần, nên con người cần phải tận hưởng cuộc sống nơi trần thế, không có gì phải kiêng cữ, kẻo mai sau chết đi lại luyến tiếc không được tận hưởng hương vị cuộc đời”.  (theo TS.Trần Hồng Lưu).

Chuyện ngày xưa là như vậy. Ấn Độ thưở xưa là như vậy. Thế mà ngày nay ở Việt Nam cũng như vậy. Ngày xưa “ăn no mặc ấm”, ngày nay “ăn ngon mặc đẹp”. Và hơn thế nữa, chăm sóc sức khỏe thể lý cho mình đang trở nên cao trào khi điều kiện kinh tế vật chất có phần nào khấm khá hơn trước. Bởi vậy mới có đủ loại quảng cáo rằng: “Cần ăn gì để sống khỏe?” “Cần ăn gì trong khi mang thai?” “Cần ăn gì để trường thọ?” Thậm chí còn có cả cao trào không chỉ sống khỏe mà còn phải đẹp đẽ, sung mãn, cường tráng, nên lại có các loại tiếp thị không cần trơn mắt cũng thấy: “Ăn gì đẹp da?”? “Cần ăn gì để có sức yêu”….  “Ăn gì sung độ, cường tráng, dẻo dai”.

Có cả trăm ngàn loại thuốc thực phẩm chức năng giúp con người ta hôm nay phòng chống chữa bệnh và kiện toàn sinh lực. Cùng với trăm ngàn loại thuốc, trăm ngàn cách thẩm mỹ khác làm cho con người ta đẹp ra, trẻ ra, sống lâu, trường thọ. Hẳn là, thỉnh thoảng lại thấy trong hộp mail của bạn, của tôi bản tin rằng người Trung Quốc ăn cả thai nhi con người, mà người ta gọi là “hàng nàm cao cấp”, để không chỉ khỏe mà còn cường tráng lâu bền trong các sinh hoạt tình dục.

Quả thật, cái ăn nó quan trọng dường nào cho sự sinh tồn của mỗi con người trên trần gian.

“Sống không để ăn, nhưng ăn để sống”. Con người đang khai thác triệt để ý nghĩa này cho cuộc sinh tồn của chính mình. Và cuối cùng là  không phải “ăn để mà sống” nhưng là “Ăn, kẻo chết không ăn được”.

Tôi chợt nhớ câu chuyện: “Có một quán phở kia mới khai trương. Dưới bảng hiệu, có kèm theo câu quảng cáo ý nghĩa: “Nếu bạn không sống để ăn, thì hãy ăn cho tôi và người khác được sống”.

Chưa nói đến cái ăn của Kitô Hữu Công Giáo, thì cái “Ăn cho người khác sống”, thiêt tưởng cũng đã vượt lên cái bình thường và mang một ý nghĩa đẹp.

Cha mẹ phải cố gắng ăn và khỏe để lo cho con cái. Con cái phải cố gắng ăn để khỏe vì khỏe là niềm vui của cha mẹ, là đỡ cho cha mẹ một nỗi lo. Con cái phải giữ gìn sức khỏe, phải biết bảo trọng, để cha mẹ được yên lòng. Người bạn đời phải cố gắng tối đa để khỏe, thêm niềm vui, thêm hạnh phúc cho gia đình, bớt nỗi sầu bệnh hoạn, bớt tốn kém tiền bạc, bớt mất ngủ hầu quạt hầu ru.

Cách “ăn để người khác sống” – sống ở đời này, cũng là một nét văn hóa đẹp, mang đậm nét văn hóa Kitô Giáo: Ăn vì lòng Bác Ái.

Nhưng điều thiết yếu hơn cả  vẫn là sứ điệp Tin Mừng hôm nay hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”

“Của ăn tồn tại muôn đời” là chính Thịt Máu Chúa Giêsu ban cho những kẻ TIN. TIN là công việc tiên khởi và quyết định cho việc ăn chính Thịt Máu Chúa Giêsu để có sự sống đời đời.

Trong khi thiên hạ tìm kiếm cái ăn hay hư nát cho thỏa mãn cuộc sống hay hư nát ở phàm trần, thì người Công Giáo lại đi tìm cái ăn cho được sự sống đời đời. Tưởng như là dở hơi hay ngu ngốc, nhưng thật ra, các Kitô Hữu Công Giáo đang tìm cho mình một cuộc sống chắc chắn nhất, lâu bền mất, mà chỉ có Đức Tin Công Giáo mới có thể thấu hiểu.

Mỗi người chúng ta nhìn lại, ngày ấy, trong Bí Tích Rửa tội mà chúng ta đã lãnh nhận, và cũng như mới đây, những Tạ Phong Tần, Mary Huỳnh Thục Vy, Maria Nguyễn Hoàng Vi và Mônica Trịnh Kim Tiến lãnh nhận, người được rửa tội được hỏi: “Con đến xin gì cùng Hội Thánh”. Người lãnh nhận Bí Tích Rửa tội thưa: “Thưa con xin Đức Tin”. “Đức tin mang lại điều gì cho con?” “Thưa Đức Tin mang lại cho con sự sống đời đời”.

Chính vì “Sự Sống Đời Đời”, mà người ta theo Đạo Chúa. Nghĩa là, người ta TIN Chúa có thể ban cho họ sự sống đời đời sau sự sống này.

Đức tin ấy được củng cố kiên cố nhờ yêu mến và ước ao rước lấy Mình Máu Chúa Giêsu, mà chính Ngài xác nhận: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

Đức tin ấy trở thành “sự sống đời đời” cho mỗi tín hữu, khi xác tín rằng trong con người hay hư nát, có con người không hề hư nát, có cuộc sống phục sinh.

Và nhờ Đức Tin ấy, các Kitô Hữu Công Giáo sẽ không ngại hy sinh gian khó, không ngại áp bức hay tù đày, không ngại cùm gông hay xiềng xích để làm chứng cho thiên hạ rằng: Có Một Cuộc Sống Đời Sau, và muốn chiếm hữu cuộc sống ấy thì hãy sám hối ngay, hãy cải tà qui chánh, hãy tôn trọng sự sống con người, hãy sống theo sự thật, công lý, nhân ái, bình an….

Họ đã và đang sống nhờ sức sống của Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô. Họ sống sự sống đời đời trong thân xác hay hư nát.

 Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con yêu mến Thánh Thể Chúa hơn muôn ngàn thực tại trần gian. Và nhờ Thánh Thể Chúa, xin cho chúng con đủ sức chiến đấu cho cuộc chiến chính nghĩa của Thiên Chúa trên trái đất nầy, nơi quê hương trần gian này. A men

 PM. Cao Huy Hoàng, 2-8-2012

GIÁO HỘI GUATEMALA HUY ĐỘNG GIỚI TRẺ CHỐNG NẠN NGHÈO TÚNG, GIAN THAM HỐI LỘ VÀ BẢO VỆ DÂN CHỦ

GIÁO HỘI GUATEMALA HUY ĐỘNG GIỚI TRẺ CHỐNG NẠN NGHÈO TÚNG, GIAN THAM HỐI LỘ VÀ BẢO VỆ DÂN CHỦ

THÀNH PHỐ GUATEMALA: Giáo Hội Guatemala đang huy động giới trẻ toàn nước tham gia chiến dịch chống nạn nghèo đói, gian tham hối lộ và bảo vệ nền dân chủ.

Linh Mục Leonardo Biancalani, thần học gia người Ý thuộc giáo phận Massa Maritima-Piombino, đặc trách hướng dẫn khóa cập nhật ”Luân lý xã hội” cho các linh mục Guatemala, cho biết ngoài các vấn đề nói trên Giáo Hội Guatemala còn phải đối phó với nạn các giáo phái lan tràn. Các giáo phái này bắt nguồn từ Hoa Kỳ đang lớn mạnh trên đất nước Guatemala.

Giáo Hội đang đẩy mạnh các sinh hoạt bác ái xã hội và việc đào tạo các linh mục trên bình diện tu đức, phụng vụ, và các dấu chỉ phụng vụ. Xã hội Guatemala đã ra khỏi tình trạng chiến tranh đẫm máu 30 năm nay, vì thế nó là một quốc gia còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm dân chủ và đã phải gánh chịu rất nhiều hậu qủa tiêu cực của chiến tranh như: sự chia rẽ giữa các giai tầng xã hội, nạn thất nghiệp, nạn gian tham hối lộ, tổ chức an sinh yếu kém. Nhưng giới trẻ rất hăng say và muốn dấn thân cùng với Giáo Hội đem lại các dấu chỉ hy vọng. Tuy nhiên hiện tượng các giáo phái lan tràn và chiêu dụ tín đồ khiến cho nhiều tín hữu đánh mất đi đức tin của mình, và gia nhập các giáo phái có các nhà thờ và trung tâm sinh hoạt khắp nơi và chiêu dụ tín đồ bằng mọi cách kể cả kinh tế. Cứ ba bốn trăm mét lại có một nhà thờ với các tên gọi khác nhau. Theo cha giáo phái chứng nhân Jehovah và giáo phái Mormon xem ra mạnh hơn cả (RG 30-7-2012)

Linh Tiến Khải

Cầu nguyện cần thiết cho ơn cứu độ

Cầu nguyện cần thiết cho ơn cứu độ

Sau ba tuần nghỉ hè, sáng thứ tư 1 tháng 8-2012 Đức Thánh Cha đã bắt đầu mở lại các buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương. Buổi tiếp kiến đã diễn ra tại quảng trường trước nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập đến giáo huấn của thánh Alfonso de Liguori, được Giáo Hội kính nhớ ngày 1 tháng 8. Thánh nhân là Giám Mục, Tiến sĩ Giáo Hội, Đấng sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, bổn mạng của các người nghiên cứu thần học luân lý và các linh mục giải tội. Đức Thánh Cha nói:

Thánh Alfonso là một trong các vị thánh bình dân nhất của thế kỷ XVIII, vì kiểu sống đơn sơ và trực tiếp và vì giáo lý liên quan tới bí tích Sám hối của người. Trong một thời kỳ duy nhiệm nhặt vì ảnh hưởng của Jansen, thánh nhân xin các cha giải tội ban bí tích này bằng cách biểu lộ vòng tay tươi vui của Thiên Chúa Cha, là Đấng không mệt mỏi tiếp đón người con sám hối trong tình thương xót vô bờ của Người.

Ngày lễ hôm nay cống hiến cho chúng ta dịp ngừng lại trên các giáo huấn qúy báu và đầy sâu sắc tinh thần của thánh Alfonso liên quan tới lời cầu nguyện. Khảo luận ”Phương thế lớn lao của lời cầu nguyện”, mà thánh nhân coi là ích lợi nhất trong các bút tích của người, được biên soạn năm 1759. Thật thế, nó miêu tả lời cầu nguyện như ”phương thế cần thiết và chắc chắn để được ơn cứu rỗi và tất cả các ơn thánh mà chúng ta cần có để được cứu độ” (Dẫn nhập). Câu này tóm tắt kiểu thánh nhân hiểu lời cầu nguyện.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: khi nói rằng lời cầu nguyện là một phương thế là nhắc tới mục đích cần đạt tới: Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta vì yêu thương để có thể trao ban cho chúng ta sự sống tràn đầy. Nhưng vì tội lỗi, cuộc sống tràn đầy ấy đã bị xa rời đi, như chúng ta đều biết, và chỉ có ơn thánh của Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta đạt tới nó. Để giúp hiểu sự thật nền tảng này và hiểu ngay lập tức sự kiện con người có nguy cơ đánh mất chính mình như thế nào, thánh Alfonso đã chế ra một câu cách ngôn nổi tiếng, rất sơ đẳng nói rằng: ”Ai cầu nguyện thì được cứu rỗi, ai không cầu nguyện thì bị trầm luân”.

Để bình luận câu nói gọn gàng ấy thánh nhân thêm: ”Việc được cứu rỗi mà không cầu nguyện thì rất khó, hầu như không thể được… nhưng khi cầu nguyện việc được cứu rỗi là điều chắc chắn và rất đễ dàng” (Kết luận). Thánh nhân còn nói thêm: Nếu chúng ta không cầu nguyện, thì không thể bào chữa vì ơn cầu nguyện được ban cho mọi người…. nếu chúng ta không được cứu rỗi, thì đó là hoàn toàn do lỗi của chúng ta, vì chúng ta đã không cầu nguyện”.

Như thế khi nói rằng lời cầu nguyện là một phương thế cần thiết, thánh Alfonso muốn làm cho chúng ta hiểu rằng cần phải cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt trong lúc gặp thử thách và trong các khó khăn. Chúng ta phải luôn luôn gõ cửa nhà Chúa với lòng tin tưởng, vì biết rằng Chúa lo lắng cho con cái Người trong mọi sự. Vì thế, chúng ta được mời gọi đừng sợ hãi chạy đến với Chúa, và tin tưởng trình bầy với Người các lời xin của chúng ta, trong sự xác tín có được điều chúng ta cần.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Các bạn thân mến, đây là vấn đề chính: cái gì thực sự cần thiết cho cuộc sống chúng ta? Tôi xin trả lời với thánh Alfonso: ”Sức khỏe và tất cả mọi ơn thánh mà chúng ta cần có”. Dĩ nhiên là thánh nhân hiểu không phải chỉ có sức khỏe của thân xác, nhưng trước hết là sức khỏe của linh hồn, mà Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta. Hơn tất cả mọi điều khác chúng ta cần sự hiện diện giải phóng của Người, khiến cho sự hiện hữu của chúng ta trở thành thực sự nhân bản hơn và vì thế tràn đầy niềm vui. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Chỉ qua lời cầu nguyện chúng ta mới có thể tiếp nhận Người và Thánh Sủng của Người. Thánh Sủng của Người soi sáng chúng ta trong mọi hoàn cảnh, và làm cho chúng ta phân định sự thiện đích thật; và khi củng cố, nó cũng khiến cho ý chí của chúng ta được hữu hiệu, nghĩa lá khiến cho nó thực thi sự thiện được hiểu biết. Người môn đệ của Chúa biết rằng mình luôn luôn hứng chịu cám đỗ và phải xin Thiên Chúa trợ giúp trong lời cầu nguyện để chiến thắng cám đỗ.

Thánh Alfonso kể lại thí dụ của thánh Philippo Neri, ngay từ khi mới thức dậy ban sáng đã nói với Thiên Chúa: ”Lậy Chúa, hôm nay xin Chúa để tay trên Philippo, bởi nếu không, thì Philippo phản bội Chúa” (III, 3). Chúng ta cũng thế, ý thức được sự yếu đuối của mình, chúng ta phải xin Chúa trợ giúp với lòng khiếm tốn, chỉ tín thác nơi lòng thương xót giầu có của Người.

Thánh Alfonso còn nói trong một đoạn khác rằng: ”Chúng ta nghèo nàn về tất cả, nhưng nếu chúng ta xin, chúng ta không nghèo nữa. Nếu chúng ta nghèo, thì Thiên Chúa giầu có” (II,4). Và theo vết chân thánh Agostino, thánh nhân mời gọi mỗi một kitô hữu đừng sợ kín múc nơi Thiên Chúa, với lời cầu nguyện, sức mạnh mình không có, và cần có để làm việc thiện, trong xác tín rằng Chúa không từ chối sự trợ giúp của Người đối với những ai cầu khấn Người với lòng khiêm tốn (x. III,3).

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, thánh Alfonso nhắc cho chúng ta biết rằng tiếp xúc với Thiên Chúa là điều cốt yếu trong cuộc sống chúng ta. Không có tiếp xúc với Thiên Chúa, thì thiếu tương quan nền tảng, và tương quan với Thiên Chúa được thực hiện trong việc nói chuyện với Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện hằng ngày và với việc tham dự các Bi tích. Và như thế tương quan này có thể lớn lên nơi chúng ta, có thể làm tăng trưởng trong chúng ta sự hiện diện của Thiên Chúa, là Đấng hướng dẫn con đường của chúng ta, soi sáng nó và khiến cho nó được chắc chắn và an bình, cả giữa các khó khăn và hiểm nguy.

Đức Thánh Cha đã tóm tắt ý chính bài huấn dụ và chào tín hữu bằng nhiều thứ tiéng khác nhau. Bằng tiếng Pháp ngài mời gọi tín hữu trong mùa nghì hè này hãy dành thời giờ để cầu nguyện mỗi ngày, vì tương quan với Thiên Chúa là điều nòng cốt trong cuộc sống. Đừng sợ hãi xin Chúa ban cho sức mạnh cần thiết để làm việc thiện.

Bằng tiếng Anh Đức Thánh Cha nói thánh Alfonso dậy cho chúng ta biết vẻ đẹp của lời cầu nguyện, trong đó chúng ta mở tâm trí cho sự hiện diện của Chúa và nhận được ơn thánh giúp sống tốt lành và khôn ngoan.

Trong tiếng Tây Ban Nha Đức Thánh Cha nhắn nhủ tín hữu đừng quên cầu nguyện mỗi ngày và hãy siêng năng lãnh nhận các Bi tích.

Trong tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha chào các nữ tu dòng Thánh Elidabét đang tham dự khóa canh tân tinh thần tại Roma. Ngài khích lệ các chị sống sâu đậm các kỷ niệm và biến cố quan trọng được cử hành trong tháng tám này bên Ba Lan: cuộc vùng dậy của Varsava, Phép lạ sông Vistola, các lễ kính Đức Mẹ và các cuộc hành hương.

Trong tiếng Slovac ngài cầu chúc thời gian tín hữu lưu lại Roma là địp trưởng thành trong đức tin và củng cố họ quảng đại làm chứng cho Chúa.

Trong tiếng Ý Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào các nữ tu dòng Nữ Tử Đức Maria Vô Nhiễm, dòng Nữ tôi tớ rất Thánh Maria Sầu Bi, các nữ tu giáo lý viên Thánh Tâm đang tham dự tổng tu nghị tại Roma. Ngài cũng chào các bạn trẻ vùng Gandino và Bonate Sotto cũng như tín hữu vùng Emilia Romagna và Lombardia bị động đất mới đây. Ngài cũng chào các bạn trẻ, các người đau yếu và các cặp vơ chồng mới cưới và chúc tất cả tươi vui làm chứng cho Chúa Kitô.

Sau cùng Đức Thánh Cha cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải
 

 

CHÚA NHẬT CỦA HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TỔNG GIÁO PHẬN SYDNEY

CHÚA NHẬT CỦA HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TỔNG GIÁO PHẬN SYDNEY

SYDNEY: Chúa Nhật 29 tháng 7-2012 Đức Hồng Y George Pell đã chủ sự thánh lễ cho 54 cặp vợ chồng mừng tổng cộng là 1.636 năm cưới nhau, tại nhà thờ chính tòa Thánh Maria ở Sydney.

Đức Hồng Y đã tuyên bố từ nay trở đi Chúa Nhật cuối tháng 7 sẽ là ”Chúa Nhật của hôn nhân và gia đình” được cử hành hằng năm tại Sydney. Tất cả mọi cặp hôn nhân thuộc mọi lứa tuổi đều cử hành ngày này và lập lại lời thề hứa trong tất cả mọi nhà thờ của thành phố.

Bảy cặp mừng 50 năm hôn phối hay hơn nữa trong năm 2012 đã nhận được bằng kỷ niệm.

Ông Chris Meney, giám đốc Trung tâm sự sống, hôn nhân và gia đình của tổng giáo phận Sydney, cho biết thánh lễ này là địp để các cặp vợ chồng dừng lai cảm tạ Thiên Chúa vì ơn hôn nhân và gia đình. Khi một người nam và một người nữ công khai dấn thân với nhau trong hy vọng được chúc phúc bởi con cái, họ cống hiến một dấu chỉ hy vọng tuyệt vời cho tương lai (ZENIT 27-7-2012).

Linh Tiến Khải

HAI LINH MỤC PHỤC VỤ NHU CẦU TINH THẦN CỦA DU KHÁCH TRONG VIỆN BẢO TÀNG VATICAN

HAI LINH MỤC PHỤC VỤ NHU CẦU TINH THẦN CỦA DU KHÁCH TRONG VIỆN BẢO TÀNG VATICAN

VATICAN: Tòa Thánh đã chỉ định hai linh mục túc trực hiện diện tại viện bảo tàng Vaticăng để phục vụ nhu cầu tinh thần của tín hữu và du khách hành hương viếng thăm.

Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Sciacca, Tổng thư ký Phủ thống đốc quốc gia thành Vaticăng đã cho biết như trên hôm 26 tháng 7-2012. Hai Linh mục bắt đầu làm viêc từ ngày 1 tháng 8-2012 tại hai địa điểm khác nhau trên lộ trình viếng thăm, với một cái bàn và hai cái ghế tiếp khách. Đức Cha cho biết sáng kiến này không có tích cách cơ cấu và không có yêu sách gì đặc biệt.

Viện bảo tàng Vaticăng là một cơ cấu văn hóa duy nhất trong các cơ cấu văn hóa trên thế giới, vì chứa đựng các bộ sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật trứ danh thuộc nhiều thế kỷ, mà các Giáo Hoàng đã để lại như gia tài văn hóa nghệ thuật cho Giáo Hội. Một cách đặc biệt viện bảo tàng giới thiệu con đường, mà Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô Con Người Thiên Chúa, có thể được loan báo cho con người và thế giới ngày nay (ZENIT 26-7-2012)

Linh Tiến Khải (Vietvatican)

HỘI NGHỊ QUỐC GIA ĐẦU TIÊN VỀ VIỆC TÁI TRUYỀN GIẢNG TIN MỪNG BÊN BA LAN

HỘI NGHỊ QUỐC GIA ĐẦU TIÊN VỀ VIỆC TÁI TRUYỀN GIẢNG TIN MỪNG BÊN BA LAN

KOSTRZYN: Ngày 28 tháng 7-2012 hội nghị quốc gia đầu tiên về việc tái truyền giảng Tin Mừng đã khai diễn tại Kostrzyn bên Ba Lan, với hơn 1.500 người tham dự gồm cả Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình tiếng Ba Lan đài Vatican Đức Cha Fisichella cho biết mục đích chuyên biệt của việc tái truyền giảng Tin Mừng là làm sống dậy ý thức truyền giáo nơi các tín hữu kitô đã được rửa tội. Chỉ như thế mới có thể đến với những người xưng mình là tín hữu kitô nhưng đã trở nên thờ ơ hay không tham dự cuộc sống của cộng đoàn Kitô nữa, hoặc những người chưa hề biết Chúa Giêsu Kitô. Có lẽ trong cuộc khủng hhoảng sâu xa này trong nền văn hóa và trong xã hội, các kitô hữu có thể tìm thấy sự an ninh một cách dễ dàng hơn bên trong các Giáo Hội và cộng đoàn của mình. Nhưng điều này đòi buộc chúng ta kiểm thực biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống. Nó bắt buộc các tín hữu Kitô hiện diện trong thế giới để đem Tin Mừng đến cho con người tại nơi nó đang sống. Không có sự hiện diện của tín hữu công giáo, xã hội sẽ nghèo nàn hơn và buồn tẻ hơn, vì thiếu sự phong phú của Tin Mừng và niềm hy vọng.

Nhưng để có thể loan báo Tin Mừng, Giáo Hội cần phải có một thứ ngôn ngữ mới, một phương pháp mới, và một lòng hăng say mới, như Đức Gioan Phaolô II đã nói. Phải có khả năng nói thứ ngôn ngữ của con người thời đại, nhưng không được quên rằng nội dung lời loan báo vẫn luôn là một, không thay đổi. Để được như vậy, phải có khả năng bước vào trong nền văn hóa tục hóa, làm cho người ta hiểu các hạn hẹp của một nền văn hóa tục hóa. Sống như thể là Thiên Chúa không hiện hữu chẳng những đã không khiến cho nền văn hóa được phong phú, mà còn làm cho con người nghèo nàn đi và ngày nay đang gặp khủng hoảng nặng. Một trong những hoa trái đầu tiên của công tác tái truyền giảng Tin Mừng, mà Đức Tổng Giám Mục Fisichella chờ mong, là hiểu biết đòi hỏi của sự hiệp nhất và trong sự tôn trọng việc bổ túc cho nhau. Phải có khả năng thừa nhận rằng các kinh nghiệm khác nhau đều quan trong, giống như các phụ lưu cùng chảy vào một con sông (RG 29-7-2012)

Linh Tien Khải  (Vietvatican)

MỘT BỆNH NHÂN PARKINSON ĐƯỢC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II CHỮA LÀNH

MỘT BỆNH NHÂN PARKINSON ĐƯỢC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II CHỮA LÀNH

BOGOTÀ: Ông Marco Fidel Rojas, người Colombia, đã được lành bệnh Parkinson một cách lạ lùng, nhờ lời bầu cử của Đức Gioan Phaolô II. Tất cả các hồ sơ bệnh lý và chứng từ của ông đã được chuyển về Bộ Phong Thánh tại Roma để được cứu xét.

Kể lại với phóng viên Thời Báo Colombia ông Rojas cho biết ông bắt đầu có các dấu hiệu bị bệnh Parkinson hồi tháng 12 năm 2005. Sau các cuộc khám nghiệm các bác sĩ cho biết ông đã bị đứt mạch máu não dẫn tới bệnh Parkinson. Bệnh tình ngày càng nặng, ông tưởng mình có thể chết bất cứ lúc nào, và nhiều lần ông đã bị ngã khỏi xe lăn.

Tình trạng bệnh tật của ông ngày càng nặng. Bất thình lình ông nhớ lại là buổi chiều ngày 27 tháng 12 năm 2010, trong một chuyến hành hương Roma, sau thánh lễ ông có thưa chuyện với Đức Gioan Phaolo II một lúc. Thế là tối hôm đó trong đau đớn ông nghĩ: ”Tôi có một người bạn trên trời và Người đã bị bệnh Parkinson. Thế tại sao tôi lại đã không cầu nguyên với người trước? Lạy Đấng đáng kính Gioan Phaolô II, xin đến chữa lành con, xin hãy đặt tay ngài trên đầu con”. Sau khi cầu nguyện như thế ông Rojas nói ông đã ngủ rất ngon đêm đó, và sáng hôm sau ông thức dậy và không còn có các triệu chứng bệnh Parkinson nữa.

”Vâng, Đức Gioan Phaolô II đã chữa tôi lành bệnh, và tôi hứa với Đấng đã chữa tôi lành là tôi sẽ truyền bá lòng sùng kính Người tại bất cứ nơi đâu tôi có thể làm”.
Tờ Thời Báo Colombia cho biết bác sĩ Antonio Schlesinger Piedrahita, một bác sĩ thần kinh nổi tiếng bên Colombia, đã chứng thực sự lành bệnh của ông Fidel và cho biết ông ta rất khỏe mạnh.

Phép lạ lành bệnh Parkinson của nữ tu Marie Simon Pierre đã dẫn tới lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II tại Roma hồi tháng 5 năm ngoái 2011. Phép lạ cho ông Marco Fidel Rojas có thể sẽ là phép lạ để tôn phong Hiển thánh cho Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (CNA 17-7-2012).

Linh Tiến Khải

Thiên Chúa có khả năng nhân lên nhiều mỗi một cử chỉ yêu thương nhỏ nhặt của chúng ta

Thiên Chúa có khả năng nhân lên nhiều mỗi một cử chỉ yêu thương nhỏ nhặt của chúng ta

Qua phép lạ hóa bành ra nhiều Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng nếu mỗi người cống hiến cái ít ỏi mình có, thì phép lạ mới luôn có thể xảy ra: Thiên Chúa có khả năng nhân lên nhiều mỗi một cử chỉ yêu thương nhỏ nhặt của chúng ta, và khiến cho chúng ta trở thành những người chia sẻ ơn của Người.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với 2.000 tín hữu và du khách hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trong sân nhà nghỉ Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật hôm qua.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã suy tư về phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng đi theo nghe Người giảng dậy, như thánh sử Gioan kể trong chương 6 của Phúc Âm. Ngài nói:

Các hành động do Chúa Giêsu làm song song với các hành động trong Bữa Tiệc Ly: ”Người cấm lấy bánh, và sau khi dâng lời tạ ơn, Người phân phát cho những người ngồi đó” (Ga 6,11). Việc nhấn mạnh trên đề tài ”bánh”, được chia sẻ, và việc tạ ơn trong tiếng hy lạp là ”eucharistesas” (c. 11), gợi lại bí tích Thánh Thể, Hy tế của Chúa Kitô cho ơn cứu độ của thế giới.

Thánh sử nhận xét rằng lễ Vượt Qua tới gần (c.4). Cái nhìn hướng tới Thập Giá, sự hiến dâng hoàn toàn vì tình yêu và hướng tới Thánh Thể, kéo dài luôn mãi sự hiến dâng: Chúa Kitô trở thành bánh sự sống cho con người. Thánh Agostino chú giải như sau: ”Ai là bánh của trời, nếu không phải là Chúa Kitô? Nhưng để con người có thể ăn bánh của các thiên thần, Chúa của các thiên thần đã làm người. Nếu đã không làm như thế, thì chúng ta sẽ không có thân xác Người; mà không có thân xác Người, chúng ta sẽ không được ăn bánh của bàn thờ” (Sermone 130,2). Thánh Thể là cuộc gặp gỡ lớn lao thường xuyên của con người với Thiên Chúa, trong đó Chúa trở thành của ăn cho chúng ta, trao ban chính Người cho chúng ta để biến đổi chúng ta trong Người.

Trong cảnh hóa bánh ra nhiều sự hiện diện của một chú bé được ghi nhận. Trước nỗi khó khăn phải nuôi biết bao nhiêu người, chú bé ấy góp chút lương thực mình có, là năm cái bánh và hai con cá (Ga 6,8). Rồi Đức Thánh cha giải thích phép lạ như sau:

Phép lạ không xảy ra từ nhưng không, mà từ một sự chia sẻ khiêm tốn đầu tiên của điều mà một chú bé đơn sơ đã có bên mình. Chúa Giêsu không xin chúng ta điều chúng ta không có, nhưng Ngài cho chúng ta thấy rằng nếu mỗi người cống hiến cái ít ỏi mình có, thì phép lạ mới luôn có thể xảy ra: Thiên Chúa có khả năng nhân lên nhiều mỗi một cử chỉ yêu thương nhỏ nhặt của chúng ta, và khiến cho chúng ta trở thành những người chia sẻ ơn của Người. Đám đông bị đánh động bởi phép lạ: họ trông thấy nơi Đức Giêsu ông Môshê mới, xứng đáng quyền năng, và họ trông thấy trong bánh manna mới tương lai được bảo đảm, nhưng họ chỉ dừng lại nơi yếu tố vật chất, và Chúa ”biết rằng họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lánh mặt, đi lên núi một mình” (Ga 6,15). Chúa Giêsu không phải là một vị vua trần gian thực thi sự thống trị, mà là một vì vua phục vụ, cúi xuống trên con người để không chỉ thỏa mãn cái đói vật chất, mà nhất là phục vụ cái đói sâu xa hơn: cái đói Thiên chúa.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Chúa làm cho chúng ta khám phá ra tầm quan trọng nuôi dưỡng chính mình bằng mình Chúa Kitô, bằng cách trung thành tham dự Thánh Thể với ý thức lớn lao, để luôn ngày càng kết hiếp mật thiết hơn với Người. Thât thế ”không phải thực phẩm thánh thể biến đổi trong chúng ta, mà chính chúng ta là những người đến với thực phẩm thánh thể được đổi thay một cách nhiệm mầu. Chúa Kitô dưỡng nuôi chúng ta bằng cách kết hiệp chúng ta với Người; Người lôi kéo chúng ta vào trong Người” (Tông huấn Sacramentum caritatis, 70). Đồng thời, chúng ta muốn cầu nguyện để đừng có ai thiếu bánh ăn cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng, và để cho các bất bình đẳng được dẹp bỏ không phải bằng vũ khí của bạo lực, nhưng bằng sự chia sẻ và tình yêu.

Chúng ta hãy tín thác nơi Đức Trinh Nữ Maria, trong khi khẩn nài sự che chở hiền mẫu của Mẹ trên chúng ta và các người thân của chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức thánh Cha Biển Đức XVI đã tha thiết kêu gọi các phe liên hệ ngưng chiến tại Siria. Ngài xin cộng đồng quốc tế giúp tìm ra giải pháp chính trị và tái lập hòa bình và hòa giải cho quốc gia này. Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, tôi tiếp tục âu lo theo dõi các giai đoạn bạo lực thê thảm gia tăng tại Siria, với hàng loạt người chết và bị thương, cả giữa các thường dân, và một số rất đông người di tản trong nội địa và người di cư sang các nước láng giềng. Tôi xin cho họ được bảo đảm sự trợ giúp nhân đạo và xã hội. Tôi xin canh tân sự gần gũi của tôi đối với dân chúbg khổ đau và nhớ tới họ trong lời cầu nguyện. Tôi xin lập lại lời kêu gọi tha thiết chấm dứt mọi bạo lực và đổ máu. Tôi cầu xin Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan đặc biệt cho những người có trọng trách, để đưa ra mọi nỗ lực trong việc tìm kiếm hòa bình, kể cả từ phía cộng đoàn quốc tế, qua sự đối thoại và hòa giải, nhắm tới một giải pháp chính trị thích hợp cho cuộc xung khắc. Tôi cũng nghĩ tới quốc gia Irak thân yêu trong những ngày này đã bị nhiều vụ mưu sát trầm trọng, khiến cho nhiều người chết và bị thương. Ước chi quốc gia lớn lao này tìm lại được con đường ổn định, hòa giải và hòa bình.

Đức Thánh Cha cũng nhắc tới Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 28 tại Rio de Janeiro bên Brasil vào năm tới. Đây là một dịp qúy báu giúp biết bao nhiêu người trẻ sống kinh nghiệm niềm vui và vẻ đẹp thuộc về Giáo Hội và sống đức tin. Đức Thánh Cha nhìn về biến cố này với niềm hy vọng. Ngài khích lệ và cám ơn ban tổ chức, đặc biết là tổng giáo phận Rio de Janeiro, mau mắn dấn thân chuẩn bị tiếp đón các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới tham dự biến cố quan trọng này của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ sự gần gũi của ngài với các công nhân xưởng chế thép Ilva tại tỉnh Taranto nam Italia và gia đình họ, đang phải sống thời gian khó khăn, vì nguy cơ mất công ăn việc làm. Ngài khích lệ tất cả mọi người có ý thức trách nhiệm, và cỗ võ các cơ cáu quốc gia vá địa phương cố gắng làm mọi sự có thể để đạt tới một giải pháp công bằng, bảo vệ quyền sức khỏe cũng như công ăn việc làm cho công nhân, đặc biệt trong thời gian khủng hoảng kinh tế này. Khi nghe tin xưởng chế thép phải đóng cửa, các công nhân đã kéo nhau xuống đường biểu tình và chiếm tòa thị sảnh thành phố.

Sau cùng Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và chúc mọi người mùa hè vui vẻ khỏe mạnh.

Linh Tiến Khải

HÃY CHO NHAU SỰ SỐNG

HÃY CHO NHAU SỰ SỐNG
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B (29/07/2012)
[2 V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15]
Đói khắp nơi!

Nơi nào cũng có người đang chết vì đói. Về Việt Nam, vì đi du lịch ở những khu du lịch sang trọng, nghỉ ở khách sạn 3 sao, 5 sao, 5, 7 tầng cao ngất, ăn ở nhà hàng đắt tiền đủ món ngon vật lạ, tiêu khiển ở những khu giải trí lắm trò lãng phí nên bạn phải thấy cảnh ăn chơi thừa mứa của các quan lại, đại gia, của những tay dốt đặc cán mai học làm sang nhờ những đồng tiền  kiếm được mà không đổi lấy chút mồ hôi nước mắt. Họ ăn quá no, uống quá say, nhưng thực ra, họ đang đói: đói một niềm tin, đói một lý tưởng, đói một ý nghĩa cuộc đời.

Nếu về Việt Nam, bạn chịu khó bước xuống khỏi mấy tầng khách sạn kia, chịu khó len vào con hẻm nhỏ, chịu khó ra phía sau những mặt tiền vĩ đại, chịu khó cúi mình chui qua những góc phố chật chội tanh hôi, chui vào những “ổ chuột sài gòn”… hoặc xa hơn một tí, bạn hãy ra khỏi Sàigòn, ra khỏi các thành phố, để về những hóc núi tối tăm xa xôi, bạn sẽ thấy còn biết bao người đang đói từng bữa cơm trắng, đói từng con cá tươi, đói cả gói mì tôm chưa đầy năm ngàn đồng, đói cái quần tấm áo, đói một viên thuốc, đói vệ sinh, đói những nhu cầu căn bản nhất của con người.

Còn có cả những cái đói trí thức, đói công lý, đói tinh thần, đói tình thương đang hiện diện khắp nơi. Càng lúc càng có nhiều người trẻ đói tình thương của cha của mẹ. Giới trẻ đang đói một quan tâm đúng mức về tình trạng nguội đức tin và buông thả đời sống luân lý. Các gia đình đang đói một chuẩn mực đơn hôn, vĩnh hôn, hạnh phúc, đói một chuẩn mực của giáo hội thu nhỏ. Giáo dân đang đói những gương lành hy sinh cho chính đạo, đói gương sáng đạo đức, đói thông tin quan trọng về hiện tình giáo hội trong nước.

Những người đau khổ vì tội lỗi công khai đang đói một ánh mắt chạnh lòng thương cảm. Những người bị áp bức đang đói tiếng trống kêu oan, người tù tội đang đói mối thương người “thăm viếng kẻ tù rạc”. Con Cuông đang đói một lời cầu nguyện, chia sẻ, động viên, và bênh vực cho những người bảo vệ đức tin, công lý, tự do trước thế lực gian tà xem thường Thiên Chúa và chống lại Thiên Chúa.

… Đói khắp nơi!
 
Chúa không để chúng ta đói

Là ông chủ tốt bụng, là người Cha nhân lành, Thiên Chúa không muốn con người chúng ta chết vì đói, cũng không để chúng ta chết đói. Ngài ban cho chúng ta trí khôn để biết kiếm cái ăn, và ban cho trái tim để biết chia sẻ cái ăn cho người khác. Chỉ tiếc là, chúng ta biết tận dụng khả năng của trí khôn để kiếm ra cái ăn cho mình nhưng không có trái tim chạnh lòng thương người chia sẻ cái ăn cho người nên mới xảy ra là, “kẻ ăn không hết, người làm không ra”. Người nghèo đói cái ăn, người giàu đói lòng nhân ái. Cả hai đều đói.

Tin Mừng hôm nay giới thiệu một Đức Giêsu có lòng nhân ái trước cái đói phần xác của con người và giới thiệu một người có lòng nhân ái giống Chúa Giêsu, không ai khác, đó là một em bé, có năm chiếc bánh be bé và hai con cá nho nhỏ.

Vâng Tin Mừng thuật lại rằng: Chúa Giêsu để ý đến đoàn người theo Ngài đang đói, và Ngài muốn kiếm cho họ cái ăn. : "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" . Chúa Giêsu không hỏi phải tốn bao nhiêu tiền lo cho người ta ăn nhưng Ngài hỏi “mua ở đâu”. Vậy mà, Philipphê muốn tránh né chuyện lo ăn cho người ta bằng cách trả lời:"Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút". Còn ông Anre, đã không đi mua, lại còn tính toán chi li đến chuyện đòi chia phần nhỏ của em bé cho ngàn người ăn trong khi chưa biết em bé có bằng lòng không.

Chuyện kỳ diệu đã xảy ra là em bé bằng lòng trao 5 chiếc bánh và hai con cá cho các ông. Năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ, là khẩu phần vừa đủ cho một em bé. Em đã sẵn sàng cho đi phần nuôi sống mình. Nếu 5 chiếc bánh và hai con cá ấy của một người lớn, người có đầy kinh nghiệm về cuộc sinh tồn, chắc gì, người ấy đã sẻ chia? Em bé nầy giống Chúa Giêsu vì có lòng nhân ái, sẵn sàng cho đi chính sự sống của mình. Và phép lạ của lòng nhân ái đã xảy ra. Mọi người ăn no.
 
Chúa muốn chúng ta nuôi nhau

Chúa muốn chúng ta nuôi sống nhau bằng lòng nhân ái, bằng trái tim biết chạnh lòng thương. Nhưng lòng nhân ái, và trái tim chạnh thương chỉ có nơi những tâm hồn bé nhỏ, biết tín thác hoàn toàn vào Chúa. Giá trị của việc cho đi ở chỗ cho đi chính nhu cầu của mình. Những đồng tiền bác ái không phải là những đồng tiền dư thừa, nhưng chính là đồng tiền nuôi sống gia đình. Chia sẻ chính đồng tiền nuôi sống mình, chứ không phải chia sẻ đồng tiền dư thừa, cất để.

Năm chiếc bánh be bé của em bé, hai con cá nho nhỏ của em nhỏ làm tôi liên tưởng đến miếng cơm manh áo của chúng ta trong những ngày cùng cực sau 1975. Người có tiền xếp hàng mua từng mét vải, từng cân gạo, từng ký cá. Có người không tiền đứng ngoài hàng ngó người trong hàng mà đứt từng đoạn ruột khi nghĩ đến đám nhỏ nhà mình sẽ không có gì để ăn để sống trong những ngày sắp tới. Chờ người trong hàng bước ra với đôi cân gạo mới dám tỏ bày: “Chị cho em mượn một lon gạo. Một lon thôi, thằng út thèm cháo mấy hôm rồi”. Chị kia lấy tay vóc mấy vóc gạo thiu hẫm: “Chị cầm đỡ đi, nhà tôi chín người, cũng đang đói”.

Thương ơi những ngày gian khổ ấy, và cũng chính từ những gian khổ ấy, mới rõ ra rằng “việc nhỏ” của “tấm lòng lớn” là việc của Hy Tế.

Có vài “nhóm bác ái Công giáo” ở Sài Gòn không thường đi du lịch, nhưng lại rất thường có những chuyến đi thăm các họ đạo xa xôi ở miền Tây sông nước, ở miền Trung cao nguyên hay mạn ngược miền sơn cước phía bắc. Tôi nể phục họ vì họ đến để “xem nơi người ở và ở lại với người”, ăn uống với người, sinh hoạt với người, hiểu người, yêu mến người và cuối cùng là tìm đủ mọi cách để chia sẻ cho người những điều kiện sống tương đối hơn.

Có lần họ đến thăm một vài Giáo Xứ gần nơi tôi sống, rồi về kể cho nhau nghe: Về thăm xóm rẫy của anh H, và dự thánh lễ tại nhà thờ một giáo họ, mình để ý có mấy người đi lễ mang những chiếc áo dài không sang trọng lắm, nhưng đủ đàng hoàng xinh đẹp mà chính tay mình đã xin về, giặt ủi, xếp vào bao và giao cho anh H. Ôi, mình thật hạnh phúc, thật sung sướng vì đã góp một chút công vào phép lạ của tình thương Thiên Chúa.
 
Quả thực, nếu có những sẻ chia phát xuất từ trái tim nhân ái, chắc hẳn sẽ không còn quá nhiều cảnh khổ đau, chết chóc vì đói.

Lời Chúa hôm nay đang mời gọi chúng ta biết tín thác vào Chúa, và biết sẻ chia sự sống cho nhau. Sự sống ấy, không chỉ là cái ăn, cái mặc mà còn là tình thương, lòng thông cảm, mà còn là gióng lên tiếng trống kêu oan, rập ràng tiếng kinh nguyện cầu cho công lý, ý hợp tâm đầu bảo vệ Đức Tin công giáo, tiếp sức cho người chiến đấu cho công lý, cho tự do…

Hình ảnh em bé với “ năm tấm bánh bé hai con cá nhỏ” có thể làm động lòng chúng ta. Thiết tưởng, bao lâu chúng ta còn muốn làm người lớn với bao toan tính, tránh né, an vị yên thân, thì bấy lâu vẫn còn khó lòng mà biết sẻ chia cho đời tấm bánh hay con cá vốn đã dư thừa, cất để.

Nguyện xin Chúa cho chúng con lòng đơn sơ khiêm nhượng tín thác như bé thơ để dám tin rằng ai đành mất sự sống mình thì được sống muôn đời. A men. 
 
Nha Trang 26-07-2012
PM. Cao Huy Hoàng

 

CHUYỆN THỰC TẾ

CHUYỆN THỰC TẾ

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B (29/07/2012)
[2 V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15]

Trong kinh “Thương Người Có 14 Mối”, mối thứ  nhất của phần “Thương Xác 7 Mối” là “cho kẻ đói ăn”. Giáo hội rất thực tế vì  không thể nói suông, và vì Giáo hội theo đúng cách của Đức Kitô. Tuy nhiên, có lẽ người Công giáo chúng ta vẫn chỉ yêu người bằng lý thuyết, qua sách báo, qua những bài “thuyết pháp” hùng hồn, thậm chí là yêu người “online” mà thôi. Chúa Giêsu chưa một lần nói suông. Nghiêm túc xét mình, liệu chúng ta đã theo Chúa đúng Ý Ngài? Chắc hẳn chúng ta phải đấm ngực nhiều lần lắm! Vì thế, danh nhân Mahātmā Gāndhī (1869-1948, được dân Ấn Độ coi là Quốc phụ) nói thẳng: “Tôi sẵn sàng làm người Kitô hữu nếu tôi tìm được những Kitô hữu thực thi Bài Giảng Trên Núi” – tức là Bát Phúc, là Tám Mối Phúc Thật. Chắc chắn chúng ta phải “giật mình” mà xét lại cách sống của chính mình vậy!

Chúa Giêsu thực tế  bằng cách hóa bánh ra nhiều hai lần: Lần một với  5 cái bánh và 2 con cá mà đủ cho khoảng 5.000 người ăn, chưa kể phụ nữ và trẻ em, lại còn dư 12 giỏ đầy (Mt 14:17-21; Mc 6:30-44; Lc 9:10-17; Ga 6:1-14), lần hai với 7 cái bánh và một ít cá nhỏ mà đủ cho khoảng 4.000 người ăn, chưa kể phụ nữ và trẻ em (Mt 15:34-38; Mc 8:1-10). Quả thật, Chúa Giêsu vô cùng thực tế. Và Ngài muốn chúng ta làm như vậy, nghĩa là phải biến lời nói thành hành động cụ thể.

Ăn là điều cần thiết nhất để duy trì sự sống. Ăn còn là cái thú đầu tiên trong tứ khoái của con người, và ăn cũng là  điều người ta phải học đầu tiên: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Một người trong nhóm  các ngôn sứ ra đồng hái rau, tìm thấy một thứ cây giống như nho dại, họ hái trái dưa đắng ấy, đầy một vạt áo, rồi về nhà, thái nhỏ ra, bỏ vào nồi nấu cháo, vì họ không biết đó là thứ gì. Sau đó, họ múc ra cho mọi người ăn. Vừa ăn chút cháo, họ kêu lên: “Người của Thiên Chúa ơi, thần chết ở trong nồi!” (2 V 4:40), nghĩa là nồi cháo đó có độc tố vì được nấu bằng những loại trái độc. Và họ không thể ăn được. Nhưng ông Ê-li-sa bảo: “Đem bột đến đây!”. Ông bỏ bột vào và bảo: “Múc ra cho người ta ăn”. Lạ thay, trong nồi liền hết chất độc. Không biết ông Ê-li-sa có nghiên cứu y dược hay không mà kết hợp thực phẩm tài tình quá!

Rồi có một người từ Ba-an Sa-li-sa đến, đem bánh đầu mùa biếu người của Chúa, đó là 20 chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Ông Ê-li-sa không giữ riêng cho mình và những người trong nhóm, mà ông nói: “Phát cho người ta ăn” (2 V 4:42). Nhưng tiểu đồng hỏi ông: “Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được?” (2 V 4:43a). Ông cương quyết: “Cứ phát cho người ta ăn! Vì Đức Chúa phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư” (2 V 4:43b). Quả đúng như vậy, phép lạ đã xảy ra nhãn tiền. Sau khi tiểu đồng phát cho người ta ăn xong, vẫn còn dư như lời Chúa phán.

Thiên Chúa là Đấng toàn năng, biến không thành có, điều gì với loài người là “không thể” thì với Ngài là  “có thể”. Vì vậy, “muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài, nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển, xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng” (Tv 145:10-11a). Ai tin tưởng và ngước mắt trông lên Chúa, Ngài đều chạnh lòng thương và “chính Ngài đúng bữa cho ăn” (Tv 145:11b). Thật vậy, “khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê” (Tv 145:16). Không chỉ vậy, Ngài còn “công minh trong mọi đường lối, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm, gần gũi tất cả những ai thành tâm cầu khẩn Ngài” (Tv 145:17-18).

Ôi, tình yêu Thiên Chúa quá bao la, lòng thương xót của Ngài quá hải hà, vì Ngài luôn “chạnh lòng thương” những con người sầu khổ, thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần!

Dù đang bị tù vì Chúa, Thánh Phaolô vẫn phải bày tỏ: “Tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em” (Ep 4:1). Theo Thánh Phaolô, cách “sống xứng đáng” đó là: Ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau; thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau (Ep 4:2-3). Tại sao? Thánh Phaolô giải thích: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4:4-6). Tất cả đều là MỘT trong Thiên Chúa thì không có lý do gì mà tách rời. Có ai lại tự cắt lìa một phần thân thể của mình chứ? Mà đã là MỘT thì phải yêu thương, quan tâm, nâng niu và chia sẻ mọi thứ với nhau.

Thánh sử Gioan kể  tỉ mỉ: Hôm đó, Đức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilê, cũng gọi là Biển Hồ Tibêria, có đông đảo dân chúng đi theo Ngài, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Ngài đã làm cho các bệnh nhân. Ngài lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do Thái. Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Ngài hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6:5). Thực ra Ngài nói thế là để thử ông, chứ Ngài biết mình sắp làm gì.

Ông Philípphê vừa gãi đầu vừa đáp: “Thầy ơi là Thầy, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút” (Ga 6:7). Ông Anrê, anh ông Simôn Phêrô, thưa với Ngài: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” (Ga 6:9). Đức Giêsu ôn tồn: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi” (Ga 6:10). Người ta ngồi xuống trên cỏ, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Có lẽ lúc đó các tông đồ lắc đầu ngán ngẩm vì đông quá, có sẵn đủ thực phẩm mà phục vụ họ cũng mệt đừ người. Mỗi ông phải phục vụ khoảng 500 thực khách cơ mà!

Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Ngài cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý chứ không “chia khẩu phần”. Khi họ đã no nê rồi, Ngài bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi” (Ga 6:12). Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. Hơn cả tuyệt vời!

Dân chúng thấy dấu lạ  Đức Giêsu làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” (Ga 6:14). Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Ngài lại lánh mặt, đi lên núi một mình. Ngài “thực tế” với người khác nhưng lại không “thực tế” với chính mình. Ngài không muốn được “tôn làm vua” mà lại “lánh mặt” và “đi lên núi”, đáng lưu ý là Ngài đi lên núi một mình mà thôi!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn biết sống “thực tế” như Đức Giêsu Kitô là biết “chạnh lòng thương” tha nhân, dù họ là ai, đồng thời cũng biết cầm lấy “chiếc bánh cuộc đời” của chúng con, dâng lời tạ ơn, rồi bẻ ra và chia sẻ với mọi người. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

Trầm Thiên Thu

Đức cha Ma vẫn còn bị quản thúc dù chính quyền đã ngưng điều tra

Đức cha Ma vẫn còn bị quản thúc dù chính quyền đã ngưng điều tra

July 23, 2012 

Phóng viên ucanews.com từ Thượng Hải China 

Đức cha Ma vẫn còn bị quản thúc dù chính quyền đã ngưng điều tra thumbnail

Chủng viện Sheshan ở Thượng Hải

Chính quyền địa phương đã kết thúc điều tra lễ tấn phong giám mục Đức cha phụ tá Thaddeus Ma Daqin của Thượng Hải, người đã tuyên bố từ bỏ các chức vụ trong Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (CCPA), theo các nguồn tin hôm 20 tháng 7.

Nhưng Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào về Đức cha Ma và người ta nghi ngờ ngài bị cấm thi hành thừa tác vụ giám mục ngay sau lễ phong chức hôm 7 tháng 7.

Tin cho biết đức cha 45 tuổi bị quản thúc tại chủng viện Sheshan, ngoại ô Thượng Hải mặc dù blog của ngài được cập nhật hai lần trong tuần trước.

Chính quyền đã hỏi cung hơn 100 linh mục và nữ tu trong giáo phận không tham dự lễ tấn phong về lý do tại sao họ không tham dự, ý kiến của họ về lễ tấn phong và lời phát biểu của Đức cha Ma trong Thánh lễ, các nguồn tin kể. Một số linh mục đồng tế Thánh lễ cũng bị phỏng vấn nhiều lần và đã kết thúc vào cuối tuần trước.

Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Ma làm giám mục phụ tá nhưng chính quyền Trung Quốc công nhận ngài là "giám mục phó".

Một linh mục thuộc giáo phận Thượng Hải yêu cầu giấu tên nhận xét Đức cha Ma phải ở lại trong chủng viện vô thời hạn. Vị linh mục dẫn lời các quan chức nói việc ngài trở về "phụ thuộc vào động thái của ngài và phản ứng của người Công giáo".

CCPA và Hội đồng Giám mục Giáo hội Trung Quốc (BCCCC) nói lễ phong chức này "bị nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng các quy định của BCCCC". Đức cha Ma là giám mục ‘công khai’ đầu tiên trong những năm gần đây công khai thông báo trong lễ tấn phong giám mục ý định từ bỏ các chức vụ trong CCPA.

Kinh cầu Thánh Giuse bằng chữ Hán phồn thể do linh mục người Bồ Đào Nha Emmanuel Diaz (1574-1659), thừa sai dòng Tên đến Trung Quốc vào thế kỷ 17 dịch, được đăng trên blog của Đức cha Ma hôm 19 tháng 7.

Phần chú thích bên dưới viết Đức cha Ma vui mừng khi tìm thấy bản kinh cổ gắn liền với các câu Kinh thánh. Bài viết so sánh kinh này với bản kinh được dùng hiện nay và nói: "Các tín hữu có thể chọn một trong hai bản kinh để cầu nguyện riêng".

Những thông tin cập nhật trên blog này an ủi những ai quan tâm Đức cha Ma, ngài rất giỏi văn chương Trung Quốc, nguồn tin nói. Nhưng một vài bình luận bên dưới bài đăng hôm thứ Năm tuần trước nghi ngờ không biết bài này là của đức cha hay ai khác.

Lần đăng tải đầu tiên từ khi ngài mất tích là hôm thứ Hai, hôm đó năm bài thơ của linh mục Simon Xaverius Wu Yushan (1632-1718) được tải lên. Cha Wu là một trong các linh mục bản xứ đầu tiên của Trung Quốc. Bức tranh được ký tên "Thaddy Ma" bằng tiếng Anh.

Sau lễ tấn phong Đức cha Ma, tên blog của ngài đã đổi từ "Notes of a Shanghai priest " thành " Notes of Shanghai’s least servant ", cách người ta gọi các giám mục, ám chỉ Đức cha Ma.

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI ĐẠI HỘI LẦN THỨ 11 CỦA PHONG TRÀO QUỐC TẾ TU ĐỨC GIA ĐÌNH ”EQUIPES NOTRE DAME” BÊN BRASIL

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI ĐẠI HỘI LẦN THỨ 11 CỦA PHONG TRÀO QUỐC TẾ TU ĐỨC GIA ĐÌNH ”EQUIPES NOTRE DAME” BÊN BRASIL

VATICAN: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khuyến khích các cặp vợ chồng kitô hãy là gương mặt tươi cười và hiền dịu của Giáo Hội và là các sứ giả tốt lành và có sức thuyết phục nhất cảu vẻ đẹp tình yêu được nâng đỡ và dưỡng nuôi bởi đức tin.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp gửi đại hội lần thứ 11 của phong trào tu đức hôn nhân ”Equipes Notre Dame” đang diễn ra bên Brasil cho tới ngày 26 tháng 7-2012. Trong sứ điệp do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký, Đức Thánh Cha không dấu diếm các vấn đề và các khó khăn mà hôn nhân và gia đình gặp phải trong môi trường xã hội tục hóa ngày nay. Nhưng chính trong môi trường ấy các đôi vợ chồng kitô phải loan báo các sự thật nền tảng của tình yêu nhân loại và ý nghĩa sâu xa của nó. Vì như Đức Phaolô VI đã nói: tình yêu của một người nam và một người nữ, nụ cuời của một trẻ em, sự bình an trong gia đình, tất cả đều phản ánh một tình yêu khác: tình yêu của Thiên Chúa.

Dĩ nhiên lý tưởng này xem ra qúa cao nhưng chính ở đây phong trào tu đức hôn nhân ”Equipes Notre Dame” đã góp phần khích lệ các cặp vợ chồng lãnh nhận các bí tích, và đưa ra các đề nghị đơn sơ cụ thể giúp họ sống tinh thần tu đức hôn nhân trong cuộc sống thường ngày. Đức Thánh Cha đã đưa ra một đề nghị cụ thể khác đó là dấn thân ngồi lại với nhau và đối thoại giữa các đôi vợ chồng với tất cả sự chân thành liên quan tới các vấn đề quan trọng nhất của cuộc sống lứa đôi. Sự đối thoại này càng cần thiết hơn nữa trong một thế giới bị thống trị bởi chủ nghĩa cá nhân, duy hoạt động, vội vã và lo ra như thế giới ngày nay. Nó giúp tránh các hiểu lầm thường gây ra các đổ vỡ không thể chữa lành được. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng các giáo huấn của Công Đồng Chung Vatican II đã cống hiến cho Giáo Hội một gương mặt canh tân giá tri tình yêu và cuộc sống hôn nhân và gia đình.

Phong trào tu đức hôn nhân đã do Linh Muc Henri Caffarel, người Pháp thành lập năm 1939. Đại hội lần thứ XI đang điễn ra bên Brasil với sự tham dự của hơn 7.000 thành viên và 400 linh mục cộng thêm hơn 700 thiện nguyện viên đến từ khắp nơi trên thế giới (RG 22-7-2012)

Linh Tiến Khải

PHỦ QUỐC VỤ KHANH TOÀ THÁNH PHẢN BÁC CÁC TỐ CÁO SAI LẠC CỦA BÁO CHÍ LIÊN QUAN TỚI VỤ RÒ RỈ TÀI LIỆU CỦA TÒA THÁNH

PHỦ QUỐC VỤ KHANH TOÀ THÁNH PHẢN BÁC CÁC TỐ CÁO SAI LẠC CỦA BÁO CHÍ LIÊN QUAN TỚI VỤ RÒ RỈ TÀI LIỆU CỦA TÒA THÁNH

VATICAN: Hôm 23 tháng 7-2012 Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã mạnh mẽ phản bác các lời tố cáo ba nhân vật Tòa Thánh là tòng phạm trong vụ ăn cắp các tài liệu mật của Đức Thánh Cha, do nhật báo Die Welt tung ra và được nhật báo La Republica lấy lại hầu như y nguyên.

Phủ Quốc Vụ Khanh khẳng định rằng các giải thích hoàn toàn sai lạc và vô căn cứ của hai nhật báo nói trên xúc phạm tới danh dự của những người đã trung thành phục vụ Đức Thánh Cha từ bao năm nay. Sự kiện các kết quả cuộc điều tra vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền công bố không hợp thức hóa việc phổ biến các giải thích và giả thuyết vô căn cứ và sai lạc. Và công chúng có quyền không bị lèo lái bởi loại thông tin như thế.

Linh Mục Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh cũng phản ứng rất mạnh mẽ chống lại nhật báo Ý La Republica. Bài báo cho rằng ba nhân viên Tòa Thánh là Đức Hồng Y Paolo Sardi, Đức Tổng Giám Mục Josef Clemens và bà Ingrid Stampa đồng trách nhiệm trong vụ lấy các tài liệu mật. Cha Lombardi nói rằng sự kiện ba vị này đã được hỏi cung trong cuộc điều tra không có nghĩa là họ bị nghi ngờ. Vì thế thật là một sự kiện hết sức trầm trọng ném các nghi ngờ đó trên những người đáng tôn trọng, đã tận tụy dấn thân phục vu Đức Thánh Cha trong nhiều năm trời.

Cha Lombardi cũng định nghĩa là ”giả hình” khẳng định ”đã làm vì nhiệm vụ” đọc thấy trong bài viết. Cha Lombardi xác định rằng việc thay đổi nhiệm vụ trong trường hợp của Đức Hồng Y Sardi là vì ngài đã 75 tuổi và kết thúc nhiệm vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh, bà Stampa thì vẫn tiếp tục làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh. Và việc Đức Tổng Giám Mục Clemens, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo dân từ nhiều năm qua, nhận được một lá thư của Đức Thánh Tha như miêu tả trong nhật báo Die Welt và được nhật báo La Republica gián tiếp nói đến, là sai lạc.

Cha Lombardi minh xác rằng tất cả các tin đồn thất thiệt do nhật báo La Republica đăng tải trong thời gian qua liên quan tới vụ ông quản gia Paolo Gabriele lấy tài liệu của Đức Thánh Cha, đều sai lạc, bịa đặt và không dựa trên bất cứ sự kiện có thật nào. Các độc giả của một trong những nhật báo phổ biến nhất Italia có quyền được thông tin khách quan, đúng đắn và được tôn trọng (RG 23-7-2012)

Linh Tiến Khải